Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2010 lúc 3:50am
LIỀU THUỐC CHO TRÁI TIM
 
Khi cánh cửa hạnh phúc đang đóng lại , một cánh cửa khác mở ra , nhưng ta thường nhìn quá lâu vào cánh cửa đang đóng mà không thấy được một cái cửa khác đang mở ra cho ta.

 
Ta không biết ta có gì đến khi ta đánh mất và ta cũng không biết ta thiếu gì cho đến khi nó đến.

Đừng bao giờ nói lời tạm biệt nếu bạn còn muốn cố gắng , đừng bao giờ bỏ cuộc nếu bạn vẫn cảm thấy có thể tiếp tục , đừng bao giờ nói không còn yêu nữa nếu nước mắt của người kia vẫn có thể giữ chân bạn .

Có những điều bạn không bao giờ được nghe từ người mà bạn muốn nghe , nhưng cũng đừng giả điếc khi một người khác nói điều đó với cả trái tim.

Chỉ mất một phút để quý ai đó , một giờ để thích ai đó , một ngày để yêu ai đó , nhưng sẽ là cả đời để bạn quyên đi một người mà bạn yêu.

Hãy luôn thử đặt mình vào đôi giày của người khác. Nếu bạn cảm thấy đau , nó cũng có thể làm đâu họ .

Hãy mơ những gì bạn muốn mơ , tới đâu bạn muốn tới , trở thành những gì bạn muốn , bởi bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những gì bạn muốn .

Một điều đáng buồn trong cuộc đời là khi yêu một ai đó mà không được đáp lại , nhưng điều đáng buồn hơn là khi yêu một ai đó mà không bao giờ tìm thấy lòng can đảm để cho người khác thấy được cảm xúc của bạn.

Có những khoảnh khắc trong cuộc đời khiến bạn nhờ người ta thật nhiều , đến nỗi bạn chỉ muốn kéo người ta ra khỏi giấc mơ và ôm họ thật chặt . Hãy mơ về ai đó đặc biệt của bạn .

Dành cho một người tất cả tình yêu của bạn , không có nghĩa là họ sẽ yêu lại bạn . Đừng hi vọng tình yêu sẽ được đáp lại . Hãy cho nó thời gian để nó lớn lên trong trái tim họ . Nhưng nếu không , hãy hài lòng vì nó đã lớn lên trong bạn .

Tình yêu đến với người vẫn hi vọng mặc dù họ đã từng thất vọng , những người vẫn có niềm tin mặc dù họ đã bị lừa dối .

Một tương lai tươi sáng luôn dựa trên một quá khứ bị quên lạng .Bạn không thể đứng vững trong cuộc sống cho đến khi bỏ qua được những thất bại và nỗi đau .

Một điều đáng buồn trong cuộc sống là khi bạn gặp một người có nghĩa đối với bạn , để rồi cuối cùng nhận ra rằng họ sinh ra không phải để cho bạn và chỉ có thể để họ đi .....

Tôi mong bạn có đủ hạnh phúc để trở lên ngọt ngào , có đủ thử thách để trở lên vững mạnh , có đủ nỗi buồn để giữ bạn là con người , có đủ niềm tin để bạn vui vẻ và có đủ tình yêu để dâng hiến cho đời .



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Aug/2010 lúc 3:59am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2010 lúc 11:15pm
 
Con đường phía trước
 
 

Beautiful%20Path

 
 
 
 
Có những con đường ngày nào ta cũng đi qua, hết năm này sang tháng nọ, nhiều đến nỗi nó trở nên quá quen thuộc và ta cứ mặc định cho rằng nó phải ở đó để đưa ta đến nơi cần đến mỗi ngày. Ta cứ đi như một công thức được lập trình sẵn trong óc mà không cần quan tâm đến hai bên đường có những gì thay đổi, một quán ăn mới khai trương, một căn nhà mới xây hay một hàng cây mới được trồng. Có những con người ngày nào cũng ở bên cạnh ta...

Có những con đường chưa bao giờ ta đi tới, nhiều lắm, không cần xem bản đồ cũng biết, dù ta có đến hay không thì nó vẫn lặng lẽ nằm yên ở đó, ta sẽ không cần quan tâm đến việc nó ở đâu cho đến khi ta có việc cần phải tìm đến, ta lục lọi trên bản đồ, ta hỏi người này người nọ, để đến được đó ta phải đi qua nhiều con đường xa lạ khác, đi vòng vèo, đi lạc, đi qua rồi vòng trở lại vậy mà có khi chẳng tìm ra. Có những con người ta chưa từng quen biết...

Có những con đường lần đầu tiên ta đặt chân đến, lạ lẫm và thú vị, nhưng cũng có thể chán ngắt, ta thích thú nhìn ngắm chung quanh, ở góc đường có quán café, chỗ kia là cửa hàng thời trang, hay xa xa là một ngôi nhà sập xệ, nhưng cũng có khi ta chả thèm quan tâm đến chúng mà chỉ hướng đến cái địa chỉ mình cần tìm.
Có những con người lần đầu tiên ta quen biết...

Có những con đường mà ta muốn tới dù chỉ một lần, nhưng có những điều không phải cứ muốn là làm được, có thể vì điều kiện bản thân không cho phép, cũng có khi do cách trở địa lý hay vì lý do tài chính, thường thì có hai phản ứng: một là làm nỗ lực hết mình để đủ điều kiện đi đến đó và hai là chỉ biết ôm ấp niềm mơ ước, cất giữ vào một nơi sâu kín nào đó để thỉnh thoảng buồn buồn đem ra ngắm nghía.
Có những con người mà ta muốn nhưng không thể gặp...

Có những con đường ta đã đi qua một lần và không muốn quay lại, “con đường đau khổ” mà ! Đời là bể khổ, không phải sao ? Vậy thì thêm một cái khổ có đáng gì ? Nhưng bớt một cái khổ thì thật là đáng giá, chẳng ai muốn trở lại con đường gập ghềnh chông gai mà họ khó khăn lắm mới vượt qua được, nhưng nếu trở lại biết đâu con đường đã được trải nhựa thênh thang.
Có những người đã gặp mà ta không muốn nhớ lại...

Có những con đường lâu rồi ta không quay trở lại, thỉnh thoảng nó làm ta thấy nhớ, không phải nhớ con đường mà nhớ một điều gì đó liên quan, cái ghế đá, gốc cây, hay quán nhỏ ven đường, mà đã nhớ thì phải đi thăm, nhưng có khi đến nơi lại ước phải chi mình đừng đến, thà cứ để nó mãi là một ký ức và kỷ niệm đẹp, còn hơn trở lại để chứng kiến một con đường hoàn toàn xa lạ, có thứ gì mãi mãi không thay đổi theo thời gian chứ ?
Có những con người lâu lắm rồi không còn liên lạc...

Có những con đường dù không muốn ta vẫn phải đi, đôi khi ta không được lựa chọn con đường đi cho mình và không còn cách nào khác phải đi trên con đường do người khác quyết định, có khi miễn cưỡng đi hết đoạn đường không một lời oán thán, có khi đi được nửa đường bắt đầu cảm thấy thích con đường này và cũng có khi quay trở lại không đi tiếp nữa.
Có những người mà ta phải ở bên cạnh dù muốn hay không...

Có những con đường đưa ta đến ngõ cụt, điều duy nhất có thể làm là quay đầu trở lại, có khi ta bực mình vì thời gian và công sức đã mất cho nó mà không đi đến đâu, có khi ta chỉ cười nhẹ nhàng vì nhờ vậy mình mới có dịp thưởng ngoạn con đường thêm một lần nữa từ một góc độ khác.
Có những con người chỉ có đến thế mà thôi...

Bạn có để ý rằng...

Trước khi trở thành một con đường quen thuộc, nó đã từng là một con đường chưa quen. Ta muốn đến một lần cho biết hoặc bị buộc phải đi qua, rồi nó thành con đường lần đầu tiên ta đặt chân tới, có thể ta muốn quay lại hoặc cũng có thể là không.

Có những người ta đã quên, rất nhớ hoặc không muốn nhớ. Dù có như thế nào thì họ cũng đã từng đi qua đời ta giống như ta đã từng đi qua đời họ. Hãy để những cái “đã từng” mãi mãi chỉ là cái “đã từng”.
 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Aug/2010 lúc 11:18pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2010 lúc 5:28am
TÔI HY VỌNG
Quỳnh Anh
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Aug/2010 lúc 5:31am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2010 lúc 11:05pm
BÀ MẸ VỢ.



Steve đi làm về, vừa thay quần áo xong là Linh kéo tay anh ngồi xuống giường :

- Em muốn nói với anh một chuyện nghiêm chỉnh nè..

Steve vòng tay qua ôm và hôn vợ, làm Linh dãy nảy lên :

- Trời ơi, em đã nói là chuyện nghiêm chỉnh mà.

Steve cãi :

- Anh hôn em, hôn vợ đâu phải là chuyện đùa.

- Thôi được, nghe em hỏi đây : Anh có muốn con mình bị cảm lạnh không? Không chứ gì ! Anh có muốn con mình bị sưng phổi không ? Không chứ gì! Anh có muốn con mình bị mất ăn, mất ngủ không? Cũng không chứ gì?

Steve kêu lên kinh ngạc:

- Em hôm nay làm sao thế? Em hỏi anh một tràng những câu hỏi khủng khiếp rồi em tự ý trả lời, không chừa cho anh có cơ hội nói một chữ nào.

- Em biết chắc anh sẽ trả lời “ không” nên em trả lời giùm anh luôn cho nhanh.. Nghe em hỏi tiếp đây, anh có biết là chị Hai em mới bảo lãnh mẹ em qua Mỹ được vài tháng nay không? Biết chứ gì! Anh có biết là mẹ đang ở với gia đình chị Hai ở California không? Biết chứ gì!...

Steve lại kêu trời:

- Em nói những chuyện lung tung, chẳng liên quan gì đến nhau cả !

- Có liên quan đây. Em định bàn với anh là mời mẹ về ở chung với chúng mình, để mẹ trông thằng Eugene, khỏi phải mỗi buổi sáng bồng bế nó đi Day Care. Tội nghiệp !

Steve tròn mắt lên:

- Có nghĩa là mẹ em sẽ ở đây dài lâu?

Linh hạ giọng, dịu dàng để Steve cảm động:

- Mẹ sẽ giúp mình được nhiều việc. Anh thấy rồi đó, con mình mới có 9 tháng tuổi mà nay bị cảm, mai bị ho…Mỗi sáng sớm xách con ra xe đem đi gởi mà em đau lòng quá. Có mẹ ở đây, Eugene sẽ yên ấm ở nhà, sẽ ăn no ngủ kỹ, ngoài ra, mẹ còn trông nom nhà cửa, nấu nướng phụ em được nữa.

Steve ngạc nhiên:

- Có một bà mẹ già làm được những điều ấy sao?

- Em chẳng biết những bà mẹ Mỹ của anh giỏi cỡ nào! Nhưng mẹ em hay các bà mẹ Việt Nam khác đều là thế cả.

Steve chép miệng:

- Điều này rất tốt, nhưng mất sự riêng tư của chúng mình !

Linh năn nỉ:

- Nhà mình rộng thênh thang, mẹ thương em, em thương mẹ và em tin rằng anh cũng sẽ…thương mẹ em luôn.

Thấy Steve chần chừ, Linh tấn công thêm, vì cô biết chồng rất thương con:

- Nhưng vì con mình là trên hết. Mẹ sẽ là người chăm sóc nó tuyệt vời.

Steve trả giá:

- Anh tạm đồng ý. Nếu mẹ ở một thời gian , không thích hợp thì thôi nhé?

Linh vui thích ôm lấy cổ chồng:

- Cám ơn anh, bây giờ anh cứ hôn em đi! Unlimited !

Linh thừa hiểu, người Mỹ thích sự riêng tư, nhất là trong đời sống vợ chồng. Bà mẹ vợ luôn là nhân vật hắc ám, chẳng thằng con rể nào muốn mời tới nhà, nói gì ở chung lâu dài ! Hơn nữa, một bà mẹ vợ không đồng chủng, mới từ Việt Nam qua, chưa gặp gỡ, trò chuyện , thì làm sao mà Steve, một người Mỹ Anglo không e ngại ?

Mẹ và chị Hai đều chấp nhận đề nghị của Linh, con Linh còn nhỏ nên cần sự giúp đỡ của mẹ hơn.Và vì Linh lận đận tình duyên, kén chọn mãi, hơn 30 tuổi mới lấy chồng, nên mẹ cũng thương đứa con lận đận hơn .

Linh mua vé máy bay, hôm sau mẹ Linh đã từ California bay đến xứ núi Utah, ngay những ngày đầu mùa Đông giá lạnh.

Hôm bà đến, tuyết rơi trắng xoá, những mái nhà phủ đầy tuyết, và xa xa những dãy núi cũng phủ đầy tuyết trắng làm bà rợn người, chợt tưởng như vừa bị ném vào một cõi hoang vu, xa lạ . May mà có cô con gái ngồi bên cạnh, là điểm tựa duy nhất để bà tin là mình không đi lạc, không bị bỏ rơi. Chứ thằng con rể người Mỹ, và thằng cháu ngoại trông giống bố, mắt xanh, tóc vàng kia coi như… chẳng liên quan gì đến bà.

Về đến nhà, Linh dẫn mẹ đi khắp nhà để chỉ dẫn những điều cần biết về nơi ăn, chốn ở, và những sinh hoạt hàng ngày.

Bắt đầu từ ngày mai, thằng Eugene sẽ ở nhà với bà ngoại.

Sáng sớm hôm sau, hai vợ chồng Linh mở cửa ra đi làm, giữa trời lạnh, tuyết bay ngoài đường, Linh thấy yên lòng vì con mình vẫn đang nằm ngủ êm ấm trong nhà, hơn thế nữa, trong vòng tay chăm sóc, thương yêu của bà ngoại.

Suốt đêm qua, phần vì lạ nhà, phần vì thấp thỏm cho một công việc mới, nên bà không ngủ ngon cho lắm, chỉ còn hai bà cháu ở nhà, bà nằm ngủ tiếp, cho đến khi Eugene tỉnh giấc và khóc, bà tỉnh dậy, thấy đồng hồ chỉ 9 giờ sáng.

Bà thay tã cho nó và đi pha sữa. Nuôi trẻ con ở Mỹ sao mà lắm thứ, lỉnh kỉnh thế ! sữa này, nước trái cây này, đồ ăn sẵn trong hũ này…Xứ văn minh, giàu có quá chỉ bày đặt ! Hồi xưa, bà nuôi mấy đứa con, có cần những thứ này đâu, mà đứa nào cũng khoẻ mạnh và lớn lên như thổi .

Thằng bé vừa bú bình sữa vừa nhìn bà lạ lẫm, bà cũng có dịp nhìn nó kỹ hơn, nó giống bố, chẳng giống mẹ tí nào, nếu không do chính con gái bà đẻ ra thì bà không tin nó có một nửa dòng máu Việt Nam trong người. Mới hôm qua, bà còn cảm thấy xa lạ nó, mà bây giờ , ôm nó trong tay, nhìn nét mặt bé bỏng, ngây thơ, đang cần bàn tay bà chăm sóc, bà thấy tình máu mủ, ruột thịt, gắn bó với nó biết bao.

Thằng bé đã biết bò, vừa đặt ngồi xuống là nó đã bò thoăn thoắt, nên bà cứ phải để mắt đến cháu luôn, không dám đặt trên giường, sợ nó bò lăn xuống đất.

Để chắc ăn, buổi trưa, bà trải một tấm mền ngay giữa phòng khách cho nó nằm ngủ, bà vừa trông nó, vừa nấu cơm. Bà lấy đồ trong tủ lạnh ra, lấy nồi, lấy chảo, lấy dao, lấy thớt…Mọi động tác đều làm nhẹ nhàng, khe khẽ, thế mà thằng bé tỉnh ngủ quá, bà quay lại đã thấy nó thức và ngồi nhỏm dậy từ lúc nào. Bà vội vàng ra đặt nó nằm xuống, vỗ về cho nó ngủ tiếp, rồi khi bà phi hành tỏi, làm món rau xào, vừa đổ rau vào chảo, kêu “xèo” một tiếng cũng đủ làm Eugene mở mắt, lại ngồi nhỏm dậy, hai mắt mở to trô trố nhìn bà, cứ vài lần nó tỉnh giấc, và bà vỗ về như thế, mới nấu xong một bữa cơm. Thật căng thẳng và hồi hộp, lo bảo vệ giấc ngủ cho thằng cháu mà bà cứ thấp thỏm, rón rén như đang đi ăn trộm !

Nấu cơm xong, tưởng được thoải mái, thì đến lượt cái điện thoại làm phiền giấc ngủ của cháu bà. Tiếng phone ring inh ỏi, nghe thấy tiếng Mỹ là bà cúp luôn, không để phí phạm thêm một phút giây nào cả. Vì mấy tháng sống ở California với cô con gái lớn, bà đã học được kinh nghiệm là có những cú phone, nói tiếng Mỹ chỉ là quảng cáo, không cần nghe làm chi cho mệt, mà dù có nghe, bà cũng chẳng hiểu .

Bà nhìn cái điện thoại như nhìn một đứa cà chớn, đáng ghét, thế mà nó không chừa, lại ring lên lần nữa, làm tim bà giật thót lên. Lại bốc phone, lại nghe tiếng Mỹ, chắc là thằng cha quảng cáo lúc nãy, bà bực mình, quát vào phone một tràng tiếng Việt Nam:

- Này ! Tôi nói cho ông biết nhé, đừng có gọi quảng cáo đến nhà này làm cháu tôi mất ngủ . Ông mà gọi đến lần nữa là tôi…cúp máy luôn đấy.

Rồi bà đặt phone cái “kịch” mà vẫn chưa hết bực mình.

Giá như có cái võng đu đưa, thì cháu bà sẽ ngủ say hơn, ngủ lâu hơn, không sợ những tiếng động xung quanh nữa, bà nhìn khắp nhà, không thấy chỗ nào có thể mắc võng được, ở Mỹ coi vậy mà…thiếu tiện nghi. Ở Việt Nam, chỗ nào cũng có thể mắc võng dễ dàng: chân cầu thang, kèo cột, vách tường, hay gốc ổi, gốc mít ngoài sân v..v…

Cuối cùng cháu bà cũng có một giấc ngủ trưa đầy đủ. Thà nó tỉnh dậy, ngồi chơi, bà còn làm được nhiều việc hơn, bà không phải e dè nữa, làm mạnh tay, nhanh chân, vèo một tí là xong, nhà cửa tươm tất, công việc đâu ra đấy.

Buổi chiều Linh về nhà trước, thấy Eugene được ăn ngủ đầy đủ, tắm táp sạch sẽ, Linh vui lắm, xong cô hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, lúc trưa nay, mẹ có chuyện gì mà bực mình thế? Mẹ gắt ầm trong phone.

Bà ngạc nhiên:



- Sao con biết? Mẹ gắt mấy thằng quảng cáo đấy, cú gọi đầu làm thằng bé thức giấc, mẹ đã cúp vội máy rồi, nó lì lợm gọi thêm lần nữa, mẹ phải quát nó mới thôi.

Linh ôm bụng cười:

- Chồng con đấy, Steve định gọi cho mẹ để nói Hello với mẹ thôi.

Bà cũng cười, bẻn lẻn :

- Gớm, thôi bảo nó đừng bày đặt nói hello làm gì, cứ nghe điện thoại reo lại nói tiếng Mỹ làm mẹ hết cả hồn.

Ngày đầu chưa quen việc, bà thấy mệt mỏi, vất vả quá, vài ngày sau mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, bà đã nấu những bữa cơm ngon lành, con rể bà bắt đầu nếm những món nọ món kia, mà có cao sang gì đâu, thịt kho tàu, cá kho tộ, tôm rim, thịt bò áp chảo…canh rau đủ món, thay đổi, làm Steve khám phá ra những cái ngon của đồ ăn Việt Nam, mà Linh chưa hề nấu, phong phú, và đa dạng như mẹ. Đến nỗi Steve đã hỏi Linh “Mẹ em trước kia ở Việt nam là chủ nhà hàng hả?”.Anh đâu biết, bà chỉ là một người nội trợ bình thường như bao nhiêu phụ nữ Việt Nam khác.

Cháu bà tên Eugene, cái tên gì mà khó đọc, khó nhớ, bà… đổi quách thành cu Tí cho tiện việc, cái tên Việt Nam nghe êm ái và quen thuộc với bà hơn.

Thằng Cu Tí rặt Mỹ, mắt xanh, tóc vàng như rơm, đã quen và thân bà, vì cả ngày ở bên bà, tối lại ngủ với bà. Trước kia, vợ chồng Linh vẫn để nó ngủ một mình trong phòng, bà thấy tội nghiệp cháu quá. Ai đời, vợ chồng ngủ với nhau , để thằng bé “ bơ vơ “ .

Thường thường cu Tí rất ngoan, bú xong bình sữa là ngủ ngay, nhưng có khi nó cũng dở chứng như thời tiết, hai mắt cứ mở thao láo không chịu ngủ dù đêm đã khuya. Bà đã phải trổ hết tay nghề của một người đàn bà từng nuôi con mọn, bà bế trên tay, đong đưa, bà ấp trong lòng, vỗ nhẹ vào mông nó. Bà đã trổ hết tài “ văn nghệ”, ru à ơi với ca dao, tục ngữ, rồi chuyển sang hát tân nhạc, rồi xuống giọng ngâm thơ nỉ non. Bà đã “ xài” hết vốn liếng văn chương của mình mà cu Tí vẫn chưa chịu ngủ, bà nghĩ có lẽ cu Tí chưa “cảm thông” được tiếng Việt Nam, hay nó tưởng bà kể chuyện, nên mải nghe mà…quên ngủ ?? Bà không nản chí, bà tin rằng dần dần nó sẽ hiểu tiếng Việt Nam, những bài ru của bà sẽ đưa nó vào giấc ngủ dễ dàng, như ngày xưa bà đã từng ru mẹ nó, và khi nó lớn hơn một tí bà sẽ tập cu Tí ăn cơm với đồ ăn có chất mắm muối Việt Nam. Dù bố cu Tí là Mỹ, nhưng mẹ nó là dân Việt Nam cơ mà, ngay cả bố nó, Steve cũng đang quen dần với các món ăn Việt Nam, ăn bánh cuốn cũng hăng hái chan đầy nước mắm, cái món không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Việt Nam, nhưng đối với hầu hết người Mỹ vẫn là thứ mùi vị “ khó chịu” không dễ dàng gì chấp nhận được.

Thỉnh thoảng bà vẫn nói chuyện tay đôi với con rể mà không cần con gái thông dịch, bà nói tiếng Việt Nam, Steve nói tiếng Anh, lời nói…theo gió bay, vì chẳng ai hiểu ai, nhưng vì nhu cầu bà vẫn cứ nói, còn Steve có hiểu hay không thì…mặc kệ nó.

Mùa Đông đã đi qua, phố núi vẫn tràn trề tuyết trắng trên những đỉnh núi xa xa, và lấp lánh màu trắng bạc khi mặt trời có nắng. Trong không gian vẫn còn hơi lạnh dù mùa Xuân đã về, lá bên đường xanh lại, người ta đã quên mùa Đông để rộn ràng dạo phố, các cửa hàng của “Open Air Mall” tại Salt Lake City tưng bừng đón khách lại qua, kéo dài tới mùa Hè ngắn ngủi, rồi tới mùa Thu, không gian dìu dịu lạ lùng.

Lần đầu tiên trong đời, bà thấy một mùa Thu đúng nghĩa như trong sách vở, thơ văn. Khắp nơi trong thành phố, lá bắt đầu đổi màu, ửng đỏ, ửng vàng từng phần, rồi trở thành đỏ và vàng hàng loạt. Màu lá vàng tươi rói, mơ màng, mà bà tin rằng không một hoạ sĩ nào có thể vẽ nổi cái màu sắc của thiên nhiên thật tuyệt vời ấy. Gió hiu hiu, lá cũng hiu hiu rơi từng chiếc, thế mà dưới những gốc cây chạy dài trên hè phố hay trước sân nhà là cả một thảm lá vàng, đẹp và hoang sơ, tưởng như chưa hề có bước chân người dẫm lên, nên không ai nỡ mang đi, không nỡ quét dọn những chiếc lá thu vàng đó, dù luật của thành phố, đã phát cho cư dân những bao bịch lớn để hốt lá vàng, để mang dấu tích của mùa Thu…đi đổ rác !

Rồi màu đỏ, màu vàng của lá đậm hơn, gió vẫn hiu hiu nhưng làm lá rụng nhiều .Có một hôm, gió thổi mạnh, quần quật trên mái nhà, bên vách nhà, những bước chân của gió như đang nổi cơn thịnh nộ. Khi bà vén cửa sổ nhìn ra ngoài, cả một rừng lá đỏ, lá vàng bay tả tơi theo chiều gió, rồi trời đổ mưa, giông gió thế, mà mưa chỉ lâm râm, hay mưa sợ làm đau thêm những chiếc lá vàng vừa mới lìa cành ? những chiếc lá bay đi và theo mưa nằm bẹp trên đường ướt át. Cành cây trước nhà hôm qua còn nhiều lá vàng, giờ trở nên trơ trụi, lạnh lẽo chìm trong mưa mù, làm bà mủi lòng, thấy cuộc đời phù du. Hình như mùa Xuân mới vừa hôm qua, lá xanh non, mà hôm nay Đông về đã tàn phai !!

Thế là mùa Đông lại về, bà đã ở với vợ chồng Linh được 1 năm, cu Tí đã biết đi, đã biết ăn phở, ăn bún, bà cắt nhỏ từng sợi phở, sợi bún, nâng niu đút cho cháu từng thìa, Bà muốn nó biết ăn và yêu thích những món ăn Việt Nam trước khi biết đến Hamburger, khoai tây chiên hay hot dog.

Khi cu Tí bập bẹ học nói, tiếng đầu tiên nó thốt ra là “Bà”, bằng tiếng Việt Nam, bà sẽ dạy nó uốn lưỡi để nói thêm chữ “ngoại”, thành “bà ngoại” đàng hoàng. Cu Tí cả ngày quấn quýt bên bà, thằng bé khoẻ mạnh, phổng phao hẳn lên, nó không còn bị ốm vặt như thời đi Day care nữa. Bà thích ngắm cháu, lúc nó vui cười hay cả lúc nó hờn dỗi vì gắt ngủ, đói sữa, khóc dãy lên đành đạch, nước mắt, nước mũi nhoèn ra hai bên má, dễ thương như mặt mèo.

Một hôm, bà phải trở về California để dự đám cưới đứa cháu, cũng là dịp thăm lại gia đình cô con gái lớn, con nào bà cũng thương, trước sau gì bà cũng phải về thăm chúng.

Thế là vợ chồng Linh lại phải đem cu Tí đi Day care gởi 1 tháng, coi như bà ngoại đi vacation . Bà đi rồi, nhà cửa trống vắng hẳn ra, công việc bỗng ùn lên làm hai vợ chồng Linh bối rối. Đi làm về Steve lo đón con, Linh lo nấu nướng, rồi tắm rửa cho con, dọn dẹp nhà cửa và bao nhiêu thứ việc lặt vặt khác. Những buổi tối đầu tiên xa bà ngoại, cu Tí khó ngủ, có lẽ nó đang đợi nghe những bài ca dao, tục ngữ, những lời ru à ơi, vời vợi, êm ả của bà, dù cái thằng cu Tí kia đã hiểu gì tiếng Việt Nam .

Steve buồn ra mặt, anh nhớ bà mẹ vợ, người đã thương con, chiều cháu bằng cả một tấm lòng , anh đã hiểu một bà mẹ Việt Nam cần cù, chịu khó và hy sinh vì con cháu thế nào ! Chẳng cần ai nói , Steve cũng dễ dàng nhận ra điều ấy. Anh đã có một người vợ tuyệt vời, yêu chồng, thương con, lại có thêm một bà mẹ vợ cũng tuyệt vời. Mới 2 tuần trôi qua, chưa đến hẹn bà mẹ vợ trở về, Steve bồn chồn hơn cả Linh, anh đã sốt ruột gọi phone cho bà, anh ngọng ngiụ mãi mới nói được một câu tiếng Việt :

- Mẹ …sẽ...trở..về…với…chúng…con…kh� �ng ?

Bên kia đầu dây, bà cũng “vất vả” không kém, lắp ba lắp bắp để nói được vài chữ tiếng Anh:

- OK…I…wi..ll…co..me..ba..ck…

Vẫn cảm thấy chưa nói được hết ý, bà “bổ sung” thêm một tràng tiếng Việt :

- Con yên trí, mẹ thương hai con và thằng cu Tí lắm, mẹ sẽ trở về để sống với các con chứ, mẹ không ở đây một tháng đâu. Mùa Đông đang bắt đầu, mẹ sợ cu Tí mang ra ngoài bị cảm lạnh. Tuần sau mẹ sẽ về con nhé.



Nguyễn thị Thanh Dương
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Sep/2010 lúc 8:46pm
   
 Gương sáng hy sinh và lòng chung thủy

 Thương bầy con dại, nhớ người vợ hiền, nên từ đó ông Kiên tự nguyện làm chiếc lá úa, đơn độc giữa dòng đời thăng trầm xuôi ngược.

Câu chuyện này có thật đã xảy ra tại một tỉnh miền Trung nước Đức, vì tôn trọng người ra đi, kẻ ở lại, nên NN xin được thay đổi danh xưng và vài chi tiết.

Mong Qúy Độc Gỉả thông cảm (NN).

         ***

Buổi chiều ra khỏi sở tôi như bị cuốn theo làn sóng người trong nhà ga xe lửa.

 

Tiếng cười nói huyên thuyên, tiếng đàn ca của những nghệ sĩ vỉa hè hòa lẫn mùi nước hoa, thuốc lá, thức ăn... làm giác quan tôi gần như bị tắc nghẽn.

Tôi nhanh chân bước vào toa xe lửa đang chờ sẵn, thoáng thấy một người đàn ông Việt Nam tôi quen, ông Kiên, đang ngồi lặng lẽ ở hàng ghế cuối cùng. Hôm nào gặp ông tôi cũng thấy ông ngồi chỗ này gần như bất di bất dịch.

Lẽ ra tôi tìm chỗ ngồi gần người đồng hương này để trò chuyện trong thời gian cùng đi một đoạn đường tàu. Nhưng tôi lại kín đáo nhón gót tìm một chổ ngồi xa khuất, vì thấy ông như đắm chìm vào thế giới xa xăm nào, với nét mặt buồn bã đăm chiêu, vài sợi tóc bạc lòa xoà trên trán.

Lòng tôi chùng xuống, không muốn quầy rầy thế giới thầm kín riêng tư của người đồng hương, mà theo tôi biết, cuộc đời phải chịu nhiều bẽ bàng trên đất khách…

Tháng tư 1975 sau khi cưỡng chiếm miền Nam bằng võ lực và bội phản những điều cam kết, nhà nước csVN bắt đầu ào ạt mở rộng chiến dịch vơ vét cướp bóc tài sản được gầy dựng bằng mồ hôi nước mắt và sức lao động của người dân qua chiến dịch đánh tư sản mại bản: tịch thu nhà đất dinh thự, ruộng vườn, cơ sở làm ăn, tài sản tôn giáo... và nhiều lần đột ngột mở chiến dịch đổi tiền.

Chỉ vỏn vẹn có một đêm sáng hôm sau người dân miền Nam gần như còn hai bàn tay trắng...

Tiếng oán than thấu tận đất trời…

Cùng chung số phận với hàng triệu người bất hạnh, gia đình ông Kiên gần như kiệt quệ, trong nỗi tuyệt vọng và niềm đau khổ vô biên ông quyết định liều chết bỏ nước ra đi.

Một lần nữa nhà nước cs VN lại xử dụng xảo thuật gian manh cố hữu là xuất cảng ngưới qua chiến dịch: Xuất cảnh bán chính thức.

Môt đầu người 10 cây vàng, lên Taxi 3 cây vàng (từ ghe nhỏ chở đến tàu đang đợi ngoài khơi Vũng Tàu), với đìều kiện người ra đi không được mang theo bất cứ tài sản nào mà tất cả phải “dâng hiến” cho nhà nước...

Sau khi vay mượn khắp nơi, gia đình ông Kiên bước lên chiếc tàu Huê Phong tháng 12.1978 và cập bến Hồng Kông sau 5 ngày thuận buồm xuôi gió.

Tháng ba 1979 gia đình ông Kiên có tên trong danh sách những người Việt được tỵ nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, chính quyền và nhân dân Đức đã mở rộng tấm lòng từ ái để đón tiếp những người Viêt Nam liều chết vượt biển, vượt biên ra đi tìm tự do.

Vợ chồng ông Kiên cứ ngỡ như một lần nữa đựơc hồi sinh… trong niềm hạnh phúc vô biên và tâm lòng tri ân đất nước đã cưu mang gia đình mình, nên đã siêng năng, cần mẫn và vô cùng lạc quan để làm lại cuộc đời.

Ông Kiên được cơ quan xã hội tìm cho một việc làm ở trong Kantine của một hãng lớn trong tỉnh, bà Kiên người vợ hiền hòa chơn chất đảm đang ở nhà chăm lo cho chồng và đàn con bốn đứa.

Hạnh phúc bình dị của gia đình này tưởng chừng như là mãi mãi...

Một buổi sáng bà Kiên thức dậy thấy vô cùng khác lạ trong người, bà hàng xóm tốt bụng người Đức vội vàng đưa bà đi bác sĩ. Sau khi khám, bác sỹ cho biết bà cần phải được soi bao tử để tìm ra nguyên do căn bịnh.

Ngày hẹn đã đến bà được Bác Sĩ chích vào máu chất Kontrastmittel để soi ruột, sau đó bà mê man không tỉnh dậy. Một tuần hai tuần, rồi một tháng hai tháng trôi qua... bà đã thật sự đi vào cơn mê (Koma, tiefer Schlaf).

Ông Kiên vô cùng đau đớn trước bịnh tình của vợ, cả cộng đồng người Việt đều bàng hoàng, thương xót cho bà Kiên. Mọi người xúm lại an ủi, thăm nom ông Kiên và thay nhau giúp đỡ ông, cũng như chăm sóc đàn con nhỏ.

Một tháng sau bà Kiên được chuyển đến một bịnh viên chuyên môn chữa trị về Koma, cách nhà khoảng 100 Km.

Trong nghịch cảnh đau đớn, bất ngờ này ông Kiên bị đẩy vào hoàn cảnh gà trống nuôi con , hình dáng ông ngày một tiều tụy, xuống sắc và ông lặng lẽ hơn bao giờ hết.

Vừa đi làm, vừa nấu nướng chăm sóc cho đàn con dại 4 đứa và mỗi cuối tuần phải đi xa thăm viếng vợ.

Thời gian này tình đồng hương, tình nhân loại được thể hiện trọn vẹn ý nghĩa cao đẹp nhất.

Ong Brinkmaler một nhân viên xã hội thương tình mỗi cuối tuần đều chở ông Kiên đi thăm vợ.

Bác Sĩ khuyên ông: sự thăm viếng và chuyện trò của ông cùng các con là một liều thuốc hiệu quả, nhiệm mầu nhất để giúp bà Kiên sớm hồi sinh.

Nghe theo lời bác sỹ mỗi lần ông Kiên đến thăm bà ở bịnh viện đều tâm sự, kể lể nỗi niềm nhớ thương vô biên và nỗi vất vả của ông trong cuộc sống hàng ngày khi vắng bóng người vợ thương yêu, ông miên man kể lể với niềm hy vọng bà Kiên sẽ thức tỉnh sau giấc ngủ dài và trở về đoàn tụ với ông cùng đàn con dại.

Xuân qua, hạ đến, thu tàn, đông sang. Thắm thoát mà bà Kiên đã nằm trong Koma hơn 5 năm dài, nhưng tấm lòng thủy chung của ông Kiên vẫn không hề phai nhạt.

Ông vẫn thương yêu, kiên nhẫn đi thăm viếng bà, vẫn ngồi bên bà kể lể những nổi niềm cô đơn quạnh vắng qua dòng nước mắt và vẫn làm tròn bổn phận gà trống nuôi con…

Có những lúc đêm về khi các con ông đã đi ngủ, ngồi một mình trước bức ảnh vợ ông Kiên nói chuyện lẫm bẩm một mình trong đêm khuya thanh vắng, ông tin tưởng rằng với tình yêu tuyệt đối của ông qua thần giao cách cảm, vợ ông ở xa xôi cảm nhận được và những dòng máu đỏ sẽ luân lưu bình thường trở lại trong cơ thể để giúp bà hồi sinh, ông đã miên man kể lể trong nỗi niềm xúc động cho đến khi mệt mỏi và ngủ thiếp đi lúc nào không biết…

Một ngày cuối hạ chúng tôi bàng hoàng được tin động trời là ông Kiên sắp ra toà xin ly dị để lấy vợ khác. Lúc này thì những ý kiến thuận, nghịch, khen, chê tha hồ được bàn tán trong thành phố chúng tôi đang cư ngụ...

Ngày giờ ra tòa được giấu kỹ, nhưng không hiểu tại sao cả xóm người Việt Tỵ Nạn đều biết, biết rõ ràng chi tiết, biết rành mạch khúc nôi...

Ngày phiên tòa ấn định không hẹn mà gặp, có rất đông đồng hương Việt Nam đều bỏ công ăn việc làm để đến dự thính...

- Một phiên toà hy hữu trong tỉnh nhà.

Hôm ấy ông Kiên vẫn lặng lẽ như bao giờ, nhưng đôi mắt thì thâm quầng hơn, chắc vì những đêm dài thao thức, chúng tôi ai nấy cũng xúc động trong hồn và hồi hộp nhìn ông như gởi gấm một tấm lòng thông cảm.

Khi vị chánh án đọc bản tóm tắt tên tuổi, đời sống, nguyên nhân đi đến việc ly dị, đôi mắt ông Kiên bắt đầu đỏ hoe. Người thông dịch viên đứng tuổi dịch rõ ràng và mạch lạc.

Cuối cùng vị chánh án hỏi Ông một lần chót:

- Ông Trần, ông đã suy nghĩ chín chắn chưa, có phải ông thật sự muốn ly dị vợ hay không?

Khi nghe đến câu hỏi này bất chợt ông Kiên oà lên khóc, tiếng khóc của ông vang dội trong căn phòng yên lặng của toà án, mọi người hiện diện đều im lặng trong nỗi bàng hoàng thương xót, ông vẫn ôm mặt khóc vừa kể lể và người thông dich viên vẫn dịch và chúng tôi kễ cả vị chánh án vẫn chăm chú lắng nghe…

Trong tiếng nấc nghẹn ngào ông Kiên kể:

- Cuộc đời chúng tôi gặp muôn vàn đau khổ, chúng tôi thương nhau từ lúc còn nghèo khó, vì lánh nạn cộng sản nên gia đình tôi mới tha phương xứ người, chúng tôi chia xẻ với nhau qua bao thăng trầm trong cuộc sống, tôi vẫn yêu thương vợ tôi như ngày đầu, vợ tôi là một người phụ nữ hiền lành nhân hậu... suốt cả cuộc đời làm vợ làm mẹ chưa bao giờ vợ tôi có đựơc một ngày an nhàn sung suớng...

- Tôi muốn chờ đợi vợ tôi ngày bà tỉnh dậy.

Rồi ông Kiên khóc thật to như chưa bao giờ được khóc:

- Em ơi cha con anh khổ lắm em có biết hay không?

Thương anh và con em mau tỉnh dậy…

Ông Kiên vừa nói vừa khóc trong tức tưởi nghẹn ngào.

Đâu đây âm vang tiếng sụt sùi của những người dự thính, và những dòng nước mắt đã hòa theo với người đàn ông đau khổ này…

Vị chánh án vẫn kiên nhẫn nghe ông khóc và kể lể mà nét mặt đầy nổi xúc động, ông Brinkmaler, người chuyên viên xã hội thì ôm vai ông vỗ về an ủi.

Sau khi ông Kiên đã tìm lại một chút bình tỉnh thì vị chánh án đằng hắng và thân thiện hỏi:

- Ông Trần thân mến, tôi rất xúc động trước tấm lòng thủy chung của ông, tôi cũng hiểu nỗi đau khỗ của ông từ hơn 5 năm qua, nhưng có một điều tôi hoàn toàn không hiểu được, ông thương vợ, thương con, ông đã chịu đựng hơn 5 năm dài thì tại sao hôm nay ông lại làm đơn xin ly dị ?

 Tức khắc ông Kiên chỉ tay về phía người chuyên viên xã hội và trả lời qua tiếng nấc:

Ông Brinkmaler xui tôi ly dỵ vợ, và giới thiệu tôi, để cưới vợ khác...

Cả phòng đều ồ lên, trong một thoáng suy nghĩ, vị chánh án đưa mắt nhìn người nhân viên xã hội nghiêm khắc hỏi:

- Ông Brinkmaler, xin ông xác nhận lời nói của ông Kiên và ông cho tôi biết tại sao?

Ông Brinkmaler với đôi mắt đỏ hoe, lúng túng trong nỗi nghẹn ngào trả lời:

- Không ai hiểu tôi bằng ông Kiên, quý vị có biết tôi cũng khổ biết dường nào hay không?

Khi mỗi cuối tuần tôi lái xe đưa ông Kiên đi thăm bà, vì tôi thương và cảm động trước hoàn cảnh trái ngang của ông ấy... tôi, tôi phải ngồi hàng giờ bên cạnh nghe và nhìn ông ấy tâm sự với vợ trong tiếng khóc, tuy tôi không hiểu hết, nhưng tôi cảm nhận được nỗi đớn đau trong lòng của người đàn ông Việt Nam này, nếu là người Đức thì chắc sự việc này không xảy ra như ngày hôm nay.

Tôi thấy mỗi ngày ông Kiên càng tìu tụy hơn, các con ông thì còn qúa nhỏ dại, ông Kiên cần có một người đàn bà chia xẽ với ông trong cuộc sống trên quê hương mới, đầy dẫy xa lạ này.

Tai sao mình không suy nghĩ thực tế, tại sao không suy nghĩ về tương lai 4 đứa con ông Kiên... Tại sao??? . Cho đến hôm nay 5 năm đã trôi qua ông Trần có giải quyết vấn đề này được không? 

Qúy vị có biết những lúc ông ấy đau ốm cũng tôi đưa ông ấy đi bác sĩ, tôi phải đi chợ và nấu cho cả gia đìinh ông ấy ăn… tôi rất vui và hạnh phúc khi làm việc đó, nhưng hơn 5 năm qua bà Kiên vẫn không bình phục, Xin tất cả hiểu cho tấm lòng tôi...

Sau phiên toà hy hữu đó thì cuộc đời ông Kiên vẫn không thay đổi và vẫn làm thân gà trống nuôi con như ngày nào...

****

Duyên tụ nhân sinh, duyên sinh nhân biến, duyên biến nhân diệt…

Vài tháng sau thì bà Kiên thật sự từ giã cha con ông Kiên lặng lẽ ra đi..

Ngày tang lễ của bà Kiên có rất đông bạn bè thân quen tham dự, tuy không nói ra nhưng tất cả chắc đều nghĩ trong lòng: Như Thế Còn Hơn…

Riêng người chuyên viên xã hội giàu lòng từ ái, ông Brinkmann thì sau đó cũng giã từ chúng tôi ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, qua một căn bịnh thời đại.

Trong tấm lòng tri ân, lẫn kính phục xóm tỵ nạn chúng tôi buồn hiu hắt, như đã mất một người thân thương trong gia đình...

****

 “Cứ ngỡ sum vầy nơi đất khách,

Nào ngờ ly biệt cõi trăm năm

Người đi thổn thức lòng son sắt

Kẻ ở năm canh lạnh chỗ nằm”!

Thương bầy con dại, nhớ người vợ hiền, nên từ đó ông Kiên tự nguyện làm chiếc lá úa, đơn độc giữa dòng đời thăng trầm xuôi ngược.

Con ông tìm được chỗ học hành, viêc làm ở đâu, ông dọn theo đến đó, ông thuê một căn phòng nho nhỏ sống một mình, để được gần cạnh con, mỗi ngày ông lụm cụm thương yêu chăm chút nấu cho con những món ăn tươm tất ngon lành, giặt ủi cho con từng manh quần tấm áo, lo lắng, săn sóc cho con khi ốm đau, an ủi con khi chúng vấp ngã trên đường đời vạn nẻo...

Niềm hạnh phúc vô vàn và duy nhất của cuộc đời ông Kiên trên quê người là buổi chiều mấy cha con quây quần bên mâm cơm bốc khói vừa ăn cơm vừa nói chuyện trong tình cha con thương yêu đầm ấm và nhắc nhỡ đến bà mẹ hiền, người vợ đảm đang...

Nhưng những chú gà con mồ côi mẹ năm xưa giờ này đã đủ lông đủ cánh, thích bay nhảy với cuộc đời đầy quyến rũ, nên ông Kiên thường ôm hình vợ trong tay, chờ đợi con về, bên mâm cơm, trong căn nhà hiu quạnh mà đôi lúc tưởng chừng như mình mòn mỏi sắp hóa đá.

Ngày tháng qua đi... Từ ngày ông Kiên xa rời chốn cũ chúng tôi không còn gặp gỡ Ông thường xuyên nữa. Thỉnh thoảng ông mới về thăm lại nơi kỷ niệm một quãng đời sum vầy êm ấm.

Ông Kiên đã để lại cho chúng tôi một mãnh trăng rằm vằng vặc trong sáng, đó là: "đức hy sinh và lòng thủy chung cao qúy".

Nguyên Ngọc (Germany)



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Sep/2010 lúc 8:54pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2010 lúc 10:59am
Lời Hay & Hoa Lan
Lê Tấn Kiệt Sưu Tầm
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Sep/2010 lúc 11:04am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2010 lúc 4:24am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Sep/2010 lúc 9:41pm



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Sep/2010 lúc 9:46pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Sep/2010 lúc 11:06am
 
Cư xử nhã nhặn với những người trong gia đình
 
 

Người ta thường đối xử với người ngoài lịch sự, chẳng hạn như khi đụng phải một người nào đó thì nói xin lỗi liền. Có người sẵn sàng xả thân đi làm đủ thứ chuyện trên đời để mong được tiếng tăm ngoài xã hội. Trong khi đó, ở nhà họ không màng để ý đến vợ, con là những người thân yêu của mình. Có những người chồng vũ phu, đánh đập, chửi mắng vợ con tối ngày. Gia đình đối với họ không quan trọng bằng người ngoài đường.

Một người phụ nữ kể lại câu chuyện của chính bà nhưng có lẽ nhiều bà mẹ sẽ tìm thấy hình ảnh quen thuộc này của mình sau đây.

“Ðang nấu ăn trong bếp, sửa soạn cho bữa cơm tối thì thằng con trai đến đứng kế bên im lặng nên bạn không thấy nó. Khi quay người lại, tí nữa thì bạn đụng và hất nó ngã xuống. Bạn nhăn mặt la rầy con ngay: “Ði chỗ khác chơi, tránh ra cho mẹ làm việc”. Thằng con bước đi, mặt buồn bã nhưng nào bạn có để ý đến thái độ của bạn khi la con đâu vì bạn đang bận rộn.

Thế nhưng buổi tối khi nằm trên giường, nhớ lại câu chuyện xảy ra lúc chiều, không biết bạn có ân hận không? Nếu không thì thế nào Thượng Ðế cũng sẽ đến bên cạnh và dịu dàng nhắc nhở bạn:

“Sao khi con gặp người lạ thì con nhã nhặn thế, nhưng đối với người thân thì con lại có vẻ ngược đãi họ. Con hãy ngồi dậy và đến nhìn xuống đất, cạnh cái cửa bếp. Ở đó con sẽ tìm thấy những cành hoa mà thằng con trai nhỏ đã đem đến cho con. Nó đã ra vườn hái những bông hoa màu hồng, màu vàng và nhất là màu tím mà con thích. Nó đã thích thú và yên lặng bước đến cạnh mẹ để làm cho mẹ ngạc nhiên về món quà bé nhỏ, thế mà... Con có lẽ không hề thấy nó bước đi mà mắt rướm lệ đâu nhỉ”.

Dĩ nhiên nếu được nhắc nhở như thế lúc đó người mẹ là bạn sẽ phải xúc động. Bạn sẽ vội vàng nhỏm dậy, chạy ra bếp nhặt lấy bó hoa nhỏ rồi đến bên cạnh giường của con và quỳ xuống, nhẹ nhàng đánh thức con dậy bằng nụ hôn. Bạn sẽ hỏi: “Có phải đây là những đóa hoa con hái cho mẹ không? Và với giọng nói còn ngái ngủ, thằng con sẽ cười và gật đầu: “Con tìm thấy mấy cái hoa đó ở trong vườn và hái nó vì nó đẹp như mẹ vậy đó. Con biết là mẹ thích mấy cái hoa này, nhất là mấy cái hoa màu tím”.

Bạn sẽ nói với con rằng bạn xin lỗi vì đã la nó như vậy. Và bạn sẽ được thằng con trai ôm hôn và nói: “Mẹ ơi không sao đâu, khi nào con cũng thương mẹ cả”. Và bạn cũng sẽ nói lại với con rằng: “Con trai của mẹ, cảm ơn con, mẹ cũng thương con lắm và mẹ rất thích mấy cái hoa con tặng mẹ, nhất là những cái hoa màu tím”.

Những giờ phút êm đềm ấy lúc con còn nhỏ hay khi con lớn lên sẽ mãi mãi được ghi nhớ trong tim của những bà mẹ và những đứa con để tình gia đình luôn luôn là một nền tảng bền vững phải không bạn.

Công việc làm, danh vọng, tiền tài sự nghiệp có thể có đó, mất đó nhưng tình gia đình là những gì mà chúng ta cần trân quí nhất. Ðầu tư tình yêu vào gia đình bạn sẽ không bao giờ bị lỗ vốn bởi vì tình yêu tự nó sẽ thăng hoa mãi mãi, bạn có đồng ý không?

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22144
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Sep/2010 lúc 9:57am
htt://www.chanphuocliem.com/TrangLuomLat/P_TuTuongHay_TimHanhPhuc.pps
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Sep/2010 lúc 9:57am
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.363 seconds.