Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2023 lúc 3:58am

Từ Tố Nữ 

Hình trích từ alamy.com, trên mạng, có ý chỉ về túi vàng.

Ngày 30 tháng 4 lại đến gần, chúng ta lại được đọc những câu chuyện kể hay được viết lại về những chuyến vượt biển hiểm nguy đi tìm cái sống trong cái chết. Những hình ảnh đau thương lại tràn về trong tâm khảm của những thuyền nhân như chúng ta. Riêng tôi, ngoài những lo sợ, những kinh hoàng bị bắn, bị rượt đuổi, tôi xin viết lại một câu chuyện buồn mà vẫn phải … cười, gọi nôm na là chuyện buồn cười.

Ghe chúng tôi khởi hành gồm 48 người, trong đó có một người phụ nữ trung niên khoảng 40 tuổi người Việt gốc Hoa. Dáng người chị nhỏ nhắn, hơi thấp, mái tóc ngắn với khuôn mặt dễ nhìn, sau này tôi mới biết chị tên là Từ Tố Nữ, chị đi từ quận 5, Chợ Lớn.

Sau những nguy hiểm chết người, ghe chúng tôi may mắn được đến hải phận quốc tế khi trời hừng sáng. Chủ ghe cho phép tất cả hành khách lần lượt được chui lên bong tàu để tận hưởng không khí trong lành và để “giải quyết bầu tâm sự” phía đằng lái, sau hai đêm ngày nhịn tiểu nhịn đi cầu và bị ngộp thở, ngửi toàn mùi khói dưới khoang máy. Tôi vẫn ngồi trên ghe vừa uống cà phê vừa nắm cần lái trong khi mấy người tổ chức nắm tay kéo từng người lên bong và hướng dẫn họ biết phải làm gì và đi đâu.

Chợt nghe thấy tiếng nói léo nhéo rất trong trẻo, nói rất nhiều và nói không ngừng, không kịp lấy hơi, một giọng tiếng Việt lơ lớ, tôi quay nhìn về phía sau, thấy một phụ nữ đang phân trần gì đó với một em trai trẻ tuổi. Hai bên không bên nào chịu thua bên nào. Cuối cùng em trai phải bỏ ra đằng trước, vừa lẩm bẩm chửi thề, bỏ đi vừa lắc đầu chán nản.

Phía tận cùng đằng lái, bên phải là một bàn cầu lộ thiên được quây lại bằng 4 tấm ván nhỏ vừa đủ cho một người ngồi xuống để trút bầu tậm sự vào chốn “mênh mông’ gió nước. Chúng tôi đi ghe lâu đã quen, nhưng với một người chưa đi ghe xuồng bao giờ, và nhất là một phụ nữ dân thành phố như chị thì quả là một “nhiệm vụ gần như bất khả thi” (Mission Impossible) trong khi chiếc ghe vẫn cứ lắc lư con tàu đi. Mắc đi tới nơi mà ruột gan cứ bị thót lên, nhồi xuống, nhộn nhạo vì “nỗi niềm” vừa chực trào ra thì lại phải chạy ngược lại bên trong. Nỗi niềm này thực chẳng biết tỏ cùng ai.

Chiếc ghe vẫn cưỡi trên những con sóng nhẹ nhàng bập bềnh và tiếp tục lướt về phía trước. Mặt trời đã lên cao rọi những tia sáng lấp lánh trên mặt nước. Chúng tôi quay mặt đi để cho chị có chút riêng tư, yên tâm “vận thần công lực” tống xuất độc tố ra ngoài thì nghe chị ấy la lên một tiếng kêu rất lạ, không phải tiếng la hét vì sợ hãi mà là một tiếng than não nề. Mọi người đều ngoái lại nhìn chị, chỉ thấy chị đứng bật dậy, tay kéo quần, tay chỉ xuống nước biển xanh tím, miệng ú ớ những tiếng kêu vô nghĩa. Vài người chạy lại hỏi có chuyện gì không, chị vẫn chỉ xuống biển và miệng thì la “vàng của tui, bịch vàng của tui”.

Lúc đó mọi người mới hiểu ra khi chị ngồi xuống để đi cầu thì túi vàng lận trong lưng quần rớt xuống biển. Chị vẫn tiếp tục la coi người nào có thể giúp chị vớt bịch vàng lên, chị sẽ đền ơn. Giữa biển trời mênh mông, vàng nặng chìm xuống nước rất mau, không ai biết hình thù túi vàng ra sao, mà cũng chẳng ai liều mạng nhảy xuống biển sâu để vớt túi vàng cho chị. Chị chỉ biết sụt sịt khóc vì tiếc của; ai cũng cảm thông nhưng không thể làm gì hơn, không biết nói gì để an ủi chị. Cuộc hành trình vẫn tiếp tục.

Sau này, khi chúng tôi được chuyển qua một chiếc tàu buôn Pháp để họ đưa chúng tôi đến đảo Palawan, Thuyền Trưởng Jean Gada yêu cầu tôi viết cho ông một danh sách tất cả thuyền nhân với tên tuổi và ngày sinh, quê quán để tiện việc phân phát luơng thực và khi đến đảo sẽ nộp danh sách lên cho cao ủy tỵ nạn. Tôi viết tên tất cả mọi người bằng tiếng Việt nhưng không thêm dấu cho ông dễ đọc. Ví dụ tên anh Vũ Cao Đại, tôi viết Vu Cao Dai; khi đến tên chị, tôi viết Tu To Nu.

Ông thuyền trưởng họp mọi người lại, giải thích cho họ biết khi nào sẽ đến đảo và trấn an mọi người dù các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á đã đóng cửa, riêng trại Palawan vẫn còn đón nhận thuyền nhân. Ai nấy đều mừng muốn khóc. Ông bắt đầu đọc tên từng người, đến tên Tu To Nu, ông khựng lại, trán nhăn nhó như đang suy nghĩ điều gì. Sau một hồi lưỡng lự, ông cũng đọc to, giọng Pháp rõ ràng “Toute Nue”, ông nhắc đi nhắc lại 3,4 lần mà không ai dơ tay. Ông quay sang tôi, mặt đỏ gay vì cố nhịn cười, ngón tay chỉ vào tên chị và hỏi có ai tên “Toute Nue” không.

Mới đầu, tôi cũng không hiểu vì sao ông phải nín cười, tôi nhìn kỹ tên chị một lần nữa và chợt vỡ “cục ngu” trong đầu, và cả tôi cũng không nhịn được cười. Ông và tôi cùng nhìn nhau rồi cả hai phá lên cười sặc sụa, cười nghiêng ngả, cười đến ra nước mắt. Cả tàu ngó hai chúng tôi, tưởng hai tên này điên vì không ai hiểu tiếng Pháp đủ để thấy được sự tai hại của ngôn ngữ, ngoại trừ ông thuyền trưởng và tôi. Thủy thủ đoàn của chiếc tàu, tất cả là người Philippines nên họ cũng đứng trân ra. Sau khi cười không nổi nữa, ông thuyền trưởng thành thật xin lỗi tất cả mọi người vì có sự hiểu lầm này và yêu cầu tôi thông dịch và chuyển lời đặc biệt xin lỗi chị Từ Tố Nữ.

Trong tiếng Pháp, chữ Toute Nue nghĩa là “hoàn toàn trần truồng”. Mọi người lại được dịp cười một trận nghiêng ngả nữa, riêng chị TTN thì ngồi im một chỗ, mặt đỏ như gấc.

Sau 34 năm, tôi quên tên hầu hết những người chung chuyến tàu, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được tên của chị vì câu chuyện vừa kể trên. Năm nay kỷ niệm 48 năm ngày đau thương dân tộc Việt Nam đang còn bị áp bức dưới ách cộng sản, những người liều mình vượt biên năm xưa, trong đó có tôi, ngồi nhớ lại chuyện đau buồn cũ; riêng tôi, trong nỗi đau thương, có thêm một chút buồn pha lẫn một chút cười mà chúng ta thường gọi là chuyện buồn … cười.


Nguyễn Văn Tới

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Apr/2023 lúc 3:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2023 lúc 4:00am

Vẫn Nhớ Ngày Tang Chế 



Ðã  bốn mươi năm vẫn còn nhớ mãi

Những gót thù dầy xéo khắp quê hương

Saigon yêu thương lệ tràn nức nở

 Chinh nhân không chùn bước giữa sa trường!

 

Ðành thúc thủ dù chưa hề bại trận

Nhưng thua cuộc cờ gian bạn lẫn thù

Các anh hùng xuôi tay ôm uất hận

Vạn nỗi buồn vương vấn mãi thiên thu!

 

Ba mươi tháng tư ngày buồn tang chế

Tiếng chuông chùa văng vẳng nghẹn ngào buông

Chuông nhà thờ nức nở sầu ly biệt

Người lạc người trong dâu bể tang thương.

 

Thành phố buồn ngập tràn loài muông thú

Trên đồng xanh cây lúa chẳng lên mầm

Trẻ mồ côi lang thang ngoài phố chợ

Những dân lành có miệng lại đành câm!

 

Bao lượt người âm thầm liều ra biển

Bỏ quê nhà, nhận chịu kiếp lưu vong

Người ở lại lầm than trong lao lý

Kiếp gia cầm với vạn nỗi long đong.

 

Nỗi niềm đau vẫn hằn trong tim não

Biết bao giờ mới thanh thản nguôi ngoai

Khi cờ máu vẫn mờ che tổ quốc

Cõi quê nghèo không thấy được tương lai!

 

Hàn Thiên Lương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2023 lúc 11:35am

Phần%208:%20Những%20ngày%20cuối%20cùng

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Apr/2023 lúc 11:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2023 lúc 10:12am

Đoản khúc 30-4

reeducationcamp


    

Anh thăm nhà về

Anh nằm ngủ

Hai tay úp trên ngực

Giấc nghủ thanh thản

Nét mặt phong trần

Chị ngồi cạnh anh

Chị khâu lại khuy áo

Chiếc áo trận màu chàm

Anh vừa mang từ Việt Nam về

Sao gần ba mươi năm bỏ lại tại quê nhà

Chị còn ngửi thấy mùi mồ hôi của anh

Chị cảm động

Chị áp áo vào lòng

Chị thổn thức...

 

Vâng, chị đang ngồi bên cạnh anh đang ngú

Sao chị vẫn nhớ anh

Nhớ anh ở cuối trời xa

Năm sáu mươi tư

Anh vừa tốt nghiệp quân trường Thủ Đức

Anh được ném vào trận Bình Giã

Những ngày đó với chị biết bao là đau xót

Chị quay quắt nhớ thương chồng

Rủi ro người không về thì sao?

 

Nhưng là trai thời loạn

Anh vẫn hiên ngang vượt muôn ngàn sóng gió

Với chiếc áo trận này anh lội suối băng ngàn

Những năm tháng ở Đồng Tháp Mười-U Minh Thượng-U Minh Hạ-Tết Mậu Thân ở Huế-A Sầu- A Lưới-Khe Sanh-An Lộc-Đại Lộ Tử Thần-Cổ Thành Quảng Trị...

Những lúc ấy chị biết nỗi lo canh cánh bên lòng anh là chị – người vợ ở hậu phương

Những thư anh viết cho chị từ KBC

Những thư anh viết trên thùng đạn

Những thư tràn đầy yêu thương

Không có màu khói lửa chiến tranh

Không có chết chóc hận thù

Đối với anh

Đời chiến binh thắng bại là lẽ thường

Điều quan trọng là ta có thể làm gì cho lich sử

 

Sau ba mươi tháng tư bảy lăm

Anh trở lại những vùng binh lửa anh đã từng đi qua

Với thân phận người tù cải tạo

Những địa danh An Dưỡng, Suối Máu, Kà Tum, Bù Gia Mâp, Vườn Đào, Phú Quốc, Khám Lớn Chí Hòa, Đồng Tháp, Lý Bá Sơ, Cổng Trời, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Lào Kai...

Những trại tập trung

Những nhà tù cải tạo

Khi nhắc đến làm đau lòng cho những ai yêu nước

Hơn mười năm

Trong lao tù cải tạo

Những ngộ nhận, những nhầm lẫn, những hận thù phi lý

Không ngừng đổ xuống trên thân phận những chàng trai yêu nước.

Chị ôm chiếc áo,

Siết chặt vào lòng

Chị nức nở...

 

Anh giật mình thức giấc

Ôi! Em làm gì vậy?

Chiếc áo ấy cũ xưa quá rồi

Thời thế đã đổi thay

Không còn ai cần mặc những cái áo nặng nề như vậy nữa đâu...

Chị vẫn cúi xuống ngồi yên lặng

Anh đến ngồi bên chị

Em khóc?

Anh ôm vai chị

Anh thều thào:

Chiến tranh mà em

Dù sao nó cũng qua rồi…

 

– Đào Như

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2023 lúc 10:36am
GỬI MẦY NẰM LẠI

4771%201%20GuiMayNamDayLanPhi

Nằm đây nhé_ một góc rừng
tao mầy có lẽ chưa từng đến đây
thôi thì tao cũng xin mầy
lá rừng vội lấp cỏ cây tiễn chào
*
Nằm đây nhé_ nỗi hanh hao
tao buồn vì đã không đem mầy về
giặc đang truy kích bốn bề
mấy thằng còn lại quyết thề bỏ thây
*
Nằm yên nhé_ cọp lìa bầy
con đường liên tỉnh còn đầy gian nan
hãy yên giấc_với non ngàn
cha rừng mẹ núi và Yàng chôn thân
*
Tao đi nhé_ thằng bạn thân
bỏ mầy nằm lại bước chân không đành
đêm nay tao vượt trảng tranh
nếu mà gặp mối thì đành...vậy thôi

4771%202%20GuiMayNamDayLanPhi

Chân đi lòng những ngậm ngùi
nhìn ra vận nước buồn ơi là buồn
Lan Phi
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2023 lúc 11:55am

Anh Tôi 



Sau ngày mất nước người anh còn lại bị bắt đi “cải tạo”.

Anh tôi cũng như ba tôi trước sau đều phục vụ thuộc tại tiểu đoàn 12 Pháo Binh. Tuy là sĩ quan cấp úy, nhưng không hiểu sao anh tôi lại bị đưa ra Bắc.

Đầu năm 1977 gia đình tôi mới nhận được tin và xin giấy đi thăm nuôi. Gia đình đơn chiếc, nên tôi phải thay Mẹ làm “thân cò” lặn lội ra Bắc tìm anh Hai.

Nói là đi tìm vì thực sự tôi chưa biết đích xác là anh tôi đang ở đâu? Sau tháng tư Đen, trong miền Nam cũng như ngoài Bắc nhà tù CS mọc lên như nấm dại. Có những nhà tù chúng nó dựng lên chưa kịp đặt tên thì những người Lính miền Nam “bị gảy súng” đã đầy ắp và người Tù cũng bị di chuyển liên miên.

Tuy rằng khi nhận tin thân nhân mình ở chổ này, nhưng khi ra tới nơi thì họ đã bị chuyển đi nơi khác nên mỗi khi đi

thăm nuôi mà gặp ngay được người nhà của mình đúng như lời nhắn thì thật là họa hiếm.

Tôi nghe ngóng, lần mò hỏi thăm mười mấy người lối xóm và theo họ đi ra Bắc tìm thăm thân nhân. Ai cũng tay xách nách mang, trên mặt người nào cũng đầy vẻ lo âu mệt mỏi. Phương tiện di chuyển là xe lửa, xe đò nhưng rất khó khăn nên phải mất hơn mười ngày mới ra tới Hà Nội. Chưa ra tới nơi, chưa kịp gặp thân nhân thì những giỏ quà của chúng tôi bị bọn công an dọc đường tịch thu hơn phân nữa. Có người mất sạch!

Trong đoàn người đi tìm thăm thân nhân này có tôi là trẻ nhất, ốm yếu nhất . Hỏi thăm đủ nơi, đủ chổ, có khi mất thêm đôi ba ngày nữa mới tìm tới được nơi nhốt thân nhân của mình. Cũng là may mắn, một số người đi chung tìm được thân nhân của họ tôi thì tìm được nơi anh tôi bị giam giữ là một vùng đất xa tít tuốt trên Cao Bằng Lạng Sơn.

Tới nơi thì trời đã sẩm tối, đoàn người ngồi chờ trong một cái chòi tranh phía ngoài trại tù . Đâu chừng một giờ sau, một gã công an xuất hiện. Với cái giọng Nghệ An trọ trẹ nặng như đeo đá, gã gọi từng người, trình đủ thứ giấy tờ, hạch hỏi đủ thứ chuyện, rồi đến cái màn lục xét những giỏ đồ thăm nuôi, và sau cùng mới gọi người tù ra.

Tôi sốt ruột vì ai cũng được gọi gặp thân nhân mà tên của anh tôi thì chẳng nghe . Lo âu, mệt & đói, làm hai mắt hoa lên, đầu óc nặng trỉu, hết đứng lên ngồi xuống, trong lòng như lửa đốt.Thấy những người cùng đoàn đang khóc mừng , tíu tít hỏi thăm thân nhân họ, trong lòng tôi cứ như bị kim châm.

Ngơ ngác chưa biết tìm ai để hỏi. Bổng có một gã công an đến gần tôi ra lệnh :

– Người nhà của cô bị nhốt chổ khác, xách đồ đi theo tôi…

Như có sức mạnh vô hình, tôi quên mệt. Rất nhanh, đứng dậy xách hai giỏ đồ đi theo .

Trời tối như mực. Gã công an mang súng đi trước với cái đèn pin nhỏ

Quanh co một đổi quảng chừng năm mười phút cách nhà tù. Tôi hỏi: Thưa ông, gần tới chưa?

Gã không trả lời lầm lủi đi tiếp.

Thêm một đoạn nữa cũng đâu chừng năm phút gã dừng lại, tôi nghe như có tiếng nước chảy của một con suối nhỏ, một tên đứng phía dưới khoát nước lên nói : ê, đừng lại đây đi!

Có tiếng xì xào của vài tên công an nữa đang chờ sẳn ở đó. Chúng nó hỏi gã dẫn đường

Tới rồi à?

Gã công an dẫn đường ra dấu cho tôi đứng lại.

Tôi sốt ruột hỏi :

Dạ thưa ông chừng nào thì tới chổ anh tôi ở?

Chúng nó phá lên cười rồi nói:

Gấp gì, đằng nào cô cũng gặp người nhà mà, ở đây “ủng hộ” chúng tôi một tí đi… đã!

Chúng nó kéo dài chữ “đã” ra và cười hô hố…

Tôi chưa kịp phản ứng gì thì chúng đã xúm lại , giựt hai giỏ xách đồ của tôi liệng ra xa, lột áo quần, đè tôi xuống, hai

thằng trong bọn chúng đứng phía trên đầu tôi, mỗi thằng một bên, dùng hai chân đạp mạnh lên hai cánh tay giang thẳng của tôi cho một thằng khác hảm hiếp.

Sau mỗi một thằng, chúng nó bắt tôi xuống con suối nhỏ đó rửa ráy, rồi leo lên cho thằng khác làm tiếp….

Giữa núi đồi hoang vu, giữa đồng mông hiu quạnh, kêu trời, trời chẳng thấu, kêu đất , đất chẳng nghe.

Với bản năng sinh tồn tôi cắn răng mềm người chịu đựng, nước mắt ứa ra nhưng không dám kêu la, không dám kháng cự mặc cho một lũ “đười ươi” sáu, bảy thằng “phóng uế” lên thân xác mình… Lòng thầm mong sao cho chóng qua tấn tuồng bỉ ổi này!

Trước khi kéo nhau đi, chúng vổ vai nhau cười ngả nghiêng, cười thỏa mãn, cười man rợ, giọng cười của lũ ác quỷ hiện hình, một tên trong bọn chúng quay lại hăm dọa:

-Liệu mà câm mồm lại nhá…

Khi chúng bỏ đi, tôi lăn mình xuống suối để rửa cho hết những vết dơ trên người. Mặc lại áo quần, mò mẩm trong bóng tối tìm lại hai giỏ đồ…

Lạnh lẻo, run rẫy, toàn thân tôi đau đớn vô cùng , hai cánh tay tôi như muốn gẩy nát, tôi không đi nổi, tôi lết từng đoạn, nhắm hướng mà lết và không biết bao lâu, khi lết tới được trại tù thì trời cũng gần sáng.

Tôi mong mặt trời lên, mong nhìn thấy được anh Hiệp của tôi mong trao được giỏ quà và để theo kịp đoàn người thăm tù trở về Nam.

Vậy mà chờ cũng gần tới trưa chúng nó mới cho gọi anh Hiệp ra.

Bằng cái giọng rất đểu cáng, một tên công an vờ vịt nạt nộ tôi:

– Đi đâu cả đêm qua bây giờ mới mò tới? Hết giờ thăm nuôi rồi biết chửa?!

Rồi chúng nó bảo là đã qua giờ thăm nuôi, nên tôi chỉ được đứng bên ngoài hàng rào kẻm gai 15 phút và được gởi giỏ đồ ăn lại.

Có gã công an dẫn đường đêm qua đứng gần đó , hai con mắt cú vọ của nó gờm gờm nhìn tôi..

Dù tôi không được nói ra được nhưng nhìn thần sắc thiểu não, nhìn bộ đồ nhầu nát lấm sình đất chưa kịp khô trên người tôi, anh Hiệp cũng đoán được chuyện gì đã xẩy ra cho em gái mình.

Tôi biết đêm qua, khi tấm thân của tôi bị vùi dập bởi loài quỉ đỏ thì lòng dạ anh Hiệp cũng nôn nóng từng giây chờ gặp tôi. Anh Hiệp nhìn tôi, hai mắt đỏ rực, những tia máu trong mắt anh như muốn nổ tung. Anh cắn chặt vành môi . Tay đấm mạnh vào ngực, rồi nghiến răng, hai con mắt như tóe lửa quay qua nhìn tên công an.

Hai chữ ” trời ơi” của anh không thoát ra khỏi cổ họng, mà sao tôi nghe rõ mồn một, như xoáy vào tim óc tôi, nghe như tiếng rên siết của trái tim anh.

Tôi biết anh Hiệp đau khổ đến cùng độ. Anh nhìn tôi với anh mắt đau đớn, thương xót đứa em gái bất hạnh khốn khổ của mình.

Hai anh em chỉ cách nhau có một hàng rào kẻm gai, mà sao như cách xa ngàn dậm không sao vói tới. Một tay anh bấu vào hàng rào kẻm gai đến chảy máu, tay khác cố thò ra ngoài tỏ dấu muốn nắm lấy tay tôi. Đầu anh gục xuống sát hàng dây kẻm gai miệng thì cứ rên siết có một câu : Ti ơi, Ti ơi …

Tôi không nói được gì hết, chỉ nhìn anh mà khóc.Tiếng khóc uất nghẹn của tôi như một lời xác nhận khiến anh Hiệp càng đau, càng điên thêm. Rồi thì anh té nhào xuống, ngất đi. Bạn Tù khiêng anh vào trong . Tôi đứng chết trân nhìn theo, khóc nghẹn, tôi thấy máu trong lòng bàn tay anh tươm ra. Trời hởi, trời ơi

Bọn công an đuổi tôi về. Tôi không muốn về. Tôi kêu gào, tôi van xin chúng cho tôi được ở lại với anh tôi.

Những người đi chung trong đoàn, thấy hoàn cảnh thê lương của tôi, họ thương hại, họ dỗ dành, an ủi, họ bảo nhau cố nán lại chờ tôi về cùng. Họ xúm lại dìu tôi đi.

Tôi đành phải theo họ ra về mang theo tủi hờn và nét mặt đau đớn của anh Hiệp…

Đó là lần gặp gở sau cùng của anh em tôi.

Trở về nhà, tôi sống trong những ngày tháng đau đớn trên thân xác. Kinh hoàng trong tâm tưởng. Âm thầm đau khổ. Không dám than thở với ai, kể cả người mẹ thân yêu của mình.

Trời hởi, trong đoàn người cùng đi thăm chồng, thăm cha, thăm anh em của họ, tại sao chỉ có mình tôi trở thành nạn nhân của loài quỉ đỏ? Tại sao lại là tôi? Tại sao lại là tôi chứ? Tại sao tôi phải nhận chịu tai họa ghê tởm đó?

Có ai hiểu thấu tâm trạng của một người đàn bà trẻ yếu đuối sa cơ thất thế, khi rơi vào tay những tên công an độc ác!

Nhưng trong muôn ngàn cay đắng, tôi thầm tạ ơn Trời Đất, vì đã không có một giọt máu nào của loài quỉ dữ thành hình trong tôi. Tôi chỉ biết lấy đó làm điều an ủi…

Và rồi mỗi lần đến kỳ thăm nuôi, trong lòng tôi cứ đắn đo, lo lắng, suy nghĩ. Những đôi mắt cú vọ của những tên công an khốn kiếp, cái cảm giác kinh hoàng cứ lẩn khuất trong tâm tưởng không thôi… Nhưng mà trời hởi, tôi không thể không đi, bởi hình ảnh ghẻ lở ốm đói của những người tù mà tôi được nhìn thấy làm tôi chạnh lòng , tôi đau xót, nghĩ rằng biết đâu anh của mình cũng sẽ như thế nên tôi không nở, nên lại tất tả ngược xuôi mua sắm và chuẩn bị cho lần ra đi tới… Tôi không thể ích kỹ,tôi nhớ tới anh Lộc anh Kính, hai người anh tôi đã chết cho tôi được sống trong tết Mậu Thân 68.

Hai tháng sau cái đêm khốn nạn đó, tôi ra thăm lần nữa thì mới hay anh Hiệp đã bị bắn chết ngay tại hàng rào sau trại chỉ vài hôm sau khi tôi ra về. Về sau bạn tù của anh kể lại : Khi tôi ra về rồi, một lúc sau thì anh Hiệp tỉnh lại. Lầm lì mấy ngày không nói. Trong một buổi “học tập chính trị” anh tôi đã không giữ được bình tỉnh, chửi bới công an khốn kiếp, lợi dụng, hiếp dâm thân nhân của tù cải tạo, thì ngay tối hôm đó anh tôi bị lôi ra khỏi chổ nằm. Không ai biết anh Hiệp bị đưa đi đâu. Đang đêm họ nghe hàng loạt tiếng súng. Họ đoán trước được số phận của anh tôi.

Sáng sớm hôm sau, trước giờ “lao động” Bạn Tù thấy xác anh Hiệp nát bấy bên cạnh hàng rào sau lưng trại tù. Chúng phao tin là anh âm mưu trốn trại nên bị bắn hạ.

Họ được lệnh bó chiếu chôn cất anh…

Vô tình và oái oăm, Bạn Tù chôn anh ngay trên phần đất mà tôi bị hảm hiếp hai tháng trước.

“Anh Hiệp ơi, Anh Hiệp ơi…”

Bạn Tù của anh để mặc tôi kêu gào, rủ rượi bên nấm mồ mới đắp sơ sài của anh. Trước mặt mấy tên công an, họ không dám nói lời an ủi tôi, họ không dám khóc anh.

Hơn một tuần lễ ở lại trong buôn làng của người Nùng , sau mọi thủ tục tiền và vàng lo lót, chúng chịu để yên cho tôi mướn người đào mộ lên, mướn họ đem xác anh tôi đi thiêu .

Có lẽ vì có tính toán trước dùm tôi , nên Bạn Tù chôn anh rất cạn.

Khi thấy xác anh Hiệp được cất lên, tôi có cảm tưởng như anh tôi bị chôn sống như những người trong gia tộc hồi tết Mậu Thân.

Thêm một lần phải chứng kiến cái cảnh nát lòng này.

Trời hởi, những cái chết đau thương vẫn không buông tha những người ruột thịt thân yêu của tôi!

Đêm hôm đó, giữa núi rừng lạnh lẻo, cô đơn ngồi nhìn đống lửa thiêu rụi thi thể anh tôi. Đống lửa cao ngất trời. Lửa hỏa ngục ở trần gian. Lửa thiêu đốt thân xác người anh thân yêu của tôi. Lửa đang đốt cháy trái tim tôi.

Tôi thấy nét mặt anh tôi ẩn hiện trong ngọn lửa.. Nét mặt rạng rở của tuổi thanh niên. Nét mặt sạm nắng của thời lao vào bom đạn. Dáng dấp anh trong bộ đồ lính trận, giọng nói ồ ề mỗi lần về phép. Từ đầu thềm nhà đã lên tiếng gọi : Ti ơi, anh về nè

Anh Hiệp ơi, sao không là Mẹ, là Ba, là ông bà Nội , không là ai khác, mà gọi con Ti đầu tiên?

Trước khi bị bắn gục anh cũng gọi “Ti ơi” có phải không?

Trời ơi, cho tới bây giờ, tôi vẫn không thể nào quên được đôi mắt đỏ ngầu của anh tôi, vẫn không quên được cái âm thanh thê thiết của bốn chữ ” Trời ơi, Ti ơi”. Cho tới bây giờ tôi vẫn nghe rỏ, rỏ lắm.

Nhưng mà tiếng tôi gọi “Trời ơi, anh Hiệp ơi” thì không ai nghe thấy hết…

Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được nét mặt đau đớn tột cùng của anh tôi khi biết đứa em gái nhỏ bé của mình bị hảm hiếp…. 


*** Khi viết lại những dòng chữ này, tôi thương, tôi nhớ vô cùng những người anh thân yêu của tôi. Những người anh cùng chung huyết thống. Những người anh bất hạnh, vắn số của tôi đã chết cho tôi được sống.

Anh tôi bị bắn chết đau đớn, chết không kịp trối trăn chỉ vì lên tiếng phản đối những tên công an quỉ dữ đội lốt người , đã hảm hiếp em gái mình. 

Từ Cao Bằng Lạng Sơn, mang tro cốt của anh Hiệp trở lại Huế. Tôi định gởi anh lại trong phần đất hương hỏa của Gia Tộc ở Phủ Cam, để cho anh nằm chung với những người anh khác. Sẽ về Long Khánh nói dối mẹ rằng Anh Hiệp vẫn còn sống. Nhưng không ngờ trên sân ga Huế, lũ công an mọi rợ xét giỏ xách của tôi, chúng đổ tung hai trái bầu khô mà người Nùng cho tôi để đựng tro cốt của Anh Hiệp xuống đất chỉ vì nghi tôi dấu vàng trong đó. Tìm không thấy vàng, chúng nó đá hai trái bầu khô văng xuống đường rầy xe lửa rồi bỏ đi..

Tôi quì, tôi bò xuống thềm ga mong hốt lại được phần nào tro cốt của anh tôi. Nhưng mà xác anh bay trong gió. Xác anh bị lôi theo bước chân của những người qua lại, vô tình.

“Anh Hiệp ơi, đừng đi. Đứng lại đi anh Hiệp…”

Tôi khóc, tôi kêu xin anh tôi.

Nước mắt tôi rơi theo mớ xương tro cốt tung tóe khắp nơi Xác anh lẫn trong tóc, bám trên khuôn mặt đầy nước mắt của tôi. Trong lòng hai bàn tay của tôi chỉ còn được một ít thôi…

Trời hởi, cũng trên sân ga này, tôi đã từng ôm xác của Linh, đứa em khờ dại của tôi. Chỉ chưa đầy một năm sau, tôi lại ôm mớ hài cốt không trọn vẹn của anh Hiệp với một trái tim tan nát…

Bao nhiêu năm tháng qua rồi, nước mắt không bao giờ rửa sạch những nỗi đau trong lòng vì cái chết đau thương của anh Hiệp. Người anh đau khổ, người anh yêu dấu, người anh rất tội nghiệp của tôi.


***Năm năm trời ngược xuôi trên nhiều nẻo đường từ Nam ra Bắc vì thương cha già và những người anh sa cơ thất thế lọt vào tay quỉ dữ, tôi cố gắng làm tròn bổn phận của một đứa con, của một đứa em, mặc dù thân xác tôi chịu nhiều đắng cay tủi nhục. Đau đớn lắm, nhưng tôi không cho phép mình ngã quỵ khi những người thân yêu của tôi đang cần tôi.

Mỗi lần nhìn người mẹ có quá nhiều đau khổ, tôi không dám mở lời, tôi đành câm nín. Tôi tự nhủ phải đứng vững vì mẹ. Tôi không nỡ đễ mẹ bị đọa đày thêm trong nỗi đau khi biết dứa con gái độc nhất mà bà thương yêu trân quí phải hứng chịu những oan khiên khốn khổ… 

Giờ đây, tôi tin là các anh của tôi luôn phù hộ cho tôi, đứa em gái bất hạnh, lắm nổi truân chuyên của họ nên tôi mới vượt qua mọi thăng trầm, mọi nổi gian nan mà sống cho đến ngày hôm nay… 

Thực tình, tôi không muốn khơi lại những vết đau cũ. Một đoạn đời hơn 35 năm sau ngày mất Nước, không đủ làm tôi nguôi ngoai, những vết đau vẫn còn mưng mủ, vẫn còn làm tâm trí tôi nhức nhối không thôi. 

Với tôi, hình ảnh những người thân yêu có thể để ngủ yên trong tâm trí. Nhưng những hành động bỉ ổi man rợ của bè lũ CS& tay sai thì không thể tha thứ và không được quên ! 

Gia đình tôi, bản thân tôi chỉ là một trong muôn vạn những gia đình nạn nhân khác, nhưng khi viết lại những câu chuyện đau thương của chính mình, & gia đình tôi như một lời tâm sự, nhắc nhở, tôi mong nó được xem như một lời cảnh báo cho những thế hệ sau tôi về chế độ phi nhân phi nghĩa của CS mà hơn 40 năm trước đã có những lớp người trẻ cùng trang lứa tôi, các anh tôi, vì mù quáng, vì non dại vô tình bị gạt gẩm đã chạy theo chúng …

Tôi muốn tát vào mặt những người ăn cơm Quốc Gia thờ ma CS. Những người bán rẻ lương tâm mình cho Ác Quỷ . Bởi vì tôi thấy những đau khổ, oan khiên trong quá khứ của tôi vẩn còn dính chặt trên khuôn mặt hắc ám của bè lủ tác tạo ra nó.

Còn một điều khốn nạn nữa là ra tới hải ngoại này mà phải hít thở cùng một bầu không khí với những kẻ cơ hội chủ nghĩa, đón gió trở cờ, phải nhìn thấy những khuôn mặt bẩn thĩu của những người tự xưng là trí thức háo danh , tham lợi, biết CS là độc ác, vô luân mà vẫn chạy theo chúng, làm ngơ trước đau khổ của đồng loại…

Tôi đã trải qua mọi đọa đày, khổ ải, hiểm nguy, thiệt thòi, mất mát từ thể chất tới tinh thần.

Lớn lên trong chiến tranh nên sợ hải bao phủ trọn không gian ,thời gian của tuổi thơ. Mới chín, mười tuổi đầu, tai đã sớm nghe những lời rên siết, than van của ông bà, cha mẹ, đã dược dạy phải tránh né người này, phải xa lánh người kia, mà chẳng hiểu tại sao? Mắt đã sớm nhìn thấy những xác người cháy đen sau mổi lần xóm làng bị đạn pháo kích mà không hiểu từ đâu? Trái tim non nớt của tôi biết đau rất sớm mà không biết vì nguyên nhân nào? Tâm trí đặc quánh những sợ hải. Đầu óc đã biết phân vân tự hỏi, tại sao người ta lại giết nhau

Không ai giải thích cho trẻ con những việc làm của người lớn!

Tuổi thơ của tôi có rất nhiều đêm thảng thốt, giật mình khi nghe tiếng đại bác vọng về.Tuổi thơ của tôi là giữa đêm khuya ngơ ngác khi bị lôi tuột xuống giường đẩy vào hầm trú ẩn.Tuổi thơ của tôi đã nhìn thấy những chiếc quan tài phủ cờ chở về trong xóm…

Tuổi thanh xuân của tôi gắn liền với hình ảnh những thi thể không trọn vẹn được lôi lên từ những mồ chôn tập thể của tết Mậu Thân. Phải nhìn thấy những xác người bê bết máu, xác trẻ thơ vô tội, xác người sình thúi, lúc nhúc những ruồi bọ trên những con đường mà thường ngày mình đến trường.

Những giấc mơ trong tưổi thanh xuân của tôi là những đôi mắt mở trừng, những con mắt oán hờn, trách móc, của những người anh bị bắn chết trong nhà của ông bà nội…

Tuổi thanh xuân của tôi đặc kín những lo âu, buồn phiền, sợ hải, nghi ngờ…

Tôi đã sống như con ốc thu mình trong vỏ. Dè dặt với mọi người. Không dám đối diện những người bạn của các anh mình. Những người cùng lớp cùng trường, ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu. Mới hôm qua là bạn , nay là thù, đứng về phía bên kia hàng ngủ của lủ Quỉ Đỏ, quay lại cầm súng sát hại những người anh thân yêu ruột thịt của mình…

Cái chết là lẽ đương nhiên của con người, vì đâu có ai sống hoài.Thân xác nào rồi cũng phải nằm ngay ngắn trong qua tài, dưới ba tấc đất, nhưng nào ai muốn trở thành những thân xác co quắp, không toàn hình hài, bị vùi chung nhau một hầm!

Chỉ có bọn CS ác độc vô luân mới hành xử như thế với đồng loại của mình…

Tâm trí tôi đau đớn theo từng cái chết đau thương của từng người thân trong gia đình. Thân xác tôi là cái giá phải trả để đổi lấy giỏ quà thăm nuôi, từng viên thuốc, cho những người thân yêu trong gia đình đang mang thân tù tội.

Người dù đã chết trong đau đớn tủi nhục, bây giờ thân xác họ cũng đã thoát ra khỏi cảnh đời ô trọc này rồi. Nhưng người còn sống, không sao tự giải thoát mình khỏi những vết thương đã quá ăn sâu trong da thịt, trong tâm hồn… . Nhắc lại chuyện đã qua chỉ thêm đau lòng. Nhưng mà khổ nổi, tôi không thể nguôi ngoai!



Thái Hòa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2023 lúc 12:10pm

NÉN HƯƠNG LÒNG 30 THÁNG 4 Nguyễn Ngọc René - Hoàng Đức Tâm diễn ngâm  <<<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Apr/2023 lúc 2:19pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2023 lúc 8:42am

Báo Mộng 

 

Ðứng trong văn phòng của vị đại tá chỉ huy phó Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Thủy Bộ, tôi bàng hoàng và xúc động khi đọc lá thư của mẹ Duyên gửi cho Tư Lệnh Lực Lượng. Tôi đọc đi đọc lại hai ba lần mà tưởng như chuyện hoang đường. Lá thư viết nội dung như sau: “Ngày hôm qua con tôi về báo mộng và  nói khi chết đi bị mất chiếc đồng hồ Seiko đang đeo, đây là chiếc đồng hồ con tôi đã mua trong thời gian đi du học tại trường Hải Quân OCS, Hoa Kỳ. Tôi đã đau lòng khi mất đứa con trai yêu dấu, nay tôi lại rất buồn khi con tôi ra đi chiếc đồng hồ Seiko mà nó thường đeo đã bị lấy mất. Con tôi đã về và nói với tôi như vậy. Nó nhắn tôi phải tìm lại chiếc đồng hồ đó. Với lá thư này, tôi yêu cầu qúy vị bằng mọi cách tìm lại chiếc đồng hồ Seiko ấy để trả lại cho chúng tôi, đây là một kỷ vật vô giá cho gia đình chúng tôi ” 


Rời chiến hạm HQ 800 tôi lên đường đến nhận đơn vị mới: Giang Ðoàn 75 Thủy Bộ, tại đây tôi gặp  Phạm Ngọc Ðông khóa 9 OCS và Phạm Văn Duyên khóa 11 OCS. Ðông can đảm và nhanh nhẹn, Duyên trầm tĩnh và ít nói. Sau một thời gian đóng quân tại xã Hòa Tú,  Ba Xuyên, giang đoàn được lệnh di chuyển về Kiên An để chuẩn bị  một cuộc hành quân vào vùng U Minh. Trước giờ hành quân, tôi được cử ở lại hậu cứ để làm một vài công tác hành chánh và an ninh, sau đó sẽ theo tàu vào vùng hành quân.

Ðêm hôm ấy, các sĩ quan giang đoàn cùng tập trung uống cà phê tại câu lạc bộ hậu cứ để chờ giờ xuất quân.
Trong lúc ngồi nói chuyện bỗng Duyên đề nghị:
– “Nếu kỳ này chỉ huy trưởng cho tôi ở lại hậu cứ tôi sẽ dùng nguyên tháng lương để đãi anh em một bữa nhậu”.
Thiếu tá Quyên chỉ huy trưởng cười và đáp lại:
– “Nếu vậy phải để thiếu úy Duyên vào vùng lần này, rồi lần sau sẽ cho ở lại hậu cứ thì chắc chắn thiếu úy Duyên sẽ đãi hai tháng lương để anh em nhậu đã đời”.
Mọi người cùng cười rộ lên nên không để ý đến khuôn mặt bỗng nhiên lo lắng và bồn chồn của Duyên.
Trong đêm tối, các con tàu nhẹ nhàng lầm lũi dời hậu cứ để vào vùng lửa đạn. Tôi đứng trên bờ vẫy tay chào mọi người, Duyên cười và vẫy tay chào hẹn ngày tái ngộ.

Giang đoàn vào vùng được mấy ngày thì tin báo về quân ta bắt đầu chạm địch. Những tin tức đầu tiên rất  phấn khởi; giang đoàn đã phá vỡ vài căn cứ tiếp liệu của cộng sản và tịch thu được nhiều vũ khí của địch.
Lệnh từ Bộ Tư Lệnh Tiền Phương ban ra: “Giang đoàn tiếp tục tiến sâu vào vùng trách nhiệm”.
Càng tiến sâu các trận đánh càng xảy ra ác liệt, tin tức chiến sự đưa về phòng hành quân tới tấp.


Chẳng bao lâu tin dữ đưa về, giang đoàn chạm địch mạnh, hai giang đỉnh bị trúng mìn, chỉ huy phó và một số chiến sĩ bị thương nhẹ, riêng Duyên bị trúng miểng B40 ngay cổ nên được trực thăng bốc lên và đưa về bệnh viện Chương Thiện cứu cấp. Từ hậu cứ tôi được lệnh chuẩn bị theo giang đoàn 74 Thủy Bộ để vào vùng chiến đấu. Tướng Hoàng Cơ Minh, Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ cũng sẽ theo tàu để vào vùng trực tiếp chỉ huy trận đánh.

Hành trang đã chuẩn bị đầy đủ, chỉ chờ giờ lên đường thì hung tin báo về: Duyên từ trần tại bệnh viện Chương Thiện vì vết thương quá nặng. Tôi nhận chỉ thị của chỉ huy trưởng:
– “Không vào vùng hành quân nữa mà trở về trình diện Bộ Tư Lệnh Thủy Bộ để nhận công vụ lệnh và đại diện Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ và Giang Ðoàn 75 lên nhà Duyên tại Ðà Lạt để phân ưu cùng tang quyến”.
Từ Kiên An quá giang tàu về Rạch Sỏi, sau đó theo xe “jeep” trở về Bình Thủy trình diện và nhận công vụ lệnh, sáng hôm sau lên xe đò trở về Sài Gòn, ngủ tại nhà một đêm ngày hôm sau tìm đường lên Ðà Lạt.

Bước chân vào nhà Duyên tại Ðà Lạt, một không khí buồn tang thương và ảm đạm hiện ra. Những vành khăn tang vội vã chít lên đầu, những tiếng khóc, tiếng nấc nghẹn ngào. Tôi đứng đó mà lòng như tan vở. Có lời nói nào xoa dịu được nỗi thương đau của người cha. Có an ủi nào có thể làm khô đi dòng lệ của người mẹ. Tôi đứng đó mà lệ dâng trào.

Nhìn di ảnh Duyên bên hai hàng nến trắng, nhìn hàng chữ Tổ Quốc Ghi Ơn với lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ ngang chiếc quan tài, tôi tưởng tượng ở nơi đây, trong giờ phút này hồn thiêng sông núi đang ẩn hiện đâu đây. Người anh hùng đã nằm xuống, bạn tôi đã đem máu đào đổ xuống giang sơn để ước mong quê hương có ngày tự do hạnh phúc.

Chiến tranh tàn ác đã cướp đi bao nhiêu người con yêu của tổ quốc, chiến tranh nào đã khiến mẹ, khiến cha phải khóc con, vợ phải khóc chồng, em phải khóc anh. Lịch sử nào có thể diễn tả đầy đủ được những u uất mà hàng trăm ngàn gia đình đang gánh chịu. Lịch sử nào có thể viết hết được nỗi đau thương mà cả một dân tộc đang chịu cảnh chiến tranh nồi da nấu thịt. Người cộng sản Việt Nam đã gây cuộc chiến tương tàn này, họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc. Tôi cố ngăn dòng nước mắt, tiến đến bên quan tài, khẩn cầu chú nguyện và đốt nén nhang trịnh trọng đặt lên bàn thờ người bạn quá cố.

Ðám tang Duyên được cử hành trang trọng theo nghi lễ quân cách và theo nghi thức Phật Giáo. Nhìn thân xác bạn tôi đang từ từ hạ xuống lòng đất, tôi chợt nhớ tới thời gian tôi đã được cùng chiến đấu bên Duyên tại Giang Ðoàn 75 Thúy Bộ. Tôi nhớ đến những đêm tuần tiễu dọc theo sông Cái Lớn, tôi nhớ đến những địa danh Hòa Tú, Hòa Tâm, Cổ Cò, Kiên An, Kiên Lương mà tôi đã cùng Duyên đi qua. Tôi nhớ đến gương mặt khắc khoải của Duyên khi xin chỉ huy trưởng được ở lại hậu cứ, tôi nhớ đến nụ cười và cái vẫy tay chào hẹn ngày tái ngộ vào đêm xuất trận. Cái vẫy tay hẹn ngày tái ngộ ấy có ai ngờ lại chính là cái vẫy tay chào nhau lần cuối. Ôi bi thương, ôi uất nghẹn… Ðịnh mệnh nào đã xô đẩy tôi được chỉ định ở lại hậu cứ. Ðịnh mệnh nào đã lôi kéo Duyên vào vòng chiến để giờ đây thân thể sắp trở về lòng đất. Trong một giây phút tĩnh tâm, tôi chắp tay nguyện cầu. Tôi tin tưởng rằng ở một nơi nào đó giờ này Duyên đang mãn nguyện vì đang được sống trong cảnh giới lành, nơi đó không còn hận thù, không còn chiến tranh, không còn đau khổ.


Ngày hôm sau tôi từ giã gia đình Duyên để trở về đơn vị. Tôi ghé Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ tại căn cứ Bình Thủy, Cần Thơ tường trình diễn tiến đám tang và sau đó tôi tiếp tục lên đường để trở về hậu cứ Kiến An.
Ở tại hậu cứ gần một tuần thì bỗng nhiên tôi nhận được một bức điện khẩn của Bộ Tư Lệnh Thủy Bộ gọi về trình diện gấp đại tá chỉ huy phó. Tôi không biết chuyện gì, lên máy hỏi thiếu tá Quyên chỉ huy trưởng Giang Ðoàn 75, thiếu tá Quyên cũng không biết lý do. Tôi lại xách ba lô lên đường trở về Bình Thủy.

Sau khi trình diện đại tá chỉ huy phó, tôi được đại tá đưa cho một lá thư nói là của mẹ Duyên gửi cho Bộ Tư Lệnh Thủy Bộ kể về việc Duyên bị mất chiếc đồng hồ Seiko. Tôi đọc đi đọc lại lá thư hai ba lần mà cứ tưởng như không phải là sự thật. Chờ tôi đọc xong, đại tá  tư lệnh phó ra lệnh cho tôi thật ngắn gọn:
– “Bằng mọi giá tìm cho ra chiếc đồng hồ Seiko để trao lại cho gia đình Duyên.”
Lệnh đưa ra thật ngắn gọn nhưng sao mà nặng nề khó khăn thế.

Rời khỏi văn phòng Tư Lệnh Phó với một tâm trạng rối bời. Làm sao tìm cho ra chiếc đồng hồ đây? Ai đã giữ chiếc đồng hồ đó? Duyên có đeo chiếc đồng hồ Seiko này vào những giờ phút cuối cùng không?
Bao nhiêu câu hỏi dồn dập hiện lên trong trí. Tôi ghé phòng hành quân, nhờ máy viễn liên liên lạc về chỉ huy trưởng Giang Ðoàn trình bày sự việc và nhờ chỉ huy trưởng cho kiểm soát lại chiếc giang đỉnh mà Duyên đã đi để tìm xem có chiếc đồng hồ không? Cả giang đoàn được thông báo sự việc và tất cả cùng lục soát các nơi nhưng vẫn không kiếm ra kỷ vật.

Sau một đêm thao thức suy nghĩ về lá thư, về lệnh bằng mọi giá phải kiếm cho ra chiếc đồng hồ, tôi quyết định việc đầu tiên là phải xuống bệnh viện Chương Thiện để dò tìm tin tức vì nơi đó Duyên đã sống những ngày cuối cùng.
Tại bệnh viện gặp hết bác sĩ này đến y tá nọ rọ hỏi xem có ai biết tin tức về chiếc đồng hồ của Duyên không thì đều được trả lời không biết. Vào phòng bệnh nơi Duyên đã nằm, hỏi thăm các thương bệnh binh đã nằm cùng phòng với Duyên, gặp một vài anh em hải quân đang nằm điều trị cũng không có tin tức gì mới lạ. Ghé phòng CTCT trình bày vấn đề cũng không được giúp đỡ gì hơn. Buồn quá, xuống cantine uống nước, lân la nói chuyện với một vài hạ sĩ quan đang làm việc tại bệnh viện, một người đề nghị ghé phòng văn thư mà hỏi vì nơi ấy lưu trữ các giấy tờ chuyển người, nhận người.

Tôi lại gõ cửa phòng văn thư, lại một màn trình bày lý do. Ai cũng cho là mơ hồ, không tưởng. Nhưng mọi người vẫn sốt sắng lục lại đống hồ sơ cũ  xem có tìm ra tin tức gì không.
Bỗng một người hỏi lớn:
– “ Tên ông thiếu úy ấy là gì ?”
Tôi trả lời:
– ”Tên là Duyên, hải quân thiếu úy Phạm văn Duyên”.
Người hạ sĩ già lật lật trang giấy rồi nói lớn:
– Ðây nè, có hồ sơ của thiếu úy Duyên đây ”.
Nói xong ông ta trao cho tôi một mảnh giấy nhỏ, tôi đọc ngấu nghiến hàng chữ:
– “Có nhận hai bộ quần áo và một chiếc đồng hồ Seiko”, dưới ký tên một thượng sĩ phòng CTCT thuộc Trung Tâm  Hải Quân Sài Gòn.
Vị hạ sĩ  giải thích tiếp:
– “Như vậy là căn cứ hải quân Sài Gòn đã tiếp nhận thi hài của thiếu úy Duyên và những vật dụng tùy thân để chuyển về gia đinh người đã khuất. Cứ về căn cứ hải quân Sài Gòn kiếm ông thượng sĩ này là ra ngay thôi.”

Cầm tờ giấy chứng nhận trong tay, nỗi vui mừng không sao tả xiết. Tôi nhanh chóng thu xếp hành trang để lên đường trở về Sài Gòn. Tại đây tôi vào trình diện trung tá trưởng phòng CTCT căn cứ hài quân Sài Gòn, trình bày sự việc và trao tấm giấy biên nhận của bệnh viện Chương Thiện cho trung tá trưởng phòng coi. Vị trung tá gọi điện thoại kêu viên thượng sĩ vào trình diện.
Khi được hỏi về chiếc đồng hồ, người thượng sĩ bỗng tái mặt và nói lí nhí:
– “Tôi chỉ giao quần áo lại cho thân nhân, còn chiếc đồng hồ tôi giữ lại.”
Khi được hỏi chiếc đồng hồ đâu, ông trả lời ông lỡ kẹt tiền nên đã đem chiếc đồng hồ thế chân tại một tiệm cầm đồ. Trung tá trưởng phòng liền cho gọi quân cảnh đi cùng với người thượng sĩ đến tiệm cầm đồ. Sau gần một tiếng đồng hồ chờ đợi, người lính quân cảnh trở lại với chiếc đồng hồ Seiko trong tay.

Nhìn chiếc đồng hồ Seiko tôi tưởng như mình tìm lại được vật quý giá nhất trên đời. Tôi nghĩ đến giây phút ba mẹ Duyên nhận lại chiếc đồng hồ này chắc hẳn hai cụ sẽ sung sướng lắm. Tôi rùng mình khi nhớ đến sự báo mộng của Duyên cho gia đình, một sợi dây linh thiêng nào đó đã nối chặt giữa người sống và người chết. Tôi chắc giờ đây Duyên đã thực sự an tâm và thanh thản để ra đi. Nghĩ đến đó lòng tôi bỗng rộn lên một niềm vui vô tả. Bây giờ tôi có thể yên lòng trở về đơn vị cùng các chiến hữu anh em.


Chương Ngô

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2023 lúc 9:14am

30 THÁNG 4, NỖI ĐAU ĐỨT RUỘT



30%20thang%20tu%201
      

 30 Tháng 4, Nỗi Đau Đứt Ruột

Ôi cay đắng! Trước nỗi đau thất trận
Nước mất, nhà tan, bầm dập Quê tôi
Tổ Quốc chìm vào đêm đen u hận
Biết bao dân lành, bỏ xác ngoài khơi!

Rất đau đớn! Không ngờ mình bại trận
Tiếp liệu đã ngưng! súng hết đạn rồi !!!
Anh bạn Đồng Minh, lương tâm táng tận
Cúp ngang viện trợ, ngoảnh mặt bỏ rơi!

Thật đứt ruột! Bỗng thấy mình thua trận
Đồng đội, anh em lũ lượt vào tù
Biết bao Liệt sĩ Anh hùng tự vẫn
Vết thương này, ghi Lịch sử ngàn thu

 30%20thang%20tu%202

Qúa đỗi bàng hoàng… Buông súng, vỡ trận
Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng
Quân Cán Chính đã vô cùng căm phẫn
Trừng mắt nhìn…Bọn mũ cối nghênh ngang

Chuyện Miền Nam thua… nhiều người bình luận
Lỗi tại Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Chúng tôi cúi đầu, chúng tôi chấp nhận
Nói năng chi, giữa thế giới mù lòa

Nào ai biết rằng. sự thật phản diện
Chuyện thắng thua, quyết định tại DC
Quốc Hội Hoa Kỳ theo phe Phản chiến
Chịu thua ngay trên bàn Hội nghị Paris

30%20thang%20tu%203

Mỹ coi Việt Nam, như là “con chốt”
Thế cờ cần bỏ…thì bỏ như không!
Chuyện “thí chốt”, tính từ… Bảy mươi, Bảy mốt (1970-1971)
Khi Kissinger bí mật gặp Mao Trạch Đông

Những Quân-Cán-Chính, Miền Nam Nước Việt
Lấy thân mình, ngăn Cộng Sản Bắc Phương
Đã chiến đấu, dưới Cờ Vàng quyết liệt
Vẫn tự hào!... Dù kết quả bi thương!

Cuộc thắng bại, không ở nơi tiền tuyến
Mà âm thầm. quyết định tại hậu phương
Rồi…Khốn nan !!! Bôi đen mọi chuyện !!!
Bởi những tên hèn !!! Chính trị bất lương !!!

Nói thẳng một lần, nỗi buồn quá khứ
Những chuyện xưa - nay giải mã tỏ tường
Hãy trả “Sự Thật” lại cho “Lịch sử”
Chuyện bây giờ là: “Dựng lại Quê Hương” !!!

                              Trần Quốc Bảo
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2023 lúc 10:46am

Nhạc TẠ ƠN NGƯỜI - Anh Việt Thu - Duy Khánh - 30-04-2015 <<<<<<


TẠ%20ƠN%20NGƯỜI%20-%20Anh%20Việt%20Thu%20-%20Thanh%20Tuyền%20%28pre75%29%20#kyphan%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Apr/2023 lúc 10:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.283 seconds.