Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2020 lúc 11:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2020 lúc 3:45pm

Lần Qua Miền Ký Ức

    
ời người chắc ai trong chúng ta cũng mang nhiều kỷ niệm vui buồn. Tôi cũng vậy, bây giờ có chút tuổi nên cũng hay mon men theo lối xưa quay về miền ký ức, nơi chứa đầy những kỷ niệm thân thương của một thời áo trắng tinh khôi mà cũng là cái thời phá phách nhất, do vậy trong đời sống hàng ngày có câu: Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò.
***
Tôi còn nhớ tết năm nọ, thím Hai vừa bày nải chuối xiêm chín vàng ươm lên bàn ông Thiên ngoài trời, chắc là nải chuối gốc nên nó vừa bự lại vừa tròn mũm mĩm, thím đốt ba nén nhang thơm khói bay nghi ngút, khi lửa đã cháy đều trên đầu các cây nhang thím đưa hai tay lên cao, miệng thì lâm râm khấn vái gì đó chúng tôi không thể nào nghe được, núp đàng sau bụi chuối của nhà bác Tư Chuông cách chổ thím hai không xa lắm, vậy mà chúng tôi cũng cảm nhận được hương thơm của Trầm, cái mùi của làn khói mong manh kia cứ bay là sà rồi từ từ nó bốc lên cao lan tõa đi khắp nơi, tôi nghĩ chắc trong lòng thím Hai đã gửi gắm lời nguyện cầu mong cho gia đạo được bình an, cho bá tánh muôn nhà an lành may mắn, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, thú thật lúc đó chúng tôi cũng thấy tâm hồn mình lâng lâng thánh thiện trong buổi tối 30 của đêm trừ tịch.
Mãi rình rập khi Thím Hai vừa quay lưng bước vào trong nhà, cả đám chúng tôi khe khẻ ra dấu cùng nhau đi lần ra đến mục tiêu là nải chuối xiêm nọ, đang lò dò trong bóng đêm chưa kịp thực hiện ý đồ đen tối của cả bọn để rinh nải chuối kia đễ cùng nhau hưởng lộc đầu xuân, bất chợt thằng Thành Ba Lọn nó rên rỉ và nói vừa đủ cho chúng tôi nghe:
- Ui da! Con gì nó mới cắn cái giò tui đau điếng đó mấy ông ơi.
Đi rình mò trộm đạo mà nghe thằng Thành Ba Lọn có cái tính hay càm ràm, tôi quay lại lấy tay bụm miệng nó rồi tôi thì thầm vô tai hắn:
- Ông muốn cả đám bị chú Hai tóm gọn hay sao mà càm ràm hoài vậy, im đi chút về nhà chuyện gì tính sau.
Gật nhẹ cái đầu ra vẻ đồng ý. Thằng Thành lấy tay ra hiệu cho cả đám tiếp tục hành động, còn cách bàn ông Thiên chừng hai mét, dưới ánh đèn cầy leo lét soi sáng nải chuối khiến chúng tôi thèm chảy nước miếng.
Thời bấy giờ trong những năm của thập niên 60, phần đông bà con sống trong xóm tôi là những gia đình công chức nghèo, đúng là ngày xưa một người đi làm nuôi cả bảy tám miệng ăn trong gia đình là điều bình thường, ai mà hưởng ngạch trật hoặc thâm niên thì lương tháng nuôi gia đình có phần thoải mái, còn công chức tập sự hoặc thâm niên chưa nhiều thì lương bổng để kéo theo cả nhà có cuộc sống tươm tất là mừng rồi, đa phần thì tạm đủ xoay xở đôi khi cũng thiếu trước hụt sau, những lúc thắt ngặc thì qua nhà hàng xóm mượn vài ba lít gạo. Vài ba chục đồng để đi chợ búa hoặc mua sắm đồ thiết yếu cho gia đình thì chuyện dễ như trở bàn tay, thậm chí biết nhà nào đang khốn khó thì bà con gom góp tiền của lại phụ giúp mà chẳng nghe chuyện gây gổ tiền nong bao giờ. (cái tình trong những xóm nghèo ngày trước giờ đây đã thành món hàng xa xỉ và thật quý hiếm vì có tiền đi chăng nữa cũng khó mà tìm cho ra để mà mua). Chuối là mặt hàng không phải là cao sang gì khiến chúng tôi phải thèm thuồng như đã nói, nhưng vì đời sống vật giá leo thang so với đồng lương còm cỏi nên chúng tôi chỉ được ăn cơm với cá với thịt là đủ lắm rồi, mua thêm nải chuối trái ổi cho con cái ăn chắc cũng không ảnh hưởng đến ngân sách gia đình là bao nhưng do thời kỳ kiệm ước thôi thì bớt đồng nào hay đồng đó nên đa phần chúng tôi phải nhịn thèm nhiều món.
* * *
Nhón chân cố gắng đi nhẹ nhàng đến bên nải chuối, bàn thiên thì quá cao so với độ tuổi chúng tôi thời bấy giờ, tôi nói với thằng Thành:
- Ông "Đùng đình" ông Cảnh lên vai đi. Lấy nải chuối xong là tụi mình dông liền nghe hôn.
Nghe tôi nói vậy, thằng Thành ra bộ không đồng ý. Tôi đoán là nó mới "Khai bệnh" vậy mà bắt nó làm Tiên phuông trong trận ra quân này như vậy là bất công với nó, tôi còn tự nghĩ nó còn phân bì vì lấy được "Chiến lợi phẩm" thì ai cũng có phần sao lại bắt nó lên địa đầu chiến tuyến, sao không cho mọi người bắt thăm chia nhiệm vụ trước khi lâm "trận mạc", đoán ý đồ của thằng Thành như vậy tôi ra chiêu "khích tướng" khiến anh chàng vui vẻ làm theo tức thì:
- Ông coi trong đám mình có ai bằng ông không tướng tá ông ngon lành quá trời, thôi xung phong lên nhé.
Thằng Cảnh với thằng Thành trong lúc chơi các trò chơi trong xóm với nhau, hai đứa thường cãi cọ nên không thuận nhau lắm, nhưng đêm ấy khi cả đám nghĩ ra cái trò đi rinh bàn thiên thì đứa nào cũng phấn khích nôn nóng ra trò, bao nhiêu đối nghịch hàng ngày giữa hai đứa nó cũng không còn, ngồi trên vai thằng Thành thằng Cảnh đưa hai bàn tay nhỏ bé của mình định bưng nải chuối, bổng đâu con chó mực nhà chú Hai xuất hiện, tuy nó không sủa inh ỏi nhưng nó gầm gừ phát sợ, chắc một phần con mực nhà chú Hai nó chẳng lạ lùng gì với chúng tôi vì mỗi lúc chơi đùa gần đấy thì con mực nó nằm úp xoải thân xuống đất mắt lim dim theo dỏi chúng tôi nô đùa, trò chơi kết thúc thì màn ăn uống diễn ra tức thì, dĩ nhiên con mực nhà chú Hai đôi lúc cũng có phần ăn nho nhỏ của thằng Thông con ông Sáu nhà giàu chia sẻ cho nó, vì thế con mực đã quen nhẵn mặt từng đứa, vì đứa nào cũng hay vuốt ve con mực như một người bạn chân thành, người ta thường nói: "Cưng chó chó liếm mặt", ấy là cách nói theo nghĩa đen, con mực này nó đã liếm mặt không xót đứa nào trong đám chỉ vì nó biết chúng tôi thương yêu xem nó như bạn bè, còn theo nghĩa bóng sau này khi lớn lên chúng tôi mới được biết câu trên ví: Nếu bạn là sếp hoặc cấp chỉ huy gì đó đừng thể hiện thái quá sự yêu quý hoặc tín cẩn tuyệt đối một ai mà lộ ra cho nhân viên hoặc cấp dưới của mình biết, nếu họ biết được thì họ sẽ khinh nhờn hoặc ỹ lại khiến bạn rất khó làm việc với họ.
Trở lại con mực, nó cứ gầm gừ khiến thằng Cảnh vừa sợ vừa mắc cười nên không thể bưng nải chuối ra khỏi cái dĩa, nghe động tịnh bên ngoài thím hai lững thững bước ra, thấy dáng thím Hai thằng Thành điếng hồn, nó vội hất thằng Cảnh văng xuống đất rồi co giò phóng mất hút trong màn đêm, tội cho thằng Cảnh "được" cú tiếp đất không mong muốn hệt như những chú lính nhảy dù rơi xuống ngọn cây khi dù không bung ra khiến thân hình đau nhói, tuy đau thấu trời nhưng Cảnh nhà ta nín khe chịu trận, còn mấy đứa còn lại trong chúng tôi thì nín thở im thin thít sợ thím Hai bắt gặp thì có độn thổ cả đám vì còn mặt mũi nào nhìn chú thím Hai, thời may đôi mắt thím Hai không còn tinh anh như thời son trẻ, trong màn đêm dày đặc thím không thể nhận được việc gì mới xảy ra và con mực nó như thấu hiểu hoàn cảnh chúng tôi lúc ấy, nó đã làm lơ bỏ mặc cái đám "ăn trộm" chúng tôi, nó chạy đến bên thím Hai cọ cọ cái đầu vào chân thím mong tìm sự vuốt ve âu yếm nó khi tết đến xuân về...
* * *
Thời gian sau chừng hai ba năm gì đó, cách cái đêm chúng tôi ăn Trộm bất thành nải chuối trên bàn ông Thiên của nhà thím Hai, khi chúng tôi tụ tập đầy đủ dưới gốc cây Thị già trước sân nhà thím Hai, chúng tôi đang mãi chời trò đánh đáo, cuộc chơi thật hào hứng thì thím Hai bổng đâu xuất hiện và cất tiếng nói:
- Mấy đứa ngưng tay một chút đi, lại đây thím cho bây coi cái này hay lắm.
Thế là chúng tôi ngồi quay quần bên thím Hai để xem thím cho chúng tôi xem cái gì, lén nhìn rõ khuôn mặt thím Hai tôi thấy gương mặt Thím thật hiền, hiền như bà tiên hiện ra trong truyện cổ tích nào đó tôi từng đọc, tôi thấy trên mái tóc thím hình như nó bạc đi nhiều và tôi có cái suy nghĩ lạ lẫm có khi nào bà tiên thật sự đang hóa thân thành thím Hai hay không, đang miên man với ý tưởng đó thì tiếng thím Hai vang lên đưa tôi quay về thực tại:
- Mấy đứa chơi nãy giờ mệt rồi, bây giờ thím mời mấy đứa ăn chuối xiêm chín nè.
Thì ra sau lớp lá chuối khô phủ lên trên mặt cái thúng của thím Hai đặt dưới sân là hai nải chuối thật lớn, tôi thấy nó giống hệt nải chuối mà chúng tôi dự định rinh đêm giao thừa năm nào, cả đám nhóc tụi tôi đứa nào cũng biến sắc trên gương mặt, thằng Thành, thằng Cảnh ú ớ như muốn tự thú với thím Hai cái tội tày đình năm xưa, chưa kịp hoàn hồn vì chắc mẽm thím Hai chuẩn bị "Mần thịt" cả đám tội đồ này cả gan dám đi phá phách đêm giao thừa.
Bằng một giọng nhỏ nhẹ thím nói:
-Mấy đứa biết tại sao thím mời mấy con ăn chuối rồi phải không?
Nghe câu hỏi như một quan tòa đang chất vấn tội nhân với tang chứng rành rành, câu hỏi này nhằm xác định rõ tính chất sự việc mà "bị can" phạm phải nhằm củng cố hồ sơ để buộc tội một cách thuyết phục. Thấy mình là kẻ cầm đầu "Vụ án" năm xưa, tôi lí nhí nói với thím Hai:
- Dạ tui con biết lỗi rồi, tụi con đã sai rồi, nhưng tụi con giỡn chơi cho vui chứ không phải ăn cắp mong thím Hai bỏ qua cho, tụi con hứa không tái phạm và cố học hành tốt để khỏi phụ lòng cha mẹ và bà con chòm xóm.
Thím Hai chưng hửng hỏi:
- Cái thằng Phương mầy nói cái giốn gì mà thím không hiểu gì hết, cái gì mà lỗi với phải, còn trộm với cắp nữa, vầy nè mấy cây chuối sau nhà thím do chú Hai bây và con Hồng nó trồng, hết cây này tới cây khác nó trổ buồng và chín liền liền, hôm nay thấy mấy con chơi vui quá nên thím đãi tụi con ăn một bữa cho đã thèm vậy mà, thôi ăn đi mấy đứa.
Nghe xong câu nói của thím Hai cả đám chúng tôi như trút được gánh nặng ngàn cân trên vai xuống đất, hóa ra chú thím Hai chưa hề biết câu chuyện chúng tôi đã trót nhúng chàm năm xưa, nghe lời mời của thím Hai thằng Lạc Lớn nó nói:
- Ăn rồi thím Hai cho tụi con miếng nước mát uống với nha Thím.
Thím Hai cười hiền và nói:
- Cái thằng Lạc Lớn này, tía bây, được Voi đòi Tiên nữa hả thằng kia? Ha ha ha.
Thím Hai đưa tay chỉ về hướng cái khạp nước, nó được kê trên chiếc ghế đẩu cạnh lề đường dưới bóng mát của Cây "Lê kiu ma", cạnh đó có cái gáo dừa tra cán dài để múc nước, thím nói:
- Mấy con chịu khó ra đó uống đi, chú Hai bây ổng sáng chế ra cái khạp nước từ thiện trên đường làng mình đó, nước mưa mát lạnh ngọt ngay trong veo như mắt mèo. Ha ha ha.
Thằng Thành và cả đám dạ rân một tiếng rồi cùng nhau ăn uống vui vẻ vô cùng, thím Hai thì lặng lẽ bỏ vô nhà hồi nào chẳng hay...
Vài hôm sau, cũng dưới cây Thị già chúng tôi đang chơi trò cút bắt trốn tìm thì ông Bốn nhà cạnh bên nhà thím Hai đến bên chúng tôi, ông tiết lộ một cái tin mà chẳng đứa nào ngờ tới:
- Ông Bốn nói cho tụi bây nghe nè, thím Hai bây nó biết chuyện rinh bàn Thiên mấy năm trước rồi đó, cái đêm thằng Cảnh té nằm oằn oại dưới đất thím bây biết hết nhưng nó cố tình làm lơ cho bây rút êm. Nó sợ làm rùm beng lên về nhà bây bị đánh đòn tụi nghiệp, tết nhất mà bị đòn là xui cả năm nghe bây, thím bàn với ông hôm nào có chuối chín nó cho bây ăn thả cửa một bữa đó, nó nói lâu rồi mà hôm nọ mới cho bây ăn, chắc ông nghĩ nó quên hay sao đó.
Nghe câu chuyện ông Bốn tiết lộ, chúng tôi muốn rơi nước mắt với cái tình người và cách cư xữ khéo léo của chú thím Hai sao mà khéo quá...
* * *
Mấy mươi năm qua rồi, ba tôi cùng trang lứa với chú Thím Hai vậy mà ông "Đã ra đi thật xa", chú thím Hai thì vẫn ở trong căn nhà cũ của mấy chục năm về trước, chú thím Hai giờ thì lụm cụm rề rà đau ốm, đã vậy đứa con của chú thím đang mắc căn trọng bệnh thân hình lở lói đau nhức vô cùng...
Do công việc hàng ngày bận bịu ít để ý đến mọi việc bên ngoài. Một hôm có chú Phong là bạn cố tri của chú Hai ghé lại nhà và cho tôi hay cuộc sống chú thím hai đang gặp thật nhiều khốn khó rất cần được giúp đỡ...
Chợt nhớ lại cái ơn làm lơ năm nào của chú thím làm cho lay động tâm hồn non nớt chúng tôi ngày xưa, tôi liền lên Face Book đăng trên dòng trạng thái và nói về hoàn cảnh của chú thím với niềm hy vọng mọi người quen biết chung tay thể hiện tinh thần lá lành đùm lá rách, và tôi cũng tâm sự với ông bạn già trong xóm cùng đi quyên góp một vài gia đình hảo tâm trong xóm mong sao được một số tiền để giúp Chú Thím qua cơn khốn khó.
Chưa đầy 48 giờ sau. Chúng tôi nhận được sự chia sẻ của những tấm Lòng Vàng tít tận nữa vòng trái đất trên vùng đất Dallas chỉ là bạn bè sơ giao trên FB thôi vậy mà cháu cũng gửi về cho, rồi năm chị em kết nghĩa với nhau ở vùng đất Úc Châu xa xôi nắng gió Brisbane cũng cùng nhau chung sức chung lòng gửi tiền về giúp đỡ. Rồi một số bà con trong xóm cũng cùng nhau góp giúp.
* * *
Cầm số tiền kha khá trên tay với danh sách của những nhà hảo tâm cùng nhau đóng góp, chú Hai gửi lời cảm ơn đến mọi người đã rộng lòng dang tay giúp đỡ. Chú cũng cảm ơn chúng tôi người nối nhịp cầu giữa những tấm lòng vàng với gia đình chú thím Hai, tôi lại lén nhìn vào đôi mắt chú Hai đôi mắt chú ngấn lệ, những giọt nước mắt thật hạnh phúc, chúng tôi những người đại diện bà con hảo tâm cũng thổn thức trong lòng, cho tôi được cảm ơn các bạn của tôi trên mạng ảo nhưng các bạn đã không ảo khi làm một việc rất thật trong cuộc đời này.

Hai Hùng SG
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Feb/2020 lúc 3:07pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2020 lúc 2:42pm
ÔNG LÁI ĐÒ
Phan
 

Tác giả là một nhà báo tại Dallas, từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Bài viết của Phan là chuyện tình già bâng khuâng sau mùa đông hải ngoại

 
Bà Tư đưa cháu ngoại ra xe bus học trò, trở vô nhà vội vã vì bếp đang bắc nồi cháo trắng, sợ trào. Rồi quên khuấy đi chuyện cơm cháo khi chướng mắt với bụi cỏ dại, đã nhổ mấy lần mà không tiệt gốc; như ông già quỷ bên hàng xóm, bà khép nép không xong thì nghinh lại chứ sợ gì, cũng mấy lần rồi mà đằng ấy cứ lì như trâu, cứ nhìn người ta không chớp mắt. Sáng nay mắc dịch mắc toi gì mà không thấy chắp tay sau đít đi tới đi lui, nhìn ai  như thôi miên, nhìn ai người đó ngượng mà người nhìn trơ trơ như bị bệnh đứng tròng.  

Bà Tư chợt nhớ mình cũng mới nhìn sang bên bển, chớ không sao biết người ta không ra ngõ sáng nay. Mà thôi mặc kệ cho chết thúi, chết sình trong nhà, cho đáng đời ông già thấy ghét. Sao hàng xóm không phải là một bà già để có bạn trò chuyện qua ngày, xứ này buồn như giặc về quanh năm, nhà nào cũng đóng cửa kín bưng kín bít.

Bà Tư lơi suy nghĩ, chổng mông nhổ bụi cỏ dại ngoài ngõ, an tâm, không sợ ai nhìn tới đứng tròng không biết ngượng, nhìn rách sáo người ta... quỷ tha ma bắt cái ông già khó ưa nhưng sao cứ giống giống một người; cỡ tuổi hơn bà chút đỉnh để hết đời thấy ai giống giống lại thót tim, nhớ người. Bà Tư trách mình sao già rồi còn hay tơ tưởng; hay tại tuổi già không có chi lo, làm người ta ưa nhớ lại! Bà Tư đuổi ra khỏi đầu óc những cơn mơ kỳ cục; những lúc nhớ rưng rưng... sợ con cháu biết sẽ cười mình.

Bà Tư nhổ cỏ dại như bứng bỏ những hình ảnh sống lại; để sống đời hiện tại là ráng đừng bệnh hoạn thì mới để dành được tiền già, gởi về xây lại hết mồ mả ông bà, mộ ba tụi nhỏ tuy mới xây trước hôm bà đi xuất ngoại, nhưng e cũng sạt bờ, lở mộ vì xây gần rạch quá! Bà Tư nghĩ  khuất vách là không còn thấy mặt; nhưng sao khuất mặt, người ta cứ như thấy nhau chạng vạng, đầu hôm; thấy rõ mà như không. Ông trời không cho thấy thì đừng bắt người ta nhớ người này kẻ nọ; đằng đây tủi lòng thì đằng đó cũng buồn hơn vui...

Thôi, nhổ cỏ, nhớ hồi mần tối mặt nuôi con, có nhớ ai đâu, chưa được ngả lưng đã ngủ gục; ngủ đâu từ trong bụng ngủ ra. Không vậy làm sao sống mấy chục năm trời bán mặt cho đất bán lưng cho trời...  
Bà Tư quyết định nhổ bụi cỏ dại, nhất định không để trong lòng những nhớ nhớ quên quên làm biếng ăn khó ngủ, đổ bệnh là hết thực hiện được giấc mơ trong đời. Bà Tư nhổ cỏ tận tình với hết sức bình sinh, nhưng mới sang Mỹ nên bà Tư không biết loại cỏ đuôi chuột ở Texas, loại bermudagr*** này phải tưới nước dữ lắm còn nhổ không lên, người ta nhổ sau mưa còn khi được khi không, nói gì sức già phi mã lực.

Bụi cỏ thanh mảnh, hoa tím li ti như thạch thảo mà cứng giàng trời, nhổ mấy lần không bật gốc nên bà Tư, bật ngửa. Ê mông không bằng quê xệ, cái ông già quỷ bên hàng xóm mà thấy mình chỏng càng quỷnh cẳng thì cười cho đã; Cái ông già quỷ linh như cô hồn sống, hễ ra ngõ là gặp; nhớ tới là gặp; không muốn thấy cũng gặp... nên ông già quỷ đã chắp tay sau đít đi tới đi lui, nhìn sang. Bộ vợ chết thì có quyền muốn nhìn ai thì nhìn hay sao? Đàn ông ở Mỹ không lịch sự như bên mình.

Bà Tư kết luận cho trôi cục giận trong lòng, để đứng lên. Nhưng xương già như củi mục, càng ráng, càng xụm bà chè. Nón văng đằng nón, dép đằng dép, chỉ đứng lên thôi, vào nhà rồi tính sau, sao mà khó... mắt mũi hoa hoa như say rượu, bà vịn được gốc cây, chồm dậy. Phải gốc cây mục nên nó đổ theo bà lần nữa, thì ra ông già quỷ níu bà đứng lên, nhưng ông ấy hơn gì bà đâu nên cùng nhau bò càng ra sân. Bà Tư giận mình hơn giận người khi nghe ra giọng nam trầm đĩnh đạc: “Chị có sao không, tôi xin lỗi đã giúp chị mà không lượng sức mình, làm chị ngã lần nữa...”  

Dĩ nhiên là bà Tư không sao, không sao... một mình dong xuồng qua sông Hậu còn không sao, chỉ đứng lên sau cú ngã nhẹ hều thì nghĩa lý gì chớ! Nhưng mắt cứ đổ sao đến nỗi người ta phải dìu vô nhà. Bà Tư ngồi dựa lưng trên sofa, hai tay ôm gối, hai chân gác lên cái ghế nhựa nhỏ, có lót khăn bông cho êm.

Mình đắp chăn mỏng để giữa ấm, trên bàn phòng khách còn có một ly trà, loại ly uống trà của người tàu bằng xứ, có nắp đậy để giữa ấm... trong cơn mơ điệu đàng, có tiếng ai nhẹ nhàng khe khẽ hát...
“Mới ngày nào trên bến sông vắng lạnh, đời buồn tênh như lỡ một cung đàn. Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh, lững lờ đưa bao khách lạ sang sông. Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá...”
 
Đến đoạn,
“Ông lái đò trong tuổi già bóng xế, còn mong gì thấy được ánh hồng tươi...”
Rồi đến,
“Và từ đó, bên hàng lau lả lướt, khách ngày xưa không trở lại bao giờ. Bến mỗi chiều, thả thuyền theo sóng nước, ông lái đò buồn, đôi mắt mỏi mòn trông...”  
 
Bà Tư nghe lệ nóng chực tràn với bao kỷ niệm xa xưa mà thật rõ ràng chuyến sang sông lần đó, từ đó đã không về lại nơi xa mà ở mãi trong lòng... có bao nhiêu chuyện lòng không biết nói cùng ai, phải như quên được đã nhẹ tuổi già.
Bà Tư mở mắt trong ánh sáng nhá nhem của căn phòng khách rộng nhưng không mở đèn, không vén màn cửa sổ. Bóng ông già quỷ đứng chết trân như quân hầu, tay cầm giấy chậm nước mắt... sao không chậm cho người ta! 
Giọng ông già quỷ càng nghe càng ấm lòng,
“Chị thấy đỡ chút nào chưa? Uống miếng trà đi, cho ấm bụng. Hay ăn miếng cháo nha, tui tắt bếp rồi, nhưng cháo còn nóng lắm...”
Bà Tư bối rối không bằng hối hận, người ta coi vậy mà tử tế đó chớ,
“Anh có sao không?...”

Tuyết rơi nhẹ hều trên cây bông giấy trơ cành, tuyết trắng trời nỗi nhớ ông già quỷ. Không biết có còn trong Viện dưỡng lão hay đã ra người thiên cổ. Coi vậy đã mấy năm không gặp, mớ hạt mướp hương đem từ Việt Nam qua, đưa cho ảnh trồng được có hai mùa là mất giống, giỡ giàn, còn đâu. Cây đào ngoài cửa sổ rực hồng, ảnh trồng để nó ra bông là biết tết đến...
Bà Tư uống trà từ sau lần dựa vai người hàng xóm xấu nết đẹp lòng, chỉ uống bằng cái ly trà tàu có nắp đậy, mấy lần định đem sang nhà trả lại người ta. Nhưng mắc cỡ muốn chết khi nghe con gái nói,
“Bác trai bên bển bị đột quỵ, may là không chết nhưng dây thần kinh nó giật sao đó má ơi! Từ sau lần đó, mắt bác ấy nhìn má... là nhìn con. Bác ấy muốn nhìn sang hai bên là phải xoay người, quẹo cổ chớ mắt không liếc được như mình. Tội nghiệp bác ấy hiền mà tốt lắm, hồi má chưa qua, nhiều khi vợ chồng con đi chơi khuya, gởi Cu Bi cho bác coi giùm. Nửa đêm về, tụi con qua đón Cu Bi, bác không chịu cho phá giấc nó đâu. Để nó ngủ tới sáng mới cho về nhà. Nó gọi ông bác là ông ngoại đó má... mắc cười hôn?”  
 
Con gái bà Tư vừa láp dáp với má, vừa châm nước nóng vô ly trà cho má, mặc vớ cho má khỏi lạnh chân...
Mắt bà Tư còn lưu luyến cành đào non nớt ngoài kia rùng mình trút tuyết. Bà Tư kéo chăn mỏng lên người để đắp lại ký ức,
...khách qua đò ngày xưa hờ hững quá...
ông lái đò đôi mắt mỏi mòn trông,
còn văng vẳng trong gian phòng kỷ niệm.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Feb/2020 lúc 10:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2020 lúc 8:50am

NÓ VẪN CHƯA DÌA.




Image%20result%20for%20quê%20hương

Câu chuyện này tôi viết theo giọng quê của miền nam, nên có những từ ngữ không đúng theo chính tả, mong độc giả chấp nhận như vậy nha.

  Mới thoáng đó mà sắp đến rằm tháng giêng năm Canh Tý rồi, ông Ba Mạnh tía của thằng Liêm vừa đưa tay gỡ tờ lịch vừa càm ràm:

 - Cái thằng này hôm trước Tết nói với mình qua mùng ba con dìa liền tía ơi, dậy mà còn hai bữa nữa là Rằm tháng Giêng cũng chưa thấy cái mặt mốc của nó nữa.


 Nói xong câu trên ông Ba Mạnh réo thằng Khiết với con Vui liền một khi:

 - Thằng Khiết , con Vui đâu lên tía biểu coi.

 Hai anh em thằng Khiết đang hái dừa phía sau nhà, nghe tía gọi hai đứa dạ râng lên cho ông già tía mình nghe, thằng Khiết tuột từ trên ngọn dừa xuống đất, con Vui thì lấy cây cù móc lôi mấy trái dừa đang nổi lềnh bềnh trên mặt ao nuôi cá do thằng Khiết vừa mới quăng xuống.

 Hai đứa lật đật đi nhanh lên nhà trên để coi tía kêu mình có việc gì, tụi nó vừa giáp mặt thì ông Ba Mạnh hỏi liền:

-Bây làm cái giống gì để tía kêu rát cổ họng giờ mới ló mặt lên dậy, tía kêu tụi bây phải có mặt liền, lỡ tao đau bịnh hoặc bị gì đó cần bây mà bây chậm chạp quá lỡ tía có bề gì bây hối hận hông kịp đó nghe.

 Con Vui nghe tía trách nó nhanh miệng thanh minh liền, sở dĩ nó giành phần này vì nó biết tía lúc nào cũng cưng gái út, nếu để anh Ba Khiết lên tiếng là dứt khoát sẽ bị tía cự nự liền một khi, bởi nó biết ông Ba Mạnh đã nghe và tin ông thầy bói mù ở ngoài chợ Huyện, ông ta cho rằng Tía với anh Khiết không hạp nhau, Vui nói :

 - Chèn ơi, con dới anh ba đang hái mớ dừa để mai giao cho chú Sáu đem ghe dô chở, tía hẹn dới chú bữa kia mà tía quên rồi hả, tụi con đang lỡ tay nên dô trễ tía đừng giận.

Nghe con Vui nói mới biết lỗi của mình một phần, nếu hai đứa nhỏ không lo vụ này thì cha nội Sáu vô lấy dừa không có thì chả làm mình làm mẩy chịu đời sao thấu , ông Ba Mạnh lấy làm vui trong bụng, ông khen :

- Chết rồi, tía bậy bạ quá chừng, tía đâu có nhớ "con khỉ mốc" gì đâu, bây mà không nhớ thì tới ngày giao dừa chú Sáu bây nó làm dữ thì mệt lắm, bây "Điện thại" cho anh Hai bây coi nó dìa tới đâu rồi, cái thằng đó lúc này nó sanh tật dữ rồi đa.

Lúc này thằng Khiết mới góp lời:

- Trời ! Tía nói sao chứ con thấy anh Hai ảnh nói đâu y đó mà tía nói ảnh sanh tật là sao tía, mà tật gì dậy tía.

Đang nhớ thằng Liêm thật nhiều, vì cả năm nay không thấy nó ló mặt về thăm nhà, lần nào gọi điện thoại cho nó thì ông nghe Liêm bận nhiều việc lắm, nó nói cũng nhớ nhà nhiều , nhưng cố nén lòng và ra sức làm việc để mong qua Tết có tiền kha khá về phụ cho gia đình, mãi đến hôm nay chưa thấy thằng Liêm thực hiện lời hứa nên ông Ba Mạnh bực mình nói :

- Bây còn hỏi giả ngộ nữa hả, bây biết anh hai bây hứa ngày nào dìa thăm nhà rồi mà, đó nó sanh tật hứa lèo đó bây thấy chưa, cái thằng thiệt hết nói nổi.

Biết tía giận vì không gặp được anh Hai của mình, lẽ ra ngày tư ngày Tết giá nào cũng phải về để mừng tuổi ông bà ba ngày xuân, do Khiết cũng từng lên thành phố làm việc nên nó hiểu được hoàn cảnh khi anh mình phải ăn Tết xa nhà, nhưng để tía vui lòng nên Khiết nói với con Vui :

-Em gọi điện thoại cho anh Hai gặp tía chút đi.

Dường như cơn giận này không dễ nguôi, ông Ba Mạnh nói lẫy:

-Gặp tao chi nữa, hứa gì thì phải như "Đinh đóng cột" chứ, còn gặp tao mần chi, thôi bây nói gì thì nói dới nó đi, tao ra ruộng chút tao dìa.

 Nói xong ông Ba Mạnh lấy cái nón lá đội lên và không quên vấn điếu thuốc rê để phì phèo trên đường đi.
                         ***
 Bấm điện thoại gọi năm lần bảy lượt, lần thì  chuông báo ò í e..ò í e. Lần khác thì  cái giọng thu sẵn của cô gái người Bắc ở tổng đài lên tiếng :

 -Số máy quý khách vừa gọi hiện đang ngoài vùng phủ sóng , xin quý khách vui lòng gọi lại sau.

( Cũng câu trả lời tự động này của tổng đài điện thoại đã làm cho ông Ba Mạnh bị "hố" một lần khi xài điện thoại lần đầu tiên, số là năm nọ thằng Liêm làm ăn khá dã nên nó ra cửa hàng mua cho Tía mình cái điện thoại, cái thời điện thoại "Cục gạch" chỉ có công dụng a lô hoặc nhắn tin, nó không có những tiện ích như điện thoại cầm tay thông minh như hiện tại, sau mấy lần liên lạc với thằng Liêm thật suôn sẻ, lần thì ông khoe ao cá bán được kha khá tiền, lần thì ông Khoe dừa năm nay được giá, niềm vui nối tiếp niềm vui, rồi lần nọ ông vui mừng vì ông chọn được con Mỹ con ông bạn già cùng ấp để làm dâu trong nhà, ông tức tốc bấm điện thoại gọi cho thằng Liêm nhanh chóng quay về nhà để coi mắt con Mỹ, cũng cái giọng của cô tổng đài thu sẵn trả lời như trên, vốn mới xài điện thoại ông tưởng con nhỏ này nó là bạn bè gì của thằng Liêm, có lẽ không muốn cho ông báo tin vui cho nó, ông giận trong bụng ông la cô nọ :

-Tui kêu thằng con tui, chứ tui đâu có biểu cô làm gì đâu mà cô nói phủ sóng, mà phủ sóng là cái giống ôn gì cô nói dới tui mần chi, cô mau cho tui gặp thằng Liêm đi, có chuyện gấp lắm.

Thấy mình yêu cầu hoài mà tiếng cô gái cũng nói hoài cái điệp khúc như trên mà chẳng đá động gì về ý kiến của mình, ông bực mình la lên trong điện thoại:

 - Cô này đừng có giả ngộ với tui nữa, bộ điếc hả tui nói hoài sao không trả lời trả dốn gì ráo dậy?

Giận quá ông quăng cái điện thoại vô bồ lúa,  những hạt lúa ùa xuống lấp mất cái điện thoại thì tiếng cô gái mới không còn nghe nói cù nhây với ông nữa.

 Chiều đến Con Vui và thằng Khiết nghe ông thuật lại sự việc trên, rồi ông Ba Mạnh còn nói thêm :

 - Tía mà biết con nhỏ đó ở đâu tía làm cho nó một trận, thứ con gái con đứa gì không nên nết.

Thằng Khiết và con Vui được cười một bữa đã đời khi chứng kiến tía mình "rầy" cô tổng đài, con Vui nói:

- Chèn ơi! Tía con đúng là quê một cục bự luôn á, cái giọng nói đó người ta thu âm sẵn, rồi người ta cài đặt sẵn trong điện thoại đó tía ơi.

Nghe con gái chê mình quê mùa, ông Ba Mạnh tự ái hỏi :

- Con Vui nè, bây nói tía quê là sao, mà cài đặt là cái giống gì tao hông biết luôn.

Thằng Khiết nói chen vô :

-Để con nói tía nghe, khi mình gọi đến số máy của ai đó, một là họ tắt máy, hai là họ bận cuộc nói chuyện với ai khác thì tổng đài sẽ báo là bận hoặc không liên lạc được, thay vì có người trả lời cho từng cuộc gọi như vậy vừa mất thời gian vừa không có người làm chuyện đó, nên họ thu sẵn giọng nói của tổng đài viên , họ bỏ vô máy khi tía gọi mà gặp đúng trường hợp nêu trên thì điện thoại tự động trả lời chứ đâu phải cô nào nói chuyện với tía đâu mà tía giận họ.

Thằng Khiết dứt lời con Vui "đế" vô thêm:

- Chèn ơi đã dậy tía còn quăng cái điện thoại vô bồ lúa nữa mới "ghê" chứ, mơi mốt có gì thì tía cúp máy đi, chờ tụi con dìa chỉ cho tía, may tía quăng nó dô bồ lúa chứ văng xuống đất thì "Tiêu tán đường" luôn á .)
                     ***

 Sau một hồi cố gắng để liên lạc với Liêm không được, con Vui nó nổi quạu :

- Cái ông Liêm này ngộ ghê, có cái điện thoại để liên lạc mà cũng không được nữa, chắc gặp bà nào ở thành phố rù quến rồi đây chứ đâu.

Khiết nghe vậy nó la con Vui liền:

- Út nè em đừng nghĩ quấy cho anh Hai mình, nhiều khi cái điện thoại hết pin, hoặc sóng điện thoại bị trục trặc gì đó, anh Hai mình dễ gì bị bà nào dụ khị được ổng.

 Con Vui chưa tán thành với nhận định trên của anh Ba nó:

- Thôi đi anh Ba, có anh hùng nào qua nổi cái ải của mỹ nhân đâu, từ xưa tới giờ luôn á, anh thấy đúng hông.

Không muốn tranh luận thêm, Khiết chào thua cô em út của mình:

- Ờ thì đành vậy, nhưng thôi không nói chuyện đó nữa, còn chuyện của em với thằng Hoàng sao rồi.

Thấy ông anh mình chuyển đề tài về phía mình, con Vui e thẹn nói:

- Công nhận anh Ba quẹo cua cao bồi hay thiệt nha, đang nói chuyện anh Hai tự nhiên lái qua chuyện của người ta hà.

Thằng Khiết đâu dễ buông tha, nó hỏi lấn tới:

 - Thì anh hỏi coi hai đứa tình cảm tới đâu rồi, à mà tía có biết dụ nầy hông ta.

Con Vui hí hửng :

- Chèn ơi, tía biết ráo rồi anh Ba ơi, hổm nè hai đứa đang rù rì ngoài gốc dừa chỗ mương nước gần cầu dán (ván) đó, tía đi thăm ruộng dìa qua ngang mặt hai đứa luôn, chỗ đó trống trơn hà, dậy đó mà hình như tía cố tình làm lơ, đã dậy tía còn làm bộ ngó lên mấy ngọn dừa để kiếm giống gì dậy đó, tối dìa nhà tía hỏi han anh Hoàng ở đâu, con ai, cuối cùng tía cho em quen dới anh Hoàng luôn rồi.

Thằng Khiết nghe vậy liền ghẹo:

 -Công nhận Út lù khù có ông Cù độ mạng nha, tía mình khó giàng trời mây luôn, dậy mà tía lơ cho Út dụ này sao anh Ba nghi quá, có hối lộ cho tía gì hông, khai mau lên.

 Con Vui cười vang rồi nói:

- Hổng dám đâu, tía còn Hối lộ ngược lại cho em nữa chứ ở đó..

                        ***
 Ông Kiên chủ một quán nhậu bề thế trên một con đường lớn mới được hình thành cách vài năm nay ở thành phố, quán ông chiều nào khách cũng tụ về nườm nượp.

 Vậy mà chiều nay đứng trước quán với đôi mắt buồn buồn, ông Kiên kêu thằng Liêm tới để ông bàn công việc:

- Liêm, con để mấy đứa dọn bàn đi mầy tới đây chú nói chuyện một chút:

 Đang chỉ huy cho mấy đứa nhân viên dưới quyền mình bày trí lại bàn ghế cho ngăn nắp nhằm thu hút khách, nghe ông Kiên kêu Liêm vội vàng đến bên ông, kéo hai cái ghế dựa ông kêu Liêm ngồi kế bên rồi ông Kiên lên tiếng:

- Chà tình hình này tao thấy khó khăn dữ rồi đó bây, năm rồi cỡ hai mươi tết trở đi quán mình hoạt động tối đa mà không đáp ứng đủ cho khách hàng, năm nay kiểu này chắc phá sản mất bây ơi, tao với bà xã tính rồi cùng lắm sang quán hoặc thu gom vốn trả lại mặt bằng kiếm đường khác làm ăn, chỉ tội cho đám nhân viên tụi bây thôi, nghỉ đây rồi làm đâu bây giờ, tình trạng chung hết thảy, mà ác đạn thiệt luôn nghe, bị " Hai xôi nhồi một chỏ" mới chết chứ.

Không hiểu ông chủ quán muốn đề cập việc gì với câu ví trên, thằng Liêm hỏi:

-Chú Kiên nói dậy là sao con chưa hiểu.

Gương mặt buồn buồn ông Kiên giải thích:

- Bây biết rồi đó, bị cái vụ cấm uống rượu bia mà lái xe, chánh phủ chỉ thị phạt gắt củ kiệu lắm nên thiên hạ ớn hết ráo, đâu ai dám cởi xe đi uống bia như mọi lần đâu, thì thôi chú cũng ráng đưa ra "Đường binh" cho mấy nhỏ trong quán lấy gắn máy đưa khách nhậu say về nhà, quán mới gượng được chút xíu thì tới cái dịch Corona, trời ơi lần này nó kinh hoàng hơn nữa, bây thấy đó quán mình lớn "Chà bá lửa" mà sáng tới chiều có mấy móng vô ăn nhậu, gom hết bỏ vô nấu chưa ngọt nồi canh ( ý nói số khách ít ỏi) rồi sao mà sống .

Thằng Liêm thấy chủ buồn nó cũng ái ngại:

 - Tình hình này tụi con cũng đứng ngồi không yên luôn chú ơi, con hứa dới tía con mùng ba tết dìa, dậy mà sắp rằm rồi cũng không thể dìa thăm , tính là qua tết quán xá bán được đàng này dìa quê mà không có quà cáp gì con áy náy quá. 

Ông Kiên bổng dưng quyết định:

- Thôi vầy nè, bây để công việc ở đây cho mấy đứa nhỏ nó làm, mai chú cho bây nghỉ một tuần về thăm gia đình, xong rồi cứ lên làm lại, nếu quán xá không ổn thì chú dẹp nhưng chú sẽ tìm việc khác cho bây, đừng lo có cháo ăn cháo có rau ăn rau với chú nha.

Nói xong ông Kiên rút trong túi đưa cho thằng Liêm một số tiền, ông nói với nó bằng tấm chân tình:

- Bây cầm lấy mua quà cáp về cho ông già tía cho ổng vui, chú không có nhiều cầm tạm đi, mai mốt chú tính thêm cho không để bây thiệt thòi đâu.

Thấy số tiền so với công sức mình bỏ ra là quá lớn, Liêm chưa dám bỏ túi nó nói :

- Chú cho con nhiều quá, còn nhiều anh em trong quán nữa chú, họ cũng thiếu thốn như con thôi con xin phân nửa, phần còn lại chú gộp vô cho mấy anh em trong quán cho họ vui nghe chú.

Ông Kiên làm mặt giận:

- Trời ơi có nhiêu đâu mà bây phải làm vậy, cứ giữ lấy đi, mấy đứa kia chú cũng có phần, tao nói thiệt qua cơn đại dịch này rồi mới thấy cuộc đời vô thường lắm bây, nắm một đống tiền trong tay rồi lăn đùng ra chết, tiền bạc đâu có đem theo được đâu bây, chú với thím bây bàn với nhau suốt đêm qua, chú thím sẽ san sẻ cho mọi đứa trong quán mình mỗi đứa một số vốn để  khi chia tay nhau rồi tụi bây có phương kế sinh nhai, bằng không thì cơ cực lắm chứ chẳng chơi .
                           ***
  Đêm mười bốn trăng cũng khá tròn và sáng vằng vặc trên cao, ngoài trời nhiệt độ xuống thấp nên cũng khá lạnh, con Vui thấy tía ngồi bên cái bàn nhỏ ngoài sân, vài cơn gió nhẹ thổi qua làm cho đám lá dừa trên cao cọ vào nhau kêu xào xạc, con Vui lấy cái áo dài tay đem ra cho ông Ba Mạnh, nó nói:

- Trời lạnh rồi, tía dô nhà nằm võng cho khỏe chứ ngồi đây chi cho lạnh rồi muỗi cắn nữa tía.

Lấy cái áo khoác lên người ông Ba nói :

 - Í đâu được con, lâu lắm rồi tía mới được thảnh thơi để ngắm trăng, tía nhớ hồi má bây bả còn sống cũng hay ra sân ngắm trăng dới tía dầy nè, tụi nghiệp bả cực khổ với cha con mình cả đời dậy đó mà khi "Nằm xuống" đem theo có hai bộ đồ cũ mèm hà.

 Nói được nhiêu đó thì ông Ba Mạnh thấy cổ họng mình như có vật gì chặn lại khiến ông khó thở và nghẹn ngào, con Vui thấy tía buồn nó cũng rưng rưng nước mắt nói với tía:

 - Thôi mà tía, tía hứa dới tụi con tía hông có buồn nữa mà sao hôm nay tía không dui dậy tía.

 Nghĩ rằng mình có lỗi khi gợi lại cho tía nỗi buồn này, dường như muốn chuộc lỗi , con Vui nói với ông Ba:

- Tía nè, chờ con chút nha con có món quà cho tía nè, bảo đảm tía không khoái nữa con chịu thua tía luôn.

 Nói xong nó bỏ mặc ông Ba ngồi đó nó chạy u vô nhà, sau một hồi lục lạo trong tủ đồ nó lôi ra một quà có cột nơ thật đẹp đem ra, chưa tới chỗ ông ba ngồi nó đã la lên:

- Con đố tía đoán được quà gì, nếu trúng con thưởng thêm cho tía.

Ông Ba cầm cái hộp nhỏ, ông mân mê rồi lắc tới lắc lui để coi món gì, chừng như không biết được nên ông nói đại:

-Thôi tui biết rồi cô Út ơi, đồ cạo râu chứ gì, trúng hông .

- Dạ trật lất, chúc quý khách may mắn lần sau.

 Con Vui cố tình giễu cợt cho tía mình quên đi nỗi buồn vừa thoáng qua, nó nói thêm:

- Thôi tía khui quà đi tía.

 Ông Ba thật ngỡ ngàng với món quà hơi lạ lẫm với ông, cầm chiếc hộp quẹt Zippo mới cáu ông nói:

- Chèn ơi cái hộp quẹt này quý lắm nha bây, dưới mình có ai xài thứ này đâu, cho tía xài thiên hạ rủa xả chết á bây, họ nói tao học đòi làm sang kỳ lắm, ai đời hút thuốc rê mà xài cái hộp quẹt này, mà đâu con có.

Con Vui nhỏ nhẹ nói:

-Dạ anh Hoàng đi công chuyện trên "Sè gòn" , thấy cái hộp quẹt đẹp quá ảnh mua dìa cho tía xài, ảnh nói hôm trước thấy tía đốt nhang  bằng cái hột quẹt nhôm cũ sì quẹt quài hổng cháy nên ảnh mua đó tía.

Nghe Vui nói, ông Ba nở nụ cười tươi rồi ông đáp:

-Chèn ơi, cái thằng này nó cũng ý tứ dữ nhen bây, thằng coi dậy mà được đó, tía nhìn nó không lầm, nếu duyên số trời định sau này con dới nó thành dợ chồng tía dui lòng lắm đó, rồi thôi tía nhận bây cho tía gởi lời cám ơn thằng rể tương lai của tía nha.

Con Vui không ngờ tía lại ưng ý người mình thương , nó vừa định bày tỏ ý vui mừng cho tía thì bổng đâu từ phía bên kia hàng rào bằng cây Dâm bụt trước nhà thằng Hoàng lên tiếng:

- Dạ không có chi đâu bác Ba, con có chút quà kỷ niệm cho bác dui thôi mà.

Tự dưng nghe thằng Hoàng nhào  vô lên tiếng, ông Ba làm bộ nói:

- Cha chả, nãy giờ cậu rình rập hai cha con tui phải hông, hên cho cậu nha, con Phèn nhà tui nó mà không bị tụi ăn trộm bắt thì đố cậu yên dới nó .

Thằng Hoàng hết hồn tưởng ông già vợ tương lai trách cứ thiệt tình vụ này, nó thanh minh:

-Dạ đâu có rình gì đâu bác Ba, sẵn con qua nhà bà Tám của con gần đây thấy bác dới em Dui (Vui) đứng đây nói chuyện con nghe được thôi chứ không có như bác nghĩ đâu.

Ông Ba nói:

- Bác giỡn dới con chút thôi, bây tới chơi hồi nào hổng được, bác coi bây như con cháu trong nhà thôi, à mà thôi bác dô nằm nghỉ chút bây ở đây nói chuyện con Út đi rồi hẵng dìa.
                       ***
 Nằm trên cái võng đung đưa một lát cơn buồn ngủ nó chợt đến, vừa chợp mắt chút xíu thù chuông điện thoại đỗ dồn khiến ông Ba giật mình, ông lôi trong túi ra nhìn vô màn hình thấy số máy lạ hoắc ông không dám bấm nghe, chừng một lát thì chuông tự động ngừng, chập sau chuông reo lần nữa, ông Ba bối rối vô cùng, ông tự hỏi :

- Ai giờ này còn điện thại um xùm dậy cà, mấy đứa nó dặn mình không nghe số lạ sợ bị gạt gẫm, thôi để kêu con Út dô coi dụ này mới được .

 Cầm điện thoại của tía trên tay con Út bấm nghe bên kia đầu đây tiếng thằng Liêm nói:

- Ủa Út hả em, tía đâu sao không nghe máy.

Nghe tiếng anh Hai mình con Út trả lời rồi ra dấu cho tía anh Hai nó gọi về, ông Ba còn giận nên ông để ngón trỏ lên miệng ý nói đừng nói gì về ông  để coi thái độ thằng Liêm ra sao, con Út hiểu ý :

 - Tía dạo này không khỏe nên tía hông xài điện thoại nữa, mà sao mấy bữa gọi anh Hai nhiều lắm sao không nghe máy.

Thằng Liêm cho hay, trong thời gian làm việc trong quán nhậu, nó sơ hở quên điện thoại trên bàn của khách, không biết ai nhám nhúa lấy mất, cả bàn nhậu không ai thừa nhận, vì muốn giữ thể diện cho khách hàng nên ông Kiên kêu Liêm bỏ qua ông mua cho cái khác, Liêm nghe tía không khỏe nó nói thêm :

-Út nè, khuya nay anh đi xe tốc hành dìa liền, anh có mua quà tết muộn cho cả nhà nè, tía nhiều quà nhứt đó nghe Út, em không được ganh tị với tía nha.

Con Vui kể lại cho Tía nghe , ông Ba vui trong lòng vô cùng, vậy là thằng con của mình nó cũng còn canh cánh trong lòng nỗi nhớ quê nhà chứ nào phải nó vô tâm như thiên hạ thường hay nghĩ về những đứa con làm ăn xa ít có dịp về thăm lại quê nhà.
                        ***
 Đêm rằm tháng Giêng trăng thật tỏ, vừa trèo qua khỏi mấy ngọn tre đầu làng thì cô Hằng nga đã khoe sắc thắm, gia đình ông ba Mạnh thắp đèn đuốc sáng trưng như có lễ lộc gì sắp xảy ra, ông Ba mặc bộ đồ thật đẹp lí ra nó dành cho ngày mùng một, nhưng mãi đến hôm nay ông mới khoác vô, Thằng Khiết, con Vui, thằng Hoàng xúm xít phụ trang hoàng nhà cửa lại, bày biện thức ăn để chờ thằng Liêm quay lại quê nhà, con Mỹ hôn thê của thằng Liêm cũng tất bật với gia đình ông Ba để chờ hội ngộ người yêu sau bao tháng ngày xa vắng.

 Còn gần vài tiếng nữa là trời sáng đã thấy thằng Liêm tay xách nách mang đồ đạc lỉnh kỉnh bước vô cổng nhà, mọi người ùa ra chào đón khiến thằng Liêm mừng mừng tủi tủi, nó nhào tới khi trút bỏ hết hành lý nó ôm chầm lấy ông Ba Mạnh, hai cha con nước mắt rơi lả chả mà miệng lại cười cười.

 Con Mỹ rón rén bước lại gần Liêm, nó không còn mắc cỡ như khi hai đứa gặp nhau lần đầu, nó ôm Liêm vào lòng và đặt những nụ hôn nồng nàn khiến thằng Liêm hạnh phúc ngất trời . Thấy anh chị hôn nhau công khai con Vui bạo dạn lên quay qua choàng vai ôm hôn thằng Hoàng thật say đắm, Khiết thấy anh em mình quá hạnh phúc nó cũng vui lây, nó tự hứa năm sau sẽ cố gắng kiếm cho tía đứa con dâu hiền thục cho tía vui lòng.
                          ***
  Chiếc xe  chở dừa của chú Sáu vừa de vô sân nhà, nhảy tót xuống từ ca bin thấy thằng Liêm còn vấn vương bụi đường trên mảnh chiến y chú hỏi ông Ba:

- Nó đã dìa rồi, dậy mà hồi hôm anh nói nó vẫn chưa dìa.

Cả nhà cười vang rồi cùng nhau nhập tiệc mừng Liêm trở về, chú Sáu cũng được mời tham dự sau vài ly rượu ngà ngà hứng chí chú rút xấp bạc mới cáu phát cho mọi người, chú nói trong niềm hứng khởi:

- Thôi dầy quá dui rồi, sẵn còn trong tháng giêng coi như còn tết tui lì xì lấy hên, thằng Liêm dới con Mỹ năm nay bây ráp dô nha để tao có dịp ngồi dới anh Ba đây làm vài ly cho dui, con Dui (Vui) nữa như bây, à mà nay lần đầu tiên trong đời tui mới nhậu cái giờ hông giống ai hết nè , mới năm giờ sáng mà muốn xỉn rồi anh Ba.

 Tiếng Vạc ăn đêm kêu từ xa vang lại, phía đàng đông vầng thái dương ngấp nghé ló dạng, một bức tranh thật đẹp của miền thôn dã lại bắt đầu xuất hiện cho ngày mai tươi sáng.

 Viết xong rằm tháng giêng năm Canh Tý 2020.


 Hai Hùng SG
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2020 lúc 9:00am

Luyến Thương    <<<<<

Truyện dài của Uyên Nhi 

Image%20result%20for%20Luyến%20Thương%20%20%20%20%3c%3c%3c%3c%3c%20Truyện%20dài%20của%20Uyên%20Nhi



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Feb/2020 lúc 5:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Feb/2020 lúc 5:50pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Feb/2020 lúc 8:45am

Image%20result%20for%20pleiku%20vietnam


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Feb/2020 lúc 8:53am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2020 lúc 7:54am

Khói Lam Chiều


Image%20result%20for%20Khói%20Lam%20Chiều

     Mận cho thêm củi vào lò, ngọn lửa cháy bùng, nồi cá sôi bốc mùi thơm nghe đói bụng, ngoại của Mận thích món cá trê kho tộ và nó cũng vậy, người ta thường gọi là kho quéo, có thể để ăn được vài ngày dùng với cơm nóng rất ngon, Mận nhắc nồi cá xuống và cho ấm nước lên nấu sôi để pha trà cho ngoại, vừa chụm lửa vừa học bài, "Chao ôi, sao hôm nay mình ráng học mà không có một chữ nào trong tâm trí cả, hay tại mình mừng quá nên học không được, chắc vậy rồi!". Ngọn gió lớn thổi mạnh vào tấm vách lá, Mận lấy miếng thiếc lượm ở trường học chắn lại không để gió thổi vào, cái chái bếp muốn sập vì cây cột bị mối đục dưới chân, ngoại chặt cây bằng lăng chống đỡ, vài ngày nữa  có nhà mới rồi. Tiếng ho của ngoại làm cho Mận lo âu, vái Trời Phật cho ngoại sống lâu trăm tuổi, có lẽ ngoại cũng mừng rỡ chẳng kém chi nó, ông khỏi phải ngồi dậy mỗi khi mưa to gió lớn, sẽ bớt lạnh lẽo khi ngọn gió đông về lùa qua khe hở của vách lá, ngoại thầm cảm ơn mhững tấm lòng nhân ái đã giúp cho ông được một nơi ấm áp. Mận mong sau này lớn lên được làm cô giáo dạy học cho trẻ em nghèo, hình ảnh cô giáo dịu dàng đứng trên bục giảng là hình ảnh đã in sâu vào trong tâm trí của Mận, nó ước ao được như vậy.

 Trời đã ngả màu hoàng hôn, ông Hai Bạc bước ra ngoài, nhìn về hướng núi, đàn chim tung cánh bay về tổ, mây tím giăng ngang lưng trời, phía sau chái bếp, khói lam  bay nhè nhẹ và tỏa dần trong không gian, ông nhớ tuổi thơ ở Đà Nẵng, những lúc ông thả diều bay cùng chiều với khói lam của ruộng ai đốt đồng, bất chợt ông thở dài buồn bã khi nhớ tới kỷ niệm xưa, con Mận cũng bước ra nơi hàng rào bông  bụp, nó đưa tay nâng cánh hoa màu đỏ thắm rồi chúm môi cười, niềm vui tràn ngập trong lòng, nó tự ví mình như bông bụp, giản dị và bình lặng, giản dị như dòng suối hiền hòa chảy về sông mẹ La Ngà, bình lặng như quê hương quanh năm rợp bóng mát với những hàng điều xanh thẳm, ôi quê hương mến yêu nơi ta sinh ra và lớn lên.

Gia đình bác Tư Mạnh khá giả vì có mấy người con đi nước ngoài, tuần trước các anh chị ấy về  dẫn thêm mấy người bạn, khi đi chơi ngang qua nhà Mận, thấy căn nhà lá tồi tàn sắp sập, họ tò mò dừng lại, trong nhà có hai đứa con trai, thằng Minh 6 tuổi và thằng Mẫn 4 tuổi đang ăn sơ mít. Thắm, con bác Tư đến gần nói:

- Sơ mít ăn đâu có ngon, bỏ đi.

Thằng Minh lắc đầu:

- Con đói bụng.

- Sao con không ăn cơm?

Thằng Minh thản nhiên:     

- Hổng có cơm.

Một người trong nhóm hỏi:

- Mít con hái ngoài vườn hả? Trái nhiều hôn, ăn hết rồi sao không hái trái khác mà ăn.

- Nhà con đâu có mít, con lượm vỏ mít ở nhà ông Tư Mạnh.

Thắm thấy lòng mình quặn đau, hồi sáng ba Thắm hái mấy trái mít Tố Nữ cho gia đình ăn, rồi bỏ vỏ mít ngoài sân, mấy đứa nhỏ lượm về ăn mót, Thắm hỏi:

- Ba má con đâu?

Thằng Minh vừa nhai sơ mít vừa trả lời:

- Má con chèo xuồng đi bán chôm chôm bị chìm xuồng chết.

- Còn ba con?

- Hổng biết.

- Con ở với ai?

- Ông ngoại và chị Mận.

Thắm và các bạn kéo nhau về, mỗi người một ý nghĩ, con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, các cây mì cao lêu nghêu sắp đến ngày thu hoạch, ông Tư Mạnh giàu nhất ấp này, ông có chục mẫu mì, một mẫu chôm chôm và hai mẫu sầu riêng, các con ông đa số ở nước ngoài làm ăn khá giả, Thắm là chủ một tiệm nail sang trọng ở thành phố Atlanta, cô về nhà bàn với ông bà Tư phải giúp đỡ gia đình ông Hai Bạc, ông ngoại của Mận, cô gom được một số tiền của cô, của gia đình và mấy người bạn, tuần sau sẽ cất lại nhà cho ông Hai. Ông Tư Mạnh cho một bộ cây gáo vàng và một mớ cây khuynh diệp, để làm cột kèo, cô Thắm cảm thấy vui trong lòng vì mình thể hiện được tình làng nghĩa xóm. Trời về chiều, cô cùng các bạn ra vườn mít, những trái mít Tố nữ thơm phức treo trên thân cây mẹ, cô hái mấy trái chín rồi cùng các bạn đến nhà Mận. Ông Hai Bạc, có một đứa con gái duy nhất là cô Mai, bà Hai bị bệnh mất đi lúc Mai được ba tuổi, ông buồn bã bỏ xứ ra đi, trước khi lên tàu, ông nhìn lại lần cuối nơi chôn nhau cắt rún, từ biệt ngọn Ngũ Hành sơn, năm cụm núi quê hương, ông làm thân gà trống nuôi con. Theo lời hướng dẫn của một người đồng hương, ông lên Xuân Lộc sinh sống ở cái ấp nghèo khổ này, lúc trước nơi đây là một bãi đào vàng, dân tứ xứ lên đây rất đông, họ giành giựt cấu xé lẫn nhau để tranh giành từng mét đất, thời gian trôi qua mấy ai giàu vì đào được vàng, rồi lần hồi của thiên cũng trả địa, vàng ở đâu nữa mà tìm, họ rút lui lần hồi chỉ còn một số ít người ở lại nhận nơi đây là quê hương thứ hai.

Ông Hai Bạc bồng bế đứa con gái  lên đây, che tạm cái chòi bên con suối, ông làm thuê cho ông Tư Mạnh, bất cứ việc gì ông cũng làm được, tới mùa điều ông xách giỏ đi lượm trái cho chủ vườn, làm tới chiều tối mới được nghỉ, lúc đó bé Mai được 5 tuổi, ông đi làm phải dẫn theo, tới mẫu điều nào ông cột võng cho nó nằm chơi, đến lúc con ngủ, lâu lâu ông chạy lại đưa võng vì sợ muỗi chích, mấy người làm chung ai cũng thương cảnh gà trống nuôi con, có người khuyên ông nên tìm một người đàn bà phụ ông săn sóc cho đứa nhỏ, ông lắc đầu nói khi nào con lớn sẽ tính đến chuyện đó.

Hai Bạc tướng dong dỏng cao, hơi gầy, nước da sạm đen vì nắng  gió, gian khổ, tính tình hiền lành ít nói, nên ai cũng thương mến, làm việc gì Hai Bạc cũng siêng năng chăm chỉ, không câu nệ trong công việc, không tham lam không rượu chè bài bạc, cho nên rất được lòng chủ đất, có rất nhiều người đàn bà muốn đến với Hai Bạc, nhưng vì nặng nợ con thơ nên ông không nghĩ đến tình cảm riêng tư. Thuở nhỏ Mai và cô Thắm học chung trường làng, Mai có gương mặt thanh tú, cười rất có duyên, được nhiều người cảm mến, đến năm 18 tuổi, Mai có chồng sanh được một đứa con gái là Mận, lúc Mận lên bốn tuổi thì người cha đi theo tiếng gọi của một phụ nữ khác, Mai một mình nuôi con, vài năm sau, Mai gặp một người đàn ông khác cho ra đời bé Minh, rồi người cha đó cũng quất ngựa truy phong, một mối tình cuối cùng tưởng êm ấm lâu dài, ai ngờ cha của bé Mẫn cũng cuốn tượng ra đi trong một đêm tối trời, một sự ra đi không buồn hẹn ngày trở lại, thế là một mình Mai ôm ba đứa con của ba người chồng họ Sở.

Tới mùa chôm chôm chín, Mai bơi xuồng vượt suối đi bán, chẳng may đến dòng nước xoáy, bị nhận chìm xuồng và Mai mất đi bỏ lại ba đứa con thơ, lại một lần nữa ông Hai Bạc cưu mang mấy đứa cháu ngoại, hết cực vì con nay cực vì cháu, tuổi 50 mái tóc đã bạc màu sương gió vì cuộc sống quá khắc khổ, ông mãi lo cho con cháu mà quên đi cái chuyện bước thêm bước nữa, ông thở dài thườn thượt, nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn, vợ mất, con mất, cuộc đời còn gì để nói. Sáng sớm con Mận thức dậy xuống bếp soạn bao để chuẩn bị đi mót củ mì, hồi tối nó học bài tới khuya nên sáng dậy không nổi, ngáp tới ngáp lui, nó chồm lấy hai cái túi đệm, sứt quai hết một cái, vội đi kiếm dây cột đỡ, lát nữa cho hai đứa em cùng đi mót mì. Mận ra sau nhà ôm bao mì đã phơi được hai nắng, đổ ra sân phơi thêm vài giờ nữa là đi bán được rồi, chiều nay ra ngã ba cân cho lái buôn là mua được vài ký gạo, Mận nhớ hồi năm ngoái, có bữa gạo không đủ nấu cơm phải nấu cháo, hai đứa nhỏ ăn không được no nên khóc đòi ăn thêm, Mận sợ ông ngoại thức giấc, trời mưa lâm râm nó lấy  nón đội đi hái trộm chôm chôm về cho em ăn đỡ dạ, ăn xong con Mận gom hột và vỏ bỏ vô bao ny lông, cột thêm cục đá rồi quăng xuống suối phi tang vì sợ ông ngoại biết sẽ la rầy.

  Ông Hai Bạc coi ngày tốt để cất nhà rồi, chỉ còn ba hôm nữa là lên đòn dông, con Mận trông cho mau có nhà mới ở để tối học bài không sợ mưa to gió lớn làm tắt ngọn đèn dầu. Thằng Minh thức dậy dụi mắt:

- Đi mót mì chưa chị ?

- Chuẩn bị đi, gọi thằng Mẫn dậy, trưa rồi.

Đứa lớn cặp nách cái bao, hai đứa nhỏ mang túi đệm bước xuống ruộng mì, đi đến mấy chỗ mà người ta đã nhổ xong, hai đứa cúi xuống lượm lia lịa những củ mì nhỏ bằng ngón chân cái, rồi nhanh nhẹn bỏ vào túi đệm, chúng miệt mài góp gió thành bão, con Mận thấy có mấy củ mì to nằm dưới đất nó chạy lại định lấy......

- Ê, của ông đấy, đừng phỗng tay trên nha con.

- Ủa, ông cũng đi mót mì nữa hả?

Ông già nhăn nhó:

- Mầy đừng nói đi mót mì nghe xấu hổ, mà nói là đi nhặt mì.

- Ông nói gì con không hiểu.

- Tao nói tiếng Việt Nam chớ có nói tiếng Tây, tiếng Tàu gì đâu mà mầy không hiểu, cái con này vớ vẩn.

Mận cười bỏ đi chỗ khác, mặt trời đã lên cao, nó thấy hai đứa em mặt mày đỏ ké, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, cố kéo lê chiếc túi đệm vào bờ, Mận gọi hai đứa chuẩn bị đi về, nó vác bao mì về trước rồi trở lại xách hai túi đệm. Thằng Minh thằng Mẫn lẽo đẽo theo sau, hai người đàn bà đi chợ về ngang thấy ba đứa nhỏ đi lơn tơn, vẻ mệt mỏi nên dừng xe lại, người ngồi sau lấy trong giỏ ra ba miếng chuối chiên, chia cho mỗi đứa một cái, thằng Mẫn cầm lấy nhai ngấu nghiến cười đưa hàm răng sún, con Mận cúi đầu cảm ơn rối rít, người đàn bà ngồi trước nói:

- Đưa hai túi xách cô chở về cho, mấy đứa đi nhanh lên, trời nắng quá.

Hai người đàn bà vừa chạy vừa nói chuyện.

- Đàn ông như con gà trống, đạp cồ xong rồi bỏ.

- Ông Thiên Lôi ở đâu mà sao không đi kiếm 3 thằng ăn chạy đó.

Ngôi nhà lợp tôn, vách cây được cất lên thay thế cái chòi tranh mục nát, ông Hai Bạc không biết nói gì hơn, cứ luôn miệng cám ơn hết người này tới người nọ, chốc chốc ông đưa tay lên gạt nước mắt, sự cảm động khiến ông không nói nên lời, cô Thắm mua hai cái bàn nhỏ để cho con Mận và thằng Minh ngồi học, cô cho vô đường dây điện thay thế ánh đèn dầu leo lét, và cô nhận đứa con của người bạn cùng xóm cùng trường năm xưa làm con nuôi.

Tám năm sau, Mận là học sinh giỏi của trường tỉnh, nó muốn thi vào Đại học Sư phạm theo đúng nguyện vọng của mình, nhưng cô Thắm bảo nó ráng thi vào trường Đại học Y dược, và con Mận đã làm cho người mẹ nuôi hài lòng với thành tích học vấn của nó, Mận ở nhà, được sự tài trợ của cô Thắm nên cuộc sống cũng không đến nỗi nào nghèo khổ, nó ráng dạy học lại cho hai thằng em, và khuyên lơn đủ điều, sự cố gắng chuyên cần sẽ dễ dàng mang đến thành công, khi ra đời, kiến thức sẽ giúp cho mình rất nhiều trong cuộc sống. Ông Hai Bạc ngồi uống nước trà thấy mấy đứa cháu ngoại đứa nào cũng học giỏi, chúng biết vươn lên từ cuộc sống nghèo khổ, ông rất vui mừng, bây giờ ông mới rỗi rảnh ngồi ôn lại cái quá khứ hẩm hiu của mình, cái nghèo khổ từ quê hương miền Trung nắng cháy tới vùng đất miền đông Nam bộ. Từ cảnh đói nghèo đến đủ ăn, biết bao nhiêu nỗi thăng trầm, có lần thằng Minh hỏi sao ông ngoại không đi tìm bà ngoại cho đỡ buồn, ông mỉm cười nói khi nào các cháu thành gia thất hết thì ông ngoại mới kiếm bà ngoại, thằng Minh cười toe toét nói lúc đó răng rụng hết còn kiếm gì nữa, ông cũng cười nói răng rụng kiếm theo răng rụng, hai ông cháu cùng cười ha hả làm con chó đang ngủ dưới chân giường chạy ra sân sủa vang lên.

Hai vợ chồng Mận mua nhà ở cạnh cô Thắm để được gần gũi chăm sóc cô, và mở phòng mạch cũng gần đó, chồng Mận là bác sĩ chuyên khoa tim mạch được sự giới thiệu của cô Thắm nên hai người thành hôn với nhau, và Mận sang Mỹ do sự bảo lãnh của chồng, bên Việt Nam Mận cũng tốt nghiệp ngành Nha khoa. Mận muốn bảo lãnh ông ngoại qua Mỹ để hưởng cuộc sống nhàn lạc và tiện việc chăm sóc, nhưng ông không chịu đi, ông không muốn xa rời quê hương thứ hai này, cũng nhờ nơi đây nên con cháu mới thành đạt, ông lúc nào cũng muốn nhìn khói lam chiều bay tỏa nhẹ trên không gian, mặc dù trong nhà có cái bếp gas, nhưng không sử dụng, chỉ thích nấu nước bằng bếp củi, không được nhìn khói lam ở quê nhà thì cũng được nhìn khói lam nơi đây, qua Mỹ làm gì có khói lam để mà nhìn, có người nói ông còn quyến luyến cái nghèo khổ. Nghèo khổ đã quen rồi không quyến luyến sao được, có gì sung sướng cho bằng khi đứng nhìn cảnh hoàng hôn, nhìn khói lam chiều nơi chái bếp bay lên không trung mà thả hồn mình về nơi xa xưa, có mấy ai hiểu được tâm trạng của người già luôn sống trong quá khứ. Vợ chồng thằng Minh ở Sài Gòn cũng gọi ông lên ở với nó, ông không đi, nó bây giờ là Hiệu Trưởng một trường trung học ở Quận Ba ít có thời gian để về thăm viếng, thằng Mẫn cưới vợ rồi ra riêng mua nhà ở Đồng Nai để quản lý một công ty xuất nhập khẩu hột điều, cuối tuần là vợ chồng con cái về đây thăm ông và nó cũng thường hay trách cái thằng anh Hiệu Trưởng ăn mót sơ mít lơ là viếng thăm ông ngoại.

 Cả ba đứa cháu đứa nào cũng muốn kéo ông về với nó, nhân lúc con Mận về nước, ba đứa đến thăm và năn nỉ ông về ở với một trong ba đứa, ông không nói, xuống bếp lấy một mớ củi chụm nấu nồi chè rồi ngoắc ba đứa ra sân, chỉ làn khói lam đang tỏa nhẹ trên chái bếp, ông nói:

- Khi nào nhà các cháu có làn khói đó thì ông sẽ về ở.

Ba đứa cháu ngoại sững sờ nước mắt rưng rưng, mà con Mận là khóc nhiều nhất vì nó nghĩ rằng không thể nào quên đi cái cảnh nghèo khổ năm xưa, ông ngoại muốn giữ mãi hình ảnh nơi đây, chính ngôi nhà này đã làm nên sự thành công vẻ vang của ba đứa, Mận nhìn hai thằng em lỳ lợm cũng đang sụt sùi.

Trên chái bếp làn khói vẫn còn đó.

Lợi Trân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.672 seconds.