Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Hệ thống TiềnTệ-N.Hàng-K.Tế-ChínhTrị Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 06/Nov/2010 lúc 12:16am
.
 
Nơi nào giử nhiều vàng, bạc & kim cương nhất ?.


 

Kho vàng bạc, kim cương và ngọc quý

      Giá vàng khắp nơi trên thế giới đều tăng vọt trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều ít ai biết được là hiện nay quốc gia nào đang sở hữu nhiều nhất thứ kim loại có giá trị bậc nhất này?
 

      
    Nếu bạn nghĩ đó là Mỹ thì bạn đã ít nhiều có lý. Phòng két sắt tại Fort Knox, bang Tennessee (Mỹ), khu căn cứ quân sự tuyệt mật và luôn được đặt trong tình trạng an ninh cao nhất thế giới, hiện cất giữ 4 triệu kg vàng thỏi trong tổng số 7,4 triệu kg vàng trên toàn nước Mỹ (tính đến thời điểm tháng 12-2007).
 

Fort Knox
 
    Những nơi cất giữ vàng khác của Mỹ nằm rải rắc khắp quốc gia này chẳng hạn như tại hệ thống Khách sạn Money ở Philadelphia và ở Denver, kho chứa vàng ở căn cứ West Point, thành phố New York và những nơi khác nữa.
    Nhưng Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York (Federal Reserve Bank) mới là nơi nắm giữ nhiều vàng nhất thế giới với 550.000 thỏi vàng được cất giữ bên dưới khu vực nhà chọc trời Lower Manhattan, trị giá 203,3 tỉ USD.
    Tuy nhiên, chỉ có 2 - 5% số vàng trên thuộc quyền sở hữu của nước Mỹ, số còn lại là của các quốc gia khác gửi.
    Song, đó chưa phải là đống vàng duy nhất của thế giới. Trong khi vật giá tiếp tục leo thang trên toàn thế giới thì số vàng dự trữ của các nhà băng, các quốc gia và các trung tâm thương mại lớn ngày càng có giá trị.
    Hai thành phố New York và London lưu giữ thứ kim loại quý giá này nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Tại Manhattan, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED giữ vàng cho cả thế giới mà không hề lấy đồng tiền công nào. Người gửi chỉ tốn 1,75 USD tiền vận chuyển cho mỗi thỏi vàng vào kho két sắt của FED.
   Bộ phận hàng hóa thuộc sàn  giao dịch  New York Mercantile Exchange chuyên về những trao đổi các loại kim loại quý như vàng, bạc, đồng và platine, và nắm giữ một khối lượng kim loại vật lý lớn trong các phòng két sắt của họ xung quanh thành phố New York nhằm bảo đảm cho những hợp đồ ng tương lai được ký kết thông qua họ.
    Hiện tại, bộ phận này nắm giữ 210.000kg vàng, tương đương 6,8 tỉ USD và 3,8 triệu kg bạc, tương đương 2,2 tỉ USD.
    London là nơi cất giữ nhiều bạc nhất trên thế giới, điều này không phải vì Chính phủ Anh sử dụng đồng tiền được sản xuất từ bạc mà chính là nhờ Ngân hàng JPMorgan dự trữ 4,4 triệu kg bạc cho Barclays  (1 trong 3 ngân hàng lớn nhất nước Anh) để bảo đảm cho nguồn tiền giao dịch điện tử của Ngân hàng Đầu tư IShares.   
  

Ngân hàng JPMorgan.
 

Barclays
      
   London cũng chính là thủ đô của thế giới về kim cương . Công ty De Beers, nắm giữ 40% thị phần kim cương trên toàn thế giới, hiện đang đóng đô tại thủ đô xứ sở sương mù.
 
  Tuy nhiên, thành phố này giờ đã mất danh hiệu trên vì De Beers và Chính phủ Botswana đã hợp tác để xây dựng tại đất nước này một nhà máy khai thác và chế tác kim cương sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới với số vốn 80 triệu USD và nhà máy này được đưa vào sử dụng hồi tháng 3-2008. Và đây sẽ là thủ đô mới của thế giới về kim cương.
   Khác với các kim loại quí khác, platine (platinum, bạch kim) thực tế lại được dự trữ dưới các mỏ chứa trước khi chúng được khai thác (và các mỏ platine phần lớn ở Nam Phi).
 

 
   Platine, có giá hơn 38 USD/gr, là nhu cầu lớn của các nhà sản xuất màn hình phẳng, iPod và các thiết bị điện tử gia dụng khác. Tại châu Âu, kim loại này được sử dụng trong nhiên liệu diesel. Trên thế giới, kim loại này không được dự trữ giống như vàng hay bạc. Duy chỉ có sàn giao dịch Comex New York dự trữ 158kg kim loại này, tương đương 8,9 triệu USD.
 
    Colombia thống trị thị trường ngọc lục bảo (emerald) thế giới và chính  Victor Carranza là ông vua của thị trường đá quý này tại Colombia. Victor trở nên nổi tiếng nhờ ngăn chặn được các tập đoàn buôn lậu ma túy chiếm các mỏ ngọc lục bảo trong những năm 80 của thế kỷ trước.    
   Tuy nhiên, năm 1998 người này bị bắt vì tội tổ chức giết người và được ra tù năm 2002.
   Gần 90% lượng hồng ngọc (ruby) của thế giới bắt nguồn từ Myanmar. Chính điều này đang khiến đất nước Đông Nam Á này trở thành mục tiêu của những cuộc tranh giành ảnh hưởng.
   Năm ngoái, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng kêu gọi tẩy chay các vụ bán đấu giá hồng ngọc dưới dạng thô của Chính phủ Myanmar. Đệ nhất phu nhân Mỹ hồi đó là Laura Bush còn tuyên bố rằng việc mua các loại đá quý hiếm đồng nghĩa với việc ủng hộ cho một số thành phần biến chất trong Chính phủ Myanmar làm giàu bất chính. Sau khi được khai thác, phần lớn hồng ngọc được chuyển sang Chataburi, Thái Lan, để chế tác.
   Cũng như hồng ngọc tại Myanmar,
 đá saphir (sapphire, ngọc bích) sau khi được khai thác tại Sri Lanka và Madagascar cũng được đưa sang Thái Lan, và hiện ngày càng được đưa nhiều sang Hồng Công để tinh chế.
    Tuy nhiên, có một thứ kim loại có giá trị hơn bất cứ thứ kim loại hay đá quý gì trên thế giới này, đó chính là plutonium. Nhà máy Pantex của Bộ Năng lượng Mỹ tại Amarillo, bang Texas, có 6.000 giếng plutonium.
   Bạn không thể mua chúng, nhưng nếu bạn được phép mua, bạn phải bỏ ra 10.000 USD để có được 28 gr. Và giống như câu quảng cáo của một loại thẻ tín dụng: kim loại này không có giá!

Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2010 lúc 4:53am
 

Vàng lập kỷ lục mới vượt 35,3 triệu đồng

VnExpress - Thứ Hai, 8/11

Thị trường kim loại quý quốc tế tiếp tục lên đỉnh mới sáng nay khiến giá trong nước leo thang. Đôla chợ đen cũng có dấu hiệu tăng nhiệt.

>> Khoảng 1,000 tấn vàng còn trong dân

>> Ngàn lẻ chuyện quanh giá vàng

>> Giá hàng hóa tăng "rát mặt"

Tính đến 8h45, vàng miếng thương hiệu SBJ được niêm yết mua và bán ở 35,24 - 35,32 triệu đồng, tăng lần lượt 130.000 - 30.000 đồng so với sáng cuối tuần trước.

Vàng miếng SJC tại TP HCM cũng vươn tới mức cao mới 35,22 - 35,32 triệu đồng, vượt 70.000 đến 100.000 đồng so với kỷ lục cũ hôm thứ bảy vừa rồi. Tại Hà Nội, các đại lý của SJC đang niêm yết mua và bán ở 35,15 - 35,30 triệu đồng.

Bảo Tín Minh Châu (Hà Nội) báo giá bán ở 35,35 triệu đồng, không thay đổi so với sáng thứ bảy. Hôm cuối tuần, đây là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đẩy giá lên mức này, trong khi những nơi khác phổ biến quanh 35,2 triệu đồng.

Sau khi có dấu hiệu nhích lên vào cuối tuần trước, thị trường đôla chợ đen tiếp tục tăng nhiệt sáng nay. Hôm thứ bảy, các cửa hàng báo giá mua và bán đôla Mỹ ở 20.450 - 20.750 đồng, tăng từ 100 đến 150 đồng so với chiều thứ sáu.

Đến sáng nay, một số điểm thu đổi thể hiện nhu cầu gom đôla bằng cách đẩy giá mua lên 20.600 đồng, trong khi giữ nguyên mức 20.750 đồng chiều bán ra.

Trên thị trường quốc tế, vàng lên đỉnh mới sáng nay, sau khi lập kỷ lục vào cuối tuần trước. Trong tuần vừa rồi, thị trường vàng nhảy vọt 3% nhờ tuyên bố bơm 600 tỷ USD vào nền kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Giá giao ngay đạt đỉnh 1.398,27 USD hôm thứ sáu.

Sau khi mở cửa ngày thứ hai tại 1.3914,1 USD, có lúc mỗi ounce vàng tại phiên châu Á vươn tới kỷ lục mới 1.398,60 USD. Đà tăng này xuất phát từ nguyên nhân đồng đôla mất 0,4% giá trị so với euro, sau khi thụt lùi 0,6% hồi tuần trước.

Mặc dù vậy, giá có sự điều chỉnh giảm nhẹ ngay sau khi lên đỉnh mới. Tính đến 9h8 theo giờ Hà Nội, mỗi ounce tương đương 1.393,60 USD, mất 0,60 USD so với mở cửa.

Trong khi vàng đạt kỷ lục, dầu thô cũng vươn tới mức cao nhất trong suốt 2 năm qua sau báo cáo việc làm lạc quan của Mỹ. Báo cáo bảng lương tháng 10 tăng trưởng lần đầu tiên trong vòng 5 tháng, cho thấy nhiều doanh nghiệp bắt đầu lấy lại niềm tin về viễn cảnh tăng trưởng kinh tế. Hợp đồng dầu giao tháng 12 tăng 0,7% lên 87,49 USD một thùng.

Thanh Bình

 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2010 lúc 8:00pm
 
 
 
Ngân hàng phục vụ người Việt ở Mỹ sụp đổ
 
VnExpress - Thứ Hai, 8/11
 
 
Thêm 4 nhà băng Mỹ phải đóng cửa hôm cuối tuần, trong số này có First Vietnamese American Bank, ngân hàng đầu tiên được lập ra ở Mỹ chủ yếu phục vụ người gốc Việt.

First Vietnamese American Bank (FVAB) có trụ sở ở thành phố Westminster (Mỹ) với số tài sản 48 triệu đôla, đã bị Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đóng cửa hôm 5/11 sau 5 năm làm ăn thua lỗ. FVAB đi vào hoạt động từ tháng 5/2005 và là ngân hàng đầu tiên được lập ra ở Mỹ chủ yếu phục vụ khách hàng gốc Việt. FDIC đã rao bán FVAB cho ngân hàng Grandpoint ở Los Angeles với chi phí chuyển nhượng chỉ có 9,6 triệu đôla.

Cùng cảnh ngộ với FVAB, ba ngân hàng còn lại là K Bank (có tài sản 538,3 triệu đôla và trụ sở ở thành phố Randallstown), Pierce Commercial Bank (221,1 triệu USD, Tacoma) và Western Commercial Bank (98,6 triệu USD, Woodland Hills).

Tính từ đầu năm 2010 đến nay, đã có 143 ngân hàng bị đóng cửa ở Mỹ, nhiều hơn 3 ngân hàng so với con số của cả năm 2009. Tuy nhiên, đa số ngân hàng bị đóng cửa trong năm nay có quy mô nhỏ hơn so với năm trước, nhờ vậy tổn thất của quỹ bảo hiểm tiền gửi không nhiều bằng

Diễn biến giao dịch trên Phố Wall tuần này được dự báo sẽ chịu sức ép chốt lời. Đường chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) 14 ngày hiện đứng ở mốc 88,5 điểm. Mức trên 70 điểm chứng tỏ thị trường đã bị mua vào quá mạnh. Hàn thử biểu Standard & Poor 500 đang tiến sát mốc kháng cự mạnh ở 1.228 điểm.

Với không nhiều các thông tin kinh tế quan trọng được công bố, giao dịch tuần này được xem là một phép thử quan trọng về xu hướng ngắn hạn của thị trường sau khi đã chiết khấu hầu hết các thông tin quan trọng trong tuần trước. Sau 5 phiên khởi sắc, chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần tăng điểm thứ năm liên tiếp, chỉ số Dow và Nasdaq cùng bứt phá được 2,9%, S&P cộng 3,6%.

Lợi nhuận quý III của tập đoàn Berkshire Hathaway thuộc sở hữu của tỷ phú Warren Buffett sụt giảm 7,7%, so với mức tăng trưởng 11% của chỉ số Standard & Poor’s 500. Kết quả kinh doanh của Berkshire Hathaway, tập đoàn hiện quản lý danh mục phái sinh trị giá hơn 60 tỷ đôla, không ấn tượng như những kỳ vọng ban đầu của Phố Wall, khi sụt giảm xuống 2,99 tỷ đôla từ 3,24 tỷ đôla của cùng kỳ năm ngoái, do những khoản thua lỗ liên quan tới hoạt động giao dịch kỳ hạn cổ phiếu. Hoạt động phái sinh của Berkshire lỗ 146 triệu đôla so với khoản lãi 1,73 tỷ đôla trong quý 3/2009. Thống kê từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Berkshire đã tăng được 27%, trong khi mức tăng của S&P 500 chỉ là 8,3%.

Vàng đã lập kỷ lục thứ mười bảy liên tiếp chỉ trong vòng vỏn vẹn 5 tuần. Mặc dù đang hướng tới năm tăng giá thứ mười liên tiếp và đang ở mức cao kỷ lục mọi thời đại nhưng nếu tính điều chỉnh theo lạm phát thì giá vàng hiện nay vẫn thấp hơn giá cách đây 3 thập kỷ. Tuần qua, kim loại quý đã tăng được 3% giá trị, theo đó nới rộng bước tăng kể từ đầu năm 2010 lên 28%. Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục giữ trạng thái đóng băng tài khoản kể từ ngày 14/10, trước đó, quỹ này đã tăng lượng vàng vật chất nắm giữ thêm 14% kể từ đầu năm 2010.

Trên sàn giao dịch hàng hóa châu Á, giá dầu thô đang tăng phiên thứ sáu liên tiếp. Giới đầu tư lạc quan gói chi tiêu 600 tỷ đôla của Cục dự trữ Liên bang (FED) sẽ là liều thuốc kích thích đà tăng trưởng kinh tế Mỹ, cũng như làm suy yếu sức mạnh của đồng đôla. Trong tuần trước, giá vàng đen đã tăng kỷ lục 6,7% so với mức tăng 9,1% của cả năm 2009.

Nguyễn Hùng

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Nov/2010 lúc 8:01pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Nov/2010 lúc 8:55am
 



=============

Kiều hối về Việt Nam năm 2010: Hơn $7.2 tỉ
Tuesday, November 09, 2010

WASHINGTON D.C. - Dù nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới gặp nhiều khó khăn, nạn thất nghiệp gia tăng, nhưng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay hơn $7.2 tỉ, cao nhất từ trước tới nay.

Kiều hối về Việt Nam năm 2010 được cho là cao nhất từ trước đến nay. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Bản phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới công bố hôm 8 tháng 11 cho thấy kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay là $7.2 tỉ cao hơn hồi năm ngoái khoảng 600 triệu đô la, tăng khoảng 9%.

Với số kiều hối này, Việt Nam đã lọt vào nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về nhận kiều hối và xếp ở vị trí thứ 16. Tại khu vực Ðông Á-Thái Bình Dương, Việt Nam xếp hạng ba về kiều hối khi chỉ chỉ đứng sau Trung Quốc và Philippines.

Từ trước đến nay tiền kiều hối chuyển về Việt Nam nhiều nhất vẫn là từ Hoa Kỳ, sau đó đến Úc, Pháp và Canada.

Năm nay, kiều hối toàn cầu đạt $325 tỉ, trong đó ba nước nhận kiều hối cao nhất là Ấn Ðộ, Trung Quốc và Mexico.

Theo báo cáo, lượng kiều hối toàn cầu năm 2010 vẫn tăng 6% so với năm trước dù nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Ngân Hàng Thế Giới cho rằng lượng kiều hối chuyển về các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng lên trong vài năm tiếp theo, dự đoán năm 2011 sẽ tăng thêm 6.2% và năm 2012 tăng 8.1% từ mức của năm 2010.

Vẫn theo Ngân Hàng Thế Giới, mười quốc gia nhận nhiều kiều hối nhiều nhất thế giới là Ấn Ðộ 55 tỉ, Trung Quốc 51 tỉ, Mexico 22.6 tỉ, Philippines 21.3 tỉ, Pháp 15.9 tỉ, Ðức 11.6 tỉ, Bangladesh 11.1 tỉ, Bỉ 10.4 tỉ, Tây Ban Nha 10.2 tỉ và Nigeria 10 tỉ.


 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2010 lúc 6:01pm
 

TẦU THAN PHIỀN MỸ CHƠI ĐÒN ĐỘC

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
 

BBT.- Độc giả muốn hiểu tường tận cú chơi thâm của Mỹ trong vụ này, xin tác giả giải thích thêm về "Trái Phiếu". Có sự liên lạc nào giữa Tàu và Mỹ trong trái phiếu hay không?

 

TẦU THAN PHIỀN MỸ
CHƠI ĐÒN ĐỘC

 

Mới đây, theo CNN, New York Times, Trung quốc than phiền về Đòn Độc QE2 (Quanttitative Easing) USD.600 Tỉ mà FED với Chủ tịch Ben BERNANKE quyết định tung ra ngày 03.11.2010. 
 
Theo CNN, New York Times, Trung quốc than phiền như sau: 

 “Mỹ chơi đòn độc, Trung Quốc yêu cầu giải thích 

 Các chuyên gia có tiếng tại Trung Quốc vừa cho biết việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định tung 600 tỉ USD mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ là một đòn độc với Trung Quốc. 
 
Việc FED tung 600 tỉ USD mua lại trái phiếu được cho là một đòn độc với Trung Quốc.
 
Các chuyên gia có tiếng tại Trung Quốc đã nhận định rằng hành động trên sớm muộn sẽ khiến cho Trung Quốc vấp phải nhiều vấn đề nan giải.
 
Trước tiên, tỉ giá đồng nhân dân tệ (NDT) có khả năng tăng vượt tầm kiểm soát của Trung Quốc. Xu thế NDT tiếp tục tăng giá là khó có thể đảo ngược. NDT tăng giá là cản trở rất lớn đối với xuất khẩu của nước này.
 
Quyết định của FED cũng khiến cho việc thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc đang đứng trước nhiều thách thức to lớn.
 
Trước tình hình đó, Trung Quốc cho biết FED cần phải giải thích quyết định mua trái phiếu.”
 
Hiện nay, Độc Chiêu Đo-la đã tung ra, không thể thu hồi. Mỗi ngày Máy In Tiền in ra USD.18 Triệu. Máy In chạy ngày đêm và không thể ngưng.
 
Thái độ ương ngạnh và gian manh của Trung quốc về Tỷ giá đồng Yuan khiến Chủ tịch Ben BERNANKE phải xuất chiêu. Trung quốc hãy tự hỏi mình về tính ương ngạnh và gian kế giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp sánh với Đo-la thủ lợi của mình.
 
 
Ngày 16.10.2010, chúng tôi viết bài
“FED ĐỘNG THỦ: ĐO-LA XUỐNG MẠNH “
 
Chúng tôi đã viết về “FED ĐỘNG THỦ: ĐO-LA XUỐNG MẠNH “ bởi vì Trung quốc ương ngạnh và gian giảo vẫn treo vào cổ Đo-la đồng tiền Yuan của mình  với Tỷ giá triền miên thấp nhằm hỗ trợ xuất cảng. Xuất cảng sang Mỹ nhiều làm Cán Cân Thương Mại của Mỹ thua lỗ USD.46 tỉ trong tháng 9 vừa rồi và do đó người Mỹ không có công ăn việc làm với 10% thất nghiệp.
  
Mỹ lại nợ Trung quốc rất nhiều bằng chính đồng Đo-la.
 
Kết luận bài ngắn ngày 16.10.2010, chúng tôi đã viết:
 
“Hoa kỳ có lý để làm cú Đo-la vì Thế giới không bắt ép được Tầu tăng tỷ giá đồng Yuan. Đồng Đo-la xuống có nghĩa món nợ của Mỹ đối Tầu bằng Đo-la nhẹ gánh đi. FED có quyền phát hành Tiền tệ Đo-la của họ. Giới Tài chánh và Tiền tệ của Mỹ phần lớn là Do Thái. Những cáo già Tiền tệ và Tài chánh Do Thái này dám làm những cú Tiền tệ.”
 
 
Ngày 02.11.2010, chúng tôi viết bài
“FED XUẤT ĐỘC CHIÊU ĐO-LA“

 
Trong bài này, chúng tôi phân tích về việc trì hoãn của Ông GEITHNER trước những ương ngạnh và gian giảo quá đáng của Trung quốc về Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ. Chúng tôi trích một đoạn như sau:
 
“Khuôn mặt của Oâng GEITHNER dài, trẻ trung và “bô trai “. Đã từ lâu Quốc Hội Mỹ đòi hỏi Oâng phải thêm vào Bản Phúc Trình cái tên cho Trung quốc là “CURRENCY MANIPULATOR”, nhưng Oâng vẫn lần hồi hoãn phúc trình đến lần thứ ba rồi.
 
Oâng Ben BERNANKE có khuôn mặt chữ điền, lại thêm bộ râu và là gốc Do Thái. Chắc Trung quốc sợ Giáo sư Ben BERNANKE hơn là sợ Bộ trưởng GEITHNER với bộ mặt bảnh trai văn chương thơ phú.
 
Oâng BERNANKE có tầm ảnh hưởng đến khối tiền khổng lồ Đo-la không những trong nội địa Hoa kỳ mà còn cả Thế giới. Trong Chiến Tranh Tiền Tệ hiện nay phát xuất từ ương ngạnh gian giảo của Trung quốc về Tiền tệ, phải để cho Oâng Ben BERNANKE hạ độc thủ bằng xuất độc chiêu Đo-la thì đúng lý hơn.”
 
 
Ngày 04.11.2010, chúng tôi viết bài
“FED XÚAT CHIÊU ĐO-LA NGÀY 03.11.2010”.
 
Chúng tôi xin trích một đoạn tóm tắt:
 
“=>   Lượng Tiền mới Đo-la rót vào Lưu hành là USD.600 tỉ. FED không nói rõ sau lượng USD.600 tỉ, còn rót thêm lượng khác nữa hay không. Có lẽ việc tăng thêm lượng hay không còn tuỳ thuộc hiệu quả đạt những Mục đích trên đây như thế nào.
 
=>     Số lượng USD.600 tỉ được xử dụng mua những Trái phiếu Ngân khố
 
Không cần phải nhấn mạnh như lậy lục Trung quốc nữa, bởi vì FED giữ đàng chuôi của Khối Tiền Đo-la khổng lồ chiếm 80% những thanh toán Thương mại quốc tế. Làm chủ môn “Nhất Dương Chỉ“ QE (Quantative Easing) thì chỉ cần xuất chiêu khi đối phương cối chầy ương ngạnh. Đối phương ráng mà chịu.  Có tiền mà cho con nợ sức vóc mạnh khỏe vay (Quân đội mạnh nhất Thế giới), thì chủ nợ cũng mất ngủ lo lắng đêm ngày xem món nợ có bị mất hay không.”
 
 
Độc chiêu QE2 không phải chỉ vỏn vẹn có số lượng tiền mới USD.600 Tỉ rót vào lưu hành. Độc chiêu này còn có những biến hóa độc hơn nữa.
 
Không phải mới đây, theo CNN, New York Times, Trung quốc thắc mắc muốn chất vấn Giáo sư Tiến sĩ Ben BERNANKE. Ngày 01.11.2010, hai ngày trước khi FED chính thức tuyên bố xuất Độc Chiêu, Giáo sư Marie De VERGES đã viết:
 
“Hors des frontieres américaines, la Chine, premier créancier des Etats-Unis, dénonce une création monétaire “hors de contrôle “” (Le Monde 01.11.2010, page 12)
 
(Ngoài biên giới Mỹ, Trung quốc, chủ nợ hàng đầu của Hoa kỳ, tố cáo việc tạo tiền tệ “ngoài kiểm soát “”
 
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2010 lúc 5:21pm
 
Ngày 26.11.2010, 08:46 (GMT+7)

Trung Quốc và Nga tẩy chay đôla Mỹ

 
 
SGTT.VN - Trung Quốc tiến thêm một bước mới trong nỗ lực quốc tế hoá nhân dân tệ, sau khi đạt được một thoả thuận thương mại song phương mới với Nga đầu tuần này. Hai nước này tuyên bố sẽ sử dụng tiền tệ của mình trong trao đổi buôn bán trực tiếp giữa hai bên, thay vì sử dụng đồng đôla Mỹ.

Biếm hoạ. Ảnh: TL internet

Theo giới quan sát quốc tế, mặc dù còn bị hạn chế vì chưa được tự do chuyển đổi trên thị trường ngoại hối quốc tế, tầm ảnh hưởng của nhân dân tệ sẽ lớn hơn nhiều nếu Trung Quốc đạt được những thoả thuận tương tự với các đối tác thương mại khác như ASEAN, một khả năng dễ xảy ra.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin, sau khi hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Saint Petersburg, đã tuyên bố kể từ nay đồng rúp của Nga sẽ được trao đổi chính thức trên thị trường ngoại hối Trung Quốc và nhân dân tệ sẽ được mua bán ở Moscow. Thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc ước đạt khoảng 50 tỉ đôla Mỹ trong năm nay. Hầu hết những giao dịch thương mại hai bên gần đây sử dụng đồng đôla Mỹ là loại tiền tệ chính. Thoả thuận này được cho là một trong những bước đầu tiên trong việc chối bỏ đôla Mỹ trong thương mại. Doanh nghiệp địa phương hai bên bấy lâu nay đã sử dụng nội tệ trong giao dịch mậu dịch xuyên biên giới. Tuy nhiên, trên thực tế việc loại bỏ hoàn toàn đôla Mỹ không phải là mục tiêu dễ thực hiện. Một nguyên nhân chính là việc nhân dân tệ không được tự do chuyển đổi trên thị trường ngoại hối sẽ khiến cho doanh nghiệp Nga ngại ngần không muốn giữ nhân dân tệ.

Các chuyên gia kinh tế tại ngân hàng ANZ cho biết, trước đó Trung Quốc đã ký một thoả thuận tương tự với Hong Kong, cũng trong nỗ lực nhằm quốc tế hoá tiền tệ. Liu Li Giang, một chuyên gia kinh tế của ngân hàng này nhận định, với dự trữ ngoại tệ rất lớn của Trung Quốc hiện nay, việc quốc tế hoá nhân dân tệ sẽ giúp giảm bớt tác động của nguồn vốn nóng từ bên ngoài và đẩy mạnh vai trò nhân dân tệ trong các giao dịch thương mại, tài chính. “Chúng tôi cho rằng những thoả thuận tương tự sẽ được Trung Quốc ký với các nước ASEAN vì mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai bên và việc đã có sẵn một hiệp định mậu dịch tự do. Trong một chừng mực nào đó, điều này đưa ra một lựa chọn mới ngoài USD, bấy lâu nay là loại tiền tệ được sử dụng chính trong hoá đơn thanh toán thương mại ở khu vực châu Á… Trung Quốc sẽ không chỉ trở thành một nhà xuất khẩu vốn lớn mà còn là một nhà cung cấp tài chính cho những hoạt động thương mại khu vực”, Liu Li Giang nói.

Cả Nga và Trung Quốc đều đang tìm cách nâng cao ảnh hưởng đồng nội tệ của họ trên toàn cầu và đã kêu gọi cải tạo hệ thống tài chính toàn cầu sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra. Họ chia sẻ chung một quan điểm rằng, thế giới quá phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ, và cần có một đồng tiền mạnh khác bên cạnh đồng đôla.

Cũng không phải ngẫu nhiên thoả thuận trên được Nga – Trung đưa ra vào thời điềm này. Giới phân tích cho rằng, đây có thể là một sự trả lời với hành động được coi là thiếu trách nhiệm của Mỹ với kinh tế thế giới khi cục Dự trữ liên bang Mỹ tung ra 600 tỉ USD để mua trái phiếu. Người ta nhớ đến câu nói của một trong những cựu giám đốc ngân quỹ của Mỹ, John Connolly, rằng: “Đây là tiền đôla của chúng tôi và vấn đề của các vị”. Trước tình hình này, các quốc gia lớn khác đang tìm cách củng cố thế mạnh nội tệ của mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào đôla trong quan hệ thương mại.

Lan Anh

 
 
 
 
 
Tham khảo thêm bài cũ :
 
 

Phủ nhận tin đồn “tẩy chay” USD

Gửi vào 07/10/09 00:12

 

Một số nước có liên quan trong bài viết đăng trên tờ Independent của Anh về kế hoạch dùng một rổ tiền tệ để thay thế USD trong giao dịch dầu lửa đã đồng loạt lên tiếng phủ nhận thông tin này.

Bài báo của phóng viên Robert Fisk đăng tải trên Independent ngày 6/10 cho biết, các nước vùng Vịnh đã tiến hành các cuộc đàm phán bí mật với Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp về việc ngừng sử dụng USD cho hoạt động mua bán dầu lửa. Tờ Independent cho hay, họ thu thập những thông tin này từ các nguồn tin thân cận trong ngành ngân hàng ở vùng Vịnh và ở Hồng Kông, nhưng từ chối tiết lộ danh tính của các nguồn tin.

Theo bài báo này, đồng tiền dự kiến được thay thế cho USD trong việc mua bán “vàng đen” sẽ là một rổ tiền tệ bao gồm Yên Nhật, Nhân dân tệ, đồng Euro, vàng, và một đồng tiền chung mới dự kiến sẽ được thiết lập dành cho các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (gồm có Saudi Arabia, Abu Dhabi, Kuwait và Qatar).

Đồng USD đã trượt giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác sau khi thông tin trên được đưa ra. So với Euro, đồng USD hôm nay đã có lúc trượt giá về mức 1 Euro đổi được 1,4749 USD, so với mức 1 Euro tương đương 1,4662 USD trước khi bài báo trên xuất hiện.

Tuy nhiên, các nước có tên trong bài báo đã ngay lập tức lên tiếng phủ nhận thông tin về kế hoạch thôi sử dụng đồng USD này. Phát biểu bên lề cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, các quan chức hàng đầu của Saudi Arabia và Nga cho biết, họ không hề tham gia vào những cuộc đàm phán như vậy.

Khi được hỏi về bài báo trên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Saudi Arabia Muhammad al-J***er khẳng định: “Thông tin đó hoàn toàn không chính xác”. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Dmitry Pankin cũng tuyên bố: “Chúng tôi không hề đàm phán về vấn đề này”.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Algeria - nước xuất khẩu dầu lửa hàng đầu của châu Phi - ông Karim Djoudi, phát biểu: “Các nước sản xuất dầu cần ổn định nguồn thu nhập của mình. Nhưng tôi không nhận thấy sự cần thiết phải sử dụng một đồng tiền khác trong giao dịch dầu lửa.” Ông Djoudi nói thêm: “Tuy nhiên, chúng tôi đang ở trong các cuộc họp của IMF, nơi tất cả mọi loại chủ để đều có thể được đưa ra bàn thảo”.

Những lời phủ nhận trên từ phía Saudi Arabia và Nga đã nhanh chóng đưa tỷ giá USD so với Euro phục hồi về mức 1 Euro đổi được 1,4701 USD, tuy nhiên sau đó lại suy yếu trở lại do thị trường tiếp tục lo ngại về xu hướng của tỷ giá USD trong những ngày này.

Trước đây, Nga đã công khai nêu ý tưởng thôi dùng đồng USD trong mua bán dầu lửa vì tỷ giá đồng USD đang suy yếu đi so với các đồng tiền khác và không ổn định do thâm hụt thương mại và ngân sách khổng lồ của Mỹ.

Là nước sở hữu dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng đã không ít lần lên tiếng cho rằng, trong dài hạn, đồng USD sẽ không duy trì được địa vị đồng tiền dự trữ số 1 của thế giới.

Trong cuộc họp của IMF tại Istanbul lần này, một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn thảo sẽ là giải quyết những mất cân đối lớn trong thương mại toàn cầu - những mất cân đối bị xem là có thể khiến kinh tế thế giới rơi vào tình trạng bất ổn. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đồng USD cần suy yếu hơn nữa để giảm những mất cân đối này.

Giới phân tích cho rằng, các quốc gia riêng lẻ có thể dễ dàng ngừng sử dụng USD trong giao dịch dầu lửa, nhưng việc thay thế đồng tiền định giá cho dầu thô sẽ đòi hỏi một nỗ lực rất lớn.

Bài báo trên tờ Independent đã không nêu rõ việc thay thế này sẽ diễn ra như thế nào, và giới quan sát nghi ngờ, sự thay thế này, nếu có, có thể diễn ra trong thời gian gần.

“Tôi không cho là sẽ có nhiều hành động cụ thể xuất phát từ những cuộc đàm phán như vậy. Vì mặc dù đồng USD yếu, điều này không có nghĩa là các hàng hóa cơ bản đang được định giá quá cao. Trên thực tế, khi đồng USD yếu đi, giá hàng hóa thường có xu hướng tăng với một tỷ lệ cao hơn”, nhà phân tích thị trường hàng hóa cơ bản David Moore thuộc Ngân hàng Commonwealth Bank ở Australia, nhận xét.

Bên cạnh đó, ngoài mối quan hệ chính trị chặt chẽ giữa các nước vùng Vịnh và nước Mỹ, khả năng chuyển đổi thấp từ các đồng tiền của vùng Vịnh sang đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc là rào cản lớn nhất đối với việc thôi sử dụng đồng USD cho giao dịch dầu. Hiện Saudi Arabia và một số nước vùng Vịnh khác vẫn đang neo tỷ giá đồng nội tệ vào USD.

Theo chuyên gia phân tích thị trường năng lượng Victor Shum thuộc công ty tư vấn Purvin & Gertz Consultancy ở Singapore, việc đầu tiên cần làm để dùng một rổ tiền tệ thay thế cho USD trong mua bán dầu lửa là phải chọn các đồng tiền tham gia vào rổ tiền tệ đó, mà vấn đề phức tạp nhất là xác định tỷ lệ của các đồng tiền trong rổ.

“Việc chuyển từ USD sang một đồng tiền đơn lẻ khác cho giao dịch dầu đã là một chuyện không dễ chứ chưa nói gì tới một rổ tiền tệ. Nếu đồng USD bị thay thế trên thị trường dầu thì đó chắc phải là một đồng tiền khác chứ không phải là một rổ tiền tệ. Nhưng điều đó còn lâu mới xảy ra”, ông Shum nói.

Nguồn tin từ các hãng lọc dầu ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều cho biết, hiện vẫn chưa có nhà cung cấp dầu nào đề cập với họ chuyện thay thế đồng tiền thanh toán trong các hợp đồng mua bán dầu.

 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Feb/2011 lúc 8:29pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2010 lúc 5:30pm
 

BÁN LƯỢC CHO NHÀ SƯ!

  một công ty nọ, để thử việc nhân viên, họ đưa ra tiêu chí: mỗi nhân viên thử việc đều phải bán được 1000 chiếc lược cho một nhóm khách hàng được chỉ định - là các nhà sư - trong vòng một tuần.

Thử thách kỳ quái này khiến cho hầu hết người xin việc đều nghi ngờ: Bán lược cho nhà sư ư? Sao có thể làm được?

Đa số đều từ bỏ, chỉ có ba người dám chấp nhận thử thách. Một tuần thử thách kết thúc, người thứ nhất bán được một chiếc, người thứ hai bán được 10 chiếc còn người thứ ba đã bán hết sạch.

1000 chiếc, cùng một hoàn cảnh, song kết quả lại khác xa, công ty bèn mời ba người thuật lại quá trình bán hàng của mình.

Người thứ nhất kể,
anh ta đến một ngôi chùa, phải chịu các nhà sư mắng mỏ mà vẫn nhẫn nại, cuối cùng, một hoà thượng động lòng, mua cho anh ta một chiếc lược.

Người thứ hai kể
, anh ta lên một ngôi chùa trên núi, do gió núi mạnh, khiến cho tóc của thiện nam, tín nữ lên chùa rối tung hết cả. Anh ta liền tìm đến sư trụ trì chùa và nói “Người dâng hương tóc tai bù xù, trông không được thành kính với Đức Phật lắm, Trước mỗi toà hương, nhà chùa nên đặt một chiếc lược cho thiện nam tín nữ chải tóc”. Thấy có lý, sư trụ trì liền mua lược giúp anh ta, vì chùa có 10 toà hương nên anh ta đã bán được 10 chiếc lược.

Còn người thứ ba
tìm đến một ngôi chùa có tiếng, hương khói quanh năm không dứt. Anh ta nói với phương trượng: “Phàm những người dâng hương ai cũng có lòng thành, chùa ta nên có vật phẩm tặng lại để khuyến khích người đời làm việc thiện. Tôi có một số lược, ngài có thể dùng thư pháp hơn đời của mình, khắc lên đó ba chữ “Lược Tích Thiện” làm tặng phẩm”. Phương trượng nghe có lý liền mua cho anh ta 1000 chiếc.


Công ty nọ đánh giá ba người đến thử việc tiêu biểu cho ba mẫu người điển hình
:

* Người thứ nhất thuộc mẫu bán hàng cổ điển, có ưu điểm chân thành, nhẫn nại.

* Người thứ hai có năng lực quan sát, suy đoán sự vật, dám nghĩ, dám làm.

* Còn người thứ ba, anh ta nghiên cứu, phân tích nhu cầu của đám đông, có ý tưởng táo bạo, có kế hoạch khả thi nên đã mở ra một nhu cầu mới của thị trường. Điều kỳ diệu là sau khi "Lược Tích Thiện" của anh ta ra đời, một đồn mười, mười đồn trăm, người đến chùa dâng hương ngày càng nhiều, hương khói trong chùa ngày càng thịnh. Phương trượng bèn ký hợp đồng dài hạn với anh ta. Về phía công ty, thu hoạch lớn nhất không phải là có được hợp đồng lớn mà có được người tài năng. Nhờ có trí tuệ hơn người đó mà anh ta đã được công ty quyết định tuyển dụng và quyết định bổ nhiệm làm giám đốc marketing.

Như vậy, hiểu được nhu cầu của khách hàng, phân tích tính quy luật của sự hình thành và tác động chuyển hoá nhu cầu tiềm tàng thành sức mua chính là chìa khoá để mang lại thành công.
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 03/Dec/2010 lúc 6:42pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2010 lúc 6:39pm
ClapClap
 
 

CHUYỆN PHẢI ÐẾN,

ÐANG ÐẾN

 

 Tháng Mười Một 24, 2010 · 8:58 sáng

Hơn một năm qua, các giới chức Hoa Kỳ từ Ngoại Trưởng, Bộ trưởng Quốc Phòng đã thay phiên đến Việt Nam, và chính Tổng Thống Obama tuy không đến được nhưng cũng đã tổ chức một hội nghị tại Thủ đô để gặp gỡ các vị lãnh đạo các nước Á Châu. Ngoài Việt Nam ra Ngoại trưởng Hilary Clinton cũng đi các nước lân cận với Việt Nam, nhất là Căm Bốt. Thấy thế chưa đủ, Tổng Thống Obama còn đi một vòng 4 nước “dân chủ” của châu Á. Lần đầu tiên, một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ thăm Việt Nam, lần đầu tiên Hoa Kỳ tuyên bố sự đi lại trên biển Ðông rất quan trọng và cho rằng mình dính vào cũng là vì quyền lợi của quốc gia Hoa Kỳ.

Tất cả những sự kiện trên đều nhắm vào Trung Cộng.

Câu chuyện có thể bắt đầu từ năm 1972, khi Nixon cùng Mao Trạch Ðông uống rượu trên Vạn Lý Trường Thành, trước đó, Kissinger đã “đau bụng” tại Pakistan lẻn qua Tàu gặp Mao Trạch Ðông, dàn dựng nên cuộc gặp gỡ này. Trước đó nữa, 2 nhà bác học nguyên tử Hoa Kỳ gốc Trung Hoa đã về Trung Cộng và khí giới nguyên tử của Trung Cộng ngày càng phát triển. Chiến lược của Hoa Kỳ dùng Trung Cộng chống đối với Nga Sô hồi còn chiến tranh lạnh đã giúp Trung Cộng nhiều phương diện, rốt cuộc Liên Xô chết không phải vì Trung Cộng, trong khi đó, mộng của Mỹ bán 1 tỉ bàn chải đánh răng cho Tàu rất hy vọng nhưng để rồi thất vọng. Chỉ mới hy vọng thôi, nhưng Hoa Kỳ đã phải dâng Nam Việt Nam cho đàn em Trung Cộng là Việt Cộng, Hoa Kỳ phải đuổi người bạn chí thân Trung Hoa Quốc Gia ra khỏi Liên Hiệp Quốc và mời Trung Cộng vào ngồi ghế Ủy Viên Thường trực Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc với quyền phủ quyết. Chẳng những bỏ Trung Hoa Quốc Gia, bỏ Việt Nam Cộng Hòa mà còn bỏ luôn Ðông Nam Á để các nước này phải chạy vạy mua vũ khí để phòng thân. Bỏ không thương tiếc, bỏ không quay đầu ngó lại là nghề của Hoa Kỳ.

Thời gian qua đi rồi, chẳng mấy chốc, nay  bỗng nhiên Hoa Kỳ cũng như các nước trên thế giới bỗng thấy một Trung Hoa Vĩ Ðại, Hoa Kỳ bán cho Trung Cộng 10 bàn chãi đánh răng thì phải mua của Trung Cộng cả trăm cái khác. Hoa Kỳ ngày nay là con nợ của Trung Cộng đến mấy ngàn tỉ ! Cũng vì cái mộng buôn bán mà Hoa Kỳ bỏ tiền đồn chống Cộng Việt Nam Cộng Hòa, bỏ luôn cả vùng Đông Nam Á. Trong khi đó, các nước Âu Châu cũng chen nhau vào Hoa Lục. Ngay cả Đài Loan vốn là kẻ thù không đội trời chung, cũng mau chóng biến thành nước đầu tư nhiều hạng nhất vào Trung Cộng. Những hãng xưởng ngoại quốc thi nhau mọc lên như nấm tại Hoa Lục, mang lại cho Hoa Lục quá nhiều tiền. Tàng trữ rất nhiều ngoại tệ, nhất là Mỹ kim với cái mộng dùng “nhân dân tệ” làm bản vị thay đô la Mỹ!

Bất cứ thứ gì Trung Cộng cũng làm giả được. Trung Cộng còn đi xa hơn một bước nữa, sản xuất những sản phẫm độc hại, tận dụng hóa chất để làm cho sản phẫm vừa đẹp, vừa rẽ, nhưng đã có quá nhiều nơi than phiên sản phẫm Trung Cộng gây bệnh ung thư, vừa bán được tiền, vừa hại được những thế hệ tương lai của kẻ thù là Tây Phương, nếu người dân Trung Cộng có chết thì âu cũng là một cách rất tốt để chống nạn nhân mãn! Thế giới ngày nay cho sản phẫm Trung Cộng là ổ vi khuẩn, mầm mống ung thư v.v…

Về quân sự, vũ khí thì Trung Cộng đã là một siêu cường nguyên tử, quân đội Trung Cộng ngày càng phát triển và không ai biết ngân sách quốc phòng của họ ra sao, bao nhiêu. Trung Cộng cũng đang nỗ lực xây cất những căn cứ tàu ngầm, ngang nhiên chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, lấn ép Indonesia và Phi luật Tân, tự ý vẽ một bản đồ bao gồm cả Ðông Nam Á, gồm cả Phi luật Tân và Nam Dương, qua tận Népal. Khi hữu sự, lãnh thổ Bắc Triều Tiên là của Trung Cộng để tấn công Nhựt Bản dễ dàng, Việt Nam cũng sẽ là một chư hầu trung thành với Trung Cộng. Những hành động của Trung Cộng đối với các nước nhỏ ở Châu Á là: “Tôi làm như vậy, nếu muốn đánh thì đây sẵn sàng”. Lời hăm dọa này đầu năm nay bao gồm cả Hoa Kỳ, nhưng những tháng cuối năm 2010, đã phải hạ tầng số xuống kể từ khi Hoa Kỳ quyết tâm trở lại Á Châu.

Chẳng những các nước chung quanh Hoa Lục lo sợ sự bành trướng của Trung Cộng mà các nước Tây Phương, kể cả Hoa Kỳ cũng thấy rõ hiểm họa Trung Cộng. Những ngày gần đây, Trung Cộng đang muốn gây hấn với Nhựt Bản, một chiếc tàu đánh cá mà cố ý đâm thẳng vào 2 tàu tuần của Nhựt, để rốt cuộc Nhựt cũng phải “té nước theo mưa” khiến dân Nhựt căm phẫn. Cách nay 2 ngày,  Bắc Triều Tiên, chư hầu của Hoa Lục ngang nhiên bắn đại pháo vào Nam Hàn! Trung Cộng đã muốn và đang phô bày sức mạnh quân sự của họ, Trung Cộng muốn thế giới chẳng những nhìn nhận mà phải sợ sức mạnh quân sự của Trung Cộng. Ðồng thời, Trung Cộng cũng muốn thế giới phải chấp nhận kinh tế của họ vượt xa Nhựt Bản và gần bắt kịp Hoa Kỳ, nghĩa là một quốc gia Hoa Lục muốn gió có gió, muốn mưa có mưa. Muốn chiếm Á Châu thì không cường quốc nào can thiệp được, muốn tấn công Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ phải nhượng bộ. Thật là một kẻ vừa hiếu chiến, vừa tham lam. Lịch sử đã chứng minh rằng đó là dấu hiệu sẽ có chiến tranh phát xuất từ nước này.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào bên trong Hoa Lục, chúng ta cũng có thể “tự an ủi” được rằng con cọp Trung Cộng không phải là không có bệnh. Cái bệnh thứ nhất là tham nhũng, cái bệnh thứ 2 là cuộc đấu tranh cho dân chủ cũng đang manh nha trong  bụng con cọp Hoa Lục. Nhưng, cái bệnh gần đây nhất và có thể là cái bệnh lạm phát.

Ngoài 2 bệnh ở trên, Trung Cộng cũng như bất cứ quốc gia nào trên thế giới rất cần thị trường, có thị trường mới tiêu thụ được sản phẫm, dân chúng mới có công ăn việc làm. Hàng sản xuất ra mà nằm đống thì tốn nhà kho để cất, không có tiền trả nhân công, chi phí v.v… Thị trường là huyết mạch, mà hôm nay, Trung Cộng không thể giảm bớt hoặc ngưng một thời gian không sản xuất! Do khủng hoảng kinh tế, các nước Tây Phương đã giảm bớt mua sắm. Chưa hết, mặc dù Trung Cộng đã nỗ lực tìm kiếm “dầu hỏa”, đã ngang nhiên ăn cướp những mỏ dầu của Việt Nam, đã o bế các nước chung quanh để có nhiên liệu, nhưng không cách gì đáp ứng được cơn khát nhiên liệu của Trung Cộng, do đó, nếu có chiến tranh xảy ra, nhiên liệu Trung Cộng sẽ kiệt quệ rất chóng vì hầu hết nhiên liệu nhập cảng phải qua đường biển!

Ngày 17.11.2010 vừa qua, Thủ Tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo đã tuyên bố tình trạng lạm phát và cho rằng lạm phát là do nước ngoài, một “cái tật” đổ thừa cố hữu của lãnh đạo Cộng Sản, và đưa ra những biện pháp cần thiết như kiểm soát vật giá, ngăn chận đầu cơ tích trữ v.v… nhưng những biện pháp này nguyên nghĩa đã khó thực hiện, huống gì nạn tham nhũng đang tràn lan thì không thể nào kiểm soát giá cả, cấm đầu cơ tích trử v.v…

Bấy lâu nay, Trung Cộng cứ giữ đồng “nhân dân tệ” với hối đoái thấp, đã gây nên một cuộc chiến tranh xuất cảng ngầm mà các nước Tây Phương từ chết tới bị thương, hàng hóa của họ không cạnh tranh nỗi với hàng Trung Cộng. Biện pháp bơm đồng đô la ra thị trường của Hoa Kỳ gân đây đã là một cách đáp lễ làm Trung Cộng la hoảng, vì 2,500 tỉ mỹ kim của Trung Cộng tích trữ rớt giá thê thảm. Nói nôm na thì cũng giống như một người chủ gia đình, bao nhiêu tiền bạc vợ con đi làm mang về ông ta cất kỹ để được cái tiếng giàu có, bắt vợ con thắt lưng buộc … bao tử. Ðùng một cái, “nhà nước Cộng Sản” đổi tiền, một đồng ăn năm trăm, thế là tài sản bị mất tươi một phần ba, một nửa v.v…. Tóm lại, kinh tế tài chánh của Trung Cộng lệ thuộc vào hàng xuất cảng. Kinh tế và quân sự thì lệ thuộc vào nhiên liệu nhập cảng qua đường biển. Nếu có chiến tranh thì phần lép về nhanh chóng nghiêng về Trung Cộng.

Nhưng cũng vì vậy mà Trung Cộng có thể tính một trong các biện pháp sau đây: đánh thực nhanh để các nước lân cận không kịp trở tay, rồi thương thuyết, rồi vừa đánh vừa đàm, trong khi đó Trung Cộng nỗ lực “dọn nhà” của nước bị chiếm. Hoặc Trung Cộng nhường những bước lớn, nhưng lấn những bước nhỏ. Ðó là hòa hoãn với các nước ở xa để buôn bán, để tiếp tục tìm nguồn nhiên liệu theo đường bộ, trong khi đó cứ như tằm ăn dâu, lấn chiếm dần dần các nước chung quanh, hoặc khống chế lãnh đạo của họ để làm tay sai cho Trung Cộng mà điển hình nhất là Việt Nam, Cam Bốt v.v… khiến cho các nước khác nhất là Tây Phương thấy “có thể chịu được” vì chỉ liên hệ đến các nước nhỏ.

Ðánh ồ ạt chắc chắn là sẽ thất bại, vì hải quân Hoa Kỳ rất hùng mạnh và ở sát bờ biển Hoa Lục. Trong khi đó, chỉ cần vài tháng là nhiên liệu Trung Cộng cạn kiệt, hậu quả là nhà máy tê liệt. Chỉ còn phương chước thứ 2 là Trung Cộng rất hy vọng, hy vọng vì các nược Tây Phương thường nhìn nhà hàng xóm cháy vẫn bình chân như vại.

Ðiều may mắn là cả thế giới đã ý thức được hiểm họa Trung Cộng. Và các nước đang nghĩ cách đối phó. Hoa Kỳ đang đối phó với mặt trận tiền tệ. Một khi lạm phát trong nội địa dâng cao thì nước Tàu sẽ rối loạn. Mong rằng các nước Tây Phương cũng góp một bàn tay, nếu không có năng lực như Hoa Kỳ thì cũng bớt nhập cảng sản phẫm của Trung Cộng trong khi lạm phát đang phát triển ở Hoa Lục. Với tình hình hiện nay, giải pháp hay nhất nhưng cần phải được thi hành ngay, đó là đánh Hoa Lục về kinh tế và tài chánh trong khi đề phòng sự nổi điên của Trung Cộng bằng chiến tranh. Nếu câu thơ của cụ Phan Bội châu khi ra hải ngoại du học được các nước Tây Phương áp dụng thì Hoa Lục ắt phải chết: “Nghìn trùng bạch lãng nhất tề phi”. Hàng ngàn con sóng bạc nhất lượt bay lên.

LÊ VĂN ẤN

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 03/Dec/2010 lúc 6:41pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2010 lúc 7:52pm
 
15:45 GMT - thứ tư, 11 tháng 8, 2010

Đôi điều về nợ nước ngoài

 
Đồng yên lên giá khiến gánh nặng trả nợ của các nước đi vay như Việt Nam thêm nặng

Báo cáo của Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy nợ nhà nước (nợ công), bao gồm cả nợ nước ngoài, tăng tới mức 52% so với GDP.

Vào tuần trước Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cũng khuyến cáo chính phủ nên giảm đi vay nước ngoài để tránh rủi ro liên quan tới tỷ giá hối đoái.

Vào năm ngoái Nhật Bản nắm hơn 40% khoản mà Việt Nam vay nợ nước ngoài với ODA chiếm khoảng ba phần tư.

Vậy nợ nước ngoài như hạng mục ODA chẳng hạn có ý như thế nào, BBC đã phỏng vấn chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành từ Hà Nội.

Bùi Kiến Thành: ODA có nhiều khi cho vay với thời hạn 30-40 năm, với lãi suất 1-2%/năm, thậm chí có thời gian không phải trả lãi 10-15 năm…. đó là các khoản cho vay ưu đãi.

Trên giấy tờ thì trông mềm hơn. Tuy nhiên vấn đề là ở chỗ thường thì ODA của Nhật lại có các điều kiện ràng buộc, bắt mua hàng Nhật, thuê kỹ sư hay chuyên gia Nhật, có trường hợp đắt hơn giá thị trường 20-30%. Tức là lãi suất thấp nhưng kể như nhập cuộc là phải trả trước một khoản 20-30% rồi thì cũng như trả lãi ngay lúc đầu rồi.

Cho nên phải xem lại cái gọi là “viện trợ” hay cho vay lãi suất thấp mà người ta tưởng.

Do đó nhà nước Việt Nam phải cân nhắc trong trường hợp nào thì cần tới ODA và cần để làm gì vì có thể nó cũng không hẳn là ưu đãi.

BBC: Khi Nhật cho VN vay ODA thì cho vay bằng đồng yên, biến động tỷ giá đồng yên trong vài năm qua rất mạnh. Vậy tỷ giá hối đoái ảnh hưởng thế nào?

Cái này có ảnh hưởng nhiều vì khi đồng yên lên giá 5-10% thì tiền đi vay về đổi ra tiền đồng để đầu tư bị mất 5-10%. Rồi khi kinh doanh xong thì muốn trả nợ thì phải đổi ra tiền yên để trả nợ. nếu giá trị đồng yên mạnh thì tức là mình đổi được ít.

Cũng có trường hợp các công ty làm ăn tưởng có lời nhưng tới cuối năm tính toán lại thấy lỗ do tỷ giá. Do đó tỷ giá đồng yên nó có ảnh hưởng tới nợ công cũng như nợ tư của các tập đoàn.

 
Nợ của tập đoàn Vinashin nay thành nợ của nhà nước
 

BBC: Khi chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế thì có nghĩa là chính phủ đi vay. Rồi khi huy động được tiền rồi thì lại giao cho các tập đoàn lớn như Vinashin chẳng hạn. Vậy khi các tập đoàn đổ bể thì nghĩa vụ trả nợ thuộc về chính phủ?

Khi nhà nước Việt Nam đi bán trái phiếu thì nhà nước Việt Nam đi vay chứ không phải Vinashin. Khi nhà nước chuyển tiền sang cho Vinashin thì cái đó là chuyện nội bộ của phía Việt Nam. Tức là chính phủ nợ nước ngoài chứ không phải Vinashin nợ.

Tuy nhiên Vinashin là doanh nghiệp của nhà nước 100%. Ông chủ của Vinashin là nhà nước, nên nợ của Vinashin cũng là nợ của ông chủ, trừ phi trong hợp đồng vay nợ nói khác.

Vinashin ngoài khoản đi vay của chính phủ (từ tiền huy động trái phiếu quốc tế) thì còn vay thêm của những nơi khác khoảng 600 triệu đôla nữa từ các định chế tài chính quốc tế mà không có bảo lãnh của nhà nước Việt Nam. Cái đấy mới là vấn đề.

Tức là ở đây có hai việc,

1/ nhà nước Việt Nam đi vay, rồi về cho Vinashin vay, là một chuyện,
2/còn Vinashin đi vay riêng thêm lại là một việc nữa.

BBC: Khi nói tới nợ công thì cũng không thể không nói tới ngân sách chính phủ. Ông thấy có gì đáng chú ý trong việc hạch toán ngân sách?

Ngân sách của chính phủ không chỉ bao gồm thuế mà còn cả doanh thu của các tập đoàn lớn như dầu khí hay khoáng sản (than). Tức là tập đoàn không được giữ doanh thu mà phải nộp vào ngân sách, hay Nhà nước Việt Nam nhập vào ngân sách để tiêu dùng. Cái này phải xem lại vì theo thông lệ quốc tế cái đó là doanh thu của tập đoàn, là tài nguyên chứ không phải là ngân sách.

 
Chẳng hạn thu nhập của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đóng góp tới 20% ngân sách nhà nước. Tức là nếu không có khoản này thì số công nợ mà nhà nước phải bù vào là tới 20% ngân sách. Nói cách khác đi nếu nhà nước không đưa 66 ngàn tỷ đồng doanh thu của PetroVietnam vào ngân sách thì nhà nước bị thâm hụt 66 ngàn tỷ đồng theo cách tính theo thông lệ quốc tế.

Cái này nó tạo vấn đề ở chỗ không tính được tổng số nợ trong ngân sách là bao nhiêu. Tức là nếu ta tách thu nhập của các tập đoàn kinh tế ra thì thâm hụt của ngân sách sẽ rất lớn. Vấn đề này chắc cũng sẽ có lúc nào đấy các nhà lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ lại và tính xem có nên sử dụng như thế hay không và nếu sử dụng phải ghi chép ra sao cho đúng thông lệ quốc tế.

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Feb/2011 lúc 8:28pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2011 lúc 8:10pm
Thời gian qua các ngân hàng ... đau đầu vì :
 
"Việt kiều đang vét sạch các trạm ATM ở Campuchia, tận dụng sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá USD chính thức và tỷ giá chợ đen ở Việt Nam để kiếm lời hàng nghìn USD."
 
Và họ hoàn toàn "hợp pháp", theo như nhận định trong bài : "không phải lừa đảo" ; "không thấy có dấu hiệu lừa đảo, những người rút tiền là chủ thẻ thật, và thẻ của họ cũng là thật".
 
 khách du lịch được phép mang tối đa 10.000 USD sang biên giới và việc sử dụng ATM là “nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi”.
(giám đốc Trạm kiểm soát biên giới Bavet)

Liệu nhận định dưới đây của bà Phó giám đốc điều hành Ngân hàng ACLEDA có...."hợp pháp" ??? :

*"Tôi nghĩ dù ở bất cứ thời điểm nào, thì việc một người có tận 12 chiếc thẻ ATM trong người cũng là một việc bất hợp pháp"

* "Và nếu có bất kỳ người nào sử dụng nhiều thẻ với nhiều tên khác nhau, chúng tôi sẽ nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát"

(???)Thumbs%20DownShocked
 
 
Các ngân hàng đành tăng phí rút tiền qua thẻ ATM ! dù đây cũng là cách.... chơi ép, nhưng trong quyền hạn của NH và.... tạm xem ..."hợp pháp" Wink :
* "làm việc với Visa để đưa ra mức phí mới cho các giao dịch quốc tế trong tháng tới."
* "giới hạn số tiền được rút mỗi ngày là từ 2.000 USD xuống còn 500 USD"
nhưng, lại... tội cho những người xử dụng ATM ... "chân chính" Smile
 
Làm sao giải quyết cái gốc : chênh lệch lớn giữa tỷ giá USD chính thức và tỷ giá chợ đen !?!?
 
mkUnhappy
 
 
 
 
Người Việt đổ sang Campuchia đổi USD kiếm lời
VnExpress - Thứ Ba, 1/2
 
  
 Người Việt đổ sang Campuchia đổi USD kiếm lời

Một vài tuần trước, các nhân viên của Ngân hàng ANZ Campuchia thấy một khách hàng có hành vi khá đặc biệt tại trạm ATM của họ ở Phnom Penh.

Trong khi vị khách nam đứng canh chừng phía sau, người khách nữ tra thẻ ATM Techcombank vào máy, rút ra 2.000 USD – lượng tiền tối đa cho phép rút một lần, rồi lấy thẻ ra và tiếp tục lặp lại hành động này 11 lần liên tiếp.

Người phụ nữ trên là một trong số những Việt kiều đang vét sạch các trạm ATM ở Campuchia, tận dụng sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá USD chính thức và tỷ giá chợ đen ở Việt Nam để kiếm lời hàng nghìn USD.

Phó giám đốc điều hành Ngân hàng ACLEDA, một trong những ngân hàng lớn nhất Campuchia, bà So Phonnary cho biết các khách hàng Việt Nam đã rút gần 5 triệu USD từ các trạm thẻ của ngân hàng này tính từ đầu tháng cho đến ngày 26/1 vừa qua.

Còn CEO Steve Higgins của Ngân hàng ANZ nói rằng những chủ thẻ Techcombank đã rút tổng cộng gần 12 triệu USD tính từ giữa tháng 12, nhiều nhất là trong hai tuần vừa qua. Việc này cũng đã lan đến cả Singapore và Trung Quốc. "Họ làm như vậy là rất khôn ngoan. Đó là một trong số những cách dễ dàng nhất để kiếm tiền, mọi người truyền tai nhau và thế là có hàng tá người đổ xô qua biên giới", ông này phát biểu với tờ Phnom Penh Post.

Chính phủ Việt Nam đã cố định tỷ giá ở mức 19.500 VND/USD, tuy nhiên, theo những người đổi tiền ở Campuchia thì tỷ giá chợ đen là 21.000 VND mỗi đôla Mỹ, cao hơn khoảng 8%. Vì vậy nhiều người đã đến Campuchia để tận dụng sự chênh lệch này.

Dù phải chịu phí giao dịch ATM, nhưng theo ông Higgins, những người dùng Techcombank vẫn kiếm lời khoảng 20.000 USD cho mỗi một triệu USD rút ra.

Ông cũng nói thêm rằng Techcombank là ngân hàng chịu rủi ro đặc biệt nghiêm trọng. Vì trong khi phần lớn các ngân hàng ở Việt Nam đều có mức phí giao dịch quốc tế để bù vào sự chênh lệch về tỷ giá chính thức và chợ đen, thì mức phí này tại Techcombank lại khá thấp. Hệ quả là, có thể họ đã lỗ tới 1,5 triệu USD từ các giao dịch tại Campuchia trong vài tuần gần đây.

Charles Vann, Phó tổng giám đốc Canadian Bank cũng nhận thấy "hiện tượng lạ" nói trên, nhưng ông cho rằng "cũng không có vấn đề gì cả, miễn là không phải lừa đảo".

Bà So Phonnary thì nhận xét mặc dù các ngân hàng ở Campuchia không chịu thiệt hại gì từ việc này, nhưng các chủ thẻ Việt Nam lại đang làm các khách hàng khác khó chịu vì máy ATM thường xuyên bị hết tiền. Để giải quyết vấn đề này, ACLEDA đã quyết định can thiệp vào các giao dịch quốc tế thông qua công ty thẻ tín dụng quốc tế Visa.

Bà So Phonnary nói: "Chúng tôi đã gửi thông tin cho Visa để nhờ trợ giúp. Họ trả lời chúng tôi rằng họ không thấy có dấu hiệu lừa đảo, những người rút tiền là chủ thẻ thật, và thẻ của họ cũng là thật".

Dù vậy, ACLEDA cũng quyết định giới hạn số tiền được rút mỗi ngày là từ 2.000 USD xuống còn 500 USD. Ngoài ra, họ còn cử các bảo vệ đến các trạm thẻ ATM để trông chừng những người dùng nhiều thẻ khác nhau để rút tiền.

"Chúng tôi đã làm những việc cần thiết để ngăn chặn các chủ thẻ Techcombank sử dụng ATM của chúng tôi. Và nếu có bất kỳ người nào sử dụng nhiều thẻ với nhiều tên khác nhau, chúng tôi sẽ nhờ đến sự can thiệp của cảnh sát", đại diện ngân hàng này nói và cho biết thêm đã có hai người đàn ông bị bắt tại một trạm ATM của ANZ tại quận Dangkor vì giữ nhiều thẻ của nhiều người khác nhau. "Tôi nghĩ dù ở bất cứ thời điểm nào, thì việc một người có tận 12 chiếc thẻ ATM trong người cũng là một việc bất hợp pháp", bà Phó giám đốc điều hành Ngân hàng ACLEDA nhận định.

Hiện các quan chức tại Đại sứ quán Việt Nam và Ngân hàng trung ương Campuchia chưa có bình luận gì. Khuoy Kry - giám đốc Trạm kiểm soát biên giới Bavet ở tỉnh Svay Rieng nói rằng khách du lịch được phép mang tối đa 10.000 USD sang biên giới và việc sử dụng ATM là “nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi”.

Còn ông Higgins từ Ngân hàng ANZ nói những người đang tận dụng cơ hội tại Campuchia sẽ phải sớm chấm dứt hành động này vì Techcombank đang làm việc với Visa để đưa ra mức phí mới cho các giao dịch quốc tế trong tháng tới.

Hà Thu (theo Phnom Penh Post)

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Feb/2011 lúc 8:28pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.156 seconds.