Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2018 lúc 7:58am

Bài Thơ Từ Viện Dưỡng Lão Được Lan Truyền Khắp Nước Úc


Một ông lão ở Úc đã ra đi trong hiu quạnh tại viện dưỡng lão. Nhưng điều ông để lại lấy đi nước mắt của biết bao người.

Nhiều nơi trên thế giới, sự quan tâm của con cái đối với bố mẹ già đơn giản chỉ là gửi họ vào viện dưỡng lão, như làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con. Cuộc sống hiện đại đầy biến động, những người trẻ tuổi bị cuốn theo xu hướng sống nhanh, sống gấp khiến người thân bên cạnh vô tình bị lãng quên. Ông Mak Filiser chính là một trong những người không may như vậy.

Bước sang tuổi xế chiều, ông được đưa vào sống ở viện dưỡng lão ở Úc. Không gia tài đồ sộ cũng chẳng con cái đầy đàn, tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. Đến cả những cuộc hẹn của người thân ông cũng ít lần được nhận. Ai cũng cho rằng, Mak là người bất hạnh, mảy may không có chút gì để đời, con cái thì hờ hững lãng quên. Thế nhưng, cái ngày ông từ giã cuộc sống ngay chính nơi cô đơn nhất này, người ta mới phát hiện ra một kho báu vô giá. Đó không phải là vàng bạc, đá quý mà chỉ là một tờ giấy nhàu nát với những dòng thơ nguệch ngoạc, được cô y tá vô tình thấy lúc dọn phòng.

Tưởng chừng như những câu chữ của một ông lão sẽ ngắn ngủi và chẳng mấy hay ho. Thế nhưng sau khi các cô y tá đưa bài thơ "Cranky Old Man" của ông lên mạng xã hội, tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc, đăng trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh. Bài thơ nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu không phải bởi nghệ thuật ngôn từ mà cốt là vì trái tim của ông lão ngoài 80 tuổi gửi gắm trong từng con chữ, từng câu thơ. Cảm động hơn cả không phải là những người bạn già khác ở viện dưỡng lão mà chính là những cô y tá, những người đã từng chăm sóc và luôn nghĩ rằng ông lão thật bất hạnh vì chẳng có trong tay thứ gì.

"Ông lão gàn dở
Hỡi những cô y tá, cô thấy gì?
Cô nghĩ điều gì khi nhìn vào tôi?
Một ông lão ốm yếu, già nua và ngớ ngẩn
Tính tình thật kì quặc với đôi mắt xa xăm
Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng
Khi cô lớn tiếng quát: “Ông hãy cố một lần
Dường như ông không thấy, mọi điều mà tôi làm”
Người luôn mãi bỏ quên... một chiếc giày hay tất?
Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc
Tắm rửa và ăn uống, suốt cho một ngày dài
Đó là điều cô nghĩ, nhìn thấy, có phải không?
Nhìn kĩ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu
Hãy ngồi đây tôi kể, câu chuyện của đời mình
Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ
Với anh và với chị, những người yêu thương nhau
Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên chân
Luôn mơ mộng mỗi ngày, về tình yêu đích thực


Và chú rể đôi mươi, với trái tim rực cháy
Sống với lời nguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.
Bước vào tuổi hai lăm, nuôi nấng đứa con mình
Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêu thương
Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy
Che chở cho mọi người, gắn bó mãi dài lâu
Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay
Người phụ nữ bên tôi, giúp vơi đi nỗi sầu
Năm mươi năm trôi qua, những đứa trẻ lại về
Một lần nữa trong tôi, hạnh phúc lại đong đầy
Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa
Tôi nhìn vào tương lai, run rẩy và sợ hãi
Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể nào gặp chúng
Năm tháng đã trôi qua, cuốn mất đi tình yêu
Giờ đây đã già nua, thiên nhiên thật tàn nhẫn
Tuổi già đến nhanh chóng, cứ ngỡ như trò đùa
Thân xác bỗng suy tàn, sức sống cũng ra đi
Tuy trái tim ngừng đập, chỉ còn là đá lạnh
Nhưng trong thân xác này, nhiệt huyết vẫn bùng cháy
Để rồi một ngày kia, trái tim bừng sống dậy
Tôi nhớ những niềm vui…tôi nhớ những nỗi buồn…
Tôi yêu và tôi sống, bắt đầu một lần nữa
Dù giây phút còn lại, ít ỏi và ngắn ngủi
Người ơi có biết chăng, chẳng có gì vĩnh cữu
Hãy mở mắt và nhìn
Chẳng phải lão già đâu
Hãy lại gần và thấy… một TÔI thật trẻ trung."

Bài thơ đầu tiên là những lời nhắn nhủ của Mak đến những cô y tá. Đừng chỉ nhìn ông như một lão già ngớ ngẩn và lẩm cẩm, đừng chỉ mãi tất bật chăm lo và quên rằng thứ họ cần hơn là một người bạn tâm sự sẻ chia.
Nếu hời hợt và thoáng qua ta sẽ chỉ thầy bề ngoài khắc khổ và già nua. Phải đến khi thẩm từng câu chữ ta mới thấy được kho báu tâm hồn vô giá nằm ẩn sâu bên trong Mak.

Bài thơ cũng là lời nhắc nhở tới những người trẻ tuổi. Đừng mải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên dành thời gian ở bên cha mẹ. Cứ mỗi ngày lãng phí trôi qua, bạn đã mất đi 24 giờ được ở gần họ. Vì thế, hãy biết trân trọng và chăm sóc bố mẹ khi còn có thể.

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2018 lúc 2:20pm
BÁT BÚN RIÊU



Image%20result%20for%20BÁT%20BÚN%20RIÊU

Từ Auclair, theo đường Liên Tỉnh 53, ngược lên mạn Bắc là Salon Springs thì rẽ phải theo Hương Lộ “P” nhỏ hẹp ngoằn ngoèo lăn mình giữa những khu rừng phong ngút ngàn trùng điệp, tiếp tục thêm vào dăm vòng qua những lưng đồi thoai thoải dốc là tới thung lũng Nivagamond, Louisiana, trạm đặc khu của người da đỏ.


bun%20rieu%202
Trời vào Thu, rừng phong đã thay chiếc áo choàng màu hồng lựu. Hơn nửa giờ lái xe, không một bóng người ngoài tiếng gió thở dài, tiếng lá khô sào sạc, tiếng rừng cây trăn trở, không còn một âm thanh nào khác. Tôi cảm tưởng như lạc vào 1 hành tinh xa lạ không sinh vật. Đồi lại đồi liền liền tiếp nối nhau sau cùng tới Nivagamond. Nơi đây có Viện Dưỡng Lão Lakeview mà theo lịch trình thì mỗi năm tôi phải đến một lần để thanh tra y vụ. 
bun%20rieu%203 
Lần đầu tiên đến đây nên tôi không khỏi ngỡ ngàng tưởng dù hẻo lánh đến đâu ít ra cũng có xóm làng, một giáo đường nho nhỏ hay vài ngôi nhà be bé xinh xinh nhưng tuyệt đối không. Ngoài rừng phong đỏ lá chỉ có hồ nước trong veo xanh ngắt màu trời. Trung Tâm An Dưỡng Lakeview như tên gọi ẩn mình dưới tàng cây rợp bóng trên khu đất rộng. 
Quay lưng vô rừng thông nhìn ra mặt hồ phẳng lặng như gương, tôi ngẫm nghĩ, nơi đây có thể là điểm nghỉ ngơi lý tưởng cho những người quanh năm lao lực hoặc những ai muốn tìm sự quên lãng, còn chọn làm viện dưỡng lão thì hơi tàn nhẫn. 
bun%20rieu%204Tuổi già vốn đã cô đơn mà nơi đây lại hầu như tách biệt với thế giới bên ngoài. Trừ y tá, y công và vài chuyên viên dịch vụ thì chẳng còn ai, người nào cũng bận bù đầu, rảnh rỗi đâu mà tán gẫu với những người già. Nhất là sau buổi cơm chiều khi hoàng hôn buông xuống, ai nấy đều đã về nhà thì bóng đêm chắc phải thật dài.    
Vừa đẩy cửa bước vào tôi đã giật mình vì gặp một hàng 6 chiếc xe lăn đang dàn chào. Trên mỗi xe là 1 lão ông hoặc lão bà độ bảy, tám mươi, mái tóc bạc phơ, mắt hom hem sau làn mục kính. Có người trông còn sáng suốt, người thì như xác không hồn. Họ chăm chú nhìn tôi từ đầu đến chân như quan sát một quái nhân đến từ hành tinh khác. Có lẽ vì tôi là người Á Châu duy nhất tới đây chăng? Cô y tá hướng dẫn như đoán được cảm nghĩ của tôi bèn nhoẻn miệng cười:
- Ông ngạc nhiên lắm sao? 
Tôi ngập ngừng: 
- Bộ họ biết hôm nay tôi đến đây nên hiếu kỳ muốn trông thấy mặt tôi. 
Cô y tá khẽ lắc đầu: 
- Mỗi ngày đều như vậy, sáng nào họ cũng ngồi đó để mong chờ. 
- Chờ thân nhân tới đón? 
- Dạ thưa không. 
- Vậy hay là chờ bạn bè đến thăm? 
Cô y tá phì cười pha trò: 
- Ông nghĩ già ngần ấy tuổi mà còn hẹn bạn gái sao? 
- Không, ý tôi là bạn thông thường đấy. 
- Nếu những người bạn ấy chưa nằm xuống thì cũng đang ngồi xe lăn như họ tại một viện dưỡng lão nào đó thôi, rồi ngậm ngùi họ mong chờ những hình bóng không bao giờ đến, xa xôi trong ký ức. 
Rồi cô khẽ thở dài: 
- Tôi làm việc ở đây hơn 10 năm, đã chứng kiến nhiều hoạt cảnh, tháng nào cũng có người mới tới và cũng có người vĩnh viễn ra đi. 
- Chắc ít nhiều, lòng cô cũng có phần nào xao xuyến, phải không cô? 
- Thật tình mà nói lúc đầu thì có đấy, nhưng mà bây giờ tôi đã quen rồi. 
- Tôi nghĩ là cô rất mẫn cảm? 
- Chỉ là do tập luyện thôi chứ bằng không thì sẽ ngã quỵ đó ông! 
Chúng tôi vào thang máy lên tầng trên, một cụ già chống gậy tập tễnh vô theo. Cô y tá nhìn ông ta và hỏi: 
- Ông đi lên thang máy hay là đi xuống? 
Cụ đáp như cái máy, giọng nói khò khè yếu ớt khó nghe: 
- Đi.. đi xuống, rồi đi.. đi lên, rồi đi.. đi xuống , đi lên. 
Tôi nhận thấy ông ta chẳng nhìn ai cả, ánh mắt không hồn đang hướng về phương trời vô định. Dường như quá quen thuộc với những hiện tượng này, cô y tá thản nhiên nói: 

- Vậy thì xin ông bước ra chờ chuyến sau sẽ có người đi với, chúng tôi đang bận. 
Cô bèn nắm tay dẫn ông cụ ra ngoài rồi lạnh lùng khép cửa. Tôi thắc mắc: - Nếu ông ấy lại tiếp tục bấm nút thang máy thì sao cô? 
- Chúng tôi đã lượng trước được điều ấy cho nên tất cả nút cắt điện trong viện đều gắn rất cao người già không thể với tới. 
- À thì ra vậy! 
Công tác xong trời cũng về chiều, tôi từ giã, cô y tá tiễn tôi ra cửa. Đoàn xe lăn vẫn còn dàn chào. 
bun%20rieu%207 
Chợt trông thấy trong góc tối 1 ông lão độ trên dưới 80 đang cô đơn ngồi bất động trên xe lăn như pho tượng cũ. Điểm khác biệt khiến tôi chú ý là ông ta không phải người da trắng và cũng không hoà nhập vào toán dàn chào. Da ông màu đồng nâu có nhiều vết nhăn đậm nét thời gian hằn trên mặt. Mái tóc bạc phơ rủ loà xoà trên trán, vóc người bé nhỏ, mắt hom hem trân trối nhìn tôi như muốn nói điều gì. Tôi đoán chừng ông là thổ dân da đỏ. Hiếu kỳ tôi hỏi cô y tá: 
- Và vị dưỡng lão này cũng là người Indian hở cô? Tôi nghĩ đó là trách nhiệm của chính phủ liên bang chứ? 
Cô ta ngạc nhiên: 
- Ủa sao ông lại hỏi vậy? 
Tôi trỏ ông lão ngồi xe lăn: 
- Vậy không phải Indian là gì? 
Cô y tá phì cười: 
- Ông ta là người Á Đông đó ông ạ. 
Tôi giật mình: 
- Người Á Đông? 
- Dạ phải, dường như là Việt Nam đó. 
Thêm một lần kinh ngạc, tôi không ngờ nơi vùng đất hẻo lánh đìu hiu lạnh lẽo này cũng có người Việt cư trú. Tôi bèn hỏi dồn: 
- Sao cô biết ông ta là người Việt. 
- Dạ thưa ông hồ sơ có ghi đó ông ạ. 
- Vậy thì ông ấy vào đây lâu chưa cô? 
- Hơn 10 năm. 
Rồi cô khẽ lắc đầu: 
- Tội nghiệp, ông ta rất hiền lành dễ thương ai cũng quý mến cả. Nhưng hiềm chẳng nói được tiếng Anh cho nên suốt ngày cứ thui thủi một mình không có bạn. 
- Vậy thân nhân ông ấy có thường xuyên tới thăm ông ấy không? 
- Một lần cách đây lâu lắm, hẳn có uẩn khúc gì đây. 
Không cam tâm làm ngơ trước người đồng hương đang gặp cảnh bẽ bàng nơi đất khách, tôi tự giới thiệu tôi cũng là người Việt Nam. Cô ta trố mắt: 
- Ồ thế mà tôi cứ đinh ninh ông là người Trung Hoa. 
Tôi cười: 
- Trong mắt người Tây Phương, thì bất cứ ai da vàng cũng là người Tàu. 
Cô ta pha trò: 
- Cũng đâu phải lạ, nhiều anh Tàu nhan nhản khắp nơi. Ngay trong xóm da đỏ hẻo lánh tít mù trên miền Bắc cũng có. Lần nào qua đó tôi cũng ghé mua cơm chiên, chả giò vừa ngon vừa rẻ nhưng phải cái là….. 
Tôi nhoẻn miệng cười: 
- Mỡ dầu và bột ngọt hơi nhiều phải không cô? 
Cô ta cười xoà: 
- Phải nói là nhiều quá mới đúng. Khổ công tập thể dục cả tháng, ăn một bữa cơm Tàu là đâu vào đấy, có khi còn thặng dư là khác. 
Tôi quay lại vấn đề: 
- Tôi muốn tiếp xúc với ông lão người Việt để mà chào hỏi làm quen, có thể ông ấy cũng đang cần nói chuyện vì lâu lắm chưa có dịp. 
Cô y tá mừng rỡ: 
- Hay lắm, đó cũng là điều tôi mong muốn. Vùng này hẻo lánh quá nên không tìm ra người thông dịch, nhân tiện nhờ ông hỏi xem ông ấy có nhu cầu hay đề nghị gì hầu chúng tôi đáp ứng không? 
- Vâng, tôi sẽ cố gắng làm điều đó cô. 
bun%20rieu%208 
Thấy tôi đi tới ông lão ngước lên, nhíu đôi mắt hom hem nhìn chầm chập, vừa ngạc nhiên vừa thoáng chút ngại ngùng. Tôi gật đầu chào: 
- Dạ thưa chào cụ ạ. 
Nét mặt rạng niềm vui, giọng nói run run vì xúc động: 
- Dạ chào, chào thầy, thầy người Việt à? 
Giọng ông hơi nặng và chân thật. Tôi thân mật nắm tay ông. 
- Thưa cụ cháu cũng là người Việt như cụ đấy ạ. 
Ông lại nghẹn ngào: 
- Cảm ơn Thiên Chúa, cảm ơn Đức Mẹ Từ Bi đã cho tôi gặp được ông. 
Tôi kéo ghế ngồi bên cạnh và bắt đầu trò chuyện. 
- Thưa cụ, vì sao cụ cho là cuộc gặp gỡ hôm nay là do Thiên Chúa và Đức Mẹ sắp đặt. 
- Tại đêm nào tôi cũng cầu nguyện ơn trên cho tôi gặp được người đồng hương. 
- Có chuyện gì khẩn cấp không thưa cụ? 
- Để được nói chuyện bằng tiếng Việt mình thôi. 
Cụ thở dài: 
- Lâu lắm rồi tôi chưa được nói hay là nghe tiếng mẹ đẻ. 
Nhức trong tim, tôi bùi ngùi thương cảm, một ước mơ thật đơn giản mà sao quá xa vời. Chúng tôi bắt đầu trò chuyện. Ông kể: 
“Tên tôi là Tỉnh, Nguyễn Văn Tỉnh, trước kia ở Bình Tuy, làm nghề biển, có thuyền đánh cá. Tuy không giàu, nhưng cuộc sống cũng sung túc. Tôi có vợ, 3 con trai, đứa lớn nhất còn sống thì giờ này cũng đã gần 50. Năm 75, Cộng Sản tràn vào, cả nước kéo nhau chạy nạn, sẵn phương tiện trong tay tôi chở vợ con vượt thoát, nhưng chẳng may là sau 3 ngày lênh đênh trên mặt biển thì gặp bão lớn tàu chìm. Tôi và đứa con út lên 6 được may mắn đã gặp tàu Mỹ nó vớt, còn vợ và 2 đứa con lớn thì mất tích thầy ạ. Sau đó thì tôi được bảo trợ về Louisiana, nơi đây có đông người đồng hương nên cũng đỡ buồn. Tôi bắt đầu tái tạo sự nghiệp, hùn hạp với bạn bè mua tàu đánh cá làm việc ngày đêm, trước là để vơi buồn, sau là tạo dựng tương lai cho thằng Út, giọt máu cuối cùng còn sót lại của tôi. Tôi ước mong thằng bé sẽ theo cha mà học nghề biển nhưng nó thì không muốn. Nó chỉ thích làm bác sĩ, kỹ sư ngồi nhà mát thôi chứ không chịu dãi nắng dầm mưa như bố, thế nên thầy biết không, vừa xong trung học là nó quyết chọn trường xa để mà tiếp tục theo đại học”. 
Ông ngừng lại một chút để dằn cơn xúc động rồi ngậm ngùi kể tiếp: 
“Tôi chỉ có mình nó, không thể sống xa con, nên quyết định là bán hết tài sản để mà dọn theo, bạn bè ai cũng ngăn cản thầy ạ, nhưng tôi quyết giữ lập trường, mang hết tiền dành dụm đến cái tiểu bang này mua 1 căn nhà nhỏ ở ngoại ô, còn chút ít thì gửi vào trong quỹ tiết kiệm lấy lời sống qua ngày. Hai cha con đùm bọc nhau, cuộc sống tuy chẳng sung túc nhưng chẳng nhẹ nhàng. Tuổi ngày một già thì sức khỏe càng yếu, năm ấy trời mưa đá, tôi bị ngã gẫy chân thầy ạ. Bác sĩ cho biết xương già thì không có lành được và phải vĩnh viễn ngồi trên xe lăn. Thằng Út ra trường có việc làm ở Nữu Ước. 

Tự biết là khó có thể theo con và không muốn làm trở ngại bước tiến thân của nó nên tôi xin vào viện dưỡng lão. Tôi lên tiếng trước thầy ạ cho nó khỏi bị khó xử. Nó giúp tôi làm thủ tục và hứa là khi nào làm ăn yên ổn nó sẽ đón tôi về. Các viện dưỡng lão tương đối khá đều hết chỗ, may thay trong lúc đang bối rối thì có anh bạn học người da đỏ quen Út mách cho tôi nơi này. Thấy con tôi buồn tôi bèn an ủi nó: nơi nào cũng là quê người, cũng giống nhau thôi, thỉnh thoảng con về thăm bố là bố vui rồi. Thế là cả ngôi nhà lẫn tiền dành dụm phải trao hết cho viện dưỡng lão, dĩ nhiên là tôi được nhận.” 
Ánh mắt xa xôi nhìn về phía chân trời đang có đàn chim chiều đang soải cánh ông chép miệng: 
- Chà nhanh quá, mới đó đã 10 năm rồi. 
- Thưa cụ, thời gian qua chắc là anh Út vẫn thường xuyên về thăm cụ chứ? 
- Ừ, một năm thì nó cũng trở lại, nó khoe tôi hình cô gái Mỹ và nó nói, dâu tương lai của bố đó. Rồi thầy biết không, từ đó biệt tăm luôn. 
- Cụ hoàn toàn không biết tin tức gì về anh ấy sao? 
- Không, mà thật tình tôi cũng không muốn biết nữa. 
- Tại sao, anh ấy là con trai duy nhất của cụ mà? Cháu sẽ giúp cụ tìm anh ấy nhé? 
Ông lão rơm rớm nước mắt: 
- Tôi sợ lắm, thầy ơi, thà biền biệt như thế mà tôi vẫn tin tưởng là nó đang sống tốt với vợ con ở một nơi nào đó trên quả đất còn hơn là biết tin buồn. Quả tình tôi không kham nổi. 
Tôi nghẹn lời nói không được, lát sau qua cơn xúc động, tôi bèn hỏi: 
- Giờ đây cụ có còn ước nguyện gì thì cụ cho cháu biết, cháu sẽ hết lòng giúp với tất cả khả năng của mình thưa cụ. 
Ông lão thở dài: 
- Già rồi còn được mấy năm trước mặt hở thầy? 
Ánh mắt chợt linh động, ông nhìn tôi và chép miệng: 
- À, mà tôi thèm một bát bún riêu quá. 
Hai tuần sau vào ngày Chủ Nhật, tôi nhờ chị bạn thân nấu giùm 2 bát bún riêu cua, bún nước để riêng, có đầy đủ chanh, rau, nước mắm, ớt hiểm tươi còn đặc biệt có thêm lọ mắm ruốc thật ngon. Tôi cho tất cả vào túi xách đem vào viện dưỡng lão Lakeview. Mất hơn 4 giờ, sau cùng tôi đã tới. Như lần trước, ông vẫn ngồi trên xe lăn gần cửa sổ cuối phòng. 
Bất ngờ trông thấy tôi ông mừng rỡ kêu lên: 
- Ồ kìa thầy, thầy lại về đây công tác hở thầy? 
Tôi chạy tới nắm tay ông: 
- Dạ thưa lần này thì cháu chỉ đến đây thăm cụ và cháu có một món quà đặc biệt mang biếu cụ đây. 
Lộ vẻ cảm động ông cụ nhoẻn cười đôi mắt nhăn nheo: 
- Bày vẽ làm chi hở thầy, đến thăm tôi là quý rồi thầy ơi. 
Tôi xin phép ban quản lý đưa cụ ra vườn vì thức ăn nặng mùi mắm ruốc nên tôi phải mang theo 1 lọ cồn nhỏ để đun nóng ngoài trời. 
bun%20rieu%209 
Cụ chăm chú nhìn tôi bỏ bún ra tô, trộn rau ghém, nêm mắm ruốc, chan nước dùng nghi ngút bốc hơi, rắc chút tiêu thơm trên lớp gạch cua nổi vàng trên mặt. Nặn hai lát chanh tươi và sau cùng là ba trái ớt hiểm đỏ thơm nồng cay xé lưỡi. Không nén được thèm thuồng, chốc chốc cụ lại nuốt nước bọt. Tôi đặt tô bún riêu trước mặt và mời cụ cầm đũa. Cụ run giọng: 
- Cám ơn thầy, không ngờ hôm nay tôi còn được ăn bát riêu cua. Mời thầy cùng ăn cho vui ạ. 
- Cám ơn cụ, cháu đã ăn xong ở nhà, xin cụ dùng tự nhiên, bún riêu còn nhiều, hết tô này cháu sẽ hâm tô khác. 
Cụ trịnh trọng húp từng muỗng xúp, gắp từng đũa bún, cắn từng miếng ớt cay ngon lành như chưa từng được ăn ngon, chốc chốc cụ dừng tay để lau mồ hôi và luôn miệng khen tấm tắc: 
- Trời ơi, bún riêu ngon quá mà mắm ruốc thơm quá thầy ơi. 
Tôi cảm động đặt tay lên vai cụ: 
- Thưa nếu cụ bằng lòng nhận cháu làm con, cháu sẽ thay anh Út và thường xuyên thăm viếng cụ nhé. 
Cụ sững sờ nhìn tôi thật lâu như không tin ở tai mình rồi hai dòng nước mắt từ từ lăn dài trên đôi má hóp: 
- Trời ơi, sao tôi có được diễm phúc như vậy sao trời! 
Tôi yêu cầu ban quản lý ghi tên tôi vào danh sách thân nhân, và dặn dò khi có chuyện cần thì cứ gọi. Năm sau, còn một ngày nữa là Tết, tôi đã chuẩn bị xong quà cáp có cả trà thơm, mứt ngọt dự định sáng hôm sau Mồng Một đầu năm sẽ mang lên Lakeview mừng tuổi cụ. Đang ngon giấc, chợt có chuông điện thoại, tôi nhấc ống nghe, bên kia đầu dây tiếng cô y tá trực của viện dưỡng lão Lakeview: 
- Dạ thưa hỏi, có phải ông là ông Trần không? 
- Dạ vâng ạ, là chính tôi đây . 
- Dạ thưa ông, cụ Tỉnh đau nặng. 
- Tình trạng thế nào có nguy không cô? 
- À, đang nằm phòng hồi sinh bệnh viện ở thành phố đó thưa ông. 
- Cám ơn cô rất nhiều, ngày mai tôi sẽ đến cụ. 
- À ông nên đi sớm hơn đi là vì sợ không còn dịp nữa. 
Tôi rụng rời, ngoài trời tuyết rơi càng lúc càng nhiều, trời trở lạnh, gió giật từng cơn, hoa tuyết bay nghiêng như ngàn vạn mũi tên bắn vào kính nghe rào rào như vãi cát. Không gian mờ mịt, rừng phong trắng xoá một màu, tuyết phủ lớp dầy trên mặt đất. Tôi rà thắng cho xe chạy chậm để khỏi rơi xuống hố. Sau cùng cũng tới được bệnh viện Hayward. 
Cô y tá nhìn tôi ái ngại: 
- Thưa ông, suốt đêm qua ông ấy cứ gọi tên một người nào đó. Không biết có phải là ông không ạ. 
- Cô còn nhớ là ông gọi tên gì không? 
- Chỉ một tiếng duy nhất, dường như là Work hay Út gì đó. 
Tôi đã hiểu là thằng Út. 
Tôi hé cửa lách vào trân trối nhìn ông rồi ngồi xuống bên giường, người ông khô đét, hai mắt nhắm nghiền, hơi thở yếu ớt. Tôi nhẹ nhàng đặt tay lên vầng trán nhăn nheo. Ông chợt cử động rồi thều thào.. Út.. Út. 
Nước mắt chực trào ra, giờ phút nầy tôi phải làm một điều gì để ông được mỉm cười khi vĩnh biệt. Tôi bóp nhẹ bàn tay gầy guộc và nghẹn ngào: 
- Thưa cha, con đã về đây thưa cha. 
Mi mắt ông động đậy, cố nhướng nhìn lên. Rồi kiệt sức nên từ từ khép lại nhưng môi còn mấp máy: 
- Út.. Út, Út con. 
- Phải thưa cha, con là Út đây cha. Con là đứa con bất hiếu đã quay về bên cha để xin cha tha thứ cho con. 
bun%20rieu%2010
Tôi cảm được các ngón tay khô gầy đang bắt đầu cử động trong lòng tay tôi, cố nắm giữ đứa con yêu đừng có xa rời. Nước mắt tôi vô tình rơi xuống làn môi khô nứt nẻ đang hé một nụ cười. 
Gia tài ông để lại là một bọc vải nhỏ trong ấy có một tượng chúa Giê-Su bị đóng đinh trên cây thập giá và tấm hình đen trắng đã trổ vàng chụp gia đình 5 người đoàn tụ, đứa nhỏ nhất còn bế trên tay, tôi đoán nó tên là Út. 

Tuổi xuân giờ đã đi đâu 
Còn đây tóc bạc phai màu thời gian

st.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 01/Nov/2018 lúc 2:24pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2018 lúc 8:14am

Nếu có một ngày... về VN “dưỡng già”

baomai.blogspot.com
 
Nhìn cô cháu gái đều tay thoa bóp, đôi chân đang sưng như thấy hết đau, bà thấy trong lòng dào dạt thương yêu, tận trong lòng bà thấy biết ơn, nên tỏ bày cùng cô cháu gái: “Cám ơn con, đã cho cô những ngày vui vẻ, bỏ hết bên kia cô về đây sống, muốn gần mồ mả ông bà, cũng muốn được gần con.”

Cô cháu cười tươi, khoe hàm răng trắng: “Có gì đâu, cô như người mẹ, mà con lo cho mẹ là chuyện phải làm. Cô đừng bận tâm chỉ nên lo cho sức khỏe. Lần trước cô xuống lầu, không kêu con nên trợt té, cái chân đau tới bây giờ còn chưa hết, sau lần này cô phải cẩn thận hơn, đi tới đi lui phải có cây gậy cho an toàn. Con không có việc làm, chỉ quanh quẩn trong nhà nấu cơm rồi rửa chén, nếu cô cần sai bảo điều chi, thì cứ lớn tiếng kêu, con sẽ chạy lên ngay lập tức.”

Nghe những lời chân tình từ cô cháu gái, bà cười hiền, nheo nheo đôi mắt ướt:

- Cô muốn khóc khi nghe con nói. Tuổi trẻ bây giờ có mấy đứa được như con? Gia đình ta bao nhiêu đời nhân nghĩa, nên sanh ra được cây lành giống tốt là con. Cái chân đau cô ngồi hoài một chỗ, cứ lẩn quẩn trong phòng, thấy cuống cả chân tay. Sau lần này con nên thu xếp lại, để cho cô ở dưới lầu đi đứng được dễ hơn.

Cô cháu gái nhìn bà mỉm cười phân giải:

- Cô ở bên kia sạch sẽ quen rồi, nên con dành phòng trên lầu cho cô yên tịnh, vừa ngăn nắp, lại vừa có không gian riêng cho cô thoải mái, chứ ở dưới kia tụi con bày bừa bộn, nấu nướng cả ngày, cô khó nghỉ ngơi.

Nghe cô cháu giải thích bà thấy ấm lòng, vì trong từng lời nói, từng cử chỉ săn sóc nó làm bà hài lòng hơn cả ước mong. Cứ thế sáng chiều ba bữa nó nấu ăn, chăm chút từng món ngon cho bà vừa miệng. Biết bà thích cá lóc, nó lựa gay con thật bự, để dành riêng đùm trứng rất ngon, còn cho thêm nhiều hành, tiêu để bà ăn vào cho ấm bụng. Ăn uống xong bao giờ nó cũng nhắc, cô phải uống thuốc ngay, đừng chần chờ, vì nếu lỡ quên, chân hành đau sẽ làm cô nhức nhối. Hay có bữa nó bưng mâm cơm lên mà tiếng nói reo vui:

- Con nấu canh chua cá bông lau mà cô ưa thích, cô ăn nhanh còn nóng mới ngon.

Nhìn mâm cơm canh tươm tất, bà thấy rất thương, vì cảm được cái tình của cháu dành cho mình rất đậm. Bà dịu dàng căn dặn:

- Con nấu món gì cô cũng thích ăn, nhưng nhớ đừng nấu món riêng đặc biệt, cô già rồi ăn không còn nhiều được nữa, tụi con muốn ăn món nào, cô cũng thích ăn theo. Cô về đây ở luôn chứ phải đâu là khách, cứ nấu nướng bình thường đừng để cực cho con.

- Dạ, con biết rồi, cô đừng có ngại, chăm sóc người già, là phải lo cho kỹ, ăn uống sao cho bổ dưỡng mới kiện thân, tụi con còn trẻ ăn gì cũng được, chỉ cần ăn sơ sơ cũng qua xong một bữa.

baomai.blogspot.com
Note: hình trong bài này là minh họa    
  
Vừa ăn bà vừa thầm nghĩ: già như mình thì cũng nên già, ở với cháu mà được nó thương, lo cho từng chút, thấy sao ấm lòng. Đã mấy mươi năm làm thân viễn xứ, nặng gánh đôi vai thay chồng đã khuất, ông đã làm tròn bổn phận với quê hương, còn tôi cũng lo xong một đời làm mẹ, dang rộng đôi tay bao bọc đàn con, nay các con đã khôn lớn nên người, thì cũng là lúc tôi muốn quay về sống lại với làng xưa, để sau này khi tới lúc phải ra đi, thân xác tôi sẽ được nằm kề bên ông.

Nay tôi đã được thỏa lòng, ôm mơ ước về quê dù ngơ ngác, cũng nơi đây chiếc cầu ngày xưa tôi và ông hò hẹn, nhưng bây giờ là cầu gạch bắc qua sông.

Cũng không sao, đời vật đổi sao dời, huống chi chỉ có cây cầu năm xưa. Cầu có đổi thay nhưng lòng tôi không thay đổi, cũng vẫn như ngày nào thích nằm nghe tiếng gà gáy, thích nghe tiếng rao hàng thanh thoát trong sớm mai, thích nghe tiếng người cười nói lao xao bắt đầu cho một ngày mới. Chỉ ngần ấy đó thôi, những thứ rất bình thường nhưng sao thấy đậm đà sao tha thiết tình quê.

Nghĩ thế nên bà mới chọn con đường về Việt Nam sống luôn với cô cháu gái, tụi nó không có việc làm chỉ săn sóc bà thôi, thì như thế cũng rất công bằng cho cả đôi bên, bà có tiền, cô cháu có công, nên cũng vẹn toàn cho cả cô lẫn cháu.. Quà cho cô cháu là xây lại căn nhà, trên nền nhà cũ của hai vợ chồng ngày họ mới cưới được vài năm. Chi phí việc chăm lo cho bà là 300 đô mỗi tháng, do các con ở bên Mỹ gởi về.

Quyết định về Việt Nam sống luôn làm mấy đứa con bà lo lắng không yên, nhưng chúng vẫn phải để mẹ đi theo con đường mẹ chọn. Riêng bản thân bà lại thấy mình.... sáng suốt, tuy có nhớ con nhớ cháu, nhưng lòng thấy nhẹ nhàng vì mình không làm gánh nặng cho các con, mà lại được sống những năm cuối đời như mình mơ ước.

Ngày tiễn bà về Việt Nam ở luôn không qua nữa, đứa nào cũng bịn rịn khóc thương không muốn rời. Giấu nước mắt bà dặn dò: đừng về thăm mẹ vì đường xa con nhỏ, hãy coi như mẹ đi chơi xa một chuyến, nếu còn khỏe thì cứ vài năm mẹ sẽ về thăm...

Chỉ có cô em Út, lúc đầu là ồn ào phản đối không vui, rồi còn khuyên giải chị đừng về nơi chốn cũ, nơi mà chị em mình từng đánh đổi mạng sống để ra đi. Và đến khi thấy không còn lay chuyển được bà chị già bướng bỉnh, nó làm mặt giận hờn rồi không thèm nói nữa. Tưởng là con em Út giận luôn, ai dè giờ chót nó cũng ra tiễn bà. Nhét gói thuốc bổ cho bà, nó dặn dò đủ thứ rồi còn thì thầm: “lần nào đi đâu cũng có chị có em, chỉ có lần này chị muốn một mình ra đi không định ngày trở lại, chị có thể quên tất cả, nhưng phải nhớ đừng quên lời em dặn”. Nghe nói bà gật đầu cho nó được yên tâm, chứ thật ra thì bà đang nghĩ: con Út này lúc nào cũng lo xa, nhưng đôi khi cũng... không cần thiết lắm. Từ ngày đó đến nay con Út cũng an tâm khi nghe chị mình sống vui là có thật, nên đã bớt lo, còn hẹn năm sau nó sẽ về thăm.

Như thường lệ, sáng nay cô cháu bưng cho bà mâm cơm nóng. Hăm hở ăn bà xuýt xoa khen, rồi cao hứng vừa ăn vừa kể chuyện, cô cháu ngồi nghe cũng góp lời cho bà thêm hứng khởi, được một lúc, bà chợt thấy câu chuyện mình đang kể, cô cháu nghe hưởng ứng chỉ cầm chừng chứ không còn sôi động nữa, nên ngừng đũa bà dò hỏi:

- Có gì không con? Sao mà ngồi thừ ra đó?

baomai.blogspot.com
  
Cô cháu nhìn bà, rồi nhìn xuống bàn tay, săm soi mấy cái móng, nó ngập ngừng: “Cô à, con cần.... 5 ngàn.”

Hơi ngạc nhiên bà hỏi lại cho rõ: “5 ngàn Việt hay 5 ngàn đô?”

Cô cháu cười phì: “5 ngàn đô, chứ 5 ngàn Việt thì con có rồi.”

Bà nhìn cô cháu gái, ngần ngừ một chút rồi nói:

- Con có nhớ, cô đưa con 3 ngàn đô lần trước, là số tiền cuối cùng cô giữ để hộ thân, đưa hết cho con, vì con cần khẩn cấp, nên bây giờ cô chỉ còn có mấy trăm.

Cô cháu gái có vẻ không vui, ngồi yên không nói, một lúc sau nó ngập ngừng đề nghị:

- Hay là cô phone về bên đó, kêu gởi tiền qua để... cô xài.. Con kẹt tiền nên mới nhờ cô lần nữa, chứ hỏi tiền hoài con thấy quá ngại ngùng. Cô cũng biết vật giá leo thang, cái gì cũng mắc, nếu đủ tiền rồi thì con đâu dám hỏi cô.

Thấy nó đổi giọng buồn buồn thì bà cũng thương, nhưng nó xúi xin thêm tiền thì bà thấy không vui, nhưng vẫn ôn tồn:

- Từ đầu con nói với cô, 25 ngàn đô là quá dư để cất một căn nhà, nên cô bằng lòng vì số tiền đó cô lo được, nhưng từ đó đến nay, tiền đã tăng lên gấp đôi, mà nhà cất vẫn chưa xong làm cô lo lắng, vì thật sự cô không còn tiền nữa.

Nghe tới đây, nó xụ mặt, lầm bầm trong miệng:

baomai.blogspot.com
  
- Mỗi lần kêu cô đưa tiền, là mỗi lần cô nhắc chuyện... đời xưa.. Cất một tầng, với cất ba tầng lầu thì giá tiền phải khác chứ!

Thấy đứa cháu mới mấy phút trước còn ngọt ngào vui vẻ, mấy phút sau đã trở giọng khi nghe không có tiền, bà thấy bực mình, nhưng vẫn giảng giải:

- Cô đã nói với con, phải “liệu cơm gắp mắm”, phải gói gọn trong số tiền mình có. Cô về đây là để dưỡng già, cốt chỉ gần mồ mả ông cha, chứ không cần nhà cao cửa rộng. Nhà cũ của con tuy đơn sơ nhưng ấm cúng gọn gàng. Cô thay nhà tranh, thành nhà tường như con mơ ước, vì muốn nhân đây làm quà tặng cho con. Dự định ban đầu là cất nhà tường, nay đã trở thành nhà lầu ba tầng, có cổng rào riêng biệt, cô cũng vui nếu con biết ngừng ở đó, còn nếu như con tiếp tục dài dài, hết đập bỏ nhà bếp xi măng vừa mới làm xong, thay vào đó là đá hoa cương cho giống nhà hàng xóm, rồi nhà tắm, giường nằm, bộ bàn ăn, con cũng muốn thay... Cô thật sự cạn kiệt không còn tiền cho con nữa.

Biết lần này khó lấy được tiền, nó hạ giọng, nhưng chầm dầm cái mặt:

- Thì cũng muốn cô ở cho sang, mang tiếng Việt kiều mà cất nhà tường lèo tèo dưới... nách nhà bên cạnh, nên con cũng... ráng cất cao thêm một chút, để cho thiên hạ khỏi chê cười.

Nghe con cháu có cái tánh đua đòi, bà thấy ngán ngẩm nên nói:

- Con đừng so sánh với người ta. Nhà ai nấy ở, mình nhìn người ta làm gì!?

Nghe bà nói cái kiểu... an phận đó, nó phát bực:

- Con... khổ với cô hết biết! Nói cách nào thì cô cũng không.... thèm hiểu.

baomai.blogspot.com
  
Người ta Việt kiều, mình cũng Việt kiều, Việt kiều mình... bèo quá sẽ bị người ta khinh! Cái cổng nhà bên nó xây chồm ra phía trước, làm cho cái nhà mình coi lép vế kề bên, nên dễ gì con để nó... chơi ngông, nên tiền đợt trước con đã xây liền cái cổng. Con chỉ cần thêm 5 ngàn này nữa, là coi như xong hoàn tất được căn nhà.

Bà buông đũa, ngồi thừ ra, một lúc sau bà nói:

- Nói thật, cô không dám phone về xin tiền thêm lần nữa, anh chị bên kia còn nợ nhà, còn con nhỏ phải lo. Cũng đã nhiều lần cô kêu tụi nó gởi thêm tiền lần cuối, để cất cho xong căn nhà còn dang dở, nhưng bây giờ nhà đã xây xong, thì mỗi tháng con chỉ nên nhận 300 đô là đủ.

Vẻ cương quyết không đưa tiền thêm nữa lần này của bà làm cô cháu bất mãn.
Nó thẳng thừng:

- Nhà đẹp thì cô cũng... nở mày nở mặt, chứ phải đâu chỉ một mình con? Nếu lòng cô không muốn giúp, thì thôi cứ để mặc con!

Nói xong cô cháu vùng vằng đứng dậy, tiện tay bưng luôn cái mâm, dù thấy rõ bà chưa ăn hết phần cơm trong chén. Bước ra khỏi phòng, tiện tay nó đóng ầm cánh cửa lại. Thái độ của nó làm bà chới với, bà lắc đầu ngao ngán rồi nghĩ thầm: con nhỏ này bình thường ngọt ngào hiếu thảo, hôm nay hỏi tiền không có, thì nó lộ ra là đứa chẳng ra gì! Bực mình quá bà cũng hết muốn ăn, nhưng thái độ đòi tiền của cô cháu gái, làm bà như nghẹt thở...

baomai.blogspot.com
  
Sáng nay thức dậy sau giấc ngủ mệt nhoài. Bà ngồi yên nhìn cánh cửa, mà hôm qua cô cháu đã mạnh tay đóng ầm, bà thấy cuộc sống yên vui từ nay chắc không còn nữa... Suy nghĩ miên man cho tới khi thấy đói, bà mở cửa phòng nhìn quanh, rồi cất tiếng kêu to. Nhà không có tiếng động, im lặng như tờ.

Ngồi chờ cho tới quá trưa, tay chân bắt đầu run vì đói, bà kéo mấy cái hộc tủ ở ngay đầu giường, kiếm xem có bánh kẹo gì để ăn, nhưng rồi lại nhớ ra ngày thường vì sợ kiến bu, nên đồ ăn vặt không để trong phòng bà..

Muốn từng bước xuống mấy bậc cầu thang tới nhà bếp để kiếm gì ăn, nhưng loay hoay một lúc, bà lại sợ sẽ nhào đầu xuống thang, nên đứng dựa lưng vào tường mà thở. Bụng đói cồn cào buồn nôn muốn ói... bà chợt nhớ ra trong hộp thuốc bổ có mấy cây kẹo ho, mà con em út đã nhét vội cho bà lúc tiễn đưa.

Mừng quá, bà lần bước trở về phòng tìm cây kẹo. Chất kẹo the ngọt làm cho bà không còn muốn ói nữa.

Quá 3 giờ chiều, cô cháu về đem cho bà ổ bánh mì thịt, nó hấp tấp nói: “Con đi... chạy tiền, nên về không kịp, cô ăn đỡ bánh mì, khi nào trả được nợ con mới có.... sức nấu nướng cho cô.” Nói xong, nó bước nhanh ra cửa. Bà kêu vói theo, nó đi luôn không quay lại. Nhìn theo nó, bà muốn quăng trả lại ổ bánh mì cho đỡ tức, nhưng cùng lúc cũng dằn được cơn nóng giận. Nhìn ổ bánh mì rồi nhớ lời nó nói trước khi đi, bà thấy bất an. Bà thầm nghĩ: chẳng lẽ từ đây mỗi lần nó cần tiền là mỗi lần nó chơi cái trò bỏ đói mình?

Lần đầu tiên sau 6 tháng về đây, bà mới biết thế nào là lo lắng, vì cảm thấy cô cháu mà bà hết dạ tin yêu đã bắt đầu... trở mặt. Mà quả đúng như bà lo sợ, đêm đó nó đi đâu mất biệt không về. Nhà cửa tối đen, mình bà ngồi im trông ngóng... Đêm đó bà tiếp tục ngậm kẹo ho cho đở đói, rồi ngủ thiếp đi cho tới khi bà giựt mình thức dậy, trời chưa sáng lắm, bà chống gậy bước ra khỏi cửa phòng rồi cất tiếng kêu vang, không có tiếng trả lời, chỉ có âm thanh dội lại trong cái không khí thanh vắng của buổi sáng không người...

Ngoài kia có tiếng người qua lại, có tiếng rao hàng của chị bán xôi, bà mở tung cửa sổ định thẩy tiền xuống mua, nhưng bà chợt nghĩ: tiền thì xuống được chứ xôi thì... Nghĩ đến đây bà hốt hoảng kêu trời, vì chợt nhớ ra, khi đi thì chắc chắn nó đã khóa cửa trước, cửa sau, khóa luôn cổng rào. Đêm qua bà ở một mình, nếu nhà bị cháy, thì coi như đã xong đời bà. Ý nghĩ này làm bà hoảng hốt... Nước mắt tuôn dài, lần đâu tiên bà biết sợ, và biết thế nào là thế cô một mình. Bà bắt đầu hối hận. Cả đời bà không biết tận hưởng những giây phút an vui với con cháu bên kia, mà luôn hoài niệm về quá khứ, rồi tưởng tượng ra cái tương lai mơ hồ không có thật để mong an dưỡng tuổi già, nên bà đã hân hoan ôm tiền về đây xây nhà... tù nhốt mình...

Càng nghĩ bà càng thấy sợ, tự dưng người phát lạnh, tay chân run rẩy, bà choáng váng muốn té nhào, nhưng cố gượng lại, ráng quay về giường. Muốn phone cho con Út để khóc than với nó, nhưng ngày thường con cháu của bà nó chỉ xài điện thoại di động mà thôi, cho nên nếu như nó bỏ đi luôn cả tháng không về, thì cũng sẽ không ai biết có một bà già đang... chết khô. Tới trưa cô cháu về mang cho bà gói xôi, nó nói:

- Hôm qua con biết cô ở nhà một mình, con muốn về sớm hơn nhưng kẹt đò, đành phải ngủ lại đó qua đêm.

Thấy mặt nó, bà bừng bừng nổi giận, bà nhìn nó trân trân, muốn chửi cho nó một trận mới hả lòng, nhưng bà ở trong cái thế phải ráng dằn lòng, nên nhè nhẹ hít vào rồi lại thở ra trước khi trách nhẹ nhàng:

- Con làm gì, thì cũng phải nghĩ tới cô ở nhà một mình đói khát, cách đối xử của con mấy ngày nay rất tệ. Nên dành ra một chút thời gian suy nghĩ lại đi con!

Nghe cái giọng trách hờn đó, cô cháu bực mình trả đũa ngay:

- Con chạy đôn chạy đáo kiếm tiền làm gì mà có thời gian suy nghĩ. Tại cô không muốn giúp, thì con phải tự lo thôi!

Tưởng là nó còn... nể mặt nên bà mới lên tiếng trách, nào ngờ vừa mới dứt lời thì nó.... đốp lại ngay, bà không sao nín được, nên lên giọng:

- Con nói vậy mà nghe được sao? Tiền đưa cho con bao nhiêu cũng hết, lần nào cần tiền, con cũng nói là đưa thêm lần cuối, nhưng con đã lấy bao nhiêu lần cuối rồi con có nhớ không?

Cô cháu cũng không vừa: “Tiền cô đưa ra, cũng đổ vô cái nhà cho cô ở, chứ mất đi đâu mà cô kể lể!” Nói xong nó dùng dằng bỏ đi. Bà lớn tiếng kêu to, nó vẫn không thèm nhìn lại. Còn lại một mình, bà ôm đầu nhìn lên trần nhà, bà nghĩ: thương nó như con, có bao nhiêu tiền thủ thân bà đã lần hồi...nhét hết cho nó, vậy mà khi hỏi tiền không có, nó dám bỏ bà đói để bà... lòi tiền ra. Nhìn gói xôi tự dưng bà... khóc ngất. Bà chợt nhớ con, nhớ cháu, nhớ những lời con em Út dặn dò trước khi đi... Đêm đó, nó cũng khóa cửa nhà, rồi đi đâu mất biệt. Bà biết muốn lấy tiền thì nó phải làm vậy thôi, nên lần này bà nằm im, ngậm kẹo ho chịu trận!

Sáng hôm sau, chưa tới 9 giờ, cô cháu mở cửa phòng bước vào, nó tươi vui như không có chuyện gì. Nhìn thấy mặt nó, bà giận dữ, muốn thét lên cho hả giận, nhưng kịp ngừng. Bà nín thinh dây mặt ra hướng khác. Cô cháu vừa cười vừa đưa cái điện thoại cho bà, nó nói:

- Cô phone về bển, nói mấy anh chị cho con mượn 5 ngàn đô, rồi từ từ con trả lại. Con đang nấu cháo gà. Nói chuyện xong là có cháo nóng ăn liền.

Nghe nó trắng trợn lấy tô cháo gà đổi lấy 5 ngàn đô, bà tức ứa gan, mặt bà đanh lại, ánh mắt long lên tia giận dữ. Cô cháu nhìn bà, thấy hết những căm hờn từ trong ánh mắt ấy, nó cũng đã chuẩn bị tinh thần để đối phó nếu cần, và tô cháo gà chỉ là phương tiện để điều khiển bà cô... cứng đầu này. Nó nghĩ: cháo gà thì có thể cô không ăn, nhưng 5 ngàn đô thì nhất định nó phải lấy. Nghĩ thế, nó nghiêm sắc mặt tiến tới ấn cái điện thoại trong tay bà mà nói:

baomai.blogspot.com
  
- Cô nên phone liền bây giờ, 9 giờ sáng bên này, khoảng 9 giờ tối bên kia, đừng để trễ quá 10 giờ, mấy anh chị bên kia còn phải ngủ. Cô nhớ: chỉ nói những chuyện cần nói, và chỉ trả lời trong phạm vi sức khỏe mà thôi.

Nhìn cái cách nó sấn tới ấn cái điện thoại vào tay bà, và nó đứng ở thế sẵn sàng đối phó nếu bà la lên cầu cứu bên kia. Thì bà biết con nhỏ này đã táng tận lắm rồi. Suy nghĩ thật nhanh, thay vì giận dữ, bà chuyển qua vẻ mặt chịu đựng, cho nó có cái cảm giác đã khuất phục được bà, để bà được an thân. Cầm cái điện thoại trên tay, trái tim bà đập mạnh, vì biết sau lần này, sẽ ít khi nào bà có dịp cầm tới. Bà bắt đầu bấm số. Phía bên kia đầu dây cô Út reo vui khi nhận ra tiếng bà, chỉ hỏi thăm sơ vài câu ngắn ngủi bà vô đề ngay, vì thấy con cháu nó đang nghiêm mặt nhìn bà không nháy mắt:

- Út à, em gởi ngay cho chị 5 ngàn.

- Ủa, sao cần nhiều tiền vậy chị?

Nghe hỏi như thế, bà bực mình nên hơi lên giọng: “A Di Đà Phật, kêu gởi thì gởi liền đi, gởi càng sớm càng tốt. A Di Đà Phật!”

Bên kia đầu dây, một thoáng yên lặng, rồi tiếng cô Út trả lời: “Hiểu rồi, chị yên tâm, em sẽ gởi ngay cho chị trong tuần này. Thôi chị nghỉ ngơi đi. Bye chị!”

Lấy lại cái phone, nó hỏi: “Ủa! Cô Hai vô đạo Phật hồi nào mà nói A Di Đà Phật liền miệng vậy?”

Bà nhếch môi nói: “Ừ, thì bên đó, nghe mấy người bạn nói hoài nên cũng quen miệng nói theo.”

Nghe bà nói thế nó nín thinh, bỏ đi ra ngoài. Lát sau nó bưng lên cho bà tô cháo trắng với dĩa củ cải kho.. Nhìn thấy tô cháo trắng thay vì tô cháo gà như lời nó nói, bà lặng im ăn không nói gì. Nhìn bà khoan thai ăn, thần sắc thư thái, nó nghĩ: Vậy cũng tốt! Mới bỏ đói có hai ngày mà đã biết... sợ rồi, ngoan ngoãn nghe lời như vậy thấy... dễ thương hơn! Sau đó, mọi thứ trở lại bình thường, ngày ba bữa nó bưng lên đầy đủ, chỉ là hai bên không có gì để nói với nhau.

Cuối tuần đó, bỗng dưng nhà có khách. Cô Út về thăm bất ngờ này làm cho con cháu ngỡ ngàng lo sợ, vì lát nữa đây cô Út sẽ gặp cô Hai trên lầu. Lần này cô Út về quê không báo trước. Bấm chuông, cửa mở, cô xông thẳng vào nhà như cơn gió lốc, mặt tươi vui cô nói cười luôn miệng, còn lăng xăng khen nhà đẹp, nhà sang, khen qua con cháu gái có nước da quá mịn, khen luôn thằng cháu rể có phước tướng, thế nào cũng phát tài, phát lộc, phát giàu sang..... làm cho không khí xôn xao vui nhộn. Và khi mọi người còn chưa dứt tiếng cười vang, thì cô Út chủ động nắm tay con cháu, kéo nó cùng đi ngay lên lầu, miệng kêu ơi ới: “Chị hai ơi! Chị hai. Ra coi ai về thăm chị nè!”

Nhận ra tiếng cô Út, bà dằn lòng không khóc. Thấy hai cô cháu cùng bước vào, bà tươi cười hỏi: “Ủa, Út về mà sao không cho hay trước, để chị kêu em mua thêm vài thứ thuốc.”

Cô Út cười lớn tiếng nói: “Em phải chạy về gấp, vì có người hỏi mua căn nhà của chị, em cần thêm giấy tờ để bán cho xong.”

Trong lúc bà còn đang gật gù như hiểu chuyện, thì cô Út dây qua nói với cô cháu gái: “Con đi lấy toàn bộ giấy tờ của cô Hai ra đây, để cô Út coi cái nào cần xài.”

Nghe thế, cô cháu thoáng liếc bà, tần ngần một chút, rồi dây qua nhìn anh chồng đang đứng xớ rớ ngoài cửa phòng, thấy thế cô Út cười lớn nói: “Bán xong căn nhà, thì có tiền cho tụi bây.”

baomai.blogspot.com
  
Khi cầm được cái p***port trong tay, cô Út bỏ ngay vào bóp, rồi dây qua ân cần nói với bà chị:

“Ngồi đây chi một mình, để em kè chị xuống nhà có đông người cho vui.” Nói xong cô Út tự động ôm cánh tay chị mình, từng bước dìu xuống mấy bậc cầu thang.. Khi xuống được tới dưới nhà thì cô Út dây qua nói với hai vợ chồng cô cháu gái:

- Hôm nay vui quá! Mình ra ngoài ăn mừng ngày đoàn tựu. Tài xế cô bao vẫn còn chờ ngoài kia. Cô cháu gái nghe thế nên lên tiếng: “Cô về sao không cho hay, để tụi con đi đón đông người cho vui.” 

Cô Út nhìn nó cười giòn:

- Tánh cô tự lập quen rồi. Khi muốn đi thì mua vé, bay cái vèo qua đây.Bước ra một bước, thì có cả đoàn xe sắp hàng chờ, nên cô đâu muốn kêu con,để cho bất ngờ con sẽ thấy vui hơn...Và khi xe ngừng lại trước cửa nhà hàng. Vỗ nhẹ vai chị, cô Út dịu dàng: “Cái chân đau, chị đi đứng khó khăn không thoải mái, cứ ngồi yên chờ, em sẽ mua đồ đem ra.” Nói xong, cô Út dây qua nắm tay cô cháu gái kéo nhau cùng xuống xe. Chọn đại một cái bàn, vừa kéo ghế ngồi xuống, cô Út bật đứng lên, móc bóp lấy ra tờ 100 đô đưa cho cô cháu gái. “Nè, con cầm tiền này, hai đứa muốn ăn gì tùy thích, cô nhớ ra là có chuyện cần làm, cô đi trước, sẽ gặp tụi con sau.”

baomai.blogspot.com
  
Từ lúc gặp cô Út cho đến giờ, cô nói cười luôn miệng, phản ứng nhanh nhẹn, biến đổi không ngừng, làm cho hai vợ chồng cô cháu gái bị động theo từng chuyển biến của cô. Giờ cầm tờ 100 đô trên tay hai vợ chồng nó bối rối chưa biết phản ứng sao, thì cô Út đã đi nhanh ra xe, nói tài xế vọt thẳng về hướng Sài Gòn.

Nắm chặt tay cô Út, bà khóc ngất, cô Út nhẹ nhàng giải thích: “Sợ nó làm khó không trả lại giấy tờ cho chị, nên em làm bộ nói chuyện bán nhà cho nó ham mà đưa p***port ra cho lẹ, rồi cũng phải tìm cách đưa chị ra khỏi chỗ đó cho nhanh. Sợ ở qua đêm, hai chị em mình sẽ bị nó.... làm càng vì mưu đồ đã lộ. Nên rủ tụi nó đi ăn, để tiện bề kéo chị thoát thân.”

- Chị sợ em không hiểu.

- Làm sao mà không hiểu! Cũng may là chị còn nhớ lời em căn dặn trước khi đi.

- Không nhờ câu... mật khẩu của em, thì chị sẽ chết mòn trong tay nó, và sẽ là món mồi ngon để tụi nó câu tiền... Em cũng khôn khi chọn câu: A Di Đà Phật, vì khi nói lên câu này, nghe như mình đang niệm Phật, tụi nó tinh ranh cỡ nào thì cũng khó mà đoán ra.

- Khi thấy chị quyết định về Việt Nam an dưỡng tuổi già, lòng em không yên, nên mới nghĩ ra câu mật khẩu này, để nếu có một ngày nhận được... tín hiệu này, em sẽ bay về... cứu chị.

Em à, chuyện như thế này chị có nghe nhiều người kể, nhưng không tin lắm và luôn nghĩ người bất hạnh đó sẽ không phải là mình. Bây giờ lâm cảnh này chị mới hiểu vì tiền thì chuyện gì cũng có thể xẩy ra, gặp những đứa bất tài mà có lòng tham thì sẽ dùng mọi thủ đoạn để kiếm tiền, mà đi lường gạt người ngoài thì không đủ sức còn lo tù tội, chi bằng kiếm tiền vừa dễ vừa nhanh mà lại an toàn đó là lợi dụng vào cốt nhục tình thâm. Người lường gạt, sang đoạt được, thì nhởn nhơ vui hưởng vì không phải lo bị truy tố, còn người  mất của thì lặng im trong nỗi đau không dứt vì vừa mất tiền vừa mất cả lòng tin!



Nguyễn Sỹ Thùy Ngân


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Nov/2018 lúc 8:16am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Nov/2018 lúc 10:21am
< method="post" ="http://www.thukhoahuan.com/index.php/li-hay-y-p/19661-tuo-i-tha-n-tien-60-70-80?hitcount=0" ="-inline">
Tuổi Thần Tiên 60 - 70 - 80 .
Tác giả Vô Danh

2048%201%20TuoiThanTien%2060%2070%2080DH%20ST
Tuổi 60 
Thời gian như thể thoi đưa 
Ngày nào bé tí giờ vừa sáu mươi
Sáu mươi - tuổi thích ăn chơi
Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều
Sáu mươi mới thật biết yêu
Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình
Sáu mươi tuổi rất đa tình
Tương tư bác sĩ, mạch tim thất thường
Sáu mươi - lẩm cẩm thấy thương
Phố phường lẫn lộn, quên đường hồi gia
Sáu mươi tuổi thích la cà
Kết bè kết bạn dẫu xa hay gần
Gặp nhau tíu tít vang rần
Tếu ta tế táo, cười rần vui sao!
Sáu mươi, tóc ngả muối tiêu
Đỉnh đầu trơn láng sờ vào mát tay
Răng to răng nhỏ lung lay
Chiếc rơi chiếc rụng vần xoay cả hàm
Sáu mươi là tuổi hồi xuân
Tension, mỡ máu tăng phần loãng xương
Đau lưng, mỏi gối, tiểu đường
Tứ chi rời rã, gót thường tê tê
Sáu mươi là tuổi đam mê
Yoga khiêu vũ kiểu gì cũng chơi
Cầu lông quần vợt, lội bơi
Tham gia tuốt tuốt, tối thời nằm rên ...
Sáu mươi tuổi quá hồn nhiên
Quên quên nhớ nhớ "hồn tiên" mơ màng
Sáu mươi chính thật tuổi vàng
Ai ơi chớ để lỡ làng tuổi xuân ! 
2048%202%20TuoiThanTien%2060%207%2080%20DH%20ST
Tuổi 70
Thời  gian thấm thoát trôi nhanh
Ngày nào mười bảy giờ thành bảy mươi
Bảy mươi tuổi mãi 'vui chơi"
Rất ưa đấm bóp, ưa xơi món mềm
Bảy mươi bạc trắng chỏm trên
Sợi rơi, sợi rụng lờm xờm mấy ngoe
Bảy mươi nghễnh ngãng khó nghe
Tay run, chân chậm lè phè khỏi chê
Trông gà hóa quốc vui ghê
Bỏ đâu quên đó lề mề thường khi
Bảy mươi giữ mối tình si
Mê say thầy thuốc đi về triền miên
Bệnh viện lui tới thường xuyên
Tủ nhà đầy ắp, thuốc viên đủ màu
Mạch vành xơ vữa khá lâu
Suy tim, yếu thận nửa đầu long bong !
Bảy mươi chẳng dám đèo bồng
Rã rời xí quách còn mong nỗi gì
Bảy mươi bia bọt, giã từ
Suy gan, xương cốt, mỏi nhừ đau rên
Thường hay thức giấc nửa đêm
Trằn trọc tới sáng nhập nhèm mắt nai
Bảy mươi tuổi tuổi chẳng dẻo dai
Nhưng ưa cuốc bộ, xe hơi chẳng cần
Bảy mươi mình vẫn còn xuân
Đôi mồi nở rộ góp phần tạo duyên
Bảy mươi là tuổi thần tiên
Nói sau quên trước ưu phiền mà chi 
2048%203%20TuoiThanTien%2060%2070%2080%20DH%20ST%20
Tuổi 80
 Tám mươi nào đã quá già
So với trăm tuổi vẫn là đàn em
Tám mươi tuổi thọ như tiên
Danh lợi chẳng hám, bạc tiền cũng chê
Tám mươi là tuổi mộng mê
Quên ngày quên tháng, đường về cũng quên
Tám mươi tóc bạc lưng còng
Ba chân, bốn mắt một dòm thành hai
Đứng đi loạng choạng, lãng tai
Móm ma móm mém lại hay lầu bầu
Mạch tim thấp thỏm từ lâu
Tám mươi tuổi thọ chỉ cần khỏe thôi
Đêm đêm ngẫm nghĩ sự đời
Hỷ nộ ái ố ta thời trải qua
Ước gì trẻ mãi không già
Cho ta sức vóc như là đôi mươi
Ước gì đang độ xuân tươi
Để ta hò hẹn với người ta thương
Ước gì ta mãi an khương
Đi đây đi đó bốn phương tung hoành
Ước gì ta vẫn vững vàng
Chẳng phải lọm khọm, chẳng màng lương y 
Mỗi tuần thăm khám thường kỳ
Tim gan phèo phổi tứ chi cũng tồi
Tám mươi lắm lúc ngậm ngùi
Một thời oanh liệt xa rồi còn đâu
Tám mươi hưởng chức danh cao
Lão làng cụ cố "chức" nào cũng sang
Cám ơn cuộc sống dương gian
Mặc dù vất vả vẫn tròn niềm vui
Cám ơn tất cả mọi người
Cho ta cảm nhận cuộc đời đáng yêu
Tám mươi tuổi đã về chiều
Chỉ mong thanh thản mọi điều bình an
Mai kia "đi" được nhẹ nhàng
Hồn bay theo gió mênh mang mây trời  !!!
 Còn bao lâu nữa !
Tụi mình trên dưới bảy mươi;
Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi.
Số đông biến mất đâu rồi;
Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn.
Đếm kỹ còn mấy trăm tuần;
Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau?
Thôi thì còn lại ngày nào;
Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi.
Khác biệt gì cũng thế thôi;
Mai kia nằm xuống để rồi được chi.
Sao bằng ta cứ vui đi;
Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa.
Tay với trời cao không thấu nổi
Tuổi già mất bạn cũng mồ côi
2048%204%20TuoiThanTien%2060%2070%2080%20DH%20ST%20
   Con người được sống khỏe mạnh chính là hạnh phúc nhất rồi, những thứ khác đều là phù du cả. Đừng cho rằng bạn có tiền, nếu không có sức khỏe thì tiền nhiều cũng chẳng có chút gì đáng giá.
Tuyệt đối đừng nói rằng bạn có tiền, đọc xong 8 câu...chân ngôn dưới đây, bạn sẽ hiểu rõ ràng tất cả:
1. Đừng có xem áp lực thành động lực, lao động quá sức, để rồi tổn hại bản thân.
2. Đừng quên sức khỏe mới là tiền vốn, không có sức khỏe, thì không cách nào tận hưởng được hết niềm vui của đời người.
3. Đừng xem nặng danh lợi quá, sau khi hào nhoáng qua đi, mới nhận ra mọi thứ đều chỉ là mây khói thoáng qua.
4. Đừng có nghĩ rằng bác sĩ là người có thể cứu lấy mạng sống của bạn, thật ra không phải như vậy, chính bạn mới là người quyết định, dưỡng sinh quan trọng hơn cứu mạng.
5. Đừng mong nghĩ rằng cho đi sẽ được báo đáp lại, chỉ có không kể báo đáp, mới có thể thực hành được việc hành thiện, lấy đức báo oán.
6. Chớ nghĩ rằng làm quan thì “ngầu” hơn dân, một khi bị mất chức, cuối cùng vẫn chỉ là một thường dân thôi.
7. Đừng bỏ mặc những người có duyên với bạn, bởi vì sau khi vinh hoa qua đi, bạn mới hiểu được rằng rất nhiều người sẽ rời xa bạn, khi ấy bạn mới thấy tri kỷ thật khó tìm.
8. Đừng nghĩ rằng hỏi han là quấy rầy, những người thường gửi tin nhắn cho bạn nhất định là người ở trong tâm có hình bóng của bạn.
     Một nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng, cứ cách một đoạn thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến nơi hỏa táng để xem. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng.
     Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to quý tộc quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi, không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế, lặng yên nằm xuống, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm vải đỏ.
     Khi đến chẳng mang theo thứ gì, khi đi chỉ như một làn khói. Đời người chính là đơn giản như vậy! Vinh hoa phú quý phút chốc thoáng qua, ân ái tình thù cũng chỉ như cát bụi.
     Hôm nay sống trong một thế giới vật chất dục vọng tràn lan, bên cạnh chúng ta là đầy những cám dỗ mê hoặc: quyền lực, địa vị, tiền bạc, mỹ sắc…, hễ không cẩn thận, thì trong tâm sẽ dậy sóng. Nội tâm chúng ta vốn dĩ trong sáng, thuần tịnh, bình lặng sẽ trở nên ngông cuồng, ngạo mạn và tư lợi.
Khi bạn cảm thấy hiện thực và lý tưởng có sự chênh lệch,
Khi bạn cảm thấy uất ức thương tâm, không có người hiểu bạn,
Khi bạn vì ân oán tình thù mà canh cánh trong lòng,
Khi bạn vì lợi ích được mất mà so đo tính toán,
Khi bạn khom lưng chau mày đối với quyền thế,
Khi bạn vì địa vị cao thấp mà mưu tính hại nhau…, sao bạn
không đi đến nơi hỏa táng xem thử, đối diện với một nắm tro bụi, bạn còn có gì không buông xuống được đây?
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Nov/2018 lúc 9:40am

Ai rồi cũng có lúc sẽ già

baomai.blogspot.com
Giai đoạn 80 – 90 tuổi: Chuẩn bị tinh thần thật tốt

Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác.

Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trước. Đa số mọi người đều không tránh khỏi quan ải này. Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của mình để có thể thích ứng nhanh nhất.

Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình trong đời người, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.

Những năm còn lại trong cuộc đời ...

http://baomai.blogspot.com/

Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người giúp việc chăm sóc ở nhà. Nhưng có một nguyên tắc là bạn không được dày vò con cái.

Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm nhiều gánh nặng khác cho những đứa con của mình. Những gì có thể tự mình làm được thì bạn hãy cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.

4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi

baomai.blogspot.com
  
* Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn:

* Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.

* Người xưa nói: “Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”.

* Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?

Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe

baomai.blogspot.com

Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng..

Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già

baomai.blogspot.com
  
Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.

Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!

Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già

baomai.blogspot.com  
  
Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già.

Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.

Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.

Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già

baomai.blogspot.com  

Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân.

Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ. Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi.

Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

http://baomai.blogspot.com/

Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “Sống một mình rất cô đơn”, “Già rồi sẽ không có người chăm sóc”… Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.

Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn. Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao?
   
Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.


st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2018 lúc 9:25am
Cuối đời
                                                  
               
Image%20result%20for%20la%20rung%20mua%20thu
 “Xuân, Hạ, Thu, Đông”, rồi thì, “Sinh, Lão, Bệnh, Tử”. Làm người ai cũng hiểu nguyên lý đó, nhưng rất ít người yêu mến mùa Đông, cũng như không mấy ai thích đề cập đến giai đoạn cuối của cuộc đời cả.

Trực diện với giai đoạn cuối của cuộc đời đòi hỏi nhiều quyết định không chỉ riêng cho bác sĩ, người thân mà ngay cho chính đương sự. Những quyết định ấy bao gồm quyền tự quyết của bệnh nhân về sự sống của chính họ, về y đức và những phương pháp chữa trị tối ưu có thể có, và về sự cân bằng giữa lý trí cũng như tình cảm dành cho người thân thuộc. Để rồi cuối cũng vẫn là phẩm chất của cuộc sống trong những ngày cuối đời sẽ đưa đến quyết định: nên hay không nên cúp hết những nguồn hỗ trợ cho sự sống.


Rất nhiều tình huống đã xảy ra, gia đình thường rối rắm,không biết phải hành xử ra sao khi người thân của mình sắp sửa ra đi. Đa phần chỉ biểu lộ được qua những ân cần, những cử chỉ nhỏ nhặt như chải tóc, thoa dầu, nắm tay, hay vỗ về người sắp chết.
Hầu hết, không phải người ra đi mà chính là người ở lại phải chịu đựng, đau và khổ. Chính sự sợ hãi về cái chết của chính mình đã ảnh hưởng đến những suy nghĩ, thái độ và hành động, có khi dẫn đến những xung đột, hay đổ thừa trách nhiệm giữa những người thân trong gia đình với nhau. Ví dụ, người con ở xa thường hay trách móc người ở gần tại sao không hết lòng chăm lo cho bố hoặc mẹ và hay đòi hỏi bác sĩ phải làm đủ mọi thứ, có khi không thực tế. Đây là hội chứng có thật mà trong y khoa gọi là “Daughter from California syndrome” (tạm dịch nghĩa là, hội chứng “Người Con Gái từ California về”).
Cái chết là một tiến trình tự nhiên của cuộc sống khi mà cơ thể bắt đầu ngưng làm việc. Sau đây là một số dấu hiệu của người sắp ra đi. Tất cả các dấu hiệu dưới đây không nhất thiết phải xảy ra theo thứ tự, và xảy ra tùy mỗi trường hợp:
1.Nhiệt độ cơ thể lạnh hơn, nhất là tứ chi. Bàn tay và bàn chân lạnh hơn bình thường. Màu da cũng thay đổi và có vân giống như đá cẩm thạch. Nên tìm cách giữ cho họ được ấm bằng cách đắp chăn, mền.
2.Thiếu minh mẫn. Họ có thể không còn ý thức về thời gian và không gian và không nhận diện được tất cả người thân. Có khi, họ thường nhắc nhở đến những người không hiện diện hay đã khuất mặt. Khi nói chuyện với họ nên nhắc nhở mình là ai, tên gì.
3.Ngủ nhiều, không tỉnh táo. Đương sự có thể không nói được, á khẩu, và khó lay tỉnh. Trong tình trạng này, nên kiên nhẫn ngồi bên cạnh họ, nắm tay, và tiếp tục nói chuyện. Rất có thể họ vẫn còn nghe và hiểu được.
4.Không kiềm chế được tiểu tiện và đại tiện. Đây là dấu hiệu rất thông thường của người ở thời điểm cuối đời. Nên giữ cho người thân được sạch sẽ.
5.Bức rứt. Đương sự có thể có những động tác lặp đi lặp lại như cấu xé quần áo, chăn đắp. Đây là vì thiếu dưỡng khí trong máu, khi 


phổi không hấp thụ được oxygen. Không nên cản trở hay cột trói họ, mà nên dịu dàng như xoa đầu vuốt tóc, hay nếu được, hát nhỏ cho họ nghe.
6.Thở khò khè. Đương sự thở khó khăn, nghe như tiếng lục đục, rổn rang trong buồng phổi. Những dấu hiệu nầy không nhất thiết là họ bị đau đớn mà do phản xạ của hệ thống hô hấp không còn được hữu hiệu nữa. Nên giữ cho được sạch sẽ, lau miệng, lau mặt cho họ.
7.Đi tiểu ít. Nước tiểu có màu nước trà đậm do thiếu nước hay hai trái thận đã kiệt quệ. Nên liên hệ với bác sĩ hoặc y tá xem có cần truyền nước biển hay không.
8.Không ăn, không uống. Người thân sắp ra đi có thể không thèm ăn uống gì nữa. Cơ thể biết là không cần nhiều nguồn năng lượng nữa nên không cần đến thức ăn. Không nên ép buộc người ta ăn, nếu người ta không muốn ăn nữa.
9.Nhịp thở không điều hòa. Có khi họ thở không sâu, xen kẻ với nhiều giây đồng hồ ngưng thở, hoặc có khi thở rất nhanh và dồn dập. Nhịp thở nầy liên hệ đến sự ngưng trệ của hệ thống tuần hoàn, máu lưu thông không đều nữa. Áp suất máu và nhịp tim có thể bị rối loạn. Nên kê gối cho đương sự dễ thở hơn.
10.Bị sốt. Thay vì lạnh, có khi đương sự bị sốt. Lý do vì trung tâm điều khiển thân nhiệt không còn hoạt động bình thường nữa.
Khi phải đối diện với cái chết, câu hỏi thường được nêu ra là, “khi nào thì cái chết sẽ đến?” Hoặc, “còn bao nhiêu thời gian nữa?” Ta thường nghe nói, “bác sĩ nói còn chừng đó ngày tháng, nhưng không phải vậy.” Bác sĩ chỉ cho một ước lượng chung chung để gia đình chuẩn bị mà thôi. Không một ai có thể trả lời được, cho dù rất cận kề.

 Thường thường, có hai giai đoạn tiến đến sự chết: “giai đoạn mở đầu” và “giai đoạn động”. Giai đoạn mở đầu thường kéo dài đôi ba tuần, và giai đoạn động của giờ phút cuối kéo dài khoảng hai hay ba ngày. Một số trường hợp cả hai giai đoạn có thể kéo dài nhiều tháng.
Image%20result%20for%20dia%20nguc


Không ai biết được, chỉ có Trời mới biết.
Dường như chúng ta không bao giờ có thể chuẩn bị chu đáo cho cái chết, nhưng có thể dễ dàng hơn đôi chút nếu chúng ta hiểu rõ vấn đề. Chúng ta nên chuẩn bị tư tưởng cho chính mình, cho người thân yêu. Thí dụ, nên nói cho người thân, bác sĩ biết ước nguyện của mình trong trường hợp sẽ đối mặt với cái chết không thể tránh khỏi./.


Image%20result%20for%20cemetary
Hình minh họa Google& Yahoo


Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Nov/2018 lúc 9:39am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2018 lúc 9:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2018 lúc 9:14am

Hãy Nghĩ Về Tuổi Già   <<<<<


Absolutely%20beautiful%20wish%20our%20high%20street%20looked%20this%20stunning%20at%20Christmas



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Dec/2018 lúc 9:21am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2018 lúc 7:48am

Tuổi Già Ngày Nay


Bao nhiêu tuổi được coi là già? Theo các nhà sinh vật học và nhân chủng học, tuổi thọ mà con người ngày nay mong đạt tới là 120 tuổi. Như vậy nếu chia đều tuổi thọ ở mức 120, thì khi một người bước vào tuổi 60 là đã bắt đầu già. Cụ Tam Nguyển Yên Ðỗ cũng đã viết: “Sáu mươi ông đã lão ru mà!”. 

Nhưng có một câu nói của người xưa mà mãi đến khi học lớp tâm lý người cao niên tôi mới thực sự hiểu phần nào, đó là “một già một trẻ bằng nhau”. Và sự hiểu biết của tôi đã đi tới kinh nghiệm sống khi tôi làm việc trong chương trình trị liệu người cao niên tại hai bệnh viện Pacifica ở Huntington Beach và Fountain Valley thuộc Fountain Valley, cũng như chương trình nghiên cứu lão hóa ở người cao niên thuộc đại học Irvine, California. 

Xét về ba phương diện thể lý, tâm lý và tâm linh, mối liên hệ tuổi tác qua sự so sánh với cái nhìn tâm lý, có những điều tương đồng và những điểm này thực sự cần thiết cho những ai đang có ông bà cao niên, cha mẹ già, hoặc cô, chú, bác, anh, chị lớn tuổi cần chăm sóc và phụng dưỡng.

Thể lý: 
Về thể lý, cái yếu ớt của người già tương tự như sự yếu ớt của một em bé. Tuy nhiên, ở tuổi trẻ những yếu ớt kia đang từ từ được củng cố, và phát triển theo thời gian; ngược lại, sự yếu ớt của người lớn tuổi lại từ từ đi xuống cho đến khi sức khỏe thể lý không cho phép họ làm được gì nữa. Câu nói xem như diễu cợt: “Ông lão là đứa bé sống lâu” đã trở nên đúng khi so sánh về mối tương quan thể lý và phát triển của một đời người. 

Từ sự yếu đuối thể lý dẫn đến những căn bệnh ngặt nghèo mà không ai trong lứa tuổi này muốn có. Thân thể, tứ chi và nội tạng như một chiếc máy rệu rạo, hoạt động rất giới hạn. Trí thông minh cũng bị hạn chế! 

Những nghiên cứu gần đây cho biết 10% người già 65 tuổi và 50% người già 85 tuổi mắc hội chứng lú lẫn (Alzaheimer). Trí thông minh trước đây sắc bén, linh hoạt bao nhiêu thì bây giờ đang trở nên lẩn thẩn, chậm chạp và lú lẫn bấy nhiêu. Ðó là những gì mà chúng ta nhìn thấy và khảo cứu được. Còn ảnh hưởng rệu rạo, rã rời của thân xác do ảnh hưởng của bệnh tật gây ra thì chỉ người cao niên mới thực sự cảm nhận rõ ràng hơn qua khía cạnh tâm lý. 

Tâm lý: 
Tuy nhiên, về mặt tâm lý mới là điều mà chúng ta cần thiết phải quan tâm. Theo tâm lý, người cao niên sống với ký ức và hoài niệm của mình. Với tuổi đời chồng chất, trải qua bao thăng trầm, vinh nhục, cả một khung trời đầy kỷ niệm ấy, tuổi già là thời gian để người cao niên sống lại với những kỷ niệm ấy trong sinh hoạt thường ngày của họ. Ðây là những gì mà họ cho là rất gần gũi và thực tế đối với họ. Chính ở điềm này nẩy sinh một mâu thuẫn giữa quá khứ và hiện tại. Lý trí cho họ biết sức đào thải của thời gian, nhưng thực tế nhiều khi không cho phép họ chấp nhận thực tế này.

Cũng từ tâm lý nhìn lại quá khứ tạo nên một quan niệm và lối sống nhiều khi không theo kịp với hiện tại. Cái mà tuổi trẻ thường gán cho tuổi già là “cổ hủ”, là “quê mùa” chính là sự khác biệt về quan niệm và ảnh hưởng của tâm lý này. 

Bám lấy quá khứ, lo sợ tương lai khiến sự thay đổi lối sống và khả năng hội nhập trở nên khó lòng đối với người già. Ðiều này đã dẫn đến thái độ tham quyền cố vị nơi những người có chút quyền lực hay địa vị. 

Ðối với người Việt Nam, do ảnh hưởng Nho Giáo, nhiều cha mẹ già còn dành quyền giáo dục con cháu, tạo nên nhiều khó khăn trong lãnh vực giáo dục, đặc biệt, đối với lớp người trẻ lớn lên hoặc sinh đẻ tại các quốc gia Âu Mỹ. Sự bất đồng về ngôn ngữ. Sự khác biệt văn hóa. Quãng cách tuổi tác là những chướng ngại đang làm cản trở nhiều cho việc hội nhập của con cháu vào dòng chính nơi đang sống. 

Ngoài việc người cao niên bị choán ngợp bởi những kỷ niệm của thời gian đã qua. Trí nhớ của họ cũng quay về với quá khứ và không chấp nhận những tư liệu, hình ảnh, suy tư mới. Khả năng chất xám của họ cũng bị co cụm và sự suy thoái này ảnh hưởng khiến khả năng nhớ của tuổi già bị suy thoái và giới hạn. Vì thế, những gì họ mới nghe, mới thấy, và mới nói đây chỉ mấy phút sau là quên mất. Ngược lại, họ nhớ rất kỹ những kỷ niệm, những chuyện đã xẩy ra trong quá khứ. Tuổi hồi hưu bắt đầu từ 65 ở các nước Âu Mỹ là kết quả khảo cứu về khả năng trí tuệ theo thời gian của con người. 

Một trong những lý do gây ra bệnh lú lẫn hay lãng trí là ảnh hưởng tâm lý từ những căng thẳng dồn nén tác động bên trong và bên ngoài cuộc sống. Do đó, ảnh hưởng này cũng dẫn đến những tâm lý khác thường nơi người cao niên mang hội chứng Alzheimer hay trong trường hợp đang tiến tới lão hóa trí tuệ, đó là thái độ hốt hoảng, giận hờn, bất nhất, và hay nghi ngờ con cháu trong nhà. Ðây là một trong những điều thường tạo nên nhiều xáo trộn trong cuộc sống gia đình. 

Tâm lý người cao niên cũng cần được nhấn mạnh ở mặc cảm tự ti và tự tôn. Hai mặc cảm này khiến cho tuổi già đôi khi hành xử rất bất nhất. Một mặt cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết, mặt khác lại thu gọn vào con người hiện tại vì cho rằng mình là vô dụng. Mặc cảm tự tôn khiến tuổi già thích đóng góp ý kiến, muốn truyền thụ kinh nghiệm và hiểu biết cho con cháu. Bởi vì đối với họ, đấy là những kho tàng rất quí giá. Về mặt tự ti, lại muốn cư xử như một đứa trẻ thích “nhõng nhẽo” và muốn trở thành “cái đinh” trong gia đình, cần được mọi người chú ý. 

Trong những người bệnh nhân cao niên mà chúng tôi chăm sóc khi đến với chương trình thì rất lịch lãm, rất dễ thương. Nhưng đàng sau cái lịch sự dễ thương ấy là những gì lè nhè, đòi hỏi đến vô lý mà con cháu phải gánh chịu. Có những người hễ con cháu không hỏi tới thì khó chịu, và cho rằng chúng bất hiếu, vô ơn, tệ bạc. Nhưng hễ hỏi tới là có chuyện, không tiểu ra quần thì cũng rên rẩm đau nhức chỗ này, chỗ khác đòi con cháu đấm bóp, thuốc men. Ðó là không kể đến nhiều người còn ép buộc con cháu nhân danh lòng hiếu thảo phải cung cấp tiền bạc để họ tiếp tục cờ bạc, đỏ đen. Hiện tượng tuổi già Việt Nam ở hải ngoại về Việt Nam tục huyền hay tái giá là một tâm lý sống khác thường của tuổi già Việt Nam hiện nay. 

Các người cao niên này có biết việc họ làm không? Có. Nhiều người vẫn biết với tuổi 70, cái tuổi được gọi là “thất thập cổ lại hy” ấy mà lại đi cưới một cô gái 20 hay 25 tuổi là một hành động không mấy được xã hội chấp nhận. Nhưng việc làm này đã nói lên cái tâm lý muốn được chú ý. Dĩ nhiên, trong đó cũng có nhu cầu sinh lý như một phần cuộc sống người cao niên.

Tâm linh: 
Còn về tâm linh thì sao? Cái tâm lý bám sát quá khứ cũng khiến cho người cao niên trở nên cố chấp và máy móc trong sinh hoạt tâm linh của họ. Phải lần 150 kinh Mân Côi mỗi ngày. Phải đi lễ mỗi ngày. Phải đọc kinh này, kinh khác mỗi ngày. Nếu như vì lý do nào đó không làm những việc ấy là mắc tội bỏ đạo, là mất linh hồn... Và điều này khiến cho con cháu rất sợ gần gũi ông bà, cha mẹ lớn tuổi và không muốn đề cập đến vấn đề tâm linh với họ. 

Kết luận: 
Vậy là con cháu khi phải lo lắng, săn sóc và giúp đỡ ông bà, cha mẹ và người thân lớn tuổi chúng ta phải làm gì? 
1. Chúng ta phải ý thức rằng mình phải rất bình tĩnh và tập cho mình đôi tai “thích” nghe thay vì đôi tai “phải” nghe những chuyện quá khứ. Tâm lý tích cực này sẽ giúp chúng ta không bị phản ứng khó chịu và bực bội mỗi khi phải nghe những câu chuyện được kể đi, kể lại. Hoặc những đòi hỏi mà chúng ta tưởng là không thực tế của những người mà chúng ta đang săn sóc và phụng dưỡng.

2. Chấp nhận thực tế. Chúng ta phải chấp nhận điều này là mình sẽ không bao giờ đổi được suy tư và lối sống của ông bà, cha mẹ hay người thân cao niên của mình. Không chấp nhận tâm lý này sẽ tạo cho chúng ta rất nhiều khó khăn vì bất đồng giữa mình và ông bà, cha mẹ, và người thân cao niên. Thực tế đã cho biết, nhiều người chăm sóc người già cả, cao niên lại chết trước những người mà họ chăm sóc do sức ép và dồn nén về mặt tâm lý. 

3. Một hiện tượng nữa đang làm cho giới già và trẻ của người Việt hải ngoại gặp những khó khăn, đó là truyền thống gia đình và việc gửi cha mẹ, ông bà vào những viện dưỡng lão. Mặc dù phần đông con cháu Việt Nam vẫn duy trì việc nuôi dưỡng cha mẹ hay ông bà ở nhà, nhưng đây là một điều mà chúng ta cũng cần phải đặt ra để chuẩn bị tâm lý khi phải gửi cha mẹ hay ông bà vào viện dưỡng lão. Làm sao giữ trọn đạo hiếu, và làm sao để cuộc sống không gặp phải những giằng co, phân rẽ do việc nuôi dưỡng cha mẹ lúc về già tại gia đình. 

4. Hơn tất cả, và đây là điều khiến chúng ta phải lưu ý là nhìn tuổi thọ như một hồng ân Thiên Chúa ban: “Tuổi già đầu bạc thì đáng kính”. Ðiều này sẽ cho chúng ta một cái nhìn tích cực để chu toàn được giới luật “hãy thảo kính cha mẹ”.  
Chính do tình yêu mà họ đem chúng ta vào đời, những người này khi họ đã về chiều và không tự mình làm gì để săn sóc cho mình được nữa. Lời Sách Huấn Ca: “Hết lòng tôn trọng cha con, và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ họ con đã sinh ra, làm sao báo đền được điều họ cho con.” (Huấn Ca 7, 27-28)

Trần Mỹ Duyệt
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2018 lúc 9:55am
2771%20TT%20Tuoi%2073ThHHuyen%20NCali
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.897 seconds.