Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2017 lúc 11:28am

Câu Chuyện Một Người Con Gái Đi Tị Nạn  


Image%20result%20for%20Người%20Con%20Gái%20vn%20Đi%20Tị%20Nạn

Hương sinh ra và lớn lên bên Lào măc dù em là người Việt. Cha mẹ em đã sang nước láng giềng này lập nghiệp vào những năm năm mươi, sau ngày đất mẹ chia đôi, phần trên là chính thể Cộng Sản và phần dưới Quốc Gia. Năm nay em đã bốn mươi lăm tuổi và đã sinh sống bên Ý Đại Lợi gần ba chục năm. Em đã lấy chồng Ý vì bên ấy kiếm chồng Việt quá khó. Trông em vẫn trẻ đẹp, có lẽ vì em vui tính, hay cười, ít suy tư, không biết buồn khổ là gì. Có lẽ cả đời, ngay cả những lúc khó khăn nhất, em cũng không khóc hay cảm thấy khổ sở. Em nhí nhảnh như một cô gái tuổi hai mươi hơn, vừa nói vừa cười, duyên dáng làm sao. Em kể cho tôi hay rằng khi em còn nhỏ, em tinh ranh và hay cùng những đứa bạn trốn học đi chơi. Người em bé nhỏ xinh xắn, khá đẫy; tôi đứng bên em sao muốn ôm em vào lòng và hôn em trên tóc. Chỉ tiếc em có liên hệ gia đình với mình, làm thế không phải.

Ngồi trên chuyến xe lửa đi Venezia, tôi nói chuyện với em lần đầu, em kể cho tôi những gian truân của những ngày em mới mười lăm, mười sáu, khi Cộng Sản cướp được chính quyền tại Viên-Chi-An. Cha mẹ em đã phải bỏ nơi em chôn nhau cắt rốn là thành phố Lu-Ăng-Pơ-Ra-Băng để đi về sinh sống nơi ngoại ô thủ đô Viên-Chi-An. Sau này em mới biết rằng mục đích của cuộc di chuyển này là để cho gia đình em đến sống nơi gần biên giới, đợi lúc thuận tiện thì trốn đi sang bên Thái. Viên-Chi-An chỉ cách biên giới có chừng vài chục cấy số theo đường chim bay. Ở những vùng biên giới, trốn đi sang đất Thái rất dễ dàng, và những thanh niên khỏe mạnh thường hay bỏ nhà ra đi một mình sang bên kia biên giới bằng cách bơi qua con sông Cửu Long.

Gia đình em ngoài ba mẹ còn chín anh em, đều còn nhỏ vào cái thời âý, đi tản cư sao thấy quá khó nhọc. Kỷ niệm vui của những chuỗi ngày buồn khổ đó là nhà người hàng xóm người Tàu mà em hay mò sang xem ông giết heo và mổ ra để bán cho những người sống trong vùng lân cận. Tiếng heo rít lên vang cả một khung trời khi bị chọc tiết, máu heo tuôn ra cả thau lớn, thau nhỏ, trông thấy mà hãi hùng, màu máu đỏ như mầu chế độ Cộng Sản tàn bạo gian ác. Hình ảnh ấy đã đi xâu vào tâm khảm em cùng với bao nhiêu hình ảnh ghê rợn khác mà em đã phải chứng kiến vào cái tuổi thơ ngây khi đang dậy thì, cái tuổi đáng lý ra em phải sung sướng, nếm mùi yêu đương và mơ mộng.

Chiếc xe lửa đã đến nhà ga thành phố Milano. Chúng tôi vội vã xuống bến và len lõi giữa đám đông để đi tìm bảng chi dẫn những đường xe đi. Tôi vừa đi vừa ôm đít bên phải, nơi có cái ví vì  bọn móc túi chầu chực những lúc mình sơ hở để làm việc. Ý cũng như Pháp là những nơi, không giống Hoa Kỳ, có tệ nạn móc túi lộng hành. Hương lại nơi có bảng chỉ dẫn lộ trình và em đã tìm ra nơi chuyến xe đi Venicia sẽ khởi hành. Chúng tôi nhìn những tấm bảng có ghi những số to lớn, 15, 16, 17, 18 và đi qua những bến ấy để lên chiếc xe lửa tốc hành có chiếc mũi nhọn và thon dài. Đây là một loại xe lửa hạng sang nên các ghế ngồi đẹp và tiện nghi hơn con tàu thường. Trên tàu có cà toa phòng ăn và toa bán hàng ăn uống. Khi đến giờ, con tàu lao đi vùn vụt. Tôi ngồi trước mặt Hương nghe em kể tiếp câu chuyện dở dang.

Kể từ ngày Cộng Sản lên nắm chính quyền, rất nhiều gia đình đã tìm đường trốn đi sang đất Thái bằng cách vựơt qua con sông Cửu Long. Vào mùa hè, khi nước cạn, kẻ đi trốn có thể lội bộ đi băng con sông, trên đầu đội những túi đồ mang theo hay để những em bé  ngồi trên vai. Tuy nhiên nhiều nơi nước chảy mạnh lôi cuốn cả người đi, gây ra cảnh chết đuối cho đàn bà và con nít. Nhiều dân ở vùng cận sông Cửu Long biết rành địa thổ đã làm nghề đưa đường kiếm sống. Hương nhớ, vào những ngày đó, bao nhiêu thanh niên đã can đảm bỏ nhà ra đi tìm tự do một mình. Họ đã cùng các bạn đi băng rừng, trốn tránh những tên lính gác, để đi tìm tư do. Thật là một hành động can đảm, nhưng đối với em, đó cũng chỉ là chuyện bình thường. Chính em cũng đã cùng với một cô bạn khác và hai thanh niên trốn đ,i nhưng không thoát, vì khi thấy binh lính Cộng Sản trấn đóng trên con đường cả nhóm đang đi, các em đã hoảng sợ và trở về.

Năm 1978, gia đình em quyết định ra đi như bao nhiêu gia đình khác. Bố em quyết định trốn đi trước cùng với em, mẹ em và các đứa con kia còn nán ở lại xem tình hình bố em và em đi có thoát không đã. Thế rồi vào một đêm có trăng soi sáng cả vùng trời bao la, lúc khoảng một giờ đêm, ba em sách chiếc tay nải lớn mà mẹ em đã khâu và chất chứa những gì cần thiết cho hai bố con ra đi tìm tự do. Năm ấy bố em tuổi đã quá năm mươi, nhưng ông vẫn còn khoẻ mạnh. Người dẫn đường, một người Lào không biết nói tiếng Việt, đến tận nhà em đưa hai bố con em đi. Nhóm ba người khởi hành sau khi ba em trao tiền cho người dẫn đường và như thế đôi cẳng nhỏ bé của em đã phải cố gắng đi theo bước chân thoăn thoắt của hai người đàn ông lớn, đi hết quãng đường hàng mấy chục cây số và băng qua khu rừng rậm rạp để đến một con sông nhỏ. Vào cái tuổi mười sáu hơn, em còn đủ ngây thơ để thấy rằng cuộc đời vẫn còn đẹp mặc dù những trớ trêu của cuộc sống do hoàn cảnh gây ra. Em thấy thích thú khi được đi mạo hiểm và em không thấy sợ hãi vì em nghĩ có bố em bên mình. Vả lại, cuộc ra đi đó rất may mắn, không hề gập khó khăn nào cho đến khi ba em và em đến được một chiếc chòi bên bờ sông. Trời đã ửng sáng và khi hai cha con vào nhà thì đã có một gia đình người Việt khác, gồm một người mẹ và ba đứa con trai nhỏ tuổi mươi, mười hai. Sau khi dừng chân nghỉ khoảng nửa tiếng, ba em theo người dẫn đường và gia đình người đàn bà kia xuống bờ sông để lên chiếc thuyền nhỏ đi tiếp đến vùng biên giới Thái.

Chiếc thuyền nhỏ chòng chành một phút rồi lấy lại thăng bằng. Người lái đò, một người Lào trung niên bắt đầu chèo con thuyền ra giữa sông. Tên dẫn đường nhìn ba em và người đàn bà kia rồi dõng dạc nói:

  • Cuộc chạy trốn này rất nguy hiểm. Tôi muốn ông bà trả thêm tiền cho tôi và bác lái đò, công chúng tôi đưa ông bà sang đến đất Thái!

 

Tên dẫn đường đã lấy tiền đủ của ba em rồi, trước khi nó đưa ba em và em đi! Bây giờ nó lại giở chứng đòi thêm tiền nữa. Ba em làm gì có tiền mà đưa cho nó vào lúc này? Nó mà không đưa đi cho đến nơi thì lắm chuyện, vì ba em và em sẽ lại phải trở về. Đì được nửa đường rồi, thật là phí công toi! Mà em thì vẫn ao ước ra đi, vì bên kia biên giới có bao nhiêu đứa bạn của em đã đi trước. Chúng nó mà gập lại em chắc sung sướng lắm! Đất tự do tha hồ ma vui chơi thỏa thích. Vả lại em muốn đi Mỹ, đi Pháp xem những tòa nhà chọc trời. Em muốn xem Paris nơi có bao cảnh đẹp mà em chỉ đựơc thấy trong phim xi nê hay trong sách vở. Paris, la ville de Lumiêre, thành phố của ánh sáng, em mơ ước đến đó để đi trên đại lộ Champs Elysées, đi xem tháp Tour Eiffel, và nhất là ăn kem và bánh ngọt. Em vẫn thích ăn bánh ngọt mà lâu lắm em đâu có được ăn? Ngày em còn nhỏ, bố em thường đưa em đi ra tiệm Pâtisserie Francaise ở Lu-Ăng-Pơ-Ra-Băng ăn kem dứa và choux à la crème.

  • Tôi không mang theo tiền, nhưng nếu anh đưa chúng tôi đến nơi, khi về vợ tôi sẽ thưởng nhiều tiền cho anh!

Tiếng ba em nói làm em trở về với thực tế. Tên dẫn đường với đôi mắt lấm la lấm lét nhìn sang phía người đàn bà. Chồng bà đi đã lâu rồi, có lẽ đã đến đất Thái nhưng sao không thấy có thư về? Bà nóng lòng nóng ruột muốn đi tìm xem hiện tình ông ấy ra sao. Hay lại đang bay bướm với một nàng Lào, nàng Thái nào, quên cả bá vợ xồn xồn này rồi? Cả mấy năm rồi bà mong đợi có ngày được gập lại ông chồng. Vắng ông, bà thấy thiếu thốn làm sao!

  • Còn bà? Bà có chịu đưa tiền cho tôi không? Hay để tôi liệng bà xuống sông cho bà bơì về? Cả những đứa con nhỏ nữa?

Người đàn bà cũng không phải là tay vừa. Bà nói:

  • Tiền bạc gì nữa? Lấy bấy nhiêu đó chưa đủ hay sao?

Tên khốn nạn xấn tới:

  • Con mẹ này muốn chết hả?

Ba em đứng dậy, nắm tay tên dẫn đường giữ hắn lại và nói:

  • Anh đừng làm thế, không tốt! Giết người là có tội đấy! Để từ từ tôi nói cho ra phải trái!

Tên kia quay lại nhìn ba em, nguôi bớt cơn giận, nhưng vẫn còn tức tối:

  • Chẳng tội thì đừng tội. Ông bảo nó đưa tiền thêm cho tôi nếu không tôi cho thuyền quay về!
  • Chị có mang theo tiền thì trả thêm cho anh ta cho xong chuyện đi!

Người đàn bà lườm tên dẫn đường một cái dài, rồi lấy từ chiếc ruột gà đeo nơi bụng một mớ tiền Thái. Bà đếm, miệng lẩm bẩm, rồi đưa cho nó mấy tờ giấy bạc còn mới tinh.

  • Hai ngàn thôi ư? Bốn người mà đưa có hai ngàn!
  • Lấy thì lấy, không lấy thì đưa tao về! Tao ra công an Việt báo cáo cho mày đi tù!

 

Tên Lào nghe thế thấy hoảng, bèn im tiếng. Hắn đưa một ngàn cho tên lái đò và bỏ túi một ngàn. Người lái đò cho nổ chiếc máy đuôi tôm và chiếc thuyền lao đi vùn vụt. Gió sông thổi mát rười rượi và nước sông bắn tung tóe cả vào mặt em. Em cảm thấy một niềm sảng khoái tràn đầy lan khắp người. Còn vài tháng nữa em sẽ tròn mười sáu tuổi, cái tuổi của người con gái quá dậy thì, bắt đầu lớn, bắt đầu biết yêu đương. Nhìn những thanh niên đẹp trai vạm vỡ, em đã bắt đầu biết quyến luyến, trong cơ thể em đã thấy rạo rực lạ thường. Những khi đó, em chỉ biết mỉm cười một mình, và vì là con nhà tử tế, em tự cảm thấy hơi xấu hổ. Em không dám nói với ai những cảm xúc thầm kín của mình. Dường như mẹ em biết em đã lớn nên cho em đi theo ba để săn sóc cho ông.  Mẹ em rất tận tụy với gia đình; măc dù bận bịu với chín đứa con nhưng bà luôn luôn dành thì giờ để chăm sóc bố em một cách tận tình. Sau bao nhiêu năm, bà vẫn thuơng ông như thuở ban đầu.

Trời đã xế trưa, nắng đã bớt gay gắt. Gió sông vẫn thổi lồng lộng. Chiếc ghe đã ra khỏi con sông nhỏ từ lâu và đang chạy trên sông Cửu Long mênh mông bát ngát. Lúc nãy ba em hỏi tên dẫn đường và nó cho hay chì còn vài tiếng nữa là đến nơi đổ người xuống đất Thái. Chiếc ghe đã đi khoảng bấy tám giờ rồi và mỗi khi có ghe lớn đi tới, cả tên dẫn đường lẫn ba em phải nằm rạp xuống và người lái ghe tắt chiếc máy đuôi tôm và dùng mái chèo để ngụy trang làm ghe người địa phương. Những lúc ấy tim em đập mạnh vì hồi hộp nhưng rồi mọi chuyện cũng trôi qua êm thắm. Nhờ đi ghe nhỏ ít người nên cũng đã tránh bớt được sự nghi nghờ của bọn lính Cộng sản.

Tới chiều hôm đó, chiếc ghe đậu lại tại một bờ sông hoang vắng bên đất Thái và tên dẫn đường bảo ba em là cứ đi thẳng vào bên trong đất liền sẽ có người tiếp đón đưa vào trại tị nạn. Quả nhiên sau khi đi vào sâu khoảng một tiếng đồng hồ thì bọn em gặp lính Thái, chúng đưa chúng em về một trại tị nạn gần biên giới, nơi tiếp đón những người Lào, Hmong, và một số ít người Việt từ bên Lào trốn qua. Những ngày ở đấy cũng ngắn ngủi vì chỉ sau đó hơn một tháng thì ba em và em được đưa đến một trại tị nạn lớn ở Si-Khiu thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima.

Thời gian ở trại tạm cư cũng buồn tẻ, chẳng có việc gì làm ngoại trừ hằng ngày  nấu nồi cơm cho ba và em ăn và đi tắm giặt nơi con suối gần đó. Những lúc đi tắm là những lúc làm em khó chịu nhất vì em cứ bị một người đàn ông theo em và y cứ nhìn em chằm chặp, ngay cả những lúc em nấu cơm hay giặt rũ nữa. Lần đầu trong đời, em ý thức được rằng em đã trở thành một đối tượng cho đàn ông, và sự khó chịu xen lẫn với một cảm giác lạ nó làm cho em đỏ mặt, làm cho tim em đập nhanh hơn trong lồng ngực và như thể máu lưu thông nhanh hơn trong người em. Em đã bắt đầu nghĩ vu vơ và kể từ những ngày ấy, em thích nhìn những thanh niên cao lớn, vạm vỡ, và đẹp trai ở xung quanh em.

Và như thiên định, em gặp một thanh niên người Lào cao lớn có vẻ mặt tuấn tú. Em được anh ấy lân la gần em làm quen và sau này cứ theo em khắp nơi. Những ngày trong trại bắt đầu từ khi có Vi-Chanh bớt tẻ buồn và lúc đầu em không hiểu vì sao anh ấy lại có nhiều tiền, anh hay cho em để em đi chợ ở nơi làng gần đó mua thêm thức ăn cho ba. Vi Chanh thường đến căn chòi nơi em ở với ba để tán tỉnh và ve vãn em. Em thấy thương anh ta một chút vì anh ấy tốt với em, giúp đỡ em mọi chuyện trong trại, nơi đấy anh quen cả bọn lính Thái. Sau này em mới biết được rằng anh ta làm cái nghề nguy hiểm là đưa những người đi trốn từ đất Lào sang trại tị nạn này. Có lần Vi-Chanh hỏi ba em có cần anh giúp đưa mẹ em và các em em sang đấy hay không, nhưng ba em nói đã nhờ người dẫn đường cũ rồi và cám ơn lòng tốt của anh.

Người đàn bà đi cùng chuyến đò thấy Vi-Chanh cho em tiền, dở chứng nằng nặc đòi tiền em; con mẹ đó nói rằng nếu nó không đưa thêm hai ngàn cho tên đưa đường thì giờ này ba em và em cũng không ở nơi đây. Cuồi cùng, Vi-Chanh phải đưa cho con mẹ đó tiền để nó khỏi làm phiền em.

Chiều chiều, Vi Chanh và em thường nắm tay nhau đi chơi xung quanh trại. Anh đưa em đến những quán nước ăn chè, kẹo bánh, hay uống cà phê. Em không hiểu có phải vì em uống cá phê từ hồi đó hay không mà sau này em nghiện uống cà phê, nhất là từ ngày em sang Ý Đại Lợi, nơi nổi tiếng có cá phê ngon nhất thế giới.

Nói đến cà phê, em bỗng chợt nhớ ra rằng từ sáng đến giờ đó, em chưa có giọt cá phê nào vào bụng. Chúng tôi đã dậy rất sớm, lúc 5 giờ 30 sáng đi đến Pavia để lấy xe lửa đi Milano, và tính đến Milano thì uống cà phê ăn sang, nhưng không kịp vì bọn tôi muốn cố gắng đi Venicia sớm. Từ Milano đến Venicia  phải mất gần ba tiếng và em nói rằng em muốn tôi tận hưởng những giây phút ở Venicia.

  • Mình đi kiếm cà phê uống đi anh!

Hương kéo tay tôi đi sang toa bán hàng ăn. Trước chiếc quầy bán và ngay tại những bàn nhỏ, những ông bà người Ý ăn mặc sang trọng đang ăn sang. Chúng tôi ăn croissant và uống cà phê. Tôi nhìn em ngồi trước mặt. Trông em không ai bảo em đã có chồng. Em tươi vui và nhí nhành như còn con gái. Chồng em Alfredo, một anh chàng người Ý đẹp trai, thương em và cho em tự do hoàn toàn. Em đi làm gần nhà mẹ em, cách xa nhà chồng em cả 60 cây số nên thường hay ở lại nhà mẹ, chỉ cuối tuần mới về nhà chồng. Ở nhà mẹ, em thấy em vẫn còn là đứa con gái như xưa, vẫn được mẹ nuông chiều, được ăn cơm, ăn phở, ăn bánh cuốn mẹ làm, không phải ăn những món pasta italiano mà lúc mới ăn thì ngon nhưng ăn mãi thành ngán.

Hương từ nhỏ đến lớn vẫn là đứa bé vô tư lự. Em chỉ huởng những cái vui, những cái gì bận tâm, những gì có thể làm cho em buồn, em bỏ sang một bên. Nhìn em nói, em cười tươi, em làm những điệu bộ rất dễ thương, tôi nghĩ anh chồng Alfredo của em tất nhiên phải lấy làm sung sướng có được em làm vợ. Em yêu chồng em nhiều lắm và chắc em cũng đa tình như những người đàn bà Ý, nếu không hơn thì cũng không kém. Một ngày bên em, tôi thấy em gọi điện thoại cho anh chàng bốn năm lần, nói nói cười cười như thể hai đứa còn là tình nhân chứ không phải là vợ chồng. Em nói với Alfredo:

  • Mai sau, khi chết rồi, em vẫn còn muốn ở bên anh!

Alfredo trả lời đùa:

  • Thôi sống với cô một đời là đủ rồi! Cô còn để cho tôi tự do chứ!

Hương còn một đam mê khác là chơi lotto. Em mua báo Lotto hàng tuần và nghiên cứu các con số như một chiêm tinh gia nghiên cứu số mạng con người. Người em gái của Hương trách móc:

  • Những khi chị ấy vào mua vé số, chị ấy đứng hàng giờ tìm và chọn số! Anh thấy có khổ đời không?
  • Đã thế người ta nghiên cứu trước ở nhà để khi mua đã có sẵn những con số, thì có phải là nhanh chóng không?

Hương chẳng để tâm những lời chỉ trích của người em. Em chỉ cười xoà. Đã có lần em hỏi tôi:

  • Tại sao anh không như em, bỏ hết những ưu tư sang một bên?

Em vừa nói vừa lấy tay phải làm dấu hiệu gạt những ưu phiền sang một bên. Chẳng như thế, sao em cứ vui cứ trẻ mãi? Trái lại, người em gái của Hương thì lúc nào cũng chỉ nghĩ đến trách nhiệm và bổn phận, trán nàng đã có những vết nhăn.

  • Chị ấy không biết đi đâu anh. Lúc nào chị ấy cũng chạy. Đi với chị ấy, em không theo kịp!

Có một điều lạ là cả hai chị em đều gọi nhau bằng chị và xưng bằng em. Lúc mới gặp tôi bối rối không biết ai là chị ai là em! Hai chị em khác hẳn nhau về cả tính tình lẫn vẻ mặt. Hương thì giống mẹ, còn người em, Ngọc thì giống bố. Tất cả mọi công chuyện trong nhà đều do Ngọc lo và chu toàn. Bà cô tôi đã một lần nói với tôi:

  • Cả nhà trông cậy vào ở nó đấy anh!

Quả thật, tôi chưa thấy một người con gái nào đảm đang và lo lắng cho gia đình như Ngọc. Tôi nghĩ thầm, “Ai may mắn lắm thì lấy được cô ấy!”

  • Đã có chị ấy lo rồi thì em đâu còn phải lo nữa, phải không anh?

Hương trêu chọc người em gái. Nhưng tôi thấy hai chị em rất gần gũi và thương yêu nhau. Hai người có hai quan niệm sống trái ngược nhau, thật đúng là “bố mẹ sinh con, trời sinh tính.” Một người đi tìm hạnh phúc cho chính mình mà không làm phiền gì đến người khác. Người kia thì đi tìm hạnh phúc cho người khác và hy sinh bản thân mình.

Sau khi ăn sáng xong, chúng tôi lại trở về ghế nơi chúng tôi đã ngồi. Chiếc xe lửa tốc hành lao đi vùn vụt trong lớp sương mù nhẹ của buổi sáng. Những ngày tôi thăm nước Ý, rất may không bị mưa, trời tương đối nắng tốt. “Mấy hôm trước trời mưa nhiều! Thế là anh hên lắm đấy!” Trời đầu tháng tư cũng vẫn còn hơi lạnh nhưng cũng không lạnh gì nhiều hơn ở thành phố San Francisco của tôi. Quang cảnh nước Ý cũng không khác miền nam nước Pháp gì nhiều. Nhà cửa bên Âu châu có những nét giông giống các thành phố lớn ở Việt Nam làm tôi chạnh lòng nhớ đến quê mẹ. Tôi ngồi đối diện với Hương, nghe em kể chuyện về cuộc đời của em. Hương hỏi tôi:

  • Liệu về đến Mỹ anh có còn nhớ không mà anh đòi viết lại câu chuyện đời em?

Đầu óc tôi lúc này cũng không còn tốt như xưa, nhưng tôi vẫn còn khả năng nhớ lại những gì tôi muốn nhớ, tôi hỏi Hương:

  • Cái gì không nhớ thì anh bịa ra, có được không em?

Em phụng phịu, và thấy thế tôi vội nói thêm:

  • Nói đùa em đấy! Viết xong anh sẽ gởi qua cho em đọc, cái gì sai thì em sửa, có gì khó đâu?

Ngoài kia trời cũng đã hết sương mù. Ánh nắng đã bắt đầu chiếu xuống và quang cảnh bỗng thấy đẹp hẳn lên. Chiếc xe lửa vẫn lao vùn vụt. Tôi nóng ruột hỏi Hương:

  • Sắp đến Venezia chưa em?
  • Chắc cũng phải một tiếng nữa anh ạ! Em trả lời.

Chúng tôi đến nhà ga xe lửa Venezia lúc 10 giờ sáng. Trời nắng đẹp và vì hôm đó là ngày thứ hai lễ Phục Sinh nên Venezia tràn ngập những người đến xem thắng cảnh. Từ những toa xe lửa tuôn ra hàng ngàn người, một số là du khách ngoại quốc, một số là người Ý từ những nơi khác đến. Trên những con hẻm ngoằn ngoèo của thành phố du lịch nổi tiếng này hàng hàng lớp lớp người đi ngắm những cửa tiệm nhỏ bán đủ thứ loại hàng cho du khách ngắm có, mua về có, mua để rồi thì cũng chỉ một thời gian ngắn thì bỏ xó. Venezia là một thành phố lạ vì nó được xây cất ở một vùng gần bờ biển trên hàng trăm hòn đảo nằm san sát nhau và biển làm thành những con nước chạy khắp thành phố tạo thành một hệ thống lưu thông thế cho đường xá. Những toà nhà cổ xưa trông cũng lạ mắt, cứ đi một lúc lại băng qua một cây cầu nhỏ cho người bộ hành qua những con sông lạch; trong thành phố không có đường cho xe hơi chạy. Khu đẹp nhất của thành phố là bến tầu nơi có nhiều quán ăn và cửa hàng.

Chúng tôi lấy tầu đi đến một nơi kêu là San Marco, để đi thăm một nơi sản xuất sản phẩm mỹ nghệ bằng thủy tinh và pha lê. Hương đi đến đâu cũng mua sắm những đồ lặt vặt. Em nói em thích mua về để trưng bầy. Tôi thấy em là người rộng rãi, thích tiêu tiền, em mua cả những thứ tôi thấy không đáng mua. Tính em dễ dãi, đi đâu có người chào hàng mời mua là em ghé lại mua. Trong số hàng chục thứ em mua hôm ấy, tôi thấy em mua hai cái nón mặc dù trên đầu em đã có nón đội. Em kể cho tôi rằng khi em hết tiền, em cần 10 đồng bỏ túi, em hỏi anh chàng Alfredo, thì luôn luôn chồng em đưa cho em hai ba chục. Em nói em thương anh ta là vì anh ta cũng rộng rãi như em, và không coi nặng đồng tiền. Nhiều khi em bận, em sai chồng đi mua sổ số cho em, nói mua 5 đồng thì Alfredo mua 10, làm em khoái vô cùng. Là con người phóng khoáng, Hương thích sống tự do theo ý mình, em không thìch bị ai kiểm soát cho nên em nói em đã không chịu lấy chồng liền. Em nói em muốn “hưởng đờì” cho đã đã. Dạo đó, em chơi với Alfredo năm năm mà em vẫn chưa muốn làm lễ cưới.

Kể lại đám cưới của em, em nói đó cũng là một chuyện vừa lạ lùng vừa đáng ghi nhờ. Sau năm năm chơi với Alfredo, vì anh chàng dễ thương, chiều em và hay đưa em đi ăn và đi chơi biển, em vẫn chưa chịu lấy anh ta, cho đến khi chị Alfredo bảo em rằng chơi lâu như vậy rồi thì phải làm đám cưới, em nể người chị chồng và chịu nghe theo. Nhưng nhà Alfredo, như tất cả những nhà người Ý khác, là người công giáo nên em phải đi học đạo ở một nơi xa nhà hàng mấy chục cây số, vào những ngày thứ bẩy. Em nói em ngại đi nhưng không làm sao được đành phải chịu. Mà cứ đến ngày đi học đạo, khi đang ngồi học thì trời tối xầm xuống và chuẩn bị đổ mưa, em bèn làm dấu hiệu chỉ chỏ cho Alfredo biết và anh ta bắt đầu lo lắng, vì anh chàng ghét lái xe lúc trời đổ mưa. Thế là suốt buổi học đạo Alfredo đầu để đâu đâu, em thì khoái chí vì thấy anh chàng cứ như đang ngồi trên tổ kiến chứ không phải trong nhà thờ. Hỏi thế có lạ lùng không?

Rồi khi học đạo xong, hai đứa tính ngày để làm lễ cưới. Khi em nói chọn ngày này thì một người chị của Alfredo nói không được vì nàng đã hẹn đi biển rồi, chọn ngày khác thì người chị khác lại nói rằng không được vì ngày ấy chị có công chuyện. Em đành bảo Alfredo:

  • Hay là mình thôi không cưới nhau nữa hà anh?

Alfredo trợn tròn đôi mắt ngạc nhiên rồi anh ta tuởng em nói thật, anh bắt đầu lo lắng. Em nói em không muốn lấy chồng vì sợ bận bịu, em vốn là người không thích làm thêm việc, nhưng Alfredo muốn cưới em thì làm sao bây giờ? Đến ngày cưới, ông cha đỡ đầu cho Alfredo gởi hai đứa cho một ông cha khác để làm lễ, cha đỡ đầu chúc hai đứa hạnh phúc và cho quà, tưởng thế là xong bổn phận của mình. Không dè đến hôm cưới, bất thần ông cha kia đì du lịch và gởi lại cho ông cha đỡ đẫu cho Alfredo làm lễ. Em nói như vậy rút cuộc chính ông cha này lại phải đứng ra làm lễ cưới cho hai đứa. Thế có buồn cười không?

Đi chơi với em tôi quên cả mệt, đến trưa em hỏi tôi đã đói chưa. Em ghé nhìn các menu bầy trước những tiệm ăn rồi em nói không ngon, mình nên đi tiệm khác. Tôi tin tưởng em biết ăn nơi nào ngon vì em đi ăn nhiều, biết rành các món Ý. Ở San Francisco, cũng có nhiều tiệm ăn Ý ngon, nhưng tôi nghĩ những tiệm ấy cũng không thuần túy Ý, cũng như hủ tiếu hay bùn bò Huế ở San Jose đâu có thuần túy Việt nam? Nhưng không phải vì thế mà không ngon. Mỗi thứ nó có cái ngon của nó, mình ăn riết mình đâm quen với cái vị nơi mình hay ăn.

Như thế chúng tôi đi loanh quanh đến khi không còn thấy nhiều nhà hàng nữa, em đành dẫn tôi vào một nhà hàng vắng vẻ nơi ít tiệm ăn, nhưng trông cũng lịch sự. Chúng tôi ăn pasta với những con nghêu nhỏ tí, chằng bù với ở Mỹ nghêu con nào con nấy to tướng. Quả nhiên nhỏ mới ngon, như ớt chỉ thiên nhỏ xíu mới cay, những con nghêu nhỏ nhưng thịt ngọt, uống với rượu trắng thật thú vị. Tôi uống rượu gần nguyên chai vì em không uống bao nhiêu mặc dù em khoe nhà chồng em làm rượu, em thường uống khi ăn. Khi ra khõi tiệm ăn, tôi lâng lâng say, thấy cuộc đời đẹp hẳn, em hỏi tôi ăn có được không, tôi thiệt tình nói cũng không có gì đặc biệt, em cũng đồng ý nói tiệm đó ăn cũng không ngon lắm. Tôi nói đùa với em:

  • Sao Hương nói em biết ăn tiệm nào thì ngon cơ mà?

Em vui vẻ đáp:

  • Có ăn thử mới biết có ngon không chứ anh?

Và em cười xinh như mộng. Quả nhiên ở đời cái gì cũng thế, có thử mớì biết của tốt hay xấu, thật hay giả. Có điều có nhiều thứ mình không thử được, mình phải quyết định mà không đựơc thử, hoặc khi thử rồi mà không tốt mình cũng phải chịu thôi, phải không em?

Tôi thương em vì em là người vô tư lự, không có gì làm em bận tâm. Mới găp em lần đầu nhưng em rất thân thiện, tôi tưởng như đã quen biết em từ bao nhiêu lâu rồi. Em giầu tình cảm, em vẫn còn nhớ người thanh niên Lào đã giúp em nơi cái trại tị nạn ở vùng biên gìới Tháí năm xưa, ngày em mới mười lăm mười sáu. Tôi không biết em có thương anh ta hay không nhưng có điều chắc là em vẫn còn mang ơn người đó. Em nói:

  • Lúc đó em nghèo khổ được anh ta giúp đỡ, cho tiền tiêu, em mang ơn anh ấy, Bây giờ em muốn tìm lại anh ta để trả ơn!

Hương đáng yêu là ở chỗ ấy, em biết mang ơn và có nhiều tình người, một điều khó thấy trên cõi đời này.


Truyên Xã Hội Tình Cảm của Hướng Dương txđ



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 24/Jun/2017 lúc 11:43am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2017 lúc 8:39am



Ơi Hỡi Diêu Bông…


Ông già hay bưng bình trà ra bộ vạc đặt ở chái sau, ở đó nhiều khi đến nửa ngày. Dáng ngồi như tượng, nếu không có tiếng nước trà rót lỏn xỏn vào cái tách sứt sẹo, thì chỉ có gió hui hút thổi qua mấy cự củi làm bạt đi âm thanh lũ mọt đang nghiến trong cây.

Ở đó, ông già đăm đăm ngó về phía nhà xưa, đất cũ. Ở đó, tầm nhìn quang đãng tới mức lổn nhổn bày biện ra trước mắt ông một khu công nghiệp với hệ thống nhà máy giăng giăng khói phía chân trời.
Không có rặng cây nào đủ bao bọc lấy vài ảo tưởng, từ khu định cư nắng chang chói này ông già buộc phải chấp nhận một sự thật, chỗ đất ông từng chôn khúc rốn khô của thằng con trai út, giờ đã thành chốt gác tạm vào nhà máy phân đạm đang thi công.
Thằng Út mỗi ngày vài ba lượt lủi thủi mệt mỏi đi ngang qua đó. Nó chưa bao giờ xao động vì cái cuống rốn đã hóa thành đất của mình, nhưng lúc qua cỗng nó thường hoang mang, không biết ngày mai có còn quay trở lại đây, không biết ngày mai mình có bị sa thải, bị thay thế bởi những công nhân đến từ bên kia biên giới xa xôi.
Ông già lớn tiếng nói không lo, người ta đã hứa rồi, sẽ kiếm công ăn chuyện làm cho tụi trẻ bây giờ.
Người ta làm lớn nên nói đâu chắc đó. Mình đã bứng nhà cửa, bứng mồ mả ông bà đi cho người ta làm công nghiệp thì cũng được đền đáp xứng đáng chớ. Ông oang oang, cố lớn tiếng cũng là để trấn an chính mình.
Mỗi khi thấy mới xế trưa mà thấy thằng Út về, ông cũng thót tim, cứ lo nó bị đuổi việc.
Nghe kể lại, hồi thôi nôi thằng Út, nó hí hửng chụp lấy cục đất lúc vợ ông đặt trước mặt nó cái rổ đựng lỉnh kỉnh viết, kéo, lược, gương…

Phải nghe kể lại, vì hôm đó ông vẫn phải đi gặt mớ lúa bị gió giông giật sập chìm ngoi ngóp trong nước.
Lúc đó, ông đã tuyệt vọng nghĩ, những đứa con mình rồi cũng suốt đời quần quật đồng áng như mình.
Đời tụi nó phải được thay đổi. Cái ý nghĩ đó lúc nào ám ảnh sôi réo trong đầu ông. Nên ông già bồi hồi biết bao nhiêu khi nghe tin về khu công nghiệp sắp được xây trên vùng đồng rừng heo hút quê mình. Họp dân lần nào ông cũng hỏi, có công ăn chuyện làm cho bầy trẻ không?
Lời hứa chắc nụi của người ta làm ông chấp nhận rời đi mà không lưỡng lự.

Hôm dọn nhà về chỗ định cư mới, ông gần như khóc, thằng con lớn hỏi tại làm sao, ông cố gượng nói bị kiến nẻ nẻ đau quá để mấy đứa con không phải cảm thấy mắc nợ ông chút nước mắt này.
Để con đừng vì thương ông mà do dự trước cơ hội đổi đời. Lúc đó, ông nghĩ vậy, nên dù có luyến tiếc đất đai vườn tược, dù nước mắt đong vài chén nữa, ông vẫn cắn răng nhổ cái bàn thông thiên mang về cặm ở nhà mới nằm trong xóm mới.
Buổi tối mang nhang ra thắp giữa trời, ông hình dung cảnh như vầy : mấy đứa con về nhà vào buổi chiều, trong bộ đồ công nhân lấm lem dầu mỡ, tụi nó kêu, ba ơi, con mới lãnh lương, mấy ba con mình bắt con gà nấu cháo nhậu chơi.
Ông suýt cười thành tiếng, trong tưởng tượng thôi mà mấy chữ “lãnh lương” nghe lạ lùng và xao động lắm rồi.
Một nông dân sống sắp hết đời chưa bao giờ được nghe.

Ông sắm xe cho thằng con lớn chạy như cả xóm chạy xe ôm. Con gái đi bưng bê cho quán cơm gần nhà máy.
Thằng Út xin được một chân phụ hồ trong chuỗi nhà máy đang xây dựng. Mừng còn ấm thì đã bị lo âu hắt vào mặt, khi ở công trường, trong quán nước hay trên đường ngày càng có nhiều người mới đến.
Họ không hơn đám thanh niên bản xứ này cái tay cái chân con mắt nào, cũng gân guốc, chai sạn, chỉ khác ở thứ ngôn ngữ dị biệt.

Nghe không hiểu, nhưng khi họ cất tiếng lao xao, thằng Út thấy như cứa, như cắt, xót xa trong ruột.
Cô gái làng thằng Út thương đã chắt nụ cười sang cho một người khác, chỉ vì anh ta đến từ đất nước của Tiểu Yến Tử, của vua Càn Long, của Võ Mỵ Nương… sớm chiều phát trên truyền hình.
Thằng Út về nhà buồn tênh nằm võng nghêu ngao hát, “thương em tôi tìm được lá diêu bông, sao em nỡ vội lấy chồng…”
Không phải tự nhiên mà bài thơ, bài hát về thứ lá sắc sắc không không đó làm người ta yêu thích.
Đời người dường như ai cũng có một lần thương yêu ngu ngơ, cũng tin yêu trong veo, cũng gặp những thề hẹn mơ hồ, cũng nhận những lời hứa ỡm ờ, lơ đãng, cũng gặp những phũ phàng…

Ông già, ngồi trong cái chái chất củi được cất từ cây lá nhà xưa, vẫn đượm mùi khói xưa, nghe bài hát bỗng buồn không kể xiết, cầm như cha con ông đã bị phản bội rồi.

Nguyễn Ngọc Tư
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Jun/2017 lúc 9:42am

Ngày xưa anh vẫn hay đưa em về Pleiku thăm gia đình anh , anh cho em trọn những tháng ngày thật quá đẹp , đẹp chi lạ , như tình anh đã cho em . Mỗi khi về đây , mỗi ngày anh vẫn đưa em vào rừng , đi trên những đường mòn anh quen thuộc , hái cho em những bông hoa rừng , viết tên nhau trên thân cây thông , tặng em những đoá lan rừng và nhiều khi mình đi dọc theo quốc lộ , anh hái đoá Dã Quì gài lên tóc em và nói , uổng quá , anh quên đem bàn bóng để chụp em làm kỷ niệm , sau ni lỡ mình có xa nhau , anh vẫn còn hình em trong túi . Có một lần anh đem theo máy , nhờ một người Thượng chụp cho mình hai tấm , một anh giữ và một em giữ . Có hôm anh đưa em vào thăm một buôn người Thượng , họ mời mình ăn khô nai và uống rượu cần , anh không muốn cho em thử vì em còn trẻ quá, sợ em không quen rồi say , nhưng sau đó anh ngà ngà , nhìn em với đôi mắt thật lạ , anh nhìn em thật lâu , sau đó khi mình từ giã ra về , trên đường , anh ôm em , và hôn em trên môi , lần đầu tiên anh hôn em , mà lúc khác anh không muốn hôn em như vậy , nói là anh muốn giữ đôi môi trinh nguyên cho đến ngày em 18 tuổi lúc đó anh sẽ hôn em vì ngày đó , anh sẽ xin ba mạ cho anh được đính hôn với em ...
Thời gian trôi đi , em vừa mới 16 tuổi , anh có giấy nhập ngũ , anh đưa em về thăm lại phố núi , thăm ba anh và các chị , em còn nhớ rõ, đêm đó trăng rất sáng , trăng mười sáu như tuổi em , sau cơm chiều , ở trên này đèn đuốc lờ mờ , chỉ trăng sáng thay đèn , anh rủ em đi một vòng trong vườn nhà , đêm trăng , những bông hoa Đỗ Quyên bên ven rừng rực thắm đủ màu hồng có , đỏ có trắng có ... các chị anh có tay trồng cây và hoa , và vườn thật rộng , mình đi thẳng xuống cuối vườn , có một giòng suối nhỏ chảy qua , nước rất ấm và lạ một điều là khi xuống tắm xong , lên da dẻ trắng cho nên mấy cô gái ưa tắm trong những suối như vậy để cho da trắng , nhất là những đêm dạ hội . Cạnh suối , chị anh có để một chiếc ghế dài bằng gỗ để ai muốn ra đây ngồi mơ mộng hay làm thơ . Em nghĩ vì vậy mà anh đã trở thành thi sĩ .
Đêm đó dưới trăng , em ngồi cạnh suối trên bãi cỏ xanh um , anh nằm dài trên chân em , anh kể chuyện huyên thuyên , hình như anh hiểu mình sắp xa nhau nên anh muốn em uống hết những lời anh nói , chung quanh mình thật yên lặng , chỉ nghe tiếng róc rách của suối và những con dế làm thơ tình tặng người yêu . Bỗng anh cũng nín lặng , anh cầm chặc tay em , vít đầu em xuống cạnh mặt anh , hôn em tới tấp , một lúc sau , hình như có một luồng điện cao tầng giựt cả hai đứa , anh đặt em nằm dài lên cỏ , anh nằm dài trên em , em chợt cảm thấy một điều gì thật lạ em chưa hề biết , hình như rạo rực thì phải , em run lẩy bẩy dưới những chiếc hôn nồng của anh , anh thì thầm trong tai em :
- Đỗ Quyên , anh muốn ... ( anh ít khi gọi em bằng tên thiệt vì anh nói tên em rất đẹp , chỉ dành riêng cho anh thôi . Anh gọi em là Đỗ Quyên vì nhà anh trên núi trong vườn chị anh trồng đầy và anh cũng thấy hoa đẹp , nếu có ai gọi em là Đỗ Quyên thì không sao )
-??
- Anh muốn được yêu em
- Thì anh vẫn yêu em mà
- Không , em không hiểu sao ?
- ??
- Em cho anh nghe , cho anh nghe nguyên trinh của em . còn mấy hôm nữa anh đi rồi , đó là quà em tặng cho anh , cuộc đời con gái của em , nghe Đỗ Quyên , nghe Đỗ Quyên !
Lúc đầu em sợ , nhưng sau đó em nghĩ anh yêu mình và sau này anh sẽ là chồng mình thì cho trước hay sau cũng rứa thôi , và như vậy khi anh đi lính , anh có gì đem theo để nhớ mãi em . Và em đã cho anh đời em đêm đó . Lúc đầu em rất đau , nhưng anh đã dịu dàng dìu em vào con đường tình đầu tiên vừa hé mở cho em , em đã rung cảm cùng tần số với anh .
Anh đã hứa sẽ yêu em trọn đời và ngày anh đi lính về , em sẽ là của anh mãi mãi ...
Nhưng rồi ngày anh về thật xa , em vẫn chờ cho đến ngày em phải đi học xa , em lên thăm ba anh và các chị . Lúc em lấy xe đò về lại , ba anh hôn lên tóc em , nói :
- con nhớ chờ anh con nghe con .
Em gật đầu trong nước mắt
- dạ , con hứa .
Lúc đầu em vẫn có thư và tin tức anh , nhưng chiến tranh lan rộng , em mất bặt tin , em có lên gặp ba và các chị , chắc lúc này em nhớ anh nên gầy hẵn làm các chị cũng lo cho em không đủ sức chịu đựng và ái ngại cho em , ba và các chị cũng như em , không có tin tức gì anh cả . Rồi em phải đi học lại , xa nhà .
Mấy năm sau em về lại quê hương , em lên thăm ba , thì hay tin ba đã mất , em đau đớn chi lạ , mất anh , mất ba , các chị đi lấy chồng , em cảm thấy mình thật bơ vơ . Và em không về nữa , để làm gì ?
Mấy năm sau em nhận được một lá thư của chị anh , nói là anh ở tù về và đã lập gia đình . Trời mơ em sụp đổ . Đợi chờ em chừ chỉ là một mớ buồn nhớ vụn , rồi em đi lấy chồng ... và mình xa nhau mãi . Cái buồn trong tim em vẫn chĩu nặng : Em lấy chồng không phải là anh !.......
Bao nhiêu năm qua rồi hả anh ? hoa Dã Qùi vẫn vàng rực trên thảo nguyên , và hoa Đỗ Quyên vẫn thắm trong đêm trăng , sự trinh trắng của đời em anh vẫn giữ . Trời đã sắp đặt cho em và anh gặp lại nhau , muộn màng còn hơn không , và tình yêu thuở ấy vẫn y nguyên trong tim chúng mình , thôi cũng được , miễn là anh vẫn đó , dù xa cả một biển nhưng giọng anh vẫn dịu dàng vỗ về em mỗi đêm ...
đht
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2017 lúc 1:34pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jul/2017 lúc 8:49pm

 

Chiếc Khăn Mù Xoa (Tiểu Tử_Vân Ngọc).MP3  <<<<<



Image%20result%20for%20Chiếc%20Khăn%20Mù%20Xoa








Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Jul/2017 lúc 8:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jul/2017 lúc 9:27am
Cùng Một Dòng Sông - Trần Bang Thạch.mp3   <<<<<


Image%20result%20for%20song%20nuoc%20mien%20tay


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jul/2017 lúc 2:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2017 lúc 2:37am
Mây Ngàn - Lê Bảo Trân.mp3<<<<<


Image%20result%20for%20em%20gai%20hau%20phuong


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jul/2017 lúc 2:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2017 lúc 8:36am



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jul/2017 lúc 8:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2017 lúc 8:28am

Đường Tím

Image%20result%20for%20phuong%20tim

Hai bên phố ươm màu tím biếc
Phượng vĩ buồn da diết trong lòng
Hè về gợi nhớ Gia Long
Bảy năm chăm chỉ, đèn chong học bài


Image%20result%20for%20ao%20dai%20trang%20hoc%20tro

Quay quắt nhớ tháng ngày áo trắng
Tóc buông dài, nhân dáng mảnh mai
Thẳng suông e ấp bờ vai
Gió chiều trìu mến chen lay sợi mềm


Image%20result%20for%20phuong%20do%20san%20truong

Vàng son thuở êm đềm cắp sách
Đã lùi tàn, ngăn cách đại dương
Còn không phượng đỏ sân trường…?
Ve sầu khàn giọng kêu thương não nề


Image%20result%20for%20con%20ve%20sau%20va%20hoa%20phuong%20do

Ve ơi, chớ ủ ê than vãn
Bước thời gian quên lãng con người
Bão giông xoay xoáy dòng đời

Tà xưa xếp cất bên trời tha hương


Image%20result%20for%20phuong%20tim

Chiều nay chầm chậm chạy xe trên đường, vô tình màu tím biếc len vào mắt tôi. À, thì ra hoa phượng vĩ đang xum xoe khoe dáng vẻ yêu kiều của mình. Màu tím gợi trong ta nỗi buồn nhiều hơn là niềm vui. Tôi loay hoay tính nhẫm và tự hỏi… Bây giờ là tháng mấy mà phượng tím lại rực trời như thế nhỉ?

Tôi chợt nhớ mùa xuân sắp từ giã phố phường để nhường bước cho mùa hè rực lửa trong nay mai.

Thế nhân đang bôn ba từng bậc thang khắc khoải tháng sáu rồi đó sao…???

Nhanh quá…!!!

Mới ngày nào ăn Tết với cánh mai vàng kiêu sa đầu ngõ và hoa hồng đào nở rộ chói chang trước sân nhà. Mũi tên thời gian quả là vô tình, vô hình là động cơ khiến cho mái tóc đen tuyền tuổi học trò mau trổ đóa hoa bạch kim. Lấm chấm muối tiêu lắt lẻo treo lơ lửng trên từng sợi tóc tội nghiệp đã trải qua nhiều mùa thu xứ người, đoạn đời trôi nổi và vướng mắc biết bao hạt bụi trường đời.

Tôi không bâng khuâng u uất mà nhìn thẳng vào hiện thực. Tôi rất hiểu, mọi người chứ không phải chỉ riêng một mình tôi, ai ai cũng đều có cùng mẫu số chung mệt mỏi giống hệt như thế mà thôi Có ai là thần thánh để có thể tránh khỏi giây phút kết thúc trò chơi cút bắt trên sân đấu trường gay go, so tài thắng bại giữa tuổi thọ và bước chân tàn nhẫn của ma lực thời gian bao giờ. Tuổi thọ không bao giờ giành chiếm được giải quán quân mà luôn luôn bèo nhèo đầu hàng thua cuộc vô điều kiện.

Suy tư vu vơ cho đầu óc có dịp vận động như việc làm vui vui. Chứ thật ra, đôi khi ngẫm nghĩ và mơ màng quay về thuở làm cô cậu học trò quần xanh áo trắng, chúng ta ai cũng đều có một thời hoa mộng xinh xắn, rạng ngời nụ cười mùa xuân tươi trẻ.

Vào năm tháng hồn nhiên đó, trí óc chưa hề tất bật khổ nhọc lo âu, ôm vào lòng phiền muộn. Vì sao…?

Image%20result%20for%20tam%20mua

Vì tuổi ấu thơ hồn nhiên lắm
Thấy trời mưa, chạy tắm ngoài đường
Nụ cười xoắn xít dễ thương
Như hoa bóng nước lăn trườn đùa vui

Bạch Liên



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Jul/2017 lúc 8:34am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jul/2017 lúc 9:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 190 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.418 seconds.