Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công  
Message Icon Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 201 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/May/2017 lúc 9:30am
Lỡ yêu Rồi   <<<<<<

Image%20result%20for%20Lỡ%20yêu%20Rồi



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/May/2017 lúc 9:35am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/May/2017 lúc 7:31am



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Jun/2017 lúc 9:08pm

Phong thủy đất Gò Công

Image%20result%20for%20tác%20giả%20%28Hoàng%20Long%20Hải%29%20trước%20bia%20cụ%20Phạm%20Đăng%20Hưng,%20do%20vua%20Thành%20Thái%20dựng,%20Lăng%20Hoàng%20Gia,%20Gò%20Công,%20tháng%206/%202016

Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Và về đây nghe lại tiếng xưa,

Để nhớ trong tiếng vỡ bờ!

(thơ A-Khuê, nhạc Trần Quang Lộc)

Trước 1975, Chiêm Tinh Gia Huỳnh Liên có viết một cuốn sách về đất Gò Công. Ông cũng có viết thêm mấy cuốn sách về các tỉnh khác.

Sách của Chiêm Tinh Gia Huỳnh Liên, có nói tên chữ của xứ Gò Công là “Khổng Tước Nguyên”. “Khổng tước” là con công, còn “nguyên” là cái gò. Nôm na gọi là Gò Công.

Thật tình, sách của Chiêm Tinh Gia Huỳnh Liên không có gì hay, ngoài cái tên chữ “Khổng Tước Nguyên” còn lại trong trí tôi mà thôi.

Tháng 6 vừa rồi, về thăm Việt Nam, tôi lại về thăm Gò Công, đi với một người mà  tôi là  “người cũ”, hiểu theo câu thơ của Tản Đà là “Lạnh lẽo hơi thu chiếc lá bay, Gió đưa người cũ lại về đây!”

Tháng Sáu, dĩ nhiên không có “hơi thu lạnh lẽo” như Tản Đà nói; mà về, thì tôi tự về, nhớ “người cũ” thì tìm về, chẳng có gió nào đưa cả. Thành ra, lòng thì vui lắm, bởi vì, trước 1975,  tôi phục vụ ở Gò Công một năm chẳn chòi. Mà kỷ niệm thì nhiều lắm, buồn vui, hạnh phúc và khổ đau cũng nhiều lắm. Chuyện cũ khó quên, nên tôi nói tôi “tự về” là vì vậy.

Chuyện riêng thì xin cho tôi khỏi kê khai vô đây, như kiểu làm bản tự khai hồi mới vô trại Cải Tạo vậy. Còn chuyện chung, thì xin nói ra, cho độc giả biết ít nhiều về Gò Công cho vui.

Về tính cách “hành chánh”, tôi cũng xin khỏi bàn tới, chẳng hạn như Gò Công là “đất Hoàng Gia”, nói rõ ra là “quê ngoại” vua Tự Đức, nên Gò Công không thống thuộc “Trấn Gia Định”, cũng không thuộc “Nam Kỳ Lục Tỉnh”, chỉ khi Triều Đình Huế bị Tây buộc phải giao Nam Bộ lại cho Tây cai trị, thì Gò Công không tránh khỏi cái số phận “xa lìa đất Mẹ” mà thuộc vào đất “Nam Kỳ thuộc địa” – Nam Kỳ thuộc địa có nghĩa là đất nầy của Tây, không còn dính dáng gì tới nước An Nam hay Việt Nam nữa cả.

Cái hoàn cảnh “xa lìa đất Mẹ” nầy làm cho nhiều nhà yêu nước chống Tây cho tới cùng, hy sinh cả tài sản và thân mình, để giành lại mảnh đất nầy cho Tổ Quốc.

Rồi có người tử trận, tử hình: Ông Trương Định, ông Nguyễn Trung Trực, ông Nguyễn Duy Dương… Nhiều lắm, xin kể sau.

Dĩ nhiên, cũng không ít kẻ “theo Tây”. Giấy mực công khó đâu mà viết tên những người nầy.

Trong thời gian một năm “phục vụ” ở Gò Công, tôi đi khắp cả tỉnh nầy. Tôi dám chắc có người sinh đẻ ở Gò Công, nhưng chắc chi đi “khắp tỉnh” như tôi!

Hồi ấy, “ngoài” thị xã, cũng thuộc quận Hòa Lạc, tỉnh Gò Công có bốn quận: Hòa Lạc, Hòa Tân, Hòa Bình, Hòa Đồng. Hòa nào tôi cũng có tới, và dĩ nhiên tôi cũng không lạ gì với các “đám lá tối trời”. Tuy nhiên, người “xứ lạ” như tôi, cũng ít có ai qua tới cù lao Phú Thạnh Đông. Phú Thạnh Đông là một xã, thuộc quận Hòa Bình.

Cù lao Phú Thạnh Đông nằm giữa hai “sông”cửa Tiểu và cửa Đại, nhưng mà chỗ chút mút của nó nữa kia, tôi cũng tới rồi.

Tên nghe hơi lạ: “Ấp Phào Đài”.

Chẳng lạ gì đâu, chẳng là hồi Tây cai trị, Tây dựng ở đây một cái pháo đài, có ngọn hải đăng ở trên chót vót,  để ngăn ngừa “quân xâm lăng” hay hải tặc Hải Nàm. Dân Hải Nàm chuyên nghề cướp biển giỏi lắm – Nếu độc giả nào có đọc cuốn hồi ký của tôi, do nhà Văn Mới xuất bản – nhan đề là “Hương Tràm Trà Tiên”, còn có cái tên phụ là “Kể chuyện đánh giặc ở quê hương Nguyễn Tấn Dũng”,  sẽ thấy tôi bàn không ít tới nạn hải tặc – dân Hải Nàm – bọn cướp nầy “lộng” dữ lắm, cả mấy trăm năm trước trong vịnh Thái Lan. Ai ai cũng ngán.

Bạn đọc cũng có thể biết chút ít về bọn hải tặc nầy khi đọc “Kho vàng Hòn Tre” của Sơn Nam. Hòn Tre ở ngay cửa vịnh Rạch Giá đấy, xa xôi gì đâu!

Cây hải đăng trên “Ấp Pháo Đài” cũng có mục đích chỉ đường cho ghe tàu ra vào cửa Tiểu cửa Đại của Tiền Giang.

Nói dông dài như vậy, cũng để thưa với độc giả rằng, tôi từng đi khắp Gò Công. Đã tới “Ấp Pháo Đài” rồi thì sá chi “Bãi biển Tân Thành”, “Vàm Láng” (dân địa phương gọi là “Dzàm” Láng đấy, tiếng Nam Bộ mà.

Còn như Đồng Sơn, thì lạ lắm. Lạ chẳng qua Đồng Sơn nằm trên con đường ghe thuyền từ miền Tây Nam Bộ, từ Hà Tiên, Rạch Giá chở hàng lên Saigon thì đi qua kinh Chợ Gạo, ghé Đồng Sơn trước khi lên Saigon.

Độc giả có ai thắc mắc khi tôi viết “ghé Đồng Sơn”?

Bên kia kinh Chợ Gạo, ngang Đồng Sơn là Bình Phước của tỉnh Long An: lúa gạo, cây trái, rau củ là thổ sản phong phú. Bên nầy là Gò Công, ruộng không nhiều bằng bên kia kinh Chợ Gạo, nhưng gạo Gò Công thì ngon nổi tiếng: Gạo Chợ Đào, gạo Móng Chim, gạo Nàng Hương.

Năm tôi về Gò Công, lương tiền không bao nhiêu, mà cũng chẳng có “tư lợi” chi, nên khó ghé vào ăn ở những nơi cao lương mỹ vị. Tiệm Chú Cưng ở kế bệnh viện Quân Dân Y cũ, lâu lâu tôi mới tới.

Vậy mà người dân thường Gò Công thì tới đều đều, chứng tỏ họ không nghèo, và mấy ông “quan to” thì vừa nhiều tiền vừa muốn đến “nghía” con gái Chú Cưng thường ngồi “két”. Cô ta cười với khách một cái, tuy chưa “nghiêng nước, nghiên thùng (đúng chữ là thành đấy), thì cũng đủ cho mấy quan chết mê chết mệt.

Lương nhỏ, tôi ăn cơm tháng ở mấy quán bình dân. Bình dân nhưng xong bữa ăn cũng đả lắm. Cơm gạo thơm, ăn với cá kèo. Tuyệt! Mấy chục năm rồi, nhắc tới còn thấy ngon!

&

Nói dông dài, vậy “phong thủy” Gò Công có gì khác với xứ sở người ta?!

Dễ thấy lắm!

Nếu độc giả đồng ý với tôi, rặng Trường Sơn là cái xương sống của nước Việt Nam thì đầu” của nó là các dãy núi hình nan quạt ở phía Bắc: Rặng Đông Triều, Rặng Hoàng Liên Sơn, v.v…

Vậy thì cái “đuôi” của nó là ở đâu?

Cái đuôi của nó là Cao Nguyên Trung Phần. Ngó xuống nữa, là những ngọn núi cuối cùng, coi như cái đuôi của rặng Trường Sơn là các núi Bà Đen (Tây Ninh), núi Bà Rá (Phước Long), núi Đồng Long (Bình Long), núi Chứa Chan (Long Khánh), núi Mây Tầu (Phước Tuy).

Những ngọn núi nầy đều  “linh thiêng” cả đấy. Núi nào cũng có sự tích huyền bí, như dân Nam Bộ ưa chuyện huyền bí vậy.

               Núi Bà Đen có “Sự tích Bà Đen”, có dịp sẽ kể sau. Núi Đồng Long là “chứng nhân” của “Bình Long Anh Dũng”. Núi Bà Rá là “chứng nhân” của trận đánh mở màn cho cái gọi là “Chiến dịch ************”. Núi Chứa Chan là nơi tôi ở tù Cải Tạo.

               Năm 1977, tôi bị “biên chế” về trại Xuân Lộc. Trại không xa núi Chứa Chan. Đỉnh núi bằng phẳng, ngay ngọn là một cái hồ khi nào nước cũng đầy. Hồ đó là miệng núi lửa đã tắt đâu từ cả triệu năm trước.

               Hồ có nước khi nào cũng đầy nên núi mới có tên Chứa Chan.

               Nhưng kể từ cuộc Nam Tiến mấy trăm năm trước, người Việt đi tìm đất sống, đã đến định cư nơi nầy. Họ có nhớ quê hương “ngoài kia” không mà đã thấy lòng không những Chứa Chan mà Chan Chứa một mối tình sầu. Từ đó mà Chan Chứa đẻ ra:

               Chứa Chan!                         -Chán Chưa?   hay lòng còn:

               Chan Chứa!          nên –Chưa Chán.

               Nếu bạn đọc muốn biết thêm câu chuyện về núi Chứa Chan nầy, xin hãy đọc “Vết Nám”, Hồi ký Cải Tạo, cũng do tôi viết và nhà Văn Mới Xuất Bản.

Đó là những ngọn NÚI cuối cùng.

Thấp hơn núi là GÒ. Nếu đó không phải là “GÒ” Công thì còn có gò nào nữa?

Do đó, các nhà địa lý phong thủy thấy rằng: Gò Công là “điểm chót”, điểm cuối cùng của rặng Trường Sơn.

Gò Công còn bao gồm cả sông Tiền (Tiền Giang) với hai cái cửa biển đầu tiên trong 9 cửa (Cửu Long) là Cửa Tiểu, cửa Đại.

Cửa Tiểu, Cửa Đại cũng là điểm cuối cùng của sông Cửu Long, là con sông “chấm dứt” ở đó. Sông bắt nguồn từ Tây Tạng.

Cửa là Cuối song; nguồn là đầu sông, tuy rằng ở đây chẳng có chàng và nàng để hát câu“Quân tại Tương Giang đầu, Thiếp tại Tương Giang vĩ” như trong Chinh Phụ Ngâm.

Bạn đọc chắc phải đồng ý với tôi Gò Công là điễm hội tụ của hai cái cuối cùng, một của núi (Trường Sơn) và một của sông (Cửu Long).

               Theo cách nhìn phong thủy, Gò Công là điểm hội tụ cuối cùng của sơnthủy. Sơn thì có Kim (mỏ vàng, bạc, sắt, thép… ở trong núi), mộc (cây rừng) hỏa (lửa trên núi, Trường Sơn từng có hỏa diệm sơn, nên có đất đỏ, đồn điền đất đỏ như Phú Giềng), Sơn nào lại chẳng có Thổ, là đất và đá. Vậy thì Gò Công là nơi hội tụ có đủ: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mà cái nào cũng Đại, cũng Trường, cũng Vĩ, phong  phú, đa dạng, nhiều vô sô kể… Tiền rừng bạc biển là đây!

               Có lẽ, dựa tên nhận định đó, độc giả không phản đối khi tôi nói rằng, Gò Công là vùng đất có nhiều cái đặc biệt, rất đặc biệt là khác.

               Đó là địa linh.

               Công không thuộc hang “tứ linh” (long, lân, qui, phụng), nhưng không phải là loại chim thường. Dân nhậu thì khoái thịt công, ngon hơn thịt gà, cũng thuộc loài “cầm”. Lông công được dùng trong làng hát bội. Các ông “tướng phường tuồng” (không biết ngày xưa trong đời thực người ta có làm như vậy không?!) Các ông tướng cắm lông công trên lưng, trên mũ. Trước khi múa kiếm hay long đao, hay nói tuồng, các ông vói tay vuốt cái lông công, làm “điệu bộ” (phường tuồng)

               Trước khi tìm hiểu về “nhân kiệt”,  chắc tôi phải nói một chút ít về “nhân văn” Gò Công. Nói “nhân văn” là nói cho to chuyện mà thôi, không phải để “hù” ai về cái công việc tìm hiểu dân tình Gò Công; nhưng dù sao, đó cũng là nếp sinh hoạt của một vùng đất mà nếu không nhìn vào bản đồ, người ta có thể nghĩ rằng xứ Gò Công nằm lọt ra ngoài biển Đông.

               Hôm nhận sự vụ lệnh xong, sáng sớm ra bến xe Trương Vĩnh Ký, – hồi ấy chưa có bến xe Miền Tây -, thấy mấy chiếc xe đò chạy đường Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Rạch Giá… ra bộ xôm tụ, đông vui lắm. Chiếc xe đò thì dài, loại trên năm chục chỗ ngồi, mấy chú lơ mời gạch, gọi hàng inh ỏi. Một chiếc thì đang đón khách lên xe, chất hàng, cột hàng rộn rịp… Chiếc bên cạnh thì đã nổ máy, chờ tới phiên mình.

               Tới chỗ xe đò đi Gò Công, thấy “êm” hơn. Chiếc xe đò thì nhỏ hơn, nhiều lắm thì cũng trên ba chục chỗ ngồi, khách khứa lên xuống ít hơn. Tôi lên xe tìm một chỗ, ngó quanh. Khách về Gò Công đang bỏ xách, túi lên kệ, mà hình như người nào cũng có một hay hai… ổ bánh mì.

               Tôi tự hỏi, ưa ăn bánh mì là phải mua tận Saigon hay sao? Nhắm bộ Gò Công nhỏ quá nên không có lò bánh mì hay sao? Hay bánh mì Gò Công không ngon? Quả thật, khi về Gò Công ít lâu rồi, tôi đâu có thấy lò bánh mì ở chỗ nào đâu?!

               Trình diện xong, lo về cho sớm vì sợ… hết xe. Té ra, xe đò Gò Công đi Saigon hay ngược lại, ngày nào tối đa là hai chuyến, khi tới mùa cherry chín, bạn hàng chở cherry lên Saigon; còn không thì mỗi ngày chỉ một chuyến, bởi vì khách Gò Công đi về Saigon, đâu có bao nhiêu!

`              Đấy! Điều mà các ông nhạc sĩ gọi là “Nỗi buồn tỉnh lẻ” chính là nỗi buồn của tôi khi mới về Gò Công vậy.

               Gò Công cũng “đi năm phút đã về chốn cũ” và cũng có “em (Pleiku) má đỏ môi hồng”, nhìn, hay “nghễ” một chút, cũng đỡ buồn cho một người lính xa nhà như tôi.

               Khi trời chiều đã xuống, ngồi ở bến xe, vắng hoe – nơi sau nầy, khi trời tối,  tôi từng thấy “mấy anh mấy chị” hẹn nhau ở đây, giữa hai chiếc xe đò đậu kế nhau, để kín đáo hôn nhau, hay làm gì nữa, ai mà thấy được, không thì sợ thiên hạ, “Người ta thấy kìa, kỳ chết.” thì một người từng đi nhiều như tôi, “trên bốn vùng chiến thuật”, “tôi thường đi đó đây…” hỏi thử có buồn không nhỉ?

               Từ thời niên thiếu, bạn bè đã gọi tôi là “thằng lãng tử”, bởi vì ngay hồi còn là học sinh Đệ Thất, Đệ Lục, súng đạn đang rền rĩ, vậy mà tôi đã đi khắp Quê Ngoại Quảng Trị tôi rồi: Phía bắc thì Vĩnh Linh, Gio Linh, Bến Hải; phía đông thì Cửa Tùng, Cửa Việt; phía tây thì Nhà Thờ La Vang, và xa hơn nhà thờ La Vang nữa kia, sát chân núi Trường Sơn, là nhà  thờ  Phước Môn, và  “Rừng thông hai mộ.” Rừng thông có ngôi mộ hai ông bà Quận Công Nguyễn Hữu Bài.

Tôi từng ngủ qua đêm ở đồn Diên Trường, một nơi ít ai biết nhưng đó chính là “Cây Đa Bến Cộ” (Cây đa bến cũ) nơi xảy ra câu chuyện tình dang dở, từng được người Huế, và cả người miền Trung kể lại qua ca dao, và sau nầy, còn được phổ nhạc nữa đấy.

               Đó là bến đò Diên Trường, trên sông Diên Trường, trong trận chiến năm 1972, báo chí miền Nam gọi đó là “Đại Lộ Kinh hoàng”, với câu ca dao:

                              Trăm năm “diều” (nhiều) nỗi hẹn hò.

                              Cây đa bến cộ (cũ) con đò khác đưa!

                              Cây đa bến cộ (cũ) còn lưa (lại)

                              Con đò đã thác năm xưa tê (kia) rồi.

_____________

“Xuân đã đem mong nhớ trở về,

                              Lòng cô gái ở bến sông kìa!

                              Cô hồi tưởng lại ba năm trước

                              Trên bến cùng ai đã nặng thề

Rồi:

                              Bỏ thuyền, bỏ lái, bò dòng sông

Cô lái đò kia đi lấy chồng

(Thơ Nguyễn Bính-

Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc)

               Yêu đương, hẹn hò! Thế là xong.

Nhưng trong lòng tôi thì mãi không xong… Vì tôi buồn khi thấy ai bạc tình với ai! Tôi là người đa cảm mà!

               “Thằng lãng tử” quê ở ngoài Trung xa xôi, bây giờ lạc bước tới Gò Công. Và rồi cuộc đời còn đưa đẩy tôi đi đâu nữa? Ba năm sau, khi miền Nam thất thủ, tôi đang “phục vụ” ở một vùng đất, từ đó, ngó ra là Hòn Phụ Tử chẳng bao xa! Trong đời lính, tôi đi “đầu trời cuối biển” rồi chớ còn chi nữa!

&

               Về địa lý, Gò Công có những cái do người ta xây dựng và những cái do bàn tay Tạo Hóa.

               Nếu ở Saigon, thấy một cái gì đó do Tây dựng lên, ít ai thấy lạ, suy nghĩ: Dinh Norodom, sau nầy là Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà hay Sở Thú, phố Catinat là chuyện thường.

               Còn ở Gò Công, bỗng nhiên tôi thấy lạ vì ở đó có cây “Cầu Tây Ban Nha” và “Ao Trường Đua”.

               Khi Tây mới xâm lăng Nam Bộ, năm 1862, có liên minh với quân Y-Pha Nho. Y Pha Nho cũng là Tây Ban Nha. Vậy thì sau khi chiếm Ba Tỉnh Miền Đông Nam Phần, bọn xâm lược Y Pha Nho có đóng ở Gò Công? Họ xây cầu để đi nên mới có tên cầu Tây Ban Nha hay bởi một lý do nào khác, không thấy ai nói tới?

Và cả nơi giải trí của họ nữa chứ: “Ao Trường Đua”.

               Đây là một cái ao hình chữ nhật, gần như hình vuông. Giữa là ao, chung quanh là bốn con đường ngựa chạy đua quanh cái ao.

               Năm tôi về Gò Công, 1971, cầu Tây Ban Nha gần muốn hư mà không thấy sửa chữa, còn tệ hơn “Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”.

“Ao Trường Đua” thì còn nhưng ngựa đua thì tuyệt nhiên không thấy, cả những nhà nuôi ngựa đua cũng không còn, còn khách đánh cá ngựa, chắc đã cuốn gói về Tây.

Cảnh cũ không còn thường làm cho người ta buồn, nhưng khi những cuộc đua ngựa không còn nữa, tôi không chắc dân Gò Công có người buồn. Chiến tranh tàn khốc lan khắp tỉnh. Dân miệt quê sợ súng đạn, chạy lên thành phố, dựng nhà quanh “Ao Trường Đua”. Nhà thì cái nhỏ, cái to, cái thấp, cái cao, cái lợp tôn, cái lợp lá. Nhà nầy sát nhà kia, làm cho “Ao Trường Đua” trở thành một xóm nhà bình dân, mà vui, thân cận, hài hòa và “thương nhau” hơn. Có lẽ ở đó cũng có những cô hàng xóm, tuy ở nhà mình, nhưng cũng gởi hồn cho cánh bướm bay qua nhà bên cạnh, để có người than thầm:

                              Bướm ơi! Bướm hãy vào đây

Cho ta nhắn gởi câu nầy chút thôi!

&

               Như đã nói, việc hình thành đất Gò Công là từ những cái lạ, là sự kết hợp giữa Trường Sơn, là ngọn núi “xương sống” của nước Việt Nam, và sông Cửu Long là con sông nổi tiếng trong “địa lý địa cầu”.

               Trong viễn tượng đó, đất Gò Công có gì lạ chăng?

               Thiếu nước ngọt, vì không đào được… giếng.

               Không đào được chỉ là một cách nói. Đào được đấy, nhưng không tới mạch ngầm, chỉ có nước hôi bùn. Nôm na, như người dân quê Việt Nam thường nói thì Gò Công là đất không “chưn”, có nghĩa là đất Gò Công thay vì “nằm” trên một lớp đất đá thì nó lại nằm trên… bùn, mà lại bùn than, có màu đen, bùn lưu niên, hàng triệu năm, còn mùi hôi nên nước giếng không xử dụng được.

               Về địa lý, Gò Công có hai phần rõ rệt: Phần phía Đông, phía biển, và phần phía Tây, giáp ranh với Long An.

               Dựa trên sự quan sát về tính cách địa lý trước 1975, kể từ con đường từ thị xã Gò Công đi Bắc Cầu nổi, người ta thấy từ vùng nầy ra tới biển thì “nền của đất” chỉ là bùn, nói theo địa lý thì đó là bùn trầm tích, nên “không đào giếng được”. Tuy nhiên, bên cạnh con đường nầy, ra khỏi thị xã Gò Công khoảng hai ba cây số, phía bên trái là khu “Lăng Hoàng Gia”.

Cái “Hoàng Gia” nầy ảnh hưởng đến Gò Công nhiều là đương nhiên, nhưng cái ảnh hưởng đó ra tới Huế, cựu kinh đô và ngược lại.

               Xin thông cảm, lại phải “dông dài” một chút về “Hoàng Gia” nầy. Trước hết là ông… Ba Bị.

               Theo quan điểm thông tục thì “ông Ba Bị” là “ông Kẹ”, là những “ông” thường hay bắt cóc trẻ con, v.v… và v.v…

               Những ngưòi già, cố cựu của Huế, giải thích “Ông Ba Bị” chính là thân phụ Bà Từ Dũ. Ông Ba Bị người Gò Công, thường lang thang các vùng quê ở miền Trung, Thừa Thiên, Quảng Trị, v.v… Sau nầy, cái danh của “Ông Ba Bị” mới lan ra nhiều nơi ở trong nước.

               Sau khi Gia Long lên ngôi (1802), rồi đến đời Minh Mạng (1920-40), chiến tranh đã chấm dứt, đất nước ổn định; kinh tế, nhất là ở phía Nam phát triển. Trong nông nghiệp, nhiều giống lúa được đem thử nghiệm, gieo trồng. Giống lúa Thần Nông, là giống lúa của Xứ Chùa Tháp, được các sư huynh một dòng tu Thiên Chúa Giáo, đem về giới thiệu cho dân Long Xuyên. Đất Long Xuyên rộng, phải gieo trồng bằng “sạ”, không cấy như các nơi khác. Ruộng lớn quá, cấy làm sao nổi. Sạ nhanh hơn.

               Nhìn chung, miền Nam đất rộng, phì nhiêu, trồng lúa rất thích hợp. Và cũng từ đó, trong Nam có nhiều giống lúa khác nhau: ngắn ngày, sản lượng cao, hay nhiều giống lúa ngon, lúa thơm, v.v…

               Ông Phạm Đăng Hưng là người có công lớn với Nguyễn Vương khi Vương đang chống nhau với nhà Tây Sơn, khôi phục mảnh đất miền Nam. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, ông được chọn giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng. Khi ông mất, 1825, thọ 60 tuổi, đời Minh Mạng, nhà vua phong tặng ông hàm Vinh Lộc Đại Phu, Trụ Quốc Hiệp Biện Đại Học Sĩ, thụy Trung Nhã. Vua Thành Thái lại truy tặng ông là Đặc Tấn Vinh Lộc Đại Phu, Thái Bảo, Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ, tước Đức Quốc Công.

               Vốn yêu nông nghiệp, ông Phạm Đăng Hưng, thân phụ Bà Từ Dũ muốn đem các giống lúa đang phổ biến ở miền Nam giới thiệu với nông dân miền Trung, nhất là vùng Trị Thiên. Ông thường tới các làng để “giới thiệu” cho nông dân những giống lúa đang thịnh hành ở trong Nam. Ông đeo bên mình ba cái bị, đựng ba thứ giống lúa khác nhau. Ai xin giống nào thì ông bốc cho một nắm, để nhân giống mà trồng.

               Ông vốn dĩ tính tình hiền hòa (dân Nam Bộ mà), bình dị, làm quan nhưng cũng áo nâu, quần nâu, lang thang từ làng nầy qua làng khác, nhìn qua, cũng hơi quái dị. Vả, ai ai cũng sợ ông? Sợ là vì ông là quan to trong triều. Và vì cái sợ đó, mà Ông Ba Bị bị “đồng hóa” với ông Kẹ, để các bà mẹ dọa những đứa con nít hay khóc hay vòi.

               Có thể khi còn sống, ông đã chọn một “cuộc” đất đẹp nhất ở Gò Công để làm nơi an nghĩ ngàn năm. Chỗ đó, như tôi đã nói ở trên là “Giồng Sơn Qui”, tức khu “Lăng Hoàng Gia”.

               “Giồng Sơn Qui” có hình dạng một cái mai rùa. Tôi không rõ đầu của mai rùa quay về hướng nào, nhưng đó là một “cuộc” đất cao, không cao lắm, khá đẹp và có hai cái đặc biệt:

               Ở Gò Công (đông) không đâu đào được giếng thì “Giồng Sơn Qui” có một cái giếng khá lớn, hình vuông, bốn mùa đều có nước, và nước rất ngọt, dùng rất tốt.

               Từ cổng vào, người ta thấy có một “Nhà bia” bên phải. Đây là tấm bia bằng đá ở Núi Non Nước, Đà Nẵng. Bài văn bia do Phan Thanh Giản viết. Khi tấm bia nầy được đưa từ miền Trung vào để dựng ở mộ ông Phạm Đăng Hưng thì bị Pháp cướp mất (1860) để bọn chúng làm bia cho đại úy Barbé, bị quân của Nguyễn Trung Trực giết chết. Mãi đến năm 1999, bia nầy mới được đưa về lăng, đựng ở nhà bia bên phải.

               Trong khi tấm bia cũ bị Tây cướp mất, (cướp nước, cướp dân và cướp cả bia), nên năm 1899, vua Thành Thái sai làm một tấm bia khác, với nội dung như tấm bia bị cướp và dựng nên ở “nhà Bia” bên trái.

               Tháng 6 vừa qua, tôi và Vân cùng con trai Hải Bằng, trên đường đi Gò Công về, ghé vào thăm lăng, nơi tôi và Vân, 45 năm trước, từng đưa nhau đi chơi ở đây.

Trong khi người giữ lăng, giới thiệu về ngôi mộ cụ Phạm, giải thích ngay trên mộ có xây một cái tháp nhỏ, tượng trưng cho Thiên – Địa – Nhân, thì Vân chỉ cho tôi xem cái hình bát quái ngay dưới cái tháp nhỏ. Đó là việc “yểm bùa” sau khi mộ xây xong. Yểm bùa, theo cách nghĩ của người Việt Nam là để mộ không bị phá. Phá mộ để lấy vàng ngọc được chôn theo người chết hay để dòng dõi họ Phạm không còn được “truyền đời” về chức phận, quan cách, v.v…

               Nhà thương hộ sinh lớn nhất Saigon, và cả Việt Nam, được đặt tên là “Bệnh Viện Từ Dũ”, đúng ra là Thái hậu Từ Dụ, tên là Phạm Thị Hằng, mẹ vua Tự Đức.

               Bà là người dạy con rất nghiêm. Một số người Huế còn nhớ câu chuyện một năm gần đến ngày “đại kỵ” (kỵ vua cha, tức Thiệu Tri), vua Tự Đức đi săn chưa về. Quá lo lắng, bà liền sai quan binh đi tìm. Được nửa đường quan binh thấy vua Tự Đức đứng ở mũi thuyền đốc thúc binh lính chèo gấp vì nước lũ đang về, mà thuyền đang đi ngược sông Hương. Trời đang mưa lớn, nhà vua ướt đầm.

               Về đến kinh đô, biết tội mình, vua Tự Đức để nguyên quần áo ướt, qua dinh của mẹ, nằm xuống sập, đặt lên mông một cây roi mây, chờ mẹ đánh. Làm vua rồi mà vẫn còn chờ mẹ đánh!

               Bà Từ Dụ giận con, ngồi quay mặt vào tường. Sau một hồi lâu, bà xoay mặt ra, đưa tay hất cây roi mà ban rằng:

“Có một mẹ một con, con đi đâu lâu, thời mẹ ở nhà trông đợi lắm. Sao con không báo cho mẹ hay trước? Thôi tha cho. Đi chơi để quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta.”

 Vua Tự Đức khấu đầu lạy tạ lỗi: “Từ nay con không dám như vậy nữa”.

Người Huế còn biết nhiều chuyện về đức hạnh, nhân ái, mẫu mực của Bà Từ Dụ. Có lẽ vì vậy nên năm 1948, tên bà được đặt cho một bệnh viện phụ sản lớn nhất Việt Nam.

Về Giồng Sơn Qui, thường gọi là Gò Rùa, tức “Lăng Hoàng Gia”, sách “Gò Công Xưa và Nay” của Chiêm Tinh Gia Huỳnh Minh có ghi lại câu:

Lệ thuỷ trình tường ngoại,

Quy khâu trúc phước cơ.

Nghĩa là:

Nước ngọt trổ điềm lành,

Gò Rùa vun đất phước!

               Khu lăng mộ nầy gồm có:

               -Bình Thành Bá Phạm Đăng Dinh, tổ ngoại (3 đời?) vua Tự Đức. Phạm Đăng Dinh sinh ở Quảng Ngãi vì gốc gác ở ngoài đó.

               -Phước An Hầu Phạm Đăng Long. (con P. Đ Dinh, và lăng vợ Phạm Thị Tăng)

               -Quốc Công Phạm Đăng Hưng. (thân phụ Bà Từ Dụ)

               và lăng vợ Phạm Thị Du).

               Người Việt làm nghề biển thường có tục “Thờ Cá Ông”, vì cá ông thường cứu ghe thuyền bị bão ngoài khơi! Vì vậy, dọc theo bờ biển Việt Nam, có nhiều làng biển lập đền thờ cá ông, khi “ông lụy”, có nghĩa là xác cá ông chết, tấp vào bờ, dân làng đem chôn, lập miếu thờ.

               Miếu thờ ở Vàm Láng là lớn nhứt, mỗi năm cúng kỵ rất linh đình. Việc nầy có liên quan đến lịch sử. Có lần Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh đuổi, chạy ra biển, lại gặp bão, nhờ cá ông cứu, đưa vào Vàm Láng. Thành ra, Vàm Láng trở thành nơi “cứu vua”. Miếu không to, giỗ không lớn thế nào được!

&

               Gò Công thuộc đất “Nam Kỳ Thuộc Địa”, nên cũng không ít “dân Tây”, tức là người có “quốc tịch Pháp”.

               Nhận việc xong, thấy tôi là kẻ xa nhà, Trưởng Ty Vũ Như Bách mách nước: “Phía sau ty, có ngôi nhà từ đường. Có mấy anh em đang ở tại đó. Anh sang đó, xin bà cụ chủ nhà mà ở với họ.”

               Nhà nầy đâu lưng với Ty, dài ba gian hai chái – kiểu nhà xưa, lợp ngói. Sân trước rộng, trồng cây kiểng, nằm kế bên con đường từ hông chợ ra phía cầu Tây Ban Nha. Bà cụ đã già, ở với con gái và cháu ngoại ở ngôi nhà mới xây bên cạnh.

Bà dễ tính. Khi tôi xin “tạm trú” thì bà ừ liền. Con gái bà là Chị Hoa (tôi không chắc đúng tên). Chị có thằng con trai lớn, tên Khôi, con một ông đại úy. Không thấy ông đại úy đâu cả. Có lẽ ông đã “cởi ngựa truy phong” chạy mất dạng như Sở Khanh trong truyện Kiều rồi. Kế Khôi là hai đứa em gái, – đầm lai – Mỹ lai thì đúng hơn – Mắt xanh mũi lõ – chưa tới tuổi đi học. Mẹ chúng làm sở Mỹ.

               Một tối, tôi lấy cái kèn Melodica của tôi ra ngồi ở hiên nhà thổi chơi cho đỡ buồn. Tôi đang “say sưa” với các bản cl***ique, từ “Đã quên hết sầu chưa?Lời người là ý thơ…”  Sérénate, đến “Thôi buồn làm chi, Nhớ tiếc làm chi, bao nhiêu sầu nhớ sẽ tan đi…” (Tristesse) và “Về đây mái tóc còn xanh xanh, Về đây khi…” (Come back Sorento) thì bà cụ đến ngồi cạnh lúc nào tôi không hay!

               Tôi ngưng thổi khi bà cụ bảo:

               -“Tôi còn mấy dĩa của “Tino Rossi”, khi nào xuống nhà (của cụ) tôi cho “cậu” nghe!”

(Tino Rossi là danh ca người Pháp, gốc đảo Corse, nổi tiếng khắp Âu Mỹ khoảng giữa Thế kỷ 20).

               Vậy đấy! Âm nhạc là một nghệ thuật không biên giới. Những bản cl***ique là sản phẩm của Tây Phương hồi thế kỷ 17, 18. Nó theo chân Thực dân Pháp mà qua Việt Nam hồi thế kỷ 19. Bây giờ, nó trở thành “nhịp cầu thông cảm” giữa hai người Việt Nam, một già một trẻ.

               Nghĩ vậy, tôi hỏi:

               -“Mấy người cùng ở tại đây, có ai chơi loại cl***ique nầy cho cụ nghe chưa?

               -“Mấy chục năm nay, từ khi Tây rút về Tây, lần nầy là lần thứ nhất, tôi nghe “cậu” chơi loại nhạc nầy.” Bà cụ trả lời.

               Tôi lại hỏi:

               -“Cụ không đi Saigon, nghe nhạc ở “QueenBee”, “Đêm Màu Hồng”  sao?

               -“Tôi có đi với con gái, nhưng ở đó không ai hát nhạc nầy.”

               -“Phải! Tôi nói. Thỉnh thoảng người ta mới chơi “Nhạc Cổ Điển Tây Phương”, nhưng chỉ trong đám bạn bè thân thiết mà thôi. Mấy bài nầy chơi Piano thì hay lắm.”

               -“Cậu từng nghe chưa?” Bà Cụ hỏi.

               -“Dạ! Có nghe rồi, mà nghe từ một người bạn thân.” Rồi tôi kể:

               -“Năm cháu học lớp Đệ Nhất, một lần tới thăm một cô bạn gái cùng lớp, tên cổ là Hoàng Thị Ngọc Trâm. Đang ngồi chơi thì cô ta bảo: “Tiếp “nhà văn” thì phải có quà đặc biệt.” – Cháu lúc đó, còn đi học nhưng đã viết chơi cho nhiều báo ở Saigon, ở Huế, kiếm “chút tiền còm nhuận bút” uống cà-phê, chớ có là “nhà văn nhà veo” gì đâu! Tuy nhiên, bạn bè ai cũng biết tôi có bài đăng báo.

Thế rồi cô bạn gái đến mở nắp cây đàn dương cầm của cô ra, và bắt đầu đánh mấy bản nhạc cổ điển. Tôi đứng sát bên, nhìn cô ta đánh đàn.

               Đánh xong vài bản, cô ta ngưng lại, hỏi tôi: “Hải nghe được không?”

Tôi tinh nghịch trả lời:

-“Hải có nghe đâu! Hải chỉ nhìn!”

-“Âm nhạc mà nhìn? Nhìn cái gì?” Cô ta hỏi.

-“Nhìn bàn tay Trâm chạy trên phiếm đàn, đẹp không thể tưởng tượng được!” Tôi nói.

Trâm cười to:

-“Các bạn thấy không? “Ông” Hải nầy ga-lăng số một. Kiểu đó thì dù  “ông” không yêu người ta, người ta cũng yêu “ông.”

Cả bọn cùng cười: “Có cả Trâm đấy!”

Nghe nói vậy, Trâm cũng cười luôn.

Tôi không nghĩ cô ta yêu tôi. Con gái Huế thường nhìn cao hơn. Cô nào có bằng tú tài thì phải lấy chồng kỹ sư, bác sĩ. Cô nào có bằng cao nhứt, tiến sĩ, bác sĩ thì đành chịu… ở góa.

Nghe xong câu chuyện, Bà cụ cũng cười, nói với tôi: “Chắc “cậu” đắc đào lắm”.

Tôi đùa: “Nam mô A-di-“Đà Lạt”, “bần tăng” là kẻ tu hành!

Bà cụ là con nhà điền chủ, “dân Tây”, học “trường đầm”, “văn hóa Pháp”, có lấy chồng Tây không thì tôi không biết. Chị Hoa, con gái cụ, không có nét giống Tây.

&

Không bao lâu sau, tôi rời căn nhà đó, về “Yêu Luôn”. Tiếng tôi gọi đùa tên xã Yên Luông!

Cảnh cũ, người cũ cũng đã bao lần đổi thay mất rồi!

Bà cụ thì “Quốc tịch Pháp”, con cháu bà thì đã về Mỹ. Không ở được “quê mẹ” thì đành về “quê cha” vậy!

Ở Yên Luông, lại có một “ông Tây” khác: “Ông Một Lục”.

Một hôm, xã trưởng Nguyễn Thành Thông, rủ tôi: “Tới nhà Ông Một Lục ăn giỗ đi.”

Tôi ngần ngại:

-“Ông ta không mời tôi mà!”

Xã Thông giải thích:

-“Ông ta có nhờ tôi nói lại. Nghe nói anh là giáo sư lịch sử mà. Tới nói chuyện cho vui.”

Nhà “Ông Một Lục” là nhà ngói. Nôm na là “nhà cao cửa rộng”, vườn tược rộng, cây lá hoa quả sum suê, chứng tỏ đây nhà giàu, có lẽ không phải “Ông Một Lục” đi lính Tây mà giàu. Gốc nhà “điền chủ” thì đúng hơn.

Ba người chúng tôi ngồi ở phòng khách, bộ xa-lông gỗ, màu đỏ, đẹp. Chúng tôi uống rượu vang. Sau khi chào hỏi, tôi hỏi:

-“Ông Một có biết ông Phan Tử Lăng không?

Ông Một Lục trả lời cộc lốc: “Không.”

Tôi trả lời, không trực tiếp vào người tôi hỏi:

-“Ngoài tui, đi lính Tây, loon lá lên tới adjudant (thượng sĩ) là cao nhất. Không ai được đóng loon quan một, quan hai (thiếu úy trung úy). Mãi khi Pétain đầu hàng Hitler, Tây ở Đông Dương cần sĩ quan mà người bên Tây không qua được. Bấy giờ, Tây mới cho người Việt Nam học sĩ quan ở trường quân sự Ton. Vậy mới có quan Tây người Việt. Ở Huế, nổi tiếng nhứt là “ông Quan Một” Phan Tử Lăng, lính Khố Đỏ. Ra trường ông đậu thủ khoa. Sau khi Nhựt lật đổ Pháp, ông theo Phong Trào Thanh Niên Xung Phong của bộ trưởng Phan Anh, chính phủ Trần Trọng Kim. Rồi ông theo Việt Minh. giỏi thì giỏi nhưng chỉ tới quan “tá” mà thôi. Gốc “tạch tạch sè” mà.

“Ông Một Lục” không hiểu “tạch tạch sè” là gì, tôi phải giải thích là “tiểu tư sản.”

Ông Một Lục nói:

-“Trong Nam, phải vô “dân Tây” mới được đi học làm quan (sĩ quan). Hồi Pháp-Đức bắt đầu đánh nhau, Tây bắt dân trong Nam đi lính bên Tây. Tôi cũng vậy. Lên tới quan một thì hết giặc, tôi xin về nước.”

Tiệc xong, trên đường về, xã Thông cười nói với tôi:

-“Ông nầy dâm lắm, thỉnh thoảng ông đi chơi đĩ ở…

(Tôi không nhớ địa điểm xã Thông nói, hình như trên con đường đi Hòa Lạc, phía bên nầy Cầu Đúc.”

-“Sao ông biết?” Tôi hỏi.

-“Khi nào ông thấy chiếc xe đen của ông đậu ngoài đường là ông đi “vô xóm” với “chị em” đó.

“Ông Một Lục” có chiếc xe Traction Avant, kiểu “onze legère”, tự ông lái xe lấy.

“Dân Tây” ở Gò Công thì có dòng họ “Nguyễn Hữu” ở Hoà Đồng nữa, tôi sẽ viết khi nói tới “Bà Hoàng Hậu Nam Phương.”

Mùa Hè năm 1972, người ta gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Lửa thì cháy ở Bình Long, Kontum, Trị Thiên. Gò Công thì yên lắm, không có “binh lửa” nhưng không có nước. Ngày 8 tháng Tư Âm Lịch đến rồi mà trời vẫn không mưa. Ca dao có câu:

               “Mồng Tám Tháng Tư không mưa,

               Chị em bán cả cày bừa mà ăn.”

Lúa thì đã cấy xuống ruộng rồi, mà ruộng thì không có nước. Trời không mưa! Hạn đấy! Ruộng nứt nẻ như hình mu rùa. Mấy cái hồ nước ngọt trong làng cạn tới đáy. Người dân thường chứa nước mưa trong mấy cái “mái” (lu, vại, nói theo cách người Trung, người Bắc), “mái” nào cũng hết nước. Nhà Tây xây, như dinh tỉnh Trường, Ty Công An, nền nhà là cái bồn chứa nước mưa. Chỉ những nhà đó mới không ca câu: “Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy Ruộng tôi cày…”

Tới ngày rằm thì “Trời đổ cơn mưa” lớn. Cả tỉnh ai cũng mừng, đi đâu, ở đâu, cũng chỉ nghe dân chúng bàn tới chuyện mưa.

&

Ở quán Chú Cưng, mỗi sáng, các cụ già ở thị xã hay gần đâu đó, thường đến tụ tập nhau, uống càphê, bàn chuyện đang đánh nhau đâu đó ở ngoài Trung, trên Cao Nguyên. Từng là một thời theo Nam Bộ Kháng Chiến, nhưng vì một lý do nào đó, bỏ Việt Minh mà về, nhưng trong lòng mấy cụ, vẫn còn vấn vương một chút oai hùng của thời trai trẻ, nên khi bàn chuyện đánh nhau đâu đó, “Phe ta” thì thường “rút lui”, mất đất dần dần, như cái bánh tiêu mấy cụ đang ăn sáng, bánh bị cắn dần dần, như phía Nam mất lãnh thổ vậy. Vậy mà mãi tới 30 tháng Tư, 1975, mấy cụ già mới ăn hết cái bánh tiêu. Khi họ ăn xong, thì chính con cháu mấy cụ “đi trình diện học tập cải tạo.” Bánh thì hết, nhưng “Học Tập Cải Tạo” tới “mút mùa Lệ Thủy” mà chưa thấy về.

Cái tình trạng ngồi uống xàphê, nói “dốc theo kiểu Nam Bộ” đó làm cho ông Trung Tá Tỉnh trưởng Lê Trọng Nghĩa thấy nóng ruột. Một hôm, trong một “buổi họp toàn tỉnh”, ổng tuyên bố: “Nói với mấy cụ già uống càphê sáng ở quán Chú Cưng, có ngày tôi hốt hết thì đừng trách tôi.”

Nghe dọa, mấy cụ cũng sợ đấy. Nhân khi có trận mưa to, mấy cụ bàn qua chuyện… mưa. Mưa để có nước uống uống, và để làm ruộng, không phải để “Em đến thăm anh một chiều mưa!” Đây là chuyện của tôi và Vân.

Khi tôi ở Gò Công, cũng có một lần “Đồng Khởi”.

Cái “Đồng Khởi” nầy chỉ là mượn cái danh từ của Bà Nguyễn Thị Định. Ở đây thì “toàn tỉnh” đi hành quân, đồng khởi. Lính tráng thì hành quân đâu đó, lùng sục ở các “Đám lá tối trời”, còn “Nhân Dân Tự Vệ” thì tập họp, đặt chốt canh ở các ngã ba, ngã tư đường, ở các cây cầu, các bến đò, bến xe, v.v… Ban ngày, làm gì có “mấy chả” ra tới đó mà canh gác cho mệt. Thế là người ta tụ họp nhau lại mà nhậu: Canh chua, cá lóc, cá kèo, lại kể cả cá thòi lòi, nếu thiếu mồi, và… cá hộp nhà binh.

Ông tỉnh Trưởng lại tuyên bố: “Đi “Đồng Khởi” mà Nhân Dân Tự Vệ cũng đòi cá hộp. Có cá rồi, hễ cứ thấy nhà nào có trồng me thì vô nhà đó trải chiếu ra “Đồng Khởi”, hết “ít ly” đến “y lít”.

Ở Gò Công có nhiều nhà trồng me, và cả trồng so đũa nữa. Đâu phải để nuôi dê, mà để dành cho dân nhậu đấy! Me hay bông so đũa nấu canh chua thì hết sẩy!

&

Gò Công có tới hai bà hoàng hậu. Nói cho đúng thì một bà Thái hậu (Mẹ vua) là bà Từ Dụ. Nhà Nguyễn, kể từ đời Minh Mạng, không có hoàng hậu, chỉ có chánh phi, thứ phi, v.v… Thành ra, bà Từ Dụ không phải là “hoàng hậu đời Thiệu Trị”; mãi đến khi Hồng Nhậm lên ngôi vua, hiệu Tự Đức, thì bà Từ Dụ được phong làm Thái hậu.

Bà Nguyễn Hữu Thị Lan thì “cứng” hơn. Khi vua Bảo Đại cầu hôn, bà ưng thuận nhưng với điều kiện: Phải phong bà làm hoàng hậu, tức là phá lệ nhà Nguyễn, và chỉ một vợ một chồng, không có chánh phi, thứ phi gì cả. Vua Bảo Đại chấp thuận, nhưng về sau thì ông “phạm lời hứa”, có những ba bà thứ phi.

Bà Nguyễn Hữu Thi Lan quê ở Đồng Sơn.

Trên liên tỉnh lộ Gò Công – Mỹ Tho, gần tới cầu Chợ Gạo, quẹo phải là đi vào con đường lớn, xe hơi chạy được. Chạy được một đổi, khoảng vài ba cây số, người ta thấy hai ngôi nhà lầu lớn, kiểu Tây Phương, xây cạnh nhau, có hàng rào bao quanh. Nhìn qua, người ta có cảm tưởng như khung cảnh thôn quê bên Pháp, chớ không phải Việt Nam. Đó là hai nhà lầu của dòng họ Nguyễn Hữu Hào.

Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt, đây nơi là bị chiếm, đóng đồn. Dĩ nhiên, hai bên có đánh nhau nhiều trận nên mái hư, vách loang lổ vết đạn, cửa nẻo không còn. Bây giờ bị bỏ hoang. Cô Xuân, làm thông dịch viên cho Mỹ, nói với tôi đây là nhà của Bà Tám Đào và Chín… (tôi không nghe rõ). Vì chiến tranh, hai bà nầy đã tỵ nạn bên… Tây. Họ là “dân Tây” mà!

Ông Nguyễn Hữu Hào là đại điền chủ ở Đồng Sơn, có Tây học, đậu tú tài Pháp. Đã là đại điền chủ, ông còn kinh doanh ngành trồng trà, cao su ở miền Đông Nam Bộ và có cả ngàn mẫu ruộng ở Long Mỹ, tỉnh Rạch Giá (tên cũ). Vì vậy, khi ông rể Bảo Đại phong “quận công” cho cha vợ, thì ông Nguyễn Hữu Hào lấy tước hiệu là “Long Mỹ Quận Công”.

Vợ ông, tên là Lê Thị Bính, con gái Huyện Sĩ, tức Lê Phát Đạt, cũng là một đại điền chủ ở Gia Định.

Hai ông bà Nguyễn Hữu Hào chỉ sinh được có hai con gái, người con lớn lấy chồng Tây, Didelot, làm “Khâm mạng Hoàng triều Cương thổ” (đất của nhà Nguyễn, nhưng mà Tây “quản lý”) và cô em là Mariette Jeannette Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4.12.1914 tại Gò Công.

Năm 1932, sau khi học ở Tây về, vua Bảo Đại ngồi lại trên ngai vàng, ngai nầy được vua cha Khải Định truyền cho năm 1925, khi Khải Định qua đời.

Vua còn trẻ, chưa vợ. Ông Đoàn Thêm, tác giả “Việc Từng Ngày” kể: Khi nhà vua ra thăm đất Hà Thành, con gái Hà Nội nô nức đón vua, mong được làm hoàng hậu. Hà Thành con gái nổi tiếng đẹp và thanh lịch. Cuối cùng, Bảo Đại chọn Nguyễn Hữu Thị Lan, cũng du học ở Pháp về. Đây là một cuộc tình duyên có sắp đặt vì âm mưu… chính trị.

Khi trở lại Việt Nam, ngồi trên ngai vàng, vua Bảo Đại muốn đem cái sở học của mình ở bên Tây, để cải cách đất nước. Ông lập một nội các mới, gồm những người trẻ, đòi Tây phải thi hành đứng đắn các hiệp định đã ký với Triều Đình Huế. Vua còn lập một “Ủy ban Cải cách” để thực hiện ý định cải cách đất nước của nhà vua.

Tây chỉ muốn Bảo Đại làm vua bù nhìn, bèn chặt hết “vây cánh”, cải tổ nội các, buộc ông Ngô Đình Diệm từ chức thượng thư. Ông Ngô Đình Diệm không từ chức cũng không được, và Tây trói tạy ông vua lại bằng một sợi giây… tình.

Nguyên khâm sứ Eugène Charles, cha nuôi Bảo Đại, đã về hưu, được gọi qua Việt Nam, lo việc cưới vợ cho Bảo Đại. Charles tổ chức một party ở Dinh Đốc Lý Đà Lạt, Bảo Đại đến dự, và Nguyễn Hữu Thị Lan đến bái yết nhà vua. Hôm đó, cô Nguyễn Hữu Thị Lan mặc một bộ đồ đen, áo dài Việt Nam, đến ra mắt vua, quỳ trước mặt vua và hôn nhẫn trên tay vua.

Một cuộc sắp đặt, làm như tình cờ, cộng thêm với một triệu đồng Đông Dương làm của hồi môn nên Bảo Đại rơi ngay vào cái bẫy “Sắc bất ba đào”.

               Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách,

               Sắc bất ba đào dị nịch nhân.

(Nguyễn Giản Thanh, lúc còn đi học, một hôm tan học, gặp trời mưa, bọn học trò đứng đợi mưa dưới hiên nhà. Thầy đồ ra câu đối: “Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách” (Mưa không then khóa mà giữ được khách) Giản Thanh đối lại: “Sắc bất ba đào dị nịch nhân” (Sắc đẹp phụ nữ, không phải sóng nổi, nhưng dễ nhận chìm người)

Bảo Dại bị “nịch nhân” tuy sắc đẹp bà Nam Phương không bằng con gái Hà Thành. Tuy nhiên, nhà vua giải thích rằng các tiên đế thường lấy vợ gốc miền Nam, nên ông cũng chọn một cô miền Nam và đặt tên là Nam Phương (Hương thơm của miền Nam). Phương là hương thơm, như “Mượn chùm “phương thảo”, hú vía thuyền quyên” trong “Bài Tựa Truyện Kiều” của Chu Mạnh Trinh vậy.

Người Pháp và các ông giáo sĩ theo Đạo Thiên Chúa La Mã, nghĩ rằng đã “gài” được Bảo Đại: Tây thì trói được Bảo Đại, còn Giáo hội Thiên Chúa La Mã thì đạt được ý đồ từ đời Bá Đa Lộc. Người nối ngôi ông Bảo Đại sẽ là người có đạo Thiên Chúa, đưa “thần quyền” vào “thế quyền” như các nước Châu Âu trước khi có những cuộc “cách mạng tư sản”.

Tháng 8 năm 1945, Bảo Dại thoái vị, giáo hội Thiên Chúa vuột mất ý đồ một ông vua theo dạo Thiên Chúa, vì ông Bảo Đại trao ngai vàng lại cho ông… ************, và bà Nam Phương Hoàng Hậu lại à người yêu nước hơn yêu chúa, mặc dù bà là người của Nam Kỳ thuộc địa, dân Tây, học trường đầm.

Trong thời kỳ Việt Minh nắm chính quyên ở Huế, cũng như mọi người dân Huế, bà tham gia tích cực các phong trào dân chúng, nhất là trong các “Tuần lễ vàng”.

“Tuần lễ vàng” ở Huế do ông dược sĩ Phạm Doãn Điềm làm chủ tịch, lấy danh nghĩa là để giúp chính phủ có tiền mua súng đạn chống Tây tái xâm lăng nước ta. Bà Cựu Hoàng Hậu tham gia.

Có người kể, hôm ấy, tham gia “Tuần lễ vàng”, bà Nam Phương lấy hết nữ trang đeo vào người. Tới chỗ hành lễ, trước mặt mọi người, bà gở bỏ hết các nữ trang để đóng góp cho nhà nước. Hành động của Bà như là một gương mẫu, khuyến khích mọi người noi theo.

Học vấn mở mang trí óc con người ta đấy!

Tôi không rõ nguồn gốc ông Nguyễn Hữu Hào như thế nào, chỉ nghe nói ông là một đại điền chủ, có học, nhưng không nghe ai nói dòng dõi ông ta.

Tuy nhiên, về bà Hoàng Hậu Nam Phương, dư luận nói tới ông ngoại bà, ông Huyện Sĩ nhiều hơn.

Huyện Sĩ là một trong bốn người giàu nhứt Nam Kỳ hồi bấy giờ, theo câu tục ngữ: “Nhất Sĩ, nhì Phương, Tam Xường, Tứ Hỏa.” Đó là các ông: Huyện Sĩ, Tổng Đốc Đỗ Hữu Phương, Bá Hộ Xường (tên thật là Lý Tường Quan, bố vợ tướng André Trần Văn Đôn), Hui Bon Hoa, dân chúng thường gọi là “Chú Hỏa”.

Huyện Sĩ có tên là Lê Phát Đạt, thuở nhỏ, nhà nghèo lắm,  làm nghề chăn vịt. Sau vô làm bồi cho một ông “cha Tây”. Ông nầy thương tình cho đi học trường dòng ở Pénang, Mã Lai. Sau khi tốt nghiệp, ông về nước làm thông ngôn cho Tây, nhằm lúc Tây đang đánh chiếm ba tỉnh miền đông Nam Phần. Thời thế tạo “anh hung?”

Khi Tây đánh tới, dân chúng chạy trốn cả. Khi tình hình tạm ổn, Tây gọi dân chúng về, làm ăn như cũ. Bấy giờ, phần đông dân chúng không về, không nhận lại ruộng. Người ta tin tưởng ít lâu đuổi xong giặc Tây, sẽ về lại nhà cũ, khỏi đắc tội với triều đình vì theo giặc. Ruộng bỏ hoang, Tây bèn cho bán đấu giá. Huyện Sĩ tìm cách mua hết, giá chỉ bằng 1% giá thường. Mấy năm sau, Huyện Sĩ lại trúng mùa, trở nên giàu có nhất nhì thời bấy giờ.

Giàu có rồi, để “vẻ vang” với đời, ông mua chức huyện, thường gọi là “huyện hàm”.

Ông có công lớn trong việc xây dựng các nhà thờ ở Saigon và vùng phụ cận, có công lớn trong việc truyền bá đạo Thiên Chúa ở miền Nam.

Khi bà Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu, bà được bên ngoại tặng cho một triệu đồng Đông Dương để làm của hồi môn. Có phái vì số tiền hồi môn lớn quá, nên người dân thường nhắc đến Huyện Sĩ chăng? Trong cuộc đời làm vua, Bảo Đại “tiêu tiền của vợ” nhiều hơn “tiêu tiền của triều đình”.

Gò Công còn có nhiều nhân vật nổi tiếng khác nữa. Sau đây tôi chỉ kể tên. Độc giả muốn biết thêm, xin đọc sách của ông Hứa Hoành:

Nhân vật nổi dậy chống Tây:

Trương Định: Quê vợ ở Gò Công. Ông được triều đình Huế giao nhiệm vụ khai khẩn đất hoang ở đây. Trong thời gian nổi dậy chống Pháp, căn cứ của ông ở trong các “đám lá tối trời” Gia Thuận, thuộc Gò Công.

-Nhà văn tiên phong Nam Bộ, nổi tiếng khắp nước là ông Hồ Văn Trung, tự là Hồ Biểu Chánh, quê ở Bình Thành, Gò Công.

-Nhà báo Viên Hoành Hồ Văn Hiến, em ông Hồ Biểu Chánh.

-Nhà văn Lê Sum, tự Trường Mậu.

-Giám mục Nguyễn Bá Tòng.

Huỳnh Văn Khiêm, phủ hàm Khiêm, người rất yêu thích thơ văn, hào hiệp, được coi như một Mạnh Thường Quân xứ Gò Công.

-Công tử Georges Phước, tương tự như Hắc Công Tử (Sadec) hay Bạch Công Tử (Bạc Liêu), con đốc phủ sứ Lê Công Sủng. Ông Huyện Đậu là bố vợ Công tử Georges Phước.

-Ông Huyện Huỳnh Đình Nguồn, một nhà thơ yêu nước.

-Ông Huyện Hiểu, không rõ họ, vừa giàu có vừa hào hiệp.

Lê Quang Liêm, một công chức nổi tiếng của Tây.

-Người nổi tiếng nhất là Luật sư Vương Quang Nhường, quê ở xã Yên Luông Đông (xã của Vân), tốt nghiệp luật sư ở bên Tây, từng làm Bộ trưởng Giáo Dục thời Bảo Đại làm Quốc Trưởng, rể vua Thành Thái (mệ 16, tên Cưới – Linh ?, em vua Duy Tân), tức là “phò mã”. Ông cậu tôi, Bác sĩ Phan Văn Hy là chồng mệ 14. Vua Thành Thái có 22 công chúa, cùng có tên chữ đầu là Lương, như Lương Lang, Lương Linh,v.v …

Khi vua Thành Thái bị đày, chính ông Vương Quang Nhường vận động chính phủ Pháp cho cha vợ “qui cố hương”. Vua Thành Thái được về nước, sau đó băng hà ở Vũng Tầu nam 1953.

Ở Gò Công cũng có “Thiên Địa hội”, “phản Thanh phục Minh”, nhưng hoạt động không mạnh.

-Giáo sư Nguyễn Văn Bông, thạc sĩ Công Pháp Quốc Tế, Viện trưởng Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, lãnh tụ đảng Tân Đại Việt và chủ tịch Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, quê ở Gò Tre, Gò Công. Ông bị ám sát chết ngày 10 tháng 11 năm 1971 tại Saigon.

Hiện nay, Gò Công có hai nhận vật nổi tiếng, còn sống, một là “Út Bạch Lan”. Không phải cô đào hát Út Bạch Lan mà một “đực rựa”, là anh hùng Quân Đội VNCH. Ông là đại đội trưởng Trinh Sát Dù, tốt nghiệp cùng khóa 22A trường Võ Bị Quốc Gia với “Hùng móm” (Hoàng Ngọc Hùng) là em út của tôi. Tháng 7 năm 1972, khi “Hùng móm” tử trận ở Quảng Trị, Út Bạch Lan khóc bạn: “Dambe, Charlies mày không chết, ai xui mầy về chết ở Quê Hương. Đau lắm Hùng ơi!”

Khi tôi bị chuyển về trại Cải Tạo Long Giao thì được “biên chế” vào một khối với Út Bạch Lan, nhưng Út đã trốn trại một cách thần kỳ một hôm trước đó rồi. Câu chuyện nầy tôi có kể trong hồi ký “Vết Nám” do Văn Mới xuất bản.

               Thứ hai  là Bà Trương Mỹ Hoa, từng là Phó Chủ Tịch Quốc Hội, bây giờ là Phó Chủ Tịch Nước. Bà quê ở Gò Công, cách ăn mặc bị người ta chê: diêm dúa, hơi quê. Bà không tập kết Bắc, hoạt động nằm vùng ở miền Nam từ 1960. Bà bị chính quyền miền Nam giam tù 11 năm (từ 1964 đến 1975), trước khi Dương Văn Minh đầu hàng thì bà được tha ra khỏi tù.

               Và, có lẽ không ai không biết “Con nhạn trắng Gò Công”: Phương Dung, với “Những đồi hoa sim” làm say đắm biết bao nhiêu người.


Image%20result%20for%20tác%20giả%20%28Hoàng%20Long%20Hải%29%20trước%20bia%20cụ%20Phạm%20Đăng%20Hưng,%20do%20vua%20Thành%20Thái%20dựng,%20Lăng%20Hoàng%20Gia,%20Gò%20Công,%20tháng%206/%202016

tác giả (Hoàng Long Hải) trước bia cụ Phạm Đăng Hưng, do vua Thành Thái dựng, Lăng Hoàng Gia, Gò Công, tháng 6/ 2016

Vài lời kết:

               Xin nói hai điều:

               1)-Phong cách Gò Công.

               Đi khắp miền Nam, người ta sẽ thấy cách sinh hoạt, tôi gọi là “phong cách” cho văn vẽ một chút, của người dân Gò Công giống phong cách người Huế, tuy không nhiều.

Mỗi gia đình đều biết gìn giữ “nếp nhà”, trọng lễ nghĩa, coi trọng việc học của con cái, giống như những gia đình trung lưu của Huế. Nhiều người thuộc họ Phạm, dòng dõi ông Phạm Đăng Hưng, nhưng họ không khoe khoang rằng mình “con vua cháu chúa” như người Huế.

Khi tôi còn sống ở ngôi nhà từ đường như tôi kể ở đoạn trước, mỗi chiều, khi tôi ngồi thổi Mélodica chơi ở trước hiên nhà thì thấy phía nhà đối diện thấp thoáng có bóng một cô gái cũng… ngồi chơi! Không biết cô có lắng tai nghe “Tiếng đàn tôi” hay không! Sau đó, hỏi chuyện cô, tôi mới biết cô tên Phạm Thị Hồng, dòng dõi cụ Phạm Đăng Hưng. Bất chợt cô hỏi tôi: “Trong các tác phẩm Tự Lực Văn Đoàn, anh thích nhân vật nào?”

               Tôi trả lời: “Dũng của Đôi Bạn”. Cô ta cười: “Đó là nhân vật tiểu thuyết hóa, Trương mới là người thực hơn chớ.” Trương là nhân vật chính trong “Bướm Trắng”. Tôi hơi giật mình, học trò lớp Đệ Nhị mà có nhận xét như thế là tinh tế lắm, khác con gái Huế đấy!”

               2)-Giai cấp thống trị.

               Khi Tây xâm lăng nước ta, bọn chúng đã “dựng” một tầng lớp làm tay sai cho chúng. Những người được chọn làm tay sai là những người có đạo, tức là người trung thành với Giáo hội Thiên Chúa La Mã. Trong việc xâm lăng nước ta, quyền lợi của Thực dân và quyền lợi của Giáo Hội đan chéo vào nhau. Thực dân và “những tên thực dân mặc áo thầy tu” cũng chỉ là một mà thôi. Trong viễn tượng đó, một lớp người “yêu chúa hơn yêu nước” xuất hiện. Họ cùng một lập trường phản quốc như linh mục Hoàng Quỳnh: “Thà mất nước, không thà mất Chúa”. Lê Phát Đạt hay Nguyễn Hữu Hào là ở trong trường hợp nầy.

               Sau đó, Tây thực dân mở rộng việc đào tạo tay sai, hay nói một cách nhẹ nhàng hơn, những người có Tây học, để giúp người Pháp trong việc cai trị. Hàng ngũ “trí thức mới” miền Nam. Đó là trường hợp các ông Diệp Văn Cương, Bùi Quang Chiêu, v.v…

               Vì ảnh hưởng văn hóa Pháp, là môi trường họ xuất thân, ý thức thế nào là Bình Đẳng, Tự Do, Bác Ái (như trên lá cờ Pháp ba màu xanh trắng đỏ) và thế nào Dân Chủ, Độc Lập, chính tầng lớp trí thức mới nầy lại hoạt động chống Tây. Đảng Lập Hiến của ông Bùi Quang Chiêu, và các vị trong nhóm “Đệ Tứ Quốc Tế” và cả Hoàng Hậu Nam Phương.

Sau hiệp định Genève 1954, ngay một số linh mục du học ở Pháp về, cũng không phải là những nhà tu hành “ngoan ngoản” với Giáo hội Thiên Chúa La Mã. Họ muốn xây dựng một Giáo hội độc lập với La Mã.

Miền Nam VN trở thành nơi tập trung và phát triển tầng lớp Tây học, phần đông thuộc giai cấp tiểu tư sản. Trong khi đó thì Cộng Sản cũng nổi lên, từ sau “Nam Kỳ Khởi Nghĩa” và Nam Bộ Kháng Chiến, thuộc thành phần vô sản.

               Hàng trăm năm qua, trong hoàn cảnh đất nước phân ly “chống Tây và theo Tây”, tiếp sau đó là “chống Cộng và theo Cộng”. Chưa bao giờ dân tộc Việt Nam ly tán, tranh giành, và thù ghét nhau sâu sắc như bây giờ!

               Có phải đó là “con đường tiêu vong” của Dân tộc?

hoànglonghải



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 01/Jun/2017 lúc 9:35pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2017 lúc 8:39pm

Mắm tôm chà Gò Công     <<<<<<


Cách%20làm%20món%20thịt%20luộc%20mắm%20tôm%20ngon%20và%20đơn%20giản%20nhất

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2017 lúc 4:03pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2017 lúc 7:42pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jun/2017 lúc 8:16pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2017 lúc 10:26am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2017 lúc 12:23pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2017 lúc 8:56am

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 201 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.359 seconds.