Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Dec/2018 lúc 4:48pm

Viện dưỡng lão là ngôi nhà cuối cùng

baomai.blogspot.com

Ngày mai, tôi phải đi viện dưỡng lão…

Không phải bất đắc dĩ, thì tôi cũng không muốn đi viện dưỡng lão đâu. Nhưng mà từ khi sinh hoạt hàng ngày không còn có thể tự xoay xở, mà con gái vừa làm việc bận rộn vừa phải chăm sóc các cháu, không rảnh để quan tâm đến mình, đây dường như là sự lựa chọn duy nhất đối với tôi.

Điều kiện sống ở viện dưỡng lão không tệ: Một mình một gian phòng sạch sẽ, được lắp các đồ điện đơn giản thực dụng, đầy đủ các loại phương tiện giải trí; đồ ăn cũng ngon miệng; phục vụ rất chu đáo, bày trí xung quanh cũng rất đẹp.

baomai.blogspot.com
Note: hình trong bài này là minh họa

Tuy nhiên giá cả đắt đỏ, tiền hưu của tôi nhất định không đủ trả. Nhưng tôi còn có nhà riêng của mình, đem bán nó đi, tiền cũng không còn là vấn đề nữa. Nhưng tài sản còn lại, trong tương lai tôi muốn để dành cho con cái. Con cái lại rất hiểu chuyện, chúng nói: “Tài sản của mẹ thì mẹ tùy ý sử dụng, không cần lo cho bọn con”. Số tiền còn lại đúng là tôi muốn chuẩn bị để vào viện dưỡng lão.

baomai.blogspot.com
  
Sống trong nhà, kim chỉ cái gì cũng không thiếu, rương hòm, ngăn tủ, ngăn kéo đều đầy ắp các loại đồ dùng. Quần áo bốn mùa, đồ dùng bốn mùa, chồng chất như núi; tôi thích sưu tầm, tem sưu tầm đã thành từng chồng lớn, ấm tử sa cũng đã hơn mười cái. Còn có rất nhiều vật linh tinh cất giấu, nào là ngọc bích, hạt óc chó, vật trang sức. Đặc biệt là sách, cả một mặt tường là giá sách, chật kín đầy ắp; rượu ngon thì Mao Đài, Ngũ Lương, rượu Tây cũng phải mấy bình.

Còn có nguyên bộ đồ điện gia dụng, dụng cụ nấu nướng, nồi niêu xoong chảo, củi gạo dầu muối, đủ loại đồ gia vị, nhét chật đầy phòng bếp; còn hơn chục cuốn album ảnh, nhìn một phòng tràn đầy đồ vật, tôi cũng thấy phát rầu!

baomai.blogspot.com
  
Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một máy giặt, một TV, một bếp điện từ, một lò vi ba, căn bản không có chỗ để lưu giữ của cải mà mình tích lũy.

Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được, những của cải này đều là dư thừa, chúng cũng không thuộc về mình…

Tôi chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, chúng trên thực tế chỉ thuộc về thế giới này, những sinh mệnh lần lượt lướt qua ta, cũng chỉ là quần chúng.

Cố Cung là của ai, hoàng đế cho rằng là của trẫm đấy, nhưng bây giờ nó là của nhân dân, của xã hội, chỉ có thể trở thành lịch sử.

Tôi bỗng nhiên hiểu ra: Tại sao Bill Gates muốn đem cho toàn bộ tài sản của mình; tại sao Jack Ma tuyên bố muốn tặng toàn bộ đồ cất giữ cho viện bảo tàng? Đó là bởi vì bọn họ hiểu rồi: Tất cả vốn dĩ không phải của họ!

Bọn họ chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, sinh không mang theo, chết không mang đi, chi bằng tích đức làm việc thiện lưu lại phúc cho con cháu. Đó mới thật là sáng suốt!

baomai.blogspot.com
  
Một phòng đồ đạc của tôi, thật muốn đem hiến tặng, nhưng lại không nỡ. Phải xử lý chúng trở thành một vấn đề khó khăn, con cháu lại chẳng dùng được bao nhiêu.

Tôi có thể tưởng tượng, lúc cháu mình đối mặt với những 'bảo bối' tôi khổ tâm tích lũy thì sẽ đối xử thế nào: Quần áo chăn đệm toàn bộ đều vứt đi; hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ; sách bị coi như phế phẩm bán đi; đồ cất giữ không có hứng thú sẽ bị dọn sạch; đồ gỗ lim trong nhà không dùng, cũng sẽ đem bán giá rẻ. Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng:“Chỉ còn lại trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ!”

Tôi quay lại nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài bộ thích mặc; đồ dùng phòng bếp chỉ chừa lại một bộ nồi niêu chén bát. Sách chọn lấy vài cuốn đáng đọc; ấm tử sa chọn lại một cái để uống trà. Mang theo chứng minh thư, giấy chứng nhận người già, thẻ y tế, hộ khẩu, đương nhiên còn có thẻ ngân hàng, vậy là đủ rồi!

Đây chính là toàn bộ gia sản của tôi! Tôi đi rồi, từ biệt hàng xóm, đem trả ngôi nhà này lại cho thế giới này!

baomai.blogspot.com
  
Đúng vậy, đời người chỉ có thể ngủ một giường, ở một gian phòng, dù nhiều hơn nữa đều là để nhìn chơi. Nhân sinh trên đời, quả thật không cần quá nhiều, đừng quá coi trọng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng đều phải trả lại cho thế giới này! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân, yêu mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt đẹp.

baomai.blogspot.com  



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Dec/2018 lúc 7:42am

Sống thọ chưa hẳn là may mắn

Image%20result%20for%20old%20friend

Cứ mỗi lần có dịp phải vào nhà dưỡng lão để thăm người quen hay bạn bè, tôi thường có những suy nghĩ và ám ảnh, liệu rồi sau này lúc già yếu, bệnh hoạn, tôi có phải vào nằm ở đây không, mà ví như cha mẹ tôi còn sống, tôi có khả năng nuôi nấng săn sóc cha mẹ tôi ở nhà không hay lại phải đưa quý cụ vào đây?

"Nước mắt chảy xuôi" là thành ngữ Việt Nam nói đến tình thương chỉ có thể từ cha mẹ dành cho con cái, theo dòng thuận của đời người, từ cao xuống thấp, để khuyên chúng ta đừng đòi hỏi một sự báo đáp từ con cái. Nhưng sự thật, các bậc cha mẹ cũng buồn lòng khi thấy con cái đối xử với mình tệ bạc nhất là đến tuổi già, bệnh tật, có khi bị bỏ quên, cha mẹ cảm thấy cô đơn, cần sự an ủi, săn sóc. Trong một bài viết về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, tôi nhận được lá thư của một vị cao niên ở tận miền Ðông, bày tỏ ý kiến của cụ:

"Tôi đã khóc, khóc cho chính mình và cho ai trong tuổi già ở xứ này.

Ông kể lại có cụ già đã chết cả một hai tuần, không ai biết.

-Con cái ở đâu?

Image%20result%20for%20today%20someone%20i%20love%20p***%20away
Note: hình trong bài này là minh họa 
   
Ðó là những người có con mà còn vậy, còn những người không con thì chắc phải vô trường hợp này quá. Vì tôi không con gái, chỉ hai 'đực rựa', một ở Cali, một ở gần đây, nhưng ít khi kêu, và có khi không kêu hỏi thăm được một tiếng, lúc cần tiền hay cần gì đó mới kêu.

- Có lúc tôi nghĩ: "Hay mình bất hiếu với cha mẹ nên con cái nó bạc với mình chăng?"

Ở Florida này cũng có một bà Việt Nam ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. 

Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không ai ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết.

-"Thật là thảm!"

Ðây chắc chắn là chuyện này có thể tránh được.

Related%20image

- Nếu mẹ ở nhà riêng, con nên có một cái chìa khóa nhà để dùng lúc cần thiết.
- Ðem thức ăn đến cho mẹ, khi mẹ đi vắng, dù bận thế nào đi nữa, thì cũng vào nhà, để thức ăn vào tủ lạnh cho mẹ.
- Nếu mẹ ngủ thì cũng vào nhà xem mẹ có khỏe không?
- Ðiện thoại cho mẹ nhiều lần mà không nghe trả lời thì phải nhờ người ở gần, đến gõ cửa nhà mẹ xem sao, hay vội vàng chạy lại xem sự thể thế nào?

Câu chuyện như trên có thể xẩy ra bất cứ ở đâu.

baomai.blogspot.com
  
-Trái tim của người mẹ có nhiều chỗ dành cho đứa con, như đôi cánh của một con gà mẹ có thể dang ra che kín mười đứa con bé dại, nhưng người mẹ có chỗ nào trong trái tim của con?

- Ngày xưa, mẹ chưa bao giờ biết nói tiếng "bận" với con.

- Khi đang ăn mà con "làm bậy" cũng phải buông đũa đứng dậy.

- Nửa đêm dù đau yếu, mỏi mệt nghe tiếng con khóc cũng phải mở mắt, vỗ về và ôm con vào lòng.

- Sao các con bây giờ vẫn thường nói tiếng "bận" với cha mẹ.

- Vì bận nên các con đưa cha mẹ già lú lẫn vào nursing home,

- Vì bận, nên theo lời một cô y tá cho biết, nhiều gia đình bỏ cha mẹ vào đây rồi không bao giờ lui tới thăm viếng.

- Cô cho biết nhiều người đã ở đây năm sáu năm rồi, không hề có ai lai vãng.

- Có bao nhiêu lý do để những đứa con có thể nêu ra để không còn chỗ nào trong lòng, nhớ đến cha mẹ.

- Đàn ông chúng ta nên vui, vì hiện nay trong các nhà dưỡng lão 70% là quý bà, vì các ông đã quy tiên sớm hơn vợ mình, thông thường ít nhất là 6 năm, để ngày nay khỏi phải chịu cảnh cô đơn, buồn tẻ.

baomai.blogspot.com  

-Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home.

Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại.

Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn.

baomai.blogspot.com
  
Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ. Giá mà có người đẩy xe lăn đưa các cụ đi dạo một vòng ngoài trời nắng ấm kia, chắc hẳn các cụ vui hơn và biết đâu cuộc sống sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa.

Giờ này trong công viên hay trên những con đường trong thành phố nhiều người mẹ đang đẩy chiếc xe đưa con đi dạo, nhưng vài mươi năm nữa ai sẽ đẩy chiếc lăn cho bà.

Phải chăng định luật của cuộc sống và tình thương là "nước mắt chảy xuôi", sẽ không bao giờ có một dòng nước chảy ngược về nguồn.

Người Âu Mỹ thường thèm địa vị của các bậc cha mẹ người Á Ðông lúc về già vẫn còn được con cái lui tới săn sóc, nhưng họ cũng nên nhớ lại, họ chỉ nuôi con cho đến năm 18 tuổi là hết bổn phận, trên pháp lý, không ai trừng phạt gì họ được, mà trên mặt tình cảm cũng không có gì phải cắn rứt lương tâm.

Trong xã hội văn minh này, một đứa trẻ bỏ học, đi lang thang ngoài đường hay bị đối xử tàn tệ, cha mẹ có thể ra tòa và mất quyền nuôi dưỡng, còn những cụ già vô gia cư, đói khát bị bỏ bên lề đường, không ai có trách nhiệm và chẳng có ai phải ra tòa.

baomai.blogspot.com

Ðiều đáng nói là các cụ già cũng như những đứa trẻ, đều yếu đuối, không có khả năng tự bảo vệ và rất dễ xúc động, buồn vui.

Trong một xã hội đáng gọi là văn minh, các trẻ em và người cao niên đều được che chở, bảo vệ và săn sóc chu đáo.

Các cụ có các cơ quan xã hội lo thuốc men, thực phẩm nhưng với nỗi cô đơn, phiền muộn ai là người lo cho các cụ, trong khi những đứa trẻ có người an ủi, vỗ về và nói với nó những lời dịu ngọt.

Ngân khoản của liên bang cấp để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng có đến 90% dành cho việc ngăn ngừa lạm dụng trẻ con, 7% để ngăn ngừa bạo hành trong gia đình nhưng chỉ có 2% sử dụng trong việc ngăn ngừa ngược đãi người già.

Không biết có bao nhiêu đạo luật và ngân khoản dành cho việc chống lại việc ngược đãi súc vật? Cứ vào "Pet-Abuse.com" chúng ta sẽ tìm thấy hàng nghìn trường hợp công dân Mỹ, già và trẻ, đàn ông lẫn đàn bà bị tù tội, phạt tiền vì bạc đãi, bỏ đói, đánh đập hoặc giết những con vật thân yêu trong nhà.

Bỏ quên một bà mẹ già trong nhà dưỡng lão nhiều năm có phải là một trường hợp ngược đãi không?

baomai.blogspot.com
  
Tôi nghĩ là không....... Nếu có, luật pháp đã bắt đứa con phải phạt vạ hay vào nhà tù.

Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước , Lộc , Thọ.

Phước có chỗ đứng cao hơn hết, Lộc thì phù du, mà ở đây Thọ chưa hẳn đã là may mắn.



Vu Trung Hien
***
https://baomai.blogspot.com/


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Dec/2018 lúc 8:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2018 lúc 10:29am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2018 lúc 3:24pm

Đêm Giao Thừa Buồn   <<<<<

Thơ Phương Lan


Image%20result%20for%20Đêm%20Giao%20Thừa%20Buồn


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 31/Dec/2018 lúc 3:25pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Jan/2019 lúc 7:24am

Cụ Bà Hạnh Phúc Trong Những Tháng Ngày Cuối Đời Trên Chuyến Tàu Du Lịch!

Mời quý vị click vào hình để xem cuộc sống của cụ bà trên chuyến tàu du lịch

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Jan/2019 lúc 10:50am

“Ông Ơi, Tôi Sắp Phải Đi Rồi, Ông Hãy Ôm Tôi Đi”


Con người ta để ở bên nhau không hề dễ dàng. Tình yêu thật sự là có thể trải qua những tháng ngày thăng trầm buồn vui, là khi nhìn thấy người kia mỉm cười bạn sẽ cảm thấy ấm lòng, là bên nhau theo năm tháng.

Bà cụ tỉnh lại, nhưng nhịp tim lúc thì đập nhanh, khi lại đập chậm khiến bà không chịu đựng nổi. Bà nghĩ: Sắp rồi, mình phải đi rồi, có lẽ chỉ một hai ngày nữa thôi.
Bà đã 76 tuổi rồi, cơ thể vẫn còn khá tốt, chỉ là năm nay thời tiết thay đổi thất thường, lúc nóng lúc lạnh nên rất nguy hiểm đối với những người lớn tuổi như bà. Tự bà cảm thấy rằng kể từ sau Tết, sức khỏe ngày càng yếu hơn.
Bà xoay đầu lại nhìn thấy cụ ông 78 tuổi đang ngồi trên chiếc ghế ấm bên cạnh, lòng bà cảm thấy được an ủi một phần.

Ánh mặt trời chiều ấm áp, vầng dương đang lặn xuống phía sau chân trời, bà chợt nhớ về quãng thời gian xưa cùng vui vẻ với cụ ông.
Bà là người đẹp nổi tiếng trong làng, có rất nhiều người mai mối tìm đến cửa nhà bà. Nhưng mà trái tim của bà sớm đã có chủ rồi. Bà vừa ý một thầy giáo duy nhất của trường tiểu học trong thôn.
Chàng thanh niên nho nhã ấy đeo một đôi kính rất đẹp, khi ông nhìn bà rồi mỉm cười khiến trái tim bà cảm thấy loạn nhịp.
Hai người từng gặp nhau trên con đường làng, họ chỉ nhìn thoáng qua nhau rồi đỏ mặt, cúi đầu, lặng lẽ lướt qua nhau. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi mà lại là khoảnh khắc hạnh phúc nhất mà họ mong chờ.

Chẳng ngờ năm ấy, cha của bà đi mua đồ sắm Tết, trên đường về thì gặp bọn cướp, trong lúc nguy cấp thì được một người khách cao lớn đi ngang cứu mạng và đỡ cho ông cụ một dao.
Khi dưỡng thương ở nhà bà, bà túc trực bên giường để rót nước, đưa cơm, bà hoàn toàn chỉ là muốn báo đáp chàng trai xa lạ này đã cứu mạng bố mình.

Khi vết thương của người này đã lành, lúc này anh bắt đầu nhận làm hết gần như tất cả mọi việc nhà và đồng áng.
Dù vẻ ngoài anh có hơi luộm thuộm nhếch nhác, nhưng lại rất toàn năng, cơm nước giặt giũ, cày cấy, sửa chữa đồ đạc, không có việc gì là anh không làm được cả khiến cha mẹ của bà rất quý, anh thường xuyên được dân làng khen ngợi và ngưỡng mộ.

Điều này khiến bà rất lo, vì có một buổi tối nọ, bà vô tình nghe thấy cha mẹ nói chuyện với nhau, cha bà có ý muốn người này vào làm rể. Bà dựa vào cửa, không biết phải làm sao.

Ngày hôm sau, bà cố ý đến nơi thường hay gặp gỡ thầy giáo nọ, bà đi đi lại lại rất lâu mà không thấy ông ấy đâu cả. Sau cùng bà hỏi một em bé trong làng thì mới biết ông giáo đã về thành phố lâu rồi, nói là trong nhà có việc, 3 tháng sau mới trở lại.

Khi ông giáo quay lại, vội vã chạy đến trước cửa nhà bà thì đập vào mắt ông là chữ Hỷ nổi bật đến chói mắt, ông nhìn thấy bà mặc chiếc áo cưới đỏ, ánh mắt đầy đau buồn ở trong sân nhà.
Kể từ ngày hôm ấy, ông giáo đã hoàn toàn biến mất khỏi cuộc sống của bà.
Sau này, bà cùng chàng trai nọ yên phận sống qua ngày.
Trong 3 năm, nào là thiên tai, rồi đến cải cách mở cửa, trải qua bao nhiêu mưa gió. Hai người từ nông thôn lên thành thị vẫn luôn sát cánh, nương tựa lẫn nhau, sinh con đẻ cái, thời gian dần trôi đến ngày hôm nay, cả ông và bà đều đã già.
Không dễ dàng, quả thật là không hề dễ dàng!

Bà vừa nghĩ mà ngực cảm giác bị nghẹn lại, tiếng ho của bà đánh thức ông đang ngủ trưa bên cạnh.
Ông vội đứng dậy quan tâm hỏi han và rót một ly nước cho bà. Bà đón lấy ly nước ấm và nhìn người đàn ông của mình, bà nghĩ, cuộc đời bà sống cùng người đàn ông này có gì tiếc nuối hay không? Hình như là không có?

Người đàn ông này rất chu đáo, tỉ mỉ. Cách mà ông chăm sóc gia đình này thật sự là không còn gì để nói. Dù có khó khăn, cực khổ, ông đều chăm sóc mẹ con bà hết sức đủ đầy. Tuy hai người sống cùng nhau có rất ít chuyện để nói, nhưng lại có sự đồng điệu qua năm tháng.
Đôi lúc, ông bà lặng lẽ ngồi bên cạnh nhau, tay nắm tay, không nói lời nào, chỉ yên lặng ngồi cả ngày.
Bà nhớ ra rằng ông đã hy sinh tất cả vì gia đình này.

Còn nhớ một mùa thu nọ, con trai thứ hai của ông bà đi học, gặp phải vấn đề học phí, đã lâu rồi cả nhà gặp khó khăn về tài chính. Ông ngồi trong nhà rất lâu, sau đó đứng dậy và nói đi tìm người vay tiền. Vay ai bây giờ? Họ sống ở thành phố, chẳng có họ hàng nào cả.

Ông đến nhà vài người bạn mà cũng chẳng vay được gì. Không ngờ tối hôm đó, quả nhiên ông cầm học phí của con trai về, kèm theo một con gà sống.
Tối hôm ấy, cả nhà ngồi bên nhau, vui như Tết.
Thế nhưng, khi thay áo cho ông, bà nhìn thấy có vết máu nhàn nhạt ở tay áo. Bà vội chạy đi xem tay của ông lúc này đã ngủ say thì thấy ở khuỷu tay ông có vết kim tiêm rất rõ và một vết bầm tím. Ôi! Cái người này! Người đàn ông này! Cái ông già này!!!
Vì gia đình mà hao tổn sức lực. Đã tới tuổi thất thập cổ lai hy rồi mà mỗi ngày vẫn phải bận rộn như một cái máy không biết mệt mỏi.
Còn bà, khi cưới ông, bà đã rất đau lòng, rất không vui. Nay khi đã nắm tay nhau trải qua nhiều năm như vậy, chỉ có mỗi ông là luôn ở bên bà, chưa từng rời xa, trước sau như một.

Nghĩ thế, mắt bà dần nhòe đi. Bỗng bà giở tính trẻ con, nhẹ giọng hỏi ông: “Ông này, ông nói thử xem, nếu có kiếp sau, ông có còn muốn cùng tôi kết duyên vợ chồng không?”
Đột nhiên bị bà hỏi thế, ông ngẩn ra một lúc, rồi các nếp nhăn trên mặt ông giãn ra, cười bí ẩn:
“Không chắc đâu, nếu có kiếp sau, tôi sẽ đầu thai làm một ông chủ giàu có, sau đó đến tìm bà, để bà hưởng phúc cùng tôi.
Nếu như, nếu như vẫn còn nghèo như vậy thì thôi đi, để mà giúp bà tìm được người giàu có. Còn tôi ấy à, tôi thì ở bên cạnh nhà bà, nhìn bà từ xa, chỉ cần bà sống tốt là được rồi.”

 Bà cảm động lắm, bà mỉm cười hạnh phúc và nói: “Cái ông già này, lại còn ở gần nhà tôi nữa chứ, ở gần nhà tôi để làm cái gì?”
Ông xoay lại, nghiêm túc nhìn người phụ nữ mình yêu thương, ông nói: “Không làm gì cả, chỉ… chỉ làm một ông giáo thôi.”
Bỗng bà sững sờ, đau lòng nhìn người đàn ông đã sống cùng mình một đời. Bà muốn nói gì đó, nhưng lại chẳng thể thốt nên lời, nước mắt của bà thì không ngừng tuôn rơi.
Rất lâu sau, bà nói với một tình cảm sâu sắc: “Ông ơi, tôi sắp phải đi rồi, ông hãy ôm tôi đi”.
Ông cụ chậm rãi đứng dậy, nhẹ nhàng ôm bà vào lòng. Bà thì thầm vào tai ông rằng: “Ông ơi, kiếp sau, chúng ta, vẫn sẽ làm vợ chồng nhé…”

Cháu của ông bà tan học về nhà nhìn thấy ánh nắng buổi chiều tà bao bọc lấy hai ông bà.
Cháu bé nói: “Ôi ôi, ông ơi, bà ơi, không ngờ ông bà còn lãng mạn như vậy.”
Sau đó cô bé bàng hoàng nhận ra, ông bà đã cùng ra đi trong vòng tay hạnh phúc của nhau.

Hai vợ chồng kề bên nhau ấm áp hơn mọi món quà, bầu bạn cùng nhau là lời tỏ tình lâu dài nhất.
Vợ chồng nương tựa lẫn nhau khi hoạn nạn, yêu thương nhau một đời, tình yêu không cứ phải nồng nàn mãnh liệt, mà đến từ những điều bình dị nhất, nhưng vẫn có thể khiến mọi người cảm động.

Minh Ngọc
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2019 lúc 7:58am
TUỔI GIÀ


Image%20result%20for%20old%20couple

Lời giới thiệu:
 Tự dưng   tôi nghĩ ngợi về tuổi già khi thấy bà mẹ  vợ tôi ở tuổi 88 chỉ trong vòng vài tháng nay quên (do Bệnh Lú Lẫn – Dementia!?) không còn nhớ hay nhận ra con ruột của mình là ai? Tên gì?  Tệ hơn nữa là Bà Cụ không biết chính mình là ai? Không thể nhớ tên mình là gì để ký tên trên “check books” trả “bills”; và không biết phải uống thuốc (medications) là gì để chữa đủ các bệnh già?
Bài viết này cố gắng trình bày 2 chuyện:
                         § Các vấn đề chung quanh tuổi già.
                         § Sự quan trọng của tuổi già.
                                                                 Trần Văn Giang

 Tôi nhớ lại lúc còn học lớp 12 (đệ nhất) trung học ở Sài gòn trước năm 1975, lớp triết học đầu tiên có dạy về cách suy luận gọi là “Tam Đoạn Luận.”  Trong đó ông Thầy dạy Triết đã cho một thí dụ rất “oái oăm” qua 3 câu ngắn liên quan đến cách suy diễn về sự chết của con người và dùng ngay tên cúng cơm của đại triết gia cổ Hy lạp là Socrates: 
“Mọi người đều phải chết
Socrates là người
Socrates phải chết…”



Đúng như ý nghĩa của “Tam Đoạn Luận” này!  Tuổi già (và sự chết) là chuyện tự nhiên không ai tránh khỏi.  Khi còn trẻ thì mọi người chúng ta sinh con; nuôi nấng cho lớn khôn, giúp đỡ con cái về  vật chất cũng như tinh thần từ lúc con sinh ra cho đến khi… mãn kiếp.  Nhưng con cái phần lớn không để ý (hay quên?! Mắc “Dementia” từ bé?) tới những cố gắng này của bố mẹ; kể cả khi con cái là những người rất thành công trên đường đời.  
                          Internet Yahoo/ Porachaudhary Photoshelter.com
 Người già đến khi kiệt sức là lúc cần sự giúp đỡ của con cái thì được con cái trả lời là: “Tui quá bận rộn với cuộc sống, không có thời giờ đâu mà v..v..”
Mở đầu bài viết, để câu chuyện tuổi già và người già bớt nhàm chán vì có nhiều định luật về tuổi già mà quý vị cao niên đã biết quá rõ rồi, tôi xin kể hai câu chuyện để riêng các bạn trẻ, sồn sồn (chưa già) có dịp đọc và suy gẫm như sau.
Câu chuyện thứ nhất:
Sau khi bố qua đời, người con trai quyết định đưa bà mẹ già vào Viện dưỡng lão với ý định sẽ thỉnh thoảng đến thăm bà cụ ở đây thôi chứ sự bận bịu của cuộc sống không còn cho phép anh ta sống và trông nom bà cụ.
Ngày kia, Viện dưỡng lão gọi điện thoại người con trai báo tin cho biết là sức khỏe bà cụ yếu lắm rồi, sợ khó qua khỏi, xin anh con trai đến gặp gấp.  Người con trai đến bên giường bệnh thấy mẹ già nằm im bất động, có lẽ đang thở những hơi cuối cùng của cuộc sống.
Người con trai ghé sát tai bà mẹ và nói:
-“Xin Mẹ cho con biết là con có thể làm gì trong lúc này không?”
Bà mẹ cố gắng thều thào:
-“Nhờ con yêu cầu Viện dưỡng lão gắn thêm vài cái quạt trần nữa; thay cái tủ lạnh đễ giữ thức ăn tốt hơn; cung cấp đầy đủ nước uống trong mùa hè và cho thêm thức ăn vào tủ lạnh.  Nhiều đêm đi ngủ mà bụng Mẹ còn đói…”
Thay vì trả lời bà mẹ già, anh con trai lấy làm lạ là mẹ mình chỉ còn sống vài giờ nữa mà sao lại có những yêu cầu thuộc loại “vớ vẩn” như vậy?  Anh ta mới hỏi tới:
-“Tai sao Mẹ lại yêu cầu những chuyện như vậy trong khi mẹ sẽ không còn cần nó nữa?”
Bà mẹ già lại thều thào nói:
-“Con yêu.  Lời mẹ đang yêu cầu này là cho chính con trong tương lai.  Mẹ có thể chịu nóng, chịu khát, chịu đói… nhưng mẹ đã nuôi con và mẹ biết là con không thể chịu đựng được những điều khó chịu như vậy ngay từ lúc con còn bé.  Đến hôm nay, con vẫn chưa gặp phải tình trạng bất mãn này trong đời sống; nhưng một ngày mai, khi con già như mẹ thì chưa biết được…”
Đứa con trai trưởng thành nghe mẹ già nói đã phải khóc òa lên:
-“Tại sao con có thể mẹ già, người từng chăm sóc, thương yêu con hơn tất cả những gì trên đời phải sống như vậy??”
Kết luận: Xin bạn bỏ bớt thời giờ bận rộn để chăm sóc bố mẹ già.

Câu chuyện thứ hai:
Một cụ già 80 tuổi ngồi trong phòng khách cùng với đứa con trai 45 tuổi rất đạo mạo.  Bỗng nhiên có một con quạ bay đến đậu bên cửa sổ.
Ông bố già hỏi:
-“Con gì vậy con?”
Người con trai trả lời:
-“Thưa bố.  Đó là con Quạ.”
Sau một vài phút, người bố già hỏi lần thứ hai:
-“Con gì vậy con?”
-“Con vừa mới trả lời bố là con Quạ mà.”
Sau đó một chút, người bố lại hỏi con trai lần thứ ba:
-“Con gì vậy con?”
Lần này người con trai có vẻ không bằng lòng, trả lời gằn giọng là:
-“Con Quạ.  Con Quạ.”
Sau một lát nữa người bố già hỏi lần thứ tư:
-“Con gì vậy con?”
Lần này người con trai không thể dằn sự tức giận được nữa, quát to lên:
-“Tại sao bố cứ hỏi tới hỏi lui hoài vậy?  Con đã trả lời rồi: ‘ĐÓ LÀ CON QUẠ.’  Bố có hiểu tiếng Việt không?”
Một lúc sau, ông bố già đi vào phòng lấy một cuốn nhật ký đã phai màu mà ông còn giữ lại từ lúc người con trai mới sinh.  Mở vài trang đầu xong, tới một trang kế, ông nhờ người con trai đọc dùm như sau:
“Hôm nay, con trai của tôi đầy 3 tuổi.  Hai cha con ngồi trong phòng khách nhìn ra cửa sổ thì thấy có một con quạ đang đậu trên song cửa.  Con trai tôi hỏi tôi 23 lần ‘CON GÌ VẬY?’  Tôi trả lời con trai tôi đủ 23 lần ‘ĐÓ LÀ CON QUẠ.’  Tôi ôm con vào lòng mỗi lần nó hỏi tôi ‘CON GÌ VẬY?’ Tôi không hể cảm thấy phiền lòng về  sự ngây thơ của con…”
Kết luận: Đừng xem bố mẹ mình như là gánh nặng hay những sự bực bội…  Hãy nói chuyện với bố mẹ mình một cách khiêm nhường, hòa nhã và tử tế.  Bố mẹ đã sống và kiên nhẫn với con cái từ lúc còn bé.  Bố mẹ luôn luôn muốn con cái sống hạnh phúc.

Cuộc đời là một cuộc hành trình trải qua bốn gia đoạn:  Sơ sinh, thời thơ ấu, trưởng thành và tuổi già.  Tuổi già có thể được đánh dấu từ lúc bắt đầu về hưu (ở tuổi 65 hay 66?) tức là lúc đủ điều kiện lãnh tiền già hay tiền hưu trí; và cũng đủ điều kiện hưởng quy chế “Tiết kiệm dành cho người cao tuổi” (Senior Citizen Discount!)
Thực ra tuổi (con số) không có ý nghĩa gì bởi vì già hay trẻ còn tùy vào sự suy nghĩ của mỗi người.  Trong cuộc hành trình cuộc đời, lúc trẻ là lúc chúng ta sử dụng những tài nguyên mà trời ban cho từ sức khỏe, tiền bạc, kiến thức, sự sáng tạo… Đến khi về già là lúc phải chấp nhận và an hưởng.  Cố gắng giữ niềm tin và ước vọng đối với tháng ngày sống còn lại; tránh các hoàn cảnh dẫn tới sự cô lập hay cô đơn.  Hai thứ độc địa này sẽ cắt ngắn cái tuổi già sớm hơn.
Một ngày kia, tôi đến thăm một người bạn già sống “trơ thân cụ” mặc dù có 8 người con đều trưởng thành, thành tài, sống rải rác ở trên khắp nước Mỹ.  Ông bạn than phiền:
-“Anh còn nhớ căn nhà này trước đầy tiếng cười nói của đàn con của tôi 8 đứa.  Bây giờ tôi phải sống lui hui chỉ có một mình! Kể cũng tủi thật!”
Tôi an ủi:
-“Anh đừng có nản!  Anh không bao giờ sống một mình trong cô đơn cả.  Có Đấng Chí Tôn luôn luôn ở bên cạnh anh đấy! Lo gì?”
Không phải tuổi già luôn luôn là chuyện buồn, chuyện thất lợi.  Tuổi già cho chúng ta các cơ hội để ôn lại những cái sai, cái thất bại của quá khứ; giúp tìm cách hàn gắn lại những liên hệ tình cảm đã bị sứt mẻ, đổ vỡ với người thân trong gia đình cũng như bạn bè – Nhớ lại những lúc mình làm người khác buồn và lúc người khác làm mình buồn.
Nên biết, người già thường có 3 cái lo sợ:
§ Chết.
§ Bị bỏ quên.
§ Trở thành gánh nặng cho người khác.
Tôi xin đề nghị cách để người già có thể tránh được các nỗi sợ này như sau:
Thứ nhất, người có đức tin tôn giáo không sợ chết.
   Chết chỉ là một “sự thay đổi” chứ không phải là “hết/ hay chấm dứt.”

Internet/ Yahoo                

Con người có phần xác và phần hồn.Chỉ có phần xác chết; còn phần hồn sẽ trở về Nước Chúa Vĩnh Cửu hay Vãng Sanh Tịnh độ…  Thánh Therese of Lisieux có nói: “Sự chết là con đường thật đẹp dẫn đến thiên đàng.” (Death is the magnificent gateway to Paradise).

Thứ hai, Không làm gì phải sợ bị bỏ quên; ngoại trừ người già tự ý nhất định muốn bị bỏ quên thì tôi đành chịu!  Bởi vì người già có nhiều thời giờ, thành ra có rất nhiều người, nhiều tổ chức cần sự đóng góp công sức của họ.  Ở ngoài xã hội thì có các hội thiện nguyện, “Soup Kitchens,” các mục vụ của nhà thờ; các việc công quả ở chùa, đền thờ v..v..


 Ở trong phạm vi gia đình (ở nhà) thì các con các cháu luôn luôn cần sự giúp đỡ của ông bà để giữ nhà, chăm sóc đưa đón con trẻ còn nhỏ,  trong lúc phải con cháu phải đi làm kiếm sống trong hoàn cảnh chật vật mà không đủ phương tiện tài chính để thuê người chăm sóc hay đem gởi con nhỏ ở các nhà trẻ tốn kém.  ( Hình: Flickr )
Thứ ba, lúc còn trẻ phải sống cần kiệm không hoang phí để khi về già có thể tự sống với “tiền  để dành” (saving) cũng như trợ cấp hưu trí giới hạn của chính mình.  Có thể dùng tiền tiết kiệm của mình để sống trong cơ sở khang trang, không cần phải tráng lệ, dành riêng cho người cao niên có khả năng tài chánh tối thiểu.  Con cháu nếu có muốn giúp thêm thì rất quý; nhưng nếu đã có dự tính từ trước là cố sống “độc lập, tự lo hạnh phúc” thì dầu sao cũng khó có thể trở thành gánh nặng của người khác, kể cả con cháu.
Vài lời thô thiển.
Trần Văn Giang
Orange, ngày 4 tháng 1 năm 2019.
* Mời đọc thêm một bài Thơ về tuổi già:

                                Tuổi già
Lâu nay cứ tưởng mình già
Bây giờ mới biết quả là y chang
Suốt ngày nói chuyện thuốc thang
Gặp nhau lại kể cả tràng chuyện xưa
“Tivi” dỗ giấc ngủ trưa
Sức khoẻ lại giảm, mắt mờ, da nhăn
Đọc chữ phóng đại mấy trăm
Lại còn đãng trí, tần ngần, hay quên
Cả ngày mỏi mắt đi tìm
Hết tìm khoá cửa lại tìm khoá xe
Nhiều hôm thăm viếng bạn bè
Được dăm ba phút nằm phè ngủ ngon
Tóc bạc chen chúc tóc non
Không dám nhổ nữa sợ còn bình vôi
Kiến thức mới nuốt chẳng trôi
Bước ra khỏi cửa trùm người áo len
Ra đường chẳng ai gọi tên
Cứ gọi Chú, Bác có phiền hay không?
Khi lên xe buýt dẫu đông
Dăm người nhường chỗ “Mời ông cứ ngồi”
Lại hay nhạy cảm, tủi đời
Thích được săn sóc hơn thời ngày xưa
Thấy tình nhân trẻ vui đùa
Mà lòng chua xót phận vừa cuối thu
Xuốt ngày trung tiện lu bù
Cơm thì phải nhão, phở cho thật mềm
Thích nghe tiếng hỏi, lời khen
“Lúc này thon thả, trẻ hơn dạo nào!”
Thức ăn cứ lấy ào ào
Ăn thì chẳng nổi mà sao cứ thèm
Ngủ trưa giấc cứ dài thêm
Đứng, ngồi, “chuyện ấy” ngày thêm chậm rì
Đánh răng, tìm thuốc loại gì
Để răng được trắng không thì khó coi
Cà phê chỉ hớp một hơi
Đêm về trắng mắt nhìn trời đếm sao
Gặp người cùng tuổi như nhau
Thường hay hỏi: “Bác thế nào? Khoẻ không?”
“Cell Phone” thì khổ vô ngần
Lúng ta lúng túng thường không trả lời
Để chuông reo mãi một hồi
Mở ra thì đã chậm rồi còn đâu?
Bệnh tật nó đến từ đâu
Cao mỡ, cao máu lâu lâu… tiểu đường
Tránh né việc nặng là thường
Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài
Đi chơi càng khổ gấp hai
Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe
Giữ thân cho khỏi tròn xoe
Vòng hai sao cứ bè bè phình to
Thang lầu càng nghĩ càng lo
Chỉ sợ trượt ngã khổ cho thân này
Ngủ thì chẳng ngủ được say
Bốn năm giờ sáng dậy ngay tức thì
Sinh nhật, sinh nhiếc làm gì
Cái chuyện lẻ tẻ ấy thì nên quên
Vẫn hay nhìn kiếng thường xuyên
Xem chân dung đã trở nên thế nào
Buồn tình đếm thử xem sao
Bao nhiêu triệu chứng ấy bao nhiêu già!


Khuyết danh


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 11/Jan/2019 lúc 8:00am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2019 lúc 10:04am

3 Quên - 4 Có - 5 Không

baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com
baomai.blogspot.com

baomai.blogspot.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2019 lúc 9:31am

Tình Muộn Vẫn Là Tình


Vâng. Chuyện tình của những người tuổi ngoài sáu chục. Tuổi hưu trí ở quê hương xưa nay. Tuổi sửa soạn dăm năm để lãnh tiền an sinh xã hội của những người tỵ nạn. TUỔI GIÀ.
Nói là Già nhưng làm sao biết được mình tới tuổi già rồi nhỉ?

Phải chăng ở cái tuổi mà ta tốn tiền gia nhập các câu lạc bộ thể thao thể dục mà chẳng bao giờ lui tới, vì ngại tới lui; tuổi mà cơ thể thấy chỗ nào cũng đau nhức, không sử dụng được, duy có chỗ không đau thì lại bất khiển dụng; tuổi đang mang kiếng trên mắt mà cứ đi khắp nhà tìm cặp kiếng; tuổi mà ánh sáng từ đôi mắt tưởng như tinh anh nhưng thực ra là do nắng phản chiếu lên kính hai tròng; tuổi cho là mình biết nhiều mà chẳng ai thèm hỏi ý kiến; tuổi kè kè một cuốn sổ tay chằng chịt địa chỉ, tên bác sĩ, tên thuốc đau nhức; tuổi luôn luôn tắt đèn mà mục đích là để tiết kiệm chứ không vì lãng mạn với người phối ngẫu...

Hoặc là tuổi đã đóng góp nhiều công sức để phục vụ cộng đồng, quê hương, gây dựng gia đình con cái; tuổi mang nhiều khôn ngoan, kinh nghiệm trường đời; tuổi có thể an hưởng nhưng không quên tiếp tay với thế hệ đến sau trong duy trì tinh hoa văn hóa dân tộc, truyền thống tốt đẹp gia đình  Con Rồng Cháu Tiên Việt Nam...

Trước hết là chuyện tình cảm thương yêu của những người già đơn côi.
Và xin phép mượn nội dung đoản văn “Tiếng Chuông ái tình” của Lê Khánh Thọ viết cho Việt Báo.


Chuyện kể cặp lão niên Quang và Liên gặp nhau vào một ngày rằm tháng bẩy khi hai người lên chùa lễ Phật, làm việc công quả.  Họ làm quen với nhau rồi “Tiếng chuông ái tình” xuất hiện khiến hai trái tim già cằn cỗi bỗng nhiên “nhịp đập nhanh nhanh”. Nàng tưởng như mình trở về thời nữ sinh Trưng Vương, còn tâm trạng chàng thì như  hồi cắp sách tới trường Quốc Học. Họ thương yêu nhau. 

Mối tình của ông Quang với bà Liên thì được con cháu hỗ trợ vì họ thông cảm đời sống đơn côi tuổi già không người chăm sóc của ông. Còn con gái bà Liên thì đay nghiến “ Mẹ già rồi mà không nên nết”. Bà khổ tâm than thở với đám con cháu ông Quang. Rằng con bà không thông cảm tâm sự của người mẹ lớn tuổi cô đơn. Rằng trái tim bà vẫn rung động như thời thanh xuân. Rằng bà cần tình yêu thương của ông. Rằng ông 69 tuổi cũng cần người bạn đời nâng khăn sửa túi.
          
Nhưng họ vượt qua mọi trở ngại để thương yêu, hỗ trợ nhau như đôi nhân tình trẻ không rời nhau nửa bước. Họ âu yếm chăm sóc nhau, dịu dàng trao đổi với nhau những lời nói đầy những ân tình.  Ông Quang thì tươi tắn rạng rỡ trông trẻ hơn trước đến mười tuổi. Còn bà Liên thì hai ba ngày lại đi làm tóc, chau chuốt sắc đẹp, để gặp người tình.

Câu chuyện dường như đưa ra đáp số cho vài thắc mắc.
Rằng góa bụa tuổi già vẫn còn tìm được nương tựa lẫn nhau trong tình yêu đến muộn.
Rằng con cái cũng không nên quá khắt khe với tái giá tục huyền tìm bạn đường mới của mẹ cha đơn côi.
Rằng tận tình chăm sóc qua lại cần phát sinh từ tình cảm chân thành với nhau.
Và rằng vợ chồng cao tuổi vẫn còn nhiều cơ hội tốt để thuận buồm xuôi gió đi nốt đoạn chót cuộc đời với nhau.
Vì hôn nhân vợ chồng thuở ban đầu khắng khít là do yêu nhau.  Đó là TÌNH, tình yêu trai gái. Rồi với thời gian, hóa chất đam mê ban đầu cũng dần dần lợt phai. Từ đây, gắn bó tình già sẽ từ sự hiểu nhau, sự chia sẻ vui buồn, phụ thuộc lẫn nhau, thích nghi, trọn vẹn cho nhau.

Mức độ thỏa  mãn trong hôn nhân ở giai đoạn này được nhìn qua phẩm chất của đời sống hai người: hạnh phúc bên nhau, cố kết với nhau, biểu lộ thương yêu, giảm thiểu  phiền não.  Hai người có thể yêu nhau trở lại khi cùng nhìn về một hướng, sắp xếp cho tương lai cũng như tận hưởng hiện tại, giải quyết trở ngại, khó khăn. Bây giờ đối với nhau cần có NGHĨA., nghĩa phu thê.
Phải chăng đó là do Tình và Nghĩa của những người rất thương yêu nhau. Không nề hà tuổi tác. Vì như nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã viết:
“Tuổi đó tuổi vàng hay tuổi ngọc;
Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ”-

Xuân Diệu thì :
“Tình không tuổi và Xuân không ngày tháng”

Và Goethe cũng thêm:
“So, lively brisk old fellow
Don’t let age get you down
White hair or not
You can still be a lover”.

Đó cũng là quan niệm của cụ Nguyễn Gia Thiều chúng ta:
“Có âm dương, có vợ chồng;
Dẫu từ thiên địa, cũng vòng phu thê”

Để được sống trong cảnh “Đôi  chồng vợ ra vào khắng khít, mắm muối mà vui”,  như  cụ Vương Hồng Sển đã viết.

Rồi đến chuyện TÌNH  chung chăn chung gối, Tình Dục Tuổi Già vì  ở tuổi này cũng có nhiều điều để nói với nhau.
Có người bâng quơ hỏi rằng, vào tuổi này còn có nhu cầu “phòng the” hay không?
Rằng liệu họ có những khó khăn gì, có điều gì cần “đề cao cảnh giác”?
Rằng bị tiểu đường như tôi, mới mổ tim như ông nó thì có rủi ro nào khi lâm trận thương yêu, đáp ứng sinh lý? Và nhiều thắc mắc tình trường lớn nhỏ khác nữa cần được làm sáng tỏ.
Vì giải quyết sinh lý là một phần trong cuộc sống, trong các hoạt động của con người. Khác chi nhu cầu thỏa mãn thực phẩm, không khí, giải trí, bạn bè. Mà người tuổi cao không là ngoại lệ.

Nhà thơ lão thành Hoàng Cầm đã từng lạc quan với:
“Bạn ơi khi thấy ông già ấy
Bơi chải chìm trong mắt mỹ nhân
Xin chớ bĩu môi cười chế riễu
Hãy chào cái dáng dậy thì xuân”

Còn kinh nghiệm cổ nhân Đông phương ta vẫn điều độ trong quan niệm:
“Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh nhất trản trà
Thất nhật dâm nhất độ
Lương y bất đáo gia”
  
Vậy thì nếu có thắc mắc thì cũng là chuyện hữu lý, thường tình mà thôi.
Một trong nhiều thắc mắc thường được nêu ra là tới tuổi nào thì tình dục của con người giảm hay mất đi ?

Nhiều chuyên viên về vấn đề hấp dẫn giới tính đều đồng ý là sự đòi hỏi và khả năng hành động tình dục của con người tồn tại suốt đời, trừ khi bị bệnh hoạn. Hoặc theo quan niệm cũ xưa, tự cho là khi về già mình sẽ hết tình.

Từ năm 1926, Raymond Pearl đã nhận ra rằng 4% những người tuổi từ 70 tới 79 đều làm tình ba ngày một lần, 9% thì mỗi tuần một lần.
Theo nghiên cứu của nhà tình dục học Alfred Kinsey vào năm 1948 và 1953 thì số những lần giao hợp của nam giới giảm dần, nhưng đa số đều giữ được khả năng tình dục tới tuổi 70, 80; còn ở nữ giới thì không có thay đổi mấy với tuổi già.

Master & Johnson, một tổ chức có uy tín về vấn đề tình dục, cũng có cùng nhận định như A. Kinsey: đời sống tình dục ở người cao tuổi vẫn mạnh cho tới tuổi 80 hay hơn nữa, mặc dù nó sẽ thưa thớt dần và không vũ bão như lúc còn trẻ.

Ta biết rằng tình dục mạnh nhất vào tuổi 18, 20. Thống kê cho hay ở tuổi này, họ có thể yêu nhau một tuần 3, 4 lần, đến lúc 40 tuổi thì 2 lần rồi một tuần một lần, cho tới tuổi 60, 70 thì khi này khi khác, nhưng không mất hẳn.
Có người đã ví làm tình như đi xe đạp: đã biết đi xe đạp thì chẳng bao giờ quên được, ngoại trừ không có xe mà đi hoặc xe đổi kiểu. Đang đi xe ghi đông cao, mà đổi sang xe cuốc, xe đua, thì phải thích nghi với kiểu xe mới. Chỉ có một điều khác là, ngược lại với động tác làm tình, ta phải bơm bánh xe đang xẹp trước khi cưỡi nó. Còn làm tình thì cưỡi lên xe rồi mới bơm.

Năm 1981, Starr và Wiener nghiên cứu về tính dục của 800 người trên 60 tuổi, đưa ra kết quả như sau: 99% trả lời vẫn còn muốn có tình dục; 62% nói khi nhìn hình ảnh gợi tình thì cũng động lòng cao hứng; 75 % thấy đời sống tình dục tốt đẹp hơn lúc trung niên vì không phải lo lắng gì; 88% than phiền là chưa bao giờ được chỉ dẫn về tính dục lúc còn bé.

Theo bác sĩ Domeena C. Renshaw, giáo sư Thần Kinh Tâm Trí trường Đại học Y khoa Loyola, Chicago, thì đời sống tình dục của con người tồn tại cho tới khi chết và không có gì là bất thường khi bệnh nhân cần sự giúp đỡ về vấn đề này.

Còn GS Frank E Kaiser, chuyên khoa người già của đại học St Louis, cho rằng: “Thật là kỳ thị người cao tuổi khi gọi họ là già dịch chỉ vì họ tiếp tục muốn có đời sống tình dục” .
Năm 2000, phụ trang Parade bên Mỹ đã thực hiện vịêc thăm dò về đời sống tình ái của những vị lớn tuổi: 40% quý vị trên 75 tuổi trả lời còn rất sung mãn về vấn đề này; 45% nói vẫn còn tận hưởng lạc thú làm tình.

Kinh Cựu Ước có ghi: “Moses chết vào tuổi 120 mà nhãn quan vẫn tinh tường, khả năng tình dục không giảm.”

Tục ngữ, ca dao ta có câu :
“Gìa thì già tóc già tai;
 Già răng già lợi, đồ chơi không già”
hoặc
“Càng già, càng dẻo, càng dai .
Càng gẫy chân chõng, càng sai chân giường.”

Do đó, thưa quý đồng niên, còn vui xuân được thì ta cứ vui xuân, vì nếu không  “cái già sồng sộc nó thì đến ngay”.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22121
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2019 lúc 7:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.273 seconds.