Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Jan/2020 lúc 11:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2020 lúc 10:30am

Tập hát... Rồi Xong Chiến Tranh    <<<<<

Lưu Quang Diệp


Related%20image


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Jan/2020 lúc 10:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2020 lúc 8:10am

Cô Bé Năm Xưa


Năm 1967, tôi giữ chức vụ Phó Quận Trưởng quận Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên. Quận đường tọa lạc trên một đồi cao ở vùng Cầu Hai, thuộc xã Lộc Trì. Quận được phòng thủ như một tiền đồn, với nhiều hàng rào kẽm gai bao bọc chung quanh, bốn góc có bốn tháp canh với súng đại liên. 

Hôm nay là một trong những ngày cuối tháng 12 năm 1967. Buổi chiều, trời mưa lạnh, nên quang cảnh trong sân quận thật vắng lặng. 

Bỗng nghe lao xao từ phía dãy nhà của Chi Cảnh Sát Quốc Gia. Tôi lững thững đi đến đó, xem có chuyện gì vậy. Tôi vừa đến nơi, một cảnh sát viên dẫn một người lính Mỹ đến gặp tôi. Anh cảnh sát ấy nói: “Thưa ông Phó, toán lính Mỹ này dẫn vào đây hai cha con, đang đứng đằng kia, họ nói trong khi họ đi hành quân vùng chân núi Bạch Mã, họ bắt gặp hai cha con này đang lãng vãng ở vùng vắng vẻ đó, nên họ bắt đưa về quận, để quận xét xử.”

Tôi hỏi anh cảnh sát: “Họ có giấy tờ gì về việc giải giao này không, hoặc tang vật như súng ống, lựu đạn gì không?”

Anh cảnh sát trả lời: “Thưa không có gì hết, việc này sẽ gây khó khăn cho chúng ta khi lập hồ sơ an ninh.” 
Anh cảnh sát nói tiếp: “Hôm nay Trung Tá Quận Trưởng đi vắng, Đái uý Trưởng Chi Cảnh Sát cũng không có mặt ở quận, ông Phó là giới chức duy nhất phải giải quyết việc này, hoặc tạm giam, hoặc thả họ ra, vì không đủ yếu tố giam giữ.”

Tôi đi đến gần hai cha con, người cha thì gầy yếu, cô bé khoảng 13, 14 tuổi gì đó, cũng ốm o đến tội nghiệp. Khi tôi đến trước mặt họ, người cha ngước cặp mắt thất thần, uể oải nhìn tôi với vẻ cầu khẩn. Tôi nhìn qua cô bé, tôi cũng bắt gặp cặp mắt buồn bã, thất vọng, cặp mắt như thiết tha van xin - ngụ ý họ là lương dân vô tội. 

Trong lúc làm việc, khi gặp một vấn đề khó khăn, tôi thường cầu xin Ơn Trên cho tôi sáng suốt, để tôi giải quyết công việc một cách đúng đắn và hợp tình, hợp lý. Một ý tưởng nhẹ nhàng vang lên trong tiềm thức của tôi: “Con hãy lắng nghe tiếng lương tâm của con.”

Viên sảnh sát đứng bên tôi chờ lệnh. Ông già và đứa bé gái ngước mắt nhìn tôi cầu khẩn. Tôi nghĩ rằng, chỉ một lệnh của tôi ban ra: “Nhốt” là họ có thể quỵ sụp xuống tại chỗ. 

Tôi nói với anh cảnh sát: “Không đủ yếu tố để giam giữ, vậy chúng ta thả họ ra.” 
Khi tôi vừa dứt câu nói, tôi thấy ông già và cô bé vui mừng như vừa chết đi sống lại. Tôi vội vã đi về phòng của tôi. 

Hằng ngày, biết bao công việc hành chánh tôi phải giải quyết. Nhiệm vụ của một Phó Quận cứ cuốn hút cuộc sống của tôi. Ngày tháng cứ qua đi. Câu chuyện “Ông già và đứa con gái nhỏ” đã đi vào quên lãng. 

Sau 30 tháng Tư năm 1975, tôi cũng như các công chức, quân nhân Việt Nam Cộng Hoà khác, đều bị bắt đi tù cải tạo. Tôi bị nhốt qua một vài trại ở miền Tây, cho đến năm 1977 họ chuyển tôi về trại cải tạo Bình Điền, thuộc vùng Thừa Thiên. 

Một hôm, tôi được gọi lên văn phòng trại làm việc. (Gọi lên làm việc là chuyện bình thường đối với trại viên, thỉnh thoảng họ vẫn gọi lên, hỏi năm ba câu gì đó về những điều họ còn nghi ngờ.)

Tôi được dẫn vào một phòng trống trong văn phòng trại, họ bảo tôi ngồi đó chờ. 

Một lát sau, một cô gái bước vào, cô ta mặc đồ Công An, đeo quân hàm Đại uý. Cô ta hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Im lặng một chút, rồi cô ta hỏi tôi: "Ông có phải là ông Phó Uyển không?"

Tôi nghe lạnh cả xương sống. Tôi dửng dưng trả lời: "Dạ phải!" Thôi rồi, cô công an này đi tầm thù chăng? Không biết lúc làm việc, tôi đã làm gì gây oán thù với cô này vậy? Đang miên man suy nghĩ, bỗng cô ấy lạnh lùng nói với tôi: "Ông hãy nhìn tôi, ông có biết tôi là ai không?" Tôi trả lời nhát gừng: "Tôi không biết!" 
Cô ta lại nói: "Ông nhìn kỹ xem, ông có nhận ra tôi là ai không?"
Tôi không còn sợ gì nữa, tôi đã hết kiên nhẫn, tôi xẵng giọng: "Tôi đã nói là tôi không biết cô là ai." 
Cô gái vẫn bình tĩnh nói: "Ông không nhận ra tôi là phải, vì ngày tôi gặp ông ở quận Phú Lộc, đến nay đã trên 10 năm rồi, ngày ấy tôi chỉ là một cô bé 14 tuổi, gầy yếu."
 Giọng cô ta trầm trầm, nói tiếp: "Tôi nhớ rất rõ, buổi chiều hôm ấy mưa rét, cha con tôi bị một toán lính Mỹ bắt ở chân núi Bạch Mã, họ giải giao chúng tôi cho quận Phú Lộc. Lúc đó ông là người thẩm quyền duy nhất trong quận, có thể ra lệnh bắt giam chúng tôi hoặc thả cha con chúng tôi ra. Chúng tôi quá đau khổ tuyệt vọng như người đã chết. Tôi rùng mình nghĩ rằng, nếu cha con tôi bị giam giữ ở quận, có thể chúng tôi sẽ bị tra tấn đến kiệt sức, và chúng tôi không sống nổi. Tôi quá sợ hãi không thể đứng vững được, tôi phải ôm lấy tay của cha tôi. 

Khi nghe viên cảnh sát nói: "Tùy ông Phó quyết định" tôi mới dám ngẩng đầu lên nhìn người mà viên cảnh sát gọi là ông Phó. Tôi ngạc nhiên vì ông Phó gì mà trẻ quá, thư sinh như một cậu học trò, hơn là một giới chức đang có quyền quyết định sự sống, chết của cha con tôi.
Dù quá đau khổ, tuyệt vọng, cha con tôi vẫn nghe ông Phó ra lệnh cho viên cảnh sát: "Thả họ ra." Chúng tôi như chết đi sống lại. Sau khi được mở còng, cha con tôi vội vã rời quận, mà không kịp có một lời cám ơn gởi đến ông. Điều này đã làm cho cha con tôi ân hận suốt bao nhiêu năm tháng. 
Khi được tha về, cha tôi đã ân cần dặn dò tôi, bất cứ giá nào, dù hoàn cảnh nào, cha con mình cũng phải tìm cách đền đáp ơn cứu tử mà ông Phó đã ban cho cha con mình.
Sau 30 tháng 4, 1975, hoàn cảnh như đã đến với cha con tôi. Cha tôi nói, giới chức như ông Phó thì thế nào cũng phải đi học tập cải tạo. Chúng tôi đi tìm một ông thiếu tá, hay trung tá nào đó, thì khó; chứ tìm một người như ông Phó có lẽ dễ thôi!
Chúng tôi biết, trước 30 tháng tư 1975, ông làm việc ở Cần Thơ. Nên cha con tôi đã đến các trại cải tạo ở vùng đó để tìm ông. khi đến trại cải tạo Cù Lao Dung ở Sóc Trăng, họ cho biết họ đã chuyển ông về trại Bình Điền , vùng Thừa Thiên, vì họ xem lý lịch của ông, họ biết, có một thời gian dài ông làm ở đó.
Cha tôi sẽ rất vui mừng khi biết tôi đã tìm được ông. Có lẽ cha tôi sẽ đến thăm ông nay mai. 

Quá ngạc nhiên với câu chuyện mà cô công an vừa kể, tôi ngước nhìn cô ta. Cô ấy còn rất trẻ, khoảng 24, 25 tuổi, trên cổ áo cô mang quân hàm đại úy. 
Cô ấy lại ân cần nói với tôi: "Cho tôi biết ông có cần gì không?" Tôi lạnh lùng trả lời: “Tôi không cần gì hết. Từ mấy năm nay, tôi không được biết vợ con tôi còn sống hay đã chết, tôi nghĩ là vợ con tôi đã gặp chuyện chẳng lành. Tôi không muốn sống nữa." 
Tôi đứng dậy và nói với cô ta: "Nếu cô không còn gì muốn hỏi tôi nữa, hãy để tôi đi về phòng."

Khoảng ba tuần lễ sau, tôi lại được gọi lên văn phòng trại, nói là có người thăm nuôi. Tôi không tin vào điều mà tôi vừa nghe, vì tôi còn ai thân thiết nữa đâu mà đến thăm tôi: cha mẹ tôi đã qua đời, vợ con tôi thất lạc nơi đâu, còn sống hay đã chết cả rồi...
Nhưng viên công an trực còn lưu ý tôi là phải ăn mặc sạch sẽ để ra gặp thân nhân. Tôi được dẫn ra nhà thăm nuôi. Hôm nay không phải là ngày được thăm nuôi, nên nhà thăm nuôi rất vắng vẻ. Nhìn xa xa, tôi thấy lố nhố vài người, có mấy đứa nhỏ nữa. Tôi đi vội đến. 
Thật quá bất ngờ: đây là vợ tôi, đây là các con của tôi. Tôi rung động như đang sống trong mơ. Tôi ôm vợ tôi, ôm các con tôi vào lòng. Tôi sung sướng quá, sướt mướt khóc, vợ tôi cũng khóc, các con tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, cũng khóc. Gia đình tôi đang ngập tràn trong hạnh phúc được gặp nhau, dù chỉ trong chốc lát.

Tôi ngạc nhiên, sao lại có cô đại úy công an đứng ở đấy. Nhưng ngay lúc ấy, nhà tôi chỉ cô đại úy công an và nói : "Anh ơi, cô Thảo đây là ân nhân của vợ chồng mình đó. Cô đã tìm đến em ở Cần Thơ, rồi lo mọi thủ tục, giấy tờ cho mẹ con em đi thăm anh đó. Anh hãy cảm ơn cô ấy."
Tôi nhìn cô công an, và nhã nhặn nói với cô ta: "Vợ chồng, cha con tôi được gặp nhau hôm nay, thật quá hạnh phúc, chúng tôi đội ơn cô."

Cô đại úy công an nói với vợ chồng tôi: "Tôi đã sắp xếp để bà và các con của ông đến gặp ông, đây chỉ là một việc nhỏ mọn. Công việc này so với ơn cứu tử của ông dành cho cha con tôi năm xưa, thật khác xa một trời một vực. Cha con tôi không biết bao giờ mới trả hết được.

Thưa ông, cha con chúng tôi nguyện sẽ làm tất cả những gì có thể làm được, để giúp đỡ bà và các con của ông trong cuộc sống hằng ngày, ông hãy an tâm và giữ gìn sức khỏe. 
Một người có tấm lòng bác ái như ông, thế nào Ơn Trên cũng cho ông sớm trở về đoàn tụ với gia đình."

Bửu Uyển
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Jan/2020 lúc 8:00am

Người Cận Vệ

Hình minh họa 

Tháng 4-1969 tôi được lệnh thuyên chuyển từ quận Phú-Lộc đến quận Hương-Thủy, cũng với chức vụ Phú Quận Trưởng.
Quận Hương-Thủy  là một quận lớn của tỉnh Thừa Thiên, nằm kế cận thành phố Huế. Quận có 10 xã, dân cư đông đúc, kinh tế khá phồn thịnh, phần lớn dân chúng sống về nghề nông. Trong địa bàn quận có phi trường Phú Bài, là phi trường duy nhất của tỉnh Thừa Thiên. Căn cứ chính của Sư Đoàn 101 Không Vận Hoa Kỳ  tọa lạc ở xã Thủy Lương, cạnh phi trường Phú Bài. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH đóng ở xã Thủy Phương , cũng thuộc quận Hương Thủy.

Đến nhận nhiệm vụ tại quận Hương Thủy, mỗi ngày tôi đi làm bằng xe gắn máy, vì văn phòng quận chỉ cách thành phố Huế khoảng 10 cây số. Ở một góc của sân quận có một xe Jeep nhà binh nằm ở đó, từ lâu không được sử dụng , nên có vẻ cũ kỷ lắm. Trung Tá Quận Trưởng cho biết xe đó còn tốt, Ông Phó có thể chùi rửa lại để dùng. Tôi cho kéo xe đi rửa. Chỉ cần thay bình điện, thay bougie và châm dầu nhớt là xe đã chạy được. Vì quận hành chánh không có xe, nên tòa hành chánh tỉnh không cấp tài xế. Trung Tá Quận trưởng biết điều đó nên nói với tôi : “Bên Chi Khu có một nghĩa quân tên là Phụng biết lái xe, tôi sẽ biệt phái anh ấy sang lái xe cho Ông Phó”. Từ đó, mỗi ngày tôi đi làm hay đi công tác ở các xã, đều sử dụng chiếc xe Jeep ấy.

Trung Tá Quận Trưởng làm việc rất tích cực : ông đi hành quân, đi thăm viếng đồng bào ở các xã xa xôi , hay đi khuyến khích tinh thần làm việc cho viên chức xã ấp…suốt ngày đêm. Sự làm việc tận tụy của Trung Tá Quận Trưởng đã kích thích tôi làm việc nhiều hơn  sự đòi hỏi của vai trò người Phó Quận Trưởng. Nhiều đêm, tôi cùng Trung Tá Quận trưởng đi thăm một vài xã kém an ninh để khích lệ tinh thần làm việc của viên chức, cán bộ xã ấp, hoặc kiểm tra sinh hoạt của Nhân Dân Tự Vệ chẳng hạn. Vì vậy, người lái xe cho tôi, chú Phụng, cũng phải vất vả ngày đêm với tôi. Và ngẫu nhiên, chú ấy trở thành người cận vệ thân tín của tôi.

Tôi có một người bạn là Đại Úy Châu, Đại Đội Trưởng Đơn Vị Lôi Hổ, đóng quân ở Phú Bài, có cho tôi một khẩu súng M18. Tôi giao cho chú Phụng khẩu M18 đó để đem theo xe.  Một hôm, tình cờ Đại Tá Tỉnh Trưởng thấy người cận vệ của tôi đeo khẩu M18, ông nói đùa : “Cận vệ của Ông Phó Quận Trưởng mà trang bị  còn  ngon hơn cận vệ của Đại tá Tỉnh Trưởng, chỉ sử dụng M16 thôi !” Tôi liền bảo chú Phụng đưa ngay khẩu M18 ấy cho người cận vệ của Đại Tá Tỉnh Trưởng. Mấy hôm sau, tôi đã xin ngay được một khẩu M18 khác của Đại Úy Châu, kể cả cái áo khoát có gắn 6 băng đạn của súng M18 và trao lại cho Phụng.

Chú Phụng, người cận vệ của tôi, là một thanh niên cao lớn hơn những người bình thường. Chú ấy đã từng theo học môn phái võ thuật “Thần Quyền”.
Những khi đi công tác ban đêm, chú ấy thường nói với tôi : “Ông Phó đừng lo, chừng nào em chết rồi thì tụi nó mới có thể đến gần Ông Phó”. Khi tôi làm việc ở văn phòng Quận, chú Phụng thường đứng hoặc ngồi trước  văn phòng. Thấy ai lãng vãng gần đó, lập tức chú ấy đến hỏi ngay. Trung Tá Quận Trưởng rất bằng lòng  với sự tận tụy của chú ấy đối với tôi.

Trong thời gian này, một biến cố đã xảy đến cho chú Phụng : một hôm, chú ấy đi hớt tóc, khi đang nằm ngữa để cạo mặt, thì  có một thanh niên lạ mặt nhảy vào kê súng lục vào bụng chú ấy và bóp cò. May mắn là  viên đạn trúng vào cái bút nịt bằng đồng, nên viên đạn đi chệch hướng , nhưng cũng làm cho chú ấy lòi ruột. Chú được đưa đi bệnh viện , mổ vá ruột. May mắn, chú ấy thoát chết !

Sau khi xuất viện về làm việc lại như cũ, tôi hỏi chú ấy: “ tại sao lại có người muốn giết em ?”. Chú ấy thố lộ rằng : “Em và Côi, bạn em, lâu nay cầm đầu một băng nhóm,chuyên bảo kê  cho những cơ sở làm ăn  với cơ quan của Hoa Kỳ đóng ở quanh phi trường Phú Bài như : Thầu đổ rác, thầu giặt ủi, cung cấp nước đá , các quán bar v.v. Gần đây , có một nhóm khác muốn cạnh tranh, giành địa bàn họạt động của tụi em, nhưng tụi nó yếu thế, phải rút hết vào Đà Nẳng. Vì vậy chúng thù em”.
Mấy hôm sau chú Phụng xin nghĩ 5 ngày để lo công việc nhà. Lúc này tôi đã có một tài xế do  Toà Hành Chánh tỉnh gửi đến, nên việc chú Phụng xin nghỉ 5 ngày cũng không có gì trở ngại đến việc đi lại của tôi.

Sau 5 ngày nghỉ phép, khi trở lại làm việc, chú Phụng đã cho tôi biết rằng sau khi bị ám sát nhưng may mắn thoát nạn, chú đã cho đàn em điều tra ra tên kẻ ám sát cũng như băng nhóm của chúng, đang ẩn náu tại làng Thanh Bồ ở Đà Nẳng. Chú đem theo 6 đàn em, trang bị súng ống đầy đủ, kể cả khẩu M18 và lựu đạn bi. Vào Đà Nẳng, nhóm của chú đã thanh toán sạch  băng đảng ấy! Chú bình thản trở lại công việc hàng ngày của mình xem  như không có chuyện gì xảy ra.

Nghe câu chuyện chú Phụng kể, về việc thanh toán nhóm băng đảng nào đó, đã có tội định ám sát chú ấy. Mặc dù chúng nó đắc tội với chú, nhưng chú đã trả thù quá mạnh tay. Tôi bàng hoàng sững sốt. Tôi đã nghiêm khắc nói với Phụng : “Dù là em trả thù, nhưng em đã hành động quá tàn ác. Anh không muốn em tiếp tục làm những chuyện như vậy nữa. Em hãy giải tán băng nhóm của em và từ nay em hãy sống lương thiện như những người dân bình thường khác !”

Mấy ngày sau, chú Phụng thành khẩn nói với tôi : “Thưa ông Phó, tuân lệnh ông Phó, em đã giải tán băng “Ó Xanh” của em. Em đã chia cho đám đàn em mỗi đứa một số tiền để chúng làm ăn, và ra lệnh chúng nó giải tán. Em cám ơn ông Phó. Tứ nay em sẽ sống như một người dân bình thường. Tất cả  ngày giờ của em , sẽ dành để lo an ninh cho ông Phó mà thôi.”  
Những lúc đi công tác ở các xã kém an ninh, chú Phụng thường nhắc nhở tôi : “Nếu bị phục kích, Ông Phó cứ nằm sát xuống đất, em sẽ nằm trên lưng ông Phó, sẽ không có một  viên đạn nào tìm đến Ông đâu!” Chú ấy tin rằng, với khẩu M18 và cả chục  lựu đạn bi, chú dư sức đồi phó với cả tiểu đội chúng nó.

Tháng 12-1972, tôi được lệnh thuyên chuyển ra tỉnh Quảng Trị, giữ chức Phó Tỉnh Trưởng. Chú Phụng muốn theo tôi. Vấn đề đặt ra là chú Phụng đi theo tôi ra Quảng trị có hợp pháp không. Tôi đã hỏi Phòng Tổng Quản Trị tại Tiểu Khu Thừa Thiên, nơi đây đã trả lời cho tôi rằng  nghĩa quân thuộc quyền quản trị của Chi Khu, nếu ông Chi Khu Trưởng chấp thuận cho đi và cấp Sự Vụ Lệnh cho chú ấy, thì xem là hợp pháp. Từ đó, chú Phụng theo tôi ra Quảng Trị.

Có một dịp tình cờ gặp Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình (Phủ Đặc Ủy Trung Uơng Tình Báo) ở văn phòng Ông Phụ Tá Ngân, tôi đã hỏi Thiếu Tướng Bình : “Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh có quyền có cận vệ không ?”Thiếu Tướng Bình cho tôi biết, ở những tỉnh kém an ninh như Bình Long, Kiến Tường, Quảng Trị, Hậu Nghĩa, Quảng Đức v.v. thì Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh có quyền có cận vệ. Tôi trình lại điều ấy cho Đại Tá Tỉnh Trưởng và Đại Tá đã biệt phái cho tôi một nghĩa quân nữa, làm người cận vệ thứ hai.

Thời gian phục vụ ở Quảng Trị, tôi có nhiều dịp làm việc với Thiếu Tá Nhi, Quận Trưởng Hải Lăng. Thỉnh thoảng Thiếu Tá Nhi mời tôi xuống quận vào buổi chiều sau giờ làm việc. Thường thì tôi đem theo một chai Martell, hoặc Napoleon, có khi là một chai Hennessy. Một hôm, Thiếu Tá Nhi rót cho chú Phụng một ly , bảo là cho phép chú ấy uống. Nhưng chú Phụng lễ phép thưa  với Thiếu Tá Nhi: “Xin cám ơn Thiếu Tá, em không dám uống, em cần tỉnh táo để lo an ninh cho Ông Phó

Tháng 12-1972, tôi có ý định đi viếng Thánh Địa La Vang đổ nát, tôi xin máy bay trực thăng của MACV để đưa tôi đến đó. MACV đồng ý nhưng với điều kiện là máy bay chỉ đáp xuống  La Vang trong 5 phút mà thôi. Chú Phụng rất lo  lắng về chuyến đi này, chú khuyên tôi không nên đi. Nhưng tôi quyết tâm  phải đi thăm La Vang. Chú ấy khẩn thiết yêu cầu tôi phải mặc áo giáp để đề phòng tụi nó bắn sẻ.

Máy bay trưc thăng xanh trắng của MACV đưa tôi đến Thánh Địa La Vang. Tôi nhìn một vòng, quanh nơi trực thăng hạ cánh, nhìn cây nấm nơi Đức Mẹ đang đứng. Bom đạn đầy trời như vậy mà không có vết một viên đạn nào chạm vào cây nấm bằng ciment to lớn, nơi có Thánh Tượng Đức Mẹ. Tôi rất sung sướng nhìn thấy Tượng Đức Mẹ an toàn một cách lạ lùng! Tôi vội vã trở lại máy bay. Sau 5 phút, trực thăng đã cất cánh, đưa tôi rời khỏi Thánh Địa La Vang. Chuyến thăm viếng La Vang tuy ngắn ngũi nhưng đã để lại trong lòng tôi biết bao cảm xúc !
Lâu lắm chú Phụng  mới xin phép về Huế thăm gia đình một hai ngày. Tất cả thì giờ còn lại, chú đều dành để lo vấn đề an ninh cho tôi.

Cuối năm 1973, tôi được lệnh thuyên chuyển về phục vụ tại tỉnh Phong Dinh, Cần Thơ. Chú Phụng phải trở về lại tỉnh Thừa Thiên. Vì chú ấy thuộc cấp số nghĩa quân của quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Sau biến cố 30 tháng 4 năm 75, tôi hoàn toàn mất liên lạc với chú Phụng.

Cho đến năm 1983, thình lình chú ấy tìm đến nhà tôi ở Cần Thơ để thăm tôi. Tôi vô cùng ngạc nhiên và vui mừng khôn xiết. Chú Phụng ôm chầm lấy tôi và cảm động nói : “Em không ngờ được gặp lại Ông Phó. Ông Phó có mạnh khỏe không ? Có bệnh hoạn gì không ? Mạ em có dặn em là bất cứ giá nào  cũng phải tìm cho được Ông Phó. Nay em đã mãn nguyện, và chắc chắn Mạ em  cũng vô cùng sung sướng khi biết Ông Phó đã được trở về với sức khỏe bình yên”. Chú ấy đem biếu tôi 5 kg gạo, một ít khoai khô và đậu phụng trồng trong vườn nhà của chú ấy. Tôi cảm động ứa nước mắt khi nhận món quà tình nghĩa mà chú ấy đã mang từ Huế vào Cần Thơ cho tôi. Từ ngày ấy, tôi và chú Phụng thường xuyên liên lạc với nhau.

Tháng 11-1992, tôi được đi định cư ở Mỹ theo diện HO. Khi tiễn đưa gia đình chúng tôi ở sân bay Tân Sơn Nhứt, chú Phụng thành khẩn nói với tôi : “Nay mai, dù ở xa xôi, nhưng Ông Phó muốn em làm gì Ông Phó cứ sai bảo em
Những năm tháng sống xa quê hương, khi nghĩ đến lăng mộ của ông bà, cha mẹ hư nát theo thời gian, trong lòng không khỏi buồn phiền, lo âu. Tôi nghĩ đến chú Phụng và đã nhờ chú ấy tu sửa, trông coi lăng mộ ông bà, cha mẹ của tôi và của nhà tôi nữa. Những lăng mộ này đều tọa lạc tại tỉnh Thừa Thiên.

Năm 2008, chúng tôi về thăm Huế sau nhiều năm xa cách. Chú Phụng đón vợ chồng tôi tại phi trường Phú Bài (Huế). Chú đưa chúng tôi đến khách sạn Sông Hương, nơi đó chú đã đặt phòng trước cho chúng tôi.

Về thăm Huế đúng vào mùa hè, nên trời nóng lắm, nhà tôi không muốn đi ra ngoài nhiều. Tuy nhiên khi chúng tôi muốn ăn một món ăn đặc biệt nào của Huế, chú Phụng cũng sẵn sàng mua đem về khách sạn cho chúng tôi. Vì vậy, dù không đi đâu, chúng tôi cũng được thưởng thức  những món ăn nổi tiếng của Huế  như bánh khoái Đông Ba, bún bò Ngự Viên, bánh ướt thịt nướng Kim Long, bánh bèo Chợ Cạn, bánh canh Nam Phổ .. Tất cả đều được ăn tại khách sạn.

Về Huế lần này, nhà tôi mong muốn được ăn mít ướt , một đặc sản của Huế, mà đã trên 50 năm rồi chúng tôi không được ăn. Sau một ngày, thím Phụng đã mua  được một trái, hớn hở đem đến khách sạn cho chúng tôi. Thím ấy cho biết : “Em đã nhờ nhiều người đi khắp các chợ quanh thành phố để tìm mua, sau 2 ngày, may mắn mua được trái mít ướt này ở một chợ nhỏ thuộc xã Thủy Biều ( Long Thọ)”.

Một hôm , hai người bạn thân của tôi, cùng nhau học trung học ở Quốc Học Huế, đã hơn 50 năm rồi, có nhã ý mời vợ chồng tôi đi ăn “cơm niêu” ở Nam Giao. Tiệm “cơm niêu” nầy trang trí theo lối xưa, từ bàn ghế cho đến những bức tranh cổ treo trên tường. Khi đã ngồi vào bàn, chờ thức ăn của nhà hàng mang lên, chúng tôi thấy ba thanh niên đi lui ,đi tới ở những bàn kế cận. Tôi tò mò hỏi chú Phụng, chú trả lời : “Thưa Ông Phó, đó là tụi đàn em  đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho Ông Phó đó!”Khi chúng tôi đi bất cứ nơi đâu, lúc nào cũng có một xe nhỏ, với 3 thanh niên ngồi trên đó, đi theo xe của chúng tôi.

Tôi được biết ở Huế có một quần thể rất đẹp gọi là “Huyền Không Sơn Thượng” nằm xa thành phố. Tôi ngõ ý muốn đến đó xem. Nhưng chú Phụng cương quyết không cho chúng tôi đi. Chú nói: “Đó là một nơi vắng vẻ, lại xa thành phố, Ông Phó không nên đi
Hôm tiễn đưa chúng tôi trở về Mỹ, chú Phụng cầm tay tôi thổn thức : “Kính chúc Ông Bà thượng lộ bình an. Em mong năm tới, ông bà lại về thăm  Huế, để em có cơ hội phục vụ ông bà . Em cầu xin Trời Phật cho em bình yên sức khỏe để em hoàn thành tâm nguyện của mình là được làm Người Cận Vệ Suốt Đời cho Ông Phó!”

Bửu Uyển                                                                       
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2020 lúc 2:49pm

Cây Mai rừng của Người Lính Trận    <<<<<<


Image%20result%20for%20Cây%20Mai%20rừng%20của%20Người%20Lính%20Trận


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Jan/2020 lúc 2:57pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2020 lúc 11:22am

TẤM THẺ BÀI

thebai-large


Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết ngắn của ông.

* * *

Ba của tôi vượt biên một mình năm 1982; Ba năm sau tôi, hai em, và má tôi lên máy bay rời VN theo diện đoàn tụ.

Mười năm sau tôi tốt nghiệp Đại học; 2 năm sau nửa em tôi, rồi em út cũng tiếp tục thành kỹ sư. Nếu chúng tôi còn ở đất Bình Dương thì không được phép lên lớp 10 vì cha là Ngụy. Đó cũng là lý do Ba Tôi phải vượt biên.

31 năm rồi kễ từ ngày Ba tôi rời bỏ quê hương mang đời thất quốc, Ba của tôi hãnh diện với hai danh từ "tỵ nạn Chính trị". Ông bảo ông không làm "Cỏ leo đầu Tường".

Tôi có hỏi nghĩa gì? Nhưng tôi cũng không rõ lắm!

Cỏ leo đầu tường thì gió thổi chiều nào ngã theo chìu nấy!

Ba tôi càng già càng khó tánh. Bạn Bè nào đi Du lịch Thailand về là Ông không tiếp. Tôi hỏi tại sao? Ông bảo ông vượt biên bằng đường biển. Tàu của Ông đi tuy không bị cướp Thai lan; nhưng Ông cảm thông nỗi đau tỳ vết tâm linh của những thuyền nhân bị cướp hãm hiếp, có thân nhân bị giết hay bị bắt mất tích và Ông nghĩ vẫn còn một số vẫn còn sống trên các đảo hoang nào đó trong Vịnh Thailand.

Ông cũng không tiếp những người Du lịch Hồng Kông hay Trung Quốc. Ông cho rằng Trung Quốc cướp Đảo, cướp đất VN mà du lịch Trung Quốc tức đem tiền đổ vào Trung Quốc thì có khác gì giúp Tàu giàu mạnh để thôn tính nước VN.

Ông cho rằng xin cái Visa về thăm Việt Nam là chấp nhận chế độ độc tài độc đảng của CS Việt nam.

Ông nội tôi mất ở VN 10 năm trước. Ba tôi phone về an ủi Bà Nội và chỉ khóc mà nói:

- Hiếu trung con không thể trọn được cả hai; Con giữ nước nhưng con làm mất nước nên phải mang thân đời Vong Quốc; xin Mẹ tha cho tội con bất hiếu.

Cuối cùng bà già 92 tuổi còn khỏe mạnh hơn cả đứa con phải đi ra ngoại quốc thăm con! Ở phi trường ngày đón Bà Nội của tôi; Ba tôi ôm chầm lấy bà mà khóc như con nít.

Thằng cháu nội lên 6 nói với Má của nó:

- Má! Ông Nội cũng biết khóc!

Bà Nội tôi nói:
- Con già rồi mà còn khóc như con nít; Cháu nội nó cười kìa.
Mà thấy tức cười thật. Ba tôi 70 tuổi rồi tóc cũng bạc gần hết, ôm Mẹ 92 tuổi tóc trắng như bông không còn cọng nào đen mà khóc sướt mướt làm tôi cũng muốn khóc theo cho cảnh trùng phùng ít thấy nầy.

Một tuần sau, cơm chiều xong ba tôi bị cảm và ho khúc khắc. Bà nội bắt ba tôi nằm trên giường cho bà cạo gió. Ba tôi cũng như tôi đều nói:

- Xứ nầy đâu còn ai cạo gió nữa Nội.

Bà không chịu; Ba tôi phải chìu theo nằm dài trên giường vạch áo lên cho Bà Nội tôi cạo gió.

Tôi nói để con đi lấy cái muỗng và chai dầu xanh.

Bà nội tôi nói bà có đây và lấy trong túi xách của Nội chai dầu Tràm rồi lần lưng lấy cái túi nhỏ bằng vải màu đen. Đó là một miếng kim loại hình chữ nhật sáng bạc, bốn cạnh bo tròn. Ba tôi nói:

- Má còn giữ tấm thẻ của anh Hai?

Tôi chìa tay:

- Nội cho Con xem?

Tấm thẻ bài mang tên họ số quân và loại máu của bác tôi.

Bác hơn ba Tôi có một tuổi và ông tử trận ngày 12 tháng 4 năm 1972 trên đỉnh Charlie thuộc tỉnh Kontum vùng II chiến thuật trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Trả lại tấm thẻ bài, tôi đứng coi Bà Nội tuổi 90 cạo gió cho ông con tuổi thất thập, và nhớ câu chuyện về người bác tử trận mà Ba tôi hay kể. Ông bác này tử trận cùng ngày với Trung tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù Nguyễn Đình Bảo.

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác bản nhạc “Người Ở Lại Charlie” để vinh danh cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo; Anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Bác Hai của tôi binh nhì chết trận; cũng được vinh thăng Hạ Sĩ nhưng chết mất xác! Bà Nội kể lại ngày nhận thư báo tử của bác chỉ 1 tờ giấy báo tử và tấm thẻ bài nầy mà thôi.

Người đem thư kể lại là địch tràn ngập căn cứ, cấp chỉ huy yêu cầu bắn vào căn cứ coi như giết cả đôi bên.

Bác của tôi chết không biết do đạn từ phe bên nào? Địch hay ta nhưng có một điều là: Thân xác người lính miền Nam chất chồng tạo nên danh vọng cho những sĩ quan. Anh Hùng Dân Tộc Vị Quốc Vong thân phải là một Ông Quan; chứ chưa có người lính nào thành Anh Hùng được Vinh Danh cả?

Một tấm kim loại có khắc tên họ số quân và loại máu rớt trong cống rãnh hay trên đường không ai thèm lượm; nhưng lại có giá trị gần như tuyệt đối vô giá với một người mẹ mất con và mất đến cả không nhận được xác con để ôm khóc một lần cuối! Một tấm thẻ bài vô tri; mang cả thâm tình của một người mẹ mất con trong cuộc chiến bại, sao đau thương quá!

Tôi thấy thương Bà Nội vô cùng.

Trần Thiện Phi Hùng


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jan/2020 lúc 11:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2020 lúc 11:41am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2020 lúc 10:22am

Songkhla Dậy Sóng 


Tại Quán Biển Xanh của Thị Trấn Songkhla, Thi Thi một mình đứng dựa vào lan can, mắt dõi nhìn ra phía biển xa xa. Bán Ðảo Malay nhô dài ra phía biển, xanh rợp những hàng dừa trông tựa như mũi của một con cá sấu. Buổi chiều, từng đoàn ghe, tàu ra vô làm cho cửa biển thật chộn rộn nhưng Thi Thi thì cứ vẫn đứng yên như thể tâm hồn phiêu bạt nơi đâu. Với kiến thức và suy tính của nàng, nàng nghĩ rằng việc tìm kiếm tông tích mẹ dù khó khăn nhưng không phải không hy vọng. Nhưng đến nay thì nàng cảm thấy tình thế hầu như tuyệt vọng cho nên hai giọt lệ tự nhiên lăn dài trên khóe mắt. Xót xa nghĩ đến mẹ, nàng nhắm nghiền đôi mắt và… ký ức kinh hoàng của chín năm về trước một lần nữa lại hiện về.

…..Năm 1978, Thi Thi còn là một cô bé muời hai tuổi theo cha mẹ vượt biên ở cửa biển Vũng Tàu – Bà Rịa. Sau ba ngày lênh đênh trên biển, tàu của Thi Thi gặp hải tặc Thái Lan và một màn cướp bóc dã man diễn ra. Mẹ Thi Thi bị hải tặc dẫn đi cùng với mấy cô gái khác. Sau khi ăn hàng xong, bọn hải tặc bỏ đi và thuyền của Thi Thi mấy ngày sau may mắn tắp vào được Đảo Bi Ðông. Vì quá nhớ thương vợ, hơn thế nữa ông bị kiệt lực vì chuyến vượt biển đầy gian nan, sóng gió, hãi hùng, ba của Thi Thi lâm bệnh và qua đời trên đảo. Ông được đồng bào chôn ông ở trên một mỏm núi đá nhìn xuống bãi biển. Thi Thi trơ trọi một mình, hằng tuần đều đến thăm mộ ba. Thi Thi lượm lặt những hòn sỏi, những vỏ ốc nằm chơ vơ trên cát về dát lên trên mộ thành hình những đóa hoa rồi thì thầm nói chuyện với ba như những lúc ba còn sống. Thi Thi không bao giờ nghĩ rằng ba đã chết… mà ông chỉ nằm yên nghỉ ở đây để chờ một ngày gặp lại mẹ Thi Thi – người yêu quý nhất đời ông.

Trong thời gian Thi Thi còn tá túc ở trại chuyển tiếp Sungei Besi – Mã Lai thì tại một khu ngoại ô của thành phố Los Angeles – California, ông bà Brown đang chăm chú đọc một bản tin của cơ quan USCC kêu gọi các nhà hảo tâm Hoa Kỳ đứng ra bảo trợ các gia đình tỵ nạn Ðông Dương mệnh danh là Boat People. Ông Brown là kỹ sư trưởng của một hãng điện tử, còn bà Brown là giáo sư tại một Ðại Học Cộng Ðồng. Năm ấy ông bà khoảng bốn mươi tuổi. Ông bà rất chú ý đến trường hợp của Thi Thi bởi hai lý do: Ông bà lấy nhau đã mười năm nay mà không có con cái gì. Ngoài ra ông còn là một cựu chiến binh trước phục vụ tại Việt Nam. Năm 1967 phi cơ của ông bị bắn rớt ở Bình Long nhưng ông được một bé gái trạc tuổi Thi Thi chỉ đường cho ông chạy trốn ra quốc lộ cho nên ông còn sống sót tới ngày nay. Nhìn hình ảnh Thi Thi trong bản tin của cơ quan USCC, ông nhớ lại kỷ niệm xưa và có ý muốn nhận nuôi Thi Thi để đền ơn một cô bé Việt Nam nào đó mà ông không bao giờ biết tên tuổi.

Vừa nhận bảo trợ, vừa nhận làm cha mẹ nuôi Thi Thi, hai ông bà lại có hai quan niệm khác nhau về cách xây dựng cuộc đời cho Thi Thi. Bà Brown thì muốn Thi Thi sớm quên đi quá khứ đau buồn để hội nhập vào xã hội mới và dĩ nhiên tạo lập cuộc đời mới trên quê hương mới cho nên bà muốn Thi Thi trở thành một bác sĩ. Còn ông, ông lại có quan niệm và một chủ đích khác. Ông muốn Thi Thi đừng đánh mất bản sắc của mình vì Việt Nam cũng là mảnh đời khó quên của ông. Vả lại, mẹ Thi Thi dù bị hải tặc bắt đi nhưng chưa chắc đã chết… may đâu? Cho nên khi Thi Thi tốt nghiệp trung học ông đã thuyết phục bà cho Thi Thi học ngành báo chí tại U.C.LA. Khi Thi Thi được hai mươi mốt tuổi và cũng là lúc nàng tốt nghiệp bằng Cử Nhân, do sự quen biết ông xin cho Thi Thi làm phóng viên của tờ Los Angeles Tribune. Năm sau, đích thân hai ông bà đến gặp ông tổng biên tập, trình bày về trường hợp của Thi Thi, cái gì xảy đến cách đây chín năm và xin tờ Los Angeles Tribune đứng ra bảo trợ cho một cuộc tìm kiếm người đàn bà xấu số… tức mẹ của Thi Thi. Sự việc được trình lên Hội Ðồng Quản Trị và Ban Quản Trị nhận thấy đây vừa là vấn đề nhân đạo vừa là dịp điều tra sâu rộng về những hành vi tàn bạo của cướp biển Thái Lan nên đã đồng ý bảo trợ.


Tuy nhiên sắp xếp cho chuyến đi không phải chuyện dễ dàng. Nếu sơ hở, sinh mạng người đi điều tra lâm nguy đã đành mà cướp biển có thể thủ tiêu người đàn bà để phi tang. Cuối cùng thì người ta đã đồng ý với nhau về một kế hoạch. Tờ Los Angeles Tribune loan tin bảo trợ cho một cuộc khảo cứu sinh vật học dưới biển ở Thái Lan và cần tuyển một người cho công tác này. Bài báo loan đi được nửa tháng thì một thanh niên tới trình diện. Chàng tên Peter, tốt nghiệp Hải Dương Học và đang phục vụ tại Ðại Học Stanford. Năm nay chàng hai mươi bốn tuổi, đẹp trai, thông minh, khoẻ mạnh, hoạt bát, thích phiêu lưu mạo hiểm nhưng chưa có dịp. Sau cuộc phỏng vấn, Peter được gặp Thi Thi để nghe nàng nhớ lại, kể lại tất cả những gì đã xảy ra cho gia đình mình cách đây chín năm. Sau hơn một tháng tập lái tàu, nghiên cứu phong tục tập quán, bờ biển các khu vực đánh cá trong Vịnh Thái Lan nhất là khu vực Songkhla. Ðể an toàn cho chuyến đi, Peter và Thi Thi được đưa qua Sydney rồi mới đáp máy bay đi Bangkok như thể một cặp tình nhân đến từ Úc Châu.

Tại Bangkok, Peter có người cậu làm tùy viên văn hóa của Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan. Peter đến thăm cậu và nói rõ mục tiêu của chuyến đi. Nghe xong câu chuyện ông cậu rất xúc động nhưng cũng khuyên cháu nên hết sức cẩn thận vì hành tung của cướp biển Thái Lan lúc ẩn lúc hiện và khi bọn chúng đã ra tay thì hết sức tàn bạo. Ông giới thiệu cho Peter một một thám tử tư người Thái Lan tên Surat trước đây vốn sinh trưởng ở vùng Songkhla cho nên không một ngõ ngách nào của Songkhla mà Surat không biết. Sau khi nghe trình bày sự thể, Surat vui vẻ nhận lời cộng tác vì theo anh bản tính dân Thái Lan vốn hiền hòa, cướp biển chỉ là thiểu số đi ngược lại bản tính đó và làm hoen ố danh dự của dân tộc Thái Lan. Surat năm nay ngoài ba mươi tuổi nói tiếng Anh rất lưu loát. Surat da nâu nâu, thân hình khỏe mạnh có bộ râu mép giống Clark Gable và lúc nào cũng vậy – do méo mó nghề nghiệp anh ta luôn luôn mang kính đen và khẩu súng lục trong người. Do tính chất nguy hiểm của chuyến đi, Surat khuyên Peter nên đem theo súng và anh ta đã dùng giấy phép của hãng thám tử tư của chính anh để cấp giấy đeo súng cho Peter.

Là người kinh nghiệm, tế nhị và cũng để thử tài Peter trong chuyến “hành hiệp”, trước tiên Surat để Peter quyết định về kế hoạch hành động. Peter bàn với Thi Thi và Surat là nên đến Hội Ngư Phủ Songkhla để dò la tin tức. Qua sự thông dịch, Surat giới thiệu với ông Chủ Tịch Hội Ngư Phủ, Peter và Thi Thi là hai nhà nghiên cứu Hải Dương Học muốn tìm hiểu về tiềm năng đánh cá của vùng Songkhla, nhất là những con tầu thường đánh cá ở Vịnh Thái Lan. Peter lý luận rằng theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc thì các con tàu tham dự vào các chuyến cướp biển đều là tàu gỗ, có khả năng đánh cá xa bờ khoảng 100 hải lý, làm ăn theo lối gia đình, ít mướn nhân công bên ngoài. Nếu nắm được danh sách này thì ít ra cũng có tài liệu để lần ra manh mối. Còn Surat thì giới thiệu mình là thông dịch viên trước có du học ở Úc Châu. Là người hiếu khách, ngay tình, ông chủ tịch đưa ra một danh sách dài dằng dặc bao gồm tên chủ tàu và các con tàu hiện gia nhập hội của ông. Cầm bảng danh sách này trên tay Peter hỏi làm sao phân biệt được tàu gỗ hay tàu sắt? Ông chủ tịch nói cái đó cũng dễ thôi vì mỗi loại tàu đều có số mã riêng. Ðêm đó Peter ngồi một mình với bản danh sách trong phòng riêng.

Sáng hôm sau chàng thú nhận với Thi Thi rằng cái danh sách này tựa như một đám rừng chỉ làm chàng đau đầu thêm cho nên chàng đề nghị một kế hoạch khác. Theo Peter thì khi hải tặc bắt được đàn bà, con gái nếu không bán đi để làm gái điếm thì chúng cũng dấu trên các hoang đảo để làm “áp trại phu nhân”. Do đó nếu dò thám các hoang đảo may đâu chẳng tìm ra manh mối? Theo đúng đề nghị của Peter, cả ba đến gặp ông Giám Ðốc Hàng Hải Songkhla để hỏi thăm tin tức, sưu tập bản đồ của những hòn đảo nằm quanh khu vực. Ba người có lúc đi chung, có lúc đi riêng để dò la các hòn đảo, mệt nhoài cả người nhưng cũng chẳng thêm chút ánh sáng nào.

Thấy hai kế hoạch cuả Peter không đem lại kết quả – cảm thấy đã đến lúc trổ tài, Surat lý luận: Mục tiêu của đám cướp biển là cướp vàng bạc vì chúng biết rằng người tỵ nạn Việt Nam khi vượt biên đều mang theo tài sản vì họ cho rằng không bao giờ họ còn có cơ hội quay lại Tổ Quốc nữa. Một khi tóm được vàng bạc, có khi là vàng lá, kim cương, nhẫn vàng, khuyên vàng… bọn chúng có thể đem bán cho các tiệm vàng ở Thị Trấn Songkhla để lấy tiền chi dùng, ăn nhậu hoặc để bao gái nhất là để đánh bạc. Do đó Surat đề nghị hai người tạm nghỉ ở nhà để Surat đi xuống khu Trung Tâm của Songkhla. Tại đây Surat tìm đến một người bạn tên Sok, sau khi cha về hưu, anh ta hiện nối nghiệp cha làm chủ một tiệm vàng. Sau khi tốt nghiệp trung học tính ra có đến mười mấy năm hai người không gặp nhau. Tối đó Sok rủ Surat đi nhà hàng để hai bên ăn nhậu, hàn huyên cho thỏa thích. Trong lúc rượu đã ngà ngà, Surat hỏi Sok xem cách đây khoảng chín, mười năm Sok còn nhớ tên chủ tàu nào đến đổi chác vàng bạc ở tiệm không? Sok cho biết đám dân chài luới mỗi lần trúng mùa họ thường mua sắm vàng bạc, nữ trang, ăn nhậu dữ lắm còn chuyện đem vàng bạc đi bán là chuyện bất thường, chỉ khi nào họ liên tiếp thất bại một, hai mùa cá. Tuy nhiên, theo Sok thì có một trường hợp mà anh ta nhớ mãi là cách đây khoảng chín, muời năm, chủ tàu Lươn Biển đã bán cho cha anh một mớ nữ trang rất lớn mà theo anh không phải là loại làm ở Thái Lan. Bắt được tin này, Surat hí hửng về thông báo cho Peter và Thi Thi hay. Sau đó Surat quyết định để ra một tuần lễ liền, dùng ống nhòm quan sát cùng la cà khắp bến cảng nhưng chẳng thấy bóng dáng con tàu Lươn Biển đâu cả. Như thế là sau hai tuần lễ vất vả, cả ba vẫn chưa phăng ra một chút manh mối nào về hải tặc và dĩ nhiên sự việc đó đã gieo vào lòng Thi Thi nỗi niềm chua xót, hoang mang lẫn thất vọng.

* * *
Trong khi Thi Thi đang thả hồn mình về với quá khứ bi thương như thế thì Peter từ trong quán bước ra. Nhìn thấy Thi Thi, chàng dừng lại. Chàng không muốn làm kinh động, vừa để tôn trọng những giây phút riêng tư của nàng… mà cũng để ngắm nhìn. Sau gần một tháng đi chung, ăn uống chung và làm việc chung chưa bao giờ Peter thấy Thi Thi đẹp như vậy. Chưa bao giờ hình ảnh của Thi Thi lại thu hút tâm hồn chàng đến như vậy. Nắng và gió biển làm da Thi Thi đậm hơn một chút. Chiếc áo sơ-mi tay dài và chiếc quần Jean càng làm tăng thêm vẻ đẹp khỏe mạnh của nàng. Mái tóc dài bay lòa xòa truớc gió bao phủ lấy khuôn mặt Ðông Phương nhưng thanh thoát làm Peter liên tưởng đến sự thủy chung – nền tảng của hạnh phúc gia đình mà chàng đọc được nơi sách vở. Chính sự ngưỡng mộ và khát khao đó lại là động cơ thúc dục chàng nhích chân đi tới. Nghe tiếng động ở sau lưng, Thi Thi giật mình ra khỏi vùng hồi ức. Nàng quay lại và không ngạc nhiên khi thấy Peter. 

Tuy nhiên nàng vẫn đứng bất động và mắt như nhìn vào cõi xa xăm. Peter chầm chậm tiến đến gần, đứng yên một hồi lâu rồi mạnh dạn nắm lấy tay Thi Thi. Chàng nói:

– Anh hiểu nổi khổ đau của em. Nhưng anh linh cảm rằng chúng ta sẽ thành công. Em sẽ gặp lại mẹ em trong chuyến đi này. Ðừng để tình cảm làm suy yếu nghị lực của chúng ta. Nói xong chàng kéo tay Thi Thi và hai bước tản bộ dọc theo bến cá.

Trong khi hai nguời đang sánh bước bên nhau thì Surat ngồi rầu rĩ bên ly bia đã cạn. Anh toan lên tiếng gọi thêm chai nữa thì từ ngoài cửa hai thanh niên bước vào. Nhìn vóc dáng, cách ăn mặc, cách nói năng ai cũng phải nhận ra họ là dân chài lưới. Sau khi lớn tiếng gọi rượu và đồ nhậu, họ ăn uống rất dữ tợn. Phút chốc họ đã ngà ngà và đúng là… rượu vào lời ra. Một gã trong bọn nói:
– Mày có biết không trên đời này nhiều khi bố con giết nhau cũng chỉ vì một con đàn bà! Một con đàn bà… Việt Nam mới tức cười chứ!
Gã kia, sau khi dằn ly bia xuống bàn, lè nhè hỏi:
– Mày nói lại tao nghe. Cha con giết nhau hả? Ðứa nào ngu vậy cà? Ð.M. có nói dóc không mày?
Sau khi cầm ly bia uống ực một hơi, gã lên tiếng đầu tiên nói tiếp:
– Thì cha con thằng cha chủ tàu… chủ tàu Lươn Biển chứ ai!
Nghe đến đây thì Surat như bị điện giật. Anh ta vội vã kêu thêm một chai bia nữa uống để câu giờ và vểnh tai nghe. Khi hai gã đã dứt tiệc nhậu, lảo đảo buớc ra ngoài và chia tay ở truớc quán thì Surat theo bén gót gã lên tiếng đầu tiên mà sau này y xưng tên là Thom. Surat theo chân Thom đến tận nhà và mua chuộc Thom bằng hai lạng vàng để được biết tung tích con trai lão chủ tàu Lươn Biển.

Theo tin tức của Thom thì Uthai – con lão chủ tàu Lươn Biển, hiện y đang chỉ huy con tàu Sóng Thần. Tàu của y thường lênh đênh nửa tháng trời ngoài biển và có lẽ vài ngày nữa sẽ trở lại bến Songkhla để xuống cá. Sau khi xuống cá y có thói quen ăn nhậu và kiếm gái ở Quán Giang Hồ. Sau khi thu lượm được tin tức bằng vàng này, Surat hối hả quay trở lại khách sạn để cùng Peter và Thi Thi lập kế hoạch bắt cóc Uthai vào lúc chạng vạng tối.


Theo đúng dự trù. Thi Thi ăn mặc giả làm “cô gái bán hoa” quanh quẩn ở quán Giang Hồ. Khi Uthai mặt đỏ gay, lảo đảo buớc ra ngoài thì Thi Thi bước tới… liếc mắt đưa tình. Chính Uthai cũng hết sức ngạc nhiên không hiểu tại sao bến Songkhla hôm nay lại có một đóa hoa tươi đẹp như vậy cho nên y mê mẩn cả tâm thần và đưa tay ôm đại lấy Thi Thi. Mặc dù giận căm gan và nhiều lúc muốn nôn oẹ vì mùi rượu nồng nặc từ miệng Uthai thở ra. Thi Thi cũng phải cắn răng chịu đựng cho gã ôm ấp rồi dìu gã vào một ngõ tối là nơi mà Peter và Surat đã phục sẵn. Khi gã còn đang lảm nhảm mấy tiếng Thái có lẽ là “Anh anh…, em em” thì bằng quả đấm thôi sơn ngay cằm, Peter quất gã quay lơ trong khi đó Surat nhanh tay chụp lên mặt gã một chiếc khăn tẩm thuốc mê rồi hai nguời dìu nách gã xuống tàu như thể hai người đang đưa một người bạn ăn nhậu say về nhà.

Dưới con tàu sắt mà ba người đã thuê, có trang bị đầy đủ Radar lẫn hệ thống thông tin với Sở Cảnh Sát và Lực Lượng Duyên Phòng Songkhla, Uthai bị trói gô vào một chiếc ghế sắt. Y khoảng ngoài ba mươi tuổi có khuôn mặt vều lên như cái mâm, da mặt sần sùi như vỏ quít. Uthai mặc một bộ đồ jean, cánh tay xâm trổ. Cả con người y tỏa ra một cái gì đó hết sức thô lỗ, hiếu sắc và tục tằn. Khi tỉnh dậy, Uthai ngạc nhiên khi thấy y bị trói thúc ké. Vài giây sau, có lẽ đã nhớ lại những gì xảy ra tại Quán Giang Hồ, y trở nên vô cùng tức giận. Y quắc mắt hỏi:
– Các người là ai? Tại sao lại bắt ta?
Nói xong y gầm gầm, gừ gừ khiến bộ mặt sần sùi đen đủi của y càng thêm hung dữ. Như một tay thẩm vấn nhà nghề cần ra tay trước để thị uy, Surat xáng cho y một quả đấm ngay sống mũi khiến phải mất vài giây sau mới có thể hoàn hồn. Ðợi cho y đã tỉnh táo, Surat chìa ra trước mặt y một tấm hình bán thân cỡ 8×10 rồi gằn giọng hỏi:
– Mày có biết nguời này là ai không?
Uthai rõ ràng sửng sốt khi nhìn thấy tấm hình nhưng vẫn lắc đầu:
– Tôi không biết!

Tấm hình mà Surat đưa ra trước mắt Uthai không gì khác hơn là tấm ảnh bán thân được rọi lớn của mẹ Thi Thi – một kỷ vật mà Thi Thi lưu giữ chín năm qua. Trước cử chỉ ngang bướng của Uthai, Surat đưa mắt nhìn Peter như để xin chỉ thị. Peter khẽ gật đầu. Một chiếc thùng nước được lôi ra và Surat nhanh tay nắm lấy tóc Uthai nhận xuống. Chỉ ít giây sau thì cái đầu của Uthai quậy lên dữ dội nhưng bàn tay cứng như sắt của Surat vẫn cứ ấn xuống cho đến khi Uthai gần ngất xỉu thì Surat giật ngược đầu của y lên, quắc mắt hỏi lần nữa:
– Bây giờ mày có biết người này là ai không?
Tới mức này thì bộ mặt thiểu não của Uthai khẽ gật gật. Thấy vậy Peter hỏi và Surat thông dịch ra tiếng Thái:
– Mày có biết cha mày hiện giờ ở đâu không?
Uthai dư sức thông minh để hiểu rằng nếu y nói “không” thì chắc chắn y sẽ được cho “đi tàu thủy” một lần nữa cho nên lặng lẽ gật đầu. Thấy vậy Peter liền nói:
– Bọn tao kỳ hẹn cho mày trong hai ngày. Nếu không tìm thấy tàu của cha mày thì mày sẽ được gửi đi “thăm Hà Bá” biết chưa?

Nói xong Peter chỉ vào quả tạ bằng sắt thật lớn có sợi dây xích nằm ở một góc. Sau đó con tàu được nổ máy tiến ra cửa. Khi tàu đã ra khỏi cửa biển thì Uthai được điệu lên boong và bị trói chặt vào cột tàu. Theo lời khai của Uthai thì cha y hiện đang đánh cá tại toạ độ X. Ðánh cá xong tàu của cha y mới quay trở về bến Songkhla cho nên đó cũng là lý do tại sao Surat dò xét khắp nơi mà cũng chẳng thấy con tàu Lươn Biển đâu cả.

Kể từ khi nhúng tay vào những vụ cướp biển và bắt được mẹ Thi Thi thì Kamphaeng – cha của y đổi kế hoạch với mục đích giữ kín tung tích mẹ Thi Thi. Thay vì cùng đánh cá chung rồi cùng về, Kamphaeng đổi sang lối đánh cá xen kẽ. Khi con tàu của y sắp vào cửa thì con tàu của Uthai được lệnh ra khơi. Khi hai tàu gặp nhau ở ngoài cửa thì mẹ của Thi Thi được chuyển qua tàu của Uthai. Do đó khi tàu cặp bến với số người đông đảo lên xuống cá, hoặc nếu có thanh tra kiểm tra tàu thì cũng chẳng có ai nhìn thấy bóng dáng người đàn bà Việt Nam ấy cả. Do đó mà Kamphaeng đã sống an toàn với mẹ Thi Thi suốt chín năm qua. Kamphaeng năm nay khoảng ngoài năm mươi tuổi. Mặt mày y đen đủi, tóc quăn cháy, thân hình to lớn và tỏa ra một cái gì rất man rợ. Y thường xuyên cửi trần, quấn chiếc xà-rông màu đỏ và đeo lủng lẳng bên mình dao quắn cho nên trông y dữ tợn như một hung thần.

Nhưng cũng chính vì cách dấu người như thế cho nên Uthai đã có cơ hội gần gũi người đàn bà và dần dần trở nên say mê bà vì tính ra tới năm nay bà mới khoảng bốn mươi lăm tuổi và bà trở nên một vương hậu giữa đám thổ dân đánh cá đen đúa, xấu xí. Mới đầu thì lão hải tặc không biết. Nhưng sau thì người của lão báo cáo là “đứa con bất hiếu” đã gian díu với “phu nhân” của lão cho nên lão giận điên người và đã có lần rút dao chém Uthai đúng như câu chuyện mà Surat đã nghe lén được ở Quán Giang Hồ. Kể từ đó đến nay hai cha con trở thành hai kẻ tử thù và đều muốn tránh mặt nhau.
Cũng theo lời khai của Uthai thì đã nhiều lần mẹ Thi Thi tìm cánh trốn lên boong để lao mình xuống biển tự tử để sớm dứt cuộc sống nhục nhã nhưng đều bất thành. Kể từ đó lão già hải tặc cấm không cho bà rời khoang tàu. Và cứ như thế cuộc sống khổ đau của bà – khi thì phải “làm vợ” lão hải tặc, khi thì phải “làm vợ” Uthai kéo dài đã chín năm trời qua. Nghe Uthai kể đến đây thì Thi Thi khóc như mưa gió vì thương mẹ. Còn Peter và Surat thì nghiến răng trèo trẹo vì căm giận loài cướp biển.

Theo đúng lời khai của Uthai, con tàu ra khơi đã được một ngày và một đêm nhưng không thấy bóng dáng của con tàu đánh cá nào lảng vảng chung quanh. Ðã có lúc Surat nóng nảy đề nghị quăng tên quỷ sứ này xuống biển cho rồi nhưng Peter khuyên Surat nên kiên nhẫn thêm chút nữa.
Bây giờ thì trời đã hừng đông và mặt biển đẹp tuyệt trần. Tàu chạy khoảng hai tiếng đồng hồ nữa thì một chấm đen xuất hiện ở hướng Ðông Bắc. Uthai nói:
– Có thể đó là con tàu của cha tôi. Nếu đúng thì nó sơn màu đỏ đen và trên có lá cờ hình con lươn biển.

Nghe nói vậy tất cả đều nai nịt và ở tư thế sẵn sàng. Thi Thi trao ống nhòm cho Peter. Duới sự điều khiển của Peter, Surat gia tăng tốc độ hướng mũi tàu về phía con tàu Lươn Biển. Trong đầu Peter lúc này nảy ra một kế hoạch thật táo bạo: Uthai được chụp lên đầu một tấm vải do đó khi hai con tàu tiến đến gần nhau thì phía bên kia sẽ không nghi ngờ gì cả. Khi hai con tàu đã áp sát vào nhau thì Thi Thi có bổn phận giữ tay lái, còn Surat lanh lẹ giật giây trói và đẩy Uthai qua phía bên kia. Kế hoạch diễn ra đúng như dự liệu. Trong khi đám người trên con tàu Lươn Biển còn đang reo hò, vẫy gọi vì tưởng đó là con tàu thân thiện thì tàu của Peter áp nhanh vào cạnh sườn. Sau khi giật giây trói cho Uthai, Surat quát lớn:
– Nếu mày không chạy qua tao bắn nát óc ngay!

Trước tình thế nguy nan đó Uthai nghĩ nhảy qua con tàu Lươn Biển may đâu y còn có cơ hội sống sót vì cha y có thể không nỡ xuống tay cho nên y phóng mình qua như một con chim. Khi thấy một bóng người bất thần nhảy qua, định thần nhìn kỹ lại thì lão hải tặc nhận ra đây là “đứa con quý tử” của lão. Vả lại trong lúc sự việc xảy ra quá nhanh, lão nghĩ rằng thằng con phản phúc đã rước cảnh sát đến đây bắt lão cho nên lão gầm lên một tiếng:
– Ðồ thằng con bất hiếu!
Và lão vung con dao quắm chém xuống. Từ bên thành tàu nhảy qua, chưa kịp giữ thăng bằng thì Uthai lãnh đủ nhát dao chém vào bả vai và y gục xuống trên vũng máu.
Trong khi đó thì Peter và Surat đã phóng qua với hai khẩu súng lăm lăm trên tay và một khung cảnh hỗn loạn diễn ra trên boong. Thấy tình thế nguy cấp lão hải tặc tháo chạy xuống khoang và Peter bám sát theo lão. Vì không quen đường lối xuống khoang tàu cho nên khi Peter xuống tới bậc thang cuối cùng thì lão hải tặc đã biến mất ở cuối buồng cho nên chàng phải dừng lại, dò từng bước, súng chĩa thẳng phía trước. Nhưng khi Peter vừa mới tiến được vài bước thì một tiếng quát dữ dội vang lên:
– Bỏ súng xuống nếu không tao cắt cổ con mụ này!

Cùng với tiếng quát lão hung thần xuất hiện, một tay ôm ghì lấy người đàn bà để làm khiên che đạn, còn tay kia lăm lăm chiếc dao quắm kề sát cổ. Nguời đàn bà đang bị kềm chế đó không ai khác hơn là mẹ Thi Thi. Khi Peter còn đang lưỡng lự thì một tiếng quát thứ hai vang lên. Peter hiểu rằng nếu còn chần chừ thì sinh mạng của người đàn bà có thể lâm nguy cho nên chàng đành làm theo lời lão hải tặc. Khi thấy chàng đã quăng khẩu súng, lão hải tặc kéo sền sệt người đàn bà tiến về phía đó. Nhưng vì lão chỉ có hai tay, một tay đã cầm dao quắm, một tay bận níu chặt người đàn bà cho nên khi cúi xuống nhặt khẩu súng lão buộc lòng phải chuyển con dao qua cánh tay kia. Giữa giây phút tử sinh quyết định này – có lẽ mẹ Thi Thi quyết liều thân với tên cướp biển cho nên bà bật tung cánh tay của y ra để chạy về phía Peter. Do bản năng, lão già nhoài người ra để túm lấy mẹ Thi Thi. Quả đây là cơ hội bằng vàng cho nên Peter nhào tới đá văng khẩu súng sang một bên. Thấy tình thế bất lợi, lão già chém đại một nhát rồi phóng vội lên boong tàu. Khi Peter lượm lại được khẩu súng, leo được lên boong thì Surat đang vật lộn với một tên cướp biển còn Thi Thi cũng đã leo qua được thành tàu bên này. Nhưng khi nàng vừa đứng yên trên hai chân thì lão hải tặc đã từ xa phóng tới. Thấy lão nàng kinh hãi rú lên một tiếng rồi lao mình phóng chạy. Nhưng khi chạy tới đuôi con tàu thì nàng hoàn toàn tuyệt lộ. Thi Thi không còn đường nào khác hơn là hai tay ôm lấy mặt để chờ đợi lưỡi dao chém xuống. Nhưng khi lưỡi dao vừa dơ lên thì Peter đã xuất hiện ở sau lưng lão hải tặc. Chàng đưa súng lên và bóp cò. Nguời ta chỉ thấy lão kêu rú lên một tiếng, quăng con dao quắm lên trời rồi lảo đảo ôm lấy bả vai nhưng vẫn hung hãn lao về phía Thi Thi đang ngồi co rúm, lưng dựa vào thành tàu. Rồi do đà hụt hẫng và cũng do tình cờ một con sóng mạnh ào tới làm đuôi tàu hơi tròng trành cho nên lão già té nhào xuống biển. Khi Peter chạy tới thì Thi Thi như người chết đi sống lại, nàng ôm chầm lấy Peter. Giây phút sau nàng vừa thở hổn hển vừa hỏi:
– Có gặp mẹ em không? Mẹ em có sao không?
Peter gật đầu và lấy tay chỉ về phía cầu thang. Khi hai nguời chạy tới thì Surat cũng đã hàng phục được tên cướp biển và từ dưới khoang tàu một người đàn bà nhô lên. Ðó là một khuôn mặt Việt Nam nhưng lại quấn một chiếc xà-rông và mái tóc đã phai màu sương khói. Vừa đặt chân lên tới boong tàu bà hít một hơi dài rồi quỳ xuống, ôm mặt kêu rống lên:
– Trời Phật ôi! Bao năm qua con mới được nhìn thấy ánh mặt trời!
Trong khi người đàn bà còn đang quỳ lạy như thế thì Thi Thi nhào tới ôm chặt lấy bà rồi nghẹn ngào thốt lên:
– Mẹ ơi! Con là Thi Thi! Thi Thi là con đây!
Dường như hai tiếng Thi Thi là hai tiếng quá thân thương với bà cho nên sau vài giây ngơ ngác bà ôm chầm lấy Thi Thi rồi khóc nức nở như một đứa trẻ. Rồi bà vừa khóc vừa nói:
– Con là Thi Thi của mẹ đó hả? Tôi mơ hay tôi tỉnh đây? Thi Thi! Mẹ là mẹ của con đây! Ba của con đâu rồi Thi Thi?
Nói vừa dứt câu đó, vì quá xúc động bà ngã ra bất tỉnh.

* * *
Sau khi Surat liên lạc vô tuyến với Sở Cảnh Sát và Duyên Phòng Songkhla đến để nhận con tàu Lươn Biển và còng tay đám cướp biển đã bị hai người hàng phục, con tàu sắt trên đó có chở theo mẹ của Thi Thi rẽ sóng quay trở lại bến cảng Songkhla. Ngày hôm sau bốn người đáp máy bay trở về Bangkok và được xe của Tòa Ðại Sứ Mỹ đón tận phi trường. Ðêm đó Peter và Thi Thi gọi điện thoại báo cho ông Tổng Biên Tập tờ Los Angeles Tribune là chuyến công tác đã thành công.
Tuần lễ sau, do lời yêu cầu của mẹ Thi Thi, dưới sự giúp đỡ của Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, ba nguời giã từ Surat rồi đáp máy bay đi Kuala Lumpur. Rồi từ Kuala Lumpur ba người lại đáp máy bay đi thị trấn Terengganu nằm ở đông bộ Mã Lai. Chờ đợi ở đây một ngày, ba người được một giới chức Mã Lai huớng dẫn xuống con tàu Blue Dart là con tàu duy nhất chở thực phẩm, tiếp tế cho đồng bào tỵ nạn trên Đảo Bi Ðông.

Trên đường trở về đảo cũ, Thi Thi không nén đuợc xúc động. Nàng luôn miệng kể cho mẹ và Peter nghe đoạn đường luân lạc mà nàng đã trải qua. Khi ba người đặt chân lên đảo thì trời đã về chiều, cơn nóng nhiệt đới đã giảm dần và bầu không khí dìu dịu. Nhìn những em bé gái mười một, mười hai tuổi tức tuổi của Thi Thi cách đây chín năm đang xếp hàng lấy nuớc, đang đứng ngơ ngác hoặc lấy tay vẫy khi có phái đoàn lạ viếng thăm đảo, Thi Thi không cầm được nước mắt vì biết đâu trong số này chẳng có những em mà cha mẹ đã bị hải tặc bắt đi. Cứ từng chặng, nàng lại chạy tới ôm hôn mấy em bé và cho các em kẹo. Sau chín năm nhà cửa trên đảo Bi Ðông đã tiều tụy đi nhiều nhưng Thi Thi vẫn còn nhớ con đường dẫn ra nghĩa trang nằm trên một mỏm núi nhìn xuống bãi biển. Khi tiến tới trước một nấm mồ, sau khi quan sát kỹ Thi Thi nói với mẹ:
– Ðây là mộ ba!
Khi Thi Thi vừa nói dứt câu thì Peter lanh lẹ đặt lên đó một bó hoa mà ba người đã mua ở chợ Terengganu, còn mẹ của Thi Thi thì quỳ xuống và bà gục mặt khóc trước nấm mồ. Không sao kiềm chế được xúc động, Thi Thi cũng vừa ôm chặt lấy mẹ vừa bật khóc. Trước giờ phút linh thiêng này Peter cũng lặng lẽ quỳ xuống bên cạnh hai người.

Không hiểu thời gian qua đi đã bao lâu. Khi cơn xúc động đã dịu dần, Thi Thi dìu mẹ đứng dậy. Giờ đây đảo Bi Ðông đã về chiều và những cơn gió mát rượi từ ngoài khơi lồng lộng thổi về. Trong khi mẹ Thi Thi đang lo nhổ mấy ngọn cỏ dại và đắp lại mấy vỏ ốc đắp trên nấm mồ đã bị mưa gió làm trôi đi, Thi Thi sau một ít phút tư lự, nàng nhìn vào đôi mắt Peter nói:
– Giờ đây bao nhiêu hiểm nguy đã qua. Anh có muốn cùng em về để phụng dưỡng mẹ già không?
Trước đề nghị quá bất ngờ của Thi Thi, mặt Peter từ từ sáng rỡ lên như một đứa trẻ rồi chàng nắm chặt lấy tay Thi Thi nói:
– Ðó là niềm khao khát, là giấc mơ của anh. Em đã làm tròn bổn phận với cha mẹ. Anh rất sung sướng được sống suốt đời bên người con gái hiếu thảo như em!
Nói xong chàng ôm chặt lấy Thi Thi. Giây lát sau chàng xoay người Thi Thi ra mé biển rồi xúc động nói tiếp:
– Anh xin cám ơn em! Qua chuyến đi này anh đã học được một bài học mà không một sách vở nào có thể nói hết đó là: chính khổ đau chứ không phải hạnh phúc đã làm cho tình cảm con người lớn lên. Chính thảm kịch Biển Ðông kia đã là một thử thách về nhân cách của con người. Cuối cùng thì nhân cách của con người đã thắng Thi Thi ạ!
* * *
Trên con đường từ khu nghĩa trang quay trở về, mẹ Thi Thi đi trước rồi Thi Thi và Peter theo sau. Gió chiều vẫn thổi lồng lộng và mặt biển lấp lánh như một hồ nước đẹp tuyệt trần. Nó trông tựa như một vòm sân khấu diễm lệ mà tất cả mọi vở kịch vui buồn có thể trình diễn trên đó. Xa xa một vài con thuyền nhỏ nổi bật trên mặt nước xanh thẳm. Có thể đó là chiếc du thuyền chở một cặp tình nhân trong thời kỳ trăng mật. Ðó cũng có thể là một con tàu đang chộn rộn đánh cá để mưu sinh. Và sau hết nó cũng có thể là con tàu tỵ nạn đang liều chết tiến vào đây để tìm nơi nương náu, để tìm chút tình thương nơi hòn đảo nhỏ bé này.

Đào Văn Bình
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2020 lúc 9:45am

Bạn Ơi !
2593%201%20BanOiTG%20Khuyetdanh

Tao về chiến địa năm xưa
Tìm mày nhưng mãi vẫn chưa thấy mày
Chỉ nghe sống lại những ngày
Mưa bom bão đạn xéo giày quê hương




Mày- tao giã biệt người thương
Xếp nghiên bút lại, lên đường tòng quân
Đêm rừng giá lạnh chung chăn
Chia nhau khói thuốc, trở trăn chuyện đời:




Mong khi chiến cuộc hết rồi
Cùng xin cha mẹ cưới người mình yêu
Chẳng mong bạc lắm, tiền nhiều
Chỉ mong hầu hạ sớm chiều thân sinh!


Ấy nhưng bom đạn vô tình:
Tao quăng một nửa thân mình nơi đây
Còn mày chết chẳng thấy thây
Dở dang ước nguyện về xây cuộc đời!


Chiến tranh kết thúc lâu rồi
Tao nay cũng đã da mồi, tóc râm
Mẹ mày vẫn mấy chục năm
Thâu đêm không ngủ chỉ nằm ngóng tin


Dẫu rằng biết đã hy sinh
Chỉ mong đón cốt con mình về chăm
Hôm nay tao trở lại thăm
Bạn ơi hãy chỉ chỗ nằm cho tao


Image%20result%20for%20nghia%20trang%20quan%20doi%20bien%20hoa

Mẹ mày chỉ mỗi ước ao
Được ôm mày trước lúc vào cõi mê!
Chỉ đi! Tao dẫn mày về
Về mà gặp Mẹ với quê hương mình!
Khuyết Danh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2020 lúc 1:31pm

HÔM NAY CON GÁI VỀ ĐẾN NHÀ..





   Tháng 4-1975 xao xuyến hoang mang trước một trang sách mới lật qua. Hoang mang sớm được trả lời bằng lệnh tập trung vào trại cải tạo. Những người chủ mới không coi chúng tôi là tù hàng binh mà là những người cần được cải tạo, và như thế tôi có mặt ở một trại vốn là sân bay dã chiến của một sư đoàn Mỹ tại cửa ngõ phía tây Sài Gòn. Lúc ấy tôi đang là giáo chức biệt phái- giáo chức bị động viên sau một thời gian mặc áo lính được trả về nghề cũ.


      Một buổi sáng năm 1977 trong trại cải tạo, như thường lệ cùng anh bạn khiêng một bội rau muống cao như đống rơm nhỏ cắt ngoài bãi hoang lên cân ở phòng hậu cần. Đó là công việc thường nhật của tôi, một công việc cũng nhẹ nhàng, sau đó gánh 20 đôi nước tắm cho bầy heo cao điểm tới cả trăm con. Gánh nước từ ao sâu leo nhiều bậc thang lên được tới nơi cũng ná thở nhưng rồi cũng quen, thành một trò giải trí cho quên ngày tháng cũng khá hay. Ở đây người ta có bán rau cho dân bên ngoài vào mua một ít, vì vậy thường ngày vẫn gặp mấy cô giáo vốn cũng là chỗ quen biết nhưng giờ là khách hàng và theo quy định, hai bên không được trò chuyện với nhau nên chỉ chào nhau bằng mắt.
      Nhưng sáng hôm ấy, hai cô giáo một cô ở gần nhà, cô kia là đồng nghiệp tại trường trước lúc vào trại, trong lúc chờ cân rau họ nói gì với nhau có vẻ lấm lét rồi nhìn đi chỗ khác lạnh lùng như chỉ muốn mua vội rồi về. Dưới mắt nhiều người thời tranh tối tranh sáng đó, những người đi cải tạo đang có vấn đề về quyền công dân, cần được cách ly để xóa đi dấu vết một thời đã cũ. Và vì thế có nhiều người quen cũ khi thấy chúng tôi đi lao động bên ngoài đã giả bộ không thấy, có thể vì nhút nhát mà cũng không ít người đi vào cái hành lang đúng-sai, thắng-bại kia. Buổi giao thời mọi thứ chưa lắng đọng dễ có những con người mất cái tôi như thế. Cũng không buồn lắm, vì tự coi đó là một cái giá phải trả thật sòng phẳng không mang nợ ai. Tuy là nghĩ thế nhưng trong lòng suốt cả buổi cứ băn khoăn một điều chi đó về khuôn mặt xa lạ của hai cô giáo lúc sáng.
     Suốt buổi trưa lòng bồn chồn một cảm giác bất an, và cho đến cuối chiều người cán bộ mời lên văn phòng. Thường thì những chuyện “mời” như thế này là triệu bất tường có liên quan đến lý lịch còn điều gì đó không khai ra, đến mức độ bị đánh giá, có thể sẽ chuyển đi một trại khác. Đã có người ghi trong tờ khai là SQTB (sĩ quan trừ bị) bị đọc thành…sĩ quan tình báo và anh bạn được chuyển đến trại dành cho hệ này tất nhiên ở rất xa và ngày về cũng xa hơn mà không hiểu vì sao! Nghĩ thế nhưng cũng chẳng còn cách nào khác hơn là bình tĩnh lên văn phòng và phó thác cho chuyện gì sẽ đến. Và chuyện bồn chồn, bất an, thắc thỏm đã có câu trả lời. Người cán bộ quản giáo ngập ngừng nói, ở nhà có một đứa con mới chết, trại cấp 5 ngày phép về lo chuyện nhà. Một cái thở dài nẫu ruột, không biết là cho số mệnh, cho thân phận hay là cho một cái gì khác. Có điều là, trong bốn đứa con, đứa đầu mới 7 tuổi, bất thình lình linh cảm báo cho biết đứa bất hạnh là Cao Thoại Chi lúc ấy mới lên 3.
       Tới nhà, trong ánh điện vàng vọt mở tấm vải ra thì đúng là con bé ấy đang nằm trên bàn viết của bố! Đó là đứa bé nhu mì, dịu dàng, khuôn mặt đầy đặn phảng phất buồn dù rất khỏe mạnh hơn các anh chị của nó. Cũng là đứa duy nhất được đặt tên Cao Thoại như thể gửi gắm một phần đời bố vào đời đó, cái phần gửi gắm đó không ngờ lại là hạt gieo ra mà không mọc nổi thành cây... Nhìn đứa con nằm đó, không còn khóc nổi nhưng đầy nghẹn tắc, cảm như một phần đời của mình đã tắt lịm. Người hàng xóm chạy xe lôi lặng lẽ lo cho tôi mọi chuyện, không biết anh ta tìm đâu được mấy tấm ván mang sang đóng cho con tôi một cái hòm xinh xắn. Cũng chính anh chở con tôi đi và an tang nó. Lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là tiếng búa gõ trên nắp quan tài! Đó là lúc tôi gặp  chuyện thật xui xẻo. Bốn đứa con cùng bị sốt xuất huyết một lúc, vào nhà thương tỉnh họ chuyển lên Sài Gòn, cùng đi nhưng có một đứa quay lại nhà ngay khi tới bệnh viện.
     Mấy chục năm sau, từ Sài Gòn về hay tin anh hàng xóm đã mất, tôi vội đến nhà thắp cho anh một nén hương và 3 lạy chúc anh ấy đi bình an và cũng là cám ơn anh về chuyện ngày trước. Cuối 5 ngày phép, vào trại sớm. Người cán bộ tỏ ý thông cảm, ông ta cười nhẹ nói “Anh vào sớm thế, mới 3 giờ mà. Thú thật tôi cứ sờ sợ”, đáp “Cám ơn anh, tôi không phải người ưa trốn chạy vì thực lòng tôi không thấy mình có tội”. Thật bất ngờ, người cán bộ xởi lởi nói “Tôi hiểu, nhưng anh đừng nói ra như thế”. Những năm sau, thân với nhau khi người tù năm trước thành thầy dạy con ông ta. Người cán bộ về nghỉ hưu sớm, gia đình anh ta sống trong căn nhà khá xòang xĩnh với nghề nấu rượu nuôi heo không có gì khá nổi. Sẵn rượu lại sẵn tâm trạng thế là những năm sau này anh suy sụp hẳn, mỗi lần gặp nhau thấy anh tránh né nhắc chuyện quá khứ, theo anh thì với tôi là nghề nghiệp hiện tại còn với anh là những năm tháng mòn dần mòn dần trong một cơ thể không còn đủ sức chống chọi. Một lần ngồi bên bếp nấu rượu rực hồng, người cựu cán bộ quản giáo nhớ lại chuyện của tôi ngày ấy, anh nói sở dĩ trại biết mà cho tôi về phép là do có đơn của hai cô giáo vẫn thường vào mua rau. Thì ra thế, hai đôi mắt lạnh lùng thuở ấy đã được giải mã, chỉ tiếc một đôi đã không còn nữa.

       Hôm nay, con về ở cạnh ông bà nội với một chút tro bụi thiêng liêng gói ghém một phận người chưa thành ra một kiếp. Hết một quãng thời gian dài đằng đẵng con mới về nhà! Về và yên ổn, ấm áp trong lòng của người cha cả đời không nhiều những niềm vui, hết buồn nọ chồng lên phiền muộn kia! Một cái lọ nhỏ xíu, vài nắm đất cùng xương thịt không còn nhận ra sự khác biệt, nhưng không sao vì dù thế nào thì đất ấy trong bao nhiêu năm đã ấp ủ con gái, nó cũng là xương thịt của con vậy.

    Bàn máy - nơi hàng ngày bố ngồi để chu du trong cõi phù sinh - và bàn thờ - chỗ con ở -  cách nhau chỉ một sải tay, một cái ngước nhìn lên của bố mong sao gặp được cái cúi nhìn xuống của con gái. Mọi cái chết nào rồi cũng phai theo thời gian, trừ cái chết của những đứa trẻ chưa được hạnh phúc là ý thức được kiếp làm người! Cũng về đây và chẳng bao giờ phai là nỗi đau bất lực va chút lòng kiêu hãnh bị tổn thương nặng của một người cha không bảo vệ được mạng sống con mình!
          ĐÓN CON VỀ



Con đã hiểu lòng ta không sức mạnh
Chỉ là mây có ở trên trời
Chút gió lang thang ngoài đồng nội
Cánh buồm không có lối ra khơi

Chiếc lá lạc trong mùa thu rực rỡ
Là cánh chim ê mỏi giữa hoàng hôn
Dăm tiếng lỡ rơi trong khuya khoắt
Khi vui nhọn sắc những khi buồn

Con đã biết đường về xa thăm thẳm
Nắng nào không tắt buổi chiều tan 
Một đời đan xen tan và họp
Mộ là hồn người hoa nở những bông hoang!

Hôm nay lòng ta không đóng cửa
Đón con về như đón một bài thơ
Tự đâu đó chim bay về chim hót
Ý nổi chìm trong góc khuất tâm tư

Lòng đã nhủ phải vui ngày hội ngộ
Phải mềm lòng nhận một bông hoa
Mà bất giác cay sè trên mắt
Nỗi đau chờ sẵn tự bao giờ

Đây là trái tim bao lần đỏ lửa
Cuộc nhân sinh mang nặng trên vai
Những nghịch lý và hơn thế nữa
Trao cho con thân phận làm người

Con gái về, lòng không quạnh quẽ
Đèn không đổ bóng cõi trời xa
Ta cũng trả gió mưa một thời mưa gió
Vào thơ ta, con gái bước vào nhà!

Cao Thoại Châu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.298 seconds.