Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jan/2019 lúc 7:59am

Viện Dưỡng Lão – Ngôi Nhà Cuối Cùng Của Tôi, Đọc Xong Thấy Chua Xót…

Viện dưỡng lão – ngôi nhà cuối cùng của tôi. (Ảnh: t/h)


Con người khi còn sống, nhu cầu thật sự không quá nhiều, không nên quá đặt nặng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng đều phải trả lại cho cái thế giới này! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân nhiều hơn, yêu mến bạn bè bên cạnh, để cho thế giới này vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt đẹp!


Ngày mai, tôi phải đi viện dưỡng lão…
Không phải bất đắc dĩ, thì tôi cũng không muốn đi viện dưỡng lão đâu. Nhưng mà từ khi sinh hoạt hàng ngày không còn có thể tự xoay xở, mà con gái vừa làm việc bận rộn vừa phải chăm sóc cháu trai, không rảnh để quan tâm mình, đây dường như là sự lựa chọn duy nhất đối với tôi.

Điều kiện sống ở viện dưỡng lão không tệ: Một mình một gian phòng sạch sẽ, được lắp các đồ điện đơn giản thực dụng, đầy đủ các loại phương tiện giải trí; đồ ăn cũng ngon miệng; phục vụ rất chu đáo, bày trí xung quanh cũng rất đẹp.

Tuy nhiên giá cả đắt đỏ, tiền hưu của tôi nhất định không đủ trả. Nhưng tôi còn có nhà riêng của mình, đem bán nó đi, tiền cũng không còn là vấn đề nữa. Nhưng tài sản còn lại, trong tương lai tôi muốn để dành cho con cái. Con cái lại rất hiểu chuyện, chúng nói: “Tài sản của mẹ thì mẹ tùy ý sử dụng, không cần lo cho bọn con”. Số tiền còn lại đúng là tôi muốn chuẩn bị để vào viện dưỡng lão.

Sống trong nhà, kim chỉ cái gì cũng không thiếu, rương hòm, ngăn tủ, ngăn kéo đều đầy ắp các loại đồ dùng. Quần áo bốn mùa, đồ dùng bốn mùa, chồng chất như núi; tôi thích sưu tầm, tem sưu tầm đã thành từng chồng lớn, ấm tử sa cũng đã hơn mười cái. Còn có rất nhiều vật linh tinh cất giấu, nào là ngọc bích, hạt óc chó, vật trang sức. Đặc biệt là sách, cả một mặt tường là giá sách, chật kín đầy ắp; rượu ngon thì Mao Đài, Ngũ Lương, rượu Tây cũng phải mấy bình.


Còn có nguyên bộ đồ điện gia dụng, dụng cụ nấu nướng, nồi niêu xoong chảo, củi gạo dầu muối, đủ loại đồ gia vị, nhét chật đầy phòng bếp; còn hơn chục cuốn album ảnh, nhìn một phòng tràn đầy đồ vật, tôi cũng thấy phát rầu!

Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một máy giặt, một TV, một bếp điện từ, một lò vi ba, căn bản không có chỗ để lưu giữ của cải mà mình tích lũy.

Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được, những của cải này đều là dư thừa, chúng cũng không thuộc về mình…

Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được, những của cải này đều là dư thừa. (Ảnh qua Home Security)

Tôi chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, chúng trên thực tế chỉ thuộc về thế giới này, những sinh mệnh lần lượt lướt qua ta, cũng chỉ là quần chúng.

Cố Cung là của ai, hoàng đế cho rằng là của trẫm đấy, nhưng bây giờ nó là của nhân dân, của xã hội, chỉ có thể trở thành lịch sử.
Tôi bỗng nhiên hiểu ra: Tại sao Bill Gates muốn đem cho toàn bộ tài sản của mình; tại sao Jack Ma tuyên bố muốn tặng toàn bộ đồ cất giữ cho viện bảo tàng? Đó là bởi vì bọn họ hiểu rồi: Tất cả vốn dĩ không phải của họ!

Bọn họ chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, sinh không mang theo, chết không mang đi, chi bằng tích đức làm việc thiện lưu lại phúc cho con cháu. Đó mới thật là sáng suốt!
Một phòng đồ đạc của tôi, thật muốn đem hiến tặng, nhưng lại không nỡ. Phải xử lý chúng trở thành một vấn đề khó khăn, con cháu lại chẳng dùng được bao nhiêu.

Tôi có thể tưởng tượng, lúc cháu mình đối mặt với những bảo bối tôi khổ tâm tích lũy thì sẽ đối xử thế nào: Quần áo chăn đệm toàn bộ đều vứt đi; hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ; sách bị coi như phế phẩm bán đi; đồ cất giữ không có hứng thú sẽ bị dọn sạch; đồ gỗ lim trong nhà không dùng, cũng sẽ đem bán giá rẻ. Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng: “Chỉ còn lại trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ!”

Tôi quay lại nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài bộ thích mặc; đồ dùng phòng bếp chỉ chừa lại một bộ nồi niêu chén bát. Sách chọn lấy vài cuốn đáng đọc; ấm tử sa chọn lại một cái để uống trà. Mang theo chứng minh thư, giấy chứng nhận người già, thẻ y tế, hộ khẩu, đương nhiên còn có thẻ ngân hàng, vậy là đủ rồi!

Đây chính là toàn bộ gia sản của tôi! Tôi đi rồi, từ biệt hàng xóm, đem trả ngôi nhà này lại cho thế giới này!

Đúng vậy, đời người chỉ có thể ngủ một giường, ở một gian phòng, dù nhiều hơn nữa đều là để nhìn chơi. Nhân sinh trên đời, quả thật không cần quá nhiều, đừng quá coi trọng vật chất, bởi vì tất cả cuối cùng đều phải trả lại cho thế giới này! Chi bằng xem nhiều sách, ở bên cạnh người thân, yêu mến bạn bè bên cạnh, làm cho thế giới này bởi vì có tấm lòng yêu thương của bạn mà trở nên càng tốt đẹp.

st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Feb/2019 lúc 4:11pm

Ngày xưa....

Ngày nay.....


Ngày xưa súng ngắn ngang hông
Ngày nay súng ngắn để không trong quần

Ngày xưa dùng gậy chỉ huy
Ngày nay dùng gậy khi đi dò đường

Ngày xưa ra bẩy vào ba,
Ngày nay tám tháng xả ga một lần.

Ngày xưa sàn nhẩy múa chân,
Ngày nay đi đứng phải cần ba-toong.

Ngày xưa uống cả chục lon,
Ngày nay ngủ gục nửa lon vẫn còn.

Ngày xưa ngồi lái xe con,
Ngày nay xe buýt mài mòn đôi mông.

Ngày xưa mập mạp trắng hồng,
Ngày nay xanh mét lồng ngồng bộ xương.

Ngày xưa như Tướng như Vương ,
Ngày nay thất thế như phường hát rong.

Ngày xưa đường phố long nhong,
Ngày nay ba buổi trong phòng đọc kinh.

Ngày xưa tiệc nhậu linh đình,
Ngày nay ăn uống tận tình kiêng khem.

Ngày xưa ăn Chả ăn Nem,
Ngày nay ngao ngán chẳng thèm liếc qua..

Ngày xưa quán cóc hàng quà,
Ngày nay chỉ mỗi cơm nhà mà thôi.

Ngày xưa cờ bạc liên hồi,
Ngày nay lưng mỏi không ngồi được lâu.

Ngày xưa sức mạnh như Trâu,
Ngày nay uể oải ngồi đâu ngáp ruồi.

Ngày xưa xông xáo ngược xuôi,
Ngày nay rờ rẫm đuổi ruồi không bay.

Ngày xưa qua núi vác cày,
Ngày nay nằm thở dang tay xin hòa.

Ngày xưa tiếng lớn như loa,
Ngày nay thỏ thẻ … ra .. là .. thiếu hơi!

Ngày xưa kẻ đón người mời,
Ngày nay cô lẻ vắng lời hỏi thăm.

Ngày xưa số tựa trăng rằm,
Ngày nay số tối như nằm chùm chăn.

Ngày xưa tánh nóng hung hăng,
Ngày nay ai chửi cũng nhăn răng cười.

Ngày xưa chơi giỏi , học lười,
Ngày nay siêng ngủ lại lười biếng đi.

Ngày xưa tướng tá uy nghi,
Ngày nay xộc xệch chân đi không đều.

Ngày xưa dáng dấp mỹ miều,
Ngày nay như thể dây thiều đứt ngang.

Ngày xưa phung phí bạc ngàn,
Ngày nay góp nhặt lon mang đổi tiền.

Ngày xưa vui thú cùng Tiên,
Ngày nay vui trọn một miền nồi soong.

Ngày xưa ăn mấy cũng ngon,
Ngày nay nhấm nháp hết còn muốn nhai.

Ngày xưa đấu hót dài dài,
Ngày nay mệt mỏi bái bai xin ngừng...!

MĐP

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2019 lúc 7:39am

Chọn khách sạn làm ‘viện dưỡng lão’

baomai.blogspot.com

Một ông ở Texas sắp về hưu, nhưng không muốn vào viện dưỡng lão, mà muốn sống những năm tuổi già của mình ở khách sạn.

Theo ABC News, ông Terry Robinson, cư dân thành phố Spring, Texas, năm nay 64 tuổi. Ông so sánh giá cả giữa viện dưỡng lão và khách sạn Holiday Inn, rồi quyết định chọn khách sạn này làm nơi dưỡng già của mình.

Ông ghi trên Facebook cho biết giá của viện dưỡng lão là $188/ngày. Tuy nhiên, ông Robinson được giảm giá cao niên khi ở Holiday Inn và nếu ở lâu thì chỉ có $59.23/ngày.

“Nếu vậy, tôi sẽ dư ra $128.77/ngày để ăn uống thoải mái, giặt giũ và làm được nhiều thứ khác. Khách sạn này còn có hồ bơi, phòng tập thể dục và máy giặt sấy,” ông ghi.

baomai.blogspot.com
  
Ông cho biết ở khách sạn có nhiều ưu điểm như kem đánh răng, dao cạo râu, dầu gội đầu và xà bông miễn phí. Ông còn cho hay chỉ cần bỏ ra $5 tip mỗi ngày là nhân viên sẽ phục vụ tận tình.

“Ở đây họ coi tôi như là khách, chứ không phải là bệnh nhân,” ông viết trên Facebook.

Ngoài các tiện nghi trong khách sạn, ông Robinson cho biết ở trước khách sạn này là trạm xe buýt và ông có thể đi miễn phí vì là người cao tuổi. Ông còn có thể đi xe buýt ra sân bay để ăn nhà hàng ở đó cho đổi không khí. Ông còn viết không nên ở một chỗ quá lâu và có thể sẽ ở hệ thống khách sạn Holiday Inn tại nhiều thành phố khác nhau.

Không chỉ vậy, người của khách sạn lúc nào cũng sẵn sàng bảo trì các thứ nhứ như TV, bóng đèn và thay nệm. Ông Robinson cho rằng họ lúc nào cũng chịu sửa chữa và còn xin lỗi vì làm khách không hài lòng.

baomai.blogspot.com
  
Về phần sức khỏe, ông cho biết bảo vệ hay người dọn phòng có thể đến phòng của ông nếu thấy có gì bất thường. Sau đó, họ có thể gọi cấp cứu hay nhà quàn, tùy theo tình trạng của ông lúc đó ra sao.

Chính vì vậy, ông Terry Robinson cho biết ông sẽ đón nhận những năm tuổi già của mình với nụ cười trên mặt.

baomai.blogspot.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2019 lúc 3:53pm

Thế Nào Là Bạn Già? Đây Chính Là Giải Đáp Đẹp Nhất Ta Từng Thấy


Bạn già không chỉ là danh xưng vợ chồng, còn là tri kỷ, người bạn, người yêu, người thân với ta nhất. Có thể chia sẽ đắng cay ngọt bùi, bên cạnh ta trong suốt nửa đời người, đó chính là bạn già.


Thế nào là bạn già? Đây là đáp án đẹp nhất mà ta từng thấy: Bạn già chính là trạm đến cuối cùng trong cuộc hành trình nhân sinh của mỗi chúng ta; là người tri âm cùng ta đợi ánh chiều tàn, cùng ngắm bóng hoàng hôn; đó là người tình cùng ta đồng cam cộng khổ, hiểu thấu lòng nhau; đó là người vợ, người chồng luôn nắm chặt tay, cùng sát cánh bên nhau đến trọn đời.

Bạn già là bằng hữu, là nghĩa tình lâu bền nhất
Cuộc sống có hợp tan, bạn bè có ly biệt, nhưng có một người bạn sẽ luôn ở bên cạnh, sống cùng với ta, cùng ta chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn. Người bạn này chính là bạn già.
Vợ chồng muốn hòa thuận với nhau, trước tiên cần xem nhau như bạn. Có như thế, thì dù đi qua mấy chục năm phong ba bão tố, bạn già chính là người bằng hữu hiểu ta nhất, tôn trọng và dành cho ta những khoảng trời riêng.
Họ không cưỡng cầu ta phải có cùng chung sở thích với mình, lại còn cho phép ta có những bạn bè riêng, để ta luôn sống đúng với chính mình.

Bạn già chính là tri kỷ, là người hiểu ta nhiều nhất
Nếu hỏi trên thế giới này, ai là người tri kỷ thân nhất của ta, ai hiểu rõ ta nhất? Người mà ta nghĩ đến đầu tiên chắc hẳn là người bạn già.
Ở bên nhau cả nửa thế kỷ, mỗi ngày từ khi bình minh đến lúc xế chiều, quen thuộc với hình bóng của ta nhất chính là người bạn già, quen thuộc với giọng nói của ta nhất cũng chính là người bạn già… Ta không cần mở miệng, chỉ cần một ánh nhìn, một cử chỉ, là người ấy có thể biết ta muốn biểu đạt điều gì rồi
Trên bàn luôn có món ta thích ăn, trên khay luôn có trà ta thích uống… Khi ta muốn trò chuyện, người đó có thể cùng ta nói đến ba ngày ba đêm, so với việc phải ra ngoài nói chuyện với những người không hợp cạ còn thoải mái hơn biết nhường nào.

Bạn già là người yêu, người vợ, người chồng tâm đầu ý hợp
Khi còn trẻ, mặc dù không biết lãng mạn, không thề non hẹn biển hay khắc cốt ghi tâm, chỉ biết mỗi bổn phận và nghĩa vụ làm vợ làm chồng, nhưng người yêu vẫn luôn là người yêu, lâu ngày sinh tình, không thua kém loại tình cảm yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Trong cuộc đời này, ta đi đâu, người ấy đi theo đó, không bao giờ do dự, không bao giờ oán thán. Người khác quan tâm xem ta bay có cao không, chỉ có bạn già là quan tâm ta bay có mệt không.
Hai cánh cửa chỉ dùng một ổ khóa thì cửa mới khóa được chặt; hai người cùng chung một lòng, thì tâm mới sít lại gần nhau. Trái tim của người bạn già mãi luôn ở bên ta, quan tâm ta, sưởi ấm cho ta.

Bạn già là ân nhân, tình sâu như biển cả
Chúng ta thường nói “vợ chồng ân ái”, sở dĩ chữ “ân” được đặt ở phía trước, chữ “ái” được đặt ở phía sau, là vì mối “ân tình” giữa hai vợ chồng từ lâu đã vượt xa hơn nhiều so với “tình yêu” rồi.
Không rời bỏ nhau khi nghèo khó, luôn nương tựa nhau khi khó khăn, quan tâm chăm sóc khi đau ốm, không hối tiếc gì khi dâng hiến… Nhìn lại cuộc đời này, ân tình mà người bạn đời cho ta, trừ cha mẹ ra, còn ai có thể vượt qua được?

Trên đời này, ân nhân lớn nhất chính là người bạn đời. Người bạn đời vì gia đình mà sẵn sàng cho đi tất cả. Nếu bắt buộc phải nêu ra bằng được những gì mà họ mong mỏi, thì đó chính là ta được bình an, cả nhà yên ổn!

Bạn già là người bạn đồng hành, có họ ta sẽ cảm thấy yên lòng
Không rời bỏ nhau khi nghèo khó, luôn nương tựa nhau khi khó khăn, quan tâm chăm sóc khi đau ốm, không hối tiếc gì khi dâng hiến… Nhìn lại cuộc đời này, ân tình mà người bạn đời cho ta, trừ cha mẹ ra, còn ai có thể vượt qua được?

Trên đời này, ân nhân lớn nhất chính là người bạn đời. Người bạn đời vì gia đình mà sẵn sàng cho đi tất cả. Nếu bắt buộc phải nêu ra bằng được những gì mà họ mong mỏi, thì đó chính là ta được bình an, cả nhà yên ổn!

Khi ta đến tuổi già, những thứ tiền tài kho báu, tuổi thọ đều không sao sánh được với việc có người bạn già ở bên cạnh.
Bạn già là chiếc nạng cuối cùng trên thế gian, là trang sổ tiết kiệm cuối cùng, cũng là thẻ bài quan trọng nhất của ta. Khi tỉnh dậy, nhìn thấy vầng thái dương tươi sáng của một ngày mới, ngóng thấy bóng dáng quen thuộc của người bạn già, lòng ta sẽ cảm thấy vô cùng yên bình.

Lúc đó ta mới thực sự biết rằng, người bạn già tinh tế chu đáo mới là tài sản quý giá nhất của một đời người. Hãy trân trọng yêu thương người bạn già này, đừng đợi đến ngày nào đó ta gọi một tiếng “bạn già” mà người ấy không lời hồi đáp, rồi mới bắt đầu đau lòng rơi lệ.

Bạn già là một vật báu mà cả đời này ta không thể xa rời
Khi ta già đi rồi, sẽ phát hiện rằng điều ta không thể tách rời chính là một nửa luôn ở bên cạnh, cùng ta va vấp giữa dòng đời.
Răng thi thoảng cũng cắn phải lưỡi. Tức giận bởi vì lo lắng cho đối phương; cãi vã để minh chứng rằng vẫn yêu thương. Dù cho ngày ngày đều mắng ta, ngày ngày đều phiền ta, nhưng ra ngoài rồi vẫn sẽ trở lại, đau ốm rồi vẫn sẽ chăm sóc cho ta.

Bạn già chính là chiếc chân còn lại của ta, muốn bước đi được thì không thể thiếu nhau được
Bạn bè mà không liên hệ trong một thời gian dài thì mối quan hệ sẽ dần phai nhạt. Con cái lớn rồi dần dần cũng không còn ở cạnh ta. Chỉ có vợ chồng mới có thể mãi bên cạnh nhau cho đến già.
Gọi một tiếng “Bà xã ơi” thật dễ dàng, gọi một tiếng “Bà già ơi” mới khó. Gọi một tiếng “Ông xã ơi” thật đơn giản, gọi một tiếng “Ông già ơi” thì cần cả cuộc đời.

Bạn già, chính là bàn tay đã nắm lấy tay ta trong cuộc đời này; người mà kiếp sau ta vẫn muốn đi cùng một lần nữa.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2019 lúc 8:12pm



Image%20result%20for%20beautiful%20old%20couple



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Mar/2019 lúc 5:11pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2019 lúc 4:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2019 lúc 6:19am

041414 - AN TỊNH TUỔI GIÀ   <<<<<


Image%20result%20for%20beautiful%20old%20couple


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 18/Mar/2019 lúc 6:25am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2019 lúc 7:06am


       
           


Lyrics
[Verse 1]
Don't let the old man in, I wanna leave this alone
Can't leave it up to him, he's knocking on my door
And I knew all of my life, that someday it would end
Get up and go outside, don't let the old man in
[Chorus]



Tài tử điện ảnh Mỹ nổi tiếng Clint Eastwood 
Khi còn trẻ ...

 

và lúc về già ( 88 tuổi)

 Many moons I have lived
 My body's weathered and worn
Ask yourself how would you be
If you didn't know the day you were born


[Verse 2]


    Try to love on your wife
And stay close to your friends 
  Toast each sundown with wine
Don't let the old man in
[Chorus]
Many moons I have lived
My body's weathered and worn
Ask yourself how would you be
If you didn't know the day you were born


[Verse 3]



When he rides up on his horse
And you feel that cold bitter wind

Look out your window and smile
Don't let the old man in
[Outro]
Look out your window and smile
Don't let the old man in


Ảnh minh họa Internet Google
 
                                          *****
 
  World's Most Extreme Grandpa - 90 Years old!                 
                                                 
https://www.youtube.com/watch?v=CEySick9_Rw&feature=youtu.be




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 20/Mar/2019 lúc 7:08am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2019 lúc 4:04pm

Quan Niệm "Dưỡng Nhi Đãi Lão" Có Còn Đúng Không Ở Thời Đại Này?


“Nuôi con dưỡng già” là quy luật bất thành văn từ ngàn đời này. Tuy nhiên, ngày nay khi đọc tin tức, có rất nhiều bài viết về “người già vô gia cư, con tranh chấp tài sản của bố mẹ”, bạn có nghĩ rằng quan niệm “nuôi con dưỡng già” vẫn còn đúng?

Bạn hãy xem câu chuyện bên dưới để suy ngẫm và tìm câu trả lời cho chính mình nhé.
Có một người mẹ đơn thân nuôi con, chồng bỏ đi từ sớm, cô ấy sống bằng nghề dạy học, với thu nhập khá khiêm tốn đã nuôi dưỡng con trai khôn lớn thành tài.
Lúc còn nhỏ, con trai rất ngoan ngoãn, vâng lời. Cô vất vả nuôi dạy con đến tuổi trưởng thành, và cậu con trai được đi Mỹ du học. Sau khi con trai tốt nghiệp đại học đã ở lại Mỹ làm việc, kiếm được khá nhiều tiền rồi mua nhà, và lấy vợ, sinh con, xây dựng một gia đình hạnh phúc đầm ấm.

Người mẹ già này, dự định sau khi nghỉ hưu sẽ đến Mỹ đoàn tụ cùng con trai và con dâu, hưởng phúc gia đình vui vẻ sum vầy. Chỉ ba tháng trước khi cô sắp nghỉ hưu, cô đã nhanh chóng viết một lá thư cho con trai, nói với con về nguyện vọng này.

Trong tâm cô rất đỗi vui mừng khi nghĩ đến chặng đường “nuôi con dưỡng già” của mình sắp đến hồi kết tốt đẹp, cùng những ánh mắt hâm mộ của bà con, bạn bè xung quanh. Vì thế mà một mặt cô đợi hồi âm của con, một mặt cô thu xếp bán nhà và nộp đơn nghỉ hưu.

Vào đêm trước ngày nghỉ hưu, cô nhận được thư hồi âm của con trai gửi từ Mỹ về, mở thư ra xem, trong thư có kèm một tấm ngân phiếu 30 ngàn đô la Mỹ.

Cô cảm thấy rất lạ, bởi vì từ trước đến giờ con trai không bao giờ gửi tiền về, cô vội vàng mở thư, bức thư viết rằng: “Mẹ à, sau khi vợ chồng con cùng nhau bàn bạc, quyết định là không thể đón mẹ đến Mỹ sống chung được. Cứ cho rằng mẹ có công nuôi dưỡng con trước đây, toàn bộ chi phí đó, thì tính theo giá cả thị trường bây giờ khoảng 20 ngàn đô Mỹ. Nhưng con sẽ gửi thêm một chút, là tấm chi phiếu 30 ngàn đô này. Hy vọng từ nay về sau mẹ đừng viết thư cho con nữa, cũng đừng kể lể về những việc như thế này nữa.”

Sau khi người mẹ đọc xong lá thư này thì nước mắt đầm đìa. Cô lặng im một hồi lâu, thật khó mà chấp nhận được sự thật này. Nhưng với tấm lòng người mẹ bao la như biển cả, cô không trách con trai, chỉ cảm thấy tủi phận cho một đời góa bụa. Khi trẻ đơn độc nuôi con, bây giờ cần nơi nương tựa vẫn lẻ bóng, lòng cô đau như cắt!.

Sau đó, cô tìm đến cửa Phật, và bắt đầu học Phật Pháp. Học được một thời gian, cô cảm thấy tâm thái nhẹ nhõm, suy nghĩ cũng thông mọi chuyện. Cô dùng 30 ngàn đô đó để đi du lịch khắp thế giới, lần đầu tiên trong đời, cô được mở mang tầm mắt thấy được quang cảnh thế giới này thật đẹp biết bao.

Như cởi được tất cả mọi sân si, hờn giận, cô thanh thản viết cho con trai mình một bức thư.
“Con trai à, con muốn mẹ đừng viết thư cho con nữa, thế thì, cứ xem như lá thư này là bổ sung cho bức thư con đã gửi mẹ trước đây. Mẹ nhận tấm séc rồi, cũng đã dùng nó để thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.
Trong chuyến đi này, mẹ đột nhiên cảm thấy rằng nên cảm ơn con, cảm ơn con đã giúp mẹ hiểu thấu được mọi chuyện, có thể buông bỏ nhân tâm, khiến mẹ nhận ra tình thân quyến, tình bạn và tình yêu của con người trên thế gian này đều không phải là vĩnh cửu, chỉ như như bèo dạt mây mà trôi, tất cả đều đang thay đổi từng ngày.
Nếu ngày hôm nay mẹ không thông suốt, vẫn còn ôm giữ bao nhiêu sân si, hờn giận, đau khổ thì có thể một vài năm nữa, mẹ có lẽ sẽ không sống nổi. Sự tuyệt tình của con khiến mẹ ngộ được chữ “duyên” nơi trần gian này, chẳng phải duyên hợp lại tan đó sao! Tất cả đều là vô thường!  Mẹ cũng học được cách giữ tâm mình thanh tĩnh và ung dung tự tại. Mẹ đã không còn con cái nữa, tâm đã vô lo, nên mới có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà tâm không mảy may vướng bận.”
“Thật đáng thương cho cái tâm của các bậc làm cha mẹ trên thế giới này”, vì họ luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng kết quả cuối cùng lại chưa hẳn là tốt nhất.
Có một câu nói rằng: “Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, nhà của con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ. Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là nghĩa vụ, nhưng dựa vào con là sai lầm.”

Mặc dù không phải tất cả con cái đều vô lương tâm như người con trai trong câu chuyện này. Nhưng những bậc làm cha mẹ nhất định không nên nghĩ rằng sẽ dựa vào con cái của mình. Chân thành mà nói, bạn hãy chỉ dựa vào chính bản thân mình. Con cháu nếu có hiếu thảo với bạn, thì đó cũng là phúc đức của bạn. Còn nếu chúng không hiếu thảo, thì bạn cũng không thể cưỡng cầu mà có được. Cách tốt nhất là hãy sớm lên kế hoạch “dưỡng già” ngay từ bây giờ, sẽ không bao giờ là quá muộn cả!.

st.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Mar/2019 lúc 9:37am
Trạm Cuối Cuộc Đời Bên Mỹ


 Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County..

Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ. Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.
Nhưng tư tưởng lạc quan nầy đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.
Từ tâm trạng sợ hãi nầy tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già 


vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.



Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyên trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cả tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.
Nhưng cuộc sống hanh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trể, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.
Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não.. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dandelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam  chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bà xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.
Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất.. Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vậy đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sao phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung thư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mõi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.
Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dõi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.

Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rõ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũngchịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện. Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!
Từ ngày mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7. Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng. Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngoại nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.
Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói, khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. 

 
Sau nầy mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.


Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin:
-  Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!
Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ:
-  Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?
Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?
Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mõi mòn, đến kiêt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẵng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.
Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.
Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.
Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau.

  Bà âm thầm ra đi không một lời từ giã, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưỡng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa. Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản án tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.
Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày nầy sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.
Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?
 Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.
Nursing home. 
Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!
Bạn đã chọn cho mình cách đến chưa?
Tác giả: Chú Chín Cal

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.396 seconds.