Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Sep/2022 lúc 6:01am

Già!

Cứ%20ngỡ%20khi%20tuổi%20già...%20-%20Thơ%20-%20THƯ%20VIỆN%20HOA%20SEN

Chuyện rằng: Có một em nộp đơn ra Tòa xin ly dị! Ông Tòa hỏi lý do? Em nói 10 năm trước, chồng em gọi em là Hà Mã. Mười năm? Sao giờ mới đòi thôi? Dạ hôm qua đi sở thú, em mới biết mặt con Hà Mã nó xấu đau, xấu đớn, xấu như Hà… Bá, xấu một cách não nùng!

Hà Mã trong sông. Còn đây là Hải Mã, ngoài biển. Hải Mã thường sống xa hơn về vùng biển Bắc Cực. Có 30,000 con Hải Mã ở Bắc Ðại Tây Dương.

Hải Mã không xấu như Hà Mã nhưng nó cũng mập lù hè. Con Hải Mã cái, được đặt tên là Freya, nữ thần sắc đẹp và tình yêu Bắc Âu nặng tới 600 kí lô.

Trước đó, người ta thấy em Hải Mã Freya ở Anh, Hòa Lan và Ðan Mạch. Rồi ngày 17, tháng 7, năm 2022, em Freya lạc tới tại vùng biển vịnh Oslo, thủ đô nước Na Uy.

Với cái thân bồ tượng hơn nửa tấn, em tắm nắng hoặc ngủ gục trên thuyền. Bà con Na Uy rất khoái chí hay dắt con nít lại gần để chụp hình về khoe trên Facebook.

Cảnh sát nói đừng chơi ngu như vậy. Ðứng cách nó có một mét, nó quơ một cái là không còn cái răng mà ăn cháo. Tệ hại hơn là một đi không trở lại, đi chầu Hà Bá đó nhe!

Nói như đàn khảy tai trâu. Cuối cùng, vì tính mạng của 1.6 triệu người thường ra bơi ngoài vịnh Oslo, chánh quyền Na Uy buộc lòng phải an tử, nghĩa là chích chết em Freya.

Bà con trên toàn thế giới (có cả tui trong đó) vô cùng đau buồn vì trộm nghĩ thiên nhiên là của muôn loài! Em Freya chưa có tội gì sao lại bị con người giết chết?

o O o

Tưởng chỉ có chánh quyền thủ đô Oslo, Na Uy mới hành xử dã man như thế, ai dè chánh quyền tiểu bang Victoria, Úc Châu, nơi tui ở, cũng dã man không kém!

Lần nầy, họ không giết Hải Mã mà giết Hải Cẩu. Con Hải Cẩu nầy đi lạc vào một trang trại nuôi bò sữa, cách biển tới 35 km. Xui thay, nó không tìm được đường trở lại với đại dương.

Thì bỏ nó lên xe chở ra biển thả! Nó đi lạc, chớ nó có vượt biên trái phép đâu mà nỡ lòng nào chích cho nó chết vậy mấy cha?

Thì bác sĩ thú y Úc nói rằng: “Con Hải Cẩu nầy già rồi, bị mù một mắt và đã gãy răng. Thả về biển cả hoang dã, nó không thể tự kiếm ăn. Trước sau gì cũng chết đói. Thôi tốt hơn là chích một mũi, cho nó phê ‘sì ke’, rồi nó an tử.

Do đó các sinh vật biển đừng vội mừng khi đi lạc mà gặp được người Úc. Con gì ăn được, Úc sẽ ăn thịt! Bằng không ăn được, những con vật nầy sẽ được nước Úc văn minh âu yếm cho về chầu tiên tổ!

Bảo Huân

o O o

Mới đây, tui có đọc một nhà văn của xứ cao bồi Texas, Huê Kỳ tâm sự chiều xế bóng như vầy: “Chữ già không mấy ai muốn nghe, muốn nhắc, ngay cả đối với những người… già. Vì ‘già’ là gần đất xa trời, da mồi tóc bạc, răng long đầu bạc, (bạc hoài hè?); vú xếch lưng còng (?)

(Lưng còng, già là phải rồi. Còn vú xếch? Xếch như mắt xếch. Vú xếch nó cong như cái sừng trâu! Chỉ có mấy em đang độ xuân thì mới có. Thì già cái giống gì hè?) Hay câu nầy là ‘vú thõng’ (như trái dưa leo) ‘lưng còng’ (như chữ ‘C’ viết hoa). Còn ‘vú xếch lưng ong’ để chỉ ‘thì’ của em yêu đang độ chín).

o O o

Nói nào ngay, sợ chết quá xá, bà con thay chữ ‘già’ bằng ‘người có tuổi’?! Thay tầm bậy hè. Ðẻ ra sống sót để ăn thôi nôi một năm, là có tuổi rồi!

Có người thấy ‘già’, chữ Nôm, coi bộ không xong; bèn chạy trốn chui vô chữ Hán. Thay vì ‘già’ thì là ‘lão niên’. Thay vì ‘nhà già’ thì là ‘trung tâm cao niên’

Thay vì kêu anh lại là chú, là cụ. Thiệt tui nghe mấy em ‘đá đít’ chữ anh đi; thay bằng chữ chú là tui giận lắm! Nói chi tới cái vụ kêu tui bằng cụ!

“Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. “Ðừng kêu anh bằng chú!” Nhưng em nhứt định không ưng. Cứ một cũng chú? Hai cũng chú! Sao em ngoan cố vậy? Thì em ỏn ẻn trả lời mặc dù nhỏ hơn anh có một, hai tuổi em thích gọi bằng chú để thiên hạ biết em còn trẻ lắm. Em mới đi Seoul, Hàn Quốc cắt mắt, chẻ cằm, độn mông, nhét ‘silicon’ vào hai trái dưa leo rồi kéo nó lên tốn hết mấy chục ngàn đô mà không ai dòm vô hết ráo.

Chỉ cần kêu anh bằng chú là mấy thằng bạn nhậu (mất nết) của anh rầm rầm ‘Follow’ rồi xin kết bạn với em trên ‘Facebook’. Thì em ngu sao mà không gọi anh bằng chú chớ?!

Xong ông nhà văn nầy nhảy qua làm bác sĩ ngang xương mà hổng cần đi học trường Y gì hết ráo. Ổng cắt nghĩa là: “Tế bào gạch xây lên ngôi nhà cơ thể. Gạch cũ; ắt nhà xưa. Triết gia Aristotle, thời Thượng Cổ nói: “Thực vật (cây) chậm già hơn động vật (con) ?!”

Tui chưa có dịp gặp ông “A-lốp-bốp tò te” nầy để hỏi ổng có nói như vậy hay không? Chớ so sánh là phải cùng loại: cây với cây; con với con. Chớ ai mà đi so cây với con bao giờ?

Ai mà xạo như Thủ tướng CSBV Phạm Văn Ðồng nói ba kí lô rau muống bổ bằng một kí lô thịt bò?! Tui e Phạm tướng quốc nói tào lao như vậy là vì ổng muốn người dân ngu khu đen nghèo đói an tâm ăn rau muống như heo để nhường cho ổng và cái Bộ Chánh trị thổ tả của ổng ăn thịt bò.

o O o

Cuối cùng, bà con ai cũng nhận thấy tuổi già là có tiền, có thời gian nhưng lại không có ai chơi, nên buồn ‘lẻ bóng’. Nhỏ muốn chơi thì không có tiền. Già muốn chơi thì không còn xí quách.

Trước cái tình hình oái oăm đó, nhân sinh quan của tui đơn giản hơn mấy ông nhà văn nhiều. Vì tui tuổi Sửu, xuất thân từ chăn trâu. Bà con cho rằng tui cực như trâu. Ối! Cày bừa miếng đất xéo lâu dần đời mình sẽ quen. Ách với người khác là nặng! Với tui đó là chuyện nhỏ; đó là đồ bỏ!

Từ đấy, tất nhiên tui có cái nhân sinh quan của một ‘con trâu’. Ðói ăn; khát uống! Cỏ ruộng ai cũng được. Lúa cũng chơi luôn. Nước vũng của ai không cần biết. Khát là vục mõm vô làm một ngụm.

Có đồng nào, xào đồng nấy. Sống bữa nay vui bữa nay. Vì có thể ngày mai không tới bao giờ.

Ðời là cõi tạm mà! “Ai ơi chơi lấy kẻo già. Măng mọc có lứa người ta có thì. Chơi xuân kẻo hết xuân đi. Cái già xồng xộc nó thì theo sau!”

Chỉ cần “Già thời già tóc già râu. Cho già hết ráo (nhưng cái) cần câu không già là được!” Thôi! Tui vác cần câu đi câu đây!

Đoàn Xuân Thu

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Sep/2022 lúc 1:30am

Thất Thập Khổ Như Ri!!



Thời buổi bây giờ lứa tuổi các cụ 70 không còn là của hiếm nữa. Nhưng cái tuổi 70 rất lạ. Trước đó nhiều người còn thấy khá dẻo dai, khỏe mạnh tưởng chừng cứ thế mãi đến lúc ra đi. Vậy mà bước sang 70, cứ như một bước ngoặt lớn. Nhiều người nghiệm thấy đến cái tuổi này bỗng dưng cảm thấy rõ những biến đổi trong cơ thể hơn bao giờ hết.

Ngày xưa chân nhảy lò cò, vỉa hè sân gạch, tung tăng, giờ có những lúc liêu xiêu khi đứng một chân, xỏ quần, xỏ giầy thấy loạng quạng. Chắc ai cũng có cảm giác đến cái tuổi này bỗng nhức đầu, chóng mặt bất tử. Ngồi lâu đứng dậy, tê cứng lưng, chân, thành đi lòng khòng. Các khớp chẳng cần trở trời cũng long sòng sọc, kêu khùng khục, răng rắc nghe chối cả tai. Mà cái tai nào có chịu thua, nghe tiếng được tiếng không, chữ tác tưởng chữ tộ. Đôi mắt ngày xưa trong veo, tuổi trẻ mơ màng, giờ mơ huyền. Trước đọc liền hàng trăm trang sách không mỏi, giờ loạng quạng bấm phím chữ díu vào nhau, muốn viết thế này nó lại thành thế khác, người ta đọc không hiểu nổi ý mình.

Đến tuổi này, có người thì gầy đi, càng ngày càng teo, có người thì càng ngày càng phình, mà lại phình những chỗ không mong muốn mới chán ��. Cổ cao ba ngấn còn có ngấn rưỡi. Hai mí mắt bỗng mất tiêu mất một, còn cái cằm giờ lại thành hai, làm khuôn mặt trở nên phúc hậu một cách bất ngờ ��. Quá tuổi sinh đẻ từ lâu mà lúc nào bụng cũng cứ như bụng bà bầu, 4, 5, 6 tháng tùy theo, chẳng giấu được ai ��.

Rồi bệnh nọ tật kia kéo đến ầm ầm. U cục mọc lung tung, trong ngoài phát ra như nấm độc. Cả đời đã ngấm bao đắng cay, chua chát, vậy mà bây giờ ngọt ngào phát sợ, ngọt đến tận máu. Không tin xin cứ thử đường huyết, nó tăng cao không ngờ ��! Ngày xưa nhẫn nhịn thế, xếp hàng mua hàng tem phiếu hàng tiếng đồng hồ không sao, bây giờ hơi tí là bốc hỏa, mặt đỏ tía tai, nhưng chẳng làm gì được ai mà chỉ có nước ngồi... thở và uống thuốc... hạ huyết áp! Trái tim khó bảo, chẳng vì một bóng hồng hay một trang nam tử nào, mà chỉ sau một gắng sức nho nhỏ cũng cứ đập loạn lên ��.

Tiền "bạc" rất yêu, màu đen tăm tối chẳng mấy ai mê, vậy mà tóc " bạc" không ai thích, cứ muốn nó mãi đen nhánh. Dùng hết phẩm nọ màu kia mà các chân tóc cứ ngoi lên sáng trắng ��. Còn tóc để nhuộm là may. Có những người đầu cứ bị phát quang mãi đến lúc thành sân vận động. Mái tóc bồng bềnh, mượt mà hay gợn sóng một thời, nay chỉ còn trong những tấm ảnh kỷ niệm.

Lại nhìn lớp da nhăn nheo mà phát buồn. Chân chim chân cò, rãnh dọc rãnh ngang, những dấu vết thời gian chỉ ngày càng rõ nét hơn. Đôi bàn tay mịn màng bất chấp mọi loại kem dưỡng, chúng cứ gân guốc dần, khẳng khiu dần. Và cái đầu nhớ nhớ quên quên, nhìn mặt quên tên, nhớ tên quên mặt, đi chợ được dặn mua 7 thứ quên 3, suốt ngày đi tìm chìa khóa và kính!!!

Hỡi ôi! Thất thập khổ như ri, bát thập, cửu thập còn như thế nào nữa. Hu hu ����.

Hoàng Xuân Tụng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Oct/2022 lúc 11:12am

Lonely%20Man%20In%20Foggy%20Night%20Free%20Photo%20-%20SplitShire


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Oct/2022 lúc 11:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Oct/2022 lúc 8:11am

Chuyện "Già"...


Ngày xưa, khi gã còn trẻ, ai nói đúng sai gì, gã cũng tìm cách phản bác.

Bây giờ già rồi, kinh nghiệm đầy mình, nhìn thấy cuộc đời muôn mặt, gã trở nên dễ dãi hơn, ai nói gì cũng… gật, ai nói gì cũng thấy có lý... 
Gã nói: “Ấy là dấu hiệu đã về già”.
Rồi gã lại lẩn thẩn suy nghĩ: “Bao nhiêu tuổi mới gọi là già nhỉ?”
Hồi gã mới 14,15 tuổi, thấy các chị hàng xóm 18, đôi mươi, gã cứ nghĩ là những bà cô thuộc loại già khú đế! 
Bây giờ, gần 60 tuổi, nhìn các bà 50 tuổi gã lại cho là trẻ, nhìn các mẹ bốn chục, gã cho là con nít ranh!
Thế thì, bao nhiêu tuổi mới gọi là già?!!!
Ở xóm trên có bà cụ tuổi 90, chiều qua, than vãn với gã:
“Giờ tôi còn khỏe, mai mốt già rồi chẳng biết nương dựa vào ai!”
90 tuổi mà còn nói: “…mai mốt già rồi…”.
Thế thì, bao nhiêu tuổi mới gọi là già?!!!

Mỗi sáng đứng trước gương, thấy trán mình cao hơn, đừng tưởng mình sắp trở thành người thông thái, mà phải biết đó là chứng rụng tóc, đó là dấu hiệu của tuổi già…
Nếu mình thấy thiên hạ dường như trẻ lại, thì chính là mình đang già đi.
Những lúc khề khà bên chén rượu với mấy ông bạn đồng liêu, gã nói: Khi về già thì tai điếc đặc, nghe nhạc cứ như “đàn gảy tai trâu”. Nhưng có cái lợi là ai chê bai, trách móc, thậm chí chửi bới, mình cũng chẳng nghe. Họ nói, họ nghe.

Khi về già, mắt kém, đọc sách báo một lúc, chữ cứ nhòe đi, nghĩ cũng bực nhưng lại có thời gian đi tản bộ quanh làng ngắm cảnh thiên nhiên.
Khi về già, đầu óc không còn minh mẫn nữa, nói trước, quên sau. Cũng hay, bởi nhiều thứ đang cần vứt bỏ bớt đi cho tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng, giữ lại cũng chẳng sinh ích lợi gì mà khiến mình cứ phải suy nghĩ vẩn vơ.
Khi về già, chân tay trở nên lóng cóng, ăn uống không được gọn gàng, thức ăn rơi vãi ra ngoài, dính cả lên râu, lên mép. Gã nhớ đến câu chuyện đứa bé đẽo máng gỗ để dành cho cha mẹ lúc về già có cái mà dùng, thật là chí lý.

Khi về già, ăn uống thứ gì cũng phải kiêng khem. Kiêng mặn, kiêng ngọt, kiêng chất béo, kiêng thuốc lá, kiêng rượu,...
Riêng gã, kiêng gì cũng được, nhất định không kiêng rượu. Đi khám bệnh, cố nèo cho được thang thuốc bắc về ngâm rượu. Bữa cơm nào cũng phải có tí rượu. Chán rượu, có nghĩa là sức khỏe có vấn đề.
Gã quan niệm, kiêng cũng chết mà không kiêng cũng chết.
Chết là quy luật của tạo hóa. 
Chết là một phần tất yếu của cuộc sống, nếu như không muốn nói đó là một kinh nghiệm kỳ thú mà mỗi chúng ta chỉ được trải nghiệm một lần duy nhất trên đời...  
Ai rồi cũng sẽ chết, kẻ chết già người chết trẻ. 

Người già chết, chúng ta mừng cho họ vì họ thoát khỏi hệ lụy trần gian, không còn là gánh nặng cho con cháu.
Người trẻ chết, chúng ta cũng mừng cho họ vì họ không còn phải bận tâm công ăn việc làm, cơm áo gạo tiền, khỏi lo nhà cửa, khỏi lo yêu thương, giận hờn, ghen ghét, khỏi lo…
Khi về già, sức khỏe là vốn quý. Nhưng nếu không hề đau ốm, thì cũng rất nhàm chán, không cảm nhận hết được cái vốn quý ấy. Theo kinh nghiệm của gã, thỉnh thoảng nên ốm một trận. 
Nhẹ thì chỉ cần bảo vợ con cho ăn bánh đúc mắm tôm, đấm lưng, cạo gió, nấu nồi nước xông. Xông xong rồi lau người cho khô, lên giường ngủ một giấc. Sáng mai thức dậy thấy đời tươi phơi phới!!! 

Nếu bệnh nặng, phải đi nằm bệnh viện thì chớ vội nản lòng. Ngoài vợ con cháu chắt chạy ra chạy vào chăm sóc, thể nào cũng có một vài ông bạn cố tri tìm đến an ủi, thăm nom. Thế chẳng phải là hạnh phúc lắm ru?!
Nói thế thôi, khỏe mạnh thì vẫn hơn. Sáng sáng, ra đường đi bộ cho giãn gân cốt, hít thở khí trời trong lành, mà suy ngẫm về cuộc đời đã cho mình nhiều may mắn, mà tạ ơn Trời Đất. 

Có một hôm, vô tình, không hẹn mà gặp, gã đi bộ cùng với bà hàng xóm. Chẳng biết bà nghĩ gì, nhưng gã thấy bà vui, gã cũng vui. Bà kể chuyện huyên thuyên, đủ mọi thứ trên đời, chẳng đâu vào đâu. Lúc chia tay, gã cảm thấy có một chút lưu luyến, bà ấy cũng vậy. Gã cảm thấy yêu đời hơn.
Gã cảm thấy yêu đời hơn, thế nên, gã đi nhuộm tóc. Tối hôm sau, gã rủ vợ đi ăn cơm tiệm. Chưa kịp yên vị, bà chủ tiệm hỏi: “Hai chị em dùng gì?”. Gã bực lắm. Hồi trẻ, chắc chắn sẽ to chuyện. Bây giờ già rồi, lão tự nhủ: “Một câu nhịn, chín câu lành”.
Già rồi, nhịn riết cũng quen. 

Nhiều người già tự đặt cho mình một quy luật để sống, răm rắp tuân theo, sáng trưa chiều tối…
Gã nghĩ, thế cũng tốt nhưng khắt khe với bản thân mình quá thì cũng không nên. 
Không nên để tâm bực bội những chuyện vu vơ. 
Không nên tranh luận chuyện thiên hạ làm chi để hao mòn sinh lực, tổn hại tình thân hữu. Đánh cờ cũng vậy, đánh cờ là để giải trí, không nhất thiết phải thắng, thắng chưa chắc đã lợi, thua không hẳn là thiệt.
Già rồi, khi bị chê bai, gã cười, không buồn, không oán trách. 

Già rồi, nghe thiên hạ khoe khoang, gã cứ giả vờ tin như thật. Gã chẳng mất gì mà làm cho thiên hạ sướng, lên tận mây xanh.
Già rồi, còn làm được gì giúp ích cho đời, cho gia đình, cho bản thân mình thì cố gắng mà làm. Đừng nuôi mộng ước cao xa để rồi đến chết vẫn không thực hiện nổi. Hôm trước gã đi thăm ông nhà văn sắp chết vì ung thư. Nằm thoi thóp trên giường bệnh mà cứ thở vắn than dài do tác phẩm để đời, ấp ủ bấy lâu nay, vẫn chưa viết được chữ nào!

Già rồi, thỉnh thoảng gặp gỡ bạn bè, lếu láo vài ba chung rượu, ôn lại buồn vui sự đời, đó là hạnh phúc. 
Già rồi, còn gặp nhau được ngày nào biết ngày đó, nên phải trân trọng, yêu quý.
Già rồi, ai nói đúng sai gì, kệ họ. Cuộc đời muôn mặt, nên ai nói gì cũng có cái lý của riêng họ. Gã chỉ biết lắng nghe và cảm nhận.
Tiện đang nói về “già”, gã cầu chúc mọi người “già” thêm một tí, “lẩn thẩn” thêm một tí, “dở hơi” thêm một tí để tuổi già vui thêm một tí, để cuộc đời tươi thêm một tí và để thiên hạ “sướng” thêm một tí, “sướng” lên tận trời cao, ấy chứ lỵ....!

VDB
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Oct/2022 lúc 11:48am

Căn nhà cuối cùng

 10%20Plants%20For%20Graves%20%28Summer%20&%20Winter%29



Đài Việt Nam trên ti vi đang quảng cáo rầm rộ nhà quàn Mây Chiều – một nhà quàn lớn và nổi tiếng trong thành phố –  sẽ chiêu đãi hai bữa ăn chiều tại nhà hàng Thiên Thai vào tuần lễ này để giới thiệu chương trình giảm giá mới của họ. Giá đất mộ huyệt và service tang lễ giảm 20% .

 

Nhà quàn thật là thâm thúy. Đầu tháng mười, đầu mùa Thu, thời tiết dịu dàng lại, mây gió hiu hiu làm người ta dễ chạnh lòng liên tưởng đến mùa Thu cuộc đời. Chắc người tham dự sẽ đông lắm. Anh chị Bông cũng sẽ đi tham dự. Hai vợ chồng từ bấy lâu nay vẫn muốn chu tất cho “căn nhà” cuối cùng của cuộc đời mình, mà ai cũng cần phải có, không muốn cũng không xong.

 

Năm giờ chiều chủ nhật anh chị Bông đến nhà hàng Thiên Thai đã thấy khá đông người, nhìn quanh hầu hết toàn là những ông bà tuổi chiều tà. Có vài người trẻ trẻ chắc là đi tham dự để “mua nhà” cho cha mẹ già hay người đau bệnh quỹ thời gian không còn là bao. Anh chị Bông ngồi vào một bàn với những người xa lạ, Các bà “chiều tà” nhưng ai cũng ăn diện và trang điểm tươi như hoa, cứ tưởng như các bà đang đi ăn đám cưới hay sinh nhật bạn bè. Mua mộ phần là để đấy và ai cũng ước mơ mình sống lâu trăm tuổi. Người ta nói chuyện với nhau về nhà cửa con cháu, về tuổi già và cái chết. Mọi người đồng quan điểm mình lo trước hậu sự là đỡ phiền cho con cháu sau này. Anh chị Bông thì nói với nhau chuyến này chắc sẽ mua hậu sự với giá rẻ đây.

 

Tiệc tàn anh chị Bông ra lấy hẹn với chị Tiên, một nhân viên nhà quàn. Hẹn nhau đi xem đất nghĩa trang vào ngày mai.

 

Từ ngày sang định cư ở Mỹ gia đình chị Bông đã mấy lần dọn nhà và hai lần mua nhà. Chị Bông vốn nhát gan sợ ma, tiêu chuẩn khi đi thuê nhà hay mua nhà ngoài chuyện gần chợ búa, điều quan trọng nhất là phải ở chốn sáng sủa đông vui, mặc dù chị Bông luôn cảm xúc thích thú với những cảnh vắng vẻ hoang sơ, bóng cây thâm u, đường dài cô quạnh, sông nước đìu hiu… Căn nhà đầu tiên chị Bông mua nằm đối diện một trường tiểu học, sáng trưa chiều người ta chở con đến và đón con về thật đông đúc nhộn nhịp, dù hàng ngày chị Bông phải hứng chịu cảnh kẹt xe ngay trước cửa nhà, nhưng nhìn lũ học trò giờ ra chơi chạy đùa vui vẻ, giờ tan học chúng tung tăng ra về là chị yên tâm và vui lây.

 

Vài năm sau chị Bông muốn đổi nhà khác rộng rãi hơn. Lần này anh Bông lại phải chiều theo vợ, căn nhà chị Bông chọn phía sau có một khu apartment lớn. Chị Bông đã sang tận nơi xem khu apartment ấy, số người thuê đông, trẻ con chạy chơi trong các sân cỏ apartment náo nhiệt chẳng thua kém gì khu trường tiểu học của căn nhà trước .

 

Mỗi lần ra vườn sau ngắm hoa lá cành xong chị Bông đều nhìn qua khe hở hàng rào, phóng tầm mắt sang khu apartment và hài lòng lúc thấy có kẻ đi người lại. thỉnh thoảng còn có xe police lượn qua lượn lại và có khi nửa đêm nằm bên nhà chị Bông còn nghe tiếng còi xe cảnh sát hú bên kia. Đôi lúc cao hứng chị Bông ước gì được trở lại cái thuở đi thuê mướn nhà chị sẽ chọn nơi “lý tưởng” này, dù nó “lu bu” thế nào nhưng đông vui là chị Bông thích rồi. Hàng xóm của chị Bông nhiều người Mễ, mà gia đình Mễ vốn truyền thống ở chung nhiều người, nhà nào cũng xe cộ đậu tràn lan từ trước cửa và tràn xuống lề đường.

 

Thế là căn nhà chị Bông được ưu ái bao quanh bằng các hàng xóm Mễ và hàng xóm khu apartment. Hết nghe nhạc tiếng Spanish phía trước thì có nhạc giật gào thét của mấy chú mấy cô Mỹ đen phía sau. Chưa kể thỉnh thoảng còn được nghe những tiếng cãi nhau từ apartment, giọng Mỹ đen thật tốt, âm thanh sang sảng vượt khoảng cách không gian, vượt hàng rào gỗ vọng sang nhà chị Bông. Vui lắm.

 

*

 

Trưa thứ hai anh chị Bông đến nhà quàn Mây Chiều gặp chị Tiên. Nhà quàn này anh chị Bông đã đến vài lần thăm viếng tiễn đưa người quá cố nên chẳng xa lạ gì. Nhưng bước chân vào chốn này chị Bông luôn cảm giác ớn lạnh với tông màu nâu  của nhà quàn, từ cánh cửa, bàn ghế đến những bức tranh treo tường. Những thứ không biết nói đã đành mà cả mấy nhân viên tiếp khách, hình như cũng ít nói,  họ lịch sự từ tốn, đi đứng và ăn nói nhẹ nhàng làm như sợ…đánh thức những hồn ma đang nằm trong nhà quàn hay đang yên nghỉ trong nghĩa trang rộng lớn ngoài kia, quanh nhà quàn này.

 

Vợ chồng chị Bông được mời vào một phòng tiếp khách, đi qua hai hành lang hẹp im ắng chị Tiên cẩn thận dặn dò coi chừng va đầu vào một cái kệ ở góc tường. Lời dặn không thừa vì chị Bông trông thấy một quan tài mở sẵn trong một căn phòng mở cửa nên vội vã đâm sầm bước nhanh. Chị Tiên thấy và trấn an:

 

– Chị đừng sợ. Quan tài trưng bày cho khách xem ấy mà, không có xác người nằm trong ấy đâu.

 

Chị Bông run sợ mà vẫn tò mò:

 

– Khiếp quá, sao lại để quan tài trong phòng khách. Thế chị làm ở nhà quàn có… thấy ma bao giờ chưa?

 

– Ma thì chưa thấy hình bóng nó ra sao nhưng có thấy hiện tượng ma rồi. Tôi thường làm việc ở nhà quàn đến 7 giờ chiều mới về, có một buổi chiều muộn tôi đang say sưa làm cho xong một số việc tồn đọng bỗng nghe tiếng trẻ con cười nói ngoài cửa. Tôi nói vọng ra “các cháu đừng làm ầm ĩ quá nhé” thì chúng im ngay. Tôi nghĩ chắc cha mẹ chúng đang cầu kinh bên phòng chapel nên chúng chạy ra ngoài chơi. Lại nghe tiếng trẻ con cười nói khúc khích, tôi lại nhắc nhở cho chúng im. Nhưng đến lần thứ ba nghe tiếng chúng cười nói nữa tôi không kiên nhẫn chịu trận vì không thể làm việc được, liền mở cửa ra ngoài thì không gian hành lang vắng tanh, chẳng thấy một đứa trẻ con nào và tôi bước sang phòng chapel mới biết nãy giờ chẳng có ai trong ấy. Tôi hoảng sợ vội cuốn gói ra về ngay lập tức dù công việc còn dở dang…

 

Chị Bông rùng mình:

 

\– Ma trẻ con đấy, chúng nghịch ngợm dọa nát chị ngay trước cửa phòng làm việc.

 

– Ừ, từ ngày ấy là tôi đổi giờ giấc làm việc, ra về sớm từ 5 giờ chiều. Vào mùa Thu và mùa đông chiều tối rất nhanh, tôi cũng rời khỏi nhà quàn… rất nhanh.

 

Chị Tiên sẵn đà kể tiếp:

– Làm ở nhà quàn 15 năm nhưng tôi ít khi dùng restroom trong nhà quàn, mỗi lần cần là tôi chạy sang tiệm 7-Eleven bên kia đường gần nhà quàn để đi nhờ. Có lần một nhân viên nhà quàn vào restroom và cô ta thất thanh chạy bay ra ngoài hét to lên “Có Ma”. Khi cô vào cuộn giấy toilet tissue trong restroom không người mà vẫn đang tự động rolling thả một đống giấy xuống sàn nhà.

 

Chị Bông tò mò hỏi thêm:

 

– Thế những nhân viên khác có sợ ma không chị?

 

Hầu hết ai cũng yếu bóng vía khi làm trong nhà quàn, thế nên chỉ một thời gian ngắn là họ thôi việc, nhà quàn phải thường xuyên tuyển nhân viên là thế. Mấy nhân viên chúng tôi bảo nhau khi làm việc một mình trong phòng nên mở nhạc cho có âm thanh, có tiếng động, vì hồn ma chỉ hiện về nơi vắng vẻ, im ắng. Thế là từ đó tôi luôn mở nhạc khi làm việc.

 

– Vậy chị vừa làm việc vừa tha hồ nghe nhạc tình Bolero.

 

Chị Tiên dãy nảy lên:

 

– Ấy chết. Ngồi một mình nghe nhạc Bolero thở than ảo não. Thí dụ như Chế Linh ai oán rên rỉ “Nếu mai anh chết em có buồn không?” Hay “Đáp mộ cuộc tình” thì càng rùng rợn hơn. Bởi thế tôi toàn mở nhạc kích động huyên náo dù chẳng thích nghe loại nhạc này bao giờ.

 

Chị Bông khen:

 

– Chị Tiên thật can đảm khi làm việc cho nhà quàn. Tôi thà thất nghiệp ăn mì gói chứ không đi làm nhà quàn đâu.

 

– Cô nhân viên trang điểm xác chết mới can đảm gan dạ chị ạ, cô ta làm việc một mình trong phòng với mấy xác chết, trang điểm người này xong đến người kia. Cô cận kề, sát mặt với mặt người chết để đi từng màu sắc phấn son cho khuôn mặt tái nhợt, thâm tím hay méo mó, sứt mẻ biến dạng vì bệnh hoạn vì tai nạn được trở về bình thường và tươi tắn lại.

 

– Chị ơi, thí dụ ai mà bảo tôi ngủ chỉ một đêm trong bất cứ căn phòng nào của nhà quàn, sáng ra cho tôi 100 ngàn đồng tôi cũng từ chối ngay lập tức.

 

Anh Bông nghe chuyện nãy giờ mới lên tiếng nhắc nhở vợ:

 

– Không ai thừa thì giờ và thừa tiền để thách đố bà như thế đâu. Chúng ta đi mua đất huyệt mà bà làm như đi phỏng vấn chị Tiên chuyện rùng rợn ở nhà quàn.

 

Chị Tiên vội trở về với công việc:

 

– Nào mời anh chị ra ngoài đợi tôi lấy xe đưa anh chị đi một vòng nhìn tận mắt nghĩa trang rộng lớn của chúng tôi trước khi anh chị chọn mảnh đất nào.

Chị Tiên lái xe chiếc xe màu đen của nhà quàn đưa khách đi một vòng quanh nghĩa trang, giới thiệu những khu đất trống chưa chôn và những khu mồ mả đã chôn. Chôn kiểu hỏa táng an táng và lần đầu tiên chị Bông nghe đến kiểu chôn nổi trên mặt đất. Khi chết cũng mỗi người mỗi ý thích không ai giống ai.

 

Anh chị Bông đang đứng trước một khoảnh đất mới bên cạnh một bóng cây khá to cao, đối diện bên kia là dãy hàng rào gỗ sân sau của khu nhà cư dân, khu nhà có lầu kiểu dáng khá đẹp sang.

Không biết mặt mũi chủ nhân những căn nhà sát khu nghĩa trang nhưng chị Bông cũng thầm khâm phục và ngưỡng mộ họ đã dám mua nhà nơi này, từ cửa sổ lầu nhìn sang hay chỉ cách một hàng rào gỗ với vài chục bước chân là hàng xóm của họ, những mồ mả hàng hàng dãy dãy .

Chị sẽ chọn nơi này, có người sống ở gần là có sự đông vui

 

Anh Bông hiểu ý vợ:

 

– Mua “căn nhà” cuối cùng bà cũng chọn chốn đông vui.

 

Chị Bông thở dài:

 

– Cho dù lúc ấy em có tiêu diêu miền cực lạc nhưng em vẫn sợ vắng vẻ cô đơn.

 

Chọn xong đất vợ chồng chị Bông lại lên xe theo chị Tiên trở lại văn phòng để làm giấy tờ. Thấy một chiếc xe rác nhỏ đậu trong một lô đất nghĩa trang, hai người công nhân đang nhặt hoa trên từng ngôi mộ vứt vào thùng rác gần đó. Chị Bông hỏi và chị Tiên giải đáp:

 

– Mỗi năm hai lần vào đầu tháng Tư và đầu tháng Mười nghĩa trang lại vứt bỏ hoa cũ trên mộ. Thân nhân biết trước hoặc lấy hoa về hoặc lại mua hoa mới đặt lên mộ cho sáu tháng kế tiếp. Hoa trên mộ cho vui lòng người dưới mộ và vui mắt người sống. Dĩ nhiên là hoa nhựa để chịu đựng thời tiết nắng mưa.

 

Vào văn phòng chị Tiên liệt kê giá cả đất đai, bia mộ và hàng chục thứ khác mới thấy bao nhiêu thứ tốn kém từ nhỏ nhặt nhất nhà quàn cũng đều tính vào người chết với giá đắt hơn ngoài chợ. Mang tiếng là được giảm  20% nhưng giá thành vẫn cao, giảm giá chỉ là cách quảng cáo chào hàng để thu hút khách hàng mà thôi. Hèn gì chủ nhà quàn nào cũng giàu có.

 

Đời người chỉ một lần chết mấy ai tính toán thiệt hơn, biết là đắt cũng đành chấp nhận.

 

Chị Bông hỏi chị Tiên:

 

– Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, ngày mai ngày kia nhưng cũng có thể một hai chục năm nữa. Nếu lúc ấy nhà quàn Mây Chiều đã chật kín và đóng cửa thì tôi có mất “nhà” không? Tôi nghe nói khi nghĩa trang đã kín hết chỗ thì chủ nghĩa trang sẽ giao cho thành phố quản lý. Nghĩa trang thuộc về thành phố, thành phố cắt cỏ chăm sóc nghĩa trang như chăm sóc cảnh quan đường xá.

 

Chị Tiên khẳng định:

– Đúng thế. Nhưng mấy chục năm nữa nhà quàn Mây Chiều vẫn còn đất chôn, vẫn hoạt động và… chờ anh chị.

 

– Tôi thấy nhà quàn “Greenwood” trong thành phố này vừa đóng cửa nên lo xa thế thôi.

 

Anh Bông góp ý:

 

– Chắc họ đóng cửa vì kinh doanh không hiệu quả. Nhà quàn Mây Chiều vừa to lớn vừa khôn khéo, họ quan tâm đến cộng đồng rộng lớn của người Việt Nam ở đây nên đã thuê mướn nhân viên người Việt như chị Tiên để thu hút khách hàng Việt và họ đã thành công.

 

Giấy tờ giá cả xong xuôi anh chị Bông ra về sau khi đã hẹn ngày gặp chị Tiên lần nữa để trả tiền.

Nếu trả góp thì phân lời là 2 chấm. Anh chị Bông không muốn đến cuối đời còn “trả góp” làm giàu cho chủ nợ nên sẽ trả tiền mặt.

 

Hai vợ chồng ra xe chị Bông than thở:

 

– Mình mua nhà mấy lần, lần nào em cũng vui thích khi được đi xem nhà và chờ mong ngày dọn vào, nhưng lần mua “nhà” cuối cùng của chúng ta thì trái lại em chẳng tha thiết gì mà thấy lòng nao nao buồn.

 

– Bà buồn vì tiếc tiền phải không? Món tiền mua căn nhà cuối cùng cũng bằng tiền mua căn nhà đầu tiên của chúng ta khi mới đến Mỹ đấy.

 

Chị Bông trầm tư:

 

– Cũng tiếc tiền nhưng chỉ là chuyện nhỏ. Em đang nghĩ đến căn nhà hiện thời của chúng ta, cái phòng ngủ rộng thênh thang, cái phòng tắm sạch sẽ sáng láng… Em nghĩ đến khu vườn sau đầy hoa hồng vào mùa hè, mùa thu, nghĩ đến patio chiếc chuông gió đong đưa. Căn nhà em đã ưng ý với hàng xóm xung quanh. Vậy mà cũng chỉ là nơi ở tạm, rồi một ngày nào đó em sẽ từ giã nó để dọn vào căn nhà… cuối cùng này.

 

Anh Bông vụng về chia sẻ:

 

– Người ta ở lâu đài, biệt thự rồi cũng lìa đời, cũng bỏ nhà cửa  ra đi. Bà tiếc gì căn nhà quèn của chúng ta.

 

Anh Bông lái xe từ từ trong nghĩa trang để hai vợ chồng cùng nhìn ngắm nơi chốn mà một ngày nào đó hai vợ chồng sẽ gởi nắm xương tàn. Nhìn những dãy mộ, mộ bia nằm, mộ bia đứng, mộ cao, mộ thấp. Họ là ai, bao nhiêu tuổi, thành phần giàu nghèo sang hèn thế nào chị Bông làm sao biết được. Nhưng chị biết chắc một điều họ sẽ là hàng xóm trăm năm của chị. Chị Bông lại thấy từ xa hai anh công nhân vẫn đang nhặt hoa trên mộ vứt vào thùng rác. Rồi chị Bông sẽ vào ở đây, “căn nhà” cuối cùng chị vừa mua xong.  Ngày nào đó không phải như những lần dọn vào nhà mới như trước kia chị  đã từng hớn hở vui tươi, lần cuối cùng này chị sẽ không tự dọn vào được. Ai sẽ đưa chị vào nhà? và trên nấm mộ ai sẽ đặt cho chị bó hoa?

 

Họ có nhớ mỗi chu kỳ 6 tháng nhà quàn sẽ dọn dẹp hoa cũ và có ai sẽ mua hoa mới đặt lên mộ, lên trước cửa căn nhà vĩnh cửu của chị không?

 

– Nguyễn Thị Thanh Dương.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Oct/2022 lúc 5:53am

Ông Giáo Sáng Mắt Muộn


Khi chấm dứt chiến tranh năm 75 ông giáo Quờn làm đơn xin trở về nguyên quán ở kênh Mười Hai cách Cai Lậy chừng 12 cây số trên đường đi Mộc Hóa. Nhà cửa ruộng vườn vẫn còn nguyên do người em trông coi và chăm sóc trong mấy năm chiến tranh khi ông tản cư ra chợ.

Thay vì tiếp tục dạy học ở chợ quận, ông lại xin thuyên chuyển về trường tiểu học Mỹ Hạnh Trung cho gần nhà. Vợ và các con vẫn còn ở ngoài thị trấn Cai Lậy như trước vì mấy đứa nhỏ đã quen sinh hoạt ở chợ nên không muốn về quê. Hơn nữa từ Cai Lậy về nhà cũng gần, đường lộ tráng nhựa rất dễ đi.

Trước đây muốn về nhà phải qua đò ngang ở chợ rất bất tiện. Nay chính quyền đã cho bắc một cây cầu sắt ngang kênh nên giao thương rất dễ dàng, xuống tận các xã  giáp ranh vùng nước trũng phèn trong miệt Đồng Tháp. Dọc theo hai bên bờ cạnh cây cầu sắt, nhà cửa mọc lên san sát. Chợ mới xây đối diện với bến đò, sinh hoạt rất nhộn nhịp sầm uất. Ghe xuồng tấp nập ngày đêm.

Ngoài công việc dạy học ở trường ông giáo còn chăm lo việc đồng áng. Thóc lúa vụ đầu trúng đậm. Sau đó một thời gian, bà giáo thấy mọi việc đều khấm khá bèn dẫn hết mấy đứa con nhỏ về lại chợ kênh Mười Hai cất một ngôi nhà gần cây cầu sắt, mở tiệm mua bán đồ hàng xén. Nhờ mọi người ở đây đều quen biết với ông giáo nên cửa tiệm ngày càng đông khách.

Ông giáo sinh ra và lớn lên ở làng quê Mỹ Hạnh Trung từ thời Pháp thuộc, lúc bấy giờ rất hiếm người đi học, nghèo đã đành, còn giàu có thì con cái lại sống sung sướng như công tử, học hành chi cho cực thân. Thậm chí chính quyền thuộc địa kiểm kê dân số bắt buộc địa phương phải có người đi học thì các gia đình đại điền chủ lại thuê người đi học thế. Ông thuộc gia đình nghèo khó nên cha mẹ thuận theo giao ước của chủ điền cho con đi học thế, để được miễn tô 20 giạ lúa hằng năm.

Minh họa: Pixabay 

Chi phí ăn học do chủ điền lo, kể cả áo quần và tiền bút mực, sách vở. Thỉnh thoảng còn trợ cấp gạo và ít khô mắm để cho đứa nhỏ hăng hái mà học hành. Cho đến khi thi đậu được bằng tiểu học và ra đời làm nghề giáo hơn 20 năm nay. Ông dạy chỉ duy nhất ở một trường Tiểu Học Cai Lậy và thường hay đi lại bằng chiếc xe đạp cổ lỗ sĩ có từ thời xa xưa. 

Ông dạy học bấy nhiêu năm thì chiếc xe đạp cũng từng ấy tuổi. Hình ảnh một người trung niên cưỡi chiếc xe đạp đòn dông màu đen hiệu en-xông (Alcyon) có túi dết bằng da sờn mép cong queo đựng sách vở, cột phía sau ba-ga là hình ảnh quen thuộc của một ông thầy giáo làng đã ăn sâu vào trong trí tưởng của nhiều lớp học sinh Cai Lậy thuở trước năm 1975. 

Ông thường hay nhắc lại chuyện cũ năm xưa, đi học thế cho con nhà giàu, để dạy dỗ con cái rằng chỉ có “vất vả, nghèo khổ, chịu khó học hành mới nên người.” 

Gia đình ông không có ai tham gia chế độ cũ và được xếp vào loại “gia đình trong sạch” có nghĩa là ưu tiên chỉ sau những gia đình có công với cách mạng cho nên cũng không có sự phân biệt đối xử khắc nghiệt nào đến độ phải kêu ca hay ta thán mỗi khi có đơn xin xác minh lý lịch để đi học hay làm ăn mua bán. Trong thời chiến tranh chỉ vì sợ gia đình bị trúng bom đạn nên tản cư ra chợ cho yên thân. Nhân nghĩa tại tâm. Ông không theo phe nào. Vậy thôi.

Đến năm chính quyền thi hành chính sách hợp tác hóa nông nghiệp, tất cả các hộ nông dân đều phải vào hợp tác xã. Nhất nhất mọi ngành nghề mưu sinh đều sinh hoạt giống nhau với danh xưng là “hợp tác xã” đủ loại từ mua bán, cơ khí, xây cất cho đến tận các tổ hợp gia công, đan lát…v…v… Gia đình ông tham gia và cổ võ mọi người tích cực ủng hộ.

Ban đầu cũng phát động rầm rộ, tuy huê lợi có kém đi, nhưng mọi người ai nấy cũng nghĩ hòa bình rồi thì từ từ mọi việc cũng sẽ khá hơn. Nhưng lâu dần hoạt động ngày càng suy yếu không phải vì bất hợp tác hay lao động kém mà là vì những người thuộc bộ phận chính quyền hay những người theo đuôi hô hào đã dở không làm gì cả, mà càng ngày lại càng giàu có, nhà ngói khang trang xây cất ở những khu đắc địa, trong khi người dân thì càng lúc càng khó khăn hơn, thậm chí có ruộng và làm cật lực mà vẫn thiếu ăn. Ngành nghề gì thu nhập cũng kém cỏi.

Chưa bao giờ có cảnh công nhân lao động và giáo viên tập trung xếp hàng lãnh lương thực theo tem phiếu hàng tháng, tính theo đầu người chỉ có hơn chục ký gạo và thịt heo xẻ ra chia từng kí lô. Vải vóc phát phiếu được mua vài mét một năm… Nhìn quang cảnh chia chác hàng tháng ở trường mà ông giáo thật là ngán ngẩm. “Không biết họ làm ăn, tính toán ra sao? ”

Cho đến khi chiến tranh lan tràn qua bên Miên, trai tráng trong làng bị bắt đi nghĩa vụ qua bên đó chết và bị thương rất nhiều, thì tình hình lại càng khó khăn hơn. Có nguy cơ chết đói đến nơi. Đã thế công an còn hoạnh hoẹ, kiểm tra bắt bớ những người đi luôn lẻ vài  ba túi gạo hay ít kí lô thịt lậu. Có khi chỉ là đi tiếp tế cho con cái đang sống ở thành phố.

Trong khi đó cũng có nhiều người bất mãn, sống không nổi bèn tìm kiếm cách vượt biển vượt biên mà đa số là dân chúng thuộc vùng quốc gia kiểm soát trước đây. Chính quyền phát loa hằng ngày ở chợ kết tội họ thuộc thành phần phản quốc. Công an khám xét từng nhà trong xã để kiểm kê những người vắng mặt và nêu rõ tên tuổi, buộc các chủ hộ phải làm tờ trình báo cáo lý do vắng mặt. Chính quyền còn răn đe, dọa là sẽ xử án thật nặng nếu bị bắt.

Sau đó ít năm, trong xã số người đi vượt biên mất tích không biết là bao nhiêu, nhưng số người bị bắt lại rất nhiều và thân nhân xin đi thăm tù vượt biển vượt biên đã thành phong trào. “Con nuôi cá hay má nuôi con.” Hình như gia đình nào cũng có người liên hệ đến thành phần “phản quốc” nầy. Ban đầu còn lên án sỉ nhục nhưng rồi dần dần sau đó lắng xuống vì công an cũng dính dáng đến các tổ chức đưa người vượt biên trái phép. Chuyến đi nào trót lọt cũng có công an bảo kê.

 
Minh họa: Pixabay 

Tình hình bớt căng thẳng hơn kể từ khi Năm Phương vượt biên thành công, và sau đó hàng tháng người nhà đều nhận được công khai những thùng quà có giá trị ngang bằng với trúng mùa ba công lúa ruộng, thì cả khu chợ mới nầy gia đình nào cũng dò hỏi đường dây vượt biên vượt biển ở đâu mà Năm Phương đi lọt. Chợ kênh Mười Hai lúc bấy giờ lại nổi lên nhiều quán cà phê không có bảng hiệu gọi là cà phê “chui” chủ yếu là phục vụ khách vãng lai. Xì xầm cũng truyền tai nhau toàn là chuyện vượt biên.

Từ chợ kênh Mười Hai đi tàu đò qua Miên chỉ độ hơn bốn tiếng đồng hồ. Dân đi buôn lậu qua lại hàng ngày tương đối rất dễ dàng. Chợ trời biên giới hoạt động rất thịnh hành với các mặt hàng chủ yếu lúc bấy giờ là thuốc Tây, vải vóc và thuốc lá. Thỉnh thoảng cũng có lưa thưa một số người ban đầu đi buôn lậu sau đó mất tích luôn cho tới khi tới được trại tỵ nạn Thái Lan thì mới có tin về là còn sống và đang chờ đi Mỹ.

Rồi có một hôm, cô con gái thứ của ông đang là giáo viên ở Mỹ Tho chưa lập gia đình, về nhà xin tiền vàng để tham gia chuyến vượt biên, do người bạn dạy học cùng trường tổ chức. Ban đầu ông còn lưỡng lự, không phải vì không có tiền. Lý do chính là đi đâu, ở đâu sao bằng quê hương “ở ngay dưới chân mình.” Ông vẫn thường hay nói vậy với mọi người, còn bây giờ đến lượt là người trong gia đình muốn vượt biên, ông bèn nói tránh đi bằng cách khác:

– Đã lớn tuổi rồi đi nước ngoài có học hành làm được việc gì đâu?

– Sang bên đó để có cuộc sống bình thường Ba ạ. 

– Ở đây làm thầy không muốn lại muốn đi làm thợ.

Nhưng bà giáo lại đồng ý và còn khuyến khích con gái nên cẩn thận xem đường dây vượt biên có an toàn hay không mà thôi. Bà giấu ông về việc cầm thế căn nhà ở chợ kênh Mười Hai cho đứa con nộp vàng đi vượt biên.

May mắn chuyến đi trót lọt và có thư về là đã đến đảo tị nạn chờ thanh lọc để đi Mỹ hay bất cứ một quốc gia thứ ba nào cũng được.

Trước đây chuyện vượt biên vượt biển còn giấu kín chỉ to nhỏ đồn đại với nhau thôi, nhưng kể từ khi có chương trình đi Mỹ thuộc diện bảo lãnh ODP thì công khai, kể cả công an cũng đều vui vẻ làm ăn, vòi vĩnh chút tiền khi cần giấy tờ xác minh hay hộ khẩu địa phương. Nhưng rộ lên nhất là từ khi có chương trình HO tất cả đã trở thành phong trào đua nhau đi Mỹ rầm rộ và ồ ạt. 

Đặc biệt nhất là những tay “cò mồi xuất ngoại” làm dấy lên phong trào mua con lai để làm hồ sơ đi Mỹ theo diện con lai lan rộng khắp nơi. Họ môi giới lập hồ sơ đủ loại có bộ phận dịch vụ “tận ngoài Hà Nội” lo trót lọt. Hết con lai rồi tới vụ ghép con nuôi với các gia đình đi diện HO. Hôn thú giả, thiệt tràn đồng, kể cả giấy ra trại cải tạo đủ ba năm thiệt hay giả họ đều có cả từ khắp nơi trên miền Nam. Giá cả mua được tương đối cũng rẻ hơn giá vàng đóng để đi vượt biên lúc trước.

Đến khi bắt đầu có Việt kiều ở Mỹ về thì quà cáp và đô la tuôn về tận làng quê hàng tháng như nước đổ. Nhà nào có người đi Mỹ thì bất luận trước đây làm nghề gì và sinh hoạt khó khăn đến mấy cũng phất lên, như những năm thời Cộng Hòa khi lính Mỹ vừa mới sang đây. “Mỹ đi rồi Mỹ lại về.” Sinh hoạt mua bán trao đổi hàng ngoại rất thịnh hành ở chợ hay ở những địa điểm nào mà gia đình có nhiều người ở Mỹ.

Bẵng đi một thời gian, cô con gái của ông giáo cũng đã đến nước Mỹ và có công ăn việc làm trong một xưởng đóng đồ hộp trái cây. Cô lập gia đình với người bản xứ. Dĩ nhiên là cô có đủ tiền để gởi về cho gia đình, chẳng những chuộc lại căn nhà cũ mà còn mua thêm vài căn phố ở chợ.

Nhưng bà giáo không cần, chỉ mong con gái bảo lãnh cho cả gia đình kẻ trước người sau được đi Mỹ để lo tương lai cho các con cháu. Cô con gái hứa là tất cả gia đình sẽ đoàn tụ ở Mỹ. Riêng ông giáo không chịu nộp đơn và nhất quyết bám trụ ở lại quê nhà. 

 
Minh họa: Pixabay

Vì có thân nhân vượt biên sống ở nước ngoài nên ông bị cho nghỉ việc ngang xương, có nghĩa là không được lãnh tiền hưu theo chánh sách. Ông cũng không buồn và vẫn luôn tin rằng rồi ra mọi sự cũng sẽ đổi thay tốt đẹp. Nói không theo phe nào là ngoài mặt, chứ trong lòng ông lúc nào cũng nghiêng về phía Việt Minh từ thời trước và Cộng sản sau nầy.

Lịch sử đất Cai Lậy nầy ông biết rất rõ từ thời Hai Oanh cho đến Chín Kiên theo Việt Minh bị bắt đày đi Côn Đảo và chết rũ trong tù. Các con của Chín Kiên cả nhà đều theo Mặt trận giải phóng là Năm Khinh, Bảy Cát, Thanh Tâm đều là liệt sĩ thiệt mạng trong chiến tranh. Cùng là con nhà nghèo với nhau nên ông giáo giao du thân tình với gia đình Chín Kiên. Những năm sau hòa bình 54, Năm Khinh còn ra chợ Cai Lậy lợp nhà cho ông rồi khi Mặt trận nổi lên, hắn ta đi theo và sau nầy trở thành cấp chỉ huy Huyện đội Cai Lậy. Năm Khinh chết rất sớm trong những năm đầu thập niên 1960.

Nói chung là ông sống ở vùng quốc gia kiểm soát và làm việc hưởng lương chính phủ quốc gia nhưng tư tưởng lại có cảm tình với Cộng sản. Ông không theo hẳn phía nào là thật vì trong lòng luôn mong sẽ có một ngày hòa bình thống nhất đất nước, dù là Cộng hòa hay Cộng sản. Cho nên ông rất vui mừng khi thấy “hòa bình được lập lại” năm 1975. Ông tham gia và chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, đường lối của chính quyền mới.

Thế rồi kể từ sau khi bị cho nghỉ dạy, ông giáo trở về căn nhà cũ canh tác ba công ruộng lúa. Lúc bấy giờ chợ kênh Mười Hai cũng bắt đầu dỡ phá, xây dựng lại lớn hơn và giải tỏa toàn bộ khu vực xung quanh cho đến tận bờ kinh để “lên phố” thành thị trấn. Căn nhà sát bờ kênh, bên cạnh cầu sắt ông cất hồi mới trở về quê bị phá dở và nếu muốn thì đóng tiền trị giá năm lượng vàng để được cấp một căn phố mới ở chợ, hoặc được đền bù tiền theo thời giá lúc bấy giờ. Ông có trình bày hoàn cảnh già yếu neo đơn và được trả lời là chờ cứu xét.

Ông chờ mấy năm mà cũng không đi đến đâu, cho đến khi xã thông báo là nhà ông thuộc diện đền bù. Lúc trước còn là công nhân viên chức ông được miễn các khoản đóng góp ở địa phương. Nay thì ông phải đóng đủ mọi loại tiền, ngoài tiền thuế hằng năm còn thêm phần tự quản tại xã như sửa chữa đường xá, tiền thuê lao động xã hội chủ nghĩa… Nhưng đau buồn nhất là căn nhà ở chợ được đền bù với giá không đúng với thời giá. Đặc biệt là các căn phố mới xây đều do các viên chức chính quyền làm chủ hoặc sang nhượng lại cho người ở các nơi khác về làm chủ lấy tiền chênh lệch giá.

Tự trong thâm tâm ông rất buồn khi không còn được ai kính trọng hay ít ra cũng nể nang như người cố cựu ở xứ sở nầy. Câu nói làm ông đau nhói lòng là thời bây giờ sự kính trọng chỉ đặt trên căn bản tiền và quyền thế. Ông như người hết thời nói không ai nghe. 

Mới đó mà cũng đã gần 20 năm. Từ một khu dân cư hiền hòa, làng xóm yên bình nay trở thành khu phố thị đông đúc, người mới đến đem theo đủ thứ tệ nạn. Xã hội ngày càng nhiễu nhương, cướp bóc hoành hành. Mọi giá trị đạo đức không còn chuẩn mực nào nữa. Ăn nhậu khắp mọi nơi, tụ điểm ăn chơi trác táng mọc lên như nấm. Thuần phong mỹ tục không còn ai quan tâm. Bọn cường hào ác bá cấu kết với côn đồ xã hội đen lộng hành hơn cả thời Pháp thuộc. Càng lúc ông càng thấy không còn hy vọng gì để thay đổi hay đóng góp được gì nữa cả.

Cho đến khi chính quyền xã phát động chương trình “Việt kiều yêu nước” đóng góp xây dựng xứ sở giàu đẹp và trợ giúp các tổ chức nhân đạo ở xã, thì ông là người được khuyến cáo tham gia đầu tiên. Ông từ chối, viện lý do thu nhập kém. Cán bộ giải thích:

– Bác có thể hứa đóng góp theo mức qui định và xã sẽ thu hằng tháng.

– Làm gì ra tiền mà đóng.

– Bác thuộc diện có thân nhân đông đảo ở nước ngoài.

Ông giáo im lặng và sau đó chính Bí thư xã đến vận động khéo hơn. “Chỉ là tự nguyện tham gia ủng hộ bao nhiêu cũng được, giống như thời chống Mỹ cứu nước vậy thôi. Tình hình nói chung là xã đang cố gắng phấn đấu để được công nhận là Thị trấn tiên tiến.” Nghe tới đó, ông nghĩ thầm chỉ có căn nhà hai tầng bên kia sông của ông bí thư xã là xứng đáng trở thành dinh thự ở Thị trấn tiên tiến kênh Mười Hai nầy. Thời Pháp thuộc Dinh quận Cai Lậy cũng không bằng.

Thêm vào đó gia đình bà giáo cùng các con ở bên Mỹ sống yên ổn, làm ăn bình thường và học hành tiến triển khả quan. Thơ từ, hình ảnh là bằng chứng làm ông nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần. Đến khi nhìn thấy qua ảnh chụp đứa con trai út của ông tốt nghiệp kỹ sư đàng hoàng danh giá thì ông không còn gì để luyến tiếc nữa bèn âm thầm nộp đơn xin đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Vì mở lại hồ sơ cũ nên mất nhiều thời gian xác minh.  

Ông giáo mòn mỏi chờ đi Mỹ cho tới khi mắt càng ngày càng mờ dần và chừng hai năm sau, khi có giấy gọi đi phỏng vấn thì đôi mắt ông đã không còn thấy đường. Ông đi diện đoàn tụ gia đình nên khi lên phái đoàn Mỹ phỏng vấn họ không có hỏi câu nào cả và cho ông đậu ngon lành. Về xứ, chính quyền và công an xã hỏi ông “đi Mỹ để làm gì.” Ông trả lời:

 – Đi Mỹ mổ cườm cho sáng mắt.

Ông giáo tiếc là không đi sớm hơn vì có khi không còn kịp để chữa trị.


Trần Bạch Thu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2022 lúc 10:07am

Quên Tuổi Già Đi Nhé!

 


Răng yếu - Thì ăn súp

Răng khoẻ - Thì nhai xương

Còn sức - Chơi bốn phương

Yếu mệt - Thì nằm nghỉ

 

Không bận tâm suy nghĩ

Danh vọng với tiền tài

Con cái - Đúng hay sai

Tự nó - Rồi sẽ hiểu

 

Không đợi con báo hiếu

Không buộc người trả ơn

Không thù hận căm hờn

Không chi ly tính toán

 

 Vô tư và đơn giản

 Giúp được ai thì làm

Không chắt bóp, tham lam

Không so bì, ích kỷ

 

Để cho đầu óc nghỉ

Luyện cho sức dẻo dai 

Luyện giấc ngủ sâu, dài

Luyện ăn, uống ngon miệng

 

Vui đâu - Thì cứ đến

Cho thư thái tâm hồn

Sức khoẻ - Phải bảo tồn

Khám định kỳ- Nên nhớ

 

Nhỡ có bệnh - Không sợ

Tìm ra cách - Dung hoà

Trong vũ trụ - Bao la

Con người luôn nhỏ bé

 

 Hãy sống - Cho vui vẻ

 Được nhiều, ít - Tuỳ thiên

 Về Giời... lẽ tự nhiên

 Cũng không cần phải xoắn.

 

  Ai rồi cũng sẽ già  

 Việc gì mà phải xoắn ?

 Đời cũng đâu phải ngắn

 Cứ vui vẻ sống thôi

 

Còn khoẻ mạnh cứ chơi

Quên tuổi già đi nhé

Miễn làm sao ta khỏe

Con cháu đỡ phải lo

 

Giờ thằng bé thằng to

Về hưu bằng nhau hết 

Tiền nhiều nhưng khi chết

Có mang đi được đâu

 

Nên giờ có nghèo giàu

Đều là không quan trọng

Giờ chẳng ham danh vọng

Chẳng mơ chức mơ quyền

 

Miễn sao có ít tiền

Không phải nhờ con cháu

Gặp nhau thì tán gẫu

Còn khoẻ đi chơi xa

Yếu thì ở lại nhà

Buôn dưa và chém gió

Con cái _ kệ chúng nó

                                              

Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Oct/2022 lúc 3:33am

Từ Thời Còn Trẻ… Đến Lúc Về Già



Đời người thường được gói gọn trong một câu thật đơn giản: “Từ thời còn trẻ… đến lúc về già”. Nói như vậy nhưng không đơn giản chút nào vì những suy nghĩ phức tạp của từng thời kỳ, qua đó thể hiện quan niệm sống khác hẳn nhau, nhiều lúc đến độ mâu thuẫn, xung đột gay gắt. 

Thời còn trẻ bao gồm các giai đoạn từ thơ ấu, tiến dần đến tuổi vị thành niên và rồi trở thành thanh niên vào lứa tuổi từ 19 đến 24. Đây là khái niệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhưng chưa được thống nhất vì còn tùy thuộc vào từng khuôn khổ xã hội của từng quốc gia. Chẳng hạn như ở Trung Cộng, tuổi thanh niên là 29, trong khi tại Bangladesh là 34 và ở Malyasia thậm chí đến 40 tuổi!

Tuổi trẻ

Những người được gọi là “cao tuổi”, “cao niên” hay “người già” thường có độ tuổi từ 60 trở lên như tại Việt Nam. Tại một số nước quy định tuổi của người già được căn cứ vào những gì họ cống hiến cho gia đình và xã hội. Thuật ngữ “senior citizen” dùng tại Anh và Mỹ ám chỉ những người đã hưu trí (retiree), thường là những người từ 65 tuổi trở lên. Tại Mỹ, ngày 21/8 là ngày toàn quốc tôn vinh những công dân lớn tuổi, ngày đó được gọi là “National Senior Citizens Day”. 

Tuổi già

Bài viết này không có ý tôn vinh tuổi già và cũng chẳng đề cao tuổi trẻ. Tôi chỉ có tham vọng đặt vấn đề về những cảm xúc của con người thay đổi theo tuổi tác. Những điều được nêu ra dưới đây có thể mang phần nào ý nghĩa chủ quan vì người viết thuộc về lứa tuổi “gần đất xa trời”, nhưng thiết nghĩ, người trẻ cũng như già nên đọc để chiêm nghiệm những cái đúng và cả những cái sai.    

Đề tài từ cổ chí kim được nói đến nhiều nhất là “Tình yêu trai gái”. Một triết gia nào đó đã phân tích: Cảm xúc về Tâm hồn tạo ra Tình Bạn; Cảm xúc về Tri thức tạo ra lòng Kính Trọng và Cảm xúc về Thể xác tạo ra lòng Ham Muốn. Nếu cả ba cái này cộng lại, người ta sẽ có Tình Yêu (!). Cụ thể hơn, “Tình yêu Nam-Nữ” được thể hiện qua công thức:  

Tình yêu Nam & Nữ = Tình bạn + Tôn trọng + Ham muốn 

Lúc trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ trên đời... nhưng khi lớn tuổi, trải qua nhiều cuộc tình, mới biết sau yêu còn có… chia tay. Không phải chỉ một lần mà rất nhiều lần, cứ lập đi lập lại… Điều mà người trẻ tuổi không bao giờ hoặc ít khi nào nghĩ đến! 

Lúc trẻ, vẫn nghĩ rằng tình yêu là mãi mãi, tình yêu là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời. Khi có tuổi mới biết tình yêu “đến đó rồi đi, có đó rồi mất”. Từ những cảm nghĩ lạc quan của tuổi trẻ người ta lại bước sang tư tưởng bi quan của người già!    

Lúc trẻ, cứ tưởng “yêu một người thì dễ, quên một người mới khó”. Người trẻ khi yêu hình như đã mặc nhiên công nhận vị trí “khó quên” của người bạn tình. Đến khi tuổi tác ngày một cao đã chứng minh điều ngược lại: người lớn tuổi thấy mình đã quên đi nhiều người mình đã từng yêu, quên một cách dễ dàng! 

Lúc trẻ cứ tưởng tình yêu luôn dựa theo nguyên tắc “bình đẳng” qua triết lý “yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại”. Về già mới chợt nhận ra bài học kinh nghiệm đầy bất công của tình yêu: “có những yêu thương chỉ cho mà không nhận”. Nhà thơ người Anh, Abraham Cowley (1628-1667) đã phải thốt lên: 

“Of all the pain, the greatest pain

It is to love, but love in vain”

Tạm dịch là: 

“Trong mọi khổ đau, niềm đau vĩ đại,

Là trót yêu người… không hề yêu lại”

Lúc trẻ cứ tưởng rằng “yêu một người là sống chết vì người đó”, giờ mới biết “yêu một người là phải biết tự yêu lấy mình”. Đây không phải là lòng “tự ái” của con người khi về già mà là những điều mà nhiều người có tuổi rút ra được sau những cuộc tình “mù quáng” của thời thanh niên và thiếu nữ.

Lúc trẻ cứ nghĩ “sau tình yêu sẽ là hôn nhân”, đến khi về già mới nhận ra: “vẫn có những cuộc hôn nhân không cần tình yêu”. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Tình yêu là Bình Minh của hôn nhân, hôn nhân là Hoàng Hôn của tình yêu” và với kinh nghiệm bản thân, Socrates khuyên nhủ mọi người: 

“Bằng đủ mọi cách, hãy lập gia đình. Nếu lấy được người vợ tốt, bạn sẽ hạnh phúc. Nếu lấy phải người xấu bạn sẽ trở thành một triết gia” (By all means: marry. If you get a good wife: you’ll become happy. If you get a bad one: you’ll become a philosopher).  

Ngay từ lúc còn trẻ nhiều người cũng đã trở thành “triết gia” vì yêu. Họ thích định nghĩa tình yêu với những mỹ từ, mỹ ý… Nào tình yêu là X, là Y, là A,B,C,D… khi lớn tuổi lại cuống cuồng vì hoang mang, không biết tình yêu thật sự là gì cả. Tại sao ư? Vì, “tình yêu thật khó định nghĩa: nó đến bất chợt, đi bất ngờ, và để lại một vết thương lòng muôn thuở”!

Tình yêu quả là… rắc rối 

Lúc trẻ cứ tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm, về già mới biết hạnh phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh, có chăng là mình đã không nhận thấy. Người trẻ chỉ thấy hạnh phúc trong hôn nhân khi được sống bên người tình yêu mến, về già hạnh phúc đó lan tỏa đến con cháu qua một thứ không còn là tình yêu trai gái mà là tình ruột thịt, máu mủ. 

Khi còn trẻ, phạm vi giao tiếp thường mở rộng, bạn bè giao thiệp rất đông. Đến lúc ở vào tuổi về hưu bỗng thấy mình cô đơn vì cuộc sống thu hẹp và người già thường “ẩn mình” trong phạm vi gia đình. 

Tuy nhiên, cũng có người vẫn hăng say hoạt động xã hội để khỏa lấp sự trống rỗng, có người tìm một thú vui cho bản thân như chăm sóc cây cảnh, viết lách… Chỉ tội nghiệp những ai không tìm cho mình một hướng đi lúc về già trước khi bị bệnh tật tấn công để trở về với cát bụi. 

Lúc trẻ tưởng “nói quên là có thể quên được”, giờ mới biết có những chuyện càng muốn quên thì nó lại càng ở mãi trong lòng. Điều này cho thấy người lớn tuổi hướng về cuộc sống “nội tâm” trong khi người trẻ giữa cuộc sống tất bật ngoài xã hội, luôn… “hướng ngoại”. 

Lúc trẻ, tưởng cô đơn ở đâu xa lắm vì chung quanh toàn là người, về già mới hiểu những giây phút bên người thân quả là một sự ấm áp nhưng lại rất mong manh, trong khi đó, “nỗi cô đơn luôn ở bên cạnh”.

Cũng vì thế cho nên khi còn trẻ cứ tưởng việc đóng một cây đinh vào tường thật đơn giản vì không thích thì có thể nhổ đi. Về già mới thấy: đinh có thể nhổ nhưng vết lõm trên tường vẫn còn đó. 

“Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.

Đôi cái đầu đều bạc.

Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.

Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,

Con mắt còn có đuôi”

Đó là những lời kết trong bài thơ Tình Già của Phan Khôi đăng trên báo Phụ nữ Tân văn năm 1932. Bài thơ này có thể coi như tác phẩm thơ tự do đầu tiên, mở đường cho phong trào Thơ Mới ở Việt Nam. Về phương diện tình cảm, bài thơ thể hiện “một vết lõm trên tường” sau khi cái đinh được nhổ từ thời trai trẻ.

Hạnh phúc tuổi già 

Theo lẽ tự nhiên, người ta khóc khi buồn nhưng một khi có tuổi mới thấy điều buồn nhất là…“không thể khóc được”. Xem một cuốn phim, đọc một cuốn truyện người trẻ và người già thường có những cảm xúc khác hẳn nhau! Có thể vì đã từng trải nhiều nên tình cảm của người già đã trở nên… “chai lì”? Phải chăng tuyến lệ cũng đã bị “lão hóa” nên không còn hoạt động?

 Giọt nước mắt 

Ở một thái cực ngược lại, cười là vui nhưng nhiều khi người lớn tuổi lại thấy “có những giọt nước mắt còn vui hơn tiếng cười”, chẳng hạn như trường hợp gặp lại người thân sau một thời gian dài xa cách, “mừng mừng, tủi tủi”. 

Những lúc tình cảm đạt đến “cực điểm”, người ta thường nhớ đến câu thơ đầy mâu thuẫn của Xuân Diệu:  

“Cười là tiếng khóc khô không lệ

Người ta cười trong lúc quá chua cay” 

Người ta cũng có thể “cười ra nước mắt” hay như Nguyễn Du trong Kiều đã vẽ nên cảnh oái ăm “Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”. Suy cho cùng, chuyện Khóc-Cười là lẽ thường tình nhưng rõ ràng là mức độ Khóc-Cười thường bị ảnh hưởng phần nào vì tuổi tác.

 Khóc & Cười 

Lúc trẻ tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn mới biết có những thứ còn ngọt ngào hơn cả kẹo. Người cha già trên giường bệnh nhận từ con viên thuốc đắng nhưng sao vẫn thấy ngọt. Người mẹ già ăn bát canh khổ qua nhưng không cảm thấy đắng vì sự hiếu thảo của con. Ông cha ta thường nói: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới” là vậy.

Lúc trẻ tưởng tượng rất nhiều, về già mới nhận ra: “chuyện cổ tích không bao giờ có thật”. Lúc trẻ, tưởng mình có thể thay đổi cả thế giới, khi tuổi tác đã cao mới thấy thay đổi chỉ một người cũng khó, có chăng vẫn chỉ là tự thay đổi mình.

Lúc trẻ cứ tưởng một khi thành “người lớn” là lớn, bây giờ mới thấy có nhiều người đã lớn mà vẫn chưa thành người lớn. Đến khi thật sự thành người lớn thì người ta mới hiểu: “không bao giờ bé trở lại được”. Đó là sự thật khiến cho nhiều người lúc bé cứ mong mình chóng lớn, giờ đây lớn rồi lại ước gì mình bé lại. 

Lúc trẻ cứ mơ ước lớn lên sẽ trở thành người này người kia. Về già mới biết: “được trở thành chính mình mới là hạnh phúc nhất”. Lúc trẻ tưởng rằng “những gì đến rồi sẽ đi”, giờ mới biết: “khi niềm vui đến thường qua mau, còn nỗi buồn đến thì cứ ở bên ta mãi mãi”.

Lúc trẻ cứ nghĩ: “Tiền bạc, Tình yêu rồi mới đến Sức khỏe”, về già mới khám phá sự đảo ngược: “Sức khỏe, Tiền bạc, Tình yêu”. Lúc trẻ rất sợ phải chết, nhưng về già “sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều”. 

Cuối cùng, lúc trẻ cứ tưởng sự sống và cái chết ở cách xa nhau lắm. Về già mới hiểu nó chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh. Johann Von Goethe đã từng nói: “Cái chết, ở một mức độ nào đó, là một điều vô lý bỗng trở thành hiện thực” (Death is, to a certain extent, an impossibility which suddenly becomes a reality).

  

Nguyễn Ngọc Chính
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2022 lúc 9:55am

TUỔI XẾ CHIỀU     <<<<<<

Vỡ%20mộng%20“tìm%20tình”%20tuổi%20xế%20chiều


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Nov/2022 lúc 10:01am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2022 lúc 5:47am

Lang Thang Trong Vườn Địa Đàng 


Một bà cụ 85 tuổi, mỗi ngày đi bộ thể dục hơn một giờ trên hè đường phố Paris, để cho khỏi sụm vì bệnh hoạn. Bà nói: “Mình phải tự thương, lo cho sức khỏe mình. Sức khỏe là cái mỗi người phải tự lo lấy, không ai giúp ai được. Con cháu có thương, thì biếu quà, dúi chút tiền bạc, chứ không thể cho mình sức khỏe được.” Tiếng của bà khào khào đứt quảng vì tuồi già, chân đi lụm khụm, bước vụng về. Nhưng mưa cũng như nắng, mỗi ngày xuống phố đi bộ. Tôi bước theo bà trên một quảng đường dài, nghe bà kể chuyện ‘ngày xưa’ về một ‘xứ’ có tên là Sài Gòn. Nơi đó, bà có một tiệm bán thực phẩm Pháp ở vùng Tân Định. Bà đã nuôi bốn người con cho đi du học Pháp, đều thành tài và có địa vị khá trong xã hội.

Nhớ lời cụ nói, sức khỏe là cái mà mình phải tư lo cho mình, nên mỗi ngày tôi lái xe ra công viên gần nhà tung tăng thả bước thong dong. Tôi nghĩ, không tập thể dục là quỵ luôn, và đời sống sẽ thiếu phẩm chất, mất đi nhiều sinh thú. Ưu tiên số một của người cao tuổi như tôi là bảo tồn sức khỏe, thắng lại cái đà suy thoái, để nó xuống chậm chừng nào tốt chừng đó. Không mong giữ được sức khỏe ở mức ngang bằng mãi. Chấp nhận, vẫn cảm thấy nó xuống dần mà không lo sợ, vì đó là luật tự nhiên của tạo hóa.

Công viên nầy vuông vức, mỗi chiểu rộng một dặm. Cây cối xanh um, cỏ mướt tươi mát, cắt xén sạch sẽ gọn gàng. Có những con đường tráng xi măng cho bộ hành, uốn lượn quanh co, vòng đi khắp bốn hướng. Hai hồ nước lớn cho dân ghiền câu thả cần. Gần chục cái nhà mát, với ghế dài, bàn dài cho dân chúng tổ chức họp mặt ăn uống. Quý nhất là có gần chục nhà vệ sinh, mỗi nhà có đúng mười phòng, các ông bà già khỏi lo ôm bụng chạy đi tìm trong những lúc khẩn cấp. Có ba sân đá banh, ba sân côn cầu, nhiều sân đánh banh quần vợt, bóng chuyền, một khu sân gôn lớn, nhiều sân bóng rổ, thêm một xạ trường cho những người ưa chơi trò bắn cung tên.

Khi đang thong dong thả bước qua một nhà mát, hai ông bạn già kêu tôi lại, mời ngồi nghỉ chân một lát, cùng nhấp chén trà cho thông cổ. Hai chiếc xe đạp tựa bên gốc cây. Trên bàn có bình thủy đựng trà, mấy cái ly nhựa và một dĩa bánh khô, thêm các thứ hạt trộn lẫn. Hai ông bạn già đang khề khà ăn uống và nói chuyện vui cười râm ran. Thấy hai ông bạn ngồi rung đùi, với dáng thảnh thơi nhàn tản, tôi nói đùa:

“Trông hai anh sung sướng, nhàn tản như tiên ông.”

Bạn tôi, anh Sáu cười hỏi: “Anh có biết cuộc sống trong trong vườn địa đàng ra sao không?”

Tôi lắc đầu: “Tôi đã ở trong vườn địa đàng đâu mà biết?”

“ Có phải ở đó, tiên ông tiên bà thong dong dạo chơi, thanh thản tâm thần, không lo âu cho cơm áo gạo tiền, chẳng cần cực nhọc lao động mà không sợ đói khát. Suốt ngày cứ tà tà cà nhỏng, ưa làm gì thì làm, không ngại phí phạm thời giờ, không bị ai kiềm chế, kiểm soát, thúc hối. Họ có đầy đủ tự do, sung sướng. Bây giờ đây, anh, tôi và anh Bảy cũng gần giống như vậy. Thì chúng ta không đang ở trong vườn địa đàng hay sao? Chúng ta đều thành tiên rồi, anh không biết hay sao?”

Tôi trêu chọc: “Hừ, tiên mà không có cánh, phải đi xe đạp.”

Anh Sáu cười bảo: “Anh đừng nói thế, có nhiều loại tiên khác nhau. Tiên nầy không cần cánh, có cánh chỉ thêm vướng víu, khó chịu. Anh thử tưởng tượng, nếu chắp cho anh đôi cánh trên vai, làm sao mà mặc áo, và ngủ thì nằm sấp như gà vịt, chán lắm. Mình thành tiên, vì đã sung sướng như tiên rồi.”

Hớp một ngụm trà anh Sáu tiếp: “Anh nhìn xem trong công viên nầy, thú vật và mọi người đều như toát ra niềm hoan lạc tự nhiên, hạnh phúc đầy tràn. Cầm thú không hề biết sợ sệt, sống thong dong. Xem đàn quạ bay lượn tung tăng, lũ sóc nhảy nhót vui đùa, chạy theo người đi bộ xin ăn, bọn vịt trời cả mấy trăm con hụp lặn dưới nước, đứng nghỉ ngơi trên bờ, thong thả nhặt từng cọng cỏ non, thấy người đi qua không thèm tránh đường. Kìa mấy anh cò tư lự nhàn nhã nhìn trời đất. Người và vật thân thiện, không sợ hãi, không e dè nhau. Đới sống an bình, hoà hợp.”

Anh Sáu chỉ qua nhà mát bên kia, có bốn ông và ba bà già Mỹ đang ngồi nói chuyện râm ran, thỉnh thoảng cùng cười vang rộ. Anh nói: “Trông vào họ, có giống như bầy tiên đang vui hưởng sung sướng nhàn nhã của cõi thiên thai không?”

Anh Sáu và anh Bảy mỗi ngày cùng đạp xe ra đây rồi đi bộ loanh quanh. Theo anh Sáu thì đi bộ là lối tập thể dục tốt và nhẹ nhàng, thích hợp nhất cho người lớn tuổi. Không cần đi nhanh, đi vừa với sức của mình. Cũng không cần quy định phải đi bao lâu, bao xa, nhưng nên đi cho đến khi nào mồ hôi ra lấm tấm lưng, là đạt được mục tiêu của việc thể dục. Ngày nào bận việc, không đi bộ thể dục, thì trong người anh mõi mệt, bần thần. Những lúc đó, thì anh phải đi quanh quanh trong phòng khách, vừa đi vừa nghe tin tức  thế giới trên máy truyền hình.

Phần anh Bảy, dù ở một mình, bị vợ bỏ, cũng tự xưng là tiên. Ông tiên nầy đã tốt nghiệp “tiến sĩ tù”, học tập cải tạo mười hai năm, vợ hết kiên nhẫn đợi chờ. Chính anh cũng khuyên vợ tìm đường thoát ra khỏi thiên đàng xã hội chủ nghĩa. Phần anh, thì cứ xem như đã đi đong rồi. Nghe tin vợ vượt biên thành công, anh vui mừng và “yên tâm cải tạo” hơn. Nghe tin vợ bước thêm bước nữa, anh có buồn, nhưng không oán, không giận, còn thông cảm và thương cho hoàn cảnh của người đàn bà khi bơ vơ nơi đất khách quê người, phải tìm chỗ nương tựa. Anh nghĩ chị làm đúng, để sống còn, và nuôi con. Anh nói: “Bây giờ tôi khỏe lắm ông à. Muốn làm chi thì làm, tự do hơn cả hồi hai mươi mấy tuổi độc thân. Không còn ưu tư, lo lắng chi cho tương lai, danh vọng, tiền tài, tình yêu, sao mà nhẹ nhàng sung sướng đến thế nhỉ?”

Anh Bảy được đi Mỹ theo diện nhân đạo HO. Khi đi, một chiến hữu cũ xin anh đem theo cô con gái của ông, cô nầy goá chồng khi còn trẻ, đã có hai con. Cũng chỉ là để cứu vớt đời cô và hai đứa bé. Đem cô theo với danh nghĩa vợ chồng, nhưng không chung chăn gối. Ngày xưa là chú cháu, phải đổi cách xưng hô lại là anh em. Thời gian đầu sống chung nhờ trợ cấp xã hội. Về sau, khi cô kiếm được việc, có thể tự lập, thì anh Bảy dọn ra riêng. Cô cũng có đề nghị anh Bảy biến chuyện giả thành thật, để nương tựa nhau nơi quê người trong quãng đời còn lại. Nhưng anh Bảy thấy lấn cấn vì cái tình bạn với ông bố cô, nên từ chối khéo. Không lâu sau đó, anh Bảy tìm cho cô một chàng goá vợ, họ kết hôn, sống hạnh phúc. Thỉnh thoảng vợ chồng cô cũng lui tới thăm viếng chăm sóc hỏi han.

Anh Sáu trêu chọc: “Ông Bảy nầy câu nệ quá trời. Cô cháu tình nguyện nâng khăn sửa túi, mà cũng không chịu, lại đùa đẩy cho người khác chịu trận. Tôi mà ở hoàn cảnh anh, thì xong rồi, vì dù sao trên giấy tờ và pháp luật, cũng đã là vợ chồng, thì càng thuận tiện. Tôi tin, nếu ông bố cô biết được chuyện giả thành thật thì cũng mừng chứ không trách cứ gì đâu. Tôi thấy anh cũng giỏi thật, cục mỡ để trước miệng mèo đói mà chẳng liếm láp chi cả. ”

Ông Bảy cười cười: “Nhiều người bảo tôi tốt, đàng hoàng, cái đó chỉ đúng một phần nhỏ thôi. Trong mỗi người, có một con quỷ ẩn nấp, thập thò, chờ dịp xông ra làm điều bậy bạ. Khi mình không đè nén nó được, thì rắc rối ập đến liền. Tôi cũng đã suy nghĩ kỹ lắm. Cái tuổi chúng ta, sau bao năm lao tù đày đọa, sức lực chẳng còn lại bao nhiêu, vướng vào một người đàn bà trẻ, thì chỉ mang khổ vào thân mà thôi. Cũng làm khổ họ nữa. Rồi bị cắm sừng tua tủa trên đầu, là chuyện đương nhiên phải đến. Tuổi nầy mà lập gia đình lại, thì cũng chẳng khác nào đi đã gần đến đích, mà quay về từ khởi điểm để đi lại. Tôi cũng biết rõ tình đời. Mình làm ơn, đem người ta từ miền địa ngục lên đến thiên đường, họ thấy ân nghĩa đó to tát lắm. Nhưng nếu loạng quạng, chỉ một lần thôi, một lần mò vào giường họ, thì bao nhiêu ân nghĩa đều rủ sạch, bao nhiêu kính trọng đều tiêu tan, và đang là người tốt, trở thành kẻ xấu xa lợi dụng. Tuổi già, nếu thấy cô đơn không chịu nổi, thì kiếm bạn, làm bạn mà thôi. Bạn bè, thường biết tôn trọng nhau, không đòi hỏi trách nhiệm, bổn phận, nên ít có cái quyền trách móc hờn giận nhau. Tôi không thấy cô đơn bao giờ, tôi thích thú với đời sống một mình hiện tại.”

Tôi vỗ vai ông Bảy và hỏi: “Thế thì, khi ‘tiên’ đau ốm, lấy ai chăm sóc, ai nấu cho chén cháo, pha cho ly nước ?”

Ông tiên Bảy cười: “Khỏi lo, trong cái chúng cư tôi ở, có mấy ông bà bạn già, họ cũng sống một mình. Mỗi sáng chúng tôi kêu điện thoại cho nhau, xem đêm qua có ai được Chúa rước đi chưa, hoặc đang nằm hôn mể không cựa quậy được. Nghe tiếng nhau là biết còn sống, mừng lắm. Lần nọ, khi hai giờ sáng, điện thoại reo, tôi nghe tiếng ông bạn ở phòng bên kia, giọng ú ớ, tôi vội vàng chạy qua. Chúng tôi đều có chìa khóa khẩn cấp của nhau. Tôi kêu xe cấp cứu, đưa bạn vào bệnh viện, hôm sau phải mổ tim liền. Chỉ nằm có bốn hôm thì bệnh viện cho về nhà, tôi phải chăm sóc ba tuần, ăn ngủ tại nhà bạn. Về sau tôi mới biết, những trường hợp nầy, nếu không có lợi tức cao, thì xin vào những trung tâm chăm sóc đặc biệt, nhà nước sẽ đài thọ tất cả chi phí.”

Anh Sáu cười ranh mảnh: “Như anh Bảy đây, nhờ độc thân mà có cả chục tiên bà vây quanh, bà nào cũng săn đón, vồn vã lấy lòng. Đau yếu có lo gì, các bà tranh nhau chăm sóc cưng chiều. Nhưng anh còn làm bộ, treo cao giá ngọc. Tôi đoán anh Bảy chưa chịu bà nào, vì lòng tham lam lớn quá. Nếu chọn một bà, thì mất hết mấy bà kia. Cứ ỡm ờ thế mà có lợi hơn.”

Anh Sáu nói với giọng vui vẻ: “Tôi vẫn cho là mình đã thành tiên rồi đó. Không sai chút nào. Bây giờ có tự do, sống thong dong, chẳng lo âu gì cả. Nhớ lại cái thời bị ‘cách mạng’ đuổi, không cho đi dạy mà ớn lạnh. Dạo đó, anh em đùa là thầy “mất dạy”. Tôi đi bán cà rem trên chiếc xe đạp cà tàng để kiếm sống. Đứng trước cỗng trường, học sinh cũ xúm lại mua, như để ủng hộ thầy cựu hiệu truởng. Nhưng cũng không được yên thân. Bọn ban giám hiệu, là cán bộ miền Bắc, xua đuổi, cấm đoán. Họ bảo rằng thầy ‘cựu hiệu trương’ đi bán cà rem là bôi bác cách mạng. Tôi quay qua nghề đạp xe ôm, sức yếu, đạp xì khói. Phải đội cái nón che khuất mặt, để người muốn đi xe không nhận ra ‘thầy hiệu trưởng cũ’.  Nếu biết, họ không dám đi, không đành lòng. Có lần đang chở anh thanh niên đi xa về, nhận ra thầy cũ, anh cứ nằng nặc đòi “để con chở thầy, ngồi cho thầy đạp lòng con không yên”. Tôi nói đừng áy náy chi cả, nay đã đổi đời, nghề mới của thầy cũng lương thiện, không có gì sai trái cả. Khi đến nơi, hắn dúi cho tôi một nắm tiền, tôi không lấy, vì nhận ra hắn cũng rách rưới. Thầy trò cứ giằng co mãi. Sợ hắn áy náy, tôi bảo rằng bây giờ, cái tình là quý, cứ yên tâm, biết đâu sau nầy em sẽ giúp thầy việc khác to tát hơn.  Nói vậy thôi, nhưng không ngờ thành sự thực. Hơn một năm sau, anh học trò cũ nầy đến kêu tôi đi vượt biên không phải đóng tiền. Sống trong xã hội đó, nếu chỉ nghèo đói rách rưới cùng cực thôi, thì cũng còn có thể chịu được. Nhưng chính sách cai trị vô cùng hà khắc, những kềm kẹp vô lý, bị khủng bố tinh thần, đe dọa, áp bức, nên người ta mới liều thân đi ra biển tìm tự do. Bây giờ, chúng ta không những có tự do, còn được no ấm, thong dong, an bình trong một xã hội văn minh. Thì thiên đường là đây rồi. Cái công viên nầy chẳng phải lả vườn địa đàng, thì là cái chi đây? Tôi là tiên, anh là tiên, mọi người quanh đây đều là tiên, và cả lũ kia, là tiên vịt, tiên ngỗng, tiên sóc, tiên chó, tiên quạ. Ha ha ha, chúng ta đang ở trong vườn địa đàng.”

Tôi cười vang cùng ông bạn và nói: “Sung sướng quá, hôm nay tôi được phong làm tiên ông. Thế mà ở nhà, bị vợ cho là ông già quỷ sứ xấu xa vô tích sự. Bây giờ chúng ta gọi nhau là ‘tiên bạn’, và gọi mọi người, vật quanh đây là tiên, cho sướng cái cuộc đời.”

Chúng tôi cùng đi bộ qua các đường quanh co tráng xi-măng. Đi ra ven hồ nước. Mấy ông tiên ăn mặc xốc xếch ngồi buông cần câu cá, họ mơ màng nhìn trời nhìn đất, xem ra chẳng màng chuyện cá cắn câu. Vài ông có bà ngồi bên cạnh, vợ chồng cười rúc rích qua câu chuyện vui nào đó, im bặt khi thấy chúng tôi đi qua.

Qua một nhà mát, chúng tôi nghe văng vẳng ồn ào tiếng Việt Nam, cùng ghé lại xem. Thấy có hai ông tiên đang đánh cờ, vừa chơi vừa trêu chọc nhau. Hai tiên bạn khác đứng ngoài mách nước. Một ông trẻ hơn, cứ chuyển được một nước cờ, thì hát ông ổng một câu ca có liên hệ đến tên con cờ. Xem như không có ai chung quanh. Khi lên con ngựa, ông ngoác miệng hát oang oang: “Ngựa hoang nào dẫm nát tơi bời. Đồng cỏ nào xanh ngát lưng trời. Ngựa phi như điên cuồng, giữa cánh đồng, giữa cơn giông…” Rồi ông đưa ngón tay chỉ vào bàn cờ mà cười hinh hích: “Ngựa phóng vào đây, rồi xuống đây, thọc qua đây nữa, lấy chi mà cản. Xin hàng sớm đi cho dân đỡ khổ ông ơi.”

Đối thủ là một tiên ông có bộ râu dê màu tiêu muối rung rung, cười nói: “Con ngựa què sắp chết, đừng có làm tàng. Pháo tui về đây, ém nó lại, có mà chạy đàng trời. Rồi sẽ làm thịt con ngựa đãi anh em nhậu chơi…” Tiên trẻ thọc con xe xuống sâu và ca: “Em lên xe hoa rồi, biết rằng sầu để một người… Sầu quá đi chứ.”  Rồi ông đổi qua giọng cải lương ca tiếp “Tướng quân đang lâm nguy, không sầu sao đặng…”  Chừng năm phút sau, ông tiên trẻ đang lâm vào thế bí, cầm mấy con cờ, gõ côm cốp xuống bàn, đánh nước thí quân, vừa hát lớn: “Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh? Hy sinh. Hy sinh…”  Ông tiên râu cười hăng hắc trêu: “Gáy, gáy nữa đi! Hy sinh thế là cùi rồi. Dù đốt cả Trường Sơn, thí thêm mấy triệu nhân mạng, thì cũng không cứu được.”

Tôi và hai ông tiên Năm, tiên Bảy rời nơi đánh cờ, tiếp tục thong thả tản bộ.  Nhiều tiên ông, tiên bà dắt chó chạy tung tăng. Một tiên ông gầy gò, chỉ còn da bọc xương, lưng đã còng, vừa chạy vừa thở phì phò, nhưng không quên chào chúng tôi. Đi ngược chiều, có bà tiên mấp ú, núng nính trong khối mỡ mòng, vần cái thân bồ tượng mà đôi mông ngúc ngoắc qua lại trông như đuôi con vịt bầu. Vài tiên cô vừa đi vừa nói một mình, tay khua vào không khí, không phải họ bị bệnh thần kinh, mà đang dùng phép thuật “truyền âm ngàn dặm” qua chiếc điện thoại cầm tay.

Bên trong khu tập bắn, mấy ông tiên đang dương cung, nhắm những tấm bia có vòng đồng tâm, thả tên bay vút đi cắm phập vào. Phía trái, có ba sân côn cầu, đám tiên đang chơi đùa vui vẻ vang động tiếng cười dòn vui. Trên hai sân bóng đá, đám tiên trẻ tranh nhau lừa banh chạy tới chạy lui, bên ngoài sân đông đúc kẻ thưởng ngoạn la hò cổ võ ồn ào.

Khi đi ngang qua một bà có bộ ngực vĩ đại. Ông tiên Bảy nói: “Anh có biết Thánh kinh mô tả thiên đàng ra làm sao không? Ở đó “chảy tràn cả mật và sữa.” Anh cứ về mở tủ lạnh của anh ra, trong đó cũng có đầy cả mật và sữa. Chứng cớ rõ ràng, thế mà anh cứ mĩa mai chúng tôi mãi.”

Ông tiên Sáu nhẹ nhàng bồi thêm: “Tôi chịu nhất câu viết trong một cuốn sách truyền giáo rằng: ‘Về thiên đàng không tốn kém chi cả.’ Thật vậy, thiên đàng có sẵn trong ta, trong tâm mỗi người. Nếu ta thấy được cái sung sướng, cái phước hạnh hiện đang có, tức đã về đến thiên đàng rồi đó. Những ai còn mong ước nhiều hơn cái đang có, còn tham vọng lớn, ước vọng bé, thì chưa thấy được thiên đàng. Đó là điều tất yếu”.

Khi về nhà, tôi chạy vào báo cho vợ biết tôi đã thành tiên rồi. Vợ tôi cười và nói: “Đừng ham thành tiên. Tiên thường không có một đồng xu dính túi. Tiên không có phở, bún bò, bánh xèo, thịt kho, cá nướng mà ăn. Làm người trần tục, có niềm vui pha nỗi buồn, có sung sướng lẫn khổ đau, có thương yêu xen giận hờn, có khi an bình, lúc âu lo, có thanh cao, có chút tội lỗi. Đủ cả. Vui hơn. Những thứ nầy gom lại, làm thành ý nghiã và hương vị cuộc đời. Em không muốn thành tiên đâu! Vả lại, thành tiên rồi thì đâu còn cái quyền cằn nhằn chồng con?”

Tôi chịu thua, đáp lại: “Em cứ giữ cái tâm của người trần tục đi, để một mình anh thành tiên thôi, cũng đủ cho thăng hoa hạnh phúc gia đình rồi đó!”



Tràm Cà Mau



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Nov/2022 lúc 5:48am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.258 seconds.