Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Feb/2010 lúc 8:44am

Chuyện cái cầu

      

Cái cầu đây không phải cái cầu bắc qua sông qua suối mà là cái cầu … tiêu.

Năm 2004 tôi đi du lịch Trung quốc với công ty du lịch Saigon Voyages của ông Trần Chính. Chuyến đi đó ông Trần Chính đích thân hướng dẫn. Ông Chính có lối kể chuyện duyên dáng. Chuyện nghe rồi ông kể lại vẫn thấy hay.

Đến Bắc Kinh nơi thưởng ngoạn chính của du khách là Cấm Thành. Gọi là Cấm Thành vì đó là trung tâm quyền lực, nơi các vua Trung quốc từ triều nhà Minh qua triều Mãn Thanh ngồi trị vì cả nước, dân chúng không được ra vào.

Mỗi ngày sau hồi trống thu không (trống điểm ngày hết, đêm về) mọi người thuộc phái nam, trừ con cái của hòang tộc và các hoạn quan, đều phải ra khỏi thành. Sau cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1910 Cấm Thành không còn bị cấm nữa, và trở thành một địa điểm du lịch ăn khách nhất của Trung quốc.

Trong Cấm Thành lối đi không rộng, kiến trúc này chen lấn kiến trúc kia. Từ quảng trường Thiên An Môn du khách vào Cấm Thành bằng cổng trước rồi theo lối một chiều định sẵn đi thăm lâu đài vua chuá và các di tích lịch sử của hằng trăm năm để lại rồi ra khỏi Cấm Thành bằng cổng sau.

Sắp ra cổng, ông Trần Chính hỏi chúng tôi: “Đi qua bao nhiêu nhà cửa dinh thự, nơi làm việc và ăn ngủ của bao nhiêu con người quý vị có nhận xét gì không ?” Không ai có câu trả lời ngay.

Ông Chính nói: “Trong Cấm Thành không có cầu tiêu!” Du khách ai cũng ngạc nhiên nhận ra quả thật là vậy.

Một câu hỏi hiển nhiên đến với mọi người. “Vậy người xưa đã giải quyết làm sao?”

Ông Chính giải thích: Trong Cấm Thành người ta dùng tro đựng trong những thùng nhỏ bằng gỗ, tiêu tiểu trong đó phủ tro lên, rồi đậy nắp lại. Kín đáo và không có mùi. Mỗi buổi sáng khi cửa thành mở, hằng đoàn người quang gánh vào dọn tro trong các hộp gỗ gánh đổ vào một khoảng đất rộng sau Cấm Thành. Từ triều đại này qua triều đại khác, tro chất thành một ngọn đồi càng ngày càng càng cao trông như một ngọn núi nhỏ. Người Trung quốc thi vị hoá ngọn đồi và đặt tên là Đồi Hương. “Hương” nào cũng là hương!

Dưới thời Mao Trạch Đông, bà Giang Thanh, vợ cưng một thời của Mao, biến Đồi Hương thành một thắng cảnh tô điểm cho Cấm Thành và làm nơi nghỉ ngơi giải trí khi bà gặp điều phiền muộn.

Bây giờ hầu hết nhà cửa của người Trung quốc ở thành phố đều có phòng vệ sinh. Nhưng có một điều khó hiểu là Trung quốc ngày nay có đủ kỹ thuật để xây dựng cầu tiêu theo tiêu chuẩn Tây phương và sản xuất đủ các chất hóa học sát trùng bán ra cho cả thế giới dùng, nhưng các cầu vệ sinh tại Trung quốc, ngay cả trong các khách sạn 3 hay 4 sao vẫn thoang thoảng có mùi.

Ngoài phố thì khỏi nói. Muốn tìm một phòng vệ sinh chỉ cần thính mũi một chút là biết nó nằm ở đâu. Hình như đối với người  Trung quốc cầu tiêu không hôi thì không phải là cầu tiêu! Và không có mùi nó làm cho người dùng cảm thấy mất hứng … tiêu tiểu.

          Một người bạn tôi đi du lịch nhiều có một nhận xét: Muốn sắp hạng trình độ chung của một quốc gia bạn chỉ cần sắp hạng phòng vệ sinh của các quốc gia đó. Tôi không đi du lịch nhiều nên không biết nhận xét đó đúng bao nhiêu phần. Nhưng tôi thấy nói chung nơi công cộng cũng như tư gia phòng vệ sinh của Trung quốc thua Nga, Nga thua Pháp, Pháp thua Đức thua Anh, Đức thua Nhật, Nhật thua Mỹ, Mỹ thua Thụy Điển và Na Uy…

Không ai sắp hạng cầu tiêu của Ấn Độ, vì Ấn Độ đang trải qua một cuộc “cách mạng cầu tiêu”.

Những năm gần đây Ấn Độ phát triển nhanh và người phụ nữ Ấn Độ có một đòi hỏi. Họ đòi hỏi cái cầu tiêu. Thanh niên Ấn muốn lấy vợ cần phải có một cái nhà có phòng vệ sinh tươm tất. Nếu muốn cuới vợ cho con thì bố mẹ phải có nhà có cầu tiêu. Nếu không thì đừng hòng.

Người phụ nữ Ấn Độ đã chán cái thời dùng cầu tiêu công cọng và tắm ngoài sông hay suối. Trước đây 10 năm khỏang 665 triệu, tức nửa dân số Ấn Độ không có cầu tiêu riêng trong nhà (theo Emily Wax, trong bài viết “The New Seat of Power for Women in India”, The Washington Post National Weekly Edition số ngày 2-8/11/2009).

Với tiến bộ về vật chất và phong trào “phi xí sở, bất  thành phu phụ” (No Toilet, No Bride) trong hai năm qua chỉ riêng trong tiểu bang Haryana đã có thêm 1.4 triệu cầu tiêu trong nhà. Và phong trào xây dựng cầu tiêu đang lan tràn nhanh chóng đến các tiểu bang miền Nam và thôn quê.

Người thiếu nữ Ấn Độ vốn là một gánh nặng trong gia đình. Ít được bố mẹ cho đi học, và khi lấy chồng phải có của hồi môn. Nhưng hiện nay người phụ nữ Ấn Độ được đi học, đi làm, có khả năng tự túc kinh tế, và lấy chồng họ không cần hồi môn mà ngược lại ra điều kiện cho giới nam nhi biết: Muốn lấy vợ phải có nhà có cầu tiêu đàng hoàng chứ không còn để vợ dùng nhà vệ sinh công cọng và tắm ngoài sông ngoài suối nữa.

Tại Ấn Độ có nạn phá thai nữ vì vậy có tình trạng trai thừa gái thiếu và phong trào đòi hỏi cầu tiêu của phái nữ như là điều kiện chọn chồng lại có thêm sức mạnh. Thanh niên Ấn Độ không còn tự ái hỏi “cô ấy muốn lấy mình hay lấy cái cầu tiêu?”. Họ biết muốn lấy vợ, tốt hơn là âm thầm sắm cái cầu tiêu .

Người phụ nữ Ấn Độ đang lao mình vào một cuộc cách mạng giải phóng. Tại thôn quê người ta không còn thấy những người thiếu nữ xó ró, nhút nhát đi đâu phải nhờ cha hay anh em trai chở đi. Bây giờ họ có thể học hành đỗ đạt, sắm xe, trang điểm, ngồi làm việc trong phòng giấy của chính phủ hay của các hãng tư. Và họ đang đứng tuyến đầu của phong trào đòi cầu tiêu để tối thiểu sống sạch sẽ và tránh bệnh tật. Nạn không quan tâm đến cầu tiêu cho phụ nữ tại Ấn Độ là nguyên nhân sinh ra các thứ bệnh đường tiểu chưa nói đến các bệnh khác nguy hiểm hơn như tiêu chảy và thương hàn.

Trước đây có một số chính khách tiến bộ tung ra phong trào tạo điều kiện tiêu tiểu có tiện nghi cho người phụ nữ nhưng không thành công. Một phần do điều kiện vật chất chưa cho phép, một phần do cản trở tâm lý.

Năm 2001 Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) có kế hoạch giúp Ấn Độ xây chung cư cho người lợi tức thấp với phòng vệ sinh tươm tất và thấy rằng đa số người Ấn Độ biến các phòng vệ sinh trong nhà thành kho chứa.

Hiện nay WB thấy rằng phong trào “No Toilet, No Bride” rất có kết quả. Cả nước lên cơn sốt xây cầu … tiêu . Ở nhiều vùng quê thấp thoáng biểu ngữ “Không gả con gái về làm dâu nhà nào không có phòng vệ sinh”, một yêu sách công khai không thể tưởng tượng được cách đây chừng một thập niên. Các tay pha trò nhà nghề tại các rạp hát đã dùng khẩu hiệu “No Toilet, No Bribe” để chọc cười khán giả và vô tình quần chúng hoá phong trào … xây cầu tiêu.

Ông Bindeshwar Pathak, một người Ấn Đô sáng lập phong trào “xây cầu tiêu” nói khi ông mới tung phong trào ra dư luận quần chúng bĩu môi xem như ông khui một hũ mắm. Nhưng nay khác, người Ấn Độ nam cũng như nữ xem chương trình của ông là “một cuộc cách mạng không đổ máu .”

Ông Pathak bây giờ có thể mạnh dạn nói với các nhà lãnh đạo Ấn Độ rằng: muốn Ấn Độ trở thành cường quốc việc trước tiên là có kế hoạch xây đủ cầu tiêu cho dân, trong nhà cũng như ngoài đường phố.

Tôi nghĩ nhà lãnh đạo chính trị nước nào cũng nên nghe lời khuyên đơn giản đó chứ không riêng gì Ấn Độ.

Viết đến đây tôi nhớ và thương Mẹ và hai Chị của tôi quá. Cứ lấy một năm cho cụ thể. Năm 1940 tôi lên bảy, trong nhà tôi có Mẹ và hai Chị. Nhà không có cầu. Phần tôi mỗi buổi sang tôi giải quyết nhu cầu bằng cách chạy ra bờ sông Hương (nhà tôi cách bờ sông Hương 100 mét, giữa nhà và sông là một thửa ruộng nhỏ) ngồi trên bờ ruộng thong thả nhìn trời nhìn đất và giải quyết nhu cầu. Cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ tự hỏi Mẹ và hai Chị tôi đã giải quyết như thế nào.

Bây giờ Mẹ và Chị đầu của tôi đã qua đời chỉ còn Chị kế của tôi còn sống ở Huế. Chị kế tôi có chồng  - ông ta đã qua đời - từng làm ăn khá giả nên xây được một ngôi nhà gạch khá lớn bên bờ sông An Cựu nơi khu Nhà Đèn.

Một dịp về Việt Nam tôi lại thăm và ngủ lại ở nhà Chị. Nhà cao cửa rộng nhưng cái cầu vẫn luộm thuộm. Cầu xây chung với  nơi giặt áo quần, nên lúc nào nền cầu cũng ươn ướt. Và dùng xong phải múc nước dội cầu. Tôi biết Chị tôi có khả năng làm một cái cầu trong nhà theo tiêu chuẩn Tây phương.

Tôi hỏi, Chị tôi trả lời : Cậu ơi (cậu là cậu em) Chị thấy cầu như vậy là được rồi. Làm cầu tiêu khô ráo người ta cười cho “cầu tiêu gì mà như một cái phòng ngủ!” Xưa kia ở với Ba Mẹ có cầu trong nhà đâu mà cũng xong cả.

Tôi biết nói gì hơn. Có lẽ cuộc cách mạng của người phụ nữ Ấn Độ hôm nay cũng phải là cuộc cách mạng của những nhà lãnh đạo Việt Nam.

Phải bắt đầu cuộc cách mạng từ cái nhỏ nhất như cái …. cầu tiêu.

Trần Bình Nam

Nov. 25, 2009



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Feb/2010 lúc 5:27pm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Feb/2010 lúc 7:57am
NHỚ VỀ - Trần Thành Mỹ<<XIN BẤM VÀO
 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 03/Feb/2010 lúc 8:13am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Feb/2010 lúc 11:09am
Tết quê nhà, tết quê người-T.Vấn-VietNamQueHuong<<XIN BẤM VÀO
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Feb/2010 lúc 11:12am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2010 lúc 12:25pm
Em Toi - Thien Thu<<<XIN BẤM VÀO


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 05/Feb/2010 lúc 12:28pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Feb/2010 lúc 9:41am
 
LỢI THẾ CỦA NGƯỜI XẤU
 
 
 

Người xấu đơn giản là người không đẹp về ngoại hình. Nhưng xấu hay đẹp đều rất tương đối, tuỳ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người. Cứ cho là bạn xấu đi thì cái rủi bao giờ cũng để lại không ít cái may.

1. Không ai quấy rầy. Bạn tha hồ sống nội tâm và khám phá năng lực của bản thân.
Sinh ra xấu xí khác nào nhiều việc lớn trong đời đang đợi bạn. Nếu thành công, ngoại hình của bạn có khi làm nhiều người thán phục cũng nên. Bạn nổi tiếng, các nét xấu xí của bạn cũng sẽ "nổi tiếng" theo.

2. Thường thì người xấu ít có khả năng gây ra ham muốn cháy bỏng - khó kiềm chế nổi ở đối phương.
Do đó không rơi vào các tình thế khó tránh khỏi: sa ngã, không vướng vào các quan hệ phiền toái ngoài công việc như người đẹp. Chưa hết, người ta thường đặt lòng tin vào người xấu, rằng họ sẽ không mất thời gian cho việc ngắm vuốt cũng như đối phó với người hâm mộ, để toàn tâm toàn ý với công việc.

3. Người xấu không có những mơ mộng cao xa hay quyền ỷ lại như người đẹp.
Người xấu tiến bộ nếu không dựa vào bản thân thì cũng không thể viện đến sắc đẹp. Vì thế người xấu sẽ không có cơ hội than thân trách phận sao giời sinh mình đẹp. Cũng chẳng hơi đâu để ý đến nhan sắc đang tàn phai ra sao.

4. Mọi người thường tự tin hơn trước những người nhan sắc không bằng họ.
Mà tự tin thì dễ bày tỏ. Cho nên người xấu có cơ hội tiếp xúc và hiểu biết về đối tác. Bản thân đối tác cũng có cơ hội nhận thấy bản chất (tốt đẹp) của người xấu do không bị vẻ đẹp bên ngoài gây nhiễu.

5. Người đẹp không cảm thấy có gì trở ngại khi tiếp xúc với người xấu, bởi vì 2 lý do:

- Người xấu thường có những mặt tích cực, đôi khi vượt trội mà người đẹp có khi thiếu: ý chí, sự hài hước, lòng tốt...

- Đơn thuần là sự chọn lọc gene. Người ta hay bị hẫp dẫn bởi vẻ đẹp khác mình. Trong cuộc sống thường thấy những cặp lùn-cao, béo-gầy, kể cả xấu đẹp đi với nhau rất ăn ý.

6. Người nào cũng có cái duyên nhưng cái duyên của người xấu dễ nhận ra hơn bởi nó tồn tại độc lập.
Chẳng ai xấu toàn diện, trên một cơ thể tưởng không có gì nổi bật lại hiện lên một nét đẹp khó quên, một khi đã được khám phá.

7. Là người xấu, bạn chủ động trong nhiều mối quan hệ, nhất là trong chuyện tình cảm.
Vô hình trung người xấu mới là kẻ lựa chọn, chứ không phải người đẹp. Và người đẹp thường vui sướng khi được lựa chọn, vì thói thường ai cũng tưởng đẹp thế hẳn phải thừa thãi các mối quan hệ. Đâu biết người đẹp vẫn thiếu mối quan hệ sâu sắc mà người xấu có thể đem lại.

8. Thực ra người xấu cũng như người đẹp đều đặt ra sự thử thách đối với những người có bản lĩnh, đều đòi hỏi được chinh phục hay chịu đựng.
Khác cái là trong khi người đẹp cứ thắc mắc về việc người ta đến với mình vì ngoại hình hay không, người xấu có ngay câu trả lời: không.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Feb/2010 lúc 9:43am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2010 lúc 9:41am
 
Rẻo đất quê nhà 
 
 
 
Người Việt xa quê mang theo lòng mẹ và vườn rau. Lịch sử người Việt sống ở nước ngoài đã nói lên điều đó.
 
Người ta thường so sánh hình ảnh người mẹ Việt Nam nơi xứ người với con gà mái vườn. Gà trống bố nơi quê người thường gáy to hơn; nhưng gà mái mẹ vẫn ẩn nhẫn làm công việc “một con bươi, chín mười con lượm”, gieo neo nuôi đàn con khôn lớn.

Nói rằng, xã hội phương Tây mà điển hình xứ Mỹ, là đất dụng võ cho tài năng và đức hạnh của người phụ nữ phương Đông không phải là điều quá đáng. Người Việt định cư ở xứ nầy trong vòng vài ba chục năm thường vẽ ra những bức tranh so sánh thú vị trong những buổi họp mặt gia đình. Buổi đầu xa xứ, những ông Trần, bà Nguyễn; con Bé, thằng Cu... lang thang, lếch thếch bước xuống những phi trường đồ sộ xứ người với cái túi ni-lông ICM đựng giấy tờ tùy thân, với hai bàn tay trắng và một chữ tiếng Mỹ, tiếng Anh bẻ đôi chưa có. Vài ba chục năm sau, cha mẹ đã xây dựng được một sự nghiệp vững chắc cho gia đình và con cái trở nên những nhà chuyên môn thành đạt trên đất Mỹ. Đất có màu mỡ, giống và phân có tốt lành đến mức nào đi nữa, vẫn cần đến bàn tay chăm bón thì cây đời mới trổ cành, xanh lá tốt tươi.

Người mẹ Việt Nam trên vùng đất mới, thường đóng vai trò then chốt cho sự thành bại của con cái trong mỗi gia đình. Vai trò người đàn ông làm đầu tàu kinh tế của truyền thống gia đình Việt Nam khi ra tới nước ngoài bỗng chững lại. Thế mạnh của người cha trong gia đình chuyển sang người mẹ, vì xã hội kỹ nghệ phương Tây không sẵn sàng đón nhận tay nghề, khả năng hội nhập và sức mạnh gánh vác của người đàn ông phương Đông vừa mới đến. Trong lúc đó, sự mềm dẻo, tính chắt chiu và tinh thần chịu thương chịu khó của người mẹ Việt Nam là vốn quý để tranh sống bước đầu trên vùng đất mới. Với đôi bàn tay khéo léo và lòng kham nhẫn, một người phụ nữ Việt Nam có thể chỉ cần ba tháng học và thực hành nghề nails (làm móng tay) thì cũng tạm nuôi sống cả gia đình; tương đương với mức thu nhập trung bình của một người đàn ông phải đầu tư đi học kiếm tay nghề ít lắm cũng mất vài ba năm. Chín mươi phần trăm các tiệm làm nails ở nhiều thành phố lớn tại Hoa Kỳ là do phụ nữ người Việt làm chủ. Nhưng hầu hết đó là những bà mẹ thuộc về thế hệ di dân thứ nhất. Thế hệ thứ hai và càng về sau chủ yếu đầu tư vào giáo dục lâu dài, hơn là tìm học nghề ngắn hạn để kiếm tiền cấp thời. Rất nhiều gia đình người Việt đông con, có con cái tốt nghiệp đại học và trên đại học chủ yếu do bàn tay của người mẹ.

Huyền thoại nòi giống Nhật Bản, Trung Hoa, Đại Hàn, Ấn Độ... ưu việt hơn dân tộc Việt Nam chỉ còn là dấu vết ngộ nhận, đã thành quá khứ trong các hệ thống trường học phương Tây và Hoa Kỳ. Tuổi trẻ Việt Nam ở nước ngoài đã làm vẻ vang nòi giống mình bằng những thành tựu học vấn cụ thể ngang tầm với những sắc dân có truyền thống học vấn xuất sắc cả Á lẫn Âu.


Nếu nhìn vào thành quả của đàn con để vinh danh người mẹ thì sẽ có rất ít “lão nam nhi” người Việt dám hiên ngang tranh thắng với quý bà nội, bà ngoại của bé Xí, cu Tèo! Có người đã khen cái sức mạnh đa năng tranh sống ấy là khả năng quyền biến của những bà mẹ Việt Nam: “Ôsin cũng được, y dược cũng hay, móng tay cũng khéo”.

Có dịp tìm hiểu và so sánh với những người mẹ “Đông Dương” của các sắc dân khác -cũng đến Mỹ đồng thời và có cùng cảnh ngộ sau cuộc chiến Việt Nam như người Lào, người Campuchia - mới thấy được sự tuyệt vời của lòng mẹ Việt Nam nơi xứ người.  Đó là tấm lòng hy sinh “lấy ngắn nuôi dài”. Người mẹ không quản thân mình để làm bất cứ việc gì, nghề gì lương thiện trong xã hội mới để có điều kiện vật chất lo cho đàn con ăn học. Khi từng đứa rạng rỡ được soi mặt mình trong tấm gương phản chiếu tài năng của cộng đồng thế giới, cũng là lúc được nghe tiếng mẹ cười.

Trong lòng mỗi người mẹ Việt Nam xa xứ đều có ít nhất là một rẻo đất quê nhà mang theo. Rẻo đất là một dải đất nhỏ bé, vô danh, không ai đo bằng thước bằng gang. Xen lấn giữa những nền nhà, khu vườn, thửa ruộng, thường có những rẻo đất dư gần như quên lãng. Những bà mẹ quê vẫn thường tận dụng hết những rẻo đất đó để trồng rau. Dăm tép hành, vài bụi sả, mấy cọng rau thơm, vài ba gốc đậu, ít đọt môn khoai... là cả một thế giới ươm ủ âm thầm nhưng thường mang lại hạnh phúc cho người thân yêu. Đó là những bữa cơm đạm bạc mà đầy hương vị cho cả gia đình.

Những rẻo đất quê nhà ấy vẫn được mang theo trong tráp hành lý tinh thần của người Việt sống ở nước ngoài. Rẻo đất trong suy tư sẽ giữ lại một chút bản sắc của đất lề quê thói trước cảnh lạ nước, lạ người thường đổi thay và quay như chong chóng. Hầu hết nhà ở tại Mỹ lớn nhỏ tùy nơi, nhưng đều có vườn trước, vườn sau. Bên cạnh những vườn cỏ, vườn hoa, cây cảnh trang trí, phần đông người Việt mà đặc biệt là những bà mẹ có nhà riêng đều trồng những rẻo vườn rau bên hông nhà; mùa nào thức ấy. Vô hình chung, vườn rau của ngày xưa quê mẹ trở thành một hình ảnh văn hóa tha hương, góp phần tô thêm một nét trong bản sắc của người Việt đang sống ở nước ngoài.

Vẻ đẹp chân thật thường không cũ với thời gian. Lòng mẹ và vườn rau là hai nét đẹp chân thật trong văn hóa Việt. Mong những thế hệ kế thừa sẽ tiếp tay lưu giữ và thắp sáng hoài những nét đẹp Việt Nam trong khung cảnh quê người.

Trần Kiêm Đoàn


IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2010 lúc 5:29pm
Năm hết tết đến, ta làm gì đây? <<xin bấm vào

 
   
Tác Giả : Saigon Echo sưu tầm   


Bạn đã làm được những gì trong năm 2009, và sẽ làm gì trong năm 2010.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Feb/2010 lúc 5:34pm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Feb/2010 lúc 10:54am
 

XIN MỜI XEM HÌNH ẢNH NHÓM 12 YÊU THƯƠNG THAM QUAN ĐƯỜNG HOA NGUYỄN HUỆ XUÂN CANH DẦN VÀ HỘI HOA XUÂN TAO ĐÀN



 














Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Feb/2010 lúc 11:04am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Feb/2010 lúc 11:02am
 

















 

Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Feb/2010 lúc 11:06am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 13/Feb/2010 lúc 11:13am
 
ĐÂY LÀ HÌNH NHÓM 12 YÊU THƯƠNG THĂM TRANG TRẠI CỦA NGƯỜI BẠN HỌC CŨ








TRỨNG CÚT


CHUỒNG CHIM CÚT


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Feb/2010 lúc 11:45am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.379 seconds.