Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2023 lúc 9:02am

Má Hai

Lời%20của%20Mẹ%20-%20bài%20thơ%20giản%20dị%20giàu%20xúc%20cảm

Ngày đất nước thống nhứt, má Hai hớn hở, vui mừng khi gặp lại người con trai đã xa nhà từ dạo đó. Thằng Năm chán chê cảnh phồn hoa đô hội, bỏ lại mẹ già em dại và trốn vô bưng theo đoàn quân giải phóng. Nó nuôi nấng cái lý tưởng mơ hồ, xóa bỏ giai cấp, đem lại cho người dân áo ấm, cơm no.

Ngoài phố xá cờ xí rợp trời, từng tốp thanh niên nam nữ trẻ măng, tay mang băng đỏ, hồ hởi xuống đường hô vang khẩu hiệu reo mừng chiến thắng. Thằng Năm bước vô ngôi nhà quen thuộc ngày trước với bộ quân phục còn tanh mùi mồ hôi, nồng mùi súng trận và một mớ huân chương lủng lẳng trước ngực. Sau nhiều năm biền biệt, con trai của má đã về với gia đình bằng hình hài xương thịt mà cứ ngỡ như là giấc chiêm bao. Má Hai tóc bạc thêm nhiều phần vì thương nhớ đứa con xa, phần sợ nó chết trẻ giữa lằn tên mũi đạn và không có được người thân đưa tang. Cái ánh sáng mong manh từ bên ngoài cánh cửa sắt bỏ ngõ âm thầm len vào gian phòng khách, má Hai bùi ngùi rơi lệ khi thấy lại đứa con xa.

Thằng em út sống với má bao năm nay, nó yêu chính thể cộng hòa và thích đời lính, bảo vệ non sông trước họa xâm lăng của bắc phương. Cuộc trùng phùng cười ra nước mắt, hai anh em ở hai bờ chiến tuyến, hai lý tưởng đối nghịch, nhưng cũng may là chưa lần nào đối diện với nhau giữa sa trường mịt mờ bụi cát.

Niềm vui sum họp chưa kịp tỏ bày mà nghịch cảnh đã đưa hai anh em đi xa hơn cả ngoài kia vùng giới tuyến. Người thắng, kẻ thua quyết tâm bảo vệ cái lý tưởng của mình đã theo đuổi. Thằng út trách anh Năm đã đi sai đường, mang quân về dẫm nát quê hương và làm đau lòng mẹ. Thằng anh lớn tiếng “lên lớp” thằng em ôm chân Mỹ ngụy, ham bả vinh hoa của đế quốc, tay sai :

– Mày có tội với nhân dân, cách mạng sẽ khoan hồng gởi mày đi học tập cải tạo cho sáng mắt, sáng lòng !

Trong màn nước mắt như mưa tuôn, má Hai đau lòng chứng kiến cảnh “nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn”. Sanh tử bất sanh tâm, sanh con đâu dễ sanh lòng. Ngó thằng út chịu thiệt thòi bao năm nay, sống độc thân không chịu lập gia đình, chỉ biết hiến thân cho đất nước và hết lòng hiếu để, má chậm rãi lên tiếng :

– Thằng em mày nó “vô nghì” thiệt đó, nhưng bao năm nay nó lo cho má từng miếng ăn, giấc ngủ. Mày theo ông, theo bà làm anh hùng, làm cách mạng có ngó ngàng gì tới cửa nhà hay bưng cho má ly trà, rót cho má miếng nước. Mày về đây không giúp được gì cho gia đình mà còn muốn đem thằng em ruột của mày ra xử tử. Nước mắt chảy xuôi con à, mày cứ tiếp tục đeo đuổi cái lý tưởng của mày đi, để cho má con tao bình yên được ngày nào hay ngày đó. Mãi mãi, người dân trong này chỉ là đám người thua trận !

Vài tháng sau, má Hai phải đau lòng bứt ruột chia tay với thằng con út. Nó đi tù và bị đày ra mạn ngược. Nhiều năm sau đó, má Hai không còn biết được tin tức nào nữa của thằng con trai được má thương yêu nhiều nhứt. Nó còn tồn tại trên cõi dương gian này hay đã vĩnh viễn vui thây nơi đất lạ ? Hòa bình rồi mà sao má chưa vui, nước mắt má vẫn tuôn dòng, đêm từng đêm cứ ngóng trông một niềm an ủi sau cùng đã hun hút chốn trời xa.

Vưu Văn Tâm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2023 lúc 2:33pm

Vượt Biên - Vietnamese Boat People  <<<<<<

VIETNAMSAIGON75:%20BOAT%20PEOPLE%20-%20Thuyền%20Nhân%20Việt%20Nam


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Mar/2023 lúc 2:36pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Mar/2023 lúc 4:41pm

Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ Hình Của Chính Mình 

 Let%20it%20burn,%20burn%20till%20the%20point%20that%20it%20consumes%20itself"%20|%20Melting%20%20candles,%20Candles%20photography,%20Candle%20art

Tết năm đó tôi về Việt Nam ghé thăm bạn bè. Đến miền Trung, tôi được một người bạn rủ thăm mộ một người bạn khác. Từ một thị trấn miền biển, chúng tôi ra quốc lộ Một, theo hướng bắc, lên một đèo nhỏ, đến đỉnh đèo, thay vì xuống dốc, bạn tôi cho xe chạy vào một đường mòn dọc theo chân núi. Đây là một vùng hoang vắng, cằn cỗi, toàn đá, cây lưa thưa, cao không quá đầu người. Chiếc xe gắn máy cứ nhảy chồm chồm, như con ngựa trở chứng, mấy lần suýt ngã xuống vực. Cuối cùng chúng tôi cũng đến được một nơi, hơi bằng phẳng, có mười mấy ngôi mộ đất, nằm rải rác trên một diện tích khoảng một cái sân lớn. 

Bạn tôi chỉ một mô đất có miếng gỗ nhỏ ghi chữ Tư bằng hắc ín bạc màu.
- Nó nằm đây!
Chúng tôi lấy nhang, đốt lên, đứng trước mồ bạn, khấn vái mấy câu. Trong giây phút tưởng niệm, tôi như hình dung rõ bạn tôi trong những ngày cùng ngồi chung lớp, chung trường. Bạn tôi vui tươi, khỏe mạnh, yêu đời, lúc nào cũng nói chuyện tếu được, khiến cho dù ai có chuyện buồn cũng phải bật cười... Rồi cảm tưởng như tất cả những người nằm trong các ngôi mộ rải rác chung quanh đều là bạn thân thiết, vong linh họ đang đứng bên cạnh, tò mò nhìn xem chúng tôi làm gì? Ý nghĩ đó khiến tôi thêm ngậm ngùi, thương cảm. 
Tôi khấn lầm thầm. “Chúng tôi rất hãnh diện có được những người bạn đã chọn một cái chết hào hùng để bảo vệ tự do, bảo vệ đồng bào. Sự hy sinh của các bạn càng thêm ý nghĩa sau khi cộng sản Bắc Việt chiếm đóng Miền Nam. Dân chủ, tự do không còn nữa!” Tôi cũng trấn an người bạn học quá cố của chúng tôi khi nói về cuộc sống ổn định của vợ và các con của bạn “Anh em đồng môn luôn tìm cách an ủi, giúp đỡ chị và các cháu”. Khấn xong, chúng tôi đem nhang cắm lên tất cả các ngôi mộ. 
- Chỉ thằng nầy là dân hành chánh, còn mấy cậu nằm chung quanh toàn quân nhân. Nhảy dù với nghĩa quân.
- Có lẽ phải xây một cái khung cho tất cả các ngôi mộ nầy, rồi đổ đất lên mới không bị mồ xiêu mả lạc.
- Lần trước, lên đây, tôi có gặp anh chàng sống một mình trong mái tranh đằng kia, mình có thể nhờ anh ta lo vụ nầy...Chắc không tốn bao nhiêu.

Mới buổi sáng mà nắng đã gay gắt. Tôi đứng nhìn quanh. Một bên là núi cao, một bên là sườn núi thoai thoải, chạy đến một rừng cây xanh có lẽ là điểm nước, thấp thoáng sau hàng cây là quốc lộ Một, mấy chiếc xe đang chạy trên một cây cầu nhỏ, bắc qua một con suối, về mùa hè nên nước cạn, chỉ thấy lấp loáng ánh nắng qua những gộp đá nhỏ. Bạn tôi chỉ tay về hướng bên kia đồi.
- Nhà anh ta dưới tàng cây lớn kia kìa, nếu để ý, quá khỏi tàng cây, có cái gò cao, giống hình người đang ngồi. Bạn thấy chưa? Đó là cái gò mối, nhưng người ta đồn đãi là mộ của một cô gái rất linh thiêng. Bây giờ mình thử đến đó xem sao.

Chúng tôi đi băng qua đồi. Đường rất khó đi nên phải đẩy bộ chiếc xe gắn máy, có khi phải khiêng qua những những tảng đá lớn chắn lối hay những rãnh sâu. Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến nơi. Đó là một căn nhà tranh vách ván, nằm dưới một cây mít có tàng lớn che gần hết mái nhà. Sau nhà là một khu vườn vuông vức mỗi cạnh độ vài trăm thước, trồng cây lưu niên làm hàng rào, trong vườn là những luống khoai lang, khoai mì và bắp, góc vườn có một giàn bầu hay bí gì đấy. Nhà vắng tanh. Chúng tôi lên tiếng.
- Có ai trong nhà không?
Một người đàn ông từ sau bếp bước ra.
- Có tôi!
Anh ta khoảng trên bốn mươi, người hơi ốm nhưng rắn rỏi, da sạm nắng, tóc cắt ngắn, đôi mắt chơn chất sáng lên niềm vui của kẻ sống cô độc được có người đến thăm.
- Chào quí anh. Quí anh có chuyện gì mà lên chỗ hẻo lánh nầy?
- Chúng tôi đi thăm mấy cái mộ đằng kia, nhân tiện ghé thăm anh, định nhờ anh chút chuyện
.
Anh ta cười, đưa hàm răng vàng khè vì khói thuốc.
- Lúc mấy anh đi lên, tôi đã thấy rồi. Vậy chứ mấy anh có thân nhân, bạn bè gì nằm ở đó?
- Có ông bạn học...Lên thăm, và định xây cho nó cái mộ cho tươm tất, để mộ đất, lâu ngày, gió mưa trôi hết, sau nầy tìm không ra.
- Mời hai anh vô nhà ngồi uống nước.

Chúng tôi bước vào. Đó là một ngôi nhà tranh nhỏ tầm thường. Nhà ba gian, giữa là bàn thờ, có tấm màn che. Bên trái là chiếc giường nhỏ, có lẽ là chỗ ngủ của chủ nhà, bên gối tôi thấy có mấy quyển sách, vì phép lịch sự tôi không nhìn kỹ sách gì nhưng như thế chứng tỏ chủ nhà là người có học và có thú vui đọc sách. Bên phải là một căn buồng đóng cửa. Trước bàn thờ là bàn nước bằng gỗ mộc, cũ kỹ, để một bình tích trong trái dừa khô, giúp cho nước giữ nóng được lâu, mấy cái ly thủy tinh trên một dĩa lớn. Có bốn cái ghế dựa để tiếp khách. Anh kéo ghế mời chúng tôi rồi xuống bếp thổi lửa nấu nước, pha trà. 
Chúng tôi ngồi nhìn quanh, hỏi vọng xuống bếp.
-Anh sống một mình sao?
Anh ta đi lên nhà trên.
- Tôi sống một mình. Cũng hơn mười năm.
- Không buồn à? Kiếm một bà về ở chung để có người chuyện trò, ốm đau còn nương tựa nhau.
- Tôi có vợ rồi, nhưng vợ mất, tôi ở vậy...thờ vợ
.
Tôi pha trò.
- Anh có hiếu với vợ dữ! Cô vợ anh chắc sẽ mỉm cười nơi chín suối khi có được người chồng chung tình như anh.
Anh ta chỉ cười, xuống bếp lấây ấm nước lên, mở nắp bình tích, bỏ trà, chế nước sôi vào.
- Sống một mình cũng quen. Xuống phố thấy xe cộ, người nói, ồn ào, chỉ muốn về nhà cho yên tĩnh.
- Đất vùng nầy cằn cỗi, sao vườn anh tươi tốt vậy?
-Phải xuống suối móc sình lên đắp, mấy đời như thế nên mới trồng trọt được. Mấy anh đi thăm mộ ai ở đằng đó?
- Thăm người bạn, tử trận hồi bảy lăm. Bởi vậy mới định nhờ anh...

Anh ta ngồi lên giường, gác tréo chân, thong thả vấn điếu thuốc lá.
- Thỉnh thoảng tôi có ghé thăm chừng, thắp nhang, dọn cỏ mấy ngôi mộ đó. Mấy anh định xây cho mộ nào?
- Có ông bạn học nằm đó. Cũng định xây luôn cái khung chung quanh tất cả các ngôi mộ rồi đắp thêm đất lên cho mưa lũ khỏi trôi mất. Anh có thể giúp được không?
- Có phải mấy anh định xây mộ cho ông phó hành chánh nằm đó không?
- Sao anh biết?
- Tôi là lính phòng thủ quận hành chánh. Nghĩa quân tụi tôi với ông phó thân lắm. Đúng ra thì ông phó không có nhiệm vụ tác chiến, thiếu tá quận trưởng bảo ông đưa gia đình về Sài gòn, mục đích để khỏi phải đánh nhau, nhưng ông phó chỉ gửi vợ con đi còn ông ta thì ở lại. Ông phó bảo đã tốt nghiệp sĩ quan Thủ Đức mà lại trốn chui trốn nhủi thì nhục lắm. Mời mấy anh dùng trà. Vẻ dè dặt không còn trong cách đối xử của anh ta.
- Các anh yên tâm. Nếu các anh muốn xây thêm cái “khuỷnh” cho tất cả các ngôi mộ thì tôi cũng xin góp chút công. Tôi chỉ tính vật liệu thôi, không tính tiền công. Bây giờ tôi đề nghị thế nầy. Các anh ở lại đây nghỉ trưa, chúng ta sẽ có thì giờ bàn lại kỷ hơn chuyện mồ mả. Tôi xin mời các anh một bữa trưa. Chỉ kẹt là không có rựợu, chớ còn mồi thì lúc nào cũng sẵn sàng. Bắt con gà rồi quơ bậy mớ rau thơm là có ngay một nồi cháo. Hai anh cứ ngồi chơi, đợi tôi. Hay là ra sau hè, có gió, mát hơn ở trong nhà.
- Tụi tôi đâu biết nhậu, có cháo gà mà húp cũng đủ khoái rồi.

Hai đứa tôi ra sau hè, tôi nằm đong đưa trên võng, người bạn ngồi trên cái ghế dài, tựa vào vách nhà. Gió biển thổi lên mát rượi, mấy con chim sâu hót trong bụi rậm, tiếng gió rì rào trong cảnh vắng vẻ, tĩnh mịch... Đúng là cõi thần tiên nơi góc núi. Hai đứa tôi chuyện trò linh tinh một lúc, độ hơn nửa giờ thì anh ta bưng nồi cháo ra, đặt trên một cái bàn nhỏ, thêm mớ chén, đũa, vậy là chúng tôi vừa sì sụp vừa chuyện trò.
- Bây giờ anh kể vụ bảy lăm, ở đây, xảy ra những chuyện gì? Tụi tôi chỉ nghe mang máng có đánh nhau dưới cầu kia, anh có tham dự không?
- Có chứ! Khi có vụ di tản từ Cao Nguyên xuống thì ở quận, tụi tôi được lịnh ứng chiến. Ông phó hành chánh, tức bạn của hai anh, dẫn trung đội nghĩa quân tụi tôi lên chốt trên kia. Tụi tôi đóng ở đó được mấy ngày thì có một đại đội dù đến tăng cường. Ông phó phối hợp với bên dù cho gài mìn dưới cầu đằng kia, chờ tụi hắn đến thì giật sập cầu và chận đánh. Một toán nằm dọc bờ suối, phục ở đó, chờ địch. Tôi và một anh nhảy dù lo việc giật mìn. 

Nhiệm vụ tôi hễ bấm xong mìn thì lên chỗ gò kia nằm, theo dõi và gọi máy báo cáo khi thấy địch xung phong lên núi. Thế rồi, địch xuất hiện, chạy một dọc cả chục chiếc xe lớn chở đầy bộ đội. Tôi bấm mìn giật sập cầu, mấy anh nhảy dù thụt M72, cháy mấy chiếc xe đi đầu, rồi xả súng như mưa. Từ ngày tôi đi nghĩa quân, thỉnh thoảng có hành quân lùng sục du kích, nhưng việt cộng chỉ bắn mấy phát rồi bỏ chạy, chứ chưa thực sự đụng độ bao giờ. Đến lúc đó tôi mới biết thế nào là đánh nhau. Ôi thôi! Súng nổ khắp nơi, rầm trời, rầm đất. Tôi bò lên chỗ gò mối nằm dòm chừng để báo cáo tình hình. Đến chiều thì xe tăng tụi nó đến. 

Đại bác của xe tăng thụt phe ta chạy tứ tán, phải núp sau mấy tảng đá, hi vọng tụi nó xung phong theo bờ suối thì nhào ra. Vậy mà chúng chỉ bắn cầm chừng, đến tối, chúng vào giở nhà dân bắt cầu, suốt đêm, sáng hôm sau chúng đi mất tiêu. Coi bộ chúng không thiết đánh nhau, chỉ lo chạy vô phía Nam mà thôi. Sáng đó tụi tôi cũng thu dọn chiến trường, chôn mấy người chết, băng bó người bị thương rồi cũng di chuyển theo đường núi về hướng Nam. Đến tháng Năm thì tan hàng, ai về nhà nấy. Tôi về trình diện chính quyền cộng sản, đi học tập, nghĩa là đi nghe chửi, lao động sản xuất rồi được về nhà. Tôi về đây phụng dưỡng ông bà già. Được năm năm hai ông bà qua đời, tôi vẫn ở đây lo hương khói, chăm nom mồ mả cha mẹ, vợ con cho đến bây giờ. 
Ăn xong chúng tôi phụ nhau dọn dẹp chén đũa. Anh đem bình trà và ly ra.
- Trưa nào tôi cũng ra đây làm một giấc. Gió mát lắm!

Tôi nhìn lên đồi, thấy cái gò mối giống hình người ngồi xây lưng về phía chúng tôi.
- Tôi có nghe kể về chuyện cô gái chết nhưng linh thiêng lắm. Anh biết chuyện đó không?
- Chuyện linh thiêng thì tôi không tin, vì đôi khi chỉ là sự trùng hợp tình cờ. Nhưng chuyện về cô gái đó thì tôi biết rõ. Vì nó xảy ra cùng lúc với vụ đụng độ mà tôi vừa kể cho mấy anh nghe đó.
- Anh có thể kể vắn tắt cho tụi nầy nghe được không?
- Chuyện chẳng có gì lạ lùng cả. Lúc đụng độ thì cái gò mối chưa cao và to như vậy...

Tôi đoán chừng.
- Sau đó cái gò mới nổi lên giống hình cô gái ngồi nên người ta thêu dệt nên một chuyện linh thiêng, phải không?
- Cũng gần như thế. Trong toán nghĩa quân, có một anh chàng là chồng của cô gái ở nhà nầy, nên ông phó giao cho hai vợ chồng cái chốt đằng kia, canh chừng địch. Coi như vừa làm việc nhà vừa làm việc nước. Hai người mới cưới nhau được có nửa năm.
Anh ta trầm ngâm.
- Cô ta có bầu được ba bốn tháng. Lúc đụng độ, cô ta không ở trên chốt mà ở nhà, ở đây. Cô với cha mẹ nấp dưới hầm nên vẫn bình yên. Sáng hôm sau, sau vụ đụng độ, cả đơn vị, dù và nghĩa quân theo đường núi vào Nam. Anh chàng nghĩa quân có hẹn với vợ là sẽ quay lại. Nếu tình hình khó khăn, nguy hiểm thì anh ta sẽ về ban đêm, điểm hẹn là cái gò đó. Thế nên, khi thành phố bị địch chiếm, làng xã bị kiểm soát, cô ta không hi vọng gặp chồng ban ngày nên buổi tối cô ta thường mang chiếc võng, mùng mền ra ngoài chốt kia ngủ để chờ chồng. Thường thì cô ngủ lại ở đó đến gần trưa mới vô. Cha mẹ thấy cô mang bầu, thương con, cứ để cho cô ngủ, khi nào thức dậy thì vô nhà. 
Bữa đó đến chiều, không thấy cô vào, bà mẹ mới ra đánh thức con. Không ngờ ra đến nơi thì chỗ con gái nằm, mối đã đùn lên ngập xác cô, như một nấm mộ. Hai ông bà chưa biết tính sao thì hôm sau, mối phủ cao lên nữa, đành để vậy. Hôm trước đó, cô gái đã than là trong người khó ở, bị sốt, không chịu ăn uống. Cha mẹ cản ngăn nhưng cô vẫn lên chốt ngủ chờ chồng. Có lẽ cô bị trúng gió hay trở bịnh bất ngờ, không ai cứu giúp nên phải chết, vừa lúc mối đùn gò ngập luôn xác của cô.
- Nhưng nghe nói cô linh thiêng lắm, anh có biết tại sao không?
- Số là một năm sau đó, có chuyện xảy ra dưới quốc lộ, chỗ đường mòn mà mấy anh dẫn xe vô lúc nãy. Chuyện như thế nầy. Một buổi tối, trời mưa to, có chiếc xe khách chạy lên đèo. Vì mưa quá lớn không thấy đường sá gì cả, anh tài xế phải lái rất cẩn thận. Lúc xe vừa định quẹo cua, đổ đèo thì thấy một chị đàn bà, bụng mang bầu, đi băng qua đường. Anh tài xế hoảng kinh, vội thắng gấp rồi thò đầu ra cửa xe chửi thề chị đàn bà là đui, là ngu. 

Chị ta không nói năng gì cả, cứ lẳng lặng đi qua rồi khuất trong mưa. Chửi xong anh ta cho xe chạy. Nhưnh chưa kịp sang số thì thấy một chiếc xe tải chết máy, nằm lù lù một đống, không đèn đóm, không dấu hiệu gì cả. Nếu không vì chị đàn bà băng qua đường mà phải thắng gấp, anh ta đã cho xe húc vào đít chiếc xe tải chết máy nằm đó rồi, chắc chắn là xe phải rớt xuống đèo. Thật hú vía! Anh tài xế xuống xe, cứ hướng chị đàn bà đã đi khuất mà vái lạy rối rít. Không hiểu nghe ai kể mà anh tài xế, ít lâu sau, ra kêu người nhờ xây cái miếu chỗ khúc quanh suýt xảy ra tai nạn. Không may cho anh ta, mới đổ gạch xuống đó thì gặp mấy ông công an xã đi ngang. 

Họ dừng lại hỏi lý do xây miếu, hỏi giấy phép. Anh tài xế kể lại chuyện xảy ra hôm trước, nhưng chẳng ai tin. Vụ xây miếu bị ngưng. Mấy ông công an kéo nhau lên chỗ gò mối, ông trưởng công an xã rút súng bắn vào cái mộ để thị uy “Chết là hết. Không có ma quỉ, thần thánh gì cả. Cái mộ nầy sẽ bị san bằng nay mai” Vì mấy ông đó đi nhậu về, say quá nên khi xuống đồi, xe bị lọt hố, ông trưởng công an xã bị gãy tay. Thế là người ta đồn rầm lên là ông ta bị “Cô” vật.
- Tôi có đọc một truyện ngắn tương tự. Có lẽ người ta dựa theo đó, cùng với lòng thương cảm cô ta mà thần thánh hóa câu chuyện để người đời truyền tụng. Anh ta như không để ý lời tôi, kể tiếp.
- Ít lâu sau, anh tài xế được nhắn ra, cho phép tiếp tục xây cái miếu, nhưng không ai dám giúp vì sợ bị bắt. Vừa may gặp tôi, tôi thầu luôn. 
Xây xong miếu, tôi vào chùa, xin thầy trụ trì viết cho một bài vị bằng chữ nho. Phần trên để mấy chữ thật lớn Anh Hùng, Liệt Nữ. Dưới đó là tên cô gái và tên mấy anh lính chết trận. Tôi đem đến thợ đá nhờ chạm cho một bia nhỏ để thờ trong miếu. Thành ra, ngày rằm, mồng một, xe cộ ngang qua đấy thường dâng lễ vật, khấn vái, xin “Cô” phù hộ đi đường bình an.
- Bộ anh nhớ hết tên mọi người chết trên đó sao?
- Nghĩa quân là đồng đội, cùng đơn vị bao nhiêu năm. Với các anh bên nhảy dù, sống với nhau hàng tuần lễ, chỉ cần nghe tiếng nói tôi cũng biết là ai, tên gì. Vả lại phải nhớ tên mấy người đã chết, để sau nầy thân nhân đi tìm mà chỉ cho họ
.
Thấy trời đã về chiều, tôi bàn đến chuyện xây mả, anh ta đề nghị.
- Nên xây từ từ, không cho chính quyền biết, hết tiền tôi sẽ ghé nhà quí anh lấy thêm.
- Anh đừng lo, tôi là Việt kiều, anh cứ tính công vào cho sòng phẳng. Chẳng bao nhiêu mà ngại. Tôi để tiền lại, anh cứ ghé bạn tôi mà lấy.
Tôi nhờ anh ta đưa chúng tôi ra thăm gò mối là mộ của cô gái. Trông không khác bất cứ gò mối nào ở trong rừng, nhưng rất to, kích thước cũng cỡ một ngôi nhà nhỏ. Đứng gần thì không hình dung được, nhưng nếu lùi ra xa, đi vòng phía bên kia, sẽ thấy giống hình một người đàn bà với mái tóc dài, ngực lớn, ngồi xây mặt vô núi. 
Có một cái nấm nhỏ hơn, giống đứa bé ngồi tựa vào lòng mẹ. Tôi hỏi.
- Trông giống Hòn Vọng Phu, nhưng sao Hòn Vọng Phu nầy lại xây mặt vô núi?
Anh ta có vẻ đăm chiêu.
- Hai mẹ con chờ người trong núi ra.
Buổi chiều âm u, cảnh vật im lìm, tôi cảm thấy rờn rợn, tưởng chừng cái nấm mộ vĩ đại giống hình người kia cũng có linh hồn, có cảm giác và đang lắng nghe chúng tôi chuyện trò. Tôi nói.
- Đáng lẽ phải đem nhang ra đây...
- Vô nhà cúng cũng được. Trong đó có thờ cô ta.

Khi vào nhà, chúng tôi xin được thắp nén nhang, lễ trước bàn thờ tổ tiên, thân nhân của chủ nhà. Anh ta vén tấm màn che bàn thờ lên và lấy nhang, quẹt diêm đốt, trao cho chúng tôi. Tôi thấy trên bàn thờ có để hình hai người lớn tuổi, có lẽ là cha mẹ anh ta. Phía trước là hình một cô gái, diện mạo bình thường, hơi mập, mặt tròn, nụ cười hiền lành, chất phác. Cạnh hình cô ta là hình một người thanh niên.
- Có phải hình thờ bên cạnh là chồng cô ta không?
-Đúng rồi! Vợ chồng phải thờ bên nhau cho có đôi.
Tôi nhìn hình người đàn ông, thấy ngờ ngợ như gặp ở đâu? Nghĩ mãi một lúc, quay nhìn anh ta... hóa ra là hình của chính anh.
-Ủa, anh chưa chết mà sao lại thờ, hay là hình người khác?
- Hình của tôi đó! Cô ta là vợ tôi. Khi cô ấy mất, tôi về đây phụng dưỡng cha mẹ vợ.
- Nhưng sao anh lại thờ chính mình?

Anh cười buồn, đôi mắt xa xăm. 
- Khi học tập cải tạo, cán bộ bảo rằng nước Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa. Tối đó, tôi nằm khóc suốt một đêm. Tôi biết, thế là hết. Đất nước tôi, quê hương, bản quán của tôi đã bị người ta chiếm mất rồi! Cán bộ nói rõ là chúng tôi đáng tội chết, chúng tôi không còn là người dân nước Việt Nam nữa. Chúng tôi sẽ bị kiểm soát, theo dõi như những người tù.
Bạn bè, đồng đội, đứa nào cũng buồn, không muốn gặp mặt nhau! Tôi như người lính duy nhất còn sống sót, lang thang giữa một vùng quen thuộc nhưng không còn nơi để trở về. Cảm tưởng rõ rệt nhất là khi tôi đứng trước quận hành chánh nhìn vào. Quận đường vẫn nguyên vẹn, vọng gác trước cổng, nơi tôi thường ngồi gác vẫn còn đó, nhưng tôi không còn quyền yêu thương nơi đó nữa. Tôi đã bị xua đuổi khỏi quê hương tôi.
  
Tôi sống một mình ở đây nhưng lại cảm thấy được gần gũi với bao người thân yêu chung quanh. Thỉnh thoảng tôi ra ngồi tâm sự với vợ con tôi ở gò mả ngoài kia. Khi thì tôi qua bên kia đồi, cạnh các ngôi mộ, chuyện trò với đồng đội nằm dưới đó. Tôi nghe được, hiểu được những gì các bạn nói với tôi. Tôi nghe cả tiếng cười đùa của họ, nghe cả tiếng lách cách của súng đạn va chạm nhau, ngửi được cái mùi lính, mùi quen thuộc của mồ hôi thấm vào áo trận. Tôi ngồi đó để cảm thấy được an toàn đồng đội như những lúc hành quân, những ngày đóng chốt cũng như khi đụng độ với giặc. 
Tôi ngồi đó để tưởng nhớ nước Việt Nam Cộng Hòa thân yêu của tôi. 
Tôi để hình tôi trên bàn thờ là coi như mình đã chết theo với nước Việt Nam Cộng Hòa của tôi. Tôi chỉ sống lây lất, lo nhang khói cho đồng đội, cho cha mẹ, vợ con. Khi nào thực sự nhắm mắt thì tôi đã có sẵn cái huyệt mộ, gần vợ con tôi, ngoài kia.

Phạm Thành Châu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Mar/2023 lúc 4:55pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2023 lúc 1:09pm

Cuộc Chờ Vô Vọng - Thiên Kim  <<<<<<

Cuộc%20Chờ%20Vô%20Vọng%20-%20Thiên%20Kim%20|%20Cuộc%20Chờ%20Vô%20Vọng%20Sáng%20tác:%20Đi…%20|%20Flickr


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Mar/2023 lúc 1:29pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2023 lúc 3:42pm


Chai dầu gió

Dầu%20gió%20nâu%20Pharmedic%20chai%203ml%2003/2023%20-%20Nhathuocankhang.com


Nhân ngày giỗ mẹ

Vừa tan sở,tôi dzọt thẳng lên Santa Ana cho kịp dự buổi họp mặt đồng hương Cà Mau. Hôm qua, thằng Kiên – bạn học cũ – đã gọi điện thoại nhắc nhở trước:

– Kỳ này, mày phải đến dự nghe thằng quỷ! 40 năm rồi không gặp, bạn bè không thể đoán nổi mặt mày bây giờ dài ngắn thế nào? Con Thùy Nhan nó nhắc mày hoài. Nó nhớ những bài thơ si tình mày làm tặng nó lúc còn đi học…

40 năm xa cách, kể từ năm 1968, tôi rời Cà Mau lên Sài Gòn và không trở lại nữa. Năm đó, cầm mảnh bằng tú tài II trên tay, mỗi đứa trôi dạt mỗi nơi. Ðứa tiếp tục đại học. Ðứa đi lính. Ðứa lấy chồng. Ðứa chui vào mật khu… Cho đến năm 1975, miền nam biến động, chúng tôi hoàn toàn mất tích nhau luôn. Vậy mà, trên cái đất Mỹ xa lạ này, sau 40 năm, chúng tôi lại hội ngộ nhau với đàn con cháu dài thòng như các toa xe lửa.

Những năm trước, năm nào cũng vậy, tôi cứ tìm cách từ chối lời mời họp mặt của Kiên, bởi nhiều lý do chính đáng. Tôi qua Mỹ quá muộn, quá muộn khi tuổi đời chồng chất, nên mặc cảm không còn cơ hội vươn lên như các bằng hữu qua trước. Rồi nghề nghiệp, rồi tài sản… cũng chẳng có gì. Trong lúc bạn bè đã làm nên sự nghiệp. Ðứa kỹ sư, đứa giám đốc, đứa chuyên viên, đứa chủ tiệm… Ðứa nào đứa nấy đều có nhà cao cửa rộng, xe trước xe sau mới toanh bóng loáng.

Năm nay, thằng Kiên nhất định gặp tôi cho bằng được. Nó gọi điện thoại hết ngày tới đêm. Rỉ rả, dặn dò đủ thứ. Nói riết, rồi tôi cũng xiêu lòng. Ðịnh bụng, thử đi một chuyến xem sao?

Cuộc họp mặt được tổ chức ấm cúng ở nhà thằng Hiển. Tất cả không muốn ra nhà hàng. Vì ở đó, phần nào, giảm bớt sự tự do. Và thức ăn, quanh đi quẩn lại, cũng chừng ấy thôi, thưởng thức riết rồi cũng chán phèo. Vợ chồng Hiển khéo léo chọn những bà nội trợ tài giỏi nhất trong đám phu nhân Cà Mau. Các thức ăn quê hương đậm tình dân tộc được lên chương trình gửi đến tận tay mỗi người. Nào: canh chua cá bông lau, cá kho tộ, bún nước lèo, cua lột lăn bột, lẩu lươn… và thêm hàng chục các thức ăn chơi khác mà công tử Bạc Liêu đã từng lịch lãm nếm qua thời xa xưa.

Vòng vo lên xuống một đoạn, tôi cũng mò ra nhà Hiển, sau khi cặp mắt muốn nổ đôm đốm vì quá chăm chú đếm từng bảng số nhà. Nhà Hiển khang trang, có khoảnh sân trước xinh xắn, bao bọc bởi những loài hoa hương sắc lộng lẫy. Một gã đàn ông đầu bạc trắng đang giang rộng vòng tay đón tôi trước cổng.

– Ê! Phải mày không Ân? Tau, Kiên đây!

Tôi nhìn chăm chăm thằng Kiên. Ðầu bạc trắng. Da đồi mồi. Mặt nhăn như mặt khỉ. Trời ơi! Thằng Kiên lóc chóc của 40 năm về trước thật sao? Tôi ôm chầm Kiên, nước mắt tự dưng ứa ra.

– Mày là thằng quỉ Kiên? Thay hình đổi dạng quá! Gặp ngoài đường, chắc hai đứa làm ngơ, không nhận nhau được đâu?

– Mày cũng vậy. Ngày xưa ốm nhom ốm nhách. Bây giờ thù lù và chậm chạp như một lão già nghiện rượu.

Kiên đưa tôi vào nhà giới thiệu từng người. Nếu không nhờ cái tên, tôi sẽ không bao giờ nhận ra được ai. Thời gian như một tay họa sĩ độc ác, dùng nét cọ của tạo hóa, chấm phá những sắc màu xấu trên từng chân dung của con người. Tôi ngỡ ngàng khi gặp lại Thùy Nhan. Nàng cũng tàn phai nhan sắc, bèo nhèo như một cánh hoa tả tơi trước gió chiều. Nhưng lối nói trêu cợt, vẫn là nét đặc trưng của Thùy Nhan, mãi mãi không đổi thay.

– Thi sĩ đây ư? Người luôn luôn xức dầu gió bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông đây ư?

Thằng Kiên chen vào:

– Nó đấy! Cái thằng lúc nào cũng kè kè chai dầu gió trong người đấy!

Cả nhóm nhìn tôi cười vang. Những kỷ niệm học trò chợt ùa về trong mỗi người.

Thùy Nhan không tha:

– Ngày xưa, nếu Ân không có mùi dầu gió, có thể Thùy Nhan đã trở thành người nâng khăn sửa túi cho Ân lâu rồi.

Thằng Hiển và mọi người cùng ồ lên:

– Tại sao? Tại sao?

– Vì những bài thơ tình của Ân. Những bài thơ não nuột và bi ai quá cỡ thợ mộc. Nó đã đụng vào trái tim của Thùy Nhan.

Mọi người chọc ghẹo:

– Thế thì bây giờ… Nếu không còn mùi dầu gió, trái tim của hai người có sẵn sàng hòa chung một nhịp chưa?

Thùy Nhan luống cuống. Cô tiểu thư kiêu hãnh ngày xưa không ngờ bạn bè lại quay ngược mũi chỉa, chỉa vào nàng. Thằng Kiên chỉa thêm:

– Trước khi qua Mỹ, thằng quỉ sứ này đã vứt bỏ chai dầu lạc hậu nơi xó xỉnh nào bên Việt Nam rồi, phải vậy không Ân?

Tôi cúi đầu không nói, lặng lẽ moi từ túi quần ra chai dầu Nhị Thiên Ðường, nhẹ nhàng đặt lên bàn ăn. Mọi người cùng ồ lên, trố mắt nhìn chai dầu, rồi nhìn tôi lắc đầu. Thùy Nhan đắc chí, ôm bụng cười ngửa nghiêng.

– Trời ơi! Giờ này mà còn mang kè kè trong mình chai dầu bệnh hoạn. Mình đưa hai tay lên đầu hàng. Hết ý kiến rồi Ân ơi!

Tôi lại cúi đầu, ôn tồn nói với bạn bè, và cũng như nói với chính mình:

– Chai dầu gió, đối với tôi như một báu vật, một tài sản tinh thần mà Mẹ tôi đã thiết tha để lại cho tôi.

Thằng Hiển xoay tròn một vòng.

– Báu vật? Mày có điên không Ân? Chai dầu này ở đây chỉ đáng giá vài đồng bạc.

Tôi lại cúi đầu, buồn bã nhìn từng người bạn.

– Thôi, sau tiệc, tôi sẽ kể cho các bạn nghe vì sao tôi coi chai dầu như báu vật. Bây giờ, trước khi nhập tiệc, chúng ta hãy nhắc và tưởng tiếc đến các bạn vắn số đã nằm xuống thời gian qua.

Nhóm Cà Mau lần lượt nhắc lại cái chết hào hùng của các bạn thơ: Dạ Linh Phương (Nguyễn văn Ðắc), Chu Thiên (Cao văn Chiến), Trầm Uyên Mỵ (Tăng quang Minh), Diễm Ca Hồng (Lý Cá Hai), Huỳnh Thiên Lượng, Nguyễn văn Tuấn… Ðặc biệt, bạn thơ Chu Thiên đã tình nguyện xung phong vào Lực Lượng Ðặc Biệt, từng nhảy toán nhiều lần ra Bắc, và đã gục ngã ở một nơi nào đó trong sào huyệt địch. Trầm Uyên Mỵ nằm xuống trên đỉnh Tô Châu, trên tay còn cầm bài thơ viết dở dang cho người tình. Gần đây nhất, tại Washington D.C., bạn thơ Giang Hữu Tuyên, chủ nhiệm kiêm chủ bút Hoa Thịnh Ðốn Việt Báo đã đột tử vì căn bệnh hiểm nghèo.

Bữa tiệc vơi dần. Nhưng bạn bè vẫn còn ngồi đó đông đủ. Họ chưa muốn vội chia tay. Họ muốn ôn kỷ niệm, cố níu kéo nhau để giữ lại thân tình. Họ cũng muốn tôi kể lại báu vật chai dầu gió. Vâng, hãy để quá khứ quay về, quay về một cách tự nhiên…

Ngay từ lúc ra đời, tôi đã là một thằng bé èo uột, khó nuôi. Mẹ tôi tất tả ngược xuôi, chạy thầy chạy thuốc khắp nơi để mong tôi thoát khỏi bệnh tật. Tôi lớn lên như một cọng cỏ tong teo, chỉ cần chút gió nhẹ thổi qua là đã muốn ngã quỵ. Chạy tây y không xong, Mẹ tôi lại chạy qua đông y, rồi thầy bùa, thầy pháp… Tôi được trao thẳng cho ông thầy pháp làm con nuôi, được đặt tên riêng là Săng Mây. Nghe Mẹ kể lại, mỗi lần tôi khóc nhè, ông thầy đặt tôi lên chiếc bàn cao lêu nghêu, rồi hô phong hoán vũ, dùng roi mây đập tứ tung xung quanh, miệng không ngớt lâm râm án nị cà ra nà… Nhưng thật lạ thay, sau một thời gian làm đệ tử thầy, bệnh tình tôi đã mười phần thuyên giảm còn ba. Tôi không còn khóc đêm nữa. Các bệnh yếu ớt vặt vãnh cũng bớt đi, chỉ khi nào tiết trời thay đổi, tôi mới bị cảm lạnh mà thôi. Có lẽ, khi nhìn thấy bộ mặt vằn vện và thái độ hung dữ của ông pháp sư, các virus trong người quá sợ hãi, nên đã ngã lăn ra chết queo. Lớn lên một chút, khi tôi biết nói, và bước chân vào tiểu học, Mẹ tôi mới phát giác ra tôi bị đau bụng đêm. Thế là, chai dầu gió được gắn liền với đời tôi , ngay từ lúc đó.

Thập niên 50, thị xã Cà Mau nhỏ xíu như một cái bánh bao. Ngôi chợ thấp lè tè. Ði vòng vo vài ba phút đã hết các con đường. Ba tôi là một công chức trong sở cảnh sát tỉnh. Ba giỏi tiếng Pháp. Lúc trẻ đã có một thời làm thông ngôn cho người Pháp. Ngược lại, Mẹ tôi học rất ít, chữ viết nguệch ngoạc, và làm toán bằng cách tính nhẩm theo các đầu ngón tay. Vậy mà những bài vỡ lòng đầu tiên , kể cả cuốn giáo khoa thư… Mẹ tôi đã dạy tôi thuộc làu, trước khi bước chân vào lớp học. Tôi còn nhớ chai dầu nhị thiên đường màu nâu sẫm, mùi nồng cay, nhưng ấm áp một cách an lành. Lần nào cũng vậy, sau khi mặc vào bộ đồng phục học trò, Mẹ vén áo tôi lên, xoa dầu vào rún, rồi vào hai bên thái dương, xong cẩn thận bỏ chai dầu vào túi quần tôi, âu yếm nói :

– Con giữ chai dầu, đừng làm mất. Tuy nó nhỏ nhoi, đơn sơ – nhưng là thần hộ mạng cho con, cho mọi người đấy! Khi ra ngoài trời, con nhớ xoa dầu vào hai bên thái dương, xoa dưới cổ và phía sau ót để ngừa cảm mạo thương hàn. Khi đau bụng, xoa vào rún. Khi té, trặc chân tay, xoa vào các vết trặc. Sau này lớn lên, Mẹ sẽ chỉ cho con các huyệt đạo, để lỡ gặp tai ương, con có thể tự cứu mình, cứu người.

Thật vậy, nhờ chai dầu gió, cơn đau bụng đêm oằn oại của tôi đã dịu đi và mất hẳn. Tôi cũng vơi dần những cơn cảm mạo khó chịu mỗi khi trái gió trở trời. Tôi lướt qua tuổi thiếu niên, rồi tuổi thanh niên vùn vụt đến. Tôi đi khắp chốn, đến Cần Thơ thi tú tài, lên Sài Gòn vào đại học. Chỗ nào, nơi đâu… chai dầu gió của Mẹ tôi cũng được cẩn thận nằm trong túi quần.

Năm 1970, chiến tranh bùng nổ khắp miền nam. Tôi chán học, tình nguyện vào lính. Ngày vào quân trường, Mẹ tôi bùi ngùi tiễn tôi lên đường. Nhà nghèo, hành lý mang theo chẳng có gì đáng giá. Nhưng khi xách lên tay, tôi chợt có cảm giác nằng nặng.

– Mẹ ơi! Tối qua Mẹ đã cho con tiền rồi. Hôm nay Mẹ lại để gì nằng nặng trong túi con thế này?

– Có mấy lố dầu nhị thiên đường Mẹ mua cho con, để dành mà phòng gió sương cảm mạo. Con thường đau bụng, nhớ mổi tối xoa vào rún trước khi đi ngủ. Các bạn lính của con, ai trúng gió trúng sương, con làm phước cạo gió và xoa dầu vào các huyệt đạo cứu họ.

Tôi rưng rưng nước mắt nhìn Mẹ. Tự dưng tôi muốn chùn bước, muốn quay trở lại mái nhà thân yêu, muốn ngã vào vòng tay ấm áp của Mẹ, bỏ ý định đi lính. Nhưng… quay trở lại… để làm gì? Ðể tiếp tục sống bám vào những ly cà phê Mẹ bán từng đồng từng cắc hay sao? Năm 1963, nền đện hất cộng hòa xụp đổ, quyền lực tập trung vào tay các Tướng lãnh tự xưng là Cách Mạng. Tổng Thống bị giết, kéo theo các viên chức thân cận bị trù dập hoặc bị cầm tù. Ba tôi là một trong những viên chức thân cận của nền đệ nhất cộng hòa phải bỏ việc chạy trốn. Ông chạy trốn khắp nơi và cuối cùng đành vĩnh viễn bỏ vợ và các con ở lại Cà Mau. Từ đó, gia đình tôi bắt đầu suy sụp. Và một tay Mẹ buôn gánh bán bưng, nuôi các anh em tôi đều học hết bậc trung học.

Chai dầu gió theo tôi trôi giạt các chiến trường. Nó theo tôi bồng bềnh ra Phú Quốc, lăn lóc về Hà Tiên, đêm đêm nằm trên duyên tốc đỉnh đếm các cụm mây lang thang ngang các hòn đảo lạ lùng. Ðêm đêm xoa dầu vào bụng, mùi dầu nồng nồng cay cay trộn lẫn với tình Mẹ cao thượng, làm lòng tôi chợt ấm áp vô cùng. Ðêm đêm, mùi dầu như ngọn lửa thiêng xua tan đi giá lạnh, sưởi nóng tâm trạng cô đơn bệnh hoạn của tôi một cách diệu kỳ. Rồi có một lần, tôi chưa kịp đem chai dầu gió làm phước cứu đồng đội, thì tôi là người ngã quỵ trước tiên giữa cơn bão điên cuồng thổi băng qua Bắc Ðảo. Duyên tốc đỉnh nhỏ bé không có y tá đi theo, chỉ có những dụng cụ cứu thương sơ sài. Ðồng đội phải xúm lại hô hấp nhân tạo, rồi dùng chai dầu của tôi cạo gió, xoa bóp các huyệt. Và thật là kỳ lạ, mùi dầu nồng nàn cộng với mùi tình Mẹ ấm áp đã đánh thức tôi dậy, tiếp tục chuyến viễn du cuộc đời.

Tháng 4 năm 1975, nền đệ nhị cộng hòa tan rã. Như một định mệnh – tương tự trường hợp Ba tôi ngày trước – tôi và đồng đội lần lượt vào các trại tù. Lần này, số phận gia đình tôi bi thảm hơn nhiều. Người anh thứ tư mất tích vĩnh viễn trên đường rút quân của sư đoàn II bộ binh. Các anh em khác chịu chung cảnh ngộ cá chậu chim lồng. Mẹ tôi chạy loạn tứ tung, cuối cùng về Chương Thiện tá túc với người chị bà con, trông ngóng từng đứa con thất lạc trở về. Tôi gặp Mẹ tôi trong màn nước mắt ngậm ngùi. Tôi ôm thân xác còm cõi của Mẹ vào lòng mà tưởng chừng hàng nghìn đớn đau đang gặm nhấm trái tim mình. Gia cảnh của chị tôi cùng chịu chung số phận khổ đau. Cái bàn thờ giữa nhà khói nhang còn nghi ngút, bên cạnh là di ảnh cháu tôi, vừa được gia đình thương tiếc đặt lên. Cách đây vài hôm, ở sân vận động Cần Thơ, việt cộng đã xử bắn một nhóm quân nhân (họ cho là phiến loạn), trong đó có đứa con đầu lòng của chị tôi.

– Mẹ ơi! Chị ba đang gặp cảnh đau buồn. Gia đình mất hết công ăn việc làm. Mẹ ở đây, làm sao sống được?

– Con đừng lo. Mỗi ngày Mẹ làm bánh, bưng đi bán từng nhà. Người ta thấy Mẹ lụm cụm, họ thương tình… mua sạch trơn.

Nói xong, Mẹ nhìn tôi, âu yếm nở nụ cười thật tươi trên đôi môi khô héo. Tôi biết Mẹ cố gắng trấn an tôi, chớ thời buổi bây giờ bữa đói bữa no, thiên hạ làm gì có tiền để mua bánh Mẹ hàng ngày.

– Mẹ ơi! Ngày mai con sẽ về Mỹ Tho trình diện cải tạo. Không biết thời gian trong đó bao lâu? Có lẽ chỉ ngắn hạn thôi. Mẹ ở lại bình an và gắng giữ gìn sức khỏe nha Mẹ! Khi có dịp, con sẽ biên thư đều đều về cho Mẹ.

– Ði đâu, lên rừng hay xuống biển, con cũng nên nhớ để chai dầu trong túi hộ thân và làm phước cứu người nha con! Mẹ chỉ cho con các huyệt đạo căn bản, con còn nhớ không? Ðây, khi gặp ai ngất xỉu, dù ngất xỉu vì bất cứ trường hợp nào, con cố gắng đặt họ nằm thẳng người ra, bình tĩnh dùng kim châm vào nhân trung, rồi khéo léo nặn máu của bệnh nhân ra. Vài giây sau, nếu họ vẫn bất động, con tiếp tục châm kim vào mười đầu ngón tay, và cũng nặn máu ra như huyệt trên. Chậm lắm là vài phút sau, họ sẽ tỉnh dậy. Chiều nay, Mẹ sẽ tìm cho con 1 số dầu, mang vào trại tù để phòng ngừa bệnh hoạn nha con!

Hành trang vào tù của tôi vỏn vẹn chỉ có cái mùng nhà binh, một tấm drap làm mền, vài bộ đồ cá nhân và những lố dầu lỉnh kỉnh của Mẹ, Nhưng nặng nề nhất, trong trái tim tôi đã mang theo tình thương bao la của Mẹ, tình yêu của người vợ trẻ và đứa con trai dễ thương chỉ vừa tròn 6 tháng tuổi. Vào tù, tôi học thêm khoa châm cứu từ người bạn tù rất thân. Chúng tôi lấy dây điện thoại cắt rời ra để làm những ngọn kim châm cứu dã chiến. Từ đó, chúng tôi thay phiên nhau đi khắp trại tù làm phước cho những tù nhân đau yếu, bệnh tật. Khi cứu giúp ai, hình ảnh bác ái của Mẹ tôi chợt hiện ra hiền hậu trong tim, khiến cõi lòng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.

Ðiều làm xót xa nhất, mà mãi cho tới giây phút này tôi vẫn còn xốn xang, ray rức – đó là hình ảnh Mẹ tôi lội nước thăm nuôi ở trại tù Cai Lậy, lúc trận lụt năm 1978 là trận lụt lớn nhất lịch sử, so với các trận lụt từ trước tới nay trên đồng bằng sông Cửu Long. Năm đó, lụt lớn, lũ tràn đầy. Nước dâng ngập đường đi. Nước leo lên quốc lộ 4. Nước đẩy các sam tù ngửa nghiêng theo sóng. Tù nhân suốt ngày dầm mình dưới nước: chống, đỡ, buộc, rịch… các cột kèo sắp bị sức nước cuốn phăng. Ban đêm, trèo lên mái sam phơi gió phơi sương, ngủ chung với rắn, rít, chuột, dán… Ngày, nước dâng đến đỉnh cao nhất lại là ngày thăm nuôi. Nơi cao ráo nhất là con lộ nằm trước cổng trại tù. Vậy mà Mẹ tôi đứng đó, nước đã mấp mé khỏi bụng. Mẹ ướt loi ngoi từ bao giờ. Có lẽ dầm nước lâu rồi, nên Mẹ mới đánh bò cạp, toàn thân run lẩy bẩy. Chiếc xuồng kế bên chất đầy bao bị thăm nuôi của thân nhân. Họ đứng xung quanh xuồng chờ đợi tù nhân ra gặp mặt. Họ là những người vợ trẻ chắt chiu nuôi chồng. Dù sao họ vẫn còn khỏe mạnh, chỉ có Mẹ tôi là già yếu đang run rẩy chờ con trong dòng lũ giá lạnh. Thế mà khi gặp tôi, Mẹ vẫn nở nụ cười phúc hậu trên đôi môi đã xanh mét. Cái bao thăm nuôi của Mẹ ngoài các thức ăn khô và mớ thịt chà bông hảo hạng, còn có món quà nặng nhất – là những chai dầu gió và những lời nhắn nhủ đậm đà. Không, tôi đã quên một điều, món quà nặng nhất là tình thương sâu thẳm của Mẹ đang đầy ắp trong cái bao thân yêu này.

Rồi 6 năm nặng nề trôi qua, nhốt chán, họ cũng thả tôi ra trại tù. Bơ vơ không cửa không nhà, đành theo vợ về quê cuốc giồng trồng khoai sống tạm qua ngày. Mẹ tôi lại lên thăm đều đều. Lần thăm nào Mẹ cũng nhét vào túi tôi mấy chai dầu và các thức ăn khô đủ loại. Rồi có một hôm, nhân dịp tết nguyên đán, cả nhà quây quần bên nhau đón giao thừa. Ông anh vợ tôi quá chén, say bí tỉ. Sáng hôm sau, cả nhà đều thức dậy, nhưng chỉ riêng anh tôi vẫn còn nằm im trong phòng. Ðến trưa, cửa phòng vẫn khép kín. Một nỗi vắng lặng trùm phủ xung quanh. Cả nhà hoảng hốt, tông cửa vào. Anh tôi đã nằm bất động từ lúc nào, tay chân lạnh ngắt như ướp nước đá, phía dưới đất có một đàn kiến đang đua nhau bò lên thân thể anh. Người ta vội la to. Cả nhà chạy gọi y tá và các thầy đông y trong xóm. Y tá làm hô hấp nhân tạo. Các thầy đông y bắt mạch, cạo gió, cắt giác…đủ thứ. Cuối cùng, họ bó tay, ngậm ngùi chia buồn với chủ nhà:

– Thôi, thằng hai đã yên phận rồi. Cả nhà hãy gạt buồn đau để lo cho nó đi!

Vợ tôi vừa chùi nước mắt vừa tức tốc chạy ra giồng khoai kiếm tôi:

– Anh ơi! Anh ơi! Về mau, về mau. Anh Hai mất rồi.

Tôi quăng vội cây cuốc vào góc chuối, la lên:

– Sao? Ðêm qua ảnh còn cụng ly với tui kia mà?

– Về mau. Ở đây mà còn đôi co trăng với sao chi nữa?

Tôi phóng một mạch về đến nhà. Nhảy thẳng lên giường áp tai vào ngực anh tôi. Tôi nghe trái tim đập thoi thóp, thoi thóp. Lồng ngực còn âm ấm, có nghĩa là anh tôi chưa thật sự về với ông bà. Tôi lật đật móc chai dầu ra, và réo to lên:

– Ðưa dùm tui cái kim may , mau lên. Anh hai chưa chết đâu. Còn nước còn tát bà ơi!

Hình ảnh phúc hậu của Mẹ tôi chợt hiện ra. Những lời nhắn nhủ bác ái của Mẹ chợt văng vẳng bên tai. Ðây, huyệt nhân trung. Tôi xoa dầu vào huyệt, châm mạnh. Tôi kiên nhẫn dùng hai đầu ngón tay bóp mạnh vào chỗ vừa châm. Bóp, nặn. Nặn, bóp… lúc lâu – một giọt máu bầm đen mới trồi lên khỏi huyệt. Tôi chùi máu, đợi chờ. Cả nhà nín thở nhìn vào anh không chớp mắt. Có người nức nở cầu nguyện. Có người đau đớn, khóc than. Năm phút, mười phút trôi qua… Anh tôi vẫn bấtđộng. Tôi nhào xuống hai bàn tay, kéo những đầu ngón tay đặt ngửa lên đùi mình. Rồi xoa dầu. Rồi châm kim thẳng vào. Rồi nặn máu thật mạnh. Mười đầu ngón tay nhô lên mười giọt máu hồng. Tôi chùi máu, xoa dầu… rồi tiếp tục nặn máu. Năm phút, mười phút trôi qua… Anh tôi vẫn bất động. Cả nhà tuyệt vọng, ngã gục xuống, than khóc. Nhưng, như có một phép mầu kỳ diệu, hai bàn tay của anh tôi bỗng dưng ngo ngoe, cử động. Rồi toàn thân anh tôi lăn nghiêng qua một bên. Lúc đó, khuôn mặt anh tôi nhăn nhó, mắt mới hé mở, và miệng mới bắt đầu thì thào:

– Ôi, ôi! Ðau mình quá! Cho tôi xin miếng nước uống đi!

Cả nhà reo vang, mừng rỡ. Cả nhà kéo lại, vây quanh anh tôi bóp tay nắn chân, cười nói huyên thiên. Họ đã quên tôi. Họ không biết tôi đang ôm hôn chai dầu gió với niềm hạnh phúc dâng tràn.

Năm 1993, diện HO lan rộng. Tôi đành chia tay với Mẹ, cùng với vợ con sang Mỹ lập nghiệp. Ðất lạ, người mới, cộng với nền văn minh cực thịnh của một cường quốc nổi tiếng, tôi sợ bơ vơ và lạc lõng ở nơi đó vô cùng. Tôi cũng không đem được Mẹ tôi theo để khi hoạn nạn có nhau, để khi khổ đau còn có tình thương Mẹ an ủi, đắp bồi. Trước khi gia đình tôi lên đường, Mẹ tôi từ Chương Thiện về Bến Tre chơi với chúng tôi vài tháng. Trong vài tháng này, Mẹ xử dụng tất cả tài năng về gia chánh mà Mẹ đã học hỏi từ ngày còn thiếu nữ, mỗi ngày một món ăn ngon để gia đình tôi bồi dưỡng. Mẹ sợ, khi qua Mỹ, tôi sẽ không còn dịp được thưởng thức những đặc sản quê hương. Mẹ lo cho con dâu, cho cháu nội từng manh quần tấm áo, như vá lại những mảnh rách, khâu lại từng chiếc mùng, chiếc mền…

Ngày tiễn ra phi trường, Mẹ cứ lấy khăn quàng vai chậm lên mắt. Lúc này, nhìn kỹ, tôi đã thấy Mẹ lụm cụm và già yếu lắm rồi. Nhưng Mẹ vẫn giả vờ vui vẻ, cười nói huyên thiên để tôi an tâm lên đường.

– Ðêm qua, Mẹ đã nhét vào túi xách con những lố dầu Nhị Thiên Ðường. Qua bên đó, nhớ giữ bên mình, phòng khi trái gió trở trời. Bà con đồng hương, hay dân bản xứ cũng vậy, hễ ai mắc bệnh dọc đường dọc xá, con làm phước cứu họ. Xài lâu, gần hết dầu, nhớ biên thư cho Mẹ. Mẹ sẽ tìm cách gửi dầu qua cho con. Nhớ nha!

Lời Mẹ dặn, tôi vẫn ôm theo trong lòng. Chai dầu gió, tôi vẫn kè kè trong túi. Tôi mang chai dầu đi khắp bốn phương, dong ruổi qua các tiểu bang, làm việc trong nhiều hãng xưởng. Mỗi sáng sớm đến sở làm, trời lạnh căm, trước khi lái xe đi, tôi mở chai dầu xoa lên mũi, xoa lên thái dương, xoa trước cổ, xoa sau ót…như lời Mẹ tôi căn dặn từ thuở ấu thơ đến giờ. Khi mùi dầu bay lên nồng nàn và ấm áp, tự nhiên hình ảnh bác ái của Mẹ hiện ra một cách tin yêu, khiến hạnh phúc bỗng dưng trào dâng, xua tan đi cái giá lạnh rét mướt của mùa đông xứ người. Và ở đây, nơi đất Mỹ xa lạ, tôi cũng đã từng cứu được một đồng nghiệp người Mễ tên Daniel, khi tên này bị một cú “sốc” bởi cholesterol ngã quỵ trên sàn máy.

Mãi đến năm 2001, tôi mới trở lại Việt nam thăm Mẹ. Lúc này, Mẹ tôi đang nằm bệnh viện vì chứng suy tim trầm trọng. Người ta dành cho Mẹ tôi một căn phòng nhỏ đủ để kê chiếc giường cá nhân, và một lối đi hẹp dành cho bác sĩ đến khám bệnh. Anh tôi trải chiếu xuống lối đi đó, mỗi đêm, săn sóc và canh chừng Mẹ tôi. Tôi đến khi Mẹ còn say ngủ. Tội nghiệp, chưa đầy 10 năm, Mẹ tôi đã thay hình đổi dạng một cách rất đau lòng. Ðó là một cụ già da bọc xương, nằm co quắp, tay chân rút lại như tấm hình nộm. Tôi sửng sờ nhìn Mẹ, nước mắt tự nhiên tuôn tuôn, không kiềm chế được.

– Mẹ ơi! Con về bên Mẹ đây này! Mẹ có nhận ra con không?

Mẹ tôi từ từ mở mắt ra, nụ cười méo xệch nở trên đôi môi héo hắt. Mẹ đưa cánh tay khẳng khiu về phía tôi, nước mắt trào ra.

– Mẹ nói đi, con nghe. Trong người Mẹ bây giờ thế nào? Có khỏe không?

Mẹ tôi mở miệng định nói, nhưng không thể nói được. Hình như hàm Mẹ tôi bị cứng và hệ thống thanh quản có vấn đề. Mẹ chỉ còn biết nhìn tôi, gật gật đầu. Tôi mở túi xách lôi ra vô số thuốc men, nào là : thuốc bổ, thuốc dưỡng tim, thuốc đau nhức, sữa ensure, sâm đại hàn … Mẹtôi nhìn vào số thuốc lỉnh kỉnh, lắc đầu buồn rầu. Tiếng anh tôi phía sau vọng lại:

– Mẹ không còn nhai được nữa em ạ! Nuốt cũng rất khó khăn. Bác sĩ cho uống viên thuốc chỉ lớn bằng đầu đũa, anh phải tán ra thành bột, rồi pha nước, đút từng chút cho Mẹ uống.

– Thế… bác sĩ không có cách nào khác sao?

– Họ nói, chỉ có cách cho Mẹ ăn thức ăn lỏng và đút từ từ thôi.

Mẹ tôi trở mình, vói tay lên đầu giường, cầm lấy chai dầu gió đưa ra trước mặt tôi. Như một tín hiệu thân thương, tôi cũng móc chai dầu gió từ túi quần đưa thẳng trước mặt Mẹ.

– Mẹ đừng lo. Con luôn luôn vâng lời Mẹ. Báu vật này con mãi giữ bên mình. Con vẫn làm phước cứu người trong lúc nguy khốn.

Mẹ tôi gật đầu, cười trọn vẹn. Rồi Mẹ ngoắc tôi đến gần, lần tay xuống gối móc ra một gói giấy nhỏ. Tôi nhận gói giấy, tò mò và hồi hộp mở ra. Ðó là một tờ giấy được xé ra từ cuốn tập học trò. Mẹ tôi đã viết đầy trên đó, rồi cẩn thận xếp nó lại làm sáu làm bảy, giấu trong lần gối. Tôi run run trải tờ giấy ra, chăm chú đọc từng dòng. Thằng bảy mượn 3 chỉ vàng, thằng Út mượn 300 đô, vợ thằng bảy mượn 200, con Xuân mượn 500, chồng con Ðông thế chiếc xe đạp lấy 200… Toàn bộ số tiền thằng Ân gửi về cho Mẹ từng đợt, tụi nó đã hỏi mượn và chưa ai trả cho Mẹ.

Trời ơi! Có thật sự anh em, họ hàng tôi đã nghèo nàn đến thế sao? Những lần tiền tôi gửi về giúp Mẹ, lần lượt rơi vào tay của họ mất rồi. Mẹ tôi , ôi! người Mẹ đã có tấm lòng bao la như biển cả.

Gần một tháng bên Mẹ, những đồng đô la của tôi vung ra tứ tung… vẫn không làm sức khoẻ của Mẹ tôi khả quan hơn. Thất vọng, tôi đành phó thác cho số mệnh, trở về Mỹ tiếp tục công ăn việc làm. Một tháng sau, Mẹ tôi mất. Dù chuẩn bị trước chuyện buồn sẽ xảy ra, nhưng tôi vẫn rời rã khổ đau, không làm được việc gì suốt mấy tháng trời. Mẹ tôi mất đi, hình như chưa thật sự an tâm nhắm mắt. Ðám táng cử hành rất kỳ lạ. Người chị tôi theo Phật giáo, chị rước một ông sư về tụng kinh siêu thoát cho Mẹ tôi. Còn ông anh tôi theo Tin Lành thì mời Mục sư về cầu nguyện cho Mẹ sớm về cõi Thiên Ðàng. Hai bên chống cự, phản đối nhau quyết liệt. Không bên nào chịu nhường bên nào. Họ sợ linh hồn Mẹ tôi vất vưởng phiêu linh, lạc mất lối về. Tôi gọi điện thoại cho chị tôi giải thích và đưa ra một ý kiến công bình. Từ năm 1980, Mẹ theo đạo Tin Lành. Mẹ đã làm lễ Báp Têm và xức dầu Thánh rồi, chị hãy để cho Mục Sư cử hành đám táng cho Mẹ đi.

Chai dầu gió luôn luôn nằm trong túi quần tôi. Tôi mãi khư khư giữ nó cho đến giờ phút tôi trở về cát bụi. Mặc ai phản đối, mặc ai trêu chọc, nó vẫn luôn là Thần Hộ Mệnh cho tôi, cho gia đình tôi, và cảc ho những ai không may gặp hoạn nạn dọc đường.

Phạm Hồng Ân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2023 lúc 10:36am

Truyện Ngắn: Cây Sầu Riêng Vườn Cũ - TG Võ Kỳ Điền - Yến Linh đọc   <<<<<<

Một%20câu%20chuyện%20NHẸ%20NHÀNG,%20HAY,%20và%20THẬT%20CẢM%20ĐỘNG%20của%20tác%20giả%20Võ-Kỳ-Điền:%20Cây%20%20Sầu%20Riêng%20Vườn%20Cũ%20-%20YouTube
Chăm%20sóc%20sầu%20riêng%20ở%20Tây%20Nguyên%20-%20Thông%20tin%20nhà%20nông
Chăm%20sóc%20sầu%20riêng%20ở%20Tây%20Nguyên%20-%20Thông%20tin%20nhà%20nông
Giá%20sầu%20riêng%20cao%20kỷ%20lục%20nhưng%20nhiều%20nhà%20vườn%20vẫn%20còn%20lắm%20nỗi%20tâm%20tưGiá%20sầu%20riêng%20cao%20kỷ%20lục%20nhưng%20nhiều%20nhà%20vườn%20vẫn%20còn%20lắm%20nỗi%20tâm%20tư
Giá%20sầu%20riêng%20cao%20kỷ%20lục%20nhưng%20nhiều%20nhà%20vườn%20vẫn%20còn%20lắm%20nỗi%20tâm%20tưGiá%20sầu%20riêng%20cao%20kỷ%20lục%20nhưng%20nhiều%20nhà%20vườn%20vẫn%20còn%20lắm%20nỗi%20tâm%20tư


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Mar/2023 lúc 10:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2023 lúc 9:13am

ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN



image001

 

 

“Đêm nhớ về Sài Gòn

Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi”

(Đêm nhớ về Sài Gòn - Trầm Tử Thiêng)

 

Đêm nay, nằm ở một xứ miền Bắc lục địa Mỹ Châu lạnh lẽo vào tháng tư buồn, tôi thao thức nhớ về Sài Gòn. Sài Gòn ở đây là Sài Gòn của miền Nam trước 1975 chứ không phải là Sài Gòn bây giờ, vì bây giờ Sài Gòn đã mất tên và không giống như xưa nữa.

“Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đờl

Sài Gòn ơi tôi đã mất thời gian tuyệt vời”

(Sài Gòn vĩnh biệt-Nam Lộc)

 

Tôi đã mất Sài Gòn và tôi đã mất thời gian tuyệt vời!

 

Tôi đã mất những năm tháng miệt mài cho tương lai trong giảng đường trường đại học.

 

Tôi đã mất những giây phút hồi họp chờ đợi người yêu trên góc phố sợ nàng không đến.

“Anh hẹn em cuối tuần,

Chờ nhau nơi cuối phố. “

(Bảy ngày đợi mong-Trần Thiện Thanh)

 
image003

Tôi đã mất những buổi chiều cuối tuần đưa người yêu đi dạo phố Bô Na trước cặp mắt ghen tị của những thằng bạn “mồ côi đào” đang ngồi ở quán nước Phạm Thị Trước hay quán kem Mai Hương.

 

Tôi đã mất những ngày cấm trại thương cho người yêu ở Sài Gòn chờ đợi mình về phép để gặp nhau:

“Chinh chiến nên anh cuối tuần không đến

Một lần xa cách trăm vạn lần thương”

(Nếu đời không có anh -H oàng Trang)

 

Tôi đã mất đường Duy Tân cây dài bóng mát và hình ảnh những cô sinh viên trường Luật tha thướt trong chiếc áo dài.

“Trả lại em yêu, khung trời Đại Học

Con đường Duy Tân cây dài bóng mát”

(Trả lại em yêu - Phạm Duy)

 

Tôi đã mất đường Cường Để rộng thênh thang bỗng dầy đặc các nữ sinh mặc váy đầm Saint Paul chen lẫn các em Trưng Vương áo dài xanh sau giờ tan học.

“Em tan trường về

Anh theo Ngọ về”

(Ngày xưa Hoàng Thị - Phạm Thiên Thư)

 image005

Tôi đã mất đêm Noel đưa em đi đến Vương Cung thánh đường chờ thánh lễ nửa đêm trong rừng nam thanh nữ tú.

“Mùa Noel đó chúng ta quen bên giáo đường

Mùa Noel đó anh dắt em vào tình yêu”

(Hai mùa Noel - Đài Phương Trang)

 

Tôi đã mất những ngày cuối năm cùng người yêu đi dạo chợ hoa Nguyễn Huệ để ngắm cả hai loại hoa: hoa trong chậu và hoa biết nói.

“Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”

(Đề tích sở kiến xứ - Thôi Hộ)

 image007


Tôi mất đêm giao thừa ở Lăng Ông nhìn những người đẹp thắp hương hay xin xăm cầu duyên. Cảnh này khiến tôi nhớ đến bốn cáu cuối trong bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp

“Ngun ngút khói hương vàng

Say trong giấc mơ màng

Em cầu xin Giời Phật

Sao cho em lấy chàng”

 

Ôi Sài Gòn của tuổi thanh xuân, của miền Nam tự do sao mà thơ mộng vậy!

 image009


Ngày nay, tôi đã về lại Sài Gòn nhiều lần để thăm gia đình, người thân, bạn bè và học trò cũ nhưng không tìm được một SàiGòn của ngày xưa. Sài Gòn bây giờ nhiều cao ốc, nhưng xây cất lộn xộn. Sài Gòn bây giờ nhiều xe hơi, xe gắn máy nhưng tranh nhau chạy, tiếng còi inh ỏi và khói xăng mịt mù. Cảnh kẹt xe diễn ra khắp nơi. Còn đâu một Sài Gòn văn minh thanh lịch. Người ta ăn mặc chỉnh tề khi ra đường: phụ nữ mặc áo dài mang giày cao gót, quý ông diện áo sơ mi bỏ trong quần đi giày tây. Khi ngồi xe gắn máy để người khác chở, các cô để hai chân qua một bên kín đáo và quý phái chứ không như bây giờ ngồi rạng hai chân trông rất thô tục.

 

Đêm càng về khuya, nỗi nhớ về Sài Gòn xưa càng quay quắt, tôi ước mơ được một lần sống lại ở thành phố Sài Gòn, một hòn ngọc Viễn Đông trước năm 1975.

“Cho tôi được một lần

Nhìn quê hương đợi sáng

Một lần nhân nghĩa sống lên ngôi

Người người cùng chung vui một lối “

(Cho tôi được một lần - Bảo Thu)

Tuỳ bút Huỳnh Công Ân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2023 lúc 9:51am

NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HOÀ Vượt Biên - Vietnames <<<<<<


Ngày%20vượt%20biên%20nhìn%20lại%20-%20Chuyện%20vượt%20biên%20-%20Hưng%20Việt
  

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Mar/2023 lúc 9:53am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2023 lúc 3:51pm
Bây giờ Em ở đâu?
45%20năm%20thuyền%20nhân,%20vào%20cõi%20chết%20tìm%20đất%20sống%20|%20Đàn%20Chim%20Việt%20Online%20-%20%20Thông%20tin%20-%20Chính%20trị%20-%20Nghị%20luận

Binh lửa vừa tàn em vượt biên
Mênh mông biển lớn một con thuyền
Nhỏ như thuyền giấy chơi hồi nhỏ
Giọt nước tràn lên đủ ngửa nghiêng..!!

Thuở ấy ta đang vòng lao lý
Làm sao chấp cánh để cùng đi
Làm sao chung lại mùa trăng qúi
Nguyệt Quế soi thềm ngâm cổ thi..!!

Hiu hắt rừng thu khóc lá bay
Âm thầm nhạn trắng rẽ đường mây
Ta nghe loáng thoáng ngày hôm đó
Mưa ướt vườn cau em ướt mi..!!

Thầm nguyện thuyền đi được đến nơi
Ngờ đâu mây nước cuối chân trời
Nước mây mờ mịt con thuyền nhỏ
Mây trắng trời xanh giáp biển khơi..!!

Mười năm cặm cụi trong khe núi
Diện bích tham thiền vào mỗi đêm
Tĩnh lặng thiền tâm đâu chẳng thấy
Chập chờn bóng dáng đóa hoa tiên..!!

*   *   *   *   *

Chiều nay dạo biển... biển lặng trang
Một dải lụa xanh trải ngút ngàn
Tưởng nhớ ngày nao em vượt biển
Mây buồn rũ rượi bay lang thang..!!

Ngùi hỏi bây giờ em ở đâu
Hồn nương ngọn sóng giạt phương nào?!
Hải âu bay lượn trên vùng biển
Có chở hồn em lên đỉnh cao..?!


Nguyễn Minh Thanh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22000
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2023 lúc 1:20pm


THÁNG TƯ… XÓT XA


Mỗi năm cứ đến ngày… Tháng tư
Lòng buồn vời vợi dạ xót xa!

*

Chỉ còn khoảng hơn hai tháng nữa thôi, mùa mưa sẽ lại đến với thành phố buồn muôn thuở; đến với thành phố Ban Mê Thuột nghèo nàn nhưng đầy tình thương yêu giữa người Kinh và người Thượng. Thành phố có hai mùa mưa nắng rõ rệt bắt đầu từ tháng năm cho đến tháng mười.Tôi đã sống ở thành phố này và đã trải qua hai mùa mưa nên tôi biết, khi mùa mưa đến thì chiều nào cũng có mưa. Một thứ mưa nguồn bỗng chốc ầm ầm đổ ập xuống thành phố để rồi không bao lâu sau thì tạnh.

Ngày tôi theo chồng đến thành phố này sinh sống, vì thường nhớ nhà nên tôi cũng thường khóc bởi cảnh vật nơi đây quá im lìm và hoang vắng đúng như cái tên Buồn Muôn Thuở mà người nào đó đã đặt. Tôi có nhiều bạn ở quê nhà nhưng ở thành phố này tôi chưa có bạn. Người bạn gái đầu tiên tôi quen là người Thượng còn rất trẻ tên là Sai Luông. Sai Luông một tuần một lần đem rau muống từ trong buôn làng của cô ra chợ Ban Mê Thuột bán. Sai Luông chỉ bán mỗi một thứ là rau muống thôi. Mỗi lần đi bán như vậy, Sai Luông gùi trên lưng hai mươi lăm bó, có đôi khi hơn được một vài bó. Tôi nghĩ, Sai Luông bán như vậy sẽ không được bao nhiêu tiền nên tôi thường mua ủng hộ mỗi lần ba bốn bó. Mua riết rồi Sai Luông và tôi quen nhau. Một ngày kia khi Sai Luông trên đường trở về nhà, tình cờ tôi nhìn thấy Sai Luông đi ngang qua nhà tôi và tôi đã mời cô vô nhà uống ly nước. Một tuần sau nhân ngày cuối tuần, Sai Luông đến nhà mời tôi vô buôn của Sai Luông cho biết cuộc sống của gia đình người Thượng như thế nào. Buôn làng của Sai Luông cách Ban Mê Thuột chỉ khoảng ba cây số thôi nhưng như vùng hoang sơ trong rừng già vậy. Sai Luông và tôi đến buôn làng khoảng mười giờ sáng . Ngày hôm đó tôi đã có một cuối tuần thật vui trong khu rừng mát mẻ với nhiều loại trái cây lạ tôi được Sai Luông hái cho ăn. Sai Luông đưa tôi đi tắm suối. Sai Luông tự nhiên khoả thân tắm mà tôi thì không dám. Nhìn tấm thân săn chắc và đen bóng của Sai Luông trông chẳng khác gì pho tượng vệ nữ bằng đồng đen mà tôi nhìn thấy trong tờ tạp chí nào đó mà tôi không còn nhớ. Khoảng ba giò chiều Sai Luông sắp đưa tôi về lại nhà tôi thì trời bỗng đổ cơn mưa lớn. Đến bốn giờ mà mưa vẫn chưa dứt làm cho tôi lo lắng vô cùng. Thấy tôi lo lắng Sai Luông nói cho tôi yên lòng: “Đừng có lo vì ông trời sẽ làm mưa ngừng trong chốc lát nữa thôi. Tôi đi đường tối khuya quen rồi nên không sợ gì đâu. Đừng có lo… cho tôi.”

Tôi thương Sai Luông như em ruột vì vậy tôi nguyện sẽ tạo tình cảm chị em cho đến mãi mãi.

***

Chỉ còn hơn hai tháng nữa thôi tôi lại sẽ vui mừng được đón mùa mưa lần thứ ba. Tôi vui là vì cứ chiều đến, khi mà mọi công việc tôi đã thu xếp xong xuôi để khi mưa đổ xuống là tôi lại cuộn mình trong cái mền ấm nằm đọc truyện chờ anh về cùng ăn bữa cơm tối với nhau. Tôi thích mùa mưa ở thành phố này nhưng anh thì không. Anh nói: “Anh bực mình vì thứ đất badan đỏ như son môi người thiếu nữ đẹp nhưng lại như có chất keo làm dính vào bánh xe, làm dính vào đôi giầy như cố níu anh ở lại với nó, trong khi anh lại muốn mau mau được về nhà để nhìn thấy em và ôm em.”

Mùa mưa ở đây hoa hướng dương, hoa bướm, hoa thạch thảo… mọc tràn lan thành rừng dù chẳng ai trồng. Cứ sau mỗi mùa mưa thì những củ thược dược ngủ vùi trong lòng đất lạnh để khi mùa mưa kế tiếp đến nó lại đâm chồi nở ra những cái bông cúc đại đóa đủ màu sắc. Tôi thường ví những củ thược dược là những cô gái Thượng đẹp yêu kiều và man dại… như Sai Luông. Còn những giọt nước mưa là những giọt nước mắt của những chàng trai hào hoa và đa tình đã nhỏ xuống những gương mặt đẹp và diễm kiều để rồi các cô gái Thượng bừng tỉnh lại, sống lại… trang hoàng cho thành phố đẹp hơn.

Tôi theo anh đến sống ở thành phố này đã hơn hai năm. Làm vợ lính trong thời chiến tôi chấp nhận cuộc sống nay đây mai đó và luôn sẵn sàng đón nhận những chuyện bất trắc sẽ xảy đến với mình và gia đình mình. Thành phố này là thành phố thứ hai tôi đến sinh sống, sau thành phố núi, nơi tôi đã ra chào đời, và, nơi đó cũng là thành phố của lính. Vì biết rằng đời lính có nhiều rủi ro nên ngày nào anh và tôi còn được bên nhau thì ngày đó chúng tôi sống hết mình cho nhau. Anh luôn nuông chìu tôi và lo lắng cho tôi có cuộc sống tạm đầy đủ với đồng lương của viên Thiếu úy An ninh Tiểu Khu. Ngược lại tôi luôn yêu thương anh, kính trọng anh, và không làm bất cứ một điều gì cho anh phải buồn lòng.

Mấy tuần nay quân Bắc Việt đã đánh phá ở nhiều nơi nên anh thường ở trong đơn vị chứ ít khi về nhà. Anh buồn nhiều vì bạn bè lớp bị thất lạc lớp bị chết vì đạn pháo kích. “Quận Đức Lập Tỉnh Quảng Đức đã bị đánh và bị chiếm mất rồi. Tỉnh Quảng Đức mà không giữ được thì … sẽ nguy lắm.” Anh nói vậy và thấy anh lo lắng tôi càng lo cho anh nhiều hơn lo cho tôi.

Sau nhiều ngày vắng nhà liên tục, bất ngờ chiều hôm nay anh xuất hiện ngay trước cửa làm cho tôi vô cùng mừng rỡ. Anh ôm hôn tôi như anh vẫn thường hôn tôi. Nhưng, lần này anh có vẻ lo lắng chứ không được vui mà tôi thì thấy không tiện hỏi. Bữa cơm tối anh ngồi vô bàn ăn vội qua loa một chén cơm rồi buông đũa. Tôi kiên nhẫn chờ đợi anh sẽ nói cho tôi biết điều đã làm cho anh buồn và làm cho anh lo lắng. Anh không để tôi phải chờ đợi lâu. Khi tôi vừa buông đũa sau khi ăn được nửa chém cơm thì anh nắm hai bàn tay tôi rồi âu yếm nói:

“Anh vừa đi công tác ở một Buôn Thượng cách thành phố mình ba cây số. Tuy chỉ cách có ba cây số thôi, nhưng đến Buôn Thượng của người Êđê đó giống như mình đi đến một vùng hoang dã hoang sơ trong rừng già vậy. Tại đây anh nhận được tin tức là quân Bắc Việt sắp mở trận đánh lớn, thật lớn, vào một trong những thành phố ở vùng cao nguyên này. Đây sẽ là trận đánh xả láng của quân đội miền Bắc quyết chiếm cho được một thành phố để làm thủ đô cho Mặt trận giải phóng miền Nam trước khi mùa mưa đến.”

Anh ngưng nói và cầm ly nước trà nóng lên uống một hớp. Rồi anh lại nắm chặt hai bàn tay tôi và nói tiếp:

“Vì sự an toàn của em… và cũng dễ dàng cho anh trong những công tác sắp đến nên em hãy thu xếp để về ở trong Saigon. Anh đã nhờ một người bạn muớn giùm cho anh, cho vợ chồng mình một căn gác nhỏ ở khu Bàn Cờ, vì người bạn của anh cũng ở đây…”

Nghĩ đến những ngày sống ở nơi đô hội mà lại thiếu vắng anh nên tôi không để anh nói hết câu:

“Có lẽ… không sao đâu anh à. Quân đội mình ở đây cũng đông. Vả lại Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23 cũng ở đây… mà.”

Anh ngắt lời tôi và nói với vẻ mặt nghiêm nghị:

“Việc quân sự em không rành nên nói vậy. Khi quân đội Bắc Việt muốn chiếm bất cứ thành phố nào của ta thì họ phải huy động quân đông gấp nhiều lần quân đóng trong thành phố đó. Ngoài ra thì… trước khi tiến chiếm sẽ có màn pháo kích mà đạn pháo thì… biết rơi ở đâu để mà tránh chứ.”

Tôi cố nói thêm để mong anh đổi ý và đừng bắt tôi phải xa anh, xa thành phố này:

“Vả lại… mình cũng chưa biết họ định đánh thành phố nào mà anh. Em không muốn…”

“Anh biết em không muốn xa anh và chính anh cũng không muốn chuyện đó xảy ra. Cũng vì chưa biết quân Việt Cộng sẽ đánh thành phố nào nên anh mới lo chứ biết rồi thì… còn lâu.”

“Nhưng…”

“Hãy nghe anh một lần này cho anh yên tâm đi em yêu. Anh chỉ còn mỗi mình em là người thân nhất mà anh yêu nhất trên đời này… nghe anh đi em!”

Nghe những lời như khẩn nài của anh, tôi biết là anh đã quyết định dứt khoát rồi. Như vậy là chỉ trong nay mai đây thôi tôi sẽ phải rời xa anh và rời xa thành phố thân yêu này nên nước mắt tự dưng trào ra ở hai bên khóe mắt.Thấy tôi khóc anh vội ôm tôi an ủi và nói rồi anh sẽ đón tôi về lại với anh và về lại thành phố này, trước mùa mưa.

Ba ngày sau anh trở về và nói cho tôi biết một điều mà anh dặn tôi không được hở môi ra với bất cứ người nào:

“Tiểu Khu Ban Mê Thuột khi khai thác một sĩ quan tù binh Bắc Việt trong toán Tiền Thám của Sư Đoàn 320 Điện Biên Phủ . Trong người viên sĩ quan này có tài liệu cho biết, Cộng quân sẽ đại tấn công Ban Mê Thuột… nên em phải chuẩn bị sẵn và chu đáo để khi anh nói đi là đi ngay… em nhé.”

Sáng ngày hôm sau, Sai Luông cũng đến nhà nói cho tôi biết; “Chị hãy mau mau rời khỏi thành phố vì sắp có đánh nhau, sắp có chiến tranh trong thành phố.” Sai Luông và tôi đã nắm chặt tay nhau khi Sai Luông từ giã tôi, nhưng vì lo sợ nên cả hai chúng tôi không thể hứa hẹn với nhau điều gì  được .

Hai ngày sau anh trở về nhà thật sớm và thật vội vã để đưa tôi ra phi trường cho kịp theo chuyến bay quân sự về Saigon. Tôi đi tôi đã bỏ anh, bỏ đồng bào bỏ cô bạn Thượng trẻ đẹp Sai Luông và, bỏ đồng đội của anh ở lại thành phố.Tôi không ngờ lần chia tay với thành phố mà tôi yêu thương với những chiều mưa lạnh cuộn mình trong chăn ấm nằm đọc truyện chờ anh đi làm về lại là lần chia tay vĩnh viễn. Mãi mãi tôi đã bị mất thành phố và bị mất luôn quê hương thương yêu của tôi.

***

Nhìn tấm hình anh trong bộ quân phục của quân đội Việt Nam Cộng Hòa oai phong trên bàn thờ, thế là hai hàng nước mắt cứ tự động chảy ra làm ướt hết cả phía áo trước ngực.

Ngày anh đi trình diện để đi tù và được gọi là, đi học tập cải tạo, có tôi đi bên cạnh tiễn đưa anh. Ngày anh bỏ quê hương và bỏ tôi để đi về bên kia thế giới khi anh còn ở trong trại tù ngoài Bắc, có hai người bạn tù tiễn đưa anh.

Hôm nay, tháng tư nữa lại về nhắc nhớ tôi là đã hơn bốn mươi cái tháng tư anh bỏ tôi ra đi và hơn bốn mươi cái tháng tư người dân Miền Nam và tôi đã bị mất quê hương. Nhìn hình anh trên bàn thờ và nhớ về anh nên tôi đớn đau thảng thốt kêu lên: “Anh yêu ơi! Tháng tư nữa lại về. Tháng tư… xót xa. Tháng tư đau buồn và… Tháng Tư Tâm Sự Cùng Anh.

Anh,
Em đang nhớ anh
Và đang nghĩ đến
Một ngày của ba mươi bốn năm về trước
Ngày ba mươi tháng tư
Năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Ngày nghiệt ngã
Ngày hai đứa mình đã ôm nhau khóc ngất
Trên căn gác nhỏ

Ở xóm Bàn Cờ 

Những giọt nước mắt tức tưởi
Của anh và của em
Đã đổ xuống
Vỡ bờ
Không sao ngăn nổi
Thương một quê hương sau cơn hấp hối
Tắt thở nghẹn ngào
Và thương quá đỗi
Những người lính trận can trường
Làm thân chiến bại
Tất tả poncho
Chẳng biết sẽ đi về mô
Trên những đường phố Saigon một thời diễm lệ
Bỗng chốc nỡ trở thành địa ngục trần gian…

Làm gì có ánh hào quang
Anh nhỉ
Trên những nóc nhà ngói khô cũng tuyệt vọng
Màu đỏ rợn người lảng vảng không gian
Làm gì có
Từ Bắc vô Nam
“Nối vòng tay lớn”
Hỡi người nhạc sĩ tài hoa
Có tâm hồn đẹp
Sao quá thơ ngây !

Đêm hôm ấy
Ánh đèn nhà mình hình như không đủ sáng
Nhạc dội oang oang
Bức bách
Ta ngồi nhìn nhau
Tắt nghẽn
Cố không nghe thấy
Những tiếng quạ đen sặc mùi tử khí
Làm đặc buồng phổi
Xé nát hoài mong…

Anh,
Nhát dao đâm ngày ấy
Máu vẫn còn bầm
Ba mươi bốn năm trôi qua, một dòng sông đục
Làm sao múc được ánh trăng tan…

( Kim Thành )

Tôi đã khóc hết nước mắt rồi nhưng tôi vẫn ngồi dưới chân bàn thờ. Và, tôi ngủ gục lúc nào không hay. Trong giấc ngủ tôi mơ thấy mình đang nằm bên cạnh Anh như ngày nào tôi vẫn nằm bên Anh nơi thành phố Buồn Muôn Thuở… thành phố Ban Mê Thuột thương yêu ngàn đời của người Miền Nam và của tôi./.

Topa (Hòa Lan)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.297 seconds.