Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2011 lúc 10:47am

 


Hạ Viện California công bố 'Tháng người Mỹ gốc Việt'
Tuesday, April 05, 2011 7:50:30 PM


SACRAMENTO -
Hạ Viện California hôm Thứ Hai vừa công bố Tháng Tư là “Tháng người Mỹ gốc Việt” tại tiểu bang sau khi thông qua Nghị Quyết ACR 40 do DB Jose Solorio (Dân Chủ-Anaheim) bảo trợ, thông cáo báo chí của văn phòng vị dân biểu ngày cho biết.

DB Jose Solorio (bìa trái) và TNS Lou Correa (bìa phải) chụp hình lưu niệm với đại diện cộng đồng Việt Nam sau khi Hạ Viện California thông qua Nghị Quyết ACR 40. (Hình: Văn phòng DB Jose Solorio cung cấp)

TNS Lou Correa (Dân Chủ-Santa Ana) cũng là đồng tác giả nghị quyết này.

Nghị quyết cũng được sự hậu thuẫn mạnh mẽ và bảo trợ của 72 nhà lập pháp khác đồng viện và được thông qua với tỉ lệ 100% số phiếu tại Hạ Viện.

Trước cuộc bỏ phiếu, DB Jose Solorio phát biểu: “Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc 36 năm trước đây, trong tháng này, đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ tổn thất đau thương. Hơn 50,000 người Mỹ và 200,000 đồng minh Việt Nam của chúng ta đã hy sinh cuộc sống của họ trong cuộc chiến đấu tranh cho tự do. Mỗi năm vào thời gian này, người Mỹ gốc Việt đều cùng chung một nỗi buồn khi họ nhớ sự sụp đổ của Sài Gòn và ngày 30 Tháng Tư là Tháng Tư Ðen.”

“Qua nghị quyết này trong ngày hôm nay, chúng tôi chia sẻ nỗi buồn của họ và tôn vinh tất cả các chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt Nam và ghi nhận một trang sử mới cho một thế hệ người Mỹ gốc Việt đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phú cường của tiểu bang California và xã hội chúng ta nói chung,” DB Jose Solorio nói tiếp.

Ðược biết, buổi họp thông qua nghị quyết có sự hiện diện của một số đại diện cộng đồng Việt Nam tại California.

Nghị quyết ACR-40 công bố những điểm sau đây: (1) Ghi nhận hành trình tỵ nạn của người Việt từ năm 1975, (2) Ghi nhận sức mạnh của cộng đồng người Việt, ghi nhận sự hội nhập thành công và phát triển nhanh chóng của cộng đồng người Việt, ghi nhận những thành quả đã đạt được và nhất là những đóng góp giá trị của cộng đồng người Việt trong mọi lãnh vực, (3) Ghi nhận sự hy sinh cho tự do, dân chủ của các chiến sĩ Việt và Mỹ và của người Mỹ gốc Việt, (4) Công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ biểu tượng của di sản, tự do và dân chủ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, (5) Công nhận ngày 30 Tháng Tư, 2011 là ngày quốc hận của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và tuần lễ từ ngày 24 đến ngày 30 Tháng Tư là “Tuần tưởng niệm Tháng Tư Ðen,” (6) Công nhận Tháng Tư, 2011 là tháng để tuyên dương cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại California vì những đóng góp giá trị cho sự lợi ích chung của California.


mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2011 lúc 3:48pm

Người Ở Lại Biển Đông


Như một nén hương muộn màng, để tưởng niệm hương hồn anh Sáu Hoàng, người đã bị bỏ lại một cách tình cờ, tức tưởi trong vùng biển Phi Luật Tân , chỉ một ngày trước khi cả đoàn ghe đánh cá người Phi cứu vớt an toàn! Anh đã bị bỏ lại trong khi cố tìm một tia hy vọng cho đoàn tàu đang bị trôi giạt một cách tuyệt vọng hơn 1 tháng trên vùng biển kinh hoàng này...
Biển Đông ngày thứ ba mươi tám...
Buổi sáng hôm đó, cả nhóm chúng tôi gồm hơn ba mươi người còn lại, gồm cả đàn ông đàn bà và cả con nít, đang nằm, ngồi la liệt, đói khát, mệt lả trong khaong của chiếc ghe cào rách nát, tả tơi.
Sau hơn một tháng trời trôi dạt trên vùng biển mênh mông, vô định, chiếc máy “ấn độ” đã chết tiệt chỉ sau hơn ba ngày gầm gừ, thi gan cùng bão gió, bây giờ nằm thù lù giữa lòng ghe như một vật vô tri vô giác, chỉ dùng làm chỗ dựa lưng cho vài người ngồi nhìn ra biển một cách tuyệt vọng, hai chiếc máy đuôi tôm loại Khá lớn đã lần lượt bị đẩy xuống biển sau chỉ hơn một vài lần nổ máy mà không đẩy được chiếc ghe đi được bao xa, vì sóng biển cứ liên tục lên xuống bập bềnh, khiến không cách nào giữ cho chiếc chong chóng chìm dưới mặt nước được...
Tất cả “động cơ” (!) còn lại trên ghe chỉ là một chiếc buồm tự tạo bằng một tấm vải bạt khá lớn trước đây dùng đậy máy, được cột chằng chịt vào một cây “tầm vông” dài khoảng năm thước, được dựng lên hạ xuống tùy theo mức gió. Có ai đó đã có sáng kiến dùng dầu nhớt máy, phết lên mấy chữ S.O.S lên “ chiếc buồm hộ mệnh”, đã bị nước mưa làm lem luốc, chảy dài, làm tăng thêm vẻ thê lương của con “tàu định mệnh”. Mặt biển bây giờ thật yên lặng, không một chút gió nào, chiếc ghe dường như đứng yên, không nhúc nhích. Tôi nghe rõ từng tiếng vỗ lạch bạch, thưa thớt của nước biển vỗ vào thành ghe. Không ai nói một lời nào, tất cả mọi người dường như còn bàng hoàng, ngạc nhiên vì sự ra đi, hay đúng là sự “ở lại” thật vô lý, thật bi thảm của anh Sáu Hoàng mới chiều hôm qua. Anh chàng này là một cựu Sĩ Quan Hải Quân, mới ra tù được vài năm, được người chủ ghe móc nối đi theo để làm tài công cho chuyến đi, vì biết anh ta trước đây đã từng nhiều lần lái tàu đi về trên vùng biển này. Cho đến ngày hôm đó, anh là người tương đối còn khoẻ mạnh, năng động nhất trên tàu, anh vẫn thường dùng những kinh nghiệm đi biển của mình để tính toán, đoán mò là theo sức gió thế này, đi theo hướng này thì bây giờ phải đi qua khỏi vĩ tuyến số mấy, và nếu cứ tiếp tục với tốc độ này, thì bao nhiêu ngày sẽ đến vùng biển nào, và ta có thể tấp vào vùng đảo nào, v.v...
Mọi người, ai cũng thích nghe anh nói, đặt cho anh những câu hỏi ngây ngô: bây giờ đi tới đâu rồi? Còn bao xa nữa? Chừng nào tới? Mình sẽ di tới đâu?...Mặc dù không mấy ai tin tưởng lắm, vì chưa có gì thật sự xẩy ra đúng như lới anh tiên đoán!
Tôi còn nhớ rõ như in, buổi chiều hôm đó, anh ngồi tựa lưng bên thành ghe, chân tựa vào bánh lái đã được buộc hờ vào khoang ghe, anh chỉ cho tôi và một vài người kế đó xem: Mặt nước biển bây giờ có vẻ đục hơn, không còn mầu đen đậm như khoảng một tuần trước đây, có nghĩa là mình đã qua khỏi vùng biển sâu, nước biển như có lẫn cát, và thỉnh thoảng có những mảnh Rác nổi trên mặt, hy vọng là mình đã tới gần bờ hơn, và nếu như anh không tính toán sai thì có lẽ đây là vùng biển Philippines. Dù không tin tưởng lắm, nhưng ai nấy đều có thoáng một chút hy vọng mong manh, biết đâu lần này anh ta nói đúng...
Và rồi, kia kìa, có một vật gì trăng trắng nổi lên mặt nước biển, trôi từ từ về phía bên hông ghe, anh nhoài người ra nhìn và chỉ cho chúng tôi, có lẽ là một vỏ nhựa của bình sữa, hoặc một loại nước uống nào đó từ đất liền trôi ra. Và đột nhiên, không nói một lời nào, anh ta nhào xuống biển, để vớt lấy bình nhựa lên may ra thấy nhãn hiệu mà có thể xác dịnh xuất xứ của chúng, để biết mình gần đến đâu, tôi chỉ thầm đoán như thế. Nghe tiếng động, mọi người quay lại nhìn theo. Chiếc bình nhựa cách thành ghe không xa, khoảng mười thước, anh sải tay bơi về phía đó, với lấy chiếc bình, lặn hụp vài cái để nhìn rõ hơn, vài người trên ghe nhao nhao hỏi có thấy gì không? Đến đâu rồi?...
Anh vẫy tay, ra dấu hiệu không ai biết gì, rồi ôm chiếc bình, bơi ngược trở lại ghe. Mặt biển vẫn yên lặng, sóng chỉ gờn gợn nhẹ, sức gió yếu ớt không căng nổi chiếc buồm. Chiếc ghe vẫn vô tình lướt tới, dường như không biết đến chuyện gì xẩy ra. Anh Sáu Hoàng một tay ôm chiếc bình nhựa, một tay sải nước cố bơi theo chiếc ghe, mọi người trên ghe đứng cả dậy, nhìn về phía anh, không có gì nguy hiểm lắm...Mọi người hớn hở, chờ đợi tin vui.
Một phút...hai phút...rồi năm phút trôi qua, anh vẫn chưa theo kịp chiếc ghe, vài người trên ghe vớ lấy thanh gỗ, áo quần nhoài người đưa xuống cho anh với lấy, có người la lên – Anh ấy đuối sức rồi! Tôi vội vàng nắm lấy cần lái, cố đẩy hết mức về phía phải mong cho chiếc ghe vòng lại. Hay ít ra cũng giảm tốc độ...nhưng không hiểu sao bánh lái không hoạt động, tôi cố kéo ngược về bên trái, chiếc ghe vẫn ù lì tiến tới...Chết rồi.!! Làm sao bây giờ?... Khoảng cách chiếc ghe và anh Sáu càng lúc càng xa hơn, tôi nhìn thấy tay anh đập chậm hơn, tay kia đã buông trôi bình nhựa, chân đạp yếu dần...Không có cách nào khác cho ghe dừng lại, hoặc giảm đi tốc độ, vài người trên ghe hì hục tháo dây cột buồm, cố sức lấy dây, hoặc cả cột buồm mong đưa xuống cho anh bám, nhưng đã trễ...
Anh Sáu mỗi lúc một trôi lùi lại phía sau, chiếc ghe vẫn tiến về phía trước, khoảng cách mỗi lúc một xa dần, mấy người trên ghe cố quăng xuống cho anh bất cứ thứ gì có thể bám được...cuối cùng anh vớ được một tấm ván khá to, vẫn dùng để đậy nắp hầm sau ghe, tôi thấy anh cố nhoài người cưỡi lên tấm ván, nằm sấp người, ôm chặt lấy nó, và rồi anh cùng tấm ván trôi ngược dần về phía sau.
Tôi đứng chết lặng nhìn theo anh đang cố vẫy vùng, trồi lên hụp xuống, tay vung vẩy một cách tuyệt vọng, càng lúc càng xa dần, xa dần cho đến khi chỉ còn là một chấm nhỏ lay động ở chân trời. Hình như anh đang còn cố vẫy gọi chúng tôi một cách tuyệt vọng...Trời ơi! Dễ dàng thế sao? Tại sao anh ta nhẩy xuống vớt cái bình quỉ quái ấy...làm gì? Sao trước khi nhẩy, không tìm sợi dây, hay vật gì để buộc vào cho chắc?
Thôi đành vĩnh biệt anh...Số phần anh đã vậy!!! Cầu xin Thượng Đế phù hộ cho anh. Xin biển, trời nâng đỡ thân xác anh, hoặc xin cho phép lạ nào dun rủi....Tôi không dám nghĩ tiếp nữa, bất giác tôi từ từ đưa tay ngang trán, chào anh lần cuối, một vài người đưa tay chào theo. Không ai thốt được một lời nào.
Màn đêm dần dần buông xuống, theo thói quen của những ngày trước, tôi đưa mắt nhìn về phía chân trời để đoán mò thời tiết đêm nay. Theo kinh nghiệm của anh chàng vốn là dân chài trước đây, nếu chân trời trong là biển lặng, sóng êm, mà nếu có nhiều áng mây, đóng như vẩy cá là coi chừng có gió bão...Trời hôm nay có vẻ trong xanh, cầu xin cho anh không bị sóng gió dập vùi, cũng cầu xin cho những người còn lại trên tàu thêm một đêm nữa yên lành trên biển cả!
Tiếng hát cầu kinh của các anh em công giáo trầm buồn vang lên như thường lệ mỗi đêm, nhưng đêm nay có vẻ thê thiết hơn, ngậm ngùi hơn “Lạy Mẹ... Là ngôi sao sáng...Soi lối cho con, lúc vượt biển...thế gian...” Có người đế nghị đọc thêm vài lời kinh cầu cho anh Sáu Hoàng được bình an!
Bóng tối đã hoàn toàn bao phủ vùng biển mênh mông, chiếc ghe vẫn bồng bềnh trôi giạt, lầm lủi như một chiếc tàu ma. Không khí thật yên lặng, nhưng tôi biết rõ là không có người nào chợp mắt trong đêm nay.
Ngày thứ ba mươi chín...
Trời đã sáng hẳn, mặt trời lên khá cao, chiếu những tia nắng nóng xuyên vào trong lòng ghe, làm tôi tỉnh hẳn sau một đêm dài trằn trọc. Như một phản ứng tự nhiên như đã có từ những ngày lênh đênh trên biển, tôi nhỏm dậy nhìn quanh tứ phía, vẫn chưa thấy bến bờ, vẫn là biển cả mênh mông! Thêm một ngày lênh đênh trôi giạt!!! Nhìn về sau ghe, mặt biển phản chiếu ánh sáng mặt trời lấp lánh như một tấm thủy tinh khổng lồ loang lổ.
Hình ảnh anh Sáu Hoàng ôm mảnh ván vẫy vùng tuyệt vọng như còn ẩn hiện cuối chân mây. Anh có thể chịu đựng được bao nhiêu lâu trong hoàn cảnh bi thảm đó?! Tôi cố ghi ngày tháng, để sau này có dịp cón báo lại cho gia đình anh cúng giổ, ma chay. Kiếp người sao quá mong manh! Biên giới của cái sống cái chết chỉ là một lằn ranh thật nhỏ, một cái bình nhựa, một ý nghĩ vội vàng, một cái sẩy tay trong gang tấc....cũng có thể đổi lấy một mạng người...
Còn đang miên man với những ý nghĩ mơ hồ, lẫn lộn, thì đầu phía khoang có tiếng la lớn...Có tầu đến!!! có tầu đến!!! Tôi bật ngồi dậy, nhìn quanh thấy một vệt dài, xám đen, chưa rõ hình thù đang ẩn hiện ở phía trái của chiếc ghe. Không ai bảo ai, mọi người đều đứng lên, vớ lấy những gì có thể thấy được, quần áo, khăn giẻ, nón mũ....đưa lên cao, vẫy qua vẫy lại.
Một vài thanh niên còn có sức, đưa tay lên miệng làm lao la lớn “Help!Help!”...Những động tác này, chúng tôi đã từng lập đi lập lại nhiều lần trong những ngày lênh đênh trên biển cả, mỗi khi thấy có bóng dáng một chiếc tầu xuất hiện từ xa, và cũng đã bao nhiêu lần chúng tôi thất vọng não nề nhìn theo những chiếc thương thuyền đi qua một cách lãnh đạm, không hề quay lại, hoặc có một dấu hiệu nào cứu vớt. Thậm chí còn có những chiếc tầu đã vội vã quay mũi chuyển hướng khi nhìn thấy chúng tôi vẫy gọi. Tôi đã từng nghe nói đến từ ngữ “Tình thương mệt mỏi...ngân sách không còn...trại tỵ nạn sắp đóng cửa...” Trong những ngày còn ở quê nhà. Nhưng tôi không ngờ họ có thể vô tình đến như vậy! Đành lòng đến như vậy!!!
Chiếc tàu lạ dần dần hiện rõ. Ồ, cũng không to lắm, có lẽ cũng xấp xỉ ghe chúng tôi thôi, hình thù trông có vẻ khác lạ, có nhiều màu xanh đỏ, lại có cái gì giống như hai cái “giàn cào” (?) dang rộng hai bên, trông vững chắc. Có lẽ là ghe đánh cá của dân địa phương chăng? Thì ra anh Sáu Hoàng đã tiên đoán rất đúng, đây quả là vùng biển Phi Luật Tân rồi! Hình như họ đã nghe thấy chúng tôi và đang tiến thẳng tới.
Mọi người vẫy tay hăng hơn, mấy thanh niên la lớn hơn. Tôi nhận ra được có mấy người trên chiếc ghe lạ, mặc quần áo kín mít. Đầu trùm thứ mũ vải che kín cả mặt, chỉ chừa hai lỗ mắt. Một người có vẻ vạm vỡ, đứng lom khom trước mũi ghe, tay cầm cuộn dây thừng cuốn vòng lại, nhìn chúng tôi, quan sát. Mấy người trên ghe chúng tôi càng la to hơn “Help!” “Help!”...
Chiếc ghe lạ tiến thẳng đến, quay mũi lại, cặp sát vào, người đứng trước mũi ghe lẹ làng truyền qua giàn cào, nhảy gọn lên ghe chúng tôi. Ông ta dùng sợi dây thừng cột vào chiếc cọc trước mũi ghe, rồi từ từ nhìn mọi người, nói ư a những tiếng gì không ai hiểu. Có lẽ ông ta đang đếm xem có bao nhiêu người. Chúng tôi thi nhau nói với ông ta bằng một thứ tiếng Anh cố dặn ra từng chữ “ Việtnamese refugee...boat people...no food...no water...help...please!!!” Có mấy người đàn bà chắp tay xá xá tỏ vẻ cầu khẩn...Ông ta vẫn nói ư a những tiếng gì khó hiểu, lần đi vào trong lòng ghe, nhìn vào chiếc máy chết tiệt rồi quay trở ra. Ông dùng tay ra hiệu cho mấy người ở bên kia ghe, họ liền nhanh chóng bê ra một tấm ván dài, chuyền tay bắc qua thành ghe chúng tôi, và ra hiệu cho chúng tôi bước qua. Mọi người reo hò, vui mừng khôn xiết, luôn miệng nói những tiếng “thanh you, thank you...”
Tạ ơn Thượng Đế đã cứu mạng chúng con, đã cho chúng con đến được bến bờ! Thôi, hết rồi, những ngày lênh đênh, trôi giạt. Hết rồi, những cơn sóng gió hãi hùng! Qua rồi những ngày đói khát triền miên!
Cảm ơn tấm lòng vàng của những người dân chài đơn sơ chơn chất! Cám ơn một dân tộc tuy không giàu của cải, nhưng tràn đầy lòng nhân ái, đã dang tay đón nhận chúng tôi trong lúc mọi người chỉ muốn đóng cửa, phủi tay, vì..."tình thương đã mỏi mệt...!!!”
Kể từ buổi sáng nhiệm mầu đó, họ đã cưu mang chúng tôi như những người anh em ruột thịt, họ đã chia sớt cho chúng tôi từng mẩu bánh, chén cơm, từng manh quần, tấm áo, đến cả những viên thuốc hồi sinh. Họ đã giúp đỡ chúng tôi những điều kiện ban đầu trên bước đường tị nạn, trước cả những trợ giúp chậm chạp, đầy nguyên tắc, giấy tờ của Cao Ủy Tỵ Nạn! Dân tộc này, đất nước này đã đem lại cho chúng tôi những niềm tin yêu mới, những hình ảnh tốt đẹp nhất của một “ NGƯỠNG CỬA TỰ DO”
Anh Sáu Hoàng ơi, chỉ môt ngày nữa thôi, sao anh không nán lại để cùng chúng tôi hưởng nhờ những kết quả mầu nhiệm của một chuyến đi liều chết để tìm lẽ sống! Chính anh đã lèo lái con thuyền trong giông bão, đã cùng chúng tôi chia xẻ những nhọc nhằn, đói khát, mòn mỏi, tuyệt vọng...Trong những ngày lênh đênh trôi dạt trên vùng biển cả mênh mông. Anh đã đưa con thuyền đi đúng hướng. Anh đã đoán đúng khi con thuyền sắp đến bến bình yên, anh đã đoán đúng mà! Xin anh tha thứ cho những lời trêu chọc, bông đùa vì quá mòn mỏi, tuyệt vọng...Đâu có cần anh phải liều mình chứng minh cho những suy đoán của mình. Chúng tôi thật sự tin tưởng ở sự lèo lái của anh mà!!!
Hay là trong những lúc tận cùng khổ ải, anh linh của anh đã sáng suốt, thấy trước những nhục nhằn của cuộc đời tị nạn, những nghiệt ngã của cuộc sống tha hương lưu đầy mà đã sớm ra đi về miền miên viễn...!!!??? Dù sao đi chăng nữa, chúng tôi – những người còn lại – thật sự mang ơn anh. Chúng tôi thật sự tiếc thương anh. Và mỗi lần có dịp gợi lại những kỷ niệm đau buồn đó, là hình ảnh anh ôm chặt tấm ván thuyền, tay vùng lên vẫy gọi, trôi tuột vào vùng giông bão mênh mông, lại trở về trong tâm tưởng chúng tôi.
Xin thắp một nén hương, để tưởng nhớ và ghi ơn anh Sáu Hoàng, người đã liều mình trong nỗi chết, để chứng minh cho niềm tin của mình, đã hy sinh chỉ một ngày trước khi con thuyền được tới bến bình yên.
Với lòng tin tưởng mãnh liệt đó, anh đã chọn làm...NGƯỜI Ở LẠI BIỂN ĐÔNG!
Cali mùa thu 2002
::: Hoàng Quân Trí Nô :::


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 07/Apr/2011 lúc 3:50pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2011 lúc 5:21am

Chuyện di tản 1975

Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !
Tiểu Tử.

Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ : bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó ! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp. 

Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao hình ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ phải thắc mắc : bà già đó sợ gì mà phải đi di tản ? con  cháu bà đâu mà để bà đi một mình ? rồi cuộc đời của bà  trong chuỗi  ngày còn lại trên xứ định cư ra sao ? còn cậu thanh niên đã làm môt cử  chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu ?... Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi vì anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2011 lúc 8:49pm

Chuyện di tản 1975

Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá. Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim. Nhờ máy zoom vào bà nên nhìn rõ nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh !

Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết…

Bà già đó chắc đã quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, vì bà mang theo một vật mà bà xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà : cái nón lá ! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ ? Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng. Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương…

 

 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Apr/2011 lúc 8:57pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2011 lúc 7:21am
 35 NĂM MỘT CHUYỆN TÌNH

ẢnhSỐ.net%20~%20Bạn%20hãy%20click%20vào%20đây%20để%20thay%20đổi%20kích%20cỡ%20ảnh

 

Tiến Sĩ Nguyễn Duy An là một thuyền nhân tị nạn đến Mỹ vào năm 1984. Như bao người Việt tị nạn khác, ông gặp rất nhiều khó khăn lúc ban đầu, nhưng vẫn quyết tâm vừa đi làm, vừa theo học đại học. Sau hơn 3 năm cố gắng, ông đã nhận được văn bằng BS in Computer Science tại đại học George Mason. Trước khi ra trường ông đã được nhận vào làm kỹ sư tại hãng TRW, mấy năm sau lên trưởng toán, rồi giám đốc kỹ thuật... Như được khuyến khích, ông càng cố gắng thêm nữa, và ông đã nhận được các học vị MS, MBA và Ph.D. Information Technology năm 1997. Ngay sau đó, ông được mời làm Giám Đốc Kỹ Thuật của tổ hợp National Geographic tại Washington DC, và hiện nay ông là Senior Vice President của tổ hợp này. Trong cương vị này, ông điều hành phần kỹ thuật điện toán giúp cho tổ hợp nghiên cứu về đại dương, sa mạc, Nam & Bắc Cực, về DNA của các động vật hiếm... và cung cấp dữ kiện để hoàn thành nguyệt san National Geographic với 18 triệu ấn bản bằng 30 ngôn ngữ khác nhau, và các đài truyền hình National Geographic trên 160 quốc gia. TS Nguyễn Duy An cũng là tác giả của rất nhiều truyện ngắn và tuỳ bút đăng trên nhiều báo chí Việt ngữ tại Mỹ. Ông cũng rất tích cực trong những công tác phát triển cộng đồng, đặc biệt là các sinh hoạt giới trẻ và sinh viên học sinh tại vùng Washington DC.

***

Tôi uể oải trở về văn phòng lúc gần 1 giờ chiều, sau một cuộc họp kéo dài lâu hơn dự tính. Vừa đặt máy "laptop" lên bàn, chị thư ký đã theo vào:
- Duy ăn trưa chưa? Sao hôm nay họp lâu vậy?
- Chưa, mấy người kia rủ đi ăn nhưng mệt quá! Vả lại sáng nay bà xã đã chuẩn bị...
Tôi chưa nói hết câu, Christine đã chặn ngang:
- "Lão James" ghé qua lúc 11 giờ rưỡi, ngồi chờ cả tiếng đồng hồ để mời "xếp" đi ăn trưa, nhưng "lão già" ấy cút rồi. Duy ăn đi rồi tôi kể cho nghe chuyện lạ.

Tôi rất ngạc nhiên khi nghe Christine gọi James là "lão già" vì từ mấy năm nay chị ấy vẫn "o bế" James rất kỹ mỗi khi ông ấy có việc về văn phòng trung ương của National Geographic ở Hoa Thịnh Đốn. Đã có tiếng đồn trong sở là Christine "mê" James, nhưng ông ấy vẫn lững lờ theo kiểu "tình vờ".

Với tôi, Christine và James đều là những nhân viên rất tốt và lớn hơn tôi cả chục tuổi. Christine là thư ký riêng của tôi từ hơn 9 năm nay, và lúc nào cũng xem tôi như "một đứa em trai dại khờ" bất kể là trong sở hay ngoài đường. James là trưởng phòng kỹ thuật của National Geographic ở Evanston, Illinois nhưng lúc nào cũng "thưa gởi" phân minh trong công việc, và thân tình như anh em bạn bè ngoài giờ làm việc.

Ngày mới về làm giám đốc phụ trách khoa học và kỹ thuật cho National Geographic, khi tìm thuê thư ký, tôi đặt điều kiện với văn phòng phụ trách nhân viên (Human Resources) rằng tôi cần một người có bằng về văn chương và "quen biết" công việc của National Geographic để giúp tôi soạn thảo và sửa chữa văn bản vì tôi là người ngoại quốc. Lúc bấy giờ Christine đang làm bên thư viện của tòa báo, đã từng giúp biên soạn những bài viết về Thuyền Nhân Việt Nam vào đầu thập niên 1980, gọi điện thoại xin gặp tôi chứ không nộp đơn theo đúng thủ tục.

Mấy ngày sau, đúng hẹn, vừa vào văn phòng, chị đã mở lời ngay: "Có lẽ Duy đã tìm hiểu về tôi qua văn phòng nhân viên trước rồi, phải không? Tôi đi thẳng vào vấn đề nhé: Tôi đã làm ở đây hơn 20 năm rồi, chồng tôi mới mất, hai con đã lớn, tôi có thể về hưu sớm nhưng thấy Duy xuất thân là một thuyền nhân tỵ nạn, và tôi tin chắc chắn mình dư khả năng và điều kiện làm thư ký riêng cho Duy nên tôi muốn giúp Duy thành công ở đây. Được không?" Lẽ ra tôi là người phỏng vấn Christine, nhưng ngược lại, chị ấy đã "phỏng vấn" tôi hơn một tiếng đồng hồ rồi kết luận: "Tôi sẽ nộp đơn đúng theo thủ tục, hy vọng Duy không từ chối chứ?" Và mấy tuần sau, Christine đã xin chuyển về làm thư ký riêng cho tôi.

Mấy tháng sau, tôi sắp xếp đi thăm một số văn phòng của National Geographic ở nhiều tiểu bang khác nhau tại Hoa Kỳ. Lúc đến phi trường Chicago, ở quầy nhận hành lý, tôi đã sững sờ khi trông thấy một người Mỹ tuổi trung niên tươi cười, hớn hở, một tay vẫy chào, một tay cầm tấm bảng lớn viết tên tôi rất chuẩn: Chữ Nguyễn có dấu mũ và dấu ngã đàng hoàng!
...
Chiều hôm đó, trước khi rời văn phòng, James mở lời:
- Tôi sẽ đưa "xếp" tới khách sạn, sau đó về nhà dùng cơm tối với cha mẹ tôi vì ông bà cụ rất mong muốn được gặp "ông xếp Việt Nam" của tôi... Chúng ta có thể làm bạn ngoài giờ làm việc được không "xếp"?
- Ông cứ gọi tôi là Duy được rồi. Chúng ta là bạn bè mà.
- Phải, chúng ta là bạn sau khi ra khỏi văn phòng! Còn tại đây, ông vẫn là "xếp lớn" đến từ trung ương. Xin mời "xếp", ta đi.
- Ai chỉ cho ông viết họ của tôi có dấu vậy?
James vẫn nằng nặc:
- Bí mật mà "xếp"! Lúc về nhà gặp ông bà thân sinh, "xếp" sẽ biết!
- Hay chúng mình ăn tối ở khách sạn trước...
- Không được đâu "xếp" ơi. Ông bà cụ đã chuẩn bị hết rồi, "xếp" không ăn thì họ không để tôi yên đâu!

Tôi không còn cách nào từ chối nên đành theo James về nhà ăn tối với cha mẹ ông ta. Suốt bữa ăn, ông bà đã hỏi tôi rất nhiều về Việt Nam, về trại tỵ nạn, về sự thành công của người Việt trên đất Mỹ... Sau cùng, ông bà và James dẫn tôi lên lầu. James nghẹn ngào:
- Đây là căn phòng của người em song sinh của tôi. Nó đã hy sinh bên Việt Nam vào mùa thu năm 1972. Cha mẹ tôi vẫn giữ nguyên như ngày nào.

Tôi sững sờ khi nhìn thấy tấm hình của "James" vào lúc chừng 20 tuổi trong bộ quân phục Thuỷ Quân Lục Chiến đứng bên cạnh một cô gái người Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá, chụp bên hàng dừa cạnh một con kênh nhỏ, có lẽ ở Miền Tây Việt Nam. Tấm hình được đóng khung lớn, trịnh trọng đặt trên một chiếc bàn nhỏ như kiểu bàn thờ tổ tiên tại phòng khách của nhiều gia đình bên Việt Nam. Trên bàn có một bình hoa chưng mấy bông hồng màu trắng rất dễ thương. Tôi thẫn thờ, bùi ngùi xuc động không nói nên lời. James lên tiếng:

- Đây là tấm hình cuối cùng của em tôi. Em tôi rất thích hoa hồng trắng nên lúc nào mẹ tôi cũng tìm mua về chưng trên bàn thờ của "vợ chồng" nó. Em tôi tên John, giống tên Mỹ của ông đó, nhưng ở nhà vẫn gọi nó là Jack. Bên cạnh là vị hôn thê người Việt của em tôi, "cô ấy" cùng họ Nguyễn với ông, tên là Nguyễn Thị Minh-Thu. Đó là lý do tại sao tôi viết đúng tên họ của ông theo cách đánh dấu của người Việt. Hồi đó, đáng lẽ tôi phải lên đường sang Việt Nam nhưng Jack đã tình nguyện đi thay, và em tôi chẳng bao giờ trở về nữa! Nó đã gặp và yêu người em gái của viên sĩ quan Việt Nam cùng làm việc chung ở một tỉnh nhỏ nào đó trên quê hương ông. Tình yêu của họ gặp nhiều ngang trái vì gia đình và họ hàng cô ta phản đối! Em tôi đã kiên trì theo đuổi, học hỏi ngôn ngữ và phong tục tập quán người Việt suốt 3 năm trời, và cũng nhờ ông anh rể tương lai giúp đỡ thuyết phục cha mẹ và anh em bà con, tình yêu của họ mới được mọi người chấp nhận. Em tôi đã mãn hạn vào mùa hè năm đó nhưng tình nguyện ở lại làm việc trong khi tiến hành thủ tục giấy tờ và chuẩn bị làm lễ đính hôn để cùng Minh-Thu hồi hương... Nhưng rồi cả Jack và ông anh rể đều hy sinh trong một cuộc tập kích vào mùa thu năm 1972. Gia đình tôi cũng không biết số phận Minh-Thu ra sao từ ngày ấy!

James và ông bà thân sinh còn nói với tôi rất nhiều về Jack và Minh-Thu, về những tấm hình và những lá thư từ vùng lửa khói, về cái chết của Jack, và nhất là những cố gắng của gia đình để tìm kiếm "người con dâu chưa về nhà chồng" mà lúc nào họ cũng nhớ thương. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận được ý nghĩa đích thực của câu nói "tình yêu không phân biệt ngôn ngữ, chủng tộc..."

Càng ngày tôi càng quý mến James nhiều hơn khi biết được mỗi khi có dịp ghé về vùng Hoa Thịnh Đốn, ông ấy đều viếng thăm đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial), và lần nào ông cũng đặt một bông hồng mầu trắng dưới bảng khắc tên em mình. Thêm vào đó, James cũng đã từng tâm sự với tôi về việc dọn về ở chung để phụng dưỡng cha mẹ sau khi họ về hưu, cả chuyện gia đình đổ vỡ và việc phụ cấp cho đứa con cho tới lúc nó đủ 18 tuổi nữa. Đó cũng là lý do ông ta "làm ngơ" với tình cảm của Christine vì James không muốn "chuyện tình mới" bị trục trặc vì vấn đề "child support" từ cuộc hôn nhân trước...
...
Ăn trưa xong, tôi định ra gặp Christine coi lịch trình công việc buổi chiều để tiện bề sắp xếp thời gian vì tôi đang tính dành vài tiếng đồng hồ tâm sự với James. Nhưng tôi chưa kịp lên tiếng, chị ấy đã nhanh nhẩu:
- Chiều nay không có gì quan trọng. Báo cáo Tam Cá Nguyệt I-2007 tôi đã viết xong rồi đây, lúc nào rảnh Duy xem lại nhé. Mà này, "Lão James" sắp tái giá... với một cô người Á Đông xinh xắn, ở đâu trên West Chester, Pennsylvania. Đúng là "Lão Già mắc dịch!" Làm phách bao nhiêu năm, tưởng lão đã...

Tôi giật mình khi nghe Christine nhắc về cô vợ sắp cưới của James nhưng đoán biết chị ta đang đau lòng và khó chịu nên tôi chỉ với tay nhận bản báo cáo rồi dịu giọng:
- Cám ơn Christine. Chiều nay chúng ta khá rảnh rỗi đấy. Nếu chị cần làm gì hay đi đâu, cứ tự nhiên nhé. Tôi ngồi nghiên cứu xấp hồ sơ này cũng hết mấy tiếng đồng hồ rồi.
- Thế nào "Lão James" cũng dẫn cô ả trở lại để khoe với "xếp"!
Rồi với giọng thê lương, chị ấy bộc lộ tâm sự :
- Ôi! Chán quá! Hay Duy cho phép tôi nghỉ chiều nay đi "shopping" cho khuây khỏa nhé? Tôi không muốn nhìn thấy bản mặt "câng câng" (quite impudent) của "Lão James" bên cạnh một người đàn bà khác!
- OK.

Trở vào văn phòng, nhưng thay vì xem lại bản báo cáo, tôi lại ngồi thẫn thờ suy nghĩ, thắc mắc tự hỏi không biết vợ sắp cưới của James có phải là "cô ấy" hay không.

***

Hơn nửa năm về trước, khi tôi triệu tập một cuộc họp đại diện các văn phòng kỹ thuật của National Geographic ở Hoa Thịnh Đốn, James đã năn nỉ xin tôi cho phép về Thủ Đô trước vài hôm vì một lý do riêng.

James là một trong những trưởng phòng xuất sắc nhất của sở nên tôi cũng chẳng tiếc gì mà không duyệt chi thêm vài đêm khách sạn và tiền ăn; thêm vào đó, tôi vẫn có thể nhờ James giúp thêm một số công tác chuẩn bị cho ngày đại hội. Với Christine, có lẽ chị ấy sẽ vui nhiều vì có dịp cho hai người gặp nhau nhiều hơn...

Tuy nhiên, ngay sau khi nhận phòng ở khách sạn, James đã gọi điện thoại cho tôi:
- Chiều nay "xếp" có rảnh không?
- Để xem. Ông định xin phép dẫn Christine bát phố, phải không?
- Không đời nào. Hôm nay là ngày giỗ của em tôi! Đó là lý do tôi xin "xếp" cho về Thủ Đô trước ngày họp. Tôi chỉ muốn dẫn "xếp" đến giới thiệu với em tôi rằng ông đã dạy cho tôi biết về phong tục tập quán của người Việt Nam lúc nào cũng tưởng nhớ ngày chết của người thân. "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" phải không "xếp"?
- Xin lỗi, tôi vô ý quá! Bây giờ ông đến văn phòng rồi cùng mình đi.
- "Xếp" đón tôi được không? Tôi ngại đụng đầu Christine lắm! Nếu chị ấy đòi theo,"xếp" sẽ khó xử nữa.
- OK.

Sau khi đậu xe ở góc đường 21 và Constitution, chúng tôi tản bộ theo dòng người hướng về phía bờ tường cẩm thạch khắc tên 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh thời chiến tranh Việt Nam. Hai tay James nâng niu một bông hồng mầu trắng, mắt hướng về một cõi xa xăm, thẫn thờ, lặng lẽ cùng tôi tiến gần tới chỗ có khắc tên người em song sinh tên Jack đã bỏ mình bên Việt Nam. Tôi đã từng theo James đến thăm nơi này vài lần nhưng chưa bao giờ đúng vào ngày giỗ như hôm nay.

Khi tới gần bờ tường có khắc tên của Jack, hai chúng tôi sững sờ khi nhìn thấy một phụ nữ Á Đông "mặc áo nâu sòng" đang nhắm mắt đứng yên như chìm vào cõi hư không vô định, một vài giọt lệ trào ra từ khóe mắt, long lanh nhỏ giọt trên hai gò má dưới ánh nắng vàng mùa thu.

Người phụ nữ ấy cũng cầm trên tay một bông hồng mầu trắng, hai tay chậm rãi dò theo từng nét khắc trên bảng tên của Jack, miệng lẩm bẩm như đang nức nở nghẹn ngào...

James và tôi lặng lẽ vào đứng bên cạnh người phụ nữ. Tôi nghe thoang thoảng trong gió một giọng nói tiếng Việt thì thầm: "Em nhớ anh nhiều lắm... Mãi mãi em vẫn yêu anh..."

Tôi giật thót người. James cũng quay phắt qua tôi, hai mắt nhớn nhác nhìn tôi như dò hỏi xem "cô ấy" nói gì. Tôi chưa kịp lên tiếng, nàng đã mở to mắt trợn trừng nhìn James một lúc thật lâu rồi oà lên khóc lớn: "John! Có phải anh đây không?" Tôi chưa kịp hoàn hồn thì chẳng hiểu sao nàng đã quay phắt lại, vừa khóc vừa chạy.

James thả vội bông hồng trắng dưới bảng tên của em mình, vừa rượt theo vừa hét lớn: "Minh-Thu. Minh-Thu..."
Phải mấy phút sau tôi mới nhớ lại câu chuyện gia đình James đã kể cho tôi nghe hôm đầu tiên tới ăn cơm tối với họ.

Tôi cố moi óc nhớ lại tấm hình phóng lớn treo trong phòng ngủ của Jack nhưng không thể nào mường tượng được một chút gì liên hệ giữa cô gái trong hình và người phụ nữ tôi vừa gặp.

Tôi nhắm hướng đuổi theo hai người. Tôi bắt gặp nàng đang ngồi khóc bên bức tượng đồng "Ba Chiến Sĩ" -"The Three Servicemen" (also referred to as "Three Fighting Men" or "Three Infantrymen") is not a war Memorial but a Memorial to those who served in the war, both living and dead- là đài tưởng niệm những chiến sĩ đã từng phục vụ trong cuộc chiến, người chết cũng như còn sống. James đang sững sờ đứng bên cạnh, hai mắt cũng chan hòa nước mắt.

Tôi không còn nhớ hai người, kẻ đứng người ngồi, khóc tới bao lâu, nhưng trước khi hoàng hôn xuống, chị Minh-Thu đã đồng ý cùng đi ăn tối với tôi và James.

Qua câu chuyện, tôi hiểu được lý do chị Minh-Thu nhìn lầm James với người em song sinh ngày trước chỉ nhờ cặp mắt chứ vóc dáng bề ngoài thì chị ấy không tài nào nhận ra. Phần James, ông ta cũng không giải thích được tại sao đã buột miệng gọi "Minh-Thu" khi nàng bỏ chạy. Phải chăng là hương hồn của người em đã khuất thôi thúc James phải chạy theo Minh-Thu như một nhân duyên tiền định?

Trong nức nở nghẹn ngào và nước mắt, chị Minh-Thu đã kể lại cho chúng tôi nghe về quãng đời gian nan của chị từ mùa thu năm đó. Chị đã quyết định để tang người chồng chưa cưới 3 năm cho trọn đạo rồi xin quy y cửa Phật. Tuy nhiên, tang chồng chưa mãn vận nước đã đổi thay và gia đình ly tán... Minh-Thu theo gia đình người chị ruột về lập nghiệp tại một vùng "Kinh Tế Mới" gần biên giới Cao-Miên sau khi người anh rể đã khăn gói lên đường đi học tập cải tạo.

Mấy năm sau, một lần nữa, nàng lại theo chị và các cháu chạy loạn vì chiến tranh Việt-Miên. Thôi thì trăm cay ngàn đắng dồn dập đổ xuống suốt bao nhiêu năm trường nhưng Minh-Thu vẫn một lòng "tu tại gia" thờ chồng.

Hơn 15 năm trước, gia đình chị nàng được qua Mỹ theo diện H.O. Mấy năm sau, nhờ sự giúp đỡ của anh chị, Minh-Thu và đứa cháu còn kẹt lại vì "quá tuổi" đã xin xỏ, chạy chọt giấy tờ để dọn về Sàigòn. Ở đó Minh-Thu an phận sống đời buôn thúng bán bưng trong các ngõ hẻm để sống qua ngày với cháu. Nhưng rồi bốn năm sau người cháu rồi cũng ra đi đoàn tụ gia đình. Minh-Thu không hy vọng gì nhiều vào giấy tờ bảo lãnh của chị mình nên dự tính sẽ thật sự "phát nguyện quy y". Lâu nay chị cứ lưỡng lự không dám vào tu ở chùa vì thỉnh thoảng John vẫn còn hiện về trong giấc mơ và nàng không bao giờ quên được hình bóng người chồng chưa cưới đã vĩnh viễn ra đi!

Hơn một năm trước, Minh-Thu được qua Mỹ đoàn tụ với gia đình người chị ở tiểu bang Pennsylvania. Ngay khi vừa đến Mỹ, ước mơ duy nhất của nàng là tìm dịp về Thủ Đô viếng "mộ chồng" một lần cho thỏa lòng thương nhớ.

Sau bao nhiêu ngày tháng chuẩn bị, Minh-Thu đã sắp xếp tới viếng "mộ chồng", dù "mộ" chỉ là một tấm bảng ghi tên trên bức tường của đài tưởng niệm Binh Sĩ Hoa Kỳ Trong Cuộc Chiến Việt Nam, với một bông hồng mầu trắng, vào đúng ngày giỗ thứ 34 của chàng.

Minh-Thu đã ngừng kể từ lâu nhưng nước mắt vẫn dầm dề. Tôi nhìn lên thấy James cũng đang nghẹn ngào xúc động. Tôi kể cho chị Minh-Thu biết về gia đình James... Chị ấy đã bật khóc nức nở khi biết rằng từ mấy chục năm nay cha mẹ của John đã nhận nàng làm dâu và tấm hình cuối cùng của hai người cũng như tất cả thư từ, kỷ vật còn lại của John vẫn được giữ nguyên trong phòng như ngày nào John vẫn còn ở với cha mẹ. James vội vã gọi điện thoại về báo tin cho cha mẹ. Hai ông bà năn nỉ nhờ tôi thuyết phục Minh-Thu dọn qua ở với ông bà, nhưng nàng chỉ hứa sẽ tới thăm khi hoàn cảnh cho phép và nàng cũng rất muốn được nhìn xem nơi John đã được sinh ra và lớn lên, nhất là nhìn lại những tấm hình ngày xưa mà nàng đã đánh mất trong thời di tản. James và Minh-Thu trao đổi điện thoại, địa chỉ...

***
Tôi giật mình trở về với hiện tại vì một giọng nói tiếng Việt rất ngọng, ngượng nghịu và ồm ồm:
- Chào "ông xếp". Tôi muốn giới thiệu "nhà tôi sắp cưới".
Tôi nhìn lên thấy James đang "tươi rói" đứng chắn ngang cửa văn phòng và vài tiếng cười khúc khích mé ngoài. Tôi dí dỏm đáp lại bằng tiếng Việt:
- Chưa cưới thì vẫn là "nhà người ta" chứ không phải "nhà tôi" đâu James à! Vào đây, vào đây!

Chị Minh-Thu tay trong tay với ông James e thẹn bước vào văn phòng. Chị ấy đã hoàn toàn lột xác. Hình ảnh một người phụ nữ gầy còm ốm yếu, đôi mắt u uẩn đau buồn và lúc nào cũng sẵn sàng nhỏ lệ không còn nữa. Khuôn mặt của chị Minh-Thu bây giờ là biểu tượng của sự tươi trẻ, hồn nhiên và hạnh phúc mặc dầu chị đã trên 50 tuổi. James nâng tay Minh-Thu hớn hở tuyên bố bằng tiếng Anh:
- Chúng tôi mới đính hôn cuối tuần vừa rồi "xếp" ạ. Tôi đang hạnh phúc lắm!
Tôi đáp lại bằng tiếng Việt vì cố tình nói cho chị Minh-Thu nghe:
- Chúc mừng! Chúc mừng anh chị!
- Nói tiếng Anh đi "xếp"! Tôi chỉ mới học nói được vài câu tiếng Việt nhưng nghe thì không hiểu gì cả. Tuy nhiên, với "cô giáo" dễ thương này, tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa.

Chị Minh-Thu chỉ tủm tỉm cười trong hạnh phúc chứ không nói tiếng nào. Tôi chưa lên tiếng thì James đã xổ một tràng dài, không kịp thở:
- "Xếp" phải đi đám cưới tụi tôi nhé. Cha mẹ tôi nói sẽ gọi cho xếp đó. Nhưng chuyện đó tính sau, tôi cần "xếp" giúp tôi việc này ngay vì Minh-Thu không chịu giải thích cho tôi. À quên, "xếp" có biết không? Tôi đã yêu Minh-Thu ngay sau lần gặp đầu tiên với "xếp" đó và tôi đã ngỏ lời ngay khi đón Minh-Thu qua Evanston thăm cha mẹ tôi; nhưng "cô ấy" cứ làm khó dễ hoài. Cha mẹ tôi qua Pennsylvania thăm gia đình Minh-Thu và phải năn nỉ mãi cô ấy mới đồng ý. Tuy nhiên, "cô ấy" lúc gọi tôi là James, lúc Jack, lúc John... Tôi không quan tâm, miễn chúng tôi yêu nhau là được rồi. Nhưng sau hôm "đám hỏi", ông anh rể của Minh-Thu đề nghị rằng chỉ cần gọi là "J" được rồi, vì cả 3 cái tên đều bắt đầu bằng "J"... Nhưng vì tiếng Việt không có chữ "J" nên ông ấy bảo tôi sửa lại thành "Dê", nghĩa là "goat" đó. Tại sao vậy "xếp"? Rồi ông ấy lại bảo theo phong tục Việt Nam, "Dê" tượng trưng cho số 35, rất phù hợp quãng đường 35 năm từ khi Minh-Thu và em tôi dự tính làm đám hỏi cho tới ngày tôi và nàng đính hôn. Ý Trời! Tôi mù tịt, chẳng hiểu gì cả!
James chưa dứt lời mà chị Minh-Thu đã nháy nhó ra hiệu cho tôi đừng giải thích. Tôi nghĩ chắc chị ấy sợ "người yêu" hiểu lầm về chuyện "dê cụ" lắt léo trong tiếng Việt. Tôi đánh trống lảng:
- Từ từ chứ ông bạn. Ông hỏi nhiều quá tôi biết làm sao mà trả lời?
- "Xếp" thông cảm nhé. Tôi đang yêu mà!
Tôi cũng cảm nhận được hạnh phúc của hai người nên đề nghị:
- Chúng mình kiếm chỗ ngồi uống nước rồi nói chuyện nhiều hơn.
- OK "xếp". Em thích chứ, Minh-Thu?
Chị Minh-Thu nhỏ nhẹ:
- Duy đưa chị và "ông ấy" đến Eden được không? Chị nghe nói chứ chưa bao giờ tới.

Hai người vẫn tay trong tay theo tôi vào thang máy xuống nhà lấy xe. Trông họ thật hạnh phúc và đẹp đôi. Tôi nhớ lại một câu nói đã nghe ở đâu đó: "Khi đang yêu và được yêu, người con gái nào cũng trở nên xinh đẹp lạ thường!" Lần đầu tiên trong đời tôi thực sự cảm nhận được phép mầu của tình yêu nam nữ.

Tôi xin phép hai người để viết lại những dòng này như một lời chúc mừng cho tình yêu của họ. James chỉ xin tôi đừng tiết lộ "tên họ" (last name) của gia đình và "chị ấy" yêu cầu tôi đổi tên của chị thành Minh-Thu để người ta không biết chị là ai...

Sau 35 năm, một chuyện tình bắt đầu trong gian khổ và nước mắt từ Cái Sắn, Việt Nam đang bắt đầu "nẩy chồi đơm bông" tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, và trong tương lai rất gần sẽ "kết trái" ở vùng Evanston, tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ...

Nguyễn Duy An
(
vietcatholic.net)

 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Apr/2011 lúc 7:30am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2011 lúc 9:06am

Chuyện di tản 1975

Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nhìn nhưng vẫn hối hả đi qua, còn tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm ! Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mt sâu hõm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ - chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới  bất chấp cái nhìn bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy - người mẹ đó quýnh quáng ngước nhìn lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu khẩn.

Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nhìn thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói gì với nhau rồi nói gì với người đàn bà. Thấy cô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…

Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội.

Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nhìn về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng. Họ quay qua người đàn bà, nói gì đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió ! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nhìn, rồi như hiểu ra, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….

Viết lại chuyện nầy, mặc dù đã hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm !



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Apr/2011 lúc 9:06am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2011 lúc 11:53pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2011 lúc 5:07am
Tác Giả: Nguyễn Thanh Khiết (Việt Herald)   
Thứ Bảy, 23 Tháng 4 Năm 2011 19:31
 
 

“Tôi thương ông, người chiến sĩ không bán mình cho giặc, biết chết và chết oai hùng, ngay trên đống tro tàn còn bốc khói...”


1- Phóng sự Sài Gòn: Ði “thăm” một vị tướng anh hùng QLVNCH
                                        Nguyễn Thanh Khiết (viết riêng cho Việt Herald)

(05/01/2010)

 
Ðã 5 năm qua, năm nào cũng vậy, cứ mỗi cuối tháng 4, sau khi đã như chết rồi trong tiếng reo hò chiến thắng, tiếng pháo mừng đì đùng của giặc, tôi lui cui chuẩn bị ra khỏi nhà vào buổi chiều, đi lên phía Gò Vấp, trên đường Lê Quang Ðịnh, một trong số những con đường may mắn chưa bị đổi tên suốt 35 năm nhục nhằn của thành phố Sài Gòn từ sau ngày 30 tháng 4, 1975 tang thương cũ.

Chùa Già Lam, một cái tên dễ gọi nhưng thật khó. Năm năm về trước, tôi mày mò trên...

... mạng, vào một trang web, một ai đó ghi hàng thông tin “...theo nguồn tin của gia đình tướng Nguyễn Khoa Nam, hài cốt ông được đưa về ‘chùa Gia-Lâm’ đường Lê Quang Ðịnh, Gò Vấp.” Tôi bỏ ra 3 ngày đi nát con đường nầy, Lê Quang Ðịnh không dài, chỉ là con đường cũ từ trước cửa chợ Bà Chiểu thẳng một mạch lên Gò Vấp và kết thúc tại khu nổi tiếng là ngã năm chuồng chó. Vậy mà tôi đi miết 3 ngày, hỏi cả trăm người cái “chùa Già Lâm” ai cũng lắc đầu chẳng biết nó ở đâu. Buổi chiều cuối cùng, với thất vọng và mệt mỏi, tôi ghé vào trạm xăng bên đường, định đổ đầy một bình rồi lên xe về.

Chiều xuống thành phố chật chội bụi xe, người ngựa dân đi làm từ các công sở ùa ra đường phố, đường nào cũng chật, cũng kẹt xe, tôi cố mà không băng qua được bên kia đường cho đúng chiều. Chán nản, tôi dắt con ngựa sắt phong trần, bung bửng, mất vè, đi dọc về phía chợ Bà Chiểu. Ngừng ở một ngã ba, châm điếu thuốc, tự thưởng chuyến hành hương bất thành.

Tôi ngước lên phà khói, bất thần tôi nhìn thấy ba chữ “chùa Già Lam.” Tôi chợt hiểu, cái trang mạng mắc dịch nào đó, một đương sự, không biết tiếng Việt nào đó, một cu cậu không cài phần mềm bỏ dấu tiếng mẹ đẻ nào đó, đã lỡ tay gõ trên thông tin hai chữ “Gia-Lam,” rồi một ông cốt đột nào đó (chắc chắn không phải là cư dân Gò Vấp) đã quá tay dịch từ tiếng Việt sang... tiếng Việt là “Gia-Lâm” báo hại tôi lội 3 ngày trên con đường không hơn 5 cây số này.

Tôi thở ra một cái, tự thưởng cho cái thông minh quá muộn màng của mình, sau khi đã đẫm mồ hôi tới 3 cái áo. Tôi lên xe đi theo hướng mũi tên trên biển báo, lại một phen ngất ngư vì hẻm Sài Gòn. Từ mặt lộ, vào chưa tới 50 mét, con hẻm chia ra hai hẻm nhỏ, mỗi con hẻm có tới hai ngôi chùa tên nghe lạ hoắc, tôi phải lộn ngược ra ngoài hỏi thăm thật cặn kẽ rồi mới an tâm vào bên trong.

Già Lam là một ngôi cổ tự, nằm tận cùng trong con hẻm, ngôi chùa rộng, có khoảng sân ngoài lát đá thật khang trang, qua khỏi cổng là cái sân trồng hoa, một số cội mai lớn sắp hàng trên lối vào chánh điện.

Bên trái là địa tạng đường, xây đơn giản, gồm hai tầng với một cầu thang bằng xi măng vừa đủ cho một người đi lên. Tôi hỏi thăm người giữ xe ở cổng, một cảnh sát trước năm 1975, vóc dáng gầy gò, nhưng nhiệt tình. Khi biết tôi muốn thăm và thắp nhang cho tướng Nguyễn Khoa Nam, ông nắm tay tôi kéo lên cầu thang và giới thiệu tôi với một tăng nhân trạc hơn 30 tuổi có nhiệm vụ trông coi địa tạng đường.

Quả thật, cũng khó mà tìm ra nơi đặt hài cốt, nếu không có người hướng dẫn và sơ đồ chỉ rõ. Trong địa tạng đường, nếu tôi không nhầm, có gần mấy ngàn tro cốt chứa trong các lọ nhỏ lớn đủ kiểu, đủ dáng, đặt trong những tủ kính nằm dọc và dài bằng bức tường phòng.

Có bốn hàng tủ như vậy với hai lối đi nhỏ dọc theo chiều dài, mỗi tủ cao bằng trần nhà nên luôn có một cái ghế gỗ cao cho thân nhân dùng leo lên đối với những hài cốt nằm phía trên cùng. Hũ tro cốt của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam có lẽ do một duyên may nào đó hoặc do vị trụ trì chùa này, một thượng toạ đã viên tịch sau lần cầu siêu cho tướng Nam vào ngày bốc cốt và gởi vào chùa, là người có giao tình với gia đình của thiếu tướng. Hũ tro cốt của tướng Nam được đặt vào ngăn thứ 5 trong tủ kính nhỏ kê sát bức tượng Ðịa Tạng Vương trên bàn thờ giữa phòng.

Khác những năm trước, chiều nay tôi vào thăm ông từ lúc 1 giờ trưa, địa tạng đường khóa ngoài, người trông coi vắng mặt. Tôi trở ra quán cà phê Dương Cầm nằm trên con đường nhỏ gối đầu Lê Quang Ðịnh, tôi không chờ, không đợi ai, và tôi biết ngày hôm nay tôi chỉ có một việc: Bước vào địa tạng đường, thắp một nén hương cho một vị anh hùng đã tuẫn tiết theo thành khi nước mất nhà tan, bằng khí tiết của một tướng tư lệnh.

Ông tự kết liễu đời mình vào ngày + N, sau khi đã vào thăm các binh sĩ của mình trên con đường giữ nước không may thương tật đang được nằm điều trị trong bệnh viện Phan Thanh Giản. Ông vô cùng can đảm khi phó tướng của ông, chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã đi trước ông một bước. Tướng Hưng đã tự sát bằng chính cây súng lệnh của mình khi giặc tràn vào bộ tư lệnh và khi kế hoạch phản công của tướng Nam cùng ông với những đặc lệnh truyền tin đủ chuẩn bị cho cuộc kháng cự “cố thủ miền Tây” dù Sài Gòn đã thực sự buông súng để rơi vào tay Bắc quân.

Một kế hoạch dựa vào kinh nghiệm chiến đấu trên sông rạch của hai ông bị một đại tá có nhiệm vụ thi hành đã nhẫn tâm ném nó vào sọt rác và ra đi theo đoàn người di tản, để lại một hậu quả tang thương cho vùng IV sông ngòi.

Ly cà phê nhỏ những giọt chậm, buồn hơn mọi ngày. Trong cái sánh đen của màu cà phê, tôi còn như thấy được hạt máu những anh hùng bất tử đã đổ xuống cho quê hương nầy như năm tướng Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng và Nguyễn Khoa Nam.

Uống ly cà phê tôi còn nghe vẳng đâu đó một bản nhạc buồn “Anh hỡi anh ở lại Charlie, anh hỡi anh giã từ vũ khí.” Tôi nghĩ tôi phải tội nghiệp cho ông tướng mà chiều nay tôi sẽ đốt một nén nhang tưởng niệm ông. Ông chết chi vào cái ngày mắc dịch đó để không có ai làm cho ông một bài hát đại khái như vầy cũng được:

“Tôi thương ông, người chiến sĩ không bán mình cho giặc, biết chết và chết oai hùng, ngay trên đống tro tàn còn bốc khói...”

Tôi trở lại chùa Già Lam lúc 6 giờ chiều, và đúng chiều nay sau khi uống ly cà phê suốt 4 giờ chết tiệt.

Người giữ cửa vẫn chưa tới. Tôi bước thẳng vào trong khi thấy lấp ló một tăng nhân trong đó, tôi trình bày ngắn gọn và được giúp đỡ tận tình. Ông đưa cho tôi xâu chìa khoá, chỉ cho tôi cái chìa để mở cửa phòng chứa tro cốt của tướng Nguyễn Khoa Nam. “Ông biết chỗ rồi phải không? Hay để tôi chỉ cho ông?” Tôi cám ơn vị tăng nhân và cầm chìa khoá đi thẳng lên tầng trên.

Ðịa tạng đường tối âm u, cái u uất thường cảm nhận ở những nơi như vầy. Chiều đã hết, bây giờ là thời gian của âm khí, cái âm khí rợn dọc sống lưng, giống như một bãi tha ma. Theo lời chỉ dẫn của tăng nhân khi nãy, tôi kéo cầu dao bật điện, mở cửa bước vào phòng.

Bức tượng Ðịa Tạng Vương bồ tát to lớn đặt giữa phòng, cái lư hương trống trơn không một que nhang tàn trong đó. Tôi thật sự xúc động. Hôm nay ngày giỗ của ông, thì tại nơi này, nơi đặt lọ tro cốt của ông, chút thân xác hóa tro đó, anh linh của một thời hiển hách đó, nhang tàn khói lạnh. Không ai, quả thực không ai buồn thắp nén nhang cho ấm lòng.

Tôi lấy cái quẹt ga để sẵn trên bàn thờ và lựa ba nén nhang, loại nhang thường nhất, nhỏ nhất và ngắn nhất thắp lên bàn thờ bồ tát. Tôi đứng nghiêm trước di ảnh tướng Nam, chụm chân chào ông theo kiểu nhà binh mà tôi học lóm được trong bộ đồ dân sự, trong tính cách một thường dân Nam Bộ. Tôi chào viên tư lệnh vùng IV đã tuẫn tiết theo thành vào lúc 7 giờ 30 sáng ngày 1 tháng 5 của 35 năm về trước với tất cả lòng kính trọng và một chút ngậm ngùi. Khi nhìn quanh, chỉ có mình tôi trong chiều xuống giữa địa tạng đường âm u với duy nhất 3 nén nhang thường.

Tôi nhớ trong lòng, 5 năm qua, những lần tôi đến đây, hôm nay ngày tôi buồn nhất. Trước khi ra về, tôi nói nhỏ với di ảnh của người, tôi xin ông cho tôi ghi lại bức ảnh của một tư lệnh, trong chân dung người lính ngày mới ra trường, dù nó không đánh dấu tính oai nghiêm của một danh tướng, nhưng nó là tất cả cái cao thượng, thanh liêm và chất phác của một người đã nằm xuống thực sự hiến dâng cho đất nước.

Bước xuống trả xâu chìa khoá trên bàn vị tăng nhân đã cho tôi mượn, sau khi kéo cầu dao trả lại bóng tối cho những người đã chết, tôi bước ra sân ghé cái quán lá của người lính cũ giữ xe ngoài cổng, tôi mua bao thuốc. Chưa kịp chào, ông đã nhận ra tôi với nhiều lần lui tới, ông trầm giọng cho vừa đủ nghe: “Ba năm nay, ngày này sao không thấy ai đến đốt nhang cho thiếu tướng, chỉ có mình ông thôi hả?” Tôi cười như mếu quay mặt bước đi, tôi lẩm bẩm một mình: “Hôm nay ngày 1 tháng 5, ba mươi lăm năm rồi. Và ba năm qua chưa có ai nhớ mà về đốt cho tướng Nguyễn Khoa Nam một nén nhang!” (N.T.K.)

 

 

 

 

 



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 25/Apr/2011 lúc 5:10am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2011 lúc 5:27am
THÁNG TƯ THƯƠNG ĐAU
Tác Giả: L.N.T.H.   
Chúa Nhật, 24 Tháng 4 Năm 2011 22:30
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 25/Apr/2011 lúc 7:13pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2011 lúc 9:02pm
 Ngày nầy, Năm 1975…
Tác Giả: Tiểu Tử   
Thứ Tư, 27 Tháng 4 Năm 2011 17:10

Vào cuối tháng 5 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt

 
 
Năm nay tôi 80 tuổi . Vợ tôi thường nói với mấy con :« Ông bà mình nói người già hay sanh tật, đúng quá ! Bây coi : ba bây bây giờ sáng nào uống cà phê xong cũng lại đứng trước tấm lịch tháng treo ở phòng khách, nhìn trầm ngâm một chút rồi lấy bút gạch tréo ô vuông đề ngày hôm qua ! Chi vậy hổng biết ? Hỏi ổng thì ổng nói gạch để nhớ rằng đến ngày nầy tháng nầy mình vẫn còn trôi sông lạc chợ ! Trời đất ! Định cư ở Pháp từ  hơn ba mươi năm chớ phải mới đây đâu  mà đi gạch lịch từng ngày ! Ổng còn nói gạch để coi chừng nào mình mới thôi gạch để về lại Việt Nam… »

Câu nói của tôi là sự thật nhưng vì vợ tôi không hiểu nên cho là tôi già sanh tật ! Làm sao giải thích được mỗi lần tôi gạch tréo một ngày như vậy tôi có cảm tưởng như là tôi vừa nhích lại gần quê hương một chút - một chút thôi - đủ để nuôi hy vọng thấy một ngày nào đó mình vẫn còn sống mà trở về…

Sáng nay, cũng giống như mọi ngày, tôi cầm bút gạch tréo ô vuông ngày hôm qua. Ô vuông ngày hôm nay đập vào mắt tôi làm tôi giật mình : ngày nầy, năm 1975 ! Tôi bỗng nhớ ra, nhớ rõ, những gì đã xảy ra ngày đó, nhớ như in. Rồi sợ « cái ngày đó » nó vuột khỏi ký ức vốn đã quá hao mòn của tuổi già , tôi vội vã lấy giấy bút ghi lại…

…Hồi thời trước 75, tôi làm việc cho một hãng dầu ở Việt Nam, phụ trách nhập cảng xăng dầu từ Singapore vào kho dầu Nhà Bè để cung ứng cho thị trường dân sự và quân sự miền nam Việt Nam. Vì trong xứ có giặc nên thị trường quân sự chiếm 60%, trong đó xăng máy bay dẫn đầu. Các bạn tôi trong quân đội giải thích cho tôi biết rằng ở chiến trường miền nam sự yểm trợ của không lực là quan trọng nhứt. Do đó, tôi luôn luôn theo dõi sát tình hình dự trữ xăng máy bay ở các kho dầu miền nam, từ kho Nại Hiên Đà Nẵng dẫn xuống kho Cần Thơ thông qua kho lớn ở Nhà Bè…

Vào cuối tháng 5 năm 1975, sau lịnh triệt thoái cao nguyên, tình hình quân sự trở nên ồ ạt. Sợ trở tay không kịp, tôi còm-măng Singapore một tàu xăng máy bay. Hay tin nầy, hãng bảo hiểm có hợp đồng với hãng dầu tôi làm việc đánh điện phản đối, không cho tàu dầu qua Việt Nam viện cớ tình hình bất ổn. Đánh điện qua, đánh điện lại, cù cưa cả tuần họ mới bằng lòng cho tàu dầu qua, với điều kiện phải có hộ tống của Navy Mỹ họ mới cho tàu vào sông Sàigòn để cập kho Nhà Bè !

Tôi báo cáo với ban giám đốc vì lúc đó ở kho lớn Nhà Bè trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ có bày ngày tác chiến của không quân. Ban giám đốc chấp thuận điều kiện của hãng bảo hiểm. Tôi vội vã gọi điện thoại lại cơ quan yểm trợ Mỹ để xin họp khẩn. Ông trưởng sở trả lời :« Tôi sẽ đến ngay văn phòng ông. Cho tôi mười phút ! ». Tôi quen ông nầy - tên W, thường được gọi là « Xếp » - nhờ hay đi họp chung. Ông ta dễ thương nhã nhặn, biết chút đỉnh tiếng Pháp nên lần nào gặp tôi cũng nói :" Bonjour ! çà va ?" ( Chào ông ! Mạnh hả ?)

Xếp W đến văn phòng tôi với hai người phụ tá. Tôi đã làm sẵn hồ sơ nên sau khi mời ngồi, tôi trao ngay cho họ để họ dễ theo dõi những gì tôi sẽ trình bày. Mười phút sau, tôi kết luận xin can thiệp gấp để tàu dầu xăng máy bay của hãng tôi được hộ tống, không quên nhắc lại điểm chánh yếu là trữ lượng xăng máy bay chỉ còn đủ để chiến đấu trong vòng có bảy bữa !

Nghe xong, Xếp W xin phép bước ra ngoài gọi radio về trung ương. Một lúc sau, ông trở vào, nét mặt và giọng nói vẫn tự nhiên như chẳng có gì quan trọng hết :« Rất tiếc ! Chúng tôi không giúp được ! Thôi ! Chúng tôi về ! ». Tôi đang nghe nghẹn ngang ở cổ thì ông W vỗ vai tôi nói nhỏ bằng tiếng Pháp :« Allez vous en ! » ( Ông hãy đi, đi ! ) Ra đến cửa phòng, ổng ngừng lại nhìn tôi, gật nhẹ đầu một cái như để chào nhưng tôi nghĩ là ổng muốn nhắc lại câu nói cuối cùng " Allez vous en ! " (Ông hãy đi, đi ! ) …

Tôi ngồi bất động, nghe tức tràn lên cổ vì thấy mình bất lực quá và cũng  nghe thương vô cùng cái quê hương nhỏ bé của mình, nhược tiểu đến mức độ mà khi cần nắm tay để kéo đi theo thì « họ » dán…đầy đường cái nhãn « hai bàn tay nắm lấy nhau » để chứng tỏ sự thật tình « khắn khít », rồi khi không còn cần nữa thì cứ tự nhiên buông bỏ không ngượng tay giấu mặt, vì biết mười mươi rằng « thằng nhược tiểu đó không làm gì được mình » !

Tôi ráng kềm xúc động, bước qua phòng họp của ban giám đốc, chỉ nói được có mấy tiếng :« Chánh quyền Mỹ từ chối ! ». Sau đó, tôi đánh điện qua Singapore, cũng chỉ bằng một câu :« Không có hộ tống ». Họ trả lời ngay :« OK ! Good Luck ! » ( Nhận được ! Chúc may mắn ! ) Hai chữ cuối cùng, trong hoàn cảnh nầy và vào thời điểm nầy, nghe sao thật đầy chua xót !

Thấy mới có ba giờ chiều, nhưng không còn lòng dạ đâu để ngồi lại làm việc nên tôi lái xe về nhà. Tôi lái như cái máy, cứ theo lộ trình quen thuộc mà đi. Về đến trước nhà, tôi bỏ xe ngoài ngỏ, đi bộ vô. Vợ tôi chạy ra, ngạc nhiên :« Sao về vậy anh ? ». Tôi không nói được gì hết, chỉ gục đầu vào vai vợ tôi rồi bật khóc . Vợ tôi chưa biết những gì đã xãy ra nhưng chắc nàng đoán được rằng tôi phải đau khổ lắm mới phát khóc như vậy. Cho nên nàng vừa đưa tay vuốt vuốt lưng tôi vừa nói, giọng đầy cảm xúc :« Ờ…Khóc đi anh ! Khóc đi ! »

Ngày đó, tháng tư năm 1975…Đúng là ngày nầy !



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 27/Apr/2011 lúc 9:07pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.266 seconds.