Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2022 lúc 8:52am

Cái Dáng Rất Buồn 

Hình minh họa 

Anh bước vào giai đoạn lú lẫn (Alzheimer ) ở cuối đời. Mấy năm nay anh đã thay đổi rất nhiều. Bắt đầu anh quên quên nhớ nhớ, tiếp đến là anh dễ xúc động, anh hay khóc. Mấy năm trước, nghe cô bạn đọc Thơ của anh, anh cười, anh nhớ lại, đọc tiếp theo, chỉ độ một năm sau đó, anh không đọc theo nữa, anh chỉ nghiêng đầu lắng nghe, rồi bật khóc. Hình như anh biết được người kia vừa nói ra những câu gì rất thân yêu, rất thân thuộc với mình, và điều đó làm anh xúc động, anh khóc rưng rức. Chị lại nhỏ nhẹ dỗ anh:  

- Nín đi, nín đi, Thơ của anh, cô ấy nhớ đấy mà, phải vui chứ.  

Anh nghe chị, ngoan như em bé, lau nước mắt, bằng mấy ngón tay, rồi cười, một nụ cười rất thơ trẻ.  

Những năm kế tiếp, anh bắt đầu quên mặt họ hàng, quên mặt những người bạn thân, anh chỉ nhớ có chị thôi. Anh 85 tuổi, chị 80 tuổi. Hai vợ chồng già sống với nhau, con trai, con gái đều có gia đình. Đứa ở xa, đứa ở gần cũng vậy thôi. Một năm tụ họp gia đình đôi ba lần vào dịp Lễ, Tết.  

Khi anh mới bắt đầu lãng quên, sức khỏe anh vẫn còn tốt, sáng sáng chị chở anh tới Gym. Chị bơi lội, anh ngồi ngoài nắng hóng mặt trời. Chị đi chợ, đi tới nhà bạn họp mặt luôn luôn có anh đi theo. Mỗi ngày anh một chậm hơn và quên nhiều hơn nhưng anh vẫn tự lo được vệ sinh cho mình, chị chỉ cần nhắc.  

Rồi bỗng một ngày anh không làm gì một mình được nữa, chị phải phụ anh. Cơ thể chị nhỏ quá so với anh, chị không thể khênh vác, tắm gội cho anh được. Anh bắt đầu ngu ngơ như một đứa trẻ còn mặc tã, mà anh đang mặc tã thật, chị không thể nào khênh, đỡ anh làm những việc vệ sinh cá nhân cho anh. Chị gọi con, con trai chị từ tiểu bang xa về tìm Home Care để gửi Bố vào.  

Tìm mãi mới được một nơi gần nhà, Mẹ chỉ lái xe có 8 phút là thăm được Bố. Số tiền hơi cao, nhưng để con lo.  

Con ở lại thêm vài ngày nữa yên tâm có chỗ tốt cho Bố mà Mẹ không phải đi xa, muốn thăm Bố lúc nào cũng được. Chị ngậm ngùi :  
- Ừ thôi con về nhà với vợ, con đi.  

Mấy hôm có con, chị yên tâm. Con đi rồi, chị một mình trống trải, thấy căn nhà của mình sao nó rộng mênh mông thế này, căn nhà không có anh bỗng tự nhiên thành xa lạ, giống như chính chị cũng vừa dọn vào một ngôi nhà mới, chị buồn trống cả hồn. Buổi tối đi ngủ chị nghĩ tới anh ở nhà mới với những người xa lạ chắc anh còn buồn hơn chị bây giờ. Thương anh quá, chị mong sao cho đến sáng để vào thăm anh.  

Anh ở đã nhà mới được hai tuần, mỗi ngày chị tới thăm, người ta không cho chị vào hẳn phòng anh, ngay cả phòng khách cũng chưa được vào (Vì đang thời Đại Dịch) họ đưa anh ra ngoài hàng hiên, nơi đó có sẵn mấy cái ghế cho anh chị ngồi gặp nhau. Chị thấy anh sạch sẽ, tươm tất chị cũng mừng, nhưng mỗi lần thấy anh hiền lành như một đứa trẻ ngoan, chị lại mủi lòng.  

Sao anh thay đổi nhanh thế! Gặp chị anh không vui, chị đứng lên về anh không buồn, trên nét mặt anh chị không thấy một cảm xúc nào, anh nhìn chị như nhìn cái cây hay bức tường trước mặt, ánh mắt anh không vui, không buồn. Con chim sẻ sà xuống sân cỏ trước mặt hai người, chị cầm tay anh lay lay, chỉ anh, anh nhìn mà như không nhìn, ánh mắt anh không biểu lộ mộ cảm xúc nào.  

 Khi tới thăm anh, chị cứ đinh ninh là khi anh bước ra, thấy chị, ánh mắt anh sẽ sáng lên, miệng anh sẽ mỉm cười và khi chị bịn rịn chia tay về, ánh mắt anh sẽ buồn buồn, tay anh sẽ nắm chặt tay chị. Nhưng không, anh thản nhiên đứng lên đi vào, không hề quay đầu lại.  

Chị không thấy anh khổ, không thấy anh buồn hay vui. Hình như anh không còn cảm giác buồn vui nữa. Sao anh thay đổi nhanh thế!  

Chị nghĩ tới ba tháng mùa Đông sắp tới, người ta đã cho chị biết là sẽ không có thăm viếng vì trời lạnh người già yếu không thể ra ngoài hiên được và thân nhân vẫn chưa được quyền vào bên trong, nếu đại dịch vẫn còn.  

Chị nghĩ tới nét mặt vô cảm xúc của anh, nghĩ tới hình ảnh anh đi vào không hề quay đầu lại và chị đứng ứa nước mắt nhìn theo dáng cái lưng im lặng của anh khuất sau cánh cửa.  

Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó, chị cũng không được nhìn thấy, mặc dù nó vẫn hiện hữu.  
 
Bất giác chị ôm mặt mình nấc lên.  

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2022 lúc 9:48pm

Người Lạc Mất Đường Về



Người mẹ vừa chạy vừa thở dồn dập. Chiếc váy màu tim tím bay phần phật dưới cơn gió lạnh buổi tối. Cái áo sát nách tung tăng bộ ngực trần. Bà không kịp thay bộ đồ mặc ở nhà. Đôi dép hai quai mà người ta thường gọi là đôi dép lào kéo xoàn xoạt trên vĩa hè dành cho người đi bộ. Bà vừa chạy vừa thở, hai mắt nhìn chong về phía trước. Đôi mắt muốn chọc thủng màn đêm, xuyên suốt qua tận cùng cuối của con đường. Bà mong thấy một bóng người đang đi, hay ít nhất một cái gì đen đen nho nhỏ phía trước có hình dáng của một bóng người. Chiếc chìa khóa lắc lay trên tay. Một tay cầm chắc chiếc phone tay. Bà ngừng lại nghỉ mệt. Hơi thở đứt quãng. Bà bước chậm lại, rồi lại vội vã chạy về phía trước.

Bắt gặp 3 cặp trai gái đang đứng ôm nhau bên lề side walk. Một thoáng suy nghĩ lóe ra trong đầu:
- Có nên hỏi chúng không? Chúng có để ý đến những gì trước mặt không? Nếu không hỏi ngộ lỡ chúng thấy thì sao?


Bà dừng lại, vừa thở vừa hỏi:
- Xin lỗi. Làm ơn cho hỏi. Mấy em có thấy một ông già Á Châu , cao cở này đi bộ ngang đây không? Một thằng nhìn bà bằng đôi mắt dò hỏi rồi trả lời.:
- Có, tao thấy nó đi về phía trước.
- Cám ơn.

Và bà tiếp tục chạy, càng chạy nhanh hơn. Hy vọng tìm thấy chồng. Ông chồng tội nghiệp của bà đã bỏ nhà ra ngoài và chắc chắn ông không hề biết đường về nhà.
Con đường dường như dài hun hút. Không một bóng người phía trước. Tới ngã tư đèn xanh bà dừng lại. Nhìn bên phải, ngõ side walk im ắng trống trơn. Bà nghĩ:  Không lẽ ổng đi xa vậy. Ngõ này bà chưa dẫn ông đi qua lần nào. Hay mình nhìn không kỹ trong nhà. Biết đâu ông ấy vẫn còn ở ngoài sân sau.

Bà lại vội vã chạy về như lúc chạy đi. Hai chân đã mỏi, hơi thở dồn dập. Bà mong mau tới nhà, niềm hy vọng nhen nhúm. Nghĩ tới lúc gặp ông đâu đó ở trong nhà bà nhẹ hẳn người.
Mở cửa bước vào bà bật đèn và kêu to ''Ông ơi, ông!” Nhà vắng vẻ, im lìm. Bà vào phòng, lấy đèn pin và rọi khắp nơi. Ra sân sau, bà tìm mọi góc xem ông có ngồi đâu đó hay không. Vẫn màn đêm chập choạng trả lời bà. Bà thật sự sợ hãi. Bà thật sự lo một điềm bất lành nào xảy ra.

Bà lại khóa cửa đi tìm ông ở một hướng khác. Bà bắt phone. Gọi con gái lớn, con gái thứ, con trai và hai vợ chồng em trai. Bà báo động và trả lời bằng tiếng nói dồn dập hơi thở theo bước chân đi:
- Ba đã đi đâu mất- Khoảng nửa giờ - Ba mặc áo jacket màu xám tro, quần đùi đen - Má ra thay nước uống cho con Lucy, trở vào thì không thấy ba đâu. -Hả! Má tìm vòng xóm rồi. - Ờ! ờ! Con đi lẹ lên tìm phụ má! Cậu đi gấp tìm phụ chị. Chị mệt quá rồi. Không biết anh đi đâu .


Vậy là đứa con gái thứ bỏ dang dở bữa ăn vừa dọn ra. Vợ một xe, chồng một xe. Hai đứa con được phân công một theo cha, một theo mẹ để ngồi trong xe nhìn ra ngoài tìm ông ngoại. Đứa con gái lớn đang ngồi tụng kinh ở chùa cũng bỏ ngang lấy xe đi tìm ba. Thằng con trai cũng vội vã phóng xe ra freeway đi về nhà. Hai vợ chồng thằng em cũng mỗi người một xe đi tìm anh rễ. Còn bà, bà chỉ biết đi tìm, hết đi rồi chạy vòng những con đường quanh xóm. Trời lạnh mà mồ hôi bà tươm ra. Bà mệt muốn ngất nhưng hai chân vẫn cứ từng bước mê mãi. Bắt gặp người nào trên đường bà cũng chặn lại hỏi và cho số điện thoại cầm tay:
- Làm ơn gọi lại dùm tôi ở số này nếu gặp một người đàn ông lớn tuổi cao cở này, mặc đồ... dáng ...v. v...

Con đường vòng xóm quanh co cũng đưa bà về lại nhà. Bà ngồi bệt xuống bực thềm bằng gạch của vòng đai trồng hoa phía trước. Bà đoán những nơi nào ông sẽ đi qua. Ông chồng tội nghiệp của bà đã bị bệnh lãng quên từ mấy năm nay. Ông không thể nhớ đường về nhà, ông nói không rõ tiếng. Trời tối chập choạng này sẽ làm ông sợ hãi. Ông lại bị bệnh Parkinson chân tay run rẩy, có gì xảy ra ông làm sao biết đường xoay sở.

Những cú phone liên tục của gia đình gửi tới cho bà từ nhiều phía. Sáu chiếc xe loanh quanh trên mọi ngã đường khu vực nhà của bà cũng không tìm thấy bóng dáng ông đâu. Bà gọi con gái bảo đến chở má đi tìm chứ chân má quá mỏi rồi, không bước đi được nữa.

Chiếc xe ngừng trước cửa và bà lên xe, cùng con đi tìm những nơi khả dĩ ông sẽ đến. Hai mắt bà căng ra soi vào các bóng cây, gốc hoa ,vĩa hè bên lề đường để tìm xem ông có sợ quá ngồi núp ở đó không? Khi đi ông mang dép, quần chưa thay và không có mang theo bên mình một cái gì tùy thân. Trên tay ông chỉ duy nhất là chiếc lắc tay. Chiếc lắc đó ghi tên họ, số nhà, số điện thoại của bà và con gái. Một bên khác ghi rõ bệnh tình của ông. Bà cầu nguyện một người nào đó gặp ông và gọi cho bà. Mỗi lần phone reo là bà run lên hồi hộp.

Hơn một tiếng đồng hồ tìm kiếm, cuối cùng cả đoàn người trở về với đôi mắt thất vọng và gương mặt lo âu. Một lần nữa mấy đứa con quyết định lội bộ đi tìm lần chót những nơi khả dĩ ông sẽ tới. Tin về vẫn vô ích. Đứa con gái đi về lạnh run lên vì đi tìm ba ở những nơi thật vắng trong trường học.  Lần trước ông cũng bỏ nhà đi, tìm mãi, tìm hoài khắp các nơi mà không gặp. Cuối cùng, con gái chạy vào sân sau của ngôi trường Tiểu học gần nhà, tìm được ông đang ngồi ở một băng ghế trước một lớp học. Hỏi sao ông ở đây? Ông nói đón mấy đứa tan học, mà sao giờ cô giáo chưa cho ra. Cho nên lần này con gái lớp chạy đi vòng khắp nơi để tìm nhưng vẫn bặt tin. Một đứa khác thì vào khu trung tâm thương mại sáng choang gần đó xem ba có vào mua cái gì hay không, mặc dù ông không mang theo tiền.
Biện pháp cuối cùng là gọi báo cảnh sát. Giả thuyết đặt ra, Ông không bị tai nạn. Vì nếu có tai nạn thì khi đi tìm gia đình đã thấy. Ông không gặp cảnh sát vì nếu gặp thì cảnh sát sẽ theo địa chỉ và số phone trên chiếc lắc tay mà gọi tới, Vậy ông chỉ có thể lang thang ở một nơi nào đó mà không biết đường về. Thằng út một lần nữa lại phóng xe đi.

Trong lúc chờ chiếc xe thằng út về là sẽ báo cảnh sát, cả nhà ra phía trước đứng ngóng tin. Người mẹ cứ nhìn con đường hun hút trước nhà hy vọng thấy bóng ông lù lù đi về.


Bỗng, một chiếc xe màu đỏ chạy tới, chậm chậm như tìm đường và quẹo vào nhà bà. Một người Mễ thò đầu ra ngoài dọ hỏi:'
- Có phải nhà này có một người đi lạc? Bà hối hả bước tới và nhìn vào trong xe.
- Yes! Yes! Trời ơi. Ba về rồi nè!

Cám ơn, cám ơn nhiều lắm! Bà cám ơn cuống quít người tài xế và chạy lại mở cửa xe. Ông ngồi phía trước, bình tỉnh cười cười như chẳng có chuyện xảy ra. Bà kéo chân ông ra khỏi xe và dìu ông đứng dậy. Cả nhà xúm lại hỏi thăm . Người tài xế mở cửa bước ra và vui vẻ trả lời.


Ông ta kể. Ông ta thấy một ông già Á Châu cứ loay hoay đi tới đi lui, dáng dấp như tìm đường mà không biết lối ra. Anh ta bước tới hỏi thăm và chỉ nhận được những tiếng thều thào run run theo tiếng nói không ra lời vì gió lạnh. Kết nối những tiếng đó anh ta  nghe được chữ MountainView. Đó là con đường và cũng là cái tên trường Tiểu học con anh ta đang học. Anh ta đoán có lẽ ông già này ở đường Mountain View. Thế là anh đỡ ông già vào ngồi băng trước và lái xe đi, mong tìm đúng nhà lão già đi lạc. Đến đây anh ta thấy một nhóm người Á Châu đang đứng lóng ngóng như chờ đợi ai đó. Thế là anh ta tấp vào và hỏi. May quá đã trúng địa chỉ. Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà. 

Để tỏ chút lòng biết ơn, Bà gửi cho anh ta chút đỉnh gọi là phụ tiền xăng. Anh ta không nhận vì từ nhà anh đến đây cũng không xa lắm. Cả nhà cùng nói vào và năn nỉ. Cuối cùng anh ta nhận và chào mọi người lên xe ra về.

Đem ông chồng vào nhà, đầu tiên là bà pha cho ông ly nước ấm. Kéo ghế cho ông ngồi và giúp ông yên tỉnh lại. Bà xoa đôi tay lạnh cóng của ông, xoa đôi vai gầy gò cho ấm và khoác lên đôi vai một cái khăn cho ông bớt lạnh.

Thế nhưng, trái với sự lo lắng của toàn gia đình, ông lại là người bình tỉnh vui vẻ hơn ai hết. Ông cười cười nhìn một loạt cả nhà. Khi con gái hỏi:
- Ba đi đâu về vậy?
- Đi chơi
- Có vui không? Ông vui vẻ trả lời:
- Vui chớ! Đi ngoại quốc.
- Ba có nhớ đường về nhà không?
- Tìm không ra .
- Ba có sợ không?
- Sợ gì? Mà tối quá không biết nhà ở đâu.
- Ba nói tên nhà mình đi.

Ông trả lời từng chữ lấp bấp, thều thào và vui vẻ thấy mình cũng rất giỏi. Mình giỏi lắm. Mình biết rõ ràng tên đường và nhà mình. Tại cái tên Mễ kia không hiểu tiếng Việt. Mình đi chơi và đã về nhà bình yên.

Bà nhìn ông trong lòng dâng lên một niềm vui khó tả. Bà biết ông đang mừng lắm nhưng không nói ra mà chỉ cười cười. Bà nghĩ đến lúc ông đối diện bóng đêm và xung quanh là cây cối và những dãy nhà giống nhau.  Có thể ông không dự định bỏ nhà ra đi, có thể chỉ vui bước chân hay ông nghĩ sẽ đi theo con đường đi bộ quen thuộc. Cũng có thể ông đi tìm bà vì không thấy bà bên cạnh. Thương ông biết chừng nào!

Ông là một cựu sĩ quan quân lực VNCH, đã từng là Đại đội trưởng tác chiến, phục vụ ở tiểu đoàn đối đầu với bao nhiêu trận chiến. Những nơi ông qua, những địa điểm ông đến ông đều ghi nhớ rất rõ ràng. Làm một người chỉ huy cái quan trọng là nắm bắt tình hình và bén nhạy với mọi tình huống, nguy cơ  xấu có thể xảy ra. Ông từng nói với bà như vậy và luôn luôn nhạy bén với tình hình, mặc dù ông không còn là lính.

Ông rất thông minh nhất là tìm địa chỉ. Ngày xưa lúc bà mới quen ông, bà đi trọ học ở một xóm dệt ngoằn ngoèo trong ngõ hẻm ở quận Phú Nhuận.Tin rằng ông không thể nào tìm tới. Thế nhưng một buổi sáng chủ nhật từ trên gác bước xuống bà đã thấy ông ngồi đợi với nụ cười nửa miệng nửa mừng rỡ, nửa trêu chọc bà.

Ngày mới đến Mỹ, mới có bằng lái, đường xá chưa biết, ông vào tiệm bán xăng, mua bản đồ và trải ra giữa bàn, hí hoáy ghi ra giấy lộ trình đi và cuối tuần lái xe đưa cả nhà đi thăm những người bạn tù cũ hay đồng đội ở xa. Sống với ông bao nhiêu năm, bà biết rõ tính chồng và luôn khâm phục về cách tìm địa chỉ. Chỉ một tấm bản đồ chi chít những chữ nhỏ xíu, ông cũng tìm đúng nơi, đúng chỗ muốn tìm. Thời đó chưa có CPS hay Iphone, Ipad để tìm đường. Mọi việc chỉ nhờ những tấm bảng đồ bằng giấy chi chít lằn ngang lằn dọc.

Bây giờ, chỉ một đoạn đường đi bộ vòng quanh xóm ông đã lạc đường. Càng nghĩ bà càng thương cảm, càng thấy cuộc đời thật là một vòng tròn huyền bí. Ông đã trở về vùng trời bình yên, khoảng trống vô tư của một đứa bé, thật an bình và cũng thật oái oăm. Bà cũng không hiểu sao cơ duyên nào mà ông có thể nhớ được địa chỉ nhà để người Mễ tốt bụng kia đưa ông về.
Thằng con lại gần bóp vai cha và xoa hai bàn tay đã trở nên giá lạnh của ông. Nó không có những cảm nghĩ như bà, vì khi nó ra đời và hiểu biết thì cha nó là một người cha nghiêm khắc, cứng rắn. Cái dĩ vãng oanh liệt của ông nó chỉ nghe nhưng chưa bao giờ thấy. Nó tự hào về ông nhưng những câu hỏi của nó về chiến tranh về tù đày, nó đã nghe ông trả lời nhưng không thể tưởng tượng ra được sự kinh hoàng của cuộc sống nơi đó.
Trước mặt nó là một người cha bệnh hoạn tội nghiệp, một người chỉ có một đoạn đường ngắn mà cũng không biết tìm về. Nhìn cha, nó thương ông biết bao nhiêu. Nếu không có người Mễ tốt bụng kia thì giờ này ông đang lạnh run trong bóng đêm và sợ hãi vì không biết lối về.

Ba đã về nhà bình yên. Con gái nhìn cha và vuốt lại lớp áo nhăn nhúm của ông:
- Tạ ơn Trời Phật, ba đã về nhà nguyên vẹn, không mất đi một miếng thịt nào. Nó nói xong cười vui vẻ xen lẫn một chút ngậm ngùi.

Phải rồi. Câu nói của nó nghe ngang phè lẫn chút tiếu lâm nhưng rất đúng. Những ngã tư đèn xanh, đèn đỏ. Những nút bấm dành cho người đi bộ mà ông không thể nào biết để sử dụng. Bóng đèn đường lấp loáng, xe cộ về đêm ai biết được chuyện gì có thể xảy ra. Càng nghĩ càng thấy sợ .

Người chồng, người cha, người anh như ông, không biết được tai hại của một lần bước ra khỏi nhà mà không biết đường về. Chỉ biết hôm nay mình đi xa, xa lắm, đi mỏi cả chân, gặp người lạ và giờ về nhà với đông đủ mọi người.

Người mẹ trong câu chuyện đã thấy cái sai của mình khi một chút lơ đãng đã không lock cửa kỹ càng. Người con trong câu chuyện thấy mình cần phải gần gũi cha hơn để cùng chăm sóc cho an toàn . Thấy mình có lỗi đã để mẹ chạy đi bao nhiêu đoạn đường tìm kiếm trong nỗi bất an. Mọi người dù mệt mỏi, đói và lo lắng nhưng vẫn thấy mình đã sai một điều gì đó. Chỉ có người tạo ra biến cố vẫn vui vì có một buổi tối thật lạ. Ông cười cười và bước từng bước mệt nhọc vào phòng và lẫm bẫm:
- Không biết hôm nay sao hai chân tui mỏi quá.
Mọi người tan hàng ra về. Người mẹ đưa chồng vào phòng và tắm rửa cho ông sạch sẽ.
Ông lên giường và đi vào giấc ngủ thật say. Buổi tối lại trở về bình yên như có bàn tay vô cùng tuyệt diệu của ơn trên đã sắp xếp mọi thứ.

Bà mẹ vẫn chưa ngủ được, bà ngồi bên ông, lặng yên nhìn chồng. Gương mặt ông thay đổi theo giấc ngủ, khi thì nhìn thật an lành, lúc châu mặt lại nhăn nhúm. Có lúc rên khe khẻ hay hốt hoảng giật mình, người co rúm lại, tay chân giựt liên hồi. Bà nắm tay ông giữ thật chặt những lúc như vậy. Cả một quá khứ thương tích đã dìm ông vào những bi ai. Có khi ông ngồi nói chuyện hàng giờ một mình với những người đồng đội hay bạn tù khuất mặt. Có khi ông tươi cười bảo bà chuẩn bị quần áo vì ông có một buổi họp quan trọng ở Trung Đoàn. Đôi lúc đi loanh quanh tìm mẹ già và đoan chắc là bà vẫn còn sống. Cũng có nhiều khi bảo bà nấu nướng làm một bữa liên hoan có mấy đứa về chơi. Mấy đứa đây là nhóm đàn em lính tráng từng một thời sống chết với ông.

 Bà nhớ lại cách đây không lâu, một dịp hai vợ chồng lên thăm thằng con đang phục vụ tại Nevada, base cũng gần Las Vegas. Cuối tuần vợ chồng nó dẫn cha mẹ đi ăn rồi đi mua sắm ở khu outlet. Bà lúc nào cũng nắm tay ông sợ ông đi lạc. Trời tháng 7 vùng đất sa mạc này nóng kinh hồn. Những cột nhỏ phun nước được bố trí dài theo hành lang khu shopping để giảm nhiệt.

Con dâu đẩy chiếc xe nhỏ của con, bà dẫn chồng kè kè một bên nên cũng không hứng thú mấy khi chọn đồ.  Đứa con dâu chọn một cái áo thật dễ thương, nó hỏi ý kiến của bà. Bà quay sang cầm chiếc áo săm soi rồi trả lại cho con dâu và phát hiện ông chồng đã mất.
Bà hỏi thằng con, nó nói :
- "Ba mới đứng bên con mà"
- "Vậy ổng đi đâu?"
Thế là thằng con chạy đi tìm, ngược về đoạn đường mới đi qua. Bà đi ngược lại đoạn đường trước mặt. Hai mẹ con trở lại cũng không thấy bóng dáng ông đâu. Lại túa ra đi tìm. Ôi chao, trời thì nóng, phố xá đông người, các tiệm trùng điệp từng dãy, kẻ ra người vô. Bà cứ mở cửa một tiệm, ngó dáo dác xong lại đi qua tiệm khác. Thằng con cũng vậy. Con dâu thì cháu con quá nhỏ không dám ra nắng nhiều đành ở điểm hẹn nhận tin tức. Cuối cùng thằng con phải đi báo "tìm người thất lạc" tại trung tâm mua sắm. Trong lúc đi tìm bà cũng thấy những người security đi các tiệm  và dọ hỏi tìm : "ông già người Á Châu đi lạc  đội cái mũ in chữ Laker, mặc quần áo...  "

Khi trở lại gặp con dâu, bà run cả người, tim đập mạnh muốn ngất vì mệt và vì sợ. Ai đã từng đi Las Vegas hay khu mua bán này thì đều biết người đi như trẩy hội, xe cộ chạy như mắc cửi. Chỉ bước xuống đường là xe có thể cán ngay thôi. Con dâu tìm đủ cách trấn an bà, mua nước cho bà uống và giao bà coi chừng cháu để nó đi. Bà biết đó là cách con dâu bắt bà ngồi lại nghỉ mệt. Mãi lúc sau mới thấy thằng con và dâu dẫn ông lù lù đi về. Hỏi ra mới biết có một bà trong tiệm vóc dáng giống bà đi ra nên ông đi theo. Bà ta đi nhanh và mất hút trong các cửa tiệm. Thế là ông lang thang đi tìm bà. Đi mãi, đi mãi quá khát nước ông ngồi một góc ghế khuất để nghỉ mệt. Thằng con đi qua lại tìm ở đó mấy dạo mà không thấy ba. Có lẽ tầm mắt bị che bởi những người du khách.  Nhìn ông hốc hác mệt mỏi vì khát và nóng, các con mất cả hứng thú mua sắm. Sau khi cho ông nghỉ mệt, uống nước và báo tin đã tìm được ông cho tổng đài mọi người lên xe đi về.

Hỏi ông có sợ không? Ông lắc đầu nói: Sợ chi, người ta đông vui quá mà. Hỏi sao ông bỏ đi. Ông nói Ba đi tìm má con rồi ông cười. Nụ cười vô tư lẫn chút ngờ nghệch.
Thế là thằng con tìm trong web để mua cho ba những dụng cụ dành cho người già hay bị thất lạc. Rất nhiều thứ nhưng rất khó để ông chịu giữ trong mình. Cuối cùng đành mua tấm lắc đeo tay có ghi tên, họ, bệnh trạng, số phone và địa chỉ nhà để lỡ có việc gì cũng có người xem và giúp ông hay gọi liên lạc về gia đình.

Bà ngồi trầm tư, thương ông quá mà không biết làm sao.Cuộc đời bà gắn vào ông như hình với bóng một phút không rời. Đó là may mắn hay bất hạnh bà cũng không biết nữa. Nhưng tin chắc là bà không thể sống như các bạn bè trang lứa, về già hưởng  những ngày hạnh phúc bên nhau Cùng đi chơi chỗ này chỗ kia trên thế giới, tham dự các buổi họp mặt liên hoan hay cùng nhau đi dạo, hàn huyên tâm sự.

Bà không biết ai là cái bóng của ai? Bà hay ông? vì thật ra bà không dám rời ông nửa bước. Người chồng của bà thật im lìm, ngớ ngẩn và bệnh hoạn, đôi khi không biết bà là ai và luôn cảm thấy bà cản trở mọi ước muốn. Bà là cái bóng của một cái hình lạc mất đường về nên bóng cũng chông chênh.  Đôi lúc bà thấy mình rất tội nghiệp, nhưng nhìn ông, bà lại càng tội nghiệp ông hơn. Những con người, những nạn nhân của chiến tranh, tù tội, tuổi già và dường như đó là hậu chấn của cơn động đất ý thức hệ dân tộc.

Tháng 6 là tháng của cha. Người cha tội nghiệp trong câu chuyện tôi viết lên đây là thật. Người cha trong số những người cha, người mẹ đã đến tuổi già hay mang chứng bệnh Alzheimers. Họ đang sống trong thế giới mông lung của một bộ não đã lãng quên nhiều thứ. Họ đã bỏ lại sau lưng một quá khứ vàng son hay một cuộc đời đầy bất trắc để sống vô tư và mênh mang trong tiềm thức.

Hãy yêu thương và bảo vệ họ bằng tất cả trái tim chân thành và chịu đựng. Hãy cho họ một cuộc sống được bảo bọc và chia sẻ. Biết rằng chăm sóc họ là cả vấn đề nhưng tình gia đình, sự hiếu thuận của con cái là tất cả những gì cần phải có. Để những lúc bất ngờ như câu chuyện trên ta không cảm thấy bực bội hay giận hờn mà là mừng rỡ niềm vui đoàn tụ.

Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc.
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.


Nguyễn thị Thêm.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2022 lúc 9:52am

Bà ơi, bà có giàu không?


Một chuyện đơn giản mà cảm động, chan chứa tình người. Xin mời các bạn đọc trong những ngày nóng bức này. NS

Hai đứa trẻ nép mình vào sau cánh cửa để tránh gió lạnh. Áo quần chúng đều tả tơi.

“Bà có báo cũ không?”

Lúc ấy, tôi đang bận. Tôi đã muốn nói không – chợt tôi nhìn xuống chân chúng. Những chiếc sandals mỏng manh đẫm mưa tuyết. “Các cháu vào trong này và bà sẽ làm cho các cháu một tách ca cao nóng.” Không nghe tiếng chúng nói chuyện. Những đôi sandals ướt nhẹp của chúng để lại dấu lấm trên nền đá trước lò sưởi.

Tôi đã dọn cho chúng ca cao nóng, bánh nướng với mứt để tăng sức cho chúng chống với cái lạnh bên ngoài. Sau đó tôi đi vào bếp và lại bắt đầu tính toán việc chi tiêu trong nhà…

Sự im lặng trong căn phòng trước làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhìn vào. Con bé gái cầm cái tách không trên tay, và chăm chú nhìn. Thằng con trai hỏi bằng một giọng bình thản. “Thưa bà, bà có giàu không?”

 ba%20oi%20ba%20co%20giau%20khong

Thắm Nguyễn

“Bà giàu hả? Ơn trời, không đâu!” Tôi nhìn vào cái tạp dề sờn cũ của mình.

Con bé gái đặt cái tách vào lại trong dĩa, một cách cẩn thận. “Bộ tách của bà rất hợp với những cái dĩa”. Giọng nói của nó có vẻ người lớn, đượm chút gì đó như là ưa thích.

Sau đó hai đứa lại lên đường, lấy đống báo cũ che những cơn gió buốt. Chúng không nói lời cám ơn. Mà chúng cũng không cần nói nữa. Chúng đã bày tỏ hơn thế nhiều. Những cái tách cái dĩa sành màu xanh. Nhưng chúng hợp với nhau. Tôi nếm thử khoai và khuấy nước thịt. Khoai tây và nước thịt hầm màu nâu, một mái nhà trên đầu che mưa nắng, chồng có việc làm tốt, ổn định- tất cả những cái này cũng hòa hợp với nhau đấy chứ.

Tôi dời những cái ghế ra xa lò sưởi và dọn dẹp lại phòng khách. Những dấu sandals nhỏ bé lấm bùn vẫn còn dính trên nền đá lò sưởi. Tôi để nguyên như thế. Tôi muốn chúng vẫn còn đó để nhắc tôi nhớ rằng mình giàu có biết bao.

                                                                                                                                                       Như Sao(theo Marion Doolan)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Aug/2022 lúc 10:06am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2022 lúc 8:02am

Tấm chăn len của bà

40%20ΙΔΕΕΣ%20ΓΙΑ%20ΥΠΕΡΟΧΕΣ%20ΠΛΕΚΤΕΣ%20ΚΟΥΒΕΡΤΕΣ%20ΜΕ%20ΒΕΛΟΝΑΚΙ%20-%20Ιδέες%20για%20όλα

Không ai yêu bà, tưởng nhớ tới bà như người cháu trong mẩu chuyện sau đây. Và cũng không người bà nào nghĩ tới cháu, tận tụy và yêu thương cháu như bà Rosie. Tôi dịch chuyện này để tặng các chị bạn của tôi cũng ở trong thành phố Dallas này, những người cũng đã yêu cháu hết mức. NS

Tôi chưa tới 7 tuổi vào cái đêm một mình leo ra khỏi giường, nhón chân đi xuống lầu để tìm bà mình. Bà thường có sở thích ngồi xem chương trình Bác Sĩ Marcus Welby, và tôi trong bộ đồ ngủ len lén đứng thật yên sau lưng ghế của bà cùng bà xem chung. Vậy mà riêng chỉ có đêm nay bà không ngồi xem TV như mọi khi. Và bà cũng không có trong phòng khi tôi lên lầu tìm bà.

“Bà ơi,” Tôi lên tiếng gọi mà trái tim bé bỏng của mình đập liên hồi hoảng hốt. Tôi chưa bao giờ mong đợi bà đến thế cả khi bà không có mặt ở đó đáp lời gọi của tôi. Rồi tôi chợt nhớ ra là bà đi chơi và ở lại với các bà bạn của bà. Ý nghĩ đó làm tôi yên tâm tuy nhiên nước mắt vẫn còn tuôn chảy trên má tôi.

Tôi vụt chạy về phòng và vùi mặt trong tấm chăn afghan bà đã đan cho tôi và cảm thấy ấm áp như chính bà đang ôm mình. “Mai bà sẽ về,” Tôi tự an ủi mình. “Bà chưa bao giờ đi đâu mà không trở về cả”.

Ngay cả trước khi tôi sinh ra, bà Rosie đã ở với gia đình chúng tôi cùng bố mẹ và anh Greg của tôi. Chúng tôi sống ở thành phố Holland thuộc tiểu bang Michigan, và tới khi tôi lên 5 tuổi thì gia đình mua một ngôi nhà mới thật lớn. Mẹ phải đi làm để phụ trả tiền mượn mua nhà.

Nhiều bạn bè của tôi sau giờ học phải về nhà dọn dẹp nhà cửa vì cả bố và mẹ chúng đều phải đi làm. Tôi được may mắn hơn. Bà ngoại của tôi luôn luôn đứng sau cánh cửa chờ tôi với một ly sữa và miếng bánh chuối dày thơm mùi bơ vừa mới lấy ra từ lò nướng còn nóng hổi.


Ngồi ở bàn ăn trong bếp, tôi kể cho bà nghe đủ mọi thứ chuyện trong ngày. Sau đó tôi cùng bà chơi vài ván bài Tây. Bà luôn nhường để tôi thắng. Cũng giống như phần đông các trẻ khác, thỉnh thoảng tôi có những ngày xấu ở trường hoặc ẩu đả với bạn bè. Cũng có thể đó là khi bố mẹ tôi từ chối bảo không đủ tiền để mua chiếc xe đạp mà tôi ưa thích. Cho dù vì lý do gì đi nữa, khi tôi buồn giận là có ngay bà bên cạnh vòng tay ôm lấy tôi. Bà là người to lớn nên cái ôm của bà thật tuyệt vời. Bằng vòng tay ôm, bà như nói với tôi mọi thứ rồi ổn cả thôi.

Thế rồi một hôm năm tôi 17 tuổi mọi thứ bắt đầu không ổn. Bà bị một cơn suy tim và bác sĩ bảo bà sẽ khó mà bình phục để trở về.

Ðã bao đêm tôi ngủ chập chờn nghe tiếng cầu kinh thầm thì của bà ở phòng bên trong đó có nhắc đến tên tôi. Ðêm bà lâm bệnh chính tôi đã nói với Chúa là tôi yêu bà biết bao nhiêu và xin Người đừng đem bà đi cho tới khi nào tôi cảm thấy không cần tới bà nữa. Lời cầu xin của tôi nghe thật trẻ con vì biết tới bao giờ tôi mới hết cần tới bà.

Một vài tuần sau thì bà qua đời. Ðêm ấy tôi đã khóc cho tới khi chìm vào giấc ngủ và suốt những đêm sau đó nữa. Một buổi sáng tôi xếp tấm chăn afghan mà bà đã đan cho tôi và đem đưa cho mẹ tôi. “Con không thể nào chịu nổi khi cảm thấy ở bên bà mà không được nói chuyện với bà và được bà ôm.” Tôi bật khóc nức nở. Mẹ gói tấm chăn lại và đem cất. Cho tới ngày hôm nay tấm chăn ấy vẫn còn là vật sở hữu yêu dấu của tôi.

Tôi cảm thấy nhớ bà kinh khủng. Nhớ giọng cười lớn và những lời khuyên bảo thầm thì của bà. Bà không còn nữa để mừng ngày tôi tốt nghiệp hay ngày cách đây 8 năm trước khi tôi thành hôn với Carla. Thế rồi một việc xảy ra khiến tôi tin rằng bà chưa bao giờ thật sự rời xa tôi, bà vẫn còn ở đó nhìn dõi theo tôi.

Một vài tuần sau khi Carla và tôi dọn về thành phố Paris, tiểu bang Arkansas, chúng tôi hay tin Carla mang thai. Chẳng may cái thai gặp nhiều khó khăn. Tôi phải thường xuyên ở lại bệnh viện và do đó mất việc chỉ một vài tuần trước khi Carla tới ngày sinh nở.

Gần ngày sinh, Carla bị chứng hoại huyết và tôi không được phép vào phòng sinh để xem con tôi ra đời. Bác sĩ sợ là cả hai mẹ con đều không qua khỏi. Tôi đi lui đi tới trong phòng đợi không ngừng cầu nguyện, trong khi đó dấu hiệu sự sống ở con tôi rất mong manh và áp huyết của Carla cao vọt mãi lên. Cha mẹ tôi thì đang trên đường tới bệnh viện, tôi chưa bao giờ cảm thấy tuyệt vọng và đơn độc như lúc đó.

Rồi bỗng nhiên tôi cảm thấy vòng tay của bà ôm choàng lấy tôi. “Con ơi, mọi sự rồi ổn hết thôi.” Tôi tưởng chừng như nghe lời bà nói. Trong giây lát bà biến mất cũng nhanh như khi bà đến. Ngay lúc đó bác sĩ hoàn tất việc mổ lấy bào thai. Con tôi ra đời và rồi nhịp tim đập mạnh và điều hòa. Ít phút sau, huyết áp của Carla cũng hạ xuống.

“Con cảm ơn bà,” Tôi thì thầm trong lúc nhìn qua cửa sổ phòng sinh thấy đứa con xinh đẹp của mình. Tôi đặt tên cháu là Christian. “Ước chi bà có mặt ở đây giờ phút này!”

Một buổi chiều hai tuần sau khi tôi và Carla ở nhà và đang chơi với bé Christian thì có người gõ cửa mang đến một gói quà, nó là quà tặng cho Christian. Ngoài hộp đề “thương yêu tặng cháu bé của bà”. Bên trong là một cái chăn đan afghan và đôi bít tất đan.

Mắt tôi đầy lệ khi tôi đọc tấm thiệp. “Bà biết bà sẽ không có mặt lúc chắt của bà ra đời. Bà đã nhờ người ta đan tấm chăn len này cho bé. Riêng đôi bít tất thì do chính tay bà đan trước khi bà rời khỏi thế giới này. Ký tên: Bà Cố”.


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Aug/2022 lúc 10:05am

9 Câu Nói Của Người Già Đáng Suy Ngẫm


1. Câu thứ 1: đừng bao giờ mong đợi bất cứ sự giúp đỡ về mặt kinh tế nào từ người khác. Tiền, đối với ai cũng đều không đủ dùng. (Học cách cho đi).

2. Câu thứ 2: bạn bè giúp bạn là thiện chí, là tình nghĩa; bạn bè không giúp bạn là lẽ đương nhiên, không nên ghi thù oán hận, người ta cũng không có nợ bạn! (Học cách cảm thông).

3. Câu thứ 3: cần phải biết rằng không có ai bắt buộc phải giúp đỡ khi bạn cần, chỉ có tự bản thân bạn mà thôi, vì vậy, khiến bản thân trở nên độc lập, kiên cường, vui vẻ và hạnh phúc, đây mới là điều bạn nên làm, dẫu sao thì thế gian này, chỉ có mình bạn bắt buộc phải đồng cam cộng khổ, cùng sống cùng chết với bạn mà thôi, bạn hiểu chứ? (Học cách kiên cường).

4. Câu thứ 4: đừng nhìn giàu nghèo để kết giao bạn bè, họ có hàng trăm nghìn tỷ đồng cũng không liên quan tới một cắc của bạn, đừng tự biến mình thành kẻ nịnh hót, theo đuôi. Ngược lại, vẫn có những người dù trong tay không có gì nhưng vẫn chia sẻ với bạn chiếc bánh bao chay duy nhất. (Học cách nhìn người).

5. Câu thứ 5: đừng vì “bạn bè giàu có về kinh tế” mà xa lánh “bạn bè giàu có về mặt tinh thần”. Dần dần, bạn sẽ hiểu ra, những người bạn giàu có về vật chất có thể đưa bạn đi ăn chơi hưởng lạc, nhưng cũng có thể đem tới cho bạn những rắc rối, phiền phức rồi bỏ bạn lại một mình với mớ bòng bong.
Còn những người bạn thật sự, những người bạn cổ vũ bạn về mặt tinh thần có lẽ chỉ có thể đưa bạn tới những cánh đồng, những dòng suối, con sông, nơi không có rượu ngon, không có sự hào nhoáng, không có sâm panh, sàn nhảy, nhưng họ có thể cùng bạn chạy, cùng bạn cười như một tên ngốc. (Học cách tự trọng).

6. Câu thứ 6: có thể tin tưởng rằng trên đời này quả thực tồn tại những tình yêu đơn thuần vĩnh cửu, nhưng nó chỉ thuộc về Ngưu Lang Chức Nữ, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài hay Romeo và Juliet, bởi lẽ họ đều không sống lâu cho lắm, còn chúng ta thì ai cũng muốn sống lâu sống thọ. (Học cách trân trọng).

7. Câu thứ 7: bất kể bạn kết hôn vì điều gì, chỉ cần đã có con cái, bạn phải yêu cái nhà này, bất luận có xa cách, lạnh nhạt tới đâu, bạn phải có nghĩa vụ khiến nó ấm áp lên, bởi lẽ bạn là cha mẹ. (Học cách gánh vác trách nhiệm).

8. Câu thứ 8: thanh xuân của chúng ta chớp mắt một cái là sẽ qua, nếp nhăn cũng sẽ mỗi ngày một nhiều hơn, chúng ta không thể ngăn cản năm tháng làm phai tàn nhan sắc bên ngoài, nhưng chúng ta có thể khiến cái “tâm” bên trong của mình dần dần được mài giũa theo thời gian, giống như hạt cát bên trong những con trai, theo năm tháng sẽ dần dần trở thành viên ngọc sáng loáng, đợi tới khi chúng ta già đi, bước chân chậm chạp, ta vẫn có thể dùng sự lộng lẫy của viên trân châu thắp sáng lên đoạn hành trình cuối cùng! (Học cách trưởng thành).

9. Câu thứ 9: đừng chấp niệm, cố chấp, đời người có rất nhiều điều không như ý, thế giới không phải lúc nào cũng chào đón bạn, trái đất cũng không phải vì bạn mà quay, vì vậy đừng quá cố chấp muốn có được thứ gì đó, ngay cả bản thân chúng ta cũng chỉ là người qua đường trong cõi hồng trần, đến với thế giới bằng hai bàn tay không, vậy ra đi rồi còn có thể đem theo cái gì? (Học cách chấp nhận và buông thả).
 
Theo Linh Đan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2022 lúc 9:41am

TUỔI XẾ CHIỀU    <<<<<


Những%20bức%20ảnh%20xúc%20động%20về%20tình%20yêu%20ở%20tuổi%20xế%20chiều%20|%20Báo%20Dân%20trí
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2022 lúc 8:22pm

Gi Kh ... Đế !

Ghi chú: 1 Tháng 10 là Ngày NGƯỜI CAO TUỔI. Có bạn trách
sao thấy cứ viết đề tài trẻ con hoài! Vậy nên, có bài “Già khú...
đế” này riêng tặng bạn bè tôi, những người đang hoặc sẽ...
“khú đế”. Trên 70 tuổi mới nên đọc...

Đỗ Hồng Ngọc

1.

“Già khú” là giai đoạn một, thêm một bước nữa thì gọi là “già khú... đế”.

Khú, Từ diển tiếng Việt bảo là “để thâm lại và có mùi hôi”, thí dụ dưa khú, tức là một thứ dưa để lâu quá, sắp
hư.

Khú đế là “vua” của khú, hơn hẳn các khú!

Thật là một sai lầm lớn khi ta nghĩ rằng già sẽ đến từ từ, cứ từ từ mà thích nghi, mà giải quyết mọi chuyện lần
lượt. Không đâu. Già nó xồng xộc trên trời rơi xuống, dưới đất vọt lên. Không những xồng xộc nó còn gia tốc,
tàn bạo như cơn sóng vỗ vào bờ đá , vội vã để mau chóng nhập vào dòng nước cuồn cuộn đuổi theo sau. Nó
mạnh mẽ và tàn nhẫn, tung tóe, tan tác, lắng chìm, không một chút xót thương. Nó lãnh đạm bởi nhiệm vụ nó
phải thế. Nó thú vị bởi nó không phân biệt. Giàu nghèo sang hèn, da trắng da đen... Còn ta, ta chần chờ,
chểnh mãn, làm ngơ... Hãy đợi đấy. Đi đâu mà vội... Không đâu! Một hôm già bỗng chuyển hệ sang già...
khú, rồi khú đế đột ngột làm đảo lộn mọi thứ tính toan. Quên tuốt những ký ức, lẫn lộn điều nọ với điều kia,
thứ này với thứ khác, tai không nghe rõ, nói không trôi chảy, mắt không nhìn tinh... như làn sóng đã bắt đầu
tung tóe!

Già đến đột ngột và tàn bạo. Như một cơn động đất, không cần phải hỏi han, không cần báo trước. Như một
cơn bão dữ, thổi ào qua, cuốn tất cả không thương tiếc. Khi nó khú đế, nó sẵn sàng làm ta trở nên lố bịch,
buồn cười, ngớ ngẩn, đáng thương. Khi nhìn quanh những người già khú đế mà... còn khỏe, ta nghĩ ta chắc
cũng sẽ như họ. Còn lâu. Số người như vậy rất hiếm.

Nhưng, như vậy phải chăng làm ta sẽ nhìn đời bi quan ? Không đâu. Trái lại. Nó làm cho cuộc sống của ta có
phm chất hơn, có ý nghĩa hơn. Người ta không cảm nhận được thời gian vì thực ra chẳng có thời gian.

2.

Thỉnh thoảng gặp người bạn thân lâu ngày chưa gặp lại, thấy bạn sao mà nhăn nheo, già khú, hỏi mới biết
còn nhỏ hơn mình vài tuổi! Bạn kể cho nghe chuyện đôi khi gặp lại «người xưa» của bạn, tưởng

tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng,

người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang...

Ai dè không vậy.

Đôi mắt huyền xưa, chiếc mũi dọc dừa...

bây giờ khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang;

vai gầy guộc nhỏ, từng ngón xuân nồng,,, bây giờ chuối ngự...

Còn ta thì sao? Nguyên Sa bảo ta chỉ có thể đo đếm tuổi mình qua ánh mắt cố nhân. Thử nhìn vào gương. Có
gì khác lạ đâu nào? Ấy là bởi mình quen nhau quá rồi nên ch ẳng kịp thấy đổi thay. Thế nhưng, đã không còn
những dấu chân chim ở khóe mắt mà hằn sâu như vạn lý trường thành... Khóe miệng thì nặng nề trễ xuống
như bị sức hút của quả đất. Ở một nơi không có trọng lực chắc không đến nỗi?

Bạn nhắc toàn chuyện nửa thế kỷ trước... Nào đi cắm trại Suối Lồ Ồ với Nguyễn Ngu Í, Lê Phương Chi, Hồ
Xích Tú, Nguyễn Công Thuần, Quách Giao..., nào lang thang chợ sách vỉa hè Saigon, “truy lùng” sách quý,
nào cà phê ch
Người%20Phương%20Nam:%20Già%20Khú...%20Đế!%20-%20BS%20Đỗ%20Hồng%20Ngọciều tím, chiều nhớ thương ai... Mấy đứa cháu nội mười bảy mười tám ra vòng tay chào bác,
chào bác... Bạn quắc mắt: “Ông” chớ sao lại bác! Thấy chưa, tụi nó gọi ông bằng ông nội mà gọi tui bằng bác,
thấy chưa?

Bạn có khoảng đất rộng chơi cây kiểng một thời. Cả một vườn mai vàng rực cho những ngày Tết nay đà xơ
xác. Căn nhà rộng đã nhường cho các con, cất một mái nho nhỏ bên cạnh như một cái am cốc, một tủ sách,
một cái TV, và nhất định không xài điện thoại di động, vi tính... Đủ rồi đó, nay mai, sẽ dọn dần về những căn
nhà nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa. Rồi cùng mà cười. Bạn nói đã làm xon g di chúc. Và cũng đã căn dặn, rải xuống
sông Soài Rạp, quê nhà.

Phone cho người bạn ở tận miền Trung xem bạn đã khú ra sao. Bạn đi vắng. Không biết đi đâu. Chị càu nhàu.
Hỏi “tình hình” sao rồi? Chịu hổng nổi ổng. Chị nói: Tôi chỉ muốn “cắn” ổng mấy cái! Ấy, chớ, đừng. Đừng cắn.
Chị mà cắn ổng người ta tưởng chị “mê” ổng lắm đó. Tục ngữ có câu: “Yêu nhau lắm cắn nhau đau” mà, nhớ
không? Hồi xưa hai ông bà mê nhau như điếu đổ! Anh bạn làm thầy giáo, một nhà thơ rất dễ thương, lấy bút
hiệu con gái để dễ đăng những bài thơ mượt mà trên các báo thời đó. Giờ anh đi lai rai chỗ bạn bè, em cháu,
những chốn chùa chiền...

3.

Nhân có bác sĩ Thịnh ở Mỹ về, chúng tôi ơi ới gọi nhau rôm rả ở một quán hải sản thành phố. Theo lời một
anh bạn, quán hải sản có cấu trúc mỗ i phòng như một khoang thuyền để mọi người lắc lư cùng sóng gió.

Thiệt là tay bắt mặt mừng. Nhiều khi ngớ ra. Biết mặt mà quên tên. Biết tên mà quên mặt. Học chung với nhau
dưới mái trường y khoa Saigon đằng đẵng bảy năm trời, không thể không quen, vậy mà đôi lúc cũng ngỡ
ngàng, chưng hửng! Người thì hom hem... người thì béo ị... người bạc trắng, người cà khêu... Ôi cái thời
sinh viên y khoa hào hoa phong nhã, tếu táo vung trời! Có lẽ do cái sự học y dài lâu và nghiệt ngã, tiếp cận
bao nỗi con người... nên bọn y khoa nổi tiếng là tiếu lâm hạng nhứt, mặc dù học hành nghiêm túc chẳng ai
bằng! Nhớ thời đó, ai vào y khoa cũng bị đặt cho một cái “biệt danh”, cái “hỗn danh”, cái “tục danh” chịu hổng
nổi, rồi chết cứng với tên gọi đó suốt đời. Bạn bè gặp nhau chỉ cần kêu một tiếng thì cả một dĩ vãng ùa về...!
Tên có thể quên chớ tục danh thì khó mà không nhớ. Thịnh, là Thịnh Văn Chương, “Chương còm”. Qua Mỹ
mất tên, còn họ, “Doctor Thịnh”! Tại sao còm? Bởi còn có Chương chuột. Tại sao chuột? Nhìn nó giống...
chuột, thế thôi. Còm nay đã hết còm, chuột nay không còn chuột. Thế mà cái “tục danh” còn đeo đẳng mãi làm
nhớ cái anh ốm nhom, lòm còm mà nhanh nhẹn, cái anh thấp lùn mà lém lĩnh, thông minh.... Còn anh bạn Mai
cao nhòng, ngất ngưỡng, hình như có lúc làm ban đại diện lớp, được gọi là “Mai vói” (phát âm theo tiếng Nam
bộ!), bởi ai muốn nói chuyện với anh cũng phải vói lên một chút! Rồi bạn C có lẽ vì nghiêm trang, ít khi đùa
giỡn nên được gọi là “ C bặc”. Nhưng chuyện của anh bây giờ là một tấm gương luôn được bạn bè nhắc tới.
Anh bị đủ thứ bệnh, toàn bệnh nặng, biến chứng tùm lum, mấy phen tưởng đã xong, thế rồi anh quyết định tự
xây cho mình một cái kim tĩnh... Từ đó anh khỏe hẳn ra, không thèm bệnh, không thèm chết nữa!

Bỗng có bạn hỏi, Lộc bây giờ ở đâu? Lộc nào? Lộc n ào? Nhao nhao lên. Lộc “tr” hả? Đang ở Úc, rồi Q heo,
rồi H “nám”, để khác với Hưng “Rhade”, Hưng “mù”... Rồi Cường, Môn, Thăng, Bá... kẻ còn người mất. Cả
đám bác sĩ vào trường y nửa thế kỷ trước bây giờ đều trên dưới bảy mươi không mấy ai là không bệnh tật!
Đã bệnh thì toàn thứ dữ. Bác sĩ mà! Nhồi máu cơ tim, nong, stent, by -p***... tai biến mạch máu não, tiểu
đường, thận, khớp,...

Nhưng thật lạ lùng, bạn bè cũ cứ ngồi với nhau một lúc nhắc những chuyện xưa bỗng dưng ai nấy đều trẻ lại
không ngờ. Trẻ như không hề có thời gian.

BS Đỗ Hồ ng Ngc


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Sep/2022 lúc 8:39pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2022 lúc 1:27pm

Gió Heo May Đã Về 


1. Tony có 3 tháng học về nông nghiệp ở Hà Lan, trong nhóm bạn học, Tony thân nhất với anh Maik và thường ghé nhà anh ăn cơm. Bố mẹ anh Maik lúc đó khoảng 70 tuổi, đang sống ở “nursing home”, “home for the aged” (viện dưỡng lão), cuối tuần mới về chơi. Tony ban đầu có ý khinh thường anh Maik, vì khái niệm “hiếu thảo” phương Đông, thấy con cái cho cha mẹ vô viện dưỡng lão như vầy là không thể chấp nhận. 

Một sáng chủ nhật nọ, bố mẹ anh Maik gọi Tony qua chơi, vì khen gói trà Ạc-ti-sô Tony tặng ngon quá. Trò chuyện với nhau, Tony mới biết việc đi viện dưỡng lão là quyết định của ông bà, không phải do Maik hay vợ Maik yêu cầu. Bố Maik nói, ở viện dưỡng lão sẽ an toàn hơn cho người già. Khi tao hay vợ tao bị cao huyết áp hay té ngã, bấm chuông 1 cái là 5 phút sau, có y tá bác sĩ vào xử lý, cho uống hoặc tiêm thuốc, nặng thì viện có xe cứu thương đưa ngay đến bệnh viện mổ xẻ. Còn ở nhà, bị như vậy, gọi điện thoại, con cái từ cơ quan nó quýnh quáng chạy về, rồi nó chở đi, rồi kẹt xe….thì có khi đã chết trên đường. Chưa kể việc mình vô đó, con cái nó yên tâm mà công tác làm việc hết mình, đi du lịch khắp nơi cho thỏa cuộc đời, hem có thấp thỏm lo sợ 2 thân già ở nhà cô quạnh. Vô viện dưỡng lão là lựa chọn tối ưu của tuổi già - bố Maik nói. 


Mẹ Maik kể bạn của bà đều vô đó hết. Sáng sáng, bạn học cũ cùng nhau bơi lội, cầu lông, quánh bài quánh cờ, nói chuyện trường chuyện lớp nhí nhảnh như ngày xưa. Rồi rủ nhau đi du lịch. Chứ ngồi ở nhà nhìn 4 bức tường và cái tivi làm gì, có còn mấy năm sống nữa đâu. Nói chuyện với con cháu ư? Không có nhiều đề tài chung để nói say mê. Người già hay dậy sớm, ngồi tới khuya chờ đợi, tụi nó phần lớn đã mệt và xin đi ngủ sớm, internet này nọ chứ hem thích ngồi “nghe bà kể chuyện”. Giao tiếp hai bên ít dần. Dần dần tâm lý bức xúc. Một bên sinh con ra, mục đích là duy trì nòi giống và có người nuôi dưỡng lúc già, sinh càng nhiều càng tốt (mục đích sinh con là vì mình chứ không phải vì nó, “hào con hào của”, con cái là tài sản), thấy nó lạnh lùng là tự ái, giận. Nhớ công sinh thành, thấy nó đối xử tệ là lẩm bẩm “biết vậy tao ngày xưa bóp mũi cho chết”. Đẻ con mà không hào sảng, không quên công ơn. Một bên thì căng thẳng vì ràng buộc chữ “hiếu”, không vui cũng ráng chịu đựng vì truyền thống, đạo lý. Vì quan niệm xem “con cái là tài sản” nên can thiệp vô đời tư của nó rất khủng khiếp, thậm chí ghét bỏ con dâu vì nó dám xài “tài sản” của mẹ hàng đêm. Mâu thuẫn gia đình ở châu Á xuất hiện chủ yếu do “ăn không ngồi rồi” và “sống chung”. 


Trong tiếng Anh tiếng Pháp, chữ HIẾU không có. Họ chỉ có “trách nhiệm, lòng biết ơn, sự quan tâm, tình yêu thương” đối với ông bà cha mẹ. “Hiếu” là một đặc sản của phong kiến châu Á, chủ yếu là từ tham vọng mở rộng lãnh thổ của hoàng đế Trung Hoa, nên đặt hàng các triết gia Khổng Tử Mạnh Tử Lão Tử gì đó vẽ ra nghe thật hay, thành chuẩn mực trong ứng xử. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Tao kêu mày qua nước Sở nước Yên để đánh, mở rộng giang sơn cho “mặt rồng”, hem đi là bất hiếu bất trung. Rồi cần nhân lực, cần đàn ông con trai để phục vụ chiến tranh nên vẽ ra cái “giữ họ, nối dõi tông đường, phải có con trai, "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" (1 con trai là có, 10 con gái là không). Rồi sợ đàn ông con trai đi chiến trận lo sợ người phụ nữ ở nhà của mình lấy người khác, nên tròng vô người đàn bà chiếc áo tam tòng tứ đức, trinh tiết, hy sinh, chịu đựng…Văn minh phương Tây rất khác. Đối với họ, đời người là những chuỗi ngày mưu cầu hạnh phúc, an nhiên, vui vẻ, mắc mớ gì ràng buộc nhau cho khổ vậy? 


Bố Maik nói đến cuối tuần, nếu tụi nó đi du lịch thì thôi, còn nếu nó ở nhà thì sẽ đón tụi tao qua chơi, hoặc hẹn nhau ra quán cà phê. Khi tụi tao già lắm, bác sĩ dự đoán có thể sẽ đi trong vài ba tháng, thì chọn hoặc về ở tụi nó, hàng ngày thuê điều dưỡng tới. Còn không thì ở luôn ở viện, sắp mất thì gọi con cháu qua nhìn mặt lần cuối. Hai vợ chồng tao vừa ký hợp đồng, chọn gói “ở viện đến ngày mất”, vì về đây, chết trong căn phòng này, mấy đứa con của thằng Maik nó sợ ma tội tụi nó…Nói xong ông bà cười ha hả, không thấy có gì muộn phiền gì. 

Sau bữa đó, Tony để ý quanh các khu dân cư, viện dưỡng lão vô cùng nhiều. Có loại dành cho người thu nhập thấp do nhà nước đầu tư, và có loại dành cho người giàu, đẹp như resort. Đây là mô hình các bạn làm bất động sản có thể lưu ý.

  

2. Tony định kinh doanh bất động sản nghĩa trang, vì thấy thị trường lớn, nên có hỏi ý họ xem sao. Bố mẹ Maik nói, hiện nay trên thế giới, không nước nào khuyến khích phát triển bất động sản nghĩa trang. Đất đai cần PHẢI ưu tiên dành cho người sống, cho thế hệ sau. Người chết, cái xác người chỉ là phân tử hóa hữu cơ N, C, H, Ca,…giống nhau cả. Khác nhau là ở giá trị tinh thần, là nhân cách của 1 con người để lại cho đời, cái đó mới vĩnh viễn trường tồn. Người chết cần hỏa táng cho văn minh. Chôn kiểu cũ sẽ ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước. Mồ mả chỉ nên 2-3 mét vuông, có cái lọ tro ở dưới, trồng hoa xung quanh cho yên bình, như nhau hết. Chết đã là chấm dứt mọi thứ. Việc phát triển nghĩa trang to đùng, xây mộ cao ngất là một sự lãng phí. Không có nghĩa trang nào tồn tại vài trăm năm, xây cho to lắm, thì thế hệ sau nó cũng quy hoạch, hốt cốt đi chỗ khác. 


Tony nghe xong thì chợt hiểu ra. Nghĩa trang M***iges ở Sài Gòn, xưa là chỗ chôn cho nhà giàu Pháp, chưa tới trăm năm biến thành công viên Lê Văn Tám. Hay khu đất xây sân vận động Đà Lạt bây giờ, xưa thì là nghĩa trang rất xa thành phố, giờ lọt thỏm giữa trung tâm. Không ai biết mộ ông tổ 5 đời trước của mình ở đâu. Hoàng đế Trung Hoa xưa, ông nào cũng coi phong thủy hàm rồng để táng vào, lựa thế núi thế sông, thanh long bạch hổ, xây lăng tẩm cao ngất, chôn theo cả ngàn người….nhưng giờ có hem có đứa con cháu nào phát được. Hem có tỷ phú hay nhà bác học đoạt giải Nobel nào là con cháu vua Hán vua Tần cả. Cho nên, tư duy về người chết, cái chết…phải khác.

  

3. Ở các nước châu Á phát triển, vì truyền thống ông bà muốn ở gần con cháu, các công ty bất động sản ở đây tạo ra mô hình ‘chung cư hiếu thảo”, “cư xá đại đồng đường”, “chung cư gió heo may”… như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Nhật, các tp lớn Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Ả Rập... Những khu nhà phố cũ nát đều được các công ty thương lượng mua lại từng căn một, đập hết xây thành 2 khối nhà, mật độ xây dựng chỉ 20%, 80% còn lại là cái sân trồng cây để tập thể dục, phía dưới là 2-3 tầng hầm để để xe ô tô cho cư dân, có trạm xe buýt để người già bắt đi vô trung tâm hay đi chùa, nhà thờ... 


Họ được công ty bất động sản cấp lại 2 căn hộ, 1 căn cho con cháu ở tòa A, 1 căn cho ông bà ở tòa B, số còn lại công ty bán. Ai cũng hào hứng dọn đi, nên thành phố càng ngày càng sạch đẹp, xinh tươi. Tòa B của người già ở có camera giám sát mọi ngóc ngách (trừ phòng ngủ và nhà tắm, nếu không, lúc mấy ông bà thay đồ, bảo vệ nó thấy da nhăn nheo nó hết muốn lấy vợ). Bảo vệ hàng ngày coi ngó cả chục cái màn hình, thấy ông bà nào té ngã, thì xử lý liền. Bác sĩ y tá xe cấp cứu túc trực ở đó. Cứ sáng sáng, ông bà xuống sân tập thể dục, con cháu tới vòng tay thưa ông bà rồi ra đứng ở trạm xe buýt chờ xe buýt của trường đến đón đi học. Nhà nước quy định 100% trường phổ thông phải có xe buýt đưa đón học sinh (school-bus), không có chuyện trường 1000 học sinh thì tan học, trước cổng trường có 1000 chiếc xe máy chờ đón con. Chiều chiều, ông bà xuống trạm buýt đón con cháu lên, cho ăn uống xong bố mẹ nó đi làm về thì ghé đón về. Có thể ăn cơm chung rồi ai về nhà nấy. Cười nói rộn vang. 


Ai đó nói tuổi xế chiều là tuổi “gió heo may”. Gió lành tươi mát hay gió phiền não sầu thương, âu cũng là do con người nhận thức và tổ chức cuộc sống của họ mà ra vậy.


Tony Buổi Sáng

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Sep/2022 lúc 8:44am

Tình cuối đời



sad%20face%20of%20a%20woman


Con dâu xách giỏ bước ra khỏi nhà còn nhắc lại:

 

– Má kho cá nhớ mang ra sân sau nha. Con cả ngày ở tiệm nail ngửi mùi hóa chất về nhà mùi cá kho nữa chịu sao thấu!

 

Nó đi khuất tôi lẩm bẩm:

 

– Con dâu mà bày đặt chỉ huy làm như má tao. Mai mốt tao đi khỏi cho biết mặt.

 

Con dâu là người cuối cùng ra khỏi nhà, con trai và hai cháu nội đã đi làm đi học từ sáng sớm. Chồng tôi qua đời 3 năm nay, hai vợ chồng ăn tiền già, ở nhà housing mỗi tháng chính phủ phụ trả tiền nhà, nay chỉ còn mình tôi trả chi phí tiền nhà hao tốn quá, thằng con trai duy nhất kêu về ở với vợ chồng nó, mang tiếng ở nhờ nhà con nhưng mỗi tháng tôi tự động đóng góp nửa tiền già, phụ giúp cơm nước và hầu hạ hai đứa cháu vậy mà con dâu có lúc còn làm tôi bực mình khó chịu.

 

Tôi sắp có một tình cuối đời, chiều nay gặp mặt nhau tôi sẽ làm một quyết định lớn lao nếu đồng ý về chung sống với người ấy, ông có nhà cửa sẵn sàng đợi tôi. Con dâu sẽ trắng mắt ra về cái tội không biết nâng niu tôn trọng mẹ chồng.

 

Tôi tìm bạn bốn phương trên báo quen ông Sung, hai tâm hồn cô đơn đồng điệu gặp nhau. Ông Sung bất mãn con cái, tôi chẳng ưa gì con dâu, hai chúng tôi trao đổi hình ảnh thấy hạp nhãn, gọi phone chuyện trò qua lại thân tình thắm thiết nên hẹn gặp mặt để tính tới chuyện cùng dìu nhau đi nốt quãng đường đời còn lại như lời ông đã âu yếm rao tìm bạn. Ông Sung sẽ từ tiểu bang Texas bay tới quận Cam Cali gặp tôi.

 

*

 

Tôi đến nhà hàng Tri Kỷ gặp ông Sung, ông 75 tuổi không khác trong hình là bao vừa gặp mặt là tôi chấm liền. Sau phút giây hội ngộ bối rối tôi và ông Sung mau chóng thân thiện nhau hơn, vừa ăn vừa nói chuyện. Ông Sung cũng thích tôi, khen tôi trẻ hơn tuổi 70. Tôi mỉm cười nhún nhường:

 

– Em trẻ là nhờ mái tóc mới nhuộm hôm qua đó.

 

Nụ cười chưa kịp tắt bỗng chuyển sang nhăn nhó vì cơn đau lưng bỗng ập đến, đau từ lưng trên bên phải xuống đến lưng dưới, bác sĩ bảo tôi bị viêm dây thần kinh gì đó, cơn đau đến rồi đi trong 5, 10 phút và tôi phải sống với bệnh suốt đời.

 

Ông Sung lo lắng hỏi:

 

– Em sao thế?

 

– Chứng đau lưng mãn tính, thường thì đi đâu em cũng mang theo thuốc giảm đau mua over counter hôm nay em quên mất. Trời ơi, đau quá! Phải chi có một viên thuốc.

 

 

Thấy tôi cúi gập người xuống cho bớt đau ông Sung vội đứng dậy đến bên tôi đỡ vai tôi nhưng ông bỗng lạng quạng xuýt ngã nếu không nhanh tay vịn vào một cạnh bàn. Đến phiên tôi lo lắng hỏi:

 

– Anh sao thế?

 

Ông Sung đành… khai:

 

– Anh bị đau hai khớp gối đi phải chống gậy, nhưng chẳng lẽ đi gặp em mà anh chống gậy thì quê quá nên anh không mang theo. Trời ơi, ước gì bây giờ có cây gậy thì đỡ khổ biết mấy.

 

Dù đang đau lưng tôi cũng ráng dìu ông Sung ngồi trở lại ghế cho an toàn. Trong đầu óc tôi làm ngay một bài toán nếu tôi về sống chung với ông sẽ phải thường xuyên hầu hạ như thế này, đường dài chưa biết tính nết ông ra sao, không lẽ tôi lại vác mặt trở về với con cháu? Ngay lúc này tôi biết mình phải quyết định thế nào rồi.

 

Tuổi già thật vô duyên, hai người đang hẹn hò lãng mạn thì bệnh hoạn lù lù xuất hiện không ai giấu ai được. Ông Sung kể lể:

 

– Anh đã cẩn thận mang theo đủ thứ thuốc, nào cao mỡ, cao máu, đau bao tử, trào thực quản, tiền tiểu đường nhưng quyết không mang theo cây gậy giờ mới ra nông nỗi.

 

Tôi cũng trút nỗi niềm:

 

– Em cũng cao mỡ cao máu ngoài ra còn phải nhỏ mắt cườm ướt Glaucoma nữa cơ. Anh nhớ đi bác sĩ mắt hằng năm xem có bị Glaucoma hay Cataract không nhé.

 

– Em nhớ theo dõi đo huyết áp hằng ngày nhé.

 

– Anh cũng nhớ đi bộ mỗi ngày một tiếng cho khỏe nhé.

 

Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm tôi mới giật mình kêu lên:

 

– Ôi trời, sắp đến giờ em phải về nấu cơm chiều cho con cháu rồi. Mấy con cá đang chờ em về kho tiêu.

 

Tôi vẫn nhớ đến bổn phận, nghĩ đến con cháu, vậy mà có lúc sôi máu vì ghét con dâu tôi đã muốn dứt áo ra đi.

 

– Ủa… mình chưa đi đến quyết định cuối cùng mà.

 

– Em vội quá quên mất, em đã quyết định rồi…

Ông Sung chặn lời tôi:

 

– Để anh nói trước. Anh là người định đoạt trước...

 

– Chưa gì mà anh đã lộ mặt gia trưởng rồi, thêm một lý do để em không tiếc khi quyết định. Chúng ta dừng lại ở đây.

 

Ông Sung thẳng thừng:

 

– Anh cũng muốn thế. Vì anh vừa nhận ra em đau lưng kinh niên, nay đau mai đau, rước em về anh lại phải hầu hạ, chưa kể bệnh mắt Glaucoma của em mai mốt lỡ… có bề nào càng khổ thân anh.

 

Tôi tự ái đùng đùng:

 

– Anh trù ẻo tôi đấy hả? Chưa biết ai phải hầu hạ ai, chân anh đi không vững đó. Nãy dìu anh trở về ghế ngồi tôi mệt hụt hơi, chưa kể tiền tiểu đường của anh nay mai thành bệnh tiểu đường mấy hồi, rồi… biến chứng phải lọc thận ai mà hầu nổi.

 

Ông Sung mai mỉa:

 

– Anh chỉ lỡ lời lo xa thế thôi, em đanh đá ghê gớm nhỉ, hèn gì tối ngày chê trách con dâu.

 

Thấy tình hình căng thẳng tôi vội hạ giọng cho xong để còn kịp về nhà nấu cơm:

 

– Thật may cơn đau lưng của em xuất hiện và chân anh đau đúng lúc, là tín hiệu nhắc nhở chúng ta đừng vội vàng quyết định, chúng ta đang mỗi ngày mỗi già đi, sức khỏe mỗi ngày mỗi kém đi nếu lấy nhau biết vui hưởng hạnh phúc được bao lâu hay chỉ là gánh nặng cho nhau. Anh có căn nhà riêng thì cứ ở tới khi nào không tự chăm sóc bản thân mình được nữa thì sang tên nhà cho con cái, chúng sẽ lo cho anh, còn em tiếp tục về hầu hạ con cháu mai sau có ốm đau nằm một chỗ ít nhiều gì chúng cũng phải hầu hạ lo cho em. Em đã tìm ra tình cuối đời rồi, là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

 

Ông Sung cũng “hạ nhiệt”:

 

– Ừ, em nói vậy còn nghe được.

 

Lát nữa về nhà tôi sẽ nghe lời con dâu mang nồi cá ra sân sau kho thật ngon lành. Hơn lúc nào hết tôi thấy mái nhà của con cháu vẫn đẹp vẫn ấm cúng hơn bất cứ nhà ai, dù con dâu có những lúc cãi mẹ chồng, dù con trai có lúc gắt gỏng mẹ ruột, dù hai cháu nội có những lúc làm tôi bận rộn.

 

Khi chia tay ông Sung ở cửa nhà hàng tôi dặn dò có chút mỉa mai:

 

– Anh nhớ ra tiệm Family Dollar ở góc đường kia mua cây gậy để chống chân đi cho vững vàng khỏi té và bay về Texas an toàn nha.

 

Ông Sung cũng chẳng vừa đáp lại:

 

– Từ giờ trở đi em đừng lên báo, lên mạng tìm tình yêu, tìm chồng bốn phương nữa nhé. Lo mà hầu con cháu đi.

 

– Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2022 lúc 10:05am

Con ơi ! ... Bây Giờ Con Ở Đâu ?

 

Sáng Chủ Nhật nào mà không nói dối vợ để chạy ra café F. găp mặt bạn bè thì cảm thấy như thiếu thốn điều gì đó khiến cả ngày nhăn nhăn nhó nhó, mà hình như bả cũng biết tỏng rồi nên thường chận họng trước:

"Tưới cho mấy chậu quỳnh, rửa cho chậu chén bát, chà mấy cái nồi nhôm rồi biến đâu thì biến, nhưng rửa cho sạch à nha, tuần trước rửa xong còn dính đầy mỡ".

 "O.K salem, mẹc-xi ma-đàm". Miệng nói tay làm nhưng cũng vội vàng nhúng nước qua-loa-rơ-măng rồi biến. Trễ rồi, sáng nay có hẹn với anh Phán về từ Houston. 

Café F. trên đường Brookh ..tương tự như Bo-đa hay Mai-Hương ở SG ngày trước, nơi tụ hội các anh em gốc lính từ bốn vùng chiến thuật về Little Sài Gòn nghỉ phép, đến đó để ôn chuyện "đơn vị cũ, chiến trường xưa" hay bàn chuyện thời sự, nếu muốn thì tự do nổ lai rai cho vui tai, các anh ở xa có về thủ đô (tỵ nạn) thì chớ bỏ qua. 

Chuyện bàn tròn hôm nay đang xoay quanh về bầu cử, các chàng trai gốc Việt ngày nay không còn chiến trường để dấn thân như thời kỳ cha chú thì dấn thân vào chính trường. Chuyện đang sôi nổi thì có người rủ tháp tùng đi thăm các cụ ở nhà dưỡng lão cho biết sự tình. Đa số hội viên bàn tròn là thành phần đã và đang về hưu nên nghe hai tiếng "dưỡng lão" là bỏ cả cà fé thuốc lá đi theo để chuẩn bị kế hoạch hướng tới tương lai cho chính mình! Tương lai của tuổi 65 là SSI, là chống ba-toong, là nursing-home rồi đi dần vào quên lãng! 

Nhận xét chung của chúng tôi sau khi đi thăm là thấy những cụ già bản xứ sinh động hơn và có vẻ lạc quan hơn các cụ gốc Việt. Lý do là vì khi con họ tới tuổi trưởng thành, thường thì người bản xứ tách riêng, con cái tự lo lấy bản thân, họ thoải mái sống một mình dù ở nhà hay dưỡng lão. Người Việt thì khác, cha mẹ thường "cộng" hạnh phúc của mình với hạnh phúc của con, muốn chúng nằm mãi trong vòng tay săn sóc của cha mẹ dù chúng đã trưởng thành, khi bị tách riêng thì nước mắt chảy vòng quanh! 

Mẹ dậy sớm pha sữa, vắt nước cam để khi nào con ngủ dậy là đã có nước sinh tố A, B, C sẵn sàng. Đã nhiều lần chúng gắt lên là không cần uống loại sinh tố này nhưng mẹ lại cứ  đòi săn sóc khiến các quý tử bực mình lớn tiếng:

 "Tôi không cần sinh tố ABC, chỉ cần Vitamin T.. thôi!". 

Những con tuy đã lập gia đình vẫn muốn chúng phụ thuộc vào mình, muốn con ở chung để bế cháu, việc này làm phiền đến các nàng dâu hiền hậu, ở lâu thì nhiều bất tiện nên đến lúc chúng bắt buộc phải tách riêng thì cha mẹ lại buồn rầu đau khổ.

Các lão nhân gốc Việt ở trung tâm dưỡng lão được săn sóc quá đầy đủ so với các cụ già còn đang còng lưng trong nước, chi phí cho một cụ phải "mang tã" có thể lên tới 3 hay 4 ngàn USD một tháng, (dĩ nhiên là tiền của con các cụ đi làm đóng thuế cho chính phủ"), dù đầy đủ đấy nhưng vẫn như thiếu một ..cái gì. 

Nhìn những cụ già có con cháu đến thăm thì cười nói vui tươi hạnh phúc, những cụ cô độc thì được tập trung nghe các thiện nguyện viên ca hát giúp vui, nhưng hình như các cụ nghễnh ngãng, mắt hướng ra ngoài trông chờ bóng dáng người thân!

Một cụ ông trên xe lăn với y-cụ bao quanh trông như một phi hành gia, ngồi một mình nơi góc phòng nhìn lơ đãng ra ngoài vườn, ngước lên trời nhìn mây bay, không quan tâm tới tiếng cười nói xung quanh, thấy mủi lòng, tôi bước tới hỏi thăm. 

Cụ mang bảng tên "Thoi Lee", tôi nghĩ cụ là người gốc Đại-Hàn hay Đài-Loan, toan quay đi thì nghe giọng thều thào:

“Ông ơi, ông làm ơn kéo hộ tôi cái gối dưới mông một tí” 

Tôi vội vàng quay lại, à thì ra cái gối lót cho cụ ngồi nó tụt ra và sắp rơi xuống đất. Sau khi nâng cụ lên và đưa cái gối vào đúng nhiệm sở của nó, tôi ngắm cụ thì ngờ ngợ như quen, nhìn cái bảng tên "Thoi-Lee", tôi hỏi:

“Nói chí không phải, xin lỗi có phải cụ là Lê văn Thôi ở cổng xe lửa số 6 đường Trương Minh Giảng quận Ba Sài Gòn không"”

Hình như người cụ bị điện giật, cố lái xe lăn quay sang nhìn thẳng vào mặt tôi:

“Nói chí không phải, thế ông ở đâu mà biết tôi"” 

Bốn tiếng "Nói chí không phải" do miệng cụ phát ra thì không trật vào đâu được nữa rồi. Chính là ông "Chí Không Phải" Lê văn Thôi, một trong 3 người bạn hàng xóm và cũng là bạn đánh chắn của thân phụ tôi. Khi xưa, mỗi lần cần gây sòng là bố tôi sai đi kiếm lão "Chí Không Phải", hai vị kia là Nguyễn như Tuyết, Tô văn Tiệp. 

Khi chia bài cho các bố, tôi lén lựa nhiều đôi hay 4 ông cụ, 4 chi-chi vào một tụ, thế là cụ nào vớ được tụ đó thì mau ù (tới), họ mau tới là tôi được nhiều tiền chia bài. Người hay vớ được tụ "sạch rác" là ông Nguyễn như Tuyết có cô con gái rất đẹp, còn ông "Chí không phải" Lê văn Thôi lại thua hoài.

Nghe cụ hỏi, tôi chưa vội trả lời mà hỏi ngược lại cho chắc ăn:

“Cụ có nhớ ông Nguyễn Như Tuyết, Tô văn Tiệp không"”

"Ay chính là bạn đánh chắn và tổ tôm của tôi mà, không biết bây giờ các ông ấy ở đâu, còn hay mất, từ ngày bỏ Sài Gòn tôi chưa hề gặp lại họ". 

Nghe cụ Thôi nhắc tới hai bạn ngày xưa là Tuyết và Tiệp và mong gặp lại, tôi định nói cho cụ biết là hai ông hiện sống rất hạnh phúc với đông con nhiều cháu, ông Tiệp thì ở ngay Little Sài Gòn, hằng năm các con có bổn phận lo cho ông bà về thăm quê hương. Ông Tuyết hiện sống với 7 người con ở bên Pháp, còn 5 người con ở bên Mỹ thì vào mỗi mùa Giáng Sinh, lo cho ông tìm về nắng ấm Cali tránh cái lạnh Paris. Bạn bè xưa còn đây, trong đầu tôi thoáng có ý nghĩ sẽ dẫn hai ông Tuyết và Tiệp đến thăm cụ Thôi vào dịp gần nhất, còn bây giờ, đứng trước hoàn cảnh "phi hành gia" cô đơn Mr Thoi-Lee, tôi không đành lòng nói thật, đánh trống lảng, hỏi câu khác:

“Thế cụ còn nhớ thằng Cốc không"” 

"Cái anh thường ngồi chia bài cho chúng tôi chứ gì" Tay đó láu cá lắm, khi chia hăn ta cứ lựa một tụ thật tốt, cho ù "kính tứ cố", tôi biết chứ nhưng lờ đi, hy vọng mình chọn được tụ đó, nhưng không biết cậu ta xoay cách nào mà bài tốt thường lọt về tay ông Tuyết! À mà ông là ai"" (Cụ hay bắt đầu bằng câu À mà) 

Tôi nắm tay cụ Thôi thật lâu như mong truyền tí hơi ấm sang đôi bàn tay lạnh ngắt chỉ có xương với da rồi thật chậm rãi tôi nói to bên tai cụ:

"Tay láu cá tên Cốc ngày xưa ấy nay hắn đang nắm tay cụ đây, ngồi trước mặt cụ đây, con là Cốc đây bác Thôi ơi". 

Thật bất ngờ, tự nhiên tôi đổi cách xưng hô gọi là bác và xưng con khiến tay cụ run hẳn lên, cố nhướng đôi mắt nhìn sát mặt tôi, cụ bỗng im lặng mà tay thì lại nắn nắn bóp bóp 2 bàn tay tôi rồi sờ đầu tôi, rõ ràng là biểu hiện một cử chỉ nhớ nhung đối với người thân yêu mà xa cách lâu ngày nay mới được xum họp.

 

Hai bác cháu tôi bất ngờ gặp lại nhau nên hỏi và đáp liên miên chuyện thiên hạ và chuyện xung quanh cỗ bài tổ tôm, chắn, cạ. Không thấy cụ nói gì tới chuyện con cái mặc dù cụ đã cho mấy anh chị lớn đi du học bên Pháp từ trước 1975, linh cảm có chuyện không vui nên tôi không hỏi cho tới khi sắp hết giờ thăm viếng, tôi đánh bạo:

“Con nhớ vào những ngày cuối cùng tháng 4/1975, hai gia đình bác và ông Tuyết được tòa đại sứ Pháp cho di tản, nay ông Tuyết còn ở bển, sao bác lại qua Mỹ"” 

"Mấy đứa lớn đã có gia đình riêng, còn thằng út Thế học bên này (Mỹ), bà nhà tôi thương nó nên tìm mọi cách sang đây ở gần con để săn sóc cho nó ăn học".

“Các anh chị đi du học bên Pháp có sang thăm bác thường không"” 

Thật lâu tôi không nghe tiếng trả lời, rồi cụ đưa bàn tay nhùng nhằng những ống nylon lên chùi mắt, hình như cụ nấc nghẹn trong cổ họng, tôi phải cúi xuống mới nghe được giọng thì thào, khác hẳn mấy phút trước còn linh hoạt nói chuyện với tôi:

"Bác mất liên lạc với chúng từ lâu rồi, còn thằng út Thế, sau khi bác gái mất, nó tốt nghiệp đen-tít và lấy vợ, nó gửi bác vào đây rồi dọn đi New-york, đã lâu lắm ..". 

Cụ lại im lặng cúi đầu xuống, tôi xoa vai cụ, đôi vai chỉ da và xương. Đã hết giờ thăm viếng, tôi hỏi cụ có cần gì không, tôi hứa tuần sau sẽ trở lại thăm cụ, cụ nắm chặt tay tôi giật giật và có vẻ gượng cười:

"Ở đây họ lo đầy đủ cả con ơi, không thiếu gì đâu, bác chỉ nhớ mấy người bạn khi xưa ngồi chơi tổ tôm rồi "đánh chén" với món cá chép rán, nấu riêu cà chua thìa là ăn với rau sà-lát Đà Lạt".

"Bác ráng giữ sức khỏe, tuần sau con sẽ dẫn ông Tiệp đến thăm bác và đánh chén món cá chép rán, ông Tuyết sẽ sang đây vào Noel này cũng sẽ vào thăm bác".

Tôi ôm vai cụ, hôn lên tóc cụ rồi cố tình vội vàng đi ra, khi qua lớp cửa kính tôi lén quay lại nhìn thì thấy cụ vẫn ngồi yên một mình nhìn về phía tôi trong khi các cụ khác thì vui vẻ trở lại "nhiệm sở". 

Trên đường về tôi cứ băn khoăn về trường hợp của bác Thôi, sao nó giông giống trường hợp của một cụ gửi thư vấn kế thính giả trong chương trình của bà B.H. trên làn sóng phát thanh 1480 AM vào tối chủ nhật nọ. Tôi nhớ rõ trường hợp của cụ ông này vì tôi cố gọi vào để góp ý nhưng không được. 

Cụ già kể rằng sau khi con trai cụ tốt nghiệp đại học, theo lời khuyên của con, cụ sang tên căn nhà cho nó để khỏi rắc rối về chi phí bệnh viện khi đau yếu, nó cưới vợ, bảo cụ đi xe phòng rồi bán nhà nói là để lấy tiền mở phòng mạch, rồi rủ nhau đi đâu cụ cũng không biết nữa! Nay thì cụ buồn và yếu quá rồi, chủ nhà lại không muốn cho xe phòng nữa, cụ muốn xin vào trại dưỡng lão thì phải làm sao" 

Không lẽ đó chính là bác Thôi"

Y hẹn, tuần sau tôi rủ ông Tiệp trở lại thăm cụ với ga-men riêu cá chép nấu cà chua thìa là và khúc cá rán, không quên chén bún, vài cộng rau mùi, vài lá sà-lát Đà-Lạt. Tôi tự cảm thấy vui vui trong lòng như đi thăm chính cha mình, hy vọng gặp lại bạn cũ, món cá chép xưa sẽ làm cho cụ Thôi vui vẻ hơn, tuổi già luôn hạnh phúc với kỷ niệm.

Giờ sinh hoạt và tiếp thân nhân của các cụ đã diễn ra quá nửa tiếng rồi mà sao không thấy bác Thôi, tôi bèn vội vàng đi hỏi thì .. may quá, gặp một cô gốc Việt, cô rất nhanh nhẹn và hoạt bát  .. ban phát một câu ngắn gọn: "Chờ". 

Lại chờ hơn 30 phút nữa vẫn chẳng thấy bóng ông đâu, tôi vào hẳn văn phòng hỏi tin tức, bà Mỹ lớn tuổi tên Kathy, lật hồ sơ và báo cho tôi:

"Mr Thoi-Lee đi tuần trước rồi"!

Theo ngày giờ ghi trong hồ sơ thì vào tuần trước, sau khi tôi thăm cụ ra về thì ngay trong đêm đó cụ đã ra đi vì bất ngờ bị nhồi máu cơ tim. 

Chúc mừng cho cụ đã thanh thản rũ sạch nợ trần, ra đi nhanh chóng không còn ngày ngày ngồi ngóng trông con, con không thấy mà cháu cũng không, vây quanh chỉ dây với nhợ, nước biển với oxy! An ốc (xy) mãi cũng chán.

Nhưng tôi không khỏi bâng khuâng, một chút hối hận nếu tôi không tới thăm và nhắc đến các con cụ, không gây cho cụ bị xúc động mạnh thì chắc gì cụ đã ra đi! Một thời quyền cao chức trọng, nay đi mà không biết đàn con ở đâu để đến báo mộng cho chúng về nhận xác cha! Mà thôi, sống không thăm, thác nhân mà chi! 

Bác Thôi ơi! Bác lưu luyến nhìn cháu lúc cháu ra về mà trong lòng thầm mong đó là thằng Thế để tuần sau nó trở lại thăm bố, nhưng nó chưa kịp trở lại thì bố đã ra đi, như thế cũng xong, giờ này bác thảnh thơi nơi chín suối, không còn buồn phiền gì nữa còn hơn là sống vất vưởng bên con mà chúng không muốn biết mình còn hay mất!

Ở trển ấy Bác có nghe được Little Saigon radio không" Chương trình của bà B.H tối chủ nhật ấy mà. Bà cụ Nguyễn gửi thư  nhờ bà B.H và thính giả giúp ý kiến cho bà phải làm sao khi bà sang tên nhà cho con xong thì con muốn mẹ dọn đi chỗ khác. Có hai thính giả gọi vào thông cảm với bà cụ Nguyễn vì họ cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, một cụ cho ý kiến là ra ngoài mà ở, đã hy sinh cho con thì hy sinh cho trót, nhưng cụ kia thì bảo cứ ở lại chứ ra ngoài là ngoài đường à" 

Bác có đọc báo Người Việt không" Số báo7622 ngày 20/10/06 ấy mà, cụ góa Ngọc Diệp nuôi con từ lúc 4 tuổi, nay nó lập gia đình, cụ bán nhà cũ mua nhà mới cho vợ chồng nó đứng tên, nay vợ chồng nó muốn mẹ già đi chỗ khác chơi, cụ ND rên:

"Chỉ những buồn và nhục mà chết"! 

Đó bác Thôi thấy không, còn nhiều cụ già gặp những hoàn cảnh buồn hơn bác nhiều, muốn đi cho rồi mà đâu có dễ dàng. Chúc bác thượng lộ bình an, còn một số kỷ vật của bác mà nursing hòm còn giữ để trao lại cho thân nhân thì cũng chẳng đáng là bao, tuy nhiên con cũng nhắn hộ bác vài dòng:

“Con (Thế) ơi! Giờ này con ở đâu"Về mà nhận ..” 

Có một sự trùng hợp vô tình (") nói ra thì hơi bất tiện nhưng đành nhờ các bạn trẻ chiêm nghiệm xem có đúng không nhá. Bác Thôi gái đối đãi với bố bác Thôi trai rất là lôi thôi, trong khi hai bác gái Tuyết và Tiệp hết lòng hiếu thảo với bố mẹ chồng. 

Tuổi già Việt Nam sống trên đất Mỹ được hưởng tương đối "dư giả" về vật chất, đầy đủ về y-dược hơn gấp bội các cụ đồng niên tại quê nhà nhưng hình như lúc nào cũng thấy thiếu thốn tình cảm của con cháu, nhất là những cụ phải "ra-riêng". Cuối tuần, ngày nghỉ lễ, hễ nghe chuông điện thoại reo là mừng, tưởng ngay ra tiếng con gọi, vội vàng chạy đến, chưa nhắc phôn lên đã hỏi:

“Con đó hả" Đứa nào thế" Mẹ nghe không rõ, nói cái gì"” 

Chẳng phải con mà cũng không phải cháu, xì-xồ tiếng Mỹ! Buồn thở dài:

“Lại quảng cáo, rõ khỉ! Sao không thấy đứa (con) nào gọi nhỉ"” 

Con cái còn phải bận lo làm ăn để trả biu nhà, biu xe, khi nào rảnh họ sẽ về thăm các cụ sau, đừng vừa nghe tiếng điện thoại reo đã lật đật chạy tới, rủi vấp ngã gẫy xương là dễ "đi" lắm đấy, nếu không đi mà lại nằm lì ngày này qua tháng khác thì lại càng bi đát hơn. Xin các cụ cứ thản nhiên có .. reo cũng như không. 

Trong buổi tiệc gây quỹ, ứng cử viên tuyên bố sẽ lo cho đời sống tinh thần của các cụ cao niên nhiều hơn nhưng không nói rõ bằng cách nào" Chẳng phải vô cớ mà ngay trang đầu tôi đã động đến chuyện bầu cử, nay tới trang cuối tôi lại chạm đến vị nào đác cử thì đừng quên lời hứa. Con quên mà dân cử cũng quên thì các cụ buồn là phải rồi!

 

Cũng cần nói thêm bài này dựa vào những sự kiện có thật, còn quý danh thì thay đổi, nếu vô tình trùng hợp xin thứ lỗi./. 


PHILATO

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.254 seconds.