Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/May/2021 lúc 8:30am

Chuyến Bay Định Mệnh Quanh Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ502, Năm 1975 

 

L.G.T.- Bất ngờ đọc được bài Tâm Tình Về Người Lính Năm Xưa, do ông Phạm Phú Nam – Giám Đốc Dân Sinh Media – phỏng vấn Điệp Mỹ Linh, Người Tưởng Đã Nhảy Xuống Biển Tự Tử từ Dương Vận Hạm Thị-Nại, HQ502, năm 1975, liên lạc với Điệp Mỹ Linh.

Nhận thấy trường hợp di tản của cựu quân nhân này cũng rất hy hữu, Điệp Mỹ Linh thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn để người Việt trốn thoát chế độ Cộng Sản Việt-Nam – cũng như hơn năm ngàn người Việt trên HQ502 đã chứng kiến cảnh Người Nhái Nguyễn Văn Kiệt tiếp cứu quân nhân Không Quân này trên biển – được hiểu rõ thêm nhiều chi tiết.(1) 

ĐML.- Kính chào anh Nhiễm. 

NVN.- Kính chào chị Điệp Mỹ Linh

ĐML.- Xin anh cho biết tên, họ. Anh bị động viên hay là quân nhân  tình nguyện? Anh xuất thân khóa mấy Sĩ Quan Không Quân hay là anh từ Trường Bộ Binh Thủ Đức chuyển sang? 

NVN.- Thưa chị, tôi là Nguyễn Viết Nhiễm, tình nguyện gia nhập khóa Hạ Sĩ Quan Cơ Khí Phi Hành năm 1972 tại căn cứ Tân Sơn Nhất, vài tháng trước Mùa Hè Đỏ Lửa. 

ĐML.- Anh làm ơn cho biết đơn vị cuối cùng của anh. Nếu anh từ miền Trung hoặc Cao Nguyên di tản về Saigon, anh vui lòng kể lại chuyến di tản của anh. 

NVN.- Thưa chị, tôi phục vụ tại Phi Đoàn 720 (Vận Tải cơ C-119), Không Đoàn 53 Chiến Thuật, Sư Đoàn 5 Không Quân, Căn Cứ Tân Sơn Nhất, Sài Gòn. Đây là đơn vị duy nhất tôi đã phục vụ từ ngày ra trường cho đến ngày 30/4/75. Tôi không phải di tản trước 30/4/1975, nhưng tôi đã có mặt trong những phi vụ di tản quân và dân tại các phi trường Pleiku, Phù Cát, Nha Trang và Phan Rang. 

ĐML.- Anh vui lòng cho biết gia cảnh của anh và những diễn tiến chung quanh anh vào thời điểm anh ở Saigon cho đến sáng 30/04/75. 

NVN.- Thưa chị, năm 1975 tôi mới 22 tuổi, độc thân và còn sống với Bố Mẹ ở khu đối diện cổng C của Sư Đoàn Nhảy Dù, gần ngã tư Bảy Hiền, chỉ cách phi trường Tân Sơn Nhất khoảng 10 phút xe. Trách nhiệm của đơn vị tôi phục vụ, Phi Đoàn 720 những ngày mới thành lập, là phối hợp với Hải Quân tuần tiễu vùng Duyên Hải miền Nam. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, vì nhu cầu chiến trường, Phi Đoàn 720 được xử dụng như một Phi Đoàn vận tải, chuyên chở quân nhân, hành khách và hàng hóa đi khắp miền Nam. Do đó tôi đã có mặt trong những chuyến di tản vào tháng Ba và tháng Tư năm 1975.

Tại phi trường Pleiku, trưa tháng Ba 1975, trong lúc chúng tôi chờ đợi cho hành khách lên phi cơ về Saigon thì phi trường bị pháo kích. Tất cả hành khách và quân nhân đang làm việc chạy tán loạn ngược về phía trạm hàng không; tôi và anh Trưởng Phi Cơ chui xuống một hố cá nhân kế bãi đậu.

Khi tiếng pháo kích tạm ngưng, chúng tôi vội vã trở lại phi cơ để về Tân Sơn Nhất thì thấy anh Áp Tải đã bị tử thuơng ngay bên cạnh chiếc phi cơ. Chuyến bay trở về Tân Sơn Nhất hôm đó trong thân tàu không có một hành khách nào ngoại trừ thân xác của anh Áp Tải.

Cuối tháng Ba, 1975 trong một ca Trực Hành Quân, chúng tôi được điều động đến phi trường Phù Cát để “bốc” quân nhân Không Quân và gia đình về Nha Trang. Khi phi cơ vừa chạm bánh trên phi đạo, chúng tôi thấy cả ngàn lính, đủ mọi quân binh chủng, từ mé trái phía cuối phi đạo, cùng ùa chạy ra phi đạo.

Trước tình trạng vô trật tự đó, Trưởng Phi Cơ quyết định không vào trạm hàng không như thường lệ mà cho phi cơ chạy đến cuối phi đạo rồi quay đầu lại 180 độ, vẫn để 2 máy quay và chỉ mở 2 cánh cửa đuôi để kéo lính lên. Vì phi trường Phù Cát thiếu an ninh, cho nên, sau phi vụ đó chúng tôi được lệnh không trở lại để “bốc” thêm chuyến nào nữa. 

Kế tiếp là những chuyến di tản quân nhân và gia đình từ Nha Trang về Phan Rang, rồi từ Phan Rang về Sài Gòn. Những chuyến di tản này trật tự được duy trì chứ không hỗn loạn như ở Phù Cát.

Ngày 28/4/1975, chúng tôi được phi lệnh chuyên chở hàng hóa và một số Hoa Tiêu – từ Đà Nẵng mới di tản về Tân Sơn Nhất – xuống phi trường Bình Thủy, Cần Thơ 2 lượt. Sau khi hoàn tất chuyến bay buổi sáng, trước khi đi ăn trưa tôi cho Trưởng Phi Cơ biết tàu vẫn còn đủ xăng để đi phi trường Bình Thủy chuyến thứ 2. Khi trở lại tàu để bay xuống Cần Thơ lần thứ 2, tôi thấy cả 4 bình xăng đều được bơm đầy. Tôi thắc mắc thì Trưởng Phi Cơ cho biết phi trường Biên Hòa đã bị bỏ rơi vì chiếc C-119 thứ 2 của Phi Đoàn 720 đi Biên Hòa sáng hôm đó, sau khi đáp đã không thấy ai ra bốc hàng. Do đó, anh xin lính trông coi máy bay dưới đất đổ đầy xăng để phòng hờ, nếu cần, chúng tôi sẽ có đủ nhiên liệu để bay thẳng qua Utapao, Thái Lan.  

Khoảng 6:00 giờ chiều cùng ngày, 3 chiếc A-37 từ Phan Rang vào thả bom xuống Tân Sơn Nhất. 

ĐML.- Xin anh cho biết nguyên do anh gặp lại bạn cùng xóm và cả hai anh lấy L19 bay ra biển từ phi trường nào? Lúc mấy giờ? Lúc đó tình hình tại phi trường đó như thế nào? 

NVN.- Thưa chị, phi công lái L-19 là Thiếu Uý Nguyễn Thành Hưng. Anh Hưng phục vụ tại Phi Đoàn 120 Quan Sát, Sư Đoàn I Không Quân, trong phi trường Đà Nẵng. Tôi và anh Hưng thân nhau từ năm 15 tuổi khi cả 2 cùng sinh hoạt chung trong toán Nhân Dân Tự Vệ. 

Khi Q.L./V.N.C.H. di tản khỏi vùng I, đơn vị của anh Hưng được dời về Tân Sơn Nhất. Trong thời gian chờ đợi để bổ sung, ngoài giờ làm việc anh, Hưng trở về sống trong căn nhà của Bố Mẹ anh. Những buổi sáng rảnh rỗi chúng tôi thuờng xuyên gặp nhau tại một quán café gần nhà.

Tối 28/4, khoảng 11:00 giờ, những sĩ quan cao cấp của Không Đoàn và các Phi Đoàn đã đem gia đình ra Côn Sơn; ngoài ra chúng tôi không nhận được một tin tức hoặc chỉ thị nào khác. Trong khoảng thời gian này thỉnh thoảng Cộng Sản lại pháo vài trái vào phi trường. Một, hai trái nổ rất gần chúng tôi. Trước tình trạng nguy hiểm đó, anh Hưng và tôi quyết định trở về nhà để tránh pháo kích.

Sáng 29/4, khi đang uống café tại quán, chúng tôi nghe đài phát thanh thông báo Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh tất cả quân nhân phải trở lại đơn vị. Thời điểm đó, anh Hưng đang đợi bổ sung, đơn vị của tôi tại Tân Sơn Nhất, cho nên chúng tôi bảo nhau cùng vào Tân Sơn Nhất. 

Khoảng 9:00 giờ sáng chúng tôi vào đến Phi Đoàn 720. Số người có mặt trong Phi Đoàn rất ít. Tuy nhiên các vị chỉ huy của Phi Đoàn có mặt đầy đủ. Anh Hưng và tôi trở về nhà. 

Khoảng 11:00 giờ trưa cùng ngày, đang đùa giỡn với vài người bạn hàng xóm, tôi thấy một chiếc C-119 thuộc Phi Đoàn của tôi cất cánh, kế tiếp là vài chiếc C-130. Tôi đoán có lẽ các Phi Đoàn đã được lệnh mang phi cơ đi về vùng IV để tránh pháo kích. Tôi vội chạy qua nhà anh Hưng, rủ anh cùng trở lại phi trường Tân Sơn Nhất. 

Bên trong phi trường lúc này rất vắng vẻ. Lối ra các bãi phi cơ chẳng còn ai canh gác. Vào đến nơi thì nguyên một khu vực rộng lớn gồm các Phi Đoàn 720, Phi Đoàn 435, Phi Đoàn 437 và Không Đoàn 53 không còn một bóng người! 

Chúng tôi chạy ra bãi L-19. Nơi này cũng rất vắng vẻ. Tôi và Hưng chia nhau làm việc. Anh Hưng lo kiểm soát bình điện, còn tôi kiểm soát bình xăng. Khi tìm được chiếc phi cơ có điện và xăng đầy đủ thì một nhóm khoảng 5 người đến xin đi theo; nhưng vì chiếc L-19 chỉ có 2 ghế cho nên cuối cùng trên phi cơ chỉ có tôi, Hưng và 2 Thiếu Tá trực thăng. Vì trong tình trạng khẩn cấp, anh Hưng đã không ra phi đạo mà vội vã cho tàu cất cánh ngay trên taxi way (đường dẫn ra phi đạo). Nhưng phi cơ bị quá tải, không đủ sức nâng; vì vậy phi cơ không cất cánh nổi. Sau vài phút điều đình, một vị Thiếu Tá bằng lòng rời phi cơ. Cuối cùng trên tàu còn 3 người và chúng tôi đã an toàn đáp xuống phi trường Bình Thủy, Cần Thơ khoảng 1:30 giờ trưa 29/4. 

Vừa ra khỏi chiếc L-19, hai Quân Cảnh ập đến yêu cầu chúng tôi lên xe Jeep. Họ đưa chúng tôi về văn phòng làm báo cáo vì chúng tôi đã tự ý đem phi cơ từ Tân Sơn Nhất xuống Bình Thủy. Sau khi trình bày tình trạng an ninh tại Tân Sơn Nhất, Quân Cảnh để chúng tôi tự do. 

Ngay sau đó Thiếu Tá trực thăng chia tay chúng tôi để tìm gặp bạn bè. Phi trường Cần Thơ lúc bấy giờ vẫn họat động rất bình thuờng, dường như không hề chịu một áp lực nào của Cộng quân. 

Tối đến, chúng tôi gặp lại những Hoa Tiêu mà ngày hôm trước chúng tôi đã đưa họ từ Tân Sơn Nhất xuống Bình Thủy. Cùng với họ, chúng tôi vô tư ăn uống, vui chơi tại câu lạc bộ trong phi trường. Không ai ngờ rằng đó là bữa ăn uống cuối cùng trên đất Việt. 

Sáng 30/4, cùng với khoảng 20 người bạn, chúng tôi tụ tập trên sân của một Phi Đoàn A-37. Chúng tôi cùng quây quần lắng nghe tin tức của đài phát thanh Saigon qua một radio nhỏ. 

Khi nghe Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chúng tôi bàng hoàng, tức tưởi! Mọi người cùng im lặng với tâm tư chua cay, tủi nhục của những kẻ thua cuộc! Vài phút sau, tất cả đồng loạt đứng dậy chuẩn bị ra phi đạo lấy máy bay để rời phi trường, mặc dầu chưa biết sẽ đi về đâu! Tuy nhiên, chúng tôi còn do dự vì có vài anh lính phòng thủ phi trường ngăn cản lối ra các bãi phi cơ. Rồi thật bất ngờ, một vị Trung Tá đã đánh liều, vượt qua những anh lính phòng thủ, thế là chúng tôi cùng chạy ùa theo. Tôi và anh Hưng cùng lập lại những công việc đã làm lúc rời Tân Sơn Nhất để tìm một phi cơ đầy đủ xăng và điện. 

Khoảng 11:30 giờ trưa cùng ngày, chúng tôi rời phi trường Bình Thủy. 

ĐML.- Thưa anh, sau khi phi cơ cất cánh, anh và anh Hưng dự định bay đi đâu? 

NVN.- Sau khi đã bình phi, qua hệ thống vô tuyến trên phi cơ, chúng tôi liên lạc với vài người bạn đang bay trong khu vực và cho họ biết chúng tôi sẽ trở về Saigon. Nhưng ngay sau đó, chúng tôi thay đổi huớng bay khi được tin Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ đang chờ đón quân nhân miền Nam ngoài khơi Vũng Tàu. 

ĐML.- Khi thấy hạm đội Hải-Quân Việt-Nam, tại sao anh và anh Hưng lại chọn HQ502?

NVN.- Thưa chị, đến hải phận Vũng Tàu, đầu tiên chúng tôi thấy cả vài chục chiếc tàu đánh cá cùng hướng ra biển. Vài phút sau đó chúng tôi thấy một chiến hạm của Hải-Quân Việt-Nam; chiến hạm này khá lớn nhưng nhỏ hơn HQ 502, trên boong tàu chật kín người. Bay xa thêm một chút nữa, chúng tôi thấy Dương Vận Hạm Thị Nại, HQ 502, trên tàu cũng đầy nghẹt người. Chúng tôi xuống thấp để quan sát. Hình như tôi đã cầm một miếng vải trắng vẫy tay chào mọi người trên tàu. Tôi và Hưng cùng bàn với nhau, tàu lớn chắc chắn có xuồng cấp cứu; vì vậy chúng tôi bỏ ý định tìm chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ. Anh Hưng và tôi đồng ý nhảy xuống biển để theo HQ 502.

ĐML.- Trước khi nhảy xuống biển, cảm tưởng của anh như thế nào? 

NVN.- Thưa chị, trước khi nhảy ra khỏi chiếc L-19 tôi rất bình tĩnh. Tôi bảo anh Hưng cho tàu bay lòng vòng để tôi cởi bỏ đôi giày. Chắc chắn lúc đó tôi không hề nghĩ đến cái chết. Tôi tin tưởng một cách tuyệt đối rằng cứ nhảy xuống biển rồi sẽ được cứu vớt, do đó tôi đã không một chút phân vân, phóng ra khỏi phi cơ khi anh Hưng hô “nhảy!” 

ĐML.- Được Người Nhái Hải Quân vớt, cảm nghĩ của anh như thế nào? 

NVN.- Thưa chị, tôi còn nhớ rất rõ, tôi đã nhảy xuống trước mũi chiếc HQ 502. Thế rồi con tàu khổng lồ từ từ trôi qua tôi mà không hề thấy một chiếc xuồng cấp cứu nào đến như tôi mong đợi. Tôi bắt đầu thất vọng! Đầu óc tôi lúc bấy giờ rất căng thẳng nhưng bình tĩnh. Rồi thật bất ngờ, một thanh niên bơi về phía tôi, trên tay anh mang theo một áo phao. Anh nói tôi ôm vào chiếc phao, dặn tôi cố sức đạp hai chân thật mạnh, rồi anh kéo tôi về HQ502. Anh thật là một người can đảm, đầy nhân ái đã bất chấp nguy hiểm để cứu vớt một người không hề quen biết.

Xin cảm tạ Thiên Chúa và muôn vàn cám ơn anh Kiệt đã cứu mạng tôi. 

ĐML.- Xin anh cho biết, thấy anh phi công nhảy ra, “tưng lên” rồi chìm ngay, anh nghĩ gì?

NVN.- Thưa chị, trước khi anh Kiệt kéo tôi về đến chiếc tàu thì tôi nghe tiếng chiếc L-19 đâm xuống biển mé bên kia của chiếc HQ 502. Nhưng vì bị chiến hạm to lớn che khuất, tôi không thấy được điều gì xảy ra phía bên kia. Sau khi được kéo lên boong tàu, câu nói đầu tiên tôi nghe là “bạn anh chết rồi”!  Lúc đó tôi mới biết anh Hưng đã vĩnh viễn ra đi! 

ĐML.- Sau khi lên HQ502, anh nghĩ gì và cảm tưởng của anh về người bạn thiếu may mắn của anh như thế nào? 

NVN.- Thưa chị, lên được boong tàu tôi rất yếu và mệt, có lẽ không quen bơi lội. Sườn bên trái của tôi bị sưng khá lớn. Tôi bị lột mất bộ quân phục đẫm ướt và được đặt nằm trên một băng ca hay trên ghế của chiếc trực thăng, tôi không nhớ rõ lắm. Tôi vô cùng buồn bã, chán chường trước cái chết của anh Hưng! Anh là người thân duy nhất đã cùng tôi chia xẻ những gian nan, nguy hiểm trên đường trốn tránh cộng sản; đến khi được tạm yên ổn thì anh lại bị tử nạn! Những ngày sau đó tôi mang tâm trạng chán chường của một người đã bị tước đoạt tất cả những gì mình yêu quí! Tôi nhận biết tôi đã thiếu anh Hưng một món nợ vô giá, không thể đền đáp được!

ĐML.- Anh có thấy hoặc nghe người nào nhảy xuống biển vào tối 30/04/75 hay không? Hay là anh có nghe đồng bào và quân bạn trên HQ502 bàn tán về người đã nhảy xuống biển ngay đêm sau khi anh được vớt hay không? 

NVN.- Thưa chị, tối 30/4 người tôi vẫn còn yếu, tôi chỉ nằm nghỉ ngơi. Nhưng tối hôm sau, trong lúc tôi lẩn quẩn trên boong tàu để tìm người quen thì nghe hai người đàn bà ở tầng trên bàn tán với nhau về chuyện anh phi công L-19 sống sót đã nhảy xuống biển chết theo người bạn đêm qua. Ngay lúc đó tôi đã đính chính và xác định với họ chính tôi là người đã nhảy ra khỏi chiếc L-19.

ĐML.- Thưa anh, gia đình anh Hưng nhận được tin buồn của anh ấy vào thời điểm nào? Ai báo tin?

NVN.- Thưa chị, đầu năm 1976, tôi không nhớ rõ vào tháng nào, tôi đã gặp Thịnh, em ruột của anh Hưng tại một khu buôn bán của người Việt tại Arlington, VA. Tôi báo tin buồn với Thịnh. Năm 1978 tôi nhờ một người ở Kowloon, Hong Kong chuyển về Việt-Nam một lá thư cho bố mẹ tôi, trong đó tôi cũng báo tin về cái chết của anh Hưng. Cha mẹ anh Hưng đã nhận được hung tin vào thời điểm này.

Sau đó, vào vài dịp trở về Việt-Nam thăm gia đình, tôi đều đến thăm Bố Mẹ anh Hưng và kể đầy đủ chi tiết về chuyến đi và cái chết của anh. Sau này bố mẹ anh Hưng chuyển đi nơi khác, lâu rồi tôi không còn gặp Ông Bà nữa. 

ĐML.- Từ 1975 đến nay anh có biết tin hoặc liên lạc với Người Nhái đã cứu anh hay không?

NVN.- Thưa chị, trong thời gian còn ở trên HQ 502 tôi, tìm đến anh Kiệt để cám ơn đã cứu mạng. Khi đến trại Orote Point, Guam tôi cố tìm anh nhưng không gặp. Ở Guam vài tuần, tôi xin đi Indian Town Gap, PA. Từ đó đến nay tôi không gặp và cũng không nghe tin tức gì về anh Kiệt. Tôi dò hỏi vài người bạn sinh sống ở quận Cam về anh Kiệt nhưng cũng không hiệu quả. Rất mong được tin của anh.


ĐML.- Xin anh vui lòng cho biết tình trạng gia cảnh của anh hiện tại? 

NVN.- Thưa chị, tôi đã lập gia đình vào năm 1981. Được 3 cháu, hai gái, một trai. Hai cháu lớn đã trưởng thành, xong Đại Học và đang có công việc vững chắc. Cô Út vẫn còn trong Đại Hoc. Bà xã tôi là Accountant, làm việc cho chính phủ Liên Bang. Phần tôi, trước khi về hưu là Kỹ Sư Cơ Khí (Mechanical Design Engineer) của hãng Philips.

ĐML.- Lần đầu tiên đặt chân trở về phần đất mà anh suýt vong mạng lúc anh tìm cách lìa xa, xin anh vui lòng cho biết cảm tưởng của anh như thế nào? 

NVN.- Thưa chị, Bố tôi và 8 người em hiện còn sống tại Sài Gòn cho nên tôi đã trở về Việt-Nam vài lần. Lần đầu tiên vào cuối tháng 11, 1990, gần đây nhất, vợ chồng tôi đã đưa các cháu về Việt-Nam ăn Tết Ất Mùi với Bố tôi. Ông cụ nay đã 88 tuổi. 

Năm 1990, trên chuyến bay của Thai Airways đáp xuống Tân Sơn Nhất có lẽ chỉ có vài người Việt Nam, đa số là dân Úc và Đài Loan. Trước khi rời phi cơ, một anh bộ đội bước vào trong thân tàu, tay cầm một tờ danh sách hành khách. Quả thật lúc đó tôi rất lo sợ vì không biết chuyện gì sẽ xảy đến cho mình. 

Khi ra khỏi máy bay, quan sát cảnh vật bên trong phi trường Tân Sơn Nhất, lòng tôi dâng lên nỗi buồn vô tận! Thời còn tại ngũ, tôi đã quá quen thuộc với cảnh nhộn nhịp người ra, kẻ vào và không khí ồn ào, tấp nập của các phi cơ đủ loại lên xuống. 

Hôm tôi trở về, cả phi cảng chỉ có duy nhất một phi cơ của hãng Thai Airways. Tất cả nhà cửa, công sở xuống cấp một cách tàn tệ và hoang vắng ngoài sức tưởng tượng! Càng buồn hơn nữa khi đi qua những đường phố tàn tạ và chật hẹp trên quãng đường từ Lăng Cha Cả về nhà tôi. Tôi đã vô cùng xót xa trước cuộc sống quá nghèo nàn, cơ cực và luôn luôn sợ sệt của những người thân quen. Cay đắng hơn cả là khi tôi gặp lại cô bạn cũ – người đã từng làm rung động biết bao trái tim của đám trai tráng chúng tôi, ngày trước – nay ngồi bán xôi bên lề đường với bộ quần áo vá víu nhiều chỗ!

Những gì tôi thấy và nghe được trong chuyến về Việt-Nam đầu tiên đã chứng minh rằng nhà cầm quyền Cộng Sản là một lũ độc tài, ngu dốt, đã đưa toàn dân đến cảnh lầm than, đói khổ. Họ chỉ biết dùng quyền lực để đàn áp, bóc lột người dân. 

ĐML.- Cảm tưởng của anh sau khi đọc bài ông Phạm Phú Nam phỏng vấn Điệp Mỹ Linh như thế nào? Làm thế nào anh có địa chỉ email của Điệp Mỹ Linh? 

NVN.- Thú thực với chị, nếu không có hình của chiến hạm mang số 502 trên trang 35 của tờ báo có lẽ tôi đã không đọc bài phỏng vấn. Đã hơn 40 năm rồi, tôi đã đọc cả trăm bài viết về những ngày cuối của cuộc chiến Nam Bắc và các cuộc lui quân, di tản bi thuơng của quân và dân từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Kontum,v.v . . . Tôi đọc đã đủ, không muốn đọc thêm nữa. Nhưng chính hình chiến hạm HQ502 của tạp chí Thế Giới Mới, số 706 đã làm sống lại trong tôi chuyến bay định mệnh ngày 30/4/1975! 

Tôi vô cùng xúc động, ngồi yên lặng khá lâu, nhớ đến chuyện cũ. Khi đọc đến đoạn nói về chiếc L-19 thì tâm tư tôi lẫn lộn những cảm giác buồn bã, bùi ngùi, tiếc nuối! Đến câu hỏi của ông Phạm Phú Nam “Điều đó có đúng hay không (lời đồn anh phi công phụ tự tử)?” Chị đã trả lời “Hơn 5000 người trên chiến hạm HQ502 không ai xác quyết được. Nhưng đã mấy mươi năm qua không hề nghe anh phi công phụ lên tiếng”. Đọc đến đây tôi bỗng mang mặc cảm của một kẻ có lỗi và đang bị khiển trách! Lỗi gì và lỗi với ai? Quả thật tôi không rõ. Bà xã tôi khuyên tôi nên liên lạc với tòa báo để làm rõ câu chuyện; nhưng tôi lại tìm chị vì biết chị là người năm xưa đã chứng kiến chúng tôi nhảy ra khỏi chiếc L-19.

Trước khi về hưu, trong việc làm hàng ngày tôi thuờng xuyên dùng internet để tìm kiếm tài liệu và những thông tin liên quan đến công việc. Do đó kiếm tìm một người có khá nhiều dấu ấn trên mạng internet (http://www.diepmylinh.com/) không có gì khó khăn cả. 

ĐML.- Xin cảm ơn anh. 

NVN.- Xin cám ơn và chào chị.


Điệp Mỹ Linh

www.diepmylinh.com

 

1.-  Ông Không Quân Nguyễn Viết Nhiễm nhờ ĐML giúp để liên lạc với Biệt Hải Nguyễn Văn Kiệt – người đã cứu ông Nhiễm trên biển, năm xưa. Sau đó, ông Nhiễm đã đưa gia đình xuyên tiểu bang đi thăm gia đình Biệt Hải Nguyễn Văn Kiệt. Câu chuyện “huynh đệ chi binh” trong bối cảnh chiến tranh có đoạn kết tuyệt đẹp!



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/May/2021 lúc 8:32am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2021 lúc 5:44am

Chuyện Thuở Giao Thời


Nha%20Van%20Tieu%20Tu

Tháng 3, rồi tháng 4 năm 1975, thiên hạ chạy di tản rần rần từ miền trung vào trong nam, rồi từ đất liền « chạy » ra biển, nhốn nháo hỗn loạn chẳng biết «trời trăng» gì hết, chỉ có một ý nghĩ rõ rệt ở trong đầu là «Ở lại với tụi nó là chết !». Vậy rồi giai đoạn di tản đó chấm dứt vào ngày 30 tháng 4.

…Giữa tháng 4, một thằng bạn gọi điện thoại cho tôi, nói :
 « Mầy đừng đi di tản. Ở lại đi ! Không có sao hết ! Tao bảo đảm ». Thằng nầy làm lớn trong «Tổng Nha», nó nói «chắc như bắp» !
Lại một thằng bạn khác – thằng này người Pháp, làm việc ở sứ quán Pháp – nói trong điện thoại, giọng rất bình thản: «Mầy đừng đi đâu hết ! Mọi việc đều đã thoả thuận trước rồi ! Yên tâm!».
Riêng tôi, tôi nghĩ: «Mình làm việc cho hãng dầu ngoại quốc trực thuộc hãng quốc tế SIPC (Shell International Petroleum Company – Anh Quốc) chắc không sao !».
Vậy là tôi quyết định ở lại…

…Ngày 30 tháng tư năm 1975 ! Việt cộng vào “đớp” hết, công tư gì cũng đớp hết, thượng vàng hạ cám gì cũng đớp hết. Họ gọi hành động đó bằng một danh từ nghe cũng…văn chương :«Tiếp Quản».

Không biết hai thằng bạn tôi kể ở trên có…tức hộc máu hay không khi thấy mình bị gạt dễ dàng như con nít ?
Riêng tôi, tôi thấy như tôi từ trên trời rơi xuống, thấy những gì xưa nay mình học, mình hỏi, mình hiểu biết, mình suy luận v.v…đều sai bét đối với «cái gọi là cách mạng»!

Hãng dầu tôi làm việc bị tiếp thu bởi…«ê-kíp» có bí số K7. Những người nầy mặc đồ đen đội mũ tai bèo đen. Mấy tay có vẻ «xếp» mang túi dết ngang hông và bao súng lục nằm…sau đít ! Họ chiếm kho dầu Nhà Bè và văn phòng trung ương ở đường Thống Nhứt.

Hai hôm sau, có tin bộ đội vào kho Nhà Bè «vít» K7 ra ngoài, vì kho dầu không thuộc quyền quản lý của mấy cha K7.
Vậy là trong cái tổ chức rất là…«cách mạng» nầy, cái «đầu não» của công ty không còn dính với cái thân mình là kho dầu nữa!
Phải nói thiệt: tôi làm việc cho hãng dầu hơn 19 năm, đã đi thăm viếng nhiều hãng dầu ở các quốc gia khác, nhưng chưa thấy một tổ chức hãng dầu nào…khùng như vậy!

Qua sáng ngày thứ ba, tôi được chở xuống kho Nhà Bè để hướng dẫn một ông tướng VC đi viếng kho (Có lẽ mấy tên «nằm vùng» đã cho bọn «cách mạng» biết rằng tôi…rành kho dầu này lắm!)
Đến kho, tôi được «ông» bộ đội xếp kho cho biết ông tướng là «xếp» cục hậu cần. Tôi tưởng tượng sẽ gặp lão ta với bộ quân phục thẳng nếp và một ngực mề đai như thường thấy ở mấy tướng các nước cộng sản!

…Xe ông tướng đến. Bước xuống là một người cao lớn mặc bộ đồ «xá xẩu» tàu bằng lụa màu ngà, đội nón Panama trắng, miệng ngậm ống đót có điếu thuốc đang cháy dở.
Được giới thiệu, ông ta không bắt tay tôi, chỉ gật nhẹ đầu, nói:
«Ta đi thôi!». Tôi lưu ý ông ta đừng hút thuốc trước khi vào kho. Ổng gạt bỏ mẫu thuốc nhưng vẫn ngậm ống đót trên môi…

Kho Nhà Bè lớn lắm. Ngoài bốn cầu tàu chiếm hết mặt sông, trên bờ có khu bồn chứa và các khu nhà máy trộn nhớt, trộn hoá chất, sản xuất thùng thiếc 20 lít đựng dầu hôi, châm dầu vào thùng 200 lít, nhà máy nhựa đường.v.v…
«Phái đoàn» đi viếng gồm có ông tướng, hai người hộ vệ và xếp kho. Vì kho dầu không làm việc nên tôi chỉ đưa họ đi…phớt phớt vòng ngoài các khu nhà máy.

Tôi có ý đợi họ đặt câu hỏi, nhưng không nghe cha nào nói một tiếng. Sau nầy, tôi mới biết rằng ngoài bắc không có những gì chúng tôi có ở trong nam, cho nên họ không biết…khỉ gì để mà hỏi!

Đến khu bồn chứa, bỗng ông tướng chỉ một cái bồn, hỏi:
«Cái bể nầy bao nhiêu khối ?».
Tôi trả lời: «Mười lăm ngàn m3».
Hỏi: «Mỹ nó làm cho các anh đấy à?».
Trả lời: « Không có thằng Mỹ nào vô đây hết! Toàn là dân Việt Nam thực hiện».

Nghe vậy, lão ta cười khẫy: «Làm gì có! Ở ngoài ta, trên 2000 khối là phải ông Liên Xô hay ông Trung Quốc thực hiện cơ!».
Cái cách thằng chả nghi ngờ lời tôi nói đã chạm mạnh tự ái của tôi, đồng thời cũng cho tôi thấy rằng miền bắc của mấy chả nó dở ẹc hà ! Tôi nhấn mạnh
 “Tất cả ba mươi mấy cái bồn nầy, lớn nhỏ gì cũng do nhà thầu thực hiện với thầy thợ hoàn toàn người Việt.”

Tôi đưa mấy người đến xem cái bồn mới làm xong cách đây mươi hôm. Đó là cái bồn lớn nhứt kho Nhà Bè, 30000 m3, do nhà thầu Việt Nam EVS thực hiện, nó lớn bằng nửa cái sân banh!.
Từ đó, mấy chả làm thinh luôn cho đến về văn phòng để họp với mấy anh em cấp chỉ huy cũ theo ý muốn của ông tướng !

Sau khi nghe mấy anh em lần lượt trình bày lý lịch, cấp bậc, phần việc và lương bổng của mình, ông tướng nói :
 « Các anh yên tâm: Đảng và Nhà Nước sẽ trả lương các anh y như cũ. Cứ yên chí phục vụ !».
Nghe giọng ông ta rất tin tưởng vào những gì ổng nói, mình cũng thấy tin tưởng theo…

Thời gian sau, hãng dầu đường Thống Nhứt được mang tên «Công Ty Xăng Dầu Khu Vực Hai».
Hỏi «Khu Vực Một» ở đâu thì được trả lời « Chưa có, nhưng đã có Tổng Công Ty ở Hà Nội » ! Cách mạng có khác!

Rồi là «xếp thang lương», nghĩa là mỗi ngành mỗi nghề đều được xếp cấp bậc trên từng thang lương, từ đó lãnh lương mỗi tháng 2 kỳ, mỗi kỳ nửa lương.
Tôi được xếp « kỹ sư bậc 2 trên 6 », nghe…khoẻ re.
Thang lương có 6 bậc mà mình nằm gần trên đĩnh rồi, họ cũng biết…chấm điểm đó chớ !
Ai dè khi lãnh lương mới…té ngửa : mấy chả xếp thang lương ngược , hạng nhứt là bậc 6 nằm trên hết, rồi tuột lần xuống dưới chót là hạng một. Tôi bậc 2 trên 6, là hạng…áp chót! Mẹ!…

Tôi lãnh 80 đồng tiền mới (Vậy là thằng cha tướng Tổng Cục Hậu Cần đã nói láo !) Bực mình, chạy đi gặp thủ trưởng, ảnh nói :
 «Trời đất ! Bác Hồ chủ tịch nước mà chỉ lãnh có 200 đồng. Còn anh, anh lãnh tới 80 đồng còn muốn gì nữa ?».
Thấy thằng chả đem « Bác Hồ » ra…làm chứng, tôi biết có cãi cũng vô ích. Rồi tôi nhớ ra là anh tài xế cũ của tôi bây giờ lãnh 90 đồng, tôi…đánh đòn chót:
«Vậy thôi anh cho tôi làm tài xế, đi!».

Thằng chả cười, thấy như tôi sao quá khùng, nên vừa lắc đầu vừa trả lời: «Đâu được! Anh là Kỹ Sư đâu làm tài xế được!». Tôi làm thinh, bước ra khỏi văn phòng thủ trưởng mà thấy như mình từ trên trời rơi xuống!

…Tôi «chịu trận» với cái gọi là «cách mạng» hết ba năm. Vượt biên thất bại hết ba lần, qua lần thứ tư đi thoát, để bây giờ – ba mươi mấy năm sau – ngồi viết mấy dòng nầy nhân ngày 30 tháng tư thứ 37…mà thấy không phải tôi đã từ trên trời rơi xuống, chính mấy thằng cha «cách mạng» mới là từ trên trời rơi xuống!

Tiểu Tử
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2021 lúc 5:57am

NHỮNG THÁNG TƯ ĐÃ QUA


SaigonVaTuoiTho

Tôi nhìn thấy Sài Gòn lần đầu tiên là vào một tối tháng 5-1975.

 Khi đoàn xe đưa chúng tôi – những người Hà Nội – vào đến Biên Hòa, trên xe có tiếng nói như reo:
“Xa lộ Biên Hòa kìa!”.
Mọi người nhìn ra ngoài: một con đường rất lớn và thẳng tắp, lại được chia đôi bằng… bức tường thấp, trông thật lạ lùng.


Trên xa lộ khi ấy không có đèn nhưng xe hơi lao vun vút, ánh sáng như sao sa.
Qua cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ) đường phố Sài Gòn hiện ra với xe máy, xe đạp mini, những cô gái tóc dài buông xõa thong thả trong tà áo dài hay chiếc đầm ngắn, các anh thanh niên “cao nhòng ốm nhom” quần loe áo sơ mi bó sát, những hàng quán đèn màu rực rỡ…

Đêm đó chúng tôi nghỉ lại trong một tòa nhà trên đường Hàm Nghi, sáng sớm thức giấc bởi tiếng lao xao của khu Chợ Cũ.
Một quanh cảnh không quá “phồn vinh” như những gì tôi được nghe nói về Sài Gòn, nhưng có gì đó mang lại cảm giác thật bình dị, dễ gần. Những tháng sau đó tôi tiếp tục đi học và có nhiều bạn bè ở trường, ở hẻm phố nơi tôi sống.

Tôi quen dần với Sài Gòn qua những người Sài Gòn chân thành và lịch thiệp: từ dì bán hàng trong chợ đến bác xích lô bên đường, từ ông công chức đến cô giáo…

Tôi quen dần với cơn mưa Sài Gòn đến nhanh và đi cũng nhanh, để lại không khí tươi mát cho thành phố những ngày nắng nóng.
Với tôi, khí hậu thời tiết cũng như tính cách người Sài Gòn thật là dễ chịu. Dù vẫn hoài niệm về Hà Nội của thời thơ ấu với bốn mùa xuân hạ thu đông nhưng Sài Gòn hai mùa mưa nắng rõ ràng đã trở thành nỗi nhớ mỗi khi tôi xa thành phố.

Sài Gòn khi ấy là nhạc Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An… qua dàn Akai vang lên trong những quán cà phê, hay bản vọng cổ, điệu bolero trong hẻm nhỏ nơi xóm nhà lá…
Sài Gòn là một đô thị rất lớn và đang còn nhiều bề bộn trong những ngày mới thay đổi nhưng bên trong vẫn giữ được khoảng lặng để chiêm nghiệm về thân phận con người từng mong manh trong cuộc chiến.
Sài Gòn khi ấy là đô thị thương mại hàng hóa ngập tràn, những ngôi chợ lớn nhỏ khu vực nào cũng có, những thương xá rực rỡ luôn tấp nập ngày đêm.
Mua bán nơi sang trọng hay bình dân đều thân thiện “mua giùm bán giúp”…

Rồi những năm sau, nhiều bạn bè tôi ra đi, những người còn lại đều chịu đựng thời bao cấp khó khăn như nhau và chia sẻ cho nhau nhiều hơn…
Hơn bốn mươi năm qua, Sài Gòn có quá nhiều thay đổi nhưng ký ức đầu tiên về Sài Gòn luôn còn đó, không hề thay đổi. Vì với tôi Sài Gòn là quê hương. Từ đó đến nay, bao nhiêu tháng Tư đã trôi qua…

Có một tháng Tư, tôi hẹn gặp bạn từ xa về. Chúng tôi tuy xuất thân từ “hai phía” nhưng thân thiết với nhau từ ngày đầu gặp nhau ở Sài Gòn, sau này bạn ra đi nhưng vẫn còn đó sự chân thành và cảm thông khi nhìn về quá khứ, “để cho con trẻ mai này còn được ngồi bên nhau, chúng ta nhẹ nhõm hơn mỗi khi gặp lại”.
Lần này gặp lại nhau ai ngờ là lần cuối, vì sau đó bạn ra đi mãi mãi. Nhưng tôi tin rằng sau này ở trên cao xanh chúng tôi vẫn là những người bạn thân, dù mỗi năm tháng tư vẫn đến.

Có một tháng Tư khác, người bạn vong niên của tôi, một cựu binh Sài Gòn, nói với tôi trong quán cà phê xung quanh vẫn hầm hập chuyện những ngày tháng Tư năm cũ: đã buông thì hãy bỏ, cho nhẹ lòng!
Cuộc sống vẫn tiếp tục, hãy để cho quá khứ đi qua, dù ta không thể quên thì nó là thứ duy nhất mà ta không thể nào thay đổi được. Tốt hơn là hãy cùng làm những điều tốt đẹp cho tương lai.

Những người cựu binh bên này bên kia mà tôi biết, họ đã trải qua những năm tháng nóng bỏng nhất của cuộc chiến. Dường như qua tuổi “tri thiên mệnh” họ đã chiêm nghiệm được một điều đơn giản: qua tháng Tư oi bức, những cơn mưa rào tháng Năm sẽ đến…

Những ngày cuối tháng Tư vẫn là những ngày nắng nóng cao điểm, nhưng đây đó Sài Gòn đã có cơn mưa đầu mùa.
Khi thật lòng mong đợi những cơn mưa thì không khó để nhận ra cơn gió mát mang theo hơi ẩm cùng đám mây trĩu nước đã bay về, và tiếng sấm ầm ì báo hiệu mùa mưa đang về thành phố.

Nguyễn Thị Hậu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/May/2021 lúc 6:35pm

Người Tù Đi Gánh Củi -
hồi ký

1 - Một thời gian tôi từng trở thành một hình ảnh gây ấn tượng trong trí nhớ của nhiều người. Đó là hình ảnh một anh tù ốm yếu gánh một gánh củi hết sức… chất lượng, từ ngoài cổng trại đi vào, trong một ngày cuối năm thật ảm đạm.
 
Việc một anh tù đi củi thì chẳng có gì đặc biệt hết, ai ở trong tù mà lại chẳng đi lấy củi?
 
Nhưng đối với gần 400 tù binh trong Trại 4 Ái Tử thuộc Đoàn 76 ngày hôm đó, ngồi trong hội trường nhìn ra thấy tôi gánh một gánh củi thật chất lượng huỳnh huỵch  chạy vào cổng trại thì quả là một hình ảnh thật đặc biệt có một không hai.
 
Vâng. Câu chuyện như sau.
 
Tôi nhớ đó là một ngày giáp Tết Âm Lịch năm 1977. Đây là năm thứ hai sau khi đám tù chúng tôi được chuyển từ trại Cồn Tiên về trại Ái Tử ở Quảng Trị. Tôi nhớ không lầm thì chỉ còn một tuần nữa là qua năm mới, nhưng ngoài cái không khí se lạnh của Tháng Chạp miền Trung, chúng tôi vẫn chưa thấy cái gì là Tết hết. Chúng tôi vẫn đi lao động như thường lệ.
 
Và như thường lệ, buổi tối hôm trước, chúng tôi được anh nuôi phát cơm để ngày mai đi lấy củi. Bởi vì rừng ở xa đi cả nửa buổi mới đến nên tù binh nào đi củi phải nhận cơm vào buổi tối để sáng mai đi sớm.
 
Vào thời điểm những năm 75-78, các trại tù giam giữ các sĩ quan và viên chức Việt Nam Cộng Hòa còn do quân đội Cộng Sản quản lý nên việc canh gác có phần lỏng lẻo. Việc đi vào rừng lấy củi thì mạnh anh nào, anh nấy đi chẳng có ai kiểm soát.
 
Chính vì thế nhân cơ hội này nhiều anh tù bạo gan lẻn về thăm nhà, nhất là những anh có nhà ở khu vực thị trấn Đông Hà cách trại chỉ chừng chục cây số. Củi thì tích trữ từ nhiều ngày trước giấu một chỗ kín đáo hay nhờ bạn bè chặt hộ, buổi chiều trở lại đến chỗ giấu củi, gom lại rồi đàng hoàng gánh về.
 
Thường đi củi thì gần sáng mới đi, nhưng những anh có mưu đồ lẻn về thăm vợ con thì đi sớm hơn. Nhất là những anh có gia đình ở địa phương Quảng Trị, hay Đông Hà thì đi khoảng 4 giờ sáng. Nhưng những người ở xa hơn, thì ra đi khi trời còn tối mù tối mịt.
 
Tôi đã nuôi ý định trốn về nhà như đã từng trốn về hai lần rồi. Bởi thế mới có ngày hôm đó. Như tôi đã nói, đúng là một ngày thật xui xẻo. Tôi đi lúc 3 giờ sáng. Đến 4 giờ sáng, thì đột xuất có lệnh từ trên khung, đình chỉ việc đi lấy củi.
 
Tất cả tù binh phải điểm danh đầy đủ để 7 giờ lên hội trường học tập chính trị cuối năm do cán bộ chính trị viên Đoàn 76 đột xuất xuống dạy. Tất nhiên tôi không hề hay biết chuyện này. Buổi chiều khi gom củi gánh về, vào đến trại mới biết, đúng là mình xui tận mạng.
 
Kết quả tôi cùng gánh củi bị hai vệ binh áp tải lên gặp chính trị viên và an ninh trại. Người ta kết tội tôi là có mưu đồ trốn trại. Tôi nói tôi không có ý định trốn trại, bằng cớ là tôi trở về trại đúng giờ quy định. Viên an ninh trại nói hai bó củi của tôi có dấu chặt từ nhiều ngày trước chứ không phải dấu mới. Hắn nói:
 
- Củi này do anh tích lũy từ nhiều ngày trước, mà tích lũy như thế thì tất nhiên phải có ý đồ. Vậy tôi hỏi anh, nếu anh nói anh không có ý đồ trốn trại vậy thì trong ngày hôm nay anh đi đâu và làm gì?
 
Không còn cách nào khác, cuối cùng tôi phải nói:
- Gần Tết rồi, nhớ vợ con quá nên nhân việc đi củi, tôi tranh thủ… trốn về thăm vài tiếng đồng hồ xong thì quay lại ngay. Chứ thật tâm tôi không có ý định trốn trại.
 
Viên an ninh đưa tôi tờ giấy nói tôi phải kê khai đầy đủ về nhà lúc mấy giờ, gặp ai, nói chuyện gì… vân vân.
 
- Anh phải thật thà khai báo. Chúng tôi sẽ kiểm tra để xem anh khai có đúng không.
 
Ngay tối hôm đó tôi bị cùm tay nhốt trong nhà giam và hân hạnh được nằm chơi xơi nước trong đó đến năm ngày sau mới cho ra.
 
Về đến lán, tôi đem chuyện này kể lại cho Phát, người bạn thân nằm bên cạnh tôi và than thở.
 
- Tao lo quá!
- Lo chuyện gì?
- Trong bản kiểm điểm, tao có ghi, hôm đó về nhà lúc mấy giờ, gặp vợ gặp con ra sao. Lỡ tụi nó tìm đến xác minh thì… bỏ mẹ. 
- Thì mi khai đúng như vậy thôi việc chi phải lo?
 
Tôi im lặng không nói. 
Không lo sao được, bởi vì ngày hôm đó, thật sự TÔI KHÔNG CÓ TRỐN VỀ NHÀ.
 
2 -Vậy ngày hôm đó, tôi đi đâu?
Thật sự đây mới là câu chuyện mà tôi muốn kể ra cho các bạn nghe. Một câu chuyện mà tôi không thể giữ mãi được trong lòng. Có cái gì đó cứ thôi thúc một cách âm ỉ và dai dẳng đến với tôi vào mỗi đêm khiến tôi không thể chịu đựng được.
 
Nó khiến tim tôi phải thắt lại một cách đau đớn và lòng tôi tựa hồ như muốn sôi trào lên trong một cảm giác thật kỳ lạ. Cho đến một hôm không thể kìm hãm được, cuối cùng tôi phải phun ra, dù biết rằng đây quả là một điều nguy hiểm cho tôi.
 
Một buổi tối sau giờ cơm một lúc, và khi màn đêm lắng xuống êm đềm bên cạnh những người tù đang nằm chờ những giấc mơ.
 
Tôi bắt đầu kể câu chuyện này với người bạn nằm bên cạnh.
 
Tôi bước ra khỏi cổng trại lúc đó vào khoảng 3 giờ sáng. Cuối Tháng Chạp Âm Lịch, gió heo lạnh, một mặt trăng tròn trịa và đỏ sẫm treo lơ lửng trên đầu tôi với một màu sáng âm u kỳ lạ. Bây giờ mới nhớ lại, chứ lúc đó tôi không để ý.
 
Trong đầu tôi chỉ nghĩ đến một việc là đi thật lẹ đến bến xe Đông Hà để lên chiếc xe đò sớm nhất về Huế. Tôi đã từng trốn về nhà hai lần theo kiểu này rồi nên đường đi nước bước rất thông thạo.
 
Trước hết tôi phải đến chỗ giấu hai bó củi của tôi đã chặt từ nhiều ngày trước dưới một cái hố bom để giấu cái đòn xóc, xong ních một bụng cơm độn khoai mì, trong gô mang theo để lấy sức mà đi tiếp.
 
Từ chỗ giấu củi đi ra đến chỗ mà bọn tù chúng tôi gọi là Ngã 3 Huế khoảng 20 phút. Sau đó chỉ việc đi dọc theo đường rầy xe lửa chừng tiếng đồng hồ nữa là đến Đông Hà. Nếu mọi việc thuận buồm xuôi gió như hai lần trước thì tất nhiên không có chuyện gì phải kể ra.
 
Trong ánh sáng trăng đỏ lừ tựa như màu máu, tôi tìm đến cái hố bom đường kính chừng 5 mét và cạn chỉ sâu ngang lưng, dưới đó có giấu hai bó củi trong một lùm bụi. Thế rồi bất ngờ, tôi nghe một tiếng nổ dữ dội sát bên tai và tôi té nhào xuống hố bom không hiểu do phản xạ của mình hay chính sức ép của tiếng nổ đó.
 
Bụi đất bay rào rào xuống đầu cổ tôi kế đó là hàng loạt tiếng súng, tiếng M16 nghe đanh gọn xen lẫn tiếng AK 47 chát chúa, hòa lẫn tiếng nổ bụp bụp quen thuộc của khẩu M79, những âm thanh mà tôi không thể nào quên được trong cuộc đời sáu năm làm lính tác chiến.
 
Chuyện này nếu xảy ra trước cái năm 1975, thì rõ ràng đây là một cuộc đụng độ giữa lực lượng Cộng Sản Bắc Việt và một đơn vị nào đó của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tiếng chân chạy rầm rập và rồi có ba bốn bóng người từ trên nhảy xuống.
 
Tiếng súng ngưng bặt. Tôi nghe một người nói, giọng miền Nam: Mày nói thằng Tư cho con cái lục soát phía bên rìa làng chỗ có cái bụi tre lớn, xem còn sót đứa nào không. Xong nói tụi nó đâu nằm yên đó?
 
Âm thanh sè sè của chiếc máy PRC 25 với cái cần ăng ten cong cong của người âm thoại viên nằm bên cạnh ông ta, nói: Hỏa Long gọi Thanh Long, anh nghe rõ không? Thẩm quyền nói anh cho con cái lục soát cái chỗ bụi tre bên phía rìa làng xong ở đâu thì nằm yên đó. Nghe rõ, trả lời. Tiếng trong máy trả lời: Thanh Long nghe rõ, trình với thẩm quyền chỉ có vài con vịt con lẻ tẻ, tụi nó chạy mất rồi đang cho con cái lục soát đây.
 
Người vừa ra lệnh, có vẻ là cấp chỉ huy quay đầu lại nhìn tôi. Đó là khuôn mặt phong trần của một người lính miền Nam. Mũ vải đi rừng, bộ đồ Thủy Quân Lục Chiến trên người. Ông ta mỉm cười với tôi thản nhiên tựa như đã từng quen nhau:
 
- Anh thấy chưa? Chúng tôi vẫn luôn luôn chiến đấu để bảo vệ xóm làng của người dân miền Nam, chống lại bọn giặc Cộng miền Bắc.
 
Nếu như các bạn là tôi, thì các bạn trả lời sao? Tôi thều thào:
 
- Nhưng anh ơi, cuộc chiến đã chấm dứt từ Tháng Tư, 1975.
Ông ta chưa kịp trả lời tôi, thì phía bên cạnh ông, người lính âm thoại viên quay qua nhìn tôi, tôi thấy hắn hả miệng ra, sửng sốt:
 
- Trời đất ơi. Phải Trung Úy L. đó không? Trung úy nhận ra em không? 
Tôi nhận ra thằng này ngay, nhờ khuôn mặt bầu bỉnh của hắn. Hắn là thằng mang máy PRC 25 cho tôi cách đây sáu, bảy năm về trước, từ hồi còn ở Trung Đoàn 2 Bộ Binh. Sau đó khi tôi về Trung Đoàn 1 thì đơn vị hắn sáp nhập vào Sư Đoàn 3 BB tân lập. Có điều lạ lùng, tôi nghe tin hắn tử trận trên đường rút quân trong mùa Hè đỏ lửa năm 1972.
 
Tôi nói như một thằng đang mớ ngủ:
- Phan đó hả? Nhưng tau nghe mi chết rồi?
 
Hắn trả lời giọng bùi ngùi:
- Thì em chết rồi đó. Bị một trái pháo trên Đại Lộ Kinh Hoàng. Chết tươi, không kịp ngáp.
 
Người lính Thủy Quân Lục chiến xốc lại dây ba chạc nằm ngửa lưng dựa vào thành hố bom, ông ta nhìn lên bầu trời lờ đờ một màu trăng đỏ như máu:
 
- Cuộc chiến ở dương thế chấm dứt từ Tháng Tư, 1975, nhưng ở đây đối với chúng tôi cuộc chiến vẫn tiếp tục. Người dân miền Nam vẫn tiếp tục tin tưởng và trông cậy vào sự bảo vệ của chúng tôi.
 
Tôi không nghĩ là mình đang nói chuyện với những hồn ma. Tôi nói là tôi không hiểu gì hết. Người lính Thủy Quân Lục Chiến rút trong túi áo một bao thuốc Quân Tiếp Vụ, lấy một điếu gắn trên môi, bật hộp quẹt Zippo kêu tách một cái, châm lửa. Ông ta hít một hơi nhả khói ra, mùi thơm của điếu Rubi Quân Tiếp Vụ thoang thoảng bay trong không khí. Ông ta nói:
 
- Tôi dính một viên đạn ở đầu khi dẫn toán lính bò vào cổ thành Quảng Trị trong trận đánh cuối cùng. Còn cái thằng đang ngồi ở đầu kia là binh nhất nhảy dù cũng mất mạng dưới cái hào nước.
 
Thế đấy, ở đây ai cũng là những hồn ma hết. Tất nhiên ngoại trừ anh. Anh thấy được chúng tôi và dự một trận đánh điển hình của chúng tôi, một trong những muôn vàn trận đánh vẫn tiếp tục diễn ra ở đây là nhờ một may mắn kỳ diệu.
 
Có lẽ anh không biết, cứ một trăm năm là đến một chu kỳ, diễn ra cuộc tiếp xúc giữa hai thế giới âm và dương, Cuộc tiếp xúc này xảy ra ở một số nơi nào đó thì chúng tôi không biết nhưng rõ ràng anh xuất hiện đúng lúc tại nơi này và đúng vào thời điểm thích hợp này.
 
Thế là anh đến được với chúng tôi. Anh thấy cái màu trăng đỏ sẫm như máu đó không? Đó cái mặt trăng ảo không có thật nó là một hiện tượng xuất hiện vào thời điểm cuộc tiếp xúc giữa hai thế giới.
 
Khi tôi nhìn bầu trời đêm màu máu này và bất chợt nhìn thấy anh, tôi biết anh là người có cơ duyên gặp gỡ với chúng tôi.
 
Tôi bắt đầu bình tĩnh trở lại, dù có hơi lo lắng: 
- Nhưng cuộc tiếp xúc này kéo dài bao lâu?
- Anh đừng lo. Chỉ kéo dài chừng một tiếng đồng hồ. Nhưng sau đó trong giai đoạn chuyển tiếp từ thế giới này qua thế giới kia phải mất chừng 4 tiếng đồng hồ. Nghĩa là anh bị mê trong khoảng thời gian đó mới tỉnh lại được.
 
Phen này thì chắc chắn là hết được về thăm nhà. Nhưng không sao, miễn là đủ thời gian để gánh củi về trại kịp giờ là được rồi. Tôi nghĩ theo cách nghĩ an phận của một tên lính tan hàng rã ngũ và trở thành tên tù binh trong một cuộc chiến đã chấm dứt ở thế giới của chúng tôi từ Tháng Tư, 1975.
 
Nhưng cuộc chiến của những người lính ở thế giới bên kia, thì vẫn tiếp tục.
 
Một vài loạt đạn M16 vang lên, và một trái hỏa châu nổ bùng lập lòe trên bầu trời, xen lẫn âm thanh phành phạch của chiếc trực thăng đang sà xuống đâu đó. Nước mắt tràn ngập trong mi, tôi quên hết hiện tại, tôi có cảm giác như đang sống lại những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của một người lính năm xưa.
 
Người lính Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục nói giữa khói thuốc bay lơ lửng: 
- Đơn vị chúng tôi tập họp từ hồn phách của những người lính thuộc đủ mọi binh chủng, tử trận đâu đó trong địa phương này. Chúng tôi nhận ra nhau nhờ tinh anh của cuộc chiến lý tưởng, sáng ngời, làm ngọn đuốc dẫn chúng tôi đến với nhau.
 
Chúng tôi chưa tan thành mây khói có lẽ vì chúng tôi vẫn còn mang nặng trong người một món nợ đối với đồng bào miền Nam. Món nợ mà chúng tôi chưa trả được khi còn sống: Đó là bảo vệ đồng bào miền Nam chống lại sự xâm lăng của Cộng Sản.
 
- Nhưng còn những người lính bên kia? 
- Đám lính đó phần lớn tử trận trong cổ thành Quảng Trị. Hồn phách của họ vẫn chưa tan vì nhiều lý do. Lý do quan trọng nhất mà tôi biết, là trong ký ức họ vẫn còn bị hằn sâu bởi cái thứ gọi là bạo lực cách mạng của bọn Cộng Sản nhồi nhét vào, từ lúc còn bé tí. Đâu có dễ gì một sớm một chiều mà những nếp hằn đó phẳng phiu trở lại.
 
Những tên lính Việt Cộng hung bạo này kết bè kết đảng trở thành những hồn ma vất vưởng đi cướp hương khói của những hồn ma vô tội khác, trêu chọc, dọa dẫm những người còn sống và làm nhiều điều ác đức khác như chúng đã từng làm trước kia ở trên dương thế.
 
Chính vì thế chúng tôi mới ra tay diệt trừ chúng. Một phần nhờ sự bảo vệ chúng tôi mà người dân trong khu kinh tế mới này đã yên tâm làm ăn sinh sống.
 
Tôi không thể tưởng tượng nổi điều này. Cuộc chiến của người lính Việt Nam Cộng Hòa hóa ra vẫn tiếp tục, dù ở một thế giới khác, và trong một trạng thái khác mà những người còn sống, nói riêng như tôi và nói chung khoảng 400 tù binh đang sống ngoan ngoãn trong Trại 4 Đoàn 76 Ái Tử này, chưa bao giờ biết được.
 
Tôi thấy một người lính từ trên nhảy xuống đến gần người lính Thủy Quân Lục chiến, nói gì đó với ông ta. Tôi ngạc nhiên khi thấy hắn mặc quần áo bộ đội, mũ tai bèo, tay cầm khẩu AK 47, báng xếp.
 
- Ủa sao lại có một ông bộ đội này?
- Đúng rồi nó là bộ đội chính cống đấy. Chết trong trận đánh đầu tiên với Tiểu Đoàn 11 nhảy dù ở Ga xe lửa Quảng Trị năm 72. Thằng này trước kia đi theo cái đám Sư 325 chuyên phá phách ở đây. Giờ thì nó hồi chánh theo tụi tui rồi.
 
Phải gọi đó là một thằng bé mới đúng, hắn có một khuôn mặt non choẹt, nhiều lắm cở 16 tuổi là cùng.
 
Đặc biệt có một vết sẹo đỏ hỏm chạy từ trên vành tai bên trái kéo xuống tận cằm. Nếu không có vết sẹo đó chắc khuôn mặt hắn trông dễ thương hơn. Tôi hỏi:
 
- Em tên gì? Sao lại hồi chánh?
 
- Em tên là Bích. Hồi chánh hả? Em cũng không hiểu nữa, nhưng em tin những người lính Cộng Hòa này đang làm những việc tốt. Họ đang làm nhiệm vụ bảo vệ đồng bào của họ. Nói thật với anh, trước kia khi còn sống em cũng có ý định hồi chánh từ lâu. (thằng bé cười) Nhưng giờ cũng không muộn.
 
Thời gian trong thế giới này trôi qua có vẻ nhanh hơn tôi tưởng. Màu đỏ của ánh trăng chênh chếch về phía Tây đã bắt đầu nhạt dần giữa một màn sương mỏng bay là là từ cánh rừng phía trước.
 
Người lính Thủy Quân Lục Chiến nhổm dậy lấy bi đông tu một hơi rồi quay qua nói với người âm thoại viên:
 
- Mày gọi thằng Tư cho con cái chuẩn bị Zoulu. Lẹ lên kẻo trễ.
 
Ông ta đưa tay chào tôi, vừa cười vừa nói:
- Rất vui vẻ khi gặp được anh hôm nay. Rất tiếc giờ phút của cuộc tiếp xúc âm dương này đã chấm dứt. Tôi còn phải đi làm nhiệm vụ của mình.
 
Đó là hình ảnh cuối cùng của những người lính mà tôi được nhìn thấy và mãi mãi chẳng bao giờ gặp lại họ. Họ tan dần theo màn sương như trong một giấc mơ.
 
***
 
Tôi bừng mắt dậy thấy mình đang nằm dưới cái hố bom, kề bên đống củi và trong cơn nắng chói chang của buổi trưa. Đầu óc choáng váng và mãi một lúc sau tôi mới nhớ lại những gì mà tôi thấy trong giấc mơ. Tôi không hiểu có phải đó là một giấc mơ hay không, nhưng phảng phất trong không khí, lạ thay dường như tôi vẫn ngửi được cái mùi thơm dìu dịu của khói thuốc Rubi Quân Tiếp Vụ mà anh lính Thủy Quân Lục Chiến vừa hút.
 
Tôi gom củi lại và gánh về trại giữa những hình ảnh lạ lùng đó vẫn không rời khỏi đầu tôi. Chuyện gì xảy ra đến với tôi, sau đó thì tôi đã kể với các bạn rồi.
Nhưng câu chuyện đến đây chưa phải đã chấm dứt
 
3 - Đây là một đoạn cuối mà đến bây giờ tôi mới dám tiết lộ.
 
Ba ngày sau khi tôi kể lại câu chuyện này với Phát, câu chuyện mà sau này tôi biết rằng không phải chỉ có Phát là người duy nhất được nghe. Sáng 30 Tết, tôi được gọi lên Khung nhưng lần này không phải để gặp chính trị viên và an ninh trại. Người gặp tôi là viên trại phó.
 
Ông ta rót nước trà, mở một phong bánh quy, với một phong cách lịch sự đến nỗi tôi phải ngờ vực. Theo tôi biết, anh trại phó này là một bộ đội phục viên, từng tham gia trận đánh cổ thành Quảng Trị. Tế tên người trại phó, nói:
 
- Có người báo cáo cho tôi về câu chuyện mà anh kể cách đây ba ngày. Câu chuyện này đối với người khác chắc phải cho đó là câu chuyện nhảm nhí.
 
Tôi không biết cái thằng ăng ten mất dạy nào đã báo cáo câu chuyện này lên đây. Tôi hồi hộp ngồi chờ thái độ của viên cán bộ trại phó này. Tế nhìn thẳng vào mặt tôi:
 
- Nhưng tôi tin anh.
 
Tôi chưa kịp ngạc nhiên thì Tế cười, nói tiếp:
- Nghe báo cáo lại thì dĩ nhiên không rõ ràng lắm. Chi bằng chính nghe anh kể thì chắc hay hơn. Vậy anh làm ơn thuật lại cho tôi, những gì xảy ra cho anh dưới cái hố bom, trong đêm hôm đó.
 
Đằng nào thì cũng chết. Tôi bèn thuật lại một cách chi tiết, thậm chí còn chi tiết hơn lúc nằm kể cho thằng Phát nghe. Kể xong, tôi khoan khoái làm một ngụm trà xanh, cắn một cái bánh quy thật ngon lành và chuẩn bị tư thế bị kéo cổ vào trong nhà “gi” ăn Tết. Nhưng khác với sự chờ đợi của tôi. Viên trại phó ngồi trầm ngâm một chốc rồi hỏi:
 
- Anh nói người bộ đội mà anh gặp dưới hố bom tên là Bích? 
- Vâng.
- Người này có một vết sẹo ở bên má trái.
- Vâng.
 
Tế rút túi áo ra một tấm ảnh, chìa ra trước mặt tôi.
- Anh nhìn có phải là nó không?
 
Trời đất, người tôi như nổi gai ốc. Đây chính là Bích thằng bộ đội hồi chánh mà tôi gặp dưới hố bom.
 
Tế cất tấm hình vào túi áo, châm thêm nước trà, mở thêm phong bánh mời tôi và cũng với phong cách thật từ tốn, hắn nói:
 
- Bích là em ruột của tôi cùng tham gia trận đánh Quảng Trị năm 1972. Tội nghiệp, thằng bé tử trận lúc còn quá nhỏ. Nó mới 16 tuổi. Chính vì thế tôi hoàn toàn tin câu chuyện của anh. Một câu chuyện nếu đến tai người khác có thể khiến anh bị cùm ít nhất là một tháng. Tôi nói thế chắc anh đã hiểu chứ?
 
Khi đưa tôi ra cửa, Tế cười, nói vừa đủ cho tôi nghe: 
- Ví dụ lần sau anh có cơ duyên gặp lại thằng Bích, anh nói là tôi khen nó có một sự lựa chọn thật đúng đắn. Nói thật với anh, đặt tôi vào trường hợp nó. Tôi cũng làm như nó.
 
Nguyễn Đình Liên

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/May/2021 lúc 6:38pm

Thùng Conex đã không xa lạ với người dân và người lính miền Nam tự do. Conex còn rất gần gũi với người tù trong các trại gọi là “cải tạo”.

Bài Cái thùng Conex, không viết cho một trại tù hay một người tù. Xin được dành câu chuyện cho tất cả những người tù binh đã phải sống qua những đêm đen trong Conex.

Bài Cái thùng Conex, xin được là nén hương lòng tưởng nhớ đến tất cả những chiến hữu đã phải rời Conex với thân xác không còn hơi thở…
. . .
Nhiều người lớn lên ở miền Nam mình từ trước năm 1975, đã có dịp thấy các thùng sắt sơn màu xanh của quân đội, có hình dạng như cái hộp chữ nhật này, và thường kêu một cách bình dân là “thùng Cô-Nex”. Từ thủ đô Sài Gòn, khu Khánh Hội, khu Tân Sơn Nhất,… ra đến Long Bình, Củ Chi, Trãng Lớn, Tây Ninh… Từ vịnh Cam Ranh, hải cảng Đà Nẵng, chuyển tới các tiền đồn hẻo lánh tại Dak To, Khe Sanh, Đồng Xoài, Bình Giả, Chu Lai… Nói chung, trên khắp bốn vùng chiến thuật, hầu như nơi nào có căn cứ quân đội, là thấy có các thùng sắt màu xanh bộ binh này. Chúng rất hữu dụng tại Việt Nam. Ngoài công dụng chính trong quân đội là di chuyển tiếp liệu, kho chứa hàng; chúng còn được dùng làm chỗ tạm trú, văn phòng, bộ chỉ huy dã chiến … nơi không có phương tiện nào khác.

Conex có vách dày đến hơn 2 li, được ép thành gợn sóng lớn và sâu để tăng thêm độ cứng chắc; mỗi sóng có mặt phẳng ngang đến khoảng 1 tấc và sâu cỡ 5 phân. Để tiện việc sắp xếp kế bên hay chất chồng lên nhau, các thùng sắt này được chế tạo theo khuôn mẫu quy định. Thông dụng nhất và thường thấy ở Việt Nam là loại trung bình và nhỏ. Loại trung bình dài 2 mét 6 và ngang 1 mét 9. Loại nhỏ thì có chiều dài bằng bề ngang của loại trung bình, nhưng bề ngang của nó chỉ bằng phân nửa chiều dài của loại trung bình. Cả hai loại đều cao 2 mét 10 như nhau. Tuy cao đến hơn 2 mét, những người chưa từng biết qua cứ tưởng là nó thấp lắm, lúc mới bước vào bên trong, thường lom khom lưng và ngó chừng bên trên đầu mình; thực ra cứ đi đứng thoải mái trong đây, mà không phải lo bị đụng đầu lên nóc chi cả. Nóc và đáy được hàn khung và đà rất chắc chắn; để dùng trực thăng hay xe mà câu kéo khi cần di chuyển, và có đủ sức chịu đựng để chất chồng lên nhau, cao đến 3 tầng, với trọng lượng chứa trong mỗi thùng đến hơn 4 ngàn ký.

Thùng Conex quả thật rất chắc chắn!

Những người tù bị nhốt ở trại Trãng Lớn, Tây Ninh; chắc có biết chuyện, hay đã từng vào toán công tác… “lăn” Conex!

Như đã dùng người tù làm việc thay cho trâu; họ dùng sức người tù mà… di chuyển các thùng sắt có hình khối chữ nhật to lớn, cồng kềnh này. Một toán tù dùng giây cột và kéo; cùng lúc với một toán khác từ phía đối diện, xô cho thùng sắt ngả nằm xuống. Cứ thế, những người tù hè nhau, vừa kéo, vừa xô; mà… lăn cho nó đi tới. Cái thùng sắt bị đập xuống đường… đùng đùng, và lăn từ phi trường Trãng Lớn về tới trại tù, cả nửa cây số, mà vẫn còn nguyên vẹn, để các cai tù sử dụng.

Sau khi miền Nam đã bị cưởng chiếm, Conex cùng các thứ bằng kim loại của quân đội, như cọc sắt hàng rào, như vỉ sắt lót phi đạo ở phi trường, v.v… là các nguồn lợi tức được các cán bộ thu tóm cũng rất tận tình. Riêng cái thùng Conex còn được dùng làm thùng nhốt tù binh trong nhiều trại tù, có mỹ danh là “trại cải tạo”!

Ngay trước mặt tôi đây, trong khu vực rào kẽm gai riêng biệt, có cái thùng Conex cũ kỹ, nằm chơi vơi phơi mình dưới ánh nắng. Cái thùng dùng nhốt người, bây giờ cũng tàn tạ theo thời gian. Màu xanh rêu của thùng đã trở thành đen mốc, lỗ chỗ các mảng sét, nhất là các nơi gần mặt đất.

Tôi dừng lại và đứng chờ!

Bộ đội áp giải tôi đeo súng lên vai, bước lên mở hàng rào, và vào trong tháo dây xích khóa cửa thùng. Tiếng bản lề khô sét của cánh cửa sắt nghiến ken két.

Rồi… quay lại ngó tôi không chút tình cảm, anh ta khinh khỉnh:

- Vào đi!

Tôi lẵng lặng bước đi, chẳng muốn nhìn mặt kẻ đang cầm súng, hay nói năng chi cả, cứ thư thả mà bước vào bên trong. Vừa lọt người vào bên trong, cánh cửa rỉ sét nặng nề rít lên!

Và rồi…

Rầm!

Cánh cửa đóng sầm một cái thật mạnh.

Chừng như, những giận dữ, hận thù, bực dọc, kiêu hãnh, hối hả,… tất cả những gì có được, đã trút dồn cùng một lúc vào cánh tay anh ta, để xô cánh cửa cho thật mạnh. Làn gió từ cánh cửa đùa ập mạnh lên thân người tôi. Chút ánh sáng của ban ngày hắt vào theo nửa cánh cửa mở ra, chưa được bao lâu, bất chợt tắt ngỏm. Kim loại đập nhau, vang dội lên sáu mặt thùng sắt, màng tai lùng bùng. Tiếp theo tiếng kéo chốt khóa lách cách, rồi hai sợi dây xích bị buông thõng khua lốp cốp lên thành sắt; … khua nhói trong tim!

Thế là xong!

Bóng tối phủ trùm!

“Đêm thế giới đang dồn một lần
Trên đất nước tôi gọi Việt Nam!
Đêm bát ngát những khu trại giam
Đời thênh thang thu hẹp dần dần…” *

Tôi đứng lặng người!

Khi nói chốn địa ngục tăm tối, chắc hẳn không có ý cho là mắt nhìn thấy nơi… tối tăm; vì hãy còn có ánh sáng của các ngọn lửa hành hình kẻ có tội. Cho nên cái tối lúc này, chắc phải tối tăm hơn dưới địa ngục!

Cái tối tăm bất ngờ làm con người hoang mang, khi cố mở mắt ra cho thật to, mà vẫn không thấy gì cả. Bóng tối kinh dị ấy gây cảm giác… thân người như bị chơi vơi. Sự hoang mang, lạc lõng trong bóng tối làm mình chùn chân, đứng yên. Người ta nhờ ánh sáng, hình ảnh, để nhận định khoảng không gian quanh mình. Ánh sáng không có thì không gian cũng biến mất, vô định; người ta không dám di chuyển. Mặc dù trong này trống rỗng, không có gì đáng để nhìn hay phải tránh né; ngoại trừ cái thùng mà tôi còn cầm nó trên tay, sẽ là chỗ để giải quyết việc vệ sinh cho mình. Tôi đứng yên chờ cho mắt làm quen đôi chút với bóng tối. Bóng tối trong đây, là một thứ bóng tối thật kỳ dị. Một lúc sau, tôi nhận ra trong không gian đen kịt, còn có lấm tấm chỗ lấp lánh ánh sáng; trông chúng giống như những vì sao lưa thưa, trên bầu trời của một đêm thật là u ám. Bây giờ là ban ngày, nên còn thấy các chấm sáng từ các lỗ thủng li ti trên nóc và vách thùng. Khi đêm xuống, bầu trời trong đây sẽ là “đêm ba mươi”; đêm mà bầu trời không có một vì sao sáng. Người ta cho rằng “tối như đêm ba mươi”, không trăng sao. Thế nhưng, ngay cả trong đêm 30, mắt vẫn nhận được bóng dáng cảnh vật gần kề. Lúc ngó quanh còn thấy ánh đèn nhà, dù chỉ le lói đây đó; ánh sáng, dù xa hay mờ, cũng cho mình chút niềm tin, lạc quan. Khi mắt không thấy chi cả, mất thị giác hoàn toàn; thì đứng tại chỗ còn thấy lao chao, làm mình ngại xê dịch chân. Trong bầu trời đen ngòm này, các vì sao nhấp nháy ấy, lại tạo một ảo giác quanh tôi là một không gian bất tận; làm cho mình thêm bối rối, không biết nên đi hướng nào, để không bị đập mặt vào vách kim loại.

Đã có vào đây, chúng tôi có cách định hướng để đi. Biết mình mới bước vô từ cửa bên phải; tôi khẽ lùi dần, một đoạn ngắn, thì lưng chạm vách có cửa. Từ cửa, tôi vói cánh tay ngang ra, chỉ nhích chân ngang qua phải một chút thì ngón tay chạm vách. Bàn tay có điểm tựa, giúp cho chân dạn bước; tôi lần tay, bám theo nếp lồi lõm của đường sóng trên mặt thùng, lò dò từng bước ngắn. Da chân trần nghe rờn rợn, mỗi khi đạp lên nền sắt lạnh. Không phải vì nó lạnh; mà vì nó sần sùi với các mảng rỉ sét, hay với các thứ cáu bẩn gì đó, mà tôi không muốn nghĩ ngợi chi thêm, trong lúc phải ở đây. Rồi các ngón chân xủi vào đám rác rưởi trên đáy thùng, cảm giác trơn trơn, ươn ướt, âm ẩm,… lúc mà mắt không thấy, không nhận biết là những gì, nó cứ làm cho mình phải rờn rợn, gớm ghiếc.

Soẹt! Soẹt!... Rẹt!...

Cái đám chuột đã quen sống chung với tù trong này. Chắc dạo này con cháu giòng họ chuột thành cả đàn, cả đám. Chúng có vẻ khinh thường cái loài người bị tù đày như chúng tôi, cứ lì lợm ở quanh quẩn đó, cho đến khi bị chân tôi đùa đẩy trúng, mới kêu lên chí chóe mà chạy tránh; nhưng chắc vẫn còn lẩn quẩn gần đó mà thôi, như là giang sơn chỉ của chúng nó. Tôi ngán ngẩm; không biết đang có bao nhiêu loài lớn bé khác nhau, làm tổ trong mớ đống rác dưới chân mình; chỉ mong là mấy con rắn vào đây để săn mồi, cả chuột và con người, không phải là rắn độc. Chúng cắn đau thì không sao, bị rắn độc cắn chết trong thùng này thì thật là… lãng nhách!

Thời gian như dài ra!

Hết ngồi, rồi đi. Tay lần vách đi lanh quanh mãi, mà vẫn chưa nghe tiếng kẻng giờ ăn của đơn vị bộ đội canh phòng trại tù; tức là chưa được nửa ngày. Hơi lạnh từ đêm qua đã tan biến từ lâu. Ban đêm, cái lạnh trong thùng sắt thật kinh khiếp; tưởng như hàng triệu mũi kim châm chích da thịt, chúng ghim xuyên qua từng lỗ nhỏ của các mảnh vải bao cát, kết thành áo quần. Giá lạnh làm thân người co ro; bàn tay ôm ngực, không đủ ấm để che đậy trái tim mình.

Về trưa, ánh mặt trời càng nóng gay gắt. Tia sáng và sức nóng từ mặt trời, dù cách trái đất hơn cả trăm triệu cây số, vẫn còn nóng lắm. Màu rêu đậm của thùng sắt, làm cho mặt kim loại càng hút nhiệt dữ dội hơn. Không khí trong đây bị nung cháy, biến thành luồng hơi nóng ngột ngạt. Hít cách nào cũng bị thiếu dưỡng khí. Lại thêm, sức nóng nung tất cả rác rưởi, chất thải của mình, và của những người tù trước vương vãi, bốc thành hơi; càng lúc càng đậm đặc trong hơi thở. Nóng bức cùng các thứ oi nồng làm mình ngầy ngật. Mồ hôi tuôn ra, ướt cả người. Ướt như tắm. Một thứ tắm hơi càng gây thêm bứt rứt, khó chịu. Mắt cay xót; không biết có phải vì mồ hôi chảy xuống, rồi len vào trong mắt. Cái nóng làm cơ thể rã rời. Chân không muốn bước. Tay không muốn đưa lên vịnh lấy vách, mà vách thì nóng bỏng. Ráng lần bước đến phía vách có cửa để làm chuẩn, mỗi khi cần dừng chân; tôi ngồi xuống, gục đầu mệt mỏi. Thèm được một chỗ tựa lưng, mà vách sắt đang bị nung nóng đến phỏng da. Đầu óc lơ mơ ở một nơi mờ mịt mông lung, mong chờ một phép mầu giải thoát, cho mình được bay bổng, thoát khỏi chốn tù đày. Ngồi trong cái thùng nhốt người với hơi nóng hừng hực, tôi liên tưởng đến câu chuyện luộc ếch, từ xa xưa trong dân gian.

Sau này, có người ở phương Bắc viết tiểu thuyết. Trong đoạn kể về một nhân vật bị bối rối trước thế đối nghịch quanh mình có tiềm lực mạnh bạo, tình cảnh tiến thoái lưỡng nan; ra tay chí mạng thì cũng vong mạng, không làm gì hết thì cũng chết!... Tác giả cũng có nhắc đến chuyện luộc ếch và viết như sau:

“Không ra tay chí mạng được thì phải làm thế nào đây?!”

Hắn tự hỏi phương cách để khống chế kẻ đối nghịch, trong đầu lập tức hiện ra chuyện mà trước đây hắn từng gặp qua, đó là một con ếch bị vứt vào trong nồi nước đang sôi, tiềm lực của ếch bạo phát, thoáng một cái đã nhảy ra ngoài, người nó chỉ bị thương một chút mà thôi, chứ không nguy hiểm đến tính mạng. Cũng là con ếch đó, nhưng để trong nồi nước ấm, rồi tăng nhiệt độ từ từ, ếch sẽ không phát giác ra điều gì, đến khi nước sôi, thì nó mới tỉnh ra, đến lúc này nó đã không còn có năng lượng để nhảy ra nữa rồi,… chỉ có thể chịu chết trong nồi nước sôi mà thôi.

Phương cách này dân gian thường gọi là… Nước ấm luộc ếch…”

Bên phương Tây thì có Daniel Quinn. Ông này viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B), nói về lịch sử nhân loại. Trong đó, ông dành riêng một chương để viết về con ếch; có một đoạn như sau:

“Nếu ta bỏ con ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoái mái, cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết…”

Câu chuyện luộc ếch trong quyển sách “Truyện của B”, được tác giả dựa theo tài liệu thí nghiệm, tại một trường Đại Học ở Hoa Kỳ: Người ta bỏ một con ếch vào trong một nồi nước lạnh. Sau đó người ta nâng nhiệt độ lên thật chậm, chỉ 2 phần ngàn của 1 độ C, trong mỗi giây đồng hồ. Sau 2 giờ 30 phút, con ếch bị luộc chín mà không hề di động!

Tôi ngẫm nghĩ, nếu như… mặt trời bên ngoài, cái nóng, mà đừng tăng lên quá nhanh, chỉ 2 phần ngàn của 1 độ C như thế, thì chắc là… con người,… như tôi đây, cũng sẽ không hề biết và cứ thư thái ngồi yên trong thùng, mà an hưởng cái nóng chết người. Những kẻ chủ trương nung tôi cũng đã thừa biết cách thức luộc ếch ấy, từ lâu rồi; nhưng không muốn luộc tôi êm ả như luộc ếch. Họ muốn những người lính miền Nam bị luộc nóng, phải biết nóng, phải biết đau đớn đến tột cùng.

Nhưng để cai trị người dân thì khác!

Sau cuộc di cư ồ ạt của dân chúng miền Bắc vào miền Nam tự do, để trốn tránh chế độ cộng sản, trong năm 1954, và nhất là sau thảm cảnh vượt biển để tìm tự do của người dân Việt Nam, từ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, đã làm chấn động cả thế giới; cái chế độ với hơn 75 năm kinh nghiệm cướp chính quyền để cai trị, đã quá thừa kinh nghiệm để luộc dân bằng nước ấm. Có phải chăng, cái thủ đoạn thâm độc “Nước Ấm Luộc Ếch” từ xa xưa, coi vậy mà vẫn còn hiệu quả cho đến ngày hôm nay, trong chánh sách cai trị hiện nay?!

Trên quê hương tôi…

“Đời thênh thang thu hẹp dần dần …
Đêm cáo chung tự do nhân quyền!” *

Cái nóng và ngột ngạt làm đầu óc tê liệt, thân người rã rượi, chỉ muốn buông xuôi, mong chờ lúc linh hồn thoát khỏi thể xác, thoát khỏi nơi giam cầm, đọa đày. Trong đây, dù ngày hay đêm, đều không thể nằm trên mặt đáy thùng cùng rác rưởi, và chất thải của các loài động vật trong thùng. Nhưng nếu có ngồi ngủ quên cũng không được bao lâu, với các giống động vật quanh mình. Có lẽ, loài chuột bọ trong này cũng bị đói khát như người bị tù đày. Lại thêm tối như thế này, chúng nó chắc không thể thấy rõ cái sinh vật bị giam trong đây bao lớn để mà sợ. Nhất là bọn chuột ở đây chỉ biết là cái khối thịt đã ướp thấm các thứ mùi thối rữa này; chính là món ăn hấp dẫn, thế thôi! Hễ không động đậy một lúc lâu, chúng sẽ trèo leo lên thân người mình, mà tranh nhau thưởng thức. Không ai muốn chúng gặm nhấm da thịt của mình, trong khi mình… hãy còn cảm giác!

Vói tay lên nắm lấy gân sóng của vách thùng, để kéo mình đứng lên. Vách kim loại nóng bỏng, cái nóng đang nung người; tôi buông tay ra…

Những kẻ nung đốt tôi, đã nhắc cho tôi nhớ rằng:

Nóng và lạnh;
thép đã tôi thế đấy!
Tôi vẫn còn biết lạnh.
Và tôi vẫn còn biết nóng.
Họ chưa luộc được tôi!
Tôi phải đứng dậy!
Đoạn đường chiến binh vẫn còn đó!
Đoạn đường chiến binh dài bất tận!

Tôi phải đi tiếp!

Trong đây, khi cánh cửa thùng nhốt người đóng kín, thì ngày hay đêm, chỉ khác nhau qua… cơn nóng nung nấu linh hồn, hay cái lạnh nhức buốt tận xương tủy.

Trong đây, ngày và đêm vẫn là đêm đen kỳ dị.

Đêm nhức buốt, trên đất nước đã thừa lầm than!

Đêm Việt Nam, nước tôi buồn tênh!

Bùi Đức Tính
* “Đêm Việt Nam” của nhạc sĩ Việt Dzũng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/May/2021 lúc 6:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/May/2021 lúc 2:46pm


Những%20chuyện%20hãi%20hùng%20của%20thuyền%20nhân%20-%20Chuyện%20vượt%20biên%20-%20Hưng%20Việt


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 14/May/2021 lúc 2:47pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/May/2021 lúc 8:38am

Bên Em Chìm Nổi


Súng gươm gãy nát tan rồi
Nhờ ân phúc Chúa còn người yêu thương
Tuy chưa cưới hỏi bình thường
Yêu nhau tha thiết vấn vương tột cùng!

 canh%20kho%2075

Thoát thân khỏi trại tập trung
Có em giúp chỗ tạm dung một thời
Cảm ơn em vẫn giữ lời
Dấn thân yêu lính yêu đời gió sương
Với em nuôi chí kiên cường
Bên em chìm nổi đoạn trường Bảy Lăm.

Nguyễn Mộng Hải



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/May/2021 lúc 8:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/May/2021 lúc 9:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22115
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/May/2021 lúc 7:44am
TÔI VIẾT CHO ANH NGƯỜI TÙ CẢI TẠO 

Thơ%20mùa%20Đông%20cô%20đơn%20và%20lạnh%20giá,%20thơ%20sầu%20đông%20đầy%20tâm%20trạng%20|%20Thơ%20Tình%20Buồn

Anh đến đây nơi xứ người lạnh giá!

Từ lưng trời màn tuyết trắng giăng giăng

Bên đường phố cây khẳng khiu trụi lá

Mây cũng buồn, vì đông rét căm căm


Vẻ%20đẹp%20huyền%20diệu%20của%20đất%20trời%20dưới%20ánh%20hoàng%20hôn%20|%20Báo%20Dân%20trí


Đất cỏ khô vùi dưới mồ tuyết lịm

Nỗi trầm tư nhè nhẹ thoáng qua hồn

Tôi chợt nhớ về ngày xanh mực tím

Yêu mây trời bát ngát buổi hoàng hôn


Trung%20Tâm%20Huấn%20Luyện%20Nhẩy%20Dù

Bạn bè đã thưa dần trong lớp học

Người Bộ binh, kẻ lính Thủy, Quân Y…

Đứa Nhảy Dù… gĩa từ thời tuổi ngọc

Thuở đao binh, bao thảm cảnh phân kỳ!



4097%203%20ToiVietChoAnhDTDB


Trai thời loạn sa trường say thép súng

Những vòng hoa tình em gái hậu phương

Choàng lên cổ người chiến binh anh dũng

Đây tấc lòng yêu đất nước, quê hương…

Đặc%20San%20Lâm%20Viên:%20Lính%20Nghĩ%20Gì

Nay anh đến, với hình hài héo hắt!

Cuộc đổi đời đã xóa tuổi thay tên

Nỗi u uất chói ngời trong ánh mắt

Ánh kiêu hùng và bất khuất vươn lên


Đôi%20dòng%20Stt%20suy%20tư%20về%20sự%20đổi%20thay%20của%20lòng%20người%20-%20STTHAY

Ôi thời gian có gì không thay đổi?

Chí làm trai như sắt đá trơ trơ

Bọn cường bạo hủy diệt làm sao nổi

Dạ sắt son lòng dũng cảm vô bờ!


Un%20mundo%20de%20-20%20℃:%20ver%20árboles%20cubiertos%20de%20escarcha%20en%20Hakkoda,%20Aomori%20|%20%20MATCHA%20-%20REVISTA%20WEB%20DE%20VIAJE%20A%20JAPÓN



Nơi xứ người, đông về lạnh lẽo lắm!

Còn tình người, anh thấy lạnh hay không?

Cựu chiến binh vốn ngại chi mưa nắng

Chỉ lo âu kẻ đổi dạ thay lòng!


TÔI%20VIẾT%20CHO%20ANH%20NGƯỜI%20TÙ%20CẢI%20TẠO%20---%20%28Tác%20giả:%20Dư%20thị%20Diễm%20Buồn%29

“Ngày xưa tôi choàng vòng hoa cho lính

Cho người hùng chiến đấu giữ quê hương

Nay tôi viết cho người tù đáng kính

Cho những ai, mãi bất khuất kiên cường!”

4097%204%20ToiVietChoAnhDTDB

DƯ THỊ DIỄM BUỒN



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/May/2021 lúc 9:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.352 seconds.