Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 93 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2020 lúc 8:19am

Sài Gòn những ngày cuối tháng Tư 75


Thoắt hiện đã 45 năm từ ngày kết thúc cuộc chiến Việt Nam.

Trong khi ngày càng nhiều hồ sơ và sử liệu quý giá được công bố, những bài báo của các ký giả Mỹ và phương Tây được tường trình từ Sài Gòn hay các văn phòng Á Châu trong những ngày cuối cùng tháng 4 năm 1975 đã cung cấp thêm một số thông tin mang giá trị báo chí riêng biệt khi nhìn về lịch sử.

Từ kho dữ liệu chiến tranh Việt Nam, chúng tôi đã tổng hợp và trích dịch một số bài báo đã được đăng liên tục trên các số báo đặc biệt của Time vào tháng 4 và tháng 5 năm 1975, riêng về những  dàn xếp chính trị để dẫn đến cuộc thất thủ miền Nam VN và đưa đến làn sóng di tản 1975 ra sao.
C%20130


Một chiếc C-130 tại Tân Sơn Nhứt ngày 22/4/1975. ảnh: Jacques Pavlovsky

Time Magazine (Ðinh Yên Thảo tổng hợp và trích dịch)

1. Dàn xếp sau những tấm rèm nhung


Trong bốn tiếng đồng hồ, đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin tại Nam Việt Nam đã nóng nảy, cố điện thoại cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng không được.
 Ngày hôm sau, ông lên chiếc limousine Cadillac đen trực chỉ thẳng đến Dinh Ðộc Lập, chỉ cách tòa đại sứ một khúc đường.
Tổng thống bên trong, còn Martin thì mặt mày tỏ vẻ giận dữ.

Trong vài tháng qua, ông đã là người sống chết binh vực tổng thống Thiệu. Còn bây giờ là một nhiệm vụ cay đắng khác, chuyển một thông điệp đã thỏa thuận với đại diện Bắc Việt tại Paris:
Bắt đầu đêm Chủ Nhật, tổng thống Thiệu có đúng 48 tiếng đồng hồ để từ chức, hoặc Sài Gòn trở thành bình địa.
Nước Mỹ cuối cùng đã phải chối bỏ người mà họ đã đặt cược trong chính sách Việt Nam. Và hệ lụy là, phải từ bỏ cả Nam Việt Nam.

Ðối với Bắc Việt, sự ra đi của TT Thiệu là một chiến thắng to lớn của họ. Sau hơn hai thập niên can dự vào Việt Nam, tuần rồi tổng thống Gerald Ford đã tuyên bố rằng cuộc chiến đã chấm dứt.
Một lực lượng lớn quân Cộng Sản đang bao vây mọi phía Sài Gòn và Sài Gòn chỉ còn cơ hội cuối cùng để tránh cuộc đổ máu.

Theo yêu cầu từ Bắc Việt, các lực lượng quân sự Mỹ phải rời khỏi Việt Nam và một tân chính phủ VNCH mà họ chấp nhận, sẽ được thành lập để có thể thương thuyết một cuộc đầu hàng với quân CS.
Hoặc giả họ sẽ tổng tấn công.  Ước tính có khoảng 130 ngàn quân CS đang bao vây Sài Gòn và vẫn đang tiếp tục tăng viện, so với 60 ngàn binh lính VNCH bên trong. Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Lâm Thời Miền Nam VN đã đưa tuyên bố rõ ràng như vậy.

 

nguyen%20van%20thieu


Tổng thống Nguyễn văn Thiệu đọc diễn văn từ chức ngày 21/4/1975


TT Nguyễn Văn Thiệu đành tuyên bố từ chức vào ngày 21/4/1975. Trong diễn từ 90 phút đầy cay đắng.
Ông lên án đích danh Ngoại trưởng Henry Kissinger và chính phủ Hoa Kỳ đã cắt viện trợ, phản bội lại lời hứa của mình, cũng như ám chỉ cả Quốc Hội và dân Mỹ.

Nước mắt ràn rụa, ông tuyên bố cùng quốc dân rằng, “Tôi từ chức hôm nay. Xin đồng bào, các binh sĩ và quý vị các tôn giáo hãy tha thứ những lỗi lầm của tôi khi đương nhiệm. Tổ quốc và tôi sẽ luôn biết ơn quý vị.”
Ngay sau đó, ông lên máy bay quân sự Mỹ sang Ðài Bắc, để rồi ông có thể sang lưu vong tại Anh hoặc Thụy Sĩ theo chọn lựa.

Phó TT Trần Văn Hương, 71 tuổi lên nắm quyền tổng thống. Nhưng ngay lập tức, Bắc Việt tuyên bố không chấp nhận.
Lại biến chuyển theo một tình thế mới. Liệu TT Hương cứ đương chức, bất chấp lời quân CS, vừa chuẩn bị tử thủ nếu cần, vừa có thể thương thuyết với Hà Nội?

Nhưng rồi TT Trần Văn Hương nắm quyền chỉ đúng một tuần lễ. Để cuối cùng, Đại Tướng Dương Văn Minh, một Phật tử trung hòa và người cầm đầu cuộc đảo chính TT Ngô Ðình Diệm năm 1963, được đưa lên thay thế ông Trần Văn Hương vào ngày 28/4, thành lập một chính phủ trung lập với hy vọng có thể thương thảo với phía cộng quân để tìm một giải pháp tốt hơn.

tranvanhuong


Ông Trần văn Hương

Nhưng cũng không xoay chuyển được tình thế.
Quân cộng sản tấn công vào Sài Gòn rạng sáng 30/4.  Và đến gần trưa xe tăng húc ngã cổng dinh Độc Lập.

TT Dương Văn Minh được áp giải đến đài phát thanh Sài Gòn, nơi ông phát lịnh đầu hàng vô điều kiện và kêu gọi quân đội VNCH buông súng để tránh đổ máu. Nam Việt Nam đã bị bức tử và cuộc chiến Việt Nam chính thức kết thúc ngày 30/4/1975.

2 . Những cuộc di tản tháng Tư

Lực lượng cảnh sát đặc biệt và an ninh phi trường chặn xét và vẫy tay cho qua những chiếc xe bus đen chở đầy người Mỹ và các thân nhân Việt Nam của họ, liên tục chạy vào phi trường Tân Sơn Nhất.
Một cuộc di tản cho người Mỹ và các nhân viên VN đã được chính phủ Hoa Kỳ chuẩn bị.
Cứ nửa tiếng đồng hồ, chiếc phi cơ C-141 Star-lifters và C-130 Hercules lại chở khoảng 100 người cất cánh, đưa sang căn cứ quân sự Clark của Mỹ tại Philippines hoặc chuyển tiếp sang đảo Guam.

Người nước ngoài được di tản từ phi cảng Tân Sơn Nhứt
Nhiều người Mỹ, dân sự hay quân sự mang theo hàng chục người thân, nội ngoại, dâu rể người Việt Nam. Có người dắt đến 39 “người thân”.
 Những người VN có liên hệ với các người Mỹ này có thể là vợ, hôn thê hay nhân viên của họ.
Và theo sau là gia đình, bà con của những người này.
Thêm vào đó là những người là các  nhân viên chính phủ VNCH nằm trong danh sách gặp nguy hiểm một khi quân CS chiếm Sài Gòn.

Hàng ngàn người chen chúc trong rạp hát phi trường đã tháo bỏ ghế để điền đơn, khai các mối quan hệ để được cho di tản.
Ðàn bà, con nít, hành lý ngổn ngang.
Phía ngoài sân banh, hàng người dài đã được chấp nhận cho di tản đứng sắp hàng dài, đợi đến phiên mình lên máy bay; có người đợi cả 24 tiếng đồng hồ.

Cuộc di tản được thực hiện khẩn cấp sau khi TT Thiệu từ chức và chính phủ Mỹ e rằng sẽ có một cuộc tấn công dữ dội xảy ra nếu các cuộc thương thuyết không thành.
Phái bộ quân sự  Hoa Kỳ DAO lẽ ra đã muốn thúc đẩy một kế hoạch di tản từ trước nhưng đại sứ Martin và thượng cấp của ông là Ngoại Trưởng Kissinger lại phản bác, vì sợ rằng làn sóng sợ hãi sẽ làm hoảng loạn cả Sài Gòn.

Ðầu tháng 4, Sài Gòn còn lại khoảng hơn 7,500 người Mỹ.
 Nhưng kế hoạch di tản còn áp dụng cho cả các công dân nước ngoài, cùng khoảng 140 ngàn người Việt trong danh sách của chính phủ Mỹ cho rằng họ bị de doạ tính mạng và được chấp nhận cho di tản theo kế hoạch.

 Quốc hội Hoa Kỳ đã chuẩn chi 327 triệu đô la cho các kế hoạch di tản và trợ giúp các người tị nạn này.
Bên ngoài là con số đông vô kể những người muốn tìm một cơ hội để được di tản.
Một kế hoạch dự phòng “Giai đoạn Hai”, di tản bằng 60 chiếc trực thăng CH-46 và CH-53 từ Hạm Đội 7 còn được Ngũ Giác Ðài đặt ra một khi Tân Sơn Nhất bị khống chế dưới tầm pháo 130 ly hay hỏa tiễn SA-2 và SA-7 của cộng quân.

Tất cả người Mỹ còn kẹt lại Sài Gòn đã được mật báo rằng, ám hiệu của chiến dịch “Phase Two” sẽ là bản tin dự báo thời tiết trên đài Mỹ cho hay Sài Gòn nóng “trên 105 độ” trên đài Mỹ, theo sau bản nhạc White Christmas được phát mỗi 15 phút; những người Mỹ còn kẹt lại phải đổ về 13 địa điểm “LZs” – landing zone, ám hiệu các địa điểm bốc người bằng trực thăng trên nóc các tòa cao ốc của người Mỹ tại trung tâm Sài Gòn.

Chiến đấu cơ Mỹ sẽ bay sang từ Thái Lan để bắn hạ các hỏa tiễn SA-2 hay SA-7 của địch quân và hộ tống các trực thăng này ra biển.
Phía bên ngoài, các nhân viên làm việc với nước ngoài cùng các viên chức chính  phủ cũng tìm cách di tản.
Thành phần trí thức và giới giàu có, các thương gia tìm  mọi cách liên lạc các đầu mối quan hệ nước ngoài để được ra đi.

Phía bên ngoài đại sứ quán Hoa Kỳ lúc nào cũng đông đúc người ăn bận lịch sự, xin các quân cảnh Mỹ được gặp người này người kia.
Bưu điện Sài Gòn không dứt những hàng người liên tục điện tín cầu cứu khắp thế giới.
Số điện tín tăng gấp bốn lần ngày thường, lên đến 20 ngàn bức điện được gởi ra từ lúc bưu điện mở cửa đến tận 8 giờ tối – giờ giới nghiêm.
Các hãng Mỹ, ngân hàng hay các hãng thông tấn nước ngoài cũng đầy người chầu chực.

Không chỉ người Việt, giới ngoại giao nước ngoài cũng ra Tân Sơn Nhất di tản khỏi Sài Gòn. Ðại sứ Anh, Ðức, Canada, Thái Lan, Nhật Bản… đều đồng loạt ra đi, chỉ còn nhân viên đại sứ quán Pháp và Bỉ là các quốc gia có giao hảo ngoại giao với Hà Nội còn ở lại.
Không còn mấy chuyến bay ra vào Sài gòn vì các hãng hàng không thế giới đã hủy toàn bộ các chuyến bay thường lệ đến VN của mình.

Tại đại sứ quán Mỹ, một người đàn ông đang được phỏng vấn, là giáo sư đại học và không ai khác hơn là cháu ruột của Phạm văn Ðồng, Thủ Tướng Bắc Việt.
Nhân viên sứ quán hỏi “Bộ ông không tin vào chú mình hay sao?”. Ông ta chỉ  trả lời ngắn gọn “Không”.
 Những người may mắn được chấp thuận di tản chính  thức là những người nằm trong danh sách 140 ngàn người có thể bị nguy hiểm của Bộ ngoại giao Mỹ, nhưng không chắc họ sẽ được ra đi hết bằng phi cơ.

Một kế hoạch di tản mạo hiểm khác được các viên chức Mỹ chịu trách nhiệm vạch ra là đi cả bằng đường thủy nếu không còn đủ thời gian, và có thể ngang qua  họng súng của địch quân.
Dân chúng các thành phố sắp hay đã bị thất thủ đổ dồn về Sài Gòn. Sự hoảng loạn châm ngòi cho sự hoảng loạn.
Và người dân Nam Việt Nam có lý do để  hoảng loạn.

Năm 1954, sau khi hàng triệu người di cư vào Nam, phong trào cải cách  ruộng đất và đấu tố tại miền Bắc đã sát hại hàng vạn người, một con số ước tính dè dặt.
Tết Mậu Thân 1968, sau khi chiếm đóng Huế, Cộng quân đã có một danh sách dài những người cần bị thủ tiêu; hàng ngàn thường dân  vô tội đã bị sát hại tập thể.

Chọn lựa cuối cùng với nhiều người Việt là di tản. Những ngọn đèn cuối cùng rồi đã tắt.


Nguồn : Time Magazine Archive


Đinh Yên Thảo dịch

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2020 lúc 1:40pm

30/4 - NGÀY QUỐC HẬN


CHO%20GIỚI%20TRẺ:%20Ý%20Nghĩa%20của%20Ngày%20Quốc%20Hận%2030/4%20%28Gs%20Trần%20Thủy%20Tiên%20...

30 Tháng 4 – Xóa bàn cờ tướng
Thí chốt, phủi tay … Thế là hết chơi!
Đại Sứ Martin hạ cờ Mỹ xuống
Trực thăng SeaKing bốc thẳng ra khơi!

30 Tháng 4 - Miền Nam thất thủ
Quân Lực Việt Nam tan rã đau thương
Máu lệ quân dân đẫm đầy trang sử
Quốc Hận này đau thấm tận tủy xương!

30 Tháng 4 – Cờ máu xuất hiện
Nón cối dép râu, kéo vào Sài-gòn
Dân chúng ùn ùn trốn chạy ra biền
Đi tìm Tự do. Xa lũ ác ôn !

30 Tháng 4 - Hải Quân bất mãn
Tài liệu Tham mưu thiêu hủy sạch trơn
Toàn Bộ Tư Lệnh âm thầm di tản
Chiến hạm, Giang đoàn … trực chỉ Côn Sơn.

30 Tháng 4 – Vùng 4 còn vững
Mười rưỡi nghe tin, Minh-Cồ đầu hàng
Như ngọn giáo đâm ngay tim!... chết sững!
Một tiếng súng “!”. Trời! - Tướng Nguyễn Khoa Nam !

ngày%2002

 

Tướng Ng.Khoa Nam

30 Tháng 4 – buông súng… phi lý!
Sư Đoàn 5 , phòng tuyến vẫn y nguyên
Tư Lệnh Sư Đoàn - Tướng Lê Nguyên Vỹ
Chào biệt anh em. Tuẫn tiết oai nghiêm!

ngay%2003


   Tướng Lê Nguyên Vỹ

30 Tháng 4 – Đoàn quân thất thủ
Đang khi chiến binh, khí tiết bừng bừng!
“Vị Quốc Vong Thân” : - Tướng Phạm Văn Phú
- Tướng Trần Văn Hai, - Tướng Lê Văn Hưng …

ngay%2004

 

Tướng Ph.V,Phú

 

ngay%2005

 

Tướng Trần V, Hai


 

ngay%2006


 

Tướng Lê Văn Hưng

30 Tháng 4 – Trước đài Thủy Quân Lục Chiến
Có đám đông mặc niệm, nước mắt lưng tròng
Xác một Cảnh Sát Quốc Gia nằm tuẫn tiết
Vị anh hùng: Trung Tá Nguyễn Văn Long

ngay%2007

 

   Tr.Tá Ng.V.Long

30 Tháng 4 – Người không tự vận
Tỉnh Trưởng Chương Thiện chiến đấu tới cùng
Vị “Liệt Sĩ” : Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
Giặc đem ra bắn! Ông chết bi hùng!

ngay%2008


 

ĐạiTá HồNgọc Cẩn

30 Tháng 4 –Rã ngũ gần hết
Còn lại Vũng Tầu, Trường Thiếu sinh Quân
Vẫn kềm chặt súng, coi thường cái chết
Rốt cuộc, các em ngồi khóc giữa sân !!!

30 Tháng 4 – Hai tay hai súng
Anh lính hiên ngang đi giữa Sài-gòn
Trái lựu đạn móc tòn ten trước bụng
“Mẹ đời! Cộng phỉ !… cùng chết nghe con”!

ngay%2009

 

    Người Lính cuối cùng đi giữa Sàigon

30 Tháng 4 – tổng số tuẫn tiết
Quân Dân Cán Chính, khoảng trên hai trăm
Sau này kiểm kê, nhiều không kẻ xiết!
Trang “Hận Huyết Sử”, lưu lại ngàn năm!

30 Tháng 4 – Cộng nô tàn bạo
Qủy quyệt, gian manh, vào cướp Miền Nam
Ngục tù khổ sai, gọi là “cải tạo”
“Vùng kinh tế mới”đầy ải lầm than!

30 Tháng 4 – Hận đau khôn xiết!
Hơn bốn chục năm … núi sông u sầu
Cương quyết vùng lên! Toàn dân nước Việt!
Giữ Giang Sơn cho con cháu ngàn sau!

30 Tháng 4 – Ước mong chờ đợi !
Hồn thiêng sông núi “Việt Nam Cộng Hoà”
Cờ Vàng uy linh, bay khắp Thế giới
Sẽ về Quê hương ! Một ngày không xa!

                   Trần Quốc Bảo

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Apr/2020 lúc 1:43pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2020 lúc 8:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2020 lúc 8:41am

Hành Trình Trên Chiếc Tàu HQ-502 



Năm 1975, tôi là một công chức đang làm việc cho Chính Phủ Việt Nam Cộng  Hòa. Vào những ngày cuối tháng Tư năm đó, Việt Cộng đã chiếm hầu hết các Tỉnh Miền Đông và sắp tiến vào thành phố Sài Gòn. Tiếng súng và đại pháo nổ khắp nơi, người người lo sợ Sài Gòn sẽ mất trong nay mai nên người dân tìm cách rời khỏi nước. Trong khi đó những ngày chờ đợi để được cơ quan di tản nhân viên rời khỏi Nước đã tuyệt vọng. Hùng và tôi nhất định tìm đường ra đi.

-           28 tháng 4, 1975. Hùng và tôi, hai đứa rủ nhau lặn lội đi tìm những người bạn thân, quen để rủ nhau kiếm đường di tản, nhưng tất cả đều đã ra đi từ mấy ngày trước rồi. Trưa hôm đó, chúng tôi ghé ăn bữa cơm cuối cùng tại nhà hàng Rex, vừa ăn, vừa bồi hồi nhìn thành phố Sài Gòn lần chót, tôi cố ghi lại trong tim những hình ảnh thân thương của Hòn Ngọc Viễn Đông trước khi rời xa vĩnh viễn. 

-           Chiều 28/4, vào khoảng 5 giờ 30, tôi đưa Hùng vào Sở. Vừa đến nơi thì thấy Tâm chuẩn bị rời khỏi. Tâm ngừng lại nói với chúng tôi:   
- Tụi mày vào trễ quá, hồi nảy tụi nó tụ tập đông đảo, lấy tiền trong quỹ ra chia cho anh em, mọi người ai muốn lấy bao nhiêu cũng được. Riêng tao không có lấy đồng nào. Súng, đạn thì có quá nhiều, đứa nào muốn lấy thêm để phòng thân trong giờ phút cuối cùng thì lấy.
-         Tôi nói đùa với Tâm: Mày còn nhớ cây súng AK47, chiến lợi phẩm của tụi mình đem về từ Đà Nẵng đâu rồi?
-           Tâm nói: Cây súng còn trên văn phòng đó.
- Hùng hỏi Tâm: Mầy có nghe lệnh gì về chuyện mình ra đi không?
- Tâm: Tao nghe nói là Cấp trên không liên lạc được với tòa Đại Sứ Mỹ, các Ông lớn đã ra đi rồi và coi như bọn mình đă bị bỏ rơi. 
-   Tôi nói : Đúng rồi, chắc chắn là bọn mình đă bị bỏ rơi, kỳ này sẽ chết cả đám hết!
- Tôi hỏi Tâm: Như vậy bây giờ mầy tính sao Tâm?
- Tâm nói: Tao cũng không biết tính sao. Nhưng nghe có người nói, ngày mai mọi người tụ tập tại số 2 đường Nguyễn Hậu, nửa khuya Trực thăng sẽ đến đón, tao cũng không biết rõ lắm. 
- Tôi quay lại nói với Hùng: Xưa nay mình chưa bao giờ vào trong chi nhánh của Cơ quan đường Nguyễn Hậu để làm gì, vả lại chỉ là lời đồn chứ giờ này còn ai đâu nữa mà ra lệnh?
Sau vài giây im lặng, trong lòng đau sót, và với gương mặt buồn, ba đứa chúng tôi nhìn nhau, xem như thay cho lời từ biệt. Tâm đi trước. Tôi và Hùng rời khỏi sở ngay sau đó.

- 29 tháng 4, 1975, hai đứa lái xe Honda chạy ra xa lộ, đến bến tàu thì bến cảng quạnh hiu, không một bóng người và cũng không còn một chiếc tàu nào cả. Chúng tôi cùng nhau trở lại Sài Gòn, chạy dọc theo bờ sông rồi thẳng đến Nhà Bè, vẫn không tìm được phương tiện ra đi. Chúng tôi quay về bến Bạch Đằng vừa đúng 6:00 giờ chiều. Chúng tôi ngẩn ngơ đứng ngay dưới chân bức tượng Đức Thánh Trần, trong lòng đang cầu nguyện Đấng Linh Thiêng, mắt nhìn khắp nơi cũng không thấy có tàu đón người ra khơi. Chúng tôi thất vọng vô cùng, lòng thì bồn chồn, lo cho số phận của mình không biết rồi đây sẽ ra sao?

Chẳng lẽ cứ phó mặc cho giòng đời đưa đẩy hay cứ ở lại để cùng nổi trôi theo vận nước điêu linh, chịu cực khổ dưới ách cai trị độc tài, của Đảng và nhà nước Cộng Sản hay sao? Trong lúc khốn cùng, buồn bã lẫn thất vọng chẳng biết nói gì hơn, hai đứa chúng tôi chỉ biết nắm tay nhau tự hứa là sẽ cùng sát cánh, sống chết bên nhau.

Chạy xe vòng quanh một lúc, tôi thấy cổng vào khu vực Hải Quân đã bị rào lại, chỉ chừa một lối vừa đủ cho một chiếc xe chạy qua, có hai người lính hải quân ôm súng trên tay, canh gác rất nghiêm ngặt, họ đang trong tư thế sẵn sàng nhả đạn vào bất cứ ai muốn xông vào khu vực Hải Quân này. Lúc đó, phía ngoài hàng rào thì đồng bào đứng cũng khá đông, khoảng hơn trăm người. Họ nhốn nháo, xôn xao mong được vào trong nhưng lại sợ mũi súng của hai anh lính đang lăm le sẵn sàng nảy cò.

Tôi có ý muốn vào bên trong, mà cũng không biết vào đó để làm gì, mặc dù Hùng và tôi đã vào trong sở chiều hôm qua. Hình như trong giây phút tuyệt vọng nầy, tôi chỉ làm theo bản năng thúc đẩy của sự trốn chạy bằng mọi giá… Sóng lòng tôi như một giòng nước lũ, cứ cuồn cuộn trào dâng, hối thúc tôi phải tìm đường mà đi. Lòng tôi nóng như lửa, hồi hộp, dồn dập. Bằng mọi giá tôi nhất định phải thoát.

Trong thời gian 5 năm làm việc cho đến ngày nay, tôi thường hay ra, vô cổng này, vì tôi có thẻ được quyền lưu thông trong khu vực Hải Quân. Nhưng lần này thì quả là khó khăn cho tôi, hai anh lính có quyền ngăn cản và sẽ nổ súng nếu tôi không tuân lệnh. Tôi quay lại nói với Hùng:
-  Ê Hùng, Tao muốn chạy vào trong xem sao, một tay tao cầm thẻ, một tay tao lái xe, khi chạy qua chỗ lính gác, tao sẽ trình thẻ, nói là đi công tác, rồi tay kia tao sang ga chạy thẳng tới. Mày nhớ nằm sát xuống, ráng coi chừng, nếu tụi nó bắn thì mầy sẽ bị trúng đạn trước đó. Nói vừa xong thì may mắn thay tôi chạy thẳng vào được bên trong.

Trước cổng số 3 bến Bạch Đằng, tôi thấy có ba chiếc tàu đang cặp bến, cạnh bờ sông. Ba chiếc tàu không lớn lắm, đều giống nhau, tôi không nhìn thấy tên của tàu. Mừng quá, tôi chạy nhanh lên tàu, không một bóng người. Tôi gọi to:
- Có ai trên tàu không? Có ai trên tàu không? Không nghe tiếng trả lời, tôi sợ quá bỏ đi.

Tôi đi vào bên trong khu vực số 3 để tìm một người bạn. Tôi biết bạn bè của tôi không còn ai bên trong sở này cả, nhưng đây là lý do để tôi có thì giờ suy nghĩ xem tôi sẽ làm gì sau những giây phút ngắn điên cuồng nầy. Trên đường, tôi thấy hàng chục cây súng lớn nhỏ, đạn vứt bừa bãi khắp nơi. Chúng tôi cố gắng leo lên tầng lầu hai hy vọng tìm được người bạn cũ. Phòng vắng tanh, nhưng hình như có ai vừa đốt giấy tờ gì đó ngay sàn lầu, lửa còn đang cháy, như vậy là đã có người vừa rời khỏi nơi đây không lâu. Trở ra, chúng tôi chạy đến cổng Hải Quân Công Xưởng thì thấy có rất đông đồng bào đứng trước cổng mà cổng vẫn khoá. Khi tôi đến gần thì nhận ra ngay người đứng sau cùng là Giáo Sư dạy Pháp Văn tại đại học Văn Khoa, đó là Thầy Lê Trung Nhiên. Tôi hỏi:
- Thưa Thầy, Thầy và bà con đang chờ để đi đâu vậy?
Thầy Nhiên nói:
- Mình cứ chờ, người ta đi đâu thì mình đi đó.
Thế là tôi quyết định đi theo đoàn người này. Để lại chiếc xe Honda bên lề đường, và tôi cũng không quên bỏ lại chìa khóa trên xe để cho ai đó nếu cần thì có sẵn chìa khoá mà chạy.

Chờ khoảng vài phút thì cổng mở, tôi theo đoàn người vào bên trong. Lần đầu tôi được vào khu vực nầy. Khu nầy rất rộng, đi hơn cả cây số mới tới cầu tàu. Mừng cho chúng tôi đã may mắn đến đúng lúc. Một chiếc tàu thật to đang cập sát bờ, lúc đó vào khoảng 10:00 giờ tối.
Phía truớc tôi có khoảng hai trăm người cũng đang đứng sắp hàng chờ để lên tàu.
Nghe nói, phải chờ tàu sửa xong khoảng nửa giờ thì mọi người mới được lên tàu.
Ôi sung sưóng quá! Thế là tôi đã thoát rồi, không còn lo sợ phải sống với Cộng Sản nữa.

Lúc này tôi mới cảm thấy đói bụng và… đói thật nhiều. Thấy người đàn ông đứng bên cạnh tôi đang ăn bánh mì. Tôi hỏi anh mua ở đâu, anh ta chỉ ra phía sau. Tôi đến đấy thì thấy một anh lính trong bộ quân phục Hải Quân đang bán bánh mì. Tôi mua hai ổ bánh mì thịt lớn và hai chai nước ngọt cho tôi và Hùng. Khi trả tiền, tôi thấy trong túi mình còn nguyên số tiền lương vừa lãnh mấy ngày trước, tôi tự nghĩ--“Mình sắp sửa rời khỏi Việt Nam thì đem tiền Việt theo để làm gì?” Tôi bèn đưa hết cho anh lính Hải Quân. Nhưng anh từ chối, chỉ nhận đủ số tiền bánh mì mà thôi. Tôi cố giải thích với anh là tôi sắp ra đi nên dù có đem theo tiền Việt Nam thì cũng không xài được, mong anh lấy dùm cho. Anh ta vẫn nhất định từ chối, cuối cùng tôi phải năn nỉ xin để lại trên bàn và nhờ anh ta, hễ thấy ai cần thì anh trao tiền cho họ làm phước. Cám ơn anh xong, tôi quay trở lại sắp hàng.

Vào hàng chẳng bao lâu thì mọi người được phép lên tàu. Bỗng có tiếng khóc, la cuả một người đàn bà:
- Làm ơn cứu con tôi, làm ơn cứu con tôi
Mọi người xôn xao không biết chuyện gì? Một lúc sau mới biết là: “có một em bé khoảng 5, 6 tuổi vừa bị rớt xuống sông”. Thế là việc xuống tàu lại bị đình trệ để một số nhân viên trên tàu xuống sông tìm kiếm em bé đó, nhưng vô vọng. Bà Mẹ đau thương, gào khóc nhìn xuống dòng nước chảy xiết đã cuốn theo thân xác vô tội của đứa trẻ thơ… Ôi! Còn xót xa nào bằng niềm đau ngút ngàn của một người Mẹ mất con…

Loa phóng thanh trên tàu ra lịnh: Đàn ông thì ở trên boong tàu, đàn bà và trẻ em xuống từng dưới. Tôi tìm được một chỗ ở giữa tàu nằm tạm nghỉ. Máy tàu vẫn chưa nổ, tàu chưa thể khởi hành. Tôi nói vói Hùng:
- Tao có mua hai ổ bánh mì thịt cho hai đứa mình.
Hùng nói:
- Tao đã tìm được bà Cụ cùng gia đình chị tao trên tàu nên tao đã có thức ăn rồi, mày để dành ăn đi.
Hùng thật may mắn, nó gặp được gia đình cùng đi chung, riêng tôi, chỉ có một mình… “cô đơn vẫn hoàn cô đơn”. Đang cơn đói nên tôi nhai ngấu nghiến, ổ bánh mì hết thật mau. Còn lại một ổ, tôi bèn tặng cho chú em ngồi bên cạnh.

- 1:00 giờ sáng rồi mà chiếc tàu vẫn chưa ra khơi, nhưng tôi vững tin rằng sớm muộn gì thì tàu cũng sẽ chuyển bến. Tôi an tâm ngả lưng nằm nghỉ. Lúc này, nằm một mình trên chiếc tàu cùng với mấy ngàn người chờ đợi tàu nhổ neo. Giữa trời nước mênh mông tôi mới thấy buồn. Tôi sắp rời xa quê hương, xa mảnh đất thân yêu nơi tôi sinh ra, xa Cha Mẹ, anh, em, thân bằng quyến thuộc cùng người thương yêu bé nhỏ không một lời từ giã, và giờ này không biết gia đình tôi ra sao khi không thấy tôi về? Nghĩ ngợi mông lung, lòng buồn khôn tả và rồi tôi thiếp đi, ngủ quên lúc nào không hay...

Bỗng nhiên, bên tai tôi vang động những tiếng đạn đại pháo nổ vang trời làm tôi giựt mình thức giấc. Lúc ấy là 4:30 sáng, tôi nhận ra được chiếc tàu đang chạy ngang Nhà Bè, nghe nói tiếng súng đại bác là do Việt Cộng bắn vào kho đạn hay kho xăng Nhà Bè, và tôi cũng được biết là tàu đã rời bến vào lúc 2:30 sáng ngày 30 tháng 4.

Chiếc tàu chạy rất chậm, vì chỉ còn có một máy nên nó ỳ ạch mãi đến mờ sáng mới ra đến biển. Có một toán Người Nhái rất đông, được biết vào khoảng 60 người đang đi trên chiếc tàu nhỏ, xin được cặp sát để chuyển lên tàu. Chiếc tàu trực chỉ chạy thẳng ra khơi. Vào khoảng 8:00 giờ sáng, có một chiếc trực thăng bay vòng quanh tàu, xin được đáp xuống. Các anh lính Hải quân yêu cầu đồng bào dành một khoảng trống trên boong tàu để chiếc trực thăng đáp xuống. Từ trong trực thăng bước ra là một người phụ nữ cùng ba em bé, anh Pilot tươi cười cúi chào và cám ơn tất cả đồng bào. Sau đó các anh lính cùng nhau đẩy chiếc máy bay cho rơi xuống biển.

Tôi được biết đứa bé trai 10 tuổi, mặc chiếc quần đùi, chỉ là đứa bé hàng xóm phụ giúp đem đồ lên chiếc trực thăng cho gia đình anh Pilot, em chưa kịp bước xuống thì máy bay vụt cất cánh. Thế là em được di tản ngoài ý muốn. Nửa giờ sau lại có thêm một chiếc trực thăng khác xin đáp xuống, lần nầy chỉ có một viên phi công và anh cũng được đón nhận. Hạm Trưởng cùng thủy thủ đoàn thật tốt: Cứu đuợc khá nhiều người.

Đến 10:24 giờ sáng 30-4-1975, khi tàu HQ-502 vừa đến hải phận quốc tế, thì đài phát thanh của tàu phát lên lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Tất cả đồng bào trên tàu đều thở dài, buồn bã, một vài người không cầm được nước mắt cúi đầu rơi lệ. Thương khóc cho quê hương mình đang rơi vào vòng tay Cộng Sản. Mọi người ngồi im lặng như dành những giây phút đau lòng cho quê nhà thống khổ ...Trong thâm tâm mọi người không khỏi ngậm ngùi chua xót: “Thôi thế là mình đã thua và mất tất cả rồi!” Không ai thốt được lời nào, không gian im lìm như bao trùm một niềm đau thương, tiếc nuối, con tàu một máy cứ vô tình nhẹ nhàng từ từ chạy, mang theo những con tim tan nát của những “kẻ tha hương”.
Kể từ giờ phút đó, tôi là một người vô gia đình, vô gia cư, vô Tổ Quốc, còn tương lai? Tôi cũng không biết Quốc Tịch của chính tôi sẽ là gì nữa. Buồn sao là buồn!

Trưa hôm đó, tôi may mắn gặp lại một người bạn cùng học trường Luật Sài Gòn năm xưa. Thật bất ngờ khiến tôi rất vui. Đây là người bạn duy nhất mà tôi gặp lại trên chiếc tàu HQ-502—Yến--cô cũng rất mừng khi gặp lại tôi sau vài năm mất liên lạc. Đứng trên thành tàu, nhìn ra biển, chúng tôi nhắc lại chuyện xưa, chuyện dành ghế, giữ chỗ cho nhau tại các giảng đường trong những năm học thứ nhất 1967, và thứ hai trường Luật. Yến ra đi cùng với Mẹ, anh chị, và người em trai. Anh của Yến là Trung Tá Hải Quân làm tại bộ Tư Lệnh. Em của Yến là Trung Úy Hải Quân. Gia đình của Yến đã chuẩn bị từ hai tuần trước. Sau hơn một giờ chuyện trò, Yến trở lại hầm tàu cùng với gia đình. Tôi được biết những vị chỉ huy của chiếc tàu và những sĩ quan cao cấp đều có phòng riêng ở từng dưới.

Đã hơn 2:00 chiều, trời bắt đầu nắng gắt, chiếc tàu vẫn ỳ ạch từ từ tiến ra khơi. Tôi thấy đói bụng. Tôi ao ước, nếu dòng đời cứ bình thản, vận nước không lao chao, tôi không phải lìa xa gia đình để lênh đênh không biết đi về đâu? Thì chắc giờ này tôi cũng đang ngồi tại cái quán ăn trên đường Nguyễn Du, nơi mà hằng ngày tôi đến đây ăn cơm trong suốt 5 năm qua. Tôi nhớ đến cô bé bưng cơm cho tôi, từ lúc cô chừng 15 tuổi. Cô bé vui tính, dễ thương. Cô quý mến và xem tôi như anh Hai của cô vậy. Cô biết cả ý tôi thích ăn những món gì, khi tôi ngồi vào bàn, cô tự đem thức ăn ra cho tôi, cô thường nói,
- Hôm nay có món nầy ngon lắm, em biết anh Hai thích nên em mang thật nhiều cho anh.
Đó là những buổi cơm chiều thật vui vẻ, thật hạnh phúc cho một chàng trai trẻ sống xa gia đình như tôi. Tôi đang nhớ đến cô, nhớ đến nụ cười dễ thương, vui vẻ rất vô tư của cô bé. Tôi cầu mong cho gia đình cô sẽ gặp được nhiều may mắn trong giai đoạn khó khăn nầy.

Hùng giờ này chắc đang vui vẻ với gia đình nên tôi không thấy nó đâu cả. Càng nghĩ, tôi càng xót xa cho thân phận hẩm hiu của mình: “Đời mình cô đơn nên đi đâu cũng cô đơn”. Bất chợt có một bàn tay ai chạm nhẹ lên vai, tôi quay lại thì ra là Yến. Trên tay cô cầm một tô cơm, Yến mời:
- Anh ăn cơm đi
Phản xạ tự nhiên tôi chợt nói,
- Anh không đói đâu, cám ơn Yến
Yến tiếp,
- Anh cố ăn một chút cho vững bụng, nếu không sẽ đói lắm đấy.
Nhìn tô cơm có canh, có cá, hấp dẫn quá, tôi phát thèm, nhưng cũng vì hai chữ "ta đây" to lớn xấu xa kia nên tôi cứ nhùng nhằng “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, miệng thì cứ từ chối lia lịa,
- Anh không đói đâu.
Mãi đến khi Yến hơi giận nói tiếp,
- Má bảo đem cơm đến cho anh ăn, em mà đem tô cơm nầy xuống Má la đó.
Thế là tôi nhận lấy tô cơm, hôm nay tôi có được một bữa ăn thật ngon. Và cứ thế, tôi sống lênh đênh trên chiếc tàu này cũng khá vui, bên tôi có Yến chuyện trò, còn có cơm nóng để ăn. Khi no bụng và được nhàn rỗi, tôi thảnh thơi nên ngân nga ca
bài con cá cho vui:
“Đời tôi cô đơn nên đi đâu cũng gặp hên”.

-         6:00 giờ chiều thì trời bắt đầu tối. Bất ngờ trên không có một chiếc máy bay L-19 lượn bốn, năm vòng chung quanh tàu. Người phi công của L-19 xin cứu giúp. Hạm Trưởng đồng ý và chuẩn bị phao cùng các anh người nhái sẵn sàng cứu vớt. Có hai người trên chiếc phi cơ nhưng lại chỉ có một chiếc phao và chiếc phao ấy được giao cho anh ngồi bên cạnh anh pilot. Chiếc L-19 bay sát xuống gần chiếc tàu, chúng tôi thấy người đeo phao nhảy xuống. Nhờ có đeo phao nên khi nhảy xuống thì cả người anh được nổi lên, anh cố sức bơi đến tàu, nhưng vì khoảng cách quá xa nên anh có vẻ khó khăn lắm. Thấy anh thấm mệt, một anh người nhái đeo chiếc phao trong người, nhảy xuống vớt anh lên tàu bình yên. Trời bắt đầu mờ tối, anh phi công bay sát xuống, nhưng vì sợ chiếc máy bay có thể đụng tàu nên anh phải bay hơi cao và cách chiếc tàu khá xa. Mọi người hồi hộp nhìn anh nhảy xuống, vì khoảng cách quá cao lại không có phao nên cả người anh lao thẳng xuống biển và rồi chìm sâu vào lòng đại dương. Anh phi công đã vĩnh viễn ra đi vào một ngày tháng Tư năm đó.
Người đàn ông nhảy xuống trước vì quá mệt nên đã ngủ vùi phía sau boong tàu.

Đến 2:00 giờ sáng thì anh thức dậy, anh hỏi người nằm kế bên về anh phi công hiện đang ở đâu? Khi nghe người ấy trả lời là anh phi công không lên được tàu và đã bị chìm sâu xuống lòng biển rồi. Anh ta thét lên:
- Trời ơi, thế là anh tôi đã chết!
Thì ra họ chính là hai anh em ruột. Từ đó người em cứ lặng lẽ âm thầm, không trò chuyện với ai, hình như chỉ nghe anh khóc. Nửa giờ sau, khi một số người đang đứng trên boong tàu thì chợt thấy có bóng một vật gì vừa rơi xuống biển và người bạn nằm bên cạnh người em chạy đi tìm thì không thấy anh ta đâu nữa. Hóa ra, người em sau khi biết tin anh mình đã chết thì anh ta cũng nhảy xuống biển chết theo. Như vậy là cả hai anh em đã yên nghỉ giấc nghìn thu dưới lòng biển sâu, vô cùng thương tâm!

Trung Tá Hạm Trưởng Nguyễn Văn Tánh vừa thông báo cho mọi người biết là:
Mặc dù tàu chỉ có một máy thôi, nhưng vẫn còn có thể chạy được và sẽ cặp bến cảng Subic Bay của Phi Luật Tân. Sau hai ngày vượt sóng thì tàu đến hải phận của Phi Luật Tân.

Trước khi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Phi, Hạm Trưởng ra lịnh cho mọi người tháo gỡ tất cả súng đạn trên tàu, kể cả vũ khí cá nhân mà những người lính còn đang giữ phải quăng hết xuống biển. Nếu ai còn cất giữ bất kỳ vũ khí nào, kể cả dao găm thì khi vào đến lãnh thổ của Phi Luật Tân sẽ phạm vào tội hình sự. Mọi người đều răm rắp tuân hành theo lịnh của Hạm Trưởng.

Theo luật Quốc Tế thì giờ phút này cờ VNCH không còn tư cách pháp lý đại diện cho một Quốc Gia để đuợc phép chạy vào vùng biển của bất kỳ Nước nào. Mười lăm phút sau, Hạm Trưởng yêu cầu tất cả đồng bào họp lại trên boong tàu để cùng làm lễ chào Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà lần cuối cùng. Mọi người cùng nhau tụ tập đông đảo. Một số các Sĩ Quan Quân Lực VNCH cùng thủy thủ đoàn với binh phục chỉnh tề đều nghiêm chỉnh đứng chờ làm Lễ Chào Cờ.

Chủ Tọa buổi lễ là Trung Tá Hạm Trưởng Nguyễn Văn Tánh, và Thiếu Tá kiêm nhà văn Phan Lạc Tiếp, - người sát cánh cùng Hạm Trưởng lèo lái con thuyền đến nơi an toàn. Bài Quốc Ca vang rền, Quốc Kỳ VNCH bay phất phới trên nền trời cao từ từ đuợc kéo xuống.  Khi bài Quốc Ca vừa chấm dứt, khi lá Quốc Kỳ được kéo xuống tận cùng, mọi người đều bật tiếng khóc òa, nhiều người đàn bà cúi đầu, tay chùi nước mắt, chạy xuống hầm tàu. Riêng tôi, quá ngậm ngùi, nước mắt tôi tuôn rơi, những giọt lệ đau thương tự trong đáy lòng tôi cứ trào ra mãi. Tôi khóc vì ai? Tôi khóc cho thân phận tha phương của những người xa quê hương như tôi, khóc cho những người còn kẹt lại, trong đó có gia đình cha, mẹ, anh chị em, họ hàng, và thân bằng quyến thuộc của tôi. Tôi hy vọng là những người bạn làm việc chung với tôi cũng may mắn rời khỏi nước từ mấy ngày trước rồi, nếu không sẽ gặp nhiều nguy hiểm cho bản thân.

Sáng sớm hôm sau thì tàu cập bến Subic Bay ở Phi Luật Tân. Đồng bào được chuyển sang tàu lớn của Mỹ. Năm ngày sau, 9 tháng 5, 1975 họ đưa chúng tôi đến đảo Guam, vùng đất của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Thấm thoát mà đã 45 năm trôi qua, 45 năm lưu lạc xứ người. Hôm nay ngồi ghi lại hình ảnh cuộc di tản của chúng tôi trên con tàu HQ-502 lòng tôi không khỏi bồi hồi, xao xuyến, khi nghĩ lại những hình ảnh và diễn biến của những ngày buồn đau thương ấy, tôi tưởng như một giấc mơ chỉ mới xẩy ra ngày hôm qua … Biết bao nhiêu kỷ niệm đau buồn khó quên …

Nhân đây, tôi xin gửi lời chân thành, kính cám ơn đến hai Cụ Nguyễn Văn Tánh, Cụ Phan Lạc Tiếp cùng tất cả Thủy Thủ đoàn của HQ-502 đã đưa hơn năm ngàn người Việt chúng tôi rời khỏi nước an toàn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, trong đó có cá nhân tôi.  Và tôi cũng không quên, xin gửi lời cảm ơn đến Yến, người bạn thân thương đã giúp đỡ tôi từ tinh thần đến “ấm bụng” trong những ngày mà cuộc đời tôi đi vào đoạn đường tăm tối nhất. Nguyễn Văn Hùng và Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4. Và giờ đây, chúng tôi là người cao tuổi, đang vui hưởng cảnh thanh nhàn và hạnh phúc của cuối đời một người. Chúng tôi không còn là hai thằng độc thân chạy lang thang, mà giờ này số người trong gia đình gia tăng, mỗi gia đình có thể thành lập một đội bóng đá để đấu với nhau....
Cầu xin ơn Trên ban sức khỏe tốt đến cho tất cả chúng ta.
(Houston ngày 30 tháng 4 năm 2020)

Đỗ Hữu Phương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/May/2020 lúc 8:04am

Chờ Mong Tờ Điện Tín


Dien%20tin
Sau 1975 những người còn ở lại miền Nam Việt Nam không biết những ai đã nghĩ ra và những ai đã là người đầu tiên ra khơi vượt biển đi tìm tự do? để cho dòng người đi sau tiếp nối không bao giờ ngừng nghỉ nếu các trại tị nạn không đóng cửa chấm dứt chương trình cưu mang những người vượt biển.

Ai cũng mơ ước, cũng tính đường đi tìm tự do tùy theo hoàn cảnh khả năng tài chính của mình. Bao nhiêu người đã may mắn đến bến bờ và cũng bao nhiêu người bất hạnh bỏ xác ngoài biển khơi…

Tôi nhớ mãi một câu chuyện vượt biên dù đã mấy chục năm qua rồi.
Khỏang năm 1983 nhà tôi quay trở lại bán cà phê và nước ngọt, lúc này công nhân viên của nhà máy Z751 ( tức “Lục quân công xưởng” trước 1975) không đông đảo như nhân viên và lính tráng trước kia, nhưng khách hàng vẫn khá đông là bà con lối xóm.

Chú Bích là người hàng xóm hay ra uống cà phê tại quán tôi.
Nhà chú ở trong hẻm, bước ra khỏi hẻm đi vài căn là tới qúan cà phê nên rất thuận tiện cho chú.

Lần nào ra quán chú cũng dẫn theo thằng con út tên Báu khỏang 10 tuổi và gọi cho nó một chai nước ngọt, hai bố con ngồi uống như hai người bạn, bố uống xong cà phê trước thì đợi thằng con uống xong phần chai nước ngọt hai bố con mới ra về, dù nó vừa uống vừa nói huyên thuyên với bố đủ thứ chuyện thật lâu.

Có lần hai bố con đang uống trong quán thì thằng Báu thấy ông bán cá Lia Thia cá Xiêm dắt xe đạp đi ngang qua, nó vùng chạy ra xem và đòi bố mua.
Chú Bích bỏ dở ly cà phê đen nóng bước ra ngoài, ông bán cá đã đứng lại đợi khách, thằng Báu ngắm nghía đã đời từng con cá sắc màu đang bơi ngoe nguẩy trong những bịch ny lông treo tòn ten đầy trên khung giây thép cứng chở sau xe của ông bán cá rồi mới chọn cho mình 1 con cá Xiêm vừa ý, thằng bé khôn thật cá Xiêm đắt tiền hơn cá Lia Thia và đẹp hơn, trẻ con nào cũng thích.

Khi trở vào quán ly cà phê của chú Bích đã nguội tanh mà cả bố và con cùng vui. Chú thương con và chiều con lắm.
Thằng Báu giống bố, đẹp trai giống bố. Hình ảnh hai cha con đi đâu cũng có nhau đã quen thuộc với tôi cũng như với mọi người hàng xóm, ngay cả khi chú Bích mang chiếc xe đạp ra tiệm sửa xe thằng Báu cũng lót tót đi theo, tôi cũng đang chờ vá chiếc xe đạp tại đây và nghe thằng Báu nói với bố:
– Mai mốt con lớn con làm nghề sửa xe đạp, sửa xe cho bố không lấy tiền,

Lời nói ngây thơ mà chí hiếu, tôi nghe còn cảm kích nói gì chú Bích, chắc chú rất mát lòng.
Hai cha con thật thân tình và gần gũi như bóng với hình.
Chú Bích là đại úy của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, ngày 30 tháng Tư năm 1975 chú đang nằm điều trị tại Tổng y viện Cộng Hòa.

Khi quân Việt Cộng chiếm bệnh viện và xua đuổi những thương bệnh binh chế độ cũ ra ngoài, chú trở về nhà với vết thương điều trị dở dang..
Nhưng nhờ thế mà chú không thể đi trình diện tập trung “học tập cải tạo” được, ủy ban phường đã cho chú Bích ở nhà dưới sự quản chế của địa phương, chú Bích không thể đi đâu xa hay vắng mặt lâu được.

Mấy năm qua, từ ngày miền Nam bị “giải phóng” chú Bích chỉ ở nhà, làm việc nhà trong khi vợ chú bôn ba làm việc hết tổ hợp này đến tổ hợp khác để nuôi chồng và 3 con.
Không ai hiểu vì sao chú không đi làm khi sức khỏe đã tương đối khá.

Vậy mà một hôm hàng xóm kháo nhau rằng chú Bích dẫn thằng Báu đi vượt biên.
Người đời thính tai và tinh ý thật, nhà nào có ai đi vắng chẳng dấu được lâu, nếu một hai tháng không trở về thì một là đi vượt biển trót lọt, hai là chết biển hay là vào tù…

Bởi thế có ai đó đã chế ra câu “ Con đi được con nuôi má, con chết biển thì nuôi cá, và con ngồi tù thì má nuôi con”
Xóm tôi thời điểm đó đã có hai gia đình có con đi vượt biển bị mất tích.
Nhà bà Tịnh đứa con gái đi chuyến tàu chưa ra tới khơi xa đã bị đắm, nghe đồn những xác chết trôi tấp vào Mũi Né Phan Thiết, bà Tịnh đã tất tưởi ra Phan Thiết ăn chực nằm chờ thuê người đi tìm xác con gái mấy ngày mà không được..

Nhà bà Trí thì tang thương hơn, cả con và cháu là 5 người, họ ra đi biền biệt không một tăm hơi gì. Bà Trí chờ mong tin và đau khổ đến héo hon gầy rộc đi như một xác mắm khô.
Nhưng bà vẫn can đảm một năm sau lại cho thằng con trai đi vượt biên tiếp, chuyến này trời không phụ lòng bà, chuyến tàu nó đi đã cặp bến bình yên.
Bà Trí từng tuyên bố với người bạn thân:
 “ Tôi cho các con đi vượt biển để tìm tương lai, các con đi được thì dù tôi có ra chợ ăn mày hay ai mang tôi ra chợ bắn chết tôi cũng chịu”

Tôi thông cảm cho hoàn cảnh chú Bích lắm, vì gia đình tôi cũng đang “xây mộng” cho các em đi vượt biển nên cầu mong nếu tin đồn ấy là sự thật thì hai cha con chú được bình yên đến nơi đến chốn.
Chú Bích không dẫn con đến quán tôi uống cà phê suốt hai tuần lễ liền. Có lẽ giờ này hai cha con chú đang lênh đênh ngoài biển khơi rồi?
Bây giờ thì hàng xóm đã hiểu ra, chú Bích không đi làm vì không muốn bị ràng buộc bởi công việc để dễ dàng toan tính chuyện vượt biên.
Nhà cô Bích thì cửa đóng then cài để tránh sự dòm ngó của hàng xóm và công an khu vực.

Cho đến tuần lễ thứ tư thì hàng xóm lại kháo nhau:
– Chú Bích đến đảo rồi.
– Hai cha con thật may mắn.
– Cũng may cho ông đại úy, ở nhà bị công an quản chế, cứ mỗi tháng phải ra trụ sở công an trình diện một lần, đi đâu phải xin phép, tù giam lỏng như thế ai mà chịu nổi, mấy năm qua tuy mang tiếng là hết hạn quản chế nhưng công an khu vực vẫn thỉnh thoảng đến nhà thì khác gì bị quản chế đâu.

Có bà không tin hỏi lại cho chắc ăn:
– Sao bà biết là Đại Úy Bích đến đảo rồi? Mà đảo nào?
– Chẳng biết đảo nào, miễn là đến xứ tự do. Sáng qua chính mắt tôi thấy cô Bích hớn hở nấu cà ri gà, chắc mấy mẹ con ăn mừng vì được tin chồng vượt biển thành công.
– Sao bà biết cô Bích nấu cà ri gà? Bà có vào bếp nhà cô Bích không ?
Bà kia quyết liệt:
– Tôi đi chợ thấy cô Bích mua 1 con gà và bó sả..
Một bà có mấy đứa con đi vượt biển may mắn đến nơi đã tỏ ra hiểu biết:
– Nay mai cô Bích có điện tín thì biết ngay, không đảo Bidong Mã Lai, thì đảo Galang Nam Dương. không đến Songkla Thái Lan, thì đến Phi Luật Tuân, Hồng Kông…

Thế là tin đồn bố con chú Bích đi vượt biên đến nơi và ở nhà vợ chú đã nấu món cà ri gà ăn mừng bung ra, càng lúc càng lan rộng, mấy người hàng xóm đến quán tôi uống cà phê truyền tai nhau thoải mái thì làm gì mà công an khu vực và uỷ ban phường không biết.
Công an phường đã gọi cô Bích lên để chất vấn và dọa sẽ cắt hộ khẩu chồng con cô, cô Bích một mực chối cãi nói rằng hai vợ chồng bất hòa cãi nhau rồi ông chồng giận dỗi mang thằng út đi đâu cô không hề biết.

Tới giờ phút này thì khó có thể dấu diếm được nữa, với niềm vui mừng cô Bích đã tâm sự kín đáo với vài người hàng xóm thân là chú Bích và thằng Báu đi vượt biển, hai người cùng chuyến tàu đã đánh điện tín về nên cô rất mừng, chỉ yên trí đợi điện tín của chồng gởi về thôi.
Thế là tất cả những tin đồn đều là sự thật, kể cả chuyện nhà cô Bích nấu cà ri gà ăn mừng. “Tình báo” hàng xóm thật bén nhạy .

Ngày nào cô Bích cũng mong chờ anh đưa thư đi qua, thậm chí nhà không có thư cô Bích cũng vẫy anh đưa thư để hỏi thăm là có điện tín hay thư từ gởi đến địa chỉ nhà cô không?
Chắc cô Bích e rằng anh đưa thư để thất lạc tờ điện tín của chồng cô đâu đó, vì mỗi ngày qua mà vẫn bặt vô âm tín.

Vài tháng đã trôi qua, niềm vui mừng của gia đình cô Bích đã xẹp xuống bớt, cô băn khoăn và lo lắng ra mặt, ai hỏi thăm thì cô chỉ trả lời đang chờ đợi điện tín của chồng, cô đặt nghi vấn là có thể chú Bích làm mất chỉ vàng mang theo nên không còn tiền để thư từ hay đánh điện tín nữa? Hoặc chú muốn làm gia đình bất ngờ đợi đến Mỹ mới báo tin chăng?

Cô Bích đã bám víu vào những lý do mong manh ấy để hi vọng, để đợi chờ.
Và rồi không ai dám lên tiếng hỏi thăm cô Bích về tin chồng con của cô nữa, chỉ sợ làm cô hoang mang thêm và lo lắng thêm.
Nhưng cô Bích vẫn không ngừng hy vọng, cô vẫn chờ anh đưa thư mỗi ngày đi qua nhà. .

Anh đưa thư qúa quen thuộc với địa chỉ những người trong xóm, anh hiểu thấu tim gan người ta, biết tâm lý của người ta, nhà nào có thư thường tức thư nội địa trong nước Việt Nam thì anh làm xong nhiệm vụ một cách mau chóng, chẳng trông mong gì, nhà nào có thư từ nước ngoài gởi về anh hớn hở mang tới và bao giờ cũng nhận được tiền thưởng của người nhận thư dù chưa biết trong thư nói gì..
Nhất là nhà có người đi vượt biên gởi điện tín báo tin đã đến trại tị nạn là anh càng lãnh thưởng nhiều, anh biết mình sẽ là người đầu tiên báo tin vui, anh biết cách làm người ta sốt ruột mới chìa tờ điện tín ra.

Có lần anh mang tờ điện tín cho bà Sáu hàng xóm cạnh nhà tôi, 2 đứa con bà đi vượt biên 4-5 tuần lễ mà chưa có tin, gia đình bà như ngồi trên chảo lửa, anh đưa thư thong thả chống chân xe đạp và càng thong thả mở cái túi đeo trên vai đựng đầy thư từ rồi lại thong thả nói khi cả nhà bà Sáu đã đứng trước mặt anh nãy giờ:
– Điện tín… từ Mã Lai nè… ai ra ký tên nhận giùm.
Cả nhà bà Sáu cùng vỡ òa niềm vui mừng không cần dấu diếm, nhận tờ điện tín và dúi vào tay anh đưa thư một nắm tiền không cần đếm..
Sau này anh đưa thư sắm xe Honda loại xịn đi đưa thư chắc là nhờ anh ky cóp những bổng lộc này.

Anh đưa thư đã mang tin vui đến cho nhiều người, nhưng nhà cô Bích thì không, nhìn vẻ mặt cô Bích hi vọng và thất vọng mỗi ngày khi không có thư từ, anh đưa thư cũng mủi lòng, anh né không dám đi ngang qua nhà cô Bích nữa mà đi lòng vòng lối khác để giao thư cho được yên thân.
Tôi hỏi điều này thì anh đưa thư xác nhận:
– Tôi không nỡ nhìn cô Bích thất vọng chị à, mỗi lần thấy tôi cô Bích không hỏi nữa chắc vì cô ngại đã hỏi nhiều lần mà không có gì, nhưng cô vẫn nhìn tôi với ánh mắt chờ mong..…
Tôi chỉ biết thở dài:
– Cô Bích cũng có lý chứ, biết đâu tin vui đến muộn? Không lẽ người đi cùng tàu đến nơi mà cha con chú Bích không đến nơi.

Đã nhiều lần cô Bích đến hai gia đình họ hàng bên chồng có người thân đi cùng chuyến tàu với chồng con cô để hỏi thăm tin tức nhưng vẫn không biết gì hơn.
Rồi họ đã đi định cư ở nước ngoài do được bảo lãnh từ lâu, mà cô Bích vẫn chưa nhận được điện tín của chồng.
Điều bí ẩn ấy bao trùm lên gia đình cô Bích và hàng xóm suốt nhiều năm trời.

Năm 1991 gia đình tôi sang Mỹ định cư diện HO.5, và hơn 10 năm sau tôi tình cờ bắt liên lạc được với người bạn thân cùng xóm tên Hằng sống ở Houston, Texas.
Hằng di tản sang Mỹ từ năm 1975, Hằng là cháu ruột của chú Bích.
Sau những lần chuyện trò hỏi thăm nhau từ qúa khứ đến hiện tại kể từ khi biến cố 1975, tôi mới chợt nhớ ra và hỏi Hằng về chú Bích và đã biết sự thật đau lòng.

Chuyến tàu chở hơn 70 người đi vượt biển bị lạc hướng lênh đênh nhiều ngày trên biển, xăng dầu, thực phẩm và nước uống dự trữ hầu như cạn kiệt, thuyền trôi tự do và chờ chết chùm, không chết vì biển thì cũng chết vì đói khát, mọi người lo sợ khóc lóc và đọc kinh cầu nguyện ngày đêm tùy theo tôn giáo của mình, cả tàu tuyệt vọng và bi thảm như đại tang..
Họ suy xụp cả thể xác lẫn tinh thần, đoàn người như những bóng ma trong con tàu trôi vật vờ vô định cả ngày lẫn đêm.

Chiếc tàu trôi dạt vào gần một hòn đảo thì mắc cạn, ai nấy đều mừng rỡ coi như vừa chết đi sống lại, đám đông kéo nhau lên đảo, nước ngập lên tới cổ tới ngực tùy chỗ nông sâu.
Chưa biết trên đảo có gì nhưng biết là không bị chết chìm ngoài biển khơi là mừng rồi.
Giữa cảnh chen lấn nhau lên bờ thằng Báu xảy chân ngã xuống biển, khi người ta biết và cứu được thì nó đã chết đuối rồi.
Chú Bích ôm xác con lên bờ khóc lóc một cách điên dại.

Dù mệt mỏi và đuối sức, những người đồng hành cũng giúp chú Bích để xác thằng Báu vào một khe đá và lấy những tảng đá nhỏ khác che chắn lại coi như một nấm mồ.
Một nhóm khác đi dạo thử trên đảo để xem xét tình hình, họ nói đây là đảo hoang chỉ toàn là san hô và đá tảng với vài loại cây mọc thưa thớt chẳng thể tìm đâu ra lương thực hay nước uống cả.

Bây giờ đám thuyền nhân lại lo chết đói chết khát trên hòn đảo hoang vu rộng lớn này. Họ quyết định rủ nhau đi tìm chỗ nào cao ráo nhất để đốt vải, đốt áo làm khói hiệu may ra có tàu nào trông thấy mà đến cứu còn hơn ngồi chờ chết.

 

Mọi người đi, nhưng chú Bích không chịu đi. Chú Bích bây giờ như một người điên, chú ngồi khư khư bên xác thằng Báu với đôi mắt vô hồn và miệng thì không ngớt lẩm bẩm một câu duy nhất:
– Cứu con tôi! Cứu con tôi! Cứu con tôi!
Mọi người xúm vào khuyên giải và năn nỉ chú:
– Đằng nào cháu cũng chết rồi, anh hãy đi theo chúng tôi để tìm sự sống…
Hai người cháu họ của chú cũng vừa rơi nước mắt vừa vỗ về chú như vỗ về một đứa trẻ con:
– Chú ơi, chú để xác thằng Báu ở đây, đi với tụi cháu, chúng ta phải đi khỏi nơi đây may ra sẽ sống sót…

Nhưng chú Bích vẫn khăng khăng từ chối, chú lảm nhảm gọi tên con và khóc tu tu thảm thiết.
Thật không ngờ một người lính tác chiến từng vào sinh ra tử, chỉ sau những ngày lênh đênh trên biển với bao căng thẳng lo âu, bao suy nhược tinh thần và thể xác cộng thêm cái chết bất ngờ của thằng con thâu yêu mà người đàn ông can trường ấy bỗng hóa thành điên dại.

Không thể thuyết phục được chú Bích đoàn người để chú ở lại bên xác con và kéo nhau đi tìm chỗ khác trên đảo.
Họ lôi thôi lếch thếch dắt díu nhau, bồng bế nhau, lôi kéo nhau đi trên những tảng đá nhọn gập ghềnh cả nửa buổi trời đến nỗi nhiều người chân chảy máu hay sưng vù lên …
Tới một chỗ khá cao, tầm nhìn ra biển rộng hơn thoáng hơn thì họ dừng lại. Khi trông thấy bóng con tàu nhỏ xíu ngoài xa họ đốt áo cho khói lên liên tục nhưng chiếc tàu vẫn vô tâm không hề hay biết.

Sáng hôm sau họ tỉnh dậy sớm thì thấy một con tàu đang lù lù đến rất gần, nhiều người mừng vui qúa hét hò lên vang trời vang biển, nhiều người khác thì lo đốt áo làm khói hiệu và cả đám đông kéo nhau đứng trên những tảng đá cao nhất để giơ tay vẫy vẫy cầu cứu.
Tất cả những người trên chuyến tàu đã được cứu thoát như một phép nhiệm màu, trừ hai cha con chú Bích.
Cùng đi môt chuyến tàu, cùng trải qua những gian nan nguy khốn vậy mà số phận đã nghiệt ngã với hai cha con chú, không được đến bến bờ mơ ước cùng với họ..

Có người thương tâm nói với thủy thủ trên tàu về trường hợp chú Bích, nhưng họ nói nếu không nhớ đích xác ở đâu thì họ không có thì giờ đi tìm được, và có những nơi trên đảo con tàu không thể đến gần vì san hô và đá ngầm.
Các thủy thủ cũng cho biết đây là đảo hoang không có con người và các phương tiện sinh hoạt khác.
Chuyến tàu của Nam Dương đã đưa đoàn người vượt biển đến đảo Galang xong họ tiếp tục cuộc hành trình.

Hai người cháu họ của chú Bích đánh điện tín về cho gia đình, sau đó họ khuyên gia đình dấu kín cái chết thương tâm của cha con chú Bích trong nhiều năm, đợi thời gian như liều thuốc nhiệm màu từ từ chữa lành vết thương của gia đình người bất hạnh, mãi những năm sau này họ mới cho cô Bích biết .
Hằng đã liên lạc với hai người cháu họ ấy ở Mỹ và được biết sự thật chuyến đi vượt biên này từ họ..
Hơn 30 mấy năm qua tờ điện tín mà cô Bích mong đợi không hề đến và không bao giờ đến.

Không ai biết tin gì về cha con chú Bích, nhưng ai cũng có thể suy đoán đoạn kết vở bị kịch là chú Bích đã chết đói chết khát bên cạnh xác con trai mình trong tình trạng tâm thần điên loạn.
Cha con chú Bích đã thoát khỏi Việt Nam , chú Bích đã thoát khỏi cảnh công an quản chế giam lỏng.
Nhưng họ chỉ đi được nửa cuộc hành trình, đã bỏ xác nơi đảo hoang.
Hai cha con chú Bích vẫn bên nhau như ngày nào nơi mái nhà xưa, nơi hàng xóm cũ.

Xung quanh hai cha con chú là biển khơi bao la. Sóng và biển sẽ ru hai linh hồn bơ vơ kia giấc ngủ ngàn đời, ngàn đời…!!.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/May/2020 lúc 6:45am

Người Lính Già và Khung Trời Kỷ Niệm 


Nghiêng đầu nhìn qua khung cửa sổ màu trắng đục trước cửa nhà, ông thấy mặt trời lấp ló trên đầu cây Phượng tím, bây giờ bắt đầu mùa Xuân, lá phượng màu vàng úa, rơi lả tả tan tác đầy sân, để sửa soạn đâm chồi nảy lộc, ra lá non mơn mởn, trổ hoa tím rực rỡ, đón chào mùa hè ấm áp.

Ở tuổi về hưu, ngày ngày ông làm bạn với cây cam, cây quít sau nhà, ông không quên bón thêm phân mà ông đã mua tháng trước ở Home Depot, cho cây hoa lài nằm sát chậu nha đam xanh mướt, giúp nó chóng ra hoa trắng mượt mà, thơm phưng phức, để bà xã có dịp trỗ tài nấu món thạch chè Hiển Khánh, nổi tiếng của thập niên 60 ở Dakao, nuốt tới đâu là mát tới đó, vừa ngọt vừa thơm,làm dịu bớt phần nào cái nóng oi bức của mùa hạ.

Dù có hệ thống nước tự động, nhưng ông vẫn tưới thêm bằng tay với vòi nước chảy róc rách, cho hai cây cau hoàng hậu trước sân thêm xanh tươi, mát mắt. Cô ca sĩ dù có giọng hát thiên phú, cũng chọn cho mình những xiêm y rực rỡ, tô son điểm phấn, tạo thêm phần hào hứng cho kẻ nghe người nhìn, huống hồ gì hoa thơm cỏ lạ, cũng cần bàn tay chăm sóc của người làm vườn, dù không chuyên nghiệp như ông.

Những công việc nho nhỏ tưởng như không quan trọng mấy, ấy vậy là cách giết thì giờ hiệu quả nhất trong thời điểm đại dịch COVID-19 ác ôn này. Từ khi trời vừa sáng, cho đến khi màn đêm vừa buông xuống, những Email ,tin nhắn, messenger, gửi qua gửi lại cho nhau, từ lũ bạn thân thiết Không Quân gần trời xa đất, ân cần nhắc nhở tình trạng cách ly, nam nữ thọ thọ bất thân, kể cả đàn ông, con nít, ông già bà trẻ, xin hãy rời xa ít nhất là 2 mét, sớm mai thức dậy, đừng quên nhâm nhi ly nước ấm pha chanh gừng, nếu không bị bịnh đau bao tử hành hạ! Và còn nhiều lời nhắn nhủ thân tình nhất để giữ đời cho nhau thật lâu, thật dài,theo phương châm của người Không Quân “ KHÔNG BỎ ANH EM KHÔNG BỎ BẠN BÈ “

Ngay cả ngày lễ Phục Sinh vừa qua, con gái ông lái xe đến nhà, mang hai đứa cháu ngoại dễ thương cả tháng trời chưa gặp mặt, được mẹ nó dặn đứng xa xa, đưa cho ngoại tấm giấy viết nguệch ngoạc “ Cháu nhớ và yêu ông bà ngoại lắm “ kèm theo 2 cái chocolate cookie từ Starbucks.

Ông muốn ôm hôn chúng nhưng chợt nhớ và dừng lại, mở cửa xe, bỏ hai giỏ quà Easter có kẹo bánh, sách vở, trứng nhựa đủ màu, xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng, có đồ chơi nho nhỏ, lúc la lúc lắc phía trong, kèm theo con thỏ bông xanh màu da trời mà bà ngoại nó đã nâng niu, cẩn thận gói ghém cho hai đứa cháu cưng, con gái phân trần muốn bảo vệ sức khỏe cho ông bà, vì hệ thống miễn nhiễm của người cao tuổi không được mạnh cho lắm, nên sợ hai đứa bé có thể rủi ro lây bệnh cho ông bà thì nguy to!

Biết rồi khổ lắm nói mãi, con gái ơi! Đừng nhắc nhở chi cho lòng thêm đau buồn! Ông biết rằng ở tuổi vàng, tuổi hạc hay gọi nôm na tuổi xế chiều này, không ít bộ phận trong người cũng mong manh, dễ vỡ, có khi phải cắt xén, thêm này bớt nọ cho bền bỉ, như chiếc xe hơi chạy hơn trăm ngàn dặm cũng phải tu bổ, bảo trì để còn ì ạch,tiếp tục chạy trên con đường đời dài thật dài.

Mới đó mà ông đã sống trên mảnh đất quê hương thứ hai này gần 45 năm, chưa kể những lần đi tu nghiệp thêm tại Hoa Kỳ. Thời gian như bóng câu qua cửa sổ! Ông nhớ lại ngày xếp áo thư sinh, giã từ mái trường Luật với hàng cây xanh bóng mát, uống ly chanh đường uống môi em ngọt, gia nhập binh chủng Không Quân vì ham mê nghề lái phi cơ, với lý tưởng bảo quốc trấn không, cũng là ngày ông đắp mộ cuộc tình đầy nước mắt của người yêu mình và người mình yêu, vì ông già vợ tương lai, không muốn con gái mình thành goá phụ ngây thơ, lúc tuổi vừa chớm đôi mươi, khi kết duyên với kẻ “đi không ai tìm xác rơi”. Thương cho bà mẹ già, hằng đêm khấn nguyện cho con trai mình tai qua nạn khỏi, cho con tàu không là quan tài ôm xác con yêu.

Có những lúc trong khung trời bình yên, không chiến tranh tại Hoa Kỳ, ông nghe tiếng máy bay trực thăng của đài Tivi địa phương theo đuổi tên cướp xe, bố láo xì ke nào đó, phóng như bay trên xa lộ theo sau là đoàn xe cảnh sát hú còi inh ỏi, hay tiếng kêu êm ả của chiếc Boeing trên không cao tít, đón đưa hành khách đến phương trời xa xôi, hoặc năm thì mười họa, khi đi xem những Air Show biểu diễn của nhóm phi công Hoa Kỳ thượng thặng, tinh nhuệ Thunderbirds hay Blue Angels, để nghe âm thanh gầm thét như xé toạc không gian, đưa ông về khung trời kỷ niệm ngày nào.

Quên sao được những phi vụ hành quân Tết Mậu Thân 1968, khi Cộng Sản lợi dụng lệnh ngưng bắn để tấn công Huế, Saigon và các đô thị khác của miền Nam Việt Nam. Ông còn nhớ như in tiếng mẹ khóc nức nở trong điện thoại, báo tin đã tìm thấy xác ông cậu bị trói tay phía sau và bị xử tử với hàng trăm thi thể đàn ông, đàn bà, trẻ em trong mồ chôn tập thể, phía Bắc sông Hương. Ông cậu chỉ là một công chức bình thường ở Huế.

Quên sao được tháng 5 /1968 trong trận chiến Lăng cha Cả, với sự yểm trợ của trực thăng võ trang từ KD33 CT và sự quả cảm của lực lượng KQVN phòng thủ, KQ & Thiết Giáp Hoa Kỳ, đại đội Dù đã đẩy lui VC, bảo vệ vòng đai căn cứ! Tiếc thay ta đã mất đi một vị anh hùng KQ, đại tá Lưu Kim Cương đã tử thương vì trái B40 oan nghiệt.

Quên sao được trong mùa Hè đỏ lửa 1972, trong mặt trận Quảng Trị Đông Hà, ông cùng đồng đội F5, A37, A1, L19 và UH1 đã yểm trợ cho Lục Quân, chống lại quân Cộng sản vượt sông Bến Hải, mở đầu cuộc chiến xâm lăng tàn khốc.

Quên sao được một Trần thế Vinh anh hùng của phi đoàn 518/SĐ3KQ đã hy sinh trong vùng trời lửa khói Quảng Trị sau khi bắn hạ 21 chiến xa địch. Quên sao được thiếu tá Nguyễn Du, một hoa tiêu khí phách ngang tàn A37 thuộc phi đoàn 516/KD41 làm khiếp vía Cộng quân, đã gẫy cánh trên vùng trời Quảng Trị, bị bắt sống và ném đá cho đến chết.

Quên sao được những phi vụ hành quân Tống Lê Chân 1973, VC đã trắng trợn vi phạm Hiệp định Paris ký ngày 27/1/1973 bằng cuộc tấn công tiền đồn Tống Lê Chân cách An Lộc 15 cây số về hướng Đông Bắc, những hoa tiêu và phi hành đoàn Chinook CH-47, C130, Trực thăng đã không ngại hiểm nguy với những phi vụ cung cấp tiếp liệu vũ khí, lương thực, tải thương cho các chiến sĩ Biệt Động Quân can trường.

Quên sao được tháng 4/1975 những phi vụ hành quân trong trận chiến đẫm máu Xuân Lộc, khu vực phòng thủ trọng yếu cho Biên Hoà, nơi căn cứ của phi đoàn F5 ông đang trú đóng. Xuân Lộc cách Saigon 120km về phía Đông Bắc, dưới sự chỉ huy của tướng Lê Minh Đảo, cùng tinh thần bất khuất của các chiến sĩ QLVNCH, đã chống trả mãnh liệt với lực lượng cộng quân, tổng số gấp 3 gấp 4 lần.

Dòng suy nghĩ bất chợt gián đoạn bởi tiếng điện thoại reo vang trong túi áo trước ngực của ông.
  • Alo, C. Cali đây, mày và bà xã mạnh không?
- Tụi tao vẫn khỏe, dậm chân tại chỗ ở nhà, vì tình trạng cách ly, đề phòng con virus Wuhan, còn mày và gia đình ra sao?
- OK, Cali cũng vậy, hàng quán, mọi chỗ đều đóng cửa, nhiều người Việt Nam mình may khẩu trang giúp bịnh viện, hoặc tiếp tế thức ăn trưa cho nhân viên y tế.
- Arizona và một số tiểu bang khác cũng vậy, đây là dịp người Việt mình đóng góp một bàn tay, cho đất nước đã cưu mang tụi mình trong mấy chục năm qua!
- Mày biết tin T. khoá 64KQ vừa qua đời tháng vừa rồi ở Seattle không?
- Có, tao có gọi điện thoại chia buồn với chị T. tuần trước! Nhớ lại 2 vợ chồng T. xuống thăm Arizona năm 2015, tao đưa đi chơi vòng vòng thành phố Phoenix, T. ngạc nhiên và xúc động khi thấy cờ vàng 3 sọc đỏ bay phất phới ngang hàng, cùng kích thước với cờ tiểu bang Arizona và quốc kỳ Hoa Kỳ!
-Tao thật vui khi giải thích cho T. biết, kể từ ngày 29 tháng 4 năm 2001 lần đầu tiên trong lịch sử người Việt tỵ nạn trên thế giới, quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà chính thức 365 ngày, bay phất phới tại Wesley Bolin Memorial Park, tọa lạc trước dinh thống đốc và quốc hội Arizona. Nhờ vào sự vận động của hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà Arizona và hội Cựu Chiến Sĩ Hoa Kỳ, quốc kỳ VNCH được thống đốc Arizona, bà Jane Dee Hull ký bản tuyên cáo ngày 2 tháng 4 năm 2001 cho sự hiện diện của lá cờ vàng 3 sọc đỏ,vĩnh viễn tại đài tưởng niệm Cựu chiến binh Arizona!
- Hôm nào tao qua thăm mày, nhớ đưa tao đến chỗ đó nhe!
- Hứa là phải làm mau mau nhe mày! Tuổi đời tụi mình ở ngưỡng cửa 80, hễ “ Trời kêu ai nấy dạ” mà không dạ, cố gắng dùng dằng Em chả, Em chả muốn đến với trời, cũng bị lôi đi xoành xoạch!
-OK, OK, tao hứa sẽ qua thăm mày, một ngày đẹp trời gần đây, giữ gìn sức khỏe nhe!

Tiếng cười dòn của thằng bạn thân Cali trước khi cúp máy làm ông vui hẳn lên, ông với tay bức nhẹ một bông hoa Hong Kong orchid màu tím nhạt trước sân, rồi mở cửa bước vào nhà, mùi thơm lá dứa của đĩa xôi trên bàn làm ông thấy đói bụng, ông gắn đóa hoa lên tóc vợ rồi mỉm cười nói :
- Xôi thơm quá, Anh chưa ăn mà đã thấy ngon!
- Anh dùng đi kẻo nguội! Em mới nấu với nước lá dứa tươi sáng nay!

Ông âu yếm nhìn vợ, người đàn bà đã hơn nửa đời người luôn bên cạnh ông, săn sóc từ miếng ăn, giấc ngủ, chia vui xẻ buồn, ông thấy hạnh phúc vỡ oà trong tầm tay, trong nụ cười, trong ánh mắt.
Đâu đó tiếng hát trầm ấm nữ ca sĩ T.T. qua bài “ Một chuyến bay đêm” của nhạc sĩ Song Ngọc và Hoài Linh.
Có người hỏi Phi Công ước mơ gì?
Người ơi nhân thế muôn màu nào biết mơ chi!

Người lính già KQ sẽ khe khẽ trả lời: Ông mơ ước cho đại dịch Vũ Hán chóng qua đi, cho thế giới trở lại cuộc sống bình thường! Ông mơ ước chế độ Cộng Sản độc đảng, tàn bạo, phi nhân chẳng chóng thì chầy sẽ sụp đổ! Và ông mơ ước sẽ cùng bà,nắm tay bên nhau cho đến cuối cuộc đời.

T. Thiên Thu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/May/2020 lúc 8:16am

Cô gái gốc Việt & viên phi công Anh từng cứu mình

BM
45 năm trước, Vu Lieberman chào đời trên con tàu chết máy và trôi giạt giữa biển. Hai trực thăng của Không quân Anh đã lên đường giải cứu cô bé một ngày tuổi này.

7h18 phút, ngày 2/5/1975, thuyền trưởng Anton Martin Olsen của tàu Clara Maersk (Đan Mạch), nhận được tín hiệu cầu cứu từ một tàu buôn Việt Nam mang tên Trường Xuân đang trôi dạt trên biển Đông.

Trên tàu có khoảng 3.600 người từ Sài Gòn ra đi. Họ đang đói khát, còn động cơ tàu thì ngừng hoạt động. Ông Olsen lập tức ra lệnh cho con tàu chở hàng của mình chuyển hướng và đến giữa trưa, bắt đầu cuộc giải cứu.

 BM
Không quân hoàng gia Anh giải cứu cô bé sơ sinh.

Sau khi chuyển người từ Trường Xuân lên tàu mình, thuyền trưởng Olsen đưa tàu Clara Maersk cập cảng Hong Kong. Hai ngày sau, ông thông báo một công điện khẩn cấp yêu cầu đón 4 người tị nạn: một đứa trẻ sơ sinh ốm yếu, anh trai 2 tuổi,  người mẹ và một phụ nữ bị vỡ ruột thừa. Không quân Hoàng gia Anh đã cử hai chiếc trực thăng đến giải cứu.

Cô bé - với đôi vai cong hình chữ U và xương cổ bị gãy, mắt bịt kín do bị nhiễm trùng - và ba người đồng hương của cô đã bay đến Bệnh viện quân đội ở Hong Kong.

"Chúng tôi được cảnh báo nhưng tại thời điểm đó chúng tôi không biết có bao nhiêu người trên tàu", ông Jones, 68 tuổi, nói từ Anh.

BM
  
Ngày ấy Jones là một trung sĩ trong phi đội 28 của Không quân Hoàng gia Anh, đóng tại sân bay quốc tế Kai Tak Hong Kong. Đến giờ Jones vẫn còn ký ức rõ ràng về sự nguy hiểm, khó khăn trong nhiệm vụ không vận bốn người này. "Không có đủ thời gian để đánh giá về những gì xung quanh", Jones nói.

Trong khi trực thăng của anh thả dây đón người phụ nữ Việt bị vỡ ruột thừa thì đồng nghiệp của anh, Tim Bailey, trên chiếc trực thăng thứ hai đón bé sơ sinh và hai người thân của bé từ boong tàu Clara Maersk.

Họ không có thiết bị mang theo cho bé sơ sinh, điều này có nghĩa Bailey phải bế cô bé trên tay. "Đó chắc chắn là một phút khiến bạn nín thở", Jones nói.

Trong cuốn nhật ký của Jones đã ghi lại chuyến khứ hồi 2h50 phút từ căn cứ Kai Tak đến tàu Clara Maersk và trở lại. "Thông thường chúng tôi không đi ra biển như vậy", ông nói. Chiếc trực thăng có lượng nhiên liệu hoạt động trong khoảng hai tiếng rưỡi.

Ngay sau khi trở về Hong Kong, hai chiếc trực thăng này được làm sạch và chuẩn bị tham gia hộ tống Nữ hoàng Elizabeth cuối ngày hôm đó. "Phi đội 28 của chúng tôi sau đó được biết đến với tên "28 nick of time" vì chúng tôi luôn luôn đi về đúng thời gian", Jones nói.

Mới đây, Duc Nguyen, nhà sản xuất phim tài liệu người Mỹ gốc Việt ở California đã tổ chức một triển lãm về những thuyền nhân tị nạn. Người lính không quân Jones đã liên lạc với Duc Nguyen, qua đó nhờ kết nối với đứa trẻ sơ sinh ốm yếu mà ông đã hỗ trợ giải cứu.

Ngày 2/5 vừa qua, ngày sinh nhật thứ 45 của Chieu Anh Vu Lieberman, cô và Jones lần đầu tiên nói chuyện qua Zoom. "Tôi đã nhìn thấy bạn 45 năm trước. Bạn đã không nhìn thấy tôi, nhưng đây là những bức ảnh bạn được chuyển đến bệnh viện", Jones nói với Vu-Lieberman.

Họ đã chia sẻ những hình ảnh, thông tin - những thứ được cho là mảnh ghép còn thiếu để hoàn chỉnh "bức tranh cuộc đời" mình. "Đây là món quà sinh nhật tuyệt vời nhất. Tôi có một cảm giác ớn lạnh chạy qua trong người", Vu-Lieberman nói.


BM  
Vu-Lieberman sanh ra 2h sáng ngày 2/5 giữa biển Đông trên con tàu tị nạn, giờ là một nhà thiết kế thời trang nổi tiếng.

Hiện là một nhà thiết kế và điều hành thời trang thành công, Vu-Lieberman sống ở quận Cam, California. Cô kể, mẹ đã không chia sẻ nhiều về ký ức đó. Khi rời khỏi Việt Nam bà đang trong những ngày cuối cùng của thai kỳ. Khoảng 2h sáng ngày 2/5, bà đã hạ sinh Vu-Lieberman ngay trên tàu. Không sữa, không nước, không cơm cháo, một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo. Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái.

BM
  
Cô bé ấy về sau đã nỗ lực giành được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang tại đại học hàng đầu New York. Đến giờ cô có một sự nghiệp rực rỡ với các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Cô cũng viết blog Truong Xuan baby để mãi nhớ mình là một đứa trẻ sanh ra trên con tàu tị nạn.

BM
  
Đối với người lính không quân Jones, được tham gia nhiệm vụ giải cứu người tị nạn đến nơi an toàn là một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất đời ông. Giờ đây ở tuổi 68 nhìn lại ngày hôm đó, ông nói: "Tuyệt! vào ngày đó, tôi đã tạo ra thay đổi cho cuộc đời một con người".

BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2020 lúc 2:12pm

Ổ bánh mì cuối cùng

 

Cao Nguyên 569

 

 


(Tưởng niệm bạn đồng đội Nguyễn Anh Văn)


(Chuyện về khóa 5/69 HSQ/Cơ Phi là một chuyện dài, nói đến những nhân vật của 5/69 nếu không khai ra nickname thì không phải là ma 5/69; Văn ông cụ tức Nguyễn Anh Văn là một nhân vật hiền lành, mới 18 tuổi mà tánh đã như một ông cụ 70. Nhưng chiến cuộc đã không từ một ai, Ông cụ Văn đã hy sinh đúng một tháng trước ngày 30/4/1975 ).


...Đó là những ngày mà người dân Sài Gòn chộn rộn với việc đi và ở; cùng lúc đó, hàng trăm ngàn dân từ miền Trung và Tây nguyên cũng bám theo các đơn vị quân đội “di tản chiến thuật” kéo về. Sài Gòn trở nên chật chội, hổn độn. Tháng ba, khuôn mặt của Hòn Ngọc Viễn Đông đã mang dáng dấp của một người hấp hối.

Từ tháng giêng 1975, đã có lệnh cấm quân 100%, Quân cảnh ở các cổng Sư đoàn canh gác thật nghiêm nhặt; tuy vậy, với các anh lính KQ đi mây về gió luôn có đủ mọi cách để qua khỏi cổng vù về Sài Gòn, bởi Sài Gòn-Biên Hòa chỉ cách khoảng 30 cây số.


Nhóm chúng tôi có 4 HSQ phi hành được lệnh thuyên chuyển từ Sư đoàn 1KQ về miền Nam. Tôi và Văn xin về Biên Hòa, Giao và Thống, hai Thượng sỉ đều về Cần Thơ, cả bốn đều là những Cơ phi gạo cội của PĐ 239, bởi hết hạn đi xa được xin về gần theo nguyện vọng. Tôi, Thống và Văn cùng khóa nghiệp vụ ra trường đi Đà Nẳng năm 1971, Giao là nhóm Cơ phi đầu tiên được đào tạo từ KQ cơ hữu ra trường năm 1969 nên còn chút hơi hám H-34 của Phi đoàn kỳ cựu 219, trưởng thành từ 213 và sau cùng trụ lại tại 239 đến lúc đổi về SĐ4KQ.


Về PĐ 231 Biên Hòa, Cụ Văn và tôi đều là tân binh nên được trưởng toán ưu ái cắt bay các phi vụ lẻ tẻ(slick). Chắc ông Th/sỉ 1 trưởng toán cơ phi cũng không cần biết trong số 2 tân binh kia lại có một tay gunship cừ khôi của vùng 1. Tôi cũng chỉ biết mang máng rằng người cầm sự vụ lệnh ra thế chổ tôi ở PĐ 239 là Đăng Cò cũng cùng khóa, cùng trung đội, cùng phòng với tôi từ năm 1969.


Nhưng sau đó nghe lại Đăng cò cầm Sự Vụ Lệnh nằm nhà chơi, mãi cho đến lúc Đà Nẳng “ over run” mới vô Bộ Tư Lệnh trình diện và đi Vùng 4 tỉnh queo! May mà Đăng Cò không bị dính chưởng “quá 24 giờ báo cáo đào ngủ”, nếu không chắc cũng nằm quân lao rồi ra tòa án quân sự và bị đưa ra Bộ binh như ông bạn đồng ngủ Tống Lý Guns của tôi - ông bạn nầy thì xui xẻo hơn, hai lần được chiến thương bội tinh, bị dính hai lần báo cáo đào ngủ, hai lần ra tòa án quân sự, nhưng trong cái xui còn có cái hên, tòa án quân sự tuyên giử nguyên cấp bậc, lột chỉ số Phi Hành cho xuống đất, nhưng mà đất là của “tia chớp miền Đông – SĐ25BB”!

 


Tong LH - Cơ phi gunship 233


Khóa 5/69HSQ Cơ Phi chúng tôi lúc tỉnh táo ngồi kiểm tra lại sao mà quái đản, gian truân...


Bởi đã từng nếm mùi Hạ Lào-Khe Sanh với Lam Sơn 719, Bastogne, Quế Sơn, Ba Tơ, mùa hè đỏ lửa 1972, trong đó có cả việc tái chiếm cổ thành Quảng Trị..nên khi đổi về Biên Hòa tôi và Văn đều cảm thấy khá nhàn nhả trong công việc. Ba tháng làm việc tại PĐ 231 chúng tôi như thui thủi, có tên thì bay, không là dù về Sài Gòn mặc dù hơn 2/3 quân số cơ phi của phi đoàn là cùng khóa, nhưng mãi đến sau nầy khi tan hàng mới biết những cái tên ấy ở cùng phi đoàn với mình. Hoa tiêu cũng vậy, do có khoảng cách hơn so với hoa tiêu vùng 1, lại thay đổi phi hành đoàn thường xuyên nên hầu như chưa quen thân được ai!


Người bạn cơ phi đầu tiên tôi gặp ở PĐ 231 là Thạnh bà ruồi. Thạnh cùng khóa 2 CPTT với tôi, ra trường đi Đà Nẳng một năm thì xin hoán chuyển về Biên Hòa, lúc rời PĐ 233 bà ruồi Thạnh cũng Tr/sĩ như tôi, nhưng khi gặp lại thì hắn đã mang lon Th/sĩ, tôi hỏi ở Biên Hòa sao mày lên lẹ vậy, Thạnh chỉ cười nói:


- Ai biết, nó cho lên thì lên...


Còn tôi, nếu không nhờ cái phi vụ đặc cách tại mặt trận và cái Quân Công Bội Tinh với Nhành Dương Liểu Ngôi Sao Bạc chắc lúc đổi về Biên Hòa vẫn còn trinh nguyên hai cánh gà chiên bơ như lúc ra trường. Phân nữa Cơ phi K5/69 ra Đà Nẳng sau 4 năm vẫn dậm chân tại chổ bởi ông Phòng nhân viên Sư Đoàn làm việc rất tận tình, cứ trể phép là quất 8 củ ghi quân bạ; lon còn không cho lên nói gì chấp nhận đơn xin đi Sĩ Quan!


Hình như cả nhóm thuộc K5.69CP ra Đà Nẳng chỉ có một tên duy nhất được gọi đi Sĩ Quan sau khi đậu Tú tài 1 là Võ ngọc Trác PĐ 233, trong khi đó ở các vùng 3 và 4 số Cơ phi khóa 5/69 lần lượt được gọi đi Sĩ Quan khóa 72, 73 khá đông. Nhưng một ngày sau khi biết tin đi học Sĩ Quan trong phi vụ tiếp tế cuối cùng cho chi khu Ba Tơ - Quảng Ngãi trước khi chia tay Vùng 1, chiếc Slick của Trác bị nổ tung vì SA-7. Hôm đó tôi là cơ phi dằn thùng ở chiếc Guns.1, hốt hoảng khi nghe tiếng kêu may day..may day..vang vọng của chiếc lead slick cùng một quả cầu lửa bùng nổ trước mặt. Trong intercom lúc nầy không biết là thông báo của lead guns. hay của ai:“ Slick bị SA7.. hợp đoàn break phải..” Quả cầu lửa ấy rơi rất nhanh và còn nổ bùng thêm lần nữa lúc chạm đất rồi tắt ngấm giửa rừng sâu! Ánh sáng của thung lủng Ba Tơ xuống rất nhanh, khi hai chiếc Guns. 239 vòng lại xuống thấp tìm kiếm thì rừng già đã xám xịt, không còn nhìn được điều gì!


Tuần lể sau đó, chi khu Ba Tơ mất. LZ rescue quá hot, chuyện chiếc slick 233 bị SA7 và người bạn Võ Ngọc Trác của tôi cũng được xếp lại vào hồ sơ mất tích! Nhưng hình ảnh chiếc slick bùng cháy và tiếng kêu “may day” lạc giọng của viên Phi công 233 vẫn luôn ám ảnh trong tâm trí tôi mãi cho đến bây giờ.

 


Dũng Chim - Cơ phi gunship 233


Nhắc về chuyến bay định mệnh nầy, tôi cũng phải xin lổi cháu Tuấn - con của Hạ sỉ Khanh - xạ thủ chuyến bay này, cháu đã thất công tìm kiếm tung tích của cha mình suốt bao nhiêu năm qua, kể cả việc tìm được địa chỉ điện thoại của Tr/tá Chính Phi đoàn trưởng 233 lúc đó, nhưng tiếc thay ông Chính năm nay tuổi đã cao, không còn nhớ được gì để trả lời, còn tôi chỉ biết được khoảng không gian và thời gian cuối cùng của phi vụ ấy mà thôi, cho nên tuy cháu có gọi nhiều lần để hỏi thăm nhưng thật tình tôi cũng bó tay vì 45 năm qua chưa một lần trở lại.


Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam bộ, nơi có tín ngưởng Phật giáo mạnh nên tôi cũng rất âm lịch, cảm thấy lo lắng khi biết mình đã có Sự Vụ Lệnh về Bộ Tư Lệnh Không Quân trình diện nhận quyết định đi học khóa 31 Sĩ Quan Đà Lạt, mà thật ra Sự Vụ Lệnh trình diện là từ tháng 2/1975, tôi thì thuyên chuyển đơn vị từ Đà Nẳng về Biên Hòa từ tháng giêng, có lẻ vì vậy mà cái Sự Vụ Lệnh nó lẻo đẻo theo sau mãi đến tháng 3/1975 tôi mới được tin, sau nầy tôi được biết Khóa 31 Đà Lạt đã làm lể gắn alpha từ giửa tháng ba, và lúc tôi nhận được Sự Vụ Lệnh cũng là lúc Trường Võ Bị bắt đầu di tản, thế nên cái sự nghiệp bay bổng của tôi vẫn còn kéo dài đến ngày 29 tháng ba với phi vụ bảo vệ không phận Sài Gòn; đây là chuyến bay đêm đầu tiên của tôi ở đơn vị mới 231 này nhưng cũng là phi vụ cuối cùng của đời binh ngủ.


Nói đến chuyện đi học Sĩ Quan, các bạn cùng khóa của tôi đến tuổi nầy vẫn còn ấm ức. Vào lính, cái ranh giới Sỉ quan và Hạ sỉ quan chỉ có một khoảng cách nhỏ là cái bằng Tú Tài 1. Năm 69 rớt Tú tài 396 thằng thư sinh đăng ký đi Hạ Sĩ Quan Cơ Phi, hai năm sau - 1971, hơn phân nữa thi đậu nhưng khi nộp đơn đi học Sĩ Quan thì bị từ chối theo hai lý do: - bị nhiều ngày trọng cấm trong quân bạ, thứ hai lại đúng vào lúc mùa hè đỏ lửa diễn ra, Vùng 1, Vùng 2 dân phi hành rụng như sung, Không Đoàn Tác Chiến có lệnh giử cơ phi lại chờ bổ sung và cứu xét sau.


Có lẻ do tự ái hơi cao nên tôi quyết tâm học và thi cho bằng được Tú tài 2, sau đó tôi và một số ít bạn cùng khóa đã thành công vào năm 1973; việc nầy đã làm tăng uy tín của Khóa 5/69CP chúng tôi rất nhiều. Hơn nữa, vì hàng ngày trực diện với thần chết nên phần lớn Phi công trực thăng Vùng 1 cùng với anh em phi hành đoàn rất có tình, rất cởi mở và chan hòa. Mãi đến hôm nay sau hơn bốn mươi năm, khi gặp lại anh em vẫn ôm nhau mà rưng rưng nước mắt.


Cuối năm 1973, tôi tiếp tục nộp đơn trở lại học khóa Sĩ Quan, nhưng là Sĩ Quan Đà lạt. Lần trước, đơn của tôi bị từ chối vì dính 12 ngày trọng cấm trong quân bạ, về Sư Đoàn 3 KQ được ba tháng bất ngờ lại có lệnh gọi, có lẻ cũng nhờ cái vụ đặc cách mặt trận và huy chương Quân Công Bội Tinh nên được xét lại. Nói là tình nguyện đăng ký đi Sĩ Quan chứ thật ra sau năm 72 dân đi bay dằn thùng như chúng tôi đã lạnh cẳng lắm rồi. Có Tú tài 2 đăng ký đi Phi công sợ không đủ thước tấc, thôi chui vô trường Võ Bị bốn năm cho yên thân, có khi ra trường thời cuộc đã yên, khỏe hơn.

 

 


V.H.Hạnh và Đăng-cò - Cơ phi gunship 231


Và đêm 29 tháng ba, là phi vụ cuối của tôi với PĐ 231 để sáng hôm sau vác sắc-ma-ranh hiên ngang ra cổng về Sài Gòn.


Thường cuối tuần, trưởng toán cắt bay trước 2 ngày nên tôi đã biết trước công tác của mình. Xuống ca ngày thứ sáu, về Sài gòn thứ bảy, sáng sớm Chúa nhật tôi đã trở lên phi đoàn chuẩn bị cho chuyến bay lúc 5 giờ chiều.


Theo thông lệ, Phi hành đoàn thường ra máy bay trước 30 phút để check tàu. Check tàu là nghề của chàng nên sau 2 phút leo lên leo xuống rờ rẩm "bia ring", phủi cát ống "ét zốt" tôi báo cáo với Trưởng phi cơ Tr.úy K là tàu đã clear. Nhưng còn 5 phút đến giờ cất cánh vẫn không thấy anh xạ thủ đâu, Trưởng phi cơ nhắc tôi vào lại phòng nghỉ tìm, 15 phút sau vẫn bặt tin, thấy vậy Th/tá Phi đoàn phó ra lệnh:


- Anh vào phòng nghỉ xem có anh Cơ phi nào ở không kêu đi thế..Xạ thủ vắng mặt để kỷ luật sau.


Đúng lúc đó Cụ Văn của tôi lù lù xuất hiện, anh mới nhảy tàu lửa từ Sài Gòn lên, cái túi helmet trong tay chắc có đồ ăn nên thấy hơi nằng nặng.

- Ê, Văn đi bay tối nay, mai khỏi đi hành quân!


Có lẻ cũng tại cái bệnh lạnh cẳng như tôi nên mặc dù có chống chế vài tiếng.

- Văn mới lên..chưa ăn cơm..


Nhưng sau đó do tôi níu kéo quá nên Văn cũng nhận lời và cùng tôi ra tàu ngồi vào ghế xạ thủ bay về Sài Gòn. Tôi còn hứa ngọt:


- Về Tân sơn Nhất mình mua bánh mì cho ăn trừ cơm.


Tàu đáp Tân Sơn Nhất trời vẫn còn sáng, phía sau chúng tôi là chiếc Gunship bệ vệ hai giàn minigun 6 nòng và hai pod rocket 17, Cơ phi chiếc gunship cũng là bạn cùng khóa tôi - Tăng Lê mặc bộ nomex oai vệ bước xuống:


- Ê Lùn mầy đổi về hồi nào tao không biết! Ở đây covers cho slick chỉ có một chiếc gunship thôi, tối nay tụi tao bay với tụi mày. Ủa mà sao có thằng Văn Ông Cụ nữa?


- Thì vắng Xạ thủ, Phi đoàn phó lệnh cụ Văn lên ngồi dằn thùng cho đủ bộ! Ê mày có ăn bánh mì không để tao mua luôn?


- Ừa, tao cũng đang đói bụng.


Vừa trả lời Tăng Lê, tôi vừa tiến tới ụ gác phi đạo hỏi muợn chiếc Honda 67 của một bạn phòng thủ phóng nhanh ra cổng Phi Long tìm mua bánh mì vì cái bụng tôi lúc nầy cũng đã có dấu hiệu biểu tình dữ lắm


Hoàng hôn ở sân bay Tân Sơn Nhất khá buồn, quanh hai chiếc UH chúng tôi đậu chờ phi lệnh là các ụ nổi chống đạn hình chử L dành cho F-5 và A-37, thỉnh thoảng lại có một chiếc AC-119 và AC-47 taxi ngang để ra phi đạo cất cánh, có những cánh tay đưa lên chào khi máy bay đi ngang, tôi đoán chắc đó là những con ma cơ phi 5/69 của của chúng tôi. - Ừ thì giờ tụi mày bay sớm ra tiền đồn thả hỏa châu đi. Đêm nay tụi tao ít nhất cũng phải 3 “rai” quanh Sài Gòn chớ chẳng chơi.

 


Cố Th/s Nguyễn Anh Văn - Khóa 5/69 Cơ phi


Không hẹn mà gặp, tự lúc nào, ba chúng tôi lại cùng gối đầu trên chiếc càng đáp vừa nhai bánh mì, vừa kể chuyện mưa nắng, gió sương. Còn Cụ Văn, cứ lẩm nhẩm về quán cà phê Thạch Thảo-Đà Nẳng, bởi Cụ đã si tình nàng Nguyệt Duyên ngồi “két’ từ lúc nào. Hèn gì, hôm nào xuống ca,nếu có ai muốn tìm Văn thì cứ đến cà phê Thạch Thảo.


Đêm đó chúng tôi lên vùng ba lần như phi lệnh. Sài Gòn giới nghiêm nên không khí như hoang vắng lạnh lùng. Đêm Sài Gòn ít đèn nên không gian như nhỏ lại. Hai chiếc UH cứ lầm lủi dọc theo sông Sài Gòn, cây xăng Nhà Bè, rồi lên Hóc Môn, Củ Chi.. Tay tôi điều khiển chiếc đèn chùm như cái máy. Trời chớm hè nhưng sao lành lạnh. Tôi bấm intercom hỏi cụ Văn:


- Lạnh không Văn!


Văn trả lời giọng như con gái 16:


- Hơi hơi lạnh.


Và đó cũng là lời nói cuối cùng mà tôi nghe được từ người bạn cùng khóa của đồng đội nầy.


... Chiếc đồng hồ đeo tay của tôi dừng chạy lúc 4 giờ 59 phút sáng, là thời điểm chiếc slick của tôi rớt. Khi tôi tỉnh lại ở Tổng Y Viện Cộng Hòa, thấy Tăng Lê vào thăm, hắn nói:


- Mày bị văng ra khỏi tàu hơn trăm thước.


Mọi việc xẫy ra rất nhanh, hình như lúc đó bụi cát mù mịt, hai tai tôi vang lên những tiếng.o.o.o một cách lạ lùng.Trong mơ màng tôi nhớ hình như có Tăng Lê kêu.. L. ơi!... L. ơi! mầy ở đâu!


Chiếc slick của tôi khi rớt đã lật nhào sang trái, nơi có ông Cụ Văn ngồi dằn thùng. Bác sĩ nói tụ máu não không giải phẩu kịp! Tôi lặng đi rất lâu vì cái chết của Văn... Tôi cứ dằn vặt mãi về sau nầy:


- Phải chi mình đừng kêu Văn đi! Ổ bánh mì tôi mua cho Văn buổi hoàng hôn ngày 29 tháng 3 năm ấy cũng lởn vởn theo tôi suốt nhiều năm liền.


Ông cụ Văn chết, tôi tiếp tục nằm bệnh viện thêm hai tuần, lúc cầm giấy chuyển viện về Trung Tâm Y Khoa KQ TSN thì đã 28 tháng 4…



Cao Nguyên 569

(Tưởng niệm bạn đồng đội Nguyễn Anh Văn)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2020 lúc 11:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2020 lúc 9:25am

Chiến Tranh, Anh Tôi Và Đứa Con Thất Lạc 

Bài viết này như một nén hương để tưởng nhớ những người đã bỏ mình trên đường chạy loạn 1975 nói chung và tại Tỉnh lộ 7 Phú Bổn nói riêng.

Tôi nghĩ là người Việt Nam thì ai ai cũng có cảm nhận về chiến tranh và thân phận con người trong thời chiến. Có thể cách cảm nhận và suy nghĩ khác nhau vì mỗi người một hoàn cảnh và họ sống ở những địa phương mà tình hình chiến sự không giống nhau.

Những người này sống ở những thành phố mà họ chỉ biết đến chiến tranh qua báo chí, cáo phó, hay qua sự ra đi của bạn bè, người quen. Người kia sống ở nơi mà chiến tranh xảy ra bên cạnh họ, ngay trước mắt họ. Hằng ngày họ quen mắt với máy bay lên xuống liên tục, tiếng đạn pháo, những chiếc chiến xa chuyển động, những chiếc GMC chở đầy lính. Những vành tang trắng, những góa phụ đôi mươi, những người chưa kịp lên xe hoa đã là góa phụ… Tiếng tre khóc măng và sự cô đơn bơ vơ của những đứa trẻ côi cút.

Người ta sống và chết vội vã như nhau. Lứa tuổi của chúng tôi là lứa tuổi sống trong chiến tranh và trưởng thành trong chiến tranh. Chiến tranh như cơn sóng thần, cuồn cuộn dâng cao, ập tới và nhận chìm tất cả. Cuốn phăng đi, không còn một dấu vết, mà khoảng khắc trước đó hiện hữu.

Chiến tranh với tôi như một trận hỏa hoạn, thiêu hủy, đốt cháy một cách tàn bạo. Người ta chỉ kịp mang theo những gì gần nhất có thể mang. Người ta chạy để không bị thiêu đốt, người ta nhìn ngọn lửa mà bất lực và tuyệt vọng. Những gì quí giá và thân thiết cũng chỉ là một đống tro tàn.
Chiến tranh như một trận cuồng phong hay lốc xoáy, cuốn hết mọi thứ trên mặt đất, cuốn theo mọi số phận, cuốn lên cao rồi quật xuống. Khi cơn lốc dừng lại thì mọi thứ đã bầm dập tả tơi.

Chiến tranh như bóng đêm dày đặc trùm xuống đời chúng tôi, chúng tôi quờ quạng tìm nhau trong đau đớn. Hệ lụy của chiến tranh là người ta đồng loạt vào tù, người ta đồng loạt chết ngoài biển khơi, và người ta tức tưởi xa nhau. Chiến tranh đã làm bố mẹ tôi bao lần chạy loạn, trắng tay rồi xây dựng và làm lại từ đầu… rồi lại trắng tay và đau xót nhìn tất cả công lao khó nhọc của mình gầy dựng, chốc lát tan như bọt nước. Hệ lụy của chiến tranh còn ở mãi trong những cơn mộng dữ, ở những chuyện muốn quên mà không quên được. Đến khi nhắm mắt còn mang theo những đau đớn khôn nguôi.

Vì ai? Vì đâu?
Chuyện khó quên đó như mới xảy ra ngày hôm qua.
Trong những ngày Pleiku lộn xộn, tôi đã và đang theo chồng đóng quân ở một tỉnh duyên hải Vùng 2. Qua báo chí tôi được tin Pleiku sẽ rút quân, tôi không biết tin tức gia đình ra sao? Đang lúc lo lắng thì bố mẹ tôi và cô em út 15 tuổi, cùng chị cả tôi và sáu đứa con nhỏ đến được Nha Trang bằng chuyến bay chót của Air Việt Nam. Vì không còn chuyến bay nào vào Sài Gòn. Các anh tôi cùng cậu em út và vợ con sẽ theo Thiết Đoàn 21 Kỵ Binh, vì anh rể tôi là sĩ quan của Thiết Đoàn này. Tôi vui mừng khi gặp được bố mẹ, nhưng vẫn lo vì không hiểu các anh chị em và các cháu sẽ ra sao về những chuyện xảy ra ở Tỉnh Lộ 7 Phú Bổn. Mẹ tôi ngậm ngùi: “Lại một lần nữa phải bỏ hết để giữ lấy thân”. Tôi không biết phải an ủi mẹ như thế nào. Tưởng là yên, nhưng không ngờ tôi và bố mẹ lại tất tả, tức tưởi chạy nữa. Bố mẹ tôi, mẹ chồng tôi, cô em út, chị cả tôi và sáu đứa nhỏ, cùng vợ chồng người con nuôi của bố mẹ tôi và hai cháu, tổng cộng 17 người lớn nhỏ chất lên chiếc xe đò nhỏ, sẽ đi vào Sài Gòn theo làn sóng người và xe lũ lượt di tản.

Chồng tôi là đơn vị trưởng không thể bỏ đơn vị, anh nói: “Mạ, em và con phải đi theo gia đình, nếu em ở lại không giúp được gì cho anh mà còn nguy hiểm và vướng bận thêm”. Tôi và chồng ôm nhau khóc vì không biết còn gặp nhau nữa không. Anh ôm hôn con gái, bước vội không nhìn lại vợ con, tôi thẫn thờ bước lên xe mà cõi lòng tan nát. Có thể nào đây là lần gặp cuối cùng của chúng tôi?

Tôi không bao giờ quên những ngày chạy loạn năm 1975 từ Phan Rang đến Phan Thiết rồi Bình Tuy. Tôi chỉ kịp sắp một cái giỏ đồ đựng những vật dụng cần thiết cho con gái lúc này cháu khoảng 9 tháng tuổi, cháu thích ngậm núm vú nhựa trước khi ngủ, tôi phải lấy một sợi dây xỏ qua múm vú và đeo vào cổ cho chắc ăn, sợ rớt mất thì tội nghiệp cho con, trên đường đi nó bị tướt vì mọc răng, thật là khổ.

Số nước mang theo xe gần hết, đạn pháo kích cứ trút xuống mãi, mọi người lao ra khỏi xe lăn xuống ven đường hoặc có thể nấp theo quán tính chứ chưa chắc chỗ đó đã an toàn, súng đạn vô tình mà. Im tiếng pháo kích moị người lục đục lên xe chạy tiếp, đạn đuổi sau lưng, các xe chạy bất kể, đôi khi cán phải những xác chết ven đường, tôi không dám mở mắt để nhìn những cảnh tượng đau lòng đó. Đã hơn 30 năm qua, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn nằm mơ thấy những cảnh kinh hoàng ngày ấy, tôi chỉ hoàn hồn khi biết mình nằm mơ.

Đoàn người và xe đến Bình Tuy, chẳng ai bảo ai, già trẻ, lớn bé, đàn ông đàn bà nhào xuống biển tắm sau một tuần không tắm rửa. Những nhà dân ở xóm chài gần đó thấy gia đình tôi đông con nít nên thương tình cho vào nhà tắm và nấu cơm cho ăn. Tinh thần mọi người phấn chấn hơn vì nghĩ sắp được vào Sài Gòn, hình như đối với mọi người thì Sài Gòn là nơi an toàn. Nhưng rồi, ngay tại một trạm kiểm soát, ,người lính cho hay có lịnh không cho vào Sài Gòn. Moị người nhốn nháo la hét, cự nự cũng không xong, ai nấy đều lo âu, hoang mang. Rồi tất cả quay ra tìm phương tiện khác để đi, đó là đương biển. Gia đình tôi may mắn gặp một ông chủ tàu lớn đồng ý chở người và xe với giá thật kinh khủng, nhưng ai cũng mừng rỡ đồng ý, trên tàu chen chúc, kẻ nằm người ngồi bất bể chỗ nào, tôi và con gái được cho nằm một chỗ trên mui gần cột khói, con gái tôi cứ bò lung tung, tàu chòng chành, tôi bị say sóng cứ sợ con gái đụng ống khói sẽ phỏng tay hay rơi tòm xuống biển. Tôi lấy hai cái tã cột lại, một đầu thì cột quanh bụng con gái, một đầu thì cột vào cổ tay tôi, nếu cháu bò xa hơn thì tôi biết mà kéo nó lại. Như thế mà tôi nằm được một lúc cho qua cơn chóng mặt buồn nôn.

Khi chúng tôi đến Vũng Tàu, bước lên bờ trong trạng thái lâng lâng của say sóng, nhưng mừng rỡ vì gần tới Sài Gòn, tôi thấy cả rừng người tay xách nách mang nhốn nháo. Thấy chiếc xe đò của anh nuôi tôi họ đòi quá giang, sơ quá, anh bước vội lên xe và căn dặn mọi người khóa cửa xe lại và rồ ga chạy, nhưng lại bị chặn lại bởi toán kiểm soát hổn hợp, chỉ những người nào có thân nhân, gia đình ở Sài Gòn mới được vào, chúng tôi nói tên ông chú và cơ quan nơi ông làm việc cùng số nhà, thế là họ cho chúng tôi được vào Sài Gòn. Sở dĩ họ không cho vào Sài Gòn vì sợ tình trạng hỗn loạn, chính phủ giữ lại để lập các nơi tạm cư ổn định, nơi chốn cho những người di tản. Người hớn hở thở phào nhẹ nhõm, cuối cùng cũng đến được Sài Gòn, chặng đường bình thường đi chỉ mất hơn một ngày mà chúng tôi phải mất gần mười ngày với nhiều gian nan, nguy hiểm. Trên đoạn đường chạy loạn, hầu hết mọi người bị đau mắt cấp tính, tôi cấn thai mà không hay, cứ chạy nhảy qua hầm hố, té ngã mà chẳng hề hấn chi, vào đến Sài Gòn tôi mới biết mình có thai.

Người lính Mỹ nhìn hình ảnh người Sài Gòn di tản khi chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30 Tháng Tư, 1975 (Hình: Getty Images)
Sài Gòn khoảng thời gian này thật nhốn nháo, kẻ đi xuôi, người đi ngược. Ai ai cũng bàn tán chuyện tìm cách ra nước ngoài, ở ngoài cổng tòa Đại Sứ Mỹ đầy người. Chồng tôi và anh rể chẳng có tin tức gì cả. Báo chí loan tin về Tỉnh Lộ 7 Phú Bổn làm mọi nguời càng thêm lo lắng, rồi lại thêm Phan Rang rút quân. Bố mẹ tôi chẳng ai thiết ăn uống, khóc lóc suốt ngày, bà chị cả la khóc ầm ĩ như người điên. Vì lo cho chồng, tôi cũng phát điên vì những chuyện này.

Chúng tôi về được vài ngày thì anh rể tôi cũng về tới. Anh xuất hiện với một thân hình tiều tụy, hốc hác, đôi chân sưng vù và rướm 
máu, có chỗ làm độc trông rất dễ sợ, nhưng anh nói: “Mọi người thấy vậy chứ đã khá hơn rất nhiều”. Bố mẹ tôi rất mừng vì gặp con rể, hy vọng sẽ biết được tin con cháu.

Anh rể tôi kể là khi đến Phú Bổn thì bị pháo kích, nhìn quanh không thấy các em đâu, anh phải vào rừng tìm đường thoát thân, anh thay đồ dân sự và băng rừng. Trong rừng anh tìm những gì có thể ăn và uống, chân sưng tấy anh lấy giẻ quấn lại và đi tiếp, ban đêm kiếm chỗ nào tạm gọi an toàn để chợp mắt, anh nhẩm tính thời gian để tìm về đến Tuy Hoà là chín ngày. Tới đây anh thấy người ta cũng bỏ chạy, nhà cửa phần đông không có nguời, anh vào nhà bỏ trống tìm cái gì có thể ăn và nghỉ ngơi rồi đi tiếp. Lúc này thì anh theo con đường Quốc Lộ, nắng gay gắt, chân sưng tấy, anh cắn răng đi tiếp thêm ba ngày thì đến Nha Trang tìm đến nhà cô Út tôi. Hy vọng gặp cô Út thật mỏng manh, anh nghĩ thế. Thật may mắn, gia đình cô tôi không di tản, cô cháu gặp nhau mừng mừng tủi tủi, cô chú cho biết gia đình đã di tản với người con nuôi của gia đình. Sau một ngày ăn uống và nghỉ ngơi, anh rể tôi quyết định đi tiếp, để gặp vợ con.

Đoạn đường này xe cộ tấp nập, anh quá giang đến được Phan Rang, tình cờ gặp chồng tôi trong đoàn quân nhân được lệnh tái phối trí, giữ an ninh trật tự cho địa phương vì tình trạng hỗn loạn nơi đây. Chồng tôi đưa anh rể vào gặp vị chỉ huy cao cấp nơi đây, trình bày hoàn cảnh, nhìn thấy bộ dạng của anh rể, ông liền cấp sự vụ lệnh để anh rể tôi vào phi trường Phan Rang. Đến phi trường anh tôi đưa giấy, họ không cho vào, anh nói cho tôi gặp Trung Tá Phạm, ông này là em rể của anh rể thứ ba của tôi. Ông Phạm liền thu xếp cho anh đi C 130 vào Sài Gòn.
Sau khi kể hết những cam go, nguy hiểm trong quãng đường đi bộ từ Phú Bổn vào Nha Trang, anh rể tôi nói không biết gia đình các anh chị em tôi cùng các cháu nhỏ ra sao, hy vọng mọi người được an bình rất mong manh. Mẹ tôi mất cả hy vọng, bố tôi thẫn thờ không nói, bố tôi sau cơn bịnh mắc chứng run tay chân bây giờ lại run hơn.

Tôi không biết mình phải làm gì khi những biến cứ dồn dập đến. Tôi nghĩ chắc họ cắt đến Phan Rang, như vậy vợ chồng tôi phải chia ly như hai miền Bắc Nam hồi 1954. Tôi thật muốn khóc nhưng hoàn cảnh, tâm trạng bố mẹ tôi như thế làm sao tôi dám khóc dù tôi rất muốn khóc, khóc cho vơi đi những đau xót đè nặng tim tôi.

Một buổi chiều đang ngồi trước hiên, thấy có một chiếc xe Honda ngừng trước cổng nhà, một người bước xuống xe là ông chồng tôi đen thui như người dân tộc, đi chân không, tôi nghẹn ngào không nói nên lời, vợ chồng tôi ôm chầm lấy nhau, quên cả tiền xe cho ông tài xế. Mấy đứa cháu la lên: “Ông bà ngoại ơi! chú Tám về rồi”. Chồng tôi kể, sau khi những người Cộng Sản tràn ngập tỉnh lỵ, biết không thể làm gì hơn thì mọi người quyết định mạnh ai nấy rút. Một số anh em dưới quyền nói với chồng tôi: “Ông thầy phải đi khỏi nơi đây ngay, tụi em sẽ tìm cách đưa ông thầy ra cửa để tìm đường biển vào Sài Gòn”. Hai người lính lấy Honda chở chồng tôi ra biển, lấy thuyền chở chồng tôi ra khơi tìm tầu vào Sài Gòn. Tôi rất cảm kích trước sự tử tế của những người lính này, trong lúc hỗn quân hỗn quan, chồng tôi không còn gì mà họ vẫn đối xử với chồng tôi một cách rất huynh đệ chí binh, đúng quân kỷ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ngày hôm sau, chồng tôi vào Bộ Tư Lệnh để trình diện, được phát quân phục và được ứng trước một số tiền, hẹn một tuần sau trở lại nhận nhiệm sở mới.

Nhưng ngày đó không bao giờ đến.
Ngoài đường người ta đi nườm nượp, xa xa nghe tiếng đạn pháo, người ta cứ như mộng du, mọi sinh hoạt xáo trộn hẳn lên, chồng tôi ra ngoài xem tình hình bảo ở bến tầu và trước tòa Đại Sứ Mỹ cơ man nào người, xe máy vất đầy chẳng ai có tâm mà để ý, bạn bè rủ chồng tôi đi, anh hỏi ý kiến tôi. Tôi không thể đi trong tình trạng bố mẹ tôi hiện tại. Tôi khuyên anh nên cùng mẹ anh ra đi, nhưng chồng tôi không đồng ý với lý do nếu đi thì phải đi đủ vợ chồng, nếu ở lại mà phải chết, thì chết với vợ con.

Ngày 30 tháng 4
Mọi người tập trung ở phòng khách bên cái radio để nghe thông báo quan trọng. Tình trạng ở đài phát thanh lúc đó có lẽ lộn xộn lắm vì chúng tôi nghe được những âm thanh của người ta nói chuyện với nhau… Rồi tiếng ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện… Rồi tiếng Trịnh Công Sơn bắt nhịp bài hát… Ôi! ông nhạc sĩ mà tôi yêu thích nhạc của ông làm tôi thất vọng quá. Chồng tôi và anh rể kêu lên một cách tức tối. Bố mẹ tôi rũ người ra, thẩn thờ. Tôi dìu mẹ vào giường, mẹ tôi rên rỉ: “Con ơi! Mình mất hết rồi con ơi”. Một lúc sau ra ngoài phòng khách thì thấy chồng tôi và anh rể lôi chai rượu ra hai anh em uống khan, rồi lăn quay ra vì say. Bên ngoài đạn vẫn vang rền. Họ say để quên đi những gì đã xảy ra và sẽ xảy ra. Lúc đi học nghe ông Ngũ Tử Tư vì lo nghĩ quá, chỉ một đêm đến hôm sau bạc cả đầu, phần tôi, buổi sáng dậy chải đầu, tôi thảng thốt khi thấy mình trong gương. Một bà già nào đó chứ không phải là tôi, một thiếu phụ 25 tuổi, khuôn mặt tôi không chút sinh khí giống như khuôn mặt người chết, phải, tôi chết cả cõi lòng.

Ngày mai sẽ ra sao? Tôi sợ không dám nghĩ đến ngày mai ấy. Ngày mai tôi không trông chờ phải đến. Tôi và gia đình tôi, nhiều người khác phải đối mặt. Cả nước đã được “giải phóng”, đấy là cách nói của người chiến thắng.

Tình trạng hỗn độn, sinh hoạt vẫn còn rối tung và người ta hoang mang. Phương tiện giao thông về Pleiku chưa có, tôi chỉ biết cầu nguyện Trời Phật mà thôi để cho tâm hồn mình được an ủi một chút, cùng cầu xin cho tất cả anh chị em và gia đình được bình yên, để chấp nhận những sự thật đau đớn cho số phận của những người thân mình. Những ngày chờ đợi dài lê thê, không khí trong gia đình thật ảm đạm, chẳng ai nói chuyện với ai cả. Cơm nấu ra chẳng ai buồn ăn, có đói thì và sơ vài miếng cầm hơi.

Hai ngày sau tôi mới bước ra khỏi đường để xem cảnh tượng ra sao. Đường sá ngổn ngang đồ vật, người ta hè nhau vào những căn nhà vắng chủ khiêng của cải và đồ đạc. Xe cộ chạy chẳng có trật tự gì cả. Những người chiến thắng khi nói chuyện cứ thì, mà, nà, lẫn lộn giữa n và l. Đeo cái “đài”(radio) vào nách hoặc máng vào ghi đông xe, vừa đi vừa nghe. Những ngày sau đó những chiếc máy phóng thanh được gắn ở những chỗ có thể và ra rả nói. Mẹ tôi suốt ngày lẩm bẩm: “Các con cháu tôi bây giờ ra sao? Trời ơi! Tôi chạy trốn mấy ông, vào đến đây cũng gặp nữa”. Tôi thật sự lo âu, nếu sự chờ đợi này kéo dài, không biết mẹ tôi sẽ ra sao?

Chuyện Tỉnh lộ 7 Phú Bổn
Một ngày kia, khi cả nhà còn đang ngủ, tôi nghe tiếng xe hơi ngừng trước cổng nhà. Tiếng đập vào cánh cổng sắt và tiếng gọi: “Bố mẹ ơi! Mở cổng cho chúng con”. Tôi chưa kịp dậy, đã thấy mẹ tôi bổ choàng dậy không kịp xỏ dép ra mở cổng. Bà bật khóc nức nở khi thấy anh Bốn và anh Sáu tôi cùng cậu em út chống nạng đi vào nhà, mẹ khụy xuống, và tôi đỡ mẹ dậy. Nhìn chiếc xe Mazda của gia đình tôi, không tin vào mắt mình, cái xe hoàn toàn không có ghế ngồi, chiếc xe của tài xế thì thật không thể tưởng tượng được, trong xe được lót bằng những miếng gỗ và mền gối. Các cháu tôi ùa vào nhà, mấy bà chị dâu đều hốc hác, nét lo âu, sợ hãi còn hằn trên mặt. Để tránh sự tò mò của hàng xóm, anh tôi lái xe vào cổng và khoá cổng lại ngay. Tôi vội đi nấu mì cho mọi người ăn, vì chạy từ Pleiku vào đến Sài Gòn chắc đói lắm rồi. Sau phút xúc động, bố mẹ tôi thấy thiếu anh Bảy, người anh kế tôi, thì được biết sau khi từ Phú Bổn về lại Pleiku, vừa vào nhà thì du kích tới bắt anh tôi ngay. Chị dâu tôi và các cháu ở lại để chờ tin tức anh Bảy.

Mừng mừng, tủi tủi, bố mẹ tôi ôm các cháu nội vào mà xiết chặt từng đứa rồi chợt nhớ ra, mẹ tôi hỏi cháu Ngọc đâu? Chẳng một ai trả lời, cứ đưa mắt nhìn nhau, một lúc sau anh Bốn tôi mới nghẹn lời: “Cháu bị thất lạc, chưa có tin tức mẹ ạ!” Mẹ tôi bàng hoàng đau đớn, đấm vào ngực mình tức tối: “Tôi có làm gì ác mà tội cho cháu tôi quá vậy trời!”. Cả nhà xúm lại an ủi mẹ tôi, nhưng thực sự lòng người nào cũng như kim đâm, xát muối.

Mẹ tôi cầu mong các con còn sống, nhưng khi gặp lại, cháu thất lạc, con đứa tù tội, đứa gãy chân, người mẹ nào không đau đớn. Mẹ tôi là một người mẹ suốt đời lo cho gia đình, sống cho các con, chưa bao giờ thấy mẹ sống cho mẹ, là một phụ nữ rất mạnh mẽ, nghị lực và có bản lãnh, nhưng tình mẫu tử, tình bà cháu, cộng với nỗi đau cuộc chiến đã đánh gục mẹ tôi hoàn toàn. Chúng tôi biết chẳng có ngôn từ nào có thể giúp mẹ tôi trong lúc này. Tất cả anh em chúng tôi ngồi quanh mẹ và yên lặng, nhưng trong lòng chúng tôi cả một trời đau khổ, cả trăm ngàn lo âu, hằng hà sa số những câu hỏi, nhưng chưa có câu trả lời.
Vài ngày sau khi mọi cảm xúc tạm lắng đọng, các anh chị em tôi mới hoàn hồn và bắt đầu kể những gì đã xẩy ra trên đường di tản, trong nỗi đau và nghẹn ngào.

Khi các chuyến bay không còn hoạt động, tất cả mọi người thu xếp để đi theo Thiết Đoàn 21 và Thiết Đoàn 3. Đến Phú Bổn mới hiểu chọn con đường này là sai lầm của cấp trên và đã lọt vào hang ổ của cộng quân. Đạn nổ, thấy nguy hiểm mọi người kéo nhau vào tá túc ở nhà thờ Phú Bổn. Đêm hôm đó cộng quân pháo kích xối xả và bên Việt Nam Cộng Hòa quyết định mở đường máu, gia đình các anh tôi bỏ hết xe cộ để lên xe Thiết Giáp. Vì đông người nên chia ra ngồi ở nhiều xe. Phía bên kia bắn vào đoàn xe Thiết Giáp, đợt đầu tiên trúng em út tôi, bị rớt xuống đường, sợ em tôi bị xe cán, người bạn cùng trường Sĩ Quan Đồng Đế mà gia đình tôi coi như người thân nhảy xuống lôi em tôi vào lề đường. Đạn trúng xe mọi người chết hết, ở các xe mọi người bỏ chạy tán loạn tìm đường thoát thân. Một cảnh tượng kinh hoàng, người ta chết la liệt bên đường, xe phải cán lên xác chết để chạy.

Vợ chồng anh Bảy cùng bốn đứa con nhỏ và đứa con trai của anh Bốn, có thêm người cháu và đứa con đầu lòng của anh khoảng 8 tuổi, cùng nhảy xuống ven đường, khuất sau cây cối có một cái hầm được ngụy trang, bên trong rất đầy đủ phương tiện, có lẽ là phòng chỉ huy của cộng quân. Trong số những người nấp dưới hầm này có một vị Linh Mục tên Thuận, một ít quân nhân không rõ binh chủng. Sau này có thêm cô bé giúp việc ẳm đứa bé chưa thôi nôi, con gái út của anh Bốn. Cháu khát sữa và nhớ hơi mẹ khóc quá đỗi, sợ du kích biết, mấy người lính bảo phải dỗ cho nó nín hoặc ra khỏi hầm, anh Bảy tôi lên tiếng, họ hăm bắn cả nhà. Lúc đó mọi người đều nói: “Thôi bế cháu đi tìm mẹ nó đi, chắc chẳng ai làm khó dễ một cô bé có em nhỏ. Một lúc sau, họ lại tiếp tục pháo kích, khi im tiếng súng thì du kích phát hiện ra căn hầm, chỉa súng kêu mọi người bước ra. Anh Bảy thay bộ đồ dân sự do cha Thuận đưa, những người này lôi anh Bảy ra định bắn thì đứa con trai lớn 8 tuổi òa lên khóc và ôm chân bố, nó nhìn mấy người du kích nói: “Mấy chú đừng bắn bố cháu, cháu sợ lắm”. Mấy đứa nhỏ đồng loạt ôm lấy anh Bảy kêu khóc inh ỏi. Dường như những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh khôn sớm, linh tính để cảm nhận những điều không hay. Tiếng khóc của cháu tôi đã làm những người này không giết một mạng người. Anh chị tôi không hiểu, do số mệnh hay tiếng khóc của trẻ thơ làm thức tỉnh nhân tính của họ.

Trước khi bỏ đi, họ kêu mọi người tập trung một chỗ. Anh chị Bảy bồng bế con cháu đi tìm gia đình anh Sáu và anh Bốn không biết ở phương nào, cùng đi tìm em trai út bị thương. Rừng mênh mông, biết đâu mà tìm, nhưng đi cầu may thôi. Anh chị hỏi những người đi ngược chiều có thấy người bị thương ở chân không và mô tả nét mặt, được mọi người cho biết thấy một thanh niên bị thương rất nặng ở chân, nằm bên sông Ba, rồi anh Bảy lại gặp người quen cho biết gặp em trai nằm bên bờ sông, kiến bu đầy người, họ để lại vài thứ và tiếp tục đi tìm người thân như anh tôi. Khi đến bờ sông không thấy em đâu, có một người thất lạc cả gia đình, ngẩn ngơ ở đó cho biết vì nước dâng có mấy người lính mang em qua bên kia cồn. Anh Bảy đội con trên vai, lội qua sông, và để con chạy lên cồn tìm chú, một lát sau thấy nó ra hiệu và hét to: “Bố ơi! Chú đây rồi”. Lúc này máu ra nhiều, lũ kiến bò khắp người, không dám nhúc nhích cái chân vì mỗi khi cử động đau đớn lắm. Anh chị tôi kêu khóc xin mọi nguời giúp đỡ để cứu em mình. Xin ai có võng thì làm ơn cho để cáng em, may mắn thay một người lính cho một cái võng, anh tôi tìm cây làm cáng, hai vợ chồng loay hoay mãi vì vướng bận năm đứa bé. Trong lúc bối rối thì hai quân nhân đi qua, thấy vậy giúp anh chị tôi cáng em vào làng dân tộc rồi họ mới đi. Khi vào làng này lại thêm một may mắn nữa cho em trai tôi, anh Bảy gặp người bạn cũ và cũng là học trò của anh Bốn. Sau khi xem xét vết thương anh ta lấy một chai rượu để rửa vết thương cho sạch sẽ, rồi đi hái lá về đắp chỗ bị thương để không nhiễm trùng và nẹp chân cho thẳng để tránh những chỗ xương gãy gây đau đớn. Điều này cho thấy lúc cùng cực, nguy khốn mới hiện ra bản chất con người, nhân tính hay thú tính mới hiện ra.
Anh Bốn tôi là thầy giáo trường Trung Học Pleiku, động viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức một thời gian thì được về dạy học lại. Anh có nhiều học trò là người sắc tộc Tây Nguyên, những người này là viên chức trong chính quyền. Họ là người thật tử tế, đầy tình người, chúng tôi không bao giờ quên những nghĩa cử họ dành cho gia đình tôi trong lúc loạn lạc.

Loanh quanh trong rừng để tìm nhau, rồi anh Bảy gặp anh Bốn và anh Sáu. Anh Sáu cận rất nặng, ban đêm không thấy đường, đi đâu cũng có vợ con dắt, các cháu tôi đều còn nhỏ. Mọi người nhặt quần áo vương vãi trên đường để mặc và thức ăn mà người ta bỏ lại khi thoát thân. Lúc nhìn thấy chiếc xe Mazda của nhà thì mọi người hỡi ôi! Vì biết xe của tiệm vàng KP nên họ tháo hết ghế và rạch nát, vặn hết ốc mặt trong để tìm và lấy hết quí kim mà bố mẹ tôi dấu trong đó. Cũng đỡ là cái xe còn tay lái và máy móc để có thể lái về Pleiku. Lúc đó không thấy cô bé giúp việc bế cháu Ngọc đâu, mọi người bảo nhau chắc cháu đã theo đoàn người chạy về Pleiku rồi. Hai ngày sau cô bé về đến nhà, nhưng không có cháu Ngọc, hỏi em đâu? Cháu nói: “Bế em đi tìm cô cậu, đói và mệt quá, con bị xỉu. Sau khi tỉnh lại, không thấy em đâu, tìm quanh quất mà không thấy, con đành về một mình. Mọi người gặng hỏi có phải em chết rồi không? con cứ nói thật, nhưng nó cứ cả quyết em chưa chết. Anh chị Bốn không thể nào trở lại Phú Bổn để tìm con, vì hoàn cảnh lúc đó rất khó khăn trong việc đi lại, muốn ra khỏi tỉnh phải có giấy phép đi đường.

Sau khi anh Bảy bị bắt, anh Bốn và anh Sáu quyết định tìm đường vào Sài Gòn, nhưng việc quan trọng hơn nữa là chữa trị vết thương ở chân của em trai, để lâu quá có thể bị cưa chân. Em tôi bị từ chối không được chữa trị, vì là chuẩn úy Việt Nam Cộng Hòa, họ nói thẳng thừng như thế, rồi họ chỉ phát phiếu cho dân và người của họ, người nào có phiếu mới được chữa trị. Anh Bốn nhìn ra người phát phiếu là người lính quen, nhằm lúc anh ta sơ ý, anh Bốn lấy một phiếu để trên bàn, anh ta trông thấy, nhưng không phản ứng gì. Nhờ đó mà em tôi được bó bột và cấp cho hai cái nạng. Sau đó 12 người lớn nhỏ chất lên xe và 2 giờ sáng chạy trốn vào Sài Gòn tìm gia đình.
Tất cả gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác bị cuốn theo vòng xoáy của định mệnh, của những nghiệt ngã, căn nhà rộng rãi của bố mẹ tôi ở Sài Gòn trở nên chật chội khi chứa tổng cộng 31 người trong đó có hai bà bầu, cộng thêm một bà bầu ở Pleiku với một đứa con nhỏ để nuôi anh Bảy ở tù cải tạo tại trại Plei Bong. Số tài sản bố mẹ tôi mang theo chỉ là một phần nhỏ, rồi theo thời gian cứ vơi dần. Nhà có ba con rể và hai con trai đi tù cải tạo. Chồng tôi ra Bắc đợt đầu tiên, năm đó tôi sinh con trai.
Sau ba năm cải tạo, anh Bốn được cho về sớm do nhu cầu cần giáo viên, trong khi chờ đợi bổ nhiệm, hai anh em ra chợ trời để kiếm sống. Tôi bán chiếc vòng hột xoàn mẹ cho ngày cưới, đây là món nữ trang cuối cùng mà tôi còn làm vốn để hai anh em đi buôn bán cà phê sống. Đi buôn cà phê thôi mà nhiều lúc tôi muốn đứng tim vì phải tránh công an và quản lý thị trường. Những tên quản lý thị trường là hung thần của những người buôn bán.

Những khó khăn của mưu sinh, những thay đổi khó hòa nhập của chế độ mới càng làm cho anh tôi thêm day dứt đau đớn vì nhớ đứa con thất lạc, càng ngày anh càng trầm ngâm ít nói hơn. Khoảng thời gian này, hai anh em rất gần gũi nhau, anh tâm sự với tôi rất nhiều. Nhà đông người, nên ngủ chật cả phòng khách, nhiều đêm giật mình tỉnh giấc thấy anh Bốn ngồi ở salon hút thuốc, anh im lặng nhìn qua cửa sổ. Ban đêm Sài Gòn nóng nực vì nhà có cổng, cửa sổ lại có chấn song nên không bao giờ nhà tôi đóng cửa sổ, tôi dậy và ngồi nói chuyện với anh. Anh nói: “Cô biết không, nếu con mình chết mình đau khổ, nhưng mình biết con mình đã chết, rồi thời gian cũng nguôi ngoai, nhưng cháu cô không biết sống chết ra sao, còn sống thì nó phiêu bạt nơi đâu, tôi đau lòng lắm cô biết không?” Tôi là cô mà còn canh cánh bên lòng những suy nghĩ như anh, anh là cha lại càng đau đớn hơn. Tôi im lặng chẳng biết nói sao.

Bẵng đi một thời gian vì cuộc sống quá nhiều khó khăn, lao đầu vào công việc, chuyện đứa con thất lạc của anh Bốn tưởng như chìm vào quá khứ. Nhưng nghe được một người lính Thiết Giáp tìm gặp đứa con gái thật tình cờ. Gia đình này mở quá nhậu, người con gái bưng thức ăn cho thực khách thì có một người dân tộc nhìn cô ta và bảo: “Ở trong buôn tôi có một đứa thất lạc từ năm 1975, nay nó có chồng con rồi, nhưng nó giống cô lắm, cũng có bớt chàm ở tay và cục thịt dư ở lỗ tai”. Cả gia đình mừng rỡ vì những chi tiết này mà cả gia đình xum hợp, vì khi gặp lại đứa bé thất lạc này giống người cô như in.

Sự việc này dấy lên trong lòng anh Bốn một hy vọng, anh bắt đầu cuộc tìm kiếm sau hơn 20 năm đứa cháu gái tôi thất lạc. Cuối cùng anh tôi chọn một cô gái có chồng và hai đứa con có những nét mà anh thấy có thể là con mình, để đem đi thử máu, mọi chuyện đều cần thông dịch. Anh Bốn chụp hình gia đình cô gái và gởi thư cho tôi báo tin đang chờ kết quả thử máu. Nhưng rồi niềm hy vọng của anh tôi tiêu tan sau kết quả thử máu. Cho đến khi nhắm mắt lìa đời cách đây ba năm, anh Bốn tôi lòng nặng mang niềm thương nhớ đứa con thất lạc ở Tỉnh Lộ 7. Cơn hồng thủy cuốn con anh tôi phiêu bạt nơi nào? Con bé chưa đầy tuổi, hông có một dấu vết nhận dạng để tìm con. Một chi tiết để nhớ là chiếc áo ấm cháu mặc được đan tay với màu da bò, màu len đặc trưng của gia đình tôi rất thích, ít trùng hợp với ai, cháu có đôi mắt to tròn.

Ngày mới sinh cháu, một vị dạy cùng trường Trung Học Pleiku có lấy số tử vi và nói với anh tôi: “Trong lá số của cháu Ngọc, thấy cháu không ở với cha mẹ”. Mọi người cứ nghĩ có thể khó nuôi, cháu sẽ có thể sống với bên Nội hoặc bên Ngoại. Chúng ta làm cha mẹ chắc hiểu được niềm day dứt của anh Bốn.

Hôm nay tôi viết những giòng chữ này như một chia xẻ những suy nghĩ của tôi về cuộc chiến, về những gì đã xảy ra đến với gia đình tôi. Không những chỉ riêng cho gia đình tôi mà còn biết bao gia đình khác trên đất nước Việt Nam. Tất cả là sự thật, chỉ một phần mười sự thật được ghi trên giấy. Có những chuyện tôi chưa hề kể cho các con tôi nghe vì chuyện đau buồn quá.

Tôi rất mong nếu những ai đã trải qua những ngày kinh hoàng trên Tỉnh Lộ 7, nhận được một bé gái về nuôi, xin nhắn cho gia đình chúng tôi một lời nhắn trên Diễn Đàn Phố Núi Pleiku, chúng tôi chỉ mong tin tức của cháu để biết bây giờ cháu ra sao. Chúng tôi không dám mong nhận lại cháu, vì hiểu nuôi một đứa con cực nhọc biết bao nhiêu, mà bây giờ nói sự thật ra, thật khó khăn, không nỡ gây xáo trộn, gây sốc cho nó. Chỉ mong nếu Trời Phật xót thương, quí vị đọc được những giòng chữ này xin làm phước nhắn tin: “Cháu bé gái chưa đầy một tuổi mặc chiếc áo len mầu da bò hiện ra sao”, như thế là quá đủ cho gia đình chúng tôi, quí vị có thể dấu tên, địa chỉ. Nhắn dùm cho chúng tôi trên trang mạng của phonuipleiku.org. Để tôi có thể thắp một nén hương trước hương linh anh Bốn và khấn rằng: “Cháu vẫn còn sống và được yêu thương”. Như thế anh tôi mới ngậm cười nơi chín suối.

Quí vị giúp tôi đạt thành tâm nguyện của anh trai tôi và cũng là người thầy của tôi, đã 38 năm đã qua, có những chuyện muốn quên mà không quên được, nó cứ ám ảnh mãi. Những điều chôn dấu đến nay mới nói ra, khổ đau là ở điều này.

Bài viết này như một nén hương để tưởng nhớ những người đã chết tức tưởi trên đường chạy loạn ở khắp Miền Nam Việt Nam năm 1975 nói chung và Tỉnh Lộ 7 Phú Bổn nói riêng. Viết để chia sẻ những chuyện khó quên đã xảy ra trong chiến tranh. Viết để làm một điều gì an ủi hương linh anh tôi, với một hy vọng rất mong manh. Viết để cảm ơn những người đã giúp đỡ gia đình chúng tôi trong cơn hoạn nạn và nguy hiểm. Họ đã thể hiện lòng nhân ái, tinh thần huynh đệ chi binh của con dân Việt Nam Cộng Hòa, của những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Họ là những người chúng tôi biết và không biết. Ngược lại, chúng tôi cũng là người xa lạ với họ, nhưng chúng ta cùng là người Việt Nam.

Xin cảm ơn những ân nhân hiện diện trong bài viết này, những người chịu hệ lụy của chiến tranh cả tinh thần lẫn thể xác. Xin đa tạ những người đã đọc đến những giòng chữ cuối cùng này, hãy giúp tôi hoàn thành tâm nguyện của anh tôi trong khả năng có thể làm. Xin cho tất cả chúng ta được bình an trong tâm hồn, trong những ngày còn lại của một đời người.



Lê Ngọc Anh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 93 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.533 seconds.