Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2011 lúc 2:00pm
NHỮNG QUẢNG CÁO THỜI XƯA TRƯỚC 75

Kem đánh răng Hynos :


Sữa : Bia : Ngân Hàng:
____________


Capstan :

Hãng dầu lửa con sò:

thuốc trị bệnh:

Quảng cáo trên chai la ve:

Mua Hòm:

Dạy học:

Giày Bata:

Quảng cáo báo ...đàn bà !!!

Hãng xà phòng :


Chúc mừng hỷ sự:

Volkswagen 113 deluxe sedan hàng năm 1969:

Bastos:

* Nguồn ảnh sưu tầm từ :
sachxua.net








Thời còn chương trình Phát Thanh Thương Mại trên đài phát thanh Sài Gòn, một chương trình nhạc có quảng cáo thương mại, hãng làm kem đánh răng Hynos cũng có quảng cáo với bài hát như sau: " Răng em, răng em trắng muốt như ngà
Nhờ kem, nhờ kem Hynos mà ra.
Anh yêu em hay anh yêu kem hay anh yêu anh bảy chà da đen?
Anh yêu em, anh yêu luôn kem, anh yêu luôn anh bảy chà da đen."







Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2011 lúc 2:06pm

















Một số thuốc hút trước 1975













thuốc RUBYQUEEN
“Rượu Uống Biết Yêu Quần Ướt Em E Ngại”
Lọai gói màu xanh (quân tiếp vụ) có hình 3 người lính VNCH sát cánh bên nhau :
ba ta xông lên quyết không sợ chó




"















Rạp Casino ĐaKao (đang chiếu phim “Độc Thủ Đại Hiệp” do Vương Vũ đóng)






RapHatCasino
Trích đoạn :

.....
Nếu Sài Gòn có Casino Saigon thì Tân Định cũng có Casino Dakao . Tuy không nổi tiếng bằng người anh em bà con ở đường Pasteur nhưng rạp Casino Đa Kao trên đường Đinh Tiên Hoàng tương đối khang trang , phim khá chọn lọc , giá cả lại nhẹ nhẹ nhàng và địa điểm lại rất thuận tiện vì nằm gần Cầu Bông . Cũng vì lý do đó , Casino Dakao sau này đổi tên là rạp Cầu Bông .
Lại nói thêm , ngay bên cạnh Casino (Saigon) có hẻm Casino nổi tiếng không kém gì rạp xi-nê Casino . Phim chiếu ở Casino có thể dở hoặc hay tùy theo sở thích của người xem nhưng có điều ghé vào hẻm Casino người ta sẽ hài lòng với các món ‘ khoái khẩu ’ mang hương vị đất Bắc .
Chủ nhân của các quán trong hẻm Casino đa số là dân ‘ Bắc kỳ di cư ’ nên có những món ‘ tuyệt cú mèo ’như bún chả , bún thang , bún riêu , bánh tôm và dĩ nhiên là phở… . Các quán tại đây không thuộc loại sang nhưng giá tiền lại hơi đắt , có lẽ vì nằm ngay trung tâm Sài Gòn . Tài tử , giai nhân thường ‘ chui ’vào đây để thưởng thức những món ‘ đặc sản ’ phương Bắc !

....
Lụm trên mạng

nam64
nam64 wrote today at 2:41 PM


Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2011 lúc 8:10pm


Chỉ là món CƠM HẾN, nhưng dưới ngòi bút của Trần Kiêm Đoàn , cả "hồn dân tộc" gói trọn trong tô cơm hến ; cả một trời yêu thương trong ánh mắt , trong giọng nói ngọt ngào của bà Mẹ nhìn đứa con ly hương trở về thăm quê được ăn tô cơm hến.

Mở đầu với giọng văn dí dõm , khôi hài ý nhị, tác giả đưa người đọc từng bước theo nhân vật chính trong truyện .... dần dần vào khung trời kỹ niệm xa xưa , tâm tư  lắng đọng ...  trầm lắng ... rồi ... để mặc những dòng lệ tuôn trào , xoa dịu phần nào tâm trạng nhớ nhung quê nhà của những người con tha phương chưa biết ngày được hồi cố hương , an nhàn năm tháng còn lại nơi chôn nhau cắt rốn thân thương .

Xin mời quý thân hữu thưởng thức "Cơm Hến" cùng Trần Kiêm Đoàn .

Trân trọng,

MK




CHUYỆN KHẢO VỀ HUẾ

Trần Kiêm Đoàn




Cơm Hến

Cái thuở ban đầu "cơm hến" nớ!...


Cơm Hến Huế cũng giống như tình cảm của người con gái Huế: Chắt chiu mà hào sảng, đơn giản mà thâm trầm.

Làm người Huế là một cái “nghiệp” vì nói như mấy o nữ sinh trường Đồng Khánh - những nàng tiên áo trắng dịu hiền, cắn cơm không bể cắn tiền bể tư - rằng: "Huế là quê hương đi để mà nhớ, chứ không phải ở để mà thương". Trái lại, biết ăn Cơm Hến Huế là một cái “duyên” vì dù ở bất cứ phương trời nào, cơm hến cũng là một tấm giấy thông hành tình cảm để cho những người có chút duyên nợ với Huế tìm về nhau mà chan, mà húp, mà nghẹn ngào và rơm rớm nưóc mắt vì...cay!


Không phải người Huế nào cũng biết ăn, thích ăn và ghiền ăn cơm hến, cũng như không phải ngưòi Bắc nào cũng khoái rau muống bảy món và người Nam nào cũng mê cá rô kho tộ. Ăn cơm hến có “ăn dòng” và “ăn theo”. Ăn dòng là những người Huế chính thống, sinh ra từ miệt An Hòa, An Lăng, An Cựu, Bao Vinh, Vỹ Dạ, Chợ Dinh, Chợ Nọ trở vào thành phố, đó là những người mới sinh hôm trước, sáng hôm sau đã có o bán cơm hến gánh triêng gióng, nồi niêu ngồi lù lù ngay trước cửa nêm cơm hến rồi. Còn ăn theo là dân Huế thuộc phận gái chữ tòng hay thân trai dài lưng tốn vải từ quê lên tỉnh học hoặc trong Quảng ra thi rồi “lỡ bước sang ngang” mà ở lại đất Thần Kinh. Với những gã si tình nhưng tình không si lại mà gặp những trận mưa héo úa tâm hồn của Huế, thì cơm hến là cơm "phù thủy" và đây là đất Thất Kinh.


Nhất ẩm nhất trác còn giai do tiền định- ăn một miếng, uống một hớp đều có trời cao định đoạt- huống chi là cái sự... ăn cơm hến. Luận về cái tính tiên thiên tiền định trong cơm hến tôi cảm thấy đã đến lúc cần phải phát huy tinh thần “về nguồn” của một người con dân xứ Huế, nghĩa là thử nhớ lại mình đã tìm đến với cơm hến khi mô, như Ngưu Lang đã gặp và mê Chức Nữ trong trường hợp nào.


Làng tôi ở cách Thành Phố Huế khoảng 10 cây số. Quanh làng có đủ sông hồ ao lạch với nhiều loại hến trùng trùng điệp điệp, rứa mà chẳng hề nghe ai trong làng tự nấu cơm hến cả. Bao nhiêu hến bắt được đều đem ra nấu canh, nấu cháo và xào hến. Thỉnh thoảng tôi vẫn nghe nam thanh nữ tú trong làng nói đến “cơm hến bên Cồn” một cách trang trọng và hào hoa như khi nói đến cơm ngọc Giang Châu hay cơm chiên Thượng Hải. Tuổi thơ, tôi vẫn mơ một ngày nào đó lên Huế học, được dắt tay một cô nàng áo trắng, đội nón bài thơ trên mái tóc thề thần thoại để hai đứa cùng qua ăn cơm hến bên Cồn.


Ngày đó tới, khi tôi 17 tuổi, học lớp Đệ Nhị trường Quốc Học. Tôi đến thăm nhà một người bạn cùng lớp ở vùng Chợ Xép, người bạn có cô em gái xinh xinh học ban C trường Đồng Khánh. Tôi thuộc loại con nhà nghèo, trai quê, học giỏi nên cũng dễ dàng lọt qua mắt xanh của mấy cô tiểu thư chợ Xép có bà già là tiểu thương chợ Đông Ba. Bởi vậy ngay hiệp sơ ngộ ra mắt, tôi đã được chiêu đãi cơm hến, sau khi bà già mời “phủ đầu” một cách rất chi là... Huế:


- Nì, buổi sáng con ưng ăn chi hè? Cơm hến hỉ?


Một thoáng, tôi nghĩ nhanh về hình ảnh cơm hến bên Cồn mà cảm thấy lặng người vì xúc động. Tôi trả lời, không phải với bà già đứa bạn, mà với một hình ảnh trong mơ nào đó:
- Điểm tâm mà được ăn cơm hến bên Cồn thì tuyệt.
Bà già khen một cách ngọt ngào làm tôi chột dạ:
- Ngó bộ con cũng rành ăn cơm hến dữ hí!
Bà bỗng cất tiếng gọi với vào bên trong:
- Út của mạ mô rồi? Ra kêu thím Bòng Cồn Hến gánh cơm vô đây con.

Có tiếng “dạ” nhỏ nhắn vọng ra từ bên trong. Rồi cô em gái người bạn học bước ra phòng ngoài, nơi có những “bậc rành ăn cơm hến” đang ngồi đợi. Thấy tôi, cô bé cất tiếng chào lí nhí, cái “lí nhí” chết người của những cô gái Huế.

Cái ngõ có hai hàng gia tàu xanh bỗng sáng lên vì màu áo lụa hồng và mái tóc dài vờn bay miên man của cô bé tìm cơm hến. Tôi chưa ăn mà đã cảm nhận được “răng mà cơm hến ngon dễ sợ!”


Thím Bòng đặt cả giang sơn cơm hến trên đôi vai gầy guộc của thím. Trời mùa hạ, nắng tháng tám nám trái bưởi, vậy mà thím vẫn mặc chiếc áo dài nâu, chân chạy, vạt áo dài bay lất phất. Lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn một gánh cơm hến truyền thống của Huế. Thực tế không lãng mạn và nên thơ như tôi tưởng tượng “trong cơm hến có xác sông Hương và có hồn núi Ngự”. Gánh cơm hến nhỏ nhắn thế kia mà chứa đủ cả một giang sơn khói lửa đủ mắm ruốc tiêu hành. Một đầu là nồi nước luộc hến đặt trên bếp lửa có sức nóng vừa phải, nóng quá thì nồi nước bốc hơi mà nguội quá thì nước hến không đủ ấm. Đầu gánh bên kia là cả một “câu lạc bộ” thu nhỏ: “Tầng trệt” là thúng cơm, tầng hai là rau đủ màu, đủ loại. Tầng “chót vót” vừa ngang tầm tay người ngồi là cái trẹc lớn bày biện hơn chục cái chai, thẩu, tô, chén. Mỗi cái đựng một thứ gia vị đặc biệt; từ ruốc, muối, mè, ớt, bột ngọt, tóp mỡ đến hến luộc, hến xào, hến trộn... Quanh hai chiếc gióng mỏng manh vẫn còn chỗ để treo ba bốn cái đòn cho khách sang không quen ngồi chò hõ. Đặc biệt nhất là cái thau nước rửa chén cỏn con mà rữa hoài không cạn vì thím Bòng “chùi” nhiều hơn là rữa!

Bà mẹ người bạn giục thím Bòng:

- Thím làm cho một tô đặc biệt để đãi khách quý. Cháu ni ở miệt dưới làng nên ăn cơm hến rành rõi lắm. Thím gia đồ màu sơ sơ thôi, rồi để đó cháu Út nêm lại cho mặn miệng.

Thím Bòng nhìn tôi một phát từ đầu tới chân và vừa hỏi vừa chuẩn bị tô cơm hến:

- Rứa “chơ” cậu ở mô lên?

Tôi đáp không một chút e dè hay đề phòng gì cả:

- Dạ, con ở vùng Quận Hương Trà.

Nghe xong, thím Bòng cười tủm tỉm một cách bâng quơ mà kiêu bạt như ca sĩ Paris By Night cười ca sĩ Karaoké hát trong quán cóc Sài gòn. Thím phát biểu làm tôi giật mình:
- Dân miệt ruộng có người bạc “trốt” chưa biết cơm hến mặt ngang mặt dọc ra răng, rứa chơ cậu ni biết ăn cơm hến hồi mô?
Tôi liền trả lời ra cái vẻ anh hùng sành điệu mà sau nầy nghĩ lại, thấy mình u mê không thể tả:
- Dạ, con biết ăn cơm hến từ lúc mạ con mới đẻ.
Thím hỏi lại:
- Ngó bộ hồi nớ cậu bú sữa hến chơ chi nữa!

Biết là đang gặp đại chưởng môn cơm hến, tôi im re luôn. Bà già người bạn thắc mắc:
- Khi hồi thím nói chi hè? Dân ở miệt dưới làng không biết ăn cơm hến răng?
Thím Bòng lên giọng nói làm đày:
- Hử, khỏi nói cũng biết! Dân trưa ruộng ăn chắc mặc bền, ăn cơm hến vô, ra làm mạnh tay vài tráo là cái bụng xép ve, còn hơi sức mô nữa mà cuốc đất lật cỏ.

Câu trả lời rất bình dân học vụ của thím Bòng đã giải đáp được sự thắc mắc nhiều năm của tôi rằng, “Tại sao cơm hến thịnh hành quanh thành phố Huế và vùng phụ cận nhưng lại vắng bóng trên quê tôi?” Câu trả lời rõ ràng là tại vì cơm hến dễ tiêu, mau đói, không thích hợp cho những người làm lao động nặng như nông dân.

Thím Bòng miệng nói nhưng tay vẫn thoăn thoắt múc, trộn, thêm, bớt, pha chế để đưa tất cả hương vị chuẩn bị sẵn vào tô cơm. Nhìn bàn tay cần cù và vẻ mặt đam mê của thím, tôi có cảm tưởng đang xem nhạc trưởng của một giàn nhạc giao hưởng.

Cô em gái người bạn chừng như đã quen rơ “nhạc trưởng” sẽ điều khiển ban nhạc chơi tấu khúc nào tiếp nên đã lẹ làng đón tô cơm hến từ tay thím Bòng. Cô múc một chút nước từ trong tô và tự nhiên đưa lên miệng nếm “chíp” một cái ngon ơ. Tôi có thể nghe tiếng gió gào và nước cuốn chạy qua đôi môi chín mọng chúm lại tròn xoe của cô. Tôi có thể “nhìn” được hương vị của cơm hến qua nét mặt với cái cau mày, cái nhăn mặt, cái gật gù, cái đăm chiêu...của ngưòi nếm. Biết có người đang theo dõi từng động tác của mình, cô em quét một cái nhìn nhanh như điện. Tôi bắt kịp tia nhìn ấy và nói thầm trong bụng: “ Nếu đời mà có em nêm cơm hến, tôi sẽ ăn cơm hến suốt 100 năm, mỗi năm 365 ngày và mỗi ngày 4 bữa!”. Chừng như để mở màn cho ước mơ “hoang dại” đó, cô em đưa cho tôi tô cơm hến có sẵn cái muỗng sành mà em đã đưa lên môi, lên lưỡi nếm nhiều lần. Tôi nhìn cô em như muốn hỏi: “Em có muốn tôi ăn chung muỗng với em không?”. Bà mẹ giục:

- Ăn đi con. Cơm hến phải ăn nóng, ăn xốc vác mới ngon. Để lâu cơm nở, rau xìu, hến nguội mất ngon.

    

Tôi “dạ” ngoan ngoãn, nhưng hơi ngỡ ngàng vì chưa biết cơm hến phải ăn như thế nào cho đúng điệu. Nhìn lớp ớt đỏ như phù sa sông Hồng phủ trên mặt tô mà tôi chột dạ. Đến nước nầy thì tôi hết đường lựa chọn. Đã trót lên ngựa thì phải ra roi nên tôi xúc muỗng cơm hến đầu tiên đưa lên miệng. Cảm giác tức thời là mùi thơm ngây ngất của các lọai rau, khế, chuối cây, chuối bắp hòa với vị ngọt mượt mà của nước hến, vị mặn nồng nồng của ruốc, vị béo ngầy ngậy của tóp mỡ, vị chua thanh thanh của khế, vị chát the the của chuối và nổi bật nhất vị cay quỷ khốc thần sầu của ớt tương. Muỗng cơm hến “khai hỏa” đối với tôi có một mùi vị nồng nàn vừa quen vừa lạ. Cái quen đến từ những chất liệu truyền thống của quê hương và cái lạ phát ra từ cách pha trộn và chế biến.

Muỗng cơm hến thứ hai vừa ăn xong hình như có một cái gì làm tôi chững lại. Một cảm giác nóng bỏng chạy dài râm ran từ cổ họng, lên hai mang tai, tràn qua mắt, trôi vào mũi. Tôi chợt nhận ra đây là cái cay ác liệt của ớt tương mà cả thím Bòng và cô em gái bạn tôi đã thi đua trỗ tài nêm vào tô cơm hến.

Muỗng cơm hến thứ ba đủ sức đánh tan những mộng mơ và thành sầu chất ngất trong tôi. Mồ hôi, nước mắt, nước mũi chan chứa chảy dài. Mẹ người bạn lên tinh thần cổ võ:
- Ăn cơm hến phải cay hít hà như rứa mới ngon!

Nhìn phần còn lại của tô cơm hến, tôi thấy mênh mông như biển hồ lai láng. Để rút ngắn con đường chịu đựng gian khổ, tôi nghiến răng nhắm mắt ăn một lèo sạch tô cơm hến như Kinh Kha phi ngựa sang Tần. Than ôi! hành động chạy làng nầy lại được diễn dịch như một người khát khao ăn cơm hến nhiệt tình. Mắt tôi muốn hoa lên khi nghe mẹ người bạn kêu thím Bòng: “Cho thêm tô nữa nhanh lên ăn cho kịp”. Và, lòng tôi chùng xuống, sũng nước mưa Thành Nội, khi nghe cô em gái người bạn hỏi nũng nịu: “Em nêm cơm hến như rứa anh có thích không?”. Tôi dám chắc rằng, cho dù Từ Hải với râu hùm, hàm én, mày ngài có sống dậy, cũng không đủ can đảm trả lời “không” với một người con gái Huế đã mở lời qua nét nhìn e ấp nhưng sâu thẳm, với đôi môi cười chúm chím và đôi má ửng hồng, cho nên tôi đã trả lời giống như mấy tỷ thanh niên đa tình mà dại dột trên trái đất nầy:

- Có, anh thích lắm!

Hậu quả của câu trả lời nầy là tôi bị “ban” cho một tô cơm hến nữa. Tôi chỉ kịp van vái: “Bà mụ ơi, cứu con với!”. Trước khi bà mụ kịp ra tay cứu độ thì tô cơm hến long lanh màu ớt đỏ đã sẵn sàng trước mắt. Tôi ở trong tình thế phải giữ gìn tiết tháo của chàng trai nước Việt “thà chết chớ không hề lui” nên âm thầm lên phương án: Bước một là múc xác ăn trước cho đỡ cay và bước hai là húp một lèo cạn tô tới mô thì tới. Tiến trình bước một đang tiến hành đẹp như mơ thì bị bà mẹ bạn phát hiện:
- Người ta nói “khôn ăn ‘nác’, dại ăn xác”. Cơm hến, phải ăn đều nước, đều xác mới ngon. Út mô rồi? Thêm cơm cho anh đi con!

Dưới sức ép đầy tình cảm thân thương của gia đình người bạn, tôi chỉ còn biết trân trọng chìa tô cơm hến lõng bõng toàn cả nước ra cho cô em thêm chén cơm đầy vào. Tô cơm hến lại đầy như xưa! Dẫu sao, tôi cũng phải đi cho trọn đường trần may ra thoát hiểm bằng cách ngồi nhích ra xa, hít một hơi thật sâu để nâng cao tinh thần chiến sĩ và húp một hơi dài cho đến khi nước cạn trong tô. Tưởng đã qua cơn sóng gió, ngờ đâu tôi húp kỹ quá, âm thanh nước cạn réo lên như hút thuốc lào đã làm bà mẹ bạn chú ý. Tôi chỉ còn biết kêu lên nho nhỏ “mẹ ơi!” khi nghe lời ra lệnh như điệu nhạc thúc quân của bà mẹ:
- Út ơi! Thêm nước và nêm đồ màu vô tô cơm hến của anh đi con!

Trên đường về lại, bụng tôi cồn cào vì quá tải cơm hến và cái cay giờ lưu lại một cảm giác tê tê ở đầu lưỡi. Giá như nhà thơ Thế Lữ có đi ăn cơm hến Huế lần đầu, thưởng thức cái cay và cái ngọt ngào của Huế thì cũng phải kêu lên:

Cái thuở ban đầu... “cơm hến” ấy,
Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên (!)

Bắt đầu làm quen với cơm hến Huế là kể như bị trúng độc hoa tình giống trong truyện kiếm hiệp, nghĩa là sẽ đi đến chỗ thích cơm hến Huế, thèm cơm hến Huế và ghiền cơm hến Huế cho hết cả một đời sau. Trúng độc hoa tình thì khó tìm ra thuốc giải, nhưng ghiền cơm hến Huế thì “giải” rất dễ. Muốn biết cách giải như thế nào, xin xem tiếp hồi sau sẽ rõ.



Luận về cơm hến Huế


Cơm hến Huế, thật ra, là món cơm đạm bạc của con nhà nghèo mà nguyên thủy, theo cụ Trần Văn Tường, giáo sư Hán văn trường đại học sư phạm Huế, thì chỉ gồm có canh hến chan với cơm nguội, thêm một chút rau tươi và gia vị. Thường thường canh và cơm ăn còn thừa hay cố ý để dành lại từ bữa cơm chiều hôm trước cho sáng hôm sau, vì vậy cơm hến truyền thống phải ăn với cơm nguội mới ngon. Mỗi hột cơm nguội qua đêm sẽ nằm ngoan ngoãn trong tô cơm như cô dâu ngày cưới, không nhão nhoẹt, không bốc hơi nóng làm cho rau bớt dòn và gia vị bớt hương thơm. Cơm hến là món ăn điểm tâm “cây nhà lá vườn” mang tính “kinh tế và kiệm ước” cao nhất của người bình dân xứ Huế. Những món ăn điểm tâm của Huế, nếu xếp loại theo giá cả từ thấp đến cao sẽ là:

-Cháo gạo
-Khoai sắn
-Cơm hến
-Xôi bắp
-Xôi chấm muối mè
-Bún nước mắm hay bún mắm nêm
-Bánh bột lọc
-Bánh bèo
-Bánh nậm
-Xôi thịt hon
-Bún bò
-Mì phở...

Giá cả có thể thay đổi chút đỉnh tùy theo mùa, theo “thời thế” và theo vùng, nhưng cơm hến vẫn chiếm giải xuất sắc, không nhất cũng nhì, về giá cả bình dân và phẩm chất hảo hạng, nói một cách nôm na là hội đủ “tứ khoái”: No, ngon, bổ, rẻ.

Cơm hến Huế gắn liền với Cồn Hến. Cồn Hến thường được coi như là quê hương nguyên thủy của cơm hến. Cơm hến “chánh hiệu nai vàng phải là cơm hến bên Cồn”. Mấy thím, mấy o bán cơm hến gia truyền thường có cái tưóc hiệu “Cồn Hến” kèm bên cạnh tên cúng cơm” như Thím Bồng Cồn Hến, O Gái Đò Cồn để khỏi lầm với Bà Năm Sa Đéc, Người Đẹp Bình Dương.

Theo tương truyền do mấy cụ già địa phương có tổ tiên là các bậc khai canh, khai khẩn kể lại thì Cồn Hến là do xác hến bốn phương từ suối khe của dãy Trường Sơn đi xuống; từ ao hồ, sông lạch đổ ra sông Hương đi lên; từ biển Đông qua cửa Tư Hiền, Thuận An đi vào, tụ lại qua nhiều đời, nhiều giai đoạn mà thành cái gò nổi có một vị trí về địa lý rất cao sang, được mệnh danh là “Tả Thanh Long” để đối lại với “Hữu Bạch Hổ” chiếu theo khoa Địa Lý và Dịch Lý Đông Phương. Dân chúng thấy cái cồn với vô số hến xung quanh bờ nên gọi một cách nôm na là Cồn Hến. Cồn Hến còn được coi như là một “thánh địa” của hến. Dân chúng sống trên Cồn thường có lễ tế long trọng hàng năm vào tháng bảy. Xưa kia có nhiều năm mất mùa, hến di chuyển đâu mất không còn một con, dân sống ở Cồn Hến tin rằng, hến bỏ Cồn rủ nhau ra đi là vì người dân Cồn “thất lễ” với hến. Thế là các vị bô lão, các vị tộc trưởng, các thân hào nhân sĩ địa phương tổ chức nghi lễ trang trọng có đủ cờ quạt, lọng tàn, có phường nhạc bát âm đi theo các ngã rẽ của giòng sông Hương tiếp cận với sông Bồ trước khi ra biển Đông để khấn vái, cầu xin hến trở về. Sau đó, không ai giải thích được là do hiện tưọng di chuyển tự nhiên theo mùa hay do “linh ứng” mà hến trở lại dồi dào như xưa. Dẫu sao thì tín ngưỡng và thần thoại cũng góp phần làm cho tô cơm hến có thêm một chút hương thơm phảng phất mơ hồ của gia vị “Đào Nguyên”.

Giống hến lý tưởng cho món cơm hến Huế phải là loại hến nhỏ xíu nằm dưới sông Hương chung quanh vùng Cồn Hến. Có một đơn vị đo lường không hợp với tinh thần toán học nhưng lại nên thơ vô cùng được dùng để mô tả vóc dáng của loài hến này là “lớn bằng móng tay út của ba cô trong nội”. Dĩ nhiên không phải là “công tằng bà chằng Đại Nội” mà phải là một nàng tôn nữ xinh xinh như cô công chúa ngủ trong rừng hay ít ra cũng là:

Công tằng tôn nữ trong cung,
Con út, chưa chồng, mình hạc xương mai.

Bởi hến nhỏ nhưng mà nhìn dễ thương, nên một số dân Huế quen gọi là hến “chép chép”. Cũng có người gọi là hến gạo hay hến sẻ.

Có dịp so sánh về mùi vị giữa hến Cồn và hến các nơi khác mới thấy được cái vị ngọt rất thanh và mùi thơm nhẹ nhàng độc đáo của hến Cồn. Ai cũng biết hến là giống sống trong bùn đất nằm sâu dưới nước. Vì vậy, đặc tính thủy thổ của môi trường sống khác nhau đã làm cho màu sắc và mùi vị hến của vùng nầy khác với vùng kia. Giải thích về tính chất đăc biệt của hến Cồn, ông Nguyễn Khoa An trong cuốn sách nghiên cứu về sinh vật học “Hiện Tượng Thiên Di” (Nam Sơn, 1976) có viết rằng: “Nước sông Hương trong vắt quanh năm vì thượng nguồn phát nguyên từ vùng núi đá già Trường Sơn, mang rất ít phù sa và chất phèn trong nước. Rong rêu dưới lòng sông xanh mướt và phát triển một cách đầy sức sống dưới ánh sáng mặt trời không bị giòng nước che khuất. Các giống sinh vật sống dưới sông Hương như tôm cá và nghêu, sò, ốc, hến cũng nhờ vậy mà có được phẩm chất rất ngọt và thơm hơn các vùng sông biển khác...”

Có người đi xa hơn trong việc nhận xét cái “khoái khẩu” của hến Cồn. Họ cho rằng Cồn Hến là giao điểm giữa sông và biển trên giòng Hương Giang vì hàng năm, vào mùa Hạ, nước mặn Biển Đông tràn qua cửa Thuận An lên tới Cồn Hến... nên con hến vùng Cồn tiếp thu và kết tụ tinh hoa của cả Trường Sơn và Nam Hải. Và, họ kết luận một cách dễ dãi như hò ru em: “Hến Cồn ngon hơn chỗ mô hết là vì rứa!”

Trong những cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam, do các “Hỏa đầu quân Bắc Đẩu” của cả ba miền Bắc, Trung, Nam như Triệu Thị Chơi, Hoàng Thị Kim Cúc, Thanh Vân cũng không nghe ai nói về cơm hến. Vì vậy, người viết bài nầy phải dày công nghiên cứu về cái “mẹo” nấu cơm hến bằng cách gặp bà nào có vẻ giống... Thị Hến là xin phỏng vấn liền. Thêm vào đó, kinh nghiệm bản thân có duyên nợ với cơm hến cũng khá dày dạn phong trần. Vả lại, kỹ thuật nấu cơm hến nó không giống với công thức luyện thuốc trường sinh, nếu có trật chút đỉnh thì cũng chẳng chết ai nên xin trình bày như vầy:


Cơm Hến Huế

I- Nguyên liệu:

- Hến tươi
- Mỡ heo tươi
- Bún tàu
- Mè
- Đậu phụng
- Rau đủ loại
- Cơm


II- Gia vị:

- Ruốc
- Ớt bột
- Muối
- Gừng
- Dầu
- Bột ngọt
- Tiêu, hành, nước mắm.


III- Cách thực hiện:


* Giai đoạn 1: Sửa soạn.

- Hến tươi rữa sạch. Nếu hến vừa mới bắt, cần nhốt vào nước trong vài ba hôm để hến có thời gian thải những chất bùn trong ruột. Nước trong pha chút muối nấu sôi và cho hến vào luộc chừng 30 phút. Xong vớt hến ra và giữ lại nồi nước luộc hến. Nếu muốn để dành hến lâu hơn thì cần cho vài lát gừng tươi vào nồi nước hến để giữ mùi thơm và ăn khỏi “lạnh bụng”

- Tách hến ra khỏi vỏ. Xào hến với gia vị (tiêu, hành, nước mắm) và bún tàu cắt ngắn chừng vài ba phân.

- Nấu cơm chín xong, bới ra, để nguội.

- Mỡ heo xắt mỏng và nhỏ, đem lên rán cho vàng và chỉ lấy xác, đổ nước mỡ. Món nầy được gọi là tóp mỡ.

- Rang muối mè chín và để nguội.

- Nấu vài ba muỗng dầu cho sôi, rồi bỏ ớt bột vào để làm thành ớt tương dầu.

- Xắt nhỏ và trộn tất cả các loại rau lại với nhau.

- Trộn ruốc tươi với một phần tư chén nước lọc hay nước sôi để nguội, khuấy đều.


* Giai đoạn 2: Trình bày.

- Cho rau thập cẩm vào tô, trộn với vài ba muỗng canh đầy hến xào. Chan nước luộc hến nóng vào tô.

- Nêm các loại gia vị chuẩn bị sẵn như tóp mỡ, muối, ruốc, mè, ớt và trộn đều.

- Cho cơm để nguội vào tô nước hến có đủ rau và gia vị.

- Kiểm điểm lại lần chót lượng gia vị cần thêm bớt cho hợp với khẩu vị của từng người.

- Hít một hơi thật nồng nàn để cảm nhận hết cái hương vị “liêu trai” của cơm hến, với một chút... hít hà, và... ăn! Ăn cơm hến cũng như thương người Huế, cần thương thật tình và ăn thật bụng. Đừng thử! Vì thử là chưa hết mình: Tình sẽ không nồng và ăn cũng mất ngon.

Có thể nói rằng, rau là linh hồn của cơm hến Huế. Mặc dầu rau trên quê hương xứ Huế không hẳn đã dồi dào như các nơi khác, nhưng mỗi loại rau dùng trong cơm hến đều có cái giá trị đặc biệt về “đất lề quê thói” của nó. Những loại rau, cây, lá... truyền thống thường dùng nhất trong cơm hến là: rau thơm, bạc hà, ngò, khế, bắp chuối và thân cây chuối sứ còn non. Ngoài ra, một số loại rau có mùi vị đặc biệt như rau má, rau giáp cá với mùi nồng thoang thoảng như cá tươi, rau tía tô với mùi vị cay cay như quế, rau húng với mùi dầu bạc hà... cũng được dùng tùy theo sở thích của mỗi người. Tất cả những món rau nhiều mùi, nhiều màu và nhiều vị hợp lại được cắt nhỏ để trên dĩa sẽ tạo ra một đài hoa xanh-tim tím-trắng với mùi hương “cơm hến” nồng nàn và vị “cơm hến” tuyệt vời tê tê đầu lưỡi làm mê man vị giác của khách sành điệu mới nếm lần đầu.

Hành Trình Cơm Hến


Lịch sử Cơm Hến Huế gắn liền với lịch sử của Thừa Thiên-Huế. Số phận của xứ này được đánh dấu từ tháng ba năm 1558, khi Nguyễn Hoàng xin anh rễ là Trịnh Kiểm vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Sau đó là cả một làn sóng người vào Đàng Trong để khai hoang lập ấp. Với bàn tay cần cù và óc sáng tạo, họ đi đến đâu, đất cát nở thành hoa quả áo cơm đến đó. Cuộc hành trình của cơm hến cũng lắm gian nan như bước đi của lớp người khai phá về Nam. Xuất thân là sản phẩm của dân nghèo, cơm hến vào tận cung đình và trở lại với đám bình dân, tuy vóc dáng có vẻ đài trang hơn, nhưng bản chất đạm bạc của người dân chân bạc dấu phèn vẫn còn nguyên vẹn.

Một ngày dựa mạn thuyền rồng,
            Còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài.

Trước quan niệm ngang tàng thần thánh hóa giai cấp vua chúa và quý tộc thuở xưa, người dân chân đất đã phản pháo lại:

Con vua lấy thằng bán than,
Nó lên trên ngàn cũng phải lên theo.

Cơm hến đã đi vào cung cấm! Hoa đồng cỏ nội mà đã đi vào cung vua rồi cũng sẽ thành cành vàng lá ngọc. Cái huyền thoại nầy chỉ đúng với những cô gái quê hương sắc được tuyển vào cung và được vua sủng ái nhưng lại không đúng với trường hợp của cơm hến Huế. Chén trân châu không làm cho hến thành rồng và đũa ngọc không làm cho mớ rau- xanh- tim tím -trắng thành đuôi phụng. Một trăm năm triều Nguyễn rồi cũng qua đi, nhưng cơm hến vẫn còn mãi với nhân gian như quan trạng vinh quy mà không quên gốc gác của mình:

Cờ quạt long bào rền vó ngựa,
Công hầu một bước đời đang mơ.

Cây đa bến cũ, con đò nhỏ,

Ta vẫn là ta: Anh khóa xưa.

( Huyền Trân - Ngày đó)

Theo học giả Bửu Kế, giáo sư Đại Học Văn Khoa Huế (1968) trong giáo trình về lịch sử triều Nguyễn, thì những món ăn bình dân như bánh bèo, bánh khoái, cơm hến... sau khi được đưa vào cung vua, đã được tận dụng mọi phương tiện và kỹ xão trong nghệ thuật ẩm thực đương thời để biến chế, bày biện thế nào cho có vẻ sang trọng, cầu kỳ, đài các, thích hợp với khung cảnh và nếp sinh họat trưởng giả, vàng son của giới vua quan, quý tộc.

Cơm hến cũng không thoát khỏi cái số phận “áo xiêm ràng buộc lấy nhau” đó. Hến sau khi bắt ở Cồn về, chỉ lựa những con nào có vỏ màu vàng cháy, ba đêm dầm vào nước trong cho sạch chất bùn, ba đêm tiếp hến được thả vào trong nước mưa lọc kỹ để “thụ tính âm dương” và sau đó hến được đen dầm vào nước gạo loãng cho “thuần”. Qua giai đoạn nầy, hến mười phần chết bảy còn ba. Sau cùng hến được thả vào nước sâm pha chế với nước lọc trước khi đem vào luộc. Cơm để ăn với hến phải là cơm nguyên hột nấu từ gạo “de” An Cựu, để nguội từ nửa đêm cho đến sáng. Các loại gia vị gần ba chục món khác nhau và rau ăn với hến hết sức cầu kỳ, tỉa gọt và tuyển chọn. Cũng theo cụ Bửu Kế thì “cơm hến” trong cung vua chỉ còn là một cái tên chứ thực chất là một loại cao lương nấu với hến nặng mùi sâm nhung, quế phụ. Các “mệ” thích nhìn “cơm hến ngài ngự” hơn là thích ăn nên vẫn thường lân la ra vùng ngoại thành thưởng thức cơm hến nguyên chất với giới bình dân.

Nhờ các vị thầy Tàu mà cơm hến Huế đã được “giải phóng” và lưu truyền một cách vừa đầy quê hương tính và cũng vừa đầy hương vị tính cho đến ngày nay.

Theo tài liệu được ghi trong "Ô Châu Cận Lục" của Lễ Thiên Dương Văn An và cũng theo tài liệu ghi chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí do Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1835) biên soạn thì sau khi Nguyễn Phúc Ánh thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế năm 1802, lấy hiệu là Gia Long, đặt kinh đô tại Huế, đất nước cũng như vương quyền đã trãi qua một thời kỳ thanh bình và thịnh trị. Đây là giai đọan mà các hàng vương tôn công tử thi đua tạo dựng một đời sống cực kỳ xa hoa và diễm lệ. Căn bệnh “thời đại” lúc bấy giờ là sự tổ chức tiệc tùng, ăn uống quá đà. Có quá nhiều người thuộc tầng lớp quan quyền và quý tộc bị mắc chứng vàng da, thình bụng, khó tiêu vì ăn uống quá độ mà thiếu vận động. Các thầy thuốc Nam thì quen quy vào cái khái niệm y học truyền thống quá mơ hồ và đơn giản như: “ Tỳ suy vị yếu” và khuyến khích uống thêm thuốc bổ và ăn thêm đồ bỗ dưỡng. Kết quả là càng làm suy yếu hơn tình hình thể chất của giới con vua cháu chúa vốn đã quá tồi tệ vì thặng dư nhiều chất kích thích và dầu mỡ tích lũy trong người. Do đó, triều đình phải cho các sứ bộ đích thân đi mời những thầy thuốc người Tàu về chữa trị. Trong Nam Du Ký Sự của Lâm Chấn Trung (The Hong Kong Press, 1958), với tư cách là một vị thầy thuốc nổi tiếng vùng Hoa Nam được mời vào cung , kết hợp với kinh nghiệm của các danh y đương thời như Kiều Hành, Sử Kính Liêu... đã nhận xét rằng: “Người Nam Bang có thuốc mà nằm chết trên thuốc vì không biết dùng thuốc Nam để trị liệu. Cứ ỷ y vào thuốc Bắc nên hoặc là không có tiền để mua hoặc có tiền mà không có thuốc.” Lâm Chấn Trung đã khuyên giới quý tộc thời bấy giờ là muốn có sức khỏe tốt, không cần phải uống thuốc bổ hay ăn sâm nhung quế phụ mà cần phải giữ “sự bình hành âm dương trong việc ăn uống” bằng cách tận dụng những sinh vật, ngủ cốc, rau cỏ ngay trong môi trường mình đang sinh sống, không nên mất công tìm kiếm đâu xa.

Xuất phát từ uy tín và lời khuyên của các vị thầy thuốc danh tiếng người Tàu, món cơm hến bình dân trước được đưa vào cung để chế biến thành sơn hào hải vị, nay lại được xem như là món ăn dưỡng sinh tốt nhất, hợp với thiên nhiên gồm những chất liệu mọc lên từ lòng đất của môi trường sống địa phương. Nhờ vậy, con hến bên Cồn được giới quý tộc rữa sạch và thả lại trong nước mát sông Hương trước khi luộc thành cơm hến. Các loại rau, chuối cũng giới hạn trong các loại rau quen thuộc trồng quanh vùng Thành Nội. Gia vị không còn đơn giản như xưa, nhưng cũng không bắt chước theo cách chuẩn bị kênh kiệu của cung đình.

Thật ra, cơm hến Huế ngày nay là một hình ảnh tổng hợp giữa cái đơn giản của “canh hến cơm nguội” nguyên thủy và cái xa hoa cầu kỳ của “cơm hến ngài ngự” ngày xưa. Nếu chỉ nói đến sự chi phí về tiền bạc cho một bữa cơm thân mật gia đình đãi khách thì cơm hến Huế là môi trường gặp gỡ bình đẳng và lý thú giữa giàu sang và nghèo khổ. Nếu chỉ bàn về nghệ thuật nấu nướng của một bà nội trợ trung bình thì cơm hến là một hình ảnh chung giữa cung cách thầm lặng tế nhị và thái độ phô trương kiểu cách. Nếu muốn nói đến ý nghĩa của một món ăn mang nặng tính quê hương thì cơm hến là sự kết hợp hài hòa giữa bình dân và quý tộc.

Năm 1992, sau hơn 10 năm xa quê, tôi về lại Huế. Buổi sáng đầu tiên thức dậy, chị tôi biết ý nên đã kêu một gánh cơm hến đợi sẵn. Buồn ngủ mà gặp chiếu manh, sớm mai trên đất Huế mà có cơm nguội và “cao lầu Cồn” thì còn nói năng chi nữa. Tôi ăn liền một lúc gần bốn tô cơm hến. Thật ra, bốn tô cơm hến Huế nho nhã và thanh lịch góp lại chưa đầy một tô xe lửa phở Hòa tại Mỹ, nhưng cũng đủ cho bà con hôm đó đồn rằng: "Cái chú nớ ăn cơm hến thiệt như thúng lủng khu!". Mẹ tôi già trên 90 tuổi, trí nhớ đã phôi pha, không còn đủ nhớ tên dăm đứa cháu xa nhà, nhưng vẫn còn sót lại bao ký ức yêu thương của những ngày tháng cũ khi nhìn tôi ăn cơm hến, mẹ nói một cách đơn giản mà thiết tha bằng hơi ấm phương Đông huyền diệu của tất cả những bà Mẹ Việt Nam:

- Hồi nớ, có khi mô mà hắn ăn cơm hến nhiều dữ rứa. Tội nghiệp thằng ni chắc đói thắt ruột lâu ngày ở bên tê. Mai mốt con đừng bỏ mạ mà đi mô nữa, ở lại với mạ, để mạ bán "ló", bán tre mạ nuôi.

Nghĩ đến ba tuần nữa, tôi lại bỏ mẹ mà đi và có lẽ gặp mẹ lần nầy là lần vĩnh biệt, tự nhiên miếng cơm hến sau cùng nghẹn lại trong cổ. Tôi để tô cơm hến xuống, hít hà kêu cay và chạy vội ra hè sau lặng lẽ khóc một cách ngon lành cho hết những giọt nước mắt nổi trôi. Tôi nói trong câm lặng, nói với mẹ, nói với bụi tre và cây dừa trước ngõ, nói với chính mình và nói với những tô cơm hến: "Thiệt đó mạ. Con đã thấm thía với cái đói ở quê người. Con đói không phải vì thiếu miếng cơm manh áo nhưng đói vì thiếu mạ, thiếu những khuôn mặt thân thương, thiếu mùi vị nồng nàn của đồng chua nước mặn và hơi hám của quê mình".

Hến cũng như người, nơi đâu mà chẳng có. Từ những con hến thoang thoảng mùi diêm sinh giữa vùng khe suối nhiều núi lửa quanh trại tỵ nạn Bataan heo hút, xứ Phi Luật Tân; những con hến Hồng Kông to bằng hột mít, đến những con hến tròn trịa vùng định cư xứ New Orleans bắt lên từ giòng sông Mississippi dài nhất thế giới, và hến nặng mùi bùn non đầy dẫy ven bờ sông American bao quanh thủ phủ xứ California, tiểu bang có đông người Việt nhất ở nước ngoài... đều có một bản chất chung là "hến", nhưng mỗi loài hến đều có cái mày vẻ riêng tư và độc đáo của giang sơn sinh ra nó như "Nam quốc sơn hà Nam đế cư " rứa đó.

Thử ăn một tô "cơm hến nước ngoài" mới cảm nhận được tinh thần sáng tạo “Anh phải sống” của những nhà... cơm hến bên ni. Thiếu hến Cồn, người ta dùng loại sò xanh (Green Mussel) nhập cảng từ Thụy Sĩ là nơi có non xanh nước biếc không thua gì xứ Huế. Sò xanh Thụy Sĩ luộc lấy nước và xắt nhỏ thay hến rất dễ làm cho khách ghiền cơm hến xa Huế ngàn dặm "lạc bước bên Cồn". Thiếu khế thì dùng cây cần Tây (Celery) xắt mỏng dầm vào giấm. Thiếu bắp chuối sứ thì dùng bắp su tím cắt thành sợi thế vào. Thúy Vân còn thay được Thúy Kiều huống chi là cơm hến, miễn sao khách tha hương ăn cơm hến cũng "dễ nuôi mau lớn" như chàng Kim Trọng là được!

Dân Huế và những người yêu Huế xa quê, có tô cơm hến nằm ở một góc nào đó trong mớ hành trang của ký ức. Trên quê người, nhất là tại các nước Âu Mỹ phồn vinh bậc nhất ngày nay, với những món ăn tinh hoa truyền thống lừng lẫy của nhiều nước trên thế giới, cơm hến trở thành khiêm tốn và đơn sơ như một cụm hoa bưởi, hoa ngâu trong vườn thượng uyển. Nhưng vườn thượng uyển là đất chung của cuộc đời mà hoa bưởi hoa ngâu là ngõ sau để ngó về Quê Mẹ. Cơm hến cũng như bà mẹ quê Việt Nam: Lui cui lút cút thế thôi, đơn sơ chất phác thế thôi, nhưng không có một kỳ quan nào của vũ trụ nầy sánh được với trái tim của Mẹ.

      

CHUYỆN KHẢO VỀ HUẾ - Trần Kiêm Đoàn







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Dec/2011 lúc 9:17pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Jan/2012 lúc 4:48am

Xuân Xưa


Đỗ Dung

Hàng năm, cứ tết đến, nhìn cặp bánh chưng xanh, nhìn những rộn ràng mua sắm, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ về những ngày tháng cũ, những ngày tháng êm đềm, vui vẻ dưới mái ấm gia đình với một bầy anh chị em đông đúc, quây quần bên cha mẹ, và nhớ xót xa về bà nội tôi, bố tôi, những người đã ngàn trùng xa cách.

Cứ bắt đầu sang tháng chạp, trời hơi se lạnh là mẹ tôi đã lo sửa soạn sắm tết. Trước hết hai mẹ con tôi đi rảo chợ An Đông và chợ Bến Thành để mua vải, mẹ và tôi, là chị lớn của bầy em, lo cắt may cả tuần mới xong cho cả nhà, mỗi người hai bộ quần áo mới và bộ màn cho các cửa sổ và cửa ra vào. Sau ngày rằm mẹ tôi xuống chợ Cầu Ông Lãnh mua rau cải, hành về muối dưa; mấy loại củ về phơi làm dưa món; gạo, nếp, đậu, vài ống giang… sửa soạn cho nồi bánh chưng; đồ khô như nấm, bóng, miến, tôm, mực … để nấu cỗ.

Chúng tôi thích nhất nồi bánh chưng ngày tết. Thuở mới di cư, nhà ít người, chúng tôi còn bé nên nồi bánh nhỏ. Khi tôi lớn lên, nhân số gia tăng dần, bố tôi đặt một cái thùng tôn thật to hình khối vuông, cao cả thước để sắp bánh cho dễ. Sau tết, thùng đó được để ở gầm cầu thang, chứa các thứ đồ khô cho khỏi chuột. Sát ngày gói bánh mẹ tôi mới mua lá cho tươi.

Bữa ăn trưa ngày hai mươi sáu tết vừa xong là nhà tôi bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên. Bà nội tôi chỉ huy việc gói bánh chưng. Chị Tư, người giúp việc cùng mấy chị em tôi tíu tít nghe lệnh của bà, trong khi mẹ tôi lặng lẽ ngồi chẻ lạt. Mẹ chẻ lạt rất khéo, mẹ chọn mua mấy ống giang thẳng, không già lắm, đã được ngâm nước mấy hôm cho dễ chẻ. Mẹ pha ra từng thanh, bản to bằng sợi lạt rồi cứ thế mẹ chẻ thanh giang ấy làm hai rồi lại làm hai, làm hai nữa cho đến khi tước thành sợi lạt mỏng tanh. Chả mấy chốc, mấy ống giang đã trở thành mấy bó lạt trắng phau, mềm mại.

Một thau nếp đã được vo để ngâm, thau đậu xanh còn nguyên vỏ ngâm nước, để ngay bên cạnh. Chúng tôi xúm vào rửa lá. Bà chia mỗi đứa một cái khăn nhỏ để rửa từng chiếc lá dong. Bà nói lá phải rửa thật sạch và lau thật khô thì gói bánh mới ngon và không bị hỏng. Lá sạch đươc cột thành từng bó để dốc lên cho róc nước. Nồi hình vuông nên rất dễ xếp bánh, chị Tư phải rửa nồi sẵn sàng và bố tôi đã xếp sẵn mấy cục gạch ngay gần bờ giếng bên hông nhà để làm ông Táo, ông xếp củi sẵn sàng theo thứ tự củi nhỏ, củi lớn để củi dễ bắt lửa chuyến đầu tiên. Khi củi cháy đều người có phận sự ngồi canh chỉ việc bỏ tiếp củi để giữ lửa cho đến khi chín bánh. Nhà con đông lại thêm tục lệ biếu tết nên mỗi năm nhà tôi gói hơn sáu chục chiếc bánh, cứ một cặp bánh kèm với một hộp trà tàu hoặc một chai rượu tây là thành một phần quà.

Sáng sớm hôm sau mẹ tôi đi chợ thật sớm để lấy thịt đã được đặt sẵn ở sạp thịt quen, không quên mua cho bà tai và mũi heo để bà gói giò thủ, mấy cái chân giò để hầm với măng khô. Trong khi chờ vớt gạo, đãi đậu, bà và mẹ tôi pha thit bỏ vào một thau đầy, ướp nước mắm ngon và tiêu trắng xay nhuyễn. Mũi và tai heo cũng được cạo rửa, luộc chín sẵn sàng để bà sẽ thái ra xào với nấm hương, mộc nhĩ, tiêu muối để gói giò.

Đậu xanh đãi vỏ xong bà rắc muối vào rồi bảo xóc đều lên trước khi bỏ vào chõ hấp. Bà chả cần phân lượng, cứ nhắm nhắm, liệu chừng, thế mà ít khi sai lạc. Sau khi đậu chín nhừ bà nói chị Tư lấy muỗng đánh đậu thật tơi rồi nắm lại thành từng cục tròn vừa cho một cái bánh, làm xong xếp cả vào một rổ lớn. Nếp vo sạch, vớt ra mấy cái rá to, bà cứ thò tay vào hũ muối bốc rồi rắc vào rá gạo và sai đứa nào ở gần xóc lên cho đều muối và ráo nước.

Mọi thứ sửa soạn sẵn sàng bà hối thúc mọi người làm cho nhanh để luộc bánh cho kịp vớt không để quá khuya. Thường thì phải nấu liên tục tám tiếng nhưng nồi to nên bà bắt sau khi nước sôi phải để hơn mười tiếng cho bánh chín kỹ. Ba chục cặp bánh gói xong, xếp đầy trên tấm phản gỗ, bà không quên gói mấy xâu bánh tép, những chiếc bánh chưng con con cho các cháu.

Bao nhiêu đầu, đuôi và cuống lá cắt ra được bỏ hết vào đáy thùng để lót, sau đó bà và mẹ tôi xếp bánh thật chặt chẽ vào thùng, khiêng lên bếp mà bố tôi đã xếp sẵn, đổ nước ngập bánh rồi nổi lửa. Bà gọi chị Tư lấy nồi măng khô đã ngâm từ mấy hôm trước rửa thật sạch, đổ đầy nước, để chèn lên mặt bánh vả một nồi nước to cũng đổ nước thật đầy để lên cạnh nồi măng.

Khi nước bắt đầu sôi ùng ục trong nồi bà dặn canh giờ và cứ nước hơi cạn xuống là lấy cái xoong nhỏ có cán làm gáo để múc nước trong nồi chèn đổ xuống nồi bánh rồi lại tiếp nước mới vào nồi chèn. Mùi lá, mùi bánh đã tỏa ra thơm ngát, không gian đã đượm mùi tết.

Chúng tôi ngồi quanh chiếc phản xem bà gói giò thủ. Mấy miếng mũi heo và gần chục cái tai đã được luộc chín mềm, bà thái mỏng hết cho vào một thau, thái mộc nhĩ và nấm hương thành sợi trộn vào, cho tiêu, muối, nước mắm và một ít tiêu còn để nguyên hột. Ướp khoảng nửa tiếng rồi cho vào chiếc chảo to, đặt lên bếp xào kỹ, còn nóng bà đổ vào xấp lá dong đã trần sơ, lau sạch, cứ thế bà vừa gói vừa nắn cho cây giò tròn đều và chắc, rồi lấy lạt buộc chặt . Thoáng một cái là xong mấy đòn giò thủ, bà buộc thành từng cặp và treo lên xà bếp.

Thuở chúng tôi còn bé, buổi tối ngồi canh nồi bánh chưng bà kể truyện cổ tích, có những truyện nghe đến thuộc lòng mà vẫn thích nghe bà kể đi, kể lại. Lớn lên một chút bà dạy chơi tam cúc. Bà có cỗ bài bé chả biết mua từ bao giờ, mỗi năm cứ đến tết mới giở ra chơi.

Sống ở quê hương mới thấy sự thiêng liêng của ngày ba mươi tết. Từ sáng, mẹ cho tháo hết màn cửa cũ xuống, quét màng nhện, lau cửa sổ, lau sàn nhà thật sạch bóng. Bố tôi lo quét dọn bàn thờ, sai trẻ con đánh bộ lư hương, chân nến bằng đồng sáng choang. Năm nào nhà tôi cũng được chú Tám, lính cũ của bố tôi nay đã về hưu, nhà ở Bình Dương có vườn cây cảnh đem biếu một cành Mai thật đẹp. Bố tôi đốt gốc cắm ngay vào cái lọ độc bình. Hoa nở tưng bừng đúng sáng mùng một. Sau khi lo xong nồi bánh chưng, tối hai mươi bảy và hai mươi tám tết nào chị em tôi cũng rủ nhau đi chợ hoa, kén mua cho được một đôi cúc đại đóa thật đẹp và hai chậu quất, quả trĩu cành. Sáng ba mươi tôi được phân công lên chợ hoa phía sau chợ An Đông mua một bó hoa Lay Ơn đỏ tươi và mấy bó huệ trắng để trưng bàn thờ.

Buổi chiều, ngoài đường vắng hoe, gần như không có người qua lại. Sau khi dọn dẹp, treo màn cửa mới, trang hoàng nhà xong mẹ tôi lo bầy mâm ngũ quả trên mấy bàn thờ, bà lo mâm cơm đón tổ tiên, ông bà. Thông thường cỗ phải đủ bốn món đĩa, bốn món bát, có canh bóng, miến, nấm, bí. Tôi nhớ mãi bà tôi thường nói, con gà chặt ra làm hai, nửa luộc, nửa quay, lòng mề nấu miến, cổ cánh nấu bí. Ngày xưa thật tiện tặn, có một con gà mà pha ra nhiều món thành ra nồi nước dùng phải thêm mực, thêm tôm khô, các loại củ tỉa hoa làm chân tẩy cho ngọt nước. Mâm cúng Ông Táo có cỗ mũ hàng mã và cũng xôi thịt, bánh trái. Sau khi cúng đón Táo Quân và cúng mời tổ tiên, ông bà về ăn tết với con cháu, bà tôi xoay ra lo chiếc bàn thiên.

Bàn thiên bày giữa sân thượng, bà tôi muốn mọi thứ phải tố hảo để tế lễ trời đất, chào đón chúa xuân, cho năm mới được nhiều may mắn, an khang, thịnh vượng. Con gà trống thiến được buộc thành hình con gà quỳ dáng đẹp, cổ thẳng, mỏ ngước lên trời. Sau khi luộc cẩn thận, con gà ngậm bông hoa tươi đặt nằm trên mâm xôi gấc. Đĩa trái cây đủ năm thứ trái và bình hoa Lay Ơn đỏ thắm. Không kể các món đặc biệt tết như bánh chưng, giò chả, mứt, hạt dưa và rượu mùi…

Gần đến Giao Thừa, đèn nến lung linh, Giao Thừa là lúc tống cựu, nghinh tân, lúc trời đất giao hòa, chúa Xuân về ngự trị. Bà và bố mẹ tôi mặc quần áo tề chỉnh, sẵn sàng đợi đúng mười hai giờ đêm là thành tâm khấn vái. Tôi đứng sau cảm được sự linh thiêng, ngước mặt lên trời để làn gió lành lạnh mơn man làn da. Cùng đồng loạt pháo nổ rền vang, rộn rã…Tàn một tuần nhang bà tôi lễ tạ, bố mẹ tôi chúc thọ bà, bà chúc lại bố mẹ tôi rồi bắt chúng tôi đi ngủ để sáng sớm sẽ mặc quần áo mới chúc tết và được tiền lì xì. Tôi còn ở lại sân thượng hưởng gió xuân, hít thở khí trời linh thiêng lúc trời đất giao mùa.

Đã hơn ba mươi năm xa quê hương, bà và bố tôi đã qua đời. Tôi vẫn nhớ về những kỷ niệm xưa, vẫn nhớ những ngày tết rộn ràng nơi ngôi nhà ấm cúng, vẫn nhớ những giây phút thiêng liêng khi tiễn năm cũ đi, đón năm mới tới nơi sân thượng yêu dấu cũ, của một thời mộng mơ, trẻ dại…

Đỗ Dung


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2012 lúc 4:59pm

Nghề phát thơ

Ngày xưa dưới thời phong kiến, vấn đề đưa tin là chỉ có trong lãnh vực triều đình mà thôi. Dân chúng thì chỉ có thể chờ cơ hội để nhờ người này hay người nọ mang thư giùm. Người Pháp có công trong việc tạo ra một hệ thống đưa tin cho toàn dân.

Nghề phát thơ vào thời này là một nghề hơi nguy hiểm vì lúc nầy lãnh thổ Việt-Nam còn nhiều rừng rú, nơi ẩn náu nhiều thú dữ nhất là cọp. Có rất nhiều người phát thư bị cọp vật trong khi hành nghề.

(Bấm nút trên cái hình nhỏ để phóng đại nó ra, sau đó thì dùng nút "Précédente" (hay "Back") của navigateur để trở lại trang nầy)

phat-thu1.jpg%20%28202896%20octets%29

Một đoàn xe chở thơ Saigon Can-Tho

postal.jpg%20%28249544%20octets%29

Xe phát thơ Saigon Tay Ninh

phat-thu4.jpg%20%28206160%20octets%29

Ðoàn vận tải thơ bằng chân!

phat-thu3.jpg%20%28219555%20octets%29

Nghỉ ngơi

phat-thu.jpg%20%28516912%20octets%29

Trước khi lên đường làm việc

cop.jpg%20%28163923%20octets%29

Cọp mò vào làng dân

bay-cop.jpg%20%2880942%20octets%29

Bẩy cọp

tigre_1937.jpg%20%28240690%20octets%29

Một con cọp bị bắt (1937)

ch***e2.jpg%20%28201494%20octets%29

Một con cọp bị giết

phat-thu2.jpg%20%28190451%20octets%29

Nhiều khi phải đi bằng voi để tránh gặp thú dữ

tram-nghi-giua-rung.jpg%20%28155856%20octets%29

Chổ trú đêm trong rừng cho mấy người phát thơ

 

Ði trở ra



Nguồn :   http://nguyentl.free.fr/html/photo_facteurs_vn.htm




______________

___________________________

_______________________________________





Quân Sử VNCH Qua Tem Thư Bưu Chánh




Tác Giả:

 Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc

Nguồn: 






Lễ Kỷ niệm Hai Bà Trưng và Ngày Phụ Nữ Việt Nam


Giá tiền 0đ50-nhiều mầu; 2đ00- nhiều mầu; 3đ00- nhiều mầu; 6đ00-nhiều mầu. Họa sĩ Nguyễn-Gia-Trí vẽ. Nhà in Thomas de la Rue Londres thực hiện. Số lượng in: 0đ50-1 triệu , 2đ00-1 triệu, 3đ00-1 triệu, 6đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 14-03-1959 nhân dịp "Lễ Kỷ-niệm Hai Bà Trưng và ngày Phụ Nữ Việt-Nam", nhằm ngày 6 tháng 2 Kỷ Hợi. 
Đề tài: Hai Bà Trưng cỡi voi đánh đuổi quân Nam-Hán. Nhật ấn: a) Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn; b) Dấu kỷ niệm "14-03-1959, Ngày Phụ-Nữ Việt-Nam" trên các thư tín xuất phát trong thời gian từ 11-03 đến 17-03-1959.


Khu Trù Mật

Giá tiền 0đ50-xanh nước biển; 1đ00-xanh lá cây; 3đ00-da cam; 7đ00-hồng. Họa sĩ Trần-Xuân-Vinh vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris. Số lượng in: 0đ50-2 triệu , 1đ00-2 triệu, 3đ00-2 triệu, 7đ00-2 triệu. Phát hành: ngày 07/07/1960. Đề tài: Con tem diễn tả quang cảnh tổng quát của một Khu Trù-Mật kiểu mẫu, với những căn nhà cất thứ-tự và nhiều thửa ruộng, chợ ở giữa, bệnh xá bên trái, trường học làng có lá quốc-kỳ tung bay trước gió. 
Khu Trù Mật thiết lập bên bờ sông, trên dòng sông, một chiếc thuyền buồm góc cùng bên phải. Con tem bị mờ ở khung cảnh thứ nhất, một quân nhân đứng gác, một thiếu nữ cấy lúa và một nông dân dắt trâu cày . Nhật ấn: a) Nhật-ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn.; b) Dấu kỷ niệm trên các thư tín xuất phát từ 24-12 đến 27-12-1959.


Ấp Chiến Lược 

Giá tiền 0đ50-son; 1đ00-xanh lá cây; 1đ50-màu rượu chát; 7đ00-màu dương. Số lượng: 0đ50- 2 triệu; 1đ00- 1 triệu; 1đ50- 2 triệu; 7đ00- 1 triệu. Hình do họa sĩ Nguyễn-Minh Hoàng vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 26-10-1962 Kỷ niệm Đệ Thất Chu Niên Cộng Hòa Việt Nam. Đề tài: Mẫu tem hình dung ở hàng đầu, một đồn phòng vệ với đàng xa một điếm canh, một cặp thanh niên đang chiến đấu chống kẻ thù Cộng Sản. 
Hàng sau chúng ta thấy thấp thoáng những cây dừa và các ngôi nhà của dân-cư ngụ tại vị trí Ấp Chiến Lược, nằm bên trong các cơ cấu phòng thủ cổ điển: lũy cao, hào sâu, do tiền nhân truyền lại. Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn. 
Sau chính biến 1-11-1963, tướng Dương Văn Minh đã ra lịnh triệt hạ phương tiện chống cộng hữu hiệu này, hơn 16 ngàn ấp chiến lược đã bị bứng đi. 


Toàn Dân Bảo Vệ Non Sông 
 
Giá tiền 0đ30-vàng; 0đ50-hồng; 3đ00-xanh; 8đ00 son. Số lượng: 0đ30- 2 triệu; 0đ50- 2 triệu; 3đ00- 1 triệu; 8đ00- 1 triệu. Họa-sĩ Phạm Văn Trừ vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 07-07-1963. Ngày thu hồi: 31-03-1964 do Nghị Định số 64/025/NĐ/CC ngày 23-11-1964 của Bộ Giao Thông, Công Chánh & Bưu Điện. 
Đề tài: Mẫu vẽ hình dung ở giữa, một bàn tay khỏe mạnh, cầm một cây gươm ngay ngắn, đàng sau người ta nhận thấy phía xa một tháp canh và một bên, quang cảnh thị-thành, một bên đồng quê bát ngát. Bức họa tượng trưng toàn dân nhất trí bảo vệ non sông, Tổ Quốc. Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn. 



Chiến Sĩ Cộng Hòa 

Giá tiền 0đ50-đỏ; 1đ00-xanh; 4đ00-tím; 5đ00 cam. Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 1đ00- 2 triệu; 4đ00- 1 triệu; 5đ00- 1 triệu. Họa-sĩ Phạm-Văn-Trừ vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 26-10-1963. Ngày thu hồi: 31-12-1963 do Nghị Định số 64/06/NĐ/CC ngày 07-11-1964 của Bộ Giao Thông, Công Chánh & Bưu Điện. 
Đề tài: Mẫu tem hình dung người Chiến sĩ Cộng Hòa. Hai bên, các hàng chữ "Dũng Cảm Kỷ Luật" đề cập hai đức tính căn bản của người Chiến Sĩ Cộng Hòa. Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn. 



Kỷ-Niệm Ngày 1-11-1963/b] 
 
Giá tiền 0đ50-tía, lam, lợt xám; 0đ80-nâu, lợt, tím lợt; 3đ00-lam lợt, nâu, lam đậm. Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 0đ80- 1 triệu; 3đ00- 1 triệu. Hình do họa sĩ Nguyễn Minh Hoàng vẽ (0đ50). Họa sĩ Võ Tấn Tài vẽ (0đ80). Họa sĩ Nguyễn Văn Ri vẽ (3đ00). Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 01-11-1964 nhân dịp kỷ niệm Đệ Nhất Chu-Niên ngày Cách Mạng 01-11-1963. 
Đề tài: Loại tem gồm 3 giá tiền với 3 mẫu vẽ khác nhau: Mẫu tem 0đ50 toàn dân hăng hái tham gia cách mạng; Mẫu tem 0đ80 trình bày một quân nhân cương quyết bứt dây xiềng xích để giải phóng dân tộc; Mẫu tem 3đ00 kết hợp 3 đề tài tượng trưng: ngọn lửa cách mạng, vòng hoa chiến thắng và đoạn dây xiềng xích bị chặt đứt. Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn. 



Việt Nam Đấu Tranh và Xây Dựng 

Giá tiền 0đ80-nâu đậm, nâu lợt; 1đ50-đỏ, vàng, nâu đậm; 3đ00-xám, nâu đậm, nâu lợt; 4đ00- xám đậm, nâu tím. <!--[endif]--> Họa sĩ Lê Thành Lâm vẽ (0đ80); Họa sĩ Nguyễn Uyên vẽ (1đ50): <!--[endif]--> Họa sĩ Lâm Văn Bê vẽ (3đ00); <!--[endif]--> Họa sĩ Nguyễn Ái Linh vẽ (4đ00). Nhà in chi nhánh của hãng Thomas de la Rue Staderini Carte Valori Roma. Số lượng in: 0đ80-4 triệu, 1đ50-2 triệu, 3đ00- 6 triệu, 4đ00- 500 ngàn. 
Phát hành: ngày 1-11-1966, nhân dịp kỷ niệm đệ tam chu niên ngày Cách Mạng 1-11-1963. Mẫu vẽ trên 4 con tem diễn tả tượng trưng hình ảnh nước Việt Nam đấu tranh và xây dựng: đấu tranh cho tự do và xây dựng hạnh phúc dân tộc. Nhật ấn: Nhật ấn "Ngày đầu tiên" tại Chánh Thâu Cuộc Bưu Điện Sài Gòn. 



Chiến dịch Chiêu Hồi 
 
Ngày 01-06-1969 phát hành bộ tem Chiến dịch Chiêu Hồi gồm 02 loại. 



Tổng Động Viên 

Ngày 20/-09-1969 phát hành bộ tem Tổng Động Viên gồm 04 loại. 



Người Phu Trạm thủa xưa 

Ngày 06-06-1971 phát hành bộ tem Người Phu Trạm thuở xưa gồm 02 loại. 



Ngày Quân Lực 19-06-1971 

Tem phát hành nhân Ngày Quân Lực 19-06-1971 với hai giá tiền, 3 đ và 40 đ không có ghi tên họa sĩ trình bày. 
 


Nhân Dân Tự Vệ 
 
Ngày 15-06-1972 phát hành bộ tem Nhân Dân Tự Vệ. Tem có 3 loại gồm 20 đ, 6đ và 2đ. Không thấy rõ tên của họa sĩ 




Lính Thú đời xưa 

Ngày 14-08-1972 phát hành bộ tem Lính Thú đời xưa. 





Người Thương Binh 



Ngày 01-06-1974 phát hành mẫu tem Người Thương Binh in lại giá tiền 




Bình Long Anh Dũng 

Ngày 25-11-1972 phát hành bộ tem Bình Long Anh Dũng 

Chiến trận xảy ra ngày 05-04-1972. Quân Việt Cộng đã dùng 200 ngàn quả đạn đại bác để chụp xuống tỉnh lỵ An Lộc rộng khoảng 10 ngàn cây số. Cuộc bao vây kéo dài đến ngày 13-06-1972 và Việt Cộng thực hiện bằng pháo binh. Quân số bao vây khoảng 40 ngàn người. 
Với quân số trên dưới 10 ngàn binh sĩ, cùng với các lực lượng tăng viện, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng chiến đấu trong suốt mấy mươi ngày đêm dưới mưa pháo và chiến thuật "biển người" thí quân, cuối cùng đã đánh bật quân VC và tỉnh lỵ An Lộc đã hoàn toàn được giải tỏa. Tầm vóc của trận Bình Long An Lộc tương đương với trận Stalingrad (thời đệ nhị thế chiến 39-45) khi quân Đức quốc xã bao vây quân Liên Xô vào đầu thập niên 40. 
Thật xứng với danh xưng An Lộc Bình Long anh dũng, là trang sử sáng chói của quân dân miền Nam Việt Nam và Quân sử thế giới hiện đại trong thập niên 70 cũng như mãi mãi về sau. 





Kỷ niệm người hồi chánh thứ 200.000 


Ngày 18-02-1973 phát hành bộ tem Kỷ niệm người hồi chánh thứ 200.000 





Chiến thắng Quảng Trị 


Ngày 24-02-1973 phát hành bộ tem Chiến thắng Quảng Trị 

Chiến dịch tái chiếm Cổ thành Quảng Trị (hay Cổ thành Đinh Công Tráng) bắt đầu lúc 19 giờ ngày 28-06-1972 và chấm dứt lúc 12g45 ngày 25-07-1972, 27 ngày chiến trận đối với đối với Sư đoàn Nhảy Dù; từ ngày 08-09-1972 đối với Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến và chấm dứt vào lúc 12g45 ngày 16-09-1972 khi binh sĩ của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến dựng lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa trên cổ thành Quảng Trị. 




Kỷ niệm ngày chiến hữu đồng minh 

Ngày 28-01-1974 phát hành bộ tem Kỷ niệm ngày chiến hữu đồng minh 




Kỷ niệm Hai Bà Trưng 

Ngày 27-02-1974 phát hành bộ tem Kỷ niệm Hai Bà Trưng, vị vua Bà đầu tiên của tộc Việt đã đánh bại đoàn quân xâm lược Tàu phương Bắc. 



Chiến hữu đồng minh in lại giá tiền 





Tem Không Được Phát Hành 





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 21/Jan/2012 lúc 5:14pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Jan/2012 lúc 5:00pm


From : Kim Thanh-Nguyễn Kim Quý



12 giờ Oregon, đêm giao thừa Tết Nhâm Thìn

Tôi ngồi uống rượu một mình,
chờ giây phút linh thiêng, nhiệm mầu mà hai khoảnh khắc thời gian đến gặp nhau, bàn giao. Thêm một bonus coupon nữa của Thượng Đế cho lấy ra xài, tiếc quá . Còn bao nhiêu nữa đây ?
NKQ.
                                                                             
                                           
 
ĐÊM GIAO THỪA KỂ CHUYỆN RƯỢU                  
 Nguyễn Kim Qúy
                                                                                       
1. Danh ngôn của những tay bợm nhậu: "If you drink, you will die. If you don't drink, you will die, too. So, drink and die. And die happy." Nếu anh uống rượu, anh sẽ chết. Nếu anh không uống, anh cũng sẽ chết. Vậy thì, uống đi và chết. Và chết sung chết sướng."

2.   Mỗi lần đi khám physical (sức khỏe thường niên), tôi phải thương lượng với ông bác sĩ Mỹ, như sau: không uống, thì tôi sẽ không ăn được, không ăn được thì tôi sẽ chết, đằng nào cũng chết, sớm hay muộn thôi. Ông mủi lòng, sợ tôi chết thật, mất một thân chủ dễ thương, nên cho phép tôi uống một ly vang trong bữa cơm chiều. Ở nhà, tôi giữ đúng lời ông vì có mỹ nhân cây nhà lá vườn ngồi bên. Ra ngoài, luôn luôn tôi vi phạm chút đỉnh, do bạn bè dụ dỗ.
        Được cái trời thương, tôi tự hào nói, tôi biết cách uống rượu không say (bí kíp này không thể phổ biến free trên DĐ, ít nhất cũng phải vài chai XO), không nói lảm nhảm, không bước đi xiêu vẹo, không về nhà làm khổ vợ con, và càng nói càng vui càng tỉnh, nên được các ông bà bạn thích, tiệc nào cũng mời cho bằng được, có thế giá lắm, nghĩa là có nhiều week end phải "chạy sô", mệt nghỉ. Từ ngày mỹ nhân cây nhà lá vườn có bằng lái xe, tôi thách luôn cả cảnh sát Portland, vốn hắc ám, chuyên môn rình bắt và phạt rất nặng về vụ uống rượu lái xe.
 
3. Lính tráng tụi này, không nhậu thì thôi, mà nhậu thì là từ chết tới bị thương. Bạn bè luôn miệng nói: "Rượu bất khả ép, mà ép thì bất khả từ". Họ không ép, chỉ cầm ly kề miệng, bắt "một hai ba, dzô", không uống không được. Lính tráng cũng có cái triết lý sống của họ. Uống rượu không hẳn để tiêu sầu như các thi sĩ từ Horace đến Lý Bạch đến Baudelaire đến Cao Bá Quát, Tản Đà, mà còn để quên cái chết cận kề.
     Tôi nhớ một chuyện buồn: Mùa hè đỏ lửa 1972, đại đội tôi được tăng phái cho chiến trường Kon Tum. Đêm, trong hầm chỉ huy, tôi và một vài người bạn, trong số có một tiểu đoàn trưởng, Sư đoàn 22, ngồi đánh xập xám và uống rượu quên đời. Uống đi tụi bay, không biết ngày mai còn có dịp ngồi nhậu với nhau nữa không. Sáng hôm sau anh tiểu đoàn trưởng, người nói câu đó, và một bạn khác đã đụng độ nặng, và tử trận.
    
 4. Tôi có một người bạn rất dễ thương, nhưng không biết uống rượu, uống vào 1/4 ly bia thôi là mặt đỏ gay như gà chọi, lái xe về nhà sợ bị mấy ông "bạn dân" dàn chào hỏi thăm. Cho nên anh em tha, không ép uống, nhưng vẫn gọi là "thằng phá mồi". 
       Uống rượu tự nó không xấu. Chỉ tại người uống. Trước 1975, tôi có những ông bạn uống như hũ chìm, mặt lầm lầm lì lì. Nhưng, trái lại, có người sau chừng hai ly vang hay bia, chưa nói tới cognac, bắt đầu nói bậy bạ, ra trước cửa nhà, quỳ xuống lạy anh xích lô, khóc kể thảm thiết, "tôi lạy ông xích lô ơi là ông xích lô, tôi buồn quá, ông có thương tôi không...", v. v... khiến bà vợ xấu hổ quá, lôi cổ vào nhà. Có anh bình thường rất là dễ thương, nhưng có rượu vào, một chút thôi, đã kiếm chuyện cà khịa đá vợ đá con, cãi cọ với bạn bè. Tại Portland, có một anh uống chừng nửa ly Rémy Martin pha coca là bắt đầu to tiếng, nằm sấp giữa phòng, chắp tay lạy mọi người, miệng xin lỗi, xin lỗi, mà không biết lỗi gì. Có anh khác, bình thường không nói một tiếng, nhưng có vài ly vào là khóc sụt sùi, kể chuyện từ đời xửa đời xưa, và những chuyện tình bi đát ngày trước. Cho nên khi có anh tham gia, chúng tôi luôn để sẵn hộp kleenex. Chưa kể những ông uống vào, về nhà “OK thau” (mửa) ... Vì những người như thế mà người ta, nhất là các bà vợ, có thành kiến với những người uống rượu, và với rượu nói chung.
          
5. Rượu và mỹ nhân. Mỹ nhân có khi là vợ mình, có khi chỉ là mỹ nhân giả, một bóng hình trong mộng tưởng hay kỷ niệm. Tùy người đối diện. Riêng tôi, dù ngồi uống một mình, vẫn mơ thấy mỹ nhân (giả) ngồi cạnh.
     Khi chưa có con, mỗi lần tôi uống đều có mỹ nhân cây nhà lá vườn ngồi bên nói chuyện vu vơ. Bây giờ, nàng bỏ mặc tôi với các ông bạn vừa trẻ vừa già. Vừa uống vừa rầm rì kể chuyện đời và đời xưa. Uống rượu mà để vợ dọn dẹp, hầu hạ, không phải là uống rượu theo cung cách thanh tao của cổ nhân, đó là nhậu, hay nhậu nhẹt, đó là dzô dzô, tôi không thích, mặc dù đã quá quen trong đời lính. Tôi lại càng không thích những quán bia ôm, trông dơ dáy (cả nghĩa bóng nghĩa đen), mặc dù cũng đã quá quen những ngày chinh chiến cũ. Bây giờ, không còn gì đẹp hơn, khi trên tay một ly Courvoisier mắt nhìn xuống vườn khuya nghe cây lá khẽ rung mình trong sương lạnh, mà thấy, như Quang Dũng,
 
                            Thoáng hiện em về trong đáy cốc
                            Nói cười như chuyện một đêm mơ. 
 
    Thế đấy. Lãng mạn làm người ta trẻ mãi, sống dai.  
                           
6. Tại một đơn vị BB nọ, có một anh Trung sĩ hễ uống hai lon bia vào là bắt đầu cà khịa với mọi người, lôi cha lôi mẹ thiên hạ ra mà chửi. Ai cũng bất mãn, nhưng khuyên nhau: “Thôi kệ, chú ấy say, chấp làm gì.”
Được thể, một hôm, y quen tật, mang cha mẹ của một hạ sĩ mới đổi về, mà y ghét, ra nhục mạ. Anh hạ sĩ bèn túm cổ áo y, dí vô tường, đấm túi bụi vào mặt, chảy máu mũi:
   - ĐM, sao mi say mà khôn quá vậy? Mi say, mà chỉ lôi cha mẹ người ta ra chửi, sao không lôi cái thằng cha và con đ… mẹ của mi ra mà chửi, hả hả hả hả hả hả hả hả hả hả?
    Mỗi cái “hả” là một quả đấm thôi sơn. Từ đó, y vẫn say, nhưng hết chửi ai nữa.
 
 7. Tại đơn vị tôi, ở Qui Nhơn, có chuẩn úy tên X., mới ra trường Thủ Đức, tính tình phách lối, ngựa non háu đá, coi thiên hạ, kể cả ông đại úy đơn vị trưởng, như cỏ rác, cá mè một lứa. Ông đại úy, thuộc loại chịu chơi, nhưng khi Tarzan nổi giận vẫn rút súng pằng pằng như cao bồi thứ thiệt. Ông bực lắm, nhưng vẫn gọi X. lên văn phòng ôn tồn khuyên nhủ mãi, mà chứng nào tật nấy. Một bữa nọ, trong khi lai rai ba sợi tại câu lạc bộ đơn vị, X. lôi các sĩ quan đồng đội và cả ông đại úy ra chửi đổng. Ông đại úy nghe được, kéo X. ra sân, tự cởi áo trận có thêu ba hoa mai đen, giựt phăng cái lon chuẩn úy của X. ném xuống đất, rút súng Colt, lên đạn và quăng cho anh ta, rồi hét lên:
   - Tao cho mày bắn trước. Mày bắn trật là chết với tao. Tao đã lột lon của tao rồi, bây giờ tao với mày ngang hàng, đừng nói tao ăn hiếp mày. Bắn đi.
   Anh chuẩn úy, say quá, cũng nhắm ông đại úy bóp cò đại, nhưng trật. Ông bèn sấn tới, bóp cổ, nện cho anh ta một trận. Anh ta cũng đánh trả lại vài quả, cho đến lúc chịu không nổi, ngả quị xuống.
    Xong việc, ông đại úy gọi lính khiêng X. vào bệnh xá, dặn y tá chăm sóc anh ta kỹ lưỡng.
 
8.  Mười lăm năm trước, tại San José, thằng em họ của tôi, tên S., sau một buổi tiệc, say quá, lái xe về nhà, đâm luôn vào đuôi xe cảnh sát đang đậu chớp đèn.
     Xuống xe, còn lè nhè, cự nự: “Thằng nào đậu chận xe tao?”. Đến khi bị cảnh sát bắt nhảy cò cò, té quay lơ, và bị còng tay, chở về bót, S. vẫn chưa chịu tỉnh rượu.
     Bị phạt $1,000 về tội uống rượu mà lái xe, phá hoại công xa, $1,000 tiền gò lại đuôi xe cảnh sát, một năm giam bằng lái, ba tháng học lớp cai rượu, sáu tháng đi châm cứu (tiếng lóng: lượm rác) trên xa lộ. Về nhà, bị vợ mắng: “Cho ông chừa, tui nói rồi.”
     Bây giờ, sau nhiều năm được gặp lại, S. giác ngộ thấy rõ: dù bị ép uống cách mấy, hắn cũng lắc đầu:
     - Em thèm lắm, nhưng ớn con vợ em quá!
 
9.  Tại Oregon, tôi có một người quen, chưa hẳn là bạn, có một tật lạ: hễ muốn chửi ai là tổ chức một bữa tiệc (rượu) nhỏ tại gia, lựa chọn “nạn nhân” và một số “nhân chứng” mời đến nhậu. Riết rồi, ai cũng sợ khi được mời, mà được mời ai cũng đi, vì tò mò muốn biết ai là victim of the night và chứng kiến một màn kịch vui.
       Một lần, sau hai ly cognac pha với soda, anh ta giả vờ say, gây chiến với một “nạn nhân” chấm trước. Anh này nổi tiếng nóng tánh còn hơn Trương Phi. Cuộc đấu khẩu đến hồi dữ dội, các “nhân chứng” không ai can nổi. Tiếng Đức xổ ra rào rào. “Nạn nhân”, giận quá, đứng lên, hất đổ bàn ăn, ly chén vỡ ngổn ngang trên sàn gỗ, đập luôn chai rượu, bỏ về, kèm theo câu chửi thề:
- Tiên sư bố mày, cho mày chừa cái thói lưu manh mời ăn, rồi mượn rượu chửi người.
       Sau đó, tôi chờ mãi đến phiên làm “nạn nhân”, mà chẳng nghe y gọi. Hỏi ra mới biết y chừa thật. Vì lỗ vốn: vừa phải sắm lại chén đĩa, vừa mất toi chai XO, vừa dọn dẹp, lau rửa sàn nhà, vừa bị vợ phạt bắt ngủ sofa vô hạn kỳ. Dại gì.
 
10.   Nhân nói vui về rượu, tôi cũng xin đặt một vấn đề văn chương nghiêm chỉnh mà bấy lâu cứ ấm ức mãi nhưng quên mãi. Trong văn chương ta, nhiều người lấy tên anh Kinh Kha người nước Vệ bên Tàu để chỉ những tráng sĩ vì chí lớn liều thân, một lần đi không trở lại, v.v... Thi sĩ lớn Vũ Hoàng Chương cũng làm nguyên một bài thơ ca tụng anh này, khiến cho các ông thi sĩ nhỏ bắt chước ca ngợi theo rối rít. Tuy nhiên, nếu đọc lại giai thoại Kinh Kha trong sách Tàu, người ta thấy anh ta chỉ là một tên giết mướn (hitman), chả có lý tưởng chi ráo, gặp thái tử Đan nước Yên đãi rượu thịt ê hề thì nhận đi làm thích khách. Trước khi Kinh Kha ra đi, cả hai còn tàn ác hơn nữa là kẻ chặt người nhận bàn tay của một ái thiếp (?) của thái tử. Nhậu đã đời rồi Kinh Kha xách thanh chủy thủ có tẩm thuốc độc, ra đến bờ sông Dịch, ngâm câu thơ nổi tiếng, đại khái “tráng sĩ một đi không trở lại”, rồi tiếp tục lên đường mưu giết Tần Thủy Hoàng (221-210 TCN). Đâm trật, tôi nghĩ vì say quá, lạng quạng, chứ không phải vì kiếm thuật kém. Rồi lại để vệ sĩ của Tần vương đến bắt trói và giết, mà không biết dốc ngược lưỡi kiếm vào cổ mình. Tráng sĩ ở chỗ nào?
 
       Trong khi đó anh hùng Phạm Hồng Thái của ta vào một khách sạn, thành phố Sa Điện, Quảng Châu, cho nổ bom giết toàn quyền Merlin, ngày 19/6/1024. Merlin không chết, người anh hùng bị vây khốn, đã nhảy xuống Châu giang tự vẫn, lúc ấy mới 23 tuổi. Một lần đi không trở lại. Ai hơn ai? Ông được chính phủ Trung Hoa chôn cất trong nghĩa trang Hoàng Hoa Cương, dưới chân đồi Bạch Vân, dành cho các anh hùng liệt sĩ Tàu. Còn ta? Chừng nào thì những ông thi sĩ Việt Nam thôi ca tụng Kinh Kha và thay vào đó là tên của Phạm Hồng Thái? Hay "bụt nhà" cứ mãi mãi "không thiêng"?
 
11. Những bài thơ về rượu
 
a) Lương Châu Từ

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

                             Vương Hàn

Khúc Tạ Từ Ở Lương Châu

Rượu bồ đào đựng trong chén dạ quang
Toan uống, tiếng đàn đã giục giã lên đường
Ta nằm say nơi sa trường bạn chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về?
                                               Anne Nguyễn

b) Ẩm Tửu Khán Mẫu Đơn

Kim nhật hoa tiền ẩm
Cam tâm tuý sổ bôi
Đãn sầu hoa hữu ngữ:
Bất vị lão nhân khai

                                         Lưu Vũ Tích

Uống Rượu Ngắm Hoa

Nhấp rượu cùng ngắm hoa
Đôi chén say thỏa lòng
Chỉ ngại hoa thỏ thẻ:
Chẳng nở vì lão đâu
                                       Anne Nguyễn
 
 
c) Tương tiến tửu
 
Ngũ hoa mã,
Thiên kim cừu
Hô nhi tương xuất hoán mỹ tửu  
Dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu
                                        
                                    Lý Bạch


 
Ngựa năm sắc,
Áo ngàn vàng  
Hãy bảo nhau lấy ra đổi rượu ngon/
Để ta cùng các bạn diệt tan nỗi sầu
                      
                                Nguyễn Danh Đạt dịch, (trong Bình & Chú giải 100 bài thơ
                                Đường hay nhất , NXB
Văn Nghệ, TP/HCM, 1998, t.78)                                                                       

d) Đời Vắng Em Rồi Say Với Ai

Sóng dậy đìu hiu biển dấy sầu,
Lênh đênh thương nhớ dạt trời Âu.
Thôi rồi, tay nắm tay lần cuối,
Chia nẻo giang hồ vĩnh biệt nhau.

Trai lỡ phong vân gái lỡ tình,
Này đêm tri ngộ xót điêu linh,
Niềm quê sực thức lòng quan ải,
Giây lát dừng chân cuộc viễn trình

Tóc xoã tơ vàng nệm gối nhung
Đây chiều hương ngát lá hoa dung,
Sóng đôi kề ngọn đèn hư ảo,
Mơ kiếp nào xưa đã vợ chồng.

Quán rượu liền đêm chuốc đắng cay.
Buồn mưa, trăng lạnh: nắng, hoa gầy
Nắng mưa đã trải tình nhân thế
Lưu lạc sầu chung một hướng say.

Gặp gỡ chừng như truyện Liêu Trai.
Ra đi chẳng hứa một ngày mai.
Em ơi! lửa tắt bình khô rượu,
Đời vắng em rồi say với ai?

Phương Âu mờ mịt lối quê Nàng
Trăng nước âm thầm vạn dặm tang
Ghé bến nào đây, người hải ngoại
Chiều sương mặt bể có mơ màng?

Tuyết xuống phương nào, lạnh lắm không?
Mà đây lòng trắng một mùa đông
Tương tư nổi đuốc thâu canh đợi,
Thoảng gió… trà mi động mấy bông
                                     
 
Vũ Hoàng Chương


e) Le Vin des Amants
    Rượu của tình nhân

Aujourd’hui l’espace est spendide!                                                                                                
Sans mors, sans épérons, sans bride,                                                                                          
Partons à cheval sur le vin                                                                                                                   
Pour un ciel féerique et divin !

Comme deux anges que torture                                                                                                            
Une implacable calenture,                                                                                                           
Dans le bleu ciel cristal du matin                                                                                                 
Suivons le mirage lointain !

Mollement balancés sur l’aile                                                                                                        
Du tourbillon intelligent,                                                                                                                 
Dans un désir parallèle,

Ma sœur, côte à côte nageant,                                                                                                         
Nous fuirons sans repos ni trêves                                                                                                                  
Vers le paradis de mes rêves !
                                               
  Baudelaire (trong Les Fleurs du Mal)
 
 

NKQ





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Feb/2012 lúc 11:01pm
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Feb/2012 lúc 6:17am
NGƯỜI ĐẸP SAIGON THẬP NIÊN 60-70
http://www.youtube.com/watch?feature=player_popout&v=rUWu5CX3xqg
 
    photo
    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    mykieu
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 10/Jun/2009
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 3471
    Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/Feb/2012 lúc 10:58pm


     Xem những video của V.N một thời xa xưa
    (tài liệu rất quý...)



    Gửi người Saigon cũ để nhớ những kỹ niệm không bao giờ phai !
     
    http://saigon.vietnam.free.fr/saigon-video.php











    Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 29/Feb/2012 lúc 11:00pm
    mk
    IP IP Logged
    lo cong
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 30/Oct/2007
    Đến từ: Canada
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 2596
    Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 29/Feb/2012 lúc 11:46pm
     
     
     
    Mykieu ơi,
     
    Những tài liệu nầy thật quý.
    Cám ơn mykieu nhiều lắm nha.


    Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 29/Feb/2012 lúc 11:48pm
    Lộ Công Mười Lăm
    IP IP Logged
    mykieu
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 10/Jun/2009
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 3471
    Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Mar/2012 lúc 8:01pm










    mk
    IP IP Logged
    << phần trước Trang  of 9 phần sau >>
    Gởi trả lời Gởi bài mới
    Bản in ra Bản in ra

    Chuyển nhanh đến
    Bạn không được quyền gởi bài mới
    Bạn không được quyền gởi bài trả lời
    Bạn không được quyền xoá bài gởi
    Bạn không được quyền sửa lại bài
    Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
    Bạn không được quyền cho điểm đề tài

    Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
    Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

    This page was generated in 0.215 seconds.