Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2018 lúc 7:36am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2018 lúc 1:54pm

Tiếng Nhạn kêu sương

 

 

 

 

Tay giằn thân súng, tay gõ nhịp

Vời vợi mắt nhìn xa thật xa

Xa lộ Biên Hòa xe xuôi ngược

Nhìn đồi Tử Sĩ viết Hùng Ca

Lui quân đồng nghĩa miền Nam mất

Mất hết còn chi một bóng người

Xe cộ qua ngang nhìn trống vắng

Đâu rồi anh lính tuổi đôi mươi?

Hồn thiêng trong gió nào ai thấy

Xác gửi muôn Thu ngậm tiếng hờn

Nghĩa trang một thuở đầy hương khói

Bây chừ u ám sắc hoàng hôn

Tiếng nhạn kêu sương sầu vạn cổ

Lập lòe đom đóm dưới tàng cây

Có phải linh hồn anh lính trận

Tập họp vòng quanh Nghĩa Dũng Đài.

 

 

Nguyễn Tình Cờ

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
giodocgocong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Jan/2011
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 132
Quote giodocgocong Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2018 lúc 2:25pm

 Còn nhớ hay chăng?


 

 



 

Đã 40 năm kể từ tháng 4 năm 1975, những nỗi kinh hoàng , những ngày tang tóc, nỗi niềm uất hận đã mất nước cho khối cộng sản quốc tế, như vẫn còn hiện ra trước mắt biết bao người. Dù thực trạng của xã hội có thay đổi, nhưng nỗi lòng của những người Việt Nam không cộng sản, vẫn hằn sâu vào tâm khảm về những tội ác diệt chủng của bọn việt cộng tay sai của chủ nghĩa tam vô cộng sản: Vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc.


Những tội ác nầy của bè lũ việt cộng đã lên đến tột đỉnh trong tháng 3 và tháng 4 năm 1975


Tháng ba Gãy súng:


Bắt đầu từ ngày 10 tháng 3 năm 1975, Ban Mê Thuột, rồi pleiku, Kontum thất thủ, cao nguyên bỏ ngỏ, quân việt cộng tràn vào, dân bỏ chạy theo đoàn quân VNCHtrực thuộc vùng 1 vùng 2 đang “di tản chiến thuật”.


Tháng Ba là tháng thãm khốc của miền Trung,- Tháng Ba Gãy Súng vẽ lại cơn hồng thủy của một cuộc chiến xâm lược dã man, phủ chụp lên số phận của một dân tộc.

 

25 tháng 3-1975 nhiều đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, nhiều chiến sĩđã vị quốc vong thân bởi đạn pháo kích của cộng quân Bắc Việt, một số chiến sĩ đã tự sát tập thể bằng lựu đạn M26 để không bị lọt vào tay của cộng phỉ, một số khác bị cộng quân bắt làm tù binh, bị hành hạ bạo tàn.Có nhiều người phải bẻ súng đi vì hết đạn mà không còn để bổ sung, cây súng đã trở thành vật vô dụng.

 

Tháng 3/75 cả vùng 1 và vùng 2 đã lọt vào tay của cộng quân, dân và quân đã cùng nhau chạy thoát tầm kiểm soát của cộng phỉ, ùn ùn chạy xuống vùng 3 và vùng 4 để tỵ nạn, hoặc tái lập lại đơn vị.



Trên đường chạy giặc và rút lui của dân và quân Việt Nam Cộng Hòa, bọn việt cộng vô nhân tính, với đại bác, súng AK, xe tăng của khối cộng sản quốc tế, nả đạn hàng loạt không ngừng vào những người dân tỵ nạn vô tội, thây người chết chất thành đống ven vệ đường, người bị thương nằm rên siết la liệt trên mặt đường, tạo nên sự hãi hùng vànỗi  kinh hoàng nhưđịa ngục chốn trần gian:


ngày thứ 1 – trận chiến Ban Mê Thuột - 10-3-1975.

ngày thứ 2 – Ban Mê Thuột thất thủ - 11-3-1975.

ngày thứ 3 – quân đoàn 2 chuẩn bị tái chiếm ban mê thuột – 12-3-1975.

ngày thứ 4 – di tản miền trung – 13-3-1975.

ngày thứ 5 – di tản cao nguyên – 14-3-1875.

ngày thứ 6 – tử chiến ở Quảng Nam – 15-3-1975.

ngày thứ 7 – quân đoàn 2 triệt thoái – 16-3-1975.

cùng ngày thứ 7 – trận chiến Quảng Tín – 16-3-1975.

ngày thứ 8- 17-3-1975

ngày thứ 9 – 18-3-1975

ngày thứ 10 –19-3-1975

ngày thứ 11 –20-3-1975

ngày thứ 12 –21-3-1975

ngày thứ 13 –22-3-1975

ngày thứ 14 –23-3-1975

ngày thứ 15 –24-3-1975

ngày thứ 16 – quân đoàn 1 rút khỏi Huế - 25-3-1975.

ngày thứ 16 – trận chiến quân khu 2 – 25-3-1975.

ngày thứ 17 – kịch chiến tại phú thứ - quân khu 2 – 26-3-1975.

ngày thứ 18 – trận chiến ở BìnhĐịnh – 27-3-1975.

ngày thứ 19 –28-3-1975

ngày thứ 20 – Tuyên Đức - Lâm Đồng – thất thủ - 29-3-1975.

ngày thứ 21 – trận chiến tại Quy Nhơn – 30-3-1975.

ngày thứ 22 – Bình Định thất thủ - 31-3-1975.



 

 

Tháng 4 tan hàng :


ngày thứ 23 – trận chiến tại Khánh Dương – quân khu 2 - 1-4-1975.

ngày thứ 24 – ngày cuối cùng của quân đoàn 2 – Nha Trang thất thủ - 2-4-1975.

ngày thứ 25 – Phan Rang hổn loạn -  3-4-1975.

ngày thứ 26 – trận chiến tại Ninh Thuận – 4-4-1975.

ngày thứ 27 – thủ tướng Trần Thiện Khiêm từ chức – 5-4-1975.

ngày thứ 28 – trận chiến tại Bình Thuận – 6-4-1975.

ngày thứ 29 – trận chiến tại miền Đông – 7-4-1975.

ngày thứ 30 – trận chiến quốc lộ 20 – 8-4-1975.

ngày thứ 31 – Long Khánh bùng nổ - 9-4-1975.

cùng  ngày thứ 31 – trận chiến tại thị xã Tân An – 9-4-1975.

ngày thứ 32 – trận chiến thị xã Xuân Lộc – 10-4-1975.

ngày thứ 33 – trận chiến tại Dầu Giây – 11-4-1975.

ngày thứ 34 – kịch chiện tại Xuân Lộc – 12-4-1975.

ngày thứ 35 – trận chiến tại Bảo Định – 13-4-1975.

ngày thứ 36 – nội các mới trình diện – tại Sài Gòn – 14-4-1975.

ngày thứ 37 – trận Xuân Lộc – Dầu Giây thất thủ - 15-4-1975.

ngày thứ 38 – tại phòng tuyến Phan Rang – Phan Rang thất thủ - 16-4-1975.

ngày thứ 39 – trận chiến tại Xuân Lộc – 17-4-1975.

ngày thứ 40 – trận chiến tại Bình Thuận – 18-4-1975.

ngày thứ 41 – cuộc di tản của Tiểu Khu Bình Thuận - 19-4-1975.

cùng ngày thứ 41 – trận chiến tại Định Quán – 19-4-1975.

ngày thứ 42 – kịch chiến tại Xuân Lộc – 20-4-1975.

cùng ngày thứ 42 – ngày chúa nhật - 20-4-1975 – tại Sài Gòn.

ngày thứ 43 – tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức – 21-4-1975.

cùng ngày thứ 44 – trận chiến tại Tây Ninh – 22-4-1975.

cùng ngày thứ 44– trận chiến tại Trảng Bom – 22-4-1975.

cùng ngày thứ 44 – ngày thứ ba 22-4-1975 – tại Sài Gòn.

ngày thứ 45 – dàn xếp tình hình VNCH – 23-4-1975.

cùng ngày thứ 45 – thủ tướng Nguyễn Bá Cần từ chức – 23-4-1975.

cùng ngày thứ 45 – thứ tư ngày 23-4-1975.

ngày thứ 46 – thứ năm ngày 24-4-1975.

ngày thứ 47 – trận chiến tại Bình Dương – 25-4-1975.

ngày thứ 47 – thứ sáu ngày 25-4-1975.

ngày thứ 48 – trận chiến tại Bà Rịa – 26-3-1975.

cùng ngày thứ 48 – thứ bảy ngày 26-3-1975.

ngày thứ 49 – bầu tổng thống mới – 27-4-1975.

cùng ngày thứ 49 – sư đoàn 3 bộ binh giử Bà Rịa – 27-4-1975.

cùng ngày thứ 49 – trận chiến tại tân cảng cầu Sài Gòn – 27-4-1975.

cùng ngày thứ 49 – chúa nhật ngày 27-4-1975.

ngày thứ 50 – thứ hai ngày 28-4-1975 - ông Minh nhậm chức.

cùng ngày thứ 50 – thứ hai ngày 28-4-1975 – sư đoàn 5bộ binh tử chiến.

cùng ngày thứ 50 – thứ hai ngày 28-4-1975.

ngày thứ 51 – bộ Tổng Tham Mưu – 29-4-1975.

ngày thứ 51 – thứ ba ngày 29-4-1975.

ngày thứ 52 – thứ tư ngày 30-4-1975.

cùng ngày thứ 52 – ngày dài nhất của Dương Văn Minh – 30-4-1975.

cùng ngày thứ 52 – thứ tư ngày 30-4-1975 tiếng khóc hờn ai oán của quân dân vnch. (http://vnin21.blogspot.ca/2014/05/gio-nhung-to-lich-cu-1975.html )

 

 

Trong những ngày tháng 4/75, sự thảm khốc đè nặng trên quê hương và người dân Việt Nam Cộng Hòa.


Hơn bao giờ hết, sự thê thảm trong tháng 4/75 là vô cùng tận, tháng mà trời đất tối đen, âm u nhưâm phủ, tiếng than khóc đầy trời;


Tháng mà máu của những người vô tội bị tàn sát bởi những hung thần cộng sản, đã loan trên mặt đường đọng thành vũng;


Tháng của những trẻ thơ còn ôm vú mẹ, người đã bịđạn pháo của việt cộng giết chết nằm trên vũng máu đào;

 
Tháng của những tiếng hét phẩn nộ trong tuyệt vọng của những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đã bịép buộc phải buông súng, tan hàng trước quân cộng phỉ, dẫn đến nước bị mất vào tay cộng sản quốc tế. Nhiều quân nhân từ binh sĩ đến cấp tướng của Việt Nam Cộng Hòa đã tự sát vì không chịu đầu hàng việt cộng, theo lịnh của ông tổng thống bất hợp hiến Dương Văn Minh, đã chứng minh nghĩa khí ngập Trời của những con người “sinh vi tướng, tử vi thần”.

 


 

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, là ngày mà người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa đã mất tất cả, bởi vì“mất nước là mất tất cả”. Mất từ mạng sống của người thân, đến mất cả căn nhà, tài sản, thậm chí mất cả đời sống như một con người.
Kết cuộc của ngày 30 tháng 4 là kết cuộc của máu và nước mắt của toàn thể công dân của nước VNCH, kết cuộc của những năm dài khổ sai trong các nhà tù cải tạo, kết cuộc của đời sống còn thua cả thú vật đói khát, khốn cùng.


Sự đau thương nầy đã hằn sâu vào tiềm thức của những người Việt Nam yêu nước, nó vẫn cứ hiển hiện chập chờn qua những cơn ác mộng, từ sau ngày đó cho mãi tận đến bây giờ sau 40 năm dài đăng đẳng, khó có thể quên đi theo thời gian.


Thế nhưng, cũng là người dân của nước Việt Nam Cộng Hòa, ngày nay có người lại nhẫn tâm quên đi những ngày tháng đau thương đó. Những lý do họ tự bào chữa, không thể rửa sạch được sự hèn hạ của thái độ dửng dưng với niềm đau của dân tộc.


Họ kêu gọi hảy “hòa hợp hòa giải” với bọn CS sát nhân vong bản đã tạo nên niềm đau nỗi hận của đồng bào mình. Họ cho rằng “thù hận gì cũng qua đi theo thời gian…Hảy hợp tác với kẻ thù để xây dựng lại quê hương…”


Họ quên rằng,
đối với thù hận cá nhân có thể quên đi, nhưng thù nước là mối thù truyền kiếp, phải cố giữ lấy để làm kinh nghiệm cho tương lai, tránh sa vào lỗi lầm tái tục nên niềm đau nỗi hận sau nầy.

 

 

Dù không muốn, nhưng nếu hàng năm vào tháng 3 và 4, những tháng đau thương tang tóc của dân tộc, họ nhân danh “tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng 4”, tổ chức những tiệc tùng ca hát, nhảy múa vui chơi, dù dưới danh nghĩa gì, cũng không thể tránh khỏi mang xú danh là ăn mừng “ngày đại thắng mùa xuân” của việt cộng, kẻ đã tạo nên ngày Quốc Hận của dân tộc Việt Nam.


Trong những ngày của “tháng 3 gãy súng, tháng 4 tan hàng”, mong rằng tập thể Người Việt Hải Ngoại hãy ghi nhớ, tháng 3 và tháng 4 là những tháng ngày của đau thương, những tháng ngày tang chế của hàng triệu gia đình đồng bào Việt Nam, nỡ lòng nào mà mình vui chơi trong những ngày đau thương đó.


Hãy nhớ cho kỹ lại truyền thống của ông cha, trong những ngày tháng tang chế, đau thương, không nên mặc quần áo màu mè, huống chi là tổ chức tiệc tùng vui chơi. Nếu là cá nhân ham vui vô tri thì có thể tạm xí xoá được, nhưng nếu là một tổ chức của người Việt tỵ nạn cộng sản, chắc không thể nào được những người Việt Nam Quốc Gia tha thứ cho đâu !

 


Lão Ngoan Đồng

GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2018 lúc 4:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2018 lúc 11:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Apr/2018 lúc 10:15am

Pulau Bidong: Một Thời Để Nhớ...  <<<<<



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 09/Apr/2018 lúc 10:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2018 lúc 12:17pm

 KHÓC EM   <<<<<


Sunset%20on%20Manasota,%20FL



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 10/Apr/2018 lúc 1:18pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2018 lúc 7:58pm

Thiếu tá phi công VNCH Lý Bửng lái L19 đáp xuống HKMH USS Midway

Ngày 30/4 sắp tới. Mời xem lại cảnh di tản, trốn chạy VC của dân quân ra tàu Mỹ ngoài khơi. Hạm trưởng quyết định cho đẩy tất cả trực thăng xuống biển (trị giá trên 10 triệu đô la) để lấy chỗ đáp cứu 7 người.

https://www.youtube.com/watch?v=wfUj6udXAGU



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Apr/2018 lúc 7:58pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2018 lúc 4:21am

Một Lần Lỗi Hẹn Tháng Tư - Hoàng Xuân Thảo


“…Sinh nhật mẹ tôi ngày 11/04. Trước khi hành quân vào Charlie ngày 25/03 Cha tôi đã đặt một chiếc bánh sinh nhật cho mẹ với lời hứa là sẽ về dự sinh nhật của mẹ. Đến ngày sinh nhật, mẹ đã không tổ chức mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ… Tuy nhiên Cha đã thất hứa với mẹ vì ngày 11/04 Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie. Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao?”                                                         
Nguyễn Bảo Tuấn

Bài thơ dưới đây đã trả lời cho Nguyễn Bảo Tuấn, con của đại tá Nguyễn Đình Bảo, người ở lại Charlie:

Hai tuần trước sinh nhật                       Đúng ngày sinh nhật vợ
Của người vợ yêu kiều                         Đêm 11 Tháng Tư
Trung tá Bảo đặt bánh:                        Địch reo hò xung kích
“ Suốt đời bên em yêu.”                      Trong màn sương mịt mù.


Chưa tới ngày cắt bánh                          Anh cùng các chiến hữu
Lệnh bất chợt hành quân                        Không hổ tiếng Nhảy Dù
Cùng tiểu đoàn 11                                 Bắn chặn địch nhiều đợt
Vùng Đức Cảnh, Kontum.                     Rụng như lá tàn thu.

Đồi Charlie nhìn xuống                        Sức người ôi có hạn!
Gầm gừ dòng Pôkơ                               Quyết chiến tới hết đạn
Đêm ngủ quấn poncho                           Vẫn đánh tiếp ngang tàng
Dầm sương thân lạnh cóng.                   Thà hi sinh tính mạng.

Mỗi ngày pháo địch tặng                       Buông súng, anh nhắm mắt
4,000 trái ngon ơ                                    Tiếc lỗi hẹn một lần
Cả núi rừng chấn động                           Vợ con chờ tủi thân:
Anh/ Lính vẫn tỉnh bơ.                           Thay bánh, anh ăn đạn                                        

Anh còn nhớ mang máng                       Anh Bảo ơi! Anh Bảo
Trong bài thơ Đường kia                        Người vị quốc vong thân
Xưa nay ra trận địa*                           Xưa nay từng "Lưu thủ"
Có mấy ai trở về?                                Đan tâm chiếu hãn thanh"


CHÚ GIẢI:
 - Tác giả đã từng là chiến hữu của đại tá Nguyễn Đình Bảo trong Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù thời kỳ 1958-1960 dưới quyền chỉ huy của hai vị sau thành Thiếu tướng Đỗ Kế Giai và Đại tá Trần Đình Vỵ
- Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã cảm khái, sáng tác bản bi hùng ca “Người Ở Lại Charlie
* Trong bài thơ Lương Châu Từ của Vương Hàn: Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?
** Thơ Văn Thiên Tường: Nhân sinh tự cổ thùy vô tử/ Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
 Xưa nay hỏi có ai không chết/Hãy để lòng son chiếu sử xanh.

Hoàng Xuân Thảo
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2018 lúc 10:05am

Con trai của "Người Ở Lại Charlie" viết về Bố.




"Tại sao Bố không giữ lời hứa với Mẹ?"



BÀI VIẾT CỦA NGUYỄN BẢO TUẤN CON ÚT CỐ ĐẠI TÁ NGUYỄN ĐÌNH BẢO 


Trên FB tôi thấy đại đa số thường chọn hình mình hoặc hình con mình để làm avatar, ít hơn một chút thì lấy hình của người yêu, vợ hoặc chồng, hoặc một hình gì đó mà mình yêu thích. Riêng tôi thì tôi lại chọn một đối tượng khác mà hình như tôi thấy chưa một ai chọn giống như tôi: một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi. Tôi sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh đầy phong ba bão táp. Cả nhà 6 người mà chỉ có một chiếc xe đạp thay phiên nhau đi, gạo thì chạy ăn từng bữa, anh trai tôi ngày ngày cứ 5h sáng phải chạy lên Gò vấp để lấy bánh đậu xanh về đi bỏ cho các tiệm bánh rồi mới về đi học trong suốt 7 năm trời, từ năm học lớp 11 đến hết năm thứ 6 Y khoa.
Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn trưởng thành một cách đầy kiêu hãnh. Đôi khi nhìn lại tôi tự hỏi là điều gì đã giúp tôi mạnh mẽ mỗi khi đương đầu với những khó khăn? Và câu trả lời là do trong huyết quản tôi vẫn đang mang một dòng máu nóng trong mình và tôi đã đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ người đã cho tôi dòng máu ấy: một người mà đã không giữ lời hứa với mẹ tôi.

Tôi cũng không biết tại sao tôi và người đó chỉ gặp gỡ và tiếp xúc trong có vài chục ngày, chính xác là từ ngày 06/01/1972 đến ngày 25/03/1972, mà tôi lại luôn luôn thương mến, cảm phục, tự hào và luôn lấy người làm tấm gương soi để tôi có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn. Có lẽ là do cuộc sống của người quá vĩ đại và tôi đã được thừa hưởng một phần của nó. Mặc dù khi ra đi người đã không thực hiện được một lời hứa với mẹ tôi mà cho tới bây giờ tôi vẫn hỏi: “Tại sao?” 
.
Charlie, tên nghe quá lạ! 
.
“Toàn thể những địa danh nơi hốc núi, đầu rừng, cuối khe suối, tận con đường, tất cả đều bốc cháy, cháy hừng hực, cháy cực độ...Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt…
Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy. Mùa Hè năm 1972- Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện. 
.
Nếu không có trận chiến mùa Hè năm 1972, thì cũng chẳng ai biết đến Charlie, vì đây chỉ là tên quân sự dùng để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum.
Charlie, "Cải Cách," hay "C," đỉnh núi cao không quá 900 thước trông xuống thung lũng sông Pô-Kơ và Đường 14, đông-bắc là Tân Cảnh với mười hai cây số đường chim bay, đông-nam là Kontum, thị trấn cực bắc vùng Tây Nguyên.”
(Trích trong "Mùa hè đỏ lửa" của Phan Nhật Nam)
.
Charlie bỗng trở thành một địa danh được nhắc nhớ từ sau 4000 quả đạn pháo tới trong một ngày, từ sau người mũ đỏ Nguyễn Đình Bảo nằm lại với Charlie. 
(Trích lời giới thiệu trong CD Chiến tranh và hòa bình của Nhật Trường Trần Thiện Thanh)
.

Cho đến bây giờ cũng ít người biết rằng tôi chính là “đứa bé thơ” với “tấm khăn sô bơ vơ ” trong bài hát “Người ở lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Và tôi lớn lên cùng với ký ức về một người Cha hào hùng như vậy.


.
Tôi không thần tượng Cha tôi từ một bài hát viết về người, cũng không thần tượng từ một hai trận đánh trong cuộc đời binh nghiệp của người, mà tôi thần tượng Cha mình từ chính cuộc đời của Người. Trải qua biết bao thăng trầm đời binh nghiệp và cuối cùng người đã được giao làm tiểu đoàn trưởng của tiểu đoàn “Song kiếm trấn ải” (biệt danh của tiểu đoàn 11 nhảy dù), một trong những tiểu đoàn được xem là thiện chiến nhất của quân lực Việt Nam Cộng Hòa thời bấy giờ.

.
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Cha tôi là một người khát máu hung tàn, mà ngược lại hoàn toàn, mọi người đều nhớ về hình ảnh Cha tôi như là một võ sĩ đạo đúng nghĩa : giỏi võ, dũng cảm và cao thượng. Thời bấy giờ có mấy ai dám đánh một sĩ quan của Mỹ, vậy mà Cha tôi đã làm điều đó khi người sĩ quan đó dám làm nhục một người lính Việt Nam (chuyện này tôi được nghe bác ruột tôi kể lại). Có tiểu đoàn nào trong quân đội mà luôn gọi Tiểu đoàn trưởng bằng tên thân mật “Anh Năm”?, nhất là trong binh chủng Nhảy dù, việc phân chia cấp bậc luôn được tôn trọng và đặt lên hàng đầu. Vậy mà trong tiểu đoàn 11 Nhảy dù, tất cả mọi người từ lính đến sĩ quan chẳng ai gọi Cha tôi là Trung tá cả, mà luôn gọi là Anh Năm, và “Anh Năm” thường hay nói với mọi người trong tiểu đoàn rằng : “Tụi mày thì chẳng biết mẹ gì, nhưng tất cả tụi mày tao đều coi là em tao hết”
.
“Anh Năm,
Ngoài đời Anh sống hào sảng, phóng khoáng và thật "giang hồ" với bằng hữu anh em, còn trong quân ngũ, Anh như một cây tùng ngạo nghễ giữa bão táp phong ba, Anh không nịnh cấp trên đè cấp dưới, Anh chia xẻ vinh quang buồn thảm với sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp. Anh sống hùng và đẹp như thế mà sao lúc ra đi lại quá phũ phàng!? 
.
Tôi về lại vườn Tao Đàn, vẫn những hoa nắng tròn tròn xuyên qua khe lá, lấp loáng trên bộ đồ hoa ngụy trang theo mỗi bước chân. Cây vẫn xanh, chim vẫn hót, ông lão làm vườn vẫn lom khom cầm kéo tỉa những chùm hoa loa kèn, những cụm hoa móng rồng và những bụi hồng đầy mầu sắc. Bên gốc cây cạnh căn lều chỉ huy của Anh hồi tháng trước khi còn đóng quân ở đây, tôi thấy có bó hồng nhung đỏ điểm vài cánh hoa loa kèn trắng.
.
Chống đôi nạng gỗ xuống xe, tiếng gõ khô cứng của đôi nạng trên mặt đường khiến ông lão ngẩng đầu và nhận ra tôi. Xiết chặt tay ông cụ, trong ánh mắt già nua chùng xuống nỗi tiếc thương, chòm râu bạc lưa thưa phất phơ trước gió. Ông cụ đọc báo, nghe đài phát thanh nên biết Anh đã ra đi, nên sáng nào cũng để một bó hoa tưởng nhớ và tiễn đưa Anh. Cụ mời tôi điếu thuốc Quân Tiếp Vụ, rồi ngồi xuống cạnh gốc cây, tay vuốt nhẹ trên những cánh hồng, sợi khói mỏng manh của điếu thuốc nhà binh quện trong tiếng nói: 
.
"- Thuốc lá Ông Quan Năm cho, tôi vẫn còn đủ dùng cho đến cuối năm. Mấy chục năm nay tôi mới gặp một ông quan nói chuyện thân mật và tốt bụng với những người dân như tôi. Người tốt mà sao Ông Trời bắt đi sớm như vậy!? "

(Trích trong "Máu lửa Charlie" của Đoàn Phương Hải) 


Cha tôi đã sống như thế nào mà những người ít ỏi còn sống sót trở về sau trận chiến tại đồi Charlie đều nói là họ thật hối tiếc khi không được nằm xuống cùng Cha tôi ở đó.
“Tô Phạm Liệu cảm thấy lẻ loi ở cái đại hội y sĩ có nhiều những người “mặc quần mới áo đẹp” và “ăn to nói lớn”, thích “nhảy đầm” và “xếp hàng để lên hát”... Trong cơn say, anh nói là phải chi trước kia, mười mấy năm trước kia, anh được “ở lại Charlie” với Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, với các bạn nhảy dù thì “sướng hơn nhiều.”
(Trích trong "Tô Phạm Liệu : người trở lại Charlie" của Phạm Anh Dũng)

Viên sĩ quan cố vấn Mỹ Duffy cho tới tận bây giờ vẫn còn luôn mang trong người những hoài niệm về Cha tôi và trận chiến tại Charlie. Mỗi lần tham gia các cuộc gặp gỡ của hội cựu chiến binh Việt Nam (trong đó có một số hiện đang là tướng lãnh cao cấp trong quân đội Mỹ) ông ta đều hỏi mọi người “Tụi mày có từng tham gia trận Charlie không, tụi mày có ai từng chiến đấu cạnh Colonel Bao (Trung tá Bảo) chưa? Thế thì tụi mày còn xoàng lắm. Và hàng năm cứ mỗi lần sinh nhật của mình, ông ta đều đặt một ổ bánh kem làm hình một ngọn đồi và ghi chữ Charlie lên đó. (Chuyện này do Chú Đoàn Phương Hải khi về Việt Nam năm 2011 thuật lại cho tôi nghe)
Cha tôi đã sống như thế nào để một người Mỹ phải luôn khắc trong tâm khảm những hoài niệm như vậy?
Tôi chỉ có thể kết luận một câu : “Cuộc đời của Cha thật vĩ đại”
Ngày hôm nay khi viết về Cha, tôi không biết viết gì hơn, chỉ xin dâng về hương hồn Cha một vài câu thơ nói về khí phách của Người và nơi mà Cha đã gửi lại thân xác của Người vĩnh viễn cho núi rừng Charlie. Ở đây tôi xin dùng từ "Cởi áo trần gian" vì tôi tin rằng Cha vẫn đang khoác một chiếc áo khác và vẫn đang nhìn tôi từ một nơi rất xa…
.
Lặng lẽ ngàn năm chẳng danh xưng
Bỗng chốc một hôm hóa lẫy lừng
Charlie gầm thét trong lửa đạn
Gọi mãi tên người nước mắt rưng
Trai thời nỗi chết tựa trên lưng
Khí phách hiên ngang bước chẳng dừng
Charlie vẫy gọi người ở lại
Cởi áo trần gian tặng núi rừng
(Kính dâng tặng hương hồn Cha) 
.
Sinh nhật mẹ tôi ngày 11/04. Trước khi hành quân vào Charlie ngày 25/03 Cha tôi đã đặt một chiếc bánh sinh nhật cho mẹ với lời hứa là sẽ về dự sinh nhật của mẹ. Đến ngày sinh nhật mẹ đã không tổ chức mà vẫn chờ Cha về, và cho đến tận bây giờ mẹ vẫn chờ…

Tuy nhiên Cha đã thất hứa với mẹ vì ngày 12/04 Cha đã cởi áo trần gian và nằm lại vĩnh viễn với Charlie. Còn tôi, tôi chỉ biết hỏi là tại sao Cha lại không giữ lời hứa với mẹ tôi? Tại sao và tại sao…?...


Nguyễn Bảo Tuấn
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.332 seconds.