Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 93 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2023 lúc 11:48am

THEO THÁNG TƯ, TA VỀ
Một%20bài%20thơ%20cũ:%20Nhà%20thơ%20Tô%20Thùy%20Yên%20-%20Nguoi%20Viet%20Online

Ờ, thì lần nữa theo Tô Thùy Yên, TA VỀ, dẫu không đi cùng bước nhưng trước sau có khác gì nhau khi cùng chung kiếp nạn từ sau cơn hồng thủy đó... dẫu mươi năm đầu, kể từ một ngày cuối tháng 4 năm 1975 ông đã bị tù đày trong những trại giam được ngụy danh là trại học-tập-cải-tạo được dựng lên khắp nơi...

CAO VI KHANH

 Đọc tiếp <<<<<


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Apr/2023 lúc 11:53am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2023 lúc 12:00pm
TAO CHÔN MẦY...

4749%201%20TaoChonMayLanPhi

tao chôn mầy ngày nắng rát tháng ba
con tỉnh lộ hoang tàn mùa binh lửa
tiễn đưa mầy thể thân còn một nửa
nửa bầy nhầy trong tấm áo Poncho

tao chôn mầy với mắt lệ đã khô
cố vuốt mặt đôi mắt trừng rách khóe
hay mầy tiếc tuổi đời còn quá trẻ
đời lính buồn có lẽ chửa lần yêu

lấp mộ buồn ngày xuống vội liêu xiêu
rót nắp nước thay cho chung rượu nhạt
đốt điếu thuốc Bastos xanh tiễn bạn
mầy đã tròn tuổi loạn một đời trai

vĩnh biệt mầy nằm lại chẳng có ai
chỉ rừng núi làm bạn đời muôn thuở
hãy yên nghỉ chẳng còn gì trăn trở
tao đi đây...nhớ phù hộ cho tao

mấy chục thằng từng sống chết có nhau
thôi đã vậy ...đứng nghiêm chào lần cuối
đời chiến binh xem thân như hạt bụi
hôm nay mầy ...mai có lẽ tới tao

chuyện tử sinh thì ai biết thế nào
cuộc sống chết lấy chiến bào gói xác....
Biệt động quân...sát...sát...sát...sát
đường đạn đi 9 nút cũng như bù....
4749%201a%20TaoChonMayLanPhi
Lan Phi

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2023 lúc 12:02pm
  Một gia đình Mỹ gồm hai vợ chồng và đứa con gái chung sống bên nhau . Khi cô con gái lên bốn thì người cha nhập ngũ và được đưa đến chiến trường Việt Nam. Người lính tử trận nên đã không trở về. Người mẹ ở vậy nuôi con đến năm 70 tuổi thì mất. Khi bà qua đời, cô con gái soạn lại đồ đạc của mẹ thì thấy bài thơ này trong quyển nhật ký. Đó là bài “ But you didn't “ và tôi dịch sang tiếng Việt phía dưới . Được biết tên bà quả phụ đó là MERRILL GL***. (Quan Dương)
     Mời qui anh chị và các bạn cùng đọc bản tiếng Anh của Merrill Gl*** và bản tiếng Việt của Quan Dương:

~oOo~
 BUT YOU DIDN’T

But%20You%20Didnt%20|%20BY%20Merrill%20Gl***%20|%20Famous%20Death%20Poem%20|%20Deep%20Silent%20%20Motivation%20|%20Poem%20|%20Sad%20Poem%20-%20YouTube

Remember the day I borrowed your brand
new car and dented it?
I thought you'd kill me,
but you didn't.
And remember the time I dragged you to the beach,
and you said it would rain, and it did?
I thought you'd say, "I told you so"
But you didn't.
Do you remember the time I flirted with all
the guys to make you jealous, and you were?
I thought you'd leave
but you didn't.
Do you remember the time I spilled strawberry pie
all over your car rug?
I thought you'd hit me,
but you didn't.
And remember the time I forgot to tell you the dance
was formal and you showed up in jeans?
I thought you'd drop me
but you didn't.

Yes, there were lots of things you didn't do
But you put up with me, and loved me, and protected me
There were lots of things I wanted to make up to you
when you returned from Vietnam.
But you didn't.
MERRILL GL***
~oOo~
NHƯNG ANH ĐÃ KHÔNG

4749%203%20NhungAnhDaKhongQuaDuongDich

Còn nhớ ngày em mượn chiếc xe anh
Chiếc xe mới toanh bị em làm móp thủng
Em thầm nghĩ thế nào anh cũng
giết chết em. Nhưng anh đã không
Có một lần em kéo anh ra biển
Anh nói rằng trời sẽ đổ cơn mưa
và mưa thật . Em nghĩ rằng anh trách
" đã bảo mà ". Nhưng anh đã không
Cũng có lần em đả đớt với đàn ông
đã khiến anh ghen và anh ghen thật
Em liền nghĩ đang trong cơn tức
anh chia tay em . Nhưng anh đã không
Còn nhớ lần em làm chiếc bánh dâu
đổ ụp xuống trên sàn xe tung toé
Em vội nghĩ thế nào anh cũng sẽ
đánh đòn em. Nhưng anh đã không
Còn nhớ lần em quên nói với anh
buổi khiêu vũ vô cùng trang trọng
anh xuất hiện chiếc quần jean lạc lõng
em sợ anh bỏ về. Nhưng anh đã không
Vâng có nhiều điều mà anh đã không
Nhưng anh trân quí yêu em và bảo vệ
Cũng có nhiều điều mà lòng em tự hứa
bù đắp anh khi trở lại từ Việt Nam
Em đợi anh về. Nhưng anh đã không.
4749%203a%20NhungAnhDaKhgVeQuanDgDich

Quan Dương dịch



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Apr/2023 lúc 12:13pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2023 lúc 10:21am

Thơ THẦM GỌI TÊN Người Chiến Sĩ VNCH - Nhạc Far Away - Giovanni Marradi - 11/11/2022  <<<<<<


Lá%20Cờ%20Vàng%20Ba%20Sọc%20Đỏ%20Là%20Biểu%20Tượng%20Cao%20Quý%20Nhất%20của%20Quốc%20Dân%20VN%20|%20GĐMĐVNHTĐ


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Apr/2023 lúc 10:31am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2023 lúc 1:24pm

Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân...


Thật ra tôi ít khi viết truyện tình, vì chuyện tình thường lãng mạn, chia ly, dang dở thì tình mới đẹp ( thơ Xuân Diệu " tình chỉ đẹp những khi còn dang dở, đời hết vui khi đã vẹn câu thề"
Nhưng với câu chuyện tình viết cho một mối tình dang dở trong cơn bão loạn ngảy 30 tháng 4 năm 75, không hiểu sao lòng tôi lại chùng xuống theo các nhân vật trong truyện, và không khỏi thấy rưng rưng khi thuở ấy trên đất nước tôi, đã có biết bao nhiêu mối tình dang dở thời chinh chiến.
Mời đọc:


Em Về Vạt Nắng Chiều Xuân

Cứ như là định mệnh, cơn bão tháng Tư thổi bay tôi ra khỏi Đà Lạt vào một ngày cuối tháng Ba năm ấy. Tôi đi mà không kịp từ giã Đà Lạt thương yêu, chập chùng những đồi thông với mối tình đầu vừa chớm nở như nụ hoa xinh trong lòng cô gái tuổi đôi mươi. Thật ra mối tình ấy hình như đã đến từ lâu trước khi Lãng ra trường và chuyển về đơn vị, suốt một thời trung học tôi và Hà, em của Lãng đã từng có rất nhiều kỷ niệm, đặc biệt nhất là lần theo gia đình Hà lên trường Võ Bị ngày lễ mãn khóa của Lãng.

Cuối tháng ba năm ấy, gia đình tôi hối hả chạy về Sài Gòn theo cơn bão lốc của chiến tranh. Cả nhà trú ngụ trong nhà người chú đang làm việc tại Hải Quân công xưởng, Sài Gòn tháng Ba nóng như nung, tin chiến sự mỗi ngày cho tôi biết Đà Lạt thơ mộng của tôi đã không còn nữa. Tôi nghĩ đến Hà, đến Lãng, chẳng hiểu nhà bạn ra sao và Lãng thế nào nơi chiến trường khói lửa, mỗi lần nghĩ đến tim tôi chừng thắt lại, thổn thức trong nỗi chuyếnh choáng của một cơn ác mộng.

Những ngày cuối tháng Tư không khí Sài Gòn lúc nào cũng như lên cơn sốt, một ngày chú Nhân hối hả về đưa cả nhà ra bến tàu, vội vã đến mức mỗi người chỉ mang theo một cái túi xách cá nhân đựng ít quần áo và lương khô phòng hờ lúc cần thiết. Chuyến tàu ra biển Đông vào đêm tối, ban đầu cũng chen chúc hỗn độn vì phải chở một số người quá đông, nhưng rồi đến lúc tàu tách bến càng đi càng xa chẳng còn nhìn thấy chân trời đâu nữa, nhiều người đã bật khóc vì biết lần này thì mất hẳn quê hương ….

* * *

Tôi không mang được gì ngoài vài tấm ảnh đen trắng chụp ở ven hồ Xuân Hương, một tấm nơi cổng trường Võ Bị Đà Lạt với Hà và Lãng ngày anh ra trường. Có một tấm hình màu duy nhất ngày anh về phép, như để nhớ lại ngôi trường cũ tiện thể anh đưa tôi và Hà lên chơi rừng Ái Ân bên bờ hồ Than Thở. Người Đà Lạt không lạ gì cảnh buồn của nơi này khi nhìn ra phía xa đỉnh Lâm Viên mờ mờ trong mây phủ.Làm sao quên được vì tấm ảnh chụp ba người dưới gốc thông gìa men theo con dốc nhỏ, nhìn ra mặt hồ lăn tăn gợn sóng và rừng thông buồn xao xác. Lúc đó Hà kiếm cớ đi hái hoa dại, cũng là lần đầu tiên Lãng cầm lấy tay tôi với ánh mắt êm đềm thật sâu lắng như muốn trao gửi điều gì. Tính anh vốn vậy, ít nói và trầm lặng, lao đao trong cảm xúc đón nhận tôi cũng im lặng nhìn anh chới với. Nắng lung linh trên rừng thông tạo những bóng nắng nhảy múa trên mặt cỏ, tim tôi đập mạnh dù biết rằng chẳng cần phải nói ra thì cả hai cũng hiểu được sự say đắm của tình yêu. Sau này khi xa nhau, nhìn tấm hình kỷ niệm tôi hay bị dằn vặt bởi tấm hình chụp ba người mà người ta bảo là điềm của chia ly.

Hơn hai mươi tuổi tâm hồn tôi đã khắc khoải theo những thăng trầm của đất nước, mối tình đầu mơ hồ vẫn đọng lại trong tâm khảm. Ra nước ngoài, hoà nhập vào xã hội mới trong nỗi nhọc nhằn khó khăn của cha mẹ, để rồi sau một thời gian dài đủ nguôi quên Đà Lạt trong trí nhớ, tới gần 30 tuổi tôi mới lập gia đình. Chẳng được bao năm hương lửa chồng tôi cũng qua đời trong một tai nạn xe cộ, để lại tôi một mình chơ vơ với hai đứa con còn bé dại, từ đó tôi bắt đầu tin số mệnh. Số tôi đường tình hình như trắc trở, tình yêu đầu với Lãng chưa ấm một vòng tay, tình yêu sau cũng chẳng trọn con đường trần, thôi thì ở vậy nuôi con chờ ngày chúng khôn lớn với nỗi buồn góa phụ.

Khi các con trưởng thành và đi làm xa, tự nhiên không hiểu sao tôi lại hay nghĩ về quá khứ, đến Lãng, đến Hà và khung trời Đà Lạt, cứ mơ ước một lần trở về con đường quen, cái xóm nhỏ có những căn nhà gỗ ở cuối dốc, từ đó có thể nhìn xuống phía dưới là vườn rau xanh Đà Lạt. Đấy là căn nhà của Hà, ngày xưa hai đứa hay ngồi phía sau nhà nhìn thẳng ra bãi rau xanh phía xa rồi mơ màng nghĩ vẩn vơ, những lúc ấy không biết Hà nghĩ gì nhưng riêng tôi thì bao giờ cũng có hình ảnh Lãng.

Quyết định trở về thăm lại Đà Lạt sau hơn ba mươi mấy năm, kể từ ngày tôi xa Đà Lạt năm ấy. Rủ thêm Quyên người bạn mới quê ở Đà Lạt về cho có bạn, Quyên cũng muốn đi tìm lại chốn cũ thăm người dì ruột và đám em họ. Đà Lạt hôm nay đã thay đổi hết rồi, tôi lạc lõng trong thành phố xưa để đi tìm lại kỷ niệm cũ, ngoài những con đường xưa không thể thay đổi nhưng nhà cửa thì đồ sộ, bóng bẩy và ồn ào hơn như hầu hết các nơi khác. Ba tôi là công chức nên ở nhà chính phủ, căn nhà ấy nay có chủ mới, xây dựng lại nên tôi không còn nhận ra những gì thân quen . Coi như hết, ở tuổi tôi đâu cần tìm cái mới, may ra có thể tìm lại Hà và một số bạn học cùng trường năm xưa.

Ngày hôm sau tôi một mình tìm về xóm nhỏ ngày xưa, với hy vọng mong manh gặp lại người bạn cũ. Nếu gặp Hà tức nhiên tôi sẽ có tin của Lãng, vì tháng Ba năm ấy khi tôi chạy về Sài Gòn thì anh vẫn còn lao đao ngoài vòng lửa đạn. Trong lòng tôi chỉ mong mỏi một điều tất cả mọi người đều bình yên, và nếu như gặp Lãng thì cũng mong anh luôn được êm đềm hạnh phúc. Rất may là Hà vẫn còn ở căn nhà gỗ sơn màu xanh nhạt, nhà cửa xây dựng lại trông có phần chắc chắn hơn xưa. Bạn tôi không có nhà, người nhà cho biết Hà đang ở ngoài cửa hàng đan len và bán hàng lưu niệm cho du khách.

Lòng khấp khởi mừng vì sắp gặp lại bạn cũ, tôi sẽ gỉa vờ làm khách du lịch đi mua hàng xem Hà có nhận ra cô bạn cũ. Không khó lắm tôi đã tìm ra địa chỉ, Hà đang ngồi ở trong quầy, nay đã tròn trịa, gìa dặn hơn trong chiếc áo len màu trứng sáo, khi về gìa trông Hà thật đôn hậu. Thấy tôi vào Hà chau mày nghĩ ngợi, bất chợt giật mình như cố nhớ xem nét mặt quen quen này ở đâu. Sau một lúc la cà xem mấy tấm khăn phu la treo trên vách, mắt tôi chợt đập vào mấy bức tranh nhỏ vẽ cảnh Đà Lạt đặt gần phía ngoài để thu hút khách du lịch. Tranh lộng trong khung tre, sau những rặng thông đan nhau nhạt nhòa màu thời gian, dải Lâm Viên chập chùng mờ mờ trong sương sớm, nơi góc của bức tranh ký một chữ “Lãng” rất nhỏ khiến tôi bàng hoàng. Đúng lúc đó thì Hà đã theo ra đứng phía sau lưng tôi, ngỡ ngàng gọi tên tôi rồi cứ thế bật khóc nức nở ….

Cả hai chúng tôi cùng khóc, có lẽ cả hai cùng đang nhớ về những biến động của thời thế và tang thương của đất nước mấy chục năm trước. Giọng Hà ướt sũng khi hỏi tôi:

“Ngọc về bao giờ thế? Hà cứ tưởng như trong mơ …”

Nghẹn lời khi không nói hết được những gì muốn nói, hai đứa im lặng nhìn nhau. Rồi Hà kể cho tôi nghe bao nhiêu dâu bể cuộc đời xảy ra cho gia đình trong những năm tháng đó, Lãng bị bắt làm tù binh và trở về nhà với một cái chân tật nguyền không phải vì bom đạn.Tôi chỉ vào bức tranh rừng thông với giải núi xa màu xanh xám phủ mây mù hỏi Hà, giọng xúc động:

“Tranh này của anh Lãng?”

Hà gật đầu:

“Phải, nhờ vẽ những bức tranh này mà anh cũng có đủ thu nhập để sống trong bấy nhiêu năm trời. Chiến tranh băng mình trong lửa đạn không hề hấn gì, thế mà vào tù khi đi lao động lại bị tai nạn, cây đổ gây thương tật đi đứng không còn được như xưa, may là còn sống. Anh ấy vẫn không gặp may, nếu ở tù đủ ba năm thì cũng được đi Mỹ theo diện H.O. Ba mẹ Hà theo nhau về trời, Hà lập gia đình với một người lính cũ, anh ấy rất chịu khó nên cả nhà cũng thoát qua được lúc ngặt nghèo. Đợi mình lập gia đình xong thì anh Lãng nhất định đòi lên rừng ở…”

Tôi trố mắt nhìn Hà:

“Lên rừng? Anh làm gì ở trên rừng?”

Hà bật cười giải thích:

“Nói là rừng chứ không hoàn toàn là rừng. Trên ấy có một làng nhỏ người ta sống bằng nghề làm củi, trồng rau, mình có một bà cô già sống một mình không con cái, cô chuyên làm chao, làm tương nổi tiếng ngon, bán cho người nghèo quanh vùng, thời buổi ấy nhà nào cũng chỉ sống bằng rau dưa chao tương qua ngày thôi. Cô mình chỉ ăn chay, gần như tu tại gia nên anh Lãng bảo lên đó sống với cô hủ hỉ cho vui nhà vui cửa, giờ rảnh anh phụ cô làm tương chao, phía sau nhà có mảnh vườn nhỏ đủ rau, khoai cho hai cô cháu. Anh ấy cũng tu rồi Ngọc ạ, sớm chiều hai buổi công phu theo bà cô và ngồi thiền để khỏi ngẫm nghĩ chuyện đời.”

Nghe Hà kể mà tôi ngậm ngùi, tưởng tượng ra một xó rừng nào đó Lãng đã ru đời mình theo tiếng chuông tiếng mõ. Hà tiếp tục câu chuyện:

“ Nhờ sống ở đó mà anh Lãng trở thành họa sĩ, không có trò giải trí anh mới nghĩ ra cần phải vượt lên trên số phận bằng cây cọ. Thấy anh vẽ đẹp quá nên Hà nảy ra ý định đem lộng khung rồi bán những bức tranh nhỏ cho du khách làm quà lưu niệm, vậy mà không hiểu sao tranh bán rất được, mỗi tháng anh phải đem về cho mình hằng chục bức, nhờ vậy đời sống anh thoải mái hơn. Nhưng anh cũng lấy đó làm vui và giúp mình để nuôi các cháu ăn học chứ không nghĩ gì đến bản thân, tội nghiệp quá!”

Hà cười mà đôi mắt còn ướt vì hạnh phúc:

“ Cũng nhiều chuyện vui vui khi bán tranh cho anh Lãng, nhờ vậy mà bạn anh từ nước ngoài về thăm Đà Lạt, nhìn ra đỉnh Lâm Viên ngày xưa của mấy anh ấy trong tranh nên đã tìm ra bạn cũ. Họ rủ nhau đến thăm anh, mua tranh với giá cao để giúp bạn và nhờ vậy anh Lãng cũng thật ấm lòng với tình bạn đời quân ngũ. Có người còn muốn giúp anh về lại thành phố mở xưởng vẽ, nhưng anh Lãng thật khác người, từ khi lên rừng sống với bà cô tu tại gia thì anh ấy đã thay đổi hoàn toàn, chẳng bao giờ vui quá hay buồn quá, anh ấy bảo đau khổ bao nhiêu cũng chỉ cần một nụ cười là hoá giải được tất cả.”

Thì ra là vậy, tự nhiên tôi cũng tò mò muốn đến thăm Lãng để xem cuộc sống ra sao mà anh lại “an nhiên tự tại” vui hưởng thú điền viên với rặng thông già. Tôi chợt cười thầm và nhớ lại. Đúng là Lãng, Lãng của ngày xưa ngay cả khi tỏ tình cũng chỉ lặng lẽ trao gửi mà đâu cần nói một lời nào, điều này khiến tôi càng ao ước gặp Lãng, và tôi đã nói điều đó với Hà. Hà gật đầu hóm hỉnh:

“ Nhưng Hà nói trước, anh Lãng bây giờ không phải anh Lãng ngày xưa, chỉ tu tâm mà không khoác áo tu, đầu tóc râu ria trắng xoá , nếu gặp lại chắc Ngọc sẽ ngỡ ngàng lắm đó.”

Tôi gật đầu bảo Hà:

“ Ngọc sẽ không ngạc nhiên đâu!”

* * *

Hà giao cửa hàng cho con gái trông nom rồi cùng tôi rong ruổi đó đây với đất trời Đà Lạt. Cuối năm trời vẫn trong veo và nắng vẫn óng ả, chúng tôi lên “rừng” thăm Lãng như dự định. Không báo trước nhưng Hà biết anh mình không đi đâu xa vì mới đem tranh xuống phố, nếu có vắng nhà chỉ là lúc anh mang cọ, màu đi vẽ ở một góc nào đó thôi. Kể ra sống như Lãng cũng thú, chẳng vướng bận thê nhi, chẳng lo lắng miếng cơm manh áo vì đã quen ăn chay mấy chục năm trường. Bà cô già kể từ khi Lãng vẽ tranh kiếm được tiền để sống qua ngày đã thôi không làm tương chao, nhưng lo nỗi Lãng là cháu trai không tiện việc săn sóc bà khi nằm một chỗ nên đã xin vào ở hẳn trong chùa sư nữ để tìm nơi nương tựa lúc tuổi gìa.

Xe ngừng ở ngoài đầu con đường nhỏ, chúng tôi còn phải lội bộ khoảng mười lăm phút mới đến nơi ở của Lãng. Căn nhà nằm ngay đầu dốc nên cao hơn các nhà trồng rau ở phía dưới, vài cây thông xanh trước nhà và phía sau như bao bọc lấy căn nhà nhỏ bằng gỗ màu xám nhạt, từa tựa như những căn nhà miền quê ở Âu Châu.Tự nhiên tôi lại thấy hồi hộp, mấy chục năm rồi kể từ khi xa nhau bây giờ sắp gặp lại thì đã hai màu tóc, người lính trẻ năm xưa kiêu hùng trong màu áo trận, cô gái đang độ xuân xanh má đỏ môi hồng thuở nào nay đã thay đổi nhiều với thời gian. Sẽ như thế nào nhỉ? Thôi mặc kệ tất cả, như định mệnh là bàn tay tai quái đã phủ chụp lên thân phận con người thì chuyện gì đến tất phải đến.

Ngọc vào nhà trước, Lãng đang ngồi uống trà nhìn ra khung cửa sổ, bên ngoài là thung lũng thoai thoải có những luống rau xanh thẳng tắp chạy dài xuống chân đồi. Nghe tiếng bước chân anh ngoảnh nhìn lại, hơi ngạc nhiên vì thấy em gái đi với khách lạ, linh tính cho anh biết khách từ xa đến đây, và người khách ấy chỉ có thể là Ngọc vì chả bao giờ Hà chịu bỏ cửa hàng để đi đâu. Tôi chưa kịp lên tiếng chào thì Lãng đã lên tiếng trước, bình thản như hỏi một người quen mới đi đâu về:

“ Ngọc đấy à? Em về bao giờ thế?”

Tuy đã chuẩn bị nhưng tôi vẫn bối rối, trước mặt mình là một người đàn ông chưa gìa lắm mà đầu tóc bạc phơ, sắc mặt hồng hào khoẻ mạnh. Anh đấy ư? Vẻ an nhiên tự tại trên nét mặt bình thản ấy như đã từng vượt trên đầu sóng của số phận khiến tôi thán phục sức chịu đựng của anh, hóa ra tôi vẫn yếu ớt như ngày nào mặc dù đã nhủ lòng đừng khóc. Đến nỗi Lãng phải bước tới bên cạnh tôi, cầm lấy bàn tay gía lạnh vì tiết trời rét buốt tháng chạp, xiết chặt như muốn chuyền hơi ấm:

“Đừng khóc, người từ xa về mang niềm vui đến đây sao lại khóc? Anh đang vui đây vì em đến như một giấc mơ không đợi, mới đó mà ba mươi mấy năm rồi nhỉ?”

Tôi nghe như có tiếng thở dài rất nhẹ sau câu nói đùa của Lãng, bên ngoài hàng thông vẫn reo vi vu như hòa theo chút ngậm ngùi của ngày hạnh ngộ. Bình tâm lại sau những cảm xúc ban đầu, ba người ngồi xung quanh chiếc bàn nhỏ trò chuyện, Lãng rót cho tôi một tách trà nóng, giọng ân cần như xưa:

“Ngọc uống đi, anh không dùng trà từ lâu mặc dù trà là đặc sản của Lâm Đồng. Đây là nước gạo lức rang, anh đã dùng nhiều năm thay trà để tăng cường sức khoẻ . Hằng ngày chỉ tập thêm “Suối Nguồn Tươi Trẻ” là đủ, tuy đầu tóc bạc phơ nhưng cơ thể không bịnh tật, khí hậu trên rừng cũng tốt hơn thành phố em ạ.”

Toàn những chuyện của hôm nay, tôi đang muốn biết dưới đáy biển ngầm của mối tình xưa có vỗ lại những đợt sóng trong trái tim người đàn ông đã một thời yêu tôi và tôi cũng một thời yêu anh say đắm. Hà ngồi đó mỉm cười nhìn anh và bạn, như đang nhớ lại buổi trưa trong rừng Ái Ân bên bờ hồ Than Thở năm xưa, đã gỉa vờ đi tìm hoa dại cho hai người yêu nhau có dịp bày tỏ nỗi lòng. Bây giờ Lãng nói nhiều chứ không trầm lặng như xưa, hay anh cũng đang bối rối che dấu bằng những câu chuyện đâu đâu trong lần hạnh ngộ?!!

Xế chiều hôm đó khi trời còn vương vất nắng, Lãng đưa chúng tôi đi lang thang xuống chân đồi xem vườn rau và rừng thông nằm rải rác phía xa xa, chỗ ấy có một con suối nhỏ mà anh thường ra đó để vẽ, khung cảnh này tôi đã nhìn thấy trong một tấm tranh của Lãng. Đêm đầu tiên ở lại với Hà trong căn nhà của Lãng, tôi chờ nghe tiếng chuông tiếng mõ và mùi trầm hương để ru mình vào giấc ngủ, chập chờn trong giấc mơ tôi nghe như những giọt nước mắt mằn mặn bờ môi khi vùi mặt lên vùng ngực ấm của người lính trận trước giờ chia tay. Lãng trở ra đơn vị và cũng chỉ vài tháng sau tôi xa Đà Lạt mãi mãi …

Sáng hôm sau mới bốn giờ đã ngửi thấy mùi nếp thơm phả trong căn nhà nhỏ. Trời mưa, Lãng dậy sớm theo thói quen nhen lửa thổi nồi xôi đậu phọng ăn với muối vừng. Hà còn nằm ngủ nướng vì đêm qua trằn trọc khó ngủ, tôi ra phòng ngoài thì đã thấy Lãng đang ngồi đun nước trên bếp than hồng đỏ rực. Thấy tôi anh nhường chỗ ngồi ấm bên bếp lửa rồi hỏi:

“ Ngọc ngủ có ngon không? Lạ nhà chắc cũng hơi khó ngủ, có ấm nước nóng anh đặt trên bếp cho mấy cô rửa mặt, trời cũng lạnh đấy. Ngồi xuống đây cho ấm, bữa nay anh chỉ có món qùa nhà quê đãi hai cô thôi. À quên, hôm qua có nải chuối chín tới, cây trái trong vườn mùa nào thức nấy anh không phải mua gì cả, muốn lên đây ăn tết với anh thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ bấy nhiêu thứ, không hiểu mấy cô có chịu nổi không?”

Tôi nhìn Lãng mỉm cười không nói, chưa biết tôi có chịu nổi cách sống chay tịnh lành mạnh này được bao lâu, nhưng giờ đây lòng tôi thật êm ả sau những phong ba bão táp trong bấy nhiêu năm đời viễn xứ. Không hiểu sao tôi lại buột miệng hỏi Lãng:

“ Sao hồi đó khi còn trẻ anh không lập gia đình cho tuổi gìa đỡ cô quạnh?”

Lãng nhìn lại tôi, câu trả lời hóm hỉnh mà nghe thấm đến tận tim phổi:

“Anh tu rồi mà, tu rồi thì lấy vợ làm gì. Thật ra nếu em ở lại trong khoảng thời gian đó, mới cảm nhận được cái đau tinh thần nơi người ở lại. Anh đã không hoà nhập được với cái mới nên phải tự tách ra tìm cái gì đó cho mình để khỏi phải nghĩ ngợi. Thời gian cũng làm lành tất cả những vết thương, cái chân tật nguyền bị gãy trong lần đốn cây trên rừng thời gian tù tội, anh đau cái đau của thể xác đã đành mà còn mang thêm nỗi nhức nhối vì bị bỏ rơi, bị lãng quên sau khi đã cống hiến tuổi trẻ cho đất nước. Nhiều năm nay anh không nói vì không ai hỏi, đây chính là lý do anh lên rừng ở ẩn sau khi Hà lập gia đình.”

Thương anh quá, tôi hiểu vì sao anh hay vẽ những bức tranh có đỉnh Lâm Viên mây mờ che phủ, với ngàn thông chập chùng trong mảng rừng chiều thăm thẳm. Buổi sáng nơi này trời đang mưa, tự nhiên tôi muốn hát một ca khúc đã quên lời từ lâu, “mưa rừng ơi mưa rừng, tìm đâu hỡi ơi bóng ngày xưa…”. Trôi theo những kỷ niệm vật vờ trong quá khứ, tôi thủ thỉ nói với anh:

“Người ta cứ hay nói “không thể tắm được hai lần trên một dòng sông”, những khi ấy em cho là ngớ ngẩn và rất buồn cười, nhưng đến bây giờ em mới lờ mờ hiểu ý nghĩa của câu này.”

Lãng mỉm cười châm thêm nước sôi vào bình thuỷ, trả lời tôi bằng mấy câu thơ:

“Dẫu anh biết chẳng bao giờ có thể

Tắm được hai lần trên một dòng sông

Sông còn kia mà nước chẳng quay về

Cứ khắc khoải mà trôi ra lòng biển”

( thơ NN)

Tôi nheo mắt nhìn Lãng và chỉ về phía những bức tranh vẽ dở dang trong góc phòng tối:

“Theo em hiểu thì anh tu vì muốn chôn vùi dĩ vãng, nhưng trong những bức tranh em vẫn thấy thấp thoáng hình bóng của dĩ vãng trong đó. Hàng thông ven bờ hồ Than Thở, đỉnh Lâm Viên hai dải núi mờ trong sương, đồi Cù cỏ xanh và hồ Xuân Hương gờn gợn sóng, ngôi trường cũ ẩn hiện không rõ nét nhưng con đường với bóng giai nhân ngày chủ nhật thì không lẫn lộn đi đâu được. Có phải vậy không anh?”

Lãng cười, lâu lắm rồi tôi mới thấy anh vui như thế:

“Em thật thông minh Ngọc ạ, tri âm tri kỷ tri bỉ mà định mệnh lại chia lià nhau chỉ vì cái tan nát của nước non. Đúng thế, anh vẫn không thể nào quên quá khứ dù khi đến đây sống với bà cô gìa, anh tập tìm quên cuộc đời trong tiếng chuông tiếng mõ. May có cô để anh bám víu nương tựa và có em Hà nâng đỡ anh trong cuộc sống hằng ngày nếu không anh đã nhảy xuống hồ tự vận, khi nhìn lại mình những lúc ấy mà cứ tưởng rằng ai rất xa lạ…”

Tôi ngồi im chờ đợi anh nói tiếp, vì bản tính Lãng từ ngày xưa ít khi thổ lộ nỗi lòng với ai. Ngay cả những lần về phép rồi trở ra đơn vị, mỗi khi chia tay Lãng cũng chỉ lặng lẽ trao gửi bằng ánh mắt thương yêu, trong khi tôi thắc thỏm âu lo cho anh ngoài trận địa. Mơ màng nhìn ra ngoài cừa sổ, những cây thông ướt sũng nước mưa và gió vẫn rít từng cơn như những tiếng thở dài não nuột:

“Ở gần bà cô nhiều năm mà anh vẫn chẳng thuộc được bao nhiêu kinh kệ, nhưng đã bình tâm lại được nhờ quen dần với tiếng chuông tiếng mõ. Đối với anh lúc đó đời chỉ có hai nơi, một nơi là cõi bên kia và nơi anh đang sống là cõi bên này. Cõi bên kia là bạn đời lính đã ra đi khi tuổi còn xanh, những người thân đã khuất trong gia đình, dù sao thì họ cũng về nơi an nghỉ, anh cầu cho họ tìm được một thế giới tốt đẹp hơn cõi đời đầy khổ luỵ. Cõi bên này xem vậy mà khổ hơn, những người dân sống xung quanh anh hay những nơi anh đã đi qua, họ cam chịu một đời lam lũ vì không có cách nào thoát ra được, họ cũng phải chống chỏi để tồn tại trong vất vả nhọc nhằn. Đời có gì vui đâu, chưa kể bịnh hoạn ốm đau tiền đâu mà chạy chữa, nghĩ vậy nên anh chỉ cầu an cho họ. Nói là tu nhưng đó chỉ là cách giúp cho tâm hồn mình bình thản hơn để chịu cái nghiệp khổ mình phải trả, vượt lên trên cái khổ để nhìn ra hạnh phúc nhiều khi giản dị đến không ngờ. Dù em không nói nhưng anh cũng hiểu cái khổ mà em phải ôm mang, chẳng qua cũng chỉ là nghiệp mà em phải trả, trả chưa xong thì lòng có khi nào an ổn mà nghĩ tới hạnh phúc.”

Tôi thổn thức lắng nghe từng lời chia xẻ của Lãng, dù chưa kể cho Lãng nghe bao nhiêu mà sao anh đã hiểu và soi thấu tâm hồn tôi cũng đang khắc khoải vì cô đơn. Lãng nhìn tôi đầy thương mến, như một người anh vẫn săn sóc cô em gái nhỏ của mình:

“Nếu anh không lầm thì Ngọc vẫn còn nhiều bổn phận, em vẫn phải đi làm có đúng không?”

Tôi gật đầu trong nỗi phiền muộn, anh nghĩ đúng, tôi còn phải vật lộn với cuộc sống vì chưa tới tuổi nghỉ ngơi, hai đứa con chưa lập gia đình vẫn làm tôi quan tâm nghĩ ngợi. Lại hay hoài nghi về cuộc đời và tình người, tôi khó tìm ra sự an bình như đời sống của anh. Lãng âu yếm nhìn tôi và hỏi:

“Nếu Ngọc bằng lòng thì chiều nay trời hết mưa, anh mời em ra phía sau nhà nhìn ra hàng thông và vườn rau xa xa, anh sẽ vẽ bức tranh để kỷ niệm ngày gặp lại. Mai sau nếu như một lẽ gì đó mình không gặp lại, nhìn bức tranh anh vẫn thấy ấm lòng và tưởng như mình chưa hề xa nhau.”

Hình như trời cũng chiều lòng người, cơn mưa đêm về sáng đã ngưng, trả lại cho bầu trời sắp sang Xuân những tia nắng mềm mại óng ả. Tôi không ngờ Lãng vẽ nhanh quá, cảnh vật quanh đây như tấm ảnh đã ghi vào trí Lãng và anh chỉ cần quơ đôi tay ra là nắm được. Bức tranh có hồn đến không ngờ khi Lãng vẽ thêm vào cảnh phía sau lưng dáng người phụ nữ ngồi nhìn ra phía xa, ánh nắng chiếu qua mái tóc và đọng lại trên đó lung linh một vạt nắng.

Suốt buổi chiều hôm đó tôi ngơ ngẩn trong trạng thái của người mộng du. Tình yêu ngày nào đã đánh mất như nắm được trong tay, đẹp như một vạt nắng vương trên mái tóc, nhưng chao ơi có ai nắm được nắng bao giờ. Nghĩ đến hai chữ “Định Mệnh” tôi lại rùng mình và nếu cho là mỗi phút giây hiện tại tôi đang có là hạnh phúc, thì hãy hưởng chút hạnh phúc nhỏ bé ấy đi. Không dám hứa với Lãng là sẽ có một ngày gặp lại, thôi thì đến đâu hay đến đó, cũng ngay sáng hôm sau tôi theo Hà trở về phố thị vì bạn cần phải chuẩn bị cho ngày Tết của gia đình. Trước khi chia tay, Lãng chỉ đưa cho tôi một mảnh giấy nhỏ ghi mấy vần thơ:

“Lạ lùng sao có vạt nắng chiều sương

Len lén đến nghiêng vai ngoài song cửa

Ôi vạt nắng hong bàn tay buốt gía

Nắng muộn màng mà ấm cả hồn ta …”

Nguyên Nhung

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2023 lúc 3:31pm

THĂM ANH Z30C.

Tù%20Cải%20Tạo:%20Tội%20ác%20chống%20nhân%20loại%20của%20Cộng%20sản%20VN%20|%20Diễn%20Đàn%20Hội%20Luận%20%20Phỏng%20Vấn%20Hiện%20Tình%20Việt%20Nam


Xong phần rán mỡ chờ cho mỡ nguội chị Bông đổ cả tóp mỡ và mỡ nước vào lon “guigoz”, chị Bông để yên chảo trên bếp để rang thịt. Đây là món thịt ba rọi rang mặn.

Thế là xong hai món sau cùng để mang đi thăm anh Bông đang tù cải tạo.

Món mỡ nước dùng để xào nấu thì ít mà chủ yếu là món để anh Bông ăn dần. Chỉ cần chút mỡ nước với vài miếng tóp mỡ rắc vào chút muối là trở thành món mặn ngon lành dù ăn với cơm độn hay mì sợi luộc, khoai mì luộc.

Thịt ba rọi ướp đủ gia vị tiêu hành muối đường rang mặn thì “cao cấp” hơn lon mỡ nước, trước đó chị Bông đã làm một lọ ruốc to rang rất kỹ để khó bị hư hỏng và một lo muối mè, muối tiêu..

Thằng Bi ngồi xem mẹ làm, nó thèm thuồng đòi ăn thịt, chị Bông đã bảo con:

-          Lúc khác nhà mình ăn, thịt này để dành đi thăm bố ngày mai.…

Bí vùng vằng trách mẹ:

-          Con mình không cho mà cho người ta.

Chị Bông bật cười trước câu nói của con, bố nó chỉ là “người ta” xa lạ.

Chị đành chịu thua con, lấy cho nó bát cơm với thịt ba rọi rang mặn còn nóng trên bếp dù củi lửa đã tắt.

Chị Bông sinh Bi ngày 13 tháng 8 năm 1975, bố nó không có nhà cho đến ngày hôm nay thì trách gì đứa trẻ lên 5 chẳng thân tình với người cha vắng mặt. mặc dù chị Bông đã nhiều lần kể cho nó nghe về bố, cho nó nhìn những tấm hình cũ của bố nó, nhưng trong đầu óc trẻ thơ thì những hình ảnh ấy cũng xa vời như truyện cố tích.

Ngày 22 tháng 9 năm 1975 cả miền Nam Việt Nam đổi tiền, tiền Việt Nam Cộng Hòa sẽ đổi lấy tiền do ngân hàng Việt Nam phát hành. Thằng Bí mới được một tháng chín ngày tuổi, nó còn bé bỏng qúa chị Bông không thể bế nó theo, phải nhờ một bác hàng xóm trông nó để chị đi đổi tiền.

Chị Bông sống chung với đại gia đình nhà mình, mẹ mất, nhà toàn đàn ông con trai, bố và các cậu em, còn mấy đứa em gái thì nhỏ chẳng biết gì., chẳng ai có thể trông Bí được .

Địa điểm gởi tiền là trụ sở phường gần nhà nên bà hàng xóm đã hai ba lần chạy đến tìm chị Bông và lo lắng:

-          Thằng Bi cứ gào khóc tôi dỗ mãi không nín. chỉ sợ nó khóc nhiều qúa…. hết hơi chết mất. Chị về nhà cho nó bú một tí được không? …

Chị Bông vẫn đứng xếp hàng và phải năn nỉ bà hàng xóm một hơi dài :

-          Bác ơi, thời gian đổi tiền nhà nước cho có hạn, tiền mình đã ít mà không đổi kịp thì coi như trắng tay lấy gì mà sống. Trẻ con càng khóc càng…nở phổi bác đừng lo,  nó lạ người nên khóc chứ không đói sữa đâu, cháu cho nó bú no rồi mới đi mà.

Khi chị Bông đổi tiền xong về đến nhà thằng Bí vẫn còn thỉnh thoàng khóc tức tưởi y như hờn giận bị mẹ bỏ rơi, chị Bông ôm ấp con vào lòng một lát là nó im ngay. Bà hàng xóm phải khen:

-          Gớm, thằng con chị Bông mới một tháng tuổi mà khôn lanh qúa. Đúng như chị nói thì ra nó lạ hơi mẹ nên gào khóc phản đối tôi đấy.

Chị Bông vừa nghĩ về con vừa làm tiếp công việc của mình, món thịt rang mặn cũng bỏ vào lon “Guigoz” như món mỡ nước, cái lon “Guigoz” thật tiện lợi, nắp đây kín khó đổ thức ăn ra ngoài. Ấy thế mà có lần chị đã làm. đổ khi một lần đi thăm chồng.

Thời gian đầu sau khi các sĩ quan đi trình diện, nhà nước cho gởi qùa bằng đường bưu điện về một địa chỉ chẳng biết ở nơi đâu ngoài  số hòm thư.

Ngày hôm ấy khi ra bưu điện gởi qùa chị Bông đã khóc vì tủi thân, miền Nam thất thủ chồng chị và bao nhiêu người khác thành kẻ tù tội đáng thương, vợ con, cha mẹ, anh em của họ ở cái xã hội chủ nghĩa này bỗng bị  mang bản án lý lịch đen tối như đêm ba mươi  khó mà ngóc đầu lên nổi.

Sau này chị Bông được biết anh đã ở Long Khánh, rồi đổi về Thành Ông Năm, Hốc Môn thì chị Bông nhận được giấy đi thăm nuôi chồng lần đầu tiên.

Ôi, ngày vui mừng cũng là ngày nước mắt. Khi gặp anh, ngồi cùng anh nơi dãy ghế dài giữa đám đông người cũng thăm nuôi như mình chị Bông đã khóc ngon lành, qúa cảm xúc chị đã luống cuống đánh đổ cả lon “guigoz” mỡ nước, mỡ dây bẩn ra cả quần áo chồng và vợ nhưng chả ai kịp lau chùi  kỹ,  chỉ lau sơ sơ rồi hối hả nói chuyện tiếp vì sợ hết giờ.

Về đến nhà chị mới tiếc lon mỡ, tự trách mình vụng về làm chồng mất một món ăn

Chị Bông chỉ được thăm chồng một lần ở Thành Ông Năm thì anh lại chuyển trại về Hàm Tân Thuận Hải .

Cứ khỏang chừng một năm chị lại nhận giấy thăm nuôi chồng ở Hàm Tân Thuận Hải. Thế nên dù chưa nhận được giấy phép đi thăm nuôi lần sau  chị Bông đã sắm sửa dần dần, chứ mua sắm một lúc thì tiền đâu ra, chị dặn chị Hai Pháo hàng xóm, người chuyên buôn hàng từ Tây Ninh về, khi thì mua ký  đường thẻ, đường Thốt Nốt, lúc thì mua cân  nếp, cá khô… 

Mì sợi, bánh mì thì chị Bông phơi khô ở nhà và để dành sẵn nên khi nhận được giấy thăm nuôi là chị Bông đã có đủ cả chưa kể các món hàng từ bên phía nhà chồng gởi cho nên lần nào đi thăm nuôi anh Bông cũng là hai bao tải.như ngươi đi buôn lậu.thời buổi khó khăn.

Ngày mai chị Bông sẽ đi thăm chồng tại trại cải tạo Z30C, Hàm Tân Thuận Hải

Ngày mai chị Bông sẽ cho hai con đi thăm bố, đây là lần đầu tiên Bi được đi.

Tờ mờ sáng 3 mẹ con đã có mặt ở điểm hẹn tại ngã ba Hàng Xanh, nơi chuyến xe than sẽ đón khách toàn là những vợ tù cải tạo đi thăm chồng tại địa điểm Hàm Tân.

Chiếc xe than chạy đi trong sương mờ gió sớm, thằng con lớn ngồi bên cạnh còn thằng Bi ngồi trong lòng mẹ ngủ tiếp. Gió thốc qua lưng chị Bông cảm giác lạnh lùng, nhất là khi xe chạy qua những cánh rừng cao su thăm thẳm. ..

Chị Bông nhìn cảnh bên đường, thỉnh thoảng có những cục than đỏ hồng từ thùng than của xe rơi xuống lăn trên đường như những đốm mắt đỏ trên nẻo đường đi, những đốm mắt đỏ vì thương nhớ và mòn mỏi chờ mong của những người vợ tù đi thăm chồng, của những đứa con thơ ngơ ngác mong người cha trở về...

Trời sáng dần, đến Long Khánh có những vườn chôm chôm chín đỏ bên đường, xe than dừng bánh tại một vườn chôm chôm cho mọi người xuống nghỉ và mua trái cây.

Hành khách xúm xít vào vườn  hái chôm chôm hay mua chôm chôm đã hái sẵn bày ngoài bàn bên lề đường.

Hai đứa con chị Bông lần đầu tiên được thấy cây chôm chôm có trái chúng nó thích qúa, thằng anh bảo thằng em:

-          Đi thăm bố vui nhỉ Bi

Bi hí hửng nói với mẹ:

-          Con thích đi thăm bố để hái chôm chôm mẹ ơi…

Ba mẹ con ôm ba bịch chôm chôm đầy ắp lên xe để tiếp tục cuộc hành trình.

Khi xe đến Hàm Tân tất cả hành khách xuống xe với hành lý của mình. Xe than đi tiếp đến Phan Thiết và sẽ quay lại đón khách vào buổi chiều, đưa khách trả về thành phố Sài Gòn.

Chị Bông đã đi thăm chồng vài lần tại Z30C nên có nhiều kinh nghiệm, chị đã quen con đường từ đây đi bộ vào trại nhưng sẽ gian nan cho hai đứa con, con đường đầy cát bụi , mỗi bước đi là bàn chân chìm trong cát.. Thương con qúa..

Chị trả gía kỳ kèo từng đồng một với đám xe thồ để thuê họ thồ hai bao tải qùa.

Người thồ xe buộc hai bao tải vào hai bên đòn gánh trên chiếc xe đạp và dắt xe đi theo chị Bông vào trại.

Thằng lớn vừa đi vừa thỉnh thoảng túm áo mẹ vì sợ ngã, chị Bông bế thằng Bi trên tay, mỏi cả tay nhưng chẳng nỡ để thằng bé 5 tuổi phải đi bộ, chỉ thỉnh thoảng cho nó đứng xuống để chị nghỉ tay.. ..

Cổng lán trại hiện ra như cổng thiên đường vì nơi ấy sẽ có niềm vui gặp gỡ  cho bao người chờ mong, người trong tù và người đi thăm tù.…

Chị Bông  nhìn cây Phượng non nơi cổng trại, cây Phượng cao mới hơn đầu người, lá xòe ra xinh đẹp xanh tươi đu đưa thật hồn nhiên trong gió. .

Sau khi trình giấy tờ nơi cổng trại mẹ con chị Bông lê lết kéo mang hai bao đồ vào lán gần ngay đó. Hai con chị Bông gặp trẻ con nhà khác thế là chúng chơi chung với nhau nhanh chóng cũng như các phụ nữ cũng nhanh chóng làm quen chuyện trò với nhau trong khi chờ đợi gặp gỡ người thân.

Chị Bông đi rảo một vòng quanh lán, lán là dãy nhà hình chữ L  làm bằng tre nứa mái lợp lá, nền đất nện chắc, dĩ nhiên là công sức của những người tù cải tạo. Nơi sau lán có mấy hố xí, nơi đầu lán có cái giếng bên cạnh nhà bếp để cho thân nhân tù có thể rửa ráy và nấu nướng.

Những người giàu có hay người cầu kỳ họ mang theo nồi niêu bát đũa và những thức ăn tươi ngon để nấu tại bếp này, chốc nữa người tù của họ sẽ được ăn một món ăn ngon đặc biệt nào đó.

Người ta xầm xì vì phái đoàn thăm nuôi ông giám đốc ngân hàng Việt Nam Thương Tín, họ đi thăm nuôi mang nhiều đồ ăn thực phẩm đắt tiền, ngoài vợ con ông còn có người giúp việc đi theo để khuân đồ và nấu nướng ..

Một tiếng sau mọi người trong lán nhốn nháo mừng rỡ bảo nhau người tù đang ra, họ đổ xô ra ngoài cửa lán chờ vì từ xa đang có đoàn người đi đến, dòng người xám xịt trong buổi trưa trời quang mây tạnh.

Chị Bông gọi hai con và ba mẹ con cũng chen chân lóng ngóng bên thềm lán. Chị dặn dò con:

-          Lát nữa gặp bố hai con ôm bố, chào bố nhé.

Thằng anh hứa:

-          Vâng ạ.

Còn thằng em thì nghi ngại:

-          Nhưng bố có quen con không?

Chị Bông phải dỗ dành:

-          Bố quen và thương Bi lắm đó..

Chị Bông căng mắt ra tìm chồng trong đám đông khi họ đã dừng lại trước sân lán, ông nào cũng xơ xác như nhau từ mặt mũi, vóc dáng đến áo quần. Khó mà hình dung ra trước kia họ là ai.

Nhiều người tù nhận ra thân nhân trước khi thân nhân nhận ra họ.

Anh Bông đang đứng trước mặt vợ con, thằng con lớn đã được đi thăm bố vài lần, quen mặt bố, nó ôm chầm lấy bố vui mừng.

Chị Bông bế Bi lên đưa cho anh Bông, nó lạ lẫm mắc cở nhưng không dám phản đối, cả nhà kéo nhau vào lán thăm nuôi cùng với hai bao đồ.

Trong lán thăm nuôi kê một dãy bàn dài, gia đình chị Bông được xếp đặt ngồi ngay đầu bàn mà nơi đầu bàn có công an đứng canh nên vợ chồng trao đổi câu chuyện hết sức cẩn thận, Chị Bông không lãng phí thời gian vào đề ngay, chị nói nhỏ bên tai chồng “Họ đến nhà khuyên em đi kinh tế mới thì chồng sẽ mau về anh ạ”.

Anh Bông vội vàng đáp lại:” Không, em đừng bao giờ đi kinh tế mới mà khổ thân, hai việc chẳng có liên quan đến nhau. Vợ một thằng tù bạn anh đã đi kinh tế mới cả năm nay mà có thấy ai cho nó về đâu. ”

Thằng Bi nãy giờ vẫn ngồi im thin thít trong lòng bố. Chị Bông muốn con tự nhiên và thân thiện hơn với bố nên bảo nó::

-          Bí hát cho bố nghe một bài đi.

Bí thích hát và hay hát, nghe thế nó tụt ngay ra khỏi lòng bố, đứng xuống đất và hồn nhiên nói:

-          Con hát bài đêm qua em mơ gặp bác Hồ cho bố nghe mẹ nhé..

Ôi, Bi biết gì về bác Hồ mà mơ gặp “bác” ttrong khi nó chưa bao giờ ước ao mơ gặp bố nó. Vì có anh công an đứng gần nên chị Bông chẳng biết nói gì hơn. .

Bi hát xong được bố mẹ khen nó sung sướng lắm. Vợ chồng chị Bông tiếp tục nói chuyện, bao nhiêu điều muốn nói dịp này cứ tuôn ra không kịp…

Bỗng có tiếng khóc thất thanh của thằng Bi ở đâu đó: “Mẹ ơi, mẹ ơi…” thì ra hai anh em Bí đã chạy đi chỗ khác chơi mà vợ chồng chị Bông mải xúm đầu vào nhau  nói chuyện không ai để ý.. Thằng anh đã về đúng chỗ cũ với bố mẹ, thằng em đang bị lạc nên khóc ầm lên như thế.

Chị Bông phải vội vàng đứng dậy đi tìm con theo tiếng khóc của nó, thằng bé đã đi sang lán thăm nuôi bên kia và quên đường trở về vì cách bài trí đều giống nhau, cũng cái bàn dài, cũng đầy người ngồi nói chuyện mà không thấy bố mẹ đâu cả..

Nó làm phí mất của bố mẹ mấy phút giây vàng ngọc.

Mười lăm phút thăm nuôi ngắn ngủi, mười lăm phút phù du đã bay vèo. Anh công an dõng dạc tuyên bố đã hết giờ, các thân nhân ra về để cải tạo viên còn thu xếp hành trang về trại.

Mọi người lại nhốn nháo đứng lên, nắm níu tay nhau, nước mắt và nụ cười lẫn lộn. Anh Bông nhân lúc lộn xộn này vội duí vào tay chị Bông một mẩu giấy cuộn tròn và nói nhỏ:” em đứa thư anh Đức về cho người nhà theo địa chỉ trong thư”

Chị Bông cũng vội cất mẩu giấy vào trong giỏ xách và hỏi lại cho chắc ăn “Anh Đức ở Phú Nhuận hả anh?”

Anh Bông chỉ kịp chớp mắt trả lời vì anh công an đã đến gần.

Anh Bông cột dây vào hai miệng bao tải và xỏ vào hai đầu cái đòn tre để chuẩn bị gánh quà về trại. Anh lại đi bộ gần hai cây số đường rừng để về trại.cũng như chị lại đi bộ hai cây số đường cát nóng để rời lán.. Giữa hai vợ chồng là con đường ngược chiều, càng đi càng xa nhau vời.vợi.

Chị Bông dắt tay hai con đứng nhìn đám tù nhân cải tạo trước khi rời lán:

-          Hai con nhìn kỹ bố đi. Lâu lắm chúng ta mới được đi thăm lần nữa.

Thằng Bi chê:

-          Mẹ ơi, con thấy bố và các bạn của bố ai cũng nghèo và xấu qúa.

-          Tại họ đi học tập xa nhà con ạ.

Thằng anh thì hỏi một câu thực tế:

-          Bao giờ bố về?

-          Bao giờ bố học tập tốt thì sẽ về.

Ra đến cổng trại chị Bông nhìn cây Phượng non vẫn đang rung rinh trong nắng gío,  lòng chị bỗng ngậm ngùi, hoa Phượng mai này còn được nở hoa, được tự do khoe nhan sắc với đời, Những người tù cải tạo thì đang lầm lũi bước trở lại trại tù và không biết được ngày mai, không biết được ngày về cho nên chị Bông đã không thể trả lời được câu hỏi của thằng con lớn..

Đi bộ trên con đường đầy cát lần trở về hình như chị Bông bước chậm hơn lần đến, cát níu kéo từng  bước chân chị Bông. Hành lý không còn mà lòng chị mang nặng nỗi buồn.

Chuyến xe than đã đợi sẵn, chủ xe kết hợp buôn nước mắm từ Phan Thiết về Sài Gòn vì chuyến về xe rộng, hành khách không còn hành lý cồng kềnh nữa.

Chị Bông nhìn lại con đường đầy cát dẫn vào lán trại, con đường đã đưa chị gặp chồng và cũng đã đưa chị rời xa., con đường đã cho chị niềm vui nao nức và cũng đã cho chị nỗi niềm thất vọng. xót xa.

Tạm biệt anh, tạm biệt Z30C Hàm Tân Thuận Hải. Hẹn anh một ngày tao ngộ nhưng không phải tại nơi này…

Ngồi trên xe hai con chị thấm mệt lim dim ngủ. Trẻ con thật vô tư.

Chị Bông ôn  lại từng phút giây gặp gỡ chồng, tất cả đến rồi đi như một giấc mơ.

Chị nhớ đến mẩu giấy nhờ chuyển của người tù tên Đức. Chị đã một lần mang thư đến nhà này rồi, chị đạp xe từ Gò Vấp lò mò tìm đúng địa chỉ, là một căn nhà to đẹp kín cổng cao tường, khi chị bấm chuông cửa một người hé cổng thò đầu ra nghe chị nói, họ cám ơn và nhận thư xong lạnh lùng khép cánh cổng lại.

 Lần này anh Đức lại nhờ chuyển thư nữa, chị cũng vì bạn chồng, vì sự tin cậy chờ mong của người trong tù gởi gấm mà đến nhà này lần nữa dù thái độ khi nhận thư người thân của họ chẳng mấy mặn mà..

Không biết người trong ngôi nhà to đẹp ấy là người thân thế nào với anh Đức mà để anh thiếu thốn cứ phải gởi thư xin thêm đồ tiếp tế và dặn dò nhớ đi thăm anh...

Có lần chị Bông cũng chuyển thư cho vợ một bạn tù cùng với anh Bông, nhà này ở cư xá Lữ Gia, chị Thành vợ anh Thân cảm động khi nhận được thư chồng .

Chị Bông quen chị Thành từ đó. Thỉnh thoảng chị Thành  đạp xe đến nhà chị Bông chơi., cả hai cùng tuổi, cùng cảnh nên dễ thân nhau. Trong tù hai ông thân nhau thế nào thì chị Bông và chị Thành cũng thân nhau thế đấy.

Nhà chị Thành ở cạnh nhà cha mẹ ruột, cùng làm nghề sản xuất miến. Khi anh Thân đi tù cải tạo chị Thành không  làm miến nữa, ba mẹ con chị sống trong sự đùm bọc  của gia đình bên ngoại.

Chiếc xe than vẫn chạy đều đều trên đường, càng lúc càng  xa Z30C Hàm Tân Thuận Hải.

Chị Bông  thẫn thờ nhìn con đường dài đang chạy lùi phía sau, những cục than đỏ hồng trong thùng xe than vẫn thỉnh thoảng rơi trên đường, lần này những cục than cháy đỏ ấy như những ánh mắt lưu luyến thiết tha  của những người chồng người cha từ trong trại tù cải tạo Z30C Hàm Tân Thuận Hải đang lưu luyến dõi theo vợ con họ trên đường về nhà.

Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Apr/2023 lúc 3:34pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2023 lúc 1:09pm
THÁNG TƯ BIỂN KHÓC RỪNG SẦU

4074%201a%2030%204.jpgBienKhocHoaVan

Hồn thơ nặng một tháng Tư
Nhớ em dòng lệ tạ từ - Anh đi
Xót xa đầy cuộc phân ly
Tang thương chia cách hơn gì - nỗi đau

Silhouette%20of%20a%20lonely%20man%20at%20dusk%20near%20a%20river%20-%20Free%20Stock%20Video

Nhớ em đôi mắt tình sầu
Bồng con ngào nghẹn nói câu đợi chờ
Vẫy tay lệ đổ tiễn đưa
Nhìn nhau giông bão gió mưa cõi lòng


Lâm%20Đồng:%20Xử%20lý%20nghiêm%20vụ%20phá%20rừng%20làm%20nhà%20trái%20phép%20ở%20huyện%20Bảo%20Lâm%20-%20%20CafeLand.Vn

Vì đâu bỏ phố lên rừng
Nhà tan cửa nát đau từng nỗi đau
Vì đâu biển khóc rừng sầu
Người đi trăm nỗi bể dâu cuộc đời
4074%201%20Thang4BienKhocRungSauHoaVan

Tháng Tư lịm tắt nụ cười
Úa màu ngọn tóc phai môi má hồng
Anh mang manh áo tù chung
Ngập ngừng chân bước ngập ngừng bước chân


Tiếng%20khóc%20nghẹn%20của%20cha%20mẹ%20tuổi%2070:%20"Nhờ%20con%20dưỡng%20già%20không%20bằng%20BÁN%20THÂN

Tháng Tư khóc Mẹ bạc phần
Thương em trăm nỗi nhọc nhằn bể dâu
Tháng năm sương gió dãi dầu
Nuôi con giữ trọn tình nhau một đời
4074%202%20Thang4BienKhocHoaVan

Tháng tư nỗi nhớ ngậm ngùi
Tháng Tư còn đó bùi ngùi đắng cay
Tháng Tư vượt biển, rừng đày
Tháng Tư nước mắt tràn đầy THÁNG TƯ.


Hoa Văn

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2023 lúc 8:31am

ANH%20TÔI%20VÀ%20TRUNG%20ĐỘI%20NGHĨA%20QUÂN%20-%20Kha%20Lăng%20Đa


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Apr/2023 lúc 8:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2023 lúc 9:16am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2023 lúc 8:58am

Cuối tháng tư bảy lăm và những ngày sau

30%20Thang%20TuTruyện



Đêm yên lặng. Căn phòng tối mờ. Những vệt sáng từ ngọn đèn đường hắt vào tạo nên những bóng hình lay động. Trên chiếc giường, chất năm con người, hai người lớn, ba trẻ con, đang nằm ngủ, sắp lớp như hộp cá mòi.
      Soại không ngủ được. Suốt đêm anh chỉ chợp mắt một chút rồi tự dưng tĩnh hẳn. Anh gác tay lên trán. Đó là một thói quen khi anh không ngủ được. Sự việc đến quá nhanh từ ngày đơn vị anh tan hàng. Anh trở về từ căn cứ Long Thành trong buổi sáng của ngày cuối cùng. Trên đường về, anh nhìn thấy những chiếc xe jeep, xe nhà binh chạy thật nhanh từ phía Hốc Môn về Sài Gòn. Thành phố bỏ ngỏ, quan, quân, dân chúng chạy hỗn loạn.
      Anh đón chiếc xe buýt cuối cùng ở đường Võ Tánh đi về hướng ngã tư Bảy Hiền. Chiếc xe buýt chật ních người. Lính có, dân có. Người ta chen chúc nhau lên xe, xuống xe. Ai đôi mắt cũng láo liên nhìn nhau dò hỏi. Tình hình thế nào? Nghe nói "giải phóng" đã xuống đến Hốc Môn? Không ai trả lời. Anh xuống xe ở một góc trạm xăng rồi đi bộ về nhà.
      Khu building rộng, năm tầng, gia đình anh cư ngụ ở đây gần một tháng trong một căn phòng nhỏ ở tầng thứ năm. Năm người sống chen chúc. Hiên và ba đứa con. Hiên đã bồng bề dắt díu các con từ miền Trung vào trong những ngày di tản tán loạn. Hiên dẫn con chạy ra bờ biển An Hải. Lên một con tàu lớn chở gần ba ngàn người. Tàu cập bên Nha Trang. Từ Nha Trang thuê xe đò về Sài Gòn, lê thê lếch thếch. Anh đón vợ con như bắt được lại những gì yêu quý nhất. Nhưng rồi cũng không yên. Long Khánh mất rồi đến Sài Gòn. Khi anh trở về đơn vị cũ thì không còn ai. Tướng, tá, quan, quân y như đỉa phải vôi. Ai cũng tìm đường tháo chạy. Anh không có ý định bỏ đi. Anh còn nặng nợ với gia đình quá. Anh nghĩ, chắc gì rồi cũng có một giải pháp.
      Buổi trưa khu building im lặng. Những căn phòng của những gia đình ngụ cư ở đây đóng cửa im ỉm. Anh đi lên tầng lầu thứ năm. Dãy hành lang dài và sâu hun hút. Anh mở cửa phòng bước vào. Hiên đang sửa soạn gì đó, thấy anh thì la chói lên:
      – Sao anh bây giờ mới về. Đài Sài Gòn tuyên bố phe mình đầu hàng rồi. Anh mau cởi quần áo lính ra cho em đem xuống tầng dưới đốt đi. Nghe nói tụi nó vào đâu đến Hốc Môn rồi, đang tiến về Sài Gòn đó, lẹ lên anh.
      Anh im lặng trút bỏ quần áo. Hiên gom tất cả, kể cả đôi giày bót và giấy tờ có liên quan đến quân đội. Đốt đi, nguy hiểm lắm. Nàng lúc nào cũng hay hoảng hốt. Anh gom đồ đạt của anh vào một cái bao nylông rồi đưa cho Hiên. Hiên đem xuống tầng dưới bỏ vào một cái thùng phi đang bốc cháy. Nơi đây thiêu đốt tất cả những gì có liên quan đến lính tráng. Đốt để phi tang.
      Sự việc đến nhanh quá. Soại thấy mình như đang trong cơn mộng du.
      Buổi trưa, những đoàn molotova chở bộ đội từ hướng Hốc Môn đổ xuống ngã tư Bảy Hiền. Những chiếc xe dừng lại ở một nơi nào đó. Có một số người đến gần, một số bỏ đi. Những tiếng hát từ trên xe qua các loa phóng thanh có dăng biểu ngữ.
      Tiếng hát nổi lên oang oang: "Tiến về Sài Gòn ta quyết diệt giặc thù, tiến về Sài Gòn, giải phóng thành đô". Rồi "Như bao cô gái ở trên non, cô gái sông Ba đầu búi tóc thon, tay vót chông tay vót căm thù, như bao cô gái ở trên non". Rồi tiếp theo: "Thù giặc Mỹ cọp beo, em thù giặc Mỹ cọp beo." Những giọng nữ cao, cao vút, rót từ những loa phóng thanh tỏa xuống đám người phía dưới đường đang hớt hãi đi, làm chói tai không ít.
      Người nghe, từ lâu, đã quen với những giòng nhạc êm dịu nhẹ nhàng như "Trả lại em yêu khung trời đại học, con đường Duy Tân cây dài bóng mát, buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát, uống ly chanh đường, uống môi em ngọt." Bây giờ ai cũng biết, đã hết những ngày mơ mộng cũ, những lãng mạn xưa cũng dẹp xó, để nhường chỗ cho những âm thanh cao vút kia.
      Thành phố hỗn loạn với đầy đủ màu sắc. Mới ngày hôm qua đây, trên đường đi còn đầy sắc lính: nhảy dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, bộ binh, không quân, hải quân. Bây giờ thoáng chốc nhường chỗ cho những áo quần bộ đội màu xanh cứt ngựa, rộng thùng thình, nón cối, dép râu. Sự đổi đời không khoan nhượng.
      Soại trở mình nằm nghiêng xây qua phía Hiên. Con nai vàng ngơ ngác của một thời Đà Nẵng xưa của anh, bây giờ cũng mỏi mệt, bơ phờ. Chỉ trong một tháng, Hiên đã trút bỏ hết dáng yêu kiều của một cô giáo trung học, áo dài màu hoàng yến, màu xanh da trời hay màu huyết dụ. Lịu địu với ba đứa con còn quá nhỏ và một ông chồng "ngụy", làm nàng phờ phạc thấy rõ. Sáng hôm nay nàng đã đi mua một số đồ đạc để ngày mai trở về quê, làm nàng mệt, ngủ vùi.
      Về quê!
      Đó là câu nói đầu tiên của Nại Hiên khi nàng nghe trên đài phát thanh thành phố loan báo: "Các nhân viên công chức chế độ cũ ai về nhiệm sở đó tiếp tục làm việc." Nàng hối hả thông báo với Soại:
      – Về quê, em phải về quê thôi. Ở đây cũng không có cỏ mà ăn nữa huống hồ là cơm gạo. Em về xin đi dạy lại, anh nghĩ có được không?
      Soại bình tĩnh trả lời:
      – Em chắc đi dạy lại được không? Gia đình mình toàn làm việc cho chế độ cũ, anh nghĩ họ sẽ không cho em đi dạy lại đâu.
      – Không cho em cũng phải về. Ở ngoài quê còn có mẹ, còn có anh chị, ở đây có ai?
Soại ú ớ. Hôm anh lãnh lương tháng cuối cùng thật khó khăn và may mắn nữa. Lãnh lương chụp giựt, xô đẩy nhau, lấn lướt nhau. Cầm mấy chục ngàn về đưa cho Nại Hiên, Nại Hiên mừng ra mặt. Số tiền dành dụm của hai người trước kia, nàng đã tiêu gần hết trong những ngày di tản. Nay thì số tiền lương cũng gần hết rồi, sẽ sống bằng gì đây với năm miệng ăn.
Cuối cùng rồi Soại cũng chấp nhận giải pháp của Nại Hiên. Về quê. Thời đại của những nông dân cày sâu cuốc bẫm đã đến.
      Mấy ngày sau lại có tin trên đài phát thanh: "Tất cả các sĩ quan từ cấp trung úy trở xuống, đem đồ ăn, quần áo đủ dùng trong mười ngày." Nại Hiên cũng mừng ra mặt. Nàng nói với Soại bằng một giọng tin tưởng:
      – Anh đi học tập mười ngày rồi về quê với em. Em đi dạy lại được thì cũng có tiền lương cho cả gia đình. Anh cũng sẽ tìm một công việc gì đó để làm. Vợ chồng mình phụ nhau nuôi con.
Ý nghĩ của Nại Hiên lúc nào cũng trong veo. Nàng lạc quan thấy rõ.
Soại không tin tưởng cho lắm nhưng thật ra anh cũng không có con đường nào khác. Anh như đang ở trong một cái rọ, cái miệng rọ có sợi dây thòng lọng, càng ngày càng siết chặt lại.
Bây giờ thì Nại Hiên sắp trở về quê. Bốn năm đại học sư phạm với những đêm miệt mài đèn sách. Nàng yêu lắm những tháng ngày đứng trên bục giảng nhìn xuống đám học trò quận lỵ. Đám học trò lớn sộ, áo quần lem luốc. Nàng yêu những mái tóc cháy nắng vàng khè kia, những đôi mắt đen lay láy từ dưới nhìn lên cô giáo đang giảng cho các em môn Vạn Vật. Yêu hết từ con đường đất cát, những hàng dương liễu, những giọng nói của đám dân quê. Tất cả. Hầu như tất cả. Bốn năm học đại học sư phạm rồi trở về dạy tại ngôi trường quận lỵ quê hương, nàng thấy mình bứt không ra khỏi được nơi đó.
      Cho nên sự trở về của Nại Hiên không phải là một lựa chọn mà đúng là lý do tình cảm. Soại thấy không ép được vợ ở lại thành phố, chính anh cũng như con cá mắc cạn, anh lo không nổi cho anh thì làm sao anh lo cho nàng và các con được.
      Soại nghĩ Nại Hiên cả tin bao nhiêu khi nghe bản thông cáo, dù trong đầu óc Soại cũng mừng rỡ. Chắc là hết đánh nhau, người ta dễ tha thứ rộng lượng với nhau hơn. Nhưng anh vẫn e dè trong ý nghĩ. Sao một cuộc đổi đời trơn tru gọn bân như thế, dễ dàng như thế. Cuộc chiến dài hơn hai mươi năm đã lụi tàn, nhưng trên rừng Trường Sơn đã chôn biết bao xác người. Hai mươi mốt năm ròng, hai bên đánh nhau, để cuối cùng với sự kết thúc mau lẹ. Với những kẻ gọi là địch, là đối phương, chỉ cần một tháng hay mười ngày là có thể ôm nhau nhảy sol, đố, mì và hô to "đoàn kết chúng ta là sức mạnh". Dễ dàng như vậy được sao?
      Soại xoay mình qua phía Hiên. Hiên đang nằm xuôi chân, hai tay buông thỏng. Nàng ngủ say. Ngày mai em về quê rồi bao giờ mình mới gặp nhau. Cuộc vợ chồng của chúng mình thật quá nhiêu khê. Những ngày tháng trước, anh đi hành quân đôi ba tháng mới về một lần. Mỗi lần về là xả vào nhau như con hổ đói mồi. Cuộc đời lính tráng, mà là lính trận nữa, làm sao anh ở được gần em. Bây giờ hết chiến tranh mình tiếp tục xa nhau nữa sao?
      Bàn tay nhỏ nhắn của em chỉ biết cầm cây bút và phấn bảng. Anh bóp nhẹ bàn tay vợ như truyền cho vợ chút hơi ấm của anh. Hiên cựa quậy, nàng mở mắt nhìn Soại rồi nói trong cơn mê ngủ:
      – Sao anh không ngủ đi, anh đừng phá em, để em ngủ một chút nữa. Cả ngày nay dang ngoài trời mệt quá.
      Hiên rút tay ra khỏi tay anh. Anh nằm im lặng nhìn lên trần mùng. Tiếng muỗi bay vo ve bên ngoài. Bây giờ chắc cũng ba, bốn giờ sáng. Tiếng xe xích lô máy, ba gác máy, xe lam đã bắt đầu chạy ngoài đường, tiếng xe lạch bạch, lạch bạch. Những người đi làm sớm đã thức dậy. Thành phố im lìm mấy ngày lại bừng bừng trở lại. Ai cũng muốn mọi sinh hoạt trở lại đều đặn bình thường. Dân Sài Gòn thức cả đêm. Hay nói đúng hơn là họ thay phiên nhau thức. Ngươì làm ban ngày, người làm ban đêm. Thành phố như một con thú bị thương bắt đầu hồi phục.
      Bây giờ thì Hiên lại không ngủ được nữa. Nàng cố gắng nhắm mắt nhưng cơn buồn ngủ đã bay đi đâu mất. Mai nàng đem ba đứa con trở về quê. Để Soại ở lại thành phố này một mình nàng nghe như lòng mình bị quặn thắt lại. Nàng thấy thương Soại quá. Trong đêm tối thăm thẳm, nàng đưa tầm mắt nhìn quanh quất căn phòng nhỏ. Chiếc giường ngủ đã choán hết gần nửa căn phòng, còn là chỗ để những dụng cụ sinh hoạt như lò bếp nấu ăn, cái bàn ăn, là hết chỗ. Các con nàng còn nhỏ quá. Nhìn ba đứa con ôm nhau ngủ say, nàng thấy an ủi một chút. Cuộc sống vợ chồng năm năm đã cho nàng ba đứa con. Sau cuộc chiến, còn đầy đủ như thế này là mừng lắm rồi. Gia đình nàng không ai mất đi hay bị thương, tật nguyền. Còn người còn của.

      Nàng thấy nàng được phước hơn nhiều người, trong cơn binh lửa đã mất chồng hay mất con. Thôi cũng đành. Cuộc đời đừng đòi hỏi quá những đặc ân cho mình.
      Nàng đưa tay để trên ngực Soại, Soại cầm lấy tay nàng. Nại Hiên chợt thấy một nỗi rạo rực dâng lên, nàng đưa ngón tay cọ quẹt trong lòng bàn tay của Soại, một cử chỉ mời gọi, sẵn sàng, mà hai người đã quy định với nhau. Khi về ở trong căn phòng này, căn phòng quá chật nên cả gia đình ngủ chung trên chiếc giường duy nhất. Hai vợ chồng không thể ái ân trên giường được nên họ mới bàn nhau, khi muốn yêu nhau, em lấy ngón tay cào cào lòng bàn tay anh nhé, rồi em xuống trước nằm dưới sàn xi măng đợi anh, anh coi thử các con còn đứa nào thức không rồi anh xuống với em liền. Họ quy định như thế và đã thi hành như thế, nhiêù lần. Chiếc giường rộng nhưng quá ọp ẹp, nếu cử động nhiều quá sẽ gãy ngay. Thường thường thì khi ra dấu xong tín hiệu, Nại Hiên sẽ ngồi dậy, nàng lấy quạt quạt cho con, nâng đầu từng đứa để lên mặt gối. Đứa nào cũng ngủ mê. Nàng yên chí sè sẹ bước ra khỏi giường. Nàng nằm xuống nền xi măng. Nền xi măng thường lạnh làm nổi da gà. Nại Hiên im lặng cởi quần áo. Nàng vẫn thích khi ngủ với chồng hay khi ân ái phải hoàn toàn khỏa thân, không vướng bận gì. Lúc đó nàng mới thấy hoàn toàn tự do. Ở trong căn phòng chật hẹp này nàng thấy như mình bị tước đoạt nhiều thứ quá.
     Soại  hôn cuồng nhiệt trên thân thể Hiên như cố tận hưởng hềt mùi da thịt ấy, mùi da thịt thơm lừng mà anh vẫn nghĩ, chỉ Hiên mới có.

***
 
Buổi sáng. Nắng chói lóa, chan hoà bên ngoài căn phòng chung cư. Hiên thức giấc sau trận cuồng phong. Bởi vì trong tâm tuởng nàng luôn luôn ý thức là sáng mai phải về. Phải dẫn các con ra bến xe đúng giờ. Không đuợc trễ nãi, nên trong giấc ngủ tiếp theo, dù nàng bị cái rã rời cuốn hút đi, nhưng một lúc sau, cái tâm thức ra đi trổi dậy. Nàng từ từ tĩnh ngủ. Nàng bật nguời đưa tay xem đồng hồ. Đã hơn bảy giờ sáng. Hiên tung mền và lay Soại:
      – Dậy đi anh, thức luôn các con dậy. Xe đò ở bến xe An Đông bắt đầu 9 giờ khởi hành, chuẩn bị đi chứ không trễ mất.
      Soại càng mệt mỏi hơn. Nhưng anh cũng ý thức là phải dậy ngay bây giờ, không được ngủ nướng chút nào. Anh chỉ còn Hiên và các con trong vòng mấy tiếng đồng hồ nữa thôi. Anh có cảm tuởng Nại Hiên trở về quê chuyến này, rất lâu anh mới gặp lại được.
Hiên đã sắp sẵn những chiếc va ly áo quần và đồ dùng của nàng và các con. Chỉ bấy nhiêu thôi cho cả bốn cuộc sống. Nàng thay đồ cho bé Anh Chi. Anh Chi còn bé quá, mới sinh năm ngoái. Soại thấy xót thương vợ vô cùng. Một nách ba con về quê. Trong thâm tâm anh luôn luôn dằng xé bởi những ý nghĩ. Hiên đem mấy đứa con về quê, anh như đỡ đi một phần gánh nặng. Nhưng bây giờ, truớc lúc chia tay, anh thấy mình bị hụt hẫng, bị đẩy rời, tách ra khỏi gia đinh. Cái gia đình nhỏ bé mà anh cố gắng tạo nên.
      Sau khi cho các con ăn và hai nguời cùng ăn qua quít mấy chén cơm. Hiên giục Soại:
      – Thôi mình đi anh. Anh bế hai đứa xuống lầu truớc đi, rồi ra đường đón xe lam. Em bế Anh Chi và xách đồ xuống sau, À quên, em đưa tiền cho anh, anh ở trong này chờ ngày đi học tập. Mình còn có năm chục ngàn, em mua sắm một ít, còn lại bốn chục ngàn, em để lại anh muời ngàn anh lo chuyện ăn uống, mua ít thuốc men đem theo. Anh học tập xong trở về, anh liên lạc với em ngay. Nếu tình hình tốt thì em sẽ nhắn anh về quê, nhe. Tiền đây, anh cất đi.
      Hiên phân chia thật chu đáo. Tính nàng vẫn vậy, cái gì ra cái đó, rõ ràng, minh bạch. Soại bỏ số tiền Hiên đưa vào túi quần, bế Đông Nghi và dắt Anh Thư xuống lầu. Căn building năm từng với mười bậc thang, đi lên đi xuống cũng đủ mệt ứ hơi. Thật ra, ngày trước, trong gia đinh, anh như đứng ngoài cuộc sống. Mỗi tháng lãnh lương anh đem tiền về đưa cho Hiên đủ, là anh coi như đã làm xong bổn phận. Anh không biết đến những sinh hoạt nhỏ nhặt của một gia đinh. Những sinh hoạt bình thường như ăn, uống, giặt giũ, tã lót, mền mùng. Anh không tham gia được vào cuộc sống đó cũng chỉ vì một lý do duy nhất vì anh là lính, bận đi hành quân. Anh lấy lý do đó để bào chữa cho mình.
      Anh là sĩ quan chỉ huy nhưng anh không có tư lợi nào. Nhưng anh biết, trong khi đó thì biết bao nhiêu sĩ quan như anh, từ cấp đại đội truởng trở lên là đã có tư lợi. Đó là gạo thóc của lính hành quân dư, là ration C của lính đào ngũ hay đi phép, là lương lậu khai man của lính ma, lính kiểng. Chuyện này anh biết rõ khi anh nắm chức vụ đại đội trưởng. Nguời hạ sĩ quan tiếp liệu đã nhỏ to với anh nhiều điều, nhưng anh dẹp hết, anh nói với nguời hạ sĩ quan tiếp liệu: "Đi hành quân, anh lo cho lính tráng đầy đủ là tốt rồi, khỏi cần lo riêng cho tôi". Nguời hạ sĩ quan tiếp liệu có vẻ không bằng lòng mấy lời nói của anh, nhưng anh giữ chức vụ không lâu là đến ngày "tan hàng".
      Bến xe An Đông vẫn còn hoạt động. Đây là bến xe chạy đường dài Sài Gòn ra miền Trung và Cao Nguyên Trung Phần. Hãng xe Minh Trung, hãng xe Phi Long, Tiến Lực độc quyền khai thác các chuyến xe đuờng dài, với những chiếc xe kiểu xe buýt mới, nên rất ăn khách. Cuộc đổi đời còn quá mới nên nơi đây chưa có thay đổi gì. Bến xe An Đông vẫn với những chiếc xe đậu từng hàng dài trên đường Petrus Ký. Khi Soại đưa gia đình tới thì các lơ xe trông thấy, họ chạy túa ra mời chào:
      – Anh chị về đâu, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Qui Nhơn đều có cả, anh chị lên xe em đi.
      Soại hỏi một nguời lơ:
      – Về Đà Nẵng bao nhiêu một nguời?
      – Một ngàn hai.
      – Sao đắt vậy, truớc đây có bảy trăm.
      – Hòa bình rồi mà anh, anh biết không, tụi em chạy xe vừa chạy vừa luồn lách, vừa dọn dẹp các chuớng ngại vật hồi chiến tranh còn lại, vất vã lắm chứ không dễ đâu.
      Nại Hiên trả giá:
      – Tụi tôi chạy loạn ngoài đó vô đây, bây giờ về trở lại nên tiền đâu có nhiều, anh lấy cho một ngàn đi, cho tôi hai chỗ.
      Soại nói với Nại Hiên:
      – Em mua hai chỗ ngồi, chật quá chịu nổi không?
      – Kệ, cũng được anh, mình tiện tặn chút.
      Nguời lơ xe đồng ý bảo lên xe. Bước qua bực lên xuống xe, Soại mới thấy không khí trong xe ngột ngạt quá. Nhiều hành khách cũng trở về sau cuộc tháo chạy. Họ cũng ở những miền ngoài đó, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Ai cũng than trở về không biết làm ăn ra sao đây? Cuộc tháo chạy khiến nhiều gia đinh trắng tay. Sự trở về coi như một đầu hàng hoàn cảnh.
      Khi Hiên và các con ngồi vào chỗ xong, Soại mới thấy lòng mình cô đơn quá. Anh thấy như mình sắp bị hất tung ra khỏi một gia đinh. Ở lại đây một mình, anh sẽ đơn độc biết bao nhiêu. Bà con không có. Anh sẽ bơ vơ trong một thành phố đầy biến động. Anh sẽ đi trình diện học tập cải tạo. Anh nghĩ, dù sao ở thành phố cũng hơn ở nông thôn, dù sao cũng còn có đôi mắt của thế giới dòm vào, nghĩ tới điều này cũng làm anh yên lòng đôi chút.
      Nguời lơ xe đi dọc theo con đường ở giữa hai hàng ghế đếm hành khách. Xong, nói thật to lên:
      – Xe sắp khởi hành, mời những ai không đi, xin xuống xe để xe chạy.
      Để phụ họa theo lời người lơ xe, nguời tài xế đã ngồi vào chỗ của mình ở phía truớc, rồ máy. Tiếng máy nổ rùng rùng. Nguời tài xế bấm còi tin tin. Soại hôn mấy đứa con, anh như muốn hít hết hơi hám của các con vào lòng. Hai má mịn màng của bé Anh Thư, của Đông Nghi, đôi mắt đẹp của Anh Chi, ba đứa con gái là máu huyết anh, là da thịt anh, anh muốn hòa tan mình vào trong đó.
      Hiên nói:
      – Anh đừng hôn con mạnh quá làm con đau đó. Thôi anh xuống xe đi, xe sắp chạy rồi. – Rồi nàng dặn dò thêm, – Em về nghe, anh nhớ làm theo lời em dặn. Anh ở một mình anh nên giữ gìn sức khoẻ, đừng nhậu nhẹt.
      Soại hôn phớt lên môi Hiên, anh nói thật cảm động:
      – Em về lo cho các con hộ anh. Cho anh gởi lời thăm mẹ và các anh chị. Thỉnh thoảng có rảnh em về thăm bà nội mấy đứa. Em đi dạy lại được tin cho anh biết nghe. Thôi anh xuống đây.
      Soại đi trở ngược lên đầu xe và nhảy xuống đất. Chiếc xe rồ máy mấy lần và bắt đầu lăn bánh. Anh vẫy tay khi chiếc xe rời khỏi bến, không biết Hiên và mấy con có nhìn thấy anh không?
      Soại đi bộ ngược lên Ngã Bảy. Khu bến xe An Đông sau cuộc đổi đời cũng không thay đổi gì mấy. Vẫn những xe bánh mì, xe hủ tiếu đậu ngoài lề đường bán cho khách vãng lai. Vẫn những tay ruớc mối cho gái ngồi trên những chiếc ghế thấp, thấy ai đi qua cũng ngoắc tay lia lịa, "vào đây chơi đi anh, có em mới, có em mới đây anh.". Những nụ cười chớt nhả của các cô gái làng chơi. Soại đã biết khu này khi đọc tác phẩm "Loan Mắt Nhung" của Nguyễn Thụy Long, với xóm đĩ phía trong, với bao nhiêu hoàn cảnh oan khiên không kể hết. Nơi đây, những con người lương thiện muốn tìm một chỗ trú thân bình thường cũng không được. Tiếng mời gọi như tiếng búa đánh vào thanh sắt, chát chúa, tàn bạo. Âm thanh làm Soại lợm giọng. Anh giật tay ra khỏi một ả mặt hoa da phấn đang cầm tay níu anh vào trong hẻm, anh nói với giọng hằn học: "Không, tôi không đi, tôi đang có công chuyện". Người con gái buông anh ra. Anh đi nhanh về phía bến xe lam Ngã Bảy.


– Trần Yên Hòa

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 93 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.332 seconds.