Người gởi |
Nội dung |
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Chủ đề: HẾT BIẾT NỔi !!! Gởi ngày: 01/Feb/2010 lúc 3:27pm |
KHÔNG THỂ HIỂU NỔI "NGƯỜI LỚN" !!! mk
Bé gái 5 tuổi nguy kịch vì nhảy từ tầng 3
Bé gái 5 tuổi nguy kịch vì nhảy từ tầng 3
Trót
khóa trái cửa khi ra chơi ngoài lan can lầu 2, bé gái ở TP HCM được
những người hàng xóm giải cứu bằng cách lót đệm dưới đất rồi bảo em
nhảy xuống. Cú phi thân bất thành đã khiến bé bị chấn thương đầu và gãy
chân.
Tại Bệnh viện Bệnh viện Nhi đồng 2, ngoài nhiều vết trầy trên mặt, nạn nhân được xác định gãy cả hai chân và chấn thương sọ não.
Ông
của em bé cho biết, khoảng một tuần trước, lúc bố mẹ vắng nhà, bé ra
hành lang lầu 2 chơi rồi táy máy bóp ổ khóa cửa. Ông không thể để đưa
cháu vào nhà được, đành cầu cứu hàng xóm giúp.
Thay vì đưa
thang đến giải cứu hoặc phá cửa từ phía trong, một số người lại mang
nệm chất dưới đường rồi thuyết phục bé nhảy xuống đệm. Tuy nhiên vừa
chạm tấm nệm, người em lại bị tung lên cao rồi văng ra ngoài.
Sáng
nay tại bệnh viện, em bé vẫn đang được theo dõi kỹ sức khỏe. Theo các
bác sĩ, tình hình sức khỏe của bệnh nhi đang tiến triển theo chiều
hướng tốt.
Phương Nghi
http://vn.news.yahoo.com/vne/20100201/ten-be-gai-5-tuoi-nguy-kich-vi-nhay-tu-t-7143884.html
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Feb/2010 lúc 7:38pm
|
mk
|
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 16/Jul/2010 lúc 6:08pm |
KHÔNG THỂ HIỂU NỔI CÁCH LÀM VIỆC VÔ TRÁCH NHIỆM THẾ NÀY !!!
MK
Người và xe máy lọt xuống hố công trình giữa đường
VnExpress - Thứ Sáu, 16/7
Rạng sáng nay, một thanh niên chở người mẹ đi trên đường Huỳnh Tấn Phát, khi gần tới đoạn giao với Nguyễn Văn Linh ( TP HCM) bất ngờ lọt cả người và xe xuống hố công trình đầy nước, sâu khoảng 2m.
Nạn nhân là anh Lương Hoàng Phi (25 tuổi, huyện Nhà Bè, TP HCM) cho biết, khoảng 3h sáng, anh chở mẹ đi trên đường Huỳnh Tấn Phát hướng từ quận 7 về Nhà Bè. Khi đến đoạn đường bị ngập nước, hố công trình không có rào chắn cảnh báo nên anh đã lao thẳng vào hố. Mẹ anh nằm trên miệng hố, còn anh và xe chìm dưới nước.
"May lúc đó có 2 anh xe ôm đứng chờ khách ở trước cổng khu công nghiệp nghe thấy tiếng kêu cứu chạy ra kéo con tôi lên, nếu không thì bây giờ không biết chuyện gì đã xảy ra", bà Oanh (mẹ anh Phi) bàng hoàng kể lại.
Anh Phi cho biết, ngoài chiếc xe còn nằm dưới hố sâu thì còn ví tiền và nhiều giấy tờ tùy thân cũng rơi phía dưới.
Tại hiện trường sáng nay, chiếc hố khoảng 6 m2 đầy nước nằm giữa đường, không có rào chắn, biển cảnh báo. Theo người dân, công trình này đã làm vài tháng nay. Sau cơn mưa chiều qua, đoạn đường ngập nước. Trước khi anh Phi và xe máy bị lọt xuống dưới thì đã có gần chục trường hợp chạy qua bị té ngã.
An Nhơn
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 03/Aug/2010 lúc 8:06pm |
Muốn tắm biển phải xin
Thanh Niên Online - Thứ Ba, 3/8
Mang tiếng đi chơi biển Mũi Né, Phú Quốc, Quảng Nam... nhưng nhiều đoàn khách phải tắm biển “ké” ở các bãi biển của một số khách sạn, resort. Không thể tìm ra bãi tắm đẹp ở những nơi này, vì tất cả đều đã có chủ.
Thuê bãi tắm
Sân của khách sạn Q.H ở Phú Quốc mỗi buổi chiều thường có 1 - 2 chiếc ô tô đậu ở đó để khách xuống tắm biển. Tắm xong, khách cứ mặc nguyên đồ ướt lên xe để về khách sạn tắm lại bằng nước ngọt vì chỗ tắm biển chỉ là tắm nhờ. Bãi tắm thị trấn Dương Đông chỗ gần resort Sài Gòn - Phú Quốc rất đẹp, nằm ở trung tâm nhưng không còn chỗ cho du khách tự do tắm biển. Bãi biển ở đây đã thuộc về chủ đầu tư các dự án, các khách sạn, resort. Nhiều nơi, tường rào tôn bịt kín mặt biển.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành ở TP.HCM đã lên tiếng về hiện tượng này. Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Lửa Việt bức xúc: "Đã nhiều trường hợp khách không đặt được phòng nghỉ ở các khách sạn sát bãi biển, đành phải đi thuê lại bãi tắm của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, rất nhiều bãi tắm của các resort có sao không cho khách bên ngoài vào. Hầu hết các bãi biển đẹp hiện nay đều hành xử như vậy.
Điều đó không xảy ra ở nhiều nước có cạnh tranh du lịch với ta, như Campuchia, Thái Lan... Bãi biển Sihanouk Ville của Campuchia là một ví dụ. Chỉ khoảng 1 km bờ biển là của chủ đầu tư, còn phần lớn để cho dân kinh doanh ghế nằm, nước ngọt, giữ đồ đạc cho khách tắm biển. Ở Phuket, Thái Lan, cũng tương tự, không có chuyện bãi biển bị rào lại”. Ông Mỹ cho rằng, Nhà nước chỉ cấp đất bên bãi biển cho các nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chứ không cấp bãi biển cho họ. Bãi biển là của chung, điều này ai cũng biết nhưng các nhà đầu tư lợi dụng việc đó để chiếm dụng bãi biển rồi dần biến nó thành của riêng doanh nghiệp là không được.
Không chỉ có du khách, ngay cả người dân vùng biển muốn tắm cũng phải xin phép.
Mất đường ra biển
Với hơn 40 dự án du lịch đã và đang được triển khai và hàng trăm ha đất ven biển bị thu hồi để giao cho nhà đầu tư khai thác, nhiều khu vực, người dân Đà Nẵng không còn đường để ra biển đánh cá hoặc vui đùa.
Giữa tháng 4 vừa rồi, hàng trăm người dân P.Xuân Hà (Q.Thanh Khê) đã tập trung tại khu vực biển đường Nguyễn Tất Thành phản đối đơn vị thi công san lấp biển thuộc dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước (do Công ty Daewon - Hàn Quốc làm chủ đầu tư trên diện tích rộng hơn 200 ha) bởi việc san lấp, dựng hàng rào che chắn công trình đã khiến ngư dân mất đường ra biển, còn nếu đi vòng thì khá xa.
Ở một vài bãi tắm như Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê hay Mỹ Đa Đông, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng thành khu vực tắm biển văn minh lịch sự, tạo ấn tượng đẹp với du khách. Thế nhưng các dự án ven biển nằm ở hai phường Khuê Mỹ và Hòa Hải (Q.Ngũ Hành Sơn) thì lại trong tình trạng chủ yếu cấp cho các nhà đầu tư, chỉ chừa chút đường cho dân xuống biển, chỉ có hai khu vực được quy hoạch làm bãi tắm công cộng.
Đây cũng là tình trạng của Mũi Né - Phan Thiết. Ông Trần Thinh, nguyên Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch Bình Thuận thừa nhận: "Quy hoạch Mũi Né - Phan Thiết trước đây có đường xương cá xuống biển, lấy đường ĐT 706 là trục chính. Nhưng không hiểu sao đến giờ lại không có con đường nào xuống biển. Không có chủ trương khóa mặt tiền biển bao giờ cả. Chúng tôi quy hoạch phải chừa ra 100m ven biển cho du khách và dân cùng được xuống biển. Nhưng bây giờ nhiều doanh nghiệp du lịch tự bảo vệ và làm sạch bãi biển, dân ít đến tắm, nên nhiều người cứ tưởng biển là của riêng họ ”.
Về lý thuyết, không có bãi biển nào là của các nhà đầu tư. Nhưng sự thật là tất cả những resort mọc lên ở Mũi Né,
Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Nam, Nha Trang... đều coi bãi biển là của riêng mình. Họ tự quản lý và khai thác cho hoạt động kinh doanh mà không mất tiền mua.
Cách biển mấy bước chân mà không thể xuống tắm
Tôi rất đồng tình với cách đặt vấn đề của Báo Thanh Niên. Nói thật là tôi ngày càng thấy buồn trước tình cảnh “xẻ thịt”, “cát cứ” ở các bãi biển nước ta. Đúng là tỉnh nào giờ cũng có resort mọc sát biển, được xây dựng trên các bãi biển xinh đẹp, từ Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu, nhưng không có nơi nào lại cho phép phát triển các khu resort, khu du lịch - nghỉ dưỡng ven biển như khu vực Mũi Né - Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận). Khác hẳn những năm 90 khi chúng tôi đã được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hữu tình, tuyệt đẹp của thiên nhiên nơi đây, một bên là biển xanh, bên là đồi cát trắng chạy dài tít tắp, và chạy dọc theo bờ biển là những bãi đá, những rặng dừa xanh mát...
Đi bộ mấy cây số chúng tôi không tài nào tìm được đường xuống biển (bởi con đường ngắn nhất, nhanh nhất đều phải đi qua cổng các resort). Bần thần đứng bên đường, James Phan, anh bạn từ Úc trở về nói với giọng buồn buồn: “Mình cách biển có mấy bước chân mà không thể xuống! Không hiểu dân nghèo kiếm đâu ra tiền để vào các khu resort này mà xuống tắm biển, biển của quê hương mình”.
Danny Hoang (Việt kiều Úc)
Muốn tắm phải trả phí
Ông Phạm Văn Dũng, người dân sinh sống gần 30 năm ở TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận): “Bãi biển Bình Sơn - Ninh Chữ từ thị trấn Khánh Hải (H.Ninh Hải) đến TP Phan Rang - Tháp Chàm rất đẹp. Nằm dọc bờ biển là một rừng phi lao xanh tốt, nơi để cho người dân tắm biển nghỉ ngơi, thư giãn. Sau khi được tỉnh cấp phép cho các chủ đầu tư xây dựng khách sạn, khu resort thì hàng cây này thuộc về các chủ đầu tư”. Ông Dũng dẫn chứng, gần 200 ngàn người dân ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và thị trấn Khánh Hải (H.Ninh Hải), hiện giờ chỉ còn duy nhất bãi tắm công cộng Bình Sơn nhỏ hẹp. Có nơi, trước đây là bãi tắm công cộng, nhưng hiện giờ đã có chủ, muốn vào tắm phải mua vé. Cụ thể là khu bãi tắm Ninh Chữ do Công ty CP du lịch Sài Gòn - Ninh Chữ quản lý. Du khách hoặc người dân muốn xuống bãi tắm, phải mất 10 ngàn đồng tiền vé.
Thiện Nhân (ghi)
Ở đảo mà thật khó tắm biển
“Chúng tôi là người dân sống lâu đời ở đây, bây giờ muốn đi tắm biển cũng không có chỗ nào đi vì từ trên đường cho tới biển đều bít kín với các khu nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng. Tôi thấy huyện có thông báo là mở mấy con đường xương cá để làm đường công cộng cho người dân đi xuống biển, nhưng đến nay lâu quá vẫn chưa thấy”.
Ông Huỳnh Văn Em(số 141, tổ 8, KP 7, thị trấn Dương Đông, H.Phú Quốc, Kiên Giang)
Giang Sơn (ghi)
|
N.T.Tâm - Thanh Trường - Q.Hà
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 03/Aug/2010 lúc 8:06pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 03/Aug/2010 lúc 11:07pm |
Đây không phải là lần đầu bảo vệ và nhân viên quán cơm Minh Đức này hành hung thực khách.
Có lẽ pháp luật không nghiêm minh nên dù báo chí và dư luận lên án, chủ quán và Cty bảo vệ vẫn ung dung tự tại.
Hy vọng lần "ngông nghênh" này là.... lần cuối cùng !?!?!?
Quán này gấn nhà mk , nhưng không bao giờ mk dám... ghé vào !
mk
*******************
Một Việt kiều bị bảo vệ quán cơm đánh dã man
Ngày gửi: Thứ bảy, 10:03, 31/7/2010
Vào quán ăn cơm xong trở ra lấy xe, một người đàn ông đã bị bảo vệ đánh hội đồng đến trọng thương.
Náo loạn đã xảy ra vào lúc 19h30 ngày 30/7 tại trước quán cơm Minh Đức, số 35 Tôn Thất Tùng (phường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM).
Nhiều nhân chứng cho biết, một số bảo vệ có trang bị công cụ hỗ trợ (roi điện) đã đánh gục một người đàn ông ngay tại bãi xe của quán cơm.
|
Ông Ngai được cấp cứu tại Bệnh viện Sài Gòn. |
Nạn nhân được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn trong tình trạng chấn thương khắp mình mẩy.
Nhiều người dân cư ngụ gần đó và người đi đường đã tụ tập rất đông bày tỏ bức xúc và phẫn nộ trước hành động đánh người dã man của bảo vệ.
|
Anh Thuận cũng bị đánh tét đầu. |
Tại khoa cấp cứu bệnh viện, ông Lê Văn Ngai (60 tuổi Việt kiều từ Hà Lan về Việt Nam đầu tư kinh doanh) tạm trú tại phường Tân Hưng Q.7 là nạn nhân trong vụ việc cho biết: “Sau khi vào quán Minh Đức ăn cơm xong tôi ra bãi lấy xe. Đưa thẻ xe cho một bảo vệ, tôi rất ngỡ ngàng khi nhận được câu trả lời hết sức vô lễ từ một nhân viên: “Mày sang bên kia lấy xe”.
Nhận thấy câu nói trịch thượng này không thể thốt ra từ cửa miệng một nhân viên bảo vệ, tôi đã phản ứng và ngay lập tức bị một trận đòn tới tấp. Có khoảng 4-5 bảo vệ dùng rọi điện, dùi cui đánh túi bụi vào người tôi cho đến khi tôi đổ gục xuống”.
Ông Ngai cho biết thêm, sau đó một xe du lịch trờ tới. 7 bảo vệ mặc sắc phục cầm roi điện trên tay xuống xe tiếp tục đánh ông và những người có ý định can ngăn.
Rất may cùng lúc có sự xuất hiện của Cảnh sát 113 và dân phòng phường nên vụ việc được chấm dứt và hậu quả nạn nhân phải đi cấp cứu.
Cùng đi với ông Ngai vào cấp cứu có anh Huỳnh Ngọc Thuận (29 tuổi ngụ Bến Tre). Anh Thuận là người quen với ông Ngai hay tin chạy đến cũng bị đánh tét đầu.
|
Hỗn loạn trước quán cơm Minh Đức phải nhờ đến sự can thiệp của Cảnh sát 113. |
Một trong những nhân chứng (đề nghị không nêu tên) cư ngụ cạnh quán cơm Minh Đức được mời về công an phường thuật lại chính ông là người chứng kiến có 3 bảo vệ cầm roi điện đấm đá túi bụi vào nạn nhân cho đến khi đổ gục xuống.
Sau khi gượng dậy, nạn nhân gọi điện thoại và phân trần với những người chung quanh thì lập tức tiếp tục bị 7 bảo vệ đi xe du lịch đến đánh
Một trong số bảo vệ này đã hùng hổ lớn tiếng đòi đánh tất cả những ai muốn can thiệp vào vụ việc.
5 bảo vệ được mời về công an phường Phạm Ngũ Lão để lấy lời khai.
Tại công an phường, bà Phùng Anh Tú, quản lý quán cơm Minh Đức cho biết quán có hợp đồng với Công ty bảo vệ Motor Thành Công thuê 6 bảo vệ để phục vụ giữ xe.
Sau khi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, ông Ngai đã được chuyển về Bệnh viện Pháp Việt để tiếp tục điều trị vết thương.
Được biết đây là lần thứ 2 xảy ra xô xát tại quán cơm Minh Đức. Ngày 18/1/2007, tham tán sứ quán Việt Nam tại Campuchia và phu nhân đã bị nhân viên quán cơm hành hung phải nhập viện.
Theo VietNamNet
Việt Báo Thứ Hai, 8/2/2010, 12:00:00 AM
Việt Kiều Về SG Kinh Doanh Bị Bảo Vệ Bao Vây, Đánh Gục
SÀI GÒN (VB) -- Chuyện xảy ra ngay giữa Sài Gòn, ngay trung tâm quận 1: chỉ vì một câu nói bất bình, một Việt Kiều đã bị cả nhóm bảo vệ tiệm cơm vây đánh thê thảm. Không chỉ 6 nhân viên bảo vệ dùng vũ khí vây đánh 1 Việt Kiều 60 tuổi, một xe chở thêm một nhóm bảo vệ tới hỗ trợ, truy đuổi, đánh, đá Việt Kiều... Khi cảnh sát tới thì Việt Kiều này mới được chở đi cấp cứu. Báo Pháp Luật đăng bản tin từ báo SGGP, bản tin nhan đề “Một Việt kiều bị đánh dã man trước quán cơm Minh Đức,” viết rằng vào lúc 19 giờ 30 ngày 30-7, ông Lê Văn Ngai (60 tuổi là Việt kiều Hà Lan về đầu tư kinh doanh tại Việt Nam) bị một nhóm bảo vệ đánh dã man trước quán cơm Minh Đức, số 35 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP Sài Gòn. Bản tin báo Pháp Luật viết: “Theo những người chứng kiến, ông Ngai đã bị một nhóm 6 nhân viên bảo vệ của Công ty dịch vụ bảo vệ-vệ sĩ Mô tô Thành Công dùng dùi cui, roi chích điện đánh tới tấp ngay tại bãi giữ xe của quán cơm Minh Đức. Ông Ngai chạy ngược vào quán Minh Đức để tránh những trận đòn chí tử liền bị bảo vệ rượt theo, đòi lấy điện thoại của người đàn ông này. Tiếp đó, một nhóm bảo vệ cùng mặc đồng phục xanh đi trên xe du lịch bảy chỗ được công ty điều động tới hỗ trợ. Nhóm bảo vệ này nhảy xuống xe cùng truy đuổi đánh, đá người đàn ông này. Thấy cảnh đánh người quá dã man, anh Huỳnh Ngọc Thuận làm gần đó đến góp ý “Vì sao đánh người ta dữ vậy”. Tức thì, các bảo vệ này quay sang đấm đá túi bụi, đánh làm tét một đường trên đầu anh Thuận. Một số bảo vệ khác cầm roi điện chích vào người làm anh tê cứng. Khi cảnh sát 113 có mặt, hai người này mới được giải cứu và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Sài Gòn. Sau đó, ông Ngai đã chuyển sang bệnh viện Pháp Việt. Theo nạn nhân Lê Văn Ngai, sau khi ăn cơm tại quán cơm Minh Đức, ông Ngai đưa vé giữ xe nhờ lực lượng bảo vệ lấy xe giúp ông. Bảo vệ nói “Qua đường mà lấy xe”. Ông Ngai phản ứng bảo: “Bảo vệ gì nói chuyện kỳ vậy?”, nhưng rồi ông cũng qua đường lấy xe. Khi vừa tra chìa khóa vào xe thì bị các bảo vệ xúm vào nện ông. Bà Phùng Anh Tú-quản lý quán cơm Minh Đức cho biết, lúc xảy ra vụ việc thì bà đang nghỉ ngơi trên lầu không hay biết. Theo hợp đồng dịch vụ bảo vệ, quán cơm Minh Đức chỉ thuê Công ty bảo vệ Mô tô Thành Công bảo vệ giữ xe và giữ trật tự từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối với giá 22,9 triệu đồng/tháng. Hiện Công an phường Phạm Ngũ Lão đang tạm giữ 5 bảo vệ để lấy lời khai xử lý theo quy định.” Theo lời một doanh nhân ở Quận Cam, thường xuyên thăm khu vực Phạm Ngũ Lão, nói chuyện này có vẻ lạ, vì không chỉ một câu nói đơn giản mà có thể bị bảo vệ đánh, lại kêu thêm bảo vệ từ công ty tới đánh tiếp, trừ phi câu nói naỳ đụng chạm tới ông Hồ hay chỉ trích Đảng CSVN. Bởi vì, thực tế các công ty bảo vệ đều là các phe cánh công an ra kinh doanh, vì chỉ công an mới làm bảo vệ nổi, để kình chống bọn trộm cướp. Và công an khi cho bảo vệ hơn 10 người ra đánh Việt Kiều thường là có chỉ thị đặc biệt. |
Bảo vệ quán cơm Minh Đức (TP.HCM)
hành hung thực khách:
Báo động về chất lượng vệ sĩ
Thanh Niên Online - cách đây 2 giờ 52 phút
Bảo vệ quán cơm Minh Đức (TP.HCM) hành hung thực khách: Báo động về chất lượng vệ sĩ
Liên quan đến vụ bảo vệ quán cơm Minh Đức hành xử côn đồ với khách hàng, hôm qua, ông Lê Văn Kính, nguyên thiếu tướng Bộ Tư lệnh cảnh vệ (Bộ Công an), Trưởng ban vận động thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ VN, đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên.
Ông Kính bức xúc: “Nếu theo thông tin trên báo chí, tôi thấy hành động của nhân viên bảo vệ quán cơm Minh Đức đối với khách hàng đã vượt quá mức độ tự vệ chính đáng, thậm chí là mang tính chất côn đồ, thể hiện ở việc tấn công đối tượng khi không còn khả năng tự vệ, với số đông và bằng công cụ hỗ trợ. Có thể thấy, hành vi như vậy là vượt quá vai trò, chức năng nhiệm vụ của một nhân viên đối với mục tiêu cần bảo vệ và hoàn toàn xứng đáng bị xử lý trước pháp luật”.
“Vì số lượng tăng dẫn tới nhân sự khan hiếm, đầu vào tất yếu sẽ bị hạ thấp tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, một số công ty mới thành lập, thiếu tài chính, chưa có một quy trình huấn luyện, đào tạo chuẩn, nên xảy ra hiện tượng nhân viên bảo vệ có khi chỉ qua huấn luyện 1 tuần đã đi làm nhiệm vụ”.
* Có gần 700 công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ và số lượng này dự báo còn tăng lên trong thời gian tới, theo ông nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng bùng nổ này?
- Đó là thực tế phản ánh nhu cầu của xã hội. Khi Công ty Long Hải được thí nghiệm thành lập và sau đó hàng loạt công ty khác ra đời theo Luật Doanh nghiệp, nó giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giữ gìn trật tự xã hội như một cánh tay nối dài của công an cơ sở, làm cho các công ty, doanh nhân và các đối tượng khác có nhu cầu cần bảo vệ cảm thấy yên tâm. Như vậy, chúng ta đã tuân theo quy luật cung cầu của thị trường.
* Nhưng số lượng công ty dịch vụ bảo vệ tăng không đồng hành với chất lượng dịch vụ gia tăng, ông giải thích vấn đề này như thế nào?
Theo Thông tư 45/2009/TT-BCA về kinh doanh dịch vụ bảo vệ, trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện các hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn bị thu hồi giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 3 tháng, 6 tháng hoặc không thời hạn.
- Đúng là còn nhiều nhược điểm. Hiện tại, Chính phủ đã có Nghị định 52 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Bộ Công an cũng ban hành Thông tư 45 để hướng dẫn thực hiện nghị định. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận là nhiều công ty còn chưa chuyên nghiệp hóa, khiếm khuyết trong khâu tuyển dụng, thiếu một chương trình huấn luyện, đào tạo thống nhất, có quy chuẩn, và vì là thương trường nên chắc chắn nảy sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
Ví dụ trước đây người ta tuyển nhân viên trong lứa tuổi 22-35, tốt nghiệp lớp 12, lý lịch rõ ràng, ưu tiên cho bộ đội hoặc công an nghĩa vụ xuất ngũ, giáo trình huấn luyện chặt chẽ, cơ bản trong 2 tháng hay 500 tiết học liên tục. Nhưng vì số lượng tăng dẫn tới nhân sự khan hiếm, đầu vào tất yếu sẽ bị hạ thấp tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, một số công ty mới thành lập, thiếu tài chính, chưa có một quy trình huấn luyện, đào tạo chuẩn, nên xảy ra hiện tượng nhân viên bảo vệ có khi chỉ qua huấn luyện 1 tuần đã đi làm nhiệm vụ... Chính vì vậy, thời gian gần đây mới phát sinh một số vụ án liên quan tới nhân viên bảo vệ, mà trường hợp ở quán cơm Minh Đức (Q.1, TP.HCM) là một ví dụ. Thực trạng này cũng làm phát sinh nhu cầu hình thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp, quản lý và thống nhất phương thức hoạt động, chất lượng cung cấp dịch vụ của các công ty.
Che giấu nhân viên sai phạm, tẩu tán tang vật
Cơ quan công an thu giữ 5 roi điện - ảnh: Đàm Huy
Sáng 3.8, Cơ quan CSĐT Công an Q.1, TP.HCM tiến hành lấy lời khai 3 bảo vệ bị bắt khẩn cấp là Bùi Đình Hoàng (22 tuổi, ngụ Q.Tân Bình), Dương Trọng Nghĩa (19 tuổi, quê Trà Vinh) và Nguyễn Minh Dương (31 tuổi, quê Long An), nhằm làm rõ vụ đánh trọng thương ông Lê Văn Ngai (60 tuổi, Việt kiều Hà Lan) tối 30.7.
Theo cơ quan công an, lúc xảy ra vụ việc, tại quán cơm Minh Đức có 5 bảo vệ gồm Hoàng, Nghĩa, Dương, Thiện, Linh của Công ty TNHH MTV DV bảo vệ mô tô Thành Công (trụ sở đặt trên đường Trần Phú, Q.5) đang làm nhiệm vụ giữ xe và giữ an ninh trật tự tại đây, do Hoàng làm tổ trưởng. Trong lúc đánh ông Ngai, Hoàng và Nghĩa là người cầm roi điện. Sau khi đánh xong, 2 người này đã giấu roi điện vào tủ đồ của bảo vệ. Thế nhưng, khi Công an P.Phạm Ngũ Lão gặp đại diện Công ty Thành Công yêu cầu giao nộp roi điện thì người này không chịu giao nộp. Phải đến khi công an cho biết sẽ xin lệnh khám xét thì trưa 2.8, ông Lê Tấn Nơi (52 tuổi), Phó giám đốc kinh doanh của Công ty Thành Công, mới mang 5 roi điện đến công an phường giao nộp.
Một tình tiết đáng chú ý khác là sau khi đánh ông Ngai, Hoàng đã dùng ĐTDĐ gọi vào điện thoại bàn của Công ty Thành Công báo vụ việc vừa xảy ra. Khoảng 15 phút sau, có một ô tô 7 chỗ đưa thêm ít nhất 3 người nữa đến hiện trường tham gia đánh ông Ngai. Mặc dù cơ quan công an đã yêu cầu cung cấp biển số xe và tên tuổi các bảo vệ trên xe nhưng người đại diện của công ty trả lời: “Không biết!?”...
Thậm chí, sau khi cơ quan công an thu thập được biển số xe là 65N-4398, ông Nơi vẫn tiếp tục khẳng định “không biết”. Trong khi đó, trinh sát của Công an Q.1 đã xác định đó là xe của Công ty TNHH T.T.H (ở đường Phú Định, P.11, Q.5) ký hợp đồng cho ông Nơi thuê từ ngày 16.7.2010, trong thời gian 1 tháng. Tối 31.7 (1 ngày sau khi xảy ra vụ việc nói trên), ông Nơi mang ô tô đến trả, đồng thời thanh lý hợp đồng trước thời hạn và chịu bồi thường 5 triệu đồng.
Một cán bộ của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP.HCM, khẳng định: “Việc trang bị công cụ hỗ trợ cho bảo vệ là để tự vệ khi bị cướp tấn công..., chứ không phải để đánh người như Công ty Thành Công. Trong vụ này, cơ quan chức năng cần phải xem xét trách nhiệm trong việc quản lý công cụ hỗ trợ của Công ty Thành Công”.
|
Vũ Hoàng Điệp nói gì?
Trước đây, Hoàng Điệp từng gây ồn ào khi đi cùng 26 vệ sĩ ảnh: T.C
Vũ Hoàng Điệp cách đây không lâu từng tuyên bố mở công ty vệ sĩ và có đến... 500 người chứ không phải 26 người theo bảo vệ cô trong một sô thời trang. Thời điểm đó, nhiều người cũng từng biết cô được coi là “người nhà” của Công ty Thành Công.
Tuy nhiên trả lời Thanh Niên hôm qua, Nữ hoàng sắc đẹp nói hiện tại cô không còn liên quan đến Công ty Thành Công. Cô cũng không có vai trò gì trong ban giám đốc “vì nếu như có tên thì chắc chắn đã bị các cơ quan chức năng nhắc đến”.
Về những gì đã xảy ra trước đây và lời khẳng định “có 500 vệ sĩ”, Vũ Hoàng Điệp nói: “Tôi chỉ nhờ họ bảo vệ tính mạng của mình và giúp quảng bá công ty cho bạn tôi mà thôi. Những thông tin nói trên rất dễ làm ảnh hưởng đến tên tuổi và công việc tôi đang có. Tôi xin khẳng định tôi không liên quan đến việc này”.
Trả lời Thanh Niên, Ban giám đốc Công ty Thành Công cũng nói người đẹp không liên quan đến vấn đề của công ty. Mọi việc là do một thành viên khác chịu trách nhiệm.
.
Thành Lương (thực hiện)
| |
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 04/Aug/2010 lúc 7:25am
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 20/Aug/2010 lúc 8:08pm |
Cảnh sát cơ động đạp, dân ngất tại chỗ
Cập nhật lúc 18:10 | 06/05/2010 (GMT+7)
Đường dây nóng 0982559911 báo Pháp luật Việt Nam nhận được thông tin của một số người dân tại phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh về vụ việc một số Cảnh sát cơ động (CSCĐ) trong khi làm nhiệm vụ đã gây tai nạn khiến một nạn nhân bị ngã, bất tỉnh trên đường. Nhưng sau đó, lực lượng CSCĐ không có ý thức đưa người bị nạn đi cấp cứu mà còn định bỏ trốn khỏi hiện trường.
Đập đầu xuống đất, ngất tại chỗ
|
Mai Xuân Trung |
Khoảng 20h ngày 2/5/2010, Đường dây nóng nhận được thông tin phản ánh như trên của người dân sinh sống tại phố Lò Đúc. Ngay khi có mặt tại hiện trường (trước cửa nhà số 63 Lò Đúc, điều đầu tiên ghi nhận của PV là một đám đông hỗn loạn bao gồm lực lượng CA, CSCĐ và người dân.
Một số người dân chứng kiến sự việc kể lại, vào khoảng 19h, xe máy BKS 29Z3-4665 chở 3 thanh niên bị xe máy BKS 29N1-5608 chở 2 CSCĐ áp sát. Sau đó, một CSCĐ dùng gậy vụt vào tay người cầm lái của xe chở 3, đồng thời dùng chân đạp đổ xe vi phạm khiến xe này bị mất lái, đâm vào một ô tô và một xe máy đi cùng chiều. Sau đó cả xe máy của dân và CSCĐ đều đổ ra đường.
Ba thanh niên ngồi trên xe vi phạm gồm có Đặng Tiến Dũng (22 tuổi, người cầm lái), Đặng Vnh Dự (21 tuổi) và Nguyễn Tiến Dũng (23 tuổi) bị ngã, va đập mạnh xuống đường. Hai người ngồi sau xe phải tì mạnh tay xuống đất để không bị văng vào gầm xe ô tô đi cùng chiều nên bị chấn thương ở tay. Còn người cầm lái là Đặng Tiến Dũng bị đập đầu xuống đất, ngất tại chỗ.
Gây tai nạn rồi “đánh bài chuồn”?
Sau khi định thần, Dự và Nguyễn Tiến Dũng đứng dậy thì thấy Đặng Tiến Dũng đang nằm trên đường trong trạng thái bất tỉnh do bị chấn động mạnh ở đầu. Còn 2 CSCĐ dựng xe lên, đang quay xe định bỏ đi thì bị người dân đổ ra giữ lại, yêu cầu CSCĐ đưa người bị nạn đi cấp cứu. Đáp lại, các CSCĐ tỏ ra không hợp tác và vẫn giữ ý định bỏ đi.
Trước thái độ đó, người dân đã trực tiếp gọi xe cứu thương đồng thời tiến hành viết biên bản, ghi lại số hiệu của các CSCĐ vừa gây tai nạn. Hai chiến sỹ CSCĐ đó là Mai Xuân Trung (số hiệu 027-143) và Dương Văn Quyền (số hiệu 122-415).
|
Xe ô tô công an được huy động đến để “hộ tống” CSCĐ Mai Xuân Trung rời khỏi hiện trường. |
Trong biên bản do người dân lập có chữ ký và xác nhận của nhiều nhân chứng, trong đó khẳng định sự việc như trên và tỏ ra rất bất bình với thái độ hành xử thiếu trách nhiệm của 2 CSCĐ trong khi làm nhiệm vụ. Người dân đã yêu cầu 2 CSCĐ phải ký nhận vào biên bản nêu trên, nhưng chỉ có một người ký, người kia từ chối và tháo bảng số hiệu trên áo, nhét vào túi.
Dùng dùi cui điện hành hung nhân chứng
Lực lượng CSGT đã có mặt tại hiện trường và lập biên bản hiện trường vụ tai nạn, sau đó đưa cả 2 xe của người dân và CSCĐ về trụ sở CSGT. Tình hình ngày càng trở nên hỗn loạn cho đến khi xuất hiện lực lượng CA phường và các đơn vị CSCĐ khác có mặt tại hiện trường và mời các bên liên quan về trụ sở CA để giải quyết. Do từ chối ký vào biên bản của người dân lập nên CSCĐ Mai Xuân Trung bị nhiều người dân đòi giữ lại, nhờ có sự hỗ trợ của lực lượng CSCĐ và CA có mặt tại hiện trường nên chiến sỹ CSCĐ này được hộ tống lên xe ô tô và đưa về trụ sở CA phường Phạm Đình Hổ.
|
Nhân chứng bị đe dọa |
Công an phường Phạm Đình Hổ đã tiến hành ghi lời khai của những người liên quan để củng cố hồ sơ. Trường hợp của anh Đặng Tiến Dũng, sau khi bị bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 108, đến nay đã hồi tỉnh, tình trạng sức khỏe đang dần ổn định.
Trong vai một người dân có mặt tại trụ sở Công an phường Phạm Đình Hổ, phóng viên PLVN đã quan sát được một chuyện lạ. Có một người dân theo về trụ sở Công an phường này để làm chứng về sự việc nêu trên đã bị một nhóm người không rõ lai lịch dí dùi cui điện vào người, hành hung.
Khi nhân chứng bỏ chạy, một đối tượng vẫn tiếp tục đuổi theo và dí dùi cui điện. Sự việc diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người dân và ông Hoàng Văn Chung (Phó Trưởng Công an phường Phạm Đình Hổ). Hậu quả: người bị hành hung, dí dùi cui điện hoảng sợ bỏ về, không dám đứng ra làm chứng.
Trần Giang Nam
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 10/Sep/2010 lúc 6:02pm |
Nước VN còn nghèo.
Dân VN còn biết bao người đói khổ.
Có cần xài sang thế này ?
mk
Khách sạn đua làm bánh tiền triệu
VnExpress - Thứ Sáu, 10/9
Ngoài những mặt hàng bánh trung thu truyền thống, trên thị trường đang bày bán nhiều sản phẩm cao cấp với giá lên tới hàng triệu đồng một hộp.
Tại khách sạn Hilton Hanoi Opera, hộp Bạch Kim với bốn chiếc bánh và chai rượu Henessy XO kèm bộ trà gồm trà, ấm, chén có giá khá 3,5 triệu đồng. Đây là sản phẩm có giá cao nhất trong dòng bánh trung thu của khách sạn này. Năm ngoái, hộp đắt nhất có giá 2,8 triệu đồng.
Còn tại khách sạn Hà Nội, một hộp Kim Long Kết Nguyệt gồm 6 bánh nhân sen và một chai Chivas 21 năm có giá tới 4,657 triệu đồng (238,80 USD). Kế đến là hộp Tân Tri Cựu Hữu gồm 6 bánh nhân sen lòng đỏ trứng và một chai Chivas 18 năm, hộp Nguyệt Sắc Đầm Sen cộng với chai vang cao cấp có mức giá lần lượt là 1,927 và 1,537 triệu đồng.
Nguyên liệu đều nhập từ Hong Kong, kể cả vỏ hộp, các loại bánh đều giống nhau về quy trình sản xuất, chất lượng, mẫu mã. Nhân viên khách sạn Hà Nội giải thích, giá đắt chủ yếu là do có thêm chai rượu đi kèm. Riêng chai Chivas 21 năm đã có giá gần 240 USD. Trung bình mỗi ngày nơi này bán lẻ được khoảng 7-10 hộp bánh loại đặc biệt.
Năm nay khách sạn Fortuna Hà Nội tung ra thị trường sản phẩm cao cấp dành cho khách VIP với hộp gồm 4 bánh lớn và một chai rượu vang có giá cao nhất 1,3 triệu đồng.
Trong khi đó, nhà hàng Long Đình có sản phẩm Long Đình An Quý Label Reserve với giá 2,636 triệu đồng (138 USD). Hộp gồm rượu Gold Lable Reserve, 50g trà cùng 8 chiếc bánh nhân trà xanh. Một số loại khác cũng có bánh trung thu tương tự, chỉ khác nhau ở chai rượu đi kèm. Năm ngoái, sản phẩm của Long Đình cao nhất cũng chỉ 1,464 triệu đồng.
Chị Thu Hương, nhân viên cửa hàng Long Đình (Láng Hạ - Hà Nội) cho hay, các nguyên liệu làm bánh cũng không có gì đặc biệt. Bánh đắt là do nguyên liệu được nhập ngoại, cộng với rượu, trà đi kèm và do nghệ nhân Hong Kong đảm nhận khâu chế biến bằng phương pháp thủ công. Điều đặc biệt là vỏ hộp làm bằng gỗ siêu nhẹ, trang trí điệu nghệ khá bắt mắt.
Khảo sát của VnExpress.net cho thấy lượng khách hàng đến mua các sản phẩm cao cấp chủ yếu người có thu nhập khá, người ngoại quốc đang ở tại khách sạn, các doanh nghiệp mua sản phẩm để biếu tặng hơn là nhu cầu thưởng thức.
Chị Ngọc An, nhân viên Ngân hàng Công thương Việt Nam đang lựa chọn bánh trung thu tại cửa hàng Long Đình (Láng Hạ - Hà Nội) chia sẻ, phần lớn những loại giá trên 1 triệu đồng dùng để biếu. Còn mua cho gia đình, chị chỉ chọn loại khoảng 200-300.000 đồng. "Ăn loại bánh đắt tiền vừa lãng phí mà mùi vị cũng chả có gì khác", chị An nói.
Anh Lê Anh Tuấn, Giám đốc một Công ty trang trí nội thất ở Hà Đông – Hà Nội cho biết: “Năm nào tôi cũng đặt mua bánh cao cấp dù nhân bánh, thậm chí chất lượng không xa lạ so với những chiếc bánh khác trên thị trường. Tuy nhiên, nhìn cách họ bài trí hộp bánh và sự sang trọng của vỏ hộp thì khác biệt hoàn toàn. Nên theo tôi, bánh họ bán với giá cao, phần chi phí lớn thuộc về... vỏ hộp bánh và chai rượu đi kèm”.
Trà Phương
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 14/Sep/2010 lúc 8:06pm |
~::Trích Dẫn nguyên văn từ mykieu
KHÔNG THỂ HIỂU NỔI CÁCH LÀM VIỆC VÔ TRÁCH NHIỆM THẾ NÀY !!!
MK
Người và xe máy lọt xuống hố công trình giữa đường
VnExpress - Thứ Sáu, 16/7
Rạng sáng nay, một thanh niên chở người mẹ đi trên đường Huỳnh Tấn Phát, khi gần tới đoạn giao với Nguyễn Văn Linh ( TP HCM) bất ngờ lọt cả người và xe xuống hố công trình đầy nước, sâu khoảng 2m.
......
|
Và...
vẫn còn đây !.....
mk
Taxi lọt 'hố trâu'
Tuổi Trẻ Online - cách đây 2 giờ 26 phút
TT- – TTO - Chiều 14-9, trong cơn mưa tầm tã, một chiếc taxi đang chạy trên đường thì bất ngờ lọt vào “hố trâu” do đào đường. Hố này đã xuất hiện cách nay cả tuần và đã từng làm bị thương một người.
>> Hàng loạt sự cố xảy ra trong cơn mưa lớn ở TP HCM
>> Vinashin và lỗ hổng tài chính
>> Công ty dược quyết không nộp 6,6 triệu USD
"Hố trâu" này đã được TTO cảnh báo trong tin “Hố trâu xuất hiện sau cơn mưa" ngày 28-8 khi mảng rào chắn "lô cốt" bị sập và xuất hiện hố sâu hoắm tại 386 Lê Văn Sỹ (P.14, Q.3, TP.HCM) làm bị thương một người đi đường và gây hoang mang cho người dân.
Thế nhưng, chiều 14-9, trong cơn mưa tầm tã, chiếc taxi Vinasun biển số 56K-9309 do tài xế Nguyễn Văn Tính, 30 tuổi, đang lái trên đường thì bất ngờ bị “hố tử thần” này tiếp tục “nuốt chửng”!
Tại hiện trường, chiếc taxi lún sâu một nửa dưới “hố trâu” ngập nước hơn 2m, diện tích khoảng 14m2.
Tuy nhiên, các vết nứt còn lộ dần trên mặt đường và xuất hiện hàm ếch khoét sâu rất nguy hiểm trên diện rộng.
Hiện trường taxi sụp bẫy đường
Xung quanh “hố trâu” có các vết nứt lộ dần trên mặt đường và xuất hiện hàm ếch nguy hiểm
Người dân tò mò quan sát gây ùn ứ giao thông
Tài xế Tính cho biết: “Xe đang chạy trên đường bằng phẳng thì bất ngờ hai bánh trước bị lún dần, thấy không ổn nên tôi mở cửa lao ra thì cũng là lúc chiếc taxi rơi ầm xuống hố sâu”.
Chiếc taxi nằm đó chờ người đến cẩu lên và gây tò mò cho rất nhiều người qua lại, khiến đoạn đường "nổi tiếng" nhiều “lô cốt” này bị ùn ứ giao thông!
Mảng chắn "lô cốt" bị sập xuất hiện “hố trâu” hôm 28-8
Cũng theo nhiều người dân ở đây, sau khi TTO phản ánh, hiện trường vẫn vậy cho đến hơn một tuần thì có đội thi công đến san lấp bằng phẳng nhưng có dấu hiệu rỗng tếch bên trong nên chiếc taxi mới bị sập bẫy.
SƠN BÌNH
Người dân cùng "giải cứu" taxi lọt hố |
22g15 khuya 14-9, sau khi đăng tin Taxi lọt "hố trâu" trên đây, TTO đã nhận được hình ảnh và tin tức do bạn đọc Hồ Bích Châu cung cấp. Bạn đọc Hồ Bích Châu chính là cư dân tại hẻm 386 Lê Văn Sỹ - nơi chiếc taxi "lâm nạn". TTO xin giới thiệu cùng bạn đọc:
Tôi là cư dân tại hẻm 386 đường Lê Văn Sỹ, nơi chiếc taxi lọt hố. Theo tôi chứng kiến, "lô cốt" này đã tồn tại khá lâu mặc dù khối lượng công việc không nhiều.
Hàng ngày lượng xe vào ra con hẻm này rất đông vì ngay đầu hẻm là một trường tiểu học, còn phía trong hẻm là trường cấp hai.
"Lô cốt" được dỡ bỏ cách nay khoảng một tuần và được lấp lại bằng đá dăm trên bề mặt, và chiếc taxi này đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ.
HỒ BÍCH CHÂU
Taxi lọt hố - Ảnh: Hồ Bích Châu
Người dân cùng "giải cứu" taxi lọt hố trong đêm - Ảnh: Hồ Bích Châu
Và chiếc xe đã được "giải cứu" - Ảnh: Hồ Bích Châu |
http://vn.news.yahoo.com/tto/20100914/tpl-taxi-lot-ho-trau-ef16c59.html
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Sep/2010 lúc 8:08pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 16/Oct/2010 lúc 5:32pm |
ĐÚNG LÀ ... HẾT BIẾT NỔI !
mk
Cố tình cũng không bịa ra được
DCVOnline: Pháp đình nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có chuyện kể rằng một vị “hội thẩm nhân dân” trong phần xét hỏi bị cáo, một gái mãi dâm, đã phán như sau: “Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn như thế là mất uy tín...”
Những chuyện như đùa ấy vẫn xảy ra hàng ngày trong vô số các phiên tòa của “nước nhà”, đến nỗi một tờ báo mạng “lề phải” – tờ Pháp luật Việt Nam – đã lên tiếng trong bài báo “Choáng, sốc” với những câu xét hỏi của... “quan tòa”.
Bài viết được đưa lên mạng này lúc 09:11am (GMT+7) ngày 16/10/2010. Nếu không phải do tờ báo lề phải của Việt Nam đăng tải trong một chuyên mục nghiêm túc, chuyên mục Pháp Đình, có lẽ sẽ có nhiều người nghi ngờ bài viết là một câu chuyện hài hước cuối tuần. Mà hơn thế nữa, toàn là những chuyện có cố tình cũng không bịa ra được.
Tuy nhiên, bài báo không có tên tác giả mà chỉ ghi là “Theo Khoa học & Đời sống”, cũng là một chuyện lạ.
Dưới đây là nguyên văn bài báo.
“Choáng, sốc” với những câu xét hỏi của... “quan tòa”
|
Pháp luật Nguồn: OntheNet
|
Văn hóa pháp đình là vấn đề không mới, nhưng thời gian gần đây lại xuất hiện nhiều vụ việc cho thấy câu chuyện này đã trở nên “khổ lắm, nói mãi...” và rất đáng báo động. Một tòa án cấp quận tại TP.HCM mới đây khi đăng cai hội thảo mổ xẻ “văn hóa pháp đình” đã thu hút sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư...
Một cán bộ trong ngành tư pháp kể một câu chuyện xảy ra cách đây không lâu, trong một phiên tòa hình sự khi bị cáo trình bày loanh quanh, vị thẩm phán chủ tọa đã hét: “Câm ngay”. Tuy không trực tiếp chứng kiến cảnh ấy, nhưng có lần chúng tôi đã phải sửng sốt vì vị chủ tọa ở một phiên xử của tòa án cấp huyện tại TP.HCM “mời” kiểm sát viên xét hỏi bằng câu: “Ê, tới phần của mày rồi đó.”
“Mất thời gian lắm”
Một cảnh thường gặp, trong cùng một buổi, hội đồng xét xử (HĐXX) có thể đưa từ 3 đến 5 vụ án ra xét xử, nên thông thường để tiết kiệm thời gian phần thủ tục được làm chung cho tất cả các vụ án. Và khi xử đến vụ án nào, vị chủ tọa chỉ hỏi lại: “Có yêu cầu thay đổi ai trong HĐXX không?” Nếu không có yêu cầu gì thì “nhập đề” luôn phần xét hỏi.
Nhưng rồi người điều khiển phiên tòa cũng gặp phải một cảnh trớ trêu, nên phải... đôi co với bị cáo. Hôm đó, đến vụ án thứ hai, vừa nghe vị chủ tọa nói: “Lúc đầu giờ tôi đã phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo, khỏi cần nói lại nhé. Bị cáo có muốn thay đổi ai trong HĐXX không?”. Bị cáo Nguyễn Hoàng Trung tròn mắt: “Gì ạ, bị cáo quên hết cả rồi.” Chủ tọa bực: “Có chắc phải nói lại không, mất thời gian lắm.” Bị cáo gãi đầu, ậm ừ: “Bị cáo...” “Thế bị cáo chưa rõ chỗ nào, tòa nói lại chỗ đó?” Bị cáo lí nhí: “Dạ... thôi tòa cứ nói đại đi, bị cáo biết gì mà hỏi?” Vị chủ tọa cau có: “Mất thời gian với bị cáo quá, để tòa phổ biến lại từ đầu”.
Mới đây, tại một phiên xử hình sự diễn ra ở Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xét kháng cáo kêu oan của một bị cáo phạm tội giết người, một cảnh tượng đã khiến người dự khán khó tin được. Trong khi vị chủ tọa đưa ra chứng cứ cho thấy bị cáo cầm dao đâm, thì vị thẩm phán ngồi cạnh, từ đầu phiên xử đã ngửa cổ tựa đầu ra thành ghế, bỗng bật dậy gắt: “Cãi gì nữa.” Xong ông đập đập tay lên chồng hồ sơ nói: “Chứng cứ rành rành thế này mà còn cãi. Về chỗ đi. Loanh quanh chối tội...” Nghe như vậy bị cáo tiu ngỉu, nhưng rõ ràng trên gương mặt tỏ vẻ không phục.
Hôm khác, tại phòng xử A cũng của tòa này, người dự khán cũng chứng kiến một vị thẩm phán thuyết phục bị cáo ngay khi vừa mở phiên tòa: “Chứng cứ rõ ràng rồi, kháng cáo cũng vậy thôi.” Lúc này, các luật sư phía dưới chỉ biết nhìn nhau to nhỏ “án chưa xử mà đã biết kháng cáo “cũng vậy”, bó tay.”
“Tuổi này ai lại đi ăn trộm”
Còn nhớ một vụ án, bị cáo nữ bị truy tố về tội “lừa đảo” do sau khi ngã giá, nhận tiền bán dâm xong, bị cáo lợi dụng sơ hở “chuồn”. Không may lần đó gặp phải một khách hàng không vừa, anh này bỏ thời gian tìm bị cáo ở nhiều điểm thường tụ tập gái bán dâm và “tóm” được bị cáo nộp công an.
Trong phần xét hỏi vị hội thẩm nhân dân nói: “Bị cáo là người vô nhân đạo. Đã nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ ai nhận tiền rồi lại chạy. Làm ăn như thế là mất uy tín...” Hôm ấy không riêng gì người dự phiên tòa, ngay cả các thành viên khác trong HĐXX dường như cũng cố nhịn để không bật cười.
Lần khác, tại một phiên tòa xử vụ án gây rối trật tự công cộng của một TAND huyện, vị hội thẩm nhân dân cao giọng hỏi một bị cáo: “Khi tham gia gây rối có đem theo dao không?”. Bị cáo lí nhí thưa: “Dạ có”. Vị này hỏi tiếp: “Đem theo dao sao không đâm?” Bị cáo chỉ biết ngơ ngác nhìn tòa, miệng ú ớ không biết nói gì.
Tại một phiên tòa xét xử vụ án trộm cắp, một vị hội thẩm nhân dân cũng hỏi bị cáo: “Trước khi đi ăn trộm, bị cáo có ghé nhà ai không?” Bị cáo khai: “Dạ có, bị cáo ghé nhà ông nội của bị cáo chơi.” “Sao không ghé nhà ông ngoại?” Bị cáo nhìn quanh rồi thưa: “Bị cáo không biết ạ.”
|
“và cũng đừng Nói dài như trâu đái nhớ.” Nguồn: OntheNet
|
Lần khác, một vị hội thẩm nhân dân khi tham gia xét hỏi cũng đặt vấn đề: “Bị cáo bao nhiêu tuổi?” “Dạ, 16 tuổi.” “Tuổi này là tuổi đi học, đến trường. Ai lại đi ăn trộm.” Bị cáo ngơ ngẩn hỏi: “Vậy, mấy tuổi mới đi ăn trộm được ạ?”...
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý, cách xét hỏi theo kiểu quy buộc hoặc kiểu quát nạt làm cho bị cáo có cảm giác HĐXX thiên vị, ác cảm, mất đi tính dân chủ tại phiên tòa.
Ông Nguyễn Hồng Sơn (Trưởng phòng Kiểm sát xét xử phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm hình sự - Viện KSND TP.HCM) cũng đưa ra một dẫn chứng mà ông từng chứng kiến. Đó là một phiên xử dân sự, khi đương sự cứ nói miên man không đi vào trọng tâm, vị chủ tọa đã ví von: “Nói dài như trâu đái.” Có thẩm phán hôm trước nhậu say, hôm sau ra phiên tòa còn nồng nặc mùi rượu, mặt đỏ lừ, gắt gỏng.
Ông Sơn cho biết, cách đây không lâu ông phải làm kiến nghị gửi chánh án TAND một huyện tại TP.HCM, vì trong khi kiểm sát một bản án, ông phát hiện dùng tới hơn 20 từ “y, thị, hắn...”. Theo ông Sơn, cách dùng những từ này hay “con nghiện, con bạc...” thể hiện văn hóa của những người tiến hành tố tụng còn hạn chế và bản án phát hành ra không nghiêm.
Theo Khoa học & Đời sống
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Oct/2010 lúc 5:37pm
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 19/Oct/2010 lúc 8:02pm |
ĐÚNG LÀ...."HẾT BIẾT NỔI" LUÔN !!!
MK
Ruốc thịt làm từ bã sắn dây, bột mỳ là sự thật
Cập nhật lúc 10:31, Thứ Ba, 19/10/2010 (GMT+7)
Dư luận đang xôn xao với thông tin ruốc được làm từ bã sắn dây trộn bột mỳ. Thực hư câu chuyện này ra sao và tác hại đến sức khỏe con người thế nào. Bài viết trên báo VTC.
Bã sắn dây + Knorr = Ruốc?
Chị Hoàng Thúy Hải (Ba Đình, HN) “bán tín bán nghi”: “Tôi không biết thực hư thế nào nhưng nghe người ta bảo bã sắn dây sau khi đã lọc hết nước sẽ trông bông xốp như ruốc thịt. Chính vì thế, để đánh lừa NTD, một số cơ sở chế biến ruốc thu gom bã này về, ngâm tẩm với nước thịt hoặc nước xương rồi rang lên cho gia vị ngấm vào để thành ruốc “thật”!"
Còn Bùi Mạnh Hùng (cựu sinh viên Trường Đại học Bách Khoa) sau nhiều lần ăn xôi ở cổng ký túc xá cũng rút ra kinh nghiệm “xương máu”: “Thử nghĩ xem, 2.000 đồng xôi sáng có cả vừng và một vốc ruốc thì bà bán xôi có lẽ phải... bán nhà đi nếu làm ăn trung thực! Tôi tin chắc rằng, làm ruốc kiểu này không khó. Chỉ cần xin bã sắn dây từ các nơi sản xuất bột sắn về giã cho tơi, rang với mắm muối, cho thêm tí mì chính thì thành ruốc tất!”.
|
Những chậu bã sắn dây như thế này sẽ là nguồn "nguyên liệu quý" cho "công nghệ" làm ruốc giả vẫn thịnh hành "ngầm" ở Hà Nội (Ảnh: N.L) |
Một bạn có nickname Mẹ Bống đã làm phép so sánh: “Tôi vẫn nhớ, ruốc nhà làm thường có màu nâu trong khi ruốc bán ngoài chợ thì trắng. Bà ngoại tôi bảo, đó là do ở nhà làm bằng thịt mông lợn còn ngoài chợ họ làm bằng thịt thăn trộn với bã sắn dây. Trông đẹp hơn nhưng chắc chắn không ngon bằng”.
Trước hàng loạt các câu hỏi: Liệu có ruốc làm từ bã sắn dây - một thứ hàng “phế thải” như thế không?, trong cuộc trao đổi ngẫu nhiên với những người sản xuất, kinh doanh ruốc tại chợ Đồng Xuân, chúng tôi đã có được câu trả lời không mong đợi: Ruốc “sắn dây” hoàn toàn có thật!
“Chúng tôi không dám bày bán công khai vì nếu vô tình công an đi kiểm tra bắt được sẽ niêm phong quầy”, anh chủ bán ruốc tên Quang thành thật nói về loại ruốc này. Anh Quang cho biết vẫn thường xuyên cung ứng sản phẩm ruốc "sắn dây" cho những người buôn bán mặt hàng này đưa đi lên phân phối ở những vùng sâu, vùng xa như Lai Châu, Mộc Châu, Hòa Bình,… và những nơi cách Hà Nội chừng vài trăm km.
“Muốn hàng rẻ theo yêu cầu, nhà sản xuất đều có thể cung ứng, kiểu gì cũng có. Chúng tôi có thủ thuật riêng, thích sợi to, sợi tỏ, màu đậm, màu nhạt đều có hết…”, anh Quang khẳng định chắc như "đinh đóng cột”.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn đặt hàng, anh Quang nhắc nhở những “qui định” riêng. Thứ nhất: Số lượng đặt phải nhiều, mỗi lần lấy ít nhất phải 10kg bởi thông thường các chủ buôn khác thường lấy khoảng vài tạ ruốc/lần.
|
Bên ngoài không bày bán ruốc "sắn dây" nhưng chỉ cần hỏi, một số cửa hàng sẵn sàng nhận đơn đặt hàng với số lượng "bao nhiêu cũng có". |
“Cùng một guồng quay, cùng công đoạn làm, nếu đặt 1 - 2kg thì không ăn thua”, anh Quang nói. Ngoài ra, nếu như những loại ruốc bình thường, khách hàng hoàn toàn có thể trả lại khi ruốc có hiện tượng mốc hoặc bán không hết hàng, nhưng riêng với ruốc “sắn dây”, ngoài việc phải thanh toán trước 100% số tiền cho đơn đặt hàng, người mua không được phép trả lại hàng dù có xảy ra chuyện gì.
“Công nghệ” sản xuất ruốc “sắn dây” thực chất cũng không quá phức tạp. Theo tiết lộ của chủ sản xuất, bã đã vứt bỏ tại các cơ sở chế biến bột sắn dây được mua về, sau đó tẩm hạt nêm Knorr và rang khô. Giá cả của loại bột “sắn dây” này rẻ gấp đôi so với những loại ruốc thông thường, chỉ khoảng 7.000 - 8.000 đồng/lạng.
Tuy nhiên, về chất lượng thì chính bản thân người cung ứng ruốc như anh Quang thừa nhận: “Không thể ăn được”. Chính vì vậy, nghiễm nhiên khách hàng (đối tác làm ăn) nếu đã mua rồi thì không được phép trả lại.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - nguyên Phó viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM - cũng lắc đầu: Bã sắn dây là một loại chất xơ, một thứ “bỏ đi”, do đó ruốc làm từ loại bã này không còn chất dinh dưỡng, hoàn toàn không có tác dụng về mặt bồi bổ sức khỏe cho con người. Đó là chưa kể tới việc bã sắn dây này được dùng tay bóp, nặn trong quá trình chế biến, liệu nó có sạch hay không, đảm bảo VSATTP hay không, cũng là vấn đề cần xem xét.
TS Vương Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Khiếu nại của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, cũng lên tiếng phản đối: Làm ruốc bằng bã sắn dây là một cách làm giả cần lên án.
“Lâu nay chúng ta vẫn nghĩ, ruốc được làm từ thịt. Giờ lại cho bã sắn dây, đó thực chất là một hành vi gian dối trong làm ăn”, TS Tuấn bức xúc.
Sau ruốc "sắn dây" là ruốc trộn bột mì (?!)
Cuối giờ chiều, chuẩn bị sắp tới giờ tan chợ nhưng không khí mua bán xung quanh những cửa hàng ruốc ở chợ Đồng Xuân vẫn khá tấp nập. Trong vai một người muốn đi buôn ruốc, chúng tôi được cửa hàng anh chị S-T chợ Đồng Xuân) chào đón niềm nở.
Khá chuyên nghiệp, chị T mời chào khách: Ruốc gà giá 13.000 đồng/lạng còn ruốc lợn cao hơn một chút 16.000 đồng/lạng. Chưa cần hỏi, chị T đã nhanh nhảu quảng cáo: Cửa hàng chị đảm bảo chất lượng, sản xuất tại nhà ở Long Biên, có đầy đủ giấy tờ đăng kiểm của Sở Y tế. “Khách hàng mua ruốc về, nếu bán không hết, để lâu có thể ra đổi bình thường”.
Vừa kịp dứt lời kêu giá đắt, chị T đã vội vàng cho biết: Cửa hàng cũng có thể cung cấp loại 8.000 – 9.000 đồng/lạng và ngay sáng ngày mai có thể đến lấy luôn.
|
Những túi ruốc bày bán rộng rãi trên thị trường phần lớn đều được pha bột mì để tăng trọng lượng. |
Băn khoăn về sự khác biệt giữa loại ruốc gà 13.000 đồng/lạng và ruốc gà loại 8.000 đồng/lạng, anh S (chồng chị T) giải thích gọn lỏn: “Nói chung, hàng nào cũng có bột, hàng rẻ thì bột nhiều, hàng đắt thì bột ít, thế thôi!".
Theo vợ chồng chị T, ruốc 13.000 đồng/lạng được coi là loại ngon, chất lượng, đang được bày bán công khai trên kệ cũng đã được “tẩm” một tỉ lệ bột mì nhất định, “gọi là chút ít”, theo cách nói của chị T. Tuy nhiên, lượng bột này bao nhiêu thì chỉ “dân nhà nghề” mới biết được!
Để nhận biết ruốc bị trộn bột mì, chị T "buột miệng": “Nhìn sợi ruốc sẽ to hơn và khi thả vào nước (bột nở ra – pv) thì phồng căng lên”. Còn anh S cũng thừa nhận: Khách hàng cũng dễ nhận ra loại ruốc này vì khi lắc gói ruốc, nhìn dưới đáy sẽ thấy những hạt bột li ti lắng phía dưới.
Anh S còn tiết lộ thêm: Để làm được thành phẩm ruốc trộn bột mì có nhiều công đoạn, trong đó, bột mìsống sẽ được trộn với ruốc ở khâu gần như cuối cùng, trước khi cho vào rang. Mặc dù, cửa hàng sản xuất và kinh doanh ruốc này khẳng định: Ruốc trộn bột mì có thể bảo quản và sử dụng được trong vòng vài tháng, nhưng theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, Phó chủ tịch Hội Tiêu hóa Việt Nam, chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, những loại ruốc như thế này chỉ nên sử dụng sau 1 – 2 ngày.
Để giải thích thêm về tác hại của việc sử dụng ruốc trộn bột mì, Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch, phó chủ tịch Hội tiêu hóa Việt Nam cho biết: Công nghệ làm ruốc này rất nguy hiểm. Bột mì đã rang nên ăn ngay trong một, hai ngày thì được nhưng để lâu dễ bị mốc và lên men, thậm trí có nấm. NTD ăn phải ruốc mốc, lên men sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, có khi dẫn tới nguy cơ ung thư.
Trước thực trạng này, GS Trạch mong muốn các cơ quan báo chí truyên truyền, phản ánh, phơi bày "công nghệ" sản xuất ruốc này để khuyến cáo NTD nên cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm ăn uống cho gia đình và người thân.
Còn TS Vương Ngọc Tuấn (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD) cũng cảnh báo: Hãy là một NTD thông minh. Trước khi mua hàng hóa, phải thận trọng, tìm hiểu thông tin, xem chất lượng loại dịch vụ hàng hóa như thế nào, nhu cầu của mình tới đâu, để rồi từ đó, mua bán không bị nhầm lẫn hay gặp phải những mặt hàng kém chất lượng, không như mong muốn.
(Theo VTC)
|
mk
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 5:44pm |
BIẾT BAO TIỀN ĐỔ VÀO CÔNG TRÌNH HIỆN ĐẠI CẤP QUỐC GIA ... KÉM CHẤT LƯỢNG THẾ NÀY !
mk
Rác, bụi tràn ngập đại lộ hiện đại nhất Việt Nam
VnExpress - Thứ Tư, 27/10
Không chỉ ngập trong bụi bẩn và rác, bề mặt đại lộ Thăng Long còn có vô số vết băm vằm, lồi lõm cùng các hố ga không nắp. Những chiếc bẫy này đang đe dọa người tham gia giao thông, nhất là khi đêm xuống.
>> Trắng tay sau lũ lịch sử
>> Đói khát giữa vòng nước lũ lịch sử
>> Không cho báo chí dự đối thoại với dân
|
Mới khánh thành chưa được một tháng nhưng do nhiều hạng mục còn dang dở nên Đại lộ Thăng Long - đại lộ hiện đại nhất Việt Nam - hiện vẫn ngổn ngang đất đá, đặc biệt là ở làn dừng xe khẩn cấp. |
|
Mặt đường mới làm xong nhưng nhan nhản các vết xước. |
|
Có chỗ, mặt đường bị lõm xuống... |
|
... hoặc ùn lên thành đống ở ngay làn đường cho phép chạy tốc độ cao nhất. |
|
Nhiều đoạn giải phân cách giữa đường vẫn còn dang dở... |
|
... và được che chắn tạm bợ bởi những tấm bê tông. |
|
Đoạn lan can bị hỏng sau vụ tai nạn giao thông. |
|
Do thiếu biển hướng dẫn, thiếu đường gom nên ở nhiều đoạn, người dân tháo lan can để mở lối đi. |
|
Tình trạng đi ngược chiều ngay trên đại lộ diễn ra khá phổ biến. |
|
Và cũng do cầu vượt chưa hoàn thành nên người đi bộ phải băng qua đường. |
|
Đơn vị thi công làm việc thiếu an toàn trên đường cao tốc. |
|
Không những cảnh báo bằng biển, người ta còn bày cả chương ngại vật bằng cành cây. |
|
Đại lộ Thăng Long chia làm 2 phần: đường cao tốc (dành riêng cho ôtô) và đường gom (dành cho các loại xe khác). Nhưng lâu nay, bất chấp biển cấm rất nhiều xe máy vẫn đi vào làn đường cao tốc. |
|
Theo tìm hiểu của VnExpres.net, phần đường gom 2 bên hiện vẫn còn dang dở. Lượng xe qua lại đông, trong khi đơn vị thi công vẫn làm cả dưới lòng đường. |
|
Không chỉ tràn ngập đất đá, làn đường gom hiện còn bị người dân dựng xe, bày hàng ra giữa đường. |
|
Những đống gạch, đá, cát... được đổ khắp nơi trên nhiều đoạn đường gom. |
|
Những "khớp nối" dang dở thế này cũng gây không ít bực dọc cho người đi đường. Và vào ban đêm, khi phần đường gom không có đèn chiếu sáng, những "khớp nối" này trở thành cái bẫy nguy hiểm. |
|
Những đoàn xe tải chở vật liệu, xe chở bê tông vẫn phóng ngược chiều vù vù... |
|
... rồi chắn gây cản trở giao thông. |
|
Cầu vượt đang làm dang dở... |
|
... hầm chui dân sinh đang được gấp rút hoàn thiện. |
|
Những hố ga há miệng toang hoác nằm bên lề đường. |
|
Dấu hiệu của sự xuống cấp chất lượng trên cây cầu vượt kênh. |
Nguyễn Lê
|
mk
|
IP Logged |
|