Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2021 lúc 1:56pm

Tiếng Ngáy Làm Tôi Yên Tâm


Ngay%20Ngu

Tháng này tôi phải tiễn chân 4 người bạn về bên kia thế giới. Những người bạn thân thiết đã một thời quen biết già có, trẻ có cứ lần lượt bỏ tôi đi khiến dù muốn hay dù không tôi cũng phải suy nghĩ về thân phận của mình.

Nghĩ đến lúc mình phải từ giã cõi đời cũng thấy nao nao và có cái gì xao xuyến. Nhưng nếu là số phận thì biết làm sao, chi bằng nhìn vào cuộc đời để rút ra một vài điều bổ ích cho cuộc sống.
Sống tốt để sau khi nằm xuống khỏi hối hận.

Suy nghĩ vẩn vơ, tôi chợt nhớ ra câu truyện được kể trong một Khóa Nazareth. Thuyết trình viên kể rằng, trước đây bà thường dành 1 hoặc 2 tháng xa nhà để trông nom cho các con bà sau khi sinh nở. Nhưng gần đây bà chỉ dành 1 hoặc 2 tuần cho các con trong những trường hợp như vậy.

Các con bà có hỏi tại sao, thì bà trả lời: “Má nghĩ đã đến lúc má cần dành nhiều thời gian cho ba các con. Ba các con lúc này mới thật sự cần má. Miếng cơm manh áo của ba, giấc ngủ và sức khỏe của ba luôn luôn là điều mà má phải quan tâm.
Ba má nay đã cao tuổi, thời gian còn ở với nhau được bao lâu, nên má thấy cần ba, và ba cũng cần má”.

Đúng vậy, câu trả lời của bà rất ý nghĩa và đánh động tôi rất nhiều. Và nghĩ đến điều này tôi càng thấy thương cho các cặp vợ chồng trẻ mà không hiểu sao họ lại coi nhau như cỏ rác, như kẻ thù, và như những tạo vật đáng ghét.
Cãi vã, chửi rủa, và làm cho nhau đau lòng là những chuyện thường ngày xảy ra mà họ không hề để ý quan tâm tới. Nhưng sẽ có một ngày mà nếu không nghĩ lại, họ sẽ hối hận rất nhiều.

Cũng một câu truyện trong nhiều câu truyện mà tôi vẫn nghe về đời sống hôn nhân, về những khó chịu, về những hiểu lầm, về những xích mích giữa vợ chồng. Nhưng trong những cái làm cho nhau khó chịu ấy, lần này tôi được nghe một nhận xét tích cực, và xây dựng. Truyện do một người vợ trẻ kể lại:

“Tôi thường ngày rất khó chịu và hay cằn nhằn chồng tôi vì anh có cái tật ngủ ngáy to. Bình thường thì cũng không đến nỗi nào, nhưng những đêm mất ngủ thì tiếng gáy của anh là một tra tấn dã man đối với người mất ngủ như tôi.
Những đêm như vậy tôi khó chịu và ghét anh vô cùng. Nhưng gần đây thì tôi không còn thù ghét tiếng ngáy đó nữa, mà ngược lại, bất cứ lúc nào thức giấc ban đêm mà tôi không nghe tiếng gáy đó là tim tôi đập thình thịch, và ngớ ngẩn suy nghĩ không biết chuyện gì xẩy ra cho anh.

Thời gian gần đây tôi thường bị lo lắng, hốt hoảng, và sợ hãi. Chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện quan trọng, chuyện tầm thường, chuyện trong nhà, chuyện ngoài ngõ hễ cái gì đập vào mắt tôi, lọt vào lỗ tai tôi đều làm cho tôi suy nghĩ và lo lắng. Tôi trở thành mất ăn, mất ngủ, và mất hết nghị lực để sống. Nhưng người mà phải gánh chịu mọi dằn vặt, kêu ca, cằn nhằn, khó chịu từ tôi đó chính là chồng tôi.

Tôi đã được khuyến khích đi gặp những bác sĩ chuyên môn và uống những thứ thuốc đắt tiền, nhưng cũng chẳng giúp gì ngoại trừ tôi phải trút đổ trên đầu chồng tôi hết mọi thứ lo lắng, bực bội trong tôi, họa may tôi mới được nhẹ nhõm một chút.
Thì ra, chồng tôi chính là cái thùng rác để tôi trút bỏ mọi thứ ngổn ngang trong cuộc sống vào đó.
Cho đến một ngày tôi bừng nhận ra tôi đã gây đau khổ cho chồng tôi quá nhiều. Tôi hối hận, và tôi cảm thấy hết sức lo lắng.

Tôi lo lắng cho sức khỏe của anh cũng như tôi đang lo lắng cho chính mình. Tôi sợ rằng điều mà tôi gây ra cho anh sẽ làm anh sớm bỏ tôi hơn là do căn bệnh quái ác của tôi khiến cho tôi phải bỏ lại anh.
Tôi vẫn thường nghe nói, những người chăm sóc cho người bệnh thường lại chết trước người bệnh. Và điều này khiến tôi chợt tỉnh. Nó giúp tôi từ từ bình phục cùng với sự giúp đỡ, thương yêu và lo lắng của người chồng rất mực yêu thương tôi.

Cũng từ đó, mỗi đêm tôi đều ôm sát lấy anh dù là trong giấc ngủ vì sợ rằng anh sẽ vuột mất. Nhất là mỗi đêm tôi phải để ý, nghe ngóng từng hơi thở, tiếng ngáy của anh.
Tiếng ngáy của anh lúc này đối với tôi có một ý nghĩa rất tuyệt vời. Nó bảo tôi rằng anh hãy còn khỏe mạnh, đang ngủ say bên tôi, và vẫn còn đang sống với tôi. Tiếng ngáy làm tôi yên tâm. Làm tôi thấy hạnh phúc”.

Có những mối tình già mà người này không thể quên săn sóc cho người kia. Có những mối tình trẻ mà tiếng ngáy đã có lần làm khó chịu nhưng bỗng trở nên âm thanh mang lại hạnh phúc cho nhau.
Cái đó gọi là tình yêu. Là quan tâm và lo lắng cho nhau.

Là vợ chồng, và là một xương một thịt. Còn gì trên đời đáng yêu, đáng quý, và đáng gìn giữ hơn người chồng, người vợ.
Nhưng cũng không biết trên đời có bao nhiêu người đã khám phá, tiếp tục khám phá và trân quý món quà thiêng liêng nhưng cũng rất vật chất này?
Hay phải chăng phải đợi đến khi không còn thấy mặt nhau, nghe tiếng nhau, nghe tiếng ngáy của nhau mới hốt hoảng, mới đau khổ đi tìm.

“Có tốt với tôi thì tốt với tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa người
Đừng đợi ngày mai đến khi tôi phải ra đi
Ôi muộn làm sao nói lời tạ ơn

Nếu có bao dung thì hãy bao dung bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi xa đời
Đừng đợi ngày mai biết đâu tôi nằm im hơi
Tôi chẳng làm sao tạ lỗi cùng người

Có nhớ thương tôi thì đến với tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai lúc mắt tôi khép lại
Đừng đợi ngày mai có khi tôi đành xuôi tay
Trôi dạt về đâu, chốn nào tựa nương

Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Đừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời
Đừng đợi ngày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao mà biết lụy người”

Tiếng hát của ai đó qua nhạc phẩm “Nếu Có Yêu Tôi” của Trần Duy Đức vang vọng trong đêm khuya như âm vang tiếng ngáy của người chồng trẻ. Tiếng gáy mà theo vợ anh là “Tiếng ngáy làm tôi yên tâm. Làm tôi thấy hạnh phúc”.

Cũng như thức tỉnh cái nhìn của những cặp vợ chồng sau những năm dài chung sống:
“Ba má nay đã cao tuổi, thời gian còn ở với nhau được bao lâu, nên má thấy cần ba, và ba cũng cần má.”

Đúng vậy, hạnh phúc luôn ở bên ta, quanh quẩn bên ta trong người chồng, người vợ mà hàng ngày gặp gỡ, chỉ cần ta: Thay đổi thái độ, thay đổi cái nhìn, và thay đổi lại phán đoán về người đó.

Trần Mỹ Duyệt
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Feb/2021 lúc 9:13am

KHI TA GIÀ   <<<<<


Khi%20Ta%20Già%20–%20Phan%20Ngọc%20Thuận%20|%20Banmaihongs%20Blog
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Mar/2021 lúc 8:53am

CHỮ HIẾU HÔM NAY


a%20mom

 Tại trước khu chợ Phúc Lộc Thọ, CA, Phuc Jean cũng đã gặp một bà già Việt Nam lụ khụ ngả nón ăn mày.
Không biết bà sang Mỹ đã lâu hay bây giờ mới qua?
Tại sao bà lại phải ăn mày ở cái xứ người già có tiền trợ cấp xã hội đàng hoàng? Ôi, vì sao? Tại sao? Làm sao?

Trong giờ lễ Chủ Nhật, tại nhà thờ Saint Columban, Linh Mục T. đã làm nhiều người nghe phải nhỏ lệ khi ông kể một câu chuyện về một người Mẹ đã nuôi cả mười đứa con thành công về tài chánh, đứa bác sĩ, đứa kỹ sư, dược sĩ, nhưng rồi cả mười đứa con ấy, không nuôi nổi một bà Mẹ già.
Đứa nào cũng có lý do để từ chối không muốn ở với Mẹ.

Linh Mục T. cũng kể lại lúc ông còn ở Chicago, có một lần trong thời tiết lạnh giá, đến thăm một bà Mẹ, thấy căn nhà rộng mông mênh, không có ai, vì hai vợ chồng đứa con đi làm cả.

Điều ông quan tâm là thấy trong nhà rất lạnh, bà Mẹ phải mặc hai áo nhưng vẫn lạnh cóng. Ông có hỏi bà mẹ tại sao không mở máy sưởi, thì bà Mẹ cho biết là không dám mở vì sợ khi con đi làm về, sẽ càm ràm là “tốn tiền điện quá!”.

Những đứa con sang trọng kia, có thể chờ đến ngày Lễ Mẹ, thì đưa mẹ ra ăn tô phở, hoặc gọi điện thoại về nhà, nói: “I love you, mom!”. Thế là đủ bổn phận của một đứa con thành công ở Mỹ đối với người mẹ yêu dấu của mình.

Những Bà Mẹ ở đây là hiện thân của Mẹ Việt Nam đau khổ, đã hy sinh cả cuộc đời cho con cái, nhưng khi con cái phụ rẫy, bỏ bê, cũng im lặng chấp nhận cho đến hết cuộc đời.

Có biết bao nhiêu trường hợp như thế trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại?
Biết bao nhiêu bà mẹ âm thầm, lặng lẽ chịu đựng tất cả những đau khổ từ khi lấy chồng, sinh con, rồi ráng nuôi dạy con nên người, sau đó lại chấp nhận những đứa con bất hiếu như một định mệnh mà không hề thốt lời than vãn?

Một bà mẹ đã dành dụm bao năm buôn gánh bán bưng để cho con vượt biên một mình, sau đó, khi qua đến Mỹ, thằng con sợ vợ quá, không dám để mẹ ngủ trong phòng, mà bảo mẹ phải ngủ dưới đất trong phòng khách.
Một lần, con chó xù của hai vợ chồng đứng đái ngay vào đầu mẹ. Bà mẹ kêu lên, thì đứa con dâu cười, trong khi chồng đứng yên, chẳng dám nói gì.

Bà mẹ khác, không được ở chung với con trai, phải thuê một phòng của người bạn, vì sức khoẻ yếu, lúc nào cũng lo là chết không có ai chôn.
Khi nghe nói về bảo hiểm nhân thọ, bà có năn nỉ thằng con trai đứng tên mua giùm, để bà bớt chút tiền già và đóng hàng tháng để mai sau, con có tiền lo hậu sự cho bà, nhưng đứa con dâu nhất định không chịu, cho rằng “tốn tiền vô ích, chết thì thiêu, liệng tro xuống biển là xong, chôn làm gì cho mất thời giờ đi chăm sóc”.
Bà cụ uất quá, phát bệnh và qua đời. Không biết rồi bà có được chôn cất đàng hoàng theo ý muốn, hay lại bị cô con dâu vứt tro ra biển.

Không thiếu những bà mẹ khi đến thăm con trai, phải ngồi nhìn vợ chồng ăn uống ríu rít với nhau, vì con dâu không chịu dọn thêm một chén cơm mời mẹ.
Một bà mẹ nhớ con nhớ cháu quá, đến thăm con, nhưng sợ con dâu sẽ nhiếc móc thằng chồng, nên vừa vào tới cửa đã vội thanh minh: “Mẹ không ăn cơm đâu! Mẹ vừa ăn phở xong, còn no đầy bụng. Mẹ chỉ đến cho thằng cháu nội món quà thôi!”

Không thiếu những bà mẹ vì lỡ đánh đổ một chút nước trên thảm mà bị con nhiếc móc tơi bời. “Trời đất ơi! Cái thảm của người ta cả vài ngàn bạc mà đánh đổ đánh tháo ra thế thì có chết không?”.

Có bà mẹ bị bệnh ung thư, biết là sắp chết, mong được con gái đưa về Việt Nam, nhưng con đổ thừa cho chồng không cho phép về, rồi biến mất tăm, sợ trách nhiệm.
Mẹ phải nhờ người đưa ra phi trường, nhờ người dưng đi cùng chuyến bay chăm sóc cho đến khi về tới nhà. Từ lúc đó đến lúc mẹ mất, cả con gái lẫn con rể, cháu chắt cũng chẳng hề gọi điện thoại hỏi thăm một lần.

Một bà mẹ già trên 70 tuổi rồi, có thằng con trai thành công lẫy lừng, bốn năm căn nhà cho thuê, nhưng bà mẹ phải lụm cụm đi giữ trẻ, nói đúng ra là đi ở đợ vì phải lau nhà, rửa chén, nấu cơm, để có tiền tiêu vặt và để gộp với tiền già, đưa cả cho… con trai, một thanh niên ham vui, nhẩy nhót tung trời, hai, ba bà vợ.

Mỗi khi gặp bà con, chưa cần hỏi, bà đã thanh minh: “Ấy, tôi ngồi không cũng chả biết làm gì, thôi thì đi làm cho nó qua ngày, kẻo ở nhà rộng quá, một mình buồn lắm!”.
Trong một cuộc hội thoại, một bà mẹ đã khóc nức nở vì chỉ đứa con gái phụ rẫy, bỏ bà một mình cô đơn. Bà chỉ có một đứa con gái duy nhất, chồng chết trong trại cải tạo.
Trong bao nhiêu năm, bà đã gồng gánh nuôi con, rồi cùng vượt biên với con, tưởng mang hạnh phúc cho hai mẹ con, ai ngờ cô con chờ đúng 18 tuổi là lẳng lặng xách vali ra đi..
Nước mắt bà đã chảy cho chồng, nay lại chảy hết cho con.

Tại những nhà dưỡng lão gần trung tâm Thủ Đô Tị Nạn, có biết bao nhiêu bà mẹ ngày đêm ngóng con đến thăm nhưng vẫn biệt vô âm tín.
Một bà cụ suốt ba năm dài, không bao giờ chịu bước xuống giường, vì biết rằng chẳng bao giờ có đứa con nào đến thăm. Bà đã lẳng lặng nằm suốt ngày trên giường như một sự trừng phạt chính mình vì đã thương yêu con cái quá sức để đến tình trạng bị bỏ bê như hiện tại.

 

 Sau ba năm, bà mất vì các vết lở, vì nỗi u uất, mà những người chăm sóc bà vẫn không biết gia cảnh bà như thế nào, vì bà không hề nhắc đến.
Có điều chắc chắn là khi bà còn là một thiếu nữ, bà phải là một mẫu người làm cho nhiều người theo đuổi, quyến luyến, tôn sùng. Chắc chắn bà đã trải qua bao năm tháng thật tươi đẹp, vì cho đến khi mất, khuôn mặt bà, những ngón tay bà, và dáng dấp bà vẫn khoan thai, dịu dàng, pha một chút quý phái. Nhưng tất cả những bí ẩn đó đã được bà mang xuống mồ một cách trầm lặng.

Một buổi chiều tháng 5, tại một tiệm phở Việt Nam, một mẹ già đứng tần ngần bên cánh cửa. Khi được mời vào, mẹ cho biết mẹ không đói, nhưng chỉ muốn đứng nhìn những khuôn mặt vui vẻ, để nhớ đến con mình, đứa con đã bỏ bà đi tiểu bang khác, để mẹ ở với đứa cháu là một tên nghiện rượu, đã hăm dọa đánh mẹ hoài.
Hắn đã lấy hết tiền trợ cấp của mẹ, lại còn xua đuổi mẹ như cùi hủi. Hôm nay, hắn lái xe chở mẹ đến đầu chợ, đẩy mẹ xuống và bảo mẹ cút đi! Mẹ biết đi đâu bây giờ?

Trong một căn phòng điều trị tại bệnh viện Ung Thư, một bà cụ đã gào lên nức nở khi người bệnh nằm bên được chuyển đi nơi khác. “Bà ơi! Bà bỏ tôi sao? Bà ơi! Đừng đi! Đừng bỏ tôi nằm một mình! Tôi sợ lắm, bà ơi!”.
Những tiếng kêu, tiếng khóc nấc nghẹn đó lặp đi lặp lại làm người bệnh sắp chuyển đi cũng khóc theo. Người y tá cũng khóc lặng lẽ. Anh con trai của người sắp đi xa, không cầm được giọt lệ, cũng đứng nức nở. Cả căn phòng như ngập nước mắt. Mầu trắng của những tấm trải giường, mầu trắng của tấm áo cánh của bà cụ như những tấm khăn liệm, tự nhiên sáng lên, buồn bã.
Bà cụ nằm lại đó đã không có đứa con nào ở gần đây. Chúng đã mỗi đứa mỗi nơi, như những cánh chim không bao giờ trở lại.

Trên đại lộ Bolsa, thỉnh thoảng người ta thấy một bà mẹ già, đẩy chiếc xe chợ trên chứa đầy đồ linh tinh. Mẹ chỉ có một cái nón lá để che nắng che mưa.
Khuôn mặt khắc khổ của mẹ như những đường rãnh bùn lầy nước đọng, đâu đó ở chợ Cầu Ông Lãnh, Thủ Thiêm, gần bến Ninh Kiều, Bắc Mỹ Thuận hay ở gần cầu Tràng Tiền, Chợ Đông Ba?
Mẹ đi về đâu, hỡi Mẹ?
Những đứa con của mẹ giờ chắc đang vui vầy…

(Theo gia đình NAZARETH)


Chu Tất Tiến

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2021 lúc 8:49am

Quá Đỗi Vô Tình 

Hình minh họa


Tuần rồi tôi có dịp đi thăm hai người, một người bạn đang nằm trong quan tài tại nhà quàn, và một bà cô đang nằm trong nhà dưỡng lão.
Người bạn không biết tôi là ai đã đành, vì người ấy đã chết, nhưng bà cô còn sống cũng không biết tôi là ai vì bà đã mất trí nhớ!

Người bạn này ngày hôm trước còn vui vẻ chuyện trò với bạn bè, nhưng sáng hôm sau, người nhà không thấy thức dậy, vào phòng thì thấy ông đã chết.
Bà cô, một đời giàu có lẫy lừng, giờ cũng trắng tay, vào chỗ nghỉ cuối cùng cũng đã hơn năm.

Cả hai người không ai thấy khổ, một người đã qua bên kia thế giới, chỉ còn lại xác thân rồi cũng tan rữa trong lòng đất hay thành tro bụi rải xuống lòng biển, người còn lại phần trí nhớ đã là một khoảng không gian mờ mịt, chỉ sống theo bản năng, hít thở hay biết đói, đau, đâu còn nhìn ra mặt người quen nữa.

Trong khoảng thời gian gần đây, tôi thấy bạn bè, hay người quen biết bỏ thế giới nay ra đi khá nhiều, và nhiều lúc ra đi quá đột ngột.
Những điều chúng ta thường nghĩ là không ngờ, nhưng lại xảy ra, nhiều lúc có cái cảm giác là chuyện phi lý, nhưng thật ra là chuyện rất thường vẫn xảy ra trong cuộc đời thường.

Mấy tuần trước, trong bữa ăn sáng với một người bạn cùng đơn vị cũ, bỗng dưng tôi chợt nhớ đến một anh bạn làm chung phòng, hơn mười lăm năm nay, sau khi bị stroke, chỉ quanh quẩn trong nhà.
Tôi đề nghị với bạn, ăn sáng xong sẽ ghé qua thăm, kẻo lâu ngày quá không gặp bạn cũ. Bạn tôi chần chừ: – “Hay để bữa khác đi anh. Hôm nay tôi phải chạy về nhà có chút việc.”
Tuần sau, điện thoại reo, tôi mở máy, bạn tôi cho biết: – “Sơn chết rồi anh!” Tôi la lên: -“Ðã nói mà, phải chi hôm nọ đi thăm thì đâu phải hối hận như bây giờ!”
Bạn tôi còn vớt vát: -“Hôm đó đi thăm thì Sơn cũng đã vào bệnh viện rồi! Bây giờ thì đã quá trễ, tang lễ mới cử hành cách đây ba hôm. Theo sở nguyện của người chết, gia đình không đăng cáo phó!”
Bạn tôi biết tin vì vừa đọc được tên Sơn trên trang phân ưu.
Tôi bắt đầu nổi cáu: “Thì ít ra vào bệnh viện, cũng gặp nó một lần trước khi nó chết!”

Tôi đăng một mẩu chia buồn ngắn ngủi trên một tờ nhật báo, mở đầu bằng câu:“Quá đỗi vô tình, được tin trễ….” Nhưng người chết đâu có xem được trang báo và biết cho nỗi hối tiếc của chúng tôi.

Nói ra thì buồn trong khi nhiều người đang vui!
Mới nghe tin trễ, vợ một người bạn qua đời đã hai tháng nay, bà trối trăng, ngoài gia đình, đừng tin cho ai biết.
Gọi một số bạn đi thăm thì lại nghe tin một người bạn tháng trước mới đưa vợ vào phòng cấp cứu, và nay đang ở trong nursing home.
Thật cũng quá vô tình, trách cuộc sống bận rộn, hay trách mình ít khi nghĩ đến người khác, số phận thiệt thòi, bất hạnh hơn mình. Nghĩ đến việc gì, nên làm ngay, thời gian không đợi mình, và người bạn tôi cũng không còn thời gian để nằm chờ.
Ðã có thời gian nằm bệnh viện, rồi nơi phục hồi, tôi biết nỗi cô đơn của người bệnh là to lớn như thế nào.

Tôi được xem một cuốn phim Mỹ, trong đó một vị linh mục khuyên một người trai trẻ, nếu có cơ hội nên đi viếng thăm tang lễ của người quá cố, người bệnh trong nhà thương, người kém may mắn trong nhà tù. Ðó là những việc lành.
Và với tôi, xin thêm, những người già, kẻo không còn kịp nữa!

Hôm qua tôi vừa được điện thoại của một người bạn đã về hưu, nghĩa là cũng đã đến tuổi già, ở miền Ðông nước Mỹ.
Anh cho biết anh đang có một chương trình đi vòng quanh nước Mỹ và cả Canada để thăm những người bạn thân, bệnh tật và già yếu.

Anh cho biết thêm, chỉ trong vòng nửa tháng, anh đã mất đi ba người bạn, lớn cũng như nhỏ tuổi, bệnh tật hay không, nên bây giờ có thời giờ nên thăm viếng, gặp gỡ nhau, kẻo“một mai bóng xế trăng lu, con ve kêu mùa hạ, biết mấy thu mới gặp chàng!”

Tôi biết ở Mỹ này, nhiều người vì sinh kế phải đi làm ở tiểu bang xa, không có thời gian trở về thăm cha mẹ.
Vào những dịp Lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh và Tết Nguyên Ðán, cha mẹ vẫn ngóng đợi con về.

Con thì có bao nhiêu công việc bận rộn ở sở; cuối tuần phải cắt cỏ, dọn dẹp nhà xe, đưa con đi học đàn, học võ; mùa hè phải đi “vacation;” vắng nhà không có ai săn sóc con chó, con mèo hay bầy cá Koi trong hồ, ai cho ăn.
Ðến khi nghe cha mẹ mất mới hối hả, mua vé máy bay về phục tang và khóc lóc. Ðể làm chi nữa!

Chuyện kể, một cụ già, goá vợ, sống cô đơn, buồn rầu sau khi nghe điện thoại của con gái và các cháu nói rằng sẽ không trở về thăm cha vào dịp Giáng sinh năm nay.
 Người con khác cũng hứa hẹn sẽ cố gắng để về thăm cha vào năm tới, thế nhưng đã ba mùa Giáng Sinh trôi qua, người cha vẫn cô đơn mòn mỏi ngóng đợi những đứa con về.

Những người con sau đó đột ngột được thân nhân báo tin cha qua đời, lúc này, họ mới bàng hoàng nhận ra mình có một người cha trên đời này, và hôm nay cha đã không còn nữa.
Lòng tràn đầy hối hận và đau đớn, mắt rướm lệ, những đứa con vội vàng trở về nhà để tham dự tang lễ.

Bước vào nhà, họ ngạc nhiên khi thấy một bàn tiệc đã sắp sẵn. Người cha già bất ngờ bước ra, và câu nói đầu tiên của ông là:
“Xin thứ lỗi cho Cha. Cha chẳng còn cách nào khác để gọi các con trở về thăm Cha.”

Bày ra bông hồng trắng, bông hồng đỏ mà chi? Nhiều lúc chúng ta quên chúng ta còn cha mẹ ở ngay trong nhà, trong thành phố, trong một tiểu bang xa, hay cả trong một nhà dưỡng lão.

Xin hãy thăm viếng, trang trải tấm lòng, lo lắng, đừng để một mai kia rình rang nghi lễ “làm văn tế ruồi!”

Huy Phương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2021 lúc 10:25am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2021 lúc 7:13am

Nếu Mẹ Trẻ Lại


Me%20Tre%20Lai%202

Tôi vội vàng bỏ vào giỏ xách quả cam và miếng bánh bông lan để chuẩn bị đi thăm mẹ. Nursing Home chỉ cách nhà 15 phút lái xe rất tiện cho tôi đến thăm mẹ mỗi ngày.
Tưởng rằng về hưu tôi sẽ có nhiều thì giờ thong thả hơn để thăm mẹ thế mà vẫn thường có lý do bận rộn, không chuyện này thì chuyện kia, lần nào cũng hấp ta hấp tấp.

Hôm nay tôi vừa đi dự đám sinh nhật cháu một người bạn nên về nhà trễ, thế là đi thăm mẹ cũng trễ theo.
Ký tên ở ngoài bàn security ngay cửa ra vào của Nursing Home xong tôi vào thang máy lên lầu hai.

Bước vào phòng mẹ thấy hai chiếc giường trống vắng, mẹ tôi và bà “bạn” cùng phòng vẫn chưa về, chắc là hai bà đang ở phòng ăn hoặc phòng khách.
Không biết cố tình hay ngẫu nhiên mà họ sắp xếp hai bà già Châu Á nằm chung phòng, bà kia người Phi Luật Tân, nhưng dù bà là người gì, Mỹ đen, Mỹ trắng, Mỹ da đỏ hay Ả Rập thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến nhau vì cả hai bà đều mất trí, ngơ ngẩn, chẳng ai nói với ai một lời nào.
Hai giường nằm gần nhau, chỉ cách nhau một tấm màn mà hai thế giới xa xăm vời vợi.

Tôi đến phòng ăn thì thấy mẹ vẫn đang ngồi trong chiếc xe lăn bên sát bàn ăn, trên bàn là những mẩu bánh mì sandwich xé nhỏ nằm trong vũng sữa lênh láng, mẹ tôi đã bốc mẩu bánh mì từ vũng sữa ấy bỏ vào miệng nhai, nhưng có lẽ bà chẳng biết là đang ăn cái gì.
Sữa từ bàn chảy vào áo mẹ, sữa dính nhoe nhoét trong bàn tay mẹ. Thấy mà thương.

Mấy năm mẹ nằm trong Nursing Home, hầu như ngày nào tôi cũng đến thăm mẹ nên từ nhân viên an ninh ngoài cửa đến supervisor và các nhân viên chăm sóc người gìa người bệnh trong này ai cũng quen mặt tôi

Thấy vẻ mặt bất bình không vui của tôi người nhân viên đứng gần đó vội trình bày:
– Bà ấy vừa làm đổ ly sữa ra bàn tôi bận phía này nên chưa kịp lau.
Bao giờ họ cũng có lý do chính đáng, những người gìa người bệnh trong Nursing Home nếu không mất trí nhớ thì cũng lẩm cẩm, cũng ốm đau có ai hiểu gì, có ai còn sức mà lên tiếng trách chê,
cho nên họ được chăm sóc thế nào tùy theo lương tâm hay tâm trạng vui buồn của những nhân viên chăm sóc này mà thôi.

Tôi đẩy xe lăn đưa mẹ về phòng, đi qua mặt bà Ann. người cùng phòng với mẹ tôi. Bà Ann đang ngồi gục đầu trong xe lăn trông thật tội nghiệp, bà Ann khoảng 80 tuổi, trẻ hơn mẹ tôi gần chục tuổi mà tình trạng sức khỏe chẳng khá hơn là bao, bà cũng bị mất trí nhớ, cõi mê âm u, cõi tỉnh thì chỉ trong phút giây mơ hồ huyền hoặc.

Thỉnh thoảng tôi gặp con gái bà đến thăm, chúng tôi nói chuyện tôi được biết bà Ann trước kia là dược sĩ. Nhìn nét mặt sáng sủa thông minh của bà tôi đã hình dung ra cô dược sĩ xinh đẹp của mấy chục năm về trước.
Chắc cô Ann đã từng có những hạnh phúc, tiền bạc trong tay, nhưng giờ đây là bà Ann lú lẩn chẳng biết gì.

Có lần tôi hỏi bà Ann, bà là dược sĩ phải không, gương mặt đờ đẫn ấy nhìn tôi rồi gật đầu, giây phút hiếm hoi mong manh ấy bà Ann đã chợt nhận ra mình.
Mẹ tôi cũng thế, từ một cô gái xinh đẹp đã làm say đắm nhiều chàng trai bây giờ là bà già ngớ ngẩn.
Về đến phòng tôi mới phát giác ra mẹ đã “làm xấu” đầy trong tã lót, thế là tôi đỡ mẹ nằm lên giường để lau chùi và thay tã lót cho mẹ..

Kể từ khi gởi mẹ vào Nursing Home tôi đã làm được nhiều việc như những nhân viên chăm sóc đã làm, tôi thay được khăn trải giường, thay tã lót ngay lúc mẹ tôi nằm trên giường.
Tôi đã quen với mùi già, mùi hôi thối, mùi bẩn, mùi thuốc men của các cụ già…

Chính tay tôi lau chùi vệ sinh cho mẹ nếu gặp đúng lúc như thế này, hoặc mỗi khi vào thăm mẹ, trước khi ra về tôi đều lau chùi lại mặt mũi, mình mẩy mẹ cho thật sạch sẽ thì mới yên tâm..
Mẹ nằm ngoan ngoãn như một đứa trẻ để yên cho tôi chăm sóc. Khi xong việc tôi sẽ cho mẹ ăn bánh bông lan hay vài múi cam đã bóc hết các lớp vỏ. Bà không còn răng, móm mém nhai và nuốt được tí nào hay tí ấy.

Khi tôi đang đút mẩu bánh bông lan thì đột nhiên mẹ cầm lấy tay tôi giọng reo vui:
– Cái vòng đẹp quá, cho … em đi
Nãy đi đám sinh nhật về tôi chưa kịp tháo dây chuyền, tháo vòng tay thế mà mẹ già mất trí của tôi cũng nhận ra, mẹ lắp bắp vòi vĩnh tiếp:..
– Cho em… cái vòng tay đi, em… muốn đẹp.

Tôi bất ngờ quá, hiếm khi mẹ cất tiếng nói, hôm nay mẹ lại nói được hai câu và xưng “em” với chính con gái của mẹ. Thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Có điều gì sâu thẳm trong tâm hồn gìa nua mất trí ấy vừa le lói thức dây?

Tôi chiều mẹ tháo chiếc vòng tay đeo vào cổ tay gầy guộc của mẹ. Bỗng dưng tôi chạnh lòng, cổ tay này xưa kia mẹ đã đeo bao nhiêu lần chiếc vòng tay để làm đẹp rồi..
Tuổi già gần đất xa trời mẹ vẫn có nét đẹp của tuổi, khuôn mặt thanh thoát, chân tay dài thon thả. Vậy mà cả đời mẹ hình như chưa được hưởng hạnh phúc.
Được đeo chiếc vòng tay mẹ có vẻ hài lòng ăn hết miếng bánh bông lan và ăn thêm vài miếng nữa.
Chỉ vài phút sau thì mẹ quên cả chiếc vòng và nhắm mắt đi vào giấc ngủ.

Tôi tự hỏi mẹ có thấy gì trong giấc ngủ không, một quãng đời thanh xuân của mẹ?
Tôi lấy lại chiếc vòng vì luật trong Nursing Home các bệnh nhân không được đeo trang sức.
Khi tôi đang chuẩn bị ra về thì người nhân viên đẩy xe lăn bà Ann về phòng, anh ta trải lại giường và đỡ bà Ann lên nằm, bà co rúm người lại trong hai cánh tay mạnh khỏe của người nhân viên.
Hình như bà Ann cũng biết mắc cỡ bên người khác phái lạ lẫm.

Cô Ann dược sĩ trẻ trung ngày xưa làm sao hình dung ra được cảnh này, cô sẽ thành một bà gìa bệnh hoạn, tàn tạ, mọi sinh hoạt đời thường của cuộc sống hoàn toàn lệ thuộc vào người khác.
Tôi về đến nhà chồng tôi hỏi thăm như thường lệ:
– Mẹ vẫn khỏe chứ em.
Tôi khoe:
– Nhưng hôm nay có một chuyện lạ anh ạ, mẹ thấy em đeo vòng tay mẹ thích lắm đòi đeo và xưng “em” với em. Hay là mẹ bắt đầu… tỉnh trí hả anh?
– Có thể nhìn cái vòng đeo tay vùng ký ức của mẹ bất chợt lóe lên một hình ảnh xa xưa nào đó.
– Ừ nhỉ… ngày xưa mẹ em hay diện, đeo vòng tay…
Chồng tôi trêu đùa:
– Ngày xưa mẹ em đẹp thế mà con gái mẹ ích kỷ không cho mẹ đi lấy chồng.
Chồng tôi vẫn đùa thế, nhưng lần này lòng tôi chợt đau khi nhớ lại nét mặt vui mừng của mẹ được tôi đeo chiếc vòng tay.

Mẹ tôi lấy chồng năm 20 tuổi, là con gái duy nhất trong một gia đình giàu sang được cha mẹ hết mực thương yêu chăm sóc.
Sinh được hai chị em tôi, năm mẹ mới 24 tuổi thì cha tôi qua đời vì bạo bệnh, mẹ mang hai con về ở chung với cha mẹ.

Ông bà ngoại tôi nề nếp và cổ hũ phong kiến, nghiêm ngặt khuyên con gái góa của mình phải ở vậy thờ chồng nuôi con.
Bà ngoại luôn “tâm lý chiến” thủ thỉ với mẹ tôi:
– Con còn muốn gì nữa, danh vọng tiền tài và con cái con đều có đủ. Chồng con mất đi thiên hạ vẫn gọi con là bà bác sĩ, con có gia tài của chồng để lại, con có hai con xinh đẹp đủ nếp đủ tẻ.
Nếu con tái giá thì liệu có giữ được mãi những điều này không? Hai con của con sẽ khổ vì cha ghẻ, sẽ hờn giận mẹ đã san sẻ tình thương cho người khác, con có yên tâm mà hưởng hạnh phúc với chồng mới không?

Người góa phụ xinh đẹp trẻ trung đã được nhiều chàng trai dòm ngó, họ đến nhà thăm mẹ thì đến lượt ông ngoại tôi ra tay ngăn cản bằng hành động.
Khách ngồi nói chuyện với mẹ thì ông cầm chổi lông gà….phất bụi trên tủ, trên kệ trước mặt khách hết sức lộ liễu khiến không ai dám ngồi lâu. Thậm chí khi họ chào ông để ra về ông ngoại đã đáp lại không cần nể nang lịch sự gì cả:
– Phải, mời anh về.

Tôi lớn dần lên và về phe với ông bà ngoại nhất định không muốn mẹ đi lấy chồng, chỉ muốn mẹ mãi là của riêng mình.
Năm tôi lên 10 đã biết cầm chổi lông gà phất lên mặt tủ thờ ngoài phòng khách để… đuổi khách của mẹ về.
Tôi còn nhớ có ông tên Thảo, là một thanh niên có học thức, con nhà giàu chưa từng lấy vợ, yêu mẹ tôi và sẵn sàng chấp nhận gá nghĩa đá vàng với người góa phụ hai con.

Thế mà ông bà ngoại tôi vẫn không hề cảm động, giữ vững lập trường muốn con gái ở vậy thờ chồng nuôi con suốt đời.
Tôi ghét ông Thảo không thua gì ông bà ngoại đã ghét. Mỗi lần nghe mẹ nhắc tên ông Thảo là mặt tôi sưng xỉa lên và tôi khóc ầm ĩ làm mẹ phải năn nỉ dỗ dành.

Mẹ tôi đã buồn, đã khóc vì cha mẹ và con cái ngăn cản. Cuối cùng tình cảm gia đình vẫn cao hơn tình riêng, mẹ tôi từ chối lời cầu hôn của người mình yêu để sống cho trọn vẹn tiết trinh với người chồng quá cố, làm đẹp lòng cha mẹ và con cái.
Tuổi xuân của mẹ lặng lẽ trôi qua, hai chị em tôi lớn lên có nghĩa là mẹ đã già đi, tôi nào biết mẹ tôi đã từng khóc thầm vì cô đơn, vì khao khát một tình yêu với mối tình không bao giờ đến đoạn cuối như mong muốn của mẹ.

Năm cuối cùng trung học, trong một dịp theo trường đi cắm trại ở Vũng Tàu tôi đã quen một anh. Anh chàng lính hải quân hào hoa đẹp trai, tàu anh đang cặp bến Vũng Tàu.
Anh đã làm quen với tôi khi tôi đang ngồi trên bờ biển nghịch cát. Anh ngồi xuống cạnh tôi:
– Chào cô bé, cho anh chơi chung với nhé…
Tôi ngỡ ngàng chưa kịp đáp thì anh tiếp:
– Em muốn gì cứ… sai anh, anh sẽ làm cho em.
Tôi lấy lại bình tĩnh và chanh chua Bắc Kỳ:
– Anh xây giùm em căn nhà trên cát và bắt giùm em mấy con dã tràng.
– Ôi, cô bé mắng anh hão huyền chứ gì, không cho anh làm quen chứ gì.

Anh cũng là Bắc Kỳ nên quá hiểu con gái Bắc. Anh cứ lì thế mà chẳng công dã tràng tí nào cả, chẳng phù du như xây nhà trên cát gì cả, cuối cùng anh đã quen được tôi, xin địa chỉ nhà và hứa khi nào về Sài Gòn anh sẽ đến thăm tôi.
Trời… quả báo tôi. Hôm anh hải quân đến nhà, bà ngoại tôi nhìn anh chăm chăm từ đầu đến chân với vẻ ác cảm như nhìn một…. quân thù, làm như chàng thanh niên xa lạ này sẽ đến bắt cóc đứa cháu gái xinh của bà.

Ông ngoại lại cầm chổi lông gà…. phất bụi trên tủ thờ ngoài phòng khách như những năm xưa đã đuổi khéo khách của mẹ tôi làm tôi vô cùng ái ngại thương cho bộ quần áo hải quân trắng toát của chàng và thương chàng đang lúng túng không dám nói năng gì vì có ông bà ngoại lù lù đứng gần.

Chàng chịu hết nổi bèn đứng dây kính cẩn chào ông bà ngoại tôi:
– Xin phép ông bà cháu về ạ.
Ông ngoại đáp thẳng thừng, câu nói y chang như ngày xưa với bạn trai của mẹ tôi:
– Phải! Mời anh về.
Bà ngoại thì “tử tế” hơn, dặn dò::
– Ừ, cháu về chạy xe cẩn thận nhé.

Khách về rồi ông bà ngoại mắng mẹ tôi đã không để ý đến con gái, nó chỉ theo trường đi cắm trại ở biển Vũng Tàu vài hôm đã… dắt về nhà một thằng hải quân chẳng biết nguồn gốc lai lịch con cái nhà ai Thế lỡ nó đi cắm trại trong rừng dắt về nhà… một thằng mán thằng mường chúng ta cũng phải tiếp à.
Rồi ông bà ngoại đe dọa tôi liệu cái thần hồn học cho bằng được cái nghề dược sĩ hay bác sĩ như người cha qúa cố của tôi rồi mới được lấy chồng.

Nhưng mối tình đầu của tôi với anh hải quân càng ngày càng thắm thiết, tôi khóc lóc, tôi đe dọa tự tử và đe dọa… sẽ bỏ nhà đi theo anh ta. Thế là ông bà ngoại đành chịu thua đứa cháu gái bướng bỉnh.
Mẹ tôi thì dịu dàng nói với tôi:
– Con làm đúng khi bảo vệ tình yêu của mình, như mẹ lỡ một đời…

Tôi trở về hiện tại khi chồng tôi cầm tờ tuần báo từ phòng trong đi ra.
– Em đang nghĩ gì thế, anh đọc cho em nghe một mẩu tìm bạn bốn phương nè.
– Biết rồi, em đọc mục này thường xuyên.
– Anh cũng đọc thường xuyên, nhưng hôm nay anh bỗng suy nghĩ ra một điều. Này nhé một bà goá phụ 65 tuổi đang cô đơn cần tìm một người đàn ông nếu hợp sẽ… dìu nhau đi nốt quãng đường còn lại.
Tôi bật cười châm biếm:
– Dìu nhau là phải rồi vì cả hai cùng già, cùng lạng quạng đi đứng không vững. Sao đã ở vậy đến tuổi 65 mà không tiếp tục cho hết đời luôn nhỉ, lại còn… dở chứng??

– Ban đầu anh cũng nghĩ như em, nhưng bây giờ thì khác, người ta tìm nhau để cuộc sống không cô độc lẻ loi, mà cô độc lẻ loi thì buồn tủi lắm em ơi. Khi ta có đôi, đi đâu ở đâu ta cũng nghĩ ở nơi kia vẫn có người chờ đợi ta về sẽ thấy đời ấm cúng hẳn lên.
Tôi băn khoăn:
– Có phải anh suy nghĩ thế khi lúc nãy em vừa kể anh nghe mẹ em chợt tỉnh ra trong giây lát khi bà thấy cái vòng đeo tay của em, món trang sức ngày xưa bà thường dùng làm dáng, làm đẹp không?
– Chính thế. Ngày ấy mẹ em mới 24 tuổi, trẻ đẹp và nồng nàn tình xuân, thế mà hết cha mẹ đến con cái đã ngăn cản bà tái giá. Em có lỗi một phần trong cuộc đời mẹ cô độc thiếu vắng một người đàn ông, một vòng tay âu yếm, một bờ vai nương tựa ..
Tôi nói như rên rỉ:
– Nghe anh nói em đau lòng quá! Em thật đáng tội.
Hình ảnh mẹ tôi ngày xưa hiện ra khi tôi độ lên 10, mẹ tôi xinh đẹp hay làm duyên làm dáng đeo chiếc vòng tay bằng cẩm thạch lên nước trong xanh.

Thì ra hôm nay trong tiềm thức sâu thẳm lãng quên của mẹ tôi chút kỷ niệm nào đó vẫn còn. Bất giác mắt tôi cay cay…
Chồng tôi giục:
– Thôi em đi tắm, thay đồ rồi nghỉ ngơi, hôm nay em về muộn để anh sẽ thu gom quần áo em thay và đi giặt ….
Thật ấm áp khi bên cạnh tôi luôn có người đàn ông cùng chung vui buồn, chăm sóc lo lắng cho nhau. Thế mà mẹ tôi đã không có những tình cảm này suốt cả một cuộc đời son trẻ.

Tôi đã từng hiểu ra điều này suốt bao nhiêu năm từ khi tôi lấy chồng, hạnh phúc êm ấm bên chồng.
Đôi khi tôi thấy lòng áy náy thương mẹ, hối hận ngày xưa tôi đã ngăn cản mẹ lấy chồng, nhưng tôi lại tự an ủi và kiêu hãnh mẹ là người phụ nữ thanh cao lý tưởng trong mắt mọi người, là người mẹ tuyệt vời, người mẹ đáng kính nể và ngưỡng mộ của chị em tôi.

Chưa bao giờ tôi cảm thấy ân hận và bị dày vò như ngày hôm nay.
Nếu như tôi cũng cô đơn như mẹ, nếu như đời tôi không có một người đàn ông yêu thương bên cạnh, cuộc đời sẽ chông chênh và buồn lắm.
Ngày xưa tôi yêu anh và lấy anh làm chồng thật xứng đáng, ông bà ngoại tôi đã lo ngại “thằng hải quân” đi lênh đênh khắp nơi, mỗi bến bờ quen một cô, cháu sẽ khổ cả đời.
Nhưng ông bà đã đoán sai rồi, tiếc rằng ông bà ngoại không sống đến ngày nay để thấy anh hải quân của tôi vẫn là người chồng, người cha tốt.

Anh đi vào phòng tắm ôm ra một rổ quần áo dơ để vào phòng giặt. Thấy tôi vẫn ngồi yên anh ngạc nhiên đến gần:
– Em sao thế?
Tôi ngước lên nhìn anh, đôi mắt cay cay đã long lanh giọt nước mắt:
– Anh ơi, anh có biết em đang nghĩ gì không? Nếu… nếu…. mẹ trẻ lại như xưa…
Anh nghe lầm nên hỏi ngược lại:
– Nếu em trẻ lại như xưa hả? Vậy em còn muốn yêu anh nữa không? Hay lại chê “thằng hải quân lông bông” như ông bà ngoại em đã chê?
 Đến bây giờ anh vẫn nhớ cái cảm giác khi lần đầu gặp ông bà ngoại em, nếu tàu anh ra khơi có… đụng độ tàu địch ngay trước mặt anh cũng chưa bối rối đến thế..
– Anh nghe kỹ đây, không phải em mà là mẹ em. Nếu mẹ trẻ lại như xưa, khi em 10 tuổi em sẽ không bắt chước ông ngoại cầm chổi lông gà phất buị trên tủ để đuổi khách của mẹ đâu, em sẽ không đành hanh ghét ông Thảo đâu, em sẽ bảo mẹ đi lấy chồng. Em ân hận lắm. Ôi, nếu mẹ trẻ lại…. nếu mẹ trẻ lại….….
Anh hiểu ra, an ủi tôi:
– Chúng ta không thể lấy lại quá khứ, em đừng tự trách mình như thế, hãy sống với hiện tại, chăm sóc mẹ tận tình để báo hiếu mẹ đã hy sinh cả một thời xuân xanh nuôi con khôn lớn.
Tôi lau nước mắt mỉm cười:
– Vâng, chiều mai em vào thăm mẹ, em lại đeo vào tay mẹ chiếc vòng này để mẹ có khoảnh khắc vui như thiếu phụ còn xuân đang làm đẹp cho mình, cho người tình mình thương mến, dù chỉ là một niềm vui ngớ ngẩn.

Chồng tôi nhắc nhở:
– À, em nhớ thăm bà Ann bên cạnh luôn nhé, con cái bà bận rộn không vào thăm thường xuyên như em.
Biết đâu bà Ann cũng cần có ai đó bên cạnh để chợt nhớ ra mình là ai và được vui trong phút giây như mẹ em…


Nguyễn Thị Thanh Dương.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2021 lúc 10:19am
Mimi%20Gif:%20❀Flower❀%20Beautiful%20Flowers%20Pictures,%20Beautiful%20Flowers%20Wallpapers,%20Beautiful%20Rose%20Flowers,%20Beautiful%20Gif,%20Flowers%20Nature,%20Flower%20Pictures,%20Exotic%20Flowers,%20Amazing%20Flowers,%20Rose%20Flower%20Wallpaper

Chia Ly Nghẹn Ngào

Đang kể tên các nghệ sĩ thuộc thập niên 60/70 để người bán hàng tìm trên computer, bà Lan chợt nghe ông Mỹ, sắp hàng sau bà, nhắc khẽ:

- Bà tìm những ca sĩ đó mà tại sao bà không tìm Ricky Nelson, Dean Martin, Frank Sinatra?

Bà Lan cười, nói với người bán hàng:

- Em làm ơn tìm giùm CD của các ca sĩ mà ông này vừa nhắc – nhất là Dean Martin.

Ông Mỹ phía sau lại tìm cách làm quen:

- Tại sao bà thích Dean Martin?

- Vì tôi thích tiếng Accordéon.

- Đúng. Bà có trí nhớ tốt.

- Cảm ơn ông.

Sau khi trả tiền, bà Lan cầm bao ny lông có mấy CD bên trong, đi ra cửa. Ông Mỹ vội rời hàng, bước theo, tự giới thiệu:

- Tôi là John Smith. Rất hân hạnh được gặp bà.

Bà Lan bắt tay John:

- Rất vui được gặp ông. Tên tôi là Lan.

- Bà mua những tác phẩm vang tiếng một thời, có lẽ bà chơi đàn, phải không ạ?

Bà Lan tránh câu trả lời:

- Ông nhớ tên nhiều nghệ sĩ hơn tôi, điều đó chứng tỏ ông là một người am hiểu nhiều về âm nhạc. Đúng không?

- Đúng. Làm thế nào tôi được hân hạnh đàn cho bà nghe?

- Cảm ơn ông. Ông chơi đàn gì?

- Piano.

- Tuyệt vời! Nhưng tôi có việc, phải đi. Xin lỗi.

Vừa bước theo bà Lan ra xe, John vừa hỏi:

- Thưa bà, tôi rất cần một phụ nữ cùng trang lứa với tôi để thỉnh thoảng đi nghe hòa nhạc. Bà có cho phép tôi…

John dừng lại, nhìn bà Lan với ánh nhìn trìu mến. Bà Lan đáp:

- Rất tiếc!

- Tại sao? Nếu bà là một phụ nữ có chồng thì tôi đã thấy nhẫn cưới trên ngón tay áp út nơi bàn tay trái của bà.

- Thưa ông, chồng tôi bị Cộng Sản Việt Nam (C.S.V.N.) nhốt tù từ năm 1975. Còn nhẫn cưới, tôi phải bán, lấy tiền mua gạo và vật dụng để mở quán cơm dĩa nơi ga xe lửa ở kinh tế mới!

- Chúa ơi! Sao xót xa đến thế!

Vừa nói “Cảm ơn” bà Lan vừa bấm nút để mở khóa xe. John vừa mở cửa xe cho bà Lan vừa nói:

- Mong bà hiểu, tôi không còn ở lứa tuổi thanh xuân để bảo rằng mình bồng bột/bị “tiếng sét ai tình”. Nhưng không hiểu tại sao chỉ mới gặp bà, tôi lại rất muốn làm quen với bà. Bà là một thiếu phụ đẹp, thông minh và quý phái.

- Cảm ơn ông. Nhưng xin lỗi, tôi phải đi.

- Vâng, chúc bà một buổi chiều tuyệt đẹp.

Lời chúc của John ngọt ngào như thế, nhưng trên đường lái xe về nhà, bà Lan lại cảm thấy tủi thân!

 
******

 
Sau khi giúp bà Lan dời vào chung cư Woodlands Senior Independent Living, các con của bà vội vàng giã từ Mẹ để kịp về đi chợ/đưa con đi tập bơi/học đàn/chơi basketball, v.v… Bà Lan cười nhưng bất chợt, nỗi buồn mênh mông cùng niềm cô đơn đậm đặc từ đâu ùa về, vây kín tâm hồn! Chờ hai chiếc SUV khuất ở khúc quanh, bà Lan mới quay vào chung cư.

Vừa đến cửa phòng, chợt nghe tiếng Piano dìu dặc trong tình khúc None But The Lonely Heart của Tschaikowsky, bà Lan thở dài, đi về hướng phát ra tiếng đàn.                                                                                                                                                                    

Đến cửa phòng khánh tiết, thấy một phụ nữ ngoại quốc tóc bạc phơ đang say sưa đàn và người đàn ông tóc hói, ngồi trên xe lăng, gục đầu – không biết ông đang nghe nhạc hay là ông đang ngủ – bà Lan đứng lặng một chốc rồi trở về phòng.

Mở computer, vào “Inbox”, thấy youtube có tựa hơi lạ – Anh Ở Đây – bà Lan mở ra. Tiếng acoustic guitar dạo phân đoạn đầu nghe trầm trầm rồi tiếng hát nghẹn ngào: “Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây. Áo rách xác xơ vai gầy, cùng chung kiếp sống lưu đầy. Anh ở đây, ngày ngày cơm chưa đầy chén... Toa liền toa, tầu đi trong ánh hoàng hôn, tiếp nối những dư âm buồn …” (1) Tiếng hát vừa đến đây, màn ảnh computer chợt mờ nhạt!

Trong không gian nhạt nhòa vì nước mắt, bà Lan tưởng như có thể thấy lại hình dáng tàn tạ/đói khổ của bà và các con ở kinh tế mới.

Chiều Thu năm 1976, bà Lan vừa gắp vài miếng dưa leo để vào dĩa cơm thịt nướng, chợt nghe Hưng – con trai của bà đang – hát khe khẽ theo âm điệu bài Quốc ca của C.S.V.N.: “Đoàn quân cộng nô kia như một lũ chó. Chúng bây từ đâu mang điêu tàn vào Nam. Từ ngoài Bắc suốt kiếp chúng bây nghèo đói. Lết vào Nam vơ vét không ngừng tay…” Bà Lan hãi quá, run tay, làm rớt mấy miếng dưa leo. Vừa khom xuống lượm mấy miếng dưa bà Lan vừa bảo:

- Hưng! Im đi, con! Ở tù đó, con!

- Bạn con hát thiếu gì. Hát mà cũng ở tù, kỳ thiệt!

Bà Lan ôm Hưng, giải thích rất ngắn gọn. Hưng xụ mặt, bưng dĩa cơm đến bên cửa sổ toa xe, mời hành khách. Một người đàn ông gầy gò từ cửa sổ toa xe chồm ra nói gì với Hưng rồi ông ấy nhìn bà Lan chăm chăm. Chỉ một chốc sau, ông này rời xe lửa, đi nhanh về phía bà Lan, hỏi nhỏ:

- Xin lỗi, phải chị là vợ của thiếu tá Hùng hay không?

- Ông là ai?

- Đúng rồi! Nghe giọng của chị, em nhận ra rồi.

- Xin lỗi, tôi không biết ông.

- Em là Năng, hồi đó ổng và chị đại diện nhà trai, cưới vợ cho em đó.

- Ô, trung úy Năng! Anh gầy và đen quá, tôi nhận không ra. Vợ con anh khỏe không?

- Cảm ơn chị, vợ con của em cũng lam lũ/cực nhọc như chị và mấy cháu vậy. Em thấy cậu bé bán cơm sao giống ổng quá, em hỏi, nó xác nhận. Thế là em rời xe lửa.

- Từ mấy năm qua Mẹ con tôi không được tin tức gì của ông ấy cả; không biết ổng còn sống hay không nữa!

- Chị chưa đi thăm ổng lần nào sao?

- Biết ổng ở đâu mà đi! Mẹ con tôi bị đuổi đi kính tế mới thì dù ổng có viết thư/nhắn tin về địa chỉ cũ, cũng chẳng ai biết tôi ở đâu mà đưa!

- Chuyện hơi dài. Chị bảo mấy cháu coi hàng, chị ngồi đây, em kể chị nghe.

Bà Lan vừa dặn ba đứa con vừa chỉ về phía Năng:

- Má phải nói chuyện với chú kia để tìm tin tức của Ba. Nếu hai chị của các con mót khoai/mót củi về sớm, các con nói hai chị phụ với các con, nha!

- Dạ. Con biết rồi.

Ngồi cạnh Năng, trên chiếc ghế nhựa thấp, bà Lan nghe Năng hỏi rất nhỏ:

- Trước khi đi “đăng ký” vào tù, thiếu tá có nói với chị điều gì hay không?

- Khi các cuộc rút quân từ vùng I bắt đầu, tôi thấy ông nhà tôi trở thành một người hoàn toàn khác! Sau khi Saigon thất thủ rồi radio kêu gọi sĩ quan “Ngụy” đi “đăng ký”, chính tôi khuyên ông ấy nên trình diện để được hợp thức hóa tình trạng “rã ngũ” của quân đội miền Nam. Ổng nhìn tôi, cười “nửa miệng”, bảo: “Em lớn lên trong một xã hội tự do/nhân bản/đạo đức cho nên em dễ tin người. Còn anh, anh đã thấy cảnh ông bà Nội/ông bà Ngoại của anh bị ném đá đến chết trong thời cải cách ruộng đất; Bố Mợ cùng em của anh chết nát thây trên chuyến xe đò bị giật mìn ở Cái Sắn. Tuổi thơ của anh được vun bồi bằng ngần ấy thù hận thì không thể nào anh tha thứ cho những kẻ đã tạo nên những thảm cảnh đó!”

- Chị có biết là ổng đã thành lập được một nhóm phục quốc khoảng trên dưới 30 người hay không?

- Trời!

- Trưa 28 tháng 04-1975, họp nhau tại văn phòng, sau khi nghe ổng trình bày/thuyết phục, tụi em, gồm thằng Nam, thằng Lành, thằng Hiếu, thiếu úy Phúc, trung úy Quốc, đại úy Đức, thiếu tá Dân đều đồng lòng theo ổng để làm “điều phi thường”!

- Trời! Rồi sao nữa, anh nói nhanh đi, tàu sắp chạy rồi.

- Dạ, không sao. Trễ chuyến này em đi chuyến sau. Em cố ý tìm chị mấy năm qua, nhưng quanh nhà chị chỉ toàn người từ Bắc vô không hà, không ai biết chị. Hôm nay bất ngờ gặp chị, em mừng lắm! Em chỉ muốn chị và mấy cháu biết rõ về ổng để được hãnh diện về ổng.

- Bây giờ ổng ở đâu, anh Năng?

- Ngày 05-05-1975, ổng giả vờ đi “đăng ký” học tập; thật ra ổng và tụi em đi ra Đồng Bò – mật khu cũ của Việt Cộng – trốn trên đó để chờ kết nạp với nhóm của ông Đặng Hữu Thân, Hải Quân, nhóm của anh Đức và nhóm của thầy Nguyễn Hữu Dưỡng.

Sau khi được tin ông Thân bị bắt, vì muốn tất cả rời Đồng Bò để khỏi bị bại lộ, ổng bảo Quốc và em đem tin đến thầy Dưỡng và anh Đức. Không ngờ trên đường đi, Quốc và em bị bắt. Quốc và em bị tụi C.S.V.N. tra khảo/đánh đập rất dã man. Nhưng Quốc – nhờ có võ – tránh né được. Biết Quốc có võ, tụi C.S.V.N. huy động bộ đội đông gấp mười để “dần nát thây” mà Quốc cũng vẫn không khai. Lần cuối cùng, bị tụi C.S.V.N. bảo lên văn phòng “làm việc”, Quốc thấy một vệ binh mang súng ra cổng thay phiên gác. Chờ lúc tên quản giáo và tên vệ binh sơ ý, Quốc quật ngã tên vệ binh, cướp súng, bắn tên quản giáo còn tên vệ binh bỏ chạy. Quốc quay súng, để nòng súng dưới cằm, bấm “cò”, chết!

- Trời! Tội quá!

- Riêng em, em vẫn không khai. Tụi C.S.V.N. cũng “dần” em “nhừ xương” rồi chuyển em về trại tù Nghĩa Phú. Em gặp lại thiếu tá Hùng tại đó…

Nói đến đây, Năng nghẹn lời! Nhìn chuyến xe lửa khuất dần cuối nẽo xa, Năng tưởng như có thể thấy lại hình ảnh lếch thết của ông Hùng vào những buổi chiều cùng đoàn tù trở về trại sau một ngày quần quật chặt cây, cưa gỗ để xây trại tù, tự nhốt mình!

Một buổi chiều, khi đoàn tù vừa về đến trại, Năng thấy toán vệ binh áp giải ông Hùng đến phòng quản giáo. Tên quản giáo đứng trước cửa, mắt lườm lườm, quát:

- Ai cho anh hát nhạc phản động, hả?

- Âm nhạc là một trong bảy bộ môn nghệ thuật; mà nghệ thuật thì chỉ có hay hoặc dở chứ nghệ thuật không phản động.

- Anh muốn “ný nuận” với tôi, hả? Anh có biết “nà” “noại” nhạc “nãng” mạn/thương vay khóc mướn ấy nó “nàm” cho tâm hồn con người mềm yếu/mất sức sống hay không?

- Chính Cộng Sản các anh cũng muốn chúng tôi mềm yếu/mất sức sống mà!

- Này! Này! Để ông bảo cho biết, nhá! Các anh có bao giờ mạnh đâu mà bảo Cộng Sản chúng tôi muốn các anh yếu?

- Chúng tôi không mạnh tại sao các anh sợ chúng tôi?

- Ai bảo thế? Sợ cái gì?

- Các anh không sợ chúng tôi tại sao các anh ra thông cáo lừa gạc – đem theo tiền ăn cho 10 ngày – rồi nhốt chúng tôi mà không có bản án? Các anh không những sợ chúng tôi mà các anh còn sợ cả thương binh Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.). Thương binh đang còn điều trị trong bệnh viện mà ngày 30-04-1975 các anh cũng nhẫn tâm đuổi họ ra đường. Họ phải bò lê bò lết bên vệ đường, về nhà không có thuốc chữa trị, họ phải chết! Bức Tượng Thương Tiếc chỉ là biểu tượng của người Lính miền Nam thương nhớ đồng đội đã bị các anh giết mà các anh cũng sợ, vội đập bỏ. Nhạc miền Nam được người dân miền Bắc yêu thích, gọi là “nhạc vàng”, các anh cũng sợ, cấm, không cho đàn/hát. Sách vở/báo chí miền Nam là kho tàng của văn học/lịch sử, thế mà các anh cũng đốt cả. Các anh không sợ tại sao các anh hủy diệt? Các anh dùng vũ khí của ai để giết chúng tôi và đồng bào miền Nam? Tụi lính/cố vấn Trung Cộng nhỏ thó, giống người Việt, các anh cho chúng nó mặc đồ giống các anh để ngụy tạo; còn tụi Nga da trắng/mũi cao/to con – khó ngụy trang – các anh cho tụi Nga đóng dọc biên giới để các anh ngụy biện là Cộng Sản các anh có chính nghĩa rồi các anh gán cho chúng tôi là lính đánh thuê! Cái hèn của các anh là ở chỗ đó!

- Mày là một tên “Ngụy” cực kỳ phản động! Vệ binh! Đấm vỡ mặt nó!


Ông Hùng bị đòn “hội chợ” trong khi mọi tù nhân cúi mặt! Khuya hôm đó, ông Hùng bị chuyển ra Bắc.

 
*****


Nhờ người bạn giỏi âm nhạc viết bài Anh Ở Đây từ youtube thành bản nhạc có notes, chuyển đến bà bằng email, bà Lan rất vui. Sau khi in ra, viết lời ca vào, bà Lan đến phòng khánh tiết.

Nhìn bản nhạc và dạo qua vài lần, bà Lan bắt đầu vừa đàn vừa hát nho nhỏ. Theo tiếng đàn và giọng hát – không còn trong và thánh thót như xưa – của chính mình, bà Lan nhận ra niềm u uất và nỗi nhớ thương của bà dành cho người chồng còn biền biệt phương xa dâng lên ngập lòng rồi tràn ra khóe mắt. Khi hát đến câu:“…Chiều Suối Máu xót xa buồn nhớ con. Tình thương em vẫn đong đầy khoé mắt. Chiều Long Giao sương mờ đêm u uất…” (1) bà Lan tưởng như bà có thể cảm nhận được sự thương nhớ/sự oán than/sự đau khổ/khóc hận đang xâu xé trái tim của những thành phần ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) trong các trại tù của C.S.V.N.

Đang đắm hồn vào lời ca/tiếng đàn, bà Lan chợt cảm biết dường như có người đang nhìn bà từ phía trên tấm màn nơi của sổ. Ngẫng mặt nhìn lên cửa sổ, bà Lan thấy một bóng người khuất nhanh sau bức tường. Nhìn đồng hồ, bà Lan nhận ra bà đã đàn/hát khá lâu, có lẽ có người đang chờ để được đàn. Bà Lan ngưng đàn.

Vừa mở cửa bước ra, bà Lan thấy một người đàn ông ngoại quốc đang ngồi lẻ loi. Bà Lan chưa kịp tỏ thái độ thân thiện thì người đàn ông này vội đứng lên, giọng ngạc nhiên:

- Bà Lan! Có phải bà là Lan – người tôi đã gặp tại tiệm bán băng nhạc cách nay vài tuần – hay không?

- Hi, John! Thế giới nhỏ thật!

- Bà dời vào đây khi nào? Từ trước đến giờ tôi chưa hề thấy bà ở đây.

- Cuối tuần vừa qua.

- Thế thì từ nay tôi được nghe bà đàn.

- Có phải từ nãy giờ tôi đàn lâu quá, John phải chờ hay không?

- Không. Từ nãy giờ – qua giọng hát/tiếng đàn – dù không hiểu tiếng Việt, tôi cũng cảm nhận được những giai điệu êm đềm/thiết tha nhưng mang nhiều u uất. Tiếng B*** của Piano như dội thẳng vào tâm thức u hoài, làm bừng sống trong tôi một thời khói lửa ngập trời tại Khê Sanh và các mặt trận dọc biên giới Lào Việt.

- Ô, ông đã từng tham chiến tại Việt Nam! Cảm ơn ông đã giúp chúng tôi chống lại Vi Ci.

- Thôi, quên hết đi để vui tuổi già!

- Vâng. Ông nói đúng.

- Mời bà ở lại, đàn/hát cho tôi nghe bài ấy một lần nữa. Please!

Hai người vào phòng khánh tiết. Bà Lan mở nắp Piano, để bản nhạc trên giá nhạc. John ngồi trên ghế, cạnh Piano. Bà Lan dạo phân đoạn đầu rồi “bắt” vào: “Anh ở đây, bạn bè anh cũng ở đây…” Khi tiếng hát nghẹn ngào như chan chứa nỗi xót xa đoài đoạn của bà Lan đến câu: “…Ôi đời ta, ngờ đâu trăm đắng nghìn cay. Khúc sắn bát ngô vơi đầy, sầu nuôi thân xác hao gầy. Bao ngày qua đợi chờ tin vui chẳng thấy, hận thù yêu thương còn đấy. Vui đành như cánh chim bay…” John thấy hai hàng nước mắt chảy dọc cánh mũi thon của bà Lan. John đứng lên, bước đến, khom người, thì thầm:

- Cảm ơn nhiều. Nhưng xin bà dừng lại.

- Tại sao ông không muốn nghe nữa? Có lẽ, vì xúc động, tôi hát dỡ quá, phải không?

- Không. Lúc nào tôi cũng muốn nghe bà đàn và hát; nhưng tôi nhận ra sự vô tình của tôi đã “hành hạ” trái tim của bà!

Cả hai im lặng. Một chốc sau, John hỏi:

- Hôm trước bà bảo chồng của bà bị C.S.V.N. cầm tù. Thế tình trạng hiện tại của chồng bà như thế nào?

- Khi tôi còn ở kinh tế mới, một sĩ quan từng làm việc và ở tù chung trại với chồng tôi cho tôi hay rằng chồng tôi bị đánh đập rất tàn bạo. Sau đó, chồng tôi bị chuyển ra Bắc cho nên vị sĩ quan này không biết gì thêm.

- Bà có làm đơn khiếu nại với nhà cầm quyền C.S.V.N. hay không?

- C.S.V.N. chứ không phải xứ tự do dân chủ như Mỹ/Canada/các nước bên Châu Âu đâu mà xét đơn khiếu nại của dân. Nhà/đất/tài sản của dân/của nhà thờ/của chùa mà khi người C.S.V.N. muốn thì người C.S.V.N. cũng tịch thu rồi đuổi dân/đuổi tu sĩ đi thì C.S.V.N. xét đơn của dân để làm gì!

- Thật sao? Thế thì, trước khi sang Mỹ, bà có đến các trại tù của C.S.V.N. để tìm chồng bà hay không?

Như được dịp bộc lộ sự đau khổ tận cùng, bà Lan nói “một mạch” như đang thuyết trình:

- Ông có biết là sau 30-04-1975, C.S.V.N. đã tạo nên bao nhiêu địa điểm trắc trở/khắc nghiệt/hung hãng và tồi tệ nhất thế giới để nhốt sĩ quan và công chức V.N.C.H. hay không? Mỗi khi đến những địa điểm đó thì phải có giấy phép của C.S.V.N. cấp chứ không phải ai muốn đi thì đi. Muốn có giấy phép thì người xin giấy phép phải hối lộ tiền cho C.S.V.N.. Nhưng, ở kinh tế mới, bo bo và củ mì mà chúng tôi cũng không đủ ăn thì tiền ở đâu tôi có thể hối lộ C.S.V.N. để xin giấy phép và đi khắp các trại tù để tìm chồng? Đó là chưa kể tôi bỏ năm đứa con dại ở kinh tế mới cho ai?

John cúi mặt, đưa tay bóp trán, im lặng. Một chốc sau, John thở dài, hỏi:

- Bà còn giữ ý định tìm chồng của bà hay không?

- Bất cứ lúc nào tôi cũng mong được biết tin của chồng tôi.

- Tôi sẽ giúp bà. Tôi không dám hứa điều gì, nhưng tôi sẽ hết lòng. Bà cho tôi biết tên/họ/ngày/tháng/năm sinh và số quân của chồng bà. Ok!

- Ô, xin Phật/Chúa và các đấng thiên liêng phù hộ ông! Trái tim của ông thật là vỹ đại!

 
******

 
Suốt thời gian hai gia đình sum họp, Hưng đề nghị sẽ ăn cơm tại nhà hàng để bà Lan/chị em của Hưng và Nở – vợ kế của ông Hùng – khỏi nhọc công. Bà Lan cố ý không đến gần và cũng không tỏ cử chỉ thân mật với ông Hùng. Nở luôn tìm cách lánh mặt bà Lan; chỉ có hai đứa con của Nở và ông Hùng thì lúc nào cũng chơi đùa vui vẻ với cháu nội/cháu ngoại của bà Lan; và Hưng thì không rời “Ba Hùng”.

Thấy “Ba Hùng” chỉ dùng iPad, Hưng mua tặng “Ba Hùng” computer với màn hình khá rộng và một máy in. Sau khi chỉ cho ông Hùng cách thức xử dụng computer, Hưng nói:

- Từ nay, gặp trở ngại gì về computer, Ba gọi/email cho “thằng Hưng của Ba” nè. Ok!

Ông Hùng nghẹn lời vì bốn chữ “thằng Hưng của Ba”. Hưng tiếp:

- Ba ngồi, thực hành đi. Con ra phụ dọn dẹp để chiều Má và tụi con ra phi trường.

Rời phòng, Hưng tìm bà Lan, khoe:

- Ba vui lắm. Tội nghiệp Ba!

- Cảm ơn con. Con chỉ cho Ba cách dùng chưa?

- Ba “smart” lắm, Má đừng lo!

Đang cùng con/dâu/rể cho áo quần vào va-ly, bà Lan chợt nghe tiếng ông Hùng cười vang “Ha…ha…ha…” Cả nhà ngạc nhiên, chạy đến cửa phòng computer, thấy ông Hùng vừa cười lớn vừa nói:

 - “Con giun đánh lắm cũng quằn”! C.S.V.N. dù ngụy biện/dối trá/sắt máu bao nhiêu đi nữa mà khi lòng dân nhận ra được dã tâm của C.S.V.N. thì C.S.V.N. “chạy trời cũng không khỏi nắng”!

Hưng chẳng hiểu, vội hỏi:

- Ba đọc tin gì mà vui quá vậy, Ba?

- Lâu nay dùng iPad, mất công đưa tay “quẹt quẹt” cho nên Ba lười. Xem tin tức trên TV như CNN/Yahoo/Foxnews thì chẳng có tin gì về Việt Nam. Bây giờ có computer, Ba xem tin Việt Nam và thấy tin “động Trời” cho nên Ba vui quá!

- Tin gì mà vui “dữ” vậy, Ba?

Nở nhìn bà Lan, tỏ vẻ không hiểu. Bà Lan chỉ cười nhẹ trong khi ông Hùng giải thích:

- Trong một xã hội độc đảng như Việt Nam mà ngày 20-10-2018, trong khi tiếp xúc với cử tri tại quận II Saigon, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm – chủ tịch nhân dân thành phố ************ – đã bị cô Nguyễn Thị Thùy Dương quăng chiếc giày của cô vào bà Tâm.

Trong khi mọi người còn ngạc nhiên, ông Hùng tiếp:

- Cái này mới ghê! Ngày 14-09-2018, ông Nguyễn Văn Túc – thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ – bị tòa án C.S.V.N. tại Thái Bình kết án 13 năm tù và 05 năm quản chế vì tội âm mưu lật đổ chính quyền thì ông Nguyễn Văn Túc nhìn quan tòa và nói “Địt mẹ tòa!”

Lúc này bà Lan mới lên tiếng:

- Em đã xem youtube “Một trận mưa dép giành cho ông Trần Văn Tuân” – phó chánh án tòa án nhân dân tối cao, vào ngày 25-04-2017 – khi ông Tuân xin lỗi bị can Hàn Đức Long, người đã bị tuyên án tử hình oan!

Ông Hùng xác quyết:

- Nếu mỗi người dân Việt trong nước đều can đảm, dám tỏ thái độ để khẳng định lập trường của mình thì đảng C.S.V.N. sẽ không còn!

Nhìn đồng hồ tay, Hưng nhắc:

- Thôi, đi ăn, Ba. Tụi con đói bụng rồi.

 
******
 

Mang giày cho cháu xong, bà Lan chợt nghe tiếng hát văng vẳng: “… Gọi người yêu dấu xa vời mà lòng lưu luyến bồi hồi. Ngày biệt ly đành nhớ nhau thôi khi chiều nhẹ rơi…” (2) Bà Lan đến bên cửa sổ, nhìn về hướng có tiếng hát và thấy ông Hùng đang tựa gốc cây sồi, ánh mắt xa xăm, vừa nhìn về phương trời vô định vừa “ngân nga” nho nhỏ “…Gọi người yêu dấu muôn đời, nghẹn ngào không nói thành lời. Tình yêu xưa ngày tháng phôi phai biết bao giờ nguôi…” (3) Bà Lan thở dài, cúi mặt, quay vào nhà.

Thấy các con đem hành lý ra xe, ông Hùng vào nhà, giúp mọi người. Sau khi kiểm soát hành lý, Hưng bảo các con và cháu lần lược “hug” ông Hùng, dì Nở và hai em. Bà Lan ôm hôn hai đứa con của Nở và ông Hùng rồi xoay sang ông Hùng – không “hug” – khẽ nói:

- Em và các con rất vui. Từ nay Bố con có thể liên lạc với nhau rồi.

- Em cho anh một phút để anh nói với em những gì cần phải nói.

Bà Lan rơm rớm nước mắt, cúi đầu. Ông Hùng tiếp:

- Anh cảm tạ em đã nuôi dạy các con nên người. Khi mới gặp lại nhau, các con chỉ muốn nghỉ lại tại “nhà Ba” chứ không muốn nghỉ tại khách sạn thì anh biết em đã giáo dục các con theo đạo lý của nền văn hóa Việt Nam thuần túy. Với một phụ nữ đẹp/có tài – như em – mà em cũng vẫn chung tình với anh thì em chính là Thiên Thần của anh. Anh cũng cảm ơn chị Hai đã bảo lãnh em và các con sang Mỹ; nếu không có chị Hai, không biết cuộc đời của các con có thoát được cảnh “xuất cảnh lao động” để con gái đi làm điếm, con trai đi ăn cắp hoặc buôn bán cần sa hay không!

Về phần anh, sau khi anh được C.S.V.N. thả ra, trở về chốn xưa với tấm thân tàn tạ, đầy bệnh tật và không nơi nương tựa thì chính Nở – cô gái bán bánh mì – đã cho anh từng ổ bánh mì. Thấy anh ngủ bờ/ngủ bụi, Nở đem cho anh cái mền cũ rồi Nở nhận vé số nơi chủ thầu cho anh đi bán. Lúc rãnh, anh dạy Nở học tiếng Anh. Khi làm đơn theo chương trình định cư cựu tù cải tạo (HO), anh đề nghị Nở cùng đi. Qua bên này, anh không đi làm được, vì già và mang nhiều thương tật. Nở làm móng tay để nuôi anh và hai đứa nhỏ…

Bà Lan tủi thân! Khi mới sang Mỹ, bà phải làm hai việc – toàn thời gian – và đi học lại! Mỗi đêm bà về nhà thì các con đã ngủ say. Các con của bà, đến lớp 12 đều vừa đi học vừa đi làm. Bà Lan buồn, nhưng không biết buồn ai và buồn vì cái gì, đành cắt lời ông Hùng:

- Ai cũng tưởng Mỹ là Thiên Đường! Nhưng muốn lên Thiên Đường thì phải…chết rồi mới lên Thiên Đường!

  Bà Lan xoay sang, “hug” Nở và khẽ nói:

- Cảm ơn em đã giúp đỡ/thương yêu/lo lắng cho anh Hùng; nhờ vậy, anh Hùng mới sống được để gặp lại các con của anh ấy.

Nở xúc động, khóc ròng:

- Bộ chị “hỏng” giận em sao?

- Không! Em là người ơn của Mẹ con chị.

Hưng bước đến:

- Sorry, Má, Aunty (Dì)! Má và tụi con phải đi kẻo trễ. Con sẽ gửi vé máy bay cho Ba, Aunty và hai em đến thăm Má và tụi con vài dịp Thanksgiving.

Ông Hùng bước theo Hưng và bà Lan ra xe. Bà Lan ngồi vào ghế bên phải của Hưng.

Hai chiếc xe Van từ từ chuyển bánh. Nhiều bàn tay vẫy vẫy và nhiều tiếng “bye, bye” hướng về phía ông Hùng. Trong khi kéo “seat belt”, bà Lan nhìn vào kính bên phải, vẫn thấy ông Hùng đứng lặng nhìn theo. Nhìn dáng ông Hùng nhỏ dần…nhỏ dần…bà Lan tưởng như tiếng hát ngọt ngào của Whitney Houston đang ngân lên từ tâm thức của bà: “… So good bye. Please don't cry… And I will always love you…” (4)

 
ĐIỆP MỸ LINH


1.- Anh Ở Đây của Vũ Đức Nghiêm & Thục Vũ.
2 & 3.- Gọi Người Yêu Dấu của Vũ Đức Nghiêm.
4.- I Will Always Love You của Dolly Parto


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Mar/2021 lúc 10:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2021 lúc 7:49am

Tình Gìa

 



 

Từ cửa sổ trên lầu, nhìn chuyến xe lửa chạy chầm chậm trong màn mưa xám đục, không thể nào bà Loan không nhớ lại hình ảnh của Khiết – người yêu đầu đời của bà khi bà còn là một nữ sinh trung học – đang chồm người, một tay vịn vào thành cửa sổ của toa xe, một tay vẫy vẫy về phía Loan trong khi con tàu đang từ từ lăn bánh, rời ga xe lửa Dalat. Vừa nhìn theo Khiết, Loan vừa đưa ngón tay quẹt nước mắt, cố nén vào lòng nhiều nỗi nhớ thương!

 

Một mình trở lại con đường vắng, Loan cảm nhận được nỗi buồn và sự lạc lõng của nàng trong thành phố đầy vết chân kỷ niệm của “hai đứa”. Loan nhớ, những chiều cuối tuần nàng thường lén Bố Mẹ, hẹn hò với Khiết. Những lúc đi chầm chậm bên nhau dưới hàng thông rợp bóng, Khiết – trong quân phục sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Quốc Gia Dalat – thường nói về niềm say mê tha thiết của chàng đối với những cánh dù lộng gió trong không gian tràn ngập lửa đạn.

 

Qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, tình cảm của Loan dành cho Khiết khi vui, khi buồn; nhưng hình ảnh của Khiết – khi chàng bất ngờ trở lại Dalat thăm nàng sau cuộc hành quân đầu đời tại biên giới Lào Việt – trên thềm nhà của Bố Mẹ vào buổi chiều mưa thì không bao giờ nhạt phai.

 

Chiều mưa năm đó, sau khi đi học về, nhìn từng giọt mưa đầu mùa rơi nhè nhẹ bên mái hiên, Loan cảm thấy ray rức buồn và bâng khuâng nghĩ đến Khiết! Để xoa dịu niềm nhớ, Loan đàn những tình khúc chợt đến trong hồn chứ không nhìn bản nhạc. Khi đàn đến phân đoạn thứ hai của tình khúc Thương Nhau Ngày Mưa của Nguyễn Trung Cang thì hình ảnh buổi chiều tiễn Khiết tại ga xe lửa Dalat lại hiện về. Loan buồn buồn “ngân nga” nho nhỏ:

 

“… Như mưa ngày nào thấm ướt vai anh,

Như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm.

Thương em ngày nào khóc ướt môi mềm…”

 

Loan vừa “ngân nga” đến đây, cậu em đến cạnh, nói nhỏ:

 

-Chị Hai! Có “ông Nhảy Dù” nào đứng nơi hiên nhà kìa!

 

Nhìn ra cửa trước, Loan ngạc nhiên thấy một “ông Nhảy Dù” trong quân phục hoa rừng, “bê-rê” đỏ, đội hơi nghiêng, giày trận, đang khoanh tay, đứng dưới mưa, mỉm cười, nhìn nàng không rời. Khi nhận ra Loan đã thấy chàng, Khiết cười thật tươi, lấy “bê-rê” xuống, rủ nước mưa rồi bước vào phòng khách. Loan ngưng đàn. Sau vài câu thăm hỏi, Khiết bảo:

 

- Để anh vào trong chào hai Bác. Anh trở ra ngay.

 

Khi Khiết trở lên phòng khách, thấy tóc và quân phục của Khiết còn điểm nhiều vết nước mưa, Loan đưa tay có ý gạc những hạc mưa còn vướng trên tóc chàng – như dạo nào nàng đã gạc những hạc mưa long lanh trên mái tóc chàng khi tiễn chàng đi Saigon trình diện Sư Đoàn Nhảy Dù – nhưng vội ngưng; vì ngại Bố Mẹ thấy được. Như nhận hiểu hành động của Loan, Khiết nhìn Loan, cười thật tươi.

 

Trong đời, Loan quên rất nhiều điều; nhưng chưa bao giờ Loan có thể quên được hình ảnh hiên ngang và nụ cười rạng rỡ của Khiết vào buổi chiều mưa năm xưa, khi chàng đứng trên thềm nhà nhìn nàng đàn.

 

Đang xót xa, nuối tiếc một đời trai ngang dọc của Khiết và đời sống nhàn nhã của một thiếu nữ được Bố Mẹ cưng chiều, bà Loan thấy chiếc SUV quen thuộc dừng trước nhà. Lòng rộn ràng vui, bà Loan bước đến cầu thang. Chợt nhớ quên đeo “mask”, bà Loan vội quay lại phòng “computer”, lấy “mask” đeo vào, đi xuống lầu.

 

Thấy Dũng và Diễm – con trai và con gái của Bà và ông Khiết – cùng hai đứa cháu nội đều đeo masks, bà Loan đùa bằng tiếng Việt:

 

-Đâu, hai “cục vàng” của bà Nội đâu?

 

Thật bất ngờ, Mylene – cháu nội đầu tiên của bà Loan và ông Khiết – vừa choàng tay qua vai cô em gái vừa đáp:

 

-Right here, “ba Noi”!

 

Bà Loan ngạc nhiên nhìn Mylene, hỏi bằng tiếng Anh:

 

-Làm thế nào cháu hiểu được bà Nội nói gì mà cháu trả lời?

 

Mylene phải đáp bằng tiếng Anh:

 

-Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, Ba Má cháu cho chị em cháu đi học tiếng Việt mỗi sáng chủ nhật. “Ba Nọi” quên rồi sao?

 

-Sorry, bà Nội không nhớ được! Nhưng làm thế nào cháu hiểu được “hai cục vàng” của bà Nội là chị em của cháu?

 

-Cháu biết mà. Đối với người Việt, cái gì mình thích, mình thương, mình quý cũng được ví như vàng như ngọc. Và cháu hiểu rằng “ba Nọi” thương tụi cháu nhiều lắm!

 

Mọi người cười rộ lên.

 

Đang cười, bất ngờ thấy ông Khiết – với thân người thẳng băng như người máy –mở cửa phòng ngủ, lừng lững bước ra, nụ cười tắt vội trên môi mọi người. Dù biết ông Khiết sẽ không hiểu được lời chào hỏi, các con, cháu vẫn thưa:

 

-Dạ, chào Ba.

 

-Dạ, thưa Ba.

 

-Hi, “on Noi”!

 

-Hello, “on Noi”!

 

Ông Khiết vẫn lầm lỳ bước đến xa-lông, không nói một lời và trên khuôn mặt nhăn nheo của ông cũng không gợn tý cảm xúc nào cả! Ông ngồi vào xa-lông, nhìn mọi người với ánh mắt vô hồn. Dũng hỏi bà Loan:

 

-Măng! Ba Măng có gì lạ không?

 

-Thôi, con! Tuổi này rồi, chỉ xin “một ngày như mọi ngày” thôi!

 

Dũng đến ngồi cạnh ông Khiết:

 

-Ba khỏe không? Con đem hai đứa nhỏ về thăm Ba đó.

 

Ông Khiết gật đầu, tỏ dấu nhận hiểu. Thấy hai đứa cháu nội kín đáo nhăn mũi vì mùi hôi nồng nặc từ phòng ngủ xông ra, bà Loan nói nhỏ với Diễm:

 

-Cảm ơn các con đã đem hai cháu về thăm và đi chợ mua thức ăn cho Ba Măng. Con đem giùm mọi thứ xuống bếp cho Măng rồi các con về nghỉ. Tuần sau con đi chợ cho Măng, đừng mua xà-lách-xon nữa. Măng không thể đứng lâu để lặt từng cọng như hồi trước.

 

-Con nói Măng hoài mà Măng không chịu nghe. “Watercress” Măng không cần lặt từng cọng; Măng chỉ cần cắt ngang phía dưới gốc rồi rửa sạch là được.

 

-Nếu làm theo cách của con, nhỡ con sâu hay con giun nằm trong lòng cọng rau làm sao Măng có thể thấy được?

 

-Măng ở sạch quá mà Măng cứ muốn con cháu học về y khoa. Hồi trước tụi con học đại học thì bệnh HIV – human immunodeficiency virus – hoành hành; bây giờ hai đứa nhỏ học đại học thì Covid-19 giết cả trên trăm ngàn người tại Mỹ. Nếu tụi con và hai cháu là MD thì Măng có yên lòng hay không?

 

-Thôi, con! Ngày đó còn ước mơ; bây giờ, nếu có ước mơ thì Măng chỉ cầu xin ơn Trên phù hộ cho các con/các cháu được bình an thôi; còn “ông Già” – danh từ thân thương gia đình thường dành cho ông Khiết – và Măng chỉ biết trực diện và chống chọi với tuổi già chứ còn gì nữa mà ước mơ!

 

Ngưng một chốc, bà Loan tiếp:

 

-A, tuần tới con nhớ mua cho Măng xà phòng rửa chén, chai nhỏ thôi; chai lớn, tay Măng yếu, cầm không nổi, rớt, đổ “tùm lum” Măng dọn không nổi!

 

-Măng vẫn rửa chén bằng tay à? Cứ như vậy rồi than đau tay, đau lưng.

 

-Bác sĩ Gronados bảo Măng “keep moving” mà! Thêm nữa, rửa chén bằng máy thì Măng cũng phải trán qua cho thức ăn trôi đi rồi mới cho vào máy. Máy chạy thì tốn nhiều điện, nhiều nước!

 

-Người ta mong có phương tiện để xử dụng; còn Măng thì cứ tiện tặn từng xu, để làm gì?

 

-Để khỏi phiền các con. Các con lo cho “ông Già” và Măng nhiều rồi, Măng không muốn làm phiền các con thêm.

 

Im lặng. Diễm chuyển đề tài:

 

-Người lau dọn nhà tháng này đến chưa mà nhà hôi quá vậy, Măng?

 

-Măng nhận thấy, trước khi họ đến Măng cũng phải dọn dẹp sơ sơ; vì “ông Già” cứ vung vãi, vất mọi thứ ra đó. Mỗi lần dọn dẹp, lưng và hai đầu gối của Măng đau lắm, Măng chịu không được! Măng nói họ khi nào Măng cần thì Măng gọi chứ đừng đến mỗi tháng.

 

-Thì Măng đừng dọn dẹp gì cả; cứ để họ làm.

 

-Họ chỉ lau chùi thôi; còn “ông Già” ăn/uống cái gì mà Măng không để ý thì ổng đem giấu trong tủ quần áo; có khi ổng “bỏ đại” vô nhà cầu, hoặc trây quẹt đầy thảm, Măng dọn không nổi!

 

-Con nghĩ đã tới lúc chị em con góp tiền, thuê người đến giúp Măng. Măng nghĩ sao?

 

-Măng rất lo sợ, ngại họ biết trong nhà chỉ có một ông già “không biết gì hết” và một bà già “trói gà không chặt” thì họ sẽ cho người khác biết rồi người đó đến đây cướp!

 

-Tụi con đã nghĩ đến điều đó và đã đề nghị Ba Măng nên vào Senior Living…

 

Diễm chưa dứt câu, bà Loan vội lắc đầu:

 

-Các con đã đưa Măng đi xem mấy chỗ rồi; chỗ nào cũng đẹp, đầy đủ tiện nghi, nhưng… kinh khủng quá!

 

-Cái gì kinh khủng?

 

-Sự vắng lặng! Vắng lặng đến… rợn người!

 

-Biết bao nhiêu người sống và chấp nhận sự vắng lặng đó chứ đâu phải một mình Măng.

 

-“Ông Già” và Măng ở đây, trên đường đi làm về, các con và các em thuận đường, đôi khi ghé thăm. Nếu Ba Măng dời đến mấy chỗ Senior Living thì trái đường, biết mỗi năm Ba Măng có thể gặp các con được một lần hay không! Thêm nữa, chỉ có Măng mới có thể vào Senior Living; còn “ông Già” thì phải vào ***isted Living; mà Măng thì không bao giờ có thể để “ông Già” vô viện dưỡng lão – nhất là trong thời gian Tàu dịch này!

 

Diễm gắt:

 

-Măng không thể khẳng định như vậy được! Đến một lúc nào đó, vì sự sống còn, mình buộc phải hy sinh nhiều thứ lắm. Măng biết không?

 

Bà Loan thầm “phục” những người “thông minh!”, làm nghề tự do/khai gian thuế lợi tức/giấu tiền mặt. Khi về già những người này – không những được hưởng đầy đủ phúc lộc của chính phủ như housing/food stamps/Medicaid – còn được chính phủ cho người đến nhà mỗi tuần bao nhiêu giờ để giúp việc nhà, đưa đi bác sĩ, đi chợ, tắm cho người nào không thể tự tắm được, v.v… Trong khi đó, những người khai đúng thuế lợi tức, như ông Khiết và Bà, thì không được tý ân sũng nào của chính phủ mà còn phải mua bảo hiểm sức khỏe riêng; vì có nhiều khoảng chi phí y tế Medicare không chịu trả!

 

Thấy Mẹ có vẻ tư lự, Dũng đến bên, khuyên:

 

-Măng đừng quá lo lắng, okay! Nhà Măng đã có hệ thống báo động – được nối kết trực tiếp với phòng kiểm soát an ninh của khu vực này – tuần tới con sẽ kêu người gắn video camera nữa thì không tên nào dại vô nhà Măng ăn cướp đâu.

 

-Cảm ơn con.

 

-Măng nhớ cẩn thận, vịn vào thành cầu thang mỗi khi Măng đi lên hoặc đi xuống lầu, nha!

 

-Ờ, cảm ơn con. Đi xuống thì không sao; nhưng đi lên là cả một vấn đề!

 

-Hôm nào tụi con sẽ dời phòng “computer” xuống tầng dưới cho Măng.

 

Diễm hỏi:

 

-Từ ngày Gym đóng cửa vì Covid-19, Măng còn đi bộ quanh khu vực này không?

 

-Khi “ông Già” ngủ Măng mới dám đi; vì Măng không thể để “ông Già” ở nhà một mình.

 

-Ủa, vậy thì làm thế nào trước khi Covid-19 xuất hiện, Măng đi Gym mỗi ngày một tiếng đồng hồ?

 

-Lúc đó “ông Già” không tệ như bây giờ.

 

Dũng hỏi:

 

-Tình trạng của “ông Già” xuống nhanh đến vậy à?

 

Im lặng. Bà Loan rơm rớm nước mắt, một chốc sau mới đáp:

 

-Xương sống và não bộ của “ông Già” bị tổn thương rất nặng. Các Chú/Bác ở tù cùng trại cải tạo với “ông Già” cho Măng biết là “ông Già” bị cộng sản Việt Nam (csVN) đánh kinh khủng lắm; vì ổng là sĩ quan Nhảy Dù mà ổng lại khai thật tất cả những lần đơn vị do ổng chỉ huy giải tỏa căn cứ này/tái chiếm chiến địa kia/tiếp cứu tiền đồn nọ, v.v... cho nên csVN trả thù! Bác sĩ Gronados khuyên, thương tích thời chiến tranh cộng với tuổi tác của “ông Già” thì – ngoại trừ trường hợp khẩn cấp – bệnh gì “ông Già” có thể “live with it” thì nên “live with it”; đừng giải phẫu.

 

Diễm an ủi:

 

-Thôi, ít ra “ông Già” cũng còn đi được; không nằm một chỗ!

 

Dũng thở dài:

 

-Chuyện của “ông Già”, mình không làm gì được nữa rồi! Còn Măng, khoang đi Gym nhưng cố gắng đi bộ, nha!

 

-Không đi Gym mà nếu không đi bộ nữa thì cơ thể của Măng như không còn sức sống. Lưng cứ muốn “cụp” xuống!

 

Diễm bảo:

 

-Măng còn đi được là may lắm rồi! Biết bao nhiêu người cỡ tuổi Măng hoặc trẻ hơn mà phải chống gậy để đi kìa!

 

Bà Loan cúi mặt, nước mắt chảy ngược vào tim! Nếu sống mà cứ buộc phải thấy/ phải so sánh với những điều tiêu cực thì cuộc sống này còn có ý nghĩa gì nữa hay không?

 

Trước khi cáo từ ông Khiết và bà Loan, Dũng và Diễm hâm nóng hai tô mì rồi mời  ông bà xuống bếp, ngồi vào bàn. Sau khi để hai ly nước lọc lên bàn, cạnh gói xôi đậu xanh và quà ăn vặt, Dũng, Diễm và hai cháu từ giã ông Khiết và bà Loan.

 

Vì ông Khiết không thể nhớ hoặc nhận biết lúc nào nên nhai/lúc nào nên nuốt/lúc nào nên ngưng, bà Loan phải lấy kéo cắt mì sợi và hoành thánh thành từng phần nhỏ để ông Khiết không bị nghẹn. Ông Khiết chỉ gói xôi đậu xanh trong bao ny- lông nhỏ, tỏ ý muốn ăn. Bà Loan đẩy bao ny-lông nhỏ về phía chồng. Ông Khiết lấy gói xôi, vất bao ny-lông trên sàng gạch hoa rồi mở gói xôi, dùng tay bốc/ăn. Bà Loan vội lấy gói xôi từ tay ông Khiết, đem đến bên bếp, lấy dao và nĩa xắn gói xôi ra từng phần nhỏ rồi đưa lại cho ông Khiết, kèm theo cái nĩa. Ông Khiết vất cái nĩa xuống sàng nhà!

 

Đang ăn, bà Loan nhận ra mùi nồng nồng của nước tiểu. Nhìn sang ghế của ông Khiết, bà Loan ngán ngẫm, buông đũa. Thì ra từ nãy giờ ham vui vì con cháu về thăm, bà Loan quên theo dõi đồng hồ để đưa ông Khiết vào nhà tắm đi tiểu! Bà Loan giận, xẳng giọng:

 

-Đi vô thay đồ!

 

Ông Khiết ngơ ngác nhìn quanh, không biết “đi vô” là đi vô đâu! Bà Loan im lặng, đứng lên, nắm tay ông Khiết, dẫn vô phòng ngủ trong khi ông Khiết vừa đi vừa quay lui nhìn gói xôi.

 

Lấy tấm ny-lông phủ lên tấm khăn trải giường, xong, bà Loan kéo tay ông Khiết đến, “ấn” nhẹ thân người của ông lên tấm ny-lông. Lúc này bà Loan mới nhớ là bà đã quên lấy tả cho ông. Bà Loan xoay sang, mở ngăn tủ, lấy tấm tả rồi xoay lại bên giường. Vừa thấy tấm tả, ông Khiết có vẻ hoảng hốt, khoát tay:

 

-Không! Đừng! Đừng! “Hỏng” chịu đâu!

 

Đây không phải là lần đầu tiên ông Khiết phản đối khi phải mang tả. Nhưng đây là lần đầu tiên bà Loan nghe chồng nói một câu thể hiện được tất cả nỗi sợ hãi của ông. Bà Loan vào nhà tắm, lấy chiếc khăn nhỏ, thấm nước lạnh, trở ra giường. Không hiểu tại sao thấy chiếc khăn ướt, ông Khiết lại yên lặng, không chống cự nữa. Nhờ ông Khiết không chống cự, bà Loan nhẹ nhàng đè ngửa ông ra, cởi chiếc quần khai nồng vất về hướng nhà tắm rồi lấy chiếc khăn ướt lau phần hạ bộ cho ông. Trong khi bà Loan cảm thấy lưng và tay chân của bà như muốn rả ra từng mảnh thì gương mặt của ông Khiết trông rất dễ chịu. Ông Khiết nhìn bà Loan với ánh mắt biết ơn khi bà Loan lấy phấn bột – loại dùng cho trẻ con – rảy vào phần hạ bộ của ông. Nhưng khi bà Loan vói tay lấy tấm tả thì ông Khiết lại vùng vằng:

 

-Đừng! Đừng mà! “Hỏng” chịu đâu!

 

Bà Loan biết, trời nóng như thế này mà “đóng” tấm tả dày cộm vào bộ phận “nhạy cảm” nhất của con người thì làm sao chịu cho nỗi; đó là chưa kể, nhỡ ông Khiết đi tiêu, đi tiểu trong tả mà bà Loan không biết để thay thì… bà Loan rùng mình, không dám nghĩ tiếp! Dù hiểu cho sự khó khăn, tội nghiệp của chồng, bà Loan cũng phải dùng toàn sức lực của Bà để mang cho được tấm tả vào cho ông Khiết. Có lẽ chẳng còn sức để chống chọi với bà Loan nữa, ông Khiết nằm im, lầm bầm “Đừng mà! Đừng mà”! Bà Loan biết thế nào ông Khiết cũng – như mọi lần – tìm mọi cách cởi tấm tả, vất đâu đó; bà sẽ phải lần theo mùi hôi của tấm tả mà tìm cho ra, đem bỏ rác!

 

Vì muộn phiền, bà Loan bị bệnh mất ngủ; mỗi đêm phải uống thuốc ngủ. Nếu bà Loan dùng đúng liều lượng, ngủ được ngon giất thì sáng hôm sau bà phải tắm cho ông Khiết, thay và giặt toàn bộ khăn trải giường và mở tất cả cửa sổ để mùi hôi thối thoát ra ngoài; vì suốt đêm không ai thay tả hoặc đưa ông Khiết vào nhà cầu! Nhưng nếu uống thuốc ngủ ít hơn liều lượng thì bà Loan cứ nằm trăn trở suốt đêm  bên cạnh một người bà từng yêu thương – người hùng của Hà – nhưng nay đã trở thành “gánh nặng” mà Bà không nỡ lìa xa! Khi nào tâm hồn “lạc” về dĩ vãng, bà Loan cũng tiếc thương, khóc thầm, cầu nguyện rồi quay sang, vòng tay qua vùng ngực thoi thóp của người chồng đang miên mang trong giấc cô miên vì đòn thù của csVN – quân cướp nước mà lại núp dưới chiêu bài “giải phóng”!

 

Sự tủi thân vừa lắng dịu, bà Loan thở dài, đỡ ông Khiết dậy:

 

-Đi ra ăn cho hết gói xôi.

 

Ông Khiết im lặng vịn tay bà Loan, ngồi dậy, đi theo vợ. Đến bàn ăn nơi bếp, sau khi để ông Khiết ngồi vào chiếc ghế sạch, bà Loan xoay sang phòng giặt đồ, với dụng ý lấy khăn lau nước tiểu mà lúc nãy ông Khiết đã thải ra. Vừa xoay người, chân của bà Loan vướng vào bao ny-lông – mà lúc nãy ông Khiết vô tình vất trên sàn nhà – bà Loan trượt chân, té, đầu va vào nền gạch hoa…

 

******

 

Thiếu phụ da đen đẩy chiếc xe lăn – ông Khiết ngồi bên trong – theo gia đình, qua khỏi cửa chính phòng khánh tiết của Sugar Land ***isted Living rồi dừng lại. Bà Loan nhanh tay mở ví, lấy mấy tờ một đồng, nhét vội vào tay người đẩy xe lăn, nói nhỏ:

 

-Làm ơn chăm sóc giùm chồng tôi. Tôi sẽ vào đây mỗi ngày phụ với cô.

 

Người đẩy xe lăn lắc đầu, trả lại tiền:

 

- Tôi sẽ chăm sóc ông Nguyễn. Bà đừng lo. Nhưng ở đây cấm nhân viên nhận bất cứ món quà nào; nếu nhận quà, nhân viên đó sẽ bị đuổi việc.

 

Bà Loan thở dài, bước theo gia đình. Ông Khiết nhìn bà Loan và con cháu bước lên hai chiếc SUV với nét mặt rất điềm nhiên! Nhưng, khi hai chiếc SUV nổ máy, từ từ rời bãi đậu xe, bà Loan nhìn vào kính chiếu hậu bên phải, thấy ông Khiết gục xuống, hai tay ôm mặt! Bà Loan vội nói với Dũng:

 

-Dũng! Con chờ Măng chút!

 

Mọi người trên xe không hiểu chuyện gì xảy ra. Bà Loan vội mở cửa xe, bước xuống, đi nhanh đến bên ông Khiết. Ông Khiết đưa bàn tay run rẩy ra phía trước như muốn tìm kiếm vật thể thân thương nào đó. Bà Loan nắm tay chồng, nghiêng một bên má lên mái tóc thưa và trắng ngần của chồng rồi khóc! Diễm đến cạnh:

 

-Măng! Be strong! Măng nên nghĩ đến cuộc đời của Măng nữa chứ! Hôm Măng bị té, vào ER – Emergency Room  chính Măng đã nghe bác sĩ khuyên rằng Măng không nên chăm sóc cho ai khác; ngoài việc chăm sóc cho chính Măng. Măng nhớ không?

 

-Biết rồi! Nhưng tội “ông Già” quá, con ơi!

 

-Ai cũng biết là tội “ông Già”! Nhưng cái “tội” này là hậu quả của những cuộc tra tấn dã man do csVN hành xử tàn độc đối với tù nhân trong các trại cải tạo chứ không phải do ai khác tạo nên. Người nào muốn “hòa hợp hòa giải”, không nghĩ đến chính trị, quên đi quá khứ và tội ác của csVN thì đó là quyền của người đó; đừng kêu gọi hoặc cổ xúy người khác! Chỉ khi nào trong gia đình người đó có người từng là nạn nhân trực tiếp của csVN thì người đó mới biết thế nào là uất hận!

 

Biết Diễm cũng đang bị xúc động mạnh trong tình cảnh này, bà Loan năn nỉ:

 

-Thôi, con! Ai nói gì/làm gì, kệ người ta…

 

Bà Loan chưa dứt câu, tiếng người đẩy xe lăn vang lên:

 

-Rất tiếc, đến giờ cơm chiều, tôi phải đưa ông Nguyễn vào phòng ăn. Bye!

 

Bà Loan, các con cùng dâu và rể đứng lặng, nhìn theo chiếc xe lăn trong khi ông Khiết cố quay lui, nhìn hình dáng những người thân yêu đang xa dần, xa  dần…

 

Trở lại chiếc SUV, vừa mở cửa, bà Loan nghe dòng nhạc êm ái, thiết tha từ iPhone của Mylene. Xe rời chỗ đậu được một đoạn ngắn, bà Loan mới nhận ra đây là tình khúc mà – buổi chiều trước ngày đi trình diện “bên thắng cuộc” – ông Khiết đã ôm Guitar, vừa “từng tưng” vừa hát nho nhỏ khi “hai đứa” ngồi bên nhau nơi sân sau:

 

“Memories light the corners of my mind
Misty water-colored memories of the way we were
Scattered pictures of the smiles we left behind
Smiles we gave to one another for the way we were…”

Chiều nay, theo giọng Soprano mượt mà của Barbra Streisand và lời ca ướt lệ trong tình khúc The Way We Were của Barbra Streisand, bà Loan bùi ngùi tưởng như thấy lại được hình dáng đáng yêu của ông Khiết vào buổi chiều xưa – khi “ông Nhảy Dù” đứng dưới mưa, khoanh tay, mỉm cười, nhìn Loan đàn – đang chờn vờn  trong bóng hoàng hôn chập chùng!…

ĐIỆP MỸ LINH
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2021 lúc 9:11am

Khi Chúng Ta Về Già, Cuộc Sống Nên Là Như Thế Này 

      Khi về già, đối xử tốt với bản thân vì cuộc đời không dài, đối xử tốt với mọi người xung quanh vì có thể kiếp sau sẽ không còn gặp lại. (Pixabay)


Khi về già, đối xử tốt với bản thân vì cuộc đời không dài, đối xử tốt với mọi người xung quanh vì có thể kiếp sau sẽ không còn gặp lại.

Năm tháng vô tình, đến một ngày nào đó ai rồi cũng phải già đi, cho dù đó là người giàu có hay bình thường, đều không ngoại lệ. Những
năm tháng sung mãn trẻ trung không bao giờ trở lại, cũng như một ngày không thể có hai buổi bình minh
. Thời gian không đợi người...

Khi chúng ta già đi, trải qua mấy chục năm cố gắng, kinh nghiệm phong phú đầy mình, tấm lòng rộng rãi. Đã từng tranh giành, đã từng chiến đấu, đã từng đắc ý, đã từng thất ý, những gì nên có đều đã có, cũng không còn ham muốn những thứ không thuộc về mình nữa, hết thảy đều đã quen rồi.


Khi về già, tôi lựa chọn mỉm cười.

Mỗi sáng sớm thức dậy rửa mặt, việc đầu tiên là soi gương, khi ta cười với nó thì nó cũng cười với ta. Thế là cả một ngày ta mỉm cười.

Mỗi sáng sớm thức dậy rửa mặt, việc đầu tiên là soi gương, khi ta cười với nó thì nó cũng cười với ta. Thế là cả một ngày ta mỉm cười. (Pixabay)


Khi về già, lựa chọn thay đổi.

Không phải là thay đổi người khác, mà là thay đổi chính bản thân mình, thay đổi tâm tính, thay đổi phong cách sống và thay đổi thói quen ăn uống của mình.

Khi về già, lựa chọn thong dong.

Bữa ăn nên ăn từng miếng một, việc làm nên làm từng chút một. Không có việc nào có thể làm xong trong một sớm một chiều, mọi thứ đều phải có quá trình. Đừng suốt ngày mệt mỏi kiệt sức, hãy sống bình tĩnh thong dong.

Khi về già, lựa chọn coi nhẹ.

Nếu chốn sơn hào hải vị, mỹ tửu giao bôi mà ẩn giấu người lừa kẻ gạt, thì sao bằng dăm ba người tri kỷ, chén trà nhạt hàn huyên.

Khi về già, lựa chọn sức khỏe.

Có một câu nói rằng: Lúc sự nghiệp có thành tựu chính là lúc cần trân quý thân thể của chính mình, lúc sự nghiệp thất bại chính là lúc cần phải làm cho mình khỏe mạnh hơn.


Du sơn ngoạn thủy, nuôi dưỡng tuổi trời, tận hưởng trọn vẹn cuộc đời lúc hoàng hôn của chính mình. Để bù đắp sự thiếu hụt của thế hệ, tìm lại tự ngã đã mất. (Pixabay)



Khi về già, lựa chọn du lịch.

Du sơn ngoạn thủy, nuôi dưỡng tuổi trời, tận hưởng trọn vẹn cuộc đời lúc hoàng hôn của chính mình. Để bù đắp sự thiếu hụt của thế hệ, tìm lại tự ngã đã mất.

Khi về già, lựa chọn nghỉ ngơi.

Đến tuổi này rồi, có thể không cần phải đóng góp thêm cho xã hội, không còn phải vất vả vì cháu con, không cần phải đi kiếm tiền, cũng không cần tích lũy di sản nữa.

Khi về già, lựa chọn độc lập.

Đừng quá nặng thân tình. Có câu "ở bên giường bệnh lâu ngày thì không có con hiếu thảo". Vì vậy, cần phải chuẩn bị tinh thần để tự mình vượt qua khó khăn.

Khi về già, lựa chọn nói "có" ít, nói "không" nhiều.

Đừng làm những việc căng thẳng và nặng nề, và nên giảm những công việc cố định trong thời gian cố định.

Khi về già, lựa chọn cách đối xử tốt với bản thân và những người xung quanh.

Đối xử với bản thân tốt một chút, vì cuộc đời không dài, đối xử với mọi người xung quanh tốt một chút, vì có thể kiếp sau sẽ không còn gặp lại.


Đối xử với bản thân tốt một chút, vì cuộc đời không dài, đối xử với mọi người xung quanh tốt một chút, vì có thể kiếp sau sẽ không còn gặp lại. (Pixabay)


Khi về già, mong giữ được một trái tim trẻ trung và trong sáng.

Điều thay đổi chỉ là dung nhan, điều không thay đổi chính là tôi vẫn có một trái tim nhiệt huyết, trẻ trung, đầy đam mê. Vẫn mong muốn ngây thơ và đáng yêu như một đứa trẻ, duy trì một trái tim trẻ trung và trong sáng. Bất kể cuộc đời này là thống khổ, ưu thương hay là thất bại, hết thảy những điều này, thị phi thành bại đều đã thành hư không, yêu thương hay đau đớn đều đã là quá khứ.

Khi về già, sẽ có người thỉnh thoảng còn nhớ nhung và lo lắng trong lòng. Khi ta chống nạng, còng lưng, ngồi trên ghế đá công viên, mỉm cười nhìn mọi thứ xung quanh, sẽ có người chăm chú dõi theo và để ý, sẽ có người nguyện ý đi cùng ta, dìu lấy ta, cùng ta tản bộ chuyện trò.


Khi về già, hy vọng tự mình còn có thể lo được cho mình, đôi khi phơi nắng, chợp mắt bên bếp lửa, khẽ nhắm mắt nhớ lại con đường đời đã đi qua, nhớ về người thân, bè bạn, đôi lúc mỉm cười, và đôi khi thở dài.

Khi về già, tai điếc, răng rụng, tóc bạc, mong rằng người bạn đời vẫn còn ở bên, cùng chơi đùa, cùng nhau hồi tưởng về quãng thời gian cùng nhau trải qua, còn có thể nắm tay nhau đi trong ánh hoàng hôn, mỉm cười và ôm nhau khóc, nương tựa vào nhau, sẽ không rời xa.


Khi về già, tai điếc, răng rụng, tóc bạc, mong rằng người bạn đời vẫn còn ở bên, cùng chơi đùa, cùng nhau hồi tưởng về quãng thời gian cùng nhau trải qua, còn có thể nắm tay nhau đi trong ánh hoàng hôn. (Pixabay)


Khi về già, không còn thích náo nhiệt, thức khuya, chỉ muốn làm một khán giả tĩnh lặng, để thời gian cho bản thân một mình suy nghĩ, sống chậm lại, tĩnh tâm, lắng nghe tiếng nụ hoa hé nở, cứ như vậy lặng lẽ ngắm mọi thứ quen thuộc xung quanh rồi lặng lẽ rời đi.

Quả thật, cuộc đời của tôi quá đỗi bình thường như vậy, không oanh oanh liệt liệt, không kinh thiên động địa, nhưng tôi đã sống thật lòng, nhẹ nhàng ra đi, cũng như lúc nhẹ nhàng đến...

Mỗi người trong hơi nửa đời người đều đang theo đuổi:

Tuổi thơ theo đuổi sự thuần chân, tiện tay bôi bẩn những bức vẽ đầy màu sắc. Tuổi học trò theo đuổi lý tưởng, chăm chỉ không ngừng dệt những giấc mơ. Khi đi làm theo đuổi sự nghiệp và tình yêu, cảm nhận sự ngọt ngào và khó khăn của cuộc sống. Dần dần, cuối cùng, chúng ta bắt đầu truy cầu một cõi đi về, truy cầu một bến cảng bình yên và sự luân hồi của sinh mệnh!

Minh bạch được những điều này, cuộc sống tự nhiên sẽ nhẹ nhàng và hạnh phúc!


Quỳnh Chi - NTD
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2021 lúc 9:34am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.299 seconds.