Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2021 lúc 8:01am
Thơ%20Trần%20Thúy%20Ngọc%20-%20THÁNG%20TƯ%20ĐEN%20-%20Thơ%20-%20Hội%20Ái%20Hữu%20Cựu%20Học%20Sinh%20Ngô%20Quyền%20%20Biên%20Hòa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/May/2021 lúc 6:14am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/May/2021 lúc 10:02am

Câu Chuyện Đứt Ngang

 






Kính tặng những người Mẹ “đơn côi”


Đời sinh viên vốn rất khó khăn và vất vả, thế mà Giáng Thu lại phải theo học một ngành mà nàng không thích. Riêng Lệ Chi – em của Giáng Thu – rất bằng lòng với cuộc sống hiện tại; vì, sau những dằn co dữ dội giữa Mẹ và nàng, nàng đã theo học phân khoa nàng thích; cũng sau sự “tản lờ” của nàng về những bài luân lý “xưa như trái đất” của Mẹ, Mẹ đành làm ngơ khi nàng có bạn trai – Trực, học bên Nha Khoa.

Thỉnh thoảng, vào những chiều chủ nhật, sau khi Mẹ đi làm, Giáng Thu tâm sự với em. Những lời phàn nàn, than thở của chị làm cho Lệ Chi xúc động, cảm thấy thương chị nhiều hơn, nhưng không biết khuyên giải bằng cách nào, đành hỏi:

-Tại sao chị không nói thẳng với Mẹ?

-Nói làm sao được khi mà Mẹ hy sinh tất cả cho chị em mình? Ước vọng duy nhất của Mẹ là chị phải trở thành M.D.

-Ước vọng của Mẹ là của Mẹ. Cuộc đời và sự nghiệp của chị là của chị. Sau này Mẹ không thể sống cho cuộc đời của chị.

-Sống trên đời không phải mình chỉ biết thực hiện những điều mình thích mà mình phải dung hòa giữa mình và những người liên hệ. Như Mẹ đó, nếu Mẹ chỉ muốn làm những điều Mẹ thích, ai nuôi chị em mình?

-Tại sao chị có thể biết Mẹ không thích những điều Mẹ đang làm? Em nghĩ Mẹ phải bằng lòng, vui thích thì Mẹ mới chịu khó như vậy chứ!

-Em không thấy vấn đề chị đưa ra à? Mẹ đưa chị em mình vượt biển sang đây lúc Mẹ chưa được 30 tuổi. Có người phụ nữ nào ở tuổi đó mà không thích được một người đàn ông yêu thương, chăm sóc? Có người phụ nữ nào với trình độ học vấn như Mẹ bỗng nhiên thích trở thành bà bán hàng tạp hóa ở xứ này?

-Ai bắt Mẹ phải như vậy? Nếu Mẹ thích lấy chồng thì Mẹ lấy chồng; Mẹ không thích làm việc bán hàng thì Mẹ xin việc khác. Việc bán hàng tạp hóa ở Mỹ không tốt hơn thời Mẹ lam lũ ở kinh tế mới sao? Ai cũng chỉ có một đời để sống; vậy thì hãy sống thế nào cho mình vui sướng và hạnh phúc.

-Không ai bắt Mẹ, nhưng lòng thương con khiến Mẹ phải hy sinh hạnh phúc riêng của Mẹ. Nếu Mẹ sống đúng theo quan niệm của em thì – sau khi Ba vượt biển trước, rồi lập gia đình khác – chị em mình đành chịu đói khổ ở vùng kinh tế mới Đồng Bò chứ làm thế nào vượt biển sang đây để được học đến đại học?

-Mẹ sinh ra mình, Mẹ phải lo cho mình. Đó là luật!

-Luật chỉ bảo vệ trẻ con khỏi bị hành hạ chứ luật đâu có buộc Cha Mẹ phải lo cho con được sung sướng, hạnh phúc và cho con theo học đại học. Em thấy nhiều gia đình Mỹ “phủi tay” sau khi con học xong trung học hay không?

Lệ Chi đưa ra một nhận xét rất bất ngờ:

-Thật ra cho con theo học đại học chưa hẳn là ý Cha Mẹ mong con vui sướng, hạnh phúc mà chính vì sự ích kỷ, sự phô trương, tự mãn của Cha Mẹ.

Giáng Thu giật mình, nhìn thẳng vào mắt em. Trong mắt Lệ Chị, Giáng Thu có thể thấy được sự chân thật, ngay thẳng cho nên nàng có vẻ hoảng sợ, tưởng như Lệ Chi đã đọc hoặc nói hộ ý tưởng của nàng. Một thoáng thôi, Giáng Thu hỏi:

-Tại sao em nghĩ như vậy?

-Chị thử lắng nghe những mẫu đối thoại của các bậc Cha Mẹ người Việt thì chị biết. Họ chỉ cố đốc thúc cho con của họ chen cho được vào các trường đại học danh tiếng để họ “lên mặt” với bạn hữu mỗi khi có dịp. Họ không cần biết trong các trường đại học danh tiếng như thế con của họ phải “vẫy vùng” như thế nào; thần kinh của con họ phải căng thẳng đến mức nào; sức chịu đựng của con họ phải dai dẳng đến đâu để có thể đối đầu được với sự ganh đua của những sinh viên chọn lọc đó! Có người, con của họ không phải là bác sĩ hay luật sư nhưng gặp ai họ cũng cố tình khoe con của họ là bác sĩ/luật sư! Họ làm như xã hội loài người chỉ có bằng bác sĩ/luật sư mới có giá trị!

Sau một lúc cúi mặt lặng thinh như ngầm đồng ý với nhận xét của em, Giáng Thu đáp:

-Chị không nghĩ  Mẹ như vậy; vì Mẹ ít nói lại rất ít giao thiệp.

-Có thể Mẹ không giống như những người Việt Nam mà em đã đề cập; nhưng nhận xét của em là nhận xét chung. A, chị biết Trực nói gì với em không?

Giáng Thu ngước mắt nhìn em, chờ đợi. Lệ Chi tiếp:

-Trực bảo sau những lần thực tập, Trực không muốn ăn uống gì cả! Thấy ai nhổ bãi nước bọt mình đã gớm rồi; thế mà Trực phải nhìn vào trong miệng, nạy răng người ta, đủ thứ mùi hôi, tối nằm ngủ thấy ác mộng; nhưng Trực vẫn cố gắng học ngành Nha để Bố Mẹ được vui lòng! Thế mà có bao giờ Bố Mẹ của Trực vừa ý đâu! Lúc nào Bố Mẹ của Trực cũng đem con của người khác ra so sánh rồi nói người ta có phước, con mới 23, 24 tuổi mà đã “ra” nha sĩ, bác sĩ! Bố Mẹ của Trực cứ phân bì, sao ông bà không giỏi đi học đi!

Im lặng một chốc, Giáng Thu đáp:

-Thật ra những nhận xét của em cũng không mới mẻ gì; nhưng những người con đã hấp thụ chút văn hóa Việt Nam chưa dám nói ra. Họ chưa dám nói ra với Cha Mẹ nhưng họ đã tâm sự với bạn hữu và người yêu rất nhiều. Chị có anh bạn, học trước chị hai năm, thường tỏ ra bực dọc vì phải theo học y khoa để Cha Mẹ vui lòng chứ chàng ta không thích. Thời gian thực tập, sau khi thức suốt đêm ở phòng cấp cứu, trên đường lái xe về nhà, chàng ta buồn ngủ, lạc tay lái, ủi vào gốc cây. Hai chân của chàng ta bị tê liệt!

-Ô, No!

Giọng buồn buồn, Giáng Thu bảo:

-Một lần, vô tình Mẹ nhắc là ngày cúng “thôi nôi” cho chị, chị bốc cây thước. Ba Mẹ tin rằng chị sẽ là cô giáo. Sau khi thuyết phục được chị vào y khoa, Mẹ bảo, Mẹ và họ hàng ai cũng vui mừng, hãnh diện về chị; đâu ai cần biết chị nghĩ gì và ước mơ gì!

-Có phải chuyện cúng “thôi nôi” ám ảnh chị hay không?

Giáng Thu lại lắc đầu, im lặng. Một chốc sau, Giáng Thu nói ra nỗi niềm của nàng:

-Không. Từ những ngày Mẹ chưa nhắc chuyện cúng “thôi nôi” chị cũng đã cảm thấy sợ xác chết và vi trùng. Lòng chị bất nhẫn khi thấy xác người được gắn ống thở, ống cho thức ăn thức uống vào miệng, ống “ị”, ống “tè”, v. v…Chị nghĩ đó không còn là đời sống mà đó chỉ là sự đày đọa xác người!

-Lạ nhỉ! Em tưởng khi thấy rõ sự đau đớn của con người, chị sẽ hăng hái bước vào con đường y khoa để xoa dịu vết thương cho nhân loại chứ!

-Từ bé chị cũng nghĩ như vậy; nhưng khi bước vào thế giới y khoa chị lại thấy khác.

-Qua những gì chị bộc lộ, em ngại chị sẽ bỏ dỡ; nếu bỏ dỡ cũng uổng vì chị đã đi gần hết đoạn đường rồi.

-Mẹ “chăn” chị kỹ quá, bỏ sao được!

-Dù sao thì đó cũng là sự bất công!

-Em thấy đó, đi học, chị phải trực diện với những gì mà người đời ghê sợ, như máu, xác chết và vi trùng, v. v…Về nhà, ít khi chị gặp Mẹ, ít khi chị gặp em. Thỉnh thoảng có chàng nào mời chị đi chơi, Mẹ nói bóng gió xa xôi và so sánh thời Mẹ mới lớn và chị bây giờ! Mẹ lại đem phong tục tập quán Việt Nam ra giảng cho chị khiến chị cảm thấy như “date” là một trọng tội!

-Mẹ hành xử vói chị như vậy vì chị không dám nói ra những gì chị nghĩ. Chị phải nói ra để Mẹ hiểu chị cần gì, muốn gì; nếu không, Mẹ sẽ bắt chị sống theo ý của Mẹ.

-Đôi khi tình thương cũng đọa đày con người nhiều lắm, em biết không?

Nói xong Giáng Thu lại lắc đầu, tiếp:

-Không biết cuộc đời của chị sau này ra sao chứ từ ngày xong dự bị y khoa đến bây giờ chị cảm thấy như chị đang “vùng vẫy” trong một vũng lầy!

-Sao lại thảm não đến như vậy, chị?

-Chị được vào một trường mà đa số sinh viên được tuyển chọn với tiêu chuẩn cao. Vì tự ái cá nhân, vì tự ái dân tộc, chị phải chứng tỏ chị là một trong những sinh viên ưu tú của trường. Thế là “stress”!

-Cũng không còn bao lâu nữa, thôi, chị cố gắng lên, nha chị!

-Ra trường rồi làm gì? Không phải bác sĩ nào cũng “hái” ra tiền. Mà cuộc đời này đâu phải có tiền là có hạnh phúc! Em thấy có bao nhiêu người Việt đến văn phòng bác sĩ người Việt?

-Tại sao?

-Tại vì, trong khi bác sĩ ngoại quốc nghĩ rằng – đối với họ – bệnh nhân là quan trọng; bệnh nhân đem lợi nhuận đến cho họ. Họ cư xử và khám bệnh cho bệnh nhân với cả tấm lòng. Còn bác sĩ người Việt cứ nghĩ giống như Bố Mẹ họ đã nghĩ: Bác sĩ là “ghê gớm” lắm, bệnh nhân cần họ chứ họ đâu cần bệnh nhân. Họ là bác sĩ chớ giỡn sao! Sau khi chị ra trường thì Mẹ – cũng giống các bà Mẹ khác – sẽ thúc chị lập gia đình; vì, theo quan niệm Á Đông, chị không còn trẻ nữa! Rồi làm vợ, làm Mẹ, v. v…Cuộc đời của chị có khoảng thời gian nào vô tư để sống cho chị hay không?

Cả hai cùng im lặng. Lệ Chi không ngờ nàng “khám phá” ra những điều đáng thương nơi người chị duy nhất của nàng. Giáng Thu chợt nhận ra tối hôm qua về muộn, nàng đã để quên kính cận trên piano. Giáng Thu bước đến piano với dụng ý sẽ lấy cặp kính nhưng bất chợt Lệ Chi reo lên:

-Chị Giáng Thu! Chị biết bao lâu rồi chị không hề “đụng” đến phím đàn không?

Giáng Thu nhìn em bằng ánh mắt buồn buồn. Lệ Chi tiếp:

-Đàn đi, chị! Đàn cho vui.

Giáng Thu ngồi vào ghế, mở nắp đàn, đôi tay lướt nhẹ trên phím đàn với dòng nhạc chợt đến trong hồn.

Lắng hồn trong dòng nhạc êm đềm, thiết tha từ mười ngón tay của chị, Lệ Chi tự trách, tưởng “xúi” chị đàn cho vui, nào ngờ…Với dụng ý muốn chị đàn những nhạc khúc vui, Lệ Chi vói tay lấy tập nhạc ngoại quốc. Chưa kịp để tập nhạc trên piano cho chị, Lệ Chị chợt nhận ra tiếng hát buồn buồn của Giáng Thu:

Lòng Mẹ bao la như biển thái bình dạt dào.

Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.

Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào ...”(1)

Lệ Chi cảm thấy nặng lòng! Piano này là món quà đầu tiên và đắc tiền nhất trên xứ Mỹ mà Mẹ đã mua – trả góp – để tặng hai con. Chị em Lệ Chi cứ ngăn Mẹ đừng mua “piano à queue” vì giá quá đắc và nhà nghèo không có chỗ tương xứng cho piano này; nhưng Mẹ bảo:

-Cái đẹp thì ở đâu cũng đẹp. Cũng là piano, nhưng piano ‘có đuôi’, âm thanh tuyệt hơn nhiều. Lúc nào Mẹ cũng chỉ muốn tặng hai con những gì tốt đẹp nhất mà Mẹ có.

Nhớ đến đây, Lệ Chi âm thầm quẹt nước mắt.

Trong khi Lệ Chi quẹt nước mắt, Giáng Thu lại cố nén cảm xúc vì hình ảnh của Mẹ ở kinh tế mới lại hiện về. Mẹ gánh nước. Mẹ ngồi quạt than, nướng bánh tráng và bắp, bán. Mẹ phụ bán cơm ở bến xe đò. Ban đêm Mẹ dạy hai con – và các em bé quanh xóm – học văn hóa và tiếng Anh, v.v…Công ơn của Mẹ còn nhiều nhưng bản nhạc đến đoạn cuối. Giáng Thu cúi mặt, đưa ngón tay thấm nước mắt rồi ngẫn nhìn em. Thấy mắt Lệ Chi cũng sủng nước, Giáng Thu đứng lên, dang đôi tay, chị em “hug”  nhau.

Vừa đi xuống bếp với em để tìm thức ăn trưa, Giáng Thu vừa hỏi:

-Nè, còn chuyện em với Trực tới đâu rồi?

-Cũng vậy thôi.

-Em và Trực tính gì thì tính nhanh đi. Hai người “bồ bịch” cũng lâu rồi, để lâu em bị mang tiếng.

-Tại sao em bị mang tiếng mà Mẹ và chị cứ lo? Bộ hai người yêu nhau là xấu xa lắm hay sao? Nếu xấu xa tại sao con trai không ngại mang tiếng mà chỉ ngại cho con gái?

-Dư luận người Việt thường tha thứ, dễ dãi với đàn ông, con trai nhưng lại rất khắc khe với đàn bà, con gái. Hai người yêu nhau trong sạch thì không có gì xấu; nhưng nếu tình yêu đổ vỡ, cô gái bị mang tiếng. Mẹ “nhồi” vào đầu chị như vậy và cũng vì chương trình học của chị nặng nề quá cho nên chị chưa dám có bạn trai.

-Thế thì buồn quá!

-Em nghĩ xem, có chàng nào chịu được cảnh mấy ngày mới điện thoại thăm nhau; cả tháng mới gặp nhau một lần – vì chị bù đầu với sách vở/máu/xác người!

-Nghĩ cũng lạ, người Mỹ, hễ con của họ đến 13, 14 tuổi mà chưa có bạn trai là họ quýnh lên, sợ nó bị bệnh bất thường; còn người Việt thì ngược lại!

 

******

Vào nhà, thấy Mẹ ngồi cắt móng tay, Lệ Chi nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để thưa chuyện với Mẹ về Giáng Thu. Nhưng khi Lệ Chi vừa mở đầu câu chuyện, Mẹ vội gạc đi:

-Con còn nhỏ, biết gì mà nói (?!). Giáng Thu không bao giờ nghĩ như vậy đâu. Giáng Thu hiểu rằng những gì Mẹ muốn cho các con làm là vì Mẹ muốn các con có một tương lai tốt đẹp.

-Làm thế nào Mẹ có thể quả quyết được rằng ý muốn của Mẹ sẽ đưa các con đến một tương lai tốt đẹp? Cho dù tương lai có tốt đẹp thì làm thế nào Mẹ biết chúng con có hạnh phúc với cuộc sống do Mẹ áp đặt hay không?

-Tại sao không? Khi con có bằng cấp cao, có địa vị xã hội, có tiền là con có hạnh phúc.

-Không đúng như vậy đâu, Mẹ!

-Con lại sắp sửa tranh luận với Mẹ nữa, phải không? Chỉ có hai đứa con thôi mà một đứa thì hiền lành, hiếu thảo còn một đứa thì cứ lý sự, ngang bướng, chịu hết nổi! Đồ bất hiếu!

Vì Mẹ không chêm nhiều tiếng Anh, Lệ Chi không hiểu tại sao Mẹ nổi giận:

-“Bat hiu” là gì mà Mẹ cứ nói với con hoài vậy?

-Bất hiếu là không biết thương, không biết nghe lời Cha Mẹ.

-Tại sao tiếng Việt lại có chữ  “bat hiu”, Mẹ?

Mẹ dậm chân, kêu “Trời!” rồi bước ra sân sau, ngồi! Lệ Chi vào phòng Giáng Thu với dụng ý nhờ chị ra hỏi Mẹ lý do nào Mẹ nổi giận; nhưng Lệ Chi ngạc nhiên khi thấy khăn trải giường vẫn thẳng băng. Thì ra tối hôm qua chị không về. Biết chị phải trực ở bệnh viện, Lệ Chi thở dài nhớ những lần chị em đang ăn tối hoặc chị em đang đàn hát bên nhau, điện thoại của chị reng. Trả lời điện thoại xong, chị thở dài, than:

-Sau này đang cho con bú mà bệnh viện gọi là cũng phải bỏ con mà đi!

Khi nào nghe chị than, Lệ Chi cũng nhìn chị bằng ánh mắt tràn đầy xót xa!

Ra khỏi phòng của Giáng Thu, thấy Trực đang đứng nói chuyện với Mẹ nơi sân sau, Lệ Chi bước ra. Trực và Lệ Chi cùng cười, nói “Hi!” rồi Lệ Chi ra dấu cho Trực vào nhà. Mẹ bước theo.

Từ ngày quen Trực, Lệ Chi để ý, dường như Mẹ cố ý quanh quẩn bên nàng và Trực mỗi khi Trực đến nhà. Trực không bận tâm nhưng Lệ Chi lại khó chịu vì nàng nghĩ Mẹ không tin tưởng nàng và Trực. Mẹ muốn kiểm soát. Mẹ xâm phạm những điều riêng tư của nàng. Lệ Chi nhớ, lần đầu tiên khi nàng giới thiệu Trực với Mẹ, Mẹ cứ  hỏi dò xem Trực học hành ra sao, gia thế như thế nào, v.v…Lệ Chi bực dọc, trả lời “nhát gừng” với Mẹ làm Mẹ không vui. Lệ Chi nghĩ rằng nàng yêu Trực, tin tưởng và hiểu Trực, thế là đủ. Mặc cho Mẹ giải thích về cách thức “chọn” người yêu – theo kiểu Việt Nam…xưa – Lệ Chi nghĩ rằng đối tượng của nàng là Trực chứ nàng không “lấy cả gia đình” của Trực làm chồng thì tại sao phải “điều tra” gia đình của Trực.

Tuy Mẹ đã giải thích, nhưng sau lễ đính hôn của Trực và nàng, Lệ Chi cứ nghĩ rằng Mẹ sẽ “nới lỏng” cho “hai đứa”, nhưng không; Mẹ vẫn lẩn quẩn bên cạnh khi Trực đem DVD đến để Mẹ/Trực và nàng cùng xem.

Sau khi cho DVD vào máy, Trực đến ngồi canh Lệ Chi, trên ghế piano. Với dụng ý không cho Lệ Chi và Trực quá âu yếm, Mẹ bảo Lệ Chi xuống bếp lấy cho Mẹ ly nước. Khi Lệ Chi trở lên, trao ly nước cho Mẹ, Mẹ cứ hy vọng rằng Lệ Chi sẽ ngồi sang ghế “xa lông”, nhưng không! Lệ Chi ngồi vào vị trí cũ và có vẻ tựa sát vào người Trực. Thỉnh thoảng Trực và Lệ Chi âu yếm nhìn nhau, cười. Lệ Chi thấy Mẹ quay nhìn nàng với ánh mắt nghiêm khắc.

Xem hết DVD, Trực ra về. Lệ Chi đưa Trực ra “driveway”, vô tình thấy Mẹ nhìn theo Trực và nàng qua cửa sổ. Vừa trở vào phòng khách, Lệ Chi bị Mẹ cật vấn:

-Hai đứa làm cái gì kỳ vậy?

-Dạ, tụi con có làm gì đâu!

-Hai đứa mới làm đám hỏi chứ đã là vợ chồng đâu mà ngồi như vậy?

A, thì ra Mẹ không muốn Lệ Chi và Trực ngồi gần nhau. Tại sao phải đợi đến đám cưới hai người mới được tỏ ra âu yếm? Lệ Chi than thầm, Mỹ giải thích cho con cái tất cả những vấn đề thầm kín của con gái, con trai, trong khi không bao giờ Mẹ đề cập đến vấn đề thực tế này! Mẹ thường nhắc hai con là “nam nữ thọ thọ bất thân”. Hai chị em chỉ hiểu lờ mờ; Giáng Thu im lặng; Lệ Chi bật cười:

-Bên Việt Nam, muốn tránh tai họa cho con gái thì phải có những câu châm ngôn như vậy. Ở xã hội Tây phương, cũng với mục đích đó, người ta lại giải thích cho con gái về “birth control  pills”!

Mẹ mở lớn mắt nhìn Lệ Chi như không ngờ nàng biết ba chữ “birth control  pills”!

 

******

Vì Lệ Chi trực tính và cứng rắn cho nên mối tình đứt đoạn giữa nàng và Trực không làm nàng đau khổ nhiều như làm cho Mẹ buồn! Điều Lệ Chi không thể hiểu được là tại sao Mẹ không hề đề cập đến sự đau khổ của Lệ Chi mà Mẹ chỉ ngại là danh dự gia đình bị tổn thương:

-Đây rồi không biết làm sao ăn nói, giải thích với họ hàng, bằng hữu!

-Mẹ! Con lấy chồng cho con hay là con lấy chồng cho họ hàng, bạn hữu của Mẹ?

-Cô lấy chồng cho cô nên cô đâu coi ai ra gì! Cô chỉ biết sống cho cô. Cô thương thì mau mau làm đám hỏi; hết thương thì cắt đứt “cái rụp” để cho tôi phải mang tiếng chịu lời!

-Mẹ! Không ai mang tiếng chịu lời gì cả. Mình không lấy người này thì mình lấy người khác. Tại sao mình không sống cho mình mà mình phải sống cho dư luận? Dư luận có bao giờ đem hạnh phúc đến cho ai đâu!

-Cô nói dễ quá mà! Làm Mẹ ai cũng mong con thông suốt chứ ai muốn con mình dang dỡ? Sau này cô ở vào cương vị của tôi cô sẽ hiểu.

-Bây giờ Mẹ muốn con làm gì? Mẹ muốn con lấy Trực để chịu khổ cả đời hay sao?

-Mẹ không bắt con phải hành xử như vậy. Mẹ chỉ muốn con phân tích xem Trực có những điểm nào tốt, bao nhiêu điểm xấu, rồi con cân nhắc xem con có thể quên được những điểm xấu của Trực để chú tâm vào những điểm tốt của Trực hay không? Nếu  không có gì trầm trọng mà chỉ vì những bất đồng nho nhỏ thì hãy tha thứ cho nhau.

-Hạnh phúc và tình yêu không thể đo lường được, Mẹ à!

-Thật ra Mẹ thấy Trực cũng có nhiều điểm tốt như vui vẻ, nhiệt tình, dễ dải, học giỏi, đẹp trai.

-Là phụ nữ Mẹ cũng hiểu rằng, người con gái, khi lấy chồng thường thường mình lấy người mình yêu. Người mình yêu có thể là một người không ra gì dưới mắt những người khác; nhưng đối với mình người ấy là số một. Khi yêu người phụ nữ mù quán đến như vậy và người phụ nữ cũng chỉ đòi hỏi người đàn ông đó cũng nghĩ rằng nàng là số một.

Lệ Chi vừa nói ngang đây, Giáng Thu mở cửa bước vào với gương mặt bơ phờ vì thiếu ngủ. Thấy rõ sự mệt mỏi của chị, Lệ Chi chưa muốn cho chị hay về sự đổ vỡ giữa nàng và Trực. Mẹ ái ngại nhìn Giáng Thu:

-Con đi rửa mặt, Mẹ làm chút gì con ăn rồi con ngủ, nha, con!

-Thôi, con cần một chỗ nằm.

Nói xong Giáng Thu cởi giày, nằm theo lòng ghế “xa-lông” dài. Không nở “đuổi” Giáng Thu vào phòng, Mẹ vào phòng đem ra hai cái gối. Giáng Thu gối đầu lên một gối, nằm nghiêng mặt vào thành ghế rồi che cái gối kia lên tai. Xoay trở một chốc, Giáng Thu lấy ống xem mạch nơi cổ, nhét dưới gối, rồi ngủ. Lệ Chi hỏi Mẹ:

-Mẹ chưa sửa soạn đi làm sao?

-Còn sớm, con.

Chỉ thốt được ba tiếng ấy rồi Mẹ nhìn ra sân, dáng nghĩ ngơi. Trong khi Mẹ chìm vào sự xa vắng nào đó, Lệ Chi chợt nhớ đến Trực và tự hỏi lòng xem lý do nàng dứt tình với Trực  có xác đáng hay không? Cho đến lúc này, Lệ Chi cũng vẫn nghĩ rằng quyết định của nàng là một hành động sáng suốt. Bất ngờ Mẹ hỏi:

-Lệ Chi! Con có nghĩ rằng con nên suy nghĩ lại về quyết định dứt tình với Trực hay không?

-Dạ không.

-Con có thể cho Mẹ biết – tý tý thôi – về nguyên nhân sự đổ vỡ hay không?

-Thưa Mẹ, có thể những cô gái khác cho rằng con dại; vì Trực có tất cả ưu điểm bề ngoài để chinh phục phái nữ. Nhưng con chỉ cần một người yêu chứ con không cần một người lúc nào cũng muốn chứng tỏ ta đây là kẻ luôn luôn “chiến thắng” trên tình trường.

-Con có nói ý nghĩ của con cho Trực biết để Trực thay đổi hay không?

-Dạ, có. Trực đã thay đổi những khi con hiện diện bên cạnh; những khi vắng con, Trực vẫn không thay đổi; điều này làm cho con xem thường Trực. Và con không thể làm vợ một người mà con không kính trọng!

Cả hai cùng im lặng. Cuối cùng Mẹ bảo:

-Lệ Chi! Con là một thiếu nữ can đảm và nhiều nghị lực.

-Tại sao Mẹ lại nghĩ như vậy?

-Hành động dứt khoát của con đối với Trực cho Mẹ thấy điều đó. Con hơn Mẹ xa. Mẹ đã bị nhồi vào đầu mớ luân lý “tào lao” của mấy ông Tàu cho nên Mẹ khổ cả đời!

Rất ngạc nhiên khi nhận thấy quan niệm sống của Mẹ không còn quá thủ cựu nữa, Lệ Chi muốn nhân cơ hội này sẽ trình bày với Mẹ về tâm sự của Giáng Thu để Mẹ hiểu rõ lòng thương yêu vô bờ của chị dành cho Mẹ; nhưng giọng bực dọc của Giáng Thu vang lên:

-Mẹ ơi! Suốt đêm trực ở phòng cấp cứu, không chợp mắt được một giây, cho con ngủ một chút mà!

Mẹ và Lệ Chi nhìn nhau, im lặng. Câu chuyện bị đứt ngang!

 

 

1.-Lòng Mẹ của Y Vân.

ĐIỆP MỸ LINH
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/May/2021 lúc 11:55am
NHỚ MẸ YÊU

4095%201%20NhoMEYeuNVT

Thơ cho Mẹ vẫn hoài chưa vơi cạn
Những đêm về thao thức lệ con rơi
Nhớ ngày xưa, bên chiếc ghế Mẹ ngồi
Ly sữa ngọt, Mẹ thay cơm để sống

Có nhiều lúc con ngồi yên bất động
Nghĩ thương về nấm mồ Mẹ thân yêu
Nơi nghĩa trang trong hoang vắng tiêu điều
Đông giá lạnh tuyết rơi buồn phủ kín

Ngày Mẹ đi tim lòng con tắt lịm
Giọt lệ nào vùi lấp nỗi đau thương
Vần thơ con khóc Mẹ suốt đêm trường
Đời ly biệt, ngàn trùng trong nỗi nhớ

Nhìn ảnh Mẹ con thầm thì bày tỏ
Mẹ đâu rồi ? Sao chỉ một mình con
Ảnh Mẹ yêu, con ấp ủ vào lòng
Tìm hơi ấm trong vòng tay gối Mẹ

Nước mắt con như tuôn giòng máu lệ
Mang nỗi buồn chất chứa trái tim đau
Thời gian hoài như thoáng bóng chim câu
Con chỉ biết, nguyện cầu xin ơn Chúa

Mẹ dạy con bằng tình yêu chan chứa
Nuôi nấng con bằng giòng sữa thương yêu
Chữ hy sinh Mẹ vất vả trăm chiều
Tình mẫu tử bao giờ con quên được


Nguyễn Vạn Thắng

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/May/2021 lúc 12:03pm

CHUYỆN THÀY TRÒ


Diễn%20Đàn/Collection%20of%20Stories%20-%20Tiếng%20Vọng%20Từ%20Thái%20Lan


Hôm ấy đang đi lang thang trong trại tỵ nạn Panatnikhom, Thailand, tôi gặp lại người bạn đồng hương Gò Vấp. Hắn hỏi tôi có đi học Anh Văn ở đâu chưa, tôi trả lời, thì cũng có, nhưng trình độ lớp hơi thấp, tôi muốn học cao hơn chút.

Nghe vậy, hắn giới thiệu tôi vào một lớp Anh Văn ngay khu nhà hắn.

Tôi hỏi giá cả, hắn bảo, tỵ nạn mà, có nhiêu trả nhiêu, Thầy giáo rất linh động.

 

Rồi tôi đến lớp học, hỏi han mấy người chung lớp, họ cũng nói giống bạn tôi, rằng giá chung chung là như thế, nhưng có tiền thì đóng, không có thì tháng sau, có lúc nào trả lúc đó, hoặc trả theo khả năng, tỵ nạn mà! (Nghe thấy thương làm sao ba chữ “tỵ nạn mà!”). Vì thế tôi an tâm đến lớp mỗi ngày, chờ đến đầu tháng có thư có tiền bên Mỹ gửi qua, tôi sẽ thanh toán cho Thầy.

Ðến ngày có tiền, tôi nhớ mấy lần thấy mấy chị trong lớp cứ cầm cục tiền đưa thẳng cho Thầy, đôi khi làm Thầy hơi ngại. Vốn bản tính lâu lâu thích làm chuyện “khác người”,  làm “fancy things” cho đời tỵ nạn bớt nhàm chán, tôi chạy qua nhà kế bên xin cái phong bì. Nhưng họ không có phong bì trắng, mà chỉ còn loại màu hồng, có hoa lá cành viền xung quanh, nhìn cũng đẹp.

Tôi bỏ tiền vào phong bì sạch sẽ, lịch sự, thơm tho rồi đến lớp. Tan học, chờ mọi người về hết, tôi nán lại, trao cho Thầy phong bì.

Lúc ấy thấy màu hồng cũng hơi sến, nhưng đã lỡ rồi, nên tôi có hơi bẽn lẽn, nói lí nhí: “Em gửi Thầy cái này!”.

 

Thầy hơi bất ngờ, nhìn tôi rất ngại ngùng, mặt đỏ bừng, không nói nên lời, tay run run đón lấy chiếc phong bì. Tôi cũng không nghĩ tình huống lại như thế, chẳng biết phải giải thích tại sao dùng phong bì, bèn quay đi, thì Thầy vội vàng giữ tôi lại, nhìn tôi, nói ấp úng: “Em viết gì trong đó cho tôi vậy, Thơ hả? Tôi cũng rất thích Thơ …”

Giờ thì đến lượt tôi bất ngờ, mới thấy cái vụ “fancy” không phải lúc nào cũng hay ho. Biết thế cứ đưa tiền ra cho xong, khỏi bày vẽ “phong” với chả “bì”!

Nhìn vẻ mặt bối rối, lúng túng của Thầy, tôi thấy có lỗi, rồi lấy hết can đảm trước khi bước đi, nói rất nhanh, một câu phũ phàng trần trụi:

“Dạ không, là tiền học phí tháng này đó Thầy!”

Kim Loan

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/May/2021 lúc 1:51pm

…Nhưng Sao Mẹ Tôi Cũng Nói Dối! 

Hình minh họa

Tôi còn nhớ năm tôi học lớp ba, gia đình tôi mới chuyển tới ở khu dinh điền Gò Chuối thuộc quận Kiến Bình, tỉnh Kiến Tường. Mồi buổi chiều tôi thường xin phép bố Mẹ ra một bãi đất trống để cùng các bạn chơi khăng, trốn tìm và những trò chơi khác. Lần đó, có khá đông, chúng tôi chơi trò “Cờ Lau tập trận”. Cũng chia hai phe rõ ràng, vũ khí là những cành cây được bẻ vội gần đó. Không may trong lúc nhập trận, một bạn, tôi nhớ hình như là Tuân (là cháu họ gọi tôi là cậu), có lẽ vì quá hăng say đã làm tôi bị nhiều vết trầy trên mặt, trên cánh tay. Bực mình quá, tôi lấy ngay cành cây đang cầm quất vào đầu Tuân làm Tuân bị chảy máu… Khi về nhà, sợ bị đòn tôi đã nói dối bố tôi là tôi bị trượt chân ngã khi đi ngang một cây cầu khỉ. Bố tôi không để ý và chỉ kêu tôi lấy thuốc sát trùng rửa những chỗ bị trầy. Mẹ tôi đã giúp tôi làm những chuyện này một cách chu đáo… Hôm sau Mẹ gọi tôi và dịu dàng nói: ”Hôm qua con nói dối bố Mẹ. Tuân nói với Mẹ là con chơi tập trận và gây sự đánh nhau với Tuân. Con nói dối bố Mẹ. Nói dối là không tốt con ạ. Từ nay về sau con không được nói dối nữa nghe Môn”. Tôi xin lỗi Mẹ và hứa từ nay sẽ không nói dối nữạ. Kể từ đó, mỗi lần xảy ra chuyện gì tôi thường nói thật với Mẹ và Mẹ tôi rất vui khi thấy tôi làm như vậy 

….Nhưng sao Mẹ tôi cũng nói dối!!!

Mẹ tôi cũng nói dối!!! Vâng đúng vậy, Mẹ tôi đã nói dối ba anh em tôi nhiều lần. Tôi vẫn còn nhớ bốn lần Mẹ đã nói dối tôi và anh em tôị.

Khi anh em chúng tôi còn nhỏ, nhà tôi nghèo nhưng mỗi ngày đi chơ Mẹ đều mua chút quà về cho chúng tôi, khi thì vài cái kẹọ khi thì vài trái cây. Đặc biệt, biết chúng tôi thích ăn mía nên cũng Mẹ hay mua. Về nhà Mẹ tự dùng dao róc mía và tiện ra từng khúc nhỏ và bổ ra cho chúng tôi ăn. Ba anh em chúng tôi ngồi cạnh Mẹ chờ đợi. Khi tớí đầu mặt của cây mía thì thay vì bỏ đi thì Mẹ lại ăn khúc đó! Em Huệ ngây thơ hỏi Mẹ: “Sao Mẹ không ăn khúc kia, khúc đầu mặt cứng và không ngọt, sao Mẹ không bỏ đi?”. Mẹ từ tốn: “ Răng Mẹ còn tốt. Mẹ thích ăn khúc này các con ạ vì càng nhai lâu càng thấy vị ngọt của mía!”. Có thể em Huệ còn bé nên tin điều Mẹ nói nhưng tôi hơi nghi ngờ. Tôi nghĩ Mẹ tôi đã nói dối!

Năm 1966, tôi học lớp đệ tứ (lớp chín bây giờ) ở trường trung học Kiến Tường. Năm đó nước lụt lớn làm ngập các con đường trong tỉnh. Mỗi lần đi học, Mẹ chèo thuyền chở tôi đi và đến giờ tan học lại ra đón tôi về. Có một lần Mẹ chèo thuyền chở tôi đi học. Hôm đó trời mưa lất phất và gió thổi nhè nhẹ. Khi gần tới trường, một chiếc ca nô quân đội chạy băng qua với tốc độ khá nhanh để lại những gợn sóng to làm chiếc thuyền bé nhỏ bị chòng chành. Tôi bị mất thăng bằng và làm rơi chiếc cặp xuống dòng nước. Tôi chới với chồm qua thành chiếc thuyền nhỏ để níu lại chiếc cặp. Chiếc thuyền nhỏ ba lá mất thăng bằng và bị lật.

Mẹ buông chèo và nhảy vội tới để bế tôi vào chỗ mô đất cao. Người tôi run lên vì lạnh. Mẹ vội phủ chiếc áo mưa quanh người tôi và ấp tôi vào lòng để truyền hơi ấm cho tôi. Tôi hỏi Mẹ có lạnh không? Me trả lời rất nhanh: “Không, Mẹ không saọ, Mẹ không lạnh!”. Hôm đó tôi bị trễ một giờ học và Mẹ thì bị cảm lạnh mấy ngày sau đó. Như vậy khi đó chắc Mẹ lạnh lắm nhưng… Mẹ đã nói dối!

Thời gian đó, chiến tranh càng ngày càng khốc liệt. Điều này đã làm cho đời sống khó khăn thêm. Số lương công chức ít ỏi của cha tôi đã không còn đủ để trang trải cho cuộc sống của gia đình. Mẹ tôi đã phải vất vả đi vào những vùng sâu, nguy hiểm (hình như vùng Long Khốt) để mua hàng mang về chợ Kiến Tường bán thêm kiếm lời. Vất vả lắm nhưng Mẹ vẫn vui khi chúng tôi có thêm được cuốn vở mới hay một bữa ăn ngon hơn. Có lần thấy Mẹ hơi buồn sau một chuyến đi mua hàng. Hình như Mẹ bị mất hàng trong chuyến đi đó. Tôi gạn hỏi, Mẹ chỉ nói qua loa cho qua chuyện: “Mẹ không bị mất hàng, nhưng lần này không mua được hàng rẻ nên không có lời. Đi buôn thì cũng có lẫn này, lần khác con ạ!”. Sau lần đó, tôi không thấy Mẹ tiếp tục đi mua hàng nữa và tôi ngờ ngợ... Mẹ đã nói dối tôi!

Khi tôi lên trọ học ở thành phố Mỹ Tho vì đường xá đi lại khó khăn nên Mẹ khuyên tôi cứ lo học đừng lo chuyện ở nhà. Thỉnh thoảng tôi cũng về thăm gia đình. Lúc này Me tôi hơi yếu và bi chứng huyết áp cao, chú y tá Tánh thường hay đến nhà đo huyết áp và cho thuốc Mẹ tôi uống. Có một lần, Phạm Văn Tuyên, bạn tôi, về Kiến Tường ghé thăm Mẹ tôi và cho tôi biết lúc này Mẹ tôi có vẻ yếu và mệt nhiều. Tôi vội viết thư về thăm Mẹ. Mươi ngày sau Mẹ hồi âm ít dòng cho biết Mẹ chỉ bị cảm nhẹ do thời tiết thay đổi và nay thì Mẹ đã khỏe rồi, huyết áp của Mẹ cũng trở lại bình thường. Tôi yên tâm và tiếp tục chăm chú học nhưng… chỉ hơn một tuần sau, vào một ngày cách đây hơn bốn chục năm. Tôi được tin Mẹ tôi bị đứt mạch máu và qua đời! Vâng, Mẹ lại nói dối tôi và đây cũng là lần nói dối cuối cùng của Mẹ !!!

Đây chỉ là những lần nói dối của Mẹ mà tôi còn nhớ được. Tôi nghĩ, Mẹ còn nói dối anh em chúng tôi nhiều lần nữa.

Để tạm ngưng bài tùy bút này, tôi xin mượn lời hát trong bài “Lòng Mẹ” của cố nhạc si Y Vân. Bài này chắc hẳn ai cũng có thể hát một đôi câu. Tình Mẹ, hai chữ đó càng suy nghĩ tới thì càng không thể ngăn nổi đôi dòng lệ.

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào,

Tình Mẹ tha thiết như dòng suốt hiền ngọt ngào

Lời ru êm ái như đồng lúa chiều rì rào,

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu …

 

Thương con thao thức bao đêm dài,

Con đã yên giấc, Mẹ hiền vui sướng biết bao

Thương con khuya sớm bao tháng ngày,

Lặn lội gieo neo, nuôi con tới ngày lớn khôn...

 

Mai Khánh Thư - Phạm Doanh Môn

(viết vôi sau khi dùng đìểm tâm Mother Day 13/5/2021) 

Người Chồng Không Chân Dung

 

Là đàn ông tức là mê rửa chén
Mơ lau nhà và háo hức lau xe
Làm đàn ông là tựa cửa đợi vợ về
Nhanh nhẩu chạy ra đỡ làn, đỡ nón


Dịu dàng ngồi xuống bằng cánh tay năm ngón
Hỏi nàng xem có uống nước cam không?
Rồi bưng lên trên khay nhỏ màu hồng
Nước giải khát, khăn lau tay, xí muội


Rồi trong khi nàng chân co chân duỗi
Vừa nhấp môi, vừa đọc báo thời trang
Ta tung tăng vào bếp mở làn
Lấy các thứ bày ra bàn chuẩn bị


Nước tương này xếp vào ngăn gia vị
Hành tím này xếp vào giỏ đồ khô
Đậu hủ đây thì thả vào tô
Còn rau sống bỏ vào thau rửa sạch


Cá chép tươi còn đang phành phạch
Đánh vẩy rồi ta lấy thớt ra
Tay cắt vây, mồm lại hát ca
Làm việc nhà, đó là hạnh phúc


Bắc nồi lên tiện nay ta múc
Nước từ trong máy lọc lưng lưng
Bỏ cà chua, bỏ hành lá tưng bừng
Ta sẽ nấu một nồi canh lịch sử


Trong khi đó vợ ta đang mặc thử
Chiếc áo mới mua về, coi có đẹp chưa
Ta vừa khen, vừa nạo cùi dừa
Để rắc sẵn lên chén chè trôi nước


Ăn cơm xong cho nàng dùng mát ruột
Và kèm thêm lát dưa hấu đẹp da
Nồi canh sôi trong tiếng reo òa
Ta thả cá, rồi làm luôn món mặn


Mở tủ lạnh ra, nhớ lời vợ dặn
Rằng hôm nay nàng muốn ăn cua
Rang với me, thêm dăm quả trứng rùa
Ta nhanh nhẩu cho vào trong nồi hấp


Nhớ khi rang phải vặn cho lửa thấp
Cua mới ngon và mới vàng đều
Đang say sưa thì nghe tiếng nàng kêu
“Nước tắm của em, anh yêu ơi, đâu nhỉ?”


Vớ chai dầu thơm trên tràng kỷ
Ta vội vàng chuẩn bị khăn bông
Dầu gội đầu, kèm theo cái lược hồng
Mời nàng vào, không quên mở nhạc


Nàng bước vô, không hề kinh ngạc
Vì chuyện này đã quá thân quen
Ta nhanh tay mở khóa vòi sen
Rồi sung sướng chạy ngay ra bếp


Và vui mừng soạn mâm sắp xếp
Còn không quên mở lọ khế dầm
Cùng pha sẵn ly trà sâm thơm phức
Nàng bước ra, khăn bông quấn ngực


Như thiên thần sáng rực vẻ thanh cao
Kéo ghế nhanh, nàng yểu điệu ngồi vào
Khen ta là chồng ngoan, chồng tốt
Ta ngây ngất không thốt được lời nào


Ta gắp cho nàng thêm món đồ xào
Ngắm nàng ăn, lòng dạt dào cảm mến
Chính giữa bàn hai ngọn nến lung linh
Tỏa hào quang xuống góc nhà xinh


Hai tâm hồn trắng tinh hòa nhịp
Ta nhai vội để còn nhanh kịp
Vào trải giường và mở tivi
Chờ nàng ăn xong, ta gọi thầm thì


Mời nàng vô đúng kỳ phim nhiều tập
Nàng thong thả chiêu ly trà chống mập
Trước khi xem trai Hàn Quốc ung thư
Dưới chân nàng con mèo nhỏ gừ gừ


Còn xa xa ta hăng say rửa chén
Vừa rửa kỹ ta vừa nhìn lén
Thấy nàng đang khép mắt mơ màng
Với lấy chăn hoa ta đắp nhẹ nhàng


Bàn tay ta dịu dàng khe khẽ
Rắc vào chăn một chút dầu thơm
Đặt cạnh nàng gấu bông nhỏ bờm xờm
Vặn bé ngọn đèn rồi ta lui bước


Ta kiểm soát cửa sau, cửa trước
Dắt xe vô và cho chú mèo ăn
Đậy kỹ thức ăn để tránh thằn lằn
Kiểm soát lọ đường, đề phòng bọn kiến


Rồi vươn vai ta hùng dũng tiến
Vô phòng nàng, kéo nhẹ tấm rèm ra
Cho ánh trăng xanh biếc ngọc ngà
Phủ lên bóng nàng đang ngon giấc


Ta dịu dàng ngồi nhẹ như ngọn bấc
Nói thì thầm ba tiếng “vợ yêu ơi”
Nàng vừa yêu vừa đẹp nhất trên đời
Ta thiếp đi nơi chân giường mát dịu…

 

Sưu tầm

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/May/2021 lúc 2:39pm

Chuyện Cái Áo Tơi – Nghèo Rớt Mồng Tơi


Chuyện%20cái%20áo%20tơi%20-%20nghèo%20rớt%20mồng%20tơi%20-%20Nguoi%20Viet%20Online%20%


Tôi không viết chiếc áo tơi mà cái áo tơi là nó có lý của nó.
Nguyên ở quê tôi, một làng nhỏ của Bình Định, cách xa Quy Nhơn hơn 40 cây số, điện đóm không có mãi cho đến thập niên 60.

Ánh sáng văn minh hút bóng, heo hắt, èo uột trên quê tôi. Cả làng không có được một chiếc xe “bịch-bịch” (xe gắn máy) như cái thị trấn kề bên.
Dăm ba nhà có được một cái Radio là hách lắm rồi. Giao tiếp với văn minh ánh điện rất hạn hẹp nên ngôn ngữ cũng rất nghèo nàn.
 Chữ “cái” mạo từ chỉ giống (gender) được sử dụng trong hầu hết mọi trường họp. Thiếu hẳn bóng dáng chữ “chiếc”. Ngoại trừ một vài trường hợp có vẻ đã thành thông lệ như “chiếc chiếu”…

Tôi viết cái áo tơi theo cái ý như vậy. Nghèo khổ thành thêm ra nghèo chữ.
Thời đó cái áo mưa là tiếng để chỉ chiếc áo đi mưa làm bằng nylon, dài quá gối, cổ bẻ, có kèm dây thắt lưng và có cả chiếc mũ trùm đầu, trông rất văn minh, rất nhà giàu.
Nhưng vì nghèo và nhất là nó không được ấm và rất dễ rách nên cả làng chỉ có mấy đứa học trò con nhà giàu và một số rất ít khác sử dụng nó để đi chợ. Còn lại dân trong làng đều dùng áo-tơi-lá. Áo-tơi-lá được chằm (may) bằng lá cọ.

Người ta lên rừng cắt lá cọ đem về lựa những lá tốt, lành lặn để sử dụng. Áo tơi rất dễ làm nên bất kỳ ai cũng có thể làm được sau một lần quan sát người khác làm.
Họ đóng một cái khung chữ nhật, thường bề ngang hai mét bề cao một mét rưỡi. Trên chiều đứng người ta cột dây mây đã được chuốt, trau kỹ lưỡng và ngâm nước đôi ba ngày cho dai, dẻo.
Mỗi đường dây cách nhau khoảng từ năm phân ở phần trên cùng, càng xuống phía dưới càng cách thưa dần đến khoảng một tấc.
Lá cọ trước khi chằm được phơi nắng rồi hứng sương cho lá mềm, dịu và chắc; xong họ gấp đôi lá theo chiều gốc, ngọn, xỏ vào đường dây mây sẵn trên khung.
Ở trên là phần cổ áo nên nó được xếp nhặt lại và bện dây mây thật kỹ để tránh bị rách khi va chạm.
Trên cùng người ta dùng dây mây chuốt nhỏ và mảnh. Phần lá trên cùng được xỏ xuyên suốt một sợi vải mềm để cột lại khi bận (mặc).
Thường áo-tơi-lá chỉ dài đến gối để người nông dân dễ hoạt động.

Áo-tơi-lá được cái tiện là rất ấm. Trời mùa đông, miền Trung mưa dai dẳng suốt ngày đêm, mưa đến thúi đất và lạnh căm căm; làm lụng ngoài đồng ruộng, đi vào rừng đốn cây làm rẫy vào mùa mưa thì mặc áo-tơi-lá là tiện nhất.
Ngoài ra, nó có thêm một chức năng làm áo ấm nữa. Người chăn vịt, kẻ chăn bò khi gặp mưa như trút nước, cứ việc để dựng đứng cái áo tơi, lấy nón lá ụp lên, ngồi thụp trong lòng áo tơi, thế là có được một không gian trú ẩn khá ấm áp.

Chuyện cái áo tơi cũng kỳ. Kỳ là vì nó cũng có giai cấp (?) giàu, nghèo của nó!
Nãy giờ tôi trò chuyện với quý bạn chỉ về cái áo-tơi-lá của giai cấp nghèo còn cái áo tơi của nhà giàu hay giới quan lại (không có kiệu) là loại áo tơi khác.
Cái áo tơi nhà giàu có hai cánh tay đàng hoàng, gọi là áo-tơi-cánh. Để chằm (may) loại áo tơi này cần nhiều công đoạn rắc rối hơn. Nhà giàu thì phải khác chứ!

Đầu tiên người ta chằm một thân sau và hai thân trước rồi mới chằm hai cánh tay ngắn tới khuỷu tay (dài quá khuỷu tay thì người mặc không thể gập tay được).
Loại áo này ít người làm do rất khó khăn ở phần ráp nối, tốn công rất nhiều; hơn nữa nó cũng rất bất tiện cho việc cử động, mặc vào cứ đơ ra như người máy.  Dần dần áo-tơi-cánh biến mất khá lâu trước khi cái áo-tơi-lá đi vào dĩ vãng.

Áo-tơi-lá có sức bền đến bốn, năm năm là chuyện thường, không như chiếc áo mưa nylon chỉ ít lâu là rách te rách tét.
Tuy nhiên vì hoàn cảnh thay đổi, chúng ta không thể mặc áo-tơi-lá để cỡi xe gắn máy, để làm việc hay đi lại trong thời đại văn minh này. Áo-tơi-lá đã đi vào quên lãng. Mãi mãi. Bây giờ “áo tơi” trở thành áo mưa.

 

Nhưng chữ áo tơi vẫn chưa chịu chết hẳn! Nó đã ẩn náu vào tục ngữ từ thời còn thịnh hành và còn sống được đến bây giờ chính là nhờ cái thế mạnh của ngôn ngữ.
Đấy là câu nói “nghèo rớt mồng tơi” đó các bạn ạ. Vậy “mồng tơi” là cái gì nhỉ? Có phải là cây rau mồng tơi xanh mướt, xanh dờn dùng để nấu canh với tôm khô ngọt lịm không? Thưa không.
Bàn chuyện “nghèo rớt mồng tơi” ở đây thì ta phải kết hợp với cái áo tơi vì mồng tơi là một phần của áo tơi đó bạn.

Số là, cổ áo tơi là nơi được chằm chắc chắn hơn cả vì nó là phần dễ rách nhất. Do đó người ta phải đi nhiều đường chằm gần sát nhau hơn phần dưới của chiếc áo, để chắc chắn hơn và cũng để nó cong lại, ôm được phần bờ vai của con người.
 Muốn thế thì phải vót mây cho nhuyễn, cho nhỏ.
Nhưng dễ gì cọng mây mà nhuyễn như sợi chỉ cho cam, vì cái đốt chai cứng của sợi mây oan nghiệt nên nó không thể nằm sát lớp lá áo ở cổ được.
Thế thì đành phải để sợi chỉ mây này nó làm nũng, nghĩa là cứ để nó gồ ghề ngang bỉnh một chút; thay vì đường chỉ mây cong đều đặn thì thỉnh thoảng nó lại nhọn như đỉnh núi hoặc lồi lõm khiến cả vùng cong này trông sù sì, lộm cộm giống như cái mồng con gà, con vịt xiêm cục mịch, hay là cái loại hoa mồng gà xấu xí.

Rốt cuộc, người ta gọi cái vòng ôm bờ vai áo tơi là cái “mồng của áo tơi”, rồi gọi tắt thành “mồng tơi” cho nó khỏe.
Mà vì có người nghèo quá, khi cái áo tơi rách, chưa sắm kịp cái áo khác thì cái mồng tơi còn sót lại trên vai cũng rớt nốt đi, nên đúng là “nghèo rớt mồng tơi” vậy.

Ái chà! Ban đầu tôi chỉ định viết về cái áo tơi nhằm ghi lại cho các bạn thuộc các thế hệ sau biết thêm những cái hiếm hoi đã trôi vào quá khứ nhưng rong ruổi thế nào mà tôi lại rơi vào vó câu chữ nghĩa, cái phạm trù ngôn ngữ, ngữ ngôn phức tạp mồng mồng.
Thôi chạm một chút rồi rút chân, nhưng cũng kịp giúp các bạn nào đã lỡ hiểu “nghèo rớt mồng tơi” là nghèo đến không có lá mồng tơi để nấu canh; hoặc như anh chàng hàng xóm cách cô hàng xóm “cái giậu mồng tơi xanh dờn” kia của ông thi sĩ Nguyễn Bính.

Nói gọn cho nó đúng phép thì “mồng tơi” ở đây chính thị là cái mồng của Áo-tơi-lá chứ không hề là chiếc lá mồng tơi nấu canh giải nhiệt, hay làm hàng giậu chia cách chàng nàng.
Than ôi cái tật sa đà của tôi, nói chuyện áo tơi nhưng kết thúc thành ra chuyện nghèo rớt mồng tơi. Thật rách việc!

Đặng Phú Phong


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 14/May/2021 lúc 2:40pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/May/2021 lúc 10:47am

Bến Chiều.

Chùm%20thơ%20tình%20Con%20Đò%20và%20Bến%20Sông%20hay,%20Bến%20bờ%20mãi%20chờ%20đợi%20Thuyền%20về%20|%20IINI%20%20Blog

Gặp nhau sao quá muộn màng,
Ai hay, đò đã sang ngang lâu rồi.
Bến chiều còn lại mình tôi!
Với sông nước chẩy, với trời mây bay.


Em%20hãy%20viết%20một%20đoạn%20văn%20tả%20lại%20cảnh%20đêm%20trăng%20sáng%20đẹp%20ở%20quê%20em%20-%20%20HocTotNguVan.vn

Cánh bèo trôi dạt lất lây,
Triều lên ngọn sóng dâng đầy nhớ thương.
Nửa vành trăng cũng đoạn trường!
Từng cơn gió lạnh bốn phương vô tình.

man,%20guy,%20river,%20clouds,%20sun,%20sunset,%20sundown,%20alone,%20sitting,%20coast%20|%20%20Pxfuel

Bây giờ tôi rất một mình,
Bến xa, sông lạ, bóng hình đơn côi!
Nụ hôn dường vẫn ấm môi,
Mà nhìn nhau thấy xa vời mênh mang.


Thơ%20Việt%20số%2022:%20LỠ%20BƯỚC%20SANG%20NGANG%20-%20Nguyễn%20Bính.%20-%20YouTube

Một trăm cái bến sang ngang,
Bến nào mà chẳng lỡ làng chiều hôm...?

                  Trần Quốc Bảo.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/May/2021 lúc 9:48pm

Chẳng Nợ Nần Nhau

Image%20result%20for%20Chẳng%20Nợ%20Nần%20Nhau


Cứ mỗi hai tuần tôi lại vào “Nursing home” để thăm bà Julie, người bảo trợ gia đình tôi từ trại tỵ nạn sang Mỹ. Lần này gặp tôi, bà hớn hở báo tin:
-Tao mới biết ở trong đây có một người Việt Nam.
Không chờ tôi hỏi, bà nói tiếp:
-Tội nghiệp, anh này chỉ chừng ba mươi mấy tuổi, nghe nói bị “stroke” nên liệt nửa thân người.
Bà Julie có thói quen hay kể chuyện những người xung quanh bà cho tôi nghe, dù tôi chẳng biết họ là ai. Nào là chuyện ông Brown, chuyện bà Jackie, rồi chuyện cô y tá Sandy lén lén nhéo tay mấy người già hay la hét, dãy dụa... Tôi thường im lặng chăm chú nghe. Những lúc đó bà vui lắm, vì có dịp để nói. Nghe thì nghe chứ có mấy khi tôi nhớ hết. Hôm nay, nghe đến hai chữ Việt Nam tôi cũng tò mò nên hỏi thêm:
-Ông ấy vào đây lâu chưa?
-Chắc chừng vài tháng, nhưng tao mới nghe kể cách đây hai tuần.
Rồi bà thở dài:
-Ôi! Căn bệnh quái ác, nó tàn phá tương lai, cuộc đời của người tuổi trẻ đang dồi dào sức sống...
Bà tiếp tục than thở dùm nạn nhân. Một lúc sau bà kéo tay tôi chỉ về phía cửa:
-Kìa, con Sandy đang đẩy xe anh ấy tới kìa.
Tôi quay lại, nhìn ra cửa. Sững sờ vài giây, tôi bàng hoàng kêu lên:
-Thiều!
Người đàn ông ngồi trên xe lăn nhìn tôi, khuôn mặt tái xanh, đôi môi mấp máy không ra lời.
Bà Julie đập vai tôi:
-Mày biết anh ta hả?
Tôi gật đầu trong nỗi bàng hoàng chưa dứt:
-Bạn tôi, một người bạn rất thân.
Nước mắt tôi chợt ứa ra. Bà vỗ nhẹ lưng tôi rồi khập khễnh bước đi. Tôi và Thiều nhìn nhau. Ngỡ ngàng. Chua Xót.
Mười hai năm rồi. Mười hai năm, Thiều rời xa tôi và thành phố quen thuộc này không một lời từ giã, không một lá thư để lại. Mười hai năm, tôi về làm dâu nhà người mà lòng vẫn trĩu nặng mối tình xưa.
Tôi và Thiều quen nhau từ thời trung học. Lúc đó, gia đình Thiều từ Việt Nam mới qua, chưa có xe nên Thiều phải lội bộ từ nhà đến trường -vì đoạn đường từ nhà Thiều đến trường chưa đầy hai “miles” nên không xin được xe bus- Có những ngày mùa đông lạnh lẽo, chạy xe từ xa tôi đã thấy cái dáng lêu khêu của Thiều co ro trong từng bước chậm chạp. Tôi kể cho ba nghe và xin ba cho phép Thiều quá giang. Ba tôi đồng ý. Thế là mỗi ngày ba tôi ghé qua “apartment” Thiều đang ở để đón anh. Ba tôi rất thích Thiều, vì anh giữ đúng khuôn phép lễ nghĩa Việt Nam. Thiều nói năng từ tốn, dạ thưa đàng hoàng. Mỗi khi chào ba má tôi, anh thường vòng tay một cách kính cẩn. Ba hay nói với chị em tôi "cố mà học lấy tính tình của anh Thiều". Nhờ cảm tình đặc biệt đó mà khi tôi và Thiều thật sự yêu nhau, ba má tôi rất vui.
Gia đình Thiều còn theo nề nếp cổ kính nên có vẻ không thích tôi, một đứa con gái không được dịu dàng, đằm thắm, e lệ, thẹn thùng như các thiếu nữ Việt Nam ngày trước. Tính tôi tự nhiên, nên có lần đến nhà Thiều, mẹ Thiều vừa lên tiếng mời ở lại ăn cơm là tôi ngồi ngay vào bàn. Thêm một điều, vì gia đình tôi là người Nam, nên tôi cũng không có thói quen mời mọi người trước khi cầm đũa. Vậy là tôi cứ thản nhiên gắp thức ăn cho vào chén, trong khi mọi người chưa kịp mời nhau. Lần đó, coi như tôi mất điểm đối với gia đình Thiều. Tuy vậy, ba mẹ Thiều không lên tiếng phản đối. Vì dù sao, trong bước đầu khó khăn ở đất nước xa lạ này, tôi cũng là người đã giúp đỡ gia đình Thiều rất nhiều.
Sáu năm sau, khi đã hoàn tất chương trình đại học, có việc làm ổn định, tôi và Thiều dự định tiến tới hôn nhân thì sóng gió bắt đầu nổi lên. Gia đình tôi đạo Công giáo, gia đình Thiều đạo Phật, cả hai bên đều giữ đạo của mình một cách quyết liệt. Thiều nói với tôi, anh không câu nệ chuyện tôn giáo, vì đạo nào cũng dạy con người ăn ngay ở lành, nhưng vì anh là con trai trưởng, là cháu đích tôn trong dòng họ, sau này sẽ phải lo việc thờ cúng tổ tiên, nên không thể bỏ đạo mình để theo đạo vợ. Ba má tôi thì không đồng ý cho tôi lấy chồng ngoại đạo. Gia đình Thiều bắn tiếng "Nếu không chịu đạo ai nấy giữ thì không cưới". Ba tôi nói "Hai vợ chồng không cùng tôn giáo thì có ngày con cũng sẽ bỏ đạo". Tôi và Thiều tơi tả trong trận chiến ngôn ngữ. Với tính thẳng thắn và dứt khoát, tôi buộc Triều phải quyết định. "Quyết định có nghĩa là phải lựa chọn. Chọn em hay chọn gia đình, điều nào cũng làm anh khó xử". Thiệu ôm đầu khổ sở. Tôi nước mắt ngắn dài.
Chưa hết! Mấy cô em của Thiều còn rêu rao tôi lợi dụng chuyện ơn nghĩa để buộc Thiều chống lại gia đình. Đã thế, họ còn chê bai tôi đủ điều, rằng tôi xấu xí, không có ma nào đếm xỉa tới nên đeo riết lấy Thiều. Tự ái bùng lên, tôi buộc Thiều phải quyết định gấp, nếu không tôi và Thiều phải chia tay. Cuối cùng, Thiều đã mạnh dạn cho bố mẹ của anh biết anh không thể thiếu tôi trong cuộc sống. Tôi vui mừng đến ứa lệ khi đo lường được tình yêu Thiều dành cho tôi. Niềm vui chưa trọn thì tôi được tin mẹ Thiều tự tử để phản đối hành động bất hiếu của Thiều. Tôi ngỡ ngàng tự hỏi, đây là sự thật hay chỉ là dàn cảnh để buộc Thiều phải thay đổi quyết định. Dù sao tôi vẫn cảm thấy lòng mình ray rứt, lo âu. Tôi gọi điện thoại cho Thiều, ngỏ ý muốn đến thăm mẹ Thiều trong bệnh viện, nhưng anh can ngăn tôi.
"Cám ơn em. Nhưng tốt nhất em đừng đến vào lúc này".
Tôi nghẹn ngào:
"Anh giận em phải không?".
Giọng Thiều ngọt ngào, tha thiết hơn bao giờ hết:
"Anh yêu em. Cho dù thế nào, em cũng là người anh yêu thương nhất".
Đó là câu cuối cùng Thiều nói với tôi. Suốt một tuần tôi gọi điện thoại, Thiều không bắt máy. Hai tuần sau thì số điện thoại bị cắt. Rồi tôi được tin Thiều đã rời bỏ thành phố này. Tôi căm giận Thiều. Mới ngày nào anh còn nói tôi là người anh yêu thương nhất mà bây giờ anh lại lìa xa tôi một cách thật dễ dàng. Gia đình Thiều thắng lớn, em gái Thiều nghênh ngang nói với mọi người "Bà Trâm bị anh Thiều cho 'de' thật mất mặt. Để xem bả có lấy chồng nổi không". Tim tôi đau buốt, nhưng bề ngoài cố làm ra vẻ thản nhiên. Thản nhiên đến độ, chỉ bốn tháng sau tôi quyết định kết hôn với Vinh -người đã theo đuổi tôi từ lâu. Má tôi khóc khi nghe quyết định của tôi. Bà nói:
"Con đừng vội vã quá sau này sẽ khổ. Vinh biết rõ chuyện của con với Thiều thì sau này khó mà có hạnh phúc".
Tôi mím chặt môi để đánh ván bài định mệnh:
"Mỗi người đều có số mạng, nếu Chúa định cuộc đời con hạnh phúc thì lấy ai con cũng có hạnh phúc, má đừng lo".
Ngày tôi và Vinh trao nhẫn cưới, tôi thầm nhủ, phải quên hết chuyện cũ để tròn phận vợ, bắt đầu một cuộc sống mới như lời nhạc xót xa "người con gái cũng cần dĩ vãng mà em tôi chỉ còn tương lai".
Gần mười hai năm trôi qua, tôi được sống êm ấm trong tình yêu thương đầy bao dung của Vinh. Anh không bao giờ hỏi han, nhắc nhở quá khứ của tôi dù anh biết rất rõ. Tôi chôn sâu dĩ vãng vào tận đáy lòng, cố gắng để tâm tư mình đừng trôi ngược dòng kỷ niệm. Vậy mà ngày hôm nay. Ngay phút giây này tôi lại đối diện với Thiều. Tôi muốn bước đi thật nhanh nhưng lòng không nỡ. Nếu anh đang vững vàng, khỏe mạnh có lẽ tôi sẽ dễ dàng quay bước, bởi tôi không muốn làm vẩn đục niềm hạnh phúc tôi đang có trong tay. Nhưng khi nhìn thấy Thiều ngồi đây, phân nửa thân người nghiêng xuống nặng nề trên chiếc xe lăn buồn bã, đơn độc, chân tôi như có ai níu giữ lại. Tôi ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh, im lặng nhìn Thiều. Tôi muốn hỏi anh chuyện gì đã xảy ra, sao ngày xưa anh lặng lẽ bỏ đi mà không cho tôi được một lần tiễn anh buồn sa nước mắt. Và ngày nay, sao anh lại cô độc ở chỗ này. Nhưng nhìn đôi môi anh mấp máy, khó khăn lắm mới thoát ra được hai chữ "xin lỗi", tôi không đành. Thôi thì... dù là lý do nào đi chăng nữa thì tôi và Thiều cũng đã hai con đường ngăn cách, tôi cũng đã là vợ Vinh, dù tôi không yêu Vinh cuồng nhiệt như đã từng yêu Thiều.
Mười mấy năm nay, tôi cố quên chuyện buồn đau ngày cũ, cố quên Thiều như tôi từng muốn quên. Nhưng bây giờ. Ngồi đây. Đối diện với Thiều trong hoàn cảnh nghiệt ngã này, tôi bỗng muốn được gần gũi, chăm sóc, an ủi Thiều như ngày xưa chúng tôi đã từng có nhau. Tôi không ngăn được ước muốn đó, nên khi người y tá ra hiệu phải đẩy Thiều về phòng, tôi nắm tay Thiều hứa hẹn:
-Em sẽ đến thăm anh mỗi tuần, em sẽ lo lắng cho anh...
Chiếc xe lăn chuyển bánh, mang Thiều đi xa dần. Không biết Thiều có nghe lời tôi nói, có hiểu nỗi niềm sâu kín trong lòng tôi? Tôi cúi đầu đếm từng bước thẩn thờ ra cửa. Thật bất ngờ, tôi chạm mặt mẹ và em gái Thiều ngay đó. Mối hận xưa tràn về, tôi đanh mặt lại, nhìn thẳng vào mặt họ bằng đôi mắt tóe lửa. Không một câu chào hỏi cho đúng phép lịch sự, tôi quay đi như chưa hề quen biết. Dẫu sao, tôi cũng chỉ là một con người tầm thường, nên tôi không thể học đòi cách xử sự cao thượng để làm người quân tử.
Đến tuần lễ hẹn với Thiều tôi thấp thỏm chờ đợi. Chỉ còn một ngày nữa thì được tin mẹ Vinh bệnh nặng, chúng tôi phải tức tốc bay về New York. Khi trở lại nhà, tôi hối hả tìm cớ nói dối Vinh:
-Em phải vào thăm bà Julie, không biết có chuyện gì mà bà ấy nhắn em.
Vinh đưa tôi ra cửa, thấy trời mưa như trút nước anh nói:
-Anh phải đưa em đi, trời mưa lái xe nguy hiểm lắm.
Tôi thoái thoát:
-Không sao, em sẽ chạy cẩn thận. Anh trông con dùm em. Mưa thế này mà mang con ra xe tội nó.
Trên đường đến ”Nursing home” lòng tôi bồn chồn không yên. Tôi cảm thấy có lỗi với Vinh. Nhưng rồi tôi lại tự biện hộ, tôi không làm điều gì sai quấy, chỉ là an ủi một người tật nguyền đang cần được an ủi.
Bước đến phòng Thiều, tôi ngỡ ngàng nhìn chiếc giường trống trơn. Hỏi người y tá thì được biết người nhà đã mang Thiều về. Tôi đi ra bãi đậu xe dưới cơn mưa tầm tả. Những bước chân về chầm chậm, không vội vã như những bước chân đi làm lòng tôi lắng xuống. Ngước mặt lên trời, hứng lấy những giọt mưa lạnh buốt, tôi như chợt tỉnh. Tôi đã thoát một cơ hội để phạm tội ngoại tình, dù chỉ là ngoại tình trong tư tưởng. Bởi vì chính tôi cũng không dám bảo đảm với tôi rằng, sẽ không bao giờ xảy ra chuyện "tình cũ không rủ cũng đến". Lòng thương hại đôi khi cũng là một hiểm nguy chẳng thể lường trước được.

Ngân Bình

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22140
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/May/2021 lúc 9:33am

Rời Bỏ, Một Câu Chuyện Thật Cảm Động


Người chồng sau khi kiếm được tiền trở về nhà lại muốn ly hôn với vợ, cho rằng cậu con trai sẽ chọn sống cùng mẹ, thật không ngờ điều xảy ra khiến người mẹ vô cùng bất ngờ.

Người chồng lên thành phố lớn kiếm tiền với lý do để vợ và con có được cuộc sống sung sướng hơn. Người vợ đã bằng lòng, cô cùng cậu con trai của mình tiếp tục sinh sống ở quê. Sau thời gian dài người chồng đi làm xa, người vợ ở nhà nhớ nhung và luôn ngóng trông ngày chồng mình sớm trở về.

Thời gian đầu, người chồng thường gửi một chút tiền cho gia đình và cũng hay gọi điện về thăm hỏi. Về sau, người chồng không những không gọi điện mà đến tiền cũng không gửi nữa, dường như anh đã quên mất vợ và con trai ở nhà. Người vợ ngày càng sốt ruột và lo lắng, hàng ngày nghe ngóng hỏi han tin tức của chồng khắp nơi, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Không có cách nào khác, cô đành mở một sạp bán trái cây, hàng ngày đều đi sớm về muộn nhưng tiền kiếm được cũng không nhiều.

Ba năm trôi qua, thật không ngờ, người chồng đột nhiên trở về nhà... Người vợ không thể ngờ rằng, người chồng trở về để... Ly hôn! Anh chồng lái một chiếc ô tô con trở về, tất cả mọi người đều cho rằng nỗi vất vả của người vợ từ đây sẽ kết thúc và những tháng ngày chờ mong thật không uổng phí.

Thế nhưng, đêm hôm đó, người chồng nói với vợ là anh trở về để ly hôn, vì anh đã có người con gái khác. Anh chồng thừa nhận thẳng với vợ, hai người họ đã sống chung với nhau trong nhiều năm, và bây giờ anh không còn tình cảm với cô nữa. Những lời nói ấy như sét đánh ngang tai, cô hỏi chồng: "Anh thực sự không còn tình cảm với em sao? Anh có biết rằng, bao năm qua ngày nào em cũng mong chờ anh trở về không?”

Người chồng nói với vợ, anh không muốn cô ấy phải chờ đợi. Anh còn nói, ngay bây giờ hai vợ chồng sẽ ký đơn ly hôn. Anh còn nói mình đã kiếm được một chút tiền nên sẽ đưa cho vợ, xem như để đền bù tổn thất mà cô ấy phải chịu. Người chồng xem ra kiên quyết đòi ly hôn và người vợ cũng hiểu ra chồng mình đã thay lòng đổi dạ, sau khi suy ngẫm và đồng ý, cô nói: "Vậy con của chúng ta phải làm sao đây? Em không muốn làm tổn thương con”. Người chồng nói: “Cứ thuận theo ý nó, nó muốn ở cùng với ai thì ở”.

Cô nghĩ, con trai nhất định sẽ chọn ở cùng cô, bởi cô và con trai đã luôn ở bên nhau từ trước tới giờ. Hơn nữa, người chồng đã đi xa nhiều năm như vậy, con không gần gũi bố, nên không thể có khả năng con sẽ chọn ở cùng bố. Người vợ tin chắc con trai sẽ chọn ở cùng mình, nhưng không ngờ...

Ngày ly hôn, quan tòa hỏi cậu bé muốn ở cùng với mẹ hay ở cùng với bố? Không ngờ, cậu bé trả lời: Con muốn ở cùng với bố!”.
Câu trả lời của cậu bé, khiến mọi người đều chấn động, quan tòa hỏi cậu: “Vì sao cháu muốn ở cùng với bố?”
Cậu bé cười và nói: “Vì bố cháu có nhiều tiền!”

Lời nói của cậu bé rất thật, đúng là bố cậu có tiền, vì thế nên anh sẽ có thể mua được cho con trai rất nhiều đồ ăn nó thích, và còn có thể mua cho con trai nhiều đồ chơi nữa. Ngược lại, khi ở với mẹ, nó đã trải qua một cuộc sống nghèo khổ, mẹ không bao giờ cho nó tiền tiêu vặt, cũng không được mua đồ ăn mà nó muốn, càng không bao giờ được mua một món đồ chơi yêu thích. Thậm chí khi nó muốn ăn một loại quả nào đó, thì mẹ cũng không tùy tiện cho nó ăn. Đôi lúc vì sự nghịch ngợm của nó, người mẹ lại mắng và đánh nó, chắc chắn trong lòng, mẹ rất là đáng ghét, cho nên nó chọn ở cùng bố là điều đương nhiên.

Thế nhưng mà, người mẹ lại không chấp nhận được điều này, cô hỏi con trai: "Con trai, tại sao con lại không lựa chọn sống cùng với mẹ chứ? Ở cùng với mẹ, từ nay về sau, mẹ có thể mua cho con đồ ăn vặt, cũng có thể mua cho con đồ chơi nữa...” Nhưng đứa bé lắc đầu nói: "Con không thích mẹ”.

Người chồng nghe xong, cười đắc ý, xem ra, hai ngày trước anh ta mua cho nó đồ chơi, đồ ăn, là việc làm thật đúng đắn! Hai ngày trước, anh ta đã cố gắng thiết lập mối quan hệ với cậu con trai, là vì anh ta nghĩ đến con trai, người vợ hiện tại của anh ta không muốn sinh con, mà anh ta thì lại mong muốn có một đứa con.
_Hôm đó, người vợ ở ngay trước mặt mọi người mà nước mắt lưng tròng, ruột gan cô như đứt ra từng khúc, vì cô không thể ngờ, người con mà cô luôn quan tâm và chăm sóc lại có thể nói rằng “Con không thích mẹ”, vào lúc quan trọng nhất, đứa con thân yêu lại có thể từ bỏ cô, giờ khắc đó, cô vô cùng tuyệt vọng và chỉ nghĩ đến cái chết. Thế nhưng, khi ngẫm nghĩ lại, mình phải sống tốt, không chừng một ngày nào đó con trai cô sẽ không thể chịu được sự ngược đãi của mẹ kế mà quay trở về bên cô. _

Lúc cậu con trai đi, cô đã mua đồ ăn vặt và đồ chơi cho con, nhưng người mẹ lại một lần nữa không thể ngờ được, cậu con trai lại có thể đem tất cả những món đồ đó ném xuống dưới xe. Thậm chí, cậu còn nói với bố mau chóng lái xe đi vì không muốn nhìn thấy mẹ nữa. _Người vợ nhìn theo chiếc xe rời xa mà khóc nức nở.
Kể từ đó, cô phải sống lẻ loi một mình. Hàng ngày, cô vẫn đi sớm về muộn và bày bán sạp hoa quả, có điều việc làm ăn buôn bán của cô kém đi so với trước đây rất nhiều, bởi vì cô luôn luôn không yên lòng, trong lòng cô lúc nào cũng nhớ đến con trai mình. Cô không biết nó sống có tốt hay không . Rất nhiều lần, người vợ đột nhiên đẩy sạp trái cây quay về nhà, chuẩn bị đi lên tỉnh tìm con trai, thế nhưng khi đi đến nhà ga cô lại đắn đo , bởi vì cái tỉnh thành này to như vậy, cô lại càng không biết phải đi đâu mới có thể tìm được con trai. Có thể con trai cô có khả năng không còn ở trong tỉnh thành này nữa, cho dù cô có đi tìm thì cũng chỉ phí công vô ích.
Biên lai gửi tiền bí ẩn, không ai khác lại từ cậu con trai !

Một hôm cô nhận được tờ biên lai chuyển 15 triệu, nó được gửi đến từ tỉnh thành, người gửi tiền chỉ ghi: "I love you "- khiến cô không sao hiểu nổi. Cô không biết được ai là người đã gửi tiền cho mình nên không dám đi rút tiền. Không ngờ, một tháng sau, cô lại được nhận thêm tờ biên lai gửi tiền như lần trước..

Điều này giống như có người đang viện trợ cho cô, nên lần này cô đã đi rút tiền. Trong lòng thầm nghĩ, đợi đến sau này khi đã biết ai là người gửi tiền cho mình thì sẽ đem tiền này trả lại cho người đó. Từ đó về sau, hàng tháng cô lại nhận được một tờ biên lai gửi tiền 15 triệu , hơn nữa mỗi lần gửi tiền đều ghi " I love you ". Bản thân rất muốn biết người gửi tiền cho mình là ai, nhưng địa chỉ người gửi chỉ có tên đường phố mà không có số nhà, khiến cô đành bó tay..

Đến Tết Nguyên đán, cô lại nhận được một lá thư với nội dung :" Mẹ kính yêu của con ! Mẹ có khỏe không? Con biết mẹ rất yêu rất yêu con, con đã rời khỏi mẹ, đã khiến mẹ không quen và rất nhớ rất nhớ con...Mẹ của con !

Thực ra con cũng rất yêu rất yêu mẹ, rời xa mẹ con cũng rất không quen, con cũng nhớ mẹ rất nhiều . Mẹ ơi , con cũng biết rõ trong lòng mẹ rất khó chịu và buồn tủi vì lúc trước con chọn sống cùng với bố. Mẹ có biết không, lúc đầu sở dĩ con lựa chọn sống cùng với bố là vì muốn được giảm bớt gánh nặng cho mẹ, đồng thời con ở bên cạnh bố thì sẽ có thể xin tiền của bố, sau đó gửi tất cả cho mẹ. Như vậy mẹ không cần phải đi sớm về muộn để mà bán hoa quả nữa. Mẹ ơi, mẹ hãy sống thật tốt nhé ! Đừng lo lắng cho con, sau này con sẽ trở về với mẹ. Mẹ suốt đời là người mẹ tốt nhất của con, con vĩnh viễn cũng sẽ không rời xa mẹ . Mẹ hãy đợi con lớn lên trưởng thành, con sẽ đón mẹ đến ở cùng với con, chúng ta sẽ sống hạnh phúc bên nhau mẹ nhé! "

Cầm lá thư trong tay, người mẹ nước mắt giàn giụa. Hoá ra con trai cô chưa bao giờ có ý nghĩa sẽ rời bỏ cô. Hoá ra, trên đời này có một kiểu rời bỏ mà lại không phải thật sự là rời bỏ , mà là để được gần nhau hơn, cho ta nhiều yêu thương hơn...

Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.441 seconds.