Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Oct/2017 lúc 11:28am

Chính Là Tình Yêu

 

 

Chú Thinh là bà con xa với bố tôi. Xa đến nỗi bố giải thích hoài mà tôi vẫn không hình dung được một cách chính xác. Nói theo cách khôi hài là “họ hàng kiểu bắn súng cà nông hai năm cũng chưa tới”. Tuy vậy, trong thời gian mới vừa chân ướt chân ráo đến Mỹ với tâm trạng bơ vơ, lạc lõng nên gia đình tôi và chú Thinh rất thân thiết.

Năm tôi lên mười ba tuổi thì chú Thinh cưới cô Lam. Năm ấy, chú Thinh ba mươi tuổi và cô Lam hai mươi hai tuổi. Hình ảnh  cô Lam trong chiếc áo  cưới ôm sát lấy thân hình thon thả,  đầu đội chiếc khăn  voan  trắng tinh, khuôn mặt thật thanh tú, mỹ miều với nụ cười có hai lúm đồng tiền xinh xắn là một ấn tượng khó phai trong trí nhớ của tôi. Tôi đứng núp ở cầu thang, mắt không rời cái dáng thướt tha, uyển chuyển của cô Lam. Cô đẹp quá, đẹp hơn những lần tôi gặp ở nhà chú Thinh nhiều. Cô Lam nhìn tôi nheo mắt cười tinh nghịch rồi kéo tôi  lại gần, vòng tay qua cổ tôi, bảo:

- Chụp với cô Lam một tấm ảnh nhá.

Tấm ảnh đó được tôi dấu kín vào đáy tủ vì không muốn ai nhìn thấy cậu bé thật ngố trong bộ vest rộng thùng thình, trông chẳng giống ai.

Sau đám cưới khoảng một năm thì Chú Thinh dọn về  Philadelphia. Chín năm sau, khi tôi đang theo học năm cuối ở  trường đại học UTD thì  gia đình chú Thinh trở lại Dallas với hai đứa con nhỏ và ba người em của chú từ Việt Nam mới sang khoảng một năm.

Gặp lại cô Lam tôi thật ngỡ ngàng khi thấy cô khác xa với hình ảnh cô Lam xinh đẹp trong trí nhớ của tôi. Cô gầy đi nhiều, nét tươi tắn, ngây thơ của ngày nào không còn nữa mà thay vào đó là khuôn mặt hao gầy với ánh mắt loáng thoáng nét u buồn. Tôi vui mừng được gặp lại cô Lam, phần cô cũng không cầm được nước mắt khi ôm choàng lấy mẹ tôi trong nỗi hân hoan.  Ba cô em của chú Thịnh cùng lứa tuổi với tôi thì có vẻ e dè và xa cách dù biết chúng tôi là họ hàng.

Từ khi có gia đình chú Thinh, cuối tuần tôi hay sang chơi với bé Lynn  và cu Tom. Ba chúng tôi, một người  hai mươi ba tuổi, một cô bé tám tuổi và một cậu bé sáu tuổi đã nhanh chóng trở thành những người bạn thân thiết. Mỗi khi tôi đến, Lynn và Tom thường đòi tôi chở đi ăn ở Mc Donald hay vào Mall  để được tung tăng đùa giỡn một cách thoải mái hồn nhiên. Sau một thời gian tới lui, tôi  nhận biết chú Thinh là một người rất nghiêm khắc với vợ con. Hình như chú chẳng bao giờ quan tâm đến Bé Lynn và Tom, còn đối với cô Lam thì có phần lạnh nhạt. Nhưng với ba cô em của chú thì chú lại chăm sóc, lo lắng rất chu đáo.

Thoạt đầu, tôi cũng không để ý, nhưng một hôm tình cờ nghe lóm được mẩu đối thoại của ba mẹ tôi.

- Tôi không hiểu sao chú Thinh lại không cho cô Lam đi làm. Hai đứa nhỏ lớn rồi, phải để cô ấy ra ngoài, đi đây đi đó với người ta, suốt ngày cứ ru rú ở nhà mãi thì buồn chết.

Bố tôi nói. Mẹ tôi hứ giọng:

- Tôi nghĩ cô ấy cũng chẳng có giờ để buồn, vì suốt ngày có rảnh rỗi được lúc nào đâu. Hết hầu chồng, lại hầu con rồi còn hầu luôn cả ba cô em chồng … Cô nào  cũng lớn tồng ngồng nhưng cứ lấy cớ bận học mà chẳng nhúng tay vào việc bếp núc, quần áo bẩn cứ bừa ra đó cho cô Lam giặt giũ.

Bố thắc mắc:

- Chú Thinh đâu mà chẳng bảo chúng một tiếng?

- Nói gì, chính chú ấy muốn cô Lam phải lo mọi chuyện trong ngoài để cho em chú học mà.

- Hằng khối đứa ở đây vừa đi học vừa đi làm mà vẫn tốt nghiệp ào ào. Thế cô Lam không nói gì à?

- Nói gì? Cô ấy mà hở tiếng nào là chú ấy bênh em chầm chập, lại còn bảo cô Lam giở thói chị dâu em chồng. Tội  nghiệp,  chả bao giờ thấy chú ấy đưa cô Lam đi tiệc tùng ở đâu cả. Nhiều lúc nghe cô ấy than thở mà tôi xót cả ruột.

Cô Lam cùng tuổi với người chị Cả của tôi, nên dù gọi mẹ tôi bằng chị theo vai vế họ hàng, nhưng lúc nào cô cũng kính trọng và nể nang bố mẹ tôi như  bậc trưởng thượng. Mẹ tôi cũng rất thương cô Lam ở nết na dịu dàng và chịu đựng.

Từ khi biết được chuyện nhà chú Thinh, mỗi khi  đến thăm tôi hay giúp cô Lam những việc lặt vặt và để ý xem chú Thinh đối xử với cô thế nào. Một  chiều thứ bảy tôi ghé qua để đưa bé Lynn và Tom đi  chơi thì thấy cô Lam đang loay hoay xếp quần áo, hai mắt đỏ hoe. Cô Lam cúi xuống với nụ cười gượng gạo hỏi tôi:

- Nhân định chở tụi nhỏ đi đâu?

Tôi không trả lời mà nhìn cô Lam chăm chú. Cô bối rối quay đi và vờ đưa tay vuốt tóc để che dấu khuôn mặt còn hằn vết đỏ, tôi hỏi:

- Mặt cô Lam sao vậy?

Cô lắc đầu không nói. Tôi hỏi gặn lại:

- Chú Thinh đánh cô Lam hả?

Cô Lam lại lắc đầu, ôm xấp quần áo đi nhanh vào phòng. Tôi nhìn theo cô, cái dáng dấp tha thướt ngày nào giờ đây tiều tụy đến tội nghiệp. Trên đường đi, tôi hỏi Tom, thằng bé im thin thít. Tôi quay sang bé Lynn, con nhỏ chu môi, nét mặt đanh lại:

- Cô Tú đánh mẹ đấy!

Tôi ngạc nhiên:

- Còn bố đâu, bố không nói gì à?

Con bé giũ mạnh hai tay, giọng hằn hộc kể hết những điều mà nó đã chứng kiến bấy lâu nay. Không ngờ một đứa bé tám tuổi mà có thể kể vanh vách mọi chuyện, kèm theo những lời phê phán mà vừa nghe tôi phải giật mình. Suốt buổi đi chơi, tôi thơ thẩn như người mất hồn vì không ngờ cuộc sống của cô Lam là một chuỗi dài bất hạnh. Chú Thinh có thật sự yêu cô Lam không khi chú đã đặt tình cảm anh em lên quá cao? Chú sợ những cô em mới qua sẽ mặc cảm và tủi thân, nhưng lại quên mất rằng chú đang làm tổn thương người bạn đời, đầu ấp tay gối. Càng xót xa cho cô Lam bao nhiêu tôi càng bất mãn chú Thinh bấy nhiêu.

Một lần tôi đưa mẹ đi  dự tiệc cưới của người bà con, gặp chú Thinh và ba cô em  của chú, tôi hỏi  sao cô Lam không đi, chú bảo cô Lam không thích đến chỗ đông người. Mẹ tôi nửa đùa nửa thật:

- Vậy mà chị cứ tưởng việc nhà chưa xong nên cô ấy chẳng được đi

Chú Thinh mím môi cười nhẹ trong khi  ba cô em chú Thinh sa sầm nét mặt. Tối hôm đó chú Thinh không rời sàn nhảy, khi thì với các cô em của chú, khi thì với những người phụ nữ mà tôi chưa từng được biết. Nhìn chú vui tươi trong những bước chân lả lướt theo điệu nhạc, rồi nghĩ đến cô Lam đang ở nhà vò võ quạnh hiu, tôi cảm thấy bất nhẫn trong lòng. Tôi rời khỏi tiệc cưới trước chú Thinh và khoảng ba giờ sáng thì nghe điện thoại reo. Có tiếng bé Lynn khóc trong máy:

- Anh Nhân mẹ đi mất rồi.

Câu nói của bé Lynn làm tôi tỉnh ngủ ngay. Vừa nhảy xuống giường tôi vừa hỏi dồn dập:

- Chuyện gì ?

- Bố đánh mẹ. Mẹ đi mất… anh Nhân tìm mẹ nhanh lên.

Tôi mặc vội quần áo lái xe đến nhà chú Thinh. Bước đến sát cửa tôi lóng tai nghe ngóng. Tất cả cảnh vật như chìm sâu vào giấc ngủ. Không có một tiếng động. Không có tiếng cãi vã, khóc la. Tôi trở ra xe, chờ đợi bằng sự nôn nóng. Trong lo lắng, tôi không ngừng réo gọi bé Lynn trong ý nghĩ “Bé Lynn, bé Lynn gọi cho anh Nhân đi. Nhanh lên. Nhanh lên!!”. Không biết là do thần giao cách cảm hay một ân sũng đặc biệt  nào đó mà bé Lynn  đã gọi tôi. Con bé tám tuổi khôn lanh ngoài sức tưởng tượng của tôi. Qua giọng nói thì thầm xen lẫn giữa tiếng khóc thút thít của bé Lynn, tôi biết được là chú Thinh nghi ngờ cô Lam nói xấu em chú với mẹ tôi nên đã hùng hổ vặn hỏi. Thêm vào đó là những câu nói châm dầu vào lửa của mấy cô em chồng đanh đá, nên cô Lam đã bị chú Thinh đánh đập khá nặng tay. Không chịu được, cô Lam đã vùng vẫy thoát ra cửa và bỏ chạy giữa đêm khuya.  Không biết cô Lam có bạn bè nào ở gần nhà không? Cô không có điện thoại, không có tiền trong túi thì làm thế nào để liên lạc với ai. Rồi  một mình, một thân giữa đêm khuya chuyện gì sẽ xảy ra cho cô? Tôi ngồi như thế khoảng hai mươi phút với bao nhiêu câu hỏi dồn dập. Nhiều lần tôi định gọi cảnh sát nhưng lại tự hỏi, liệu câu chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn không?

Cuối cùng tôi đành trở về nhà. Trên con đường vắng tanh không một bóng người lai vãng, tôi quay kính xe xuống thấp và lái thật chậm. Ngang qua công viên gần nhà chú Thinh, tôi nhìn vào những hàng cây thẳng tắp buồn hiu như đang chờ những cơn gió mát.  Trên băng đá xa xa ẩn mình dưới tàng cây cổ thụ hình như có một dáng người. Tôi ghìm thắng, mắt nhìn trừng trừng vào  vùng tranh tối tranh sáng nhá nhem. Người hay ma? Hay cô Lam?  Ý nghĩ này làm tôi trở nên bạo dạn hơn. Tôi vòng xe lại, lái dọc theo con đường hẹp,  mở mắt nhìn thật kỹ. Mái tóc dài che khuất khuôn mặt, chiếc áo hoa màu tím thẫm, đôi vai gầy run theo từng tiếng khóc. Dáng dấp đó quen thuộc quá. Tim tôi đập mạnh, tôi bước xuống xe gọi to:

- Cô Lam!

Những bước chân vội vã đưa tôi đến bên cô Lam để cô kịp ngã vào lòng tôi  buông tiếng khóc não nề. Tạ ơn trên. Lòng tôi   thật nhẹ nhàng khi đầu óc tôi thoát khỏi hình ảnh cô Lam nằm sóng soãi, bất động ở một góc vắng nào đó. Tôi đưa cô Lam về nhà. Mẹ tôi vừa lau những vết thương bầm tím trên mặt, trên cổ cô Lam, vừa nguyền rủa chú Thinh thậm tệ.

Sau ngày đó cô Lam lại trở về nhà để tiếp tục chịu đựng sự bạc đãi của chú Thịnh và sự hiếp đáp của các cô em chồng. Điều lạ là cô có thể chịu đựng được những điều vô lý. Tất cả tiền bạc một tay chú Thinh nắm giữ. Các cô em của chú có quyền mua sắm quần này áo nọ nhưng cô Lam thì không. “Em có đi đâu mà cần phải mua sắm”. Đó là câu trả lời mà cô Lam vẫn thường nhận được từ chú Thinh khi cô ngỏ ý muốn mua một cái áo hay một đôi giày.

Năm hết, tết sắp đến, chú Thinh cùng ba cô em về Việt Nam thăm bố mẹ. Những ngày đó tôi thường xuyên đến với  ba mẹ con cô Lam. Tôi thu xếp những ngày nghỉ cuối tuần để đưa họ đi chơi một vài nơi. Nhìn thấy nét rạng rỡ trên khuôn mặt, trong nụ cười của cô Lam tôi chợt nghe lòng mình ấm lại. Có lần tôi hỏi:

- Cô Lam sẽ chịu đựng cuộc sống đau khổ này đến bao giờ?

Cô Lam lắc đầu thở dài. Tôi nhìn hai đứa bé đang vô tư đùa giỡn theo sóng nước:

- Nhân thật không hiểu tại sao cô Lam phải chịu đựng những điều vô lý như vậy? Tại vì cô quá yêu chú Thinh hay tại vì cô không muốn bé Lynn và Tom phải đau buồn.

Tôi chờ câu trả lời, nhưng chỉ thấy ánh mắt sầu hun hút  của cô Lam trong ánh nắng vàng hanh. Khi trở ra xe tôi hỏi:

- Những ngày chú Thinh vắng nhà cô Lam có buồn không?

Cô lắc đầu nhìn tôi với nụ cười âu yếm. Nụ cười ẩn chứa hai chữ cám ơn làm tôi cảm thấy lòng mình thơi thới. Cái cảm giác đem niềm vui đến cho một người bất hạnh làm tim tôi rộn rã khác thường. Tuần lễ cuối cùng trước khi chú Thinh trở về,  chiều nào tôi cũng đưa mẹ con cô Lam đi ăn, đi xem phim. Tôi cảm thấy hình như mình đang hối hả trong niềm vui sắp tắt của cô Lam. Khi chú Thinh về, tôi sẽ không còn được cùng Cô Lam ngồi nhìn  nắng chiều lui dần vào bóng tối trên bờ biển mông mênh tiếng sóng vỗ, lắng nghe tiếng cười dòn tan  của bé Lynn và Tom để tưởng tượng như  đây là mái  gia đình  của riêng mình, một gia đình đang tràn đầy hạnh phúc. Và rồi … tôi sẽ không còn được chăm sóc cho ba mẹ con cô Lam từng món ăn trong một  nhà hàng nhỏ bé nhưng thật  ấm cúng, hay lăng xăng giúp cô Lam dọn bữa cơm chiều.

Ý nghĩ đó làm tôi cảm thấy nao nao trong lòng. Tôi nói với bé Lynn:

- Tuần sau bố về rồi hai đứa phải chăm chỉ học hành và ngoan ngoãn đừng để cho mẹ bị bố mắng nhá.

Hai đứa gật đầu buồn bã. Khi chúng vào phòng ngủ, tôi  nói cô Lam:

- Chắc Nhân phải đi xa để khỏi phải nhìn thấy cô Lam bị chú Thinh hành hạ.

Cô Lam cố làm ra vẻ dưng dửng dưng:

- Có sao đâu Nhân, cô Lam đã quen rồi.

Tôi nhìn cô thật lâu:

- Tại sao cô Lam lại bắt mình phải “quen” với những điều vô lý đó. Tại sao cô Lam không đòi hỏi sự công bình cho mình.  Cô có trình độ, cũng không phải là người rụt rè, nhút nhát, sao cứ  tự trói mình để phải lệ thuộc vào chú Thinh. Cô phải cứng rắn, mạnh dạn để đòi cho được những điều cô muốn. Cô muốn đi làm thì cứ thẳng thắn nói với chú Thinh.  Nhân sẽ tìm việc cho cô. Nhân sẽ dạy cô lái xe…

Nhìn vẻ hùng hổ của tôi, Cô Lam cười chế nhạo:

-Nhân làm gì mà ghê vậy, cứ y như đang biểu tình chống cộng không bằng.

Tôi ngửa mặt cười vang nhưng cũng không quên  tiếp tục nhồi nhét vào đầu cô Lam nhiều điều khiến cô phải suy nghĩ.

Chú Thinh trở về tôi ít có dịp gặp cô Lam, nên cô  thường gọi điện thoại tâm sự cùng tôi những lúc buồn bã. Bao giờ nhấc điện thoại lên tôi cũng nghe giọng cô sũng đầy nước mắt và rồi không biết từ bao giờ những lời an ủi của tôi dịu dàng hơn, nồng ấm hơn, để rồi có một ngày, cả tôi và cô Lam cùng cảm nhận… có một nhịp đập khác thường trong hai trái tim đang hòa cùng một điệu nhạc.  Phải nói rằng cả hai chúng tôi không ai cố tình  tạo ra  nghịch cảnh, nhưng những săn sóc dịu dàng của tôi đã làm cho một trái tim đang mang nhiều thương tích bỗng hồi sinh. Riêng với tôi, hình ảnh một cô Lam hiền lành, bất hạnh với nét  buồn u uẩn đã biến lòng thương hại  của tôi thành một tình yêu tha thiết đậm đà.

Cuối cùng, khi sự chịu đựng của cô Lam đã mỏi mòn, cô ngỏ ý với tôi, cô muốn rời khỏi căn nhà hỏa ngục ấy. Như một chàng hiệp sĩ trong câu chuyện cổ tích thời xa xưa, tôi đứng ra gánh vác, lo toan mọi việc. Tôi đưa cô Lam rời khỏi nhà vào một buổi sáng khi chú Thinh và ba cô em của chú Thinh đi làm, bé Lynn và Tom đi học. Những bước chân của cô Lam như gắn  thêm viên đá nặng ngàn cân. Cô Lam hỏi tôi trong nước mắt:

- Bé Lynn và Tom sẽ nghĩ gì về mẹ nó?

Tôi trấn an:

- Nó sẽ hiểu được lý do, bởi vì nó đã chứng kiến quá nhiều.

Cô Lam nhìn tôi như bám víu một niềm tin:

- Nhân chắc chắn như thế?

Tôi cầm tay cô Lam, giọng chắc nịch:

- Chắc chắn.

Không cần nói hẳn ai cũng biết là sóng gió không dừng lại ở ngưỡng cửa tình yêu của tôi và cô Lam. Cha mẹ tôi chống đối vì cho rằng mối tình này trái với đạo lý. Bạn bè chê trách tôi phá vỡ hạnh phúc (?) gia đình người khác và hỏi  tôi tại sao lại  “chọn người yêu trong hàng cô bác”. Cô Lam vùi đầu trong nước mắt, hối tiếc đã làm hỏng tương lai của tôi. Nhưng với tôi, những điều cỏn con ấy có sá gì so với tình yêu vĩ đại tôi đã dành cho cô Lam. Tôi ngẩng cao đầu bước trên dư luận, bởi tôi nghĩ, nếu ai thật sự hiểu tình yêu là gì, họ sẽ chẳng bao giờ đặt câu hỏi tại sao, cho trường hợp “éo le” này.

Chú Thinh lên án, chửi bới, đe dọa mãi rồi cuối cùng cũng phải chấp nhận ly dị. Trước toà án, cô Lam là người có lỗi nên  không được quyền giữ con.

Gặp lại bé Lynn và Tom quả thật tôi vô cùng bối rối. Tôi không biết phải giải thích thế nào. Điều tôi lo sợ là chúng sẽ oán hận tôi và cô Lam. Nhưng thật may mắn, hai đứa vẫn gửi cho tôi một nụ cười thân thiết như ngày nào. Bé Lynn lau nước mắt cho cô Lam và nói nhỏ:

- Vài năm nữa con sẽ về với Mẹ.

Cô Lam nhìn con với đôi mắt sáng ngời niềm hy vọng. Cái con số “vài năm” vậy mà qua thật nhanh và bây giờ, mười năm sau ngày chia tay đầy nước mắt ở tòa án, Lynn và Tom đã có mặt trong căn nhà khang trang của tôi và cô Lam… À! không tôi và Lam.

Ngân Bình



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Oct/2017 lúc 11:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Oct/2017 lúc 11:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2017 lúc 10:17am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Oct/2017 lúc 1:02pm

Những Chuyện Buồn Vui

Buổi chiều tan làm về đường phố chen chúc xe cộ, ai cũng có vẻ vội vàng bận rộn để mau về nhà. Chị Bông cũng thế, phải ghé vào day care để đón Tabi và Betsy.
Highway giờ cao điểm dòng xe chậm chạp di chuyển, hai đứa con ngồi trong xe thỉnh thoảng lại cãi nhau, chị phải luôn miệng dỗ dành và phân xử cho đến lúc về tới nhà.
Trước khi mở cửa vào nhà, chị Bông mở thùng thư. Cầm xấp thư trong tay, như thường lệ chị chỉ liếc sơ qua rồi để đó, khi nào rảnh mới đọc và giải quyết, chẳng đi đâu mà vội, vì bây giờ còn bao nhiêu công việc khác đang chờ đợi chị, nấu cơm, tắm rửa con cái v..v… Nhưng phong thư đầu tiên là một địa chỉ xa lạ gởi cho chị, có in đậm hai chữ “Personal & Confidential” làm chị quan tâm, không nhịn nổi sự tò mò, chị xé phong thư ra đọc ngay. Thì ra ông Luật sư nào đó lấy records từ County, biết tin chị vừa bị câu lưu, giam giữ, nên ông đề nghị được chị thuê mướn để bào chữa cho chị, cứu chị thoát khỏi tội tình. Ông luật sư khoe đã có 35 năm kinh nghiệm trong nghề luật hình sự.
Chị Bông vừa buồn cười vừa bực mình, chị lật phong thư ra coi lại lần nữa, đúng là người nhận tên “Nguyễn thị Bông” và địa chỉ này không sai sót chút nào. Nhưng sự lầm lẫn thật khủng khiếp, Nguyễn thị Bông là chị vẫn là một công dân tốt, hôm qua tại hãng chị mới được lãnh thưởng và boss khen ngợi, hôm nay chị vừa đi làm về, đang ung dung ngồi nhà và đọc lá thư chết tiệt này. Tên tuổi giống nhau là chuyện thường, nhưng sao lại giống cả địa chỉ? Hay Nguyễn thị Bông gian ác, phạm tội từng sống ở căn nhà này trước kia? Hay thư ký của county trong lúc ghi chép, đánh máy làm báo cáo đã ngủ gật và ghi lộn địa chỉ?
Chị chẳng thì giờ đâu mà suy luận, tiện tay chị mở luôn phong thư thứ hai của Women’s Health, lần này thì chính xác là của chị, chắc họ thông báo kết quả chụp Mammogram tuần vừa qua. Nhưng nội dung lá thư này làm chị hoang mang hơn lá thư đầu tiên, bác sĩ đã đọc tấm phim chụp hình vú của chị và thấy bên ngực trái “không bình thường”, yêu cầu chị liên hệ với văn phòng để lấy hẹn khám lại.
Năm 40 tuổi, chị Bông bắt đầu chụp Mammogram, hai năm qua đều bình thường, sao lần này lại “giở chứng”?
Chị bỏ mặc đống thư, chạy ngay vào restroom, đứng trước gương, cởi áo ra rồi theo đúng sách vở đã chỉ dẫn chị giơ cánh tay trái lên đầu, lấy tay phải rờ nắn phía ngực trái theo chiều kim đồng hồ xem có cục u nào nổi lên không.
Đúng lúc đó thì con Betsy chạy vào đòi thay diaper vì bị ướt. Chị vội vàng cởi bỏ diaper ướt và rửa ráy qua loa cho nó, rồi đẩy nó ra ngoài để tiếp tục tự khám cho mình, nhưng con Betsy lại chạy vào restroom và luôn miệng lập đi lập lại câu:
- I have nothing!
Bị cản trở công việc và đang lo lắng âu sầu, chị quát mắng nó:
- Đi ra ngoài…
Thấy mẹ chưa hiểu ý mình mà còn nổi giận, con bé Betsy 3 tuổi bèn tốc váy lên. Thì ra chị Bông quên chưa mặc diaper và quần lót cho nó. Thảo nào con bé cảm thấy “trống vắng” phía dưới và chỉ biết diễn tả bằng vài từ đơn giản “I have nothing” mà thôi.
Biết mình có lỗi, chị Bông dịu lại, làm cho nó đầy đủ rồi mới vô restroom khám ngực lại, chị thấy hình như có cục u nhỏ nơi ngực trái?
- Chắc mình bị ung thư vú!
Chị đau đớn nghĩ thầm và bao nhiêu viễn ảnh đen tối hiện ra, nay mai bộ ngực chị sẽ bị cắt lìa, người ta sẽ hóa trị làm tóc tai chị rụng hết, và một ngày nào đó chị sẽ chết, khi ấy hai đứa con gái chị sẽ mồ côi mẹ, đầu xanh vương khổ lụy, và bi thảm thêm nữa là chồng yêu quý của chị sẽ được dịp sang ngang lần nữa.
- Mẹ ơi, con đói.
- Mẹ ơi, con muốn ăn cơm!
Hai đứa con đang réo gọi inh ỏi, không để cho chị có thì giờ ngồi khóc trước cho sự đời. Chị ra bếp bắt tay vào công việc vì chồng chị cũng sắp về tới. Người ta dù buồn phiền, lo âu hay đau khổ thì vẫn phải ăn, cái điều đôi lúc thật phàm tục mà vô cùng cần thiết trong cuộc sống.
Nấu cơm xong thì anh Bông về tới, anh vào nhà với gương mặt vui vẻ, anh quan niệm hãy để bao nhiêu lo âu buồn phiền ngoài cửa, chỉ mang niềm vui vào nhà, dù là niềm vui nho nhỏ. Hôm nay không biết anh có niềm vui gì không mà túi lunch của anh vẫn còn nguyên. Chị Bông hỏi:
- Trưa nay anh nhịn đói hả?
- Một người bạn cùng phòng thua cá độ nên phải khao bọn anh đi ăn lunch tại một nhà hàng Việt Nam . Chưa bao giờ anh ăn tô bún Bò Huế ngon đến thế!
Đang lo buồn, nhìn thấy mặt chồng vô tư hớn hở, chị tủi hờn, châm chọc:
- Ngon vì không phải trả tiền chứ gì?
Anh Bông vẫn chưa để ý vẻ bực mình của vợ:
- Phải công nhận nhà hàng này nấu món bún bò Huế ngon lắm, để hôm nào anh dẫn em đi ăn cho biết.
Chị hết chịu nổi, gắt lên:
- Bún bò Huế! Lúc nào em cũng nghe anh ca tụng món bún bò Huế. Chắc ngày xưa anh đã yêu một cô gái Huế, bây giờ ăn để tưởng nhớ người ta?
- Thế em thích ăn món cà ri gà chấm bánh mì, ngày xưa em cũng mê một thằng cha Ấn Độ nào hả? Anh châm chọc lại chị.
Bây giờ anh Bông mới nhìn chị và ngạc nhiên:
- Mà em làm sao thế? Trông em hình như có điều gì tuyệt vọng?
- Em bị… ung thư vú!
Chị Bông khóc vỡ oà ra như một đứa trẻ con đang có chuyện buồn và được người lớn quan tâm hỏi đến:
Anh cầm lá thư của “Women’s health” lên đọc và mỉm cười bình tĩnh:
- Có thế mà em làm anh hết hồn. Họ có nói em bị ung thư đâu, còn mời em đến để xem xét lại kia mà.
- Thì em… suy đoán thế.
- Con người lo xa như em chỉ khổ vào thân, mỗi lần đau bụng uống thuốc chưa khỏi là em suy đoán bị… ung thư bao tử, có một mụn ruồi lạ xuất hiện thì nghĩ là ung thư da, bây giờ đến ung thư vú. Sống với em kiểu này có ngày anh đau thần kinh mất.
- Em phòng xa… trừ hao ấy mà, đau khổ bao nhiêu sẽ nhận lại sự sung sướng bấy nhiêu.
- Anh xin em, anh chẳng muốn có một người vợ lo xa đến thế.
Những lời trấn an đầy tự tin của chồng làm chị Bông vơi bớt lo âu. Có thể hôm chụp Mammogram, do sơ suất từ phía chị hay phía người chụp, làm hình bị mờ, nên bác sĩ yêu cầu làm lại để tìm kết qủa chính xác mà thôi. Dòng họ nhà chị không có ai bị ung thư vú, mà mỗi năm chị mỗi đi khám thì bệnh ung thư ở đâu mà xuất hiện nhanh đến thế?
Chị bèn sang chuyện khác:
- Chẳng biết bà Nguyễn thị Bông nào phạm tội và bị câu lưu lại cùng địa chỉ nhà mình, nên luật sư gởi giấy đến nhà năn nỉ mình thuê mướn ông ta kia kìa.
Anh Bông liếc sơ qua vài giòng đầu lá thư của ông luật sư:
- County thì lầm lẫn địa chỉ, ông luật sư thì ế ẩm đi săn tìm khách hàng qua các records của sở cảnh sát, của county. Em đọc làm gì cho phí thì giờ.
Anh Bông lật xấp thư còn lại và nói:
- Có thư chị Hoa của em ở Việt Nam, em đã đọc chưa? Thư này mới thật sự liên quan đến em đây.
Lại thêm một lá thư cần đọc, chắc là chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui? Lá thư dài, vòng vo tam quốc để đi đến mục tiêu cuối cùng là xin tiền. Chị Hoa kể từ ngày chồng chị mê vợ bé, bỏ bê chị với thằng con trai, mấy năm nay mẹ con tần tảo nuôi nhau. Năm nay nó 18 tuổi, vừa mới lấy vợ, cô vợ trẻ con, cùng tuổi, không nghề nghiệp. Chồng đi làm phụ hồ vất vả cả ngày ngoài trời, thì vợ ở nhà “giết” thì giờ trống vắng bằng cách sang nhà hàng xóm chơi game. Chị Hoa ở nhà nấu cơm chờ con trai và con dâu, có hôm con dâu mải chơi game, bà mẹ chồng phải sang tiệm game, năn nỉ gọi con dâu về ăn cơm.
Làm gì “ăn” nấy, con trai chị Hoa làm phụ hồ, mỗi chiều về nhà nó “chôm” được khi thì vài cục gạch, lúc thì vài ký xi măng. Chị Hoa ky cóp, khích lệ con trai… tăng năng xuất chôm chỉa thêm nữa, để mau đủ số xây một cái chuồng heo, rồi chị sẽ nuôi vài con heo kiếm thêm thu nhập.
Mỗi người thợ quèn rút tỉa một chút, thợ lớn rút tỉa lớn hơn. Hèn gì những công trình xây dựng ở Việt Nam mau hư, mau xuống cấp là phải. Cái nghèo cái đói, làm cho con người ta trở nên ti tiện, nhẫn tâm không nhiều thì ít.
Nhưng giấc mộng xây chuồng heo không bao giờ thành sự thật, thằng con trai chị Hoa bị chủ cho nghỉ việc vì làm việc yếu kém, bây giờ nó đang ngồi nhà và cô vợ trẻ lại mang bầu không đúng lúc.
Đọc xong thư, chị Bông thở dài, tội nghiệp chị Hoa số kiếp lận đận, hết khổ vì chồng lại khổ vì con, vì cháu, và làm khổ lây cả đến chị. Phen này lại phải gởi tiền về giúp đỡ.

****************

Hôm nay hai vợ chồng chị Bông cùng nghỉ ở nhà, để anh đưa chị đến Women’s Health tái khám, thì nghe tiếng chuông cửa reo nên chị vội vàng chạy ra. Đó là một người đàn ông Mỹ tuổi trung niên, ông lịch sự mỉm cười :
- Chào chị, tôi muốn gặp anh Bill.
Chị ngạc nhiên:
- Anh Bill?
Ông khách thuộc loại nhanh nhẩu:
- Vâng, thế chị là vợ của anh Bill? Anh ấy từng kể với tôi có một người yêu là người Châu Á, thì ra là chị…
Chị hơi khó chịu:
- Anh nào?
- Anh Bill Cook ấy mà.
Chị lùi vào nhà, chuẩn bị khép cửa:
- Xin lỗi, thế thì ông lầm nhà rồi. Trong đời tôi chưa bao giờ quen biết anh Bill Cook nào cả. Ông khách vẫn băn khoăn:
- Tôi từ Austin lái xe hơn ba giờ đồng hồ tới đây mà không gặp được bạn cũ thì thật là uổng công. Đây là thư và địa chỉ của anh Bill gởi cho tôi cách đây mấy tháng. Đúng là địa chỉ nhà này. Chị cảm động, không nỡ đóng cửa, dù biết rằng không nên tin cậy bất cứ một người lạ mặt nào, nhưng trông ông Mỹ này hiền lành chị đành phá lệ. Chị cầm tờ thư, nơi góc cuối có ghi địa chỉ: 200 Maple, Ave… Đúng từ số nhà, tên đường và tên thành phố. Con đường Maple này không dài lắm, nhưng chị chẳng biết tên tất cả hàng xóm ngoài hai nhà bên cạnh nhờ thỉnh thoảng ra cửa gặp nhau, chào nhau và trao đổi tên tuổi theo phép xã giao. Giá như ở Việt Nam thì chị biết rõ lai lịch tông môn của hàng xóm láng giềng từ đầu đường đến cuối ngõ, chẳng sót một ai.
Chị đưa ý kiến:
- Chắc chắn có một sự lầm lẫn nào đó, tốt hơn hết ông nên gọi phone cho ông Bill và hỏi lại cho rõ.
- Tiếc quá, tôi vội đi nên để quên cell phone ở nhà rồi.
- Vậy thì ông dùng phone của tôi.
Chắc kiếp trước chị Bông mắc nợ ông khách này nên bây giờ dù vô tình mà ông cũng làm phiền chị quá. Chị vào nhà mang cái cell phone ra.
Nghe phone xong ông Mỹ hớn hở:
- Đúng là một sự lầm lẫn lớn, số nhà anh Bill là 206, mà anh ấy viết nhanh, viết láu, nên trông giống như 200, là số nhà của chị. Tôi thành thật xin lỗi chị.
Chị cũng vui lây:
- Thế thì nhà anh Bill cách đây có ba căn thôi, cũng cám ơn ông, nhờ vậy mà tôi biết thêm tên một người hàng xóm của tôi.
Ông khách vui vẻ rối rít:
- Thôi chào chị, tôi rất cám ơn chị.
Chị Bông vào nhà, bị anh Bông mắng:
- Em xí xọn vừa vừa chứ kẻo có ngày chết oan, chưa chết vì những căn bệnh suy đoán ung thư mà chết vì tin người lạ.
- Em đọc thấy vẻ mặt thất vọng của ông ta khi không tìm thấy nhà bạn cũ sau một cuộc hành trình xa, nên em muốn giúp đỡ ông ta. Đó cũng là một niềm vui trong cuộc sống đầy rẫy phiền lụy này.
- May mà em chưa tới số đấy!
Chị Bông than thở:
- Căn nhà của mình sao mà vô duyên! Hết bị county ghi tên bà Nguyễn thị Bông nào đó vừa bị câu lưu, là địa chỉ nhà này, đến một kẻ xa lạ từ Austin cũng tìm lộn địa chỉ nhà này. Thôi nào, mình đi anh ơi!
Niềm vui nho nhỏ theo chị trên đường đi. Bước vào khu của “Women’s Health” niềm lo âu lại uà vào tâm hồn chị, làm chị bồn chồn khắc khỏai, dù chị ngồi trong phòng đợi lịch sự thanh nhã, có tiếng nước chảy róc rách từ một bồn nước nhỏ nhân tạo làm kiểng nơi góc phòng, cửa sổ buông rèm màu xanh êm dịu, trên bàn một bức tượng phụ nữ khỏa thân mềm mại với bộ ngực tròn trịa và dáng đứng tuyệt với. Chắc chủ nhân của cơ sở này phải là một phụ nữ, mà là một phụ nữ có tâm hồn nghệ thuật sâu sắc lắm?
Khách hàng toàn là phụ nữ, các bà bước vào gian phòng nhẹ nhàng, hoặc lấy tờ tạp chí đọc hoặc ngồi im chờ đợi đến lượt được gọi vào.
Chị Bông vào một căn phòng và cởi áo ra nằm trên giường, bác sĩ bôi lên ngực trái của chị một chất kem trơn, dùng một dụng cụ chà sát di chuyển từng chút một quanh ngực trong khi theo dõi họa đồ trên màn hình. Công việc kéo dài khỏang mười lăm phút thì kết thúc và bác sĩ cho biết kết quả ngay tại chỗ: Chị hòan tòan bình thường, không bị ung thư vú.
Nghe xong, chị Bông nhẹ cả lòng, tưởng như mình bay bổng lên mấy từng mây, chị nhanh nhẹn nhẩy xuống giường và mặc lại áo. Chỉ nhìn nét mặt của chị khi vừa bước ra, anh Bông đã chắc ăn:
- Hôm nay em phải ăn mừng.
- OK, anh thích gì em cũng chiều, kể cả bún bò Huế.
- Nhưng không phải vì anh tương tư cô gái Huế, mà là cô Bắc Kỳ đa nghi và nhiều chuyện này đấy. Mình sẽ đến cái nhà hàng mà hôm nọ anh đã ăn, em nhé?
Chị Bông mỉm cười, kéo tay chồng bước ra ngoài. Chưa bao giờ cuộc đời đẹp như ngày hôm nay. Cách đây một tuần chị Bông nhận mấy tin buồn phiền, hôm nay có hai niềm vui. Cuộc sống thật muôn màu, có những sắc màu tối tăm thì cũng có những sắc màu tươi sáng. Những buồn vui đó chia cho mọi người trên khắp thế gian này.

Nguyễn Thị Thanh Dương

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2017 lúc 11:03am

Một Kẻ Dư Thừa

Xong bữa điểm tâm, hai đứa con rời khỏi nhà, chỉ còn hai vợ chồng, anh cũng đang sửa soạn để đi làm. Chị muốn nói một câu gì đó, nhưng chị cảm thấy không khí không tự nhiên vì vẻ mặt lạnh tanh của chồng,và người cất tiếng nói chính là anh, anh nói một câu ngắn gọn cũng đủ làm chị xây xẩm, choáng váng cả mặt mày khi anh ra tới cửa:
- Anh đã quyết định rồi, chúng ta phải li dị !
Chị ngồi phịch xuống ghế, tủi hờn và tức giận, để mặc cho những giọt nước mắt lăn dài xuống má, cái điều ghê gớm này chị biết là sẽ xảy đến, nhưng không ngờ rằng anh đã nói ra bằng vẻ mặt không chút xót xa, vợ chồng ăn ở với nhau 20 năm dài, đâu phải chỉ mới hôm qua mà hôm nay anh nói chuyện chia tay vô tình đến vậy !
Mấy tháng nay, ngôi nhà này đã xảy ra bao nhiêu bão tố, đã là địa ngục trần gian giữa hai vợ chồng, tính tình anh thay đổi hẳn, anh hay gắt gỏng và nổi nóng vì những lí do không đâu vào đâu với vợ con, giờ giấc đi làm của anh xáo trộn bất thường, đi sớm về khuya, và weekend thì cũng biến khỏi nhà, lúc thì nói đi thăm bạn, lúc thì nói đến hãng làm thêm vì nhiều công việc còn tồn đọng lại.
Những lúc anh đi thất thường như thế, chị gọi cell. của anh thì chẳng bao giờ liên lạc được, cell phone của anh đã off, gọi phone hãng tại phòng anh làm việc thì chẳng ai bốc, chứng tỏ anh chẳng hề có mặt tại hãng.
Chị có tra vấn gạn hỏi thì anh trả lời cáu gắt và áp đảo chị cho đến khi chị đành ấm ức chịu thua vì không thể làm gì hơn.
Những sự bất thường không chỉ ngừng ở đây, anh ở nhà cũng có người gọi vào cell phone của anh, thế là anh ra vườn hay lên lầu nói chuyện, chị không thể đến gần, không thể biết người mà anh đang nói chuyện là ai ?
Cứ như thế mấy lần, cũng có lúc cell của anh reo lên và chị vồ được nó, tiếng một người phụ nữ bên kia”Hello”, nhưng khi chị hỏi ai đó thì họ cúp máy luôn, chị lại tra hỏi anh lại chối bay chối biến.
Bao nhiêu nghi vấn đặt ra trong đầu chị: Anh ấy đang có một tình yêu??!!
Người chồng hào hoa của chị đã an phận 20 năm qua, đã bước vào tuổi trung niên, chắc vẫn chưa quên thói hào hoa, lụy tình ?
Những cú gọi đến cell phone của anh càng ngày càng nhiều và lộ liễu, mỗi lần như thế là anh lái xe ra khỏi nhà, anh thì vẫn cứ chối bai bải là mấy thằng bạn gọi rủ đi nhậu, chị thừa hiểu chẳng có thằng bạn nào rảnh đến độ ngày nào cũng gọi như thế, và dần dần anh chẳng cần che dấu nữa, có khi anh đi hai ba ngày mới về. Anh ăn ở đâu? ngủ ở đâu? Nếu không có một nơi chốn thân tình cho anh đến, có một người đàn bà ấp ủ cho anh vui??
Những trận cãi nhau, giận hờn xảy ra thường xuyên, những bất hạnh hình như đang chờ đợi chị.
Thuở ấy chị mới 20 tuổi, cha mẹ chỉ có 3 người con gái, cả ba đều xinh đẹp, những năm đó phụ nữ Việt Nam còn hiếm hoi ở xứ Mỹ, nên nhà chị được bao nhiêu chàng trai chiếu cố, hai người chị đã lấy được người vừa ý, còn mình chị, hết người này làm mai, đến người kia dạm hỏi, làm cha mẹ chị cũng sốt cả ruột, cả nhà khuyên chị, chọn ai thì chọn cho xong, để những người khác khỏi tốn công và hi vọng đợi chờ.
Trong vài người ngang ngửa nhau về nghề nghiệp lẫn ngoại hình, đang cố công theo đuổi và cầu hôn chị, thì chị đã chọn anh, anh có nụ cười hiền lành, chỉ có thế mà chị thích anh, dù anh nghèo hơn những người kia, lúc đó anh vừa ra trường kỹ sư và xin được việc làm cho chính phủ, đồng lương còn ít ỏi, anh đang thuê căn phòng trong một apartment bình dân, đằng sau là một lạch nước, mùa mưa lúc nào cũng luẩn quẩn rác rưới và lá khô mà chẳng ai buồn quét dọn, chị đã về ở chung với anh tại căn phòng đó sau ngày cưới.
Chỉ khi lấy anh, một thời gian sau chị mới biết ngoài cái nụ cười hiền lành dễ thương đó, anh là một người hào hoa và rất si tình, có nhiều mối tình đi qua đời anh, mối tình nào anh cũng đều…thương tiếc ! đều cho là tuyệt vời !
Một người hào hoa như thế gặp một người xinh đẹp như chị là anh ra tay chinh phục ngay, chị cũng tự nguyện sa vào lưới tình của anh, từ chối những đám kia, nhà cao cửa rộng, tiền bạc, chắc chắn hơn hẳn anh.
Anh biết điều đó, nên lấy được chị, anh cưng chiều lắm, không cho vợ đi làm, ở nhà để anh nuôi và đẻ con giùm anh.
Chị đã hãnh diện và ngụp lặn trong hạnh phúc, một năm sau con trai đầu lòng ra đời, nó giống anh, hai năm sau nữa, một bé gái ra đời, xinh đẹp như chị. Hai đứa con mọn và người chồng đã quấn quýt vào cuộc đời chị, chị sung sướng được bận bịu vì họ, hết đưa đón con đi học, đi chơi, rồi lại chợ búa cơm nước, thu vén nhà cửa lúc nào cũng tinh tươm, vì khi đứa con thứ hai ra đời, anh chị đã mua một căn nhà trả góp, nên chị thích trưng bày, sửa sang trong, ngoài căn nhà cho thật ấm cúng, dễ thương.
Vào những mùa lễ Tết của Việt Nam hay của Mỹ, chị bày ra nấu nướng đủ thứ, gia đình lúc nào cũng có những bữa ăn quây quần đầm ấm bên nhau.
Nhưng hai người chị của chị thì vẫn chưa hài lòng về cuộc sống ấy, họ tỏ ý tiếc cho chị, đáng lẽ chị nên tiếp tục học và có một nghề trong tay, sống ở Mỹ và ở thời đại điện tử văn minh này, người phụ nữ trẻ chỉ ở nhà, lúi húi trông con, làm bếp là lạc hậu, là thua kém thiên hạ, là mụ cả người ra ! Cho dù chồng yêu ,chồng chiều, nhưng cuộc đời có lúc vui buồn, thăng trầm, người đàn bà lệ thuộc chồng sẽ hụt hẫng và thấy mình vô tích sự.
Chị cũng cảm thấy lung lay vì những lời khuyên chí tình của hai người chị ruột, nhưng mấy năm ở nhà nuôi con quen rồi, phải đem con đi gởi baby sit chị xót xa thương con, phải làm lại từ đầu, cầm lại sách vở để học, để đến trường đến lớp, chị ngao ngán quá !
Ở đời chẳng ai biết được chữ ngờ ! có thể chính anh cũng không ngờ có ngày anh sẽ đổi thay, chuyện tình yêu là chuyện của trái tim, nó có sức mạnh ghê gớm, làm cho người ta mê muội, chạy theo nó và sẵn sàng ruồng bỏ những gì mình đang có và mình từng yêu qúy
Mấy tháng nay vợ chồng lạnh nhạt, vòng tay anh từng ôm, đôi môi anh từng hôn, ánh mắt anh từng nhìn….Tất cả là cho chị, của chị,vậy mà nay đã trở thành xa lạ, những cảm xúc đó chắc anh đã hiến dâng cho một người đàn bà khác ?
Chị rùng mình đau đớn khi tưởng tượng đến một người đàn bà nào đó đã nằm trong vòng tay anh, họ âu yếm và nói với nhau những lời tình tự, trong khi chị đang ở nhà, chờ đợi chồng về, để rồi lại phải nghe những lời nói dối hay những lời gắt gỏng hành hạ chị.
Có hôm chỉ vì không tìm thấy bộ quần áo ngủ đúng ý, anh mắng chị, ở nhà làm mấy việc vặt mà cũng không xong, giặt đồ để lộn xộn, mất công anh tìm kiếm. Lúc này chị càng thấm thía những lời khuyên của các chị, khi hết tình hết nghĩa, người chồng đã từng thương yêu mình cũng có thể quay ra mắng mỏ mình, coi người vợ ở nhà làm nội trợ như một người làm công vô tích sự.
Và bây giờ là lúc chị đương đầu với sự thật cuộc đời, nếu chị đồng ý li dị thì chị biết sẽ làm gì ở lứa tuổi 40 ? không bằng cấp, không nghề nghiệp, không một chút kinh nghiệm dù những công việc đơn giản nhất. Còn những kinh nghiệm nuôi dạy con, tài ba giỏi giang trong bếp núc, chẳng giúp gì được chị trong lúc này cả, chính chị cũng cảm thấy mình tầm thường và vô tích sự, sống lệ thuộc vào chồng, để khi bị bỏ rơi, mới biết mình đang đứng bên bờ vực thẳm, chênh vênh trước mặt bao nhiêu nỗi lo toan, bất trắc.
Anh đã thẳng thắn bàn chuyện li dị với chị, căn nhà đã trả hết, anh sẽ để lại cho chị và hai con, anh sẽ trả tiền child support hai con cho đến khi chúng trưởng thành. Đổi lại, chị trả cho anh sự tự do, anh xin lỗi chị, anh biết đã làm chị buồn khổ, nhưng tiếc thay anh không yêu chị nữa !
Khi người đàn ông đã nói thẳng vào mặt vợ những lời sòng phẳng và trần trụi như thế, chị biết là không thể níu kéo, sống bên nhau mà hai tâm hồn hai phía, chỉ dày vò và làm khổ nhau thêm.
Chị đồng ý li dị.
Tội nghiệp chị ,hai người chị, một ở Chicago, một ở California, đều rủ chị về gần họ, để chị em an ủi và nâng đỡ nhau, nhưng chị từ chối, chị vẫn muốn ở căn nhà của mình, nơi hai đứa con chị đã được sinh ra và lớn lên, nơi chị đã có một thời gian dài hạnh phúc bên chồng.
Ngôi nhà đầy ắp kỷ niệm, còn vang tiếng cười trẻ thơ, còn ấm vòng tay ân ái, dù anh đã quên, nhưng chị thật khó lòng quên.
Khi người ta không còn yêu nhau, ở chung một thành phố bỗng trở thành ngột ngạt, khó chịu, và anh là người ra đi, job chính phủ dễ thuyên chuyển, anh đã về một tiểu bang xa xôi nào đó với người vợ mới của anh, sau này chị biết đó là một cô kỹ sư trẻ làm cùng hãng anh, họ gặp nhau, tiếng sét ái tình đã đến với hai người và họ đã lấy được nhau như ý muốn.
Thằng con lớn bắt đầu vào đại học, vì thế nên nó vẫn có quyền được hưởng tiền child support cho đến khi học xong, còn đứa con gái đang học high school. Chị xin đứng bán hàng trong một tiệm fast food, đồng lương thấp, cộng với tiền trợ cấp của hai con, chị gói ghém chi li từng đồng một trong cuộc sống, vất vả thế, nhưng chị thấy mình trưởng thành, khôn ngoan hơn, tự tin hơn, trong mất mát, trong đau khổ, chị vẫn muốn gây dựng cho hai con một cuộc sống êm đềm.
Những bữa ăn tối quây quần ba mẹ con, chiếc ghế thứ tư vẫn để không, vẫn thiếu vắng một người. Đôi lúc theo thói quen, khi chị từ trong bếp bưng ra những tô phở nóng hổi cho hai con, chị vẫn nghĩ đến chiếc ghế anh từng ngồi, từng đợi chị mang đến tô phở như thế.
Có lần chị không cầm được nước mắt, con chị hỏi sao mẹ khóc? chị đặt tô phở xuống bàn cho con và gượng cười chối, mẹ rắc tiêu vào tô phở cho con và mẹ bị cay mắt đấy ! Và hai con chị không biết rằng chị đã rơi nước mắt không biết bao nhiêu lần khi nhìn lại bất cứ kỷ niệm nào của anh, dù rất nhỏ nhoi, bình thường, một cái ly anh hay dùng pha cà phê để lăn lóc trong một góc tủ bếp vẫn còn đó, mấy chiếc vớ cũ còn sót lại trong ngăn quần áo….
Có những đêm chị đã ngủ mơ thấy anh trở về, cuộc sống như xưa, cái bàn ăn lại quây quần đủ 4 người.
Thỉnh thoảng anh liên hệ với hai con bằng e.mail và cellphone của chúng, còn chị, từ khi chia tay, chưa bao giờ nói chuyện với anh.
Thật khủng khiếp, tình nghĩa vợ chồng bỗng chốc thành người dưng xa lạ và có cả oán hờn !
Vất vả nên chị thấy thời gian đi quá nhanh, nỗi đau theo ngày tháng cũng nguôi ngoai dần, chị bớt khóc, những kỷ niệm của anh trong nhà không còn làm chị đau đớn nữa.
Qua thông tin của những bạn bè, chị biết anh đang có một cuộc sống hạnh phúc, anh đã có hai đứa con khác, cả hai vợ chồng anh đi làm, nên con đem gởi baby sit, tài chính của vợ chồng anh dĩ nhiên là dồi dào, nhưng chắc không khỏi bận rộn vì hai đứa con nhỏ nên anh chẳng có thì giờ về thăm hai đứa con lớn, dù theo lệnh toà án khi li dị, anh có quyền đến thăm chúng bất cứ lúc nào, hoặc có lẽ vì anh không muốn gặp lại chị, đơn giản thế thôi.
Thằng con chị học xong đại học 4 năm, là 4 năm hai vợ chồng chị xa nhau, ngày con ra trường có mặt chị, nhìn những gia đình khác có đầy đủ cha mẹ trong ngày vui của con chị bỗng chạnh lòng.
Chiều hôm ấy về nhà chị nấu một bữa cơm thật ngon, với các món ăn mà con trai chị yêu thích mà ít khi chị có thời giờ bỏ công nấu nướng thường xuyên như ngày xưa .
Đồ ăn bày ra bàn, ba mẹ con đang nói chuyện vui vẻ thì có tiếng chuông cửa, con gái chị ra mở cửa, anh đang đứng ở ngưỡng cửa, với một chút ngại ngùng .
Con trai anh lên tiếng:
- Mời ba vào nhà !
Chị ngồi chết lặng vì thấy khó xử, chị chưa bao giờ hình dung ra tình huống này, nhưng chị đã lấy được bình tĩnh, nói với anh:
- Vâng, mời anh vào nhà !
Anh giải thích với chị :
- Anh về dự lễ ra trường theo lời mời của con, nhưng không kịp. Chuyến bay bị delay bất ngờ
Anh nhìn rất nhanh khắp nhà, mọi thứ dường như vẫn như cũ, dù cuộc sống của mọi người trong ngôi nhà này đã thay đổi. Trong suốt 4 năm qua, trong cuộc sống bận bịu hiện nay của gia đình mới của anh, bên vợ mới, con mới, anh đã hiểu ra rằng, người vợ cũ, suốt thời gian ở với anh, chị không hề đi làm, không kiếm ra đồng nào, nhưng chị đã làm rất nhiều, anh đi làm mỗi ngày 8 tiếng, nhưng chị thì hơn thế nữa, chị đã là một người vợ, một người mẹ, và cả vai trò một người giúp việc, quán xuyến mọi thứ trong căn nhà này một cách tận tình và tuyệt hảo.
Anh đã kiêu ngạo và coi thường chị khi ngày đó li dị, anh tưởng mình đã hào phóng và rộng lượng cho không chị căn nhà này, căn nhà đã có bao nhiêu công sức đóng góp của chị, bằng tình yêu chồng, thương con, cả một quãng đời tuổi trẻ, thanh xuân của chị chỉ dành cho chồng con, coi thành quả của chồng con như thành quả của chính mình.
Cô con gái kéo ghế mời anh:
- Ba ngồi xuống đây đi, ba không dự lễ ra trường của anh con thì bây giờ ba ăn với chúng con cho vui.
Chị đứng dậy đi lấy thêm bát đũa, vô tình anh đã ngồi đúng vị trí ngày xưa anh thường ngồi, bàn ăn lại đầy đủ 4 người, như hồi anh mới ra đi, chị đã từng mơ, từng mong anh trở về, dù chỉ một lần để chị được nhìn lại cái hình ảnh quen thuộc này.
Vậy mà , không biết có phải vì ở một nơi nào đó vợ con anh đang chờ anh, và ở nơi đây, cuộc sống chị đã quen chỉ có 3 mẹ con, cái hạnh phúc thu nhỏ lại sau những đổ vỡ, mất mát không ? Chị bỗng thấy lòng bình thản, thấy trong bàn ăn chiều nay có một kẻ dư thừa.

Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Oct/2017 lúc 11:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Oct/2017 lúc 8:53am

Hạt Bụi Trong Tim

     Hơn nửa đời người đã trôi qua, có biết bao vật đổi sao dời. Thế mà mỗi lần nhớ về người cha khuất bóng, Hằng lại se sắt buồn. Hai hàng nước mắt cứ chực lã chã rơi. Một thứ tình cảm trái ngược luôn xung đột, xâu xé trong tim Hằng. Thương hay giận cha? Có lẽ cả hai.
     Những kỷ niệm xa nhất mà nàng có thể nhớ được về ông, có lẽ chừng như năm sáu tuổi gì đó. Lúc ấy ba mẹ và Hằng ở chung trong ngôi nhà nền đúc đồ sộ của ông bà nội, cách thị xã Sa Đéc vài cây số. Anh Tâm trọ học nhà bác Phú là anh họ của ba trên Sài Gòn. Trong trí nhớ khá nhạt nhòa của nàng, ông nội là một ông già quắc thước, cao lớn. Tiếng nói sang sảng, nét mặt nghiêm nghị  khiến ai cũng phải nể nang. Trên đầu ông lúc nào cũng đội một chiếc mũ len đan, màu nâu giống như mũ của ông Hòa Thượng ở chùa gì đó quên mất tên rồi. Thỉnh thoảng Hằng thấy Hòa Thượng đến thăm ông nội. Hai ông trò chuyện rất tương đắc trong phòng riêng của ông nội. Ngồi trên tấm nệm mỏng, mỗi ông dựa tay trên một chiếc gối hình chữ nhật, rất cứng và áo gối màu đỏ thêu rồng phụng, chim chóc, đính hột cườm lấp lánh đẹp rực rỡ. Lũ nhỏ bị cấm bén mãng vô phòng ông nội, trừ Hằng. Vì ông cưng Hằng đặc biệt, đứa cháu nội gái duy nhất của ông. Sau này theo lời kể của những người trong họ, Hằng biết ông nội là một mẫu người thông minh tuyệt vời. Tấm lòng lại nhân đức. Bà nội chắc cũng chỉ khoảng năm mươi, nét đẹp lúc xuân thì chưa phai, nhưng mái tóc bạc trắng, búi thành một búi rất đẹp sau ót. Bà hay la rầy con cháu. Trong ký ức, Hằng chưa bao giờ được nghe bà nói một lời dịu dàng âu yếm.
     Hằng còn nhớ cái tủ bằng gỗ trong nhà bếp đựng đầy những thố mạch nha. Mạch nha bà nội nấu vàng óng như hổ phách, thơm ngọt tuyệt vời. Nhưng trong đại gia đình đông người, bà phải khóa tủ bằng ống khóa và chiếc chìa khóa quý giá bà giữ khư khư trong túi áo! Thỉnh thoảng bà nội mới kêu mẹ Hằng hoặc cô Bích nướng bánh phồng. Những chiếc bánh phồng khéo léo mà mẹ và cô Bích quết vào dịp Tết, được bà tự tay phết lên một lượt mạch nha vàng óng ánh trước đôi mắt thèm thuồng của lũ trẻ. Ngoài gia đình Hằng còn có gia đình cô Bích là em gái của ba. Cô góa chồng và đem ba đứa con về ở chung với ông bà nội. Ba đứa con của cô cũng sàn sàn tuổi Hằng, nhưng là ba thằng con trai nên nghịch ngợm như giặc. Bà nội phát cho mỗi đứa một miếng bánh phồng quết mạch nha to bằng bàn tay người lớn. Hằng nhắm mắt nhớ lại cái cảm giác cắn miếng bánh phồng dòn tan, hương vị ngọt ngào của mạch nha tan trên đầu lưỡi. Tuyệt vời không gì có thể sánh bằng! Món thứ nhì bà nội hay làm là bánh lọt lá dứa màu xanh biếc như ngọc, chan nước đường và nước cốt dừa. Thỉnh thoảng cũng có bánh đúc lá dứa chấm nước đường thắng kẹo quánh rắc mè rang thơm phức.
     Bà nội nghiêm khắc với tất cả mọi người. Đặc biệt là với mẹ Hằng. Bà soi mói từng chút. Hình như bà không ưa mẹ vì cho rằng mẹ theo tây học. Văn minh quá! Nghĩ cũng bất công. Ba học trường Ch***eloup Laubat, nói tiếng tây như gió. Cô Bích cũng học trường Áo Tím. Đôi khi Hằng bắt gặp cô nói tiếng tây với ba mà bà nội có nói gì đâu. Nhưng dù sao cô cũng là con gái bà nội và mẹ là con dâu. Đương nhiên không giống nhau!
     Vì bé quá nên Hằng không biết gữa ba mẹ có chuyện gì, hoặc giữa bà nội và mẹ có chuyện gì. Một buổi chiều ba dắt Hằng ra con lộ sau nhà. Con lộ cách nhà độ hai, ba trăm thước. Một vườn cây trái sum suê ngăn ngôi nhà và con lộ. Phía sau con lộ là cánh đồng trải dài vô tít trong xa, tận lũy tre xanh xanh của làng Mỹ Long. Hằng còn nhớ lúc đó là mùa nước. Những cây lúa vươn lên khỏi mặt nước, rập rờn theo cơn gió chiều mát rượi. Một hàng dài những chiếc xuồng ba lá bơi theo con kinh, về hướng làng Mỹ Long trong đồng sâu. Ba nói họ đi câu tôm. Hằng líu lo hỏi ba đủ thứ chuyện. Nhưng hôm nay ông có vẻ trầm ngâm, thỉnh thoảng mới ừ hử. Hằng còn đang dõi mắt nhìn theo cánh cò trắng bay la đà về hướng mặt trời lặn xa xa, bỗng ba nắm tay Hằng bóp mạnh, giọng buồn có não nuột:
     -Mẹ bỏ cha con mình đi mất rồi Hằng ơi!
     Hằng ngây thơ nói với ba:
     -Hôm qua mẹ nói về thăm ngoại bịnh mà ba.
     Ba trả lời, mắt vẫn dõi về cõi vô tận nào:
     -Mẹ không về nhà ông bà ngoại.
     Lúc đó Hằng mới oà lên khóc. Ba ôm con gái vào lòng dỗ dành:
     -Không sao đâu. Ba con mình sẽ đi tìm mẹ về.
     Đêm đó Hằng ngủ với ba. Hình như trong mơ con bé vẫn khóc thút thít vì nhớ mẹ. Ba trằn trọc ôm con gái xoa lưng vỗ về.
     Hai hôm sau ba thu xếp dẫn Hằng lên Sài Gòn. Hai cha con ở nhà bác Phú. Không hiểu sao ký ức của Hằng rất mù mờ trong khoảng thời gian này. Con bé không nhớ ba đã dẫn đi những đâu để tìm mẹ. Lâu lắm sau này, tình cờ nhìn thấy trong album, tấm hình hai cha con chụp ở Sở Thú. Ba mặc đồ tây, tóc hớt cao, nét mặt buồn rười rượi. Con bé Hằng nhỏ xíu ngồi bên cạnh, mặt cũng đầy nét u hoài. Hằng nhìn tấm ảnh, lòng se thắt và tự hỏi tại sao buồn vậy mà ông già còn hứng thú chụp hình?!
     Cuối cùng không hiểu nhờ phép lạ nào mà ba cũng tìm được mẹ và hai người dắt con gái trở về Sa Đéc. Hằng gặp lại mẹ vui như Tết và tiếp tục sống cuộc đời vô tư lự như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Bắt đầu từ đó ông nội cho ba mẹ cất nhà ra riêng. Nhưng cũng chỉ cách nhau một mảnh vườn trồng cam, chanh, bưởi và vài cây soài cát. Mẹ thoát cảnh  làm dâu và không còn nghe những lời chì chiết của bà nội nữa nên vui vẻ hơn nhiều. Bà xin ba mở một tiệm tạp hoá dưới chợ. Mẹ lúc còn con gái là một người đẹp nổi tiếng. Bà lại có học, thông minh, có tài ăn nói và có khiếu văn chương. Lớn lên Hằng nghe mẹ đọc thuộc làu làu Cung Oán Ngâm Khúc, Lục Vân Tiên...và thơ Nguyễn Bính thì bà thích đặc biệt. Ngược lại ba không phải là người sính văn thơ. Trước đây ông làm ở sở lúa gạo, nhưng sau này giúp ông nội trông coi ruộng đất. Đến mùa thu lúa ruộng, có khi đi tận trong đồng xa hàng tháng mới về.
     Nhờ có duyên buôn bán nên cửa hàng của mẹ rất đông khách. Lớn hơn, Hằng đã biết ra cửa hàng giúp mẹ chút đỉnh. Ngoài mẹ ra còn có chị Mai, cháu họ xa bên mẹ giúp việc, trông nom cửa hàng mỗi khi mẹ có công chuyện đi đây đi đó.
     Sáng thứ bảy đó Hằng ra tiệm với mẹ. Khoảng trưa trưa vắng khách, mẹ dặn chị Mai và Hằng coi tiệm mẹ đi khui hụi. Hằng đang kể cho chị Mai nghe những chuyện trong lớp của Hằng, thì một người đàn ông bước vào. Ông ta nhìn dáo dác rồi hỏi chị Mai:
     - Ủa, bà chủ không có đây sao cháu?
     -Dạ, cô Tư mắc đi khui hụi. Mai trả lời ông ta.
     -Lúc nào bà ấy về? Giọng ông ta có vẻ băn khoăn.
     -Dạ cháu không biết.
     Ông này đứng tần ngần một lúc rồi nói:
     -Chừng bà chủ về nhớ nói có ông Nam đến nhé.
     -Dạ, cháu sẽ nói với cô Tư. Chị Mai trả lời và nhìn ông ta chăm chăm. Người đàn ông có vẻ hơi ngượng ngập vội đi ra. Chị Mai nhìn theo ông ta rồi thì thầm với Hằng:
     -Ông này kỳ ghê.
     -Kỳ sao hả chị? Hằng ngây thơ hỏi.
     -Thì cứ hai ba ngày là tới đây một lần. Nhiều khi có mua thứ gì đâu. Hỏi vớ vẩn vài câu. Mà coi bộ ổng tới đây để gặp mặt cô Tư mà thôi.
     - Gặp mặt mẹ em chi vậy hả chị?
     Chị Mai tặc lưỡi:
     -Thì làm sao chị biết được. Chị chỉ thấy ổng kỳ kỳ!
     Lúc mẹ về, Hằng láu táu nói có ông Nam tới kiếm mẹ. Mẹ thoáng có chút bối rối:
     -À, ông Nam làm ở Toà Án Vĩnh Long. Mà ông này kỳ thiệt, cứ đến làm phiền người ta. Tuy là phàn nàn, nhưng Hằng cảm thấy giọng mẹ không có chút gì bực bội. Hằng không thể ngờ rằng bắt đầu từ giờ phút này, từ người đàn ông có nước da bánh mật, mái tóc dợn sóng và giọng nói ngọt ngào, nhưng không phải gốc Nam kỳ này, đã bắt đầu cho những cơn sóng ngầm mang phong ba bão táp tới cho gia đình nàng.
     Ba Hằng đẹp trai, con chủ điền và có uy quyền với những người tá điền mướn đất ông nội. Những lần theo ghe đi góp lúa ruộng, họ đã tổ chức cho ông biết bao nhiêu buổi nhậu. Trong đồng sâu thiếu gì tôm cá, rắn rùa...Kể cả những đứa con gái tươi mơn mởn thơm mùi hương đồng cỏ nội. Ba cứ hưởng thụ thoải mái.
     Có nhiều tá điền muốn lợi dụng ba nên đã để con gái hầu hạ "cậu" khi cậu say bí tỉ không còn biết trời trăng gì nữa.
     Cho đến khi Hằng có một đứa em cùng cha khác mẹ bất đắc dĩ thì ba mẹ bắt đầu cắn đắng. Những lần cãi nhau ầm ĩ đưa đến xô xát khiến con bé sợ hãi khóc như mưa. Sau cùng ông nội bắt ba phải lên trụ luôn trên Sài gòn. Ba phụ coi xưởng gỗ của bác Phú. Mẹ vẫn ở Sa Đéc và ông Nam vẫn đến thăm mẹ đều đều mỗi tuần. Có khi mang sách báo đến cho mẹ đọc và mang quà cho Hằng. Thật là hai tâm hồn đồng điệu. Cùng yêu thích văn chương thơ phú. Đôi khi mẹ giữ ông ta ở lại dùng cơm trưa. Phải công nhận rằng ông ta có giọng nói rất quyến rũ. Điều kỳ lạ là ông ta vẫn còn độc thân. Nhưng làm sao biết được. Quê ông ta tận ngoài Nha Trang xa lắc xa lơ!
     Ba thường về thăm ông bà nội và hai mẹ con. Một lần, ba từ Sài Gòn về thẳng ngoài tiệm. Gặp ông Nam ở đây, thế là ba đào dậy sóng. Có thể những buổi gặp gỡ giữa mẹ và ông Nam đã đến tai ba nên mới ra nông nỗi. Đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, nhưng luân lý Khổng Mạnh vẫn bắt đàn bà giữ tam tòng tứ đức. Bây giờ nghĩ lại, Hằng chắc chắn giữa mẹ và ông Nam không có chuyện yêu đương phàm tục. Hai người chỉ là bạn tương đắc về văn chương. Nhưng hỡi ôi, ngày đó, những người đàn bà có chồng được quyền tự do hành động như vậy chăng? Ngàn lần không!
     Ba bắt mẹ phải sang tiệm để lên Sài Gòn sống với ba. Cộng thêm tiền sang căn tiệm dưới Sa Đéc, ông bà mua một căn nhà khang trang gần chợ Thị Nghè. Vốn là người quen buôn bán. Ở không bứt rứt chịu không nổi, mẹ lại mở tiệm bán gạo, than, củi. Mẹ về quê đem chị Mai lên giúp việc như xưa. Hằng học trường Tiểu học Thị Nghè. Hằng ngày đi về với chị Út Kim con của bác Phú. Ba cưng Hằng hơn anh Tú. Có lẽ vì Hằng là con gái Út rượu của ba! Anh hơn Hằng cả mười tuổi, vì giữa hai đứa mẹ có hư thai một lần. Sau khi sinh Hằng thì ngưng đẻ luôn. Cũng tốt vì mẹ vấn không thích con đông.
     Gần ngày đi học, ba chở con bé tới tiệm bán văn phòng phẩm mua tập vở. Hằng làm sao quên được nàng đã đòi nằng nặc ba phải mua mấy tờ giấy bao vở màu hồng trong suốt, có in hình cô công chúa Bạch Tuyết và chiếc cặp bằng da màu vàng nâu. Ba mua về cặm cụi bọc hết tập vở cho con gái. Ông vui ra mặt. Rồi hè năm đó ba dẫn Hằng đi...uốn tóc! Người thợ uốn làm sao mà khi xong rồi, mái tóc con bé xoăn tít như lông chó xồm. Trên đường về, Hằng giận dỗi, khóc thút thít bắt đền ba khiến ông bối rối không biết phải làm sao, đành dẫn con gái đi ăn một chầu hủ tíu mỳ ngon thật là ngon Hằng mới hết giận!
     Nhớ tới đây ruột gan Hằng quặn đau. Ba ơi ba, con thương ba nhiều biết chừng nào. Ba tha lỗi cho những lần con vô tình làm ba buồn nghe ba. Con gái ba đang khóc vì nhớ ba đây!...
     Tuổi trẻ vô tư. Ăn, học và ngủ. Hằng cũng vậy. Trong lớp con bé đã quen được nhiều bạn mới. Con Quỳnh da trắng bóc, tóc cắt bum bê. Đôi môi nó đỏ thắm, nhỏ xíu như một nụ hồng. Con Nga mặt đầy tàn nhang, tóc dài cột đuôi ngựa nè. Nhỏ này hay nói xấu con Quỳnh sau lưng. Chắc tại nó tức vì con Quỳnh xinh và học giỏi hơn nó! Chao ôi, mới nứt mắt đã bày trò ganh ghét nhau. Hèn nào trong xã hội người lớn, họ dùng tất cả mọi thủ đoạn đê hèn để giết hại, hạ bệ... nhau cứ đầy rẫy ra! Con Cẩm Yến miệng móm mà có đồng tiền trên má thật là xinh nè...Riêng đám con trai thì Hằng sợ lắm, chưa quen đứa nào.
     Rồi chẳng hiểu vì cớ gì những cuộc cãi vã của ba mẹ bắt đầu trở lại. Ban ngày ba đi làm, mẹ mắc buôn bán nên không có gì, nhưng nhiều đêm đang ngủ, Hằng giật mình thức giấc vì tiếng cãi vả khá lớn của ba mẹ khiến con bé sợ xanh mặt. Mấy ngày sau chị Mai nói riêng cho Hằng biết ba gặp lá thư ông Nam gửi cho mẹ. Không hiểu làm thế nào mà ông ta biết được địa chỉ trên Sài Gòn. Tuy mẹ cố giải thích nhưng ba vẫn giận dữ, cho là mẹ có tình ý với ông Nam. Hằng còn nhỏ quá để có thể hiểu được những khúc mắc của người lớn. Nhưng không khí trong nhà bắt đầu khó thở. Ba không còn pha trò vui vẻ như xưa. Trái lại mặt mày cau có làm anh Tú cũng sợ. Cơm nước xong là anh rút vô phòng. Thấy ba mẹ buồn Hằng cũng buồn lắm. Con bé cảm thấy đến trường chơi với bạn vui hơn là ở nhà, cho nên nhiều hôm sau giờ học Hằng xin mẹ đến nhà con Cẩm Yến chơi. Nhà nó cách nhà Hằng độ năm phút đi bộ mà thôi. Chị Cẩm Hạnh của nó cũng thương Hằng lắm. Chị hay mua quà cho hai đứa ăn chung. Đôi khi Hằng ao ước, thay vì anh Tú, phải chi có một bà chị như chị Cẩm Hạnh thì hay biết mấy! Chị Mai cũng thương Hằng, nhưng chị đâu phải chị ruột. Hơn nữa chị xấu xí, quê mùa chứ đâu có đẹp  đẻ, thơm tho, điệu đà như chị  Cẩm Hạnh!
     Có lẽ mẹ đã yêu cầu ông Nam đừng tìm cách liên lạc với mẹ nữa nên sau đó ba mẹ lại bắt tay hòa bình! Anh Tú và Hằng thở phào nhẹ nhõm. Ba tiếp tục dẫn cả nhà đi ăn tiệm cuối tuần. Có lần ba dẫn mọi người, kể cả chị Mai, đi xem cinéma. Phim Tarzan. Anh Tú khoái chí trước những cảnh Tarzan đóng khố da thú, vừa đu dây vừa hú vang cả rừng, còn Hằng sợ quá nắm tay ba thật chặt.
     Hai năm êm đềm trôi qua. Một hôm mẹ nhận được điện tín của cô Bích kêu ba về Sa Đéc gấp. Ông nội bị trúng gió, bây giờ nằm một chỗ không đi lại được. Ba vội vàng thu xếp về quê ngay sáng hôm sau. Ông nội đang đi thăm ruộng. Lúc đó  đang là mùa gặt lúa, thì trúng gió té ngoài đồng, tá điền khiêng ông về nhà. Bắt đầu từ lúc đó ông bị liệt nửa người.
     Cô Bích chỉ có thể giúp bà nội việc nhà, nên ba phải về ở luôn, hay ít ra trong thời gian ông nội bệnh, trông coi việc gặt và thu lúa ruộng. Mẹ, anh Tú và Hằng vẫn ở Sài gòn. Ba về dưới quê một thời gian thì bổn cũ soạn lại và bắt đầu nghiện rượu nặng. Con sâu rượu tàn phá người ông lẹ không ngờ. Trước đây ở Sài gòn, mỗi ngày mẹ Hằng bắt ôngchỉ được uống rượu khi ăn cơm. Lúc đi làm ông có lén uống không thì chẳng ai hay. Nhưng bây giờ ở một mình trong căn nhà rộng, không vợ con bên cạnh. Nhất là không ai cấm cản nên ông uống tha hồ, uống thỏa thích. Hè năm đó Hằng về Sa Đéc, con bé hết hồn khi gặp lại ba. Không ngờ chỉ có mấy tháng mà ông thay đổi nhiều đến vậy! Người ba vốn cao bây giờ càng khẳng khiu. Con bé xót xa cằn nhằn sao ba uống nhiều, ba ốm nhom thì ông tặc lưỡi nói ba không sao thật mà. Cô Bích nói ba cháu chỉ thích uống rượu chớ không thích ăn cơm! Bà nội rầy ba cũng làm ngơ...
     Ông nội có bình phục chút đỉnh nhưng vẫn không đi lại được. Vậy là ba đành phải ở lại Sa Đéc. Công chuyện làm ăn của mẹ không tiến triển chút nào. Nhân dịp cô dượng Bảy Vinh có xe hàng đi đường Sài Gòn -Pleiku, về nói nơi này làm ăn phát đạt lắm. Vì là tỉnh mới thành lập rất xa Sài Gòn, nên hàng hóa gì đem lên đó bán cũng chạy vù vù. Mẹ nghe ham quá nên đóng cửa tiệm, theo xe hàng lên Pleiku thám thính. Lúc đầu thấy khí hậu lạnh lẽo, đất đỏ bay mù trời, mùa mưa đất đỏ dính giày dép dẻo quẹo như dất sét, mẹ cũng ngại. Nhưng nhìn thấy hàng của cô Bảy vừa lên tới, bữa trước bữa sau là bán sạch sành sanh, cảnh chợ búa buôn bán rộn rịp bà cũng bị lôi cuốn. Mẹ về Sa Đéc bàn với ba, bán nhà lên Pleiku làm ăn. Ba lúc này bị ma men ám thường xuyên nên cũng để mặc mẹ muốn tính sao cũng được. Nhưng hình như chuyện gì trong nhà cũng do mẹ tính toán.
     Mẹ lên Pleiku sang một căn nhà trên đường Hoàng Diệu, mở một tiệm tạp hóa bán đủ thứ. Từ gạo, nước mắm, chén bát, nước ngọt ...Tất cả do cô Bảy Vinh chở từ Sài Gòn lên bỏ sỉ rồi mẹ bán lẻ lại. Vậy mà lời vô khối. Hằng và chị Mai lại theo mẹ lên Pleiku. Phần anh Tú xin đi dạy học ở Long Xuyên. Ngoài những lúc bận rộn trong mùa lúa, ba lên Pleiku ở với má và Hằng vài tháng. Nhìn thân thể tiều tụy của ba, Hằng thương quá. Con bé lúc này đã lên lớp Đệ lục, biết suy nghĩ nhiều hơn xưa. Đàn bà ở một mình thì biết tự lo cho mình, nhưng người đàn ông ở một mình thật thảm thương. Tuy hằng ngày qua nhà ông bà nội ăn cơm, nhưng làm sao bằng được chính bàn tay người vợ săn sóc. Hơn nữa bây giờ ông uống rượu càng ngày càng nhiều nên ba say nhiều hơn tỉnh. Tuy rằng chẳng bao giờ ông nhận là mình say!
     Mẹ ở tuổi ngoài bốn mươi một tí nên hương sắc còn rất đậm đà. Khí hậu lành lạnh của vùng Cao nguyên giúp làn da bà càng thêm mịn màng, trắng hồng. Núm đồng tiền trên má đã khiến lắm con tim "không chịu ngủ yên và đập trật nhịp lia chia"!. Nhiều sĩ quan đổi lên đây. Có người mang gia đình vợ con, nhưng cũng có những ông "độc thân tại chỗ". Trong số những người ái mộ mẹ có ông Đại úy Hòa, ông Trưởng ty Thuế vụ tên Sinh. Ông Hòa đen đúa nhưng cao lớn và cái miệng dẻo quẹo, ngọt như đường. Mỗi bận đi phép về ông đều có quà bánh cho Hằng. Ông này người Nam, có vợ con nhưng bà vợ và các con không lên Pleiku vì chê xứ này khỉ ho cò gáy và bẩn thỉu! Mẹ nói nơi xứ lạ gặp người cùng quê cũng thấy thân thiện hơn người khác. Hằng xem ông Hòa như một ông bác trong nhà, không hề nghi kỵ. Trái lại ông Sinh người Bắc, tướng rất thư sinh, đẹp trai. Ông ta còn độc thân ở tuổi bốn mươi, nhưng nghe nói ngày xưa yêu một cô láng giềng tuyệt đẹp. Gia đình cô ấy ép lấy một anh Bác sĩ học bên Tây về. Từ đó ông trở nên hận đàn bà. Nếu gặp người vừa ý thì cũng chỉ chơi qua rồi bỏ. Vậy mà không thiếu phụ nữ mê mệt, muốn chiếm độc quyền trái tim bệnh hoạn của ông ta.
     Hằng nhận thấy mỗi bận ông Sinh đến chơi, dĩ nhiên trong khoảng thời gian ba không có mặt ở Pleiku, mẹ rất vui, nói cười luôn miệng. Lại còn đỏm dáng hơn ngày thường. Bà chỉ thoa chút phấn hồng, chút son thôi mà thấy lộng lẫy hẳn lên.     

     Năm đó mẹ quyết định về Sài Gòn mua hàng bán Tết và mẹ dẫn Hằng theo. Con bé được về Sài Gòn thì vui không tả. Mua hàng xong mẹ con về Sa Đéc thăm ba và ông bà nội. Ông nội yếu quá, gặp Hằng ông mừng lắm. Hằng thấy thương ông ngồi một chỗ, ăn uống và làm vệ sinh phải có người giúp. Ông nội lì xì trước cho Hằng tiền mua chiếc xe đạp. Con bé cảm động ứa nước mắt. Ba thì vẫn say sưa tối ngày khiến mẹ rất buồn! Đêm đó Hằng nghe như hai người cãi nhau. Lại cãi nhau! Sao họ cãi nhau không biết chán hở trời!? Đời sống vợ chồng không có gì vui sao? Con bé quyết định lớn lên sẽ không lấy chồng!
     Hai hôm sau mẹ con đi xe đò lên Sài Gòn và mẹ dẫn Hằng đi Vũng Tàu tắm biển. Trời ơi, sướng chưa! Suốt đời con bé chưa từng thấy biển lần nào!
     Hai mẹ con đi xe đò ra Vũng Tàu. Tới nơi còn đang lớ ngớ bỗng thấy một chiếc xe Peugeot 203 màu đen trờ tới đậu bên cạnh. Ông Sinh từ trên xe bước xuống. Hai người tay bắt mặt mừng trong khi con bé Hằng cứ tròn mắt ra nhìn. Ông Sinh mời hai mẹ con lên xe, đưa về một căn nhà khá lớn, mặt tiền nhìn ra biển. Hằng ngạc nhiên không biết tại sao hai mẹ con lại gặp ông Sinh ở đây, nhưng không dám hỏi sợ mẹ rầy!
     Trong hai ngày ở đây, ông Sinh đưa mẹ con đi chơi khắp nơi. Ăn tôm cua sò hến thả dàn. Mặt mẹ sáng ngời hạnh phúc. Tâm hồn con bé quá đơn giản, quá ngây thơ để đặt câu hỏi tại sao? Biển buổi sáng đẹp không thể tả. Ánh mặt trời chiếu xuống như dát vàng, chói cả mắt. Xe chạy vòng từ Bãi Trước ra Bãi Sau. Buổi trưa người đi tắm biển đông đen. Mẹ và Hằng không tắm, chỉ đi chân trần trên cát. Con bé lượm vô số vỏ sò để đem về Pleiku tặng bạn. Nhưng biển buổi chiều lại càng đẹp hơn. Hằng yêu vẻ êm ả và bình yên với những chiếc thuyền đánh cá trở về bến đậu. Hằng nói điều này với mẹ và ông Sinh. Ông ta nhìn Hằng một lúc rồi nói "Cô bé này có tâm hồn thi sĩ. Lãng mạn lắm nhé!". Mẹ nghe chỉ cười không nói gì. Riêng Hằng chẳng hiểu lãng mạn nghĩa là gì!
     Sáng sớm ngày thứ ba, ông Sinh lái xe đưa hai mẹ con ra bến xe về lại Sài Gòn. Trước khi từ giả ông ta đưa cho Hằng một cái hộp. Trong đó có một con thuyền làm bằng vỏ ốc tai tượng, có khắc chữ Kỷ Niệm Vũng Tàu...Hằng nói cám ơn và ông Sinh còn bẹo má con bé một cái.
     Năm đó cả nhà ăn Tết thật vui. Có lẽ tại mẹ vui. Mồng một Tết ông Sinh đến chúc Tết mẹ và lì xì cho Hằng. Ba không lên vì ông nội trở bệnh nặng và một tháng sau thì ông mất. Mẹ không về được, Hằng đang đi học nên mẹ sai chị Mai cầm tiền về phụ vào đám tang. Mai được về thăm nhà thì vui lắm. Hằng dặn khi chị trở lên Pleiku nhớ đem ít chục soài cát và vú sữa hột gà. Mười ngày sau chị Mai trở lên. Ngoài soài và vú sữa, chị còn đem một nồi cá thu nước ngọt kho nước dừa, đặc sản của Sa Đéc. Hằng thương chị nhất ở điểm này!
     Không hiểu sao lúc này mẹ hay bệnh. Nói bệnh thì không đúng. Mẹ ăn không ngon lại hay nôn mửa. Bà thèm một thứ gì đó, sai chị Mai đi mua. Đem về vừa ăn xong là nôn ra hết. Hằng lo quá, không biết mẹ bệnh gì. Một hôm, thấy Hằng lo lắng, mặt buồn hiu, chị Mai lôi Hằng ra nhà sau nói " chắc cô Tư có bầu, Hằng mừng không?". Dĩ nhiên là Hằng mừng. Có thêm em thì vui biết mấy. Hằng vội vàng chạy lên lầu hỏi mẹ có phải mang bầu không, bỗng nhiên mặt mẹ đổi thành trắng bệch, người bà hầu như hết hơi sức, chỉ chực ngã xuống. Hằng vội chạy lại đỡ mẹ nằm xuống giường, lấy dầu nhị thiên đường xức hai bên thái dương. Một lúc mẹ hơi tỉnh, hỏi ai nói với Hằng là mẹ có bầu. Hằng cười toe trả lời chị Mai nói. Mẹ bảo Hằng xuống kêu chị Mai lên cho mẹ nói chuyện, còn Hằng thì đi học bài. Hôm sau chị Mai nói với Hằng là mẹ có bầu thật, nhưng Hằng không được tiết lộ với ai vì mẹ mắc cỡ. Mẹ nói già rồi mang bầu kỳ lắm. Mẹ sợ người ta cười!
     Người lớn thật là kỳ quặc, khó mà hiểu nổi họ!Tuy nhiên Hằng cũng nghe lời, không tiết lộ tin này. Rồi hai tuần sau mẹ đi nhà thương vì bị băng huyết. Vậy là giấc mộng có em bé của Hằng không thành. Mẹ về nhà người xanh lướt, nhưng có vẻ vui. Ông Sinh đến thăm mẹ với một túi nho tươi. Hai người nói chuyện gì lâu lắm. Lúc ông ta về thì mắt mẹ đỏ hoe.

     Lần này ba lên định ở chơi hai tháng. Rồi một buổi tối ba vô phòng Hằng. Đang nói chuyện chơi, con bé bỗng nhớ tới đứa em đáng lẽ phải có, nói với ba, giọng đầy tiếc rẻ:
     - Mẹ bị hư thai uổng quá hả ba?
     Ba như bị điện giật:
     - Con nói gì? mẹ con hư thai? Hồi nào? hồi nào? Giọng ông cao lên bất ngờ.
     - Mẹ bị hư thai cách đây ba tháng. Mẹ không nói cho ba nghe sao? Hằng kinh ngạc hỏi.
     Ba nhìn Hằng trừng trừng như nhìn một con quái vật xa lạ nào đó. Bỗng ông bật dậy lao ra khỏi phòng. Sau đó thì tiếng ba quát tháo ầm ĩ bên phòng mẹ. Hằng chạy sang, thấy mẹ ngồi trên giường, hai tay ôm mặt. Ba đang tát bà tới tấp. Hằng hét lên, chị Mai dưới nhà chạy lên. Nhìn thấy cảnh tượng này chị hoảng kinh, xông vào lôi ba ra. Ông còn chưởi mẹ một hồi mới chịu êm.
     Đêm đó ba ngủ trong phòng Hằng, còn Hằng xuống dưới nhà ngủ với chị Mai. Nhưng hình như không ai ngủ được đêm đó. Mọi người thao thức tới sáng. Hôm sau mặc cho con gái khóc lóc năn nỉ, ba xách va ly ra bến xe trở về Sa Đéc. Còn thề độc sẽ không bao giờ trở lại Pleiku!
     Cả tuần lễ căn nhà buồn hiu hắt. Mẹ u sầu chẳng nói chẳng rằng. Hằng vẫn cắp sách đến trường đều đặn. Một buổi tối, sau khi học bài xong, Hằng xuống nhà. Thấy chị Mai đang gấp quần áo, con bé sà vào gấp tiếp:
     - Nhà mình buồn quá chị Mai ơi! Em không hiểu tại sao hôm đó ba lại đánh mẹ em dữ như vậy? Đâu phải tại mẹ em muốn hư thai phải không?
     Mai ngừng tay, nhìn Hằng một lúc rồi ngập ngừng:
     -Nếu chị nói cô Tư không phải có bầu với dượng Tư, Hằng có tin không?
     Con bé dẫy nẫy:
     - Em không tin. Em không tin đâu. Vậy mẹ em có bầu với ai?
     - Cô Tư có bầu với ông Sinh.
     - Vậy còn ba em? Kỳ vừa rồi mẹ em có về Sa Đéc mà. Sao không phải là ba em? Sao chị biết không phải là của ba em? Chị nói đi! Giọng con bé có vẽ như muốn khóc.
     - Cô Tư nói với chị. Hằng nhớ hôm em đi Vũng Tàu chơi không. Chính lúc đó cô Tư dính bầu.
     Hằng bàng hoàng nhớ lại những ngày vui ở thành phố biển. Trong tâm trí, con bé mơ hồ nhớ lại, đêm thứ nhì ngủ tại đó, nửa đêm chợt thức giấc không thấy mẹ bên cạnh, Hằng tưởng bà đi nhà vệ sinh nên ngủ tiếp. Nào ngờ...!
     Nhưng con bé vẫn không chịu tin:
     - Vậy trước đó mẹ em về Sa Đéc cũng ngủ chung với ba em mà.
     - Cô Tư tâm sự với chị là từ mấy năm nay dượng không còn làm được chuyện đó nữa.
     - Chuyện đó là chuyện gì hở chị? Con bé ngây ngô hỏi.
     - Thì chuyện ...em bé đó. Chị đâu có rành. Cô Tư nói với chị vậy mà. Cũng tội nghiệp cô Tư, dượng say sưa tối ngày, cô Tư khổ lắm em ơi. Chị mong em đừng giận mẹ nghen. Ông Sinh thương cô Tư lắm. Ông thương thật tình đó.
     Dĩ nhiên chị Mai đâu có rành. Tuy đã hăm lăm chị vẫn chưa chồng mà. Chị Mai vừa là cháu, vừa là người tâm phúc nên có gì mẹ cũng tâm sự với chị. Hằng thương mẹ, nhưng cũng thương ba. Biết mẹ phản bội ba, Hằng làm sao không giận được. Vậy là từ đó Hằng không muốn gần gủi mẹ như trước. Mẹ biết cũng chỉ thở dài. Mỗi lần ông Sinh tới chơi Hằng đều tránh gặp ông ta. Mẹ có gọi con bé cũng đóng cửa phòng im ỉm. Ông Sinh biết ý cũng bớt tới nhà.
     Vừa nghỉ hè là Hằng xin phép mẹ về quê. Con bé quá giang xe cô bảy Vinh về Sài Gòn. Mẹ dặn Hằng đi xích lô đem qua nhà bác Phú trong Thị Nghè biếu hai ký măng le khô và một ký khô nai. Con bé ngạc nhiên tột độ khi gặp ba đang ở nhà bác Phú. Hai cha con mừng quá là mừng. Ba ôm đầu Hằng hôn chùn chụt. Ông nói ở dưới quê buồn quá nên lên Sài Gòn chơi ít hôm cho khuây khỏa. Sáng hôm sau hai cha con gọi taxis ra bến xe. Đi quá sớm nên chưa ăn sáng. Lên xe rồi ba đưa tiền bảo Hằng lại tiệm nước gần đó mua cho ba bánh bao. Mới bước được vài bước thì gặp ngay một con bé trạc tuổi Hằng, bưng một xề bánh bao nóng hổi còn bốc khói nghi ngút. Hằng mua hai cái. Cứ đinh ninh bánh bao nhân thịt. Nào ngờ khi cắn rồi mới biết chỉ là nhân bắp cải. Hằng nói để đi mua cái khác, ba bảo thôi. Đã mua rồi thì ráng ăn. Giờ đây, gần nửa thế kỷ trôi qua, nhớ đến nét mặt ba cố ăn hết cái bánh bao nhân bắp cải mà hai hàng nước mắt Hằng vẫn tuôn tràn. Có những chuyện giống như những vết dao chém vào đá. Vĩnh viễn với thời gian. Không bao giờ phai mờ. Lần này Hằng để ý thấy tay ba run run và mắt thì vàng như nghệ. Người chỉ còn da bọc xương. Bác Phú nói riêng với Hằng" Cháu nói với mẹ cháu là ba cháu có vẻ bệnh nhiều lắm đó. Coi chừng không xong đâu à!". Hằng lo lắm, nhưng chẳng biết lo làm sao?
     Về tới nhà, Hằng lo quét tước lau chùi nhà cửa cho thật sạch sẽ. Mẹ có gửi tiền cho cô Bích nấu ăn cho ba. Cô nói ba cháu chỉ uống rượu chứ có ăn uống gì đâu mà đưa tiền. Hai tuần đầu ba còn cố ăn được chút đỉnh, nhưng sau đó ăn vào là nôn ra. Trong thức ăn có lẫn máu tươi. Ba nằm trên giường rên rỉ, đau đớn. Mỗi ngày con bé đổ sữa cho ông, nhưng phần lớn là nôn ra hết. Càng ngày càng nhiều máu tươi hơn. Hằng chỉ biết nhìn ba và khóc. Con bé còn nhớ, một đêm trời tối như bưng, trong nhà hết nước sôi để pha sữa, Hằng phải cắn răng băng qua khu vườn, qua đập cửa nhà bà nội. Eo ơi, nhìn cây cối trong vườn rung động trong bóng đêm như những bóng ma đầy dọa nạt, Hằng sợ đến run lập cập. Nhưng thương ba quá, con bé vẫn cố đi, miệng niệm Phật liên hồi. Hôm sau Hằng nhờ con trai cô Bích qua Long Xuyên gọi anh Tú về. Anh Tú về vội vàng đưa ba đi khám Bác sĩ. Bác sĩ nói ba bị bệnh chai gan và loét bao tử trầm trọng. Tất cả vì rượu. Ông chuyền nước biển và cho thuốc uống. Đến ngày thứ ba mới cầm, không ra máu và ba có vẻ tỉnh táo hơn.
     Anh Tú bảo Hằng lên Pleiku trông nhà cho mẹ về chăm sóc cho ba. Hằng không chịu thì anh vừa mắng mỏ, vừa năn nỉ. Cuối cùng con bé phải đầu hàng. Buổi sáng Hằng thấy ba nằm thiêm thiếp trên giường, mặt mày xanh xao, hơi thở nặng nhọc. Lòng đau như dao cắt, con bé vừa xách chiếc valy nhỏ bước ra khỏi nhà, đi ngang cửa sổ phòng khách là có tiếng ba gọi từ phía trong cửa sổ:
     - Hằng, Hằng! Con đi đâu đó?
     - Con đi Pleiku kêu mẹ về săn sóc ba. Hằng trả lời giọng nghẹn ngào.
     - Không, không! Con đừng đi. Còn không cho ba đi theo với.
     - Ba đang bệnh đi không được đâu. Thôi ba vô nằm nghỉ. Con đi nghen ba.
     Dứt lời là con bé xách va ly đi như chạy. Nước mắt tuôn ướt cả mặt. Anh Tú dặn Hằng tới Sài Gòn là đi thẳng ra bến xe Miền Trung. Gặp chuyến nào đi liền chuyến nấy không được chờ. May quá có chuyến trưa sắp chạy. Chỉ còn chỗ ở băng cuối cùng Hằng cũng leo lên. Suốt mười mấy tiếng đồng hồ trên đường đi, Hằng rầu rĩ nhớ ba đến nỗi không muốn ăn uống gì cả. Cũng không để ý đến những lúc xe bị xóc, hành khách băng sau cùng bị tung lên, đôi khi đầu đụng trần xe đau điếng. Nhớ tới hình ảnh ba, hai tay nắm chấn song cửa sổ, đòi đi theo Hằng là con bé lại giọt vắn giọt dài khiến hai người ngồi bên cạnh ái ngại quá. Nhưng hỏi gì con bé cũng lắc đầu, không nói.
     Hằng không ngờ đó là lần cuối cùng gặp mặt ba. Vì mẹ về tới là ông yếu lắm rồi. Ba ngày sau ba trút hơi thở cuối cùng. Nhận được điện tín anh Tú đánh lên báo tin ba mất và dặn Hằng đừng về, con bé lịm người khóc không thành tiếng. Nếu biết ba ra đi sớm như vậy, có đánh chết Hằng cũng quyết ở lại với ba. Con bé đau liệt giường cả tháng trời sau đó. Mẹ lại khổ sở săn sóc cho con gái...
     Một thời gian sau ông Sinh xin đổi đi tỉnh khác vì mẹ từ chối lời cầu hôn của ông ta. Cả anh Tú và Hằng đều ghét cay ghét đắng, cho là vì ông ta mà ba mới chết sớm như vậy.

     ...Thật lâu, thật lâu sau này, nghĩ lại Hằng thấy thương mẹ vô cùng. Bà đã vì hai anh em nàng mà chịu hy sinh hạnh phúc của riêng mình. Theo lời chị Mai, mẹ rất yêu ông Sinh. Về sau có nhiều người theo đuổi mẹ đều từ chối.
     Công bình mà nói, ba cũng đáng trách. Hằng không hiểu tại sao một người có điều kiện tốt như ba mà chịu xuôi tay đầu hàng Định mệnh, để ông Thần Lưu linh lôi cuốn đến nỗi tan nát cả hạnh phúc gia đình? Tại sao ba lại hèn yếu đến thế hở ba? Con thương ba nhưng cũng ghét ba.  Ba rủ áo ra đi, thanh thản, nhẹ nhàng bên kia thế giới. Nhưng phần mẹ được gì? Suốt đời làm lụng, buôn bán cực khổ nuôi chồng, nuôi con. Trở thành góa phụ ở tuổi mới ngoài bốn mươi, đẹp đẻ, giỏi giang... mà cứ phải cắn răng sống cảnh phòng không chiếc bóng, chỉ vì tình thương dành cho hai con. Trong khi chung quanh ong bướm dập dìu. Hằng thương cả ba lẫn mẹ. Nhưng vẫn canh cánh bên lòng một tình cảm khó tả: thương, giận và tiếc nuối! Nếu được bắt đầu lại, Hằng sẽ nghĩ đến mẹ nhiều hơn.
     Ba không đáng trách và mẹ không đáng thương lắm sao? Những hạt bụi bám chặt trong tim con gái chừng nào mới gội sạch được đây?
Tiểu Thu


Related%20image


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 20/Oct/2017 lúc 12:15pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Oct/2017 lúc 12:07pm
Học trò già

Hương nhìn mải miết người học trò ngồi ở bàn đầu. Khóa học đã già nửa mà cô giáo vẫn chưa hết hiếu kỳ về bác học trò già gấp đôi tuổi mình. Mấy hôm đầu, Hương vẫn tưởng bác đưa con đến học rồi “quỡn” quá, ngồi chờ đến hết giờ luôn. Chừng đến hỏi chuyện, hóa ra cái bác tên Nguyễn Văn Phước này đến đây để học. “Nghỉ hưu lâu rồi, ở nhà buồn quá, tôi đi học cho trí óc vận động đỡ cùn mằn. Vả lại trước giờ tôi chỉ biết tiếng Pháp, học chút đỉnh tiếng Anh cho khỏi lạc lõng với mấy đứa cháu ngoại, cháu nội ở nhà”. Mà người học trò tóc bạc gần hết ấy học siêng thiệt! Ngày nắng, ngày mưa chưa thấy nghỉ buổi nào

Thi thoảng lắm, có việc hệ trọng gì đó ở nhà, bác đều xin phép trước với cô giáo, thí dụ như: “Cô cho tôi nghỉ một bữa. Mai tôi phải đi đón con bên Úc về chơi”, hoặc “Mai nhà tôi có giỗ, tôi xin phép nghỉ một đêm nghe cô giáo”... Hương để ý thấy ông học trò này chưa bao giờ nghỉ học không phép dù đây chỉ là một trung tâm ngoại ngữ đêm, học sinh vào ra khá thoải mái. Có học trò nào nghỉ học mà xin phép đâu! Hay tại cái nếp của những “người xưa” là vậy. Là giáo viên Anh văn, Hương dạy thêm ở trung tâm đêm này đã nhiều khóa liền để kiếm thêm thu nhập, cũng quen dần với ý nghĩ: học trò bỏ tiền ra để luyện ngoại ngữ, thi lấy bằng A, bằng B cho dễ tìm chỗ làm hoặc mấy học viên đã đi làm rồi thì hợp thức hóa mảnh bằng cũng là cách củng cố vị trí và thăng tiến trong công tác. Ít có ai học để “biết thêm” như cái bác học trò già này.

Hôm nào cũng vào lớp đúng giờ, ngồi ngay bàn đầu, bác Phước không chỉ siêng học mà còn rất hăng hái đưa tay phát biểu.

- Cô giáo cho tôi tập nói cho nhiều chứ không tôi đọc, nói tiếng Anh cứ giọng Pháp hoài, mấy đứa nhỏ không hiểu gì hết trơn.
Mỗi lần ông già đứng lên đọc bài, cả lớp lại vui như Tết. Đám học trò nhỏ cứ râm ran:

- Im, nghe bác Phước đọc kìa! Giống nói tiếng Tây quá ta ơi!

Riết thành quen, bác học trò cũng không mắc cỡ hay có chút rụt rè gì. Mấy đứa nhỏ hình như cũng bắt chước bác Phước học hành chăm chỉ hơn. Cô giáo Hương rất thích cái không khí sôi nổi, nhộn nhạo của lớp này, thích đến nỗi khác với thường khi, việc dạy thêm ban đêm không còn là gánh nặng công việc, cũng không còn chút ngậm ngùi “cơm áo” nữa. Cứ cách đêm, Hương lại tìm thấy niềm vui khi đến lớp cũng như nhiều điều thú vị khi trò chuyện cùng người học trò già. Nhà ở gần trường nên Hương thường đi bộ qua. Từ khi quen bác Phước, cô càng thích đi bộ hơn bởi sau buổi học có thể cùng đi một đoạn đường với bác. Bác nói:

- Tôi vừa đi học vừa có dịp đi bộ một chút để tập thể dục. Vậy là khỏe ra, còn hơn uống thuốc bổ đó cô giáo.

Ông kể lúc nhỏ cũng học ngôi trường lớn ở đây. Sau ra đời làm ăn buôn bán cũng “lên voi xuống chó” nhiều. May mà cuối đời mọi việc ổn cả. Con cái bốn đứa thì hai đứa con trai lớn định cư ở Úc, đứa con gái và thằng con trai út còn bên này cũng yên bề gia thất, việc làm ổn định. Nhà có dư chút đỉnh, ông có điều kiện để nghỉ ngơi và đi du lịch.

- Tôi đi Úc thăm con cũng mấy lần. Cũng qua Mỹ hai bận nhưng tiếng Anh bù trất, mắc cỡ quá nên ráng học. Chừng con rước qua chơi quều quào được vài ba câu cũng đỡ hé cô!

Bác học trò nói về gia cảnh mình rất ít, Hương cũng không tò mò tìm hiểu gì thêm. Thú vị nhất vẫn là những chuyện bác kể, những suy nghĩ thâm trầm về cuộc sống, về con người của bác. Cứ mỗi lần nói chuyện với người học trò lớn tuổi ấy, Hương như vỡ ra nhiều điều về đời sống, về bản thân...

Có bữa trưa vừa đi dạy về, Hương thấy hai cây xoài để ngay trên sân nhà. Mấy đứa cháu nói:

- Cái ông gì nói là học trò mang lại cho để thím trồng trong vườn.

À, bác Phước chứ chẳng ai. Hôm trước bác đem vào lớp hai trái xoài xanh, trái nào cũng “biết nói” hết, bảo:

- Cô ăn thử đi, ngon hơn xoài Thái Lan. Giống Đài Loan đó. Tôi cung cấp cho các siêu thị trong thành phố, họ bán được lắm.

Mà đúng là ngon thiệt. Ăn hết hai trái xoài mà cả nhà còn thòm thèm. Hương kể lại cho nghe, bác học trò cười:

- Để tôi chiết cho cô vài cây. Về trồng chừng hai năm là có trái ăn rồi.

Không ngờ bác đem lại thật. Hai nhánh xoài chiết đã thành cây xoài nhỏ, thân thẳng đuột, cành lá phổng phao, xanh mướt. Ông già kỹ tính đã giữ cho cây lên đến bằng này mới đem cho để cây chắc chắn sống được. Vậy là hai cô trò, hai người bạn vong niên lại có chuyện nói về trồng trọt, về cây cối. Trong phạm vi mới này, bác Phước đúng là người từng trải. Bác kể:

- Tôi cũng gốc quê mà. Hồi nhỏ thấy mấy ông già chơi cây cảnh, uốn cây, ghép cây thành đủ mọi hình thù tôi mê lắm. Nhưng mình còn nghèo, đâu có điều kiện. Sau này thư thả một chút, tôi lao vào trồng trọt, không phải để kiếm tiền mà thỏa mãn cái thú tìm tòi, phát hiện các giống cây quý thôi.

Đi theo lời kể của người học trò già, cô giáo Hương như lạc vào một thế giới khác: Nào là cây đinh lăng lá dài có thể làm tóc mướt đen, loại hoa ngâu nhỏ như hạt nút áo dùng để ướp trà trồng từ hột mới có thể ra trái, trái ngâu ngâm rượu uống cũng làm tóc đen trở lại, thiết mộc lan vì sao được gọi là cây phát tài, rồi cây xương rồng phong phú thể loại ra sao, làm thế nào để người làm vườn có thể khiến hoa trái ra hoa kết quả nghịch mùa... Nhưng thú vị nhất chính là quan điểm của ông về thiên nhiên:

- Cô coi, trời đất có thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng... Cây cỏ cũng như con người đều có thì, có lúc nẩy lộc phát hoa. Người xưa thường sống thuận theo tự nhiên để có cuộc sống giản dị mà thanh thản, người nay “bóc lột” tự nhiên nhiều quá nên gánh lấy hậu quả đáng buồn là vậy...

Trò chuyện với bác Phước, Hương thấy tâm hồn mình mở ra, trong sáng mà lại sâu lắng hơn. Trong một lúc, cô giáo trẻ như quên đi những bon chen, xoay xở của đời thường để nhập vào thế giới của “người xưa”. Sau này ngẫm lại, dường như đó là những giây phút thư giãn êm ả của Hương trong vòng xoáy lốc của công việc triền miên, không dứt này.

Trong câu chuyện, Hương cũng than thở về việc học hành của con, về áp lực công việc của bản thân, người học trò già lại chia sẻ cùng cô một cách chân tình. Lắm lúc cô giáo dạy Anh văn tưởng như mình đang tâm tình với một người bạn đồng lứa thật thân thiết. Đúng như có lần bác Phước nói nửa đùa, nửa thật: “Cô và tôi quả có duyên”.

Bẵng đi mấy tối không thấy bác Phước đi học, cô giáo Hương rất ngạc nhiên. Cả lớp không ai biết nhà bác cả. Hương nóng ruột, chạy lên văn phòng trung tâm hỏi địa chỉ trong hồ sơ ghi danh của bác rồi lần đến nhà. Đứng trước cổng nhà mà Hương còn ngỡ ngàng. Không ngờ nhà bác học trò bề thế như một ngôi biệt thự tuy nằm ngay giữa thành phố. Nghe nói bác còn mảnh vườn cũng lớn lắm ở ngoại thành, trồng nhiều cây trái quý nữa.

Bác Phước nằm trên giường, ngóc đầu lên chào cô giáo. Không gặp mấy ngày mà ngó bác xanh xao quá. Không đợi Hương hỏi, bác học trò già nói liền:

- Bác sĩ nói tôi bị viêm gan siêu vi B, không phải ung thư đâu, cô đừng lo!

Ừ, mà nhìn bác Hương lo lắng thật. Sao bác như đọc được ý nghĩ của mình vậy kìa. Nói qua nói lại, hóa ra chính người bệnh lại động viên cô giáo:

- Cô cho tôi nghỉ ít hôm, vài bữa tôi sẽ đi học lại thôi. Mấy bữa ở nhà, nhớ bọn nhóc quá!

Rồi bác cười thật tươi:

- Nghe nói bệnh này khó dứt lắm. Chắc tôi phải “sống chung” với nó thôi.

Đúng là anh bạn không mời mà đến phải không cô?

Như mọi lần, ông học trò già lại khiến Hương nhẹ nhõm trong lòng. Ngồi bên ông, bàn luận tâm tình đủ mọi chuyện, Hương hoàn toàn không nhớ mình đang thăm bệnh bác Phước. Cho đến lúc vợ bác đi vào nhắc đến giờ uống thuốc, cô giáo mới giật mình về sự vô tâm của mình. Nhưng bác Phước lại cười:

- Có cô đến tôi mới được nói chuyện như người bình thường. Chứ hổm rày cả nhà này chăm bẳm, dòm ngó tôi như người bệnh sắp chết, chán lắm!

Dù vậy, Hương vẫn không dám nán lâu. Ai đời đi thăm bệnh lại ngồi nói huyên thuyên cả giờ bao giờ. Nhưng ánh mắt níu kéo của ông bạn vong niên khiến Hương chạnh lòng, rưng rưng. Trông bác Phước có vẻ cô đơn, mệt mỏi quá. Khác xa với vẻ hoạt náo, tươi vui thường khi trong lớp học. Ừ, chỉ là do cơn mệt của thể xác thôi mà. Ông già gân ấy sẽ không sao đâu, dù ông có “sống chung” với cơn bệnh ngặt nghèo đi nữa...

Buổi tối, cô giáo Hương bước vào lớp ngoại ngữ thông báo lý do vắng mặt của bác học trò già. Đám học trò lao xao bàn chuyện đi thăm bệnh. Lớp học mất hẳn khí thế học hành. Hương muốn khơi lại mà không khí cứ loãng ra. Sự vắng mặt của người học trò đặc biệt khiến mọi hoạt động như rời rã, nhạt nhẽo, thiếu thiếu một cái gì...

Tan buổi học, Hương một mình đi bộ về nhà. Không có bác Phước đi bên cạnh, cảm giác thật chông chênh, trống vắng làm sao. Những lời nói, câu chuyện hằng đêm của bác đã lấp đầy ý nghĩ, lấp đầy niềm vui trong Hương, giờ trốn đi đâu mất. Lần đầu tiên, Hương cảm nhận sâu sắc ảnh hưởng của người học trò tuổi đã “cổ lai hy” ấy trong lòng mình. Từ vị trí học trò, bác Phước đã trở thành ông thầy của Hương tự bao giờ. Qua bác, cô giáo Hương bao năm đứng trên bục giảng mới thấm thía về con đường đi tìm tri thức không ngừng nghỉ của con người. Hương như được soi mình vào cách sống, cách nghĩ của những con người cách cô chỉ mấy mươi năm mà đã “khác” biết mấy, khác đến nỗi cô nhìn bác mà nhận ra những thiếu sót, hời hợt của chính mình, của lớp người hôm nay. Sao những người xưa ấy họ sống ung dung, bình dị là vậy, đạt đạo là vậy? Có phải nói như bác Phước “duyên gặp gỡ” giữa hai người cũng là sự may mắn của mình chăng?

Hương cứ vừa đi vừa nghĩ miên man. Nỗi lo về chứng bệnh của bác học trò nặng trĩu trong lòng. Nhưng lại nhớ đến vẻ mặt tươi tỉnh, nhớ lời nói lạc quan của bác, Hương lại gạt đi những suy nghĩ không đâu. Chắc chắn bác Phước sẽ khỏe nhanh thôi. Một vài hôm nữa bác lại đến lớp, lại xung phong đứng lên đọc rôm rả mấy câu tiếng Anh bằng giọng Pháp ấy mà. Người vững vàng như bác làm sao gục ngã được chứ!

Hương cứ đi, cứ đi với những ý nghĩ tuôn trào, với hình ảnh người học trò già trong tâm trí. Từ hướng bờ sông, gió đêm lồng lộng thổi mát rượi và trên bầu trời những ngôi sao đã lấp lánh báo hiệu một ngày mai nắng đẹp.


Nguyễn Ngọc Tuyết
__________________
Image%20result%20for%20anh%20dong%20hoa%20hong%20no


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 20/Oct/2017 lúc 12:12pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Oct/2017 lúc 6:48am
Cánh Hạc Cô Ðơn

Image%20result%20for%20Cánh%20Hạc%20Cô%20Ðơn

- Chúc mẹ đi chơi vui vẻ. Qua Mỹ, rồi qua Canada, mẹ cho vợ chồng con và bé Tintine gởi lời thăm hỏi đến các chú, các bác, các cô, dì và các anh chị nữa nghe mẹ. Mẹ có gặp bác Tuân ở Montréal cũng nhớ chuyển lời thăm hỏi của con nữa.
Ngọc ôm con cháu ngoại, hôn đánh chụt trên má, rồi quay qua ôm cả hai mẹ con đứa con gái vào người. Rồi nàng buông hai mẹ con nó ra, cúi xuống xách chiếc xách tay, theo đoàn người tiến ra phiá cửa dẫn vào phi đạo.
-Tintine vẫy tay tiễn bà đi nào. Good bye bà đi nào.
Ngọc vừa đi vừa ngoái lại nhìn con và cháu. Nàng nói với lại:
-Thôi, hai mẹ con ở nhà vui vẻ à nhe. Nhớ nhắc bố nó lái xe cho cẩn thận. Bà đi về sẽ có thật nhiều quà cho Tintine.
* * * * *
Ngọc ngồi ngay bên cạnh cửa sổ của phi cơ. Phi cơ đang bay trên những tầng mây. Mây đùn lên những nõn bông trắng xoá, chập chùng. Qua khỏi tầng mây, nhìn chếch xuống phiá dưới chỉ thấy một màu xanh ngăn ngắt. Biển và trời xanh lẫn vào nhau. Màu xanh xẫm của biển làm lòng nàng dịu hẳn lại. Nàng nghĩ đến hơn hai chục năm qua. Những cuộc tình gập ghềnh, trên cuộc đời chòng chành của nàng. Và một chuỗi những gian lao, kinh hoàng. Ðến lúc này, nghĩ lại, nàng vẫn còn thảng thốt. Nàng đến Úc trong chuyến vượt biên vào khoảng đầu năm 1982 cùng với ba con. Khi Trọng, chồng nàng còn kẹt trong tù , Ngọc đã phải lăn lộn, vẫy vùng ngoài chợ trời. Chợ trời, sau 75, là một trường học ác liệt. Cái đói đã có lúc dày vò, hành hạ nàng và lũ con, nhưng nó cũng dạy nàng nhiều điều. Kiếm được tí cơm, tí cháo nuôi thân, nuôi con, và thỉnh thoảng thăm nuôi chồng trong tù thật chẳng phải dễ dàng. Cái giá phải trả nhiều khi là cả nhân phẩm của một người đàn bà. Chồng nàng là dân Võ Bị Ðà Lạt. Nàng nhận lời cầu hôn của Trọng đúng vào lúc tinh thần sa sút nặng nề. Ðã một dạo nàng yêu muốn phát cuồng một người bạn của người anh họ nàng, hơn nàng gần mười tuổi. Tuân dạy học. Tuân yêu nàng bằng thứ tình yêu kỳ dị: có lúc chàng đắm đuối khi gặp nàng, có khi chàng hững hờ, xa lạ. Hình như cái đầu của chàng luôn bị những triết gia đông, tây ám ảnh. Khi Platon nằm trong đầu chàng thì chàng là một vị thánh, mà khi Sartre ngự ở đó thì chàng là một gã đàn ông buồn bã, chán chường. Nhưng hai bàn tay táy máy của chàng thì nàng không sao quên được. Và kỳ lạ là chàng không hề có lấy một lời hứa hẹn. Chàng không có một chủ định dứt khoát nào trong đời. Nàng thì muốn mọi chuyện rõ ràng. Vậy mà có lúc nàng đã muốn chết vì chàng. Ðến khi Tuân đổi ra Ðà Nẵng thì nàng bặt hẳn tin Tuân. Có lúc nàng rũ xuống. Nàng không sao tiếp tục học được nữa. Nàng cùng một vài con bạn tình nguyện vào nữ trợ tá quân đội. Ðời sống quân đội khiến nàng nguây ngoa phần nào. Lấy Trọng, nhưng cho đến khi có đứa con thứ hai, thỉnh thoảng nàng vẫn còn bần thần nghĩ đến người tình đầu. Sau này, trước 75 một chút, nàng có dịp gặp lại Tuân. Nàng thấy một chút nôn nao khi nghe chàng còn độc thân. Tuân bảo nàng : ỏỏ Thấy chiến tranh mà sợ quá, chẳng dám lấy ai cảõõ. Nàng bảo : ỏỏ Em vào lính, lấy chồng lính, chẳng có gì phải sợ cả; cứ sống cái đãõõ. Tuân không nói năng gì, chỉ xiết nhẹ tay nàng trước khi chia tay.
Những ngày ngoài chợ trời, Ngọc gặp một hạ sĩ quan có lúc dưới quyền Trọng . Lúc này, hắn sống dễ chịu. Hắn cho giá thuốc cho Ngọc và cuối ngày hắn nhận thuốc, tiền bạc sòng phẳng, có khi còn hậu hĩnh làm quà cho mấy đứa con của Ngọc. Thỉnh thoảng hắn rủ Ngọc đi ăn. Hắn bảo: ỏỏ sĩ quan cấp tá chắc đi cải tạo không có ngày vềõõ. Ngọc nghe mà thấy xót xa trong lòng. Ngọc ngồi sau xe của hắn, một chút tình cảm nhen lên. Những đứa con của Ngọc cũng thấy quen thuộc với chú Lộc hơn. Hai người thành tình nhân lúc nào không hay. Có lúc Ngọc cảm thấy bứt rứt khi nghĩ đến Trọng còn đang trong tù. Nhưng rồi, nàng chép miệng tự an ủi: ỏỏ Mỗi người mỗi số phận, biết làm sao được; phải sống cái đã...õõ.
Cuối cùng thì nàng cũng đưa được những đứa con vượt biển đến Mã Lai. Nàng nhớ lại lời một con bạn vẫn gặp nhau ngoài chợ trời: ỏỏ Những người đàn ông đến với mình rút cuộc cũng chỉ là những kẻ đồng hành, dựa vào nhau mà sống. Còn dựa được thì còn ở, hết dựa được thì chia xa. Tao chẳng coi mối quan hệ với đàn ông là cái gì ghê gớm, thần thánh cả. Họa chăng chỉ có những đứa con mới là của mìnhõõ. Nó bỏ chồng, cặp với một gã cán bộ từ ngoài Bắc vào. Với nó, phải cứu lấy thân mình trước. Vả lại thằng chồng nó ngày trước đã là một tay chơi bời. Những ngày trên đảo, nàng cặp với một người bạn của Trọng. Ðó cũng là cách dựa vào nhau mà sống. Những hôm giông gió ầm ầm trên mái lán trên đảo, nằm cạnh các con nhìn hé ra ngoài trời cây cối vật vã, Ngọc thấy đời mình cũng tan tác, bọt bèo. Rồi nàng được chánh phủ Úc nhận cho vào Úc. Khi được tin Trọng đã ra khỏi tù, nàng liên lạc với cô em gái còn kẹt ở lại, nhờ mối lái đưa Trọng vượt biên, nhưng trong chuyến vượt biên vào cuối năm sau, Trọng đã mất tích. Ngọc không biết nên cười hay nên khóc. Dẫu sao, nàng chỉ cần biết là từ nay trở đi, nàng sống với người đàn ông nào cũng được, miễn là người ấy chia đều với nàng những nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. Những ngày đầu ở Úc, nàng cắm đầu làm đủ mọi thứ, từ thợ may, thợ giặt, đến cả nghề pha rượu ở vài quán rượu. Có những ngày cuối tuần, nàng sống như một con điên, say khướt. Mẹ cha ơi! ai đưa con đến đoạn trường này. Nhưng, còn những đứa con, nàng còn phải sống, miễn là chúng không từ chối nàng!
Bây giờ ngồi trên chuyến bay này, tự nhiên nàng thấy thanh thản vô cùng. Ba đứa con đã lớn. Hai có gia đình. Một đứa có lúc tưởng chừng hư hỏng, nay cũng đã chí thú làm ăn. Một con bạn lần lượt mất chồng, mất con trên biển, mất cả người tình khi vừa đặt chân đến đất tự do, đã bảo nàng: ỏỏ mày còn hạnh phúc hơn tao nhiềuõõ. Nhớ lại lời nó, nàng nói thầm: ỏỏ cám ơn mày, té ra tao là đứa còn có hạnh phúcõõ. Hạnh phúc có những đứa con còn gắn bó với mình, và hạnh phúc có đứa cháu ngoại kháu khỉnh, bụ bẫm, mà cặp mắt của nó ánh lên nỗi ngây thơ an bình. Nàng cũng thấy ấm lòng hẳn lại khi mới đây nàng nhận được thư của Tuân từ Montréal gởi qua cho nàng. Tuân vượt biên vào năm 87, hiện ở Montréal. Qua một người quen có lúc ở chung trại với Ngọc ở Pulau Bidong, được nhận vào Canada, và hiện ở gần chỗ Tuân, Tuân có được tin tức và địa chỉ của Ngọc. Nay thì Tuân nhìn cuộc đời thật rõ ràng: cuộc đời của một gã đàn ông ở vào lứa tuổi xấp xỉ 60, đến Bắc Mỹ khá chậm, không vợ, không con, và sửa soạn những năm tháng cuối cùng của cuộc đời sao cho những năm tháng này không là những nuối tiếc, hoài niệm dằn vặt cuộc đời. Vậy mà trong thư gởi cho Ngọc, Tuân đã viết: ỏỏ...Anh sống ở đây như một người bị bỏ quên!...õõ. Ðọc đến đoạn này, nàng đã cười nho nhỏ trong họng. Ðáng lẽ Tuân nên viết ỏỏ... Anh sống ở đây như một người tình bị bỏ quên!...õõ. Nếu ngày xưa anh đừng bỏ quên em. Và bất giác, nàng thấy muốn gặp Tuân trở lại, chỉ một lần, để xem xem chàng sống như thế nào? Bề nào, ông ấy cũng đã là người tình của nàng. Ông ta không phải là người của cái thế giới chiến tranh, đàn áp, ngược ngạo. Ðó là một người của trí tưởng và những xúc động, bất trắc như những cái nắm tay và những nụ hôn lúc hờ hững, khi dồn dập, và cặp mắt lúc nào cũng như đang ngái ngủ. Nàng muốn dành cho ông một bất ngờ trong chuyến đi này. Qua Cali. chơi xong, nàng sẽ bay lên New York thăm gia đình người chị, rồi tiện đường nàng sẽ ghé Montréal vừa thăm gia đình một đứa em, vừa thăm ông luôn thể.
Qua khung cửa nhỏ, bâù trời vẫn xanh ngút mắt.
* * * * *
Hai người ngồi đối diện trên một chiếc bàn vuông nằm ngay cạnh cửa sổ lớn của nhà hàng trông ra con đường Sainte-Catherine còn vắng bóng người vào buổi sáng chủ nhật .
Ông Tuân nói như đùa:
- Anh không ngờ em bay đến nửa vòng địa cầu qua thăm anh đấy. Em làm anh xúc động quá. Còn anh, anh chôn chân nơi này rồi. Có muốn đi chơi xa một chút cũng chẳng dễ dàng gì. Ðất trời thênh thang, nhưng chẳng phải muốn đi là đi được đâu.
Nàng hiểu câu nói của ông. Nàng hiểu rõ tình thế của ông. Những người lớn tuổi, sức lực đã cạn, lại một thân một mình, còn làm nổi trò trống gì trên vùng đất này nữa. Những người lừng khừng như ông thì tình thế còn trầm trọng hơn nhiều. Nhưng nhìn ông, nàng không thấy dấu vết của sầu tư. Nàng dọ dẫm:
- Mấy năm trước, khi có tin em, sao anh không liên lạc ngay với em?
- Anh cũng muốn liên lạc lại với em, nhưng để làm gì nhỉ? Em mới vào Úc, một nách mấy đứa con, và anh nghe nói em còn có bạn mới nữa. Ðời sống như vậy là ổn rồi, làm phiền nhau làm chi?
Nàng nhìn ông dịu dàng. Ông ấy vẫn là người quen được che chở hơn là phải vật lộn, dành dật. Ðời sống của ông trôi theo cái đà trôi của số đông người trong cái dòng sống vĩ đại mà trời đất đã an bài. Lòng nàng không còn gì sôi nổi nữa, nhưng nhìn ông, nàng vẫn thấy tội nghiệp, hệt như nàng đã tội nghiệp cho chính cuộc đời bão bùng của mình. Người đàn ông trước mặt nàng lúc này đã là một người đàn ông đứng tuổi, với những vết chân chim trên khoé mắt, và mái đầu nhuốm bạc, chỉ còn lại giọng nói và ánh nhìn trầm lắng của một người an phận.
Nàng dọ dẫm:
- Nếu anh muốn, em sẽ bảo lãnh anh qua Úc.
- Cám ơn em. Em nói đùa đấy, phải không? Chờ cho tới khi Úc nhận anh vào với em thì không chừng, anh đã mồ yên mả đẹp rồi. Nếu em có trong trương mục nửa triệu đô thì anh cũng dám qua với em; nhưng chẳng phải dễ dàng đâu. Còn các con em, còn cháu em. Và còn biết bao nhiêu phiền toái khác.
Ông nắm lấy bàn tay của nàng:
- Ða tạ em. Anh là một thằng đàn ông đã chẳng đem đến cho người yêu mình một bảo đảm nào. Anh không thể và cũng chẳng có quyền làm xáo trộn đời sống của bất cứ ai nữa. Gặp được em thế này anh thấy hạnh phúc lắm rồi. Tất cả chúng ta không ai thay đổi được cuộc đời mình nữa em ạ. Tạ ơn em.
Ông nói mà nước mắt muốn ứa ra. Còn nàng, nàng lặng người. Có lẽ ông đã nói đúng. Không ai trong cái xã hội nhiễu nhương nơi quê nhà thoát được cái cộng nghiệp tàn nhẫn những năm qua. Và khi cơn mộng dữ qua rồi, thì không còn thứ nào có thể ráp lại với nhau cho khớp nữa.
Nàng xoa nhẹ bàn tay trên bắp tay ông, vỗ về an ủi ông, nhưng nghe như tiếng nước mắt rớt trong con tim bồi hồi của mình. Nàng cắn nhẹ bờ môi, lắc đầu:
- Chiều nay em rời Montréal, anh đừng ra phi trường tiễn em. Chút nữa, vợ chồng con em em nó mời em đi ăn trưa với tụi nó. Xong rồi thì về lại kháchsạn sửa soạn để chiều ra phi trường.
Ông hỏi một câu không ăn nhập gì vào chuyện giữa hai người:
- Em còn đi làm không? Năm nay em mới 48 mà. Có đi làm đều thì mới có phương tiện đi đây đi đó được.
- Em phụ thằng cháu lớn lo cái tiệm ăn nhỏ, cũng đủ chi dùng. Ðược cái may là hai đứa con gái đều học hành xuông sẻ, có việc đàng hoàng và thương em thật nhiều. Ði chơi chuyến này là tiền các cháu bỏ ra đó anh.
- Em thật may mắn và hạnh phúc. Chúc em và các cháu từ nay mọi chuyện đều hanh thông.
- Em cũng chúc anh cuộc sống bình an.
Ông buông tay nàng, kêu người bồi lại bàn. Nàng dành trả tiền, nhưng lần này thì ông không lừng khừng:
- Em cho anh không trả nổi bữa ăn sáng này sao?
Ông đứng dậy trước, vòng qua phiá nàng, đỡ nàng đứng dậy. Ông đi sau nàng ra khỏi nhà hàng.
Nắng buổi sáng thật trong. Những du khách từ nhiều xứ đổ về Montréal bắt đầu đi dọc hai bên đường Sainte-Catherine mỗi lúc mỗi đông. Ông và nàng đi lẫn vào dòng người, ngược về phiá trường UQAM, quay lại nơi khách sạn nàng ở.
Hai người dừng lại trước khách sạn. Ông không nói lời chia tay nữa, nhưng vội vàng ôm lấy nàng thật nhanh, hôn thật vội trên môi nàng, buông nàng ra, và đi như chạy trốn về hướng bờ sông.
Nàng đứng lặng trông theo dáng đi vội vã và lầm lũi của ông, nghe như lòng mình là một bờ đá ven biển Ðông sóng gió năm nào.
* * * * *
Ông ra khỏi nhà lúc 5 giờ sáng. Nửa tiếng sau ông đã đến Lachine. Ông lái xe thật chậm dọc theo con đường quanh hồ. Xe vượt qua hội quán trượt nước trong vùng, chạy từ từ vào khu nhà nằm ven đường. Bên phải của con đường, hồ Saint Louis mênh mông tan trongsương mù vào buổi sớm chớm thu. Những hàng cây érable lá vàng hai bên đường, những mái nhà nâu xám và những bãi cỏ lớn trước những căn nhà nhoà trong màn sương. Chỉ còn thấy những mảng màu nhạt, nhờ nhờ vàng, nâu, xanh lẫn vào nhau. Trời, nước, tàng cây, nhà, và những chiếc du thuyền ẩn trong một màn khói loãng. Chung quanh, chỉ còn là cái im vắng mênh mông của không gian thấm lạnh. Ông cho xe chạy xuống một bờ cát có một vài tảng đá lấn ra mép hồ. Tắt máy, ông cài lại nút áo phiá trong, cài lại cái zipper của áo khoác chống lạnh và kéo cao cổ áo, rồi ông hạ cửa kiếng xuống. Không khí lạnh xoa trên da mặt làm ông tỉnh hẳn. Thần trí trong suốt. Từ ngày đặt chân đến xứ lạnh này, lần đầu tiên ông được hưởng một buổi sáng thật sự thanh bình. Chung quanh không một tiếng động. Ông rót trà ra chiếc ly bằng inox và nhắp một ngụm. Hương trà và hương sen như ngấm vào người rồi toát ra từ từ qua hơi thở rất chậm của ông. Ðã nhiều năm nay, bây giờ ông mới có được cái buổi sáng thật lạnh, thật vắng, thật im ả mà hạnh phúc này, hệt như nhiều năm trước đã có lần ông ngồi trong nhà thủy tạ bên hồ Tịnh Tâm ở Huế nhắp một chung trà và nhìn xuống hồ sen bát ngát, thấy lòng mình như một khối thủy tinh tinh ròng, không gợn chút bụi của nợ trần. Bên kia bờ hồ là khu kỹ nghệ Lachine. Giờ này, ông không nhìn thấy nó, và kể từ ngày hôm nay, ông sẽ không còn phải thấy nó hàng ngày nữa. Ông bỗng thấy nhẹ nhõm trong người. Phải thế này mới là bình yên chứ. Từ nhiều năm nay, ông đã quen sống một mình. Muốn vướng bận thêm cũng chẳng được.
Ông vừa nhắp xong ngụm trà thứ nhì thì bỗng ông nhìn thấy ở khoảng giưã hồ một bụm khói đen nhạt như một đọn mây đang trôi vào phiá bờ. Nhìn kỹ là một cánh hạc. Ông sững người. Cánh hạc cao trên mặt nước khoảng vài thước, lờ lững như một con diều trong sương khói mênh mông. Thân mình, cái mỏ và cặp cẳng duỗi dài sau một làn sương lụa mơ hồ. Ông bất giác nhớ tới bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hộ, một thi bá nổi tiếng đời Ðường. Hạc vàng có lẽ chỉ có trong trí tưởng của nhà thơ, nhưng trước mặt ông, cánh hạc như sương, như khói đã nhẹ nhàng đậu trên mỏm đá cách ông vài sải. Hương sen còn đọng trong bầu không khí quanh ông, và hạc trắng ngay trước mắt ông, co một chân như ông vẫn thấy trên những chân nến bằng đồng trên bàn thờ gia tiên, trong dáng đứng của một hiền triết trầm ngâm trước cái mênh mông của trời, nước nhu hoà.
Ông nhìn ra khoảng trống mông lung và mênh mông trước mặt, rồi tiếng một chiếc lá tách nhẹ khỏi thân cây mờ mờ đáp xuống mặt hồ. Ông thấy trước mặt cánh hạc trắng vươn thân mình tới trước nhẹ nhàng bốc lên trong sương khói mờ ảo. Trong khoảng khắc ông nhớ tới buổi chia tay vội vàng hồi sớm hôm qua với người tình cũ. Cuộc gặp gỡ gây nên trong ông những xao động như những dợn sóng nhẹ, đang loãng dần ra xa khi cánh lá chạm đến mặt hồ. Ông biết rõ ràng là nàng hiện đã có được cái hạnh phúc bình an bên con, bên cháu trong cái xứ sở chan hoà nắng ấm. Còn ông, như một cánh hạc lẻ loi, đậu lại trên một mỏm đá mù sương.

Sầu Ðông


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Oct/2017 lúc 6:49am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Oct/2017 lúc 6:57am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Oct/2017 lúc 10:09am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 189 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.536 seconds.