Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Aug/2019 lúc 11:35am

Cuộc Gặp Gỡ Buổi Chiều Ở Bùng Binh Ngã Sáu 

Related%20image

Chiều âm u, gió lành lạnh của mùa Đông dù là mùa Đông Sài Gòn những ngày giáp Tết cũng khiến cho người đi đường ơn ớn ở hai tay. Xe cộ vẫn đông cứng ở bùng binh lắm ngả. Cứ nhích được từng chút. Chỗ ngả sáu này là nơi một lần tui bị choáng buổi trưa đường vắng, xe tự ngã. Từ đó tui không còn phóng năm sáu chục cây số giờ ở đường phố Sài Gòn nữa mà đi chậm hơn và cũng thường lái xe sát lề đường để tránh nguy hiểm. 

Hôm nay cũng thế, xe cộ chen lấn nhau, tui đi cặp hè đường trước trường Lê Lợi để quẹo Lý Chính Thắng. Và cũng nhờ thế mà tui thấy hắn. Ban đầu là tui nhìn thấy một ông lão bán bóng bay bên lề, khuôn mặt nhìn quen lắm, nhang nhác người bạn cũ từ thuở nhỏ dù giờ già hơn, hom hem hơn, móm mém hơn. Tui có một khả năng rất lạ là chuyện xưa chuyện cũ, bạn bè cũ mèm cũng không quên, gặp bạn từ thời Tiểu Học cách đây sáu chục năm, tui còn kể vanh vách nó ngồi bàn nào, cạnh thằng nào. Trong khi những chuyện mới xảy ra gần đây thì quên tuốt luốt. Tui thấy lão này giống y thằng Tùng, thằng bạn học lớp cuối Tiểu Học và mấy năm Đệ Nhất Cấp ở Đà Nẵng. Tui cố chen qua mấy luồng xe, đến cạnh lão và hét lên: Tùng phải không? Tùng ở Đà Nẵng phải không? Ông lão nhìn tui, ngơ ngác, e ngại, hoang mang một lát và lắc đầu: Anh lộn người rồi, tui không phải Tùng. Nhưng mà cái giọng Quảng Nam đặc sệt ấy, cái giọng khào khào ấy, khuôn mặt với con mắt hơi lé kim ấy, đích thị là Tùng.

- Ông chối mần chi, tui nhìn là nhận ra ông liền. Tui là Ngọc, học chung với ông ở trường Nam. 

Hắn nhìn tui với ánh mắt e dè, lo âu rồi lắc đầu: 
- Tui không phải là Tùng mà. Anh lộn người rồi

Tui ngơ ngác một lát, tự nghĩ sao mình lầm được ta. Là thằng Tùng mà.

Lúc đó dòng xe xô đẩy, tui đành rú xe đi. Nhưng vừa quẹo qua, tui dừng xe một lát, quay đầu lại nhìn hắn thì bắt gặp ánh mắt hắn đang nhìn theo tui. Thế là tui chắc hắn là thằng Tùng. Có lẽ hắn đang muốn dấu diếm thân phận, hắn đang tự ti cái nghề hắn đang làm. Hắn không dám nhận bạn bè cũ. Tui quay xe lại, túm chùm bong bóng còn xum xuê trên tay hắn: 
- Ông chối nữa đi, ông là Tùng lé kim, bạn học của tui. 

Hắn nhìn tui, ngập ngừng, khoé mắt ươn ướt: 
- Sao ông nhìn hay vậy. Đã sáu chục năm rồi mà ông còn nhớ sao? 

Tui kéo tay hắn ngồi lên xe, phố vẫn đông với đoàn xe cuồn cuộn.

*****
Với tui, thằng Tùng này có hai kỷ niệm cũng là hai cái ơn mà tui không quên được. Một lần đá banh ở Sân Vận động Chi Lăng, hồi đó chân còn bé, đá cái banh nhỏ xíu và đá chân không. Tui bị đạp cái đinh khá bự, máu chảy dầm dề, đỏ loét nhìn sợ lắm. Tùng là thằng cõng tui đến bệnh viện, hắn vừa đi vừa khóc tu tu, vừa mếu máo: 
- Mi đừng chết nghe mi, tau đưa mi vô nhà thương, mi không chết mô.

Trên đường đi máu chảy ròng ròng ướt cả cái quần hắn. Hắn đợi tui băng bó, chích thuốc ngừa xong mới chạy về nhà tui kêu ba tui đến. Lần khác năm học Đệ Lục, hôm đó thầy dạy Toán bệnh, tụi tui cúp luôn hai giờ sau ra biển Mỹ Khê tắm. Ham vui cả bọn nằm trên phao bị cuốn ra xa, khi phao lật thì nước đã cao hụt chân rồi, Tùng là thằng kéo tui vô, đến bờ thì hắn bất tỉnh, phải nằm bệnh viện mất hai hôm. Do vậy mà hai thằng tui thân nhau lắm, Ba Mạ tui cũng xem Tùng như con. Ba thằng Tùng là Đại uý Biệt Động Quân, cứ đi hành quân miết, mẹ hắn có sạp vải ở Chợ Cồn, gia đình khá giả, hắn lại là con một, hắn chỉ buồn vì ba hắn cứ đi biền biệt. Vui buồn chi hắn với tui cũng kể cho nhau nghe. 

Hồi nhỏ tui bị đòn hoài, Ba tui đánh đòn ghê lắm, cũng chỉ cái tội thả diều, vô bàu Thạc Gián câu cá, bắt chuồn chuồn. Đôi lần biết tui bị đánh dữ quá, hắn đến xin lỗi Ba tui và nói xạo hắn là thằng kéo tui đi theo chứ không phải vì tui ham chơi mà về trễ. Đến năm Đệ Ngũ thì tui thi vô trường Kỹ Thuật, hắn vẫn tiếp tục học tiếp Phổ Thông. Dù không gần nhau như trước nhưng hai thằng lâu lâu cũng đi chơi với nhau. Ngồi cà phê, đi đánh bi da, đi ăn bánh bèo chén Quan Thuế, bún thịt nướng Lao Động. Lớn chút nữa thì hai thằng chở nhau theo tán tỉnh mấy nữ sinh trường nữ Trung Học, trường Bồ Đề, trường Thánh Tâm. Tui là thằng chuyên môn viết thư tình cho hắn, bởi hắn chẳng có chút khiếu văn chương nào. Hắn có số đào hoa nên lắm bồ bịch, có lẽ tui đã viết giúp cho hắn hàng trăm lá thư tình mùi mẫn và sến chảy nước theo kiểu truyện Quỳnh Dao và bà Tùng Long. Đến năm thi Tú Tài Hai thì hắn rớt, bị động viên vào trường Bộ Binh Thủ Đức, tui đậu, vào Sài Gòn rồi đi du học xa, không còn gặp và nghe tin hắn nữa.

*****
Bây giờ gặp nhau đây sau mấy chục năm không tin tức, đời mỗi đứa mỗi khác, ngồi nghe hắn kể đời hắn mà rớt nước mắt. Hắn học Thủ Đức ra, mang lon Chuẩn uý cũng về lực lượng Biệt Động Quân như Ba hắn. Nhưng dù Ba hắn chọn cho hắn một đơn vị ở văn phòng Hậu Cứ lo chuyện lương bổng của binh sĩ, nhưng hắn không nhận, tình nguyện về đơn vị chiến đấu, đánh nhau ra trò, mấy lần bị thương tưởng chết. Chỉ mấy năm hắn đã đeo lon Trung uý và chuẩn bị nhận huy chương gì đấy thì tan hàng năm 1975. Lúc đó ba hắn đã là Trung Tá. Hắn đi học tập cải tạo ở miền Nam, ba hắn lại bị đưa ra Bắc. Học được hơn hai năm rưỡi thì trong một lần đi lao động hắn trốn trại, về nhà thì mới biết mẹ hắn lấy chồng khác, bán nhà, vượt biên. Hắn lang thang xó chợ, làm đủ nghề để sống, lúc nào cũng sợ bị bắt. Hắn đạp xích lô, lại thấy nghề xích lô lúc nào cũng chường mặt ra phố, dễ bị tóm quá, hắn chuyển qua làm thợ cho một lò bún, suốt ngày ở trong lò, yên thân. Nhưng rồi chẳng yên thân như hắn nghĩ. Bà chủ lò bún dù đang ở với chồng đã có hai mặt con lại si mê hắn. Một đêm bà lẻn vào phòng hắn, sức trai khoẻ như voi, hắn quần bà đến mấy lần, bà ta lại càng cuồng si hắn, lẻn vào phòng hắn liên tục. Đi đêm ắt có ngày gặp ma, ông chủ lò bún phát hiện vợ mình đang cỡi trên bụng hắn, phi như phi ngựa đường trường. Hắn bị phang mấy gậy, một cú vào chân gãy ngay ống quyển, băng bột mấy tháng trời và đành từ giã lò bún, giã từ người đàn bà dâm loạn. Cũng may cho hắn, tay chủ lò bún không tố cáo hắn, nếu không hắn cũng tù mút chỉ cà tha. Thế là hắn lại lang thang bụi đời.

Hắn không dám làm những việc phải chường mặt ra với cuộc đời vì cái án trốn trại cứ lẽo đẽo theo đời hắn. Hắn biết tin ba hắn đang học tập cải tạo ở Hà Nam Ninh mà cũng không dám liên lạc, cũng chẳng dám đi thăm. Thế rồi hắn đi lên núi, theo đám đào vàng. Làm ăn cũng khá, thời ấy chính quyền chưa siết lắm, quặng vàng nhiều, dân đào vàng cũng không nhiều nên làm ăn được. Nhưng rồi lại một lần nữa nó tiêu đời vì đàn bà. 

Thường kiếm được vàng vụn, hắn về thị xã bán cho một tiệm vàng quen. Ở tiệm có cô cháu con bà chủ, tuổi khoảng hăm mấy ba mươi, trước đó có chồng chưa thì không biết, hiện tại thì chỉ có một mình. Cũng khá xinh, mắt lúc nào cũng long lanh khi gặp hắn. Có khi lại khen hắn đẹp trai, ráu tóc trông như mấy diễn viên phim Tây. Có lúc lại nắn bắp tay hắn mà khen nhìn anh khoẻ quá. Thế là cái máu đào hoa của hắn nổi lên, tán tỉnh rề rà vài bận, rủ đi cà phê hai lượt, đến lần thứ ba là dẫn thẳng vào phòng ngủ, quất luôn. Mối tình kéo dài được chưa đầy ba tháng, bà chủ tiệm phát hiện, bắt cưới ngay vì sợ cô cháu mang bầu. Thế là hắn có vợ. Hai vợ chồng cưới nhau xong thì thuê một căn phòng nhỏ ở trung tám thị xã, vợ vẫn làm công cho bà chủ, hắn vẫn lên núi đào vàng. Hai vợ chồng bàn với nhau tằn tiện gom góp kiếm đủ mấy cây vàng tìm đường vượt biên. 

Mỗi lần ở rừng về, hắn lại nghe thiên hạ xì xào con vợ hắn lẳng lơ, đi chơi vỡi đủ thằng dân chơi ở thị xã trong những ngày hắn vắng mặt. Hắn có hỏi vợ, nhưng vợ hắn chối, chối là phải thôi, ai lại đi khai khi hắn chưa nắm được chút gì bằng chứng. Một lần từ rừng về, đến tiệm không thấy vợ, về nhà thấy tủ mở, quần áo đổ đạc vợ trống trơn. Nghi ngờ vợ đã bỏ đi mang theo mấy cây vàng gom góp mấy năm. Hắn tức tối cầm xà beng với cây mã tấu đến tiệm vàng hỏi chuyện. Ai cũng bảo không biết, chuyện vợ mày thì mày biết sao lại hỏi chúng tao. Hắn đập nát một chiếc xe Honda và một cánh cửa sắt thì công an đến dẫn hắn về đồn. Vô đồn công an là hắn teo rồi, sợ bị phát hiện là dân trốn trại, nên nó nhũn như con chi chi, hỏi đâu dạ đấy, làm gì thưa đấy, nỉ non kể chuyện bị vợ lừa, có lẽ đám công an cũng tội nghiệp cho hoàn cảnh hắn nên chỉ giữ trong đồn có một đêm rồi thả. Hắn lại làm lại từ đầu với nỗi căm hận khó nguôi. Hắn lại bơ vơ, hắn bỏ chuyện lên rừng, mò về lại Đà Nẵng. 

Về đến Đà Nẵng thì hắn biết tin cách đó một tháng có người bạn tù với ba hắn được ra tù, có đến nhắn tin là ba hắn đã chết ở trong trại vì thiếu ăn và kiết lỵ. Suốt mấy năm ở trại cải tạo, ông là tù mồ côi vì chẳng có ai thăm và tiếp tế. Hắn kiếm tìm mua được một cái giấy Chứng minh Nhân dân tên Hoàng Lê. Kể từ đó hắn là Hoàng Lê chứ không còn là Lê Văn Tùng nữa. Lê Văn Tùng xem như đã bị xoá sổ bụi đời, không còn ở trần gian này nữa. Hèn chi lúc gặp hắn, tụi gọi tên Tùng, hắn có vẻ hoảng. 

Có giấy tờ Nhân Dân mới, hắn đi ra Bắc tìm mộ ba hắn. Nhờ có bản đồ dẫn đường của người bạn ba hắn, hắn tìm mộ cũng không khó lắm. Ngôi mộ chỉ là nắm đất lưa thưa cỏ giữa một cánh rừng, trên có một tấm ván mỏng đề tên Lê Văn Định. Xin cải táng mang cốt về không được, hắn đành phải để ba hắn nằm lại cô quạnh nơi chốn xa xôi không biết lúc nào mới đem về cố quận. Trên đường về, ghé Hà Nội hắn lại gặp một thằng bạn khoá đàn em ở Thủ Đức. Thằng này vốn quê ở Nam Định, di cư vào Nam năm 1954 bằng tàu há mồm. Sau 75 nhờ có họ hàng, anh em làm quan lớn ở trung ương nên bảo lãnh nó, đưa về quê. Rồi lên Hà Nội, giờ đang làm bảo vệ chợ, biết hoàn cảnh của hắn, nó bảo làm ăn được lắm, hay huynh trưởng ở lại đây làm ăn với đàn em đi. Chẳng chút ngần ngừ, hắn ô kê ngay. Và thế từ hôm đó hắn trở thành tên bảo vệ chợ, suốt ngày lang thang trong chợ, thu tiền bảo kê, giữ trật tự bằng cái còi luôn gắn trên miệng. Ăn uống phủ phê, đêm nào cũng nhậu. Với quá khứ sĩ quan BĐQ hắn không kém liều lĩnh và gan dạ. Lại thêm sau khi buông súng, hắn sống đầu đường xó chợ nên hắn bộc lộ một tính cách chịu chơi, chơi đẹp với anh em, bản lĩnh với các đối tượng nên đại ca ở chợ khoái hắn lắm. Chúng cứ khen Hoàng Lê Nam Kỳ chơi được. 

Hơn hai năm sống ấm êm xứ Bắc, hắn khoẻ hơn, trắng trẻo mập mạp hơn, hắn nghĩ sẽ tạm sống lâu dài ở đây, sống được, lâu lâu lại nhảy xe lên Hà Nam Ninh thăm mộ ba hắn, thắp cho ông vài cây nhang, đốt cho ông mớ đô la âm phủ, hắn nghĩ chắc ông cũng vui dưới suối vàng. Thế nhưng cuộc đời nghiệt ngã lại không cho hắn yên. Bởi hắn được lòng anh em, đại ca cũng thương yêu hắn nên thằng đàn em Thủ Đức của hắn cảm thấy bị bỏ rơi vì trước đó nó là đàn em thân tín của đại ca. Thằng này bèn đi báo công an về quá khứ sĩ quan BĐQ của hắn, cũng may là nó không biết hắn là thằng trốn trại, vì chuyện hệ trọng như thế hắn giữ kín như mèo dấu cứt, chẳng bao giờ hé lộ với ai.

Một đội công an nửa đêm kéo xuống chỗ trú ngụ của anh em bảo vệ, hôm đó cả bọn đang nhậu quắc cần câu. Hắn mắc đái nên phải ra cầu tiêu tuốt ở bãi ruộng để xả nước cứu thân. Trong này đám công an nhỏ to với tay đại ca. Đại ca bảo nó lên Hà Nam Ninh thăm mộ ba hắn từ hồi sáng sớm, chưa thấy về. Một mặt đại ca sai người chạy ra ruộng báo cho hắn trốn đi. Hắn tỉnh rượu ngay tắp lự. Hắn chạy một mạch ra đường cái, đón xe chạy thẳng ra bến xe, mua vé vào ngay Đà Nẵng trong đêm, người còn sặc sụa hơi men.

Hắn lại thất nghiệp, sống lang thang như thằng ăn mày. Bạn bè cũng còn, bà con cũng rải rác nhưng hắn ngại. Đang sa cơ thất thế, hào quang của một thời gia đình danh giá, giàu sang đã qua rồi. Gặp người quen chỉ khiến cho người ta thương hại, chẳng ích gì. Có khi người ta lại rủa thầm: Ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Bởi vậy nên hắn cố tránh người quen, bè bạn. Có mấy chỗ thân tình lắm lúc đối đế quá hắn mới ghé qua kiếm bữa cơm hay một đêm ngủ ngắn. Suốt ngày lê chân đi tìm việc. Cuối cùng hắn cũng nhận được một chân tài xế lái xe tải chở hàng biên giới Lào Việt. Được công việc thơm như mít này cũng có bàn tay đàn bà. Hôm hắn đến công ty vận tải này, hắn gặp tay giám đốc người Nghệ An. Tay này từ chối hắn và bảo chỉ nhận người cùng quê. Hắn tiu nghỉu đứng lên định về thì bà vợ xuất hiện. Một cô gái trẻ, đẹp, có vẻ thực quyền hơn ông chủ. Khi nghe hắn muốn kiếm việc, cô chủ nhìn hắn từ đầu đến chân. Râu ria có vẻ giang hồ, cái miệng cười nhếch mép khinh bạc, con mắt lé kim rất duyên, thân hình cường tráng. Cô ấy duyệt. Và hắn trở thành tài xế xuyên biên giới. 

Những chuyến hàng toàn đồ lậu: thuốc lá Samit, Ba số Năm, Jet, đồ nhựa Thái Lan và đôi khi còn có cả thịt thú rừng quý hiếm. Sau thời gian nắm đường đi nước bước, mỗi chuyến hắn cũng ké thêm vài thùng hàng, cô chủ chắc biết nhưng cũng lơ cho hắn kiếm ăn thêm. Hắn để dành một tài sản kha khá, lại tính chuyện vượt biên. Hắn muốn qua Mỹ không phải khát khao xứ Mỹ như lần trước, hắn chỉ muốn gặp mẹ hắn một lần, một lần rồi thôi. Để nghe mẹ hắn sẽ nói gì, để hắn biết cho rõ tại sao mẹ hắn lại đối xử với ba hắn, với hắn tàn tệ thế. 

Vẫn đều đều những chuyến đi vượt biên giới, chất lính BĐQ cộng với năm tháng giang hồ đã biến hắn là thằng có bản lĩnh, sống chết với anh em nên cánh lái xe quý và nể hắn lắm. Chuyến nào cũng kiếm được mấy chỉ vàng, hắn cũng dự định dành dụm mua chiếc xe, làm ăn riêng, chẳng lệ thuộc ai và hy vọng sẽ làm giàu. Nhưng người tính chẳng bằng trời, có lần cô chủ đòi đi theo chuyến hàng vì cô bảo đây là chuyến hàng đặc biệt, phải có mặt chủ hàng để thuận việc làm ăn. Nhưng hắn thì biết rõ cô chủ xinh đẹp đang muốn gì nơi hắn. 

Thế là trong suốt chuyến đi, con thú bị giam hãm bấy nay trong người hắn được dịp cháy bùng lên, cháy ngùn ngụt. Hắn và cô chủ lái xe thì chớ, còn rảnh giờ nào là quấn lấy nhau, một bên sức trẻ thèm khát, một bên là thằng đàn ông mạnh mẽ như núi rừng, nóng rực như lò than đang cháy. Không biết có phải vì hơi hám của chuyện gối chăn như người ta thường bảo đen bạc đỏ tình không? Lúc về, chuyến hàng bị chận ở Hải quan Biên giới. Bị tịch thu lại còn bị kết án buôn lậu hàng cấm. Hắn và cô chủ bị giải về Nghệ An. Cô chủ lắm tiền biết chỗ chạy chọt, thoát nạn. Hắn thân cô thế cô, bị đổ hết tội, kết án mấy năm. Nằm trong tù, hắn ngoan ngoãn chấp hành tốt nội quy, sống lặng lẽ dưới cái lốt của tên Hoàng Lê nào đó nên được đặc xá, phóng thích sớm hơn thời gian kết án. Cũng may trước đây làm được bao nhiêu hắn thu vén gởi ngân hàng, nên vốn liếng của hắn cũng chẳng sứt mẻ gì. Cầm giấy ra trại, hắn cũng chưa biết làm gì, thuê cái phòng nho nhỏ, sáng sáng ra ngồi quán cà phê, nhìn phố xá, chào người quen, lang thang mấy tháng trời như thế. Với cái quá khứ tù tội, cũng chẳng dễ để kiếm việc làm lương thiện. Hắn tìm mối vượt biên. Lần đầu bãi ở cửa Đại, bể ngay phút đầu. Lần hai chạy ra Thuận An ngoài Huế, nửa đêm đi thuyền nhỏ ra thì bị Biên phòng dí, súng nổ ì xèo, hắn và mọi người chạy trối chết, có mấy người bị bắt, hắn trốn thoát được nhưng cũng bị mất ít vàng chồng trước, tàu lớn đến giờ hẹn không chờ, chạy thoát dược đến Hồng Kong. Hắn về lại Đà Nẵng, gom góp món tiền còn lại cũng được gần hai chục cây vàng, bỏ vô Sài Gòn làm lại cuộc đời.

*****
Vào Sài Gòn, hắn nghĩ phải an cư mới lạc nghiệp được nên đi kiếm miếng đất, xây cái nhà, mọi việc tính sau. Thế là suốt ngày đi làm thợ hồ, rảnh rỗi hắn đi tìm mua đất. Được cò giới thiệu miếng đất ở Thủ Thiêm, hơn trăm mét mà chỉ có mấy trăm triệu, hắn vừa ý lắm. Nhưng hắn nghe phong phanh vùng này đang có kế hoạch quy hoạch. Để chắc ăn, hắn ra hỏi uỷ ban. Phòng nhà đất của quận bảo hắn khu vực đấy ngoài ranh, quy hoạch chẳng ảnh hưởng gì, thế là hắn chồng tiền, nhận đất, mua bán có giấy tờ đàng hoàng. Hắn xây cái nhà nho nhỏ hai phòng ngủ, cắc củm mua vài cây hoa, mấy giò lan, xây cái hồ cá be bé trước hiên nhà, vui thú với cỏ cây. Từ thằng phụ hồ, sơn nước, hắn tiến lên nhận thầu xây những căn nhà cấp bốn, thu nhập cũng không đến nỗi nào. 

Hắn mừng vì cuộc sống đã ổn định, đã đến gần tuổi sáu mươi, hắn chỉ mong ổn định và chẳng còn sóng gió. Và do vậy hắn không dám dính với người đàn bà nào, hắn nghiệm ra đời hắn mà dính với đàn bà là có chuyện, nên cố tránh xa. Làm thợ xây dựng, thầu khoán, dù chỉ là anh thầu nhỏ cũng không thể thiếu rượu chè, gái gú. Nhưng hắn chỉ ăn bánh trả tiền với đám gái bia ôm hay gái làm nghề, tránh xa mấy chị em đang thèm khát đàn ông. Nhưng rồi số phận bất hạnh vẫn đeo đẳng đời hắn. Trong một lần đang xây cất nhà, giàn giáo bị sập, một thằng lính của hắn vỡ sọ chết, hắn bị một cây sắt đâm thủng phổi, thập tử nhất sinh mấy tháng trong bệnh viện, tưởng chết. Hắn sút gần hai chục ký, người bắt đầu teo tóp, chân cũng không vững nữa. Hắn về nằm dưỡng bệnh tại nhà. Thu nhập không còn, hắn dự định sửa căn nhà, xây thêm mấy phòng làm nhà trọ cho công nhân và sinh viên. 

Dự định chưa thực hiện thì hắn nhận được giấy báo nhà và đất hắn đang sở hữu phải bị giải toả vì nằm trong vùng quy hoạch. Hắn lên quận, quận bảo kế hoạch quy hoạch đã được thay đổi, vùng hắn ở sẽ giải toả trắng. Hắn làm dữ lắm, cãi cọ dữ lắm nhưng chẳng được gì. Thế rồi một buổi sáng, lúc hắn đang nằm thở dốc vì vết thương hành hạ và tràn dịch màn phổi, chính quyền đem xe ủi, ủi sạch nhà hắn. Hắn đứng dậy không nổi, người ta khiêng hắn ra bờ hè và đánh sập nhà hắn. Hắn gào thét và bất tỉnh. Cũng chẳng ai để ý hắn trong mù mịt bụi khói. Đến khi hắn tỉnh dậy, căn nhà hắn chỉ còn là đống gạch vụn, hoang tàn như vừa bị bỏ bom. 

Những giò lan mất hút, hồ cá không còn thấy, chỉ còn bụi mù và tiếng than khóc dậy trời của những người dân, tiếng ầm ì của những chiếc xe ủi. Thế là hắn mất nhà. Hắn chẳng còn chi nữa. Thân tàn, bệnh tật. Hắn có ý định tự tử. Hắn che tạm cái lều trên miếng đất tan tành của hắn, sống qua ngày. Và trong phút tuyệt vọng hắn viết đơn tố cáo chính quyền cướp đất của dân rồi uống mấy chục viên thuốc ngủ, nhưng hắn chưa tới số chết, người ta phát hiện hắn ngất ngư, chở hắn vô bệnh viện súc ruột, và thế là hắn vẫn sống, sống trong nỗi tuyệt vọng khốn cùng.

Hắn cùng một số nạn nhân bị cướp đất kéo nhau ra Hà Nội. Họ nghĩ phải ra kêu cứu tận trung ương may ra. Hắn sống vất vưởng ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng mấy năm, bệnh lên cơn thì vào bệnh viện, khoẻ thì lại ra làm dân oan. Thế nhưng, hàng ký lô đơn, rồi hàng chục ký lô đơn gởi đi mà không tiếng vọng. Chẳng có cơ quan, đoàn thể nào trả lời cụ thể cho họ, trong lúc đó những cán bộ cướp đất của hắn thì càng ngày càng lên chức, ngôi vị, ghế ngồi càng lúc càng vững chải hơn. Họ lại kéo về mảnh đất xưa. Người thì lợp mái lều sống tạm. Người thì thuê phòng ở tiếp tục kêu oan. Hắn cũng vậy, sau mấy năm làm dân oan không ai trả lời, lại trở về mái lều trên nảnh đất cũ không còn phải của mình, ngày ngày lê thân bệnh hoạn đi bán vé số nuôi thân. Có người mách bán bong bóng có lời hơn, hắn chuyển qua bán bong bóng. Gần đây, báo chí, truyền thông nói nhiều về nỗi oan khiên của người dân Thủ Thiêm. Một số lãnh đạo đã tiếp xúc với dân. Hắn hy vọng cuối đời sẽ có một chốn yên thân. Hắn mong kết thúc sẽ như hắn mong.



Hắn ngồi kể chuyện đời hắn mà hắn tỉnh như kể chuyện của người nào khác. Chốc chốc lại rót đầy ly bia, uống cái ực rồi kể tiếp với cái giọng khàn khàn, đều đều. Tui ngồi nghe, chẳng nói câu gì chỉ đốt thuốc liên tục nghe chuyện đời hắn. Hắn nói đến đó thì lặng im. Ngồi nhìn ra khoảng trống trước quán như một kẻ không hồn. Tui cũng lặng im, đau đớn với những nghiệt ngã mà hắn đã trải qua. Từ cậu công tử con nhà giàu đến lão bán bóng bay hôm nay là một cuộc đời. Một cuộc đời của một con người, chẳng ai biết được tương lai. Số phận của con người lại gắn liền với số phận của một dân tộc. Nỗi đau của đất nước chi phối cuộc đời của mỗi cá nhân. Hắn, tui và tất cả mọi người đều như vậy. Và mỗi cá nhân lại chịu chi phối của phần số đời mình. 


Khoảng lặng im rồi cũng trôi qua, tui nắm chặt tay hắn: 
- Thôi thì, tất cả cũng đang qua, đời tau, đời mi rồi cũng sẽ qua. Bây giờ tau tính ri, mi về ở với gia đình tau, tau thu xếp cho mi một phòng, ban ngày mi muốn làm chi, mua bán chi là việc của mi, tối mi về với tau. Khi nào vụ đất đai của mi giải quyết, lúc đó tính sau. 

Hắn nhìn tui, con mắt lé kim lim dim đầy những nếp nhăn: 
- Không được, tau không thể làm cho sinh hoạt gia đình mi xáo trộn, tau lại bệnh hoạn liên miên, nhà mi sẽ khổ với tau lắm. Tau cám ơn mi đã không quên thằng bạn cũ nhiều bất hạnh này, được vậy là tau đã sướng lắm rồi. 

Cả hai lại lặng im. Cả hai lại rót đầy ly và đốt thêm điếu thuốc. Đêm đã về khuya. Đường đã bắt đầu vắng. Quán cũng lần lượt thưa khách. 

Tui bảo hắn: 
- Thôi rứa cũng được! Mi không về nhà tau ở cũng được, nhưng tau sẽ thuê cho mi một căn phòng ở gần nhà tau, có chi chạy qua chạy lại cho gần. Khi nào đất mi xong thì lại tính. Khỏi bàn nữa. Uống ly nữa rồi về.

Hắn bảo: 
- Ờ rứa đi, nhưng có chuyện này tau nghĩ nãy chừ, chừ mới nói, tau muốn nhờ mi, bác sĩ bảo tau bị viêm gan siêu vi C, lại thêm vết thương trong phổi, chắc cũng sống không bao lâu nữa. Nếu mi biết tau chết, mi dem tau đi thiêu rồi rải tro xuống sông, mi giúp tau lần cuối vì tau chẳng còn ai. Nhưng mà nhớ, có ghi tên tuổi tau, có vái cho tau thì nhớ vái tên Lê Văn Tùng, không phải Hoàng Lê nghe mi, nhớ chưa. Trung uý BĐQ Lê Văn Tùng, con Trung Tá BĐQ Lê Văn Định. Nhớ rứa nghe. Được rứa là tau đội ơn mi lắm.

Tui gật gật đầu, nắm chặt tay hắn, thấy nghèn nghẹn nơi cổ.

Hắn có vẻ đã say, tui cũng không đứng vững nữa. Ra đến sân, tui gỡ chùm bong bóng thả lên trời, những chiếc bong bóng đủ màu bay lấp loá dưới ánh đèn. Bỗng dưng hắn ôm lấy tui, khóc rưng rức. Từ lúc gặp hắn cho đến giờ, giờ hắn mới biểu lộ tình cảm bằng nước mắt.

Tui cũng ôm lấy hắn và cũng khóc. Nước mắt hắn ướt đẫm vai tui và nước mắt tui ướt nhoè vai hắn. Gió và sương xuống lành lạnh. Đèn đường vẫn rực sáng. Chỉ còn ba tuần nữa là Tết.

Đỗ Duy Ngọc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2019 lúc 8:57am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Aug/2019 lúc 4:49pm
"HÔN THÚ GIẢ MẠO "

Nhóm H.O. chúng tôi rủ nhau về Orlando làm đủ thứ nghề trong Disney World. Công việc của tôi là giữ an toàn cho du khách lên xuống ở bến tàu. Theme Park này có một hồ lớn ở giữa, chung quanh hồ là từng khu văn hóa của mấy nước tiêu biểu như Anh, Pháp, Ý, Nga, Ai cập, Nhật,Trung Hoa, Ấn độ…Du khách hoặc đi bộ hoặc ngồi tàu chạy quanh hồ và đậu lại từng bến trước khu văn hóa.

  Một hôm có một du khách nhận ra tôi là bạn học Pétrus Ký từ 50 năm trước.  Ngó bảng tên “ON LE”trên ngực tôi, anh hỏi :

-- Phải anh là Lê văn On học Pétrus Ký không? Tôi là Bá ngồi bên anh suốt 3 năm đệ nhị cấp đây.

Chúng tôi mừng rỡ bắt tay nhau. Vì Bá phải đi theo “Tour” nên chúng tôi chỉ kịp trao nhau số điện thoại để liên lạc với nhau sau.

 

                                                 ******

   Tôi nhớ lại hồi đó Bá rất thắc mắc về tên ON của tôi. Theo hắn, ON chẳng có nghĩa gì cả. 
Tôi giải đáp:

-- Thằng em kế tao tên là Đơ.  Ba tao đặt tên anh em tao theo âm tiếng Pháp.  Tuy tao số 1 (un) nhưng trong nhà vẫn kêu là thằng Hai, em tao số 2 (deux) nhưng vẫn là thằng Ba.

  Bá cười thích thú :

-- UN! DEUX! Nghe như diễn hành. Tao khoái cách đặt tên của người Nam nôm na mà lạc quan : Lắm, Sang, Đày, Mạnh,Tươi, Vui, Đẹp…

  Thấy hắn thật tình, tôi mới kể thêm cho hắn nghe:

-- Mày có nghe tên RI và BE bao giờ chưa ?

-- Mẹ tao dạy học cuối tháng đem sổ điểm về nhà, tao tò mò mở ra coi có thấy mấy tên như Võ văn Ri, Huỳnh văn Be.Tao đoán xuất xứ từ những câu “khóc như ri “ và “kêu be be “.

-- Trật lất ! Đó là tên rút ngắn của tiếng Pháp HENRI và ROBERT .

   Bá vỗ bàn cười sặc sụa:

-- Không ngờ người Nam tếu đến thế! Cách đặt tên của người Nam phản ánh đúng tâm hồn người Nam.

 

  Ngay tối hôm đó Bá gọi xin lỗi không gặp tôi được vì hôm sau phải theo Tour thăm NASA. 
Bá mời tôi sang COLORADO chơi với anh 1 tuần vào đầu mùa thu. Anh cho biết đó cũng là dịp giỗ đầu vợ anh. Tôi nhận lời.

 

                                           ********

  Bá đón tôi tại sân bay Denver. Kiến trúc sân bay rất  lạ mắt. Mái gồm mấy chóp nhọn như lều cổ truyền của người Da đỏ, lợp bằng một thứ giống như vải màu trắng.

Cách đây 40 năm Bá cùng vài bạn độc thân và hơn chục gia đình được một Nhà thờ bảo trợ về Fort Collins. Hồi đó thành phố này đìu hiu nằm dưới chân dãy  ROCKIES, cách Denver chừng 3 giờ lái xe về phía bắc. Vậy mà cũng có một trường đại học thành lập từ cuối Thế kỷ 19.

Cộng đồng Việt nam nhỏ bé nương tựa vào nhau như một đại gia đình.

Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những người mệt mỏi muốn yên phận.

 

Giỗ chị Bá rất đặc biệt. Anh Bá giải thích:

-- Tất cả đều là ý muốn của nhà tôi.

Theo ý chị, giỗ không có tính cách tín ngưỡng nhưng là nghi thức tưởng nhớ người đã khuất, tương tự như lễ Memorial của Mỹ. Tuy nhiên gia đình và bạn bè vẫn tụ tập ăn uống vui vẻ để kết chặt tình yêu thương.

 

Anh chị có một gái đã có chồng và một trai chưa vợ. Chúng từ Tennessee và Indiana bay về từ 2 ngày trước.

Bàn thờ chị Bá rất đơn giản:  Một tấm hình, một bình hoa, một bát nhang và cặp đèn cày.

Buổi sáng ngày giỗ, từ sớm mấy cha con đã chỉnh tề đứng hàng ngang trước bàn thờ. 
Mỗi người một nén nhang cùng một lượt lạy 3 lạy. Cắm nhang vào bát nhang,cha con đứng yên tưởng niệm. Anh Bá có lúc bặm môi để ngăn xúc động. Con gái đã sẵn tissue trong tay, đôi lúc đưa lên chấm nước mắt. Tôi được nhờ đứng ngoài chụp hình. Cuối cùng tới lượt tôi thắp nhang và lạy chị Bá.

 

  Sau nghi thức đơn giản nhưng nghiêm trang, mấy cha con chia nhau nấu ăn. Góc vườn là lò gas, bếp điện và lò than. Anh Bá nấu dựa mận bằng thịt heo rừng. Con trai nướng sườn bò và đùi gà. Con rể hấp vịt ướp chao. Con gái ở trong bếp lo nấu xôi vò và làm gỏi tôm thịt. 
Tôi giúp kê 2 bàn nối nhau ở giữa vườn và đặt ghế rải rác dưới gốc cây. Sau đó tôi ướp lạnh thùng đồ uống gồm Coca Cola và Heineken.

 

Khách là bạn của anh chị và bạn của các con anh. Tôi được Bá giới thiệu với mọi người.
Hầu hết là những người ra đi từ 1975, chỉ có tôi thuộc thành phần ở lại. Do đó tôi phải trả lời nhiều câu hỏi.

Khi khách về hết, Bá kéo tôi vảo nhà uống cà phê, để con cái và bạn chúng dọn dẹp ngoài vườn.

Bây giờ chúng tôi mới thong thả nói chuyện với nhau. Bá kể:

-- Nhà tôi chết vì tái phát ung thư vú. Từ chối hóa trị, nhà tôi bình tĩnh chấp nhận số mệnh. Nhà tôi nói: 
”Em sống với anh và các con tới đây là mãn nguyện. Em không buồn tại sao anh buồn?” 
Có lúc nhà tôi vui đùa:
”Sang thế giới bên kia em sẽ về đón anh sang với em“

Thân mật cầm tay Bá,  tôi ngỏ lời muốn đi thăm mộ chị. Bá nói :

-- Nhà tôi muốn thiêu, tôi và các cháu làm theo ý nhà tôi.  Nhà tôi còn muốn rắc tro xuống một cái hồ của một thành phố gần đây. Thành phố này có tên rất nên thơ  “LOVELAND“.

-- Người ta dễ dãi cho rắc tro xuống hồ vậy sao?

-- Đâu có được phép.Tôi phải giả câu cá rồi lén liệng hũ tro xuống hồ.

-- Bộ chị tin tưởng điều gì chăng?

-- Tôi cũng hỏi nhà tôi câu ấy, nhà tôi thì thầm vào tai tôi:  ”Để nhớ tới hồ Than thở Đà lạt.
Lần đầu tiên anh hôn em ở đó. Quên rồi hả?“

 

  Bá kể tôi nghe mối tình đầu tiên.

Hồi đó học trường Võ bị quốc gia Đà lạt, thú vui cuối tuần của anh là tìm cảnh đẹp để chụp hình nghệ thuật. Khi hết cuốn phim anh đem sang hình tại một tiệm gần chợ. Tiệm có trưng tấm chân dung một cô gái tuy không kiều diễm nhưng gương mặt toát ra một vẻ thông minh. Bà chủ tiệm thấy anh nhiều lần đứng ngắm  liền nói :  -- Cháu tôi đấy, con của anh tôi.

Ngó bà chủ, Bá nhận ra cô cháu giống nhau ở cặp mắt sâu và sáng. Bá hiểu bà chủ gợi ý nên đáp ứng liền :

--Cô làm mai cho cháu đi.

Bà chủ  gật đầu cười :

-- Chưa gì đã cô cháu rồi.

 

Bá được mời ăn giỗ ông nội cô gái. Cô tên là Tràng Thi, đang học trường Bùi thị Xuân. Ông nội đặt tên cho cháu để nhớ tới ngôi nhà của tổ tiên ở phố Tràng Thi  Hà nội.

Lần đầu tiên gặp Bá,Tràng Thi  vượt qua được e lệ vì tự tin nơi mình. Chàng và nàng tiếp chuyện vui vẻ và cởi mở. Mọi người trong gia đình cũng tỏ ra niềm nở với Bá.

Từ đó mỗi cuối tuần Bá đều ghé chơi và được giữ lại ăn trưa. Thỉnh thoảng Tràng Thi  được phép đi chơi với Bá. Nàng không thích song đôi dạo phố. Bá thường đưa nàng đi chụp hình ở các thác, các hồ và đồi thông.

Bữa chơi ở hồ Than thở, chàng và nàng ngồi bên nhau trên thân cây thông bị trốc gốc đã lâu năm. Tràng Thi  đang kể chuyện về lũ bạn học thì bị phấn thông bay vào mắt.  Ngăn không cho nàng lấy tay dụi mắt, Bá kề miệng vào đuôi mắt thổi mạnh cho phấn thông trôi ra. Mặt giáp mặt, Bá thừa dịp hôn nàng.  Tuy không cưỡng lại nhưng nàng cảm thấy bẽn lẽn.  Để trấn tĩnh , nàng nghĩ được một câu nửa trách nửa khen:

-- Bộ hôn nhiều người rồi hay sao mà rành quá vậy?

  Bá thật tình :

-- Bắt chước phim ảnh, tối nằm ngủ tập hôn lên cánh tay.

-- Ngộ ha! Mà có tưởng tượng cánh tay là ai không?

-- Sao không?

-- Ai?

-- Còn ai vào đây nữa.

Lần này cả hai hôn nhau biểu lộ mối tình bấy lâu chưa nói.

 

Tràng Thi thi đậu tú tài . Bá còn 2 tháng tới ngày mãn khóa. Bá muốn làm đám cưới sau khi ra trường.  Nhưng Tràng Thi chỉ muốn làm lễ hỏi vì nàng có ý định học chính trị kinh doanh tại Đà lạt.

Lễ hỏi nhờ bà cô lo giúp nên bố mẹ Bá đỡ vất vả. Sau đó Bá về trình diện Quân đoàn 4 và được bổ sung cho Sư đoàn 21 . Từ đó kẻ bận hành quân, người bận học, chàng và nàng chỉ gắn bó nhau qua thư từ. 

Mỗi kỳ hè Tràng Thi về Sài gòn được mẹ chồng tương lai đưa xuống Cần thơ thăm Bá. 
Bá chỉ xin được phép về Cần thơ nửa ngày. 
Chưa chính thức là vợ lính nhưng đêm nghe tiếng súng xa xa Tràng Thi  đã hiểu thế nào là  “sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng“.

 

Ngày 30-4-75 Vùng 4 chiến thuật bỏ ngỏ, các đơn vị theo nhau rã ngũ trừ một vài đơn vị chiến đấu tới cùng.  Khi ấy Đơn vị của Bá đang hành quân phối hợp với một Giang đoàn. Bá cùng một số sĩ quan  được một tàu của Giang đoàn đưa ra khơi.

 

Tôi không muốn nghe Bá kể tiếp vì nỗi nhục của kẻ ra đi và nỗi nhục của kẻ ở lại đều là nỗi nhục của kẻ bại trận. Tôi lái sang chuyện khác:

-- Rồi bằng cách nào anh đưa chị qua đây?

Rót thêm cà phê vào ly của anh và tôi, anh nói :

-- Do áp lực của quốc tế, phía VN chịu thi hành chương trình ra đi trật tự của Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc. Chúng tôi viết thư hướng dẫn gia đình làm hồ sơ gửi sang tòa Đại sứ Mỹ ở Bangkok.  Bố mẹ và các em tôi đều đủ điều kiện nhưng tôi không bảo lãnh được Tràng Thi vì chúng tôi chưa có hôn thú.  Nghe nói ở VN bây giờ người ta làm giấy tờ giả mạo khéo lắm, tôi viết thư cho bố: “Tràng Thi  làm mất hôn thú nên con không bảo lãnh được.  Bố xin bản sao khác giúp chúng con“.  Bố tôi hiểu. Vài tuần sau tôi được thư bố cho biết đã xin được hôn thú và hồ sơ của Tràng Thi  đã gửi sang Bangkok. 
Kết quả bất ngờ là Tràng Thi  được sang Mỹ trước bố mẹ và các em tôi một năm.

    Chúng tôi cùng cười vui.

 

Bá ngó lên bàn thờ rồi tủm tỉm cười như vừa nhớ ra một chuyện, tôi liền hỏi :

-- Có gì vui kể nghe coi.

-- Chỉ là chuyện nằm mơ. Cách đây một tuần tôi nằm mơ thấy nhà tôi. Tôi hỏi: “Em về đón anh phải không?“   Nhà tôi lắc đầu nói: “Về thăm anh thôi..  Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi“.  
Tôi hỏi: “Tại sao?“ 
Nhà tôi thở dài:  “Vì hôn thú giả mạo!“

 

BQC



Related%20image



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 29/Aug/2019 lúc 4:53pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Aug/2019 lúc 4:11am

Giọt Máu Rơi Của Người Lính Chết Trẻ -


Image%20result%20for%20Giọt%20Máu%20Rơi%20Của%20Người%20Lính%20Chết%20Trẻ

Bà Tư nằm trăn trở hoài trên chiếc giường nệm thấp. Chăn êm nệm ấm, thân thể mát mẻ, thoải mái mà bà vẫn trằn trọc chưa ngủ được. Với cái tuổi tám mươi này, đôi khi bà hay quên những chuyện lặt vặt vừa mới xảy ra như ăn rồi mà nhất định bảo chưa ăn, chưa uống thuốc mà quyết liệt không chịu uống nữa, chưa đi tắm mà bảo vừa tắm xong.Thế mà sáng nay, có một chuyện bà không quên. Quyền, con trai bà cho biết Sơn, thằng cháu nội bên Minnesota gọi phone về báo tin sẽ về Cali thăm bà vào dịp lễ Giáng sinh.
Cả ngày nay, bà nôn nóng, cứ đi ra rồi lại đi vào. Bà cầm quyển lịch trong tay đếm từng ngày. Còn hơn một tháng nữa. Sao mà lâu quá! Bà bảo Quyền và Quyên phải dọn cái này, dẹp cái kia, sửa soạn nhà cửa để đón thằng nhỏ.
Nói đến bộ nhớ và sức khỏe của bà cụ tuổi ngoài tám mươi như bà Tư kể cũng hiếm. Chuyện quá khứ, bà nhớ vanh vách các chuyện gia đình xa xưa thời ông cố bà sơ nào hay những kỷ niệm thuở hàn vi ở Việt nam. Nếu có bà con nào đến chơi gợi nhắc chuyện xưa, bà kể lan man hàng giờ không dứt và không sót chi tiết nào. Bà thuộc kinh Phật làu làu. Tiền để dành đi cúng chùa, bà đếm chính xác và biết sắp xếp thành từng loại. Bà dặn cô con gái may cái túi lớn phía trước trong áo lót, bà cất tiền và gài kỹ bằng nút bấm.Việc di chuyển, bà đi lại chậm chạp nhưng vững vàng không cần đến cây gậy. Ban đêm, bà không cần đánh thức các con, tự đi restroom trong căn phòng lớn gần giường ngủ của bà. Bà ăn chay, tập hít thở, đi bộ đều đặn với Quyền mỗi ngày trong khu townhouse. Bà còn xỏ kim được bằng sợi chỉ trắng. Tai bà còn nghe rõ người khác chuyện trò. Mỗi đêm, bà chỉ chợp mắt vài tiếng đồng hồ. Thì giờ của bà hầu hết là những thời công phu sớm tối trước bàn thờ Phật. Bà tọa thiền, tụng kinh, thì thầm cầu nguyện dưới ngọn đèn vàng trong căn phòng ngủ chung quanh trang trí toàn là hình, tượng Phật.

Hơn mười năm nay, nhà bà là một cái chùa nhỏ thanh tịnh và yên tĩnh. Bà xuống tóc, tịnh tu tại gia, sống an lạc, mặc các bộ quần áo màu nâu hoặc màu lam. Các con gọi bà bằng "Cô Diệu" thay vì gọi bằng "Má".

Trong bốn cái cửa "sinh, lão, bệnh, tử" của cuộc đời ai cũng phải trải qua, bà Tư đã vượt qua cái cửa thứ hai và thứ ba một cách nhẹ nhàng. Ai hỏi bà về tuổi già và bệnh tật, bà nói bà chẳng có bệnh gì ngoài bệnh của người già nghĩa là sức khỏe bà một ngày một yếu đi như ngọn đèn dầu, hết dầu thì đèn tắt.
Còn cái cửa "tử" cuối cùng? Bà đang chuẩn bị đấy thôi. Ngoài tám mươi rồi, bà Tư không mong kéo dài tuổi thọ thêm nữa. Ai hỏi cụ bà sợ chết không, bà lắc đầu nói chỉ sợ bệnh nằm liệt giường khổ cho cái thân già và cho con cháu. Trước đây, bà thường nói với các con bà chuẩn bị sẵn cho chuyến đi cuối đời nhưng từ khi gặp lại thằng cháu nội sau bốn mươi năm trăn trở vì nó, bà như được hồi sinh. Bà vui nên càng ngày trông bà càng khỏe ra. Bà yêu đời và ham sống. Vợ chồng thằng Quyền lấy nhau bốn mươi năm không có con, thằng cháu nội đích tôn lưu lạc này như cục vàng quý đối với bà, mang đến tuổi già của bà cả một mùa xuân.
Trong đêm khuya, bà Tư nằm nhớ lại cuộc đời khổ cực của bà trong sáu mươi năm từ lúc lấy ông Tư là hạ sĩ quan nghèo cục Quân nhu thuộc bộ Tổng Tham mưu, lương lậu không đủ nuôi bốn đứa con ăn học, cả nhà sống nhờ vào lò bún thủ công của bà. Bà thức khuya dậy sớm làm bún. Ông Tư và các con bà chia phiên nhau vừa đi học, đi làm, vừa chạy Honda bỏ mối bún ở chợ và các quán ăn ở Sài gòn. Thời chiến tranh leo thang, luật tổng động viên ra đời, Quyền bị đổi ra vùng một chiến thuật ngành quân vận. Quang, đứa con trai thứ hai theo anh ra Đà nẵng nộp đơn vào sư đoàn một không quân phục vụ ngành an ninh và phòng thủ phi trường. Đêm đêm, bà mẹ già chỉ biết cầu nguyện cho hai đứa con đi lính xa nhà thoát khỏi cảnh bom đạn trong cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt.
Được tin trong một chuyến vận chuyển vũ khí, đoàn xe của Quyền rơi vào ổ phục kích của Việt cộng. Quyền bị gẫy nát một chân, được xếp vào loại tàn phế và được giải ngũ. Bà vui mừng vì Quyền vừa thoát được bàn tay tử thần, được chuyển vào Sài gòn cũng là lúc một nỗi lo khác lại đến. Quang tình nguyện chuyển sang ngành tác chiến, trở thành xạ thủ trực thăng của phi đoàn 213. Thời gian này, Quang yêu Phượng, cô y tá nổi tiếng là người đẹp của bệnh viện Đà nẵng. Mối tình này đã đơm hoa kết trái đó là thằng Sơn, cháu nội của bà Tư bây giờ.
Sáng ngày mười tháng hai năm một chín bảy mốt, trong một phi vụ tại Hạ Lào, gia đình bà được tin chiếc trực thăng U-H1 bị bắn rơi, Quang và phi hành đoàn tổng cộng mười một người đều tử trận, không thể tìm được xác..
Tin con trai tử nạn một cách thảm khốc, sau đó là nhận giấy báo tử chính thức và tiền tử tuất của Quang, lòng bà mẹ thương con vẫn thầm nuôi niềm hy vọng. Biết đâu chừng thằng Quang còn sống sót và sẽ trở về. Quang là một thằng lanh lợi và thông minh. Biết đâu chừng nó nhảy dù ra khỏi máy bay trước khi máy bay trúng đạn, bốc cháy. Biết đâu chừng nó còn sống và bị bắt làm tù binh tại Lào hoặc bị đưa ra ngoài Bắc. Biết đâu chừng nó chỉ bị thương ở đầu và mất trí nhớ nên sống lang bạt, không tìm được đường về với gia đình. Bà đi tìm người giúp bà câu trả lời. Bà đi xem bói. Ông thầy bói quả quyết thằng Quang còn sống. Số nó đào hoa nếu lấy vợ sớm sẽ có cháu cho bà ẵm bồng. Bà sống, chờ đợi, tin tưởng và hy vọng mỏi mòn với ba chữ "biết đâu chừng"...
Sau khi mất nước, bà Tư nghe tin đồn có nhiều tù binh Việt Nam Cộng Hòa được chính phủ Hà nội thả về theo quy ước quốc tế về việc trao đổi tù binh. Quyền nói với bà Tư làm gì có chuyện thả tù binh trong khi hàng trăm ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, các viên chức chế độ cũ gọi chung là "ngụy quân", "ngụy quyền" bị kẹt lại, phải ra trình diện và bị giam giữ ở các trại tập trung để "học tập cải tạo". Quyền may mắn là hạ sĩ quan đã giải ngũ nên không nằm trong số đó. Nếu không, bà Tư lại phải lê lết trong các khu rừng để thăm nuôi thằng con tù.
Tin đứa con tử trận chưa làm ráo nước mắt bà mẹ thì hai năm sau ông Tư mất vì tai biến mạch máu não. Thằng Quốc, con trai thứ ba học hành và lớn lên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa vừa tốt nghiệp trung học. Năm một chín bảy tám, mặc dù có hai anh đi lính và tử trận dưới chế độ "Mỹ ngụy", nhà nước Cộng sản vẫn bắt con "ngụy" không đủ tiêu chuẩn vào đại học được "ưu tiên" thi hành nghĩa vụ quân sự ở chiến trường Campuchia. Bà khóc hết nước mắt. Bà tính đường lui, trở về quê ở Gò công cho thằng Quốc trốn nghĩa vụ. Nào ngờ mạng lưới công an ở các xã, huyện còn dầy đặc hơn thành phố. Bà bị công an địa phương bắt giam trong trại tù cải tạo lao động thời hạn hai năm vì tội không thi hành luật pháp và cố tình bao che cho tội phạm.
Nếu bị ở tù để cho thằng con không phải đi lính, bà Tư sẵn sàng hy sinh cái mạng già để cứu con. Nào ngờ bọn chúng, một mặt bắt giam bà đi lao động, một mặt ruồng bắt Quốc và làm áp lực để Quốc ra trình diện. Thời đó, cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước Cộng sản Việt nam và Campuchia được sự hậu thuẫn của Trung Quốc càng ngày càng ác liệt. Thằng nhỏ mười tám tuổi vừa tốt nghiệp trung học, không biết gì về súng ống trận mạc, không biết gì về chiến tranh, không có chút lý tưởng gì về tổ quốc, niềm mơ ước duy nhất của nó là được vào đại học thất bại, bà mẹ đang ở tù, Quốc chấp nhận trình diện, lên đường ra trận để bà mẹ già được tha về sớm.
Một năm sau, Long, người đồng đội của Quốc bị thương về phép, kể lại cho gia đình bà Tư về cái chết của Quốc. Trong một chuyến vượt sông Mekong qua ngả Neak Luang phía bắc tỉnh Kompong Cham, chưa kịp tiến vào Phnom Penh, trước khi được tiếp viện, sư đoàn 7 của Quốc đã đụng độ một trận lớn với quân Kmer Đỏ. Toàn bộ sư đoàn bị tiêu diệt chỉ còn sống sót một người là Long. Thi thể Quốc và cả sư đoàn được chôn cất ở nghĩa trang liệt sĩ Tây Ninh. Ít lâu sau, giấy báo tử gửi về. Cuối năm giấy chứng nhận là gia đình liệt sĩ đến tay bà. Bà Tư được ủy ban nhân dân truy tặng là "mẹ chiến sĩ", "mẹ anh hùng".
Hàng năm, vào những ngày lễ thương binh liệt sĩ, cán bộ của ủy ban nhân dân đến thăm hỏi, tặng quà và khen thưởng những gia đình liệt sĩ như bà. Bà treo cái khung gỗ có lộng tờ giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hình cờ đỏ sao vàng trên tường. Ít hôm sau, bà lấy xuống, cất vào ngăn tủ. Cứ như thế cho đến ngày bà qua Mỹ.
Cuộc đời bà Tư là một chuỗi dài những giọt nước mắt vì mất mát. Bà chỉ là một bà mẹ Việt nam bình thường, nghèo khổ, ít học. Bà không biết gì về các từ ngữ chính trị dao to búa lớn như lý tưởng, tổ quốc, ý thức hệ, cộng sản, tư bản, cộng hòa xã hội chủ nghĩa, độc lập, tự do, hạnh phúc, liệt sĩ, anh hùng, hy sinh... Bà chỉ là một bà mẹ thương con, một nạn nhân chịu nhiều nỗi đau thương trong chiến tranh. Chiến tranh đã làm một đứa con bà bị tàn phế, tật nguyền. Chiến tranh cướp mất hai đứa con bà, một đứa gửi nắm xương tàn trên chiến trường Hạ Lào xa xôi còn một đứa được vinh danh là liệt sĩ.
Trước khi đi Mỹ, Long đưa gia đình bà đã đến nghĩa trang liệt sĩ ở Tây Ninh thăm mộ Quốc. Cơn mưa làm cho con đường đi vào nghĩa trang lầy lội, ướt át. Mộ Quốc và năm người đồng đội nằm ngay gần lối đi, xây quanh nhau thành một vòng tròn, chính giữa là một bồn hoa. Trước cái chết, mọi người đều bình đẳng. Hàng ngàn những ngôi mộ thấp, mộ bia màu trắng, xây cùng một kiểu. Dòng chữ màu vàng khắc trên mộ bia "Nơi an nghỉ của liệt sĩ Trần Hưng Quốc, hai mươi tuổi, sinh ngày hai mươi tháng ba năm một chín năm mươi tám, hy sinh tại chiến trường Campuchia".

Năm một ngàn chín trăm tám mươi chín, Quyền may mắn được gia đình bên vợ bảo lãnh qua Mỹ. Năm năm sau, Quyền bảo lãnh cho bà Tư và Quyên. Quyền muốn bốc mộ Quốc đem tro cốt qua Mỹ nhưng bà Tư lắc đầu:

-Thôi con ơi, thằng Quốc đã nằm xuống nơi mảnh đất Tây Ninh này. Hãy để nó yên nghỉ ở quê hương với đồng đội của nó. Không mang tro cốt nó theo nhưng nó vẫn gần Cô trong những câu kinh tiếng kệ hàng ngày.

Rồi bà ngậm ngùi:

- Cô chỉ còn một nỗi ray rứt về số phận thằng Quang ở Hạ Lào. Không một dấu tích gì về chiếc máy bay trực thăng bị bắn rớt thì làm sao biết được. Không chừng nó còn sống, không chừng gì đắp cho nó một nấm mộ.

2.
Sau một tai nạn xe hơi, chân bên trái bị bó bột làm Phượng đi lại khó khăn phải dùng cây nạng gỗ. Mỗi ngày có một cô "care giver" đến chăm sóc sức khỏe cho Phượng, giúp Phượng ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp nhà cửa. Một cô khác đến làm vật lý trị liệu cho cái chân bên phải đã hồi phục dần. Căn nhà bây giờ vắng vẻ chỉ có hai mẹ con. Chị Phương đã dọn về Cali từ lâu. Bà mẹ Phượng mất đã năm năm. Ông Daniel mất năm ngoái. Thằng Sơn ly dị vợ, về ở với Phượng. Nó bận bịu suốt ngày trong bệnh viện. Năm ngoái, lễ Thankgivings hai mẹ con về thăm bà Tư. Năm nay, chân đau, không về được, Phượng nhắc con nhớ lấy phép nghỉ về Cali thăm bà nội vào dịp lễ Giáng sinh. Bà nội già yếu rồi. Bà sống không còn bao nhiêu năm nữa.
Từ ngày tìm được tông tích của người cha quá cố, thằng Sơn gắn bó với gia đình bên nội. Vào những ngày nghỉ, Sơn gọi về thăm bà nội, hai bà cháu nói chuyện rất lâu, có khi cả tiếng đồng hồ. Nó nói tiếng Việt giỏi nhờ sống gần bà ngoại từ bé.
Phượng hồi tưởng lại bốn mươi năm trôi qua, ngày đó cả hai đều rất trẻ. Phượng hơn Quang hai tuổi, là y tá ở bệnh viện Đà nẵng, gặp Quang trong một buổi tiệc của sư đoàn hai không quân tổ chức tại câu lạc bộ trong phi trường. Trai tài gái sắc gặp nhau. Quang vừa đẹp trai lại tài hoa, biết chơi đàn guitar, hát rất hay những bản nhạc về lính của nhạc sĩ Nhật Trường. Hai đứa dự định sẽ làm một cái đám cưới đơn giản. Quang sẽ lấy thời gian nghỉ phép đưa Phượng vào Sài Gòn ra mắt gia đình Quang. Thời gian đó Quang bận đi học khóa bắn súng và trở thành người xạ thủ gan lì và dũng mãnh của không đoàn 41, phi đòan 213. Những cuộc hẹn hò ở bến sông Hàn, những cuộc đi chơi xa ở đồi Bà Nà, chùa Non Nước, bảo tàng Chàm ở Mỹ Sơn...đưa đến kết quả là Phượng có thai.
Phượng chưa kịp báo tin mừng cho Quang thì một hôm, người bạn trong phi đoàn của Quang đến cho hay cuộc hành quân 719 Lam Sơn tại Hạ Lào ngày mười tháng hai năm một ngàn chín trăm bảy mốt, chiếc trực thăng U-H1 Huey bị bắn rơi. Tất cả những người có mặt trong chuyến bay gồm hai vị sĩ quan cấp tá, hai phi công, ba phóng viên Mỹ, một phóng viên Nhật, một phóng viên người Việt, hai nhân viên phi hành đoàn trong đó có trung sĩ thiện xạ Trần Vinh Quang, tất cả mười một người đều tử trận.
Tin đến như một cú sét đánh. Đất trời như nổ tung trước mắt Phượng. Phượng chỉ biết khóc và khóc. Phượng ôm cái bụng bầu ba tháng. Không có một tờ hôn thú. Không có một liên hệ hay tin tức gì liên quan với gia đình Quang ở Sài gòn. Quang chết thật bất ngờ. Quang chết ở lứa tuổi đôi mươi. Quang chết không để lại một dấu tích gì ngay cả một hạt bụi. Phượng chỉ còn giữ lại những kỷ niệm đẹp của một thời yêu nhau còn lưu lại trong ký ức và qua những bức hình hẹn hò xưa cũ.
Có lúc đau khổ và tuyệt vọng quá, Phượng nghĩ mình không còn sức để giữ cái thai, "giọt máu rơi của người lính chết trẻ". Quang đi qua cuộc đời Phượng như một cơn gió thoảng. Có lúc Phượng muốn chết theo Quang nhưng nghĩ đến một sinh vật bé nhỏ đang lớn dần từng ngày trong bụng mình, Phượng không có quyền từ chối trách nhiệm làm mẹ với nó. Có lúc Phượng muốn bỏ cái thai vì dư luận xã hội, vì tương lai của người mẹ trẻ nhưng đứa bé kia có tội tình gì. Nó là mật ngọt của hương vị tình yêu đã đơm hoa kết trái. Phượng phải sống để thay Quang bù đắp cho đứa trẻ mồ côi mất tình thương cha. Phượng phải sống, sống để nuôi con, vì con.
Phương làm đơn xin nghỉ việc, ở nhà nghỉ ngơi, dưỡng thai chờ đến ngày sinh nở. Kinh tế gia đình trông mong vào cửa hàng bán thực phẩm lấy từ các PX Mỹ của chị Phương. Chuyện sinh nở và chăm sóc bé đã có bà ngoại. Thằng Sơn ra đời trong sự thương yêu, đùm bọc của mẹ, bà ngoại và dì Phương. Sơn khỏe mạnh, dễ nuôi, càng lớn nó càng giống Quang. Phượng đặt tên nó là Trần Mỹ Sơn, tên vùng đất lịch sử của người Chàm, một thắng cảnh du lịch ở Đà Nẵng, kỷ niệm một chuyến du lịch ba ngày phép với Quang và cũng là nơi thằng Sơn tượng hình trong bụng Phượng.
Thằng Sơn lẩm chẩm biết đi cũng là lúc Phượng phải gửi con cho bà ngoại để đi làm phụ với chị Phương nuôi thằng Sơn. Với vốn liếng sinh ngữ khá và nghề y tá trước đây, Phượng được người quen giới thiệu vào làm tại bệnh viện Hải Quân Mỹ chuyên chữa cho các thương binh Mỹ từ chiến trường chuyển về.
Những ngày đầu tiên chứng kiến những chiếc trực thăng đậu ở sân trước bệnh viện, những nhân viên tải thương vội vã chuyển những chiếc cáng phủ lá cờ Mỹ từ trên trực thăng xuống, những người lính Mỹ giơ tay chào vĩnh biệt, Phượng không cầm được nước mắt. Phượng khóc cho ai, Phượng hay cho những người vợ, những ông bố, bà mẹ ở bên kia bờ đại dương một ngày nào đó sẽ nhận những chiếc quan tài phủ lá cờ Mỹ?
Còn Quang, người chồng chưa cưới của Phượng, có "hạt bụi nào..." hay chiếc "...hòm gỗ cài hoa" nào cho anh?
Phượng quen dần với công việc của người y tá lúc nào cũng bận rộn và căng thẳng trong bệnh viện. Là một y tá giỏi, siêng năng, chịu khó học hỏi, Phượng có thêm những đức tính cần thiết đó là sự ân cần, kiên nhẫn và dịu dàng với bệnh nhân. Phượng được bác sĩ Daniel trưởng khoa mổ đặc biệt lưu ý và chấp thuận cho Phượng là y tá phụ trong ê kíp mổ của ông. Có những ca mổ kéo dài đến khuya hoặc những ca trực đêm, Phượng có dịp kể cho ông nghe về cuộc đời bất hạnh của mình. Phượng biết thêm về đời tư của vị bác sĩ ít nói này. Ông lớn hơn Phượng mười hai tuổi, là bác sĩ giỏi trong ngành hải quân, vợ và đứa con gái chết vì tai nạn xe hơi, ông tình nguyện sang Việt nam công tác. Sang năm ông sẽ về Mỹ vì hết hợp đồng. Với chính sách "Việt nam hóa chiến tranh" và Hiệp Định Paris sắp ký kết, người Mỹ đang chuẩn bị rút dần về nước.
Vào một đêm trực chỉ có vài người y tá, Daniel cùng có mặt, Phượng đã suýt bật khóc vì cảm động trước lời cầu hôn bất ngờ của Daniel. Vị bác sĩ này thố lộ đã để ý đến cô y tá người Việt nam xinh đẹp và hiền hòa này trong những ca mổ. Ông tình cờ chứng kiến hình ảnh Phượng chăm sóc những người thương binh làm ông xúc động. Ông nói không phải chỉ là hoàn thành công việc mà thôi, Phượng đến với các bệnh nhân bằng tất cả trái tim của mình. Cô chia sẻ nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần của họ trong từng mũi kim nhẹ nhàng, từng viên thuốc khó uống, từng lời nói an ủi dịu dàng, từng cử chỉ vỗ về, dỗ dành. Những người thương binh Mỹ trong bệnh viện Hải Quân này đều quý mến cô y tá người Việt có cái tên Mỹ Sophie dễ thương này. Họ chưa hiểu hết cảnh đời của Phượng. Chồng Phượng cũng là lính. Cô thương những người lính như thương Quang, thương bản thân và thương cuộc đời bất hạnh của mình.
Phượng chấp nhận lời cầu hôn của Daniel với một điều kiện Daniel bảo lãnh bà mẹ, chị Phương và bé Sơn cùng sang Mỹ. Căn nhà lớn năm phòng ở đường North Smith, Minnesota là tổ ấm của gia đình Phượng. Chị Phương vừa đi học vừa đi làm một thời gian, sau đó chị dọn về Cali mở một tiệm ăn với người yêu cũ. Phượng đi học lại. Bà mẹ ở nhà nội trợ trông nom nhà cửa, chăm sóc Sơn. Daniel làm việc ở United Hospital gần nhà. Bé Sơn càng lớn càng quấn quít Daniel. Suốt ngày Sơn đeo theo ông bố dượng vui tính. Daniel rất thương thằng con nuôi học giỏi và lễ phép. Theo gương học tập và chỉ dạy của ông bố dượng, Sơn học ngành y, sau này trở thành bác sĩ Shawn Tran chuyên khoa mổ tim ở St John s Hospital. Bốn mươi năm trôi qua, cái chết thảm khốc của Quang và niềm đau nỗi khổ của Phượng dần dần phôi pha theo thời gian nhờ vào tình yêu, sự bao dung và lòng tử tế của người chồng Mỹ tốt bụng đã cưu mang gia đình Phượng, mang đến cho Phượng một cuộc sống mới, êm đềm và hạnh phúc.
Một ngày, Phượng nhận được cú phone bất ngờ của chị Phương. Bên kia đầu dây, giọng chị lanh lảnh:
- Phượng ơi, tao nói chuyện này mầy bình tĩnh nghe đừng có xỉu nghen. Tao vừa đọc báo. Có người viết về cái chết của thằng Quang chồng mày hồi xửa hồi xưa. Có tấm hình thằng Quang chụp hồi còn trẻ. Mày tin không, má thằng Quang còn sống. Gia đình thằng Quang qua Mỹ ở khu Việt nam gần tiệm của tao. Bài báo kể người ta đào được xác chiếc máy bay rớt và hốt cốt mang về để ở viện bảo tàng nào đó trên Washington D. C.Chuyện dài dòng lắm. Tao ra bưu điện gửi cho mầy bài báo này liền. Overnight mai mầy nhận được. Bình tĩnh nghen mậy. Chuyện đâu còn đó. Khoan nói cho thằng Sơn biết. Mầy đọc báo xong rồi mình tính.
Suốt đêm qua Phượng mất ngủ, mong cho trời mau sáng để nhận thư tốc hành của bưu điện. Người đưa thư trao bì thư hình con én màu xanh và yêu cầu Phượng ký tên.Tay Phượng run run khi cầm cây viết.Cầm tờ báo trong tay, Phượng lật tới, lật lui, tìm mãi mới thấy cột báo. Tấm hình Quang hồi hai mươi tuổi, nét mặt đẹp trai, nghiêm nghị, ánh mắt buồn xa xôi, oai vệ trong bộ treillis, túi áo trái có in tên "Quang" màu trắng. Bài báo viết chi tiết về chuyến bay bị bắn rơi ở Hạ Lào, về bà mẹ chồng Phượng chưa hề gặp mặt và một chi tiết quan trọng là viện bảo tàng Newseum ở Washington D. C hiện nay đang lưu trữ hài cốt của những người tử nạn.
Phượng nói với Shawn Phượng về Cali thăm dì Phương. Hai chị em đến tòa soạn gặp người phóng viên và xin địa chỉ nhà má Quang. Cuộc gặp gỡ đầu tiên, cả nhà bà Tư nhìn Phượng với cặp mắt tò mò, xa lạ và nghi ngờ. Bà Tư, vợ chồng Quyền và Quyên không tin có chuyện một người phụ nữ, hơn bốn mươi năm đến gia đình bà tự nhận là vợ của Quang. Họ không tin Quang có một đứa con trai ngoài bốn mươi tuổi. Họ không tin bốn mươi năm trôi qua trên đất nước Mỹ này lại có cuộc gặp gỡ ly kỳ ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Khi Phượng đem tất cả hình ảnh của Quang và Phượng chụp hồi còn trẻ ở Đà nẵng, hình thằng Sơn hồi còn nhỏ cho đến khi tốt nghiệp ra trường đậu bằng bác sĩ, nhất là tấm hình Quyền cung cấp cho người phóng viên đăng trên báo so với tấm hình ố vàng Phượng cầm trong tay là một, bà Tư bật khóc nức nở như một đứa trẻ. Xúc động, mừng vui, hạnh phúc dâng trào trong lòng bà mẹ già vào cuối đời. Từ đó, Phượng thường xuyên gọi điện thoại về Cali thăm bà. Tháng sau, Phượng dẫn Shawn về giới thiệu thằng cháu đích tôn của dòng họ Trần. Năm ngoái hai mẹ con về Cali. Năm nay, thằng Shawn về một mình thăm bà nội

3.
Sau đây là lời kể chuyện của nhân vật chính Trần Mỹ Sơn.
Tôi tên là Shawn Tran. Daddy đặt tên "Shawn" có nghĩa là "God is gracious ". Daddy nói tôi là ân sủng của Chúa mang đến cho Daddy. "Shawn" nghe giống như tên "Sơn", Trần Mỹ Sơn. Ngoại nói "Mỹ" có nghĩa là đẹp, "Sơn"có nghĩa là ngọn núi. Tên tôi là một ngọn núi đẹp. Mẹ nói Daddy chỉ là cha nuôi, cha ruột của tôi mất từ khi tôi còn trong bụng mẹ. Daddy đưa mẹ, bà ngoại, dì Phương và tôi qua Mỹ. Họ nuôi tôi khôn lớn. Tôi theo học nghề bác sĩ mổ tim của Daddy. Cả nhà ai cũng muốn tôi học nghề này để sau này chữa tim cho mọi người.
Sau chuyến đi Cali thăm dì Phương, mẹ kể rằng mẹ đã gặp gia đình bà nội ở Cali qua một tờ báo Việt ngữ. Trong chương trình POW (prisoners of war) và MIA (missing in action) tìm hài cốt của những người Mỹ mất tích thời chiến tranh Việt nam, họ đã tìm được những dấu tích về cái chết của ba tôi. Hiện nay, chúng được lưu giữ ở Viện Bảo Tàng Newseum ở Washington D.C. Mẹ đọc bài báo cho tôi nghe. Dù mẹ chưa nói, qua ánh mắt của mẹ, tôi hiểu rằng tôi phải đi một chuyến về Cali với mẹ, đến thăm bà nội, người đàn bà đã khóc nhiều về cái chết của ba tôi.
Từ Cali về, tôi tìm đọc những tài liệu về POW, MIA, những bài viết của các ký giả trong chuyến đào bới tìm dấu tích của chiếc trực thăng lâm nạn, về chiến tranh, cuộc hành quân Lam sơn nhất là về buổi lễ tưởng niệm và vinh danh những người bị mất tích tổ chức ngày mười tháng tám năm hai ngàn mười ở viện Bảo Tàng Newseum.
Bài viết của ký giả Richard Pyle viết về buổi lễ và những người tham dự. Họ là ai? Là những người mẹ, những người vợ, những đứa con đến từ Việt nam, Canada xa xôi, tay cầm những tấm "plaque", đầm đìa những giọt nước mắt khi ban tổ chức nhắc đến tên tuổi và vinh danh những người thân của họ đã hy sinh. Xạ thủ Trần Vinh Quang không được nhắc đến. Gia đình bà nội, mẹ tôi và tôi không được mời đến. Ban tổ chức buổi tưởng niệm này đâu biết rằng sau bốn mươi năm, gia đình trung sĩ xạ thủ Trần Vinh Quang đang sống ở nước Mỹ? Và tôi, đứa con rơi của xạ thủ Trần Vinh Quang là một công dân Mỹ, tìm được tông tích của bà nội và ba tôi năm ngoái trong một bài báo Việt ngữ ở cộng đồng người Việt ?
Sau khi thăm bà nội ở Cali, tôi đã đến thăm Viện Bảo Tàng Newseum ở Washington D. C. Trong chuyến bay bị bắn rơi ở Hạ Lào, có ba người ký giả Mỹ và một người Nhật. Tôi đã đọc thấy tên tuổi và hình ảnh họ được gắn trên bức tường kính gọi là "Journalists Memorial Wall 1971 Vietnam War". Viện bảo tàng này là nơi lưu giữ những chứng tích và vinh danh những ký giả Mỹ và những ký giả quốc tế đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ. Điều gì đã khiến họ lao vào cái nghề nguy hiểm này? Sự đam mê nghề nghiệp, sự khao khát muốn ghi nhận những tin tức mới, nóng hổi nhất, trung thực nhất. Họ muốn những có "big shot" là những tấm hình ý nghĩa, độc đáo, đầy ấn tượng về sự tàn khốc của chiến tranh gửi đến những người ở sau mặt trận. Viện bảo tàng Newseum đã làm công việc đầy tính nhân đạo khi vinh danh những người chiến sĩ không mang súng gan dạ và thầm lặng này.
Nhắc đến bà nội, tôi mê những câu chuyện bà kể về ba tôi. Bà có tài kể chuyện sống động, chi tiết và hấp dẫn. Tôi không ngờ bà nhớ nhiều kỷ niệm về ba tôi đến thế. Hình như trong ba người con trai, ba tôi là đứa con cứng đầu và làm cho bà khóc nhiều nhất nhưng cũng là đứa con bà thương nhất. Ba tình nguyện chuyển ngành an ninh sang học bắn súng để ra tác chiến ngoài mặt trận đối với bà là một sự chọn lựa kinh khủng và ngu xuẩn làm bà đau lòng. Bà không muốn mất con.
Điều gì khiến ba tôi chọn lựa giữa công việc an ninh nhàn nhã ở hậu phương với đời lính gian khổ đầy hiểm nguy ngoài mặt trận? Lý tưởng? Tổ quốc ? Hay cả hai? Lần đầu tiên đi với mẹ về Cali gặp bà nội, bà đã cho tôi nguồn cảm hứng muốn tìm hiểu về ba,về cái chết của ba, về cuộc chiến tranh trên quê hương mà bấy lâu nay tôi hững hờ, quên lãng. Tôi lớn lên ở xứ Mỹ. Tôi không có quá khứ. Tương lai của tôi là những dự tính và ước mơ.
Tôi sinh ra tại Đà nẵng, vùng đất của quê ngoại, trên bản đồ quân sự thuộc vùng một chiến thuật. Cuộc chiến bắt đầu từ năm một chín năm mươi lăm đến một chín bảy lăm. Năm một chín bảy mốt là năm ba tôi mất, lúc đó tôi còn trong bụng mẹ được ba tháng tuổi. Thật là trễ tràng làm sao! Hơn bốn mươi năm trôi qua, bây giờ tôi mới có dịp tìm hiểu về chiến tranh ở đất nước tôi và biết đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai thế lực, hai chủ nghĩa tư bản và cộng sản kéo dài hai mươi năm. Ở miền nam, Mỹ và phe Đồng Minh ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Bên kia dòng sông Bến Hải, Liện Xô và Trung quốc ủng hộ hai phe, tuy hai mà là một: Cộng sản Bắc Việt và tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Trải qua nhiều giai đoạn, cuộc chiến tranh này có những cái tên như là "chiến tranh đặc biệt" (1960-1965) "chiến tranh cục bộ" (1965-1968) "Việt nam hóa chiến tranh" (1969-1972). Ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm là ngày cuộc chiến tranh chấm dứt. Toàn bộ miền Nam rơi vào tay Cộng sản.
"Việt nam hóa chiến tranh" có thể hiểu đây là cuộc chiến của người Việt nam.Có người nói người Mỹ đã bỏ rơi miền Nam và đồng minh. Họ rút lui, không chủ động tham gia cuộc chiến bằng nhân sự. Họ chỉ viện trợ vũ khí. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải tự lực chiến đấu. Theo lời mẹ kể, với lý tưởng chiến đấu quyết bảo vệ miền Nam và lòng yêu nước chân thành, ba tôi tình nguyện lao vào cuộc chiến đầy hiểm nguy này và biết rằng sự ra đi không hẹn ngày về.
Vào thời điểm đó, Cộng sản miền Bắc và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chuyển mục tiêu sang chiến trường Lào và Cam puchia, xây dựng căn cứ địa làm bàn đạp tấn công miền Nam. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 bắt đầu vào ngày tám tháng hai năm một chín bảy mốt. Hai ngày sau, chiếc máy bay trực thăng H- U1 Huey không phải là trực thăng chiến đấu hay trực thăng võ trang có bọc thép tốt và chống đạn xe tăng. Đây chỉ là loại trực thăng vận tải vỏ thép mỏng, võ trang yếu, chở các phóng viên và các cấp chỉ huy đi thị sát chiến trường. Trong chuyến bay có mười một người, ba tôi là tay súng giỏi nhưng bất ngờ lọt vào mạng lưới phòng không mạnh và dầy đặc của địch, lại thêm sương mù, chiếc trực thăng trúng đạn và bốc cháy.
Năm 1992, những người trong chương trình POW và MIA có nhiệm vụ tìm kiếm những người Mỹ mất tích đã đến Hạ Lào nơi chiếc trực thăng rớt. Năm 1994, họ tiếp tục công việc đào bới. Cùng với một số tin tức được cung cấp từ những bạn đồng đội trong không đoàn 41, phi đoàn 213 còn sống ở Mỹ, họ đã định vị đúng tọa độ và đã tìm được những mảnh kính của máy chụp hình, đồng hồ và những mảnh thép vỡ của máy bay. Họ đã sàng lọc những khúc xương cốt lẫn lộn với đất đá và đem về lưu trữ tại Viện Bảo Tàng. Xương cốt này không phải của một ai mà là của mười một người hy sinh trong đó có ba tôi. Nó không thuộc về cá nhân hay gia đình nào, nó thuộc về lịch sử của nước Mỹ.
Món quà tôi mang về cho bà nội lần này là những hình ảnh của Viện Bảo Tàng Newseum. Tôi sẽ nói với bà nội ba tôi đã được an nghỉ ở một ngôi nhà gần nhà của Tổng Thống Mỹ. Ngôi nhà ấy vĩ đại, có mười tầng lầu, mười lăm rạp chiếu bóng, mười bốn hành lang và hàng ngày có hàng chục ngàn người đến đây thăm viếng. Bà nội hãy yên lòng. Con trai cứng đầu của bà được an nghỉ ở một trong những nơi danh dự nhất của nước Mỹ. Còn một điều nữa, bà nội hãy tin rằng với tất cả chứng cứ về liên hệ huyết thống và hình ảnh, với sự công bằng và trung thực, tôi sẽ làm đủ mọi cách để Viện Bảo Tàng Newseum cần phải có một buổi lễ tưởng niệm cho ba tôi. Người cuối cùng phải là người đặc biệt. "The last but not the least". Bà nội hãy giữ sức khỏe để một ngày không xa, gia đình bà nội, mẹ và tôi sẽ đếnViện Bảo Tàng Newseum tham dự buổi lễ vinh danh trung sĩ Trần Vinh Quang. Nỗi đau khổ của bà nội và mẹ sau bốn mươi năm phải được đền bù xứng đáng trong lịch sử nước Mỹ.
Tôi sẽ nói với cậu Quyền lần này tôi muốn cậu dẫn tôi đến thăm một địa danh lịch sử ở khu Little Saigon nơi có cộng đồng người Việt sinh sống đó là tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ "Vietnam War Memorial" ở Westminster. Hai người lính Mỹ, Việt cầm súng đứng bên nhau bên cạnh hai lá cờ Việt, Mỹ vẫn là hình ảnh đẹp, oai hùng và ý nghĩa. Trong tâm tôi sẽ không dấy lên chút tình cảm căm hận nào.Trái lại, đầy sự ngưỡng mộ và biết ơn. Người lính Việt Nam Cộng Hòa đó cũng chính là hình ảnh của ba tôi ngày xưa. Ba tôi chiến đấu vì lá cờ vàng cũng như những người lính Mỹ đã chiến đấu vì nền độc lập, tự do của nước Mỹ và cho nhân loại trong khối tự do.
Năm nay tôi đã bốn mươi ba tuổi. Đã hơn nửa đời người. Không quá muộn màng cho tôi khi tôi tìm về với cội nguồn của gia đình, quê hương và dân tộc mà trước đây tôi như một người xa lạ. Tôi muốn cám ơn bà nội, cậu mợ Quyền, dì Quyên những thân tộc đã nối lại sợi dây huyết thống thiêng liêng của dòng họ Trần. Tôi cảm nhận được tình thương quá bao la và đặc biệt bà dành cho ba tôi và đứa cháu nội này. Một ngày nào đó bà sẽ từ giã cõi đời. Tôi biết chắc một điều bà sẽ ra đi thanh thản, bình yên vì theo lời di chúc của bà, tôi sẽ thay ba tôi ôm chiếc hình của bà trong ngày tang lễ.
Tôi muốn cám ơn bà ngoại, mẹ tôi và dì Phương đã chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ tôi từ tấm bé cho đến khi tôi trưởng thành. Những chai sữa ngọt đầu đời là những ngày dì Phương dãi dầu mưa nắng ngoài chợ trời đem về cho tôi.Tôi nói và đọc được tiếng Việt là nhờ những buổi hai bà cháu cùng ngồi rù rì học với nhau ngoài vườn và từ những câu chuyện cổ tích tôi nghe hoài không chán. Và mẹ tôi, người mẹ tuyệt vời, tôi không có lời lẽ nào hơn để ca ngợi bà. Bà đã mạnh mẽ đứng lên vượt lên trên nổi khổ đau giữ lại cho tôi hình hài này.
Từ trong đáy lòng, tôi chân thành cám ơn Daddy Daniel, cha nuôi người Mỹ của tôi. Ông là cây cổ thụ cho gia đình tôi nương dựa bốn mươi năm qua. Danh vọng, địa vị, tiền bạc, hạnh phúc, tình thương tôi có được ngày hôm nay phát xuất từ tấm lòng nhân hậu và bao dung của ông.
Cuối cùng là những lời xin lỗi muộn màng của tôi với Ba.
Hơn bốn mươi năm qua, trong tâm tưởng, tôi đã quên tôi còn một người cha.Tôi không giữ chút kỷ niệm gì trong ký ức về ông vì ông đã ra đi trước khi tôi cất tiếng khóc chào đời.Thật là kỳ diệu khi gặp lại bà nội. Bà là chiếc cầu nối vững vàng, là bàn tay nắm dịu dàng và ấm áp dẫn tôi đến với Ba, là chất keo dính ngọt ngào làm cho hình ảnh Ba như sống dậy trong lòng tôi.Giờ đây, nhắm mắt lại, tôi có thể hình dung hình ảnh ông hiện ra rõ ràng, thân thiết, gần gũi và đầy tình yêu thương.
Tôi rất hãnh diện về Ba tôi, người lính Việt Nam Cộng Hòa, anh dũng, kiêu hùng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ miền Nam. Lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công ơn ông và những người đồng đội. Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.

Phùng Annie Kim
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2019 lúc 10:53am


Related%20image


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 04/Sep/2019 lúc 10:55am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2019 lúc 1:31pm
Tấm Hình Định Mệnh

Image%20result%20for%20fall%20cemetery


Tác giả là một nhà thơ quân đội. Trước 1975, ông là một sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông cũng tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng tại San Diego và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên. Năm nay, Phạm Hồng Ân là tác giả vào danh sách chung kết giải thưởng Việt Báo 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.

Tấm ảnh chụp một người đàn ông gầy gò, cụt hai chân đang nằm thiểu não trên giường - đăng trên tờ báo địa phương - đã làm động lòng Bích, khiến nàng không thể không đọc phần ghi chú kế bên. Thương phế binh Hoàng Giàu, bị thương nặng trên chiến trường Quảng Trị năm 1972. Hiện sống tàn tật, nghèo đói, khổ đau. Rất cần lòng xót thương nhân từ nơi bà con cô bác ở hải ngoại. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về : Hoàng Giàu, số 117.......xã Tân Uyên, Biên Hòa.

Bích nhìn đi nhìn lại tấm ảnh hàng chục lần, rồi tự dưng nước mắt rơi xuống lúc nào không hay. Tấm ảnh chụp khuôn mặt người đàn ông gầy gò, hao hao giống khuôn mặt cha Bích trong bức chân dung mà mẹ Bích đã dặn dò trao lại trong ngày tháng cuối cùng.

- Đây là hình ba con, Nguyễn Xuân Hòa. Năm 1972, chiến tranh đến hồi khốc liệt, ba con là quân nhân đã mất tích trong trận đánh Quảng Trị. Lúc đó, con chỉ được vài tháng tuổi. Gần 40 năm qua, mẹ sống trong chờ đợi, mòn mỏi nuôi con cho đến ngày thành tài. Mẹ vẫn hy vọng ba con còn sống. Ông đang quanh quất đâu đây, thay tên đổi họ để chạy trốn mẹ con mình.

Bích tiến gần vách tường, đưa tờ báo sát vào bức chân dung để so sánh. Một trẻ một già, tuy khác xa một trời một vực. Nhưng khuôn mặt vẫn có nét hao hao giống nhau. Nhất là cái miệng, nó rộng quết và cong cong như một vầng trăng lưỡi liềm. Có thể ông này là cha mình? Nếu đúng, đây quả là một cuộc trùng phùng kỳ diệu. Có phải Thượng Đế đã sắp sẵn, đã an bày? Mình chưa có ý định tìm cha, tình cờ đã gặp cha rồi? Một tình cảm mơ hồ nhưng êm ái bỗng dưng xuất hiện trong tâm hồn Bích. Bích khao khát ngã vào vòng tay cha, đón nhận những thương yêu đầm ấm và được cha che chở, an ủi trong những lúc Bích trượt chân giữa dòng đời.

Nhưng một mối hận khác cũng đang len lỏi vào tâm hồn Bích, đối kháng quyết liệt với tình cảm êm ái trên. Tại sao cha phải thay tên đổi họ để chạy trốn mẹ, chạy trốn Bích. Cha muốn bỏ rơi mẹ, bỏ rơi hòn máu mà cha đã tạo ra? Lời mẹ văng vẳng bên tai, như một nhắc nhớ khó quên.

- Con biết không, sĩ quan hồi đó đào nhiều lắm. Mấy ổng đi đến đâu, gây nợ tình đến đó. Mẹ nghi, mẹ con mình chỉ là một trong những bến ghé chân của ổng mà thôi. Biết đâu, hiện tại ông đang sống ở bến khác, hạnh phúc hơn bến của mình!

- Vậy lúc đánh nhau ở Quảng Trị, sau khi tàn trận, người ta nói với mẹ như thế nào?

- Người ta chỉ báo với mẹ là ba mày mất tích, thế thôi.

- Con nghĩ, ba mất tích thật sự. Tại mẹ quá ghen, nên nghĩ xấu như vậy.

Mẹ Bích bỗng lồng lộn lên.

- Mất tích thì sớm muộn gì cũng tìm ra tông tích. Mà nếu có chết, thì cũng phải có xác chứ! Đằng này, biền biệt cho đến ngày hôm nay.

Thấy Mẹ bắt đầu giận, Bích chạy vội đến, ôm sát Mẹ vào lòng, nũng nịu.

- Mẹ ơi! Mẹ kể chuyện tình của Ba và Mẹ cho con nghe đi! Coi nó có lâm ly bi đát như chuyện tình thời nay không?

- Chuyện tình thời nay làm gì có lâm ly bi đát. Nó giải quyết một cách nhanh chóng và ngắn gọn. Vì có sự tiếp tay của nền văn minh khoa học.

- Mẹ nói khó hiểu quá!

- Ngày xưa, Mẹ và Ba con hẹn hò nhau rất khó khăn. Con biết, Ba con là lính mà. Suốt ngày bận bịu với hành quân, với chiến trận. Thời giờ rảnh rất ít và rất bất ngờ. Lúc đó, người ta đâu có cell phone, đâu có email, đâu có internet...như ngày nay mà nhanh chóng gặp nhau. Ở xa, Ba phải ra bưu điện gửi thư hoặc đánh điện tín. Thư thì một tuần sau mới tới Mẹ. Điện tín mau hơn, ba ngày sau.

- Trời ơi! Phải một tuần, ít nhất là ba ngày mới có tin để hẹn gặp nhau. Ba Mẹ phải thủy chung lắm, mới có được một tình yêu bền vững? Con không tin, Ba bỏ rơi Mẹ con mình. Nhất định con sẽ tìm ra tông tích Ba con.

Hai ý nghĩ cứ đối kháng nhau một cách quyết liệt, làm Bích bị dằn vặt, khó ngủ mấy đêm liền. Cuối cùng, Bích cũng ra chỗ gửi tiền gửi vài trăm đô về Hoàng Giàu, cứu giúp người thương phế binh tật nguyền. Bích tự nhủ, hãy xem đây là lòng từ thiện đối với người lính năm xưa, đồng đội với Ba mình, trước một hoàn cảnh thương tâm như thế này. Còn chuyện Hoàng Giàu có phải là Ba mình không? Sau này , Bích sẽ tìm hiểu thêm.

Số tiền được gửi đi, ít lâu sau, Bích nhận được lá thư từ Việt Nam gửi qua. Lá thư với nét chữ nguệch ngoạc, trật chính tả liên miên. Hoàng Giàu ngỏ lời cám ơn và nguyện khắc cốt ghi tâm lòng hảo tâm của vị ân nhân đã cứu giúp mình. Ông còn cho biết, ông quá yếu ớt nên không thể tự viết thư cho Bích được, phải nhờ một cậu bé bán báo sống chung với ông viết dùm. Lá thư chỉ có vài dòng, nhưng nó làm lòng Bích rộn lên niềm vui, vì đã làm một công việc hữu ích cho người, cho đời.

Thời gian qua, những cánh thư chân thật của cậu bé bán báo bày tỏ tình cảnh đáng thương của Hoàng Giàu, làm lòng từ thiện của Bích bùng lên một cách mãnh liệt. Bích nguyện với lòng, mỗi tháng sẽ trích ra vài trăm đô gửi về Việt Nam trang trải chi phí cho Hoàng Giàu, và mướn người chăm sóc ông ta cho đến lúc cuối đời.

Năm năm trôi đi, ý tưởng về Việt Nam tìm hiểu xem Hoàng Giàu có phải là Ba mình không? Nó cứ âm ỉ và thôi thúc Bích suốt ngày đêm. Rồi nhân dịp Thanksgiving, Bích quyết định về thăm quê nhà.

Người đàn ông gầy gò, cụt hai chân, đang cố với tay chống cây nạng để lấy hết sức lực ngồi lên tiếp khách. Cái miệng rộng quết và cong cong như vầng trăng lưỡi liềm đã mở ra, bật lên một nụ cười trọn vẹn khi nghe Bích giới thiệu tên mình. Người đàn bà chăm sóc cho Hoàng Giàu (do số tiền hàng tháng Bích mướn) cứ lăng xăng chạy tới chạy lui, nói cười không ngớt.

- Cái căn nhà mới sửa lại nè! Cái giường sắt mới mua nè! Cái máy nghe nhạc mới sắm nè! Cái chiếc xe lăn tự động nè!...Tất cả đều do đồng tiền của cô gửi về. Tui và chú Giàu đội ơn cô rất nhiều, kể cả thằng tư bán báo nữa. Nếu không có đồng tiền nhân đức của cô gửi tặng, chắc chú Giàu đã mồ hoang mả lạnh từ lâu rồi. Còn tui và thằng tư... ở cái thành phố tệ lậu này...cũng sẽ chết đói dài dài.

Bích chưa kịp hỏi han Hoàng Giàu, chưa kịp tìm hiểu về người đàn ông mà Bích đã hết lòng lo lắng như người thân trong gia đình...thì bà con lối xóm kéo nhau đến chật ních cả nhà. Họ chăm chăm nhìn Bích tỏ dấu lạ lùng và ngưỡng mộ một cách hiếu kỳ. Họ xì xào với nhau. Họ bàn tán, xuýt xoa khen ngợi Bích, chúc mừng Hoàng Giàu...khiến trái tim của Bích muốn vỡ ra trăm mảnh.

- Chú Giàu bộ đội vậy mà có phước. Tự dưng có người đẹp ở Mỹ gửi tiền về cấp dưỡng. Nếu không, chú đã bỏ xác ở nhà thương lâu rồi.

- Ổng tu ba kiếp chưa chắc được như vậy. Không có bà con ruột thịt, ai dại nhào vô ôm của nợ?

Bích muốn lùng bùng hai lỗ tai và thấy ngực mình như có đá đè nặng. Hoàng Giàu là phế binh của phía bên kia? Là kẻ thù của dân tộc, kẻ thù của hàng triệu người Việt bỏ nước ra đi? Bích bỗng căm giận, quay đầu qua nhìn thẳng vào Hoàng Giàu. Dường như từ cái miệng rộng quết và cong cong như mặt trăng lưỡi liềm, Bích thấy một dòng máu đỏ phọt ra hòa với nước miếng nhểu nhão tràn ra hai bên mép. Mặt Hoàng Giàu bắt đầu tái mét, rồi hai tay, hai vai, cả hai phần cụt của đôi chân...chợt run lên lẩy bẩy như một người động kinh. Bích hét lên một tiếng, rồi cuống cuồng phóng ra sân, cắm đầu chạy thoát khỏi căn nhà.

Về Mỹ được vài tháng, Bích bỗng nhận được email cũa nhóm chuyên tìm hài cốt của thân nhân mất tích trong chiến tranh. Email cho biết có một gia đình ở huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị đang giữ hài cốt của một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Căn cứ vào thẻ bài mang trên mình, quân nhân có tên là Nguyễn Xuân Hòa. Xin quý vị có lòng hảo tâm hãy tiếp tay phổ biến email này đến thân nhân người quá cố. Điện thoại về Vương Phố 09088....

Đọc xong email, Bích nhảy tưng lên, la lớn, mừng reo như người vừa trúng số độc đắc. Nguyễn Xuân Hòa. Đúng là tên của Ba mình rồi. Hài cốt lại nằm ở đất Quảng Trị. Theo lời Mẹ kể, trận chiến khốc liệt ở Quảng Trị năm 1972 đã làm Ba mình mất tích. Bích phải liên lạc gấp với ân nhân mình để biết thêm tin tức một cách cặn kẻ.

Buổi sáng, nơi căn nhà khang trang ở trên đồi cao, cửa hướng thẳng ra biển. Bình minh rưới những giọt nắng đầu tiên xuống chồi lá khóm hoa. Ánh sáng lấp lánh ngũ sắc trải dài từ biển rộng lên đến núi cao. Chim đua nhau hót líu lo ngoài vườn làm lòng Bích rộn lên một niềm hoài cảm lâng lâng. Tự dưng hình ảnh Hoàng Giàu bỗng hiện về trong trí tưởng. Bích cố nhắm mắt lại để cố xua đi hình ảnh đáng thương đó. Nhưng hai phần cụt của đôi chân run lẩy bẩy, cùng với dòng máu đỏ phọt ra hai bên mép của người phế binh...cứ ám ảnh Bích, cứ dày vò Bích mãi mãi. Bích hối hận vì đã đối xử tệ bạc với người tật nguyền khi hay người đó là kẻ thù, là người đứng khác chiến tuyến với gia đình mình. Lòng từ thiện, nỗi thương tâm về một hoàn cảnh, về một người nào đó...sẽ không bao giờ có biên giới, có lằn ranh, có sự phân biệt xã hội, chủng tộc. Hơn nữa, gần nửa thế kỷ kéo lê kiếp sống tàn phế, Hoàng Giàu đã hiểu rõ chế độ mình đang sống, nên mới vươn tay ra hải ngoại như một nạn nhân cùng đường kêu cứu lòng hảo tâm của đồng bào.

Sau khi suy đi nghĩ lại, Bích thấy tội nghiệp cho Hoàng Giàu, có lẽ chú sẽ không còn sống bao lâu nữa. Bích muốn trở lại tiếp tục giúp đỡ chú, hầu phần nào xoa dịu những đớn đau những lầm lỡ mà chính chú gánh chịu một đời.

Chuyến này về Việt Nam, Bích có hai chuyện cần làm. Cố gắng mang hài cốt Ba về xứ Tự Do để Ba được mãn nguyện nơi suối vàng. Và tiếp tục làm từ thiện cho những người tàn tật, không những cho Hoàng Giàu, mà cho tất cả những ai chịu phần số bất hạnh trong chiến tranh. Và còn một điều nữa, vô tình Bích quên đi, là hôm nào đẹp trời phải chạy ra mồ Mẹ thanh minh cho nỗi oan của Ba, rằng Ba đã anh dũng hy sinh cho chiến trận vinh quang, chứ không phải hèn nhát thay tên đổi họ để ba chân bốn cẳng trốn chạy Mẹ con Bích.

*Phạm Hồng Ân
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2019 lúc 8:42am

Mai


mai
Năm 1969, Tiểu Đoàn tôi đang hành quân chung quanh Bến Lức thì được lệnh di chuyển về Đức Hòa, một quận nhỏ thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, về Đức Hòa để bảo vệ Bộ Tư Lệnh SĐ25 đang đóng ở đây. Hậu Nghĩa có lẽ là một tỉnh nhỏ nhất của miền Nam, nguyên nó là 1 xã của Đức Hòa hay Đức Huệ gì đó, vì tính cách chiến lược, ông Ngô Đình Diệm lập nên tỉnh này.

Rời khỏi Bến Lức với con sông Vàm Cỏ Đông lòng tôi bùi ngùi, nửa năm ở đây, thường các cuộc hành quân là ủi bãi cùng với Hải Quân , VC hai bên bờ như rươi, con sông chạy dài tới tận Tây Ninh, mỗi lần tầu đi, chúng phục 2 bên bờ bắn B40 như pháo bông, 4 ngày cuối cùng trước khi về Đức Hòa thì Thiếu Úy Hạnh, khóa 18 TĐ, Đại Đội phó của ĐĐ tôi hy sinh, tầu bị phục kích, khi bị bắn, tầu ủi bãi, Hạnh xua quân xông lên, vài phút sau tin báo Hạnh trúng đạn chết.

Tới Đức Hòa, TĐ được phân công phòng thủ quanh vòng đai ngoài của bộ chỉ huy SĐ, Đại Đội tôi được chỉ định đóng tại Bình Hữu, tung các điểm phục kích chặn những đường tiến sát địch có thể xâm nhập vào Bộ TL, Bình Hữu là một xã nhỏ, nằm trên đường đi lên Đức Huệ, con đường Bình Hữu nhỏ, ngắn, được 3,4 chục căn nhà, Ban Chỉ huy Đại Đội tối đóng quanh quẩn trong mấy ngôi nhà đó, các trung đội vừa có toán phục kích, vừa bảo vệ ĐĐ, thỉnh thoảng hành quân nhảy trực thăng, thường là nhẩy xuống mật khu Lý văn Mạnh hoặc xa hơn nơi biên giới Đức Huệ, Lý Văn Mạnh là một khu dinh điền thời TT Ngô Đình Diệm, nay bỏ hoang đã lâu, VC bám trụ ở đây, thỉnh thoảng tập trung tấn công các đồn bót của ĐPQ, NQ, chúng bám trụ nơi này để giữ đường giao liên từ Long An, qua Đức Huệ để tới Kampuchia.

Chiều hôm đó, sau cuộc hành quân tảo thanh về, thay quần áo xong thì Xuân, Trung Úy, bạn cùng khóa 21 VB, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 cùng TĐ đóng ở Bình Tả gần đó lái xe jeep qua, rủ đi uống cà phê, có cái quán nhỏ xế chỗ tôi đóng quân, bước vào, quán đã sẵn mấy anh Thiếu úy pilot trẻ lái trực thăng đang ốn ào, huyên thuyên, Xuân không kêu cà phê nữa, nó gọi bia nhậu với cá lóc nướng, mấy hôm sau tôi mới hiểu vì sao các anh chàng pilot trẻ này cứ lượn ra lượn vào ở cái quán cà phê này.

Cũng tội nghiệp bà chủ quán tên là Dì Năm, khoảng 50 tuổi, có tụi tôi trong quán, lính không dám vào, quán bị ế, cả mấy anh pilot thấy 2 ông Trung Úy trẻ, tác phong rõ ràng là dân tác chiến chứ không phải SQ của bộ Tư Lệnh, ngồi tì tì với bia thì chút sau cũng phú lỉnh, tôi gọi máy kêu 2 Trung đội trưởng của ĐĐ lên nhậu, lúc sau ngà ngà, nói chuyện với Xuân về Hạnh mới bỏ mình bên bờ Vàm Cỏ, tôi muốn khóc, ôm chai bia đứng dậy loạng quạng bước theo bước tango : đời tôi quân nhân, chút tình riêng gửi núi sông…đời lính, biết bao nhiêu lần say ? mà có phải chỉ có chút tình riêng gửi núi sông đâu, SQ/VB là gửi cả cuộc đời cho núi sông ấy chứ, như thằng Hạnh chẳng hạn, gửi cả cuộc đời cho núi sông khi còn quá trẻ, mới ngoài hai mươi chứ mấy, thế là xong hết. Trong lúc ngật ngưỡng ôm chai bia, tôi bắt gặp một cặp mắt đen láy nhìn tôi qua cái rèm cửa sổ thông với buồng trong, tôi khựng lại nhìn đôi mắt ấy, chiếc rèm khép vội lại, đôi mắt mất hút. Tôi lẩm bẩm : ê, nhìn trộm hả, rồi nhún vai :

em là gái trong song cửa
anh là mây bốn phương trời
anh theo cánh gió chơi vơi
em vẫn nằm trong nhung lụa
( Một mùa đông : Lưu trọng Lư )

đúng rồi, anh là mây bốn phương trời, vấn vương chi với những đôi mắt, nhất là mắt đàn bà con gái, tôi nói lớn hỏi Sơn : Ê Xuân, đàn bà con gái làm bận rộn mình quá hả, quẳng hết đi phải không mày, Xuân gục đầu ầm ừ: quẳng gì thì quẳng nó vẫn bám cứng chân mình như thường, quả thực thằng Sơn này vướng nhiều đàn bà quá, khi làm tới Quận trưởng, lính gác quận đường canh VC thì ít mà canh đàn bà thì nhiều, nhưng thôi nó cũng xứng đáng, bị thương 3,4 lần, bay mất một mắt thành độc nhỡn như Moshe Dayan, tôi liền cánh, liền cành với nó từ ngày ra trường tới mãi 1973 khi nó làm QT, mà nào có dứt ra được đâu, thỉnh thoảng nó vẫn kêu lên SĐ xin TĐ tôi biệt phái bảo vệ Quận nó để 2 thằng bù khú.

Trở lại với Bình Hữu, Đức Hòa, cũng một buổi chiều rảnh rỗi Sơn lại kiếm tôi rủ uống cà phê, lần này thì uống cà phê thực sự, tôi và Sơn không phải là những người nát rượu, thỉnh thoảng nổi hứng hay buồn quá mới uống, khoảng chiều, một cô gái nhỏ nhắn, mặc áo dài trắng nữ sinh, loại áo dài mà tôi thích nhất trong các kiểu áo dài, người con gái ôm cặp trước ngực, bước vô quán, nàng chào hai đứa tôi, tay vuốt mái tóc xõa trên trán, ánh mắt lướt nhanh qua nhưng tôi cũng kịp ngờ ngợ : đôi mắt này, phải rồi, đôi mắt tối nọ nhìn trộm mình đây mà! Cô gái bước vô trong còn ngoái lại nhìn tôi, môi mím lại như muốn cười nhưng không dám cười, tôi cũng toét miệng ra gật đầu, cô ta dáng dấp nhỏ bé, có lẽ bé thật, tóc ngang vai, khoảng 16,17 chứ mấy, với tôi thế là quá bé dù tôi cũng chưa già là bao, mới hơn 20 chứ bao nhiêu, ôi thôi, mà lẩn thẩn chi vậy, chuyện gì nữa đây, chắc cô ta thấy tôi tối đó ngồ ngộ hoặc chưa bao giờ thấy một người say ôm chai bia loạng quạng nhẩy ?

Xuân đá đá chân tôi : ôi chao phí của, mày ở đây, địa phương mày mà không quen cô bé này thật là phí của, tao ra lệnh cho mày, 10 ngày nữa mày phải ôm cô bé trong tay, thôi, ôm thì vội quá, mày phải nắm được tay cô ta và nói nàng hãy bảo mấy anh lái trực thăng kia đi chỗ khác chơi, mày không làm được thì không đáng là Sĩ quan Võ Bị, rõ chưa.

Rồi tôi cũng biết, nàng tên Mai, một mẹ một con, ông bố có bà hai đi đâu mất tiêu, bà Năm, mẹ của Mai mở quán cà phê, lợi tức cũng đủ cho hai mẹ con đắp đỗi qua ngày, hình như tôi cũng đang bị điều tra, thằng tà loọc nói dì Năm hỏi về trung Úy nhiều lắm, tôi cũng không để ý, lời Xuân khích bác tôi cũng không để ý, những cuộc hành quân liên miên làm không có thì giờ nhiều, ưu tiên lo lắng an toàn cho đơn vị, mỗi lần chạm địch có người chết, tim tôi cứ thắt lại khi thấy những người vợ lính lên tìm chồng, vành khăn tang trắng, đứa bé còn bồng trên tay. SĐ quần tụi tôi như cái mền rách vì an ninh của BTL, từ ngày về đây, chỉ có đụng chạm nho nhỏ, SĐ chưa một lần bị pháo kích.

Thường mỗi tối, khu vực ĐĐ tôi phụ trách đường phố giới nghiêm, chẳng cần thông báo, tối là mọi người ở trong nhà, Ban CH/ ĐĐ đóng xéo với quán cà phê Dì Năm, một tối, tôi lững thững sang đó uống cà phê, chẳng có mục đích gì với lời nói của Xuân, Mai ngồi nơi quầy, nàng cầm cuốn tập trong tay, tôi gọi ly cà phê sữa đá rồi hỏi :

- Mai siêng thế này chắc học giỏi lắm hả?

lần đầu tiên đối diện cô ta và cũng lần đầu tiên trò chuyện mà tôi nói tỉnh bơ làm như đã biết nhau lâu lắm. Mai tròn mắt nhìn khi thấy tôi gọi đúng phóc tên nàng :

- Đâu có, quá dốt là đằng khác, sao Tr/U biết tên Mai ?

- Ồ, tôi biết Mai từ buổi tối Mai nhìn tôi qua cái cửa sổ kia kìa, tối đó chắc tôi say làm Mai buồn cười lắm hả ?

- Ôm chai bia mà cứ tưởng là ôm cô nào thì không biết có thể gọi là buồn cười hay không !

Hay, cô này biết nói chuyện đây dù tuổi còn nhỏ, mới 17 và đang học ở Trung Học Quận, có lẽ Tam, Tứ gì đó.

Cũng một tối khác sang chơi, Mai hỏi tôi giải giúp một bài toán phương trình bậc 2, tôi hỏi về toán, cô ta chẳng biết gì cả, dốt toán quá, tôi giảng cho Mai – giảng mấy lần mà vẫn chưa hiểu, tôi buột miệng:

- dốt quá thế này

Mai sửng cồ:

- thì Mai đã nói Mai dốt rồi mà, chê người ta mai mốt qua uống cà phê em bỏ muối vô cho xem

- có bỏ muối cũng không giỏi toán hơn được, chịu khó làm bài tập nhiều vào, và muốn thật giỏi hơn, phải hối lộ thầy.

- Tr/U muốn Mai hối lộ gì ?

- hối lộ gì sẽ cho biết sau nhưng trước hết không được gọi tôi là Tr/U nữa, cô có phải là lính của tôi đâu.

Hai tuần sau, Xuân hỏi :

- tình hình đến đâu rồi, đã nắm tay cô ta chưa, sao mày ụt quá vậy.

Tôi trả lời:

- tao chưa nắm được tay nàng nhưng nàng nắm tay tao thì sao ?

Xuân trợn mắt :

- thật không ? vậy là mày vượt quá chỉ tiêu rồi còn gì, sao có chuyện ngược đời vậy ?

Chẳng có gì là ngược đời và sao lại không thật, chỉ tình cờ thôi, tối đó khi giải cùng Mai bài toán xong, tôi về, chợt Mai nắm tay tôi :

- em còn một câu toán nữa quên hỏi anh.

Cái nắm tay đó rất tự nhiên, rất thật thà của cô gái mới lớn nhưng không hiểu sao tôi lại không nhận ra cái thật thà đó, tôi nghịch ngợm biến sự thật thà đó thành điều có ý nghĩa hơn, tôi im lặng không nói gì nhìn Mai, sự im lặng của tôi làm Mai bối rối, chút sau nhận ra, nàng rụt tay về nhưng tôi giữ chặt lại, được một lúc, bàn tay không còn có vẻ muốn rút về nữa, hình như nó muốn được nằm yên như vậy, tay Mai mềm đi trong tay tôi và tôi biết trái tim nàng cũng đang mềm đi, 17 tuổi rồi, không lẽ không biết rung động là gì sao, còn tôi thì tỉnh táo như con sói nhìn con cừu, hai tay tôi nắm tay Mai, giờ mới thấy được tay Mai run run, sau này có nhiều bàn tay cũng run run trong tay tôi nhưng những bàn tay đó có sự xúc động khác, không tinh khiết như cô học trò nhỏ này, vậy là vấn vương rồi ư.

Một lần hành quân về, nhẩy trực thăng, người đầy sình, tắm rửa xong thì lính nói Dì năm kêu Tr/ U sang ăn cháo, vừa đói vừa lạnh, có tô cháo gà nóng, tỉnh cả người, vừa ăn tôi vừa nghĩ : vậy là sâu đậm rồi đây. Mai dốt toán nhưng lại giỏi văn chương, cứ tưởng cô học trò nhỏ ở cái quận đèo heo hút gió này thì biết gì nhưng Mai hiểu khá nhiều về thơ văn, cách nói chuyện cũng khéo léo, một lần nói về ý nghĩ này, Mai lại sửng cồ : đèo heo hút gió cái gì, từ đây về SG có 1, 2 tiếng đồng hồ chứ mấy, không được coi thường người ta ạ. Một tối, sau khi dậy Mai học, lúc về, Mai chợt đứng phắt dậy ôm lấy tôi, ô hay, tối nay sao bạo thế này, nàng thì thầm :

- hôm nay em được 18 tuổi rồi, mừng sinh nhật em đi

cách bày tỏ này là tự nhiên hay sắp đặt trước ? thây kệ, tôi ôm Mai đặt lên trán nàng nụ hôn :

- mừng em được 18, với anh, em vẫn là cô học trò bé nhỏ, còn anh vẫn là mây bốn phương trời, quen lính khổ lắm nghe em, để ý đến anh hồi nào vậy ?

- Thì cái tối anh uống bia say đó, anh và ông Tr/U Sơn nhắc về một người nào mới chết, em thấy anh buồn, rồi anh ôm chai bia nghêu ngao hát, trông anh lúc ấy thật tội nghiệp, hôm nay em 18, đến tuổi đi bầu rồi, có quyền công dân rồi, không được coi em như con nít nữa, mọi lần nói chuyện với anh, em thấy anh như chẳng để ý gì lời em cả, lúc nào cũng coi em như con nít, này anh, có phải ông Nguyên Sa yêu bà ấy lúc bà mới 13 phải không, anh trễ hơn ông ta 5 năm rồi đấy.

- Vậy ư, 13 nhỏ quá, em biết Phạm Thiên Thư chứ, thuộc thơ như em hẳn phải biết ông này, tà áo trắng mỗi chiều em học về, anh đứng nhìn lơ mơ thấy em là cô Hoàng thị Ngọ: em tan trường về, anh theo Ngọ về…Mai ngắt ngang : anh mà theo ai, anh chẳng theo mà cũng làm chết người ta đây này.

Thế ra tôi đóng ở đây cũng khá lâu mà không biết, Mai đã được18 rồi đấy. Mấy ngày sau sinh nhật Mai, ĐĐ tôi được lệnh chuyển lên Đức Huệ, hành quân chung với một ĐĐ của SĐ 9 Mỹ, hôm lên xe di chuyển, tôi thấy ánh mắt ấy khuất sau cánh cửa quán cà phê nhìn theo, chắc có ngấn lệ, đã nói rồi mà, anh là mây bốn phương trời, yêu lính khổ lắm, u uẩn chiều ly biệt như thơ Quang Dũng. Tới Đức Huệ, BCH/ ĐĐ tôi đóng chung với BCH/ĐĐ Mỹ trong nhà máy đường Hiệp Hòa, nhà máy đồ sộ to lớn cao sừng sững, đã lâu nhà máy không còn hoạt động vì chiến tranh, máy móc còn nhưng cũng không biết ai đã gỡ đi một ít. Thời gian phối hợp ở đây, tôi mới thấy cách tổ chức của quân đội Mỹ quá lớn, Tiểu Đoàn Trưởng có trực thăng riêng, ĐĐT Mỹ thì như TĐT của VN, họ cho các Trung đội hành quân riêng lẻ, ĐĐT ngồi một chỗ chỉ huy thành ra tôi cho các Trung đội phối hợp với Mỹ, không phải lội theo, một lần chạm địch, tôi dẫn Trung đội trừ bị vượt sông Vàm Cỏ tiếp ứng, đi chung với Mỹ nên họ gọi pháo binh, Cobra, các phản lực rất nhanh, còn ta hành quân pháo binh thì có nhanh nhưng các phương tiện yểm trợ khác thì chậm, có người bị thương, họ kêu Medevac có ngay. Đức Huệ gần biên giới Kampuchia nên VC nơi đây khá nhiều nhưng với phương tiện dồi dào của Mỹ, chúng không thể tập trung đông vì pháo binh Mỹ bắn suốt ngày, hơi có chút nghi ngờ là máy bay bay lên dội bom ngay, một lần hành quân mở rộng lục soát, ban chỉ huy ĐĐ tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc vì mìn bẫy, người lính mang máy đá phải sợi dây căng mìn của VC, may mà chỉ có hạt nổ kích hỏa, còn trái 155 nằm chình ình như con heo dấu dưới lớp cỏ, trái pháo bị lép, nếu không, mấy thầy trò chỉ còn cách hốt xương vô poncho.

Một hôm đang ngồi nghiên cứu bản đồ khu vực hành quân ngày mai thì viên ĐĐT Mỹ kêu tôi:

- ra đây tao chỉ cho coi cái này

hắn dẫn tôi xuống dưới gần cái giếng, chỉ vào một người lính của ĐĐ tôi đang loay hoay cạo lông cái lỗ tai heo, lỗ tai còn bám đầy đất cáu bẩn, lông lá tua tủa. Hắn nói :

- lính mày ăn cái gì mà dơ quá vậy, bộ C Ration không đủ cho tụi mày à ?

Tôi mắc cở đỏ mặt, cái lỗ tai heo đó là do chính tôi sáng nay nói với anh chàng đầu bếp nấu ăn là ra chợ Đức Huệ kiếm cái lỗ tai heo, tao thèm chấm mắm nêm với chuối chát quá, cũng may, chiều đó trong chuyến tiếp tế, Mai ghé hậu cứ gửi cho tôi một cạp lồng cháo gà, cái lỗ tai heo, tôi cho người lính nấu ăn, tôi thấy họ bàn tán với nhau đi mua xị đế. Gần 1 tháng hành quân chung với ĐĐ Mỹ, ĐĐ tôi trở nên “giầu có “ lựu đạn, claymore, khói mầu…dư giả.

Sau một tháng ở đây, ĐĐ trở về mái nhà xưa, TĐ tôi vẫn còn nhiệm vụ bảo vệ BTL/SĐ, vì thông thuộc địa thế, tôi vẫn trông giữ Bình Hữu, đôi mắt đen như hạt nhãn đón tôi trong reo cười, trong tôi cũng có bâng khuâng rộn ràng , chiều đó lại có cháo gà. Tối tối tôi thường sang Mai, nàng không còn hỏi tôi nhiều về toán nữa, chuyện giờ là những nhớ nhung của những ngày xa cách, khi nói chuyện, Mai thường hay nắm tay tôi, tôi hỏi:

- nắm tay anh hoài không chán ư ?

- không, em vẫn có linh cảm rồi anh sẽ bỏ đây đi xa, giữ được anh lúc nào hay lúc đó, không anh lại bỏ đi

- thì anh vẫn nói với em rồi mà, anh là mây bốn phương trời, anh theo cánh gió chơi vơi, lính tác chiến chứ có phải lính Phủ Tổng Thống đâu.

- không, đừng làm mây bốn phương trời, hãy là những áng mây che phủ ngọn núi gì mà anh hay kể em nghe đó, ừ, đúng rồi, ngọn núi Lâm Viên nơi hồi xưa anh học ở Đà Lạt, những ngày mùa đông, mây tụ trên đỉnh núi, anh hãy như những áng mây đó, tung bay bốn phương trời làm chi, ở đây với em, tình yêu làm người ta ích kỷ, em biết ước muốn của em mong manh như những sợi tơ trời, tơ trời chỉ giữ được con ruồi, con muỗi, làm sao giữ được chân anh, em sợ ngày đó quá anh ạ .

Có níu kéo cũng không thể được đâu, đã nói rồi mà, thôi chào em, chào người con gái bé bỏng tội nghiệp, anh cũng đâu có muốn bỏ đi, nhưng lính mà em. Ít lâu sau, TĐ tôi di chuyển lên Tây Ninh, lần ra đi này tôi nghĩ khó có dịp quay lại Đức Hòa vì nơi sắp đến là nơi mịt mù khói lửa, không có những tối yên bình để chúng ta ngồi bên nhau, tình hình chiến sự biên giới có vẻ sôi động, sau thời gian dài Sihanouk cho VC sử dụng đất Kampuchia sát Việt Nam làm nơi chứa quân và vật dụng chiến tranh để tấn công miền Nam, trước đây, khi truy kích VC mà lỡ xâm phạm biên giới, Sihanouk làm rùm beng, đưa vấn đề ra LHQ, giờ ông ta bị lật đổ, Lonol lên làm Thủ Tướng, Lonol thỏa thuận với chính phủ VNCH cho ta mở cuộc hành quân biên giới đánh đuổi VC, SĐ 25 là một thành phần của cuộc hành quân này cùng với Nhẩy Dù, TQLC, BĐQ…Quân Đoàn 3 dưới sự chỉ huy của vị Tướng lừng danh Đỗ Cao Trí, người Mỹ gọi ông là Patton của Mỹ, Patton là tướng Thiết Giáp mà Mỹ đã gọi ông ta là America’s greatest General, Tướng Trí không phải là Tướng Thiết Giáp nhưng trong các cuộc hành quân ở Kampuchia, ông sử dụng TG rất tài tình trong nhị thức Bộ Binh Thiết Giáp, cuộc chiến ở Kampuchia đã tạo nên những vị Thiết Đoàn Trưởng nổi tiếng như Đại Tá Trần quang Khôi ( sau là chuẩn Tướng ), Đại Tá Quang, Đại Tá Đồng…Những vị Thiết Đoàn Trưởng này rất gần gụi với Tướng Trí vì ông luôn sử dụng họ phối hợp với bộ binh, tạo được nhiều chiến thắng vẻ vang, ngược lại Tướng Hoàng Xuân Lãm là Tướng Thiết Giáp nhưng trận Hạ Lào Lam Sơn 719, ông không sử dụng TG được như Tướng Trí.

Tháng 3-1970, quân ta rầm rộ vượt qua biên giới sau khi có lệnh là lời hiệu triệu của TT nguyễn Văn Thiệu với toàn dân : Thưa quốc dân đồng bào, khi tôi đang nói những lời này cùng đồng bào thì Quân Đội ta vừa vượt qua biên giới Kampuchia để đánh đuổi quân CS xâm lược…

Lệnh xuất phát ban ra, từng cánh quân tràn qua biên giới, ĐĐ tôi được “cõng” bởi Chi Đoàn 2 Thiết Đoàn 10, Chi Đoàn Trưởng là Đ/U Nhuận, chưa vượt được bao xa thì chạm địch liền, không phải chỉ riêng cánh quân tôi mà hầu như suốt dọc biên giới, chỗ nào cũng chạm địch, chứng tỏ chúng ung dung ở đây đã lâu, xây dựng các cơ sở hậu cần vững chắc, quân ta với hỏa lực hùng hậu cùng sự yểm trợ của phi pháo, lúc này Hoa Kỳ vẫn còn yểm trợ ta nên các cánh quân tiến như chẻ tre, chiếm mục tiêu đầu, vượt qua cánh rừng chồi tới khoảng trống, tôi thấy trải dài theo biên giới ngút ngàn, khói lửa mù mịt, máy bay quần thảo tứ tung, mồ hôi trán đổ xuống mắt cay sè với cái nóng tháng 3, tôi nhận tin cánh quân bên cạnh, người bạn cùng khóa 21 VB của Trung Đoàn 49, Đại Đội Trưởng Nguyễn văn Bình vừa hy sinh, hồi trong trường, Bình chung ĐĐE với tôi, đạn nổ ròn rã từ các khẩu 12.7 của Thiết vận xa, đạn VC xé gió bay tới khiến tôi chẳng kịp bùi ngùi cho người bạn vừa nằm xuống, chiều các mục tiêu ấn định thanh toán xong, VC bỏ lại nhiều xác cùng vũ khí, tối quây tròn phòng thủ cùng với Chi Đoàn Thiết vận xa, nằm ngửa trên cái poncho bên cạnh hầm trú ẩn mới đào, người còn nguyên quần áo, hôi rình vì mồ hôi, cát bụi của cuộc quần thảo ngày hôm nay, người lính hỏa thực mang lại bịch gạo sấy với miếng thịt ba lát :

- ăn chút đi ông thầy, sáng tới giờ ông chưa ăn gì cả

chưa ăn gì mà có thấy đói đâu, chỉ khát nước, nhệu nhạo nhai vài ba miếng, nhớ tới Mai, ngước lên bầu trời, các vì sao lấp lánh, tôi thấy đôi mắt hạt nhãn như đang nhìn mình : chàng từ đi vào nơi gió cát, đêm trăng này nghỉ mát phương nao? nghỉ ở đâu ư Mai, anh đang trên vùng biên giới đó em, với mùi thuốc súng và mùi máu người. Em ạ, như anh nói rồi đấy, đời lính khổ lắm, yêu lính cũng khổ theo, chẳng biết rồi sẽ như thế nào, rất dễ dàng như Bình bạn anh hôm nay, với anh đã đành, phải chấp nhận và quen rồi, chỉ cầu xin em đủ nghị lực thôi.

Sau mấy tháng hành quân liên tục không ngừng nghỉ, tôi được thăng Đại Úy tại mặt trận, một ngày tháng 7-1970, TĐ tôi tách ra, hành quân chung với Thiết Đoàn 15 chiến xa, tiến vào vùng Mỏ Vẹt và chạm địch nặng tại đây, mục tiêu sát bìa rừng, một ngôi làng trải dài với hàng tre dầy kiên cố, 10 giờ sáng chạm địch, sau 2 lần xung phong không chiếm được mục tiêu, hầm hố địch rất kiên cố với đủ loại hỏa lực, ta bị cháy mất 2 chiếc M41, một số bị chết và bị thương của cả Thiết giáp và BB.

Khoảng 3 giờ chiều, một chiếc trực thăng lượn vòng vòng rồi đáp xuống, tôi ở gần đó đang chuẩn bị dàn quân cho cuộc xung phong tới, nhẩy ra khỏi trực thăng là Tướng Trí và một người đàn bà người Âu, cả 2 mặc đồ dù, Tướng Trí đội cái mũ lưỡi trai mầu đen, ông thoăn thắt bước lên chiếc xe nơi tuyến đầu mà thỉnh thoảng VC vẫn cầm chừng bắn về phía ta ( chúng ta nên biết Tướng Trí rất bận rộn vì bao quát nhiều cánh quân của QĐ 3, hầu như đâu cũng chạm địch, với ông lúc đó chỉ là lệnh và lệnh + sự điều động và theo dõi các trận đánh. Ông đáp xuống đây chắc SQ Tham Mưu bay cùng ông báo cáo cánh quân này chạm nặng và chưa tiến lên được ), nhìn vào mục tiêu quan sát một hồi, tôi thấy ông ta cầm cái can gõ gõ lên cái nón sắt của Trung Tá Đồng, Thiết đoàn Trưởng Thiết Đoàn 15 :

- Đù mẻ, lên ngay nghe Đồng, cháy bao nhiêu xe tao cho bấy nhiêu, phải chiếm cho được mục tiêu trước tối nay nghe chưa.

Trung Tá Đồng đứng nghiêm chào Tướng Trí nhận lệnh, Thiết giáp và BB xốc lại hàng quân, máy bay của ta và Mỹ quần thảo gầm rú trút bom xuống mục tiêu, xong tới pháo binh, cuối cùng TG và BB căng hàng ngang nhất tề xung phong, ông Tướng 3 sao đứng ngay phía sau, cả Thiết Đoàn Trưởng và Tiều Đoàn Trưởng đều xông lên, địch còn bắn ra nhưng yếu đi nhiều, giờ thì liều, chết cũng phải xông lên chứ không còn lui được nữa, xe và Bộ Binh tràn như nước vỡ bờ, địch tung hầm bỏ chạy, ta chiếm được mục tiêu, có sự trả giá đắt, ĐĐ tôi, Ch/U Thái trung đội Trưởng hy sinh, Đại Úy Xuân, Đại Đội Trưởng ĐĐ2, bạn cùng khóa, người ra lệnh cho tôi 10 ngày phải nắm được tay Mai, bị thương nặng, Thiết giáp cháy thêm một xe và một số chết + bị thương, xác địch và vũ khí vương vãi khắp nơi, ngay lúc đó TĐT cho tôi biết Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh vùng 4 vừa tử nạn máy bay khi đang điều động Quân Đoàn 4 đánh qua biên giới, chiếc CNC của ông đụng phải chiếc Cobra của Mỹ, 2 phi công Mỹ và Ban Tham Mưu + Tướng Thanh, tất cả đều hy sinh.

Có một điều thú vị và cảm động, trong một lần tiếp tế, tôi dặn Sĩ Quan chỉ huy hậu cứ mua cho cái bắp cải vì cứ ăn gạo sấy hoài, háo người quá, cái bắp cải có cộng với một cạp lồng cháo gà, viên HSQ hậu cứ theo chuyến trực thăng tiếp tế nói cô Mai lên tận Tây Ninh gửi cái này cho Đ/U, tôi gọi 3 Trung đội Trưởng sớt cho mỗi người ít cháo và mấy lá bắp cải, rau rửa qua loa vì nước rất quý, mọi người nhai ngấu nghiến, gạo sấy hoài, xót cả ruột.

TĐ tôi tạm rời vùng Mỏ Vẹt, tiến theo trục Quốc Lộ 1, đường lên Neak Luong, giữ đường cho TQLC hành quân đưa người Việt sống ở Kampuchia về, nhiều người Việt bị giết khoảng thời gian này, trong lần lục soát một ngôi làng ở vùng Kampong Trabek, vài người Tầu còn lại dẫn chúng tôi ra mấy cái giếng chỉ xuống cho coi, tôi thấy xương người, tóc tai, quần áo đầy dưới đó, họ nói trong làng có chục gia đình người Việt tất cả bị chặt đầu (cáp duồn) trong đó có nhiều trẻ con đều bị giết xô xuống giếng, thái độ lính trong ĐĐ thay đổi hẳn khi thấy điều này, tuy vẫn giữ kỷ luật nhưng đâu đó tôi thấy có sự xô đẩy và quát tháo mấy người Miên ở đây, tôi vội rút ĐĐ đi chỗ khác và ngăn chặn âm mưu của 3 Trung đội Trưởng, họ bàn với tôi là dàn dựng một cuộc chạm địch giả rồi nói: thẩm quyền xin pháo binh đi, tụi này tàn ác quá mà, tôi nói họ thôi, trong làng có đàn bà và trẻ con, không phải tất cả đều tàn ác - nếu không, với cuộc đụng trận giả, pháo binh sẽ làm không còn cái nhà nào đứng vững trong ngôi làng này.

Tôi được tin TĐ sẽ về lại Đức Hòa dưỡng quân, tin làm tôi thật vui, như vậy sẽ gặp lại Mai, xa nhau cũng mấy tháng rồi còn gì, tội nghiệp Mai, vò võ đợi chờ, còn tôi với bao bận rộn có thể quên đi được, trước khi về, ông Tiểu Đoàn Trưởng cho biết tôi có 2 ngày cho một Đại Đội lính Kampuchia( Lonnol ) theo tôi thực tập, hôm ra ngoài quốc lộ nhận ĐĐ này tôi mới tá hỏa, không phải 1 ĐĐ mà đông nghẹt tới 4,5 ĐĐ vì lính Kampuchia đi hành quân mang theo cả vợ con, gà vịt, nồi niêu soong chảo. Tối đóng quân, lính mình nằm vòng ngoài, đào hầm hố phòng thủ, họ nằm giữa còn nổi lửa nấu nướng linh tinh, tôi phải ra lệnh tắt hết lửa nhưng cũng vô ích, khuya trẻ con khóc, chó sủa, gà gáy…may là vùng này lúc đó tạm yên, giả như tối mà VC tấn công, tôi không biết lo toan sao với đám “lính” này. ĐĐT của lính Miên là 1 anh Tr/U Tầu lai, đeo 2 vạch vang trên cầu vai như quân đội Pháp, tay cầm bản đồ, địa bàn nhưng cầm cho lấy có, anh ta không biết cách sử dụng, cũng chẳng hiểu tốt nghiệp quân trường nào, nói chuyện với nhau phải dùng tiếng Pháp, may là suốt 7 năm Trung Học tôi chọn sinh ngữ 1 là Pháp nên cũng tạm hiểu nhau, họ nói tiếng Pháp rất thông thạo.

Cuối cùng chúng tôi cũng lên đoàn xe trở về Đức Hòa, có lẽ tại hậu cứ TĐ tôi vẫn còn ở đây dù SĐ đã chuyển về Cử Chi, tới nơi, Thiếu Úy Cư, ĐĐ phó nói với tôi : Đ/U cứ đi gặp chị Mai đi, để tôi sắp xếp ĐĐ cho. Tôi xuống xe jeep bước ngay vào nhà, Mai ôm chầm lấy tôi, nàng khóc chưa bao giờ tôi thấy khóc như vậy, lòng tôi cũng chùng xuống, mình cũng yêu Mai quá mất rồi, bắt đầu chỉ là tinh nghịch thôi, ai ngờ, người ta bảo đừng đùa với lửa mà. Ngày mai, tôi nhận sự vụ lệnh đi đơn vị mới : Đại Đội Trinh Sát, ở các đơn vị BB, hiếm có ĐĐT là Đ/U lắm nên việc tôi và Xuân chuyển làm nhiệm vụ khác cũng dễ hiểu. Xuân sau khi xuất viện đi làm Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 , tối đó là tối cuối còn ở Đức Hòa, tôi và Mai ngồi nói chuyện tới tận khuya, lúc đứng lên, Mai quấn chặt lấy tôi, có tiếng thút thít, thân thể con gái thơm tho ấm áp, mềm mại qua làn áo mỏng, khi thấy ánh mắt tôi nhìn nàng khẽ gật đầu, Mai run rẩy :

- em xin anh, hãy giữ gìn cho em, giữ gìn cho chúng ta, giữ gìn cho ngày hạnh phúc.

Tôi thở dài, tôi trân trọng Mai, giữ cho nàng, tôi biết nếu tôi muốn hơn nữa, Mai cũng chịu thua thôi, nàng đang mềm như sợi bún, không còn là chính nàng lúc này, tôi hối hả quay ra, tôi cũng không còn là chính tôi lúc này.

Về nắm ĐĐ Trinh sát, quanh quẩn suốt ngày với núi rừng, tuy nhiên cũng thường ở Hậu cứ sau những chuyến đi nguy hiểm, những lần như vậy. tôi cho xe về đón Mai lên, bây giờ thì đã có toan tính về tương lai, về những hoạch định chính thức, trước đây cứ nghĩ lấy vợ sẽ là một người ở Sài Gòn, nhưng SG xa quá và ít có thời gian ở đây, mà con tim thì sao biết được, Mai có gì cho mình phải suy nghĩ đâu? trước mắt, nàng được tất cả, yêu mình nồng nàn, chuyện là do chai bia biết nhẩy tango, cũng buồn cười, có phải tôi xuất hiện đúng lúc và nỗi buồn “may mắn” của tôi cũng đúng lúc.

Năm 1972, chiến trường lại bùng lớn, ĐĐ Trinh Sát không còn len lỏi bờ bụi rình rập nữa mà trực diện đánh nhau với VC như một ĐĐ bộ binh, tôi và Xuân lại có duyên với nhau, tôi được tăng phái cho Xuân lúc này là TĐT/TĐ2, cuộc chiến rất khốc liệt, VC sử dụng nguyên một SĐ rải chốt từ Chơn Thành lên tới Bình Long, mục đích không cho ta dùng đường bộ tiếp tế cho An Lộc, cả tôi và Xuân đều thiệt hại nặng, thậm chí có lúc Trinh Sát hết cả Sĩ Quan mà phải để Trung sĩ coi trung đội, một lần nữa, Xuân lại bị thương vì pháo, mất mất một mắt, nó rất tiếu lâm :

- mỗi lần bị thương trước tiên tao sờ xem cái đó còn không, còn là tao yên tâm

Xuân lên Thiếu Tá và đi làm Quận Trưởng sau đó. Tôi nghĩ, giá Tướng Đỗ Cao Trí không bị “tai nạn” nổ trực thăng, có lẽ không có trận An Lộc này, Cục R của VC bị ông dí bắt, chiến trường ông mang ra xa khỏi miền Nam, ông làm chúng te tua, cái chết của ông lúc đó người ta chưa hiểu gì nhiều, cũng có suy nghĩ nào đó nhưng chưa rõ ràng, phải sau khi miền Nam rơi vào tay CS, lý do cái chết của ông ngày càng sáng tỏ hơn, bàn tay lông lá của Mỹ tạo ra sự việc này khi ông được điều động ra vùng 1 cứu nguy cho Lam Sơn 719. Đầu năm 1973, tôi rời Trinh Sát, về nắm Tiểu Đoàn 3/46, sau hiệp định Paris, tôi dẫn TĐ về bảo vệ Quận Dầu Tiếng, một quận nhỏ heo hút nằm sâu trong vùng đồn điền Michelin, ba phía trước mặt là mật khu, sau lưng là con sông, chỉ có chiếc cầu độc nhất nối liền với Quận Khiêm Hanh, có lần tôi tập họp Tiểu Đoàn nói chuyện cùng binh sĩ :

- nếu địch tấn công phải ráng mà đánh trả, đây không có đường rút, con sông đó lội qua được không hay chết đuối. Vị trí như thế này, tôi nhớ tới một Tướng nào trong chuyện Tam quốc Chí thì phải đã đóng quân dựa lưng vào cái chết như thế này, nhưng nhờ vậy mà binh sĩ phải dốc lòng chiến đấu, không còn đường nào khác.

Mai xuống xe ở Khiêm Hanh, chuyển qua chiếc xe đò vô Dầu Tiếng, Mai lên thăm không báo trước, nàng nghĩ thầm : thôi kệ, để anh ấy bất ngờ, mọi lần thì có xe đón Mai lên, hôm nay Mai cứ sao xuyến trong lòng, mấy cái thiệp cưới đã in xong, nàng muốn đưa lên ngay để : anh ấy kịp gửi mời bạn bè. Chiếc xe cũ kỹ mệt mỏi lăn trên con đường đất đỏ, dân Dầu Tiếng cũng không đông mấy nên chuyến xe cũng không đến nỗi chật chội, đường vô Dầu Tiếng là con đường độc đạo, 2 bên đã được phát quang mỗi bên 200m, khi chiếc xe còn cách ngã ba Đất Sét 3 trăm thước thì bỗng một loạt đạn vang lên từ trong bìa rừng, tiếp theo là một tràng dài nhắm vào chiếc xe, chiếc xe cũ kỹ rung lên, VC lén lút mò ra bắn cả vào xe đò dân chúng di chuyển, Mai thấy nhói ở ngực, một vệt máu loang trên chiếc áo dài trắng, chiếc áo dành cho chàng, một loạt đạn nữa vang lên, Mai giật nẩy người gục xuống, nàng thảng thốt kêu lên :

- anh ơi !

nàng thấy ánh sáng mờ dần, Mai còn thấy chiếc cạp lồng đựng cháo ngả xuống, nàng với tay muốn giữ nó lại nhưng bàn tay không đưa ra được nữa rồi, nó buông thõng xuống, mấy cái thiệp cưới Mai vẫn giữ trong tay rớt xuống sàn xe, nhiều tiếng người kêu khóc, một làn gió thổi tới, mấy tấm thiệp bay tung theo bụi đỏ.

Khi nghe tin, tôi lái xe hộc tốc ngay ra chỗ chiếc xe đò bị bắn, chiếc xe đầy vết máu và vết đạn, tôi nhặt được một cái thiệp còn lại trên xe, cầm cái thiệp, người tôi run lên, không, không phải, Mai không sao hết, em không sao hết, những người chết và bị thương người ta cho biết đã được chuyển về Bệnh Viện Tây Ninh, tôi hối tài xế chạy ngay lên đó, tới nơi, tôi xông vào, người y tá trực hỏi:

- thưaThiếu Tá cần điều chi ?

tôi nói về chiếc xe đò bị bắn ở giữa Khiêm Hanh và Dầu Tiếng

- Dạ, có 4 người chết và 6 người bị thương, mời Th/Tá theo tôi,

anh ta dẫn tôi vô một cái phòng, trên một cái bàn, tôi thấy Mai nằm đó, nàng nằm ngửa, 2 tay đặt trên ngực, chiếc áo dính đầy máu, tôi nấc lên nắm tay Mai :

- em ơi, Mai ơi, anh đây, cầm lấy tay anh

trong hốt hoảng tôi mong Mai sẽ cử động mà nắm lấy tay tôi, chớp chớp mắt khi nghe tiếng tôi nói, điều đó nghĩa là Mai chưa đến nỗi nào, hãy còn sự sống, nhưng bàn tay bất động và giá lạnh. Người y tá đến bên tôi :

- thưa Thiếu Tá, chị ấy đi rồi !

Nước mắt dàn dụa, tôi nhìn khuôn mặt ngây thơ của Mai, nàng như đang ngủ, tôi cúi hôn lên vầng trán, vuốt vuốt mài tóc rối bời vương bụi đỏ, tôi đặt lên tay nàng chiếc thiệp cưới tôi nhặt được trên xe : ôi hạnh phúc của em đây, một hạnh phúc nhỏ nhoi em đang ngụp lặn mà người ta nỡ nhẫn tâm cướp đi của em. Tôi gục xuống.

Người ta bảo rồi thời gian sẽ xóa nhòa hết nhưng cho mãi nhiều năm sau này, tôi không bao giờ quên được hình ảnh Mai nằm trên chiếc bàn ở bệnh viện Tây Ninh máu loang chiếc áo học trò, khuôn mặt ngây thơ không chút hận thù : tôi có làm gì nên tội mà sao cướp đi hạnh phúc tôi, tôi đi gặp người yêu dấu của tôi mà? sao không cho tôi hưởng hạnh phúc của ngày lấy chồng, tôi mới đặt chân vào thiên đường thì lại xô tôi ra ? - Hữu Loan còn có đồi sim để những lần hành quân nhớ về người vợ trẻ chết vùng quê xa, tôi cũng có những lần hành quân nhưng không có đồi sim đi qua mà nhớ về Mai, không còn đôi mắt hạt nhãn chờ đợi như trước, nhưng tôi vẫn còn Bình Hữu, còn căn nhà xưa đầy ắp kỷ niệm để quay về, tôi trở lại đây biết bao lần, ngôi mộ ở giữa vườn sau nhà, Mai nằm đó cô đơn, hai bên mộ, má Mai trồng mấy cây huệ trắng, trắng tinh khiết như mầu áo học trò nàng mặc khi xưa, lần nào tôi cũng đứng lặng hàng giờ trò chuyện cùng nàng, tội nghiệp em, người đi chinh chiến đầy hiểm nguy thì không sao, tội nghiệp em đang say sưa ngụp lặn trong hạnh phúc, đang hân hoan với cuộc đời mầu hồng. Trong căn nhà, cái bàn Mai thường ngồi học mỗi tối vẫn để nguyên vậy, cái khung ảnh có hình Mai 2 tay chống dưới cằm, ánh mắt nhìn tôi cười nghịch ngợm : thì đã nói người ta dốt mà, chê người ta mãi, em bỏ muối vô cà phê cho xem.


Trần Như Xuyên
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Sep/2019 lúc 8:12am

Người đi trên đống tro tàn

Anh K thương mến,

tro1-large
Những năm trước khi nghe anh nói năm nay anh cũng chưa về VN được, em rất buồn. Hơn 20 năm rồi còn gì. Nhưng năm nay thì em lại nghĩ khác. Anh không về hóa ra lại hay. Hãy để VN biến thành tro bụi trong ký ức. Nhưng anh không về mà cứ muốn em kể chuyện VN cho anh nghe. Em sẽ kể nhưng anh đừng khóc đấy nhé.


Em sẽ bắt đầu từ đâu nhỉ?

À. Huyện lỵ của mình bây giờ được gọi là thị xã. Nếu về anh sẽ không nhận ra đâu là đâu. Ngôi trường bé nhỏ dưới mấy gốc bàng nơi anh và em học lớp vỡ lòng, đã bị đập bỏ để xây một cung thiếu nhi nguy nga. Hai hàng tre bên sông Dinh đã được thay bằng bờ kè bằng đá. Đường sá cũng được mở rộng thay cho những con đường làng nhỏ mà thuở bé anh hay đạp xe chở em về thăm quê nội hay rong chơi đây đó. Xem ra thì đướng sá cầu cống, dinh thự, trường học có khang trang hơn xưa nhưng đó là hàng mã. Tất cả đều chỉ đẹp đẽ trong ngày khánh thành, còn sau đó nó hư hỏng nhanh chóng là điều bình thường ở xứ sở này. Trên những con đường ở đất nước gọi là thanh bình này mỗi năm có hàng chục ngàn người chết vì tai nạn xe cộ. Người chết vì tai nạn giao thông mấy mươi năm nay còn hơn số người chết trong cuộc chiến vừa qua. Không có ở nước nào mà người dân phải tự di chuyển bằng xe gắn máy. Không có ở đâu mà xe gắn máy chạy chung với xe tải, xe khách, xe chở container. Người mình chết nhiều đã đành. Cứ mỗi lần đọc báo có tin một chuyên viên nước ngoài đến VN làm việc bị xe tông chết thì em vừa xấu hổ vừa thương cho họ. Đáng lẽ họ không nên đến đây, một đất nước mà mạng người chỉ là cỏ rác.

Trong thư anh thường nói phong cảnh ở VN là đẹp nhất. Núi đẹp, rừng đẹp, những ngôi nhà nho nhỏ giữa những thửa ruộng xinh tươi.

“Chiều ơi, lúc chiều về là lúc yên vui

Trâu bò về dục mõ xa xôi …ơi chiều” (*)


Anh ơi, làng quê thì vẫn còn màu xanh như cũ nhưng nó không còn là chốn yên lành. Rượu, phim bạo lực, phim sex, thất nghiệp đã làm dậy lên men say cuồng sát và cảnh chém giết nhau anh cũng đã biết rồi trên các báo online. Anh cũng sẽ không còn tìm ra những nàng thôn nữ:

“gánh gánh, gánh, gánh thóc về gánh về gánh về” (*)
Không còn nữa nụ cười e ấp dưới vành nón che nghiêng.
Tìm đâu thấy chiếc áo bà ba quen thuộc của bà, của mẹ.

tro2-large 

Hàng Trung Quốc bây giờ vừa rẻ vừa model đã biến cả các phụ nữ nông thôn thành những con rối hồn nhiên háo hức với “quần bò” hở rún, áo hai dây hoặc không có dây nào.
Trước đây người dân được dạy cho biết lao động là vinh quang và mọi người mọi nhà phải tăng gia sản xuất. Lúc đó cây khoai mì đã trở nên một biểu tượng được tôn sùng của đất nước. Nhưng sau đó họ sực tỉnh ra rằng những cây gỗ trăm năm, ngàn năm bạt ngàn trên rừng Trường Sơn mới là triệu triệu dollars. Và thế là một cuộc thảm sát long trời lỡ đất chưa từng có đã biến cho đất nước mình thảm hại như một con đại bàng bị vặt trụi lông.

tro3-large 

Anh sẽ khóc khi nhìn thấy Dalat mất gần hết rừng thông, anh sẽ thất vọng khi Dalat không còn cái lạnh đáng yêu của một châu Âu giữa lòng một đất nước chỉ có hai mùa mưa nắng. Và anh sẽ phì cười khi thấy đã có tiệm bán quạt máy ở Dalat.

Người Việt dẫu sao cũng dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh. Em thương nhất, đau lòng nhất khi nhìn vào đôi mắt buồn vời vợi của những người thiểu số khi họ bị bứt khỏi núi rừng.
Núi rừng là quê hương của họ, là ngôi nhà kỳ vỹ của họ. Thật nhẫn tâm khi để chiếm núi rừng, người ta lùa họ ra sống ở những ngôi nhà gạch, mái tôn xây vội. Nhìn họ uể oải nhảy múa, đánh cồng, đánh chiêng phục vụ cho ngành du lịch thấy mà đắng lòng.

tro4-large 

Anh đã từng nhìn thấy voi khóc chưa? Mỗi lần nhìn vào mắt của những con voi chở khách du lịch em chắc chắn rằng chúng đang khóc. Những con voi cuối cùng ở buôn Đôn ấy đã lần lượt ngã gục sau một đời nô lệ, xiềng xích, đói khát.
Dalat không còn hoang sơ, bí ẩn, thơ mộng như thuở nào.
Rồi đây cáp treo sẽ đưa người lên Phan Xi Pang, lên Langbian. Những rùa, nhím, trút, chồn hương, nai hoẳng sẽ bị tận diệt cho những cái bao tử phàm phu khốn nạn.

Người ta cũng phát hiện ra rằng ngoài rừng, biển cũng là triệu triệu dollars. Không biết vua Duy Tân có lỗi gì với dân tộc mà sau năm 1975 con đường tuyệt đẹp mang tên ông trải dọc biển Nha Trang đã đổi thành đường Trần Phú. Và cũng từ đó biển Nha Trang dân dần bị biến dạng. Song song với cuộc tàn sát rừng, biển cũng bị xâm lấn nặng nề. Nếu anh về thăm biển Nha Trang anh sẽ thấy biển không còn gây cho anh cảm giác mênh mông, anh sẽ không còn cái thú được thấy mình như “con ốc bơ vơ nằm trên cát” (*). Biển Nha Trang bây giờ bị bao vây bởi một rừng khách sạn khổng lồ ngạo nghễ nhìn ra biển. Nằm dưới chân những gã khổng lồ khách sạn, biển Nha Trang đã biến thành một cái ao làng với rất nhiều bao ny lông nhớt nhát trôi vật vờ. Nha Trang bây giờ không còn thênh thang gió biển, .

Còn đâu nữa:

“Phố chiều bao tà áo trắng,

Lượn quanh hè phố nắng

Những cô nàng xinh đang tròn trăng”

(Hoàng Thi Thơ)

 

tro5-large

Nhưng điều đau buồn nhất là một thế hệ con cháu chúng ta đã lớn lên như những con gà công nghiệp trong một chiếc lồng chật chội.
Làm sao trách chúng được khi chúng lớn lên trong một không gian mù mờ về lịch sử..
Chúng được dạy dỗ rằng chúng đang sống rất hạnh phúc trong một đất nước đã được giải phóng và chúng phải biết ơn Bác, biết ơn Đảng.
Mà hạnh phúc thật đấy. Một diễn viên nổi tiếng của Hollywood tổ chức đám cưới chỉ mời không đến vài chục khách trong khi bà Hai bán phở, ông Chín nhân viên thuế vụ, chị Năm y tá làm đám cưới cho con mời bốn, năm trăm khách. Trong đám cưới, thật ngỡ ngàng khi có ông cựu binh sĩ VNCH hào hứng lên sân khấu hát bài “Năm Anh Em Trên Một Chiếc Xe Tăng” !!!

Nếu anh về đi thăm bà con, anh sẽ chạnh lòng khi nghe thím Hai khoe con thím đi làm ở Bưu Điện được cử đi học lớp cảm tình đảng. Điều đó có nghĩa nó có hy vọng vào đảng và lên chức. Buổi tối về nhà anh sẽ nghe mấy đứa cháu anh ê a học “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào…”

 

Không thể trách được. Dù là gà công nghiệp, gà cũng thèm mổ gạo, cũng thèm sống.

 

tro6-large 

Làm sao trách được người dân Việt khi trong sân bóng đá họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là lá cờ đỏ sao vàng để cuồng nhiệt phất lên mừng đội nhà chiến thắng.
Sau năm 1955 chúng ta có một cuốn phim với một tên gọi rất hay “Chúng Tôi Muốn Sống”, Sau 1975 em rất thích phim “Phải Sống” của Trương Nghệ Mưu.
Phải sống thôi..
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ.

Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.

 tro7-large

 

Phải chi có anh vào những ngày cuối năm này em sẽ dẫn anh đi thăm một nơi mà em rất thích vì nó yên tỉnh, đẹp và buồn.
Đó là nghĩa trang nơi có mộ ba, má, mộ cậu Sáu, dì Bốn, mộ ông Ba Cà, bà Tám Hương, ông Mười Cảnh… Những người hàng xóm thân thiết của chúng ta đều có mặt ở đây. Đến đây anh sẽ nhớ lại những ngày thơ ấu tươi vui của chúng mình những đứa trẻ nghèo, thiếu thốn nhưng được tự do bay nhảy trong khu rừng nguyên sinh bát ngát tuyệt đẹp của một đất nước tên gọi Việt Nam.

Em thích nhất là được ngắm nhìn những rặng núi xanh thẳm buồn buồn, được nghe tiếng những hàng cây rủ rỉ trong gió chiều tịch mịch.

“Me có hay chăng con về

Chiều nay thời gian đứng yên để nghe”.


Nói vậy nhưng em vẫn tin rằng anh sẽ về. Anh nhé.

Em gái

 

Huyền Chiêu

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Sep/2019 lúc 6:43am


Image%20result%20for%20Người%20Gác%20Cửa%20Thiên%20Đàng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22004
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Sep/2019 lúc 9:38am

Bài Thơ Của Một Anh Thương Binh... Cay Đắng, Ngậm Ngùi! 


Tao bị thương hai chân,
Cưa ngang đầu gối ! 
Vết thương còn nhức nhối.

Da non kéo chưa kịp lành...

Ngày " Giải phóng Miền nam "
Vợ tao " Ẵm " tao như một đứa trẻ sơ sanh...!
Ngậm ngùi rời " Quân-Y-Viện "
Trong lòng tao chết điếng,
Thấy người lính Miền bắc mang khẩu súng AK !
Súng " Trung cộng " hay súng của " Nga " ?
Lúc này tao đâu cần chi để biết.
Tao chiến đấu trên mảnh đất tự do Miền nam
-Nước Việt,
Mang chữ " NGỤY " thương binh.
Nên " Người anh,em phía bên kia..."
Đối xử với tao không một chút thân tình...!

Mày biết không !
Tao tìm đường về quê nhìn không thấy ánh bình minh.
Vợ tao: Như " Thiên thần" từ trên trời rơi xuống...
Nhìn hai đứa con ngồi trong căn chòi gió cuốn,
Bụi đất đỏ mù bay !
Tao thương vợ tao yếu đuối chỉ có hai tay,
Làm sao " Ôm " nổi bốn con người trong cơn gíó lốc.
Cái hay là: Vợ tao giấu đi đâu tiếng khóc.
Còn an ủi cho tao, một thằng lính què !

Tao đóng hai cái ghế thấp, nhỏ bằng tre,
Làm "Đôi chân" ngày ngày đi lại
Tao quét nhà; nấu ăn; giặt quần; giặt áo...
Cho heo ăn thật là "Thoải mái" !
Lê lết ra vườn: Nhổ cỏ, bón phân
Đám bắp vợ chồng tao trồng xanh tươi
Bông trổ trắng ngần !
Lên liếp trồng rau, thân tàn tao làm nốt.
Phụ vợ đào ao sau vườn, rồi thả nuôi cá chốt.
Đời lính gian nan sá gì chuyện gíó sương...

Xưa, nơi chiến trường
Một thời ngang dọc.
Cụt hai chân. Vợ tao hay tin nhưng không "Buồn khóc"!
Vậy mà bây giờ...
Nhìn tao...nuớc mắt bả....rưng rưng !

Lâu lắm, tao nhớ mầy qúa chừng.
Kể từ ngày, mày "Được đi Cải tạo"!
Hàng thần lơ láo - Xa xót cảnh đời...
Có giúp được gì cho nhau đâu khi:
Tất cả đều tả tơi !

Rồi đến mùa "H.O"
Mầy đi tuốt tuột một hơi. 
Hơn mười mấy năm trời...
Không thèm quay trở lại
Kỷ niệm đời Chiến binh
Một thời xa ngái.
Những buổi chiều ngồi hóng gió nhớ...buồn hiu !

Mai mốt mầy có về thăm lại Việt nam
Mầy sẽ là "Việt kiều"!
Còn "Yêu nước" hay không - Mặc kệ mầy.
Tao đếch biết !
Về, ghé nhà tao.Tao vớt cá chốt lên chưng với tương...
Còn rượu đế tự tay tao nấu
Cứ thế, hai thằng mình uống cho đến...điếc !

Trang Y Hạ
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 90 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.414 seconds.