Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: TIN TỨC THỜI SỰ ĐÓ ĐÂY... Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 117 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Feb/2013 lúc 8:37am
Thiên%20thạch%20đâm%20xuống%20vùng%20núi%20Ural%20ở%20Nga

Thiên thạch đâm xuống vùng núi Ural ở Nga  <<<<<<

Thiên thạch chạm vào khí quyển trái đất bốc cháy xuống miền trung nước Nga, làm vỡ nhiều cửa kính và làm bị thương tới 1000 người. Hầu hết người bị thương do các mảnh kính vỡ cắt vào mặt....

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/May/2013 lúc 1:34pm

Máy bay năng lượng mặt trời bay xuyên nước Mỹ    <<<<<

image


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/May/2013 lúc 1:35pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/May/2013 lúc 9:30pm

Lốc xoáy tàn phá Oklahoma     <<<<<

Một trận lốc xoáy với sức gió 320 kilômét một giờ  tàn phá nặng nề thành phố Moore, tiểu bang Oklahoma vào chiều thứ Hai 20/5/2013. Ưóc tính hơn 20 người bị thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em tại 2 trường Tiểu học.


image
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 30/May/2013 lúc 9:05am
Vũ nữ bị tạt axít nổi tiếng nhất Sài Gòn đã qua đời
Cách đây nửa thế kỷ, vào giữa năm 1963, tại Sài Gòn
xảy ra một vụ đánh ghen được coi là rùng rợn nhất ở thành phố này. Đây cũng là
lần đầu tiên 'Hoạn Thư" ở Sài Gòn biết sử dụng axít đậm đặc để "thanh toán" tình
địch.





Nạn nhân là
cô vũ nữ nổi tiếng nhất Sài Gòn lúc ấy tên là Cẩm Nhung, người được mệnh danh
là “nữ hoàng vũ trường”. Người thủ ác là một mệnh phụ phu nhân, vợ của một
trung tá Sài Gòn.
Vụ tạt axit rùng rợn đã biến cô vũ nữ giàu có, đẹp lộng
lẫy thành cô gái mù lòa xấu xí, phải đi ăn mày. Khi còn là vũ nữ, Cẩm Nhung nổi
tiếng nhất Sài Gòn, lúc đi ăn mày cô càng “nổi tiếng” hơn, khi luôn đeo trước
ngực bức ảnh mình chụp với người tình trung tá thời trên đỉnh cao danh
vọng.
Bà lão mù lòa từng là vũ nữ
Một ngày đầu năm 2013, tại một
xóm trọ nghèo ở thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), nơi những người ăn xin, bán
vé số, bốc vác tứ xứ đến thuê ở trọ, có một đám ma nghèo.
Một bà lão bán vé
số đã qua đời vì già yếu, bệnh tật. Không một người thân, bà lão được những
người đồng cảnh ngộ lo cho một quan tài loại rẻ tiền, rồi đưa ra nghĩa
địa...
Sẽ không có chuyện gì đáng nói về đám ma nghèo của bà lão vô gia cư,
nếu như người quá cố nói trên không phải là vũ nữ Cẩm Nhung lừng danh của nửa
thế kỷ trước.
Trước ngày miền Nam giải phóng, người ăn mày mù lòa Cẩm Nhung
với cây gậy dò đường và tấm ảnh chụp chung với người tình treo trước ngực, lê
bước khắp nẻo Sài Gòn để xin lòng thương hại của mọi người. Về sau do bị săn
đuổi, bà xuống ăn xin ở bến phà Mỹ Thuận trên đường về miền Tây.
Sau ngày
miền Nam giải phóng, người ta còn thấy bà ngồi ăn xin trên bến phà Mỹ Thuận một
thời gian. Từ khoảng năm 1978, không ai thấy người ăn mày đeo tấm ảnh trước
ngực đâu nữa.
Người đời bàn luận rằng có lẽ bà đã bệnh chết hoặc đã quyên
sinh để chấm dứt kiếp hồng nhan bạc phận của mình. Mãi sau này người ta mới
phát hiện bà vẫn còn sống, vừa bán vé số vừa ăn xin quanh các ngôi chùa ở thị
xã Hà Tiên, mà thường nhất là ở chùa Tam Bảo.
Người ta nhận ra bà bởi khuôn
mặt gớm ghiếc và đôi mắt mù lòa, hậu quả của vụ tạt axít năm xưa. Và nay, người
ăn mày đặc biệt đã vĩnh viễn từ giã cõi trần, chính thức khép lại một kiếp hồng
nhan đa truân, sau đúng nửa thế kỷ từ vụ đánh ghen rùng rợn năm nào.
Nữ
hoàng vũ trường

Vũ nữ Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi,
cô phải rời xa Hà Nội để theo gia đình di cư vào Nam. Vào Sài Gòn được ít năm,
khi cuộc sống chưa ổn định, cha của Cẩm Nhung lâm bệnh rồi mất, bỏ lại 3 người
phụ nữ, mẹ cô, bà vú Sọ và cô.
Cẩm Nhung phải bỏ học, xin vào làm tiếp viên
trong một nhà hàng, chuyên bưng bê món ăn cho khách. Nhờ đó cô đã lân la làm
quen với những bản nhạc, những điệu nhảy trong quán bar của nhà hàng. Để rồi khi
chưa tới 19 tuổi, cô đã trở thành gái nhảy chuyên nghiệp trong giai đoạn phong
trào nhảy đầm phát triển rầm rộ ở Sài Gòn.
Cẩm Nhung có khuôn mặt đẹp và làn
da trắng hồng đặc thù của con gái xứ Bắc. Tạo hóa ban thêm cho cô đôi mắt lẳng
lơ, thân hình quyến rũ. Đặc biệt đôi chân điệu nghệ của cô trong các vũ điệu
cuồng say tại vũ trường Kim Sơn đã làm bao khách làng chơi phải ngẩn
ngơ.
Lúc ấy Sài Gòn có hàng trăm vũ trường, gái nhảy không đủ đáp ứng, vì
vậy mà Cẩm Nhung càng có giá, được các vũ trường săn đón như hàng độc, như của
quý. Cô được dân chơi Sài Gòn phong là “Nữ hoàng vũ trường”.
Cô đi qua nhiều
vũ trường, cuối cùng dừng lại với vũ trường Kim Sơn trên đường Tự Do (nay là
Đồng Khởi, quận 1). Tại đây, cô đã trở thành người tình của tay trung tá công
binh Trần Ngọc Thức.
Cô vũ nữ 23 tuổi dù đã từng trải trong tình trường đã
bị tay trung tá công binh lớn hơn cả chục tuổi “hớp hồn” ngay những lần gặp đầu
tiên.
Sự già dặn, từng trải, tiêu tiền như nước của Thức cùng với cái lon
trung tá rất oai thời ấy đã làm cô vũ nữ sành điệu chấp nhận sa vòng tay bảo
bọc của ông.
Thời ấy, “Thức công binh” (biệt danh của trung tá Trần Ngọc
Thức) nổi lên như cồn trong giới ăn chơi ở Sài Gòn.
Miền Nam bắt đầu tiếp
nhận viện trợ ồ ạt của Mỹ, chủ yếu là vũ khí và đô la để xây dựng các cơ sở hạ
tầng phục vụ quân đội, phục vụ chiến tranh. Đó là cơ hội vàng để “Thức công
binh” tham nhũng, trở nên giàu có, thừa tiền của để bao gái.
Vợ trung tá
Trần Ngọc Thức tên thật là Lâm Thị Nguyệt, có biệt danh là Năm Rađô - một biệt
danh giới giang hồ khu Cô Bắc đặt cho, do bà chuyên buôn mặt hàng đồng hồ Rado
của Thụy Sỹ mới nhập cảng vào Sài Gòn.
Bà Năm Rađô không lạ gì thói trăng
hoa của chồng, nhưng lần này biết chồng say mê cô vũ nữ trẻ đẹp quên cả gia
đình, bà như phát điên vì ghen.
Bà đã vài lần đón đường hăm dọa, thậm chí tát
tai dằn mặt vũ nữ Cẩm Nhung, nhưng bấy nhiêu đó không đủ làm cho cô gái trẻ rời
xa chồng bà.
Vụ đánh ghen ghê rợn
Theo thú nhận của Cẩm Nhung với
báo chí Sài Gòn sau khi xảy ra vụ đánh ghen ghê rợn, khi làm người tình của
trung tá Thức, cô nghĩ rằng mình có thể trở thành vợ bé của ông ta, một việc
khá bình thường trong xã hội Sài Gòn thời đó.
Cô đâu biết rằng trong lúc cô
ngây ngất trong vòng tay của ông trung tá dìu dặt trong những điệu nhảy ở vũ
trường Kim Sơn, thì ở khu gia binh Cô Bắc cách đó không xa có một người đàn bà
đang âm thầm chuẩn bị một kế hoạch đánh ghen ghê rợn.
Bà Năm Rađô đã vạch kế
hoạch tỉ mỉ tiêu diệt tình địch. Hai tên giang hồ có cỡ được bà Năm Rađô thuê
với giá 2 lượng vàng để làm cái việc hủy diệt nhan sắc của cô vũ nữ.
Bà Năm
Rađô tin tưởng, khi Cẩm Nhung không còn nhan sắc, cô sẽ không thể quyến rũ
chồng bà, Thức công binh sẽ trở về với vợ con.
Khoảng 22h đêm ngày
17/7/1963, vũ nữ Cẩm Nhung rời khỏi nhà để đến vũ trường Kim Sơn. Hàng ngày cô
đều rời khỏi nhà vào giờ này, hoặc đi taxi, hoặc có xe của đại gia đón rước, để
cô đến vũ trường trước 23h, nhảy nhót quay cuồng cho đến 3-4h sáng.
Khi Cẩm
Nhung còn cách chiếc taxi khoảng 10m, bất ngờ từ bên kia đường một gã đàn ông
băng nhanh qua đường, tiến về phía cô. Cẩm Nhung chưa kịp phản ứng thì gã đàn
ông đã tạt mạnh ca axít vào mặt cô.
Cẩm Nhung chỉ kịp kêu lên: “Chết tôi
rồi, cứu tôi với” rồi ngã gục trên đường. Người đàn ông sau khi tạt axít đã
băng qua bên kia đường, leo lên xe taxi mở cửa chờ sẵn, trên ấy có bà Năm
Rađô.
Nghe tiếng kêu cứu, một số người đi đường đã chạy đến, họ thấy Cẩm
Nhung nằm quằn quại dưới đường, mùi axít xông lên hôi nồng. Một người đàn ông đã
ôm nạn nhân lên xe taxi, chở đến bệnh viện Đô Thành (bệnh viện Sài Gòn ngày
nay).
Do bệnh viện Đô Thành không có khả năng trị bỏng, nhất là bỏng axít,
nạn nhân sau đó đã được chuyển đến bệnh viện Đồn Đất (bệnh viện Nhi Đồng 2 ngày
nay).
Những người bạn vũ nữ của Cẩm Nhung đến thăm, thấy cảnh sát hại dã
man, đã hùn tiền lại mời luật sư bảo vệ cho Cẩm Nhung, đưa vụ việc ra pháp
luật.
Thế nhưng, thời ấy thế lực của “Thức công binh” và bà Năm Rađô rất
mạnh ở Sài Gòn, nên không ai làm được gì họ. Vụ việc đến tai bà Trần Lệ Xuân,
vợ của Ngô Đình Nhu.
Bà cố vấn vốn tính bốc đồng đã làm lớn vụ việc, làm cho
cả Sài Gòn như sôi lên vì vụ đánh ghen này.
Sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị đánh
ghen bằng axít đến nỗi mù lòa, nhan sắc bị hủy hoại hoàn toàn, ở Sài Gòn bỗng
nổi lên phong trào đánh ghen bằng axít. Suốt thời gian dài sau đó, người ta hay
dọa những kẻ “giật chồng người khác” câu “muốn 1 ca axít lắm hả?”.
Trên thực
tế, sau vụ vũ nữ Cẩm Nhung bị nạn, chỉ trong năm 1964 đã có hàng chục ca thanh
toán nhau bằng axít được đưa đến các bệnh viện Sài Gòn, hầu hết là do đánh
ghen. Dù vậy, các thế hệ sau đều thua cú ra tay dữ dội của bà Năm Rađô.
Vụ
tạt axít vũ nữ Cẩm Nhung mở màn cho “phong trào” đánh ghen bằng axít ở Sài Gòn
, cũng là vụ đánh ghen tàn bạo nhất được ghi nhận ở đất Sài thành cho đến ngày
nay.



Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2013 lúc 2:10pm

Toronto chìm ngập dưới các trận mưa tầm tã <<<<

VIDEOS NÊN XEM    <<<<


Thủ đô Philíppin tê liệt vì mưa lũ <<<<<








Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 11/Jul/2013 lúc 2:44pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Aug/2013 lúc 3:32am
Thần tài viếng thăm một người Việt Nam.



Số độc đắcMega Millions kỳ này đã trở thành số độc đắc lớn nhất trong lịch sử thế giới.


Cơ quan vé số Mỹ cho biết 3 vé trúng cho lô độc đắc 640 triệu đôla đã được bán ra ở 3 tiểu bang, trong đó có một tấm được bán ra ở Quận Baltimore, tiểu bang Maryland, cách thủ đô Washington 60 kilo mét về hướng bắc.


Người được ông Thần tài viếng thăm là một người Việt Nam. Và trước đây 6 tiếng, cơ quan trên đã cho biết, một người Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Mạnh, qua luật sư đã thông báo, Ông là 1 trong 3 chủ nhân tấm vé ấy...


Theo nguồn tin riêng, ông Mạnh năm nay 87 tuổi, đang sống héo hon và cô độc trong một Nursing Center của Quận hạt Baltimore.


Được hỏi, ông sẽ dùng số tiền 184 triệu này để làm gì. Ông Mạnh không ngần ngại trả lời.

Ông sẽ dùng 100 triệu tặng cho các Quỹ Phúc Lợi ở Hoa Kỳ (The Federal Welfare Program).

Còn 80 triệu ông sẽ thành lập ở Việt Nam, một hội lấy tên là " Hội Mua Lại Những Phụ Nữ Đã Bị Bán ".

Có nghĩa là Hội do ông sáng lập sẽ mua lại những cô gái xấu số này rồi cấp vốn cho họ về quê làm ăn... .

Có người băn khoăn: " Thế còn 4 triệu" ?

Ông Mạnh cười như mếu:

- Tôi còn 1 thằng con trai. Vợ chồng tôi cùng thằng con vượt biên. Chẳng may, trên đường vượt biển. Vợ tôi bị hải tặc bắt đi mất tích. 2 bố con sống với nhau. Khi nó tốt nghiệp đại học, lấy vợ.

Không biết con vợ xúi bẩy làm sao mà nó cứ nằng nặc khuyên tôi nên vào nhà dưỡng lão...Tôi đã cho chúng căn nhà rồi vào đây...Mà nghĩ cho cùng, nước mắt có bao giờ chẩy ngược?


Chúng bất nhân, sao cha mẹ lại bất nghĩa...Còn 4 triệu đồng tôi sẽ cho chúng hết !


Theo Chinh Nghia


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Aug/2013 lúc 3:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2013 lúc 6:45am

Đi đóng giày, sửa giày ở Little Saigon



WESTMINSTER (NV) - Với nhiều người, chuyện đi đóng giày tại Mỹ, nhất là “quanh xóm bình dân” Little Saigon, nghe có vẻ là lạ, ngồ ngộ.
Bởi lẽ, từ khi cất bước sang xứ sở đại công nghiệp này thì mọi thứ thuộc về may mặc, quần áo, giày dép, nón mũ... hầu như người ta đều đi mua hết. Bao nhiêu kích cỡ, kiểu dáng được các đại công ty làm ra hàng loạt với giá thành rẻ hơn cách làm thủ công, nên ai cũng mua, ai cũng mặc, ai cũng mang và ai... cũng giống ai!
Thế nên khi khám phá ra ngay tại Little Saigon này, từ 30 năm trước đã có tiệm đóng giày theo ni chân kích cỡ, kiểu dáng lựa chọn của từng người thì, dĩ nhiên, một điều gì đó thật ngạc nhiên và thú vị tràn đến.
Và có lẽ, nhiều điều còn ngạc nhiên và thú vị hơn nữa khi thử một lần bước chân vào “Giỏi Shoes,” tiệm đóng giày duy nhất tại khu thị tứ được xem là thủ đô của người Việt tại miền Nam California này.

Anh Giỏi, chủ tiệm Giỏi Shoes, cũng là người thợ đóng giày hiếm hoi còn trụ lại với nghề tại Little Saigon. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Lý do để đo ni đóng giày
Giỏi Shoes ở gần tiệm hủ tiếu Thanh Xuân, đối diện với thương xá Phước Lộc Thọ, không khác gì lắm những tiệm đóng giày ngày xưa ở Sài Gòn. Nghĩa là, bước chân vào tiệm đóng giày, chứ không phải tiệm bán giày, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt mình là những miếng da khô nhiều loại, được nhuộm nhiều màu, treo hờ hững trên tường, một tủ trưng bày vài kiểu giày thông thường, và sau đó là sự bề bộn, ngổn ngang của những khuôn giày, khuôn đế, máy cắt, máy khâu, máy tiện, và mùi của keo dán, của tiếng máy mài o bế lại đế, gót sao cho vừa vặn, khít khao.
Giỏi là tên của người thợ đóng giày, cũng là chủ tiệm.
“Cứ kêu là Giỏi, anh Giỏi là người ta biết liền.” Người đàn ông gốc miền Tây, trong độ tuổi 55-60, vừa liên tay làm việc vừa nói.
Anh cho biết theo học đóng giày từ nhỏ, “đến năm 16 tuổi đã thành thợ đóng giày thành thạo ở Sài Gòn để bỏ mối cho người ta.”
Năm 1979 anh xuống tàu vượt biên. Năm 1981 đến Mỹ và hai năm sau, 1983, tiệm giày mang tên Italy Shoes do anh làm chủ được mở ra “chỗ báo Người Việt hồi đó.”
“Ngay lúc mới mở tiệm năm 1983 là đã có đông khách rồi.” Anh Giỏi kể trong lúc vừa chọn một khuôn đế có cỡ vừa với đôi giày khách mang tới, rồi đo, rồi cắt, rồi gọt tỉa, rồi dán keo.
Theo lời kể của người thợ đóng giày gốc Việt hiếm hoi còn bám trụ lại với nghề này thì “lúc mới mở tiệm đi tìm mua vật liệu để đóng giày khá khó khăn, do mình mới qua không biết nhiều, máy móc cũng khác hơn. Mỹ xài toàn máy lớn, trong khi ở Việt Nam chỉ xài có một cái 'mô-tơ', còn lại hầu hết làm bằng tay.”

Những đôi giày được đóng theo yêu cầu đặc biệt của khách tại Giỏi Shoes. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Chỉ vào một đôi giày còn đang được bọc trong khuôn, chờ thời gian cho keo khô, anh Giỏi giảng giải, “Đôi giày này có chiều dài size 8, nhưng mà bề ngang chân thì lại đến size 9, mà mu bàn chân của người khách này lại vung lên nên mình phải đắp thêm da ở trên thì người ta đi mới vừa.”
Phần nhiều khách đến đặt đóng giày là do những lý do đặc biệt như thế.
“Nhiều người có chân to chân nhỏ, chân thấp chân cao, hay chân có tật thì khó mà mua giày bán sẵn ngoài tiệm, thành ra họ phải tìm đếm tiệm đóng giày cho khít với chân mình. Hoặc có người muốn mang giày cao nhưng lại không muốn người khác thấy cái gót cao thì họ đặt mình làm độn cao từ bên trong. Cũng có người mua giày ngoài tiệm mang bị đau chân, chỉ có đặt giày theo ni tấc thì họ mới mang êm được,” người chủ tiệm cho biết thêm những lý do vì sao Giỏi Shoes lại bận rộn, đông khách quanh năm.
Cô Chi, một người khách tình cờ đi ngang thấy tiệm đóng giày, cũng ghé vô xem.

“Chân tôi nhỏ quá, chỉ mang giày size 4 hay 4.5 nên hầu như chỉ mua giày con nít. Mà tôi lại thích mang giày cao nên chắc sẽ quay lại đây để tìm kiểu đóng thử.” Cô nói sau khi ướm thử một đôi giày có sẵn trên kệ.
Dĩ nhiên, khách hàng tìm đến tiệm đóng giày còn là những người có bệnh tiểu đường hay bệnh “gout” cần có đôi giày đặc biệt cho đôi chân của mình.
Thời gian để hoàn tất một đôi giày từ lúc đo ni, cắt mẫu, cắt quai, gò vô khuôn, ráp đế, ráp gót, dán lót bên trong, đánh bóng... mất khoảng từ 3 đến 4 tiếng, theo anh Giỏi. Tuy nhiên, “muốn đặt một đôi giày thì nhanh nhất cũng phải hôm trước đặt hôm sau lấy vì cần chờ 24 tiếng cho keo khô mới được.”
Một khách hàng tên Mai Nguyễn ở thành phố Irvine có mặt tại tiệm cho biết thêm một lý do đi đóng giày là “khi mình có những miếng da quý, đẹp thì mình mang đến tiệm, lựa kiểu để đóng đôi giày riêng cho mình.” Chắc chắn đôi giày đó sẽ "không đụng hàng" với bất kỳ ai.
Một độc giả không muốn nêu tên có "kỷ niệm sâu sắc" với tiệm đóng giày, kể, "Ngày còn ở quê làm gì mơ đến chuyện được mang giày chứ nói chi đến chuyện đóng giày! Thế nên khi sang Mỹ, đến Little Saigon thấy có tiệm đóng giày thì khoái quá, dành dụm tiền để đóng cho được đôi giày đi ăn giỗ với người ta."
Người này kể anh cùng người bạn, thời đó còn đang là sinh viên, đến tiệm lựa mẫu, rồi chế thêm kiểu này kiểu kia, rồi lựa màu. "Mình chọn thế nào, mình muốn làm sao ông chủ cũng chìu hết."
Sau một tuần háo hức chờ đợi, đôi giày mới được mang về với giá $175 ở thời điểm năm "một chín chín mấy," do làm một cách đặc biệt, "đúng y chang những gì mình yêu cầu." Thế nhưng, "Mang vô rồi, đi kêu lộp cộp, lại thêm màu cà phê sữa, mình mới thấy mình không giống ai hết trơn. Nhìn nó quê ơi là quê!" Độc giả giấu tên cười như nắc nẻ khi nhớ lại kỷ niệm đi đóng giày ngày xưa.
Có một vị khách khoảng 60 tuổi, mang đến một đôi giày thấp có kiểu dáng khá đẹp, hỏi, “Có đóng được giày giống y như vầy không?”
Theo người đàn ông này thì đây là một đôi giày Ý, ông mua khoảng $100, cách đây gần 10 năm, “giờ mang hơi chật nên muốn đóng y chang như vậy.”
Tuy nhiên, khi nghe ra giá khoảng “$200, vì kiểu này phải mất rất nhiều công do phải đục lỗ, làm các nếp gấp trên mặt quai” thì ông bảo “để suy nghĩ lại.”
Theo anh Giỏi, “một đôi giày da đóng tại tiệm có giá trung bình từ $130 đến $150. Cũng có những đôi đến $300, $500, tùy theo kiểu và chất liệu khách chọn, như da cá sấu chẳng hạn.”

Khách hàng đến tiệm không chỉ để đóng giày mà còn để chỉnh sửa lại những đôi giày mua không vừa chân mình. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Không cứ giày cũ là phải bỏ đi
Ngoài việc đến tiệm đóng giày, thì nơi đây còn nhận cả việc sửa giày, “bảo trì” giày.
“Tại sao giày hư, cũ không bỏ đi để mua giày mới mà phải mang ra tiệm sửa?” Người khách hàng tên Mai giải thích, “Thứ nhất là vì cỡ giày của tôi khó tìm. Thứ hai đây là những đôi giày có kiểu đặc biệt không à, mang rất là êm, rất là thích nên hư phải mang sửa. Lý do nữa là những đôi giày này rất mắc tiền, mỗi đôi cả $600 hơn.”
“Ai mang giày mà thương giày, thích giày thì họ luôn muốn 'bảo trì' nó, và phải kiếm thợ giỏi như anh Giỏi để giao làm việc này chứ không phải ai cũng làm được đâu. Giống như mình đi xe thì lâu lâu phải mang xe đi bảo trì. Giày cũng y chang như thế.” Người phụ nữ có dáng vẻ sang trọng nói một cách cởi mở.
Lần này đến tiệm, chị Mai không đóng giày mà chỉ mang giày đến để “đôi thì thâu quai cho vừa, đôi thì thay gót và nhuộm sơn lại cho y như mới.”
Vừa cắt xong quai một đôi giày sandal hàng hiệu do khách đưa tới sửa cho vừa chân người mang, anh Giỏi lại quay sang thay nguyên đế cho một đôi giày mới đóng để thỏa mãn yêu cầu của người đặt, rồi lại thay gót mới cho một số đôi giày bị mòn, bị lỏng... Cứ vậy, dường như anh chẳng nghỉ tay một phút nào.
Cầm một chiếc giày nữ không chỉ bong gần hết keo mà lại còn bị nứt một đường ngang đế, anh Giỏi cho biết, “Những đôi như thế này họ không bỏ là vì họ mang vừa ý, êm chân. Mình làm lại y như mới được hết.”

Một trong những đôi giày được mang đến để làm hoàn hảo lại tại tiệm đóng giày Giỏi Shoes. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Một đôi giày kiểu Sneakers nữ, cũ kỹ đã mòn rách hết, được khách mang đến để làm mới lại với giá $25.
Một đôi giày gót nhọn ai đó mang đi nhảy đầm bị văng mất chiếc gót nhỏ xíu mang ra tiệm thay với giá $8.
“Không phải chỉ có giày đắt tiền người ta mới mang đi sửa, đi dán keo, hay thay gót đâu. Nhiều đôi rẻ tiền lắm, nhưng họ vẫn mang đi sửa lại, vì họ thích kiểu đó hay vì mang đôi giày đó hợp chân nên họ giữ lại mang hoài.” Chị Liễu, vợ người thợ đóng giày, giải thích.
Gót giày đi lâu ngày bị tuột, bị mòn, mũi giày đi đá trúng ghế bị trầy xước, những mũi chỉ may trên quai của đôi sandal bị bong, hay con chó cưng trong nhà không có gì chơi đành ngoạm đỡ đôi giày của chủ khiến nó bị thủng một miếng, thậm chí ưng ý đôi giày boot bán giảm giá ngoài tiệm nhưng lại không vừa ý chiều cao của nó,... tất cả đều được làm cho hoàn hảo theo ý khách hàng tại tiệm đóng giày này.
Có nghề đóng giày như vậy, nhưng sau hơn 10 năm mở tiệm, Italy Shoes được anh Giỏi sang lại cho người khác. Năm 2000, anh mở tiệm "Giỏi Shoes" "trong khu Hòa Bình Food-to-go.” Làm được 4-5 anh lại sang tiệm nghỉ.
“Nhưng có lẽ là cái nghiệp, đi làm việc này việc khác rồi cũng trở lại với nghề đóng giày,” anh Giỏi cười nói thêm.
Giỏi Shoes lần này trong khu thương mại đối diện Phước Lộc Thọ được vợ chồng anh mở lại từ cuối năm 2012.
“Mới mở lại vài tháng, tiệm lại nằm trong góc nhưng mà khách quen nghe là lại tìm đến đông nghẹt,” chị Liễu cho hay.
Chiều nay về phải soạn lại những đôi giày bị xếp xó chỉ vì sứt vài mũi chỉ, hay bị văng mất đâu cái gót để mang ra tiệm sửa. Dẫu sao cũng rẻ hơn nhiều so với đi mua giày mới, trong tình hình này.


Ngọc Lan/Người Việt

mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Aug/2013 lúc 9:54pm

THIÊN TAI - Lũ lụt lớn tại châu Á

Thứ ba 20 Tháng Tám 2013
Mưa%20lũ%20làm%20toàn%20bộ%20Manila%20và%20các%20vùng%20phụ%20cận%20bị%20tê%20liệt%20từ%202%20ngày%20qua%20-%20%20REUTERS%20/E.%20Castro
Mưa lũ làm toàn bộ Manila và các vùng phụ cận bị tê liệt từ 2 ngày qua - REUTERS /E. Castro

Những trận lụt lớn chưa từng có đang xảy ra tại nhiều khu vực châu Á từ vùng Viễn Đông của Nga sang Trung Quốc, đến Pakistan rồi qua Philippines đang đe dọa cuộc sống của hàng trăm nghìn người. Thiết hại nhân mạng do lũ lụt trong nhưng ngày qua ở khu vực này cũng đã lên đến con số vài trăm.

Từ vài ngày qua vùng Viễn Đông của Nga đang phải hứng chịu một trận lụt lịch sử. Chính quyền đã phải sơ tán hơn 23 nghìn dân. Mưa lớn kéo dài bất thường đã làm mực nước sông Amour lên cao đến mức kỷ lục từ hơn một thế kỷ nay. Có nơi nước sông dâng cao 6,7 m. Dự kiến mức nước sông ở nhiều nơi còn có thể sẽ lên tới 7,8 mét trong những ngày tới.
Hàng nghìn ngôi nhà cùng hàng trăm nghìn hecta hoa màu trong vùng Amour, Khabarovsk, Primorie và vùng tự trị của người Do Thái bị ngập chìm trong nước lụt từ nhiều ngày qua. Chính quyền vùng Amour cho biết 43% dự trữ than cho mùa đông của vùng đã bị nước lũ cuốn trôi.
Tại Trung Quốc, lũ lụt trong những ngày qua hoành hành khắp vùng đông bắc nước này đã làm hơn một trăm người chết và hàng trăm người khác bị mất tích. Hàng trăm nghìn người phải chạy khỏi vùng lụt.
Trong lúc đó tại Philippines, những cơn mưa như trút nước đã gây úng lụt làm toàn bộ thủ đô Manila và vùng phụ cận bị tê liệt từ hai ngày qua. Trường học, công sở và thị trường chứng khoán đều phải đóng cửa . Đã có 3 người chết và 4 người mất tích vì lũ lụt tại đây. Chính phủ đã phải ban hành tình trạng thiên tai khẩn cấp ở tỉnh Cavite.
Còn tại Pakistan, cũng vẫn là mưa lớn kéo dài trong hai tuần qua đã gây ra những trận lũ lụt khủng khiếp làm 108 người chết và đe dọa cuộc sống của hơn 300 nghìn người dân. Tổng số đã có 770 khu làng bị ngập lụt. 2500 ngôi nhà bị nước phá hủy hoàn toàn.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2013 lúc 8:13am

Lần đầu tiên có bằng cử nhân Việt Ngữ tại Hoa Kỳ

VOA

Ba%20Natalie%20Tran


Bà Natalie Trần (trái) là đồng chủ tịch Hội đồng Cố vấn Giáo dục Mỹ - Việt của Đại học Cal State Fullerton.

 

Một trường đại học của Hoa Kỳ đang gấp rút chuẩn bị các chương trình đào tạo cử nhân Việt Ngữ để giúp các sinh viên có hành trang tốt hơn khi hòa nhập với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ cũng như ở các nước khác.

Đại học Cal State Fullerton tại tiểu bang California hiện đang chuẩn bị cho 3 chương trình giảng dạy gồm chương trình bằng cử nhân Việt Ngữ, chương trình sư phạm giảng dạy Việt Ngữ và chương trình song ngữ Việt - Anh.

Bà Natalie Trần, giảng viên tại trường này, cho VOA Việt Ngữ biết rằng bà cảm thấy có trách nhiệm tham gia và đóng góp cho chương trình này vì bà là người Mỹ gốc Việt.

Bà nói: “Cộng đồng người Việt Nam sống tại hải ngoại đã được 38 năm. Chương trình này giống như một ước mơ, và một hoài bão của nhiều người trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.

Cộng đồng Việt Nam ở quận Cam có một số lớp Việt Ngữ đang dạy trong các trường công lập nhưng mà đa số các thày cô dạy các lớp này có chứng chỉ dạy các môn khác như toán, lý hay hóa.

Hiện giờ chưa có chương trình nào đào tạo cho giáo viên có kinh nghiệm và kiến thức để dạy các chương trình Việt Ngữ. Thì đây sẽ là chương trình đầu tiên”.

Đây được coi là chương trình đào tạo cử nhân Việt Ngữ đầu tiên và duy nhất ở Mỹ hiện nay và sẽ chính thức nhận học viên vào năm 2014.

Bộ Giáo dục Mỹ đã hỗ trợ một khoản ngân quỹ để Đại học Cal State Fullerton thực hiện các chương trình vừa kể.

Dân biểu Ed Royce, một nhà lập pháp quan tâm tới tình hình Việt Nam và là một cựu sinh viên của Đại học Cal State Fullerton, được cho là người đã có công giúp trường này giành được khoản ngân quỹ thực hiện chương trình đầu tiên là hơn 200 nghìn đôla.

Với số lượng người Việt tại Mỹ tập trung nhiều nhất ở California, hiện có nhu cầu lớn học tập Việt Ngữ tại bang này.

Bà Natalie nói Việt Ngữ rất quan trọng đối với cộng đồng tại đây, nhất là những người trẻ tuổi.

Bà nói: “Vấn đề ngôn ngữ rất là quan trọng và cần thiết. Khi mà các em có được hai ngôn ngữ thì các em có rất nhiều lợi ích cho cộng đồng của chúng ta cũng như cho cộng đồng Mỹ.
 Thứ nhất là vấn đề tìm việc làm có thể dễ dàng hơn.Thứ nhì là tiểu bang California cần một lực lượng lao động không những có kiến thức văn hóa mà còn biết cả ngôn ngữ về Việt Nam để sử dụng hàng ngày đồng thời tăng cường khả năng đóng góp cho cộng đồng”.

Việc thành lập Hội đồng Cố vấn Giáo dục Mỹ - Việt của Đại học Cal State Fullerton mà bà Natalie là đồng chủ tịch được coi là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho chương trình đào tạo.

Các thành viên của hội đồng này bao gồm nhiều thành phần trong cộng đồng người Việt, trong đó đa phần là những người làm việc trong ngành giáo dục.

Bà Natalie cho biết các thành viên của hội đồng đã có những đóng góp nhằm hình thành chương trình giảng dạy cử nhân Việt Ngữ.

Nữ giáo sư này cho hay, cộng đồng người Việt nói chung phản ứng tích cực trước tin sẽ có chương trình đào tạo cử nhân Việt Ngữ.

Bà Natalie nói: “Trong thời gian 6 tháng nay, khi mà Natalie đi ra tiếp xúc với cộng đồng thì cảm thấy cộng đồng của mình hết sức nỗ lực hỗ trợ cho 3 chương trình này, như là về phương diện truyền thông cũng như là về phương diện phân phối chia sẻ tin tức cần thiết cho chương trình này cho các hội đoàn và các tổ chức.

 Natalie cũng nhận được rất nhiều đóng góp ý kiến từ các vị không những trong cộng đồng Việt Nam tại Quận Cam mà còn từ các tiểu bang khác mà còn từ nươc khác như Úc hay Canada, nơi cộng đồng Việt Nam sinh sống”.

Ngoài ngôn ngữ, theo bà Natalia, các sinh viên cũng sẽ được giảng dạy về cả văn hóa và lịch sử Việt Nam.

Giới chức của trường báo chí địa phương hay rằng họ hy vọng sẽ đào tạo được khoảng 100 sinh viên thuộc cả 3 chương trình mỗi năm.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Aug/2013 lúc 8:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2013 lúc 4:50pm
Lũ về ào ạt lút nóc nhà ở miền Tây




Nước đầu nguồn ào ạt đổ về An Giang và Đồng Tháp gây ngập đồng, nhà cửa, đường xá và đe dọa khoảng 300.000ha lúa.


Hiên nay, 2 tỉnh đầu nguồn chịu ảnh hưởng lũ nặng nề nhất là An Giang và Đồng Tháp. Một số đê bao bảo vệ vụ lúa Thu Đông (còn gọi là lúa vụ 3) sắp bước vào thu hoạch bị nước lũ dâng cao đe dọa. Cơ quan chức năng và người dân đang tích cực ngày đêm gia cố những đoạn xung yếu.


Các tuyến đê bao ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đang được gia cố để không cho nước tràn vào đồng ruộng.




Người dân và các lực lượng bộ đội ở địa phương đang gia cố đê Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp).



Dùng cây và bao đất để giữ đê.




Vận chuyển bao cát đến các đoạn đê yếu.


Các tuyến đê bao ở huyện An Phú (An Giang) cũng đang được gia cố.




Dòng nước ở Tân Châu (An Giang) chảy rất mạnh và đang có chiều hướng lên cao.






Nhà dân bị ngập sâu trong nước lũ ỡ huyện Tân Hồng (Đồng Tháp).


Các khu dân cư ở huyện An Phú (An Giang) đang bị nước lũ đe dọa.


Nước lũ tạo dòng chảy mạnh khiến một số hộ phải tăng cường dây và cây chống để giữ nhà.


Buộc lại ghe thuyền.






Nước chuẩn bị vượt qua các cây cầu khỉ.


Nước lũ ngập sâu ở các huyện đầu nguồn như Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình và Tam Nông (Đồng Tháp) gây khó khăn trong sinh hoạt của người dân.


Học sinh ở huyện An Phú đến trường bằng ghe xuồng vì các con đường đã bị ngập.


Nhiều ngôi nhà và hoa màu nằm ngoài tuyến đê bao chìm trong nước lũ.


Nhiều hộ phải dựng liều tạm ở những nơi cao ráo để sinh sống.


Người dân mưu sinh trong mùa lũ.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 117 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.219 seconds.