Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2021 lúc 11:14am

Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, ‘Người Ở Lại Charlie’

 

Các trận đánh trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, trong đó nổi bật nhất là các cuộc giao tranh tại ba mặt trận lớn ở An Lộc, Kon Tum và Quảng Trị.

 

Trung Tá Nguyễn Đình Bảo (trái). (Hình: Tài liệu)

 

Từ những ngày đầu Tháng Tư, 1972, tại vùng Tân Cảnh-Dakto ở phía Tây Bắc Kon Tum diễn ra các cuộc giao tranh trước tiên, trong khuôn khổ Chiến Dịch Bắc Tây Nguyên của quân đội Cộng Sản Bắc Việt, và nhắm vào các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tại Vùng II Chiến Thuật.

 

Bối cảnh trận đánh tại căn cứ Charlie

 

Quân Lực VNCH trấn đóng tại vùng phía Tây Bắc tỉnh Kon Tum gần biên giới Việt-Miên-Lào gồm các lực lượng Bộ Binh, Thiết Giáp, Biệt Động Quân, và Nhảy Dù, với nhiệm vụ chính là bảo vệ sườn phía Tây của Vùng II Chiến Thuật, đồng thời theo dõi các hoạt động chuyển quân từ Bắc vào Nam của Quân Đội Cộng Sản Bắc Việt trong mưu đồ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam.

Mỗi khi phát hiện các đoàn quân Cộng Sản xâm nhập này, phía VNCH sẽ báo cáo lại cho Hải và Không Quân Hoa Kỳ, đặc biệt là các phi đội oanh tạc cơ khổng lồ B-52, bay đến tiêu diệt họ cùng với số vũ khí, quân trang, quân dụng, và lương thực mang theo.

 

Hai căn cứ Charlie và Delta, nằm trong tuyến phòng thủ gồm nhiều cứ điểm của Quân Đoàn II Quân Lực VNCH ở phía Tây Sông Pôkô và Quốc Lộ 14, là những mục tiêu bị Cộng Quân tấn công đầu tiên trên đường tiến quân của họ về hướng Tân Cảnh, Dakto và thị xã Kon Tum, một trong ba mặt trận lớn trong Mùa Hè Đỏ Lửa. Trận đánh quyết định tại Đồi Charlie diễn ra từ ngày 11 đến 14 Tháng Tư, 1972, trong đó Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù (Tiểu Đoàn Song Kiếm Trấn Ải), tử trận, và Thiếu Tá Lê Văn Mễ, tiểu đoàn phó, quyết định rút quân khỏi Charlie.

 

Từ đầu Tháng Ba, 1972, biết được kế hoạch của Cộng Sản Bắc Việt là sẽ dùng các Sư Đoàn 320A, Sư Đoàn 322, và Sư Đoàn F10 cùng các đơn vị du kích của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tấn công vào các cứ điểm của Quân Lực VNCH, Trung Tướng Ngô Du, tư lệnh Quân Đoàn II và Vùng II Chiến Thuật, đã điều động các lực lượng Bộ Binh và Thiết Giáp của Sư Đoàn 22 Bộ Binh lên Tân Cảnh để đối phó. Tướng Du còn điều động Liên Đoàn 22 Biệt Động Quân đến các căn cứ biên phòng, đặc biệt là đồn Ben Het, để bảo vệ các tuyến giao thông đi vào Vùng II.

 

Vị tư lệnh Quân Đoàn II cũng yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH cho tăng cường thêm Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù để làm lực lượng trừ bị tại Kon Tum và sẵng sàng cứu ứng cho Tân Cảnh khi cần thiết. Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù đóng tại làng Võ Định, cạnh Quốc Lộ 14, giữa khoảng Kon Tum và Dakto. Các đơn vị trực thuộc được bố trí tại các cao điểm trên Dãy Rocket Ridge về phía Tây quốc lộ 14, với các căn cứ Alpha, Yankee, Charlie, Delta, Hotel… Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù dưới quyền Trung Tá Nguyễn Đình Bảo được chỉ định trấn đóng căn cứ Charlie, gồm các cao điểm 960, 1020, và 1050.

 

Nhạc phẩm “Người Ở Lại Charlie” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. (Hình: Tài liệu)

 

Cộng Quân tấn công căn cứ Charlie, Trung Tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh

Từ ngày 3 Tháng Tư, các lực lượng Sư Đoàn 320A khởi sự tấn công căn cứ Charlie và cứ điểm Rocket Ridge. Cuộc tấn công diễn ra nhiều đợt, và cho đến ngày 11 và 12, Cộng Quân liên tục nã hàng ngàn quả đạn 130 ly, 122 ly, và hỏa tiễn đủ loại vào hệ thống phòng ngự của căn cứ Charlie, quyết dứt điểm căn cứ này.

 

Khoảng 9 giờ sáng 12 Tháng Tư, Cộng Quân tiếp tục pháo loại đạn nổ chậm. Hầm chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo tại cao điểm 1020 bị trúng nguyên một trái đạn 130 ly và bị sập toàn bộ, xác vị chỉ huy tiểu đoàn bị mảnh đạn cắt đứt nhiều chỗ. Khoảng 10 giờ rưỡi đêm đó, các lực lượng Trung Đoàn 52 của Sư Đoàn 320A đã chiếm được nhiều nơi trên căn cứ Charlie.

 

Ngày 13 Tháng Tư, Đại Úy Hùng “Móm” dẫn Đại Đội 112 tổ chức phản công với ý định chiếm lại cao điểm 960 để bảo vệ nguồn nước và bãi đáp dành cho trực thăng ở khu yên ngựa của cụm đồi Charlie, nhưng cuộc phản công bị Cộng Quân đầy lui.

 

Ngày 14, Cộng Quân tiếp tục tấn công vào các cao điểm cón lại của căn cứ Charlie bằng những trận mưa pháo ghê gớm. Vừa dứt pháo, Cộng Quân tràn lên tấn công vào Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù do Thiếu Tá Lê Văn Mễ, tiểu đoàn phó, chỉ huy. Vào lúc này, Thiếu Tá Mễ biết rõ là đơn vị đã hết đạn và cạn lương thực, bởi vì từ ngày 7 Tháng Tư đến nay, tiểu đoàn không nhận được tiếp tế đạn dược và lương thực. Trước hoàn cảnh bi đát đó, Thiếu Tá Mễ bàn với Thiếu Tá Đoàn Phương Hải, trưởng Ban 3 tiểu đoàn, là cần phải rút quân để tìm lấy cái sống trong cái chết cận kề.

 

Để thực hiện kế hoạch này, vị chỉ huy Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù đã ra lệnh cho các đại đội rời căn cứ Charlie theo hướng Đông-Bắc và tìm đường rút về Tân Cảnh (bộ chỉ huy hành quân của Sư Đoàn 22 Bộ binh) thay vì về Võ Định (nơi đóng quân của Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù) vì vị trí này quá xa căn cứ Charlie. Thiếu Tá Mễ cũng xin Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, nửa giờ sau khi lính Dù đã rút đi, cho bắn đạn nổ chụp ngay trên đồi Charlie để tiêu diệt quân tấn công đang tràn ngập căn cứ.

 

Trung Tá Nguyễn Ðình Bảo (phải) và Ðại Tá Trương Vĩnh Phước trong chiến dịch Damber,

Cambodia, Tháng Tám, 1971. (Hình: Tài liệu)

 

Vĩnh biệt Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, “người ở lại Charlie”

 

Khoảng 5 giờ chiều cùng ngày, cả năm đại đội và bộ chỉ huy tiểu đoàn cùng nhau rời cao điểm 1020, vĩnh biệt Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, “người ở lại Charlie.” Cộng Quân tràn lên chiếm đồi thì bị trọng pháo của Nhảy Dù từ các căn cứ hỏa lực gần đó đồng loạt bắn vào. Sau đó, một phi đội pháo đài bay B-52 xuất hiện, dội hàng trăm tấn bom xuống căn cứ Charlie vừa bị bỏ lại. Các lực lượng Cộng Sản Bắc Việt mới tiến lên căn cứ và chưa kịp chấn chỉnh hàng ngũ thì đã bị tan nát dưới trận mưa bom của Không Lực Hoa Kỳ.

 

Cái chết của vị sĩ quan anh hùng này đã gây nhiều xúc động trong lòng các chiến hữu Nhảy Dù và cả các chiến binh thuộc các quân, binh chủng bạn, bởi vì Trung Tá Bảo nổi tiếng là vị chỉ huy tài ba, gan dạ và hết lòng yêu thương đồng đội.

 

Charlie hay Tân Cảnh, Dakto, Kon Tum… không phải là những chiến trường duy nhất mà gót giày sô của vị trung tá đã đi qua, mà còn những địa danh khác nữa, như “Toumorong, Dakto, Dam-be, Đức Cơ, Krek, Snoul, Khe Sanh, Hạ Lào…” như được kể đến trong ca khúc “Người Ở Lại Charlie” của Trần Thiện Thanh, và còn nhiều, nhiều nữa những “địa ngục trần gian” khác từng “dàn chào” bao người chiến binh Quân Lực VNCH như Nguyễn Đình Bảo trong suốt cuộc chiến bảo vệ miền Nam Tự Do trước cuộc chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Quốc Tế hồi hạ bán thế kỷ trước.

 

Giữa mùa tao loạn, cái chết ngay tại chiến trường mới là vinh dự thật sự của người chiến binh, cố Đại Tướng Đỗ Cao Trí, lúc sinh thời, vẫn thường nói vậy. Nếu Trung Úy Nguyễn Văn Đương chỉ nhờ một trận đánh trên Đồi 31 tại chiến trường Hạ Lào mà trở thành “người anh hùng Mũ Đỏ tên Đương” thì Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, “người ở lại Charlie,” trở thành người anh hùng trong cuộc chiến. Không phải chỉ vì một trận chiến trên một ngọn đồi tại vùng núi rừng Kon Tum heo hút mà là vì những chiến công của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo qua biết bao nhiêu lần vào sinh, ra tử tại các mặt trận khác, bởi vì danh vị anh hùng đó còn tùy thuộc vào chiều dài của đời quân ngũ và bề dày của những hy sinh, gian khổ mà người chiến binh cống hiến cho quốc gia, dân tộc.

 

Trong trận chiến trên đồi Charlie, thiết tưởng hai chiến sĩ khác, một Việt, một Mỹ, cũng rất đáng được khâm phục và ngợi ca.

 

 

Bản đồ căn cứ Charlie, 1972. (Hình: nhayduwdc.org)

 

Theo các bài viết về trận đánh tại căn cứ Charlie của tác giả Vương Hồng Anh trên các trang mạng vietbao.com và dongsongcu.wordpress.com, người thứ nhất đáng được vinh danh là Trung Sĩ Lung thuộc Đại Đội 111, Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, người chiến sĩ can trường đã xung phong bắn mở đường cho đồng đội tháo lui, rồi sau đó còn gan lì đoạn hậu để che chở cho anh em rút đi yên ổn trước khi hy sinh vì trúng đạn của Cộng Quân.

 

Người thứ nhì là Thiếu Tá Duffy, John Duffy, một sĩ quan Lục Quân Mỹ, sau trở thành Cố Vấn Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù Quân Lực VNCH. Trong cuộc rút quân khỏi căn cứ Charlie, vị sĩ quan Mỹ gan dạ này luôn nằm trong số những người sau cùng lên trực thăng di tản vì có lòng tốt muốn nhường chỗ cho các chiến binh Nhảy Dù lên máy bay trước. Và, vào phút chót, khi đã đặt chân được lên trực thăng rồi mà Thiếu Tá Duffy, bất chấp nguy cơ có thể bị bỏ lại vùng địch chỉ vì đây là chuyến trực thăng chót trong cuộc di tản khỏi Charlie, vẫn còn phải nhảy xuống đất để kịp đỡ Thiếu Tá Hải lên trực thăng, sau khi vị thiếu tá Dù bị trúng đạn địch mà rớt khỏi phi cơ.

 

Phải biết rằng Quân Đội Thiên Hoàng Nhật Bản (hồi Đệ Nhị Thế Chiến) và Quân Lực VNCH (thời Chiến Tranh Việt Nam) vẫn nổi tiếng là hai đạo quân có các chiến binh dũng cảm nhất thế giới. Điều lý thú là các sĩ quan Mỹ từng tâm sự rằng họ rất “ngán” khi được phái đến làm cố vấn cho các đơn vị như Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, và Biệt Động Quân, bởi vì ai cũng lo sợ mình không đủ gan dạ để theo kịp những người bạn chiến đấu đó trong Quân Lực VNCH.

 

 

Vann Phan

---------------------------------

Người Ở Lại Charlie

 

Tác giả: Trần Thiện Thanh

 

Anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie

Anh! Anh! Hỡi anh giã từ vũ khí

Vâng, chính anh là ngôi sao mới

Một lần này chợt sáng trưng

Là cánh dù đan bằng tiếc thương vô cùng

Này anh! Anh! Hỡi anh ở lại Charlie

Anh! Vâng, chính anh là loài chim quý

Ôi, cánh chim trùng khơi vạn lý

Một lần dậy cánh bay

Người để cho người nước mắt trên tay

Ngày anh đi, anh đi

Anh đi từ tổ ấm

Anh ơi, địa danh nào thiếu dấu chân anh?

Đợi anh về

Chỉ còn trên vầng trán đứa bé thơ, tấm khăn sô bơ vơ

Người góa phụ cầu được sống trong mơ

Toumorong, Dakto, Krek, Snoul

Ôi Dambe, Đức Cơ, Krek, Snoul

Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu

Anh! Cũng anh vừa ở lại một mình, vừa ở lại một mình

Charlie, tên vẫn chưa quen người dân thị thành.

Anh! Anh! Nhớ anh trời làm cơn bão

Anh! Anh! Tiếc anh chiều rừng thay áo

Ôi! Vết đau nào đưa anh đến

Ngàn đời của nhớ thương

Hỡi bức chân dung trên công viên buồn

Xin một lần thôi, một lần thôi

Vẫy tay tạ từ Charlie.

Xin một lần nữa, một lần nữa

Vẫy tay chào buồn anh đi.


Vann Phan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2021 lúc 4:21pm

Tấm Thẻ Bài Rách Tên  <<<<

Tác giả: Hoài Linh
Trình bày: Khánh Ly




Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2021 lúc 3:08pm

Lời Hứa Bên Sông

 




ĐIỆP MỸ LINH 

Trên đoạn đường ngắn từ cư xá trở lại trạm gác, khi đi ngang đoàn chiến đỉnh đang cặp nơi cầu tàu, Bảo Ngọc chợt nghe tiếng hát văng vẳng trong không gian tĩnh lặng của một buồi chiều: There is a river called the River of No Return. Sometimes it’s peaceful and sometimes wild and free…” (1) Tình khúc này gợi lại trong hồn Bảo Ngọc hình ảnh thê thảm sau những giờ phút êm đềm, hạnh phúc khi ông bà Trực đưa bé Bảo Ngọc đi xem xi-nê, phim River Of No Return. Lúc đó, Bảo Ngọc chỉ là cô bé con, được ông Trực cầm tay cho khỏi lạc; còn bà Trực mang thai gần ngày sinh.

Chiều nay, bất ngờ nghe lại ca khúc River Of No Return, Bảo Ngọc nhìn quanh, chợt thấy nơi cầu tàu, một quân nhân Hoa Kỳ – Hải Quân đại úy Taylor – đang ôm Guitar, ngồi bệt phía trước chiếc Cammand, chân thòng xuống sông, vừa đàn vừa hát. Tiếng hát của Taylor làm cho sự hãi hùng, nỗi đau thương và niềm uất hận bừng lên trong hồn Bảo Ngọc một cách dữ dội và tàn ác không khác chi tiếng nổ của mấy trái lựu đạn do Việt Cộng thảy vào đám người vừa từ rạp xi-nê đi ra!

Mấy tiếng nổ kinh hoàng vừa vang lên, nhiều thân người gục xuống trong tiếng gào khóc, réo gọi nhau! Bảo Ngọc nghe giọng hốt hoảng của ông Trực: “Má bé Ngọc đâu? Má bé Ngọc đâu?” Bảo Ngọc sợ quá, khóc thét lên.

Tối đó Bảo Ngọc khóc thét vì hãi sợ tiếng nổ và cảnh hỗn loạn! Vài ngày sau, Bảo Ngọc khóc âm thầm trong không gian buồn thảm khi Bảo Ngọc thấy bà Trực nằm trong quan tài – bụng của Bà vẫn còn căn lớn!

Dòng ký ức đau thương của Bảo Ngọc đến đây cũng là lúc Taylor hát đến câu: “…down the river of no return. Wail-a-ree, wail-a-re-e-ee….” (2) Bao nhiêu năm trước, khi Marilyn Monroe hát trong phim xi-nê, Bảo Ngọc chỉ thích giai điệu êm đềm, thiết tha của dòng nhạc chứ chưa hiểu được lời ca. Sau thời gian học Tú Tài ban Anh văn và học thêm Anh văn tại Hội Việt Mỹ, trình độ Anh văn của Bảo Ngọc rất khá. Bây giờ, nghe Taylor kết thúc bằng câu “…She’ll never return to me!” (3) tự dưng niềm thương nhớ người Mẹ trẻ và đứa em chưa được chào đời như lời gọi sâu thẳm từ tiềm thức, làm cho những bước chân vô hồn của Bảo Ngọc đi dần về hướng bờ sông, đến gần đoàn chiến đỉnh, rồi đứng yên, lắng nghe!

Thấy Bảo Ngọc, Hải Quân trung úy Ngân, cùng khóa với Thuận – con riêng của bà Thắm, Mẹ kế của Bảo Ngọc – nhìn Bảo Ngọc không rời. Nhiều lần, nửa đùa nửa thật, Ngân nói với Thuận: “Thuận! Cho tao làm em mày, nha.” Thuận giả vờ như không nghe; vì ý Thuận muốn Bảo Ngọc phải đạt được những ước mơ trên đường học vấn mà Thuận phải bị gián đoạn vì lệnh động viên.

Bảo Ngọc đứng chơ vơ trên cầu tàu. Hai tà áo dài trắng chờn vờn nhè nhẹ theo từng cơn gió chiều, trông như hai cánh bướm.

Nhân dáng của cô gái nơi cầu tàu làm Taylor ngạc nhiên đến không tin vào thị giác của chàng! Tin làm sao được khi mà dáng người thanh cao, đồng phục trắng, khuôn mặt xinh đẹp và đôi mắt ươn ướt của cô gái này lại giống y như nhân dáng và khuôn mặt của cô học trò mà cách nay vài hôm, khi lái chiếc Jeep qua khỏi cầu, tình cờ Taylor thấy cô nàng đang loay hoay gỡ tà áo dài ra khỏi giây “sên” xe đạp – mà gỡ không được! Taylor dừng xe Jeep, hỏi thăm, thấy mắt cô nàng ửng đỏ như khóc. Taylor gỡ giúp vạt áo dài cho cô.

Nếu người đời cho rằng “love at first sight” có thật, thì ngay hôm giúp cô gái gỡ tà áo, Taylor tự biết rằng chàng không thể xua đuổi khuôn mặt diễm kiều và ánh mắt buồn của cô gái này ra khỏi trái tim của chàng! Taylor hỏi tên, nhưng theo cách phát âm của nàng, không thể nào Taylor có thể nhớ hoặc lập lại được. Taylor đưa cuốn sổ tay, nói nàng viết tên và địa chỉ của nàng, với dụng ý sẽ đến thăm nàng. Cô gái lắc đầu, bảo chỉ có thể viết tên Bảo Ngọc, không dám cho địa chỉ; vì gia đình nghiêm lắm.

Bảo Ngọc biết trước rằng, khi về nhà, thế nào bà Thắm cũng dành cho nàng một trận đòn! Vì biết trước, vì lo sợ, cho nên, trước khi lên xe đạp, Bảo Ngọc nhìn Taylor bằng đôi mắt biết ơn nhưng rất buồn. Chính đôi mắt buồn của Bảo Ngọc làm cho lòng Taylor xao xuyến vô cùng! Sau khi Bảo Ngọc đạp xe đi, Taylor quyến luyến nhìn theo, lòng thầm ước sẽ được gặp lại nàng.

Chiều nay, bất ngờ thấy cô gái mặc đồng phục trắng đang đứng bên bờ sông An Giang, nghĩ rằng có thể niềm mơ ước của mình thành hiện thực, Taylor dựng Guitar cạnh pháo tháp rồi lên bờ, đi về hướng cô gái. Lúc này Bảo Ngọc cũng mườn tượng như đã thấy quân nhân Hoa Kỳ này đâu đó. Khi nhận ra chữ Taylor trên miệng túi áo, Bảo Ngọc mới nhớ.

Sau vài câu xã giao và xác định, Taylor hỏi Bảo Ngọc vào căn cứ Hải Quân có việc gì? Bảo Ngọc đáp:

-Tôi đem thức ăn vào cho anh Thuận của tôi. Nhưng khi trở ra cổng gác, nghe tiếng ai hát bài River Of No Return thì những kỷ niệm đau thương trong tôi chợt sống lại. Tôi muốn biết xem ai đang hát bài đó, vì tôi thích bài đó lắm.

Taylor nhìn vào mắt của Bảo Ngọc một cách tha thiết:

-Rất tiếc vô tình tôi gợi lại kỷ niệm buồn của cô. Xin cảm ơn cô đã thích bài hát mà tôi cũng yêu thích. Nếu có cơ hội, tôi sẽ vui vẻ để đàn và hát cho cô nghe. Tiếc rằng trung úy Thuận và chúng tôi sắp đi công tác; và hai tuần nữa tôi sẽ mãn nhiệm kỳ để trở về Hoa Kỳ.

-Chúc anh may mắn. Có lẽ anh vui lắm vì sắp mãn nhiệm kỳ chiến đấu trên đất nước tôi.

-Cảm ơn lời chúc lành của cô. Nhưng, nếu trước đây khoảng một tuần, cô nói với tôi câu ấy thì hoàn toàn đúng; nhưng từ hôm gỡ hộ tà áo dài của cô ra khỏi giây “sên” xe đạp cho đến nay thì câu nói ấy không đúng nữa.

Bảo Ngọc thật thà quá đổi:

-Tại sao?

Taylor chưa kịp đáp lời của Bảo Ngọc thì đã nghe tiếng Thuận – có vẻ rất gay gắc khi thấy em gái đang nói chuyện với một người Mỹ – phát ra từ nhóm quân nhân đang đi gần đến cầu tàu:

-Bảo Ngọc! Đi về!

Bảo Ngọc vội nói “Good bye” với Taylor. Taylor ngạc nhiên:

-Cô bé ơi! Tại sao cô có vẻ sợ?

-Tôi…tôi không được phép nói chuyện hoặc làm quen với người ngoại quốc.

-Tại sao?

-Dài dòng lắm, tôi không thể giải thích ngay bây giờ.

-Tôi muốn làm quen với cô.

-Sorry! Không được đâu!

Bảo Ngọc xoay bước. Trong giây phút bồng bột, Taylor không nén được tình cảm, nói vói theo:

-Cô bé ơi! “Rever Of No Return” but I will return!

Lời hứa hẹn của Taylor khiến Thuận nhận thức được rằng Bảo Ngọc không còn bé nữa! Thuận nghĩ đến Ngân. Thuận tự hứa sẽ tìm cơ hội để “hai đứa nó” quen nhau. Bây giờ phải ngăn Taylor trước, Thuận bước đến gần, khẻ nói:

-Đại úy Taylor! Ông đừng nên tìm cách gặp em tôi.

-Tại sao?

-Phong tục của đất nước tôi là: Những thiếu nữ chưa lập gia đình, thuộc vào những gia đình nề nếp, lễ nghĩa, có giáo dục cao không bao giờ được phép nói chuyện hoặc làm quen với người ngoại quốc.

-Tôi không hiểu gì cả.

-Ông không cần hiểu. Tôi khuyên ông, khi nào buồn, nhớ nhà thì ra “bars” mà giải khuây.

-Tôi không muốn giải khuây. Tôi muốn làm theo ước vọng của trái tim tôi.

Chưa kịp đáp lời Taylor, chợt thấy thiếu tá Quang – Chỉ Huy Trưởng giang đoàn – đang bước xuống chiếc Command, Thuận và Taylor cũng bước theo.

***

Đoàn chiến đỉnh giang hành chầm chậm, gần bờ. Nhìn dòng An Giang bát ngát trong bóng hoàng hôn mịt mùng, tự dưng Taylor cảm thấy nhớ những ngày thơ dại bên dòng Mississippi bao la. Bất giác Taylor “ngân nga” nho nhỏ: Oh, you Mississippi River with waters so deep and wide. My thoughts of you keep rising just like an evening tide. I’m just like a seagull that’s left the sea. Oh, your muddy waters keep on calling me…” (4) “Ngân nga” đến đây, Taylor chợt nhận ra, ngày đó, chàng yêu thích Hải Quân và ghi tên theo học tại United States Naval Academy chỉ vì sự quyến rũ của dòng Mississippi hùng vỹ!

Trong khi Taylor thương nhớ dòng sông hùng vỹ nơi quê nhà thì màn đêm từ từ bao phủ vạn vật. Đoàn giang đỉnh lầm lủi tiến, không được mở đèn. Nếu không có tiếng của Quang dùng ám từ truyền tin để liên lạc với các đơn vị bạn trên bờ và nếu không có tiếng máy tàu “vi vu”, đoàn chiến đỉnh trông như những “quái vật” khổng lồ đang di động. Trên mỗi “quái vật” khổng lồ này, nhiều cặp mắt quan sát hai bên bờ sông để đề phòng bị Việt Cộng phục kích.

Dù trong đêm đen, hình dáng “dềnh dàng” và những cột “ăng-ten” cao lêu nghêu trên chiếc Command cũng cho thấy sự khác biệt của “quái vật” này với những “quái vật” khác trong đoàn. Chính sự khác biệt này khiến Việt Cộng thường tấn công chiếc Command trước.

Nhiều tiếng nổ kinh hồn vang lên. Chiếc Command và LCM trúng đạn! Đoàn giang đỉnh bắn hỏa châu, soi sáng một vùng. Từ máy truyền tin: “Hai lần tư tưởng Québec! Hai lần tư tưởng Québec! Đây Hotel! Métro ‘đi phép dài hạn’ rồi!” (5) Quang giận dữ, hét lên trong ống liên hợp: “Tất cả cho ‘gà cồ’ ‘gáy’ hướng 3 giờ. Nghe rõ, trả lời?” Âm vang của súng cối từ đoàn chiến đỉnh át hẳn tiếng trả lời. Trong bờ Việt Cộng dùng B40 bắn ra xối xả. Quang ra lệnh đoàn chiến đỉnh ủi thẳng vào bờ bên phải, xử dụng hỏa lực tối đa.

Thấy Việt Cộng “chém vè” và tiếng B40 dịu dần, Quang ra lệnh đoàn giang đỉnh ngưng tác xạ; vì ngại đạn lạc trúng các đơn vị bạn đang đánh bọc hậu.

Gác ống liên hợp xong, Quang mới thấy Taylor đang ôm chân và máu đọng từng vũng trên sàn chiếc Command.

***

Vừa bước đi Taylor vừa lắc đầu như chán nản, như không tin vào nhận xét của chính mình. Tin sao được khi mà, thời còn chiến tranh, những thành phố miền Nam Việt Nam mà chàng đã đi qua – dù thường xuyên bị “Vi-Ci” pháo kích và đặt chất nổ để khủng bố – vẫn vui tươi, đầy sức sống; còn bây giờ, sau khi miền Nam được “giải phóng”, tại sao Taylor chỉ thấy nụ cười hớn hở phô hai hàm răng vẩu trên khuôn mặt sạm đen của những người mặc quân phục màu cứt ngựa, đội nón cối, hoặc nón tai bèo, chân mang dép làm từ vỏ xe hơi; còn thường dân thì mặt ai trông cũng hốc hác như thiếu ăn, mất ngủ?

Quanh Taylor là sự tiêu điều toàn diện! Sự tiêu điều thể hiện nơi từng bộ quần áo vá víu trên tấm thân gầy đét của người dân; trên những đôi chân trần; trên những gánh hàng rong chỉ loe ngoe vài trái bắp, trái ổi hoặc mấy bó rau èo uột. Sân trường thưa thớt học trò, vì tất cả phải bươn chải kiếm sống và cũng vì chính sách “kê khai lý lịch” cho nên con của “Ngụy quân Ngụy quyền” không được đi học!

Qua sách báo, Taylor hiểu, tất cả sĩ quan của “bên thua cuộc” đều bị “Vi-Ci” đày đọa trong những nhà tù được ngụy danh là “trại cải tạo”; còn hạ sĩ quan và binh sĩ thì sao? Cả một quân lực như vậy mà nay tất cả biến đi đâu?

Nhiều lần Taylor gạ chuyện, muốn làm quen với người Việt để hỏi về những quân nhân V.N.C.H. và về những loa phóng thanh được gắn khắp nơi, phát ra tiếng nói rổn rảng, quyết liệt như họ đang cãi nhau, nhưng dường như không ai hiểu tiếng Anh; chỉ có người quản lý khách sạn là có thể vừa ra dấu vừa đàm thoại một cách rất giới hạn! Ngày trước, những người lính và thủy thủ, cũng có thể vừa nói vừa ra dấu để hiểu nhau và ngay cả mấy bác xích lô cũng rất thân thiện, lúc nào cũng “Hello! How are you?” Bây giờ mọi gương mặt đều lạnh lùng với đôi mắt không bao giờ dám nhìn thẳng. Cái gì làm cho mọi người hãi sợ đến như vậy?

Như để giải đáp thắc mắc của Taylor, tiếng thét của một phụ nữ vang lên. Taylor quay nhìn về hướng phát ra tiếng thét và thấy một tên công an đang dằn co với một bà bán hàng rong; vì bà này không có giấy phép “đăng ký kinh doanh”! Cả hai đều lớn tiếng với nhau.

Đây là lần đầu tiên – sau khi trở lại Việt Nam – Taylor thấy một phụ nữ dám lớn tiếng với một nhân vật mặc quân phục “Vi-Ci”. Bất ngờ tên “Vi-Ci” “dộng” vào mặt phụ nữ bán hàng. Cú “dộng” này khiến bà bán hàng té xuống, kiếng đeo mắt rớt, mẻ một góc. Trong khi Taylor giận dữ, vừa quát “Hey! Stop it!” vừa cố đi nhanh đến bên bà bán hàng – nhưng vì chân bị thương trong thời kỳ chiến tranh, đi nhanh không được – thì tên “Vi-Ci” đạp vào người bà bán hàng; thuận chân, hắn đạp luôn vào thúng xôi của bà khiến xôi đổ vươn vải trên nền đất. Và, trước ánh mắt kinh ngạc của Taylor, đám trẻ con từ đâu ùa đến, chụp nhanh mớ xôi, vừa chạy vào hẽm vừa cười vừa ăn!

Thấy một người “nước ngoài” đi đến, tên “Vi-Ci” bỏ đi thật nhanh.

Taylor cầm tờ $20.00 Mỹ kim trong tay, khom người đỡ bà bán hàng dậy, giọng dịu dàng:

-Bà bị đau ở đâu? Bà cần đi bác sĩ hay bệnh viện không?

Khi hỏi hai câu đó Taylor cảm thấy hơi xốn xang trong lòng, vì nghĩ rằng làm thế nào bà bán hàng hiểu được; nhưng chàng không thể nói tiếng Việt thì làm sao! Thật bất ngờ, Taylor thấy bà bán hàng vừa lượm cặp kính bể đeo vào, vừa khóc tức tưởi vừa đáp:

-Cảm ơn. Nhưng cơm chúng tôi còn không có mà ăn thì làm thế nào tôi có thể đi bác sĩ hoặc bệnh viện được!

-Một người nói tiếng Anh khá như bà mà tại sao phải đi bán hàng rong?

-Từ 30 tháng Tư 1975 đến nay, mọi tầng lớp xã hội miền Nam, mọi sự việc trên đất nước tôi đều đảo ngược hết rồi ông ạ!

-Thế bà là người miền Nam, đúng không?

Bà bán hàn buồn bả gật đầu.

Thấy kính cận của bà bán hàng bị bể, Taylor lấy thêm hai tờ $20.00 Mỹ kim nữa, đưa cho bà:

-Đây, $60.00 Mỹ kim, tôi mua tất cả thức ăn trong gánh của bà.

Biết giá trị của sáu mươi Mỹ kim vào thời bao cấp – thời mà hằng ngày, mỗi gia đình “Ngụy” chỉ biết ăn bo bo thay cơm – nhưng bà bán hàng cũng vẫn lắc đầu:

-Cảm ơn. Nhưng xôi đổ hết rồi, ông mua mớ lá chuối và gióng gánh này để làm gì?

-Không. Không. Tôi không lấy bất cứ vật gì. Bà giữ tất cả. Tôi muốn trả tiền cho mớ “cơm” bị đổ.

-Xôi bị đổ không phải lỗi của ông, tại sao ông phải đền tiền? Cảm ơn ông, nhưng tôi không thể nhận tiền của ông.

Không thể nào Taylor hiểu được rằng bà bán hàng được nuôi dạy trong một gia đình theo nền giáo dục xưa: “Giấy rách phải giữ lấy lề” và “Đói cho sạch rách cho thơm”. Vì không hiểu cho nên Taylor bị mặc cảm. Taylor thầm chửi lũ phản chiến Mỹ; vì lũ phản chiến đã áp lực Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Taylor tự hỏi, có phải hệ lụy về việc Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam – để “Vi-Ci” đem tất cả oán thù, đau thương và thảm khốc trút lên đầu người dân miền Nam – đã làm cho chính người miền Nam cũng không còn thiện cảm với người Mỹ nữa hay không? Không thể nào Taylor tự giải đáp được. Taylor cảm thấy buồn buồn, đi dần về hướng bờ sông.

Taylor tựa vào thân cây, nhìn dòng An Giang lặng lờ. Ngày xưa, nhìn dòng An Giang, Taylor nhớ dòng Mississippi hùng vỹ. Giờ đây, nhìn dòng An Giang, Taylor lại nghĩ đến lời hứa của chàng với cô học trò áo trắng. Buồn lòng, Taylor cất tiếng hát nho nhỏ như than thở với dòng An Giang về niềm riêng của chàng: “There is a river called the River of No Return…. Swept on forever to be lost in the stormy sea…” (6)

Tiếng hát của Taylor văng vẳng trong gió chiều khiến bà bán hàng ngẩn ngơ. Nhìn quanh, không thấy ai có radio – dù có radio cũng không ai dám nghe đài của “bọn đế quốc xâm lược” – bà bán hàng băng nhanh qua đường, đến phía sau thân cây và nhận ra người ngoại quốc này đang hát.

Theo tiếng hát khàn khàn của người đàn ông Mỹ đã mất hết nét thanh xuân vì bộ râu “quai nón” cùng với thân người bệ xệ, bà bán hàng chợt nhớ lại hình dáng thon thả, đôi mắt xanh biếc cùng lời hứa của đại úy Taylor nơi cầu tàu thuộc trại Vân Đồn, năm xưa.

Bà bán hàng nghĩ đến Taylor không phải bà thương yêu Taylor; mà chỉ vì bà vừa nhớ lại ý tưởng của bà trong hai lần tiếp xúc với Taylor.

Ý tưởng của bà thuở ấy là: Ước mơ được du học ngoại quốc để thoát khỏi sự đọa đày triền miên của bà Thắm – người dì ghẻ ác độc; ước mơ có thể quên được hình ảnh bi thảm của Mẹ và đứa em chưa chào đời; và ước mơ quân đội Hoa Kỳ sẽ giúp Quân Lực V.N.C.H. “đuổi” được Việt Cộng – những người đã trực tiếp đưa bà vào cuộc sống đầy đau thương và tủi hận – về Bắc.

Khi Taylor vừa dứt lời ca, bà bán hàng bước ra phía trước, hỏi:

-Thưa ông, xin lỗi, ông làm ơn cho tôi hỏi một câu.

Gặp người nói tiếng Anh khá, Taylor vui, muốn kéo dài cuộc đàm thoại, “Okay” ngay.

-Đây là lần đầu tiên ông đến Việt Nam hay là ông từng tham chiến tại Việt Nam?

Nhìn dáng người gầy còm, lưng còng vì thiếu dinh dưỡng, khuôn mặt đen đúa, đầy nếp nhăn, răng sún và đôi mắt tí hí ẩn sau đôi kính cận dày cộm bị mẻ, Taylor đáp:

-Tôi đã phục vụ đơn vị Hải Quân tại đây.

-Ông trở lại để tìm kỷ niệm của thời đáng yêu nhất trong đời người, phải không?

-Không. Ngay sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam bang giao, tôi tìm mọi cách để trở lại đây chỉ với mục đích tìm một người; nhưng suốt gần hai tuần qua tôi tìm không ra.

Nghi đây là cựu Hải Quân đại úy Taylor, nhưng bà bán hàng muốn chính Taylor xác nhận:

-Nếu ông không ngại, ông có thể cho tôi biết tên người mà ông muốn tìm hay không?

Taylor vừa đáp vừa lấy ví, mở ra, lật cuốn sổ tay cũ, giấy đã úa vàng:

-Tôi không thể nói được tên của cô ấy; nhưng đây, chữ viết của cô ấy, nhờ bà đọc giùm.

Vừa thấy nét chữ của chính mình, Bảo Ngọc xúc động, không thốt nên lời! Bảo Ngọc cúi mặt. Bất ngờ hình ảnh của Thuận cùng tiếng khóc than của vợ con Thuận khi hay tin Thuận tử thương trong khi chiến hạm chuyển quân và dân di tản từ Vùng I và Vùng II Duyên Hải đi Phú Quốc chợt hiện về!

Tin Thuận tử thương khiến bà Thắm trở nên lầm lì như một người câm! Nhưng, sau khi bị Việt Cộng tịch thu nhà, đuổi đi kinh tế mới và tiếp đến là tin Thảo – con của bà và ông Trực – tử trận khi thi hành nghĩa vụ quân sự bên Cao Miên thì bà Thắm…quỵ xuống và không bao giờ bà có thể ngồi dậy được nữa!

Bảo Ngọc quyết định không cần suy nghĩ:

-Rất tiếc, tôi cố nhớ xem bạn hữu của tôi ai có tên đó hay không mà nhớ không được! Chào ông.

Bảo Ngọc trả lại cuốn sổ tay.

Lúc nãy, trong khi Bảo Ngọc bị tình cảm chi phối, Taylor kín đáo lấy một số tiền kha khá, cuộn nhỏ. Khi nhận lại cuốn sổ tay, Taylor nắm bàn tay xương xẩu của Bảo Ngọc, để cuộn tiền vào, giọng ân cần:

-Bà cố gắng như vậy là tốt rồi. Tôi cảm ơn bà. Tôi muốn biếu bà món quà để bà mua đôi kính khác; đeo kính bể rất nguy hiểm. Và nếu bà cần đi bác sĩ hoặc đến bệnh viện vì bị chấn thương do tên “Vi-Ci” gây ra cho bà lúc nãy thì bà có thể dùng.

Cúi mặt tránh ánh nhìn của Taylor, Bảo Ngọc chợt nhớ những buổi chiều, nếu xôi bán không hết, nàng đút từng miếng xôi rất nhỏ cho bà Thắm ăn. Bà Thắm thường thều thào: “Ngọc…ơi! Dì…biết Dì đã quá tàn ác đối với con cho nên Trời phạt Dì! Con… tha thứ cho Dì. Con cố làm phước, lấy đức cho hai thằng con của con. Đừng bỏ Dì… chết bờ chết bụi, nhen, con.” Bảo Ngọc xúc động, “dạ” nho nhỏ. Bà Thắm tha thiết hơn: “Con hứa với Dì, nha, Ngọc!”  Từ tâm thức nhân hậu của nàng, Bảo Ngọc vừa nghĩ đến người Cha đang bị Cộng Sản Việt Nam cầm tù vừa đáp: “Dạ, con xin hứa với Dì. Con cũng xin cảm ơn Dì đã thay Má con mà chăm sóc cho Ba con suốt bao nhiêu năm dài”. Từ đôi mắt mờ của bà Thắm, hai hàng nước mắt lăn dài…

Lời hứa với bà Thắm, hình ảnh hai đứa con của nàng đang phụ bán cơm dĩa với vợ con của Thuận tại bến xe đò và nhân dáng tan thương, đói rách của ông Trực và Ngân – chồng của nàng – trong nhà tù A30 đem đến sự dằn co rất mãnh liệt trong lòng Bảo Ngọc. Cuối cùng, nàng nói nhỏ:

-Cảm ơn ông rất nhiều. Gia đình tôi – cũng như không biết bao nhiêu gia đình người miền Nam bị “Vi-Ci” đuổi đi kính tế mới – rất cần sự giúp đỡ của mọi người. Chào ông.

Taylor chưa kịp nói gì, Bảo Ngọc đã vội vàng băng qua đường, đến bên gánh xôi, quảy gánh, bước nhanh như chạy trốn.

Trong khi Bảo Ngọc như muốn liệm chết một dĩ vãng tươi đẹp lẫn đau thương đang bừng sống trong hồn nàng thì Taylor nhìn theo người đàn bà khốn khổ, đi chân trần, lòng buồn buồn, vừa tưởng nhớ cô học trò áo trắng năm xưa vừa “ngân nga” nho nhỏ: “…Gone gone forever down the river of no return. Wail-a-ree, wail-a-re-e-ee, she’ll never return to me!” (6)

ĐIỆP MỸ LINH

http://www.diepmylinh.com/

1-2-3.6- River Of No Return của Lionel Newman, Ken Darby.
4.- Mississippi River Blues của McWilliams, Elsie / Rodgers, Jimmie.
5.-Ám từ truyền tin: Québec được hiểu là thiếu tá Quang. “Métro đi phép dài hạn” là Ông Mẫn tử trận rồi.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Feb/2021 lúc 10:10am

Tấm Thẻ Bài



   

 

 

 



 

 

 

 

Mẹ qua đời tôi chưa tròn một tuổi
Sống với bà, nhờ chén nước cơm vo
Cha cải tạo, không biết đến bao giờ?
Từ giặc chiếm phải xa cha, lìa mẹ!

Tôi không được vào trường như bạn trẻ
Bởi con “ngụy” liên hệ tội của cha
Ăn không no, bà yếu sức tuổi già
Sống lây lất bo bo thay cơm cháo

Cay đắng nào hơn, tuổi vừa lên sáu
Bà qua đời trong khốn khổ, ốm đau!
Tôi lang thang bươi rác, ngủ gầm cầu
Kiếm từng bữa, ngày qua ngày tiếp nối

Lất phất mưa bay, trời chạng vạng tối
Chị hàng rong dừng gánh, ở bên đường
Cho gối xôi, mắt ấm áp tình thương...
Ôi hạnh phúc, nghẹn ngào tôi bật khóc!

Và từ đó đời bớt phần cô độc
Sống với chị, nhờ vào gánh hàng rong
Lâu lắm rồi, giữa đêm tối mùa đông!
Bờ sông vắng, tôi lên xuồng ba lá

Trước, sau xuồng có hai người khách lạ
Họ bơi nhanh từ sáng đến xế chiều
Qua những vùng thôn hoang vắng đìu hiu
Trời khuất núi, xuồng vẫn chưa ghé bến

Tôi không hỏi đi đâu, bao giờ đến?
Qua đồng xanh lác đác cụm trâm bầu
Bông súng vàng hơn hớn dưới đầm sâu
Cá nhảy ngược, dầm bơi làm quấy động

Gió vi vu, xuồng lướt êm trên sóng
Tôi lặng thinh, ngắm đếm những sao trời
Chăm chú nhìn chờ sao xẹt, đổi ngôi…
Thành Tâm nguyện, sẽ ứng linh lập tức

Tiếng ai gọi? Bàng hoàng tôi chợt thức!
“…Con ơi con, hãy tỉnh giấc đi con
Cha đây! Con tôi thân xác gầy còm
Tuổi thơ dại, sớm chịu nhiều đau khổ…”

Chị thiết tha, vuốt tóc tôi bảo nhỏ:
“…Gọi đi em, người đó chính là cha…”
Tôi ôm cha, mắt lệ mãi chan hòa!
Cha ôm tôi trong vòng tay trìu mến!

“…Ngày cha ra đi, Miền Nam giặc chiếm…
Bà qua đời rồi con sống với ai?
Nhận ra con nhờ có tấm thẻ bài
Là di vật cuối cùng cha để lại…” 

Hôm nay đây, mình tôi nơi hải ngoại!
Tuy bạn bè và đồng đội rất đông
Đoàn tựu rồi, vẫn cách núi ngăn sông…
Nhưng cùng dạ, chung lòng cho Chánh nghĩa

DƯ THỊ DIỄM BUỒN

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2021 lúc 8:38am

Một Thời Yêu Thương 

Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh nắng mặt trời? Thế hệ này đi, thế hệ kia đến, nhưng trái đất vẫn mãi mãi trường tồn. Mặt trời mọc rồi lặn; mặt trời vột vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên. Gió thổi xuống phiá nam, rồi xoay về phiá bắc: gió xoay lui, xoay tới rồi gió đi, gió trở qua, trở lại lòng vòng. Mọi khúc sông đều xuôi ra biển, nhưng biển cũng chẳng đầy. Sông chẩy tới đâu thì từ đó sông lại tiếp tục. Chuyện gì cũng nhàm chán, chẳng thể nói gì hơn. Mắt có nhìn bao nhiêu cũng chẳng thấy gì lạ, tai có nghe đến mấy cũng chẳng thấy gì mới.

Đoạn mở đầu Sách Giảng Viên — Ecclesiastes — trong Kinh Thánh. Bồi hồi tưởng nhớ những năm 1982, 1983 u ám khủng khiếp ở Sài Gòn, bọn ác ôn tịch thu tất vả những kho sách Kinh Điển Công Giáo, Tin Lành. Khi ấy, với những người Con của Thiên Chúa, và những người đau khổ tìm đến với Chuá, sách Kinh Thánh quí hơn vàng. Người ta ra chợ mua vàng dễ dàng, mua bao nhiêu vàng cũng có, nhưng người ta không thể tìm mua được Kinh Thánh, vì không có nơi nao ở Sài Gòn những năm ấy có bán Kinh Thánh.
“Các ngươi sẽ đói lời Ta từ bờ biển này tới bờ biển kia!” Thưa đúng như Ngài đã nói. Sau 1975, chúng tôi đói lời Chúa một cách thê thảm. Một nhóm tu sĩ tại gia chỉ in ronéo một số bài giảng, tập lịch đạo năm mới, phát cho  tín hữu, bị bắt vào tù với tội “in ấn bất hợp pháp”. Ra toà năm 1985 ba ông thầy can tội in ấn lãnh mỗi ông ba cuốn lịch.
Noel năm 1883 trong căn gác nhỏ trong Cư Xá Tự Do ở Ngã Ba Ông Tạ, tôi ngồi dịch sách Ecclesiastes ra tiếng Việt. Tôi viết và trình bầy như một tập sách nhỏ, đem đến tặng các bạn ở nhà thờ, các bạn truyền tay nhau đọc, ai muốn có tập sách ấy chỉ cần  chép lại hay đi chụp photocopy.

Mùa Giáng Sinh 2005 tôi sống xa Ngã Ba Ông Tạ, xa Nhà Thờ Chí Hoà, Nhà Thờ Đồng Tiến, Nhà Thờ Tân Định, Nhà Thờ Dòng Chuá Cứu Thế, Vương Cung Thánh Đường… không biết bao nhiêu ngàn cây số. Trong căn phòng nhỏ của vợ chồng tôi ở Rừng Phong hiện giờ có đến bốn, năm quyển Kinh Thánh. Sách Kinh Thánh quyí nhất của tôi là bản tiếng Việt mới được dịch và xuất bản tại Sài Gòn. Trong số những vị dịch giả có Linh Mục Nguyễn công Đoan, Trưởng Dòng Tên Việt Nam.

Năm 1987, rồi năm 1989, tôi ở tù chung phòng với Cha Đoan ở Nhà Tù Chí Hoà và Trại Lao Động Cải Tạo Z 30 A, Xuân Lộc, Đồng Nai. Cha Đoan bị án tù 14 năm. Cha, cùng nhiều Linh mục khác, bị bắt năm 1982.

 Những ngày như lá, tháng như mây… Chúng tôi ra khỏi tù, vợ chồng tôi sang Kỳ Hoa năm 1995. Tháng Tám 1999 Cha Đoan, từ Sài Gòn, đi công việc đạo sang Vatican,Roma, Ý Quốc, Cha ghé sang Hoa Kỳ và Cha đến Rừng Phong gập vợ chồng tôi. Tôi đứng đón Cha dưới hàng cây trên lối vào Rừng Phong. Từng sống với nhau ở Nhà Tù Chí Hoà, Trại Tù Khổ Sai Z 30 A, có bao giờ tôi tưởng tượng một buổi trưa mùa hạ tôi bồi hồi đứng trong con đường vắng, đầy bóng cây, trên đất Hoa Kỳ chờ Cha Đoan đến. Gập nhau mừng mừng, tủi tủi, Cha cầm tay tôi mãi như không muốn buông ra. Vợ chồng tôi ngạc nhiên khi thấy Cha không khác chút nào qua năm năm trời kể từ  ngày chúng tôi đi khỏi Sài Gòn.

*
Tôi bị quyến rũ bởi lời và ý Sách Giảng Viên — những bản dịch Kinh Thánh trước dịch là Truyền Đạo — Những lời như Thơ, những ý tình man mác…
Trích trong Kinh Thánh, bản do Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn xuất bản năm 1998:

Ở dưới bầu trời này
mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:
một thời để chào đời, một thời để lìa thế;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây;
một thời để giết chết, một thời để chữa lành;
một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;
một thời để khóc lóc, một thời để vui cười;
một thời để than van, một thời để múa nhẩy;
một thời để quăng đá, một thời để lượm đá;
một thời để ôm hôn, một thời để tránh hôn;
một thời để kiếm tìm, một thời để đánh mất;
một thời để giữ lại, một thời để vất đi;
một thời để xé rách, một thời để vá khâu;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng;
một thời để yêu thương, một thời để thù ghét;
một thời để gây chiến, một thời để làm hoà.

Chúng ta ra đời trong Thế Kỷ Hai Mươi đẫm máu; máu đẫm thế kỷ này từ những ngày đầu đến những ngày cuối. Hai tai hoạ lớn nhất của loài người cùng đến trong Thế Kỷ Hai Mươi: Hoạ Phát Xít và Họa Cộng Sản. Có nhiều quốc gia chỉ bị đau khổ vì một tai họa, Hoạ Phát Xít, hoặc Hoạ Cộng Sản, nước Việt Nam và nhân dân Việt Nam bị khổ sở vì cả hai tai họa. Dân tộc Việt Nam đau khổ trong gần trọn Thế Kỷ Hai Mươi. Thế Kỷ Hai Mươi Mốt đến, chúng ta mong ta được hưởng một thời để yêu thương.

Và đây những lời khuyên cuối của Vị Giảng Viên:

Giữa tuổi thanh xuân
bạn hãy tưởng nhớ Đấng đã dựng nên mình.
Đừng chờ đến ngày tai ương ập tới
đừng chờ cho năm tháng qua đi,
những năm tháng mà rồi bạn sẽ phải nói:
“Tôi chẳng có được một niềm vui nào trong thời gian đó cả.”
Đừng chờ đến khi mặt trời với ánh sáng,
mặt trăng cùng tinh tú đều trở thành tối tăm, và mây đen tụ lại khi cơn mưa đã dứt.
Ngày ấy, người giữ nhà sẽ run lẩy bẩy,
chàng trai vạm vỡ phải khòm lưng
các cô xay bột không còn xay tiếp vì không đủ người xay,
các bà nhìn qua cửa sổ: chỉ thấy lờ mờ.
Ngày ấy, cánh cửa ngó ra đường sẽ đóng lại
tiếng cối xay bột từ từ nhỏ đi,
người ta trổi dậy khi vừa nghe tiếng chim hót
và mọi cô ca sĩ sẽ phải lặng thinh.
Ngày ấy, đường hơi dốc cũng làm người ta sợ,
chân bước đi mà lòng thật kinh hoàng.
Ngày ấy, hoa hạnh đào nở ra trắng xóa,
loài châu chấu trở nên chậm chạp, nặng nề,
trái bạch hoa hết còn hương vị.
Bởi vì con người tiến đến nơi an nghỉ ngàn thu,
bên đường đầy những người khóc than ai oán.
Đừng chờ đến khi chỉ bạc đứt, bình vàng vỡ,
vò nước bể ngay tại hồ chứa nước,
ròng rọc gẫy, vụt rơi xuống giếng sâu.
Đừng chờ đến khi bụi đất lại trở về với đất,
khi phàm nhân trả lại cho Thiên Chúa
hơi thở Người đã ban cho mình.
…..
Phù vân, quả là phù vân, mọi sự đều là phù vân cả !

Trên đây là bản dịch tiếng Việt theo bản văn Kinh Thánh Cổ. Đây là bản văn trên viết bằng tiếng Anh hiện đại, trích từ  Good News Bible, Nhà Xuất Bản American Bible Society:

So remember your Creator while you are still young, before those dismal days and years come when you will say: “I don’t enjoy life.” That is when the light of the sun, the moon and the stars will grow dim for you, and the rains clouds will never p*** away. Then your arms, that have protected you, will tremble, and your legs, now strong, will grow weak. Your teeth will be too few to chew your food, and your eyes to dim to see clearly.
Your ears will be deaf to the noise of the street. You will barely be able to hear the mill as it grinds or music as it plays, but even the song of a bird will wake you from sleep. You will be afraid of high places and walking will be dangerous. Your hair will turn white; you will hardly be able to drag yourself along, and all desire will be gone.
We are going to our final resting place, and then there will be mourning in the streets. The silver chain will snap, and the golden lamp will fall and break; the rope at the well will break, and the water jar will be shattered. Our bodies will return to the dust of the earth, and the breath of life will go back to God, who gave it to us.
Useless, useless, said The Philosopher. It is all useless…

Vậy hãy nhớ đến Đấng Tạo Tác ra anh trong khi anh còn trẻ, trước khi những ngày, những năm sầu thảm đến và anh nói:  “Tôi sống không lạc thú.” Đó là khi ánh mặt trời, ánh mặt trăng và ánh sáng những ngôi sao mờ đi với anh, và mây đen cơn mưa không bao giờ tan đi nữa. Khi ấy cánh tay anh, những cánh tay vẫn bảo vệ anh, sẽ run run, và đôi chân anh, lúc này đang mạnh, sẽ trở thành yếu. Răng anh sẽ còn quá ít để có thể nhai thức ăn, mắt anh sẽ quá mờ để có thể nhìn rõ. Tai anh sẽ điếc với những tiếng động ngoài đường phố. Anh sẽ chỉ còn nghe được mơ hồ  tiếng cối xay đang xay hay tiếng nhạc đang trổi, nhưng chỉ cần tiếng hót của con chim cũng làm anh thức giấc. Anh sẽ sợ hãi những nơi cao, việc đi lại sẽ trở thành nguy hiểm. Tóc anh sẽ bạc trắng; anh gần như  chỉ còn có thể sống vất vưởng, và tất cả những ham muốn đều mất.

Chúng ta đi đến nơi an nghỉ cuối cùng, có tiếng than khóc bên đường. Sợi dây bạc sẽ đứt, chiếc đèn vàng sẽ rơi và sẽ vỡ, sợi dây thừng ở giếng sẽ đứt và bình nước sẽ tan tành. Thể xác ta sẽ trở về với bụi của đất, và hơi thở của ta sẽ trở lại với Thượng Đế, Người đã ban nó cho ta.

Vô ích, vô ích. Nhà Hiền Triết nói. Tất cả là vô ích.

Từ Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, Kỳ Hoa Đất Trích, một chiều nhớ quê hương, thương tuổi trẻ, tôi viết bài này, tôi gửi bài viết này đến Linh Mục Nguyễn Công Đoan, Thầy Sáu Trần Văn Bẩy, Tu Sĩ Thích Tâm Lạc, Tu Sĩ Thích Trí Siêu, Tu Sĩ Thích Tuệ Sĩ,  Giáo Sư Mã Thành Công, Kỹ Sư  Lê Công Minh.
Tôi từng được tù chung phòng tù ở quê hương tôi với các vị trên đây, các vị hiện đều sống ở Sài Gòn.

HOÀNG HẢI THỦY
(Viết ở Rừng Phong- Virginia, USA)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2021 lúc 10:47am

Chỉ Còn Là Kỷ Niệm







Để tưởng nhớ hai em – Nguyễn Phiêu Linh, Hồ Quang Trung – và kính tặng tất cả
Cựu SVSQ/TB/TĐ khóa 6/68 và khóa 4/68

 

Dù ngày xưa bạn cùng lớp đã “xầm xì” rằng “hắn” hoạt động cho Việt Cộng, tôi cũng không tin; vì – với trí óc non nớt của một nữ sinh trung học cùng với bản tính ngay thẳng, lương thiện – tôi nghĩ, nếu “hắn” thích Việt Cộng thì “hắn” ở lại ngoài Bắc chứ “hắn” theo gia đình di cư vào Nam để làm gì!

Mấy mươi năm sau tôi mới biết, sau khi đỗ Tú Tài II, “hắn” được sang Pháp du học và hiện nay “hắn” đang giữ một chức vụ quan trọng trong guồng máy đầy ác tính của Cộng Sản Việt-Nam.

Nhìn hình của “hắn” và đọc bảng tin báo trong nước viết về “hắn”, tôi ngồi bất động. Những thành tích nội tuyến và phản chiến của “hắn”, ngày xưa,  và bằng cấp của “hắn”, hiện tại, không hiểu có chinh phục được ai hay không; nhưng đối với riêng tôi, tôi hoàn toàn không muốn bị nhận là người bạn xưa của “hắn” dưới mái trường Võ Tánh.

Đối với tôi, từ ngày mới lớn cho đến bây giờ, khi nghĩ về nam giới, hình ảnh tôi ngưỡng phục nhất là chàng trai trong quân phục; và hình ảnh tôi yêu thích nhất là chàng trai với cây đàn.

Nhìn hình của “hắn” một lúc, tự dưng nước mắt của tôi nhạt nhòa mà tôi không hiểu nguyên nhân. Một lúc sau, qua màn nước mắt, tôi không thấy hình của “hắn” nữa nhưng tôi lại tưởng như tôi thấy được những người bạn ngày xưa cùng học trường Võ Tánh như: Đặng Hữu Thân, “dân B1”; Ngô Đắc Phú, Lưu Khương Đức “dân B4”; Võ Ấm, “dân B3”;  Nguyễn Đình Tân,  “dân B2” v. v… Trong những hình ảnh vừa hào hùng, vừa thân thương vừa bi thảm của những thanh niên miền Nam đã gục ngã trong cuộc chiến do Cộng Sản Việt-Nam chủ xướng, tôi nhận ra Chú của các con tôi: Thiếu Úy Biệt Động Quân Hồ Quang Trung, xuất thân khóa 4/68 sĩ quan trừ bị Thủ-Đức.

Trung cao dong dõng, đẹp trai, tính tình hiền hòa, nhã nhặn và có ngón đàn Tây Ban Cầm rất nhuyễn. Khi nào về phép Trung cũng ghé thăm tôi. Thỉnh thoảng Trung ôm Guitar, “từng tưng” vài đoản khúc bán cổ điển cho tôi nghe. Đôi khi nghe Trung đàn những bản tôi thích, tôi cũng “la là la” và gật gù theo tiếng đàn. Tình khúc Trung thích nhất là Mấy Dậm Sơn Khê của Nguyễn Văn Đông. Tôi thường “ngân nga” theo và tôi đổi chủ từ cũng như túc từ để thích hợp cho tình cảnh giữa chị em tôi: “Em đến thăm, áo em mùi thuốc súng ngoài mưa khuya lê thê ... Em đến đây rồi em như bóng mây…Em hỡi em, đường xa vui đấu tranh, giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếc nghìn xưa!” Vừa “nghêu ngao” hát vừa nhìn bộ quân phục hoa rừng của Trung tự dưng tôi cảm thấy nao nao trong lòng một niềm ray rức!

Trước khi trở lại đơn vị, Trung cũng thường ghé nhà từ giã tôi. Không thể giấu sự lo âu khi Trung bảo đơn vị của Trung sẽ được điều động về Bình-Long, An-Lộc, tôi khuyên: “Chú cẩn thận”. Trung cười: “Em không can chi mô. Chị đừng có lo.” Nhìn dáng Trung xa dần, tôi chợt liên tưởng đến em tôi: Thiếu úy Pháo Binh Nguyễn Phiêu Linh, xuất thân khóa 6/68 Trường Bộ Binh Thủ-Đức, đang biệt phái cho mặt trận Đức-Lập. Tôi âm thầm cầu nguyện cho Trung và Linh.

Một sáng mùa Hạ năm 1972, chiếc Jeep dừng ngay trước nhà tôi rồi một quân nhân Biệt Động Quân đẩy cổng, bước vào, gõ cửa.

Tôi hơi mất bình tĩnh. Bà giúp việc mở cửa. Anh Biệt Động Quân bước vào. Tôi nhìn quân nhân này, run giọng: “Thiếu úy Trung… làm sao rồi, anh?” Quân nhân này vẫn trầm tĩnh: “Thưa bà, thiếu úy Trung bị thương, đã được trực thăng đưa về bệnh viện dã chiến Vũng Tàu.” Tôi bớt xúc động ngay: “Dạ, cảm ơn anh. Tình trạng của chú Trung như thế nào ạ?” Anh đáp rất thật: “Tôi không rõ lắm; vì tôi không có mặt khi đơn vị của thiếu úy Trung đụng trận và tôi cũng chưa đến bệnh viện dã chiến Vũng Tàu.” Không kịp từ giã người đưa tin, tôi cảm ơn anh một lần nữa rồi vội lách người qua cửa để chạy vào báo tin cho Mạ (Mẹ) và Hà – vợ của Trung.

Mạ ngồi sững như pho tượng trong khi Hà khóc nức nở khiến hai đứa con của Trung cũng òa lên khóc. Vừa dỗ dành con Hà vừa khóc vừa lấy vài thứ cần dùng cho vào xách. Mạ ngạc nhiên: “Sửa soạn đi mô rứa?” Hà khóc lớn hơn: “Con đi thăm chồng con”. Mạ ngăn lại: “Biết cái chi mà đòi đi. Để nhờ chị Hai hắn ra coi tình trạng hắn ra răng rồi tính.” Quay sang tôi, Mạ bảo: “Chao ôi! Thiệt là khổ! Anh Minh của hắn không có ở nhà, chừ con coi giúp Mạ được chi thì con giúp, nghe. Con quen ai bên Biệt Động Quân thì con xin cho hắn về hậu cứ chứ hắn bị thương mà hắn trở ra mặt trận Mạ sợ quá, con ơi!”

Tại bệnh viện dã chiến, thấy mặt và tay chân của Trung vẫn nguyên vẹn, tôi thầm mừng. Tôi dặn Trung: “Chú chịu khó chờ. Mai tôi sẽ đưa các cháu đi Bến-Lức thăm anh Minh. Tôi sẽ hỏi anh Minh xem anh Minh quen ai bên Biệt Động Quân…” Tôi chưa dứt câu, Trung đã nhìn tôi, nghiêm nét mặt: “Chị đưa các cháu đi thăm anh Hai thì chị đưa; còn anh Hai quen ai bên Biệt Động Quân để làm chi, chị Hai?” Lần đầu tiên từ ngày làm vợ của Minh tôi mới nghe Trung nói chuyện với tôi một cách cứng rắn và nghiêm nghị như vậy. Tôi không thể nói dối: “Ý Mạ muốn xin cho chú về hậu cứ.” Trung nhìn thẳng tôi: “Chị Hai! Em tình nguyện về Biệt Động Quân không phải với mục đích để làm việc tại văn phòng. Em có trách nhiệm, em có bổn phận, em có đơn vị của em.” Tôi lúng túng: “Chú giận tôi, phải không? Tôi xin lỗi.” Nét mặt của Trung dịu lại: “Đời mô em dám giận chị. Em chỉ hơi bực mình vì em đã không muốn cho Mạ, Hà và chị biết tin em bị thương; rứa mà đứa mô thày lay…” May quá, vì lúc sáng vội vàng, tôi không để ý tên người lính Biệt Động Quân đưa tin cho nên tôi không cảm thấy bị khó chịu vì không nói ra sự thật. Trung nhìn đồng hồ tay, tiếp: “Chiều rồi, chị nên đi về kẻo mấy cháu trông.”

Hôm sau, sau khi đưa các con đến Căn Cứ Hải-Quân Bến-Lức, tôi mới được sĩ quan trực cho biết Minh đi hành quân, chiều mới về. Như thường lệ, mỗi khi đến với đơn vị Hải-Quân, tôi thích thay y phục dân sự bằng quân phục thủy thủ. Vừa mang đôi ba-ta xong, tôi nghe tiếng gõ cửa. Mở cửa, tôi thấy chú tài xế của Minh. Chú ấy nói: “Cô cho em đưa mấy đứa nhỏ ra bãi đáp trực thăng đón Chỉ Huy Trưởng, nha, cô.” Tôi chưa biết đáp như thế nào thì nghe tiếng bốn đứa con của tôi – ngồi sẵn trên xe Jeep – reo lên: “Măng! Măng! Cho tụi con đi đón Ba, nhen, măng.” Tôi chỉ biết cười, vẫy tay rồi đóng cửa lại.

Chỉ một chốc sau, tôi nghe tiếng xe thắng “két” rồi cửa phòng mở toanh và con gái lớn của tôi hớt hãi chạy vào: “Măng! Măng! Trực thăng… rớt rồi!” Tôi hoảng hốt chạy vội ra cửa thì thấy chú tài xế đang ôm ba đứa con của tôi như thể trấn an. Và, tôi thấy, từ khắp mọi nẽo đường của Căn Cứ Hải-Quân Bến-Lức mọi người chạy ùa về hướng cầu tàu. Tôi chạy theo dòng người, bỏ mặc các con tôi.

Tiếng xe hồng thập tự từ ngoài cổng gác vọng vào. Mọi người rẻ sang hai bên, nhường lối. Xe cứu thương từ từ “de” lui về hướng bờ sông. Một chiếc ghe câu cặp bến. Vì đứng xa, tôi không thể thấy được những người trong lòng ghe. Mỗi khi chiếc băng-ca khiêng một người – không phải là Minh – đi ngang, tôi cảm thấy như tôi sắp quỵ xuống; vì tôi ngại Minh đã chết hoặc mất tích trong dòng sông sâu. Trong khi tôi tưởng như sự chịu đựng trong tôi đã cạn kiệt thì bỗng dưng, từ bờ sông, một anh thủy thủ vừa vội vàng chạy về phía tôi vừa reo lên: “Cô ơi, cô! Em thấy Chỉ Huy Trưởng rồi! Em thấy Chỉ Huy Trưởng rồi!” Vài người quay nhìn tôi rồi dạt ra hai bên, tránh lối cho tôi. Tôi bước ra vừa khi chiếc băng-ca có Minh nằm bên trong được khiêng về hướng chiếc xe cứu thương. Tôi chạy theo, thấy máu nhuộm ướt mặt Minh. Khi xe cứu thương rồ máy, tôi tự động leo vào. Nhìn lui, tôi thấy chú tài xế của Minh chở các con tôi chạy theo.

Trên chuyến trực thăng tải thương từ bệnh viện Long An về bệnh viện Cộng Hòa, tôi tự hỏi không hiểu trái tim của Mạ còn đủ chỗ để chấp nhận thêm tin Minh bị thương hay không!

Sau khi y tá đưa Minh vào phòng Điện Tuyến, tôi thấy một bác sĩ đi về phía tôi. Tôi vui khi nhận ra đó là bác sĩ Vĩnh. Sau vài câu thăm hỏi về gia đình, Vĩnh hỏi tôi nguyên do nào Minh bị thương nặng như vậy. Tôi thầm ngạc nhiên vì Vĩnh tỏ ra bặc thiệp và nói nhiều hơn xưa. Tôi bảo Minh bị rớt trực thăng. Vĩnh tròn mắt: “Hải-Quân mà lại bị rớt trực thăng?” Tôi cười như mếu: “Dạ, anh ấy đi thanh tra những điểm đỗ quân.” Vĩnh lại hỏi: “Minh làm gì mà đi thanh tra?” Tôi đáp: “Dạ, anh ấy là chỉ huy trưởng Liên Đoàn I Ngăn Chận kiêm chỉ huy trưởng một đơn vị Đặc Nhiệm của Lực Lượng Tuần Thám.” Vĩnh cười tinh nghịch: “Bỏ đàn bỏ hát để nghiên cứu về Hải-Quân hay sao mà biết nhiều quá vậy?” Tôi cười gượng, chưa kịp đáp thì thấy chú tài xế của Minh vừa đưa các con của tôi từ Bến Lức về tới. Tôi cáo từ Vĩnh để ra xe với các con tôi.

Tôi nhờ chú tài đưa các con tôi về nhà, nhờ bà giúp việc lo cho các cháu. Trước khi xe nổ máy, tôi chợt nhớ, vội dặn chú tài đừng cho Mạ biết tin Minh bị thương, ngại Mạ lo. Xoay sang các con, tôi cũng dặn như vậy. Các cháu ngạc nhiên: “Măng biểu tụi con không được nói láo mà!” Hơi lúng túng một lúc tôi mới tìm ra giải pháp: “Thôi, được rồi. Mấy con không được vô nhà bà Nội. Khi nào bà Nội hoặc các cô chú hoặc thiếm Trung ghé nhà mình thì mấy con phải chạy ngay lên lầu, không được gặp bà Nội, thiếm Trung hoặc các cô chú. Chịu chưa?” Nét mặt của các con tôi tiu nghỉu, buồn xo.

Suốt thời gian dài thăm nuôi Minh, tôi vẫn chưa cho Minh biết tin Trung bị thương. Và tôi cũng không có thời gian để ra Vũng-Tàu thăm Trung.

Một hôm, đang sửa soạn các thứ cần dùng để đem lên bệnh viện Cộng Hòa cho Minh, tôi thấy Trung bước vào nhà. Tôi ngạc nhiên. Trung bảo bác sĩ cho Trung xuất viện và Trung từ chối mấy ngày phép dưỡng thương; vì đơn vị của Trung bị “tụi hắn quần thảo liên miên!” Nhận ra nét ái ngại của tôi, Trung – trong quân phục Biệt Động Quân, giày trận, mũ nâu – đứng thẳng, cụp hai chân trong thế nghiêm rồi ưỡng ngực, bảo: “Em ‘ngon lành’ như ri mà chị lo cái chi?” Tôi cười rồi cho Trung biết Minh bị thương. Trung ngồi lặng yên, nhíu mày suy nghĩ rất lâu rồi bảo: “Chị Hai! Em chỉ đủ thì giờ ghé thăm Mạ, thăm chị và vợ con em rồi em phải trở ra đơn vị ngay. Em không thể ghé thăm anh Hai.” Nói xong Trung vội vàng từ giã tôi.

Tiễn Trung ra cổng, nhìn chiếc mũ nâu của Trung chập chờn, khi ẩn khi hiện trong dòng người, tôi cảm nhận được niềm hãnh diện hòa lẫn với nỗi lo âu trong lòng tôi!

Niềm lo âu trong tôi về sự trở lại chiến trường Bình-Long của Trung cũng không khác mấy so với sự ái ngại của tôi khi biết Minh – sau khi xuất viện và nghỉ bảy ngày phép dưỡng thương – được lệnh phục vụ trên Tuần Dương Hạm Trần Quang Khải, HQ 2, để thực tập làm Hạm Trưởng; vì tôi hiểu Minh chịu sóng không được!

Trong thời gian âu lo cho Trung và Minh, tôi quên bẳng Nguyễn Phiêu Linh. Như để nhắc nhở sự vô tình của tôi, một nhân viên truyền tin từ Bộ Tư Lệnh Hải-Quân đến nhà, đưa tin: “Thưa bà! Ông Nguyễn Văn Ngữ, Trưởng Ty Nội An thị xã Cam-Ranh, nhờ Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Cam-Ranh chuyển tin đến bà là thiếu úy Nguyễn Phiêu Linh đã mất tích ở mặt trận Đức-Lập!” Tôi há hóc mồm, nhìn sững người đưa tin, không thốt được một lời!

Sau một thoáng khủng hoảng tinh thần, tôi quỳ xuống, nhìn lên bàn thờ Phật niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tác. Tôi cứ thành tâm cầu nguyện Phật Bà mỗi ngày, mỗi đêm. Như một sự linh nghiệm từ Phật Bà, khoảng một tuần sau, tôi nhận được điện tín của Ba tôi: “Linh bị Việt Cộng bắt. Linh đã vượt thoát về trình diện đơn vị.” Tôi lại quỳ xuống, nhìn lên bàn thờ Phật, âm thầm tạ ơn Phật Bà.

Thời gian này – mùa Hè năm 1972 – Vùng I, Vùng II và Vùng III Chiến Thuật chìm ngập trong khói lửa, vì những trận tấn công quy mô và ác liệt của Việt Cộng. Chỉ có Vùng IV tương đối bình yên.

Theo dõi tin tức qua báo chí, radio và TV, tôi rất lo âu cho Trung và Linh. Vì đơn vị của Linh thuộc Vùng III chiến thuật; đơn vị của Trung lại gần vị trí của Tướng Tử Thủ Lê Văn Hưng. Theo dõi tin tức, biết Bình Long – An Lộc mỗi ngày phải “nhận” không biết bao nhiêu ngàn quả đại pháo của Việt Cộng, tôi xốn xang và âu lo cho người em chồng mà tôi thương như em ruột của tôi!

Rồi một sáng sớm, chiếc Jeep dừng trước nhà, một quân nhân mặc quân phục Biệt Động Quân bước vào. Như linh cảm được điều gì đó, tôi run quá, đứng xa xa để bà giúp việc mở cửa. Anh Biệt Động Quân nhìn tôi: “Thưa, bà có phải là bà Minh không ạ?” Nhìn nét mặt nghiêm và đôi mắt của anh Biệt Động Quân như ẩn chứa điều gì rất khó tả, tôi cảm biết rằng tôi không thể đứng vững được cho nên tôi dựa vào tường, vừa bước dần về ghế xa-lông vừa nhìn anh Biệt Động Quân vừa gật đầu. Như nhận biết sự xúc động tột cùng của tôi, anh Biệt Động Quân đến bên tôi: “Bà bình tĩnh. Bà ngồi vào xa-lông đi”. Vừa ngồi vào xa-lông vừa nhìn anh Biệt Động Quân, môi tôi run và trệ xuống như sắp khóc, tôi hỏi từng tiếng: “Thiếu úy Trung tử trận rồi, phải không?” Anh Biệt Động Quân đứng im, cúi mặt…

Tiếng xe Jeep rồ máy khiến tôi choàng tĩnh. Tôi hiểu rằng tôi phải bình tĩnh, phải dồn tối đa nghị lực để giúp Mạ và Hà vượt qua cơn đau này! Tôi biết, nếu, ngay giờ phút này, tôi vào cho Mạ và Hà hay tin Trung tử trận thì không thể nào tôi đủ sáng suốt để làm bất cứ điều gì cho Trung khi quang tài của Trung được đưa về! Tôi quyết định sẽ tin cho Mạ và Hà biết sau khi tôi lo xong vài việc quan trọng cho Trung.

Tôi sang Bộ Tư Lệnh Hải-Quân, nhờ trung tâm Truyền Tin thông báo cho HQ 2: “Em ruột của Hải-Quân trung tá Hồ Quang Minh là thiếu úy Biệt Động Quân Hồ Quang Trung đã tử trận tại Bình-Long”. Sau đó tôi đến chùa Vĩnh Nghiêm xin nghi thức tụng niệm và nơi quàng quang tài của Trung. Và tôi ghé nhà người anh của Cố thiếu úy Võ Ấm. Anh này là chánh văn phòng của một nhân vật đầy uy quyền. Tôi nhờ anh xin cho Trung một phần mộ trong nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi.

Trên những đoạn đường lo việc hậu sự cho Trung, trong tâm tôi đã sắp sẵn một bài viết về Trung.

Nếu trên đời, trong địa hạc văn chương, có điều gì tôi hối tiếc nhất, thì đó là bài tôi viết cho Hồ Quang Trung, đăng trên báo Tia Sáng, mà nay tôi chỉ nhớ được câu cuối cùng: “Từ nay, chị sẽ tìm hình bóng em qua nhân dáng oai hùng của Người Lính Mũ Nâu!”…

… Đang chìm đắm trong dòng hồi tưởng buồn thảm, chợt điện thoại reng, đưa tôi trở về hiện tại. Tôi “Allo”. Từ đầu giây bên kia, giọng nam, nói tiếng Anh:

- Chúc mừng ngày của Mẹ.

Tôi cũng đáp bằng tiếng Anh

- Cảm ơn. Xin lỗi, ai đây?

- Tôi là người bị bà dọa gọi cảnh sát bắt đây.

Tôi giật mình, nhớ lại cách nay vài hôm, trong buổi chiều đi bộ tập thể dục, điện thoại cầm tay của tôi reng hoài mà khi mở ra, “allo”, thì không ai trả lời. Nghĩ rằng có người phá cho nên tôi bực mình, nói tiếng Anh: “Làm ơn đừng gọi số này nữa. Nếu gọi một lần nữa, tôi sẽ lấy số điện thoại của bạn rồi tôi sẽ thưa cảnh sát.” Tôi đáp:

-Vâng, tôi có nói như vậy; vì tôi không biết ông là ai mà cứ gọi phá tôi nhiều lần.

Đầu giây bên kia phát âm tiếng Việt:

-Tại điện thoại của tôi bị trục trặc chứ ai phá …bà làm chi.

Tiếng “bà” và giọng Huế khiến tôi nhận ra đây là Toàn, tác giả nhiều tác phẩm tình cảm xã hội và nhiều thước phim chiến trường. Toàn cũng là bạn thân của Minh từ xưa. Ngày xưa Toàn dạy tại trường Cường Để, sang Mỹ Toàn học lại và tốt nghiệp bác sĩ nhãn khoa. Tôi cười:

-Dạ thưa Thầy.

-Sao? Thằng bạn già của tôi sao rồi?

- Dạ, ổng dạo này sướng lắm Thầy ơi! Người ta “sáng vác ô đi, tối vác về”; còn ổng thì sáng xách xe đi, tối xách xe về.

- Còn bà, đang làm gì đó?

- Dạ, em đang đọc tin tức về Việt-Nam.

- Bà có gì lạ không?

- Dạ, em sắp đi Cali. Còn Thầy đang ở đâu?

- Tôi đang ở D.C. thăm con và lo vài chuyện, 3 tuần nữa mới về Cali. Bà đi Cali. có việc gì?

- Dạ, em tham dự Hội Ngộ của khóa 6/68 sĩ quan Thủ-Đức.

- Bà có liên hệ gì với Trường Bộ-Binh Thủ-Đức?

- Dạ, Nguyễn Phiêu Linh, em của em, bị động viên vào khóa 6/68. Thầy nhớ Linh không, thưa Thầy?

- Nhớ chứ sao không. Cái thằng ốm ốm, “ông Già bà Già” bắt nó theo canh chừng bà hoài đó chứ gì.

- Dạ. Linh không còn nữa!

- Biết rồi. Chừng nào bà đi? Cho biết ngày, tôi sẽ bay về Cali. đón bà.

- Dạ, cảm ơn Thầy nhưng gia đình khóa 6/68 lo cho em rồi.

Toàn nghiêm giọng:

- Ngày xưa bà theo Hải-Quân, bà … bỏ tôi. Bây giờ bà theo Bộ-Binh, bà bỏ tôi!

- Chết! Chết! Thầy ơi! Em đâu có là gì của Thầy mà Thầy bảo em bỏ Thầy?

- Giận quá! Tức quá thì nói rứa đó! Tội nghiệp cho Cô Lượng của tôi! Cô cứ bảo “Toàn gửi gạo vô cô nuôi Thanh-Điệp cho”. Chao ôi! Cô nuôi cách chi mà sẩy mất tiêu!

Tôi tìm cách chuyển đề tài:

- Thôi, Thầy ơi! Đừng trách em nữa. Thầy đàn và hát cho em nghe đi, Thầy.

- Yêu cầu tôi đàn hát thì tôi đàn hát cho mà nghe; hứa là không báo cảnh sát bắt tôi, nghe chưa?

Tôi cười. Tiếng Piano tạo nên dòng Tango rộn ràng, vui tươi. Tôi nhận ra Toàn đang đàn Tiếng Đàn Tôi của Phạm Duy. Dạo hết phân đoạn đầu, Toàn bắt vào: “Đời lạnh lùng trôi theo dòng nước mắt…Vì cuộc tình đã chết một đêm nao…Mênh mông lả lơi, lạnh lùng em đã rời tôi…Khoan, khoan hò ơi! Lệ sầu rụng xuống đàn tôi!” Không hiểu Toàn vô tình hay cố ý khi hát bài này, nhưng lời ca làm tôi cảm thấy buồn buồn.

Toàn chuyển qua một tình khúc êm dịu: “Memories, pressed between the pages of my mind. Memories, sweetened thru the ages just like wine…”(1)

Theo dòng nhạc và tiếng hát ngọt ngào của Toàn, hình ảnh của Linh chờn vờn trong tầm mắt tôi. Tôi nhớ những buổi sáng mờ sương, Linh và tôi đi bộ từ đường Phan Đình Phùng băng qua vườn rau cải để đến trường Domain de Marie, trên đường Hai Bà Trưng, Dalat. Tôi không quên được những “trận đụng độ” giữa các hội tuyển nổi tiếng, Ba tôi thường cho tôi và Linh đi theo, vào sân vận động xem đá banh, để thấy Ba tôi phỏng vấn các cầu thủ danh tiếng – nhất là thủ môn Rạng – để viết tường thuật cho báo Đuốc Thiêng. Nhờ vậy, tôi biết chút ít về nghệ thuật và quy luật đá banh. Cũng nhờ vậy, vào những dịp đội banh trường Võ Tánh đấu với đội banh trường khác, tôi thấy Linh có những cú “sút” rất “thần kỳ”, chàng giữ “gôn” đỡ không nỗi! Một “vai trò” mà Linh rất ghét, là – theo “lệnh” của Ba Má tôi – Linh phải giả vờ đi ra đi vô phòng khách thường xuyên mỗi khi có chàng nào đến nhà thăm tôi để “nghe ngóng” xem chàng nào có lời lẽ hoặc thái độ không đứng đắng đối với tôi thì mách cho Ba Má tôi. Có lẽ Linh ít hợp với Toàn; vì lúc Toàn quen với tôi tại nhà thầy Lượng thì tôi chỉ mới học đệ Lục hoặc đệ Ngũ và Linh học sau tôi cho nên biết Toàn là giáo sư, Linh ngại. Linh gọi Toàn bằng Thầy; tôi cũng gọi Toàn bằng Thầy. Dạo đó, vì tôi còn là trẻ con cho nên Cô của Toàn, vợ thầy Lượng dạy Pháp văn và cũng là Mẹ của bạn tôi, cứ đùa: “Toàn gửi gạo vô cô nuôi Thanh-Điệp cho.” Linh và Minh rất hợp vì cả hai đều thích đá banh và đều có cú “sút” “ngàn cân”. Linh nói với Ba Má tôi nhận xét của Linh về sinh viên quân y Vĩnh: “Khi nào anh Vĩnh tới, Ba Má khỏi cần bắt con ‘do thám’; vì anh Vĩnh chỉ ngồi nhìn chị Hai rồi cười chứ anh Vĩnh có nói tiếng nào đâu!” Khi thụ huấn tại quân trường Thủ-Đức, Linh và Trung trở thành đôi bạn thân.

Vừa nhớ đến đây, tôi chợt nhận ra Toàn đã hát trở lại phân đoạn đầu. Đến phân đoạn thứ hai, lời ca làm tôi xúc động, bùi ngùi: “…Quiet thought come floating down and settle softly to the ground like golden autumn leaves around my feet. I touched them and they burst apart with sweet memories…” Tiếng hát của Toàn vẫn thiết tha, trầm ấm nhưng suối nguồn thương nhớ Linh và Trung cứ cuồn cuộn dâng cao trong lòng tôi.

Nhìn bầu trời trong xanh của một sáng mùa Hạ, tôi tưởng như tôi thấy lại Linh và Trung – trong quân phục sinh viên sĩ quan Trừ Bị Thủ-Đức – vào những cuối tuần xa xưa, khi Linh và Trung từ Quân Trường Thủ-Đức về Saigon thăm tôi. Rồi, từ niềm nhớ thương chất ngất trong hồn, tôi tưởng như tôi không còn nghe tiếng đàn và giọng hát của Toàn nữa nhưng tôi lại nghe được tiếng Guitar của Trung trong ca khúc mà khi xưa Trung rất thích. Khi tiếng Guitar của Trung đến đoạn gần cuối của ca khúc Mấy Dậm Sơn Khê tôi vừa “ngân nga” nho nhỏ: “… Em hỡi em! Đường xa vui đấu tranh giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếc nghìn xưa!” vừa cảm nhận hai hàng nước mắt âm ấm đang lăn dài trên khuôn mặt hằn nhiều nếp nhăn của tôi!



ĐIỆP MỸ LINH


  • Elvis Presley's lyrics
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2021 lúc 11:08am

Ký ức mùa Xuân


Thơ%20Huỳnh%20Phước%20Minh%20-%20KÝ%20ỨC%20MÙA%20XUÂN%20-%20Tin%20Trang%20Chính%20-%20Hội%20Ái%20Hữu%20Cựu%20%20Học%20Sinh%20Ngô%20Quyền%20Biên%20Hòa

...Xin giã từ “Hà Nội chiếc nôi của nhân loại.” Chiếc nôi đã ru dân miền Bắc Việt Nam suốt những năm dài ngủ say bằng những câu thần chú giáo điều! Nôi ru tuổi trẻ Việt Nam đắm chìm trong u tối, mê muội biến thành những con thiêu thân trong các trận biển người. Nôi ru giới trí thức lú lẫn trong giấc dài cô miên. Chiếc nôi được phủ lên lớp màn thưa che mắt thế giới bằng chiêu bài “Giải phóng Dân tộc’’. Nôi ru cả người dân Mỹ đã vô tâm đứng lên chống lại con em mình đang chiến đấu bảo vệ thành trì thế giới tự do.



Mùa Xuân, Tình Yêu và Lao Tù.

Một đoàn người lê bước theo sườn đồi thoai thoải tiến về hướng rừng già trước mặt.

Buổi sáng, mặt trời chưa ghé mắt trong miền thung lũng, nhưng ánh nắng đã nhuộm vàng trên đỉnh núi cao. Mây trắng viền quanh cánh rừng như chiếc khăn tang chít hững hờ trên đầu người quả phụ. Rừng mang màu tím ngắt. Chừng như đêm đen quỉ quái còn đang rình rập nơi nầy. Ðoàn người âm thầm di động như loài rắn đang trườn mình xuyên qua dãy đồi còn đọng sương đêm. Không một tiếng người! Không một tiếng chim! Chỉ còn nghe vang động bước chân và tiếng lá xạc xào quất vào chân người. Chân người? Vâng, những đôi chân tưởng chừng không còn là chân người nữa! Như những cành cây khô khẳng khiu được bọc bằng lớp da người vàng tái, nhăn nhúm. Những đôi chân không còn sinh lực, bước đi xiêu vẹo sau bao tháng ngày đói khát cơm rau! Những đôi chân của một thời ngang dọc, vào sinh ra tử, đã từng đạp nát cỏ cây, làm khiếp vía giặc thù! Những đôi chân đã từng di hành khắp bốn vùng chiến thuật, xuyên thủng Trường Sơn và vượt cánh sắt tung hoành bên kia trời biên giới!

Ðoàn tù lầm lũi bước đi, đầu họ cúi xuống với cặp mắt không hồn. Chẳng một ai muốn ngước nhìn bầu trời trong xanh của buổi ban mai sắp vào Xuân. Trong đầu mỗi người tù chỉ còn choáng ngợp nỗi kinh khiếp của một ngày lao động khổ sai đang tới!

Ðoàn tù chậm chạp bò ngược lên đỉnh đồi cao. Những thân hình gầy guộc, gẫy gập, run rẩy dưới cái lạnh cắt da của mùa Ðông nơi được mệnh danh: “Chiếc Nôi Của Vùng Trời Ðịa Ngục.” Họ mặc phong phanh bộ áo quần tù, vá chằng vá đụp lên nhau bằng các loại vải đủ màu.

Thế đó, em yêu. Một ngày như mọi ngày, người tù đã phải luôn luôn đánh vật với cơn lạnh của trời, buốt rát thịt da, làm se thắt tim gan, đánh vật với nỗi nhọc nhằn suốt ba ngàn ngày lao động! Lần đến thăm trại tập trung đầu tiên, em và những thân nhân của tù đã để dòng nước mắt đầm đìa trên khuôn mặt mình khi trông thấy đoàn tù rách bươm, xơ xác lảo đảo đi về trại tù sau một ngày lao động rã rời! Ôi, những giọt nước mắt như chất cường toan làm nát lòng những “Anh hùng thất thế!”

Và anh đã giấu dòng lệ xót thương cho vợ con ngoài đời cũng nhọc nhằn đói rách khổ đau. Có khác gì nhau: “Hai cảnh đời cùng chung cảnh ngộ tù cả nước’’. Ðàn con của chúng mình bây giờ nheo nhóc đói cơm. Bao năm tháng tảo tần nuôi con, giờ thân em hao mòn xanh xao, gầy guộc. Ðôi mắt đen tuyền, long lanh của thuở ban đầu đã dìu anh vào cơn say tình chất ngất đam mê, nay chỉ còn để lại quầng sâu. Nụ cười rạng rỡ cùng đôi má lúm đồng tiền ngày nào mũm mĩm cho anh một thời ngự đỉnh tháp ngà hạnh phúc giờ chỉ còn là hai hố trũng sâu trên đôi má nhăn nheo tiều tụy.

Tuổi thanh xuân ngày ấy có khi nào em quên lo nghĩ tới chồng trong những lúc trận mạc! Hàng đêm lắng nghe từng tiếng súng, khẩn cầu ơn trên che chở cho người yêu đang tắm mình trong vùng máu lửa.

Chinh chiến tàn rồi, mà nước mắt mãi còn rơi. Em lại tiếp tục khốn khổ với chuỗi ngày dài làm kiếp thân cò lận đận “Một nắng hai sương’’, vượt cả rừng cao cách trở, những con đường đèo heo - hút, hiểm-nguy để thăm nuôi chồng.

Ôi, Tình yêu! Những năm tháng trong lao tù mới gạn lọc được tình yêu và là thước đo được lòng dạ con người!

Mùa Xuân đã về đâu đó, tận miền xa. Hương xuân ngại ngùng đối mặt với những người tù khổ sai. Ðã gần mười mùa Xuân rồi em nhỉ! Xuân trong tù đốt cháy cả niềm tin và mơ ước. Tro tàn hòa vào máu, nhập vào tim làm chai cứng tâm hồn. Bao ước vọng ngày xưa, qua một cơn sóng đời nghiệt ngã, đập vỡ vụn đến tận cùng cuộc sống.

Em đã khóc trọn mười mùa Xuân cô đơn. Mùa Xuân của hung thần lột trần trụi con người cả thể xác lẫn tâm hồn. Mùa Xuân ngấm đầy chất dung dịch phân hủy nhân tính loài người biến thái thành cơ năng loài thú. Mùa xuân phá vỡ lớp da mịn màng tươi trẻ trên khuôn mặt em ngày nào. Mùa xuân như loài chuột ùa đến gậm nhấm, rúc rỉa xác thân anh còn trơ lại bộ xương và lớp da vàng tái. Những mùa xuân tuần tự ra đi đã để lại cho anh màu tóc xám tro, mang đi những sợi tóc đen tuyền của một thời kiếm cung lẫm liệt!

Mùa Xuân không về nơi rừng già heo hút. Và mùa Xuân thật sự đã chết trong lòng người tù "cải tạo".

Xuân màu đỏ máu mang hồn quỷ dữ nấp trong nòng súng AK luôn chực chờ sau lưng đoàn người chiến bại. Chỉ một thoáng động bất ngờ, vô nghĩa, một trượt chân tách rời khỏi đoàn tù đang di chuyển trong màn đêm là cũng đủ cho những tên công an bảo vệ kết liễu mạng sống người tù! Nào Lập, nào Huệ, Bình, Ngọc, Hải… họ đã vượt thoát tìm cái chết cho tự do đời đời. Ở đây, chỉ biết tìm tự do trong cái chết hoặc tìm cái chết để được Tự do!

Bên kia dòng suối cuối trại tù, em hãy nhìn về hướng đó. Bạn tù và chiến hữu của anh đã miên viễn nằm xuống nơi triền đồi đổ dốc về khu rừng sắn bao la để một ngày nào đó, những xác thân ấy rã mục biến thành thức ăn cho loài cây cỏ vô tri!

Ngày xưa anh ra đi là để gìn giữ trái mộng của đời cho anh, cho em, cho bạn bè và cho cả thế hệ mai sau. Trái mộng của đời đang ngọt ngào, rực rỡ , cơn gió Tây bỗng xoay chiều quái ác. Cơn lốc bạo hành phá đổ bao ước mơ, và trái mộng đời rơi rụng.

Anh mang nỗi đau một đời!

Mùa Xuân, Tình Yêu và Biển Cả

Qua chín mùa Xuân trong chốn lao tù nghiệt ngã, nay anh trở về với gia đình trong những ngày sắp vào Xuân.

Nhìn hai con thân gầy cằn cỗi, màu da nhợt nhạt khiến lòng anh buồn tê tái. Bé Huy nhìn cha với đôi mắt hững hờ xa lạ. Biết nói làm sao hỡi em. Năm tháng mỏi mòn cạn kiệt. Thời gian kéo lê tuổi đời như thêm phần tư thế kỷ già nua. Bàn tay em mũm mĩm mượt mà thon búp, giờ đây như đốt tre còi khô đét sần sùi những mụt vỡ phồng chai.

Lũ con vất vưởng trong chốn học đường chất đầy chai lọ, ni-lông, giấy vụn, kết quả của kế hoạch nhỏ, kế hoạch to. Con bớt cả phần ăn ít ỏi của mình chắt chiu con gà mái của trường, nuôi lấy điểm cho từng tam cá nguyệt. Một gà con được nở ra là con mình mang niềm tự hào sẽ trở thành “Học Sinh Tiên Tiến”. Mười ký giấy vụn là đạt danh hiệu “Cháu Ngoan Bác Hồ”. Ôi, còn đâu là tuổi thơ vô tư, trong sáng. Chiếc khăn quàng đỏ dối gạt cả tương lai!

Em không muốn con lớn lên giữa “Thiên đường mù quáng”, giấu mặt gian ngoa dưới những khẩu hiệu lập lờ! "Hộ khẩu" cột chân, khóa miệng người. Tem phiếu, khẩu phần trói chặt bao tử toàn dân. Loa phóng thanh đêm ngày gào thét: “Xã Hội Chủ nghĩa Ưu việt muôn năm!”

Thì thầm bên tai anh giữa đêm đông lạnh giá: “Chúng mình sẽ ra đi trong đêm trừ tịch.”

Anh sững sờ: “Vàng đâu, đủ cho gia đình bốn người vượt biển?’’ Em bịt miệng anh bằng nụ hôn xúc động, ấm niềm tin yêu. Chân anh chưa ngấm đất quê nhà sau bao năm trời xa cách, nơi chúng mình trải dài những kỷ niệm êm đềm, giờ đành rời xa sao?

Phút Giao Thừa vừa điểm. Ðài phát thanh mở oang oang thơ chúc Tết, bài văn tiền chế từ thuở nào nay vẫn còn rên rỉ: “Thắng giặc Mỹ, ta xây dựng hơn mười ngày nay!’’đã nướng bầy “cháu ngoan Bác Hồ”trong trận đỏ lửa Mậu Thân. Chiếc thuyền con hai lốc máy âm thầm tách bến chở đoàn người rời bỏ quê hương.

Xin giã từ “Hà Nội chiếc nôi của nhân loại.” Chiếc nôi đã ru dân miền Bắc Việt Nam suốt những năm dài ngủ say bằng những câu thần chú giáo điều! Nôi ru tuổi trẻ Việt Nam đắm chìm trong u tối, mê muội biến thành những con thiêu thân trong các trận biển người. Nôi ru giới trí thức lú lẫn trong giấc dài cô miên. Chiếc nôi được phủ lên lớp màn thưa che mắt thế giới bằng chiêu bài “Giải phóng Dân tộc’’. Nôi ru cả người dân Mỹ đã vô tâm đứng lên chống lại con em mình đang chiến đấu bảo vệ thành trì thế giới tự do.

Ghe đã qua khỏi hải phận Quốc tế rồi! Ðoàn người reo hò quên cả cơn mệt nhọc, quên cả những cơn sóng nhồi co thắt ruột gan.

Vầng dương bắt đầu ló dạng. Chân trời rực sáng bình minh! Những gương mặt xanh xao giờ đây cũng hồng lên dưới ánh nắng giao mùa. Xin chào ngày Xuân mới rạng rỡ trên mặt biển bao la, ngào ngạt mùi muối mặn thay mùi rượu mừng Xuân bay tràn trong gió lộng đại dương. Xin chúc mừng mọi người lên một tuổi mới. Tuổi đầu đời của cuộc sống tự do!

Anh hôn lên đôi môi em khô khốc đầy muối mặn. Em co ro giữa hai đứa con say vùi. Nước mắt hay nước biển chảy ràn rụa trên khuôn mặt em? Nước mắt vui mừng cuộc sống mới đang chực chờ phía trước, hay nước mắt của nỗi đau vĩnh biệt quê hương!?

Thuyền lướt nhanh, thêm một ngày và một đêm hi vọng. Chợt một cụm mây đen xuất hiện từ phía chân trời xa. Cụm mây biến hình đổi dạng vươn lên như những cánh tay với lưỡi hái tử thần!

Sau đợt “gió thốc mùa Xuân 1975” chiếc nôi Hà Nội đã lộ nguyên hình mang thần chết gieo rắc khắp rừng núi ruộng đồng, săn đuổi cả trên mặt Biển Ðông. “Yêu Tổ quốc là yêu Xã Hội Chủ Nghĩa”. Bạo quyền Cộng sản đồng hóa Tổ quốc với chủ thuyết ngoại lai. Mọi người ùn ùn bỏ tổ quốc ra đi, bởi toàn dân ghê tởm cái chủ thuyết xem mạng người như con vật.

Cơn bão lốc bỗng chốc thổi qua. Những đợt sóng tàn nhẫn cuốn phăng tất cả chướng ngại trên đường đi. Con thuyền mỏng mảnh không đủ sức chống chọi với cơn giận dữ của đất trời. Thuyền vỡ nát đánh chìm toàn thể đoàn người.

Ðợt sóng đầu tiên đã hất tung út Huy bay ra khỏi khoang thuyền. Anh quờ quạng trong sóng nước mịt mùng nắm được tay em và bé Vân Trang. Anh chụp một mảnh ván thuyền bảo em bấu chặt vào đó. Tay anh bồng con, tay kia giữ mảnh ván bồng bềnh trên sóng. Tấm ván là thần hộ mệnh và tấm ván chỉ đủ sức nâng hai mạng người. Em thì thào bên tai: “Anh ơi, anh phải sống, sống để lo tương lai cho con chúng mình”.

“Không. Ðừng nói thế em! cả hai đứa mình cần phải sống. Cơn lốc đã tan rồi, em nhìn kìa, trời bắt đầu chói nắng. Hãy gắng gượng được phút nào hay phút ấy.”

“Anh ơi, hãy thế vào chỗ em trên chiếc ván nầy. Em nhường cho anh phần sống mong manh. Hồn em sẽ ở mãi bên anh, xin Phật Trời phò hộ cho anh và con là phần máu thịt của em. Em đã kiệt sức rồi”.

“Không, không! anh van em.”…

Anh vừa đặt bé Vân Trang nằm yên trên tấm ván và quay người dự tính nâng em lên thì hỡi ôi, em đã buông tay rồi. Con sóng vô tình vùi lấp xác thân em. Nỗi bàng hoàng bóp thắt trái tim anh, ngất lịm.

Anh tỉnh dậy trong khoang tàu của người Đức. Bé Vân Trang nằm giường bên kia hơi thở còn thoi thóp.

Tình yêu. Ôi, em là Thiên Thần của Tình Yêu. Cả đời em đã dâng hiến tình yêu trong cuộc sống và trước khi về cõi chết!

Chúng mình ra đi cho nhau và cho con. Ánh sáng Tự Do mới ló dạng ở cuối chân trời, vì sức mạnh tình yêu em đã nhường phần sống cho chồng. Em nằm sâu trong lòng biển mà hồn mãi quanh quẩn bên anh. Suốt đời anh mang niềm u uất…

Anh cúi đầu cầu nguyện...

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2021 lúc 10:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2021 lúc 12:17pm

NỖI ĐAU CÒN MÃI


thang%20tu%20buon6%20copy

 Tôi không có kỷ niệm đau đớn uất hận trong tháng tư như những người lính buông súng thất thiểu trở về thành phố, không có những giây phút kinh hoàng trong dòng người di tản giữa mưa pháo trên những đại lộ vương vãi xác chết, không có cảm giác cuống cuồng chạy loạn xuống biển lên rừng để tìm đường thoát hiểm khỏi thảm họa Cộng Sản.

Tôi cũng không có nỗi hốt hoảng lo lắng của kẻ thua cuộc trước sự thay đổi cả một xã hội miền Nam trong cái ngày gọi là giải phóng với những đợt đổi tiền tức tưởi hay đánh tư sản trắng tay mạt vận.

Tôi lúc đó bình yên trong ngôi nhà treo cờ đỏ của mình, để thấy người thân hân hoan chào đón ngày vui thống nhất đất nước.
Bà Nội tôi cười móm mém “Hòa bình rồi, hết lo bị tụi Việt Cộng pháo kích”tôi lúc đó có ngây ngô cỡ nào cũng nhìn ra “tụi Việt Cộng” là ai.

Thấy như mình bị hụt hẫng thất vọng cái gì đó không gọi được tên, cảm giác bồn chồn khó chịu trước sự thay đổi quá đột ngột mà mình chưa sẳn sàng để chấp nhận sự thật.

Ở một nơi mà mình đã nhìn thấy đầu tiên khi mở mắt chào đời , nó hiện hữu thiêng liêng từ  ánh đèn ấm áp trong đêm tối hay vạt nắng sáng lung linh ngoài khung cửa sổ,  thấy ngôi nhà thân thương mà mình đã sống ở đó với bao buồn vui kỷ niệm êm đềm, rồi chợt có một ngày ai đó xồng xộc bước vào quát tháo, dẹp cái bàn thờ, gỡ mấy bức tranh phong cảnh, lấy đi cái lu , cái tủ, đuổi mọi người ra đường rồi ngang nhiên chiếm hết mọi thứ của cải và tự xưng mình là đầy tớ của nhân dân, nghe sao ngang ngược  và bực bội hết sức.

Tâm trạng của tôi lúc đó chỉ có vậy. Sự ngây thơ đến ngu ngốc, tôi lúc đó vô tư đến độ không phân biệt được chế độ Cộng hòa và Chủ nghĩa Xã hội khác nhau ra sao, không có khái niệm về Thế Giới Tự Do và khối Cộng Sản hay dở ở chỗ nào.

Chiến tranh xảy ra ở đâu đâu trong miền Nam và không liên quan tới cái hẻm nhỏ của tôi, khi hàng ngày chúng tôi vẫn đến trường hồn nhiên vui đùa, hàng xóm vẫn chợ búa tấp nập, rạp chiếu bóng vẫn có phim hay cuối tuần và bác xích lô già đạp vài cuốc xe đủ sống là thong thả nằm khềnh đọc báo. Cuộc sống bình yên quá mà…

Gia đình tôi đâu có ai tử thương tử trận để thấy cuộc chiến khốc liệt tàn nhẫn đến thế nào khi lá vàng khóc lá xanh rơi, khi đàn bà con nít nháo nhào lo tản cư chạy giặc, đàn ông con trai tới tuổi quân dịch phải bỏ ruộng hoang nhà trống mà nhập ngũ hay vô bưng…

Tất cả đều còn rất trẻ, cái tuổi còn sung sức, còn nhiều hoài bảo cho tương lai.
Vậy mà chiến tranh đã cướp mất tuổi trẻ của họ, giết chết mọi ước mơ của họ một cách tàn nhẫn.
Cái từ giải phóng miền Nam đã dạy cho tôi một bài học nhớ đời, đó là sự dối trá và phản bội.
Không có giải phóng gì hết, chỉ có bên thua cuộc và bên thắng cuộc, tuổi trẻ miền Bắc chiến đấu vì một chủ nghĩa Cộng Sản ngoại lai, tuổi trẻ miền Nam thì chiến đấu chống lại sự xâm lược của miền Bắc để giữ vững thành trì Tự Do.

Tôi nghĩ VNCH có chính nghĩa trong cuộc chiến này,  nên khi Cộng Sản miền Bắc cưỡng chiếm miền Nam thành công, những hô hào reo mừng của kẻ chiến thắng đã làm tôi thất vọng, bực tức.
Bên nào cũng là người Việt, bên nào cũng máu đỏ da vàng.
Cuộc chiến kéo dài quá lâu với biết bao thảm cảnh mất mát đau buồn của cả hai miền đất nước.
Nhưng ngay cái ngày tang tóc thương tâm đó Cộng Sản Bắc Việt lại giăng đèn kéo hoa để chào mừng mùa Xuân đại thắng, họ đã hát trên những xác người, trên các tử thi còn nằm lăn lóc suốt đoạn đường di tản giữa những đại lộ kinh hoàng vì bom đạn trong tháng tư đen tối ấy.

Đã mấy chục năm trôi qua tôi vẫn thấy đau buồn mỗi khi nghĩ đến những năm tháng đáng nguyền rủa đó.
Tôi nhớ những tên cách mạng hùa mang băng đỏ chạy vòng vòng thành phố như thị uy đe dọa, nhưng trong mắt dân chúng miền Nam lúc bấy giờ thì bọn chúng chỉ bẩn thỉu như những con chó săn.

Và ngày nay cái đám dư luận viên hay công an đàn áp những người yêu nước biểu tình ôn hòa trong nước cũng chỉ là loại côn đồ đê tiện.
Tôi nhớ hoài ánh mắt như có lửa của người đàn ông đứng ở ven đường nhìn tên việt cộng xé lá cờ vàng vùi trong thùng rác, bàn tay anh nắm chặt để ghìm cơn phẩn nộ.
Sau này tôi thắm cái đau của các vị tướng lãnh đã tự sát ngay trong thời điểm đó Họ chọn cái chết đứng thẳng kiêu hùng.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, những đứa trẻ đã sinh ra sau 4/1975 và lớn lên trong chế độ Cộng Sản, như những hạt giống vô tình, gieo ở nơi nào thì ảnh hưởng thổ nhưỡng nơi đó, không khó khăn khi nhận dạng những hạt giống nhuộm đỏ bạo lực và gian manh trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Dĩ nhiên không phải là tất cả nhưng tìm nam thanh nữ tú thanh lịch như ngày xưa thì nay đã hiếm hoi.

Không ai có thể chọn lựa nơi mình sinh ra, nhưng có thể chọn lựa Tổ Quốc để mình yêu quý, có thể nhận thức được giá trị tốt đẹp để mà noi theo sống cho tử tế đàng hoàng.

Điều đáng buồn là có rất nhiều giới trẻ ngày nay không nhận ra vị trí của mình. Sau mấy mươi năm cai trị Cộng Sản đã biến đất nước Việt Nam giàu đẹp thành bãi rác, biến người thanh lịch thành lớp tư bản đỏ kệch cởm, hống hách, biến những đứa trẻ tiểu học đã biết chửi thề và bạo lực, biến những người dân lương thiện thành cừu non và xưng tụng tên lưu manh làm kẻ chăn dắt.

Cái đau luôn âm ỉ trong trái tim của người Việt lưu vong như chúng tôi, không phải đợi đến tháng tư đen mới kêu gào than thở nhưng đó là cái mốc thời gian của một lịch sử bi thảm nhất, khủng khiếp nhất mà dân tộc Việt Nam phải xót xa viết bằng máu của hàng triệu triệu đồng bào.

Mãi mãi chúng tôi không bao giờ quên Cộng Sản miền Bắc đã bức tử dân miền Nam bằng mọi thủ đoạn tàn ác sau ngày đại thắng vinh quang đó, trại tù đã mọc lên suốt chiều dài đất nước, kéo theo biết bao gia đình tan nát, khốn khổ bởi sự trả thù hèn hạ của bên thắng cuộc, những cái chết vùi dập như xác con thú hoang bên ven rừng.

Người giàu sự nghiệp cũng trắng tay do chánh sách đánh tư sản và mấy đợt đổi tiền, một nền văn hóa nghệ thuật phong phú đa dạng cũng bị tiêu hủy lụi tàn trong tức tưởi uất hận, nền kinh tế công nghiệp phồn thịnh với lượng hàng hóa dồi dào, gạo cá mênh mông của miền Nam bỗng khan hiếm do những chuyến hàng chạy suốt đêm ra Bắc, rừng vàng biển bạc dần dần biến mất bởi lòng tham không đáy của những tay trị nước ngu xuẩn.

Máu đã đổ suốt từ thời chiến tranh cho tới lúc hòa bình hơn 45 năm nay, những giọt máu của người dân trong nước khao khát nền Tự Do Dân Chủ vẫn còn chảy trong nhà tù với những bản án khắc nghiệt dành cho họ và những người đã chết đều có thật. Rất thật.
Vinh quang gì trong ngày vui đại thắng mà hàng năm Cộng Sản Việt Nam vẫn tổ chức lễ hội ăn mừng và bắt nhà nhà treo cờ kỷ niệm tháng tư đen?

Xin hãy dẹp cái trò “hát trên những xác người” ấy đi, dẹp những tên côn đồ gian ác trong lớp áo công an nhân dân, chính quyền nhân dân mà áp bức đồng bào, dẹp những tên quan tham bòn rút công quỷ, hút máu dân nghèo, những kẻ lãnh đạo mị dân bằng ngôn từ mỹ miều xảo trá mà sau đó lại quì mọp trước thiên triều phương Bắc để dâng tổ quốc non sông..

Nếu toàn dân đồng lòng giải tán đảng Cộng Sản hèn với giặc ác với dân thì may ra chúng ta còn khép lại quá khứ mà cùng hướng tới tương lai chống một kẻ thù chung là bọn bành trướng Trung Cộng đang lăm le nuốt trọn đất nước Việt Nam nhỏ bé này.

Xin hãy đứng thẳng lên sau bao nhiêu năm cúi đầu chấp nhận cái Độc Lập -Tự Do- Hạnh Phúc”chỉ có trên trang đầu của các giấy tờ chế độ XHCN, bao nhiêu năm sống trong hòa bình mà lòng dân ly tán, quê Mẹ oan khiên.
Lẽ nào dân Việt mình tới bây giờ vẫn còn ngủ mê  khiếp nhược “trước những bất công vẫn không biết kêu đòi”để đến ngày nào đó đất nước rơi vào tay kẻ ác, cả một dân tộc bị đọa đày và tên Việt Nam biến mất trên bản đồ thế giới thì mới tỉnh dậy hay sao?

Tháng tư, nỗi đau còn mãi. 

Ngọc Ánh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2021 lúc 8:34am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.301 seconds.