Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Những câu chuyện thiền Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 7 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/Nov/2010 lúc 7:18pm
 
Vu Vơ !
 
Không phải là câu chuyện thiền , nhưng mk xin gửi vào đây vì bài viết cũng xứng đáng cho chúng tay suy gẩm lắm.
 
 
Dùng hai chữ "Vu Vơ" làm đề tựa, vì nội dung bài này mk đã được đọc từ lâu, và đã đọc nhiều lần.
Nhưng sáng nay, nhận được trên một forum khác, đọc lại , không hiếu sao lòng bỗng...."Vu Vơ" !
 
"Vu Vơ" nhớ lại quyển truyện "Cuốn Theo Chiều Gió" , (Gone With the Wind) là tiểu thuyết rất nổi tiếng của tác giả Mỹ Margaret Mitchell, xuất bản năm 1936 và được giải Pulitzer năm 1937, đưa lên màn ảnh năm 1939 .
Bối cảnh truyện là cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 1860 .
 
"Vu Vơ" nhớ lại từng nhân vật (chính) trong truyện , cuộc đời họ bị cuốn theo cơn gió lốc của cuộc chiến : trong thời chiến và cả thời hậu chiến.
 
"Vu Vơ" thương cảm Quê Hương mình : thời Bắc thuộc , Pháp thuộc, nội chiến (!?) , hậu chiến ....
 
"Vu Vơ" so sánh và .... Vu Vơ buồn !
 
mk
 
 
 
 
Chiến tranh nam bắc kiểu Mỹ
(Nguyễn Thanh Hiển)

Submitted by TongBienTap on Mon, 10/25/2010 - 22:36

 

Chiến tranh nam bắc của Mỹ diễn ra vào năm 1861, kéo dài bốn năm và kết thúc năm 1865. Trong chiến tranh này đã có hơn 600,000 binh lính bị tử trận, chưa kể tới thường dân.
Để biết mức độ khốc liệt của chiến tranh này chúng ta có thể so sánh nó với chiến tranh Việt Nam khi chúng ta có khoảng 2 triệu người chết trong cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm (1954-1975).

Cuộc nội chiến của Mỹ bắt đầu khi phe miền bắc, cầm đầu là tổng thống Lincohn, chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen. Chủ trương này có lẽ được bắt đầu khi hững cuốn truyện như Uncle Tom Cabin (túp lều của chú Tom) miêu tả những cảnh tượng xót xa đau lòng của các cha mẹ da đen khi thấy con mình bị còng đi bán cho các chủ đồn điền ở những miền xa. Người ta bán cả những em bé còn nhỏ tuổi.
Ngoài cuốn truyện Uncle Tom Cabin ra, nhiều người Mỹ theo đạo Thiên chúa cũng tin là mọi sinh vật ở đời là do chúa tạo ra và phải được sống tự do để phụng sự Chúa. Thêm một lý do nữa dẫn đến cuộc nội chiến là ông tổ của hiến pháp nước Mỹ, Thomas Jefferson, đã đề trong hiến pháp là "all men are created equal" (mọi người sinh ra đều bình đẳng) cho nên lúc bấy giờ phe miền bắc có rất nhiều lý do chính đáng cho niềm tin của họ.

Chiến tranh nam bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận chiến đẫm máu giữa hai vị tướng Robert E. Lee của miền nam và Ulysses S. Grant của miền Bắc.
Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho quân đội miền Bắc, cuối cùng ông đã bị thua khi các đường tiếp vận đều bị cắt đứt và binh lính chết chóc quá nhiều.
 
Trận chiến ở thôn Appomattox là trận chiến cuối cùng của hai người.
Khi biết không thể cầm cự nổi, tướng Lee bắn tin cho tướng Grant là ông chuẩn bị đầu hàng.
Tướng Grant bắn tin lại cho phép tướng Lee có thể chọn địa điểm thương thuyết mà ông muốn.
Đến ngày gặp nhau tướng Lee bận một bộ đồ nhà binh mới tinh khôi ngồi chờ tướng Grant, tướng Grant xuất hiện trong bộ đồ lính còn dính sình trong lúc đi lại.
Tướng Lee lớn hơn tướng Grant 15 tuổi và cũng cao lớn hơn nhiều.
Đáng lẽ là gặp nhau bàn chuyện đầu hàng nhưng tướng Grant biết là tướng Lee đang buồn thua trận nên ông không nỡ nhắc tới, cứ ngồi nói đến các chuyện chiến tranh với người Mễ của một thời nào khác.
 
Cuối cùng tướng Lee phải nhắc là ông tới để đầu hàng và xin được một số điều kiện.
Bấy giờ tướng Grant mới lấy giấy ra viết và ông chép tay khoảng non trang giấy rồi giao lại cho tướng Lee. Tóm tắt như vầy:
1. những binh lính miền nam sẽ không bị coi là quân đội phản quốc (treason)
2. những binh lính miền nam sẽ không bị đi ở tù (imprisonment)
3. chính phủ không được đụng tới hoặc làm họ phiền hà nếu họ chắp hành tốt luật lệ nơi cư ngụ
4. kỵ binh được quyền mang ngựa và lừa về để giúp gia đình họ cày cấy vào mùa xuân
5. binh lính được quyền giữ khí giới cá nhân để giúp họ bảo vệ gia đình họ
(nên nhớ là trong hiến pháp Mỹ, mọi người dân được quyền mang khí giới để tự vệ).

Khi tướng Lee ra về thì tướng Grant và mọi tướng lãnh khác đều đứng nghiêm trang chào cái chào nhà binh tới tướng Lee và các sĩ quan của ông.
Sau đó tướng Grant cho người đưa thức ăn cấp tốc đến cho các binh sĩ của tướng Lee đã bị vây đói lâu ngày.
Một điều đáng nói nữa là sau khi chiến thắng, khi các binh sĩ miền bắc muốn ăn mừng chiến thắng, tướng Grant đã ra lệnh cho mọi người không được ăn mừng (no cellebration), ông nói "họ bây giờ đã là người dân của mình" ("they are our countrymen now").
Ý ông nói một khi họ đã đầu hàng thì họ đã trở thành người dân của mình, mình phải có bổn phận bảo vệ và không làm nhục họ.
 
Cũng vì vậy mà cho đến ngày hôm nay nước Mỹ cũng không có ngày nào gọi là ngày kỷ niện ăn mừng chiến thắng miền nam cả. Lá cờ của phe miền nam vẫn được treo ở các toà đô chính ở tiểu bang miền nam.

Sau trận chiến này, tướng Lee trở thành một thầy giáo dạy học.
 
Tướng Grant sau này làm đắc cử tống thống thứ 18 của Mỹ.
Sau khi giã từ chính trường, ông làm ăn thua lỗ liên tục cuối cùng ngèo khổ, uống rượu nhiều và chết vì bịnh ung thư.
Xong nhờ vào tấm lòng độ lượng to lớn của ông mà những người lính miền Nam biết ơn, đứng đầu là tướng Lee.
Do vậy sau chiến tranh tướng Lee đã không ngừng đi cổ võ cho việc hàn gắn đất nước và ông không cho bất kỳ một người nào nói xấu tướng Grant trong khi ông có mặt.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Nov/2010 lúc 5:44pm
mk
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 04/Nov/2010 lúc 7:50pm
Không bắt bỏ tù, không làm nhục thì làm sao đất nước tàn mạt được.!!
 Phải làm cho đất nước tàn mạt mới anh hùng.
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2010 lúc 9:51am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu

 
Vu Vơ !
 
Không phải là câu chuyện thiền , nhưng mk xin gửi vào đây vì bài viết cũng xứng đáng cho chúng tay suy gẩm lắm.
...
Do vậy sau chiến tranh tướng Lee đã không ngừng đi cổ võ cho việc hàn gắn đất nước và ông không cho bất kỳ một người nào nói xấu tướng Grant trong khi ông có mặt.
 
 
.
VUA GIA LONG TRẢ THÙ  VUA QUANG TRUNG
 


Vua Gia Long

Vua Quang Trung
 
 
Từ: Ánh Dương

Nguyễn Phúc Ánh (thường gọi là Nguyễn Ánh) tức vua Gia Long, là người đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.



Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc.

Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.

Nói tới Nguyễn ánh, không thể không nhắc đến vụ trả thù tàn khốc mà ông đã làm đối với gia đình vua Quang Trung và những người theo Tây Sơn.

Giữa năm 1802, Nguyễn ánh tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản (con trai vua Quang Trung-Nguyễn Huệ) không chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt. Nguyễn ánh đã xử gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo:

"Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì”.

"Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục”.

"Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...”.

Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối.

Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết). 
Nay có thể bị xử “Giết người man rợ”

Việc trả thù Tây Sơn của Nguyễn Ánh về sau bị sử sách nói nhiều đến mức độ thiên lệch cả về công và tội của ông.
 
Cuộc báo thù này có hai mục đích: Trả thù cho những việc Tây Sơn làm với cho gia tộc và bản thân Nguyễn ánh trước kia: phá lăng mộ các chúa nhà Nguyễn, giết chết người thân và cả những đắng cay trong những ngày tháng lênh đênh trốn chạy; Dùng cuộc trả thù để tỏ rõ uy thế, làm khiếp sợ và buộc những người chống đối (ở đây chủ yếu là các cựu thần Lê -Trịnh) phải quy thuận trước vương triều mới.
 
Có lẽ vì vậy, Nguyễn ánh không hề tìm cách che đậy sự tàn bạo của mình trong việc này. ông tuyên bố: "Trẫm vì chín đời mà trả thù". Trong các đánh giá về sau về sự việc này, sử sách cho rằng Nguyễn ánh thực hiện quá tay và "đôi lúc rất tiểu nhân".

Xét dưới góc độ luật pháp ngày nay, việc trả thù riêng Nguyễn ánh sẽ bị xử lý nghiêm khắc. ông đã ra lệnh giết toàn bộ người thân của gia đình Quang Toản với những hình thức tàn khốc nhất như lăng trì, voi xé xác...
 
Thời đó ý vua là ý trời nhưng ngày nay, muốn kết tội một con người, nhất là khi dành cho người đó những hình phạt cao nhất như tội chết thì phải có một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Trong bản án đó phải nêu rõ hành vi, tội trạng của người đó. Gia đình Quang Toản và những người đã theo Tây Sơn thực chất không phải là tội phạm mà chỉ là "kẻ thù" không đội trời chung của Nguyễn Ánh (trước đó người thân của Nguyễn Ánh đã bị anh em nhà Tây Sơn giết chết).

Trong vụ trả thù tàn khốc này, ngày nay, Nguyễn Ánh phải chịu trách nhiệm về tội giết người với những tình tiết tăng nặng như: Giết nhiều người; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Vì động cơ đê hèn. Ngoài ra, với hành vi khai quật lăng mộ của vua Quang Trung và những người liên quan, Nguyễn Ánh còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Xâm phạm mồ mả .


Ánh Dương
***

Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802)
 
 
Nguyễn Phúc Ánh trở về Phú Xuân, đem các tướng nhà Tây Sơn ra báo thù.

Tất cả các võ tướng đều bị tử hình, Trần Quang Diệu bị lột da, các tướng khác bị voi chà, người trảm quyết.

Từ vị đại tướng đến viên tùy tướng, thảy thảy đều giữ bản sắc anh hùng, không một nét sợ hãi, không một lời cầu nhiêu, hiên ngang, khẳng khái.

Riêng đối với Bùi Thị Xuân, Nguyễn Phúc Ánh dùng hình phạt khốc liệt nhất quán cổ kim!

Vốn nghe danh nữ kiệt, Nguyễn Phúc Ánh truyền đem đến xem mặt, Nguyễn Phúc Ánh tự đắc hỏi:

- Ta và Nguyễn Huệ, ai hơn?

Nữ kiệt ung dung đáp:

- Nói về tài ba thì Tiên Ðế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ.Còn nhà ngươi bị đánh phải trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Pháp. Chỗ hơn kém rõ ràng như ao trời nước vũng. Còn nói về đức độ, thì Tiên Ðế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế, như đã đối với Nguyễn Huỳnh Ðức, tôi nhà ngươi. Còn nhà ngươi lại dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với những bậc nghĩa liệt, đã hết lòng vì chúa, chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người tức là khuyến khích tôi mình trung với mình. Chỗ hơn kém cũng rõ ràng như ban ngày và đêm tối. Nếu Tiên Ðế ta đừng thừa long sớm, thì dễ gì nhà ngươi trở lại đất nước này.

Nguyễn Phúc Ánh hỏi gằn:

- Nhà ngươi có tài sao không giữ ngai vàng cho Cảnh Thịnh ?

Nữ kiệt đáp:

- Nếu có thêm một nhi nữ như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không dễ gì mà lạnh. Cửa Nhật Lệ không để lạnh, thì nhà ngươi cũng khó mà đặt chân lên đất Bắc Hà.

Nguyễn Phúc Ánh hỏi có muốn xin ân xá không?

Nữ kiệt đáp:

- Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế?

Nguyễn Phúc Ánh căm gan, dằn từng tiếng.

- Không chịu nhục? Ta sẽ làm cho mi biết nhục.

Liền truyền lệnh: Ðem Bùi Thị Xuân về Bình Ðịnh, cởi bỏ hết quần áo, cột đứng trên tù xa đẩy đi khắp các nơi thị tứ.

Nhân dân Bình Ðịnh nghe tin, không ai bảo ai, mà mỗi lần xe nữ kiệt đi qua, thì nhà hai bên đường đều đóng kín cửa, người đi đường, người nhóm chợ, đều ngoảnh mặt bỏ tránh xa.

Xe đến vùng Ðập Ðá là nơi dệt lụa, thì những tấm lụa tinh khôi bay tung vào xe. Lớp bị bọn tướng sĩ hộ tống vung gươm chém đứt, theo gió bay lên không trung, lớp rơi vào xe phủ kín châu thân nữ kiệt.

Nữ kiệt lại bị giải về Phú Xuân, Nguyễn Phúc Ánh hỏi:

- Ðã biết nhục chưa?

- Nhục nào có vương vào thân ta, mà chính đổ lên đầu nhà ngươi, con người tánh độc hơn sài lang, lòng nhớp hơn cẩu trệ.

Nguyễn Phúc Ánh tức giận, truyền bắt mấy người con của nữ kiệt đem ra giết trước mặt nữ kiệt: Mấy người con nhỏ thì sai lực sĩ bỏ vào bao vải, đánh nát thây. Còn người con gái lớn thì cho voi xé xác. Thấy voi đến, người con gái hoảng sợ kêu lên:

- Mẹ ơi! Cứu con với!

Nữ kiệt hét lớn:

- Con nhà tướng không được khiếp nhược.

Người con gái liền nhắm mắt thọ hình, không một tiếng rên rĩ. Ðến lượt nữ kiệt.

Chúng trói nữ kiệt để nằm ngửa trên cỏ. Ba hồi trống dứt, một con voi to lớn hung hăng chạy đến, giơ chân toan chà. Nữ kiệt trợn mắt hét một tiếng như sấm nổ. Con voi thất kinh thối lui. Bị nài giục, voi bước tới một lần nữa, nhưng vừa bước tới liền dừng bước ngay, thúc mấy cũng không dám tiến. Lính lấy giáo đâm, voi thét lên một tiếng rồi bỏ chạy.

Nguyễn Phúc Ánh tức mình, sai dùng hình phạt điểm thiên đăng.

Chúng lấy vải nhúng sáp nóng đem quấn khắp mình nữ kiệt, rồi đem cột nữ kiệt nơi trụ sắt dựng giữa trời. Ðoạn châm lửa đốt. Nữ kiệt bình tĩnh, nét mặt không chút thay đổi. Lửa cháy phừng phực từ dưới lên trên, sáng chói thấu mây. Ai nấy đều xúc động.

Riêng Nguyễn Phúc Ánh tỏ vẻ hân hoan!

Lửa cháy hồi lâu. Bốn bề im phăng phắc. Bỗng một tiếng nổ.

Sọ nữ kiệt vỡ. Một lằn thanh quang bay vút lên tầng xanh!

Xử tướng võ xong, xử đến các quan văn.

Phần nhiều đều được tha về cho làm ăn.

Riêng Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích thì bị giải về Thăng Long và đánh đòn tại Văn Miếu.

Phan Huy Ích còn sống trở về nhà.

Ngô Thời Nhậm bị Ðặng Trần Thường đánh chết.

Ðặng Trần Thường là một danh sĩ Bắc Hà. Lúc Ngô Thời Nhậm được Vua Quang Trung trọng dụng, thì Ðặng Trần Thường đến xin Ngô tiến cử. Trông thấy vẻ khúm núm làm mất phong độ của kẻ sĩ, Ngô thét bảo Thường:

- Ở đây cần dùng người vừa có tài vừa có hạnh giúp Vua cai trị nước. còn muốn vào lòn ra cúi thì đi nơi khác.

Ðặng Trần Thường hổ thẹn ra về, rồi mang khăn gói vào Nam, phụng sự Nguyễn Phúc Ánh.

Nay đắc thế liền trả th xưa.

Ðó là đối với bề tôi nhà Tây Sơn. Còn đối với nhà Tây Sơn thì Nguyễn Phúc Ánh chém tất cả dòng họ, từ Vua Bửu Hưng, cho tới một em bé mới sanh mà đã lọt vào ngục thất. Lại truyền đào mả Vua Thái Ðức và Vua Quang Trung, nghiền xương đổ xuống bể. Còn sọ thì đem xiềng nơi ngục thất trong hoàng cung để làm lọ đi tiểu.

Ðể nhổ cỏ cho sạch gốc, Nguyễn Phúc Ánh sức mọi nơi truy tầm những bà con gần xa của họ Nguyễn Tây Sơn, và những tướng tá của Tây Sơn còn trốn tránh nơi sơn dã.

Hai người con Vua Thái Ðức là Văn Ðức, Văn Lương và cháu nội, con Nguyễn Bảo, là Văn Ðẩu, nương náu nơi Mộ Ðiểu, vùng An Khê. Vua tôi nhà Nguyễn biết nhưng sợ người Thượng, không dám đến bắt. Mãi đến năm Minh Mạng thứ 12 (1832) thấy tình thế đã yên, ba chú cháu mới đem nhau về thăm quê cũ ở Kiên Mỹ. Bọn bất lương đi mật báo. Quân nhà Nguyễn đến vây bắt giải về Phú Xuân giết chết.

Các danh tướng giúp nhà Tây Sơn dựng nghiệp, phần lớn đã qua đời, như:

- Nguyễn Văn Tuyết đã cùng vợ con tuẫn nghĩa sau khi thất thủ Bắc Thành.

- Võ Văn Nhậm bị Nguyễn Huệ giết chết.

Ðặng Xuân Bảo hy sinh trong trận Nguyễn Phúc Ánh đánh lấy Thanh Hóa.

- Ngô Văn Sở bị dìm xuống sông vì nạn Bùi Ðắc Tuyên.

- Lê Văn Hưng bị Cảnh Thịnh nghe lời Bùi Ðắc Tuyên giết chết.

- Võ Ðình Tú bị trúng tên chết lúc Nguyễn Phúc Ánh đem đại binh đánh Quy Nhơn.

- Lê Văn Trung bị Cảnh Thịnh giết.

Còn sống ở ngoài tầm nanh vuốt của Gia Long chỉ được ít người: Võ Văn Dũng, Ðặng Văn Long, Ðặng Xuân Phong, Phan Văn Lân, Phạm Công Chánh, Lê Sĩ Hoàng, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Văn Lộc.

Sau khi thoát nạn, Võ trở về Phú Phong, rồi lên An Khê, chiêu mộ được một số người Thượng, chuẩn bị việc phục thù. Lấy hòn Hợi Sơn ở Trinh Tường (Bình Khê) làm căn cứ quân sự. Do đó mà Hợi Sơn còn có tên là hòn Ông Dũng.

Nghe tin Ðặng Văn Long ẩn náu ở Vân Hội (Tuy Viễn) bèn tìm đến bàn đại sự.

Ðặng Văn Long, sau trận Ðống Ða thì đã có ý lui gót. Nhưng vì mấy kẻ bề tôi của Lê Chiêu Thống không nghĩ đến tội cõng rắn của mình, cứ nổi lên chống lại nhà Tây Sơn, nên Ðặng phải nán lại để đánh dẹp. Ðến khi thấy Cảnh Thịnh để cho quần thần lộng hành, mối nước sanh rối, Ðặng bèn từ chức, trở về An Nhơn mở trường dạy võ. Nhưng rồi thấy kẻ học võ lúc này không có chí lớn, ai nấy cũng chỉ nghĩ đến lợi riêng, Ðặng liền đóng cửa trường, lên núi làm rẫy.

Võ Văn Dũng đến, Ðặng mừng được gặp lại cố tri. Nhưng khi nghe Võ bàn đến chuyện phục hưng thì lắc đầu, đáp:

- Tôi ra giúp nhà Tây Sơn đâu phải vì nhà Tây Sơn mà chính vì Tổ quốc. Nếu giặc Thanh không mang quân sang xâm lấn nước ta, thì tôi mãi làm con hạc nội, máu đâu dính đến tay. Còn về nhà Tây Sơn, chính Cảnh Thịnh đã làm mất. Song nếu Vũ Hoàng không bỏ đích lập thứ thì đâu đến nỗi nước này?! Nay đất đã mất mà lòng người cũng mất, hỏi còn mong làm được việc gì nữa? Mà dù có làm được nữa thì làm để làm gì, nếu không phải để tranh chiếm ngôi báu? Tranh cho ai? Cho nhà Tây Sơn hay cho chính mình? Thôi, trên ba mươi năm trời đánh nhau, nhân dân đã điêu đứng rồi, không nên gieo rắc thêm tang tóc.

Võ ra về, Ðặng lên ở luôn trên núi. Trong nơi mây khói, không ai biết Ðặng ở ngọn núi nào trong dãy Nam Sơn.

Ý kiến của Ðặng Văn Long không lay chuyển ý chí của Võ Văn Dũng nổi.

Về Bình Khê, Võ Văn Dũng tiếp tục xây dựng lực lượng chiến đấu. Toàn vùng An Khê và những vùng ở hai bên bờ sông Côn, như Tiên Thuận, Vĩnh Thạnh, Ðồng Phó, Hà Nhung, Trinh Tường, Phú Lạc, Phú Phong, Kiên Mỹ... đều nằm trong phạm vi hoạt động của Võ công. Nhưng được ít lâu, người Thượng Xà Ðàng bị nhà Nguyễn mua chuộc, rục rịch làm phản. Công phải bỏ hết cơ sở, đem ba chú cháu Văn Ðức, Văn Lương, Văn Ðẩu lên ẩn náu tận trên Núi Xanh.

Ca dao địa phương có câu:

Củ lang đồng Phó, đỗ phộng Hà Nhung Chàng bòn thiếp mót để chung một gùi Chẳng qua duyên nợ sụt sùi Chàng giận chàng đá cái gùi chàng đi...

Chim kêu dưới suối Từ Bi Nghĩa nhân còn bỏ huống chi cái gùi Ðó là mượn thể tỷ để nói về việc bất hòa giữa Võ công và người Thượng.

Võ công lên Núi Xanh ở cùng ba chú cháu Văn Ðức cho đến khi ba chú cháu bị sa vào lưới Vua Minh Mạng. Còn trơ trọi một mình, công vẫn sống một cách tự tại ngót mười năm nữa. Công mất dưới triều Thiệu Trị, không rõ năm nào, sống trên chín mươi tuổi. Mãi đến khoảng Ðồng Khánh, Thành Thái (1885-1907), con cháu mới lấy cốt đem về chôn ở Phú Phong.

Cụ Vân Sơn Nguyễn Trọng Trì có bài Vịnh Võ Ðô Ðốc:

Tạo vật khốn hào kiệt Y tương sử hữu vi Công danh vị túc ngôn Hoặc tác xuất thể ty (tư) Võ công dũng quán quân Bách chiến khởi Tây thùy Thiên phương yểu trung nguyên Ðãi phi nhất mộc chi Thoát thân tứ thập niên Thế nhân thức công thùy Ðản kinh sơn thạch gian Hữu thử hùng báo ty (tư) Ngã diệc chí phương ngoại Bạch đầu vị phùng sư Niên niên hạnh thế phóng Thảng toại dữ thế từ Tùng công du Ngũ Nhạc Khể thủ thôn linh chi Kim cốt hoán lục tủy Khiêm nhiên tùng sao phi Nghĩa là:

Tạo hóa làm khốn đốn kẻ hào kiệt Ý muốn cho họ làm một việc gì.

Công danh không đủ nói, Hoặc giả bày ra cơ hội để họ thoát đời.

Cái dũng của Võ công thật quán quân, Từ biên giới phía Tây nổi lên, trăm trận trăm thắng Nhưng trời muốn dứt nửa chừng Thì một cây không chống nổi.

Thoát mình khỏi nạn ngót bốn mươi năm Người đời ai biết ông?

Sống lâu ngày trong nơi núi vây đá chất Ông có tư thế mạnh như gấu như hùm Tôi cũng có ý muốn xuất thế, Nhưng đã bạc đầu mà chưa gặp được thầy.

Làm quan may được đuổi về Năm năm rảnh rang Muốn thoát khỏi cuộc đời Theo ông đi dạo chơi khắp năm ngọn núi Tiên Cúi đầu ăn cỏ linh chi, Xương vàng đổi tủy xanh Nhẹ nhàng bay theo sóng tùng.

Ngoài Võ Văn Dũng, còn một số lương tướng nữa thoát luật ác nghiệt của Gia Long, như:

+ Ðặng Xuân Phong năm Cảnh Thịnh thứ ba, được thăng chức Thái Phó, ban tước Huyện Công Tuy Viễn. Ðến khi Nguyễn Bảo bị giết, bà họ Trần đem con cháu lên An Khê lánh nạn, thì Ðặng công từ quan lui về Dõng Hòa dưỡng lão. Ðược năm năm, nghe tin Phú Xuân thất thủ, Vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc Thành, Công mở tiệc mời thân bằng cố hữu đến, nói:

- Kẻ hào kiệt ra phò nhà Tây Sơn, phần nhiều đều là bậc trung nghĩa. Nhưng hầu hết đều dày công dày sức trong lúc xây dựng, mà không một ai đủ khả năng chống đỡ trong lúc ngã nghiêng! Nay mai mà Nguyễn Phúc Ánh thu trọn cả Bắc Nam, thì đất bằng nổi sóng, đám cựu thần nhà Tây Sơn, không còn chỗ đặt tay chân. Nếu đợi nước đến trôn, thì không còn nhảy kịp nữa.

Mấy hôm sau, có người đến thăm, thì thấy nhà không vườn trống. Ðặng công đưa gia quyến đi lúc nào và đi về đâu, không một ai hay biết.

+ Phan Văn Lân, lo việc biên phòng, nghe tin Cảnh Thịnh đoạt sự nghiệp của Thái Ðức, than dài một tiếng:

- Luân thường đã đứt, sự nghiệp không thể nào vững được lâu! Rồi giao công việc trong quân cho vị phó tướng, về An Thái thăm thầy. Thầy đã mất rồi, phò mã Trương Văn Ða cũng đã mất. Nơi xưa không còn ai là người cũ. Công bèn hỏi thăm phần mộ, ra thắp hương lạy thầy, ra đi... Như đám mây trôi trên ngàn thẳm.

+ Phạm Công Chánh trấn thủ Quảng Nam, Lê Sĩ Hoàng trấn thủ Quảng Nghĩa, nghe tin Bắc Thành thất thủ, liền mở kho phân phát hết quân lương quân trang cho binh sĩ, cho mọi người về quê quán làm ăn, còn mình thì một thương một ngựa ra đi. Phạm Công Chánh về ẩn núi Phương Phi tại Phù Cát, sau ra Cao Bằng. Lê Sĩ Hoàng về Quảng Nam, lên ẩn nơi Ngũ Hành Sơn.

+ Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Văn Lộc ở Quy Nhơn, cũng như Phạm Công Chánh, Lê Sĩ Hoàng ở Quảng Nam, Quảng Nghĩa, sau khi được tin Vua Cảnh Thịnh bị bắt, thì giải tán quân đội. Ông Lộc về Kỳ Sơn, dùng Hầm Rùa làm nơi trú ẩn. Ông Huy lên Dương An nương náu, thỉnh thoảng về Phú Yên thăm quê hương, và ra Kỳ Sơn thăm ông Lộc.

Trừ Võ Văn Dũng, Nguyễn Quang Huy cũng như Nguyễn Văn Lộc và hầu hết các tướng còn sống sót, không một ai nuôi chí phục thù.

Một hôm ông Lộc hỏi ông Huy:

- Cựu thần nhà Tây Sơn, văn cũng như võ, còn khá nhiều tay tài tuấn, sao không hợp sức lại để lo việc phục hưng? Như thế chẳng ra là không tận trung với cựu chúa hay sao ?

Ông Huy đáp:

- Những anh hùng nghĩa sĩ, ra giúp nhà Tây Sơn từ ngày mới khởi nghĩa cho đến nay, không ai phụ nhà Tây Sơn. Tất cả đều lo tròn bổn phận cho đến giờ chót, như thế là tận trung. Nay nhà Tây Sơn đã không còn nữa thì chúng ta còn trung với ai? Bầy tôi của Vua Lê Chiêu Thống bo bo giữ lòng trung với cố chủ, nổi dậy đánh ở miền Bắc, hết lớp này đến lớp khác, đã chẳng lợi gì cho nhà Lê mà còn làm khổ dân hại nước. Phải nghĩ đến dân đến nước trước. Không có thể làm lợi cho dân cho nước thì nằm yên chớ không nên gây thêm rối. Trung với một người, một nhà mà làm hại cho dân cho nước, thì trung ấy, kẻ chân chính không nên nghĩ đến. Trung ấy không phải là trung.

Nguyễn Phúc Ánh dò biết tung tích của một số cựu tướng nhà Tây Sơn, tìm đủ cách để tận diệt. Nhưng núi non đã hiểm trở lại thêm người địa phương che chở, nên mọi người đều sống yên. Không bắt giết được, Nguyễn Phúc Ánh bèn dụ hàng, nhưng không người nào đáp ứng.

Báo quốc nhất thân đô thị đảm Giao tình thiên tải chỉ luân tâm[100] Nhà Nguyễn đối với nhà Tây Sơn vô cùng khắc nghiệt. Quật mả Vua Thái Ðức, Vua Quang Trung, chém giết dòng họ, tướng tá nhà Tây Sơn đến thế, Nguyễn Phúc Ánh chưa cho là đủ, còn truyền đào mồ mả của cha ông hai nhà anh hùng áo vải và của những người đã theo nhà Tây Sơn và đã chết trước khi non sông đổi chủ.

Quan quân nhà Nguyễn chú ý nhất là những mồ mả ở trong vùng đất Tây Sơn.

Trước hết là mộ ông Nguyễn Phi Phúc.

Truyền rằng mộ nằm trên dãy Hoành Sơn, thôn Trinh Tường.

Tìm khắp nơi, thì thấy sát chân núi phía đông, khoảng giữa, nổi lên một trảng đất lum lum, trong khoảng này dáng núi hơi cong cong. Ðứng phía trước trông vào thì phảng phất giống một chiếc ghế bành vĩ đại, mà lưng và tay tựa vào núi, còn mặt ghế là trảng đất. Trên trảng đất, nằm song song hai tảng đá xanh to lớn, hình chữ nhật. Người ta bảo đó là mộ của vợ chồng Nguyễn Phi Phúc. Bọn đào mồ mừng rỡ, ra sức cạy hai tảng đá lên. Hài cốt không thấy đâu mà chỉ thấy bốn chum dầu phụng đã lưng, trong mỗi chum có một ngọn đèn chong đương cháy[101].

Ai cũng biết bốn chum dầu đó là của nhà Tây Sơn chôn, song mục đích để làm gì, thật không ai biết. Biết rằng không phải mộ ông Phúc, quân nhà Nguyễn tìm khắp nơi, song không thấy dấu tích.

Những mả vôi to lớn ở trong vùng Bình Khê đều bị quật.

Có ba khóm lớn nhất, một ở bờ sông Côn phía Trinh Tường, một ở thôn Phú Lạc, một ở thôn Kiên Mỹ, trên bờ sông Côn. Xương cốt đều ném xuống sông!

Những ngôi mộ này là mộ của các vị đại thần phò Vua Thái Ðức.

Ở thôn Trường Ðịnh cũng có ba ngôi mộ rộng lớn và rất kiên cố của đại thần nhà Tây Sơn. Nhưng khi nghe tin Quy Nhơn bị Phúc Ánh chiếm thì gia đình người khuất liền đục bỏ bia cũ, thay vào tấm bia mới mang tên đàn bà. Nhờ vậy mà khỏi bị quật[102].

Nhà Tây Sơn dẫy cỏ không sạch nên nhà Nguyễn mọc trở lại. Ðể nhà Tây Sơn khỏi mọc lại, Nguyễn Phúc Ánh cho dẫy tận gốc. Nhưng than ôi, đến cả gốc cỏ đã khô gần mục mà cũng bị dẫy! Quả là độc thủ!

Ðể tránh nạn tru di, con cháu những người có liên hệ ít nhiều đến nhà Tây Sơn, phần nhiều đều phải thay tên đổi họ, đi ẩn náu ngoài xứ lạ nơi xa.

Chính sách dẫy cỏ thật sạch gốc của Gia Long làm lụy chẳng những người mà còn đến cả vật, nhất là vùng Tây Sơn.

Sách vở, giấy tờ đều bị tiêu hủy. Ðiển hình là những tập gia phả của họ Võ ở Phú Phong, họ Bùi ở Xuân Hòa, họ Ðặng ở Dõng Hòa, họ Trần ở Trường Ðịnh... Cho đến những bộ sử, những tập thơ văn... sản xuất đời Tây Sơn cũng cấm không được lưu hành, tàng trữ, như bộ Trần Triều Thông Sử Cương Mục của Lê Văn Nhân ở An Nhơn, phụng chiếu soạn năm Quang Trung thứ tư (1791), bộ Lê Triều Thực Lực do Võ Xuân Hoài tổng tu dưới triều Cảnh Thịnh... Những tập thơ Hán có Nôm có của nhóm Tứ Tài Tử ở Tuy Viễn và Song Hoài Thi Xã ở Bồng Sơn, tập thơ ca văn tế bằng chữ Nôm của La Xuân Kiều ở Phù Cát v.v...

Những môn võ thời Tây Sơn thường dùng, một số bị cấm. Thời Tây Sơn võ nghệ rất thịnh. Có bốn môn nổi tiếng là Côn, Quyền, Kiếm, Cổ. Nhưng khi đem áp dụng vào việc binh thì quyền thay thế bằng kỳ.

Côn, quyền, kiếm thời nào cũng có nơi nào cũng có. Chỉ có môn kỳ và cổ e chỉ Bình Ðịnh mới có và chỉ đời Tây Sơn mới dùng.

Kỳ là cờ - lá cờ vuông mỗi bề rộng chừng hai sải dệt bằng thao càn rất dày rất chắc, trừ phía kết vào cán cờ, ba phía kia đều móc sắt thay tua. Lá cờ vừa dùng để chỉ huy vừa dùng để giết giặc.

Phải là người có sức mạnh và có võ giỏi, mới sử dụng được.

Cổ là trống. Trống lớn như trống chầu. Khi tập luyện thì đứng trên hai khối gỗ tròn lớn gấp đôi quả bưởi. Ðôi chân phải điều khiển hai khối tròn đó một cách lanh lẹ. Còn cùi chỏ, bàn tay, vai, đầu đều phải dùng để đánh và đỡ mấy cái trống, theo từng bài luyện võ. Khi thì dùng hai trống, khi thì dùng bốn, khi thì dùng tám, khi thì dùng mười ai, tùy trình độ và sức vóc của võ sĩ. Trống treo ở trước mặt. Biểu diễn một lần từ một đến sáu người. Mỗi người hai trống. Không phải người nào đứng chỗ nấy, mà luôn luôn đổi chỗ lẫn nhau.

Khi ra trận thì dùng hai trống, đặt trên xe đẩy, và dùng dùi trống thay tay. Dùi trống không phải chỉ dùng để đánh trống thúc quân mà còn dùng làm khí giới giết địch.

Gia Long cấm kỳ, kiếm, cổ.

Kỳ không bị cấm cũng không ai dùng nổi và cũng không ai học làm gì trong lúc không chiến tranh.

Kiếm chẳng những cấm dạy cấm học, mà trong nhà có kiếm cũng bị tội.

Cấm kiếm lẽ tất nhiên cũng cấm luôn đao.

Cho nên nghề kiếm và đao ở Bình Ðịnh bị mất hẳn.

Còn cổ thì cũng thất truyền. Và môn võ biến thành môn nhạc. Võ thì đánh trống chầu và đánh trống treo. Nhạc thì đánh trống chiến và trống để đứng. Nhưng những bài luyện võ vẫn được đem dùng vào việc đánh nhạc.

Nói tóm lại là tất cả những tinh ba của đất nước sản xuất thời Tây Sơn, đều bị Gia Long tìm đủ cách để tận diệt. Tận diệt để không còn gì làm cho người đời nhớ đến Tây Sơn.

Tên vùng đất phát tích ra nhà Tây Sơn cũng bị đổi ra An Tây.

Diệt tận gốc, nhổ sạch rễ!

Nhưng chỉ bên ngoài thôi.

Lòng người Việt Nam yêu nước, nhất là người Bình Ðịnh, đâu có quên nhà Tây Sơn.

----------------- [100] Thơ của Nguyễn Bá Thuận đề sách Tây Sơn lương tướng ngoại truyện của Nguyễn Trọng Trì. Thơ 8 câu, đây là cặp luận. Câu thơ đại ý nói: Ðền ơn nước, một tấm thân đầy cả mật (can đảm đầy mình). Nghìn năm giao tình với nhau, chỉ lấy tấm lòng mà luận thị phi.

[101] Chắc có lỗ thông hơi trong đá nên đèn không tắt.. Khoảng 1929-1930, Tản Ðà tiên sinh có đến viếng mộ. Lúc ấy hai tảng đá vẫn còn. Cuộc viếng mộ có đăng trên báo. Nay không còn thấy.

[102] Những vôi đá của ba ngôi mộ bị quật vẫn còn sót ít nhiều. Ba ngôi mộ không bị phá vẫn còn, nhưng nắng mưa làm hư nhiều lắm. Một ngôi ở trong vườn họ Từ, một ngôi nằm ở trước ngõ họ Phan, một ngôi nằm ở nơi gò Vườn Xoài, cạnh con đường liên hương từ Kiên Mỹ đi xuống. Không ai dám nhận những ngôi mộ này là của gia đình, vì hình phạt của nhà Nguyễn rất tàn khốc.
( Theo Nhungxu- www.vanhoaphuongdong.com,
http://vanhoaphuongdong.com/modules....0&high light=
không rõ nguồn gốc)
__________________

 


Chỉnh sửa lại bởi loiquan - 05/Nov/2010 lúc 9:52am
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2010 lúc 11:48am
Mùa Xuân năn Kỷ Dậu, Đại Đế Quang Trung vào thành Thăng Long, dẹp tan giặc nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín. tranh qua cầu phao... Chệt chết vô số kể.. Lúc bấy giờ có rất nhiều người đến bẩm báo với Quang Trung .
Rằng người nầy làm tay sai cho Chệt, rằng người kia theo giặc giết dân mình...
 Quiang Trung mĩm cười khoan dung độ lượng:
 Nước ta thế yều, chiến thắng chỉ nhất thời thôi... bây giờ thống nhất đất nước, bỏ hết mọi tỵ hiềm .. cùng nhau đoàn kết xây dựng đất nước, tích trử lương thực, tạo quân đội hùng mạnh ..Mọi người đều là dân Việt.. Bỏ hết thù hằn
  Ôi cao quý thay.Tấm lòng của một vì thiên tử !!
  Tướng Trần Quang Diệu dẫn quân vây chặc thành Quy Nhơn. Tướng giữ thành là Võ Tánh và Ngô Tùng Châu cố tử thủ... Thế yếu hai ngài biết có kéo dài thì chỉ tàn hại sinh linh.. nên ra lệnh hàng. Trước khi hàng Ngô Tùng Châu có trao cho tướng tây Sơn 1 lá thư đại ý .. Tội lỗi là ở người chủ tướng, binh sĩ dưới quyền chỉ là người thừa hành lệnh , xin tướng quân hãy khoan hồng mà đối xữ tốt với họ.
 Trần Quang Diệu vào thành .. Tha tất cả binh sĩ  cho về làm dân.. cấp cả tiền lộ phí.. Với quan thủ thành , Ông cho khâm liệm thi hài theo lễ nghi quân cách .. Tỏ lòng khâm phục  trước khí tiết của người làm tướng
.
Cao quý thay trước tấm lòng của một tướng quân đầy uy dũng
 Ngày thơ ấu còn đi học, môn đức dục và công dân giáo dục, sách giáo khoa đầy dẫy những bài học dạy làm người . Con người khác con vật ở chỡ biết suy nghĩ, học làm theo cái tốt .. lánh xa cái xấu... Bởi vậy lịch sử vẫn ghi lại đầy đủ gương trung thấn hiếu nghĩa.. Trần Ích Tắc, lê Chiêu Thống .. ngàn thu xú danh...
 Mình là còn người nên phải khác loài vật.. Minh cũng không nên trách nhiều người vì thất học vì gia đình không giáo dục nên học theo thói xấu của người xưa.. Ôi hạng bồi tàu, thiến heo. chùi đường rầy xe lữa.. Chỉ là những con thú mang lốt người !!! Thương thay , tội nghiệp thay ...


Chỉnh sửa lại bởi thylanthao - 07/Nov/2010 lúc 2:44pm
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2010 lúc 5:42pm
 

Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn

Tuổi Trẻ Online - Thứ Tư, 17/11

 

TT- – TT - Ký sự pháp đình “Lòng độ lượng” (Tuổi Trẻ ngày 12-11) viết về chuyện ông Nguyễn Trí tha thứ cho hung thủ đã giết chết con của ông, đồng thời ông và vợ kiên trì xin tòa án giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Nguyễn Thị Thùy Trang. Bài viết sau đó đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, tất cả đều nói lên sự cảm phục về lòng vị tha của vợ chồng ông Trí.

>> Xem trích đăng trên TTO

Bạn đọc hungnguyen viết rằng ông Trí đã gửi đến mọi người bài học vị tha, “một bài học mà tôi tin rằng không một hung thủ nào hoặc sát thủ nào lại không thấm thía, và ông cũng đã giải cho những người có lòng căm thù như tôi một bài học quá khó”.

Bạn đọc Nguyễn Thị Trâm Anh thì mong: “Giá cuộc sống có nhiều hơn nữa những người “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn” như bác Trí thì có lẽ sẽ không còn nhiều những cái chết đau thương”.

Xin giới thiệu chia sẻ của bạn đọc Thanh Vân như một ý kiến đúc kết:

Câu chuyện “Lòng độ lượng” của ông Nguyễn Trí hết sức đặc biệt, hiếm hoi trong xã hội ngày nay. Khi mà lắm người chỉ muốn tranh giành, hơn thua, thậm chí đâm chém nhau chỉ vì một xích mích, va chạm nhỏ.

Tuy rất đau lòng với cái chết của con mình nhưng ông đã bình tâm suy xét, đặt mình vào tâm trạng, hoàn cảnh của người khác... Và với cái nhìn sâu xa, nhân hậu, ông nhận ra dẫu sao hung thủ cũng chỉ là nạn nhân của sự thiếu chăm nom, giáo dục để rút ra một điều: hung thủ cần được giáo dục hơn là trừng trị.

Câu chuyện của ông làm tôi nhớ lại lần đi dự phiên tòa cách đây gần 40 năm. Bị cáo là một thanh niên 18 tuổi dùng búa đập đầu một nhà sư, cướp chiếc Vespa rồi bỏ đi vì nghĩ nhà sư đã chết. Tại tòa, nhà sư lên tiếng xin tha bổng vì hung thủ tuổi đời còn trẻ, chẳng qua nghiện ngập xì ke, ma túy phải làm liều. Ông khẳng định bị cáo chỉ là nạn nhân của một xã hội đầy rẫy tệ nạn...

Tất nhiên cả ông Nguyễn Trí và vị sư kia không thể xin tha tội cho bị cáo được hoàn toàn, vì luật pháp vẫn phải thi hành. Nhưng việc lên tiếng “xin tha” của hai người vẫn có giá trị lớn lao của nó.

Như tên cướp sau khi mãn hạn tù đã tìm gặp nhà sư nói lời cảm ơn, xin quy y tam bảo, trở thành một công dân tốt. Còn bị cáo Thùy Trang hôm nay tôi tin sẽ nhớ mãi những lời nói, hành động cao cả của vợ chồng ông Nguyễn Trí, đó cũng là bài học quý giá nhất trong những tháng ngày thụ án, là yếu tố then chốt, thuyết phục nhằm thay đổi, giáo dục một con người.

Đạo lý “lấy nhân nghĩa thắng hung tàn” vẫn rất cần trong cuộc sống, trong bất cứ thời đại nào...

THANH VÂN (Trà Vinh)

 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2010 lúc 7:16pm
 
Tô mì của người lạ
Bích Ngọc phỏng dịch

 



       "Câu chuyện này tôi nhận được từ một người bạn ở Malaysia gửi qua email. Chuyện cũng bình thường thôi nhưng tôi chợt xúc động vì đã có lúc tôi cư xử giống như cô bé trong truyện. Tôi cũng mong câu chuyện rất thường này được đăng để may ra cô con gái lớn của tôi, người hay bỏ nhà đi sau khi bị tôi mắng, có thể đọc được".

       Tối hôm đó, Sue cãi nhau với mẹ rồi không mang gì theo, cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc đang lang thang trên đường phố, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà.
       Cùng lúc đó, cô đi qua một quán mì, mùi thơm bốc lên ngào ngạt làm cô chợt cảm thấy đói ngấu. Cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền!
       Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng bèn hỏi: "Này cô bé, cô có muốn ăn một tô không?"
       "Nhưng... nhưng cháu không mang theo tiền..." - cô thẹn thùng trả lời.
       "Được rồi, tôi sẽ đãi cô - người bán hàng nói - Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì".
       Mấy phút sau, ông chủ quán bưng tới cho cô một tô mì bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Sue lại bật khóc.
       "Có chuyện gì vậy?" - ông ta hỏi.
       "Không có gì. Tại cháu cảm động quá!" - Sue vừa nói vừa lấy tay quẹt nước mắt- 
       "Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì, còn mẹ cháu, sau khi cháu cự cãi đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu... bả ác độc quá!" - cô bé nói với người bán mì...
       Nghe Sue nói, ông chủ quán thở dài: "Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi cô có một tô mì mà cô đã cảm động như vậy, còn mẹ cô đã nuôi cô từ khi cô còn nhỏ xíu, sao cô lại không biết ơn mà lại còn dám cãi lời mẹ nữa?"
       Sue giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó.
       "Tại sao mình lại không nghĩ ra nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ mình đã nuôi mình hàng bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Mà chỉ vì một chuyện nhỏ mình lại cự cãi với mẹ".
       Trên đường về, cô thầm nghĩ trong đầu những điều cô sẽ nói với mẹ: "Mẹ ơi, con xin lỗi. Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con..."
       Khi bước lên thềm cửa, cô thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã tìm kiếm cô khắp nơi. Nhìn thấy Sue, mẹ cô nói: "Sue, vào nhà đi con. Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm nước mẹ nấu xong nãy giờ rồi, vào mà ăn ngay cho nóng..."
       Không thể kềm giữ được nữa, Sue òa khóc trong tay mẹ.

      
"Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta dễ cảm kích những hành động nhỏ mà một số người chung quanh làm cho chúng ta nhưng đối với những người thân thuộc, nhất là cha mẹ, chúng ta lại xem sự hy sinh của họ là sự đương nhiên..."
       Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà chúng ta được tặng từ khi mới chào đời.
       Cha mẹ không bao giờ mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng ...
       Liệu có bao giờ chúng ta biết quý trọng sự hy sinh vô điều kiện này của cha mẹ chúng ta không?
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2010 lúc 9:42am
 
Ðường Vào Nội Tâm
Thích nữ Trí Hải
 
 

KHÔNG RƯỢU MÀ SAY

(Thuật theo chuyện kể của Hòa thượng Trí Nghiêm)

Vào một buồi chiều tịnh mịch ở Kỳ viên tinh xá, sau khi giảng pháp cho chư tăng và cư sĩ khắp nơi tụ về, Ðức Thế tôn vào Hương thất an nghỉ. Vừa đặt lưng xuống, Ngài bỗng nghe tiếng đập cửa thình thịch và tiếng khè khè của một gã say rượu thừa lúc cổng mở, đã lẻn vào tinh xá. Hắn vừa đập cửa vừa gọi:

- Ông Phật đi, ông Phật! Cho tui làm Phật với! Tui cũng muốn ... làm Phật! Khà khà! Bộ chỉ mình ông làm Phật được mà thôi à? Há?

Ðức Thế tôn ngồi dậy ra mở chốt. Thấy gã say dơ dáy, y phục tả tơi, Ngài động lòng trắc ẩn gọi thị giả A Nan:

- Này, A Nan, ông tắm rửa, cạo tóc và cho nó một cái y sạch. Rồi tìm chỗ cho nó nằm nghỉ.

A Nan vâng lệnh. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, cạo tóc đắp y, gã say được đưa đến một gốc cây im mát trong tinh xá. Gã đánh một giấc ngon lành cho đến sáng hôm sau. Khi tỉnh dậy, hắn bỡ ngỡ nhìn quanh thấy toàn thầy tu mặc áo vàng đi bách bộ, dòm lại mình cũng đang đắp y, sờ đầu nghe trụi lũi, hắn kinh hoàng không biết mình là ai, vội vàng bỏ chạy một mạch ra phía cổng. Các tỳ kheo đuổi theo bắt lại. Nhưng một số khác biết chuyện, ngăn bạn:

- Này, chư hiền, để cho hắn chạy. Hắn chỉ là một gã say, hôm qua Thế tôn bảo tôn giả A Nan tắm rửa cạo tóc đắp y vào cho hắn đấy.

- Thật Thế sao? Tại sao đức Thế tôn làm chuyện lạ nhỉ? Biết hắn say mà vẫn độ cho hắn xuất gia?

- Hãy để hắn đi cho khuất, rồi chúng ta sẽ đến thỉnh giáo đức Thế tôn về việc này.

Thế là họ kéo nhau đến Hương thất đức Phật, bạch hỏi:

- Bạch đức Thế tôn, chúng con không hiểu vì nguyên nhân gì Ngài lại độ cho một gã say như thế? Xin Ðấng Thiện Thế giải rõ cho chúng con.

- Này các tỳ kheo, các ông dường như trách ta vì đã độ cho một gã say. Nhưng ta hỏi các ông, trong lúc hắn say, tại sao không cầu chuyện gì khác, mà lại cầu làm Phật? Như thế là hắn đã gieo một cái nhân tốt đẹp, ta phải giúp duyên cho hắn, vì ta không hẹp gì mà không cho hắn làm Phật. Vả lại, có bao nhiêu người "tỉnh" biết cầu làm Phật như hắn? Vậy thì ai tỉnh, ai say? Huống chi, hắn có nhậu rượu vào mà say, thì bất quá chỉ say vài tiếng đồng hồ rồi tỉnh lại. Cho nên, bệnh say của hắn, ta không cho là trầm trọng.

Trái lại, biết bao kẻ trên thế gian này, dù không uống rượu mà vẫn say, không phải say vài tiếng đồng hồ như hắn, mà say muôn kiếp ngàn đời chưa tỉnh.
Cái bệnh say đó, say trong vô minh ái dục, Ta mới gọi là một chứng bệnh trầm kha!
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2010 lúc 9:32pm
 

Thiền Kitô Giáo

Đỗ Trân Duy

 27/11/2009

Sơ Lược Lịch Sử Thiền

Người Việt biết thiền qua các dòng tu Phật Đại Thừa và Thiền Tông trung Hoa. Vì vậy Kitô hữu Việt thường ái ngại khi nói đến thiền vì tin rằng đó là một sản phẩm Phật giáo. Thực ra thiền bắt nguồn từ nền minh triết Ấn Độ và đã có trước khi Phật Thích Ca ra đời. Vào thế kỷ III thiền được phổ biến qua Seria và Jordan. Thế kỷ X thiền truyền qua Nhật bản, Âu Châu và đại lục Sôviết. Đến thế kỷ XVIII hầu hết các nước trên thế giới đều biết đến thiền. Qua những giao thoa văn hóa, thiền biến thái thành nhiều môn phái. Ngay Thiền Tông Trung Hoa, mà người Việt quen thuộc, cũng chia ra nhiều phái, nào Nam Tông, Bắc Tông, Tào Động, Lâm Tế…Vì vậy không thể đưa ra một dạng cụ thể nào làm mẫu mực khi nói về thiền.

 

“Thiền” theo nguyên ngữ Phạn (Sanskrit) là “dhyana”. Phật Thích Ca đọc theo âm Pali của ngài là “jhana”. Chữ jhana chuyển qua Tạng ngữ là “dzogchen” và qua Hoa ngữ là “ch’an”. Từ ch’an chuyển qua Nhật ngữ là “zen” và chuyển qua Việt ngữ là “thiền”. Zen được người Tây phương giữ nguyên chữ zen hoặc dịch là meditation. Chữ meditation (chiêm niệm) đã có từ rất lâu trong ngôn ngữ Thiên Chúa giáo phương Tây. Vì vậy để mặc cho nó một nghĩa mới, nhiều nơi người ta dùng chữ Christian meditation (thiền Kitô). Tóm lại từ “dhyana” trở thành “thiền” là một phiên âm sai lạc qua nhiều chặng đường. Thiền tự chính nó không có bóng dáng một tôn giáo nào.

 

Chiêm niệm bắt đầu từ thời sơ khai của giáo hội và chỉ dành riêng cho các tu sĩ. Sử có ghi vào thế kỷ III nhiều tu sĩ vào sa mạc để sống đời chiêm niệm. Theo khái niệm chiêm niệm thời cổ, chúng ta hiểu là có gắn bó với thiền. Ngay danh xưng monk (tu sĩ) và monastery (tu viện) đã nói lên thâm ý của các tổ phụ chiêm niệm. Monk và monastery cùng có gốc Hy Lạp “monos” nghĩa là đơn độc. Theo truyền thuyết, đã có nhiều tổ thiền nổi danh như Moses, Poemen, Joseph… Câu nói đầy thiền tính của tổ phụ Moses là: “Hãy về tĩnh tọa trong phòng. Căn phòng sẽ dạy ta mọi sự.” Tuy nhiên những vị tổ này đều sống ẩn tu nên người đời sau không biết nhiều về họ. Một tôn sư được lịch sử nhắc tới là thánh Pantaenus với một cuộc đời đầy huyền thoại. Sử cho biết ngài đã sống ở Ấn Độ và được truyền thụ dhyana. Thánh Pantaenus sau đó truyền dhyana cho đệ tử là thánh Clement. Clement truyền lại cho Origen. Năm 300 thánh Paul lập tu viện ở núi Thebes bên Ai Cập. Thánh Paul là vị ẩn danh nên không để lại vết tích nào. Năm 310 thánh Anthony (250-356) thành lập tu viện trên núi Cairô qui tụ hằng ngàn tu sĩ sống đời chiêm niệm và tu thiền. Atanasius, Giám Mục Alexandria, viết về thánh Anthony như sau: “Ngài đơn độc vào sa mạc ẩn trú trong hốc đá. Cứ 6 tháng ngài đi lấy lương thực một lần. Ngài ở đơn độc như vậy trong nhiều năm để tu luyện cách từ bỏ mình.”

 

.Vào thời trung cổ thiền được giới thiệu cho Kitô hữu bởi giáo sĩ Richard (?-1173). Hiện thời, thiền được phổ biến rộng rãi nhờ công của các linh mục dòng Bênêđíc. Hai tổ thiền nổi tiếng là Thomas Merton (1915-1968) và John Main (1926-1982). Cha Merton, nhà thần học lớn của Công Giáo, có công đào sâu ý niệm về thiền. Cha Main có công dậy về luyện thiền. Trước khi đi tu, John Main đã học thiền với một đạo sư Ấn Độ. Sau khi thụ phong linh mục, Main lập ra 2 đại thiền viện một ở Luân Đôn và một ở Gia Nã Đại. Hiện tại vị kế nghiệp cha Main là cha Laurence Freeman (1951-?). Gần đây Kitô hữu Việt hải ngoại cũng biết tới thiền qua sự giới thiệu của cha Chu Công (1918-2004), Tu Viện Trưởng dòng Tra-pít. Cha Chu Công thụ huấn thiền với thiền sư Nhật Bản Joshu Sasaki Roshi. Ngoài ra những đoản văn ghi những vấn đáp thiền được phiên dịch và phổ biết rộng rãi trong giới Công Giáo. Có lẽ để tránh sự nhạy cảm lạc hướng, danh xưng “thiền sư” hay “guru” được dịch là “minh sư” cho có tính trung hòa. Sự đón nhận thiền của các linh mục đã đánh tan mối dè dặt của Kitô hữu về một kỹ thuật tĩnh tâm rất sống động.

 

Khái Niệm Thiền

 

Bất cứ đời sống tâm linh nào cũng phải đi đến giai đoạn tĩnh tâm thiền định. Đó là nhu cầu tâm hồn hòa nhập vào Đ.ại Ngã. Cha Shannon gọi là trở về sống trong vườn địa đàng, nơi ta không còn cái tiểu ngã là gốc phát sinh những phân chia nhị nguyên giả tạo. Thiền không phải là một hệ thống tư tưởng, hay cảm giác, hoặc một nhận thức tâm lý… Vì vậy ta đừng rơi vào cạm bẫy tìm hiểu thiền qua những giảng giải đầy chữ nghĩa. Thiền là một chứng nghiệm sống không thể giảng giải. Khi ta bị đau vì đứt tay. “Đau” là một thực tại sống, không phải là khái niệm. Nếu phân tích “đau là gì?”, ta phải đóng khung nó vào một khái niệm. Đau trở thành một khách thể để suy tư. Nhưng ta không thể kinh nghiệm đau qua suy tư giảng giải. Sự thật đau là đau. Ta và đau là một. Chủ và khách không có. Trong thiền có câu “Dù nói mãi về đồ ăn cũng không làm ta no bụng”.

 

Tuy nhiên người ta thường không thể chấp nhận một điều gì đó mà không có tối thiểu một vài khái niệm về nó. Vì vậy người ta đành phải có luận bàn về thiền. Triết gia Descartes nói một câu thâm sâu: “Tôi suy tưởng, vì vậy tôi hiện hữu.” Câu này rất đúng với trí thức, nhưng đối với thiền nó lại hoàn toàn sai. Trong thiền, ta càng suy nghĩ bao nhiêu, ta càng xa chân thân bấy nhiêu. Nếu ta lệ thuộc vào “cái tôi suy tưởng” ta sẽ không thể kinh nghiệm được sự thức tỉnh. Khi ta nói, “tôi hiện hữu” ta bắt buộc phải đẩy Chúa ra ngoài thành một đối tượng. Nhưng bản thể của Chúa là “Ta Là” (I Am) trong trạng thái “đang là” ở mọi nơi và trong hiện tại.

 

Tại sao trí thức không thể giúp ta ý thức? Ta hãy nhận diện sự diễn tiến của trí thức. Trí thức xác định mỗi vật phải có một vị trí riêng trong không gian và thời gian. Nhờ có khoảng không gian biệt lập này, mà con người có chỗ đứng để nhìn ngắm và suy tưởng về vạn vật. Khi ta nhìn ngắm bông hoa, ta phải đứng ở vị trí của ta và bông hoa phải đứng ở vị trí đối lập với ta. Ta là ta. Bông hoa là bông hoa. Như vậy luôn luôn có hai thế đứng: chủ và khách. Sự biện biệt này là cách đánh lừa rất sâu sắc của trí thức. Nó sẽ dẫn ta tới những lối bí khó gỡ. Trong đời sống tâm linh, để có thể gọi là “ý thức”, ta với đối tượng phải hòa làm một. Muốn “chứng nghiệm” tâm phải thanh tịnh để không có một ý nào của tri thức lọt vào. Nếu ta phải nương vào khái niệm để biết, ta sẽ luẩn quẩn lạc lối trong khái niệm mà không bao giờ có kinh nghiệm về thực tại. Một cách cụ thể khi thiền ta hãy ngồi im lặng coi như thân xác đã chết dù tâm trí vẫn tỉnh. Ta bỏ lại đàng sau tất cả những gì liên quan đến đời sống trần thế, kể cả thân xác chính ta. Có như vậy ta mới tái sinh vào một thế giới cao đẳng hơn. Khi đó ta đạt thức tỉnh sự hiện hữu “đang là” của Thiên Chúa.

 

.Theo Đạo học Đông Phương, tâm là một bản thể tĩnh lặng. Tâm như bầu trời là một khoảng trống mênh mông, không màu sắc, không tiếng động, không quá khứ, không tương lai. Trong khi đó tư tưởng như những đám mây vần vũ, luôn luôn di chuyển, thay hình đổi dạng, và che khuất bầu trời. Người chứa đầy tư tưởng trong trí óc cũng như bầu trời bị mây phủ dầy đặc. Như vậy tâm vốn an tịnh, mọi rắc rối đều bởi trí óc mà ra. Chúng là tiến trình của những chuỗi tư tưởng đến rồi đi. Do đó tư tưởng chỉ là cái nhất thời. Chúng không phải là ta, nhưng là những kẻ bên ngoài tới rồi đi như những vị khách. Ta đón nhận chúng, khách tốt lẫn khách xấu, nhưng không thay đổi vị thế chủ nhà của mình. Có nghĩa là trí biến dịch nhưng ta vẫn tồn tại ở đây với tâm thanh khiết và đơn thuần. Vén mây để nhìn vào bầu trời, đặc ngữ thiền gọi là “quán tâm” (nhìn vào nội tâm). Nhìn ra sự thanh khiết của bầu trời (tâm) gọi là “ngộ” (trực giác biết không qua trí thức). Muốn nhìn vào bên trong tâm, đơn giản chỉ là ngồi im lặng gạt bỏ mọi tạp niệm, tức ngồi thiền. Thiền là đẩy những đám mây mù đặc để bầu trời (tâm) yên tĩnh hiện ra.

 

Một số nhà tư tưởng Công Giáo giải thích thiền là dạng cầu nguyện tập trung (centering prayer). Cầu nguyện tập trung là đặt tất cả ý thức sự hiện hữu của mình an trú trong thời điểm hiện tại với Chúa. Cha Chu Công nói: “Ta không tìm bình an, không tìm giác ngộ, không tìm gì cho mình… Chúa là tất cả của giờ cầu nguyện.” Cha Merton cho rằng: cầu nguyện không phải chỉ là đứng trước Thiên Chúa để nói một điều gì, nhưng còn là để “kinh nghiệm niềm vui cuộc sống trong sự hiện diện của Ngài”.

 

Thiền là ngồi “cầu nguyện” nhưng không đọc kinh, không suy ngẫm, không chiêm niệm, và không tư tưởng. Ta không có ý cầu nguyện bất cứ điều gì, dù là cầu nguyện với Thiên Chúa. Ta cũng không hy vọng bất cứ điều gì xảy ra, dù là hy vọng vào Thiên Chúa. Ta đóng lại mọi giác quan, mọi xúc cảm, mọi suy nghĩ, mọi lo lắng, mọi ràng buộc, để chìm vào cõi im lặng của hư vô. Khi Thiên Chúa sinh ra con người, Thiên Chúa thở hơi vào xác phàm của con người. Xác phàm trở thành mạng sống vì hơi thở của Thiên Chúa là Thần Khí ban sự sống. Vậy trong thiền, ta chỉ nên ngồi im lặng mà hít thở. Ta hòa tan hữu thể với Thần Khí ban sự sống. Thiền không phải là việc làm của trí thông minh, nhưng là thời gian của đức tin và lòng khiêm nhường. Tất cả mọi ý thức của ta tập trung hoàn toàn trong ý thức “đang im lặng trong niềm tin”. Các thần học gia gọi phương thế giữ mình trong im lặng là sự an trú trong tình yêu của Thiên Chúa.

 

Yếu quyết của thiền là giải phóng mọi ràng buộc để mình là chính mình. Giải phóng là buông xả mọi xiềng xích. Nếu ta không buông xả, ta vẫn còn vướng mắc trong một khuôn mẫu chật hẹp nào đó. Mọi khuôn mẫu đều bị giới hạn trong vòng kiểm soát của trí óc. Chưa buông xả, ta chưa đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa một cách trọn vẹn. Hãy hủy bỏ mọi tư tưởng. Hãy hoàn toàn tĩnh lặng để tâm hồn chìm sâu vào hư vô, nơi Thiên Chúa hiện diện.

 

Thiền Kitô

 

.Nói cụ thể thiền Kitô chính là dạng thiền của Đông Phương phối hợp với lối chiêm niệm của các ẩn sĩ Kitô giáo trong thế kỷ III. Linh hồn Kitô hữu phải gặp Chúa của mình. Nhưng “Ai là người sẽ đứng trước mặt Chúa. Ấy là người tay không nhúng tội và trái tim trong sạch” (TV 24:3-4). Thiền là cách giữ tâm thanh tịnh và trong sạch. Chính Chúa đã phán: “Hãy im lặng để biết Ta là Thiên Chúa” (TV 46:10). Thiền là chiêm niệm trong im lặng, là cách cầu nguyện với kinh vô thanh. Merton đưa ra khái niệm về thiền như sau. Vì Thiên Chúa là ánh sáng quá chói chang khiến trí óc và mắt con người chỉ thấy tối tăm. Vì vậy để gặp Người ta phải đi vào bóng tối. Vì Thiên Chúa không thể hiểu qua âm thanh, nên để gặp Người ta phải đi vào cõi im lặng. Vì Thiên Chúa không thể mường tượng trong trí óc, nên muốn gặp Người chúng ta phải đi vào cõi trống không. Tuy nhiên ta vẫn thức tỉnh để trực giác “biết” rằng ta đang hòa vào Thiên Chúa trong hiện tại vĩnh hằng. Đó là bí quyết thiền.

 

Yếu tính của tĩnh lặng là gì? Tĩnh lặng nằm bên ngoài thế giới vật lý và những định luật của vũ trụ. Nó hoàn toàn chỉ là sự trống vắng rất đơn sơ giản dị. Giản dị đến mức không có gì để nói. Thiền là sống với tín lý “tinh thần nghèo khó” vì khi đó chúng ta không bám víu vào bất cứ giá trị nào của trần thế. Chúng ta thoát khỏi mọi hình thức vị kỷ. Trong tĩnh lặng, lời nói mất hiệu lực, ý niệm không còn ý nghĩa. Ta không còn sợ hãi. Ta không còn khả năng “động”. Ta hoàn toàn an tĩnh. Trong trạng thái tuyệt đối tĩnh lặng vượt khỏi biên giới ngôn ngữ, tư tưởng, và ý niệm, ta hoàn toàn khuất phục Thánh Linh. Ta lãnh nhận tình yêu của Thiên Chúa trong sự phó mặc. Rồi “bản thể đích thực” của ta sẽ tự sống dậy. Ta sẽ thấy bản thể thật của mình cũng là bản thể của Thiên Chúa. Lúc ấy tâm linh ta sống trong sự hiện hữu vĩnh hằng của Thiên Chúa. Đó chính là sự cầu nguyện tuyệt hảo vì khi đó ta ở trong Chúa và Chúa ở trong ta. Ta thức tỉnh để kinh nghiệm sự hiện hữu của Thiên Chúa và ta hòa nhập trong Người.

Chủ yếu của thiền là chứng nghiệm cá nhân. Tuy nhiên khi thiền ta đừng mong muốn hay cầu nguyện điều gì. Quyền lực của thiền không phải ở lý luận trí thức nhưng ở sự hoàn toàn qui thuận Thiên Chúa. Thomas Merton nhắn nhủ ta rằng: Không phải chúng ta là người lựa chọn sự thức tỉnh cho mình, nhưng chính Thiên Chúa là Đấng lựa chọn đánh thức chúng ta.”

 

Kỹ Thuật Thiền

 

.Như trên đã nói thiền có rất nhiều dạng, nên không thể lấy một dạng nào làm tiêu chuẩn mẫu. Ở đây, để có thể đàm luận một cách cụ thể, tôi xin mượn phép thiền của cha John Main. Bí quyết của thiền là ngồi im lặng, nhưng người ta nghiệm ra, không dễ gì mà giữ im lặng trong trạng thái hoàn toàn có ý thức. Trí óc con người rất giao động. Nó luôn luôn tuôn ra những hình ảnh và tư tưởng lộn xộn. Đàng khác nó cũng rất bén nhạy với tư tưởng và hình ảnh quyến dụ từ bên ngoài. Nó như chiếc lông chim nhẹ, chỉ cần một làn gió thoảng đủ khiến nó bay đi. Vì vậy, cái cốt yếu phải biết trong thiền là kỹ thuật giữ thinh lặng. Các tổ phụ Kitô thiền dậy rằng để giữ thinh lặng, chúng ta phải ngồi giữ lưng thẳng, hơi thở điều hòa, mắt nhắm lim dim, miệng tụng mantra (một câu kinh ngắn), rồi chìm vào hư vô. Cần nói rõ mantra không phải là lời cầu nguyện. Nó chỉ là câu niệm âm thanh để giúp trí óc không chạy vẩn vơ. John Main đã dùng nhóm từ “maranathan” làm câu niệm cho phép thiền của ngài. Sau một thời gian công phu luyên tập, ta đạt tới trang thái hoàn toàn tĩnh lặng, đặc ngữ thiền gọi là nhập định, khi ấy ta không cần tới mantra nữa. Tuy nhiên không ai biết khi nào ta đạt trình độ này. Nó tự nhiên đến mà không báo trước. Nếu ta mong nó đến, ta đã đi sai đường. Tất cả những gì ta cần phải làm là “Ngồi xuống, giữ thẳng lưng, tụng mantra.” Ngoài ra không kỳ vọng bất cứ một điều gì.

 

Thêm nữa không phải lúc nào thiền cũng được. Thiền chỉ nên có mỗi ngày hai lần, mỗi lần khoảng từ 20 đến 30 phút vào những giờ giấc nhất định. Vì vấn đề kỹ thuật được nhấn mạnh, nên người ta có khuynh hướng tục hóa nghi thức này. Cuối cùng nó có thể trở thành một loại công phu “Yoga” luyện tập thể chất. Điều này không phải là sai, vì lối “ngồi im lặng” hóa giải được sự căng thẳng của thể xác và làm thư giãn tinh thần. Nhưng nếu ta không ý thức đó là dạng cầu nguyện, nó chẳng mang lại một tiến bộ tâm linh nào cho ta cả.

 

.Vào mỗi buổi sáng và buổi tối, ta hãy tìm một chỗ thanh vắng để thiền. Ta hãy ngồi với tư thế thanh thản, điều quan trọng là phải giữ sống lưng thẳng đứng. Có rất nhiều cách ngồi. Ngồi theo thế tòa sen (kiết già) hai bàn chân bắt chéo đạt lên đùi. Ngồi theo thế bán kiết già, xếp chân nhưng không bắt chéo đặt trên đùi. Ngồi trên ghế. Nếu ngồi trên ghế, tốt hơn đừng dựa lưng vào thành ghế. Tóm lại ngồi cách nào cũng được miễn ta thấy thoải mái. Thế ngồi thẳng lưng đứng tạo sinh lực giúp ta vượt giới hạn của thân và trí để có trạng thái buông xả.

 

Trước khi thiền ta nên để tâm hồn hoàn toàn buông xả. Kế đó ta tụng câu “Ma-ra-na-tha”. Bốn âm thanh này phát ra đều đặn trong suốt buổi thiền. Ma-ra-na-tha có nghĩa là “lạy Chúa xin hãy đến”. Đây là tiếng Aramiac, ngôn ngữ của Đức Giêsu dùng khi xưa. Cha Main luôn luôn nhắc nhở “Hãy chỉ tụng lời, đừng nghỉ đến nghĩa”. Tụng đơn sơ và thanh khiết như con trẻ.

 

John main tìm ra phương pháp này qua phương pháp tĩnh tâm của thánh John C***ian (360-435) ở thế kỷ IV. Thánh C***ian cùng bạn là thánh Germanus đi vào sa mạc Ai Cập học đạo với tổ phụ Isaac. Ngài Isaac tiết lộ rằng tất cả những gì ông biết đếu bắt nguồn từ tụng một câu kinh ngắn. Sau đó Isaac dạy cho C***ian lời nguyện với bí quyết: khi tụng kinh hãy buông mình theo hướng Chúa dẫn mình đi. Đừng trói buộc Chúa vào bất cứ một tư tưởng nào.

 

John Main tâm sự, “Câu mantra của tôi là maranatha. Câu này là lời kinh tối cổ của giáo hội Kitô. Thánh Phaolô kết thư gửi cho tín hữu Côrintô bằng câu ấy. Thánh Gioan kết thúc sách Khải Huyền cũng bằng câu ấy. Maranatha đầy đủ ý nghĩa lại không phải là ngôn ngữ của chúng ta. Vì vậy khi đọc, câu này không gợi ra một hình ảnh hay một tư tưởng nào khuyết khích trí ta suy nghĩ. Tất cả chỉ có âm thanh đều đặn theo nhịp điệu hòa hợp với hơi thở.”

.

Mục đích của thiền là giúp chúng ta cởi bỏ những gì thuộc thế giới ảo ảnh, vén tấm màn che dấu để năng lực sống của Thiên Chúa truyền vào chúng ta. Hữu thể của ta đã nối kết với Thượng Đế ở một nơi ngoài tầm của ngôn ngữ, của lý trí và của những thực thể. Thiền không phải là làm một việc gì. Không phải là tu luyện để trở thành một nhân vật khác. Thiền là trở thành chính mình: sinh ra bởi Chúa Cha, được cứu chuộc bởi Chúa Giêsu, là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Sau một thời gian “tu thân” chúng ta mới hiểu ích lợi của thiền. Như kho tàng dấu trong ruộng, bản tính đạo đức ẩn khuất từ từ khai triển và mở ra. Chẳng hạn ta tự nhiên có lòng bác ái, điều mà ta đã cố gắng lập đức từ lâu mà không sao thể hiện được. Sự diễn biến xảy ra rất tự nhiên trong khi ta không biết tại sao. Chính Thiên Chúa đã thanh lọc tâm hồn ta trong những lần ta đến an trú trong Người. Vào mỗi buổi sáng, sau khi chìm trong thiền định, sự thanh tịnh tồn tại bao phủ tâm hồn ta suốt cả ngày. Mọi việc tầm thường ta làm trong ngày đều có ý nghĩa hơn, vì ta có cảm nhận Thiên Chúa đứng đàng sau mọi việc.

http://vietwellness.net/blog/?p=69

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Dec/2010 lúc 6:04pm
 
Nắng Đọng Sân Chùa  
 DIỆU TRÂN 
 
Lúc sau này, tôi hay bị những câu thơ ngắn quyến rũ, khi thì bốn câu, khi thì chỉ hai câu thôi cũng đủ khiến tôi ngơ ngẩn, nghĩ suy; hoặc có lúc chẳng nghĩ, chẳng suy gì nhưng âm hưởng lời thơ cứ lặng thầm cuốn hút, như chiếc lá đã rơi xuống giòng sông, không thể cưỡng lại để không trôi theo con nước.

Chiều nay, bốn câu thơ mãi quẩn quanh trong tôi mà tôi lại không biết tác giả! Thế mới tội lỗi chứ. Tôi cũng không nhớ đã đọc ở đâu, lúc nào, nhưng tất nhiên tôi đã từng đọc nên thơ mới ngủ yên nơi tàng thức để bây giờ thong thả ra chơi ! Tại sao lại bây giờ ? Chỉ có trời biết và thơ biết chứ tôi làm sao biết được !

Thôi đành. Thơ đã thức thì tôi chơi với thơ xem. Chỉ xin tác giả ở đâu đó, hãy lượng thứ cho sự lú lẫn này.

Bốn câu thơ như sau:

Nhìn nắng đọng sân chùa,

Khách có biết mấy lần dâu bể?

Lắng chuông ngân đầu cỏ

Người không hay một thoáng vô vi?

Chỉ thế thôi. Có quý vị nào cảm thấy bồi hồi như tôi không? Nếu có, xin chia xẻ với tôi nhé! 

Chỉ một câu “Nhìn nắng đọng sân chùa” tôi đã cảm thấy thương quá là thương ! Thật ra câu này cũng có tả gì đặc biệt đâu, tia nắng chiếu xuống sân chùa thì trong thơ văn đã từng gặp biết bao. Nhưng câu này không chỉ muốn dẫn người đọc tới vệt nắng đang lung linh mà chữ “nhìn” còn ẩn dụ bóng dáng ai đó, lặng lẽ cùng với nắng mơ màng. Ai đó, nhìn nắng rồi bâng khuâng nói với những người chưa quen biết:

Khách có biết mấy lần dâu bể?

Chưa biết nhau mà “ai đó” lại ân cần thế? Ai đó, hẳn phải có tấm lòng độ lượng, coi những người chưa biết như đã biết, những người chưa thân như đã thân mới nhắc nhở như vậy. Ai đó, đứng giữa sân chùa, nhìn tia nắng lung linh trên phiến gạch và biết rằng không bao lâu, tia nắng đọng nơi sân chùa này sẽ men lên bờ tường, sẽ leo qua hàng giậu, xuyên qua bụi chuối và rồi sẽ tắt ở cuối vườn rau. Chắc chắn như thế. Tia nắng đang có đây, có thật, nhưng tia nắng sẽ tàn, sẽ mất, như không thật, như cơn mơ. Ai đó đã mượn hình ảnh này để nhắc nhở khách du rằng, cuộc đời ta tưởng là có thật cũng qua nhanh, cũng đổi thay thoáng chốc thế thôi. Bao lần dâu bể là bấy nhiêu luân hồi, đến rồi đi như giấc mộng.

Nhắc khách du như thế sợ chưa đủ, ai đó còn từ bi khẽ bảo “Bạn ơi, thử dừng lại tâm giao động, nghe tiếng chuông ngân trên đầu cỏ, bạn có thấy lòng thanh thoát, tịch tĩnh hay không?”

Tiếng chuông này có cần thực sự phải là tiếng chuông không? Hay chuông đây là chuông tỉnh thức trong tâm thức mỗi người. Tiếng chuông đó bị bao âm thanh hỗn loạn của cuộc sống đua chen thường xuyên át đi. Chỉ khi nào dừng được tham sân si thì tâm kia mới có thể bước qua những phân biệt ngã chấp để tiến tới chân ngã. Nơi đây thân đã an, tâm đã lặng, ý đã trong, khách du có thể rời thuyền, lên bờ. Trước khi hoan lạc bước vào cõi thong dong, ngoảnh nhìn bờ bên kia bụi mù gió lốc, khách du có thương cảm cho những ai chưa biết dừng vô minh hay không?

Vua Trần Nhân Tông, vị vua khai sáng giòng thiền Trúc-Lâm để cho hậu thế kinh nghiệm bản thân đắt giá của ngài bằng hai câu thơ:

Mặc ai tranh bá đồ vương

Trẫm xin gửi lại nắm xương chùa này.

Một vị vua có sẵn ngai vàng, quyền lực trong tay, không cần phải tranh giành với ai mà còn buông bỏ hết khi nhận ra lẽ vô thường của đời này. Tấm gương lớn trước mắt như vậy nhưng người sau vẫn không thấy, vẫn tận lực xả thân nắm bắt bóng nước, nắng chiều, khi ngày tháng lạnh lùng qua đi không chờ, không đợi.

Trong văn học Hồi-giáo có một nhân vật rất lạ lùng. Ông ta tên là Nasrudin. Đã là người thuộc giới văn học, tất nhiên không đến nỗi ngu si, nhưng ông thường có những hành động bất bình thường, khi thì rất trí tuệ, lúc lại vô cùng khờ khạo. Chẳng hạn, có lần bằng hữu của ông thấy ông ngồi trước một đĩa ớt đầy ắp. Ông say sưa bốc hết trái này tới trái kia, nhai, nuốt, nước mắt nước mũi chảy ròng ròng vì cay, miệng xuýt xoa vừa khóc, vừa mếu. Một người thương tình bèn quát lên:

 Ớt cay xé lưỡi, cớ sao cứ ăn rồi khóc vậy?”

Ông Nasrudin vẫn vừa ăn, vừa phân trần rằng: 

 Thì tôi nghĩ, thế nào cũng phải có một trái ngọt chứ!”. 

Cuộc tranh đua mà chúng ta đang hàng ngày tiêu pha đời mình có khác chi thái độ kỳ dị của ông Nasrudin kia không? Mới nghe câu chuyện, đa số chúng ta đều kết tội ông này không khùng chắc cũng điên.

Nhưng Nasrudin có điên không, hay ông chỉ mượn hành động “điên” đó để nhắc nhở những người “tỉnh” như chúng ta rằng, chúng ta đang tiêu phí từng phút từng giây đời mình cho sự tranh đua trăm cay nghìn đắng để tìm một chút ngọt ngào hư ảo ! Chúng ta không chỉ điên rồ ngốn một đĩa ớt vì hy vọng sẽ có trái thơm ngon mà suốt chặng ta-bà, chúng ta đã khổ lụy biết bao vì liên tục tự nguyện nếm từng thùng, từng vựa ớt!

Trong kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy một câu rằng:

Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng, do vi an lạc,

Bất tri túc giả, tuy xứ thiên đường, diệc bất xứng ý.

Câu này tạm hiểu là: Người biết thế nào là đủ thì tuy nằm dưới đất, người đó cũng được an vui. Trái lại, người không biết đủ, luôn chật vật chạy theo ước vọng thì dù ở thiên đường cũng chẳng bao giờ toại ý.

Thế nào là đủ?

Mỗi chúng ta, nếu quyết tâm đi theo đường Phật dạy, sẽ tự tìm thấy câu trả lời cho mình vì mọi sự, mọi việc, dù vi tế đến đâu cũng có sẵn một cánh cửa vô hình. Cánh cửa đó, khéo nương theo sẽ mở ra không gian bát ngát Chân Như.

Diệu Trân

(Như-Thị-Am, tháng tám 2006) 

 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Dec/2010 lúc 6:10pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2010 lúc 9:26pm
 
 

13 December 2010

Sự cám dỗ của Phật Giáo tại Pháp

"Trong giáo lý người ta dạy tôi tình yêu đối với người đồng loại. Vào năm 1939 khi tôi thấy các Giám Mục làm lễ ban phép lành cho các khẩu đại bác, tôi chẳng hiểu ra làm sao ! ".

Sự cám dỗ của Phật Giáo tại Pháp


   Nguyên tác Pháp ngữ : Alain Renon / Le Monde Diplomatique

  Chuyển ngữ :Khánh Hải Triều Quang

Với khoảng 2 triệu rưỡi tín đồ tại Âu Châu và ít nhất là 5 triệu tại Hoa Kỳ, Phật Giáo đã thật sự bén rễ ở Tây Phương. Sự phát triển của Phật Giáo rất rõ rệt, đặc biệt là ở lục địa Âu Châu, nơi mà 30 năm trước đây chỉ được xem như là một tôn giáo ngoại nhập hay chỉ là một thứ triết học dành cho các nhà thông thái nghiên cứu. Thời đó đã qua rồi, thí dụ như là trường hợp nước Pháp.Thất vọng trên lảnh vực chánh trị hay là nạn nhân của sự bất ổn tinh thần càng ngày càng tăng, nhiều người đã đến với Phật Giáo với hy vọng tìm thấy một giải đáp cho cuộc sống.

Tại Âu Châu, nước Pháp là nơi Phật Giáo phát triển ngoạn mục và đa dạng nhất. Trong vòng 20 năm có gần 200 tự viện và trung tâm  Phật Giáo được thành lập.(1). Số lượng tín đồ cũng tăng theo cùng một nhịp độ: số Phật tử gấp đôi trong vòng 10 năm: năm 1976 với 200,00 tín đồ, đến năm 1986 tăng lên 400,000.  Đến năm 1997 con số này lên tới 600,000. Bộ Nội Vụ và Sở Thống Kê đều đồng ý với con số này. Phần lớn tín đồ của Liên Hiệp Phật Giáo tại Pháp, quy tụ chừng 80% các hiệp hội Phật Giáo. Phật Giáo hiện là tôn giáo lớn thứ 5 tại Pháp (2). Về phương diện tâm linh, Phật Giáo là tôn giáo được người Pháp ưa chuộng vào hàng thứ ba. (3)

Bắt đầu từ thập niên 1960, 'sự thành công của Phật Giáo trước nhất là nhờ công của các Thiền Sư Nhật Bản và Tây Tạng. Phật Giáo may mắn có mấy 'mạnh thường quân' theo Phật Giáo, như nhà tỷ phú gốc Anh, Bernard Benson, khi đến lập nghiệp tại Dordogne (Pháp) từ đầu thập niên 1970, đã mới các nhà sư Tây Tạng đang tỵ nạn đến giảng pháp'. Một nhà xã hội học, Frederic Lenoir, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Liên Ngành  Về Tôn Giáo, Tại Trường Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội đã xác nhận như thế. Sau đó cuộc di dân vĩ đại của sắc dân Á Châu, nhất là Việt Nam và Cam Bốt đã làm con số thống kê tín đồ Phật Giáo tăng nhanh. Hai phần ba tín đồ Phật Giáo tại Pháp là người Á Châu. Tuy nhiên số lượng tăng trưởng nhanh chóng này không che khuất được sự kiện quan trọng: số lượng người Pháp chính gốc theo đạo Phật cũng tăng gia nhanh chóng, dù chỉ chừng vài mươi ngàn.

Số người theo đạo Phật thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau: từ người bị mất việc đến các chuyên viên cao cấp của các đại xí nghiệp. Tuy nhiên thành phần chính theo đạo Phật là thành phần thị dân trung lưu. Hiện tượng này phản ảnh rõ ràng trong 2 cuộc nghiên cứu sâu rộng của Bruno Etienne và Raphael Liogier (4).  Hai ông ghi nhận là các người theo Phật Giáo nổi bật nhất là thành phần Bác Sĩ, các nhà nghiên cứu, nghệ sĩ, các người trong ngành truyền thông (nhà giáo, ký giả) và chuyên viên xí nghiệp. F Lenoir nghiên cứu rộng rãi hơn cho biết là  phần lớn những người theo đạo Phật có trình độ Đại Học và một số đông đảo trong nghề Y Khoa và các nghề liên hệ. Số lượng nữ giới chiếm 60% và họ cho biết hai lý do chính yếu khiến họ đến với Đạo Phật là bất bạo động và tránh tranh chấp.

Động lực khiến Đức Phật đi tìm một con đường giác ngộ là vì muốn làm giảm bớt đau khổ của con người. Đặc tính này của Đạo Phật đã làm cảm hóa được những người hành các nghề y khoa. Chính họ cũng là những người đối diện thường xuyên với những nỗi đớn đau của con người.  Triết lý buông xả  của Đạo Phật cũng giúp họ giải tỏa những phiền não của cuộc tồn sinh và giảm những khủng hoảng thầm kín riêng tư như mất việc, mất địa vị trong xã hội...Như các tín đồ của Soka Gakkai 'phần lớn chừng 55 , 56 ngàn người đều ở trong tình trạng bấp bênh, khủng hoảng chức vị....Sinh hoạt nội bộ khiến họ tiết lộ những kinh nghiệm riêng tư, thường được thể hiện như phương cách thích ứng, nếu không muớn nói là một thứ tâm lý trị liệu bổ túc', như Louis Hourmant, thuộc nhóm Xã Hội Học Tôn Giáo ở Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học, một chuyên viên nghiên cứu về giáo phái này nhấn mạnh.

Một điểm khác nữa là, việc không thỏa mãn về tình huống chính trị cũng là bước đầu để người Pháp đến với đạp Phật. B Etiene và R Lioger viết:'Tư tưởng của Phật Giáo  được những người muốn thoát khỏi những bế tắc của sụ đối nghịch giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, xem đó như là một ước vọng giải thoát để đem lại hạnh phúc cho loài người'. Lenoir nhận xét là:'Tất cả những Phật Tử Pháp đầu tiên trong các thập niên 60-70 tiếp nhận Đạo Phật như là một đối lực với văn hoá đương hành. Nhiều người đã đoạn tuyệt với văn hóa cũ bằng cách trở thành một Phật Tử. Một số về ẩn cư trong các tự viện. Họ đi sâu vào các hệ thống triết lý Tây Phương và cả những lễ nghi tinh tế của truyền thống mà họ đã chọn'. Như trường hợp của Matthew RICARD, nhà nghiên cứu sinh học bào tử danh tiếng, đột ngột từ bỏ con đường công danh quy y Phật Giáo Tây Tạng và đã trở thành một người thuần thành. Ông là thông dịch viên cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và là một phật tử Pháp tiên phong.

 

Một Dẫn Lực Kết Hợp Xã Hội

Các tu sĩ bản xứ, Tây Tạng hay Thiền Tông lần lược đóng vai trò truyền bá chánh pháp cho thế hệ Phật Tử thứ hai, đông đảo hơn nhưng có lẽ ít dấn thân hơn. F Lenoir phát biểu tiếp:'Từ đó ít có Phật Tử nào đi vào đạo Phật như thế hệ trước. Họ không muốn ra khỏi thế giới của họ và yêu cầu một lối thực hành đơn giản, thích hợp với lối sống quen thuộc của họ', Việc dịch thuật các kinh luận nền tảng và sự uyển chuyển văn hoá của đạo Phật có thể đủ thỏa mãn đòi hỏi của họ. Thêm vào đó các thực hành linh động của đạo Phật rất hữu ích trong việc hình thành mô thức cho Phật Giáo Pháp. Sự ra đời của Ủy Ban Liên Hiệp Phật Giáo Pháp được chanh phủ thừa nhận ngay vào năm 1986, cùng với thái độ cởi mở của Phật Giáo với các tôn giáo khác, đã xóa được nhãn hiệu 'giáo phái phương Đông' (6). Sự thành công của Phật Giáo còn cho thấy sự khủng hoảng của Ky Tô Giáo. Jack MARTIN, chủ tịch UBF ghi nhận:'Gần 90% Phật Tử người Pháp trước đây theo Ky Tô Giáo, đa số là Thiên Chúa Giáo. Sau khi thất vọng não nề về các tôn giáo truyền thống, người Phật Tử Pháp tìm thấy nơi Phật Giáo như con đường tâm linh'. Các Giáo Hội Ky Tô bị phê phán là không có đối thoại (tất cả đều chỉ thị từ trên xuống dưới). Michel BOVAY chủ tịch Hội Thiền Học Quốc Tế nói:'Tôi luôn luôn có cảm tưởng là có cái gì không lành mạnh trong xã hội này, ở trường học cũng như trong gia đình, người ta không nói cho tôi sự thật. Tôi đặt câu hỏi về sự chết và khi tôi hỏi các giáo sĩ giải thích cho tôi về chúa Ky Tô hay Thiên Đàng, tôi không được ai trả lời'. Tư cách của các tăng sĩ Phật Giáo làm giảm giá trị của các giáo sĩ phục vụ chúa. Thầy Trí Tín ( người Pháp) tu tại Tu Viện Linh Sơn (Phật Giáo Việt Nam) ở Joinville Le Pont vùng ngoại ô Paris nhớ rõ những kinh nghiệm của mình 'Trong giáo lý người ta dạy tôi tình yêu đối với người đồng loại. Vào năm 1939 khi tôi thấy các Giám Mục  làm lễ ban phép lành cho các khẩu đại bác, tôi chẳng hiểu ra làm sao !".Khi đó Thầy mới 12 tuổi, bậy giờ Thầy đã 70 tuổi. Thầy trầm tĩnh dạy giáo lý của Đức Phật cho những người Pháp nào muốn khám phá một "tôn giáo duy nhất không hề đòi hỏi tín đồ gây chiến tranh để vinh danh".

Sự bất lực càng ngày càng lớn của các tôn giáo truyền thống lâu đời trong lỉnh vực tâm linh khiến nhiều người càng đến gần Đức Phật:' Ông Patrick, 53 tuổi, cựu chuyên viên của hảng IBM đang sinh hoạt tại Trung Tâm Phật Giáo Tây Tạng Rigpa ở Paris nói:'Trước kia tôi theo Tin Lành và gia đình của tôi là một gia đình Tin Lành thuần thành. nhưng tôi đã không tìm thấy ý nghĩa về đức tin của tôi.Tôi đã sống trong tinh thần tư bản chủ nghĩa, trong thế giới Tư Bản Chủ Nghĩa (Ông muốn nói đến luận đề của Max Weber cho là Tin Lành là nền tảng của tư bản chủ nghĩa) nhưng không còn bận tâm về những điều mà tôn giáo tôi đã giảng dạy. Chính nhờ Phật Giáo mà tôi đã thực sự bước vào mối quan hệ với chính tôi'. Cũng trong chiều hướng này B, Etienne và R. Liogier phát biểu:' Phật Giáo chứng tỏ là thế kỷ thứ 21 không phải là thế kỷ của tôn giáo truyền thống như Andre Malraux nói mà là sự trở về con đường tâm linh. Tâm linh không biến mất trong hoá trình hiện đại hóa, nhưng chỉ biến dạng và có thể đưa ra những giải đáp khả tín cho những lo âu xã hội phát sinh từ xã hội hiện đại'.

Trên bình diện thứ yếu hơn, Phật Giáo cho thấy giới hạn  của chánh sách hội nhập tại Pháp.Thí dụ như những người trẻ gốc Á Châu  thất vọng với những kiểu mẫu xã hội phương Tây, quay lại gắn bó với những sinh hoạt cộng đồng của bậc cha mẹ. Ước mơ tiêu thụ và làm giàu bị cơn khủng hoảng kinh tế  làm tiêu tan, đẩy họ lại với cội nguồn.  L. Harmant xác nhận :'Sự bất an về ý nghĩa tồn sinh thấy rõ ràng trong giáo phái Soko Gakkai. Ở đây người ta gặp các người trẻ đến từ những vùng xa xôi của nước Pháp, những thiếu nữ Hồi Giáo, nhất là từ Algeria, họ tìm thấy nơi Đạo Phật một phương cách giải thoát họ khỏi những sự kềm kẹp gia đình mà không phải bị cái cảm giác phản bội văn hoá truyền thống của họ vì không ai bắt họ cải đạo khi sinh hoạt với Phật Giáo'.

Phật Giáo do đó thể hiện như là một dẫn lực kết hợp xã hội như F. Lenoir  nhận xét: 'Phật Giáo tạo điều kiện cho những cá nhân vụn vỡ  đơn độc (vì mất nền tảng gia đình, trao truyền những kinh nghiệm riêng tư để cùng nhau học hỏi, Truyền thống được thực hành nhiều nhất là Đại Thừa nhấn mạnh đến lòng từ bi phổ quát không phân biệt, được diễn dịch như áp dụng một lý tưởng bao dung vào đời sống của mỗi cá nhân. Qua đó chúng ta thấy lòng quảng đại trở thành giá trị then chốt của xã hội'. Nói một cách khác, không những rủ bỏ hình ảnh tiêu cực lẫn trốn thực tại mà trước đây người ta hay gán ép, Phật Giáo góp phần tích cực vào trong việc tái phối tri xã hội.  Jean-Pierre, 52 tuổi, trước đây theo Cộng Sản kiểu Mao, hiện là giáo sư Vật Lý tại Đại Học Toulon, phát biểu:' Tôi vẫn tiếp tục dính líu đến chính trị. Nhưng tôi tin tưởng vào những mối liên hệ gần gũi hơn là các buổi họp, những đoàn đại biểu, những hoạt động này nọ'. Và do đó không còn phải bận tâm về việc làm tan biến cá thể của mình trong khối đông những người cùng phe phái. Theo vị Giáo Sư khả kính này, việc làm cụ thể và có ích là ngăn chặn trào lưu chủ nghĩa quá khích đang khuấy động tại Pháp và Tây Âu chính là 'việc giảng dạy vật lý học không phải là thực tại, mà là một cách nhìn về thực tại. Nói một cách khác, là dạy cách phân biệt những hình ảnh người ta đưa ra về thực tại  với chính thực tại'.

Là 'tôn giáo theo yêu cầu' Phật Giáo đang phục vụ những nhu cầu tâm linh của thời đại.  Người ta cũng thấy sự kiện này nơi các tôn giáo độc thần mới (7) Nhưng trong Phật Giáo còn một hiện tượng phụ khác. B. Etinne và R. Liogier viết:'Chúng tôi giả thiết rằng khối lượng sách báo công trình nghiên cứu của Tây Phương cho những vấn đề của chính mình, cũng phù hợp với yêu cầu của Phật Giáo'. Và hai ông thấy là các nhà xã hội học đang nghiên cứu về hiện tượng này.

Khánh Hải Triều Quang chuyển ngữ từ bài viết của Alain Renon trên tờ Le Monde Diplomatique, tháng 12, 1997 . Paris 1.98

 

Chú thích:

 * Ở đây chúng tôi dịch sát nghĩa chữ 'de' vì tiếng Pháp phân biệt 3 loại Phật Giáo, như tiến trình : từ Bouddhisme en France (Phật Giáo Tại Pháp- có thể là Phật Giáo Tây Tạng đang sinh hoạt tại Pháp) thành Bouddhisme de France (Phật Giáo của Pháp do dân Pháp mở ra và quản lý theo luật của nước Pháp) và có lẽ không bao lâu nữa, sẽ thành Bouddhisme Francais (Phật Giáo Pháp- có sắc thái văn hóa Pháp).

(1)Trong đó Tây Tạng có 84 trung tâm, Thiền Nhật Bản có hơn 90

(2) Sau Thiên Chúa Giáo , Hồi Giáo (4 triệu rưỡi), Tin Lành (950,00) và gần bằng Do Thái Giáo

(3) Theo thống kê thăm dò dư luận cũa hãng Sofret: Khi được hỏi tôn giáo nào được ông bà ưa thích nhất, 5% trên 2 triệu người Pháp trên 18 tuổi trả lời là Phật Giáo.

(4) Trong quyển Être Bouddhiste en France, nxb Hachette, Paris, 1997 nhiều tác giả, chủ trì bởi Bruna Etienne, Giám Đốc Cơ Quan Quan Sát Các Vấn Đề Tôn Giáo thuộc Viện Nghiên Cứu Chính Trị Đại Học Aix-en-Provence

(5) Luận Án trên đề tài Phật Giáo tại Pháp và tại Âu Châu, sẽ phát hành vào năm 1998.

(6) Ngoài Sokko Gakkai bị xem là một giáo phái từ năm 1984, trong báo cáo đầu tiên trình quốc hội Pháp.

(7) Trong bài 'Vers une Religiosité Sans Dieu' (Tiến tới một tôn giáo tính không Thượng Đế) trên báo Le Monde Diplomatique tháng 9 1997 của Florence BEAUGÉ.


 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 7 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.190 seconds.