Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 93 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2019 lúc 3:32pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2019 lúc 3:40pm

Ngày Trở Về của Một Người Tù












 

 



Anh trở về với hình hài thê thảm
Trong thâm tâm mang đậm nỗi u hoài   
Ngoài gượng vui mà óc nặng ưu tư
Mắt ngơ ngác nhìn phố phường biến đổi
Thành phố đó tiêu điều và mệt mỏi
Sau ngày đổi chủ Một-Chín-Bảy-Lăm
Chỉ còn đây xã hội mới, những con người
Thất vọng, chán chường, lo âu, sầu não.

Anh lạc lõng giữa giòng đời điên đảo
Số bạn bè, đồng đội cũ chỉ năm, ba
Vẫn giữ tròn vinh dự của người cựu quân nhân
Của Quân đội Viết Nam Cộng Hoà một thuở
Đã tiếp nối cho nhau từng hơi thở
Với tình thương đùm bọc trong cảnh khốn cùng
Với niềm tin một ngày đất nước hết lao lung
Cho sống lại những mảnh hồn tan nát

Anh trở về từ ngục tù Cộng-sản
Tưởng được yên thân làm lại cuộc đời
Nhưng bị địa phương quản chế tơi bời
Nhất cử nhất động trong vòng kiểm soát
Tai vách mạch rừng, miệng câm như hến
Phải chôn chân tại chỗ, sống qua ngày
Hi vọng có ngày đất nước đổi thay
Xã hội không thể mãi là một nhà tù lớn

Anh bị đẩy đi vùng Kinh-tế-mới
Miền hoang vu, rừng núi, đất khô cằn
Vợ con anh nheo nhóc sẽ theo sau
Sẽ bỏ lại cửa nhà nơi thành phố
Đứa con lớn không thể vào Đại học
Bởi vòng dây lý lịch của người cha
Ngay cả vợ anh là giáo viên dạy giỏi
Chẳng bao giờ công trạng được tuyên dương

Anh lại bỏ về nơi chốn cũ thân thương
Nhập hộ khẩu thật vô cùng gai góc
Trước ở đó, nay dễ gì ở đó
Bao khó khăn tạo cuộc sống bình thường
Sẽ phải có ngày đành dời bỏ quê hương
Dù toan tính gặp bao lời đe doạ
Dù bị dâp vùi bởi trùng dương sóng cả
Cũng đành xong thân phận kiếp con người !

Anh tỉnh dậy trên bến bờ hải đảo
Màu biển xanh, mây trắng, bàu trời xanh
Vầng thái dương choáng ngợp khắp hồn anh
Tia hi vọng sáng bừng lên sức sống
Xây dựng lại cuộc đời tưởng đã thành vô dụng
Người cựu chiến binh Quân-lực Cộng-Hoà xưa
Với niềm tin, lòng dũng cảm, nhiệt huyết có thừa
Anh đã đứng vững đôi chân trên vùng đất mới

Anh không quên lời thề trước bàn thờ Tổ-quốc*
Của một quân nhân trong lễ mãn khóa quân trường
Quyết một lòng với đồng bào trong, ngoài nước
Đạp đổ chế độ độc tài, để quang phục quê hương.
Tiếp nối thiên anh-hùng-ca bốn ngàn năm lịch sử
Rạng danh giòng dõi Lạc-Hồng, hậu duệ Tổ Hùng-Vương


            (*)TỔ QUỐC, DANH DỰ, TRÁCH NHIỆM

HongNguyen/H.N.T. X/77-IV/19


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2019 lúc 7:21pm
271- LK -Viet Nam
Exodus 1954 1975

Image%20result%20for%20di%20cư%201954


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Apr/2019 lúc 7:24pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2019 lúc 11:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2019 lúc 8:02am
Ngày này, năm 1975





”...Họ trả lời ngay: “OK! Good Luck!” (Nhận được! Chúc may mắn!). Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh này và vào thời điểm này, nghe sao thật đầy chua xot!...”


Năm nay tôi 85 tuổi. Vợ tôi thường nói với mấy con: ”Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá! Bây coi: Ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua! Chi vậy hổng biết? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày này tháng này mình vẫn còn trôi sông lạc chợ! Trời đất! Định cư ở Pháp từ hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu mà đi gạch lịch từng ngày! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam…“Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút – một chút thôi – đủ để nuôi hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về…

Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình: Ngày này, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ “cái ngày đó” nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già, tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…



…Hồi thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng xăng dầu từ Tân Gia Ba vào kho dầu Nhà Bè để cung ứng cho thị trường dân sự và quân sự miền Nam Việt Nam. Vì trong xứ có giặc nên thị trường quân sự chiếm 60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các bạn tôi trong quân đội giải thích cho tôi biết rằng ở chiến trường miền Nam sự yểm trợ của không lực là quan trọng nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình hình dự trữ xăng máy bay ở các kho dầu miền Nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở Nhà Bè…

Vào cuối tháng 3 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi “còm-măng” (đặt hàng) Tân Gia Ba một tàu xăng máy bay. Hay tin này, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng dầu tôi làm việc đánh điện phản đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ tình hình bất ổn. Đánh điện qua, đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng cho tàu dầu qua, với điều kiện phải có hộ tống của Hải Quân Mỹ họ mới cho tàu vào sông Sài Gòn để cập kho Nhà Bè!

Tôi báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ có bảy ngày tác chiến của Không Quân. Ban giám đốc chấp thuận điều kiện của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp khẩn. Ông trưởng sở trả lời: ”Tôi sẽ đến ngay văn phòng ông. Cho tôi mười phút!“. Tôi quen ông này – tên W, thường được gọi là ”Xếp” – nhờ hay đi họp chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi cũng nói: ”Bonjour! Xà va?” (Chào ông! Mạnh hả?)

Xếp W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá. Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa!

Nghe xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi radio về trung ương. Một lúc sau, ông trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự nhiên như chẳng có gì quan trọng hết: “Rất tiếc! Chúng tôi không giúp được! Thôi! Chúng tôi về!“. Tôi đang nghe nghẹn ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi nói nhỏ bằng tiếng Pháp: “Allez vous en!” (Ông hãy đi, đi!). Ra đến cửa phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như để chào nhưng tôi nghĩ là ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng “Allez vous en!” (Ông hãy đi, đi !)…

Tôi ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy mình bất lực quá và cũng nghe thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình, nhược tiểu đến mức độ mà khi cần nắm tay để kéo đi theo thì “họ” dán… đầy đường cái nhãn ”hai bàn tay nắm lấy nhau” để chứng tỏ sự thật tình ”khắn khít“, rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt, vì biết mười mươi rằng ”thằng nhược tiểu đó không làm gì được mình”!

Tôi ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của ban giám đốc, chỉ nói được có mấy tiếng: “Chánh quyền Mỹ từ chối!“. Sau đó, tôi đánh điện qua Tân Gia Ba, cũng chỉ bằng một câu: “Không có hộ tống”. Họ trả lời ngay: “OK! Good Luck!” (Nhận được! Chúc may mắn!). Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh này và vào thời điểm này, nghe sao thật đầy chua xot!

Thấy mới có ba giờ chiều, nhưng không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi lái xe về nhà. Tôi lái như cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến trước nhà, tôi bỏ xe ngoài ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên: ”Sao về vậy anh?“. Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc. Vợ tôi chưa biết những gì đã xảy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc: “Ờ… Khóc đi anh! Khóc đi!“.

Ngày đó, tháng Tư năm 1975… Đúng là ngày này!


Tiểu Tử
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2019 lúc 9:47am

Những Ngày Cuối Tháng Tư


1.   Phía Sau Bức Ảnh Lịch Sử

           Bức ảnh lịch sử của phóng viên người Hà Lan Hubert Van Es.


Sáng sớm ngày 29/4, đích thân đại sứ Mỹ ra sân bay giữa tiếng nổ ùng oàng của của đạn pháo để chắc chắn rằng không thể di tản bằng đường hàng không được nữa. Tới 10h48, khi không còn có thể chần chừ thêm được nữa, ông liên lạc về Mỹ xin khởi động Chiến Dịch Cơn Gió Lốc (Operation Frequent Wind). Chỉ 3 phút sau, đề nghị nhanh chóng được chấp thuận. Giai điệu bài hát White Christmas vang lên trên sóng Đài Phát thanh Quân đội Hoa Kỳ. Cuộc di tản bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử loài người chính thức bắt đầu. Những người nghe hiệu lệnh này bao gồm người Mỹ, người nước ngoài, và những người Việt được lựa chọn, phải ngay lập tức tập trung tại 1 trong 28 điểm tập kết đã định khắp thành phố. Tại đây, các chuyến xe bus theo 4 tuyến đường khác nhau sẽ đưa họ đến Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) cạnh sân bay. Từ căn cứ này, trực thăng sẽ chở người di tản ra các tàu của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đợi sẵn ở ngoài khơi biển Vũng Tàu.

Thế nhưng, chẳng mấy chốc, mọi việc trở nên hỗn loạn. Số người muốn di tản quá nhiều, đến mức mà các chuyến xe bus và trực thăng chỉ như muối bỏ biển. Cái “hiệu lệnh bí mật” là bài hát White Chrismas kia được rỉ tai nhau đến mức dường như cả thành phố đều biết. Người ta đổ dồn đến các điểm chờ xe bus, các tòa nhà cao tầng nơi có điểm đỗ trực thăng, các bến tàu trên sông Sài Gòn, và đặc biệt là bủa vây tòa đại sứ, hòng mong chen lấn được một chỗ để ra đi.
Phi công Coalson, người đã bay một mình liên tục hơn 10 tiếng đồng hồ hôm đó kể lại “bạn phải để ý cánh quạt phía sau, phòng trường hợp có ai đó không biết chẳng may đi vào”. Khó nhất là khi cất cánh, vì luồng người vẫn trèo lên trực thằng không ngừng nghỉ. “Bạn phải bay lên thật từ từ chậm rãi, và dòng người sẽ nhận ra và tự ngắt”. Cũng có những người vẫn cố bám lấy càng máy bay dù biết nó đang cất cánh, và phi công chỉ còn cách lắc trực thăng cho đến khi họ buông ra. Cứ như vậy, các phi công bay đi bay lại liên tục không nghỉ trong tình trạng đói mệt và căng thẳng tột cùng. Trời tối dần, bắt đầu có mưa và sấm chớp, tầm nhìn giảm, các nóc nhà thì tối thui. Ở phía dưới, thỉnh thoảng súng lại nổ đì đùng. Tới 9 giờ tối thì các chuyến bay đón người từ các nóc nhà dừng lại. Từ sau đó, việc di tản chỉ còn tập trung ở tòa đại sứ.
Sự thực thì bức ảnh của phóng viên người Hà Lan Hubert Van Es không phải là tòa đại sứ mà là tòa nhà Pittman ở số 22 Gia Long , nơi ở của phó chi nhánh CIA.
Hubert Van Es mất năm 2009 tại Hồng Kông. Khi đó ông 67 tuổi.


Đại sứ Graham Martin là người có vai trò then chốt trong việc quyết định cách thức, thời gian, và danh sách người di tản. Vị đại sứ đã luôn nấn ná, bởi chính ông là người từ sau hiệp định Paris đã nhiều lần lên tiếng trấn an giới chức Sài Gòn rằng Mỹ sẽ không để yên nếu quân miền Bắc đe dọa chế độ. Mà có lẽ chính ông cũng tin vào cái điều không thể xảy ra đó. Ông đã đặt hy vọng vào phòng tuyến Xuân Lộc. Rồi ông lại hy vọng rằng phút cuối Mỹ sẽ can thiệp thế nào đó để có thể đạt được giải pháp chính trị giữ quân Cộng Sản ở lại bên ngoài Sài Gòn. Ông ngăn cản một cách quyết liệt bất kỳ hoạt động nào có thể khiến người dân nghi ngờ là người Mỹ sẽ bỏ đi. Không cho dọn chướng ngại vật và vẽ chữ H cho trực thăng đỗ trên các nóc nhà. Không cho chặt cây me trong sân tòa đại sứ để dọn chỗ làm bãi đỗ trực thăng. Không cho lập danh sách đầy đủ những người Việt cần di tản. Ông sợ Sài Gòn sẽ loạn nếu biết người Mỹ chuẩn bị bỏ đi.
Martin đã luôn muốn ra đi đàng hoàng, giữ thể diện cho nước Mỹ. Và cho cả cá nhân ông nữa. Ông mong mỏi chính quyền Mỹ giữ những lời hứa mà ông đã thay mặt họ phát ngôn. Nhưng chẳng ích gì. Nếu quyết định di tản được chuẩn bị cẩn thận và đưa ra sớm hơn có lẽ còn giữ được chút ít thể diện hơn.
Khi bị ép buộc lên trực thăng rời tòa đại sứ, ra đến tàu chỉ huy USS Blue Ridge, ông đã cố gắng nài nỉ thêm các chuyến bay mới để đón nốt tất cả những người còn lại, nhưng không thành công.
         Đại sứ Martin mỏi mệt trả lời phóng viên trên tàu USS Blue Ridge

Trước khi làm đại sứ ở Việt Nam, Martin có thời gian làm đại sứ ở Thái Lan và Ý. Trong thời gian ở Thái Lan, con nuôi ông, trung úy Glenn Dill Mann chết trên chiến trường Việt Nam, năm 1965. Sau này về Mỹ, ông làm trợ lý cho ngoại trưởng Henry Kissinger một thời gian, rồi nghỉ hưu năm 1977. Martin mất năm 1990 ở tuổi 77.
2.   Là Những Gì Lịch Sử Ghi Lại
 Hình ảnh người lính VNCH và phóng viên phương Tây tại cầu Tân Cảng
         
Cũng cùng thời gian cho cuộc di tản theo Chiến Dịch Cơn Gió Lốc, ngày 29 tháng 4, 1975 tại cầu Tân Cảng cửa ngõ chính để tiến vào Sài-gòn lực lượng quân lực Viêt Nam Cộng Hòa (với sự có mặt của nhiều nhà báo phương Tây) đang chiến đấu mãnh liệt để chận đứng nhiều mũi tấn công của Việt cộng (bức ảnh trên do một phóng viên của AP chụp được). Họ đâu biết được rằng cuộc chiến đã kết thúc, không phải bằng lòng yêu nước, yêu quê hương dân tộc mà bằng sự “phủi tay” và “phản bội” của người bạn đồng minh Hoa Kỳ. Là biểu tượng của lý tưởng dân chủ, tự do và nhân bản cho cuộc chiến tranh bảo vệ của những người lính miền Nam Việt Nam trong suốt hơn 20 năm từ ngày đất nước chia cắt 1954, cùng với làn sóng người di cư từ miền Bắc.

         
                    Hình ảnh người lính VNCH dìu đồng đội bị trọng thương

          Hình ảnh luôn là những gì mà ngôn ngữ không thể nói lên, diễn tả và đôi khi bất lực trước hiện thực. Chúng ta không thể cầm được xúc cảm, nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh người lính trong cuộc chiến tranh mà họ đã và đang hy sinh để bảo vệ cho quê hương đất nước; và gần gũi hơn, trân trọng hơn là đồng đội, đồng bào của mình. Họ nghĩ gì cho chính họ hay cho ngày mai của chính mình? Chắc chắn là không. Lịch sử không phải là những trang sách bụi bám nằm trong những kệ sách của thư viện mà phải được vinh danh, nhắc nhở trong bất cứ giai đoạn nào mà chúng ta có thể. Giá trị của lịch sử không phải là “đúng hay sai” mà những gì đã xảy ra trong một giai đoạn phát triển của đất nước, của nhân loại mà không bất cứ ai có thể nhân danh để phủ nhận.
          Dưới đây sẽ là một số biến cố lịch sử đã được ghi nhận lại bằng hình ảnh của các nhân chứng, phóng viên trong và ngoài nước có mặt tại hiện trường.



  Hình ảnh dân chúng di tản trật tự dưới sự bảo vệ của người lính VNCH tại Vũng Tàu

                               
                             Hình ảnh cuộc di tản hỗn loạn tại Pleiku
          
          Hình ảnh đồng bào chạy lọan. tại ngả ba Dầu Dây, Long Khánh



                            Hình ảnh cảnh di tản tại bến Bạch Đằng, Sài-gòn

          Hôm nay ngày 30 tháng 4, 2019 (44 năm) bài viết ghi lại một giai đoạn lịch sử của đất nước, của dân tộc để tưởng nhớ và vinh danh những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Cuộc chiến tranh không khép lại mà mở ra một giai đoạn lịch sử khác của dân tộc Việt nam.

          Hình ảnh thuyền nhân Việt Nam đi tìm tự do sau ngày 30 tháng 4, 1975

Bốn triệu người Việt đang sinh sống cùng khắp trên toàn cầu. Họ đã, đang và sẽ đóng góp tài năng, trí tuệ và công sức cho sự phát triển của nhân loài và ngay cả quê hương mình trong tương lai. Những thành tựu không thể chối cải này không phải tự nhiên mà xảy ra, tự nhiên mà có. Tất cả đã hình thành bằng những gì đã xảy ra trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc Viêt Nam chúng ta cách đây 44 năm, ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hãy nhìn lại và trong mỗi chúng ta, dù bất cứ ở đâu nơi nào, thắp lên một nén hương lòng để tưởng nhớ những người đã hy sinh, nằm xuống cho dòng lịch sử Việt Nam mãi mãi trường tồn.


Hoài Nam

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Apr/2019 lúc 9:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2019 lúc 10:10am

Thơ Thái Bá Tân


Ảnh%20đính%20kèm


Một lần nữa, ngày kỷ niệm biến cố lịch sử 30 tháng 4 lại sắp đến. Kính mời các bạn xem vài bài thơ dưới đây của học giả Thái Bá Tân rất phù hợp với biến cố này để biết Sài Gòn đă được giải phóng, hay chính Sài Gòn đã giải phóng đoàn quân và người dân Bắc Việt?
Bài thứ hai nói về hậu quả của cuộc cách mạng vô sản. 
Bài thứ ba nói về chuyện cải tạo các sĩ quan của QLVNCH. 
Bài thứ tư viết cho các thuyền nhân đã vượt biên để lánh nạn cộng sản. 
Và bài thứ năm kể lại câu chuyện rùng rợn gây ra bởi Bên Thắng Cuộc. !




Học giả Thái Bá Tân, sinh quán ở Nghệ An, được gửi đi du học ở Moscow trong thời kỳ thập niên 60-70. Sau khi trở về, Ông sinh sống ở Hà Nội bằng nghề dạy học, viết văn, dịch sách, và làm thơ. Những bài thơ 5 chữ của ông mang nhiều tính chất nâng cao dân trí rất hay và rất thâm đến tận tim can.
Mỗi bài thơ của Ông đều mang theo một thông điệp để gửi cho một số đối tượng, với lời lẽ nhẹ nhàng nhưng rất thâm thuý.


SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
Thái Bá Tân, March 2019

Ta, đoàn quân Bắc Việt,
Như thác lũ phăng phăng,
Từ rừng rú miền núi
Tiến thẳng về đồng bằng.

Bao nhiêu năm mơ ước
Ngày giải phóng Sài Gòn
Khỏi Mỹ Ngụy áp bức,
Cặn bã và du côn.

Hừng hực lửa cách mạng,
Với lý tưởng chói ngời,
Ta hăng hái giải phóng,
Nhưng bất chợt, lặng người.

Cái ta muốn giải phóng,
Tưởng thấp hèn, xấu xa,
Giờ tận mắt thấy nó
Đẳng cấp cao hơn ta.

Một cảm giác đau buốt
Thường nhức nhối về đêm.
Ta, những người thắng cuộc,
Tự nhiên thấy yếu mềm.

Và rồi ta tự hỏi,
Ta, xẻ dọc núi non,
Được Sài Gòn giải phóng,
Hay giải phóng Sài Gòn?

*****************************

CÁCH MẠNG
Thái Bá Tân, March 2019

Mục đích của cách mạng
Vô sản và công nông
Là thông qua bạo lực
Biến của tư thành công.

Khi cách mạng thắng lợi,
Nhanh chóng hoặc từ từ,
Các quan chức cộng sản
Biến của công thành tư.

Cộng sản gây đau khổ
Cho hàng triệu, triệu người
Rốt cục để mang lợi
Cho một số ít người.
*
Một sự thật chua xót -
Các vấn đề của ta,
Cách này hay cách nọ,
Từ cộng sản mà ra.

**********************

CẢI TẠO
Thái Bá Tân, April 2019

Khi chiến tranh kết thúc,
Bên thắng cuộc, bên ta,
Bắt, đưa đi cải tạo
Các sĩ quan Cộng Hòa.

Mà diện cải tạo ấy
Nhiều lắm, nhiều vạn người.
Thời gian phải cải tạo
Đến cả chục năm trời.

Cải tạo nhằm bắt họ
Từ bỏ cái văn minh
Để đi theo cộng sản
Vĩ đại và quang vinh.

Vậy là các tướng tá,
Hàng ngày phải ngồi nghe
Mấy anh lính mông muội
Vừa mới ở rừng về.

Nghe, rồi viết “thu hoạch”
Về Mác và Lê-nin,
Để “cảm hóa”, “tiến bộ”
Và thay đổi niềm tin.

Một, niềm tin chính trị,
Khi đã chui vào đầu
Thì không thể thay đổi,
Dù cố gắng đến đâu.

Hai, người bị cải tạo
Phần nhiều học thức cao,
Người cải tạo rừng rú
Thì cải tạo thế nào?

Ba, mình đang đói khổ,
Nuôi không nhiều vạn người
Thì tiền đâu cho lại,
Hơn thế, nhiều năm trời?

Bốn, việc cải tạo ấy
Càng khoét sâu thù hằn,
Không giúp tái hòa giải,
Là cái vốn rất cần...
*
Một việc làm ngu ngốc,
Khiến nhiều người chết oan.
Cộng sản luôn ngu ngốc.
Điều ấy khỏi phải bàn.

Hậu quả việc ngu ấy
Còn đến tận ngày nay..
Phải nói, chỉ cộng sản
Mới nghĩ được trò này.
PS
Thương, cả một thế hệ
Con tướng tá Cộng Hòa
Bị phân biệt đối xử.
Có đâu như xứ ta?

*********************

ĐÃ ĐẾN LÚC
Thái Bá Tân, April 2019

Tặng hương hồn những đồng bào
bỏ mạng trên con đường tìm tự do.

Cũng phải có ai đấy
Chịu trách nhiệm chuyện này.
Chuyện thuyền nhân di tản
Mấy mươi năm trước đây?

Thường chiến tranh, loạn lạc
Mới bỏ nhà ra đi.
Tại sao ta, “giải phóng”,
Hàng triệu người ra đi?

Ra đi bằng mọi giá,
Mọi lúc và mọi nơi.
Hàng chục vạn người chết,
Bỏ mình giữa biển khơi.

Một bi kịch vĩ đại.
Một nỗi đau tột cùng.
Nạn nhân một chế độ
“Vinh quang và anh hùng”.

Một tội ác rùng rợn,
Không phải do chiến tranh,
Mà tội ác diệt chủng
Của một thời hòa bình.

Đã đến lúc lịch sử
Phải phán xét chuyện này.
Chuyện thuyền nhân di tản
Mấy mươi năm trước đây.

**************************

RÙNG RỢN
Thái Bá Tân, April 16, 2019

Rùng rợn, lính Hàn Quốc
Giết đồng bào Quảng Nam.
Càng rùng rợn, lính Mỹ
Rải chất độc da cam.

Nhưng Mỹ và Hàn Quốc
Đến tạ lỗi, xin tha.
Thì dẫu rùng rợn thật,
Người Việt Nam đã tha.

Nhưng rùng rợn hơn cả -
Nghe nói giải phóng quân,
Những người lính cách mạng,
Cũng đã từng giết dân.

Mà giết nhiều, chủ ý.
Giết chính đồng bào mình.
Không một lời xin lỗi,
Cứ bịt tai lặng thinh.

Những nỗi đau oan trái,
Những tội ác ghê người
Rồi sẽ được hóa giải,
Vì luôn luôn có trời.
*
Anh có thể lừa dối
Một trăm, một nghìn người.
Nhưng không thể lừa dối
Cả chín mươi triệu người.

Anh có thể che dấu
Một năm, hai mươi năm.
Nhưng không thể che dấu
Một trăm, hai trăm năm.

Thậm chí anh có thể
Tắt nến, kéo hết rèm
Để ngôi nhà anh sống
Luôn chìm trong bóng đêm.

Nhưng tiếc, anh không thể
Giơ tay che mặt trời.
Mặt trời mọc, soi rõ
Mặt quỉ và mặt người.

Không có gì vĩnh cửu.
Chế độ lại càng không.
Cái gì đến sẽ đến.
Đừng trốn mà mất công.

**********

30 THÁNG TƯ, 1975
Thái Bá Tân, Apr. 19, 2019

Bộ đội Miền Bắc chết
Một triệu một trăm nghìn.
Số lính Miền Nam chết -
Hai trăm tám hai nghìn.

Vì chiến tranh, dân chết -
Trên dưới hai triệu người.
Lính Miền Nam cải tạo,
Ngồi tù - một triệu người.

Trong số một triệu ấy,
Một trăm sáu lăm nghìn
Chết vì đói, lao lực,
Vì không còn niềm tin.

Trốn chạy khỏi cộng sản -
Hơn một triệu rưỡi người.
Hai trăm nghìn đã chết,
Bỏ xác ngoài biển khơi.

Từ đấy, dẫu đất nước
Hết chiến sự, bình yên,
Chín mươi triệu người Việt
Mất tự do, nhân quyền.

Vậy xin hỏi các vị:
Ngày ấy là ngày gì?
Vui mừng và kỷ niệm?
Nhưng vui mừng cái gì ?
 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/May/2019 lúc 7:23am

Lai Lịch Một Tấm Ảnh 

Tấm hình sinh viên Việt Nam xuống đường ở Paris, Pháp, ngày 27 Tháng Tư, 1975.

Lời Giới Thiệu: Bức ảnh của Nhiếp Ảnh Gia Trần Ðình Thục, một sinh viên du học tại Pháp, chụp vào ngày 27/4/75 trước khi Saigon thất thủ ba ngày, đã được nhà văn Huy Phương dùng làm ảnh bìa cho cuốn “Ngậm Ngùi tháng Tư” xuất bản năm 2014, được đặt tên là “Paris Ðể Tang.”.
Trong buổi Ra Mắt Sách ngày 27/4/2014, ông Trần Ðình Thục đã được mời làm diễn giả, và ông đã kể lại vì sao tấm ảnh này đã được chụp và chụp lúc nào với tất cả tâm tình của ông.

Tôi cũng không ngờ, khi chụp tấm hình anh chị em sinh viên Paris vào một ngày cuối Tháng Tư, 1975, ngày mà họ cấp bách làm một cuộc xuống đường qua các dãy phố thành phố Paris, để ủng hộ miền Nam Việt Nam và tưởng nhớ tới những chiến sĩ thân yêu đang hy sinh trong giai đoạn mịt mù khói lửa này, lại là một tấm hình lịch sử, đánh dấu sớm ngày tang thương của đất nước. Chỉ sớm trước có 3 ngày.

Phải, trước đó, ròng rã suốt Tháng Ba, hình ảnh trên TV cho thấy người dân Ðà Nẵng chạy loạn, hình ảnh các chiến trận hoang tàn, rồi cuộc rút lui chiến thuật bỏ đứt vùng cao nguyên, rồi việc Tổng Thống Thiệu từ chức, v.v… đã dồn dập chiếm trọn giờ tin tức trên đài truyền hình, khiến cho người sinh viên Việt, sống xa quê nhà có cảm tưởng như đang ngồi trên lửa bỏng.

Tổng Hội Sinh Viên tại Paris do anh Trần Văn Bá làm chủ tịch lúc đó, đã quyết định phải làm một cái gì để nâng đỡ tinh thần bên quê nhà, mong ước chuyển về bên ấy chút tâm hiệp với các chiến sĩ đang khốn đốn vì bom lửa đạn. Họ, những người sinh viên thuộc vùng Paris và những vùng lân cận Orsay-Antony, Nanterre, đã kêu gọi nhau cùng tổ chức “Một Ngày Cho Quê Hương.”

Trước tiên, phải là một cuộc xuống đường để ủng hộ miền Nam.
Ngày 27 Tháng Tư, mọi người hẹn nhau tại Cư Xá Sinh Viên Quốc Gia trên đường Bertholet. Cư xá là một khách sạn 7 tầng, Hotel Lutèce, được sinh viên âu yếm gọi là Nhà Lý Toét, nằm ngay trong khu La Tinh, trung tâm của các ngôi trường đại học lớn của thủ đô Paris

Hotel Lutèce được chính phủ VNCH thuê dài hạn từ nhiều năm, để những sinh viên tá túc trong những năm đầu khi họ từ Việt Nam qua Paris du học, giống như một ký túc xá.
Sinh viên đồng lòng thúc đẩy anh em xuống đường trong tinh thần tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh tại quê nhà để bản thân mọi người được tiếp tục trau dồi việc học nơi xứ người.
Từng thước vải đen được trải ra, những dòng chữ “Vinh Danh Các Chiến Sĩ Ðã Nằm Xuống Cho Tự Do,” “Miền Nam Tự Do Bất Diệt,” “Ngày Ðại Tang,” v.v… được viết bằng tiếng Pháp, chữ trắng trên nền vải đen.



Mỗi người tự chít cho mình vành khăn trắng trên trán, phần để nói lên tâm nguyện của mình, phần để nhận diện nhau, tránh sự trà trộn trong lúc diễn hành của những phần tử “không quốc gia,” muốn phá hoại.

Ðúng 3 giờ trưa, anh em sinh viên bắt đầu cuộc tuần hành trong thầm lặng qua các dãy phố của Quận 5, khu đại học. Biểu ngữ được giương cao, bát nhang, lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ được căng rộng bốn góc, dẫn đầu cuộc tuần hành dài cả trăm người.

Hoàn toàn trong im lặng, không hoan hô, đả đảo. Một sự chịu đựng đầy tôn nghiêm và trật tự. Khởi đầu đoàn người bắt đầu đi từ đường Gay Lussac, một đại lộ sát nách với Ðiện Panthéon, nơi chôn cất những vĩ nhân của nước Pháp như Voltaire, Victor Hugo, Marie Curie, v.v… Họ đi dọc xuống tới vườn Luxembourg, rồi quẹo mặt ra đường Boulevard St. Michel, đi ngang trước cửa trường La Sorbonne, ngôi trường Văn Khoa và Luật Khoa nổi tiếng của Paris. Ðoàn người qua chiếc cầu Pont St. Michel, sau đó đổ ra đại lộ Rivoli rồi trực chỉ nhắm công trường La Concorde đi tới.

Chữ La Concorde có nghĩa là “Ðồng Tâm.” Anh em sinh viên, những đứa con của miền Nam, đang thực sự hướng về quê nhà, đang thực sự đồng tâm chia sẻ nỗi điêu đứng của đất nước trong giai đoạn tàn tạ khốn đốn này.
Bên đường, tiếng la lối của nhóm thiên tả cũng nhiều, tiếng khích lệ từ những người lớn lái xe qua “sao không làm sớm hơn?” cũng không ít.

Anh chị em sinh viên vẫn âm thầm tiến bước. Ban báo chí của tổng hội trao tay cho những người qua đường những tờ bươm bướm in bằng máy roneo nói lên tình trạng của một nước tự do nhỏ bé đang bị cả khối cộng sản phụ nhau lấn chiếm.

Cuộc tuần hành, không có giấy phép của Tòa đô chính. Tình trạng đất nước đang ở giai đoạn khẩn trương, không còn thì giờ để xin phép qua thủ tục hành chánh rườm rà. Vả lại đơn xin chắc chắn cũng sẽ bị Tòa Ðại Sứ Bắc Việt và cánh tả Pháp thiên Cộng phản đối, ngăn chặn.


Bởi vậy phải tính chuyện liều mạng tổ chức một cuộc tuần hành chớp nhoáng, trong trường hợp bị chặn lại, cũng sẽ có tiếng vang trong giới báo chí, vẫn sẽ có những phản ứng thuận lợi về hình ảnh hiền hòa của một miền Nam đang bị xâm chiếm, trái ngược với những thỏa hiệp trong Hiệp Ðịnh Paris đã được ký kết ngay tại thành phố này.

Cuộc tuần hành tuy không hợp lệ, nhưng lại là một thành công. Thành công ở chỗ đã không bị giải tán trong suốt lộ trình. Cơ quan công lực thành phố Paris thấy những khuôn mặt sinh viên trẻ Việt Nam tuần hành đông đảo, nhưng nghiêm túc, trong trật tự, không la hét, đập phá nên họ lẳng lặng theo sát, cuối cùng, cấp trên của họ đã tiếp xúc thẳng tại chỗ với người đại diện của Tổng Hội Sinh Viên là anh Trần Văn Bá. Sau khi đã biết rõ chủ đích ôn hòa và lộ trình của đoàn người, chính họ lại đích thân hộ tống đoàn tuần hành, giúp giải tỏa những khúc kẹt xe do cuộc xuống đường gây nên để giao thông có thể tránh và rẽ qua những hướng khác, một cách nhã nhặn êm thấm.

Tôn chỉ của xã hội Pháp là “Liberté – Égalité – Fraternité” (Tự Do – Bình Ðẳng – Nhân Ái) quả thật đã được tôn trọng một cách dân chủ.



Riêng đối với niềm tin của những con dân đất Việt, hồn thiêng sông núi, vong linh các chiến sĩ của tiền nhân, hình như đã chứng giám và hỗ trợ cho lòng thiện tâm của lớp trẻ, nên màn đầu của chương trình “Một Ngày Cho Quê Hương” đã có được một cuộc tuần hành êm ả, thành công.

Màn sau của cuộc biểu tình đã được dự trù là sau khi đã tới được công trường La Concorde rồi, sinh viên sẽ tới ngay trước cổng Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, nằm tại một góc của công trường La Concorde (cuối đường Rivoli) để phản đối chính sách Mỹ đã dồn miền Nam vào hoàn cảnh tang thương hiện tại.
Nhưng khi đoàn sinh viên tới sát khu Tòa Ðại Sứ Mỹ, thì nhân viên công lực Pháp, có sĩ quan cao cấp hiện diện, đã chặn đoàn biểu tình lại. Họ nhã nhặn nói: “Chúng tôi không thể để các bạn tới gần hơn nữa.”

Tôn trọng luật lệ xứ người, anh chị em sinh viên đã dàn hàng ngang tại một góc công trường La Concorde, chênh chếch đối diện với Tòa Ðại Sứ Mỹ, trang nghiêm làm nghi thức tưởng niệm các chiến sĩ và cất cao bài quốc ca miền Nam để kết thúc cuộc biểu dương tấm lòng chia sẻ nỗi đau thương với đất nước.

Tiếng hát của 300 người trẻ tuy đông đảo nhưng nghe vẫn như mất hút, lạc lõng bơ vơ giữa cái không gian bao la của một công trường rộng lớn. Lạc lõng bơ vơ như thân phận côi cút của một mảnh đất nhỏ bé đang bị bỏ rơi, nằm bên kia quá nửa vòng trái đất.
Ðoàn biểu tình sau đó kéo nhau từng nhóm nhỏ về tụ tập tại trường Chính Trị Kinh Doanh của trường Ðại Học ***as, nằm bên hông vườn Luxembourg. Giảng đường to lớn của trường đại học có khuynh hướng thân hữu này luôn luôn rộng mở cho những người con của miền Nam tự do.

Tại đây, anh chị em sinh viên của cả ba khu đại học đã làm một đêm không ngủ, có hội thảo, có ca hát. Những bài hát quê hương, tranh đấu được anh em sinh viên tự hát an ủi nhau trong giờ phút khốn đốn của miền Nam nước Việt.
Ba ngày sau, đâu ngờ, Sài Gòn thất thủ.
Thôi rồi, thế là mất hết, mất Sài Gòn, mất quê hương, mất luôn ngày về của lớp trẻ vẫn hằng mơ ước một ngày có thể đóng góp phần trí tuệ của mình cho quê hương thân yêu miền Nam.

TDT
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2019 lúc 7:57am

Anh Hùng Vô Danh

( Một nén hương tưởng niệm vị anh hùng vô danh trong lịch sử . Xin cảm ơn một người bạn đã kể lại câu chuyện thương tâm nhưng hào hùng này của người phụ nữ Việt nam, vợ một vị Trung sĩ của quân lực VNCH. Bà đã sát cánh với chồng để chiến đấu chống lại cuộc tấn công xâm lược khốc liệt của CSVN tại một căn cứ ở Phước Tuỵ Và chính bà cũng là người phủ lá cờ vàng lên thi thể của chồng sau khi vị anh hùng tuẫn tiết vì lệnh đầu hàng ngày 30/4/ 1975. Trong giai đoạn lịch sử này, có thể đây chỉ là một trường hợp trong nhiều trường hợp tương tự mà chúng ta không biết đến những vị Anh Hùng Vô Danh của Việt Nam của chúng ta vì không có người kể lại. Mong rằng bài thơ nhỏ bé này còn là một bông hồng, là những lời tôn vinh của tác giả gởi đến người phụ nữ Việt Nam can trường, khả kính nếu còn đang ở vùng đất nào đó trên quả điạ cầu.)

3240%202%20AnhHungNMH
Hai tay nâng  mảnh khăn tang
Trăm năm thôi vĩnh biệt Chàng từ đây!
Vì đâu đến nước non này
Lệnh kia sao lại trói tay anh hùng ?

Trước hờn bức tử non sông
Thiên thu đâu lẽ thẹn cùng cỏ cây !?
Mịt mù bốn phía trời mây
Tiếng gầm đại bác, tiếng cày xe tăng

Phút giây oan nghiệt bất bằng
Giận cơn hồng thủy cuốn phăng sơn hà
Âm thầm, Chàng bỏ lại ta...
Giữa trăm ngàn nỗi xót xa nghẹn ngào!

Kỳ đài, cờ rũ trên cao
Ngỡ ngàng nghe lệnh chiến hào bỏ không
Đau thương, nhìn lại xác chồng
Chàng đi theo nước, em không trách Chàng!

Xé manh áo, quấn khăn tang
Lên đầu con trẻ, hai hàng lệ rơi
Xa nhau! ... Vĩnh biệt nhau rồi ...
Mà không nói được một lời từ ly !

Mắt thần chẳng khép làn mi
Một dòng máu đỏ, tứ chi lạnh dần
Ôm chồng, thân ngã vào thân
Tứ bề pháo giặc xa gần ầm vang

Hai tay nâng lá cờ vàng
Phủ lên cho ấm lòng Chàng, lòng ta!
VÔ DANH VẠN THUỞ ANH HÙNG!!!
3240%201%20AnhHungVDanhNMH
Tên Chàng dù chẳng sử hoa
Nhưng hồn Chàng đã nhập hòa núi sông

Ngô Minh Hằng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/May/2019 lúc 8:04am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 93 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.313 seconds.