Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Nov/2017 lúc 8:08am
                 
                                 TUỔI GIÀ
                                                        
                                           -----
Tuổi già nhàn lắm, các cụ ơi!
Cầy cuốc, hôm nay dẹp hết rồi.
Flickr/Mid TM.com( aka Brent )
Rộng rãi thênh thang, nhà hai đứa, 
Thoải mái ra vào, đôi ta thôi. 
                                             
                                         Flickr /James  Neely
Tuổi già khỏe lắm, các cụ ơi!
Cái vòng danh lợi , rũ sạch rồi.

                 
Giờ đây tóc bạc, ta hai đứa,
Sáng tối nắm tay đi bộ thôi.
Tuổi già vui lắm, các cụ ơi!
Con cái giờ đây lớn cả rồi.
Nhìn qua nhìn lại, mình hai đứa
Ngày tháng đôi ta cho nhau thôi.                                 
                                                Flickr /Marser
Tuổi già thích lắm, các cụ ơi!
Cháu nội, cháu ngoại đến chơi rồi.
                  
Ông bà ôm nựng, ôi yêu quá,
Nhìn cháu tung tăng, ta vui thôi.

Tuổi già sướng lắm, các cụ ơi!
Bệnh tật bao nhiêu cũng biết rồi.
                            Flickr/MOZBOZ1
  Khoán giao tất cả cho thày thuốc,
Thanh thản, đôi ta rong chơi thôi. 
                               Flickr/ Al Berunie
                                         
Flickr/Pienw
   
Flickr/ T.S.George

Hình ảnh : Flickr


   Trương Ngọc Thạch
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2017 lúc 10:36am

Ông Ngoại Cuả Ai ?


tinh%20dau%20tinh%20cuoi
Ông Hy đứng rửa một đống bát đĩa Lena đã chồng chất từ hôm qua đến giờ mà vẫn không chịu rửa, ông ngứa mắt thế là lại ra tay.
Thằng cháu ngoại đứng bên cạnh níu áo ông:
- Ông ngoại ra chơi làm bò với con đi…
Lena từ trong vọng ra mắng con:
- Martin, không được nhõng nhẽo ông ngoại để ông ngoại rửa bát xong mới được.

Ông Hy ngừng tay cúi xuống nói với cháu:
- Ông hứa sẽ làm bò cho cháu cưỡi, đợi ông nhé cu Tèo
Lena ra ngoài cự nự:
- Ba cứ gọi nó cu Tèo hoài ai mà hiểu nổi Tèo là gì.
- Tao cũng không cần hiểu Martin là gì, cái tên thằng chồng Mễ vớ vẩn của mày đã gọi nó.
Lena xuống nước :
- Vậy thì cha con mình cùng gọi tên tiếng Mỹ trong giấy tờ của nó đi, thằng Jason nha ba. Ba rửa bát xong chơi với Jason vui vẻ con ra ngoài chút việc.
Lena đã trang điểm và chưng diện váy áo từ lúc nào, ông Hy hỏi:
- Mày lại đi đâu? Không đi tìm kiếm việc làm chỉ lo chơi bời mà không biết ngán hả?
- Ngán cảnh đi xin việc thì có đó ba, chứ ăn chơi thì không, con vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp chừng nào hết sẽ tính.
Lena đi ra cửa ông Hy nói với theo:
- Mày khôn hồn thì đừng có rước thằng nào về cái nhà này nữa nghe…
- Biết rồi. Có một câu ba dặn hoài.
Ông Hy qua Mỹ và lấy vợ muộn, người vợ sinh con ở tuổi bốn mươi, không dám sinh đẻ nữa nên chỉ có một đứa duy nhất, hai vợ chồng thương qúy con Lena như vàng như ngọc. Vợ ông bị bệnh qua đời khi Lena 10 tuổi, thương con sớm mồ côi mẹ ông Hy đã chiều chuộng chăm sóc nó từng chút một, ông nấu cơm rửa bát giặt quần áo, Lena chẳng phải động tay vào bất cứ chuyện lớn nhỏ nào. Cô bé không mẹ, cha thì bận rộn đi làm kiếm tiền, nó lớn lên hoang đàng cùng bạn bè ngoài đường nhiều hơn là ở nhà ông Hy làm sao kiểm soát nổi, nó bỏ học nhiều lần và khó khăn lắm mới tốt nghiệp xong trung học. Thế là Lena bước vào đời kiếm sống.
Với trình độ học vấn này Lena kiếm tiền ít ỏi làm ra đồng nào tiêu xài đồng đó, thậm chí không đóng góp cho ông Hy chút tiền điện nước, thực phẩm hay đồ tiêu dùng trong nhà.
Ông Hy làm công nhân hãng xưởng phải chắt chiu chi tiêu để còn trả góp tiền nhà,. Thời đó nhà rẻ nên vợ chồng ông nợ không nhiều, ông đã cần cù làm việc và trả xong căn nhà khi ông về hưu.
Ông mong ước con Lena kiếm được tấm chồng đàng hoàng để ông an vui tuổi hưu, tuổi gìa, khỏi phải lo toan tính toán như một mụ đàn bà nữa, vậy mà đùng một cái Lena bụng bầu và mang về nhà một thằng Mễ giới thiệu là chồng mình và là cha cái thai trong bụng.
Thương con ông Hy cũng phải ráng thương thằng rể bất đắc dĩ dù cái bản mặt nó ông không cảm tình chút nào.
Thằng Mễ tên Amando đẹp trai to con, ăn uống như hùm như hạm, thịt ăn cả đĩa, bia uống cả thùng, nó không thích ăn dồ Việt Nam, Lena phải nấu vài món Mễ theo sự chỉ dẫn của Amando, sau Lena chỉ dẫn lại cho…ông Hy, thế là ông biết nấu cả món Mễ cho vừa lòng con gái và thằng rể hờ.
Thằng Mễ cùng làm trong quán ba với Lena , hai đứa ăn tiêu làm sao mà tuần thì đưa ông Hy ít tiền, tuần lại …cúp, hẹn tuần sau sẽ đưa thêm mà chẳng mấy khi giữ đúng lời hứa.
Lena sinh thằng con trai giống hệt thằng bố Amando của nó, Amando gọi con là Martin, tướng tá Martin to con, gương mặt phương phi. Ông Hy là người chăm sóc tã lót bú mớm cho cháu ngoại vì sinh đẻ xong Lena giao baby cho ông ngoại để đi làm. Ông thương thằng Martin lắm, về hưu rảnh rỗi trông cháu cũng là niềm vui.
Nhưng cái hạnh phúc bé nhỏ ấy cũng không dài lâu, khi thằng Martin 2 tuổi thì Amando bỏ vợ con chuồn mất. Đứa con hoang trên giấy tờ là Jason chỉ có tên người mẹ là Lena , mà cũng chẳng phải mẹ hiền, Lena lại tiếp tục ăn chơi chẳng ngó ngàng gì đến thằng bé. Martin gần gũi ông ngoại hơn mẹ nó.
Ông Hy đã nhiều lần mắng mỏ và khuyên con gái:
- Lấy chi thằng chồng Mễ biết đâu nguồn gốc gia phả nhà nó, lần này ráng tu tâm dưỡng tánh kiếm thằng chồng Việt Nam hiền lành tử tế để sống cả đời và nhà này chỉ nấu một món ăn Việt Nam cho tao đỡ cực.
Lena hứa liều:
- OK con sẽ kiếm về thằng rể Việt Nam cho ba, nó sẽ biết ăn đồ Việt Nam của ba.
- Mày nói thế mà nghe lọt hả con kia? lấy chồng đàng hoàng chứ mang từ ngoài đường ngoài chợ về thì chồng con chỉ vài tháng vài năm….
Lena cãi:
- Sao ba nói đời là phù du không có gì bền lâu. Tình vợ chồng cũng thế thôi, đòi hỏi dài lâu làm chi, ba mặc một cái áo hoài cũng chán chứ bộ.
Cãi ngang như Lena thì ông Hy đành chịu thua, vì càng cãi càng bực mình cho cả hai và Lena lại có cớ ra ngoài đi chơi cho quên sầu.
Rửa chén bát xong ông Hy chơi với cháu như lời hứa, Ông Hy chơi bò cưỡi với thằng Jason thì có khách đến, là bà Phụng, bà trách:
- Hai ông cháu ở trong nhà mà tôi bấm chuông hoài ông mới mở cửa là sao?…
- Ngồi chơi Phụng, nó vừa cưỡi lên đầu lên cổ mình vừa hò hét làm sao tôi nghe Phụng bấm chuông cho được.
Bà Phụng chê:
- Thằng Mễ con mới 4 tuổi mà to bự làm khổ ông ngoại mày qúa đi, vài tuổi nữa ông cõng nó không nổi đó.
Ông Hy ra ghế ngồi nói chuyện với bà Phụng, thằng Jason ra ngồi tót vào lòng ông ngoại nó như sợ bà khách sẽ mang ông ngoại nó đi mất. Bà Phụng hỏi:
- Jason, cho bà nói chuyện với ông ngoại nghe.
Thằng bé gật đầu.
- Cho bà….thương ông ngoại với nghe.
Jason lắc đầu, ánh mắt nó nghi ngại nhìn bà Phụng và không vui. Bà Phụng càng muốn trêu chọc thằng bé để nhìn đôi chân mày và ánh mắt đẹp của nó cau có lại:
- Jason, ông ngoại của ai?
- Ông ngoại của Jason.
- Ông ngoại của bà Phụng nữa mà.
Nó gào lên:
- Không…không.. ông ngoại chỉ của Jason.
Ông Hy vỗ về cháu:
- Ừ, ông ngoại của Jason, cháu ra chỗ khác chơi để ông và bà Phụng nói chuyện, ông không đi mất đâu.
Jason tin ông ngoại, nó rời ông Hy và đi tìm trò chơi khác.
Bà Phụng buồn buồn:
- Ông tính đi, chẳng lẽ tôi và ông cứ làm khách khứa đến nhà thăm nhau hoài sao? Ông đã sang tên cho Lena căn nhà này rồi thì về ở bên nhà tôi, hai tâm hồn hiu quạnh trống vắng cùng nhau sưởi ấm nốt quãng đời còn lại.
Ông Hy chưa biết trả lời sao thì bà Phụng tiếp:
- Con Lena hai mươi mấy tuổi rồi, trưởng thành từ lâu rồi, không phải nó còn lên mười như khi má nó mới mất cần ông ở bên chăm sóc hầu hạ nó nữa, nó phải tự lo đời nó để ông rảnh tay sống cho đời ông chứ.
Ông Hy ngần ngừ:
- Phải chi Phụng chịu về đây ở chung với tôi thì hay biết mấy, thằng Jason sẽ có thêm …bà ngoại.
- Tôi có nhà có cửa tội chi mà phải ở chung ở đụng với con cháu ông? Con Lena chẳng là đứa con gái hiền ngoan như người khác, vui thì chớ, buồn nó đuổi tôi ra khỏi nhà. Tủi thân lắm..
Ông Hy năn nỉ:
- Bởi vậy tôi luôn dặn dò con Lena lần này kiếm thằng chồng đàng hoàng, nếu được người Việt mình thì tốt nhất, dù gì cùng dân tộc dễ cảm thông, rồi cùng lo làm ăn xây dựng hạnh phúc gia đình thì tôi mới yên tâm hưởng hạnh phúc riêng mình. Phụng đợi tôi một thời gian nữa đi…
Bà Phụng trách yêu:
- Đợi ông từ khi thằng Jason 2 tuổi đến giờ, đừng bắt tôi phải đợi cho đến khi thằng Jason lấy vợ ông mới thảnh thơi lấy tôi à nghe…
- Tôi hứa mà. Con Lena chia tay thằng Mễ 2 năm nay vẫn…chưa dắt về thằng nào . Hi vọng nó xinh đẹp thế nay mai sẽ kiếm được thằng chồng tử tế.
*******************
Ông Hy đang chăm chút cho nồi canh chua cá chép, một người bạn đi câu về đã cho ông một mớ cá chép, con lớn con nhỏ cỡ bàn tay, ông làm sạch chọn vài con lớn đem chiên ròn còn lại đem nấu canh chua, có đủ gia vị me chua gía sống, bạc hà rau om ớt đỏ. Cá tươi mà chiên ròn hay nấu canh thì ăn một miếng nhớ đời, thằng cháu ngoại Mễ của ông được ông cho ăn thử một con cá chép chiên nó thích lắm.
Có tiếng điện thoại rộn rã, ông Hy ra bốc phone và nghe tiếng con gái Lena hí hửng:
- Ba ơi, ba ở nhà nghe, lát con về cho ba một tin vui.
Ông Hy cũng hí hửng khoe với con:
- Lát con về nhà ba cũng cho con một tin vui luôn. Bảo đảm con sẽ thích.
Dứt phone ông Hy cũng nấu xong nồi canh chua, rau om gía sống và ớt hiểm lát ăn sẽ nêm vào sau. Ông dọn cơm sẵn ra bàn và nôn nao chờ đợi con gái về.
Từ khi vợ mất ông đã vừa là cha vừa là mẹ của Lena, ông biết kiếm tiền và biết làm việc nhà kể cả nữ công gia chánh, thỉnh thoảng ông khâu lại những cái cúc áo lỏng le, lên lại cái gấu quần đã sứt chỉ cho ông hay cho Lena, chuyện nấu nướng “nghề dạy nghề” từ món thường đến món cầu kỳ ông đều tập tành cho biết.
Lena từ lúc nhỏ đã quen vòi vĩnh:
- Ba, nấu canh chua giống má đi.
- Ba làm bánh bao giống má đi.
Cái gì ông cũng biết làm nên Lena chẳng phải làm gì. Bà Phụng nói nó hư cũng tại một phần ông thương yêu nuông chiều nó qúa.
Ông Hy nghe tiếng chân và tiếng người cười nói bên ngoài chắc Lena về. Nó đã vào nhà, đi bên cạnh nó là một chàng thanh niên người châu Á.
Lena trân trọng giới thiệu:
- Ba nè, đây là tin vui cho ba: anh Victor Nguyễn tức Vinh Nguyễn
Ông Hy hồi hộp ngắt lời con gái, ông lo sợ nó “tái bản” như lần mang thằng Amando về nhà giới thiệu với cái bụng bầu của nó:
- Anh Vinh Nguyễn.…là ai vậy con?
Lena hãnh diện giới thiệu:
- Anh Nguyễn văn Vinh là chồng con và là…cha của bào thai 2 tháng trong bụng con. Anh Vinh là người Việt Nam một trăm phần trăm đúng ý ba mong muốn. Còn tin vui ba dành cho con đâu?
Ông Hy hụt hẫng và thẫn thờ chỉ vào mâm cơm trên bàn:
- Đó, có món canh chua giống má con nấu khi xưa mà con rất thích…
- Anh Vinh cũng thích luôn. Từ nay ba chỉ nấu món ăn Việt Nam cho cả nhà chúng ta. Ba vui không?
Thằng …con rể Việt Nam lên tiếng:
- Con chào ba, ba khỏe không? Con sẽ ở đây với Lena , chúng ta sẽ là một gia đình nghe ba.
- Vậy chứ trước kia anh ở đâu?
Lena nhanh nhẩu trả lời thay cho người yêu:
- Anh đi bụi ở tùm lum ba ơi. Nay anh muốn dừng chân giang hồ và chúng con quyết chí cùng nhau làm lại cuộc đời tươi sáng hơn.
Hai đứa dắt nhau về phòng riêng thay đồ rồi mới ra ăn cơm trong khi ông Hy ngồi phịch xuống ghế thở dài. Trời, con Lena có bầu hồi nào mà ông không để ý, ông dù có tài ba đảm đang cách mấy cũng không thể đóng vai một người mẹ gần gũi con gái tròn vẹn được. Nhìn tướng tá thằng Vinh ông Hy linh cảm nó sẽ là thằng Amando thứ hai, ở với con gái ông một thời gian chán sẽ bỏ đi .
Chẳng biết bà Phụng gặp Lena ở đâu mà vài tuần sau đã đến nhà gặp ông Hy để kiểm chứng lại:
- Có phải con Lena có bầu không ông Hy? Nhìn cái bụng mẩy mẩy và tướng tá nó là tôi nghi liền.
Ông rầu rầu đáp:
- Tôi thấy nó khoe thế, bầu 2 tháng rồi.
Thằng Jason thấy bà Phụng nó lại ra ngồi cạnh để…canh chừng ông ngoại như mọi lần. Ông Hy tiếp:
- Lần này nó mang về thằng chồng Việt Nam nhưng coi bộ cũng không tốt lành gì, dân chơi bạt mạng Phụng ơi…
Thấy ông Hy buồn thất vọng bà Phụng ái ngại đến bên ông chưa kịp nắm tay ông an ủi thì thằng Jason đã đẩy tay bà ra:
- Ông ngoại của con, đừng đụng vào ông ngoại của con.
Ông Hy cười buồn:
- Thằng cháu Jason của tôi nói giùm tôi rồi đó Phụng, cái điệu này tôi phải babysit tiếp đứa con thứ hai của Lena chứ chẳng chơi. Coi như tôi…lỗi hẹn nhé Phụng, tôi không bao giờ là của Phụng được đâu.
Bà Phụng cũng cười buồn:
- Ông nặng tình với con với cháu qúa hèn gì con Lena cứ ỷ lại tha hồ ăn chơi, ông là điểm tựa vững chắc cho nó qúa mà, ông cho nó cả vật chất lẫn tinh thần, cho nó căn nhà, từng đồng lương hưu và cho nó tình thương yêu vô bờ bến. Ông cho nó cả cuộc đời của ông mà không dành cho tôi chút nào sao?
- Phụng thương tôi và biết là tôi thương Phụng bao nhiêu, ngoài con cháu tôi cũng cần một người phụ nữ bên cạnh để yêu thương bầu bạn lắm chứ. Nhưng hoàn cảnh gia đình tôi thế này thôi thì chúng ta cứ tiếp tục hẹn hò và đến thăm nhau là tôi hạnh phúc lắm, đừng tính tới chuyện hai đứa mình ở riêng nữa được không Phụng? Ván cờ cuối đời tôi hết đường binh rồi.
Bà Phụng cảm xúc bồi hồi:
- Vẫn còn lá bài chót ông Hy ơi, nếu thằng chồng thứ hai của Lena có bỏ vợ con ra đi thì biết đâu những trải nghiệm và tuổi đời sẽ là bài học cho Lena, không lẽ nó cứ đâm đầu vào toàn những thằng bạc tình hư đốn. Chưa qúa tam ba bận tôi còn hi vọng ông sẽ là của tôi.
Thằng Jason đã hiểu được câu cuối của bà Phụng “ông sẽ là của tôi” nó lại nhíu mày cau có:
- Ông ngoại của con, ông ngoại của con.
Bà Phụng không có thì giờ ngắm đôi mắt đẹp cau có của thằng Jason, bà tiếp tục giòng cảm xúc của mình:
- Tôi vẫn mong muốn được sống bên ông, chăm sóc cho ông để bù đắp lại ông đã hi sinh chăm sóc con cháu ông mà chẳng được Lena đáp đền ngoài thằng cháu ngoại Jason luôn quấn quýt và cần ông ngoại.
Khi bà Phụng đứng dậy cáo từ ra về bà xoa đầu thằng Jason, âu yếm:
- Bà trả ông ngoại cho Jason, nhưng bà vẫn chờ một ngày nào đó….
Bà Phụng thắm thiết nhìn ông Hy, không cần nói hết câu nhưng cả ông Hy và bà Phụng đều hiểu rằng họ vẫn mơ ước một ngày nào đó họ sẽ sống bên nhau, sẽ là của nhau cho trọn vẹn một tình yêu cuối đời.

Nguyễn Thị Thanh Dương.




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Nov/2017 lúc 10:37am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Nov/2017 lúc 8:22am

Sau Tuổi 50, Tôi Hiểu Ra Rằng, Cuộc Đời Muốn Hạnh Phúc Chính Là Làm Được 6 Chữ Này


Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng, thế giới thật rộng lớn, mà bản thân mình lại rất bé nhỏ, có những sự tình không cần phải xem nó nặng đến như vậy. Bản thân chúng ta vốn đã rất khổ, rất mệt, không cần cứ mãi chỉ trích lẫn nhau…

Con người ta, cả một đời đều đang bận rộn, mệt mỏi, bôn ba. Dù cho vất vả bao nhiêu, sau cùng vẫn có rất nhiều việc không thể hoàn thành được. Con người ta, cả một đời đều đang tằn tiện, tích cóp, dành dụm; sau cùng dù cho dè sẻn bao nhiêu, tiền bạc vẫn không bao giờ thấy đủ. Con người ta, cả một đời đều đang chịu đựng, nhường nhịn, sợ hãi; nhưng dù cho cẩn thận thế nào, ta vẫn đắc tội với không ít người.

Một đời chúng ta đều đang đọc, đang viết, đang cảm ngộ; nhưng dù có thông minh bao nhiêu, vẫn phải đối diện với không ít lần thua thiệt. Con người, cả một đời đều đang tỉnh táo, dù cho bình tĩnh bao nhiêu, cơ trí bao nhiêu; sau cùng vẫn không tránh khỏi những điều tiếc nuối.

Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng, thế giới thật rộng lớn, mà bản thân mình lại rất bé nhỏ, có những sự tình không cần phải xem nó nặng đến như vậy. Bản thân chúng ta vốn đã rất khổ, rất mệt, không cần cứ mãi chỉ trích bản thân. Đời người vốn không phải mọi chuyện đều luôn như ý, cớ chi phải cưỡng ép bản thân. Đã cố gắng hết mình rồi, dù cho kết quả thế nào cũng đều được cả. Chuyện nơi thế gian, không ai nắm chắc được vĩnh hằng.

Thế là sau tuổi 50, tôi hiểu được rằng: Đời người thật quá ngắn ngủi, không cần thiết phải tính toán quá chi li. Những việc không hiểu được, thế thì không cần phải hiểu; có những người không phỏng đoán được, thì không cần phải phỏng đoán; có những lý lẽ nghĩ không thông, thì không cần phải nghĩ ngợi thêm nữa. Những việc không vui trước đây, hãy đem nó cất giữ ở một góc xó không có ai.
Vậy nên, tự nhắc nhở bản thân mình: Tôi có thể không được hoàn mỹ, nhưng nhất định phải chân thực, tôi có thể không giàu có, nhưng nhất định phải vui vẻ!

Thế là sau tuổi 50, tôi hiểu được rằng: cuộc sống, sẽ không vì những lời oán trách của bạn mà thay đổi; đời người, sẽ không bởi bạn phiền muộn mà đổi khác. Dù bạn oán trách hay không, cuộc sống vẫn sẽ y như vậy; dù bạn có buồn hay không, đời người cũng sẽ y như thế. Oán trách nhiều, buồn phiền vẫn là bản thân; thương cảm nhiều, khổ não vẫn là chính mình.

Bạn khóc, cuộc đời sẽ không bởi vậy mà chảy nước mắt vì bạn; bạn khổ, cuộc đời sẽ không bởi vậy mà thêm phiền não.
Là con người, đâu có chuyện vạn sự đều luôn như ý, mọi việc đều luôn thuận tâm.
Trong công việc, đâu có chuyện vạn sự đều viên mãn, mọi việc đều không chút tiếc nuối.
Nếu đã như vậy, sao ta lại không mỉm cười? Nếu đã như vậy, hà tất phải phiền muộn lo âu?
Người sống ở đời, vui vẻ là một đời, sầu khổ cũng là một đời, vậy sao ta không vui sống cho đến cuối cuộc đời này?

Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được rằng: Đừng làm khó bản thân, một người, long đong khổ sở sống ở thế gian này, đừng bởi những người mình không thích mà đánh mất niềm vui, đừng bởi những người chỉ vụt thoáng qua trong sinh mệnh đó mà lưu luyến không thôi, cũng không cần phiền não với từng áng mây thoảng qua.

Hãy sống vì bản thân, dù cuộc sống cho ta điều gì, đều thản nhiên vui vẻ đón nhận, đây mới là thái độ sống tốt nhất!
Đừng làm khó bản thân, cũng đừng bắt chước người khác, hãy là chính bản thân mình, đi tốt con đường mà mình đã chọn, làm tốt những việc trong phận của mình, sống cuộc sống mà mình mong muốn.

Thế là sau tuổi 50, tôi hiểu được rằng: Với những gì bản thân không với tới được, không cần phải mong muốn thái quá, hãy để mọi chuyện thuận theo tự nhiên. Lòng mệt mỏi rồi, hãy nghe vài bản nhạc hay; trong lòng có chuyện sầu não, hãy thổ lộ với người bạn yêu thương. Mệt mỏi rồi, hãy pha cho mình một ấm trà, tìm một nơi yên tĩnh, nhắm mắt nghỉ ngơi.

Những lúc buồn phiền, tìm kiếm niềm vui, đừng đánh mất hạnh phúc. Những lúc bận rộn, hãy tranh thủ thời gian nghỉ ngơi, đừng đánh mất sức khỏe. Những lúc mệt mỏi, hãy ngừng tay lại, chớ để đánh mất niềm vui.

Thế là sau tuổi 50, tôi đã hiểu được: Đừng làm khổ bản thân, đời người chỉ mấy chục năm ngắn ngủi, bôn ba cũng được, lăn lộn cũng được, đều chỉ là nháy mắt. Không chỉ trích, không oán trách, cho bản thân một phần lạc quan, một phần bình hòa. Không cưỡng cầu, không mong mỏi thái quá, cho bản thân một phần tâm trạng thản nhiên, một phần tâm thái điềm tĩnh. Không so đo, không tính toán, giữ lại một phần tình cảm chân thành nhất trong tâm.

Không hâm mộ vầng hào quang của người khác, không chê trách thói đời nóng lạnh, cất những bước chân tự tin, kiên định với sự lựa chọn của riêng mình. Lấy tâm thái lạc quan mà sống tuổi già tốt đẹp nhất của mình!

Cuối cùng, sau tuổi 50, chúng ta hãy ghi nhớ rằng cách sống tốt nhất chính là 6 chữ: Nghĩ thông, Nhìn thoáng và Buông bỏ!
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Nov/2017 lúc 7:40am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2017 lúc 11:01am

Chuyện Phở Xe Lửa và Tuổi Già 

Hình cũ trong Phở Xe Lửa. Từ trái: Người viết, Chủ nhân Nguyễn Thế Toàn, Họa sĩ Đinh Cường.

1. Phở Xe Lửa, Chợ Eden...

Tiểu bang Virginia và các vùng phụ cận (Washington DC, Maryland) có độ bốn, năm chục nghìn người Việt, có thương xá Eden (gọi là chợ Eden) với hàng trăm cửa tiệm. Mỗi cuối tuần hoặc ngày lễ, người Việt các nơi tụ về chợ Eden để ăn uống, mua sắm và lang thang trên các hành lang chợ...cho vui.

Trước năm 1980, người Việt chưa có bao nhiêu, chợ Eden gần như hoang phế, cỏ mọc tùm lum, vài cửa hàng lèo tèo. Khi người Việt đến mướn chỗ để buôn bán, chợ trở nên sầm uất. Chủ chợ là người Do Thái, bắt đầu lên giá mướn, cứ lên giá liên tục, hiện nay hình như 50 đô la cho mỗi square foot (một năm) và có thể sẽ lên giá nữa. Tôi không biết giá đó mắc hay rẻ, nhưng đã có nhiều bà "tưng bừng khai trương" và ít lâu sau bán nhà để trả tiền mướn chỗ trước khi "âm thầm dẹp tiệm". Bà nầy rút lui thì bà kia nhào ra làm con thiêu thân. Tôi nói "bà" vì đa số các bà mở tiệm ăn. Ở nhà, nấu dở, nhưng chồng con "phải" khen ngon, các bà tưởng thật, bèn mở tiệm ăn. Để rồi mất ăn, mất ngủ và mất nhà.

Chợ Eden là chợ duy nhất ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ không có "người ngoại quốc", nghĩa là người bán, người mua và người đi chơi toàn người Việt. Hiếm hoi lắm mới thấy một bà dẫn ông chồng Mỹ đi ăn tiệm.

Chợ Eden có nhiều tiệm ăn, trong đó có tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là nhiều người lui tới, vì đó thường được làm điểm hẹn của bạn bè phương xa đến Virginia. Ông từ Florida lên, bà từ California qua, cứ hẹn gặp nhau ở tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là ai cũng biết, cũng đến đúng chỗ. Ông chủ tiệm phở tên Nguyễn Thế Toàn nhưng mọi người gọi ông là Toàn Bò, mặc dù ông ta vẫn đi trên hai chân như người bình thường.

Trong tiệm, ông dành sẵn một bàn riêng cho bạn bè. Họa sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhà văn...hoặc không "nhà" gì cả cũng có thể đến ngồi tán phét bao lâu cũng được. Lại có sẵn một bàn cờ tướng cho thiên hạ chơi, giống như quán cắt tóc bên đường ở Việt Nam vậy. Có điều lạ là ngồi vào bàn đó, không ông nhà báo nào nói về báo chí, không ông văn, thi sĩ nào nói chuyện văn chương, thi phú mà toàn những chuyện tào lao thiên địa, mỉa mai, chọc ghẹo nhau để cười với nhau. Riêng ông chủ Toàn Bò, vốn là luật sư trước 75, nên khi nói chuyện, ông ta lý luận rất vững chắc, "tam đoạn luận" đàng hoàng, cho nên dù bạn là nhà hùng biện, khi tranh luận với ông ta, bao giờ bạn cũng đuối lý. Sau khi đã chiếm thượng phong, ông ta bồi thêm một câu mỉa mai để quí vị ngồi quanh bàn cười khà khà. Nhiều ông không biết đó là giỡn chơi nên tự ái, không thèm ghé tiệm nữa.

Ông Toàn Bò không bao giờ bước ra khỏi tiệm phở. Sáng đến mở cửa tiệm, tối đóng cửa tiệm, về nhà. Quan, hôn, tang, tế... không có ông ta. Bạn là bạn thân của ông ta, lăn ra chết, chưa chắc ông ta đến vĩnh biệt bạn. Lời chia buồn trên báo thì có. Nhưng đừng tưởng ông ta không ra khỏi tiệm mà kiến thức của ông ta không được cập nhật hóa. Cứ thấy ông ta ngồi lim dim mắt mà tưởng ông ta tham thiền nhập định, chuyện thế gian gác bỏ ngoài tai. Không phải vậy. "Thiên lý nhĩ" đấy! Ngồi trong "tiệm phở" mà biết chuyện ngàn dặm. Bạn thử đến và khơi mào "Hôm qua, ông X. bị sao đó, nghe nói đã đưa vô bịnh viện rồi. Tôi định rủ vài ông nữa cùng đến thăm..." Tức khắc bạn sẽ được điều chỉnh "Trễ rồi ông ơi! Vừa tắt thở lúc một giờ sáng, đã đưa sang nhà quàng rồi. Ông có muốn chia buồn thì ghi tên vào tờ giấy đằng kia, để đưa lên báo"... Nhiều lúc thấy một ông, bà nào đó thì thầm với ông Toàn Bò. Rất có thể (có thể thôi), tình báo nước ngoài đến mua tin tối mật của nước Mỹ đấy. 

Phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là tiệm duy nhất trên nước Mỹ có một tủ sách đồ sộ và trên tường treo đầy tranh. Không phải tranh trang trí như vẽ tô phở, con cá chiên, chùm nho, chai rượu hoặc tranh tào lao, rẻ tiền... mà là tranh nghệ thuật của các họa sĩ danh tiếng. Tranh chính gốc chứ không phải bản sao. Người ta hỏi mua, ông không bán.

Hầu như họa sĩ nào đến tiệm phở của ông Toàn Bò đều phác họa cho ông ta một tấm chân dung. Bức nào cũng vẽ ông ta cười toét miệng đến mang tai. Vì dung nhan mùa hạ ông ta không khá lắm, nên gặp họa sĩ trườu tượng, ấn tượng, biểu tượng, siêu thực hoặc hậu hiện đại... thì dung nhan đó được vẽ thành của người khác. Không giống ai!

"Ủy Ban Thường Trực" (ngồi nhiều nhất) ở phở Xe Lửa cũng khá đông. Ông Cò Ly, nhà (bán) báo, có sạp báo trước cửa phở Xe Lửa, chỉ "mở cửa tiệm" sáng thứ bảy và chủ nhật, ngày thường ông bận nhổ lông mày, đấm lưng cho người đẹp. Họa sĩ Tấn Đức có tiệm khung hình giảm giá 75%. Ông Bình Gió Mới đã đóng cửa tờ Gió Mới. Ông Bạch Thái Hồ, gặp ai cũng mở máy ảnh ra, đòi chụp hình "Ngồi yên... Xong rồi! Hình sẽ đẹp lắm đấy!" Ông Ngô Đình Châu, "vũ sư điệu cha cha cha" vì bị strock, đi lạng quạng như nhảy cha cha cha. Ông nầy vừa ngồi xuống lại lò mò ra ngoài tiệm "ba mươi giây khói lửa" (hút thuốc). Ông "cựu" dược sĩ Thịnh, vô tiệm, ngồi xuống là mở máy nói. Thấy tôi thì kêu lên "Vua phịu!" (phịa?) Coi bộ ông ta giỏi như bác sĩ, bịnh gì cũng biết, thuốc gì cũng biết. Bịnh hoạn, cứ hỏi ông ta, miễn phí.

Ngày xưa, ở Việt Nam, đau đầu, nhức răng, trẻ khóc đêm...bất cứ bịnh gì, cứ ra tiệm thuốc tây khai bịnh với dược sĩ, mua thuốc về uống, công hiệu như thần. Ông bác sĩ Dương Quan Hớn, chuyên về mắt, nhưng bịnh nhân đến chữa trị phải chuẩn bị đôi tai để nghe ông ta nói liên tục những chuyện ít liên quan đến mắt. Trước đây còn có ông Giang Hữu Tuyên, chủ báo Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, nổi tiếng với bài thơ "Trời Mưa Đi Phát Báo", chưa vào tiệm đã nghe oang oang giọng ông ta. Năm kia, ông ta bị đứt gân máu và biến mất trên thế gian (quá cố).

Riêng họa sĩ Đinh Cường, tôi xin dài dòng một chút. Ông Đinh Cường rất nổi tiếng, được nhiều người viết và đọc về ông ta trên "net", trên báo vì những chuyện không ăn nhậu gì đến hội họa cả. Ông nầy ít nói nhưng vẽ thì đẹp. Ở Sài Gòn, đã có tranh giả của Đinh Cường. Người nào ra sách, thơ mà có cái tranh bìa của Đinh Cường thì tác phẩm trở nên sang trọng và giá trị ngay. Ông ta rất thiện chí, ai xin tranh bìa cũng cho, có khi đưa ra nhiều bức để người xin lựa chọn. Tôi hỏi "Phải chụp hình, sang hình tranh mình rồi đưa cho người ta. Có cà phê cà pháo gì không?" "Chỉ có tờ Đặc San Cựu Sinh Viên Hành Chánh Miền Đông có tặng chút chút để uống cà phê thôi. Nhưng tờ đó mỗi năm chỉ ra một lần!" Có thể xếp quí vị xin tranh bìa kiểu "chùa" nầy (trong đó có tôi) thuộc giai cấp bóc lột và trơ trẽn. Trơ trẽn mà tưởng như mình ban ơn cho ông ta, chỉ thiếu điều chưa nói "Ông hân hạnh lắm mới được tôi dùng tranh ông làm bìa "đại tác phẩm" của tôi đấy nhé!".

Nói thế nhưng không phải ai cũng vô ơn cả. Có nhà thơ Thái Thụy Vi, khi xin tranh bìa đều có cà phê, cũng chút chút, để tỏ lòng trân trọng và biết ơn. Ông nhà thơ nầy yêu màu tím vô cùng. Thi phẩm nào cũng tràn trề màu tím. Cái tranh bìa cũng màu tím. Một lần, đã xin được tranh bìa màu tím cho tác phẩm của mình, mấy hôm sau, nhà thơ lại xin được gặp họa sĩ ở tiệm cà phê. Trò chuyện một lúc, ông Thái Thụy Vi dúi vào tay ông Đinh Cường một tờ bạc "Cái tranh bìa đẹp lắm, nhưng nhờ anh cho thêm màu tím vào cho tím hơn nữa". Màu sắc, đậm nhạt được đánh giá bằng tiền?

Trở lại tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò. Chủ nhật nào tôi cũng rủ họa sĩ Đinh Cường ra đó uống cà phê. Tôi có viết linh tinh chút đỉnh, được quí vị ngồi ở bàn thường trực đó vinh danh là "nhà văn". Tôi khoái lắm. Sau lại được thăng cấp thành "nhà tiểu thuyết", tôi càng khoái, mặt vênh lên. Không ngờ cái mỹ danh "nhà tiểu thuyết" bị rút gọn thành "nhà tiểu". Họa sĩ Đinh Cường cũng được vinh danh là "đại họa sĩ". Cũng xứng thôi. Nhưng rồi được rút lại thành "đại họa".

Thế là mỗi khi chúng tôi bước vào tiệm phở Xe Lửa, quí vị đó nhao nhao lên "Chào nhà tiểu. Chào đại họa gia!"

2. Tuổi Già

Lần trước, tôi có kể chuyện bọn già chúng tôi, mỗi sáng chủ nhật, tụ tập trong tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò, chợ Eden, Virginia, cà phê cà pháo, nói chuyện tào lao với nhau. Cứ thế, đã gần chục năm nay rồi.

Cái bàn mà ông chủ tiệm dành riêng cho bạn bè tụ tập, đặt ở góc tiệm. Ông ta ngồi đầu bàn, coi như chủ tọa. Hai bên là hai dãy những ông nhà báo, nhà văn, nhà thơ, "nhà họa", và chẳng "nhà" gì cả, ít nhất cũng trên mười người. Đôi khi đông quá, phải ngồi bàn bên cạnh, nghếch mặt qua "đối thoại". Nói nhiều nhất là mấy ông nhà báo. Các ông "nhà" khác ít nói chỉ ngồi nghe và cười. Đó là nói thời "hoàng kim", cách nay đã lâu chứ bây giờ thì chỉ còn loe hoe mấy mạng. Những chiếc ghế cứ trống dần.

Những người vắng mặt đi đâu? Thì đi đâu ngoài con đường ra nghĩa trang!

Quí ông kéo nhau ra họp mặt ngoài đó. Thực ra, cũng còn rất nhiều ông còn sống, nhưng nằm nhà, đi không nỗi. Đôi lúc nhớ bạn, nhớ tiếng cười, nhớ những câu nói móc nghéo, chọc ghẹo nhau, quí ông nầy lại mò ra, nhe răng cười tuy dung nhan đã "xuống cấp" thê thảm rồi. Điển hình như ông N. V. T. mỗi khi đi chữa trị gì đó ở bịnh viện, thường ghé tiệm phở Xe Lửa, nhưng khổ nỗi, ông ta đi ngày thường (không phải ngày chủ nhật) nên cái bàn đó trống trơn, chỉ mình ông ta chóc ngóc với ông chủ tiệm, chẳng biết nói gì, nói với ai! Ông chủ tiệm vốn nói nhiều, cũng yểu xìu vì "lân thiếu pháo"! Ông T. không được khỏe, có nhếch mép cười cũng đã là một cố gắng quá sức rồi. Thế nên cả hai ông, chẳng phải nhìn nhau mà cùng nhìn ra cửa tiệm, hi vọng có ông bạn nào bước vô chăng? 

Mỗi sáng chủ nhật tôi gọi ông Đinh Cường "Châu đây. Tính sao?" Bên kia đầu dây, giọng lè nhè "Làm sớm nghỉ sớm. Tôi vừa ở Starbucks về đây" "Lên đường chưa? Độ chín rưỡi có mặt nghe!" "Rồi!" Tôi cũng gọi ông Bình Gió Mới "Mươi phút nữa có mặt ở Phở Xe Lửa nghe!" "O.K!" Thế là trên cái bàn rộng đó chỉ có ba ông già. Lâu lâu, tấp vào, có ông Cò Ly, dược sĩ Thịnh, bác sĩ Dương Quang Hớn, giáo sư Như Hạnh, ông Bạch Thái Hồ... Vừa ăn vừa chuyện trò cười nói, độ một giờ sau, trả tiền, đứng lên. Có ông móc trong túi ra tờ giấy nhỏ, có ghi mấy món vợ sai đi chợ, vài ông khác bày bàn cờ tướng "lên xe xuống ngựa". Có ông còn nán lại làm thầy dùi. Rồi thì tiếng la hét, cổ võ tưng bừng, có những câu không được thanh nhã như "Coi chừng bị nước thượng mã...phong" Ông khác trấn an "Không sao. Tướng xuất...tinh". Chiến đấu gay cấn nhưng không ai nổi xùng, tự ái mà chỉ cười. Đến trưa thì tan hàng, ai về nhà nấy, vợ chờ cơm ở nhà, còn lại ông chủ Toàn Bò tiếp tục nhiệm vụ, mời khách ngồi, ghi thực đơn, thu tiền. 

Về ông chủ tiệm phở Xe Lửa. Trước 1975, ở Sài Gòn, không ai dám gọi xách mé là "Ông Toàn Bò" mà phải gọi là "Ngài luật sư Nguyễn Thế Toàn". Luật sư lợi hại vô cùng. Tôi đọc đâu đó câu "Luật sư, chỉ với cái cặp mà lấy của thiên hạ bằng một trăm tên cướp có võ khí". Bây giờ, nơi xứ người, không thể hành nghề hùng biện, nhưng "cựu" luật sư Toàn mà mở miệng là có người tức chết được. Đấu súng có thể thắng ông ta nhưng đấu võ mồm thì thua là cái chắc.

Xin trở lại chuyện mấy ông vắng mặt ở tiệm phở Xe Lửa. Tôi xin kể vài ông tiêu biểu, vắng mặt nằm nhà vì bịnh. Chưa chết. Mấy ông già bịnh gì? Mỗi ông ngoài bịnh cao mỡ (cholesteron), cao áp huyết còn "thủ đắc" cho riêng mình vài loại bịnh. Kể từ trên đầu xuống chân thì có, trước hết "bịnh" đứt gân máu trên đầu, tiếng Mỹ là Stroke. Bịnh nầy chết nhanh lắm. Không chết thì liệt nửa người, như ông Ngô Đình Châu, (gọi là Châu Già). Lần trước tôi có kể rằng ông ta chống gậy đi cà nhắc (theo điệu cha cha cha), vô tiệm phở, vừa ngồi xuống là đã đứng lên, lò dò ra cửa "ba mươi giây khói lửa" (hút thuốc). Trước đây, ông còn sống, nay đã "quá cố" rồi.

Xuống chút nữa, ngang ngực thì có bịnh nghẽn tim (heart attack) và ung thư phổi. Nếu phát hiện kịp thì vẫn không sao, như ông B. G. M., cũng ung thư phổi nhưng chỉ "chiếu đèn, chiếu điện" gì đó mấy lần, chẳng mổ xẻ gì, bây giờ vẫn phây phây, sáng chủ nhật nào cũng có mặt ở tiệm phở. Ông nầy chịu nghe tán phét lắm. Ai nói gì cũng cười một cách hạnh phúc. Xuống chút nữa có bịnh ung thư bao tử, ung thư ruột, nếu cắt bỏ kịp thời cũng không sao, như ông "cựu" nhà báo U. Th. Mấy năm nay vẫn sống hùng, sống mạnh. 

Một bịnh khác nằm cạnh bao tử là bịnh ung thư gan. Tôi chưa nghe ai bị ung thư gan mà sống nên không (có ai) được nêu tên ra đây. Viêm gan siêu vi thì chữa được. Còn một bịnh nữa, nó mà xuất hiện thì tất cả "các cơ quan đoàn thể" của người bịnh bị vạ lây. Đó là bịnh ung thư máu. Bịnh nầy, ở Mỹ chữa được, nhưng phải thường xuyên thay máu. Ông "cựu" nhà báo N. V. T. bị bịnh nầy, thỉnh thoảng có ghé tiệm phở Xe Lửa góp vài nụ cười.

Xuống chút nữa, ở điểm chiến lược, có bịnh tuyến tiền liệt. Mười ông hết năm ông bị bịnh nầy nhưng giữ bí mật, vì bịnh đó làm mất khả năng của đệ tam khoái, nói ra thì mặc cảm mình thua thiên hạ. Có một bịnh cũng chẳng làm ăn gì được, đó là bịnh tiểu đường nhưng cũng chẳng chết chóc gì. Xuống nữa, ngang đầu gối có bịnh sưng khớp, nghe nói ăn thịt bò hay ăn chao thì nó hành cho rên rỉ suốt ngày đêm, uống thuốc thì bớt.

Tôi không phải bác sĩ, phét lác mấy giòng về bịnh hoạn của mấy ông già, đọc cho vui, xin quí vị bỏ qua. Bây giờ xin kể đến vài ông vắng mặt vĩnh viễn. Người chết không nói được nên tôi nêu tên rõ ràng mà không sợ bị phản đối. Trước hết là nhà thơ Hoàng Trùng Dương. Làm thơ không có tiền nên ông ta làm thêm nghề xây dựng nhà cửa. Ông ta có mấy tác phẩm thi ca, khi sắp cho ra đời đứa con tinh thần (thi phẩm) thứ ba thì thình lình vướng bịnh ung thư gan cấp tính. Tôi theo ông Dũng nhà in chở mấy thùng thơ đến giao vừa để thăm ông ta, thì thấy mặt mũi vàng khè, nằm bẹp trên giường nhưng vẫn cười và thều thào "Tôi xuống trước, xây nhà chờ mấy ông...". Quả nhiên, "mấy hôm sau là đi".

Tiếp theo là nhà thơ kiêm nhà báo Giang Hữu Tuyên. Thời sinh tiền, ông thuộc hàng "ăn to, nói lớn". Chân chưa bước vô tiệm phở đã nghe giọng ông Giang Hữu Tuyên ồn ào, náo nhiệt khiến không khí trong tiệm vui vẻ, sôi động hẳn lên. Chuyện ông Giang Hữu Tuyên qua đời như sau: Một buổi sáng, ông võ sư Vương Đình Thanh cùng với nhà thơ Giang Hữu Tuyên lái xe lên phi trường Dulles nhận báo từ Cali. gửi qua theo đường hàng không. Chờ một lúc thì ông Giang Hữu Tuyên bỗng kêu lên "Đau đầu quá!" rồi gục xuống. Ông Vương Đình Thanh cũng kêu lên "Help! Help!" Xe cứu thương đưa vô bịnh viện, không tỉnh dậy nữa. Cả tiệm phở Xe Lửa xôn xao, kinh ngạc "Giang Hữu Tuyên chỉ trên năm mươi, còn quá trẻ, sao đi sớm quá vậy?" Có ông phán "Tu mấy kiếp mới được chết như vậy. Chỉ đau đầu mấy phút là xong ngay, khỏi phiền đến ai. Bịnh hoạn nằm một đống, thà chết sướng hơn".

Giang Hữu Tuyên có một bài thơ nổi tiếng "Trời Mưa Đi Phát Báo". Nguyên nhân như sau. Sau 1975, ông Giang Hữu Tuyên nhanh chân chạy thoát. Qua Mỹ, ông cùng với bạn bè ra một tờ báo. Thời đó, những người Việt qua Mỹ thèm hai thứ: nước mắm và chữ Việt. Mấy ông cùng nhau bỏ tiền, bỏ công ra làm một tờ báo rồi đi phát không cho đồng bào đọc. Bấy giờ làm gì có computer, máy chữ thì không có dấu, phải thêm dấu vào, tiêu đề, chữ lớn thì cắt trong báo Mỹ, dán lên rồi đem in. Hoàn thành tờ báo xong còn đi đến những nơi có người Việt tị nạn phát không. Không phải chỉ những ngày đầu đến Mỹ mà cả chục năm sau, ông ta vẫn làm báo và đi phát không cho thiên hạ đọc (sau nầy, chi phí nhờ quảng cáo bù vào). Sau đây là bài thơ "Trời Mưa Đi Phát Báo" của Giang Hữu Tuyên mà tôi tin là có vị đã đọc rồi

"Chiều ngã năm đường năm bảy ngã. Ngã nào cũng ướt giọt mưa rơi. Bao mùa mưa đã im giông bão. Sao nước trường giang vẫn khứ hồi.

Mười mấy năm làm tên phát báo. Lòng buồn theo thành quách xa xưa. Những trang tin dội từ quá khứ. Rớt ngập ngừng cùng những hạt mưa.

Mưa lót ngót đời loi ngoi mãi. Sáng chưa đi chiều lại mưa về. Mưa ngã năm từ năm bảy ngã. Ngã nào cũng mưa và mưa thôi.

Xấp báo trên tay vừa ướt hết. Vậy mà cứ đứng dưới mưa bay. Hình như những mùa mưa thuở trước. Đang về làm ướt trái tim ai." 

Phần cuối bài nầy xin kể về cố thi sĩ Vương Đức Lệ. Trước 1975, tôi tưởng là "cô", sau mới biết là "ông" Lê Đức Vượng. Ông nầy bị ung thư phổi "Từ lúc trẻ, tôi đã hút thuốc rồi" Ý nói là "Tôi làm tôi chịu". Quí vị bị nhức đầu, đau bụng hoặc đang bực mình điều gì xin thử viết một bài văn ngắn hoặc làm một bài thơ, có được không? Có thể được nhưng không hay. Ông Vương Đức Lệ bị ung thư phổi, bác sĩ lắc đầu, cho đưa về nhà "săn sóc" và "chờ", vậy mà vẫn làm thơ. Thơ ông rất hay. Tôi thường cùng ông Đinh Cường đến thăm, thấy đeo cái ống dưỡng khí trên lỗ mũi "Không có nó, thiếu ôc xi, mệt lắm" nhà thơ giải thích.

Điều kỳ lạ là Vương Đức Lệ đang ở thời kỳ cuối của bịnh mà vẫn làm thơ được. Bịnh trở nặng, ngất xỉu, tỉnh dậy, làm thơ. "Mong con, cha mẹ đợi? Nhớ em, ba chị chờ?" Và chú em út cũng còn trông anh sao? Mong manh chỉ một đường sinh tử. Hai ngả âm dương một lối vào..." "Bàn tay nào đây. Ai lay tôi tỉnh dậy?"

Một lần khác, ông lại ngất xỉu, tưởng đi luôn, gia đình gọi xe cứu thương đưa vô bịnh viện cấp cứu. Ông tỉnh dậy, thấy mình còn sống, reo lên "Tử thần bắt hụt ta lần nữa. Bạn mới mừng chung khóa nỗi vui. Bạn cũ buồn riêng ly rượu phạt. Ôm vai bá cổ ngẩn ngơ cười! Đã mấy lần rồi tai giả điếc. Tử thần lay gọi mãi, không nghe! Bởi còn lưu luyến duyên phàm tục. Mãi đợi người xưa lạc lối về..."

Ông còn viết những bài văn ngắn, ghi lại những đau đớn của thể xác, những cảm nghĩ, những lưu luyến với thân quyến, bạn bè trong những giây phút cuối của cuộc đời. Và rồi, ông bình tĩnh chờ đợi con tàu vô hình đưa ông vào cõi mịt mù "Bàn tay nào vuốt mắt tôi. Ngón nào bấm nút châm mồi hỏa thiêu? Trăm năm mộng ước còn nhiều. Trần gian nào dễ đủ điều nỉ non. Tử sinh nẻo thuộc đường mòn. Âm dương đôi ngả vuông tròn đó thôi!" Vương Đức Lệ "lên đường" đầu năm 2008.

Sau đây là vài cảm nghĩ của tôi trước cái chết. Ai cũng chết. Mặt trời sẽ nguội dần, quả đất sẽ biến mất. Sẽ không còn thời gian. Có một ông bạn, bị ung thư phổi. Mổ xong, có vẻ khá hơn trước, gọi điện thoại nói chuyện với tôi. Tôi hỏi ông bạn nghĩ gì về cái chết? Ông ta bảo, chỉ sợ giờ phán xét, sợ vào hỏa ngục. Ông ta theo đạo Chúa nên mới tin có linh hồn, có thiên đường, hỏa ngục. Tôi chẳng theo đạo nào, không tin có linh hồn nên chẳng hề bận tâm. Khoa học thực nghiệm không chứng minh có linh hồn. Tôi chỉ mong ngủ một giấc rồi không thức dậy nữa, Đời chẳng có gì để mà lưu luyến. Giá như có ông thần nào cho tôi sống lùi lại bất cứ giai đoạn nào của đời tôi. Mười năm. Hai mươi năm. Ba, bốn mươi năm? Tùy ý. "No. Thank you!"

Trên sân khấu cuộc đời, tôi là tên hề giễu dở. Bị lừa gạt liên tục. Thất bại liên tục. Chỉ mong rằng, chết bình yên, đừng đau đớn, vật vã ngày này qua tháng khác. Ông triết gia, giáo chủ nào cũng giải thích theo tưởng tượng của mình về những gì xảy ra sau khi chết. Mỗi vị một cách! Rồi vị nào cũng chết! Cũng chẳng biết đi đâu?

Bọn già chúng tôi đôi khi phân vân, không biết chết rồi linh hồn (nếu có) đi đâu? Rồi "nhất trí" là nên tìm tôn giáo nào cho mình đi đến chỗ sướng nhất mà theo. Nơi dành sẵn cho mấy nàng trinh nữ? Xin cám ơn. Già quá. Hom hem quá rồi. Hay là thiên đường, nát bàn? Hoan hô! Nhưng trên đó có đàn bà không? Chắc là không. Đã là thiên đường, nát bàn thì làm gì có đàn bà! Mấy ông già tào lao với nhau, xin các tôn giáo (và các bà) bỏ qua cho.

Có lẽ, chết là hết, như ngủ mà không thức dậy. "Lai như lưu thủy hề, thệ như phong. Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung" (Kim Dung trong Cô Gái Đồ Long: Đến như nước chảy, đi như gió thoảng. Không biết đến từ đâu, về đâu?)

Phạm Thành Châu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2017 lúc 7:48am

Trạm Cuối Cuộc Đời



Sống ở Mỹ khá lâu nên tôi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tư tưởng của người Mỹ nên không có ý định nhờ vả con cái khi tuổi về chiều. Một ngày nào đó khi thấy mình không còn khả năng để tự lo cho mình được nữa tôi sẽ vào sống trong các “Boarding care” để có người chăm sóc, nếu tệ hơn sẽ được hưởng những phúc lợi dành cho người cao niên và được bảo vệ bởi hệ thống an ninh xã hội Mỹ. Ở Mỹ có “Nursing Home” được trang bị đầy đủ phương tiện, kỹ thuật và nhân sự chuyên môn để chăm sóc những người không còn khả năng tự lo cho mình, có “Hospice Service” chăm sóc vật chất lẫn tinh thần cho các bịnh nhân không thể sống hơn sáu tháng, giúp họ ra đi trong yên bình và giúp gia đình họ vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

Nhưng tư tưởng lạc quan nầy đã hoàn toàn thay đổi từ khi tôi thật sự đối diện với tử thần và nếm mùi bịnh viện sau khi trải qua một cơn bạo bịnh phải nhập viện trong 10 ngày. Tuy đã được thoát chết, vết thương mổ xẻ đã lành, nhưng những đau đớn về thể xác và vết thương tâm thần mà bịnh viện để lại vẫn còn hằn sâu trong ký ức không bao giờ lành. Từ đấy tôi bắt đầu thấy sợ bịnh viện, sợ luôn cả nursing home vì đây chẳng qua chỉ là một hình thức khác của bịnh viện, bịnh viện của người già.

Từ tâm trạng sợ hãi nầy tôi liên tưởng đến 4 năm hãi hùng mà nhạc mẫu tôi phải trải qua trong nursing home trước khi bà mất. Từ đấy những quảng cáo đẹp về nursing home với hình ảnh những cụ già vui chơi hạnh phúc được thay thế bằng những hình ảnh đau khổ của nhạc mẫu tôi và của những cụ già ngồi xe lăn ủ rủ, nghiêng ngả, cong queo, nhễu nhão, những gương mặt mếu máo, những ánh mắt vô thần.

Chúng tôi may mắn được sống chung với cha mẹ vợ vì bà xã tôi là con gái út. Lúc còn khỏe ông bà nhạc của tôi quán xuyến hết mọi chuyên trong nhà để vợ chồng tôi được rảnh tay lo chuyện ngoài xã hội. Hai con tôi gần gũi với ông bà ngoại nhiều hơn với cha mẹ chúng. Đi học về vừa đến cổng nhà là đã réo gọi ông bà ngoại. Tuy nuôi con nhưng thật ra tôi chưa biết thay tã hay cho con bú! Kể cã tiếng Việt chúng nói đều nhờ ông bà dạy từ ngày chúng bập bẹ tập nói.

Nhưng cuộc sống hanh phúc chấm dứt từ khi nhạc mẫu tôi ngã bịnh. Năm 78 tuổi, sau chuyến du lịch Việt Nam về, mẹ nằm suốt trong phòng, than mệt. Ngoài bịnh tiểu đường loại 2 mãn tính, mẹ thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiểu, đau cột sống, ho kinh niên và sau đó khám phá ra bị ung thư phổi. Từ đấy bà ra vào bịnh viện như đi chợ. Thiếu bàn tay của mẹ, gia đình tôi rối loạn lung tung, con cái đi học trể, cơm nước thất thường, nhà cửa bề bộn. Vợ chồng tôi phải tập lại từ đầu cách quán xuyến gia đình, nuôi con, thêm nuôi mẹ già trong bịnh viện. Bố cũng yếu chỉ hụ hợ chuyện lấy thơ, đổ rác, đóng cổng là đã than mệt rồi.

Bác sĩ ung thư khuyến cáo không nên mổ xẻ hoặc trị liệu gì cho mẹ vì ung thư đã di căn đến não. Hơn nữa tuổi mẹ đã quá cao lại bị bịnh tiểu đường nên vết mổ không lành. Hãy để cho thiên nhiên quyết định vận mệnh của mẹ. Tôi dấu nhẹm lời bác sĩ bảo rằng mẹ chỉ sống tối đa là sáu tháng. Mẹ được cho về nhà với lời khuyên “thích ăn cái gì cho bà ăn cái nấy”. Nhưng “Còn nước còn tát” chúng tôi không chịu thua, chạy chửa bịnh cho mẹ bằng thuốc nam. Ai bày thuốc gì ở đâu tôi cũng tìm cho được. Khi lái xe mắt tôi cũng láo liên nhìn bên lề đường, dọc theo các hàng rào tìm cây cỏ “Dendelion” để hái lá cho mẹ ăn. Nghe nhà ai có cây nha đam  chúng tôi cũng tìm đến xin hay mua cho bằng được. Bã xã tôi cầu nguyện cho mẹ hàng ngày không xao lãng.

Như được một phép nhiệm mầu, bịnh ung thư của mẹ tôi thuyên giảm dần dần và sau mấy tháng khối u trong phổi tự nhiên biến mất. Bác sĩ gia đình rất vui bảo “đừng thắc mắc, hảy cứ tin là như vây đi”. Nhạc mẫu tôi thì tin là mình đã hết bịnh thật, còn vợ chồng tôi thì gần như kiệt lực, mong sau phép lạ sẽ kéo dài. Bịnh ung tư không thấy trở lại, nhưng bịnh đau cột sống làm mẹ đau đớn không ăn ngủ được nên sinh ra khó tính. Mẹ lại quên trước quên sau. Mẹ không còn kiểm soát được tiêu tiểu nữa nhưng nhất định không chịu mang tã. Bố cũng già mệt mõi, suốt ngày ngủ trong phòng. Ông bà lại không biết tiếng Mỹ, không dùng điện thoại, nên khi vợ chồng tôi đi làm lúc nào cũng phập phòng lo sợ.

Bác sĩ gia đình đề nghị nên cho mẹ vào nursing home để dễ bề chăm sóc. Vợ chồng tôi đồng ý ngay nhưng gặp sự phản khán quyết liệt của nhạc mẫu tôi. Suốt đời mẹ không bao giờ xa gia đình nửa bước nói chi chuyện cách ly vĩnh viễn! Đối với mẹ, mất gia đình là mất tất cã. Chúng tôi nể mẹ nên không dám nói chuyện nursing home nữa, chỉ sợ làm mẹ buồn ảnh hưỡng đến sức khỏe.

Nhưng sức khỏe của mẹ càng lúc càng tệ. Sau lần cấp cứu cuối cùng vì bị ngất xỉu, bác sĩ đề nghị phải đưa thẳng mẹ vào nursing home, vì theo ông, đó là cách tốt nhất để bác sĩ có thể theo dỏi bịnh tình và giữ an toàn cho mẹ.

Ngày đầu tiên vào nursing home không ai nỡ bỏ mẹ một mình nên quấn quít bên bà cho đến tối rồi cũng phải ra về. Đó là ngày đầu tiên trong cuộc đời mẹ phải sống lẻ loi một mình bên những người xa lạ. Tôi còn nhớ rỏ gương mặt thẫn thờ của mẹ nhìn theo con cháu đang bỏ bà mà đi. Tôi không dám nhìn mẹ lâu hơn vì tôi thấy mẹ khóc, một điều rất lạ đối với nhạc mẫu tôi vốn là người đàn bà can cường và cứng rắn. Bố thấy tội nhiệp đòi mỗi ngày chở bố vào nursing home để ông chăm sóc cho mẹ. Được mấy tuần rồi tôi cũng chịu thua vì chuyện đón đưa hàng ngày thật là bất tiện. Còn nếu để bố đi xe bus nếu có chuyện gì xảy ra thì ai lo cho bố đây!

Từ ngày Mẹ vào nursing home vợ chồng tôi thở phào nhẹ nhõm, không còn phải lo lắng như khi xưa khi bỏ mẹ ở nhà. Chúng tôi yên tâm là mẹ được theo dõi và chăm sóc 24/7.  Tan sở vợ chồng tôi chở bố vào thăm mẹ, thấy mẹ sạch sẽ thơm tho, giường nệm trắng tinh, kẻ qua người lại tấp nập vui vẻ lắm. Yên tâm chúng tôi dần dần xao lãng việc thăm viếng. Cả hai cháu cũng không còn đòi đi thăm ngọai nữa, nhiều khi phải bắt chúng mới chịu đi. Chúng không thích cái mùi trong nursing home.

Từ ngày sống trong nursing home mẹ hoàn toàn thay đổi, trở nên trầm lặng, ít nói,  khác hẳn với mẹ trước đó “quậy” tưng bừng trong bịnh viện. Mẹ chịu mang tã, nằm yên trên giường, không có ý kiến chuyện chung quanh, không đòi hỏi gì, không còn than phiền đau lưng nhức gối, hay càu nhàu vì thiếu ngủ, mất ăn như lúc ở nhà. Sau nầy mới biết bà đã được cho dùng thuốc an thần và thuốc đau nhức nồng độ cao nên lúc nào bà cũng ở trạng thái lờ đờ lim dim ngủ. Có lúc tỉnh táo, mẹ chỉ nhìn qua khung cửa sổ với đôi mắt vô thần. Hỏi mẹ có đau đớn gì không, mẹ lắc đầu. Hỏi có thích ăn uống đồ ăn Việt Nam không mẹ lắc đầu, tuy tôi biết là mẹ rất ghét đồ ăn Mỹ nhất là khẩu phần cho bịnh nhân tiểu đường và cao máu nhạt nhẽo không sao nuốt nỗi. Mẹ chịu đưng, sống âm thầm không một lời than thở.

Cho đến một hôm mẹ nắm tay nhà tôi, nước mắt rưng rưng mẹ van xin:

-  Mẹ muốn chết con à. Con xin người ta cho mẹ chết đi!

Bà xã tôi sững sờ, ôm mẹ năn nỉ:

-  Mẹ đừng nói kỳ vậy, phải ráng lên chớ, con biết phải làm sao bây giờ?

Rồi vợ tôi cũng khóc. Tôi chỉ đứng nhìn. “Chúng tôi biết phải làm sao bây giờ”?

Vợ chồng tôi đều nghĩ rằng đã tìm được giải pháp tốt nhất cho mẹ rồi. Mẹ thì đã “ráng” quá nhiều, ráng đến mõi mòn, đến kiêt quệ nên muốn bỏ cuộc. Đã bốn năm dài đăng đẵng mẹ sống nơi đây như cái xác không hồn.

Có lúc chúng tôi vào thăm mẹ vào giờ ăn trưa thấy mẹ ngồi gục đầu trên xe lăn như một em bé ngoan, mắt nhắm nghiền, đợị đến phiên mình há mồm được đút cho ăn. Mẹ không còn thiết tha gì nữa.

Những tháng cuối cùng mẹ nằm trên giường đưa mắt nhìn con cháu, không cử động hoặc nói năng gì. Hình như có điều gì u uẩn trong lòng mà mẹ không nói được hay mẹ có tâm sự gì nhưng muốn giấu kín trong lòng.

Một buổi sáng sớm, tôi nhận được cú điện thoại từ nursing home báo tin là mẹ chúng tôi đã mất đêm qua. Bà mất lúc nửa đêm nên không ai hay biết cho đến sáng ngày hôm sau. Bà âm thầm ra đi không một lời từ giả, không một giọt nước mắt tiển đưa. Chắc mẹ cô đơn lắm lúc trút hơi thở cuối cùng. Suốt đời mẹ lo cho chồng, cho con, cho cháu, ngày mẹ ra đi chỉ có một mình, trong cô đơn. Có ai biết rằng không phải mẹ chỉ cô đơn trong giây phút ra đi mà mẹ đã chết từ lâu rồi, kể từ ngày mẹ bước chân vào ngưởng cửa nursing home, một nhà tù không cần đóng cửa. Tôi chợt hiểu được tại sao mẹ đã khóc ngày đầu tiên đến nursing home. Ngày ấy mẹ chấp nhận bản ản tử hình không văn tự vì muốn hy sinh cho con cái. Ngày ấy Mẹ đã khóc lời vĩnh biệt các con cháu rồi.

Chúng tôi vội vã vào nursing home vừa kịp lúc nhìn mẹ lần cuối cùng trước khi người ta phủ kín mặt mẹ với tấm trải giường màu trắng rồi mang xác mẹ đi. Mọi người đứng nhìn theo chết đứng, ngỡ ngàng, đớn đau, nhưng không ai khóc thành lời. Chúng tôi đã biết là ngày nầy sẽ đến với mẹ, và hôm nay nó đã đến.

Cái chết của nhạc mẫu nhắc tôi nhớ lại chuyện cổ tích về chuyện người tiều phu đẩy xe chở mẹ vào rừng cho thú hoang ăn thịt vì bà đã quá già. Tôi có khác gì người tiều phu đó, đã đưa nhạc mẫu tôi vào nursing home để chết. Đến một ngày nào sẽ đến lượt con tôi chở tôi đi như vậy sao?

Tôi lại nhớ đến chuyện con voi già biết mình sắp chết, nó âm thầm đi vào cái “nghĩa địa voi” là cái hang động cho voi đến để chết. Nó âm thầm gục chết một mình bên cạnh những đống xương voi già đã chết trước nó. Tôi chợt nghĩ nếu con người làm được như con voi già thì con cháu không phải cực khổ vì cha mẹ già, không phải khổ tâm vì mặc cảm là đã làm một hành động bất nhân, bất hiếu, như tâm trạng hối hận của tôi bây giờ đối với nhạc mẫu của tôi.

Nursing home. Cái trạm cuối của cuộc đời mấy ai tránh khỏi!

Bạn đã chọn cho mình cách đến chưa?

Chú Chín Cali
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2017 lúc 11:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jan/2018 lúc 7:43am

Gửi Con Trai, Con Dâu Của Mẹ: “Các con à! Mẹ Không Phải Là Osin!”


Cha mẹ đến tuổi già thường muốn được sum vầy bên các con, các cháu. Thế nhưng, không ít người sau đó phải gồng mình để quán xuyến mọi việc trong gia đình, nghiễm nhiên trở thành osin bất đắc dĩ…

Ngày mẹ lên sống cùng các con, bắt đầu là ngày con dâu có bầu. Con dâu nghén quá nên các con về đón mẹ lên để chăm sóc. Mẹ vui mừng lắm. Tuổi già rồi cả một đời chăm sóc các con còn không kể công thì đâu xá gì một vài việc cỏn con khi mà mẹ thực sự muốn được gần con, gần cháu.

Nhưng cũng bắt đầu từ đấy, mẹ cảm thấy mình thật khó để “thích nghi”…
Con dâu nghén không thể ăn, mẹ sợ ảnh hưởng đến cháu nên cố gắng thay đổi món. Một ngày mẹ nấu 5 bữa, toàn thời gian chỉ dành vào đi chợ và nấu nướng những mong con ăn nhiều cho mẹ khỏe con khỏe.

Quần áo các con thay ra, mẹ cũng là người đi gom nhặt, giặt và phơi. Cơm nhà ăn xong, các con tự nhiên về phòng ngủ, chỉ mình mẹ lủi thủi thu dọn như một phận sự đương nhiên.
Món nào không vừa miệng, các con nhăn nhó chê bai mà không nhìn thấy tình yêu của mẹ trong đó. Nhà có bẩn thì mẹ là người “ngứa mắt” đầu tiên. Các con đã quen với nhà bẩn hay đã quen với việc có mẹ ở bên?
Lịch sinh hoạt của các con cũng phải để mẹ theo dõi và nhắc nhở. Mẹ có lỡ nhắc nhiều lần vì thấy không thực hiện thì các con đâm ra cáu bẳn. Mẹ lỡ “quên” không nhắc thì các con lại “nhắc nhở” mẹ…

Rồi cháu ra đời, cả nhà mừng rỡ hạnh phúc như thế nào. Mẹ thắp nén hương cho cha mà nước mắt lưng tròng. Cháu chào đời, các con thành một gia đình hoàn chỉnh. Mẹ cảm thấy đã buông được phần nào gánh nặng trên vai.


Nhưng câu chuyện đâu chỉ dừng lại ở đó…
Cháu chào đời cũng là lúc mẹ được các con “luyện” cách pha sữa buổi đêm, “luyện” cách cho trẻ bú bình, “luyện” cách sử dụng máy hâm sữa, thậm chí mẹ được luyện cả cách sử dụng máy hút sữa mà chưa biết để làm gì… Cách chăm trẻ nhỏ, mẹ dường như phải học lại từ đầu. Những gì mẹ làm đều không vừa ý các con bởi đó đã là lỗi thời, là cổ hủ.

Bên cạnh đó, mẹ vẫn phải duy trì nhịp sống gia đình lúc này khi con dâu ăn một khẩu phần riêng, còn lại mẹ và con trai ăn một khẩu phần riêng. Để cháu có sữa bú, mẹ mua chân giò, mua đu đủ… về nấu cho con dâu ăn. Mẹ đau đầu thay đổi món, thay đổi cách nấu. Mẹ làm với tất cả tình yêu nhưng thực nhiều lúc mẹ mệt mỏi…

Khi cháu lớn hơn, mẹ thấy mình thành osin đúng nghĩa. Các con đi làm, mẹ ở nhà chơi với cháu. Các con về, các con chơi với cháu thì mẹ lại lủi thủi bếp núc. Các con thoải mái đi du lịch vì ở nhà đã có mẹ trông cháu.

Trong cuộc sống thường nhật, các con đi làm từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều mới về, một mình mẹ quay vòng với sữa, cháo, cơm nát… rồi xay, rồi giã, rồi nghiền. Chuyện tã lót, áo xống, ngủ nghê, dỗ dành… ty tỷ thứ việc không tên này đều một mình mẹ đảm trách.

Mẹ biết, mẹ trong lòng các con vẫn là mẹ của ngày nào, mẹ của hàng chục năm về trước. Nhưng các con à, tất cả những thứ được coi như “nghiễm nhiên” ấy được làm bởi sự gồng mình rất lớn của mẹ với tất cả sức lực còn lại. Các con hãy một lần nhìn lại, để thấy rằng “Mẹ không phải là osin!”.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2018 lúc 2:55pm
 Lời nói thực tế của một nhóm người già

Có một tổ ấm của riêng ta, chưa đến lúc chết, xin nhớ muôn ngàn lần chớ bỏ mất nó đi.
Có một người bạn đời thân thiết, phải cùng đối đãi và chăm sóc tốt cho nhau,
Có một cái thân thể, tự mình phải biết bảo trọng, có một cái tâm thái tốt, tự mình vui sướng!
Chúng ta đã già rồi! Nhưng mà hiện tại sức khoẻ vẫn còn tốt, đầu óc hãy còn minh mẫn, già rồi trông cậy vào ai! Phải phân chia ra nhiều giai đoạn mà nói.

  Giai đoạn thứ nhứt
Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng như điều kiện hãy còn tốt. Thích ăn gì thì ăn, thích mặc gì thì cứ mặc, thích chơi đùa gì thì cứ chơi đùa, chẳng nên tự bạc đãi mình, vì những ngày giờ này sẽ không còn là bao lâu nữa, cần phải nắm lấy (cơ hội). Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình.
Tình trạng kính tế của con cái được tốt là của chính chúng, con cái hiếu thuận là phẩm hạnh tốt của chúng. Chúng ta chẳng nên cự tuyệt sự giúp đỡ của con cái, không nên cự tuyệt sự hiếu kính của chúng.
Nhưng quan trọng nhứt là phải biết tự nương tựa vào chính mình,  tự an bài tốt cho sinh hoạt của chính chúng ta.
Giai đoạn thứ hai
Qua hết đoạn tuổi bảy mươi (tức ở vào tuổi bát tuần) mà không có bệnh hoạn gì, cuộc sống hãy còn được tự do, đó là không có những vấn đề gì lớn xảy ra, nhưng phải nên nhớ rằng mình đúng là đã già rồi, thể lực và tinh lực sẽ không còn tốt nữa, các phản ứng tự nhiên của mình cũng sẽ từ từ xấu đi.

Nên ăn cơm chậm lại để đề phòng mắc nghẹn; đi đứng cần chậm lại để đề phòng bị té ngã.
Chẳng nên tranh hơn người, cần biết tự chăm sóc cho chính bản thân mình!
Đừng nên đi "quán xuyến" việc này việc kia, lo lắng sinh hoạt của con cái. Có người còn đi giữ cháu nội cháu ngoại nữa.
Cần phải biết "ích kỷ" một chút để, tự chăm sóc, trông coi chính mình.
Mọi việc phải biết để cho nó hoà theo tự nhiên, phải làm tí công việc quét dọn rác, phải biết cố gắng giữ gìn cho cái trạng thái sức khoẻ của mình được lâu dài hơn.
Để cho cái năng lực tự chủ về cuộc sống của mình có thể kéo dài thêm, không phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác, thì có phải là tốt hơn không?

  Giai đoạn thứ ba
Sức khoẻ đã suy yếu rồi, phải cần đến người giúp chăm sóc cho mình, việc này nhất định phải được chuẩn bị từ trước, tuyệt đại đa số con người ít ai tránh khỏi được cái cửa ải này.

Phải biết điều chỉnh tốt cho lòng mình, phải biết thích ứng với hoàn cảnh, sinh lão bịnh tử, với cái Tử là cái việc thường tình của đời người.
Ta cứ thản nhiên mà đối diện với nó, vì đó là cái đoạn cuối của đời người, chẳng có gì mà phải sợ nó, đã có chuẩn bị trước rồi, thì chẳng có chi mà cảm thấy phải khó chịu.
Hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là mướn người đến nhà trông coi chăm sóc cho mình, lượng sức lượng tình mà làm, nhất định là phải có biện pháp.
Nguyên tắc là chẳng nên "làm khổ" con cái của mình, đừng để con cái mang nặng cái tâm lý không tốt, làm thêm nhiều công việc nhà, gánh nặng thêm sự tốn hao tài chánh hạn hẹp của gia đình.
Tự mình phải biết khắc phục thêm một chút, cái cuộc đời nầy của mình, cái gì khổ, cái gì khó khăn cũng đã qua rồi, hãy tin tưởng rằng cái đoạn đường nhân sinh cuối cùng cũng sẽ dễ dàng mà bước qua.

Giai đoạn thứ tư
Đầu óc ta minh mẫn, bệnh tật đeo mang không cách nào thoát khỏi, lúc mà cái phẩm chất của sinh mạng đến điểm tệ hại nhất, phải biết dám đối diện với cái chết, cương quyết không để người nhà phải lao khổ tái cứu sinh, không để bà con thân hữu phải chịu hứng chịu những hao tốn vô ích.
"Già rồi" trông cậy vào ai? Chính mình, chính mình, lại vẫn là chính mình.
Già rồi thì phải làm sao?
Tại sao lại có cái ý nghĩ nầy, đó là do bởi tôi luôn nhận thấy, người già trên 80, không cần phải hạn chế đồ ăn của họ phải thanh đạm, cũng không cần phải giảm cân, ăn được là quan trọng nhứt


Muốn ăn gì thì cứ ăn, có thể cho là ăn được những món ngon của thế gian nầy, để cho cuộc sống càng thêm vui sướng và thích thú. Hạn chế người già không được làm cái nầy, ăn cái kia là đi ngược lại cái nhân tính của con người, mà lại cũng chẳng có gì gọi là căn cứ khoa học cả.
Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều hiển thị chứng cứ của khoa học là, người già cần ăn ngon thêm một chút, cần mập thêm một tí, để cho cơ thể họ có thêm năng lực để đối kháng bệnh tật, đối kháng tính trầm cảm.
Tôi mong ước là, các cụ lão niên đều có thể hưởng thụ được sự tốt đẹp của đoạn cuối con đường nhân sinh của chính mình, mà không phải lưu lại bất cứ một điều gì hối tiếc.
Có thể cũng đừng kỳ vọng chờ đợi để lại cho thế hệ kế tiếp.

Lời kết luận:

Câu nói đúng của tục ngữ: "biết lo về tài chánh thì không nghèo, có kế hoạch thì không rối rắm, có chuẩn bị thì không bận rộn". Chúng ta với tư cách là lão niên "dự bị quân" đã có ý tốt chuẩn bị hay chưa?
Chỉ cần sự việc chưa xảy ra, phải có chuẩn bị cho tốt, sau nầy sẽ khỏi phải lo lắng cho cuộc sống ở tuổi xế chiều.
Thứ nhất: Lão Kiện
Sự chuẩn bị trước tiên là cái khả năng làm cho sức khỏe tốt ở tuổi già, ngày thường cần chú ý đến "tam dưỡng":
1-ăn uống dinh dưỡng,
2-chú trọng bảo dưỡng,
3-phải biết tu dưỡng.
Thứ hai: Lão Cư
a/- Đối với sự việc cùng con cháu ở chung, phải rán nhẫn nhịn bằng cách im hơi lặng tiếng trong cuộc sống, chi bằng

b/- Vui sống hưởng thụ với cuộc sống đơn lẻ độc thân, bất luận là trong thành phố hay khu ngoại ô, những nơi thích hợp cho chính bản thân mình, đồng thời là nơi có những quán ăn gần nhà mà mình ưa thích nhứt.
Thứ ba: Lão Bổn
- Đã nuôi dưỡng được con cái, mà không thể có cách nào để dưỡng già. Là cha mẹ của người ta thì phải nhớ biết tự lập tự cường, chưa vào trong quan tài thì đừng bao giờ chia gia sản.
Thứ tư: Lão Hữu- Có được một người bạn tốt, người hảo hữu cùng ăn chung và người bạn đời đều quan trọng như nhau, bình thường cần phải biết kết rộng thiện duyên, nhận thức nhiều về các loại bằng hữu, là để hưởng thụ được cái bí quyết của nhân sinh.
Nói tóm lại, dù bạn là một trường thọ lão ông hay lão phụ, cuối cùng, bạn cũng chỉ là một con người.
Cái câu nói nầy thật không bi thiết chút nào, lại cũng không có gì phải lo sợ, hoàn toàn do bạn tự an bài cách sống như thế nào, để coi bạn có hay không có cái tâm lý thành thục, có yêu thích cái gì đó thì rất đáng để bạn trực tiếp đi làm.
Có được cái sức khoẻ tốt hay hạnh phúc, cũng đừng hy vọng để lại cho con cái.
Các lão bằng hữu ơi, cần phải ghi nhớ là chúng ta đều là những con người của cái thế hệ cuối cùng hiếu thuận với cha mẹ, lại cũng là những con người của cái thế hệ thứ nhất bị con cái bỏ rơi.

Xin đừng có "nhân tại thiên đàng, tiền tại ngân hàng", cái gọi là "một mình rất buồn tẻ", "già rồi mà chẳng có ai phục dịch", những tín hiệu phiến diện v.v và v.v... đã là những câu nói lỗi thời từ lâu rồi.
Hãy nhận thức cách rõ ràng là: tiền tài, giàu sang chỉ là những số tự mà thôi, danh lợi cũng chỉ là một đoản kỳ tạm hư vinh,cuộc sống mới đúng là cái toàn diện của đời người,

Hãy là cái người "vui sống hưởng thụ cái cảnh già độc thân", thì cuộc đời mình sẽ có những mùa Xuân rực rỡ trở lại, với chính mình, điều kiện là: thân thể cường tráng, có tiền, có thì giờ, có bạn bè, lại cũng có cái không gian chuyên thuộc của riêng mình.

Có đủ sức độc lập tự chủ, có được cái lạc thú nhân sinh, chắc chắn là tự mình cung cấp cho mình cái công đức tối đại vậy.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2018 lúc 7:49am

Sự Thật: Cha Mẹ Và Con Cái


Bên Tây có lời khuyên: 

-Không mua nhà lớn để con cháu thỉnh thoảng đến thăm có nơi ở, hãy xài tiền đó đi. Cứ để chúng thuê khách sạn vì đó là lý do người ta xây khách sạn (...that is what hotel for). 

-Nên ở gần con để tiện thăm viếng, nhưng không quá gần để chúng đem con đến gởi hằng ngày. Nên nhớ là bạn đã làm xong bổn phận của mình (... you have paid your due).

Lạc quan hay bi quan ? Hay cần phải có cái nhìn triết lý ?

Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì.  Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc nổi thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ bớt khổ.  Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi! Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy thì chả nên bi quan mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!..  Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home thì lại còn vui nữa đấy!  

Mời quí vị đọc và nhớ để đời  hai thân già bớt khổ.....!!!!! 

Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9,10 người con ,dù là kỹ sư, bác sĩ,họ vẫn khổ vì con cái bạc bẽo!!! Nói chi quí vị chỉ có 4 hay 5 con!

Chính bản thân tôi đã gặp  nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này ! Con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi "share" phòng hay "get line" sau lưng tôi để xin nhà "low income"...    Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời mình bớt khổ vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời.    Tôi đã đọc được 1 bài rất hay: Nếu lỡ sanh con thì : vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên người, và khi chúng trưởng thành, có gia đình rồi thì quên chúng đi để sống. Và đây là điều quan trong: Đừng trông mong chúng báo hiếu , kẻo thất vọng nặng nề...!!!!???(sách nói nhé).  Chính vì biết rõ điều này nên bản thân tôi ,đã 73 xuân xanh, ngày ngày đi phòng "gym" 3 tiếng để  tập thể dục, bơi lội...vì bà xã đã bịnh rồi, tôi bịnh nữa là chỉ còn nước dắt nhau vào "nursing  home" thôi???  Thân chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe.

Một bài rất hay, hãy ráng đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua !!!

Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Được ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.

Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.

Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam.  Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy.

Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.

Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.

Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:

“Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.
Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.
Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.
Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.

Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.”

Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi!”  Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.

Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”

Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ,  mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế!

Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.

Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.303 seconds.