Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2018 lúc 6:43am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2018 lúc 9:10am

Charlie



Người ấy đối với tôi cùng tuổi, cùng lớp, ở cùng một chỗ.

Chàng có dáng thư sinh, vui vẻ, cởi mở? Đó là năm 1954-1955. Mười bẩy, mười tám tuổi. Tuy sống trong cảnh chẳng ra học, chẳng ra làm, nhưng mấy thằng rất vui, cười giỡn hoài (?). Có bữa 5 thằng vét túi chỉ có một đồng (hồi còn một đồng xé làm hai, 5 cắc cũng mua được một món).

Hôm nay Bảo cứ việc thổi cơm.
Năm cắc cà chua năm cắc tôm (gạo thì đã có viện trợ đầy lu, nhưng canh cà chua nấu với tôm khô, năm thằng ăn rất ngon, mỗi thằng bốn, năm chén).

Chàng là một chân chạy, ra đường nhiều, không ngồi dưới mái nhà tôn, chống cằm suy nghĩ chuyện đế vương!!!
Một bữa chàng ngoài phố về, kể chuyện bạn bị ức hiếp, chàng ra tay can thiệp, 19 thằng du côn vây quanh, mấy đứa có dao nữa. Chàng đánh bay, đánh gục... chạy hết (chàng học judo có đai đen mà). Chàng kể chuyện đánh lộn, máu me, như là chuyện vui! Bảo vệ bạn không phải là chuyện vui sao?

Giáo Sư Phạm Lợi (người đầu tiên ở Việt Nam có Tứ Đẳng Huyền Đai, mở võ đường, có môn sinh rất đông) từng dặn dò là học võ để giữ mình và giúp người, chứ không phải suốt ngày đi đánh lộn để khỏi ngứa chân tay (!).
Thế cho nên chàng đai đen này trông rất nho nhã, vui vẻ và cởi mở.
    
Sau đó tôi vào Sư Phạm, chàng đi lính! Và sau này nghe tin chàng, tôi rất vui vì có một người bạn như thế.
Chàng hòa đồng với đời sống quân ngũ. Người trong đơn vị không gọi chàng theo cấp bậc, mà gọi Anh Năm!
                                                                                                                           Đẹp thay!
     Người vợ thắp nến, nhìn bánh sinh nhật, đợi chồng không về.
     
      Đẹp thay!
     Các con thần tượng bố có một cuộc sống hào hùng.

      Đẹp thay!
     Không chống nổi hỏa lực địch, người sĩ quan cho lính rút hết, còn mình (đang bị thương nặng) ngồi ôm cây Đại Liên! Một mình nơi rừng núi, ngồi tâm sự với cây Đại Liên.

    Đẹp thay!


Chân Diện Mục
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2018 lúc 10:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2018 lúc 4:06pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2018 lúc 12:54pm

Sau Cuộc Biển Dâu: Câu Chuyện Từ Một Bộ Quân Phục 


Tôi gặp và quen anh trong một trường hợp khá bất ngờ, có thể nói là hơi kỳ cục. Vợ chồng tôi đến thăm và ở lại nhà cô con gái út hai tuần. 

Cháu vừa mua được căn condo trong một khu nhà mới xây ở thành phố Anaheim, cách Khu Disneyland chỉ một con đường. Đêm nào, bọn tôi cũng ra balcon ngắm pháo hoa được liên tục bắn lên từ khu giải trí nổi danh này. Căn nhà nhỏ khá xinh và ở trong một khu an toàn, cô con gái út rất thích. Nhưng chỉ sau vài hôm, cứ đến một hai giờ khuya thì cả nhà phải thức giấc, bởi tiếng lục đục ở căn nhà tầng trên. Âm thanh của một vật cứng nào đó gõ xuống nền nhà. Không đều đặn, năm ba phút một lần, dù nhẹ nhưng cũng đủ làm buốt trong đầu.

Sáng hôm sau, cô con gái nhờ tôi lên nói chuyện với chủ nhà, yêu cầu chấm dứt các tiếng gõ khó chịu vào giữa khuya ấy, để chúng tôi không bị mất ngủ, đặc biệt cô con gái phải đi làm khá sớm.

Sau hai lần bấm chuông, một người đàn ông mở hé cửa, gật đầu chào. Rất may, lại là một đồng hương. Chưa nói chuyện với chủ nhà, nhưng tôi đã thoáng hiểu được nguyên nhân gây ra tiếng động. Ông ta chống hai cây nạng gỗ. Mọi bực tức trong tôi bỗng dưng biến mất, những lời “cảnh cáo” tôi dự định sẽ nghiêm mặt nói với ông cũng tan biến theo. Tôi lễ phép chào ông, bảo là tôi ở tầng dưới, muốn đến thăm và làm quen với người đồng hương láng giềng. Ông nở nụ cười, làm rạng rỡ phần nào khuôn mặt khắc khổ, đã có nhiều vết nhăn, một phần được che phủ bới mái tóc dài bạc trắng.  Ông mở rộng cửa mời tôi vào nhà. Tôi hơi khó chịu với mùi khói thuốc lá và cả mùi rượu.
        -Anh ở đây một mình? Câu đầu tiên tôi hỏi.
      -Vâng, thỉnh thoảng có cô con gái đến thăm.  Cháu ở trên Riverside, cách đây khoảng gần một giờ lái xe.

Căn nhà nhỏ một phòng ngủ, phòng khách chưng bày đơn giản. Điều làm tôi chú ý là hai tấm ảnh treo trên vách, phía sau bàn ăn. Một tấm là chân dung của một người lính, tấm kia là ảnh gia đình. Thấy tôi chăm chú nhìn, anh cười, bảo là ảnh của anh và vợ con anh lúc xưa. Anh chống nạng đứng lên, như có ý mời tôi đến xem.
Tôi tròn mắt ngạc nhiên, tấm ảnh chân dung là một sĩ quan trẻ, mang cấp bậc thiếu tá, trông khá đẹp trai, phảng phất nét hào hùng. Trên ngực mang khá nhiều huy chương. Tấm ảnh kia anh chụp với người vợ xinh đẹp và hai đứa con kháu khỉnh.  Lòng tôi bỗng chùng xuống, như vừa chạm vào một vết thương cũ. Tôi bất giác quay người lại, đứng nghiêm đưa tay chào:
       – Xin chào niên trưởng
Anh tròn mắt bất ngờ, rồi đưa tay ra bắt tay tôi. Sau này, tôi được biết tấm ảnh chân dung này anh chụp sau khi được thăng cấp thiếu tá tại măt trận Quảng Trị tháng 10 năm 1971, khi anh đang là tiểu đoàn phó, thay vị tiểu đoàn trưởng bị trọng thương, chỉ huy đơn vị phá vòng vây địch,  tạo một chiến thắng lẫy lừng.

Chúng tôi trở nên đôi bạn thân thiết kể từ hôm ấy. Hình như giữa chúng tôi có điều gì đó cùng “tần số” với nhau. Trước đây anh sống rất âm thầm, khép kín, không muốn gặp gỡ tiếp xúc một ai, kể cả những người quen biết cũ. Sau này, cứ mỗi lần đến nhà cô con gái tôi đều ghé thăm anh, mang theo cho anh một ít nem chua Ninh Hòa mà anh rất thích. Anh say sưa kể cho tôi nghe một thời hào hùng trong binh nghiệp. Anh nức nở khi nhắc tới những vị đàn anh, những đồng đội hào hùng đã phải hy sinh oan khiên tức tưởi, đặc biệt trong trận chiến Hạ Lào- Lam Sơn 719. Người được anh nhắc đến nhiều nhất, ngưỡng phục và thương tiếc nhất là Cố Đại Tá Lê Huấn, một vị tiểu đoàn trưởng trẻ tuổi nổi danh, tốt nghiệp Khóa 18 VBĐL mà có một thời anh được phục vụ dưới quyền.

Anh bảo tôi vào phòng ngủ để anh cho xem một kỷ vật. Anh bật đèn lên tôi ngạc nhiên khi thấy một bộ quân phục. Nhìn kỹ, tôi nhận ra đây là một bộ quân phục tác chiến đã cũ, có những vết sờn rách, được giặt ủi cẩn thận và treo trong một cái tủ kính nhỏ. Loại tủ để chưng bày. Anh mở cửa tủ và cẩn thận lấy bộ quân phục, ôm vào người một cách trang trọng. Đôi mắt mơ màng như đang tìm về một quá khứ xa xăm nào đó. Anh thốt ra môt giọng trầm buồn. Dường như là để nói với chính anh hơn là với tôi, người đang đứng ngay trước mặt anh:
      –  Đây là bộ đồ trận của anh ấy, anh Lê Huấn.
Sau chiến thắng lẫy lừng tại Căn Cứ O’Relly, khi tiểu đoàn anh dưới tài chỉ huy tài ba của Trung Tá Lê Huấn đã đánh tan một lực lượng địch cấp trung đoàn của Sư Đoàn 304 BV, tháng 8/1970 tiểu đoàn lại đánh một trận khốc liệt với một đại đơn vị khác cũng của Sư Đoàn 304 BV này tại Hải Lăng, Quảng Trị. Khi ấy anh đang là đại đội trưởng thâm niên nhất của tiểu đoàn. Cả hơn một trung đoàn địch, sau nhiều đợt tiền pháo kinh hoàng đã đồng loạt xung phong nhằm tràn ngập vị trí đóng quân của tiểu đoàn 4/1. Trung Tá Lê Huấn rời khỏi hầm chỉ huy, đích thân điều động đơn vị quyết chiến trước một cuộc thư hùng sinh tử. Từng đợt địch quân bị đốn ngã ngay trước giao thông hào, nhưng bọn chúng như là những con thiêu thân lao vào lửa, lớp này ngã lớp khác lại xông tới. Nhờ sự chiến đấu kiên cường của đơn vị anh, và đặc biệt dưới sự chỉ huy tài tình và gan dạ của vị tiểu đoàn trưởng lừng danh, đã ngăn chặn, tiêu hao và cầm chân địch trước khi được những phi vụ không yểm, đánh trên đầu địch. Những trận không kích gây thiệt hại nặng nề cho địch nhưng cũng làm bị thương một số binh sĩ của đơn vị, vì khoảng cách giữa ta và địch quá gần. Anh là một trong những người bị trọng thương hôm ấy. Trời tối và mưa lớn, lưới phòng không dày đặc, không tản thương được, Anh Lê Huấn ra lệnh ban quân y mang anh vào nằm trong hầm chiến đấu của anh Huấn để được tương đối an toàn và  băng bó chữa trị cấp thời. Thấy máu và bụi bặm thắm đầy bộ chiến y ướt đẫm nước mưa của anh, vị tiểu đoàn trưởng bảo người lính cận vệ lấy bộ áo quần trong ba-lô của mình mang đến thay cho anh. Khi tản thương về Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương, nhiều bác sĩ cứ tưởng anh là Trung tá Lê Huấn, bởi bảng tên và cả cái lon trung tá còn nguyên trên ngực và cổ áo.

Vết thương chưa lành, nằm trong Quân Y Viện mà lòng anh rất nôn nao khi biết tin đơn vị tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719. Một kế hoạch qui mô với sự tham chiến của hầu hết các đơn vị chiến đấu thuộc Vùng I:  Sư Đoàn 1BB, các đơn vị Thiết Giáp, Biệt Động Quân, cùng với các Lữ Đoàn Nhảy Dù và TQLC. Anh khao khát được có mặt cùng đơn vị trong trận chiến đặc biệt này, nhưng vết thương ở chân phải là trở ngại chính để bắt anh phải nằm lại ở đây.
Anh theo dõi từng ngày từ khi cuộc hành quân bắt đầu. Các tin tức không vui từ chiến trường, những tổn thất nặng nề của quân ta sau khi các căn cứ 31, 30 lần lượt thất thủ. Đại Tá Thọ, Lữ Đoàn Trưởng Nhảy Dù cùng nhiều cấp chỉ huy của ta bị lọt vào tay giặc. Một số đã tự sát để giữ tròn khí tiết. Từ các kế hoạch hành quân tồi tệ mà địch quân gần như biết trước để chuẩn bị trận địa đến việc thiếu thống nhất ở các cấp chỉ huy đã góp phần cho sự thảm bại. Điều đau đớn nhất đã làm tim anh thắt lại khi nghe tin Tiểu Đoàn 4/1 của anh nhận lãnh trách nhiệm nặng nề, làm lực lượng chặn hậu để cho Trung Đoàn rút lui khỏi căn cứ Lolo trong tình trạng bị bao vây nguy khốn. Anh bật khóc khi nghe tin Trung Tá Lê Huấn, vị tiểu đoàn trưởng trẻ tuổi tài năng đã lẫm liệt hy sinh, và cả tiểu đoàn chỉ còn 32 binh sĩ sống sót trở về! Anh nghĩ từ nay sẽ vĩnh viễn không còn gặp lại người chỉ huy mà anh ngưỡng phục và hằng mong được tiếp tục phục vụ dưới quyền. Anh nhớ tới bộ quân phục mà Trung Tá Lê Huấn đã đưa cho anh thay khi anh bị trọng thương cách đây vài tháng, anh còn chưa kịp trả lại, và bây giờ thì không còn có cơ hội để trở về khổ chủ. Anh quyết định giữ lấy bộ quân phục này như một kỷ vật thiêng liêng trong cuộc đời mình. Và sau đó dù phải trải qua bao nhiêu thăng trầm, khốn khổ, nhất là sau ngày nước mất nhà tan, anh vẫn luôn trân trọng bộ quân phục mà anh nghĩ có mang hồn thiêng của anh Lê Huấn và của cả những đồng đội đã hy sinh.

Sau khi xuất viện, anh được bổ sung đến một trung đoàn khác giữ chức vụ tiểu đoàn phó. Tháng 10/ 1971 anh thăng cấp Thiếu tá tại mặt trận. Cuối năm anh lên nắm tiểu đoàn thay thế vị tiểu đoàn trưởng bị thương, sau đó được theo học khóa quân chánh. Một thời gian sau, vết thương cũ ở chân phải tái phát. Sau khi chữa trị anh đi khập khiễng. Hội Đồng Giám Định Y Khoa xếp anh vào loại 2, không chiến đấu được. Được đề nghị bổ sung về Phòng 3 Quân Đoàn, nhưng anh xin đi làm chi khu phó cho anh tiểu đoàn trưởng cũ, bây giờ là quận trưởng của một quận miền núi. Quận lỵ là một tiền đồn chiến lược, nằm tại một vị trí trọng yếu khống chế cả con đường tiếp liệu của Cộng quân, nên bọn chúng tìm mọi cách để san bằng. Gần cuối năm 1974, Cộng quân mở nhiều đợt tấn công biển người nhằm chiếm quận lỵ, vị quận trưởng bị thương nặng. Anh đã phối hợp với các đơn vị bạn tăng cường, trực tiếp chỉ huy điều động cuộc phản công rất oanh liệt giữ vững được phòng tuyến qua nhiều cuộc tấn công qui mô của địch. Nhưng tổn thất của ta khá nặng và đạn dược dần dà cạn kiệt, trong lúc Cộng quân luôn được tăng cường, cuối cùng anh phải mở đường máu, rút lui trước khi căn cứ bị địch quân tràn ngập. Anh bị thương nặng ở chân, điều kỳ lạ là ngay tại vết thương cũ. Nhờ kinh nghiệm chiến trường và hai người lính nghĩa quân rất trung thành và khôn ngoan giúp đỡ, thay phiên cõng anh thoát khỏi vòng vây truy lùng của địch. Anh được đề nghị thăng cấp đặc cách lên trung tá, nhưng sau đó bị cưa mất chân phải. Nỗi đau đớn vì phải mất đi một phần thân thể chưa nguôi, thì cái đau đớn tột cùng cũng vừa ập đến: Tháng 3/75, cả Vùng I bỗng chốc lọt vào tay Cộng sản, Sư Đoàn 1BB, đơn vị nổi danh mà anh luôn hãnh diện phục vụ trong gần cả một đời binh nghiệp cũng tan tành, rồi cả miền Nam mất vào tay giặc. Những đồng đội từng chiến đấu, một thời sống chết cùng anh bỗng dưng tan tác như chỉ sau một cơn ác mộng.

Mất một cái chân, nhưng anh vẫn bị tù đày nghiệt ngã trên bảy năm trong nhiều trại tù của bọn Cộng sản man rợ. Ra khỏi tù anh lại mất cả gia đình. Người vợ xinh đẹp ngày nào đã gởi đứa con gái lớn, năm tuổi, cho bà nội già, bồng theo đứa con trai ba tuổi, lẳng lặng sang sông về một nơi nào đó. Gia tài một đời binh nghiệp của anh giờ chỉ còn mỗi một bộ đồ trận, chiến y của người chỉ huy mà anh từng kính yêu đã hy sinh. Trước khi vào tù, anh căn dặn mẹ anh phải giữ kỹ bộ quân phục này cho anh với bất cứ giá nào, bởi đó là một kỷ vật quý giá nhất còn lại của đời anh. Theo đề nghị của mẹ, anh đồng ý cho bà tháo ra và đốt đi cái bảng tên và cấp bậc may trên áo.

Có lẽ từ lâu lắm mới có người chăm chú ngồi nghe, nên anh say sưa kể cuộc đời mình. Đôi lúc sụt sùi, nước mắt tưởng đã khô cằn, bỗng ràn rụa trên khuôn mặt khắc khổ già nua, và từng giọt rơi xuống bộ quân phục anh đang ôm ấp trong lòng mình.
        – Sau này anh có dịp nào gặp lại chị nhà và đứa con trai? Tôi hỏi.
      – Bà đã có chồng khác từ lâu rồi, đang sống ở Âu Châu. Tôi buồn nhưng không trách. Ngại đụng chạm tới hạnh phúc riêng của bà, và cả vết đau trong lòng mình nên không muốn liên lạc. Còn đứa con trai có sang thăm tôi hai lần, nhưng cháu vẫn nhìn tôi xa lạ lắm. Cũng phải thôi, vì khi tôi vào tù thì cháu chỉ mới lên ba, trong ký ức của cháu có lưu lại một chút hình ảnh gì của tôi đâu. Riêng con gái tôi có sang thăm mẹ và em cháu vài lần.
Nói dứt câu, anh cúi xuống như muốn giấu riêng nỗi xúc động.
         – Anh có thường cảm thấy cô đơn và tiếc nuối những ngày xưa?
       – Cũng có chứ, nhưng lâu rồi thành quen và gần như không còn muốn nhớ tới nhiều chuyện cũ.
Tôi đưa tay nắm chặt bàn tay anh thay cho một lời an ủi khó nói thành lời. Bỗng anh ngước lên, mở to đôi mắt:
      – Điều buồn của tôi bây giờ là thấy một số trong đám anh em mình mất đi khá nhiều sĩ khí, có thằng còn khốn kiếp đã vì chút lợi lộc nhỏ nhen mà chạy hùa theo giặc, nịnh bợ thô bỉ, quên mình từng hãnh diện là sĩ quan của những binh chủng hào hùng.  Nhìn bọn chúng múa may khóc lóc làm trò trước mặt bọn cộng sản mà tôi muốn buồn nôn!
Tôi cười:
     – Anh bận tâm tới những kẻ ấy làm gì. Trong tập thể nào lại không có những  con sâu, tồi tệ, bán rẻ linh hồn. Cũng có thể là những thăng điên. Nhưng đó cũng chỉ là vài trường hợp cá biệt. Cũng như nước Mỹ vừa có tên phản quốc Edward Snowden, đang trốn ở Nga-Sô. Theo tôi, đại đa số anh em mình vẫn còn giữ được tấm lòng, tình huynh đệ và trách nhiệm với quê hương đất nước chứ!
Bỗng đôi mắt anh sáng lên:
    – Điều vui và an ủi tôi nhiều nhất là các tổ chức gây quỹ giúp anh em thương phế binh sống khốn khổ ở quê nhà. Đặc biệt là các buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh thành công tốt đẹp. Thấy anh em nhà binh mình cùng bà con tham gia hưởng ứng nhiệt tình, tôi mừng và cảm động lắm. Ở bên nhà các cha thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn cũng đã can đảm, hết lòng an ủi và làm sống dậy niềm tự hào của những anh em thương binh bất hạnh, tôi cảm phục vô cùng. Có bao nhiêu tiền dành dụm tôi đều nhờ cô con gái gởi về phụ với các cha.

Tôi cười, biểu lộ sự đồng tình. Định nói thêm đôi điều để khoe về những đóng góp phần mình, bỗng nghe anh hỏi:
     – Bạn ở Âu Châu, sang Mỹ một thời gian, chắc đã thấy trong đám anh em mình bây giờ cũng nhiều người bon chen danh lợi. Mà tội nghiệp thay toàn chỉ là danh hão! Thấy mà phát ngượng!  Nhiều ông tướng ông tá có danh thời trước, sang đây lại đầu quân làm tướng phường tuồng cho mấy cái chính phủ tự xưng tự diễn.  Trong đó có cả những ông ngày xưa từng là cấp chỉ huy của mình.  Ngán ngẫm thật. Giấy rách mà cũng chẳng còn cái lề nào để mà giữ nữa!
Tôi cười. Chưa kịp nói một lời an ủi, bỗng thấy anh sa sầm nét mặt:
       – Điều buồn nhất là thiên hạ lạm dụng bộ quân phục một cách đến lố bịch. Đám cưới, sinh nhật, tiệc tùng nhảy nhót mà cũng có người mặc quân phục. Có lần tôi thấy có ông mặc quân phục, mang cả lon lá và đầy huy chương lên truyền hình để quảng cáo thuốc cho một ông thầy thuốc Nam tự nhận mình là bác sĩ! Tôi xấu hổ và giận đến tím cả mặt. Tối hôm ấy, tôi ôm bộ quân phục này của anh Lê Huấn mà thấy lòng xót xa vô hạn.
Nhớ lại một câu chuyện liên quan tới bộ quân phục đã xảy ra tại đất nước Na-Uy, nơi gia đình tôi đang định cư, tôi kể cho anh nghe:
     – Tháng 11 năm 2004, bà Kristin Krohn Devold, Bộ Trưởng Quốc Phòng Na-Uy, đến viếng thăm binh sĩ thuộc các đơn vị quân đội Na-Uy tham chiến tại Afghanistan trong lực lượng NATO. Bà được ca ngợi là một nữ bộ trưởng can đảm đã đến thăm binh sĩ khi chiến trường đang ác liệt nhất. Nhưng sau khi tin tức và hình ảnh về chuyến viếng thăm này được chiếu trên đài truyền hình quốc gia Na- Uy (NRK), bà bị nhiều sĩ quan và binh sĩ Na-Uy phàn nàn, phản đối khi thấy bà mặc quân phục từ một chiếc trực thăng bước xuống thăm một đơn vị tác chiến Na- Uy, và cả khi được Thủ Tướng Afghanistan, Hamid Kazai tiếp đón tại thủ phủ Kabul.  Báo chí cũng góp phần tranh luận và tỏ ra bất bình về sự kiện này. Hầu hết cho rằng bà chưa hề ở trong quân đội, nên không được phép sử dụng quân phục, dù trong bất cứ chức vụ hay hoàn cảnh nào. Những quân nhân cho rằng bộ quân phục còn có tính thiêng liêng, bởi nhiều chiến binh đã hy sinh trong bộ quân phục này. Mặc dù bà và một số cơ quan chính phủ lên tiếng biện minh, viện lý do vì sự an toàn cho bà trong một hoàn cảnh đặc biệt, nhưng vẫn không được chấp nhận.  Cuối cùng bà phải bắt buộc lên tiếng chính thức xin lỗi quân đội và cả dân chúng Na-Uy về điều này.
Nghe tôi kể xong, anh đưa bộ quân phục đang cầm trong tay lên như để khẳng định một điều gì.
    – Đúng như thế, bộ quân phục đối với tôi luôn là một kỷ niệm thiêng liêng. Có biết bao đồng đội của tôi hy sinh đã được liệm với bộ quân phục thấm đẫm máu đào của họ. Xin đừng lạm dụng và làm đau lòng họ.

Sau lần gặp gỡ đầu tiên này, tôi còn đến thăm anh một vài lần nữa, và bảo cô con gái, “bác ấy là người tốt, một sĩ quan đáng kính, con nên thường thăm nom và giúp đỡ bác những điều cần thiết”. Hôm đến chào từ giã anh để trở về lại Na-Uy, tôi mang biếu anh hai chai rượu đỏ loại tốt. Tôi khuyên anh, khi nào buồn thì uống vài cốc cho nguôi ngoai, không nên uống nhiều rượu mạnh và hút thuốc lá, có hại cho sức khỏe. Anh nở nụ cười, nhưng bỗng trở nên buồn bã:
     – Anh đi rồi, tôi lại cô đơn, chẳng còn ai tâm sự.
Hôm đó, tôi ở lại với anh tới hơn một giờ khuya. Chống nạng tiễn tôi ra cửa, anh bắt tay từ giã nhưng giữ khá lâu, không muốn tôi đi. Tôi cười, bảo nhỏ:
    – Anh cố dỗ giấc ngủ, đừng thức dậy nửa đêm, uống rượu chống nạn đi quanh nhà. Bọn tôi ở tầng dưới cũng mất ngủ với anh luôn.
Anh gật đầu, cười thông cảm.

Sáu tháng sau, khi trở lại Mỹ, tôi liền đến thăm anh. Bấm chuông mấy lần không ai mở. Tôi không còn nghe tiếng động của đôi nạng gỗ gõ xuống nền nhà như mọi khi. Buổi chiều, cô con gái đi làm về, cho tôi biết là anh ấy bị ung thư gan ở thời kỳ cuối. Con gái của anh đã đưa anh vào bệnh viện Fountain Valley từ tuần trước. Tôi lái xe xuống ngay bệnh viện. Anh nằm bất động. Khi tay tôi chạm vào anh, anh mở hé mắt nhìn tôi và miệng cố nở nụ cười, méo mó. Thấy anh cười mà tôi muốn khóc.  Trông anh tiều tụy và hốc hác quá. Nhưng anh rất bình tĩnh, như ngày xưa khi đối diện trước quân thù. Anh muốn ngồi dậy, nhưng không còn đủ sức. Tôi ngồi bên cạnh, đưa tay xoa trên ngực anh, bảo anh cứ nằm nghỉ.
     – Bác sĩ bảo tôi không còn nhiều thời gian nữa, ngày mai phải xuất viện về nhà để gia đình lo hậu sự – Anh nói bằng một giọng thì thào, yếu ớt.
Khi nhắc đến hai chữ gia đình, anh lại cười, chua chát:
     – Lại gia đình…!
Hiểu ý anh, tôi nói đùa cho anh vui:
     – Phải nói là đại gia đình, vì ngoài cô con gái ra, anh còn có chúng tôi nữa. Cứ yên tâm mà đi. Nhớ dọn sẵn một bãi đáp cho ngon lành, chờ tôi đáp xuống sau anh nghe.

Chiều hôm sau anh được xe bệnh viện đưa về nhà. Cô con gái túc trực bên anh. Tôi cũng luôn có mặt. Anh ngỏ ý muốn uống với tôi một ly rượu đỏ. Cô con gái ngần ngừ, nhưng thấy tôi ra dấu gật đầu, cô rót hai ly rượu, một ly mời tôi và một ly cô cầm đưa vào miệng cha cô. Cuối cùng chúng tôi cũng cạn ly. Không ngờ đó là ly rượu từ biệt. Tôi bỗng nhớ tới lời của một bài ca cũ : “bạn ơi, quan hà xin cạn chén ly bôi, ngày mai tôi đã… đã đi xa rồi…”
Khuya hôm đó anh trút hơi thở cuối cùng. Cô con gái cho biết anh ra đi rất yên ả. Không trăng trối một lời gì. Chỉ để lại một mảnh giấy nhỏ với vài chữ ngoằn nghèo:  “Nhớ liệm ba bằng bộ quân phục trong tủ kính, nghe con”.

Đám tang thật đơn giản theo ý muốn của anh. Mấy lần anh dặn dò cô con gái không được đăng cáo phó hay báo tin cho ai biết. Tại nhà quàn, ngoài cô con gái của anh và cậu bạn trai người Mỹ, chỉ có vợ chồng tôi cùng cô con gái út. Một nhà sư già tụng một thời kinh trước khi đậy nắp quan tài. Tôi đứng nghiêm đưa tay lên chào anh. Anh nằm uy nghiêm trong bộ quân phục, khuôn mặt ánh lên nét hào hùng. Tôi có cảm giác như anh vừa chết tại chiến trường. Không có bất cứ một nghi lễ nào, nhưng tai tôi như đang văng vẳng tiếng kèn truy điệu và khúc nhạc Chiêu Hồn Tử Sĩ.

Đứng nghiêm chào anh một lần nữa, khi quan tài đưa vào lò thiêu. Mọi thứ đều trở về với cát bụi. Lòng tôi bỗng rộn lên một niềm vui bất chợt, khi nghĩ anh sắp được gặp lại anh Lê Huấn và những đồng đội cũ, những chiến sĩ đích thực đã rất xứng đáng với bộ quân phục oai phong của QLVNCH. Họ đã tạo cho bộ chiến y một điều gì đó rất thiêng liêng.


Phạm Tín An Ninh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2018 lúc 4:37pm

CÁI CHO NHÂN ÁI




Sau khi vượt biển thành công và tỵ nạn tại Thailand khoảng 6 tháng, tôi được nước Mỹ chấp thuận cho định cư. Lộ trình chuyến bay từ Bangkok đến San Francisco Hoa kỳ sẽ quá cảnh ở Tokyo, Nhật Bản.

Chuyện sau đây xảy ra khi đoàn chúng tôi già trẻ lớn bé… gần một trăm người tỵ nạn aó quần sốc xếch ngồi chờ 3 tiếng ở phi trường Tokyo đợi chuyển chuyến bay đi đến miền đất hứa. 
Thời gian khá lâu nên bắt đầu cảm thấy đói. Tôi và vài người nữa trong đoàn bèn tới một gian hàng nhỏ bán bánh mì ngay trong phi trường gần đó mua. 
Lúc trả tiền, người bán hỏi có phải Vietnamese refugees?
 Tôi trả lời phải.
 Họ nói khỏi trả tiền, lại còn tặng thêm mỗi người một lon nước.
Tôi trở về chỗ ngồi chưa kịp thưởng thức đã thấy hai người vợ chồng chủ tiệm khệ nệ khiêng ra một khay đầy bánh mì kẹp thịt và một bình nước lọc với ly giấy tới chỗ những người tỵ nạn đang ngồi tặng cả đoàn.
Khi đưa bánh thấy trong đoàn có một bé sơ sinh, họ bèn cho người đi mua thêm bình sữa.
Hình ảnh làm tôi nhớ mãi là có một bà cụ trong đoàn vì cảm kích lòng tốt của hai người chủ tiệm, bà theo lối Việt Nam cúi đầu chắp tay xá cám ơn thật sâu. 

Hai vợ chồng họ bèn nghiêm trang đứng và cùng cúi đầu trước bà cụ xá lại để trả lễ.
 Tôi khi đó vẫn còn nhỏ nên hơi ngạc nhiên về thái độ lịch sự của họ. 
Càng lớn lên tôi mới hiểu không dễ gì có một tấm lòng như vậy.
Hai người này tuy là người cho, nhưng họ vẫn có tấm lòng kính trọng với người nhận. Một cái cho nhân ái, vô vị lợi, không phải là cái cho bố thí của một anh nhà giàu với một người ăn xin trên hè phố. 

Mấy chục miếng bánh mì chắc không phải món tiền lớn đối với họ, nhưng vẫn là một số tiền đáng kể họ phải bỏ công làm mới có. 
Họ biết rằng những người Việt tỵ nạn này vài tiếng nữa thôi sẽ đi về những miền xa xôi và chắc sẽ không có cơ hội gặp lại…
nhưng họ vẫn sẵn lòng giúp đỡ không hề nghĩ đến sự đền đáp.

Một lần nữa, dù rất muộn màng, xin nghiêng mình cảm tạ tấm lòng nhân ái của đôi vợ chồng người Nhật tại phi trường Tokyo năm nào./.

(A true story)  ThaiNC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2018 lúc 9:31am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/May/2018 lúc 7:51am

VĨNH BIỆT KINH TẾ MỚI



Có lẽ mẹ con chúng tôi là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong những đợt đầu tiên, và cũng có thể chúng tôi là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong các đợt sau cùng.

Vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, Ba mẹ và bảy anh em chúng tôi, lớn nhất là tôi mười bốn tuổi và bé nhất thì chưa đầy một tuổi, bồng bế, cột dính vào nhau hòa theo đoàn người xe hỗn loạn trên quốc lộ 1 chạy vào Sài Gòn. Đến Cam Ranh, giữa rừng người chen lấn chúng tôi leo lên được một tàu nhỏ của Nhật trong tiếng kêu la, khóc thét, trong tiếng súng gần của lính VNCH, tiếng súng xa của bộ đội Cộng Sản. Tàu này chuyển chúng tôi ra Hạm Đội 7. Vào đến Sài Gòn nhưng không được cập bến nên chuyển hướng ra đảo Phú Quốc. Từ đảo ba tôi liên lạc xin vào nhận nhiệm sở mới ở Sài Gòn qua đường Cần Thơ.

Ba tôi loay hoay chạy quanh giữa một Sài Gòn hỗn loạn. Cho đến lúc Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì gia đình chúng tôi lạc mất nhau. Phải mấy ngày sau chúng tôi mới gặp lại nhau.. Chúng tôi vào tá túc nhà của một người đã chạy ra nước ngoài trong khu gia binh. Một thời gian sau, ba tôi bị đi tù “Cải Tạo” biệt tích. Mẹ và bảy anh em chúng tôi bơ vơ giữa Sài Gòn xa lạ với hai bàn tay trắng, không có một đồng bạc hay một miếng “mẻ” vàng, theo cách nói của mẹ tôi. Chúng tôi phải đi xin ăn, tôi mắc cỡ nên đi cách xa các em tôi một quãng, đợi các em tôi xin xong thì dắt các em về”. Trong thời gian này, mẹ tôi rất hoang mang lo sợ, gầy xộc hẳn đi. Mẹ con chúng tôi mang đầy ghẻ chóc “bộ đội”, sống không bữa no, chẳng biết làm gì, không tiền không biết đi đâu về đâu. Tối đến mấy mẹ con ôm nhau khóc sướt mướt. Đã vậy vào một buổi sáng, một đoàn bộ đội tiến đến tiếp thu nhà, đuổi mấy mẹ con ra đường. Chúng tôi sống lang thang, đứa xin ăn, đứa nhận bánh bán trả tiền sau.

Khi chính quyền Cộng Sản lập danh sách đi Kinh Tế Mới trong khu gia binh, chúng tôi là những người thuộc diện đi đầu tiên bởi vì chúng tôi không nhà, không hộ khẩu. Nghe Cán Bộ nói cho nhà, cho đất lại còn cấp cho sáu tháng gạo nữa. Vì vậy, chúng tôi có lẽ là những người đi Vùng Kinh Tế Mới trong những đợt đầu tiên của cuộc đời mới.

Ngày lên đường, một hàng xe dài chờ mọi người chất đồ đạc lên xe. Ai cũng tất bật, kẻ khiên người vác, nào là bàn ghế, giường tủ, chén bát và hàng hàng trăm thứ lỉnh kỉnh. Riêng mấy mẹ con chúng tôi chỉ vài túi vải đựng áo quần và đôi cái nồi đen đúa. Đặt biệt là có tấm ván ép mỏng bề mặt bằng khoảng một giường nhỏ, của ai vất bên đường mà mẹ tôi nhặt đem theo để làm giường ngủ.

Đoàn xe lên đến Bình Long, rời đường nhựa len vào dưới tàng cây rậm rạp của rừng cao su bạt ngàn. Qua khỏi rừng cao su đến cánh rừng tre nứa âm u. Để mấy chục gia đình xuống giữa mấy dãy nhà nhỏ lợp tôn, chung quanh không có vách, rồi đoàn xe lăn bánh chạy mất hút.

Chúng tôi được cấp dao chặt cây, cuốc cào và mấy chục ký gạo. Nhận được nhà, mẹ con đem áo quần, nồi niêu vào, đặt tấm ván ép giữa nhà. Ăn xong bữa cơm muối thì trời sập tối, sương mù bao quanh. Mấy mẹ con chùm chăn nằm sắp hàng trên tấm ván, ngủ đêm đầu tiên trên vùng Kinh Tế Mới. Càng về khuya càng nhiều sương lạnh bao phủ. Tiếng côn trùng rỉ rả, tiếng Nai Mang kêu thất thanh trong rừng, lạo xạo tiếng thú ăn đêm quanh nhà, tiếng nghiến rít của rừng tre gìa kèn kẹt. Chúng tôi lo sợ chập chờn ngủ trong tiếng thì thào của đêm đen. Sáng ra người mấy mẹ con loang lổ ướt lạnh, phần vì sương đêm, phần vì các em nhỏ của tôi đái dầm chảy dài trên tấm ván ép.

Những ngày sau, mẹ và tôi dùng cuốc và dao để phát quang những đám cây khoai Mài, khoai Nần, cỏ dại loang lỗ hố quanh nhà. Chúng tôi phát hiện nhiều rào que thấp cắm chung quanh một cái cọc, có tấm ván nhỏ vẽ hình sọ người với một chữ “Mìn” lẫn lộn trong cây cỏ dại. Có nhiều nơi chỉ còn có cái que nhỏ cắm bên cạnh một khối thép hoen rỉ nửa chìm nửa nổi. Mẹ tôi vội kêu tất cả anh em chúng tôi lại, cấm chúng tôi bước ra các đám cây cỏ, chỉ được đi trên những đường mòn nhỏ.Những ngày kế tiếp mấy mẹ con ở trong nhà không dám bước ra ngoài. Mẹ tôi ngồi hàng giờ, ngày qua ngày nhìn sâu vào rừng không nói năng, đôi lúc nước mắt mẹ chảy dài. Anh em chúng tôi ít cười nói ồn ào vì sợ mẹ la, đôi lúc chúng tôi cũng khóc theo mẹ.

Vài người gan dạ vào rừng hái măng rau về ăn, rồi càng lúc càng đông người đi. Chúng tôi thì chỉ cơm canh muối, rồi cũng không chịu nỗi mẹ gởi tôi và em gái kế cho một người nhà bên cạnh theo họ đi lấy măng, hái rau. Sáng sớm tôi cầm dao, em gái tôi cầm 1 cái bao tời nhỏ, đi theo người đàn ông hàng xóm vào rừng. Trong rừng có rất nhiều măng, mọc giữa những bụi tre, Lồ-Ô to lớn san sát che kín mặt trời. Có những cây tre cao vút, lại có nhiều cây nghiêng ngả ngang dọc la đà đủ các tầm cao thấp. Nhiều cây nằm dài trên mặt đất, cho nên rất khó đi đứng và khó mà lấy được măng. Chúng tôi chui bò vào những bụi tre rậm rạp cố len lỏi để gai tre khỏi cào vào tay vào mặt bẻ những búp măng to dài. Có lẽ người hàng xóm và anh em tôi qúa mải mê tìm măng, nên đã thất lạc nhau. Hai anh em tôi sợ qúa, kêu la vang rừng nhưng không có ai trả lời. Chúng tôi vừa đi vừa khóc, phần sợ thú dữ phần sợ trời sắp tối. Tôi quyết định bỏ bớt măng lại cho nhẹ và đi như chạy về hướng ngược lại của mặt trời lặn, vì buổi sáng chúng tôi vào rừng với mặt trời mọc sau lưng. Hai anh em vừa chạy vừa khóc, chạy riết không biết bao lâu. Trời nhá nhem tối thì chúng tôi nghe tiếng mẹ tôi xa xa.. Chúng tôi chạy đến gần thì thấy mẹ đứng sau nhà, day mặt lên trời hướng về đám rừng khóc la, kêu hú như điên dại. Gặp chúng tôi mẹ đánh hai anh em tôi túi bụi, khóc cười nước mắt ướt dầm dề.

Tối đó chúng tôi được ăn một bữa cơm ngon gồm có canh măng và măng kho. Mẹ gầy nhỏ, tóc tai rối bời ngồi suốt đêm nhìn chúng tôi ngủ. Sáng ra khi mặt trời chưa mọc, ánh sáng lẫn lộn sương mai. Mẹ thức chúng tôi dậy, tôi thấy áo quần và gạo đã được chia đều ra từng bao nhỏ, những cái nồi cũng đã được bỏ vào bao cẩn thận. Mẹ phân công tôi dắt ba em, hai trai một gái đi trước. Còn mẹ thì dắt ba em gái nhỏ đi sau, cách chúng tôi một quãng độ hai ba trăm mét. Mẹ dặn nếu có ai hỏi thì bảo rằng về thăm ngoại, và cho một em chạy lui báo cho mẹ biết, để mẹ trốn vào ven rừng hai bên đường.

Hồi hộp, sợ hãi chúng tôi bước những bước nhanh trên thảm lá ẩm ướt. Nhiều thú nhỏ ăn đêm nhìn chúng tôi một thoáng, rồi lủi nhanh vào bóng tối. Mỗi lần mệt, chúng tôi trốn vào những bụi cây để nghỉ. Chúng tôi nghỉ rất nhiều lần bởi vì phải thay phiên nhau cõng các em nhỏ. Với nhiều lần nghỉ như vậy, chúng tôi vượt qua rừng dày, rừng thưa và rừng cao su. Thỉnh thoảng vài người bắt gặp chúng tôi, họ ngạc nhiên khi thấy bầy trẻ chúng tôi nhớn nhác đi như chạy.

Nhưng họ cũng không kêu gọi hay hỏi han gì. Chiều đến chúng tôi ra đến đường lộ. Một xe tải cho qúa giang về thị trấn và đêm đó chúng tôi ngủ ở bến xe.Trời sáng, mẹ bán ít gạo đón xe về Sài Gòn. Lang thang ở Sài Gòn mấy ngày, mẹ tôi gặp người quen cho biết cả ông bà nội, ông bà ngoại đều đã về mua đất ở hai làng quê hẻo lánh nằm giữa Cam Ranh và Nha Trang để làm nông.

Mẹ xin một xe khách trả ít tiền để về Cam Ranh. Trên xe chỉ có mẹ tôi là được ngồi trên ghế bồng em gái út, còn chúng tôi thì ngồi dưới sàn xe. Đứa đằng trước, đứa đằng sau, ngồi lẫn lộn với hàng hóa, vịt gà rồi ngủ gà ngủ gật. Đến Cam Ranh, chúng tôi thức giấc lục tục xuống xe. Khi xe đã chạy xa, mẹ phát hiện thấy thiếu mất một đứa em trai. Mẹ khóc thét lên, rồi bỏ chúng tôi ngơ ngác chạy về hướng xe đã khuất, vừa chạy vừa vò đầu bức áo khóc la thảm thiết. Chúng tôi tay dắt nhau, tay xách đồ, bồng bế lếch thếch chạy theo mẹ và cũng đua nhau khóc la thảm thiết không kém. Trời xập tối không một bóng người, không còn thấy bóng dáng mẹ, chúng tôi chạy mệt, khóc khản tiếng đành ngồi bệt bên vệ đường. Một lúc sau mẹ quay lại không nói năng, mắt đỏ hoe bồng bé út dắt chúng tôi bỏ đường quốc lộ đi về hướng ngọn núi xa mờ.Vượt qua mười mấy cây số đường đất dưới trời đêm, mẹ con tìm đến được nhà ông bà ngoại.

Ông bà ngoại tôi có tới mười sáu người con, mẹ tôi là con gái đầu và rất nhiều cậu dì nhỏ tuổi hơn cả chúng tôi. Có điều đặt biệt là cả mười sáu người con đều không mất người nào. Gặp lại ông bà ngoại cùng các cậu dì, mẹ tôi khóc òa kể lể về chuyện lạc mất một đứa con trong khi về đây và cứ nhắc đi nhắc lại rằng sợ khi ba tôi về sẽ trách mẹ. Những ngày kế mẹ tôi cứ khóc ngày khóc đêm, hết nắm tay người này lại đấm lưng người khác trong nhà van xin hãy đi tìm dùm em tôi. Ông bà ngoại cùng các cậu dì rất là khổ sở vì biết bao nhiêu là mối lo. Nào là vấn đề hộ khẩu, công an, du kích hết rình mò lại hạch hỏi tạm trú tạm vắng, nào là không biết lấy gì để ăn. Nhà ông bà ngoại đã đông nay lại thêm bảy tám mẹ con chúng tôi nữa. Cơm gạo đối với chúng tôi hầu như chỉ còn thấy trong cơn mơ những lúc ngủ. Chúng tôi ăn hết Sắn khoai trong nhà ăn ra Sắn khoai ngoài vườn. Ăn cả rễ lá khoai Sắn, rồi ăn luôn rễ chuối, thân cây chuối. Món thường ăn nhất là canh lá khoai Lang cắt nhỏ hòa với bột Sắn. Ông bà ngoại buồn lo, đâm gắt gỏng khi thấy mẹ tôi khóc suốt ngày suốt đêm. Còn các cậu dì thấy mẹ tôi đâu thì tránh đó, vì sợ mẹ tôi bắt đi tìm kiếm em tôi. Nếu mà nắm được ai, mẹ khóc lóc van xin đi kiếm em tôi, người đó cứ đi một vòng ra khỏi nhà, rồi về nói là không tìm thấy.

Trong nhà ông bà ngoại lúc đó, có một ông Dượng chồng của dì tôi là một lính Không Quân VNCH rất cao lớn, cũng về tá túc ở đây. Dượng thấy mẹ tôi ngày nào cũng khóc lóc thẫn thờ, bèn khăn gói áo quần, khoai sắn làm lương thực, dắt xe đạp đi kiếm em tôi. Dượng đạp xe theo quốc lộ 1 dọ hỏi dọc đường. Vượt mấy chục cây số ra tới Nha Trang, mà vẫn không có tin tức gì về đứa em thất lạc.

Dượng la cà ở bến xe Nha Trang thì có người cho hay rằng, trước đây có thấy một bé trai độ bảy tám tuổi ngủ quên trên xe đò, khóc dữ lắm. Chủ xe bèn giao cho một đoàn bộ đội đang trên đường đi, nghe đâu đóng quân ở Tuy Hòa chuẩn bị ra Bắc. Biết đúng là cháu mình, dượng tức tốc đạp xe ra Tuy Hòa cách Nha Trang mấy chục cây số. Đến Tuy Hòa, lần tìm được chỗ bộ đội đóng quân, dượng vào trình bày hoàn cảnh của mẹ con chúng tôi. Bộ đội xác nhận là có nuôi một đứa trẻ thất lạc và cho em tôi ra nhận diện. Sau khi em tôi được hỏi và nhận đúng là người nhà thì bộ đội cho dượng đem em về. Sau mấy ngày tìm kiếm, dượng và em tôi về đến nhà khi mấy mẹ con đang mót khoai ngoài vườn. Nghe tin đã tìm lại được em về, mẹ tung rổ rễ khoai chạy băng băng như cắt qua các luống đất gập ghềnh, vừa chạy lại vừa khóc.

Từ khi tìm được em tôi mẹ hết khóc, cả nhà ai cũng mừng. Nhưng chỉ được một hôm cả nhà lại buồn lo cho miếng ăn hàng ngày. Mẹ hết suy lại tính, không muốn dành ăn của các em nhỏ. Nên mẹ quyết định chúng tôi sẽ ra đi, dù rằng không biết đi đâu.. Lần lừa mãi rồi cũng phải khăn áo ra đi. Ngày chia tay, ông bà ngoại cùng các cậu dì cho mẹ con chúng một bịch khoai khô, kèm theo thật nhiều nước mắt.

Ra khỏi nhà ông bà ngoại, chúng tôi lếch thếch cùng mẹ dọc theo đường đất bụi bặm. Trời nắng gắt, mồ hôi nhớt nhác, ghẻ lở ngứa ngáy, gãi đến chảy máu đỏ dính loang lổ áo quần như là có hoa. Chân bỏng rát, đầu thì ghẻ chí ngứa ran, các em gái tôi phải cạo đầu cho hết chí Chúng tôi ngồi nghỉ bên vệ đường như kẻ ăn xin. Hết mệt lại đi, chúng tôi tìm về được nhà ông bà nội trời vừa tối. Dưới ngọn đèn dầu tù mù, mẹ khóc lóc kể lể trước vẻ mặt cố dửng dưng của ông bà nội. Còn cô tôi thì tránh xa chúng tôi, ngồi khuất lờ mờ trên giường, hình như sợ đám ghẻ trên người chúng tôi vậy. Tối đó mấy mẹ con ngủ dưới đất một giấc say sưa vì mệt. Hôm sau chúng tôi được ăn một bữa no, ông bà nội cho mẹ con ít tiền. Ông nói ông không nuôi nổi thân ông làm sao nuôi một mẹ bảy con chúng tôi được.

Ông bà nội tôi có sáu người con, bốn trai hai gái, ba tôi là con trai đầu. Ba tôi và chú kế là sĩ quan An Ninh Quân Đội VNCH, còn hai chú sau là Cảnh Sát. Có điều lạ là bốn người con trai của ông bà nội tôi không ai có một căn nhà riêng cả. Mẹ tôi nhiều lần nhắc ba tôi kiếm một căn nhà để ở và cũng là để dành cho con cái, nhưng ba tôi luôn phất tay nói “Đời còn dài”. Hai chú nhỏ sau là cảnh sát nhưng làm việc đâu ở Dakto, Dakbek gì đó. Ba tôi và chú kế thì hết việc trong sở, lại lo điều tra chống tham nhũng. Chống tham nhũng được gì đâu không biết, chứ mỗi lần moi ra một vụ là mỗi lần gia đình tôi lại theo ba tôi bị chuyển đi Tỉnh khác, Vùng khác. Có lần còn ở tù, có lần sém chết phải tự xin thuyên chuyển đi nơi khác. Vì vậy gia đình tôi hết ở khu gia binh, khu sĩ quan hay ở hẳn trong sở, nhưng nhiều nhất là ở nhà thuê. Ba năm cuối trước ngày 30 tháng 4 ba tôi bị chuyển về Ninh Hòa, nhưng ở nhà thuê gần một chợ quê.

Từ giã nhà ông bà nội, mẹ con chúng tôi ra đi mà chẳng biết đi đâu. Lang thang mấy ngày, mẹ con về đến nhà ông bà ngoại. Lần này gặp lại nhau ai cũng khóc, nhưng ít nước mắt hơn. Được ít hôm ông bà ngoại lại cho khoai sắn khô, để làm luơng thực đi đường. Và lần chia tay ra đi này, mẹ con chúng tôi biết rằng sẽ khó quay trở lại.

Mẹ tôi quyết định trở về vùng Kimh Tế Mới Bình Long. Chúng tôi đi ra ga xe lửa, vô tới Sài Gòn mẹ đổi ý. Chúng tôi không đi đâu chỉ ở trong sân ga, rồi lên tàu về Nha Trang. Tàu đến Nha Trang không có nơi để về, nên lại đi vô Sài Gòn. Cứ thế, hết đón tàu đi vô rồi lại đón tàu đi ra. Chúng tôi như những người sống trên tàu vậy. Một hai lần đầu nhân viên trên tàu còn hỏi vé đuổi xuống. Sau thấy hoàn cảnh của mẹ con chúng tôi, lại thấy mẹ con ngồi lì dưới sàn tàu, đói rách ghẻ lở nên họ lơ đi. Thỉnh thoảng có người cho đồ ăn, có người cho tiền. Không như các em tôi ôm nhau ngủ trong tiếng sập sình như bầy chó con. Tôi ngồi cách xa mẹ và các em làm như một người xa lạ. Nhưng nhìn cách ăn mặc, bộ dạng tôi ai cũng biết tôi ở trong đám ăn xin đó.

Có một lần mẹ con xuống ga Tháp Chàm ở Phan Rang, đi vào trong thành phố xin ăn. Đi suốt ngày không được gì, anh em chúng tôi đói lả khóc rinh rích. Bụng tôi đau âm ỉ từng cơn, bao tử lép kẹp như dính vào xương. Nhưng tôi vẫn phải cõng em trên lưng, chân ê ẩm bỏng rát chỉ mong được nằm lăn ra đất. Trời đêm nhiều sao, mấy mẹ con nằm trên một sạp gỗ trong chợ vắng vẻ. Các em tôi đói, khóc mệt, ngủ vùi miệng nhai nhóp nhép. Kê một cục gạch trên đầu, nghe tiếng lạch bạch của một mái tôn, tiếng ồng ộc trong bụng, mấy ngụm nước lạnh không làm no, tôi không ngủ được.

Một người đàn ông trung niên áo quần lôi thôi lếch thếch, tò mò nhìn mấy mẹ con rồi tiến đến hỏi chuyện mẹ tôi. Nghe mẹ kể hoàn cảnh, ông ta bảo mẹ thức anh em tôi dậy theo ông đi đến một gánh cháo gà. Ông ta mua cho mỗi người một tô cháo trắng. Tuy không có thịt gà, nhưng mùi thịt và mỡ gà làm chúng tôi không thể ăn chậm được, vèo một cái là hết sạch. Mẹ tôi thì vẫn ăn cái cách chậm rãi của mẹ, thấy các em ăn xong mẹ chia cho các em mỗi đứa một ít. Trả tiền xong, người đàn ông nọ dắt mẹ con tôi về lại sạp chợ ban nãy. Ông ta nói mẹ theo ông vào trong này chút xíu để ông ta cho tiền.

Vào sâu giữa chợ hoang vắng, mù mờ, tôi thấy ông ta tay ôm, tay cầm lấy tay mẹ dằng co. Tôi vội chạy vào, đến gần tôi nghe tiếng mẹ tôi khóc năn nỉ, lưng gập lại dật tay ra, miệng nói “không! không! xin ông”. Còn ông ta nói rít nho nhỏ trong cổ họng “trả tiền cháo lại”. Tôi chạy đến đứng giữa nhìn thẳng vào mặt ông ta, sợ qúa hai tay hai chân tôi cứ run lên bần bật không nói được gì. Ông ta cũng không nói, nhìn tôi trừng trừng như đánh gía một cái gì đó. Mẹ tôi nói trong nước mắt “Cám ơn bác đã cho ăn cháo đi con”. Tôi lí nhí cám ơn. Rồi hai mẹ con đi như chạy về thức các em dậy, chúng tôi dắt díu chạy vội ra ga xe lửa. Tim đập thình thịch tôi quay lại, vẫn thấy bóng đen của người đàn ông nhìn theo chúng tôi.

Không thể cứ lang thang hoài được. Mẹ đem chúng tôi về cái làng nơi ở trước ngày chạy giặc. Ở đây hầu như mọi người đều biết mặt nhau. Nên nhiều người vừa ngạc nhiên vừa tò mò nhìn bà vợ sĩ quan và đoàn con tàn tạ đi qua đi lại nơi ở cũ. Nuốt tủi nhục mẹ con đi vào căn nhà thuê thủa nào, gặp một người đàn bà lạ từ trong nhà đi ra. Bà ta cho biết là đang mướn căn nhà này. Nhìn vào trong, tôi thấy đôi ba vật dụng của nhà tôi xưa kia. Mẹ tôi muốn xin lại ít vật dụng, nhưng bà ta lắc đầu không biết chúng tôi là ai rồi đóng cửa lại.

Chúng tôi sang nhà bà cô họ của ba tôi xin ở nhờ vài hôm, nhưng vợ chồng con cái bà cô họ không cho. Năn nỉ thật lâu, họ chỉ cho ở trước hiên nhà. Tất cả đồ đạc của nhà tôi trước kia hầu như là đã được khuân về đây. Mẹ xin họ thương tình cho lại ít đồ đạc để bán nuôi con, nhưng hai vợ chồng lắc đầu nói gì tôi không muốn nhớ. Nhìn vào trong nhà họ, tôi thấy hàng giầy dép của ba mẹ, của chúng tôi sắp thẳng tắp, trong khi chúng tôi đi chân đất. Mẹ xin cô dượng cho mỗi đứa chúng tôi một đôi nhưng họ cũng không cho.

Trước đây cô dượng vẫn cậy quyền của ba tôi, vừa được ba tôi giúp thật nhiều, đổi đời lòng người cũng đổi thay. Mẹ giận qúa không thèm ở nhờ trước hiên nhà họ, đem chúng tôi ra ngủ ngoài các sạp chợ. Chợ làng này nhóm vào mờ mờ sáng và tan vào lúc một hai giờ chiều. Lúc đó chợ vắng, chỉ còn người quét chợ và chúng tôi. Tất cả các sạp ở chợ này chỉ có mái lợp bằng tôn hoặc bằng tranh. Riêng ở giữa chợ có một cái Ki-ôt bàn hàng vuông vít mỗi bề ba mét là có vách tường, không cửa sổ, chỉ độc một cái cửa nhỏ ra vào. Người chủ không dùng tới, thấy mẹ con tôi đêm đêm ngủ trống trải nên cho mấy mẹ con vào ở nhờ.

Nơi ở đã có, nhưng lấy gì để sống. Mẹ tôi đi mua chịu chuối xanh về dấu chín đem bán, hoặc luộc lên cắt thành từng chùm ba hoặc bốn qủa mà bán. Rồi mẹ lại còn mua thêm mía cắt thành từng khúc ngắn bán cho con nít. Thật là kỳ lạ, đây là thôn quê vậy mà bán rất chạy. Sau buổi chợ, mẹ quay lại nghề mà mười mấy năm trước khi lấy ba tôi, là đi đến các tiệm may nhận may thuê. Tôi và các em đi lượm mót củi ở trong một nghĩa địa gần đó để nấu ăn. Tối đến trên chiếc chiếu lớn lấm tấm cáu và máu, chúng tôi nằm ngủ ngang dọc. Cánh cửa luôn mở rộng vì hơi người chật chội, vì mùi chuối ủ rơm bốc lên hầm hập, mùi máu ghẻ tanh tanh, mùi nước tiểu đái dầm khai nồng của các em nhỏ, mùi cá thịt.. Tôi không ngủ được, vì vậy tôi hay ôm tấm chăn ra ngủ ngoài các sạp gỗ. Trời mờ sáng, khi bắt đầu họp chợ là tôi lẩn ra nghĩa địa. Chờ cho đến khi chợ tan tôi mới về, vì tôi sợ những người đi chợ, sợ đám trẻ con sàng sàng ngang tuổi anh em chúng tôi, tò mò nhìn vào đám rách rưới bên trong Ki-ốt. Nhất là sợ những thằng bạn, những đứa con gái học cùng lớp với tôi trước đây. Thoáng một cái tôi không còn là tôi.

Mẹ thấy tôi cứ ngoài nghĩa địa, ngoài rừng Đước bờ sông, bắt ốc, hái củi trốn tránh người quen. Nên mới nhờ hai vợ chồng dì dượng em mẹ tôi, cho tôi theo làm than trên núi. Kể từ đó, tôi mới biết thế nào là lao động vất vả để kiếm miếng ăn. Dì dượng và tôi ở một cái chòi trên núi. Suốt ngày cưa chặt cây củi, khiêng vác, đào lò đốt than, gánh xuống núi bán. Cả người, tay chân tôi lúc nào cũng ê ẩm. Không ngày nào là không có thương tích, nhiều khi vết thương tay làm độc cương mủ cầm chén cơm, đôi đũa không nổi.

Mấy tháng sau, mẹ nhắn tôi về để đi Kinh Tế Mới. Dân địa phương ở đây đã mấy đợt đi Kinh Tế Mới. Chính quyền thôn xã đã nhiều lần động viên, đe dọa nhiều tháng trời nhưng mẹ tôi cứ lì ra không chịu đi. Họ phải đưa mẹ và một số người ngoan cố lên xem thử vùng Kinh Tế Mới. Thấy vùng này gần, người đông cũng không có đạn mìn thời chiến tranh còn sót lại, nên mẹ và mười mấy gia đình cuối cùng chấp nhận lên vùng Kinh Tế Mới này.

Một con đường đất mới ủi chui sâu vào rừng rậm, là con đường bộ đội dùng để khai thác và chuyên chở gỗ về đồng bằng. Phái đoàn cán bộ bỏ mười mấy gia đình chúng tôi xuống giữa đường rừng. Họ đo bề ngang mỗi quãng 25 mét và chỉ vào rừng gìa âm u nói “Đây là đất thổ cư, đất trồng trọt hoa màu của đồng bào”. Và họ lên xe đi về. Mọi người chỉ còn biết lắc đầu kêu trời.

Hồi trước đi Kinh Tế Mới ở Bình Long chúng tôi còn được cấp dao rựa, cào cuốc còn lần này họ chỉ phát gạo tùy theo đầu người mỗi tháng. Không biết mẹ tôi mua lại của ai được một cái rựa cùn. Hai mẹ con thay phiên nhau cực lực phát quang rừng gìa mà phải làm thật nhanh cho kịp với bà con hàng xóm để cùng đốt rẫy một lần. Nói sao cho siết nỗi cực nhọc của hai mẹ con chân tay yếu ớt, cả đời chưa bao giờ biết khai hoang phát rẫy. Mười lăm ngày vớì nhiều mồ hôi nước mắt trộn lẫn máu mủ, tay chân phồng dộp. Sau khi ngọn lửa ngút trời thêu rụi rừng cây đổ nghiêng đổ ngã, chúng tôi có một mảnh đất. Mảnh đất phủ một màu tro than, ngoằn nghèo rễ cây, ngổn ngang cây đá, cùng những thân cây to đen không cháy hết.

Tôi vẫn nhớ như in ngày mùa hè hôm đó. Giữa nắng trời gay gắt, mẹ và tôi chặt cây, gom củi chân bước ngập tro than hầm nóng, mặt mũi da thịt ướp dày tro đen. Gần chiều bỗng một cơn mưa dông bất thần, những hạt mưa rơi lụp bụp trên mặt thảm tro. Chung quanh bốc lên khói hơi của đất hoang, của rừng gìa, của tro than nồng nồng bịnh hoạn. Mẹ và tôi vội chạy về với các em, đang ở nhà một người lên đây trước, cho chúng tôi ở nhờ trong khi khai hoang làm nhà. Tối đó, mẹ tôi sốt nặng phải đem ra trạm xá. Trạm xá Kinh Tế Mới chỉ là một cái chòi lá vách ván, vài ba lọ thuốc đếm được, một cái giường và một bà mụ gìa được gọi là y tá. Sau khi chích thuốc, cho mẹ tôi uống thuốc, bà y tá nói mẹ tôi bị sốt rét vài ngày sẽ khỏi. Rồi bà ta đi về nhà ngủ. Chúng ngồi ngủ quanh mẹ trên giường. Người mẹ hết nóng lại lạnh, nằm co quắp run cầm cập suốt đêm. Đó là hình ảnh cuối cùng mà tôi được nhìn thấy mẹ còn sống. Không như lời bà y tá đoán, mấy ngày sau bịnh tình mẹ tôi càng nặng phải chuyển lên bịnh viện Huyện. Tôi phải ở nhà giữ các em nhỏ, đứa em gái kế tôi đi theo chăm sóc mẹ. Ở bịnh viện Huyện mấy ngày, mẹ tôi được chuyển lên bịnh viện Tỉnh. Hai ngày sau, mẹ tôi cô đơn chết trong khi em gái tôi chạy ra ngoài pha nước sôi. Tính ra mẹ tôi đi Kinh Tế Mới lần này được một tháng.

Được tin, ông bà nội ngoại vội mướn xe chở xác mẹ tôi về lo đám tang chôn cất vùng nhà ông bà ngoại, vì vùng Kinh Tế Mới ở đây chưa có nghĩa địa. Chúng tôi nheo nhóc về nhà ông bà ngoại, khóc lóc, bu quanh xác mẹ. Đám tang mẹ tôi không có gì cho người ta ăn uống. Trái lại bà con chòm xóm của ông bà ngoại người cho khoai, người cho sắn. Không có hòm, người ta cho mẹ tôi một tấm ván ép mỏng khoảng một phân, cưa ra đóng thành hòm.

Ngày đưa xác mẹ ra nghĩa trang, chúng tôi đứa nào đứa nấy khăn tang trắng ố vàng dài qúa mông. Người ta khiêng hòm trên vai đi trên con đường gập ghềnh, quanh co ra nghĩa địa nằm cao trên một đồi núi cỏ cây lấp sấp cách xa mấy cây số. Chúng tôi đứa đằng trước, đứa đằng sau, có đứa đi cả dưới hòm của mẹ. Xác mẹ được đem chôn vào lòng đất lẫn hàng ngàn tiếng khóc, hàng ngàn nước mắt của anh em chúng tôi và cũng chôn luôn niềm an toàn được mẹ chở che. Ngay lúc mộ mẹ vừa đắp xong, thì sự cô đơn, nỗi lo sợ bất an bắt đầu lảng vảng chung quanh hay đâu đó trong lòng tôi.

Lo xong cho người chết, nội ngoại hai bên họp bàn lo cho người sống là chúng tôi. Nội ngoại bàn chia anh em chúng tôi ra làm hai, một nửa sống với nội một nửa sống với ngoại. Hỏi ý tôi thế nào, tôi xin nội ngoại hai bên nuôi các em tôi, còn tôi xin được lên lại vùng đất Kinh Tế Mới. Nơi mảnh đất mà mẹ tôi đã bỏ mạng sống. Các em đều đòi đi theo tôi, cuối cùng anh em tôi đành phải chia ba.

Tôi cùng hai em, một trai một gái lên lại vùng Kinh Tế Mới. Chúng tôi vào rừng đào củ, hái rau để ăn. Vào rừng chặt cây, chặt củi. Vào rừng cắt Tranh để dành làm nhà. Nói là nhà chứ thật ra ngày ông nội, ông ngoại lên giúp chúng dựng nhà mấy ngày, chỉ dựng được cái chòi Tranh cao vuông vứt bốn mét xoay lưng về hướng núi rừng. Và nhà chỉ có một vách mặt trước, vì hết Tranh. Xong việc hai ông nội ngoại ra về.

Đêm đầu tiên trong căn nhà đầu tiên của anh em mồ côi chúng tôi, ba anh em tôi ngủ không được yên giấc. Trời tối đen dày đặc.. Mưa không buồn nhưng mưa ầm nước ào, trĩu nặng mái Tranh như muốn đè bẹp căn nhà. Gío hú, gío thốc từ sau hướng không có vách che, mang theo mưa bay vào làm tắt đống lửa giữa nhà. Ba anh em ôm nilon, chăn mền chạy ra đứng trước mái hiên ngủ gật gà. Như trêu ngươi, gío trở chiều, anh em lại vội khăn gói chạy vào trong nhà. Và cứ chạy ra hàng hiên ngủ một chốc, lại chạy vào nhà mơ một lát. Vài lần như vậy người cả ba anh em nửa ướt nửa khô.

Đến nửa đêm, mưa tạnh gío êm. Tiếng côn trùng chui ra từ sũng đất râm ran. Đom đóm xanh xao vật vờ quanh quẩn. Xa xa ngọn núi sau nhà, ẩn hiện những cặp mắt lúc xanh biếc, lúc rực đỏ. Tiếng con gì bay ngang quẹt phải mái Tranh, luống cuống một chốc rồi bay mất hút vào bóng đêm. Hai em lăn ra ngủ vùi, tôi bó gối nhìn vào rừng đêm mịt mùng, lo lắng sợ hãi. Nỗi sợ lúc mơ hồ, lúc hiển hiện bao quanh. Suy nghĩ mung lung, bỗng nhiên thấy thời gian, không gian như lập lại. Cũng tiếng Nai Mang thất thanh trong đêm tối, tiếng côn trùng ỉ ôi, tiếng sột soạt thú rừng kiếm ăn, tiếng tranh giành sự sống của đêm nào trên vùng Kinh Tế Mới Bình Long. Nhưng cuộc sống và con người thì đã đổi thay.

Qua mấy mùa mưa nắng. Chúng tôi kiếm ăn như thú rừng, chân tay mọc thêm u nần. Dân số của vùng Kinh Tế Mới vơi dần. Riêng xóm chúng tôi, có đêm ngủ thức dậy thấy biến mất cả một gia đình. Có gia đình mười người, bỗng một hôm nhân khẩu chỉ còn có năm, rồi hai, cuối cùng không còn ai. Có nhà thì ban ngày ban mặt, mướn xe tải rộn ràng dọn đồ đạc lên xe, chưa hết lời chia tay, quay qua ngoảnh lại thì thấy nhà đã thành nhà hoang. Những căn nhà dọc theo hai bên con đường xưa rộn tiếng người, gìơ vắng vẻ, chỉ còn mỗi túp lều của ba anh em chúng tôi. Những căn nhà không người chăm sóc, mưa nắng, gío bão sụp đổ mau lẹ. Có căn mục nát, rồi đổ ầm xuống một cái thế là xong. Có căn tung vách, tróc nốc chỉa những cái cột siêu vẹo lên trời. Có căn chỉ còn chơ vơ bốn vách để bầy Sóc, bầy Thỏ đôi lúc chạy đùa bên trong.

Qua mấy mùa nắng mưa. Chúng tôi sống như Kinh như Thượng, áo quần mục dần theo thời gian. Màu xanh của cây rừng phủ chụp, lan nhanh trên những vườn tược, trên những căn nhà sụp đổ hoang tàn. Con đường đất rộng lớn xưa nhiều xe cộ qua lại, thưa dần rồi dứt hẳn. Cây cỏ đua chen mọc lên, biến nó trở nên con đường mòn nhỏ cho người dân tộc đi qua. Anh em chúng tôi cố gắng giữ mảnh đất của mẹ cho khỏi rừng xanh bao phủ. Chúng tôi đã gĩư được mảnh đất khỏi màu xanh rừng rú, nhưng đã lạc mất tuổi thơ, tuổi xuân xanh nơi núi rừng vùng Kinh Tế Mới này.



Anh em chúng tôi ít khi nghĩ đến ngày, tháng, năm. Nhưng thời gian vẫn vun vút trôi qua. Chúng tôi thêm tuổi, cây rừng thêm lá, kinh tế mới thêm nhà hoang.

"Nhà tôi"

Các em thêm tuổi thì chỉ muốn về sống chung với tôi, anh em xum vầy dù đói khổ. Thêm tuổi nhưng chúng tôi vẫn khù khờ hơn những đứa cùng trang lứa. Thỉnh thoảng chúng tôi đốn củi, chẻ tre vác xuống phố bán để mua thực phẩm. Một tuần đôi lần, chúng tôi cầm đèn dầu xuống trường học của kinh tế mới để học bổ túc văn hóa vào ban đêm. Hoặc xuống họp nông hội, tuy nhỏ nhưng tôi không vào đoàn thể thanh thiếu niên của “Bác”, bởi vì tôi là chủ hộ. Những lần đi học như vậy, bọn trẻ tuy có đứa cũng làm bạn với chúng tôi, nhưng đa số là chọc ghẹo, ăn hiếp chúng tôi. Người lớn thì nhìn chúng tôi vừa tò mò vừa thương hại. Tôi thường tránh né những lời thương hại của họ, chúng làm tôi mặc cảm và thấy mình nhỏ bé. Mà mọi người cũng không thể nhìn khác được, bởi vì áo quần chúng tôi mặc không thể gọi là áo quần được. Chúng được vá víu vụng về, bất kể màu sắc, cũ hay mới, quần hay áo. Có khi tay áo vá vào ống quần, hay ngược lại ống quần bóp nhỏ biến thành tay áo. Ði đứng phải cẩn thận, nếu không muốn chúng rách tung ngoài đường.

Ðặc biệt đôi dép của tôi là khó làm cho mọì người nín cười được. Đó là một đôi dép nhựa đứt quai màu nâu, ai vất bỏ trong rừng. Nó to rộng quá nên tôi cắt gọt cho vừa. Vì dùng dao và bị gọt mất lớp nhựa láng bên ngoài nên trông rất nham nhở. Sau đó tôi khoét lỗ, lấy dây rừng sỏ làm quai dép, mỗi lần đứt quai lại lấy dây rừng xỏ lại. Vậy mà nó cũng theo tôi được mấy năm. Cũng vì áo, vì quần mà tôi bị mất mối tình đầu.

Ba nàng chết trận đã lâu, mẹ con nàng đơn chiếc đi kinh tế mới.. Một hôm ba mẹ con nàng đi đốn củi, ghé vào nhà tôi xin nước uống. Thấy hoàn cảnh chúng tôi cũng đơn chiếc như nhà bà, nên mẹ nàng nói rảnh thì xuống nhà bà chơi cho đỡ buồn. Mới gặp nàng lần đầu, trong lòng tôi rộn ràng, vu vơ cảm giác thân quen như tìm lại được hạnh phúc thủa gia đình còn đông đủ. Cảm giác khó tả đó cứ dâng lên mỗi lần gặp nàng. Thường sau một ngày lao động, đám con trai, con gái mới lớn hay tụ tập lại nhà nàng chơi. Lần đầu mới tới nhà nàng tôi rất ngượng, sau cũng quen. Bọn con trai đàn ca, chọc cười, tán gái. Con gái thì viết thơ, coi bói, làm duyên. Tôi không nói gì với nàng nhiều, chỉ biết nhìn nàng và giúp mẹ nàng làm hết việc nhà. Mẹ nàng thường thưởng công và đãi chúng tôi món bánh tráng chấm mật đường. Từ đó tôi mê cả món mật đường của mẹ nàng và nàng. Tôi thường đến chơi, giúp cuốc đất trồng khoai, nhổ mì gọt sắn, việc lớn việc nhỏ trong nhà nàng đều có tay tôi dính vào. Tụi bạn có đứa chọc tôi “Việc nhà thì nhác việc cô bác thì siêng”. Ai cũng xem như tôi làm rể nhà nàng. Nhờ lì, ít nói, siêng làm nên nàng yêu tôi. Bọn con trai hết còn dám tán tỉnh nàng. Ði đâu tôi cũng hãnh diện, khoe khoang nàng là người yêu của tôi.

Mùa hè năm đó, chúng bạn rủ nhau đi tắm suối. Quần đùi bên trong của tôi rách quá, nên tôi về nhà lôi cái váy đầm học trò, đồ viện trợ duy nhất còn sót lại, mới như chưa mặc một lần. Cái váy xếp ly đó, ngắn cách đầu gối một gang tay, bằng vải ca-tê mỏng màu xanh lá non, sọc trắng. Không biết tại sao chúng tôi có nó lâu rồi nhưng không mặc. Có lẽ kiểu cách của chiếc váy không phù hợp với dân lao động chúng tôi.. Tôi xòe nó ra, đặt xếp đôi trên bàn, cắt một miếng hình tam giác dưới vạt, khâu lại thành cái đáy quần đùi. Xỏ hai chân vào cái quần đùi mới may, mang quần dài vào, tôi chạy lại nhà nàng cùng đám bạn đi tắm suối.

Tới suối bọn con gái mặc luôn quần dài và cả áo mà tắm. Con trai chúng tôi thì ở trần, mặc quần đùi. Khi tôi cởi áo, quần dài ra thì cả bọn, trai lẫn gái đều sửng sốt, trợn mắt nhìn tôi chằm chằm. Tôi nhìn xuống chân. Trời ơi! Không như tôi nghĩ, nó không biến thành cái quần đùi, mà vẫn là cái váy xếp, xòe rộng lất phất trong gió. Ngượng quá tôi nhảy ùm xuống nước trong tiếng cười rộ của tụi bạn. Họa vô đơn chí. Nhảy xuống nước cái quần đùi của tôi bọc không khí vào trong, nổi phùng lên như một cái phao dù màu xanh bao bọc quanh tôi. Lũ bạn bò lăn ra cười. Ðiên tiết tôi đè cái “dù” xanh của tôi xuống, lặn một hơi thật xa không thèm tắm gần bọn chúng. Bơi mệt tụi nó lên bờ nằm nghỉ. Lò dò đi lên, nhìn xuống chân, tôi giật thót cả người. Cái quần đùi của tôi ướt, mỏng dính, bó sát lấy thịt da như không mặc gì. Tôi vội ngồi thụp xuống nước. May quá chưa có đứa nào thấy. Nguyên ngày cho đến chiều, tôi ngâm mình dưới nước, không một lần lên bờ. Mặc cho tụi bạn kêu réo, xin lỗi, mặc cho nàng năn nỉ, tôi nhất định ngâm mình dưới nước. Trời chiều, không kiên nhẫn với tôi nữa, mấy đứa bạn bỏ về hết. Chỉ còn mình nàng, nàng năn nỉ tôi đưa nàng về. Tôi vẫn không chịu lên bờ, giận tôi nàng đi về một mình. Cẩn thận nhìn quanh không còn ai, tôi đi lên bờ, chui vào bụi rậm vắt quần đùi cho khô, mặc quần dài vào rồi chạy một mạch về nhà.

"Nàng"

Về nhà buồn, mặc cảm. Nghĩ thân phận mồ côi nghèo hèn, thân mình còn lo còn không nổi, làm sao nghĩ đến lo cho nàng. Không thể giải thích cho nàng những điều khó nói, từ đó tôi không đến nhà nàng nữa. Gặp nàng xa xa, tôi tránh đi đường khác. Nếu không tránh được nàng, tôi làm mặt xa lạ như chưa bao giờ biết nhau. Năm sau, một gã thanh niên từ thành phố lên cưới nàng, đem cả gia đình nàng về thành phố. Từ đó không bao giờ tôi còn được găp lại nàng nữa.

Cuộc sống niềm vui thì ít, sự buồn thì nhiều. Cũng may, chúng tôi còn trẻ và không có nhiều giờ rãnh để buồn. Nhưng điều phiền phức thì khó có thể tránh né. Một trong những điều phiền phức đó là tôi không nhận ra được các em gái tôi đã lớn, đã thành thiếu nữ. Cho đến lúc thấy bọn con trai trong làng kéo đến nhà tôi chơi càng lúc càng đông, tôi mới biết. Ðó cũng là lúc tôi thấy trách nhiệm “Quyền huynh thế phụ” của mình nặng hơn cả trách nhiệm cơm gạo.

Ðiều phiền của tôi lúc đó là bọn công an, xã đội, du kích thôn xã. Mỗi tối chúng chia nhau đi tuần khắp làng, rồi trở về điểm hẹn tập trung là nhà tôi. Chắc vì nhà tôi không có người lớn. Chúng cứ gõ cửa xét nhà bất kể giờ giấc, bắt tôi thức dậy thắp đèn lên, chúng soi dọi đèn pin lên trần, dưới gầm, vào giường các em, bới móc thúng rỗ, nồi nêu, áo quần kể cả những miếng vải vụn của các em gái tôi chúng cũng không từ. Vừa lục soát như nhà không người, chúng vừa nói cười hô hố. Có nhiều đêm chúng ngồi trước sân nhà tôi, ăn uống cười nói oang oang, nồng nặc mùi rượu, hứng lên lại gõ cửa xét nhà.

Sợ nhất là mấy thằng say xỉn, phá làng phá xóm. Băng quậy phá toàn những đứa xưa chăn trâu xứ này. Lợi dụng chăn trâu, chúng bới cơm, đem thuốc nuôi cha ông, bà con của chúng là cán bộ, du kích trốn trong rừng. Bây giờ cha ông, bà con của chúng là Tỉnh Ủy, Huyện Ủy, Chủ Tịch, Công An, nhỏ nhất cũng Bí Thư Xã. Bọn chúng một chữ cũng không biết, không làm gì được, chỉ làm biếng nên suốt ngày rượu chè say sưa. Chuyện ăn hiếp người dân, phá làng phá xóm, muốn đánh ai thì đánh của chúng thì không sao kể hết được. Những ai không biết, nghe một hai chuyện của chúng thì đã khiếp, thấy đâu tránh đó.

Một bận có nhóm bộ đội đóng quân khai thác gỗ gần làng, xuống làm quen con gái trong xóm. Nhóm bộ đội và tụi nó kình nhau, thấy bộ đội có súng nên chúng nhịn. Ðêm sau phục kích hai bộ đội trên đường về trại, chúng xông ra thủ sẵn tre vót nhọn đâm hai bộ đội chết tại chỗ. Cán bộ ở trên xuống bắt chúng về điều tra, mấy ngày sau thấy chúng về nhà phây phây, lại có thêm tiền nhậu lớn nữa. Từ đó chúng càng phá làng phá xóm hơn. Có lần sau khi nhậu say, chúng ra lịnh làm lễ “Tắt Ðèn”. Chẳng ai hiểu gì hết, sau mới biết là khi chúng đi đến xóm nào thì xóm đó phải tắt hết đèn, nếu nhà nào không tắt đèn, chúng sẽ xông vào đập phá nhà đó. Nhiều khi làm lụng ngoài nương rẩy về, vừa mới dọn cơm tối ra ăn, chưa kịp ăn mà nghe chúng đi ngoài đường gào lên “Tắt Ðèn!” thì phải tắt đèn ngay. Cũng may chúng chỉ làm lễ “Tắt Ðèn!”có vài lần thì chán không muốn chơi nữa.

"Em tôi"

Bọn chúng cũng đến nhà tán tỉnh, chọc ghẹo các em gái tôi thường. Chúng xin đưa em gái tôi đi chơi, tôi không chịu, tụi nó tức lắm nhưng vì đang tán em gái tôi nên chúng nhịn. Theo hoài không được, chúng nó rình sáng sớm em tôi gánh rau Lang ra chợ bán. Bọn nó bao vây định cưỡng ép, em tôi vất gánh rau chạy về được. Tôi làm đơn kiện ra xã, thì ủy ban xã chỉ gọi hai bên lên giải hòa rồi thôi. Từ đó chúng hay tới nhà tôi quậy phá luôn, có lần đập phá đồ đạc, còn hăm dọa đốt nhà. Ði trình báo công an, công an cũng không tới giải quyết.

Một hôm chúng đến bao vây nhà, đòi tôi đi mua rượu cho chúng uống. Tôi ngồi trên giường trả lời không có tiền, thì tên đầu đàn cung tay đánh một cùi chỏ vào giữa mặt tôi. Tôi té lật ngang, tay ôm mặt, không đau nhưng tôi choáng váng không thấy gì một thoáng. Ðịnh thần trở lại, tôi thấy máu từ trong mũi mình chảy ra đỏ cả mặt cả áo. Các em tôi khóc la kêu cứu xóm làng. Tay ôm mặt tôi gượng ngồi dậy trên giường như không có gì xảy ra. Thằng đầu đàn lại hỏi “Mày có chịu đi mua rượu không?” Tôi lắc đầu. Nó nắm tay lại giơ lên cao đấm vào đầu tôi, tôi bật ngửa, trong đầu máu như sôi lên nóng ran. Lồm cồm ngồi dậy, máu trong mũi tôi lại chảy ra. Thấy tôi ngồi lên, nó lại hất hàm hỏi tiền, tôi lại trả lời không có tiền. Thực sự là chúng tôi không có tiền, nhưng nó tưởng tôi ngoan cố. Nó vung chân đạp thẳng vào bụng tôi, tôi nghe miệng tôi thoát ra một tiếng “Hự” khô khan, ruột như rách ra. Tôi đứng dậy, cố giữ hai chân cho vững, tay vịn vào thành giường. Nó bước lui một bước, trợn mắt nhìn, tôi nói, Nếu các anh không muốn chúng tôi sống ở đây, ngày mai chúng tôi sẽ khăn gói ra đi. Chúng nó chửi tôi thêm mấy câu tục tỉu nữa, rồi kéo nhau đi. Tôi nằm vật ra giường, thấy mình mẩy đau quá, nhất là cái mũi. Nhìn lên trần nhà, vừa đau vừa ức, nước mắt tôi chảy ra ròng ròng không cầm được. Tôi khóc như một đứa con nít. Không biết sao, từ đó chúng không quậy phá nhà tôi nữa.

Một trong những niềm vui hiếm hoi, nhưng to lớn của chúng tôi là nhận được thư của ba tôi báo tin còn sống. Ba tôi hiện đang “cải tạo” tại trại tù thuộc tỉnh Thanh Hóa tận ngoài Bắc. Trong thư ba viết vẫn khỏe, khuyên chúng tôi cố gắng sống chờ ba về, và nếu có thể thì đi thăm ba một chuyến, hoặc gởi ít quà cho ba. Ðọc thư ba chúng tôi mừng quá, cứ như người bơi kiệt sức thấy bến bờ. Chúng tôi liền viết thư cho ba, tha hồ trút hết buồn đau, côi cút. Tôi quyết định phải đi thăm ba tôi một lần, nhưng tiền đâu, quà thăm nuôi đâu mà đi. Chúng tôi trở lại nghề ăn xin. Ông bà ngoại cho một bao cát (loại bao dùng đựng cát, làm hầm chống bom đạn) khoai lang luộc, xắt lát phơi khô. Ông bà nội cho con chó giữ nhà, làm thịt, đem kho mặn để ăn cho được lâu. Ông nội cũng còn cho một xị rượu đế, bỏ ít rể cây vào rồi ghi bên ngoài chai là rượu thuốc trị đau lưng. Chúng tôi đi đến các nhà bà con, người quen hay các bạn cũ của ba tôi mà chúng tôi biết để xin tiền. Cuối cùng cũng gom được ba bao cát quà nhỏ và một ít tiền. Quà thì chỉ khoai khô, sắn bột, gạo rang, bánh tráng và ít đường cát. Nói chung chỉ toàn sản phẩm của thôn quê.. Tôi gánh hai bao, em gái tôi vác một bao cùng lên đường.

Ðường đi ra Bắc thăm cha thật gian nan không kể xiết. Trời lạnh, áo không đủ ấm, chúng tôi phải luôn quấn tấm nylon quanh mình, lúc đi cũng như khi ngủ. Chúng tôi hết đi tàu lửa, rồi đi xe hàng trăm cây số. Ði ghe qua sông, qua suối, lại đi bộ hằng mấy chục cây số mới đến được trại tù heo hút. Dọc đường gặp những người cũng đi thăm tù, thuê người gánh hàng bao tải thực phẩm. Hai anh em tôi nhìn lại ba bao quà tí xíu của mình mà buồn. Cán bộ nói sẽ cho cha con ăn chung một bữa cơm. Chúng tôi vội thổi cơm, nấu đồ ăn dọn sẵn chờ ba chúng tôi ra ăn. Ba tôi mặc bộ đồ tù đi ra, phải một lúc chúng tôi mới nhận ra nhau, rồi cứ ngồi nghẹn ngào khóc suốt cả buổi thăm nuôi. Nói chuyện không được bao nhiêu thì hết giờ. Tôi rút hết tiền ra trao cho ba tôi, chỉ chừa lại chút ít đủ để ăn trên đường về. Ba tôi tháo gỡ quà ra cho cán bộ xét, rồi cất gánh đi vào, đi vài bước lại quay nhìn chúng tôi. Ðợi ba tôi khuất bóng, chúng tôi chuẩn bị đi về.

Trên đường ra khỏi trại tù “cải tạo”, tôi thấy nhiều người tù ăn mặc phong phanh cuốc đất trong cái rét kinh hồn của miền Bắc, cái rét mà người ta nói là cá cũng phải chết nổi lên mặt nước. Một người tù gìa đứng gần lề đường, nháy mắt với tôi chỉ vào một bụi rậm. Nhìn vào trong bụi cây, thấy một bó thư, tôi vội lượm nhét vào bụng. Nhìn quanh thấy yên, tôi cởi áo ấm và lấy tấm ni-lon dùng để che mưa gió của tôi nhét vào bụi rậm. Ði một đoạn tôi cúi xuống tháo đôi giầy vải ném vào lề đường. Mấy người tù gần đó thấy vậy vẫy tay chào cám ơn.

Trên đường về chúng tôi nhẹ nhàng quá, không còn gì. Nhưng càng đi càng lạnh, máu ở bàn chân như đông cứng lại. Chân tôi từ từ sưng đỏ lên, không còn cảm giác. Ðường về càng dài hơn, phần không có tiền đi xe đành đi bộ, phần chân đau cứ đi vài cây số lại phải nghĩ. Chúng tôi quá giang xe, đi tàu chui (không vé) về tới thành phố Vinh thì may sao gặp một chiếc tàu chở than đá vào Huế. Chúng tôi nằm lăn trên than ngủ vùi. Ðến Huế chúng tôi nhảy xuống sông Hương, tắm rữa cho sạch bụi than. Rồi lại đi tàu chui mà về Nam. Về đến nhà hai bàn chân tôi sưng đỏ, căng bóng lên hết mấy tuần. Cứ mỗi lần nhìn vào hai bàn chân sưng húp, đỏ như hai bắp chuối sứ, là tôi lại chảy nước mắt vì sợ và nhớ ba tôi. Gần mười năm ba tôi ở tù “cải tạo”, chúng tôi chỉ đi thăm được hai lần như vậy.

Kinh tế mới này ruộng thì ít, rừng rẫy thì nhiều vậy mà cũng bị đưa vào hợp tác xã nên đời sống ở đây càng tệ hại hơn. Người làm lụng trực tiếp thì ít, người lao động gián tiếp thì nhiều. Nông dân chỉ làm lấy lệ, vì làm điểm nhiều nhưng lúa gạo chẳng bao nhiêu. Nhân số cán bộ sấp sỉ nhân số xã viên. Từ tổ trưởng, tổ phó lên đội trưởng, đội phó. Từ thôn trưởng, thôn phó lên xã trưởng, xã phó. Rồi còn kiểm soát tổ, đội, thư ký, kế toán, thủ trưởng (chủ nhiệm hợp tác xã), thủ phó, thủ qủy, thủ kho v.v.. Nói chung đi đâu cũng đụng cán bộ. Cán bộ chẳng làm gì, ôm cặp sách chỉ tay năm ngón. Cán bộ chỉ đi bắt bớ, đi tán dóc, tán gái, la cà uống cà phê. Vậy mà cuối vụ, lãnh lúa gạo vẫn nhiều hơn xã viên. Mấy năm sau hợp tác xã giải tán, cán bộ chia nhau đất ruộng tốt, dành cho nông dân xã viên phần ruộng xa đất xấu.

Phần anh em chúng tôi cũng vậy, sống nhờ rừng nhờ suối. Sống trong rừng riết, chúng tôi biết nhìn cây, nhìn rong rêu đoán hướng đi. Biết bẫy thú rừng để ăn. Biết phân biệt rau qủa rừng nào ăn được, cái nào không. Nấm nào độc, nấm nào lành. Vào rừng không có nước biết chặt cây lấy nước uống. Hái trái rừng làm xà phòng giặc áo quần... Tóm lại chúng tôi cứ như là sinh trưởng trong rừng vậy, chẳng còn chút hơi hướng thành phố. Thế mà anh em chúng tôi cũng có vài lần suýt chết vì rắn rết chui vào gầm giường, vì ăn trúng độc. Có một lần đào được mấy củ nần, đem ngâm dưới suối chưa tan hết chất độc, đói quá luộc lên ăn. Trưa hôm ấy cả mấy anh em đều lăn ra hôn mê không còn biết gì. May có người đi rừng ngang qua, báo bà con dưới xóm lên cứu chữa. Cũng có lần ăn hột đậu rựa, vì không làm kỹ, anh em tôi chóng mặt, nhức đầu, ói mửa nằm la liệt. May bữa đó tôi ăn ít, tuy có say sẫm nhưng cũng còn sức đi xuống kêu cứu với xóm làng.

Cuối cùng ba tôi cũng được thả về. Ba tôi đi thăm ông bà nội ngoại, rồi gom các em nhỏ cùng về xum họp một nhà. Chúng tôi mừng lắm, nhất là tôi, như trút bỏ được gánh nặng, thấy từ đây cuộc sống sẽ khá hơn. Ba tôi vừa làm cha vừa đóng vai mẹ. Sắp xếp việc trong việc ngoài, nấu nướng bữa ăn hằng ngày cho chúng tôi đi rừng kiếm gạo, kiếm tiền. Tưởng rằng cuộc sống sẽ tốt hơn, nhưng không nó cũng vậy mà còn tệ hơn. Ở vùng kinh tế mới này ba tôi là người có cấp bực lớn nhất của chế độ cũ đi tù về, nên du kích, công an hay rình mò, mời lên mời xuống hoài. Nhà thì nhỏ, người thì đông, ba tôi lấy tre làm thêm giường. Nhà thêm người nhưng gạo tiền, khoai sắn chẳng thêm ra. Ba tôi gần mười năm trong tù đã quen nếp sống đói khổ một mình. Nay ra ngoài thấy cuộc sống khó khăn hơn, đói khổ một nhà nên đâm ra khó tính, gắt gỏng la mắng anh em tôi suốt ngày. Chúng tôi cứ nghĩ dại, chắc ba bị tiêm thuốc tẩy não nên tính tình mới thay đổi như vậy. Cuộc sống cha con, anh em chúng tôi cứ trôi qua trong căng cứng phiền muộn, no đầy tủi cực.

Mấy năm sau, nhiều người lo thủ tục giấy tờ đi Mỹ diện H.O. Ba tôi sợ, không tin cộng sản nên không chịu làm giấy tờ ra đi. Bởi vì có mấy người bạn cùng tù “cải tạo”của ba tôi, loan báo tin tức chương trình H.O. trước khi nhà nước công bố nên bị bắt đi tù trở lại. Sau này nhiều người đã đi Mỹ rồi, ba tôi cũng không nhúc nhích gì. Cho đến lúc ông bác họ của ba tôi qua Mỹ gởi thư về nhiều lần khuyên bảo, ba tôi mới muộn màng đi tìm hiểu lo thủ tục giấy tờ xuất cảnh. Cái khó khăn bấy giờ của cha con chúng tôi là tiền đâu để lo thủ tục. Ba cùng tôi chạy đến anh em, bà con họ hàng xin xỏ vay mượn. Ðược chừng nào thì lo chừng đó, thiếu lại chạy đi xin, đi mượn nữa. Thật tình cha con chúng tôi cũng không hy vọng gì mấy. Làm hồ sơ thì làm chứ không có đủ tiền để lo lót đến nơi đến chốn làm sao đi được, chỉ cầu may. Chúng tôi cứ nghĩ rằng, kiếp chúng tôi không thể nào thoát khỏi cảnh rừng rú này.

Chờ đợi mấy năm, nhận được giấy báo, rồi giấy phỏng vấn, gia đình chúng tôi vẫn không tin là thật. Cứ như mơ chúng tôi chạy vay tiền bạc, vào Sài Gòn phỏng vấn, khám sức khỏe. Lòng luôn phập phồng lo lắng trục trặc hay có sự gì đổi thay. Số chúng tôi luôn không được suông sẽ, phải ở lại thêm sáu tháng để tôi uống thuốc chữa bịnh phổi. Cái khó của chúng tôi là không tiền và ở ngoài Trung quá xa Sài Gòn. Ðành chấp nhận, chạy ra chạy vô, chắp vá tiền bạc. Cuối cùng chúng tôi cũng bò lết tới được ngày ra đi.

Dù không biết ngày mai ra sao, không nghề nghiệp, học vấn, tiếng Anh không có gì, chúng tôi cũng có lo lắng qua Mỹ làm gì để sống. Nhưng chắc một điều là sẽ sung sướng, tự do hơn ở đây rất nhiều, nên chúng tôi thấp thỏm chờ đợi ngày đi. Ngày đi Mỹ đã tới, chúng tôi bỏ nguyên lại nhà cửa, vật dụng, bỏ lại những thứ rách rưới đã bao năm cùng chúng tôi. Vài bộ áo quần vào Sài Gòn, như là hành trang bước vào một giấc mơ. Chỉ sợ khi tỉnh giấc, lại phải quay về vùng kinh tế mới sống nốt đời hoang dã.

Ðiều may mắn hiếm hoi đến trong cuộc sống mọn hèn của chúng tôi, làm chúng tôi không dám tin rằng, đời mình mà cũng có ngày hôm nay.. Ngồi trên máy bay rồi, tôi cũng chưa chắc sẽ được đi Mỹ. Cho đến lúc máy bay rời khỏi mặt đất, tôi mới dám nói lời: Vĩnh biệt kinh tế mới.


Phước An


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/May/2018 lúc 8:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/May/2018 lúc 11:51am

SỰ CÒN MẤT CỦA MỘT NGƯỜI EM


      Related%20image               


   
Tôi nhớ rất rõ chuyện xảy ra rất lâu khi tôi gần tròn bốn tuổi.

Hồi đó, gia-đình tôi sống gần một làng chài ở Mỹ-khê, Đông-Giang thuộc quận ba thành-phố Đà nẵng.

Ba tôi phục-vụ trong quân-đôi VNCH, đơn-vị đóng ngoài Quảng-tri, cấp bậc hạ-sĩ. Mẹ tôi bán cá ngoài chợ Sơn-trà. Mẹ tôi mua cá của những ghe chài cập bến vào sáng sớm để đem ra chợ bán. Một buổi  trưa,hai anh em tôi chơi banh ngoài sân cỏ bên cạnh nhà, chờ mẹ về cho ăn cơm. Ngày Chúa nhật, hai anh em tôi không đi học. Anh tôi học lớp đệ thất trường Trung-học Đông-Giang, tôi học lớp mẫu-giáo của một trường tư trong phường. Đang chơi banh, vô tình trái banh do anh tôi đá quá mạnh, tôi đỡ không nổi nên bị trái banh trúng vào mặt. Đau quá tôi khóc ầm lên, anh tôi chạy đến dỗ dành tôi, lấy tay lau nước mắt cho tôi, xoa nhẹ vào má tôi, nơi bị đau. Vừa lúc đó mẹ tôi từ chợ về. Thấy mẹ tôi càng khóc lớn thêm, khi biết được sự việc, mẹ tôi quơ tay đập nhẹ mấy cái vào đầu anh tôi mắng: "cha mi, làm em đau" rồi vội dẫn tôi vào nhà, lấy khăn ướt lau mặt cho tôi, để tôi vào võng đưa qua đưa lại: "nín đi con, sau nầy đừng chơi banh nữa, tháng tới sinh nhật, ba về mẹ nói ba mua cho con chiếc xe đạp nhỏ, con đạp đi học giống như anh Hai của con". Nói xong, mẹ tôi đi vào bên trong nhà rồi trở ra, một lá thơ trên tay. "Đây là thơ của ba con gởi về hôm tháng rồi" mẹ tôi đọc: "Tháng tới, ngày 27 tháng 4 sinh-nhật của cu Tấn, anh sẽ xin phép về vài ngày. Em xem mấy cửa hàng bên chợ Hàn nơi nào bán xe đạp vừa tầm cở cu Tấn, anh về sẽ mua cho con một chiếc". Nghe vậy, tôi ngừng khóc. Mẹ tôi ngồi vào võng, ôm tôi nằm sấp vào lòng, vừa đưa võng vừa nói: "Bữa ni mới 10 tây tháng hai, còn hơn hai tháng nữa ba mới về. Từ đây đến ngày đó, nếu con còn nhõng nhẽo  không nghe lời của mẹ và anh hai thì mẹ nói ba không mua xe đạp cho con đâu."


Tiếng mẹ tôi nghe nhỏ dần, trong mơ tôi nghe tiếng ba tôi khen “Cu Tấn đạp xe giỏi quá", tiếng mẹ và anh Hai: “coi chừng té, coi chừng té", và tiễng vỗ tay của ba người.

***********

Một buổi sáng,tôi thức dậy nhưng còn nằm trên giường với mẹ. Hôm đó biển động nên không có cá bán, mẹ ở nhà. Mẹ tôi ôm tôi: "Còn gần một tháng nữa, ba con về phép mua xe cho con, con lớn rồi, bốn tuổi đâu còn nhỏ nữa mà hở đâu khóc đó". Tôi mắc cở, dụi đầu vào lòng me thì nghe có tiếng đập cửa rất mạnh. Tiếng bác Hội hỏi lớn: "Thiếm Tiếng có nhà không? thiếm Tiếng có ở nhà không? "Mẹ tôi vùng ngồi dậy, trả lời: Dạ, có tôi ở nhà, hôm nay biển động nên không có cá. Có chuyện gì không anh ?"
Mẹ tôi mở cửa. Tôi nghe tiếng bác Hội:
- Tụi Việt-cộng đang tấn công vào Quảng-trị. Kỳ nầy nghe đâu bọn nó tấn công khắp nơi. Đơn vị của chồng thiếm bị tan hàng, một số bị bắt, một số bỏ chạy, một số bị thương trước đó được đưa vào bịnh-viện Huế. Chú Tiếng, chồng thiếm nghe nói bị thương, đang nằm ở bịnh-viện Huế. Tin nầy do thằng Báu vừa chạy về cho biết. Hai đứa nó cùng đơn-vị."

Mẹ tôi khóc. Tôi thấy mẹ tôi như tàu chuối héo, rũ người trên ghế. Tôi và anh Hai tôi chạy vội đến bên mẹ, cũng khóc. Nghe tiếng ồn, bà con hàng xóm chạy qua, mỗi người một tiếng khuyên mẹ tôi bình-tĩnh nhưng mẹ tôi vẫn khóc.

Hai ngày sau mẹ tôi đi Huế để tìm ba. Hai anh em tôi được mẹ nhờ bác Hội trông nom săn sóc. Mẹ tôi mua một bao gạo và kho sẵn mấy nồi cá dành cho hai anh em tôi ăn dần khi bà đi Huế.

Bác Hội là bạn cùng xóm với ba tôi. Nhà hai gia-đình sát vách nhau. Hai người chơi với nhau khi cả hai còn chưa biết hổ thẹn khi chỉ mặc áo. Bác hơn ba tôi năm tuổi. Ba tôi rất thương bác Hội vì ba là con duy nhất của ông bà nội. Bác cũng thương ba tôi như em. Sau nầy tôi được biết bác đã muốn gã em gái cho ba tôi, nhưng chuyện hôn nhân không thành. Bác Hội thi tú tài không đậu nên bác tình nguyện xin đi học Trung-sĩ để khỏi bị bắt làm lính khi đến tuổi thi hành quân-dịch. Bác phục-vụ tại sư-đoàn 2 bộ-binh đóng tại Quảng-ngãi. Năm 1972, bác bị thương, mất một chân và được giải ngũ. Ngày bác cưới vợ, ba tôi dự tiệc, uống rượu rồi gây gỗ ồn ào với một ông khách tham dự lễ cưới. Cảnh-sát quốc-gia can thiệp, bắt và chuyển ba qua Quân-cảnh tư pháp vì tội trốn thi hành nghĩa vụ quân-sự. Ra tòa án quân-sự, ba tôi bị xử đi thi hành nghĩa vụ quân-sự. Ba tôi được đưa đi huấn-luyện  tại Trung  tâm huấn luyện Hòa-cầm ở quận Hiếu-Đức, Tỉnh Quảng- nam. Lúc đó ba tôi đã có vợ và anh Hai tôi độ chừng bảy tuổi. Ba tôi đóng quân tại tỉnh Quảng-trị và hai lần được thưởng Anh-dũng bội tinh tại mặt-trận. Bác Hội thường nói với anh Hai tôi: ”Ba mầy hiền lành như con gái nhưng ra ngoài mặt trận với địch quân, ba mầy gan dạ, không biết sợ chết là gì, được gắn huy chương, được thăng cấp ngoài mặt trận, còn bác chẳng được gì ráo, lúc nào cũng chỉ mang lon trung-sĩ quèn".

Mẹ tôi đi Huế tìm thăm ba đã mấy tuần mà chưa thấy về. Ba nồi cá kho ăn đã gần hết. Hai anh em tôi ngày nào cũng khóc vì nhớ mẹ. Buổi tối bác Hội thường qua nhà ngồi an ủi hai anh em tôi đến khuya mới về lại nhà bác. Và từ đó hai anh em tôi không còn gặp lại ba và mẹ.

**************    

Một hôm, trong xóm bỗng nhiên tiếng chó sủa vang, tiếng người gọi nhau inh-ỏi, tiếng súng nổ, lính tráng từ đâu đổ về đầy xóm, đầy bãi biển. Xe cộ nối đuôi nhau nằm ụ hai bên vệ đường. Người dân đủ cỡ, đàn bà con nít, ông già bà cả dìu dắt nhau đi, vừa hớt hãi chạy, vừa khóc, tất cả đều theo huớng ra bờ biển.Trong xóm tôi, vài gia đình cũng bồng bế nhau chạy ra bãi biển. Vài người gọi với vào nhà tôi: "Chạy đi, cộng-sản sắp vào tới rồi! ". Hai anh em tôi đứng trong nhà nhìn đoàn người lũ lượt đi... và nhớ đến ba mẹ, chỉ biết khóc. Tôi nghe tiếng bác Hội nói với những người cùng xóm rủ bác đi lánh nạn: "Tôi chỉ còn có một chân mà đi đâu? " 
Tối hôm đó bác qua nhà tôi bảo anh Hai tôi hạ cây cờ vàng ba sọc đỏ xuống. Bác  nói: "Thằng Tấn anh, mày leo lên đem lá cờ xuống dấu kỹ một chỗ nào đó, sau nầy dùng lại, nếu không lũ khốn-nạn đó vào mà thấy được, chúng sẽ không để yên cho sống đâu." Anh hai tôi đem lá cờ xuống xếp nhỏ lại, rồi thoăn thoắt leo lên cột nhà để vào chỗ nứt của đầu kèo nhà, nơi mà anh tôi dấu những đồ chơi quý mà anh không muốn cho tôi phá vì sợ bị làm hư.

Rồi một ngày, đồng loạt tất cả nhà nhà trong xóm đều treo cờ đỏ sao vàng. Anh em tôi được phát mỗi đứa một  khăn quàng đỏ và ngày nào cũng đi sinh hoạt thiếu nhi, có ngày mệt quá hai anh em tôi không ăn uống gì hết, tối về đến nhà là lăn ra ngũ, quên cả khóc nhớ ba mẹ.

Ông thợ may đầu xóm thành ông tổ trưởng dân phố. Mấy con ông, cả trai và gái đứa nào cũng có súng, đi lục soát từng nhà tìm bắt những người đã làm việc cho "ngụy". Tôi nghe bác Hội gọi lén lũ nầy là bọn “ôn dịch", "ăn cơm quốc gia thờ ma cộng-sản". Cá kho hết, anh em tôi ăn cơm với nước mắm. Hết nước mắm, anh em tôi ăn cơm với muối. Đến khi hết gạo thì bác Hội cho ăn cơm độn khoai mì. Nhà bác Hội nghèo, có bác gái và đứa con nên phần cơm chia sẽ cho anh em tôi không đủ no bụng. Bác Hội giúp anh Hai tôi bán cái Radio, rồi đến chiếc xe đạp... rồi đến một ngày trong nhà không còn gì để bán. Nhà bác Hội cũng không còn gì để bán. Bắt chước mấy người trong xóm, hai anh em tôi đi khắp nơi lượm bao nylon đem ra biển rửa sạch, phơi khô, vài ba ngày gom lại đem bán lấy tiền mua gạo. Những lúc phơi bao nylon trên bãi biển,tôi phải ngồi canh chừng,nếu không kẻ khác lấy mất. Có lúc canh chừng mà tôi ngũ quên, kẻ gian lấy hết. Anh Hai tôi không nói gì, nhưng nhìn thấy mặt anh buồn thiu.
                                                                                          
**************

Bác Hội gái không còn được cho đi dạy học. Bác chuyển sang mua cá ngoài bến ghe chài đem bán dạo trong xóm. Nhớ trước đây mẹ tôi bán cá trong chợ, tôi hỏi tại sao bác không bán trong chợ như mẹ tôi trước đây? Bác nói: "Bác không vào hợp tác xã nên không bán ngoài chợ đươc." Bác phải mua cá của những ghe chài bán lậu trước khi cập bến. Để tránh sự dành giật nhau khi mua cá lậu, bác rủ anh tôi cùng phụ bác đi mua bán cá. Khi ghe bán lậu cá còn xa bờ, anh hai tôi bơi ra ghe mua cá rồi đem vào. Cá được cho vào một sô nhựa, bác Hội gái và anh tôi thay nhau xách đi bán khắp nơi trong phường, khóm, có khi đi qua trung tâm thành phố. Công việc kéo dài được vài tháng thì bị công an phường cấm. Anh em tôi không còn gì để ăn, tôi đói nên lúc nào cũng đòi ăn. Hàng xóm thương tình, người cho củ khoai, người cho củ sắn nhưng không làm sao hết đói.

Rồi một buổi sáng sớm, anh hai tôi dắt tôi đến bịnh-viện, anh tôi bảo tôi ngồi chờ anh trước cổng, anh đi vào bên trong. Tôi ngồi chờ lâu quá nên tựa lưng vào tường ngủ gật. Khi anh đánh thức tôi dậy thì mặt trời đã chiếu  ngay trên đầu. Anh kéo tôi đi nhanh khỏi bịnh viên, anh nói: "Tấn em chắc đói nhiều lắm rồi phải không?".
Tôi chưa kịp trả lời anh rẳng "từ hôm qua đến giờ em có gì để ăn đâu" thì anh nói tiếp: "Anh cũng đói lắm, hai ngày ni anh cũng chẳng có gì để ăn hết... bây giờ anh em mình tìm gì để ăn." Anh đi vào con hẻm bên kia đường. Tự nhiên tôi đứng lại không chịu đi theo anh. Kéo mạnh tay tôi, anh nói: “Vào đây anh em mình ăn bún." Tôi lắc đầu: "Mình không có tiền mà!". Anh khựng lại nhìn tôi, hai mắt anh sáng lên, giọng anh như reo vui: “Hôm nay anh có tiền!" Anh cho tay vào túi rút ra mấy tờ giấy bạc cho tôi thấy, lúc đó tôi mới chịu đi theo anh. Gánh bún bên lề đường đông người, hai anh em phải chờ khá lâu. Bụng tôi cứ vang lên tiêng rột... rột... nước miếng cứ chảy ra. Hôm đó anh mua ba tô bún, mỗi người một tô, tô thứ ba được chia làm hai, nhưng anh dồn hết phần thịt cho tôi, anh chỉ lấy phần bún.
Ăn xong tôi theo anh vào chợ mua gạo khoai mì và nước mắm. Ngày hôm sau anh thức dậy sóm, nấu cơm ghế khoai mì. Hai anh em ăn cơm ghế khoai với nước mắm. 

Bắt đầu một ngày mới; hai anh em tiếp tục đi nhặt bao nylon.

Hai tuần sau, anh lại đưa tôi đến trước bịnh-viện, tôi đúng chờ trước cổng, anh đi vào trong và khi anh trở ra anh lại đưa tôi đi ăn bún. Anh cũng mua ba tô, mỗi người một tô, tô thứ ba chia hai, anh dành hết phần thịt cho tôi.Từ hôm đó tôi cứ trông đến ngày anh hai tôi dẫn tôi đến trước bịnh-viện, tôi sẽ đứng bên ngoài chờ, anh đi vào bên trong, lúc trở ra anh lại đưa tôi đi ăn bún.

Lần thứ ba, anh hai tôi dẫn tôi đến bịnh-viện, tôi cũng đứng trước cổng chờ. Lần này tôi nhìn thấy bác Hội từ bên trong bịnh-viện đi ra, cùng lúc ấy bác cũng nhìn thấy tôi, bác hỏi: "Tấn em làm gì đứng đó ?". Tôi trả lời: "Con đợi anh hai con, anh ấy vào trong đó" tôi vừa nói, vừa chỉ tay vào bịnh viện. Bác nói: “Anh hai con vào trong đó làm gì vậy  kìa ? Nó có nói với con không?". Tôi lắc đầu. Bác đứng lại với tôi, lấy thuốc ra hút... Anh hai tôi từ trong bịnh-viện đi ra. Bỗng nhiên anh đứng khựng lai, vẻ mặt sợ hãi, có lẽ vì nhìn thấy bác Hội ? Cùng lúc ấy, bác Hội hỏi:
“ Con vô đây làm chi rứa?"

Anh hai tôi không trả lời, mặt nhìn xuống đất, tôi nhìn thấy trong mắt anh chớp chớp, như có những giọt nước. Bác Hội sẵng giọng: "Con vào đó bán máu phải không?”. Anh tôi không trả lời, hai vai anh run nhẹ, những tờ giấy bạc rơi lả tả xuống đất. Bác Hội lê bước tới nắm tay anh kéo đi. Tôi lượm lại mấy tờ giấy bạc chạy theo. Đến một khoảng vắng, bác vứt cây nạng gỗ xuống đất, bác kéo anh tôi vào lòng, bác khóc, anh hai tôi khóc và tôi cũng khóc.

Về đến nhà, bác hỏi anh hai tôi ai chỉ vẽ cho anh đi bán máu, anh nói: "Trong xóm mình nhiều người đi bán máu lắm, họ rũ con đi". Bác thở dài, lẩm bẩm: "Khốn nạn cho cái xã-hội mới nầy"!

**********

Một hôm trời mưa, hai anh em tôi không đi lượm bao nylon. Tôi qua chơi với hai đứa con của bác Hội. Buổi trưa về, vừa mở cửa vào phòng, tôi thấy tên công an Được đang ở trong nhà. Nó vứt mấy đồng bạc trên giường và nói: "Giữ lấy mà mua gạo ăn!". Tôi nhìn anh tôi dò hỏi nhưng anh im lặng.

Từ đó, anh tôi không còn vui cười, mặt lầm lì, hay tránh mặt tôi. Vài ngày sau, bác Hội đưa anh vào bịnh-viện vì anh bị đi cầu ra máu. Về nhà, bác lẩm bẩm suốt ngày: "Tên khốn khiếp! có súng, tau bắn nát đầu mầy".
Bác Hội xin được cho anh hai tôi công việc gỡ lưới bắt cá trên một ghe chài của một người bà con bên vợ. Hằng ngày tôi đi lượm bao nylon một mình. Buổi tối tôi ngủ một mình. Anh hai tôi theo ghe chài hai ngày mới về bến một lần. Tôi ăn uống bên nhà bác Lộc.

Một đêm, tôi đang ngủ, có cảm giác như có ai ôm mình vào lòng. Tôi nghĩ chắc anh hai tôi đã đi biển về, tôi quay người lại nhưng cái cảm giác chạm vào da thịt của anh hai tôi không giống như thuờng ngày, tôi mở mắt, qua ánh sáng đèn từ ngoài đường chiếu vào, tên Được đang nằm bên tôi. Tôi hoảng sợ, dùng hết sức mạnh hai chân đạp vào bụng tên Được rồi nhảy xuống guờng chạy ra khỏi nhà. Tiếng tên Được gọi theo:" Đừng chạy, tau bắt đưa về công an phường bây giờ". Nhưng tôi vẫn chạy, chạy qua bao nhiêu con hẽm trong xóm, chạy ra huớng biển và thẳng đến bến ghe chài.

Tôi ngồi tựa lưng vào cái thúng chài trên bờ. Trước mặt tôi một màu đen mênh-mông, tiếng gió hòa cùng tiếng sóng biển tạo ra một âm thanh kỳ lạ làm tôi sợ hãi. Tôi ngồi chờ anh hai tôi trở về bến. Tôi không dám quay trở về nhà, tôi phải trốn tên công-an Được.

Bỗng có tiếng chân người đi ven mé biển trước mặt tôi, càng lúc càng nhiều.Tiếng thì thầm thúc dục mà mang âm điệu sợ hãi. Tiếng trẻ con khóc, tiếng "xuỵt xuỵt " bảo im lặng. Tiếng gọi tên nhau thì thầm. Tôi nghe tiếng máy nổ của một chiếc ghe từ xa càng lúc càng gần. Ở quanh tôi đám đông đã lên hết trên cầu tàu.

Chiếc ghe đã cập cầu bến cá. Mọi người lần lượt lên ghe... Tôi nghe tiếng một người đàn ông hỏi: 
      - Bà con lên hết chưa? Đếm xem đủ người của mình chưa? Nhanh lên! ¡để ghe rời bến, nhanh lên! nhanh lên! công an nó đuổi tới nơi bây giờ!" Tôi nghe mấy tiếng "công-an đuổi đến bây giờ", tôi nhớ đến lời của tên Được: "Tau bắt đưa về công-an phường bây giờ! " Sợ hãi, tôi chạy nhanh lên cầu tàu. Một người chạy đến túm lấy tôi ném lên ghe: "Còn một đứa nhỏ, con ai đây? ... xong rồi! mở máy cho ghe chạy đi, trời bắt đầu sáng rồi."

Trong ghe tối đen, tôi không nhìn thấy ai là ai. Một người lay tôi dậy. Trời đã sáng. Mọi người ngồi ép vào nhau. Vài người lao nhao hỏi tôi: "Cháu là con ai vậy? Tên là gì? Đi với ai? Tôi bật khóc, không biết trả lời như thế nào. Một bà dang tay ra ôm và an ủi tôi. Tôi nói với bà: "Con chờ anh con đi theo ghe đánh cá trở về... rồi một người nào đó ném con lên ghe này khi ghe bắt đầu chạy".

Buổi chiều hôm đó, mọi người được phép lần lượt ra khỏi lòng ghe để thở chút gió mát. Quanh tôi, biển mông mênh không thấy đâu là bờ. Tôi nhớ đến anh hai tôi, nhớ ba mẹ tôi, nhớ gia đình bác Hội, nhớ mọi người trong xóm.
Tôi nghe hai người đàn ông nói chuyện với nhau:
- Chuyến này như vậy là thành công, hai lần truớc bị bắt khi ghe vừa rời bến, nhưng lần nầy thì ghe mình thoát, đang chạy trong hải phận quốc tế rồi..."

Hai ngày sau ghe chết máy, thả bồng bềnh trên biển. Trong lúc nguy khổn, may sao ghe được một tàu hàng Do-Thái đi ngang cứu và chúng tôi được đưa đến trại tỵ nạn cộng-sản ở đảo Galang của nước Nam-dương.
    
*********

Tôi được một gia-đình người Pháp gốc Do-Thái nhận làm con nuôi, định-cư tại Tel-Aviv, sau mấy tháng sống tại tỵ-nạn Galang.
Hôm xuống tàu để sang Singapour, những người tỵ-nạn còn đang bị tạm lưu lại đảo, tụ tập ngoài cầu tàu để tiễn những người được đi định cư đến các nước đã nhận cưu mang họ. Con tàu xa dần bến, người đưa tiễn khuất dần trong tầm nhìn. Nỗi cô-đơn ngập trong tôi, tôi cảm nhận kể từ phút đó, tôi mất tất cả những gì gọi là hình bóng Viêt-Nam. Tôi gục đầu vào thành tàu, nghe những thổn thức tràn ngập trong lòng. Tôi khóc.
                
*******

Ba mẹ Do-Thái của tôi không có con. Bà đã có hai người con nuôi trước khi nhận tôi. Ba nuôi tôi có một nông trại trồng cam còn mẹ nuôi tôi là một giáo sư ngôn ngữ học. Hai người anh của tôi là một người da màu, gốc Madagascar còn nguời anh kia gốc Ai-cập. Trong ba người, tôi nhỏ tuổi nhất, kém người anh cả tám tuổi, kém người thứ hai năm tuổi. 

Chúng tôi được nuôi ăn học đàng-hoàng, sống rất hòa thuận và đều theo Do-Thái giáo. Bà mẹ nuôi tôi hay than với tôi: "Đất nước của con sao mà nhiều thống khổ quá! chỉ tội cho người dân. Con cố học và đừng quên tiếng Việt; sẽ cần cho con sau nầy khi con muốn tìm về cội nguồn. Khi tôi bắt đầu lên trung học, mẹ nuôi tôi bắt đầu dạy tôi học tiếng Việt. Trong những giờ dạy tiếng Việt, bà yêu cầu tôi kể những gì liên quan đến gia đình tôi mà tôi còn nhớ được. Tôi kể bằng tiếng Việt những gì tôi còn nhớ được về hoàn cảnh của tôi. Mẹ tôi đã ghi lại trên giấy và vào buổi cơm tối ngày hôm sau bà đọc lại cho mọi người trong gia-đình cùng nghe bằng tiếng Do-Thái. Sự việc nầy kéo dài hàng năm cho đến lúc tôi không còn nhớ gì để kể lại. Sau này những lúc chỉ có hai người, mẹ nuôi tôi thường nói tiêng Việt với tôi. Bà bảo đã hai lần đi Việt-nam, tìm đến những nơi mà tôi đã kể cho bà nghe để tìm tin tức gia-đình tôi nhưng vô hiệu. Có lẽ trí nhớ và số tuổi nhỏ của tôi đã không kể lại đủ chuyện gia-đình tôi cũng như nơi chốn gia-đình tôi sinh sống trước đây cho bà nghe. 

Sau khi tốt nghiệp đại-học, tôi được học bổng của trường đại học Sorbonne Pháp để học tiếng Pháp tại Paris. Một hôm đang ăn trưa tại một tiêm phở thuộc khu phố người Việt quận 13, một bác phục vụ nhà hàng lại bàn nói chuyện với tôi. Bác hỏi thăm và cho biết bác cũng là người gốc quận ba Đà-nẵng trước đây. Bác và gia-đình vượt biển sau khi thành-phố Đà-nẵng bị mất vào tay cộng-sản. Bác có trở về Đà-nẵng vài lần, nên bác cho biết các sự đổi thay và chỉ dẫn tôi cách tìm đường về nơi tôi đã đuợc sinh ra và lớn lên sau khi khuyên tôi nên về Đà-nẵng một chuyến để tìm lại gốc gác gia đình.

**********                                                                        

Tôi đi dạy được hai năm thì cưới vợ và có hai con, một trai một gái. Khi con trai đầu của tôi được tròn bốn tuổi, tôi mua cho nó một chiếc xe đạp nhân ngày sinh-nhật của nó. Khi đem chiếc xe về nhà, tôi nhớ đến ngày còn ở quê nhà mẹ tôi đọc thơ của ba tôi viết từ chiến trường hứa về mua cho tôi chiếc xe đạp nhân ngày sinh-nhật nhưng rồi điều đó không xẩy ra. Nhìn con trai tập đạp xe, tôi ứa nước mắt, bùi ngùi nhớ lại tuổi thơ của mình, tội nghiệp cho thằng bé là mình hai chục năm trước. 
Nếu ngày đó tôi có được chiếc xe, không biết tôi có những cử chỉ vụng về, loạng quạng khi tập đạp xe như con tôi bây giờ?

Tôi hay nói với vợ tôi, "Cho đến tuổi nầy, anh chưa bao giờ bước lên yên xe đạp". Vợ tôi an ủi: "Anh lại trở về với quá khứ rồi, hãy quên đi!"
Tôi chỉ biết thở dài... làm sao mà quên được!         

**********
             
Mùa hè năm 2010, mẹ nuôi tôi khuyên tôi nên trở về Đà-nẵng tìm thăm tin-tức gia-đình; nếu tôi tìm được bà định sẽ đem hết đại gia đình cùng đi với tôi trong một chuyến đi sau.

Tôi về đến Đà-nẵng, theo lời hướng dẫn của cô tiếp-viên khách-sạn và những chi tiết bác đồng-hương tại một nhà hàng bên Pháp cho biết năm nào. Tôi tìm đuờng ra bờ sông Hàn rồi tìm phà qua sông. Bến phà này mấy mươi năm trước anh hai đã đưa tôi qua lại mấy lần để đến bịnh-viện bán máu lấy tiền mua gạo. Mọi vật đã đổi thay, phà đã ngừng đưa khách, những chiếc cầu mới đã được bắt ngang hai bờ sông. Bác xe ôm lớn tuổi chở tôi chạy vòng qua bao nhiêu khu phố mà ở cái tuổi tôi thời ấy chưa có, bây giờ các khu phố đã mọc lên che lấp những bờ dương và bãi cát cùng sóng biển. Tôi ra đi ở cái tuổi lên năm, chưa có ý-niệm gì về tên làng, tên xóm, tên phường, tên con đường hẻm chạy qua trước nhà... nên bao nhiêu năm qua tôi không thể nào liên lạc về nhà cũ; quê hương dường như đă chết trong tôi. Tôi nhờ bác lái xe ôm hỏi thăm và đưa tôi đến bến ghe cá mấy mươi năm trước.  Tôi hy vọng từ đó tôi sẽ tìm ra nhà cũ của ba mẹ tôi. Bác lái xe ôm đã đưa tôi đến bến ghe cá cũ, nay chỉ còn cái danh của ngày trước vì bến đã dời đi nơi khác, thay vào đó là một khách-sạn đã được xây lên cùng những ngôi nhà cao tầng. Tôi hỏi thăm nhà ba mẹ tôi, hỏi thăm nhà bác Hội, hỏi thăm tên anh hai tôi, mọi người đều lắc đầu, trả lời với một giọng nói có âm sắc mà tôi chưa hề được nghe khi còn thuở thơ ấu. Lòng nặng chĩu và thấy lạc-lõng, tôi rưng rưng muốn khóc. Cả một buổi trưa tôi lang-thang, từ khu nầy qua khu khác, áo đẫm mồ hôi, tôi đứng tựa vào một tường nhà có bóng mát tránh nắng. Tôi định quay trở về khách sạn để tiếp tục trở lại khu nầy ngày hôm sau. Bỗng tôi nghe có tiếng ve sầu vang lên đâu đây, buồn não. Ngày xưa trong xóm chỉ có nhà tôi có cây phượng vĩ. Mùa hè hoa nở đỏ rực, lũ ve sầu từ đâu đến buông tiếng kêu râm ran và rầu rĩ, như ru tôi ngủ vào những buổi trưa nóng bức. Khi có cơn gió mạnh, những cánh phượng rơi lả tả xuống sân nhà, mẹ tôi cầm chỗi quét. Một lần tôi nghe mẹ tôi phàn nàn với ba tôi: "Anh ơi, hãy đốn cây phượng làm củi cho rồi. Ngày nào cũng quét hoa rụng, mệt quá".  Ba tôi cười trả lời: "Cây phượng nầy do ông nội trồng để tưởng nhớ bà nội sau khi bà nội chết, bà nội mấy đứa nhỏ tên Phượng, mình không đốn cây được đâu." Tôi lần đi về hướng có tiếng ve rên-rĩ... màu đỏ của hoa phượng chan hòa trước mắt tôi: một cây phượng to lớn im lìm dưới nắng chói chang... Tôi dừng chân bên cây phượng mọc ngay bên cổng vào một căn nhà... tôi nhìn kỹ, hình ảnh ngôi nhà xa xưa của tôi hiện ra rõ ràng trong trí nhớ. Tôi đã tìm ra được nhà tôi. Hàng hiên không có gì đổi thay, tất cả còn nguyên như cũ. Tôi lặng nguời vì vui mừng. Lòng hồi hộp nhưng cố giữ bình -tĩnh, một hồi lâu tôi gọi vọng vào bên trong:
- Có ai trong nhà không, cho tôi hỏi thăm? Tôi gọi đến lần thứ ba thì cánh cửa nhà hé mở, một đứa bé trai bước ra nhìn tôi rồi vội quay vào đóng cửa lại. Tôi kiên nhẫn chờ. Cánh cửa lại mở, một người đàn ông râu tóc bạc phơ chống nạng bước ra. Tôi nhận ra ngay bác Hội ngày xưa của tôi. Bác già quá nhiều. Bác chống cây nạng gỗ mà người cứ run run. Bác lấy tay che trán nhìn tôi. Tôi bồi-hồi, xúc-động nói lớn:
- Bác Hội còn nhớ con không? Con là Tấn em đây. Bác đi khập khiễng ra cổng, giọng lắp bắp:
- Tấn em hả? con còn sống hả? Trời ơi! con còn sống hả?... Vào đi, vào đi con.

Hai bác cháu loạng choạng ôm nhau, cả hai cùng khóc, khóc vì mừng gặp lại nhau và khóc cho thân phận của mỗi người và thân phận của nhau. Tôi theo bác vào nhà, đưa mắt nhìn quanh, vội hỏi bác:
- Ba mẹ cháu đâu? Anh hai cháu đâu bác?" Bác khựng lại rồi nói:
- Chuyện còn dài, rồi bác sẽ kể lại cho con nghe. Con ngồi nghỉ cho khỏe đã!
            
     *********

Và bác kể:
"Ngày mẹ con đi Huế tìm thăm ba con bị thương ở Quảng-tri và được đưa vào điều trị tại bịnh-viện Huế đến nay, bác chỉ nghe bạn đồng đội của ba con kể lại. Khi mẹ con ra đến bịnh viện thì ba con đã bị chính quyền mới của Cộng-sản đuổi ra khỏi bịnh viên cùng với các đồng đội khác cũng bị thương. Những người thương-binh và các nguời nuôi bệnh cùng cảnh này tụ-tập sống dưới chân cầu Tràng-Tiền, nhờ vào sự giúp đỡ của dân chúng. Sau đó họ dìu dắt nhau theo quốc lộ 1 trở về Đà-nẵng, ngày xin ăn, tối ngủ bờ ngủ bụi. Khi đến Cầu-Hai thì ba con kiệt sức vì vết thương làm độc nên chết tại đây. Sau khi được dân Cầu-Hai giúp chôn cất ba con xong thì ngày hôm sau mẹ con, lúc đó cũng đau yếu, thất thểu đi một mình trên đuờng vào Đà Nẵng. Rồi từ ngày ấy đến nay, không ai biết tăm tích của mẹ con ở đâu nữa. Chắc là chết ở đâu rồi, vì nếu còn sống mẹ con thế nào cũng tìm về nhà ở Đà nẵng với hai anh em con." 
Tôi gục đầu xuống bàn, thổn thức. Giọng bác đều đều: 
" Khi con mất tích, anh hai con, gia-đình bác cùng bà con lối xóm ngày đêm tìm kiếm hoài không ra. Anh hai con buồn lắm, sống như một cái bóng thui thủi trong căn nhà này - bác nhìn quanh nơi bác và tôi đang ngồi. Ba năm sau, anh hai con đến tuổi "thi hành nghiã vụ quân sự" thì bị đưa qua chiến trường Campuchia. Chỉ sáu tháng sau, địa phương báo cho bác biết anh hai con đã tử thương. Người ta hứa sẽ đưa xác về, nhưng đó chỉ là lời hứa suông thôi, không bao giờ có xác về. Bác đã lấy một mảnh đất sau vườn nhà con xây một ngôi mộ nhỏ, lập bia chung cho cả ba người, ba mẹ con và thằng Tấn anh của con. Hằng ngày bác thắp nhang cho linh hồn ba mẹ con và anh hai con khỏi lạnh lẽo. Còn riêng phần con, bác nghĩ là con không chết, có lẽ con đã đi lạc đến một nơi nào đó, có người đem về nuôi, một mai khôn lớn con sẽ tìm ra gốc gác gia đình để trở về... Anh hai con cũng có ý nghĩ như bác nên trươc ngày bị đưa đi Campuchia, anh con đã giao hết giấy tờ nhà đất cho bác giữ hộ và dặn: "Nếu con có mệnh hệ nào thì xin bác giao lại cho thằng Tấn em con." Bác giữ đã lâu mà vẫn không có tin tức gì của con, bác sợ chính quyền sẽ tịch thu căn nhà nên bác đã xoay sở sang tên ngôi nhà cho bác, nhờ vậy, cái nhà vẫn còn. Nay con trở về, bác sẽ giao nhà lại cho con. 

Tôi theo bác ra sau vườn, ngôi mộ nằm bên một góc vườn. Mộ bằng xi-măng, sạch sẽ. Tôi đọc tên ba, mẹ và anh hai tôi ghi trên mộ bia. Tôi quỵ người xuống, gục đầu vào thành bia, nước mắt trào ra. Lòng tê tái, tôi đau đớn nghĩ đến cha mẹ, đến anh hai tôi và tự xót thuơng cho thân phận mình mồ côi, cô độc, tìm ra gốc gác gia đình chỉ để nhận thêm một sự thực rằng trước sau gì tôi vẫn không còn cha mẹ, anh em, không có ai là người ruột thịt... đến lúc bác Hội nắm tay kéo tôi đứng lên, đèn trong nhà bác đã thắp sáng. 
             
Ngày hôm sau, tôi vẫn giữ căn phòng ở khách-sạn nhưng về sống với gia-đình bác Hội. Một hôm bác đưa tôi dạo quanh xóm cũ, phần lớn dân cư từ nơi khác đến. Tình cờ ngang qua một tiệm sửa xe, tôi gặp Hiền, người bạn cùng học lớp mẫu giáo với tôi ngày xưa. Hai đứa nhận ra nhau. Cả hai bồi hồi, xúc-động. Bằng tuổi tôi nhưng Hiền mang dáng dấp của một ông lão. Ba của Hiền, ngày xưa là Trung-úy của quân lực Việt Nam Cộng-hòa. bị chính-quyền mới bắt đi tù cải-tạo ở Trung-phước rồi chết tại đó. Vì có lý-lịch con của "ngụy" nên Hiền không tìm đươc công ăn việc làm, nên đành lấy hiên nhà làm tiệm sửa xe từ mấy chục năm nay. Con cái học hành không tới đâu, nhà quá nghèo. Vợ cũng phải phụ chồng sửa xe. Bất chợt cơn mưa rào chợt đến. Hiền vội vã tìm thau và chậu đề hứng nhưng cả tiệm sửa xe vẫn tràn đầy nước từ trên mái đổ xuống. Hiền nói: "Cái nhà đã 'rệu' từ chục năm nay, không tiền để sửa, bây giờ lo cái ăn cho gia-đình khỏi đói là đủ mệt rồi". Tôi nghe mà lòng bỗng dưng cồn-cào như bị cái đói ngày xưa hành hạ, cái đói mà anh Hai tôi phải bán máu, chất dinh dưỡng cơ thể để đổi lấy cái ăn mà sự dinh-dưỡng cơ thể đang cần... một cái vòng lẩn quẩn khốn-nạn của nhu cầu sinh tồn. 
             
Buổi chiều truớc ngày từ giả gia-đình bác Hội để về lại Do-Thái, bác cùng tôi ngồi tâm-sự trong phòng khách. Bác kể lại tình bạn giữa bác và ba tôi, kể đến đâu, bác thở dài đến đó, bác ngậm ngùi nhớ đến kỷ niệm của một thời đă qua. Tôi tựa đầu vào thành ghế, tai chăm chú nghe nhưng mắt lơ đãng nhìn lên trần nhà. Tôi hướng mắt về phía cái kèo nhà có cái khe nứt, sực nhớ lại chuyện ngày trước bác Hội đã thúc hối anh hai tôi tháo cờ ba sọc đỏ dấu đi... anh hai tôi đã leo cột nhà đem dấu vào chỗ khe nứt đó... bỗng nhiên tôi đứng lên đi vòng vòng trong phòng khách, mắt cứ nhìn chăm chăm vào khe nứt trên kèo nhà. Có lẽ bác Hội ngạc nhiên nên hỏi tôi:
- Con tìm cái chi rứa? Tôi trả lời:
- Bác còn nhớ, ngày xưa khi cộng sản vào thành phố, bác thúc anh hai con đem cây cờ ba sọc đỏ giấu đi và anh Hai con đã đem lá cờ giấu vào cái lỗ đó", tôi vừa nói vừa chỉ tay lên lỗ nứt trên kèo nhà. Bác Hội "ờ" lên một tiếng rồi nói "Thằng ni nhớ dai ghê, như vậy thì nó còn ở đó. Từ đó cho tới ni, chỗ đó không ai động đến, mà lâu quá không biết lá cờ có mục có nát không?"

Nói xong bác tiến đến cửa lớn nhìn ra ngoài và nói với vẻ thận trọng:
- Sắp nhỏ chạy chơi đâu hết rồi, con muốn xem cái đó thì leo lên xem thử.
Nói xong bác khép cửa lại, gài chốt ngang. Tôi đã định xin phép bác leo lên xem thử lá cờ còn đó không, thì nghe bác khuyến khích làm tôi vừa sung-sướng vừa hồi hộp. Tôi đang loay hoay tìm cách leo lên cây cột (nhà xây theo kiểu xưa, có nhiều cột) thì bác đẩy cái bàn đến sát cây cột nhà rồi để thêm cái ghế lên trên bàn, bác nói:
- Làm như thế ni leo dễ hơn!

Tôi thận trọng bước lên bàn, bước lên ghế, dùng hai tay đu lên sà nhà. Tôi chợt nhớ đến anh hai tôi, hồi đó anh leo lên cột sao dễ dàng và nhanh nhẹn như sóc vậy.
             
Tôi thọc tay vào khe hở bên kèo nhà, tay chạm vào một vật mèm mềm, kéo ra, một cuộn vải màu vàng đã phai màu... Tôi nói với bác Hội:
- Nó còn đây bác ơi! Tôi ném cuộn vải màu vàng xuống cho bác. Bác nhặt cuộn vải lên, mở ra, tay giũ giũ mấy lần, lá cờ ba sọc đỏ hiện ra trước mắt tôi... Tôi nghe bác nói:
- Còn nguyên si, chỉ bạc màu chút thôi. Tôi tuột xuống đứng bên bác. Bác trùm lá cờ lên đầu bác. Tôi nghe bác hít... mấy cái rồi bác lặng yên, chừng một phút sau bác lấy lá cờ ra khỏi đầu. Tôi nhìn thấy hai mắt bác đỏ và long lanh nước. Bác trao lá cờ cho tôi giữ và mở cửa đi ra ngoài rồi quay lại với một lọ thủy tinh trên tay, bác nói với tôi:
- Con cuộn lá cờ lại bỏ vài cái lọ ni, đem ra chôn bên mộ của ba con, ba con chết không có ai phủ cờ, mình nay đem chôn cạnh ba con như rứa ba con cũng ấm lòng. 
Tôi cuộn lá cờ cho vào lọ, đậy nắp lại. Bác và tôi cùng đi ra ngôi mộ sau vườn. Bác dùng con dao chẻ củi đào một cái lỗ trên đầu mộ, tôi để cái lọ vào đó và bác lấp đất lại. Tôi nghe giọng bác thì thào như nguời tâm sự:
- Tổ quốc chưa kịp ghi ơn em thì Tổ quốc đã mất. Tổ quốc chỉ còn một chút nầy, em mang theo để sống với kỹ niệm của một giai đoạn lịch-sử... và biết đâu Tổ quốc sẽ sống lại với con cháu của chúng ta sau nầy.
             
Chiều hôm đó tôi từ giã gia-đình bác Hội.Trên đường đi từ trong nhà bác ra đường lớn đón xe để về khách-sạn, bác nhắc tôi:
- Con nhớ đừng quên giúp đỡ Hiền, thằng bạn của con. Nó cần sửa lại căn nhà dột nát của nó, không biết cả đời nó có tiền sửa được không. Tôi nói:
- Bác yên tâm, con sẽ giúp tận tình, con sẽ chuyển tiền về cho bác để bác đưa cho Hiền. Nếu không đủ con sẽ chuyển thêm cho đủ. 

Tôi lại nói với bác:
- Dường như cả đời, bác đã lo hết cho gia đình ba mẹ con và anh em con, con nhớ ơn bác vô cùng. Nay bác có tuổi rồi, bác nên quan tâm cho sức khỏe bác nhiều hơn".
Bác nắm chặt tay tôi hỏi:
- Còn ngôi nhà của ba mẹ con, con tính sao đây?  Nay con còn đó, bác tiếp tục giữ nhà thì lòng bác ngại quá...! 
Tôi trả lời trong nghẹn ngào:
- Tình cảm và công ơn bác dành cho gia-đình con như trời biển, có một trăm ngôi nhà như vậy cũng không thấm vào đâu đối với tấm lòng của bác… Con chưa bao giờ có một ý nghĩ nào về ngôi nhà đó là của ba mẹ con hay của con. Nó là của bác… nó là của bác. Bác nên lo cho Bác nhiều hơn!

********

Thay vì đi máy bay từ Hà-nội thẳng về Do-thái, tôi đổi vé đi Paris. Nước Pháp có vài ngôi chùa Việt-nam còn bên Do-thái không có.

Tôi tìm đến một ngôi chùa ở ngoại ô Paris để xin lập bài-vị thờ ba mẹ và anh hai tôi theo như lời bác Hội khuyên.
Vị-sư trụ trì chùa tiếp tôi sau chánh điện, hỏi:
  Anh cho biết tên thân-sinh của anh.
  Tên cha?
  Đoàn-minh-Tiếng.
  Ngày và năm sinh?
  Dạ, thưa thầy con không biết.
  Ngày và năm chết?
  Dạ, thưa thầy con không biết.
  Pháp-danh?
  Dạ, thưa thầy con không biết.
  Vị sư trụ trì nhìn tôi với đôi mắt khác thường, rồi lắc đầu:
  Ngày sinh, tháng đẻ của cha anh mà anh không biết, lạ thật!
  Vậy tên của mẹ anh là gì?
  Nguyễn-thị kim Ngân.
  Ngày và năm sinh?
  Dạ, thưa thầy con không biết.
  Ngày và năm chết?
  Dạ, thưa thầy con không biết.
  Pháp-danh?
  Dạ, thưa thầy con không biết.
  
Vị sư trụ trì đứng dậy đi tới đi lui rồi nhìn tôi với đôi mắt nheo lạỉ như nghi ngờ như tôi đang đùa với ông một cách không nghiêm chỉnh. 
Sư lại ngồi xuống, hỏi tiếp:
   Anh còn muốn lập bài vị cho ai nữa không?
   Dạ, còn người anh.
   Tên gì?
   Đoàn-tấn Anh.
   Ngày sinh và năm sinh?
   Da, thưa thầy con không biết.
   Ngày chết và năm chết?
   Dạ, thưa thầy con không biết.
   Pháp-danh?
   Da, thưa thầy con không biết.
   Thầy trụ trì ném cây bút xuống bàn rồi niệm Phật:
   "Nam mô A-di-Đà-Phật"
   
Thầy thở dài hỏi tôi:
   Anh muốn lập bài vị để thờ người thân trong chùa mà không nhớ ngày sinh tháng đẻ, ngày chết, Pháp-danh thì chùa làm sao cúng kiến cầu siêu được?
   Dạ thưa thầy, con lạc gia-đình cha mẹ và anh con từ lúc năm tuổi nên con không biết ngày sinh tháng đẻ, ngày chết cũng như Pháp-danh của họ.
   
Sư trù-trì nhìn tôi, chấp hai tay lại niệm:
   "Nam-mô A-di-Đà-Phật."
   Tôi gục đầu xuống bàn.
   Một bàn tay của thầy để trên vai tôi.

Nguyễn đại Thuật
Viết trong tháng tư buồn.

Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 12/May/2018 lúc 11:54am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/May/2018 lúc 2:01pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 92 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.316 seconds.