Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 152 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Oct/2022 lúc 12:41pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Oct/2022 lúc 8:49am

Đưa Em Đến Cuối Cuộc Đời


Thân tặng bạn đồng môn kiêm nhà thơ HTL

Đêm đã khuya, mưa vẫn rả rích ngoài khung cửa. Nghe mưa rơi mà nhớ “mưa khuya hắt hiu” trên đường phố Sài gòn năm xưa. Nhớ da diết đến không ngủ được. Tôi nằm im nghe giọng ca Sĩ Phú trầm buồn, sâu lắng, vang vọng trong đêm. Người cựu sĩ quan Không quân Việt Nam Cộng Hoà qua đời đã lâu; nhưng hôm nay, giọng hát vẫn khiến lòng tôi chùng xuống, cảm xúc tận cùng với bản Niệm Khúc Cuối của Ngô Thụy Miên:

"Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời /Dù cho mây hay cho bão tố có kéo qua đây/ Dù có gió, có gió lạnh đầy, có tuyết bùn lầy /Có lá buồn gầy, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em…"

Bản nhạc làm cho  tôi nhớ đến cuộc tình đằm thắm thuỷ chung của bạn tôi với người vợ gốc Hoa.   Để rồi sau gần năm mươi năm chung sống,  Anh đã đưa Nàng đến cuối cuộc đời!

Anh là bạn đồng môn Học Viện Quốc gia Hành chánh của tôi, nhưng cho đến nay chúng tôi chưa bao giờ gặp mặt. Chỉ vì anh là sinh viên niên trưởng vào trường trước tôi. Sau khi tốt nghiệp, anh làm việc tại Sài gòn, còn tôi đi nhậm chức ở một quận xa xôi miền biên giới. Cho đến khi sang tỵ nạn tại xứ sở Cờ Hoa này, chúng tôi mới quen nhau, liên lạc thân thiết  với nhau qua làn sóng điện thoại . Thân nhau không phải vì tình đồng môn mà do duyên văn nghệ - với những bài văn, bài thơ được chuyển qua email. Buổi sáng, tôi đi bộ tập thể dục và trao đổi những mẩu chuyện về văn chương, về những kỷ niệm thời còn làm việc dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà.  Anh cho biết vì phải chăm sóc người vợ hiền bị bệnh mất trí nên bận rộn suốt cả ngày. Năm năm quấn quít với nhau như hình với bóng. Rồi bỗng một hôm, tôi nhận được email  của Anh với hàng chữ ngắn ngủi: “ Vợ tôi mất rồi anh ơi!:”

****

Anh chị quen nhau, rồi bắt đầu thiên tình sử đầy gian nan, trắc trở từ ngày anh còn là sinh viên Hành chánh Sài gòn. Hôm ấy anh đưa người em trai đi thi vấn đáp Tú Tài 1 tại trường Gia Long. Trong lúc chờ đợi, anh trông thấy người con gái quay mặt vào bức tường mà khóc.  Bạn tôi vốn giàu lòng nhân ái, đến hỏi lý do để an ủi. Cô gái cho biết bị trượt vấn đáp, chỉ  vì một câu hỏi về địa lý mà cô không trả lời được! Bạn tôi hỏi số thí sinh, rồi vào gặp vị giáo sư đã từng dạy Anh ở trường Petrus Ký để xin giúp đỡ. Kết quả, cô gái được chấm đậu kỳ thi Tú Tài Một năm ấy. Cô vui mừng cám ơn ân nhân. Anh hỏi tên để làm quen. Cô cho biết họ và tên- nhưng không có tên lót “thị”. Anh nghe như có âm hưởng của một “cô nương Hoa kiều” ở Chợ Lớn.

Trời Sài gòn hôm ấy đang nắng bỗng đổ mưa. Người ân nhân của cô Tú tân khoa cảm thấy vui trong lòng. Anh nhớ đến câu thơ của thi sĩ Nguyên Sa “ Em chợt đến chợt đi anh vẫn nhớ, trời chợt mưa chợt nắng chẳng vì đâu..”; và anh bỗng thấy quyến luyến với người đẹp mới quen! Họ đứng nép vào bờ tường trường Gia Long, trò chuyện. Họ chờ cơn mưa dứt hạt; và cũng chờ tình cảm bắt đầu chớm nở trong lòng nhau!

Cô gái về nhà bày tỏ niềm vui thi đậu với Mẹ. Cô rụt rè bày tỏ với Mẹ niềm khâm phục vị ân nhân người Việt đã giúp cô đạt kết quả đáng mừng đó. Trong bữa cơm gia đình, người cha Hoa kiều không đồng ý cô gái cưng quen thân với một “Ố Nàm Dành”- dẫu anh chàng “người Nam đáng ghét” ấy là ân nhân giúp con gái ông thi đậu! Nhưng cô con gái ông lại thấy anh chàng Việt thật đáng mến, nhất là khi cô biết anh đang học ở một ngôi trường đào tạo những công chức cao cấp mà cô hằng ngưỡng mộ! Cô mượn thẻ Sinh viên của Anh để về trình với gia đình. Quả nhiên, khi người mọi người nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ in trên tấm thẻ, với hàng chữ đậm nét “Việt Nam Cộng Hoà” thì anh chàng “Ố Nàm Dành” có hình trên tấm thẻ trở nên “Ái Nàm Dành” dưới mắt họ!

Sau bốn năm học vấn, Chàng tốt nghiệp Học viện Quốc Gia Hành Chánh, Nàng cũng trở thành cô Tú toàn phần và đang làm việc tại một ngân hàng tư ở Sài gòn. Đám cưới đôi vợ chồng Việt Hoa ấy được tổ chức khá linh đình nơi một nhà hàng lớn ở Chợ Lớn - một China Town ở Việt Nam thời bấy giờ.  Lúc ấy Chàng tòng sự tại một cơ quan an ninh thuộc phủ Tổng thống. Nhưng vì nghiệp vụ bắt buộc, nên phải giữ bí mật với tất cả bạn bè, với gia đình- kể cả cô vợ mới cưới. Lương công chức khá khiêm nhường, nên với văn bằng cử nhân văn khoa, Chàng đi dạy thêm ở một trường tư công giáo vào cuối tuần. Học sinh rất kính nể và thương mến thầy giáo. Thỉnh thoảng chúng được đến nhà thầy để cô đãi cho bữa cháo gà thơm ngon! Tuy nhiên, hàng xóm lại tỏ ra thắc mắc vì hàng ngày có công xa đến đón thầy giáo đi làm, 

Đôi vợ chồng trẻ thỉnh thoảng về thăm gia đình bố mẹ người Hoa. Nàng chỉ các cô em gái, tâm sự với chồng:

-Em may mắn lấy người Việt như anh. Lấy chồng Hoa , suốt đời chỉ bán hủ tiếu, hay bán chạp phô thôi chớ biết làm gì cho an nhàn, danh giá  như em!

                                                      ***

Tháng Tư năm 1975, Miền Nam trở thành “bên thua cuộc”. Hàng ngày tiếng loa vang vang khắp phố phường, kêu gọi sĩ quan, công chức cấp cao trình diện “học tập cải tạo”. Chàng mời người anh vợ đến nhà, nhờ trông nom vợ mình và các con thơ:

-Thưa anh hai, tôi đi học tập chắc lâu lắm mới về, nếu họ không gi ết để trả thù món “nợ máu với nhân dân”!

Cả người anh vợ  lẫn vợ Chàng kinh hãi hỏi vì sao, Chàng im lặng hồi lâu , đáp:

-Xin thú thật với anh Hai và Em, tôi là công chức cao cấp của cơ quan tình báo VNCH, thuộc phủ Tổng thống. Lâu nay tôi  phải giữ bí mật vì nghiệp vụ bắt buộc. Nếu họ điều tra ra sự thật, tôi sẽ bị kết tội nặng, nhưng đành chịu thôi! Tôi chỉ lo cho vợ và các con ở nhà. Vậy xin anh Hai thỉnh thoảng ghé chăm nom  vợ con tôi, tôi đội ơn anh lắm!

Anh và các bạn đồng tù cựu công chức cao cấp của Miền Nam bị còng tay  đưa xuống tàu ra Bắc. Họ đã trải qua nhiều nhà tù, chịu nhiều đày ải cay đắng hơn mười năm. Chị gởi con cho người anh ruột trông nom, một mình lặn lội đi thăm nuôi chồng đôi ba lần trong thời gian ấy. Về sau, khi được về với gia đình, anh viết lại cảm xúc khi nhận được gói quà thân yêu khi vợ đến thăm trong trại tù CS và đọc cho Chị nghe:

 ….Từng viên thuốc nhỏ của em cho

Như có tình thương tiếng dặn dò

Đây chai thuốc bổ trăm viên chẵn

Cố gắng em mua chắc mệt phờ….(HTL)

Chị im lặng lắng nghe mà rưng rưng nước mắt.

                                                                      ****                                                                                                                                                  Bắt đầu năm 1990 , Chương trình định cư HO được chính phủ Mỹ ưu tiên dành riêng cho những người thuộc chế độ cũ Miền Nam Việt Nam. Họ được di cư sang Mỹ công khai hợp pháp.  Điều kiện tối thiểu là đã ở trong các trại “cải tạo”của CS ít nhất 3 năm. Gia đình Anh cũng được chấp thuận đi định cư tại một tiểu bang ở Miền Tây Hoa kỳ. Trong cuộc sống hoan lạc ở xứ sở Tự do, họ cố gắng làm việc, xây dựng nên một mái nhà êm ấm, các con lần lượt ra đời nơi miền đất thanh bình này. Họ bắt đầu có những Ngày Hạnh Phúc- như tựa đề bài ca của nhạc sĩ Lam Phương :

"…Từ khi sánh vai nên đôi bạn hiền/ Đêm về nghe con khóc vui triền miên/Lời ru trong đêm vắng, với tình thương chứa chan/Còn mong ước gì, vì ta vẫn bên nhau….."

Họ nuôi một chú chó nhỏ để chơi đùa với các con. Nó cũng hợp với sở thích yêu thương gia súc của Chị. Chú chó rất quyến luyến với bà chủ giàu lòng bác ái. Đêm đêm con thú cưng nằm dưới chân giường của họ. Khi chị ra  vườn, chú chó nhỏ chạy theo quấn quýt bên chân…

Thế rồi mây đen bất hạnh bắt đầu xuất hiện trong căn nhà đầy ánh sáng hạnh phúc của họ. Chị bắt đầu lãng trí, nói trước quên sau. Để rồi dần dần quên tên, quên mặt các con- ngoại trừ người chồng luôn ở bên cạnh  Chị. Anh bận rộn săn sóc Chị suốt ngày, không dám rời năm ba phút. Bận rộn cho người bệnh ăn sáng, phụ giúp tắm rửa, cho uống thuốc. Thậm chí, ban đêm anh phải buộc một sợi dây vào cổ tay hai người. Chỉ vì anh sợ khi ngủ quên, bất thình lình chị mở cửa đi ra ngoài như người mộng du!

Các con thấy Ba quá mệt nhọc, gầy ốm do thiếu ngủ, thiếu nghỉ ngơi, bèn xin đưa Mẹ vào bịnh viện. Anh cương quyết từ chối. Anh bảo: “Năm xưa Ba đi tù đất Bắc, Mẹ đã nuôi nấng các con. Rồi Mẹ  còn lặn lội đi thăm nuôi Ba ròng rã hơn mười năm, không một lời ta thán! Bây giờ Mẹ bị bệnh, nếu đưa vào nhà thương cho người khác chăm nom, làm Sao Ba đành lòng cho được?”

Trong bài Màu Tím Hoa Sim, nhà thơ Hữu Loan viết:

"…Nhưng không chết người trai khói lửa/ Mà chết người gái nhỏ hậu phương…"
 
Anh bạn đồng môn của tôi đã không chết sau hơn mười năm trong trại tù  CS. Nhưng khi sang định cư ở đất nước văn minh tiên tiến như Hoa kỳ, người vợ hiền của anh đã kéo dài cuộc sống trong bóng tối âm u của kẻ mất trí nhớ. Để rồi cuối cùng đành chết trước sự bất lực của Y khoa, trước nỗi buồn đau của chồng con.

Đám ma của Chị diễn ra trong mùa đại dịch Covid-19. Thật âm u vắng vẻ , thật u buồn. Sau khi chôn cất vợ trong một nghĩa trang gần nhà, cuối tuần anh cùng các con đến viếng thăm. Có những chiều buồn nhớ Chị, Anh hái những bông hoa trong vườn nhà, mang đến cắm trên mộ người vợ mà anh đã đưa Nàng đến cuối cuộc đời. Anh ngồi đó, đem bài thơ vừa mới sáng tác, đọc lên với cảm giác  chị ngồi bên cạnh lắng nghe, như lúc Anh mới từ ngục tù CS xứ Bắc trở về:

Lá vàng lác đác trên sân

Lòng tôi bất chợt bâng khuâng nhớ Người.

Người đi xa khuất bên trời

Tôi ngồi đếm lá thu rơi một mình. (HTL)

Chiều thu chớm lạnh, sương bắt đầu thấm ướt đôi vai của người lão niên. Anh quay nhìn ngôi mộ như chào tạm biệt.  Chú chó nhỏ vẫn còn nằm ghếch mõm trên nấm mộ bà chủ thân yêu. Anh giục mãi, chú chó đứng dậy đến liếm những cánh hoa tươi trên mộ - như chú từng hôn lên khuôn mặt bà chủ lúc sinh thời. Đoạn cúi đầu ủ rũ theo ông chủ về nhà.

Trời sắp tối, những con chim di thê bay qua kêu lên áo não. Anh nhìn lên bầu trời tím thẫm, ngâm nga những vần thơ tâm sự như lúc chị lúc còn sống hạnh phúc bên Anh: 

 Chung quanh vắng vẻ lặng thinh

Nhớ sao nhớ quá!- nhớ Mình khôn nguôi!

Ngày xưa chung bước mà vui

Khi trên bãi biển, khi đồi hoàng hôn

Giờ đây lá đổ thu buồn

Tôi đang  lỡ bước giữa đường vàng thu! (HTL)



Tam Bách Đinh Bá Tân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Oct/2022 lúc 12:40pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Oct/2022 lúc 12:21pm

Chiếc Lá Tình Mùa Thu

Autumn%20leaf%20|%20Saras%20Fave%20Photo%20Blog

Mùa Thu có hàng triệu lá vàng, lá đỏ,
Nhưng em chỉ thương một chiếc lá của anh,
Anh đã trao em lần tình cờ gặp gỡ,
Em sẽ giữ hoài làm kỷ niệm trăm năm.

       Tôi thức dậy, trời đã sáng từ lâu. Ðêm, trước khi ngủ, tôi thích cuốn blind lên khung cửa, vì phòng ngủ trên lầu, để khi thức dậy tôi có thể nhìn ra thấy núi và mây xa xa.

       Tôi vẫn còn cảm giác mệt, đầu hơi choáng váng dù cả ngày hôm qua đã uống mấy lần thuốc cảm. Thời tiết xứ núi lạ lùng, mỗi lần chuyển mùa hay đổi gió tôi hay bị cảm. Mẹ tôi bảo con gái 17 tuổi bẻ gẫy sừng trâu, mà tôi thì yếu đuối nhỏ nhoi.

       Ngày xưa, hồi còn ở Việt Nam nhà có nuôi một con mèo cái, nó đã sinh ra ba con mèo con. Một buổi sáng thức dậy mẹ thấy ba con mèo nhỏ non nớt, nằm trong đống tro bếp, ba khuôn mặt xinh xinh và sáu con mắt long lanh như sáu viên bi. Tôi giống như một trong ba con mèo ấy.

       Mùa Thu đã về, gió hiu hiu lạnh, bầu trời nhiều khi xanh vời vợi không một bóng mây, lá đã bắt đầu chuyển màu và lác đác rơi.

       Tôi thích một mảnh rừng nhỏ nơi đầu đường nhà tôi trước khi đi ra đường lớn để lên highway, ở đấy có một cái ao nhỏ, mùa hè nước trong xanh mát rượi, mùa Thu mặt ao phủ kín bằng những cánh bèo nhỏ lấm tấm tròn trịa, đến nỗi nếu ai đó vô tình hay không biết, tưởng đó là đất liền, có thể bước xuống ao, cái ao âm u dưới bóng cây ấy.

       Bên cạnh ao bèo mùa Thu là một cây lê già, không biết ai trồng từ bao giờ? Trái chín vàng, to bằng nắm tay, rơi rụng đầy trên thảm cỏ xanh.

       Những buổi sáng cuối tuần nếu dậy sớm tôi hay chạy bộ qua đây để nhìn những hình ảnh nên thơ này.

       Tôi chợt ngồi nhỏm dậy, không nghĩ ngợi lan man nữa khi nhớ ra hôm nay là... Thứ Bảy của anh ấy, một ám hiệu tôi tự đặt cho một người đàn ông mà tôi không quen, không biết tên.

       Cứ mỗi hai tuần là có một ngày thứ Bảy anh đến chợ để mua sắm. Bây giờ là 10 giờ sáng, mẹ tôi đã đến chợ từ trước 9 giờ để mở cửa và sắp xếp những công việc, cũng như để các bà, các cô bỏ mối bánh trái, xôi, chè, những thức ăn nhanh, và bày bán trong chợ của mẹ.

       Mỗi cuối tuần tôi ra chợ phụ với mẹ, vì cuối tuần bao giờ khách cũng đông hơn ngày thường.

       Giá như không vì anh ấy thì hôm nay tôi đã ở nhà và gọi chị Duyên đến phụ, chị tôi đã lập gia đình và ở cùng thành phố.

       Người đang mệt mà được nằm nhà trùm mền nhìn mùa Thu ngoài khung cửa thì ai chẳng thích?

       Tôi đi thay quần áo và ngắm mình trong gương, không biết anh có để ý đến tôi như tôi đã để ý đến anh?

       Chỉ biết rằng lần đầu tiên nhìn thấy anh vào chợ, cái dáng cao gầy và khuôn mặt hiền lành sau cặp kính cận, tôi đã mến anh, và bỗng dưng tôi cứ mong chờ anh vào mỗi cuối tuần.

       Nhưng đều đặn mỗi hai tuần anh mới đến và mua những món đồ bao giờ cũng giống nhau, hầu như không thay đổi như mấy bó rau, miếng thịt, hộp đậu hũ... Nhìn số lượng và các món đơn giản anh đã mua, tôi đoán anh là người độc thân.

        Từ ngày gặp anh, tôi yêu thích công việc ra chợ đứng trong quầy tính tiền phụ mẹ.

        Cha tôi mất năm tôi lên 10 tuổi, để kiếm sống mẹ tôi đã sang ngôi chợ này và đảm đang nuôi hai chị em tôi.

       Chị Duyên vẫn hay đùa ngôi chợ sẽ là của hồi môn cho tôi mai sau khi lấy chồng, tha hồ ấm thân, và chị khuyên tôi đừng có lười biếng mà không ra chợ phụ mẹ mỗi khi rảnh rỗi.

       Ngẫu nhiên một lần tôi đã biết thêm chút ít về anh, khi anh đang đứng xếp hàng chờ đến lượt tính tiền thì một phụ nữ đã nhận ra anh. Họ vui vẻ chuyện trò, tôi vừa tính tiền cho những người khác vừa lắng tai nghe, dù biết nghe chuyện của người khác chẳng hay ho gì, nhưng tôi tò mò muốn biết về anh.

       Thì ra chị này từng làm chung một department với anh trước kia ở Hill Base, thuộc thành phố Ogden, họ đều là kỹ sư gì đó.

       Tôi bước ra hành lang trước hiên nhà và đi xuống những bậc thang gỗ, cả dãy phố này nhà nào cũng có basement và có lầu.

       Những loài hoa mùa Thu nở đầy sân, bên cạnh cầu thang tôi vừa đi xuống. Hoa đủ loại, đủ màu, vàng, xanh, tím, đỏ mọc chen bên những tảng đá, được xắp xếp hờ hững một cách nghệ thuật.

       Tôi lãng mạn và phung phí thì giờ như thế đấy, không thích lấy xe từ trong garage đi thẳng ra ngoài sân, mà ngược lại đi từ ngoài sân mở cửa garage, vì tôi muốn được hít thở không khí mùa Thu êm dịu trong lành, muốn được nhìn những cánh hoa mỏng manh kia khoe sắc trước khi bị mùa Ðông dập vùi trong gío lạnh và tuyết rơi.

       Lái xe ra tới đầu đường, trước khi quẹo về hướng Tây để lên highway tôi lại được nhìn khu rừng nhỏ với ao bèo phẳng lặng như còn đang say ngủ, có một chú sóc đang chạy trên bãi cỏ, chắc chú vừa ăn một bữa trái chín no nê trên cành cây lê kia rồi?

       Ngôi chợ Việt Nam của mẹ tôi nằm ở thành phố West Valley, chỉ nhìn xe đậu bên ngoài, tôi biết chợ đã đông người.

      Chợ khá rộng rãi, hàng hóa tươi ngon, giá cả lại phải chăng hơn các chợ khác nên càng ngày càng có uy tín và thêm khách.

       Mẹ tôi nói buôn bán là kiếm lời, nhưng trên hết buôn bán phải thật thà, tôn trọng khách hàng, thì công việc mới bền lâu.

Vừa thấy tôi, mẹ đã ái ngại:

– Con đang cảm mà ra đây làm gì! mẹ vừa gọi chị Duyên ra phụ rồi.

– Thôi, đừng làm phiền chị ấy, có ngày cuối tuần ở nhà với chồng con. Chỉ khi nào thật cần thôi mẹ ạ, bây giờ con đã khỏe rồi.

      Tôi gọi phone nói chị Duyên khỏi cần đến chợ nữa, xong tôi vào chỗ tính tiền để mẹ lăng xăng chạy vòng ngoài, kiểm tra quầy thịt cá, quầy rau, hay trò chuyện với những khách hàng quen biết.

     Còn tôi, lòng đang phơi phới chờ đợi anh, mỗi khi cánh cửa mở ra có người khách bước vào tôi lại quay ra nhìn và mong là anh với cái dáng cao cao gầy và ánh mắt hiền hòa sau kính cận.

Tôi đã chóng mặt vì nhìn ra cửa nhiều lần.

Buổi sáng qua đi, buổi trưa rồi đến buổi chiều, lòng tôi đã mỏi mòn thất vọng. Tôi hoang mang và băn khoăn, anh không đến chợ vì bận rộn hay ốm đau?

       Cách đây ba hôm trời bỗng dưng đổ tuyết suốt cả ngày, mùa Ðông nhanh nhẩu vô duyên phủ tuyết trắng trên cỏ, thổi gió lạnh qua phố phường.

       Nhưng hôm sau gió đã thôi không lạnh nữa, tuyết đã tan đi, để trả lại cho mùa Thu không gian của nó.

Thế đấy, nên tôi mới bị cảm, và biết đâu anh cũng bị cảm và đang nằm ở nhà quên cả đi chợ như thường lệ?

Nhìn gương mặt thẫn thờ của tôi, mẹ tôi ngạc nhiên:

– Con làm sao thế? nếu thấy mệt thì về nghỉ sớm đi.

Tôi gượng cười:

– Vâng, con sẽ về bây giờ đây.

       Chiều nay tôi phải về sớm vì cần đến nhà một đứa bạn. Ðúng lúc tôi sắp sửa ra về thì anh đến, bóng dáng quen thuộc của anh lướt qua cửa đã làm tôi đứng khựng lại, không bước ra về ngay được, trái tim tôi rộn rã lên, tôi tiếp tục tính tiền và đợi chờ anh.

       Anh mua nhanh, hình như cũng đang vội? chỉ một lát sau đã ra chỗ tôi, nghiêm trang và lịch sự trả tiền, bước ra khỏi chợ. Chỉ nhìn thấy anh chốc lát tôi như đã được hồi sinh, lòng nhẹ nhỏm tôi cũng ra về cho kịp giờ hẹn với bạn.

       Khi tôi ra tới chỗ đậu xe, vô tình mà xe tôi và xe anh nằm cạnh nhau, anh đã xếp xong những món hàng vào trunk xe. Tôi nhìn thấy vài chiếc lá vàng tươi đang vướng mắc nơi hai cái gạt nước trên mặt kính xe anh. Tôi buộc miệng nói đùa:

– Anh đi chợ mà mang theo cả mùa Thu nữa kìa.

Anh hơi ngạc nhiên khi thấy tôi lên tiếng trước, nhưng anh mau chóng vui vẻ đùa lại:

– Mùa Thu đi theo tôi, chứ tôi không mang theo mùa Thu đâu. Cái xe này đậu ở khu apartment của tôi, dưới những hàng cây, nên lá mùa Thu tha hồ rơi lên xe, có hôm tôi quên không quay đóng cửa kính xe, lá vàng bay cả vào trong ghế ngồi cùng với tôi nữa đấy.

– Những chiếc lá vàng màu thật đẹp anh ạ. Chắc mới vừa rơi rụng sáng nay?

– Có lẽ, vì thành phố Ogden của tôi nổi tiếng là có những con đường mùa Thu lá vàng tuyệt đẹp cho du khách thưởng ngoạn mà. Nào, cô bé xòe bàn tay ra.

       Vẻ trang nghiêm thường lệ của anh đã biến mất, khi tôi ngỡ ngàng xòe bàn tay ra thì anh đã gỡ từ trên mặt kính xe một chiếc lá vàng nguyên vẹn nhất, tươi nhất, đặt vào bàn tay tôi.

       Tôi run người lên vì sự đụng chạm ấy. Anh giơ tay thay cho lời chào rồi lên xe ra về mà tôi vẫn còn ngẩn ngơ với chiếc lá kỳ diệu trong tay, kỳ diệu vì chiếc lá đến từ thành phố Ogden của anh, vì nằm trên mặt kính xe anh, vượt đường xa gió lộng đến đây, và vì từ tay anh trao cho tôi trong một tình cờ như an bài sẵn của định mệnh.

       Về đến nhà tôi để chiếc lá vàng Thu ấy vào một trang sách, điều bí mật tuyệt vời này chỉ một mình tôi biết, nhìn chiếc lá vàng tôi như nhìn thấy anh. Anh đang sống bên cạnh tôi trong căn phòng, trong từng giấc ngủ.

Thì ra anh ở thành phố Ogden đúng như tôi đã dự đoán, vì anh làm ở Hill Base.

       Từ đấy xuống chợ tôi cũng mất 45 phút hay một tiếng, những người Việt Nam ở Ogden nói rằng ở đó chỉ có một ngôi chợ Việt Nam nhỏ, hàng hóa ít và đắt, nên họ vẫn thích cuối tuần đi chợ xa, xuống thành phố West Valley để mua sắm, và ai đó cũng có thân nhân hay bè bạn ở Salt Lake City nên một công đôi ba chuyện vừa đi chợ vừa đi thăm thân nhân.

Chắc anh cũng có lý do tương tự, nên dù độc thân anh vẫn thường xuyên đi chợ xa như thế?

       Tôi có đến căn cứ Hill Base một lần, cách đây 2 năm, theo một đứa bạn. Chị nó chở chúng tôi đến Salt Lake tắm hồ, coi như tắm biển vì hồ rộng và nước hồ mặn như nước biển.

       Dân xứ núi Utah vẫn tự hào Hồ Muối là biển. Hồ Salt Lake dài thăm thẳm, dường như đứng ở nơi đâu quanh những thành phố lân cận hồ, đều có thể nhìn thấy hồ là một dải dài xanh mờ chân mây, chân núi.

       Tắm xong chúng tôi vào gặp bố mẹ nó trong Hill Base rộng mênh mông, ngoài cửa có lính gác, trong base đường xá xe cộ như ngoài phố, làm con bé 15 tuổi là tôi hoa mắt ngơ ngác, cứ tưởng công sở là một building cao ngất là đủ to lớn lắm rồi.

       Không biết anh làm khu nào trong Hill trong cái thành phố quân sự riêng tư ấy? nếu tôi được vào đấy lần nữa chắc gì đã tìm thấy anh?

       Những đêm chưa ngủ tôi nằm mơ ước một tương lai, sau này sẽ học kỹ sư và xin vào làm ở Hill Base, chắc tôi sẽ có nhiều cơ hội và thời gian gặp anh, ước mơ ấy không có gì cao xa. Anh ơi hãy đợi!

       Bây giờ mùa Thu đã chín, mùa Thu rực rỡ khắp Utah. Thành phố nào chả có những con đường lá vàng lá đỏ, nhưng những con đường của thành phố Ogden chắc đẹp hơn? huyền bí hơn? vì hàng cây cao hai bên đường giao nhau, đan kín nhau, rợp trời lá vàng, rợp đất lá vàng, thành một màu u uẩn, đẹp đến rưng rưng.

Những người yêu nhau thích hẹn hò vào mùa Thu để cùng đi trên con đường đầy lá vàng.

Nếu một ngày nào tôi đi trên con đường đó, thì người hẹn hò đi bên tôi sẽ chỉ là anh.

Từ hôm anh tình cờ trao cho tôi chiếc lá vàng, tôi không gặp anh nữa, anh biến mất thật lạ lùng suốt mấy tuần nay.

       Người ta vẫn từ thành phố Ogden về đây mua sắm nhưng không có anh. Anh đâu rồi? Tôi ra chợ làm việc mà như kẻ không hồn.

Tôi, con mèo nhỏ yếu đuối lại ốm nữa rồi, nhưng tôi không thích nằm ở tro bếp như những con mèo nhỏ tội nghiệp ấy.

       Tôi không thích nằm nhà quấn mình trong chăn gối ấm êm đợi chờ bình phục. Tôi vẫn ra chợ, mang tiếng là phụ giúp mẹ, nhưng trong lòng tôi chỉ mục đích duy nhất là chờ đợi anh, nếu quả thật anh bận rộn hay ốm đau rồi anh sẽ khỏi, và anh sẽ đến, như hôm nào đó anh đã đến trễ, trừ khi anh đã đổi đi nơi khác.

       Tim tôi đau nhói khi nghĩ sẽ không bao giờ gặp anh nữa, nhưng đồng thời tim tôi vẫn kêu lên: Không, anh ấy vẫn sống ở Ogden, vẫn đi làm ở Hill Base, mình sẽ gặp anh ấy và sau này mình sẽ vào Hill làm cùng với anh ấy.

Hôm nay tôi sụt sùi mặc chiếc áo len màu tím, đứng trong quầy tính tiền.

Mùa Thu phố núi có những ngày lạnh như sắp vào Ðông. Sáng nay cái ao bèo nơi khu rừng nhỏ đã phủ đầy lá vàng.

Cả khu rừng rũ lá, gió mang lá tới mặt ao, hình ảnh buồn hiu hắt ấy theo tôi trên suốt highway đến ngôi chợ.

       Cuối cùng anh đã đến sau hơn một tháng trời bặt tăm. Trời ơi, nét mặt anh vui tươi thế kia. Hay anh cũng đang mừng vì đã gặp lại tôi?

      Hôm nay anh đẩy xe, chứ không xách cái giỏ gọn nhẹ như mọi khi, chắc anh cần mua nhiều thứ sau những tuần lễ không đến chợ?

Người tôi nóng bừng lên, chắc chắn không phải vì cơn sốt trong người đang trở mình vì gió.

       Ôi, chốc nữa anh ra tính tiền, tôi sẽ có lý do để hỏi thăm anh, dù gì chúng tôi cũng đã quen nhau ở bãi đậu xe hôm ấy, và anh đã tặng tôi chiếc lá vàng mùa Thu của thành phố anh.

       Nhất định tôi sẽ không quên hỏi anh con đường nào đẹp nhất vào mùa Thu của thành phố Ogden, để trong giấc mơ kế tiếp tôi sẽ thấy anh và tôi cùng đi trên con đường đó.

       Tôi luống cuống tính tiền, chỉ mong mọi người ra về cho nhanh, trả khoảng không gian và thời gian này cho tôi và anh.

Khi rảnh tay được đôi chút tôi mới dáo dác tìm anh, dễ dàng nhận ra dáng anh giữa bộn bề hàng hóa và kẻ qua người lại.

       Nhưng tôi không tin vào mắt mình nữa khi thấy bên cạnh anh là một phụ nữ trẻ đẹp, anh đẩy xe đi theo cô ấy, hoặc cùng đứng lại chọn hàng, cả hai nói cười vui vẻ, có vẻ như là đôi vợ chồng mới cưới.

       Tôi tuyệt vọng não nề, chỉ muốn bỏ chạy ra ngoài, ngay lúc này nếu được nằm trong phòng riêng mà khóc chắc sẽ đỡ đau khổ hơn, nhưng tôi cố ngăn cho nước mắt mình đừng rơi ra vì vợ chồng anh đã đến bên tôi.

       Cô gái móc bóp trả tiền, đúng là tính cách của một người vợ, quán xuyến gia đình. Anh và cô tươi cười quấn quýt, đứng đối diện tôi, anh nhìn tôi thản nhiên, bình thường.

      Trong ánh mắt anh tôi biết là anh chẳng cần nhớ làm gì cái hôm đã trao tôi chiếc lá vàng tươi ấy, có lẽ anh chỉ coi tôi như một con bé chưa trưởng thành, hay chỉ là sự trao đổi chuyện trò xã giao giữa cô bé bán hàng và người mua, trong lúc tình cờ gặp gỡ.

Vậy mà tôi đã coi đó là một kỷ niệm nên thơ đẹp đẽ, tôi đã giữ gìn chiếc lá như một ân tình, một kỷ vật.

Trận ốm này cả tuần lễ sau tôi mới khỏi, có lẽ vì tâm bệnh nên mới lâu như thế.

Tôi không hy vọng chờ mong gì ở anh nữa, và cho tới bây giờ tôi cũng chưa biết tên anh.

       Mùa Thu có hàng ngàn, hàng triệu chiếc lá vàng, nhưng chiếc lá vàng của anh cho tôi, là mối tình đầu mong manh của tôi, sẽ mãi mãi là chiếc lá mùa Thu đẹp nhất.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Oct/2022 lúc 9:36am

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn


Vợ chồng tôi dọn về ở trong cái làng nhỏ này đã hơn ba tháng. Mấy đứa con của chúng tôi nói : Ba má già rồi mà ở trong Paris đâu có tốt. Nội cái không khí ô nhiễm cũng đủ làm cho ba má bịnh lên bịnh xuống hoài. Vậy là chúng nó kiếm mua một cái nhà ở xa Paris . . .

Da%20mon%20nhung%20da%20chang%20mon%2001Nhà có đất chung quanh, có mấy cây pomme, mấy cây cerise. Hồi dọn về là đầu mùa xuân , mấy cây đó trổ bông màu hường màu trắng đầy cành. Ở mấy nhà hàng xóm cũng vậy, hoa nở rộ hầu như cùng một lúc, nên trông thật là đẹp mắt.

Biết là mùa xuân nhờ hoa nở và chồi non, chớ thật ra thời tiết ở Pháp mấy năm gần đây đi . . . trật lất. Mùa xuân mà cứ tưởng như mùa thu, cứ mưa lất phất rồi hết mưa là trời đổ sương mù. Cứ như vậy kéo dài đến bây giờ, theo trong lịch, là đã đầu mùa hè mà vẫn còn nghe lành lạnh !

Hôm nay tự nhiên trời bỗng trở nắng. Nắng thật ấm, thật trong. Người ta vội vã mang đồ ra phơi đầy sân : quần áo, drap, mền . . . Đủ màu sắc, đủ cỡ, coi vui nhộn như một ngày lễ !

Tôi cũng thấy phấn khởi, bèn rủ nhà tôi đi chơi một vòng. Bởi vì từ ngày dọn về đây, ngoại trừ những lúc phải ‘xẹt’ ra tiệm thịt, lò bánh mì, hàng rau cải v.v. . . chúng tôi cứ ru rú ở trong nhà vì thời tiết xấu. Nhà tôi không chịu đi, nên tôi đi mình ên . . .

Làng này tuy nhỏ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ. Ở đâu cũng thấy trồng bông : dọc theo vỉa hè, ở các ngã ba ngã tư, mặt tiền nhà phố . . . Giữa làng là một nhà thờ nho nhỏ nằm trên một vuông đất cao hơn mặt đường gần một mét, cũng trồng đầy bông.

Da%20mon%20nhung%20da%20chang%20mon%2002Chảy ngang qua làng là một con suối nhỏ, rộng độ mươi thước, chui dưới cây cầu đá rối uốn khúc quanh quanh trước khi rời làng xuôi về phía dưới. Hai bên bờ suối là hai con đường tráng xi-măng chạy dọc theo hai hàng cây. Rải rác, có mấy băng gỗ đóng thô sơ, nhưng vẫn nằm giữa những lùm bông đầy màu sắc. Có nơi, không hiểu sao người ta đặt băng gỗ nằm cạnh bờ nước giống như làm chỗ ngồi cho người đi câu !

Tôi ngồi xuống một cái băng cạnh bờ nước. Vì không nằm dưới tàn cây nên ở đó đầy nắng. Tôi đốt điếu thuốc rồi nhìn quanh : chẳng có ai hết. Nhớ lại, dân trong làng chỉ đổ ra đường vào ngày chủ nhựt, bởi vì ngày đó nhóm chợ lộ thiên và lại là ngày phải đi Lễ nhà thờ. Còn ngày thường thì chỉ có mấy ông già bà già đi khệnh khạng trên hè phố hay dọc bờ suối khi nào trời tốt. Hôm nay, trời tốt đó chớ, nhưng sao chẳng thấy ai đi. Tự nhiên, tôi cảm thấy bơ vơ lạc lõng . . . Lại nhìn quanh, chỉ thấy xa dưới kia là gác chuông nhà thờ một mình đứng cao lêu nghêu !

Con suối không sâu, nước trong nhìn thấy đáy. Dòng nước chảy nhanh nhanh. Khi gặp mấy tảng đá lớn, nước bắn lên trắng xóa coi thật sinh động, nhìn không chán.

Lòng suối đầy đá cuội tròn tròn. Cũng có những cục đá to nhưng chẳng có viên đá nào còn góc cạnh. Viên nào cũng nhẵn thín.

Nhìn nước chảy, nhìn đá mòn, tôi bỗng nhớ đến hai câu chót của bài học thuộc lòng thuở nhỏ :

“ Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,

Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ. . . “

Hai câu thơ đó không có gì hết, vậy mà nó làm tôi ứa nước mắt ! Không phải nó chỉ nhắc tôi thời thơ ấu, thuở học vui học buồn bằng quyển “ Quốc Văn Giáo Khoa Thư “, mà nó còn nhắc tôi một cái gì sâu đậm hơn là kỷ niệm, một cái gì to rộng mênh mông hơn là không gian thời gian, một cái gì mà trong cuộc đời lưu vong này tôi vẫn mang mểnh trong tâm tư, giống như một chất ma túy : nó nhắc tôi quê hương, cái quê hương xa cách ngàn trùng !

Tính ra, tôi bỏ xứ ra đi đã hơn hai mươi bốn năm. Một phần tư thế kỷ ! Trôi nổi đó đây với nhiều âu lo dằn vật, thêm tuổi đời cứ chồng chất mãi lên. . . nên ký ức bị xói mòn theo năm tháng. Đến nỗi chuyện gì xảy ra hôm tuần rồi, hôm tháng trước. . . có khi không nhớ ! Vậy mà hình ảnh của quê hương vẫn còn nằm nguyên đâu đó ở trong lòng, với những kỷ niệm vụn vặt của năm sáu chục năm về trước ! Chỉ cần một chất xúc tác là nó bật lên rõ rệt, không thiếu một chi tiết, làm như mình đang sống trong đó mới hôm qua hôm kia. . . Tình yêu quê hương sao mà kỳ diệu như vậy được ?

Nơi tôi sanh trưởng cũng là một cái làng nho nhỏ. Nó không ngăn nắp sạch sẽ, không được trang hoàng bằng những bông hoa đầy màu sắc như ở đây. Cũng không có con suối nhỏ chảy ngang để hai bờ được nối với nhau bằng cây cầu đá. . .

Da%20mon%20nhung%20da%20chang%20mon%2003Làng tôi nằm bên tả ngạn một con sông lớn, quá lớn nên thấy cái làng như nhỏ xíu ! Con sông đó có cái tên chẳng chút gì ‘văn chương’ : sông Vàm Cỏ. Trong làng chỉ có một con đường tráng nhựa : đó là đường liên tỉnh, cũng còn được gọi là ‘con lộ cái’ nối xóm trên xóm dưới. Ngoài ra, toàn là đường đất mà tiền thân của chúng nó là những con đường mòn, nối xóm Nhà Máy, xóm Lò Heo qua xóm Lò Gạch, xóm Chùa … Cho nên những con đường trong làng đều chạy cong cong quanh quanh !

Làng tôi cũng có chợ nhà lồng, ngày nào cũng nhóm, nhưng chỉ nhóm có buổi sáng. Nằm cạnh chợ là ‘Nhà Việc’, nơi . . . làm việc của những ‘nhà chức trách’ trong làng. Xế xế về phía con lộ cái là trường tiểu học với hàng rào cây bông bụp, lá xanh um láng mướt.

Làng tôi không có nhà thờ nhưng có một ‘kiểng’ chùa nằm trên một khu đất cao, có rào tre xanh chung quanh. Hồi tôi còn nhỏ, thấy cũng nằm xa dân chúng, vắng vẻ u tịch (hồi đó, tôi ít dám đi ngang qua đó một mình vì . . . sợ ma ! ) Về sau, dân chúng càng ngày càng đông, nhà cửa cứ xây cất tiếp nối nhau kéo dài ra hướng chùa, rồi ‘đi’ xa hơn về phía con lộ cái. Vì vậy, chùa bị lọt trũm giữa khu nhà dân, không còn biệt lập như trước.

Nhà cửa trong làng nhỏ lớn gì cũng có hàng rào. Phần nhiều là hàng rào cây xương rồng và cây bông bụp (cũng gọi là bông lồng đèn) Xương rồng cũng trổ bông lai rai, hoa trắng nõn nà mỏng manh như lụa, khác hẵn với thân cây mang đầy gai góc ! Còn bông bụp thì cứ nở thè lè đỏ cây. . .

Đó ! Làng tôi đó ! Quê trân ! Chẳng chút màu mè. Vậy mà sao tôi vẫn thương.

. . .Thương những con đường đất mà hai bên là bờ cỏ may. Đến mùa, cọng cỏ may đưa bông lên tua tủa tím ngắt, chỉ chực bám đầy ống quần nào bất chợt đi ngang.

. . .Thương những đoạn đường quằn, mùa mưa nước ngập phải xăn quần tém áo để đi qua, trong lúc trẻ con một lũ ở truồng nằm lăn chập chũm, tóe nước nhau cười vui như hội.

. . .Thương bờ sông Vàm Cỏ với những cây dừa trồng không thẳng hàng, cũng không chia đều khoảng cách, giống như ‘mạnh ai nấy trồng’ ! Mấy cây dừa đó, nằm quá gần bờ nước nên rất nhiều cây thiếu đất để giữ gốc, chúng nằm dài ra phía sông cách mặt nước độ một đôi thước rồi uốn mình đưa ngọn đứng thẳng lên cao. Vậy mà cũng đơm bông kết trái ! Trẻ con thường trèo lên đó để phóng xuống nước nô đùa lặng hụp, và dân ở dọc bờ sông hay đem mền chiếu ra vắt lên đó để phơi.

Da%20mon%20nhung%20da%20chang%20mon%2004. . .Thương con đường lên chùa có hai bờ tre xanh lả ngọn giao nhau làm cho con đường giống như một cái hang mát rượi. Ở đó, mỗi trưa đứng bóng, những người dọn hàng từ chợ về nhà thường dừng chân núp nắng, và chiều chiều đường vắng cũng thấy thẫn thơ một cặp gái trai . . .

. . .Thương cả cây phượng nằm bên bờ đường trước nhà ông Cả. Thân nó to bằng ba người ôm, gốc rễ lấn luôn ra mặt đường. Ai đi qua cũng phải bước vòng để tránh ! Đó là cây phượng độc nhứt ở trong làng. Không biết ai trồng và tại sao lại trồng ở đó ? Chỉ biết hằng năm vào mùa thi là cây trổ hoa đỏ trời. Sau đó là hoa rụng đỏ đất.

. . .Và còn thương nhiều thứ nữa, kể biết bao giờ cho hết !

Nhà tôi ở trong Xóm Mới. Gia đình tôi nghèo. Cha tôi trồng rau cải, mẹ tôi hằng ngày gánh xôi ra ngồi bán ngoài chợ. Cha mẹ tôi chỉ có hai đứa con trai : tôi và thằng Cu, nhỏ hơn tôi sáu tuổi. Cha tôi chết bịnh hồi mẹ tôi sanh thằng Cu . . .

. . .Nhớ hoài, thời tôi học tiểu học. Sáng nào, sau khi húp tô cháo với miếng đường thẻ, tôi ôm cặp đựng sách vở mà ông nội tôi làm bằng giấy dầu để khỏi bị ướt nước mưa, đi theo mẹ tôi ra chợ. Vì phải đem thằng Cu theo – lúc đó nó được hơn hai tuổi – mẹ để nó ngồi trong một cái thúng, gióng ở đầu đòn gánh phía trước, còn lá chuối, xôi, nhưn, dừa nạo v.v… vồn trong một thúng gióng ở đầu sau. Mẹ gánh như vậy mà bước chân đi sai sải. Đòn gánh nhún lên nhún xuống làm thằng Cu khoái lắm. Lâu lâu, mẹ đổi vai, đầu đòn gánh nhún xuống hơi sâu và tưng lên hơi cao làm anh ta cười hắc hắc để lòi bốn cái răng cửa nhỏ xíu. Những lúc đó, anh ta thuờng gọi tôi để khoe : ‘Hai ! Hai ! Coi nhè ! Coi nhè !’.

Da%20mon%20nhung%20da%20chang%20mon%2005Tôi học chỉ có buổi sáng. Mẹ tôi bán ở chợ cũng vậy. Trưa, chợ tan sớm hơn trường học, mẹ gánh thằng Cu đến ngồi đợi tôi dưới cây trứng cá gần cổng trường. Thấy tôi ra, thằng Cu đứng lên, vừa nhảy tưng tưng trong cái thúng vừa la : ‘Hai ! Hai !’. Anh ta ở truồng – lúc nào cũng ở truồng – bên trên bận áo bà ba vải đen của bà nội may cho, đầu đội cái nón hình chóp bằng lá chuối mẹ xếp rồi ghim bằng cọng chân nhan . . . Mẹ đưa tôi gói xôi (đã thành lệ, ngày nào mẹ cũng chừa cho tôi một gói) tôi ngồi xổm cạnh mẹ, vừa ăn vừa đút cho thằng Cu. Ăn xong, tôi chạy qua bên kia đường xin một gáo nước ở nhà thầy giáo Hiển, rồi mang cho ba mẹ con uống (vì trong trường chỉ có một lu nước, không đủ cho đám học trò nên thầy Hiển đặt trước nhà thêm một lu. Vào giờ ra chơi, học trò bu qua đó đông như kiến) Uống xong, mẹ gánh thằng Cu bước đi thông thả, tôi lon ton chạy theo song song . . .

Hồi đó, vì phải chạy lúp xúp nên có lần tôi nhìn xuống bước chân của mẹ, coi mẹ đi cách nào mà mình cứ phải chạy theo lúp xúp ! Mẹ đâu có bước lẹ, mẹ bước đều. Mẹ đi chân không, mỗi bước chân của mẹ giậm xuống làm tung lên một chút bụi đường. Tôi nhìn chỉ thấy có như vậy. Bây giờ, hơn sáu chục năm sau, ngồi ở trời Tây này, tôi đâu cần nhìn mà sao vẫn thấy được – thấy rõ – hai bàn chân của mẹ. Hai bàn chân to bề ngang, mấy ngón chân chè bè không bao giờ xếp lại được. Hai bàn chân xấu xí đó chưa từng đụng tới đôi giày đôi dép. Hai bàn chân chỉ biết có đôi guốc dong khi rửa chân đi ngủ, hay khi đi dự dám giổ, đám tang . . . Hai bàn chân đó đã bám lấy đất để đứng vững một mình nuôi hai thằng con, hỏi sao không chè bè cục mịch cho được ?

Tôi bồi hồi nhớ lại lần tôi lau rửa đôi bàn chân của mẹ . Đó là hồi mẹ tôi mất sau một thời gian dài nằm bịnh ở nhà thương ( Mẹ ngã bịnh từ ngày hay tin thằng Cu chết trận ở Đắc Lắc… ) Tôi lau chân mẹ lần đó là lần đầu và dĩ nhiên cũng là lần cuối cùng . Tôi lau gót chân nứt nẻ . Tôi lau lòng bàn chân chai mòn . Tôi lau những ngón chân tròn cứng như những hòn sỏi . Tôi lau chân mẹ bằng suối nước mắt và bằng tất cả sự thận trọng như khi lau một món đồ thật là trân quí…

Tôi đốt điếu thuốc, thở một hơi khói dài. Lại nhớ hồi học lớp nhứt, có hôm tôi bắt chước bạn bè lén hút thuốc. Mẹ tôi thấy được, lôi tôi vào nhà bắt đứng khoanh tay để ‘hỏi tội ‘: ‘Hai ! Ai cho mầy hút thuốc, hả ? Ai dạy mầy hút thuốc, hả ? Mầy bắt chước ai, nói tao nghe coi ? Mới có bây lớn đó mà bày đặt hút thuốc !’. Rồi mẹ chụp cây chổi chà dựng gần đó : ‘Tao phải đánh mầy cho mầy chừa’. Mẹ vừa nói ‘Chừa nè !’ vừa đập cây chổi lên đít tôi thật mạnh. Cứ mỗi một câu ‘Chừa nè ! ‘ là một phát chổi. Mẹ đánh một lúc rồi liệng cây chổi, trèo lên bộ ván, ngồi co chân, rút cái khăn rằn đấp lên mặt khóc. Tôi đứng chết điếng, nghe mồ hôi chảy dài theo xương sống, không thấy đau ở đít mà đau ở đâu trong lòng. Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi làm cho mẹ tôi khóc. Tôi mếu máo, rặn ra mấy tiếng : ‘Dạ . . . con xin chừa . . .’

Vậy mà lớn lên, khi ra đời, tôi đã . . . không chừa ! Tôi tập tành hút thuốc hồi tôi đi lính, bởi vì ‘ở tiền đồn trời khuya đêm lạnh, ta chia nhau điếu thuốc ấm lòng’. . .

Mỗi lần về phép, chẳng bao giờ tôi dám hút ở nhà vì trận đòn chổi chà thuở nhỏ vẫn còn đeo theo ám ảnh ! Tôi hút ngoài đường . . .

Một hôm, đang đứng hút thuốc với mấy thằng bạn cùng xóm, bất thần mẹ tôi đi qua. Tôi vội vã liệng điếu thuốc xuống đất. Mẹ tôi dừng lại, mỉm cười : ‘Mầy làm cái gì vậy, Hai ? Mầy lớn rồi chớ bộ còn con nít sao. Bây giờ, mầy có hút thuốc, tao cũng đâu có bắt mầy chừa !’ Rồi bỏ đi một nước !

Mẹ tôi như vậy đó. Quê mùa mộc mạc như làng của tôi, vậy mà tôi vẫn thương. Tôi thương, đâu cần mẹ tôi phải đẹp, quê hương tôi phải sang. Tôi thương, vì tất cả đều gắn liền với tôi từ thuở tôi ra chào đời. Tôi đã quen thở, quen sống trong vòng tay của mẹ, giữa lòng quê hương ; đã lớn lên trong cái thật thà chân chất đó. Cho nên hình ảnh của mẹ, của quê hương đã ghi sâu vào lòng tôi đến độ khi thiếu vắng, tôi thương tôi nhớ. Và tình thương đó vẫn chưa thấy mòn, mặc dầu bây giờ tôi đã ngoài bảy mươi . . .

o O O

Da%20mon%20nhung%20da%20chang%20mon%2006Mặt trời đã lên cao. Thấy có vài người hứng nắng bên bờ suối. Tôi đứng lên đi về nhà mà miên man nghĩ : « Những hình ảnh mà mình vừa gợi lại khi nãy sao mà dễ thương như vậy. Mình phải viết ra để cho nó có chỗ đứng bên ngoài ký ức, cho các con các cháu của mình thấy và hiểu tại sao hơn hai mươi bốn năm sống trên đất Pháp, cha và ông của chúng nó không nói ‘thương nước Pháp’ mà cứ nhắc hoài người mẹ đi chân đất và cái làng quê mùa không có đến hai con đường tráng nhựa !

Vào nhà, tôi đi thẳng lại bàn viết. Vợ tôi chắc đang nấu bếp nên nghe phất ra thơm phức mùi thịt kho tiêu. Tôi lấy xấp giấy trắng, không cần đốt điếu thuốc, không cần hớp mấy ngụm nước trà để trợ hứng. Bởi vì cái hứng đang ở ngay trong tôi, căng đầy . . .

Tôi cầm bút nắn nót viết cái tựa bằng chữ hoa : ‘ĐÁ MÒN NHƯNG DẠ CHẲNG MÒN ‘. . .

Tiểu Tử

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Oct/2022 lúc 11:12am
Con Lọ Lem   (Duy Xuyên)    <<<<<
Fwd:%20Chân%20dung%20model%20Xuân%20Văn%20-%20Dương%20Quốc%20Định
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Oct/2022 lúc 12:38pm
CHUYỆN TÌNH BUỒN

Nhà%20thờ%20chính%20tòa%20Đà%20Nẵng%20–%20Wikipedia%20tiếng%20Việt

Đầu năm tôi vào học lớp nhất trường tiểu học, gia-đình tôi có thêm một người giúp việc. Lúc bấy giờ gia đình tôi đã có một chị giúp việc lớn tuổi chuyên lo về công việc đi chợ, nấu ăn, giặt giũ quần áo, lo giữ nhà cửa sạch-sẽ.
Cha mẹ tôi có tất cả năm người con, và trong tương lai gần mẹ tôi sẽ có thêm một đứa con nữa. Có lẽ vì vậy mẹ tôi đã thuê thêm chị Mè. Cha mẹ tôi có một cơ-sở làm ăn tương đối lớn, bận rộn công chuyện suốt ngày, mấy anh chị em chúng tôi thiếu người săn sóc, nên chị Mè được giao cho công việc nầy.
Chị Mè còn trẻ lắm, chị khá đep, tóc ngắn ngang vai, kiểu tóc mà thời bấy giờ người ta gọi là tóc thề. Chị gốc người làng Trà-Kiệu, thuộc tỉnh Quảng-nam, cả làng theo đạo Thiên-chúa, nơi người ta nói đã có lần Đức Mẹ hiện ra.
Hàng ngày chị Mè tắm rửa, thay quần áo, lo cho ăn uống và đưa đón anh chị em tôi đi học.
Chị Mè không biết chữ, nhưng chị thuộc kinh Chúa, đêm nào chị cũng đọc kinh trước khi ngủ. Cha mẹ tôi gốc đạo Phật, nhưng tôi chưa có dịp đi chùa lần nào, cũng chưa biết ông Phật là ai, nhưng qua chị Mè, tuổi thơ tôi thấm nhuần rất nhiều về đạo lý của Thiên-chúa do chị kể. Chị đã dạy cho tôi thuộc kinh Kính Mừng, Kinh Lạy cha và tôi đã được nghe chuyện rước mình Thánh chúa, nếu ai nhận mình Thánh chúa không để tự tan trong miệng, nuốt liền vô bụng thì mình Thánh chúa sẽ biến thành lửa đốt cháy ruột để trừng phạt. Chị khuyên tôi làm điều tốt, không nên làm điều ác, làm điều tốt sẽ được lên Thiên-đàng gặp Đức-chúa Trời, làm điều ác sẽ bị đọa vào Hỏa-ngục, bị quỷ ăn thịt, bị đốt thành lửa.
Mỗi sáng Chúa-nhật, chị được cha mẹ tôi cho phép đi dự thánh lễ ở nhà thờ Con gà. Khi trở về nhà, chị thường kể lại cho tôi nghe những gì chị được nghe cha xứ đã giảng. Có một buổi sáng Chúa nhật chị chuẩn bị đi lễ nhà thờ, lúc bước xuống cầu thang thì guốc chị bị đứt quai, chị không có guốc khác thay thế, chị không đi dự lễ nhà thờ được, chị ngồi khóc bên chân cầu thang.Tôi phải xin phép mẹ tôi cho chị mượn guốc thay thế. Chị mừng quá, ôm tôi hôn rất nhiều lần vào má và không quên lắp bắp lời cám ơn. Có lẽ nhìn cảnh chị mừng rỡ khi có guốc tạm thay thế vào buổi sáng hôm đó nên vào lúc chị từ nhà thờ về nhà, cha tôi bảo mẹ tôi cho tiền chị mua đôi guốc mới. Tôi nghe cha tôi nói với mẹ:
- Mình cho con Mè tiền mua đôi guốc mới, guốc nó mòn và đứt quai không đi được.
Tôi nghe tiếng mẹ tôi:
- Cứ sáu tháng tôi trả tiền công cho nó một lần, tôi mới trả cho nó chưa tới năm ngày, nói nó lấy tiền đó mua.
Cha tôi cười, nói:
- Bà nầy hay thật, tiền đó nó nhờ tôi gởi hết về cho cha mẹ nó rồi, bà biết mà.
Tôi không nghe mẹ tôi nói gì thêm. Chiều hôm đó, mẹ tôi dẫn chị ra chợ mua guốc. Đôi guốc sơn màu đen rất đẹp. Khi chị đem đôi guốc bằng gỗ vông của chị vứt đi, tôi nhìn thấy đôi guốc của chị mòn đến nổi không có đủ bề dày để giữ chiếc đinh khi đóng quai.
Chị Mè không biết chữ, thời đó chính quyền của ông Ngô-đình-Diệm khuyến khích dân chúng đi học trong kế khoạch xóa nạn mù chữ, vì vậy có những lớp học Bình-dân giáo-dục mở ban đêm cho dân chúng không biết chữ, bận công việc ban ngày, đêm có thời giờ đi học. Cha mẹ tôi cho chị đi học lớp Bình-dân giáo-dục trong đình của khu phố. Lúc đầu chị không chịu đi, tôi hỏi, chị nói:"chị lớn cái đầu rồi mà còn đi học, mắc cỡ chết đi được".
Rồi trước tết năm đó mấy ngày, cha mẹ tôi cho chị về quê thăm gia-đình và phải trở ra làm việc những ngày tết. Sau tết, chị xin được đi hoc lại lớp bình dân giáo dục. Cha mẹ tôi cũng không hỏi lý do tại sao trước đây chị từ chối nay lại đòi đi. Nhưng sau tối đầu tiên đi học trở về nhà, tôi cắc cớ hỏi chị: "Hôm nay chị Mè vào lớp có mắc cỡ không?"
Chị đập khẽ vào đầu tôi nói: "Có mà ít ít thôi, không bằng hôm trước Tết chị về quê, khi vào làng, bị mấy thanh thiếu niên giăng giây chận đường xem giấy tờ, bắt đọc chữ trước khi cho vào làng. Chị đâu có đọc được, mấy đứa đó đưa chị vào trụ sở hội-đồng xã, họ bắt chị làm ký giấy cam kết phải đi học cho biết đọc biết viết. Nếu kỳ sau chị về làng mà bị kiểm soát, không đọc được chữ thì họ không cho vào làng. Hôm đó chị mắc cỡ muốn chun đầu xuống đất luôn. Gặp toàn mấy thanh niên thiếu nữ và người quen trong làng khuyên chị nên theo lớp Bình-dân học vụ. Kỳ sau về làng, bị kiểm soát, không đọc chữ được chắc là họ không cho vô làng quá, xấu hổ lắm".
Bên cạnh nhà tôi có một hẽm nhỏ, đầu hẻm có một tiệm hớt tóc. Người hớt tóc thuê mái hiên của một căn nhà để mở tiệm. Mấy anh em trai tôi là thân chủ của anh chủ tiệm hớt tóc nầy. Mỗi một tháng rưỡi, anh em tôi được chị Mè dẫn ra đây giao cho anh chủ tiệm, rồi trở lại trả tiền để đón về. Chủ tiệm là anh Cường, người ta gọi anh Cường chay, bởi vì anh ăn chay, không ăn thịt cá. Theo lời của một bà bán rong bún ốc kể cho mẹ tôi nghe nhân một buổi sáng cả nhà tôi ăn bún của bà. Anh Cường chay ngoài việc hớt tóc anh còn biết nghề xem chỉ tay, được nhiều người tin cậy, trong đó có bà. Anh xem chỉ tay chứ không nhận tiền của một ai. Anh là người cùng làng với bà ở An-cựu thành phố Huế.
Anh Cường chay có một người cậu đi tu ở chùa Từ Hiếu. Anh học hết năm đệ lục trường Quốc-học thì bỏ học vì nhà quá nghèo. Anh là con trai một nên không bị đi lính. Anh học nghề hớt tóc của người cậu và được người dì em của mẹ đem vào Đà nẵng hành nghề, vì ở An-cựu có nhiều người làm nghề hớt tóc nên khó kiếm sống. Do tiết lộ của bà bán bún, thỉnh thoảng mẹ tôi mời anh Cường qua nhà nhờ xem chỉ tay. Mẹ tôi thường khen anh Cường chay với cha tôi:
- Thằng Cường chay xem chỉ tay hay thật, nó nói tôi trúng như gần hết".
Tôi không nghe mẹ tôi nói anh Cường chay đã nói đúng những gì, nhưng mỗi lần nghe mẹ tôi nói như vậy cha tôi “hừ” lên một tiếng:
- Bà toàn tin những điều nhảm nhí".
Mẹ tôi còn nhanh nhẩu mời mấy bà bạn đến nhà để nhờ anh Cường chay xem chỉ tay nữa. Những lúc như vậy, cha tôi không vui, mặt ông nhăn nhó, bỏ đi khỏi cửa hàng đang buôn bán. Tuy nhiên, những lúc cha tôi đi Sài-gòn mua hàng trở về đều có quà cho anh Cường chay, có lẽ để trả ơn những lúc anh đã xem chỉ tay cho mẹ tôi.
Khi tôi bắt đầu vào năm học lớp đệ thất, chị Mè cũng đã biết đọc. Không biết ai cho chị quyển Thánh kinh, chị nâng niu, giữ gìn rất kỹ. Chị để quyển Thánh kinh trên đầu tủ, buổi tối, trước khi đi ngủ, chị rửa tay rồi mới lấy xuống đọc. Có lúc tò mò muốn biết trong Thánh kinh viết những gì, tôi hỏi mượn để xem, chị đồng ý cho mượn nhưng bất tôi phải rửa tay và nhiều lần nhắc tôi không được để sách trên ghế ngồi, như vậy sẽ bị Chúa phạt,
Rồi có một thời gian, tự nhiên tôi nghe mẹ tôi hay la rầy chị Mè; mỗi lần bị la như vậy tôi thấy chị Mè đứng trong góc nhà bếp khóc, hai mắt đỏ hoe.
Mẹ tôi la chị:
- Sao lúc nầy mi cứ dở dở ương ương, y như người trên mặt trăng, làm trước quên sau, làm gì hư nấy, lúc nào cũng thẩn thờ như bị ai hớp hồn. Chỉ việc pha sữa tới giờ cho em bú mà cũng quên để cho thằng nhỏ khóc ầm cả lên."
Tôi chưa bao giờ nghe chị trả lời mẹ tôi khi bị la mắng như vậy. Chỉ im lặng và khóc. Khác với những kỳ đi hớt tóc trước, kỳ nầy chị Mè tự nhiên nhắc tôi đi hớt tóc từ ba ngày trước. Đến hôm chị dẫn tôi vừa ra đến cửa thì cha tôi bảo: "Nó lớn rồi tự đi hớt tóc một mình, khỏi cần đưa đi."
Chị Mè quay lui vào nhà, mặt chị xịu xuống và buồn. Khi tôi bước vào tiệm hớt tóc, anh Cường chay thay vì chào tôi như trước đây, anh bước ra khỏi tiệm nhìn trước nhìn sau con hẽm rồi đi trở vào hỏi tôi:
- Sao nay chị Mè không đưa em đi?"
Tôi trả lời: “Cha em nói em lớn rồi không cần chị Mè đưa đi".Tôi nghe anh Cường thở dài. Suốt buổi hớt tóc hôm đó, anh Cường không nói thêm với tôi một lời nào.. Khi từ tiệm hớt tóc về nhà, chị Mè gội đầu cho tôi, chị hỏi:
- Anh Cường có hỏi gì chị không? "Tôi lắc đầu. Chị lại hỏi lần nữa:
- Bộ anh ấy không hỏi gì chị sao?".
Tôi lại lắc đầu.Tôi lại nghe chị thở dài và chờ mãi không thấy chị dội nước lên đầu khiến tôi phải nhắc chị. Mãi đến tối hôm đó tự nhiên tôi nhớ lại lời anh Cường có hỏi tôi vừa lúc tôi đến hớt tóc. Tôi xuống bếp tìm chị. Chị đang đọc quyển kinh thánh.
Tôi nói với chị:
- Bữa ni anh Cường có hỏi, sao chị Mè không dẫn em đến hớt tóc, em trả lời cha em nói em lớn rồi đi một mình được, không cần chị Mè đưa đi" . Tôi thấy mặt chị rạng rỡ lên, chị nâng quyển Thánh-kinh lên hôn. Lúc tôi ra khỏi bếp, tôi nghe chị nói vọng theo:
- Lần sau đừng quên như vậy nghe em, tội chị lắm!”.
Mấy hôm sau, ngày Chúa-nhật, sau khi chơi đá banh trở về, lúc đi ngang nhà thờ Con Gà, chen lẫn giữa những người dự Thánh lễ ra về, trên đường đi, tôi nhìn thấy anh Cường chở chị Mè sau xe đạp. Buổi trưa khi chị Mè gọi cửa để vô nhà, tôi mở cửa. Chi vừa vào trong cửa, tôi cười và nói lớn:
- Lúc nảy em thấy anh Cường chở chị sau xe đạp !"
Chị nhào tới đưa tay bịt miệng tôi, nhưng cha mẹ tôi đã nghe và đã thấy. Mặt chi đỏ gay, cúi đầu đi một mạch vào trong. Vừa lúc đó mẹ tôi nói với cha tôi:- Hèn chi mấy tháng ni nó cứ thẩn thờ, quên trước, quên sau, nó thương thằng Cường chay rồi...mới có bấy nhiêu tuổi!
Cha tôi cắt ngang lời mẹ tôi, nói diễu:
- Hay ghê! chớ bà yêu tôi lúc bao nhiêu tuổi ? Con Mè năm ni nó mười bảy tuổi rồi, lúc đó bà còn nhỏ thua nó một tuổi..bộ quên rồi sao ?"
Tôi chỉ nghe mẹ tôi "hừ” một tiếng rồi bỏ lên lầu.
Chuyện anh Cường chay và chị Mè thương nhau những ai ở trong hẽm gần tiệm hớt tóc của anh Cường cũng biết. Bà chủ nhà cho anh Cường thuê mái hiên trước nhà để làm tiệm hớt tóc đã có lần kể cho mẹ tôi nghe lúc đó có tôi bên cạnh. Mấy ngày trước đó, ông thầy tu, cậu anh Cường ngoài Huế vào thăm anh Cường, có đến tiêm hớt tóc chơi, bà nghe người cậu nói chuyện với anh Cường: "Cậu và có thể cả mẹ cháu cũng không chấp nhận cuộc hôn nhân nầy. Cháu, con nhà thờ Phật bao nhiêu đời nay rồi mà cưới con Mè gốc đạo Thiên chúa đến khi cháu chết thì ai cúng cơm cho, bộ cháu muốn làm ma đói?”
Anh Cường phân trần:
- Đâu có sao, lấy chồng thì phải theo đạo chồng, cùng quá thì đạo ai nấy giữ, cậu nói giúp cháu để bà chấp thuận hai cháu cưới nhau".
Người cậu lắc đầu lia lịa:
- Cậu biết là không được đâu, nhưng cậu sẽ cố nói giúp cho cháu, được hay không thì cậu chưa biết."Rồi ông gằn giọng:
- Hết người thương sao lại thương con nhà theo đạo Chúa!"
Ông hỏi anh Cường tuổi của chị Mè, bấm đốt ngón tay, miệng lẩm nhẩm: "Tuổi hai đứa không có gì xung khắc, nhưng cái đạo của ông Chúa và ông Phật xung khắc...không biết tính sao đây ?"
Không bao lâu sau khi nghe lõm được chuyện anh Cường chay muốn cưới chị Mè, chị xin phép cha mẹ tôi nghỉ vài hôm để về Trà-kiệu chờ ngày gia-đình anh Cường từ Huế vào xin lễ hỏi. Thời gian đó anh Cường cũng nghỉ hớt tóc.
Ngày trở lại làm việc, chị Mè buồn thiu, chị không nói chuyện với ai, ngay cả tôi chị cũng không nói một lời. Ngày Chúa-nhật chị cũng không đi lễ nhà thờ. Càng ngày chị càng thẩn thờ hơn. Mẹ tôi cũng la rầy chị nhiều hơn vì chị lơ là công việc hàng ngày, đến nổi cha tôi phải ngăn mẹ tôi nặng lời với chị:
"Mình hãy thông cảm cho con Mè, gia-đình nó không cho thằng Cường chay cưới nó vì thằng Cường chay không chấp nhận bỏ Phật theo Chúa, nó mất tinh thần nên sao lãng công việc nhà, lần hồi tinh thần nó sẽ ổn định, làm việc bình thường trở lại.
Định kỳ hớt tóc của tôi tháng đó bị gián đoạn, anh Cường chay đóng cửa tiệm không rõ lý do. Ngày anh mở cửa làm việc trở lại cũng là ngày bà chủ nhà cho anh Cường chay thuê mái hiên làm tiêm hớt tóc qua nhà nói chuyện với mẹ tôi và tối hôm đó mẹ tôi kể lại cho cha tôi trong bửa cơm: "Thằng Cường chay đã đổi ý, chịu bỏ Phật theo Chúa để được cưới con Mè. Mẹ thằng Cường chay không chịu, đòi cắn lưỡi tự tử và bà ta đã làm thật. Gia-đình thằng Cường chay phải chở bà vào nhà thương Huế cấp cứu, may mà cứu kịp."
Rồi không hiểu sao, chị Mè vui vẻ trở lại,công việc nhà chị làm không còn bị mẹ tôi quở trách nửa. Chị tiếp tục đi lễ nhà thờ mỗi Chúa nhật, anh Cường chay chở chị đi lễ và đón chị trở về bằng chiếc xe đạp đầm mới mua. Chị Mè đã tiết lộ cho tôi biết, buổi tối hết công việc,chị sẽ xin phép cha mẹ tôi tập đi xe đạp, chi nhờ tôi: "Tối nào chị tập đi xe đạp, em giúp chị đóng của và mở của cho chị được không ?"
Tôi đồng-ý, hỏi chị: "Xe đạp đâu mà chị tập ?"
Chị trả lời không đắn đo: "Xe đạp anh Cường mới mua".
Biết được chuyện chị Mè được anh Cường chay đưa đón đi lễ nhà thờ mỗi sáng chúa nhật bằng xe đạp, mẹ tôi nói với cha tôi: "Từ đây ra nhà thờ Con gà chỉ có hai trăm thước mà đưa với đón, bày đặt!
Cha tôi lại cười: "Nguời ta yêu nhau mà em !"
Tôi học chưa hết năm đệ lục, chị Mè xin nghỉ việc vì giao ước làm việc ba năm chấm dứt. Cha mẹ tôi đồng ý.
Lúc bấy giờ mấy anh chị em tôi đã lớn, đứa em nhỏ nhất ba tuối đã có chi hai tôi săn sóc những khi nghỉ học hay những lúc rảnh rổi. Cha mẹ tôi cũng không còn cần chị Mè. Mùa hè năm đó tôi lang thang cũng lũ bạn nơi họ đạo Tam-tòa, tình cờ tôi gặp chị Mè, chị cho tôi biết đang cùng chung với người bạn mở một tiệm may quần áo tại đây. Chị đưa tôi và lũ bạn về tiệm may của chị và pha nước chanh cho uống. Đang uống thì anh Cường chay đạp xe đến, vứt xe bên vệ đường đi nhanh vào tiệm may, mặt anh cau có có vẻ bực bội.
Anh nắm tay chị Mè kéo vào sau nhà. Thấy không khí lúc đó không vui, tôi và lũ bạn im lặng rời tiệm may.
Về gần đến nhà, ngang qua hẻm có tiệm hớt tóc của anh Cường chay, nhìn thấy có vài người tụ tập trước tiệm hớt tóc, tò mò tôi dừng lại, tôi biết anh Cường chay không có trong tiệm, anh đang ở tiệm may của chị Mè.
Một người đàn bà tóc đã bạc đang ngồi bệt dưới đất trong tiệm hớt tóc, mặt mày bơ phờ, tóc tai rũ rượi, hai tay đập vào nền đất, miệng rên ư ử : "Con ơi là con ! Mè ơi là Mè ! con ở đâu mà mấy tháng ni không về với cha mẹ? Cường ơi là Cường ! mi giấu con gái tau ở mô ? hãy đem nó trả lại cho tau...không thì tau đập đầu chết ở đây cho mi hả dạ..."
Mấy người hiếu kỳ đứng xem nói với nhau:
"Cường chay với con Mè thương nhau, xin cưới nhau nhưng hai bên cha mẹ không thuận vì khác đạo nên hai đứa nó lén lút sống chung. Bữa ni mẹ con Mè từ quê ra tìm nó, đến đây nằm vạ đòi con gái."
Tôi rời đám đông, ra đến đầu hẽm thì vừa lúc anh Cường chay đạp xe chở chị Mè chạy vào hẽm.
Tối hôm đó chị Mè đưa mẹ qua xin phép cha mẹ tôi cho ngủ nhờ để sáng hôm sau trở lại quê. Anh Cường chay đứng ngoài cửa, tôi nghe anh thở dài, còn chị Mè hai mắt đỏ hoe.
Mấy ngày liên tiếp sau đó tiệm hớt tóc của anh Cường chay đóng cửa, bà chủ nhà lại qua nói chuyện với mẹ tôi:
"Hôm con Mè đưa mẹ về quê, khi qua đò, con Mè nhảy sông tự tử, nhờ nước sông cạn nên con Mè được vớt lên, chở vô bịnh xá quận Điện-bàn cứu chữa. Bác sĩ nói cái thai trong bụng con Mè không bị ảnh hưởng gì. Thằng Cường chay không làm việc mấy bửa ni, nó đi thăm con Mè ở bịnh xá."
Bà lại thở ra: "Trai gái thời nầy loạn rồi, chưa thành vợ thành chồng mà đã ăn nằm với nhau để có chửa!"
Từ đó, tôi không còn được gặp hay được nghe tin tức nào liên hệ đến anh Cường chay và chị Mè.
oooooo
Sau những năm tháng chiến tranh ác liệt Quốc Cọng, miền Nam Việt-nam thua cuộc. Chiến tranh chấm dứt, nhưng lòng người lại ly-tán. Đất nước như nồi canh chay bị vỡ, người dân xông xáo khắp nơi, tìm đường ra khỏi biên giới, làm người Do-Thái lang-thang, tạo lập cuộc sống mới nơi xứ người. Trong dòng người nầy có gia-đình tôi. Trong những năm tháng tạo lập đời sống mới, lần lượt cha mẹ tôi qua đời, linh-vị được thờ tại một ngôi chùa nhỏ phía Nam thành phố Paris nước Pháp. Chùa có tên Tây-Phương. Vị sư Trụ-trì chùa, Thượng-tọa Như-Hóa mới đây đã viên-tịch, một thầy khác, Thuợng Toạ Giác-Miên, được mời từ Népal qua thay thế nhưng tôi chưa có dịp diện-kiến.
Rằm tháng bảy âm-lịch trong năm 2000, tôi điện thoại đến chùa xin ghi danh lễ cầu siêu cho cha mẹ nhân ngày xá tội vong nhân. Hôm đó, tôi vừa đến chùa thì lễ cũng đã bắt đầu.Tiêng đọc kinh, tiếng chuông mõ hòa quyện cùng khói nhang thơm làm tâm thần tôi thanh-thản, tôi cố lắng nghe âm thanh tên, tuổi cùng pháp-danh của cha mẹ tôi sẽ được đọc lên trong buổi lễ..tôi đang chờ...tên của cha mẹ cùng Pháp-danh của một phật-tử nào đó được đọc lên, kế tiếp ...và kế tiếp...
Tôi giật mình, không tin vào tai tôi..Théresa Hứa-thị Mè, sinh ngày 12 tháng ba năm 1943 tại làng Trà-kiệu tỉnh Quảng Nam, tạ thế ngày 10 tháng 2 năm 1999 tại thành phố Marseilles nước Pháp... thầy chủ trì chánh lễ vừa đọc đến đây thì tiếng chuông mõ bổng ngừng lại, hàng Phật-tử dự lễ sát chánh điện ngơ ngác, lao xao. Một tăng sinh còn trẻ nhưng vốn quen việc nghi lễ trong chùa vội vàng thay thế Thầy đọc tiếp danh sách cầu siêu trong tiếng xì xào mất trật tự...rồi có tiếng yêu cầu gọi xe cấp cứu.
Khi biết thầy Giác-Miên bị ngất xỉu, phản ứng theo thói quen của một bác-sĩ, tôi bước nhanh đến bàn thờ Phật. Thượng-tọa Giác-Miên đang quỳ, nhưng cả phần thân người bên trên gục xuống hàng chuông mõ phía trước. Tôi nâng mặt thầy lên, quàng tay sau lưng thầy, đỡ nhẹ thầy nằm xuống mặt thảm trước chánh-điện. Tôi thực hiện những tác động cấp cứu dành cho một người bị ngất xiủ. Vài phút sau thầy bắt đầu tỉnh lại. Một vài Phật-tử giúp tôi dìu thầy về phòng riêng.Tôi tiếp tục theo dõi huyết áp và nhịp tìm của Thầy. Tôi nghe hơi thở của thầy bình thường trở lại, nhưng hai mắt của thầy vẫn nhắm như ngủ. Tôi căn dặn vị thị-giả những điều cần thiết phải săn sóc khi thầy tỉnh hẳn. Vừa quay người định ra khỏi phòng, tôi nghe tiếng thầy Giác-Miên thều thào: "Bác sĩ, bác sĩ có phải là chú Kính ở Đà Nẳng không?"
Tôi quay người lại, thầy thều thào tiếp:
- Chú không nhớ thầy sao ? Nghe cái giọng đặc biệt Quảng-nam Đà-nẵng của chú, thầy nhận ra ngay...Thầy là Cường chay, ngày xưa hớt tóc cho chú đó .
Tôi cúi xuống nhìn kỹ mặt thầy: hai mắt đã mở, hai bên khóe mắt có vài giọt nước chảy dọc theo hai bên sóng mũi. Tôi nhận ra được thầy Giác-Miên là anh Cường chay. Tôi ngồi xuống bên cạnh thầy, hai tay nắm hai tay của thầy. Xúc động làm tôi ứa nước mắt...mới đó mà đă hơn hai mươi lăm năm. Cái âm thanh Theresa Hứa thị-Mè vừa được đọc lên trong lễ cầu siêu lại hiện trong đầu tôi..và tôi chợt hiểu, có thể đó là lý do thầy Giác-Miên ngất xỉu!
Những tháng năm sau đó tôi viếng chùa Tây-Phương thường xuyên hơn, có lẽ vì anh Cường chay là Thuợng Toạ Giác-Miên trụ trì. Một hôm, tôi gặp thầy xin nhận một lễ quy-y cho toàn gia-đình của tôi. Nhân lúc trong phòng làm việc chỉ còn mình thầy, tôi đánh bạo hỏi:
- Chắc thầy còn nghĩ đến chị Mè phải không?
Thầy không trả lời, mặt trở nên suy-tư, xa vắng. Tôi hỏi tiếp:
- Hồi đó, sau khi chị Mè nhảy sông tự-tử, thầy có găp được chị ấy không?
Thầy bối rối và do dự khá lâu rồi mới bắt đầu nói chuyện của thầy với giọng buồn rầu:
- Mô Phật! Mấy mươi năm nay thầy đã chôn quá khứ của thầy trong lời kinh, tiếng chuông tiêng mõ mà hình như nghiệp vẫn chưa dứt được, còn theo mãi cho đến ngày nay......
... Trước khi Mè nhảy sông tự vẫn, thầy và Mè đã chuẩn bị sẵn sàng vào Lâm-đồng sinh-sống. Lúc bấy giờ Mè đã có thai. Chú biết, thầy và Mè thương nhau. Sự ngăn cản của hai bên gia-đình không cho hai đứa cưới nhau càng quyết liệt thì hai đứa càng bất chấp tai tiếng. Sau khi được cứu chữa bình-phục, Mè trở về quê. Hai đứa đã quyết định ngày giờ gặp nhau để bỏ xứ ra đi. Ngày hẹn đã đến, thầy chờ không gặp được Mè.
Ngày hôm đó đồng bào trong quê gồng gánh cùng gia-súc lũ lượt từ trong xóm làng xa xôi tràn ra quốc lộ. Người ta kể cho nhau nghe trận chiến đã xẩy ra đêm hôm trước ở làng Trà-kiệu. Giải-phóng quân Cong-sản Việt-nam đã tấn công làng, đốt phá cơ sở chính-quyền địa-phương bắt dẫn đi chỉ điểm những viên chức chính quyên. Đạn pháo binh từ trong đồn địa phương quân cũng như từ quận bắn vào làng. Gần sáng, máy bay từ Đã-nẵng bay vào yểm trợ. Bom đạn quân đội hai bên làm làng Trà-kiệu tang-hoang. ..Không biết dân làng ai chết ai sống, mạnh ai nấy chạy. Cái gì lấy được thì mang theo. Cả mấy ngày tiếp theo, thầy đi đến các làng xã quanh làng Trà-kiệu, vào các bịnh-viện lớn, bịnh-xá nhỏ tìm Mè, Mè vẫn biệt tăm. Nửa tháng sau thầy theo chân dân làng được cho phép trở về đến trước nhà Mè, ngôi nhà đã bị cháy rụi. Mấy tháng chờ đợi sau đó, tin-tức về sự sống của Mè vô vọng, thầy trở về Huế và thầy xin xuất gia với người cậu...
Sau tốt nghiệp Phật-học viện Nha-trang năm 1970 thầy được học bỗng đi học bên Ấn-độ..rồi ở tu luôn tại bên ấy. Các đây vài tháng thượng-tọa Như-Hoá viên-tịch, thầy được chuyển về đây thay thế.
Tôi hỏi thầy:
- Danh sách lập để được cầu siêu hôm rồi không phải do thầy lập sao?
"Không !.Do một phật-tử chuyên trách từ thời còn thầy Như-Hóa."
Tôi nói tiếp:
- Như vậy thì chị Mè không bị chết trong hôm làng Trà kiệu bị giặc tấn công và người xin lễ cầu siêu xưng là con gái của chị Mè.,.nhưng không rõ có phải là con chị Mè với thầy hay con sau nầy với người khác..."
Thầy không trả lời câu hỏi của tôi, thầy chỉ gật đầu..rồi lắc đầu...rồi thở dài.
Tôi hỏi tiếp:
- Thầy có muốn tim sự thật về chị Mè những tháng năm sau này nầy không?
Thầy trả lời dè dặt:
- Chú Kính giúp thầy việc nầy thí quý hoá lắm. Từ hôm đó đến nay, thầy suy nghĩ hoài mà không biết làm gì và làm như thế nào.
Tôi vừa thương thầy vừa ái-ngại cho thầy, đoán biết trong thầy con sóng tình cảm xa xưa trở về đang làm thầy giao-động.
Nhờ vào số điện-thoại lưu trong phiếu xin lễ cầu siêu, tôi liên lạc với con gái chị Mè. Không khó khăn lắm khi tôi tự giới thiệu với con gái chị Mè, ngày xưa, rằng thời chiến tranh chị Mè làm việc trong gia-đình tôi ba năm, từ khi chị Mè thôi việc, tôi không có tin tức của chị...Vừa qua, nhân dự lễ cầu-siêu tại chùa Tây phương, có nghe tên của chị Mè được đọc trong buổi lễ, nên nay liên lạc để hỏi thăm. Đầu giây, cô gái tự nhận là con gái duy nhất của chị Mè, đang cùng chồng và con cái sống ở một làng vùng ngoại ô Bắc Paris. Qua trao đổi nhận biết nhau, con gái chị Mè mời tôi đến thăm nhà nhân dịp cuối tuần.
Một tuần sau đó tôi đến thăm con gái chị Mè. Nhà nằm trong một trang trại nuôi gà công-nghiệp. Con gái chị Mè tự giới thiệu tên là Michelle, có chồng là người Pháp chủ trại gà và có ba con. Sau những bỡ ngỡ ban đầu hai chúng tôi trở nên thân thiện rất nhanh. Tôi đã kể cho Michelle kỷ niệm giữa tôi và chị Mè ngày xưa lúc chị giúp việc cho gia-đình tôi.Tôi cũng đã giới thiệu cuộc sống hiện tại của tôi...và cả buổi sáng ngày cuối tuần hôm đó tôi đã được nghe Michelle kể về mẹ của mình, chị Mè:
Michelle sống với mẹ vùng Chợ Đệm Thủ-Đức, mẹ có một quán may nhỏ chuyên sửa quần áo lính cho các sinh-viên sĩ quan Trường bộ binh Thủ-Đức nên cuộc sống của hai mẹ con rất ổn-định. Những năm tháng đó, Michelle không bao giờ được mẹ kể cho biết gia-đình thân thuộc có ai và ở đâu.
Khi hỏi về cha của mình, chị được mẹ nói là thất lạc trong chiến tranh không biết chết sống thế nào. Tên cha được ghi trong giấy khai-sinh là Lê-chí-Cường, sinh-quán tại Huế. Năm 1975, khi miền Nam Việt-nam bị thay đổi chính quyền, mẹ chị vẫn sống bằng nghề may. Michelle được nhận làm tiếp-viên cho khách-sạn Caravelle nhờ thông thạo Pháp ngữ. Tại đây, Michelle quen biết với một du-khách Pháp và một năm sau hai người cưới nhau. Chồng của Michelle là đảng-viên đảng Xã-hội Pháp, làm xã trưởng của một xã nhỏ vùng ngoại ô thành-phố Marseilles.
Michelle và mẹ cùng qua Pháp một ngày. Mẹ được nhận phụ giúp việc săn sóc các nữ tu Thiên chúa giáo về hưu tại địa phương. Năm 1999, mẹ chị bị phát hiện ra bịnh ung-thư lá lách ở giai đoạn cuối. Trong chống chọi với căn bịnh ngặt nghèo, biết là mình không thoát khỏi sự chết, mẹ đã kể lại một phần đoạn đời của mẹ....
Sau cái đêm làng Trà-Kiệu bị giặc tấn công chiếm đóng, gia-đình mẹ tản-cư vào tạm trú nhà một người bà con tại thị-xã Tam-kỳ. Cuộc chiến trở nên ác-liệt, gia-đình mẹ không trở về làng cũ. Cháu được mẹ sinh ra vài tháng sau đó. Cuộc sống cơ cực, hai mẹ con bị gia-đình đối xử lạnh nhạt vì mẹ sinh con trước có phép cưới. Quá đau khổ, quẩn-trí, một đêm mẹ định để cháu lại cho bà ngoại, lén ra sông tìm cái chết. Trên đường đi khi ngang qua một căn nhà trong một xóm nhỏ, mẹ nghe tiếng khóc, tiếng của một đứa trẻ: “Mẹ ơi! mẹ đâu rồi ?. Mę đi đâu rồi? Con sợ quá..." Trong đêm khuya, tiếng khóc đòi mẹ của đứa trẻ như xé lòng mẹ, đánh thức lương tâm và trách nhiệm của mẹ mà trong một phút giây nông nổi mẹ đã định làm chuyện dại dột... Và mẹ đã quay trở về nhà.
Trong cùng cực của cuộc sống, một may mắn đến với mẹ...người bạn cùng may chung với mẹ ở Đà-nẵng trước đây, vừa có chồng là lính phục vụ trong quân-trường Sĩ-quan trừ bị Thủ-Đức, gặp lại mẹ, rủ mẹ cùng hợp tác may chung tại quán may ở Chợ Nhỏ mà bạn mẹ theo chồng dọn về đây. Cuộc sống bắt đầu ổn-định,mẹ đã nhiều lần về Đà-nẵng, về Huế tìm ba, nghe nói ba đã đi tu ở nơi xa và ba đã như một cánh chim lạc trong bốn phương trời vô-định.
Michelle ngừng một chốc,thở ra, kể tiếp:
“Mẹ cũng có kể cho cháu về mối tình ngang trái của mẹ.... mẹ không còn kỳ-vọng gặp ba trước khi nhắm mắt mẹ đã căn dặn cháu phải làm theo lời mẹ, sau khi mẹ chết... mẹ nói:
- Khi mẹ chết rồi, cháu phải thờ mẹ trong một ngôi chùa nào đó...ngày xưa,vì vấn đề tín-ngưỡng mà tình duyên của mẹ ngang trái. Ba của cháu đã xin từ bỏ đạo Phật của mình theo đạo Thiên-chúa để được cưới mẹ, nhưng gia-đình của ba không thuận, bà nội, tức mẹ của ba cháu đòi tự vẫn nếu ba cháu quyết định bỏ Phật. Nay vì tấm lòng của ba, bỏ đạo của mình để được cưới mẹ, tuy chuyện không thành. Tôn giáo thường dạy con người có linh-hồn sau khi chết sẽ về an nghỉ ở một nơi nào đó, thì như vậy, Phật sẽ che chở linh hồn mẹ và mẹ sẽ gặp được ba cháu không còn bị giới luật của tôn giáo ràng buộc, ngăn cấm. Cháu đã làm theo lời mẹ, đem di-ảnh của mẹ thờ tại chùa Tây-Phương mấy năm nay, từ khi cha mẹ chồng cháu nghỉ hưu, giao cơ-sở chăn nuôi cho chồng cháu quản lý vừa lúc chồng cháu hết nhiệm-kỳ xã trưởng."
Tôi đã kể lại cho thầy Giác-Miên câu chuyện gặp gỡ Michelle ngày hôm đó.Qua điện thoại giọng thầy đầy khích-động. Tôi cho thầy biết, Michelle chưa biết thầy là thân sinh của cháu vì lý do tôi chưa xin sự chấp thuận của thầy...thầy nói:"Phải cho Michelle biết....làm thế nào đây để tạo sự thuận-tiện thầy cũng chưa biết..thôi chờ vài hôm nữa mình bàn tính lại."
Sự bàn tính tạo thuận tiện cho cha con thượng-tọa Giác Miên và Michelle gặp nhau đang trong dự trù thì một buổi sáng tôi đang còn ngủ có tiếng reo điện thoại đánh thức tôi dậy. Một người nào đó từ chùa Tây-Phương báo cho biết tin thượng-tọa Giác-Miên đang công phu sáng đã bị đột quỵ, được xe cứu thương chở vô bịnh viên cấp cứu.Thay vì vào nơi làm việc, tôi lái xe chạy thẳng vào bịnh viện thăm thượng-tọa Giác Viên; nhân viên tại đây báo cho biết Thượng-tọa đã ra đi, bác-sĩ không cứu kịp.
Sau lễ an-táng thượng-tọa Giác Miên, tôi đến thăm Michelle một ngày cuối tuần.Tôi chuyển cho Michelle một bao thơ của thượng-toạ Giác Miên đã viết sẵn. Bao thơ được tìm thấy trên bàn làm việc của thầy, nhờ tôi trao lai. Michelle nhìn tôi vẻ bối rối khi nhận thơ.Tôi yên lặng ngồi nhìn Michelle e-dè mở thư ra đọc. Tôi thoáng thấy có những tấm hình đen trắng kèm theo thư cùng bản sao một thẻ căn cước... Mặt Michelle càng lúc càng trở nên căng thẳng đầy xúc động...những giọt nước mắt chảy ra từ hai khóe mát, lan dài trên má. Tôi đứng dậy đến gần cửa sổ nhìn ra ngoài, tránh nhìn các hình ảnh cảm động đang diễn ra trước mặt.
Một tiếng nấc, rồi những tiêng thổn thức tiếp nối.Tôi quay lại, mặt của Michelle cúi xuống, hai tay ôm đầu, hai vai run-rẩy.
Chờ Michelle bớt xúc động, tôi đến ngồi bên cạnh, giúp nhặt lên thư và hình ảnh bị rơi xuống đất.Trong một tấm hình, tôi nhìn thấy anh Cường chay và chị Mè chụp chung bên bờ con sông Hàn ở Đà-nẵng, hai người âu yếm choàng vai nhau... và bản sao thẻ căn-cước bằng tiếng Pháp có in hình anh Cường chay ghi: Lê-chí-Cường sinh năm 1940 tại Huế... Việt-nam....
Michelle nhận thư và hình ảnh từ tay tôi, ôm tất cả vào ngực..lại thổn thức: “Mẹ ơi ! Ba ơi !”.
Tôi từ giã ra về.
Michelle tiễn tôi ra cổng trang trại. Tôi nghe có tiếng gà gáy trong một góc nào đó từ bên trong xa.. Nắng buổi chiều vàng vọt trãi dài trên các ngọn cây. Tôi thoáng nhìn thấy anh Cường chay đang chở chị Mè trên xe đạp chạy từ nhà thờ Con Gà về xóm chùa Hải-Châu, nơi anh Cường chay có tiệm hớt tóc.
Chị Mè - Nguyễn-Đại-Thuật
Paris ngày 16/01/2019.
Lời người kể chuyện:
Tên và địa danh trong chuyện đã được thay đổi.
LeVanQuy sưu tầm
❤ ❤
ảnh: nhà thờ con gà Đà Nẵng.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Oct/2022 lúc 12:46pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Oct/2022 lúc 1:10pm

Để Một Tâm Hồn Khoáng Đạt Hãy Cùng Trải Nghiệm Với 3 Câu Chuyện Nhỏ

22%20bức%20hình%20động%20làm%20cho%20các%20fan%20của%20cà%20phê%20cảm%20thấy%20"mê%20mẩn"

Đời người thường có đến bảy, tám phần không như ý. Nhưng đôi khi, chỉ cần thay đổi tâm cảnh, thay đổi góc nhìn, bạn đã thấy mọi sự việc đều tốt đẹp trở lại rồi. Dưới đây là 3 câu chuyện nhỏ khiến tâm hồn bạn trở nên khoáng đạt hơn…

Câu chuyện 1

Có hai người nọ tranh cãi với nhau hơn nửa ngày trời, chỉ nghe thấy một người hét lên “3 × 8 = 24”, người kia thì quát lại rằng “3 × 8 = 21”. Hai người cứ thế tranh cãi mãi không thôi, cuối cùng dắt nhau đến gặp quan huyện.

Huyện lệnh sau khi nghe xong đầu đuôi câu chuyện, nghiêm giọng quát lớn: “Người đâu? Hãy lôi cái gã 3 × 8 = 24 ra ngoài đánh 20 gậy!”.

Người kia nghe quan huyện phán vậy, kinh ngạc vì rõ ràng mình đã trả lời đúng. Anh ta bất mãn nói: “Đại nhân! Rõ ràng là hắn ta ngu, sao ngài lại đánh tôi?”.

Quan huyện bĩu môi đáp rằng: “Nhà người có thể cùng gã 3 × 8 = 21 tranh cãi hơn nửa ngày trời, còn nói không ngu ngốc? Nếu không đánh ngươi thì đánh ai đây?”.


Cảm ngộ

Với những người không nói lý lẽ thì ta không cần phí công tranh cãi với họ. Nếu cứ nhất định muốn phân cao thấp thì người bị thương cuối cùng có thể chính là bạn, bởi dù bạn có bao nhiêu cái miệng cũng hoàn toàn không nói lại được một cái miệng xấu xa nói vớ nói vẩn! 

Hơn nữa, con người ta nếu muốn có được nội tâm thanh thản hạnh phúc, bất kể gặp phải loại người nào thì cũng đừng quá so đo. Nhận thua cũng được, chịu thiệt cũng được, người biết lùi một bước thực ra là đã chiến thắng rồi.


Câu chuyện 2

Một hôm, con trai nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ thật đẹp!”.

Người mẹ cảm thấy kỳ lạ, liền hỏi lại: “Sao con lại nói như vậy? Lẽ nào hôm qua mẹ không đẹp sao?”.

Đứa trẻ trả lời mà không cần suy nghĩ: “Bởi vì hôm nay mẹ không có nổi nóng”.


Cảm ngộ

Tin chắc rằng câu chuyện trên đây cũng là cảm nhận chung của rất nhiều trẻ nhỏ, đồng thời cũng khiến nhiều người lớn phải vỡ òa: Thì ra, muốn có được dung mạo xinh đẹp cũng khá đơn giản, chỉ cần bạn không nóng giận là được rồi! 

Khi phát hiện mọi chuyện không như ý mình, chúng ta thường nổi cơn tam bành mà không biết rằng lúc ấy dung mạo của mình trở nên rất khó coi. Nhưng mà nếu ngay từ giờ trở đi sẽ không tức giận nữa, nói thì rất dễ, nhưng làm được lại là điều khó khăn!

Để làm được “không tức giận”, bình thường chúng ta cần ôm giữ thái độ “bình hòa”. Khi gặp phải mâu thuẫn, chúng ta sẽ có một khoảng hòa hoãn nhất định, chứ không làm sự tình rùm beng lên. Điều này đòi hỏi một quá trình tu dưỡng bền bỉ lâu dài, kiên trì hướng Thiện, dần dần xem nhẹ được mất. “Tướng do tâm sinh”, một người có hàm dưỡng trong tâm, tất nhiên sẽ là một người xinh đẹp rồi.


Câu chuyện 3

Có một người tìm đến bái kiến một vị cao tăng xin được nghe giảng Đạo, cao tăng hỏi rằng: “Một thỏi vàng với một đống bùn, cậu thấy thứ nào tốt hơn?”.

Người cầu Đạo ngẩn ra một hồi, cảm thấy cao tăng hỏi câu hỏi này thật kỳ quái, bởi mỗi người đều sẽ lựa chọn cái tốt nhất. Vì vậy, anh liền trả lời: “Đương nhiên là thỏi vàng rồi!”.

Vị cao tăng mỉm cười, nói: “Nhưng nếu cậu là một hạt giống thì sao?”.


Cảm ngộ

Đúng vậy, rất nhiều lúc chúng ta đều dùng thế giới quan phiến diện của bản thân để đo lường hết thảy, nhưng lại quên mất rằng giá trị của sự vật là được quyết định bởi những gì phù hợp, cần thiết với tự thân của nó.

Kỳ thực, cuộc sống cũng là như vậy. Khi chúng ta ngưỡng mộ người khác ở vào hàng ngũ tôn quý, sống cuộc sống nhung lụa cao sang, vô tình ta lại quên đi những tháng ngày bình yên tự tại của bản thân mình. Giả sử đặt bản thân trong hoàn cảnh của người ta, liệu có chắc rằng mình thật lòng thích nghi với cuộc sống như vậy hay không?

Tĩnh tâm suy nghĩ, chợt nhận ra rằng những gì phù hợp với bản thân mới là tốt nhất. Vậy nên, chúng ta không cần thiết phải đi ngưỡng mộ hạnh phúc “sống trong nhung lụa” của người khác, có lẽ điều đó vốn không thích hợp với bạn. Chuyện gì cũng đừng quá so đo để tránh cho bản thân cảm thấy tổn thương, thua thiệt. Chỉ cần chúng ta giữ tốt bổn phận của mình, sống những tháng ngày vui vẻ, tận hưởng từng thời khắc trân quý của cuộc đời, thì bạn chính là người hạnh phúc nhất rồi. 


st.

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Oct/2022 lúc 1:24pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Oct/2022 lúc 8:41am

Người bạn “tốt”

Gif%20Paradise%20|%20Beautiful%20flowers%20pictures,%20Beautiful%20flowers%20wallpapers,%20%20Beautiful%20rose%20flowers

Hello! Chou đây, chiều qua làm mấy chai! Có bê thui tươi, dê nướng ở trại mới mang lên.

Lâm cười trong máy:

– Ngon. Tui mang chai Hibiki 17 cho ấm bụng luôn.

Bác sĩ Chou, gốc Tàu Hồng Kông, nhà bên kia đường, là người bạn hàng xóm, hai năm qua kể từ khi Lâm dọn về thành phố Melrose, làm việc tại Trung tâm điều hòa lưới điện. Chou thường gọi qua cụng ly cuối tuần.

Lâm và Chou cùng 42 tuổi, Lâm đã có vợ 7 năm. Chou thì sống độc thân trong căn nhà thênh thang với khu vườn đầy hoa hồng và con chó nhỏ.

Chou có bạn là chủ nông trại, thường mang bê thui hoặc dê nướng lên tặng vì ân nghĩa cấp cứu bệnh tim cho ông ta.

Chou lấy hộp nhựa lớn, đựng đầy bê thui, mở gói giấy nhôm, lòi ra 10 xiên dê nướng, đặt xuống bàn:

– Lâm, ông trộn bê lại giùm, có gói thính, hành tây, ngò sẵn trên bàn. Tui nướng sơ mấy xiên dê.

Mười phút sau, Lâm khui chai Hibiki, mùi scotch Nhật thơm nồng mũi, rót ra hai ly, bỏ hai cục đá vuông, đưa cho Chou một ly:

– Vô cái mở hàng.

Chiều đầu Thu thật êm, bờ rào gỗ trắng sau vườn chắn ngang vạt nắng, hắt những vạch dài xuống thảm cỏ xanh những vệt sáng như tia laser cắt đều trên vườn bông hồng nhung, thành những sọc ngang tới bức tượng thằng bé cầm cu nổi tiếng của Bỉ bên góc vườn.

Lâm khen:

– Tượng thằng nhỏ tưới bông hồng đẹp quá.

Chou làm ngụm rượu, đứng dậy:

– Năm đó đi du lịch bên Bỉ với cô bạn gái.

– Cũng có bạn gái?

– Hồi xưa.

– Cổ người Ý. Sau khi mang bức tượng cu nhỏ này về nhà thì chia tay vì, thứ nhất, cổ thích mì ống, tui chuyên ăn mì Tàu.

– Còn điều thứ 2?

Chou tần ngần:

-Cổ nói: “Anh bỏ $5,000 mua tượng thằng nhỏ cầm cu, mà không mua cho em cái đồng hồ Cartier có $2,000. Anh keo hơn Super Glue”.

Chou gật gù:

– Cổ nói đúng, tôi mê tượng hơn cô ta. Vậy là sáng hôm sau cô biến đi New York; nghe nói lấy thằng Tàu Trung Quốc buôn bán cần sa, giàu sụ.

Lâm ngồi xuống bàn, rót hai ly rượu, lấy xiên dê nướng:

– Vậy là từ đó thôi luôn, không lấy vợ cho tới giờ?

– Ừa, thằng nhỏ cầm cu làm tui xui luôn, ế triền miên. Ðâu được vợ ngon lành như ông.

Lâm cười nhẹ:

– Cũng không ngon lành gì đâu.

Chou gắp bê thui, kéo ghế:

– Sao không?

– Thì như ông biết đó. Bảy năm rồi mà tụi tui đâu có con.

– À, chuyện này thì xứ Mỹ coi như bình thường. Dân Mỹ vừa làm tình vừa coi football… hiếm con là đúng, còn ông, nên coi lại.

Chou nhún vai, cạn ly rượu, tiếp:

– Bê thui ngon quá. Hồng Kông không có món này. À, bảy năm chưa có con, có bệnh hoạn, trục trặc sinh lý gì không?

– Không.

                                                                                                   -oOo-

Cuối tuần sau, lễ lao động.

Lâm phone:

– Có món đặc biệt: nem Huế nướng, bún bò. Chiều qua tui.

Bảy giờ, Ngọc – vợ Lâm – sắp xong bàn tiệc nhỏ, ngoài vườn.

– Hello em! Anh Chou qua chơi.

Ngọc quay lại:

– Chào anh, mời.

Chou đặt chai whiskey xanh xuống bàn, Lâm mang ra đĩa nem Huế:

– Bạn dưới Cali gởi tặng. Nem chua Huế chính cống, ăn thử đi.

Chou rót hai ly rượu, cụng, lấy miếng nem Huế nướng, bỏ vô miệng:

– Ngon quá ông. Lần đầu tôi ăn món này, làm miếng nữa được hông?

– Tự nhiên, nhưng đợi chút.

Lâm ra vườn hái hai trái ớt Huế đã chín, đưa cho Chou:

– Kèm thêm miếng này, ngon hơn.

Chou cắn miếng nem, làm miếng ớt:

– Cay quá!

Anh rót ly rượu, bỏ cục đá, nốc một hơi:

– Ngày nào ông cũng ăn ớt cay như vậy?

Lâm gật đầu:

– Một bữa ăn 2 trái.

Chou cười:

– Vậy, tui biết tại sao ông không có con rồi.

– Sao?

Lâm lật đật hỏi, Chou chỉ trái ớt:

– Ăn cay nhiều quá, cũng làm chậm có con. Nhưng ông yên tâm, thứ Hai ra phòng mạch, tui khám, rồi tìm cách điều trị là có con liền. Tướng ông cao to, khỏe mạnh, chắc là trục trặc gì đó thôi.

Lâm vỗ vai Chou:

– Rất cám ơn ông.

Chị Ngọc mang ra 2 tô bún bò thơm phức, để xuống bàn:

– Mời.

Chou vội vàng:

– Cám ơn chị.

Lâm khoe:

– Bả nấu ngon hơn ngoài tiệm nhiều, ông ăn một miếng thử coi.

Chou làm một muỗng, gắp miếng giò heo:

– Ngon quá chị.

Ngọc cười, vô nhà, Chou nói nhỏ với Lâm.

– Chị Ngọc đẹp lại có tướng khỏe mạnh, theo y học thì dễ có con. Khám ông xong, đưa chị ra tui khám luôn. Nếu có gì điều trị cùng một lúc, vài tháng là có con trai.

Lâm rót hai ly rượu, đưa tận tay Chou:

– Ông quá tốt – giọng xúc động – là người bạn quá tốt mà tôi có. Rất cám ơn Chou, cạn ly tình nghĩa này.

Hai người cạn ly. Chou cười khà khà:

– Ly tình nghĩa với tô bún bò quá ngon.

                                                                                                -oOo-

Thứ Hai, Lâm chạy thẳng tới phòng mạch của Chou.

– Ông cởi hết áo quần treo trên móc, nằm xuống bàn.

Chou đặt ống nghe vô ngực Lâm:

– Hít hơi dài, thở ra nhẹ.

Rồi quay qua lưng:

– Hít hơi dài, thở ra nhẹ.

Chou đeo găng tay:

– Giạng chân ra, tui khám chim.

– Quay lưng lại, khám hậu môn.

Chừng 20 phút thì xong.

Chou đưa cho Lâm một chai nhựa nhỏ, có nắp đậy.

– Ông vô phòng tắm làm cho ra tinh trùng vô trong lon này, đậy nắp lại dán băng keo đã có sẵn, mang ra đây, tui sẽ gởi đi khám nghiệm. Ba ngày có kết quả, ông yên tâm về nhà, sẽ phone.

– Tôi phải trả bao nhiêu?

Chou cười, thân mật vỗ vai Lâm:

– Không cắc nào, miễn phí. Bạn tốt mà!

Ba ngày sau.

– Ông làm ăn ra sao?

– Thì kỹ sư điện bình thường.

– Không, chuyện “ấy” kia.

– À, thì ngon lành, đều đều. Lấy nhau 7 năm rồi nên 3 lần một tuần, nhậu xỉn thì nghỉ chơi.

– Ông ra bình thường?

– Ra tưng bừng, phun phèo phèo. Mấy vụ đó không có gì trục trặc.

Chou xuống giọng:

– Còn bà vợ?

– Bả cũng vậy, không có bệnh về sinh lý.

– Không, chuyện “ấy” kìa.

Lâm cười:

– Bảy năm rồi bả không thay đổi: hớn hở, tới cùng và đều đều với tui. Nếu thiếu một lần, lần sau bù.

Chou ngồi thẳng lên, lắc đầu:

– Nhưng… không được rồi.

Lâm chồm tới:

– Không được là sao?

– Là bị suy nhược.

Lâm kéo áo lên:

– Ông thấy bắp thịt bụng, ngực của tui hông?

– Thấy.

Lâm đưa tay:

– Coi bắp thịt tay nè cha.

Anh thả áo xuống.

– Ngày nào tui cũng tập 45 phút, thể dục và đi hai bài quyền dưỡng sinh, ăn ngủ đều đặn… Vậy, suy nhược là sao?

Chou cười:

– Không phải ông. “tụi nó” kia.

– Nó nào?

Chou chỉ tay vô hạ bộ Lâm:

– Ðám tinh trùng của cha

– …

Lâm nhíu mày, Chou tiếp:

– Trong tinh trùng có hai loại, đực và cái, nhưng mấy anh đực mới nhảy vô thì lăn đùng ra chết ngắc vì suy nhược, không có sức chạy; mấy chị cái đang bơi thì bị hụt thở, ngáp ngáp chết chìm vì chất nhờn nhiều độ chua trong nước của vợ anh. Cuối cùng thì chết một lũ, vậy thì làm sao có con?

Lâm ngồi phịch xuống ghế, buột miệng.

– Mẹ, tụi nó chết là tui cũng chết luôn. Làm sao bây giờ?

Chou đứng dậy, khoanh tay:

– Y học mới có thuốc chữa. Tui sẽ cho ông uống thuốc tăng lực cho mấy anh chị tinh trùng, hai tháng là tụi nó sẽ chạy ào ào vô trỏng.

– Cám ơn Chou. Cám ơn người bạn quá tốt.

– Nhưng anh phải tập thể dục thêm gấp đôi, thì mới có kết quả ngon lành.

– Ok.

Chou đưa Lâm ra cửa, anh tằng hắng lấy giọng:

– Anh nói vợ anh, tới đây tôi khám rồi cho thuốc luôn.

Lâm leo lên xe. Chou đứng ngay cửa, nói theo:

-Tất cả miễn phí.

                                                                                                    -oOo-

Từ đó.

Lâm đi làm về tới nhà là thay đồ, lái xe đi tập, và tập thêm 45 phút mỗi ngày như bác sĩ Chou dặn. Trong tuần đầu, thì còn bình thường, tới tuần thứ 2, vì tập thêm, nên Lâm mệt. Về tới nhà, tắm, ăn qua loa, làm chai bia, lăn ra ngủ.

Chị Ngọc lay:

– Anh bữa nay là tới ngày ấy rồi.

Lâm phều phào vừa ngủ, vừa nói:

– Theo lời bác sĩ Chou, anh phải dưỡng sức để có con.

– Nhưng phải “ấy” mới có con chớ!

– Nghỉ lần này, tuần tới đi. Anh mệt quá, ngủ, mai còn dậy sớm đi làm.

Chị Ngọc buồn xo, nằm gác tay lên trán, nhìn trần nhà.

Và không phải chỉ lần đó. Bây giờ, thời khóa biểu ấy của hai vợ chồng đã bị anh Lâm thay đổi: hai tuần một lần, nếu khỏe.

Chị Ngọc buồn thiu, tối nào cũng thút thít, anh Lâm giãi bày:

– Anh dưỡng sức để em có con, làm theo lời bác sĩ Chou, chừng vài tháng là xong mà.

Chị Ngọc từ buồn thiu chuyển sang xìu, giống như hụt thở. Tối nào cũng nằm ngủ chèo queo sát mé giường, nhìn Lâm ngáy khò khò.

Ðúng một tháng.

Bác sĩ Chou phone:

– Hello, Lâm, sao? Có làm đúng lời tui dặn không?

– Tất nhiên là có rồi.

– Tốt.

-Thứ Ba này nhớ cho bà vợ qua tui khám luôn.

Ba giờ chiều thứ Ba, tại phòng mạch bác sĩ Chou, cô thư ký bước ra:

– Dạ xin mời bà Ngọc vô gặp bác sĩ.

Ngọc đứng dậy, Chou đã đẩy cửa:

– Chào chị, mời vô.

Chou đóng cửa, cô phụ tá bước ra ngoài:

– Tôi sẽ hỏi chị về chuyện sinh lý cá nhân với chồng. Chị “ấy” bình thường? Ðều đều?

Chị Ngọc đỏ mặt, cúi xuống:

– Dạ. Ấy?

– Chuyện kia đó.

Chị Ngọc ấp úng:

– Dạ bình thường.

– Mỗi lần đều hứng thú? Không đau, không mất hứng?

– Dạ.

– Kinh nguyệt bình thường?

– Dạ, bình thường.

– “Ấy” mấy lần một tuần?

– Ba.

– Chị có muốn nhiều hơn không?

Chị Ngọc càng thêm ấp úng:

– Muốn… nhưng từ bữa khám bịnh tới giờ thì…

Chou hỏi:

– Sao?

– … hai tuần mới có một lần qua loa… – chị Ngọc thở dài – chán chết luôn!

Bác sĩ Chou cười, đứng dậy:

– Chị cởi quần áo ra, nằm lên bàn.

Chou rờ bộ ngực căng cứng của chị Ngọc.

                                                                                                  …

Một giờ sau.

Chou mở cửa, chị Ngọc bước ra:

– Ngọc, nhớ khám định kỳ. 3 giờ chiều thứ Ba, tuần tới.

Lâm vẫn hì hục tập thể lực mỗi ngày sau khi đi làm về. Mỗi tháng mới rờ tới vợ hai lần. Chị Ngọc vẫn chèo queo, lép xẹp như con mèo nhúng nước nằm sát cạnh giường hằng đêm và luôn luôn đi khám định kỳ mỗi chiều thứ Ba hàng tuần ở phòng mạch bác sĩ Chou.

                                                                                                -oOo-

3 tháng qua.

Mùa thu đã vàng lá khắp nơi ở Melrose, chiều tối bắt đầu lạnh.

Ðêm cuối tuần, đi làm về, mặc không đủ ấm nên chị Ngọc trúng gió, ói mửa, Lâm đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Melrose.

Một giờ sau, cô y tá bước vô, tươi cười:

– Chúc mừng anh! Bà nhà đã có bầu được 1 tháng.

Từ trên giường, Lâm té cái đụi xuống sàn, ú ớ:

– Có bầu? Bầu, bầu…

Anh đứng dậy, lay chị Ngọc đang nằm trên giường:

– Em, có rồi! Em có bầu, có bầu.

Chị Ngọc cười nhẹ, quay mặt vô tường.

Chị Ngọc nghỉ làm, ở nhà lo cho cái bầu. Ngày nào cũng vậy, Lâm đi làm về là ra nhà hàng Tàu ở Malden, mua đủ thứ món ngon, món bổ cho vợ dưỡng thai.

– Em, bữa nay ăn gà ác hầm thuốc Bắc.

– Em, sáng mai em uống canh sâm đuôi bò anh để sẵn trong tủ lạnh.

– Chiều đi làm về anh mua trừu hầm khoai tây ở tiệm Ý cho em, nhớ tập thể dục nhẹ, rồi ngủ trưa.

– Em, nhớ uống thuốc bổ xương cho con nó bự như anh.

– Nè, đi đứng nhè nhẹ em, mang dép, đừng mang giày cao gót.

Và ngày sinh nở tới.

Lâm nghỉ việc, đưa vợ vô bệnh viện.

Cô y tá cho phép anh đứng bên giường chờ vợ sanh.

Lâm ôm mặt khi nghe tiếng khóc oe oe.

Cô y tá bồng đứa con mới chào đời, còn đỏ hỏn, chưa cắt nhau:

– Ðây! Con trai, ông có thể ôm nó vào lòng.

Lâm lúng túng ôm thằng nhỏ, anh sụt sùi khóc.

Chị Ngọc về nhà, khỏe mạnh, thằng nhỏ ăn ngon ngủ yên. Cuối tháng đó, Lâm làm tiệc đầy tháng.

Má Lâm từ Texas bay lên mừng cháu nội.

Bà nắm tay Ngọc:

– Má mừng cho con dâu ngoan, đã cho má đứa cháu nội đích tôn.

Vợ chồng người em từ Canada cũng bay qua:

– Vợ chồng em chúc mừng anh Lâm chị Ngọc sinh con khỏe đẹp.

Hai người bạn Ý cùng làm việc với Lâm tới:

– Chúc mừng hai bạn đã có một hoàng tử.

Bàn tiệc 12 người, Lâm đứng dậy:

– Xin cảm ơn Trời, Phật, cám ơn Ngọc – Lâm đưa tay về phía Ngọc đang bồng con – người vợ yêu mến của tui, đã sinh cho tui đứa con trai đẹp đẽ, khỏe mạnh, là cục vàng của đời tui.

Lâm đưa tay về bác sĩ Chou, ngồi đầu bàn bên kia:

– Cám ơn bác sĩ Chou, một người bạn quá tốt, đã khám bệnh và điều trị cho vợ chồng tôi. Nhờ vậy, vợ chồng tui có được đứa con trai.

Anh bước tới, ôm đứa con từ tay chị Ngọc, mở nón, đưa ra:

– Ðây, bé Lành.

Mọi người vỗ tay, lao xao cười nói khen tặng:

– Giống ổng quá!

– Giống chị Ngọc hơn.

– Trán cao, tướng tốt.

Lâm đưa cao ly rượu:

– Cạn ly!

Mọi người cạn ly, ngồi xuống, bắt đầu ăn nhậu. Nhưng, có một người không cạn ly, không ăn nhậu, cũng không ngồi xuống, kéo tay Lâm vô bếp.

– Vô đây con!

Bà Năm, má Lâm nhìn thẳng vô mặt thằng con trai, nói thật nhỏ:

– Lâm, má sinh con ra mắt to, hai mí đẹp đẽ.

– Dạ.

– Mắt con Ngọc cũng bồ câu, hai mí quá đẹp.

– Dạ đúng!

Bà tằng hắng, nói thật chậm:

– Con không thấy là thằng con trai của con, có cặp mắt một mí, ti hí như hai sợi chỉ…

Bà ngừng lại, nuốt nước miếng:

– … giống y hệt cặp mắt của thằng bác sĩ Chou.

-Hả!

  Hồ Đắc Vũ                                                                                                                                                     
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2022 lúc 10:22am

Có Một Nơi Xa Lắm

Sông%20Hương%20huyền%20nhiệm

1/ Chúng tôi đi thơ thẩn bên dòng sông Seine ngắm cảnh  thì ít mà hưởng gió mát thì nhiều, đoạn sông này ở vùng ngoại ô,  nó không có nhiều du khách tấp nập như đoạn gần tháp Eiffel, vì gần nhà nên chúng tôi thường đi bộ ra đây, ngắm con sông nổi tiếng bao đời đã đi vào văn học của nước Pháp, để nhớ về con sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ ở quê mình.

Thật ra con sông nào cũng giống nhau, bởi dòng chảy luôn hiền hòa êm ả, nhưng sở dĩ nó được tôn vinh đi vào văn học sử vì nó gắn bó với kỷ niệm trong quá khứ , hay có một dấu ấn quan trọng mà người ta muốn nhắc tới ở tương lai. Và tôi cũng vậy, ngắm sông Seine với cảm xúc của kẻ tha hương nên thấy nó thật gần gũi , quen thuộc.

Anh chàng chắc cũng chừng ngoài 50, cao to khệnh khạng, đeo máy chụp hình trước ngực, dắt xe đạp đi song song với chúng tôi, trông anh ta cũng thong thả, không có vẻ vội vàng của tay săn ảnh chuyên nghiệp tìm những góc độ bất ngờ, anh nhìn chúng tôi vài giây rồi mỉm cười hỏi  " hai bác là người Việt Nam?" Câu này nghe rất quen, ai cũng nhập đề trực khởi như vậy khi thấy " người mình", nó vừa xác định lý lịch của chính họ lại vừa thay lời chào hỏi. Chúng tôi ngồi xuống băng ghế ngay sát bờ sông để trò chuyện.

Má anh là người Pháp và ba anh người Việt, hai dòng máu pha trộn để anh có mái tóc vàng nâu và đôi mắt xanh lơ, nhưng bù lại anh có màu da ngâm của người Châu Á, sóng mũi không cao nhọn và giọng nói khá chuẩn của người miền Tây, anh kể là cha mẹ anh gặp nhau ở Paris, bà theo ông về Mỹ Tho làm dâu trong một gia đình khá giả, nhưng sướng như tiên vì  thời đó còn người ăn kẻ ở đầy nhà. Sau 75 gia đình ông bà bị đánh tư sản, nhà cửa bị tịch thu, ông bà Nội phẩn uất đau buồn mà chết, ba anh đi tù và Má anh có quốc tịch Pháp nên mang anh trở về cố quốc, lúc đó anh chừng 5 tuổi, ba anh  bị mấy năm lao lý nên khi được trả tự do ông cũng bỏ nước ra đi và thề không bao giờ trở lại.

Câu chuyện của anh ta cũng giống như bao hoàn cảnh tang thương khác của Miền Nam sau cái ngày đau buồn đó. 

2/ Tôi xúc động nhiều tới chảy nước mắt khi đứng trước căn nhà đó, căn nhà ba tôi dặn đi dặn lại nhiều lần trước khi tôi lên đường về thăm quê hương là khi về tới phải  ghé nhìn nó, hay nếu có thể thì xin vô trong đi từ trước ra sau, nhìn ngó những vật trong đó, chúng tuy tầm thường nhưng chắc chắn sẽ cho con những cảm giác khó có, không dễ gì kiếm được trong những năm ở ngoài nầy, tuy sung sướng về vật chất nhưng thiếu tình hàng xóm, và khó mà tìm thấy lại được kỷ niệm xưa... 

Những vật dụng kia nếu còn, chúng là bạn thời trẻ của con đó.  Mấy cái cột gỗ lim là chỗ con thường bị đụng đầu khi chạy chơi quá mau,  Má con phải làm bộ đánh nó con mới hết khóc nhè.  Còn mấy cục đá tảng nữa, con thường ngồi nghĩ mệt trên đó, lại còn đứng trên đó để nói con cao gần bằng ba rồi. Chúng là chứng tích thời trẻ của con mà những năm bị bó gối trên núi rừng Việt Bắc ba nhìn qua đó trong trí tưởng tượng để thấy con, đứa con đương cách xa mình qua thời gian và không gian.  Có một cái thẻ bài của ba sau ngày hồng thủy đó, con còn nhớ không khi cha con mình bắt thang đóng nó tuốt luốt trên cao của cây cột cái rồi lấy sơn quẹt lên cho nó cũ giống in những chỗ gỗ chung quanh. Chỗ đó ba có đóng một cây đinh rồi treo trên đó cái  niệt con từng mang bao nhiêu năm. Hi vọng chúng nó còn. Cao quá mà. Ai để ý làm gì.

Tôi liếc qua Má tôi, bà không nói gì nhưng khoé mắt như nhắn nhủ rằng sau nầy rồi sẽ biết. Sau nầy thiệt vậy, khi tiễn tôi ra phi trường, Má hé cho tôi biểt rằng đó cũng là nơi tôi chào đời - Má tôi đẻ rớt -và sống trong đó năm năm đầu của cuộc sống thiệt thanh bình hạnh phúc . Và tôi mang nỗi xúc động về cái tin nầy suốt  đoạn đường dài mười tiếng đồng hồ ngồi trên phi cơ liên lục địa Âu Á , khiến mỗi khi chợp mắt lại thấy mình là thằng nhỏ đỏ hỏn sanh ra trong căn nhà  bình thường của một tư gia chắc chắn là thiếu thốn mọi phương tiện cho việc sanh sản và kiến thức vệ sinh, chứ không phải trong nhà thương  tân tiến như các con, các cháu tôi  ở đây... Chúng sung sướng cha đời.

Tôi đi qua đi lại nhiều lần, mắt cứ lom lom ngó vô sâu bên trong như là một tay gián điệp hạng bét rồi ngó lên tấm bảng đỏ có mấy chữ thiệt lớn “Công An Phường X”mà thiệt tình không hiểu nghĩa, ngó như là người ta muốn soi mói chuyện gì. Vài chiếc xe Honda cố tình chạy sát vô tôi gần đụng rồi mới lãng ra. Có ánh mắt lo ngại, khuyên lơn, có những cái lắc đầu thiệt lẹ rồi ngoái ra xa như kêu thôi đừng vây vào, nguy hiểm chết người... Ngày chưa đến nỗi trưa mà đã nóng hừng hực. . Chùi mồ hôi tay vô sợi dây  đeo máy chụp hình như để nhắc rằng mình là ngoại kiều dầu gì cũng chẳng tới nỗi nào. Vậy mà...Tim tôi  nhảy thình thịch.

Sau cùng thì  hai người bận đồ xanh, đi ra với một người trẻ, áo trắng làm thông dịch hỏi tôi muốn gì, đừng ngó như gián điệp vì đây là cơ quan quân sự. Tôi giả vờ ngây thơ thắc mắc là nước nầy hòa bình gần nửa thế kỷ rồi sao lại có cơ quan quân sự ở ngay trong thành phố. Sau khi nghe thông dịch người có vẻ là sếp nhún vai không trả lời. Nhớ lời ba tôi dặn là phải luôn luôn nhún nhường với họ,  nhứt là không nên cãi lý, tôi nói rằng căn nhà nầy trước đây gia đình tôi sống và tôi đã sanh ra trong căn nhà đó. Tôi đã có thời gian êm đềm tuổi trẻ ở đây, giờ sau mấy chục năm sống xa quê, tôi muốn được phép  vô thăm lại nơi chốn chứa chất kỷ niệm của mình. Người thông ngôn nói nhỏ là trong đó không còn gì đâu. Tôi nói cám ơn và tiếp tục đi về phía  cửa vô.

Hai người áo xanh thô bạo chận tôi lại, trao đổi ý với nhau lâu lắm, và sau nhiều cú điện thoại tới lui, họ cho phép tôi vô.

Ôi căn nhà chỗ tôi sanh  ra cách nay nửa thế kỷ.  Mấy cây cột gỗ lim đã không còn. Tôi tỏ ý thất vọng thì người thông ngôn nói nhỏ là những năm gần đây các tỉnh phía ngoài có phong trào cất lại những ngôi nhà xưa bằng cách thu mua bất cứ phần nào của mấy nhà xưa  như gạch ngói, cột kèo, đá lót cột, ngay cả phên vách... Chắc là những thứ ông muốn thấy đã được cạy gở đem đi trước khi chúng tôi về đây.

Thôi thì không có từng vật dụng xưa tôi tạm cố tìm thấy lại tuổi trẻ của mình  qua không gian của căn nhà vậy. Một sự thay thế tàm tạm gọi là. Và tôi xin được họ dẫn cho đi một vòng trong nhà với lời hứa là không chụp hình cũng như không thu thanh lời nói chuyện  giữa hai bên.

Lại mất nửa giờ chờ đợi những cú điện thoại trao đổi.

Chợt thấy vài ba vệt máu mờ mờ trong một vài góc tường, mà bằng cặp mắt chuyên môn tôi nhận ra tức khắc. Ngay lúc đó, nghe văng vẳng tiếng rên từ một phòng nào đó cuối nhà, tôi liền đổi ý, quày quả bỏ đi.

Căn nhà tôi sanh ra giờ đã biến dạng, đổi chủ thì thăm thú làm gì cho nó tủi thân.  Và mình thất vọng. Giống như ta từng có người tình đẹp đẽ, tươi mát ngây thơ ngày nào. Mình yêu em hết lòng bằng sự trong trắng của cả hai phía, bây giờ gặp lại em đương đứng đường đón khách ở vườn hoa Lạc Hồng hay đường Tú Xương,Thống Nhất thì thà rằng đừng gặp còn hơn....

Người đàn ông ấy nói với tôi bằng một thứ tiếng Anh chen tiếng Pháp lộn xộn, chắc họ cũng không đoán được tôi là ai.

Tiếc quá,  phải chi  ba má tôi đừng cho tôi biết về căn nhà đó để tôi ôm ấp trong lòng rằng nơi sanh của mình vẫn còn là nơi đẹp đẽ, thỉnh thoảng tưởng tượng chút cũng vui...

Và ông ta mỉm cười gượng gạo.

Tôi, người kể lại truyện nầy, triết lý vụn:

Thôi thì kỷ niệm thời trẻ mất đi, nhưng ông và gia đình  cũng may hơn biết bao nhiêu người là có tương lai trước mặt.

Ông ta chủ động đưa tay ra bắt, chào từ biệt:

- Xin chào, cám ơn đã lắng nghe câu chuyện, xin lỗi có chút riêng tư.

- Không sao, tôi cũng cám ơn ông đã cho nghe một câu chuyện làm phong phú tâm hồn chúng tôi.

Ngó theo dáng đi của anh ta, nghiêng nghiêng trong chiều nắng, tôi thấy như buồn buồn.

Đó là một người tuy ở xa quê hương nhưng lòng yêu quê hương luôn ngự trị trong tâm hồn họ.

Bất giác trong trí lại hiện ra  hai câu thơ của thi sĩ Kiên Giang đã đọc cho chúng tôi nghe trong lần ghé thăm năm nào

"Dầu xa cách mấy trùng dương,

Đi đâu cũng có quê hương trong lòng."

Quê hương có thể là căn nhà nơi ta sanh ra, một bến sông, bụi tre, dáng núi, đồi cát, bờ biển, con thuyền câu, tiếng trống trường giờ tan học, tiếng chuông thong thả  sáng sớm hay một chút khói lam chiều... bất cứ thứ gì miễn là dính dáng tới nước Việt mình, mà chỉ có người đi xa mới cảm nhận được .  

Mong rằng những đứa trẻ  gốc Việt, nhưng lớn lên ở xứ người, còn một chút băn khoăn về đất nước , có một tấm lòng thiết tha khi nghĩ về nơi sinh ra của mình, để có một lần trở lại dù thất vọng hụt hẫng nhưng vẫn nhận đó quê hương, là nơi mình đã chào đời giống như nỗi lòng của anh chàng này . Mong lắm thay!


Nguyễn văn Sâm.

Ngoại ô Paris, Alfortville,



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Nov/2022 lúc 7:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 152 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.879 seconds.