Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ  
Message Icon Chủ đề: NGÀY MỚI BÌNH AN HẠNH PHÚC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 308 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2021 lúc 8:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2021 lúc 8:13am

Suy Nghĩ Về Phúc - Đức


Phúc Đức là một phạm trù tâm linh, siêu năng bảo vệ người có Phúc, mang đến may mắn cho người có Phúc. Đạo sống Phúc Đức là nền tảng của đạo thờ tổ tiên, đặc điểm của quan niệm sống Việt, là giải thích cuộc sống con người, là đúc kết mọi nguyên tắc sống vào hai chữ Phúc Đức.    


Phúc Đức là phản ảnh mọi biến cố của đời người, mà cũng là tiêu chuẩn thẩm định giá trị mọi hành động và tâm tư của mỗi người. Phúc Đức có nghĩa là hiền lành, tính tốt, giúp người, làm ơn và may mắn. Mỗi chúng ta tồn tại trên đời, được hạnh phúc hay gặt hái được nhiều thành công hơn người khác... tất cả đều do Phúc Đức mà ra.


Người hơn người một phần là do tài năng nhưng phần nhiều là do cách sống đã tạo ra Phúc Đức khiến người khác tôn trọng họ. Phúc Đức càng dầy thì vật chất càng đầy đủ, tinh thần càng thoải mãi và luôn đứng ở vị thế thuận lợi hơn người khác. Khi có biến cố, Phúc Đức phát huy nội lực của mình, hóa giải tai ương, mang đến sự bình an cho ta.


Phúc Đức không từ trên trời rơi xuống

PHÚC được tích lũy từ quá trình sống, ăn ở của các bậc tiền nhân có chung huyết thống với mọi người trong gia tộc. Ông bà, cha mẹ, tổ tông là người tạo ra Phúc và truyền lại cho con cháu, do đó mới gọi là hưởng Phúc. Ông bà tạo phúc thì cha mẹ an nhàn, cha mẹ tạo đức thì con cái càng thêm rạng rỡ. Có người được sinh ra trong một gia đình có đạo đức, ông bà cha mẹ là người thiện lương nên phần Phúc của người này rất nhiều.

Đời cha mẹ sống thiện, đời con phúc đức ấm êm; “đời cha ăn mặn thì đời con khát nước”. Nhưng đạo lý quen thuộc này có mấy ai hiểu và khắc ghi khi sống. Cha mẹ chính là phần phúc đức của con cái, cách sống của cha mẹ sẽ phần nào quyết định cuộc sống của con cái sau này.


ĐỨC lại được tích lũy từ chính quá trình sống hằng ngày của bản thân ta và được dồn tích lại để chuyển phúc cho đời tiếp theo. Đức là do chính bản thân mỗi người tạo ra, vì thế người ta mới gọi là tích Đức; đương nhiên có bị tác động của môi trường sống nhưng ta cần phải chắt lọc lấy cái tốt. Độ tuổi 30 của đời người đánh dấu sự chín chắn, sự trưởng thành: Tuổi lập thân, có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình và không còn bị ảnh hưởng từ gia đình.


Phần Phúc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một con người trước tuổi 30, và phần Đức sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người sau tuổi 30 cho đến lúc chết và đời con cháu tiếp theo. Phúc Đức bị tiêu trừ khi Nghiệp Chướng xuất hiện và nghiệp chướng sẽ được hóa giải nếu trước đó Phúc Đức được tích lũy. Phúc không thể được sinh sôi hay tạo thêm vì nó gần như được mặc định ngay từ khi con người sinh ra, nhưng phần Đức thì không có giới hạn, con người càng làm nhiều điều tốt, sống càng lương thiện thì Đức càng được tích trữ nhiều. Còn nếu con người kém may mắn không được hưởng phần Phúc thì ta vẫn còn lại phần Đức để tự cứu lấy chính mình.


Nhưng từ 30 tuổi trở đi, cuộc đời và số mệnh của con người sẽ phải chịu ảnh hưởng của phần Đức. Trong quá trình sống nếu ta tử tế, sống lương thiện thì phần đời còn lại cũng sẽ được thành công và yên bình. Còn không thì từ sau 30 tuổi sẽ phải trả giá cho những gì ta đã gây ra, đó là nghiệp chướng. Nghiệp là do chúng ta quyết định bởi mọi việc chúng ta làm không chỉ ảnh hưởng đến mỗi mình mình mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều người khác. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, những gì con người đang làm chính là phúc phần ngày sau con cháu có thể nhận.


Nếu phần nghiệp chướng quá nhiều, nó sẽ được truyền lại cho đời sau. Tiền bạc và địa vị khi chết sẽ không thể đem theo, nhưng Phúc Đức hay Nghiệp Chướng sẽ được truyền từ đời này qua đời khác. Những nghiệp báo của cha mẹ làm tiêu giảm phúc đức của con cái. Cuộc đời một nửa là do số mệnh an bài nhưng một nữa còn lại vẫn nằm trong tay mỗi chúng ta. Số mình có tốt hay xấu ở nửa đời người còn lại là do chúng ta tự điều chỉnh. Chúng ta không thể chọn cách bắt đầu, nhưng kết thúc đều do mỗi người tự định đoạt


Làm gì để tích phúc đức, cải mệnh:

Không phải thứ có thể dùng tiền mua được, dùng bạc vàng để đánh đổi, Phúc Đức chính là thứ người ta cóp nhặt được trong suốt quá trình sống. Phúc đức xuất phát từ tâm, trí đến hành động của con người. Phúc đức trên thực tế là điều mà ai cũng có thể làm được, không phân biệt giàu nghèo. Bởi, phúc đức là món quà mà thần Phật trao tặng những người lương thiện.


Là thứ mang lại may mắn, cứu rỗi, hóa nguy thành an. Chỉ có người lương thiện, mới thấy được chữ Phúc. Cha mẹ hiền lành, con cái có phúc; cha mẹ độc ác, con cái trả nghiệp. Nhưng dù cha mẹ thế nào, con cái cũng phải giữ tâm thiện, đó là cách báo hiếu cha mẹ vẹn tròn nhất. Đối với cha mẹ, với vợ chồng, với bạn bè, bản thân và với chúng sinh, những việc sau đây chúng ta nên coi trọng:

1. Hiếu thảo với cha mẹ. Bất hiếu với cha mẹ: Đây là tội nghiệp nặng nề nhất, và sẽ phải gánh chịu nghiệp báo nặng nề nhất. Không bao giờ được sống thất đức với cha mẹ. Mình phải nên để lại tấm gương đạo đức cho con cháu noi theo.

2. Vợ Chồng nên sống chung thủy, không ngoại tình, không làm hại hôn nhân của người khác.

3. Giữ gìn hành vi - lời nói và suy nghĩ bản thân cho chân chính, tránh tà kiến, không đả kích và phỉ báng người khác.

4. Thành tâm cúng lễ tưởng nhớ tổ tiên.

5. Phóng sinh. Đó là công đức lớn để cứu độ người bệnh và cả vong linh.

6. Tâm bệnh: Là tu Tâm - tích Đức cũng có thể làm thuyên giảm bệnh.

7. Làm việc thiện phát tâm, quyên góp thì sau con cháu của bạn sẽ được hưởng phúc này.

8. Cứu người, giúp người gặp hoạn nan.

9. Hạn chế sát sinh sát sinh là tội ác thất đức trên đời.

10. Làm ăn lương thiện, chân chính và tích Đức thì có Phúc lớn về sau.


Ông Trời có đức hiếu sinh, không triệt đường sống của ai bao giờ, chỉ có chúng ta tự đẩy mình vào vực thẳm mà thôi. Mong chúng ta có được một đời thản nhiên rộng mở, giảm đi phần nào tiếc nuối, thêm một chút an bình, mừng vui. Mong chúng ta có được một đời cố gắng, một đời yêu thương, có được có mất, có kiên trì, khóc được, cười được, vui vẻ được, an nhiên trải qua những năm tháng yên bình. 

Cuộc đời còn lại, không loạn trong lòng, không khốn bởi tình, không sợ tai ương, hướng tới tương lai tốt đẹp không hoài niệm quá nhiều về quá khứ. Lý thuyết nghe có vẻ huyền bí, nhưng thực ra đều xuất phát từ môi trường, đao đức và thực tế đời sống của con người. Chính vì thế nhân loại luôn tiến bộ.


st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2021 lúc 8:17am

Chuyện Hai Người “Quét Rác” Và “Đổ Rác” 

 


Vào sáng Chủ  Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắp cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè. Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ. Lúc nào ông cũng thấy những ông, bà Nhật lúi húi quét dọn vỉa hè và lòng đường. Chính vì thế mà cả khu Japan Town lúc nào cũng sạch trơn. Chỉ cần bước qua ranh giới của Japan Town là một hình ảnh thật tương phản. Sự sạch sẽ, khang trang chỉ cách nhau một sợi chỉ. Có lần ông dừng xe lại hỏi thăm thì được các ông bà Nhật nói:

“Chúng tôi quan niệm rằng đường phố thuộc về người dân, không hoàn toàn thuộc về chính phủ. Do đó giữ gìn đường phố sạch sẽ cũng là trách nhiệm của người dân. Đồng ý là chúng tôi có đóng thuế để thành phố lo chuyện vệ sinh nhưng giờ đây thành phố có quá nhiều việc phải lo hoặc lo không xuể. Chúng tôi không ngồi đó than trời trách đất. Nếu muốn sở rác phục vụ tốt hơn thì chúng tôi lại phải đóng thêm thuế. Thôi thì chúng tôi chia xẻ trách nhiệm với nhà nước mà cũng là để giữ gìn đường phố của chính mình. Chẳng mất mát gì cả. Tới một thành phố khang trang sạch sẽ người ta cảm phục cả đất nước lẫn con người ở đó. Chúng tôi yêu khu phố của chúng tôi và cũng muốn khách vãng lai yêu mến nó.”

Chinh vì cảm phục người Nhật mà tuần nào ông cũng làm công việc này mà chẳng than phiền chi cả. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:

-Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!

            Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi:

-Ông nói gì?

-Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!

            Mặt chàng thanh niên đỏ gay:

-Bộ đường phố này của ông hả?

            Người đàn ông trả lời ngay:

-Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi.  Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!

            Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:

-Không nhặt thì sao?

            Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.

***

            Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên …đang ngạc nhiên đứng đó.

***

            Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:

-Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?

Sư hiền từ đáp:

-Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.

            ***

            Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, “ Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”

Lời người kể chuyện:

            Ngoài đức tính kham nhẫn, có thể sư đã đạt tới mức “vô phân biệt”. Sư cứ thấy rác thì quét mà không hề phân biệt rác từ cây đổ xuống, Phật tử xả ra, nam hay nữ, lạ hay quen cho nên rác của chàng thanh niên cũng thế thôi. Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.

Đào Văn Bình

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Jul/2021 lúc 8:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2021 lúc 7:21am

I'm Proud to be an American Lee Greenwood Lyrics   <<<<<

Lee%20Greenwood%20I&#39;m%20proud%20to%20be%20an%20american%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jul/2021 lúc 7:23am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2021 lúc 9:08am
Lời%20hay%20Ý%20Đẹp%20về%20Tình%20Người%20cực%20kỳ%20xúc%20động%20✓%20|%20Như%20Quỳnh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jul/2021 lúc 10:18am
TOP%5d%20Những%20Câu%20Nói%20Hay%20Về%20Cuộc%20Sống%20Gửi%20Gắm%20Nhiều%20Thông%20Điệp%20Ý%20Nghĩa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2021 lúc 9:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2021 lúc 7:40pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2021 lúc 9:11am

Suy Ngẫm: Một Ngày, Một Năm Và Một Đời Người



Một ngày rất ngắn, ngắn đến mức chưa nắm được cái sáng sớm thì đã tới hoàng hôn.

Một năm thật ngắn, ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức sắc màu đầu xuân thì đã tới sương thu.

Một cuộc đời rất ngắn, ngắn tới mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng đẹp thì người đã già rồi.

Luôn luôn đến quá nhanh mà hiểu ra thì quá muộn, cho nên chúng ta phải học cách trân trọng, trân trọng tình thân, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình yêu, tình vợ chồng, tình phụ mẫu, tình đồng loại ...

Vì một khi đã lướt qua , thì khó có thể gặp lại.

️Sau 20 tuổi, thì đất khách và quê nhà giống nhau vì đi đến đâu cũng có thể thích ứng.

Sau 30 tuổi, thì ban ngày và ban đêm giống nhau vì mấy ngày mất ngủ cũng không sao.

Sau 40 tuổi, thì trình độ học vấn cao thấp giống nhau, học vấn thấp có khi kiếm tiền nhiều hơn.

️Sau 50 tuổi, thì đẹp và xấu giống nhau vì lúc này có đẹp đến mấy cũng xuất hiện nếp nhăn và tàn nhang.

Sau 60 tuổi, thì làm quan lớn và quan bé giống nhau vì nghỉ hưu rồi cấp bậc giống nhau.

Sau 70 tuổi, thì nhà to và nhà nhỏ giống nhau vì xương khớp thoái hóa không thể đi được hết những không gian muốn đi.

Sau 80 tuổi, thì tiền nhiều và tiền ít giống nhau vì có tiêu cũng chẳng tiêu được bao nhiêu tiền.

Sau 90 tuổi, thì nam và nữ giống nhau vì không thể làm nổi chuyện ấy nữa.

Sau 100 tuổi, thì nằm và đứng giống nhau vì đứng dậy cũng chẳng biết làm gì.


CUỘC ĐỜI CỦA BẠN VÀ TÔI LÀ NHƯ VẬY, KHÔNG KHÁC NHAU NHIỀU... 

NHÌN RA, HIỂU ĐƯỢC, THẤU HIỂU RỒI, CUỘC ĐỜI LÀ NHƯ THẾ ...   

TRÂN TRỌNG NHỮNG THỨ ĐÃ CÓ VÀ ĐANG CÓ ....  


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 308 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.363 seconds.