Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Nov/2020 lúc 1:30pm

Câu chuyện buồn ngày Tạ Ơn


Năm rồi, tôi mất hai người bạn. Không phải họ chết thành ma chôn trong nghĩa địa hay thiêu ra tro gửi cho gió ngàn bay. Những người này còn sống, nhưng đối với tôi cũng như gia đình họ, xem như họ đã đi qua một thế giới khác! Năm nay, trong bữa ăn sum họp cuối tháng 11 tại Hoa Kỳ, những người chồng, người cha này không có mặt, vì vậy tôi muốn dành câu chuyện này cho những ngày cận kề của lễ Tạ Ơn.

Phải nói đây là hai người bạn khá thân của tôi, đều sang Mỹ khoảng năm 1990 hay trễ hơn, qua một thời gian tù đày dưới chế độ Cộng Sản khá lâu, thời gian đủ để bù đắp cho họ một cái visa để họ và cả gia đình vào định cư tại Mỹ. Đến Mỹ, một người định cư ở miền cực Đông, chiều chiều có thể hóng gió từ Đại Tây Dương, người kia ở miền cực Tây, buổi sáng cuối tuần, thường rửa chân trên biển Thái Bình, nên chúng ta tạm gọi họ, người này là người bạn miền Đông và người kia là người bạn miền Tây.

Sang đến đây, anh bạn miền Đông tâm sự: “Không có nước Mỹ, thì giờ này con trai tôi đang ôm bình cà-rem ở chợ Cồn, làm sao mà trở thành kỹ sư như hôm nay!” Người bạn miền Tây thường nói nghĩ đến những ngày đạp xe đi giao mối cà phê giữa Sài Gòn nắng gắt, bữa đói bữa no, giờ hạnh phúc được nước Mỹ giang vòng tay đưa cả gia đình anh đến Mỹ. Sang Mỹ trong vòng hơn mười năm, anh nào cũng khá giả, có một ngôi nhà tươm tất, và mới chục năm trở lại đây, về hưu, ai cũng có đồng lương cao. Tôi không nghĩ là vì hưu cao, người ta có thể sống ung dung, dư dả ở ngoài nước Mỹ, nhưng đó có thể là một lý do tài chánh đã ảnh hưởng đến quyết định trở về Việt Nam của họ. Nếu họ còn độc thân, trơ trọi, mà còn cha mẹ già nơi đất quê hương, sự trở về của họ chắc cũng có lý do thông cảm.

Người bạn miền Đông của tôi, sau khi đi tù về, người vợ đã ra đi, bỏ lại bầy con dại, mà đứa nhỏ nhất mới lên ba tuổi. Trong những ngày ấy, một người đàn bà khác đã nhận kê vai gánh vác cuộc đời vô vọng rách nát của anh. Sang đến Mỹ, anh thành công trong thương mãi, về chiều, có một số lương hưu lớn, có thể sống dư dả đến cuối cuộc đời.

Anh bạn miền Tây của tôi, chân ướt chân ráo đến Mỹ, bắt đầu với một cuộc đời khá vất vả, nhưng may mắn sau đó, làm công nhân trong một hãng lớn, tiếng tăm của nước Mỹ. Các con của anh, ngày nay đều là những người thành đạt.

Đến tuổi về hưu, gia đình họ đều đổ vỡ sau những chuyến đi Việt Nam.

Nơi quê hương ngày trước, người bạn miền Đông gặp một người đàn bà tuy không phải thuộc loại nhan sắc, hay còn tuổi xuân sắc, nhưng chắc chắn là đẹp hơn, trẻ hơn vợ nhà, và lời lẽ hẳn là ngọt bùi, khêu gợi lại những thứ tình yêu thời trẻ dại. Sau một thời gian đắn đo, suy nghĩ, anh xẻ đôi căn nhà hạnh phúc ngày trước, quyết định làm lại cuộc đời bằng cách trở lại quê hương, sống với người đàn bà kia.

Bây giờ bạn bè cũ ở Việt Nam, sáng sáng gặp anh nhúm lửa, pha vợt cà phê đầu ngày, dọn bàn ghế cho khách ngồi theo nghề của nàng, và mỗi ngày, như lời tỏ bày chân thật, cần đến một viên viagra.

Người bạn miền Tây, đến tuổi “tri thiên mệnh” mới gặp người tri kỷ, mới ngộ ra được, thế nào là tình yêu. Để bù vào số tuổi, anh có số tiền. Họ là những người trong giới yêu thích văn nghệ, và người anh gặp hẳn là một nàng Thơ ngày xửa ngày xưa, thế là anh ra đi không trở lại. Tình yêu đâu phải dễ kiếm, thì ra lâu nay, cái thứ anh tưởng là tình yêu, chỉ là một thứ tình nào đó, mãi cuối cuộc đời anh mới được gặp mặt cái gọi là Tình Yêu (viết hoa) đích thực!

Thì ra lâu nay những người bạn của tôi không tìm thấy hạnh phúc. Người ta định nghĩa “hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí!” Những người bạn tôi đang sống ở một đất nước mà loài người cơ cực, ai cũng mong tìm đến. Những người bạn tôi đang có một mái ấm gia đình, đời sống cao hơn no đủ là dư dả, vợ không ngoại tình, con không hư hỏng& nhưng như vậy, chưa đủ cho tiêu chuẩn của một thứ gọi là hạnh phúc.

Trong một chừng mực nào đó, có lẽ hai người bạn của tôi tâm đắc với câu nói của George Sand: “Chỉ có một thứ hạnh phúc trên đời, là yêu và được yêu!” Và như vậy, lâu nay họ chẳng hề yêu ai và chưa bao giờ được yêu! Phải chăng thực sự, bạn tôi yêu sắc dục, và được yêu lại vì có tiền. Tôi cũng không ngờ rằng, đến lúc xế chiều, mà ngọn lửa tình yêu của hai người bạn tôi, bùng phát mạnh mẽ đến như vậy!

Lý Ngư trong Nhục Bồ Đoàn, một tác phẩm cổ bên Tàu về sắc dục, đã viết: “Theo lời các nhà nho xưa, thì cái vật dưới eo phụ nữ chính là cánh cửa sinh ra ta, mà cũng là cánh cửa chôn ta!”

Hai người bạn tôi không thể đem một người đàn bà khác không là vợ mình từ Việt Nam sang định cư tại Mỹ, trước sự chê trách của dư luận và sự quay mặt của gia đình, vậy tốt hơn là trở lại Việt Nam.

Tôi hy vọng rằng, một ngày kia, dù thế nào, hai người bạn tôi cũng không trở lại Mỹ, với một tấm thân tàn tạ để kiếm một chỗ trong bệnh viện hay đủ thuốc men dùng cho một giai đoạn hấp hối.

Đã hai năm, rồi tôi nghĩ đến ngày Lễ Tạ Ơn hôm nay trên đất Mỹ, có hai gia đình quạnh quẽ, buồn phiền và chắc bạn bè, thân thuộc cũng không ai nỡ nhắc lại tên của người bạn tôi đang ở xa. Tôi biết họ cũng như tôi, đã có những ngày tù đày nơi rừng thiêng nước độc, đã có một người vợ khốn khổ, tảo tần xuôi ngược, đã có những đứa con bất hạnh bơ vơ. Chúng ta tin tưởng gì ở một người lính thất trận, một người đã ngồi trong nhà tù tập trung, đã được thoát ra, còn bất cố liêm sỉ trở lại chốn xưa, vì một thứ gì đó dưới cái eo của đàn bà. Hai người bạn tôi đã quên rất nhiều thứ, trong đó có giá trị của gia đình, đạo lý và những điều ân nghĩa.

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2020 lúc 4:31am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2020 lúc 8:20am

Về Hưu Dưỡng Lão

Dưỡng lão, đến cuối cùng cần dựa vào điều gì: Hãy đọc và tìm câu trả lời cho riêng mình

Cơ bản, dưỡng lão vẫn là dựa vào bản thân mình! Những người khác cho bạn chỉ là một chiếc lá, tự mình làm cây lớn mới có thể có được bóng râm!

Dưỡng lão nếu luôn dựa vào người khác thì sẽ không có cảm giác an toàn. Vì cho dù là con cái, người thân hoặc bạn bè, sẽ không thể lúc nào đều ở bên cạnh bạn. Khi bạn gặp khó khăn, họ không thể bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào cũng có thể xuất hiện để giải quyết giúp bạn.

Trong thực tế, mỗi người đều là một cá nhân độc lập, mọi người đều có cuộc sống của riêng mình, bạn không thể yêu cầu người khác phải cho bạn dựa vào, những người khác cũng không thể bất cứ lúc nào cũng có thể giúp bạn.

Chỉ có thông qua những nỗ lực của bản thân để giải quyết vấn đề, mới thực sự có thể sống cuộc sống mà bạn mong muốn!

Một nhóm người lớn tuổi nói ra sự thật: Dưỡng lão vẫn là nên dựa vào chính bản thân mình!

Chúng ta đã già đi, chỉ là hiện giờ sức khỏe của chúng ta vẫn còn, đầu óc vẫn tỉnh táo.

Giai đoạn đầu: 60-70 tuổi

Sau khi nghỉ hưu, sáu mươi đến bảy mươi tuổi, cơ thể tương đối tốt, điều kiện cũng tốt. Muốn ăn thứ gì thì ăn, thích mặc gì thì mặc, thích đi chơi thì đi.

Đừng khắc nghiệt với chính mình, những ngày này không còn bao lâu nữa, phải nắm bắt. Tiền tiết kiệm một chút, nhà giữ lại, để con đường hậu của mình có sự sắp xếp.

Con cái có điều kiện kinh tế tốt là do sự nổ lực của chúng, sự hiếu thảo của con cái là lòng biết ơn của chúng. Chúng ta đừng từ chối sự trợ giúp của chúng, đừng từ chối sự hiếu thuận của chúng. Nhưng vẫn phải dựa vào chính mình, sắp xếp tốt cuộc sống của chính bản thân mình.

Giai đoạn thứ hai: sau 70 tuổi không mắc bệnh

Bảy mươi năm tuổi không gặp rắc rối gì với bệnh tật, trong cuộc sống có thể tự chăm sóc bản thân, đây không phải là vấn đề lớn, nhưng phải biết rằng mình thực sự đã lớn tuổi, và từ từ thể lực và tinh thần sẽ không còn tốt nữa, phản ứng cũng sẽ trở nên chậm hơn, phải ăn chậm chống sặc, phải đi chậm chống ngã. Không còn có thể cố gắng sức, cần phải chăm sóc bản thân mình!

Đừng đi lo thứ này thứ kia nữa, quản thúc con cái, còn một số người còn quản cả thế hệ thứ ba. Quản cả một đời rồi, hãy ích kỷ một chút, tự quản bản thân mình. Mỗi ngày giúp dọn dẹp lau chùi, giữ trạng thái khỏe mạnh của mình lâu dài hơn một chút, để thời gian sống của mình lâu hơn một chút, cuộc sống không cần yêu cầu người khác rất thoải mái. Như thế, tất cả mọi thứ đều trở nên dễ dàng.

Giai đoạn thứ ba: Sau 70 tuổi bị bệnh

Cơ thể không tốt, đòi hỏi có người chăm sóc! Điều này nhất định phải được chuẩn bị, đại đa số người đều không thể thoát khỏi ải này. Tâm trạng phải điều chỉnh tốt, phải thích nghi. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường của cuộc sống cần thản nhiên tiếp nhận. Đây là đoạn cuối của cuộc đời không có gì để sợ hãi, sớm chuẩn bị sẽ không có điều gì phải hối tiếc.

Hoặc vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người chăm sóc tại nhà, làm bất cứ điều gì đều tùy theo khả năng, theo tình huống mà làm, sẽ luôn luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là đừng mài mòn đến con cái, đừng để tâm lý, gánh nặng gia đình, kinh tế đặt lên con cái quá nhiều.

Tự bản thân mình cố gắng một chút, thế hệ của chúng ta những khó khăn cay đắng đều đã trải qua, tin rằng cuộc hành trình cuối cùng của cuộc đời chúng ta cũng sẽ qua một cách bình thản.

Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn cuối của cuộc đời

Tinh thần cần tỉnh táo, bệnh trên cơ thể không thể chữa khỏi được, chất lượng cuộc sống kém đi, lúc này phải dám đối mặt với cái chết, quyết tâm đừng để gia đình giải cứu, đừng để bạn bè và người thân làm những điều lãng phí không cần thiết.

Bạn muốn cuộc sống tuổi già không lo lắng, cần chuẩn bị sẵn sàng 4 bảo bối này!

Tục ngữ nói rất hay, “có tài chính sẽ không nghèo, có kế hoạch sẽ không loạn, có chuẩn bị sẽ không bận rộn”, thân là những người già như chúng ta, đã làm tốt công tác chuẩn bị chưa? Chỉ cần mọi việc chuẩn bị trước, tương lai cuộc sống sau này sẽ không phải lo lắng nữa.

1. Sức khỏe về già 

Điều đầu tiên cần chuẩn bị là sức khỏe về già, bình thường phải chú ý đến ba thứ dưỡng: ăn dinh dưỡng, chú ý đến bảo dưỡng, cần có tu dưỡng.

2.  Nơi trú ngụ về già

Thứ hai là nhà ở về già: sống với con cháu, sống một cuộc sống nhẫn nhịn nuốt đắng, chi bằng tận hưởng cuộc sống đơn thân vui vẻ, bất kể thành thị hay ngoại ô, ở nơi mình sống thích hợp nhất. Gần đó có một nhà hàng bạn yêu thích!

3. Điều đầu tiên cần chuẩn bị là sức khỏe về già, bình thường phải chú ý đến ba thứ dưỡng: ăn dinh dưỡng, chú ý đến bảo dưỡng, cần có tu dưỡng.

2.  Nơi trú ngụ về già

Thứ hai là nhà ở về già: sống với con cháu, sống một cuộc sống nhẫn nhịn nuốt đắng, chi bằng tận hưởng cuộc sống đơn thân vui vẻ, bất kể thành thị hay ngoại ô, ở nơi mình sống thích hợp nhất. Gần đó có một nhà hàng bạn yêu thích!

3. Tài sản về già

Thứ ba là tài sản lúc về già, vì con cái không thể nuôi dưỡng người tuổi già, bậc cha mẹ cũng chỉ có thể tự lập tự cường, tài sản cần giữ kỹ, trước khi chưa vào quan tài quan nhất định không chia tài sản.

4. Bạn già

Thứ tư là bạn già, có một người bạn tốt, bạn bè tốt và người đồng hành đều rất quan trọng, thường ngày kết giao bạn bè, quen biết nhiều loại bạn bè, là một bí mật để tận hưởng cuộc sống quý tộc đơn thân.

Tóm lại, cho dù bạn là ông cụ hay bà cụ trường thọ, cuối cùng cũng chỉ là một mình, câu nói này không bi ai chút nào, cũng không khủng khiếp, tất cả đều phụ thuộc vào cách bạn sắp xếp cuộc sống, tất cả đều phụ thuộc vào bạn có tâm lý trưởng thành hay không.

Thích thì hãy làm cho đáng, đừng quên, cuộc đời này chỉ có một lần, gặp những điều tốt đẹp hay hạnh phúc, đừng chỉ luôn muốn để lại cho thế hệ tiếp theo.

Những bạn hữu già hãy nhớ kỹ! Chúng ta được mệnh danh là thế hệ sau cùng hiếu thảo với cha mẹ, là thế hệ đầu tiên bị con cái bỏ rơi, tuyệt đối đừng vì “người ở trên trời, tiền trong ngân hàng”, cái gì “một mình rất cô đơn”, “già rồi không ai chăm sóc” những tin tức tiêu cực này làm cuộc sống của bạn mất đi ý nghĩa, những cách nói này đã lỗi thời rồi.

Chúng ta phải dựa vào chính mình dưỡng lão, lớn tiếng mà nói: Tuổi già của tôi, tôi tự làm chủ!.

Nguồn: https://www.tuoihac-ontario.com/ve-huu-duong-lao/

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2020 lúc 6:05am

Cha Mẹ Già


Mong%20gặp%20con%20lần%20cuối%20nhưng%20sự%20thật%20éo%20le%20khiến%20tim%20người%20cha%20già%20vụn%20vỡ
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

* * *

Đem hai bọc chai lọ gói gọn ghẻ để cạnh thùng rác, vợ tôi nhìn rất vừa lòng: vậy cho ông cụ lấy cho gọn. Tuần này ông trúng mối rồi. Hai bọc đầy ứ. Mấy hôm trước nhà tôi có party ăn nhậu nên kết quả thu lượm được mấy tá chai bia và nước lọc.

Gia đình hai vợ chồng họ ở chung một đoạn đường với tôi, cách nhau khoảng 5, 6 căn, có đưá con gái kháu khỉnh dễ thương, sống cùng cha mẹ già trên dưói 70. Cả hai cùng đi làm nên cuộc sống có vẻ thoải mái, gia đình hạnh phúc. Chúng tôi chỉ quen biết sơ giao qua tình đồng hương hàng xóm thôi, chưa phải bạn bè thân thiết gì.

Một điều khó hiểu là tuy gia đình có vẻ khá giả như vậy, nhưng cách đôi ngày lại thấy ông cụ, có khi cả bà, đẩy một cái xe đi...lục thùng rác!

Mỗi tuần đúng ngày đổ rác, sáng sớm tôi ra đi làm là thấy ông cụ đẩy xe tới mấy thùng re-cycle trong xóm bới kiếm những chai nước plastic, hoặc vỏ chai bia trống… những loại có thể bán recycle lấy tiền. Tôi để ý vậy nên mỗi tuần bao giờ cũng đặt những chai lọ đó riêng bên cạnh thùng rác để ông lấy cho dễ. Ngày khác, tôi lại thấy ông đẩy xe sang khu xóm lân cận, hoặc có khi ra cả công viên gần nhà lang thang đi lượm chai lọ.

Không thể hiểu tại sao hai vợ chồng có vẻ rất gương mẫu đó lại để cho cha mẹ phải đi kiếm tiền lẽ cực nhọc như vậy! Nhưng thôi kệ, chuyện nhà người ta mà!

Một hôm anh chồng đến nhờ tôi dùng xe van chở những chai lọ ông bà cụ kiếm được ra chỗ recycle bán. Xe anh bị hư. Tôi đi cùng anh, và thấy số tiền bán hôm đó dưới $30. Ôi công trình ông bà cụ sáng sáng đi lục thùng rác một tháng trời chỉ được $30? Chưa kể công bao bì đóng gói sạch sẽ và công đứng chờ đong đếm để bán mất cả tiếng đồng hồ của con cái.

Trên đường về, như đoán được những gì tôi đang nghĩ trong đầu, anh tâm sự:

Số tiền này khi về đưa cho bố mẹ sẽ tăng lên …gấp đôi.

Tại sao? Tôi ngạc nhiên.

Anh nói ông bà cụ tự nguyện làm việc này để kiếm thêm tiền góp công quả giúp cho một ngôi chùa nào đó ở Việt Nam đang nuôi dưỡng một số đông trẻ mồ côi, hoặc những trẻ sơ sinh mà cha mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng, đem đến bỏ lại cho chùa nuôi. Những ngôi chùa từ thiện đó không được chính phủ trợ cấp đồng nào cả. Tất cả chi phí hoàn toàn do từ bá tánh.

Anh muốn công khai đóng góp tiền cho cha mẹ giúp đỡ cũng được, nhưng chọn cách này để ông bà cụ tiếp tục đi lục thùng rác kiếm chai lọ.

Tôi càng ngạc nhiên

Dễ hiểu lắm, anh giải thích: Sức khoẻ, đường, máu, huyết áp…cả ông lẫn bà đều rất tốt đến nỗi bác sĩ gia đình phải ngạc nhiên. Sau khi hỏi qua sinh hoạt của ông bà, bác sĩ nói chính nhờ sự đi bộ thường xuyên đó, nhất là đối với ông cụ, đã khiến sức khoẻ trở nên tốt hơn rất nhiều.

Một điều nữa là yếu tố tâm lý. Anh thấy cha mẹ từ ngày làm việc này, tinh thần của họ cũng trở nên vui vẻ, lạc quan hẳn lên vì cảm thấy mình vẫn còn khả năng kiếm tiền để làm việc hữu ích cho xã hội mà không cần phải nhờ đến con cái.


Cho nên, anh cười: tuy biết hình ảnh ông bà cụ già đẩy xe đi kiếm chai lọ có vẻ…kỳ cục, nhưng thực ra đang mang lại sức khoẻ, niềm hạnh phúc cho cả hai ông bà, vậy tại sao phải ngăn?

Nghe anh nói, tôi cảm thấy xấu hổ vì lỡ có ý nghĩ không tốt cho anh mấy tháng nay!



Mỗi năm một lần, bác sĩ gia đình lại làm giấy tôi phải đi check up cân - đo - đong - đếm…máu, mỡ, đường, sữa, vv…và vv

Sáng nay đi thử máu. Trong lúc ngồi chờ được gọi tên, đối diện có hai cha con người Việt. Cô con gái khoảng 40, còn ông cụ trông khoảng trên dưới 80. Ông cụ vẫn có thể tự đi đứng chậm chạp một mình với cây gậy 3 chân của ông.

Sau khi làm mọi thủ tục và được phát một lọ plastic để thử nước tiểu, thấy cửa bathroom đang mở không có ai, cô giục ông cụ

- Bố vô thử nước tiểu đi bố.

- Chưa, chút xíu nữa. Ông trả lời

- Bây giờ bathroom đang trống bố không đi chút xíu nữa có người bố lại muốn đi, không kịp đó

- Không sao! Chút nữa đi mà.

Cô con gái có vẻ hờn:

- Bố sao á! Cứ làm theo ý mình không ha.

Ông cụ vẫn một mực

- Không sao không sao! Chút nữa được mà!

Tôi chịu không được nữa phải xen vô

- Này cô, cái chuyện đó… bác chưa muốn đi thì muốn cũng không được. Đợi bác chút đi. Hay là cô xin họ ly nước uống vô chắc sẽ mau hơn chút.

Tội nghiệp. Cô ta chắc cũng không quen mấy vụ này nên không để ý, nghe tôi nói mới chợt tỉnh. Cô quay sang bố, nắm tay ông cụ đang dựa trên cây gậy, xiết chặt một cái như ngỏ ý xin lỗi bố hồi nãy có hơi sẵng giọng.

Yên một lúc, ông cụ nói bây giờ thì OK, muốn vô thử nước tiểu. May sao bathroom lại đang trống. Cô nhờ tôi mở cửa còn cô nắm tay bố định dẫn đi. Ông hất ra nói

- Bố đi một mình được rồi.

Cô không chịu

- Ối, bố đi một mình không ai giúp là sẽ vương vãi cả ra.

Ông cãi

- Được mà. Bố đi một mình được. Không vãi đâu! Con cứ ở đây.

- Bố ơi không được đâu. Ở nhà bố đi một mình té mấy lần nằm trong bathroom rồi. Nguy hiểm lắm. Để con phụ bố cho.

Ông vẫn khăng khăng

- Bố bảo không cần mà. Bố sẽ cẩn thận. Đừng lo.

Cô con gái đành năn nỉ

- Lần nào bố cũng bảo cẩn thận… mà cũng té mấy lần rồi. Bố để con đưa bố vào nhe?

- Không cần! Bố bảo không cần mà… Ông nói như mếu.

Đến đây tôi không đành lòng nữa lại xen vô:

- Thôi cô để tôi giúp ông cụ cho, ok?

Cô mừng quá cám ơn rối rít. Ông cụ cũng không có lý do gì để từ chối.



Thành thực mà nói, cô con gái liệu việc không sai chút nào. Không có tôi bên cạnh, ông cụ mới rời tay khỏi cây gậy để chuẩn bị tháo dây nịt là đã lảo đảo xiêu vẹo, may mà tôi đã sẵn sàng, không thì ông đã té thiệt rồi chứ chẳng chơi.

...

Tôi xong chuyện về trước, hai bố con vẫn còn ở đó.

Lái xe trở lại sở. Đường phố vắng thênh thang vì đã qua giờ thiên hạ đi làm. Nhớ lúc chia tay, cô xiết tay tôi và nói “Cám ơn anh!”

Hôm nay trời đẹp hơn mọi hôm bởi vì có người con gái đẹp đẹp nắm tay gọi tôi Anh!”.

Nhưng lại bỗng nghĩ tới mai sau sẽ có ngày một mình đơn côi trong một restroom nào đó, không biết có cậu thanh niên nào chịu giúp đỡ mình?

ThaiNC
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2020 lúc 7:43pm

Sau 50 Tuổi, Cách Sống Tốt Nhất Là Vứt Bỏ "Bốn Điều"!

Nhân sinh tại thế, mười phần thì có đến bảy tám phần không như ý. Đường đời hiểm trở gian nan, cũng khiến người ta dễ dàng ngã lòng và lạc lối. (Ảnh: Shutterstock)

Cuộc sống vốn không dễ dàng, vì vậy, chúng ta nên quẳng gánh bi quan, nghênh đón vạn điều với tâm trạng thoải mái hân hoan nhất. Như vậy, cho dù tương lai có là mưa gió hay cầu vồng, bạn vẫn sẽ nở nụ cười rạng rỡ nhất...

Nhân sinh tại thế, mười phần thì có đến bảy tám phần không như ý. Đường đời hiểm trở gian nan, cũng khiến người ta dễ dàng ngã lòng và lạc lối.

Tuy nhiên, như người xưa vẫn nói: "Nhân sinh, chính là một cuộc tu hành". 

Mỗi một lần khảo nghiệm tượng trưng cho một lần học tập; học được từ trong những thống khổ, sẽ nhận được sự bù đắp. Đó mới là trọng điểm của nhân sinh.

Vậy trạng thái tốt nhất của nhân sinh là gì?

Có người nói ‘thản nhiên’, có người nói ‘khéo léo’.

Thật ra, cách sống tốt nhất của một sinh mệnh, đó chính là sống thuận theo tự nhiên.

Vì vậy, xin vui lòng vứt bỏ bốn điều. Đặc biệt là sau 50 tuổi, nếu bạn có thể giải phóng bản thân khỏi bốn điều này, sẽ có được một cuộc sống thực sự như ý bạn!

Thứ nhất, vứt bỏ "oán giận"

Khi còn trẻ, chúng ta thường than phiền, oán giận rất nhiều.

Than phiền vì công tác không thuận lợi, phàn nàn về xung đột trong hôn nhân, than phiền bởi phải làm lụng vất vả vì con cháu. 

Nhưng tới tuổi 50, bạn nên hiểu: 

Oán giận không có tác dụng gì ngoại trừ việc tăng thêm rắc rối.

Bởi vì oán giận chỉ là sự phát tiết của cảm xúc, chứ không phải là một giải pháp.

Nếu bạn thực sự muốn giải quyết vấn đề từ gốc rễ, bạn nên buông bỏ những phiền muộn của mình, vứt bỏ năng lượng tiêu cực, sử dụng thái độ tích cực để hướng về phía trước, nếu làm được điều này thì chắc chắn bạn sẽ có bước đi đúng đắn.

Nếu bạn thực sự muốn giải quyết vấn đề từ gốc rễ, bạn nên buông bỏ những phiền muộn của mình, vứt bỏ năng lượng tiêu cực, sử dụng thái độ tích cực để hướng về phía trước... (Ảnh: Shutterstock)

Khi bạn học được cách không oán trời trách người, cũng không trách mình, bạn sẽ phát hiện: những sự tình mà bạn từng than phiền, thật ra cũng không gian nan như bạn từng nghĩ. 

Mở rộng tấm lòng, có phiền muộn cũng đừng để trong tâm, có thù hận cũng đừng ghi nhớ, người xưa có câu: Không biết muộn phiền, không nhớ tuổi tác, thì sẽ không có bệnh tật.

Nếu bạn thực sự cảm thấy áp lực, hãy vận động nhiều hơn, cùng bạn bè đi ra ngoài đâu đó, “ngó nghiêng” một chút. Bạn biết đấy, đối mặt với những khó khăn bằng tâm lý thoải mái và tích cực, sẽ tốt hơn rất nhiều so với phàn nàn vô nghĩa.

Thứ hai, vứt bỏ "bi quan"

Có thể nói sự bi quan là trở ngại lớn nhất cho hạnh phúc.

Bởi vì nếu bạn luôn đối mặt với mọi người và mọi thứ trong cuộc sống bằng thái độ bi quan, thì ngay cả khi xung quanh bạn là tiếng hoan hô cười nói, bạn vẫn sẽ chỉ cảm thấy buồn bực. 

Những người luôn vui cười rạng rỡ kia, không phải là họ không có nỗi buồn đau và gian nan trong cuộc sống, mà là họ biết rằng đau khổ cũng không thể giải quyết được bất cứ điều gì, nó chỉ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng con người ta mà thôi.

Vui vẻ sẽ trôi qua trong một ngày, mà không vui vẻ cũng sẽ cùng một ngày qua đi. Vậy tại sao bạn không thể nghĩ thoáng hơn một chút, rằng hãy đối mặt với nó bằng sự lạc quan?

Đến tuổi 50 tuổi, hầu hết người ta đều đã trải qua nóng, lạnh, buồn, vui của đời người, nên sẽ càng thêm hiểu được: 

Cuộc sống có những việc đôi khi chính mình cũng không thể lựa chọn, nhưng tâm tình của bạn là do chính bạn kiểm soát.

Cuộc sống vốn không dễ dàng, vì vậy, chúng ta nên quẳng gánh bi quan, nghênh đón vạn điều với tâm trạng hân hoan nhất.

Vui vẻ sẽ trôi qua trong một ngày, mà không vui vẻ cũng sẽ cùng một ngày qua đi. Vậy tại sao bạn không thể nghĩ thoáng hơn một chút, rằng hãy đối mặt với nó bằng sự lạc quan? (Ảnh: Shutterstock)

Như vậy, cho dù tương lai là mưa gió hay cầu vồng, bạn vẫn sẽ nở nụ cười rạng rỡ nhất.

Thứ ba, vứt bỏ "mềm yếu"

Một người có trái tim mềm yếu, kỳ thực rất nhiều khi phải chịu oan ức. Bởi vì bạn dễ dàng giúp người nhưng lại tự hại chính mình, cũng dễ bị người khác lợi dụng điểm yếu này mà khiến bạn trở nên rắc rối.

Phía sau một trái tim mềm yếu thường là một tấm lòng lương thiện nhưng hơi thiếu nguyên tắc.

Nếu bạn không biết cự tuyệt trước những yêu cầu vô lý của người khác, thì bạn dễ phải trả giá bằng những điều tệ hại.

Bạn cảm thấy khó xử, mệt mỏi và kiệt sức... nhưng người ta lại coi đó là điều hiển nhiên, thậm chí cho rằng bạn làm bộ. 

Vậy, tại sao bạn không dám từ chối? Chỉ vì thể diện, sợ làm tổn thương tình bạn của nhau?

Nhưng, đến 50 tuổi, bạn sẽ hiểu rằng:

Mọi sự sĩ diện đều chỉ là hư vô.

Một tấm lòng thiện lương phải có đủ dũng khí để lựa chọn và phân biệt đúng - sai, phải - trái.

Vì vậy, mềm lòng với những điều không xứng đáng, chính là đang tàn nhẫn với chính mình.

Học cách bỏ đi trái tim mềm yếu, cuộc sống của bạn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Thứ tư, vứt bỏ "những điều không xứng đáng"

Càng trưởng thành chúng ta sẽ càng hiểu được, cần phải vứt bỏ dối trá và giữ lại sự hồn nhiên trong sáng trong tâm. 

Người 50 tuổi nên dành thời gian ở những nơi quý giá nhất. Không cần phải lãng phí thời gian cho những người và những thứ không đáng.

Trong quá khứ, chúng ta có thể phải bận tâm đến sĩ diện của chúng ta, vì những thứ vẻ ngoài hời hợt mà luôn mệt nhọc bôn ba.

Nhưng ở tuổi 50, khi tĩnh tâm và suy ngẫm lại, bạn sẽ thấy rằng tất cả những nỗ lực này chính là vô ích. Ngoài việc chiếm thời gian và năng lượng của bạn, nó không có tác dụng nào khác.

Vậy tại sao bạn phải cố hết sức để làm những chuyện chỉ để “lấy lòng” người khác? 

Hãy mạnh dạn "vứt bỏ" những điều không đáng này. Cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên rộng lớn hơn rất nhiều.

Một người trên 50 tuổi, làm ơn hãy vứt bỏ những điều không tốt này. Từ đó, học cách đối xử tốt với bản thân.

Không còn bi quan và phàn nàn.

Gạt bỏ sự mềm yếu, đừng cố chấp với những điều không xứng đáng.

Làm được rồi, bạn sẽ thấy rằng cuộc đời này đang rộng mở thênh thang!...


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2020 lúc 2:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2020 lúc 10:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Dec/2020 lúc 2:14pm

ÔNG NGOẠI CÓ BỒ


ong%20noi%20co%20bo

Chú Năm cùng cô Sáu mở cửa bước vô tay xách bịch đồ ăn mới mua ở chợ về, bữa nay thằng con đi công tác xa, chú Năm tự nhiên dẫn “người yêu” về nhà nấu nướng mà không sợ nó dòm ngó.
Thật ra hai đứa con của chú không hề phản đối việc chú có bồ, nó nói “ba còn yêu thì cứ việc yêu”.

Chú Năm goá vợ một hôm đi chợ quen cô Sáu là gái “lỡ thì”. Chú mới có sáu mươi chín tuổi chớ mấy, còn cô mới có sáu mươi ngoài. Anh em cô khen hai người xứng đôi vừa lứa (và cứ mong chú Năm nếu thấy được thì rước cô về để cô có dịp cơm nước săn sóc hầu hạ chú).

Cô Sáu là người thích nấu nướng, món chay món mặn gì cô cũng biết làm, chưa kể các món chè xôi bánh ngọt các thứ. Cô ở Việt Nam mới qua nên thịt mỡ, thịt ba rọi, lòng heo huyết heo giò heo cô làm láng.

Cô nói ăn thịt có chút mỡ mới ngon. Chú Năm thì sức khỏe tốt, chưa uống thuốc như mấy ông bạn già nên chú ăn uống thoải mái, thịt bò thịt mỡ tôm cua thích thì cứ việc ăn khỏi cần kiêng cữ.
Từ ngày quen cô Sáu chú mập ra thấy rõ, mặt mày hồng hào tươi tắn. Thằng con trai chú lâu lâu chọc quê ông già: người đang yêu có khác!

Hôm nay hai người nấu món canh chua tôm rau muống, cá chiên tươi dầm nước mắm. Cô Sáu làm bếp chú Năm đứng gần bên phụ lặt rau rửa chén.
Thằng con trai chú Năm nãy giờ trong phòng lâu lâu nghe tiếng cô Sáu nhõng nhẽo:
“Năm ơi lấy giùm em chai nước mắm, Năm ơi đi xúc gạo giùm em!”. Nó nghĩ thầm trong bụng, bà này già mà ăn nói như đào cải lương, cái điệu bả Năm ơi Năm ơi hèn gì ông già mê còn hơn bị bỏ bùa.
“Năm ơi nhà mình còn chanh hông để đâu sao em hổng thấy”
“Ðể anh ra ngoài cây hái”, chú Năm vừa đi vừa nói.

Lúc trở vô để mấy trái chanh xuống bàn, chú nói:
– Thằng con trai anh nó để ý lắm nhe, hôm trước anh hái chanh cho em, nó làm bộ nói ba ơi cây chanh nhà mình có ai vô hái trộm.
Cô Sáu cười ngất nói nó đâu có biết Năm hái cho em.
– Biết, nó biết, thằng đó coi vậy chớ nó để ý từng chút. Mấy cái bông hường em nói đẹp em hái về nhà chưng, nó đi ra cây bông hường ngó ngó nói mới thấy tức thì đã có người hái trộm.
– Vậy à? Sao lúc đó Năm hổng cản em.

Thằng con chú Năm nghe hai người nói chuyện về nó (đâu phải vậy đâu ông già). Nó hé cửa nhìn lén hai người, cô Sáu nói gì nho nhỏ, chú Năm nhìn cô đắm đuối rồi lấy tay nhéo cô một cái, rồi ôm cô hôn nhẹ lên má. Trời trời ông già, thằng con trai này thua xa một cây số.

Có tiếng phone của người bạn đến đón, thằng con chú Năm xách cái túi xách mở cửa phòng bước ra.
– Dạ con chào dì.
Chú Năm chưng hửng:
– Ủa, ba tưởng con đi rồi chớ.
– Chuyến bay bị delay.

Nó bước ra cửa kéo ba nó lại kề tai nói nhỏ: “Nãy giờ con nghe con thấy hết rồi nhe ông già”.
Chú Năm cười hề hề.

Con gái chú Năm sống ở Florida, hôm nay cùng chồng và hai con về đây chơi một tuần lễ. Nghĩa là tuần lễ này chú bận lu bù đi chơi với tụi nó.
Từ phi trường ra việc đầu tiên là ghé vô nhà hàng Việt ăn cơm gia đình.
Cũng là canh chua cá khô tộ, lần nào về Cali con chú cũng đi ăn cơm canh chua cá kho tộ, con nhỏ ăn món đó hoài không biết ngán.

Hôm sau cả gia đình dẫn nhau đi chơi  khu Fisherman’s Wharf ở San Francisco để mấy đứa nhỏ nhìn mấy con hải cẩu kêu ộp ộp. Rồi thì ngày nào cũng đi ăn, hết nhà hàng này đến nhà hàng khác, ăn xong dẫn nhau đi lòng vòng mấy khu buôn bán của người Việt.

Chú Năm ngày nào cũng đi theo từ sáng tới tối, lội bộ muốn rã cặp giò. Nhưng chú không than, lâu lâu con cháu về thăm mình, đi chơi với nó cho nó vui, cho phải điệu ông già.

Hôm nay Thứ Bảy gia đình con gái chú Năm sẽ trở về lại Florida. Khoảng bốn giờ chiều sẽ lên máy bay. Sáng sớm con gái chú chuẩn bị đi chợ mua đồ ăn mang về bên đó. Chả lụa, thịt chà bông, bánh bột lộc, nem, bánh ít bánh tét… lủ khủ… thứ gì cô cũng muốn mua… thấy ham. Chồng cô luôn miệng cằn nhằn, bà này đói con mắt.

Con chú rủ chú đi chợ rồi đi ăn cơm trưa luôn một thể. Chú tìm cách từ chối, mấy ngày nay chú làm phận sự “ông già” nhiêu đó đủ rồi.
Hôm nay chú bận, bận “hẹn hò”. Mấy ngày nay không gặp người yêu, nhớ lắm. Cô Sáu gọi điện thoại đêm qua, hẹn chú sáng nay đi chợ, em có việc muốn hỏi Năm chỉ giùm em.

Chú Năm mở cửa bước ra ngoài, đứa con gái ngó theo thấy chú lúc rày hơi lạ, mặc áo sơ mi bỏ vô quần lại còn xức dầu thơm. Thằng con trai thấy chị nhìn cha tròn mắt nó nói:
– Ông già đi “date”
Ông anh rể nó đứng gần bật cười.
– Như vậy là cậu thua xa ba rồi.

Bà chị lên tiếng.
– Bà đó cỡ mấy tuổi, có đẹp không mà sao ba mê bà đó quá vậy.
– Xấu đẹp tuỳ con mắt ban giám khảo, nhưng bà đó ăn nói nhõng nhẽo dữ lắm, ngọt lắm.
– Ba thì lúc nào cũng hảo ngọt.

Thằng con trai nói với bà chị:
– Bữa em trong phòng ba tưởng em không có nhà, ba nói với bả vợ anh không ghen nhưng con nhỏ con gái anh khó chịu lắm, anh mà quen bà nào nó theo nó nguýt nó háy.
Ông anh rể cười ngất ngó bà vợ.
– Sao vậy em.
– Em ghét mấy bà chồng con không nhờ, chuyện gì cũng gọi ba. Mà ông già cũng ngộ, bà nào gọi điện thoại nhờ vả, ba lẹ lẹ xách xe đi giúp.
Mua iPhone cũng nhờ ba đi theo, bởi vì hổng biết nói tiếng Anh sợ người ta nói cái gì khó quá không hiểu. Bà nào… ỉa hổng ra cũng kêu ba.

Ông chồng đến vỗ vỗ vai bà vợ. Bữa nay mới biết vợ tui cũng có tánh ghen, mà ghen giùm…
– Không phải em ghen, mấy bà đó có làm gì đâu mà em ghen, em chỉ thấy… ghét. Bởi vậy bà nào điện thoại kiếm ông già rủi gặp em, em alô alô mấy bả làm thinh chẳng dám hó hé rồi tự động gác phone. Lãng xẹt.
Bà chị ngó thằng em trai.
– Mầy nói ba đi hẹn hò phải không? Ði, đi, dẫn chị tới đó coi mắt người đẹp.

Chú Năm và cô Sáu đang loay hoay chỗ hàng đồ khô lựa đồ mua, bỗng chú giật mình hai đứa cháu ngoại từ đâu chạy đến nắm tay chú kêu ông ngoại ông ngoại.
Thằng cháu trai hỏi ông ngoại đi “date” hả ông ngoại. Chú chưng hửng không biết trả lời sao thì đứa cháu gái chỉ cô Sáu hỏi có phải bà này là “girlfriend” của ông ngoại. Cô Sáu cười ngất.
– Cháu của Năm đây hả, mấy tuổi mà khôn quá vậy.

Thằng con trai chú Năm ở đâu xuất hiện vỗ vai ông già làm chú giật mình.
– Bà này là gì của Năm sao Năm không giới thiệu cho mấy cháu biết.
Có một bà đứng mua đồ gần bên, nãy giờ thấy mấy người nói chuyện vui quá lên tiếng hỏi.
– Con trai anh đây hả, hai cha con giống hệt đi ngoài đường người ta tưởng hai anh em.
– Thằng này nó là “ông con” chớ đâu phải thằng con.
Chú Năm quay lại nói nhỏ nhỏ với thằng con.
 “Mấy bữa nay tui đã làm đầy đủ bổn phận “làm cha”, bữa nay tui có chuyện đi ra ngoài một chút xíu, mầy cũng dẫn chị mầy tới đây bắt tao tại trận mầy mới chịu phải không?”.

Thằng con trai đưa tay nhéo nhẹ ông già. “Ðâu có phải vậy đâu Năm…”
– Mầy học cái nhéo này ở đâu vậy? Con trai bày đặt nhéo nhéo.

Chú Năm quay sang nói với cô Sáu, “em biết không, hồi đó anh mới mười bảy tuổi sắp sửa thi Tú tài một.  Bữa đó rạp chiếu phim “Tinh võ môn”, anh thì mê Lý Tiểu Long bạn gái anh thì mê Miêu Khả Tú.

Buổi trưa ông già về nhà ăn cơm, ổng vừa leo lên giường nghỉ trưa thì anh vọt lẹ ra rạp chớp bóng. Có hẹn với bạn gái. Ðang đứng sắp hàng chưa kịp mua vé, ông già thình lình xuất hiện.
 Trước cửa rạp hát đông người, ổng đâu có đập anh được, ổng nhéo.
Vừa nhéo vừa nghiến răng miệng nói, gần tới ngày thi rồi mà không lo, bày đặt mèo chuột, mầy mà thi rớt thì chết với tao.
– Sao Năm không chạy?
– Chạy đâu? Chạy cho ổng nổi giận thêm về nhà chết với ổng, đứng đó chịu trận cho ổng nhéo. Chưa từng thấy đàn ông… cũng nhéo.
– Cái này ngộ nhe, sao không nghe má nói ba bị ông nội nhéo vì tội đi hẹn hò.
– Bà đó đâu phải má mầy.
Ðứa con gái và thằng rể từ xa đi tới.
– Ði đâu mà kéo cả nhà tới đây vầy nè. Hồi xưa mình mười bảy lén cha lén mẹ đi hẹn hò, ông già đi tới chỗ bắt tội. Giờ bảy chục đi hẹn hò, con tui nó đi tận chỗ bắt quả tang.

– Ba con nói chuyện vui quá hé dì.
Cô Sáu cười hề hề, ổng già chớ nói chuyện có duyên lắm.
Con gái chú Năm nói với cô Sáu.
– Chào dì, bữa nay con tới đây để biết mặt dì, ba con giấu dì kỹ quá. Sẵn dịp tụi con mời dì đi ăn trưa chút nữa tụi con về lại Florida rồi.

Chú Năm nói với cô Sáu, mình đi ăn với tụi nó, sẵn dịp làm lễ “công khai” luôn thể.
– Bữa nay để ba trả tiền nhe.
Mấy cha con dẫn nhau ra chỗ đậu xe. Thằng con trai nói với cha.
– Năm tính khi nào làm đám cưới, hổng ấy Năm chờ con, hai cha con mình làm đám cưới một lượt.

Chú Năm ngó thằng con trề môi.
– Chờ mầy chắc tao chống gậy.
– Vậy Năm làm đám cưới trước, con làm phù rể. Mà cha đi cưới vợ con trai làm phù rể được hông ông già, người ta có cười mình hông ông già.
– Cười! Ai cười cho họ hở mười cái răng.


Hai đứa cháu ngoại không biết có hiểu gì không, thấy người lớn cười bắt chước cười theo. Ông ngoại nói chuyện vui quá.

: Ý Ngôn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2021 lúc 10:54am

Ông Cụ Già Trong Nursing Home

Tôi gặp ông cụ già trong nursing home,
Ngồi trong chiếc xe lăn lặng lẽ,
Ánh mắt xa xăm,
Nhìn qua khung cửa sổ.
Ở ngoài kia có một khu vườn hoa nở,
Ông có biết không?
Có cả gió mênh mông,
Những con chim nhẩy nhót trong lùm cây đâu đó,
Và một khung trời quá khứ,
Của ông.
Ông đã từng có một mái nhà,
Là một người chồng,
Là một người cha,
Ông đã có những tháng ngày êm đềm hạnh phúc,
(Dù dài lâu hay thoáng chốc),
Vòng tay run rẩy này xưa từng ôm ấp những đứa con,
Dắt chúng ra công viên,
Bờ vai héo gầy này xưa từng cõng những đứa con,
Cha và con cùng đùa vui thỏa thích.
Bây giờ các con ông đã lớn,
Có những cuộc sống riêng,
Ông sống ở nursing home,
Giữa những người xa lạ,
Các con đến thăm ông vào những ngày cuối tuần vội vã,
Hay những ngày lễ,
Đến đón ông về nhà.
Các con ông đang là mẹ, là cha,
Cũng như ông ngày xưa,
Họ bận bịu vì đàn con,
Vì công việc, vì chuyện đời, cơm áo…
Chắc hẳn người cha trẻ cũng dắt con ra công viên những khi rảnh rỗi,
Và cõng con trên vai ,
Cho con mơ được với tới trời xanh,
Cũng ấp ủ, dỗ dành,
Khi chúng dỗi hờn.
Nên ông đừng buồn,
Khi đang bị chìm dần vào quên lãng,
Đó là quy luật của cuộc sống,
Có những người cha,
Đang về già,
Hay đã xuôi tay nhắm mắt,
Vẫn để lại bao kỷ niệm êm đẹp,
Cho lũ con yêu nối tiếp bước vào đời

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2021 lúc 10:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.305 seconds.