Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2018 lúc 8:39am

1911%20GuiNguoiOLaiSongthy

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2018 lúc 12:03pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2018 lúc 6:30am

Nỗi Buồn Xa Xứ


Bà Hồng sinh năm 1936, nguyên là giáo viên tiểu học lúc còn ở quê nhà. Bài viết của bà Hồng kể chuyện một chuyện buồn gia đình: bà mẹ chồng đành phải đi "trông nom con người ta" vì không thể ở nổi với vợ chồng người con trai, dù chỉ để trông nom dùm đứa cháu nội mà bà rất yêu quí.

*****
Đêm đã khuya mà tôi không tài nào chớp mắt được. Tiếng đứa con dâu nói từ ban chiều vẫn còn văng vẳng bên tai tôi:
"Anh hãy chọn lựa đi. Một là mẹ, hai là em và con, chứ em không chịu nỗi cảnh này nữa đâu!"
Tiếng thằng con trai tôi nhỏ nhẹ giải hòa:
"Thì mẹ vẫn ở nhà trông cháu, hằng ngày chúng ta đi làm từ sáng đến tối, mẹ vẫn chu toàn nhiệm vụ, nào tắm rửa, nào cho cháu ăn. Không có mẹ thì em phải thuê người giữ tụi nó, vừa tốn tiền mà lại không chắc gì cẩn thận và chu toàn hơn mẹ, phải không""
Con dâu tôi vẫn giữ lập trường của nó:
"Cẩn thận cái nổi gì" Mới tuần trước mẹ để nó bò lê bò lết ở sàn nhà, vừa bẩn lại vừa bị đụng đầu vào bàn, đau quá khóc thét lên, anh còn nhớ không" Em không chịu nổi bà già cổ hủ đó nữa đâu!"
"Em không được hỗn với mẹ".
Vừa nói, con trai tôi vừa sấn tới gần vợ nó, tay giơ cao định tát. Từ buồng trong, tôi vội vàng tông cửa chạy ra để cản ngăn thằng con kẻo nó đánh vợ thì nhất định vợ nó sẽ gọi cảnh sát và sự việc sẽ trở nên tồi tệ hơn. Nhưng may sao, tôi chưa ra đến nơi thì con tôi đã kịp dừng tay. Tánh tình nó tôi biết, thường ngày hiền lành ít nói nhưng cộc tánh, chẵng hiểu sao hôm nay, cám ơn phật trời, lại dằn được.
Tôi đứng giữa hai đứa, cất tiếng nói đầy nước mắt:
"Các con đừng cãi nhau nữa, Mẹ đã tìm được chỗ làm rồi. Một tuần nữa, người ta sẽ đến đưa mẹ đi đến nhà người ta để trông nom con người ta và ở lại đó luôn. Mẹ không muốn hai con phải vì mẹ mà chia tay, vì mẹ quá thương cháu nội của mẹ nữa."
Con trai tôi chận lời ngay:
"Không! Mẹ không phải đi đâu cả. Đây là nhà của Mẹ, mẹ cứ ở lại đây. Con không muốn mất mẹ, mất vợ thì còn..."
Tôi biết con tôi muốn nói điều gì nhưng sợ quá đà thì vợ nó lại làm ồn lên nên tôi cố mở nụ cười héo hắt:
"Thì có mất mẹ đâu mà các con lo. Thỉnh thoảng mẹ về thăm cháu, thăm con luôn. Mẹ hiểu tấm lòng hai con và mẹ không muốn hai con sống mà cứ hục hặc vì sự hiện diện của mẹ mà mất hạnh phúc."
Thế rồi tôi trở vô phòng. Bữa cơm tối diễn ra buồn tẻ. Dọn dẹp xong, tôi chơi với thằng cháu nội một lát rồi giao lại cho mẹ nó, quay vào phòng.
Tiếng chuông đồng hồ thong thả buông ba tiếng, tôi vẫn nằm chong mắt nhìn lên trần nhà. Đêm đã khuya, ngoài đường đã vắng tiếng xe qua lại. Có tiếng chim ăn đêm bay ngang qua, buông tiếng kêu rời rạc buồn tẻ. Tiếng chim lạc lõng cô đơn làm tôi liên tưởng đến thân phận mình.
Ba năm về trước, khi thằng con trai gởi thư về ngỏõ ý lập hồ sơ bảo lãnh cho tôi qua đoàn tụ, tôi viết thư từ chối ngay: "Mẹ không muốn rời bỏ quê hương, nơi có mồ mả ông bà tổ tiên nội ngoại, nhất là có nấm mồ của ba con. Ba con mất đi trong cuộc chiến, trong những ngày tàn khốc nhất để làm tròn chữ trung với tổ quốc Ba chỉ mong con, đứa con duy nhất của ba mẹ, lớn lên học hành thành đạt và nên người. Nay, con đã lấy được mãnh bằng kỹ sư nơi xứ người, đã có vợ và sắp làm cha, đó là những gì mẹ mãn nguyện lắm rồi và chắc là ba con cũng đang mỉm cười nơi chín suối."
Nhưng những lá thư sau dồn dập gởi về làm tôi không thể từ chối được cái tấm lòng hiếu thảo của nó: "Thưa mẹ, con hiểu nỗi lòng của mẹ. Từ khi ba con mất đi, dù còn tuổi xuân nhưng mẹ vẫn ở vậy thờ chồng nuôi con. Với đồng lương ít ỏi của một cô giáo tiểu học, mẹ vẫn dành cho con những gì đầy đủ nhất để khỏi thua kém bạn bè ở lớp ở trường. Con không thể nào quên được nét mặt vui tươi rạng rỡ của mẹ khi con báo tin con thi đỗ trung học. Mẹ thắp nhang trên bàn thờ ba, lâm râm khấn vái, và rồi mẹ khóc. Những giọt nước mắt sung sướng tự hào vì mẹ đã hoàn thành một phần nhiệm vụ với người đã khuất. Những cực nhọc đã qua nay đã có một phần đền đáp. Nhưng khi con xin phép cho con đi tìm việc làm khoan vào đại học, có thêm đồng lương để phụ mẹ đỡ ngược xuôi gian nan trong cuộc sống thì mẹ giận ngay: "Tôi có què quặt gì đâu mà anh phải đi làm nuôi tôi. Thôi thì anh cứ kiếm việc còn tôi thì vào chùa tôi tu." Con vội vàng thi vào đại học. Và thời cuộc dồn dập xảy ra, mẹ thôi dạy học, mở một quán nhỏ ngay trước hiên nhà, buôn bán tạp hóa. Mẹ nhịn đói nhịn khát, chắt chiu từng đồng một cho con vượt biển đi tìm tương lai. Trầy truột bốn năm lần thì con thoát. Lúc con đặt chân lên đảo Bidong thì đôi mắt mẹ đã thâm sâu vì bao nhiêu lo lắng dồn dập, vì bao đêm mất ngũ. Con nhớ những sáng trời lạnh, mẹ dậy sớm đễ ra chợ mua thêm hàng về bán, cơm nguội tối hôm qua vẫn còn trong nồi nhưng mẹ không ăn, sợ con dậy sau ăn không đủ. Mẹ thường nói với con là ăn không no thì học chữ không vô. Mẹ nhịn cho con no, mẹ chắt chiu cho con có tương lai và nay con đều có cả mà mẹ thì vẫn vò võ ở quê nhà, cò mẹ vẫn lặn lội bờ ao thì thử hỏi con có xứng đáng là con của mẹ hay không" Thưa mẹ, con tin rằng khi biết con bảo lãnh mẹ qua sum họp với con bên này thì ba con chắc rất là vui mừng lắm."
Thế rồi phỏng vấn, rồi có nhập cảnh, tôi sang Mỹ đoàn tụ với con sau gần năm trời hoàn tất thủ tục. Phải công nhận một điều là vợ chồng nó thương nhau lắm. Chúng nó có học vấn, đi làm cho những hãng có tiếng tăm, thu nhập chắc khá lắm mới có căn nhà thật lộng lẫy, trang trí toàn đồ Ý đồ Pháp mắc tiền.
Thằng cháu nội sinh ra càng làm cho không khí hạnh phúc của chúng nó thêm nhiều hơn. Nuôi thằng cháu nội hàng ngày, tôi mừng thầm trong bụng vì tông đường đã có người nối dõi. Nhưng có điều mà mãi đến giờ tôi mới nhận ra được: con dâu tôi không muốn mẹ chồng sống chung trong gia đình. Không biết nhận xét tôi có đúng hay không nhưng vì tôi là người đàn bà Việt Nam đã từng làm dâu, nhất là làm dâu trong gia đình gốc Huế cổ kính, cho nên luân lý đạo đức cổ truyền Việt Nam vẫn luôn tồn tại trong tôi.
Đáng lẽ tôi phải nhìn nhận sớm hơn cuộc sống ở Mỹ này khác nhiều hơn cuộc sống ở quê nhà thì chắc con dâu tôi không gọi tôi là "Bà già cổ hủ". Nhưng thật mà nói thì tôi hoàn toàn không giận gì nó vì tôi thương thằng con trai có hiếu của tôi, và thương thằng cháu nội mà tôi mong ước từ lâu, không muốn gia đình nó xáo trộn.
Câu chuyện ban chiều mà tôi buộc miệng nói ra bây giờ lại làm tôi lo lắng. Từ khi qua Mỹ đến nay, nào mấy khi tôi ra khỏi nhà vì mình chẳng quen biết ai. Tìm được chỗ làm chỉ là một lời nói dối mà trong lúc quá cấp bách, tâm trí tôi đã mách bảo như vậy để qua cơn sóng gió gia đình.
Chuông đồng hồ lại buông năm tiếng, tôi vẫn chưa ngủõ được, cứ trở trăn mãi. Cái nệm dày và êm mọi khi nay lại thấy cưng cứng, không thoải mái như cái chõng tre trong gian nhà nhỏ ở quê An Cựu, nhưng rồi cũng thiếp đi lúc nào cũng không biết.
Trong giấc mơ, tôi thấy một ngọn đèn nhỏ luồn lách từ hẽm này sang hẽm khác với tiếng rao khàn đục lê thê: "Ai...hột vịt lộn..." Đúng rồi, tiếng rao đêm của người bạn giáo viên dạy cùng trường, con đông mà ông chồng lại nghiện ngập nên ban ngày đi dạy, tối đi bán hột vịt lộn kiếm thêm tiền. Khi đi ngang qua nhà tôi, chi ngưng tiếng rao và cố đi nhanh, ánh đèn con hắt hiu đong đưa theo nhịp chân của chị. Đứng trong bóng tối nhìn theo bóng dáng gầy còm của chị, nước mắt tôi cứ tuôn rơi. Tôi thương chị, biết bao giờ chị mới hết khổ, hay cuộc sống hẩm hiu cứ bám lấy chị cho đến ngày chị xuôi tay nhắm mắt.
Mộng và thực, thực và mộng cứ quyện lấy nhau làm cho tôi bàng hoàng, không biết rằng mình mơ hay tỉnh. Tôi nhớ đến Cồn Hến nơi có giống bắp vừa ngọt vừa bùi, lại vừa túi tiền của người bình dân. Tôi nhớ con đường Nam Giao thẵng mà không bằng, một chiều cuối năm tôi cầm bó nhang đi thăm mộ chồng trước khi xuất cảnh. Trong cảnh vắng lặng chiều hôm, tôi nghe rõ từng tiếng chuông chùa Linh Mụ thu không. Khói nhang bay nghi ngút, tôi vừa nhỗ cỏ vừa tỉ tê trò chuyện cùng chồng: "Không biết có phải lần này là lần cuối em viếng mộ anh hay không" Thôi thì sống khôn thác thiêng, anh hãy phù hộ cho em đi đường bình an để đoàn tụ với con, để nuôi cháu nội."
Sáng hôm sau, vợ chồng nó đi làm và tôi thì trông cháu như thường lệ.
Lúc dọn dẹp phòng khách, tôi chợt nhìn thấy tờ báo Việt ngữ dưới chiếc bàn nhỏ mà thỉnh thoảng con tôi đem về để mẹ đọc giải trí. Trong tờ báo này có mục tìm việc làm và có các gia đình tìm người giữ trẻ. Tôi ghi lại những địa chỉ và số điện thoại cần thiết, gọi liên tiếp đến gia đình thứ năm mới gặp được một cô người Huế, chồng ly dị hiện sống với hai con. Tôi được ăn ở luôn trong nhà cô ấy, khi nào muốn về thăm con và cháu, cô ta sẵn sàng đưa về thăm.
Nhưng khó khăn nhất vẫn là giây phút chia tay. Một buổi sáng chủ nhật, tôi đợi hai đứa ra phòng khách rồi lên tiếng:
"Sáng nay sẽ có người đến đón mẹ về giúp trông nom nhà cửa và hai đứa trẻ. Đó là cháu gái gọi mẹ bằng dì chứ mẹ không đi ở đợ với người dưng, hai con cứ an tâm."
Thằng con trai chạy đến ôm chầm lấy mẹ và khóc rấm rức như đứa trẻ lên ba: "Rõ ràng là con bất hiếu và bất lực. Đến cuối cuộc đời mà mẹ vẫn hy sinh."
"Không con ạ, khi nào mẹ cũng hiễu con và đặt hạnh phúc của con lên trên hết, con ngoan của mẹ."
Tay tôi vỗ nhẹ lên tấm lưng vạm vỡ của nó như ngày xưa tôi từng ru nó bằng những câu ca dao trên chiếc võng đay cột ở chái nhà. Đứa con dâu mở tủ, lấy ra hai bộ quần áo, ý chừng mới mua rồi đặt vào chiếc xách tay nhỏ của tôi.
"Mẹ đem theo mấy cái này để mà thay đổi."
"Mẹ cảm ơn con."
Có tiếng chuông reo ngoài cửa. Cô gái Huế xuất hiện, khuôn mặt phúc hậu và theo lời dặn trước của tôi trên điện thoại, cô cất tiếng:
"Cháu chào Dì, chào hai em. Dì đưa cháu xách đồ dì cho."
Rồi quay sang hai đứa , cô nói tiếp:
"Hai em đừng buồn. Thỉnh thoảng chị đưa dì về thăm. Nhà chị cũng ở gần đây." Tôi vội vàng ôm hôn đứa cháu nội và như sợ nếu chậm trễ phút giây nào, tôi không thể rời khỏi nơi đây, tôi theo gót cô gái ra cửa, không quay đầu lại.
Nỗi buồn vẫn còn đó nhưng dù sao, hạnh phúc mong manh của con tôi đã tạm thời hàn gắn. Đó là niềm an ủi duy nhất của những ngày còn lại cuối đời tôi.

Lê Phạm Xuân Hồng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2018 lúc 10:19am

Một Kiếp Phù Sinh !

Fall%20Foliage%20in%20the%20Park

     Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời.. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng!

Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết:

- Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.

Bà biết Quang đã đặt mua vé máy bay hơn hai tuần trước nên chuyện mưa bão hoàn toàn là do "ý trời". Hôm Quang gọi điện thoại báo tin sẽ sang thăm và ở chơi gần một tuần lễ, bà thật vui mừng và không tin vào tai mình, nhưng vẫn thấy lo lo trong lòng nên đã hỏi lại:

- Lần này con qua thăm má lâu vậy mà sao lại đi có một mình vậy con?

Quang hiểu ý má nên nói ngay để bà yên tâm:

- Hè này ba má vợ con từ Việt Nam sang thăm và ở chơi với tụi con trong vòng ba tháng. Họ đã ở nhà con được sáu tuần rồi, giờ đây muốn đi thăm bà con ở những tiểu bang khác. Nhân tiện mấy đứa nhỏ được nghỉ hè nên vợ con sẽ dắt chúng đi chơi cùng ông bà Ngoại. Con nghĩ đây là dịp hay nhất để sang "hủ hỉ" với má ít hôm để má đỡ buồn!

     Bà có tất cả ba người con. Quang là anh cả và cũng là đứa quan tâm đến bà nhất nhưng ông trời cũng khá trớ trêu nên hai mẹ con gần như lúc nào cũng sống xa nhau. Hồi nó mới 13 tuổi đã phải theo ba xuống tàu vượt biên. Gần mười năm sau hai má con mới gặp lại thì nó đã trưởng thành và thường xuyên phải đi công tác xa nhà hai người cũng ít có dịp sống cạnh nhau. Nó là đứa vất vả với gia đình nhiều nhất và cũng là đứa có hiếu nhất trong mấy anh em.

     Ngay từ những ngày mới đặt chân lên nước Mỹ nó đã đi bỏ báo, chạy bàn làm đủ thứ việc để kiếm tiền phụ giúp ba lo cho má và hai em còn kẹt ở lại Việt Nam. Rồi đến khi xong lớp mười hai thay vì vào Đại Học thì nó lại quyết định theo khóa đào tạo chuyên viên kỷ thuật hai năm để sớm ra trường kiếm việc làm phụ giúp ba bảo lãnh một nữa gia đình sang Mỹ đoàn tụ. Phải chờ đến khi nhà cửa đã ổn định, các em đã vào đại học hết nó mới chịu quay lại trường để lấy bằng Kỷ Sư Xây Dựng.

     Hai đứa em nó thì may mắn hơn thằng anh rất nhiều vì không phải nếm mùi "vượt biên" và lúc nào cũng có mẹ bên cạnh chăm sóc. Có lẻ chính vì thế mà tụi nó không có những đức tính chịu thương, chịu khó như anh của chúng. Con gái lớn của bà sau khi xong trung học thì vào Y Khoa rồi tốt nghiệp Bác Sĩ một cách khá dễ dàng, nó ra trường hai năm sau thì kết hôn với anh chàng Mỹ trắng lớn hơn vài tuổi và cùng học chuyên ngành Giải Phẩu. Cuộc sống của hai vợ chồng nó cũng khá hạnh phúc. Bà mừng cho con gái của mình.

     Riêng thằng Út sau khi xong Đại Học ngành Tài Chính đã về đầu quân cho một hãng xe hơi khá nổi tiếng trong vùng. Làm được vài năm thì nó kết hôn với một cô Việt Nam vốn thuộc dòng danh gia quý tộc từ trước năm 1975 tại Sàigòn. Vợ chồng nó cũng khá đầm ấm. Bà cũng mừng cho thằng Út của mình.

     Tuy nhiên, điều lo lắng nhất của vợ chồng bà là Quang đã ngoài ba mươi tuổi mà vẫn chưa chịu cưới vợ. Thấy ba má cứ hối thúc chuyện vợ con thì nó bảo:

- Má ơi! Mấy cô Việt Nam lớn lên bên này nhìn cao lắm con với không tới nổi đâu, còn mấy nàng người Mỹ thì lại không phù hợp với tính cách của con. Chắc ba má còn lâu lắm mới có "cháu Nội đích tôn" để ẩm bồng!

     Ấy vậy mà chỉ vài năm sau đó khi nhà máy chuyển sang làm việc ở Florida thì Quang tình cờ quen với một cô du học sinh Việt Nam mới ra trường và đang đến hãng nó xin việc. Hai đứa quen nhau, yêu nhau và tiến đến hôn nhân như là một duyên phận được sắp xếp từ kiếp nào! Bà cũng mừng cho tụi nó quá!

     Có thể nói đây là khoảng thời gian viên mãn nhất của gia đình bà khi con cái đã lớn, đều thành đạt và có cuộc sống khá ổn định. Sau những chia cắt, mất mát, hy sinh giờ đây vợ chồng bà đã có thể mỉm cười khi thấy thành quả của mình gieo trồng bấy lâu nay đã sinh quả ngọt.

***

     Nhưng rồi tai ương hoạn nạn bỗng đổ xuống cho gia đình bà một cách bất thình lình! Mười năm trước chồng bà được phát hiện có khối u trong trong não. Bệnh trạng của ông biến chuyển quá nhanh và ông đã ra đi chỉ trong vòng vài tháng sau đó. Ông mất quá bất ngờ khiến cho bà thật sự bị hụt hẩng, biết bao dự tính mà hai vợ chồng bà đã phát thảo cho tuổi già của hai người đành phải bỏ dở dang. Năm đó bà mới 62, vẫn còn đi làm part-time nhưng vì tinh thần và sức khỏe quá suy sụp nên các con đã khuyên thôi má hãy về hưu sớm đi, tụi con đủ khả năng lo cho má mà. Bà cũng không thể nào làm khác hơn vì thấy sức khỏe của mình ngày càng xuống dốc trầm trọng!

     Khi chồng mất rồi bà mới cảm nhận hết nổi trơ trọi trên đời. Bốn mươi hai năm cùng sánh bước bên nhau, tuy có một khoảng thời gian chia cắt nhưng họ vẫn luôn tin tưởng sẽ có ngày trùng phùng..

2782%201%20MotKiepPhuSinh%20NgBichThuy%20HaDuong%20ST

     Giờ đây chỉ còn lại một mình bà lủi thủi ra vào trong căn nhà trống, bà bắt đầu thấy sợ bóng đêm, sợ một mình, sợ ngày dài và sợ cả đêm thâu. Bác sĩ cho biết bà đang bị trầm cảm nặng, trước mắt cần phải thay đổi môi trường sống thì mới mong thuyên giảm.

     Ba đứa con họp lại bàn với nhau sẽ đưa má về ở với ai? Trước tiên vợ chồng Quang có mời bà sang ở với tụi nó, bà cũng muốn lắm nhưng ngặt một nổi nó cứ đi công tác xa nhà luôn nên bà ở lại Cali vẫn hay hơn. Dẫu sao bên này bà vẫn còn hai đứa con và đám cháu Nội, Ngoại. Nhưng giữa đứa con gái và thằng Út bà sẽ chọn ai? Nhất định bà không muốn sẽ trở thành người-nước-ngoài khi sống trong gia đình của con gái mình, tụi nó nói toàn tiếng Mỹ, làm sao bà có thể hoà nhập được. Cuối cùng bà quyết định về ở với thằng Út, vợ nó đang mang bầu đứa thứ hai bà nghĩ mình sẽ có thể "hụ hợ" chúng trông chừng đám cháu Nội sau này.

     Nghĩ như thế nên bà quyết định bán căn nhà bốn phòng ngủ của mình để đưa tiền cho thằng Út mượn-vốn-làm-ăn. Với số tiền của bà cộng thêm tiền của ba má vợ, tiền vay ngân hàng và tiền dành dụm của hai vợ chồng nó bấy lâu nay cũng tạm đủ cho thằng Út "ra riêng" mở một đại lý bán xe khá khang trang. Đồng thời từ ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ hai vợ chồng nó đã mua một căn nhà trên núi thật tráng lệ.

     Lúc còn sống trong căn nhà nhỏ mỗi ngày bà còn thấy thằng Út, nhưng từ khi dọn sang nhà mới bà hầu như không thấy mặt con mình đâu nữa cả. Nó đang bơi trong cả núi công việc nên làm sao có thời gian dành cho bà! Thêm vào đó căn nhà rộng lớn thênh thang quá, nó dường như kéo tình mẹ con của bà ngày càng xa thêm. Khi thằng Út đi làm về thì bà đã an giấc, vào buổi sáng lúc bà đang lui cui lo điểm tâm sáng cho cả nhà thì nó từ trên lầu đi xuống tai vẫn áp vào cái điện thoại, nó đưa tay vẫy vẫy như chào bà rồi đi thẳng vào garage lấy xe đến chỗ làm.

     Chỉ vào dịp cuối tuần thì thằng Út mới nghỉ trọn vẹn ở nhà vào ngày Chúa Nhật. Đây là lúc nó dành thời gian cho vợ con của nó! Thường gia đình nó hay đi chơi cả ngày, khi về đến nhà thì vợ chồng con cái kéo nhau lên lầu, sau khi hỏi thăm bà vài câu xã giao lấy lệ. Mùa hè gia đình nó đi chơi xa có khi một hay hai tuần mới về.

     Bà ở nhà bơ vơ, buồn tủi, đơn độc. Lúc đó bà chỉ biết khóc thầm một mình với mây trời, hoa lá và chim chóc trong vườn.

     Còn đứa con gái của bà thì cũng không khá hơn em nó chút nào. Từ ngày bà dọn về sống với thằng Út nó chỉ ghé thăm bà "năm khi, mười họa" lấy cớ bây giờ má ở xa quá và cao quá con phải lái xe cả tiếng đồng hồ mới đến nơi. Nó luôn than thở rằng lúc này con phải vừa đi dạy, vừa làm việc trong bệnh viện nên bận lắm má à! Bà chỉ biết cười buồn mà chẳng nói được lời nào!

2782%202%20MotKiepPhuSinhNgBichThuy%20Haduong%20ST

     Khoảng thời gian này niềm vui hiếm hoi nhất của bà là mỗi lần Quang về thăm. Đó là dịp duy nhất mà gia đình cùng sum họp bên nhau. Trong một lần cả nhà đang quây quần bên bàn ăn thì bà buông đũa nhìn từng đứa con của mình rồi chậm rãi nói:

- Má xin các con hãy giúp má thực hiện ước nguyện cuối cùng của đời mình.

Mọi người bỗng im lặng và đổ dồn ánh mắt về phía bà. Quang hỏi bà với giọng khá ôn tồn:

- Chuyện gì vậy má. Má hãy nói cho mấy anh em tụi con biết ngay đi.

Bà cười buồn và chậm rãi nói:

- Má muốn vào Nursing Home ở con à! Má nghĩ trong đó sẽ tốt cho má và tốt cho cả … các con nữa. Từ nay các con không phải lo lắng nhiều cho má như trước!

     Quang im lặng suy nghĩ vài giây rồi ngẩng lên nhìn hai đứa em. Chúng nó đang cuối mặt lẫn tránh ánh mắt của anh. Quang đã hiểu ra tất cả rồi và bằng giọng khá điềm tĩnh, anh nói:

- Ngày mai chúng con sẽ chở má đi chọn Viện Dưỡng Lão. Nếu má thấy ưng ý cái nào nhất thì tụi con sẽ thu xếp cho má vào ở ngay trước khi gia đình con về lại Florida. Con hứa trong thời gian tới sẽ bay qua thăm má thường xuyên hơn.

     Sáng hôm sau thằng Út lấy cớ có hẹn với khách hàng và cô con gái của bà bảo phải trực bệnh viện nên cả hai không thể đi cùng.. Chỉ có vợ chồng Quang dẫn bà đi chọn Nursing Home. Mặc cho Quang nài nỉ khuyên bà hãy chọn một nơi "cao cấp" chút để ở nhưng bà nhất định từ chối. Cuối cùng bà đã vào sống trong Viện Dưỡng Lão này vì thấy không khí và cách phục vụ của mọi người khá chu đáo, thân thiện. Nhưng điều quan trọng nhất khiến bà đưa ra quyết định này là vì nó nằm ở khoảng giữa và không xa nhà của hai đứa con là bao, cũng tiện đường cho tụi nó có đi đâu thì dễ dàng tấp vô thăm bà.

     Những suy tính của bà tưởng sẽ khả thi nhưng suốt thời gian hơn ba năm bà sống trong Viện Dưỡng Lão cho đến nay thằng Út chỉ đến thăm bà đếm chưa đủ trên mười đầu ngón tay. Lý do nó đưa ra chính đáng quá mà, má ơi dạo này con mới mở thêm một cái chi nhánh bán xe nữa ở tiểu bang khác nên phải bay đi bay về như con thoi. Mỗi lần nó đến thăm bà chừng độ nữa tiếng là tối đa nhưng nó nói chuyện với bà thì ít mà nói với cái điện thoại của nó thì nhiều. Bà đâm ra mang mặc cảm làm phiền nó, nên có lần bà đã bảo:

- Chừng nào con có thời gian rãnh rỗi thì thu xếp vô thăm má. Má ở trong này cũng tốt lắm, các Bác Sĩ, Y Tá và nhân viên đều rất tận tình, chu đáo. Con cứ yên tâm mà lo công việc của mình.

     Thế là sau này nó chỉ nhắn tin "thăm" bà trên điện thoại là chủ yếu. Vậy cũng tốt cho nó và cả cho bà. Bà khỏi phải mong ngóng và chờ đợi những lần nó đến thăm và nếu vì lý do gì đó nó không đến được thì bà sẽ không phải buồn suốt mấy ngày liền. Thêm một điều nữa là từ ngày dọn vào đây sống bà không hề thấy bóng dáng của con dâu và ba đứa cháu Nội đâu cả. Bà nhớ ba đứa cháu của mình nhiều lắm vì bà cũng đã từng gần gũi, chăm sóc chúng suốt năm năm trời rồi còn gì. Sau này bà mới biết rằng hai vợ chồng thằng Út không muốn dẫn con vô đây thăm bà Nội vì sợ môi trường sống của người già sẽ dễ lây bệnh cho tụi nhỏ!!!

     Con gái của bà thì cũng không hơn gì em nó. Lúc trước nó hay tạt vô thăm bà trên đường đi làm về nhưng cũng chỉ là vài tháng một lần, mà lần nào nó cũng đều than rằng lúc này con bận dữ lắm vì sắp tới Mark và Ben sẽ vào Đại Học, tụi con đang cật lực kiếm tiền để chuẩn bị cho hai anh em nó vào Harvard hay Yale. Tính sơ sơ chi phí của hai đứa sau bốn năm cũng cỡ nữa triệu đô la là ít.

     Đây cũng là một lý do chính đáng nó đưa ra khi không thể vào thăm bà thường-xuyên-như-trước. Bà chỉ nuốt nước mắt vào lòng. Nhớ mới ngày nào lúc ba mẹ con còn ở lại Việt Nam, khi chồng và con trai còn ở đảo, mỗi ngày bà phải đi buôn bán nên thường gửi con cho hàng xóm ngó chừng dùm. Chiều nào về tới nhà cũng thấy hai chị em nó mếu máo đứng chờ; hôm nào bà nghỉ bán thì tụi nó mừng lắm, xúm xích bên má không rời nữa bước. Giờ đây mọi việc đã khác xưa rồi! Các con nay đã lớn. Bà thì đã già. Tụi nó cần gì ở bà nữa chứ?!

     Càng nghĩ bà càng thương cho thằng Quang. Cứ mỗi buổi chiều sau khi ra khỏi hãng là nó gọi nói chuyện với bà suốt đoạn đường lái xe về nhà. Rồi thì cách vài tháng là nó bay sang thăm bà một lần, nếu là dịp lễ thì nó đi với vợ con, thường thì nó bay sang một mình ở chơi với bà từ chiều Thứ Sáu đến chiều Chúa Nhật thì về, để sáng thứ hai đi làm sớm. Hai mẹ con tuy xa nhưng cũng thật gần. Nó là niềm an ủi duy nhất mà bà có được ở tuồi gần đất xa trời này.

***

     Vào sống trong Viện Dưỡng Lão lâu ngày bà càng thấy thương cho những người đồng cảnh ngộ như mình. Cho dù họ là Trắng, Đen, Vàng hay… "pha trộn" thì họ và bà cũng đều có chung một nổi buồn của tuổi già như nhau. Ở trong này mỗi khi ai đó có con cái sắp sửa vô thăm là dễ biết lắm.    Họ sẽ chộn rộn chàng ràng suốt từ mấy hôm trước. Họ nói năng huyên thuyên, cười đùa luôn miệng. Đó là dịp cho họ lôi những bộ cánh lâu ngày được cất kỷ trong tủ ra mặc thử, đi tới đi lui ngắm nhìn mình trong gương, như sắp chuẩn bị đi dự giải Oscar. Thiết nghĩ vào thời điểm 50 hay 60 năm trước thì buổi hẹn hò đầu tiên của họ chắc cũng chỉ hân hoan và hạnh phúc đến thế là cùng!

     Có lần một bà Mỹ Trắng sống cạnh phòng bà sang khoe rằng ngày mai con trai của bà ấy sẽ đến thăm và chở đi xem phim vì là Sinh Nhật 80 tuổi của bà. Nhiều người đã đến chúc mừng cho bà mẹ hạnh phúc này. Tới ngày hẹn, bà mẹ đó đã dậy thật sớm, ngồi trang điểm hàng giờ thật cẩn thận trước gương và thay bộ đầm mới nhất chưa một lần mặc qua rồi chờ con trai đến đón.

     Thời gian chậm rãi trôi qua một giờ, hai giờ… cho đến bốn, năm giờ đồng hồ sau bà vẫn không thấy bóng dáng con mình đâu cả. Bà sốt ruột gọi cho nó nhưng điện thoại đã tắt mất rồi!!! Cuối cùng, một nhân viên của Nursing Home với vẻ mặt đầy ái ngại đã mang đến trao cho bà một bó hoa thật lớn, thật đẹp và một tấm thiệp với biết bao lời lẽ thật hoa mỹ. Lý do con bà không đến được vì có công việc đột xuất vào giờ chót và anh ta hứa sẽ đến thăm mẹ vào một-dịp-khác.

     Bà mẹ đáng thương kia đã ôm bó hoa và chết lặng trong lòng. Không ai dám bước đến để an ủi bà một lời nào cả. Bà lẳng lặng ôm bó hoa vô phòng mình, lẳng lặng đặt nó lên giường và sáng hôm sau bà đã lẳng lặng ra đi với chiếc áo đầm mới tinh còn mặc trên người.

     Người mẹ tội nghiệp kia cũng mang một chứng bệnh tim như bà, cũng có một đứa con bận rộn như hai đứa con của bà. Tuy nhiên, sức chịu đựng của bà xem chừng tốt hơn người mẹ kia vì con gái và thằng Út cũng đã từng thất hứa với bà khá nhiều lần!!! Cũng từ sau cái chết của bà-hàng-xóm mọi người đã cảnh báo với nhau rằng không được tin bất kỳ lời hứa hão nào cả, dù cho đó là lời hứa của núm ruột mà mình đã đẻ ra!

***

     Mải lo suy nghĩ miên man mà bà quên khuấy rằng mưa ngoài trời đã tạnh từ bao giờ. Ngó nhìn đồng hồ. Ôi chao trễ quá rồi! Quang có nói khoảng ba giờ máy bay sẽ đáp xuống, con đi hành lý rất gọn nhẹ nên sẽ ra mướn xe liền; chắc trễ lắm là năm giờ con sẽ đến chỗ của má. Bây giờ đã gần tám giờ tối rồi nhưng vì mùa hè nên trời vẫn còn sáng, bà nghĩ chuyến bay của con mình chắc đã tạm hoãn ở đâu đó và có lẽ nó cũng sắp đến rồi. Bà nhìn ra cửa sổ lần nữa, những tia nắng yếu ớt bắt đầu chiếu xuyên qua các đám mây đen còn lãng đãng trên cao. Từng mảng bầu trời trong xanh dần xuất hiện sau gần một ngày lẫn trốn biệt tăm.

     Trong niềm vui mừng khôn tả bà lục trong ngăn kéo lấy thỏi son đã lâu ngày không dùng tới, bà cầm nó lên định tô phớt hồng đôi môi của mình thì mắt bà bỗng vô tình dừng lại ở cái TV đang treo trên tường. Tiếng cô xướng ngôn viên đang thông báo trong mục Breaking News cho hay chiếc máy bay mang số 707 của hãng hàng không XXX đến từ Florida đã gặp tai nạn khi đáp xuống đường băng tại phi trường Los Angeles vào lúc 3:10pm chiều hôm nay do thời tiết quá xấu. Một nhân viên của phi hành đoàn và vài hành khách đã bị thương nặng, những nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện hiện trong tình trạng khá nguy kịch. Mọi chi tiết sẽ được thông báo sau.

     Thỏi son trong tay bà rơi ngay xuống đất. Bà thấy như mọi thứ đều tối sầm lại. Ngay khi lúc đó bà nghe ngực mình đau khủng khiếp như không còn đủ hơi sức để thở. Bà cũng không còn kiểm soát được tứ chi của mình nữa nên đành để nó đổ quỵ xuống sàn nhà. Trong giây phút giữa đôi bờ sanh tử bà bỗng nghe tiếng con trai của mình gào lên thản thốt: "Má ơi! Con đây nè má!" Bà cố nhướng mắt lên nhìn gương mặt thân yêu của con mình lần sau cuối, mỉm môi cười đầy mãn nguyện với nó, rồi thanh thản từ từ khép mắt lại.

2782%203%20MotKiepPhuSinhNgBichThuy%20HaDuong%20ST

     Một chiều mưa bão trong Nursing Home có một người mẹ đã vĩnh viễn ra đi và có một đứa con đã vĩnh viễn mất mẹ!

     Chuyện bình thường cũng như bao chuyện bình thường khác đã xảy ra trên thế gian! Người ta đến cuộc đời này với những hạnh phúc, những khổ đau rất riêng và cũng rất chung để rồi lần lượt ra đi sớm hay muộn, trước hay sau … không trừ một ai!

Kiếp người vốn dĩ chỉ là duyên hợp. Chỉ là vô thường!

Nguyễn Bích Thủy



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Sep/2018 lúc 10:21am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2018 lúc 8:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Oct/2018 lúc 6:42am

Người đến tuổi lão niên nếu quản tốt 5 điều này thì con cái mới bớt lo lắng

Dai ky Nguyen- Người ta đều nói, 60 tuổi trở về sau là quãng thời gian vàng kim của đời người, mười phần đẹp đẽ lại còn quý giá. Nhưng sau tất cả là tiến vào lão niên, sẽ bắt đầu suy nghĩ về việc dưỡng già…

Hiện tại, nuôi con để sau này dưỡng lại mình là ‘điều khó nói’, vậy nên dưỡng lão chỉ có thể dựa vào tự mình mà thôi. Đợi khi mình già hơn, làm sao có thể ít việc phải nhờ cậy con cái đây? Để được như vậy thì hãy làm tốt 5 điều sau:
1. Quản lý tốt sức khỏe của mình
Người ta khi đến tuổi lão niên mà sống hạnh phúc vui vẻ, là có quan hệ đến sự tôn nghiêm của những năm tháng về sau. Nếu thân thể khỏe mạnh, có thể sinh hoạt độc lập, có thể giảm bớt sự chăm nom của người khác, giảm bớt ánh nhìn của người khác vào mình.
Thường ngày tận dụng khoảng nhàn rỗi, dùng nhiều thời gian rèn luyện thân thể; thường ngày ít tức giận, cười nhiều hơn một chút thì có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Nhất định phải quản tốt thân thể của mình. Định ra kế hoạch thích hợp cho sức khỏe chính mình, chú ý thuật dưỡng sinh, giữ gìn thân thể.
2. Quản lý tốt túi tiền của mình
Có tiền thì dễ xử lí hơn là không tiền. Người đến tuổi lão niên, muốn sống tự tại độc lập, nhất định phải quản tốt túi tiền của mình, dành cho mình tiền dưỡng lão, không nhất định là tồn tiền thành núi, nhưng nhất định phải đủ dùng.
Tiền đó là dùng cho bản thân, nhất định phải nắm trong tay mới được. Bình thường việc thu chi, chỗ nào nên giảm thì giảm, khi nào nên dùng thì dùng, còn phải cảnh giác với các chủng loại lừa gạt, để tránh tiền mất tật mang.
               
                  
               Quản lý tốt túi tiền của mình. (Ảnh: pixabay)
3. Quản tốt tình cảm của mình
Người đến tuổi lão niên, không nên quá đa cảm, đơn giản mà nói, chính là đem thâm tình lưu lại cho người bạn đời, đem thân tình cho những người bằng hữu, đem chúc phúc lưu lại cho con cháu. Con cái có gia đình của chúng, bớt can thiệp, khi cần trợ giúp thì tự chúng sẽ tìm đến cha mẹ. Đa số là sống với người bạn đời, bà ấy/ông ấy mới là cùng bạn lâu nhất, cùng bạn đi đến cuối con đường.
Bạn bè thì vui vẻ nhưng không phải càng nhiều càng tốt, người mà không hợp thì cũng đừng cưỡng cầu. Đem chân tình đối đãi với những người bạn thật tâm, thường xuyên quan tâm thăm vấn nhiều hơn, gặp gỡ nhiều hơn, còn có thể trên con đường dưỡng lão mà sưởi ấm cho nhau.
                     
Bà ấy/ông ấy mới là cùng bạn lâu nhất, đi đến cuối con đường. (Ảnh: pixabay)
4. Quản tốt tâm thái của mình
Một cá nhân sống tốt hay không thì tâm thái rất quan trọng. Nhất định phải có tâm thái tích cực, mới có thể sống tốt những năm về sau! Người ta khi về già, ngoại trừ kinh tế độc lập ra, tư tưởng càng phải độc lập. Khó hơn nữa là mọi thời khắc đều nhắc nhở mình, không được quá ỷ lại vào người khác. Có người trông nom là may mắn, nhưng mỗi người nên tự chăm sóc chính mình thì tốt hơn.
Người ta khi về già, hãy xem nhẹ danh lợi, sự việc nghĩ thoáng, xem việc sinh tử cũng không quá nặng nề. Có được tâm thái lạc quan, không than thở về tuổi già, không buồn sầu, không cần biết tuổi già đã đến. Làm một người già tươi mới như vầng dương sáng sủa, đạm bạc và rộng rãi thì hạnh phúc vui vẻ sẽ dài lâu.
                       
Một tâm thái tích cực, sẽ có thể sống tốt những năm về sau. 
(Ảnh: pixabay)
5. Quản tốt danh dự và khí tiết của mình
Danh tiết nặng tựa Thái Sơn, lợi dục nhẹ tựa lông hồng. Người ta khi về già, cũng trân trọng danh tiết, tự tôn, tự ái của mình, khiến ánh chiều sáng lạn, cảnh đêm càng mỹ hảo hơn. Học được cách cự tuyệt những người và sự việc không tốt, sẽ có thể tránh bị cuốn vào những tranh cãi không cần thiết, mới có thể gỡ xuống gánh nặng tinh thần. Trong sinh mệnh hữu hạn này, hãy sống ung dung hơn, tự tại hơn.
Dựa núi thì núi đổ, dựa người thì người cũng đi, chỉ có dựa vào bản thân mới là tốt nhất. Người ta khi về già, nhất định hãy quản tốt 5 điều này, sẽ mở ra những năm tháng tuổi già an lạc cho chính mình!

Theo life.soundofhope.org
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Oct/2018 lúc 8:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Oct/2018 lúc 8:51am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Oct/2018 lúc 11:44am

Tuổi Hưu


Tuổi hưu nào có nể ai !
Cuộc đời bước ngắn bước dài tới nơi !

Tuổi hưu là tuổi ăn chơi;
Sáng, trưa, chiều, tối hết ngồi lại đi.

Tuổi hưu là tuổi dậy thì,
Rất mê bác sĩ, thuốc gì cũng nghe.

Tuổi hưu thích gặp bạn bè;
Liền anh liền chị, dưa lê buôn dài.

Tuổi hưu là tuổi thành tài,
Được con bổ nhiệm trông vài nhân viên.

Tuổi hưu là tuổi thần tiên,
Một mình lo liệu chẳng phiền cháu con.

Tuổi hưu là tuổi trăng tròn,
Khớp xương nhức mỏi, mạch còn vữa xơ…

Tuổi hưu là tuổi mộng mơ,
Đêm đêm thao thức nằm chờ bình minh.

Tuổi hưu là tuổi si tình,
Mắt nhìn đắm đuối một hình hóa hai .

Tuổi hưu như giọt sương mai,
Tinh mơ luyện tập kéo dài tuổi xuân.

Tuổi hưu chưa muốn dừng chân,
Vẫn ham tranh luận chuyện gần chuyện xa.

Tuổi hưu ông vẫn chưa già,
Nếp nhăn trên trán, ấy là sợi yêu.

Tuổi hưu tô phấn hơi nhiều,
Cụ bà chứng tỏ tình yêu mặn mà.

Hết hưu về với ông bà,
“Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân”.
Chẳng ai sống mãi cõi trần,
Về hưu tếu táo, góp phần vui tươi.
Gặp nhau thì hãy vui cười,
           Tuổi hưu sống khỏe, vui tươi an lành !       
   
Sưu tầm 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2018 lúc 1:03pm

DI CHÚC CỦA MỘT MỐI TÌNH

 Lập%20di%20chúc%20với%20tài%20sản%20thuộc%20sở%20hữu%20chung

        THÁI , bạn tôi gần bảy mươi tuổi, vợ mất đã lâu, con cái đều ở nước ngoài, con trai cả ở Úc, hai đứa kế ở Mỹ. Trước đây anh được con cả bảo lãnh qua Úc, ở được hơn hai năm rồi quay về. Khi ra đi anh không bán nhà mà nhờ vợ chồng Tâm trông nom, nên về nước anh vẫn ở nhà mình. Căn nhà khang trang ở đường số 3, cư xá Đô Thành. 

 Thái thường tâm sự với tôi rằng không biết sau khi anh chết, căn nhà sẽ như thế nào? Với anh, căn nhà đó không chỉ là một tài sản có giá mà còn là nơi lưu giữ những kỷ niệm của vợ chồng anh, nơi đặt bàn thờ tổ tiên và vợ anh. Nhà thì có thể bán lấy tiền mang theo nhưng anh không thể mang theo những thứ thiêng liêng ấy đến xứ người. 

Căn nhà ấy trong bao nhiêu năm là tổ ấm của vợ chồng anh, bây giờ chỉ còn một mình anh với bàn thờ của vợ mà mỗi tối anh vẫn thắp hương. Vợ chồng Tâm ở tầng dưới, hằng ngày lo hai bữa cơm cho anh. Anh sống lặng lẽ như một chiếc bóng, không làm phiền gì đôi vợ chồng trẻ. Cũng may, vợ chồng Tâm rất quý anh, nên cũng có thể xem anh có một gia đình ấm cúng gồm ba thế hệ “tam đại đồng đường”. Nghe đâu Tâm là con của một người bạn cũ gửi trọ nhà anh từ khi còn theo học ngành sư phạm cho đến khi ra trường đi dạy và lập gia đình. Vợ cậu ta cũng là giáo viên trung học, họ yêu nhau từ thời sinh viên. Hai vợ chồng trẻ với đứa con trai ba tuổi mang lại sinh khí cho căn nhà. Nhờ có họ, các con anh mới yên tâm để anh quay về Việt Nam sinh sống khi anh thấy không thể thích nghi được với cuộc sống bên Úc và Mỹ. Nếu không có họ chắc anh buộc phải xa quê hương vĩnh viễn. Với anh, đó chẳng khác bị lưu đày, kéo dài cuộc sống buồn tẻ để chờ chết ở xứ người. 

Tôi không hiểu tại sao một người có học, trưởng thành ở Sài Gòn và thông thạo tiếng Anh như anh lại không thích nghi được với xã hội phương Tây. Anh bảo rằng anh sợ sự cô đơn mà ở bên đó ai cũng cô đơn. Người ta giống như những con ốc vít trong guồng máy, vận hành nhịp nhàng nhưng vô cảm và người già là những ốc vít phế thải vô dụng không thể tái chế. Đã đến thế thì anh trở về là phải. 

Tôi là bạn thân của anh từ thời học vỡ lòng ở trường làng nên chúng tôi coi nhau như ruột thịt. Tuy đã già khú đế nhưng chúng tôi vẫn xưng “mầy-tao” như hồi còn nhỏ. Có lần hai anh em đồng ý đổi cách xưng hô “anh-tôi” cho nghiêm túc vì cả hai đều đã là ông nội, ông ngoại cả rồi. Nhưng rồi chúng tôi quen miệng vẫn mầy-tao với nhau, trừ chỗ đông người hay trước mặt con cháu. Bởi gọi “anh-tôi” nghe lạ hoắc như thể chúng tôi không còn là bạn lâu đời của nhau. Chính anh là người đề nghị gọi lại mầy-tao cho nó “thân”. 

Chuyện gì riêng tư chúng tôi đều nói cho nhau biết. Nhiều lần anh đem chuyện căn nhà ra hỏi ý kiến tôi. Thật khó cho tôi vì mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, tôi biết lối nào mà bàn với bạc. Nhưng tôi cũng không thể im lặng như người ngoài cuộc bởi là chỗ thâm tình, từ nhỏ đến giờ hai chúng tôi đã chia sẻ ngọt bùi với nhau. Ngay cả khi quyết định đi kháng chiến, tôi cũng báo cho anh biết trước. Thuở đó anh là chuyên viên tài chính của VNCH. Anh ngồi yên lặng nghe tôi nói, cuối cùng,  anh bảo tôi, “Cảm ơn mầy đã báo cho tao biết một chuyện hệ trọng…Tao tôn trọng lựa chọn của mầy”. Khi chia tay anh bảo, “ Khi nào cần tao giúp, cứ bảo. Mầy có bề gì, tao sẽ chăm sóc ba má mầy…”. 

  Anh vốn không thích chính trị, cho nên khi vào đại học anh chọn ngành tài chính-ngân hàng vì cho rằng chế độ nào, thời nào cũng cần loại chuyên viên đó, nhất là sau chiến tranh những chuyên viên như anh cần cho công cuộc tái thiết đất nước. Anh không “làm quốc sự” nhưng anh cũng không phản đối bạn bè tham gia bên nầy hay bên kia, có thể gọi anh là “người Việt đứng giữa”. Anh chỉ không ưa người xấu, loại cơ hội, lưu manh bất kể đội lốt gì. Tôi quý anh ở tính trung thực của một trí thức. Sau ngày giải phóng, anh được “lưu dụng” trong ngành ngân hàng. Anh gặp không ít khó khăn để thích nghi với hệ thống mới, đến nỗi lần lượt cho các con vượt biên, nếu vợ anh không ốm đau, có lẽ anh cũng ra đi. Anh không chống đối nhưng không hòa nhập được. Tôi hiểu điều đó. Có lần tôi nói với anh “Đi hay ở, tùy mầy. Tao tôn trọng quyết định của mầy”, giống như trước đây anh nói với tôi như thế khi tôi báo cho anh tôi thoát ly tham gia Mặt trận Giải Phóng vậy. Nhưng rồi đâu cũng vào đó, dần dà anh tìm thấy niềm vui trong công việc mà anh được trọng dụng trong giai đoạn “đổi mới”, người ta cần những chuyên viên am hiểu hệ thống tài chính-ngân hàng tư bản như anh. 

Về việc nhà của anh, tôi chỉ có thể góp ý, “Theo tao, chuyện tài sản phải rõ ràng minh bạch.  Mầy là chuyên viên tài chính, chắc mầy rành hơn tao. Người ta bảo nhất hậu hôn, nhì điền thổ mà. Căn nhà của mầy ở cư xá Đô Thành giá bèo cũng cả chục tỷ, đâu có nhỏ. Bọn mình già rồi, sống nay chết mai, nếu không tính đâu cho ra đó, rủi chết bất ngờ sẽ để lại chuyện rắc rối cho con cháu. Mầy cứ viết di chúc theo ý mầy. Tao không bàn vào chi tiết cụ thể nhưng chỉ lưu ý mầy rằng nếu muốn giữ căn nhà lâu dài để làm nơi thờ cúng thì nhà phải có người làm chủ, nghĩa là người đó có đủ tư cách pháp lý, được quyền sử dụng, quyền quyết định theo đúng luật thừa kế và luật nhà đất. Nếu muốn bán để chia cho tụi nhỏ thì phải nói rõ bán và chia như thế nào cho công bằng để tránh tranh chấp. Còn chuyện thờ cúng, ăn thua người ta có lòng thành hay không chứ cúng quảy ở đâu chẳng được”. 

   Không biết bạn tôi có thực sự nghe lời khuyên của tôi hay không. Nhưng trước chuyến đi Mỹ mấy hôm anh thông báo đã làm di chúc xong rồi. Lần ấy anh qua Mỹ để thăm cháu ngoại mới sinh, vì đó là đứa cháu ngoại đầu tiên. Cũng như những chuyến đi trước, hai anh em chúng tôi uống cà phê sáng với nhau ở quán AQ quen thuộc ngay cổng cư xá Đô Thành. 

   Khi chia tay, anh bảo, “Bọn mình già rồi, nay ngồi đây với nhau chưa chắc mai có còn gặp không. Nếu không có việc gì bất trắc, hai tháng sau tao về”.  

Từ đó, lần chia tay nào anh cũng nói như thế, cứ như trối trăn. Lúc đầu tôi còn cự anh vì nói chuyện xui xẻo nhưng anh cứ đi rồi lại về, năm nầy qua năm khác vẫn khỏe mạnh nên sau nầy tôi không để ý nữa. 

   Lần ấy, anh trao cho tôi một phong thư dán kín và dặn nửa đùa nửa thực, “ Nếu tao chết bỏ xác bên ấy mầy mới mở phong thư nầy nhe. Nếu tao còn về mầy giao nó lại cho tao…”. Anh bảo tôi, “ Mầy cũng lo làm chúc thư đi thì vừa”. Tôi chỉ cười, “Mầy khỏi lo cho tao. Vợ tao trẻ hơn tao mười lăm tuổi, tao chết trước là cái chắc. Cù lần như tao nên có vợ muộn có khi lại hay. Đào hoa như mầy…cũng khổ ”. Anh sờ râu cằm lởm chởm, cười tủm tỉm. 

.Khi Thái về, tôi trả lại anh chiếc phong bì chứa di chúc. 

   Lần kế tiếp anh lại giao chúc thư cho tôi trước khi qua thăm con cả ở Úc, tôi nói đùa, “Tao giữ chúc thư cho mầy, rủi ở nhà tao chết trước thì làm sao?”. Ảnh nói tỉnh bơ, “ Đừng lo xa, tao còn giữ một bản nữa. Mầy chết thì tao tự lo…”. Tôi bồi thêm, “ Giá như tao chết trước rồi vài ngày sau mầy cũng đứt bóng, ai lo?”. Anh nhún vai, “ Thì thua. Bó tay. Nhưng đâu mà xui xẻo dữ vậy. Đến nước đó thì cứ phó cho ông trời”. Tôi chọc anh, “Hay là mầy cưới một bà sồn sồn để lo cho mầy. Tao thấy mầy còn…ngon mà…”. Anh lắc đầu, “ Tao ớn chuyện đó lắm rồi…”. 

Dần dà chuyện trao đi trao lại bản chúc thư của anh giống như một trò chơi, tạo cớ cho hai chúng tôi tán gẫu. Cái phong bì trở nên nhàu nát, tôi phải bỏ vào một túi nhựa cho khỏi hỏng mới hy vọng đến khi bạn tôi chết còn sử dụng được. Có lần tôi bảo bạn rằng tờ chúc thư giống như một giấy báo tử không đề ngày chết. Ngày nào đó người viết di chúc qua đời, phong bì sẽ được mở và chúc thư mới có hiệu lực. Ai đó sẽ mở chứ không phải người lập chúc thư mở. Tờ giấy mang những ước nguyện cuối cùng của người chết để lại cho người còn sống có liên quan được pháp luật bảo hộ nhưng thường phát sinh nhiều rắc rối. Tiền bạc, quyền lực do người chết để lại nhiều khi trở thành nguyên nhân của những bi kịch diễn ra ngay khi chưa đóng nắp quan tài, cỏ chưa phủ xanh nấm mồ người chết. Không thiếu trường hợp cha mẹ chết, con cái  bắt đầu tranh giành tài sản ngay trong đám tang. Vua băng hà, các ông hoàng tranh giành ngôi báu, chém giết nhau máu đổ đầu rơi chung quanh linh cữu nhà vua… 

 LẦN cuối cùng bạn tôi đi Mỹ. Như thường lệ, tờ di chúc lại được anh trao cho tôi. Gần hai tháng sau, một đêm tôi nhận được điện thoại của con anh từ Mỹ báo tin anh mới qua đời vì đột quỵ. Sáng sớm hôm sau, tôi vội chạy lại nhà anh. Tâm cũng đã nhận được tin buồn nên đã bày sẵn bàn thờ nơi phòng khách. Tôi thắp hương viếng anh. Nhìn tấm ảnh khổ lớn của bạn, tôi thấy lòng mình trống rỗng. Có lẽ, tôi đã chờ đợi điều đó từ khi được anh giao tờ di chúc. 

Trước khi đến viếng anh, tôi đã mở phong thư để đọc qua tờ di chúc. Tôi cẩn thận photocopy mấy bản, giữ bản chính ở nhà và mang theo một bản sao để trao Tâm. Tôi dự định khi nào các con trai của anh về tôi sẽ công khai bản chính. 

Tâm chăm chú đọc bản di chúc rồi trả lại cho tôi. Tôi lên tiếng trước: “Cháu thấy thế nào?”. Cậu ta lau nước mắt, nói: “ Dạ. Cháu biết từ lâu rồi. Mẹ cháu trước khi mất có bảo cháu là con của bố Thái…Cháu sẽ thờ cúng ông bà và bố, còn căn nhà nầy thì cháu không dám nhận vì nó thuộc về các anh chị ấy…”. Tôi hỏi thêm: “Khi còn sống, bố Thái có nói cháu là con của ông không?”. “Dạ không…Nhưng cháu biết bố rất thương cháu…”. 

Tôi biết Thái và mẹ của Tâm yêu nhau từ khi chúng tôi còn học trung học ở Qui Nhơn nhưng tôi không hiểu vì sao họ không lấy nhau được vì thời gian đó tôi công tác ở vùng giải phóng. Rồi mỗi người có gia đình riêng. Chồng của cô ấy đã tử trận trong cuộc di tản. Thái có nói cho tôi biết chuyện họ gặp lại nhau mấy năm sau khi chiến tranh kết thúc nhưng giấu nhẹm chuyện họ có con với nhau. Tình cũ không rủ cũng tới – cũng là chuyện thường tình. Nhưng tôi rất bất ngờ khi thấy anh xác nhận trong di chúc rằng Tâm là con của anh và muốn dành ngôi nhà cho Tâm để làm nơi thờ phụng. 

Ba tháng sau, hai con trai anh mang hủ tro cốt của anh về, gửi ở một chùa đâu dưới Gò Vấp. Theo yêu cầu của Tâm tôi không công bố bản di chúc, coi như nó không hề có. Còn bản chính thứ hai, các con anh ở nước ngoài có tìm thấy không, tôi chẳng quan tâm. Có điều tôi không thấy họ đả động gì đến trường hợp của Tâm, chẳng hiểu họ thực sự không biết Tâm là anh em cùng cha khác mẹ của họ hay cố tình làm lơ. Tâm cũng giữ im lặng. 

Tâm giao nhà lại cho người con trai cả của Thái. Khi dọn nhà, Tâm xin được mang theo lư hương và tấm ảnh thờ của anh. Tôi dặn Tâm khi nào giỗ bố nhớ báo tôi. 

Chắc đã có thỏa thuận trước, các con của Thái bán vội căn nhà, trích một phần trả chi phí cho chùa rồi chia đều. Rồi họ lặng lẽ ra đi. 

NAM THI


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 26/Oct/2018 lúc 1:04pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.355 seconds.