Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2015 lúc 12:09pm
BÀ NĂM ĐI MỸ


Mấy hôm nay, Bà Năm mất cả ăn, cả ngủ vì chỉ còn 1 ngày nữa thôi, sáng mai là Bà lên máy bay sang Mỹ đoàn tụ gia đình, sống với đứa con gái lớn đã sang sinh sống ở Mỹ dễ chừng hơn 20 năm rồi. Lâu lâu nó vẫn gửi thư cho Bà và gửi tiền nữa. Với số tiền 5, 6 trăm đô la mỗi lần nó gửi về, đem đổi ra tiền Việt Nam hơn chục triệu lận. Bà ngồi mà ăn, cúng vô chỗ này, chỗ nọ để lo cho kẻ nghèo khổ, giúp đỡ bà con, chòm xóm, kẻ nhiều người ít, cũng không cách nào cho hết. Bà già rồi, sống với đứa con gái út, hàng ngày chỉ có việc ăn 2, 3 bữa rồi đi đây, đi đó, thăm bà con, bè bạn. Về nhà thì mở tivi , coi băng video cải lương, phim hài, phim chưởng… đủ thứ trên đời. Cuộc sống của Bà nghĩ thật sung sướng. Bao nhiêu người già cả ở quanh cái chợ Bà Chiểu, Quận Bình Thạnh nơi đất Sài Gòn này, ước mơ có được một phần cuộc sống của Bà mà đâu có được. Họ phải đầu tắt, mặt tối, chạy xuôi chạy ngược, buôn bán tảo tần nơi lề đường, hè phố, bị công an rượt đuổi chạy có cờ… để kiếm miếng ăn cho no cái bụng thôi mà cũng không nổi.

Bà Năm có đứa con gái vượt biển rồi đi Mỹ mà cuộc đời sướng như thế đó. Người ta bảo “Bà Năm ăn ở phúc đức lắm mới được đứa con gái như thế. Chớ biết bao nhiêu người, sinh con đẻ cái, gái trai cả bầy mà có làm nên cơm cháo gì đâu?”

Cuộc đời của Bà quả là sướng như tiên ở Sài Gòn rồi còn chi nữa. Bảo đứa con gái út viết thư cho chị nó, Bà cứ bảo nó viết cái tên Sài Gòn, vừa quen, vừa gọn, vừa dễ nghe, chớ đâu lại có cái tên dài lòng thòng… “Thành Phố ************”, nghe mệt thấy mồ.

Mỗi khi nhận được thư của đứa con gái từ Mỹ gửi về Sài Gòn cho Bà, có lúc kèm theo vài tấm ảnh… theo thói quen từ hồi có… “ loại thư Việt Kiều gửi về quê”, Bà lại dúi vào tay người đưa thư mấy ngàn bạc cho người ta vui vẻ, lương tiền nhà nước làm chi đủ sống. Chu cha! Đất Mỹ đẹp quá trời! Con Nguyệt, con gái Bà, nói nó ở thành phố San Diego, tiểu bang Ca-li, một thành phố đẹp lắm. Coi những tấm ảnh, Bà thấy thành phố San Diego quả là đẹp thật. Nhà cửa, đồ đạc, xe cộ của con gái Bà sao mà đẹp chi lạ! Hai đứa con trai của nó trong ảnh còn đẹp hơn cả mấy đứa trẻ trong những bức tranh Tầu ôm quả đào tiên nữa lận. Con Nguyệt nó bảo làm thủ tục bảo lãnh cho Bà sang Mỹ ở với nó. Nó bảo Bà già rồi, sang Mỹ khỏi có phải làm ăn chi hết, rồi ít lâu sau thành dân Mỹ, lại có tiền chính phủ nuôi, chỉ ở nhà chơi với cháu thôi. Bà muốn coi cải lương hả? – Băng Video phim Việt Nam, phim Tầu, phim chưởng Hồng Kông nhiều vô số kể. Chẳng thiếu thứ gì. Nó mua, nó thuê về nhà cả thùng lận. Bà tha hồ mà coi. Bà muốn đi Chùa hả? – Nó lái xe Mỹ, xe Nhật êm ru bà rù, chở Bà đi đây đi đó, chỉ nháy mắt là tới nơi, chớ đâu có phải đi bộ mỏi cả giò, đổ mồ hôi hột hay đi xích lô chạy loạng quà loạng quạng, cứ như muốn ủi vào xe lam, xe đạp, xe Honda, ô tô con, ô tô mẹ , chạy tưới hạt sen, lộn xộn xà ngầu… kinh khủng, muốn chết quá!

Mấy năm trước, khi Ông Cụ còn sống mà ai nói tới chuyện kéo Ông đi Mỹ sống với con gái là Ông chửi toáng cả lên: “Không có đi đâu cả! Ở quê nhà với bà con, chòm xóm bạn bè, mồ mả Tổ Tiên không sướng hơn hay sao? Tiền bạc nó gửi về, ngồi mà ăn đến chết cũng không hết. Già cả rồi, sang đó làm nên cái giống chi mà làm? ”

Thế nhưng từ ngày Ông Cụ mất đi, Bà Cụ thấy buồn buồn làm sao ấy. Thiếu người bầu bạn. Đôi khi có cằn nhằn gấu ó với nhau về cái chuyện ”đi hay ở” thật đấy, nhưng lúc này Bà Năm mới cảm thấy cô đơn, cô đơn thực sự. Người già có cái tình yêu thương cũng như nỗi cô đơn của người già. Thế là càng ngày Bà càng cảm thấy cần phải đi Mỹ để sống với đứa con gái mà Bà từng mang nặng, đẻ đau, rồi còn gian nan về những phen chạy giặc, chiến tranh nữa chớ. Bà phải đi Mỹ để sống với hai đứa cháu ngoại trong ảnh thật dễ thương. Lắm lúc Bà ngồi một mình mà nước mắt rưng rưng, Bà thương đứa con gái hiếu thảo và hai đứa cháu ngoại quá chừng chừng…

Sáng nay, Bà gọi con Lan, đứa con gái út, dậy thật sớm để kịp ra phi trường Tân Sơn Nhất. Máy bay cất cánh lúc 7 giờ sáng nhưng xe đón từ lúc 5 giờ. Bà Năm có 2 đứa con gái, con Nguyệt là lớn, vượt biển đi Mỹ đã hơn 20 năm. Con Lan là thứ nhì mà cũng là út, lúc ấy còn bé tí ti. Bây giờ con Lan đã lớn tướng rồi, đã vào Đại Học và theo mấy khoá Tiếng Anh.Chị nó bảo “Sang Mỹ, con Lan sẽ vào Đại Học, tha hồ mà học.” Con Lan đang ở cái tuổi mới lớn, nó còn thích đi Mỹ hơn cả bà Năm nữa, tuy rằng đi Mỹ thì nó phải xa vô số bạn bè, thân thiết, đã từng gắn bó với nhau trong những tháng ngày khốn khổ, gian nan, kinh hoàng nữa chớ. Nó nghĩ lại mới ngày nào đó, vậy mà Chị nó đi Mỹ cũng đã hơn 2 chục năm, mau dễ sợ! Nó tính trong đầu: sang Mỹ chịu khó mất vài 4 năm thì cũng lấy xong cái B.S. hay B.A. chi đó như Chị nó nói. Học thêm vài năm cũng lấy được cái bằng Master cho nó hách, rồi đi làm. Thế là sẽ có vô số tiền. Nó sẽ đáp máy bay từ Mỹ về Sài Gòn. Lúc đó là đi thẳng cái một, khỏi có… quá cảnh xứ này, nước nọ lôi thôi. Bạn bè của nó kéo cả băng, cả đoàn đi đón. Vui ơi là vui! Nó sẽ cho tiền những đứa bạn nào nghèo khó, chồng con vất vả đầu hôm sớm mai. Nó sẽ lôi hết bạn bè cũ cùng học lớp 12 với nó ở Sài Gòn, thuê vài cái xe đi chơi khắp mọi chỗ kêu bằng… danh lam thắng cảnh, quay video, chụp ảnh, đi ăn nhà hàng chết bỏ… cho bõ ghét những ngày… con nít chẳng dám đi đâu hay làm cái gì…

Có tiếng xe pin! pin! ở ngoài cổng. Người ta tới đón mẹ con Bà Năm ra phi trường. Bà con, bạn bè lối xóm bu lại, nước mắt ngắn dài, kẻ ở người đi… Ôi! Cảnh biệt ly sao mà buồn thế! Mẹ con Bà Năm với mấy cái va-li bự chảng, hai cái xách tay nho nhỏ đã lên xe. Một số bà con thân thiết cũng leo lên xe để tiễn mẹ con bà Năm tới tận phi trường. Một số bà con ở lại, vẫy tay từ biệt khi cái xe 12 chỗ ngồi đã từ từ lăn bánh.

Bà Năm cố nhìn lại cái xóm cũ đã gắn bó, sống chết với Bà từ bao nhiêu năm nay. Những dẫy nhà hai bên đường phố chạy thụt lui lại phiá sau cùng những bóng cây, cột đèn, thân thương quá đỗi. Vài chiếc xích-lô đưa khách sớm, dăm cái xe đạp, vài chiếc Honda rồ máy chạy ào ào… Tự nhiên Bà Năm thấy nhớ, thấy thương Sài Gòn quá đi mất thôi. Vậy mà Bà nỡ bỏ nó để đi xa, chẳng biết bao giờ mới trở lại nơi này.

Bác tài xế bấm còi pin! pin! khi tới chỗ ngã tư đông người lộn xộn làm con Lan giật mình khi còn đang ngủ gà ngủ gật vì sáng nay nó phải dậy sớm. Xe qua cổng phi trường, vòng qua vòng lại rồi đậu phiá trước một ngôi nhà đông nghẹt những người.

Hai mẹ con Bà Năm đã lọt vào trong căn phòng “cách ly” để lại bên ngoài số bà con, bạn bè thân thiết với bao nhiêu nỗi niềm thương nhớ đến độ xót xa. Thoát được cái cảnh lo sợ bị rạch túi, mất giấy tờ, tiền bạc như thiên hạ vẫn đồn đại, Bà Năm thấy an tâm đỡ khổ. Bà Năm đã già, lẩm cẩm, may mà có con Lan đi theo chớ không dám chết quá. Bà có biết trời trăng, mây nước gì đâu. Hết nạp giấy tờ, kêu tên, rồi nạp tiền đủ thứ linh tinh. Đến chỗ mấy ông, mấy bà công an áo vàng, cầu vai đỏ choé, bà hơi run khi thấy họ lục xét, bới tung đồ đạc của mấy người đi trước. Con Lan hích hích cùi chỏ rồi thò tay bấm Bà “Má để con!” Con nhỏ này nó học ở đâu mà bữa nay nó lanh… như quạ, dấm dúi tiền bạc cho đám công an bằng những cái phong bì “có nhân” ở bên trong. Kẹt quá, nó dúi đại cả mớ tiền Hồ vào tay bọn công an tỉnh bơ, chẳng còn coi ai ra gì cả. Công việc đi qua nhanh như gió. Cuối cùng một lão công an, mặt lạnh như tiền, hất hàm hỏi “Bà và Cô có đem theo đô la không? ” – Thưa không! – “Thế còn giữ tiền Việt Nam không?” Con Lan lại hích hích cái cùi chỏ vào ba sườn Mẹ nó. Bà Năm lôi trong người ra cái phong bì to bự đựng mớ tiền Hồ còn lại, đưa cho lão công an, miệng líu ríu “Còn lại mấy trăm ngàn, xin biếu… đồng chí uống cà phê.” Lão công an phì cười khi nhét cái phong bì vào ngăn kéo bàn gần đó nhanh như người ta làm xiệc. Lão ta cười chắc là vì lão ta có đồng chí đồng choé gì với Bà Năm bao giờ đâu…

Hành khách lên xe, ra chỗ máy bay đậu. Ngồi trong máy bay rồi, con Lan buộc dây lưng an toàn cho Mẹ. Sau một hồi gầm gừ, lắc lư, chiếc máy bay Hàng Không Việt Nam từ từ cất cánh. Bà Năm nhăn mặt vì khó chịu, nôn nao trong người. Ngồi cạnh cửa kính máy bay, Bà Năm thấy phố xá, đồng ruộng quanh vùng Sài Gòn lu mờ xa dần rồi mất hẳn. Chung quanh chỉ còn là mây trắng xóa, mịt mờ…

Nỗi buồn xa xứ ở đâu tự nhiên kéo đến. Hai hàng nước mắt chạy quanh. Con Lan giương tròn đôi mắt nhìn Mẹ nhưng chắc là nó không làm sao hiểu nổi. Máy bay dừng lại ở Thái Lan để chuyển sang máy bay quốc tế, nghe nói bự lắm. Con Lan lúc này lanh lẹ, dễ thương vô cùng. Nó thương Mẹ nó. Nó lo cho Bà đủ chuyện trong chuyến đi nửa vòng trái đất đầu tiên và chắc cũng là cuối cùng của đời Bà. Mới ăn có một bữa trên máy bay với một bữa ở khách sạn để chờ chuyển máy bay mà Bà Năm đã thấy nhớ món cá lóc nấu canh chua, cá nục kho khô, nhất là điã giá sống… Con Lan cứ ăn tỉnh bơ, ào ào hết sạch. Con gái 17 bẻ gẫy sừng bò còn được, huống hồ năm nay nó đã lớn tướng, dư sức lấy chồng được rồi. Bà lẩm cẩm lo nghĩ vẩn vơ “Nếu cứ ăn uống hoài kiểu này chắc chết quá!” Mà không, con gái Bà nó bảo ở bên Mỹ đồ ăn không thiếu cái chi cả. Chợ Mỹ, Chợ Tầu, chợ Việt Nam có đủ hết. Tha hồ mà làm… bún bò giò heo, bún cá, phở, mì, bánh canh, bánh xèo, chả giò, bánh cuốn… Tự nhiên Bà Năm lại thấy… lên tinh thần.

Người ta hướng dẫn mẹ con Bà Năm lên cái máy bay to chi lạ. Nghe nói nó chở cả mấy trăm con người và vô số đồ đạc, va-li, thùng, xách, linh tinh. Dễ sợ thật! Bà thấy hành khách đông vô số kể, ngồi trông từa tựa như cái rạp cải lương ở gần Chợ Bà Chiểu thân quen của Bà. Mấy cái màn ảnh chiếu phim cả ngày cả đêm, hoạ hoằn mới cho chúng nó… giải lao nghỉ xả hơi một lúc. Cứ độ 2 tiếng đồng hồ, mấy cô tiếp viên lại đẩy cái xe đi quanh, dọn ăn, dọn uống cho khách. Bà nghe nói ở Mỹ cả chục triệu người béo phị, đi không nổi. Chắc tại họ ăn uống lu bù tối ngày sáng đêm như thế này chăng. Bà ăn đâu có nổi, chỉ có con Lan là cứ tỉnh bơ như sáo sậu, hết coi phim lại ăn, lại uống. Bà bảo con Lan “Con ăn nhiều thế, mai mốt béo phị ra thì ai nó thèm lấy!” Con Lan phì cười “Má đừng có lo! Con biết hết trơn rồi.”

Máy bay bay miết, bay hoài, dễ chừng cả ngày lẫn đêm chi đó. Bà Năm thấy cái lối sống ở trên máy bay và chắc cả ở Mỹ nữa nó không đơn giản như ở quê nhà, nơi gần chợ Bà Chiểu. Cái chi cũng máy với móc, lộn xà lộn xộn, không biết đâu mà rờ cả.

Máy bay hạ cánh xuống phi trường Mỹ. Con Lan bảo là Phi Trường quốc tế Los Angeles. Bà Năm mệt mỏi nhừ tử cả người, đứng lên muốn hết nổi. Con gái Bà, con Nguyệt sẽ lái xe từ San Diego lên đón Mẹ con Bà ngay tại nơi này. Người đâu mà đông thế? Người ta ăn mặc thật là kỳ cục. Cả đời, bây giờ Bà mới thấy người ta ăn mặc chẳng giống dân Sài Gòn của bà tí nào. Đàn ông, con trai thì lắm người mặc áo để phanh cả bộ ngực lông lá tùm lum. Có người ăn mặc đồ lớn như dân Sài Gòn đi ăn cưới, có người chỉ mặc có mỗi chiếc áo “may-ô ba lỗ” , có người cởi trần trùng trục đi lại tự nhiên, thoải mái. Đàn bà con gái cũng mặc quần, mặc váy như mấy cô, mấy bà hạng sang ở Sài Gòn, nhưng có nhiều người lại mặc váy, quần cụt, ngắn cũn cỡn trông chẳng giống ai. Ở chỗ đông người thế này mà đàn bà con gái chi lạ, cứ như ở trần, ở trên thì vú vê to nung núc, rùng rà rùng rình, để ra cả đống cho người ta coi, ở dưới cứ như là… để ra ngoài hết trơn, cái quần, cái váy ngắn tí teo, lại còn xẻ rạch lên một khúc nữa… Trông dễ sợ quá! Bà Năm không biết con gái mình, con Nguyệt nó có ăn mặc như thế này không? Nếu nó lại bắt Bà phải ăn mặc như thế nữa thì không biết rồi ra làm sao? Liệu Bà sống nổi hay không ? Tự nhiên Bà chặc lưỡi… kệ nó tới đâu thì tới, đã đến đất Mỹ thì cũng như… đã leo lên lưng cọp rồi, tụt xuống đâu còn được nữa. Thôi thì… cũng liều nhắm mắt đưa chân, thử xem… đất Mỹ xoay vần tới đâu.
Sau khi làm thủ tục giấy tờ này nọ, Mẹ con Bà đẩy xe hành lý ra phiá ngoài. Còn đang ngơ ngác thì con gái Bà, con Nguyệt, đã la lên “Má! Má Con đây nè!” Con gái Bà lúc này nó cao, nó to con, nó đẹp như ”đầm” ấy, Bà nhận ra không nổi. Nó chỉ người đàn ông đứng bên cạnh ”Đây là chồng con. Đây là hai đứa cháu ngoại của Má! Và đây là bạn bè của con…” Con Lan đứng sau lưng Bà, bây giờ mới đến phiên người ta ôm lấy nó cứng ngắc, hỏi thăm rối rít tít mù, làm cho nó đỏ bừng cả mặt, cả tai…

Mấy cái xe Mỹ, xe Nhật bóng láng đưa mẹ con Bà Năm về nhà con gái. Bà thấy cái chi cũng lạ. Nhà to và đẹp quá, nhưng không bầy đồ đạc tùm lum tà la như nhà của Bà ở gần Chợ Bà Chiểu. Con rể và con gái Bà chắc hẳn giầu lắm. Hai đứa cháu ngoại thì cứ nhìn Bà mà nói với nhau bằng thứ tiếng gì Bà không hiểu. Chắc là tiếng Mỹ! Vợ chồng con Nguyệt nói với Bà thì bằng tiếng Việt, còn khi chúng nó nói chuyện với nhau lại bằng tiếng Mỹ chi đó, làm Bà chẳng hiểu chi hết trơn.

Gặp mấy ngày nghỉ cuối tuần, bà con bạn bè người Việt ở gần, nghe tin Bà Năm sang Mỹ, cũng kéo tới thăm. Bà cũng thấy vui vui một chút. Cơm nước bầy ra đầy cả bàn, nhưng Bà ăn sao nó dở ẹt, không bằng món cá bống kho tiêu, cá lóc nấu canh chua của Bà ở Sài Gòn. Chúng nó lấy xe chở mẹ con Bà đi chơi tùm lum đủ chỗ, đẹp mắt và to lớn, vĩ đại vô cùng. Sạch sẽ nữa chớ, không có tạp nhạp, lộn xộn, dơ dáy như cái xóm cũ của Bà.
oOo
Mấy ngày đầu đoàn tụ qua đi. Vợ chồng con Nguyệt đi làm, hai đứa cháu ngoại được đưa đến trường học con nít. Chỉ còn Bà với con Lan ở nhà, cái nhà rộng thinh rộng thang, phòng dưới nhà, phòng trên lầu, đủ kiểu. Chẳng bù với cái nhà của Bà gần Chợ Bà Chiểu, chỉ có một cái phòng để ngủ, một phòng cho khách ngồi chơi, còn lại là nhà bếp với bộ bàn ghế ăn cơm và linh tinh đủ thứ. Ấy vậy mà mới ở Mỹ chưa được một tháng, Bà Năm đã lại thấy nhớ nhung luyến tiếc nếp sống của Bà, một bà già hiền lành, chất phác, ở gần chợ Bà Chiểu. Đến cái ngày con Lan được Chị nó dẫn đi học ở cái trường nào đó xa lắm, phải đi bằng xe hơi, chớ không có đi bộ hay đi xe đạp được. Thế là chỉ còn có một mình Bà ở lại với ngôi nhà to lớn rộng thênh thang mà thôi. Lúc này, Bà thấy quả thiệt là buồn, cái buồn miên man khó tả. Con Lan đã chỉ cho bà cách bật Ti Vi bằng cái… bấm cầm tay. Bật máy lên thì Bà chỉ thấy toàn là đánh lộn, la hét um xùm. Bật sang kênh khác thì lại bắn súng đùng đùng, máu me tùm lum. Bà ráng thử bật sang kênh khác nữa. Trời đất quỷ thần! Một lão đàn ông, một mụ đàn bà ôm nhau cứng ngắc, hôn hít cứ y như là cắn nhau vậy thôi. Rồi cả hai… nhào lên giường vật lộn.. hung hãn, trông mà phát khiếp, chi mà kỳ lạ! Chán quá, Bà tắt máy chẳng buồn lắp phim, coi cải lương với lại chưởng Tầu… Hết đi ra lại đi vô, Bà đâm ra cứ muốn ngủ gà, ngủ vịt. Mà nằm xuống thì đâu có ngủ được…

Bà từng nghe nói thành phố San Diego là nơi ấm áp mà sao mùa lạnh mới sang Bà đã thấy lạnh chi mà lạnh dữ. Ở Sài Gòn, Bà có thấy lạnh bao giờ đâu. Buổi sáng sớm và ban đêm, ở Mỹ, Bà cứ phải mặc cả mớ quần áo, trông to bự trác như hình vẽ Ông già Nô-en vậy. Có bữa con Lan mở tivi, Bà thấy cảnh động đất, mưa lụt, bão bùng, xe cộ tông nhau, người chết, nhà cửa tan tành… Ở Mỹ cái gì đối với Bà cũng vĩ đại, to lớn, dễ sợ, kinh hoàng, dựng tóc gáy, nổi da gà. Nó không yên tĩnh, hiền lành như cái vùng đất chợ Bà Chiểu của Bà.

Tối đến vợ chồng con Nguyệt mới đi làm về. Cả nhà chỉ gặp nhau vào lúc ăn cơm. Ăn xong, ai về phòng người nấy, hay vợ chồng con Nguyệt lại lấy xe đi đâu đến khuya. Bà Năm muốn chơi với hai đứa cháu ngoại. Khốn nỗi hai đứa nhỏ lại chỉ biết nói tiếng Mỹ mà thôi, Bà đâu có hiểu. Còn có con Lan thì nó lo học và làm bài túi bụi. Rảnh một tí, nó mở cái tivi để coi ca nhạc mà kẻ đàn, người hát cứ như đánh vật với nhau, la hét um xùm. Hình như nó bảo nhạc Rốc, nhạc riếc chi đó, nghe đến chóng cả mặt, đau cả đầu. Không thế thì nó lại ôm cái điện thoại nói chuyện với bạn với bè. Nói liên hồi, không biết mệt. Chuyện chi mà nhiều thế?
oOo

Bà Năm đau nặng phải vô nằm bệnh viện, lắm lúc mê man rồi lại tỉnh. Vợ chồng con Nguyệt chỉ biết thương Bà, nhưng vẫn không hiểu được Bà. Chỉ có con Lan về sau nó hiểu, nó hỏi ”Có phải ở đây Má buồn, Má không chuyện trò được với ai, nhất là với hai đứa cháu ngoại, Má nhớ Quê Hương, bạn bè của Má, Má nhớ mồ mả Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, Má nhớ Chợ Bà Chiểu… nên má đau, má bịnh phải không?” Bà Năm nắm lấy tay nó rồi gật đầu. Con Lan bỗng nhiên mím môi lại, nước mắt chảy hai hàng ”Sao Má không ở lại Việt Nam với chòm xóm, bạn bè, với Chợ Bà Chiểu của Má? Má không chịu đi Mỹ thì con đâu có đi! Con nhất định ở với Má cho đến khi nào Má… không còn nữa, Má đi với Ba cơ mà!” Rồi nó ôm mặt khóc rưng rức xót thương cho Mẹ, người đã suốt đời khổ cực vì chồng vì con, hình như chẳng có lúc nào để nghĩ đến chính mình… Bỗng bà Năm tỉnh táo, vẫy tay cho vợ chồng con Nguyệt cùng tới gần. Bà nắm lấy tay 2 đứa con gái, nói trong hơi thở nghẹn ngào ”Má chấp nhận rời bỏ tất cả để ra đi vì Má thấy thương con Nguyệt, nó muốn Má được an nhàn, sung sướng lúc tuổi già, nhất là Má thương con Lan, Má hy sinh vì mong cho nó được ăn học nên người và có một cuộc sống tốt đẹp như Chị nó ở đất nước văn minh, giầu có, vĩ đại như thế này. Má già rồi nên không quen, nhưng Má chấp nhận… Má chỉ tiếc một điều là không được chết và yên nghỉ bên cạnh Ba con…”

Nguyệt lúc này mới cảm thấy một nỗi xót xa thật to lớn. Nguyệt đã chịu một phần trách nhiệm trong cái chết của Bà Năm. Vợ chồng Nguyệt đã không làm được một việc mà nhiều gia đình Việt Nam khác đã làm được. Đó là vợ chồng Nguyệt không để ý hay không làm được cái việc: dạy cho 2 đứa con những khi ở nhà với Cha Mẹ, tập nói tiếng Việt. Nếu hai đứa con của Nguyệt nói được tiếng Việt như nhiều đứa trẻ gốc Việt khác thì Bà Năm đã có nhiều giờ phút khuây khỏa, vui chơi, chuyện trò với hai đứa cháu ngoại mà Bà thương hết mình. Đằng này, Bà không làm sao gần gũi được với chúng nó. Khi Bà và hai đứa cháu ngoại gần nhau, thay vì chuyện trò như nhiều gia đình gốc Việt Nam khác, thì lại chỉ biết nhìn nhau như những người xa lạ ở đâu đâu ấy. Nguyệt cũng úp mặt vào hai bàn tay để giấu đi những giọt nước mắt xót thương người Mẹ già đã từ giã tất cả để đến nơi đây sống với mình. Nguyệt thương Mẹ nhưng đã không hiểu được Mẹ. Bây giờ thì mọi sự đã trễ mất rồi, không cách nào làm lại được nữa dù chỉ một lần… Nếu 2 đứa con của Nguyệt nói được tiếng Việt để Bà cháu hủ hỉ với nhau thì…

Bà Năm không nói được nữa, Bà đã vĩnh viễn ra đi để được sống với chồng Bà bên kia thế giới, có lẽ gần gũi hơn với Quê Hương Đất Tổ, ở đó có nhiều bạn bè thân thiết và có cái chợ Bà Chiểu thân thương gắn bó với Bà từ những ngày khốn khổ xa xưa…

Phan Đức Minh





Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Sep/2015 lúc 11:51am
"BÀ CÒN PHẢI COI NHÀ VÀ 2 CHÁU NHỎ ..."

 
- Bác sĩ cho thuốc tôi về nhà uống được không ?
- Không được đâu bà ơi , bà cần phải nhập viện rồi !

- Không được bác-sĩ ơi , nhà tôi đơn chiếc lắm ...
- Bà đi khám bệnh có một mình à ?
- Các con tôi tụi nó bận đi làm hết 
- Trời ơi ! Bận cái gì mà đến nỗi để Mẹ già 75 tuổi đi khám bệnh một mình ?
(Buột miệng nói xong, mình liền cảm thấy rất có lỗi với bà cụ, vì chỉ làm cho bà thêm xót xa, tủi thân mà thôi ! Cái người cần nghe thì không có mặt ở đây ! Bà cụ ngồi đối diện với mình dáng vẻ nhúm nhó như cành cây khô , tưỏng chừng chỉ một cơn gió mạnh cũng có thể xuôi tay về đất ... Đường-huyết 480 mg% , Na+ 157 , Creatinin 3.5% , ECG rung nhĩ đáp ứng thât nhanh ... vậy mà ...! Mình biết phải cho thuốc gì bây giờ ... insullin ư ? Bà chích insullin được không ? ... ôh đôi mắt Bà ngấn lệ rồi kìa ... thật se sắt lòng mình đề nghị :)
     - Bà có số điện thoại của con bà không ? Đưa đây con gọi cho . Bà phải nhập viện , không thể về nhà được !
Sau chút do dự, ngần ngừ , Bà cụ lần trong bụng đưa ra mảnh giấy
     - Alô , phải chị là con gái của bà Nguyễn Thị A. , đúng không ?
     - Đúng rồi
     - Mẹ chị bệnh nặng lắm , cần phải nhập viện hôm nay, ngay bây giờ !
     - Có thể cho thuốc rồi về được không , bà còn phải coi nhà và 2 cháu nhỏ nữa , chiều nay vợ chồng tôi có cuộc họp quan trọng
     - Chị nói đùa hay sao ? Tôi là bác sĩ đang khám cho Bà , Bà có thể hôn mê tối nay , Bà phải nhập viện ! (Mình nói gần như quát lên trong điện thoại)
     - Vậy thôi nhập thì nhập , nhưng cho biết bệnh viện có dịch vụ thuê người nuôi bệnh không ?
Bây giờ thì mình đã hiểu tất cả ... hiểu tại sao bà cụ cứ nằn nì xin thuốc mang về mà không muốn nằm lại ... mình cảm thấy ân hận vì đã biết quá rõ ! Ôi, giá như mình đừng hiểu gì, đừng cố nhìn thật sâu vào lòng người ...
.............
Bs  nvh
Nhiều khi chúng ta mê-mải với cuộc mưu-sinh, mà quên còn Mẹ ở bên, bạn nhỉ ? Hay do tình-yêu và sự hy-sinh của Mẹ quá thầm-lặng, đến nỗi chúng ta không cảm-nhận được !
Mỗi chiều chúng ta đi làm về, vội lao vào chiếc tivi xem trận đá bóng ngoại-hạng, xem chương-trình ca-nhạc... mà quên hỏi Mẹ hôm nay có khỏe không, ăn có ngon miệng không, mùa mưa về khớp xương Mẹ có nhức-mỏi không ?
Có bao-giờ chúng ta mua tặng Mẹ một chiếc áo, một nhành hoa ? Có bao-giờ chúng ta chở Mẹ lang-thang đi phố, hay ghé vào một quán nào đó, ngồi lặng im bên Mẹ và nhìn Mẹ ăn ?
Rồi một ngày không xa, chúng ta vội-vàng đưa Mẹ đến phòng cấp-cứu trong cơn nguy-kịch. Rồi một ngày bác-sĩ nhìn chúng ta lắc đầu hỏi : Sao anh chị không đưa bà đến đây sớm hơn?
Rồi chúng ta ngỡ-ngàng hối-tiếc ... Mẹ đã ra đi. Bây-giờ bao-nhiêu nước mắt, bao-nhiêu tiền-của cũng không-thể nhìn thấy thêm một lần nữa nụ cười hiền-từ bao-dung của Mẹ .
Trở về sau cuộc cờ tàn
Bàn chân con bước bao lần chông chênh
Bao lần khó ngủ trong đêm
Lời ru của Mẹ biết tìm nơi đâu?

Vô Thường


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Sep/2015 lúc 2:39pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Oct/2015 lúc 4:40am
KHI TA GIÀ   <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Oct/2015 lúc 1:17pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Oct/2015 lúc 1:05pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Oct/2015 lúc 8:25am

Cơn Ác Mộng Của Người Già Trong Viện Dưỡng Lão


Ai cũng ao ước “ra đi” dễ dàng, nhưng mâu thuẩn là sợ chết hơi sớm… hơn mình nghĩ. Mà chết hơi… muộn thì đọc bài nầy sẽ biết thêm… như vậy đó.!!!!

Thật vậy, “Viện dưỡng lão” hay “Nursing Home” từ lâu đã là cơn ác mộng của người già, người bệnh cũng như những người mất năng lực tự vệ. Hai chữ “Nursing Home” là hai từ đánh thốc vào tim tạo nên các cơn kinh hãi của các cụ cao niên. Trên trang mạng chuyên môn về Nursing Home, “Consumer affair Complaints & Review” nơi người dân có thể kiện cáo, phàn nàn về những vấn đề tắc trách, ngược đãi người già của các viện dưỡng lão, đã đăng tải và nêu ra những vấn đề nghiêm trọng cần được mọi người quan tâm.

Những viện dưỡng lão ngày nay có quá nhiều nhân viên thiếu khả năng chuyên môn, ít nhiệt tâm và không được huấn luyện kỹ lưỡng. Việc điều hành của các nhà dưỡng lão hầu hết đều kém và thiếu sự sắp đặt. Con số người bị ngược đãi, bỏ mặc trên cả hai phương diện sinh lý lẫn tâm lý đã lên tới con số hàng chục ngàn người, và còn tăng hơn với sự cắt giảm tài trợ của chính phủ hiện nay do ngân quỹ tài chính thiếu hụt. Họ bị bỏ mặc với những cơn đau trong nhà dưỡng lão như bị quăng vào một thùng rác và chịu đựng những bệnh nhiễm trùng đe doạ tới mạng sống. Họ còn bị bắt nín lặng, khỏi than phiền, kêu cứu hay la lối trước các cơn đau, rối loạn tâm thần hoặc tuyệt vọng, bằng cách được cho uống thuốc an thần một cách rất thản nhiên.

Tôi được một người bạn từng là cựu điều dưỡng viên trong viện dưỡng lão ở Quận Cam, Hoa Kỳ, cho biết và xin kể lại những câu chuyện thật về việc đối xử tệ hại các cụ cao niên ở đấy cho bạn đọc xem ở phần cuối bài.
Sự bê bối của các viện dưỡng lão đã được che đậy một cách khéo léo trước con mắt công luận nên có rất nhiều trường hợp các cụ bị bỏ bê và ngược đãi mà không ai biết. Tất cả mọi việc xảy ra đều do việc thiếu tài trợ, thiếu công quỹ, thiếu nhân lực, thiếu huấn luyện và thiếu sự thanh tra thường trực.
Có những thân nhân của người bị ngược đãi báo cáo và than phiền về việc các cụ bị ngược đãi với ban quản trị, đã bị làm khó dễ, bị trừng phạt hay bị ngăn chặn khi vào thăm các cụ với lý do là làm trở ngại điều hành của viện. Chính bản thân người bị ngược đãi còn bị trả thù bằng nhiều cách thâm độc mà người mất bản năng tự vệ không sao chống trả được. Như trường hợp một cụ bà sợ đòn thù mà không dám báo cáo gì, dù thấy người chồng yêu quý của mình bị bạc đãi vì các cụ chẳng có con cái để tỉ tê kể lể, hay có cũng chẳng bao giờ chúng màng viếng thăm.

Nhắc đến viện dưỡng lão ai cũng sợ nhưng tại sao con số người già và bệnh bị đưa vào đó ngày càng tăng vì nhiều lý do.

Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 36 triệu người già trên 65. Với thế hệ “Baby Boomer” lần lượt về hưu cho tới năm 2050, con số các cụ cao niên sẽ tăng cỡ 86.7 triệu. Do đó, với số lượng người già cao như vậy, nhu cầu đòi hỏi thêm các viện dưỡng lão có dịch vụ chăm sóc y tế thường trực là điều tất yếu.
Hiện nay vào khoảng 91% của 1,650,000 người ngụ cư trong viện dưỡng lão tại Mỹ là người già trên 65 tuổi. Hơn phân nửa các cụ có số tuổi từ 85 trở lên. Hầu hết những trường hợp được đưa vào đấy do những nhu cầu bệnh lý đòi hỏi phải có sự trợ giúp thường trực của y tá hay vật lý trị liệu mà chỉ các viện mới có khả năng cung cấp. Những người bệnh này thường đã bị hàng loạt những bệnh mất năng lực về thể chất lẫn tinh thần hoặc họ có thể yếu đến nỗi không thể di chuyển, tự tắm rửa hay tự ăn uống được. Nhiều người trong số này được xem như những bệnh nhân cần có người chăm sóc suốt đời vì họ không bao giờ có thể hồi phục để có thể tự chăm sóc lấy mình và khả dĩ có thể cho về nhà được. Tương lai của họ một là sẽ chết trong viện, bị chuyển vào nhà thương khi bệnh nghiêm trọng và chết ở đó hay bị trả về viện để chết. Trung bình cứ mỗi 100 cụ ở viện dưỡng lão trong chu kỳ một năm, có 35 cụ sẽ chết, 37 cụ khác bị đưa vào nhà thương nơi các cụ có thể chết ở đó, được bình phục hay trở về viện.

Theo một bài báo cáo về sự ngược đãi trong Viện dưỡng lão của phóng viên Vince Gonzales, đài CBS thì người Mỹ rất sợ phải vào Nursing Homẹ. Đó là nơi cuối cùng mà bất đắc dĩ họ phải đi vào. Một cụ già 85 tuổi khi không thể sống một mình được nữa mà con cái ngại ngần khi phải mang cha mẹ về chăm sóc thì “cái gì đến, nó phải đến thôi.” Cụ Alice Oshatz bắt đầu khóc khi được hỏi cụ nghĩ sao khi cụ trở thành một người bị phế thải trong viện dưỡng lão.

Việc bê bối của các Viện dưỡng lão không phải là vấn đề riêng của Mỹ mà nó cũng xảy ra ở các nước khác như Gia Nã Đại, Úc và cả ở Việt Nam. Viện nghiên cứu thông tin y tế Canada cũng có những công bố báo cáo cho biết, trong số những người già của Canada sống lâu dài tại viện dưỡng lão, có tới 44% mắc chứng trầm cảm, tình trạng thể chất và chất lượng cuộc sống đều không tốt đẹp. Theo bản cáo trạng của hiệp hội Ontario Federation of Labour thì các người già cư ngụ tại các viện dưỡng lão bị để nằm hàng giờ với tã ướt sũng nước tiểu.

Riêng những người già tị nạn Việt Nam ở đất Mỹ cũng rất sợ bị đưa vào viện dưỡng lão. Khi các cụ lớn tuổi thường tìm về các nơi có nhiều người Việt để ở. Họ hoặc ở chung với con cháu hay ở trong các chung cư dành cho người già với lợi tức thấp. Có cụ ở trong các khu nhà tiền chế (mobile home) và vui thú điền viên ở đó. Nhưng khi tuổi thọ tăng cao, thì sức khoẻ các cụ xuống dần và lúc đối đầu với bệnh nặng ắt hẳn phải tới. Chuyện không thể tự chăm sóc lấy mình sẽ đương nhiên xảy ra khi bệnh trạng các cụ tới thời kỳ nghiêm trọng. Xác suất con số người thân vì phải mưu sinh hay bận rộn không có thời giờ chăm sóc các cụ được rất cao. Con số các cụ có người thân khá giả, thuê y tá hay điều dưỡng đến nhà ăn ở, nấu nướng và chăm sóc cho không nhiều. Các cụ thường bị lẫn, mất trí nhớ không nhận ra được cả người phối ngẫu hay người nhà và còn không cho họ tới gần. Cụ thì đổi tính trở nên khó khăn, gắt gỏng, nghi ngờ tất cả mọi người do trầm cảm hay phản ứng phụ của thuốc hoặc do hậu quả của các cơn đau hành hạ. Điều quan trọng nhất là có nhiều cụ cần sự theo dõi thường xuyên của y tá mà điều kiện tài chánh của con cái không đài thọ nổi, thế là các cụ bị đưa vào viện dưỡng lão.


Những cụ lo xa thường về hẳn bên VN ở, để có con cháu hay người làm chăm sóc dùm. Tuy nhiên điều kiện y tế và vệ sinh bên VN kém và thiếu chuyên môn. Trong trường hợp nếu các cụ bị lâm vào các tình trạng mất năng lực hay trong tình huống khẩn cấp mà không được chăm sóc y tế chu đáo hoặc kịp thời, nguy cơ rủi ro xảy ra cho tính mạng rất cao. Thành ra được cái này lại mất cái kia. Phần quan trọng nhất là chi phí y tế bên VN các cụ hay người nhà phải tự trả, trong khi ở Mỹ, nếu là công dân trên 65 tuổi hầu như các dịch vụ y tế chính phủ đài thọ gần hết.

Trong một cuộc phỏng vấn về Nhà dưỡng lão cho người già, Thạc sĩ Đặng Vũ Cảnh Linh phát biểu:

“Việt Nam có thuận lợi trong vấn đề chăm sóc người cao tuổi khi văn hóa truyền thống coi trọng đạo lý “kính già”, được xây dựng trên tinh thần “trọng lão, trọng xỉ”. Tuy nhiên vấn đề này cũng có khá nhiều khó khăn, tồn tại. Khi ngày nay các giá trị gia đình khủng hoảng, mâu thuẫn thế hệ gia tăng đã dẫn đến tình trạng nhiều người cao tuổi không sống cùng với con cháu hay con cháu bỏ rơi cha mẹ, chối bỏ trách nhiệm chăm sóc người cao tuổi. Ở góc độ xã hội, nhà dưỡng lão, cơ sở xã hội, dịch vụ của chúng ta còn thiếu, phát triển còn lộn xộn, thiếu quy hoạch và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn chăm sóc. Trình độ, năng lực của cán bộ y tế, điều dưỡng viên cũng còn hạn chế. Giá các dịch vụ tư nhân còn quá cao so với túi tiền của người cao tuổi….”

Ngoài ra, Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Từ Liêm cho biết, chữ “nhà dưỡng lão” ở Việt Nam còn chưa chuẩn. Ở đây, chỉ nên gọi là các Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi thì đúng hơn.”
Trong một bài báo, vấn đề cẩu thả và chăm sóc người già không đúng mức ở các nhà dưỡng lão VN cũng bị phanh phui giống hệt ở nước ngoài.

Ở Mỹ, nếu có thì giờ nghe chuyện thì có khoảng 300 triệu câu chuyện kinh khủng để kể về viện dưỡng lão. Người nào trong đó cũng có tâm sự cần thố lộ. Lý do tại sao có quá nhiều chuyện để kể bởi vì viện dưỡng lão giống như một tàn dư hay một phế tích. Lẽ ra Viện dưỡng lão là nơi chăm sóc bệnh nhân và người già nhưng thực tế nó biến thành một cái xưởng dịch vụ, nơi mà người ta được cung cấp dịch vụ nhưng nghệ thuật chăm dưỡng thì bị bỏ quên. Đây là bi kịch của hàng triệu công dân Hoa Kỳ.

Sau đây là những câu chuyện kể lại của một cựu điều dưỡng viên trong một viện dưỡng lão ở Quận Cam Hoa kỳ. Xin phép bạn đọc cho tôi được dấu tên vì những câu chuyện này có thật và đây là ý kiến của một cá nhân nên tôi đã ghi lại với một sự dè dặt như thường lệ.

Ở Orange County, các viện dưỡng lão từ xưa đến nay vẫn do người bản xứ làm chủ và điều hành. Viện thường được chia làm hai khu chính là thường xuyên và bán trú, cùng nhiều khu phụ. Khu thường xuyên dành cho các cụ ở thường trực. Khu bán trú dành cho những bệnh nhân sau khi được giải phẫu ở nhà thương, không đủ tiền lưu lại vì bệnh phí rất cao, nên phải chuyển vào để nằm chờ. Khi bình phục họ sẽ về nhà. Những khu phụ như khu chuyên về phổi, suyễn, hay có khu lẫn lộn cả khuyết tật bẩm sinh. Họ có sắp các khu theo sắc tộc, như khu dành cho người da trắng, khu cho người Việt Nam, Đại Hàn v…v… Nếu thiếu phòng, bệnh nhân phải nằm bất cứ khu nào còn trống. Khi người VN vào đông, các cụ được nhà bếp dành đặc ân cho nấu riêng món ăn Việt. Tuy nhiên, các món Việt chỉ dành cho buổi trưa và tối, còn điểm tâm ban sáng vẫn phải ăn chung các món Mỹ. Các bệnh nhân đặc biệt phải ăn kiêng thì nấu riêng. Ở đây điều dưỡng viên VN ít nên bị điều đi phục vụ toàn viện, không cứ gì phải chăm sóc trong khu có người Việt. Họ thường được gọi đến để thông dịch. Khi khu VN có đông bệnh nhân tới ở, điều dưỡng Việt ưu tiên được làm ở đó.

Theo điều luật định của riêng tiểu bang California, mỗi viện dưỡng lão phải có đủ nhân viên săn sóc cho bệnh nhân, nhất là các dịch vụ khẩn cấp. Một viện có khoảng 100 giường trở lên, mỗi bệnh nhân phải được y tá săn sóc ít nhất 3.2 tiếng mỗi ngày. Y tá phải có bằng như RN, LPN, hay LVN. Những điều dưỡng viên cần có bằng CNA (certified nursing ***istant) với nhiệm vụ trợ giúp y tá và các nhân viên y tế săn sóc bệnh nhân. Khi chính phủ state board phái người xuống kiểm tra (thường vào buổi sáng), viện dưỡng lão hay mướn và dồn điều dưỡng lại cho đông và cho một điều dưỡng chăm khoảng 13 người theo luật định để che mắt, và quay phim. Khi điều tra viên đi, tới ca chiều điều dưỡng viên bị giảm xuống và phải chăm tới 16, 17 người bệnh. Ca tối lại còn tệ hơn chăm tới 20 bệnh nhân. Vì nhiều việc quá, điều dưỡng viên làm không xuể, bệnh nhân chắc chắn bị xao lãng và bỏ quên.

Thường thì không ai thích làm cho viện dưỡng lão, những điều dưỡng có bằng hay có kinh nghiệm hay tìm chỗ nhẹ nhàng hơn mà làm. Do đó, các Viện dưỡng lão luôn thiếu người và họ phải tìm những người được đào tạo cấp tốc ở các trung tâm dạy nghề. Những người này đóng học phí cao hơn bình thường và chương trình giảng dạy chỉ trong vài tuần lễ, nên họ được giảng dạy qua loa để mau tốt nghiệp đi làm cho nhanh.

Vì được đào tạo cẩu thả nên các điều dưỡng viên này mất căn bản. Họ thường không theo đúng trình tự của việc chăm sóc bệnh nhân. Họ lại bị sức ép của công việc quá nhiều, nên có nhiều người mất cả đạo đức nghề nghiệp. Họ làm việc ẩu tả và dối trá. Chẳng hạn sáng sớm phải rửa mặt, tắm rửa rồi thay tã và quần áo cho bệnh nhân nhưng họ chỉ làm qua loa lấy lệ, cho xong việc. Có khi nước chưa được ấm, họ xối đại nước lạnh khiến bệnh nhân bị ướt, rét, sưng phổi mà chết. Họ cũng không thay tã theo qui định. Lúc trước, khi chưa có chính sách tiết kiệm, viện cho tối đa một ca (8 tiếng), mỗi bệnh nhân được thay 3 tấm tã, giờ chỉ còn có 2. Thế mà họ cũng làm biếng không thay, để người bệnh ướt đẫm từ sáng tới chiều. Điều dưỡng ca chiều vào, thấy bệnh nhân bị thối tha, khó chịu khóc lóc quá nên ca chiều phải thay. Những điều dưỡng có lương tâm thấy bệnh nhân nào tiểu ít họ dấu tã đi để dành thay cho những người tiểu nhiều. Tã mà để lâu không thay, da sẽ bị nhiễm trùng, lở loét. Có người lúc mới vào không sao, ở lâu trong viện da bị ghẻ lở nom rất ghê sợ. Có những bệnh nhân bất lực không cử động được, bị bỏ quên từ sáng tới chiều, từ chiều tới tối, không được trở mình, máu chỗ nằm không lưu thông, da mềm đi biến thành mủ hay ghẻ trông thật tội.

Người già thường có giấc ngủ trưa, điều dưỡng phải cho họ đi nghỉ trưa. Tuy nhiên, vì làm biếng họ để bệnh nhân ngủ gà ngủ gật trên xe mà không đẩy họ về phòng cho lên giường như qui định.

Lúc về già, nhiều người răng yếu hay rụng, khi được đút ăn họ ăn rất chậm. Đôi khi vì buồn phiền các cụ không muốn ăn, điều dưỡng có quá nhiều việc, lại hết giờ, không đủ kiên nhẫn, họ chỉ đút qua loa nên các cụ trong đó ốm o, gầy mòn và bị đói thường xuyên. Họ làm hết việc thì về rốt cuộc bệnh nhân là người bị thiệt hại.

Ngoài ra còn xảy ra nạn kỳ thị đối với bệnh nhân. Người nào ít có hay không người thân tới thăm hoặc để mắt tới thường xuyên, cơ hội bị bỏ quên rất cao. Các cụ đó có nhấn chuông mỏi tay, đòi thay tã hay giúp đỡ đều bị lờ đi đến phút chót khi điều dưỡng sắp hết ca, họ mới trở lại thay tã cho. Khi các cụ phản đối hay thưa gởi sẽ bị trả thù hèn hạ bằng nhiều cách mà hành hạ là một thí dụ điển hình. Khi được đưa từ giường qua xe hay từ xe qua giường, họ bị liệng nặng tay như quăng một món đồ. Người bệnh có đau chỉ biết khóc thầm và chịu câm nín, không dám báo cáo vì càng khiếu nại càng bị trả thù dã man hơn. Tuy nhiên những điều dưỡng Việt trong đó đa số có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp và đối xử ít tệ bạc hơn. Nhưng đâu phải tất cả các điều dưỡng viên là người Việt mà có đủ các sắc dân, nhất là những điều dưỡng viên nam người Mễ Tây Cơ. Vì cần tiền, họ làm 2 ca, thường là ca chiều và ca đêm. Làm một ca đã mệt, khi ca kế tới, họ tìm chỗ ngủ để nghỉ. Công việc dĩ nhiên bị bê trễ, họ ngụy trang bằng cách lấy chăn mền tấn chung quanh bệnh nhân và có ai tới kiểm tra hay y tá ghé mắt đến, đều yên chí thấy mọi thứ tươm tất sạch sẽ nên bỏ đi, đâu biết rằng bệnh nhân nằm đó bên dưới đầy nước tiểu và phân.


Còn trường hợp cho uống thuốc lộn nữa. Nếu ban điều hành phác giác, người làm lỗi sẽ bị đuổi, không thì thôi. Với những bệnh nhân hay phàn nàn đau nhức, bấm chuông hoài, có khi họ bị cho uống thuốc giả hay thuốc an thần để khỏi tiếp tục kêu ca. Có những trường hợp bệnh nhân vì bị cho vào nhà dưỡng lão nên buồn khổ quá mà trở nên lầm lẫn hoặc đã bệnh còn tăng thêm bệnh vì kiêm thêm chứng trầm cảm.

Những người từng làm việc cho Viện dưỡng lão, những người khách đến thăm viện và quan trọng nhất là những người già sống trong viện, tất cả đều ước mơ các Viện dưỡng lão được thay đổi. Thay đổi làm sao để khi nghĩ tới, nhắc đến, nó không còn là một cơn ác mộng của tuổi già. Đường lối điều hành Viện cần phải tổ chức lại sao cho hữu hiệu. Các y tá và điều dưỡng cần phải được cắt bớt việc. Khi ít bận rộn họ mới có thì giờ để ý và chăm sóc kỹ hơn cho các cụ. Nếu các cụ có muốn tâm sự, họ có thời giờ để lắng nghe. Mà khi các cụ có nơi để kể lể, tâm hồn sẽ phơi phới, đỡ thấy cô đơn buồn khổ nhiều. Phần tâm lý được chăm sóc, bệnh ắt hẳn thuyên giảm. Vấn đề lương tâm và đạo đức nên đặt ra ở đây cho ban quản đốc dù mục đích tối hậu là thương mại. Cần giải quyết, quan tâm và lắng nghe những tiếng chuông kêu của bệnh nhân nhiều hơn. Nên có thức ăn đêm dự phòng trong trường hợp khẩn thiết khi có cụ đói bụng.

Riêng nhịp cầu thông cảm giữa người già và con cái phải được thiết lập ngay từ lúc các cụ chưa được đưa vào viện dưỡng lão. Các cụ cần sửa soạn tâm lý khi đến lúc phải vào viện dưỡng lão mà không cảm thấy quá buồn khổ. Vì càng buồn khổ thì bệnh trầm cảm sẽ làm bệnh tật thêm trầm trọng. Thời buổi kinh tế khó khăn, việc làm khó kiếm, có việc thì quá bận rộn nên con cái bất đắc dĩ mới đưa cha mẹ vào đó. Có nhiều cụ vì sống chung với con cái quen rồi vào đó quá bất mãn, lại cô đơn nên chửi rủa suốt ngày, chửi con cái xong quay qua chửi cả nhân viên trong viện, càng chửi càng bị ghét, càng bị bỏ bê.

Mỗi viện dưỡng lão nên có một khu vườn nhiều cây xanh để người già có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, thở dưỡng khí trong lành. Giấc mơ của người già sẽ thành sự thật khi họ được ngồi trên xe lăn được chăm sóc chu đáo trong một khu vườn có chim hót líu lo, sóc chạy tung tăng, đâu đó là tiếng cười đùa khanh khách của vài đứa trẻ. Đời sống thần tiên và êm ả thế ai không muốn sống và vào viện?

Trịnh Thanh Thủy

Tài liệu tham khảo:

– Tracking Abuse In Nursing Homes

– Vấn đề chăm sóc người già tại các viện dưỡng lão Gia nã đại
– About Nursing Homes
– The House That Terror Built
– Gửi mẹ già vào trại dưỡng lão vì… hay chửi tục
– Trung tâm dưỡng lão hay chỉ là nơi “trông già”?
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Oct/2015 lúc 9:37am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 22/Oct/2015 lúc 7:52am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Oct/2015 lúc 10:29am

Người Ơi Đừng Qua Sông-My Love, Don't Cross That River Part 1   <<<<<

Người Ơi Đừng Qua Sông-My Love, Don't Cross That River Part 2


Người Ơi Đừng Qua Sông-My Love, Don't Cross That River Part 3


Người Ơi Đừng Qua Sông-My Love, Don't Cross That River Part 4


Người Ơi Đừng Qua Sông-My Love, Don't Cross That River Part 5


Người Ơi Đừng Qua Sông-My Love, Don't Cross That River Part 6



Đây là bộ phim tài liệu dài 85 phút của đạo diễn Jin Mo Young, kể về cuộc sống lãng mạn có thực của vợ chồng ông Jo Byeong Man (98 tuổi) và bà Kang Gye Yeol (89 tuổi).

Hai ông bà sống với nhau hơn 75 năm, có tổng cng 35 người con, cháu chắt nhưng vẫn sống độc lập trong một môi nhà nhỏ dưới chân núi của tỉnh Gangwon. Để thực hiện bộ phim tài liệu này, đoàn làm phim đã phải quay từ năm 2012, từ lúc ông bà khỏe mạnh cho đến tận khi ông qua đời. Bộ phim đã lấy đi nước mắt của người dân Hàn Quốc cũng như quốc tế.

Các khán giả khi xem, ai cũng khóc vì thương và vì khâm phục tình yêu vừa giản dị nhưng lại vừa sâu nặng của hai ông bà. Hai ông bà chẳng bao giờ to tiếng, đưa cho nhau cái gì cũng nói “cảm ơn bà lão, cảm ơn ông lão”.
– Ông lão ăn cơm đi
– Vâng, cảm ơn bà lão
“Ông ấy chẳng bao giờ chê cơm tôi nấu. Cho cái gì cũng khen ngon. Hôm nào đồ ăn ngon thật thì ăn nhiều, không ngon thì ăn ít”

Đang quét lá trước sân, ông bốc lá ném vào người bà. “Ơ hay cái ông lão này, sao đùa dai thế nhỉ?”, bà giận bỏ vào nhà. Ông lão ra ngoài hái hoa dại mang tặng, rồi vòng tay lên đầu móm mém “Bà lão ơi, Saranghae”. Vậy là bà lão lại nở nụ cười tươi.

Bà kể về ông: Ông ấy phải ở rể, làm quần quật như trâu, lấy tôi về lúc tôi còn bé tí. Chẳng dám đụng vào người vợ chỉ mới 14 tuổi. Vì yêu vợ, thương vợ phải về làm dâu khi còn nhỏ, nên ông lão hay có thói quen…sờ mặt bà lão khi ngủ. Cho đến tận khi già vẫn giữ thói quen đó, nhiều khi vô thức, ông lão cứ vừa ngủ vừa vuốt tóc, vuốt mũi, vuốt má bà lão, làm bà lão chẳng ngủ được.

Hai ông bà thích mặc đồ Hanbok đôi, đi đâu cũng nắm tay nhau thật chặt. Ăn gì, làm gì cũng đều có nhau.

Đến khi ông mất, bà nói trong nước mắt “Ông lão đi trước đi nhé. Giờ tôi chưa đi ngay với ông được đâu. Tôi ở lại một thời gian, rồi sẽ đi gặp ông lão. Ông lão đi khỏe nhé, chờ tôi nhé!”


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 23/Oct/2015 lúc 10:46am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2015 lúc 10:35am

lá rụng không về cội

Thứ bảy tuần rồi, ông Trương nhận được hai món quà, do ông bà sui vừa về thăm quê bên Việt Nam mang sang tặng. Hai món quà thực ra không đáng bao nhiêu tiền, nhiều lắm cũng chỉ bằng giá một tô phở bán ở Little Saigon, nhưng với ông nó lại là vô giá, đã làm ông xúc động, nghẹn ngào đến nỗi không thốt lên được hai tiếng cám ơn. Cả tuần nay, nhiều đêm ông trằn trọc mất ngủ, ban ngày ngồi thẫn thờ, hoặc chắp tay sau lưng lẩn thẩn một mình trong khuôn vườn nhỏ sau nhà, suy nghĩ mông lung.

Năm vừa rồi, con cháu đã tổ chức mừng Lễ Thượng Thọ cho ông, mặc dù ông thường cản ngăn điều ấy. Nhưng con cháu làm vậy là phải, vì gia đình ông trải qua bao đời sống trong gia phong lễ giáo, hơn nữa suốt một đời vào sinh ra tử mà ông sống được tới hôm nay cũng là lạ lắm. Con cháu không chỉ mừng ông mà còn phải cảm tạ Đất Trời.

Sinh ra ở vùng quê, một cái huyện nghèo, mà thơ mộng. Biển xanh nằm sát bên dãy trường sơn hùng vĩ, cực bắc tỉnh Khánh Hòa. Cuộc đời ông có nhiều may mắn bất ngờ. Vì sinh kế, cha mẹ ông phải vào Nam lập nghiệp. Ông được một người trí thức có lòng nhận làm dưỡng tử. Người này gốc Quảng Bình, tốt nghiệp kỹ sư công chánh từ École Centrale bên Pháp, vừa mới hồi hương và đang làm cho hãng thầu Descours &Cabaud đặc trách hai công trường xây cầu  NeakLuong và Norodom, cách thủ đô Nam Vang 6 – 10 cây số. Là “dưỡng tử” nhưng ông thường được xưng hô là “thầy trò”. Ông kỹ sư chưa lập gia đình. Để thuận tiện công việc làm, ông thuê một ngôi nhà đơn lập, nằm cạnh nhà của người bạn là một nhà giáo, và gởi gấm cậu dưỡng tử theo học. Thời đó Nam Vang không có một trường nào dành cho văn hóa Việt Nam, mà chỉ có trường Pháp và Miên. Ông kỹ sư sống ở Pháp hơn bốn mươi năm, thấm nhuần văn hóa Pháp, vì vậy “cậu bé” Trương tất nhiên chịu ảnh hưởng của người dưỡng phụ, nên học hành rất nhanh và sớm thi đỗ Diplôme.

Ngày 8 tháng 3 năm 1945, quân Nhật lật đổ chính quyền bảo hộ Pháp ở Đông Dương. Ông kỹ sư dưỡng phụ bị quân Nhật bắt đem đi mất tích. Không còn nơi nương náu, ông Trương chỉ còn con đường duy nhất là về lại quê xưa. Bảy tháng sau, quân Pháp từ Ban Mê Thuột đổ xuống đồng bằng như thế chẻ tre. Ông Trương, lúc này đã là một thanh niên, bị bắt. Khi Phòng Nhì Pháp thẩm vấn, ông đội (Phinh) thông ngôn dịch sai câu trả lời của ông Trương, làm cho viên sĩ quan Pháp hiểu lầm tức giận, đứng lên định tát vào mặt ông Trương. Nhờ lanh trí và với căn bản Pháp văn vững chãi, ông Trương trình bày tận tường sự việc,  làm cho vị sĩ quan Pháp ngạc nhiên, thán phục. Thay vì làm tù binh, ông Trương được đưa vào Nha Trang để làm thủ tục đồng hóa vào quân đội Pháp. Sau đó ông được sự giúp đỡ của một số Sĩ quan Pháp tốt nghiệp trường Võ Bị Saint Cyr, thi đỗ vào École Militaire InterArmes de Dalat (EMIAD) ( trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt). Tốt nghiệp với thứ hạng cao, ông được chọn làm huấn luyện viên cho các khóa Sinh Viên Sĩ Quan Hiện Dịch

Rồi từ ngày ấy ông biền biệt xa quê, nơi chôn nhau cắt rốn, cho tới hôm nay. Đúng ra, trong thời gian hơn sáu mươi năm ấy, ông chỉ sống ở quê mình vỏn vẹn có ba năm, khi ông bất ngờ được chọn về đây làm quận trưởng. Nhiều người cho đây là một điều may mắn. Hơn nữa lúc này là thời Đệ Nhất Công Hòa, tiêu chuẫn để chọn một quận trưởng rất khó khăn.Vậy mà khi nhận được Lệnh Bổ Nhiệm, ông đã xin từ chối. Ông biết làm việc ngay ở quê mình là một điều không dễ, bởi còn có nhiều người thân, em út trong nhà , bà con chú bác. Dù tình lý có phân minh, cũng khó tránh được đôi lời dị nghị.

Nhưng cuối cùng ông cũng phải mang balô, từ giã một tiểu đoàn thiện chiến, do chính ông dày công tổ chức và rèn luyện, về chính quê mình nhận trách nhiệm mới, nặng nề phức tạp. Lời khẩn cầu từ chối của ông không được chấp thuận. Lý do được Bộ Nội Vụ đưa ra: Ông (cố vấn) Ngô  Đình Nhu đang là dân biểu Quốc Hội (đảm trách hai quận thuộc tỉnh Khánh Hòa, trong đó có quận của ông), đề nghị Trung Ương bổ nhiệm một vị quận trưởng phải có đạo đức, lập trường kiên quyết chống Cộng, vừa có kinh nghiệm tổ chức chiến đấu vừa am tường địa hình và dân chúng trong quận. Trong danh sách những người được đề nghị, ông Trương là đối tượng duy nhất đáp ứng các tiêu chuẩn trên.

Ba năm, sau khi đã ổn định tình hình và tổ chức được một hệ thống chính quyền xã ấp cùng một lực lượng an ninh vững mạnh, xây xong một con đập lớn (Bình Trung) và ngôi trường trung học công lập đầu tiên cho quận, ông làm đơn xin được trở lại đơn vị cũ. Là một sĩ quan chiến đấu, ông không hứng thú với những thủ đoạn ở chính trường. Đơn chưa được xét, thì xảy ra cuộc đảo chính ngày 1.11.63. xóa bỏ nền Đệ Nhất Cộng Hòa một thời thịnh trị. Ông bị đám tướng tá “cách mạng” chụp cho chiếc nón Cần Lao, mặc dù ông là một phật tử ngoan đạo, thuần thành. Cuối cùng không tìm ra tội, họ phải chấp nhận đề nghị của ông: trả ông về quân đội. Ông được bỗ nhậm về Trung Đoàn 48BB biệt lập, đang quần thảo với địch quân trong Chiến khu D. Bàn giao công việc cho người kế nhiệm.Thêm một lần nữa ông phải ra đi trong thương tiếc của mọi người. Và ông cũng không ngờ, lần ra đi này cũng là lần vĩnh viễn xa quê.

Bao nhiêu năm lăn lộn ở các chiến trường, biết bao lần vào sinh ra tử, đơn vị ông đã tạo nhiều chiến thắng lẫy lừng. Bảo Quốc Huân Chương Đệ Ngũ rồi Đệ Tứ Đẳng ông được tưởng thưởng từ khi còn khá trẻ, được chính các vị nguyên thủ quốc gia trao gắn. Cũng có một thời ông được chọn về làm huấn luyện viên cho các quân trường lớn : Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, Võ Khoa Thủ Đức, Chỉ Huy Tham Mưu Đà Lạt. Ông cũng là đồng soạn giả của một số Binh Thư dành cho các cấp chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn đến trung đoàn bộ binh.

Tình hình Vùng 1 Chiến Thuật ngày càng nặng nề, từ ngày đường mòn ************ với những ống dẫn dầu từ Bắc vào Nam – không hiểu vì sao – gần như bỏ ngõ (?), để từng đoàn xe pháo Bắc quân xâm nhập. Từ những chiến trường khu D, Bình Long,  ông được điều ra tận vùng địa đầu hỏa tuyến, tái tổ chức một trung đoàn biệt lâp, với trang bị và nhiệm vụ phù hợp với một sách lược do chính cá nhân ông biên soạn lúc còn phục vụ tại Trường Chỉ Huy Tham Mưu Đà Lạt.  Đó là kế hoạch“Chữ Tâm Trong Lũy Tre Xanh” (The Hearth Within The Green Bamboo Rampart), có nghĩa là phía quốc gia phải chinh phục được niềm tin của dân làng trước (và trong) kế Hoạch Bình Định & Xây Dựng Nông Thôn. Và cũng vì chính sách lược ấy, ông được thuyên chuyển đến vùng lãnh thổ này: Hai quận Hòa Vang và Điện Bàn thuôc tỉnh Quảng Nam được cơ quan MACV đề nghị làm thí điểm cho việc thực thi kế hoạch.

Chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã tái tổ chức xong trung đoàn, lấy Tâm Lý Chiến làm hành trang cho binh sĩ mang vào vùng trách nhiệm, đến tận những nơi thâm sơn để theo dõi, bám sát và tiêu diệt các đại đơn vị Bắc quân xâm nhập. Mặc dù luôn bóp méo, viết sai sự thực, nhưng trong quân sử của đối phương không hề dám viết một dòng nào về hai Sư đoàn 304 và 324B của chúng đã đụng độ với lực lượng Hưng Quảng I của ta tại Quảng Nam. Bởi theo yêu cầu và chỉ điểm của đơn vị ông, một ngày, bốn phi vụ B52 trải thảm tại một khu vực nhỏ hẹp ở Gò Nổi (Phù Kỳ, huyện Điện Bàn) mà sau đó, các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã phải dùng Rome Plough của Sea Bee để vào chôn xác quân thù. Đủ biết số tử vong của địch cao biết chừng nào.

Trong hồi ký, Y sĩ Thiếu Tá Nguyễn Gia Thọ, nguyên là bác sĩ quân y của Trung Đoàn, đã viết về ông khi vị bác sĩ này mới về trình diện:

….Tôi có cảm tình ngay với vị chỉ huy mới, vừa lịch sự vừa dứt khoát, lệnh lạc rõ ràng, và coi quân y quan trọng cho đơn vị. Tôi hình dung lại dáng người của ông, cao gầy, mặt xương. Sau tôi biết ông là người có tú tài Pháp, sùng đạo Phật, đêm nào cũng thắp nhang khấn ngoài trời, và trong ngôn ngữ truyền tin, ông là Phượng Hoàng…..

và về chiến tích đầu tiên mà vị bác sĩ này được vinh dự góp phần, một ngày không xa sau đó:

….Kết quả cuộc tấn công của Việt Cộng: ta gần như vô sự, chỉ có Canh, xạ thủ đại liên, rớt từ chòi cao xuống, xương sống gãy một đốt đi lom khom và tôi, bị miểng đạn vạt mất mông bên trái, không ăn thua gì. Còn địch thì để lại trên một trăm xác chết ngoài hàng rào.

Sau trận đó, tôi được thưởng anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc, và chiến thương bội tinh.

Đại Tướng Hoa Kỳ Louis C. Wagner, từng là cố vấn trưởng trung đoàn, được ông Trương đề nghị ân thưởng Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, trong tập bút ký nổi tiếng Steel and Blood, đã hết lời ca ngợi trung đoàn dưới sự chỉ huy của ông.

Nhưng với ông, người Mỹ đã làm cho ông thất vọng. Từ sự trở mặt của một đồng minh cho đến cả cái tình một thời chiến hữu.

Ngoài trách nhiệm nặng nề của người anh cả một đại đơn vị, ông còn trách nhiệm của người anh cả đối với những đứa em trai không cha, mẹ già, chu cấp lo lắng cho các em học hành. Ông cũng không thể dắt díu hết bầu đoàn thê tử theo ông ra vùng lửa đạn, nên phải gởi cậu trai lớn về quê ngoại Ninh Hòa và hai cậu con trai nhỏ cho hai người em trọ học ở Nha Trang. Sau này, tất cả các em và con trai đều theo bước chân ông vào quân ngũ. Có người là sĩ quan biệt động quân, người ở hải quân, không quân.

Trung Đoàn Biệt Lập của ông trở thành một đơn vị hàng đầu thiện chiến, luôn ở tuyến đầu lửa đạn. Cuộc đời ông lại gắn chặt dưới những giao thông hào, trong những lô cốt làm bằng những bao cát (được gọi là trung tâm hành quân) và đại gia đình ông bây giờ chính là những người lính chiến dưới quyền, cùng ông sống chết, nhục vinh.

Với khả năng lãnh đạo chỉ huy, đức tính cương trực liêm khiết, cùng bao nhiêu kinh nghiệm chiến trường, ông được tướng Ngô Quang Trưởng, điều về làm Tư Lệnh Phó cho một Sư Đoàn thiện chiến vào bậc nhất miền Nam. Một Sư Đoàn đã tạo nên bao chiến tích lẫy lừng cùng những vị Tư Lệnh và nhiều cấp chỉ huy nổi danh một thời của Quân Lực: Ngô Quang Trưởng, Phạm văn Phú,   …,  Lê Huấn, Võ Toàn, …

Đầu tháng 3/75, sau khi  Ban Mê Thuột thất thủ, Quân Đoàn II có lệnh triệt thoái khỏi Cao Nguyên theo Tỉnh Lộ 7. Một cuộc lui binh tồi tệ nhất trong lịch sử chiến tranh. Tướng Ngô Quang Trưởng đau đớn nhận lệnh bỏ Quân Đoàn I,  trong khi người bạn đồng minh phủi tay và  chính quyền trung ương cùng cả một hậu phương rối ren, hổn loạn. Sư Đoàn của ông cũng cùng chịu chung số phận. Vị Tư Lệnh cùng vài vị trung đoàn trưởng tử nạn trực thăng, không ai tìm ra tung tích. Ông nhìn cả một đại gia đình tan tác mà trong lòng như có trăm ngàn vết chém. Cuối cùng ông cũng phải rời khỏi vùng đất địa đầu miền Nam, nơi có những người lính anh hùng,giẫm lên xác thù, cấm cờ trên Cổ thành Quảng Trị, có cố đô của một triều đại cũng từng một thời dẹp Bắc bình Nam, mở rộng cả một vùng giang sơn bờ cõi, nơi đã hơn 30 năm đứng vững trong bom đạn hung hãn của kẻ thù và những tranh chấp hận thù của những người nhân danh tôn giáo. Ông đã phải cắt ruột mà đi, không những chỉ bỏ lại máu xương, bao nhiêu nấm mồ đồng đội, cùng với những chiến tích vang dội một thời, mà còn cả một đứa con trai, cũng là lính chiến, rút lui theo đoàn quân lên tàu, nhưng chẳng bao giờ tới bến. Người con trai của ông đã nằm lại vĩnh viễn ở một nơi nào đó cùng với đồng đội – những chiến sĩ vô danh .

Như một phép màu, ông Trương đã được bốc đi vào đúng giờ thứ hai mươi lăm của cuộc chiến, khi địch quân cấm lá cờ oan nghiệt nửa đỏ nửa xanh trên nóc ngôi nhà ” Dinh Độc Lập”. Hôm đó người ông đi, mà hồn ông vẫn còn ở  lại trên quê nhà.

Đến Mỹ, ông tìm một nơi tạm cư vắng vẻ, cùng với một gia đình không trọn vẹn, sống âm thầm những tháng ngày còn lại. Ông tìm lãng quên trong sách vở, với những đứa cháu nội ngoại không hề biết quê hương nơi ông sinh ra và cả một đời chiến chinh và nỗi đau cắt ruột. Niềm vui duy nhất của ông bây giờ là tìm lại những đồng đội ngày xưa, nhắc nhớ nhau một thời trận mạc. Nhưng vui đó rồi lại buồn đó, khi bất chợt có ai nhắc lại tên một người đã mất hoặc vẫn còn sống mà khốn khổ lạc loài trên chính mảnh đất quê hương.

Những lúc rảnh rỗi, ông đóng cửa phòng, đọc sách, hồi tưởng lại cả một chuỗi quá khứ của đời mình, nhớ lại từng chi tiết trong các trận đánh, phân tích các điều thành bại rồi viết lại và lưu giữ trong computer. Lâu lâu ông lại mở ra đọc, nghiền ngẫm hằng giờ. Rồi thở dài. Ông tiếc thầm, vì những kinh nghiệm có được từ bao nhiêu máu xương này không còn biết đem truyền lại cho ai.

Nhiều lúc ông da diết nhớ quê, nhớ mồ mả cha mẹ tổ tiên, nhưng ông không bao giờ có ý nghĩ trở về, dù chỉ một lần, và chỉ một đôi ngày ngắn ngủi. Bởi một lý do đơn giản: ông nghĩ nơi ấy không còn là quê hương ông ngày xưa, mà chỉ còn là một vùng đất lạ lẫm, mà mỗi ngày, mỗi một phút, lũ cầm quyền vong bản, hèn mạt, bất tài, đua nhau bán rẻ quê cha đất tổ, cướp đi từng hạt cát của biển, hạt lúa của ruộng đồng, từng cành cây của rừng, từng tảng đá của núi và cả những giọt nước mắt, mồ hôi của những người dân khốn khổ, trong đó có nhiều người bà con của ông đã gần 50 năm chưa hề gặp lại. Ông cũng hổ thẹn, thấy chính mình có lỗi khi để quê nhà lọt vào tay bọn giặc man rợ, bất lương.

* * *

Suốt một tuần nay, buổi sáng nào, sau khi thức dậy, ông cũng rón rén đến bàn thờ, tìm hai món quà mà ông bà sui đã tặng : một chiếc nón lá và một bao nilon chỉ toàn là cát.

Hôm nay, ông ngồi thật lâu, dường như suy nghĩ một điều gì quan trọng lắm. Cuối cùng, ông đi tìm chiếc ghế, đứng lên đóng một cây đinh vào vách phòng khách, nơi mà trước đây ông luôn dặn dò, nhắc nhở vợ con mình không được làm điều ấy. Ông trịnh trong treo chiếc nón lá lên đó. Rồi ông lùi ra nhìn chiếc nón. Bất chợt trong nhạt nhòa nước mắt, ông nhìn thấy bóng dáng mẹ ông, nhớ tới bài văn xuôi rất học trò của ông Thanh Tịnh, mà ông đã bao lần đọc cho đám con cháu nghe đến độ thuộc lòng:

“….Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn  đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã đi lại lắm lần..”.

Ngày đầu tiên mẹ ông nắm tay dắt ông tới ngôi trường làng từ một thời rất xa xưa đó, bà cũng đội một chiếc nón lá .

Nhớ tới bao nilon cát, ông tìm một tấm nhựa mới, đổ hết cát từ trong chiếc bao hai lớp, lên tấm nhựa. Những hạt cát mà ông bà sui của ông đã hốt lên từ bãi biển ở quê ông, nơi mà thời còn nhỏ dại ông thường tụ tập tại đây tắm biển, vui đùa với đám bạn bè con nít, reo hò đón những chiếc ghe đầy cá của những bác ngư ông láng giềng trở về từ biển cả. Ông lấy cái lư hương trên bàn thờ xuống, lau chùi bên trong sạch sẽ, lót lên một tấm vải màu đỏ, rồi trịnh trọng bốc từng bốc cát bỏ vào. Những hạt cát đối với ông bây giờ là những hạt ngọc, trong lóng lánh ông tưởng chừng như bao nhiêu đôi mắt của người thân, của đồng đội, bạn bè, dù còn sống hay đã chết, bây giờ biền biệt ở nơi nào đó, mịt mờ trong cõi hư vô.

Ông chỉ bỏ vào chiếc lư hương một nửa số cát, nửa còn lại ông gói thật kỹ vào tấm vải đỏ, rồi bỏ vào trong một chiếc hôp thiếc, vốn là hộp trà kỷ niệm lễ cưới của thằng con trai út.

Ông dặn lòng, tối nay, ông sẽ thức khuya một đêm nữa, viết tờ di chúc cho vợ và các con. Cả một đời ông đã bỏ lại quê nhà, sang xứ người khi tuổi đã về chiều, ông chỉ còn biết đem hết công sức nuôi nấng, dạy dỗ các con. Trời không phụ lòng ông, tất cả con cái đều đã nên người, hiếu thảo. Mai này, khi nhắm mắt ra đi, ông cũng chẳng còn gì để lại, ngoài cuốn nhật ký ghi lại đời mình. Và bây giờ có thêm chiếc lư đồng, trong đó chỉ có những hạt cát quê hương, mà ông xem như “vật gia bảo” trên bàn thờ tiên tổ. Nửa số cát còn lại, ông cất kỹ dưới đầu giường và xin vợ con ông sẽ rắc trên di thể của ông trước khi đậy nắp quan tài.

Ông hình dung tới những chiếc lá trong cơn bão, tả tơi, tan tác, bị cuốn đi trong trời đất mênh mông, để không bao giờ được rơi về với cội. Lòng thấy xót xa. Bỗng bất chợt, ông nhìn lên bàn thờ, mắt ông sáng lên, rạng rỡ, khi nghĩ rồi đây bên cạnh mình còn có nắm cát của quê hương.

phạm tín an ninh

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Nov/2015 lúc 10:42am

Sự Bất Hiếu Ngọt Ngào 


Có một sự thật là: tình thương yêu và hy sinh vô bờ của người mẹ cho những đứa con từ khi có loài người đến nay chẳng hề thay đổi, nhưng lòng hiếu thảo của những đứa con đối với mẹ mình càng ngày càng trở thành một nguy cơ trầm trọng.


Hai bộ phim hành động Mỹ nổi tiếng mà tôi xem đi xem lại nhiều lần là Godfather và American Gangster. Và trong cả hai bộ phim đầy cảnh bắn giết này có một câu chuyện luôn luôn làm tôi thực sự xúc động. Đó là tình yêu của hai ông trùm Mafia Mỹ đối với người mẹ của mình. Lòng hiếu thảo là một chiếc thước đo đạo đức có giá trị nhất. Đó cũng là phần nhân tính cuối cùng của con người mà nếu đánh mất thì con người không còn gì để nói nữa. Có lẽ vì ý nghĩa ấy mà những nhà làm phim Hollywood đã cố níu giữ lại cho xã hội một niềm tin cuối cùng về nhân tính con người. Bởi phần nhân tính này với nhiều yếu tố là phần nhân tính khó bị suy đồi nhất.

Những năm gần đây, chúng ta phải đau đớn chứng kiến những chuyện bất hiếu. Và có những chuyện bất hiếu đã trở thành những tội ác man rợ. Đó là những câu chuyện bất hiếu đã được các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin và lên tiếng cảnh báo. Nhưng còn có một phía khác của sự bất hiếu mà chúng ta chưa lên tiếng hoặc chưa ý thức rõ về nó mà có người gọi nó bằng một cái tên “Sự bất hiếu ngọt ngào”.

“Sự bất hiếu ngọt ngào” là chỉ những đứa con có đủ điều kiện vật chất để nuôi những người mẹ. Nhưng những đứa con đó không cho mẹ mình được tham gia vào những sinh hoạt tinh thần của gia đình. Sự thật là có những bà mẹ chỉ sống giữa những đứa con như một thực thể sống tự nhiên chứ không phải là một trung tâm của tình cảm. Với lý do công việc và với muôn vàn lý do khác, những đứa con đã để mẹ mình sống cô độc ở một làng quê gần, xa nào đó hoặc ngay trong chính thành phố mà họ đang sinh sống.

Thay cho sự hiện diện của họ trước mẹ mình trong những ngày nghỉ là sự hiện diện của một gói quà và những đồng tiền. Thay cho những lời tâm sự của những đứa con với mẹ mình trong những buổi tối khó ngủ của người già là những người giúp việc được trả lương cao. Với đức hạnh của sự hy sinh vô bờ của mình, những người mẹ lại một lần nữa đã gánh chịu một cuộc sống cô đơn như vậy cho đến khi chết.

Một thời gian chúng ta có nói đến việc những đứa con gửi cha mẹ vào nhà dưỡng lão trong các nước phương Tây hoặc châu Âu. Và có không ít người quan niệm đó là sự trốn tránh trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ khi cha mẹ về già. Nhưng sau một thời gian quan sát và có nghiên cứu thực tế ở các nước đó, tôi thấy đó là cách những đứa con tìm cho cha mẹ họ một không gian thích hợp và có ý nghĩa nhất với cha mẹ khi ở tuổi già và đó cũng là một trong những văn hoá sống của các nước đó. Nhất là khi cha mẹ họ có những vấn đề của tuổi tác, sức khoẻ và tâm lý. Nhưng hầu như hàng ngày, họ gọi điện trò chuyện với cha mẹ và hàng tuần, họ vẫn đến thăm cha mẹ trong nhà dưỡng lão. Họ ở lại với cha mẹ có khi cả ngày để trò chuyện và vui chơi cùng cha mẹ.

Có những người mẹ trong những năm cuối đời chỉ mơ một giấc mơ giản dị nhưng thật đau đớn và thương cảm là có một cái Tết được ăn Tết với con cháu mình. “Con bận lắm. Nhiều khách khứa đến làm việc lắm. Mà nhà cửa bỏ đấy trộm nó vào nó khuân hết. Tết con không về được. Bà cần gì thì cứ bảo. Con sắm sửa đầy đủ cho bà”. Đấy là những ngôn từ càng ngày càng trở lên quen thuộc của những đứa con nói với mẹ mình trong một ngày cuối năm về thăm mẹ vội vã. Những lý do trên chỉ là sự bao biện cho thói ích kỷ và sự hoang hoá tình thương yêu của những đứa con đối với mẹ mình. Còn vị khách nào quan trọng hơn mẹ mình nữa? Còn của cải nào quí hơn mẹ mình nữa? Và đối với những bà mẹ, tài sản duy nhất có ý nghĩa là những đứa con.

Nhưng những đứa con đó không bao giờ hiểu được người mẹ của chúng không cần bất cứ quyền chức hay tiền bạc chúng đang có mà chỉ cần chúng ngồi xuống bên bà như thuở nhỏ đầy yếu đuối, sợ hãi và tin cậy trong sự che chở của bà hoặc thấy chúng lớn lên làm một người tốt. Nhưng chúng đã xa rời bà mà bà không có cách nào kéo chúng gần lại. Không phải chúng xa rời xa bà bởi không gian và thời gian do điều kiện sống và công việc mà chúng đang xa rời xa sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Bà đã và đang mất chúng.

Tôi đã chứng kiến một bà mẹ gần 90 tuổi mắt đã mờ lần mò làm một con gà cúng đêm giao thừa trong khi những đứa con của bà đang quây quần vui vẻ đón giao thừa với gia đình riêng của họ ở thành phố chỉ cách nơi bà ở không quá 30 km. Không có bất cứ lý do gì có thể biện minh cho những đứa con khi bỏ quên mẹ mình trong những ngày đặc biệt và quan trọng như thế.

“Sự bất hiếu ngọt ngào” còn để chỉ những đứa con bỏ quên những người mẹ trong chính ngôi nhà của họ. Nhưng những người mẹ đó không bị bỏ đói mà ngược lại được “nuôi giấu” trong một đời sống vật chất đầy đủ. Trong không ít những ngôi nhà to, đẹp và đầy đủ tiện nghi, những đứa con đã “giấu” mẹ mình mà nhiều lúc chúng ta không làm sao có thể phát hiện ra là trong ngôi nhà đó có một bà mẹ.

Có những người thi thoảng lại đến thăm bạn mình trong suốt mấy năm trời nhưng không bao giờ được gặp bà mẹ của anh ta. Anh ta đã “giấu” mẹ trong một căn phòng trên tầng 3, tầng 4 gì đó của ngôi nhà. Anh ta dậy sớm đi làm vội vã nhiều lúc không còn kịp leo lên tầng chào mẹ. Trưa thì đương nhiên anh ta không về nhà. Tối anh ta về muộn. Vợ anh ta hoặc người giúp việc đã cho bà mẹ ăn cơm trước với lý do để cụ đi nghỉ sớm kẻo mệt. Anh ta trở về nhà ăn tối cùng vợ con và chuyện trò rồi điện thoại và cuối cùng lăn ra ngủ. Có không ít ngày anh ta hoàn toàn quên mẹ mình đang sống trong cùng ngôi nhà và âm thầm mong nhìn thấy con mình và trò chuyện mấy câu với con.

Càng ngày chúng ta càng được chứng kiến những đứa con khi có khách đến chơi thì khoe hết đồ này vật nọ đắt tiền, thậm trí khoe một con chim cảnh quí hàng ngàn đô la với một giọng nói thật “say đắm” mà chẳng thấy họ khoe một người mẹ vừa ở quê ra chơi hay đang ở đâu đó trong ngôi nhà to, rộng của họ.

Có những người không bao giờ để mẹ ngồi ăn cơm cùng khi vợ chồng anh ta có khách. Có lẽ sự xuất hiện của người mẹ đã già nua không còn phù hợp với những thù tạc, những vui buồn của anh ta nữa chăng. Nhưng anh ta đâu biết rằng, có những đêm khuya bà mẹ không thể ngủ và đầy lo lắng khi nghe tiếng ho của anh ta hay khi vợ chồng anh ta to tiếng. Bà mẹ sống giữa con cháu mà như sống trong một thế giới xa lạ.

Vì thế, có không ít người mẹ đã bỏ về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ của mình. Bởi cho dù ở đó bà không được sống với những đứa con của mình thì bà cũng được sống với những gì vốn rất thân thương với bà như con chó, con mèo, cái cây, cái cối. Và thay vào sự chia sẻ, an ủi của những đứa con là sự chia sẻ và an ủi của những thứ kia kể cả những thứ vô tri vô giác. Và thực sự điều này làm cho chúng ta vô cùng xấu hổ và đau đớn.

Đức Phật dạy: Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu. Có những kẻ đánh đập, nhiếc mọc mẹ mình, có những kẻ bỏ đói, bỏ rét mẹ mình, có những kẻ xưng “bà” xưng “tôi” với mẹ mình như với một người qua đường, qua chợ… Tất cả những kẻ đó đều là kẻ có tội. Và những kẻ vẫn cho mẹ mình ăn ngon, mặc đẹp nhưng bỏ quên mẹ mình trong thế giới tình cảm của họ thì họ cũng mang tội như những kẻ nói trên.

Js. Nguyễn Quang Thiều
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.299 seconds.