Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2020 lúc 9:07am


BUỒN KHÔNG NGƯỜI LÍNH CŨ

Image%20result%20for%20NGƯỜI%20LÍNH%20CŨ%20vnch



Chiều vội vã tà huy nhòa bóng
Đông phong về lăn chiếc lá tàn thu
Có bóng người cao thấp lối sương mù
Đời lữ khách mòn theo từng năm tháng


Image%20result%20for%20khói%20thuốc%20lá.

Sâu góc vắng khói thuốc cay vương mắt
Dĩ vảng buồn theo từng giọt cà-phê
Khúc tình xa quá khứ lại về
Thời đã cũ. nhớ chi. người lính cũ?
.
Image%20result%20for%20linh%20vnch

“Lứa lận đận chúng ta cùng một lũ”
Mất còn ai ngày tháng hao mòn?
Đã rồi tình sương khói hư không
Đầu tuyết điểm. buồn không. người lính cũ?

.

Image%20result%20for%20người%20lính%20cũ%20uong%20ruu*
Chiều cuối năm buồn chi người lính cũ?
Bận lòng chi. đáy cốc bóng hình?
Lặng nhìn chi. khói thuốc lung linh?
Để quay quắt. để thống trầm lòng lính cũ?
.
Image%20result%20for%20khoi%20thuoc

Người lính cũ búng bay tàn thuốc vỡ
Búng bay không. từng mảnh vỡ hồn sầu?
Búng bay không. hằn những vết sẹo đau?
Tha phương. quán lạ. vọng cố nhân…
Buồn không người lính cũ?

Image%20result%20for%20thuong%20phe%20binh
.
Mắt phố đầy. một bóng người khập khiễng
Đêm cuối năm. từng bước quá khứ buồn
Đêm đón đưa bè bạn đã từng …
Tan sương khói!
Buồn không người lính cũ?
.
Nguyên Lạc

………..



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Feb/2020 lúc 9:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Feb/2020 lúc 8:21am

Người Đàn Em Cũ 


Xe đò từ Mỹ Tho vào xa cảng Miền Tây vừa ngừng lại, những chiếc xe honda ôm vây quanh mời mọc. Tôi từ trên xe đò bước xuông, người đi xe ôm đứng phía sau đưa tay lên vẫy và gọi tên tôi. Trông thấy anh khuôn mặt quen lắm nhưng không thể nào nhớ tên được. Tôi đang lúng túng tìm trong trí nhớ để xem anh ta là ai mà tôi đã quen. Anh cũng biết là tôi chưa nhận ra, anh nói tên khi tôi đến gần:
“Em là Lộc, ở Trinh Sát Trung Đoàn 51, với anh đầy”.

Tôi “à” một tiếng rồi đến ôm Lộc. Gần hai mươi năm không gặp lại, kể từ năm 1972, cái năm mà tôi bị thương rời bỏ đơn vị. Tôi bảo với Lộc tìm một quán bia hơi đâu đó để uống vài ly, nói chuyện với nhau chơi. Lộc chở tôi đến một quán bia hơi bên lề đường Nguyễn Tri Phương, gọi một dĩa mồi và một “can” bia năm lít, hai đứa ngồi nhâm nhi. Bây giờ tôi mới nhìn rỏ Lộc, khuôn mặt cằn cỗi, nước da đen mốc, thân hình ốm tong. Có lẻ Lộc vất vả trong đời sống nên chưa bao nhiêu tuổi mà trông thấy già. Tôi nói với Lộc cần gọi gì ăn cho no cứ gọi, Lộc gọi một dĩa cơm sườn và cho tôi biết là từ sáng đến nay chưa ăn gì cả, uống bia vào bụng đói mau say lắm. Tội nghiệp, bản chất hiền hậu, thành thật mà chạy xe ôm thì không biết phải làm sao tranh giành được khách.

Ngồi uống được vài ly, tôi mới dần dần nhớ ra những ngày Lộc sống với tôi tại đại đội Trinh Sát của Trung Đoàn 51. Hồi đó Lộc còn trẻ vào khoảng chừng 18 tuổi, trong Sài Gòn đổi ra ngoài đó. Lính mà ở trong Nam đổi ra Trung thì cũng có nhiều vấn đề, bất phục tùng hay đào ngũ nhiều lần thì mới đi xa như vậy. Khi sống trong đơn vị Lộc rất dễ thương, lãnh lương xong nhờ bưu tín viên của đại đội mua một cái “manda” gửi tiền về cho mẹ. tháng nào cũng vậy. Đó là một hành động ít thấy ai giống như thế, lương lính không bao nhiêu, nhịn ăn tiêu để gửi về cho mẹ. Nên tôi rất thương Lộc.

Tôi nhớ tối ba mươi Tết, anh em tổ chức ngồi nhậu từng nhóm. Lộc chạy lên mời tôi xuống nhậu với anh em. Tôi không biết uống rượu nên ngần ngừ, Lộc nói với tôi rằng nếu không uống được cũng xuống ngồi với anh em chơi. Tôi miễn cưởng bước xuống phòng của anh em. Lộc ngồi bên tôi nói nhỏ vào tai là anh bưng rượu chỉ nhắp môi rồi đưa qua cho em uống thay. Tôi gật đầu và nghĩ trong bụng, hôm nay uống thử một lần cho biết mùi say như thế nào. Tôi liều mạng bưng ly tu hết, cả nhóm vỗ tay hoan hô rầm trời, mấy nhóm bên kia thấy vậy cho người bưng rượu qua mời tôi. Cùng một trung đội, uống bên nầy mà không uống bên kia thì không công bình. Sau bốn ly rượu mời, tôi thấy máu trong người chạy rần rần, mặt mày đỏ phừng, đôi mắt tôi muốn hoa lên, nếu tiếp tục ngồi lại thì phải ói ra tại chỗ. Vì vậy tôi xin mọi người cho tôi về nằm. Nửa đêm thức dậy khát nước, tôi lấy chai nước trên đầu giường tu một hôi, nghe bên kia phòng anh em to tiếng cười giởn, tôi biết cuộc nhậu còn tiếp tục. Tôi nhấc điện thoại gọi xuống Câu Lạc Bộ, cho tôi bốn lít rượu mang xuống cho trung đội viễn thám bảo là của chuẩn úy Sinh mời anh em. Mười lăm phút sau, tôi nghe tiếng gõ cửa phòng tôi, tôi hỏi ra thì Lộc trả lời: “Họ không chịu uống rượu vì không có mặt của chuẩn úy”. Tôi tung mền đi xuống, lần nầy thì mấy nhóm kia tụ tập lại thành một nhóm, trong đó có trung úy đại đội phó, và bốn sĩ quan trưởng toán. Tôi nhìn xuống thì thấy rượu thịt ê hề, tôi biết là mấy ông sĩ quan nầy cung cấp. Tôi cùng với tất cả uống cho tới sáng và tôi mới biết được tửu lượng của tôi cũng khấm khá.

“Anh nhớ không, đêm ba mươi Tết năm đó uống rượu vui quá, làm cho các anh em ở xa không còn nhớ nhà. Lần đầu tiên thấy anh uống rượu cũng rất cừ”.

Tôi ngạc nhiên, sao Lộc đọc được cái suy nghĩ của tôi về cuộc rượu năm đó? Tôi nói cho Lộc biết đó là lần đầu tiên tôi uống rượu, và cũng từ đó mới khám phá ra là tôi cũng uống được rượu. Vì quá vui tôi uống được nhiều mà không thấy say. Có lẽ chỉ có bữa rượu đó cơ thể của tôi thu nạp được rượu nhiều như vậy. Những lần sau có nhiều cuộc rượu, sau vài ly tôi đã say túy lúy. Lộc cho tôi biết là đã có vợ và hai cháu trai. Vợ buổi sáng phải đi bán xôi trong xóm, chứ chạy xe ôm của Lộc không đủ tiền nuôi con. Lộc mời tôi lúc nào rảnh ghé lại nhà chơi. Chính vì gặp được Lộc lần đó mà tôi và Nguyễn Xuân Âu (Đại đội trưởng Trinh Sát 51 sau nầy) mới gặp lại một số anh em thuộc đơn vị cũ đang sinh sống tại Sài Gòn.

Một lần đơn vị đi hành quân về, Lộc nhận được điện tín của người bà con báo cho biết là mẹ của Lộc đau nặng. Lộc đến gặp tôi trình cho tôi xem tờ điện tín và thút thít khóc, nhờ tôi giúp đỡ. Tôi, một thằng sĩ quan “tép riu”, thân còn lo chưa nổi, làm sao giúp đỡ được cho ai. Những quân nhân từ Sài Gòn chuyển ra mặc dù không chính thức “cúp phép”, nhưng phải phục vụ hai năm mới được giải quyết cho đi phép, vì các ông “thần” nầy cho đi xem như mất tiêu, đừng hòng họ trở về đơn vị cũ. Đây là trường hợp ngoại lệ của Lộc, tôi lai không chịu được tiếng khóc thảm thiết nầy, nên tôi cầm lá đơn xin đi phép của Lộc với ý kiến tha thiết của tôi, người chỉ huy trực tiếp theo hệ thống quân giai. Tôi đề nghị 10 ngày phép, trực tiếp mang lên cho đại đội trưởng. Ông đại đội trưởng của tôi, gọi tôi lên xài xể một trận là tôi không biết mẹ gì hết, thứ nầy mà cho đi phép xem như mất một tay súng. Đại đội không có quyền cho đi phép quá 3 ngày, nếu ở ngoài quân khu  phải là cấp Trung đoàn. Tôi bảo đảm với đại đội trưởng là thằng nầy sẽ trở về đơn vị sau khi đi phép. Ông hỏi lại tôi là lấy gì đảm bảo chuyện nầy. Tôi ú ớ. Ông bảo thôi được, ông chuyển lên trung đoàn cho họ quyết định, với ý kiến tha thiết giống như tôi đề nghị.

Hai ngày sau, đại đội đi hành quân về. Tôi được trung đoàn phó gọi lên trình diện. Tôi đến văn phòng của Trung Tá trung đoàn Phó vào trình diện ông, sau khi chào và đọc cấp bậc, số quân, chức vụ, chờ lệnh. Ông mời tôi ngồi, trước mặt ông là tờ đơn của thằng Lộc. Ông chưa đá động gì về chuyện đi phép của Lộc, chỉ nói với tôi là mấy lúc gần đây trung đội viễn thám của tôi làm ăn được lắm, đi hành quân diều hâu lúc nào cũng thâu hoạch chiến lợi phẩm. Ông khen tôi là sĩ quan xuất sắc, có tương lai. Rồi ông mới hỏi tôi có còn giữ ý định cho Trần Văn Lộc đi phép không? Tôi thưa với ông là còn. Ông nhìn thẳng vào mặt tôi rồi nói: “Qua tin lời đề nghị xác đáng của em”. Ông viết chữ “thuận” trên đơn xin đi phép của Lộc, rồi đưa cho tôi mang xuống phòng Tổng Quản Trị để làm giấy đi phép trở lên cho ông ký.

Tôi mang giấy phép về trình cho Đại đội trưởng, rồi mang xuống gọi Lộc lên phòng tôi nhận để ngày mai đi phép. Tôi nói với Lộc là đừng đào ngũ, sau khi hết phép nên đến quân vận xin máy bay để trở về đơn vị. Tôi đã hết lòng xin xỏ, đừng làm cho tôi phải thất vọng. Rồi còn những anh em sau nầy gặp trường hợp khẩn cấp, làm sao tôi giúp họ, ai tin tôi. Lộc có vẻ xúc động, đứng yên lặng nghe tôi nói, và sau cùng Lộc hứa với tôi là sẽ trở lại. Thế nhưng sau khi Lộc đi rồi, tôi nghĩ rằng Lộc sẽ không trở lại vì xa xôi cách trở quá. Sống giữa Sài Gòn đô hội, nhiều thụ hưởng, làm sao trở ra Miền Trung nơi địa đầu giới tuyến. Nếu Lộc không trở ra, tôi làm sao ăn nói với Đại đội trưởng và từ nay về sau tôi sẽ không bao giờ đề nghị cho ai đi phép được, chuyện nầy sẽ do đại đội trưởng quyết định. Những ngày Lộc đi phép là những ngày tôi hoang mang lo nghĩ, tôi thấy mình quá cả tin trong chuyện nầy, thấy mình sai lầm đề nghị một chuyện mà ai cũng biết rằng sự việc sẽ ngược lại sự mong muốn của mình.

Mười lăm ngày sau vẫn chưa thấy Lộc xuất hiện. Tôi nghĩ rằng, Lộc đã đào ngũ. Mỗi buổi chiều các sĩ quan trong đại đội ngồi ăn cơm, ông đại đội trưởng nhìn tôi như dò xét, như hạch tôi. Tôi tảng lờ mặc dù trong lòng tôi thấy xấu hổ vì quyết định non nớt của mình. Rồi ngày nầy qua ngày khác, tôi xem như binh nhì Trần Văn Lộc đào ngũ, tôi không cần quan tâm tới chuyện nầy vì quá thất vọng. Nên nhớ rằng ngày đó trong luật lệ quân đội, sau phép 21 ngày xem như đào ngũ và đơn vị sẽ lập báo thị tầm nã. Còn một hai ngày gì đó là đủ 21 ngày, đang thiu thiu ngủ trưa tôi nghe tiếng vui mừng của mấy thằng lính dưới trung đội viễn thám la lên: “Thằng Lộc về rồi, thằng Lộc về rồi”. Tôi chạy ra cửa nhìn xuống trung đội thấy anh em bu quanh Lộc vui mừng. Lòng tôi lúc đó như mở hội, không ngờ thằng nầy lại trở về với anh em. Tôi lên giường ngủ tiếp, nhưng không làm sao chợp mắt được. Lòng tôi cứ nghĩ vơ vẫn, tôi nghiệm ra một điều là mình có tấm lòng thì không có ai phụ bạc mình cả. Tôi biết Lộc phải bị giằn vặt ghê lắm khi dứt khoát trở lại đơn vị cũ. Giữa Sài Gòn và đơn vị, hai thái cực khác xa. Một bên ấm áp trong mái gia đình, một bên xa xôi đối diện với cái chết. Nếu đặt trường hợp của tôi, thì chưa chắc tôi chọn đơn vị.

Xế chiều Lộc thập thò trước cửa phòng tôi, rụt rè gõ tay vào cửa phòng. Tôi nằm đọc  sách trên võng nói vói ra: “Vào đi”. Lộc trên tay ôm mấy trái xoài tượng: “Chào chuẩn úy, em mới về”. Tôi ngồi dậy: “Mang gì nhiều thế, để đây chừng một hai trái, còn mang xuống cho anh em”. Lộc nói là anh em đều có phần cả rôi, Phần nầy dành cho tôi và các sĩ quan trưởng toán. Tôi hỏi thăm về gia đình, về sức khỏe của mẹ Lộc, tất cả đều tốt. Lộc cho tôi biết là sau 10 ngày phép, Lộc đến Quân vận xin máy bay, nhưng phải chờ đợi. Lộc sợ đơn vị báo cáo đào ngũ nên có đến trình diện tại Quân Vụ Thị Trấn Sài Gòn và nơi đây có đánh điện ra Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn. Đại đội trưởng của tôi có biết chuyện nầy, nhưng ông không nói cho tôi hay, chỉ nhìn tôi cười cười, để cho tôi lo lắng chơi. Thú thật, nhìn thấy Lộc lòng tôi thanh thản hết sức. Dù sao đi nữa tôi cũng có một phần trách nhiệm nếu như Lộc đào ngũ. Không có ai làm gì tôi, nhưng tôi cảm thấy mình đề nghị sai đối tượng. Bây giờ Lộc trở lại, tôi thấy việc làm của tôi rất hợp tình hợp lý.

Chúng tôi uống hết nửa “can” bia, mà thấy trong người vẫn còn tỉnh táo. Lộc cho tôi biết là lúc về phép mẹ đau nặng, thật tình bà không đau nhưng quá nhớ con bà không chịu được, nên nhờ người bà con đánh điện giùm, bà không hy vọng Lộc sẽ được về. Thế nhưng khi trông thấy Lộc bà cứ nghĩ rằng mình đang nằm mơ, bà đến sờ con, nén bóp chân tay xem thử có thật không, lúc đó bà mới tin. Một mẹ một con, nhưng vì Lộc thuộc diện bất phục tùng nên không được hưởng quy chế “không tác chiến”, bị bắt và đưa ra tận miền Trung, sau khi ra khỏi quân trường. Phục vụ tại Trung Đoàn 51 mất mấy năm, Lộc được trở về Biệt Khu Thủ Đô. Lộc nói với tôi:

“Trở về Sài Gòn, em mới thấy nhớ đơn vị cũ. Anh em thương nhau. Sống với nhau hết mình, bằng cả một chân tình”.

Tôi hỏi Lộc:
“Khi đi phép, sao Lộc không trốn luôn ở Sài Gòn? Lý do gì em lại trở ra đơn vị?”.

Lộc cười và khai báo thành thật với tôi:
“Em cũng dự trù đào ngũ vì em không đành lòng xa mẹ em. Thế nhưng nghĩ lại, anh đã hết lòng xin cho em đi. Cấp trên tin lời anh. Trung tá Nhàn hỏi đi hỏi lại anh có bảo đảm là em sẽ trở về không. Anh tin chắc như vậy. Sau nhiều ngày suy nghĩ, em không thể phụ lòng anh được. Em phải trở lại đơn vị để cho anh khỏi mang tiếng với cấp trên. Lúc đầu mẹ em không chịu cho em ra đi, nhưng sau khi nghe em nói là anh bảo đảm với cấp trên, nên bà hối em sau khi hết phép phải ra lại miền trung ngay”.

Rồi Lộc nói với tôi:
“ Lúc nào rảnh, mời anh ghé lại nhà em cho mẹ em gặp mặt. Chắc bà vui lắm. Mẹ em thỉnh thoảng lại nhắc tới anh. Không ngờ hôm nay anh em mình lại gặp nhau”.

Tôi hứa, thế nào tôi cũng phải đến thăm gia đình Lộc.

Chúng tôi ngồi cưa hết “can” bia, rồi Lộc lấy xe đưa tôi về. Tôi bảo Lộc vào nhà chơi, uống ly nước rôi hãy về, luôn tiện tôi giới thiệu vợ tôi với Lộc. Tôi nói với vợ tôi là đứa em thuộc đơn vị cũ. Khi Lộc ra về, tôi không quên giúi vào túi quần cho Lộc một ít tiền. Lộc không chịu nhận, tôi nài nỉ mãi và bảo đây là số tiền cho các cháu, sắp vào trường sắm cho các cháu một ít đồ đi học. Lộc nhìn tôi cảm động muốn khóc: “Lúc nào lòng anh cũng rộng lượng với em út. Hằng gì khi anh bị thương cả trung đội đều rơi nước mắt”. Lộc đi rồi, tôi vào ngồi trên ghế lòng tôi thấy vui. Chúng tôi là những thằng còn sót lại sau cuộc chiến, gặp lại nhau quý lắm.

Bẳng đi một thời gian sau tôi gặp Nguyễn Xuân Âu, Âu trước đây học cùng lớp với tôi, sau khi đơn vị chuyển ra Huế sáp nhập vào Sư Đoàn I, còn địa phận Quảng Nam giao lai cho Sư Đoàn 3 chịu trách nhiệm. Lúc đó Âu làm đại đội trưởng một thời gian trước khi đi học kỹ sư công binh. Hai đứa tôi thỉnh thoảng tập trung một số anh em cũ trong đơn vị, nhậu chơi hoặc đến thăm nhau vào những dịp Tết, hoặc trong gia đình của anh em có chuyện vui hay buồn đều có mặt tụi tôi. Anh em đó bây giờ xem tụi tôi như bạn với nhau, tuy nhiên trong khi nói chuyện, anh em vẫn giữ sự kính nễ Âu, cũng như tôi. Đó là một điều rất quý của những người lính cũ.

Thỉnh thoảng Lộc chở vợ con đến thăm tôi và thỉnh thoảng tôi cũng hay ghé thăm thân mẫu của Lộc. Anh em dẫn ra quán làm một hai xị đế. Mỗi lần uống rượu Lộc đều nhắc lại cuộc nhậu của Tết năm đó trong đơn vị. Một cuộc nhậu lần đầu tiên trong đời tôi, từ đó tôi mới bắt đầu tham gia vào làng nhậu với anh em một cách năng động, xả láng. Đời lính dạy cho tôi nhiều thứ, đối với nhau bằng tấm lòng, thì anh em sẽ không bao giờ bỏ mình được. Người chỉ huy trong tác chiến lại càng phải sống gần gũi với anh em, hòa đồng với anh em bất cứ hoàn cảnh nào. Mội lần nhậu với anh em, ai cũng đều nhớ lại những tháng năm cùng khổ, cận kề với chết chóc nhưng cái tình đãi với nhau chân thật và hết lòng./

Phan Xuân Sinh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Feb/2020 lúc 7:38am
Một lát cắt của chiến tranh

Image%20result%20for%20sad%20man%20by%20beach%20at%20night


Nửa đêm, biển động! Hắn tỉnh dậy chậm chạp mặc quần áo rồi ra đứng trước ban thờ châm một nén hương, chỉ một nén hương cắm vào bát hương trên bàn thờ rồi cứ thế đứng lặng chăm chăm nhìn vào hai bức ảnh trên ban thờ. Một bức ảnh là một ông già, có lẽ là bố hắn. Lồng cùng bức ảnh là một tờ lịch đề ngày 18 tháng tư .Dưới bức ảnh ấy là vỏ của một chai thuốc trừ sâu được đặt trên những quyển sách chữ nho đã cũ nát cùng năm tháng. Bên trái ban thờ là ảnh một người đàn bà còn rất trẻ và cũng có một tờ lịch cùng đề ngày mười tám tháng tư . Dưới bức ảnh là một sợi dây thừng được xếp lại thành một bó dài.
Hắn cứ đứng như thế cho đến khi cái chấm đỏ cuối cùng trên cây nhang tắt hẳn , tàn của chiếc nhang không gãy rụng mà mà uốn cong về phía hắn. Đợi cho khói hương tan hết, hắn mở cửa đi ra ngoài bãi biển.
.Năm nào cũng thế, cứ đúng đêm nay hắn lại ra đứng suốt đêm bên bờ biển và hình như từ khi hắn đến ở đây năm nào vào đêm nay biển cũng động. Đêm mưa bão, bầu trời đen kịt. Những đám mây dông vần vũ che kín cả bầu trời. Xa xa phía cuối đường chân trời nhưng lằn chớp trắng lóa đang đua nhau rạch nát trời đêm . Những con sóng lừng đen ngòm cao năm sáu mét lừng lững từ ngoài khơi xa xô lại phía hắn rồi đâm sầm vào vách đã dựng đứng của một dải núi ăn ra biển để lại một cột nước trắng xóa . Những con sóng liên tiếp nhau như muốn xô đổ vách núi . Gió hú lên những tiếng hú dài điên loạn. Trời giận dữ! Biển cuồng nộ còn hắn cứ đứng lặng im bất động phóng tầm mắt hút về phía chân trời.
- Anh ơ...i
Một tiếng gọi vọng lên từ lòng biển sâu thẳm.
-Con ơ....i
Một con sóng lừng hất tung tiếng gọi con nức nở lên cao để ngọn gió điên cuống ném tiếng gọi ấy về phía hăn. Hắn nhô người vươn tay ra phía biển như muốn níu giữ, nắm bắt một cái gì. Rồi bỗng nhiên hắn nghe thấy một tiếng thì thào đứt quãng.
-Đ..ừ....tr...á...ch v..ợ c...on.

Trời bắt đầu mưa. Bỗng ai dó khoác lên vai hắn một chiếc áo mưa. Hắn quay lại. Con gái hắn. Hắn nhìn con gái một thoáng trong ánh mắt lộ ra một tia sáng cảm động rồi hỏi bằng một giọng trầm đục.
-Con về bao giờ thế?
-Con vừa về. Vào nhà không thấy bố con biết là bố lại ra đây. -Giọng cô gái bỗng trở nên cầu khẩn. -Về thôi bố! Trời bắt đầu mưa rồi.
Hắn cắn môi, nuốt khan một cái như định nói điều gì nhưng rồi hắn dừng lại chậm chạp cùng cô con gái quay lại ngôi nhà bên bờ biển.
-Năm nay bố vẫn không cho em con về giỗ mẹ hả bố?

Tiếng cô gái hỏi, hắn chỉ khẽ gật đầu. Một tia chớp bừng lên đủ giúp cho cô gái nhìn thấy hai hàm răng hắn nghiến lại. Tia chớp dội vào mắt hắn để rồi từ đấy hắt ra một tia sáng âm u, lạnh lẽo đến rợn người. Cô gái im lặng không hỏi gì nữa. Cô sợ!
*
* *
Hôm sau nhà hắn có giỗ. Không có khách khứa, chỉ độc nhất có hai bố con. Hắn châm ba cây nhang cắm lên bát hương, không chắp tay khấn vái mà chỉ đứng lặng nhìn không chớp mắt vào hai bức ảnh, một ảnh ông già bố hắn và một ảnh một người đàn bà còn rất trẻ vợ hắn. Con gái hắn đứng cạnh chắp tay lầm nhầm khấn tuy là khấn rất nhỏ nhưng vì đứng ngay nên cạnh hắn vẫn nghe thấy rất rõ.
-Ông ơi! Mẹ ơi! Xin hai người hãy phù hộ cho bố con có thể quên đi!.
Nghe con gái khấn, tự nhiên môi hắn nhếch lên một nụ cười cay đắng và từ đôi mắt già nua, nhăn nheo, một giọt nước mắt, chỉ một giọt thôi, trào ra rơi xuống làn môi đã héo quắt và nứt nẻ một giọt mặn chát.
Hương tàn, con gái hắn hạ mâm cỗ xuống còn hắn rót rượu ra chén và uống! Con gái hắn ngồi cạnh, không nói gì chỉ thỉnh thoẳng gắp thức ăn vào bát cho bố và nói với giọng nằn nì.
-Bố ăn miếng này đi .
Còn hắn , hình như hắn không dám cãi lời con gái, hắn gắp lấy miếng thức ăn mà cô vừa bỏ vào trong bát đưa lên miệng. Mắt hắn đã kè đỏ.
-Có phải con vẫn muốn biết ông và mẹ con chôn ở đâu phải không?
Hắn bỗng hỏi. Mắt cô gái sáng lên, nhưng rất nhanh chóng cô đã che dấu được tia sáng đó.
-Vâng! - Cô nói nhỏ . –Con muốn xây mộ cho ông và mẹ bố ạ. Bố nói cho con biết đi.
Hắn đặt chén rượu xuống bàn trân trân nhìn con gái. Không ai đọc nổi ánh mắt ấy nghĩ gì. Đột nhiên, hắn cầm chén rượu còn đầy nguyên lên uống ực một nhát cạn trơn rồi hất hàm ra phía biển nói bằng một giọng khê đục.
-Ở đó!
Mắt cô gái hơi nhíu lại tỏ vẻ nghi ngườ.
-Sao bố bảo ngày ấy bố chôn ông và mẹ ở quê cơ mà.
Ừ! -Hắn khẽ gật đầu thừa nhận. –Nhưng rồi sau đó bố đã quay trở về quê đào trộm mộ hai người mang cốt về đây hỏa táng. Bố đã trộn tro của hai người vào nhau và mang rắc xuống biển.
- Vào đêm hôm nay hả bố
Cô gái hỏi, hắn khẽ gật đầu. Cô gái không hỏi gì nữa. Cô biết bố đã nói thật. Năm nào cũng thế cứ đúng đêm hôm giỗ là cô lại thấy bố mình ra đứng suốt đêm bên bờ biển
Bỗng nhiên cô cảm thấy sợ! Một nỗi sợ vô hình ám ảnh cô. Đã bao nhiêu năm rồi bố cô luôn giấu kín điều này . Sao hôm nay ông lại nói ra? Cả hai im lặng ngồi ăn. Cái im lặng ngột ngạt của một cơn bão sắp kéo đến.
-Em con ….dạo này ….thế nào?
Hắn hỏi giọng ngắc ngứ khó nhọc. Hình như hắn phải dồn hết nghị lực để hỏi câu hỏi đó. Hỏi xong, hắn lại nâng chén rượu lên uống ực một nhát như để chiêu đi một cái gì vẫn còn vướng víu trong cổ họng. Cô gái nhìn bố. Cô đắn đo không biết mình nên nói với bố thế nào. Một cái gì lành lạnh chạy dọc sống lưng cô. Chưa bao giờ ông hỏi về đứa em trai của cô. Đây là lần duy nhất kể từ khi ông bỏ đi để lại toàn bộ tài sản rất lớn cho hai chị em với một mảnh giấy với duy nhất một dòng chữ ngắn ngủi.
“Con hãy chăm sóc em thay bố”
-Nó vẫn tốt bố ạ . Nó vừa nhận được học bổng nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của trường đại học Harvard Có lẽ tháng sau nó đi Mĩ.
-Thế à!
Hắn buông hai từ gọn lỏn rồi lại nâng chén rượu lên. Cô gái đột nhiên giữa lấy tay hắn, cô quỳ sụp xuống ngước lên nhìn bố giọng run run.
- Đừng uống nữa! Con xin bố . Sao bố lại hận em con đến thế? Bố cho con biết đi. Cánh tay cầm chén rượu đang đưa lên bỗng dừng lại. Hắn cúi xuống nhìn con gái. Mặt con gái hắn ướt đẫm. Hắn không nói gì , lặng lẽ gỡ bàn tay đang níu chặt tay mình của đứa con rồi loạng choạng đi về phía trước ban thờ. Hắn nhấc tấm ảnh của bố ra khỏi giá , cầm trên tay và nhìn như đóng đinh vào tấm ảnh.
- Bố nghe rõ rồi chứ? -Hắn lẩm bẩm. –Em con đã nên người. Dòng họ Đặng của bố đã có người tiếp nối. Bố có vui không? Còn con…?
Đột nhiên hắn gầm lên một tiếng. Một tiếng gầm thê lương như xé rách cả trời xanh. Hắn nâng bức ảnh lên cao rồi thẳng cánh quật bức ảnh vào cạnh chiếc bàn thờ. Bức ảnh vỡ tan. Bàn tay gân guốc của hắn nắm lấy một miệng thủy tinh to và sắc nhọn như một mũi dao găm, thẳng cánh đâm vào cổ mình.
- Bố !
Tai hắn còn kịp thoảng nghe một tiếng kêu đầy đau đớn của cô con gái.

*
* *
-Không!
Hắn hét lên một tiếng . Tiếng hét phá tan cái yên tĩnh của cái bệnh viện tuyến huyện vắng vẻ lức nửa đêm. Cô bác sĩ trực nhảy bổ đến gường bệnh. Người hắn quằn quại trong cơn mê sảng. Con gái hắn đang cố gắng ghì chặt lấy cánh tay hắn không cho cái kim truyền máu bật ra. Hắn lại nằm im, rồi một tiếng nấc rồi tiếp theo là một tiếng lầm bầm.
-Sao em lại bỏ con, bỏ anh. Anh có trách em đâu.
Cô bác sĩ nhìn vào mặt hắn. Trong cơn mê sảng nhưng một dòng nước mắt vẫn cứ ứa ra.
-Bố em hình như gặp phải một chấn động cực lớn về tâm lí thì phải. Chuyện gì vậy?
Cô bác sĩ nhìn con gái hắn thăm dò. Con gái hắn lắc đầu.
-Em cũng không biết chị ạ. – rồi như để cho người bác sĩ tin điều mình nói là thật. Cô gái nói tiếp. –Em cũng rất muốn biết chuyện gì đã xảy ra với bố em trong quá khứ nhưng ông không chịu nói.
-Chắc phải là một điều gì đó khủng kiếp lắm .
-Vâng ! Em cũng nghĩ thế.
Nói xong, con hắn thở dài lấy khăn khẽ lau dòng nước mắt trên mặt bố. Hắn nằm im, ngực lên xuống một cách khó nhọc. Miệng hắn cứ lầm bầm một điều gì đó . Con gái hắn quỳ hẳn xuống dưới đất ghé tai vào sát miệng hắn cố gắng nghe xem bố mình đang nói điều gì. Cô chỉ nghe thấy nhưng tiếng đứt quãng.
- Đừng …..em đồng ý ?….. nối dõi……dòng họ….
Rồi đột nhiên hắn chồm lên ngồi thẳng dậy, mắt mở trừng trừng, sợi dây truyền máu đứt tung máu phun ra lênh láng cả chiếc giường bệnh. Hắn thét to, Tiếng thét như một mũi dùi khoan vào màn đêm sâu thẳm.
-Ông chết đi!
Rồi hắn lại đổ vật xuống, người hắn quằn quại. Con gái hắn và cô bác sĩ trực đêm cố gắng ghì chặt lấy người hắn nhưng không được. Hắn vung mạnh hai cánh tay xô ngã cả hai người rồi hắn bật dậy đứng sừng sững giữa căn phòng, hai cánh tay hắn vươn lên cao ngửa mặt lên trời cười cuồng loạn. Những vòng băng ở vết thương sổ tung, máu phun thành vòi lên mặt con gái hắn.
-Cháy! Cháy rồi ! Cháy hết đi !
Hắn gào lên trong tiếng cười man dại rồi đột ngột, tiếng cười tắt ngấm, hắn đổ sập xuống nền nhà.
- Bố!
Con gái hắn kêu lên một tiếng rồi cứ thế gục vào ngực bố mình ngất lịm.

*
* *

Bàn thờ nhà hắn có thêm một bức ảnh mới. Ảnh hắn. Đứng trước ban thờ là hai chị em. Người em hình như chỉ nhỏ hơn chị mình có vài tuổi và có khuôn mặt giống ông nội như tạc.
_ Chị!
Người em gọi một tiếng khe khẽ, người chị khẽ quay người nhìn sang đứa em mình chờ đợi còn người em môi mấp máy như muốn nói một điều gì đó nhưng lại không dám nói. Anh ta sợ. Người chị cũng sợ. Không một ai dám nói lên một cái điều lờ mờ trong tâm trí . Người em thu hết can đảm, anh ta khẽ nắm lấy tay chị gái mình.
- Có điều gì xảy ra với bố vậy hả chị.? Có phải là lỗi tại em không. ?
Người chị nhẹ kéo em trai lại khẽ ôm lấy đứa em trai mình .
- Chị không biết điều gì đã xảy ra với bố. Nhưng chắc chắn là em không có lỗi. Lỗĩ là của chiến tranh.
- Nhưng chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm rồi mà chị.
Người em hỏi. Người chị khẽ lắc đầu.
- Chưa đâu em ! Chiến tranh vẫn đang hiện diện trên mảnh đất này.
Người em không hỏi gì nữa. Anh ta biết , chị mình đã nói đúng. Tiếng súng đã ngừng mấy chục năm nay nhưng tiếng nổ của chiến tranh chưa dứt. Thỉnh thoảng ở một đâu đó trên mảnh đất đầy đau thương này lại có một tiếng nổ phát ra do chiến tranh để lại.
Hai chị em rời bàn thờ, họ mang đồ đạc của hắn ra kiểm lại. Kỉ vật của hắn không có nhiều. một vốc nhưng huân chương, một tờ giấy báo tử, một tấm bằng gia đình vẻ vang và một cuốn sổ ghi chép đã vàng úa theo thời gian.
Người em cầm tờ giấy báo tử lên chăm chú đọc. Lông mày anh ta nhíu lại. Anh ta đưa cho chị mình tờ giấy báo tử.
-Chị ! chị đọc cái tờ giấy báo tử này đi !
Người chị ngạc nhiên nhìn em.
-Sao có điều gì à ?
- Bố mất trước khi em ra đời.
Người chị vội vàng giật lấy tờ giấy báo tử trong tay em trai mình . Cô gái lặng người đi mắt không rời nói tờ giấy báo tử.
-Chị ! -Người em khẽ nắm lấy tay chị mình gọi nhỏ. –Có phải là..... ?
Người chị như bừng tỉnh, cô hấp tấp dùng bàn tay nhỏ nhắn của mình bịt miệng em trai lại.
-Em đừng nói gì cả !- Giọng cô nghẹn lại - Chị xin em !
Một thoáng ngắn ngủi, ánh mắt hai chị em gặp nhau và cả hai cùng bối rối nhìn đi nơi khác. Họ tiếp tục lục tìm trong những di vật mà người bố để lại một cái gì đó mà không ai dám nói ra nhưng cả hai đều mong muốn, một cái gì có thể phủ định cái điều mà họ đã manh nha nghĩ trong đầu.
- Chị !
Người em trai thoảng thốt kêu lên. Toàn thân anh ta run bắn . Mấy tờ giấy trong tay anh ta rung bần bật. Năm ngón tay anh co quắp lại chọc thủng cả mấy tờ giấy to bản loại năm hào hai ngày xưa mà anh ta đang cầm. Người chị vội vàng nắm chặt lấy bàn tay em trai mình cố gắng gỡ những ngón tay đang co rút bấu chặt lấy mấy tờ giấy để cho nó khỏi bị rách. Cô ôm lấy mặt bật khóc. Người em quỳ xuống , anh ta ôm chặt lấy chị mình nghẹn ngào.
-Chị ơi! Đó là lỗi của em.
Người chị đã bình tĩnh lại. Cô gái nhẹ nhàng vuốt tóc đứa em trai mình khẽ nói.
-Em đừng nghĩ vậy ! Không một ai có lỗi cả. Em chính là một sự hi sinh cho tình yêu. Em đọc lại những lời của mẹ đi.
Vừa nói , người chị vừa trải rộng tờ giấy ra trước mặt em trai mình. Tờ giấy viết bằng máu. Có lẽ người mẹ đã cắn ngón tay mình để viết lên trang giấy.
ĐỪNG TRÁCH BỐ. ! EM YÊU ANH NÊN KHÔNG THỂ ĐỂ CHO DÒNG HỌ ĐẶNG CỦA ANH BỊ DỨT MẠCH
- Thế còn ông ! Sao......
Người em giận dữ nói gần như quát lên nhưng đột nhiên anh ta bắt gặp ánh mắt tức giận của người chị nên vội vàng ngừng lại. Người chị nét mặt đanh lại hắt những tia mắt giận dữ vào mặt đứa em trai mình gằn giọng.
- Ông cũng không có lỗi. Em đọc đi ! Ông đã phải lấy cái chết của mình để tạ lỗi với bố. - Người chị trải tờ giấy thứ hai ra trước mặt em mình . Cũng là một tờ giấy năm hào hai được viết bằng máu.
ĐỪNG TRÁCH VỢ CON. DÒNG HỌ TA ĐỘC ĐINH. BỐ XIN LẤY CÁI CHẾT ĐỂ TẠ LỖI VỚI CON
Giọng người chị bỗng trầm hẳn xuống đau sót - Sự trường tồn của những dòng họ cũng giống như sự trường tồn của một dân tộc. Vì sự trường tồn đó nhiều khi ta phải đau đớn bước qua cái ranh giới của đạo đức.
- Vậy là không có ai phải chịu trách nhiệm trước những nỗi đau và mất mát của gia đình ta sao ?
- Có em ạ ! Đó là chiến tranh

*
* *

Đêm ! Biển lặng ! Hình như sau một cơn bão đi qua biển êm đềm hơn và đẹp hơn. Mảnh trăng non cưỡi trên đầu những ngọn sóng lăn tăn theo gió trải ra đến vô tận. Dưới ánh trăng, dải núi hiện lên sừng sững, uy nghi như một lồng ngực vạm vỡ đang ưỡn ra thách thức với sóng gió của biển cả.
Hai chị em đi từng bước ngắn chậm rãi tiến dần ra ngoài biển, vừa đi họ vừa rắc tro cốt của bố lên trên đỉnh những ngọn sóng. Sóng ôm lấy ông, Biển ôm lấy ông
- Ông ơi ! Bố ơi ! Mẹ ơi ! Con cầu mong ba người sẽ ôm lấy nhau trong biển cả.
Cô gái thầm nghĩ. Ngoài xa, một con tàu đi qua để lại một vệt lân tinh lấp lánh làm cho cô gái có cảm giác như biển đang cười.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Feb/2020 lúc 7:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Feb/2020 lúc 11:03am

Những Người Không Đất Đứng


mh%20chai%20gheTôi gặp chị vào những ngày sau tháng tư năm bảy mươi lăm, khi hai người đàn ông của chị và tôi cùng vắng mặt trong gia đình. Tôi trở về nhà với mẹ trong một xóm nhỏ ở thành phố Cần Thơ, còn chị cũng dắt con về nhà người anh tá túc, vì cha mẹ chị không còn. Hoàn cảnh hai đứa thật giống nhau, hai người phụ nữ chân yếu tay mềm, mỗi nhà hai đứa con còn nhỏ dại. Hỏi ra thì trước kia tôi và chị cùng học một trường, cũng mái trường Nữ Trung Học và cũng những thầy cô năm cũ. Tôi đi làm một ít lâu, lấy chồng rồi bận rộn con cái, yên phận làm mẹ. Chị lý tưởng hơn, sau khi đậu Tú Tài, thích là "hoa lạc giữa rừng gươm" nên chị theo học khóa nữ trợ tá xã hội, tham gia công tác giúp đời. Chị có học qua một khóa trợ y, nhờ vậy sau này khi lâm vào bước đường cùng, chị đem chút tài mọn ra chữa bệnh cho dân nghèo ở vùng sâu, vô tình được phong làm cô bác sĩ dù không đỗ đạt được mảnh bằng y khoa nào hết.

Dạo ấy hai đứa đều dưới tuổi ba mươi, vì chưa lăn lộn với đời nên vẫn có nét ngây thơ của những người đàn bà trẻ con. Chúng tôi sống bám vào hai mảnh ny lông trên vỉa hè thành phố. Hai người cùng hoàn cảnh nên dễ thân nhau, cả hai đứa cùng có lúm đồng tiền trên má.

 

Chị thật thà bảo tôi:

“Người ta bảo những ai có lúm đồng tiền thì lúc nào cũng dư dả, sao hai đứa mình đói rách quá.”

Tôi ngắm chị. Một khuôn mặt hơi vuông nhưng rất ưa nhìn. Hai mắt sâu và sáng, vầng trán thông minh, mỗi khi cười hai lúm đồng tiền lõm xuống, trông chị rất có duyên. Ngày còn trẻ, chắc chắn có nhiều anh chết vì nụ cười của chị. Bởi vậy khi gặp chị, anh mau mau đón chị về, rồi không cho đi làm nữa, vì giữa chốn ba quân, chị như một bông hoa đẹp mà ai cũng muốn hái.

Tôi không đẹp như chị, chỉ dễ coi, cũng hai lúm đồng tiền trên má. Hai đứa có những bốn cái đồng tiền mà lúc nào cũng túng bấn, phải chia nhau từng đồng tiền vốn, xẻ cho nhau đồng tiền lời để mua thức ăn cho con. Có sống trong cảnh đời ấy mới thấy được lòng dạ con người tốt xấu ra sao. Hoàn cảnh bên ngoài đổi thay như chong chóng, anh em trong gia đình ai cũng lo thủ phận mình, hai điều ấy đã giúp những con người như tôi với chị xích lại gần nhau hơn. Những lúc hai đứa đi kiếm ăn, dồn cả bốn đứa trẻ lại nhờ mẹ tôi trông giúp. Hai đứa lớn đến trường, hai đứa nhỏ nhờ bà cụ già chăm bẵm, mỗi chiều về ngoài quà cho con, chị vẫn không quên mua mớ trầu, mấy quả cau tươi cho mẹ tôi. Có khi cả hai gia đình cùng ăn chung bữa cơm tối, những lúc ấy cả hai đứa cùng cảm thấy sự chia xẻ cái khổ, cái nghèo cho nhau thật là đáng quý. Dưới ngọn đèn điện đỏ quạch, chỉ có đàn bà và trẻ con, không ai nói ra nhưng tôi vẫn nhận thấy nỗi cô đơn và băn khoăn của những cuộc đời không lối thoát.

Không còn gì để bấu víu và tin tưởng, khi tương lai là một chuỗi mịt mù, tăm tối. Đêm nào mẹ con tôi cũng cầu nguyện, ngọn đèn dầu leo lét trên bàn thờ, đêm đêm chúng tôi chờ phép lạ, như chờ đợi từ ngày mùng một Tết dài mãi cho đến chiều ba mươi cuối năm, vẫn không có gì hơn. Chị đi chùa, hôm nào có tiền mang theo bó nhang, nải chuối. Không chỉ có Phật mà hễ nơi nào có thánh thần là chị đến, với một niềm hy vọng là anh ấy được mau trở về với chị. Dưới ngọn nến sáng bập bùng dưới chân Đức Mẹ, tôi nhìn nét mặt nghiêng của chị, mờ ảo và đẹp lạ lùng. Chị như một thánh nữ, đôi mắt ứa ra hai giọt lệ long lanh. Chân thành lắm, chỉ là những lời van xin, khấn khứa cầu sự an bình cho kẻ chân mây. Tuy vậy, có những khi thất vọng quá, hai đứa vẫn rủ nhau đi coi bói, bỏ mấy đồng bạc để nghe một niềm hy vọng. Thầy bói không thấy ai giàu, giữa ban ngày ngó lên nóc nhà lổ chổ như sao sa, chẳng thầy nào nói được tương lai của chúng tôi hết. Chị chìa bàn tay còn xinh đẹp cho lão thầy bói nắn đi nắn lại, lật tới lật lui, đo đạc dài ngắn rồi nói nhăng nói cuội. Lúc ấy nét mặt chị thật thành khẩn, để rồi trên đường về chị buồn bã bảo tôi:

“Bồ hên quá, có quý nhân phù trợ, ông ấy lại có đường về, còn mình sao mờ mịt quá.”

Tôi bật cười bảo chị:

“Chuyện, hơi sức đâu mà tin, cứ đợi đến con trăng này xem đương sự có về không đã, biết thế nào là hên với xui.”

 

Có đến chục con trăng qua đi mà bóng người vẫn biền biệt bóng chim tăm cá. Mỗi lần nói chuyện coi bói hai đứa lại cười, nhớ lại lúc còn đi học, mới biết yêu, vẫn nhờ người ta đoán hộ tình duyên, gia đạo. Lũ nhỏ lớn dần lên, đời chị và tôi vẫn chỉ là những con bài bích, những người chồng thời buổi đó vẫn chưa nhận được con cơ báo hiệu ngày trở lại.

Một hôm, chị nhận được thư anh, chiếc phong bì được xếp bằng giấy học trò như đồ chơi thủ công lại viết bằng mực tím, bút lá tre. Chị mừng mừng tủi tủi nhìn con dấu nhà bưu điện, lá thư vượt đèo, vượt suối đi cả hai tháng trời mới đến tay vợ, và chỉ là những con số không thấy nói nơi người gửi. Đọc thư anh, tả chút thay đổi thời tiết, chị biết anh ở xa lắm. Quê chị miền Tây Nam Phần, ven bờ Cửu Long, từ nhỏ đến lớn chị chỉ đi tới Sài Gòn là hết đất. Thư anh viết có một khuôn mẫu sẵn, không thấy nói gì đến nhớ thương, chị đọc thư khóc mùi mẫn, trách anh vô tình. Ngây thơ như một đứa trẻ, chị bảo tôi:

“Anh dặn mình mạnh dạn đưa các con đi xây dựng vùng kinh tế mới, chỉ có con đường ấy mới mở ngỏ cho anh có cơ hội làm lại cuộc đời. Hãy tin những gì anh nói, ngày về không còn xa”.

Tôi gạt đi, vì trước mắt tôi nhan nhản những gia đình sống lang thang trên hè phố, hoặc trở về làm một cái chái che nắng mưa trên chính nền đất của mình ngày xưa. Tôi khuyên chị:

“Đàn bà chân yếu tay mềm, trường học điện nước lại không có, ai bảo đảm an ninh cho mình giữa nơi đồng không mông quạnh. Họ nói thì mặc họ, tin làm sao được.”

 

Chị ngây thơ không hiểu những gì anh viết, giá chị hiểu ngược lại thì đâu có chuyện quyết định mẹ con dẫn nhau đi vùng kinh tế mới. Mẹ tôi ái ngại cho chị, có khuyên bảo nhưng chị quả quyết là sẽ tìm thấy tương lai. Tôi phục chị can đảm, vì tôi vẫn ở lại thành phố, bám trụ tấm ny lông trên vỉa hè. Tôi không quen nhìn những con đỉa no máu bám vào chân mình, và cũng không biết làm ruộng. Chị đi rồi, chỉ còn mình tôi lại nhập vào giòng người xoay quanh cái bẫy chuột lớn, lẩn thật nhanh vào những con ngõ thông thương khu chợ mỗi khi bị rượt đuổi. Chúng tôi không phải tội phạm mà lúc nào cũng mang mặc cảm của kẻ bị săn đuổi, không sống bám ai mà vẫn bị liệt vào thành phần cặn bã.

Có những lần tôi lan man nhớ đến người bạn hiền của mình, hình dung ra căn nhà trống trải của mẹ con chị giữa đồng không mông quạnh, đôi tay học trò ấy làm sao vật lộn nổi với những thửa ruộng đầy cỏ lác và đỉa vắt. Sức chịu đựng của chị có ngày cũng hết, tôi nghe tin chị tự tử và được cứu thoát. Ít lâu sau, chị về lại thành phố với nét mặt xanh xao, tiều tụy, đầu cạo trọc như một ni sư. Nguyên nhân làm chị tự tử cũng chỉ vì không chịu nổi cảnh sống quá cùng cực và cô đơn, và cũng vì những lời tán tỉnh lẫn hăm dọa của bọn địa phương. Ra đi thì dễ, nhưng về lại không đơn giản. Không nhà, không hộ khẩu, anh em nhìn chị hờ hững, vì không ai muốn đa mang vào mình những gánh nặng. Hai đứa tôi trở lại khu chợ nhỏ, trở lại với tấm ny lông trên vỉa hè, mỗi lần hàng phượng vĩ ven sông rưng rưng những cánh hoa màu đỏ rực rỡ, tôi thấy chị buồn buồn. Cả hai đứa có một lúc nào đó trong đời, vẫn bâng khuâng nhớ lại mình ngày xưa, tà áo trắng, mái tóc dài xõa trên lưng, nụ cười má lúm đồng tiền dễ thương làm say lòng người bạn trai cùng lớp.

Một thời gian sau, chị lại đưa con về quê chồng, vì người anh chồng đi tập kết về chia điền sản của cha mẹ để lại. Chồng chị được một phần, dĩ nhiên không nhiều lắm nhưng có còn hơn không. Căn nhà của ông bà nội lũ nhỏ dành cho ông anh cả, chị cất tạm một cái chái bên cạnh ngôi nhà từ đường của cha mẹ chồng để lại. Những ngày đầu ở quê chồng, gần gũi với gia đình ông “anh chồng cách mạng”, chị phục lăn ông về những bài học và cách sống của một xã hội tốt đẹp mai sau, khi con người không bóc lột người, mọi sự trên đời sẽ là của chung. Nhưng sau chị mới thấy triết thuyết đi một đàng lòng người lại đi một nẻo. Lúc ngỏ lời nhờ ông anh cứu giúp thằng em trong tù, ông cho chị nhiều bài học mà chính chị không ngờ chồng chị lại nhiều tội đến thế. Chị thấy mình luẩn quẩn, cứ đi từ bế tắc này sang bế tắc khác, chẳng cái nào dễ chịu hơn cái nào. Cuối cùng, chị gom hết vốn liếng, mua một cái ghe nhỏ có mái che, mẹ con dẫn nhau đi buôn bán dọc theo các làng xóm xa xôi, đổi chác sống qua ngày.

Từ một người phụ nữ trí thức thành phố, chị mau chóng trở thành một người phụ nữ miền quê đen đủi, đảm đang. Chân đi đất, đầu quấn khăn rằn, biết chèo xuồng và sống như một người nhà quê thứ thiệt. Trên chiếc ghe chật chội ấy thay cho mái nhà tranh, mẹ con chèo chống, trôi nổi như giề lục bình trôi theo giòng nước. Có chỗ để ngủ, có chỗ nấu ăn, có khạp nước uống, chiếc ghe như một cái nhà lưu động rày đây mai đó, thỉnh thoảng chị mới chèo ghe về chợ Quận, mua hàng hóa và thuốc men để trao đổi với người dân sống ven hai bờ kinh rạch. Lúc ấy, con chị mới được ăn tô hủ tíu, được nhìn ánh đèn điện sáng như trăng ở phố chợ, đôi mắt háo hức nhìn những đứa trẻ cùng cỡ tuổi đến trường.

Theo như chị kể lại, người nông dân quê mình là những người sản xuất ra lúa gạo, lại là những người chịu cảnh bữa đói, bữa no. Gặp lúc được mùa, có chút lúa bán xong phải mua phân, mua giống để dành, sửa cái nhà, cái ghe, sắm bộ quần áo chờ mùa tới. Chẳng may thất mùa lúa đóng thuế không đủ, trong nhà vét không ra hột gạo để ăn. Lại đi vay, nợ mẹ đẻ nợ con, lắm nhà chỉ có cơm ăn với muối xả ớt. Tuy vậy họ vẫn cần nhiều thứ cho sinh hoạt hằng ngày. Cuộn chỉ, cây kim, chai dầu gió, viên thuốc cảm, lúc ốm đau làm gì có bác sĩ, y tá nào mạo hiểm đến đó cứu nhân độ thế, hay để thực thi câu “lương y như từ mẫu” cho họ. Chính lúc ấy, chị trở thành thầy thuốc bất đắc dĩ của đám dân nghèo, bằng chút kinh nghiệm của sự học hành năm xưa, qua mấy cuốn y học thường thức chị được đọc, dẫu không có bằng cấp chuyên môn, chị vẫn là tia sáng trong cảnh tối tăm của đám người nghèo khổ. Người ta đón chiếc ghe của chị để mua viên thuốc cảm, thuốc ho, nhờ chị chữa giùm những chứng bệnh thông thường, vô tình chị trở thành cô bác sĩ của những người dân quê tội nghiệp.

Cuộc sống cứ thế trôi đi, chồng chị vẫn chưa về dù chị đã hai lần đi xây dựng quê hương mới. Hai đứa con không được đi học, nhưng những buổi tối neo thuyền trên bến sông, dưới ngọn đèn lù mù, chị dạy con học đọc, học viết. Sau này, anh được chuyển dần vào Nam, mỗi lần đi thăm chồng chị gửi ghe cho người bà con, mẹ con dắt nhau đi thăm nuôi. Chị dấu biệt anh về cảnh sống hiện tại, con không được đi học, mỗi lần về anh gửi thêm lá thư cho ông anh Cách Mạng nhờ giúp đỡ vợ con. Chị im lặng không nói, lúc phà về ngang bến bắc Cần Thơ, chị đọc thư rồi xé nhỏ từng mảnh thả trôi theo dòng nước. Bây giờ chị đã trưởng thành, sáu năm trời lận đận chị không còn ngây thơ như dạo trước. Lần chị về thành phố thăm tôi, dẫn theo hai đứa con nay khá lớn, chị hầu như lột xác để trở thành một người phụ nữ thôn quê biết an phận, đen đủi hơn và nét mặt đăm chiêu hơn. Tôi hiểu chị đã trưởng thành, từ những kinh nghiệm suốt sáu năm qua chị gặp phải.

 

Vẫn mái tóc được bới gọn đằng sau gáy, chiếc áo bà ba đen, nụ cười buồn vẫn còn hũm xuống lúm đồng tiền, có lẽ đấy là nét duyên dáng cuối cùng còn sót lại nơi chị. Hai đứa con chị thật tội nghiệp, chân mốc cời, mặt ngơ ngáo khi gặp lại những đứa bạn ngày thơ ấu, nay đã quá xa lạ. Ở chơi với tôi vài ngày, chúng tôi nhắc lại chuyện cũ. Chuyện nhà ông thầy bói giữa ban ngày mái lá sáng như sao sa, chuyện hai đứa giữa buổi chợ túm bốn góc ny lông chạy như vịt, chuyện về những người đàn ông vắng mặt trong nhà không biết đến mấy mươi trăng mới trở lại.

oOo

Mãi bảy năm sau chiến tranh anh mới được trở về xum họp với vợ con, đúng vào đợt cuối năm, kịp về ăn Tết với gia đình. Lúc thay bộ quần áo cũ ngày xưa, anh ngượng nghịu như người quen đi chân đất lần đầu tiên được mang giày, anh thấy mình trở thành con người khác. Hành trang anh chẳng có gì, cái gì còn xài được anh cho lại bạn bè, hai chữ Tự Do khiến anh hồ hởi, ước thành chim để bay ngay về với vợ con.

Hôm ấy là những ngày cận Tết, trên chuyến phà buổi chiều sang sông, anh nhìn thiên hạ chen chúc nhau, tay xách nách mang, người ta về quê ăn tết, trông ai cũng háo hức lạ. Còn một ít tiền vợ đưa hôm trước, anh mua cho con chục ổi, mấy xấp bánh phồng khoai, bao nhiêu năm tù tội anh chẳng còn gì, chỉ còn tấm thân tàn và túi hành trang rỗng tuyếch. Anh dựa vào lan can chiếc phà đang lướt sóng trên giòng sông Cửu Long, mặt sông như một miếng bông cỏ khổng lồ trải rộng ra từ bờ bên này tới bờ bên kia. Anh hít thở nhiều lần không khí trong lành của dòng sông quê mẹ, mắt nhìn theo giề lục bình lênh đênh trên dòng nước, không biết nó trôi về đâu, với những bến bờ xa lạ.

Cuối cùng anh cũng về tới quê nhà, nơi mà ngày xưa lúc còn chiến tranh, anh ít khi dám trở lại. Con đường cũ vẫn gập ghềnh như ngày nào, ngày xưa đã không ít những chuyến xe bị lật nhào sau tiếng nổ long trời của mìn bẫy, đã không ít những người vô tội chết thảm thiết trên nẻo đường yêu dấu của quê hương.

Bây giờ thì cảnh ấy không còn, nhưng đường xá vẫn lồi lõm còn hằn sâu dấu tàn phá của chiến tranh. Cảnh nào với anh cũng vậy. Miền Bắc heo hút những rừng, những suối, đường xe chạy những cây giang, cây nứa quẹt vào thành xe cào xước. Miền Nam sông rạch chằng chịt, nhà cửa xiêu vẹo vẫn y chang ngày trước. Cha mẹ anh qua đời từ lâu, vợ con anh đã thay anh về quê chồng lập nghiệp, anh thấy lòng mình vẫn ấm áp với hai chữ trở về thật thiết tha.

Khi anh tìm về căn nhà, làng xóm cũ năm xưa, người đầu tiên anh gặp lại là ông anh lớn, người đã theo tiếng gọi núi sông ra Bắc tập kết, nay trở về miền Nam sống trong căn nhà hương hỏa của gia đình. Dạo ông ra Bắc, anh còn nhỏ xíu đang đi học tiểu học, nay gặp lại hai người đã đứng vào hai phía khác nhau. Ông anh là hình ảnh của cha anh hồi trước, cũng chút hom hem khi đôi má hõm xuống bởi thiếu những chiếc răng. Sau vài lời hỏi thăm, anh được thêm những lời khuyên nhủ, y như những bài anh học được trong tù.

Lúc hỏi thăm đến vợ con, anh được biết “thím ấy và các cháu” đang sống trên chiếc ghe nhỏ, cuộc sống bập bềnh như cọng lục bình thả theo nước lớn, nước ròng. Tự nhiên anh muốn khóc, người anh cả lúc đưa anh ra mé sông tìm vợ con, đã hạ giọng nói với anh mà nghe rõ lắm mới thấy có gì rất ngậm ngùi:

“Thôi lỡ rồi, anh cũng không làm lại được mà chú cũng không làm lại được. Nói vợ em thu xếp cho các cháu lên bờ, dầu gì chúng cũng là cháu của anh.”

Ôi tình nghĩa anh em, dẫu có thế nào đi nữa cũng phải có phút giây sống thật với tình máu mủ. Không ai căm thù ai, vì ai cũng chỉ là nạn nhân của lũ kên kên thèm ăn thịt người, xô đẩy nhau chết chất chồng để làm vật tế thần cho chiến tranh.

May là anh về đúng dịp cuối năm, chị neo ghe vào bờ cho con ăn Tết. Dưới hàng dừa lả ngọn trên sông chiều, một làn khói trắng bốc lên trên mặt sông, lòng anh man mác buồn, rồi khi bước qua mấy bậc đá rêu trơn trợt để xuống ghe, tự nhiên anh bật khóc. Chưa bao giờ anh khóc ngon lành như thế, vì không phải lúc nào anh cũng có tự do để khóc, hơn nữa, nỗi đau khổ đã làm mắt anh ráo hoảnh, khô khốc không còn giọt lệ. Anh biết đời anh mất tất cả, chỉ còn chút này thôi. Nhìn vợ trong chiếc áo bà ba đen, hai bờ vai thon mảnh năm xưa nay u lên vì chèo chống nhiều quá, lòng anh như bị sát muối. Hai đứa con lơ láo nhìn cha, chân cẳng chúng nó mốc cời, anh ôm con vào lòng mà không làm sao ngăn được những giọt nước mắt, cứ thế lả chả rơi xuống mái tóc khét nắng của con.

Mùa Xuân ấy vợ chồng con cái anh đón ông bà trên chiếc ghe neo dưới mé sông, vì họ là những người không đất đứng, không có nhà, không có nơi chốn để về khi mùa Xuân tới. Anh còn sống nhiều năm, nhiều tháng chèo chống với vợ trên chiếc ghe thương hồ ấy, chấp nhận hoàn cảnh một cách bình thản vì không còn một chọn lựa nào khác. Hai đứa con được cho lên bờ đi học, tá túc với người bác trong căn nhà của ông bà nội. Dù sao con anh vẫn phải đi học, học gì không biết, nhưng từ trước đến nay, trường học vẫn là cái nôi êm ái nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Vợ anh vẫn là cô bác sĩ bất đắc dĩ của những người dân quê nơi vùng sâu, nhưng từ ngày có anh, chị đỡ vất vả hơn, nét mặt có tươi tắn và nụ cười vẫn còn dấu vết hai lúm đồng tiền in trên má.

 

Sống trên sông đã quen, người anh cứ bập bềnh, lúc được lên bờ là những ngày ít ỏi của anh trên quê hương. Mỗi lần bước đi anh cứ lảo đảo như người say sóng, chút xíu anh ngã vì lòng cứ mênh mông nghĩ đến một chân trời xa lạ. Anh để lại chiếc ghe cho đứa cháu họ, về ngôi nhà hương hỏa với người anh một thời gian trước lúc đi xa, có dịp sống lại với nhau một thời gian, nhờ vậy họ đã hiểu nhau thêm một chút. Khi chỉ còn hai anh em, không còn lằn ranh nào giữa tình huyết nhục, ông anh của anh đã khóc và mới có dịp nói hết những ray rứt mà ông dấu kín bao nhiêu năm, kể từ năm 54, ông bỏ nhà ra Bắc.

ĐOẠN KẾT
Đó là những gì tôi biết về anh chị, những người bạn cùng hoàn cảnh với tôi, đã không có đất đứng ngay chính trên quê hương của mình. Giờ này anh chị đã có một cuộc sống khá ổn định trên nước Mỹ, tôi không dám bảo nơi đây là đất thiên đường, nhưng nó cũng không phải là hỏa ngục.

Anh chị lập nghiệp trên miền Bắc, mùa Đông có tuyết phủ và mùa hè, trời vẫn mát mẻ với những ngọn thông xanh. Họ gửi cho tôi mấy tấm ảnh, anh tóc đã muối tiêu, chị đã tròn trịa hơn trước, riêng hai đứa nhỏ nay đã lớn, nhận không ra, đứa con gái thật xinh, nụ cười giống hệt mẹ thời còn trẻ. Nghe nói ông anh Cách Mạng của anh đã chết, những năm về sau anh vẫn gửi tiền, gửi quà và thuốc men về cho ông, ít ra nhờ vậy ông cũng được hưởng chút nào của thằng em trong những ngày cuối đời. Những người ở thế hệ anh năm xưa mất đi cũng nhiều, càng về già thì nỗi nhớ quê càng chập chùng, anh vẫn không quên được dòng sông miền quê cũ. Trong tấm hình mới nhất anh chị tặng tôi, chị nép vào vai anh mỉm cười, già rồi mà hai lúm đồng tiền vẫn còn mờ trên má. Chóng thật, mới ngày nào mà đầu đã hai thứ tóc.
                                                                                               Nguyên Nhung
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Feb/2020 lúc 12:01pm

Em Đi Lúc Chiến Tranh Tàn


 

 

 


 

 

Nơi tôi ở chỉ là con phố nhỏ
Nó dịu hiền núp dưới bóng thông xanh
Có dòng sông nhỏ nước đục bao quanh
Tôi rất thích vì sáng chiều yên tỉnh.

Tôi vẫn nhớ đến thời tôi đi lính
Nơi quê mình có phố nhỏ như vầy
Cũng có dòng sông con nước bao quanh
Sáng nước ròng chiều lại nước lớn đầy.

Vào thời gian đơn vị ở nơi đây
Tôi quen được một người em gái nhỏ
Dáng trinh nguyên trong trắng tuổi học trò
Em mười tám, tôi vừa hai mươi tuổi.

Sớm yêu nhau, thầy mẹ cũng biết rồi
Chẳng bao lâu sẽ tính chuyện lứa đôi
Hai bên đồng thuận chờ ngày dạm hỏi
Tôi mong một ngày vui đến với tôi.

Sẽ là ngày vui đẹp nhất trên đời
Nhưng đâu ngờ đã tiêu tan hy vọng
Trước ngày vui - duy nhất có một ngày
Em bỏ tôi ra đi…lìa cuộc sống.
 
Bởi đạn bom, nghiệt ngã chiến tranh tàn
Đâu ai ngờ bom đạn đã phá tan
Cả đời tôi, hằng nuôi bao hy vọng:
“Sống bên người tôi yêu mến vô vàn”.

Và giờ đây tôi xa xứ lang thang
Bao năm qua chưa về thăm mộ nàng
Vẫn nhớ đến bóng hình người yêu cũ
Cầu nguyện cho nàng, tôi thắp nén nhang!

Song An Châu.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2020 lúc 4:15pm
Image%20result%20for%20Em%20cúi%20xuống
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2020 lúc 12:53pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2020 lúc 12:23pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2020 lúc 10:58am

Biển Ơi Trả Cho Ta    <<<<<

Truyện ngắn của Đào Văn Bình


Image%20result%20for%20Biển%20Ơi%20Trả%20Cho%20Ta%20-%20Truyện%20ngắn%20của%20Đào%20Văn%20Bình


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Mar/2020 lúc 10:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2020 lúc 10:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.336 seconds.