Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2017 lúc 9:40am

Chuẩn Bị Khi Vợ/ Chồng "Bị" Lú Lẫn…


" Chúng tôi đã sống với nhau gần 50 năm hạnh phúc.

Tuổi đời cách xa nhau khá lớn, 9 năm, tôi là người vợ may mắn được cưng chiều và chồng tôi không để tôi thiếu thốn điều gì, từ tình thương đến vật chất. Năm nay tôi bước vào tuổi 70, một người đàn bà còn đủ sức sống, sức khỏe .

Từ ngày hai vợ chồng về hưu, chúng tôi vẫn giữ nếp sống cũ, lui tới với bạn bè, du lịch khắp nơi . Và từ khi các cháu nội ngoại đua nhau ra đời, lại thêm bận rộn chuyện nuôi cháu giúp con. Trong nhà vang tiếng trẻ cười, nhất là dịp cuối tuần, con cháu về đầy nhà, tôi bận túi bụi, đi chợ nấu ăn lo bữa cơm gia đình.

Tôi cảm thấy hạnh phúc thật đầy đủ …

Cách đây hơn một năm, các bác sĩ tìm ra nhà tôi bị bệnh Alzheimer ! căn bệnh này xuất hiện từ từ rồi tăng tiến bất ngờ, mau lẹ đến phải lo ngại. Alzheimer, tôi có xa lạ gì với cái tên này đâu ! tôi vẫn thường cười nhạo về sự đãng trí của chồng … quên chìa khóa …lái xe lạc đường về …để cái này qua chổ khác, rồi loay hoay kiếm tìm…

Và tôi cũng đã nghe đến, biết đến từ lâu. Suốt cả cuộc đời nghề nghiệp của tôi trong 40 năm làm việc ở Canada, săn sóc thuốc men cho các bệnh nhân cao tuổi, thường thường là cuối cùng họ cũng phải chịu số phận dọn vào ở trong các viện dưỡng lão dành cho những ông bà già mắc bệnh Alzheimer.
Điều này khiến tôi đôi khi lo sợ lắm, nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng phải hồi hộp, đau khổ mà chờ đợi, chuẩn bị chấp nhận một kết cuộc đau lòng và tệ hại có thể xảy đến.
Khi nhà tôi nhận được kết quả xác định bệnh Alzheimer, chúng tôi đã ôm lấy nhau và khóc vùi…Khi bình tĩnh lại, chúng tôi cùng lau nước mắt cho nhau và bắt đầu đề cập đến những hệ lụy có thể xảy ra…Cả hai chúng tôi đều là chuyên viên trong ngành y tế, nên sự đề cập, bàn luận đến bệnh tình cũng là điều dễ dàng…Chúng tôi cũng hiểu rõ những gì trong tương lai gần chờ đợi chúng tôi những ngày sắp tới mà không hoảng hốt, không hoang mang. Chúng tôi cũng chẳng lạ lùng gì với căn bệnh này vì chính trong gia đình, mẹ chồng tôi ngày xưa cũng đã mắc phải căn bệnh này trước khi qua đời vào trước tuổi 90. Phần chồng tôi thì ông không bao giờ muốn nhắc lại những kỷ niệm đau buồn đó.
Từ ngày ấy, chúng tôi vẫn tiếp tục sống bên nhau, giảm bớt dần những giao tế xã hội, bạn bè. Tôi tiếp tục săn sóc chồng cho đến ngày tình thế bắt buộc anh ấy phải nhập viện. Mỗi tuần năm ngày, tôi vào viện thăm chồng, mang theo những thức ăn ngày trước anh ưa thích… Mặc dầu vậy, anh ăn rất ít và trí nhớ dần dần mất đi…bạn bè thân thiết vào thăm, anh không còn nhớ tên, cũng không thể nhận ra người quen. Tuy vậy, với những thành viên trong gia đình, anh vẫn nhận biết dễ dàng và gọi tên rõ ràng từng đứa cháu, đứa con, nét vui mừng lộ ra mặt mỗi lần tôi đến thăm.
Chúng tôi càng ngày càng ít chuyện trò với nhau, thay vào đó chúng tôi thường cầm tay nhau. Chúng tôi tay trong tay rất lâu, tôi vuốt ve bàn tay của chồng và hôn nhẹ lên vầng trán rộng…

Mỗi ngày, tôi thường đọc cho anh nghe một trang báo hay cùng đi dạo ngoài vườn vào những hôm nắng đẹp. Ông nhà tôi ngồi vững vàng trên xe lăn, tôi đẩy xe đi nhè nhẹ, ông hài lòng ngắm những luống hoa nở rực rỡ hai bên lối đi, hoặc cùng ngước nhìn bầu trời xanh bát ngát, theo dõi những cánh chim rộn rã bay về sau nhiều tháng ngày dài trốn tuyết ở tận miền nam…
Có lúc tôi cầm chiếc kéo, cẩn thận cắt xén mái tóc lưa thưa trắng bạc, ông ngồi im lặng, cười rất hiền và lộ vẻ sung sướng, hài lòng …

Nhìn ông, thật khó mà tưởng tượng một ngày kia phải rời xa người chồng, người anh, người bạn đời thân yêu này mãi mãi.
Dòng đời vẫn trôi…những buồn vui nối tiếp, con đường trải dài từ nhà đến viện dưỡng lão, những cuốc xe taxi cố định, không thay đổi hướng đi bên những tàng cây xanh, chuyển vàng vào tiết thu, phủ đầy bụi tuyết trong mùa Giáng Sinh…
Xuân, Hạ, Thu, Đông …Từng chu kỳ tuyết trắng… và người chồng thân yêu của tôi chìm dần.. chìm dần trong thế giới yên lặng. Còn tôi, một mình chiến đấu với nỗi cô đơn bất lực của chính mình.

Thỉnh thoảng tôi có mặc cảm so sánh, tại sao mình lại còn được sức khỏe hơn chồng … tiếp tục với cuộc sống đơn độc, ngoài hai buổi đi về thăm viếng, còn được vui với con cháu vây quanh, bạn bè sum họp . 

Đôi khi liền sau một cuộc vui tôi cảm thấy mình có lỗi, ích kỷ, chỉ biết vui cho riêng mình mà quên nghĩ đến chồng …

Tự hỏi như vậy, tôi có hay không đánh mất tình yêu, đạo đức của người vợ, có chồng đau yếu, bệnh hoạn đang chờ đợi từng phút từng giây, ở nơi chốn nào đó trong một viện dưỡng lão của thành phố ?
Nhưng mặt khác, với cuộc sống chung quanh không ngừng nghỉ, tôi thầm nhủ, nên trôi theo dòng đời, phải có sự giao tiếp với đời sống còn lại, có như thế, chỉ có cách đó, tôi mới có thể giữ được nụ cười và nguồn năng lượng ít ỏi, cần thiết để tiếp sức sống cho chồng  …
Không muốn, cũng không dám nghĩ xa hơn về những ngày sắp tới…Hiện tại, đối với tôi, cuộc đời không phải là một màu hồng tuyệt đối, nhưng tôi còn có thể chịu đựng được những thăng trầm nhè nhẹ bằng cách chu toàn những nhiệm vụ, bổn phận nho nhỏ mỗi ngày…
Phần riêng cho tôi, thấy cần phải tự chăm sóc mình, giữ sức khỏe tốt và tâm thần thanh thản để vui sống và để đừng làm phiền hà đến những người sống chung quanh mình, nhất là để đủ năng lực chăm sóc người bệnh, người chồng yêu quí của tôi, càng lâu dài càng tốt…
Hy vọng những lời tâm sự này mang lại cho bạn chút vui sống, niềm hy vọng, nếu chẳng may một ngày kia, một người bạn của chúng ta gặp phải chuyện không may như tôi. Xin hãy cố gắng."
Cố gắng ….
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Jul/2017 lúc 9:34am
Tuổi Gìà

 Tuổi già khổ lắm, phải không?
Chưa đi , chân mỏi ! Chưa trông , mắt mờ !
Ðêm nằm chưa ngủ đã mơ
Cơm chưa " đụng đũa " đã no ngang rồi !
Áo quần xốc xếch lôi thôi
Nhớ quên,quên nhớ... chuyện đời nhi nhăng
Nói to cứ ngỡ nói thầm
Tay run muốn bước phải cầm... ba toong .
Tính ra ba bốn đứa con
Chín mười đứa cháu , cũng không dễ gần
Bởi vì già trẻ cách phân
Chúng thăm , chúng muốn hiểu rằng chúng.... thương . !
Cho nên , ngày tháng cô đơn
Tuổi già khổ lắm , phải không.... hỡi người ?

Thật tình , sướng quá đi rồi
Sao không "nhìn xuống" cho đời... đẹp hơn ?
Hãy thăm vài nursing home
Thăm vài khu bệnh... nhà thương , biết liền .
Ðời người nhiều nỗi truân chuyên
Cứ gì già yếu , mà phiền , mà than !
Trời cho sống ở trần gian
Là vui , là hưởng bình an trong lòng
Ban ngày , nhìn áng mây hồng
Nhìn con chim hót , nhìn bông hoa cười ...
Ban đêm , nhin ánh sao trời
Nhìn trăng tình tứ , nhìn đời.... mê ly !
Vậy thì... quẳng gánh lo đi
Sống già , sống kỹ, tội chi.... sống buồn
Tuổi già ai cũng thế thôi.
Mình nay bảy bó còn ngồi bình thơ
Cứ vui với chuyện bây giờ
An nhiên, tự tại ....chẳng chờ, chẳng trông
Chuyện mai sau, chớ bận lòng
Cuộc đời sắc sắc... không không ...sá gì!

          st

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Jul/2017 lúc 9:06am
Nỗi buồn của người già Việt  ở Nursing Home
 

Cổ nhân có câu: "sinh, lão, bệnh, tử". Bốn giai đoạn này không ai có thể tránh khỏi.
Chuẩn bị ứng phó với bệnh tật và tuổi già của mình và của thân nhân mình là điều ai cũng có dịp nghĩ tới, kể cả chính kẻ viết bài này là tôi cũng đang sắp sửa bước vào tuổi "thất thập cổ lai hi".
Anh bạn thân của tôi, Bs. TNT từ lâu có đề nghị tôi viết một bài về "Viện Dưỡng Lão" (VDL) để giúp bà con mình có thêm một chút khái niệm về VDL vì anh biết trong suốt 27 năm qua tôi đã liên tục săn sóc cho các cụ già tại các viện dưỡng lão, và cũng đã là "Giám Đốc Y Tế" (Medical Director) của nhiều VDL trong vùng. Nay tôi muốn chia xẻ cùng qúy bạn một số kinh nghiệm và hiểu biết về VDL.
Trong Việt ngữ chúng ta thường dùng từ Viện Dưỡng Lão, nhưng trong Anh ngữ thì có nhiều từ khác nhau như Nursing home, Convalescent home, Rehabilitation and Nursing center, Skilled nursing facility (SNF), Rest home… Nói chung, VDL là một nơi cho những người bị yếu kém về thể xác không thể tự săn sóc cho mình được trong cuộc sống hàng ngày.  Thí dụ như không thể nấu nướng, giặt giũ, đi chợ… nặng hơn nữa như không đủ sức để làm những việc tối cần thiết cho cuộc sống như ăn uống, đi tiêu, đi tiểu… hoặc cần phải có thuốc men đúng lúc mà không thể tự làm được.
Khi nói tới VDL người ta thường chỉ nghĩ tới những người già mà thôi. Thật ra có nhiều người "trẻ" nhưng vì tật bệnh không thể tự lo cho mình được cần phải có sự giúp đỡ của SNF (skilled nursing facility). Vậy thế nào là VDL?
VDL là nơi cung cấp những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cho những người không đủ khả năng lo cho chính mình. Tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh tật mà có những VDL khác nhau:
1- Skilled Nursing Facility (SKF): là nơi cung cấp những dịch vụ cho những người bị khuyết tật nặng như tai biến mạch máu não gây nên bán thân bất toại, hôn mê lâu dài, hoàn toàn không còn khả năng ngay cả trong việc ăn, nuốt, tiêu, tiểu… Thường thường tại SNF có hai phần: phục hồi (rehabilitation) và săn sóc sức khỏe (nursing care). Có những người sau khi được giải phẫu thay xương khớp háng (hip replacement),thay đầu gối (knee replacement), hay mổ tim (byp***, thay valve tim) … cần thời gian tập dượt để phục hồi(rehabilitation). Sau đó họ có thể về nhà sinh hoạt bình thường cùng gia đình.
2- Intermediate care facility (ICF): cung cấp dịch vụ cho những người bệnh như tật nguyền, già cả nhưng không cần săn sóc cao cấp (intensive care). Thường thường những người này không có thân nhân để lo cho mình nên phải vào đây ở cho đến ngày cuối cùng(custody care).
3- ***isted living facility (ALF): Thường thường những người vào ALF vẫn còn khả năng tự lo những nhu cầu căn bản như tắm rửa, thay quần áo, đi tiêu, đi tiểu một mình được. Họ chỉ cần giúp đỡ trong việc bếp núc, theo dõi thuốc men và chuyên chở đi thăm bác sĩ, nhà thờ, chùa chiền hay mua sắm lặt vặt. Họ vẫn còn phần nào "độc lập".
4- VDL cho những người quá lú lẫn (Alzheimer facility): có những bệnh nhân bị lú lẫn nặng, đến nỗi không nhận ra người thân như vợ, chồng, con cháu nữa. Không biết tự đi vào buồng tắm, phòng vệ sinh để làm những công việc tối thiểu. Họ không biết họ ở đâu, dễ đi lang thang và lạc đường.  Nếu ở nhà thì phải có người lo cho 24/24.  Những VDL dành riêng cho những bệnh nhân này, thường là "locked facilty", cửa ra vào được khóa lại để bệnh nhân không thể đi lạc ra ngoài. Cách đây khá lâu đã có trường hợp một bệnh nhân đi ra khỏi viện, lạc đường, bị xe lửa cán chết!  Từ đó có locked facilty.  Đôi khi cũng có những bệnh nhân được gắn alarm vào cổ chân. Nếu bệnh nhân đi qua cửa thì alarm sẽ báo động và nhân viên sẽ kịp thời mang về lại.
     NHỮNG DỊCH VỤ ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI VDL

Điều này tùy theo từng viện. Tuy nhiên những dịch vụ sau đây là cần thiết:
1- Phòng ngủ.
2-Ăn uống
3-Theo dõi thuốc men
4-Những điều tối thiểu hàng ngày như tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân…
5-24/24 lo cho những trường hợp bệnh khẩn cấp.
6-Sinh hoạt hàng ngày như giải trí, tôn giáo…
7- Vật lý trị liệu. Dịch vụ này rất quan trọng để giúp người bệnh có thể phục hồi càng nhiều càng tốt.  Trong vật lý trị liệu có nhiều dịch vụ khác nhau:

a- Tập dượt (physical therapy): như tập đi, tập lên xuống cầu thang, tập tự vào giường ngủ hay ra khỏi giường một cách an toàn, không vấp ngã…
b- Speech therapy: tập nói, tập nuốt khi ăn uống… Có những bệnh nhân bị stroke, không thể nói hay ăn được, cần được tập để phục hồi chức năng này.
c- Occupational therapy: Tập mang giầy, bí tất (vớ)… Tập sử dụng bếp gaz, bếp điện cho an toàn để tránh bị tai nạn.

            AI TRẢ TIỀN CHO VDL?
Có nhiều nguồn tài trợ khác nhau:
1-Medicare
2-Medicaid (ở California là Medi-Cal).
3-Bảo hiểm tư, có nhiều người mua sẵn bảo hiểm cho VDL.
4-Tiền để dành của người bệnh (personal funds).

MEDICARE là do qũy liên bang, chỉ trả tối đa 100 ngày cho những bệnh nhân cần tập dượt để phục hồi chức năng tại một Skilled Nursing Facility (SNF). Thường những bệnh nhân bị stroke, gãy xương… cần dịch vụ này. Medicare KHÔNG TRẢ cho custody care.
MEDICAID là do qũy liên bang và tiểu bang. Qũy này trả nhiều hay ít là tùy từng tiểu bang. Medicaid trả cho dịch vụ y tế và custody care.
BẢO HIỂM TƯ thì tuy theo từng trường hợp sẽ có những quyền lợi khác nhau, nhưng thường rất hạn chế.
Hiện nay người ta ước lượng trên nước Mỹ có khoảng 1.4 triệu người sống trong 15,800 VDL. Các VDL này đặt dưới sự kiểm soát của bộ y tế, đặc biệt là do Center for Medicare & Medicaid Services (CMS) giám sát.  Hàng năm các VDL đều phải trải qua một cuộc kiểm tra rất gắt gao (survey) của CMS. VDL nào không đúng tiêu chuẩn thì có thể bị đóng cửa!  Mục đích kiểm tra của CMS là để bảo đảm cho các bệnh nhân tại VDL được săn sóc an toàn, đầy đủ với chất lượng cao. Đồng thời tránh những trường hợp bị bỏ bê (negligence) hay bạo hành (abuse) về thể xác lẫn tinh thần.  Tại mỗi VDL đều có lưu trữ hồ sơ kiểm tra cho công chúng xem. Bất cứ ai cũng có thể xem kết quả của các cuộc kiểm tra này.  Tất cả các VDL đều phải có các biện pháp để bảo đảm sự săn sóc cho bệnh nhân theo đúng tiêu chuẩn. Nếu không sẽ bị phạt tiền, và có những trường hợp bị đóng cửa.
Trên đây tôi đã trình bày sơ qua về những điểm chính của VDL.  Tuy nhiên, như quý bạn đã từng nghe và biết, có nhiều khác biệt giữa những VDL.  Theo tôi nhận xét thì quan niệm chung của mọi người là "không muốn vào VDL".  Chúng ta từng nghe những chuyện không tốt thì nhiều, mà những chuyện tốt thì ít. "Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa", là câu ngạn ngữ người mình vẫn nói từ xa xưa đến nay. Tôi đã đọc không biết bao nhiêu là bài viết về việc con cái "bất hiếu", bỏ bố mẹ, ông bà vào VDL rồi không đoái hoài tới.  Tôi cũng thấy nhiều trường hợp các cụ vào VDL một thời gian rồi không muốn về nhà với con cháu nữa! Trên đời này không có gì là tuyệt đối cả, trong cái hay có cái dở, và trong cái dở lại có thể tìm ra cái hay.  Vậy chúng ta rút tỉa được kinh nghiệm gì trong vấn đề này?  Tôi chỉ xin nêu lên những nhận xét chủ quan của riêng tôi mà thôi. Có thể quý vị không đồng ý hết, nhưng nếu rút tỉa được ít nhiều ý kiến xây dựng thì "cũng tốt thôi".
       NHỮNG "BỆNH" CÓ THỂ DO VDL GÂY RA


1- Lo lắng (anxiety): Trong tháng 9/2011 những nhà nghiên cứu hỏi ý kiến của 378 bệnh nhân trên 60 tuổi nằm VDL tại thành phố Rochester, New York. Kết qủa là có trên 27.3% trả lời là họ bị bệnh lo lắng, từ vừa đến nặng. Nếu không được chữa trị sẽ đưa đến bệnh trầm cảm (depression). Nên nhớ là 378 bệnh nhân này là người Mỹ chính cống, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Chúng ta hãy tưởng tượng người Việt mình không biết rành tiếng Anh, không am tường phong tục, tập quán thì sự khó khăn sẽ nhiều như thế nào!  Còn một vấn đề nữa là thức ăn, chúng ta quen "nước mắm, thịt kho"…, làm sao mà có thể nuốt hamburger, sandwich… ngày này qua ngày khác! Các vấn đề này càng làm bệnh lo lắng, trầm cảm nặng thêm !
2- Phản ứng của thuốc (adverse drug reactions):Trong tháng 1/2012 ngưòi ta theo dõi các bệnh nhân tại VDL, kết qủa là ít nhất 40% các bệnh nhân dùng trên 9 loại thuốc khác nhau. Uống càng nhiều thuốc thì phản ứng càng nhiều. Có ba loại phản ứng khác nhau:
a-      Phản ứng phụ (side effects): thí dụ như uống aspirin làm bao tử khó chịu, thuốc cao máu làm táo bón… Loại này thường xảy ra, không cần phải ngưng thuốc.
b-      Drug interference (tạm dịch là thuốc đối tác với nhau): có nhiều loại thuốc uống chung với nhau sẽ làm tăng hoặc giảm sức tác dụng. Thí dụ thuốc loãng máu coumadin mà uống chung với thuốc tim như amiodarone sẽ làm dễ chảy máu. Có những thức ăn hay nước uống dùng chung với thuốc cũng ảnh hưởng đến thuốc. Thí dụ uống nước bưởi hay nho với một vài loại thuốc cũng sẽ tăng sức tác dụng của thuốc, dễ gây ngộ độc.
c-      Dị ứng với thuốc (allergic reaction): Loại này nguy hiểm hơn, thường làm da nổi mề đay, đỏ, ngứa. Nếu nặng thì có thể chết được như phản ứng với penicillin chẳng hạn. Nếu bị dị ứng thì phải ngưng thuốc ngay.
3- Ngã té (fall): Người già rất dễ bị té ngã gây nên nhiều biến chứng quan trọng như chảy máu trong đầu(intracranial bleeding), gãy xương (như gãy cổ xương đùi, tay…). Khi già quá hoặc có những bệnh ảnh hưởng đến sự di chuyển, không còn đi lại vững vàng, nhanh nhẹn như lúc trẻ nên dễ vấp, té ngã.
4- Da bị lở loét (decubitus ulcers): Những người bị liệt giường, không đủ sức để tự mình xoay trở trên giường, rất dễ bị lở loét da gây nên nhiều biến chứng tai hại.
5- Nhiễm trùng (infection): như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu…nhất là những người cần phải dùng máy móc như máy thở (respirator), ống thông tiểu(Folley catheter)…
6- Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước (malnutrition, dehydration): Ở các cụ già thì trung tâm khát (thirst center) trong não không còn nhạy cảm nữa, nên nhiều khi cơ thể cần nước mà không thấy khát không uống nên bị thiếu nước. Cái cảm giác "ngon miệng" (appetite) cũng giảm đi nên không muốn ăn nhiều gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng.
VẬY CÓ NÊN VÀO VDL KHÔNG?
Việc này thì tùy trường hợp. Theo tôi:
1- Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người"bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày, giúp ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp trong nhà, thuốc men, chở đi bác sĩ…
2- Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những ***isted living facilities. Ở đây thường họ chỉ nhận tiền (personal funds) chứ không nhận medicare & medicaid. Tại đây thì sự săn sóc sẽ tốt hơn.
3- Group homes (nhà tư): Có những người nhận săn sóc cho chừng 4-6 người mỗi nhà. Họ cũng lo việc ăn uống, chỗ ở, thuốc men, chở đi bác sĩ…Thường thì rẻ hơn tùy từng group.
4- Nếu "chẳng đặng đừng" phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc "tốt nhất"?
a-      Làm sao để lựa chọn VDL:
-  Vào internet để xem ranking của VDL (tương tự như các tiệm ăn có xếp loại A, B, C…)
-  Mỗi VDL đều phải có cuốn sổ phúc trình về các cuộc kiểm tra (survey) do bộ y tế làm hàng năm. Trong đó bộ y tế sẽ nêu lên những khuyết điểm mà họ đã tìm thấy. Cuốn sổ này được để ở khu công cộng (public area) trong khuôn viên của VDL. Hỏi receptionist thì họ sẽ chỉ cho.
-  Hỏi ý kiến thân nhân những người có thân nhân đang nằm tại đó.
-  Quan sát bên trong và ngoài của VDL: xem có sạch sẽ, không mùi hôi, nước tiểu. Theo dõi cách đối xử, săn sóc của nhân viên với bệnh nhân.
-  Nếu có thể thì tìm một VDL có nhiều người Việt đang ở để có nhân viên nói tiếng Việt, có thức ăn Việt, có chương trình giải trí theo kiểu Việt.
b-      Nếu đã quyết định chọn VDL cho người thân rồi thì phải làm gì sau đó?
–          Chuẩn bị tư tưởng không những cho bệnh nhân mà còn cho cả chính mình và mọi người trong gia đình để có được sự chấp nhận (acceptance) càng nhiều càng tốt.
–          Thăm viếng thường xuyên: Nếu nhà đông con cháu thì không nên đến thật đông một lần rồi sau đó nhiều ngày không có ai đến. Nếu được, nhất là trong vài tháng đầu, luân phiên nhau tới, mỗi ngày một lần một vài người. Làm lịch trình ai đi thăm ngày nào, giờ nào…
–          Nên làm một cuốn sổ "thông tin" (communication book) để cạnh giường. Trong cuốn sổ này mỗi khi ai đến thăm thì viết ngày giờ, tên người đến thăm, và nhận xét xem bệnh nhân có vấn đề gì cần lưu ý, giải quyết. Nếu không có vấn đề gì thì cũng nên viết vào là không có hoặc cho nhận xét về vui, buồn, than thở của bệnh nhân…
–          Cuối tuần hay ngày lễ: nên có người vào hoặc mang bệnh nhân về nhà nửa buổi để được sống với không khí gia đình dù ngắn ngủi, hay đưa ra khỏi VDL để làm đầu, tóc hoặc tới tiệm ăn cho khuây khỏa…
–          Nên sắp xếp để bệnh nhân có sách báo, băng nhạc bằng tiếng Việt cho bệnh nhân giải trí.

Cho dù có những bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh lâu dài, nhưng khi đến thăm hãy cứ thì thầm bên tai họ những lời yêu thương, những kỷ niệm cũ. Nắm tay, xoa dầu để tỏ tình thương yêu. Tuy họ không có thể cảm thấy được 100% nhưng chắc chắn họ vẫn còn một chút nhận thức, làm họ hạnh phúc hơn, mặc dù mình không nhận thấy. Để bên đầu giường những băng nhạc, câu kinh mà khi còn khỏe họ đã thích nghe.
–          Một điều chót mà theo kinh nghiệm của tôi, rất có hiệu qủa: đối xử tốt nhưng nghiêm túc với nhân viên của VDL:
  • Đối xử tốt: lịch sự, nhẹ nhàng, không thiếu những lời cám ơn cho những nhân viên phục vụ tốt. Thỉnh thoảng mua một vài món quà nhỏ cho họ (tôi xin nhấn mạnh "nhỏ thôi"– đừng nên coi đây là hối lộ) như đồ ăn, thức uống … để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Mình tốt với họ thì họ sẽ quan tâm đến mình nhiều hơn. Người mình vẫn nói: "Có qua có lại mới toại lòng nhau").
  • Tuy nhiên đối xử tốt không có nghĩa là mình chấp nhận những sai trái của họ. Thí dụ mình đã báo cáo những thay đổi về sức khỏe của bệnh nhân cho họ mà không ai quan tâm giải quyết thì mình phải lịch sự nêu ra liền. Nếu cần thì gặp ngay những người có trách nhiệm như charge nurse, nursing director và ngay cả giám đốc của VDL để được giải quyết. Nên nhớ là phải lịch sự, nhã nhặn nhưng cương quyết thì họ sẽ nể phục mình. Tôi đã thấy nhiều trường hợp đạt yêu cầu một cách rất khả quan.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi xin chia sẻ với quý bạn. Dĩ nhiên là không hoàn toàn đầy đủ tất cả những gì quý bạn mong muốn, nhưng hy vọng cũng đáp ứng được phần nào những ưu tư, lo lắng cho người thân của quý bạn.
Bs. Trần Công Bảo
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2017 lúc 9:54am


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Aug/2017 lúc 10:00am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2017 lúc 1:42pm


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2017 lúc 8:21am

Ai Rồi Cũng Sẽ Đến Lúc Phải Già Đi, Hãy Lắng Nghe Những Lời Chân Thực Nhất


Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi. Chỉ là hiện tại sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc vẫn còn minh mẫn nên ta cảm thấy mình hãy còn trẻ trung mà thôi. Nhưng tới khi thực sự già đi rồi, bạn biết trông mong vào ai đây?

Nếu bạn có một tổ ấm, thì khi còn chưa nhắm mắt xuôi tay nhất định không được vứt bỏ nó. Nếu bạn có một người bạn đời, hãy bầu bạn và biết trân quý nhau. Nếu bạn có một sức khỏe tốt, hãy bảo trọng lấy mình.
Hãy thử ngẫm xem khi mình già đi, bạn nên làm gì trong chặng đường đời sau cùng ấy.

Giai đoạn 60 – 70 tuổi: Hãy tự biết thu xếp 
Sau khi nghỉ hưu, từ 60 – 70 tuổi, sức khỏe của bạn vẫn còn khá tốt. Nếu có điều kiện, bạn thích ăn thứ gì thì hãy cứ nếm thử một chút, thích mặc thứ gì thì cứ mua về vài bộ, thích chơi thứ gì thì cứ thử xem sao (tất nhiên ngoại trừ những thứ xấu).

Đừng quá hà khắc với bản thân bởi lẽ những ngày tháng như vậy không còn nhiều. Bạn hãy tranh thủ thời gian tận hưởng chúng. Bạn cũng cần học cách quán xuyến tiền bạc. Hãy giữ lại cho mình một căn phòng để ở, sắp xếp cho mình một con đường lui lại về sau.


Con cái hiếu thuận là con cái ngoan. Nhưng dẫu sự nghiệp của con cái có khởi sắc thì tiền bạc vẫn là của con cái. Bạn không từ chối việc chúng hỗ trợ kinh tế, cũng không từ chối chúng hiếu kính với mình, nhưng vẫn phải dựa vào chính mình để tự thu xếp ổn thỏa cho phần đời còn lại.

Giai đoạn 70 – 80 tuổi: Hãy giữ gìn sức khỏe
Sau tuổi 70, bạn vẫn có thể sống một cuộc đời bình yên, không tai ương hay bệnh tật. Đó là khoảng thời gian bạn vẫn có thể tự chăm sóc bản thân nên cũng chẳng có gì đáng lo ngại.

Nhưng bạn nhất thiết phải biết rằng lúc này mình thực sự đã già, sức khỏe và tinh thần cũng dần suy kiệt, phản ứng cũng ngày càng chậm hơn.
Khi ấy bạn:
Ăn cơm phải nhai chậm để tránh bị nghẹn.
Đi đường phải bước chậm để tránh bị ngã.
Không được thể hiện bản thân mình nữa, phải biết tự lượng sức mình và chăm sóc bản thân.

Hãy thôi lo lắng bao đồng việc nọ việc kia. Quả thực đây là tâm bệnh chung của những người già, có người còn lo lắng cho cả con cháu 3 đời. Bạn đã lo lắng cho người khác suốt cả cuộc đời rồi, giờ là lúc bạn cần nghỉ ngơi, học cách buông tay và thuận theo tự nhiên. Bạn chỉ cần chăm sóc cho bản thân mình thôi!

Hãy làm mọi việc một cách thư thái. Không cần quá câu nệ rằng mọi ngóc ngách trong nhà đều phải tinh tươm, mọi chuyện đều phải hoàn hảo mà hãy để tâm hơn tới sức khỏe. Hãy kéo dài thêm thời gian tự chăm sóc mình, đừng nên làm lụng quá sức để phải đổ bệnh rồi lại chờ người khác đến chăm sóc mình.

Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác.
Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trước. Đa số mọi người đều không tránh khỏi quan ải này. Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của mình để có thể thích ứng nhanh nhất.

Sinh, lão, bệnh, tử là chuyện thường tình trong đời người, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.

Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người giúp việc chăm sóc ở nhà. Nhưng có một nguyên tắc là bạn không được dày vò con cái.
Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm nhiều gánh nặng khác cho những đứa con của mình. Những gì có thể tự mình làm được thì bạn hãy cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.

Giai đoạn sau tuổi 90: Hãy dựa vào chính mình
Lúc này có thể đầu óc bạn vẫn còn minh mẫn nhưng bệnh tật lại bám riết lấy mình. Bạn đã không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Khi ấy bạn sẽ có đôi chút hụt hẫng, cảm thấy cuộc sống thật bế tắc.

Nhưng dù thế nào cũng vẫn phải dũng cảm đối mặt với cái chết. Hãy cứ coi như đó là sự khởi đầu một trang mới của kiếp người. Đây chỉ là kết thúc của một hành trình cũ, cũng là bước khởi đầu của một hành trình mới mà thôi.

Chẳng phải một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn luôn xoay vần như vậy hay sao? Cứ thuận theo mệnh trời, không phải quá cưỡng cầu, mong đợi người nhà chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm cách chạy chữa cho bạn, đừng để người thân và bè bạn phải thêm nhọc lòng, phiền muộn vì bạn.
Già rồi biết trông mong vào ai đây?”. Câu trả lời là: “Chính mình và vẫn là chính mình”.

4 việc cần chuẩn bị trước khi già đi
Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn:
Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.
Người xưa nói: “Biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”.
Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì?

Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe
Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.

Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già
Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già.
Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già!

Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già
Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già.

Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này.

Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.

Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già
Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân.

Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ. Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi.

Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “Sống một mình rất cô đơn”, “Già rồi sẽ không có người chăm sóc”… Bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người.

Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn. Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao?
Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ! Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2017 lúc 8:45am
Tản Mạn Tuổi Già - Truyện ngắn của Huỳnh Tâm Hoài | Nghe Truyện ...
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2017 lúc 7:29am

   TUỔI GIÀ

                                                                                   

Qua khỏi ngưỡng cửa “nửa chừng Xuân”, chúng ta bước vào thế hệ gọi là “đứng tuổi”, tức là lứa tuổi trên 60. Lứa tuổi nầy, ở Mỹ, hầu hết đã thuộc diện “empty nesters”, khi mà những đứa con như những con chim sổ lồng, lìa xa tổ ấm.
Trái với xã hội và nền văn hoá Việt Nam, người Việt khi hội nhập vào xã hội Mỹ, hầu hết cũng phải quen với thực trạng con cái lớn khôn, để lại cha mẹ trong sự đơn côi của căn nhà vắng lặng. Con người ta, từ bản năng, là một loài “sinh vật xã hội” (social animal), với sự tương quan giữa những cá nhân trong gia đình, trong xã hội, đóng một phần rất quan trọng cho sự bền vững của tâm thần, và phát huy về văn minh, trí tuệ. Ngày xưa, con người thường sống trong một đơn vị gia đình có rất nhiều con cái, có khi, nhiều thế hệ, con cháu, bà con, chung dưới một mái nhà. Người lớn chăm sóc trẻ con, và khi về già lại được con cái chăm lo sức khoẻ. Tuy nhiên trong vòng một thế kỷ vừa qua, nhất là ở Mỹ, do phải đáp ứng cho sự đòi hỏi của công ăn việc làm, con cái thường sống xa gia đình. 


Ngay chính văn hoá Mỹ cũng chủ trương là khi con cái đã trưởng thành, thì phải dọn riêng ra khỏi nhà. Người Mỹ cho rằng, “một con chim” đến tuổi lớn mà không bay ra khỏi tổ, được xem là một sự thất bại trong việc giáo dục con cái. Hệ quả phải chấp nhận chính là tốc độ gia tăng của sự cô đơn cho người lớn tuổi. Thực trạng nầy không chỉ xảy ra riêng ở nước Mỹ mà còn tăng vọt rất nhiều ở các nước phát triển, do sự gia tăng của tuổi thọ trung bình. Con người ta ngày nay sống thọ hơn so với người của thế kỷ trước nhờ vào sự phát triển của khoa học, y khoa, cũng như tiện nghi vật chất do kỹ thuật đưa đến. Mặt trái của việc sống lâu chính là sự cô đơn của tuổi già. Tình trạng cô đơn ấy, khi kéo dài lại có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người cao tuổi. Nói một cách an ủi, tất cả chúng ta, ai “cũng, rồi, thì”, sẽ “già hơn” theo ngày tháng. “Có tuổi” là giai đoạn không thể tránh khỏi của vòng đời mà ai cũng sẽ đi qua. Thích hay không thích, ta không thể thờ ơ hay chối bỏ, mà nên chuẩn bị những phương cách để đáp ứng với tình huống cô đơn, sẽ tới. Tình trạng cô đơn bắt nguồn từ những cô lập, tách rời với những người thân trong gia đình, bạn bè. Sự cô lập ấy có thể bắt nguồn từ chính nội tâm mà cũng đến từ các yếu tố bên ngoài qua sự tương các của hai phía, trong và ngoài. Đa số những người nghỉ hưu, sau một thời gian “đi đây đi đó”, sẽ trở về với sự cô đơn buồn chán. Đó là những người may mắn, có điều kiện tài chánh. Riêng những người sống ở những nơi hẻo lánh, hay không có nhiều tiền của, sự đau khổ càng nhiều hơn. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như nghiện ngập, không chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, ăn uống không điều độ, cũng làm cho sự cô đơn tăng cao bội phần. 

Hệ quả tai hại của tình trạng cô đơn là sự rối loạn về tâm thần, về tri thức, cũng như trầm cảm phiền muộn kinh niên, và cuối cũng là những ảnh hưởng đáng tiếc đến tình trạng sức khoẻ. Một nghiên cứu cho thấy trong số những người chết vì bệnh tim, 15% người có bệnh trầm cảm mản tính. Như thế cô đơn có thể gây ra trầm cảm và dẫn đến tử vong vì bệnh tim mạch. 
Thế thì phải làm những gì để chống lại sự cô đơn? 
Như đã đề cập, ở xã hội Tây Phương, con cái lớn mà còn sống với cha mẹ được xem là điều xấu hổ so với “thiên hạ”. Gần đây, do tình trạng kinh tế, theo thống kê, gần như 50% thanh niên thuộc thế hệ “millenium”, 20 đến 30 tuổi, vẫn còn sống chung với cha mẹ. Thế hệ mà bà Clinton gọi là “những người sống bám ở nhà hầm của cha mẹ” (dwellers living in their parents’ basement). Thật ra, định kiến nầy cần phải điều chỉnh cho thích hợp. Người lớn nên sẵn lòng giúp đỡ, khi con cái phải dọn về ở chung, ngược lại, người trẻ cũng nên hiểu, chăm sóc cho cha mẹ lớn tuổi cũng là một nghĩa cử đáng quý. Cho dù con cái không ở gần mình, hay nếu không có con cái, người đứng tuổi nên kết thân, làm bạn với những người trẻ tuổi. Có bạn trẻ sẽ giúp cho tinh thần thoải mái và trẻ trung hơn. Đó cũng là lý do ngày xưa, các cụ sống gần con cháu, đa số sống thọ hơn. Nói rộng ra, không những là bạn trẻ, mà nên kết bạn càng nhiều càng tốt. Sự giao tiếp xã hội, quen biết nhiều người, bao giờ cũng có lợi hơn là có hại. Những phương tiện như FaceBook, Twitter, cũng có lợi nếu biết sử dụng như một công cụ, miễn đừng để nghiện ngập chúng, hay ganh đua, đàm tiếu với những người bạn ảo. Ngoài ra, không riêng gì kết bạn với người, kết bạn với thú vật, như nuôi chó, nuôi mèo, nuôi cá… cũng làm giảm nguy cơ bị bệnh tật và gia tăng tăng tuổi thọ. Gần đây ở Mỹ lại có những dịch vụ truyền máu từ người trẻ cho người già với giá $8,000 dollar một bịch máu, dựa trên một vài nghiên cứu cho thấy máu của người trẻ khi truyền cho người già có thể làm tăng tuổi thọ vì nhờ khả năng chuyên chở oxygen cao hơn của hồng huyết cầu trẻ. Cho dù lý thuyết nầy có đúng đi chăng nữa, sau khi tiếp máu, hồng huyết cầu chỉ sống độ 3 tháng là nhiều, và lại cần tiếp tục truyền máu mới, chưa kể những nguy hiểm của việc truyền máu. Để tăng khả năng chuyên chở oxygen, ta chỉ cần tăng cường vận động, mà theo nghiên cứu mới nhất, chỉ cần 20 phút mỗi ngày, 3 lần mỗi tuần là đủ. Tập thể dục, khiêu vũ, cũng là phương cách hữu hiệu để chống lại sự cô đơn. Về công ăn việc làm, có thể vì lý do kinh tế suy thoái trong 8 năm qua, rất nhiều người thuộc thế hệ “baby boomers”, sanh từ năm 1946 đến 1964, đã và sẽ dự trù làm việc qua tuổi hưu trí. Làm việc bán thời gian, “vừa chơi vừa làm” cũng giúp cho ta tránh cô đơn, miễn là công việc không tạo nên những áp lực không cần thiết. Nếu có điều kiện, và đã nghỉ hưu, nên đi làm việc thiện nguyện. Một yếu tố khác đáng lý ra phải nói “đầu tiên”, là chuyện tiền bạc. Thực tế bao giờ vẫn vậy, có tiền thì có được nhiều vật chất, kể cả sức khoẻ. Nên để dành tiền đủ khi lớn tuổi, nhưng cũng không nên để dành quá nhiều cho con cái sau khi mình ra đi. Khuynh hướng của người Á Đông kể cả người Việt chúng ta là làm lụng cả đời, dành dụm, không dám tiêu xài, để của lại cho con. Nói ra thì sợ là mình ích kỷ, nhưng nên tiêu xài cho chính mình trước, vì đồng tiền để lại, quá dễ dàng, có khi chỉ làm hư hại con cháu mà thôi. Cuối cùng, không nên quên thường xuyên đi khám bác sĩ để được kiểm tra sức khoẻ. Sau 60 tuổi, tình trạng sức khoẻ có thể biến đổi rất nhanh, trong vòng 6 tháng. Trên đây là những điều… tự khuyên, tự nhủ của tôi. Ai nuôi con cũng muốn con tự lập được, đủ lông đủ cánh mà bay. Con cái lớn phải rời xa cha mẹ. “Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, và một con chó cái” là tình trạng gia cảnh của vợ chồng tôi, không khác gì nhiều bạn đọc cùng lứa tuổi.


 LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2017 lúc 8:09am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22002
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Aug/2017 lúc 2:41pm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.289 seconds.