Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2023 lúc 3:13pm
Bộ%20ảnh%20Sài%20Gòn%20dễ%20thương%20trong%20những%20ngày%20bình%20thường%20mới

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Jun/2023 lúc 3:15pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2023 lúc 1:18pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2023 lúc 3:30pm

“TÔI ĐỢI EM”

Big%20Brother%20Dresses%20As%20Prince%20Charming%20For%20Photo%20Shoot%20With%20Little%20Sister%20-%20%20YouTube

Thuở bé ai cũng có một bạch mã hoàng tử cho riêng mình, tôi cũng thế. Ở khu tập thể của tôi, dường như khi ấy chỉ có mỗi tôi là một cô bé con nên dường như có được sự yêu thương từ cả khu. Tôi sống với ông bà vì ba mẹ tôi mất trong một chuyến đi đánh hàng xa, sau lần đó ông bà đưa tôi lên phố và từ bấy tôi sống trong khu tập thể ấy. Khu tập thể nom như một quầng thể bao bọc lấy nhau hệt như sự gắn kết của những con người nơi đây, cũng đoàn kết và ở bên nhau như thế. Vì không có bạn bè đồng trang lứa nên hầu như mỗi khi rảnh rỗi tôi chỉ biết qua nhà hàng xóm chơi, và cũng ở nơi đó, tôi đã gặp anh. Anh lớn hơn tôi ước chừng mười tuổi và đang là sinh viên đại học. Những lúc rảnh rỗi anh vẫn thường được ông bà nhờ chăm tôi, anh dễ mến, hòa đồng và hoạt ngôn nên rất được ông bà thương và anh cũng chăm tôi rất khéo.

  • Lớn lên, em nhất định sẽ lấy anh?
  • Haha, con nít bây giờ hay nói thế với người lớn nhỉ?
  • Không, chúng chỉ nói thế với người mình thích.

Anh đẩy nhẹ gọng kính trên sống mũi và mái tóc bay nhẹ nhàng phất phơ theo gió, anh

gõ nhẹ lên mũi tôi âu yếm:

  • Em còn bé lắm bé con ơi.

Vì ông bà tôi đã già nên dường như không thể chạy theo nổi một đứa trẻ hiếu động như

tôi lên xuống cầu thang, chỉ có anh là cùng tôi chạy trên những năm tháng dài ấy, dài như khoảng thời gian chúng tôi quen biết nhau và sự định hình ngày một lớn của anh trong tôi. Anh dạy cho tôi những bài học trên trường, cũng là người tập tôi từng con chữ, sự dịu dàng của anh gần như là cách để tôi hình thành nên tính cách của mình. Anh ở trên phố trọ học một mình, vì bố mẹ anh mất sớm, anh tự làm tự học, nên dường như ở đâu đó anh hiểu được sự mất mát của tôi, anh dường như luôn đi trước một bước trong những nỗi buồn của tôi. Chỉ cần tôi tủi thân một chút là dường như anh đã cảm nhận được và lập tức an ủi tôi ngay. Anh cũng là một người rất hoạt bát, có lẽ do đúng chuyên ngành hướng dẫn viên du lịch của anh, khu tập thể tôi ở hẩu như là người già, và anh đều rất được lòng.

  • Anh xem các cô chú trong khu tập thể như cha mẹ của mình nên thương lắm.

Những khi không đi học hay đi tour thì anh vẫn thường làm các chương trình để các ông

bà đàn hát cuối tuần, dường như nụ cười không bao giờ vắng trên môi anh.

Năm tôi mười tám, tôi vào đại học. Tôi học đúng chuyên ngành của anh, phải nói sức ảnh hưởng của anh lên tôi rất lớn, và tôi cũng muốn được như anh, có thể mang đến niềm vui cho mọi người cũng như rất thích những câu chuyện, những vùng đất mới mà mỗi khi anh đi tour về kể cho tôi. Khi ấy, anh đã ngấp nghé ba mươi, sự từng trải của anh lại một lần nữa mang đến những lời khuyên cho một cô gái mới lớn với muôn vàn câu hỏi vào đời. Anh như một người anh trai, lại cả một người bạn thân, và cả một bến đỗ để tôi dựa vào. Và mỗi khi cho tôi một lời khuyên nào đó xong anh vẫn luôn ghẹo tôi:

  • Em còn bé lắm bé con ơi.

Bẵng đi ít lâu đột nhiên anh hỏi tôi:

  • Nếu anh nói anh sắp xa em rồi em có tin không?
  • Tin, tin chứ. Haha, anh mà rời xa em được thì chắc anh đã đi cả mười năm trước rồi, khi ấy em quấy anh hơn giờ nữa.

Anh chỉ bật cười ra rả như mọi lúc anh đùa. Độ gần đây anh hay thường lui tới các bệnh

viện làm công tác từ thiện với giúp đỡ những người già neo đơn, tôi cũng hay đi theo anh vì tôi thích những công tác thiện nguyện như vậy. Nhưng điều mà tôi không thể ngờ đến là anh đột ngột nhập viện và ra đi vào một buổi trưa nắng gắt. Ngay cả lúc anh nhập viện tôi vẫn chỉ nghĩ đó là một cơn ốm thoáng qua, vì trong bộ dạng nhợt nhạt anh vẫn xoa đầu tôi:

  • Anh không sao đâu bé con. Anh sẽ mau khỏe thôi.

Và anh đã không còn ở bên tôi nữa hệt như câu hỏi anh từng hỏi tôi vài tháng trước. Đột

nhiên tôi chợt nhận ra những câu hỏi lúc đó của anh là thật, và việc anh luôn dẫn tôi đến làm công tác từ thiện cũng là vì anh từng nói :” Nếu bị bệnh mà ở một mình sẽ cô đơn lắm.” Anh đã luôn giấu tôi đến bệnh viện một mình nên chắc anh hiểu được sự cô đơn mỗi khi tái khám.

Ngày anh ra đi tôi tìm sự lãng quên niềm đau bằng việc học đại học nơi thành phố khác. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, kí ức về anh trở thành một mảng màu rất đẹp mà đôi khi tôi không muốn chạm vào để không phải nhớ đến một người đã từng quan trọng với mình. Nhiều năm sau, tôi quay lại thăm khu tập thể cũ, căn phòng nhỏ nơi anh ở đã có người khác thuê, nhưng đồ đạc của anh thì vẫn còn dưới kho, vì không ai nhận… Đột nhiên, tôi tìm thấy một quyển nhật kí nhỏ, đã bám bụi theo thời gian, quyển nhật kí đó có những kí ức vắn tắt mà anh viết vào, kí ức nào cũng có tên tôi trong đó. Quyển nhật kí trải dài theo nhiều tháng năm, cuối mỗi trang luôn có một dòng rất nhỏ.

“ Em còn bé lắm, nhưng… tôi sẽ đợi em.”

Lê Hứa Huyền Trân



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jun/2023 lúc 3:32pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jun/2023 lúc 9:27am

Người thân nước lã - Tình nghèo trên sông | Truyện ngắn Sáng tác <<<<<<

Tình%20sử%20bi%20thương%20trên%20khúc%20sông%20nhiều%20người%20gặp%20nạn%20ở%20Long%20An


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Jun/2023 lúc 9:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jul/2023 lúc 10:30am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2023 lúc 9:11am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2023 lúc 8:27am

Lưu Dấu Ngày Xưa 


Vượng bị sốt rét dai dẳng suốt 6 năm trong tù, nhưng không khổ sở bằng bệnh loét dạ dày. Ðã 10 ngày qua, bữa ăn nào cũng bo bo, sắn lát khô. Chúng chà xát vào chỗ loét hành hạ Vượng suốt ngày đêm.

Buổi sáng đầu tuần, tù chuẩn bị lên đường lao động, bụng Vượng đột nhiên lên cơn đau dữ dội, từng cơn quặn thắt. Mồ hôi túa ra, cơn lạnh ụp đến  khiến anh  khụyu xuống giữa hàng tù đang điểm danh. Anh em vội vã khiêng Vượng đến bệnh xá. Trưởng bệnh xá là một cán bộ y sĩ miền Bắc, phụ giúp lão ta là bác sĩ Tân người miền Nam vượt biên bị bắt vào tù. Ông chẩn đoán là Vượng bị xuất huyết bao tử và yêu cầu cho chuyển gấp bệnh nhân xuống nhà thương thành phố. Y sĩ cán bộ bảo:

- Tù cải tạo bị bệnh dạ dày không có tiêu chuẩn điều trị ở cấp thành phố.

- Nhưng đây là trường hợp xuất huyết nội khẩn cấp, biến chứng nguy hiểm của bao tử, bệnh xá không đủ phương tiện để cứu một mạng người.    

Bác sĩ Tân vừa giải thích vừa khẩn cầu nhưng lão ta vẫn tảng lờ.  


Vừa khi đó một phái đoàn y tế đến thanh tra trạm xá bất ngờ. Bác sĩ Tân trình bày trực tiếp với phái đoàn về ca bệnh của Vượng, và yêu cầu cho đi cấp cứu. Phái đoàn chấp thuận. Vượng được xe chở đi gấp đến Trung tâm Y tế Toàn khoa Ðà Nẵng ngay trong ngày.

Xe đến bệnh viện đã hết giờ làm việc. Vượng vẫn còn mê man, nhiệt độ hạ thấp, nhịp tim rối loạn. Y sĩ trực cho chuyền nước biển và thuốc cầm máu.


Ðọc hồ sơ bệnh lý,  nữ bác sĩ thấy tên bệnh nhân là tù cải tạo Hoàng đình Vượng, đại úy ngụy, quê Sơn Lộc. Bác sĩ ra chiều tư lự. Bà đo lại nhịp tim, vạch mắt bệnh nhân xem. Ðột nhiên bà cho lệnh chuyền máu khẩn cấp và đích thân mình chích thuốc trợ tim cho Vượng.

Một ca bệnh được chuyền máu là điều hiếm thấy ở bệnh viện nầy, ngoại trừ thân nhân con bệnh chạy tiền mua máu. Suốt đêm bác sĩ có vẻ bồn chồn hết ngồi ở phòng trực lại đến giường bệnh nhân. Nàng nhìn chăm chăm vào khuôn  mặt Vượng rồi buông tiếng thở dài.

Tình trạng xuất huyết bao tử đã qua cơn hiểm nghèo, Vượng được chuyển qua phòng nội thương. Viên công an giữ tù luôn quanh quẩn ngoài hành lang để mắt xem chừng.


Ngày hôm sau, bác sĩ trực nghỉ. Người trợ y nhận một gói quà do một phụ nữ mang vào cho Vượng gồm 2 lon sữa, chục hột gà và 1 hộp thuốc bổ. Y tá trao quà cho Vượng và bảo của thân nhân nhờ gởi. Vượng hỏi tên thân nhân nhưng cô ta lắc đầu không rõ.

Phòng nội thương của Vượng nằm điều trị thuộc phần trách nhiệm của nữ bác sĩ trực đêm trước. Theo thông lệ, sáng nay bác sĩ đến từng giường khám cho bệnh nhân. Mở mắt nhìn nữ bác sĩ đang đọc đồ biểu nhiệt độ, Vượng giật mình. Tim anh bỗng dưng đập rộn ràng. Ký ức Vượng chợt hiện ra khuôn mặt trái xoan cùng đôi mắt to tròn của cô bé Lê thị Ngọc Thu ngày xưa. Vượng nhắm mắt để nhớ về kỷ niệm mối tình đầu một thời 2 người đã yêu nhau. Ngọc Thu và Vượng là bạn học cùng trường, đã từng đóng chung vai trong các vở kịch trong thời kháng chiến. Họ yêu nhau và giúp đỡ, bảo vệ cho nhau để vượt qua những khó khăn trong những tháng năm cắp sách đến trường. Kỷ niệm ngày tháng cũ bỗng dưng bừng dậy hiện ra trước mắt Vượng:

Ánh nắng chiều nhuộm vàng luống cải giống trước sân. Ðứng trên hiên nhà, Vượng dõi mắt nhìn đàn cò sãi cánh dọc bờ sông. Chợt Ngọc Thu hớt hải chạy đến kéo Vượng ra góc vườn nói trong cơn xúc động:

“Bố Thu đã về, ngày mai nầy Thu phải theo bố đi tập kết ra Bắc, chẳng biết hai đứa mình còn có dịp gặp nhau nữa không?” 

Mắt đầy lệ, Thu cầm tay Vượng: 

“Bố bảo, 2 năm sẽ trở về, mà Thu thì có linh cảm tụi mình khó có ngày gặp lại”.

Thu ngừng nói, bỏ vào tay Vượng một vật nhỏ hình quả tim bằng ngọc thạch viền vàng, dặn dò: 

“Quà của bố đem về từ mặt trận cho Thu đấy. Bố bảo lấy được trong túi của một tử thi người Pháp. Giờ Thu tặng cho Vượng làm kỷ niệm. Hãy giữ nó mà nhớ đến năm tháng chúng mình gần nhau.” 

Nói xong, Thu vòng tay ôm lấy Vượng, ngã đầu lên vai anh. Những giọt nước mắt của Thu thấm vào vai áo Vượng như những giọt cường toang làm tan nát trái tim người con trai 16 tuổi. Hai người hôn nhau vội vã rồi Thu quày quả chạy đi. Vượng đứng tần ngần bên gốc mận nhìn bóng Thu khuất dần sau bờ rào dâm bụt. Trái tim Vượng se thắt và nước mắt trào ra..!


Nữ bác sĩ nhẹ nhàng đặt ống nghe trên ngực khiến Vượng giật mình tưởng chừng đôi tay nàng đè nặng lên trái tim mình. Bác sĩ nhìn vào mắt Vượng, ánh mắt đầy thương cảm của một luơng y.

Nhân lúc y tá chích thuốc,Vượng hỏi thăm tên của vị bác sĩ điều trị. Thì ra tên nàng là Phương Ngọc, thế mà Vượng ngỡ là Thu, người bạn gái thuở học trò Trung học Rừng Xanh đã ra Bắc từ năm 54. Vượng hoàn toàn thất vọng, ký ức đã đánh lừa chàng.

Nhờ chuyền bịch máu, uống sữa và thuốc bổ bồi dưỡng sức khỏe của Vượng phục hồi rất nhanh. 5 ngày sau, Vượng được y tá gọi vào phòng bác sĩ trực. Anh rất ngạc nhiên trước sự hiện diện của bác sĩ Phương Ngọc. Nàng mời Vượng ngồi ghế đối diện. Với giọng lơ lớ nửa Bắc nửa Trung Bác sĩ nhỏ nhẹ hỏi:

- Ngoài tên Hoàng Ðình Vượng, anh còn tên nào khác?

-  Chỉ một thôi.

- Anh có muốn báo tin cho gia đình đến thăm?

- Cha mẹ tôi đã mất lâu rồi.

- Còn anh chị em?

- Có người chị ruột ở thị xã Quảng Ngãi rất đông con, cuộc sống giờ kham khổ lắm.

- Thế vợ con anh?

- Tôi có người vợ mới hứa hôn, nhưng chẳng may đã bị tử thương do hỏa tiển từ trong rừng pháo vào thị trấn. Vì buồn chán, vả lại đời sống quân ngũ rày đây mai đó nên tôi chưa lập gia đình. Sau 75 tôi vào trại cải tạo mãi đến bây giờ.

- Anh Vượng à, ngày mai xuất viện, với trách nhiệm một y sĩ điều trị tôi đề nghị trại cho anh làm việc nhẹ một thời gian. Nếu có điều chi cần, anh lấy địa chỉ nầy liên lạc với  bạn anh.

- Thưa bác sĩ, tôi muốn biết người bạn ấy tên gì, quan hệ từ đâu?

- Tôi nghĩ, anh chưa cần biết trong lúc nầy.

- Tôi có thể nhờ bác sĩ giúp cho một việc?

- Anh cứ tự nhiên.

- Bác sĩ tìm và báo hộ cho một nữ sinh viên trường thuốc Hà Nội vào khoảng năm 66, 67 tên Lê thị Ngọc Thu có người yêu là Tạ văn Hoanh đi B vào Nam. Anh ấy đã tử thương trong trận công đồn nơi đơn vị tôi đồn trú vào ngày 19 tháng 5 năm 67. Mộ phần của anh ấy được thân nhân chăm sóc tử tế trên đồi Trâm ở quê anh ấy. Hiện giờ tôi còn giữ bức thư của Ng̣ọc Thu gởi cho Hoanh khi vào Nam. Hoanh và Thu đều là bạn học cũ của tôi.

- Anh giữ thư ấy để làm gì?

- Tôi chỉ muốn lưu lại nét chữ thân thương của người bạn gái mà tôi có rất nhiều kỷ niệm từ thuở thiếu thời.

Dường như bác sĩ Phương Ngọc tránh ánh mắt của Vượng, nàng vội cúi xuống cầm một hộp giấy đặt lên bàn, với giọng nói lạc hẳn đi:

- Ðây là quà của bạn anh gởi.

- Bạn của tôi? Tiếc rằng người ấy lại không cho tôi được hân hạnh biết tên. Tôi vô cùng xúc động khi gói quà đầu tiên gởi đến trong ngày đầu nhập viện. Suốt thời gian nằm trên giường bệnh, lòng tôi mãi phân vân về món quà ấy. Giờ nếu biết được người cho là ai, tâm tư tôi mới đỡ phần áy náy. Thưa bác sĩ, tôi xin phép không nhận món quà lần nầy và nhờ bác sĩ chuyển lời xin lỗi cùng lời cảm ơn về tấm lòng hào hiệp của người ấy.

Với ánh mắt kinh ngạc, nàng nhìn Vượng, rồi thấp giọng nửa trách hờn nửa van lơn:
- Nhưng trong gói quà có số thuốc rất cần thiết cho bệnh bao tử và sốt rét của anh mà!

- Khi nào tôi biết được tên vị ân nhân, chừng ấy tôi xin làm vừa lòng bác sĩ. Nhân đây, tôi cũng thành thật cảm ơn bác sĩ đã cứu chữa bệnh tôi thoát cơn hiểm nghèo.

- Chẳng có gì để anh phải cảm ơn. Tôi chỉ làm theo lương tâm của thầy thuốc.

Vượng chào bác sĩ Phương Ngọc rồi quay về giường bệnh.


*  *  *

 

Trời vừa tờ mờ sáng, công an giữ tù đẩy Vượng lên chiếc xe tải chất đầy hàng tiếp liệu. Con đường núi gồ ghề lở lói xe đi mất trên nửa ngày mới đến nơi.    

Theo lời đề nghị của bác sĩ, ban giám thị trại cho Vượng vào toán làm việc nhẹ. Những ngày tháng tù đày lại tiếp tục…

Chỉ 3 hôm sau, Vượng được gọi tên lên ban trực trại nhận quà. Gói quà đã bị mở tung tự hồi nào gồm 3 viên thuốc Fansidars trị sốt rét, một hộp thuốc viên trị dạ dày, 2 lon sữa đặc và một lá thư. Người gởi thư là Lê Thị Ngọc Thu.

Về đến lán trại chàng mở thư đọc ngay:

“Anh Vượng thân mến, hôm xuất viện Thu gởi cho anh một ít quà. Anh không nhận Thu buồn lắm. Nhưng không thể trách anh được bởi người cho quà lại muốn giấu tên. Sáng nay, Thu phải đi bưu điện gởi gấp lên anh loại thuốc trị sốt và loại thuốc tráng vết loét bao tử. Bác sĩ Phương Ngọc khen anh kiên cường và cũng đầy lòng nhân ái. Thu rất xúc động khi nghe chị ấy nói anh còn giữ bức thư của Thu viết cho Hoanh và anh vẫn còn nhớ những kỷ niệm của chúng ta. Hy vọng sẽ có ngày gặp lại.  Thu. "


Và ba tháng sau đó, Thu lại viết cho Vượng:

“Thu mong chờ thư hồi âm của anh mà chẳng thấy. Hôm nay viết cho anh vì Thu lo lắng căn bệnh xuất huyết bao tử có thể tái phát. Ðừng ngại ngùng với cái địa chỉ của Thu cho anh. Bác sĩ Phương Ngọc đã đi khỏi bệnh viện Ðà Nẵng. Giờ chị ấy đến phụ trách một bệnh viện nhỏ ở huyện miền núi. Bác sĩ Ngọc bảo là rất thỏa lòng khi cứu sống được anh. Thu đã một lần về thăm quê Sơn Lộc. Ði qua chợ Phước Lộc điêu tàn năm xưa khiến Thu nhớ đến anh. Nhớ xót xa thuở hai đứa mình đã dìu nhau đi học trong những năm khốn khó thời kháng chiến. Nhớ những buổi sáng sớm đến trường, anh che chở cho Thu bớt sợ hãi trước cô Sáo tật nguyền. Thu tự hứa với mình là phải có một lần đến trại cải tạo thăm anh. Hãy giữ gìn sức khỏe và biên thư cho Thu.”

Vượng không thể lẩn tránh trước những con người có trái tim nhân đạo giữa một chế độ chỉ biết nuôi dưỡng hận thù. Vì vậy anh viết ngay cho Thu và bác sĩ Phương Ngọc:

“... Tôi rất ngại ngùng khi biên thư nầy bởi người tù không muốn mang phiền lụy đến cho một ai. Tuy nhiên, tôi phải  viết để tỏ lòng nhớ ơn bác sĩ Phương Ngọc đã đặt tình đồng loại lên trên mọi lãnh vực khác. Nếu bác sĩ phân biệt mạng sống của người tù với mạng sống kẻ khác thì ngày nay xác thân nầy đã mục rữa dưới lòng đất. Tôi cũng gởi đến Thu lời cảm ơn chân thành về liều thuốc trị sốt rét và bao tử. 3 viên Fansidars như thần dược đã cắt hẳn cơn sốt kéo dài trong tôi suốt mấy năm liền. Riêng bệnh dạ dày thì đã có thuốc của Thu làm giảm được cơn đau.

Tôi thật sự xúc động khi nghe Thu nhắc về kỷ niệm xưa. Ngay lúc nầy đây, tôi vẫn chưa quên đôi mắt đẫm lệ khi Thu từ biệt tôi lên đường đi Bắc. Và hình ảnh Thu trong vở kịch “Lời Người Ra Ði” đóng vai người yêu tiễn Vượng lên đường ra chiến trường. Nụ hôn ngây ngô của đôi tình nhân tuổi học trò đó vẫn còn ấm mãi trong lòng tôi. Ôi, lưu dấu ngày xưa đẹp tuyệt vời, lồng lộng như ánh trăng rằm và êm đềm như dòng suối mùa thu!

Vượng bây giờ cảm thấy bớt cô đơn Thu ạ. Trong cái rủi lại có cái may. Nếu không có chuyến đi cấp cứu làm sao gặp được người xưa. Mình chỉ là hạt bụi bị cơn lốc của cuộc đời làm xáo động. Vậy thôi. Xin tạm biệt.

 

* * *

 

Thời gian qua nhanh. Thư Vượng gởi đi đã 4 tháng rồi, chờ mãi chẳng thấy hồi âm.

Ngày Tết Nguyên Ðán đã cận kề. Thân nhân thăm nuôi tù tấp nập. Trong số ấy, ngạc nhiên nhất là Vượng.

Ðã lâu lắm anh mới được diễm phúc nầy. Vượng đang suy đoán người thăm mình là ai, chợt quản giáo trực gọi tên Vượng ra gặp thân nhân là Lê thị Ngọc Thu. Trên đường ra khu thăm nuôi, Vượng nghe lòng rạo rực như buổi hẹn hò thuở nào ngày xưa. Người ra đón Vượng là bác sĩ Phương Ngọc. Vừa nhìn thấy nàng, Vượng sửng người nhưng cố lấy dáng vẻ tự nhiên cất tiếng chào bác sĩ. Phương Ngọc nói ngay:

-  Em Ngọc Thu đây.

Vượng chưa kịp nói gì thì nàng tiếp:                                                          - Vâng. Thu đã ngờ ngợ khi nhìn thấy tên Hoàng Ðình Vượng trong hồ sơ bệnh lý. Lúc khám mắt anh, Thu đã nhận ra nốt ruồi trên khóe mắt mà ngày xưa Thu thường gọi là “giọt nước mắt đen”. Thu cảm thấy thương xót anh vô cùng. Một cán bộ cách mạng đứng ra che chở kẻ địch là một việc làm liều lĩnh. Bọn y tá toàn là mật báo viên theo dõi mọi hành động của y sĩ. Biết vậy, nhưng Thu vẫn liều. Thà bị kỷ luật còn hơn để mất anh. Thu đã hiểu rõ các anh sau khi về thăm quê cũ. Ðiều Thu cảm động nhất là anh đã dựng bia mộ cho Hoanh, là kẻ đối nghịch cùng với đoàn quân vượt tuyến vào nam.


Ðể tránh cơn xúc cảm, Thu lấy bi-đông trong túi xách uống một ngụm nước rồi tiếp:

- Cuộc đời của Thu cũng lắm gian truân Vượng à. Sau 3 năm mới được tin chính xác Hoanh, chồng sắp cưới của Thu hy sinh. Ðến năm 1973, Thu được bổ sung vào toán y sĩ phục vụ tòa đại sứ Hà Nội ở Liên xô. Tại đây, Thu hứa hôn với một tùy viên quân sự, nhưng bất ngờ Thu phát hiện mình bị ung thư ngực. Phương án của hội chẩn y sĩ đoàn là quyết định cắt bỏ nhũ hoa. Sau đó vị hôn phu của Thu cũng quyết định xin từ hôn. 20 năm sống trên đất Bắc, Thu chẳng lạ gì cái thái độ dứt khoát đến tàn nhẫn như thế. Trái tim họ chỉ biết rung cảm trước quyền lợi và địa vị. Tình yêu phải được cân đo đong đếm như một món hàng trao đổi mà phần lợi phải thuộc về họ. Vượng biết không, khi có chiến dịch “Ði B”, người có gốc Miền Nam tập kết ra bắc 1954 đã ùn ùn tình nguyện với một lý do thầm kín nhất là rời bỏ càng sớm càng tốt cái miền đất đầy đố kỵ nầy. Ngay cả Thu cũng nộp đơn xin đi Nam, nhưng bố khuyên nên học xong rồi đi cũng không muộn.”

- Bố Thu giờ ở đâu, sức khỏe thế nào? 

Vượng ngắt lời.                                                

- Cảm ơn anh, ông hiện sống với bà vợ sau ở quê Nghệ Tĩnh. Bố Thu là một Trung đoàn trưởng chiến đấu gian lao ở Miền Trung suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp. Khi ra ngoài Bắc chỉ huy một tiểu đoàn tạp nhạp khai phá vùng kinh tế mới Hưng Yên. Ðến năm 1962 ông bị  nghỉ hưu.

- Thu về Nam năm nào?

- Giải phóng xong là Thu làm đơn xin chuyển ngay, nhưng đến 2 năm sau cấp trên mới điều về đây.

- Hiện nay, Thu công tác ở bệnh viện nào?

- Tại một huyện miền núi, dù xa xôi cách trở nhưng Thu lại hài lòng. Ở đây mình tránh được những khuôn mặt bon chen và cái công thức điều trị vô lương tâm. Bệnh nhân cũng chia cấp như tiêu chuẩn phần ăn: tiểu táo, đại táo. Cán bộ đảng được chữa trị bằng thuốc ngoại nhập, bồi bổ bằng các loại caosâm quý hiếm nhập từ Trung quốc, Triều Tiên còn dân thường thì chữa trị bằng thuốc nội địa. Y sĩ nào còn chút lương tâm không tránh khỏi đau lòng bởi “cái tiêu chuẩn phân cấp”. Nó trói tay người điều trị để nhìn con bệnh chịu đau đớn trước khi lìa đời. Mình thật sự xấu hổ trước cái khẩu hiệu “lương y như từ mẫu”.


Những tâm sự bộc trực của Thu đã khiến cho Vượng lo âu không ít. Anh chỉ yên tâm một phần nào là nhờ Thu mặc bộ áo quần đại cán, và ngồi riêng rẽ ở góc bàn cách xa cán bộ trực.

Giờ thăm nuôi chấm dứt, Thu trao gói quà cho Vượng bảo:

 - Quà được kiểm tra rồi, toàn thuốc trị dạ dày và ít thuốc bổ cho anh. Hãy phấn đấu, giữ gìn sức khỏe. Xin anh đừng ái ngại, đừng mặc cảm, nhớ viết thư cho em.    

Thu nắm chặt đôi bàn tay Vượng. Hơi ấm từ bàn tay nàng khiến Vượng nhớ lại lần đầu tiên Thu đã siết chặt tay mình khi đi qua cái lều cô gái tật nguyền, bất chợt Vượng hỏi:

- Thu còn nhớ cô gái tên Sáo ăn xin nằm trên sạp chợ Phước Lộc?

- Làm sao quên được, đó là kỷ niệm sâu đậm nhất thời niên thiếu của chúng mình.

Hai người nhìn nhau, ánh mắt chan chứa tình nồng ấm của hai tâm hồn cô đơn. Bất giác, mắt Thu rưng rưng ngấn lệ. Chợt tiếng hối thúc của viên quản giáo kề bên. Hai người sực tỉnh vội rời tay nhau từ biệt.

Mấy đêm liền, đôi mắt Thu cứ chờn vờn trong giấc ngủ của Vượng. 26 năm qua rồi mà ánh mắt nàng vẫn còn đầm ấm, hiền hòa như thuở xưa.


*  *  *


Rồi ngày tháng lạnh lùng lướt qua trên cuộc đời chồng chất khổ đau của người tù không bản án. Cho tới buổi chiều mùa Ðông năm 1983, Vượng được gọi tên nhận thư. Viên quản giáo xoi mói nhìn 
Vượng hỏi:

- Bà Bác sĩ Phương Ngọc có mối quan hệ nào với anh?

- Báo cáo cán bộ: chị ấy là người cùng quê thuở còn đi học.

- Ðây, thư của đồng chí ấy gởi cho anh.

Kèm theo bức thư là tấm hình của Thu chụp ngày ra trường thuốc ở Hà nội. Bên sau tấm hình nàng ghi: “Thương tặng anh Hoàng Đình Vượng để nhớ về kỷ niệm xưa”. Thư viết trên trang giấy học trò với màu mực tím:

“Hôm lên thăm anh ra về em khóc suốt. Nghĩ thương anh và thương cho em nữa. Tóc đứa nào cũng đã lấm tấm sợi bạc mà tình thì mãi còn long đong. Căn bệnh ung thư của  em có triệu chứng di căn. Không biết ngày anh về chúng mình có còn gặp nhau nữa không. Chút hạnh phúc cuối cùng còn sót lại chẳng lẽ ông trời lại cướp đi. Vượng ơi, người ta đánh đổ duy tâm, riêng em thì tin có số mệnh. Ðã gần 30 năm rồi mà hình ảnh mối tình đầu của chúng ta vẫn còn đậm nét trong trái tim em. Làm sao em quên được những kỷ niệm ngọt ngào trong thời niên thiếu. Ngày nhận ra anh nơi bệnh viện em đã nghe trái tim em thì thầm: Hãy giật lại anh trên tay thần chết và sẵn sàng vất bỏ tất cả cho tình yêu. Nếu mình không trọn vẹn với nhau trong kiếp nầy thì ta hẹn nhau kiếp sau vậy. Hôn anh.

Phương Ngọc Lê thị Thu.

Nhắc đến định mệnh, Vượng ngẫm lại thân phận mình, hai lần tình đến, hai lần chia ly. Chàng nhớ một dạo nọ, người bạn sinh viên Hồ Ðắc Lý theo ngành Triết học Ðông Phương rất giỏi về khoa tướng số nhìn vào mắt chàng rồi thốt lên:

“Nốt ruồi trong khóe mắt của cậu nếu phá được thì tốt biết mấy.”

“ Vì sao vậy?” 

Vượng tò mò hỏi.

“Cả cuộc đời cậu chỉ biết khóc cho tình yêu, nốt ruồi đó là viên hắc lệ”.  Vượng nhắm mắt nghĩ đến Tường Vy, vị hôn thê của mình sắp đến ngày cưới bị tử thương ngay trên bục giảng do hỏa tiển của địch pháo vào thị trấn. Nàng ra đi lúc tình yêu căng đầy của tuổi thanh xuân.


Vượng thở dài: “Ðã sắp đến cái tuổi Tứ thập nhi bất hoặc lệ cho hai mối tình và lệ suốt 8 năm tủi nhục trong tù, lệ còn đâu mà khóc. Còn chăng là những giọt máu đỏ vắt từ trái tim người tù khổ đau.”

Bỏ thư vào túi, Vượng thẫn thờ đi ra ngoài sân nhìn về phía trời xa hun hút những dãi mây đen. Và ẩn hiện trong trí mình bóng dáng hai người đàn bà với ánh mắt chan chứa tình nồng ấm yêu thương, ánh mắt làm bừng sáng trái tim đầy thương tích của mình.

 

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích 
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2023 lúc 9:53am

Giai Nhân Tự Cổ... 


 “O sinh ra tận mô ngoài Huế

Hà cớ gì trôi dạt tới Nha Trang

Để một “thằng Võ Tánh”phải lang thang

Đem cây si trồng trước sân trường Nữ”


Nhờ bài thơ với bốn câu mở đầu không đâu vào đâu này, tôi bất ngờ nhận được điện thư của một người có tên Van Loubet từ một nơi nào đó gởi ngợi khen và hỏi tôi có phải là cậu bé nhà quê ngày xưa vào Nha Trang, có thời trọ học ở một con hẻm lớn trên đường Phương Sài. Tôi khá ngạc nhiên, vì bài thơ tôi viết vội chỉ để gởi đăng trên Đặc San Võ Tánh&Nữ Trung Học Nha Trang, nhân dịp đại hội cựu học sinh hai ngôi trường này tổ chức tại Houston hơn hai năm trước đó, mùa hè năm 2005; và cái tên người gởi, Van Loubet rất xa lạ, có thể chỉ là một nick- name, không phải tên thật. Thấy một số chi tiết trên mẫu điện thư ghi bằng tiếng Pháp, tôi tò mò, tìm hiểu cái họ Loubet, được biết đó là họ của ông Émile Loubet, thủ tướng thứ 45 của nước Pháp và sau đó trở thành tổng thống (năm 1906)! Tôi giật mình, làm sao tôi có thể quen biết với một người thuộc “danh gia vọng tộc” tận bên trời Tây?


Hồi âm và hồi họp đợi chờ. Mãi đến hai hôm sau, nhận được thư trả lời, tôi mới vỡ lẽ, nhưng rồi lại có thêm nhiều điều ngạc nhiên khác. Người viết thư cho tôi là chị Bích Vân, bà chị cả của “O Huế” trong bài thơ tôi viết. Chị sang Pháp vào những ngày Sài Gòn trong cơn hấp hối, và bảy năm sau, lập gia đình với một người Pháp có dòng họ với ông tổng thống từ năm 1906 này. Chị cho tôi biết đã vô tình đọc được bài thơ “O Huế Ngày Xưa” của tôi trên diễn đàn của trường Đồng Khánh, mà chị là một thành viên. Trước khi chuyển vào trường Võ Tánh-Nha Trang, chị vốn là một nữ sinh Đồng Khánh. Sau đó chị thử  vào Google gõ tên tôi thì tìm ra cả trang Web, có cả địa chỉ email của tôi trong đó. 

Chị còn bảo, sở dĩ chị đoán ra tôi một phần là do nội dung bài thơ, phần hkhác chín là nhờ cái tên của tôi đã làm chị dễ nhớ. Điện thư chị viết khá dài, lại không có dấu nên khó đọc, nhiều chữ phải đoán mò. Tôi cố đọc đi đọc lại vài lần mong tìm xem có tín hiệu nào về “O Huế” của tôi, nhưng hoàn toàn không thấy. Phía dưới email, chị cho số điện thoại và dặn tôi gọi cho chị vào cuối tuần, khoảng sau bốn giờ chiều thứ bảy, để chị em tâm sự nhiều hơn.

Còn ba ngày nữa mới đến thứ bảy, nhưng ba ngày với tôi bây giờ có cảm giác còn dài hơn ba tháng!

Ký ức đưa tôi quay trở về một thời xa lắm, khi thành phố Nha Trang đang mở ra cho tôi cả một bầu trời xanh bao la trước mặt. Năm lớp đệ tứ, tôi đang trọ học ở nhà ông chú, nằm góc đường Lê Lợi – Hoàng Tử Cảnh. Ngôi nhà nằm ở một vị trí không thích hợp và cũng không đủ rộng cho việc kinh doanh, nên phải bán đi để xây một ngôi nhà lớn hơn tại khu đất mới.  Chú tôi phải thuê tạm một căn phố gần rạp ciné Moderne của ông Bác Ái ở đầu đường Độc Lập để làm văn phòng, rất bất tiện cho tôi trong việc ăn ở học hành. Tôi phải dọn lên ở tạm nhà một người bạn thân của ba tôi, chú Thân Trọng Lý, trên một con hẻm lớn ở đường Phương Sài, Phường Củi. Hẻm khá rộng, hầu hết nhà cửa đều rất khang trang, yên tĩnh.

Khoảng hai tuần sau, một gia đình dọn đến thuê ngôi nhà lớn nhất ở cuối con hẻm. Nhà có bảy người, ông bà chủ, bốn người con và một chị giúp việc. Bà chị đầu, hai cậu con trai trạc tuổi tôi rồi đến cô gái út. Ông bố là trung úy ngành Quân Cụ, từ xa thuyên chuyển đến làm Chỉ huy phó trại Quân Cụ, nằm góc đường Phương Sài – Trần Quý Cáp. Trông tướng mạo oai phong nhưng ông rất hiền từ. Cả hai ông bà rất mộ đạo Phật, ngày rằm nào cũng đi lễ chùa. Gia đình gốc Huế, nhờ vậy, chỉ sau một thời gian, ông bố trở thành bạn đồng hương, đồng đạo với chú Thân Trọng Lý, chủ nhà của tôi, một sĩ quan cơ khí Không quân, và cũng là một Phật tử thuần thành. Vợ chú đã qua đời từ mấy năm trước, để lại cho chú một đứa con trai khoảng 6, 7 tuổi. Chú Lý có họ Thân Trọng, một tộc họ nổi tiếng ở Huế, nhưng lại được chôn nhau cắt rốn tại Vạn Giã, quê tôi. Bởi thân phụ của chú từ Huế đến Vạn Giã làm ngành Hỏa Xa cho Pháp khi còn trai trẻ, lấy vợ rồi lập nghiệp ở đây luôn. Gia đình này nổi tiếng giàu có nhất ở quê tôi lúc ấy. Cùng ở quê vào trọ học với tôi có hai chị em, chị Thân Thị Hảo và anh Thân Trọng Sỹ, cháu ruột, con ông anh cả của chú Lý, học ở Võ Tánh, trước tôi mấy lớp.

Tình bạn gốc Huế của hai ông chủ nhà đã bắc một nhịp cầu khá thênh thang cho anh Thân Trọng Sỹ và tôi dễ dàng làm thân với bốn đứa con của ông trung úy. Hai cậu con trai khá hiền lành và hai cô con gái cô nào cũng thùy mị, xinh đẹp. Sau đó chị cả Bích Vân vào học đệ nhị trường Võ Tánh, cùng lớp với anh Sỹ,  còn cô út Bích Hà học lớp đệ lục trường Nữ Trung Học vừa mới mở. Hải và Sơn, hai anh con trai lại học bên trường bán công Lê Quí Đôn. Anh Sỹ may mắn được học cùng lớp, nên ngày càng thân thiết với cô chị, còn tôi thì “phải lòng” cô em, bởi giọng nói “rất Huế” nhỏ nhẹ dễ thương, đôi mắt nai tơ hiền lành và nhất là mái tóc thề bay bay trong gió mỗi lần chúng tôi đạp xe song song trên một đoạn đường dài trước khi rẽ về hai hướng để đến trường mỗi đứa.

“Tôi phải lòng O, khi O còn đệ lục

Nón trắng, áo dài – trắng cả mùa thu
O đạp xe đi hồn nhiên quá đỗi
Cuốn hồn tôi theo vào cõi sa mù”

Đều là Phật tử, nhưng anh Sỹ và tôi hiếm khi đi chùa. Vậy mà từ ngày có gia đình Bích Hà, bọn tôi không bỏ sót ngày rằm nào. Ông bố thường chở chú Lý cùng vợ và hai cô gái đến chùa bằng xe Jeep, còn anh Sỹ, tôi và hai anh con trai thì đèo nhau trên hai chiếc xe đạp, chạy theo con đường tắt qua hướng Mả Vòng. Chú Lý quen biết từ lâu với Thầy Trụ trì Chùa Hải Đức, nên tất cả chúng tôi thường đi lễ ở chùa này, hơn nữa ở đây không đông đảo như bên chùa Tỉnh Hội, chỉ cách đó vài trăm thước. Khi lạy Phật, bọn nhỏ thường quỳ sau mấy người lớn. Tôi thường quỳ bên cạnh Bích Hà. Không biết nàng lâm râm khấn nguyện điều gì, còn tôi thì chỉ xin đức Phật cho hai đứa được gần mãi bên nhau. Và dường như từ nhỏ đến giờ, tôi chưa từng cầu xin đấng linh thiêng nào một cách thành tâm như thế.

Khoảng sáu tháng sau, chú tôi đã xây xong ngôi nhà mới ở đầu đường QL 1, nằm bên ngã tư Trần Quý Cáp, cạnh Ty Thông Tin. Ông đến nói chuyện với chú Lý để đón tôi về, nhưng tôi năn nỉ quá nên được cho ở lại đến cuối niên học. Sau này, mặc dù về ở nhà chú, nhưng sáng nào, tôi cũng đạp xe theo đường Trần Quý Cáp và đợi ở góc đường Phương Sài, trước sân phòng mạch của Bác sĩ Nguyễn Văn Tý để chờ Bích Hà, rồi chúng tôi cùng đạp xe song song trên những con đường Gia Long, qua Ngã Sáu Nhà Thờ, đến Lê Thánh Tôn. “Hộ tống” nàng đến trường Nữ, tôi mới rẽ sang đường khác để đến trường tôi. Đặc biệt, những ngày trời mưa lớn, Bích Hà không đạp xe mà nhờ anh Hải chở đi. Lúc ấy tôi phải năn nỉ “lấy lòng” thằng bạn, ông anh rất hiền lành của Bích Hà, cho tôi thay nó chở nàng ở phía sau. Đạp xe dưới trời mưa gió lạnh mà tôi thấy cả người ấm lên và mong sao con đường cứ dài thêm ra mãi.

“Cũng tại vì O mà tôi biết yêu
Tập viết thư tình từ năm đệ tứ
Đọc thư tôi làm sao O hiểu
Cái nghĩa yêu đương mù mịt quá chừng”

Anh Sỹ và chị Bích Vân sau khi đậu Tú Tài 2, đều chuyển vào Sài Gòn học tiếp. Và cuộc tình của hai người cũng kết thúc sớm, sau khi chị Bích Vân được sang Pháp du học.Tôi có cảm giác họ chỉ là hai người bạn thân chứ không hẳn là đôi tình nhân. Mặc dù tôi biết anh Sỹ rất mê chị Bích Vân, nhưng tính tình hoàn toàn khác nhau. Anh Sỹ lúc nào cũng đùa cợt, vui vẻ hồn nhiên, còn chị Bích Vân thì trầm lặng và sâu sắc.

Khi tôi vừa thi đỗ Tú Tài 1, Ba tôi từ quê nhân có việc gia tộc, cần gặp chú tôi bàn bạc, nên đã vào Nha Trang khao mừng và đón tôi về quê nghỉ hè với ông luôn. Khi ấy Bích Hà cũng vừa thi đậu Trung Học Đệ Nhất Cấp. Có thể lúc này cả hai đứa tự xem mình đã là người lớn… hơn một chút. Trước khi về quê nghỉ hè, tôi rủ Bích Hà đi ăn kem ở một tiệm bên cạnh rạp ciné Tân Tiến. Tôi tặng một cây bút màu xanh khá đẹp, có khắc đậm bốn chữ “Hoàng Thị Bích Hà”. Lần đầu tiên trong đời nắm tay một người con gái mà lòng thấy lâng lâng, man mác buồn. Bởi “chỉ mới nắm tay em hôm nay mà đã nghĩ đến chia xa ngày mai.” Lúc nói lời chia tay, cô bé không nhìn tôi, cúi xuống, giọt nước mắt tình yêu đầu đời của tôi rơi xuống hai bàn tay nàng. 

Đọc trong sách, thấy người ta thường nói đến giọt nước mắt hạnh phúc, nhưng với tôi thì dường như đó lại là dấu hiệu của chia ly. Về quê chưa được hai tuần, tôi nhận thư của Bích Hà, bảo gia đình sẽ phải chuyển vào Cần Thơ, vì ông bố được thăng cấp lên đại úy và không hợp cung cách làm việc của vị chỉ huy trưởng, vả lại ông rất thích miền Tây sông nước, nên xin thuyên chuyển về đây, giữ một chức vụ cao hơn. Cả nhà sẽ di chuyển trong mùa hè này, bằng phi cơ quân sự, nhưng chưa biết ngày nào, có thể còn khá lâu vì ba cô phải chờ người đến thay thế. 

Tôi viết thư, hứa nhất định sẽ trở lại Nha Trang để tiễn Hà và gia đình. Nhưng rồi tôi đã không có cơ hội để thực hiện được lời hứa này. Một hôm nhận được lá thư khác của Bích Hà, bảo là gia đình đã đi Cần Thơ, vì bất ngờ, nên cô bé không hề biết trước. Khi tôi đọc được những dòng chữ xinh xắn quen thuộc này, thì Bích Hà đã rời khỏi Nha Trang hơn một tuần rồi! Bỗng dưng tôi thấy cả đất trời và mọi thứ chung quanh mình trở nên trống rỗng. Chỉ còn có nỗi buồn đầy ắp trong lòng. Không ngờ chuyện tập tễnh yêu đương cứ tưởng chỉ là ngây ngô vụng dại, vậy mà đã làm trái tim tôi nhói đau như thế. Mất mẹ từ nhỏ, nên tôi rất gần gũi thân thiết với Ba tôi. Bất cứ điều gì tôi cũng tâm sự, kể lể với ông, có khó khăn gì tôi đều tìm đến ông để được nghe ông giải thích, chỉ dạy tận tình, nhưng lần này khi thấy tôi buồn, không còn đàn địch ca hát líu lo như mọi ngày, ông dò hỏi, tôi chỉ vờ nhoẻn miệng cười, lảng sang chuyện khác.  Chẳng lẽ tôi lại ngu ngơ khai với ông rằng, thằng con yêu quí của ông còn đang học hành, chưa kịp lớn mà đã biết si tình? Vả lại, chính cả tôi cũng đang bâng khuâng không biết đó có phải thực sự là tình yêu hay không nữa!

Sau mùa hè, khi niên khóa mới sắp khai giảng, tôi khăn gói trở lại Nha Trang, nhưng không còn cái háo hức của những năm tựu trường trước đó. Thành phố biển xinh đẹp này với tôi bỗng dưng chẳng còn chút thơ mộng nào nữa. Tôi đạp xe lên nhà chú Thân Trọng Lý và vội vã chạy sang nhìn ngôi nhà của Bích Hà. Bây giờ đã có chủ mới, nhưng tôi vẫn cố ý kiếm tìm bởi cảm giác bóng dáng Bích Hà vẫn còn thấp thoáng quanh đây, và tai tôi phảng phất dư âm giọng nói rất Huế của nàng.

Tôi bắt đầu năm học mới với tâm trạng buồn và đầu óc mang mang như thế!

Lớp Đệ Nhất C của tôi khai giảng đúng vào những ngày biến động của chính trường miền Nam với liên tiếp những cuộc bãi khóa, biểu tình chống chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng bù lại có thêm nhiều khuôn mặt mới, đa số là những giai nhân đến từ các trường Pháp và một số trường tư thục sau khi đã đậu Bac 1 hay Tú Tài 1. Lúc ấy Trường Nữ Trung Học Nha Trang vừa mới thành lập, chưa có các lớp đệ nhất, nên các nữ sinh “được” tiếp tục ở lại học chung với đám “ma quỷ” bọn tôi.

Thời ấy, nếu bên các lớp Đệ Nhất A, Nhất  B có những tên tuổi đình đám, nổi bật như Trần Xuân Hoa, Nguyễn Thị Danh, Tôn Nữ Ngọc Hà, Thu “Mỹ Kim”, Phạm Phong Nhã…, thì bên Nhất C của bọn tôi vang lừng với nhiều cái tên khác: Thúy Liệu, Minh Châu, Kim Anh, Kim Thoa, Tỷ Muội, Túy Ngọc, Bạch Lan, Như Bá…Bọn tôi cũng hãnh diện khi cùng lớp với mình có quá nhiều người đẹp, nhưng như ông bà ta thường nói “ Bụt nhà không thiêng”, hơn nữa khi bằng tuổi nhau, đám con gái có khuynh hướng nhìn lên, chứ chẳng mấy cô chịu nhìn ngang, nhìn dọc, nên đa phần là hoa đã có chủ, vì vậy hầu hết đám con trai bọn tôi đều đem cây si trồng bên trường Nữ, tìm đối tượng ở một vài lớp nhỏ hơn mình.

Thời ấy, nữ sinh bên Trường Nữ Trung Học, có lẽ nhờ qui tụ từ khắp bốn phương nên hầu hết đều là những đóa hoa ngát hương, muôn màu muôn vẻ, làm khốn khổ trái tim của biết bao anh hùng hào kiệt, đặc biệt những chàng Sinh viên sĩ quan Hải Quân, Không Quân hào hoa từ khắp nơi tập họp về đây để sẵn sàng quỳ gối trước một giai nhân trường Nữ, xin rước những “cánh hoa biển” hay “cánh sao trời” về dinh để tự giam hãm cuộc đời mình.

Có rất nhiều cái tên vẫn luôn đi mãi cùng năm tháng. Riêng tôi chỉ biết (trong hạn hẹp) một vài người: Mỵ Cơ, Hồng Nữ, Xuân Thùy, Quỳnh Như Ý, Trung Thu, Bích Khuê, Như Ý (Thanh Cần), Lệ Son, Mỵ Hảo…Trong số những giai nhân này có mấy nàng từng làm cho vài thằng bạn của tôi đã phải điêu đứng, khốn khổ đến tự hủy hoại cả một đời. Riêng tôi, chỉ có duy nhất mỗi hình bóng cô nữ sinh gốc Huế vừa mới giã biệt ngôi trường Nữ này, dù rất kín đáo, thầm lặng, không có tên trong số những giai nhân ấy, nhưng đã đủ choáng ngợp tâm hồn tôi, đã cho tôi cái cảm giác thế nào là “chết ở trong lòng một ít” của ông nhà thơ Xuân Diệu, mà khi ấy tôi rất mê thơ của ông.

Bây giờ Sài Gòn – Cần Thơ trở nên xa cách muôn trùng, Bích Hà và tôi chỉ liên lạc nhau qua thư từ, và cũng chỉ dám nói đôi điều đùa cợt vu vơ, vì sợ ba, măng (mẹ) nàng kiểm soát. Ông bà không phải là người quá nghiêm khắc, nhưng tất nhiên lúc nào cũng mong cô con gái út chăm chỉ học hành theo chân bà chị cả Bích Vân.

Khi vào Sài gòn học thêm, tôi có rủ anh Sỹ đi Cần Thơ một chuyến nhân dịp Tết Nguyên Đán. Ông bà cụ và cả nhà Bích Hà vui mừng đón tiếp chúng tôi. Khi ấy chị Bích Vân còn ở bên Pháp. Ở đây chỉ có hai hôm, nên bọn tôi không có nhiều thì giờ riêng tư. Buổi tối cuối cùng, ông bà cụ bảo các con đưa bọn tôi đi bộ ra bến Ninh Kiều hóng gió và nhìn dòng sông Cần Thơ buổi tối lung linh dưới ánh đèn. Trên đường về, tôi kéo tay Bích Hà đi lùi lại phía sau, và bất ngờ hôn nhẹ lên má nàng. Đó cũng là nụ hôn đầu đời của tôi.

Tôi nhập ngũ khi Bích Hà vừa vào Đại Học Văn Khoa. Ra trường, tôi được chuyển ra một đơn vị tác chiến lưu động, hành quân liên tục khắp Vùng 2 Chiến Thuật. Có khi buổi sáng còn ở Quảng Đức, Lâm Đồng, buổi chiều đã có mặt ở Tuy Hòa, Phan Thiết. Có điều, đi đâu và lúc nào tôi cũng luôn mang theo bóng dáng của Bích Hà. Sau mỗi cuộc hành quân tôi đều viết thư, nhưng hộp thư KBC lại nằm ở hậu cứ tận Ban Mê Thuột, nên ba, bốn tháng ông thượng sĩ già bưu tín viên mới có phương tiện mang thư ra đơn vị một lần. Sự liên lạc ngày một nhạt dần. Sau đó không còn nhận được lá thư nào nữa của Bích Hà. Tôi hình dung Bích Hà bây giờ không còn là cô học trò bé bỏng của trường Nữ ngày xưa nữa, đã qua rồi cái thời mộng mơ, yêu đương khờ khạo. Một năm sau, tôi bị trọng thương ở chân trái, trong một trận đánh phản phục kích ở ngã ba Dak-Song, Quảng Đức, phải nằm nhà thương gần ba tháng. Rất may là không bị cưa chân. 

Những ngày nằm treo cái chân băng bột cứng đơ lên thành giường, nghe những đồng đội thương binh bên cạnh rên xiết, tôi càng nhận ra mình chỉ là một thằng lính mạt hạng, năm tháng chỉ còn biết có đồng đội, súng đạn, chiến trường và ranh giới giữa sống-chết còn mong manh hơn sợi tóc, thì đâu có dám mơ gì đến chuyện tương lai hay công hầu khanh tướng.Tôi cố quên dần rồi mất hẳn liên lạc với Bích Hà.

Sau tháng 4/75, trong những tháng năm bị tù tội từ Nam ra Bắc, tôi chỉ còn biết chút cảm giác của hạnh phúc khi mơ màng tìm về quá khứ, hình dung lại thành phố Nha Trang xưa, thời tôi mới lớn, những ngày cắp sách đến trường với từng khuôn mặt bạn bè vô tư trong sáng, nhìn đất trời và mọi người ai nấy cũng hiền hậu dễ thương. Và từ trong ký ức ấy, hình ảnh của Bích Hà lúc nào cũng hiện lên đậm nét. Tôi nghĩ Bích Hà đã lấy chồng và thầm cầu mong cho “O Huế” của tôi sẽ luôn có tròn hạnh phúc. Một cô con gái xinh đẹp, hiền lành phúc hậu như Bích Hà phải xứng đáng để được ông Trời dành cho vòng tay nâng niu, che chở, yêu thương.

Hết chiến tranh ta lạc mất nhau
O cùng ai đó bước qua cầu?
Tôi  bất ngờ thành người bại trận
Bước vô tù theo cuộc biển dâu

***
Từ khi đọc được email của chị Bích Vân, tôi nao nức đợi chờ, mong sớm đến chiều thứ bảy để gọi cho chị. Giọng nói của chị vẫn không hề thay đổi, cho dù đã hơn 45 năm tôi mới có dịp nghe lại giọng nói nầy của chị. Ấm áp, thân tình, làm tôi nhớ tới giọng nói của Bích Hà. Tôi thường trêu “cái giọng Huế của bồ làm khổ tôi rồi, bồ nói mà sao cứ như ru hồn người ta!”.

Bỗng tôi bàng hoàng khi chị im lặng một vài giây, rồi xuống giọng như muốn nói nhỏ với riêng tôi“Bích Hà đã không còn trên cõi đời này nữa! Bài thơ em viết chị đã đọc trước bàn thờ cho nó nghe trong ngày giỗ thứ 37 của Bích Hà, đêm Giáng sinh tuần trước”.

“O Huế” của tôi đã lẳng lặng bỏ đi, chỉ sau một cơn nhồi máu cơ tim. Bích Hà bất ngờ rời khỏi trần gian nhiều đớn đau phiền muộn này đúng vào đêm Giáng Sinh năm 1970, chỉ sáu tháng sau khi tu nghiệp một năm từ Tân Tây Lan trở về và dạy Anh văn cho một Trung Tâm Việt Mỹ. Hải, anh trai lớn của Bích Hà, người bạn hiền lành tốt bụng của tôi ngày ấy, sau này trở thành sĩ quan Pháo Binh và đã tử trận (mất xác) vào khoảng tháng 4 năm 1972 trong một trận chiến đẫm máu tại khu vực Cần Lê, gần An Lộc. Liên tiếp hai năm phải chịu hai cái tang con, mẹ của Bích Hà gần như kiệt sức, Bà cũng đã ra đi vào đầu năm 1975, sau một thời gian dài nằm trên giường bệnh, đúng vào lúc tình hình chiến sự ở miền Nam trở nên tồi tệ nhất. Điều uớc mong một lần trở về Huế, thăm lại quê hương, mồ mả mẹ cha, gia tộc, cuối cùng ông bà cũng không thực hiện được.

Nhờ giữ một chức vụ khá lớn trong Banque National De Paris (BNP), ngân hàng lớn nhất của Pháp tại Sài Gòn lúc ấy, nên trước ngày 30 tháng 4/75 chị Bích Vân đưa được ông cụ và Sơn, anh trai kế của Bích Hà sang Pháp. Ông cụ đã về hưu từ đầu năm 1970. Cũng kể từ đó ông bà dọn nhà về sống ở Sài Gòn. Khi đến Pháp ông đã khá lớn tuổi, cộng thêm nỗi buồn mất vợ, hai con và mất cả quê hương, ông trở nên trầm cảm, mất dần trí nhớ, rồi qua đời không lâu sau đó. Sơn thì kết hôn với cô bạn cũ, vượt biên cùng gia đình sang Úc, nên chàng ta cũng đã chọn Úc là quê hương cuối của đời mình. Riêng chị Bích Vân, lúc còn ở Sài Gòn, cũng vì hai cái tang em và gánh nặng phải lo toan cho bệnh tình của mẹ, tuổi già của cha, chị đã không lập gia đình. Mãi sau này, khi sang Pháp được bảy năm, chị mới kết hôn với một người Pháp, là bạn cũ của chị khi hai người cùng theo học ở Hautes Etudes Commerciales (HEC) Paris, từ những năm đầu thập niên 1960. Anh ta đã ly dị với người vợ trước và có một cô con gái.

Tối hôm ấy, khi được nói chuyện khá lâu với chị Bích Vân qua điện thoại, nghe tâm tình của chị, tôi có cảm giác những mất mát lớn lao của chị cũng là nỗi mất mát, đau đớn của chính tôi. Tôi trách ông Trời sao nỡ bất công với những con người phúc hậu dễ thương như ông bà cụ, như bạn Hải, và nhất là “O Huế”của tôi xưa.

Tôi đốt ba nén nhang, mở cửa bước ra balcon. NaUy đang mùa đông, tuyết rơi trắng xóa, trời đất và cả trong lòng tôi cũng ngập đầy băng giá.  Hướng về phương Đông, tôi cầu nguyện và cám ơn Bích Hà đã để lại trong tôi hình bóng đẹp đẽ cùng giọng Huế dễ thương nhất của nàng.

***

Mùa Hè năm 2009, vợ chồng đứa con trai lớn mua vé rủ chúng tôi cùng đi tour năm ngày sang Nice, một thành phố biển nổi tiếng ở miền Nam nước Pháp. Tôi hăm hở nhận lời, mặc dù tôi đã từng đến đây vài lần rồi, nhưng vì biết chị Bích Vân đang sống ở đây, và tôi mong muốn có cơ hội được gặp lại chị. Chị rất vui mừng khi nghe tôi gọi, báo cho chị biết là chúng tôi đang có mặt tại Nice, và chỉ còn ở đây ba hôm nữa. Chị hỏi tên khách sạn chúng tôi ở và bảo là mười giờ sáng ngày mai anh chị sẽ lái xe đến đón. 

Nhà chị ở không xa lắm, khoảng một tiếng đồng hồ lái xe. Bà xã và đám con cháu tiếc nếu phải bỏ một tour du thuyền đến Monaco, nên chỉ có mình tôi nhận lời.

Anh chị ở trong ngôi nhà cổ, khá rộng. Đặc biệt anh chồng nói được tiếng Việt, dù không thạo lắm. Tóc của chị đã hoa râm, nhưng vẫn còn nguyên mái tóc thề ngày trước, khuôn mặt vẫn đầy đặn hồng hào và cả dáng dấp của chị vẫn phảng phất nét xinh đẹp, thanh lịch một thời. Sau khi ăn trưa bằng món bún bò Huế do chính chị nấu sẵn, tôi theo chị lên tầng trên. Nguyên một căn phòng lớn dùng để thờ Phật, nơi chị tụng kinh niệm Phật mỗi ngày, và một bàn thờ phía sau dành cho những người thân quá cố. Thoáng nhìn bốn tấm ảnh phóng lớn có cùng một kiểu khung trên bàn thờ, tôi nhận ra Bích Hà. Vẫn khuôn mặt khả ái, đôi mắt hiền từ ngày nào, đặc biệt với cái miệng rất duyên. Tôi xin phép thắp mấy nén hương. Đứng trước bàn thờ, lâm râm vài lời trong niềm xúc động. Nhìn thật lâu vào đôi mắt của Bích Hà, tôi có cảm giác như nàng đang nhìn tôi mỉm cười, tai tôi văng vẳng một giọng Huế rất dễ thương, quen thuộc một thời.

Trước khi đưa tôi về lại khách sạn, chị Bích Vân nhắc tới anh Thân Trọng Sỹ. Tôi cho biết là sau khi tốt nghiệp ở trường Luật, anh Sỹ được thực tập tại văn phòng một vị luật sư lớn tuổi, cũng là cậu họ của anh, nhưng chỉ một thời gian sau thì anh bị động viên vào Thủ Đức. Anh được chọn về phục vụ trong Ngành Quân Pháp. Lương ba cọc ba đồng và đời sống quân ngũ dường như không thích hợp, nên sau đó anh thi vào Khóa 1 Tham Vụ Ngân Hàng và ra làm Phó Giám Đốc, rồi sau đó là Giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Châu Đốc cho đến ngày mất nước. 

Anh vượt biển khi tôi còn đang ở trong tù, Được tàu Nhật vớt nên phải sang Nhật định cư một thời gian, rồi chán nản quá nên anh xin sang Mỹ. Trải qua nhiều khó khăn mới được Cơ quan Di Trú Mỹ chấp nhận. Hiện anh sống ở San Jose. Có điều, không biết có phải thất tình ai đó mà anh không chịu lấy vợ. Mãi một lần về Việt nam thăm gia đình, bị bà già la quá, hối phải lập gia đình để bà có cháu nội mà an lòng nhắm mắt.

Sau đó, khi xuống Châu Đốc tìm thăm lại những nhân viên ngân hàng cũ của mình, anh làm đám cưới luôn với cô thư ký ngày xưa, vẫn ở vậy chưa chồng. Nghe nói lúc trước dường như hai người từng đã có tình ý với nhau. Lúc đám cưới anh đã trên năm mươi, nhưng may mắn hai vợ chồng có được một cháu trai. Cha già con mọn. Mỗi lần nói chuyện với tôi anh cứ than “lỡ nay mai tao đi sớm thì không biết ai lo cho thằng bé.” Nhưng chị vợ là người hiền hậu đảm đang, và bây giờ cháu cũng vừa lên High School rồi!

Để làm vơi đi không khí buồn bã, tôi trêu chị:
–Ngày xưa chị đẹp quá chừng. Em nghĩ là anh Sỹ si tình, chắc đã hứa cả một đời tôn thờ hình bóng chị. Sau ngày chị đi du học, anh ấy bắt đầu sống bất cần đời. Chị có nghĩ vì vậy mà anh ấy không chịu lấy vợ không ?

Chị nở một nụ cười thật tươi. Lắc đầu.

***
 Khi tôi ngồi viết lại những dòng này thì chị Bích Vân đã không còn trên cõi đời này nữa. Chị không có con, anh chồng tốt bụng thì cũng đã khá già, nhưng còn có đứa con gái riêng lo lắng cho anh. Tôi hình dung đến cái bàn thờ, có di ảnh Bích Hà trên đó. Không biết bây giờ ra sao, có ai thắp cho nàng một nén hương mỗi ngày và gõ cho nàng một hồi chuông vào tối những ngày rằm. Riêng tôi, nén hương đặc biệt ấy vẫn được đốt cháy mãi trong lòng mình.

Anh Thân Trọng Sỹ thì cũng vừa ra đi năm ngoái, sau một thời gian dài bị tai biến mạch máu não, và sống cả một cuộc đời vô ưu, thanh bạch. Anh mất âm thầm trong mùa dịch Covid-19, nên tang lễ chỉ tổ chức rất hạn hẹp trong gia đình. Tôi lại thêm một lần nữa nợ anh. Không có mặt để xin lỗi anh nhiều điều, và tiễn anh rời xa nhân thế. Anh ra đi bỏ lại người vợ hiền và đứa con mới chập chững vào đời. Anh cũng bỏ lại biết bao kỷ niệm buồn vui của hai anh em tôi, một thời đẹp đẽ nhất của Nha Trang. Cầu nguyện hồn anh được thanh thản, và ở một nơi xa xăm nào đó, nếu có dịp ngó lại trần gian này, xin anh vẫn nở nụ cười bao dung vui vẻ như ngày nào, cho dù thế gian này đã không mấy sòng phẳng với chính anh.

Cuối cùng, cũng sẽ đến lượt tôi. Rồi tất cả sẽ gặp lại nhau ở một thế giới khác, bình yên, không còn chiến tranh, hận thù, khổ đau, chia lìa mà chỉ còn có tình yêu thương miên viễn.


Phạm Tín An Ninh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jul/2023 lúc 12:42pm

Trò Chơi Cút Bắt

Trung%20Học%20Kiên%20Thành%20:%20Cút%20Bắt%20Trò%20Chơi

Tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất sài gòn, nơi mà một thời mệnh danh là Hòn ngọc Viễn đông , nói là nói vậy cho oai chứ kỳ thực thời ấy từ thủ đô sài gòn mà đi vào nơi tôi sinh sống cách nhau tròm trèm gần năm cây số, thậm chí đôi lúc từ ngữ trên báo chí ngày xưa trước năm 1975 người ta còn cho nơi đây là vùng ven đô, đất nước nói chung và Sài Gòn nói riêng thời ấy thật thanh bình, cái tình người thắm thiết chan hòa mà quả thật vậy vào những năm 1960 lúc ấy tôi còn là đứa trẻ ăn chưa no lo chưa tới sau những giờ học ở trường thì cả bọn con nít trong xóm tôi xúm xít bên nhau chơi những trò của con trẻ , thời bấy giờ trò chơi chủ yếu là những trò tiêu khiển tốn rất ít tiền như : đánh đáo bằng những đồng tiền loại 5 cắc có in nổi một mặt là Tổng thống của nền đệ nhất cộng Hòa mặt bên kia là hình bụi tre là biểu tượng quốc huy, còn các đồng xu nhỏ hơn thì có hình cô gái đầu búi tóc thật cao trông thật khỏe mạnh, hoặc chơi trò năm mười mười lăm hai muơi ..


Một hôm, sau cái màn tay trắng tay đen, thằng Thành là đứa bị nhắm mắt úp mặt vào tường để cho cuộc chơi được bắt đầu :

- Năm mười, mười lăm, hai mươi ... , một trăm .

Nó xòe bàn tay và vỗ mạnh 3 cái vào vách tường, đồng thời đếm tiếp:

- Một hai ba, đứa nào chạy ra bị bắt ráng chịu .

Trong lúc thằng Thành đang năm mười thì cả bọn chúng tôi túa đi khắp nơi, đứa thì leo lên cây, đứa thì trốn trong chòm mả nơi có những ngôi mộ làm bằng đá ong cũ kỹ . Đứa thì lẫn mình vào mấy bụi tre, nhưng thường thì những bụi tre thì mấy đứa tụi tôi không thích trốn ở đây, vì đơn giản là dễ bị gai của Tre cào gây thương tích, khi tàn cuộc chơi về đến nhà thế nào cũng được ba má cho ăn bánh tét nhưn mây , thét rồi đứa nào cũng né chỗ trốn hắc ám đó hết, nhất là mấy đứa con gái trong xóm không bao giờ chúng bén mảng đến bụi tre, chòm mả do sợ ma, cứ như vậy đó con trai bọn tôi suy ra yếu điểm này nên tìm đến nơi sạch sẽ là xí được các cô nàng liền .


Tôi nhớ hôm đó thằng Cu, con của bà Mười Quán phá lệ, nó chui vào trốn trong bụi tre gai bên vệ đường mà không ai biết, nó nằm im thin thít trốn rất kỹ, cả bọn nhóc tụi tôi đều bị thằng Thành xí hết ráo, chỉ còn lại một mình thằng Cu là chưa thấy tăm hơi của nó đâu cả, bầu trời dần mờ tối những bóng đèn điện vàng vọt bắt đầu bật sáng bên đường, cả bọn lo lắng vô cùng, bỗng tiếng thằng Lập một đứa trong đám bạn nói rú lên :

 - Ơi tụi bây ! Có khi nào thằng Cu bị ma giấu không ta ? mấy ngày trước tao nghe ba tao nói cái xóm đường đất đỏ của mình có ma đó .

Nghe thằng Lập nói đến đây tự dưng tôi thấy mình bị hiện tượng nổi da gà như có một luồng điện chạy tê rần nơi sống lưng, vì câu nói của thằng Lập nó trùng với câu chuyện chú Út tôi kể cho lũ trẻ trong xóm nghèo mỗi khi đêm về, chú kể rằng :
- Mấy đứa bây biết không, hồi đó thời người Pháp còn ở Sài Gòn mình chú cũng còn trẻ, ba của chú nói ngày xưa có bà Tám ngụ tại cái xóm chuồng Trâu, xóm này nằm gần chùa Giác Quang ở chợ Cây Thị, đặc biệt khi trời về khuya chừng khoảng mười giờ thì tiếng rao hàng ngọt ngào của bà Tám vang lên :
- Ai chè đậu đen, bột báng, nước dừa, đường cát trắng hông .

Có hôm bà Tám vừa đặt gánh chè đậu dừng lại nghĩ chân nơi mấy bụi Tre gai ven đưòng, tiếng rao lảnh lót của bà Tám vang lên mọi khi, đứa cháu gái nhỏ đi theo phụ bà Tám bán hàng, nhiệm vụ nó là cầm cái đèn bão loại đèn ngày xưa có bốn mặt kiếng chung quanh , có khi đuợc sơn thêm màu xanh, đỏ vàng lên kiếng để tránh chóa mắt người đi đường .đèn này dùng nhiên liệu là dầu hỏa mà dân miền nam hồi đó gọi là dầu hôi bên trong có sợi tim đèn bằng sợi bông chắc chắn, đèn phát ra ánh sáng vàng rất tiện lợi cho những người nghèo buôn gánh bán bưng như bà Tám, nó còn công dụng chống được những cơn gió lớn mà đèn không bị tắt nên người ta đặt tên cho nó là đèn bão, còn những tiệm quán sang trọng hồi đó thì xài đèn " Măng xông " loại đèn hiện đại của người Pháp du nhập vào Việt Nam, cũng xài bằng dầu hôi, nhưng có thiết kế cái bơm hơi làm tăng áp suất trong bầu đèn, khi đốt đèn thì nhờ áp suất này tim đèn cháy cho ánh sáng trắng khác với đèn dầu Hoa Kỳ một trời một vực .

- Gái Ba ! Mầy đem đèn tới đây để dì Tám đảo lại nồi chè để nó khỏi bị khét coi con .

Con Gái Ba làm theo lời bà Tám, khi nắp nồi chè đậu được mở , khói ùa bay lên gió cuốn đi mang cái mùi hấp dẫn của nồi chè len lỏi vào những căn nhà lân cận ven đường, cũng nhờ vậy mà cả cái xóm đường đất đỏ nhỏ bé của chúng tôi là thân chủ hàng đêm của bà Tám.

Vơ cái vá khuấy nhẹ nồi chè, khi ngước nhìn lên thì đâu trước mắt bà Tám xuất hiện gần cả tiểu đội lính " Pặt tê giăng" súng ống đầy đủ, hình như họ đang đi làm nhiệm vụ gì đó, nghe mùi thơm lừng của nồi chè nóng hổi của bà Tám khiến họ không cưỡng lại được, sà xuống vây quanh gánh chè, cả bọn họ nói cười rôm rả vừa đưa miệng húp rồn rột, mới thoáng một chút mà mỗi chú lính thanh toán gọn ba chén chè vô bụng, chú Út còn nói tiếp nghe đâu có ông lính chưa đã thèm, còn lấy cái cà mèn mua thêm mang về đồn để ăn tiếp, ăn uống thỏa thê xong thì một người lính ra dáng là sếp móc tiền trả, ổng còn hào phóng " poa " luôn cho bà Tám phần tiền thay vì phải thối lại cho họ .Nghe đâu nhờ cái " vía " của mấy ông Tây nên chỉ loanh quanh gánh đến đầu đường là nồi chè bán hết sạch . Bà Tám và gái Ba trở về nhà, gái Ba lui cui dọn dẹp rửa ráy chén muỗng còn bà Tám thì ngồi lọm khọm đếm tiền, vừa trút rổ tiền ra " Bộ đi văng " bà Tám thất kinh hồn vía la làng :

- Ma .. Ma bớ người ta có ma, gái Ba ơi..cứu dì ..... với .

Bà Tám kêu được như thế rồi tự nhiên bà thấy hai quai hàm như có ai bóp chặt khiến bà trừng mắt không thốt thêm được lời nào. Nguyên nhân trong số tiền bà vừa trút ra thì gần phân nửa là giấy tiền " vàng bạc " một loại giấy tiền dùng cho người cõi âm do mấy ông ba Tàu ở Chợ Lớn phát hành .

Bà con lối xóm nghe tiếng la của bà Tám thì mọi người tông cửa nhà chạy đến rất đông họ tưởng nhà bà bị trộm cướp viếng thăm . Khi tỉnh hồn lại bà Tám mới kể kể sự tình và đoan chắc rằng tiền âm phủ này là do mấy chú lính khố xanh khố đỏ gì đó đưa cho bà . 

Bà tám quả quyết :

- Mấy ông tây này chắc chết trận được chôn phía đồng mả ở cạnh cầu hang xe lửa cũng nên.


Chuyện ma cỏ hư thực thế nào không rõ , nhưng Kể từ đêm sau bà Tám giải nghệ không bán chè đêm nữa, nghe đâu bà con trong xóm cũng buồn buồn vì từ đây không còn nghe tiếng rao hàng thân thương và cái mùi chè đậu đen nước cốt dừa đường cát trắng ngọt ngào thoang thoảng trong đêm nữa rồi, và cũng do ám ảnh cái rổ tiền vàng bạc hôm ấy nên bà Tám dọn nhà đi biệt xứ từ đó ...

Vậy mà đêm ấy, thằng Cu con bà Mười quán nó trốn biệt ở đâu ? mà có ma thật hay không ? giả sử có con ma nào đó hiện ra lúc đó trước mặt chúng tôi thì tôi tin chắc rằng ít ra phải có một vài đứa té xỉu, một ẩn số mà lúc bấy giờ chúng tôi chỉ lò mò đoán già đoán non mà thôi . Con Hồng đứa con gái tham gia trò chơi được chúng tôi cử về nhà thằng Cu để báo hung tin :

- Bà mười ơi ! Anh Cu chơi năm mươi với tụi con không biết ảnh trốn ở đâu tụi con tìm không ra . Tụi con sợ quá nên báo cho bà Mười nè .

Bà Mười hoảng hốt chạy đôn chạy đáo đầu trên xóm dưới để tìm cho ra thằng con quý tử của mình .

Tin thằng Cu mất tích, lời đồn đại nó bị ma giấu gây rúng động cho lũ nhóc trong cái xóm nhỏ này .


Thế là cả xóm, người cầm đèn cầy, kẻ cầm đèn dầu tìm tòi hết mọi nơi cuối cùng cũng thấy nó đang khò khò trong bụi tre gai .Nó mãi trốn cố giấu mình thật kỹ, rồi nằm mơ màng gặp những cơn gió thổi hiu hiu làm cho đôi mắt nó sụp mí hồi nào không hay, đến khi nghe tiếng kêu ầm ĩ của mọi người nó mới lòm còm bò ra khỏi cái bụi Tre gai, bà Mười gặp nó bà mừng rơi nước mắt, nhưng cũng không quên gõ vào mông của nó hai cây roi mây kèm theo lời hăm :

- Còn chơi kiểu này lần nữa là má không cho mày đi chơi nữa, nghe chưa cái thằng kia .

 Như biết lỗi, và ân hận đã làm mọi người hốt hoảng vì mình, thằng Cu tha thiết 

- Con xin lỗi má, con không dám vậy nữa .

- Hứ chơi bời trốn tìm mà chui vô bụi rậm, ma nó chưa giấu bây thì rắn nó cũng cắn bây có ngày đó mấy con ơi .


Sau lần tai nạn đó bọn tôi thôi không còn chơi trò trốn tìm nữa . Còn nhiều nhiều trò chơi của tuổi thơ yêu dấu nữa như :nhảy lò cò, chơi u, chơi ăn ô quan, thả diều, đá dế, câu cá, chia phe đánh trận như những người lính chống chọi với quân thù, ngày đó trong đám tụi tôi đứa nào phải làm quân địch trong cuộc chiến thì y như rằng đứa nào cũng tiu nghỉu chấp nhận làm phe ác một lần đó thôi, nếu lần sau mà chơi trò đánh trận thì phải đổi phe lại cho công bằng, có mấy cô bác lớn tuổi biết chuyện này đã lên tiếng :

- Mấy đứa nhỏ coi vậy chứ tụi nó cũng biết phân biệt chánh tà lắm nghe, làm phe địch là xấu nên hỗng có đứa nào vui hết trơn hết trọi á.

Cái năm tôi thi đậu vào lớp đệ thất, cả nhà tôi ai cũng mừng rỡ, tháng đó sau khi lãnh lương của hãng xong, để khao tôi có được cái thành quả vừa qua trong học hành, chiều hôm nọ ba nói :

- Chiều nay ba thưởng cho xem phim cầu sông wai hay lắm, con nói thằng Lập, Thằng Kháng, với con Hồng nữa xin phép nhà nó cho đi chung với con luôn .

Nghe ba tôi nói cho mấy đưa bạn cùng đi xem hát bóng với mình tôi mừng ra mặt, mấy đứa ba tôi vừa kể tên cũng đạt kết quả tốt kỳ thi vừa rồi, tôi khẽ cám ơn ba và chạy nhanh đến nhà báo tin vui cho bọn nó, con Hồng mẹ nó đang bệnh nặng, ba nó thì đi chiến trường chưa về, ở nhà còn hai mẹ con hủ hỉ với nhau nên nó không đành lòng tìm niềm vui riêng cho mình .

Gần đến giờ hẹn , con Hồng mới lò dò đến nhà tôi, nghèn nghẹn trong lòng nó nói :

- Mấy anh đi chơi vui vẻ, coi hát xong về kể lại Hồng nghe cũng được mà . Má Hồng trở bệnh nặng, Hồng phải canh chừng má, chứ không thì ....

Con Hồng nói giữa chừng rồi nó ù chạy ngay về nhà .Tôi kịp nhận thoáng qua đôi mắt buồn buồn của Hồng đã đỏ hoe ngấn lệ ...

Ba tôi dẫn chúng tôi lội bộ ra đến đầu ngã ba đường để đón xe, chiều vẫn còn chút nắng, không khí oi nồng, hơi nóng vẫn còn hắt lên từ con đường nhựa nơi chúng tôi đang đứng chờ xe, thỉnh thoảng cũng có chút gió thổi nhẹ qua làm dịu bớt đi cái nóng bứt rứt trong người .

Chiếc xe Ngựa vừa tấp vô sau cái vẫy tay đón của ba tôi, chủ xe một người đàn ông luống tuổi, ông trạc cở tuổi ba tôi, mặc trên người bộ " Pi ja ma " màu đen có ba cái túi áo thật lớn, tôi thấy ông bỏ trong đó nào là thuốc rê, hột quẹt, giấy tờ gì đó, và túi ông đựng tiền nằm phía trên ngực . Chiếc nón nỉ đẹp đắt tiền ông hay giở lên chào khi có khách lên xe, một phong cách mà thời nay dễ gì còn gặp lại, . Con Ngựa thì mang cặp kiếng bằng da màu đen che hờ đôi mắt, nó chỉ quan sát được phía trước, không thể nhìn hai bên, sau này tôi khi đi xe quen thân với chủ xe Ngựa thì ông mới giải thích :
- Sở dĩ che như thế cho Ngựa khỏi giật mình khi có xe qua mặt nó, để nó
không sợ mà gây ra tai nạn .
Trên đầu con Ngựa ông gắn một chùm lông đuôi của Gà trống trông thật oai phong, quanh cổ nó được đeo cái vòng lục lạc, mỗi khi Ngựa phi trên đường nhựa , bốn vó gõ lốc cốc hòa theo tiếng reo của lục lạc tạo thành âm thanh rất vui tai .


Sau này chúng tôi học năm đệ thất một trường gần chợ Bà Chiểu, đi riết thành mối của ông Tám xe Ngựa, trong đám tụi tôi chỉ có mình tôi là ông Tám ưu ái cho ngồi gần ông phía trước, vì ngồi vị trí này thòng hai chân xuống khỏi phải cởi giày, còn lũ bạn tôi thì lên xe phía sau phải cởi giày ra xỏ vào cái móc bên hông xe, đến nơi mới được mang giày lại như cũ vì trong lòng xe chật hẹp vả lại mang giày dép vào thì làm dơ tấm đệm lót dưới sàn xe thì không hợp vệ sinh cho lắm, đi xe Ngựa cũng lắm thú vui, nó cũng tròng trành như ghe gặp sóng lớn đôi khi Ngựa dở chứng khiến cả xe ai nấy mặt xanh như tàu lá chuối vì sợ rớt xuống đường do chú Ngựa tung 2 vó trước lên cao khiến xe nghiêng hẳn về phía sau ...


Cuộc sống cứ thế êm ả trôi theo tháng ngày . Tôi còn nhớ, năm 1963 Sài gòn sục sôi những biến động, năm đó bên quân đội họ làm đảo chánh, trực thăng mang " rốc két " bay gần sát nóc nhà tôi, họ bắn đại liên trên máy bay hướng vào Dinh gia Long, vỏ đạn rớt lộp cộp trên mái tole nhà, cô bác chung quanh sợ hãi vô cùng, sợ sệt trong tình hình này vài gia đình tụ họp lại những căn nhà kiên cố trong xóm cùng nhau ở đó có gì xảy ra khi tắt lửa tối đèn có nhau thì yên tâm hơn, người lớn ai cũng trong dạ nao nao chờ đón thời cuộc, còn bọn con nít thì được dịp gần nhau thường xuyên thỏa thích chơi đùa, chúng tôi đâu có biết rằng cha mẹ chúng tôi đang rầu thúi ruột, thúi gan khi đất nước đang tranh tối tranh sáng của hai phe ...

Rồi cuộc đảo chánh thành công, nền đệ nhị Cộng hòa hiện diện trên quê hương ....


Năm 1968, một lần nữa Sài gòn cũng như cả nước, khói lửa tràn lan, tôi và gia đình cũng suýt chút nữa " tiêu diêu miền cực lạc " bởi một trái đạn cối rớt trước sân nhà, cũng may là chúng tôi trốn kỹ trong hầm ngầm dưới đất, nếu không thì không có cơ hội bây giờ ngồi đây ghi lại những hình ảnh thân thương đang mờ dần trong ký ức .

Rồi thì sóng gió cũng qua, đến giữa năm 1970 là năm đám trẻ con ngày xưa chúng tôi đến tuổi lên đường nhập ngũ làm bổn phận công dân trong thời chinh chiến .

Tôi, thằng Kháng , thằng Lập cùng vào lính một ngày . Buổi đầu tiên vào nơi tiếp nhận, ba đứa chúng tôi đều mang tâm trạng nhớ nhà kinh khủng, mặc dù mới rời khỏi tổ ấm gia đình chừng vài tiếng đồng hồ, nhưng đêm ấy với chúng tôi nó dài thăm thẳm . Nằm cạnh bên nhau chúng tôi tâm sự, tôi nói nhỏ vừa đủ cho thằng Lập và thắng Kháng nghe :

- Không biết chừng nào mới vô quân trường hả tụi bây ? Rồi lăn, lê, trườn, bò nữa . Mà tao nghe nói ở quân trường cái chuyện tắm giặt khổ sở lắm, nghe mấy ông anh trong xóm mình đi lính về kể lại, mùa khô thiếu nước sinh hoạt lắm.

- Ôi hơi đâu mà lo mầy ơi, chừng nào cũng được, chuyện tắm giặt thì mày làm như vầy ... như vầy ...


Thằng Kháng cố tạo ra chuyện vui để chúng tôi quên đi nỗi nhớ nhà, nó thì thầm bên tai tôi tưởng đâu nó hiến kế gì hay để có giải pháp tốt đối phó với khó khăn sẽ phải đối mặt sau này nên tôi chăm chú nghe, thằng Lập cũng xích lại gần cả ba đứa chúng tôi chụm đầu vào nhau trao đổi câu chuyện, bất chợt ai nhìn thấy hình ảnh này có lẽ sẽ để lại nhiều dấu chấm hỏi trong đầu, bọn này đang âm mưu gì đây ? .

Thằng Kháng vừa hiến kế xong thằng Lập phá lên cười, nước mắt nó chợt trào nơi khoé mắt cũng bởi chuyện thằng Kháng bày vẽ cho tôi giống như chuyện tiếu lâm làm nó cười ngất ngưởng , khiến mọi người trong "sam" chăm chú hướng nhìn về chúng tôi . Riêng tôi thì đưa tay cốc vào đầu thằng Kháng một cái đau điếng kèm theo lời trách móc nó;

- Tao nói thiệt mà, vô đây mà mày còn giỡn được hả mậy, thôi khùng quá ông ơi .

Tôi còn co giò đạp thằng Kháng một cái nữa, sau này tôi ân hận với sự phản ứng quá trớn đối với nó .

Thằng Kháng nó bàn với tôi nếu sau này khi ra quân trường thụ huấn mà gặp phải cảnh thiếu nước sử dụng thì viết thư về kêu gia đình gửi lên cho cái thùng phuy loại 200 lít đục bỏ cái nắp trên rồi hứng nước mưa chứa vào đó thì coi như giải quyết được vấn đề thiếu nước , đúng là chuyện tiếu lâm không sai .


Ngoài trời bóng đêm dần bao phủ không gian, tôi thoáng nghe một vài tiếng kêu của lũ vạc bay đi ăn đêm, tiếng vo ve bên tai của lũ muỗi đói, cố dỗ giấc ngủ mà đôi mắt đứa nào cũng ráo hoảnh, ba đứa chúng tôi nằm im thin thít, mỗi đứa đang theo đuổi suy nghĩ riêng của mình, chợt thằng Lập nhìn vào mắt tôi nó hỏi :

- Bộ nhớ em Hồng phải không ?

Thằng Lập nó gãi trúng chỗ ngứa của tôi, nhưng sợ quê với nó tôi nói:

- Gì mà nhớ với nhung, có chăng đi nữa thì cũng hết khóa huấn luyện thì may ra nhung với nhớ mầy ơi .

Thằng Kháng lúc này nó mới lên tiếng :

- Học ra trường xong về đơn vị mới, mầy kêu bác năm nói với thím Hai cho mầy với con Hồng Châu về hiệp phố cho rồi, ông bà mình nói cưới vợ phải cưới liền tay đó nghe mậy .

Nghe thằng Kháng nói như vậy, trong lòng tôi ngờ ngợ nhớ lại câu nói của Hồng cái hôm hai đứa hẹn nhau để nói lời tạm biệt :

- Anh Phương cố gắng làm tròn bổn phận công dân đi, ở Hậu Phương thiếu gì em gái nhỏ chờ đợi, duyên kiếp đều có số phần hết anh đừng lo nhé .

Câu nói đùa của Hồng khiến tôi không vui lắm, tôi ái ngại vô cùng và tự hỏi không hiểu Hồng có thể chờ đợi mình trở về hay không ? Chiến trường bắt đầu sôi động trở lại, chiến sự ác liệt, tin tức dội về hàng ngày, có những chàng trai ra đi như tráng sĩ kinh kha , để rồi cũng có nhiều thiếu phụ Nam Xương chờ chồng trong mòn mỏi đợi chờ . Lần ra đi này tôi linh cảm chuyện tình yêu của mình nó có vẻ mang một màu sắc xam xám, đã vậy nghe thằng Kháng đốc thêm vào thì thật lòng mà nói trong lòng tôi như ngổn ngang trăm mối tơ vò .


Rồi thì ba tháng quân trường ở Dục mỹ cũng xong, ba tháng dầm mưa dãi nắng, thao trường mồ hôi đổ, cả ba đứa chúng tôi đều được tiểu đoàn trưởng của Trung tâm huấn luyện tuyên dương tinh thần học tập, đêm cuối ở quân trường lần đầu tiên trong đời 3 thằng nhóc sợ ma ngày nào cùng nhau nốc bia liên hoan một buổi ra trò, đánh dấu buổi họp mặt cuối cùng ở cái lò luyện thép này, nơi đã un đúc tinh thần và thể xác chúng tôi thêm phần mạnh mẽ .


Rời trung tâm huấn luyện Dục Mỹ, chúng tôi lênh đênh trên biển, chiếc dương vận Hạm 505 rẽ sóng đưa chúng tôi trở về căn cứ Long Bình nơi hậu cứ của đơn vị chúng tôi phục vụ sau này . Ròng rã hai ngày hai đêm trên biển, trong lòng ai cũng nôn nóng mong về đến đất liền, qua hai ngày trên biển chỉ thấy mây, nước và đường chân trời, thỉnh thoảng cũng gặp vài đàn Hải âu bay lượn tìm thức ăn giữa biển trời bao la rộng lớn, lúc ấy thật sự chúng tôi mới cảm phục những người lính Hải quân, bởi họ cô đơn quanh năm với biển khơi mà họ còn chịu đựng được, với chúng tôi hai ngày trên biển như một cực hình vì không thể thích nghi với cái mênh mông của biển trời .

Đến hậu cứ Long Bình được một tuần, sáng nọ lệnh tập họp được ban ra, xe GMC đưa chúng tôi ra sân bay , từng chiếc trực thăng Chinook đưa chúng tôi vào bay vào vùng lửa đạn, mặt trận An Lộc Bình Long hiện ra bên ô kính tròn của chiếc phi cơ, thấp thoáng trong mây chúng tôi thấy rõ mồn một nơi xa xa những cụm khói bốc lên cao do những phi tuần ném bom nơi vùng hỏa tuyến . Hạ dần độ cao, Phi công rà sát chiếc Chinook trên đầu những ngọn cây cao su bên phi đạo, khiến cây lá ngả nghiêng xào xạc do sức mạnh của cánh quạt gây ra, khi phi cơ đáp xuống gần sát mặt đất, tiếng hô vang của nhân viên phi hành người Mỹ :

- Go out .. Go out ....

Chúng tôi vụt lao ra khỏi chiếc chinook rồi chạy vào vạt rừng ven đường, cũng là lúc tiếng đạn pháo từ đâu nổ tới tấp, đất bị đào xới tung lên tạo những hố sâu hoắm, mùi thuốc pháo khét lẹt, không khí như mang nặng âm vang tiếng của lão Thần chết đang réo gọi hồn ai. 

Tiếng phản pháo vang lên một hồi lâu rồi cũng chấm dứt , trả lại sự yên tỉnh tịch mịch vốn có của núi rừng, 

- Đại đội tập họp . Ngang dọc so hàng , 4 hàng dọc, đằng trước thẳng.

Tiếng khẩu lệnh của ông Thượng sĩ người có trách nhiệm đưa chúng tôi trình diện đơn vị mới đang hành quân nơi chiến trường .

Hàng ngũ xếp ngay ngắn, tôi tranh thủ liếc dọc liếc ngang quan sát nơi mình đặt chân trên chiến trường là nơi đâu, lòng tôi chợt bàng hoàng, trước mắt tôi có tấm bảng viết vội trên tấm ván ép mỏng manh hàng chữ Phi đạo Sa Cam , phía bên dưới là một nấm mộ đất dường như mới đắp gần đây thôi, trên cây thập tự giá bằng hai thanh gỗ thông của thùng đựng đầu đạn cối 81 ly ghép lại , ai đó viết lên hàng chữ thay cho mộ bia một dòng sơn đỏ như máu của người dưới mộ kia đã tuôn ra vì mảnh đất quê hương yêu dấu .

Nơi tạm yên nghỉ : Chuẩn úy .....đại đội ...tiểu đoàn .... Anh dũng đền nợ nước ngày ......tháng ...năm..

Được chào đón bằng những tràng đạn pháo, được thấy những anh hùng ngã xuống nơi tuyến đầu cũng không làm chúng tôi sợ sệt chùn bước, thầm khấn vái vong hồn người sĩ quan bạc mệnh kia, ông hiển linh hãy dìu chúng tôi bước qua cho đến ngày tròn cuộc chiến . Như có một phép mầu, như thấu hiểu sự tôn kính với ông nên có thể ông ta đã che chở cho tôi thoát hiểm nhiều lần trong gang tấc.


Chúng tôi về đến bộ chỉ huy tại thị trấn An lộc điêu tàn đổ nát, được tập hợp lại, sau một hồi huấn thị, lựa chọn, phân phối cho các đơn vị tác chiến trực thuộc, tôi là người duy nhất được chỉ huy phó đơn vị chọn ở lại bộ chỉ huy làm công việc chuyên môn, còn những anh em cùng khóa học được đưa về các tiểu đoàn tác chiến.

Tôi chia tay thằng Lập, thằng Kháng, vậy là chúng tôi mỗi đứa một nơi, trong mắt đứa nào cũng đượm buồn lưu luyến, tôi vỗ vai hai đứa nó và cầm lấy bàn tay , ba chúng tôi siết chặt tay nhau ngầm hẹn ngày nào đó cùng nhau về lại Sài Gòn khi đất mẹ bình yên ..

Tôi cố chọc cười 2 đứa bạn thời niên thiếu :

- Tụi mình lại bắt đầu cuộc chơi năm mười nữa rồi đó, hai thằng bây đi trốn, và tao sẽ đi tìm ...

Kỷ niệm xưa chợt hiện ra trong tâm trí, không hẹn nhau mà tự nhiên ba đứa nước mắt chảy thành dòng .

Đưa tay quệt nước mắt thằng Kháng đáp lời tôi :

- Tụi tao đi đây, nhớ giữ sức khỏe nha, thư từ nhà có gì nhớ cho tụi tao biết với .

Nước mắt lại tuôn ra, ông Thượng sĩ già đứng gần bên thấy hết sự việc, hình như ái ngại điều gì ông ta nói :

- Ba đứa bây ở chung xóm với nhau hả, thôi đừng buồn, đóng quân cũng gần đây thôi, muốn gặp nhau dễ ợt hà, thôi đi đi kẻo anh em chờ.

Chiến trường vào mùa khô, mùa cao điểm của chiến trận, lao vào công việc hàng ngày, đối diện với nhiều cam go, có lúc tôi quên bẵng đi hai thằng bạn kia, quên cả cái gia đình ở Sài gòn, quên cả cái tình yêu bé nhỏ của Hồng, đứa con gái nết na thùy mị đùa vui trong quãng đời thơ ấu và tình yêu đến với hai đứa tôi tự hồi nào không hay .


Ba tháng sau, thư đi tin lại cho gia đình, cho người yêu . Lần này nhận lá thư của Hồng, không phải cái bì thư màu xanh hy vọng như những cánh thư trước, mà là bì thư màu trắng trinh nguyên, cũng là màu tang tóc, trong thư Hồng kể rằng :

- Anh Phương thương mến ! Viết thư này cho anh, tuy tay thì cầm viết nhưng lòng thì không muốn, nhưng cuối cùng cũng phải viết cho anh, mẹ em ( thím hai ) mất tròn một tháng, ba em thì đơn vị báo tin mất tích, đất trời sụp đổ dưới chân em, gia đình lâm cảnh túng bấn, may nhờ một người ân nhân đứng ra gánh vác mọi chuyện, và anh ta cầu hôn em thật chân tình sau lần lo tang chế cho mẹ, vì nghĩa em đành phụ anh, mong anh đừng buồn, hậu phương còn rất nhiều em gái khác . Anh nhớ giữ sức khỏe . Tạm biệt . Ngàn lần yêu anh, Hồng.

Đọc xong lá thư tôi không trách Hồng phụ bạc, nhưng tự trách mình vô dụng để vuột một mối tình trong trắng thơ ngay . Đổ vỡ trong cuộc tình với Hồng, thế là tôi gặp phải sự cô đơn như những chiến sĩ Hải quân dạo ấy, nhưng không phải cô đơn giữa biển khơi, mà tôi cô đơn giữa biển đời mênh mông vô định, sau vụ này tôi thẫn thờ cả năm thì vết thương lòng mới tạm liền da .

Buổi sáng nọ, đang loay hoay công việc, tôi nghe loáng thoáng phòng bên cạnh có tiếng sếp đang ra lệnh :

- Chiều nay xin trực thăng tản thương, chở mấy anh em thương binh ở ban quân y về Tổng y viện Cộng hòa, nhân tiện đem xác thằng Nguyễn công Lập, và thằng Dương văn Kháng về nghĩa trang quân đội luôn .

Tôi bỏ ngay công việc chạy nhanh qua Ban 3 hành quân, hỏi han một lúc thì đúng là hai thằng bạn thân thiết nhất trong đời tôi đã ra đi vĩnh viễn, thằng Lập chết trước thằng Kháng nửa ngày do bị sốt ác tính quật ngã nó . Còn thằng Kháng thì dẫm phải mìn khi đi hành quân, thân xác nó vương vãi khắp nơi, đồng đội nó gom lại được một ít thịt xương gói lại trong chiếc Poncho từng che chở nó trong những cơn mưa rừng lạnh lẽo .


Chiếc trực thăng sơn màu tang trắng, trước mũi, bên hông đều mang chữ thập đỏ đáp xuống, nó mang những thương binh và mang theo hình hài của hai đứa bạn tôi, cho đến khi chiếc trực thăng có danh hiệu " Nhân ái 95 "" chỉ còn một cái chấm nhỏ trên bầu trời vàng hoe nhuộm nắng cũng là lúc tôi thốt lên trong vô thức :

- Xí thằng lập, xí thằng Kháng . Một . Hai .ba . 

Tôi vỗ tay ba cái vào cái thùng Cô nét nơi lưu giữ xác của hai đứa bạn như vỗ vào vách tường của trò chơi cút bắt những ngày xưa ./.


Hai Hùng SG





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jul/2023 lúc 12:45pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22153
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2023 lúc 2:53am

Bếp Lạnh 

 

Một sáng Chúa Nhựt vào khoảng mười giờ, Hoàng đi tới đi lui trong nhà bếp, mắt ngó dáo dác như muốn tìm vật gì. Chàng mở tủ ngăn trên, không có, mở ngăn dưới, cũng không có, ngăn bên giữa, cũng không có luôn. Chàng cũng đã mở hết các hộc kệ bên bồn rửa chén, trên tường, miệng lẩm bẩm - thiệt là kỳ cục, có cái chảo, cất ở đâu kỹ quá, kiếm không ra...

Căn bếp khá rng, chén dĩa ni nêu son cho, tt c được đ đây, ngoài ra đâu còn ch nào. Lc li hi lâu không được, tc mình, chàng đi xung tng hm. Căn hm đã được hoàn tt đp đ, phòng c khang trang, đ đc được sp xếp vén khéo. Phòng làm vic ca chàng có t sách và bàn viết tht ln, lò sưởi bng đng sáng loáng, cnh bên là phòng ng và phòng chơi đùa ca thng Bi, cùng phòng tp th dc. Phía sau cùng là mt kho đng nhng vt liu sa cha nhà ca, cùng đ đt ít dùng. Cũng còn vài thùng cc tông ca chuyến dn nhà lúc trước, còn nguyên băng keo chưa m. Cái cho, cái cho, hng l được ct trong my cái thùng ny. Vô lý, ai li đem giu cái cho vô my cái thùng cc tông. Tuy nghĩ như vy nhưng chàng cũng kiên nhn đi kiếm con dao nh, khiêng ra tng thùng và rc lp băng keo dán bên ngoài, gia công lc li. Toàn là sách v vi báo chí, thư t cũ...

Bui sáng tri nng trong, c nhà yên tĩnh, không mt tiếng đng nào ngoài tiếng dép kéo lê trên sàn g ca Hoàng, tiếng thùng cc tông được m, tiếng sách v va chm nhau st sot,... tiếng đng tuy nh nhưng cũng đ làm thng Bi tnh gic.

Bi năm nay cũng đã mười lăm, tui nh giò nên cao lng khng. Tánh tình thit thà, hin lành, an phn nhưng d đ cc, y như Hoàng. Nó cn nhn :

- ba làm cái gì dưới ny rm rm, con ng không được.

Nghe tiếng con, chàng mng lm. Cái nhà ln rng thinh thinh, đi ti nhà trước, đi lui nhà sau cũng ch có mt cha, mt con, bun và hiu qunh quá. Trên tường bc tranh sơn mài v hình cô thiếu n mc áo t thân, ôm đàn tỳ bà che nghiêng na mt như nhìn chàng mà cười. Chàng ôn tn tr li con :

- ba kiếm cái cho, nó đâu mt tiêu ri. Ri nói tiếp - mười gi sáng ri đó, con thc dy là va hng có sm đâu.

Bi mc b đ ng nhàu nhò bước xung giường, đng nhìn chàng và hi :

- mà ba kiếm cái cho làm chi ?

- cái thng, ba kiếm cho đ nu đ ăn, ch con tưởng ba kiếm cho đ đi à...

Thng Bi cười - my tháng nay mình ăn bánh mì tht, cá hp, vi mì gói, cũng được vy ba. Lâu lâu đi ph Tàu mua vt quay, gà quay, tht xá xíu, tim Thái Sơn hay Hng Kông được ri... ba nu nướng làm chi cho mc công.

Chàng nghe con nói, đau nhói trong lòng, thy thương và ti nghip con, gượng cười :
- đâu được nè, cha con mình phi ăn ung đàng hoàng. Lúc trước nhiu công vic bn bu quá, hết chuyn ny đến vic kia, ba không rnh đ lo cơm nước, nay thì rnh ri. Đ con coi, ba làm bếp ngon lm.

Thng nh tròn xoe mt ngó chàng, cp mt to đen và đp ging hch má nó :
- b ba biết nu đ ăn h ba?

Hoàng bt cười : sao không biết con, ba nu gii lm, con biết không, hi đó ba đi hc Sài Gòn t nu ăn đó...

Thng nh không h thc mc chuyn ba nó lúc nh còn đi hc, t nu nướng ra sao, đi kiếm cái cho ph chàng. Nó chy lên nhà bếp cũng kéo các ngăn k, các ngăn t như chàng đã làm, hi lâu không được. Nóng rut, nó đ ngh - hay là ba ra tim mua cái cho mi cho ri, kiếm hoài cũng không ra.

- , chc là phi mua cái mi.

Va nói va thun tay chàng vô tình kéo cánh ca lò nướng ca bếp đin, ca va m chàng thy bên trong có cái cho ln, vài ba cái ni được xếp k trong đó. Hoàng rt mng và Bi lm bm :

- my tháng nay ba có nu nướng gì đâu nên không biết ni vi cho đ trong ny...

Chàng vói ly cái cho đem li vòi nước đ ra, ming nói :

- đ ba làm món ci làn xào tht bò cho con ăn, ba mua được ci tươi vi tht bò mm lm.

Bi thích chí - d d, mà ba có du hào đ xào ging như ph Tàu không?

- cái thng, ba làm theo kiu Tây, du hào nhiu cht béo, nghe nói ăn nhiu b ung thư không tt đâu.

Thng nh biết gì đâu nghe ha hn có tht bò thì mng lm. My tháng nay ch có ht vt luc chm nước mm, hoc ch la xc khúc chm nước tương là xong bui cơm. Đến ba, cha xúc mt tô, con xúc mt tô đ ht vt hoc miếng tht lên trên cơm trng, ri kéo nhau ra ngi trước máy tuyn hình, va ăn va coi Vi Tiu Bo vi Trương Vô K hoc Lnh H Công T,... cũng xong ba. Thit là gn.

Hoàng nh li nhng dĩa tht bò xào ci làn đã ăn qua, d làm quá mà.

Chàng lấy tấm thớt ra rửa sạch, đặt miếng thịt lên ngay ngắn và bắt đầu xắt từng lát mỏng. Làm món ăn thiệt là dễ, có gì khó khăn đâu. Cái gì mấy bà nội trợ làm được thì đàn ông cũng làm được, nhiều khi còn hay hơn nữa. Miếng thịt được xắt mỏng xong, chàng bỏ vào chảo mở. Thịt gặp mở nóng, cháy xèo xèo, mở và nước thịt văng tứ tung. Hoàng hấp tấp lấy kiếng ra đeo vào mắt, cẩn thận vẫn hơn, mở nóng văng vô mắt dám đui lắm à... Không lẽ vì ham ăn ngon mà phải bị đui con mắt !.


Chàng cm ly cái hp đng mui, nh ti ngày nào má thng Bi lúc làm bếp, nàng thường nhc đi nhc li - mun nu ăn ngon là phi có gia v ngon, chàng cũng bt chước lm bm - mt chút xiú mui, mt chút xíu đường, mt chút xíu tiêu... Cm hp mui trên tay chàng đ trên ming cho - mt chút xíu mui- và trút nhè nh xung. Nào ng, np hp lng le và rơi tut xung đng tht phía dưới, mui bt trng xoá tuôn theo. Tri đt, ai mà chơi cc c, không vn kín np. Hoàng phn ng không kp nên c hp mui bt nm ướp trng xoá trên đng tht, thy mà a gan ! Hoàng quính qung ly cái mung ht gt lp mui trng dư tha phía trên, c gng, c gng, nếu đ quá nhiu như vy là mn lm, ti nghip thng Bi, phi rán ht lp mui dư, mn quá ăn làm sao được, ht được nhiu chng nào tt chng ny. Mà phi tt la, nếu không la phng nóng quá làm không kp. Nóng quá, nóng quá, tht phía dưới miếng nào miếng ny xăn tròn li, xám đen.

La đã tt ri, mui cũng đã ht hết trơn ri, không cách gì ht thêm được na, Hoàng ly đũa gp th mt miếng và nếm. Tri đt ơi, miếng tht bây gi như miếng khô cá mn chát. Chàng nghe đu lưỡi như quíu li. Chết ri, làm sao bây gi. Hng l đem my miếng tht đi ra dưới vòi nước lnh, tht s xác xơ...

Hoàng suy nghĩ, suy nghĩ - , , bây gi mình có th đi li, thay vì làm món tht bò xào thì làm món canh tht bò. Có khác gì đâu. Thêm nước vô nhiu tht s hết mn và đ phi nêm nếm, ch cn mt chút đường cho du và mt chút tiêu na là thơm. Chàng nh rõ ràng câu ca dao - b tiêu cho ngt, b hành cho thơm. B tiêu thì cay ch sao li ngt, thit tình không hiu ! Thôi k canh tht bò cũng y như ci xào tht bò, ch khác mt chút là món khô vi món nước. Được ri, Hoàng ly cái ni nh đt trên bếp kế bên, tay cm cái cho, trút hết tht qua ni ri thêm nước lnh. M la tht ln đ cho nước mau sôi. Cái bếp đin ny tt thit, vn s cao có vài phút thì nước đã sôi ùn t, cái ni c mt lít nước như vy thì chc mt mung đường là va. M cái np hp đường chàng xúc đúng mt mung, được ri vn k np hp li. Nêm xong chàng nếm th, tht không còn mn na, mng quá. Nhưng sao nước hơi ngt. Nếm th li thì ngt thit. Chc ti cái mung canh hơi ln, nhiu đường.

- Bi ơi, li nếm th dùm ba coi ra sao, cái ming ba sm mơi ti gi sao mà đng nghét, không biết được ngt mn gì hết trơn !

Thng Bi nghe chàng kêu chy li, nhìn ni canh đang sôi, ngc nhiên kêu lên :

- a ba nói làm món tht bò xào ci làn mà, bây gi ba li nu canh.

Hoàng chng chế - món canh có nước d ăn, b và tt cho sc kho hơn con. My món xào du m nhiu, có hi.

Thng nh cười :

- ba hng biết nu, ri nói gt con.

Nói xong nó ly mung nếm th nước canh ri ngó Hoàng mà cười :

- canh ny ngt l l, ba b thêm chút đường na thì thành chè. Phi chi có má thì mình có ci xào tht bò ngon lành ri...

T lâu hai cha con chàng c tránh không nhc ti Liên, má thng Bi, vì mi ln nhc ti, Bi bun bã và Hoàng thì cay đng. Cái cnh hai cha con li thi, hiu qunh trong căn nhà ln mênh mông không có bàn tay người đàn bà chăm sóc, bun bã và thê lương lm. Phi chi có má... câu but ming đơn gin vô tình ca con, phá toang cái vết thương tình cm trong tim chàng chưa kp lành ming. Thng nh nói l li, nó chp chp mt như mun khóc, mt đ ng, đng xui lơ. Chc bây gi nó đương nh ti người m đã ra đi, thit xa, thit xa ngoài tm mt nhưng không phi trong lòng...

Nng ngoài tri thit sáng và thit đp. Cây liu bên b rào đong đưa nhng cành lá xanh biếc. Vn vt thit là vô tình. Hoàng chua xót, sng s và cm thy mình bt lc, có li vi con. Chàng c gượng bun, ôm ly vai Bi, nói vi vã đ che lp ni trng vng: - thôi sa son l lên, ba đói bng ri, cha con mình đi ăn ph Tàu, món ci làn tim Hng Kông xào du hào ngon lm.


VÕ KỲ ĐIN
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.758 seconds.