Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: NGƯỜI GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 3
Người gởi Nội dung
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2009 lúc 12:56am
Anh HP và Lộ Công Mười Lăm nói về tấm hình thanh nữ Cộng Hòa phải không?
 
Chị PTH của PT đứng ở hàng đầu , người thứ 6 tính từ bên phải


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 26/Nov/2009 lúc 12:57am
PhanThuy-CA
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2009 lúc 8:34am
Người đứng bìa hàng sau bên phải là cô Chín Tuyết conÔng Huyện Chà. Khóa nầy Cô Ba Thủ( Chị của Minh Kẻm) đậu thủ khoa về tác xạ
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
maiduy
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 26/Nov/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 2
Quote maiduy Replybullet Gởi ngày: 26/Nov/2009 lúc 11:31am

hình quần vợt

hàng ngồi: người thứ 2 từ phải sang là thầy Nguyễn Văn Duy(em thầy Hân)
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2010 lúc 8:11pm
 
Cách đây ít lâu tôi có đưa lên một tấm hình quần vợt nhờ bạn bè nhận ra được một số người. Hôm nay thấy được một tấm hình quần vợt nữa. Đưa lên đây nhờ nhận diện ra một số người khác.
 
 
 
Dường như hàng ngồi, từ bên phải  thứ nhì là 9 Phú, thư tư là thầy Bửu Liệu (sau về dạy tại Vỉnh Lợi, rồi sau đó làm trưởng ty ở Phước Tuy, Bà Rịa.)
Hàng đứng: thứ 6 từ bên phải là thầy Giáp và khoảng giữa, bên mặt người đội kết là thầy Bích ( hình có vòng đỏ ).
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Gởi ngày: 28/Feb/2010 lúc 4:21pm

 

 

 

"Hồng Nhan Cô Đơn"

 Hoàng Hậu Nam Phương Lúc Cuối Đời

* Hoa hậu Đông Dương Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, tức Hoàng hậu Nam Phương

Hồi còn rất nhỏ (1952) chúng tôi (người Viết) theo học tại trường Trung Học Phương Mai, một trường Trung Học Công Lập đầu tiên của Việt Nam tại Dalat. Trường nầy, theo biến cố lịch sử đã lần lượt đổi tên thành trường Quang Trung rồi kế tiếp là trường Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân. Một hôm người bạn học cùng lớp là Lê Văn Lộc và người cậu của anh, sau nầy là nhà văn Bữu Ấn. Hai anh bạn học nầy là người xứ Huế lại có liên hệ đến Hoàng Tộc nên cứ nằng nặc rủ tôi đi xem mã ông Nguyễn Hữu Hào bởi vì công chúa Phương Mai là cháu ngoại của ông Hào. Lê Văn Lộc khi lớn lên được nhiều người biết đến tên từ trước năm 1975, đó là nhạc sĩ quá cố tên Phương của cặp nghệ sĩ Lê Uyên Phương.

Mộ Ông Bà Nguyễn Hữu Hào nằm về phía Bắc thác Cam Ly trên một ngọn đồi rất cao, thoáng mát với quanh năm gió lùa về từ những rừng thông cao chất ngất rất ư thanh thản. Từ chân đồi đến phần mộ trên đỉnh đồi cao phải leo lên hơn 500 bực tam cấp. Phần mộ Ông Bà Nguyễn Hữu Hào, thời đó, chỉ là hai khối xi măng rất cao nằm song song cạnh nhau trong một nhà mồ rộng thênh thang đầy gió lộng và chỉ có vậy thôi, thời đó, chúng tôi không thấy có gì đặc biệt xung quanh. Đi lên rồi đi xuống gần ngàn bực cấp đôi chân mỏi đến rã rời!

Nhà tỷ phú Nguyễn Hữu Hào, một đại điền chủ ở Gò Công, một trong những người giàu có nhất nhì ở miền Nam thời Pháp Thuộc. Tại Sàigòn ngày nay vẫn còn một nhà thờ mang tên người bỏ tiền ra xây cất đó là Nhà Thờ Huyện Sĩ. Ông Huyện Sĩ có tên là Lê Phát Đạt và cũng là người anh vợ của ông Nguyễn Hữu Hào. Nhà tỷ phú Nguyễn Hữu Hào có một người con gái rất xinh đẹp là cô Nguyễn Hữu Thị Lan sinh năm 1914. Cô Lan xinh đẹp đó được Ba Mẹ gửi sang Pháp năm 12 tuổi và theo học trường Trung Học Couvent Des Oiseaux (Paris - Pháp). Cô Lan nổi tiếng xinh đẹp với ba lần liên tiếp đoạt vương miện Hoa Hậu Đông Dương. Cô Lan đỗ Tú Tài Toàn phần vào năm 1932 khi vừa đúng 18 tuổi.

Theo chuyến tàu của hãng Messagerie Maritime trở về nước từ Marseille (Pháp) đến Cap Saint Jacque (Vũng Tàu VN). Suốt hơn một tháng lênh đênh trên biển, cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan chỉ từ xa xa nhìn được thiên nhan của vị vua nước Việt Nam, thời đó, rất đẹp trai và còn rất trẻ, chỉ mới 20 tuổi. Hoàng Đế Bảo Đại trở về Việt Nam cùng trên một chuyến tàu.

Về Việt Nam được ít lâu và khi vua Bảo Đại lên nghĩ mát tại Dalat và bởi sự giàn xếp của vị Toàn Quyền Pháp Pasquier và viên Đốc Lý Darle (Thị Trưởng) Dalat. Tại khách sạn Langbian Palace, Cô Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan được giới thiệu đến vị Hoàng Đế đang còn độc thân Bảo Đại.

Cựu Hoàng Bảo Đại viết trong cuốn hồi ký mang tên Le Dragon D’Annam (Con Rồng Việt Nam) ở trang 63 ông viết (Tiếng Pháp): "... Dans les salons du Langbian Palace, me présente une juene fille... Elle vient de terminer se études au Couvent Des Oiseaux, en France. Elle a dix huit ans..." (Tại phòng khánh tiết Khách sạn Palace, Tôi được giới thiệu với một thiếu nữ còn rất trẻ, mới 18 tuổi, vừa hoàn tất việc học từ trường Couvent Des Oiseaux ở Pháp...)

Nhờ theo học một trường thuộc nhà Dòng, được các nữ tu chỉ dạy các lễ nghi Tây Phương đối với Vua Chúa nên hôm đó, lúc vừa diện kiến Bảo Đại, Nguyện Hữu Thị Lan đã quỳ gối và cuối đầu sát mặt đất để tỏ lòng tôn kính nhà Vua. Lẽ tất nhiên, một vị vua trẻ tuổi và hào hoa như vua Bảo Đại thì làm sao không thể không xiu lòng trước sắc đẹp mỹ miều của Nguyễn Hữu Thị Lan. Và chuyện sẽ đến đã đến. Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan và khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Ông Nguyễn Hữu Hào ra điều kiện: (1) Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu ngay trong ngày cưới. (2) Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo luật Công Giáo và giữ đạo. (3) Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật Giáo. (4) Phải được Tòa Thánh La Mã cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giử hai tôn giáo khác nhau.

Bởi vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối của Triều Đình vì đa số người trong Hoàng Tộc, thời đó, đều theo Phật Giáo. Một lần, trước Hoàng Tộc Vua Bảo Đại nói: "Trẫm cưới vợ cho Trẫm đâu phải cưới vợ cho cụ Tôn Thất Hân và Triều Đình" ( Đại Lão rất uy quyền của Triều Đình Huế thời đó là Cụ Tôn Thất Hân: Viện Trưởng Viện Cơ Mật kiêm Thượng Thư Bộ Hình (Bộ Tư Pháp) là người chống đối quyết liệt nhất khi Bảo Đại quyết định thành hôn với Nguyễn Hữu Thị Lan một người theo Thiên Chúa Giáo).

Người con gái đến từ Phương Nam mang theo cái hương thơm Miền Nam đã quyết định bước qua ngưỡng cửa hoàng cung, vào Cấm Thành. Và do tình yêu gắn liền với định mệnh, một định mệnh không khỏi trớ trêu, vào buổi sáng mùa Xuân đó, cả một cuộc đời mới đã mở ra. Bỗng chốc cô trở thành Hoàng Hậu của cả nước. Từ nay không còn ai nhắc đến cái tên Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan nữa. Cô là Nam Phương Hoàng Hậu. Lòng chất đầy cảm xúc suốt hành trình từ Nam ra Huế, chen lẩn lo âu và sung sướng trong niềm hân hoan không tả xiết, mĩm cười chấp nhận những gì sắp xảy ra cho mình.

Lần đầu tiên trong triều Đình Huế, có một phụ nữ xuất hiện giữa Triều Đình. Bảo Đại giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: "Tôi chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới Nam Phương có nghĩa là hương thơm của Miền Nam (Parfume du Sud) và Tôi cũng ra một chỉ dụ cho phép Bà được phục sức màu Vàng - Màu dành riêng cho Hoàng Đế".

Đám cưới của vị thiếu quân hào hoa Bảo Đại lúc 21 tuổi và một nữ lưu tràn trề hương sắc miền Nam mới lên 19 tuổi đã diễn ra tại Huế ngày 23 tháng 4 năm 1934, trước sự hiện diện của đình thần và đại diện nước Pháp tại Điện Cần Chánh. Triều đình đứng thành hàng dọc theo tấm thảm hai màu Vàng và Đỏ dành riêng cho Hoàng Đế.

Bà Nam Phương, mặc áo thụng. Chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện đính 9 con Phượng bằng vàng thật và nhiều ngọc ngà châu báu óng ánh. Bà Nam Phương đi dến giữa tấm thảm, cả Triều Đình cúi rập đầu vái chào. Với một vẽ đẹp lộng lẫy, Bà đi thẳng vào phòng lớn giữa lúc nhà Vua đang ngồi trên ngai vàng. Sau đó, Hoàng Đế và Hoàng Hậu sánh vai bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử Cấm Thành và vào Điện Kiến Trung, nơi ở và làm việc của Hoàng Đế.

Ngay ngày hôm đó Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng Hậu với danh hiệu Nam Phương. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng Hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các bà vợ Vua triều Nguyễn. Vì 12 đời vua nhà Nguyễn trước Bảo Đại, các bà vợ Vua chỉ được phong tước Vương Phi và đến khi chết mới được truy phong Hoàng Hậu.

Lần đầu tiên, trong hoàng cung triều đình nhà Nguyễn, vóc dáng một người phụ nữ uy nghi, đoan trang đem lại những nét đổi mới trong sinh hoạt cung đình: Giản dị hóa lễ nghi, giản dị hóa những tương quan giao tiếp giữa bầy tôi và chủ, tư tưởng phóng khoáng, ngay thẳng, ghét những xun xoe xu nịnh, những lời đàm tấu. Nam Phương Hoàng Hậu là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên cùng vua tiếp đón các nguyên thủ quốc gia khác trong vai trò đệ nhật phu nhân như thời đại nầy. Toàn Quyền Decoux đã hết lời khen ngợi bà Nam Phương là người đức hạnh, nề nếp, một sự tổng hợp hai nền văn hoá Đông Tây.

Đêm 4 tháng 1 năm 1936, người dân Huế nghe những tiếng súng bắn mừng, báo tin Nam Phương đã hạ sanh, và lờ mờ sáng lại một lần nữa 7 tiếng súng thần công làm lay động cả Hoàng Thành, báo hiệu Nam Phương đã sanh ra một hoàng tử. Người đó chính là Đông Cung Thái Tử Bảo Long. Hoàng Hậu Nam Phương và Vua Bảo Đại có tất cả 5 người con: Thái Tử Bảo Long (4/01/1936) - Công Chúa Phương Mai (01/08/1937) - Công Chúa Phương Liên (03/11/1938) - Công Chúa Phương Dung (05/02/1942) - Hoàng Tử Bảo Thắng (09/12/1943) .

Sau biến cố lịch sử tháng 8 năm 1945. Bảo Đại thoái vị và một thời gian sau trong bối cảnh nhà Nguyễn suy vong,

Bảo Đại càng ngày càng mất hết quyền lực, rồi thì danh sách những người đẹp lăng nhăng với Bảo Đại thêm dài: Mộng Điệp, Lý Lệ Hà, Hoàng Tiếu Lang (Jenny Woong). Thời gian sau là Phi Ánh, Vicky, Clément, Monique Baudo...

Cứ thế, Bà Nam Phương ẩn nhẩn trong cô đơn chịu đòn một mình theo cái cách của một bậc mẫu nghi thiên hạ được ăn học, có nhân cách. Để rồi cuối cùng Bà Nam Phương tự chọn con đường của mình là phải đi xa, giả từ vinh hoa phú qúy và nhất là chấp nhận sự quên lãng của Hoàng Thượng.

Vì vậy, kể từ năm 1950 dòng họ Nguyễn và Bảo Đại kể như không còn trong mắt bà nữa.

Năm 1950, Bà quyết định mang các con sang Pháp sống ở Paris, phần lo chuyện học hành cho các con, phần tránh xa những nhớp nhúa của dư luận. Đến năm 1958, để tránh mặt gia đình, người quen và báo chí Bà Nam Phương mua lại một khu nhà của dân quý tộc tại một nơi có địa danh là làng Chabrignac thuộc Tỉnh Corrèze nằm cách xa Paris 500Km về phía Nam. Một lâu đài có 32 buồng, 4 phòng khách và 7 phòng tắm tọa lạc trên một khu đất rộng 160 mẫu có tên là Trang Trại La Perche (Domaine De La Perche). Bà sống ở nơi nầy trong yêng ắng và đơn độc. Các con của Bà học hành và làm việc ở xa, thỉnh thoảng mới về thăm Bà. Riêng cựu hoàng Bảo Đại thì ít khi về thăm bà ở nơi nầy. Dân ở trong làng nói rằng vài lần Bảo Đại có ghé thăm nhưng mới nghe xe ông về thì thoắt một chốc xe ông đã lại quay đi! Có dư luận cho rằng Bà Nam Phương bị bệnh ngứa nặng và lãng tai nên Bảo Đại không thích gần gũi!

Bà Nam Phương với tháng ngày còn lại tại Chabrignac trong cô đơn đã từng bước, từng bước đi đến chỗ để về! Mỗi ngày, mỗi năm tháng, cứ héo mòn như cái cây không có nước, cứ ủ rủ cho đến lúc tàn lụi. Ngày một ngày hai, mỗi ngày vẫn phải chạm trán với cái sống thực bên ngoài và nỗi cô đơn ở bên trong. Nỗi cô đơn từ mọi phía. Nỗi cô đơn cả đời. Sức khoẻ thì càng ngày càng suy yếu về bịnh suyễn và tim. Tháng ngày vẫn trôi qua trong niềm hy vọng cứ dần dần tan bởi những câu hỏi về cuộc đời, về cớ sự đa đoan, về tình người và cuối cùng là tình vợ chồng!
Một lần, sau chuyến đi chơi về, Bà thấy đau ở cổ. Bác Sĩ đến khám bệnh nói Bà bị viêm cổ họng nhẹ. Không ngờ sau đó bà bị khó thở. Hai người giúp việc vội chạy đi tìm bác sĩ ở làng bên, cách mươi cây số và khi bác sĩ chưa đến thì Bà Nam Phương càng lúc càng khó thở hơn và trái tim của Bà đã ngừng đập ở tuổi đời mới có 49. Đó là ngày 14 Tháng 9 Năm 1963!

Theo Tôn Thất An Cựu viết trong Đặc San "Huế" thì đám tang của Bà Hoàng Hậu Việt Nam lưu vong được tổ chức một cách rất sơ sài. Hôm đưa đám, ngoài hai Hoàng Tử và ba Công Chúa đi bên cạnh quan tài mẹ không có một người bà con nào khác và Cựu Hoàng Bão Đại cũng không có mặt. Bởi vì khi hay tin mẹ chết Công Chúa Phương Liên tức tốc đánh điện báo tin cho Cựu Hoàng nhưng gặp lúc Cựu Hoàng đang đi chơi xa với Bà Mộng Điệp vì vậy nên không hay biết gì và đã vắng mặt.

Nếu xưa, khi đặt chân vào làm dâu trong triều đình nhà Nguyễn, với một đám cưới trọng thể, uy nghiêm dưới sự chứng kiến của tất cả quần thần văn võ thì trong giờ phút lâm chung, ngoài những người giúp việc, bên cạnh bà không có một người thân. Đám tang thưa thớt, vắng vẽ, không có tiếng khóc, không lời ai điếu. Báo chí Việt Nam tới hàng chục năm sau vẫn không biết Bà Nam Phương Hoàng Hậu cuối cùng của triều Nguyễn mất bao giờ!

Mộ của Bà Nam Phương rất đơn sơ, trên phần mộ dựng một tấm bia nhỏ quen thuộc của người bình dân Việt Nam. Hai mặt bia có khắc chữ Hán và chữ Pháp. Mặt trước khắc chữ Hán "Đại Nam Nam Phương Hoàng Hậu Chi Lăng" (Lăng Mộ của Hoàng Hậu Nam Phương Nước Đại Nam). Mặt sau chữ Pháp: "Ici Repose L’Impératrice D’Annam Née Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan" (Đây Là Nơi An Nghĩ Của Hoàng Hậu An Nam, Nhũ Danh Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan)! 

   Nguyễn Tấn Lai

IP IP Logged
danghuuphuc
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 08/Feb/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 8
Quote danghuuphuc Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2010 lúc 3:10am

        Giáo Sư Mai Trần Ngọc Tiếng

Là một trong những phụ nữ đầu tiên tốt nghiệp tiến sĩ, Giáo Sư Mai Trần Ngọc Tiếng (tên thật là Dương Thị Mai; Trần Ngọc Tiếng là tên chồng, giáo sư Dược Khoa Sài Gòn) qua đời ngày 20 tháng 1 năm 2010, cuối năm Kỷ Sửu. Giáo sư thọ 93 tuổi.

Sinh năm 1917 tại Gò Công, Giáo Sư Mai tốt nghiệp cử nhân khoa học Ðại Học Sorbonne, về nước làm việc trong Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, nơi bà bảo vệ thành công bằng cao học. Sau đó, bà qua Mỹ học và tốt nghiệp tiến sĩ sinh vật học Ðại Học Purdue, tiểu bang Indiana, năm 1962.

Bà là cựu khoa trưởng đại học Khoa Học cho tới năm 1975, và tiếp tục dạy tại đó cho tới khi nghỉ hưu. Bà là một trong những người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về chất điều hòa sinh trưởng thực vật tại Việt Nam.

IP IP Logged
danghuuphuc
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 08/Feb/2010
Thành viên: OffLine
Số bài: 8
Quote danghuuphuc Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2010 lúc 4:12am
       
      CÔ TRẦN THỊ LÀi (Giáo sư Trung Học Gò Công )

Tháng 7 năm 2004 một số học sinh củ khóa 1(1955) trường THGC đi một xe, lên Sài Gòn thấp hương tiển biệt cô giáo củ của mình về cỏi vình hằng. Cô Trần Thị Lài thọ 80 tuổi .
Cô là một trong những thầy cô giáo, dạy Tiểu học sang dạy Trung học, trong những năm đầu trường thành lập. Tôi là một học sinh lớp đầu tiên của cô, khi cô vào ngành giáo dục.Năm học 1946-1947 Cô dạy Cours Moyen Deux trường Quan chử thập. Mỗi chiều thứ bảy tôi giành ôm sổ về nhà Cô để cọng điểm cuối tuần....
Và tôi đã từng đến mừng cô mình thành đạt, khi sắp sửa sang Tây trình luận văn Cao Học , trước viết bằng tiếng Việt nay viết lại bằng Tiếng Pháp, được bảo trợ trình tại trường SORBONNE danh tiếng ở Paris. Nhưng(giấc mông không thành....)
Tôi được tin Cô mất trể đến dăm ngày, nên không kịp đi lạy trước linh cửu của vị ân sư...Một buổi chiều tôi âm thầm dừng bước trước hai căn phố : Đại lý vé số Nhựt Phụng( nhà Cô từng sống và lớn lên..)trên đường Phạm Đăng Hưng củ , khoảng giửa lò bánh mì Việt Huê tới tiệm buôn Hội Nguyên Hàng , để nhớ tới Cô giáo củ của mình......
( Nguồn GÒ Công...vọng tiếng đất lành , của Nhà Giáo Ưu Tú Phan Thanh Sắc )          
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Mar/2015 lúc 3:25am

Người Miền Nam VN có quyền hãnh diện về  Người-Lính VNCH !
Người Gò Công có quyền hãnh diện về Người-Con-Xứ-Gò !
Đó là : Trung Tướng ĐỒNG VĂN KHUYÊN , sinh năm 1925, tại GÒ CÔNG .

Mời cả nhà đọc bài viết của tác giả Giao Chỉ .
MyKieu





Đồng Văn Khuyên :

Vị Nội Tướng Của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

13/03/2015  00:01:00 (Xem: 4291)

Giao Chỉ - San Jose



ĐỒNG  VĂN KHUYÊN 
Vị Nội Tướng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 

                                                                                   blank

                                 
 
     Người nuôi quân

Chiến tranh Việt Nam thực sự khốc liệt nhất trong 10 năm cuối cùng từ 1965 đến 1975. 
Trong suốt thời gian khói lửa trên toàn thể miền Nam, mọi quyết định hành quân quan trọng nằm trong tay các tư lệnh quân đoàn kiêm tư lệnh Vùng theo chỉ thị trực tiếp từ tổng thống.
                blank
                                        
Chức vụ tổng tham mưu trưởng bộ TTM và tổng trưởng quốc phòng đã bị lu mờ vì những lý do chính trị. Tuy nhiên bộ quốc phòng và bộ tổng tham mưu vẫn nỗ lực làm tròn bổn phận về quản trị hành chánh, tài chánh, huấn luyện, tiếp vận, chiến tranh chính trị và nhân lực. Không có các chức quyền khả năng điều hợp tại hậu phương, tiền tuyến không thể đứng vững.
Suốt 10 năm chinh chiến,  đã có trên 10 vị trung tướng tư lệnh quân đoàn thay nhau chỉ huy các Vùng chiến thuật. Các vị tư lệnh nổi danh một thời, tên tuổi lừng lẫy trên các chiến trường và trên những trang báo Sài Gòn. Nhưng rất ít người biết đến một vị trung tướng, trong suốt 10 năm đóng vài trò hết sức quan trọng trong công tác nuôi đạo quân một triệu lính.
Ông là người giới quân sự Mỹ tin tưởng nhất, tôn trọng nhất và Ngũ giác đài Hoa Kỳ đã có lúc gián tiếp cho rằng không ai thay thế được. Khi thảo luận về các chức vụ tại tổng tham mưu, trung tướng Trần Văn Đôn, vị bộ trưởng quốc phòng cuối cùng cũng nói rằng việc này phải giao cho ông.
Vào những ngày cuối, đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng ra đi đã để lại giấy ủy nhiệm chức vụ cho ông. Tướng Nguyễn Cao Kỳ, sáng 29 tháng tư, sau khi bay một vòng trên không phận Sài Gòn, đáp xuống bộ tổng tham mưu ghé vào hỏi thăm, vị trung tướng còn ngồi lại cho biết tình hình tuyệt vọng. Ông Kỳ bỏ ý định bay xuống miền Tây. Trực thăng của ông bay thẳng ra biển Đông.
Vị trung tướng cuối cùng của VNCH mà người Mỹ đợi chờ dục dã  đưa đi nhưng vẫn còn ngồi lại mà trong lòng như lửa đốt. Ông lên xe chạy qua văn phòng tùy viên Mỹ trong Tân sơn Nhất. Rồi ông lại trở về. Hai giờ chiều 29 ông đi một vòng bộ tổng tham mưu rồi lại qua bên Tân sơn nhất. Ông ở đó để được Hoa Kỳ bốc đi vào buổi tối. Người đó là trung tướng Đồng Văn Khuyên, vị Nội Tướng của QLVNCH. Người trách nhiệm nuôi một triệu lính trong 10 năm cuối của miền Nam. Bài này tôi viết cho ông.


Gia đình tiếp vận.                                                                        
Trong gia đình, để ca ngợi người vợ hiền quán xuyến, thiên hạ gọi bà là nội tướng. Khi đề cập đến vị trung tướng tổng tham mưu trưởng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, nếu gọi ông là nội tướng ắt có sự hiểu lầm, sẽ chê bai đây là chức vụ tầm thường trong bếp.
Không. Ủy Ban Path Finder của chúng tôi gồm các sĩ quan Mỹ Việt chuyên về biên khảo và phân tích đã có 1 thời đồng ý rằng các trung tướng tư lệnh vùng trước sau cả chục ông nhưng con người chỉ huy toàn bộ guồng máy tiếp vận suốt 10 năm chinh chiến chỉ có một trung tướng duy nhất.
Ông Đồng Văn Khuyên sinh năm 1925 tại Gò Công.
Đại tá Thịnh từ Was. DC mới điện thoại cho tôi nói là ông xếp 86 tuổi của chúng tôi đã nhập viện. Tinh thần không còn minh mẫn, thể chất đã quá yếu. Chẳng biết ra đi lúc nào. Thuộc cấp gần với ông Khuyên còn lại cũng chả được mấy người. Anh thì 3 chân 4 cẳng, anh thì xe lăn. Anh thì lặn kỹ khắp bốn phương trời. Nào biết chăng còn bao nhiêu hơi sức để về thắp nén hương cho người chỉ huy gốc nông dân miền Hậu Giang.
Tôi với ông sinh ra ở 2 miền đất nước. Người ta là công tử xứ Thăng Long ngàn năm văn vật, quê tôi ở chỗ Nam Định quê mùa. Các bác là anh chị từ Bạc Liêu qua Cần Thơ lên đến Saigon. Ông Khuyên là dân Gò Công tỉnh lẻ nằm ngoài lề con đường cái quan.
Mười năm đầu của trường đời trong quân ngũ, tôi còn lang thang đây đó. Mười năm sau của cuộc binh đao, tôi có duyên gặp ông, làm việc với ông, hiểu rõ cuộc đời, cá tính và hoàn cảnh của ông xếp.
Bài viết cho ông mà giãi bầy cả cuộc đời mình, xin phân trần 1 lần cho cả toàn quân dù nay đã rã ngũ.. Trong suốt 21 năm ở lính, chúng tôi trải qua nhiều giai đoạn, biết  được bao nhiêu là các cấp chỉ huy. Bắt đầu là đại tá sau lên trung tướng Dương Văn Đức. Từ lúc ông hét ra lửa ở Sóc Trăng cho đến lúc thành người điên đứng đái ở đường phố Saigon. Có thời kỳ là xếp đại tá Y, thân phụ của cô ca sĩ đấu tranh Nguyệt Ánh.
Ở miền Tây trong chiến dịch Thoại Ngọc Hầu thì gặp ông Dương Văn Minh. Đã từng rủ đại tá tư lệnh Nguyễn Hữu Có đi ciné xem phim Cầu Sông Kwai. Cùng đi chơi bời với tướng Nguyễn Văn Toàn ở ngã ba Vườn Chuối. Chuyện sai chuyện đúng, chuyện lớn chuyện nhỏ biết được khá nhiều.
Mới đây được anh Chu Xuân Viên nhắc lại khi viết báo Chính Luận cho Từ Chung tôi đã được Thế Uyên rủ rê đi họp nhóm Thái Độ tưởng dùng văn hóa mà nổi dậy làm cách mạng. Khi họp về bị an ninh quân đội bắt làm báo cáo. Tôi cóc báo cáo nhưng cũng thôi đi họp. Những bài báo trên Chính Luận chê trách các niên trưởng lại bị an ninh quân đội yêu cầu muốn tiếp tục viết báo phải làm đơn xin bộ Quốc Phòng. Chả dại gì mà xin, bèn thôi. Tất cả hồ sơ đến tay ông Khuyên đều được phê Xếp.
Những ân tình thông cảm như thế, làm sao quên được !
Khi ngành tiếp vận tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập, xếp Khuyên cầm tay hồ sơ dành cho riêng mình tôi lên cấp đại tá đặc cách. Tướng Vỹ bộ trưởng quốc phòng thấy chưa có bằng chỉ huy tham mưu cao cấp bèn từ chối. Ông Khuyên yêu cầu tướng Vỹ cho nợ. Đeo lon rồi đi học sau.
Mấy năm sau, ông Khuyên được trực thăng Mỹ chở ra biển Đông đêm 29 tháng 4-75. Chiều 2 tháng 5-1975, tàu quân vận của chúng tôi được Mỹ vớt lên thương thuyền. Đại tá Giao Chỉ nhà ta áo trận lon vàng còn cả tùy viên và chiến hữu đứng nghênh ngang không giống ai, bèn bị Marine Mỹ tước súng vất xuống biển. Ngó đi ngó lại thấy đủ 20 ông tướng di tản kể cả ông Kỳ, ông Trưởng và ông Khuyên. Các vị niên trưởng đã thay quần áo dân sự ngồi yên lặng mỗi người một góc, mặt dài như chiều đông. Ông Khuyên gọi tôi ngồi xuống, lấy kéo cắt chỉ gỡ cặp lon đại tá mà ông gắn cho tôi mấy năm trước tại bộ Tổng Tham Mưu.
 Ân tình của cậu bé Nam Định đối với ông nhà quê Gò Công biết đời nào tôi quên !


Người yêu nước ở miền Nam

                    
Thời kỳ hơp tác với Mỹ chỉ huy Ủy ban Pathfinder tôi có dịp xem bản sao hồ sơ các tướng lãnh miền Nam do Mỹ lưu trữ. Ông nào ông ấy đều có chuyện nhỏ to. Hồ sơ ông Khuyên sạch boong với những ghi chú hết sức đặc biệt.  
"Cốt cách nông dân, hết sức thanh liêm, cá nhân và gia đình không có nhu cầu. Nhà trong cư xá, không có nhà riêng, không có xe riêng. Thậm chí không có chương mục ngân hàng. Không lấy lính làm gia nhân. Lợi tức bổ túc: nuôi gà.
Ghi chú : Trung tướng không biết lái xe, không biết khiêu vũ, không uống rượu, không hút thuốc, không có bạn gái. Không liên hệ với cộng sản như tin đồn. Không có bạn bè thân thiết ăn nhậu...                 
Khuyết điểm : Quá say mê làm việc. Hay nổi nóng bất ngờ. Đôi khi quá tình cảm bao che cho thuộc cấp. Khi thảo luận về nhu cầu quân viện hay đòi hỏi vô lý. Nhân vật chính trong vụ chuẩn bị quỹ tiết kiệm nuôi quân tự túc ngoài chương trình viện trợ. Tuy nhiên, sau cùng đây là người yêu nước miền Nam, không có tinh thần kỳ thị ".                                                               
Bản ghi chú về ông Khuyên đề ngày 13 Nov. 1972 với chữ ký của tướng Jos M. Heiser, Jr. xếp về logistics tại Ngũ giác đài. Bàn văn này ông đại tá Sheriff cố vấn đối nhiệm của tôi tại Pattfinder II cho xem trước khi về nước.


Nhà quản trị thanh liêm.                                                         
Từ ngày ra trường, ngoài thời gian ông làm phụ tá cho tướng Thanh chỉ huy địa phương quân miền Tây, từ đó về sau tướng Khuyên chuyên về quản trị và tiếp vận. Ông là 1 sĩ quan vô địch về chuyên cần, ông say mê làm việc, có óc sáng tạo, có khả năng điều hành quân sự và hết lòng lo cho quân đội. Người thanh niên đất Gò Công với tấm lòng yêu nước bao la và tuyệt đối không màng đến quyền lợi riêng tư. Cấp bậc và chức vụ đuổi theo ông chứ ông không chạy theo chức vụ và cấp bậc. Suốt cuộc đời ngày đêm toàn chuyện quân đội, chuyện ngoài đời ông là tay khờ khạo. Không có bạn bè thân thiết trong tình đồng khóa, trong hàng tướng lãnh hay thuộc cấp. Tất cả đều là công việc và do đó khi thiên hạ đồn ông là cộng sản nằm vùng, lặn sâu trong hàng ngũ quân đội cũng dễ dàng cho đám nhẹ dạ tin theo.
Điều quan trọng là từ khi lên cấp tướng làm tổng cục trưởng tổng cục tiếp vận, ông được sự tin tưởng tuyệt đối của phái bộ viện trợ Hoa Kỳ. Báo chí Mỹ đôi khi có thể ca tụng các sĩ quan Việt Nam xuất sắc tại tiền tuyến nhưng báo cáo mật của Mỹ luôn luôn ghi lại những phê phán xuất sắc về tướng Đồng Văn Khuyên. Có thể nói thật sự ngay như ông Thiệu, ông Viên muốn thay thế ông Khuyên cũng không có người nào được Mỹ chấp thuận. Lòng yêu nước, sự tận tụy với công vụ và sự trong sạch vô địch của ông Khuyên đã giữ ông ở chức vụ có thể nói là không thể thay thế.
Thiếu tá Quý viết bài báo về ông xếp, ghi lại là vừa đi làm về thấy vợ báo cáo là chuồng gà bị hư, xếp cởi áo 3 sao vắt trên ghế, quần xà lỏn với áo thung rách, xếp lấy kìm búa sửa chuồng gà. Anh tài xế trố mắt đứng nhìn không tin là ông tướng thực. Không những thế gia đình ông lại sạch sẽ cả vợ lẫn chồng. Bà Khuyên từ lúc lấy chồng cho đến khi chồng lên trung tướng, dường như vẫn mãi mãi là người vợ lính chân quê.
Tướng Khuyên tác người nhỏ bé nhưng học hành xuất sắc. Khóa 1 Thủ Đức ra trường đậu thứ nhì. Phải mà ông to con, cao hơn một tấc chắc phải lãnh chức Thủ khoa. Toàn quân suốt 4 vùng chiến thuật, nếu không ở gần không ai hiểu rõ tướng Đồng Văn Khuyên. Tin tức đồn thổi láo lếu đã quả quyết ông Khuyên là cộng sản nằm vùng bà con với tướng cộng sản Đồng văn Cống. Sự thực hoàn toàn không hề liên hệ. Đã 40 năm qua, đêm nay tôi ngồi nhớ lại hành trình trên con tàu buôn chạy từ biển Đông mà đến đảo Guam. Mấy chục ông tướng hải lục không quân bây giờ sao chẳng còn ai. Bên không quân còn nhớ có ông Kỳ, ông Trần Văn Minh, ông Phan phụng Tiên. Bên Hải quân thấy có ông Hoàng cơ Minh. Các tư lệnh vùng có tướng Toàn, tướng Trưởng và còn rất nhiều niên trưởng tao ngộ trên cùng chuyến tầu. Ngày nay chẳng còn được mấy người. Phân trần cũng chẳng còn ai lắng nghe. Khi anh em ngồi trên tàu quân vận trên sông Saigon, thấy lửa cháy bên kho đạn Thành tuy Hạ. Tàu của bộ binh chúng tôi trôi trên sông Saigon theo tàu hải quân ra đi lần cuối.. Chúng tôi nghe tướng Vĩnh Lộc nói rằng sao đã chạy như chuột. Nhưng rồi ông cũng vội xuống tàu đi sau tàu của anh em. 21 năm binh nghiệp của chúng tôi trôi như lục bình. Nhưng mà còn đỡ. Hùng xùi anh em khóa Tư kẹt lại sau này đã nói rằng. Chúng mày chạy được là may. Bọn tao ở lại nhục lắm.

Họp mặt trại Trần Hưng Đạo.

Năm 2005 tôi tổ chức họp mặt trại Trần Hưng Đạo trên thủ đô Hoa Kỳ. Niên trưởng Cao văn Viên đau yếu không đến được. Xếp Khuyên đi chào bàn các chiến hữu gặp Vũ thế Quang, Nguyễn hữu Luyện, anh em cùng khóa của tôi. Các bạn ở tù hơi lâu. Luyện nhẩy Bắc năm 66 bị tù 21 năm trong đó có hơn 1 nửa thời gian cùm biệt giam.
Ông Khuyên nước mắt long lanh nói lời gan ruột. Ông nói: Kể ra mình chạy được cũng là hèn.
Đây là lần thứ ba tôi trông thấy ông khóc. Lần thứ nhất họp tại tổng tham mưu nói về Phước Long thất thủ. Lần thứ hai là ông cùng tướng Mỹ chạy lên Hóc Môn xem cảnh máy bay C5 chở cô nhi bị rớt. Và 30 năm sau họp mặt trại Trần Hưng Đạo năm 2005.
Thời kỳ mới qua Mỹ, vợ ông tướng bán chiếc nhẫn cưới trong trại để lấy tiền gọi điện thoại cho chồng còn ở đảo Guam. Qua Hoa Kỳ, tướng Mỹ bảo trợ cho tướng Việt Nam. Ông lớn nhà binh Mỹ ấm ớ hội tề không biết tiền xã hội Cali sẵn sàng giúp cho tỵ nạn học nghề làm lại cuộc đời.  Ông giới thiệu cho xếp tôi đi làm xếp bồi cho nhà hàng. Bà Khuyên được chồng nuôi cho đi học lại. Cả 2 vợ chồng đều không biết lái xe.
Hoàn cảnh ở Việt Nam như thế, hoàn cảnh ở Mỹ như thế. Vậy mà có thằng khốn nạn viết sách, viết báo nói ông Khuyên bán xăng bạc triệu để thành siêu tham nhũng. Nó nói là ông bán xăng ngay trên biển Đông. Bán xăng Mỹ theo kiểu quốc tế. Tàu dầu Hoa Kỳ thay vì đến kho xăng Nhà Bè thì ghé bán cho Singapore để ông Khuyên đưa tiền vào nhà băng Thụy Sĩ.
Tên khốn nạn lại còn viết rằng không quân VN chế ra loại bom xăng thả trực tiếp từng thùng 200 lít xuống mặt trận.  Các đơn vị cộng sản chết cháy cả trung đoàn. Nếu có đủ xăng mà đánh như thế thì phe ta không thua trận 75. Vì xếp Khuyên và cả thằng Lộc bán xăng bên Tân gia Ba nên quân ta không có xăng mà đánh hỏa công. Chúng nó nói thế mà cũng có người tin thì còn trời đất gì nữa !!!
Thưa niên trưởng,
Ngày nay tuy không ở gần nhưng tôi vẫn hiểu ông trước sau như một. Những ngày cuối ông để mọi việc ngoài tai. Ông tìm đường đi vào đạo Phật. Người ông nhẹ tênh. Tôi lên thăm ông xếp. Ông nhìn tôi cười thật tươi.
                                                                 blank
                                                                         
Tôi mời ông ra vườn sau có ánh nắng để chụp bức hình kỷ niệm. Tôi đưa ông cầm bức tượng Tiếc Thương như để thầy trò nhớ lại ngày xưa khi buồn phiền mình lên thăm nghĩa trang quân đội. Toàn quân các binh chủng đều bình đẳng về đất nằm dài dưới ánh mặt trời chói chang cờ vàng. Sao kỳ này chuẩn úy chết quá nhiều. Cũng như mình ngày xưa. Mới ra trường sợ lính cười nên anh sĩ quan trẻ hiên ngang xông ra đằng trước.
                                                 blank
                                     
Ông xếp là nội trợ của toàn quân. Lính sống, lính chết đều là con cái của mẹ già. Thiên hạ nói là tại sao phe ta không chuẩn bị để tự chiến đấu nếu bị Mỹ bỏ rơi. Thưa quý ngài, chúng tôi cũng có tính đến bài chiến đấu một mình.
Ông Khuyên đã từng tích cực tham dự vào chương trình quỹ tiết kiệm quân đội. Trích lương lính mỗi tháng 100 để xây dựng công binh xưởng. Than ôi, mộng lớn chưa biết có thành không mà Mỹ cùng ba Tàu Chợ Lớn đã xúm lại đánh xập dự án tự túc tự cường. Ông Thiệu, ông Khiêm còn không đỡ nổi.
Bây giờ 40 năm sau, nhân danh tổng thư ký của buổi họp bài trừ tham nhũng tại bộ tổng tham mưu ngày xưa, tôi xin thưa rằng vị chủ tọa hôm đó là trung tướng Đồng Văn Khuyên. Ông  là người sạch nhất trong hàng tướng lãnh. Có anh trung úy tốt nghiệp chiến tranh chính trị đứng lên hỏi rằng có thể trung tướng tham nhũng nhưng giỏi quá, khéo dấu thì sao.
Ông xếp tôi ngồi thừ người rồi nghẹn ngào nói rằng:
- Tôi mà bê bối thì xin ra lăng ông bà Chiểu bẻ cổ gà mà thề.  "Qua mà ăn thì xe mười bánh ăn qua đi."
Ôi ! xếp Khuyên, nghe ông nông dân Gò Công nói như thế, anh em thương ông biết là bao ! Bây giờ, viết lại chuyện cũ, còn ai đọc mà hiểu được những tình tiết này. Người biết không nói. Người nói không biết. Biết hay không biết, tất cả đều qua đi.
Ngày mai khi ông ra đi, phải chi tôi còn tìm được can xăng quân đội mà bán để lấy tiền mua vé máy bay lên Was. DC tiễn đưa ông lần cuối... thì phải lẽ biết chừng nào !
Thưa niên trưởng, kiếp sau xin chớ làm người. Làm cây thông đứng giữa trời mà reo...

Giao Chỉ, San Jose










Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 31/Mar/2015 lúc 6:45pm
mk
IP IP Logged
Nam Map
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 21/Jan/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 109
Quote Nam Map Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2015 lúc 6:18am
Đất Gò Công có còn Địa Linh? Có còn Nhân Kiệt?
Từ ngày khỉ rừng về, uất nghẹn non sông.
Nhục mặt chưa, các ông bà trở cờ, đón gió?
40 năm, vẫn là phận muỗi, mòng...

Năm Mập Mập...


Chỉnh sửa lại bởi Nam Map - 08/Jun/2015 lúc 3:29pm
IP IP Logged
Nam Map
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 21/Jan/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 109
Quote Nam Map Replybullet Gởi ngày: 09/Jun/2015 lúc 6:18am
BACK TO VIETNAM, EVERYONE!

Vì sao gian thương nhẫn tâm trộn axit vào đường?

on datviet.com June 9, 2015.


Chuyên gia lý giải tại sao có chuyện thương lái trộn axit vào đường một cách nhẫn tâm đến vậy?
Vì sao gian thương nhẫn tâm trộn axit vào đường?


Sau thông tin đã đưa, khi chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Bình Thuận (sở NN&PTNT Bình Thuận) phối hợp với phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Bình Thuận, bất ngờ ập vào cơ sở của bà Lý Lệ Châu (52 tuổi, ngụ tổ 7, khu phố 6, phường Đức Long, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) đang sản xuất đường vàng bằng hóa chất công nghiệp.

Ngoài ra theo tìm hiểu của PV thì không những cơ sở của bà Châu còn có nhiều cơ sở tại nhiều tỉnh thành phía Nam.

1

Nhẫn tâm trộn axit vào đường để trục lợi

Axit photphoric được chia thành 2 loại. Khi sử dụng trong thực phẩm phải dùng axit photphoric tinh khiết, hay dùng để xử lý dầu ăn tinh luyện nhưng sau đó phải lọc sạch thực phẩm.

Hoặc khi được tinh chế sạch thành một dạng muối phốt phát vẫn được dùng trong thực phẩm như thuốc dạ dày có dùng nhôm phốt phát vì đây là yếu tố cần thiết cho cơ thể.

Còn loại axit photphoric công nghiệp chuyên dùng để tẩy rửa, sản xuất phân bón, thức ăn gia súc cũng được làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ, chất tẩm gỗ chống cháy, chất chống ăn mòn kim loại…

Việc dùng axit công nghiệp để làm vàng đường là điều cấm kỵ, không được phép bởi nó ẩn chứa nhiều nguy cơ độc hại cho cơ thể người sử dụng. Trong loại axit photphoric công nghiệp còn chứa nhiều tạp chất kim loại độc hại khác, không nằm trong danh mục thực phẩm cho phép như asen là chất độc hại cho thần kinh. Chất này sẽ tích lũy trong cơ thể lâu, gây ra nhiều bệnh khó chữa.

Thậm chí, tại TP.HCM cũng có không ít cơ sở kinh doanh, núp bóng “tạp hóa”, tìm mọi cách “phù phép” để giúp đường trắng biến thành đường vàng. Để tận mục sở thị việc người dân mua hóa chất về tẩy rửa đường, PV có mặt tại chợ hóa chất Kim Biên (TP.HCM). Tại đây, một số người bán hàng cho biết, hàng ngày có không ít người từ khắp nơi đến hỏi mua hóa chất về chế biến thực phẩm, trong đó có đường.

Việc mua bán hóa chất này diễn ra quá dễ dàng mà không hề có sự quản lý hay kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Điều đáng báo động là việc người dân sử dụng hóa chất để chế biến thực phẩm ngày càng nhiều, vô tội vạ mà cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát hết được. Điều này ảnh hưởng không ít đến sức khỏe người tiêu dùng.

Bản chất của loại a-xít này là chất lỏng nên nó ngấm rất nhanh vào đường khiến cho trọng lượng đường lên. Vì thế, đây có thể khiến cho những người dùng vào quá trình chế biến để trục lợi. Trường hợp người tiêu dùng ăn đường có nhiều a-xít photphoric trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa. Vì thế, tôi cho rằng các cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt chẽ và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với việc sử dụng vô tội vạ loại hóa chất độc hại này vào việc chế biến thực phẩm nhằm trục lợi”.

Ngoài việc tăng trọng lượng đường, trong quá trình chế biến đường, người ta còn dùng a-xít photphoric để tẩy rửa đường.

Tác hại của loại đường trộn?

Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi axít photphoric được đưa vào cơ thể liên tục, do uống phải đường trộn axit sẽ khiến hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của người sẽ bị tiêu diệt, đường ruột bị axit ăn mòn… Uống nước đường chứa axit photphoric thời gian dài, có thể khiến xương rơi vào tình trạng bị loãng. Vì khi phốt pho có trong axit photphoric được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu, canxi cần cho xương và cơ thể cũng được đẩy ra cùng. Lượng canxi bị đào thải nhiều dẫn tới tình trạng loãng xương do thiếu canxi.

Màu đường lúc này sẽ hơi vàng, có sự óng ánh rất bắt mắt bởi đó là các tinh thể.

Vì vậy, khi mua người tiêu dùng không nên chọn hạt đường có màu vàng sáng óng ánh, bởi nguy cơ loại này đã bị nhuộm màu. Đường hoa mai có hương vị mật mía, thơm, hơi đục chứ không trong veo, óng ánh. Khi pha nước, loại đường có axit không có mùi thơm mà khét.

Mọi người cũng có thể để đường ở ngoài nắng, nếu thấy đường óng ánh một cách bất thường có nghĩa đường có chứa nhiều axit photphoric. Còn đường được xử lý, loại bỏ hết dung lượng hóa chất thì thường không óng ánh.
Để tránh nguy hại sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo, cũng như tất cả các loại thực phẩm khác, người tiêu dùng không nên chọn những sản phẩm không có nguồn gốc mà nên sử dụng những loại đường có nhãn mác, với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để an tâm về chất lượng.
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 3
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.142 seconds.