Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2017 lúc 7:53am

Nhắc Các Cụ Ở Tuổi Trên Sáu Mươi - Dược Sĩ Nguyễn Hữu Đức


 

Trong vòng một thế kỷ qua, tuổi thọ trung bình kể từ lúc sinh ra của người sống tại Mỹ đã tăng lên đáng kể, từ 47 tuổi năm 1900, lên đến 77 tuổi năm 2004. Tính ra, vào năm 2030, người trên 65 tuổi sẽ chiếm hơn 20% dân số, tức khoảng 70 triệu người.

Hệ thống duy trì sức khỏe cho các vị cao niên tại Mỹ tốt, nhờ vào các phương cách y khoa phòng ngừa. Việc ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe tại Mỹ hiện được chia làm ba cách: primary prevention (phòng ngừa tiên khởi, phòng ngừa thứ nhất), secondary prevention (phòng ngừa thứ nhì) và tertiary prevention (phòng ngừa thứ ba).

Phòng ngừa tiên khởi nhắm mục đích ngừa đừng để bệnh xảy ra trong tương lai; phòng ngừa thứ nhì nhắm mục đích tìm và chữa bệnh sớm trong giai đoạn bệnh chưa gây triệu chứng; phòng ngừa thứ ba nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, tìm các phương cách giúp người bệnh sống khỏe mạnh và an toàn hơn.

Phòng ngừa tiên khởi

Các vị cao niên nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần; bỏ ngay thuốc lá nếu đang hút; bớt uống rượu nếu có uống rượu nhiều. Thể dục thường xuyên giúp chúng ta tăng cường sức khỏe; giảm thiểu nguy cơ bị các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, cao áp huyết, tiểu đường, rỗng xương, béo mập, ung thư ruột già, ung thư vú, căng thẳng tinh thần (anxiety), buồn chán (depression) , lẫn; giúp bớt té ngã, như vậy, ngừa những chấn thương do sự té ngã; khiến chúng ta sinh hoạt trong đời sống hàng ngày khá hơn; và cũng là cách trị liệu hữu hiệu trong nhiều trường hợp bệnh, như các rối loạn tinh thần khiến chúng ta lúc buồn lúc vui (mood disorders), lẫn, đau nhức kinh niên, suy tim, tai biến mạch máu não, bón, khó ngủ.

Aspirin nên được dùng cho những vị mang nguy cơ có thể sẽ bị bệnh tim mạch trong vòng 5 năm tới (nguy cơ >3% so với người thường), chẳng hạn như những người có bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chúng ta cẩn thận khi dùng aspirin vì aspirin có thể gây chảy máu đường tiêu hóa, nhất là cho các vị trên 75 tuổi, các vị có bệnh loét bao tử hoặc từng chảy máu đường tiêu hóa trong quá khứ, các vị đang uống những thuốc warfarin, steroid.

Cứ mỗi 10 năm, chúng ta chích ngừa phong đòn gánh (tetanus), để lỡ có đứt tay trầy chân, chúng ta yên tâm sẽ không bị phong đòn gánh, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể gây tử vong. Thuốc thường được pha chung với thuốc ngừa bệnh bạch hầu (diptheria, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm tạo những màng trắng ở họng), nên được gọi là thuốc chích ngừa Td (tetanus- diptheria vaccine).
Hàng năm, các vị cao niên 65 tuổi trở lên nên chích ngừa cúm khoảng tháng 10, 11, trước khi cúm đến vào mùa Đông. Người dưới 65 tuổi song đang mang các bệnh tim, phổi, hoặc những bệnh kinh nhiên khác khiến sức để kháng của cơ thể suy giảm, cũng nên chích ngừa cúm.

Các vị cao niên 65 tuổi trở lên cần chích ngừa bệnh sưng phổi pneumococcus, chỉ cần một lần trong đời. Giống ngừa cúm, người dưới 65 tuổi song đang mang các bệnh tim, phổi, hoặc những bệnh kinh nhiên khác khiến sức để kháng của cơ thể suy giảm, cũng nên chích ngừa sưng phổi pneumococcus.

Gần đây, có thuốc chích Zostavax ngừa bệnh shingles (một bệnh do siêu vi, gây đau đớn, có khi rất dữ, nhất là cho người lớn tuổi, Việt Nam ta hay gọi nôm na là “bệnh giời ăn”), các vị 60 tuổi trở lên nên chích thuốc Zostavax ngừa bệnh này.

Phòng ngừa thứ nhì

Phòng ngừa thứ nhì (secondary prevention) gồm việc truy tìm các ung thư ruột già, vú, nhiếp hộ tuyến, cổ tử cung; đo áp huyết định kỳ; thử máu xem có cao các chất mỡtrong máu; truy tìm bệnh rỗng xương; truy tìm bệnh phình nở động mạch aorta trong bụng (abdominal aortic aneurysm).

50 tuổi trở lên, cả đàn ông lẫn phụ nữ, chúng ta nên truy tìm ung thư ruột già, dù không có triệu chứng gì cả. Phương pháp truy tìm ung thư ruột già tốt nhất là soi toàn ruột già (colonoscopy) , nếu bình thường, 10 năm chúng ta sẽ soi lại.

Nguy cơ bị ung thư nhiếp hộ tuyến tăng sau tuổi 50. Tiếc thay, hiện vẫn chưa có phương pháp truy tìm ung thư nhiếp hộ tuyến thực chính xác. Từ 50 tuổi trở lên, đàn ông chúng ta nên nhờ bác sĩ thăm khám nhiếp hộ tuyến hàng năm, và thảo luận với bác sĩ có nên thử PSA hay không. [Thường chất PSA trong máu tăng cao khi có ung thư nhiếp hộ tuyến, nhưng có nhiều trường hợp thử thấy PSA tăng cao, khi đâm kim lấy mô nhiếp hộ tuyến xem dưới kính hiển vi (biopsy), không thấy có ung thư, ngược lại, cũng có trường hợp ung thư, song PSA lại không cao nhiều, nên phương pháp truy tìm ung thư này không thực chính xác lắm, việc có nên thử PSA hay không sẽ tùy vào ý muốn của bạn, sau khi nghe lời giải thích của bác sĩ.]
Ung thư vú tăng cao nhiều sau tuổi 50. Từ tuổi 40 trở đi, phụ nữ nên đi khám vú hàng năm, và chụp phim vú mỗi 1-2 năm. Đến tuổi 50 trở đi, vẫn đến bác sĩ khám vú hàng năm, và mỗi năm nên chụp phim vú.

Việc làm Pap smear để truy tìm ung thư cổ tử cung cần được tiếp tục cho đến khi quá tuổi 65-70 mới ngưng, nếu ít nhất 3 lần làm Pap smear trong vòng 10 năm trước đó hoàn toàn bình thường.

Cao áp huyết xảy ra rất nhiều ở người có tuổi, đưa đến các biến chứng tim mạch như chết cơ tim cấp tính (heart attack), tai biến mạch máu não (stroke). 1-2 năm, chúng ta nên đến nhờ bác sĩ đo hộ áp huyết, để nếu có cao áp huyết còn sớm chữa.

Bệnh rỗng xương nhiều ở phụ nữ đã mãn kinh. Phụ nữ 65 tuổi trở lên nên chụp phim truy tìm rỗng xương. Phụ nữ trước tuổi 65, đã mãn kinh, tùy trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên chụp phim hay không.
Đàn ông hút thuốc lá có thể bị phình nở động máu aorta trong bụng (abdominal aortic aneurysm), nếu bể vỡ dễ gây tử vong. Đàn ông 65-75 tuổi hút thuốc lá hay từng hút trong quá khứ, hoặc có anh, em bị bệnh phình nở động máu aorta trong bụng, nên làm siêu âm bụng một lần để truy tìm bệnh phình nở động máu aorta.

Phòng ngừa thứ ba

Phòng ngừa thứ ba (tertiary prevention) nhận định hiện trạng sức khỏe của người bệnh, và tìm các phương cách giúp người bệnh sống khỏe mạnh và an toàn hơnỞ các vị cao niên, phòng ngừa thứ ba gồm những việc bác sĩ nhận định sức khỏe tổng quát của các vị, những hoạt động để chăm sóc cho chính bản thân hàng ngày (tắm rửa, ăn uống, …), rồi về mặt trí óc, tri thức có sáng suốt không, về mặt tinh thần, có dấu chứng buồn chán (depression) không.

Về mắt, các vị cao niên nên được khám bởi bác sĩ chuyên khoa Mắt mỗi 1-2 năm, truy tìm những bệnh quan trọng như cao áp suất mắt (glaucoma). Về tai, bác sĩ cũng nên để ý xem tai vị cao niên có nghe kém không.

Về dinh dưỡng, các vị cao niên cần một thực phẩm đầy đủ những chất cần cho cơ thể. Các vị cần ít nhất 1200 mg calcium, 800 đơn vị sinh tố D mỗi ngày. Hàng ngày, thuốc đa sinh tố (multivitamins) cũng rất tốt, ngừa một số bệnh kinh niên có thể xảy ra do thiếu sinh tố. Nếu vị cao niên nào xuống cân, 10% hay hơn sức nặng trong vòng 1 năm qua, bác sĩ cần lưu ý và tìm hiểu tại sao.

Hàng năm, có khoảng 30% người cao niên té ngã, tỉ lệ này tăng lên 50% ở các vị trên 80 tuổi. Té ngã có thể đưa đến gãy xương hoặc phải vào nhà thương, nên các phương cách giúp tránh té ngã cũng là những phòng ngừa quan trọng ở các vị cao niên. Các yếu tố khiến dễ té ngã gồm những thay đổi vóc dáng, cách đi đứng do tuổi tác, mắt kém, tri thức không sáng suốt, bệnh ảnh hưởng đến sức mạnh và sự phối hợp của các bắp thịt, các yếu tố môi trường (sàn nhà trơn trượt, thảm trải sàn không được chắc, đèn không đủ sáng, giầy dép không vừa chân, lỏng lẻo, vân vân), thuốc dùng. Riêng về thuốc, càng dùng nhiều thuốc, càng dễ có phản ứng phụ của thuốc và té ngã, bác sĩ nên thường xuyên nhận định thuốc nào vị cao niên còn cần, thuốc nào

 không cần nữa nên bỏ. (Khi đi khám bệnh, chúng ta nên luôn mang thuốc theo, và cho bác sĩ biết thuốc nào còn cần, thuốc nào không thấy cần nữa.)

Ngoài ra, nhưng việc khác như tiểu són, còn lái xe được không, ở nhà có bị con cái hất hủi, bỏ bê không, vân vân, bác sĩ cũng cần để ý thăm hỏi, giúp các vị cao niên giải quyết vấn đề.

Sức khỏe còn quí hơn vàng. Chúng ta may mắn sống trên đất Mỹ, nơi có nền y khoa tốt. Hiểu biết về các phương cách ngừa bệnh và duy trì sức khỏe ở đây, chúng ta không những sống khỏe mạnh và an toàn  gì?

Uống thuốc vơí nước gì tốt nhất

Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Như có người uống thuốc với nước trà (chè) hoặc với nước trái cây (nước cam, nước chanh…) hay với nữ, thậm chí với bia rượu là loại thức uống đang có sẵn hay chỉ đểu có cảm giác dễ chịu!

Điều vừa kể thật ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị của thuốc, vì nếu dùng loại nước không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc ở hệ tiêu hóa, đưa đến thuốc bị giảm tác dụng hay không còn tác dụng điều trị.

*Nước gì tốt nhất?

Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng.

Đối với thuốc là viên nang hay còn gọi là viên nhộng là dạng dễ nuốt, một số người uống khan, không uống chung với nước (đặc biệt là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt rất ngại uống nước), viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản rất tai hại. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều (như thuốc chứa dược chất sulfamid) để thuốc được lọc, bài tiết nhiều theo nước tiểu không gây đóng sỏi hại thận.

Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như: canxi, natri… có thể tương kỵ gây ảnh hưởng đến thuốc.

*Các loại nước không nên dùng?

Tùy trường hợp, có loại nước hoàn toàn không thích hợp vì nếu uống với thuốc sẽ làm mất tác dụng của thuốc hay gây hại đối với cơ thể, cụ thể như sau:

Sữa: trong sữa có chứa canxi có thể kết hợp với một số kháng sinh (như tetracyclin) tạo thành phức hợp không tan, làm kháng sinh không hấp thu được vào máu để cho tác dụng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên uống chung với sữa. Như dùng thuốc gây bào bọt dạ dày (aspirin), hay dễ nôn ói (thuốc ngừa thai phải uống hàng ngày dễ gây buồn nôn ở một số phụ nữ), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D) thì cần uống chung với sữa. Như vậy, để lựa chọn đúng thức uống uống với thuốc nên hỏi bác sĩ hay dược sĩ để được tư vấn.

Cà phê, trà, nước giải khát có ga: trong các loại nước này, đặc biệt nước ngọt, nước tăng lực đều có chứa caffein (là chất kích thích giúp tỉnh táo) sẽ kết hợp với thuốc bổ chứa sắt, tạo thành chất kết tủa không hấp thu được. Ngoài ra, caffein còn làm giảm tác dụng các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng lúc.

Nước ép trái cây: nhiều loại nước ép trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc, do làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được. Nghiêm trọng nhất là nước bưởi chùm (grape-fruit, là loại bưởi dùng nhiều ở phương Tây, nhưng thận trọng cũng nên lưu ý cả nước bưởi trồng ở ta). Khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp…) nước bưởi chùm sẽ làm tăng độc tính của thuốc, do ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.

Bia rượu: đây là loại thức uống không nên uống chung với thuốc. Rượu làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ. Riêng với kháng sinh như: metronidazol, các cephalosporin… nếu uống chung với rượu bia sẽ gây phản ứng antabuse gây vật vã, hạ huyết áp rất khó chịu làm người dùng thuốc cứ tưởng sắp chết đến nơi.

Trong thời gian dùng bất cứ loại thuốc nào, an toàn hơn hết là kiêng hẳn, không nên uống rượu bia.

Dược sĩ Nguyễn Hữu Đức    
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/May/2017 lúc 9:47am

Bà Ngọai Tôi

Những chuyện buồn, của người lớn tuổi tại Mỹ, bị con cháu bỏ quên, cô đơn, phiền muộn, đã được nói đến nhiều. Nhưng cũng có những người đang sống chung với con cháu, được kính trọng thương yêu, như một thành viên quan trọng trong gia đình. Tôi viết bài này mong đem lại chút hy vọng và tin vui cho qúy vị đang trở thành lão niên tại Hoa Kỳ.


Bà ngoại tôi sanh vào khoảng đầu thế kỷ hai mươi, tại làng Quân Triêm Phát Diệm, miền Bắc Việt Nam. Má tôi là con cả của ngoại, má thường nói: “Bà ngoại ngoài chín mươi, mà yếu như người trăm tuổi”. Tại vì hồi trẻ ngoại vất vả quá, gần một thế kỷ qua bà ngoại lưu lạc từ Bắc vào Nam, từ Việt Nam sang đến Hoa Kỳ. Lúc nào lòng ngoại cũng nhớ về quê hương bên kia biển Thái Bình. Chuyện bây giờ thì nói trước quên sau, nhưng chuyện xảy ra từ một nghìn chín trăm ngày xưa thì bà ngoại kể vanh vách.

Sau Hiệp Định Genève năm 1954, bà ngoại tôi cùng với hàng triệu người miền Bắc di cư vào Nam, đã mang theo trong “tay nải” nỗi đau trốn chạy, đã liều bước dắt díu con cháu thoát cơn bão Cộng Sản.

Đầu năm 1975, cơn bão ấy đã thành cơn lốc xoáy vào tới miền Nam Việt Nam để “giải phóng” phần đất còn lại, thì đời sống dân chúng xuống dốc nhanh như xe không phanh. “Nguỵ quân, ngụy quyền” bị hốt đã đành. Sau ba lần đổi tiền bọn “nguỵ dân” kinh tế cũ chới với, phải đi “kinh tế mới”, không thì đi thẳng ra biển mà tìm đường sống. Như một phong trào, bà ngoại tôi cũng lo cho ba cậu đi vượt biển trước. Đó là lý do bà ngoại tôi có mặt tại nuớc Mỹ, để bây giờ chúng tôi có ngoại bên cạnh.

Thế rồi người đi trước rước người đi sau, nào diện tỵ nạn HO, diện ODP… Đến đầu xuân 2014, nguời con thứ mười của ngoại là người cuối cùng, vĩnh biệt Việt Nam ra đi, mang theo bình tro cốt của ông ngoại, hạ cánh an toàn xuống phi trường LAX. Để xum họp với bà ngoại tôi tại Hợp Chủng Quốc này.

Ông ngoại tôi mất sớm, một mình ngoại nuôi đàn con mười đứa. Bây giờ thêm ra hơn bốn mươi đứa cháu, gần hai mươi chắt, được ba chút, chưa có chít.

Cách đây hai mươi lăm năm. thuở bà ngoại tôi mới đến Mỹ, các cậu đón ngoại về nhà cậu Tư ở Westminster, nhà cao cửa rộng, sân trước vườn sau. Vậy mà cũng như các vị cao niên khác ngoại không dễ dàng hội nhập vào xã hội mới, năm đầu ngoại bị shock nên đòi về Việt Nam miết. Năm sau gia đình tôi đến Mỹ theo diện HO kịp giữ bà ngoại ở lại luôn. Ngày ấy chúng tôi còn nhỏ đã được ngoại nuôi nấng, dậy dỗ, để ba má tôi yên tâm đi làm, và dành dụm mới tạo dựng được cơ ngơi rộng rãi như bây giờ, để ngoại an dưỡng tuổi già. Khi Ngoại bước qua tuổi gần chín mươi, thì ba má tôi cũng đến tuổi retired, nên ở nhà chăm sóc ngoại luôn.

Các anh chị lớn đều đã có gia đình và ở riêng, còn một anh và tôi là Út, cháu gái được bà ngoại cưng nhất nhà, chỉ tội “ống chề” nên ở chung phòng với ngoại, canh chừng ngoại ban đêm cho má. Quan sát tuổi già của ngoại, tôi nghiệm ra một điều, ngoài số mệnh Trời định, con người sống thọ còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và môi trường sống. Được con cháu thương yêu săn sóc, mới hưởng được phúc lộc mà Trời ban thêm cho mình. Đời người hiếm ai vượt qua tuổi “bách niên”.

Cơ thể của ngoại tôi như chiếc xe cũ rệu rạo, như cỗ máy lâu ngày đã mòn, lúc ngừng lúc chạy. Vài năm lại phải vào nhà thương làm máy lại một lần. Bệnh tật ngoài ba cao một thấp (cao máu, cao mỡ, cao đường, và thấp khớp). Ngoại còn mắc bệnh suyễn, phải thở bằng máy (nebulizer) ngày bốn lần. Phổi yếu, Bác sĩ nói: “đặt ống nghe sau lưng chỉ thấy ro ro như gió rì rào”, mười năm nay, ban đêm ngoại phải thở oxy, quàng sợi dây vào mũi (connector tubes) với oxygen tank kê cạnh giường. Bao tử của ngoại đình công không chịu làm việc. Hàm răng giả ngoại tôi mang hai mươi năm, trắng mà đều như hạt bầu, làm tăng vẻ đẹp mỗi khi ngoại cười, đến năm bước vào tuổi “Cửu Thập”, lợi của ngoại teo lại không còn nướu mà dán keo “lợi thì có lợi mà răng chẳng còn”.

Vì thế sáng nào má tôi cũng dậy sớm nấu cháo cho ngoại, má tôi nói: “Nấu cháo cho ngoại phải có bài có bản, ngoại mới ăn được” thỉnh thoảng má tôi đi đâu vắng nhờ ai nấu má dặn dò kỹ lắm, tôi nghe đến thuộc lòng. Này nhé một cup gạo nâu, bỏ chung với rau hoặc quả (mỗi ngày một thứ như: bầu, bí, khổ qua, xu hào, bắp thảo, cải làn, v.v…) Khi cháo sôi thì cho vào một miếng nạc heo hoặc ức gà nhỏ, bằm nhuyễn ướp hành hương, chút nước mắm. Hớt bọt liên tục, để riu riu lửa, thỉnh thoảng quậy lên cho đều. Hấp một miếng cá Hồng hoặc sea B*** fillet bằng nắm tay, trong nồi khác, khi nào cá chín ướp một thìa soup nước mắm. Đợi cháo gần được, bỏ cá vào quậy đều, để cháo sôi vài sấp cho đặc quẹo, đậy vung lại một lúc rồi tắt bếp. Ngày hai bữa má tôi phải căn, khi nào ngoại sửa soạn ngồi vào bàn ăn, má tôi hâm nóng, múc cháo vào ly lớn, xay trong chiếc máy hiệu NUTRI NINJA 1000W loại thật mạnh, để cháo nát nhưng vẫn đặc, và dẻo (tôi nếm thử ngon tuyệt) cháo cá phải ăn nóng hổi. Giờ xế chiều ăn trái cây, lê và bơ má tôi cũng xay nhuyễn vậy. Mỗi ngày ngoại đỡ phải uống hai viên thuốc bao tử, nhìn bà ngoại ăn ngon lành, má tôi mừng lắm, quên cả mệt nhọc “Của một đồng công một nén”. Đầy đủ bổ dưỡng da dẻ ngoại lúc nào cũng hồng hào.

Bà ngoại tôi khó ăn nhưng dễ ngủ, ngồi đâu ngủ đó. Tối, nằm xuống là ngáy khò khò. Nếu ngoại mà “Ăn được ngủ được là tiên” như câu vè trong dân gian, thì đỡ cho má tôi quá. Nhưng ngoại tôi chỉ như chiếc lá, mỗi khi đổi mùa “Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đông lại về”. Nửa đêm thức giấc, nghe ngoại rên hừ hừ, vì đau nhức mình mẩy, chân tay.

Có câu “Bà lão là đứa bé sống lâu”, nhưng cái non nớt của một đứa bé đang dần dần phát triển, như một cây non tươi tốt. Ngược lại cái yếu đuối của người già thì từ từ đi xuống cho đến khi sức lực yếu dần rồi cạn kiệt, nên chăm sóc mẹ già thường đem lại xót xa tiếc nuối. Anh Hai tôi có tánh khôi hài, hay ôm vai ngoại rồi so sánh: “Ngoại ơi! Thằng cu Don nhà con năm trước nó cười không có răng, và mặc tã như ngoại, nhưng năm nay răng nó gần đầy hàm, và bỏ tã rồi, còn ngoại thì vẫn hăng rết mà tã thì tăng lên”. Nghe vậy ngoại cười móm mém thật dễ thương. Nhưng tóc ngoại tôi còn dầy lắm, chưa bạc hết chỉ muối nhiều hơn tiêu, má tôi cắt tóc ngắn kiểu demi-garcon gọn ghẽ, trông rất ư là đẹp lão, mà mỗi lần tắm gội lại dễ, má tôi kỳ cọ từ đầu đến chân, xong xuôi mặc tã và quần áo cho ngoại như một em bé “Một già một trẻ bằng nhau”. Các cậu thương má tôi, cứ nói: “ Cám ơn chị đã vất vả gánh tuổi già của mẹ cho chúng em”. Kinh Thánh đã ca tụng “vì tuổi già là hồng ân của Thiên Chúa”.

Dù hàng tháng Bác Sĩ đến khám bệnh cho ngoại tôi tại nhà, thuốc men đầy đủ, chích ngừa đủ các kháng thể. Nhưng ba năm nay ngoại phải cấm cung trong nhà, vì bước chân ra ngoài hiên, là bị vi trùng cảm cúm, dị ứng, rình rập tấn công. Sáng Chúa Nhật ngoại xem lễ trên T.V. Chiều có các vị Thừa Tác Viên trong xứ đạo đem mình Thánh Chúa đến nhà cho ngoại rước. Nhưng dù sao gia đình tôi cũng hạnh phúc và may mắn, vì ngoại tôi còn đi lại trong nhà chầm chậm với cây gậy, má tôi phải để mắt dòm chừng, sợ ngoại té nằm liệt một chỗ, còn khổ hơn. Mỗi lần ngoại ốm nặng cứ nằm nhắm mắt, không muốn ăn uống. Má tôi vừa thí thỏn vừa đút cho ngoại từng thìa cháo lót lòng, để còn uống thuốc mới khỏi bệnh được, má tôi mải lo cho ngoại quên là mình cũng gần “thất thập”, khi bà ngoại bình phục thì má tôi gục xuống. Ba và các anh chị tôi, chỉ sợ má bị stress mang họa vào thân, rồi chết trước bà, nên ba con xúm nhau vào take care bà, phụ cho má. Viết tới đây tôi lại nhớ hồi còn nhỏ ở Việt Nam, thấy bà nội tôi là con dâu, mà chăm sóc mẹ chồng, là bà nội của ba tôi, 105 tuổi bà cố mới quá vãng. Bà nội tôi ra đi năm 74 tuổi.

Tay chân ngoại tôi run rẩy, bước đi loạng quạng, tai thì nghễng ngãng, mắt mơ huyền, nhưng tiếng nói còn sang sảng, gặp ai mà chịu ngồi nghe, thì ngoại kể liên tu bất tận chuyện nọ xọ chuyện kia. Nói nhiều là niềm vui của ngoại. Ba má tôi muốn đi đâu phải thay phiên nhau, thấy vắng ai ngoại lo sợ và hỏi miết: “Ba nó đi đâu? Má nó đi đâu rồi?” Nên thỉnh thoảng má tôi đi họp mặt bạn học, hay hội các Bà Mẹ Công Giáo trong giáo xứ cũng mau chóng mà về, có ai giữ lại, thì má tôi nói đùa: “Em xin phép về trước vì mắc con thơ ở nhà” mới nghe ai cũng ngớ ra, nhưng khi hiểu truyện mẹ già đang trông, thì mọi người đều thông cảm. Hàng năm vào ngày Mothers Day, phiên họp trong hội các bà mẹ Công Giáo cũng dành ra nửa tiếng, để mọi người chia sẻ về mẹ của mình. Có nguời mẹ đã mất, có người mẹ còn ở Việt Nam, ai cũng có những kỷ niệm vui buồn về mẹ. Nhưng rất ít người còn có mẹ bên cạnh nơi quê hương thứ hai này, nên mọi người ngưỡng mộ và chúc mừng má tôi.

Vào những dịp lễ lớn trong năm, hoặc Tết nhất, má tôi và các dì tha hồ trổ tài nấu nướng. Con cháu xum họp quanh ngoại cả bốn năm chục người. Ngoại nhớ tên từng đứa, mỗi năm lại thêm cháu, chắt mới ngoại cũng nhớ hết. Lúc trẻ bà ngoại tôi tánh tình hiền hậu, vị tha, nên giận ai chỉ được một lúc là quên, có lẽ vì vậy mà ngoại sống thọ. Những cousins của tôi đều thương yêu, qúy mến bà, thường đến thăm nom vào cuối tuần. Còn những dịp lễ nghỉ, ở lại vui chơi ăn uống, hát karaoke xong, quay ra lập sòng bầu cua cá cọp hoặc lô tô, cười nói, vui chơi tới khuya mới về. Những lúc đó ngoại nhìn đàn con cháu, với vẻ tràn trề hạnh phúc,sung sướng. Tôi thầm nghĩ: Nếu người ta gọi “tuổi trẻ là tuổi ngọc” thì ngoại tôi đang hưởng tuổi “kim cương, hột xoàn”. Mặc dù sau buổi tiệc, mọi người lo xắp xếp bàn ghế rồi thu dọn mệt nghỉ, nhưng thấy ngoại vui, gia đình tôi cũng vui lây.

Cách đây ba năm, đại gia đình tổ chức mừng lễ thượng thọ cho ngoại. Con cháu lớn bé đang quây quần chúc ngoại sống lâu trăm tuổi. Bỗng một bà dì em họ của má tôi, là khách mời từ bên Texas qua, giơ tay phát biểu: -Cháu cũng xin chúc mừng bác “Bách niên giai lão” rồi bà vô duyên quay qua mọi người nói tiếp: “Ở Việt Nam tôi thấy mấy người được con cháu mừng thượng thọ xong, vài tháng sau là chết” làm cả nhà chưng hửng. Nhưng từ đó ngoại tôi bị ám ảnh, ngoại cứ hỏi: “Từ hôm mừng thượng thọ cho bà đến nay được mấy tháng rồi vậy con?”

Thế rồi Noel năm đó sau khi đi lễ về, ngoại ốm nặng ba ngày không ăn uống chi, không ngồi lên nổi, không thở ra hơi. Báo cho Bác Sĩ gia đình, thì ông nói ba tôi chở ngoại vào nhà thương gấp, nhưng ngoại không chịu đi, má tôi phải kêu cậu Tư qua khuyên ngoại. Thấy ngoại mệt cậu tôi kêu 911, khi hai nhân viên cấp cứu đặt ngoại trên chiếc giường có bánh xe, đẩy ngoại ra tới cửa, ngoại còn cố ngóc đầu lên nói: “Để mẹ chết ở nhà, mẹ không đi nhà thương đâu!” vì ngoại tôi ghét đi nhà thương lắm.

Con cái thay phiên nhau nuôi ngoại, thấy mặt má tôi đưa cháo vào và nhận ca trực, là ngoại trách: “Sao con đưa mẹ vào đây, ngày nào họ cũng lấy máu ba bốn lần, đau lắm con ạ! Cho mẹ về nhà đi” má tôi nghe mà muốn đứt ruột. Nhưng ngoại tôi bị viêm phổi cấp tính, phải có mặt nạ chụp vào mặt để thở oxy, không về được. Ngoại nằm được mười ngày, thì ông Bác Sĩ gia đình đã chữa trị cho ngoại tôi hơn mười năm nay, vào thăm, ông nói với các cậu rằng: “Phải đưa cụ vào trung tâm phục hồi, hoặc nursing home mới sống được, trong đó có đủ máy móc, có Bác Sĩ, Y tá túc trực 24/24. Vì tim, phổi, và bao tử của cụ bây giờ yếu lắm không hoạt động, khi cụ ngủ là cơ thể ngủ luôn không dậy nữa”. Nghe vậy ai cũng lo sợ.

Ba má tôi và các cậu các dì bàn nhau, thôi cứ đưa mẹ về nhà tới đâu thì tới, chứ tình trạng này mà đưa mẹ vào nursing home chắc mẹ vừa giận vừa buồn còn chết sớm hơn. Lần đó về tới nhà má tôi đổi Bác Sĩ gia đình cho ngoại, qua Bác Sĩ Ngô Bá Định, ông còn rất trẻ, vừa mát tay vừa tận tâm. Ông kê toa thuốc mới cho ngoại, và xin được phép, để nhóm y tá 247 HOME CARE đến nhà theo dõi và chữa trị khoảng bốn tuần, thì ngoại bình phục. Xin cám ơn các Bác Sĩ, y tá và các nhân viên trong bệnh viện đã tận tình cứu chữa, cám ơn nước Mỹ, nhờ ngành khoa học và y học tân tiến. Để chúng tôi vẫn còn ngoại trong một mái nhà ba thế hệ. Từ đó má tôi bắt chước trong nhà thương nấu cháo xay đặc như tôi kể ở trên. Nên đến nay đã ba năm rồi, mà ngoại tôi vẫn sống vui, sống tỉnh bơ, tuy không khỏe lắm. Từ ngày Bác Sĩ N.B.Định chữa bệnh phổi có nước cho ngoại tôi, đến nay đêm ngoại không phải thở Oxy nữa.

Tôi thường xoa bóp cho ngoại trước khi ngủ, để nghe kể chuyện ngày xưa, có nhiều chuyện ngoại kể đi kể lại, đến nỗi vừa mở đề là tôi đã biết đoạn kết, nhưng tôi vẫn im lặng nghe cho ngoại vui.

Ngoại kể rằng má tôi là đứa con ngoan ngoãn, hiền lành, từ thuở bé đã chịu thương chịu khó làm lụng, nhưng học hành không thông minh và lanh lợi bằng các dì, nên lúc ông ngoại còn sống thường gọi má tôi là “Cả Đẫn” còn cậu tôi là “Tư Đần” vì cậu hay trốn học. Nên má và cậu tôi thường bị ông ngoại giáo huấn bằng cách “thương Thì cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Nhờ vậy mà lớn lên má và cậu tôi bước chân vào đời, luôn chịu đựng được gian nan, vượt qua những khó khăn và thành công về mọi lãnh vực.

Lúc cuối đời, ông ngoại đã nhìn ra má tôi là người con có thể giúp mẹ lo cho đàn em, nên đã trối trăn cho má tôi nhiều điều. khi ông ngoại tôi mất, má trên hai mươi, còn em út mới hai tuổi, má tôi là cánh tay phải của bà ngoại, luôn bên cạnh nâng đỡ và an ủi để ngoại vượt qua những lo toan giữa bầy con nhỏ dại. Má tôi thương ngoại lắm, tính không lập gia đình, để ở bên ngoại suốt đời. Nhưng vừa mãn tang ông ngoại, bà ngoại đã “chấm” ba tôi rồi, và một lần nữa má tôi lại vâng lời ngoại, nên ba tôi nhớ ơn ngoại tới bây giờ. Ba tôi thương bà ngoại và các em của má tôi như ruột thịt, ngoại cứ bảo: “Thằng Hai là con trai của tôi, nó tốt và tử tế với tôi lắm”.

Thật ra đại gia đình của bà ngoại xum họp, đầy đủ quanh bà như ngày nay, tuy bà và các cậu bảo lãnh. Nhưng cũng một phần nhờ ba má tôi lo giấy tờ, rồi đón rước và giúp đỡ các dì dượng vào những ngày đầu còn bỡ ngỡ nơi vùng đất xa lạ này. Người nào mới qua cũng ở nhà tôi từ vài tuần đến vài tháng. Quen đường, quen lối rồi thuê nhà ra riêng, nhưng ngoại tôi lẩm cẩm cứ muốn cho các dì ở với ngoại cho vui, nên trách má tôi: “sao con để cho các em đi đâu vậy, không ở đây với mẹ?!” (Má tui rầu thúi ruột, mà không dám nói, sợ ngoại buồn).


Người đời có câu: “Một mẹ nuôi mười con, mười con không nuôi được một mẹ”. Nhưng trường hợp ngoại và má tôi thì phải nói: “Con bảy mươi nuôi mẹ chín mươi” bi ai lắm, vì má tôi ngồi xuống đứng lên, cũng hai tay chống đầu gối. Thấy má tôi tủi thân khóc thầm, không cho ngoại biết mà thương má vô cùng.

Sau trận ốm nặng, chết đi sống lại, bà ngoại tôi thay đổi hoàn toàn. Tôi nghiệm được rằng con người khi về già tánh tình thay đổi từ dễ qua khó, hoặc ngược lại. Như bà ngoại tôi, đang vui quay qua giận. Con xa thì thương, con gần thì thường. Má tôi hầu hạ lỡ sai sót, hay điều gì ngoại không vừa ý, đợi các dì tôi đến méc lại, cho có chuyện mà than vãn với con, để được một chút thương hại thân già! Có dì nói cho má tôi biết để má sửa đổi, có dì lại lấy câu chuyện làm quà, đổ dầu vào lửa. Bởi tính ích kỷ, dì cũng muốn mình là con cưng trong lòng ngoại. Nhưng rồi hôm sau ngoại không kiểm soát được lời mình nói, ai nói sao ngoại vô tình đọc y chang cho má nghe, làm má tôi đau lòng. Khi mẹ già cần chăm sóc, nhiệm vụ khó khăn, thiên chức nhọc nhằn, má tôi phải sớm viếng khuya hầu, đã không thương chị, còn điều ra tiếng vào. Đúng là “Thức lâu mới biết đêm dài, sống lâu mới biết lòng người có nhân” Đã lộ ra người tốt, kẻ xấu. Lợi dụng trí óc ngoại bây giờ lúc nhớ lúc quên, người thì thời cơ, kẻ thì mồm miệng đỡ chân tay. Bệnh hoạn làm ngoại tôi trở lên như trẻ thơ, được nhiều con trân qúy, nuông chiều. Ngoại nhìn lại, thấy má tôi vừa vụng về lại không biết ngọt ngào.

Suy cho cùng “Anh em kiến giả nhất phận” Trời cho cha mẹ tuổi thọ trăm năm, mới nhận rõ chân tướng không lấy gì làm vinh dự. Chị em một mẹ sinh ra, khúc ruột trên khúc ruột dưới, đến khi lớn khôn mỗi người một tính một nết “Cha mẹ sinh người trời sinh tính”.

Tội nghiệp bà ngoại tôi, ở tuổi cuối đời, chị em thì chết hết, bạn bè cùng lứa không còn tâm sự được. Từ ngày định cư ở Mỹ, lạ người, lạ tiếng, ít tiếp xúc với xã hội mới để thấy cảnh khổ, hay đang buồn bã trong dưỡng lão, của những kẻ khác. Bà ngoại tôi sinh ra vào thời đại của thế kỷ trước, nên nhân sinh quan của ngoại khác nhiều với thời đại ngày nay. Thời xưa các bậc cha mẹ nhìn con cái cho dù lớn đến đâu cũng luôn còn nhỏ bé dưới mắt mình, cần phải chỉ bảo và dạy dỗ, nên dễ bực bội với bất cứ việc gì làm trái ý mình. Luôn chứng tỏ uy quyền làm cha mẹ, sẵn sàng trách mắng, không cần biết nó buồn hay vui. Đã làm tổn thương con cái. Và cứ nghĩ phụng dưỡng mình là bổn phận tất nhiên, nên không quý cái lòng hiếu thảo của những đứa con tử tế đối với mình.

Vì má tôi lãnh phần trông coi ngoại, nên dù nghỉ hưu mấy năm nay, cũng chưa dám phác họa một cuộc du lịch xa. Thấy vậy trước Tết vừa qua anh chị tôi kỷ niệm mười năm đám cưới, lấy vacation ở Hawaii sáu ngày, mời ba má, và tôi cùng đi với gia đình anh chị cho biết đó biết đây. Trước khi đi, má tôi nhờ sáu em gái chia nhau chăm sóc ngoại, má dặn dò cách nấu, chỉ bảo cách xay cháo, và tắm rửa cho ngoại. Má tôi mới đi đến ngày thứ ba ngoại đã ốm nặng vì không ăn không ngủ được, dì Lớn trách dì Bé nấu cháo lỏng mà lại nhạt, mẹ không ăn được. Dì Bé trách dì Lớn đêm nói chuyện nhiều quá không để mẹ ngủ, dì Út thì tắm cho mẹ để dằm nước lâu quá, mẹ bị cảm ho không thở được, khi má tôi về đến nhà thì bà ngoại đi không nổi, các dì phải bỏ vào ghế khiêng, mặt mày xám ngoét hốc hác. Má tôi gọi điện thoại gấp mời Bác Định, ngày hôm sau khám xong, ông xin người mang máy chụp phổi tại nhà, ngay chiều đó có kết quả là, phổi ngoại tôi có nước. Bác Sĩ kê toa thuốc xong, xin nhóm 247 HOME CARE đến nhà chăm sóc, nhờ kịp thời ba tuần sau ngoại tôi khỏi. Anh chị tôi nói: “Má phải để cho các dì hiểu rằng chăm sóc ngoại không phải là dễ”.

Chứng tỏ là ngoài má tôi ra, không có dì nào kiên nhẫn nuôi bà ngoại sống tới ngày hôm nay. Má tôi chống chế: “Vì các dì còn bận đi làm, không có thì giờ rảnh. Vả lại dì nào cũng ở nhà lầu nên ngoại muốn đến cũng không leo được cầu thang. Tội nghiệp”.

Mặc dù biết có dì không tốt, nhưng má tôi không giận (má thật dễ) buồn thì má tôi chỉ âm thầm lấy tay lau nước mắt. Má tôi nghẹn ngào: “Thôi kệ ai tệ với mình thì có Chúa biết. Ông ngoại biết và phù hộ cho má khỏe mạnh để lo cho bà ngoại là được. Làm con phải báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục, mới trọn đạo hiếu với cha mẹ, đó là điều Thiên kinh Địa Nghĩa. Cuộc đời là tạm bợ, hạnh phúc thì mong manh. Mai sau này đứng trước cảnh sinh ly tử biệt, lòng không hối tiếc. Cũng nhờ chăm sóc bà ngoại mà má rút kinh nghiệm và suy nghĩ về tuổi già của mình, để mai sau mà đối xử với con cái”. Tôi ôm má nói nhỏ: “và con cũng biết, khổ cực thể xác, không bằng nỗi đau trong tâm hồn”. Bất chợt mắt tôi cay cay.

Má tôi cười buồn, nhắc lại những kỷ niệm ngày mới qua Mỹ. Ngày ấy nghe tin má tôi đậu phỏng vấn, ngoại mừng lắm, mong từng giờ từng phút. Ngoại bảo nếu không có má chắc ngoại về Việt Nam mất tiêu rồi. Lúc bấy giờ chỉ có mình má tôi là con gái, được ngoại cưng hết cỡ. Rồi ngoại dắt má đi chợ Lucky gần nhà, chỉ cách bấm đèn để đi bộ qua đường. Dẫn má tôi đi lễ ở nhà thờ Westminster, khi tan lễ, hai mẹ con đi bách bộ quanh công viên cuối nhà thờ, vào những buổi hoàng hôn nắng vàng úa và ngày sắp tàn. Gặp người quen ngoại giới thiệu với niềm vui lẫn chút tự hào: “Con gái tôi mới qua”.

Vậy mà đã mấy chục năm. Dòng đời nhanh chóng trôi qua, như một giấc mơ ngắn ngủi. Bây giờ hai mái đầu cùng bạc như nhau.

Nhớ bài ca dao má thường ru tôi ngủ:
Bồng bồng cá bống chặt đuôi,
Con tôm bóc nõn mà nuôi mẹ già.
Mẹ già như chuối chín cây,
Như quả thìu lựu như cây táo tàu.
Mẹ già khó nết em ơi,
Khoan ăn bớt ngủ nhịn lời mẹ cha.
Nhịn cho yên cửa yên nhà,
Yên kèo yên cột yên xà đường tay.

Năng Khiếu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/May/2017 lúc 8:30am

Thư cho người bạn già


thu%20cho%20ban%20giaGần ba mươi Tết rồi mà anh em Hà chẳng buồn sửa soạn nhà cửa hay mua sắm các thứ để đón Xuân như mọi năm.
Còn lòng dạ nào để nghĩ đến Tết nhất khi mà bố cô đang đau liệt giường và bịnh viện đã gửi trả về nhà để chờ chết chứ. Cô rươm rướm nước mắt chực khóc khi nghĩ đến mẹ. Giá mẹ còn sống có lẽ bố cô không đến nỗi mải mê, miệt mài làm việc ngày đêm đến quên cả lo lắng cho sức khỏe của mình. Chẳng phải Hà không lo chăm sóc bố đầy đủ, chỉ tại cô bất lực trong việc ngăn cản bố làm việc quá mức thôi. Khi Hà khuyên can bố chỉ bảo:
“Đến tuổi này rồi sống chết không còn quan trọng nữa con ạ. Nếu làm được việc gì có ích cho người đời thì đó là niềm vui của bố.”
Hồi mẹ còn sinh tiền, lúc nào trong nhà cũng tấp nập bạn bè của bố ở các nơi tới lui, thăm viếng hoặc hội họp thật vui vẻ. Mẹ luôn chu đáo, nhiệt tình và niềm nở với tất cả mọi người , ngược lại họ cũng rất quý trọng và thương mến mẹ. Sau này mẹ mất rồi thì thỉnh thoảng cũng có người ghé qua nhưng không ở lâu và không vui nhộn như xưa nữa. Trong số đám bạn của bố, người nào Hà cũng mến, đặc biệt phái nữ thì Hà thích và mến nhất là cô Hoàng Mai. Cô đẹp, tế nhị, hiền hòa, điềm đạm, dí dỏm và có óc khôi hài. Cô cũng có cùng sở thích về nghệ thuật, văn chương, hội họa và viết lách như bố. Có một lần - sau khi mẹ mất được mấy năm - cô Mai ghé thăm bố cùng với mấy người bạn khác. Lúc tiễn cô về rồi, thấy bố buồn buồn, Hà gợi chuyện thăm dò:
“Cô Mai đẹp và dễ thương quá bố nhỉ. Giá cô ở chơi lâu lâu một tí thì vui biết mấy.”
Bố trầm ngâm một lát rồi trả lời:
“Yêu bố - không ai bằng mẹ con. Nhưng hiểu bố thì chẳng ai bằng cô Mai cả.”
Lúc ấy Hà chỉ nghĩ là vì bố cảm thấy lẻ loi, cô đơn nên cần người bậu bạn. Mãi sau này khi hiểu rõ bố nhiều hơn, hiểu đời sâu rộng một tí và nhìn thấy sự tương kính, quý trọng lẫn nhau giữa bố và cô Mai ra sao rồi Hà mới thấm thấu câu nói của bố. Mới hiểu rằng tình vợ chồng tuy thiêng liêng, cao quý, nhưng tình bằng hữu cũng không kém phần quan trọng trong đời sống của mỗi người. Người phối ngẫu đầu ấp tay gối chưa hẳn là người tri kỷ với mình và ngược lại người bạn tâm giao không nhất thiết phải là người vợ hay chồng mới có được sự đồng cảm.
Thấy bố đang thiêm thiếp ngủ, Hà chạy vội ra đầu ngõ để lấy thư vào nhà. Đa số là báo quảng cáo, một số thiệp chúc Tết, mẫu hàng biếu không, thư đòi nợ… Từ trong đám hỗn độn này rơi ra một phong thư bé bé xinh xinh màu xanh da trời, bốn bên rìa được bao bọc bởi những sọc ngắn, xanh chen đỏ, nằm xiên xiên và song song nhau trông thật vui mắt. Lâu lắm rồi Hà không thấy loại phong bì này. Tò mò nghé mắt nhìn lướt trên bì thư với nét chữ mềm mại, đều đặn như được nắn nót thật kỹ, lần tới tên và địa chỉ người gửi bên góc trái Hà bỗng phì cười:
“Thì ra của cô Hoàng Mai! Sao cô không gửi qua email mà lại viết thư thế này cho lâu lắc, nhiêu khê”.
Vừa buột miệng xong thì Hà cũng chợt nhớ ra thời gian gần đây bố cô không còn hơi sức ngồi làm việc hay kiểm điện thư qua máy vi tính như trước nữa. Ôm chồng thư vào nhà và ngồi xuống chiếc ghế cạnh đầu giường bố, Hà lật qua lật lại phong thư, phân vân không biết có nên đọc thư riêng cho bố nghe không. Dạo này bố cô rất yếu, ít nói năng và cử động. Khi Hà hay Khang – anh lớn của Hà – muốn hỏi chuyện với bố thì đặt câu hỏi, bố nhắm mắt nếu ông muốn trả lời không, và chớp mắt nếu có hay đồng ý. Thoảng hoặc lắm bố mới gắng nói vài câu ngắn gọn cần thiết mà thôi. Một lát sau thấy bố mở mắt ra, Hà cầm phong thư đưa trước mặt ông và hỏi:
“Bố ơi, có thư của cô Hoàng Mai gửi cho bố nè. Bố có muốn con đọc cho bố nghe không?”
Hà thấy bố chớp mắt lia lịa như đang nôn nóng, cô vôi lấy dao rọc phong bì và kéo ra một sấp giấy màu xanh thật mỏng, mềm mại và thoang thoảng mùi thơm nhẹ. Đây là loại giấy viết thư của thời xửa thời xưa, bây giờ không thấy ai dùng tới nữa.
Ngày… tháng…năm…
Anh bạn già thân mến,
Tôi biết giờ này - như mọi năm - anh đang nóng lòng trông ngóng thư từ, bài vở bạn bè bốn phương gửi về để kịp lên báo Xuân như thói quen lâu nay, dù anh đang nằm trên giường bịnh. Tôi cũng biết bọn mình từng đứa đã lần lượt gác kiếm, đau lòng xót dạ mà giã từ cái máy vi tính thân thương luôn sát cánh bên mình bao năm qua. Cái vật vô tri vô giác này cũng là bạn chí thiết, từng giúp mình vượt bao giai đoạn khó khăn trắc trở, là người tri kỷ trung thành không quảng ngại chia sẻ với mình bao nỗi cô đơn, buồn tủi, nhọc nhằn. Cho nên, tôi gửi anh phong thư lối cổ điển thuở học trò này, theo đường chim bay, theo gió mây ngàn đưa đẩy với niềm tin hy vọng anh sẽ đón nhận nó trước ngày giờ bước lên chuyến tàu tốc hành về nơi yên nghỉ thật sự.

Anh còn nhớ đôi khi bọn mình nói chuyện với nhau về ý nghĩa của sự “YÊN NGHỈ” không? Mỗi đứa một định nghĩa riêng, một quan niệm khác biệt. Riêng tôi với anh thì cùng chung ý kiến cho rằng ngày nào mình buông suôi tất cả là ngày đó mình mới được yên nghỉ. Nhưng quả thật “buông” được là khó vô cùng. Cả cuộc đời mình vật lộn với sinh kế, với nhu cầu vật chất, tình cảm và tinh thần, với bao thăng trầm đổi thay của xã hội, với sự tàn khốc của nhân loại, khắc nghiệt của thiên nhiên. Nghĩ lại xem có phút giây nào dám yên nghỉ đâu? Khi vừa thoát ra được hệ lụy này thì lại vướng vào vòng hệ lụy khác. Cứ thế mà ngày qua tháng lại cho tới giờ này, còn chút sức lực vẫn đem ra tận dụng đến phút chót. Anh nói không phải sao? Mắt mờ, lưng còng, cơ thể nhức mỏi triền miên, chân tay tê cứng, vụng về… Vậy mà hằng đêm vẫn thức trắng để tuyển lọc bài vở gửi đến, nắn nót từng câu văn, trau chuốt từng ý tưởng cho đoạn văn được tương đối hoàn hào hơn, toan tính, sắp xếp thế nào cho đẹp mắt và thích hợp với trang web, cuốn sách, tờ báo… Đầu cổ bơ phờ, tâm thần mệt mỏi, từng ngón tay rã rời, vậy mà vẫn cố gắng sử dụng bắp thịt để gõ vào keyboard cho nhanh nhẹn hơn, vận động gân cốt để xoa con chuột cho lẹ hơn. Chẳng ai bắt tội mình làm vậy phải không? Chỉ tại mình chưa muốn nghỉ ngơi. Nếu có đau ốm thì nằm đó mà cứ trông sao cho chóng lành để rồi lại tiếp tục công việc bỏ dở. Đuối sức lắm chứ. Mệt mỏi lắm chứ. Nhưng lỡ sinh làm kiếp tằm nên phải tiếp tục nhả tơ cho đến chết thôi.
Như vậy hóa ra “chết” chỉ là ở vào trạng thái “tĩnh”. Là hoàn toàn nghỉ ngơi thực thụ. Tôi nghe dường như trạng thái này rất quen thuộc và gần gũi với ước muốn của mình lâu nay. Như vậy tránh né nó làm gì. Hãy đón nhận và xem như đây là một giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái này sang trạng thái khác. Từ đang thở trở thành ngừng thở. Từ đang sinh động trở thành bất động. Từ đang vất vả cực khổ trở thành thảnh thơi, nhàn nhạ. Giống như con tằm biến thành con nhọng và an hưởng thanh bình trong cái kén cho đến khi thay hình đổi dạng vậy. Nói một cách khác, ở vào tuổi nào đó, mình có thể sẽ rơi vào giao đoạn “chuyển kiếp” không chừng. Sau đó thế nào thì mình cũng chẳng cần bận tâm làm gì chuyện xa xôi ấy. Phải không anh bạn già chí thiết? Có điều đừng quên nhé, dù ở kiếp nào thì cũng cứ cầu mong nhóm bạn già chúng mình vẫn sẽ tái hợp lại đầy đủ như xưa đấy.
Thật ra thì nhóm bô lão mình gắn bó lâu nay cũng chỉ như mọi nhóm khác. Cũng có những chuyện vui buồn từ thuở đi học, đi dạy chung, đi tù đày hay lưu lạc tha phương bao năm qua được đem ra kể lể, nhắc tới nhắc lui, lập đi lập lại hằng tỉ lần mỗi khi họp mặt đông đủ. Rồi thì chuyện mới chồng chất lên chuyện cũ. Chuyện hay lẫn lộn chuyện dở. Chuyện vui lấp liếm chuyện buồn. Vậy mà chuyện nào được nhắc lại cũng mới nguyên si như vừa xảy ra. Chuyện buồn có bạn bè chia sẻ cũng trở thành chuyện vui. Ừ, mà lạ thật, đứa nào cũng bao lần lên voi xuống chó, ba chìm bảy nối chín cái lênh đênh, bầm dập tim gan, tan tác cõi lòng, thế nhưng hễ gặp lại cả bọn dường như quên hết thế sự. Chỉ còn nhớ, thấy và cảm nhận cái tâm trạng trẻ trung, vui nhộn, sinh động như đang sống vào thời điểm của quãng đời vàng son dưới mái trường mình đang học hay đang dạy chung vậy. Và đứa nào cũng trở về y nguyên bản chất xa xưa, cá tính cũ. Vẫn phá phách, chọc ghẹo, tiếu lâm, khôi hài... dù trên đầu tóc đã có muối nhiều hơn tiêu rồi.
Tôi đoán có lẽ con gái ngoan đang đọc thư này cho anh. Nghe đến đây anh đã thấm mệt chưa? Thấy ngán ngẫm cái lối viết văn lòng vòng, lẩm cẩm của bà bạn già này rồi chứ? Chẳng sao. Đến tuổi này rồi thì nhớ đâu viết đó, nghĩ sao ghi xuống vậy. Lượm được cái gì vụt đến từ trong ký ức thì cứ bỏ vội vào trang giấy ngay kẻo lại quên nửa chừng. Anh đừng chổi dậy để lo sửa chữa cách hành văn lủng củng, luộm thuộm của tôi. Vô ích, vì sẽ chẳng có ai đọc nó cả. Cũng đừng vội bỏ cuộc. Chưa hết đâu. Hãy nghe tiếp. Tôi sắp sửa đòi nợ anh đó. Anh còn nhớ anh đã hứa gì với bọn này trong kỳ họp mặt lần cuối không?
Ngày đó bạn bè mình và học trò cũ từ bốn phương tề tựu về thật đông đủ. Quả thật trái đất rộng lớn bao la cũng thu lại thành gần, bầu trời tuy mênh mông nhưng cũng thành nhỏ hẹp vì ý chí ước muốn tìm về với trường xưa bạn cũ. Khung cảnh lạ, tha hương buồn, nhưng thâm tình cùng thân hữu vẫn bền chặt như xưa, lòng nhiệt thành với bạn bè vẫn nồng ấm thiết tha đầy ắp như thuở nào. Thật cảm động, thật vui mừng bồi hồi vì không ngờ trải bao thăng trầm, xa cách mấy mươi năm mà còn cơ may gặp lại. Rồi thì hẹn nhau gặp tiếp, gặp tiếp, lại gặp tiếp… ở nhiều nơi khác. Không ngờ đi đến đâu anh cũng có thật nhiều bà con họ hàng xa gần, bạn bè cố tri lâu năm đông đảo. Hết người này lại đến người khác tiếp tục mời mọc đãi đằng anh, vì tình thân thuộc, vì nghĩa bạn bè tri âm, vì nợ ân tình, vì nợ miệng và v.v… Anh không thể bỏ rơi đám bạn bè nên buộc lòng họ phải thầu luôn gánh hát bồ tèo bám theo anh. Rốt cuộc bọn này luôn được những bữa ăn chực thịnh soạn vì dựa hơi anh. Rồi thì bọn này bầu anh làm chủ cái bang chuyên đi xin ăn miễn phí để theo ăn ké. Ngoài cái vui nhộn vì bản chất hãy còn phá phách, trêu chọc nhau, thực ra từ trong thâm tâm, bọn tôi vô cùng cảm phục anh. Vì anh ăn ở với mọi người đầy tình nghĩa thâm sâu cho nên họ mới quý trọng, mến thương, tha thiết và chí tình chí nghĩa với anh như vậy. Lần nào chia tay anh cũng hẹn gặp nhau kỳ tới để anh kéo bọn mình đi ăn chực tiếp. Anh còn nhớ hay quên?
Giờ bạn bè cũ trong đám rơi rụng dần, kẻ già lụm cụm, đứa đau ốm liên miên, người nào may mắn còn đủ hơi sức hơn thì cố gắng đi thăm người yếu. Cơ hội xum họp đông đảo như trước gần như không thể tiếp tục thực hiện được nữa. Có chăng là ở một thế giới xa xôi khác thôi! Nghĩ cho cùng, tuổi đời chồng chất thế này rồi, có sống thêm vài năm thừa cũng chẳng lời lóm, lợi lộc gì. Mà vài năm thiếu cũng có lỗ lã, mất mát chi đâu? Điều quan trọng, đáng kể nhất chính là cái mình để lại dọc con đường đã đi qua có ý nghĩa, có hữu ích, có đượm đầy nhân nghĩa, nhân tình để làm mọi người chung quanh thương tiếc, nhắc nhở mãi khi mình bỏ cuộc không. Tôi nghĩ anh đã đạt được tới cái đích này rồi đó.
Anh bạn già ơi,
Cuối năm nay tính sổ lại, tôi thấy trong đám bạn bè xưa, anh là người thành công hơn tất cả. Đại gia đình cha mẹ, anh chị em sống quây quần hạnh phúc bên nhau. Con cái thành nhân, thành tài. Cơ ngơi vững chắc. Anh làm được đúng công việc mình yêu thích: truyền đạt nghệ thuật, văn hóa, kiến thức, lý tưởng, đạo đức và lòng yêu nước cho người đời. Thử hỏi mấy ai có được cái may mắn này? Đời sống anh luôn được bao bọc, vây quanh bởi tình thương yêu của gia đình, thân quý của bè bạn và sự kính mến của đám học trò xưa. Cái diễm phúc này có lẽ ai cũng phải trân quý lúc còn sống và hài lòng, mãn nguyện lúc nhắm mắt lìa trần.
Hãy vẫy tay chào tôi với nụ cười hứa hẹn tái ngộ ở thế giới mới vào giờ phút anh quyết buông bỏ mọi lấn cấn quanh mình để đi tìm một sự yên tĩnh nghỉ ngơi vĩnh viễn, anh bạn già nhé. Vợ chồng anh hãy ra đón khi chuyến tàu chót chở bọn tôi đỗ bến cùng. Chừng ấy ta lại tiếp tục kéo nhau đi quấy nhiễu thiên hạ, lại đi ăn chực vòng vòng như xưa. Để anh có dịp trả dứt món nợ tiền kiếp đấy mà. Vui biết mấy. Nhớ nhé!
Người bạn già trong nhóm những bạn già của anh.
Hoàng Mai
Đọc hết câu cuối mắt Hà mờ đi, ràn rụa nước. Cô ngước lên nhìn bố thì cũng vừa kịp bắt gặp nét mặt ông Hy rạng rỡ, tươi hẳn lên, khóe miệng hở ra và một bên môi nhếch lên, ông nở nụ cười vui nửa vời, mãn nguyện. Bàn tay phải với mấy ngón tay xương xẩu hãy còn nhúc nhích như cố gắng vẫy vẫy. Chỉ trong tíc tắc, ông Hy hự lên một tiếng nhỏ rồi quẹo đầu sang một bên và bất động. Hà quýnh quáng định lay ông dậy và gào to:
-Bố ơi! Bố ơi!
Khang đứng bên cạnh từ lúc nào, chụp vội tay em gái chận lại và nghẹn ngào khuyên:
-Đừng em, hãy để bố đi trong niềm hạnh phúc sau cùng.
Lá thư được thiêu cùng lúc với thân xác còm cõi, hao mòn vì tuổi tác, vì bịnh tật của ông Hy.
Cỏ Hoang
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/May/2017 lúc 7:05am
LÚC VỀ GIÀ...












1- Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng mình còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi còn trẻ. (
Hình :Flickr/Lynnb)
2.Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu tinh thần trách nhiệm,mà chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với người làm việc  tốt hơn mình là sao?
3- Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt...
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài. Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.

4- Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa con nào, chỉ sống với...vợ.

Flickr/ Jose Del  Cristo 
 Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết  không ở chung, trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, 
   Flickr/Lynnb
một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.
5- Lúc về già... rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó. Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn Trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại Trung Tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.
6- Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ "ngày xưa" (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi. Với tụi trẻ chỉ nói "ngày mai" và chỉ trả lời khi chúng hỏi. Kinh nghiệm và vốn sống (mà nhiều người cho là báu vật) đối với mình khi đó chỉ để chiêm nghiệm. Cùng lắm là biến nó thành những câu chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, cũng chẳng làm ai bực mình.
6-Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?

Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra:
  *   Mang một chiếc đồng hồ $30 hay $300 cũng cùng chỉ một giờ
  *   Mang một chiếc túi/bóp $30 hay $300 cũng cùng đựng bấy nhiêu tiền
  *   Uống một chai rượu $15 hay $300 cũng say giống nhau
  *   Ở trong căn nhà 100 mét vuông hay 1000 mét vuông nỗi cô đơn cũng giống nhau
  *   Lái chiếc xe $8000 hay $80,000 cũng phục vụ ta cùng mục đích chuyên chở
  *   Hạnh phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này
  *   Có những bạn bè, anh chị em, những người nói chuyện, cười đùa, hát xướng tán gẫu với ta đó mới là hạnh phúc ...
6 vị Bác sĩ tốt nhất trong đời:
 


 * Ánh nắng mặt trời
  *   Nghỉ ngơi
  *   Thể dục
  *   Ăn uống điều độ
  *   Tự tin
  *   Bạn bè
Hãy giữ 6 vị này cho mọi thời điểm trong đời để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh
Càng có tuổi chúng ta càng hấy ít đi những điều đáng phải sắp hàng chờ đợi ...(
Flickr/Rob-shanghai)


                   

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/May/2017 lúc 6:45am
Tình già..
 
Chia sẻ với quý vị bài viết  "Tình ...Tiền ... trong tuổi Già"
Tiền già...Tình già
Trong bữa cơm tối, Chúc Minh nhìn lên tờ lịch trên tường, nói lớn:
- Ô, tuần sau là sinh nhật của tui đó nha, quý vị chuẩn bị quà cáp đi là vừa…

Hiển, chồng nàng từ trong bếp nói vọng ra:
- Trời đất, gần ăn tiền già rồi còn đòi quà sinh nhật.
Cả nhà cười vang vì sự chế giễu của Hiển. Chúc Minh xịu mặt. Hai đứa này chỉ hơn 40, không còn trẻ nữa, nhưng chưa phải là già. Mọi người biết rằng Hiển chọc ghẹo Chúc Minh cho vui thôi chứ anh chàng này nổi tiếng là nịnh vợ: Năm nào sinh nhật cô nàng anh cũng bày tiệc linh đình vì anh ta là chef cook của một nhà hàng Mỹ danh tiếng ở vùng San Diego này.
Tôi thoáng nghĩ ngợi về chuyện "ăn tiền già" qua câu nói của Hiển, thằng cháu rể rất dễ thương của vợ chồng tôi. Tiếng Việt thật lạ lùng, cái gì biểu hiện phúc lợi lập tức có chữ "ăn" đi kèm. Từ "ăn đám cưới, ăn đám giỗ, ăn tiệc, ăn chơi…" bây giờ ở Mỹ có thêm cụm từ "ăn tiền già, ăn tiền bệnh, ăn tiền thất nghiệp, ăn tiền SSI…"
Những người đi làm như chúng tôi khi về hưu sẽ không dùng từ "ăn tiền già" hay "ăn tiền trợ cấp" mà được gọi bằng "hưởng tiền hưu bổng", tức là tiền mình đóng thuế trong thời gian làm việc, tùy theo mức lương cao hay thấp và thời gian làm việc ngắn hay dài.

Tự nhiên tôi cảm thấy cụm từ "ăn tiền già" mang ý nghĩa ngồ ngộ, đặc biệt cho thấy sự đãi ngộ người già, dĩ nhiên, chỉ có ở những quốc gia văn minh, giàu có. Điều này cho thấy rõ nhất sự quý trọng con người, đặc biệt sự quan tâm của xã hội khi biết rằng cuộc sống của họ đã đi gần đến chỗ "the end". Bản thân tôi cũng đang nghĩ ngợi đến ngày nghỉ hưu, lúc đó hai đứa tôi sẽ trở thành hai con khỉ già ngồi chong ngóc thu lu trong nhà nhìn lá rụng.
Tự nhiên tôi lại có chút buồn khi nghĩ đến lúc về hưu, nghĩa là đoạn cuối của cuộc đời mình trước khi xuôi tay yên nghỉ. Tiền già tức là số tiền trợ cấp nhỏ cho người già trên 65 tuổi mà trước đó không cần có làm việc hay không, với điều kiện phải có quốc tịch Mỹ. Được biết số tiền này sẽ chênh lệch ít nhiều tùy theo tiểu bang mình cư ngụ và sẽ được đi kèm theo bảo hiểm y tế gọi là Medicare hay Medicaid. Một cặp vợ chồng già mỗi tháng sẽ có $1,100 ($733/người. // Hai người chung nhà chỉ 1,100usd ) và vài trăm tiền foodstamp để mua thức ăn.
   Lưu-ý của người đọc  : Nếu còn giử nhà riêng phải trả thuế nhà,điên,sưỡi ,nước,bảo-hiễm nhà,xe .Nhưng có sự riêng-biệt,thoải mái sinh-hoạt .
Trước đây foodstamp in trên giấy đóng từng tập nhỏ cỡ tờ vé số, bây giờ chính phủ bỏ vô thẻ, người sử dụng sẽ "quẹt" như quẹt credit card. Số tiền này sẽ giúp cặp vợ chồng già sống ung dung đầy đủ, có thể đi chơi đây đó đôi lần trong năm nếu không phải trả tiền nhà và sức khỏe tốt không đau bệnh chi nặng nề.

Trường hợp thứ nhất tôi được biết về khoản tiền già này đối với vợ chồng người bạn ở San Jose là họ chỉ giữ lại $300 cho mỗi người, số còn lại phải phụ với con trả tiền mortgage. Nếu không ở chung với con mướn nhà ở thì hơi vất vả vì mướn apartment một phòng ngủ phải trên dưới $1,000/tháng"viết thêm hiện tại 2017 giá thuê nhà ở San Jose một phòng ngủ là 1,600 đến 2,000 một tháng tuỳ theo khu vực". Nếu cặp vợ chồng già bạn tôi xin được housing của chính phủ thì tuyệt vì chỉ trả tiền nhà vài ba trăm một tháng.
Trong một bài viết về nước Mỹ tôi đọc đã lâu rồi, câu chuyện viết về bà mẹ già ở một mình nhưng quanh năm con cháu chia phiên nhau nghỉ phép về ở với bà, cho nên tuổi già của bà quá đỗi yên vui, vô vàn hạnh phúc! Cụ bà ấy phải được gọi là người hạnh phúc nhất trên đời này. Nếu người ta gọi tuổi trẻ là tuổi hồng, tuổi ngọc, thì bà cụ này phải được gọi là "tuổi hột xoàn" vì được con cháu trân quý, săn sóc chu đáo quá.
Trong tháng Tám, viết về nước Mỹ liên tiếp đăng tải hai bài nói về người Mẹ làm tôi xúc động bồi hồi. Đó là bài "Bà mẹ quê" của Philato và "Người Mẹ cô đơn" của Phan.

Bài trước là tình cảm của tác giả khi nói về mẹ mình một đời vất vả vì con, đến lúc "ra đi" con không gặp được Mẹ vì còn đang bôn ba cải tạo. Tác giả nghĩ đến kỷ niệm ấu thơ của mình khi sáu tuổi, nửa đêm thức giấc vì đói được mẹ mình cho củ khoai vùi bếp lửa thơm lừng mà theo ông không có bữa ăn nào trong đời ông ngon bằng.
Thú thật khi đọc đến đoạn văn đó, tôi cũng cảm thấy trái tim mình thổn thức trước tình yêu mẹ con mà bóng của họ in hẳn lên phên vách nứa bếp lửa bập bùng. Đó là hình ảnh của bà mẹ trong nước không có tiền già.

Hình ảnh "Người Mẹ cô đơn" của Phan phải nhờ người dưng (là tác giả Phan) chở dùm đến chỗ trọ mới trong khi các con của bà bỏ lơ bỏ mặc. Bà mẹ này ở Mỹ có tiền già trợ cấp của chính phủ nhưng không có tình cảm mẹ con. Tự nhiên tôi lại nghĩa đến thân phận mình khi về hưu, khi bóng xế đầu non, khi vạt nắng cuối cùng của một ngày vội tắt.
Trường hợp thứ nhì tôi được biết về mảng đời thực của một người già ở Little Saigon lần thăm Cali hè vừa qua, làm tim tôi thêm một lần trật nhịp.
Buổi sáng hôm ấy, dậy sớm hơn mọi người tôi ra sân quơ vài động tác thể dục. Bổng tôi thoáng thấy chiếc nón lá trổi lên hụp xuống ở khu vực chứa rác của khu nhà townhouse. Ở miền Đông Bắc mấy chục năm tôi có bao giờ thấy được chiếc nón lá? Tò mò, tôi bước lại gần. Một bà cụ già, già lắm, chắc phải gần tám mươi, bước ra khỏi khu vực thùng rác. Tôi chào. Bà cụ chào lại tôi. Cả hai không nói thêm lời nào. Tôi chợt hiểu khi nhận thấy dưới chỗ chân bà vừa bước ra, lổn nhổn vỏ chai coca, chai bia, nước suối… trong túi nhựa nylon. Bà cụ giở nón ra quạt cho mát. Mái tóc trắng bù xù và nụ cười dúm dó. Bà cho biết bà đang hưởng tiền già, nhặt thêm vỏ chai kiếm thêm chút đỉnh gởi về bên nhà cho đám cháu con nghèo khổ. Tôi choáng váng vì xúc động, thương cảm cho bà mẹ già, chân tôi như bị ai đóng đinh không bước đi được và nghe tim mình như bị ai trói chặt. Trời ơi, người mẹ Việt Nam nơi xứ người khổ sở đến thế hay sao?

Có lẽ cũng vài phút trôi qua, bà khách hỏi tôi:
- Cô à, cô có sao không vậy?
Tôi vùng thoát khỏi cơn mê, gượng gạo trả lời:
- Không sao, thưa bà, tôi từ xa đến chưa quen giờ giấc, thiếu ngủ nên thấy chóng mặt…
Người mẹ già băng qua đường với bao nylon đựng đầy vỏ chai trên tay. Tôi vẫn đứng yên, nhìn bóng bà xa dần, tay chân lóng ngóng.
II.
Chúng tôi không thể ở lại San Diego để mừng sinh nhật Chúc Minh tuần tới vì đã hết ngày phép. Con nhỏ có vẻ không vui. Tôi nói với nó mai mốt về hưu có thể chúng tôi về Cali ở với chúng nó. Nó mừng rơn, gặn hỏi tôi: Thiệt hông dì? Thế rồi nó nói dì dượng xuống đây, con chừa cái Master bedroom cho hai ông bà, bao ăn ở chỉ charge $500 thôi. Tôi nói ô kê với điều kiện là sáng ăn tôm hùm chiều cháo bào ngư tối đi coi văn nghệ, vợ chồng nó cười ha hả.
Đến phi trường L.A. chân tôi tê cứng không bước xuống xe được, ông xã mới vịn tay tôi đỡ xuống xe. Vợ chồng Chúc Minh được dịp la bài hãi:
- Trời ơi hai ông bà già tình tứ quá!
Tôi cười:
- Già thì có tình già chứ, gừng càng già càng cay, mấy đứa không nghe người đời nói vậy sao?



Suốt 6 giờ đồng hồ từ L.A về đến N.J tôi cứ nghĩ ngợi về chữ "tình già", tựa đề bài thơ mới đầu tiên của Phan Khôi xuất hiện trên báo năm 1932:Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa…
… Ôi tình nghĩa đôi ta thì rất nặng
Mà lấy nhau ắt là không đặng…
Lời thơ ngây ngô như lời nói, đầy đủ "thì, là, mà" nhưng gây sóng gió không nhỏ trong buổi đầu hình thành thơ mới. Người đời thường cho rằng vợ chồng về già chữ tình không còn, sống với nhau về nghĩa. Tôi không biết đúng sai, có điều tôi nhận thấy vợ chồng già tình cảm không còn sôi nổi, bộp chộp như hồi trẻ mà thấm đẫm hơn, sâu lắng hơn. Chắc vì lý do đó ca dao có câu:
Con cá làm ra con mắm

Vợ chồng già thương lắm mình ơi
Người xưa không sai chút nào khi dùng chữ "thương lắm". Ủa, vậy người trẻ không "thương lắm" hay sao? Không hẳn là vậy, vợ chồng trẻ yêu nhau đắm đuối say mê nữa là đằng khác, nửa bước không rời. Nhưng chữ "thương lắm" dùng cho vợ chồng già mang một ý nghĩa dài lâu hơn, nghĩa là họ đã trải qua mấy chục năm dài lận đận với nhau, xẻ ngọt chia bùi. Theo tôi, câu hát trên nói về tình nghĩa vợ chồng lúc về già còn mang ý nghĩa cần thiết nữa. Qua rồi tuổi thanh xuân khi con cái đã đủ lông đủ cánh bay khỏi tổ ấm gia đình, chúng nó có vợ có chồng, có con cái, có nhà riêng, thì chỉ còn lại hai vợ chồng già trong cái mà người Mỹ gọi là "Empty nest".
Bây giờ ông nhìn bà, bà nhìn ông, cả hai mái đầu đều bạc, nay nóng lạnh, mai nhức đầu… Nếu không dựa vào nhau thì còn biết trông cậy vào ai?
Trong tháng 7/2014, bài viết của tác giả Philato "70, chán mớ đời" khiến tôi đọc đến mấy lần vì thấy mình trong đó. Thực là chán quá chừng ở cái tuổi trên dưới 70, nghĩa là tuổi già lãng đãng khi nhớ khi quên, bước cao bước thấp, bệnh hoạn hà rầm…
III.
- Bộ bà không biết đến thì giờ sao? Sáng đi làm, giờ này gần 12 giờ đêm còn đọc sách?
- Nhớ đóng cửa sổ lại, đêm nay chỉ có 42 độ, bà dễ ngươi là bệnh đó nghe!
- Nếu bà thấy mệt quá xin nghỉ hưu trước đi, một mình tôi làm gói ghém cũng đủ qua ngày mà…
Đó là những lời ông đã nói với bà cho thấy sự quan tâm âu yếm, nhưng bà chỉ ừ hử cho qua chuyện. Ông lớn tuổi hơn bà, người nghỉ hưu trước phải là ông mới đúng chứ?
Thời gian trôi nhanh hơn mình tưởng. Chúng ta chưa kịp hưởng tuổi thanh xuân của mình thì tuổi già hấp tấp đến gần. Tuổi bảy mươi còn toan tính gì được nữa đâu, chỉ mong còn chút vui bên con cháu, Thu đã sang thì mấy chốc Đông tàn?
Trước Noel đúng một tuần, năm nay, là 40 năm tình chồng vợ của hai đứa tôi. Tôi thấy lòng một chút bâng khuâng. Ôi tình yêu là hơi thở một đời và tình già rộng mở những bao dung cho một thời tàn lụi. Chúng tôi muốn gởi trao đến bạn đọc tất cả sự nồng nàn của tình già vì chúng ta làm sao biết được bao ngắn bao dài thời gian chúng ta còn ở bên nhau đâu?

Buổi tối ông thấy khó thở vì tim đập nhanh. Bà hơi lo cứ thức giấc canh chừng ông
- Ông uống thuốc chưa? Uống nước cam không tôi pha cho.
- Bà ngủ đi, tôi uống thuốc rồi, chút là khỏi thôi.
- Nếu không được khỏe, mai tôi nấu cháo gà với sâm, kỷ tử cho ông ăn nha. Đừng ăn cơm khó tiêu. Nhớ đắp mền cho ấm người…
Tình già vậy đó. Nhưng không phải lúc nào cũng cơm lành canh ngọt. Cũng có lúc cãi cọ, khích bác, chế giễu lẫn nhau.
- Trời ơi sao ông lụi đụi quá vậy ông già?
- Bộ bà không già sao?
Có những lúc vì áp lực công việc ở sở, vì những gút mắc vụn vặt của gia đình, vợ chồng già cũng hục hặc với nhau, giận hờn nhau. Nhưng "giận thì giận mà thương thì thương" nên dễ dàng "huề vốn" với nhau lắm.
Sở dĩ tình già bền bỉ, theo thiển ý của chúng tôi, là ngoài tình yêu còn có sự quý trọng và bao dung, trên hơn hết là sự nhường nhịn nhẫn nại. Có phải người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam lớp trước (như tuổi già của chúng ta hiện nay) ít muốn thay đổi, không thích mạo hiểm trong tình trường?
Để kết thúc bài viết tôi xin gời đến quý bạn đọc câu ca dao:

Anh buồn còn chốn thở than
Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya.
Nhang đã tàn lại được thắp giữa khuya cho thấy sự lạnh lẽo cô đơn biết là chừng nào. Tình già đôi lúc cũng như thế. Tình già, có thể là tình vợ chồng dài lâu ân nghĩa, cũng có thể là tình bạn thâm giao, chúng ta hãy cố gắng giữ gìn, sưởi ấm tình nhau.
Song Lam



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2017 lúc 8:59am
 Lời nói thực tế của một nhóm người già

Có một tổ ấm của riêng ta, chưa đến lúc chết, xin nhớ muôn ngàn lần chớ bỏ mất nó đi.
Có một người bạn đời thân thiết, phải cùng đối đãi và chăm sóc tốt cho nhau,
Có một cái thân thể, tự mình phải biết bảo trọng, có một cái tâm thái tốt, tự mình vui sướng!
Chúng ta đã già rồi! Nhưng mà hiện tại sức khoẻ vẫn còn tốt, đầu óc hãy còn minh mẫn, già rồi trông cậy vào ai! Phải phân chia ra nhiều giai đoạn mà nói.
Giai đoạn thứ nhứt
Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng như điều kiện hãy còn tốt. Thích ăn gì thì ăn, thích mặc gì thì cứ mặc, thích chơi đùa gì thì cứ chơi đùa, chẳng nên tự bạc đãi mình, vì những ngày giờ này sẽ không còn là bao lâu nữa, cần phải nắm lấy (cơ hội). Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình.
Tình trạng kính tế của con cái được tốt là của chính chúng, con cái hiếu thuận là phẩm hạnh tốt của chúng. Chúng ta chẳng nên cự tuyệt sự giúp đỡ của con cái, không nên cự tuyệt sự hiếu kính của chúng.
Nhưng quan trọng nhứt là phải biết tự nương tựa vào chính mình,  tự an bài tốt cho sinh hoạt của chính chúng ta.
Giai đoạn thứ hai
Qua hết đoạn tuổi bảy mươi (tức ở vào tuổi bát tuần) mà không có bệnh hoạn gì, cuộc sống hãy còn được tự do, đó là không có những vấn đề gì lớn xảy ra, nhưng phải nên nhớ rằng mình đúng là đã già rồi, thể lực và tinh lực sẽ không còn tốt nữa, các phản ứng tự nhiên của mình cũng sẽ từ từ xấu đi.

Nên ăn cơm chậm lại để đề phòng mắc nghẹn; đi đứng cần chậm lại để đề phòng bị té ngã.
Chẳng nên tranh hơn người, cần biết tự chăm sóc cho chính bản thân mình!
Đừng nên đi "quán xuyến" việc này việc kia, lo lắng sinh hoạt của con cái. Có người còn đi giữ cháu nội cháu ngoại nữa.
Cần phải biết "ích kỷ" một chút để, tự chăm sóc, trông coi chính mình.
Mọi việc phải biết để cho nó hoà theo tự nhiên, phải làm tí công việc quét dọn rác, phải biết cố gắng giữ gìn cho cái trạng thái sức khoẻ của mình được lâu dài hơn.
Để cho cái năng lực tự chủ về cuộc sống của mình có thể kéo dài thêm, không phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác, thì có phải là tốt hơn không?
Giai đoạn thứ ba
Sức khoẻ đã suy yếu rồi, phải cần đến người giúp chăm sóc cho mình, việc này nhất định phải được chuẩn bị từ trước, tuyệt đại đa số con người ít ai tránh khỏi được cái cửa ải này.

Phải biết điều chỉnh tốt cho lòng mình, phải biết thích ứng với hoàn cảnh, sinh lão bịnh tử, với cái Tử là cái việc thường tình của đời người.
Ta cứ thản nhiên mà đối diện với nó, vì đó là cái đoạn cuối của đời người, chẳng có gì mà phải sợ nó, đã có chuẩn bị trước rồi, thì chẳng có chi mà cảm thấy phải khó chịu.
Hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là mướn người đến nhà trông coi chăm sóc cho mình, lượng sức lượng tình mà làm, nhất định là phải có biện pháp.
Nguyên tắc là chẳng nên "làm khổ" con cái của mình, đừng để con cái mang nặng cái tâm lý không tốt, làm thêm nhiều công việc nhà, gánh nặng thêm sự tốn hao tài chánh hạn hẹp của gia đình.
Tự mình phải biết khắc phục thêm một chút, cái cuộc đời nầy của mình, cái gì khổ, cái gì khó khăn cũng đã qua rồi, hãy tin tưởng rằng cái đoạn đường nhân sinh cuối cùng cũng sẽ dễ dàng mà bước qua.

Giai đoạn thứ tư
Đầu óc ta minh mẫn, bệnh tật đeo mang không cách nào thoát khỏi, lúc mà cái phẩm chất của sinh mạng đến điểm tệ hại nhất, phải biết dám đối diện với cái chết, cương quyết không để người nhà phải lao khổ tái cứu sinh, không để bà con thân hữu phải chịu hứng chịu những hao tốn vô ích.
"Già rồi" trông cậy vào ai? Chính mình, chính mình, lại vẫn là chính mình.
Già rồi thì phải làm sao?
Tại sao lại có cái ý nghĩ nầy, đó là do bởi tôi luôn nhận thấy, người già trên 80, không cần phải hạn chế đồ ăn của họ phải thanh đạm, cũng không cần phải giảm cân, ăn được là quan trọng nhứt


Muốn ăn gì thì cứ ăn, có thể cho là ăn được những món ngon của thế gian nầy, để cho cuộc sống càng thêm vui sướng và thích thú. Hạn chế người già không được làm cái nầy, ăn cái kia là đi ngược lại cái nhân tính của con người, mà lại cũng chẳng có gì gọi là căn cứ khoa học cả.
Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều hiển thị chứng cứ của khoa học là, người già cần ăn ngon thêm một chút, cần mập thêm một tí, để cho cơ thể họ có thêm năng lực để đối kháng bệnh tật, đối kháng tính trầm cảm.
Tôi mong ước là, các cụ lão niên đều có thể hưởng thụ được sự tốt đẹp của đoạn cuối con đường nhân sinh của chính mình, mà không phải lưu lại bất cứ một điều gì hối tiếc.
Có thể cũng đừng kỳ vọng chờ đợi để lại cho thế hệ kế tiếp.

Lời kết luận:

Câu nói đúng của tục ngữ: "biết lo về tài chánh thì không nghèo, có kế hoạch thì không rối rắm, có chuẩn bị thì không bận rộn". Chúng ta với tư cách là lão niên "dự bị quân" đã có ý tốt chuẩn bị hay chưa?
Chỉ cần sự việc chưa xảy ra, phải có chuẩn bị cho tốt, sau nầy sẽ khỏi phải lo lắng cho cuộc sống ở tuổi xế chiều.
Thứ nhất: Lão Kiện
Sự chuẩn bị trước tiên là cái khả năng làm cho sức khỏe tốt ở tuổi già, ngày thường cần chú ý đến "tam dưỡng":
1-ăn uống dinh dưỡng,
2-chú trọng bảo dưỡng,
3-phải biết tu dưỡng.
Thứ hai: Lão Cư
a/- Đối với sự việc cùng con cháu ở chung, phải rán nhẫn nhịn bằng cách im hơi lặng tiếng trong cuộc sống, chi bằng

b/- Vui sống hưởng thụ với cuộc sống đơn lẻ độc thân, bất luận là trong thành phố hay khu ngoại ô, những nơi thích hợp cho chính bản thân mình, đồng thời là nơi có những quán ăn gần nhà mà mình ưa thích nhứt.
Thứ ba: Lão Bổn
- Đã nuôi dưỡng được con cái, mà không thể có cách nào để dưỡng già. Là cha mẹ của người ta thì phải nhớ biết tự lập tự cường, chưa vào trong quan tài thì đừng bao giờ chia gia sản.
Thứ tư: Lão Hữu- Có được một người bạn tốt, người hảo hữu cùng ăn chung và người bạn đời đều quan trọng như nhau, bình thường cần phải biết kết rộng thiện duyên, nhận thức nhiều về các loại bằng hữu, là để hưởng thụ được cái bí quyết của nhân sinh.
Nói tóm lại, dù bạn là một trường thọ lão ông hay lão phụ, cuối cùng, bạn cũng chỉ là một con người.
Cái câu nói nầy thật không bi thiết chút nào, lại cũng không có gì phải lo sợ, hoàn toàn do bạn tự an bài cách sống như thế nào, để coi bạn có hay không có cái tâm lý thành thục, có yêu thích cái gì đó thì rất đáng để bạn trực tiếp đi làm.
Có được cái sức khoẻ tốt hay hạnh phúc, cũng đừng hy vọng để lại cho con cái.
Các lão bằng hữu ơi, cần phải ghi nhớ là chúng ta đều là những con người của cái thế hệ cuối cùng hiếu thuận với cha mẹ, lại cũng là những con người của cái thế hệ thứ nhất bị con cái bỏ rơi.

Xin đừng có "nhân tại thiên đàng, tiền tại ngân hàng", cái gọi là "một mình rất buồn tẻ", "già rồi mà chẳng có ai phục dịch", những tín hiệu phiến diện v.v và v.v... đã là những câu nói lỗi thời từ lâu rồi.
Hãy nhận thức cách rõ ràng là: tiền tài, giàu sang chỉ là những số tự mà thôi, danh lợi cũng chỉ là một đoản kỳ tạm hư vinh,cuộc sống mới đúng là cái toàn diện của đời người,

Hãy là cái người "vui sống hưởng thụ cái cảnh già độc thân", thì cuộc đời mình sẽ có những mùa Xuân rực rỡ trở lại, với chính mình, điều kiện là: thân thể cường tráng, có tiền, có thì giờ, có bạn bè, lại cũng có cái không gian chuyên thuộc của riêng mình.

Có đủ sức độc lập tự chủ, có được cái lạc thú nhân sinh, chắc chắn là tự mình cung cấp cho mình cái công đức tối đại vậy.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/Jun/2017 lúc 1:45pm
MỘT KIẾP NGƯỜI

Sáng sớm, người ta phát hiện xác một cụ già nằm ở khoảng trống giữa hai căn nhà. Bà chết trong một tấm áo mưa trùm kín người. Nhưng trên môi vẫn còn phảng phất một nụ cười.
Bà ngồi co ro bên này đường, chờ cho cửa hàng phía đối diện tắt điện, đóng sập cánh cửa sắt nặng nề xuống mới chống tay vào gối đứng dậy, khó nhọc bước qua đường. Cánh cửa này có mái hiên rộng, chủ nhà dễ tính, lỡ bà có ngủ quên dậy muộn thì người ta cũng chỉ nhẹ nhàng gọi bà dậy, kêu bà đi chỗ khác để mở hàng chứ không quát mắng xối xả, đốt vía như những chỗ khác. Vậy nên, mấy tháng nay rồi, dù đi xin ở xa hay gần, bà đều trở về dưới mái hiên này để tá túc.

 Ngồi xuống mái hiên bà bắt đầu thở dốc. Chẳng hiểu sao mấy hôm nay bà thấy cơ thể mệt mỏi, rệu rã quá. Cũng chẳng trách được. Bà đã ngoài tám mươi. Nhiều người ở tuổi này có khi đã nằm liệt một chỗ, con cái phải hầu hạ, phục dịch. Bà còn lê la khắp các phố để xin ăn được coi như trời còn thương mà cho sức khỏe. Đôi khi bà mằm nghĩ ngẩn ngơ, có khi trời thương bà, biết bà có ốm nằm liệt giường liệt chiếu thì cũng chẳng có ai ngó ngàng tới nên ban cho bà sức khỏe.
Nhưng mà bà cũng mệt lắm rồi. Cơn tức ngực kéo đến làm bà khó thở. Bà lôi trong mấy cái bao cũ mấy tờ báo cùng vài tấm bìa cát tông làm gối, quay mặt vào phía cánh cửa. Ác thay trời lại lất phất mưa. Bà khó nhọc ngồi dậy, lôi ra cái áo mưa cũ quấn quanh người. Mưa làm chân tay bà tê nhức. Bà không ngủ được. Bà lần tìm trong nải một tấm ảnh cũ, ngồi khom khom quay lưng lại phía đường để nước mưa không tạt được vào tấm ảnh. Bà nhìn tấm ảnh, lẩm bẩm như trò chuyện với một người bạn.
– May mà ông ốm một trận rồi đi luôn. Đi nhẹ nhàng thanh thản chứ không cũng lại phải lê lết ngoài đường giống tôi. Mà chân ông yếu thế, đi làm sao được.
Bà đưa bàn tay vuốt vuốt khuôn mặt trong tấm ảnh. Giọng đã bắt đầu nghẹn nước:
– Mà ông có thương tôi, sao không cho tôi đi cùng ông với ông ơi…
Mưa bắt đầu nặng hạt. Bà quấn tấm áo mưa chặt vào cơ thể, dí sát người vào cánh của mái hiên. Tiếng mưa tạt vào tấm áo mưa lộp… bộp… lộp… bộp nghe lạnh buốt và tê tái.
Bà cũng đã từng có một mái nhà. Một mái nhà bình dị đơn sơ nhưng ấm áp, hạnh phúc. Nghĩ đến căn nhà cũ bà nén tiếng thở dài tức nghẹ trong lồng ngực. Cất tấm ảnh vào sâu trong đáy, ôm vào lòng, khép chặt tấm áo mưa cho khỏi ướt, bà quay người lại đối diện với màn mưa. Đôi mắt già nua ướt nhoèn, mờ mịt những hồi ức cũ.
Ông bà cưới nhau được chục năm mới sinh được đứa con gái nêu yêu chiều nó lắm. Hôm bà sinh con ở trạm xá, ông mừng tới nỗi ôm con khóc tu tu như một đứ trẻ trước bao cặp mắt lạ lùng của mọi người.
Ông chăm con từng li từng tí, theo dõi từng ngày lớn lên của con. Đi học, những hôm mưa gió. Ông cõng nó trên lưng. Nó lớn lên một chúc, ông tằn tiện mua cho con cái xe đạp mi ni.Máy chục năm trời, ông không dám mua một cái áo mới, ai cho gì mặc nấy để khi nó vừa thành thiếu nữ, ông dành dụm đủ để xây một căn nhà ngói nhỏ ba gian. Ông bảo bà:
– Nó là con gái, ở nhà lụp sụp quá, bạn bè đến chơi, nó mặc cảm.
Mưa càng lúc càng nặng hạt hơn. Trong mưa, bà thấy khuôn mặt ông bừng sang hạnh phúc. Bà không thể nhầm được. Đó là khuôn mặt ông trong đám cưới con gái. Nhà rể ở ngay xóm trên. Lúc lấy con gái bà, nó hãy còn là một chàng trai mới lớn, hiền lành, chân chất và khỏe mạnh. Đám cưới con gái, khuôn mặt ông rạng rỡ mà mắt lại rưng rưng. Ông nói, con gái đi lấy chồng, ông mừng lắm. Nhưng ông cũng buồn vì phải xa con. Vẫn biết nó lớn thì phải rời xa vòng tay ông, phải lấy chồng mà sao ông vẫn thấy hụt hẫng. Bà cưới bảo ông chưa già đã lẩn thẩn. Nó lấy chồng ngay xóm trên, cách có độ mươi phút đi bộ mà ông cứ như thể gả con gái đi lấy chồng ở tận đẩu tận đâu. Ông cũng cười bảo không biết tại sao ông lại yếu mềm hơn cả bà.
Cơn họ kéo đến như muốn xé toang lồng ngực. Bà chống tay vào cửa, ho rũ rượi rồi đưa tay đấm nhẹ vào ngực. Cơn ho dứt, bà thở dốc. Lúc bà ngước lên, bong ông trong mưa đã biến mất. Bà lẩm bẩm:
– Cũng may là ông đi trước khi mở đường qua nhà. Chứ không thì…
Ông ốm một trận rồi đi. Nhẹ nhàng như không còn vương vấn điều gì trên cõi đời này nữa. Bà thui thủi một mình. Thấy thế, đứa con gái bàn với bà:
– Nhà chồng con tới ba anh em trai, chật chội lắm. Hay u cho bọn con về đây ở, cũng là để sớm hôm đỡ đần u…
Bà mừng rỡ đồng ý ngay. Ăn nhiều chứ ở hết bao nhiêu. Bà già rồi, thui thủi một mình cũng cô quạnh. Bà cũng muốn được quay quần với con cháu. Bà chỉ có mỗi đứa con gái, được sống cùng vợ chồng con cái nó thì còn già bằng. Có gì chúng nó chăm sóc bà, bà lại đỡ đần vợ chồng nó chuyện cơm nước, con cái. Chúng nó ở với bà, chắc nơi chin suối ông cũng mát mẻ, thanh thản.
Bà chỉ có mỗi một đứa con gái. Bà không bù trì, vun đắp cho nó thì để cho ai. Bà chết đi cũng có mang theo được đâu. Vậy mà đứa con gái bà mang nặng đẻ đau lại bàn mưu cùng chồng đẩy bà ra đường.
Bà già rồi, chỉ quanh quẩn ở nhà cơm nước và chăm mấy đứa cháu, có biết gì đến chyện đất cát mà hàng xóm xì xào bàn tán đâu. Con gái và con rể thì thụt những gì, bà cũng chẳng biết. Chỉ thấy một buổi nhập nhoạng tối, đứa con gái chìa trước mặt bà tờ giấy:
U kí vào đây đi. Chỗ cuối tờ giấy này để xác nhận diện tích đất nhà mình. Ít nữa họ xây đường qua đây họ còn đến bù u ạ.
Bà nghe ờ ờ, cạc cạc. Mắt kém, lại tin tưởng con, cộng với việc bà ngại mấy thứ liên quan đến giấy tờ nên ký luôn mà không đọc lại. Mãi đến khi người ta đến lấy nhà, chồng cho vợ chồng con gái bà một đống tiền, số tiền mà cả đời hai ông bà chưa cũng chưa từng nhìn thấy thì bà mới biết chúng nó lừa bà ký giấy để bán nhà. Nhưng nước mắt chảy xuôi, bà nghĩ cái nhà đấy cuối cùng cũng để cho chúng nó, đất đang sốt, chúng nó bán cũng là hợp lý.
Hai vợ chồng đứa con gái mua một miếng đất ở trong xóm, xây một căn nhà hai tầng khang trang. Nhưng rồi từ lúc có tiền, tình tình thằng con rể bắt đầu thay đổi. Nó ham mê rượu chè, bồ bịch. Lúc đầu bà còn ngại "rể khách" nên nói nhẹ nhàng, bóng gió, sau dần những lời đồn thổi càng nhiều, vợ chồng nó suốt ngày đánh chửi nhau, bà góp ý thẳng thắn với con rể. Nó không nghe, một lần uống rượu say còn đánh bà gãy tay, bị đưa lên xã phạt tiền. Sau vụ đó, nó càng hằm hè với bà hơn. Vợ nó- con gái bà cũng vào hùa với chồng, trách móc bà làm vợ chồng nó mất tiền, làm nhà nó xấu mặt với hàng xóm. Những lời bóng gió xa xôi về việc bà ở nhờ tăng dần. Những bữa cơm chúng nó cố tình ăn trước không gọi bà ngày một nhiều. Tủi thân, bà quyết định gửi ông lên chùa rồi bỏ làng đi lang thang trong một đêm mưa gió, bắt đầu những ngày vất vưởng xin ăn.
Bà xách theo một cái bị nhỏ, một tấm áo mưa và tấm ảnh của ông. Hàng ngày bà lê la khắp các phố xin ăn. Tối đến lại về cái mái hiên này ngủ nhờ. Bà cứ trông ngóng, mòn mỏi hi vọng sự ra đi của bà sẽ khiến vợ chồng đứa con gái hối hận mà nghĩ lại đi tìm bà. Nhưng một năm, hai năm rồi năm năm lê la khắp phố xá rồi mà chưa một lần bà nghe phong thanh gì về tin tức chúng đi tìm bà. Cũng có lần, bà lén về làng, đứng trước cửa nhà vợ chồng nó, thấy hai đứa nó vẫn vui vẻ, không một chút áy náy, bà lại lặng lẽ ra đi.
Mưa như trút nước. Bà cảm thấy cơ thể rệu rã, không còn chút sức lực nào nữa. Bóng ông lại hiện ra trong mưa, mỉm cười hiền hòa nhìn bà. Ông đưa tay về phía bà. Bà biết thời khắc này cuối cùng cũng đến. Bà cố chút sức lực cuối cùng, lê người về phía khoảng giữa mái hiên bà trú với căn nhà bên cạnh. Nhà người ta là nhà làm ăn tử tế, bà không muốn chết trước cửa của cửa hàng, không muốn cái chết của mình phiền hà đến họ.
Ông bước đến gần bà, cúi xuống. Bà run run đưa cánh tay lên. Thanh thản, nhẹ nhàng, bà theo ông. Mọi oán hận, trách móc của cuộc đời bà bỏ lại phía sau, nơi kiếp người trên dương thế.
Sáng sớm, người ta phát hiện xác một cụ già nằm ở khoảng trống giữa hai căn nhà. Bà chết trong một tấm áo mưa trùm kín người. Nhưng trên môi còn phảng phất một nụ cười.
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2017 lúc 1:56pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2017 lúc 8:47am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2017 lúc 8:32pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.270 seconds.