Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2017 lúc 10:40am
Bát Bún Riêu   <<<<<

Image%20result%20for%20Bát%20Bún%20Riêu

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2017 lúc 5:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2017 lúc 2:57pm
Nursing Home, Một Chiều Mưa Bão

Image%20result%20for%20đàn%20bà%20bên%20cửa%20sổ


Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng!
Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết:
- Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
Bà biết Quang đã đặt mua vé máy bay hơn hai tuần trước nên chuyện mưa bão hoàn toàn là do "ý trời". Hôm Quang gọi điện thoại báo tin sẽ sang thăm và ở chơi gần một tuần lễ, bà thật vui mừng và không tin vào tai mình, nhưng vẫn thấy lo lo trong lòng nên đã hỏi lại:
- Lần này con qua thăm má lâu vậy mà sao lại đi có một mình vậy con?
Quang hiểu ý má nên nói ngay để bà yên tâm:
- Hè này ba má vợ con từ Việt Nam sang thăm và ở chơi với tụi con trong vòng ba tháng. Họ đã ở nhà con được sáu tuần rồi, giờ đây muốn đi thăm bà con ở những tiểu bang khác. Nhân tiện mấy đứa nhỏ được nghỉ hè nên vợ con sẽ dắt chúng đi chơi cùng ông bà Ngoại. Con nghĩ đây là dịp hay nhất để sang "hủ hỉ" với má ít hôm để má đỡ buồn!
Bà có tất cả ba người con. Quang là anh cả và cũng là đứa quan tâm đến bà nhất nhưng ông trời cũng khá trớ trêu nên hai mẹ con gần như lúc nào cũng sống xa nhau. Hồi nó mới 13 tuổi đã phải theo ba xuống tàu vượt biên. Gần mười năm sau hai má con mới gặp lại thì nó đã trưởng thành và thường xuyên phải đi công tác xa nhà hai người cũng ít có dịp sống cạnh nhau. Nó là đứa vất vả với gia đình nhiều nhất và cũng là đứa có hiếu nhất trong mấy anh em. Ngay từ những ngày mới đặt chân lên nước Mỹ nó đã đi bỏ báo, chạy bàn làm đủ thứ việc để kiếm tiền phụ giúp ba lo cho má và hai em còn kẹt ở lại Việt Nam. Rồi đến khi xong lớp mười hai thay vì vào Đại Học thì nó lại quyết định theo khóa đào tạo chuyên viên kỷ thuật hai năm để sớm ra trường kiếm việc làm phụ giúp ba bảo lãnh một nữa gia đình sang Mỹ đoàn tụ. Phải chờ đến khi nhà cửa đã ổn định, các em đã vào đại học hết nó mới chịu quay lại trường để lấy bằng Kỷ Sư Xây Dựng.
Hai đứa em nó thì may mắn hơn thằng anh rất nhiều vì không phải nếm mùi "vượt biên" và lúc nào cũng có mẹ bên cạnh chăm sóc. Có lẻ chính vì thế mà tụi nó không có những đức tính chịu thương, chịu khó như anh của chúng. Con gái lớn của bà sau khi xong trung học thì vào Y Khoa rồi tốt nghiệp Bác Sĩ một cách khá dễ dàng, nó ra trường hai năm sau thì kết hôn với anh chàng Mỹ trắng lớn hơn vài tuổi và cùng học chuyên ngành Giải Phẩu. Cuộc sống của hai vợ chồng nó cũng khá hạnh phúc. Bà mừng cho con gái của mình.
Riêng thằng Út sau khi xong Đại Học ngành Tài Chính đã về đầu quân cho một hãng xe hơi khá nổi tiếng trong vùng. Làm được vài năm thì nó kết hôn với một cô Việt Nam vốn thuộc dòng danh gia quý tộc từ trước năm 1975 tại Sàigòn. Vợ chồng nó cũng khá đầm ấm. Bà cũng mừng cho thằng Út của mình.
Tuy nhiên, điều lo lắng nhất của vợ chồng bà là Quang đã ngoài ba mươi tuổi mà vẫn chưa chịu cưới vợ. Thấy ba má cứ hối thúc chuyện vợ con thì nó bảo:
- Má ơi! Mấy cô Việt Nam lớn lên bên này nhìn cao lắm con với không tới nổi đâu, còn mấy nàng người Mỹ thì lại không phù hợp với tính cách của con. Chắc ba má còn lâu lắm mới có "cháu Nội đích tôn" để ẩm bồng!
Ấy vậy mà chỉ vài năm sau đó khi nhà máy chuyển sang làm việc ở Florida thì Quang tình cờ quen với một cô du học sinh Việt Nam mới ra trường và đang đến hãng nó xin việc. Hai đứa quen nhau, yêu nhau và tiến đến hôn nhân như là một duyên phận được sắp xếp từ kiếp nào! Bà cũng mừng cho tụi nó quá!
Có thể nói đây là khoảng thời gian viên mãn nhất của gia đình bà khi con cái đã lớn, đều thành đạt và có cuộc sống khá ổn định. Sau những chia cắt, mất mát, hy sinh giờ đây vợ chồng bà đã có thể mỉm cười khi thấy thành quả của mình gieo trồng bấy lâu nay đã sinh quả ngọt.

*********************

Nhưng rồi tai ương hoạn nạn bỗng đổ xuống cho gia đình bà một cách bất thình lình! Mười năm trước chồng bà được phát hiện có khối u trong trong não. Bệnh trạng của ông biến chuyển quá nhanh và ông đã ra đi chỉ trong vòng vài tháng sau đó. Ông mất quá bất ngờ khiến cho bà thật sự bị hụt hẩng, biết bao dự tính mà hai vợ chồng bà đã phát thảo cho tuổi già của hai người đành phải bỏ dở dang. Năm đó bà mới 62, vẫn còn đi làm part-time nhưng vì tinh thần và sức khỏe quá suy sụp nên các con đã khuyên thôi má hãy về hưu sớm đi, tụi con đủ khả năng lo cho má mà. Bà cũng không thể nào làm khác hơn vì thấy sức khỏe của mình ngày càng xuống dốc trầm trọng!
Khi chồng mất rồi bà mới cảm nhận hết nổi trơ trọi trên đời. Bốn mươi hai năm cùng sánh bước bên nhau, tuy có một khoảng thời gian chia cắt nhưng họ vẫn luôn tin tưởng sẽ có ngày trùng phùng.



Giờ đây chỉ còn lại một mình bà lủi thủi ra vào trong căn nhà trống, bà bắt đầu thấy sợ bóng đêm, sợ một mình, sợ ngày dài và sợ cả đêm thâu. Bác sĩ cho biết bà đang bị trầm cảm nặng, trước mắt cần phải thay đổi môi trường sống thì mới mong thuyên giảm.
Ba đứa con họp lại bàn với nhau sẽ đưa má về ở với ai? Trước tiên vợ chồng Quang có mời bà sang ở với tụi nó, bà cũng muốn lắm nhưng ngặt một nổi nó cứ đi công tác xa nhà luôn nên bà ở lại Cali vẫn hay hơn. Dẫu sao bên này bà vẫn còn hai đứa con và đám cháu Nội, Ngoại. Nhưng giữa đứa con gái và thằng Út bà sẽ chọn ai? Nhất định bà không muốn sẽ trở thành người-nước-ngoài khi sống trong gia đình của con gái mình, tụi nó nói toàn tiếng Mỹ, làm sao bà có thể hoà nhập được. Cuối cùng bà quyết định về ở với thằng Út, vợ nó đang mang bầu đứa thứ hai bà nghĩ mình sẽ có thể "hụ hợ" chúng trông chừng đám cháu Nội sau này.
Nghĩ như thế nên bà quyết định bán căn nhà bốn phòng ngủ của mình để đưa tiền cho thằng Út mượn-vốn-làm-ăn. Với số tiền của bà cộng thêm tiền của ba má vợ, tiền vay ngân hàng và tiền dành dụm của hai vợ chồng nó bấy lâu nay cũng tạm đủ cho thằng Út "ra riêng" mở một đại lý bán xe khá khang trang. Đồng thời từ ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ hai vợ chồng nó đã mua một căn nhà trên núi thật tráng lệ.
Lúc còn sống trong căn nhà nhỏ mỗi ngày bà còn thấy thằng Út, nhưng từ khi dọn sang nhà mới bà hầu như không thấy mặt con mình đâu nữa cả. Nó đang bơi trong cả núi công việc nên làm sao có thời gian dành cho bà! Thêm vào đó căn nhà rộng lớn thênh thang quá, nó dường như kéo tình mẹ con của bà ngày càng xa thêm. Khi thằng Út đi làm về thì bà đã an giấc, vào buổi sáng lúc bà đang lui cui lo điểm tâm sáng cho cả nhà thì nó từ trên lầu đi xuống tai vẫn áp vào cái điện thoại, nó đưa tay vẫy vẫy như chào bà rồi đi thẳng vào garage lấy xe đến chỗ làm.
Chỉ vào dịp cuối tuần thì thằng Út mới nghỉ trọn vẹn ở nhà vào ngày Chúa Nhật. Đây là lúc nó dành thời gian cho vợ con của nó! Thường gia đình nó hay đi chơi cả ngày, khi về đến nhà thì vợ chồng con cái kéo nhau lên lầu, sau khi hỏi thăm bà vài câu xã giao lấy lệ. Mùa hè gia đình nó đi chơi xa có khi một hay hai tuần mới về.



Bà ở nhà bơ vơ, buồn tủi, đơn độc. Lúc đó bà chỉ biết khóc thầm một mình với mây trời, hoa lá và chim chóc trong vườn.
Còn đứa con gái của bà thì cũng không khá hơn em nó chút nào. Từ ngày bà dọn về sống với thằng Út nó chỉ ghé thăm bà "năm khi, mười họa" lấy cớ bây giờ má ở xa quá và cao quá con phải lái xe cả tiếng đồng hồ mới đến nơi. Nó luôn than thở rằng lúc này con phải vừa đi dạy, vừa làm việc trong bệnh viện nên bận lắm má à! Bà chỉ biết cười buồn mà chẳng nói được lời nào!
Khoảng thời gian này niềm vui hiếm hoi nhất của bà là mỗi lần Quang về thăm. Đó là dịp duy nhất mà gia đình cùng sum họp bên nhau. Trong một lần cả nhà đang quây quần bên bàn ăn thì bà buông đũa nhìn từng đứa con của mình rồi chậm rãi nói:
- Má xin các con hãy giúp má thực hiện ước nguyện cuối cùng của đời mình.
Mọi người bỗng im lặng và đổ dồn ánh mắt về phía bà. Quang hỏi bà với giọng khá ôn tồn:
- Chuyện gì vậy má. Má hãy nói cho mấy anh em tụi con biết ngay đi.
Bà cười buồn và chậm rãi nói:
- Má muốn vào Nursing Home ở con à! Má nghĩ trong đó sẽ tốt cho má và tốt cho cả … các con nữa. Từ nay các con không phải lo lắng nhiều cho má như trước!
Quang im lặng suy nghĩ vài giây rồi ngẩng lên nhìn hai đứa em. Chúng nó đang cuối mặt lẫn tránh ánh mắt của anh. Quang đã hiểu ra tất cả rồi và bằng giọng khá điềm tĩnh, anh nói:
- Ngày mai chúng con sẽ chở má đi chọn Viện Dưỡng Lão. Nếu má thấy ưng ý cái nào nhất thì tụi con sẽ thu xếp cho má vào ở ngay trước khi gia đình con về lại Florida. Con hứa trong thời gian tới sẽ bay qua thăm má thường xuyên hơn.
Sáng hôm sau thằng Út lấy cớ có hẹn với khách hàng và cô con gái của bà bảo phải trực bệnh viện nên cả hai không thể đi cùng. Chỉ có vợ chồng Quang dẫn bà đi chọn Nursing Home. Mặc cho Quang nài nỉ khuyên bà hãy chọn một nơi "cao cấp" chút để ở nhưng bà nhất định từ chối. Cuối cùng bà đã vào sống trong Viện Dưỡng Lão này vì thấy không khí và cách phục vụ của mọi người khá chu đáo, thân thiện. Nhưng điều quan trọng nhất khiến bà đưa ra quyết định này là vì nó nằm ở khoảng giữa và không xa nhà của hai đứa con là bao, cũng tiện đường cho tụi nó có đi đâu thì dễ dàng tấp vô thăm bà.
Những suy tính của bà tưởng sẽ khả thi nhưng suốt thời gian hơn ba năm bà sống trong Viện Dưỡng Lão cho đến nay thằng Út chỉ đến thăm bà đếm chưa đủ trên mười đầu ngón tay. Lý do nó đưa ra chính đáng quá mà, má ơi dạo này con mới mở thêm một cái chi nhánh bán xe nữa ở tiểu bang khác nên phải bay đi bay về như con thoi. Mỗi lần nó đến thăm bà chừng độ nữa tiếng là tối đa nhưng nó nói chuyện với bà thì ít mà nói với cái điện thoại của nó thì nhiều. Bà đâm ra mang mặc cảm làm phiền nó, nên có lần bà đã bảo:
- Chừng nào con có thời gian rãnh rỗi thì thu xếp vô thăm má. Má ở trong này cũng tốt lắm, các Bác Sĩ, Y Tá và nhân viên đều rất tận tình, chu đáo. Con cứ yên tâm mà lo công việc của mình.
Thế là sau này nó chỉ nhắn tin "thăm" bà trên điện thoại là chủ yếu. Vậy cũng tốt cho nó và cả cho bà. Bà khỏi phải mong ngóng và chờ đợi những lần nó đến thăm và nếu vì lý do gì đó nó không đến được thì bà sẽ không phải buồn suốt mấy ngày liền. Thêm một điều nữa là từ ngày dọn vào đây sống bà không hề thấy bóng dáng của con dâu và ba đứa cháu Nội đâu cả. Bà nhớ ba đứa cháu của mình nhiều lắm vì bà cũng đã từng gần gũi, chăm sóc chúng suốt năm năm trời rồi còn gì. Sau này bà mới biết rằng hai vợ chồng thằng Út không muốn dẫn con vô đây thăm bà Nội vì sợ môi trường sống của người già sẽ dễ lây bệnh cho tụi nhỏ!!!
Con gái của bà thì cũng không hơn gì em nó. Lúc trước nó hay tạt vô thăm bà trên đường đi làm về nhưng cũng chỉ là vài tháng một lần, mà lần nào nó cũng đều than rằng lúc này con bận dữ lắm vì sắp tới Mark và Ben sẽ vào Đại Học, tụi con đang cật lực kiếm tiền để chuẩn bị cho hai anh em nó vào Harvard hay Yale. Tính sơ sơ chi phí của hai đứa sau bốn năm cũng cỡ nữa triệu đô la là ít. Đây cũng là một lý do chính đáng nó đưa ra khi không thể vào thăm bà thường-xuyên-như-trước. Bà chỉ nuốt nước mắt vào lòng. Nhớ mới ngày nào lúc ba mẹ con còn ở lại Việt Nam, khi chồng và con trai còn ở đảo, mỗi ngày bà phải đi buôn bán nên thường gửi con cho hàng xóm ngó chừng dùm. Chiều nào về tới nhà cũng thấy hai chị em nó mếu máo đứng chờ; hôm nào bà nghỉ bán thì tụi nó mừng lắm, xúm xích bên má không rời nữa bước. Giờ đây mọi việc đã khác xưa rồi! Các con nay đã lớn. Bà thì đã già. Tụi nó cần gì ở bà nữa chứ?!
Càng nghĩ bà càng thương cho thằng Quang. Cứ mỗi buổi chiều sau khi ra khỏi hãng là nó gọi nói chuyện với bà suốt đoạn đường lái xe về nhà. Rồi thì cách vài tháng là nó bay sang thăm bà một lần, nếu là dịp lễ thì nó đi với vợ con, thường thì nó bay sang một mình ở chơi với bà từ chiều Thứ Sáu đến chiều Chúa Nhật thì về, để sáng thứ hai đi làm sớm. Hai mẹ con tuy xa nhưng cũng thật gần. Nó là niềm an ủi duy nhất mà bà có được ở tuồi gần đất xa trời này.

***********
Vào sống trong Viện Dưỡng Lão lâu ngày bà càng thấy thương cho những người đồng cảnh ngộ như mình. Cho dù họ là Trắng, Đen, Vàng hay… "pha trộn" thì họ và bà cũng đều có chung một nổi buồn của tuổi già như nhau. Ở trong này mỗi khi ai đó có con cái sắp sửa vô thăm là dễ biết lắm. Họ sẽ chộn rộn chàng ràng suốt từ mấy hôm trước. Họ nói năng huyên thuyên, cười đùa luôn miệng. Đó là dịp cho họ lôi những bộ cánh lâu ngày được cất kỷ trong tủ ra mặc thử, đi tới đi lui ngắm nhìn mình trong gương, như sắp chuẩn bị đi dự giải Oscar. Thiết nghĩ vào thời điểm 50 hay 60 năm trước thì buổi hẹn hò đầu tiên của họ chắc cũng chỉ hân hoan và hạnh phúc đến thế là cùng!
Có lần một bà Mỹ Trắng sống cạnh phòng bà sang khoe rằng ngày mai con trai của bà ấy sẽ đến thăm và chở đi xem phim vì là Sinh Nhật 80 tuổi của bà. Nhiều người đã đến chúc mừng cho bà mẹ hạnh phúc này. Tới ngày hẹn, bà mẹ đó đã dậy thật sớm, ngồi trang điểm hàng giờ thật cẩn thận trước gương và thay bộ đầm mới nhất chưa một lần mặc qua rồi chờ con trai đến đón. Thời gian chậm rãi trôi qua một giờ, hai giờ… cho đến bốn, năm giờ đồng hồ sau bà vẫn không thấy bóng dáng con mình đâu cả. Bà sốt ruột gọi cho nó nhưng điện thoại đã tắt mất rồi!!! Cuối cùng, một nhân viên của Nursing Home với vẻ mặt đầy ái ngại đã mang đến trao cho bà một bó hoa thật lớn, thật đẹp và một tấm thiệp với biết bao lời lẽ thật hoa mỹ. Lý do con bà không đến được vì có công việc đột xuất vào giờ chót và anh ta hứa sẽ đến thăm mẹ vào một-dịp-khác.
Bà mẹ đáng thương kia đã ôm bó hoa và chết lặng trong lòng. Không ai dám bước đến để an ủi bà một lời nào cả. Bà lẳng lặng ôm bó hoa vô phòng mình, lẳng lặng đặt nó lên giường và sáng hôm sau bà đã lẳng lặng ra đi với chiếc áo đầm mới tinh còn mặc trên người.
Người mẹ tội nghiệp kia cũng mang một chứng bệnh tim như bà, cũng có một đứa con bận rộn như hai đứa con của bà. Tuy nhiên, sức chịu đựng của bà xem chừng tốt hơn người mẹ kia vì con gái và thằng Út cũng đã từng thất hứa với bà khá nhiều lần!!! Cũng từ sau cái chết của bà-hàng-xóm mọi người đã cảnh báo với nhau rằng không được tin bất kỳ lời hứa hão nào cả, dù cho đó là lời hứa của núm ruột mà mình đã đẻ ra!

********************

Mải lo suy nghĩ miên man mà bà quên khuấy rằng mưa ngoài trời đã tạnh từ bao giờ. Ngó nhìn đồng hồ. Ôi chao trễ quá rồi! Quang có nói khoảng ba giờ máy bay sẽ đáp xuống, con đi hành lý rất gọn nhẹ nên sẽ ra mướn xe liền; chắc trễ lắm là năm giờ con sẽ đến chỗ của má. Bây giờ đã gần tám giờ tối rồi nhưng vì mùa hè nên trời vẫn còn sáng, bà nghĩ chuyến bay của con mình chắc đã tạm hoãn ở đâu đó và có lẽ nó cũng sắp đến rồi. Bà nhìn ra cửa sổ lần nữa, những tia nắng yếu ớt bắt đầu chiếu xuyên qua các đám mây đen còn lãng đãng trên cao. Từng mảng bầu trời trong xanh dần xuất hiện sau gần một ngày lẫn trốn biệt tăm.
Trong niềm vui mừng khôn tả bà lục trong ngăn kéo lấy thỏi son đã lâu ngày không dùng tới, bà cầm nó lên định tô phớt hồng đôi môi của mình thì mắt bà bỗng vô tình dừng lại ở cái TV đang treo trên tường. Tiếng cô xướng ngôn viên đang thông báo trong mục Breaking News cho hay chiếc máy bay mang số 707 của hãng hàng không XXX đến từ Florida đã gặp tai nạn khi đáp xuống đường băng tại phi trường Los Angeles vào lúc 3:10pm chiều hôm nay do thời tiết quá xấu. Một nhân viên của phi hành đoàn và vài hành khách đã bị thương nặng, những nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện hiện trong tình trạng khá nguy kịch. Mọi chi tiết sẽ được thông báo sau.
Thỏi son trong tay bà rơi ngay xuống đất. Bà thấy như mọi thứ đều tối sầm lại. Ngay khi lúc đó bà nghe ngực mình đau khủng khiếp



như không còn đủ hơi sức để thở. Bà cũng không còn kiểm soát được tứ chi của mình nữa nên đành để nó đổ quỵ xuống sàn nhà. Trong giây phút giữa đôi bờ sanh tử bà bỗng nghe tiếng con trai của mình gào lên thản thốt: "Má ơi! Con đây nè má!" Bà cố nhướng mắt lên nhìn gương mặt thân yêu của con mình lần sau cuối, mỉm môi cười đầy mãn nguyện với nó, rồi thanh thản từ từ khép mắt lại.
Một chiều mưa bão trong Nursing Home có một người mẹ đã vĩnh viễn ra đi và có một đứa con đã vĩnh viễn mất mẹ!
Chuyện bình thường cũng như bao chuyện bình thường khác đã xảy ra trên thế gian! Người ta đến cuộc đời này với những hạnh phúc, những khổ đau rất riêng và cũng rất chung để rồi lần lượt ra đi sớm hay muộn, trước hay sau … không trừ một ai!
Kiếp người vốn dĩ chỉ là duyên hợp. Chỉ là vô thường!

Nguyễn Bích Thủy
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Mar/2017 lúc 3:14pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2017 lúc 8:17am

9 Điều Người Cao Tuổi Nên Tránh



Con người khi về già, các bộ phận trong cơ thể đều lão hóa, yếu đi. Một số điều sau đây luôn ẩn chứa những hiểm họa bất ngờ mà người cao tuổi cần phải lưu tâm đề phòng.

Không nên tập luyện vào lúc sáng sớm
Ta vẫn có quan niệm cho rằng tập luyện vào buổi sáng là tốt vì không khí trong lành. Điều đó không đúng. Vì từ 4-6 giờ sáng theo quy luật của đồng hồ sinh học của người già thân nhiệt đang cao, huyết áp tăng, thận thượng tuyến tố cũng cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, chạy hoặc đi bộ nhiều gặp gió lạnh, tim dễ ngừng đập. Đã có không ít cụ đi bộ buổi sáng sớm về ra mồ hôi, tắm xong huyết áp tăng đột ngột, đứt mạch máu não, đột quỵ luôn. Tốt nhất là nên tập vào chiều tối, tuy không khí không được thanh sạch như sáng sớm nhưng an toàn hơn nhiều.

Đang ngủ không nên trở dậy vội vàng
Thần kinh người già thường chậm chạp. Lúc ngủ muốn dậy đi tiểu hoặc có ai gọi đang ở tư thế nằm mà trở dậy ngay, đi lại luôn dễ làm huyết áp tăng đột ngột, dễ dẫn đến đứt mạch máu não. Vì vậy, đang ngủ khi có việc cần dậy phải từ từ theo 3 bước, mỗi bước khoảng nửa phút. Bước 1 khi tỉnh giấc hãy nhắm mắt lại nằm thêm nửa phút. Bước 2, ngồi dậy tại giường nửa phút xoa tay, xoa chân. Bước 3, cho hai chân chạm đất hoặc chạm nền nhà nửa phút rồi mới đứng dậy đi.

Không nên ngoái đầu một cách đột ngột
Người già mạch máu thường xơ cứng, thành mạch dày hẹp và đàn hồi kém. Nếu đột nhiên quay ngoắt đầu về phía sau, mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp hơn cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích mạnh làm mạch máu co lại, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu ôxy nên bị choáng, hoa mắt, chóng mặt, có người đã bị ngã. Vậy đang đứng hoặc đang đi có ai gọi từ phía sau, chớ có quay ngoắt đầu lại ngay mà nên quay chầm chậm. Tốt nhất là xoay cả người lại, tránh chỉ quay đầu.

Không nên đứng co một chân để mặc quần
Xương của người già thường bị xốp do thiếu canxi. Nếu không bị xốp thì xương cũng giòn. Khi mặc quần mà đứng co chân để xỏ từng chân vào ống quần dễ bị ngã do mất thăng bằng hoặc do vướng vào quần. Người cao tuổi đã ngã thì dễ gãy xương, dập xương. Khi mặc quần tốt nhất là nên ngồi trên ghế hoặc trên giường. Trong nhà tắm nếu không có chỗ ngồi thì phải dựa mông vào một bên tường để giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Nhiều người bị ngã gãy xương ống chân, dập xương chậu vì đứng co chân mặc quần.

Không nên quá ngửa cổ về phía sau
Có lần một ông già đã về hưu cạnh nhà tôi, sức khỏe tốt, khi ăn tối xong ngồi nghỉ trên ghế tựa có lẽ do mỏi cổ nên ông đã ngửa cổ về phía sau hơi quá nên bị xỉu luôn. Khi con cháu biết thì nửa người bên phải của ông đã bị liệt, nước mũi nước dãi chảy ròng ròng và không nói được nữa, phải đưa ngay vào bệnh viện. Trường hợp này là do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa các đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau quá giới hạn cho phép, phần xương sắc cạnh đó làm tổn thương đến mạch máu, hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu. Vì vậy, người già khi ngồi ghế tựa không nên ngửa cổ quá mức về phía sau.

Không nên thắt dây lưng quá chặt
Vùng bụng quanh dây lưng là nơi gần dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn. Dây lưng mà thắt chặt quá sẽ chèn ép các mạch máu bụng, cản trở máu lưu thông, đoạn trực tràng gần hậu môn có thể dễ bị lòi ra ngoài khi đi đại tiện mà ta thường gọi là lòi dom. Dây lưng thắt chặt, dạ dày, ruột non luôn ở trạng thái chịu sức ép ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa. Vì vậy, không nên thắt chặt dây lưng và tốt nhất là dùng dây đeo quần qua vai, tiếng Pháp gọi là Bretel (bờ rơ ten). Bình thường ở nhà chỉ nên mặc quần ngủ lồng chun không nên mặc quần âu cứ phải thắt dây lưng làm bụng luôn bị gò bó.

Khi đi đại tiện không nên rặn quá mức
Táo bón là hiện tượng thường gặp ở người già. Tâm lý khi đi đại tiện không ai muốn ở lâu trong nhà vệ sinh nên thường muốn rặn mạnh để đi cho nhanh nhưng nếu rặn quá sức, mặt mũi đỏ gay rất nguy hiểm. Các khảo nghiệm về y học đã cho biết khi rặn mạnh dễ giãn tĩnh mạch ở hậu môn gây chảy máu nhưng điều quan trọng hơn là huyết áp sẽ tăng có thể dẫn tới tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Để đỡ phải rặn khi đi ngoài, người già cần ăn nhiều rau quả, chuối, khoai, uống nhiều nước để chống táo bón.

Không nên nói nhanh, nói nhiều
Một số nhà khoa học Mỹ phát hiện khi ta nói chuyện bình thường dù chỉ là chuyện vui nhẹ nhàng, các tế bào trong cơ thể vẫn chịu tác động và ảnh hưởng tới huyết áp. Thử nghiệm khoa học với 100 người mỗi người đọc 2 trang tài liệu với tốc độ nhanh chậm khác nhau. Kết quả cho thấy người đọc tốc độ vừa phải thì huyết áp, nhịp tim bình thường. Người đọc nhanh quá, đọc liến thoắng thì lập tức huyết áp tăng, nhịp tim tăng nhưng khi đọc thong thả trở lại, huyết áp, nhịp tim lại giảm xuống. Qua đó ta thấy người già nên nói ít, nói chậm thì có lợi cho sức khỏe. Những cụ nào bị bệnh tim mạch, bị huyết áp càng phải nói chậm, nói ít.

Không nên xúc động
Đối với người già mạch máu đã lão hóa nếu xúc động mạnh, quá giận dữ hoặc quá vui dễ bị nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não. Do đó, người già không nên xúc động tránh mọi sự tức giận, buồn phiền mà cần sống thanh thản, hòa nhã, vui vẻ, bỏ qua hết mọi chuyện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe.
Có một câu nói rất hay: "Đừng để chết vì thiếu hiểu biết". Vì thật ra đã có rất nhiều người chết vì thiếu hiểu biết kể cả những người còn trẻ. Qua sự hiểu biết ít ỏi của bản thân, qua kinh nghiệm cuộc sống và qua tham khảo các tài liệu y học mới nhất của nước ngoài mong rằng với bài viết ngắn này sẽ giúp các bậc cao niên sống lâu, sống khỏe, sống vui tăng thêm nhiều tuổi thọ.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2017 lúc 8:31am



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Apr/2017 lúc 8:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2017 lúc 6:42am

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2017 lúc 9:10am

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2017 lúc 9:56am

Cuộc Nói Chuyện Giữa 2 Ông Lão Châu Á Và Châu Âu


Một ông lão châu Á cứ luôn phàn nàn rằng con trai và con dâu bất hiếu, ông lão châu Âu nói mấy câu khiến cho tất cả đều im lặng.


Ông lão châu Á nói: “Con của tôi thật sự là không có lương tâm!”
Ông lão châu Âu: “Có chuyện gì vậy ông?”
Ông lão châu Á nói: “Con tôi hỏi tôi có nguyện ý đến ở viện dưỡng lão không?”
Ông lão châu Âu: “Viện dưỡng lão rất tốt mà, tôi cũng đang ở đó”.
Ông lão châu Á: “Thật vậy sao? Nơi đó mà ông cũng đến được sao?”
Ông lão châu Âu: “Tại sao lại không đi chứ?”.
Ông lão châu Á: “Nơi đó chỉ dành cho những người không có con cái thôi. Nếu tôi tới đó, nhất định sẽ bị bạn bè chê cười, tổn thọ mất”.
Ông lão châu Âu: “Không đúng đâu. Khi đã có tuổi, ở trong nhà dưỡng lão là thuận tiện nhất, sao lại có thể bị chê cười được chứ?”
Ông lão châu Á: “Đến một độ tuổi nhất định, thường thích ở cùng với con cháu, cảm nhận tình cảm gia đình. Sống trong viện dưỡng lão, cô đơn tịch mịch, thật đáng thương lắm”. 
Ông lão châu Âu xua tay: “Ở cùng con cái sao? Vậy không được đâu, tôi mà ở cùng con cháu quá 2 tuần sẽ không thoải mái, chịu không được”. 
Ông lão châu Á: “Ở cùng con cháu mình chẳng phải rất vui vẻ sao, sao lại không thoải mái chứ?”
Ông lão châu Âu: “Con của tôi 18 tuổi đã ra ngoài sống độc lập rồi, nó trở về nhà ở mấy ngày tôi rất hoan nghênh. Nếu nó ở trong nhà lâu, còn mang theo vợ con, sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi”.
Ông lão châu Á: “Tôi thật không hiểu, tại sao các ông lại thiếu tình cảm đến thế, chưa gì đã đuổi con cái ra khỏi nhà, lại cho bọn chúng vay tiền đóng học phí. Khó trách con cái các ông đều đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão”.
Ông lão châu Âu: “Con cái 18 tuổi là đã trưởng thành rồi, nên tự lập. Cho vay tiền đóng học phí, là tự chúng lựa chọn. Nếu như chúng muốn ở trong nhà, chúng tôi cũng không có ý kiến gì”.
Ông lão châu Á: “Không có ý kiến? Vừa rồi ông chẳng nói con cái ở trong nhà lâu thì cảm thấy khó chịu đấy thôi?”.
Ông lão châu Âu: “Tôi nói là, nếu chúng mang theo vợ con đến ở thời gian lâu, cuộc sống của tôi sẽ bị ảnh hưởng”.
Ông lão châu Á: “Vậy ông ở lâu trong nhà chúng, chẳng phải không cần đến viện dưỡng lão rồi?”.
Ông lão châu Âu nói dứt khoát: “Vậy không được, đến đó vài ngày thì còn được, nhưng vượt quá 2 tuần tuyệt đối không thể được”.
Ông lão châu Á: “Ông thật là kỳ quái, cái này cũng không được, cái kia cũng không xong. Chẳng lẽ cứ phải ở viện dưỡng lão mới chịu sao?”.
Ông lão châu Âu: “Chúng ta có cuộc sống riêng, con cái cũng có cuộc sống của chúng. Nếu chúng ta ở viện dưỡng lão, có thể kết bạn được với rất nhiều người, nếu sinh hoạt có gì phiền toái, đều có nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ. Chúng ta ở riêng ra rất tự do, không phải sao?”
Ông lão châu Á: “Lời của ông nghe thật sảng khoái. Nhưng ông nuôi con tới năm 18 tuổi, chúng đã báo đáp được cho ông cái gì chưa?”
Ông lão châu Âu: “Báo đáp ư? Báo đáp cái gì?”
Ông lão châu Á: “Đương nhiên là đưa ông về ở cùng một nhà, cho ông an hưởng lúc tuổi già rồi. Dù sao ông vào nhà dưỡng lão, thì chẳng được hưởng phúc gì. Con ông có cho ông tiền không?”
Ông lão châu Âu: “Cho tôi tiền ư? Tại sao?”
Ông lão châu Á: “Thì để biểu thị lòng hiếu thảo”
Ông lão châu Âu: “Không, không, không! Tôi không cần con cái cho tiền. Chúng có thể trả nợ hết các khoản đã vay, còn tiền dư thì nghỉ ngơi an dưỡng, tôi vậy là đã vui lắm rồi, tôi không cần chúng cho tiền”.
Ông lão châu Á: “Tôi thấy con của ông thật vô tâm quá, một chút trách nhiệm cũng không có”.
Ông lão châu Âu: “Trách nhiệm sao? Con của tôi đối với tôi không có trách nhiệm gì cả”.
Ông lão châu Á: “Không có trách nhiệm ư? Nếu như ông không có tiền, liệu ông có cần con cái trông nom không?”
Ông lão châu Âu: “Tôi có lương hưu, hơn nữa nhà của tôi cũng đã cho thuê, tôi có đủ tiền dưỡng lão”.
Ông lão châu Á: “Nếu như ông có bệnh, chẳng lẽ không cần con cái chăm sóc sao?”.
Ông lão châu Âu: “Nếu như tôi có bệnh, viện dưỡng lão sẽ đưa tôi đi gặp bác sĩ”.
Ông lão châu Á: “Nếu ông vào bệnh viện, cần người ở cạnh giường chăm sóc, chẳng lẽ không phải con cái ông sao?”
Ông lão châu Âu: “Người châu Âu chúng tôi không có kiểu con cái trực bên giường. Chúng tôi chỉ cần con cái tới thăm, là đã thấy vui rồi”.
Ông lão châu Á: “Nếu ông nằm viện không trả nổi tiền thuốc men, chẳng lẽ không phải con cái ông phải trả sao?”.
Ông lão châu Âu: “Chúng tôi nằm viện miễn phí, không tốn tiền”.
Ông lão châu Á: “Trời ơi! Nuôi con dưỡng già đối với người châu Âu các ông xem ra hoàn toàn không thích hợp”.
Ông lão châu Âu: “Nuôi con dưỡng già là sao? Chúng tôi sinh con, là vì yêu chúng, chưa bao giờ trông cậy con cái phải báo đáp gì lúc tuổi già. Con cái còn có rất nhiều việc phải hoàn thành, phải cố gắng làm việc để trang trải cuộc sống cho gia đình nhỏ, cũng cần hưởng thụ cuộc sống”.
Ông lão châu Á: “Tôi cũng yêu con mình, tôi cũng biết chúng đang ở giai đoạn rất vất vả. Cho nên tôi mới tình nguyện chăm sóc con cho chúng. Nhưng tôi đâu ngờ, chúng thậm chí còn muốn đưa tôi vào viện dưỡng lão”.
Ông lão châu Âu: “Ông còn giúp trông con cho chúng sao? Than ôi, thật không thể hiểu được”.
Ông lão châu Á: “Tại sao trông con giúp chúng lại không thể hiểu được?”.
Ông lão châu Âu: “Trông con là chuyện của cha mẹ, đâu có quan hệ gì tới ông chứ?”
Ông lão châu Á: “Con cái phải đi làm kiếm tiền, tôi dù sao cũng đã về hưu, không có việc gì làm, giúp chúng một chút có sao đâu”.
Ông lão châu Âu: “Tại sao không đi bộ, thư giãn, uống coffee, chơi bóng, đọc sách, làm những việc mình yêu thích?”.
Ông lão châu Á: “Chăm sóc cháu trai, chúng tôi thấy rất thuận ý”.
Ông lão châu Âu: “Điều này chẳng khác nào đánh mất cuộc sống của mình. Chúng ta đã chăm sóc con cái, còn những đứa cháu là không phải trách nhiệm của chúng ta”.
Ông lão châu Á: “Tôi biết mà, các ông từ sớm đã đuổi con cái ra khỏi nhà, đến cháu trai cũng khôn muốn bế. Ông không nói đến tình thân, ông quá ích kỷ, khó trách ông chỉ có thể vào viện dưỡng lão”.

Ông lão châu Âu: “Nếu tôi làm ngược lại thế thì chính là đã hồ đồ rồi. Ông vì con trai mà đi trông cháu, giống như không còn cuộc sống của mình, đây là dưỡng già sao? Quan niệm mỗi nước có khác nhau, đối với viện dưỡng lão cách nghĩ cũng bất đồng. Cha mẹ cũng có cuộc sống của mình, khi về già, con cái nên để cha mẹ được tự do”.
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/May/2017 lúc 2:08pm
Nursing Home



Anh Lý Văn Lâm và mẹ trong viện dưỡng lão ở Garden Grove


Có lẽ ai ai trong đời cũng đã có lần đi taxi. Dễ ợt có gì đâu, cứ tìm số điện thoại các hãng taxi rồi bấm số gọi, cho biết địa điểm, xong thì chờ xe tới đón.


Nhưng ở quận Cam thì không biết từ bao giờ lại xuất hiện một nghề là lạ, đó là "taxi đưa đón phi trường". Cứ mở các nhật báo ở mục quảng cáo, rao vặt thì thấy ngay hằng hà sa số "Đưa đón - Đi khắp nơi - Dọn nhà - Phi trường - Tuyên thệ - Thi lấy bằng", vân vân và vân vân.



Đa số những người làm nghề này là đàn ông (nhưng vẫn có phụ nữ), người Việt Nam . Có người làm thêm như một nghề tay trái, nhưng đa số thì xem đây là nghề chính để nuôi sống bản thân và gia đình. Con số các taxi Việt Nam ngày càng đông, và nghề này cũng khá thịnh hành vì dễ làm, thuận tiện về giờ giấc. Dường như người dân ở vùng này ít khi gọi taxi Mỹ vì giá cả mắc hơn, vả lại nói chuyện với taxi Việt Nam thì dễ dàng, khỏi cần suy nghĩ tìm từ ngữ chi cho mệt óc. Thông thường hễ cần thì mình gọi taxi, gặp người nào cũng được, và rất ít ai quan tâm đến việc chọn một người taxi riêng cho mình. Nhưng tôi thì khác...


Tôi quen anh Lâm taxi gần 3 năm nay. Mắt tôi hơi yếu, nên mỗi lần cần đi đâu xa, tôi không dám lái xe mà gọi taxi. Lần đầu tôi mở báo ra xem rồi gọi anh A, lần kế gọi anh B, rồi anh C, anh D... nhưng dần theo năm tháng, tôi quyết định chọn anh Lâm làm người taxi "ruột" mà tôi ưng ý nhất. Bởi anh tính giá phải chăng, anh lại vui tính, lên xe anh hay nói chuyện này, chuyện nọ cho thời gian qua mau, hay có thể do anh và tôi hợp gu chăng? Nên thường khi cần đi đâu, bao giờ tôi cũng gọi anh trước, chỉ khi nào anh kẹt vào ngày giờ tôi cần, thì tôi mới gọi người khác. Nhưng có một điểm mà có lẽ một số hành khách có lẽ không hài lòng cho lắm, như có lần anh tâm sự với tôi, là anh luôn luôn đến đón họ sớm chút hay trễ chút. Tôi còn nhớ lần đó, tôi hẹn anh tới đón lúc 11 giờrưỡi.

Anh hỏi:

“Đi sớm chút được không em? 11 giờ 10 anh lại, ráng giúp dùm anh chút đi”.

Ngẫm nghĩ thấy cũng không có gì mà ầm ĩ, tôi đồng ý.

Khi lên xe, anh Lâm phân trần: “Em thông cảm dùm. Anh phải mua cháo mangvào cho Má anh. Hôm qua tự dưng bả nói thèm ăn cháo gà. Mà anh không mua là bả giận bỏ cơm cho coi”. Tôi ngạc nhiên lắm, vì có bà mẹ nào mà “nhõng nhẽo” dữ vậy ta. Hỏi ra thì mới biết mẹ anh Lâm đang ở trong viện dưỡng lão từ hơn 6 năm qua. Anh còn nói: “Cám ơn em nha. Nhiều khách khó chịu lắm, họ chỉ muốn đi thật đúng giờ. Sớm chút là họ bỏ, gọi taxi khác. Anh cũng đành chịu mất khách thôi”.
Anh Lâm lái xe vào khu dưỡng lão trên đường Haster. Anh bảo tôi ngồi trong xe đợi, 10 phút anh quay lại ngay. Tò mò, tôi hỏi: “Em vô được không?”. Anh Lâm gật đầu: “Được chứ, chỉ sợ làm phiền em thôi”. Thế là hai anh em bước vào Garden Park Care Center .


Lần đầu tiên vào khu nursing home, tôi ngơ ngác như con nai vàng, anh Lâm đi đâu tôi cứ theo đó. Sao mà quẹo trái, quẹo phải tùm lum, vậy mà ảnh thuộc lòng mới tài chứ. Bước vào phòng, không thấy ai, anh quay sang tôi nói: “Chắc họ đưa Má anh ra hội trường rồi”, xong anh tất tả quay ra. Hai chúng tôi đang đi trong dãy hành lang thì tôi nghe tiếng cười nói ồn ào vui nhộn văng vẳng ra từ một căn phòng. Lúc đó tôi nghĩ: “Ái chà, người già mà sao còn cười giỡn dữ vậy? Coi bộ cũng yêu đời quá chứ”. Nhưng hỡi ôi, khi bước vô hội trường thì mới biết thực hư. Thì ra tiếng cười giỡn nãy giờ tôi nghe là tiếng cô MC trên màn ảnh đang pha trò trong show ca nhạc. Trước mặt tôi chừng hơn ba chục ông bà lão, mà hơn hai phần ba là bà, chỉ chừng vài ông cụ mà thôi, và ai nấy đều ngồi trên xe lăn. Tôi quay sang anh Lâm: “Sao đàn bà không vậy anh?”. Anh trả lời ngay không suy nghĩ: “Thì đàn bà bao giờ cũng khổ hơn đàn ông, em không thấy vậy à? Sống thọ mà làm gì, con cái nó thảy mình vô đây chèo queo một mình, sống vậy thì anh thà chết còn sướng hơn”. Tôi thấy vui vui vì cái tính bộc trực, nghĩ gì nói đó của anh taxi này.


Hình minh họa

Tôi chợt nhớ mình có đọc ở đâu đó người ta có nói là đàn bà sống thọ hơn đàn ông vì sức chịu đựng dẻo dai hơn, và đàn bà chịu... khóc hơn đàn ông, và đó cũng là một cách giúp xả stress.

Trước mặt tôi là những gương mặt vô hồn, dửng dưng, im lặng. Tôi lúng túng, và chỉ trong tíc tắc, tôi quyết định mĩm cười, cười với mọi người tôi gặp nơi đây, vì tôi nghĩ có lẽ đó là món quà duy nhất mà với họ, có thể là còn ý nghĩa và giá trị. Tôi quay sang cười: “Chào bác”, “Chào cô”.

Những người đàn bà nhìn tôi, nhưng chẳng ai cười. Gương mặt ai cũng buồn, không chút xúc cảm.

Một cụ già ngồi gục xuống mà nước miếng cứ chảy dài xuống áo. Cụ bên cạnh thì quẹo đầu sang một bên, mắt đờ đẫn, dường như cụ bị tật ở cổ thì phải.

Bỗng dưng có bà cụ trông có vẻ già lắm, nét mặt rất phúc hậu, cụ chắp hai tay xá tôi lia lịa. Tôi sợ mang tội nên lật đật vịn hai tay bà lại và nói: “Cụ khỏe không cụ? Cụ đừng lạy con. Con vào thăm cụ đây”. Anh Lâm bảo: “Bà này sắp bị Alzheimer rồi em ơi. Từ mấy tháng nay ngày nào bả cũng mong chờ con trai và cháu nội vô thăm, mà tụi nó cứ biệt tăm. Bả đang lạy Phật cầu cho con cháu vô thăm đó, chứ không phải lạy em đâu”. Tôi nghe lòng mình thắt lại. Tôi liền giả bộ: “Má, con tới thăm Má nè. Má khỏe không?”. Bà cụ ngước lên nhìn tôi, nhíu nhíu cặp mắt tèm nhèm mà tôi thấy hai tròng đen đã mờ đục hẳn, bà nhìn một hồi, vẻ hoài nghi, và lát sau bà lắc đầu: “Không, con trai, con trai”, rồi bà lại xá tôi lia lịa. Anh Lâm kéo tay tôi: “Anh đã nói con bả là con trai kia mà, em giả bộ bả đâu có tin”. Tôi nói: “Vậy thì bà cụ còn tỉnh mà anh, còn trí nhớ mà”. Anh Lâm gật đầu: “Chỉ những gì dính líu tới con cháu thì bà nhớ. Còn những việc khác như làm vệ sinh, đi tiểu tiện, ăn uống thì bà quên hết. Có vào đây thì em mới thấm thía tình đời”.


Hình minh họa

Anh Lâm bước đến và đưa tay đẩy một chiếc xe lăn. Một bác gái chừng ngoài 70, mà tôi đoán là mẹ anh, ngồi ủ rũ trên xe như đang buồn ngủ. Tôi theo anh đưa bác về phòng. Đến nơi, anh đỡ bác lên giường, xong anh bày tô cháo ra trên bàn rồi bảo: “Cháo gà nóng con mới mua, mợ ăn đi kẻo nguội. Còn đây là nước mía, ăn xong mợ nhớ uống. Giờ con phải đưa khách đi, trễ giờ rồi”. Tôi chào bác gái ra về. Bà chỉ gật nhẹ đầu đáp lại.

Lên xe, tôi tò mò hỏi thêm về bác. Anh Lâm kể: “Ba má anh có 5 người con. Xưa kia ba anh là đại úy của 3 đời tổng thống (Vua Bảo Đại, TT Diệm và TT Thiệu). Má anh ở nhà nội trợ lo cho 5 đứa con. Ba anh mang tiếng là đại úy chứ nhà anh nghèo lắm, má anh giỏi xoay xở vô cùng mới đủ sống đó chứ. Sau 75, ba anh ở tù 5 năm rồi sau đó cả nhà được sang Mỹ năm 1990 theo diện HO. Khi mới qua với hai bàn tay trắng, cả ba và má anh đều phải đi làm đủ nghề để sống và nuôi các con. Khi đó mấy anh em cũng lớn rồi, mạnh đứa nào đứa nấy bung ra đi làm. Tụi anh đứa nào cũng sức trai tráng, ăn mạnh như voi, nên má anh cứ dành hết món ăn nào bổ là nhường cho chồng và các con. Ba anh thì sức khoẻ rất kém sau những năm tù đày, nên ổng cứ bệnh rề rề và qua đời năm 1997 vì bị xuất huyết bao tử.

Sau cái chết của ba, má anh càng xuống tinh thần thấy rõ. Lúc này anh và mấy đứa em đã có gia đình riêng. Anh là anh cả, thằng S. có vợ , mua nhà nhưng không dám mang má về ở chung, mặc dù nó là đứa khá giả nhất trong gia đình. Con C. lấy chồng dọn đi Nevada . Thằng A. thì qua ở với vợ bên Thụy Sĩ. Chỉ còn anh và N., cô em gái bệnh tâm thần từ hồi còn ở Việt Nam, nên má ở với anh và nó. Ông bà mình có câu:

‘Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng, Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày’.

Anh thấy câu này không đúng chút nào. Bởi như gia đình anh nè, tụi em anh có đứa nào nuôi ba má được một ngày nào đâu mà kể. Tội nghiệp ổng bả, cả đời còng lưng nuôi con khôn lớn. Để khi thành danh thì đứa nào cũng sợ chồng, sợ vợ không dám cho ba má ở chung. Ai cũng ca hoài cái điệp khúc ‘Con có gia đình riêng, còn nhiều thứ lo lắm. Thầy mợ ráng tự lo đi’. Đúng là bạc bẽo tình đời”.

Sau khi xổ một tràng cho hả giận, anh Lâm ngừng chút lấy hơi rồi tiếp tục kể: “Xưa kia khi ở Việt Nam má anh đã ít vận động, suốt ngày chỉ ở trong nhà lo việc bếp núc và chăm sóc các con, và có lẽ vậy mà xương má đã yếu. Sang đây thì bác sĩ cho biết là má anh bị thoái hóa cột sống, và các khớp xương ở đầu gối, cổ tay, đều thiếu chất dịch trơn nên cử động đều gây đau đớn lắm. Má không còn đi làm được nữa, và phải đi gặp bác sĩ thường xuyên để chữa trị. Sau 5 năm thì bác sĩ đề nghị với gia đình là cho má anh vô nursing home thì sẽ dễ dàng hơn, vì mấy anh chị em không ai rảnh mà chăm sóc cho má hết”.


Hình minh họa


Giọng anh Lâm đều đều: “Có ở xứ này mới nhận ra là đa số con cái đều bất hiếu lắm em ơi. Nước Việt Nam mình nghèo, con đi làm không đủ nuôi thân, nên không sao lo cho cha mẹ, mình còn chấp nhận được. Còn ở Mỹ, đứa nào cũng có xe, có nhà, chỉ có mỗi thời gian và lòng hiếu thảo là không có. Mà thời gian có đào ra được, cũng chỉ để dẫn vợ, chồng, con cái đi nghỉ hè, còn ông bà già thì mặc xác họ. Ngày nào vô đây 3 bận là anh tức, anh hận cái bạc bẽo của tình đời. Thằng con mà má anh thương nhất, cũng lại là đứa ham tiền, sợ vợ mà chưa hề đến gặp má, dù chỉ một lần, từ hơn 6 năm má anh vào đây. Anh là thằng má la rầy nhiều nhất, giờ thì chỉ mình anh mỗi ngày 3 cử vào ra, đem cơm nước và săn sóc cho bả”.

- Bộ trong đó họ không lo cho bác ăn uống sao anh?

- Có chứ. Nhưng người già trở tính lắm em ơi. 6 giờ sáng anh phải đích thân pha cà phê mang vô cho má, bởi chỉ có anh là biết cách pha đậm lạt như thế nào thôi, chứ mua ngoài tiệm má anh không chịu uống. Trưa phải mua món canh nào bả thích, còn chiều thì có lúc mua đồ tráng miệng, chè hay món gì nhẹ nhẹ mang vô. Anh thuộc lòng món nào má anh thích, món nào bả không ưa. Mà hễ anh không vô một cữ là bả nhịn không ăn cơm, thành thử khách mà gọi gần đến giờ vô nursing home là anh đành phải từ chối, không nhận khách, bởi vậy mà đời anh nghèo cứ mãi nghèo. Anh thì quê mùa có biết gì về tâm lý đâu, nhưng anh nghe người ta nói rằng người già rất sợ cô đơn, họ sợ bị bỏ rơi. Chính vì vậy mà họ tìm mọi cách để con cháu chú ý và quan tâm đến họ. Nói theo cách bình dân của mình, thì người già hay “trở chứng” lắm. Anh thì cứ nghĩ đơn giản là ngày xưa lúc còn nhỏ mình cũng quậy ba má làm ổng bả cực khổ, thì giờ nếu má có làm eo làm sách chút cũng không sao. Là con mình phải biết chiều ba má, lỡ mai này má có chết anh sẽ không hối hận chút gì hết cả.


Hình minh họa

Lần thứ hai đi taxi thì anh Lâm chở tôi ghé vào mang cơm cho bác gái. Hôm ấy bác mới vừa hết chứng nhiễm trùng phổi và được đưa từ nhà thương về. Khi tôi chào, bác chỉ gật nhẹ đầu như mọi lần. Tôi đưa mắt nhìn quanh phòng. Trên đầu giường bác có treo đầy các ảnh Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Maria cùng cây thánh giá. Tôi muốn bắt chuyện với bác nhưng không biết nói gì, cuối cùng tôi bảo: “Bác nhớ cầu nguyện mỗi ngày nhe bác. Chúa sẽ che chở cho bác”. Bà không nói gì cả mà chỉ gật đầu.


Chiếc giường bên cạnh có một cô trẻ hơn đang nằm dán mắt nhìn trên trần nhà. Tôi ngạc nhiên vì thấy cái tivi đang mở, chiếu bộ phim Đại Hàn thì phải, coi bộ hay và gay cấn lắm, mà sao hai người không ai thèm xem. Tôi bắt chuyện: “Ở đây cũng được quá cô hả? Có tivi để xem phim đỡ buồn”. Cô này nói ngay: “Chán lắm. Phim lúc nào cũng mơ với mộng. Đời ở ngoài mới cay đắng hơn nhiều. Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại , nằm đây 3 năm rồi có khác gì nhà tù đâu”. Hỏi thăm tôi được biết là cô bị hư thận, phải lọc thận 4 lần mỗi tuần từ vài năm nay, nhưng chồng cô không rảnh chở cô đi, nên cuối cùng gia đình quyết định cho cô vào đây luôn để... rảnh nợ (theo lời cô nói ). Cô chua chát: “Lúc mới đầu, để thuyết phục tôi chịu vô đây, ổng (chồng cô) hứa là sẽ vào thăm tui dịp cuối tuần, nhưng được đâu vài tháng thì riết rồi cũng bặt tăm luôn. Nghe đồn ổng có bà khác rồi. Cuộc đời khốn nạn lắm”. Cô cay đắng lên tiếng.


Anh Lâm bước vô, đỡ bác gái đi làm vệ sinh. Lúc trở ra, trông bác có vẻ mệt, nên anh dìu đặt mẹ lên giường rồi rủ tôi đi đến bàn trực hỏi thăm về thuốc mencủa bác. Trên đường đi tôi hỏi nhỏ: “Sao má anh ít nói quá vậy?”. “Còn gì mà nói em”. Giọng anh Lâm bực bội. “Em thử nghĩ 5 đứa con mình nuôi từ nhỏ, cả đời cơ cực vì tụi nó, giờ mình già yếu thì không thấy mặt mũi đứa nào. Nằm ở đây 24 tiếng mỗi ngày, dài lắm em biết hôn. Hơn 6 năm trời, tha hồ mà nuốt nước mắt ngược vào trong. Má anh không nói, nhưng anh biết trong đầu bả nói nhiều lắm, và vì vậy mà đau khổ vô cùng. Những ai độc thân hay không con cái vậy mà sướng. Anh bảo bả nhiều lần rồi, ‘Mợ đừng suy nghĩ nữa. Người khổ là con đây nè. Lo cho mợ, cho vợ, cho con cái, cho đứa em bệnh tâm thần, riết rồi con muốn điên cả đầu và chỉ mong được chết sớm mà thôi’”.


Hình minh họa

Khi ngồi trên xe, chúng tôi nói chuyện nhiều lắm. Tôi thông cảm cho hoàn cảnh của anh, ngày nào anh cũng vào thăm má 3 cữ, đem cơm, đồ tráng miệng, và nhất là mỗi lần bác sĩ cho thứ thuốc mới là má anh đều làm nư không chịu uống. Anh kể: “Bả nhất định không uống thuốc. Bả cứ nói uống nhiều thuốc quá rồi cũng chết, vậy uống mà làm gì? Anh năn nỉ quá thì cuối cùng bả ra điều kiện là anh phải ngủ lại qua đêm, để lỡ nếu uống thuốc vô mà có bị gì thì anh chở bả đi bệnh viện gấp”.

- Vậy anh có ngủ lại không? Tôi hỏi.

- Dĩ nhiên rồi, đã dụ bả thì phải dụ tới nơi tới chốn chứ. Anh giả bộ trải tấm khăn nằm đại dưới đất, mà phải làm lén nữa chứ. Nhìn trước nhìn sau không thấy bóng nhân viên thì anh mới dám nằm. Hễ nghe tiếng chân ai bước tới là anh bật dậy, nói dối má là anh đi vệ sinh, vậy mà bả tin. Uống thuốc xong một hồi là bả ngủ. Thế là anh chuồn về nhà.

Tôi buồn cười vì óc “sáng tạo” của anh Lâm. Nhưng vẫn còn tò mò, tôi hỏi:

- Sáng mai thức dậy không thấy anh thì bể mánh làm sao?

- Vậy là em chưa biết gì về người già rồi. Ngủ một đêm là họ quên sạch, vô đây là ai cũng gần lú lẫn hết rồi em ơi.

Cách đây hơn một tháng, hai anh em có dịp đi xe chung, và bàn tán về đủ thứ chuyện trên đời, kinh tế xuống dốc, thất nghiệp, rồi về cơn thiên tai tại Nhật. Anh Lâm bảo tôi: “Nói thiệt, thiên tai, chiến tranh, thảm họa hạt nhân gì anh cũng không sợ. Điều duy nhất mà anh sợ là anh chết trước má anh. Bởi anh biết anh mà có bề gì là má anh sẽ không còn sống nổi nữa. 6 năm qua, anh đã trở thành niềm vui và hy vọng của bả mỗi ngày. Có một lần anh bệnh nên nhức đầu quá không dậy nổi, nên sáng và trưa anh không vô. Đến chiều thì cô nhân viên gọi, cô ta nói là má anh không chịu ăn uống gì hết. Bả cáu gắt với mọi người và cứ ngồi ngóng về hướng cửa. Bởi vậy mà như em biết đó, kinh tế khó khăn, nghề taxi nghèo lắm, nhưng hễ khách có gọi trùng vào giờ anh phải vô thăm má, thì anh luôn luôn chọn má, mà bỏ khách. Không có người khách này, anh hy vọng sẽ còn người khách khác, nhưng má thì anh chỉ có một. Từ bao năm nay chưa bao giờ anh có thể đi chơi đâu với vợ con, cũng may trời thương nên bà xã anh rất thông cảm. Nhiều lúc mệt mỏi quá anh hay to tiếng với má, lúc về nhà thì lại hối hận. Chắc tại anh là đàn ông nên không biết nói dịu dàng em ơi”. Tôi im lặng. Thấy thương người lái taxi ở vào tuổi trung niên nhưng chưa có được một ngày no đủ. Thương dáng anh lúc nào cũng tất tả. Thương tướng đi của anh bao giờ cũng hối hả. Thương cái lưng anh khòm khòm cứ chúi về phía trước.

Có đôi lần anh hơi to tiếng với mẹ anh, và tôi hiểu là vì anh sợ trễ giờ của khách, lo khách sẽ phiền hà, nhưng tấm lòng hiếu thảo của anh thì chưa chắc người con nào khác đã có được.

Tuần rồi có việc cần đi taxi, tôi lại gọi anh Lâm. Giọng anh lo lắng: “Má anh bị gãy xương chân rồi. Em có thể đi sớm nửa tiếng dùm anh được không? Anh vào đó lo cho bả chút rồi mình đi”. Tôi đồng ý.

Trên xe anh kể tôi nghe: “Nửa tháng trước khi đỡ bác lên giường, cô nhân viên vô tình không để ý nên một ống chân của má đập vào thanh giường và gãy. Từ đó má anh phải bó bột và không di chuyển được. Đau đớn mà bả không chịu uống thuốc, hễ anh vào là má cứ cằn nhằn khiến anh nhức cả óc”.

Anh Lâm thở dài chán nản: “Nhiều lúc anh mỏi mệt quá, chỉ muốn được chết cho xong. Nhưng lại nghĩ đến má, anh chết thì ai lo cho bả? Mai này anh già, anh không mong đứa con nào lo cho mình hết. Anh chỉ mong khi nào má mất, anh lo mai táng cho bả đàng hoàng tươm tất, rồi thì anh ước mình sẽ ra đi theo bả cho xong, sống thọ chưa chắc là phúc đức đâu em”.


Hình minh họa

Chiếc taxi cứ bon bon trên đường. Thấy tôi im lặng, anh Lâm lại bắt chuyện: “Em thấy khổ vậy đó, nhưng chưa phải tận cùng đâu em. Hôm nào tiện anh dẫn em qua khu bên kia, nơi đó chỉ toàn những người bệnh hấp hối, nằm liệt trên giường với đời sống thực vật. Họ không còn biết gì nữa hết, cũng không còn cả cảm xúc. Anh luôn tự an ủi mình là mỗi ngày ra vào những chốn này, mới nhắc nhở cho anh rằng đời là bể khổ, và mình còn sống được ngày nào khỏe mạnh thì đã là hạnh phúc”.

Tự dưng tôi chợt nhớ ra một điều, nên bảo anh:

- Sắp đến ngày lễ Mẹ rồi đó, anh có định mua gì hay làm gì cho bác vui không?

- Anh làm hoài đó chứ, sinh nhật, Tết, Giáng Sinh, anh đều có quà cho bả vui. Nhưng riết rồi cũng chẳng còn ai vui, kể cả má hay anh. Người già vào đây từ từ rồi tim ai cũng chai, mà anh là người nuôi bệnh, tim anh cũng chai từ hồi nào anh không biết nữa.

Tôi góp ý:

- Có lẽ anh bị stress nhiều quá không? Công ăn việc làm, các em bỏ rơi mẹ, áp lực từ nhiều thứ quá nên anh buồn và bất mãn. Nhưng anh cố gắng đi, khi nào mẹ mất thì anh sẽ không hề hối tiếc điều gì cả.

Anh Lâm lặng thinh.

Khi vào trong, như mọi lần, anh Lâm cứ hối mẹ: “Mợ mau lên, kẻo khách đợi”. Tôi bảo: “Từ từ, không sao đâu anh, hôm nay em không gấp”. Trong khi anh Lâm đi tìm người nhân viên để dặn dò điều gì đó, tôi bước lại hỏi thăm bác gái về cái chân đang bó bột. Bác cứ gật gật đầu, có vẻ mỏi mệt. Tôi hỏi: “Sắp đến lễ Mẹ rồi, bác thích hoa gì, anh Lâm sẽ mang vào tặng bác”. Bà lắc đầu: “Không cần”. Tôi không biết nói gì nữa. Nghe có tiếng chân ai bước tới gần, tôi đoán là anh Lâm nên tôi chào bác ra về. Tôi nói: “Bác đừng buồn. Bác hạnh phúc hơn nhiều người khác lắm, bởi vì ít ra bác cũng còn có được một đứa con hiếu thảo”. Bác gái gật đầu và quay mặt đi. Tôi thoáng thấy giọt nước mắt ứa ra từ khóe mắt bà. Chắc có lẽ ngượng với tôi nên bác quay nhìn nơi khác. Tôi bước đi về hướng cửa phòng, lòng cảm thấy vui, vì tôi hiểu đó là giọt nước mắt hạnh phúc của một người Mẹ.

Rời khu nursing home, tôi tự hỏi biết bao người mẹ, người cha cả cuộc đời hy sinh vì con cháu, để rồi khi bóng xế chiều tàn họ một mình vò võ nơi đây. Vào các viện dưỡng lão như thế này tôi mới càng thấm thía câu nói của ông bà xưa: “Nước mắt chảy xuôi, có bao giờ chảy ngược?”. Ngày lễ Mẹ sắp đến rồi, hằng trăm ngàn đứa con, thử hỏi có được bao nhiêu người còn nhớ ra là họ vẫn còn có một bà Mẹ tại nơi này?

Đột nhiên tôi nhớ đến Má. Má tôi đang ở xa, và chưa năm nào tôi có dịp mừng lễ Mother's Day cùng Mẹ.

Nhìn đồng hồ. 12 giờ trưa. Mặt trời đứng bóng. Tôi thấy mắt mình cay cay, có lẽ do chói nắng? Và sao tự dưng mũi bắt đầu sụt sịt.

Anh Lâm chợt quay sang hỏi:

- Em sao vậy? Sao mắt đỏ rồi? Nhớ Má hả?

Tôi gật đầu.

- Nhớ thì về thăm Má.

- Bận... Tôi lúng búng. Năm nào lễ Mẹ, em cũng bận đi làm...

Giọng anh Lâm dịu xuống:

- Em gọi thăm Má đi, và cũng đừng buồn. Xứ này ai mà không bận, anh hiểu. Thôi cứ ráng nhớ dùm anh câu này:

“Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt Mẹ nghe không?”

Tôi gật đầu, ráng kềm chế để cầm giữ giọt nước mắt. Tiếng anh Lâm nhắc: “Đi em. Trễ giờ rồi”. Xong anh hối hả bước về phía xe. Tôi lầm lũi theo sau.

(Tặng anh Lâm - người lái taxi hiếu thảo)

Trần Thị Tuyết Thu
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22003
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/May/2017 lúc 6:44am

"Nín Đi Ông Nội" 


“Á… ách…chù…ù! … Ách…xù!... Ách…”

Ông Khiêm nhẩy mũi liên tục mấy cái.  Làm như môi trường chung quanh cũng đồng lõa tiếp tay với nỗi buồn bực sẵn có trong lòng mà hành hạ, quấy rầy cái thân già lẻ loi thui thủi của ông cho đến nơi đến chốn vậy. Mỗi năm cứ vào đầu Xuân, trong vườn sau nhà ông đủ loại hoa nở rộ cũng chính là lúc ông khổ sở nhất vì chứng dị ứng với phấn hoa. Lúc con trai ông còn ở nhà cứ nhằng ông sao trồng quá nhiều hoa để cho không khí kém trong lành. Nó đâu biết rằng mỗi loại hoa nở vào từng mùa khác nhau - đặc biệt là dịp Tết - có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với ông. Đó là vì ông vốn là người luôn thích sống theo thói quen xưa, lề lối cũ, luôn giữ đúng lễ nghĩa, đạo đức, bảo vệ nề nếp, gia phong và tập quán cổ truyền một cách cực đoan, cố chấp. Thêm vào tuổi tác cao cũng góp một phần ảnh hưởng đến sự bảo thủ, tư duy, khó chấp nhận những đổi thay đồng thời tạo nên sự cản trở khó khăn cho việc hội nhập và thích ứng với đời sống mới trên xứ người của ông.

Công việc vườn tược gần như chiếm hết thời giờ trong ngày của ông Khiêm. Mùa Đông ông chăm sóc từng gốc magnolia tím, hoa đào quince, tâng tiu từng giò thủy tiên, vun xới mấy khúm cúc đủ màu. Ông trân quý từng cụm jasmine mùa đông* mà ông dùng thay thế cho hoa mai vàng ở quê nhà và cố sao cho chúng trổ hoa vào đúng thời điểm Tết thôi. Rồi những chậu lan bướm đủ màu sắc nữa, chúng là bậu bạn của ông trong những ngày tháng lạnh lẽo.


Vào tháng Hai tháng Ba ông có nào hoa mận plum, hoa đào lông peach, đào trơn nectarine, hoa táo, hoa lê, hoa trà camelia cùng đám lan đất với những ngồng cao mang hai hàng bông to rực rỡ. Đến tháng Tư ông lại có mấy gốc anh đào Cherry Blossom, hoa hồng rose đủ màu, rồi hoa Tử Đằng Wisteria nở rộ tím và thơm ngát, hoa đỗ quyên Azalea pha sắc, hoa tuyết Snowball trắng nuốt nuột...

Ôi thôi, kể hoài không hết tên các loài hoa nở quanh năm trong vườn nhà ông. Và rồi chính vì thế mà ông luôn bận rộn quanh năm suốt tháng, làm quần quật cả ngày không hết việc. Nhờ thế mà ban ngày ông quên khoắng đi nỗi buồn cô quạnh, ngày dài đìu hiu cuối đời; tạm gác một bên cái buồn xa con cứ đeo đẳng bên lòng và cái tuổi tác nó cứ leo thang vùn vụt mà lại ngược chiều với sức bền bỉ dẻo dai của cơ thể ông. Có lúc ông cũng cũng thấy cơ thể mỏi nhừ tử chứ, đau đớn chỗ này, nhức nhối chỗ nọ, nhất là cái lưng dạo này hành hạ ông thường xuyên hơn. Nhưng ông vẫn không màng quan tâm đến, vì ông cần một giấc ngủ mê mệt thiếp đi lúc đêm về. Ông tự nhủ: cứ ngủ đêm đến sáng là sẽ khỏe lại ngay. Và ông tiếp tục miệt mài trong thú đam mê hoa lá và cây kiểng của mình. Thế mà cứ mỗi khi quanh quẩn bên chúng vào lúc bông nở rộ đẹp nhất thì ông không sao tránh khỏi bị ngứa ngáy mắt, mũi, tai, cuống họng và nhảy mũi liên miên. Thoạt đầu ông còn chịu khó đi Bác sĩ lấy thuốc uống ngừa. Lâu dần ông lười rồi cứ để vậy chịu trận. Ông bảo để cho cơ thể quen dần, cũng chẳng chết ai. Thế mà… thế mà…

”Ách… xi… i… xì!” Lại nữa, ông phàn nàn. Thế mà… lâu nay nó có chịu quen đâu!

“God bless you.” Bên kia rào nhà ông có tiếng non nớt của trẻ con nói vói sang.

“Thank you.” Ông cũng vội vàng đáp lễ theo phép lịch sự.

Chủ cũ ngôi nhà sát cạnh nhà ông trước kia đã dọn đi cả nửa năm rồi. Nhà để trống cho đến bây giờ mới có người mới dọn vào được vài hôm. Theo như sự tò mò, xoi mói của ông Quỳnh - bạn ông - thì hình như chỉ thấy có một người đàn bà và hai đứa trẻ. Ông nghe vậy thì biết vậy thôi, chẳng để ý làm chi. Đến nay nghe tiếng trẻ con ông độ chừng là bé gái chỉ khoảng 5 hay 6 tuổi là cùng. Có lẽ gia đình hàng xóm mới là cặp vợ chồng hãy còn trẻ.

Ôi chao! Cái cổ của ông sao mà nó ngứa khốn ngứa khổ thế này. Ông phát ho lên mấy tiếng cho thông cuống họng. Bên kia rào lại vọng lên tiếng trong trẻo, non nớt và đãi nhựa kéo dài:

“Are you O.K… ê… ế…?” Giọng như săn đón, lo lắng và dễ thương làm sao!

“Yes, I am OK. Thank you.” Ông Khiêm mỉm cười và trả lời.

“Where is your mom?”

Bây giờ thì ông thật sự bật cười thành tiếng vì đứa bé này có sự ân cần, quan tâm cho người khác đến hay.

“I am an old man and I don’t need my mom.”

“Oh!”

Sau tiếng “oh” như trút được nỗi lo âu thì ông nghe có tiếng kéo lê vật nặng nề một cách khó khăn. Rồi một cặp mắt tròn xoe với khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn, đẹp như tiên đồng ngọc nữ nhô lên khỏi hàng rào, vẫy vẫy tay về phía ông.

“Hello! Oh! Oh! You look like my Gran Pa. Sonny! Get up here. Look at him. See? See?

Con bé này thật lanh lợi, nói không ngừng miệng. Nó đi xuống và ông nghe lục đục một lát thì một đứa bé trai kháu khỉnh lại cố rướn đầu nhìn sang bên ông nhưng cứ bị thậm thụt vì còn quá thấp. Bây giờ thì đến phiên ông Khiêm đâm lo lắng, sợ chúng bị té lỗ đầu gẫy cẳng. Ông lật đật chạy đến bên rào để chúng nhìn ông cho rõ và trả lời mấy câu hỏi tò mò, ngây thơ của chúng. Chúng cứ quả quyết là ông giống y ông nội của chúng trong hình. Thằng bé Sonny thì bảo râu của ông giống râu ông nội nó. Đứa con gái tên Annie thì chỉ vào kiếng ông đang mang và bảo kiếng của ông nó cũng như vậy đó. Ông phải phì cười và giảng giải cho chúng là những người già đều có điểm chung là để râu và mang kiếng. Cuối cùng ông bảo chúng vào trong nhà vì ông bận việc nên không ở ngoài sân nữa.

“Can I call you ‘Gran Pa’?” Chúng vâng lời ông, nhưng trước khi đi còn ngoái cổ hỏi.

“If it’s OK with your mom.”

Ông trả lời cho qua chuyện rồi thong thả đi vào với một thoáng lâng lâng, nhẹ nhàng và háu hức như đứa trẻ vừa được quà. Dường như có một cái gì là lạ vừa mới len lỏi vào con tim nguội lạnh, khô cằn của ông. Có tiếng reo vui lào xào từ khóm hoa, ngọn cỏ đang đuổi theo sau lưng. Mùi hương tổng hợp của hoa Xuân thoang thoảng quyện bước chân ông vào đến tận trong nhà.

Đã lâu rồi, từ khi thằng con trai bỏ đi, ông chưa bao giờ có được giây phút vui vẻ như chiều hôm nay. Hai đứa trẻ con nhà hàng xóm mới dọn tới thật dễ thân thiện và đáng yêu làm sao. Những đứa trẻ sinh đẻ trên xứ người hình như dạn dĩ và niềm nở hơn trẻ ở xứ mình. Giá ông có được mấy đứa cháu nội bên cạnh thì hẳn giờ này chúng cũng lớn chừng này và cũng khôn ngoan, mau mắn như thế. Ơ, mà nào phải ông không có đâu chứ!... Rồi theo dòng suy tư một cách vô thức, ông lần hồi quay trở về với cuốn phim cũ kỹ đã làm nhức nhối, tê buốt cả cõi lòng trong phần đời còn lại của ông.

Vợ ông mất sớm, để ông lại một mình cu ky nuôi thằng con trai mới 15 tuổi. Ông chỉ mong sao lo cho nó học hành xong rồi cưới một con vợ đàng hoàng tử tế và đẻ cho ông vài đứa cháu nội để nối dõi. Thế là ông đã làm tròn bổn phận đối với tổ tiên, giữ vẹn lời hứa với bà, vì nhà ông mấy đời vốn chỉ một cây một trái đơn độc. Thế mà bao nhiêu hy vọng ông đặt vào thằng con trai nay đã tiêu tan theo mây khói.

Trăm chuyện chỉ tại bắt nguồn từ một con đầm lai mà thôi! Khi Nhân – thằng con trai duy nhất của ông - ra trường rồi tìm được một việc làm tương đối tốt và gần nhà thì ông Khiêm bắt đầu dò la, tìm cách làm mai mối ngầm những cô gái trong đám con cháu của bạn bè ông cho nó. Mỗi lần ông dẫn đi coi mắt đứa con gái nào thì nó đều gạt ra và viện hết lý này lẽ nọ để thối thoái. Lúc thì nó bảo chờ có công ăn việc làm thật vững chắc đã. Khi thì nó muốn để thong thả học lên cao nữa. Hoặc chưa gặp phải người đồng tâm hợp ý… Mãi cho đến khi ông Khiêm sốt ruột, lo nghĩ có lẽ mình sẽ không kịp thấy mặt cháu nội trước ngày nhắm mắt - thì đùng một cái - thằng con xin phép ông cho nó cưới một con đầm lai. Lai gì thì ông chẳng cần hỏi, chỉ chắc một điều là nó không phải con gái Việt Nam thuần túy như ông đã trừu định. Ông Khiêm đón tin này như trời long đất lở. Cái điều ông lo sợ sẽ bị tuyệt dòng, tuyệt giống, mất gốc nay sắp thành sự thật rồi. Làm sao ông chấp nhận được chứ? Tổ tiên nhà ông có chịu nhìn nhận đám cháu ngoại lai chẳng giống ai trong họ hàng xưa nay không? Ông vừa lo sợ vừa tức giận phừng phừng. Thế là ông làm toáng lên, la rầy thằng con không tiếc lời. Cha con cứ lời qua tiếng lại. Thằng con nhất định không nhượng bộ bố nó nửa bước. Còn ông cương quyết không thừa nhận con dâu người nước ngoài. Cuối cùng ông tuyên bố thẳng thừng:

“Mày còn nhìn nhận tao là cha mày thì kiếm một con vợ Việt Nam mà mang về đây. Còn muốn lấy Tây Tàu gì thì cứ đi theo nó. Tao cấm mày không được mang những thứ ấy vào nhà này. Kể như tao không có con có cháu vậy.”

Nhân chẳng nói chẳng rằng, lẳng lặng bỏ đi. Vài hôm sau nó trở về với lão Quỳnh – bạn của ông Khiêm – để nhờ lão năn nỉ phụ. Nó biết ông Khiêm thường nể lời ông Quỳnh vì họ là bạn nối khố lâu đời với nhau. Nhưng lần này thì dù ông Quỳnh nói phải nói trái gì đều bị ông Khiêm gạt qua một bên và khăng khăng giữ vững lập trường của mình: không thừa nhận con dâu ngoại quốc. Cuối cùng ông Quỳnh đành nói huệch toẹt cái sự thật phũ phàng trước mắt:

“Ông bạn già à, tôi nói thiệt nghen, lớp mình rồi nay mai gì cũng theo ông theo bà chớ đâu có lột da mà sống đời với con cháu đâu. Thôi thì mình ở xứ người được sao thì bằng lòng vậy đi, miễn tụi nó thuận thảo, hạnh phúc với nhau là mừng rồi. Như con cái tôi ấy…”

“Ông khác tôi khác. Ông có tới 3 thằng con trai, mất đứa này còn đứa kia. Còn tôi chỉ có một mống, thử hỏi cháu nội tôi một lũ ngoại lai làm sao tôi ăn nói với tổ tiên chớ?”

“Ối, thời nay mà. Ông bà mình rồi cũng châm chước chứ hơi đâu mà bắt bẻ, trách móc con cháu.”

“Không!  Tôi đã bảo không là không. Anh đừng có vẽ đường cho hưu chạy nữa bằng không tình bạn bè của mình sẽ bị sứt mẻ đó.” Ông Khiêm bực tức trả lời.

“Là bằng hữu với nhau lâu nay, tôi chỉ mong cha con anh được vui vẻ, gia đình anh yên ấm thôi. Tôi hy vọng anh nhẹ tay cho cháu nó nhờ. Đừng để đi đến cảnh “già néo đứt dây” nghe ông bạn già.” Ông Quỳnh hơi bị phật lòng nên nói xẵng. Xong ông quay sang Nhân và nói:

“Chú xin lỗi đã không giúp được gì cho cháu. Chuyện này chú đã đoán trước với cháu vậy đó. Khó lắm.”
Nói xong ông Quỳnh bỏ ra về. Một mình Nhân vẫn tiếp tục xuống nước nài nỉ:

“Ba, tụi con lỡ thương nhau rồi. Ba cho con cưới Jannette nghe.”

“Không cưới xin gì cả. Mày muốn thì dắt đi cho khuất mắt tao. Đừng bước chân vào nhà này nữa. Lời tao như đinh đóng cột.” Nói xong ông Khiêm bỏ ra sau vườn.

Nhân buồn bã, lặng lẽ mấy hôm rồi báo cho ông biết nó đã nhận việc làm ở Âu Châu và có lẽ sẽ ở bên ấy một thời gian. Ông Khiêm kinh ngạc đến lịm đi, đớ người ra khi biết tin này. Rồi tiếp đến là những chuỗi ngày quay quắt với nỗi xót xa thắt thẻo, buồn rầu áo não. Ông chỉ tính làm cứng cho thằng con thấy khó khăn mà thôi con đầm chứ ông đâu có nghĩ tới nước nó cũng cứng đầu cứng cổ và ngang bướng, dám thi gan với ông. Ông thầm ước phải chi còn bà thì những chuyện nhức đầu này đã không xẩy ra. Bây giờ ra nông nỗi này ông chỉ còn nuôi hy vọng thời gian sẽ làm cho thằng con sớm chán con đầm, suy nghĩ lại rồi trở về nhà.

Bẵng đi thời gian dài cha con xa cách. Mỗi năm Nhân ghé qua nhà vài hôm thăm ông rồi lại đi tiếp, còn thì chỉ gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe, việc nhà cửa, linh tinh vậy thôi. Cả hai cha con cùng tránh nhắc nhở đến chuyện xưa. Có nhiều lúc nói chuyện với con trai ruột thịt của mình qua điện thoại mà ông tưởng như đang nói vu vơ, gượng gạo với người xa lạ, chưa đủ thân thiết để có thể cởi mở hàn huyên mọi chuyện vậy.

Bức tường chia cách cha con ông ngày một dầy hơn, kiên cố hơn. Vì đâu nên nỗi này? Nỗi đau nỗi buồn khó giải! Tại sao thằng con không biết giữ đạo làm con? Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời chứ, chẳng lẽ ông phải xuống nước đầu hàng? Bao đêm ông Khiêm nhớ đến người vợ quá cố của mình và thầm trách sao bà đi trước để khổ lại cho ông. Nếu bà còn sống bà sẽ xử trí ra sao đây? Ông già rồi nhưng cái lòng tự ái vẫn còn to bằng trái núi, tánh tự cao tự đại vẫn cứ y nguyên như thuở còn trẻ. Ông không thể hạ mình để lên tiếng tha thứ hay năn nỉ thằng con quay lại.

Mới cách đây mấy tháng thôi, Nhân trở về một mình và ở nhà khoảng hai tuần lễ. Ông Khiêm mừng lắm, tưởng mọi chuyện đã qua đi và sẽ trở lại bình thường như xưa. Ngờ đâu trước ngày đi nó xin ông tha lỗi rồi lại xin phép được đem vợ con về tạ tội. Thế là niềm hy vọng mới chớm trở lại của ông đã vội tan vỡ, cơn giận ngỡ rằng đã nguôi ngoai bây giờ lại bùng lên như ngọn lửa gặp phải gió to.

“Tưởng mày bỏ con đó mà về đây để tao lo vợ con đàng hoàng tử tế cho mày chứ còn cái thứ vợ con lượm đầu đường xó chợ thì đừng hòng tao nhìn nhận.”

Ông quát tháo to tiếng và tức giận quá độ khiến áp huyết lên ầm ầm đến nỗi phải chở vào bịnh viện cấp cứu. Từ đó ông mang thêm chứng bịnh cao máu. Và cũng từ đó thằng Nhân không gọi về nữa. Vậy đó. Cảnh gà trống nuôi con của ông bây giờ thành gà trống cui cút một mình. Ông rơi vào tận cùng của nỗi cô đơn, chán chường và thất vọng vì thấy mình bất lực.

Càng ngày ông càng cảm thấy những quyết định của mình ngày ấy dường như có điều quá đáng, không ổn. Ngày xưa cha mẹ ông ở dưới quê tận Phong Điền - Cần Thơ, cho ông lên Sài Gòn học rồi cũng muốn ông về lấy con gái vùng quê đó để có con dâu biết cách ăn thói ở cho thích hợp với gia đình chồng. Nhưng nào ông có nghe lời đâu. Ông chống đối quyết liệt và nhất định đòi cưới An, một cô gái gốc Sài Gòn đang học trường Marie Curie. Dạo ấy để được cưới An ông đã dọa cha mẹ nếu không bằng lòng thì ông sẽ cạo đầu đi tu. Dòng họ ông chỉ trông cậy vào một mình ông để nối dõi tông đường sau này. Thế là cha mẹ ông đành phải chìu thằng con. Nhờ vậy ông mới cưới được vợ theo ý mình. Phải chăng sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó?  Phải chăng cha mẹ ông đã có tầm hiểu xa, thấy rộng và cảm thông cho thế hệ kế tiếp nhiều hơn ông, đã khôn ngoan sáng suốt hơn ông vạn lần? Ông suy nghĩ, cân nhắc nhiều lần trong những đêm thâu trăn trở không ngủ được, rồi tự hỏi có phải mình đã tính toán sai lầm. Làm sao lật ngược thế cờ đây? Mới đó mà đã năm năm trời!

Một tuần sau bà hàng xóm dẫn hai đứa con và mang một dĩa bánh nướng còn nóng hổi sang thăm ông. Bà bảo lẽ ra bà định sang thăm ông ngay hôm mới đến nhưng vì dọn nhà một mình quá lu bu nên không làm được. Ông Khiêm cũng lấy làm tiếc vì đúng ra chính ông phải là người đến thăm láng giềng mới dọn đến trước mới phải, nhưng vì vợ ông mất rồi nên ông chẳng biết tính toán sao coi cho được. Janne – tên người hàng xóm và bà yêu cầu ông gọi như vậy - tánh tình bặt thiệp, cởi mở, vui vẻ, dí dỏm, đôi lúc khôi hài rất duyên dáng. Tuy mang vẻ đẹp rạng rỡ của người Tây phương, nhưng bà vẫn không thiếu nét nhu mì, hiền hậu và tế nhị. Janne cho ông biết sau mùa hè năm nay sẽ vào dậy môn Ngôn ngữ học cho một trường College gần khu ông ở. Còn chồng bà vài tháng nữa sẽ chuyển công tác về hãng gốc cũng tại đây, lâu nay ông ta đã làm cho một chi nhánh của hãng này nhưng ở nơi khác.

Hai đứa trẻ một gái một trai thật xinh xắn, khôn ngoan và lễ phép. Chờ khi người lớn ngừng chuyện mới xen vào.

“Mom, can I call him “ông nội”? Con Annie hỏi mẹ nó.

Ông Khiêm chưng hửng một cách thích thú và trố mắt nhìn vì ông nghe rõ ràng nó phát âm hai chữ “ông nội” đúng y tiếng Việt Nam. Đoán được sự ngạc nhiên của ông, Janne giải thích:

“Tôi dạy cháu tiếng Việt đấy. Vì chuyên môn của tôi là Ngôn ngữ học nên tôi cũng biết được vài thứ tiếng. Hơn nữa chồng tôi và tôi luôn cho rằng càng biết được nhiều thứ tiếng thì càng tốt. Tôi đoán chừng ông là người Việt Nam nên rất mừng là mẹ con tôi được ở cạnh làm quen với ông và có cơ hội thực tập nói tiếng Việt luôn.”

“Ồ, tôi rất lấy làm vinh dự được cái may mắn đó. Tôi cũng nghĩ như bà, biết thêm nhiều thứ tiếng rất có lợi cho bọn trẻ về sau.”

Ông Khiêm trả lời vội vàng như sợ lỡ mất cơ hội hiếm có vậy. Dầu gì thì cũng là cái tự hào dân tộc mà.

“Và ông cho phép chúng nó gọi bằng “ông nội” nhé?

“Được. Được lắm.” Ông Khiêm toét miệng cười.

“Theo phong tục người Việt nam thì cháu chỉ đáng tuổi con cháu ông thôi và sẽ gọi ông theo con cái mình, tức là cũng gọi ông bằng “ông nội” để cho bọn trẻ noi theo.”

Lần này bà Janne nói tiếng Việt hẳn hoi và rõ ràng. Ông không ngờ bà chẳng những nói được mà còn am hiểu sâu xa phong tục, lễ nghĩa của người mình nữa. Ông thật hỉ hả trong lòng và có cảm tình với gia đình này ngay. Ông thầm hy vọng người chồng của Janne cũng sẽ có sự thông hiểu văn hóa Á đông như vậy.

Bỗng nhiên ông Khiêm có được một người láng giềng tốt bụng, hiểu biết và bải bui cùng hai đứa cháu nội “hờ” thật dễ thương giống như cơ may từ trên trời rớt xuống vậy. Họ qua lại với ông thường xuyên hơn. Hai đứa nhỏ quấn quit, líu lo bên ông mỗi khi chúng sang chơi làm ông tạm quên được nỗi buồn quạnh hiu. Janne nấu được món ăn gì lạ và ngon đều chia sẻ với ông một cách vồn vã, nhiệt tình. Nhất là sau này cô tuyên bố đang học nấu thức ăn Á đông và đặc biệt là món ăn của người Việt Nam. Lúc đầu ông nghĩ đó chỉ là cử chỉ lịch thiệp, ân cần của người Tây phương. Nhưng lâu dần thì ông thấy cả mấy mẹ con họ đều tỏ ra nồng nhiệt, thân thiện thật sự và luôn quan tâm đến ông một cách đặc biệt khiến ông cảm động và thấy trong lòng cũng nẩy sinh một thứ tình cảm quyến luyến, quí mến họ không kém. Cảm giác hơi lạ lẫm, ngỡ ngàng, nhưng thật dễ chịu.

Ông Khiêm vui cùng cái vui chung với gia đình hàng xóm mà lâu nay ông không hề trải qua. Ba mẹ con họ thường mời ông tham dự những buổi picnic ngoài công viên do ông hướng dẫn địa điểm, hay những bữa tiệc nướng nho nhỏ nhưng đầy thích thú cho cả người già lẫn trẻ con trong sân sau nhà. Thét rồi ông đề nghị và được sự ủng hộ nhiệt liệt của cả 3 mẹ con là mở một cửa nhỏ giữa hàng rào ngăn hai bên vườn sau để thông thương hai nhà cho dễ dàng và an toàn cho 2 trẻ. Ông tự coi cái trọng trách lưu truyền văn hóa và dạy tiếng nước mình cho người khác là bổn phận của ông, của những người Việt lưu vong còn nhớ gốc. Vì vậy ông soạn thảo chương trình dạy bọn trẻ nói và đọc chữ Việt một cách kỹ càng, có phương pháp hẳn hoi, vừa hấp dẫn, vừa vui lại dễ nhớ. Ông thầm tự hào dầu gì thì mình cũng từng làm việc phiên dịch sách ngoại ngữ cho bộ giáo dục trước đây chứ tệ gì. Bọn trẻ học nói tiếng Việt nhanh chóng và tiến bộ thấy rõ, chúng thường thỏ thẻ kể chuyện cho ông nghe về ba nó. Thằng em có lúc mếu máo nói với ông “con nhớ Ba lắm”. Còn con chị hay nhắc đến ông nội mà nó chưa bao giờ biết mặt, chỉ thấy qua hình. Nó bảo “Ba hứa đem con về thăm ông Nội nay mai mà”. Có lúc nó lại bảo ba nó lấy tên bà nội đặt cho nó đó. Bà nội nó chết rồi. Ông chạnh lòng nghĩ đến thằng con mình và ước gì mấy đứa này là con của nó thì chắc ông sẽ thương yêu chúng vô vàn.

Còn Janne, có lúc cô gọi ông bằng “ông nội” theo hai đứa con, có lúc cao hứng cô gọi ông là “Papa” ngon ơ, ngọt xớt luôn làm ông rưng rưng nghĩ đến người con dâu không bao giờ có được của mình mà mủi lòng. Vì sao nên nỗi này? Ông vẫn thường tự hỏi. Có phải vì ông quá khắt khe, quá cố chấp không? Tại sao cứ là người Việt mới thương yêu, quí mến được? Biết đâu cháu ông nó cũng đáng yêu như hai đứa trẻ này thì sao? Dẫu chúng có lai căng thì vẫn còn một phần máu mủ của ông chứ nào phải nước lã? Ờ, mà ông nghe đâu hình như thằng Nhân cũng đã có hai đứa con rồi. Nhưng biết nó ở đâu mà hỏi bây giờ? Lòng ông chùng xuống, trĩu nặng như bầu trời mùa Đông thê lương, ảm đạm.

Năm nào cũng vậy, từ khi thằng Nhân bỏ đi, cứ hễ đến ngày sinh nhật của ông Khiêm là ông Quỳnh hẹn đến để chúc thọ ông rồi họ rủ nhau đi đây đi đó để giúp ông tạm quên nỗi buồn cô quạnh. Sau cùng ông Quỳnh trao cho ông món quà gọi là của riêng thằng Nhân nhờ ông trao lại. Còn thằng Nhân chỉ gọi về chúc mừng sinh nhật ông qua loa là xong chuyện. Mấy lần đầu ông Khiêm buồn và giận thằng con lắm vì nó chẳng nhân nhượng và nể nang ông chút nào. Nó cứ đi biệt không về! Giống như tình phụ tử giữa ông và nó nhẹ tênh như lông hồng vậy. Lâu dần ông cũng đành làm ngơ cho qua ngày đoạn tháng. Vì ông không thể hạ mình mà xoay chuyển thế cờ được.

Năm nay thì hơi đặc biệt khác. Ông Quỳnh hẹn sẽ chuẩn bị thức ăn và mang đến nhà ông để họ cùng nhau nhậu nhẹt một bữa cho đến quắc cần câu. Nói nghe hùm hổ thế thôi chứ thật ra hai ông chỉ lai rai dăm ba sợi là đã đầu hàng thua trận tại chiến trường rồi. Còn sức đâu mà chiến đấu đến cùng chứ! Họ đều thừa nhận như vậy. Nhưng vẫn đủ sức tạo bầu không khí sôi nổi, vui vẻ, hào hứng cho hai ông già sống lại giây phút hào hùng của mình ngày xửa ngày xưa. Mới đó mà đã mấy mươi năm rồi còn gì!

Ông Quỳnh mang đến hai chai rượu đỏ, một gói khô mực cáng mỏng, tơi và mềm chấm với tương ớt, một dĩa gỏi chân gà rút xương mà ông Khiêm thích.

“Gỏi của bà nhà tôi gửi ông đấy. Còn khô mực này con dâu về VN mua qua cho tôi cùng cái máy cáng cho mềm chứ răng cỏ đâu mà nhai nổi khô mực như xưa.” Ông Quỳnh giải thích.

Trong lúc ông Khiêm loay hoay dọn thức ăn bày ra bàn rồi với tay lấy hai cái ly uống rượu thì có tiếng gọi cửa. Mở cửa ra ông thấy người hàng xóm mới khệ nệ mang hai dĩa thức ăn thật to cùng lổm ngổm nào gói nào bọc. Vừa thấy mặt ông Janne nói “Happy birthday, papa”. Ông Khiêm hơi sửng sốt bất ngờ xong vui ra mặt, rồi đưa tay đỡ phụ một dĩa thức ăn và mời rối rít:

“Vào đây, vào đây tôi giới thiệu cho. Ông Quỳnh ơi, đây là…”

“Ồ! Chúng tôi đã biết nhau. Hôm đến đây không có ông ở nhà nên tôi đã sang làm quen với Janne và đã thay mặt ông mời cháu ấy sang dự tiệc sinh nhật .” Ông Quỳnh cướp lời. Rồi ông quay sang lấy bớt những bao bọc to trên tayJanne và dục:

“Vào đi cháu. Chà! Bánh xèo và chả giò. Toàn món ông ưa thích cả đây nhé.”

Ông Khiêm ngớ ra một tí rồi cười thầm trong bụng: Lão già này môi mép, lẹ chân lẹ tay và ghê gớm thật. Thảo nào lúc trẻ luôn đắt đào nhất trong bọn.

Thức ăn được bày dọn khéo léo đẹp đẽ ra bàn nhờ sự phụ giúp của Janne. Ông Khiêm bốc thử cái chả giò còn nóng hổi và miếng bánh xèo giòn tan rồi buộc miệng:

“Chà, ngọn tuyệt. Giống y như chả gò và bánh xèo bà nhà tôi thường làm lúc còn sinh tiền.”

“Đấy, đó là cái lợi của thời buổi văn minh Hi tech mà. Ông muốn học nấu nướng thức ăn của bất cứ nước nào trên thế giới thì chỉ cần ấn nút computer là biết cách làm ngay.” Ông Quỳnh giải thích.

“Cháu cho hai đứa nhỏ sang chơi nhé.” Không thấy hai đứa trẻ, ông Khiêm quay sang bảo Janne.

“Vâng, chúng sắp qua tới, Papa.” Janne trả lời không đắn đo.

Đang khi ông Khiêm bận rộn xếp thêm ghế cho hai đứa nhỏ thì cửa trước bật mở toang và thằng con trai ông bước thẳng vào nhà. Ông Khiêm ngạc nhiên và mừng rỡ đến thốt không nên lời.

“Ba, con về để chúc mừng sinh nhật của Ba. Nhờ chú Quỳnh giúp nên con mua được căn nhà ở cạnh đây để gần gũi và chăm sóc Ba lúc tuổi già. Ba tha thứ cho vợ chồng con nghe Ba.”

Quá đột ngột và bất ngờ nên ông Khiêm đứng trơ như phỗng, chẳng kịp thời giờ cho những lời nói mà ông chờ đợi từ cửa miệng Nhân xuyên vào cái đầu chậm chạp của ông. Một lát sau ông đưa mắt nhìn ra cửa để tìm vợ con nó thì Janne bước đến cầm tay ông và nài nỉ:

“Papa, con xin lỗi đã làm Papa buồn lâu nay. Papa đừng giận con nữa nghe.” Rồi quay ra gọi to “Annie, Sonny vào chào ông nội.”

Phải mất mấy phút đồng hồ cho cái bộ óc già nua đang bất động của ông Khiêm hoạt động trở lại, cho ông thấy mọi chuyện rơi đâu vào đấy đúng như ý ông mong muốn mà đã không làm được. Ông xúc động đến đứng không vững và ngồi thụp xuống chiếc ghế trống cạnh đấy. Hai đứa nhỏ ùa vào chia ra đứng hai bên ông, miệng nói đồng loạt:

“Happy birthday ông nội.”

“Ông bạn già ơi! Vợ chồng nó có lòng thành và gắng công lắm mới tạo được ngày hôm nay. Thôi thì ông mở lượng hải hà tha thứ cho chúng để ông cháu ông hủ hỉ những ngày còn lại.” Nãy giờ ông Quỳnh lặng thinh bây giờ mới lên tiếng phụ họa.

Cảm giác mừng mừng tủi tủi, sung sướng, hối hận, nuối tiếc… lẫn lộn trào dâng, tuôn chảy ra như nước vỡ bờ khiến ông nghẹn ngào, không cầm được nước mắt. Rồi hai giọt lệ từ từ lăn xuống, chảy dài trên đôi gò má đã không còn đầy đặn của ông. Ông Quỳnh cũng xúc động không kém, nhưng thấy vai tuồng mình đóng đã xong, không còn cần thiết nữa nên ông lặng lẽ bỏ ra về mà không ai hay. Nãy giờ hai đứa cháu nội im thin thít, chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Chúng lo lắng, sợ sệt, hết nhìn người này lại quay sang nhìn người khác, ngạc nhiên, ngơ ngác vì thấy gương mặt người lớn sao quá nghiêm trọng. Khi thấy ông Khiêm khóc thằng Sonny vội cầm bàn tay ông bóp nhè nhẹ. Còn con Annie – bây giờ ông mới nhận ra nửa phần đầu tên nó là tên vợ ông – vòng tay lên cổ ông, rồi hạ xuống dần vừa vuốt vuốt, vỗ vỗ cái lưng hơi còng của ông vừa dỗ dành:

“It’s OK. It’s OK. Nín đi ông nội”

Ông quàng tay ghì sát hai đứa trẻ vào lòng. Thằng con trai ông đã phải đánh một vòng thật lớn để cuối cùng mới được ông nhìn nhận bầu đoàn thê tử của nó. Còn ông Khiêm, một cái gật đầu rất nhẹ hay một tiếng “ừ” thật ngắn gọn vậy mà ông phải mất đến 5 năm dài mới thực hiện được! Thời gian trôi vùn vụt và nghiệt ngã, liệu còn chờ đợi ông được bao lâu nữa để cho ông tiếp tục tận hưởng cái hạnh phúc đoàn tụ quí báu này?

Cỏ Hoang
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 68 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.291 seconds.