Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 93 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2019 lúc 9:06am

Tấm Thẻ Bài Rách Tên  <<<<

Tác giả: Hoài Linh
Trình bày: Khánh Ly




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 18/Apr/2019 lúc 9:09am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2019 lúc 8:05am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2019 lúc 10:10am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2019 lúc 7:34am

Hình Ảnh Cực Quý Trải Dài Thời Gian Tháng 4/75

Mời click vào hình dưới đây để xem trọn bộ hình ảnh những ngày cuối cùng của VNCH 

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2019 lúc 10:42am

GÁNH CƠM DƯƠNG QUÁ


Image%20result%20for%2030%20tháng%204

__________________



            Nó tên thật là Dương văn Quá nhưng bạn bè thương mến gọi thân mật nó là Dương Quá vì từ khi mấy anh tù bị đưa về Trại Vĩnh Quang hầu hết mọi người được người thân thăm nuôi chỉ có nó là không được Cô Long (tức Bà Xã nó) đoái hoài tới. Có lẽ Cô Long còn bận tìm thầy học đạo nên cái đầu nó cũng lấm tấm vài sợi tóc bạc dù mới tam thập nhi lập tại tù. Còn cái gánh cơm thì nói cho oai chứ cơm nước cái nỗi gì. Bửa cơm toàn là sắn khô hoặc bắp cho heo ăn muốn hầm cho người ăn thì phải ngâm vôi qua một đêm nó mới mềm. Vậy mà răng cỏ của Bảy Đờn tui cũng bị rụng gần hết phân nửa cái hàm trên.

            Tui có hổn danh Bảy Đờn vì hồi ở Đội Văn Nghệ Phong Quang (Lào Kay) tui bị quản giáo nhìn sao đó rồi ưng ý cho đóng vai chính Bảy Đờn trong vở kịch nổi tiếng của họ là Người Ven Đô. Tui từ đó chơi thân với Tám Khoẻ (bạn bảy Đờn trong vở kịch) tức anh Trương Hữu Trường mà thực ra là Hoạ Sĩ tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Gia Định. Tui được tổ đãi vì hồi nhỏ mê cải lưong hát xướng nên đã xuất sắc nhập vai và Tám Khỏe cũng vậy được quản giáo khen hết lời nên chết tên Bảy Đờn. Khi tin tình báo cho biết Trung Quốc sắp đánh sang biên giới thì họ di chuyển tất cả tù nhân về miền xuôi. Lần nầy đội Văn Nghệ được tái lập thêm vài người va cũng bớt vài người. Dĩ nhiên họ vẫn giữ Bảy Đờn và Tám Khỏe. Đội Văn Nghệ kỳ nầy thật hùng hậu và toàn cao thủ. Trần Đình Kế (tức Nhạc Sĩ Anh Linh, con chim đầu đàn của Ban Kích Động Nhạc AVT từ khi mới thành lập ở Phòng Trà Anh Vũ); Nguyễn Quang Hà (em nhà văn Văn Quang); Nguyễn Thanh Giàu (vua cổ nhạc, hiện là Chủ Tịch Hội Đồng Liên Tôn Nam Cali); Lưu Anh Dũng (Ông bầu Ban Nhạc Trẻ Nữ Ba Trái Táo); Đào Đức Hùng (Guitar chính cho Ban Crazy Talk, chuyên chơi các Club Mỹ); Nguyễn Chí Long (Ban Family Love, chơi giỏi tất cả nhạc cụ); Lưu Hưũ Tính (tay trống đệ tử của Ngọc Chánh); Đỗ Lệnh Khải (tốt nghiệp đạo diễn Hollywoods), Lý Kim đờn cò. Trung Đạo đàn lục huyền cầm phím lõm v.v.và v.v...Nhưng không biết sao họ vẫn giữ Dương Quá mà hồi đó chẳng tài gì trong vỡ kịch Người Ven Đô chỉ đóng vai anh lính Cộng Hoà. Có lẽ cần có những người như vậy để dựng màn giăng dây đèn làm những việc linh tinh vì không lẽ bắt đào kép kiêm luôn việc nầy thì còn thì giờ đâu mà trang điểm và lo hát xướng.

            Đúng như dự đoán, tháng 2/79 Trung Quốc tràn sang biên giới, Bộ Đội và Phòng Vệ Dân Sự chống trả mãnh liệt. Để cổ võ cho phong trào tòng quân chống giặc, quản giáo đề nghị chúng tôi tự sáng tác vở kịch chống Trung Quốc. Nhờ trước đó tui có viết vở cải lương ngắn hài dựa theo bản nhạc Cô Lái Sông Hồng chống Pháp mà bộ ngũ chúng tôi là Bảy Đờn, Anh Giàu, Lê Long, Chí Long và Lưu Hữu Tính đã diễn khiến thiên hạ cười vỡ bụng nên kỳ nầy họ đề nghị Bảy Đờn tui viết tiếp. Với vở tuồng muốn cho ra hồn thì phải dài ít nhứt là hai tiếng mà phải viết cải lương bi hài thì người ta mới thích. Nói thiệt bài bản cải lương của tui thật giới hạn chỉ múa rìu ba búa Trình Giảo Kim chứ làm sao mà sánh với Hà Triều-Hoa Phượng. Văn chương tạm có thừa nhưng văn chương chọc cười thì chết ngắt. May quá Cổ nhạc có Nguyễn Thanh Giàu, Văn Chương chọc cười có Tám Khoẻ tức Trương Hữu Trường. Thế là bộ ba chúng tôi hợp tác cho ra Vỡ Tuồng Cải Lương hài KÉN RỂ. Cốt chuyện là hai vợ chồng già có đứa con gái tới tuổi cặp kê muốn kén chồng nhưng toàn là những tay lang bạt giang hồ, cuối cùng cô nói thiệt với cha mẹ cô yêu một anh sắp đi bộ đội tòng quân giết giặc xâm lược Trung Quốc. Vở cải lương hoàn tất với sự hài lòng của hai bên tù nhân và quản giáo vì chúng tôi làm văn nghệ chông Trung Quốc chứ không chống VNCH.

            Lần nầy là đo ni đóng giày vì anh quản giáo để chúng tôi toàn quyền lựa chọn diễn viên bởi anh đâu biết tài nghệ cổ nhạc ai giỏi ai thua. Anh Trường đóng vai ông Bố, anh Mạnh đóng vai bà Mẹ, Anh Giàu vai chánh đóng chàng thanh niên tình nhân của cô gái, thằng Việt biết ca Vọng Cổ và giả gái vì nó trắng trẻo đẹp trai đóng vai Cô Gái, Lê Long ca vọng cổ rất mùi đóng vai thi sĩ. Nguyễn Trung Cang mới học ca vọng cổ đóng vai chàng nhạc sĩ cà giựt, Bảy Đờn tui đóng vai thằng buôn bán chui mà thời đó gọi là buôn lậu. Chí Long thì nhắc tuồng. Ban nhạc dưới sân khấu ngoài hai cây cổ nhạc Lý Kim-Trung Đạo còn có Nguyễn Văn Chúc và Đào Đức Hùng chơi guitar đệm nhạc khi cần thiết.

            Vở tuồng có hai màn một cảnh hát phúc khảo tại nhà kho của Xã để toàn thể Bộ Chỉ Huy Trại Vĩnh Quang chấm cho qua hay phải cắt xén nếu không thích hợp với chỉ đạo. Hát phúc khảo tại nhà kho lớn của Xã Tân Lập cho dân chúng cùng xem. Vở tuồng quá hay và mọi người cười nghiêng ngửa cũng như cảm động cho mối tình của đôi trai tài gái sắc nên không có cắt xén gì cả. Giữa hai màn là phần tân nhạc phụ diễn. Hồi tập tuồng tụi tui chơi bản nhạc Guantanamera lúc đầu bị quản giáo khiển trách nhưng nói đó là nhạc Cuba thì được chào đón nhiệt liệt. Từ đó tụi tui chơi The House of The Rising Sun, rồi Apach, rồi Hey Jude mà các quản giáo cứ tưởng là của CuBa nên lợi dụng chơi thả giàn cho bỏ những ngày cơ cực.

            Đội Văn Nghệ từ đó được ghi nhận có cảm tinh với Ban Quản Giáo nên khi không có hát thì được giao cho lao động tại Bến Phà Trang nơi đông dân chúng qua lại tấp nập. Bến Phà Trang cách trại 5 cây số, tụi tui được lệnh nậng cấp Bến Phà vì đang mùa nước lũ Bến Phà xuống cấp. Bến Phà Trang đưa người và xe qua ngang sông Lô nơi gần giáp với sông Hồng ở miền Trung Du. Nói Bến Phà cho oai chứ thực ra chỉ là loại phà kéo dây chở được một chiếc xe cam nhông mà thôi và nói là sông chứ nó chỉ lớn bằng con kinh Tân Hiệp-Rạch Giá. Tui biết bơi nên cùng vài thằng lặn sông móc bùn đắp bến. Những đứa được làm công tác ở đây đếu được tuyển lựa. Bảy Đờn tui, Lê Long, Thanh Giàu, Trung Cang biết ca vọng cổ. Hùng, Dũng, Tính chơi tân nhạc. Bộ Ba Chí Long kéo đờn cò, Minh Triết chơi trống và Trương Văn Vấn chơi guitar chuyên trị nhạc AVT. Nên khi nghỉ trưa chúng tôi tụ tập hát hò cho dân chúng xem. Trong lúc đó thì thằng Dương Quá tình nguyện gánh cơm từ trại ra cho chúng tôi ăn thì vào bụi chuối tán gái. Anh quản giáo không  phạt mà cón nhắn với cô gái rằng thằng đó là tù. Nhưng nàng trả treo lại quản giáo rằng Dương Quá là tù nhưng có tài . Cái thằng Dương Quá nầy tài cán gì, nó chỉ dựa hơi tụi tui ăn có và gạ tình.

            Nó là thằng giỏi thiệt, cô gái mết nó cho nên ngày nào tụi nó cũng hẹn nhau ở bụi chuối trong lúc tụi tui đang hát hò. Không được Cô Long thăm nuôi nhưng nó được Lý Mạch Sầu trao duyên nơi bụi chuối mà còn được đãi ngộ mấy chai rượu sắn đem vào trại trót lọt vì quản giáo tin tưởng đội văn nghệ nên không khám xét. Nó đã trả thù được chuyện thằng Xá bị vợ bỏ mà còn dắt người chồng mới là cán bộ vào thăm mà từ đó tôi phải hát bài Vọng Cộ Lòng Dạ Đàn Bà để an ủi nó. Và cũng từ đó tên Bảy Đờn của tui đã đi vào dĩ vãng mà thay bằng tên Sở Vương và Con Cua Cái.

            Mạch Vạn Niên (Viết để tưởng nhớ 30/4)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2019 lúc 11:26am

Bức Tượng ” Thương Tiếc ” và Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu




                       https://app.box.com/s/vl4zj28ik6ncbo224om8twpvxsqgs9pg


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Apr/2019 lúc 11:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2019 lúc 10:21am

Em bé gái trên Đại Lộ Kinh Hoàng
của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972



Image%20result%20for%20Em%20bé%20gái%20trên%20Đại%20Lộ%20Kinh%20Hoàngcủa%20Mùa%20Hè%20Đỏ%20Lửa%201972

Em bé ngày xưa,
nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell


Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín.

Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.

Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận.

Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.



Related%20image
Ông Trần Khắc Báo trong ngày hội ngộ


Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Bắc Việt tràn xuống phía Nam.

Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:

“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”

Ông cố nài nỉ:

“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”

Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:

“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”

Người ôm vòng chiếc nón lá nói:

“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho thiếu úy Báo.

Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:

“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ:

‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”



Image%20result%20for%20Trung%20Tá%20Kimberly%20M.%20Mitchell


Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát, mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:

“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”

Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:

“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”

Ông này nhìn ông Báo cười và nói:

“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”

Ông Báo thanh minh:

“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.”

Thiếu tá Nhiều bảo:

“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.”

Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:

“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”

Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.

Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được thả về. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…

Image%20result%20for%20Em%20bé%20gái%20trên%20Đại%20Lộ%20Kinh%20Hoàngcủa%20Mùa%20Hè%20Đỏ%20Lửa%201972

EM BÉ MỒ CÔI GẶP MAY MẮN

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.

Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.

Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào cuối năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.

Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?





Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.

Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:

"Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”

Bố nuôi James giải thích cho cô:

“Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”

Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.

Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương với tư cách một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:

“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”

Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.


Image%20result%20for%20Trung%20Tá%20Kimberly%20M.%20Mitchell

GẶP LẠI CỐ NHÂN

Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:

“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”

Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.

Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8.2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào Thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.





Ông Trần Khắc Báo và Kimberly Mitchell

GIÂY PHÚT XÚC ĐỘNG

Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:

“Cô đến đây tìm ai?”

Cô trả lời:

“Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”

Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:

“Đây là ông Trần Khắc Báo.”

Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.

Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Khắc Báo:

“Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”

Ông Trần Khắc Báo nói :

“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”

Và Kimberly Mitchell đã gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:

“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”

Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.

Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi. Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.

”Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.

Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH, luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.

THANH PHONG
Nguồn: THỜI BÁO (The Vietnamese Newspaper)


TƯ LIỆU ĐỌC THÊM

Cuộc rút lui và thảm sát trên Đại lộ Kinh HoàngNgày 31 tháng 3, căn cứ hỏa lực của TD4 TQLC tại núi Ba Hô và Sarge bị tràn ngập, phải di tản vào lúc 9 giờ 40 tối sau khi tổn thất nặng. Ngày 1 tháng 4, các căn cứ Đông Hà, Cam Lộ, Ái Tử bị pháo kích nặng nề nhưng nhờ hải pháo của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ nên QĐNDVN vẫn chưa chiếm được. Tuy nhiên trước sức tấn công mạnh mẽ của QĐNDVN, lần lượt các căn cứ hỏa lực A-1, A-2, A-3, A-4 do SD3BB trấn giữ, bị tấn chiếm, còn căn cứ Fuller và Khe Gió thì di tản chiến thuật. Căn cứ Holcomb của TQLC cũng bị tràn ngập lúc 12 giờ 30 khuya đêm 2 tháng 4

Ngày 30 tháng 4, tư lệnh chiến trường kiêm tư lệnh SD3 Bộ Binh Việt Nam Cộng Hòa là Chuẩn tướngVũ Văn Giai, triệu tập phiên họp đặc biệt và quan trọng để bàn kế hoạch giữ thành phố Quảng Trị và bỏ căn cứ hỏa lực Ái Tử. Do đó, trong cuộc lui quân, trên 2.000 quân Việt Nam Cộng Hòa khi qua cầu Thạch Hãn thì cầu bị sập, khiến cho một số lớn chiến xa, xe cộ, đại bác và quân trang quân dụng… phải bị bỏ lại phía bên kia cầu. Cùng với dòng lính đang rút chạy, nhiều thường dân cũng nhập lại thành một đoàn dài lẫn lộn cả dân và lính. Lúc đó Quốc lộ 1, đoạn từ Hải Lăng về Mỹ Chánh, đang bị QĐNDVN chiếm và đóng chốt, nhất là cầu sông Nhung, nằm giữa Quốc lộ.

Đoàn người xuôi Nam hỗn loạn, lớp lính, lớp dân, lớp dân trộn vào với lính, bằng đủ loại phương tiện, từ chạy bộ quang gánh đến quân xa, thiết giáp, xe đò, xe lam, xe máy. Một số quân nhân còn khả năng tác chiến cá nhân hay ở cấp đơn vị nhỏ, mạnh ai nấy đánh và mạnh ai nấy chạy nhưng không còn khả năng hành quân nhổ chốt mở đường. Tình trạng này đã làm gián đoạn giao thông, đoàn xe di tản của dân và lính, dài hơn ba cây số.

Theo RFA thì “hàng chục ngàn thường dân đã chết trên đoạn đường này, và cái tên Đại lộ Kinh Hoàng được nhắc tới từ ngày đó”.

Ngày 23 tháng 7 năm 2005 Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm lễ cầu siêu cho các liệt sĩ tại Nghĩa trang Trường Sơn. Tại đây, sau khi dâng hương cúng tại đài liệt sĩ, Hòa thượng Thích Chánh Liêm, Trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Trị, cho biết:

“Năm 1972, trận chiến ở Quảng Trị đã làm hàng chục nghìn người chết, con đường quốc lộ đoạn qua Hải Lăng bấy giờ được gọi là ‘đại lộ kinh hoàng’, người chết la liệt. Tháng 8/1973 đã diễn ra một lễ đại cầu siêu kéo dài 7 ngày 7 đêm. Hơn 3.000 tăng ni và hàng nghìn Phật tử đã về đó tìm xác, chôn cất người chết. Tất cả đều được chôn cất đàng hoàng và được làm lễ cầu an sinh linh.

Bây giờ đi trên quốc lộ 1A, qua đó vẫn thấy Đài Địa Tạng lưu giữ dấu ấn về đại lễ cầu siêu năm đó”.
st.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Apr/2019 lúc 10:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2019 lúc 9:35am
3228%20NgoiNgheBienKhocCT%20TN
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2019 lúc 9:53am

Anh Đừng Quên.


3229%201%20AnhDungQuenHgYen

Tháng tư trong cuộc đời phiêu bạt,
Nghe nhớ quê hương những buổi chiều,
Ngõ vắng ngọn tre chừng lã lướt,
Với từng cơn gió nhẹ hiu hiu.


Image%20result%20for%20tu%20cai%20tao


Tháng Tư lại đến nữa rồi đây,
Tàn cuộc chiến chinh kiếp đoạ đày,
Người đi vào núi rừng sâu thẳm,
Ngày về hun hút nẻo tương lai.


Image%20result%20for%20Tháng%20Tư%20nào%20nước%20mất%20nhà%20tan,


Tháng Tư nào nước mất nhà tan,
Cho đời dâu bể, tình trái oan,
Cho con xa mẹ, chồng xa vợ,
Và hận thù cao ngất, ngút ngàn.


Image%20result%20for%20thăm%20lại%20que%20huong


Thế sao anh bảo em lần nữa,
Tháng Tư về thăm lại giang san,
Cảnh củ người xưa thay đổi hết.
Hãy để tình thương thắng bạo tàn?


Image%20result%20for%20Quán%20cà%20phê%20gái%20trẻ

Anh bảo: Phố phường giờ lạ lắm,
Quán cà phê gái trẻ, dịu dàng,
Nhưng anh ơi! Đừng quên khổ nhục,
Tháng năm rừng Việt Bắc gian nan.



Image%20result%20for%20Khổ%20đau,%20nước%20mắt%20với%20lao%20tù,%20


Anh đừng quên có một tháng Tư,
Khổ đau, nước mắt với lao tù,
Giữa cơn quốc loạn người tan tác,
Bao cảnh đời sầu hận thiên thu.


Image%20result%20for%20mẹ%20việt%20nam

Đừng quên anh nhé! Đừng quên nhé!
Mẹ chúng ta và Mẹ Việt Nam,
Từ tháng Tư sẩy đàn tan nghé,
Xót thương con cát vẫn bụi lầm!


3229%202%20AnhDungQuenHgYen
Hoàng Yến



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Apr/2019 lúc 9:57am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2019 lúc 12:09pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 93 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.506 seconds.