Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22005
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Nov/2021 lúc 8:35am

ĐẬP ĐÁ TRƯỜNG XƯA Thơ Trần Quốc Bảo


dap%20da%201
             ĐẬP ĐÁ TRƯỜNG XƯA

Xưa tôi tốt nghiệp Quân Trường
Khóa 2 "Võ Bị Địa Phương Trung Phần" (*)_
Trường dùng doanh trại “Võ Thân”
Khuông viên tọa lạc sát gần sông Hương.
dap%20da%202

"Đập đá", ngay trước cổng trường
Phía sau, "Cồn Hến" khói hương thơm nồng!
Cồn là gò nhỏ giữa sông
Có am Bà Chúa, thượng đồng quanh năm,

Thuở này, Miền Nam Việt Nam
Hình thành Quân đội, thời gian khởi đầu
Hun đúc nền móng dài lâu!
EMR (ơ em er) Huế, ngõ hầu tiên phong! (**)
dap%20da%203

Sáu tuần huấn nhục khổ công
Cuối năm mãn khóa, trong lòng xốn xang
Một trăm sáu bốn Sĩ quan,
Mang lon Chuẩn Úy, ngỡ ngàng ra quân

Thế rồi chiến trận quen dần,
Bốn Vùng Chiến Thuật, đôi lần gặp nhau
Bạn cùng Khóa, vẫn “…mày…tao…”
Nhắc về…”Trường cũ…” biết bao nhiêu tình!
dap%20da%204

Người dân xứ Huế chúng mình,
Không ai gọi đúng, phân minh tên trường
Cứ quen miệng, theo địa phương
Kêu “Trường Đập Đá”, thân thương cách gì !!!

Chúng tôi chẳng thắc mắc chi
“Sĩ Quan Đập Đá ” … Ừ… thì có sao! (?)
Ai ngờ, cái “tên” vận vào
Cực hơn “đập đá”! … gian lao suốt đời!
dap%20da%205

         (mảnh Bằng kỷ niệm của tôi với Trường xưa)

“Sĩ Quan Đập Đá ” chúng tôi
Qua cơn binh lửa… mấy người còn lưa!
Nhớ thương biết mấy cho vừa!
Trường xưa, Bạn cũ… bây chừ nơi mô ?… !

                             Trần Quốc Bảo
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22005
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2021 lúc 9:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22005
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2021 lúc 9:29am

Thằng Nhỏ Cầm Cái Lon... Con Thương Phế Binh VNCH

      Thằng bé lắc đầu lia lịa và nói không uống. Tôi hỏi nó làm gì ngày nào cũng ra đây? và hiện sống với ai? Thằng bé như đoán được rằng: tôi chỉ là người khách ghiền cà phê nặng nên hàng ngày đóng đô ở đây nên nó cũng trả lời nhanh nhẹn rằng:

- “Con sống với ba má con, Ba con đi làm xa còn Má con đi phụ buôn bán ở ngoài chợ…”     

Tôi hỏi tiếp:

- “Còn con có đi học không ?”

Thằng bé nói:

- “Con không có đi học… con ở nhà phụ với má nuôi heo…”…

      Đó là lý do để nói lên sự hiện diện hằng ngày của nó nơi quán ăn nầy. Nghe thằng bé nói như thế, tôi nói với chị chủ quán ăn giúp cho nó lấy những cơm và thức ăn thừa, và cũng từ đó nó không còn đứng lúp ló ngoài cửa quán nữa. Và nhờ tánh tình hiền hậu thật thà chị chủ quán cho nó vô phụ dọn bàn đề lấy thức ăn dư mang về và cho nó ăn uống để phụ việc. Từ đó tôi và nó gần gũi nhau hơn và thân với nhau lắm.

3564%201%20ThangBeCamCaiLonMTao%20HH%20ST

Có lần thằng bé hỏi tôi:

- “Chú làm nghề gì vậy hả chú?”

Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là ” Chú đang làm thinh”.

      Đúng vậy mới cải tạo về mà, vợ con thì đã theo bên ngoại vượt biển hết rồi, nghe đâu đã định cư bên Úc, nay về ở với mẹ già ngày 1 buổi cà phê hai bữa cơm độn qua ngày. Thời gian ngột ngạt chậm chạp trôi qua, may mắn vợ chồng tôi đã bắt liên lạc được với nhau. Thế là những bữa cơm không còn ăn độn khoai củ hay bo bo nữa nhưng vẫn quen cữ sáng cà phê quán gần nhà. Không biết chị chủ quán có bỏ bùa mê hay tôi ghiền chỗ ngồi mà không bữa nào vắng tôi. Một hôm, tôi đề nghị theo thằng bé về nhà nó chơi cho biết vì nó nói ở cũng gần không xa lắm. Thấy nó do dự và tỏ vẻ sợ sệt, tôi biết ngay nó đang dấu diếm điều gì. Thương nó lắm, tôi dúi tiền cho nó hoài. Mấy hôm sau tôi lẳng lặng đi theo nó khi nó mang cơm và thức ăn dư về nhà buổi trưa. Khi thấy nó lủi vô một cái chòi nhỏ xíu thì tôi thật sự không ngờ.

      Đứng dưới gốc cây Gòn cách nhà nó không xa tôi thầm nghĩ, nhà chút xíu như vậy gia đình 3 người ở thì chỗ đâu mà nuôi heo. Tôi đang đứng suy nghĩ đốt cũng hết mấy điếu thuốc thì thằng nhỏ lục tục xách lon xách nồi đi ra quán để thu dọn thức ăn buổi chiều. Đợi thằng bé đi khuất tôi lò mò đến nơi mà hồi nẫy nó vào. Đến đó mới nhìn rõ thì thật ra đâu có phải là nhà, một lõm trống được che dựng lên bằng những phế liệu đủ loại muốn chui vào phải khom mọp xuống. Nghe thấy có tiếng chân dừng lại, có tiếng đàn bà vọng ra hỏi. Tôi trả lời là đi kiếm thằng Tuất, thì nghe giọng đàn ông cho biết nó vừa đi khỏi rồi, và hỏi tôi là ai, mời tôi vào…. Vừa khom người chui vào tôi mới thật sự không ngờ những gì hiển hiện trước mắt tôi.

      Người đàn ông hốc hác cụt hai giò tuổi cũng trạc tôi nhưng trông yếu đuối, lam lũ và khắc khổ lắm. Một người đàn bà bệnh hoạn xác xơ cả hai đang ăn những thức ăn thừa mà thằng bé vừa mới đem về. Vừa bàng hoàng, vừa cảm động vừa xót xa, nước mắt tôi bất chợt tuôn rơi mặc dù tôi cố nén…

     Từ đó, tôi hiểu rõ về người phế binh sức tàn lực kiệt sống bên người vợ thủy chung tảo tần nuôi chồng bao năm nay giờ mang bịnh ác tính nặng nề thật đau xót. Tôi móc hết tiền trong túi biếu tặng và cáo lui. Về đến nhà tôi vẫn mãi ám ảnh hoàn cảnh bi thương của gia đình thằng bé mà tôi bỏ cơm nguyên cả ngày luôn. Sáng hôm sau ra uống cà phê, thằng bé gặp tôi nó lấm lét không dám nhìn tôi vì nó đã biết trưa hôm qua tôi có tới nhà nó. Nó thì tỏ vẻ sợ tôi, nhưng tôi thực sự vừa thương vừa nể phục nó nhiều lắm. Tôi kêu nó lại và nói nhỏ với nó tại sao không cho tôi biết. Tội nghiệp nó cúi đầu im lặng làm lòng tôi thêm nỗi xót xa. Có khách kêu trả tiền, như có cơ hội né tránh tôi nó chạy đi dọn bàn và tiếp tục công việc thu dọn thức ăn. Hèn gì sau này nó để thức ăn dư phân loại đàng hoàng lắm. Tội nghiệp hoàn cảnh của thằng bé mới mấy tuổi đầu mà vất vả nuôi cha mẹ theo khả năng chỉ tới đó.

       Cha là một phế binh cũ trước 75 cụt hai chân, mẹ thì bị bệnh gan nặng bụng phình trướng to khủng khiếp và cặp chân sưng vù lên đi đứng thật khó khăn, nước da thì vàng mét như nghệ. Thằng bé là lao động chánh trong gia đình, nó có hiếu lắm. Từ đó tôi thường cho tiền đứa bé mua bánh mì cơm gạo về nuôi cha mẹ.

3564%202%20ThangBeHH%20ST

      Vợ tôi làm thủ tục bảo lãnh tôi sang Úc. Ngày tôi đi tôi đau xót phải để lại hai nỗi buồn đó là để mẹ và em gái lại quê nhà và không còn cơ hội giúp đỡ thằng bé nữa. Sang Úc định cư, tôi sống tại tiểu bang Victoria mấy năm đầu tôi hết sức cơ cực vì phải vật lộn với cuộc sống mới nơi đất mới và đối với tôi tất cả đều mới mẻ và xa lạ quá. Từ ngôn ngữ đến thời tiết đã làm tôi lao đao không ít. Thỉnh thoảng tôi gởi tiền về nuôi mẹ và em gái không quên dặn em gái tôi chuyển cho thằng bé chút ít gọi là chút tình phương xa.

      Mấy năm sau tôi về thăm gia đình, tôi có ghé tìm thằng bé thì nó không còn lấy thức ăn trong quán đó nữa. Tôi mới kể rõ hoàn cảnh thằng bé cho chị chủ quán biết. Chị chủ quán đôi mắt đỏ hoe trách tôi sao không cho chị biết sớm để chị tìm cách giúp gia đình nó. Tôi chỉ bào chữa rằng tại thằng bé muốn giấu không cho ai biết! Tôi ghé vội qua nhà thằng bé thì mới hay mẹ nó đã qua đời vì căn bệnh ung thư gan. Chỉ còn chèo queo một mình ba nó ở trần nằm một góc trông hết sức thương tâm. Hỏi thăm thì mới biết nó đã xin được việc làm đi phụ hồ kiếm tiền về nuôi cha.

      Chúa nhật tôi tới tìm thằng bé, chỉ mới có mấy năm mà nó đã cao lớn thành thanh niên rất đẹp trai duy chỉ đen đúa vì phơi nắng để kiếm đồng tiền. Tôi dẫn nó trở ra quán cà phê cũ, thấy nó hơi ái ngại, tôi trấn an là bà chủ quán tốt lắm tại không biết được hoàn cảnh gia đình nó. Ra đến quán ăn chị chủ quán năn nỉ nó về làm với chị, dọn dẹp và bưng thức ăn cho khách nhẹ nhàng hơn đi phụ hồ và chị sẽ trả lương như đang lãnh bên phụ hồ, tối về thức ăn thường bán không hết chị cho đem về nhà dùng khỏi phải mua hay đi chợ. Lần đầu tiên tôi thấy nó khóc, chị chủ quán cũng khóc theo làm tôi phải đứng dậy bỏ ra ngoài để khỏi phải rơi nước mắt vì chịu không nỗi.

      Thằng Tuất vừa khóc vừa nói: “Sao ai cũng tốt với gia đình con hết đó, nhưng vì con đang làm phụ hồ cho anh Năm, anh ấy cũng tốt lắm giúp đỡ gia dình con nhiều lắm, sáng nào cũng mua cho ba con gói xôi hay bánh mì trước khi tụi con đi làm. Con cũng mang ơn ảnh nhiều nên con không thể nghỉ được, con xin lỗi”. Không biết thằng Tuất nó nói thật hay nó ái ngại khi quay về chỗ mà ngày nào cũng cầm cái lon chầu chực trút đồ ăn dư về nuôi cha mẹ. Phải thông cảm nó, phải hiểu cho nó, phải cho nó có cái hiện tại và tương lai tốt hơn, đẹp hơn ngày trước. Chị chủ quán vừa gạt nước mắt vừa nói “Bất cứ lúc nào con cần đến cô thì con đừng ngại, cho cô biết nhé “…

      Đời nầy cũng còn có những hoàn cảnh bi đát ít ai biết đến, và cũng có những đứa con xứng đáng như thằng Tuất. Ngày về lại Úc, tôi đến biếu hai cha con nó hai triệu đồng, thấy nó và ba nó mừng lắm tôi cũng vui lây. Không biết phải giúp gia đình nó như thế nào, tôi chụp hình ba nó, photo giấy tờ ba nó đem về Úc gởi cho Hội cứu trợ thương phế binh bị quên lãng trụ sở ở Sydney. Mấy tháng sau nhận được thư ba thằng Tuất viết qua, ông quá vui mừng khi được Hội bên Úc giúp đỡ gởi tiền về, ông cho biết suốt bao nhiêu năm qua lần đầu tiên ông thấy được niềm hạnh phúc khi cuộc đời phế binh của ông còn có người nhớ đến.

3564%203%20ThangBeHH%20ST

      Không biết ông ấy vui bao nhiêu mà chính tôi cũng hết sức vui mừng khi thực hiện một việc làm đem niềm vui đến cho những người phế binh sống hết sức đói nghèo bên quê mẹ. Tôi xin cảm ơn cả hai: người chiến sĩ vô danh sống trong hẩm hiu và Hội cứu trợ thương phế binh đã thể hiện tình người trong công việc hết sức cao cả này.

Minh Tạo

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22005
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Nov/2021 lúc 11:31am
CẢM ƠN NGƯỜI LÍNH MỸ

( Cảm xúc khi nhìn những hình ảnh người lính Mỹ bồng bế cứu giúp trẻ em Việt Nam trong thời chiến tranh tại Việt Nam ).

4289%201%20CamOnNgLinhMyNTTD
Bao nhiêu mùa Lễ Tạ Ơn cho đủ,
Để Tạ Ơn người lính Mỹ năm xưa,
Hình ảnh anh bồng bế những trẻ thơ,
Trong lúc giao tranh, trong cơn hoạn nạn.

Thắm thiết tình người dù điều đơn giản,
Giữa đạn bom sống chết thật mong manh,
Người dân Việt Nam , người Mỹ các anh,
Đã có lúc khổ đau cùng chia sẻ.
4289%202%20CamOnNguoiLinhMyNTTD
Anh ôm đồm hai tay anh hai đứa,
Súng kẹp trong tay chân bước vội vàng,
Cha mẹ chúng chết hay đã bị thương,
Đứa trẻ khóc giữa mịt mờ khói súng.

Anh bế nó chạy trên đường làng vắng,
Quấn cho nó tấm chăn mỏng che thân,
Lội dưới ruộng đồng nước ngập ngang lưng,
Đứa trẻ ấm trên vai người lính Mỹ.
4289%203a%20CamOnNguoiLinhMyTTD4289%203b%20CamOnNgLinhMyNTTD
Anh bế nó trong căn nhà gạch đổ,
Bước qua tan hoang, qua cảnh đau lòng,
Đến một nơi nào tạma trú yên lành,
Giữa lúc hiểm nguy bên ta bên địch.

Anh vác nó đường hành quân vai nặng,
Đi giữa rừng chưa tới trạm cứu thương,
Đứa bé trúng đạn anh gặp trên đường,
Máu của nó trên áo người lính Mỹ.
4289%204%20CamOnNgLinhMyNTTD
Anh đã ngồi với một đàn trẻ nhỏ,
Tay súng chở che trong một chiến hào,
Chúng nằm im nghe súng nổ qua đầu,
.Ánh mắt tin cậy nhìn người lính Mỹ.

Anh đã cõng những người gìa người trẻ,
Băng bó vết thương máu chảy thịt rơi,
Họ lạc người thân mỗi người một nơi,
Được anh giúp, người lính Mỹ xa lạ.
 4289%205%20CamOnNgLinh%20MyNTTD
Có thể hôm nay anh không còn nữa,
Có thể hôm nay anh lẩm cẩm gìa nua,
Anh không nhớ nổi cuộc chiến tranh qua,
Không nhớ những đứa trẻ trên tay anh thuở nọ.

Nhưng chúng tôi người Việt Nam vẫn nhớ,
Khi nhìn những hình ảnh cảm động này,
Thêm mùa Tạ Ơn để nói thêm lời,
Cám ơn người lính Mỹ trên quê hương tôi khói lửa.

4289%206%20CamOnLinhMyNTTD
Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22005
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Nov/2021 lúc 11:32am
CẢM ƠN NGƯỜI LÍNH MỸ

( Cảm xúc khi nhìn những hình ảnh người lính Mỹ bồng bế cứu giúp trẻ em Việt Nam trong thời chiến tranh tại Việt Nam ).

4289%201%20CamOnNgLinhMyNTTD

Bao nhiêu mùa Lễ Tạ Ơn cho đủ,
Để Tạ Ơn người lính Mỹ năm xưa,
Hình ảnh anh bồng bế những trẻ thơ,
Trong lúc giao tranh, trong cơn hoạn nạn.

Thắm thiết tình người dù điều đơn giản,
Giữa đạn bom sống chết thật mong manh,
Người dân Việt Nam , người Mỹ các anh,
Đã có lúc khổ đau cùng chia sẻ.


4289%202%20CamOnNguoiLinhMyNTTD

Anh ôm đồm hai tay anh hai đứa,
Súng kẹp trong tay chân bước vội vàng,
Cha mẹ chúng chết hay đã bị thương,
Đứa trẻ khóc giữa mịt mờ khói súng.

Anh bế nó chạy trên đường làng vắng,
Quấn cho nó tấm chăn mỏng che thân,
Lội dưới ruộng đồng nước ngập ngang lưng,
Đứa trẻ ấm trên vai người lính Mỹ.


4289%203a%20CamOnNguoiLinhMyTTD4289%203b%20CamOnNgLinhMyNTTD

Anh bế nó trong căn nhà gạch đổ,
Bước qua tan hoang, qua cảnh đau lòng,
Đến một nơi nào tạma trú yên lành,
Giữa lúc hiểm nguy bên ta bên địch.

Anh vác nó đường hành quân vai nặng,
Đi giữa rừng chưa tới trạm cứu thương,
Đứa bé trúng đạn anh gặp trên đường,
Máu của nó trên áo người lính Mỹ.


4289%204%20CamOnNgLinhMyNTTD

Anh đã ngồi với một đàn trẻ nhỏ,

Tay súng chở che trong một chiến hào,
Chúng nằm im nghe súng nổ qua đầu,
.Ánh mắt tin cậy nhìn người lính Mỹ.

Anh đã cõng những người gìa người trẻ,
Băng bó vết thương máu chảy thịt rơi,
Họ lạc người thân mỗi người một nơi,
Được anh giúp, người lính Mỹ xa lạ.


 4289%205%20CamOnNgLinh%20MyNTTD

Có thể hôm nay anh không còn nữa,
Có thể hôm nay anh lẩm cẩm gìa nua,
Anh không nhớ nổi cuộc chiến tranh qua,
Không nhớ những đứa trẻ trên tay anh thuở nọ.

Nhưng chúng tôi người Việt Nam vẫn nhớ,
Khi nhìn những hình ảnh cảm động này,
Thêm mùa Tạ Ơn để nói thêm lời,
Cám ơn người lính Mỹ trên quê hương tôi khói lửa.


4289%206%20CamOnLinhMyNTTD

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22005
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2021 lúc 8:34am

Khóc Anh Năm 


KHÓC%20ANH%20NĂM%20%28Trường%20Sơn%20Lê%20Xuân%20Nhị%29%20|%20Vinh%20Danh%20QLVNCH%20và%20Bảo%20Vệ%20CỜ%20VÀNG


Rồi anh, đi theo đường đã vạch rồi, đường trên không gian ủ ấp hình hài,

Từ anh lên cao anh là Nắng, là Trăng hay Sao, anh nhìn xuống,

Nhìn nước non nhà, đẹp xinh như gấm như hoa… (PD)


Hôm nay, 9 giờ sáng ngày 4 tháng 11 năm 2021, tôi nhận được một tin rất là buồn qua email.  Anh Năm, đại tá Không Quân Nguyễn Hồng Tuyền, không còn trên cõi đời này nữa…

Đã biết từ lâu rằng anh Năm đã già yếu, đã phải đi lọc thận từ lâu, hình như trên 20 năm thì phải, và theo luật sinh tử của trời đất, anh Năm, cũng như tất cả mọi người, như anh em chúng ta, sớm muộn gì thì cũng phải rũ áo ra đi mà thôi.  Làm sao tránh được.  Nhưng nghe tin anh Năm từ giã cõi đời, tôi đau đớn bồi hồi.  Đau đớn thật tình, đau đớn trong tâm hồn.  Đau đớn trong đầu óc.  Đau đớn trong trái tim.

Có người sẽ hỏi, tại sao một anh thiếu uý phi công quèn, vô danh tiểu tốt như tôi, chẳng có họ hàng rể má gì đến một đàn anh Không Quân cấp đại tá, không phải Đại Tá thường mà là một Đại Tá nổi danh của Không Quân, lại đau đớn đến như thế?  Có đau đớn thật chăng, hay vì thấy người sang… chết, nên muốn bắt quàng làm họ, giả vờ đau đớn bố láo này kia?

Xin thưa, câu nói ấy có phần đúng, bởi vì, ngày xưa, lúc anh Năm đã là một Đại Tá căn cứ trưởng căn cứ Không Quân Phù Cát, tôi chỉ là một anh thiếu uý Không Quân quèn, chẳng hề quen biết, chẳng hề có bà con gì cả với anh Năm.  Điều này đúng.  Nhưng tất cả những gì còn lại là sai, bởi vì, Đại Tá Tuyền và tôi, hai người phi công đánh giặc, một già một trẻ, đã vô tình gặp nhau… trên tần số UHF trong một trận đánh ở phi trường Phù Cát…

Hồi đó, tôi biệt phái Phù Cát, và Việt Cộng đem quân tới tấn công căn cứ.  Tôi làm bổn phận, lên trời, tham dự đánh đấm.  Một phi vụ như hàng trăm phi vụ tôi đã bay, có máu đổ, có người chết, bom đạn nổ tum lum, chẳng có gì đáng nói ở đây.  Tôi không còn nhớ nhiều, chỉ nhớ rằng chiến trường lúc đó găng lắm vì chúng tôi hướng dẫn đánh bom gần sát phi trường.  Tôi không nhớ rõ, không hiểu vì một lý do nào đó, (có thể vì khu trục đánh trật lất, có thể vì pháo binh bắn như hạch, cũng có thể vì bị chúng nó bắn … teo chim quá) tôi đã chửi thề tùm lum trên vô tuyến, một điều cấm kỵ.  Số tôi xui cho nên Thiên Phong, danh hiệu truyền tin của anh Năm, tư lệnh mặt trận, đang bay C & C, cũng đang theo dõi trên tần số.  Nhưng anh Năm không nói gì trên tần số, có lẽ vì anh thấy tôi bay quá đẹp, quá hết lòng.  Nhưng nửa chừng, có người trong phi đoàn gọi tôi qua tần số giải tỏa nói chuyện gấp.  Ở tần số giải tỏa, một đàn anh phi đoàn xài xể tôi, cho tôi biết có tư lệnh chiến trường trên tần số, chú coi chừng cái miệng của chú, nếu không muốn ăn 15 ngày trọng cấm.  Tôi dạ thưa ngon lành rồi tiếp tục bay, lâu lâu lại… tiếp tục chửi thề.  Đại úy Huy bay với tôi bực mình phán, “Mẹ, thằng nhóc này chưa thấy quan tài chưa đổ lệ.”

Sure enough, buổi tối, biệt đội trưởng phi đoàn 114 nhận được cú điện thoại của anh Năm.  Anh hỏi chiếc Mustang (hồi Mùa Hè Đỏ Lửa phi đoàn còn mang danh hiệu Mustang, chưa đổi qua Sao Mai) gì đó, ai bay vậy.  Còn ai trồng khoai đất này, thiếu uý Nhị đó, thưa trung tá.  Xếp tôi trả lời rồi quay lại nhìn tôi, mặt mày hầm hầm làm như chỉ muốn ăn tươi nuốt sống, chờ đợi những lời quở trách sỉ vả của anh Năm.  Nhưng hình như anh Năm đã không sỉ vả, vì tôi không nghe đại úy Huy nói gì, lâu lâu lại cười nhẹ.  Cuối cùng anh nói cám ơn trung tá rồi cúp máy, mặt mày tươi tỉnh.  Đại úy Huy nhìn tôi bảo:  “Ông Tuyền khen em bay đẹp, biết đánh giặc, nhưng trên tần số từ này về sau phải ráng giữ phép lịch sự.  Chừng đó thôi.”

Mọi người thở phảo nhẹ nhỏm.  Mẹ, hú cả hồn.

Nhưng tôi thương nhớ anh Năm không phải vì chút kỹ niệm nhỏ ấy.  Tôi có nhiều lý do hơn.  Trước hết, hãy nói đến cái căn cứ Không Quân Phù Cát.

Hồi đó, khi quân đội Mỹ rút, họ để lại cho chúng ta rất nhiều căn cứ quân sự với đầy đủ những trang bị.  Và trong tất cả những căn cứ quân sự, căn cứ Không Quân là mắc tiền nhất, có thể nói gấp trăm lần những căn cứ khác.  Đừng nói gì đến những ụ phi cơ xây bằng hàng ngàn triệu tấn xi măng, hãy nói đến những dãy nhà BOQ (Bachelor Officer Quarters), một loại cư xá độc thân dành cho phi công.  Mỗi một BOQ khoảng vài chục phòng, mỗi phòng đều có điện thoại riêng, giường nệm, bàn tủ, đèn, vân vân, nhưng quan trọng hơn cả, máy lạnh.  Mỗi BOQ còn có những nhà tắm với máy nước nóng, một giấc mơ của mọi người.  Đấy là chưa nói đến những phòng giải trí có bàn bi da, có Ti-vi màu, ghế sa lông vân vân.

Căn cứ Phù Cát rất lớn, coi như một thành phố nhỏ, đầy đủ với bệnh xá, tổng đài điện thoại, nhà máy phát điện, nhà máy lọc nước vân vân. 

Nước Mỹ giàu sang hùng mạnh, người Mỹ đi đến đâu cũng ăn ở như vua chúa, dù ngay cả trong rừng.  Vì thế, căn cứ Phù Cát là một thiên đường nhỏ với những tiện nghi đầy đủ như một thành phố của Mỹ là một chuyện thật, chẳng có gì đáng nói ở đây.  Cái đáng nói là, hổi đó, thường thường, những căn cứ đồ sộ và vĩ đại của Mỹ để lại, giao cho Việt Nam ta thì, đa số, chỉ trong vòng vài ngày, nó biến thành… một dãy đất hoang với những cột kèo nằm chỏng gọng và trơ trụi bởi vì quân dân ta đã làm thịt nó sạch sẽ.  Thật ra, ngay cả những cái cột kèo kia, bởi vì bị chôn xuống nền xi măng nên thiên hạ không lấy được, nếu bứng đi được thì chúng nó cũng biến mất tiêu rồi.  Ngay cả cuộn hàng rào dây thép gai, bóng đèn điện mà còn bị ăn cắp thì nói gì đến những cái ti-vi, máy lạnh, tủ giường, những máy nước nóng trị giá hàng trăm ngàn đồng Việt Nam thời đó.  Chuyện này xảy ra hàng ngày khi người Mỹ rút, ngày nào báo chí chẳng loan tin.  Và chẳng ai làm được gì cả.

Nhưng Không Quân Việt Nam được may mắn hơn nhiều.  May mắn là bởi chúng tôi có những người chỉ huy trong sạch như tư lệnh Không Quân, trung tướng Trần văn Minh, như Đại Tá Nguyễn Hồng Tuyền và nhiều vị khác nữa…

Đại Tá Nguyễn Hồng Tuyền nhận bàn giao căn cứ Phù Cát, Mỹ giao như thế nào thì mọi thứ vẫn còn y nguyên như vậy, không thiếu một con bù lon, một sợi dây điện.  Thậm chí, có vài anh lính Mỹ, có lẽ nghe lời xúi quẩy của vợ Việt Nam, chở máy lạnh ti-vi ra ngoài cho vợ, đã bị anh Năm cho Quân Cảnh Mỹ-Việt chận bắt tại ngoài cổng phi trường.  Còn lính Việt Nam thì khỏi nói, anh Năm ra cho một toán an ninh nằm canh thường trực ngoài cổng hàng rào 24/24, tất cả xe cộ, không cần biết của ai, ra vào đều bị khám xét kỹ càng.  Tôi nghe nói là cả xe của anh Năm cũng bị xét luôn.  Thế là chẳng có ai còn dám nghĩ đến chuyện ăn cắp đồ đem ra ngoài bán.

Nhờ sự thanh liêm và tài giỏi của anh Năm, anh em Không Quân chúng tôi, mỗi khi đi biệt phái Phù Cát, đều được ở phòng máy lạnh, tắm nước nóng, coi tivi màu, đánh bi da, hưởng mọi đầy đủ tiện nghi như một phi công Mỹ.

Rồi Mỹ rút, miền Nam Việt Nam mất nguồn đô la vĩ đại, bước vào tình trạng kinh tế suy tàn, lạm phát phi mã.  Mãi lực đồng lương của một triệu người lính QLVNCH, vốn đã ít ỏi khiêm nhường, bây giờ lại càng trở nên teo tóp nhỏ hẹp lại, gây khổn khổ cho họ và gia đình họ.  Cả nước Việt Nam lầm than khốn khổ…

Lính đói, lính nghèo, chuyện này ai cũng biết, nhưng chẳng ai làm được gì, từ ông tổng thống xuống tới ông phi đoàn trưởng Không Quân, ông đại đội trưởng bộ binh.

Nhưng anh Năm lại làm được, đó là chuyện thứ hai tôi muốn nói ở đây…

Anh Năm thương lính, biết anh em quân nhân và gia đình nghèo khổ, cần được giúp đỡ.  Anh nẩy ra một sáng kiến độc đáo, những sáng kiến chỉ có thể nẩy sinh ra trong đầu óc những người chỉ huy tài giỏi, biết yêu dân thương lính thật tình.  Thấy đất phi trường rộng rãi, cỏ mọc khắp nơi, anh liền cho nuôi một đàn dê.  Thả dê có nhiều cái lợi.  Lợi thứ nhất là dê gặm cỏ, khỏi mất công lái máy cày cắt cỏ, phi trường được sạch sẽ và an ninh.  Thứ hai, dê lớn, lâu lâu thịt một con, ăn cả đại đội.  Nuôi dê xong, anh Năm còn cho nuôi bò, khuyến khích anh em tự lực cánh sinh.  Chưa hết, anh Năm còn theo dõi kiểm soát để câu lạc bộ trong phi trường bán giá vừa phải nhưng đồ ăn thức uống ngon lành, đỡ túi tiền những người lính nghèo như chúng tôi.

Những chuyện này hổi đó không ai thấy, đến chừng thấy ra được thì đất nước không còn nữa.  Than ôi, thương anh quá đi anh Năm yêu dấu ơi.

Rồi mất nước, rồi lưu lạc…

Khoảng năm 99, tôi đang tạm cư ở San Jose, trong một Đêm Không Gian, đang ngồi trong bàn rượu bỗng có một mâm bia Heineken đem tới bàn tôi ngồi.  Người bồi chỉ tay nói của cái ông ngồi ở cái bàn xa tuốt bên kia mời.  Tôi không biết ông ta là ai nên đứng lên đi tới để cám ơn.  Chưa đến gần thì tôi đã nhận ra người tặng cho tôi chầu bia là anh Năm.  Tôi cảm động vô cùng, ngồi xuống bàn anh, cám ơn anh Năm.  Chúng tôi tâm sự khá lâu, nhắc nhở nhiều chuyện ngày xưa, chuyện bây giờ.  Có những chuyện nhỏ, tôi tưởng anh không nhớ nhưng anh lại nhớ.  Đó là chuyện ông thiếu uý du côn, bay rất đẹp, đánh giặc rất tới nhưng chửi thề tùm lum trên tần số.  Anh Năm còn kể, hồi đó mặt trời của vùng 2, tức tướng Toàn cũng có trên tần số, nghe tôi chửi thề nên bực mình lắm.  Tư lệnh vùng mà bực mình thì nhất định phải có thằng bị nhốt, anh Năm phải khéo léo để đỡ đạn cho thằng em phi công mà anh không hề quen biết.  Chuyện này hổi đó anh không nói, không kể, bây giờ mất nước rồi, anh kể lại cho vui.

Sau lần gặp gỡ vui vẻ đó, chúng tôi chẳng còn có dịp gặp nhau.  Chuyện này dễ hiểu, bởi cuộc đời chúng ta luôn luôn bị chìm đắm bởi đủ thứ chuyện lẩm cẩm nhưng quan trọng, như chuyện cơm áo, chuyện gia đình, vân vân, ít ai có thì giờ để nghĩ đến ai.  Nhưng anh Năm thì khác.  Anh vượt lên trên tất cả những chuyện đó.  Thỉnh thoảng, cỡ vài tháng một lần, anh Năm bỏ thì giờ để gọi điện thoại thăm từng đứa em một.  Anh thường gọi cho tôi, hỏi thăm thằng Út phi đoàn 114 dạo này ra sao.  Tôi biết lúc đó anh bị đau thận đã lâu, mỗi tuần phải vào nhà thương để lọc thận, thế mà anh không bao giờ nói hay than thở về bệnh tình của anh, chỉ hỏi thăm đàn em và nói chuyện Không Quân, rồi bắt qua chuyện văn chương thi phú.

Đầu năm nay, tôi bị ung thư xém chết, phải vào nhà thương điều trị.  Anh Năm nghe tin, liền gọi và email tới tấp hỏi thăm.  Tôi cảm động lắm, nhưng mệt quá, nói điện thoại cũng không đủ sức, không suy nghĩ được nhiều, nên nói chuyện với ai cũng trả lời nhát gừng, có khi bị gián đoạn nửa chừng.  Rồi một ngày tháng Sáu, anh Năm lại gọi.  Tôi đã khỏe nhiều và bắt đầu nói chuyện lai rai được.  Anh Năm hỏi, chú út mở “Facetime” để anh nói chuyện và coi mặt mày chú út lúc này ra sao.  Tôi xài Samsung Android nên không có facetime, lại đang mệt mõi, nên nói với anh Năm để lần sau…

Nhưng chẳng bao giờ có lần sau để cho chú út gọi anh Năm nữa…

Sau đó, vợ chồng tôi bận rộn chuyện dọn nhà, rồi cơn bão Ida tràn vào thành phố, điện bị cúp gần tháng trời, rồi hàng trăm ngàn thứ chuyện để lo toan.  Đùng một cái, một buổi sáng, đọc trên email, anh em Không Quân thông báo anh Năm đã ra đi.  Tôi giật mình đau đớn.

Đau đớn bởi vì, đáng lẽ ra, tôi là người phải đi trước anh Năm.  Tôi là người khi còn nằm trong nhà thương đã nhận được điện thoại của anh Năm, khuyên tôi ráng giữ gìn sức khỏe, chúc tôi đủ mọi thứ, cầu nguyện cho tôi.  Nhưng tôi vừa lành bệnh, chưa kịp nói một lời cám ơn, chưa kịp… facetime với anh thì anh đã ra đi…

Đối với những người mình quý mến hay quen biết, nghe tin ai đó ra đi đều là một chuyện buồn.  Nhưng anh Năm ra đi làm cho tôi đau đớn vô cùng.   Đau đớn vô cùng, không nói quá, bởi tôi nợ anh Năm nhiều món nợ ân tình.  Nợ anh ngày xưa đã cho anh em chúng tôi được hưởng một căn cứ Không Quân đầy đủ tiện nghi, nợ anh ngày xưa đã không nhốt tôi khi tôi lầm lỗi, nợ anh khi được ăn uống câu lạc bộ với một giá rẻ với đồ ăn ngon…  Anh ngày xưa làm lớn, mình nhỏ thì chuyện nợ anh cũng là chuyện thường.  Nhưng mất nước rồi, qua Mỹ, vẫn còn nợ anh thêm nữa.  Nợ anh khi anh đã tặng tôi một mâm bia Heineken trong một Đêm Không Gian ở San Jose, nợ anh với những cú điện thoại anh đã bỏ thì giờ thăm hỏi, và cuối cùng, nợ anh vì một facetime anh muốn xem mặt tôi mà không xem được…

Chú út xin gập đầu quỳ lạy trước hương hồn anh Năm, ứa hai hàng lệ.  Như em đã viết, nợ tiền nợ bạc thì dể trả, nhưng nợ ân tình thì khó trả vô cùng.  Và có thể, sẽ không bao giờ trả được…

Sáng hôm đó, buồn quá, tôi gọi cho đại úy Thành, trưởng phòng nhân viên của sư đoàn 6 Không Quân, để tâm sự.  Đâu biết rằng, anh Thành lại gọi anh Năm là cậu.  Hai anh em tâm sự một lúc…

Vẫn biết rằng, số phận của con người, kể từ thuở xa xưa, là Sinh Ly Tử Biệt.  Sinh ra là chia lìa, chết đi là từ biệt.  Đứa trẻ sinh ra đời là chia lìa xác thân với người mẹ, đó là Sinh Ly.  Con người lớn lên, nhắm mắt chết đi là từ biệt cuộc đời, đó là Tử Biệt.  Sinh Ly Tử Biệt, nghe sao đau đớn và thấm thía trong những giây phút này.  Ai trong chúng ta rồi cũng đến giây phút đó, khác nhau chỉ là sớm hay muộn mà thôi…

Thôi nhé anh Năm, vùng trời nào đó anh đã bay qua, như lời một bài hát, sẽ còn lại đây những sáng bao la, trong lòng tụi em.  Mãi mãi trong lòng tụi em, những người lính Không Quân của QLVNCH.  Anh hãy yên nghỉ trong lòng yêu thương kính mến của anh em Không Quân, của quân dân miền Nam.


Khóc Thương Anh

Chú út phi đoàn 114



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Nov/2021 lúc 8:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22005
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2021 lúc 10:42am

Ai Giúp Được Ai Sau Ngày Mất Quê Hương Miền Nam Việt Nam?

Hãy%20là%20chính%20mình,%20còn%20những%20người%20khác%20thì%20đã%20là%20chính%20họ%20rồi

 

Tâm sự người ở lại

Sau ngày mất quê hương miền nam VN; những gia đình và con cái của những Sĩ Quan Quân Lực VNCH phải rơi vào cuộc đời bi đát, thê thảm, như từ trời rơi xuống vực thẳm, hố sâu, tận cùng của địa ngục trần gian, những gia đình may mắn nếu có chồng là Sĩ Quan sau khi đi tù trở về hay chết sau 5 năm bị tù, thì vc cấp giấy khai tử và có tên trong danh sách do vc giao cho Mỹ thì được đi theo HO. 

Còn những người bị chết trong tù trước trong thời gian 3 năm, thì không có giấy tờ hợp lệ để được đi HO. 

Trường hợp của tôi nêu trên là sự thật của chính bản thân tôi, cha tôi bị vc bắt đi biệt tích và vc thủ tiêu năm 1975, xử tử ngay thì ai cấp cho gia đình tôi giấy khai tử hay làm thủ tục có tên trong danh sách mà được đi HO. 

Còn nhiều vụ khác, cô bạn tôi là Lê Thị Phương Dung, con gái Đại Tá Lê Văn Mạnh Nhảy Dù trong trận mùa hè đỏ lửa 1972 sau đổi về bộ binh, bị vc giết chết trong tù 3 năm trước thời hạn quy định là 5 năm, cả nhà bạn tôi hiện nay đang sống bên VN đây, ai giúp cho đi?

Có biết, có những người vc miền bắc mua giấy tờ của Sĩ Quan VNCH chết sau 5 năm trong tù, do vc cai tù bán ra mà không báo tin về cho gia đình người chết trong miền nam, thì làm sao gia đình họ được đi HO. Nhưng những người vc này họ được gài ra hải ngoại!

Cậu tôi bị vc bắt và giết chết trong tù trong thời gian 3 năm cả xác cũng không được nhận về như cha tôi vậy, cả gia đình vợ con không đi được HO hiện nay đang ở VN tại Bến Lức, vậy ai giúp cho đi!!! 

Cô Phương Dung sinh năm 63, bạn tôi là con gái lớn trong gia đình, sau cùng phải bán trôn nuôi cả nhà: mẹ cô, em trai sinh năm 64 sau chết vì bệnh ho lao năm 1981; em gái, em trai và em gái sau cùng sinh năm 1975.

Cả nhà bị vc cướp nhà do sống trong khu gia binh, họ phải ra ngoài mướn nhà ở, hết tiền xoay sở, cha thì chết trong tù khi mới được 3 năm, không thể hợp lệ giấy tờ nên không đi được HO.

Cô phải bán trôn nuôi gia đình!

Những người đi được là đã may mắn, thì nên thấu hiểu cho nỗi khổ của những người còn bị ở lại!!!

Nhiều người gia đình Sĩ Quan, đi tù cả chục năm về, không có tiền, nghèo sơ xác, dù có tên trong danh sách nhưng không làm được giấy tờ đi HO vì hở ra là phải đóng $$$, vẫn còn đang sống bên VN, không phải ai cũng có cơ hội ra đi! 

Như bạn Hoài, cha là Trung Tá bị đi tù 10 Năm, về nghèo rách mồng tơi, không $$$ làm giấy tờ nên không đi được HO họ hiện sống dưới chân cầu Thị Nghè bên VN, ai giúp họ đây!!!

Cha của em nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình tù nhân lương tâm 5 năm cùng lượt với nhạc sĩ Việt Khang, nhưng Việt Khang được đi Mỹ, trong khi Anh Bình vẫn bị ở lại VN, nói về cha em Anh Bình thì ông là Trung Tá Quân Y, làm trong Tổng Quân Y Viện VNCH đi tù VC 8 năm về không có $$ làm giấy tờ đi HO, cuối cùng đi đấu tranh tiếp và bị tù tiếp 5 năm, thả ra thì chết luôn, ai giúp cho đi HO?

Nói về chuyện đi vượt biển, tôi đi 5 lần không lọt, nhưng Thiên Chúa đã thương xót nên luôn che chở cứu giúp, không lần nào bị bắt tù và phải mất vàng.

Trong khi cũng là nhà gia đình Sĩ Quan như nhau, cũng khốn khổ sau ngày mất tổ quốc, lại lường gạt Mẹ tôi 16 lượng vàng lá nói là đóng tàu để đi vượt biển, sau cùng gia tộc cô Công Tằng Tôn Nữ Chi Lan, lấy vàng của mẹ tôi và đóng xong tàu, họ đem gia tộc họ đi và bỏ gia đình chúng tôi lại!

Đừng nói với tôi, thời gian sau 30/4/1975 đến 1980 hay sau đó mà có những ai cứu giúp nhau khi bữa đói thì nhiều, bữa no thì hiếm! 

Có những người may mắn đi được dễ dàng nên không thấu hiểu được những hoàn cảnh khốn khổ của những gia đình khác, cũng như đi lâu qúa nên quên những khó khăn trước kia!!! 

Tôi năm nay 60 tuổi, Lycée Gia Long năm 1973, xong tú tài (12) năm 1980. Không được vào trường Y Khoa, nhưng xong đại học Mỹ Thuật Gia Định và sau thì đại học Kinh Tế kế hoạch (thương mại), cuối cùng là trở vào học Centre Culturel Français đường Đồn Đất, lấy tú tài và rời khỏi VN bằng đường du học tự túc.

Qua Belgium, vừa đi làm vừa đi học, lấy tiếp các văn bằng bên này: 1* Đông Y. 2* Thẩm Mỹ viện. 3* Đại Học Mỹ Thuật Arts

Bởi vì tôi không muốn để cho người khác coi thường hay khinh rẻ mình, bởi vì tôi muốn chứng minh con cháu người VNCH chúng tôi luôn hãnh diện và làm vinh quang cho gia tộc.

Chúng tôi không thua cuộc và không đầu hàng!

 

Châu Âu, chiều mùa thu mưa rơi nhớ quê hương!

31/10/2021.

Artiste Nguyễn Hélène My Hanh



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Nov/2021 lúc 10:45am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22005
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2021 lúc 11:09am

Tình Người Vợ Tù


     Mùi ngai ngái xông lên nồng nặc, Tư khó khăn đưa cánh tay dường như bị bẻ gãy dụi mũi. Tiếng nhốn nháo như từ cõi nào vọng lại, kêu ù ù trong lỗ tai:

          - Ê anh ta tỉnh rồi kìa!

          - Anh ta nằm bất động suốt đêm qua!

Một, rồi hai bàn tay xoa bóp vai, cố dìu Tư ngồi dậy:

         - Anh tên Tư phải không? Bị tụi nó đánh nặng tay quá! Anh thấy trong người ra sao? Anh uống chút đường tán cho khỏi bị bệnh đau tức sau này nha!

     Tư muốn trả lời, nhưng hai xương quai hàm cứng ngắt, khó mà mở miệng được. Chàng từ từ cựa mình, cố gắng mở đôi mắt sưng vù, vẫn không thấy rõ nơi đây là đâu. Nhưng những song sắt đan thành ô vuông trên trần nhà và chấn chặn những khung cửa sổ nhỏ, đủ cho Tư hiểu đây là phòng giam, nhà tù! Nhìn những bộ quần áo "sọc ngang" bốc mùi hôi hôi của những người đang vây xung quanh, và những người đang ngồi bó gối lố nhố trong hóc tối... càng làm cho lòng Tư đau nhói, thở dài:

        - Ta lại bị bắt nhốt nữa rồi! "Ðường nào cũng về La... Mã"! Cái câu thành ngữ mà những kẻ thường vào tù ra khám đều thuộc nhão nhề: "Với cộng sản, làm gì thì làm, cuối cùng rồi cũng vào... Khám Chí Hòa"!

4297%201%20TinhNguoiVoTUBTruyen

     Chàng nhớ lại. Khi bị chúng bắt quăng lên xe cây, Tư yên trí sẽ bị đưa về hoặc số 4 Phan Ðăng Lưu, Bà Chiểu; hoặc Bộ Công An ở đường Nguyễn Trải, Quận 1; rồi sau khi tra khảo "vắt chày ra nước", chúng sẽ đưa về Chí Hòa, đường Lê Văn Duyệt cũ, nay chúng đổI tên là Cách Mạng Tháng Tám.

Nhưng, chỗ này hoàn toàn lạ quắt. Chàng không biết nhà lao nào đây?

     Nhìn xuống chỗ ngồi, cái bồn cầu trệt đóng ghét và màu nước tiểu vàng khè thiếu nước dội, Tư lại hắt hơi mấy cái liền. Nước mắt, nước mũi lại ràn rụa. Một tiếng nói có vẻ anh cả:

        - Thằng Òn và thằng đưa nó lại nằm cạnh hai đứa bây đi!

        - Dạ!

      Hai tiếng dạ cùng lúc. Một người bụng to tròn như "cóc chửa", chắc là thằng Òn, một đứa tuổi chưa tới hai mươi, mặt xanh xao, bước tới xóc nách Tư, kéo lê về một góc.  Một chiếc chiếu rách tả tơi được Òn trải ra. Một cái mền rách tơi tả hôi hám được Bé cuộn vụng về để bên cạnh Tư. Thằng Òn rót cho Tư một chén nước từ trong lon guigoz:

        - Chú Tư uống đỡ! Mười 11 giờ mới phát cơm. Tụi nó sẽ phát chén đũa cho Chú.

      Thằng Bé, nói giọng Quảng Nam:

       - Bác bị đánh nặng như rứa, chắc là đau lắm! Mọi chuyện lãnh cơm, nước để cháu lo cho Bác. Khi nào được phép đi tắm, cháu sẽ giúp Bác nghe!

          Tư nghe một luồng cảm xúc dâng lên. Nơi chốn lao tù này, với hai con người có vẻ thấp kém này còn có tình tương thân tương trợ, "tù cũ ấp ủ tù mơí", chứ không "tù cũ ăn hiếp đủ tù mới"! Tư trìu mến nhìn Thằng Òn, thằng Bé, cố mấp máy nói, nhưng nghe trông trống, dường như mấy chiếc răng cửa đã đi theo những cú giáng thô bạo của chiếc dùi cui, cú đá, cú thoi... đêm qua! Tư gật đầu ra dấu cảm ơn hai đứa và mọi người bạn... tù đang nhìn về chàng thương hại! Vài giọt máu chảy ứa ra mép, Tư nghe mằn mặn. Những vết bầm trên mặt, trên ngực đã hiện màu thâm tím, rát bỏng. Tư nghe ê ẩm cả người. Hai cánh tay rã rời. Thằng Bé càng nắn, bóp, Tư càng đau đớn, muốn rên rỉ, nhưng vẫn cố gắng kềm chế.

Tiếng xích sắt vang lên. Cánh cửa nhà tù nặng nề hé mở. Một giọng Bắc ngọng nghệu dội vào:

          - Nê Văn Tư đâu? Ði nàm việc!

          Tư mơ hồ nghe chưa rõ. Một người, chắc là... "tù trưởng",  anh cả, xếp sòng trong Phòng đứng lên, bước tới gần, kéo tay Tư:

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22005
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2021 lúc 11:10am
Tình Người Vợ Tù

  - Cán bộ kêu anh đi làm việc! Cố gắng "giữ gìn" nha!

Tư ngước nhìn hiểu ý, không trả lời. Thằng Òn kéo tay Tư choàng qua cổ, dìu Tư ra cửa. Một chiếc còng chực sẵn. Một tiếng "cắt" khô khan. Một tiếng quát dội ngược:

          - Ði nhanh nên! Ðừng có giã vờ đau đớn nhá!

          Một cú đạp thẳng cẳng. Một tiếng ngã xấp "ứ hự"!. Tư bị kéo đến căn nhà gần cỗng ra vào. Buổi "làm việc" ban đầu chỉ là "thủ tục" viết bản tự khai nhập trại. Với vài cái đập bàn, đá ghế. Với vài mươi lần quát tháo. Với đôi chục bận "nựng nịu" tát vào má vọt máu mũi, Tư được trả về phòng giam khi đã ngất xỉu!

          Bất kể ngày hay đêm, Tư được cán bộ Trại đưa đi "làm việc", lúc với Ty Công An Vũng Tàu - Bà Rịa, khi với Sở Công An Thành phố Hồ Chí Minh, và cả Bộ Công An. Khẩu cung vẫn xoay quanh, cột buột vào:

           - Có phải mày tổ chức vượt biên không? Tiền, vàng mày dấu ở đâu?

          Một tên tỏ vẻ ra cái điều hiểu biết:

          - Mày là ngụy quân biệt phái, là tên do CIA cài lại, có đúng không? Kẻ chỉ huy mày tên gì? Đang ở đâu?

          Tên khác chen vào:

          - Nếu thành thật khai báo, chịu nhận tội gây nợ máu với nhân dân, sẽ được Đảng và Nhà Nước Cách Mạng khoan hồng!

          Cuối cùng khủng khiếp hơn, một tên rút súng K.54 ra, đe dọa thẳng thừng:

              - Chúng tao không tiếc gì vài băng đạn bắn vỡ đầu mày! Ðừng ngoan cố! Thằng phản động!

          Tư đã quá quen đến độ thuộc nằm lòng những lời cật vấn "sắt máu", những đấm đá "ấn tượng" của những kẻ "lòng lang dạ sói", mất hết nhân bản, lấy sự đau đớn, chết đi sống lại của người khác làm thú vui, vinh thăng "nghiệp vụ". Lần nào cũng như lần nào, Tư đều nhất mực không khai bất cứ điều gì:

           - Thưa cán bộ, tôi hoàn toàn không biết gì hết!

Câu nói chưa dứt, Tư đã tiếp nhận những báng súng AK vào be sườn, vào sau xương sống như trời giáng:

           - Mày vẫn ngoan cố hở! Chúng tao đã biết hết rồi! Hồ sơ tội ác do đồng bọn mày cung cấp đầy ắp đây này! Tao hỏi mày lần chót, mày có chịu nhận tội không?

          Một tên mặc thường phục đanh thép ra lệnh:

           - Ngày mai đem bắn bỏ mẹ nó đi!

 ***

        Một tháng nặng nề trôi qua! Từ những lo sợ phập phồng khi có tiếng mở cửa sắt bất chợt, cứ ngỡ là cán bộ quản giáo, những tên câu hồn, tử thần đến gọi tên mình đem xử bắn; nhưng không, chúng kêu hết người này đến người kia đi "làm việc" (tra khảo, ép cung) và họ vẫn được trả trở về phòng, Tư dần dần bớt sợ và thản nhiên, phó mặc cho số phận.     Những vết thương trên người cũng dần dần bớt đau nhức. Những chén cơm hẩm với một vài con khô hố, khô sặc dần dần cũng ngon miệng. Những buổi sáng xếp hàng đi tắm không đầy 30 giây dần dần cũng mát mẻ, sảng khoái. Những buổi chiều, nằm nghe thằng Òn khoe tài nghề nghiệp "thổi xế" (ăn cắp xe) nhanh như chớp của nó từ Bãi Sau ra Bãi Trước, hoăc ngay cả ở Chợ Mới Vũng Tàu, Tư cũng thấy vui vui. Thích thú nhất là nghe thằng Òn kể chuyện "thổi" xe của mấy chú Công An trước cửa Công An Phường ngay khi chúng vừa quay lưng đi. Làm cho chúng bực mình, khi bắt được thằng Òn, chúng tha hồ trả thù bằng những cuộc "tẩm quất" thô bạo, những tiếng chửi thề kém văn hóa! Chúng lấy bộ chìa khóa "nghề nghiệp" của Òn. Nhưng chúng không thể xử dụng một cách thiện nghê như Òn. Còn thằng Òn, chỉ cẩn vài hôm sau là có ngay bộ khóa khác, còn tinh vi, diệu kỳ hơn!

        Cùng với một vài tù nhân khác, Tư kêu thằng Òn chỉ cách mở khóa. Đầu tiên là mở khóa... còng số 8. Thằng Òn hí hửng, ngắt một cọng chiếu bên dưới chỗ ngồi, bẻ làm đôi, lên tiếng thầy đời:

              - Các chú nhớ khi bị còng, đừng bao giờ cựa quậy! Càng cựa quậy, còng càng xiết chặt thêm. Lấy một cây tăm xỉa răng, hay một cọng chiếu, hay bất cứ cọng cây nào nhỏ bằng chưn nhang, chêm vào cái chốt đừng cho còng xiết chặt thêm. Hai bàn tay bắt tréo lên nhau. Ngón tay trỏ và ngón tay cái cầm cọng cây xỏ vào lỗ khóa, đưa từ trái sang phải, rồi hất mạnh lên. Chiếc còng sẽ bật ra ngay.

          Tư  nửa tin nửa ngờ. Chưa có dịp thấy tận mắt thằng Òn mở còng. Thằng Bé buột miệng, đoan chắc:

              - Bác Tư hổng tin, Chủ nhựt này, anh Òn sẽ biểu diễn mở khóa xe vespa của cán bộ Trại ngay tại trưóc sân nhà giam này cho các Bác, các Chú coi nghe!

          Đúng như lời thằng Bé nói, Òn đã được tên Chỉ huy Phó Trại Giam - mà trước kia gọi là Khu Trại Gia Binh này, ở ngay trung tâm thành phố Vũng Tàu, gần dãy nhà "lầu 5 tầng Liên Sô" - kêu ra trước sân:

              - Nếu mày mở được khóa xe vespa của tao trong vòng 1 phút như mày nói, tao sẽ thả mày ngay!

          Thằng Òn nói một cách đầy vẻ tự tin:

              - Dạ, Chú Năm nói thiệt hén? Nhớ lời nhen!

          Người mà thằng ồn gọi là anh Năm đút tay vào túi quần, vênh váo:

              - "Ðảm bảo"!

          Thằng Òn nhắc lại:

              - Chú Năm khóa xe cẩn thận chưa?

              - Khóa cổ xe rồi! Chìa khóa tao bỏ túi đây! Mày bát đầu đi!

              - Dạ! Chỉ cần Chú Năm quay lưng đi, rồi quay mặt lại là xong!

          Tên Năm gằng giọng, phách lối:

              - Rồi! Tao quay lưng đây! Nếu khi tao quay lại mà mày chưa mở xong, tao sẽ nhốt mày thêm 10 năm nữa!

          Thằng Òn reo lớn tiếng:

              - Dạ xong rồi! Máy xe cũng nổ rồi! Mời Chú Năm coi!

          Tên Năm quay mặt lại, lấy tay bẻ thử cổ xe, và nhìn làn khói xịt ra:

              - Mày làm sao hay vậy?

          Thằng Òn được thả thật.

          Nhưng chỉ ba ngày sau, lại thấy nó... mang còng vào trại. Nó nói:

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22005
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2021 lúc 11:11am
Tình Người Vợ Tù

- Ra ngoài chán quá chú Tư ơi! Con cố tình mở trộm chậm chậm cho tụi "Bò Vàng" nó thấy, để nó bắt con, đưa vào đây... thăm các Chú. Ở đây bên các chú con cảm thấy... vui sướng hơn!

          Tư nhìn Òn mà thương hại. Đúng! Giữa xã hội nhiễu nhương, bị bần cùng hóa đến tận cái khố che thân, bị bóc lột đến tận xương tủy, thì một kẻ không nhà, không nơi nương tựa, không người thân, sống bằng nghề chôm chỉa, trộm cắp, thường bị đánh đập... như thằng Òn, thà vào nhà giam nhỏ, tuy chật hẹp, nhưng còn có tình, có nghĩa, có sự cảm thông của các bậc cha chú, anh em, người đồng cảnh ngộ tù tội mất hết tương lai, hơn ở nhà tù lớn bên ngoài! Mất hết tình người! Vố cảm! Vô tâm! Vô tri! Vô giác!

          Thằng Òn nỉ non:

              - Con nhớ nhứt, những lúc đêm về, nghe anh Sáng cất tiếng hát 10 bài Không Tên của Vũ Thành An, với tiếng đàn guitar réo rắc, não nùng! Mà đời... đê mê, tê tái! Chắc cả tháng nay, Chú Tư đã nghe anh Sáng hát rồi phải không? Chú thấy hay không chú?

          Tư gật đầu đồng ý! Tiếng hát ấm nồng, làn hơi phong phú, ngón đàn thiện nghệ, từng nốt nhạc, từng lời ca thấm vào lòng, rung động con tim của hơn 40 con người đang xếp lớp như cá hộp trong một căn phòng không quá 30 mét vuông này:

          - Xoa tay khi em vào đời / Mà đời còn nhiều đắng cay / Hãy đến chia nhau nghèo khó / Quên lo tương lai mịt mờ / Hãy cố yêu người mà sống / Lâu rồi đời mình cũng qua / Lâu rồi đời mình cũng qua...!

        Qua khung cửa hẹp, không gian u tịch lờ mờ ánh sao trời như tâm hồn người sa cơ thất thế. Thỉnh thoảng tiếng kẻng điểm canh từ vọng gác lêu nghêu trên hàng rào kẽm gai, khiến cho tim kẻ cùng đường mạt vận xót xa phận mình, phận người mình thương, mình nhớ! Bất chợt, Tư buông tiếng thở dài:

          - Có lẽ lúc này, Lan đau khổ lắm!

***

4297%202%20TinhNguoiVoTuBT

Anh,

          Em không biết phải bắt đầu từ đâu, để kể chuyện hay tâm sự với anh. Lòng em bối rối, nôn nóng, thương nhớ lẫn lộn!

          Thôi thì, em nhớ đâu viết đó! Hơn nữa, đây là lần đầu tiên, em viết thư cho một người...  con trai, một người đàn ông. Đúng hơn, viết cho người... em yêu, một người mà em tin tưởng sẽ là chồng em! 

          Anh đừng cười em nha!

          Cái đêm anh bị bắt. Chứng kiến tận mắt cảnh anh bị đánh đập, bị quăng lên xe, em đã kêu gào đến ngất xỉu. Nhờ các cô chạy bàn trong quán cà phê biết mặt em, xúm nhau cạo gió, thoa dầu rồi chở em về nhà.

          Sáng hôm sau, em lên Phường Thắng Tam để hỏi thăm tin tức về anh. Chúng cứ loanh quanh tra khảo em:

              - Cô là gì của thằng Tư?  Nó là CIA phải không? Tại sao cô dám chứa chấp nó một cách bất hợp pháp? Nó về đây tổ chức vượt biên phải không?

          Chúng còn hù dọa em đủ điều. Không xong, chúng đổi qua dụ dỗ:

              - Cô ký tên nhận tội cho thằng Tư đi. Nó sẽ được Cách Mạng khoan hồng, thả về ngay!

          Một tên khác nhấn mạnh:

              - Cô ký tên đi, thằng Tư sẽ về ngay! Chúng tôi đảm bảo!

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.414 seconds.