Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Nov/2016 lúc 9:21am

Hai Thằng Bạn

***


Image%20result%20for%20Hai%20Thằng%20Bạn%20thuở%20cắp%20sách%20đến%20trường%20tieu%20hoc

Kể cũng lạ … cái cõi tâm khó hiểu
Tình hai thằng chỉ mỗi chữ … đồng môn
Ngày xa xưa thuở cắp sách đến trường
Mình với hắn … chả một lần trò chuyện
Tuổi trẻ lớn lên giữa cơn quốc biến
Nước cuốn theo dòng mỗi đứa một nơi
Năm mươi năm chả gặp hắn trong đời
Ngay tên cũng không còn trong trí não
Khi tóc đã thay mầu trên bước đường tha hương chao đảo


Bụng được no đầy nhưng tâm lại khao khát một tình thâm
Có những đêm ngồi giữa trăng khuya một bóng âm thầm
Mình chợt thấy chình mình xa lạ
Chả biết muốn gì …
Chỉ thấy trống vắng, cô đơn, tơi tả
Một thoáng heo may len lén trong hồn


Image%20result%20for%20Hai%20Thằng%20Bạn%20già

Thế rồi câu thơ vui đùa qua lại
Đứa ở Hoa Kỳ thằng trôi dạt tận Bắc Âu
Chữ Đồng Môn đã kéo hai kẻ gần nhau
Chút tình cũ chợt nổ bùng nắng hạ
….

Image%20result%20for%20wine%20cheer

Chưa lần gặp nhưng chẳng hề thấy lạ
Giữa xuân nồng tay siết chặt bàn tay
Không tiệc tùng
Chẳng bia rượu ngất say
Bữa thanh đạm ngồi gật gù mời nhau nâng chén

Image%20result%20for%20cup%20of%20tea

Mầu trà lạt không hợp gu thằng bạn
Nhưng sá gì … hắn cũng phải quen thôi
Trà đậm ư … dành chữ đậm cho người
Trà lạt chút mà đậm tình mới thấm
Vương khói thuốc truyện thế gian lẩm cẩm
Sáng, trưa, chiều toàn lời phiếm lăng nhăng


Image%20result%20for%20lonely%20man

Ấy thế mà 8 bữa đã qua nhanh
Như dự tính ngày hắn rời đã tới
Tiễn bạn ra xe lòng buồn vời vợi
Quay vào nhà … bước thơ thẩn vườn sau
Nơi hắn vẫn ngồi ghế yên lặng đối nhau
Mình đứng đó lòng bâng khuâng trống vắng

Chút nghèn nghẹn… bước chân dường trĩu nặng

NguyễnTâmHàn



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 25/Nov/2016 lúc 9:36am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2016 lúc 8:53am
Tương lai khi bạn tuổi đã cao, bạn mong đợi ai?

 
Cùng nghe những lời thật tâm từ một nhóm người cao tuổi .
Người cao tuổi mong đợi vào ai? Bản thân, bản thân, câu trả lời vẫn chỉ có thể là bản thân
[Những lời thật tâm từ nhóm người cao tuổi]
  Có một chiếc nồi của riêng mình, trước lúc chết tuyệt đối không được vứt bỏ, có một người vợ, hãy tận tâm đồng hành, có một cơ thể, hạy bảo trọng thật tốt; có một trạng thái tốt, hãy tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình!
  Tuổi đã nhiều, chỉ là sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc còn tỉnh táo, người cao tuổi, mong đợi ai! Để bàn về chuyện này cần phân ra vài giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên
  Sau khi nghỉ hưu độ 60-70 tuổi cơ thể còn tốt, có điều kiện. Thích ăn gì thì ăn nhiều một chút, muốn mặc gì thì mặc nhiều một chút, muốn vui chơi thì cứ mặc sức vui chơi. Đừng tiếp tục hà khắc với chính mình, quảng thời gian thế này không còn nhiều, cần trân trọng nắm giữ. Luôn giữ trong mình một khoảng tiền, giữ lại ngôi nhà, sắp xếp sẵn đường lui cuối đời.
  Kinh tế của con mạnh là nỗ lực của các con, người con hiếu thuận là lòng cảm ân đối với phụ mẫu. Chúng ta không từ chối nhận tài trợ, chúng ta cũng không nên từ chối sự hiếu thuận từ các con. Nhưng cũng vẫn phải dựa vào bản thân mình là chính, tự an bài cuộc sống của mình.
Giai đoạn thứ hai
  Sau năm 70 tuổi không bệnh không tật, cuộc sống vẫn có thể tự chăm sóc bản thân, điều này không phải vấn đề to tát gì, nhưng lúc này đây đã thực sự ý thức, bản thân già thật rồi, dần già thể lực và tinh lực đều không còn được như trước, phản ứng càng ngày càng tệ hơn, ăn uống chậm chạp - tránh bị nghẹn, đi đứng từ từ - tránh bị ngã. Bạn không thể tiếp tục dũng cảm, cần để ý chăm sóc bản thân!
  Đừng tiếp tục quản này quản nọ, quản con quản cái, quản cả đời thứ ba, thật ra bạn đã quản cả một đời người, ích kỷ một chút, quản tốt bản thân mình là được rồi, mọi thứ cần kiếm chế mức độ vừa phải, giúp quét dọn, cố gắng giữ gìn sức khỏe của chính mình duy trì lâu thêm một chút. Hãy cho chính mình thời gian để có thể sống độc lập càng lâu càng tốt sẽ tốt hơn so với cuộc sống cầu người.
Giai đoạn thứ ba
  Khi sức khỏe kém đi, cần có sự trợ giúp từ người khác! Nhất định phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, tuyệt đối hầu hết mọi người sẽ không thể lường trước ải này. Cần điều chỉnh tâm trạng, để thích ứng. Sinh lão bệnh tử là thường thái đời người nhất định phải đối mặt. Đã là giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời chẳng có gì đáng sợ hãi, khi đã có sự chuẩn bị bản thân sẽ không quá buồn tuổi.
  Hoặc đi vào viện dưỡng lão hoặc thuê bảo dưỡng chăm sóc tại nhà, tùy vào khả năng, mà bố trí thích hợp, mọi thứ đều luôn có cách giải quyết, nguyên tắc là không để mặc con cái lo liệu, đừng tạo cho con trẻ thêm quá nhiều gánh nặng tâm lý, việc nhà, kinh tế. Bản thân tự khắc phục nhiều một chút, cả đời bươn trải có những đau khổ và khó khăn nào chúng ta chưa từng trải qua, tôi tin rằng cuộc hành trình cuối đời chỉ cần bình tĩnh chúng ta có thể vượt qua một cách dễ dàng.
Giai đoạn thứ tư
  Khi tinh thần tỉnh táo, nhưng bệnh lý không cách nào chữa khỏi, cuộc sống hoàn toàn tồi tệ, chúng ta nên dũng cảm đối mặt với cái chết, kiên quyết không để gia đình, người thân và bạn bè lãng phí thời gian tiền bạc vô ích để giúp chung ta giành lại cuộc sống với tử thần.
  Tóm lại, cho dù bạn thọ lâu đến mức nào, cuối cùng cũng là một con người, câu nói này tuyệt nhiên không bi ai, không khủng khiếp, tất cả phụ thuộc vào cách sắp xếp cuộc sống của bạn, để xem bạn có phải là người có một tâm lý trưởng thành. Cảm thấy xứng đáng thì hãy hành động ngay, đừng quên, kiếp người  chỉ có một lần, bắt gặp niềm vui và hạnh phúc, thì đừng bao giờ để dành lại kiếp sau.
Cảm nghĩ:
  Những người bạn già hãy cùng ghi nhớ! Đời trước chúng ta hiếu thuận phụ mẫu, nhưng đến thế hệ sau lại bị bỏ rơi, tuyệt đối đừng bao giờ oán trách "Người trên thiên đàng, tiền trong tài khoản", nào là "một người quá đỗi cô độc", "già rồi, chẳng có ai chăm sóc." ...  Điều này sớm đã trở thành suy nghĩ lỗi thời của thế hệ ngày nay.
sưu tầm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2016 lúc 5:53am

BÀI THƠ TỪ VIỆN DƯỠNG LÃO


Một ông lão ở Úc đã ra đi trong hiu quạnh tại viện dưỡng lão. Nhưng điều ông để lại lấy đi nước mắt của biết bao người.

Nhiều nơi trên thế giới, sự quan tâm của con cái đối với bố mẹ già đơn giản chỉ là gửi họ vào viện dưỡng lão, như làm tròn trách nhiệm và bổn phận của người con. Cuộc sống hiện đại đầy biến động, những người trẻ tuổi bị cuốn theo xu hướng sống nhanh, sống gấp khiến người thân bên cạnh vô tình bị lãng quên. Ông Mak Filiser chính là một trong những người không may như vậy.
Bước sang tuổi xế chiều, ông được đưa vào sống ở viện dưỡng lão ở Úc. Không gia tài đồ sộ cũng chẳng con cái đầy đàn, tài sản duy nhất ông có chỉ là tấm thân gầy gò và già nua. Đến cả những cuộc hẹn của người thân ông cũng ít lần được nhận. Ai cũng cho rằng, Mak là người bất hạnh, mảy may không có chút gì để đời, con cái thì hờ hững lãng quên. Thế nhưng, cái ngày ông từ giã cuộc sống ngay chính nơi cô đơn nhất này, người ta mới phát hiện ra một kho báu vô giá. Đó không phải là vàng bạc, đá quý mà chỉ là một tờ giấy nhàu nát với những dòng thơ nguệch ngoạc, được cô y tá vô tình thấy lúc dọn phòng.
Tưởng chừng như những câu chữ của một ông lão sẽ ngắn ngủi và chẳng mấy hay ho. Thế nhưng sau khi các cô y tá đưa bài thơ "Cranky Old Man" của ông lên mạng xã hội, tác phẩm này đã lan truyền khắp nước Úc, đăng trên mọi tạp chí trong lễ Giáng Sinh. Bài thơ nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn cầu không phải bởi nghệ thuật ngôn từ mà cốt là vì trái tim của ông lão ngoài 80 tuổi gửi gắm trong từng con chữ, từng câu thơ. Cảm động hơn cả không phải là những người bạn già khác ở viện dưỡng lão mà chính là những cô y tá, những người đã từng chăm sóc và luôn nghĩ rằng ông lão thật bất hạnh vì chẳng có trong tay thứ gì.
"Ông lão gàn dở
Hỡi những cô y tá, cô thấy gì?
Cô nghĩ điều gì khi nhìn vào tôi?
Một ông lão ốm yếu, già nua và ngớ ngẩn
Tính tình thật kì quặc với đôi mắt xa xăm
Luôn rơi vãi thức ăn, chẳng mấy khi lên tiếng
Khi cô lớn tiếng quát: "Ông hãy cố một lần
Dường như ông không thấy, mọi điều mà tôi làm"
Người luôn mãi bỏ quên... một chiếc giày hay tất?
Chẳng bao giờ lên tiếng, để mặc cô làm việc
Tắm rửa và ăn uống, suốt cho một ngày dài
Đó là điều cô nghĩ, nhìn thấy, có phải không?
Nhìn kĩ hơn cô hỡi, cô chưa thấy tôi đâu
Hãy ngồi đây tôi kể, câu chuyện của đời mình
Khi tôi lên mười tuổi, sống với cha và mẹ
Với anh và với chị, những người yêu thương nhau
Rồi khi lên mười sáu, với đôi cánh trên chân
Luôn mơ mộng mỗi ngày, về tình yêu đích thực
Và chú rể đôi mươi, với trái tim rực cháy
Sống với lời nguyện thề, trọn đời xin gìn giữ.
Bước vào tuổi hai lăm, nuôi nấng đứa con mình
Luôn cần sự chỉ bảo, bên mái ấm yêu thương
Người đàn ông ba mươi, khi sức trai bùng cháy
Che chở cho mọi người, gắn bó mãi dài lâu
Tuổi bốn mươi ập tới, đàn con cất cánh bay
Người phụ nữ bên tôi, giúp vơi đi nỗi sầu
Năm mươi năm trôi qua, những đứa trẻ lại về
Một lần nữa trong tôi, hạnh phúc lại đong đầy.
Bóng tối bỗng che phủ, khi vợ hiền đi xa
Tôi nhìn vào tương lai, run rẩy và sợ hãi
Những đứa trẻ của tôi, chẳng thể nào gặp chúng
Năm tháng đã trôi qua, cuốn mất đi tình yêu
Giờ đây đã già nua, thiên nhiên thật tàn nhẫn
Tuổi già đến nhanh chóng, cứ ngỡ như trò đùa
Thân xác bỗng suy tàn, sức sống cũng ra đi
Tuy trái tim ngừng đập, chỉ còn là đá lạnh
Nhưng trong thân xác này, nhiệt huyết vẫn bùng cháy
Để rồi một ngày kia, trái tim bừng sống dậy.
 Tôi nhớ những niềm vui…tôi nhớ những nỗi buồn…
Tôi yêu và tôi sống, bắt đầu một lần nữa
Dù giây phút còn lại, ít ỏi và ngắn ngủi
Người ơi có biết chăng, chẳng có gì vĩnh cữu
Để rồi một ngày kia, trái tim bừng sốg dậy
Tôi nhớ những niềm vui…tôi nhớ những nỗi buồn…
Tôi yêu và tôi sống, bắt đầu một lần nữa
Dù giây phút còn lại, ít ỏi và ngắn ngủi
Người ơi có biết chăng, chẳng có gì vĩnh cữu
Hãy mở mắt và nhìn
Chẳng phải lão già đâu
Hãy lại gần và thấy… một TÔI thật trẻ trung."
Bài thơ đầu tiên là những lời nhắn nhủ của Mak đến những cô y tá. Đừng chỉ nhìn ông như một lão già ngớ ngẩn và lẩm cẩm, đừng chỉ mãi tất bật chăm lo và quên rằng thứ họ cần hơn là một người bạn tâm sự sẻ chia.
Nếu hời hợt và thoáng qua ta sẽ chỉ thầy bề ngoài khắc khổ và già nua. Phải đến khi thẩm từng câu chữ ta mới thấy được kho báu tâm hồn vô giá nằm ẩn sâu bên trong Mak.
Bài thơ cũng là lời nhắc nhở tới những người trẻ tuổi. Đừng mải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền mà quên dành thời gian ở bên cha mẹ. Cứ mỗi ngày lãng phí trôi qua, bạn đã mất đi 24 giờ được ở gần họ. Vì thế, hãy biết trân trọng và chăm sóc bố mẹ khi còn có thể.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2016 lúc 8:45pm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2016 lúc 11:26am

Cây Giáng Sinh Của Bà Nancy

Image%20result%20for%20anh%20dong%20Cây%20Giáng%20Sinh

Bà Nancy đang nằm trên giường, khi tôi đến gần, bà nắm tay tôi, giọng thều thào mừng vui:
- Sandra, con đến thăm mẹ phải không?
Tôi gỡ tay bà ra, đẩy cái xe lăn lại gần bà hơn, giọng bà vừa vui vừa rên rỉ:
- Con của mẹ! Sao con im lặng?
Tôi đáp dịu dàng, nhưng như một cái máy ra mệnh lệnh:
- Chúng ta hãy xuống phòng ăn lunch.
Trong lúc tôi dìu bà ngồi vào xe lăn và seat belt, bà ngoan ngoãn làm theo mọi sự sắp đặt của tôi nhưng miệng vẫn không ngớt lẩm bẩm:
- Sandra! Sandra! Con đang về thăm mẹ phải không?
Và dường như bà cũng mệt mỏi vì những câu hỏi liên tục của bà không được trả lời, bà im lặng, sự im lặng chìm đi trong không gian căn phòng hẹp chỉ có hai người, tôi và bà Nancy.
Công việc làm trong Nursing home rất vất vả, suốt 8 tiếng một ca, hầu như phải đi liên tục, hiếm khi được ngồi nghỉ, ngay cả giờ ăn lunch cũng chưa chắc được yên, lúc nào tiếng chuông ở các cửa phòng cũng có thể ring lên, và cái đèn hiệu nhấp nháy như thúc giục.
Hết người này gọi, đến người khác kêu, nhiều khi chẳng có chuyện gì cần thiết cả, có bà đói bụng, đòi một ít snack, có bà – khi tôi vội vàng chạy tới - thì nói tao đâu có gọi mày, tại tay tao lỡ đụng vào cái nút alarm!
Bà Rose là nhân vật điển hình của chuyện bấm chuông… vô tội vạ, 10 lần thì hết 8 lần bà bảo tao buồn quá, tao muốn tâm sự với mày một chuyện, rồi bà thao thao nói, như một căn bệnh lên cơn không thể dừng lại được:
- “Ngày xưa, tao và anh Derek ở cùng một town nhỏ, ở đấy có một khu rừng, hai chúng tao thường hẹn hò vào những buổi chiều, rừng chiều rất đẹp…”
Tôi đã phải ngắt dòng tâm sự của bà và đi đến đọan cuối luôn, nếu không thì bà sẽ kể cho đến tối cũng chưa xong chuyện hẹn hò:
- “Biết rồi, bà đứng đợi Derek dưới một gốc cây, anh ta sẽ chạy đến với một bó hoa rừng trên tay mà anh vừa hái ở một bụi cây bên đường. Phải không?”
Và bao giờ Rose cũng nhìn tôi mỉm cười mãn nguyện:
- “Mày đã biết chuyện tình tuyệt vời của tao. Phải rồi, Derek yêu tao lắm!”.
Bà già gần đất xa trời, tâm trí ngơ ngẩn và vụng dại như trẻ con, câu chuyện bà kể tôi nghe hàng mấy chục lần, quanh đi quẩn lại có bấy nhiêu làm gì tôi không thuộc!
Còn bà Nancy, cũng lẩn thẩn như thế, chẳng hiểu sao cả tháng nay bỗng gọi tôi là Sandra, tên con gái bà. Mỗi khi gặp tôi, bà cứ khăng khăng rằng tôi là Sandra, bà làm phiền tôi quá, tôi mất rất nhiều thì giờ khi làm việc với bà, bà níu áo, níu tay, hỏi han đủ thứ, làm tôi không dứt ra được trong khi còn nhiều công việc khác đang chờ. Tôi không nỡ gắt gỏng với bà, vì trong thâm tâm, tôi vẫn còn nợ bà một món nợ khó trả, dù bà không biết, không bao giờ đòi lại món nợ đó.
Hôm nay cũng thế, tôi đẩy xe bà lên phòng ăn rồi, những người còn lại tôi làm không kịp, nên một co-worker phải chạy lại giúp tôi, để tất cả có mặt trong giờ lunch.
Tôi mới vào làm việc ở Nursing home này được 3 tháng.Tính nhanh nhẹn, láu táu cộng thêm cả sự… xớn xác của tôi, ngay mấy ngày đầu đã xảy ra hai “accident”.
Cứ mỗi khi đến giờ ăn, tôi có bổn phận nhắc nhở họ, hay dìu họ, đẩy xe lăn cho họ xuống phòng ăn. Có một lần, tôi vào phòng thì ông Thomas đang nằm ngủ ngon lành, tấm chăn mền đắp lên tới cằm, ông ngáy khò khò, tôi gọi ông không nghe, tôi liền… tốc mền lên cái “rụp”. Tức thì… Trời ơi! ông phản ứng làm tôi kinh hoàng nhảy xa ra vài bước, ông ngồi nhỏm dậy, mắt trợn tròn đầy tức giận và quát tháo một tràng, tôi chỉ nghe loáng thoáng cũng biết ông đang… chửi tôi. Ông Thomas bị tê liệt chân, không thể đi đứng được, nếu không thì ông ta đã nhảy bổ xuống giường, cho tôi vài cái tát là lẽ đương nhiên.
Chuyện thứ hai, xảy ra cho chính bà Nancy, cái bà hay níu kéo tôi, làm phiền tôi. Hay trời… quả báo tôi thế? Hôm ấy, bà ngồi xe lăn để tôi đẩy ra phòng ăn, hai tay bà để lên hai bên thành ghế, tôi len lỏi giữa những dãy bàn làm sao mà đụng vào cạnh bàn một cú thật mạnh, bà già chỉ kêu lên một tiếng “ow!” yếu ớt, rồi thôi, nhưng nét mặt bà nhăn nhó đầy vẻ đớn đau. Tôi nhìn thấy mu bàn tay bà sướt một đường dài và chảy máu. Tội nghiệp! da tay người già mỏng manh, vậy mà tôi giáng cho bà một cú đau điếng, nếu như bà còn tỉnh táo, thì chắc chắn bà cũng sẽ… chửi tôi như ông Thomas và kèm theo vài cái tát mới đích đáng. Lương tâm cắn rứt và áy náy, nếu tôi không nói thì chẳng ai biết lỗi tại tôi cả, nhưng tôi với tâm hồn đau đớn và tuyệt vọng, lên gặp bà supervisor, trình bày lại sự việc ông Thomas và bà Nancy để… xin thôi việc. Tôi cảm thấy không đủ khả năng và kiên nhẫn làm công việc chăm sóc những người già.
Bà supervisor đã dịu dàng khuyên tôi, ai làm việc cũng có sơ xuất, biết sai và sửa thì sẽ tốt thôi. Lần sau, nếu người ta đang ngủ thì đừng gọi dậy, hoặc họ sẽ xuống ăn sau, hoặc ta sẽ mang đồ ăn lên phòng cho họ. Tôi đã nghĩ thầm, ở Nursing home mà “oai” quá chừng, được tôn trọng, hầu hạ như ông bà chủ…
Mấy tháng trôi qua, công việc quen dần, tôi thấy yên tâm hơn, ông Thomas, chắc rằng trí nhớ chẳng bền lâu để mà oán ghét tôi đã làm một cái việc thô lỗ tốc mền khi ông đang ngủ say sưa nữa. Và bà Nancy thì càng không nhớ tí nào, nhưng hàng ngày nhìn vết sẹo nhỏ trên mu bàn tay bà, tôi vẫn cảm thấy day dứt một món nợ không biết phải trả bằng gì cho hết.
Mùa Giáng Sinh đang đến, ngoài đường phố, chợ búa, và các cửa hàng đã tấp nập những màu sắc xanh đỏ, tươi vui. Trong cái Nursing home nhỏ bé này người ta cũng góp phần với niềm vui chung của mọi người, mọi chốn. Tại phòng khách lớn, người ta vừa dựng xong một cây Giáng Sinh, trang trí những chiếc đèn đủ màu và những cây kẹo cong cong xinh xắn. Các ông bà già, hàng ngày thường tụ tập nơi đây để cùng coi ti vi hay nói chuyện với nhau, còn hơn là nằm bẹp trong phòng riêng, coi ti vi một mình thì buồn chán quá!
Gặp người nào tôi cũng đều báo với họ là có cây Giáng Sinh tuyệt vời ở phòng khách.
Và tôi đã đọc thấy trên những nét mặt già cỗi hay ngơ ngơ, ngác ngác của họ loé lên một niềm vui. Nhưng có một người không vui tí nào, mà lại rơi nước mắt, bà khóc oà như một đứa trẻ con, đó là bà Nancy, khi tôi mời bà xuống phòng khách coi cây Giáng Sinh, bà nức nở:
- Không, đó không phải là cây Giáng Sinh của Sandra!
Những giọt nước mắt của bà vỡ oà cả vào tim tôi, làm tôi bối rối, và tôi lại chạy đi “mét” với bà supervisor (bà hiền lành và tôi là người mới vô làm nên bà thương tôi, sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn tôi). Bà supervisor của tôi kể:
- Tội nghiệp Nancy! Mày mới, nên không biết thôi, Nancy nằm ở đây gần 10 năm rồi, người thân duy nhất là con gái tên Sandra, vẫn thường vào thăm hay mang bà về nhà chơi vào mỗi mùa Holiday. Sandra luôn luôn làm một cây Giáng Sinh thật đẹp để đón bà Nancy trở về, nhưng đã hai năm nay, Sandra không đến nữa, cô ấy đã chết vì dùng drug quá liều.
Sandra không chồng, không con.Thế là bà Nancy trở thành kẻ cô độc, một mình trên thế gian này. Bây giờ tôi đã hiểu vì sao Nancy luôn gọi tôi là Sandra, tôi là người Việt Nam, con gái bà người Mỹ, chẳng có gì giống nhau cả, nhưng với tâm thần lẩn thẩn, cộng với lòng thương nhớ con, nên bà đã nhìn tôi mà tưởng tượng ra Sandra.
Tôi chào bà supervisor và biết mình phải làm gì, tôi xăm xăm đi về phía phòng bà Nancy, nhưng đang đi thì nghe tiếng chuông cửa bà Rose gọi, tôi ghé vào, hi vọng lần này không phải nghe bà kể lể câu chuyện tình, ngày xưa hai đứa hẹn nhau trong khu rừng vắng của bà nữa, vả lại, tôi cũng muốn mời bà đi coi cây Giáng Sinh. Tôi mở cửa phòng:
- Chào bà Rose, bà cần gì?
- Ồ! Mày đến thật đúng lúc. Giọng bà hớn hở.
Bà gọi tôi chứ tôi có ngẫu nhiên đến đây đâu mà bà bảo đúng lúc. Mà thôi, hơi đâu lý sự với mấy bà già lẩm cẩm.
- Mày ngồi xuống đây. Bà Rose chỉ vào một cái ghế.
Tôi vẫn đứng yên và hỏi:
- Bà lại muốn kể chuyện gì thế?
Đôi mắt hom hem của bà nhấp nháy để trôi về một quá khứ mộng mơ:
- Ngày xưa, tao và Derek……
Tôi đã “bội thực” vì câu chuyện tình của bà rồi, tôi lại ngắt lời bà:
- Tôi biết bà và Derek yêu nhau lắm, nhưng sao hai người không lấy nhau?
Bà Rose mỉm cười móm mém, có lẽ trong đầu óc của bà đang rối tung vì bao nhiêu hình ảnh, những cuộc tình, những buồn vui trong một đời người. Nhất là người Mỹ, yêu nhiều, đám cưới cũng nhiều, khi đã về già, lẩn thẩn, thì còn nhớ ai với ai?
Bà Rose đi ra closet lấy cái bóp xách tay như sắp sửa đi đâu, hay bà muốn đi coi cây Giáng Sinh? Nhưng không, bà nói:
- Tao phải đi ra khu rừng đây, Derek đang chờ tao ở đó. Tao sẽ nhận bó hoa dại thật đẹp từ tay anh ấy cùng với một nụ hôn.
Trời ơi, ai bảo người già gần đất xa trời không lãng mạn? Lại là một người già đầu óc ngơ ngẩn nữa chứ. Bà Rose ơi, anh Derek của bà bây giờ hoặc đã nằm im trong lòng đất, hoặc nếu còn sống thì cũng đang già nua, lù khù và nhếch nhác trong một Nursing home nào đó như bà thôi. Ví thử bây giờ ông cụ Derek có đứng ngay trước mặt bà, với bó hoa rừng trên tay, chưa chắc bà nhận ra, có khi còn… chửi lộn với ông, vì tưởng là một kẻ xa lạ nào. Vậy mà bà cứ chờ mong gặp gỡ như ngày xưa bà vẫn từng chờ mong.
Thôi, tôi hãy để bà Rose yên ổn với giấc mơ, bất quá bà chỉ đi lang bang trong khu Nursing home này thôi, sẽ chẳng bao giờ bà đến được khu rừng trong quá khứ cả. Ngoài cửa Nursing home có security, ai nỡ để bà đi lạc ra ngoài.
Tôi sang phòng bà Nancy, bà đang nằm ngủ, kinh nghiệm đầy mình nên tôi không dám đánh thức bà dậy, lặng lẽ đứng nhìn vẩn vơ khắp phòng, bây giờ tôi mới có dịp nhìn kỹ hơn những tấm hình bà treo trên tường và để trên bàn. Hình thời con gái của bà, mái tóc quăn uốn lượn, khuôn mặt thon dài, xinh xắn. Đôi mắt đuôi dài đa tình thăm thẳm kia chắc đã một thời làm bao người say đắm. Cái miệng cười quyến rũ kia đã từng nhận bao nụ hôn yêu? Thuở ấy, cô Nancy yêu đời, yêu người, không bao giờ nghĩ đến ngày hôm nay, khi về già da mồi, tóc bạc, nằm bẹp dí, nhìn cuộc đời tàn dần trong Nursinghome, giữa tình thương vay mượn của thiên hạ.
Tôi bỗng chạnh lòng nhìn lại mình, những gì tôi có ngày hôm nay, biết đâu cũng sẽ tan biến đi, và ngày mai sẽ có thêm một bà già ngớ ngẩn, sống mà không biết mình đang sống, đang làm gì như những người già trong Nursing home này.
Khi tôi định quay ra thì bà Nancy mở mằt, nhìn thấy tôi, đôi môi bà mấp máy, kêu khe khẽ:
- Sandra! Con đến thăm mẹ, phải không?
Lần đầu tiên tôi trả lời bà khi câu hỏi có liên quan đến Sandra, tôi ngồi xuống mép giường:
- Vâng, con là Sandra đây.
Bà giơ tay lên, nhưng không đủ sức để ôm tôi, giọng bà lạc đi:
- Sandra, Sandra.! Mẹ biết mà, rồi con sẽ đến thăm mẹ.
Tôi nắm lấy cánh tay gầy yếu của bà, âu yếm:
- Mẹ ơi, mẹ có biết là Giáng Sinh đang đến không?
- Thật vậy sao? Sandra, con đã làm xong cây Giáng Sinh chưa?
- Xong rồi mẹ ạ. Mẹ có muốn đi với con để ngắm cây Giáng Sinh không?
Bà gật đầu. Tôi đỡ Nancy ngồi dậy, chải tóc cho bà, khi tôi mở closet lấy quần áo, Nancy bảo tôi, có lẽ một phần trí nhớ đã trở lại với bà trong khoảnh khắc hiếm hoi:
- Con lấy cho mẹ cái áo có hai màu xanh đỏ, mặc mùa Giáng Sinh. Tôi thay quần áo cho bà, khi cầm bàn tay phải của bà lên, trông thấy vết sẹo nhỏ, dài, tôi cúi xuống hôn tay bà như một lời xin lỗi. Nhưng bà cảm động vì một lẽ khác, bà nói lan man đầy vui sướng:
- Ôi Sandra!, con vẫn còn nhớ tới mẹ, con vẫn thương mẹ, phải không? Đừng bao giờ bỏ mẹ một mình Sandra nhé?
Tôi dìu Nancy ngồi vào xe lăn và đẩy xuống phòng khách, ở đó đã có nhiều người, họ đang ngồi đầy các dãy ghế sofa, trước mặt họ là cây Giáng Sinh, to, cao rực rỡ. Có lẽ trong đầu óc, trong ký ức xa xăm của mỗi người, đều có một mùa Giáng Sinh riêng, với gia đình, cha mẹ, với người yêu, với chồng con của họ… Hoặc chính tay họ đã từng đi mua, từng trang hoàng cho cây Giáng Sinh trong căn nhà ấm cúng khi cơn gió Đông về, khi mùa lễ đến. Tôi đẩy xe bà Nancy đến gần cây Giáng Sinh và hỏi bà:
- Mẹ có thích nó không?
Tôi nhìn thấy trong đôi mắt một thời đẹp lộng lẫy của bà rạng ngời niềm vui. Bà thì thầm như sợ niềm vui mong manh sẽ biến mất:
- Sao lại không! Chính tay con đã làm cây Giáng Sinh này và đón mẹ về với con mà, Sandra!
Tôi cũng thì thầm:
- Phải, con yêu mẹ. Hãy vui vẻ đón lễ với cây Giáng Sinh này, mẹ nhé.
Tôi tin rằng tôi đã trả xong món nợ cho bà Nancy, và cây Giáng Sinh trong phòng khách này là của riêng bà, của đứa con gái yêu quý Sandra đã tặng cho bà khi mùa Giáng Sinh đến.

Nguyễn Thị Thanh Dương
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Dec/2016 lúc 6:07am

CÁC BÀ GIÀ VUI NHỘN CỦA THẾ KỶ XXI

                 1. Hoạt náo viên tuổi 80
bbc- "Mọi người đều bất ngờ khi thấy các bà già ăn mặc sặc sỡ, trang điểm lòe loẹt. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu diễn thì họ đều trầm trồ thích thú.

Sao bà ấy giỏi thế. Khi tôi thực hiện động tác xoạc, người xem thích thú lắm. Rồi bà Barbara biểu diễn gậy."
Sun City Poms là đội hoạt náo viên cao tuổi ở Sun City, Arizona. Các thành viên đều trên 55 tuổi. Đội này chỉ nhận những thành viên có tuổi đời trên 55.
Năm ngoái người hướng dẫn Pat Weber bị chuẩn đoán ung thư giai đoạn cuối.
                 
Bà nói: "Đừng để bệnh tật, tuổi tác hay điều gì khác cản bước ta, hãy tiếp tục bước tới, và làm những gì cần làm, gặt hái quả ngọt của nỗ lực."

2. Nhóm nhảy 'cụ bà' ở Nhật 


 

https://www.youtube.com/watch?v=rCWpaI0pe64&list=PL17A8654170DE045A&index=73
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Dec/2016 lúc 9:52pm
Ơn Đời Chứa Chan_Tràm Cà Mau (Nguyên Hà đọc).mp3    <<<<<

Image%20result%20for%20Ơn%20Đời%20Chứa%20Chan_


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 22/Dec/2016 lúc 9:54pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2016 lúc 8:25am

Tiền già...Tình già

Image%20result%20for%20Tình%20già

rong bữa cơm tối, Chúc Minh nhìn lên tờ lịch trên tường, nói lớn:

- Ô, tuần sau là sinh nhật của tui đó nha, quý vị chuẩn bị quà cáp đi là vừa…

Hiển, chồng nàng từ trong bếp nói vọng ra:

- Trời đất, gần ăn tiền già rồi còn đòi quà sinh nhật.

Cả nhà cười vang vì sự chế giễu của Hiển. Chúc Minh xịu mặt. Hai đứa này chỉ hơn 40, không còn trẻ nữa, nhưng chưa phải là già. Mọi người biết rằng Hiển chọc ghẹo Chúc Minh cho vui thôi chứ anh chàng này nổi tiếng là nịnh vợ: Năm nào sinh nhật cô nàng anh cũng bày tiệc linh đình vì anh ta là chef cook của một nhà hàng Mỹ danh tiếng ở vùng San Diego này.

Tôi thoáng nghĩ ngợi về chuyện “ăn tiền già” qua câu nói của Hiển, thằng cháu rể rất dễ thương của vợ chồng tôi. Tiếng Việt thật lạ lùng, cái gì biểu hiện phúc lợi lập tức có chữ “ăn” đi kèm. Từ “ăn đám cưới, ăn đám giỗ, ăn tiệc, ăn chơi…” bây giờ ở Mỹ có thêm cụm từ “ăn tiền già, ăn tiền bệnh, ăn tiền thất nghiệp, ăn tiền SSI…”

Những người đi làm như chúng tôi khi về hưu sẽ không dùng từ “ăn tiền già” hay “ăn tiền trợ cấp” mà được gọi bằng “hưởng tiền hưu bổng”, tức là tiền mình đóng thuế trong thời gian làm việc, tùy theo mức lương cao hay thấp và thời gian làm việc ngắn hay dài.

Tự nhiên tôi cảm thấy cụm từ “ăn tiền già” mang ý nghĩa ngồ ngộ, đặc biệt cho thấy sự đãi ngộ người già, dĩ nhiên, chỉ có ở những quốc gia văn minh, giàu có. Điều này cho thấy rõ nhất sự quý trọng con người, đặc biệt sự quan tâm của xã hội khi biết rằng cuộc sống của họ đã đi gần đến chỗ “the end”. Bản thân tôi cũng đang nghĩ ngợi đến ngày nghĩ hưu, lúc đó hai đứa tôi sẽ trở thành hai con khỉ già ngồi chong ngóc thu lu trong nhà nhìn lá rụng.

Tự nhiên tôi lại có chút buồn khi nghĩ đến lúc về hưu, nghĩa là đoạn cuối của cuộc đời mình trước khi xuôi tay yên nghĩ. Tiền già tức là số tiền trợ cấp nhỏ cho người già trên 65 tuổi mà trước đó không cần có làm việc hay không, với điều kiện phải có quốc tịch Mỹ. Được biết số tiền này sẽ chênh lệch ít nhiều tùy theo tiểu bang mình cư ngụ và sẽ được đi kèm theo bảo hiểm y tế gọi là Medicare hay Medicaid. Một cặp vợ chồng già mỗi tháng sẽ có $1,440 ($720/người) và vài trăm tiền foodstamp để mua thức ăn.

Trước đây foodstamp in trên giấy đóng từng tập nhỏ cỡ tờ vé số, bây giờ chính phủ bỏ vô thẻ, người sử dụng sẽ “quẹt” như quẹt credit card. Số tiền này sẽ giúp cặp vợ chồng già sống ung dung đầy đủ, có thể đi chơi đây đó đôi lần trong năm nếu không phải trả tiền nhà và sức khỏe tốt không đau bệnh chi nặng nề.

Trường hợp thứ nhất tôi được biết về khoản tiền già này đối với vợ chồng người bạn ở San Jose là họ chỉ giữ lại $300 cho mỗi người, số còn lại phải phụ với con trả tiền mortgage. Nếu không ở chung với con mướn nhà ở thì hơi vất vả vì mướn apartment một phòng ngủ phải trên dưới $1,000/tháng. Nếu cặp vợ chồng già bạn tôi xin được housing của chính phủ thì tuyệt vì chỉ trả tiền nhà vài ba trăm một tháng.

Trong một bài viết về nước Mỹ tôi đọc đã lâu rồi, câu chuyện viết về bà mẹ già ở một mình nhưng quanh năm con cháu chia phiên nhau nghỉ phép về ở với bà, cho nên tuổi già của bà quá đỗi yên vui, vô vàn hạnh phúc! Cụ bà ấy phải được gọi là ngườ hạnh phúc nhất trên đời này. Nếu người ta gọi tuổi trẻ là tuổi hồng, tuổi ngọc, thì bà cụ này phải được gọi là “tuổi hột xoàn” vì được con cháu trân quý, săn sóc chu đáo quá.

Trong tháng Tám, viết về nước Mỹ liên tiếp đăng tải hai bài nói về người Mẹ làm tôi xúc động bồi hồi. Đó là bài “Bà mẹ quê” của Philato và “Người Mẹ cô đơn” của Phan.

Bài trước là tình cảm của tác giả khi nói về mẹ mình một đời vất vả vì con, đến lúc “ra đi” con không gặp được Mẹ vì còn đang bôn ba cải tạo. Tác giả nghĩ đến kỷ niệm ấu thơ của mình khi sáu tuổi, nữa đêm thức giấc vì đói được mẹ mình cho củ khoai vùi bếp lửa thơm lừng mà theo ông không có bữa ăn nào trong đời ông ngon bằng. Thú thật khi đọc đến đoạn văn đó, tôi cũng cảm thấy trái tim mình thổn thức trước tình yêu mẹ con mà bóng của họ in hẳn lên phên vách nứa bếp lửa bập bùng. Đó là hình ảnh của bà mẹ trong nước không có tiền già.

Hình ảnh “Người Mẹ cô đơn” của Phan phải nhờ người dưng (là tác giả Phan) chở dùm đến chỗ trọ mới trong khi các con của bà bỏ lơ bỏ mặc. Bà mẹ này ở Mỹ có tiền già trợ cấp của chính phủ nhưng không có tình cảm mẹ con. Tự nhiên tôi lại nghĩa đến thân phận mình khi về hưu, khi bóng xế đầu non, khi vạt nắng cuối cùng của một ngày vội tắt.

Trường hợp thứ nhì tôi được biết về mảng đời thực của một người già ở Little Saigon lần thăm Cali hè vừa qua, làm tim tôi thêm một lần trật nhịp.

Buổi sáng hôm ấy, dậy sớm hơn mọi người tôi ra sân quơ vài động tác thể dục. Bổng tôi thoáng thấy chiếc nón lá trổi lên hụp xuống ở khu vực chứa rác của khu nhà townhouse. Ở miền Đông Bắc mấy chục năm tôi có bao giờ thấy được chiếc nón lá? Tò mò, tôi bước lại gần. Một bà cụ già, già lắm, chắc phải gần tám mươi, bước ra khỏi khu vực thùng rác. Tôi chào. Bà cụ chào lại tôi. Cả hai không nói thêm lời nào. Tôi chợt hiểu khi nhận thấy dưới chỗ chân bà vừa bước ra, lổn nhổn vỏ chai coca, chai bia, nước suối… trong túi nhựa nylon. Bà cụ giở nón ra quạt cho mát. Mái tóc trắng bù xù và nụ cười dúm dó. Bà cho biết bà đang hưởng tiền già, nhặt thêm vỏ chai kiếm thêm chút đỉnh gởi về bên nhà cho đám cháu con nghèo khổ. Tôi choáng váng vì xúc động, thương cảm cho bà mẹ già, chân tôi như bị ai đóng đinh không bước đi được và nghe tim mình như bị ai trói chặt. Trời ơi, người mẹ Việt Nam nơi xứ người khổ sở đến thế hay sao?

Có lẽ cũng vài phút trôi qua, bà khách hỏi tôi:

- Cô à, cô có sao không vậy?

Tôi vùng thoát khỏi cơn mê, gượng gạo trả lời:

- Không sao, thưa bà, tôi từ xa đến chưa quen giờ giấc, thiếu ngủ nên thấy chóng mặt…

Người mẹ già băng qua đường với bao nylon đựng đầy vỏ chai trên tay. Tôi vẫn đứng yên, nhìn bóng bà xa dần, tay chân lóng ngóng.

II.

Chúng tôi không thể ở lại San Diego để mừng sinh nhật Chúc Minh tuần tới vì đã hết ngày phép. Con nhỏ có vẻ không vui. Tôi nói với nó mai mốt về hưu có thể chúng tôi về Cali ở với chúng nó. Nó mừng rơn, gặn hỏi tôi: Thiệt hông dì? Thế rồi nó nói dì dượng xuống đây, con chừa cái Master bedroom cho hai ông bà, bao ăn ở chỉ charge $500 thôi. Tôi nói ô kê với điều kiện là sáng ăn tôm hùm chiều cháo bào ngư tối đi coi văn nghệ, vợ chồng nó cười ha hả.

Đến phi trường L.A. chân tôi tê cứng không bước xuống xe được, ông xã mới vịn tay tôi đỡ xuống xe. Vợ chồng Chúc Minh được dịp la bài hãi:

- Trời ơi hai ông bà già tình tứ quá!

Tôi cười:

- Già thì có tình già chứ, gừng càng già càng cay, mấy đứa bay không nghe người đời nói vậy sao?

Suốt 6 giờ đồng hồ từ L.A về đến N.J tôi cứ nghĩ ngợi về chữ “tình già”, tựa đề bài thơ mới đầu tiên của Phan Khôi xuất hiện trên báo năm 1932:

Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa…

… Ôi tình nghĩa đôi ta thì rất nặng
Mà lấy nhau ắt là không đặng…

Lời thơ ngây ngô như lời nói, đầy đủ “thì, là, mà” nhưng gây sóng gió không nhỏ trong buổi đầu hình thành thơ mới. Người đời thường cho rằng vợ chồng về già chữ tình không còn, sống với nhau về nghĩa. Tôi không biết đúng sai, có điều tôi nhận thấy vợ chồng già tình cảm không còn sôi nổi, bộp chộp như hồi trẻ mà thấm đẫm hơn, sâu lắng hơn. Chắc vì lý do đó ca dao có câu:

Con cá làm ra con mắm
Vợ chồng già thương lắm mình ơi

Người xưa không sai chút nào khi dùng chữ “thương lắm”. Ủa, vậy người trẻ không “thương lắm” hay sao? Không hẳn là vậy, vợ chồng trẻ yêu nhau đắm đuối say mê nữa là đằng khác, nửa bước không rời. Nhưng chữ “thương lắm” dùng cho vợ chồng già mang một ý nghĩa dài lâu hơn, nghĩa là họ đã trải qua mấy chục năm dài lận đận với nhau, xẻ ngọt chia bùi. Theo tôi, câu hát trên nói về tình nghĩa vợ chồng lúc về già còn mang ý nghĩa cần thiết nữa. Qua rồi tuổi thanh xuân khi con cái đã đủ lông đủ cánh bay khỏi tổ ấm gia đình, chúng nó có vợ có chồng, có con cái, có nhà riêng, thì chỉ còn lại hai vợ chồng già trong cái mà người Mỹ gọi là “Empty nest”. Bây giờ ông nhìn bà, bà nhìn ông, cả hai mái đầu đều bạc, nay nóng lạnh, mai nhức đầu… Nếu không dựa vào nhau thì còn biết trông cậy vào ai?

Trong tháng 7/2014, bài viết của tác giả Philato “70, chán mớ đời” khiến tôi đọc đến mấy lần vì thấy mình trong đó. Thực là chán quá chừng ở cái tuổi trên dưới 70, nghĩa là tuổi già lãng đãng khi nhớ khi quên, bước cao bước thấp, bệnh hoạn hà rầm…

III.

- Bộ bà không biết đến thì giờ sao? Sáng đi làm, giờ này gần 12 giờ đêm còn đọc sách?

- Nhớ đóng cửa sổ lại, đêm nay chỉ có 42 độ, bà dễ ngươi là bệnh đó nghe!

- Nếu bà thấy mệt quá xin nghỉ hưu trước đi, một mình tôi làm gói ghém cũng đủ qua ngày mà…

Đó là những lời ông đã nói với bà cho thấy sự quan tâm âu yếm, nhưng bà chỉ ừ hử cho qua chuyện. Ông lớn tuổi hơn bà, người nghỉ hưu trước phải là ông mới đúng chứ?

Thời gian trôi nhanh hơn mình tưởng. Chúng ta chưa kịp hưởng tuổi thanh xuân của mình thì tuổi già hấp tấp đến gần. Tuổi bảy mươi còn toan tính gì được nữa đâu, chỉ mong còn chút vui bên con cháu, Thu đã sang thì mấy chốc Đông tàn?

Trước Noel đúng một tuần, năm nay, là 40 năm tình chồng vợ của hai đứa tôi. Tôi thấy lòng một chút bâng khuâng. Ôi tình yêu là hơi thở một đời và tình già rộng mở những bao dung cho một thời tàn lụi. Chúng tôi muốn gởi trao đến bạn đọc tất cả sự nồng nàn của tình già vì chúng ta làm sao biết được bao ngắn bao dài thời gian chúng ta còn ở bên nhau đâu?

Buổi tối ông thấy khó thở vì tim đập nhanh. Bà hơi lo cứ thức giấc canh chừng ông

- Ông uống thuốc chưa? Uống nước cam không tôi pha cho.

- Bà ngủ đi, tôi uống thuốc rồi, chút là khỏi thôi.

- Nếu không được khỏe, mai tôi nấu cháo gà với sâm, kỷ tử cho ông ăn nha. Đừng ăn cơm khó tiêu. Nhớ đắp mền cho ấm người…

Tình già vậy đó. Nhưng không phải lúc nào cũng cơm lành canh ngọt. Cũng có lúc cãi cọ, khích bác, chế giễu lẫn nhau.

- Trời ơi sao ông lụi đụi quá vậy ông già?

- Bộ bà không già sao?

Có những lúc vì áp lực công việc ở sở, vì những gút mắc vụn vặt của gia đình, vợ chồng già cũng hục hặc với nhau, giận hờn nhau. Nhưng “giận thì giận mà thương thì thương” nên dễ dàng “huề vốn” với nhau lắm.

Sở dĩ tình già bền bỉ, theo thiển ý của chúng tôi, là ngoài tình yêu còn có sự quý trọng và bao dung, trên hơn hết là sự nhường nhịn nhẫn nại. Có phải người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam lớp trước (như tuổi già của chúng ta hiện nay) ít muốn thay đổi, không thích mạo hiểm trong tình trường?

Để kết thúc bài viết tôi xin gời đến quý bạn đọc câu ca dao:

Anh buồn còn chốn thở than
Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya.

Nhang đã tàn lại được thắp giữa khuya cho thấy sự lạnh lẽo cô đơn biết là chừng nào. Tình già đôi lúc cũng như thế. Tình già, có thể là tình vợ chồng dài lâu ân nghĩa, cũng có thể là tình bạn thâm giao, chúng ta hãy cố gắng giữ gìn, sưởi ấm tình nhau.


Song Lam



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Dec/2016 lúc 8:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2016 lúc 4:06pm

TÌNH GIÀ ZUI


Image%20result%20for%20TÌNH%20GIÀ

Thưa! Tây nó thường thề ‘xạo’ rằng: “I love you, and I will love you until I die, and if there is life after that, I love you then.”
Nghĩa là: “Anh yêu em, và sẽ yêu em mãi tới khi anh ‘xí lắc léo’, và nếu có một cuộc đời ở thế giới bên kia thì anh vẫn tiếp tục yêu em.” He he!
Chu choa! Thề non hẹn biển cho em an tâm vậy thôi… Chớ đời mà! Ai “biết ra sao ngày sau” chớ! Nhưng thề mà hỏng tốn cắc bạc nào; lại làm em tưởng bở, em tin, em vui thì hà tiện làm gì vài lời hứa viễn vông phải không bạn hiền?
Thề “Tình đầu là tình cuối người ơi /Suốt đời mình nguyện câu lứa đôi!” mà sao ly dị hà rầm? Cầm bất cứ tờ báo nào lên đọc, cũng có thấy mục bố cáo ly hôn hết ráo?!
Tây là vậy; Việt Nam mình cũng thế, cũng thề, thề tá lả luôn. Thề từ trong ca dao cho đến viết lời, viết nhạc. Ca dao thề: ‘Tóc mai sợi vắn sợi dài. Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm’. Từ câu thề đó, Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương sáng tác bài: Thương hoài ngàn năm như vầy: “Ngàn năm thương hoài một bóng người thôi! Tình đã khơi rồi mộng khó nhạt phai…”

Image%20result%20for%20TÌNH%20GIÀ


Thưa em yêu cũng bắt tui thề: ‘thương hoài ngàn năm’ đó chớ nhưng tui nhứt định không chịu… thề… với lập luận rất chặt chẽ rằng: “Con người, giờ dẫu y học tối tân, ráng kéo… thì giỏi lắm sống một trăm năm là cùng. Cho hai mươi tuổi mới yêu em, mới cưới em, sống cùng em 80 năm là ‘oải’ lắm rồi… Thề tới ngàn năm là thề hơi “nổ”.  Trái lòng mình lắm đó nha!”
Khôn là không hứa, không thề, khỏi mắc công giữ, khỏi kẹt thế làm quân tử nhứt ngôn mà chi. Vì lời nói như mũi tên thoát khỏi cây cung, bay ra; đâu có lấy lại được. Thề… mắc công giữ… mệt lắm! Nên không thề cho nó ‘phẻ’! Cuộc đời mình, không ai muốn bị mất tự do, bị nô lệ bởi lời thề. Mà đời “‘không có gì’: ‘quý hơn độc lập tự do’!”. Đừng hy sinh chữ tự do bay nhảy bông nầy, hoa nọ quý nhứt của đời mình cho bất cứ cái gì hết ráo nhe anh!
Vì thực tế cho thấy rằng dù mình lỡ chết đi thì mình cũng chết một mình. Có em nào dám vì yêu mà bịt lỗ mũi, ngưng thở để chết theo đâu mà mong!
Nên có chuyện vầy: Một ông đi nghỉ hè ở Jamaica. Vợ thì bận công việc sở sùng nên hẹn đôi ta sẽ gặp nhau tuần tới. Đến khách sạn, nhận phòng xong, ông vội vã dùng ‘laptop’ gởi một cái điện thư (email) để em yêu mau mau tới gấp vì anh nóng ran rồi nè! Già rồi hơi lẩm cẩm, đụng đâu bể đó, làm gì trật nấy, ông gởi nhằm vào cái địa chỉ điện thư bà bạn của con vợ, mà em ấy lại có ông chồng vừa mới chết. Em ấy lên máy tính, mở điện thư ra xem, hét lên một tiếng, rồi bị nhồi máu cơ tim, ngã lăn ra mà chết ngắt!
Thì ra bức điện thư nói rằng: “Em yêu! Anh vừa mới tới. Tất cả đều đã chuẩn bị xong, chờ mai em tới. Chồng yêu của em!
Tái bút: Ở đây, em biết, nó nóng như hỏa ngục vậy!”
Image%20result%20for%20TÌNH%20GIÀ


Thưa tuy vậy có người không thề thốt gì hết ráo mà cũng yêu tới bạc đầu đó chớ. Do đó yêu em dài lâu là do tiếng nói của đôi tim cùng nhảy một điệu Rumba tới già… khú đế; chớ không nhất thiết phải thề thốt gì cho mệt. Cái đó mình gọi là “Tình già”. Tình già có hai nghĩa; nghĩa thứ nhứt là yêu tới già; nghĩa thứ hai là già vẫn còn yêu. Mà nhắc tới tình già thì người viết lại nhớ tới học giả Phan Khôi.
Ông Phan Khôi, nhà tư tưởng, nhà văn, chuyên viết nghị luận, ông chỉ làm một bài thơ duy nhứt, tựa là “Tình Già”, hồi tết Nhâm Thân 1932, đăng trên báo Đông Tây Hà Nội và tuần báo Phụ nữ Tân Văn ở Sài Gòn.
Bài nầy nổi tiếng không phải vì nó hay… mà vì nó là một lối thơ mới, khởi đầu phong trào “thơ mới” thế kỷ XX của nước mình. Sau đó là biết bao nhiêu bài thơ ‘ảo diệu’ của nhiều cây đa, cây đề khác lần lượt ra đời để ca tụng tình ta!

Image%20result%20for%20TÌNH%20GIÀ


Hai mươi bốn năm sau/ tình cờ đất khách gặp nhau/ đôi mái đầu đều bạc, nếu chẳng quen lung/ đố có nhìn ra được/ ôn chuyện cũ mà thôi, liếc đưa nhau đi rồi/ con mắt còn có đuôi/”
Thưa tui thấy bài thơ tiên phong trong văn học sử nầy là một lời ‘tiên tri’ cho những mối tình dở dang hồi trẻ kéo dài dài ra tận đất khách, quê người. Đất khách, quê người gặp lại người xưa chỉ dám (con mắt còn có đuôi) trộm nhìn nhau xem dung nhan đó bây giờ ra sao? Em có còn đôi má đào như ngày nào? Chớ hỏng dám nhìn thẳng (‘địa’ em mà chi?!) Vì sợ thằng chồng em, nó ghen nó quánh gãy luôn hai cái hàm răng giả mới làm; thì lại phải tốn tiền đi nha sĩ cho nó hàn lại để có cái mà nhai.
Thưa Việt mình có tình già, có thề thốt. Tây cũng có tình già, cũng răng long đầu bạc, cũng sống đồng tịch đồng sàng; chết đồng quan đồng quách như Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài bên Nam Sơn tiểu lộ đó thôi.
tinh-gia-5Chuyện rằng: Một ông Tây 90 tuổi cưới một bà Đầm 89 tuổi vào tháng Tám năm 1947. Nghĩa là tới nay đã được 68 năm dài mà đôi lứa chẳng rời nhau.
Già… phải bịnh, hỏng bịnh nầy thì bịnh nọ để chết chớ. Con người chớ đâu phải là con rắn để lột da sống đời hoài… cho chật đất!
Năm rồi, ông Tây bị bệnh ung thư trực tràng và di căn tới bàng quang. Còn bà Đầm bị lẫn và vài lần tai biến mạch máu não.
Những ngày cuối, nằm bịnh viện, ông Tây chỉ lo lắng cho vợ mình: “Xin bác sĩ hãy hết lòng cứu chữa và chăm sóc cho bà ấy. Còn tui sao cũng được.”
Cuối cùng ông Tây hấp hối! Nghe hung tin, sức khỏe của bà Đầm cũng suy sụp nhanh chóng. Theo ước nguyện, bác sĩ cho hai người nằm nắm tay nhau. Ông đi trước và bà đi sau chỉ cách nhau có năm tiếng đồng hồ.
Thiệt là một thiên tình sử thủy chung làm ai biết cũng phải đẫm lệ vì ngưỡng mộ.
Thưa trên là mình bàn về tình già mà trước khi già phải qua tuổi sồn sồn. Mà tuổi nào tình nấy hà. Có tình già thì cũng có tình sồn sồn.
Nửa chừng xuân không muốn gãy tình ta vì em đã mặt nám da nhăn nên em đi ‘tút’ lại.
Nên có chuyện rằng: “Một em đã qua trung niên, chừng năm mấy hà, có lần đau gần chết, nằm trên bàn mổ, em nghe ông Trời phán rằng: “Con nữ kia! Đừng có lo lắng gì hết nha! Ta sẽ cho em thêm 30 năm nữa để vui hưởng cuộc sống trên cõi đời ô trọc nầy!”
Khi hoàn toàn bình phục, em mới tìm cách tận hưởng 30 năm mà ông Trời đã hào phóng hứa cho mình. Em đi Hàn quốc nâng ngực, độn mông, cắt cằm, chẻ môi trái tim. Xong về, năng tập thể dục, đi ‘gym’ mỗi ngày nên thân hình thon gọn, không sồ sề như trước nữa. Nhìn xa tưởng Madonna. Lại gần mới biết em (hơi) ‘già’…chút thôi!
Bỗng một hôm, đang chơi quần vợt ngoài trời để giữ eo cho đẹp thì trời nổi cơn giông gió, mưa và sét đánh cái rầm làm em chết ngắt. Lên trình diện ông Trời, em than phiền:
“Thưa Ngọc hoàng đã hứa cho em thêm tới 30 năm nữa lận mà?”
Ông Trời nghe vậy bèn đeo kiếng lão lên để nhìn cho rõ. Nhìn xong, ông Trời phán rằng: “I’m very sorry!” “Thôi cho ta xin lỗi! Lỡ rồi! Chẳng qua lúc đó ta không nhận được ra ‘em’.”
Còn em yêu của anh bạn văn tui thì cũng đã đi đại tu nhan sắc lại để đua với mấy em chân dài trong nước mà ảnh lại không dòm ngó gì hết… để phòng không ‘mông’ quạnh và bị lạnh! Chờ anh cho mãn kiếp chờ; chờ cho rau muống lên bờ trổ bông, da mặt em cũng đang trổ bông đồi mồi, cuộc tình ‘tù ti’ của đôi ta chẳng còn được mấy niên mà thằng chả lại cứ ngồi thiền hoài mới khổ thân em!
Mới xáp lại gần, anh ơi anh hỡi anh ời, là ‘giả’ cứ giảng đạo: “Em và tôi… thôi đã hết duyên, con cái chúng ta chỉ là một đống nợ, (con là nợ, vợ là oan gia mà) nên tui muốn giải thoát, muốn được siêu thăng tịnh độ, thoát mùi tục lụy…”
Thiệt là kỳ quặc! Cơm no bò cưỡi không muốn, muốn ăn chay, diệt dục, ngơ ngơ ngẩn ngẩn, toàn là chuyện tầm phào?!
Thưa em rầy anh cũng tội nghiệp. Đời ai mà hỏng ham mấy cái vụ đó chớ?! Nhưng tiếc thay! Năm dài chày tháng, hóc môn (hormone) trong máu, gọi là cái ‘tét tốt tơ rôn’ (Testosterone) gì gì đó, nó cạn queo rồi nên “trên bảo dưới hỏng nghe”… thì anh phải biết là sao cho em vui với điệu Tango đây! Thông cảm chút đi!
Bởi: “Ngày xưa súng ngắn ngang hông/ Ngày nay súng ngắn để không trong quần/ Ngày xưa sức mạnh như trâu/ Ngày nay uể oải ngồi đâu ngáp ruồi/ Ngày xưa uống cả chục lon/ Ngày nay ngủ gục; nửa lon vẫn còn!”
Người ta nói tửu sắc. Nhậu còn nổi thì cái vụ kia mới nổi. Còn có nửa lon không hết thì còn làm ăn gì nữa mà mong. Đành phải chịu vậy thôi.
Tánh khí cũng đã trầm đi rất nhiều. Tự nhiên thành nhà hiền triết, tịnh khẩu. Tối ngày chỉ suy nghĩ và nghĩ suy… chớ không làm gì hết ráo. Ai cười, ai chửi mặc ai vì đời chỉ là cõi tạm mà thôi. “Ngày xưa tánh nóng hung hăng/ Ngày nay ai chửi cũng nhăn răng cười”
Cười để gượng sống chờ đi… nhị tì!
Tình già chỉ biết nhìn nhau cười móm mém. Nhưng tình dục không đục nó cũng chết, không còn làm ăn gì được nữa… nhưng tình ghen thì mãi vẫn còn!
“Nếu em chết trước, anh có dắt ai về nhà nầy không?”
“Ôi rảnh đâu mà em lo cái chuyện tầm ruồng như vậy chớ!”
“Con nhỏ đó có vô nằm trên cái giường nầy không?”
“Chắc là không rồi!” “Giường rệp không ai mà nằm!”
“Có mặc quần áo của em bỏ lại không?”
“Chắc là không rồi” “Quần áo bây giờ ‘Made in China’ rẻ rề; đâu ai thèm mặc quần áo cũ đâu em. Phần cái ‘size’ của em bự quá, anh không nghĩ là có em nào thèm mặc… Mà em lo chi chuyện con bò trắng răng chớ?!”
“Con nhỏ đó có xài mấy cây gậy đánh ‘golf’ của em không?”
“À cái nầy anh chắc chắn trăm phần trăm là không rồi!”
“Tại sao vậy?”
“Vì cô ấy thuận tay trái.”
He he! Em chưa chết mà anh đã đi ăn ‘chè’ rồi hè! Nghe vậy, em gầm lên như sư tử hống: “Nếu tui chết trước, anh mà cho con nào bước vào phòng nầy tui sẽ hiện hồn về bóp cổ chết hết hai đứa bây đó nha!”
Đó là chuyện của vợ chồng anh bạn văn của tui! Thưa còn bà vợ Úc của tui thì lại ước nguyện bằng tiếng Anh rằng:

Image%20result%20for%20tình%20già

 I die, I will lay by your side!” “Nếu em chết, em sẽ nằm chết cạnh bên anh”
“Cha! Tui sợ ma lắm bà ơi!”
Nhưng tui không dám mở miệng nói ra. Sợ nói nó biết được; trước khi chết, nó ‘thuốc’ tui chết theo luôn thì uổng lắm.
Lấy vợ Úc bấy nay, mùi bơ sữa, phô mai… ớn quá xá rồi mà vì sợ vợ, tui nào có dám léng phéng gì với ai đâu… Chứ thực trong thâm tâm, tui nhớ vô cùng mùi nước mắm ‘Một Con Cua’ của Phan Thiết quê mình lắm đó bà con ơi!
Đoàn Xuân Thu


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Dec/2016 lúc 4:42pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2017 lúc 5:54pm

Đa Thọ Đa Khổ 

       
Người sống lâu bị nhục nhiều. Ông cha tôi – các ông Việt ngày xưa – hay dùng thành ngữ “Ða thọ đa nhục.”

Tôi không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra: Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.

Người ta qua 60 tuổi được kể là già. Ở Việt Nam những năm 1940-1950 người 50 tuổi được gọi là cụ. Khổng Tử chỉ nói về Người đến tuổi 70: “Thất thập nhi tùy tâm sở dục.”

Tôi nghĩ ông muốn nói : “Người bẩy mươi tuổi muốn làm gì thì làm..” Nhưng người bẩy mươi tuổi còn làm gì được nữa. Người bẩy mươi cả Bốn Tứ Khoái đều không hưởng được, không làm được.

Năm nay – 2013 – tôi tám mươi tuổi. Một ngày đầu Xuân Kỳ Hoa Ðất Trích 2013, tôi viết bài này.

Năm 2000, khi chia tay nhau lúc nửa đêm ở trước một Nhà Dành cho Người Già Thu Nhập Thấp – Housing for Old Seniors Low Income – ở San Jose, ông bạn già của tôi nói:

“Ðọc những bài viết của toa để nhớ, để thương Sài Gòn của chúng ta.”

Ông cầm tay tôi:

“Viết. Viết nữa. Viết đến năm toa tám mươi. Viết cho bọn moa đọc.”

Ðêm mùa đông San Jose lạnh giá bao quanh chúng tôi khi chúng tôi từ biệt nhau, chúng tôi bắt tay nhau lần cuối.

Năm 2000 tôi 68 tuổi. Ông bạn HO già hơn tôi năm, sáu tuổi, tôi không biết hôm nay ông còn ở cõi đời này hay không. Thời gian và không gian làm chúng tôi không biết nhau sống chết ra sao. Tám mươi tuổi tôi vẫn viết. Tôi không còn viết phóng tác truyện dài. Tôi viết những bài như bài này.

Thời gian Sống, Yêu và Viết của tôi không còn bao lâu nữa, nên với nỗi Buồn vì phải xa mãi những người tôi yêu thương, hôm nay tôi viết những dòng chữ này.

o O o

Tôi bị ám ảnh bởi cái Chết, tôi ghét Chết, tôi sợ Chết, tôi không muốn Chết. Không phải bây giờ trong tuổi già, tuổi gần đất, xa trời, tôi mới sợ Chết, tôi sợ Chết từ những năm tôi năm, sáu tuổi, khi tôi bắt đầu biết suy nghĩ.

Nhà tôi ở cuối thị xã Hà Ðông, nhà có lầu, tiếng Bắc là nhà gác, nhà hai tầng. Trên gác nhìn ra tôi thấy cánh đồng với những nấm mồ rải rác trong những ô ruộng, ở gác sau nhìn ra tôi thấy Nhà Thương Hà Ðông và bãi tha ma ở cuối Nhà Thương. Những đêm mưa tôi thấy những chấm lửa lập lòe trong bãi tha ma. Về sau tôi biết đó là những ánh đèn của những người đi soi bắt ếch. Những năm xưa ấy tôi tưởng đó là những đốm lửa ma trơi.

Năm tôi năm, sáu tuổi, mẹ tôi 27, 28 tuổi. Tôi sợ mẹ tôi chết, người ta đem mẹ tôi ra chôn ở ngoài đồng. Mẹ tôi phải nằm một mình giữa cánh đồng vắng, lạnh, cô đơn, nơi mẹ tôi nằm ngập nước, đêm đông, mưa phùn, gió bấc, mẹ tôi khổ biết chừng nào..

Ðó là nguyên nhân thứ nhất làm tôi ghét Chết, tôi sợ Chết.

Mời bạn đọc một chuyện Sống, Yêu và Chết tôi thấy trên Internet.

* Trong phiên xử ở Tòa Án Phoenix, Arizona, bị cáo là Ông George Sanders, 86 tuổi, bị xử vì tội giết vợ. Tất cả mọi người có mặt tại toà, từ công tố viên đến chánh án, kể cả con cháu của kẻ bị cáo, đều thấy bị cáo phạm tội giết người, nhưng tất cả đều cho rằng đây là trường hợp pháp luật nên thông cảm, thương hại, tha thứ hơn là trừng phạt kẻ có tội.

Anh cháu của bị cáo George Sanderss nói trước tòa:

“Ông tôi sống để thương yêu bà tôi. Suối đời ông tôi làm mọi việc để bà tôi có hạnh phúc. Mối tình của ông bà tôi là mối tình lớn. Tôi tin ông tôi bị bắt buộc phải làm việc ấy vì yêu thương bà tôi, bà tôi chịu đau quá nhiều rồi, ông tôi không thể để bà tôi chịu đau nhiều hơn nữa.”

Ông Sanders bị bắt Tháng Bẩy năm 2012 sau khi ông nói với cảnh sát bà Virginia, vợ ông, 81 tuổi, xin ông làm bà chết. Vì ông Sanders nhận tội nên toà án không dùng đến đoàn bồi thẩm, nhưng ông vẫn có thể bị kết án đến 12 năm tù.

Bà Virginia bị bệnh nan y năm 1969, bà liệt bại, bà phải ngồi xe lăn. Năm 1970, ông bà sang sống ở Arizona vì khí hậu ở đây ấm nóng. Ông Sanders là Cựu Chiến Binh Thế Chiến II. Ông là người nuôi và săn sóc bà vợ. Ông nấu ăn cho bà, làm mọi việc trong nhà. Mỗi sáng ông giúp bà trang điểm, mỗi tháng ông đưa bà tới Nhà Thẩm Mỹ để bà làm tóc, làm móng tay.

Năm tháng qua, sức khoẻ của ông Sanders suy mòn. Ông phải đặt máy trợ tim, ông không còn săn sóc chu đáo được bà. Rồi bà Virginia bị ung thư phá ra ở chân, bà phải vào một Nursing home để người ta lo cho bà sống qua những ngày tàn cuối đời.

Ông Sanders nói với những viên chức điều tra:

“Ðây là giọt nước làm tràn ly nước. Virginia nhất quyết không chịu vào Nursing home. Vợ tôi tự cắt những ngón chân bị ung thối.”

Ông nói: - “Vợ tôi xin tôi cho bà ấy chết. Tôi nói tôi không thể.”

Vợ tôi nói: “Anh làm được mà. Em biết anh làm được.”

Sanders cầm khẩu súng lục, ông lấy khăn bông quấn ngoài khẩu súng, nhưng ông không sao bóp cò súng được.

Ông kể: - “Vợ tôi nói: “Bắn đi anh. Cho em được chết.”

Tôi nói lời cuối với vợ tôi:

“Em sẽ không cảm thấy đau.”

Và:

“Anh yêu em. Vĩnh biệt em”

Tôi nổ súng.”

Trước toà, người con trai của ông Sandsers nói: - “Tôi muốn quí toà biết rằng tôi yêu thương mẹ tôi, tôi cũng yêu thương bố tôi như thế.”

Steve Sanders, anh con, nghẹn ngào kể: - “Bố tôi yêu thương mẹ tôi trong 62 năm. Những đau đớn thể xác và việc chịu đau vô ích đã làm bố mẹ tôi đi đến quyết định ấy... Tôi không kết tội bố tôi. Với tôi, bố tôi là người, tôi cảm phục nhất.”

Ông già George Sanders chỉ nói trong khoảng một phút, giọng ông run run:

“Tôi gặp Viginia năm nàng 15 tuổi, tôi yêu nàng từ năm nàng 15 tuổi. Tôi yêu nàng khi nàng 81 tuổi. Có nàng làm vợ là một ân phúc Thiên Chuá ban cho tôi. Tôi sung sướng được chăm sóc nàng. Tôi làm theo ý muốn của nàng. Tôi xin lỗi các vị vì vợ chồng tôi mà các vị phải bận lòng.”

Ông Công tố đề nghị ông Chánh án không phạt tù giam George Sanders, ông nói toà nên xử án treo.

Ông Chánh án John Disworth nói ông đặt nặng tình nhân đạo trong vụ án này. Ông nói: - “Bị cáo phạm tội giết người, nhưng được toà giảm nhẹ mức án.”

Ông tuyên phạt ông già George Sanders 2 năm tù treo. Tù treo không bị cảnh sát kiểm soát.

o O o

Chuyện ông bà Sanders làm tôi suy nghĩ lan man. Tôi nhớ chuyện Cái Bát Gỗ tôi đọc những năm tôi 10 tuổi. Anh con thấy ông bố già run tay, khi ăn hay đánh rơi bát cơm, bát vỡ. Anh làm cái bát bằng gỗ cho ông già ăn cơm. Ông có làm rơi bát, bát gỗ không bị vỡ.

Một hôm anh thấy thằng con nhỏ của anh hí hoáy đục đẽo một cục gỗ, anh hỏi nó đục gỗ làm gì, con anh nói: - “Con làm cái bát gỗ, để khi bố già, con cho bố ăn cơm.”

Chuyện – dường như – ở trong sách Quốc Văn Ðộc Bản – đã 70 năm tôi không quên nó – nó đây là chuyện cái Bát Gỗ – nhưng chẳng có dịp nào tôi nhớ nó. Hôm nay tôi nhớ nó.

Từ sau năm 1975 ở Hoa Kỳ, Nhà Xuất Bản Xuân Thu in lại tất cả những sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư. Nhưng sách Quốc Văn Ðộc Bản – sách có nhiều bài thật hay – thì không thấy in lại. Tôi không biết tại sao Quốc Văn Ðộc Bản không được in lại ở Hoa Kỳ. Tôi đã đọc lại tất cả những sách Giáo Khoa Thư được in lại ở Hoa Kỳ, tôi muốn đọc lại những bài trong Quốc Văn Ðộc Bản.

Tôi nhớ lâu rồi, từ những năm 1950 khi tôi chưa gặp Tình Yêu Vợ Chồng, tôi đọc trên trang sách nào đó lời một ông Tầu viết: - “Vợ chồng như hai con chim tình cờ cùng đậu trên một cành cây. Ðến lúc phải bay đi, mỗi con bay đi một phiá.”

Năm xưa còn trẻ, tôi muốn phản đối lời diễn tả trên. Ông Tầu muốn nói vợ chồng là chuyện ngẫu nhiên, chẳng có tình nghĩa gì giữa vợ và chồng. Hôm nay tôi mới dịp viết ra lời phản đối.

Ông bác sĩ điều trị cho vợ chồng tôi mỗi tuần một ngày vào chẩn bệnh cho những ông bà già trong một Housing for Old Seniors – Housing này có nhiều ông bà già Mỹ trắng – ông nói: - “Có những cặp vợ chồng về già không nhìn được mặt nhau.”

Lời kể của ông làm tôi buồn. Vợ chồng sống với nhau đến già, ở chung một nhà già – mỗi người một phòng – sắp ra nghĩa địa, sắp vào hũ sành mà thù hận nhau đến không nhìn mặt nhau?? Thù hận gì dữ dội đến thế? Những người ấy thật khổ.

Bát đại khổ não ghi “8 Nỗi Khổ Lớn” của con người:

Sinh, Lão, Bệnh, Tử: 4 Khổ ai cũng phải chịu.

Muốn có mà không có: Khổ 5

Có mà không giữ được: Khổ 6.

Yêu nhau mà không được cùng sống: Khổ 7.

Ghét nhau mà phải sống gần nhau: Khổ 8.

Có người chỉ phải chịu có 7 Khổ. Ðó là những người không yêu ai cả.

Nhiều người Việt phải chịu cả 8 Khổ; đó những người thù ghét bọn Việt Cộng mà cứ phải sống với bọn Việt Cộng.

o O o
Mùa thu mây trắng xây thành.
Tình Em mây ấy có xanh da trời.
Hoa lòng Em có về tươi?
Môi Em có thắm nửa đời vì Anh?
Tôi làm bài thơ trên Tháng Bẩy năm 1954 ở Vũng Tầu, ngày chúng tôi yêu nhau. Cuộc Tình của chúng tôi đã dài trong 60 năm. Cuộc Tình Vợ Chồng, trong cuộc đời Tám Khổ này, nàng và tôi chỉ phải chịu có Bẩy Khổ.

Năm 1979 nằm phơi rốn trong Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, nhớ Nàng, tôi làm bài thơ:
Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Hai mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.
Từ xanh đến bạc mái đầu,
Tình ta nước biển một mầu như xưa.
Yêu bao giờ, đến bao giờ?
Thời gian nào rộng cho vừa Tình ta.
Hoa lòng Em vẫn tươi hoa,
Môi Em thắm đến Em già chưa phai.
Yêu kiếp này, hẹn kiếp mai.
Ngàn năm yêu mãi, yêu hoài nghe Em
Mặt trời có lặn về đêm,
Sớm mai Em dậy bên thềm lại soi.

Cuộc đời có khóc, có cười,
Có cay đắng, có ngọt bùi mới hay.
Thu về trời lại xanh mây.
Ðầy trời ta thấy những ngày ta yêu.
Càng yêu, yêu lại càng nhiều.
Nhớ Em, Anh nhắn một điều: “Yêu Em.”
******
Năm 2013 tôi đổi hai tiếng trong bài thơ:
“Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Sáu mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.”
o O o

12 giờ buổi trưa tháng Sáu, 2012, Nàng bước hụt, ngã nhào qua bốn bực thềm cửa, nàng ngất đi. Ngồi bên nàng trong nắng trưa mùa hạ Virginia, chờ Ambulance đến, nước mắt tôi ưá ra.

Trong ICU – Ai Si Yu – Intensive Care Unit – tỉnh lại, nàng nói: - “Xin Thiên Chúa tha tội cho em.”

Tôi nói: - “Em có tội gì. Mà Em có tội gì, thì Thiên Chúa cũng tha cho Em rồi.”

Nàng chỉ bị dập xương nên không bị mổ, không bị ghép xương, không phải bó bột. Về nhà nằm, uống Vitamin D, chờ vết xương nứt lành lại.

Tình trạng bi đát. Nhiều người nói người trẻ khi bị nứt xương mới mong vết xương nứt liền lại, người già 70 thì vô phương. Nếu vết xương nứt không lành, nàng sẽ phải nằm mãi trên giường.

Tôi hầu nàng ngày đêm. Gần như suốt ngày đêm, tôi xin Ðức Mẹ Maria cho nàng đi lại được. Tôi chỉ xin Ðức Mẹ cho nàng đi được từ giuờng ngủ vào nhà bếp, vào toilet, ra ngồi bàn ăn cơm, nàng tự tắm được.

Bộ Xã Hội cấp cho nàng đủ thứ nàng cần dùng: Xe đẩy, gậy chống, ghế để ngồi tắm.. Chuyên viên y tế – therapist – đến nhà mỗi tuần ba lần, giúp nàng ngồi lên, tập đi.

Một tháng sau nàng đi được.

o O o

Ba năm nay Nàng có tới ba, bốn lần đau nặng, hai ba lần nàng tự nhiên ngã. Một lần nàng hôn mê. Ðêm khuya trong bệnh viện, nằm trên cái canapé nghe tiếng nàng thở khò khè, tôi nghĩ: - “Tiếng thở này tắt là...”

Tôi cầu xin: - “Xin Đức Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.”

Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi.

Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng.

Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: - “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? “ S. nó nói: - “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”

Người bạn cùng tuổi tôi – 80 – lấy vợ cùng năm với tôi – năm 1954 – vợ chồng anh cũng sống với nhau 60 năm, một sáng từ Cali anh gọi phone cho tôi báo tin vợ anh qua đời, tôi hỏi: - “Ðau lắm không?”

Ðau thì tôi biết bạn tôi đau, nhưng tôi muốn biết anh đau đến ngần nào. Hỏi dễ, trả lời khó. Bạn tôi nói: - “Ðứt ruột, nát gan.”

Lần cuối tôi gặp ông Lê Văn Ba, ông hơn tôi 10 tuổi, ông nói với tôi: - “Tôi nói với bà nhà tôi: Bà nên đi trước tôi là hơn, tôi đi trước bà, bà sẽ khổ lắm.”

Năm sau ông đi trước bà. Ðứng bên quan tài ông, tôi nhớ lời ông nói.

Ông bạn HO có bà vợ bại liệt, ông phải đưa bà vào Nursing Home. Ðể bà ở lại ông một mình lái xe về. Dọc đường ông run tay lái, mắt ông mờ. Ông đậu xe bên đường, xuống đi bộ vài vòng lấy lại tinh thần. Khi trở lại tìm xe, ông quên không nhớ ông đậu xe ở đâu. Ông mở cellphone gọi ông bạn đến giúp.

o O o
Người đời chỉ nói “Good bye.”
“See You next week, next time” là cùng.
Ðôi ta ngọc nữ, tiên đồng,
Ðôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương.
Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương:
Em yêu, đã đến cuối đường: “Good bye.
See You next Life./.
 Hòang Hải Thủy
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.363 seconds.