Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2019 lúc 5:09am

Già Ơi, Chào Mi!


Anh em chúng ta người trước kẻ sau ai rồi cũng già. Làm sao tránh được! Đã có "sinh" là có "lão". Một giai đoạn tất yếu của cuộc sống. Nếu ngày đầu tiên mình sinh ra mà đã biết nghe, biết nói, nếu có ai bảo rằng mỗi ngày mình lớn lên là một ngày mình sẽ già đi, và tiến dần về cõi chết, chắc chắn là mình đã không tin. Tại sao lại bi quan vậy? Nói chi chuyện giả tưởng nghe như lối đặt câu với mệnh đề giả định trong một lớp học ngoại ngữ, ngay trong những giai đoạn trưởng thành từ thuở niên thiếu cho đến khi lăn lóc vào đời, có mấy ai ngừng lại vì những bận tâm liên quan đến lão suy hay lão hoá, trừ những thiền sư hay những chú tiểu trong chùa. Giòng sống cứ thế mà cuốn trôi đi, mỗi kiếp nhân sinh như một chiếc lá giữa giòng, trôi từ đầu nguồn ra sông, ra biển. Đâu có như con cá hồi (salmon) sau năm năm ở biển lại quay ngược trở về nguồn để sinh, để chết! 

Trong lớp sinh lý học phổ thông, học sinh trung học đã được biết về tiến trình già-chết của các tế bào trên thân thể con người. Từng giây, từng phút. Nhưng biết để mà biết. Đó chỉ là chuyện tăng trưởng và đào thải trong thân thể con người! Hay trong lớp siêu hình học nhập môn, khi nêu lên những vấn nạn về cuộc sống như "Ta là ai?" , "Ta từ đâu tới?" hay "Ta sẽ đi về đâu?", thì cũng chỉ là để đáp ứng một nhu cầu giới hạn nhất định trong phạm vi lớp học. Rời khỏi trường rồi, còn mấy ai nhớ những buổi hăng say thảo luận về các vấn đề triết lý trừu tượng ngày xưa? Còn bao nhiêu chuyện quan trọng, bức bách hơn. Chuyện bây giờ lo đã muốn bức hơi, đa mang chi chuyện của ngày mai, chưa tới.

Nhưng cái già nó vẫn tới và tới với mình chầm chậm, từ từ. Nhiều khi nó đến rồi mà mình vẫn chưa hay. Sở dĩ như vậy là vì hình như ai cũng phải qua một giai đoạn tự phủ nhận (self-denial) trước khi chịu nhận là mình bắt đầu già. Giai đoạn này dài ngắn còn tùy ở cá tánh và hoàn cảnh của mỗi người. Thật sự ra phải nói là cũng có người tuy tuổi đời còn thấp, nhưng trong cách suy nghĩ hay ứng xử xem ra thì đã có những phản ánh tiêu biểu của người già như phản ứng chậm chạp, nói năng lẩm cẩm, xoay trở vụng về, để đâu quên đó, còn đi lại thì như là người chỉ còn nửa bầu sinh khí. Lại cũng có người tuy tuổi tác đã cao nhưng lúc nào cũng mau mắn, nhanh nhẹn, nói năng mạch lạc, lớp lang, đầu óc minh mẫn, sáng suốt, ưa thích những sinh hoạt ngoài trời như tắm biển, chơi thể thao, sẵn sàng tham gia các buổi họp mặt với bạn bè, không quá ngần ngại, đắn đo trước những chuyến đi xa, bao giờ cũng sốt sắng, vui vẻ, lạc quan, biết sống trọn vẹn với cái bây giờ thay vì bận bịu, lo toan về cái tương lai, chưa tới.

Trong phạm vi bài này tôi không muốn kể lại đây những nhận định của các nhà chuyên môn về tuổi già và người già khi họ giải thích "thế nào là già" hoặc "tại sao ta già". Tôi chỉ muốn chia xẻ một số ghi nhận của chính bản thân mình, một người cũng đã quá cái ngưỡng 60, về những biến đổi tâm sinh lý trong con người mình cũng như về những khó khăn khi đối phó với những dấu hiệu biến đổi đó trước khi chấp nhận "chung sống hòa bình" với nó. Do đó mà có cái tựa đề như trên là "Già Ơi, Chào Mi!"

Tục ngữ Anh có câu "A man is as old as he feels, and a woman as old as she looks", nghĩa là cái già của đàn ông tùy thuộc vào cảm nghĩ của chính anh ta. Nếu anh ta vẫn cảm thấy mình trẻ trung, khỏe mạnh, thì tuổi tác có quan hệ gì đâu. Cũng như đối với người đàn bà, nếu dung nhan vẫn tươi tắn, mặn mà thì già trẻ cũng thế thôi, nhắc đến làm chi. Tựu trung già hay không là tùy ở cái đầu của mình. Bởi thế tôi rất tâm đắc với câu trích dẫn (không có ghi rõ tác giả) sau đây trong tập sách "Già ơi! Chào bạn!" của BS Đỗ Hồng Ngọc mà Anh Hà Quí Phú, một bạn đồng nghiệp cũ cùng tuổi ở Đà Nẳng, vừa gởi cho: "Age is mostly a matter of the mind! If you don't mind, it doesn't matter" (Tuổi tác là chuyện cái tâm, nếu ta không thèm quan tâm, chả có vấn đề tuổi tác!)

Nếu mình ngồi lại với nhau và hỏi nhau "Bạn thấy mình già từ lúc nào?" thì chắc chắn là mỗi người sẽ trả lời một cách, không ai giống ai. Nói như một người bạn của tôi, anh Tôn Thất Khoát : "Nếu ra bãi biển Santa Monica hay Malibu mà tình cờ được xem một màn quay "Baywatch" với những nữ tài tử trẻ trung, hấp dẫn trong show này diễn xuất bằng xương bằng thịt ngay trước mắt mình, nhởn nhơ, khêu gợi, mà trong lòng vẫn thấy dửng dưng, nguội lạnh thì phải nhận là mình đã già." Tếu, nhưng không phải là hoàn toàn sai. Khi chất testosterone trong cơ thể mình đã càng ngày càng khô cạn thì phản ứng như vậy đâu có gì là khó hiểu!Thật sự ra đối với các nhà khoa học thì dấu hiệu sinh lý của tuổi già đã được nghiên cứu từ lâu. Đại loại, nếu bỏ qua các giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi 20 đến tuổi 60 mà chỉ so sánh một người đã quá 60 với thời anh mới 20 tuổi, thì theo Curtis Pesman, tác giả cuốn "How a Man Ages," ta có thể ghi nhận những thay đổi như sau:

Da mỏng hơn và chùng xuống, độ co giản của da càng ngày càng giảm sút, và qua nhiều năm tháng biểu lộ vui, buồn, sướng, khổ, những nét nhăn trên mặt đã hằn sâu và lớn. Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn, đường kính của tóc chỉ còn 86 microns (1 phần triệu của 1m) so với 101 microns hồi 20 tuổi.
Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi, khó phân biệt được sự vật trong tối, do đó mà khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.

Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz, như tiếng hót của chim, vì chức năng chuyển thể độ rung từ tai ngoài vào tai trong đã suy thoái.
Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến, trong khi đó lợi răng co rút lại, làm lộ rõ khoảng trống giữa các chân răng.
Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy, lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn, chất nhờn giữa các khớp khô đi, sinh ra di chuyển chậm, khó khăn.
Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, một phần do cholesterol đóng dày trên thành động mạch làm tim phải hoạt động nhiều hơn mới bơm được máu đi.

Các cơ bắp làm cho phổi hoạt động bình thường suy yếu dần, độ co giản của lồng ngực yếu đi, làm cho lượng dưỡng khí hít vào chỉ còn bằng một nửa thời 20 tuổi.
Trọng lượng của thận giảm từ 20% đến 30%, sức lọc chất thải của thận chỉ bằng nửa hồi trẻ, và sức chứa của bọng đái cũng chỉ còn chừng một nửa (8 fluid ounces, khoảng non 230cl).
Với năm tháng qua đi, khối não cũng rút nhỏ lại và giảm trọng lượng, hàng tỷ tế bào não bị mất đi, trí nhớ bị giảm sút.

Những thay đổi trên thì ít nhiều ai cũng nhìn thấy, nhất là nơi người khác. Với tôi, đèn đỏ đầu tiên báo động tiến trình lão suy đã bắt đầu là cách đây 7 năm, lúc tôi phải vào Bệnh viện Hoag ở Newport Beach để mổ tim và thay van (mitral valve). Trước khi vào phòng mổ tôi cũng đã cố tìm đủ mọi lý do để tự thuyết phục cho quyết định của mình, mà lý do nặng ký nhất vẫn là "wear and tear." Có tốt đến đâu mà dùng lâu ngày cũng phải mòn, phải rách. Cũng như chạy xe thì đến lúc cũng phải thay 4 vỏ xe. Cũng như cái máy giặt trong nhà, cái lò trong bếp, hay cái bóng đèn trên trần. Sử dụng cẩn thận đến đâu đi nữa thì đến lúc hỏng cũng phải thay. Nhưng thay van là để được sinh hoạt bình thường trở lại, đâu có nghĩ là cơ thể mình đã bắt đầu già!

Rồi 3 năm sau khi mổ, theo khuyến cáo của những người có thẩm quyền, tôi lại phải ngưng chơi tennis, một thú tiêu khiển cuối tuần mà bao nhiêu năm ròng tôi thích thú đeo đuổi với tất cả hăng say, nhiệt tình. Lý do là chứng đau nhức phần lưng dưới (lower back) cứ dai dẳng, không dứt. Bản án thứ hai: Sau khi xem hình quang tuyến chụp phần lưng dưới, bác sĩ phán là tuy chưa trầm trọng nhưng đã có dấu hiệu suy thoái giữa các khớp xương L2-L3, L3-L4, và L4-L5 là các khớp xương ở phần lưng dưới, nghĩa là chất nhờn đã khô đi, lớp sụn bao quanh các khớp đã mòn (Multilevel Degenerative Disease), khoảng cách giữa các đốt xương sống ở vùng này đã rút ngắn lại, và các ngạnh của khớp xương đã bắt đầu nhô ra (Multilevel Spondylosis). Tóm lại đây là dấu hiệu của bệnh lão suy. Nhưng nói là "bệnh" thì nghe ghê quá! Làm sao tuổi mình mà gọi là già!

Tuy nhiên với bản án khắc nghiệt đó tôi bắt đầu âm thầm tìm cách cưỡng chống lại, ít nữa là cũng để "trì hoãn chiến". Theo các bác sĩ tây y thì không có thuốc chữa. Có loại thuốc với hỗn hợp của hai chất glucosamine và chondroitin được quảng cáo ầm ĩ là có thể làm giảm đau ở các khớp thì Cơ quan Quản trị Thực và Dược Phẩm (U.S. Food & Drug Administration) lại chưa chuẩn nhận là có giá trị lâm sàng. Đồng thời nó cũng có thể có phản ứng nghịch đối với các loại thuốc làm loãng máu. Chất nhờn giúp các khớp chuyển động dễ dàng, tự nhiên, là của "trời cho", đến một tuổi nào đó sẽ khô dần đi, không có thần dược nào có thể tái tạo nó lại được. Nhưng các bác sĩ đông y lại quả quyết là được. Đau ở lưng là do gan nóng, hoặc thận suy. Nếu kiên nhẫn uống theo toa của các vị này đảm bảo sẽ lành. Thế là lại âm thầm đi bổ thuốc, nghe thầy nào hay xa đâu cũng tìm đến, thuốc sắc (ba, bốn chén còn một), thuốc tể, thuốc ngâm rượu. Thử hết, xem có kết quả gì không. Nhưng cái đau âm ĩ vẫn còn.

Cái khó đối với tôi còn ngặt nghèo hơn so với những anh em khác cùng bịnh trạng là tuy đau nhưng không thể dùng các loại thuốc giảm đau hiện có vì sợ phản ứng nghịch với loại thuốc làm loãng máu (Coumadin) mà tôi vẫn phải uống hằng ngày sau khi thay van nhân tạo bằng kim loại.

Song song với những cố gắng chữa trị bằng thuốc, tôi còn tìm cách thăm dò, luyện tập theo nhiều phương pháp khác nhau, mỗi cách đều có một mức độ công hiệu nhất định, do bằng hữu hoặc các anh chị sinh viên đã từng có thời học ngoại ngữ với tôi biết tôi đau nên đề nghị luyện tập thử. Cũng xin kể ra đây những môn tôi đã có tập qua để có anh em nào đồng bệnh cùng trao đổi kinh nghiệm cho vui:
Yoga (Hatha Yoga và Pitales Yoga) tại các trung tâm 24-Hour Fitness.
Khí công Thiếu Lâm Tự, theo cách hướng dẫn của tác giả Wong Kiew Kit trong cuốn Chi Kung for Health and Vitality.
Phương pháp thở sâu, chậm, nhẹ, và đều trong cuốn Wujishi Breathing Exercise của tác giả Men Den.
Phương pháp Đạt Ma Dịch Cân Kinh.
Phương pháp Thiền Vô Cực do Thầy Tôn Thất Hanh, nguyên giáo sư Quốc Học, Huế, giới thiệu.
Phương pháp Hồi Xuân gồm năm thế tập của các tu sĩ Tây Tạng do Peter Kelder thuật lại trong cuốn Ancient Secret of the Fountain of Youth.

Tôi đã tập qua các phương pháp được giới thiệu cũng như một số phương pháp khác do các bạn thân quen vốn là võ sư chỉ giáo mà tôi không tiện kể hết ra đây, mỗi môn tôi tập một thời gian để tìm xem phương pháp nào phù hợp cũng như thuận tiện và công hiệu với mình nhất. Mấy năm gần nay tôi cố gắng đều đặn tọa thiền mỗi buổi sáng (theo Sổ tức quán) và tập Thái Cực Quyền là chính. Và đã thấy có phần nào giảm đau, không gay gắt như những năm trước đây.

Điều đáng nói không phải là chuyện phải kiên trì tập luyện, vì đây là nhu cầu sinh tử, mà chính là mình phải trực diện với thực trạng của thân thể mình, coi lão hóa là một phần của tiến trình tất yếu, tự nhiên, không có gì phải quá lo âu, sợ hãi. Và như đã nói ở trên, biết nó làm khổ mình, nhưng vẫn phải làm lành với nó, chung sống hòa bình với nó, thực tế khắc chế nó được đến đâu hay đến đó, không nôn nóng, hối hả, không trông chờ phép lạ mà mình biết ở tuổi này khó còn có thể xảy ra.

Gần đây tôi lại tình cờ đọc được bài "Tính Tuổi Theo Lối Mới" (Calculate Your Age in Neo-Years) trên trang nhà của Giáo sư Tiến sĩ Davis Demko có liên quan đến cách suy nghĩ về tuổi già. Theo ông, 75% tiến trình lão hóa của con người có thể điều chế được do tác động của sáu yếu tố sau đây:

Khắc chế yếu tố di truyền. Dĩ nhiên yếu tố di truyền tạo cho mỗi con người một tình trạng có thể bị mắc những bệnh mà cha mẹ người đó đã từng bị, nhưng những phương pháp phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe hiện đại, nếu áp dụng đúng mức, có thể làm giảm đi rất nhiều tính đe dọa của yếu tố này.

Tập thể dục, thể thao. Rất nhiều các chứng đau nhức phát sinh do thiếu hoạt động. Nếu luyện tập thường xuyên thì hệ thống tim mạch sẽ được bảo toàn, xương và bắp thịt sẽ rắn chắc, khỏe, và sự phối hợp chân tay sẽ nhịp nhàng, hữu hiệu.

Tinh thần luôn được kích thích. Những người tưổi cao mà vẫn có những sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn luôn được kích thích, suy nghĩ, tìm tòi như đọc sách, học ngoại ngữ, chơi ô chữ, hay tham gia vào các cuộc thảo luận hứng thú sẽ giữ được tinh thần minh mẫn, tỉnh táo lâu dài.

Có tập quán dinh dưỡng tốt. Cách tốt nhất để chống lại già trước tuổi hay bệnh tật. Thức ăn là năng lượng. Phải tìm hiểu những phương cách dinh dưỡng lành mạnh, cũng như những sinh tố hay khoáng chất mà cơ thể mình cần.

Sống có ý nghĩa. Sống phải có những mục đích đáng đeo đuổi. Ý thức rõ mục đích công việc mình đang làm dễ gây cho mình cảm hứng, giúp mình tập trung, chú ý, tránh được buồn nản, bẳn gắt, và kết quả tích cực sẽ nâng cao giá trị của chính mình.
Biết phòng ngừa bệnh tật. Đây là yếu tố quan trọng có giá trị điều chế tiến trình lão hóa.

Cần khám tổng quát thường xuyên để kịp ngăn chận các bệnh hiểm nghèo. Đừng bao giờ nghĩ là các chứng đau nhức hành hạ mình chỉ là hậu quả của tuổi già.

Sau khi phân tích các yếu tố nói trên, Giáo sư Demko đề nghị một lối tính tuổi mới mà ông cho là chính xác hơn. Ông đặt tên cho công thức tính tuổi của ông là: DNA-Plus. DNA là viết tắt của Demko's Neo Age, Plus ngụ ý là già với những đặc tính tích cực. Công thức DNA-Plus tính trung bình của 4 lọai tuổi:
Tuổi thời gian, tính theo số năm đã sống.
Tuổi thể chất, tính theo tình trạng sức khỏe.
Tuổi xã hội, tính theo mức độ sinh hoạt hằng ngày trong việc làm, đời sống gia đình, giải trí, hay các công tác thiện nguyện.
Tuổi tâm lý, tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn, sự căng thẳng trong đời sống, hay thích ứng với mọi sự thay đổi bất ngờ.

Nếu áp dụng công thức này cho một người đã sống đến 80 năm (tuổi thời gian), có tình trạng sức khỏe của một người sống 70 năm (tuổi thể chất), có mức độ hoạt động của một người sống 60 năm (tuổi xã hội), và có khả năng ứng phó của một người mới sống 50 năm (tuổi tâm lý), thì tuổi trung bình của người này sẽ là (80+70+60+50) : 4 = 65 tuổi (Neo Years), nghĩa là tuổi chính xác của người này chỉ mới 65 chứ không phải là 80 theo cách suy nghĩ thông thường.

Bởi vậy cho nên, các Anh các Chị ơi, hãy mỉm cười như tôi mỗi buổi sáng khi thức dậy và bắt đầu ngày mới với một nụ cười: Già ơi, Chào Mi!
Vâng, đúng vậy. Tuổi già đã đến với tôi, và tôi đã làm thân với nó. Vì tò mò tôi cũng đã tính tuổi tôi theo công thức DNA-Plus của Giáo sư Demko. Bây giờ đến lượt Anh và Chị. Anh, Chị thử tính xem mình bao nhiêu tuổi?

Nguyễn Văn Sở
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Mar/2019 lúc 7:04am

15/MAR2919 - THẾ NÀO LÀ BẠN GIÀ?   <<<<<


Image%20result%20for%20love%20couple%20bird%20%20in%20flower%20garden




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 29/Mar/2019 lúc 7:20am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2019 lúc 7:19am

Người Đến Tuổi Trung Niên Tối Kỵ Làm 8 Việc Này

Thời gian không đợi người, vì vậy hãy làm những gì mình muốn làm, hay mua gì muốn mua, muốn ăn gì thì hãy ăn… (Ảnh: shutterstock.com)

Cổ nhân có nói: “Tứ thập bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhĩ thuận” (Tạm dịch: 40 tuổi thì không bị nhầm lẫn, 50 tuổi hiểu được mệnh Trời, 60 tuổi nghe điều gì cũng thấy thuận tai).

Sau khi bước vào tuổi trung niên, chỉ muốn dùng cái tâm bình thường để làm những việc bình thường. Bài viết dưới đây là một bức thư mà một người trung niên viết cho chính mình, lời nói ra chỉ là những câu chuyện bình thường trong nhà, trong cuộc sống, đơn giản nhưng hàm ý thâm sâu mà từng câu từng chữ đều thật thấm thía.
Nhất định phải đọc hết. Hãy ghi nhớ thật kỹ, đối với các bậc trung niên đều rất có ích.

1. Hãy thôi nghĩ về quá khứ
Chúng ta vào thời thanh thiếu niên chịu khổ bao nhiêu so với những người trẻ hiện nay. Cũng may, cuộc sống bây giờ càng ngày càng tốt, cũng có cho mình một ít tiền tiêu, có một chút nhàn rỗi để làm những việc mình thích.

Vậy nên, các bậc trung niên đừng nhất mực chìm đắm trong những hồi ức quá khứ, hãy lạc quan, nhìn về tương lai, dù sao chúng ta cũng đã có 20 năm hoàng kim trong cuộc đời rồi.

2. Đừng nên tức giận
Lúc còn trẻ chúng ta có bao nhiêu là cáu gắt, đặc biệt là lúc con cái không nghe lời, khó tránh khỏi quát nạt nó, thậm chí dùng cả đòn roi. Nhưng hôm nay con cái đã trưởng thành rồi, đã có cách nghĩ cho riêng mình rồi, và chúng ta cũng không giống như trước đây.

Chúng ta có thể vận dụng trí tuệ và kinh nghiệm tích lũy, cung cấp cho chúng tham khảo, đồng thời bảo trì thái độ yêu thương và hóm hỉnh của mình. Không được vì con cái không tiếp thu ý kiến mà không ngừng phàn nàn hoặc sinh tức giận để tránh hình thành căng thẳng cho hai thế hệ.

3. Hãy thôi phàn nàn, oán trách
Tục ngữ có câu: Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mỗi người đều có lúc có phiền não, có khi cũng muốn cùng người khác thổ lộ hết. Điều này có thể lý giải, nhưng phải chú ý không nên phàn nàn nhiều quá.
Nếu như bạn bè luôn phàn nàn với bạn về một việc, mỗi ngày mỗi ngày đều đang truyền đi những năng lượng trong lời nói, tin rằng bạn sẽ không muốn có một người bạn như vậy.

4. Đừng lãng phí thời gian
Thời gian trôi qua chỉ như một chớp mắt, giờ ta đã bước vào hàng bậc trung rồi. Thời gian không đợi người, chúng ta càng không nên lãng phí thời gian. Muốn làm cái gì thì hãy làm, muốn mua gì thì hãy mua, muốn ăn gì thì hãy ăn. Đừng nói là: “Hãy đợi sau này”, “Đợi khi có thời gian”, “Đợi qua mấy hôm nữa”.

Người có thể đợi thời gian, nhưng thời gian quyết không đợi người! Vậy nên, đừng phụ bạc chính bản thân mình.

5. Hãy thôi cô độc, cô đơn
Cho dù là ở cùng với con cái, cuối cùng thì cũng là hai vợ chồng già sống với nhau, đều muốn làm được độc lập về tinh thần và không muốn suốt ngày sinh hoạt quẩn quanh trong nhà từ sáng đến tối.
Người già phần đông muốn đi đây đi đó, nên có bằng hữu xung quanh, có một số thú vui tao nhã, như vậy cuộc sống mới thêm phần phong phú.

6. Đừng xen vào việc của người khác
Làm người lớn tuổi, có một bí quyết, chính là đối với một số việc nên nhìn cho rõ, với một số việc không nên nhìn và cũng nên bỏ qua.
Không nên bất kì điều gì cũng lấy mình làm trung tâm, nên cho con cái không gian sinh hoạt và một khoảng trời riêng, không nên can thiệp vào cuộc sống của chúng.
Về vấn đề giáo dục con cháu, hết sức không lấy “kinh nghiệm” mà cho rằng mình đúng, cũng nên hiểu bố mẹ chúng là ai, cố gắng chiểu theo quan điểm của bố mẹ chúng để dạy dỗ chúng.

7. Không nên càm ràm
Sức khoẻ, tình yêu hôn nhân và công việc là chủ đề yêu thích khi trao đổi cùng con cái lúc về già, nhưng người trẻ lại không muốn người lớn nhắc nhiều về những vấn đề đó. Vì vậy, không nên hỏi nhiều về chuyện đó, có một số việc, bọn trẻ trong tâm tinh tường, tự chúng biết phải làm gì, chúng ta cũng chớ dông dài.

8. Đừng nên tồn nhiều tiền
Những người bằng hữu tuổi trung niên, nên dừng lại việc tích trữ tiền. Tiền dù tồn thành từng xấp, bất quá chỉ là con số. Chúng ta khổ cực cả đời, thật sự muốn đối đãi với mình tốt một chút. Trong phạm vi năng lực của mình, đừng quá quan tâm một bộ y phục bao nhiêu tiền, một món ăn bao nhiêu tiền, muốn mua, muốn ăn thì cứ chi thôi!

Tiền mình tiêu đó là tiền của mình, tiền tồn trữ sau này chỉ là di sản mà thôi.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2019 lúc 9:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2019 lúc 7:53am

Tìm Vui Cuối Đời


2988%201%20TimVuiCuoiDoi%20NTTD

      Mẩu đăng tìm bạn bốn phương trên báo làm bà Phượng cảm động và ngưỡng mộ : “ Người đàn ông cô đơn mỗi tuần mang hoa đến mộ phần của vợ, 70 tuổi, nhà cửa ổn định, tài chính vững vàng, tinh thần thảnh thơi, bao dung vị tha. Muốn tìm một phụ nữ 65 tuổi trở xuống để cùng nhau tìm niềm vui cuối đời.”.
      Người đàn ông tuổi xế chiều có nhà cửa và tài chính vững vàng đương nhiên là người khá gỉa lại thêm tấm lòng bao dung vị tha. Bà thú vị hào hứng nhất điều này.
      Ông chắc là người chồng tốt luôn thương yêu vợ. Bà ước gì sau này bà qua đời có một người đàn ông nào sẽ vì bà hàng tuần mang hoa đến viếng mộ vợ như thế. Vừa thắm thiết tình vừa lãng mạn biết bao.
      Bà Phượng đang cần tìm một người đàn ông có đủ hai điều kiện tình cảm và tiền bạc.
Bà hài lòng lời rao tìm bạn vì mình đúng tiêu chuẩn ông ta mong muốn và ngược lại ông ta cũng là mẫu người bà đang tìm kiếm.
      Hai người đã email qua lại và gọi phone để tìm hiểu về nhau. Ông Năng góa vợ hai năm nay, các con thì ở xa. Ông muốn tìm người phụ nữ khác để bù đắp cho bao lâu nay phải chăm sóc và chiều chuộng người vợ suốt mấy năm trời nằm liệt giường sống đời thực vật sau cơn stroke rồi mới chịu ra đi.
      Bà Phượng thì khác hoàn cảnh. Chồng bà mê bồ trẻ, bỏ bê bà. Hai vợ chồng li dị và không con cái..
      Bà muốn tìm người đàn ông tử tế, rộng lượng, cùng nhau vui hưởng hạnh phúc sau mấy năm trời cuộc sống gia đình sóng gió làm bà tiêu điều héo hon và có thêm người cùng bà trả cho hết gánh nợ nhà cửa bà đang cưu mang.
      Hai tâm hồn cô đơn khắc khoải bỗng gặp nhau cuối đường.
Sau những hình ảnh gởi trao họ hẹn ngày gặp mặt.
      Bà Phượng ở nam California , ông Năng ở tiểu bang khác sẽ bay đến Calif. và ở nhà đứa con trai. California của cộng đồng người Việt không xa lạ gì với ông.
      Địa điểm hẹn thơ mộng, là một bờ biển đẹp của thành phố Newport Beach .
      Bà Phượng đã chuẩn bị kỹ cho lần đầu hội ngộ, mái tóc nhuộm màu hung tươi trẻ, bộ váy aó gọn xinh, cái áo khóac buông lơi trên bờ vai, dĩ nhiên không thể thiếu mùi nước hoa thơm nhẹ nhàng quyến rũ. Không ai có thể tin người phụ nữ này đã 65 tuổi.
      Ông Năng đầu đội chiếc mũ kiểu Scotland cổ điển nhưng không bao giờ lỗi thời, cổ quàng khăn màu xám bên chiếc áo sơ mi màu mận chín, ông trẻ trung thanh lịch và tao nhã như một văn nhân đúng như bà Phượng đã hình dung và mơ ước.
      Nàng thơ và chàng văn cùng sánh vai đi bộ dọc theo bãi biển, gió biển lồng lộng, tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá rì rào, mùi hương thơm từ hai phía trao nhau theo mỗi cơn gió càng làm hai trái tim thêm mơ màng say sóng dù sóng biển kia chỉ chạm nhẹ theo bước chân họ trên bãi cát mềm.
Chàng đã cầm tay nàng âu yếm hỏi:
-         Mình về với nhau nhé?
Nàng dịu dàng ngoan ngoãn như cô gái mới mười bảy tuổi:
-         Vâng ạ.

2988%202%20TimVuiCuoiDoiNTTD
***

      Ông Năng sẽ thu xếp nhà cửa để dọn về California ở chung với bà Phượng vì bà không muốn rời khỏi nơi đây. Thương yêu vợ cách mấy ông cũng đành để bà ở lại rồi thỉnh thoảng về thăm mộ phần chắc bà ấy cũng thông cảm cho.
      Bà Phượng muốn ông Năng về ở chung là có ý đồ riêng, hi vọng ông Năng sẽ giúp bà trả góp tiền nhà hàng tháng hay biết đâu ông hào hoa lịch sự móc tiền túi ra trả hết nợ cho bà thì bà sẽ hoàn toàn làm chủ căn nhà này.
      Bà Phượng nôn nao chờ đợi người mới, cuộc sống mới với bao hi vọng tràn trề. Mấy bà bạn thân của bà Phượng bàn tán:
-    Phượng muốn tìm lại hạnh phúc đánh mất từ người chồng phản bội trước kia đấy
Bà khác thì thực tế:
-     Nghe đâu ông này giàu có lắm, chắc Phượng vừa tìm người chồng, vừa tìm người phụ trả tiền nhà.
-      Ừ nhỉ, sau khi li dị Phượng lấy căn nhà, tiếp tục trả mortgage, một mình làm sao trả cho nổi.
Một bà khác lại thực tế hơn:
-     Tôi như Phượng cứ ở một mình, hoa mộng gì, tình yêu gì ở cái tuổi cuối mùa, ai cũng trở tính trở nết rồi thành “hoa cẩm chướng” của đời nhau.
      Ông Năng đã dọn đến ở với bà Phượng sau một buổi tiệc ra mắt họ hàng, con cái và bạn bè đôi bên.
      Chẳng biết nhà cửa tiền bạc ông đã tính toán và để nơi đâu, bà Phượng chưa tiện hỏi, ông đến với bà cùng chiếc xe hơi cũ mèm, ông giải thích:
-    Chiếc xe mua từ lúc mới tinh đến giờ, là kỷ niệm yêu qúy của vợ chồng anh nên dù cũ anh cũng chẳng nỡ rời.
Ông ăn ở thật có tình có nghĩa.
Bà Phượng cũng khéo léo “khoe” căn nhà tình nghĩa của mình:
- Căn nhà của em cũng thế, mua từ lúc hai vợ chồng hạnh phúc ấm êm, nay dù tình duyên gãy đổ nhưng em vẫn muốn giữ làm kỷ niệm trong đời dù hàng tháng trả mortgage cũng vất vả lắm.
Bà nhấn mạnh:
- Nay có anh về căn nhà càng có ý nghĩa đối với em.
      Khi về ở với nhau ông Năng không thể cả ngày đội chiếc mũ flat cap điệu đàng. Thì ra đầu ông bị hói nặng, từ phía trước tới đỉnh đầu không còn lấy một sợi tóc để gió có cớ thổi bay.
      Bà Phượng thất vọng nhưng nhìn ngày này qua ngày nọ thành quen và bà tự an ủi thì mái tóc mình cũng bạc và xác xơ dần. Vấn đề chính là ông Năng giàu có và bao dung kìa.
      Bà vẫn cố giữ gìn hình ảnh đẹp trước mắt ông, mỗi tháng nhuộm tóc một lần khi màu tóc bạc chớm hiện ra nơi chân tóc đường ngôi. Khi đã được chồng yêu thì nói gì chồng chẳng nghe theo.
      Họ xứng đôi vừa lứa, hai người cùng cảm thấy đủ yên vui hạnh phúc trong thời gian đầu cuộc tình còn mới mẻ .
      Chiếc xe cũ của ông Năng từ ngày về California nó thường xuyên dở chứng, nay hư cái này mai hỏng cái khác nằm ì một chỗ, lại thấy ông Năng mang ra tiệm sửa.
Bà Phượng thăm dò góp ý:
-      Anh bán xe cũ mua xe mới mà đi cho khỏe thân. Anh thấy xe của em từ ngày anh về đây có hư hỏng gì đâu. Đi gần hay đi xa em đều an tâm.
Ông trả lời cho xong:
-      Ừ.. ừ.. để anh tính .
      Nhưng ông vẫn cố xài cái xe cũ cho bằng được dù mấy lần công sửa chắc cũng bằng gía trị rẻ mạt của chiếc xe đã lỗi thời và cũ kỹ. Có khi ông Năng phải mượn xe bà Phượng.
      Bà tò mò và thắc mắc nghĩ thầm, tiền bạc của cải ông để dành làm gì mà không lấy ra xài cho những chuyện hợp lý như mua xe? con cái ông đều khá gỉa chúng đâu cần ông để của hồi môn. Hay là ông Năng chưa tin cậy bà nên vẫn giữ của phòng thân ?
      Sau một năm đời bỗng chẳng bình yên, tai họa ập đến, bà Phượng bị té ngã từ thang lầu xuống đất, vào nằm bệnh viện và về nhà với cái chân bó bột phải nằm trên giường dài hạn.

2988%203%20TimVuiCuoiDoiNTTD

      Ông Năng chăm sóc từ miếng ăn giấc ngủ, từ thay quần áo đến giúp đỡ bà vệ sinh cá nhân.
      Trưa nay ông Năng vừa nấu xong nồi cháo thịt, đang lúi húi lục trong rổ bát tìm cái môi để múc ra một bát cháo cho nguội thì bà Phượng nũng nịu nhờ vả:
-     Anh ơi trong lúc chờ cháo nguội anh pha cho em ly trà chanh với lại thay cho em cái khăn lau tay khác đi và anh giặt nốt..…..
      Chắc lục đục trong bếp nãy giờ mới nấu xong nồi cháo, lại chưa tìm thấy cái môi nên ông Năng bực mình sỗ sàng  ngắt ngang:
-      Nấu xong nồi cháo đi tìm gia vị hành ngò tiêu ớt đã mệt cả người, chưa kịp xong  bà lại sai tiếp. Muốn có ly trà chanh thì bà phải nói hộp trà bà cất nơi nào, chanh bà để nơi đâu và đợi tôi nấu nước sôi pha trà. Bà hành tôi vừa vừa chứ.
Bà hờn mát đổi cách xưng hô:
-      Thế mà ông đã hứa sẽ yêu tôi, chiều chuộng tôi đến ngàn đời.  Ông Năng chưa hết bực, quát lên:
-     Phải, Nhưng nếu bà không nằm ăn vạ một đống như thế này..
Bà Phượng kinh ngạc và tức tưởi:
-       Ối giời ôi, ông ăn nói thô lỗ với tôi thế hả…
Nỗi lòng ông được dịp tuôn ra:
-       Tôi thế đấy. Nói thật với bà nhé, suốt năm qua chung sống với bà tôi cố giữ hình ảnh người đàn ông tao nhã, mỗi lần chúng ta sánh đôi ra ngoài đường tôi phải ăn mặc chỉnh tề, quàng khăn lên cổ, đội mũ lên đầu và ăn nói văn hoa cho bà vừa lòng, tôi ngao ngán đến tận cổ rồi.
Bà Phượng bẽ bàng:
-      Tôi đang định sau khi khỏi bệnh sẽ thưởng công ông chăm sóc tôi, mua tặng ông mấy cái khăn quàng nữa cho ông tha hồ chưng diện ...
-        Thôi khỏi…người ta làm diễn viên lên sân khấu chốc lát là xong vai, còn tôi diễn cả năm trời oải lắm rồi.
-        Vậy mà tôi cứ tưởng ông mãi là người trong mộng của đời tôi.
-        Thực tế đi bà ơi, ban đầu tôi cũng nghĩ bà là nàng thơ mà tôi may mắn bắt gặp giữa đường đời. Nhìn kìa, bà nằm trên giường bệnh hơn tháng nay tóc tai xác xơ bạc thếch chưa nhuộm và khuôn mặt bơ phờ với những vết nhăn nơi khóe môi, khóe mắt…
      Bà Phượng giật mình nhớ ra mái tóc đã qúa hạn chưa nhuộm. Bà cố bào chữa:
-       Thì ai gìa mặt không có vết nhăn, đừng có thấy mấy bà tuổi từ 50, 60 trở đi mặt không có vết nhăn mà tưởng họ trẻ lâu, thẩm mỹ viện căng da cả đấy. Còn mái tóc này ư, mai mốt khỏi bệnh tôi sẽ nhuộm lại…
-       Thôi khỏi. Điều ấy không quan trọng với tôi nữa.
Bà Phượng mai mỉa :
-       Ông nhìn lại ông đi, những lần gặp gỡ đầu tiên ông đội mũ tôi nào biết ông cố tình che đi cái đầu hói. Tôi còn có tóc để chải để nhuộm đỡ hơn ông đấy.
Ông Năng thẳng thừng:
-        Ván bài lật ngửa rồi, tôi với bà bất phân thắng bại nghe.
Bà Phượng tủi thân ôm mặt khóc, ông Năng đe dọa:
-        Bà có thôi khóc đi không, đừng làm tôi điên máu thêm thì khỏi có trà chanh gì nữa, nước lạnh cũng không luôn…
-        Này… này…ông đừng có ….khoe thói vũ phu, chồng tôi khi xưa tuy có bồ bịch lăng nhăng nhưng chưa đối xử vô văn hoá với tôi đâu nhé..
-        Này..này..bà nói ai vô văn hoá, hả?hả? vợ tôi khi xưa tuy ốm đau nằm liệt giường nhưng chưa hành hạ tôi tàn khốc như bà nhé…
      Bà Phượng giảm tốc độ nức nở, không dám trách ông Năng, dù sao ông cũng đã chăm sóc bà cả tháng nay và còn tiếp tục sau mấy lần tái khám nữa. Bà vẫn cần ông, đang chiêu dụ ông một ngày nào đó sẽ cảm thông và giúp đỡ bà trả tiền nhà. Bà dịu giọng nói như an ủi ông:
-       Tôi bệnh rồi sẽ khỏi mà. Chỉ còn một tuần nữa là đủ hai tháng để tháo băng.
Ông Năng vẫn hậm hực:
-       Người gìa té ngã gãy xương chưa chết là may.Với lại ai dám bảo đảm là bà sẽ không xớn xác té ngã cầu thang hay trong phòng tắm lần nữa chứ? Tôi lại phải hầu…
-       Trời ơi, ông trù ẻo tôi đấy hả? Ông biết chiều chuộng vợ lắm mà, người đàn ông mỗi tuần mang hoa đến mộ phần vợ từng làm tôi cảm động đâu rồi?
Ông Năng cười khan:
-       Ai rảnh mà mỗi tuần đi thăm mộ vợ và tốn tiền mua hoa chứ, tiền mua bó hoa tôi  ăn tô phở cho sướng thân. Thoát được cảnh hầu hạ bà vợ nằm liệt giường, ai ngờ nay lại phải hầu hạ bà.. .
Bà Phượng được dịp vỡ òa những ấm ức bấy lâu:
-        Bây giờ tôi mới hiểu vì sao ông vẫn đi cái xe cà tàng cũ rích, chắc chắn không phải vì nhớ thương hình bóng người vợ cũ, mà vì ông hà tiện, tiền bạc để dành cho nó mục nát ra à, để về bên kia thế giới tiêu xài với ma à ?
Bà hăng máu gào thêm:
-      Về ở với tôi cái gì ông cũng xài chung xài ké. Hôm nọ mượn tiền tôi mấy trăm đồng sửa xe còn chưa trả đấy nhé
-      Nợ tôi sẽ trả, hàng tháng tôi đều đưa bà mấy trăm đồng chứ có ăn nhờ ở đậu nhà bà đâu
Bà Phượng cười khinh khỉnh:
-       Vài trăm đồng một tháng của ông chưa đủ tiền một đứa share phòng trong khi căn nhà này mỗi tháng tôi trả mortgage gần ba ngàn đồng bạc.Thế mà đăng lời rao tìm bạn vừa hoa mỹ vừa oai phong lẫm liệt nào ôm hoa đến mộ vợ, nào nhà cửa ổn định, tài chính vững vàng, tinh thần thảnh thơi, bao dung vị tha.…
Ông Năng giải thích:
-       Tôi đăng ôm hoa đến mộ vợ cho thơ mộng với cuộc đời, ý tôi  muốn nói vẫn thương người vợ cũ, những điều còn lại tôi dí dỏm cho vui chứ không có ý lừa dối ai cả. Tôi nghèo mạt rệp, nhà cửa ổn định là ở diện housing đấy, tài chính vững vàng là tiền gìa lãnh hàng tháng cho đến chết đấy, có bảo hiểm sức khỏe chẳng tốn đồng nào là tinh thần thảnh thơi vô lo đấy. Ở tuổi già không phải lệ thuộc nhờ vả con cái, với tôi thế là qúa sung sướng. Tôi chỉ nói lên sự thật tại bà qúa giàu tưởng tượng mà thôi..
-       Thế sao ông không nói huỵch toẹc ra cho tôi biết sớm.
-       Tôi tưởng sẽ gặp người tình tri kỷ, ở với nhau sẽ hiểu nhau, nhưng bà chỉ dòm ngó tìm hiểu “gia tài” của tôi làm tôi càng ngại ngùng khó nói. Thôi thì tôi với bà chắp nối không có gì ràng buộc, bây giờ không hợp nhau thì chia tay.
Bà Phượng lại gào lên:
-       À, thì ra thế, đằng nào cũng rút lui nên ông không cần che đậy sự giả dối thêm nữa. Ông thách thức tôi đấy hả? Mời ông ra khỏi nhà tôi. Mời ông ra khỏi cuộc đời tôi.
-       Bà khỏi phải đuổi tôi cũng chạy bà luôn, tôi tưởng bà là một phụ nữ đã nếm mùi khổ đau sẽ cùng tôi tìm niềm vui cuối đời, nhưng tôi đã lầm và tiếc lắm. Bà biết tôi tiếc gì không?...
-       Cuối cùng ông cũng phải tiếc tôi thôi…..
-       Tôi tiếc….. đã từ bỏ diện housing ổn định để dọn về đây ở với bà, trở về thành phố cũ tôi phải làm giấy tờ xin lại từ đầu mất nhiều công sức lắm. Bà rõ chưa…

***
2988%204%20TimVuiCuoiDoiNTTD

      Ông Năng trở về thành phố cũ của ông. Vài tháng sau bà Phượng đọc thấy lời rao tìm bạn bốn phương của ông lại xuất hiện trên báo, lần này ông kinh nghiệm đăng rất thực tế rõ ràng : “Người đàn ông nghèo và cô đơn luôn mơ ước có tiền để mua hoa mỗi tuần đến thăm mộ vợ, 70 tuổi, nhà ở housing, tiền gìa, medicaid đầy đủ. Muốn tìm một phụ nữ để tri kỷ, để yêu thương nhau suốt quãng đời còn lại” .
      Thôi thì bà cũng cầu mong ông Năng tìm được một người tình tri kỷ, nếu không thì cũng vớ được một bà gìa handicap hay bà nhà quê chán con chán cháu đang ăn welfare muốn tìm chồng ra ở riêng, may ra sẽ ở với nhau lâu dài.
      Còn bà, bà sẽ cho share phòng để có thêm lợi tức trả tiền nhà và yên phận sống một mình. Tìm được một tình yêu đã khó bà không mong gì tìm một lúc được cả tình lẫn tiền ở cái tuổi gìa này nữa.


Nguyễn Thị Thanh Dương.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Apr/2019 lúc 9:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2019 lúc 7:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2019 lúc 7:13am

"Trạm Cuối Cuộc Đời Bên Mỹ"







Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ. Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Nhưng tư tưởng lạc quan nầy đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.

Từ tâm trạng sợ hãi nầy tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.

Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyên trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cả tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.

Nhưng cuộc sống hanh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trể, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.

Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não.. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dandelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bà xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.

Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất.. Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vậy đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sao phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung thư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mõi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.

Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dõi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.

Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rõ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũng chịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện. Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!

Từ ngày mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7. Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng. Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngoại nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.

Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói, khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. Sau nầy mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.

Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin:

- Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!

Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ:

- Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?

Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?

Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mõi mòn, đến kiêt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẵng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.

Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.

Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.

Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau. Bà âm thầm ra đi không một lời từ giã, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưỡng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa. Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản án tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.

Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày nầy sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.

Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?

Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.

Nursing home. Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!

Bạn đã chọn cho mình cách đến chưa?


Chú Chín Cali
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2019 lúc 9:12am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22097
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2019 lúc 7:44am

Xin Đừng Nói Tại Tuổi Già


Sau khi đổ xăng, ông Minh lên xe lái về nhà. Đi được một đoạn, ông nghe thấy tiếng kim khí chạm vào xi măng rồi tiếng loong coong tiếp theo. Đang chạy trên đường  phố nhiều xe, ông không ngừng lại để coi xem vật gì rơi. Một thoáng nghĩ, ông đoán đó là chiếc nắp bình xăng để trên mui xe đã rơi mất tiêu. Lại quên rồi. Ông tự nhủ, với một chút chán nản.

Về đến nhà, ông ngần ngại một lúc rồi than vãn với bà vợ là hồi này mình già nên hay quên quá, và kể cho vợ nghe mất cái nắp bình xăng.

Vợ mỉm cười, nói: Đây đâu có phải là lần đầu mà ông lo. Ông nhớ khi gia đình mình lái xe về quê cách đây mấy năm, ông quên đến hai lần. Và phải mua nắp khác thay vào.



Cô con gái đứng gần đó, chêm vào: Bố ơi, bố có nhớ hồi xưa khi bố còn đi làm, đã bao nhiêu lần trước khi ra khỏi nhà, bố cứ kiếm cặp kính đọc sách của bố, trong khi bố gài nó trên mái tóc. Lúc đó bố đâu đã ở tuổi này.

Ngồi nghĩ lại, ông Minh thấy bà vợ và con gái nói cũng đúng. Đã nhiều lần, cách đây cả chục năm, lâu lâu ông cũng không biết để chìa khóa xe ở đâu, đi chợ bảo mua vài món đồ rồi cũng quên một món, chứ đâu có phải chỉ từ ngày ông về hưu ở tuổi 60 mới hay quên. Vậy mà mỗi khi nghĩ đến cái tuổi đó, ông cũng mang một thoáng suy tư.          

Bước vào cái tuổi mà khi mình làm cái gì không giống ai thì thiên hạ cứ bảo ông bà ấy già rồi.

Gặp người bạn xa vắng đã lâu, mình có vui miệng nói ít nhiều câu chuyện thì người phối ngẫu lại nhắc khéo để mình ngưng bớt lại, kẻo nói dài dòng, phiền lòng người nghe.

Đau nhức xương cánh tay và đầu gối, kể lể với bác sĩ thì được trả lời: cụ ơi, cụ già rồi thì nó vậy đó, không sao đâu; hoặc tối ngủ hay thức giấc nửa khuya, không ngủ lại được thì lương y cũng bảo người già thường hay bị bệnh như vậy.

Trăm dâu đổ đầu tằm, cái gì cũng đổ tại già.

Riêng cái vụ “hay quên” thì vô số người, ngay cả bác sĩ đôi khi cũng phán rằng già thì nó lão suy, nói trước quên sau. Và có người cứ canh cánh sợ là già thì sẽ rơi vào tình trạng “lú lẫn, sa sút trí tuệ”.

Mà nói đến bệnh sa sút trí tuệ thì cũng đáng e ngại thật. Một thăm dò ý kiến tại Mỹ coi xem con người sợ gì nhất. Sợ đau tim, ung thư, mù lòa, rớt máy bay, nghèo túng, hoặc thả vào chuồng cọp... Mỗi người có mỗi mối sợ khác nhau, nhưng lo sợ nhất vẫn là mất trí nhớ, lú lẫn, rồi chẳng biết mình là ai, ở đâu, quên ăn quên ngủ, phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.

Có người bảo, quên như vậy càng sướng chứ sao. Chẳng phải lo nghĩ, chẳng cần để ý tới chuyện đời.

Nhưng, một lão bà vừa mới chôn cất chồng, mà về nhà liên tục kêu tên ông, tìm kiếm ông hết phòng này qua phòng khác. Đôi khi hiểu rõ trắng đen thì vật vã khóc than. Sự việc kéo dài suốt mấy năm trường, cho tới khi bà tạ thế. Bà đã ở trong tình trạng mất trí, lú lẫn. Và như vậy thì sướng nỗi gì!

Trở lại với chuyện hay quên thì cũng có nhiều lý do.

-Một độc giả hỏi thăm là có ông chú 70 tuổi hay bị quên tên người này người khác và ông cụ phải nhờ mọi người nhắc dùm. Khi không thỏa mãn thì ông trở nên hung hăng, đập phá, khó thở, phải uống viên thuốc an thần mới dịu xuống.

Hỏi kỹ thì được biết ông đã bị tai biến não, và cơn suy tim. Sở dĩ ông hay quên vì huyết lên não giảm. Mà huyết giảm thì thiếu nuôi dưỡng, tế bào thần kinh kém hoạt động, và ông ta không nhớ tên người, đồng thời tính tình trở thành bất thường, đôi khi hoang tưởng.

-Một lão bà than phiền không biết để cặp kính đọc sách báo ở đâu; vào phòng tắm rồi không biết để làm gì; mới nghe một câu chuyện mà nửa giờ sau đã quên; bạn bè than phiền bà hẹn tới chơi rồi không tới. Vì quên.... Bà hỏi có thuốc gì phục hồi trí nhớ cho bà.

Lấy thêm chi tiết thì được biết chồng bà mới mất cách đây nửa năm, rồi bà quá thương tiếc mà không ăn không ngủ được, buồn chán chẳng thiết làm gì, ngay cả những thú vui khi trước.

Bà được thầy thuốc cho uống thuốc chữa bệnh trầm cảm mấy tuần lễ thì tình trạng hay quên thuyên giảm. Bà đã bị bệnh sầu não, buồn phiền vì mất người chồng thân yêu.

-Dùng nhiều dược phẩm cũng là rủi ro của kém trí nhớ. do tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc lợi tiểu để trị cao huyết áp là một thí dụ. Thuốc làm giảm muối và nước trong máu, hóa chất trong cơ thể thay đổi. Nếu liều lượng quá cao thì huyết áp xuống quá thấp. Não bộ người già rất nhậy cảm với những thay đổi này, sẽ trở nên kém hoạt động về ghi nhớ và tập trung. Và hay quên.

Thuốc an thần, thuốc ngủ cũng ảnh hưởng tới trí nhớ. Cho nên thầy thuốc cần lưu ý ở điểm này và bệnh nhân cũng cần cho thầy thuốc hay mọi khác thường xẩy ra khi dùng thuốc.

-Một vài bệnh kinh niên cũng ảnh hưởng tới trí nhớ.

-Sau nhiều ngày đằng vân giá vũ du thuyết liên lục địa, về đến nhà được ít ngày thì nhà chính khách thấy trong người mỏi mệt, không tập trung tư tưởng được, hay quên và có khó khăn trong giải quyết công việc thường lệ. Nhiều khi nhân viên thấy ông ngồi thẫn thờ như người mất hồn, đi đứng không vững. Thầy thuốc cho là ông bị căng thẳng thần kinh, vì làm việc quá sức. Và đề nghị ông đi nghỉ dưỡng sức.

Ông làm theo nhưng khó khăn vẫn không bớt.

Một hôm ông té xỉu, đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ khám bệnh và phát giác nhịp tim ông rất thấp và không đều. Một máy điều hòa nhịp tim được gắn cho ông và ông trở lại bình thường. Ấy là do ông có bệnh tim mà không hay.

Hay quên trong những trường hợp kể trên đâu có phải là vì tuổi hạc, tuổi cao. Nhưng nếu được xác định là bị bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, lú lẫn thì quả là bệnh của một số người tuổi cao, người già. Vì thống kê cho hay, 4% người cao tuổi có thể bị bệnh nàỵ.

Trong bệnh Alzheimer, não bộ bị thoái hóa, hóa chất não suy giảm, máu huyết nuôi não cũng ít đi, mà nguyên nhân chưa được tìm ra. Hậu quả của các thay đổi này đưa tới một căn bệnh của thế kỷ. Bác sĩ Lewis Thomas, Khoa Trưởng Đại Học Y Yale coi đây là một bệnh xấu xa nhất trong các bệnh.

Bệnh  không những tàn phá bệnh nhân mà còn gây hậu quả tai hại cho gia đình, bạn bè người bệnh. Nó bắt đầu với sự mất khả năng học hỏi, tính toán, suy nghĩ để rồi đưa đến sự khép kín hoàn toàn về tâm trí. Bệnh nhân tiếp tục sống không hồn cho tới ngày nào đó một bội nhiễm sưng phổi, những suy nhược tổng quát giải thoát cho họ.

Kết luận

Óc ghi nhận dữ kiện như một cái máy thu âm, bộ phận hải mã như là một cái nút kiểm soát. Bình thường, nút bấm này tắt, và chỉ mở để ghi khi nào dữ kiện được coi là quan trọng.

Một dữ kiện không quan trọng thường lởn vởn trong đầu một lúc rồi tan biến đi. Cho nên nếu ta có quên tên một người nào đó trong  tiệc cưới cũng là chuyện bình thường, giống như là lâu lâu ta quên, không biết chìa khóa xe, chìa khóa nhà để ở đâu.

Nhưng lái xe đi làm mỗi ngày trên cùng con đường mà lạc lối; quên những hẹn quan trọng; kể đi kể lại cùng câu chuyện trong một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với bạn bè, thì là điều đáng ngại.

Những thắc mắc, lo âu, tự hỏi: Ta già rồi chăng? Hay ta đang mắc chứng não suy trầm trọng?

Liệu trí nhớ có bỏ ta ra đi như những con chuột tìm đường chạy trốn khỏi con tầu sắp chìm đắm dưới biển cả mênh mông!

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2019 lúc 12:28pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.255 seconds.