Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 152 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2018 lúc 3:59pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2018 lúc 11:32am

Người phụ nữ 40 tuổi và bài học từ mẹ: Cuộc đời làm từ những gì mình cho đi

Ở cái tuổi 40, khi đã có một gia đình êm ấm bên cạnh những đứa con nhỏ, Quỳnh nhận ra mẹ đã dạy cô một bài học về cách ứng xử trong cuộc sống này: Khi chúng ta thật sự quan tâm và chia sẻ với những người khác, chúng ta đã nhận về nhiều hơn những gì chúng ta mong đợi.

10 năm sau khi cha của Quỳnh qua đời, cuối cùng mẹ cô đã đồng ý chuyển đến sống cùng với gia đình nhỏ của cô sau rất nhiều lần thuyết phục. Lúc đó, Quỳnh 40 tuổi và mẹ cô đã 70. Gia đình Quỳnh có 4 anh chị em, 3 gái và 1 trai, trong đó Quỳnh là con gái út trong nhà. Ngày mẹ Quỳnh dọn đồ, bà đã khăng khăng mang theo chiếc túi bột mới xay. Quỳnh không hiểu tại sao mẹ mình lại dứt khoát đến vậy cho tới khi cô biết mẹ đã tiết kiệm được 20 triệu đồng trong đó để mua chiếc xe máy mới cho con trai của Quỳnh. Đối với cô đó là một điều hết sức ngạc nhiên. Sau khi chuyển đến, mẹ Quỳnh đã nhận làm tất cả các công việc trong nhà, kể cả nấu ăn. Cũng nhờ vậy, Quỳnh không phải lo lắng thêm nhiều về những công việc trong nhà. Cuộc sống gia đình cũng rất thuận lợi và êm ấm.

Bà Giàu luôn cố gắng phụ giúp các con công việc nhà. (Ảnh minh họa: Phim Có căn nhà đợi nắng mưa)

Những buổi gặp mặt

Hai tuần sau khi mẹ Quỳnh chuyển đến ở cùng với gia đình cô, bà muốn cậu con rể mời những người bạn cùng lớp, đồng nghiệp và bạn bè thân quen đến tham gia một bữa tiệc tại gia. Quãng thời gian đó, chồng cô và mọi người thường mời nhau đến nhà hàng dùng bữa thay vì đến nhà chơi. Chồng của Quỳnh đồng ý với gợi ý của mẹ vợ. Mặc dù, mẹ Quỳnh phải làm việc 2 ngày liên tục để chuẩn bị đồ ăn nhẹ, bánh ngọt và các món ăn khác cho buổi gặp mặt hôm đó nhưng bà đã rất vui vẻ vì điều đó.

Mẹ luôn là người phụ nữ đem đến sự vui vẻ. (Ảnh minh họa: Afamily)

Buổi tiệc đến, tất cả mọi người đều vui vẻ thưởng thức những món ăn mà bà Giàu đã chuẩn bị trước đó, họ hạnh phúc như thể chưa từng tham dự một buổi tiệc nào vui đến vậy. Buổi gặp gỡ đó thật sự rất tốt đẹp, họ cùng nhau dùng bữa, trò chuyện và tâm sự về những vấn đề mà trước đó họ dường như chưa bao giờ có thể dễ dàng chia sẻ với nhau ở công ty, nhà hàng hay nơi công cộng. Căn nhà nhỏ của Quỳnh bỗng chốc trở nên rộn ràng và náo nhiệt. Bà Giàu rất thích thú và nói rằng: “Chúng ta thật sự nên sống như thế này, mọi người nên quan tâm và thân thiết với nhau hơn” và cũng không quên mời những người bạn của các con thường xuyên quay lại với gia đình. 

Người hàng xóm

Một ngày nọ, Quỳnh nghe tiếng chuông rung và ra ngoài mở cửa, đó là người hàng xóm, cô ấy đang bưng trên tay một đĩa cam sành tươi mới rửa sạch. Quỳnh và người phụ nữ này đã có một mối quan hệ không tốt từ nhiều năm trước đó do những xích mích trong cuộc sống đời thường. Điều này khiến Quỳnh cảm thấy rất ngạc nhiên, người phụ nữ nói: “Tôi có chút quà mang qua cho mẹ chị, hy vọng bà ấy thích nó”. Người phụ nữ đỏ mặt và tiếp tục: “Con tôi rất thích những món ăn mà mẹ cô đã làm”.

Bà Giàu không chỉ quan tâm tới những người hàng xóm của các con bà, thăm hỏi ông bà thông gia mà còn làm rất tốt việc chăm sóc những đứa cháu nhỏ. Khi bà Giàu biết cậu con trai của đồng nghiệp của con rể mình bị ung thư hạch, bà đã rất muốn các con của mình đưa tiền giúp đỡ họ mặc dù anh ấy không thân thiết với chồng của Quỳnh, nhưng bà Giàu đã rất muốn làm việc đó. Bà nói: “Khi người khác đang gặp khó khăn, chúng ta nên làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ. Chúng ta cần học cách cho đi trước khi nhận lại”.

Hai vợ chồng Quỳnh đều biết ơn mẹ rất nhiều. (Ảnh minh họa: Vivian Studio)

6 tháng sau khi bà Giàu chuyển đến sống cùng gia đình con gái, cậu con rể của bà nhận được đề xuất thăng tiến từ những người đồng nghiệp thông qua những lá phiếu bầu chọn. Chồng Quỳnh nói rằng: “Mẹ thật sự đã mang những lá phiếu đó về cho anh”. 

Quỳnh nhớ mẹ từng dặn rằng: “Con phải tử tế với người khác trước khi mong người khác làm vậy đối với mình”. Điều đó dường như là một logic khá đơn giản, và họ vẫn thường được nghe đi nghe lại rất nhiều nhưng dường như nó thật quá khó để thực hành trong cuộc sống thường nhật nếu người ta không thật sự đặt tâm vào việc suy nghĩ vì người khác trước.

Bà Giàu bị say xe nên thường từ chối ra ngoài chơi bằng xe hơi cùng gia đình. Vào một ngày cuối tuần, Quỳnh quyết định đưa mẹ đến tham quan sở thú vì Quỳnh biết bà chưa từng một lần nhìn thấy con voi ngoài đời. Cô quyết định để mẹ mình ngồi lên phía sau xe đạp và hai mẹ con họ cùng nhau đến công viên, hai người phụ nữ đều đã con cháu đầm ấm và hình ảnh đó mới thật sự ấm áp biết nhường nào. 

Cuối cuộc đời

Về ở chung với con gái út 3 năm, bà Giàu mắc bệnh ung thư phổi. Một người bạn là bác sỹ của vợ chồng Quỳnh nói rằng, ở độ tuổi của bà nên tránh phẫu thuật và để căn bệnh ung thư đi theo quá trình tự nhiên của nó. Quỳnh và chồng đã rất buồn, họ đã cùng nhau suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng quyết định rằng đó cho rằng đó là điều tốt nhất dành cho mẹ mình. Họ đưa mẹ mình và kể với bà sự thật về căn bệnh của bà. Bà đã rất bình tĩnh và nói rằng: “Đó thật sự là một quyết định đúng đắn”.

Quỳnh đã ở bên mẹ trong suốt quãng đời còn lại của bà. Cô thường đưa mẹ ra ngoài công viên dạo mát, thưởng thức chút nắng ấm và gió lành. Bà thường mỉm cười vui tươi và dành phần lớn thời gian để làm điều đó. Một ngày nọ, mẹ Quỳnh nói với cô con gái yêu của mình rằng, bà cảm thấy dường như cha cô đang đợi bà. Quỳnh nắm lấy đôi bàn tay gầy gò và hằn lên những vết khổ cực của người phụ nữ đã dành cả cuộc đời vì con vì cháu, nước mắt cô rơi lệ, cô nghĩ rằng thật khó để mẹ mình rời đi.

Bà đã nhắm mắt rất nhẹ nhàng. (Ảnh: Manitoulin Health Centre)

Bà Giàu mỉm cười an ủi: “Con phải để mẹ đi”. Đôi tay rơi dần rơi dần khỏi bàn tay của Quỳnh, mẹ cô đã an nghỉ… Trái tim Quỳnh như muốn tan vỡ, mẹ cô đã nhắm mắt một cách thật nhẹ nhàng.

Ngày đưa tang, từng đoàn người từng đoàn người đến, họ là hàng xóm, bạn bè, những người đồng nghiệp của các con bà. Đoàn đưa tang chầm chậm di chuyển ra khỏi làng và nhiều người tự hỏi đây liệu có phải là tang lễ cho một quan chức cấp cao hay người có liên quan? Nhưng không phải, bà ấy chỉ là một người nông dân thuần phác với một trái tim rộng lớn.

Trên đời này, “Chúng ta sống một cuộc sống bằng chính những gì chúng ta có được, nhưng chúng ta sẽ sống một cuộc đời bằng chính những gì chúng ta cho đi”. Bạn sẽ thật khó để hiểu điều đó nếu không thật sự học cách cho đi, học cách yêu thương và học cách nghĩ về những người khác nhiều hơn.

st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2018 lúc 9:45am

Thương Hận   <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Aug/2018 lúc 10:03am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Aug/2018 lúc 7:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Sep/2018 lúc 7:11am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Sep/2018 lúc 12:59pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Sep/2018 lúc 4:02pm

Một Câu Chuyện Tình

Rose%20Beatiful%20Rose%20in%20Flower%20Rose%20Flower%20Rose%20Garden%20Heiloom%20Roses%20Pink%20Rose%20Dispetto%20Queen%20Marys%20Rose%20Hybrid%20Tea%20Rose%20Background%20Rose%20Red%20Rose%20Tiger%20Rose%20Climbing%20Rose%20Real%20Rose%20Rainbow%20Rose%20Rose%20Wallpaper%20Rare%20Rose%20Seeds%20Rose%20Bonsai%20Black%20Rose%20Dragon%20Popular%20Roses



Tôi thấy em trên chuyến xe đường hầm chạy từ trung tâm thành phố về nhà, vào lúc buổi chiều tối. Tôi đã phải ở lại sở làm thêm vì công việc chưa hết và bữa hôm ấy, xe tôi bỏ sửa, nên tôi dùng xe chuyên chở công cộng. Tôi ghét đi xe công cộng vì thường hay đông, và mất thì giờ chờ đợi, tôi vốn nóng tính, không thích chờ, ngay cả chờ đèn đỏ ở ngã tư đường. Vì thế mà tôi hay chạy bù, chạy quá tốc độ cho phép để bị phạt nặng, vừa phải trả tiền cho toà án, vừa phải trả thêm cho hãng bảo hiểm. Nhưng tôi cũng cóc cần, vì tôi như thế, tính tôi nóng là do trời định, làm sao được?  

Hôm ấy là chiều thứ sáu, một ngày vui đối với mọi người, nhưng đối với tôi nó cũng chỉ là một ngày như mọi ngày. Tôi đang tính trong đầu, mình về đến nhà, đi tắm một cái, rồi ra làm vài ly cognac on the rock với pistachios, nhìn ra cửa sổ ngồi ngẫm nghĩ về sự đời cô độc, rồi làm một cái New York Steak với vài ly Bordeaux, rồi đi ngủ. Mẹ kiếp! đời mình thành ra chỉ còn có thế!

Nhưng bây giờ thì khác, tôi không nghĩ rằng đời tôi chỉ còn có thế. Tôi còn chút hy vọng. Tôi hy vọng rằng đời tôi sẽ đổi thay, nếu tôi gập được một người thân thiết, chia sẻ với tôi nỗi buồn và làm cho tôi bớt thấy cô đơn. Làm người ai chẳng mong có sự đổi thay, ai muốn cuộc đời mình cứ thế mãi, không đi về đâu?

Tôi không hiểu sao linh tính báo cho tôi, lúc tôi thấy em, rằng tôi có thể bắt đầu mơ mộng, cuộc đời tôi sẽ thay đổi, tôi sẽ thấy tương lai tươi sáng hơn. Em là cái gì tôi không biết, sẽ đưa tôi trở về với ước vọng, với yêu đời?

Và như tôi đã nói, tôi thấy em ngồi đọc cuốn A Perfect Stranger của Danielle Steele, nhưng trong giỏ em lại có tờ tuần báo tiếng Việt. Vì đã quá giờ tan sở nên xe không còn đông, và tôi ngồi xeo xéo, đối diện với em ở một hàng ghế bên kia. Em không biết là tôi đang quan sát em, tôi đang nhìn em từ đầu tới chân, vì tôi thấy em quen quen, như thể tôi đã gập em một vài lần rồi, ở đâu đó. Tôi tức tôi đã không nhớ ra, để có cớ ra làm quen và nói chuyện. Và tôi thì cứ nhìn em và em thì cứ chăm chú đọc cuốn tiểu thuyết, không còn thèm để ý đến gì xung quanh.

Hôm ấy vào giữa tháng chín và thời tiết đã thay đổi hẳn, trời nóng nực vô cùng, mặc dù đã sang thu, hết hè cũng cả mấy ngày rồi. Thành phố này nổi tiếng là có khí hậu mát mẻ, ấy thế mà hôm đó trời như đổ lửa, nóng có lẽ ngang với Saigon. Em mặc một cái váy xanh nhạt với hàng ngàn những bông hoa nhỏ xíu màu tím trong rất mát mắt, trên là một áo ngắn tay trắng có thêu hoa vàng. Mặt em không đẹp nhưng xinh xinh và dễ thương, em cao, thân hình em dong dỏng, không đến nổi gầy, nên mặc váy rộng trông đẹp. Em không thoa phấn son nhiều, tóc em phi dê ngắn, em đeo một kính cận mỏng, gọng vàng trông em càng có vẻ quí phái. Tôi thấy em còn trẻ, chắc chưa đến bốn mươi.

Xe dừng đã ba bốn lần rồi, tôi không thấy em nhúc nhích, em cũng chẳng buồn ngước mắt lên, đến lần này tôi mới thấy em ngửng đầu lên nhìn quanh một cái, Thế rồi em nhìn thấy tôi, em biết tôi đã chăm chú quan sát em từ nãy đến giờ mà em không hay, em thấy tôi mỉm cười, em bối rối, chớp mắt ba bốn lần, rồi e lệ cuối xuống như thể muốn đọc tiếp cuốn truyện. Nhưng tôi biết em chỉ nhìn trang giấy chứ có đọc đâu? Đầu em còn bị bận rộn bởi hình ảnh của kẻ xa lạ tuyệt hảo mà em vừa thấy ngoài đời, một người bằng xương bằng thịt mà em có thể sờ mó vào, không phải một người giả tưởng như trong cuốn tiểu thuyết em đang đọc. Óc em cứ bị trăm ngàn câu hỏi quay cuồng, có câu em tìm được câu trả lời có câu không, em cứ bối rối như thế mà không biết làm sao, tính ngước mắt lên, nhưng lại sợ gặp phải ánh mắt của tôi, đôi khi tôi thấy em tủm tỉm cười như thể em đã tìm ra được một điều gì bí mật. Tôi không thấy em lật những trang giấy trong cuốn tiểu thuyết, nhưng em vẫn cầm cuốn sách, mắt em vẫn nhìn vào đó, tôi biết hồn em để đâu đâu.

Cho đến lúc xe ngừng ở trạm tôi xuống, tôi thấy em cũng hấp tấp chuẩn bị rời xe, tôi bỗng mới nhớ ra. À! Thì ra em là người đàn bà tôi đã thấy trước cửa nhà, cách nhà tôi một ngã tư, phiá bên kia đường vào một buổi sáng thứ bẩy hay chủ nhật. Bây giờ thì tôi mới nhớ ra! Tôi thấy em lính quýnh khi thấy tôi đứng dậy, em đi ra cửa xe, hơi ngả nghiêng vì xe còn đang chạy, tôi liền đi theo sau em để đỡ em, lỡ em có té. Nhưng em không té, tôi đã quá ngây thơ, em đã đi xe này hàng ngày, đã quen, chứ đâu như tôi? Thế rồi xe dừng lại, cánh cửa tự động bung ra, em nhanh nhẹn bước xuống rồi đi rất nhanh ra khỏi trạm, em bước đi thoăn thoắt, trên đôi giầy cao gót nghe cốp cốp cốp, tôi tưởng tượng như một em đầm đi, chứ không phải là một em mít. Tôi đi nhanh lên cho kịp ngang với em rồi nói trong hơi thở dồn dập:

  • Xin lỗi, cô là người Việt hả?

Em đang đi dừng lại, nhìn tôi như ngạc nhiên, rồi một lúc sau mới trả lời:

  • Vâng, thưa ông cần chi?

Tôi cần chi? Tôi cần em yêu tôi, tôi cần tình thương của em vì tôi đang đơn côi, vì tôi đang buồn chứ tôi cần chi? Tôi tự chấn chỉnh rồi  trả lời:

  • Không có, tôi thấy cô quen quen, tôi muốn nói chuyện chơi, thế thôi!

Em “à” một cái, rồi bước đi tiếp, tôi đi theo, chúng tôi nói chuyện làm quen với nhau được hơn năm phút thì về đến nhà. Tôi biết được tên em là Thanh Xuân, em có chồng, một con gái mười tuổi, em làm cho một công ty du lich ở trung tâm thành phố.Tôi nói với em tôi tên Quân, làm accountant cho một công ty xuất nhập cảng của Nhật ở phố Tầu, tôi nói tôi có vợ con, nhưng họ còn ở Việt nam. Khi em bước lên thềm nhà em, Thanh Xuân còn quay lại nói:

  • Mong gập lại anh nói chuyện nữa, anh nói chuyện có duyên lắm!

Lời khen của em làm tôi lên tinh thần. Tôi thấy Thanh Xuân dễ thương và dịu hiền, vẫn còn chút dí dỏm của tuổi con gái. Con em mới mười tuổi thì tôi đoán em chỉ khoảng ba mươi lăm.

Suốt mấy tuần sau tôi cố tìm cách bắt gặp em lúc sáng đi làm nhưng không được, em đi lúc nào tôi không hay. Rồi một hôm tôi mặc quần áo sẵn như thể đi làm, nhưng tôi đã xin nghỉ ốm để ở nhà rình em. Thì ra em đi làm trễ hơn tôi cả bốn mươi phút. Như vậy em đi về trễ là phải. Tôi vừa thấy em ở nhà ra là tôi vội mở máy xe chạy theo, khi em chưa đến ngã tư để xuống trạm xe hầm, tôi vội quay kính bên trái xuống, gọi “Thanh Xuân!” Em đang đi dừng lại nhìn về phía xe tôi, và khi thấy tôi em cười tiến lại gần.

  • Thanh Xuân lên đây tôi chở đi làm!
  • Thôi, để em đi xe ngầm được rồi, khỏi phiền anh!
  • Lên đi mà, tôi muốn đưa Thanh Xuân đi làm một bữa.
  • Anh không sợ đi làm trễ sao?
  • Tôi xin nghỉ bữa nay để đưa Thanh Xuân đi mà!

Nàng nhìn tôi ngạc nhiên, hai mắt mở to.

  • Trời! Anh nói thật hay nói rỡn đó?
  • Tôi nói thật mà, thôi lên xe đi rồi mình nói chuyện.
  • Cái anh này thiệt là …

Tôi với tay mở cửa xe, Thanh Xuân đành bước lên và nói:

  • Anh Quân! Anh quá lắm đó nghe!
  • Tôi làm gì đâu mà Thanh Xuân bảo là quá lắm?
  • Anh nghỉ một ngày chỉ để đưa em đi làm thôi ư?
  • Không, chiều về tôi còn đón Thanh Xuân nữa chứ! Có thế mới bõ một ngày nghỉ ốm. Chiều mấy giờ Xuân ra để tôi chuẩn bị?
  • Trời ơi! em có nhờ anh đưa đi đón về đâu mà anh làm vậy, anh Quân?
  • Tôi thích thì tôi làm đâu chờ Thanh Xuân nhờ? Mấy giờ em về nói đi.
  • Em làm khi về sớm khi về muộn, làm sao anh đón em được?
  • Được mà! Em cứ nói giờ sớm. Nếu về muộn hơn thì anh chờ.
  • Anh Quân à, anh thiệt quá trời nghe anh! Em hết biết nói sao rồi đó!

Rồi em cười tươi như nụ hoa hồng mới nở. Em nhìn về phía tôi, nguýt tôi một cái dài:

  • Cái gì thúc anh hành động kỳ cục vậy anh?
  • Có gì đâu mà kỳ cục? Bộ em không thích anh hành động kỳ cục như thế này hay sao?

Em lại nguýt tôi một cái nữa rồi em “ứ” một cái rồi mới nói:

  • Anh hỏi gì kỳ cục vậy?
  • Lại kỳ cục nữa! bữa nay anh ăn phải cái gì mà em cứ kêu anh kỳ cục hoài vậy?

Em cười lên khanh khách rồi nói:

  • Thôi bỏ qua chuyện đó đi! Bữa nay em xin nghỉ sớm vậy, rồi bọn mình đi chơi. Anh bằng lòng không?
  • Bằng lòng đứt đuôi con nòng nọc rồi chứ còn phải nói! Mấy giờ em ra?
  • Em xin nghĩ sau giờ lunch, tức là một giờ rưỡi. Anh đón em lúc đó!
  • Nhất Thanh Xuân của anh rồi! Một giờ mười lăm anh có mặt chờ em.

Tôi nghĩ đúng là cái số tôi nó đến lúc hồng loan chiếu mệnh, nên tôi được em có cảm tình, em chịu bỏ sở đi chơi với tôi. Tôi nghĩ em còn đang thanh xuân, lâu lâu cũng phải làm một cái gì cho cuộc đời nó thêm thi vị, nó mang đến cho em một cảm giác thích thú, chứ cứ sống cuộc sống phẳng lặng không sóng gió thì buồn hiu. Em đã đọc bao nhiêu cuộc đời sôi nổi của những người đàn bà trong tiểu thuyết, và em đã nhận thức rằng, cuộc đời của em, em sống, không ai sống hộ cho em được, và nếu em không sống như em muốn mà cứ chần chờ thì rồi sẽ quá muộn, Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, em không còn phơi phới mãi mãi. Một ngày nào đó em cũng sẽ già nua, em không còn cảm giác mạnh, em không còn ham sống nữa, thì đã quá trễ. Tôi không biết em có bị ảnh hưởng bởi cuốn tiểu thuyết em mới đọc  hay không, nhưng tôi cũng chẳng cần biết, miễn là tôi có được em, tôi được đi chơi với em, thế là quá đủ.

Sau khi đưa em tới sở làm, tôi đi chơi một vòng thành phố trước khi trở về nhà. Tôi chưa bao giờ thấy vui đời như hôm ấy. Mà làm sao không vui cho được? Tôi bỗng nhiên được cảm tình của Thanh Xuân, em có thương tôi thì mới bằng lòng đi chơi với tôi chứ! Có lẽ em đã quá cảm động về sự si mê của tôi, tôi đã yêu em từ lúc nào mà chính tôi cũng không hay, vì nếu tôi không yêu em thì tại sao tôi lại cứ chờ đợi em, mong mỏi được gập em? tại sao tôi lại xin nghỉ một ngày chỉ để mong thấy em? Đúng là ông trời đã xui khiến hai đứa tôi gặp nhau để rồi thương nhau! Kể ra thì cũng hơi kỳ cục, nói theo cái điệu của Thanh Xuân.

Khi tôi về nhà thì đã mười giờ. Tôi pha ly cà phê đen uống, hút điếu Pall Mall đỏ, ngồi tưởng tượng đến cuộc đi chơi với em chiều nay. Tôi sẽ đưa em đi qua bên kia cây cầu, đến cái làng xưa kia của những dân chài người Tầu, nơi đây có nhiều cảnh thơ mộng mà lại vắng vẻ. Chúng tôi sẽ ngồi nắm tay nhau nói chuyện tình yêu. Chúng tôi sẽ đi dọc bờ biển, chúng tôi sẽ nhìn mây bay, sẽ thở không khí trong lành của biển cả, chúng tôi sẽ nghe tiếng sóng võ lên những tảng đá to lớn, nước sẽ bắn tung toé lên em, làm em rú lên cười và bám chặt vào tôi. Và tôi sẽ ôm em, tôi sẽ ôm em thật chặt vào trong lòng, tôi sẽ nhìn em vào hai đôi mắt đen láy có hàng mi cong ấy, và tôi sẽ nói “ Thanh Xuân à, anh đã yêu em mất rồi! bây giờ làm sao?”, em sẽ e lệ vùi mặt vào ngực tôi và kêu khe khẽ “ứ ư… bắt đền anh đó, làm sao bây giờ, em cũng đã yêu anh!

Và tôi ngồi mơ mộng như thế để rồi bất chợt tỉnh ra thì đã quá mười một giờ. Tôi vội đi vào tắm một cái cho mát, bởi vì trời cho đến hôm nay vẫn còn nóng, cái nóng làm chảy mồ hôi cổ, mồ hôi trán giống như bên mình. Tắm xong, tôi mặc một quần short mầu trắng và một cái áo chemisette mầu xanh da trời có hoa trắng, tôi đi đôi sandales và đeo cặp kính mát, rồi tự ngắm mình trong gương, tôi mỉm cười thấy mình trông vẫn còn ngon lành tuy đã trên bốn mươi. Tôi bôi ít  Antaeus pour Homme lên cổ, rồi cầm chià khoá xe đi ra ngoài. Nhìn đồng hồ mới có mười hai giờ, tôi tự nói còn quá sớm, đi đâu bây giờ?

Tôi thấy trời xanh đẹp như thế này, ở nhà làm gì cho uổng, mình xuống Café de la Presse ngồi uống ly Pernod, tay cầm tờ Gazette de Paris, mắt nhìn đùi các em đầm mặc váy ngắn cho sướng. Và vừa mỉm cười thỏa mãn vừa leo lên xe, tôi mở máy rú ga chạy vọt đi. Tôi nhớ lại những ngày ở Saigon, khi mới tuổi mười tám, mười chín, tôi đã thường lên Catinat ngồi uống cà phê đá nhìn các em gái đi dạo phố, liếc tôi cười khúc khích. Nhưng dù đùi các em đầm Mỹ có đẹp đến đâu, cũng đâu hấp dẫn bằng Thanh Xuân của tôi, nên tôi cứ nhìn chiếc đồng hồ treo trên tường.

Một giờ mười, tôi uống thêm ngụm Pernod, kêu tên bồi bàn tính tiền rồi ra đi.Khi đến sở em thì vừa đúng lúc Thanh Xuân bước ra khỏi cửa, em cười, leo lên xe, ngửi mùi Pernod thơm từ miệng tôi. em nói:

  • Anh đi uống rượu với ai vậy? Có hẹn với cô nào không đấy?
  • Sao em biết anh đi uống rượu? Còn hẹn thì tất nhiên là có rồi!
  • Em ngửi mùi absinthe từ miệng anh mà!
  • Trời! sao em hay quá vậy?
  • Không có gì em không biết đâu nhé! Anh không nhớ em đã đọc cả trăm cuốn tiểu thuyết rồi ư?
  • Trời! trăm cuốn tiểu thuyết! Bao nhiêu tiền em đi làm chắc em mua tiểu thuyết hết?

Thanh Xuân liếc nhìn tôi, cười rồi nói:

  • Chỉ gần hết thôi! Thế anh đi với ai?
  • Với em chứ với ai?
  • Thôi đi cái anh này! Đừng có giả đò! Anh hẹn với ai đi uống rượu?
  • Anh hẹn với Thanh Xuân chứ với ai? Chờ mãi sốt ruột, anh đi uống ly Pernod, vì lỡ Thanh Xuân cho anh hôn thì anh muốn miệng anh thơm, thế thôi! Mà không biết Thanh Xuân có cho anh hôn không há?
  • Ứ ư! Anh trông hiền lành mà ghê lắm đó!
  • Anh làm gì mà ghê? Yêu em là ghê hả?
  • Ứ! Ai dạy anh nói hay vậy?
  • Mẹ anh chứ ai?
  • Thôi anh nói bậy, em không chơi với anh nữa đâu!

Tôi vội kéo tay em lại gần hít lên má em và xin lỗi em:

  • Thôi cho anh xin, tại cái miệng anh đôi khi nó nói bậy, anh xin lỗi em!

Em mỉm cười chiến thắng, mắt em nhắm lại vài giây đồng hồ, em làm điệu, rụt cổ xuống trông dễ thương ơi là dễ thương! Tôi chẳng nói em vẫn còn phảng phất những nét, những điệu bộ con gái là gì?

Tôi phóng xe đi về phía cây cầu nổi tiếng thế giới, dọc theo bến tầu, gió thổi mát rười rượi, làm em nhíu mắt lại và làm tóc em bay về phiá sau. Em nói trong tiếng ào ào của gió.

  • Anh chạy dữ vậy? Không sợ bị cảnh sát rượt à?
  • Em sợ hả?
  • Em không sợ nhưng e cảnh sát bắt anh!
  • Anh chạy chậm lại nghe?

Em gật đầu nhìn tôi, tôi cười với em, nắm tay em. Em để yên tôi nắm, ngả đầu ra phiá sau một chút, nhắm mắt suy nghĩ. Gió thổi vào trong xe làm cho em khoan khoái. Tôi đã chạy xe chậm lại vì sắp đến cây cầu, hàng trăm chiếc xe đang dồn lại nơi đây. Tôi hỏi em:

  • Are you happy?

Em gật đầu, nhìn tôi với đôi mắt thật trìu mến.

  • Em đói không? Mười lăm phút nữa, mình tới làng Ý mình ăn trưa nghe!
  • Em cũng hơi đói. Bộ anh thích ăn đồ Ý hả?
  • Anh thích đồ biển, anh lớn lên ở Hải Phòng mà em.
  • Uả! em tưởng anh dân Hà Nội?
  • Anh sinh trưởng ở Hà Nội, lớn lên ở Hải Phòng, biết yêu ở Saigon, và…
  • Và gì nữa cơ?
  • Và xi em ở đây!
  • Có thiệt không đấy?
  • Không thiệt sao mất ăn mất ngủ?
  • Vì ai ?
  • Em chứ ai?
  • Em không tin anh đâu!

Chúng tôi đã qua được cây cầu. Con đường khúc này quanh co và lên lên xuống xuống, tôi khoái phóng nhanh nơi đây, nhưng hôm nay có em, tôi không muốn làm em thót ruột, đau tim. Tôi thường hay đi qua con đường này để đến mấy bãi biển ở phiá bắc thành phố, có khi tôi đi xa hơn, lên tuốt đến biên giới Oregon, nơi có những bãi cát trắng đẹp. Trong sự cô đơn, tôi đã đến với thiên nhiên để cho bớt buồn, cho tâm hồn được giải thoát, cho tinh thần phóng khoáng, không còn bị kìm kẹp nữa. Đã nhiều lần tôi lái hàng mấy trăm cây số đến khu rừng già có những cây cổ thụ ba bốn người nắm tay nhau mới ôm hết thân cây, chỉ để nằm suy tư về quá khứ và tương lai, nghĩ lại những lần thất vọng trong đời.

Nhưng nay có Thanh Xuân bên tôi, tôi không còn biết gì nữa, tôi chỉ còn sống cho hiện tại, cho cái giờ phút này khi đầu óc tôi không vướng mắc một tí phiền muộn nào.

  • Anh nghĩ gì mà tự nhiên có vẻ trầm tư vậy?
  • Đâu có! Anh đang tính lần tới nếu mình đi được lâu, mình đi lên phía bắc chơi!

Em nhìn thẳng về phiá trước với vẻ mặt đăm chiêu. Lần tới? Có lẽ em bỗng ý thức rằng em đã tự dấn thân vào một con đường không có lối thoát, càng đi, càng không tìm được lối ra như khi tôi đi trong khu rừng ma ám ở Kămpuchia. May mà những ý nghĩ không vui chỉ thoáng qua trong giây phút, chúng tôi đã đến nơi ăn trưa. Tôi đậu xe và Thanh Xuân xuống trước, nhìn xung quanh một vòng.

  • Nơi này đẹp ghê anh há!
  • Em đã đến đây chưa?
  • Em chỉ ghé qua đây một lần, đã lâu lắm rồi. Em cũng ít đi chơi mà anh!

Tôi không dám nói gì sợ lại làm Thanh Xuân suy nghĩ, cứ để ngày mai ra sao thì ra, hãy  biết ngày hôm nay đã! Chúng tôi vào tiệm ăn nhìn ra cái vịnh nhỏ xíu, nơi biển ăn vào đất liền. Thanh Xuân cũng thích ăn đồ biển nhưng em không ăn thường vì dễ bị dị ứng. Tôi ăn tôm cá, em ăn thịt bò, tôi uống rượu chát trắng, em uống rượu chát đỏ, chúng tôi vừa ăn, nói chuyện, vừa nhìn cảnh đẹp bên ngoài, thật là thú vị.

Sau khi ăn trưa, tôi rủ em đi thăm làng đánh cá của người Tầu nhưng em nói em muốn đi chơi ở đây. Chúng tôi đi xem các cửa hàng nhỏ bán đủ thứ quần áo, mỷ phẩm, nữ trang và nhất là tranh vẽ, vì em thích tranh. Tôi đi sát Thanh Xuân, ôm eo em và em thích thú ngước nhìn tôi với đôi mắt trìu mến. Tôi biết lâu lắm em không được ai thương em như tôi đang thương, ôm em như tôi đang ôm, và chiều chuộng như tôi đang chiều chuộng. Em cứ ngả đầu lên vai tôi, ôm cánh tay tôi mà bước. Vào tiệm tôi muốn mua một món quà cho em nhưng em không chịu, em nói được đi với tôi là em thích lắm rồi.

Chúng tôi đi hết dãy phố thì thấy nước biển mênh mông phía bên kia đường. Tôi đề nghị đi dọc theo bờ biển chơi, em nói em mỏi chân muốn ngồi nghỉ. Tôi đưa em đến một ghế dài, chúng tôi ngồi nhìn những con hải âu bay là là trên mặt nước, rồi về đậu đâu đó sau khi bay mỏi cánh mà không tìm được ra mồi.

Chiều hôm ấy tôi đưa em về đến đầu đường gần nhà thì em xuống xe. Tôi hỏi bao giờ tôi được gập lại em, em nói không biết, khi nào có dịp thì lại gập nhau. Em cám ơn tôi đã cho em một ngày vui, em sẽ nhớ mãi trong đời. Tôi thấy em hơi mơ mộng, hơi buồn, nhưng cũng hơi xa cách. Em đã trở thành con người thứ hai của em, hơi lạnh lùng. Thanh Xuân vui tươi hồn nhiên của buổi sáng và trưa giờ này không còn nữa, trước tôi là một Thanh Xuân khác, hơi kín đáo, hơi xa lạ với tôi. Em đóng cửa xe rồi bước đi như thể em không biết tôi là ai nữa, như thể em là một người tôi chưa từng gặp chứ đừng nói là đã từng ôm trong vòng tay mới đây. Thật là lạ lùng! Cái gì làm em có thái độ khó hiểu đó, sau này tôi phải tìm cho ra. Bây giờ tôi chỉ đành về nhà mặc dù trăm câu hỏi quay cuồng trong óc tôi.

Thái độ của em vào phút chót ấy đã dằn vặt tâm hồn tôi suốt mấy tuần sau đó. Tôi nghĩ em là đàn bà có chồng có con, em có bổn phận gia đình, em thương tôi sao được? Mến tôi, em đã trong một giây phút hứng chí, quyết định làm một hành động bất thường để thỏa mãn con người thật của em, để sống một vài giờ trong mơ tưởng, vì em đã bị lôi cuốn bởi những câu truyện em đọc trong những cuốn tiểu thuyết, em muốn sống cuộc đời thơ mộng của những người đàn bà trong các truyện ấy.  

Tôi nửa muốn tìm gập lại em xem sao, nửa không vì ngại sẽ mất em luôn, tôi tự bảo cứ để thời gian trả lời, tôi sẽ còn có dịp gập lại em như em đã nói, chúng tôi sẽ lại được ở bên nhau, vui bên nhau, sung sướng bên nhau. Tôi cố vùi đầu vào công việc, trở lại cuộc đời vốn dĩ của tôi, không mơ tưởng hão huyền nữa. Thực tế khó khăn đã đập vào mắt tôi làm tôi sáng mắt ra, nay tôi hiểu yêu thương cũng lắm rắc rối đâu phải cứ yêu ai là yêu?

Và như vậy tôi không tìm cách gập em nữa, tôi biết em không tự do, tôi không thể buộc em làm theo ý tôi, tôi không thể ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến em, tôi đã được em ban cho tí hạnh phúc thế là đủ lắm rồi, không thể đòi hỏi gì hơn nữa. Tôi nghĩ giờ này chắc em còn đau khổ hơn tôi, em còn bị dằn vặt bởi nhiều đòi hỏi, nhiều bổn phận trái nghịch mà tôi không bị. Thương tôi là một cái tội, là một vết nhơ trong tiềm thức, là một kim chích vào con tim em. Tôi phải thông cảm, tôi phải thương em hơn, phải biết hy sinh như em đã hy sinh, phải chia cái khổ mà em đang phải chịu.

Ôi Thanh Xuân! Bây giờ anh mới thật hiểu em, anh càng qúi em, mến em hơn. Em cũng là một con người đã từng khổ, đã từng sống trong một thế giới giả tưởng. Em cũng đã từng bị khép kín trong bốn bức tường của tâm hồn, em còn gập khó khăn hơn anh vì anh có lối thoát tạm thời, anh có rượu, một thứ gần như absinthe như em biết, em mượn nó để trốn tránh, để đi về thế giới của chúng ta, thế giới của ảo tưởng. Em chẳng có phương tiện ấy, em vùi đầu vào những cuốn tiểu thuyết để tự so mình với những kẻ khác, để tự nhủ đôi khi, “Sao nó giống mình thế nhỉ?”

Phải rồi em ạ, tất cả những người sống bằng tâm hồn đều giống nhau, đều đau như nhau, đều buồn như nhau, đều mơ ước giống nhau. Nay anh hiểu tại sao chúng mình hợp tính nhau, mới quen nhau vài ngày mà đã như quen nhau từ lấu lắm. Tâm hồn chúng mình hòa họp dễ dàng vì chúng mình có cùng uớc nguyện, thèm cùng giấc mơ, tim chúng đập cùng nhịp điệu. Nếu vì lý do gì anh không bao giờ được gập em nữa, thì anh muốn sao em đọc đươc đôi giòng này để em hiểu rằng anh đã cảm thông với em, anh đã hiểu và thương em ngàn lần hơn.

Rồi khoảng ba bốn tháng trôi đi, tôi không còn hy vọng gì gập em nữa, tôi cũng không muốn để hình ảnh em tiếp túc chế ngự đầu óc tôi, tôi đã quên nụ cười, quên cái nhí nhảnh như còn con gái của em, thì một hôm chủ nhật tôi đi vào một tiệm sách lớn trong một thương xá, tôi bỗng thấy lại em, thấy lại Thanh Xuân của tôi. Tim tôi đập tưởng như muốn phá lồng ngực, tôi run rẫy vì xúc động, tôi muốn đến gần bên em nhưng không được. Vì em đang đi với một bé gái nhỏ và một người đàn ông. Tôi đứng gần đó giả đọc một cuốn sách, em thấy tôi nhưng không tỏ gì khác lạ. Tôi thấy em nói với bé gái, em mở ví lấy một vật gì đưa cho bé, rồi em nắm tay bé cùng với người đàn ông kia đi nơi khác. Vừa lúc em bước đi, tôi thấy em thả xuống đất một miếng giấy nhỏ gập lại còn bằng đầu ngón tay. Tôi liền tiến tới, cúi xuống nhặt lên, mở ra coi. Trên miếng giấy nhỏ bằng hai ngón tay có chữ em viết:  

Thứ sáu, 1:30, tại sở

Tôi cảm tấy nỗi vui mừng tràn ngập tim tôi, tôi như muốn hét lớn lên, như muốn nhẩy cỡn lên vì sung sướng. Em vẫn nhớ tôi, em vẫn thương tôi, em đã giữ mảnh giấy đó trong ví bao lâu rồi, tôi không biết, sẵn sàng để chuyễn đến tay tôi, khi có dịp. Em là một người tính toán, em kiên trì, em làm việc có tổ chức, em giỏi, tôi thương em là đúng, em xứng đáng để tôi thương, thương em là một vinh hạnh cho tôi, tôi không còn biết nói gì hơn. Chỉ có một điều là làm sao tôi sống được năm ngày chờ đợi? Tôi có thể chờ một ngày. Tôi cố lắm thì chờ đươc hai ngày, vì đó là em, là Thanh Xuân của tôi, nhưng như tôi đã nói ngay từ đầu, tôi ghét chờ đợi, làm sao tôi chờ được năm ngày? Em có nghĩ cho tôi về sự thể đó hay không?

Thế rồi khi tôi ở sở, thì tôi nhìn giờ để về nhà, nhưng khi ở nhà tôi lại nhìn giờ để đi đến sở. Thật là một cái vòng luẩn quẩn kéo dài từ tối chủ nhật cho tới sáng thứ sáu. Đến sáng thứ sáu thì tôi thở phào nhẹ nhõm. Tôi không có đầu óc đâu để đi làm, nhưng cũng không thể ở nhà chờ em đến một giờ trưa! Tôi không biết phải làm gì cho thời gian trôi đi. Tôi ước tôi có phép gì lạ để làm cho thời gian trôi sáu mươi lần nhanh hơn cho tôi khỏi phải chờ, tôi sẽ lái xe đến nơi là em vừa ra đến, tôi mở cửa cho em lên xe, tôi sẽ kéo em lại gần hôn em thật dài cho bù lại những tháng nhung nhớ. Thanh Xuân, em có biết anh đã nhớ em tiềm tàng, nhớ em trong hơi thở, nhớ em trong giòng máu chảy qua tim, nhớ em trong những phút óc anh làm việc, nhớ em trong giấc ngủ ban đêm?

Tôi suy nghĩ xem phải làm gì buổi sáng hôm nay cho thì giờ trôi đi và tôi quyết định làm những công việc lặt vặt như sau: 1. đi đổ xăng và rửa xe   2. ghé ngân hàng     3. đi cắt tóc   4. đi mua hoa quà tặng em    5. về nhà chuẫn bị đi đón em. Tôi ra khỏi nhà lúc chín giờ sáng và về đến nhà lúc hơn mười hai giờ. Tôi đã tìm mua được cho em một cái kẹp trang sách bằng vàng tây rất đẹp, có hình quả tim và mũi tên bay qua. Tôi ngồi hút điếu thuốc, nghe nhạc trữ tình, suy nghĩ xem hôm nay mình sẽ đi chơi với em nơi đâu. Cho đến lúc nhìn đồng hồ thấy gần một gìờ, tôi vội vã đi thay đồ và ra đi. Tôi không hiểu tại sao tôi không vui trọn vẹn, tôi như có một ý nghĩ gì vương vấn trong đầu, một lo lắng vô cớ, một cảm giác không ổn, không bình thường như thể có một cái gì chắn ngang giữa tôi và em, một cái gì vô hình nhưng mãnh liệt, mà tôi bất lực không chống cự lại được.

Khi em vào xe ngồi và nhìn thấy tôi, em cuời tươi và nói:

  • Cái gì thế anh?
  • Đâu có gì? Anh nhớ em quá, có thế thôi!
  • Không phải, em thấy anh hơi khác!
  • Đâu có khác đâu, anh khổ sở vì cứ trông em, thế thôi! Em dạo này ra sao?
  • Em vẫn vậy! Vẫn đi làm bình thường! Em rất tiếc đã không có dịp cho chúng mình gập nhau. Hôm nay được gập anh, em vui lắm!
  • Thế em có nghĩ đến anh không?
  • Sao anh lại hỏi em thế? Không nghĩ thì sao mình còn gặp nhau?

Tôi lái xe đi mà chưa biết đi đâu. Tôi hỏi em:

  • Mình đi đâu đây em?
  • Hôm trước mình đi hướng bắc, hôm nay em muốn đi hướng nam. Anh đi dọc theo bờ biển nghe anh?

Giọng nói hồn nhiên của Thanh Xuân từ từ đã làm tôi quên đi mối lo âu trước đó. Tôi đã vui trở lại. Tôi nghe em nói một câu tôi không ngờ trước được.

  • Anh Quân à, em yêu anh. Hôm nay em muốn được nằm bên anh và được anh ôm em. Mình đi tìm một nơi nào cho hai đứa mình được trọn vẹn với nhau!

Tôi nắm tay em, em nhìn tôi cười trông dễ thương ơi là dễ thương. Tôi nghĩ đến thân hình em, đến lúc tôi được áp sát vào, đến những cảm giác đê mê, đến lúc em nhắm mắt nằm yên cho tôi vần em, như con mèo vần con chuột. Nỗi sung sướng dâng lên trong lòng tôi. Chờ bốn tháng để được hưởng những giây phút thần tiên này, thật cũng đáng chờ! Và tôi mỉm cười. Em nói:

  • Anh cười như thế, em thương anh hơn!
Chúng tôi đã ra khỏi thành phố và đang đi trên con lộ chạy dọc theo bờ biển. Trời đẹp, có nắng ấm mây xanh và nước biển mênh mông tận đến chân trời. Chúng tôi ghé mua một chai rượu vang đỏ, một ít thịt nguội và bánh mì, và một ít trái cây. Đi thêm chừng hai mươi phút nữa tôi thấy một căn nhà lớn cổ xưa, ba từng lầu, bằng gỗ mầu xám đen. Nó có nét hơi bí hiểm vì bề ngoài không đươc chăm sóc kỹ  Tôi cho xe chạy chậm lại và chỉ cho em cái biển nhỏ nơi sân trước “Residence Inn” và dưới viết bằng phấn “Vacancy” .
  • Trông nơi đây có vẻ vừa thơ mộng vừa ma dại em há?
  • Đẹp quá! Em thích nơi này. Mình ngừng ở đây đi anh!

Chúng tôi leo lên những bực thang lên thềm căn nhà và đẩy cửa bước vào. Bên trong căn nhà là cả một cảnh tượng khác hẳn, hành lang dài với vách tường thật cao có gỗ đánh vernis nâu đậm lên đến nửa trần nhà, nơi treo nhiều bộ đèn pha lê đẹp vô kể. Trên tường treo những bức tranh to, hai thước trên bốn thước, diễn tả nhửng cảnh tiếp tân ăn uống vui chơi thời xưa, tôi có cảm tưởng như tôi đang vào một điện hay một bảo tàng nhỏ. Những bàn ghế đều thuộc loại cổ xưa đánh bóng nhoáng và không một hạt bụi. Không ai ra tiếp đón chúng tôi. Trên một bàn nhỏ có quyển sách cho khách ký tên, tôi liền viết tên em và tên tôi vào đấy.

Thanh Xuân thấy trên cửa căn phòng bên trong có hàng chữ nhỏ “Office”, em chỉ cho tôi và chúng tôi đẩy cửa bước vào. Trông đây như là một phòng khách trong một nhà sang trọng với ghế salon nhung, bàn trà, tủ buffet tuyệt đẹp. Trên một bàn nhỏ có một cái chuông và hàng chữ “Please ring bell for help!”. Tôi cầm nó lên lắc lắc rồi để nó xuống trở lại, rồi chúng tôi ra ngồi salon đọc những cuốn sách xưa bầy sẵn trên bàn. Chừng vài phút sau, một người đàn bà ăn mặc lịch sự ra tiếp chúng tôi, tôi nói chúng tôi muốn ở lại chơi và bà gật đầu cho chúng tôi xem hình những phòng còn trống và bảo chúng tôi chọn. Căn nào cũng đẹp và sang trọng, Thanh Xuân chọn căn ngay dưới mái nhà có cửa sổ rộng nhìn ra biển cả, người tiếp viên khen em có con mắt tinh đời, bà nói đó là căn phòng mà khách thích nhất trong tất cả muời sáu căn.

Chúng tôi phải leo ba lầu mới lên được đến nơi, nhưng tôi sung sướng leo thang bên em vì tôi được ôm eo em, hôn hít lên tóc em, em mỉm cười làm tôi thấy hạnh phúc tràn trề. Lên đến nơi,Thanh Xuân đòi đi tắm, tôi dọn bàn chuẩn bị ăn trưa, để thức ăn ra điã, mở sẳn chai rượu. Chúng tôi sẽ ngắm sóng biển hình thành từ ngoài xa, tiến vào bờ để rồi đổ xuống trên cát nơi Bãi Rêu. Hôm nay sóng rất cao và vô số thanh niên đang chơi môn lướt sóng. Họ đứng thăng bằng trên tấm ván mà lướt hăng trăm mét trên những ngọn sóng, nhìn sao thật ngoạn mục!

Chờ một lúc không thấy em ra, tôi cũng thay đồ xin vào tắm chung với em.

  • Xuân cho anh vào với em, chịu không?

Em nhìn tôi gật đầu, tôi bước vào bồn tắm, ôm em và cảm thấy khoan khoái trong người như thể có một làn nhiệt dâng lên từ từ, tràn ra khắp cơ thể làm tôi thèm muốn em. Em đẹp như thần vệ nữ, da thịt em cứng chắc, tôi đứng sau lưng em đưa tay lên vuốt ve ngực em, hôn em lên cổ lên vai, dưới làn nuớc ấm từ hoa xen vọt ra, hai thân tôi và em quấn qúit vào nhau, tôi ôm eo em, ghì em sát vào người nói nhỏ vào tai em “Thanh Xuân, anh yêu em quá đi thôi!”, em ngước mắt nhìn tôi trìu mến.

Sau đấy chúng tôi thiếp đi trong cơn rã rời của thân thể. Lúc chúng tôi tỉnh dậy đã năm giờ chiều, trời đã nguôi cơn nắng, cảnh biển vào lúc xế chiều đẹp kinh hồn. Thanh Xuân và tôi ngồi bên nhau ăn trái cây, tôi ôm em vuốt ve, hôn hít em, chưa bao giờ tôi thấy sung sướng hơn là lúc này. Sau khi yêu, tôi thấy vẻ mặt em hồng hào hơn, em đẹp hơn, hay tôi tưởng tượng tôi không biết! Thời gian trôi nhanh khi những kẻ yêu nhau được ở bên nhau, chiều đã xẩm tối khi hai đứa tôi đi tắm.

Tôi cứ ôm em trong vòng tay để những hát nước nóng bỏng đổ xuống thân hai đứa, hơi nước bay mịt mù. Trong làn  sương mờ ảo, tôi tưởng tượng em là một hình bóng ma dại mà tôi được âu yếm vuốt ve, em cứ ngả đầu xuống ngực tôi, yên lặng, em đang hưởng thụ những giây phút thần tiên chót của buổi gặp gỡ, tôi bắt đầu thấy buồn vì sắp phải xa em, tôi tự hỏi sao số tôi nó không được may trọn vẹn? Tôi chỉ được hưởng sung sướng khi em ban cho, và em lại dè xẻn với tôi như thế, tôi sẽ chết dần mòn vì mong đợi.

Nhưng lúc này không phải là lúc để ưu sầu, để mất những giây phút tuyệt vời bên em, không thể hoang phí nhửng giây phút thần tiên, tôi sống trọn vẹn với hạnh phúc tôi hiện có lúc này, tôi ghì em thật chặt trong vòng tay, hôn em như điên cuồng, áp chắt má tôi vào má em, đầu tôi vào đầu em, tôi muốn tôi và em biến thành một thực thể để em không còn thể tách rời xa tôi. Tôi muôn thành ma quỉ muốn nhập hẳn vào em để em đi đâu tôi đi đó, em nằm đâu tôi nằm đó. Thanh Xuân, anh lở thương em quá rồi! xa em anh buồn anh khổ, em có biết không? Đầu tôi nghĩ thế nhưng miệng tôi đâu dám nói ra, tôi sợ em buồn, em là người đa cảm nhưng tinh thần rất mạnh, em kiểm soát được chính em, em giấu kín được những thầm muốn, không như tôi, tôi yếu hèn, tôi đầu hàng tôi, tôi không thể chịu nổi những dằn vặt, những đau đớn của mình. Thanh Xuân, sao yêu em là khổ mà anh cứ yêu?

Trên đường về, chúng tôi chỉ yên lặng. Thỉnh thoảng tôi quay sang nhìn Thanh Xuân, vì tôi biết lâu lắm tôi mới lại được thấy em. Lòng tôi nôn nao, tim tôi cứ nhói lên từng chập, một nỗi buồn vô tả dâng lên, xâm chiếm hồn tôi, tôi cố gắng không để nước mắt trào ra. Trong khi đó em vẫn ngồi yên, vẻ mặt lạnh như tiền, không buồn không vui. Tôi không biết trong đầu lúc đó em nghĩ gì? Tôi thấy quả thật em là một người đàn bà phi thường, em có thể nén xuống tất cả những cảm giác, không để bộc lộ lên trên mặt một điều gì. Em đã trở lại với con người mà tôi đã từng biết một lần, con người do hoàn cảnh tạo ra, không phải con người thật của em, con người em khi phải chống chọi với khó khăn, đau khổ, hay nguy biến. Tôi đoán em đã từng là con người đó nhiều lần, em gấn như thành một bức tượng đá biết hành động nhưng vô cảm. Hay nói khác hơn, em đã thành một con người máy.

Trên quãng đường chưa đẩy nửa tiếng, tôi đã phải ngồi bên một Thanh Xuân không là Thanh Xuân, vì em của tôi đâu có như thế? Vô tình, vô cảm, lạnh lùng? Em làm như không biết tôi là ai và tôi như thể ngồi đó với một kẻ xa lạ, không quen biết. Em lặng lẽ xuống xe ở đầu đường để đi bộ về, em ra đi như một cái bóng không hồn, tôi còn dừng xe ở đó, chờ em về đến nhà, leo lên những bực cầu thang. Tôi thấy em quay mặt nhìn về phiá tôi, em ở quá xa để tôi có thể thấy em có cuời hay nói gì hay không. Có điều tôi biết chắc là em đã không vẫy tay từ biệt tôi.

Sau lần đi chơi đó, tôi còn được gập em ba lần nữa, cũng cách nhau cả mấy tháng trời. Lần đi nào cũng chất chứa bao tình cảm nồng nhiệt, bao xúc động, bao lý thú và bao kỷ niệm khó quên. Tôi biết em thương tôi nhiều nhưng vì một lý do khó hiểu, em không cho tôi ở gần em, em không muốn tôi được hưởng cái hạnh phúc mà em ban cho. Tôi đã đi đến chỗ phải chấp nhận những điều kiện ấy, và chỉ còn biết chờ đợi khi nào được em cho gập thì cho.

Nhưng rồi một hôm tôi nhận được một lá thư của em gởi qua đường bưu điện. Lá thư viết từ một nơi xa xôi, tôi biết ngay có một chuyện gì không hay đang xẩy đến cho tôi. Tôi vội xé nát phong bì lấy phong thơ xanh ra, nhìn những giòng chữ của em nhòa đi vì nuớc mắt. Em viết:

Anh Quân thương yêu,

Khi anh nhận được lá thư này thì em đã xa anh cả chục ngàn dậm. Hoàn cảnh bất thường buộc em phải đi khỏi nơi mà em đã năm lần được gần anh.  Nếu không vì hoàn cảnh thì hai đứa mình còn lâu lâu được gập nhau. Nhưng định mệnh đã xui khiến chúng ta gập nhau cũng buộc chúng ta xa nhau. Em xin anh đừng buồn. Những giờ thần tiên mà anh đã cho em sẽ mãi mãi sống trong hồn em, và em muốn anh biết rằng cho đến khi em chết, em vẫn thương anh ngút ngàn.

Thanh Xuân

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Sep/2018 lúc 9:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2018 lúc 7:42pm

Chiếc Ghe Dừa

Image%20result%20for%20Chiếc%20Ghe%20Dừa

Mặt trời sắp khuất sau mấy ngọn tre cuối xóm, vài tia nắng vàng vọt còn xót lại Len lỏi chiếu rọi lên Vách lá nhà bà Năm Vàng. Ngồi trên chiếc võng được treo trên hai cây cột nhà phía trước hàng ba, bà Năm miệng nhóp nhép nhai trầu, mắt thì nhìn bâng quơ về phía chân trời xa thẳm dường như không khí cuối năm gợi cho bà nhung nhớ điều gì, rồi đột nhiên tiếng con Mỹ vang lên khiến bà quay về thực tại:
  -Má nè! Làm gì mà ngó trời ngó đất mông lung quá vậy má, rồi à chắc má nhớ tía con rồi phải hông?
 Nghe con Mỹ nhắc đến ông chồng của mình khiến cho bà càng buồn thêm trong lòng, ông Năm đã không giữ trọn lời hứa với bà, lúc còn sanh thời ông thường thủ thỉ mà bà Năm còn nhớ như in:
 -“Má mầy yên chí đi, tui ở với má mầy đến răng long đầu bạc mà”.
 Để chống chế và che giấu cái cảm xúc trong lòng mình mà con Mỹ nó vừa nhận biết, bà Năm cất tiếng cười giòn rồi bà nói với con Mỹ:
 – Hứ còn lâu à con, tía bây ổng ương ngạnh thấy mồ tổ, tao với ổng khắc khẩu lắm thì mần gì mà nhớ với nhung bây ơi! Nhưng nói nào ngay tao chỉ tội cho tía bây thôi, ai đời ổng đang  khỏe mạnh vậy đó mà tự dưng ổng “đi” một cái ngọt xớt hà.
 Bà Năm cố kìm nước mắt khi nó sắp tràn ra nơi khóe, con Mỹ nhìn thấy được điều này, nó nói như trách cứ bà Năm:
 -Cũng tại má không chứ ai, tía hiền khô hà, vậy mà tối ngày má cứ càm ràm hết chuyện này tới chuyện nọ làm cho tía phải buồn phiền, giờ tía mất rồi má mới hối hận.
 Nghe con Mỹ lên án mình quá mạng, trong thâm tâm bà thấy con mình nói đúng nhưng bà cũng cố chứng minh không phải mọi việc là do lỗi nơi bà:
 – Con kia, mầy theo phía tía mầy dữ rồi đa, đồng ý tao có “câu mâu” với tía bây đôi chút thôi, nhưng ổng cũng có phần lỗi chớ bộ, nhiều khi tao góp ý với ổng này nọ ổng không nghe mà ổng “cho qua phà” hết, vậy đó thử hỏi sao tao không bực bội.
 Dường như không muốn nhắc lại việc đã qua nữa, bà Năm lái câu chuyện qua hướng khác:
 -Mỹ nè, chuyện tình cảm của bây với thằng Trường tới đâu rồi, mèn ơi chuyện trăm năm mà cái thằng đó cứ ầu ơ ví dầu riết coi không được rồi đó nghen bây.
 Nói đến đây bà Năm chợt thở dài thườn thượt, chợt nhớ  ra điều gì, bà đứng dậy đến bên cái bàn vói tay lấy cái thiệp mời đám cưới của con Mén với thằng Châu mới gởi đến cho mình hôm qua, lướt nhìn sơ qua cái thiệp cưới lần nữa rồi bà Năm lên tiếng:
 – Nè Mỹ, bây coi Thằng Châu với con Mén tụi nó tìm hiểu được có nhiêu lâu đâu, (dậy) mà có thiệp hồng mời khắp nơi rồi nè, thiệt là chị Tám má của con Mén cũng có Phước, thằng Châu rể của chỉ nó giỏi giang mà lại hiền như cục bột, ai như thằng Trường của bây nó cứ (cà rịch cà tang) hoài biết chừng nào má có cháu ngoại để ẵm để bồng đây bây.
 Nghe má mình nói vậy con Mỹ nó cũng xốn xang trong lòng, vì Mỹ cũng thường hỏi dò ý với Trường chuyện hôn nhân của hai đứa, hết lần này đến lần khác thằng Trường đưa ra nhiều lý do, nào là nó chưa có sự nghiệp trong tay, nào là thằng Xuân anh Hai của nó chưa lấy vợ, nó mà xung phong lấy vợ trước thì sợ bên nội bên ngoại xúm lại quở cho, vì làm như vậy sợ lỡ duyên của anh mình, có hôm hai đứa đang ngồi tâm sự bên đầu cầu khỉ, con Mỹ bực dọc trách móc:
 -Cha chả cái điệu lần khân của ông kiểu này tui nghi lắm rồi nha, ông “Câu rê” để coi có em nào “láng” hơn tui ông mới chịu lấy (dợ) phải hông?
 Trường nhà ta ú ớ trong bụng rồi mới đưa ra câu trấn an con Mỹ:
 -Thôi đi cô Hai, cái tật giỏi đoán mò, coi kỹ lại đi ở cái xứ này có ai sắc nước hương trời bằng cô Mỹ con bà Năm Vàng đâu, thôi ráng đi, cuối năm này nhà anh thu hoạch ba cái lúa má với mấy đìa cá, nếu trúng thì mần đám cưới rình rang luôn chịu chưa.
 Con Mỹ chưa kịp tận hưởng ngất ngây với viễn cảnh của thằng Trường vẽ ra, nó đã bị Trường ôm vào lòng hôn như mưa khiến Mỹ quên đi những lời thằng Trường hứa đủ điều với nó.
Mỹ đang miên man suy nghĩ về những lời mật ngọt mà Trường cứ rót vào tai mình hàng ngày, bổng nó giật mình khi nghe tiếng bà Năm Vàng hỏi:
 -Má đang nói chuyện (dới) bây mà bây thả hồn đi đâu nãy giờ (dậy) con kia.
Hơi bối rối bởi Mỹ đang phân tâm vì một bên là lời hứa của Trường, một bên lời bà Năm đang thúc hối, hai trạng thái này nó cứ đan xen trong đầu khiến cho Mỹ đôi lúc chán nản, nó muốn buông xuôi cứ “mặc cho con tạo xoay vần đến đâu”.
  Mỹ đáp lời bà Năm:
– Má ráng chờ con vài hôm, để anh Trường đi công chuyện trên Sài gòn (dìa) rồi con sẽ cho má biết.
 Nói xong con Mỹ chạy u ra phía sau nhà nó khóc rấm rứt, đến bên cái lu nướ nó lấy cán gáo múc đầy những gáo nước xối lên người như để trút đi bao chuyện bực mình mà nó đang vương mang trong lòng vì chuyện tình cảm của Trường và nó.
                          ***
  Thằng Phát con ông Hai Kéo ở bên kia con mương sát ranh đất nhà  bà Năm Vàng, từ bấy lâu nay khi thấy con Mỹ trổ mã ngày càng đẹp ra  khiến nó xao xuyến trong lòng mỗi khi nhìn thấy với cô nàng, chả bù cách đây gần chục năm, lúc mấy đứa còn chơi chung trong các trò chơi ở trong thôn xóm, Phát nhớ nhất lúc chơi trò chơi “Nhà chòi”, con Mận, con Hà rồi thằng Tí , thằng Thiên xúi nó lấy con Mỹ làm vợ, thằng Phát nghe đám bạn gán ghép cho nó với con Mỹ nó càm ràm:
-Thôi tụi bây ơi, tao nghe ông Mười nói câu : “Nhất gái lớn hai, nhì trai lớn một”, lấy (dợ) thì nếu lớn tuổi hơn mình phải hơn hai tuổi, mà con Mỹ nó lớn hơn tao ba tuổi lận, tao hổng chịu lấy nó làm (dợ) đâu.
 Sau buổi chơi nhà chòi này, thằng Phát tâm sự với thằng Thiên :
 -Chèn ơi, tụi bây xúi tao lấy con Mỹ làm (dợ) sao được, nó đâu có đẹp hơn nữa tao nghe đồn con Mỹ nó ham ăn thấy tía luôn, (dìa) ở (dới) nó chắc gây lộn suốt ngày luôn sao ?
 Thằng Thiên lên gân cổ cãi lại với Phát :
-Thôi đi ông ơi! đúng là ông “có mắt không có tròng”, con người ta có duyên ngầm mà ông chê, lớn lên chút xíu bà Năm bả gả cho người khác rồi ông thèm chảy nước miếng thì còn lâu mới có nghe ông.
 Thằng Phát cố bảo vệ cái suy nghĩ của mình, nó bèn chất vấn thằng Thiên:
 – Ông nói con Mỹ có duyên ngầm là duyên gì, sao ông biết hay quá (dậy), mai ông ra chợ quận lấy bộ bài cào đi theo làm thầy bói được rồi.
 Thằng Thiên lúc này nó lên mặt ta đây, nó nói cho thằng Phát biết:
 – Ông không thấy con Mỹ có cái răng khểnh hả, rồi nước da bánh mật nữa, con gái mà được (dậy) nó khỏe mạnh lắm, tui nghe bà Tám Cồ má của thằng Năm Búa khen con Mỹ dữ lắm nghe, bả ước ao sau này Năm Búa có (dợ) như con Mỹ là bả cưng thấu trời luôn, khỏi sợ má chồng con dâu xích mích gì ráo.
Thằng Thiên vừa dứt lời, Phát chêm vô liền:
-Cái mốc xì họ, con Mỹ nó sao bằng con Ngân con của bà Sáu Chịu, con Ngân da trắng như trứng gà luộc, nói chuyện nhỏ nhẹ nghe đê mê lắm, so hai đứa (dới) nhau như một trời một (dựt).
 Vậy đó, kể từ khi gia đình con Ngân bán đất cát ruộng vườn để chuyển ra phố thị sinh sống, không còn người trong mộng của mình để thương để nhớ khiến thằng Phát nó nhớ lại lời thằng Thiên nói về con Mỹ, lúc này để lấp vào khoảng trống trong tâm hồn của mình nên Phát đã thầm thương trộm nhớ cô bạn chơi nhà chòi bị mình phụ rẫy ngày nào…
                         ***
 Từ hôm được tía cho đi theo ghe chở Dừa bỏ mối trên chợ quận, Trường thích thú vô cùng vì ở đây đối với nó cái gì cũng lạ lẫm, đám con trai con gái ngoài chợ ăn mặc đẹp bởi màu sắc tao nhả bắt mắt, nhìn lại mình quanh năm suốt tháng quần áo bằng vải thô với một màu đen u buồn, thấy đám trẻ ăn cây cà rem lạnh bốc khói, nó kêu tía mua cho bằng được…
  Vài năm sau một lần nọ Khi ông Tư tía của thằng Trường giao hết ghe Dừa cho vựa xong, ông neo ghe lại bên mé nhà sàn cất de ra khỏi bờ sông một ít, ông Tư cất tiếng kêu ai đó trên căn nhà này:
 -Quơ Bảy Hổ ơi có nhà không anh, tui có mấy con Cua bự “tổ bà chảng” nè, lên (mần) (dài) xị nghe anh Bảy.
 Từ phía trong có tiếng người đàn ông nói Vọng ra:
-Cha chả ngon dữ đa, anh Tư đem lên đây đi tui hấp nước dừa tụi mình nhậu “thuyền chìm tại bến” luôn nghe anh Tư.
  Ông Bảy Hổ thả cái cầu thang bằng gỗ xuống chí mí mặt nước sông, hai cha con thằng Trường theo đó mà lên trên sàn nhà, thấy Trường ông Bảy Hổ chép miệng khen:
 -Chèn ơi, cái thằng này Là thằng Trường con anh phải không? Tui không ngờ nó đẹp trai như tài tử (Cine’)  người Pháp, cái tay đó tên Long Long gì đó tui quên phức rồi.
 Chợt như có luồng điện xẹt vào đầu cho ông nhớ lại cuộn phim nào đó của điện ảnh Pháp đã chiếu ở rạp chớp bóng gần dinh Quận trưởng, ông Bảy Hổ nói:
-Chèn ơi, có (dậy) mà (hông) nhớ nữa, cha tài tử đó là “Ai len đờ long”, chả đóng hay lắm luôn đó anh Tư.
 Tía của Trường nhanh nhẩu đáp:
– Nó đó anh, tui đem nó theo để nó nhìn mặt tía (dợ) tương lai đó mà.
 Nghe tía mình nói chuyện với ông khách lần đầu mình mới gặp, nghe hai ông già đối đáp có đề cập tới việc hứa hôn sui gia với nhau, Trường chới với vì bấy lâu nay nó với con Mỹ thương nhau thật lòng, hai đứa hẹn hò bí mật nên gia đình ông Tư chưa biết Ất Giáp gì, riêng Bà Năm Vàng biết được chuyện hai trẻ thương nhau do tình cờ, số là đêm nọ sau buổi hẹn hò với Trường, con Mỹ  đêm nằm ngủ nó mơ thấy điều gì đó, nó cười khúc khích trong giấc mơ khiến bà Năm Vàng nghe được, bà Năm lay con Mỹ thức dậy bà gặng hỏi:
-Bây mơ gặp cái giống gì mà cười dữ thần ôn (dậy)?, bây (mần) tao mất ngủ luôn rồi nè, đâu kể cho má nghe coi con.
  Con Mỹ với đôi mắt vẫn nhắm nghiền, nó nói trong vô thức:
-Anh Trường ảnh rủ rê con bơi xuồng qua xóm trên Cồn chơi, bên đó có mấy nhà vườn trồng cây kiểng đẹp lắm.
 Nghe con Mỹ nói đến thằng con trai tên Trường nào đó đòi dẫn con mình đi chơi xa, bà Năm điếng hồn bà gọi giật ngược con Mỹ dậy.
 Ngơ ngác không hiểu tại sao bà Năm phá giấc ngủ của mình,  nó vừa dinh mắt vừa cằn nhằn:
 -Má ơi ngày (mơi) nhiều công (diệc) lắm, má kêu kiểu này sao con sống cho nổi đây má?
Bà Năm “đớp” con Mỹ liền:
-Trường là thằng nào, con cái nhà ai, tía má nó tên gì, ở đâu bây mau cho má biết coi.
 Nghe bà Năm cật vấn mình như vậy, con Mỹ sợ điếng hồn vì nó không ngờ tại sao bà Năm biết chuyện này, trong lòng nó nghi ngờ thằng Phát “thèo lẽo” với má nó chứ chẳng ai vô đây, bởi gần đây tự dưng thằng Phát có cái nhìn đắm đuối với mình nên Mỹ trút hết sự nghi ngờ lần này cho Phát, nó nghĩ Phát nhà ta đang “cà nanh” với tình yêu của Trường đang vun đắp cho mình, nhưng để chắc ăn nó nói theo kiểu chặn đầu:
– Ông Phát bên kia mương méc (dới) má phải không, con phải hỏi tội ổng mới được, người đâu khó ưa, tự dưng xía (dô) chuyện của người khác chi (dậy).
 Bà Năm cười gằn giọng :
-Thôi đi bây, đừng đỗ thừa thằng Phát tội nó, bây khai ra chứ ai “trồng khoai đất này”.
 Con Mỹ rống cổ lên cãi lại:
-Chèn ơi, chuyện này con nói hồi nào đâu, má có nhớ lộn không?
  Bà Năm Vàng kể lại ngọn ngành câu chuyện tại sao bà biết vụ nó với Trường hò hẹn cùng nhau, bà cũng lên tiếng giải oan cho thằng Phát:
 – Cái thằng Phát nó là đàn ông mà con, nó đàng hoàng lắm làm gì có chuyện đi “thóc mách” (dậy) đâu con….
 Trở lại chuyện Trường cùng tía đang trong căn nhà ông Bảy Hổ, nó khẽ gật đầu chào ông Bảy khi nghe ông ta đề cập mình giống “Al len đờ long” nào đó, nó nghe ông Bảy mô tả mình giống tài tử chớp bóng thì nó khoái chí tử, nó nghĩ thầm chuyến này về nó sẽ khoe với con Mỹ rằng nó cũng “có giá” vô cùng.
 Trường đang đứng tần ngần cạnh lan can nơi căn nhà de ra ngoài mé sông của ông Bảy, bởi hai ông già kéo nhau xuống bếp làm món “cua um nước dừa” để một mình nó ở đây, đang sớ rớ chẳng biết làm việc gì, bổng Trường nghe tiếng mái chèo khua nước rồi nghe tiếng vật chạm mạnh vào những cây cừ phía dưới sàn nhà, Trường đưa mắt nhìn xuống cầu thang gỗ nơi nó bước lên khi nãy nó thấy hai “bóng hồng” đang neo chiếc  xuồng rồi trèo lên bậc cầu thang gỗ để lên nhà, thằng Trường nhìn chằm chằm vào hai thiếu nữ mà không thốt nên lời, hai cô gái thật xinh đẹp, hai nàng ăn mặc và hình thức bên ngoài giống nhau như hai giọt nước, cũng chẳng cần làm nhà tướng số thì Trường cũng đoán được đây là hai cô gái sinh đôi, thấy một anh chàng lạ hoắc đang ngồi trong nhà mình, Dung và Hạnh chẳng biết xưng hô thế nào, khi chạm mặt nhau hai cô chỉ gật nhẹ đầu chào Trường rồi nhanh chóng đi vô nhà phía bên trong.
  Ngồi phía ngoài tuy gió dưới sông thổi lùa lên mát rượi, vậy mà Trường cảm thấy nóng ran trong người, chẳng phải vì bị ảnh hưởng do thời tiết mà đích thị Trường nhà ta bị hai cô “Tiên nữ” mới xuất hiện hốt hồn anh ta rồi, bối rối trong lòng nó hỏi vọng vô nhà :
 -Tía ơi, mần gì đó có cần con phụ không, ở đây có mình ên chán quá tía.
 Giọng ông Bảy Hổ vang lên trả lời thay cho ông Tư:
 – Ờ vậy cũng phải đa, xuống đây phụ ông Bảy với tía bây đi rồi dọn ra ăn luôn một thể.
 Chỉ chờ có bấy nhiêu thôi Trường lật đật đi xuống phía sau nhà để phụ với hai ông già, tuy nói là phía sau nhà nhưng kỳ thực lại là mặt trước  căn nhà của ông Bảy, Trường nhìn ra phía con lộ trước nhà người đi lại đông đúc, có lẽ họ trong xóm làng quanh đây ra chợ mua bán hàng ngày, ông Bảy nói với Trường khi ông chỉ tay về phía hai cô gái nó gặp khi nãy:
 -Ông Bảy giới thiệu cho anh em bây biết mặt nhau nghe, con Hạnh và con Dung là hai đứa sinh đôi con của ông đó, tội nghiệp bà Bảy mất sớm nên ông cực khổ lắm mới nuôi hai đứa đến bi giờ đó đa.
Lúc này Hạnh và Dung lại nhìn sang Trường rồi gật đầu chào lần nữa, Trường tưởng rằng ông Bảy sẽ giới thiệu tên nó cho ai cô nàng kia nhưng chờ mãi nó không thấy ông Bảy lên tiếng, Trường đâu biết rằng khi hai cô vào trong nhà ông đã thông báo cho hai cô con gái rượu của mình hai người khách là ai rồi, nên có chờ đến” Tết Công gô” thì chẳng bao giờ Trường được nghe lời giới thiệu này, đang thắc mắc việc này thì nó nghe ông Bảy thúc hối:
-Xong rồi, a lê hấp mỗi người một tay dọn lên nhà sàn vừa ăn vừa hóng mát luôn…
 Cuộc nhậu của hai ông bạn tri âm tri kỷ vừa tàn thì mặt trời cũng vừa xế bóng, tía con thằng Trường bịn rịn chia tay với ông Bảy với Dung và Hạnh, lò dò bước xuống cầu thang gỗ để lên ghe lui gót về nhà, thấy tía mình mặt đỏ như gấc bước chân hơi lạng quạng thằng Trường nói:
-Tía không khỏe thì tía vô trong nằm nghỉ đi, để con chạy máy cho, tía say rượu rồi coi chừng lủi vô ghe khác là tiêu đời nghe tía.
 Dường như tiếng thằng Trường nhắc ông rất có lý, hơn nữa do quá chén đầu óc không còn tỉnh táo nên ông đành giao lái cho Trường, nhưng ông cũng thòng một câu:
– Mà mầy có biết đường (dề) nhà không, lạng quạng mầy chạy một lèo ra sông Tiền là “tiêu tán đường” luôn nghe ông con.
 Trường vui mừng khi thấy tía mình chịu nhượng bộ, nó nói liền:
-Chèn ơi, con coi quê quê (dậy) chứ thông minh nghe tía, con đi một lần chỗ nào kể cả trên bờ dưới nước là con thuộc lòng luôn, ở đó mà lạc với lõng.
 Ông Tư “đế” cho nó một câu như đánh đố:
 – Còn ví như đường trên trời bây đi có biết đường nào (dìa) không, bí rồi chứ gì, khà khà khà.
Nghe tía nói giỡn chơi như vậy,Trường “tấp” theo luôn:
-Ớ ở trên trời chừng nào tới phiên con “cầm lái” được hả tía, (dụ) đó có mấy ông Phi công lo rồi tía ơi.
 Chập tối thì ghe của tía con Trường cũng vừa cặp vào con kinh trước nhà, chưa kịp chống cái sào để neo chiếc ghe lại thì tía con thằng Trường nghe tiếng bà Tư rầy rà trên bờ kinh vọng xuống.
-Mèn ơi sao tía con bây (dìa) trễ dẫu (dậy) , ở nhà tao phập phồng lo muốn chết hà, có chuyện gì hông Trường.
 Ông Tư lúc này cũng đã tỉnh rượu ông lên tiếng:
-Có cái giống gì mà bà làm phát ớn hè, tui thả xong mớ dừa cho vựa Hai Cua, tiền bạc xong xuôi nó tặng cho mấy con Cua bự tui chực nhớ đến anh Bảy ghé ảnh lai rai bàn chuyện tương lai cho thằng Trường đó mà .
 Nghe chồng nói vậy bà Tư cũng mừng vì chuyến đi suôn sẻ, hơn nữa ghé lại thăm bạn bè “nối khố” của chồng mình thì bà cũng an tâm..
                          ***
  Thấp thỏm chờ Trường cả Tuần mà vẫn chưa có tin tức gì, Mỹ lấy làm khó chịu trong lòng, nó cứ đi ra đi vào khiến bà Năm cũng ái náy, bà khuyên :
 -Thôi kệ nó con, bữa nào nó (dìa) cũng được mà, chờ nó bao lâu rồi hôm nay chờ thêm chút nữa có chết thằng Tây nào đâu mà bây lo.
                     ***
 Ông Tư cứ cho Trường tháp tùng riết theo những chuyến chở dừa, lần nào ông cũng lấy cớ cho Trường gặp con Hạnh, lâu ngày “lửa gần rơm” chuyện gì đến cũng phải đến, khi tình cảm của hai đứa chín mùi thì thằng Trường đúng là kẻ “thấy trăng quên đèn”, dần dà tình cảm nó dành cho Mỹ cũng nhợt nhạt theo ngày tháng.
                         ***
  Vừa từ Sài gòn về tới, chẳng cần tắm rửa thay đồ Trường nhanh chóng đến nhà của Mỹ, Trường đặt quà mua tặng cho bà Năm và Mỹ lên trên bàn, nó lí nhí nói với bà Năm:
 -Con xin phép bác Năm cho con với em Mỹ ra ngoài có chút chuyện con muốn nói.
 Bà Năm Vàng vui vẻ chấp thuận, bà nói:
 – Ừ thì hai đứa cứ nói chuyện đi, bác đâu có cấm cản gì hai đứa đâu.
 Ngồi bên chiếc cầu khỉ nơi hai đứa từng hẹn hò, con Mỹ nó có linh cảm dường như hôm nay nó sẽ gặp Trường lần cuối, vì trực giác đã xúi cho nó cảm nhận được điều sắp xãy ra với hai đứa, với đôi mắt đượm buồn con Mỹ hỏi bâng quơ:
 -Anh đi Sài gòn (dui) không?
Thằng Trường nó cũng buồn không kém, với một chút ngại ngần hiện lên khuôn mặt nó không trả lời câu hỏi con Mỹ mà nó hỏi ngược lại:
-Em thấy anh có thật lòng thương em không?
– Tại sao hôm nay anh hỏi em câu này
–  Anh có nỗi khổ tâm anh sẽ kể hết cho em nghe để em thấu hiểu lòng anh.
 Mỹ như đang chạm phải dòng điện, nó giật bắn người vì nó linh cảm ngày chia tay của hai đứa đã thành hiện thực, nó đẫy nhẹ thằng Trường qua một bên rồi nghe Trường nói huyên thuyên, vừa thanh minh vừa tạ tội với người yêu, nó thú nhận vì tía nó đã cùng ông Bảy hứa hôn nhau từ trước, nó đành nhắm mắt chọn con Hạnh làm hôn thê trong ngày cưới của nó sắp tới cho dù trong lòng nó không muốn, nó sợ cãi lời tía má mình chẳng những làm cho họ buồn sanh bịnh thì nguy mà còn mang tội bất hiếu.
 Đất trời như sụp đỗ dưới chân, con Mỹ khóc ngất như chưa bao giờ được khóc, nó giận dỗi xô thằng Trường té bò càng rồi bất ngờ nó lao mình xuống dòng kinh để tự vẫn, mọi chuyện xãy ra nhanh chóng thằng Trường quá bất ngờ trở tay không kịp, nhưng bất chợt từ phía bên kia con kinh một người nhảy xuống nhanh chóng dìu con Mỹ lên bờ, dường như biết được mọi chuyện như người trong cuộc, thằng Phát nó theo dõi cặp tình nhân này từ lúc đầu nên khi thấy cớ sự nó liền ra tay làm “Anh Hùng cứu mỹ nhân”, thấy mình không còn lý do gì có mặt nơi này thằng Trường lủi thủi trở gót quay về như tên bại tướng nơi chiến trường.
 Thằng Phát bồng con Mỹ khi hai đứa quần áo còn ướt sũng, nó chạy u về nhà con Mỹ, thấy con gái mình trong tình trạng thê thảm này bà Năm cũng đoán được phần nào câu chuyện, trao con Mỹ lại cho bà Năm thằng Phát lặng lẽ ra về.
                          ***
  Đưa tô cháo cá cho Mỹ, bà Năm nói :
– Nè ăn đi con, má mới nấu đó, con ăn cho lại sức, con dại quá thằng Trường nó tệ quá thì thôi con nông nổi làm khổ thân mình chớ ai, à quên nữa sáng này má tính ra chợ xóm trên mua cho bây con cá lóc nấu cháo giải cảm, ai dè mới ra ngõ gặp thằng Phát nó lù lù xuất hiện, nó cho má con cá Lóc đen trui trũi luôn, cái thằng con trai vậy mà nó tinh tế ghê nhe bây, tao coi mòi nó quý con lắm, thôi nếu nó chịu bước tới thì con đừng làm nó thất vọng nghe con, thằng Phát coi (dậy) mà nó có tình lắm con.
 Bà Năm nói đến đây bà thấy nghèn nghẹn trong lòng, con Mỹ cũng tâm trạng như má mình, bổng chốc trong miền ký ức nó lóe lên câu chuyện chơi nhà chòi ngày xưa.
                        ***
Thằng Phát hôn lên môi cô dâu trong ngày cưới, cái đám bạn thời “xây lố cố” như thằng Tí, thằng Thiên, con Mận con Hà đều tham dự, khi thấy hai đứa âu yếm hôn nhau thì thằng Thiên chạy đến nói nhỏ cho con Mỹ và thằng Phát nghe:
 -Ê ông Phát, hồi đó tui nghe ông nói ông Mười kêu là lấy vợ chồng “Nhất gái lớn hai nhì trai lớn một”, (dậy) mà hôm nay dám hôn (dà) ôm gái lớn hơn ba nhe.
 Thằng Phát co giò đạp nhẹ chân thằng Thiên vì cái tội dám chọc quê mình, thằng Thiên làm bộ đau đớn la lên:
 -Bác Năm ơi thằng rể bác nó ăn hiếp con nè.
 Bà Năm cười thật tươi bà nói:
– Kệ tha cho nó hôm nay đi con, mơi mốt con “Trả thù” còn kịp mà.
 Bà con tham dự đám cưới nghe màn tấu hài bất đắc dĩ này họ cười ùa theo, lúc này con Mỹ thấy khóe mắt mình ươn ướt vì quá đỗi hạnh phúc.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Sep/2018 lúc 11:30am

Chuyến Tàu Vắng


Image%20result%20for%20Đám%20cưới%20Hoàng%20gia%20Anh%20%20xe%20tứ%20mã%20tiến%20vào%20Hoàng%20cung


Đám cưới Hoàng gia Anh được mệnh danh là đám cưới cổ tích giữa thế kỷ 21.

 

Đôi tân hôn ngồi trên xe tứ mã tiến vào Hoàng cung sau Thánh lễ Hôn Phối. Chàng là Bạch mã Hoàng Tử thứ thiệt, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cô dâu mặt rạng ngời hạnh phúc, chiếc áo cưới trắng tinh khiết, ẩn hoa trên nền vải, phủ tràn lên thảm như vạt hoa cúc trắng ngát, lãng mạn thanh tao. Mấy cô bé gái theo sau, áo đầm trắng xinh, đầu đội vòng hoa như những thiên thần nhỏ. Hình ảnh đám cưới tuyệt mỹ làm tôi vô cùng ngưỡng mộ.

 

Related%20image

 

Thuở còn là một cô bé, tôi theo mẹ đi dự tất cả những đám cưới được mời. Lúc nào cũng vậy, mẹ con tôi chỉ là những người khách bình thường, chẳng có chút thân thích gì với gia chủ, nên không bao giờ được tham gia vào việc tổ chức đám tiệc. Thuở ấy, niềm khao khát thèm thuồng nhất của tôi là được cùng với mấy đứa trẻ khác đi sau cô dâu nâng tà áo cưới dài lê thê. Đó là nghi thức trang trọng thời bấy giờ và cũng để tà áo không... quét đất.

 

Cô bé nào cũng thích được đi sau cô dâu nâng áo. Những đứa được chọn sung sướng hoan hỉ không thua gì ... chú rể. Chúng nó được mẹ trang điểm cầu kỳ: má hồng như cái bánh cam, môi đỏ chót, mắt lấp lánh kim tuyến, tóc uốn quăn tít. Được "cấp" một chiếc áo đầm trắng mới tinh, đầu đội vòng hoa. Được theo sau cô dâu ra giữa nhà thờ, trang trọng. Vì thế, đứa nào mặt mũi cũng hỉnh lên, căng thẳng nghiêm nghị như đang thi hành một sứ vụ vô cùng trọng đại mà chỉ có chúng nó mới làm được, làm tôi rất khát khao thèm muốn.

 

Một lần, gia chủ đám cưới là bạn thân của mẹ, thấy tôi vừa tầm với mấy đứa kia nên đề nghị cho tôi cầm đuôi áo. Biết được tin này, cô bé Ngân mừng rỡ sung sướng, nôn nao mong chờ đến ngày cưới hơn cả đôi tân hôn. Nhưng cuối cùng, họ gạt tôi ra để thay vào đứa khác. Con bé này ngay từ đầu không được chọn vì quá cao lớn, không đều một lứa. Nó về nhà ăn vạ, gia đình nó là bà con ruột với nhà đám cưới nên cuối cùng nó được thay chỗ tôi. Lần đó, tôi từ chối đi đám cưới với mẹ, ở nhà khóc cho đã, để không ai nhìn thấy.

 

Đó là số mệnh. Chữ "cưới" không có duyên với tôi. Lúc nhỏ không được cầm đuôi áo cưới. Lúc lấy chồng không được mặc áo cưới cô dâu.

 

Tuổi mới lớn, tôi bồng bột nông nổi cãi lời mẹ lấy một người, vì mẹ không chấp nhận nên cuộc hôn nhân không có đám cưới, không có nghi lễ hôn phối ở Thánh Đường và ... không có niềm vui, hạnh phúc, chỉ có nỗi buồn đong đầy nước mắt.

 

Năm tháng cuồn cuộn trôi. Khi chồng qua đời, tôi mới vừa bốn mươi, tuổi như bông hoa mãn khai, mặn mòi nhất của đời người phụ nữ. Lúc còn trẻ, tôi đuối trong cả núi công việc nhà với đám con, không còn thời gian soi gương chải tóc. Tôi để mình trở thành người đàn bà luộm thuộm già cỗi, dù thỉnh thoảng vẫn bắt gặp một vài ánh mắt nhìn theo vương vấn.

 

Khi bóng hoàng hôn thời gian buông xuống, con cái đã trưởng thành, yên ổn, tôi mới thấm thía nỗi cô đơn của mình. Hình như tôi chưa biết yêu và chưa được yêu đúng nghĩa. Dù không ít mối tình "chạy" ngang qua đời, cũng chỉ như những chuyến tàu vắng, ngừng lại sân ga, không người bước xuống. Người đứng chờ vô vọng, lầm lũi trở về chốn riêng, trăm năm cô đơn ....Mỗi lần đi ngang tiệm áo cưới, tôi kín đáo ngắm nhìn, so sánh kiểu này đẹp hơn kiểu kia và…chiếc nào vừa cho mình?

 

Mùa Thu, lá run rẩy lìa cành, cuốn bay theo cơn gió, xa lìa cội cây. Vầng trăng sáng vằng vặc, lẻ loi riêng một góc trời. Mùa Thu mang gió heo may về. Khi Thu tàn, Đông đem đến giá lạnh, mưa bão. Trời lúc nào cũng rưng rưng muốn khóc, thân cây khô đứng trân mình thảm hại trong băng tuyết, buồn…

 

Mùa đông chà xát, nghiến sâu vào thân thể người, bằng những cơn đau đớn trong xương khớp, làm khó thêm giấc ngủ. Bệnh khó ngủ thì suốt bốn mùa, tôi phải uống nước hoa Cúc hằng ngày để đêm có giấc ngủ ngon. Nhưng hoa Cúc đôi khi không tác dụng. Những đêm thức trắng, miên man tự hỏi mình những câu không lời giải đáp. Có khi tôi thấy mình "muốn" cũng hơi quá. Chẳng phải tôi đã sung sướng hạnh phúc hơn nhiều người rồi sao?

 

Không có những khát khao của bản năng. Tôi chỉ ước mong một người tâm đầu ý hợp, để cùng nhau đi đến cùng trời cuối đất và cuối…đời, thưởng ngoạn thiên nhiên tươi đẹp. Một bàn tay xoa dịu những cơn đau nhức khi đông về. Một cử chỉ ân cần chăm sóc. Một bờ vai để dựa khi nỗi buồn ập đến, một nụ cười để chia xẻ niềm vui. Một vòng tay ấm áp khi thu tàn. (Ước nhiều quá làm sao có?)

 

Có lẽ ông trời cảm thấy áy náy khi lỡ tay "đưa" cái số phận quá hẩm hiu lận đận cho tôi, bèn bù đắp bằng cách ban cho chút duyên ... dzùng, có sức lôi cuốn đối với người khác, để đời tôi bớt tẻ lạnh đìu hiu. Nên tôi có nhiều bạn trai (bạn là "con trai"). Nhưng tình bạn thường không lâu bền giữa hai người khác phái.

 

Người đến với tôi chỉ là thêm chút thi vị cho cuộc sống đơn điệu hằng ngày, bên những bà vợ quá khô khan, chỉ còn biết chăm lo cho con, cháu, không thèm "đếm xỉa" đến ông chồng ... quá cũ, quá nhàm và yên tâm "ngủ khỏe" vì đã được cấp giấy sở hữu trọn đời. "Bạn trai" coi tôi như "hồng nhan tri kỷ", nên khó giữ được tình bạn thuần túy. Khi họ có dấu hiệu bất ổn, là tôi … hô biến, vì họ đều có vợ, những người đàn ông tốt hay được lãnh "án" chung thân, phụ nữ sẽ không buông ra người chồng còn....sai được của mình. Đàn ông cũng chẳng ai muốn rời bỏ mái nhà quen thuộc, dù nơi đó còn là mái ấm hay mái đã lạnh.

 

Tôi không muốn làm người tình bên lề cuộc sống của họ, chia sẻ tranh giành chút tình cảm vốn đã rất ít ỏi trong trái tim đàn ông, lấy về phần mình không được bao nhiêu mà vương mang nhiều hệ lụy.

 

Khi nghe ai đó ca bài Lý con cua : Bắt con cua mà bỏ vô trong giỏ, nó kêu chàng hỡi, nó kêu chàng ơi. Chàng đà yên phận đủ đôi, thương thân thiếp lẻ loi một mình....Buồn đứt ruột, thảm sầu gấp trăm lần nỗi cô đơn hiện tại. Vì thế, tôi tự đặt ra ''luật" cho mình: không yêu người đang có vợ.

 

Tôi có hai người bạn, tuy họ chưa "mãn hạn", nhưng ở hai nơi rất xa (an toàn).

 

Một người ở phía tây bắc, chỉ liên lạc bằng email. Những giòng email ngắn ngủi, cụt ngủn trên máy mà đem lại cho tôi niềm vui thật. Bao giờ anh cũng mở đầu: Hôm nay vui hay buồn? ''siêng'' hơn thì thêm hai chữ: Ngân ơi, hôm nay vui hay buồn? và kết thúc bằng câu: Chúc Ngân có thêm một ngày vui.

Những câu chuyện không đầu không đuôi, vu vơ lãng đãng, khi vui vẻ sôi nổi, khi rời rạc hững hờ. Lúc đùa nhây nham nhở, lúc dí dỏm pha trò. Chúng tôi chọc ghẹo nhau hồn nhiên như bạn bè thân thiết hồi còn đi học. Tôi bướng bỉnh, tinh nghịch gọi anh bằng "bạn" hoặc bằng "bác". Đáp lại, anh kính cẩn "thưa" tôi bằng "cụ", cuối cùng anh đành xuống nước kèo nài: Ngân gọi bằng anh đi, gọi bác nghe ...già lắm.

 

      Lúc buồn, tôi mail cho anh chỉ mấy chữ: Hôm nay quá buồn, lập tức anh gởi file mp3 nhiều những bản nhạc tôi yêu thích và cả chính giọng anh hát. Lúc ấy tôi chưa nói chuyện bằng điện thoại với anh, nên chưa nghe được giọng nói, nhưng tiếng hát của anh thật tuyệt vời, truyền cảm, ấm áp: Chỉ cần một cơn mưa, là vai gầy thêm nữa, cho ướt môi mềm da, chỉ cần hạt mưa sa.....

 

      Bài này tôi nghe lần đầu tiên từ anh. Nhạc Phạm Duy có tầm lan toả rộng trong xã hội, tôi là người yêu nhạc và biết rất nhiều bài của Phạm Duy, sao không biết bài này? Tôi bỗng ghiền bài hát, hay là ghiền ...tiếng hát của anh, không biết…

 

      Mỗi đêm trước khi ngủ, tôi nghe anh hát như lời thầm thì ru giấc mộng: Khi xưa em gầy gò, đi ngang qua nhà thờ, trông như con mèo khờ, chờ bàn tay nâng đỡ. Ta yêu em tình cờ, như cơn mưa đầu mùa, rơi trên sông còn chờ, làm rụng rơi cánh hồng............

 

      Ngày tháng nhân lên sự gần gũi thân thiết, khi tôi chậm trả lời thư, anh réo gọi: Ngân ơi, Ngân đâu rồi? Ngược lại, khi check mail không thấy thư anh, tôi bâng khuâng...buồn, dù ''lá thư'' chỉ ngắn ngủi vài chữ, dù tôi không phải người tình, cũng chẳng là ''Hồng nhan tri kỷ'' của anh.

 

      Lúc buồn, coi lại thư cũ, những lời tếu táo dí dỏm làm tôi bật cười, vui. Chút vô tư trong trẻo như thời áo trắng, cách biệt bởi hai phương trời, thật mà ảo....

 

      Một người ở phía tây nam.

 

      Mỗi ngày vào giờ cố định, anh phone cho tôi. Giọng anh dịu dàng nhỏ nhẹ, anh hay cười, cho tôi cảm giác anh rất hiền. Chúng tôi nói chuyện mưa nắng thời tiết, chuyện xã hội xưa nay, chuyện trên trời dưới đất, cũng là những mẩu chuyện vu vơ, không đầu không cuối, cũng là hai phương cách biệt.

 

      Anh chiụ khó lắng nghe tôi kể lể nỗi buồn. Tôi đọc bài thơ của Trần huy Phương:

 

Nếu có một ngày em cảm thấy cô đơn.
Hãy về đây dựa vai anh mà khóc.
Kể cho anh nghe chuyện đời gai góc.
Chia bớt cho anh cảm giác xót xa.
Vì anh suốt đời là một sân ga,
đón nhận vui buồn con tàu em chở đến.
Dù có một ngày con tàu em thay bến,
thì sân ga sẽ vẫn còn đây,
rồi hôm nao sầu nặng dáng em gầy,
hãy trở lại dựa vai anh mà khóc....
 

      Tiếng anh thở nhẹ.

 

- Nghe sao buồn quá! Lúc nào cần... mình cho mượn vai.

 

      Anh luôn tìm cách làm tôi vui. Anh gởi những tấm hình mấy con thú hoang dã đẹp ngộ nghĩnh. Những đoàn tàu đi trong băng tuyết, hoang vu lãng mạn. Những bức tranh vẽ sinh động như hình chụp, đẹp tuyệt vời và cả một group nhạc xưa nay, với lời nhắn: Enjoy it em nhé. Tôi có ''người yêu'' xa nửa vòng trái đất, "yêu" nhau khá lâu nhưng chưa gặp mặt. Một lần, tôi quyết định đi gặp “chàng”. Khi trở về anh hỏi thăm:

 

- Sao rồi, gặp người ấy có vui không, hạnh phúc không?

 

Tôi nhăn nhó.

 

- Chán... phèo. Đến không vui, đi không buồn, lạt lẽo vô vị.

 

Anh ngạc nhiên sửng sốt:

 

- Sao kỳ vậy, dân pilot ngày xưa lãng mạn ga lăng lắm đó, vậy mà Ngân không vui sao?

 

- Ai biết, chắc tại...già nên ổng quên hết bài bản rồi, lãng nhách.

 

Anh băn khoăn:

 

- Vậy Ngân có... buồn không?

 

Tôi đáp gọn:

 

- Không buồn,

 

- Có cần mượn... vai anh khóc cho chuyện tình lãng… nhách đó không?

 

      Anh lúng túng trong cách xưng hô với tôi, nên khi xưng ''mình'', khi xưng ''anh'' ngại ngùng. Sự ngại ngùng dễ thương.

 

      Anh quan tâm hỏi han khi tôi buồn, chọc ghẹo pha trò cho tôi vui. Càng ngày anh càng rót mật vào giọng nói, ngọt ngào trìu mến. Lần này, chính tôi là người chao đảo chứ không phải “đối tượng phía bên kia” như truớc.

 

      Anh phone cho tôi thường xuyên gần như mỗi ngày, nhưng cuối tuần thì không. Đàn ông có vợ là thế. Cuối tuần và những ngày lễ phải lui về "cố thủ" gia đình.... Vậy thôi, niềm vui vay mượn chỉ có thế, được bao nhiêu hay bấy nhiêu!...

 

      Một hôm anh bất ngờ xuất hiện, tôi kinh ngạc xen lẫn mừng vui, hỏi một câu rất... thừa:


- Sao anh lại đến đây?

 

Vẫn giọng nói đùa.

 

- Đem... vai đến cho Ngân mượn.

 

Tôi vui vẻ:

 

- Không đúng lúc rồi, em đang vui nên không cần.

 

Anh nắm tay tôi kéo ra xe.

 

- Để anh đưa Ngân đến chỗ này.

Image%20result%20for%20lovely%20couple%20in%20autumn%20view

 

      Nơi đến là cánh rừng nhỏ. Ven rừng có vạt hoa Cúc trắng lóa bát ngát dưới nền trời xanh. Vài cơn gió nhẹ mơn man, làm dợn sóng trên những khóm hoa, hương Cúc hăng hăng thoảng trong gió. Tôi kinh ngạc trầm trồ:

 

- Đẹp quá, sao anh biết chỗ này?

 

- Anh trồng đó, để Ngân ra đây hái hoa về nấu uống cho dễ ngủ, thích không?

 

Tôi cảm động reo lên:

 

- Thích..., thích chứ, từ nay khỏi.... tốn tiền mua hoa khô của China

 

      Anh nhẹ vuốt ve mái tóc cụt ngủn, xơ xác phai màu của tôi, giọng chùng xuống:

 

- Vậy … em ráng chăm sóc cho nó mãi ra hoa mà dùng, anh chỉ làm được cho em bấy nhiêu thôi.

 

      Nói xong anh quay lưng lầm lũi bước. Tôi thảng thốt chạy theo với gọi. Anh cứ đi, không quay lại….

 

      Giật mình chợt tỉnh, thì ra tôi đang mơ mộng vớ vẩn. Tôi nhớ anh?! Tôi thấy lòng bất ổn!!! Tôi đang phạm “luật”của mình?!

 

      Hai anh là bạn của nhau. Chúng tôi là “mối tình tay ba” thuần khiết, vui nhộn, chia những tràng cười dòn dã cho nhau.

 

      Rồi sẽ đến lúc tôi phải chia tay hai người bạn thân thiết dễ thương này. Tình bạn giữa hai (ba) người khác phái thường không bền.

 

      Chuyến tàu dừng ở sân ga, không người bước xuống. Tôi lại trở về chốn riêng cô độc….

 

      ….Ta khác chi bến bờ hoang vắng, từng thu sang đợi mãi cánh buồm, ánh chiều tà chút nắng còn vương và mây trắng lững lờ bay mãi.

 

HT.Thanh Nga



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 22/Sep/2018 lúc 11:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 152 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.427 seconds.