Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2019 lúc 2:18pm

“ANH VỀ MÀ XEM......., MẸ ANH PHIỀN THẬT..!”


  • nuôicon

- Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật.
- Uhm, mẹ anh phiền thật, bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng, tối về anh sẽ giải quyết nha em.

Tiếng đầu dây bên kia dập máy nghe có vẻ rất tức tối, anh buông thõng người ra sau ghế, ở bên kia cô nhìn ra phía cửa như đang cố nuốt trôi một cái gì đó vào mình.
- Anh nhìn đi, đó, đây này, hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây. Cô vò đầu trong 1 trạng thái vô cùng tức giận, anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy, cô hất chúng ra.
- Em vào đây – Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô kéo vào phòng, khép hờ cửa, anh lấy xuống 1 chiếc hộp được đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ, anh nhìn cô mỉm cười.
- Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé, còn bây giờ để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.
Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình, anh lấy ra 1 tấm đã cũ, nhưng chẳng hề dính tí bụi nào, cô tò mò nhìn vào tấm ảnh.
- Em thấy không, đây là tấm hình mà Dì anh đã chụp lúc anh sinh ra, Dì kể vì mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ, mà mẹ phiền thật, cứ la hét ầm ĩ cả lên, ai mà chẳng sinh. Dì còn nói, mẹ yếu lắm, nếu cứ cố sinh thì sẽ nguy hiểm cho người mẹ, bác sĩ đã nói như vậy rồi vậy mà mẹ vẫn cố cãi ” Không, con tôi phải ra đời, tôi phải sinh”, mẹ anh phiền thật đó.
Cô nhìn tấm hình, bàn tay cô nhẹ bỗng, rồi cô nhìn anh, trong mắt anh chứa 1 điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua 1 bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.
- Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ, anh chẳng thấy ai phiền như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại nói cả rồi, mẹ yếu, không đủ sữa để cho anh, uống sữa bình đi, ở đó mà dưỡng sức, nhưng 1, 2 cứ khư khư giữ anh vào lòng ” Không, con con nhẹ cân, phải bú sữa mẹ mới tốt”. Ai nói gì cũng cãi em nhỉ, nếu không anh được uống sữa bình rồi, sữa bình phải ngon hơn chứ, mẹ anh phiền thật.
Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc, 2 bàn tay cô ta cứ giữ chặt đứa bé. Cô nhìn anh không nói gì cả.
- Còn nữa đây này – Anh lại lôi ra 1 tấm khác nhìn vào đó.
- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể mẹ cứ gặp ai là cũng hí hởn khoe ” Thằng cu Tin nhà tôi đi được rồi, nó biết đi rồi đó “. Bộ mẹ không thấy phiền hay sao em nhỉ? – Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì ứ nghẹn lại, bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ trong tấm hình, cô nhìn mãi.Ba còn kể, từ ngày anh bắt đầu bi bô tập nói rồi gọi được tiếng mẹ là nguyên những ngày sau là một chuỗi điệp khúc ” Cu Tin gọi mẹ đi, gọi mẹ đi cu Tin”, mẹ phiền quá đi mẹ à, anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.
- Đây nữa, đây nữa này – Anh lôi ra nguyên 1 xấp, nhiều lắm, rất nhiều ảnh- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết, lần đầu tiên anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, đủ trò trên đời, coi hình của anh có mà đến tết mới xong, anh phì cười, ” mẹ anh phiền nhỉ “?
Cô nhìn anh, anh không cười nữa, anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu, cô thấy nó, 1 tấm hình rất đạp, anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó trông điển trai quá, cao ráo, nhưng…

- Em có thấy không? Tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ ? Còn áo quần nữa này, cũ mèm…- Cô nghe thấy giọng anh trở nên khác đi, không đều đều như lúc ban đầu nữa, đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.
- Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại, rồi lúc đó, mọi thứ trong nhà trở nên không có điểm tựa, anh đi học, mẹ bắt anh phải học…Em không biết đâu, anh xin nghỉ nhưng mẹ không cho, phiền như vậy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta, trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ, rồi chiều đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí…- Giọng anh lạc hẳn – Còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, sáng sớm mới về chợp mắt được 1 tí thôi, vậy đó…Em thấy mẹ anh khỏe không?
” Tách”, 1 giọt nước rơi xuống trên tấm hình, mắt cô cũng nhòe đi, khác thật, 1 bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp lúc đứa con mới bi bô tập nói, và cũng với gương mặt phúc hậu đó nhưng giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường.
- Anh à – Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.
- Em có thấy tay mẹ rất yếu không, anh chẳng bao giờ kể em nghe nhỉ. Khi 5 tuổi, anh đùa nghịch chạy nhảy lung tung, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm anh đã trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Lúc đó, anh chẳng thấy đau một chút nào cả, chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen, em có đoán được không, anh đang nằm trên 1 thân thể rất quen…mẹ anh đó. – Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, rơi xuống ướt đẫm tay anh.
- Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần đón đứa con đầu tiên của mình, chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ, bây giờ lớn rồi mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ em không thấy sao, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé.
” Anh “, cô ôm chặt lấy anh, cô òa khóc nức nở, ” em xin lỗi “, anh ôm lấy cô vỗ về, vỗ về như ngày xưa anh vẫn thường được làm như vậy.
” Choang “- Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.
- Mẹ xin lỗi, mẹ nghe con thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng…Giọng mẹ run run không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những mảnh vỡ vừa rơi.
- Mẹ à – Cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ – Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ, mẹ nhìn anh, anh nhìn cô trong lòng của mẹ.
” Mẹ đã không sinh lầm con và con cũng đã không chọn nhầm dâu cho mẹ, phải không ạ?”
(sưu tầm)



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Sep/2019 lúc 2:19pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2019 lúc 8:22am

Đèn Trung Thu

3448%201%20DenTrungThuTieuTu

      Sàigòn đang vào Tết Trung Thu. Sàigòn, bấy giờ đã được đổi tên. Cũng đúng thôi ! Bởi vì “nó” không còn giống cái “Sàigòn” của thời trước, cái thuở mà mỗi món vật mỗi con người đều được nhận diện một cách trung thực, cái thuở mà tiếng nói chưa bị thâm nhập bởi những “mỹ từ… dao to búa lớn”, cái thuở mà tình cảm còn thật là tràn đầy… Cái tên mới của Sàigòn có hơi… dài, nên sau này, người ta chỉ còn gọi là “thành phố”, vừa ngắn gọn lại vừa hợp… thời trang !
      Sàigòn bình thường đã rộn rịp. Vào dịp Tết Trung Thu lại còn rộn rịp gấp bội. Xe cộ – đông nhứt là xe mô-tô, loại sau này được gọi chung là Honda – chạy đầy đường, chạy loạn, tiếng máy nổ điếc tai thêm bóp kèn liên hồi inh ỏi. Quán lều cũng đầy đường. Hàng họ chưng bày cũng đầy đường. Bánh mứt đèn lồng Trung Thu cũng đầy đường. Coi thật là phồn vinh sung túc.
      Trong rừng xe cộ đó, có một người đàn ông cởi xe đạp chở ba đứa nhỏ. Nhìn anh ta là thấy ngay rằng anh ta không “hợp thời”. Anh ta còn đội nón Panama, một loại nón mà thời trước người ta nhập cảng từ Nam Mỹ. Mặc dù cái nón – vốn là màu trắng – đã ngã màu vàng và vành nón có nhiều chỗ rách tưa…, cái nón đó vẫn thấy lạc lõng giữa phố phường đầy nón cối, mũ tai bèo, nón lá, nón rơm, nón kết. Anh ta còn mặc áo sơ-mi sọc, cổ đứng tay dài, mặc dù sơ-mi bỏ ngoài quần và mang đầy nếp nhăn vì đã không được ủi. Anh còn mặc quần tây dài màu sậm còn đủ bờ-li và nhứt là còn mang đôi giày da đen mũi nhọn – loại “xịn” – mặc dù giày đen đã ngã màu xam xám vì đầy bụi đất.
      Trong lúc mọi người ăn mặc rất tự do, rất… giải phóng, đại loại như áo thun ba lỗ quần đùi dép cao su, hoặc sơ-mi ngắn tay phạch ngực quần pi-da-ma chim cò dép nhựt hoặc những bộ đồ màu xanh cỏ úa rộng thùng thình dép lớp xe… thì lối ăn mặc của anh ta – thật tình – không đúng “tác phong của thời đại” ! Ngay như chiếc xe đạp của anh ta cũng không hạp với rừng xe cộ chung quanh. Nó ọp ẹp cũ kỹ, giống như đã được lắp ráp chắp vá bằng những món đồ góp nhặt được từ những chiếc xe đạp phế thải. Cái giỏ sắt gắn ở phía trước ghi-đong (thường dùng như pọt-ba-ga) đã được cắt xén để trở thành cái ghế ngồi cho thằng bé, đứa nhỏ nhứt trong ba đứa. Còn cái pọt-ba-ga phía sau thì được nối dài ra một chút, mặt được lót ván và phía dưới có hàn hai thanh sắt ngắn để gác chân. Hai đứa nhỏ còn lại ngồi trên đó, đứa lớn ôm đứa bé, đứa bé – vì còn nhỏ quá không ôm được eo ếch của gã đàn ông – nắm chặt lấy vạt áo sơ-mi, nắm bằng cả hai tay…
      Trong luồng xe cộ chạy như điên, hối hả, lòn lách… người đàn ông thản nhiên đạp chậm rãi vững chắc dọc theo hè phố. Mấy đứa nhỏ nhìn ngang nhìn dọc, tranh nhau hỏi, tranh nhau nói, líu lo:
– Ba ! Ba ! Coi kìa ! Đèn Trung Thu ở đâu mà nhiều quá hén ba.
– Ba ! Ba ! Cái gì mà bự quá xá đàng kia vậy ?
– Tại sao ông già ổng ôm cột đèn vậy ?
– Sao ông xích-“dô” ổng nằm ngủ trên xe vậy ?
– Bộ ở đây người ta đái ở gốc cây được hả ba ?
– Cha… Ông này ổng mua tới bốn cái đèn Trung Thu.
– Mình cũng đi mua đèn nữa, hén ba ?
Đứa nhỏ ngồi ở giữa, giọng khàu khàu:
– Anh Việt nói chừng ảnh “dớn” ảnh mua cho con cái đèn máy bay bự bằng cái nhà ớ !
Đứa lớn ngồi phía sau cười hắc hắc, ôm em nó lắc qua lắc lại:
– Ừa ! Mà Nhi phải đừng nói ngọng mới được. “Lớn” thì nói “lớn”, chớ cái gì mà “dớn” hả ?
Đứa nhỏ nhứt ngồi trong giỏ phía trước, nói chen vào, cũng ngọng trớt :
– Anh Nhi ảnh nói “nhọng” “vá” hà. Há ba ?
      Làm cả bọn cười vang. Tiếng cười của cha con nhà đó hồn nhiên, thanh thoát, bị chìm lấp trong dòng thác tiếng động điếc tai, vừa ô-hợp, vừa khô khan của phố phường đầy người, đầy xe, đầy bụi…
      Đến một gốc đường khá thoáng, nghĩa là vỉa hè còn có chỗ trống, thấy có một xe đẩy treo đầy đèn Trung Thu đủ kiểu đủ cỡ và đủ màu sắc đang nằm gần đó, người đàn ông rà xe đạp vào lề:
– Tụi con coi kìa, đèn Trung Thu kìa ! Để ba ngừng đây cho tụi con xuống lựa nghen !
Mấy đứa nhỏ “ồ” lên sung sướng. Đứa bé nhứt bỗng vỗ tay cười hắc hắc giống như bị cù léc. Nó la lớn:
– Đèn ! Đèn ! Đèn ! Đèn !
Thả bầy con xuống xong, người cha bảo:
– Tụi con lại đó coi đi ! Lựa đi ! Ba ngồi đây đợi.

3448%202%20DenTrungThuTieuTu

      Trong lúc mấy đứa nhỏ vây quanh xe bán đèn lồng, người đàn ông chống chân lên bờ hè, rút ở túi áo sơ-mi một điếu thuốc . Đó là loại thuốc vấn tay (sau cuộc “đổi đời”, vì không còn tiền để hút thuốc loại sản xuất kỹ nghệ nên phần đông dân “ghiền” mua thuốc rê Gò Vấp về trộn với thuốc vàng Lạng Sơn rồi vấn hút. Nhiều người vấn sẵn ở nhà rồi cho vào bao hay hộp mang theo mình cho tiện khi cần đi đâu…). Cầm hộp quẹt máy trong tay lắc lắc cho xăng thấm lên đầu tim, người cha đó hướng về bầy con nói to, khá to, để át tiếng ồn man dại của thành phố:
– Tụi con lựa đi nghen ! Lựa đi ! Thứ nào cũng được hết ! Máy bay, xe tăng, bươm bướm gì cũng được hết ! Đứa nào thích thứ nào thì nói cho ba biết. Lát nữa về nhà, ba làm cho y như vậy hà !
      Nói xong, anh ta để điếu thuốc lên môi, chẹt hộp quẹt đốt . Bập vài cái cho lửa bắt rồi hít một hơi thật sâu để thở khói ra dài, thật dài… Làm như anh ta muốn trút ra theo khói một cái gì đang nghẹn trong lòng ngực. Chung quanh, người ta, xe cộ đi như loạn.

Tiểu Tử
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2019 lúc 8:30am

Mùa Thu của Cuộc Đời


Its%20a%20beautiful%20world

- Những ngày gần đây bà có ý định tự kết liễu cuộc đời mình hay không?
Vị bác sĩ chuyên môn về những bệnh tâm thần chăm chú nhìn Hồng Loan với ánh mắt soi mói như muốn thăm dò từng phản ứng của nàng. Nhưng vẻ mặt bất biến của người đàn bà trẻ tuổi ngồi trước mặt ông, với đôi mắt buồn vời vợi, ánh nhìn xa xăm, không chớp mắt, ánh nhìn như của một pho tượng đẹp, không mảy may cho ông ta một ý tưởng nào về tâm tư  lúc đó của Hồng Loan.

Thời gian như chậm lại, không khí có vẻ như nặng nề đôi chút. Người bác sĩ không thấy bệnh nhân trả lời bèn lên tiếng:
- Có hay không thưa bà?
Hồng Loan quay mặt nhìn người bác sĩ mà từ ba bốn năm nay nàng đã thôi tới thăm. Một thời gian dài bệnh trầm cảm của nàng đã suy giảm, nàng đã không còn phải uống nhiều thuốc như trước kia, nàng đã tự tìm được một phương thức giải quyết những suy tư đen tối. Để rồi, mới đây nàng lại rơi vào cái vực thẳm của tâm hồn, chơi vơi, chơi vơi giữa những làn sóng của những ý tưởng mờ ám… Chưa bao giờ nàng thấy cuộc sống lại vô nghĩa như thế. Nhưng tất cả những suy tư, nàng đã giấu kín trong lòng, không bao giờ để bộc lộ ra ngoài. Nàng không bao giờ cho gia đình bạn bè hay biết những cảm giác đang xâu xé con người nàng, đang dày vò nàng ban đêm, khi nàng một mình trên chiếc nệm êm ấm phải đối phó với trăm ngàn mủi dao châm chích vào tâm trí nàng.
- Có không? Điều này rất quan hệ. Tôi thành khẩn xin bà nói thực….

Hồng Loan cảm thấy tội nghiệp cho vị bác sĩ với những lời lẽ quá lễ phép. Ông ta đang trông chờ nàng trả lời có để đưa nàng vào nhà thương dành riêng cho những người “có tư tưởng tự ám hại thân mình?” Ông ta không muốn phải chịu trách nhiệm cả về mặt lương tâm nghề nghiệp lẫn luật pháp? Ông muốn biết liệu rồi người bệnh nhân trẻ đẹp của ông có đi tự tự hay không để ông ngăn chặn trước?
- Thưa bà, nếu bà có ý định tự ám hại thân thể thì bà phải cho tôi biết…

Nàng không muốn bị đưa vào một phòng biệt lập, để rồi bị canh chừng từng giờ từng phút, như thể nàng là một người điên. Nàng không muốn bị đè ra chích những mũi thuốc an thần…
- Thưa bác sĩ, không, tôi không hề có ý nghĩ tự tử. Nhưng tôi bị ám ảnh…
- Bà bị cái gì ám ảnh, thưa bà?
- Cái chết. Hình ảnh cái chết ám ảnh tôi, mỗi đêm, làm tôi không còn ngủ được yên giấc. Tôi hay bị những cơn ác mộng kinh hoàng. Chúng làm tôi tỉnh dạy giữa đêm. Tôi không ngủ lại được. Không biết thuốc ngủ có giúp tôi được không, thưa bác sĩ?
- Tôi sẽ cho bà thuốc an thần, tôi hy vọng thuốc sẽ giúp bà có giấc ngủ yên bình hơn. Nhưng bà cũng nên biết, khó mà có thể trấn áp được những cơn ác mộng… Bà có thể cho tôi biết vì sao bà bị ám ảnh bởi cái chết? Bà có ai trong gia đình mới qua đời? Một người bạn, một người thân thương...?

Hồng Loan hơi rùng mình khi nghe câu hỏi của vị bác sĩ. Quả nhiên, ông ta nói đúng. Một người thân thương của nàng đã vĩnh viên ra đi bỏ nàng chơi vơi với cuộc đời trống rỗng. Nhưng miệng nàng lại nói:
- Không, mọi chuyện bình thường. Không có ai thân thiết của tôi mới qua đời cả.
- Thế chuyện gì đang làm cho bà bận tâm? Cái gì làm cho bà lo âu? Bà có thể cho tôi hay?
- Chẳng có gì làm cho tôi bận tâm. Tôi chỉ cảm thấy buồn chán, tôi không hiểu vì sao…

Nàng chợt thấy khó chịu khi đã không có đủ can đảm nói ra sự thật. Sự thật là nàng hiểu rõ vì sao nàng buồn, vì sao nàng thấy cuộc đời vô vị, vì sao nàng thao thức bao đêm với những ý tưởng điên rồ quay cuồng trong tâm trí.
- Có gì thay đổi trong gia cảnh của bà hay không? Có điều gì khác lạ làm cho bà buồn bực lo nghĩ?
- Không thưa bác sĩ. Mọi chuyện vẫn thế, vẫn tẻ nhạt như bao giờ…

Đã bao nhiêu lần nàng thổ lộ tâm tư nàng với vị bác sĩ này? Ông ta biết rõ hoàn cảnh gia đình nàng, biết rõ rằng giữa nàng và Huân không còn gì hết, nàng chỉ còn ở cùng nhà với người chồng hơn mười lăm năm vì đứa con gái còn bé. Giữa hai người không còn tình cảm thương yêu. Chỉ còn là một cuộc sống chung chạ vô nghĩa. Hai người ở bên nhau như hai người ở trọ. Nhạt nhẽo. Vô vị. Những ngày dài lê thê, trôi qua, buồn bã, như cảnh trời xám xịt của mùa Thu. Mùa Thu của cuộc đời. Nàng nhớ lại lời nói của vị bác sĩ những lần đầu khi phỏng vấn nàng, “tại sao bà không chấp nhận một cuộc ly dị?” Tại sao? Tại vì đứa con khi đó mới lên mười. Mà nó lại rất yêu bố nó, có khi còn yêu hơn cả yêu nàng. Có thể nói Huân cũng thương yêu nó rất nhiều. Hay anh làm ra vẻ như vậy. Huân biết cách làm cho đứa con gắn bó với mình. Cái gì mẹ nói không thì bố nó nói okay. Huân biết mua chuộc sự yêu thương của đứa bé. Chính sự việc đó càng làm cho nàng bực bội. Nhưng làm sao chấp nhận một sự đổ vỡ? Làm sao chấp nhận làm cho một tâm hồn ngây thơ bị hoen ố? Không, thà nàng chịu khổ một mình, không thể bắt đứa bé chịu một phần đau thương. Không phải chỉ là sự hy sinh về phần nàng. Nàng sợ một tai họa xãy đến cho đứa bé, chỉ có thế thôi…Tự nhiên Hồng Loan nhớ lại cuộc nói chuyện đã lâu lắm, có lẽ đã từ năm năm trước, của nàng với vị bác sĩ này:
- Bà đang sống trong một xã hội phương Tây. Hạnh phúc cá nhân là điều quan trọng cho một cuộc sống bình thường thưa bà.
- Vâng, nhưng tôi vẫn là một người mẹ Việt Nam…
- Truyền thống xứ bà không chấp nhận  sự ly dị?
- Không hẳn thế, thưa bác sĩ. Nhưng tôi thương con tôi, tôi không muốn một sự bất trắc…
- Theo tôi nghĩ, cháu bé cũng sẽ không bị ảnh hưởng gì nhiều… Sức khỏe của bà rất quan trọng cho đứa bé… Bà cần một cuộc sống cân bằng để chăm lo cho nó…
- Tôi chịu đựng được một mình. Tôi chỉ cần sự trợ giúp của thuốc men…
- Thuốc men chỉ giúp một phần thôi thưa bà. Bà cần suy nghĩ…
- Tôi đã suy nghĩ rồi…suy nghĩ nhiều là đàng khác. Chính vì vậy mà tôi… buồn.
- Bà thật can đảm…
- Tôi không nghĩ đó là một sự can đảm. Tôi nghĩ đó chỉ là một sự cắn răng chấp nhận.

Mà đúng vậy, nàng đã phải chấp nhận số phận của mình. Mười lăm năm trước nàng đã có thể quyết định xa rời Huân một cách dễ dàng. Khi đó Bé Hạnh chưa ra đời. Năm năm sóng gió, trước ngày hai người có con với nhau. Bây giờ nghĩ lại nàng không thể tưởng tượng nổi tại sao khi đó nàng lại không quyết định rời bỏ Huân. Khi đó, hành động ấy thật đơn giản. Cái gì đã ngăn cản nàng? Khi đó nàng bơ vơ, không có ai ngoài Huân. Nàng không thể rời bỏ cái mỏ neo duy nhất mà nàng có trên đời. Nghĩ lại lúc đó nàng thiếu can đảm. Thực ra bỏ Huân nàng củng đâu có chết? Nàng có tất cả những yếu tố thiết yếu để có thể sống độc lập. Vậy mà… Bi giờ nàng thấy sao nàng khờ đến thế! Thật là lạ lùng! Để rồi sau này số phận nàng được an bài, nàng chỉ còn cắn răng chịu đựng.
- Liên lạc giữa hai vợ chồng bây giờ thế nào? Có tốt hơn không, thưa bà?

Lời nói của vị bác sĩ làm cho nàng chợt bừng tỉnh khỏi cơn mơ. Có tốt hơn không? Làm sao tốt hơn? Mà cũng không xấu hơn. Mọi chuyện vẫn thế, vẫn như bao năm trước đây. Vậy mà mười mấy năm trời đã trôi qua, nhìn lại nhiều khi nàng thấy hoảng. Rồi mai sau sẽ ra sao? Nàng nhớ đến bài ca Doris Day hát khi nàng còn là một đứa bé, “Que sera sera, whatever will be will be, the future’s not ours to see, que sera sera…” Mà sao nàng lại cứ phải chấp nhận những gì đến với nàng như thế nhỉ? Hồng Loan quay nhìn vị bác sĩ. Nàng thầm nghĩ, “Bác sĩ tâm thần, họ kiên nhẫn lạ lùng!” nàng nói:
- Vẫn như bao giờ thưa bác sĩ. Hai người vẫn hai phòng riêng. Nhà tôi ở trên lầu, tôi với cháu bé ở dưới nhà.
- Sinh hoạt gia đình thế nào thưa bà? Còn tranh luận gay go nữa thôi?
- Thường thì không. Đôi khi nhà tôi làm cho tôi bực mình. Khi đó thì có chuyện. Gay cấn một lúc rồi thôi. Đâu lại vào đó thưa bác sĩ…

Làm sao mà thôi có tranh luận gay go? Nàng và Huân là hai đối cực. Cái gì nàng ghét thì Huân thích. Cái gì nàng chấp nhận thì Huân phản đối. Việc gì nàng làm thì Huân tỏ ý không bằng lòng. Vậy mà Huân không thể không có nàng. Lý do thật đơn giản. Anh muốn có một người để chăm lo cho gia đình, trông nom săn sóc con cái, đi chợ làm cơm, giặt rũ ủi quần áo, vân vân…Ở nhà cái gì cũng đến tay nàng. Thậm chí đi mua cái kìm cái búa cái đinh cũng nàng đi. Huân không làm một cái gì khác ngoài đi kiếm tiền… Mà anh ta cho thế là đã làm đầy đủ bổn phận. Riết nàng thấy nản. Nhìn chồng những đứa bạn thương yêu chăm lo cho vợ, phụ giúp làm việc nhà, sao nàng thấy ngao ngán cho thân phận mình….
- Bà vẫn ở chung với ông nhà?
- Đâu còn cách nào khác? Tôi còn cháu bé…
- Cháu năm nay lớp mấy rồi nhỉ?
- Lớp Bẩy.
- Lớp Bẩy… Như vậy bà còn năm năm nữa.
- Chín năm. Bác sĩ chưa kể bốn năm đại học.

Nay mình đã quá bốn mươi lăm. Chẳng bao lâu nữa mình đã già? Lạ thật mà sao thời gian trôi nhanh như vậy được nhỉ? Mình có sẽ còn cuộc sống riêng để hưởng nữa hay thôi? Ngày bé Hạnh ra Đại Học thì mình cũng đã gần sáu mươi. Không biết có còn kịp để làm lại cuộc đời? Làm lại cuộc đời? Số nàng có được may mắn gặp một người thương yêu nàng săn sóc nàng như nàng thèm muốn hay không? Nhưng dù có phải thoát ly để sống một mình cũng vẫn còn hơn là ở đời ở kiếp với Huân. Nàng nghĩ vậy. Trong hai người chỉ có Huân là cần nàng, còn nàng đâu cần Huân? Ra đi nàng không mất mát gì hết, trái lại nàng được tự chủ, tự do, được thoát khỏi mọi ràng buộc một chiều.
- À! Rồi bà có tính gì hay không ?
- Tôi chưa biết. Chắc tôi sẽ ra ở riêng. Tôi hy vọng như vậy. Tôi chán cảnh sống chung lắm rồi. Chỉ thêm lắm rắc rối buồn phiền… Thôi tôi xin kiếu từ. Tôi còn phải đi đón học cháu bé…
- Tôi gửi toa thuốc xuống Nhà Thuốc Tây dưới nhà. Bà nhớ uống thuốc đều đặn, mỗi tối trước khi đi ngủ. Ba tháng nữa xin bà trở lại gặp tôi.

Hồng Loan bước ra khỏi bệnh viện, trong lòng không vui. Vị bác sĩ đã chẳng giúp gì được nàng ngoài kê đơn thuốc cho nàng. Nàng hy vọng loại thuốc mới sẽ giúp nàng ngủ yên bình để sáng ra đi làm nàng không thấy mệt trong người, không thấy bần thần khi ngồi vào chiếc bàn làm việc. Ngoài sân bệnh viên đã lác đác những chiếc lá khô mà những cơn gió thổi thốc vun sang hai vệ đường. Nàng bỗng thấy chạnh lòng. Mới mùa Hạ đây mà nay đã bước sang Thu. Ngước mắt lên trời, nhìn những tàn cây mới chuyển màu, nàng lấy lòng mình nao nao một nỗi buồn bâng quơ. Một cơn gió lạnh làm cho nàng rùng mình. Theo phản xạ nàng lấy tay kẹp hai mép chiếc áo len mỏng trước ngực. Chỉ vài tuần nữa Thu sẽ đến hẳn, những lá cây chết sẽ theo cơn gió bay lơ lửng trước khi đổ xuống để rồi khô héo sột soạt dưới bước chân người đi… Hồng Loan mỉm cười trước hình ảnh thơ mộng của mùa Thu vừa thoáng qua tâm trí nàng. Bỗng dưng nàng muốn đi thăm Công Viên của Tình Yêu để nhớ lại những kỷ niệm…

Nàng đi đón Bé Hạnh đưa nó đến gửi nhà bà ngoại rồi lái xe đến nơi ấy. Công viên Tình Yêu năm bên bờ con sông lớn chảy qua thành phố. Muốn đến đây, Hồng Loan đã phải lái xe hơn nửa tiếng đồng hồ. Đã bao nhiêu lần trong những năm vừa qua nàng tới đây, nơi hẹn hò của nàng với tình nhân, nàng không đếm xuể. Những ngày thứ bẩy, những ngày nàng nói với Huân nàng đi làm phụ trội, nàng đã đến nơi này để được gặp người yêu, người đã mang hạnh phúc đến cho nàng. Chính Quang là liều thuốc đã chữa căn bệnh trầm cảm của nàng, chính anh đã mang đến cho nàng ý nghĩa của cuộc sống, anh đã ban cho nàng những  giây phút tuyệt vời, bù đắp lại những nhàm chán của những ngày trong tuần. Hồng Loan đã sống cho những ngày thứ bẩy đó, nàng chờ mong mỗi ngày thứ bẩy như con chờ quà của mẹ đi chợ về. Sau ngày thứ bẩy là một chuổi những ngày nàng thẫn thờ mong thời gian trôi qua mau, nhưng nàng đã dấu kín tất cả, sự náo nức khi thứ bẩy đến cũng như sự u buồn trong những ngày còn lại, nàng dấu kín trong lòng, không để bất cứ ai biết. Những sáng thứ bẩy, nàng cũng uể oải thức dậy, cũng uẻ oải bước lên xe ra đi. Huân không sao biết được rằng nàng đã nói dối, nàng không đi làm, nàng đã có những hẹn hò với tình nhân. Nhiều lúc nàng tự hỏi nếu Huân biết thì sao? Cái gì sẽ xẫy ra? Có thể chàng sẽ lờ đi, chàng sẽ chẳng nói điều gì, có thể….

Loan bước ra khỏi xe, mở cửa sau với tay lấy chiếc áo choàng, mặc vào. Khí trời lành lạnh, những làn gió nhẹ làm cho nàng bừng tỉnh, nàng bước nhanh qua cổng, đi vào phía bên trong công viên. Đã tám tháng qua nàng không còn tới nơi đây mỗi ngày thứ bẩy nữa, lý do đơn giản là vì những cuộc hẹn hò với Quang đã chấm dứt. Lòng nàng bồi hồi xúc động khi vừa vào nơi đây, những hình ảnh đẹp của một thời hiện ra trong tâm trí nàng. Mới ngày nào, Quang còn đứng chờ nàng nơi đây mỗi lần hẹn hò để rồi khi hai đứa vừa thấy nhau là vui mừng chạy tới ôm nhau thật chặt, thật lâu. Rồi Quang đặt trên má nàng một nụ hôn nồng cháy và âu yếm nói khẽ vào tai nàng, “ anh thương em quá à!”. Hai đứa nắm tay nhau và anh dìu em đi vào thế giới của yêu thương. Mà trên cõi đời này đối với Hồng Loan không gì quí hơn tình thương, cái mà nàng khát khao từ mười mấy năm trời. Sống với Huân, tim nàng đã lạnh nguội, nàng đã không còn biết tình yêu là gì. Nàng không thể hiểu vì sao mà khi xưa nàng lại chấp thuận lấy Huân làm chồng nữa. Những ngày xa xưa đó đã trôi vào dĩ vãng, nàng cũng chẳng còn muốn tìm hiểu, nàng chỉ biết rằng giờ đây Huân đã thờ ơ với nàng, đã không tỏ vẻ gì là yêu nàng nữa, đã nhạt nhẽo với nàng…. Và để bù đắp sự thiếu thốn tình cảm, để đáp lại sự thèm muốn của con tim, nàng đã sẵn sàng đi tìm một người để yêu và nhờ trời nàng đã gặp Quang. Hai đứa đã yêu nhau ngay từ phút ban đầu, khi vừa mới quen nhau…

Hồng Loan bước chậm theo con đường sỏi có hàng cây cao hai bên chạy ngoằn ngoèo theo những bãi cỏ thênh thang và những vườn hoa. Thu đã về, lá đã rơi rụng, hoa đã tàn, những cây hồng cũng đã bắt đầu trụi lá, chẳng bao lâu nữa người làm vườn sẽ cắt hết những cành chỉ còn để trơ lại thân cây và dăm ba cành lớn. Mới mùa Thu năm trước, Quang đã dìu nàng đi, dưới bầu trời u ám, và để cho nàng vui, anh đã khe khẽ hát cho nàng nghe bài ca của Nat King Cole:
It was fascination, I know
And it might have ended right then, at the start
Just a p***ing glance, Just a brief romance
And I might have gone on my way, empty hearted
It was fascination, I know
Seeing you alone with the moonlight above
Then I touch your hand and next moment I kiss you
Fascination turned to love
It was fascination, I know
Seeing you alone with the moonlight above
Fascination turned - to - love

Thế mà giờ đây anh đã ra đi để cho nàng trong lòng một vực thẳm hụt hẫng, một bầu trời thương nhớ, một ngàn kỷ niệm, và bao nhiêu sót thương mênh mông, mênh mông. Bây giờ đây, nơi nào trong cái công viên này cũng có hình bóng anh hiện ra, nụ cười mỉm của anh, ánh mắt trìu mến, lời nói ngọt nào văng vẳng bên tai nàng…Anh, người nàng thương yêu ngút ngàn, cái trán cao, mái tóc dài, đôi mắt đen láy với ánh nhìn xa xăm, làm sao nàng quên cho được. Mất anh, nàng mất tất cả, mất nguồn sống, mất niền hy vọng, mất tương lai, mất cả ý chí. Anh đã là cái cột để nàng dựa vào, là sức mạnh đưa đẩy nàng đi tới, là bục thềm nâng nàng lên cao…

Hồng Loan nhớ tới những ngày Mùa Xuân vừa qua, Công Viên tràn ngập những bông hoa muôn màu, đủ loại, nàng và người tình đi tản bộ nơi khu vườn hồng, xung quanh là những pho tượng khỏa thân bằng cẩm thạch tuyệt đẹp. Quang thích chụp hình nàng vui cười bên những bông hoa tươi thắm, anh nói nịnh, “anh thấy em còn xinh đẹp hơn cả những bông hoa kia!” Anh vòng tay anh ôm lưng nàng, hai đứa đi dạo ngắm cảnh, lâu lâu anh lại cúi xuống hôn lên má nàng. Mùa Xuân là mùa của yêu đương, hai đứa sung sướng được ở bên nhau, Hồng Loan thấy tràn ngập hạnh phúc bên người nàng thương yêu. Nàng quên hết những ưu tư, nàng chỉ sống cho những ngày vui hiếm hoi đó.

Mủa Hè, hai đứa ngồi trên băng dài dưới anh nắng chói chan, nàng nhắm mắt ngả đầu lên vai anh, nghe anh kể lại những chuyện xưa trong cuộc đời anh. Có khi hai đứa nằm dài trên cỏ, anh nằm ngửa mặt lên trời, còn nàng nằm xấp, chống ai tay, tinh nghịch lấy cây cỏ dại vờn lên má anh. Nàng hỏi anh đã có bao nhiêu người yêu  trước nàng và bắt anh nói về những người tình đó cho nàng nghe. Không phải vì nàng ghen, vì ai lại đi ghen với quá khứ, nhưng vì nàng tò mò muốn biết đẹp trai như anh thì có bao nhiêu em gái bu quanh… Nàng nhớ tới những lần hai đứa đi dọc ở bờ sông, đến khi mỏi chân, hai đứa ngồi nơi những bậc thang đá đi xuống dòng nước, anh nhặt những cục gach dẹt lấy sức liệng xa để hòn gạch chạy nhanh trên mặt nước. Nàng ngac nhiên reo lên, “Sao anh hay quá ta!” rồi lấy hai tay ôm đầu anh hôn lấy hôn để, để anh phải dọa, “Coi chừng, người ta đang nhìn kià!” làm cho em hốt hoảng nhìn sang phải sang trái rồi chu chéo, “Cái anh này! chỉ biết dọa em là giỏi thôi! Làm gì có ai nhìn chúng mình đâu?” Thế là anh phá lên cười, “I got you!” làm cho nàng phụng phịu, “Không thèm chơi với anh nữa đâu!” Rồi những lần anh đưa nàng xuống tiệm ăn bên bờ sông, hai đứa ăn bữa trưa, anh uống rượu say mèm, nàng ngăn mà không được.
- Anh lại say rồi đó anh thấy không?
- Anh đâu có say vì rượu? Anh say vì tình! Vì anh yêu em anh vui, anh uống rượu.
- Nhưng anh uống nhiều quá!
- Em thương anh nhiều nhưng anh không được uống cho say! Lát nữa anh còn phải lái xe về!

Quang vẫn lái 200 miles mỗi thứ bẩy để được đến gặp người yêu. Đã thế mỗi khi ngồi lên chìếc Corvette là anh nhấn ga cho chiếc xe vọt tới như một chiếc máy bay phản lực nhỏ. Nàng biết người yêu mình có hai cái thú: uống rượu và phóng xe,  và nàng đã có linh tính rằng một ngày nào đó chuyện không may sẽ xẩy đến, nàng sẽ mất người yêu. Nhưng nàng có nói gì thì nói, Quang không nghe. Anh đùa:
- Giờ có em, anh sẽ sống đến 90 tuổi…
- Em không muốn mất anh…
- Em yêu, em sẽ không bao giờ mất anh hết…

Thế nhưng mùa Đông năm trước, tai họa đã xẩy ra, làm cho nàng mất đi người yêu vĩnh viễn. Nàng đã khóc hết bao nhiêu nước mắt. Quang, hạnh phúc của đời nàng, đã ra đi trong một ngày thứ bẩy tuyết đổ dữ dội, một ngày mùa đông sầu thảm mang tang tóc đến cho nàng. Dường như linh tính đã báo cho nàng biết trước, nàng đã gọi điện thoại bảo anh ở nhà đừng đi, nhưng anh đã không chịu. Anh đã nói:
- Ở nhà sao được hả em? Một tuần anh chỉ được thấy em có một lần…
- Nhưng tuần này có bão tuyết, lái xe đường trường nguy hiểm lắm.
- Em cứ yên tâm, anh sẽ chạy chậm, không sao đâu… Anh sẽ chờ em ở nơi hẹn như cũ.

Nàng đã đến nơi hẹn, tuyết phủ trắng xóa cả một vùng mênh mông, trời lạnh căm căm, nàng đã chờ người yêu mãi cho tời gần trưa mà không thấy bóng dáng anh đâu. Nàng biết chuyện gì đã xẩy ra và nước mắt nàng đã tuôn trào… “ Anh ơi! Anh đâu rồi? Giờ này anh ở nơi đâu, để em ngóng trông anh thế này?” Tâm trí nàng mờ đi, hình ảnh ghê rợn ẩn hiện trong óc nàng làm cho tim nàng quằn quại đau khổ. Thôi thế là hết, hết những ngày hạnh phúc, hết niềm vui, hết hy vọng, cả một bầu trời đen tối đã đổ xấp xuống đời nàng…

Thứ bẩy tuần này Hồng Loan quyết định sẽ đi thăm mộ người yêu. Nàng tự thì thầm như thể đang nói với Quang, “Anh không đến với em thì em sẽ đến với anh vậy. Anh yêu ơi, em sẽ không thể sống vắng bóng anh được! Rồi một ngày em sẽ theo anh, em sẽ theo anh, anh chờ em anh nhé…”

Hướng Dương txđ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2019 lúc 1:00pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Sep/2019 lúc 8:10am

Nhớ Mùa Thu Xưa.


Related%20image



Anh đã không còn biết đến mùa thu từ bao lâu nay nhưng đã không nhận thức ra điều đó cho đến hôm nay, khi anh trở lại Amityville. Bây giờ lại là tháng mười, lá những hàng cây hai bên đường đã đổi sang một màu vàng sậm làm cho cả một vùng trời đỏ hiện ra trước mắt anh. Dưới chân anh đi là những chiếc lá chết do cơn gió thổi làm rơi rớt xuống mặt đường. Trời đã trở lạnh, không lạnh lắm nhưng cũng đủ làm cho anh rùng mình mỗi khi có cơn gió thổi thốc vào mặt. Cảnh tượng xung quanh làm anh nhớ lại quá khứ xa xôi, một quá khứ đã trôi hẳn vào quên lãng để rồi bỗng nhiên nay trở lại trong tâm trí anh. Đã gần hai mươi năm trôi qua kể từ ngày anh rời bỏ nơi này để di chuyển đến sinh sống ở miền Tây. Miền Tây có nắng ấm mà không có cái lạnh rùng mình của miền Đông, không có cuộc sống cô đơn trong một tỉnh lẻ không có bóng dáng người đồng hương nào dù đi tìm cả ngày trên phố. Miền Tây có tiếng mẹ đẻ nghe rộn lòng, có thức ăn làm cho anh nhớ đến quê hương yêu dấu mà anh đã đứt ruột bỏ ra đi. Miền Tây có tiếng cười rộn rã của những môi hồng đồng chủng, có những ánh mắt tình tứ, có những lời nói ngọt ngào làm ấm lòng kẻ bất hạnh như anh. Vì thế mà anh đã về miền Tây, anh đã bỏ nơi đây mặc dù nó chất chứa bao nhiêu kỷ niệm bao nhiêu hình ảnh của cuộc đời mới anh vừa bước vào.


Image%20result%20for%20amityville%20new%20york

Amityville là mảnh đất hứa anh đến với lúc còn chơi vơi, còn bỡ ngỡ, khi ấy anh còn vừa đi tới vừa thăm dò như đứa bé con chập chững bước mà sợ bị vấp té. Tại đó anh đã trải qua những kinh nghiệm khó quên đồng thời với những hy vọng, những nỗ lực, những quyết tâm, những ý chí quyết liệt. Và anh đã sống còn, một mình đi trên con đường thênh thang của cuộc đời đang mở rộng trước mắt. Nơi đây anh đã trải qua những mùa thu buồn tê tái, những mùa thu làm cho tâm trạng cô đơn của anh thêm ray rứt, anh đã nhớ nhà, nhớ gia đình bè bạn bỏ lại, mùa thu làm lòng anh rạo rực, tim anh thổn thức. Vào cái tuổi gần bốn mươi ấy, với nửa cuộc đời đã trải qua, anh đã có lần thấy mệt mỏi chán chường nhưng vì tự hào mà cố đứng lên bước tới.

Chẳng hiểu sao anh đã quyết định trở lại nơi đây, chỉ biết rằng suốt nhiều đêm trước đó, trong cơn ngủ anh đã có những giấc mơ lạ lùng. Anh cứ thấy lại cảnh mùa thu lá chết, gió thổi tung những lớp lá khô trên đường, cảnh những công viên đìu hiu dưới bầu trời u ám thật buồn tẻ…Anh thấy hình bóng chính anh nắm tay người yêu đi trên những con đường đất chạy quanh khu nhà nơi anh ở. Nó làm anh nhớ lại những ngày anh còn ở Amityville, những ngày buồn nhất trong đời, những ngày anh muốn quên và đã quên, nhưng nay bỗng lại trở lại bất ngờ, ngoài ý muốn. Những giấc mơ đó cứ trở đi trở lại trong bao nhiêu đêm dài như muốn thôi thúc anh trở về với quá khứ. Khi tỉnh giậy anh cứ bồi hồi thắc mắc không hiểu tại sao đã bao lâu nay anh không còn nghĩ gì tới cái thời kỳ xa xưa đã trôi vào quên lãng đó mả nay nó cứ hiện trong đêm khuya để ám ảnh anh.


Image%20result%20for%20new%20york%20train%20autumn%20road%20pinterest



Thế rồi một đêm anh đã trải qua một giấc mơ hãi hùng. Anh đang ngồi trên một chuyến xe lửa LIRR đêm chạy trên tuyến đường quen thuộc. Anh không biết anh đi làm hay đi chơi về, anh chỉ biết anh đang ngồi trên một băng ghế đôi nằm suôi dọc theo con tàu, ngay gần lối có chiếc cửa tự động để khách lên xuống. Anh cũng không biết tại sao trong chiếc toa mênh mông vắng người có bao nhiêu ghế trống anh lại không ngồi trên một trong những chiếc ghế chạy theo hàng ngang. Có thể vì anh bất cần, vừa leo lên là ngồi ngay tại nơi đó cho xong, vì anh vẫn thế, bất cần. Anh đang ngủ gà ngủ gật thì một thanh niên da đen vỗ vai anh nói, “Mày có tiền lẻ không, đưa cho tao?” Anh hé mở mắt thấy cặp mắt lờ đờ như đang say thuốc của thằng khốn nạn. Vốn dĩ anh vẫn ghét cay ghét đắng bọn da đen. Đã nhiều lần anh bị chúng nó chặn lại trên đường dọa dẫm, đòi tiền, hay chọc phá trêu ghẹo. Có lần anh đã ước có võ để đánh cho chúng nó một trận giống như trong những phim kung fu, rồi tiếc rằng ngày còn là học sinh trung học anh đã bỏ lỡ cơ hội luyện tập Tae Kwon Do cho đến nơi đến chốn. Anh móc túi lấy tờ một đồng dúi vào tay nó cho xong chuyện. Chiếc xe lắc qua lắc lại, thành toa rung nhẹ như muốn ru anh trở lại vào giấc ngủ. Ánh đèn đỏ hắt xuống từ nóc toa, lờ mờ, vẩn đục làm cho anh nhớ đến những quán cà phê bên nhà. Giá có thêm tiếng nhạc, giọng hát của Lệ Thu thì hoàn cảnh sẽ tuyệt vời, anh nghĩ trong đầu. Anh nhắm đôi mắt cố tìm giấc ngủ. Bỗng chiếc xe lửa dừng lại ở một trạm nhỏ nào đó, anh đưa mắt nhìn ra ngoải những không thấy gì rõ vì lớp sương mù. Dăm ba người khách bước vào, lẳng lặng tìm chỗ ngồi, mỗi người một góc. Chiếc xe lại từ từ chuyển động và chỉ chừng một phút sau thì nó đã lại lao vùn vụt vể phía trước.

Vào đúng lúc đó thì sự kiện kinh hoàng xẩy ra. Anh thấy hiện ra trước mắt một người con gái Á đông bận quần jean và chiếc áo chùm đầu dày màu nâu xậm đen xì, phần nón rộng lớn phủ kín đầu che mất phần lớn mặt cô ta. Người con gái đứng cách anh chừng bốn năm thước, mắt nhìn anh chầm chập, cặp mắt đỏ rực, sáng tựa như hai viên than hồng, gây cho anh một cảm giác lành lạnh dọc sương sống, một cảm giác ghê rợn làm cho anh rùng mình, da nổi gai ốc, tim đập thình thịch. Anh có linh tính một chuyện gì không hay sắp xảy ra. Nhìn nguời con gái anh ngờ ngợ, thấy như có một dáng quen thuộc, nhưng anh không nhận định rõ. Anh cố moi trong tâm trí một hình ảnh xa xưa nhưng không được, phần vì mặt nàng bị che khuất bởi lớp áo, anh không thấy rõ, phần vì óc anh đang mệt mỏi nên không còn sáng suốt. Thời gian gần như bị ngưng đọng lại, mặc dù tiếng xe lăn bánh trên đường rầy vẫn đều đặn reo bên tai anh. Người con gái đứng bất động như một pho tượng, nhưng từ cặp mắt nàng phát ra những làn sóng thôi miên làm anh từ từ chìm vào một cơn mê.

Người con gái đứng đó bao lâu, anh không biết, anh chỉ biết vừa lúc anh thấy mắt nặng chĩu, thì có tiếng người la lớn: “Trông kià! Cô ta sắp nhẩy! Hãy giữ cô ta lại!” Đôi mắt lờ đờ của anh cố mở lớn, anh có hồi tỉnh. Và anh chưa kịp phản ứng thì cảnh tượng hãi hùng đã xẩy đến: người con gái đưa tay gạt phần áo che đầu nàng, đễ lộ một khuôn mặt xinh đẹp nhưng đáng khiếp, máu me bê bết, những vết thương làm xây sát làn da mặt, có chỗ ăn xâu vào lợp thịt. Tóc nàng dính từng mảng máu khô và đất cát trông thấy thương. Miệng anh vừa bập bẹ, “Mai!” anh thấy đôi mắt nàng sáng lên, nàng mỉm cười, nhấc khẽ cánh tay như muốn vẫy chào anh, miệng lẫm bẩm lời gì anh không nghe rõ. Thế rồi chỉ trong khoảnh khắc, anh thấy nàng xoay người, đưa tay bấm chiếc nút nhỏ làm cánh cửa tự động vụt mở toang. Gió ngoài thổi ào ào qua lỗ hổng. Nhà cửa, đường phố, cột điện, bảng hiệu, ánh đèn sáng chói trong đêm tối, tất cả vùn vụt bay về phía sau làm mắt anh hoa lên. Anh cố hết sức đứng dậy với tay bắt lấy người con gái, nhưng vô ích. Một sức mạnh vô hình kìm anh lại, giữ người anh dính chặt vào chiếc ghế. Anh cảm thấy bất lực và mệt mỏi vô chừng. Người con gái phóng mình qua lỗ hổng đi vào khoảng không gian đen tối. Thật là khiếp đảm. Anh chỉ kịp thét lên một tiếng rồi tỉnh dạy.

Anh bồi hồi một chập rồi mới tỉnh lại hẳn, để ý thức được rằng anh đã vừa trải qua một cơn ác mộng. Rồi sau đó, anh bắt đầu suy nghĩ mung lung, đầu óc anh trở về với những ngày xa xưa, anh đã trở về với ký ức, với những gì sống tiềm ẩn trong tiềm thức anh suốt hai thập niên qua. Rổi anh nẩy ra ý định trở về thăm Amityville.


Image%20result%20for%20Long%20Island%20autumn%20road%20pinterest

Hôm sau anh đã nhờ nhân viên hãng du lịch mua cho anh tấm vé máy bay đi New York. Và sau đó mấy ngày anh đã nhận được một phong bì lớn từ cô bán vé và cùng với tấm vé khứ hồi là cả một đống giấy quảng cáo du lịch giới thiệu Amityville. Anh ngạc nhiên vì anh không hề nói cho hãng du lịch biết anh sẽ đi Amityville, một ngôi làng vô danh nhỏ bé ở Long Island mà theo anh chắc cũng không có bao nhiêu du khách lui tới. Anh có linh tính là có một cái gì lạ lùng thôi thúc anh trở về thăm nơi đó, không phải một sự sức ép buộc mãnh liệt mà chỉ là một sự lôi cuốn khó hiểu, làm cho anh cảm giác thèm muốn, ao ước không lý do.  Amityville, anh đã sống nơi đó, anh đã biết trước những nơi anh sẽ trở lại thăm, anh đâu cần những tấm giấy quảng cáo mời mọc anh như mời một du khách? Anh không là du khách, nơi đó không xa lạ với anh, trái lại nó quá quen thuộc, nó nằm trong ký ức, nó là kỷ niệm sống lại dù bao năm tháng đã trôi qua.

Thế rồi anh đã đáp chuyến máy bay United đến phi trường quốc tế J. F. Kennedy. Trên tuyến đường dài hơn năm tiếng đồng hồ anh đã miên man nghĩ đến Mai, người em gái anh đã quen cho tới những tháng cuối cùng trước ngày anh rời miền Đông. Mai đến với anh trong một tình cờ thích thú. Anh đã gặp em khi từ Montauk trở về Babylon trên một chuyến xe lửa của LIRR. Anh đã làm quen với em sau khi ngồi ở hàng ghế bên, anh thấy em và bị thu hút bởi vẻ đẹp thùy mị dễ thương của người thiếu nữ quá tuổi dậy thì chưa được bao năm. Lúc đó để giết thì giờ em đang đọc cuốn “Le Rouge et le Noir” của Stendhal. Xe lửa không đông khách, nhiều ghế bỏ trống, anh đã đến ngồi gần gợi chuyện. Anh hỏi em bằng một câu tiếng Pháp:

  • Xin lỗi, có phải cô là người Việt?

Em nheo mắt hóm hình trả lời với giọng Parisienne thật lôi cuốn:

  • Cái gì làm ông nghĩ em là người Việt?
  • Không cái gì cả. Tôi có linh tính như vậy, có thế thôi.

Em nói với vẻ đùa cợt:

  • Linh tính? Chắc ông hay có linh tính khi ngồi gần người khác phái?
  • Tôi không hiểu cô muốn nói gì.
  • Ông đừng làm bộ ngây ngô! Thấy bộ mặt ông là biết liền à. Nhưng thôi không đùa nữa. Đúng vậy, em là người Việt.

Anh thở ra khoan khoái. Anh đã nghĩ em làm khó anh và đang tính trở lại chỗ ngồi cũ. Anh liền hỏi:

  • Chắc em nói được tiếng Việt chứ!

Em trả lời vẫn với cái điệu hóm hỉnh:

  • Anh nghĩ sao? Là con gái Việt thì có nói được tiếng Việt không? Lính tính anh nói gì với anh?
  • Anh chẳng có linh tính nào hết. Cho anh đoán mò nhé!

Em cười, nói nhanh:

  • Anh đoán đi!
  • Em nói tiếng Việt rất giỏi?
  • Tại sao anh nói vậy?
  • Tại vì em có dáng điệu Việt Nam thuần túy…
  • Ý anh muốn nói gì?
  • Mái tóc dài đen của em làm anh suy đoán như thế. Có đúng không?

Thế rồi trong suốt chuyến xe, anh đã ngồi đó bên em, hai đứa nói chuyện thân mật như đã quen nhau từ lâu. Em kể chuyện gia đình em ở Pháp, ba em xưa kia là sĩ quan hải quân, má em làm cô giáo, từ ngày di tản, cả nhà sang Pháp sinh sống. Em có một người em song sinh, hai chị em đã đậu tú tài. Em của em lên Paris học ở École de Commerce còn em, tên Mai, được học bổng sang học ở Stony Brook University ở Southhampton. Cuối tuần buồn buồn, em đi thăm cô em ở Garden City. Em nói chuyện với anh bằng tiếng Việt khá rành, một điều làm cho anh ngạc nhiên không ít. Lần đó, mải nói chuyện với em anh quên cả xuống khi con tầu ghé trạm Babylon. Sau khi xe lửa chạy qua cả hai ba trạm rồi em trợt nhận thức và nói với anh, giọng hốt hoảng:

  • Chết chưa! Qua ga Babylon rồi! Anh làm sao bây giờ?

Anh giật mình, ngơ ngác nhìn qua cửa sổ giây phút, rồi đành cười xòa nói:

  • Không sao, anh cũng đã định đưa em về nhà bà cô em. Em đồng ý chứ?
  • Được thôi, nếu anh không có công việc gì làm…
  • Có công việc anh cũng bỏ để đi chơi với em. Ở đây anh chẳng bao giờ gặp người Việt Nam. Thỉnh thoảng em cho anh gặp em cho đỡ nhớ nhà, được không?

Em vui vẻ đồng ý, có thể vì em dễ tính, có thể vì em cũng mang tâm trạng nhớ nhà như anh.


Image%20result%20for%20train%20autumn%20road%20pinterest


Thế là từ đó cứ cuối tuần anh hẹn đến đón em ở ga Babylon để cùng em đi Garden City thăm người cô. Những lần đi chơi với em mang lại cho anh một chút ấm lòng, anh thấy bớt cô đơn, anh thấy cuộc sống của anh từ đó có chút ý nghiã. Và với thời gian anh cảm thấy gắn bó với hình bóng em, mặc dù anh tự nhủ trong lòng anh chỉ coi em như một đứa em gái.



Related%20image



Rồi có những lần hai đứa đi chơi với nhau, anh đưa em đi Manhattan, hai đứa vào Central Park đi bộ mỏi cả chân. Vào mùa thu, cả một rừng cây lá đổi màu, một màu đỏ thênh thang chạy dài theo những con đường đất lác đác những lá cây khô, cảnh tượng thật thơ mộng nhưng nó gợi trong anh một nỗi buồn ray rứt. Anh nắm tay em đi rong chơi để rồi chiều xuống, em kêu lạnh đi sát vào bên anh. Hai đứa vội nhẩy lên xe buýt đi Chinatown, em đòi ăn tô mì cho ấm bụng. Ôi Central Park, cả một vùng trời kỷ niệm. Anh nhớ những lần đi carousel, em thích thú cười như một đứa bé con. Đứng trên cầu em nhìn xuống những đường chạy quanh khu công viên nơi những xe ngựa chở những cặp tình nhân ăn mặc đẹp đi du ngoạn, anh đoán chừng em cũng muốn có người yêu giàu sang để được đưa đi chơi như thế…. Để rồi anh nghĩ tới mình… Central Park là những chặn nghỉ chân trong những nhà chòi bằng cây hay những lần ngồi trên băng gỗ dọc đường, anh ngồi bên em chia với em những miếng bánh hay cây kẹo. Central Park là những giây phút thần tiên, cùng em anh tản bộ bên bờ chiếc hồ rộng mênh mông tưởng chừng không bao giờ đi hết một vòng, Central Park là những lúc nghe em hứng chí hát khe khẽ những bài tình ca Pháp anh không quen biết, để rồi anh tò mò hỏi, “bài gì đó em?” và em mở rộng đôi mắt tròn đen láy hỏi lại: “bài này nổi tiếng. Anh không biết sao?” Anh nhận thức lúc đó anh và em thuộc hai thế hệ, giữa hai đứa có một sự ngăn cách, một lằn ranh của cuộc đời, làm cho anh suy nghĩ đôi khi. Những lần đưa em về, hai đứa ghé Montauk để đi dạo bờ biển, gió thổi tung bay mái tóc em, em mỉm cười, trông em đẹp như mộng. Hai đứa leo lên ngọn hải đăng nhìn ra biển khơi mênh mông, nghe sóng vỗ ào ào dưới kia nơi những hốc đá sâu hoẳm. Nhìn em đùa với thiên nhiên, gió, nắng, và sóng biển, anh muốn chụp vài tấm hình để giữ cho mai sau nhưng lại thôi. Anh không muốn có những vết tích của mối liên hệ này vì anh cảm thấy vô vọng, nó chỉ là một cái chấm trong cuộc đời anh.

Nhưng những cái đẹp không tạo một dấu ấn nào trong tâm trí anh. Anh không coi trọng Central Park hay Montauk như Amityville. Đối với anh, Amityville là một ấn tượng cho tâm trí mặc dù nó chỉ là một khoảng khắc, một biến cố sau cùng. Vào cuối tháng mười năm ấy, anh đã quyết định đi khỏi nơi đây để tìm cho mình một sự an bình. Anh đã sống lây lất trong sự bất mãn với niềm hy vọng tan biến dần. Sự hiện diện của em chỉ mang đến thêm khổ tâm cho anh, chẳng còn lý do gì để anh kéo dài cuộc sống vô cảm, vô tình đó.  Anh ngày càng khổ sở vì những con đường cụt không lối thoát và trong đầu anh luẩn quẩn ý nghĩ phải đi, truớc khi quá muộn, trước khi anh mất tự chủ. Bỗng nhiên anh sợ ý tưởng anh sẽ yêu người em gái anh không định yêu.

Thế rồi anh quyết định thôi không đến với em vào những cuối tuần. Anh viện cớ này nọ không đến với em để rồi vẫn cứ ra trạm xe đứng nhìn từ xa, tìm kiếm một hình bóng trong những đoàn xe chạy qua. Cho đến hôm xe dừng lại, anh thấy bóng em xuống bến, để rồi vừa hốt hoảng vừa sung sướng anh chạy đến ôm em vào lòng. Lần đó là lần cuối anh ở bên em, ở bên em để nghe em trách móc tại sao anh thôi thương em, tại sao anh bỏ rơi em giữa đường. Lời giải thích của anh là em còn bé em chưa hiểu được, sau này em sẽ hiểu. Và cho đến hôm nay anh vẫn không biết em đã hiểu ra hay chưa? Em hiện ở đâu, thế nào, anh cũng không hay biết. Chỉ biết là sau ngày rời khỏi Amityville, cuộc đời anh ngày càng đi vào ngõ bí. Những cám dỗ của miền Tây không đền bù được hình bóng người em gái xa xưa. Anh vẫn không tìm thấy hạnh phúc.


Image%20result%20for%20Central%20Park%20autumn%20pinterest

Những ngày trở lại Amityville càng làm anh sống trong khắc khoải. Những kỷ niệm xưa kia đã chết. Central Park không có em kế bên không còn là Central Park mà anh yêu dấu. Trở lại Montauk, anh thấy những hình ảnh vô vị. Còn Amityville thì thật buồn thảm, đáng ghê sợ. Anh vào những quán rượu nơi đây để sống lại những ngày cô đơn xưa kia, để say, để quên đời.

Chuyệnh choạng anh lên chuyến xe lửa nửa đêm để đến phi trường New York. Sáng mai, 4 giờ anh sẽ bay trở về miền Tây. Thế rồi chẳng hiểu sao giữa quãng đường xe đang chạy, người ta thấy anh bỗng đứng lên loạng choạng bước tới gần cửa xe bấm chiếc nút tự động. Hai cánh cửa sắt bỗng mở toang. Gió ngoài thổi ào ào qua lỗ hổng. Nhà cửa, đường phố, cột điện, bảng hiệu, ánh đèn sáng chói trong đêm tối, tất cả vùn vụt bay về phía sau làm mắt anh hoa lên. Dường như anh thấy hình bóng người con gái đầu tóc bê bết máu cười đưa tay vẫy gọi. Anh cố dương mắt lên nhìn, miệng khẽ lẩm bẩm: “Mai, Chờ anh với!” Và người ta thấy anh lấy hết sức phóng tới, lao thân vào bóng tối vừa đúng lúc hai cánh cửa lại đóng xập lại. Người đàn bà da đen ngồi kế bên buột miệng, “Tội nghiệp! Ông ta quásay nên tưởng đó là cái nút mở cửa phòng vệ sinh!”

Hướng Dương txd

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Sep/2019 lúc 9:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2019 lúc 6:17am
THU VÀNG


Related%20image

   Suốt tuần qua trời mưa dầm rả rích, ẩm và lạnh. Cuối tuần Thoa cũng không có hứng đi ra ngoài. Nằm đắp chăn, nghiền ngẫm cuốn truyện ngắn của một người bạn vừa gửi tặng, mà bận quá Thoa chưa rờ tới.


Related%20image

   Sáng thứ hai, vừa bước xuống giường, Thoa tới bên cửa sổ vén màn ngó ra vườn. Ánh nắng rực rỡ reo vui trên mấy đóa hồng nở muộn. Mấy bụi cúc đủ màu lộng  lẫy trong ánh nắng mai. Những trái táo đỏ rụng nằm lăn lóc trên thảm cỏ xanh mượt. Trên cây đào dại, mấy con chim cũng thi nhau cất tiếng hót ríu rít, như để chào đón ông mặt trời trở về sau một tuần đi vắng! Tự dưng Thoa cảm thấy vui lây với cái vui của vạn vật.


Related%20image


   Nhưng một sự thay đổi kỳ thú đang chờ đợi Thoa trên đường tới sở làm. Chỉ qua một tuần thôi, mà các  con đường với những hàng cây xanh thẳng tắp  giờ đã rợp lá vàng, lá đỏ. Rất nhiều người có cùng một ý nghĩ với Thoa: Không nơi nào mùa thu đẹp bằng nơi này. Mọi nơi, mọi chốn, những công viên, những núi đồi, những cánh rừng đều được bao phủ bằng nhiều gam màu lộng lẫy huy hoàng. Vàng, cam, hồng, đỏ, tía, nâu, đồng, xanh... tất cả được trộn lẫn vào nhau tạo nên những bức tranh lập thể mà từ ba mươi năm nay Thoa ngắm hoài vẫn không thấy chán. Chẳng vậy mà rất nhiều du khách khắp nơi trên thế giới đã phải bỏ tiền ra để tới cái xứ có tiếng là tủ lạnh này để ngắm lá thu! Cây phong lại có mặt ở khắp nơi. Vì vậy khi nhớ tới câu " rừng phong thu đã nhuộm màu quan san". Thoa thấy lòng dấy lên một sự cảm hoài thật khó tả!

 


   Đi ngang cái công viên nho nhỏ cách sở làm chừng trăm thước, nhìn đám lá vàng đang đuổi bắt nhau trên thảm cỏ, tự dưng mấy câu thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư hiện về:
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô...

   Hình ảnh con nai vàng ngơ ngác khiến Thoa nhớ tới thuở nào mình hãy còn là một con nhỏ ngu ngơ, sống vui vẻ cùng gia đình trên vùng Tây Nguyên xa thẳm. Cái tỉnh lỵ Kontum nhỏ bé nhưng khí hậu tuyệt vời. Những cô con gái má đỏ môi hồng, tính tình thật thà dễ yêu. Chẳng vậy mà biết bao chàng sĩ quan của Quân Lực Lực Việt nam cộng hòa  đã từng bỏ quên con tim ở chốn này!

 

   Thoa bắt đầu cuộc sống mới của mình ở ngôi trường Trung- Tiểu học Tháng Têrêxa. Năm Đệ thất con bé vướng víu, bực bội trong chiếc áo dài trắng lụng thụng của nữ sinh trung học. Cả cái đám lóc nhóc Minh, Thơ, Hải, Ngân,  Thoa...cứ canh chuông ra chơi là đã chân trong chân ngoài chạy ù ra sân, vừa chạy vừa cột hai vạt áo lại với nhau cho khỏi vướng khi nhảy lò cò. Vì vậy mà áo quần lúc nào cũng nhăn nhúm thảm hại. Không kể những hôm chơi u mọi, hai bên trì kéo nhau vạt áo tét lên gần tới nách, đầu bù tóc rối, mặt mày nhễ nhại mồ hôi!..Bị mẹ rầy rà, cô nào cũng cố gắng đàng hoàng được ít hôm rồi đâu lại vào đó! Mấy bà mẹ đành phải chào thua.!
   Năm đệ thất được đánh dấu bằng sự trở về dòng chánh của cô Anna vào cuối năm. Học trò thương cô giọt ngắn giọt dài, khiến mắt cô cũng đỏ hoe. Cô Anna trắng bóc, mỗi lần mắc cỡ mặt cô đỏ như đánh phấn hồng và bị ...cà lăm. Vì vậy mà đám học trò hay chọc cho cô đỏ mặt!
   Năm đệ lục, lớp Thoa được Soeur Marie ưu ái tặng cho cái danh hiệu để đời là Hỏa Ngục. Bởi vì giờ nữ công gia chánh  của Soeur chỉ được các chị lớn tuổi hoan nghênh. Đối với tụi nhóc này là cả một cực hình. Vì vậy trong khi  hai  bàn tay bẩn thỉu đưa những đường kim mũi chỉ  một cách khó nhọc thì cái miệng cũng làm việc tận tình. Không xì xào nói chuyện, cũng lén nhai nhóp nhép một món gì đó: cóc, me, ổi dầm...  Nhỏ Thọ còn cả gan chun xuống gầm bàn ở cuối lớp, trước mặt chị Loan là người nổi tiếngkhéo tay. Chị thêu giùm và bù lại nhỏ kể cho chị nghe chuyện cổ tích, tất nhiên là do nhỏ tự...sáng tác! Tội nghiệp chị Loan hiền lành, dịu dàng và...dễ tin.
Có lần Soeur Marie, sau khi đã gõ thước xuống bàn vài lần vẫn không sao vãn hồi được sự im lặng, bèn thu xếp " hành trang" bỏ đi một nước,  ném lại một câu xanh dờn (nhưng mặt lại đỏ như Trương Phi):
- Tui chịu hết nổi cái lớp này rồi. Nơi đây dúng là Hỏa Ngục. Mặc kệ mấy người, tui không thèm dạy nữa! ".
   Báo hại bữa đó bà Nhất tới bắt nghe mô- ran mệt nghỉ và cả lớp phải xin lỗi Soeur Marie hết lời bà mới chịu trở lại để tiếp tục huấn luyện cho những bà nội trợ tương lai...
   Ngày đầu của năm đệ ngũ, cả lớp đang ồn ào vì giáo sư chưa tới bỗng im phăng phắt, có tên còn há hốc miệng...tất cả sững sờ nhìn bà soeur đang bước vô lớp. Phải nói đây một nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn. Soeur độ chừng hăm hai, hăm ba tuổi. Người cao dong dỏng, mảnh mai trong chiếc áo dòng đen. Tuy nước da bánh mật nhưng mịn như nhung. Đôi mắt to tròn long lanh dưới cặp lông mày gọn xinh như vẽ. Soeur có chiếc mũi cao, thon, đẹp chắc không thua gì mũi của Nữ Hoàng Cléopâtre thuở xa xưa. Và nụ cười thì ôi thôi mê hồn! Và tất cả những thứ đó được đặt trên một khuôn mặt trái xoan với đôi má hồng như thoa phấn. Sau khi kiểm chứng lại, biết là mình lộn lớp soeur cười ngượng nghịu đi ra trong sự thất vọng não nề của học sinh lớp đệ ngũ. Nhiều tiếng kêu theo ơi ới : Ma soeur...ma soeur, nỡ lòng nào bỏ tụi...con cho đành! Soeur Francoise mắc cỡ đi càng nhanh. Đúng là nhứt quỷ nhì ma...
Nhưng may thay,sau đó bà sơ xinh như mộng này trở lại trong giờ Sử - Địa và hội họa. Chưa năm nào Thoa học Sử Địa hăng như năm nay. Trả bài lúc nào cũng 20/ 20 ...Còn vẽ là môn ruột của Thoa mà!
   Soeur Francoise chẳng những đẹp mà còn hát hay nên được Soeur Hiệu Trưởng cho làm Trưởng Ban văn nghệ của trường. Năm đó Thoa quên mất không biết vì lý do nào, trưởng ban văn nghệ của ty thông tin lại vô trường Têrêsa tập văn nghệ chung. Ông ta tên Hoàng, trẻ tuổi đẹp trai. Nhưng thay vì phải theo dõi những diễn viên đang tập vở kịch Trầu Cau, cặp mắt cú vọ của ông ta cứ dán chặt vào khuôn mặt xinh đẹp của Soeur Francoise. Một hôm con Kim Ly bắt gặp " hắn" nói nho nhỏ gì đó với soeur, chịu không nổi nó chạy đi mét với Soeur Hiệu Trưởng. Vậy là chấm dứt màn hợp tác với ty thông tin!
   Hè năm đó soeur Francoise trở về dòng chính ở Đà Nẳng. Soeur ra đi mang theo vài lu nước mắt của lũ học trò trường Thánh Têrexa! Có điều bí mật mà cho tới giờ Thoa chưa hề bật mí với đứa bạn nào, là Thoa có một tấm ảnh của soeur chụp bán thân và một tấm thiệp Giáng Sinh rất đẹp của soeur tặng. Hôm đó Thoa đang cầm quyển sách đứng tựa cửa lớp để ôn bài, Soeur Francoise đi ngang cầm tấm thiệp nhét vào quyển sách của Thoa rồi đi thẳng, cứ như là không có chuyện gì xảy ra! Con bé há hốc miệng nhìn theo mà con tim thì đập thình thịch!
   Năm Đệ Tứ là năm thi Trung học Đệ Nhứt Cấp nên đứa nào cũng cắm đầu học không dám lơ là. Môn Toán- Lý- Hóa xưa nay là kẻ thù không đội trời chung với Thoa, vậy mà năm này cô nhỏ cũng phải " tụng" kịch liệt. Vô trường thi mà ngồi đó cắn bút nhìn trời hiu quạnh thì bước ra cửa chắn chắn là phải đạp vỏ chuối! Hơn nữa Soeur Madeleine phụ trách môn này là người rất nghiêm. Đừng có mà giỡn mặt !


   Năm này cũng tạm ngưng chương trình cuối tuần cả bọn dung dăng dung dẻ đạp xe qua Phương Hòa mua nhãn, mua mít. Lên Phương Nghĩa ăn mía Thanh diệu. Chiều chiều sắp hàng ngồi mút cà rem trước hàng ba nhà nhỏ Thơ, hoặc tối tối dẫn nhau đi ăn bò viên, chè.. ngoài hàng keo và dẫn nhau đi coi phim...Ấn Độ!
   Một bữa Chúa Nhựt, Thoa đang ngồi coi tiệm cho mẹ đi công chuyện, bỗng con Lài từ ngoài hớt hải đi vào. Mặt nó vốn xanh từ thở nào tới giờ lại càng trắng không thua tờ giấy:
- Thoa, mày hay tin gì chưa?
- Chưa.
- Con Minh chết rồi!
Thoa đứng bật dậy như bị lửa đốt, lập bập:
- Cái gì? Mày...mày nói đứa nào chết?
- Con Minh lớp mình. Nhà nó xuống Pleiku xem hội chợ. Trên đường trở về bị Việt Cộng bắn. Họ lầm xe nhà nó với xe ông Quận Trưởng. Tụi mình tới nhà nó đi.
   Lúc Lài và Thoa tới nhà của Minh ngoài bờ sông Dakbla thì đã thấy Thơ, Sương, Liên, Hải, Ngân ở đó rồi. Cả đám nhìn thi hài của đứa bạn thân  nằm trên bộ ván mà khóc như ri. Minh hiền lắm. Ai nói gì nó cũng chỉ cười cười. Vậy mà nó vắn số! Mẹ của Minh cứ ôm lấy mấy đứa bạn của con mà khóc, mà gào...Minh nằm đó, bất động, nét mặt bình thản như đang ngủ. Viên đạn quái ác xuyên qua cổ, trúng động mạch nên máu ra lai láng và nó không hề tỉnh lại lần nào.
   Cả lớp đi đưa Minh về nơi an nghỉ cuối cùng vào một ngày mưa tầm tả. Nước mắt hòa với nước mưa. Ông Trời chắc cũng buồn lây! Cái nghĩa trang công giáo nằm ngay trước cửa trường Kim Phước Lasan. Nhóm của Thoa có thói quen hai ba hôm sau giờ tan trường là ghé lại thăm mộ Minh ít phút. Cho nó đỡ cô đơn. Thoa không nhớ là lần thăm thứ mấy, nhưng hôm đó có một tờ giấy học trò nằm ngay ngắn trên ngôi mộ mới. Nhỏ Thơ cầm lên và đọc cho mọi người nghe. Thì ra đó là một bài thơ:
Chiều hôm nay nắng vàng vương nghĩa địa
Trút nguồn thương tôi dệt mấy vần thơ
Gởi đến em người chưa biết bao giờ  
Trong giấc mộng hình như vừa gặo gỡ...
(Bài thơ còn dài nhưng Thoa chỉ nhớ được ít câu)


Cả đám lúc đó còn rất ngây thơ vô tội, nên thấy đây là một cữ chỉ xúc phạm trầm trọng đến linh hồn của Minh, nên đã hội ý với nhau viết một bức thơ sỉ vả tác giả một cách thậm tệ! Sau đó không thấy hắn sáng tác gì thêm. Chắc phản ứng mãnh liệt của tụi Thoa đã dập tắt nguồn cảm hứng của hắn!
...Sau khi lều chõng xuống Ban Mê Thuột thi Trung Học Đệ Nhất cấp, bọn Thoa đã tứ tán mỗi đứa một phương: Sàigòn, Đà Lạt, Đà Nẵng, Qui Nhơn...Những chị lớn tuổi trong lớp thì lên xe bông, theo chồng bỏ cuộc chơi...
-Bà xã ơi, tới sở rồi. Còn mơ mộng gì mà ngồi yên đó?
Tiếng của Đạt, chồng Thoa, đã cắt ngang dòng tư tưởng đang đưa hồn nàng trở về cái thời ăn chưa no, lo chưa tới. Thoa cười:
- Lúc nãy ngang công viên thấy lá vàng, em nhớ lại cái thời còn đi học ở Kontum...
Đạt cười trêu vợ:
- Cái thời mà em còn mài đũng quần ở trường Têrêxa đó phải hôn? Để coi, anh nghe tới lần thứ một trăm lẻ mấy hồi he?...
Thoa nguýt chồng:
- Anh kỳ! Cứ chọc em hoài. Thấy người ta hiền...
Nhưng Đạt đã ra khỏi xe, băng qua đường để vô tiệm. Thoa lẩm bẩm:
- Tối nay về nhà biết tay tui...!

TIỂU THU
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Sep/2019 lúc 9:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Sep/2019 lúc 3:58pm
TÌNH PHỤ

a%20fine%20autumn%20day%20poster%20-%20decor%20gifts%20diy%20home%20&%20living%20cyo%20giftidea


Chuyện chú Ngọ gò o Mận cả xóm Bói đều biết, chỉ có mạ o là không hay. Mụ Bốn vui trong bụng khi thấy o Mận dạo ni làm siêng tối tối ra cắm ba cây nhang ở bàn thờ ông Thiên đầu cổng. Mụ nghĩ thầm “Hắn còn nhỏ mà đã có lòng thờ phượng thì cũng mờng. Rồi trời phật phù hộ độ trì cho hắn".

Bữa nọ dậy sớm, mụ Bốn xách chủi rèng ra quét cổng ngõ. Mụ hầm hầm chưởi vang “Mệ nội đứa mô vặt hết đám chè tàu của tau trụi lủi”.  O Mận tái mặt kéo tay mụ “Thôi mạ ơi! Tụi con nít hái chơi đồ hàng đó mà. Mạ chưởi chi cho mất lòng hàng xóm”..
Khi hàng chè tàu đã lên những chồi non xanh biếc; khi bốn bàn tay của chú Ngọ và o Mận ý tứ không dùng để bứt lá thì mụ Bốn bắt đầu nhận ra những tín hiệu lạ từ con gái. O Mận xanh lét, cái cổ ngẳng ra, lông mày dựng đứng. O dấm dúi lặt những trái chanh non nhỏ xíu sau vườn chấm muối nhai rau ráu. Mụ Bốn thả cái mẹt gạo xuống nền nhà, nắm tóc o Mận kéo vào buồng, vạch áo ra. Trên bộ ngực thanh tân, hai cái núm vú đã chuyển màu nâu sẫm.
Mụ Bốn ngồi bệt xuống đất, thở không ra hơi . “Mi…mi… cái đồ thúi tha, rượng đực. Thằng mô… Thằng mô… Trời ui là trời…”. Tóc o Mận rối bù đổ xuống vạt áo đứt nút.. O khóc “Con lạy mạ… con xin mạ… Để con nhủ eng đi đám nói”.
Nhưng cái đám nói mà o Mận hy vọng đã không diễn ra. Nhà Ôn Xạ chê mụ Bốn nghèo, con gái mà hư thân mất nết. Biết đó có phải là con thằng Ngọ không hay “Con ai đem bỏ chùa này?” Mụ Xạ ra chợ gia binh trên Cầu Lòn quệt hai ngón tay quanh cái miệng đầy cốt trầu “Tui không làm cao dưng mà nhà nớ khôn bì được. Tui không bưng trầu cau đi hỏi con gái hư. Thời tui lấy dôn, ôn Xạ phải nằm dưới đất một tuần. Có mô dư con cấy thời ni “Bạ mô là dà, ngã mô là chờng”.
Dù bị mạ nhốt trong buồng nhưng o Mận cũng tìm cách gặp được chú Ngọ một lần. O chảy nước mắt hỏi “Eng còn thương tui khôn?”. Chú Ngọ chắt lưỡi “Em cứ hỏi chi như con nít năm tuổi, thương chớ răng không thương!”. Chú Ngọ không biết rằng khi lo âu, người ta cứ muốn nghe mãi những câu khẳng định, những câu làm cho người nhận cảm thấy an tâm. Câu trả lời của chú trớt quớt như tránh né. Chú chán rồi chăng? Không biết.. Chỉ biết rằng tháng sau chú tình nguyện đi lính như bài hát đang oang oang trên đài phát thanh chi khu Mai Lĩnh “Đi quân dịch là thương nòi giống”.
O Mận biết tin chú Ngọ bỏ nhà đi qua ba dòng chữ chú nhờ thằng Tí Em dấm dúi. Xưa nay trong xóm Bói, chú Ngọ nức tiếng “miệng dẻo như kẹo kéo”. Trên đầu giường của gã con trai trình độ lớp đệ Lục Trường tư thục Thánh Tâm này là một đống tiểu thuyết của bà Tùng Long, Trọng Nguyên, Nghiêm Lệ Quân… Mấy dòng chữ chú viết cho o Mận y hệt thư của chàng công tử Triệu Vỹ viết cho cô gái Mỹ Lan trong tiểu thuyết Bên dòng sông Trẹm của nhà văn Dương Hà “Em đừng trách anh. Chúng mình có duyên mà không có nợ. Anh còn trách nhiệm đối với giang sơn tổ quốc. Mình hẹn nhau kiếp sau”. Ui trời, nếu ông tổng thống Thiệu nghe được, chắc tên chú Ngọ sẽ được lên nhật trình.
O Mận trợn trắng con mắt, đấm ba cái bịch bịch vào bụng, cười khanh khách, xé lá thư của chú Ngọ làm hàng chục mảnh nhỏ tung lên trời. O bỏ ăn, nằm bệt trong xó buồng tối, khi khóc tru tru, khi cười ngô nghê.
Bây chừ thì mụ Bốn lo lắng. Mạ nào mà chẳng thương con. Huống chi xưa nay o Mận nỏ phải là thứ gái lẳng lơ. Ôn Bốn chết sớm, mụ ở vậy nuôi đứa con gái độc nhất, nhà có nghèo nhưng đâu đến nỗi con cái hoang đàng. “Con ơi, con ăn một chút cho mạ nhờ. Thôi thì “con dại có cháu ngoại bồng”. Mạ không la con nữa mô”.
Mụ Bốn cúi mặt lầm lũi đi chợ bán hàng, mặc kệ thiên hạ chỉ chỏ bàn tán. Được bao nhiêu tiền, mụ mua cá giếc nấu rau răm cho o Mận ăn hạ hỏa. Mụ lùng cá bống thệ kho khô để o ăn cháo gạo hẻo rằn. Mụ còn dấm dúi rút trong số tiền để dành hậu thân hậu thổ ra ngoài chợ tỉnh, vô tiệm Đức Thọ Đường bổ cho con mười thang thuốc Bắc.
Không hiểu nhờ thầy thuốc mát tay hay vì lòng thương mạ mà dần dần bệnh tình o Mận thuyên giảm. O đã ra được đầu hè ngồi phơi nắng cho mụ Bốn rẽ tóc bắt chí, cái bụng thè lè như con ểnh ương. Mái tóc đẹp nhất xóm bây chừ xơ xác, lởm chởm như trải qua cơn bệnh thương hàn. Làn da xanh và mỏng, nắng soi qua được. Không ai còn thấy nụ cười o Mận.
*
Bà mụ Thơm loan báo o Mận đẻ được một thằng cu cái mặt “y chang thằng cha Ngọ”. Tràng hoa quấn cổ. Đập vào mông ba cái mới khóc oe oe. Thằng này chắc sau làm lớn lắm đây. Xóm Bói lại có một đề tài sốt dẻo cho mấy mụ đàn bà vô công rỗi nghề bàn tán. Quán nước chè của mụ Tươi bỗng dưng đắt hàng, chiều mô cũng có người ghé chuyện trò râm ran.
Mụ Xạ lảng vảng nghe ngóng, thăm dò. Đàn bà thường hay quên. Mụ Xạ cũng quên tuốt những lời chửi mắng o Mận của mình trước đây. Dù răng chú Ngọ cũng là con trai duy nhất trong bầy con sáu đứa, hũ mắm treo đầu giàn. Mụ về thì thầm với ôn Xạ “Hay mình qua nhìn cháu? Hắn đi trận mạc lỡ có chuyện chi thì còn có thằng đội mũ mấn”. Ôn Xạ gạt phắt “Kì ni thằng Ngọ về phép, cưới cho hắn con vợ thì có cháu ngay. Mắc chi mụ lo”. Mụ Xạ tần ngần nhưng sợ chồng nên cũng im re. Thi thoảng có việc ra cánh đồng Long Hưng, ngang nhà o Mận, mụ che nón nhưng mắt len lén dòm vào coi có gặp ai bồng thằng cháu không.
Thằng con o Mận, nhờ trời thương nhà nghèo, ăn ngủ ngoan như con cun cút. Căn nhà tranh trong khu vườn chuối im ắng, không hề nghe tiếng à ơi. O Mận ru con bằng những lời thầm thì trong cổ họng. Lắng nghe kỹ loáng thoáng mấy câu: 
Eng nói với tui như rìu chém xuống đá
Như rựa chém xuống đất
Như mật rót vào tai
Bây chừ eng đã nghe ai
        Bỏ tui giữa chốn non Đoài khổ chưa?!
Mệ Thơm hàng xóm qua chơi thì ít, dòm ngó thì nhiều. Mệ chép miệng “Thôi, cho cháu về dòm ôn bà nội đi. Có ghét chi thì cũng là cháu đích tôn”. Mụ Bốn dài môi “Đích tôn thừa trọng, đứt họng lòi da. Bước vô nhà ni, tui chém chết”.
Ôn Trưởng ấp vô nhắc, hối làm giấy khai sinh. O Mận chỉ hé răng nói một câu “Mạ Lê Thị Mận. Con là Lê Hận. Rứa thôi!”.
*
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò… thằng cu Hận lớn nhanh như thổi. Mới đó đã chập chững biết đi.. Rồi cũng phải nghĩ đến chuyện làm ăn. Nhà một mạ một con, mụ Bốn mỗi ngày một yếu.
Sau ba đêm bàn bạc, mụ Bốn nhờ chú Hoạt làm một cái quán tranh gần ngã ba Long Hưng, cất nhờ trên đất ôn Bá bà con xa, cạnh lò gạch Trương Kế. Quán bán mấy chai bia con cọp, vài chai xá xị, dăm ba thẩu kẹo bánh. Buổi sáng thì có thêm bó rau, trái cà trái mướp của mấy nhà trong xóm.
Rứa mà quán đông khách mới lạ.Trước hết là mấy mụ đàn bà. Ghé quán làm chi? Để coi thằng Hận có giống chú Ngọ khôn? Để coi mặt mày o Mận bữa ni ra răng? Mà chả lẽ đi không. Thôi thì mua bó rau, củ hành cho có chuyện mà trạo.
Thứ hai nữa là mấy chú lính "Địa Thiên Lôi"  ở trạm gác Long Hưng. Ngồi lâu cũng mệt, ghé quán làm ly bia giải khát, ngó cô bán quán cũng hay.
Thứ ba nữa, đúng như lời ôn cha nói: “Cơm chín tới, cải ngồng non. Gái một con, gà mái ghẹ”. Sau gần cả năm ở biệt trong nhà, o Mận đẹp ra. Da trắng, tóc xanh, ánh mắt xa xăm và không hề cười dù người khác kể chuyện tiếu lâm. Tất cả làm o thêm phần bí ẩn.
Chi khu Mai Lĩnh thành lập, hàng o Mận tự dưng có nhiều khách mà đông nhứt là lính. Không chỉ lính Địa phương quân mà còn là lính của Trung đoàn I, lính Tiểu đoàn 11 Pháo binh … Thời buổi chiến tranh, đời lính sống nay chết mai, sau những cuộc hành quân trở về hậu cứ, họ cần nhìn người nữ cho đời thêm tươi, để có chuyện mà kể khi ôm súng nơi tiền đồn. Không với được gái tiểu thư thì ra quán ngắm gái một con cũng đặng. Dù cô chủ không cười với một ai nhưng ánh mắt của cô cũng làm mát lòng chiến sỹ. Vậy là mụ Bốn nghỉ chợ búa, quanh quẩn trong nhà, mọi chuyện giao cho o Mận. Trước không giữ được, chừ còn cái chi mà giữ! Quán cứ đắt và o Mận cứ lạnh lùng…
*
“Chú Ngọ về!”. Thằng Tí em vừa chạy vừa la. Mụ Xạ bỏ dở con dao xắt chuối, lạch bạch chạy ra. Ôn Xạ đang ngồi kéo thuốc lào cũng lật đật gác điếu. Xóm Bói đổ vội ra dòm.
Chú Ngọ mặc bộ áo quần nhà binh còn mới, cái loon binh nhất trên vai, ba lô sau lưng. Gặp ai chú cũng cười, hàm răng nổi bật trên khuôn mặt đen như ảnh ông Chà Và ngoài ống kem Hynos. Nhà ôn Xạ chật ních người. Chú Ngọ ra đi có thư từ chi mô. Đông nhất là lũ con nít đứng chắp tay ngơ ngáo dòm, rồi mấy mụ đàn bà. Lại đàn bà xóm Bói! Họ chờ coi nhà ôn mụ Xạ nói chuyện chi.
Nhưng đúng là nhà ôn Xạ! Chú Ngọ thay áo quần xách gàu ra giếng; ôn Xạ tiếp tục cữ thuốc lào; mụ Xạ đi nhốt con gà tơ chuẩn bị nấu cháo. Không ai nói gì. Đám con nít thấy không có chi hấp dẫn bỏ về trước. Mấy mụ đàn bà cũng tẽn tò rút lui.
Đêm hôm đó, sau khi lai rai ba xị đế với cái giò gà, chú Ngọ nằm dài thoải mái trên bộ ván ngựa nghe Út Trà Ôn ca vọng cổ bài Tình anh bán chiếu. Dọn dẹp xong, mụ Xạ lại gần con trai hạ giọng:
- Hắn đẻ rồi mi!
Chú Ngọ hỏi: - Mạ nói ai?
Mụ Xạ chắt lưỡi: -Thì con nớ, con Mận đó.
Chú Ngọ bắt tréo chân: - Tưởng chuyện chi! Đẻ thì đẻ chớ. Lâu quá rồi mà…
Mụ Xạ thì thầm: - Con trai mi nờ!
Chú Ngọ tỉnh bơ: - Mạ muốn cháu à... Tui cho một đống. Tui có bồ rồi... Gái Sè Gòng đàng hoàng. Gái nhà quê ni kiếm mô chẳng được.
Phía bên tê giường, ôn Xạ tằng hắng: - Sáng mơi, hai mạ con qua bên nớ thảy cho nó mấy ngàn bạc đem thằng cu về.
Chú Ngọ quay mặt vô vách ngáy. Mụ Xạ loay hoay trong buồng với cái rương bằng gỗ lim.
*
Mụ Bốn đang cho thằng Hận ăn trên hè. Thằng bé bước lẩm chẩm trên nền đất nện, lâu lâu vấp ngã lại cố đứng dậy cười sằng sặc. Cái thằng được cả nết ăn lẫn nết ngủ, có vậy o Mận mới thay mụ gánh vác cả gia đình. Chiều ni o mua được mớ cá tươi, lúi húi kho dưới bếp, mùi thơm lan tỏa trong nhập nhoạng.
Có bóng người đi vô sân. Con chó vện nằm dưới gốc bưởi gầm gừ. Mụ Bốn lấy tay che trán dòm ra. Ai tới chơi cử ni?
Mụ Xạ đặt chiếc nón dưới mái hiên, chiếc nón như một phương cách cho mụ trốn lánh ánh mắt hàng xóm. Ấy thế mà chú Ngọ thản nhiên huýt sáo đi nghênh ngang đằng sau. Mụ Xạ cất tiếng: - Chào ả!
Bây chừ thì mụ Bốn đã nhận ra. A, nhà cái thằng đã làm cho mạ con mụ khốn khổ. Mụ mát mẻ: - Mụ tới nhởi hay có chuyện chi? Nhà ni nghèo mô xứng.
Mụ Xạ dòm thằng bé. Ui chao. Giỏ nhà ai quai nhà nấy. Cái mặt nớ đích thực là mặt thằng Ngọ thời nhỏ. Cũng con mắt to, cái mũi hơi gồ… Mụ mê man. Phải chi được hun nó một chặp. Mụ kéo tay chú Ngọ:
- Tui đưa cháu tới xin lỗi ả và con Mận…
Mụ Bốn xốc cháu lên: - Lỗi phải chi mà xin!
Chú Ngọ tự tin bước vào nhà ngồi xuống cái chõng tre. Chú biết o Mận yêu chú lắm lắm. Ở hàng chè tàu ngoài tê o đã từng cắt cho chú một lọn tóc thề nguyền. Không biết chú vất chỗ nào rồi.. Chẳng nhớ. Mục đích chú đến đây cũng chỉ vì thằng cu. Đem được nó về nhà là tốt cho ôn mệ già.  Còn chú .Trai giang hồ, thiếu chi. Cỡ như o Mận, gái nhà quê, nước gì!
Mụ Bốn tay run run thắp ngọn đèn dầu. Thiệt sự trong tâm mụ, nếu như nhà ôn mụ Xạ biết lỗi đưa hai mạ con về thì mụ cũng cam tâm. Lòng mụ khi nào cũng thương con. Mong hai mạ con nó yên lành thì mụ cũng yên tâm nhắm mắt.
Mụ Xạ thân mật: - Thôi đèn đuốc mà chi. Ả ngồi tui nói chuyện…
Chú Ngọ tay ngoắt ngoắt thằng bé, dứ dứ gói bánh trong túi. Mụ Bốn kéo cháu vào lòng: - Có chuyện chi mụ cứ nói.
Mụ Xạ tằng hắng: -  Hôm ni tui qua đây nói chuyện với mụ. Con cháu ai mà không thương. Dù răng đây cũng là hột máu của nhà tui. Mọi chuyện dĩ lỡ rồi. Thôi, xin mụ cho cha hắn nhận con, cấy dôn tui nhận cháu…
Mụ Bốn ngớ người ra. Nhận cháu thôi à! Mụ có lãng tai khôn? Té ra tui nuôi công cốc cho mấy người a? Té ra con tui đẻ cháu ra cho không mụ a?
Như để tăng sức mạnh cho câu nói của mình, mụ Xạ rút trong bọc ra gói ni lông cột chặt: - Tui cũng bù chì cho mụ chút ít, cho con Mận chút vốn đi lấy dôn…
Từ dưới nhà bếp, o Mận chạy vụt lên. Không ai nhận ra người con gái hiền lành của xóm Bói nữa. Mắt o long sòng sọc, mặt đỏ gay:
- Mấy người định cướp con tui đi à? Đồ khốn nạn!
O chỉ tay vào mặt chú Ngọ: - Thứ điếm đàng! Đồ sở khanh!
Chú Ngọ chụp lấy tay o Mận. O giật ra: - Đừng đụng vào người tui.
O Mận đùng đùng chạy xuống bếp. Người ta nghe tiếng dao liếc xoèn xoẹt vào đít chén. O định làm chi? Chém chú Ngọ hay răng? O lại chạy lên. Trời đất ! O kê ngón tay trỏ vào cạnh bàn, chém cái bụp. Lóng tay đứt rời ra, bay xuống đất. O Mận, giọng run rẩy, căm giận: - Cút đi! Lời nguyền của tui đó.
Mụ Xạ đứng bật dậy, chụp  mớ tiền trên mặt bàn vội vã bước ra. Chú Ngọ cũng theo bén gót. Gói bánh rơi xuống đất. Con chó vện chạy lại táp vội. Tiếng thằng cu con khóc thét…
*
Trong số người hay ghé quán o Mận có chú Phê, tài xế thiếu tá Thông, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Pháo Binh đóng ở trại Nguyễn Văn Thoại, đường lên La Vang. Chú Phê người cùng làng Diên Thạnh, huyện Diên Khánh tỉnh Khánh Hòa với thiếu tá. Lúc còn nhỏ, có lần thằng Phê đã cứu một thằng nhóc khác xém chết đuối dưới cầu Hà Dừa. Thằng nhóc đó chính là ông thiếu tá hiện tại.
Cuộc đời đưa đẩy, chú Phê gặp lại ông Thông lúc ông còn làm sỹ quan "đề lô" cho đại đội 4, tiểu đoàn 3 thuộc Sư đoàn 22. Cảm cái ơn cứu tử, đi đâu thiếu úy Thông cũng dắt dìu chú binh nhì này. Ông đổi từ Nam ra Trung, từ sỹ quan tác xạ qua Pháo đội trưởng, từ ban III lên Tiểu đoàn phó cho đến khi ra vùng địa đầu hỏa tuyến với chức Tiểu đoàn trưởng. Và chú Phê theo “ông  thầy” như bóng với hình... Chỉ có chú Phê mới biết ông thiếu tá thích ăn cơm cháy với tóp mỡ, thích uống cà phê không đường pha thật đậm. Áo quần của ông thiếu tá, ngoại trừ bộ đồ treillis phải ra tiệm hồ cứng thì tất cả đều do tay chú Phê giặt giũ. Có thể nói chú vừa là tài xế, vừa là quản gia, vừa là đầu bếp cho ông thầy.
Lo cho ông thiếu tá, chú Phê quên luôn cả bản thân.. Quay đi quay lại, chú đã hơn ba mươi đeo loon trung sỹ mà vẫn chưa có mảnh tình vắt vai. Ông thiếu tá có nhắc thì chú gãi tai cười hì hì nhe cái răng vàng bên khóe miệng. Ấy thế mà dạo này chú hay ghé quán o Mận mới kỳ.
Mọi chuyện cũng có nguyên do. Cô người yêu  của ông thiếu tá thích ăn ổi mà bữa đó đi ngang quán, chú Phê thấy có mớ ổi thật ngon. Muốn ông thầy“lấy điểm” với nàng, chú Phê thắng xe mua hết rổ. Trong khi chờ o Mận tìm cái bịch ni lông, chú Phê bồng thằng cu cho nó bấm còi chiếc Jeep “tin tin”. Thằng bé khoái chí cười tít mắt và khi chú Phê lái xe đi thì nó khóc òa. Đã từng nghe câu chuyện của cô chủ quán nên trái tim nhân ái của người đàn ông chơn chất này thấy tội. Và từ đó mỗi khi chở ông thiếu tá về hậu cứ tiểu đoàn thì chú Phê lại ghé quán cho thằng cu ngồi trên cái ghế bác tài bóp còi thoải mái. Chú không ba lơn ba cợt như mấy tay tới tán o Mận; chú cũng không ra dáng ta đây lái xe Jeep. Chú lấy thùng gỗ pháo binh đóng cho o Mận mấy cái ghế đẩu, làm cho thằng cu con ngựa phi nhong nhong, lại chịu khó xuống dưới pháo đội tác xạ xin tấm bạt che mưa tạt bên hông quán. O Mận pha cho ly nước chú cũng chỉ nhe răng cười thay lời cám ơn.
Một bữa nọ, khi lái xe chở ông thầy vô Huế họp ở Bộ tư lệnh tiền phương Sư Đoàn I, chú Phê ghé chợ Đông Ba mua chiếc nón bài thơ có cái quai màu tím, lại mua thêm một chiếc xe nhựa .Tất cả được gói ghém cẩn thận bỏ phía sau xe. Thiếu tá Thông trợn mắt: - Mày mua cho ai đây Phê?
Chú Phê gãi tai, đỏ mặt: - Người ta gởi… Thiếu tá.
- A, thằng này ngon hơn cả tao. Bộ có bồ rồi hả?
- Chưa thiếu tá, đang ở giai đoạn dò dẫm.
- Tác xạ nhanh cho tao. Tiểu đoàn vừa nhận thêm mấy khẩu pháo 155 ly. Đừng làm mất mặt dân Pháo binh nghe mậy.
Hai thầy trò cùng cười sảng khoái.
*
Mưa dầm thấm lâu. Từ những chăm nom lo lắng chân tình của chú Phê với cái quán, với thằng Hận, o Mận không còn có thái độ lạnh lùng. O chưa cười với chú nhưng thái độ có khác so với người ta. O nhẹ nhàng cám ơn khi chú cho thằng Cu gói kẹo, chở cho mụ Bốn mấy bó củi chụm bếp. O dư biết chú Phê thương mình nhưng o như con chim sợ cành cây cong. Hơn nữa, chú Phê quê quán xa xôi quá, biết người ta thiệt hay giả.
Rồi có ai đoán được chữ ngờ. Buổi sáng trước khi dọn quán, o Mận nghe mụ Bốn than đau đầu, mặt đỏ ửng. O định nghỉ bán nhưng mụ Bốn sợ ở nhà thì mấy nải chuối chín hư nên xua tay quầy quậy “Đi đi. Có chi mô. Chút mạ hái nắm lá diếp cá giã đắp đầu hết liền”.
Buổi trưa o Mận nhờ người  giữ quán  rồi chạy về coi mạ ra răng và lấy chén cơm cho thằng cu thì thấy nhà im ắng. O vô buồng thấy mụ Bốn trùm chăn nằm trên chõng. O lay lay “mạ ơi, mạ ơi” thì thấy người  mụ lạnh ngắt. Hỡi ôi, mụ chết tự lúc nào! Cái đó người nhà quê gọi là trúng gió.
Đám tang mụ Bốn là cơ hội để chú Phê cho o Mận thấy tấm chân tình của mình. O Mận chân yếu tay mềm, thờ thẩn như người mất hồn, người ta kêu chi làm nấy. Chú Phê nhờ mấy tay trong đội mai táng tiểu đoàn tẩm liệm, thiếu tá Thông thương thằng đệ tử cho mượn thêm hai chiếc xe Dodge, lại xin cho miếng đất trên nghĩa trang quân đội La Vang gần cái chùa có thầy Tuyên úy kinh kệ. Dòm đi dòm lại trong xóm Bói, đám tang của mụ Bốn coi bộ đàng hoàng nhất.
Một năm sau, cảm cái nghĩa của chú Phê, ngày giỗ của mụ Bốn là ngày o Mận nhận làm vợ chú. O dẹp quán, đóng cửa nhà, lên trại gia binh tiểu đoàn ở. Một năm nữa, thằng cu có em. Chú Phê nói với o Mận làm lại giấy khai sinh cho thằng cu. Anh là Hân, em là Hạnh, bỏ cái dấu nặng đi. Đừng để cái khai sinh cũ lớn lên nó tủi. O Mận cảm động gật đầu.
Năm 1971, sau trận Hạ Lào, thiếu tá Thông lên trung tá và có sự vụ lệnh đổi về Nha Trang làm Tiếu đoàn trưởng Tiểu đoàn 63 Pháo binh. Thôi thì cũng là một cơ hội để biết quê chồng và cũng giã từ cái xóm Bói làng Thạch Hãn với những đau buồn trong quá khứ, gia đình chú Phê sắp xếp đi theo ông thầy.
Leo lên chiếc máy bay trực thăng, từ trung tá Thông cho đến hai vợ chồng chú Phê đều ngậm ngùi. Chỉ có hai thằng cu toét miệng ra cười.
Tháng 4 năm 1975, từ đèo Phượng Hoàng, Trung tá Thông di tản về và kẹt cứng ở Nha Trang. Ông trốn lánh và không ra trình diện chính quyền mới. Chính chú Phê đã tìm mọi cách để đưa ông thầy về Sài gòn. Chú móc nối với người bà con và một đêm tối trời, chú đã đưa trung tá và gia đình lên Chụt xuống ghe. Nửa chừng nghe qua radio chính quyền Sài gòn buông súng họ đi thẳng ra khơi và lên tàu Midway của Mỹ.
*
Tháng Tư chú Ngọ cũng trở về làng. Nhờ thành phần hạ sĩ quan, chú chỉ phải học tập “đường lối chính sách Cách mạng” trong năm ngày. Nhưng làm gì để ăn đây? Xóm làng tiêu điều xơ xác. Người đi kinh tế mới, người di dân tự do vô Nam. Ôn mụ Xạ đã già, ruộng đất thành của hợp tác xã. Chú Ngọ vác cuốc đi hai ngày rồi về nằm thở dốc. Xưa nay chú là loại ăn bơ làm biếng, đi lính cũng chỉ làm “lính cậu”. Bây chừ làm răng?
Mụ Xạ xưa nay vốn là người nhìn xa trông rộng. Một hôm, mụ nhấm nháy chú Ngọ: “Mạ thấy mi lấy con Lịch coi bộ được đó con”.
- Con Lịch mô mạ?
- Con mụ Thù có ôn chồng mới đi tập kết về đó mi.
Chú Ngọ trợn mắt: - Ui! Cái con “Mắt chỉ thiên, mắt ngưỡng địa” đó hả? Cái con mười sáu tuổi còn đái mế thúi hoắc đó hả?
- Mệ nội mi. Hắn thúi mà lí lịch hắn thơm. Mi làm chi được với cái danh “Ngụy”…
Rồi mụ nói như dỗ dành: - Có điện đóm mô mà sợ. Tắt đèn nhà ngói như nhà tranh con à. Thời ni có cơm ăn là tốt rồi.
Chú Ngọ càu nhàu: -Tui mô mà hạ giá rứa trời!
Nhưng quả thật. Lúc đói mới biết giá trị của miếng ăn. Nhà mụ Xạ từ ăn độn chuyển sang ăn sắn lát, rồi bo bo. Đến khi bo bo cũng không có để mà ăn thì chú Ngọ đành lấy cô Lịch thôi. Lấy cô Lịch chú sẽ có cái chức “Đội trưởng”, sẽ có gạo “tiêu chuẩn” và sẽ chấm mút được chút công điểm của bà con.
Đám cưới của chú tổ chức trong gian nhà kho của hợp tác xã, có kẹo Hải Hà, có thuốc lá Điện Biên giấy bạc. Mọi người hoan hỉ vì thiếu chất ngọt từ lâu, mỗi người đến dự được phát ba cái kẹo mà ít ai dám ăn, toàn bọc túi để dành. Đi bên cạnh bà vợ xà nẹo cười toe toét, chú Ngọ bỗng dưng nhớ đến nụ cười chúm chím và mái tóc ngát mùi hương nhu của o Mận một thời trong quá khứ…
Quả là o Lịch mắn đẻ hay là mạ già ruộng ngấu. Chỉ trong sáu năm, lần lượt bốn đứa con ra đời. Ngặt một nỗi toàn con cấy . Chú Ngọ là con trai một, mụ Xạ đêm ngủ không ngon giấc. Mụ trút nỗi dằn vặt lên o Lịch. Thoạt đầu là những câu bóng gió xa gần. Rồi sau là những câu chạm mặt “Thứ đồ không biết đẻ”. O Lịch cũng không vừa. Ta là gái dòng giống Cách mạng mà. Ngụy như bên nớ lấy được mừng húm. “Mạ cũng đẻ một bầy vịt trời, nói chi tui”.
Ôn Xạ đã chết, mụ Xạ ngày một già, nói chi lại. Mụ thắp hương cầu khấn trên bàn thờ, ngoài cổng ngõ mặc kệ con dâu chê “dị đoan, không theo đời sống mới”. Thỉnh thoảng trong những giấc ngủ nửa đêm về sáng, khuôn mặt thằng cu con o Mận chập chờn hiện ra. Chao ui cái thằng. Giống cha như đúc… Biết chừ ở mô.
Mấy đứa cháu nội gái hùa theo mạ ăn nói chỏng lỏn, đanh đá. Đôi khi mụ Xạ nhớ lại những câu nói mình rủa xả o Mận. Phải quả báo không trời?! Nước mắt mụ ứa ra.
Hợp tác xã làm ăn thua lỗ, giải thể. Ông bố vợ Cách mạng đã về hưu không giúp chi được, chú Ngọ đành đi xe đạp thồ. Sáng sáng chú chở gánh hàng của mấy o buôn chuyến lên ga Quảng Trị kiếm đồng bạc. Thời buổi của khôn người khó, thêm mẹ già và mấy cái "tàu há mồm", gia cảnh chú càng lúc càng bí bách. Đôi khi chú soi mặt mình vào gương. Chao ơi! Còn đâu thằng Ngọ một thời vang bóng.
Thời gian qua… Mụ Xạ chết vào một buổi chiều mùa đông lạnh lẽo. Gió hun hút trên mái tranh. Mụ  nhìn chú Ngọ như muốn nói điều chi mà không còn sức. Đôi  môi mụ mấp máy. Chú Ngọ cúi sát người nhưng nghe không rõ. Đôi tay mụ bắt chuồn chuồn rồi duỗi ra. Người đàn bà uy quyền một thời của xóm Bói…
Rồi sức khỏe chú Ngọ cũng không bì  lại với tụi thanh niên trai tráng. O Lịch mở một cái quán nước cho mấy đứa nhỏ tập buôn bán. Chú Ngọ ngồi nhà lúi húi  trồng rau sau vườn. Chú kiếm cây chè tàu về trồng hàng rào. Đất Quảng Trị trồng cái chi cũng khó, chỉ có cây chè tàu không ăn được thì mỗi ngày mỗi xanh um…
Hai mươi năm sau ngày qua Mỹ, trung tá Thông mắc bệnh ung thư. Những ngày cuối đời, nguyện vọng của ông là được thiêu xác và đem về rải trên dòng sông Hà Dừa quê hương. Chú Phê lại là người được ủy thác nhiệm vụ này.
Hai đứa nhỏ giờ đã trưởng thành. Thằng Hân có công ăn việc làm ổn định, thằng em đang đại học. Chú Phê bàn với o Mận kết hợp cho chúng nó về thăm Việt Nam, thắp nén nhang cho hai bên nội ngoại. Thôi thì “Đất có tổ, người có tông”, o Mận bằng lòng.
Xóm Bói bây giờ thay đổi quá nhiều. Hai vợ chồng ngơ ngẩn như Từ Thức về trần. Những người xưa đã khuất bóng và phiêu dạt nơi đâu. Ngã ba Long Hưng không còn. Con đường lên La Vang giờ nhìn nhỏ như sợi chỉ. Nhìn quanh toàn những người xa lạ. O chú cải táng cho mụ Bốn rồi đưa tro cốt vào gửi trong chùa.
Trong khi chờ chồng đi tìm tài xế, o Mận dắt hai con vào một cái quán bên đường. Cái quán nghèo nhưng có hàng chè tàu cắt phẳng phiu thật trông thật đẹp. Thằng em chăm chú nhìn và hỏi thằng anh: - What’s name?
Thằng anh lắc đầu: - I don’t know. Let ask Mom.
O Mận nói với con: - Cây chè tàu.
Hai đứa cười và nhái lại: - Che tau…che tau…
Không ai biết nép sau cánh cửa tre xập xệ , một người đàn ông đứng lặng. Đó chính là chú Ngọ. Dù thời gian đã quá xa xôi nhưng chú vẫn nhận ra người đàn bà sang trọng kia chính là o Mận, người con gái ngày xưa chú phụ rẫy. Bàn tay trái có một ngón cụt lóng đặt hờ hững trên chiếc xách. Và thằng bé trai với những đường nét thân quen… Trong đầu chú hiện ra hình ảnh người con gái đứng bên hàng rào chè tàu, tay lúng túng bứt những chiếc lá, mắt cười lóng lánh… Rồi một buổi chiều… cây dao… lóng tay…
Xe đã đến. Ba người lên xe. Nụ cười khanh khách của hai đứa con trai vang vọng. Làn bụi mỏng bay theo chiều gió… Tiếng ru con của người hàng xóm cất lên: … À ơi …Vàng mười chê đắt không mua…Đi mua vàng bảy …À ời… thiệt thua trăm đường…à ơi…
Chú Ngọ ôm mặt. Hai dòng nước mắt chảy qua kẽ tay.
· Hương Thủy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2019 lúc 12:30pm

Mùa Thu Mưa Bay

Image%20result%20for%20beautiful%20autumn%20rain%20%20pinterest


   Từ ngày anh tôi đậu đại học, khoác danh hiệu sinh viên, tôi trổ mã thành thiếu nữ 16 tuổi, căn nhà vốn êm ả trầm lặng của gia đình tôi bỗng tấp nập khách khứa. Tất cả “khách” đều là bạn chung lớp với anh hai. Những anh mới bước vào ngưỡng cửa đại học, mang bao ước mơ hoài bão to tát, đang tập tành làm…người lớn. Các anh thích đến nhà tôi chơi vì đến nhà tôi cũng giống như đi  “dã ngoại”, nhà tôi cách thành phố Sài Gòn 20km, không có vườn tược ao hồ cây trái gì cả, nhưng ai cũng thích đến. Cả lớp kháo nhau  “ thằng Thái có nhỏ em đẹp lắm!”.

Tôi chỉ là cô bé lọ lem con nhà nghèo,  còn nguyên nét quê mùa ngơ ngáo. Gia đình tôi sống trong một xóm đạo toàn người Bắc di cư, nên tôi nói rặt giọng  “ Bắc kỳ dốn”  kéo dài thượt.

 Có lần, má đi buôn về, mua cho một quả mít, dặn tôi xẻ ra mang biếu bà cụ trước nhà một miếng. Quả mít thì quá nhỏ, anh em tôi lâu lắm mới được má  “hào phóng” mua cho một chút trái cây.  Tiếc rẻ, tôi đem biếu bà một miếng nhỏ sát cuống. Lúc sau, bà cầm cái vỏ mít sang tìm tôi  “mắng vốn”:

- Sao mày cho  “chị”  miếng mít …nguyên …thơ là …thơ  ế. ( miếng mít toàn xơ là xơ thế)

Từ đó, chúng tôi hay dùng câu : “nguyên thơ là …thơ để nói đến món gì quá …hẻo”. Giọng Bắc của tôi cũng vậy, lúc nào cũng có chữ “ế”  kéo dài đằng sau, nghe đúng  “giai điệu”  Bắc…kỳ.

Tuy  “mang tiếng”  là  “đẹp lắm” nhưng quần áo tôi cũ mèm, xốc xếch, tóc cột bằng sợi thun nhỏng nhảnh  đuôi gà, thay  cho chiếc kẹp nhiều màu lóng lánh mà tôi hằng mơ ước. Trên người tôi không có món  “trang sức”  nào quí giá, tai đeo đôi bông bằng hột…nhựa, chờ mãi một đôi bông vàng 18k bà nội hứa cho từ hồi còn nhỏ xíu chưa xỏ lỗ tai,  đến giờ chưa thấy. Tính tôi cũng còn con nít ham chơi, rảnh một chút là chạy biến ra sân nhà thờ nhẩy dây,  đánh chuyền, chẳng quan tâm đến  “thời sự”   sôi động  trong nhà.

Trong số bạn anh Thái đến chơi, có ba anh rất thân với anh tôi là anh Quế Anh, Trường Giang và Thiên Phú. Bốn anh được bạn trong lớp phong cho danh hiệu … tứ đại công tử.  “Đại công tử” là ba anh kia thôi, chứ anh Thái tôi con nhà nghèo làm sao là  “công tử” được, nhưng anh tôi lại cao ráo, đẹp trai, trắng trẻo nên có vẻ cũng xứng với danh hiệu.

Các anh siêng năng tặng quà cho em gái …út, dù chẳng có dịp gì, còn nếu là sinh nhật thì các món quà càng đặc biệt “nặng ký” hơn. Anh tôi hay hỏi đùa em út:

- Sao sinh nhật út mà toàn là bạn anh tặng quà vậy? ( bạn út nhỏ xíu làm sao có quà)

Cuối cùng chỉ còn anh Quế Anh giữ lại  “truyền thống  tốt đẹp” này. Sau mới biết, thì ra hai anh kia đứng lại  “nhường đường”  cho Quế Anh….

Một hôm, ngồi chơi chán, Quế Anh rủ anh Thái đi uống cafê, thằng em kế ở đâu chạy về, mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại, nó cuống quýt lắp bắp:

- Anh Que…Ành chò èm đì vơi.

Quế Anh ngạc nhiên sửng sốt hỏi anh Thái:

- Nó nói cái gì vậy? Sao nó bảo tao …què???

Chúng tôi lăn ra cười sặc sụa, thằng em mắc cở chạy mất, anh Thái cố nín cười giải thích:

- Nó nói mày cho nó đi với, nó nói Quế Anh chứ không phải …què.

Quế Anh vẫn thắc mắc:

- Sao nhà mày kỳ vậy? Mày người Nam, em gái mày người Bắc, em trai mày người…Trung.

Má tôi người Bắc, ba người Nam. Sau ngày  “giải phóng” ba đi “học tập”, má quá khó khăn chật vật nuôi anh em tôi, nên gởi anh hai về bên nội ở nhờ một thời gian, vì thế anh nói tiếng Nam. Còn lại, tôi và em gái ở với má và bà ngoaị trong xóm rặt người Bắc nên nói tiếng Bắc là đương nhiên, nhưng không hiểu sao thằng em kế tôi lại  “đột phá”  thanh âm, biến thành giọng …Trung. Nhà tôi qui tụ cả ba miền đất nước.

Ba được  “nhà nuớc khoan hồng”  cho về  “đoàn tụ”  với gia đình từ năm tôi 12 tuổi, nhưng vì ba má không hợp nhau, nên ba về sống với bên nội. Bà ngoại mất đã lâu. Má con tôi dọn ra Thủ Đức ở cho gần trường anh hai đi học, vì má rất lo lắng hồi hộp mỗi ngày anh đạp xe mười mấy cây số đi về, trên con đường tỉnh lộ xe ben chở đất đá chạy bạt mạng, cán người như ngóe.

Dù còn rất nghèo, không biết bằng cách nào má xoay sở mua được căn nhà xuống cấp trong cư xá Kiến Thiết và sang lại một quán cafê nhỏ trong sân nhà người ta cho tôi bán, anh hai và thằng em sáng tối ra dọn hàng phụ. Ngày ấy, có trào lưu cafê sân vuờn và nghe nhạc nước ngoài, người ta không còn thích ngồi uống cafê trong nhà với bốn bức tường  bí bức, quạt quay vù vù, nghe nhạc  “sến” rên rỉ.

Quán  tôi gọi là  “sân vuờn”  cho …sang, chứ thật ra chỉ là mảnh sân nhỏ, để vài chậu dừa kiểng, vài chậu thiết mộc lan rải rác. “ Dàn âm thanh”  là cái mini cat sét, giấu trong quầy, phát ra loa nghe rồ rồ rẹt rẹt, vì thế tôi không cho ai đứng gần quầy, sợ họ phát giác ra  “dàn máy hiện đại”  của tôi thì xấu hổ chết người.

Người ta bỏ tiền ra đi uống cafê sân vuờn là để hưởng không khí trong lành, gió mát thiên nhiên, thưởng thức âm nhạc với dàn hifi tuyệt hảo, nhạc của những boyband, girlband nổi tiếng thế giới. Quán tôi chỉ có vài ba cuốn băng, (vì anh em tôi không ai rành nhạc nước ngoài), cộng với âm thanh máy phát ra… rẹt rẹt, khách đổi tên quán Thiên Lý của tôi thành quán BGs, vì chỉ có băng BGs là hay nhất và tôi mở cả ngày đến nhão nhoẹt.

Khi mùa mưa tới, những tấm bạt che ở trên mái tạm lủng lỗ, dột, nước mưa rơi lõm bõm xuống ly cafê, mưa gió hắt tứ tung, khách phải …mặc áo mưa ngồi uống .Tôi  “thủ” mấy cái áo để trong quầy, khách nào quên mang, tôi phát cho một cái, mặc vào … ngồi  “nước lụt”  trên ghế, uống cafê,  nghe nhạc rột rẹt cùng với tiếng giọt mưa lộp độp trên tấm bạt, lạnh run. Khách vẫn vui vẻ, dù đôi khi có phàn nàn ca cẩm chút đỉnh.

Có một người khách đặc biệt, anh ngồi lặng lẽ ở một góc khuất, uống ly cafê đen đặc quánh, mỗi ngày…

Anh đẹp trai như diễn viên điện ảnh, khuôn mặt hiền lành trầm lặng, nụ cười sẵn sàng nở trên môi khi nói chuyện, nhưng anh rất it nói, không phàn nàn khi nghe nhạc dở, không mặc áo mưa khi trời mưa, khiến lòng tôi phải áy náy. Tôi động tâm thỉnh thoảng kín đáo nhìn trộm anh, thì bắt gặp đôi mắt sâu cũng đang nhìn tôi, lần nào cũng vậy…

Tôi thấy lòng mình rộn lên một cảm giác là lạ, không biết gọi tên, nhưng vô tư không nghĩ đến nhiều. Vả lại, tôi còn đang “ bận rộn” sàng lọc, phân tích, đối phó với bao nhiêu lờì bóng gió xa xôi của nhiều người, vừa là bạn anh hai, vừa là khách quen trong quán.

Thì ra người  “khách đặc biệt”  kia cũng là bạn chung lớp với anh hai, từ lâu anh có nghe lời đồn  “ em thằng Thái đẹp lắm”, nhưng vì tính hiền lành nhút nhát, anh không muốn “bon chen”, cho đến một lần anh Thái rủ anh ra quán uống cafê. Từ đó anh trở thành “khách đặc biệt” , mỗi ngày đến quán “ngồi đồng”.

Anh tiến đến gần quầy, chỗ tôi ngồi, nói nhỏ:

- Anh muốn nói chuyện với Châu một chút.

Phản ứng tự nhiên như mọi khi, tôi  “xua đuổi”.

- Anh đừng đứng đây, má Châu la.

Anh nài nỉ.

- Vậy thì chỗ khác, Châu cho anh một cái hẹn đi, lúc nào Châu rảnh?

- Châu chỉ rảnh buổi trưa, khi vắng khách, có thể nhờ anh Thái coi quán giùm.

Anh vui mừng hấp tấp nói:

- Vậy thì trưa mai, lúc 1 giờ, anh chờ Châu ở….

Tôi ừ đại cho anh khỏi đứng lại nói thêm, sợ má ra bất chợt trông thấy lại bị rầy.

Trưa hôm sau, tôi …quên béng mất  “ cuộc hẹn tình đầu”, vô tư ngồi  “nhiều chuyện” với nhỏ bạn. Khoảng 3 giờ, anh Tánh hớt hơ hớt hải chạy đến báo tin:

- Châu, sao em hẹn với thằng Chương mà không đến? Nó đứng chờ em say nắng …xỉu rồi, mới tỉnh lại, nó muốn gặp em.

Tôi áy náy quá, vội vàng theo anh Tánh đến gặp anh. Mặt mày anh xanh mét như vừa trải qua một cơn bịnh nặng. Anh hẹn tôi ở một quán cafê khác, nhưng đứng ngoài đường chờ vì sợ trong quán toàn thanh niên, tôi sẽ ngại. Nắng giữa trưa tháng hạ thiêu đốt cơ thể, nhưng anh kiên nhẫn đứng chờ cho đến khi đổ gục. Sau chuyện này, chúng tôi thân nhau hơn.

 

Sắp đến 2/9 là ngày lễ   “độc lập” của nước  “cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN”, anh muốn rủ tôi đi chơi nên đến nhà xin phép má. Nhà tôi không có sofa cho khách ngồi, chỉ có mấy chiếc ghế đẩu, anh không dám ngồi ngang hàng với má nên xếp bằng ngồi dưới đất. Má tôi cao giọng nói mát mẻ, kiểu chua chát cuả người Bắc.

- Nhà tôi nghèo, con tôi còn phải buôn bán phụ với gia đình, đâu có sung sướng nhàn rỗi như các anh các chị nhà giàu, đi chơi lễ chơi lạt, thôi anh để cho nó yên, đừng rủ rê nó chơi bời  nữa ( người bắc nói “chơi bời” là đi chơi).

Má nói nhiều lắm, toàn giọng mỉa mai chua chát. Anh ngồi im bất động, thỉnh thoảng dạ nhỏ. Má thôi nói đã lâu, anh mới dám đứng dậy, nhưng lại ngã khụy xuống, vì ngồi xếp bằng quá lâu nên đôi chân bị tê cứng.

Tôi bất nhẫn cho anh và thầm trách má quá khắt khe với tôi. Là con nhà nghèo, từ nhỏ đến giờ tôi chẳng được đi đâu chơi. Nơi xa nhất và vui thú nhất là nhà nội, không phải vì bên nội thương yêu quí hóa chúng tôi mà vì nhà nội là nơi duy nhất để đến và có nhiều bánh trái mà ở nhà không có, nhưng bây giờ chúng tôi không thích về nội nữa, vì nhận biết được sự ghẻ lạnh nơi đó.

Tôi đã làm lụng miệt mài, phụ giúp má kiếm tiền từ khi còn rất nhỏ, chưa bao giờ được thụ hưởng niềm vui từ bên ngoài. Chưa bao giờ được rong ruổi nơi những khung trời lạ, ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, hồn nhiên vui đùa một ngày, không cần lo lắng chuyện bán buôn đắt ế…

Má thật bất công!!!  Cái đầu nông nổi khờ dại của tôi đã nghĩ như thế và đưa đến quyết định: Má khó quá, thôi về ở với ba. Nghĩ là làm, tôi giấu vài bộ quần áo, trốn má đón xe về thẳng nhà nội ở Bà Rịa, tôi sẽ về ở với ba: Ba dễ hơn má.

Đó là sự an bài của thượng đế, khi để xảy ra xung đột giữa hai má con tôi, nhờ vậy chúng tôi mới được gặp ba lần cuối, vì từ khi dọn ra chỗ ở mới, bên nội không biết địa chỉ nhà tôi.  Khi về đến, mới hay ba đã nhập viện và vừa ở phòng mổ ra. Ba có vẻ tỉnh táo, thấy tôi, ba mừng rỡ rưng rưng nước mắt, nắm chặt lấy tay tôi dặn dò, nghe như lời trăn trối!

- Cả đời ba có lỗi với má con, các con hãy hiếu thảo với má, bù đắp thay cho ba.

Tôi cuống quýt nhắn tin về. Khi má đến nơi thì ba đang hấp hối, không nói được gì nữa, chỉ khẽ nhúc nhích mấy ngón tay. Ba biết có má hiện diện bên cạnh, nhưng thân xác đã đóng băng, khô lạnh, từ từ chìm sâu vào giấc hôn mê cuối cùng. Hỡi ôi!!! Tay nghề cuả các  bác sĩ  “giải phóng”  quá tệ, vết mổ bị nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Ba tôi mất đúng vào ngày rằm tháng 8, tết trung thu.

Ngày đưa ba đến nơi an nghỉ, mưa sụt sùi buồn thảm. Tôi thuơng ba quặn lòng. Tuy ba không gần gũi, không hy sinh lao nhọc để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng tôi, không thắm thiết tình phụ tử, nhưng dòng máu đang chảy trong huyết quản chúng tôi là của ba, anh em tôi có mặt trên chốn nhân gian này cũng là nhờ ba. Xảy ra việc tôi giận má về đây mới kịp nghe được một lời trăn trối và má con tôi có thể làm tang lễ tiễn ba chặng cuối cùng, nếu không thì chắc ba cô đơn lạnh lẽo lắm. Dù ba đã có người vợ sau và đứa em cùng cha, nhưng họ đâu có thể khỏa lấp được khoảng trống của chúng tôi.

Trong lúc tôi đớn đau suy xụp, bước thấp bước cao trên đường ruộng dẫn ra huyệt mộ, khóc ngất từng cơn, Chương vẫn ở sát một bên, nắm chặt tay tôi chia xẻ, dìu đỡ mỗi khi tôi sắp ngã, lo âu cuống quýt  khi tôi ngất xỉu, tha thiết vỗ về an ủi cho tôi nguôi. Tình anh trao cho tôi sâu vời vợi, mênh mang êm ả như mặt hồ lộng bóng trăng thu. Anh trầm lặng ít nói, không biết dùng từ ngữ để biểu đạt tâm tư, nếu không xảy ra biến cố trọng đại này, làm sao tôi hiểu được tình anh.

Khi biết chúng tôi yêu nhau, Quế Anh buồn thiu, tâm sự với anh Thái.

- Tao …thương Châu từ dạo mới chơi với mày mà không dám nói, bây giờ muộn màng rồi, hai thằng kia ( Giang và Phú) chửi  quá trời, tụi nó thấy tao nhát nên nhường đường cho tao, nếu không đâu tới phiên thằng Chương, rốt cuộc tao …hỏng bét.

Anh Thái an ủi:

- Tại duyên số thôi, mà cũng tại …mày, không dám nói với nó sao không nhờ tao nói giùm, thằng Chương lù đù mà vác cái lu chạy, tao cũng không dè.

Quế Anh ngập ngừng:

- Không phải tao … cầu cho họ … tan vỡ, nhưng ngày nào Châu chưa đám cưới, tao …vẫn chờ.

Bạn anh Thái ai cũng dễ mến. Người thì dí dỏm hài hước, người thì lanh lợi hoạt bát, riêng Quế Anh rất hiền, gần gũi thân thiết với chúng tôi nhất, tôi mến anh, coi anh như anh Thái, nên rất hồn nhiên vô tư. Nếu anh bày tỏ tình cảm, tôi không biết cảm giác của mình ra sao nữa.

Mấy mùa thu trôi qua. Nói cho lãng mạn, chứ ở miền nam chỉ có hai mùa mưa nắng, mùa thu là mùa mưa, không có lá vàng rơi, hay con nai vàng nào ngơ ngác đạp trên lá khô xào xạc cả, mùa chỉ có mưa sụt sùi lê thê… chèm bẹp. Chương trở nên thân thiết trong gia đình tôi. Má thấy Chương hiền lành lễ phép nên cũng chấp nhận. Thích thú nhất là thằng em người …Trung, mỗì lần anh đến nó rất mừng, vì được mượn chiếc mô-tô phân khối lớn chạy rong trong xóm, nó mê xe như người ta mê …thuốc lào.. Chương cũng muốn nó đi càng lâu càng …tốt, cả hai đều có lợi.

 Gần tết năm đó, Chương đưa tôi về giới thiệu với gia đình. Nhà Chương giàu vì ba Chương là dược sĩ, có nhiều tiệm thuốc tây. Má Chương dù ở trong nhà vẫn trang điểm cầu kỳ, đôi mắt xếch tô đậm, nhìn rất dữ. Ban đầu bà vồn vã tiếp đón tôi niềm nở. Sau khi hỏi về gia cảnh, tôi thật tình kể.  Biết tôi là con nhà nghèo,  chỉ mới học hết cấp ba, bà liền thay đổi hẳn thái độ, lạnh nhạt như muốn tiễn tôi về ngay.

Ra về với nỗi buồn tủi ngập lòng. Sao mẹ Chương lại coi trọng sự giàu nghèo đến thế. Có bao nhiêu chàng trai giàu có đang theo đuổi tôi, nhưng tôi yêu Chương vì mối chân tình tha thiết của anh, ở bên anh, tôi cảm nhận được sự êm ả bình yên. Tình yêu là cảm xúc bất chợt, nhưng dằng dặc nỗi chắt chiu mơ ước.

Tuy tôi chỉ học đến cấp ba, nhưng đó là sự cố gắng phi thường của má, sự nỗ lực không mệt mỏi của bản thân và có những điều tôi học được ở trường đời, không hề có trong giáo trình rường học, vậy không tốt sao? Tôi ngậm ngùi nói lời chia tay với Chương, anh buồn rũ như tàu lá héo, nắm chặt tay tôi rưng rưng.

- Em ráng chờ thêm một thời gian, để anh thuyết phục mẹ.

Tôi không biết anh thuyết phục mẹ bằng cách nào, riêng tôi, tôi không đủ tự tin để làm dâu một bà  “mẹ chồng”  kỳ thị giai cấp như thế.

 

Anh vẫn ngồi lặng lẽ ở góc quán. Giọt mưa rơi lộp bộp xuống bàn, vào ly cafê, tan loãng, tung toé như những hướng đời phân chia muôn ngả.

 Anh tiến về phía tôi, đưa một tờ giấy gấp tư, nói nhỏ.

- Anh về.

Tôi ái ngại.

- Còn mưa mà, anh có đem áo mưa không?

- Anh quên rồi, không sao đâu.

Nhìn bóng anh khuất sau làn mưa trắng, tôi nghe lòng dâng lên nỗi xót xa bùi ngùi, có làn khói nào vương vào khóe mắt, cay. Mở tờ giấy anh đưa ra coi, chỉ ngắn ngủi mấy câu …thơ: …Đếm bước trở về theo lối chân quen / Giọt mưa ngâu điệu buồn rơi lặng lẽ / Ánh đèn vàng bên đường soi bóng lẻ / Đêm ngủ rồi anh vẫn thức vì em / Em hỡi em, xin đừng nói gì thêm / Lời ly biệt cho tình đầu tan vỡ.

Tôi ngẩn ngơ mất vài giây: - Trời!...cái  “ông” này, bình thường  “nói không ra răng” mà trở thành thi sĩ từ bao giờ? “ổng” đi mô-tô mà làm như đi bộ vậy. Dù đi xe, hình như chiếc bóng anh lầm lũi... Tôi xúc động đến nao lòng, vì dù có …tưởng tượng trong thơ một chút, thì vẫn là lời phát ra từ trái tim anh.

 

 
Image%20result%20for%20Mùa%20Thu%20Mưa%20Bay

 

 Anh đến nhà, dựng vội chiếc xe rồi lao vào tôi như cơn lốc, vui mừng rối rít.

- Em, má chiụ rồi, chủ nhật này anh đưa em qua nhà cho má nói chuyện.

Chủ nhật, tôi hồi hộp đi theo anh, không hình dung được thái độ của mẹ anh ra sao. Bằng cách nào anh đã thuyết phục được mẹ??? Một người rất quan trọng chuyện môn đăng hộ đối và không thích tôi ra mặt. Sau khi đợi tôi khép nép ngồi xuống ghế, bà vô đề ngay:

- Tôi nói thế này, cháu suy nghĩ rồi về bàn với mẹ xong trả lời tôi. Cháu nói nhà cháu đơn chiếc, không có bà con thân thuộc, vậy thì kiếm vài người hàng xóm nào đó cho đủ chục người, bên này hai mẹ con tôi qua. Tôi sẽ đưa cháu mấy trăm ngàn để làm mâm cơm cho xong lễ hỏi, vậy nhé.

Chương tái mặt nhìn mẹ. Tôi lặng người chết điếng, sao bà có thể thốt ra được những lời khinh mạn quá đáng như vậy. Đây là một cách sỉ nhục cho tôi nản, không phải bà thật lòng muốn tổ chức một đám hỏi theo nghi thức bình thường. Sau mấy giây trấn tĩnh, tôi ngồi thẳng người, nhìn bà, dõng dạc nói:

- Thưa bác, con trả lời ngay, không để bác chờ lâu. Nói về đám hỏi, nhà con là đàng gái, cho dù một bàn hay mười bàn, cho dù nghèo, má con cũng xoay xở lo được, không phải dùng tiền của bác. Con thấy gia đình bác rất đông, chưa kể họ hàng gần xa, sao lại chỉ có bác và anh Chương qua nhà con, không giống đám hỏi….

Tôi chưa nói hết câu, bà cướp lời:

- Nhà tôi đông, nhưng mọi người bận buôn bán làm ăn, không đi được.

- Nếu việc làm ăn nhà bác quan trọng hơn nghi thức cưới hỏi, thì con cũng không cần đám cưới đám hỏi với anh Chương nữa. Con không phải gái hư, con chỉ nghèo, nhưng nghèo không là cái tội, con hãnh diện khi sống trong mái gia đình nghèo của con, bác không cần sỉ nhục gia đình con bằng cách đó.

Để mặc bà há hốc miệng tức giận, tôi quay sang Chương:

- Anh đưa em về.

Ra đến sân, tôi còn nghe tiếng bà tru tréo lồng lộn trong nhà:

- Mày thấy chưa Chương, chưa làm dâu mà nó đã trả treo như thế, mai mốt về đây làm sao tao chịu được.

Trên đường về, anh khẽ trách tôi:

- Sao em không nhịn má một chút, để từ từ anh tính.

Tôi chua chát:

- Anh tính được gì, má anh chịu cưới hỏi em đàng hoàng sao? Hay cũng dùng cách kẻ cả khinh mạn đó đối xử với gia đình em. Em có thể vì anh nhịn nhục, nhưng má em không đáng phải chịu nhục như vậy. Má em phải ngẩng cao đầu hãnh diện với mọi người, cho bõ công lao nhọc, cực khổ nuôi dạy tụi em. Mình không có duyên vợ chồng, em không thể làm dâu má anh đựợc đâu..

Anh im lặng, tôi chỉ nghe tiếng thở dài đắng lòng.

 

Đã bao năm trôi qua. Giòng đời đưa tôi trôi dạt đến phương này. Ở đây, mùa thu lá vàng rực rỡ rơi đầy trên thảm cỏ, xào xạc dưới chân. Tôi vẫn nhớ mùa thu chốn cũ, nơi có những cơn mưa dai dẳng sụt sùi. Giọt mưa rơi vào ly cafê đắng, tan loãng, phôi pha…

Về sau, vợ Chương cũng có tên Châu giống tôi, nhưng có thay thế được tôi trong lòng anh? Và hình bóng anh tôi còn cất giữ trong một góc trái tim, tình đầu đâu dễ phai phôi…

Quế Anh mới lấy vợ sau ngày tôi rời VN. Bạn bè thân thiết cũ của anh Thái tản mác mỗi người một phương, xa xôi. Những ngày tháng cũ vui vẻ hồn nhiên lùi sâu vào dĩ vãng, làm sao tìm lại được…

 

HT. THANH NGA




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Sep/2019 lúc 12:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2019 lúc 10:00am
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG

Ngủ dậy trễ, tôi uể oải không muốn đến trường. Thầy Hinh nói hôm nay Thầy kiểm tra về cách giải toán chuyển động mà Thầy đã giảng hôm trước. Tôi dốt toán nên rất sợ buổi học hôm nay.

Tôi quyết định bỏ học, vội xách cặp vở chạy băng ra đồng theo các bạn con nhà nghèo, đi tát cá.

Hôm nay mát. Bầu trời trong xanh. Hít gió đồng thật thú vị.

Chạy qua một cánh rừng tràm, thấp thoáng bên kia bìa rừng một đồn lính Pháp. Mấy ông hạ sĩ quan người Pháp đang tập cho những người lính trẻ Việt Nam đi “một hai”. Nghĩ sự lười biếng trốn học sẽ đưa mình vào đồn lính, tôi bỏ ý định đi tát cá, chạy vội lại trường.

Chạy qua trụ sở xã tôi thấy nhiều người dân đang chen nhau đọc một thông cáo dán trong một thùng có lưới sắt. Cái thùng dán thông cáo này là nơi mang đến cho dân trong xã mọi thông tin, thường là không vui. Tin Đức gây chiến bên trời Tây, tin phong trào Văn Thân ngoài miền Trung bị dẹp tan, tin về thuế gạo gia tăng… Tôi tự hỏi “Tin gì nữa đây?”

Ông Ân, một nông dân và cậu con 15 tuổi, đang đứng đọc thông cáo nói với tôi: “Đừng vội. Mày đến lớp chưa trễ đâu”. Tưởng ông Ân nói khích tôi, tôi không trả lời, vừa chạy đến lớp vừa thở hỗn hển.

Ngày thường lớp học bắt đầu ồn ào, đi ngoài cổng trường đã nghe tiếng ghế xê dịch và tiếng nói chuyện lao xao như một đàn ong vỡ tổ. Thầy Hinh thường nhịp nhịp cây thước lên bàn ra lệnh “Im! Im đi các con” . Tôi tính sẽ lợi dụng sự ồn ào đó để lén vào lớp khỏi bị Thầy mắng.

Nhưng hôm nay lớp học im lặng khác thường. Nhìn qua cửa sổ tôi thấy học trò đã ngay ngắn vào chỗ, thầy Hinh kẹp cái thước dưới nách đi qua đi lại nhìn học trò một cách trìu mến. Cứ nghĩ phải mở cửa bước vào lớp tôi run lên.

Nhưng, sau khi tôi mở cửa, Thầy Hinh nhìn tôi bằng đôi mắt hiền từ, bảo: “Về chỗ ngồi nhanh đi con. Xuýt nữa thầy bắt đầu buổi học thiếu con”.

Tim bớt đập, tôi ngồi quan sát lớp học. Thầy Hinh hôm nay mặc áo dài đen, quần trắng, mang giày da, bộ áo quần thầy chỉ mặc vào dịp thanh tra, phát phần thưởng hay đi dự đám tang. Cuối lớp nơi hàng ghế thường ngày bỏ trống tôi thấy ông Viên, xã trưởng, ông Công, người chạy công văn xã và vài viên chức xã ăn vận chỉnh tề im lặng ngồi, nét mặt ai cũng trầm tư. Tôi đang thắc mắc chưa biết chuyện gì thì thầy Hinh đã kéo ghế ngồi vào bàn thầy giáo, ôn tồn nói với chúng tôi:

“Các con! Hôm nay là buổi học cuối cùng bằng Việt ngữ. Chính phủ Pháp từ Ba Lê đã ra lệnh rằng: Ngày mai tất cả trường học ở Nam Kỳ bắt đầu dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Thầy sẽ đi. Thầy mới của các con ngày mai sẽ tới. Hôm nay thay vì kiểm tra toán chuyển động thầy giảng cho các con về Truyện Kiều của văn hào Nguyễn Du. Các con ráng nghe vì các con không còn dịp nghe giảng Truyện Kiều ở lớp nữa.

Tôi choáng váng.Thì ra hôm nay dân chen chúc xem thông cáo ở xã là vậy. Hôm nay là buổi học bằng Việt ngữ cuối cùng! Tôi bỗng hối tiếc đã bỏ những buổi học chạy theo tổ chim, đầm cá. Tôi hối tiếc thời gian đã mất. Tập văn ghi chép Kiều, ghi chép các giai đoạn lịch sử Việt Nam thường ngày tôi thấy nặng chĩu trên lưng hôm nay tôi cảm thấy quý hiếm như sắp rời xa một người thân. Và thầy Hinh, nghĩ đến Thầy sẽ bỏ chúng tôi ra đi tôi quên hết những hình phạt của Thầy, những chiếc thước nặng nề vào đít mỗi lúc tôi bỏ lớp.

Tội nghiệp thầy Hinh!

Chính vì hôm nay là buổi học cuối cùng Thầy đã ăn mặc như những ngày vui buồn trong thôn xóm và bây giờ tôi hiểu tại sao các viên chức xã có mặt. Họ không có cơ hội đến lớp học này nữa. Họ đến cũng để tiễn biệt và cám ơn thầy Hinh đã ròng rã 40 năm chăn dắt con cái trong làng xã. Họ đến để một lần cuối giả từ nhiệm vụ đối với triều đình.

Đang miên man với những ý nghĩ lộn xộn trong đầu tôi nghe thầy Hinh gọi tên tôi. Thầy bảo tôi đọc một đoạn Kiều. Giở tập văn tôi tự hỏi làm sao tôi có thể đọc trôi chảy mấy vần thơ lục bát kia. Tôi lắp bắp không thành tiếng, cố gắng đứng thẳng mặt cúi gầm, trái tim nặng chĩu.

Thầy Hinh từ tốn: “Thầy không mắng con đâu. Sự lúng túng của con đã là một hình phạt cho con. Ngày này qua ngày khác ai cũng tự nhủ: Còn chán thì giờ, ngày mai học muộn gì! Thế rồi con thấy đó, bây giờ muốn học cũng không được quyền học nữa. Còn gì nhục nhã cho bằng người Việt Nam mà không biết Truyện Kiều! Nhưng không phải chỉ một mình con có lỗi. Mọi người đều có phần trách nhiệm của mình. Nhiều gia đình bố mẹ không cho con đi học. Bắt con đi cuốc đất làm thuê đem chút tiền về là tốt. Thầy cũng lắm tội. Khi các con đến thăm Thầy, thay vì giảng bài cho các con Thầy bảo các con đi tưới cây hay nhỗ cỏ vườn hoa cho Thầy. Và mùa cá trê Thầy thường kiếm cớ cho các con nghỉ học để đi câu.”

Từ chuyện này qua chuyện khác thầy Hinh nói đến tiếng Việt và Truyện Kiều mà Thầy cho là một ngôn ngữ trong sáng nhất và là những vần thơ trác tuyệt nhất thế giới. Thầy nói chúng ta có bổn phận giữ gìn ngôn ngữ. Một dân tộc bị nô lệ mà vẫn bảo tồn được ngôn ngữ của mình thì vẫn còn cầm chiếc chìa khóa nhà tù trong tay.

Rồi Thầy đọc một đoạn Kiều, giảng giải văn phạm, phân tích ngôn từ và ý nghĩa của nó. Thầy Hinh để cả tâm hồn vào đoạn văn như cố đem tàn lực trong buổi học cuối cùng nhồi nhét kiến thức vào đầu óc chúng tôi. Tôi ráng nghe và bỗng thấy thương Thầy và hiểu những điều Thầy nói.

Giảng bài xong thầy Hinh bảo chúng tôi nắn nót chép bốn câu Kiều, và ghi chú ở dưới : “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn; tiếng Việt còn, nước Việt còn”. Ngoài sân mấy chiếc cờ tam tài nhỏ tô điểm cho buổi học cuối cùng bay phe phẩy theo gió. Trong lớp im phăng phắc tưởng như có thể nghe được tiếng bút sắt rào rào trên giấy. Trên ngọn cây bên kia sân mấy chú bồ câu đang ghé mỏ gù nhau. Một ý nghĩ khôi hài chợt đến, tôi tự hỏi không biết mấy con bồ câu có hỏi nhau “Từ nay chúng mình có phải gù bằng tiếng Pháp không?”

Thỉnh thoảng nhìn lên tôi thấy thầy Hinh ngồi nơi bàn thầy giáo, nét mặt ưu tư lướt nhìn lớp học, sân trường và nhìn chúng tôi đang cắm cúi viết như cố thu vào trí nhớ của Thầy khung cảnh hôm nay. Bốn mươi năm Thầy ở trên gác và dạy học tại lớp học này. Học trò đến rồi đi, thỉnh thoảng có đứa trở lại thăm trường, nhưng thầy vẫn ngồi trong khung cảnh quen thuộc này. Khác chăng bàn ghế qua năm tháng nước gỗ láng hơn, mòn hơn. Các cửa sổ được nới rộng để thêm ánh sáng, ống gíó được đặt để lấy thêm gió vào lớp học mùa hè, nhưng lớp học vẫn vậy. Ngoài kia là sân cỏ, trên gác là nhà ở của Thầy với người con gái trộng tuổi chưa chồng. Vợ thầy mất đã lâu. Lớp học im lặng, Thầy nghe được cả tiếng đóng vali của cô con gái đang chuẩn bị hành lý. Ngày mai Thầy đi sớm, nhường nhà cho Thầy mới.

Giảng Kiều xong, thầy Hinh bảo chúng tôi mở sách sử. Thầy giảng về các triều đại Trần, Lê, đánh Nguyên, diệt Minh, và ngừng khá lâu với người anh hùng áo vãi Quang Trung với trận đánh lẫy lừng nơi gò Đống Đa. Ở cuối lớp, ông xã trưởng và các chức sắc xã cũng mang kính đọc sử với chúng tôi. Thầy Hinh vận dụng sức mạnh tinh thần để đi đoạn cuối cuộc đời dạy học của Thầy. Giọng thầy run run vì xúc động làm tôi chỉ muốn khóc. Tôi biết rằng tôi sẽ không bao giờ quên được buổi học cuối cùng hôm nay.

Bỗng tiếng chuông chùa sư nữ trong làng ngân vang báo hiệu giờ thọ trai của các ni sư. Ngoài đường một đoàn lính Tây đi tập trở về đồn với tiếng kèn inh ỏi.

Thầy Hinh đứng dậy, sửa lại vạt áo

Thầy bắt đầu: “Các con … các con …” rồi giọng Thầy tắc trong cổ không phát thành lời. Để nén nước mắt Thầy cầm một viên phấn màu viết lên bảng đen hai chữ “Việt Nam”.

Thầy Hinh gục đầu vào tấm bảng đen, khoát tay ra hiệu bảo chúng tôi ra về.


Trần Bình Nam   

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.674 seconds.