Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 152 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/May/2023 lúc 9:38am
3757%20DoiMePTN%20Sthy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/May/2023 lúc 5:54am

Câu Chuyện Rơi Nước Mắt Về Mẹ Của Tiến Sĩ Toán Học Harvard

Tiến sĩ An Kim Bằng từng là học sinh nghèo nhất trường trung học số 1 Thiên Tân

Đây là câu chuyện có thật về người mẹ của tiến sĩ An Kim Bằng (Jinpeng An), người Trung Quốc, tốt nghiệp toán học tại Đại học Harvard. Câu chuyện xúc động về sự hi sinh của người mẹ dù đã được báo chí đăng tải rất nhiều nhưng vẫn khiến hàng triệu người phải rơi nước mắt mỗi lần đọc lại.  

*****

Ngày 5/9/1997 là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở khoa Toán, Đại học Bắc Kinh. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát của gia đình tôi. Mẹ tôi đang nấu mì sợi, chân vẫn còn tập tễnh. Mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân. Còn số bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm. 


Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, vô cùng nghèo khó. Tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà.  

Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi. Tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xóa sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó. 

Mẹ thương tôi đến mức đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi. Những khi mẹ vui vẻ là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích.Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.

Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng, trừ, nhân, chia và phân số, số phần trăm. Khi học tiểu học, tôi đã tự học để nắm vững Toán, Lý, Hóa của bậc trung học phổ thông. Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc trung học,tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà. 

Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ. Bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày. Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ đang định dắt con lừa con của nhà đi bán cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông lại đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã qua đời. Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa. 

Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa. Cất "Giấy báo nhập học" thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ. Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: 

- Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?

Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi: 

- Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học… 

Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu? 

 

Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: "Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi". Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào. Mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. 

Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa! 

Hàng xóm kể với tôi, mẹ dùng một phương pháp nguyên thủy và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, cũng không có tiền thuê người giúp, bèn gặt dần. Lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà. Tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to… Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm. Khi mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ đến chảy máu, đi đường cứ cà nhắc… Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: "Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu…". 

Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng, có lúc dành dụm không đủ còn phải giật tạm vài ba chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn. Nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn. 

Mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).


Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước soda) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ. Làm con của người mẹ như thế, tôi rất tự hào. 


Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: "Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa". 

Tôi bị nói lắp. Có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tôi đã thành người giỏi tiếng Anh thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ. Mẹ đã khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập. 


Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý. "Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới". Không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì. Tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những nỗi khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng! 

Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: tôi muốn phát triển toàn diện cả Toán, Lý, Hóa, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần phải phân tán rộng. Nếu giờ chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. 


Tháng 1 năm 1997, cuối cùng tôi cũng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia. Cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển, tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế. Nộp xong phí báo danh, tôi gói sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi: "Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?"

Tôi chả biết nói sao, vội đáp: "Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clinton em cũng chẳng thấy ngượng".


Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; sau đó công bố huy chương Bạc, cuối cùng, công bố huy chương Vàng. Người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: "Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!".  

Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức.  

Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ… Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, cuối cùng tôi đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi. Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt… Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng.  


Ngày 12/8, trường Trung học số một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này: 

"Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh thành và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách "Đại từ điển Anh - Trung" để học tiếng Anh. Mẹ không có tiền, nhưng vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng. Hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn 40 km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. 

Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ. Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. 

Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: "Mẹ ít văn hóa, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ". 

Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa... Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi".


Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn…


 Theo An Kim Bằng

Trí thức trẻ

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/May/2023 lúc 10:22am

Những góa phụ không chốn nương thân

https://baomai.blogspot.com/

Không biết đi đâu, không biết trốn vào đâu.

Một số những người Hindu bảo thủ nhất tại Ấn Độ tin rằng người phụ nữ nếu chồng đã chết thì cũng không nên sống nữa, bởi người phụ nữ đó đã không giữ được linh hồn chồng.

Bị cộng đồng xua đuổi, bị người thân bỏ rơi, hàng ngàn phụ nữ cơ cực tìm đường đến Vrindavan, một thành phố hành hương nằm cách Delhi chừng 100km về phía nam, nơi đã trở thành nơi nương náu của hơn 20 ngàn người phụ nữ góa.

https://baomai.blogspot.com/

Những người phụ nữ này không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải sống trong một khu vidhwa ashram (có nghĩa là khu trú ngụ cho các phụ nữ góa) do chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức NGO lập ra.

Mặc đồ màu trắng, họ biết rằng họ sẽ không bao giờ trở về nhà, và rằng đây là nơi mà họ sẽ nằm xuống khi lìa đời.

Dựa vào nhau để sống

https://baomai.blogspot.com/

Theo phong tục của người Hindu, một người phụ nữ góa không được phép tái hôn. Họ phải trốn trong nhà, tháo bỏ mọi đồ nữ trang và phải mặc đồ màu tang. Người đó trở thành nỗi ô nhục cho gia đình, mất quyền tham dự đời sống sinh hoạt tôn giáo và bị xã hội cô lập.

Nhiều phụ nữ góa bị nhà chồng đuổi đi, hoặc họ chủ động trốn đi. Họ tìm đến các thành phố lớn, nơi họ thường biến mất. Một số người đi tới thành phố thiêng của người Hindu, Varanasi, một số người khác tới Vrindavan, nơi mà người ta tin rằng Đức Krishna, vị thần Hindu được nhiều người phụ nữ góa thờ phụng, đã sống thuở thiếu thời.

Đàn áp

https://baomai.blogspot.com/

Những phụ nữ góa ở Ấn Độ luôn bị ruồng rẫy, bị ngược đãi. Sati có lẽ là tập quán cổ nhất và rõ rệt nhất minh chứng cho điều này. Bị những người thực dân Anh cấm áp dụng kể từ 1829, sati là một tập quán tang lễ cổ lỗ của Ấn Độ theo đó người đàn bà góa được trông đợi là phải gieo mình vào giàn hỏa thiêu xác chồng, hoặc tự tử bằng cách khác ngay sau khi chồng chết. Một khi chồng chết thì người đàn bà bị coi là không còn lý do gì để sống nữa.

Làm lại cuộc đời

https://baomai.blogspot.com/

Đến Vrindavan, nhiều người phụ nữ góa chồng cảm thấy mình hoàn toàn tuyệt vọng. Họ phải một mình đối diện với thế giới mà không có ai giúp đỡ. Bị xã hội gạt ra bên lề, bị gia đình ruồng bỏ, họ chờ đợi tới lúc chết trong cô đơn và nỗi căng thẳng tuyệt vọng. Thế nhưng từ từ từng chút một, họ được cộng đồng những người phụ nữ góa đón nhận, và hầu hết đã gượng lại được để sống, để thoát khỏi nỗi cô đơn.

Đức tin mãnh liệt

https://baomai.blogspot.com/

Gayatri đang làm lễ puja (lễ cầu nguyện buổi sáng) tại ashram Meera Sahbagini, nơi được thành lập từ 60 năm về trước và nay là nơi trú ngụ của 220 người phụ nữ góa chồng.

https://baomai.blogspot.com/

"Mỗi sáng, chúng tôi thức giấc lúc 5 giờ. Một số người ra bờ sông Yamuna để rửa ráy và làm nghi lễ puja đầu tiên. Sau đó, chúng tôi quay về ashram, hát các bài hát tôn giáo để ca tụng Sri Krishna và [bạn đời của ngài là] Radha."

Đoàn kết tương trợ

https://baomai.blogspot.com/

Sau khi hát bhajans (các bài hát tôn giáo) và cùng nhau cầu nguyện, những người phụ nữ bắt đầu các hoạt động thường nhật. Họ nấu ăn, hoặc là cho mình, hoặc làm trong từng nhóm hai, ba người, và rồi cùng ăn trong các căn phòng hoặc trong những hành lang của ashram. Sau đó, họ đọc các cuốn sách tôn giáo và cầu nguyện. Rõ ràng là đức tin có sức mạnh vô cùng to lớn, giúp họp đối diện được với những khó khăn mỗi ngày.

Người tử tế

https://baomai.blogspot.com/

Lalita, 72 tuổi, đã sống tại ashram Meera Sahbhagni được 12 năm.

"Tôi không bao giờ nghĩ rằng rồi đến một ngày tôi phải đi ăn xin. Nhưng khi chồng chết, tôi khi đó 54 tuổi đã bị người thân đuổi ra khỏi nhà. Tôi đã phải sống trên đường phố, và rồi gặp được một người đàn ông tử tế, người đã giúp tôi một tấm vé tàu tới Vrindavan. Tôi đến đây và không rời đi nữa."

Chống lại số phận

https://baomai.blogspot.com/

Ở đây, những người phụ nữ đứng bên bờ sông Yamuna vào lúc chiều tà để làm lễ aarti (là các lễ cầu nguyện và kỷ niệm truyền thống, được thực hiện hàng ngày). Một người quá sung sướng vì được ở đây, tới nỗi bà nhảy xuống dòng nước; những người khác giúp bà leo trở lại lên bờ.

Định mệnh nghiệt ngã

https://baomai.blogspot.com/

Tulsi, 68 tuổi, đang hát bhajan tại ashram. Bà là người sống tại một làng gần Kolkata. Gia đình nhà chồng đã lấy hết tài sản khi chồng bà chết. Tulsi bị buộc phải cùng các con tới sống ở một vùng rất nghèo, và một trong các con trai bà đã nhanh chóng đưa bà tới Vrindavan, ban đầu lấy cớ là để làm lễ cúng Thần Krishna. Sau khi thăm các ngôi đền, người con trai bảo bà hãy ở lại Vrindavan dẫu bà không muốn. Anh ta bỏ đi và không bao giờ quay lại. Nay, bà ở lại ashram đã được 12 năm.

Một linh hồn, một đường đời

https://baomai.blogspot.com/

Shanti Padho Dashi năm nay 91 tuổi, sống tại ashram Meera Sahbhagni. Bà là cư dân cao tuổi nhất ở ashram này, và đến từ vùng Tây Bengal. Bà tới Vrindavan từ 25 năm trước.

Ấn Độ đang dần tiến bộ hơn, cho nên hoàn cảnh của các phụ nữ góa chồng cũng đang trở nên khá hơn, dù là chậm chạp.

Tuy nhiên, chồng chết vẫn là điều bị coi là nỗi ô nhục ghê gớm, và tâm lý này đã tồn tại lâu tới mức nó khó có thể sớm biến mất, đặc biệt là trong các vùng nông thôn.

Nâng cao nhận thức và sự cảm thông

https://baomai.blogspot.com/ 

Mặc đồ màu trắng, các bà góa đi mua rau quả trên đường phố Vrindavan. Họ luôn bị xã hội ruồng bỏ, bởi họ bị coi là đem lại những xui xẻo. Một số người thậm chí còn tránh đi khi thấy một phụ nữ góa đi trên đường phố.

Nhưng trong những năm gần đây, các tổ chức NGO địa phương, như Sulabh International, đã giúp đỡ những phụ nữ góa. Không chỉ hỗ trợ về tài chính, các tổ chức còn tiến hành nhiều dự án và nhiều hành động trên truyền thông trên cả nước nhằm nâng cao nhận thức va sự cảm thông của xã hội đối với những người bị phân biệt đối xử.

Thay đổi cách suy nghĩ

https://baomai.blogspot.com/ 

Trong hình là các phụ nữ góa tại ashram Meera Sahbhagni tổ chức kỷ niệm Holi, tức lễ hội màu sắc. Cho dù tập quán chính thống không cho phép các phụ nữ góa được tham dự vào các lễ kỷ niệm, nhưng cách suy nghĩ này đang được thay đổi, và những người phụ nữ góa đã bắt đầu chống lại lệnh cấm.

Phá vỡ rào cản

https://baomai.blogspot.com/

Holi và tầm quan trọng của lễ hội này trong xã hội Ấn Độ là cơ hội hoàn hảo để những phụ nữ góa khẳng định một cách lớn tiếng và rõ ràng rằng họ muốn được tôn trọng. Trong lễ Holi, các rào cản xã hội bị phá bỏ và mọi người ăn mừng cùng nhau, không phân biệt những cách biệt tuổi tác, giới tính và địa vị xã hội.

https://baomai.blogspot.com/

Đó là lúc người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong xã hội cùng chan hòa, khi mà người ở giai tầng thấp kém được quyền sỉ nhục những người mà họ luôn phải cúi đầu suốt quanh năm.

Hy vọng cho ngày mai

https://baomai.blogspot.com/

"Hôm nay tôi rất vui vì có những người phụ này sống quanh mình, tôi không còn cô đơn nữa," Prema, 60 tuổi, nói. "Chúng tôi đã học cách sống với nhau, giúp đỡ nhau. Chúng tôi đã trở thành bạn bè, những người bạn thực sự, bởi chúng tôi đều biết những gì mà mỗi người trong chúng tôi đã phải trải qua. Chúng tôi hướng tới tương lai, không bao giờ muốn nhìn lại quá khứ. Chúng tôi không bao giờ nói về quá khứ hết."





Pascal Mannaerts
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/May/2023 lúc 11:37am

NEW - VĂN: MÙA XUÂN ĐỂ LẠI - Nhạc đệm VN & Ngoại quốc - 7/5/2023  <<<<<<

Lại%20đến%20với%20mùa%20xuân


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/May/2023 lúc 12:06pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/May/2023 lúc 3:28pm

Câu Chuyện Chiếc Nhẫn Của Một Người Tù - Kenneth Miller


Job%20training%20program%20for%20inmates%20stuck%20in%20the%20past,%20says%20prison%20watchdog%20|%20%20CBC%20News


Cuộc đổi chác diễn ra qua hàng rào dây kẽm gai tại trại tù Stalag VII-A của Đức Quốc xã trong Thế chiến 2. Bên kia là trại giam tù người Ý, bên này là trại tù binh đồng minh. Một người lính Ý có hai thỏi kẹo chocolat và gạ đổi chiếc nhẫn bằng vàng của Thiếu úy David C. Cox. Đói, Thiếu úy Cox thèm đường. Cơm tù chỉ gồm canh lểnh loãng đầy sâu và bánh mì đen lẫn cát .

Thiếu úy Cox nhìn hai thỏi chocolat thèm chảy nước miếng. Nhưng nhìn xuống chiếc nhẫn anh tiếc. Anh nhớ lại ngày anh có bằng phi công, ngày cưới vợ – cô Hilda tóc vàng xinh đẹp – và ngày lên đường theo đơn vị đi Âu châu bố mẹ cho anh chiếc nhẫn. Cox là con một chủ trại cưa gỗ làm ăn phát đạt tại Greensboro, bang North Carolina. Vào đại học chưa xong một học kỳ anh bỏ học nhập ngũ, đăng vào ngành Không quân của Bộ binh để học bay. Chiến tranh bùng nổ, Thiếu Úy Cox được điều qua Âu châu lái máy bay phóng pháo B-17 oanh tạc lục địa Đức và vùng Pháp bị Đức chiếm. Tháng Ba năm 1943 máy bay anh bị bắn cháy, anh liều chết lái máy bay đáp xuống đất Anh. Năm trong 10 phi hành đoàn tử thương. Thiếu úy Cox được ban thưởng Huy chương Bay Danh dự (Distinguished Flying Cross) một huy chương cao quý nhất trong ngành bay của quân đội Hoa Kỳ. Tháng 7 năm đó phi cơ anh bị bắn hạ trong vùng Đông Nam nước Đức. Thiếu úy Cox bị bắt khi dù vừa chạm đất. Anh bị giam tại trại Stalag Luft II, một trại tù dành cho sĩ quan Không quân đồng minh. Tại đây phòng trại tươm tất và ăn uống đầy đủ. Tù nhân có đủ thì giờ chơi thể thao, ca hát và hoạt động văn nghệ. Một số sĩ quan lợi dụng sự dễ dãi của trại bí mật đào hầm trốn trại. Vụ trốn trại năm 1944, có 76 tù nhân tham dự. Giám đốc trại ra lệnh biệt giam tất cả tù còn lại. Một Đại Tá Mỹ phản đối (cho là trái với quy ước Geneva về tù binh) bị viên sĩ quan giám trại bắn chết tại chỗ. Trong số 76 người đi trốn, chỉ thoát 3 người. 73 sĩ quan bị bắt lại. Đích thân Hitler ra lệnh xử bắn 50 sĩ quan chủ chốt bằng súng liên thanh .

Qua năm 1945 tình hình chiến tranh diễn biến thuận lợi. Phòng tuyến Âu châu xích dần về phía Đông mang đến một không khí lạc quan trong trại .

Thình lình khuya ngày 27 tháng Giêng năm 1945, giữa mùa Đông đầy tuyết và lạnh giá trưởng toán thông báo các tù binh phải sẵn sàng hành trang để chuyển trại trong vòng nửa giờ. Toán sĩ quan Không quân và hơn 10.000 tù binh khác bị buộc đi bộ suốt đêm hôm đó và 2 ngày kế tiếp. Ai không đi nổi bị bắn hoặc bỏ chết trên băng tuyết. Sau đó đoàn tù được xe chở như súc vật trong 2 ngày đêm nửa đến trại Stalag VII-A cạnh thành phố Moonsburg trong tỉnh Bavarian. Trại có khả năng giam 10.000 tù nhân, thì hiện có 80.000 sống chen chúc trong các khu nhà tiền chế và lều vải dơ bẩn.

Sau 2 tháng ở trại VII-A, Thiếu úy Cox – dù mới 26 tuổi – mất sức dần và nếu không có gì bổ dưỡng chắc anh sẽ bỏ mình trong trại giam.

Nhìn hai thỏi kẹo chocolat bên kia hàng rào dây kẽm gai anh biết đó là vật cứu sống mình. Vừa tháo chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay anh nghĩ đến Hilda và tất cả tình thương bố mẹ gởi gắm nơi chiếc nhẫn khi tiễn anh đi rồi chìa chiếc nhẫn qua cho người tù binh Ý.

**
Con trai đầu của Cox, David C. Cox Jr., làm nghề bán dụng cụ y khoa năm nay 68 tuổi thuật lại: “Chiến tranh chấm dứt, ở tù về Ba tôi thuê làm một chiếc nhẫn khác giống như chiếc nhẫn gốc để đeo, và mỗi khi kể chuyện tù cho con cái nghe ông không quên nhắc đến chuyện chiếc nhẫn đổi kẹo chocolat , đồng thời mân mê tháo nhẫn ra ướm lỏng lẻo vào ngón tay của chúng tôi và cười một cách thoải mái. Ông nói, chưa bao giờ ông thấy kẹo chocolat ngon như hôm đó. Để cho kẹo tan trên lưỡi, nuốt dần vào cuống họng, chất ngọt đi đến đâu mình biết đến đó thật là kỳ diệu.”

Tháng Tư năm 1945, Sư đoàn 14 thiết giáp của tướng George Patton chiếm trại tù VII-A. Thiếu úy Cox trở về North Carolina đoàn tụ với Hilda và 10 tháng sau Cox Jr. ra đời. Sau Cox Jr. có thêm em trai, Brad và một em gái, Joy.

Sau khi giải ngũ Thiếu Úy Cox cùng với một người anh mở dịch vụ đắp bánh xe cũ và trở nên giàu có. Cox Sr. mua nhà tậu xe, sống thoải mái, nhà không khi nào vắng bóng bạn bè, party, yến tiệc .

Bề ngoài Cox Sr. có vẻ thoải mái, nhưng không ai biết ông mang tâm bệnh do những phi vụ bỏ bom và những năm tháng tù đày căng thẳng, một chứng bệnh bây giờ gọi là bệnh “Loạn tâm thần do áp lực tinh thần” (Post-traumatic Stress Disorder- PTSD,) hồi đó y khoa chưa xác định bệnh trạng .

Mấy người con không biết cha bị bệnh chỉ biết ông càng ngày càng khó tính không chịu được. Buổi sáng nhại lính Đức canh tù ông rang rảng đánh thức các con dậy bằng cách hét vào tai chúng Raus, Raus (tiếng Đức Raus là dậy, dậy). Trong buổi cơm chiều nếu con hay vợ quên dùng ruột bánh mì vét dĩa cho sạch là ông đem chuyện đói trong tù ra giảng luân lý cho cả nhà nghe giờ này qua giờ khác. Sau giờ làm việc ông ngồi nơi phòng khách, trầm ngâm uống rượu, điếu thuốc không rời khỏi môi. Bà Hilda dặn các con đừng sinh chuyện gì trong những lúc đó. Một lỗi nhỏ là cớ để ông la mắng suốt buổi. Sau khi bác sĩ phát hiện bà Hilda bị bệnh khó thở (emphysema), ông Cox vẫn hút thuốc nhả khói đầy nhà làm cho quan hệ vợ chồng giữa ông bà trở nên lạnh nhạt dần. Ông nói: “Bà ấy bệnh chứ tôi có bệnh đâu mà bảo tôi phải bỏ thuốc lá.” Ở sở ông Cox sinh sự với nhân viên đến độ anh ông phải chia phần hùn và bảo ông nghỉ việc. Ông Cox đầu tư vào kinh doanh khác, nhưng thất bại và gia đình trở nên túng bấn.

Đầu thập niên 1960, khi Cox Jr. vào tuổi 16, 17, bệnh tình ông Cox trở nên nặng. Ông uống rượu nhiều hơn, nếu không la mắng vợ con thì ông ngồi yên miệng lẩm bẩm về những phi vụ bỏ bom xuống những người dân vô tội.

Năm 1984 bà Hilda qua đời, Ông Cox đưa chiếc nhẫn giả cho Cox Jr đeo. Mỗi khi nhìn chiếc nhẫn lỏng lẻo nơi ngón tay, David Jr. vừa tự hào vừa buồn vì cha. Năm 1993 bác sĩ xác định ông Cox bị “bệnh lú lẫn” (dementia) và David đưa cha vào một khu giúp nuôi người bệnh (***isted-living facility) tại thành phố Raleigh. Năm sau ông Cox 75 tuổi bị đột quỵ qua đời.

**
Mười chín năm sau Mark Turner và vợ Mindy ở Kansas dọn gia đình qua định cư ở Hohenburg, một khu phố nhỏ ở thành phố Ansbach, Đức quốc. Mark Turner, 45 tuổi vừa được nhận làm kiểm soát viên không lưu tại căn cứ Không quân Hoa Kỳ ở Ansbach. Cạnh nhà là hai vợ chồng người Nam Tư, quốc tịch Đức. Martin Kiss là họa sĩ chuyên vẽ hình nhà thờ và có một khu triễn lãm tác phẩm trong nhà. Ông Kiss tuổi quá lục tuần, tính tình cởi mở, đẹp lão và cặp vợ chồng Martin, Regina rất hiếu khách.
Một buổi tối tháng Bảy năm 2013, vợ chồng ông Kiss mời vợ chồng ông bà Turner dùng cơm tối và xem phòng triễn lãm tranh. Sau bữa cơm trang nhã ngon miệng, ông Kiss hướng dẫn khách xem tranh. Tranh gồm nhiều hình Chúa hy sinh trên cây thánh giá làm bằng gỗ và thạch cao, hình lịch sử truyền giáo tại Âu châu qua các thời kỳ hưng phế, và tranh họa các nhân vật tôn giáo.
Trước khi tiễn khách ra về, ông Kiss vào phòng mang ra một hộp plastic nhỏ và nói với ông bà Turner : “Tôi có vật này muốn ông bà xem cho biết.” Ông Kiss mở hộp lấy ra một chiếc nhẫn bằng vàng, trên có chạm hình một chiếc máy bay cánh quạt, một con ó và mấy chữ Anh. Ông Kiss kể chuyện rằng, ông sinh ra và lớn lên tại Nam Tư dưới chế độ cộng sản. Ông bà nội ông có một khách sạn nhỏ bên bờ sông Danube và sau đó để lại cho bố mẹ ông trông coi. Năm 1971 ông di cư sang Tây Đức hành nghề họa sĩ. Trước khi đi, bà nội cho ông chiếc nhẫn này nói là của một người lính Nga thế tiền thuê phòng khách sạn của bà trước khi về nước. Bà nội ông nói chiếc nhẫn có thể mang lại may mắn cho ông. Nếu không qua Đức bán đi cũng có ít Đức Mark mà xài.

Thời gian đầu ông Kiss đeo chiếc nhẫn để cầu may như lời bà nội. Sau đó ông tháo cất đi sợ nghề vẽ của ông làm dơ chiếc nhẫn. Ông vẫn thắc mắc về gốc gác của chiếc nhẫn. Trên nhẫn có ghi dòng chữ “Mother & Father to Davis C. Cox Greensboro, NC. 10-4-18-42” nên ông đề chừng rằng nó là của một quân nhân Mỹ.

Ông Kiss nói với Mark Turner: “Ông có thể giúp tôi tìm ra chủ của chiếc nhẫn hay ít nhất là thân nhân của ông ta không ?” Ông Turner hứa sẽ làm.

Vào Google trên máy điện toán, Mark Turner tìm thấy một luận án cao học của ông Norwood McDowell viết về hành động anh hùng của một phi đội do Thiếu úy Cox chỉ huy trong thế chiến 2, trong đó vỏn vẹn có 4 dòng nói về chiếc nhẫn và hai thỏi kẹo chocolat . Mark Turner E-mail hỏi ông McDowell có biết ông David C. Cox hiện ở đâu không và ông McDowell cho biết ông là con rễ của David Jr. con trai của Thiếu úy Cox trong luận án, và nói luận án của ông dựa vào cuốn nhật ký chiến tranh của David Cox cha để lại sau khi qua đời. Mark E-mail cho David Cox Jr. kể tự sự chiếc nhẫn ông đang có trong tay. Cox Jr. thuật lại rằng, “đọc mail tôi thấy lạnh người, tưởng là mộng mị. Tôi không tin mắt mình.”

Để kiểm chứng hai bên E-mail qua lại trao đổi hình của chiếc nhẫn thật và chiếc nhẫn giả. David Jr. giải thích các con số chạm trên chiếc nhẫn là ngày sinh của cha và năm ông ấy nhận chiếc nhẫn. Thiếu úy Cox sinh ngày 4 tháng 10 năm 1918. Trong một mail khác David Jr. gởi ông Kiss xin nhận lại chiếc nhẫn và bồi hoàn theo thời giá. Ông Kiss từ chối không nhận tiền bồi hoàn kể cả lệ phí bưu điện.

Hai tuần sau, ngày 16/8/2013 David Jr nhận được chiếc nhẫn trong một chiếc hộp. Ngày mở hộp David Jr gọi đủ vợ con, gia đình em gái gồm Joy, chồng, 3 con và ba nhà báo. Người em trai đã chết năm 1999 vì chứng nghiện rượu. Ông run run kéo chiếc nhẫn ra khỏi lớp giấy bọc sau cùng, trong khi em gái ông kêu lên “đẹp và kỳ diệu quá!” qua nước mắt.

David nói: “Cha tôi thấy chiếc nhẫn này lần cuối cùng khi trao nó qua hàng rào giây kẽm gai. Phải chi ông còn sống để thấy nó trở về như chuyện trong mơ!”

David chưng hai chiếc nhẫn thật và giả trong tủ kính nơi phòng khách. Thỉnh thoảng ông mang ra cho bạn bè thân thiết xem và nói ông sẽ giữ nó cho con cháu như bằng chứng của một phép lạ.

David tâm nguyện khi điều kiện cho phép ông sẽ sang Đức thăm hai cặp vợ chồng tốt bụng Mark-Mindy và Martin-Regina. Ông nói món quà tôi sẽ mang theo là kẹo chocolat.

Trần Bình Nam phóng thuật



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Jun/2023 lúc 1:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jun/2023 lúc 1:21am

Chuyện Một Người Con Gái Tên..


Dù đã gần tám bó, mắt mờ, gối mỏi, tôi vẫn không quên được người con gái ấy. Phải nói là không thể. Nàng đẹp, đương nhiên, mà giá như không đẹp, tôi cũng vẫn cứ yêu nàng.

Nàng sinh ra là để được yêu.

Một người con gái có mái tóc phương đông đà đuột, có đôi mắt ướt át như cánh đồng sau cơn mưa, có giọng nói nũng nịu nồng nàn, cứ mở miệng ra là “xời ơi, anh Hai, anh Hai” ngọt xớt như đường phèn, bảo sao mà không yêu cho được.

Nàng là hiện thân của tuổi trẻ yêu đời, lúc nào cũng vui tươi nhí nhảnh. Nàng có một sức hút kỳ diệu, trông thấy là không thể không yêu.

Đã có những ngày chúng tôi tay trong tay cùng nhau đi dạo dưới ánh nắng phương nam rực rỡ. Đã có những đêm, say khướt nằm kề bên nhau chỉ để chờ sáng, đi tiếp. Nàng mạnh mẽ nhưng dịu dàng. Nàng âu yếm nhưng không lơi lả. Lúc nào nàng cũng hào sảng ban cho tôi một nụ cười. Chỉ có thế thôi và tôi cũng cần chỉ có bấy nhiêu, là đủ.

Nàng quá đẹp, mỗi ngày một đẹp hơn, nên lượng sức mình, tôi không dám và cũng không thể chiếm đoạt nàng làm của riêng. Nàng cũng vậy, không muốn mình là của riêng ai. Nàng nói: “Xời ơi, lấy chồng sớm làm gì, em mới có hai mươi tuổi thôi mà!”

Hai mươi tuổi hay bóng bẩy là hai mươi mùa xuân. Ở tuổi này, nhịp đời đi rất chậm. Nàng vẫn cứ đủng đỉnh dạo bước bên bờ kênh tương lai.

Có ngờ đâu, khi nàng kiêu sa bước vào mùa xuân thứ hai mươi mốt, đất trời bỗng một phen mù mịt. Và trong cảnh “trong thành ngoài lũy tan hoang”, nàng bị ép buộc phải lấy một ông chồng già, đúng hơn là một cái xác chưa chôn, giống như nàng Kiều bị Hồ Tôn Hiến ép gả cho thổ quan.

Có chuyện quái dị như thế vì người ta nghĩ rằng, không thể để một người đàn ông sống cả một đời dài lừng lẫy mà không kiếm nổi một cô vợ. Cho dù là một cuộc hôn nhân giả chỉ để làm ra vẻ nghĩa tình với người đã khuất, người ta vẫn nổi trống, dựng cờ, ca nhạc rình rang suốt cả ngày lẫn đêm. Rồi một sáng tháng năm, nàng bị áp giải lên xe hoa, từ đó bị thay tên đổi họ.

Và thế là hết, đã hết, một đời người con gái.

Vì cho rằng nàng đã có một thời ăn chơi sa đọa, có hàng tá tình nhân, nên nhà chồng cư xử rất cay nghiệt. Trước hết, họ xởn cái mái tóc đà đuột của nàng, đốt bỏ hết áo quần là lượt xưa cũ, cấm nàng hát ca, nhất là những bản nhạc mà họ cho là ủy mị. Rồi họ bắt nàng phải xắn quần lội xuống bùn để vớt bèo nuôi heo, tối đến còn phải ngồi bó gối để nghe giảng dạy về nghĩa vụ làm vợ, dù là vợ góa.

Nàng khổ, chưa bao giờ khổ như thế. Nàng nhục, cũng chưa bao giờ nhục như thế. Nhưng nàng không gieo mình xuống sông Đồng Nai như nàng Kiều. Nàng cố nhẫn nhục chịu đựng để mà sống.

Trông thấy nàng tóc tai bơ phờ, xanh xao đói khát, tôi xót xa lắm. Nhưng cũng chẳng biết làm cách nào để cứu giúp nàng, vì tôi cũng đang đói rách, còn hơn cả nàng.

Thế rồi, tôi bị cấm tới gần vì cái tội đã có một thời dám yêu nàng. Tôi bị quẳng vào rừng núi để sống đời hoang dã. Dễ chừng từ đó đến nay, đã bốn mươi năm. Tôi thì tóc đã bạc, nàng cũng chẳng còn trẻ trung gì.

Hôm vừa rồi, nhân sự cấm cản lơi lỏng, tôi đánh bạo xuống núi tìm gặp lại nàng. Tôi không tin vào mắt mình nữa. Nàng quá khác xa ngày ấy. Không còn là một người con gái phương Nam thon thả, đôn hậu, mà là gì nhỉ, khó nói quá. Nửa giống như bà phán Cảnh của Vũ Trọng Phụng, nửa giống như Tú Bà của Nguyễn Du.

Thật đấy, bây giờ nàng ô dề, lưng to như cánh phản và đúng là nhờn nhợt màu da, cao lớn rất đẫy đà. Tóc nàng nhuộm đủ màu kiểu Đại Hàn, mũi đương nhiên là gọt sửa. Nhưng cái điều kinh khủng nhất khiến tôi phải ngộp thở là nàng bơm ngực và bơm mông, trông cứ như con voi bằng cao su trong truyện của nhà văn khôi hài đen người Ba lan.

Thì thôi, cũng đành một nhẽ, đàn bà ai chẳng muốn nhờ dao kéo làm đẹp. Cái thay đổi về thể xác tuy vậy cũng không đáng buồn bằng thay đổi của tâm hồn. Hóa ra là, sau một cơn bàng hoàng đến điên đảo vì lấy phải một ông chồng già đã chết, nàng bỗng nhận ra trong cái rủi lại có cái may: vì trong đêm động phòng hoa chúc nàng ngủ thẳng một mạch tới sáng, chẳng một ai động đến cái ngàn vàng của riêng nàng. Lấy chồng mà vẫn còn gin, lại thêm nhờ tai tiếng, à không, nhờ danh tiếng của chồng, nàng đủ thông minh để bước lên ngôi vị của một bậc phu nhân mệnh phụ. Giờ đây, tuy xộc xệch xấu xí, nhưng miệng nàng là miệng nhà quan có gang có thép, hô một tiếng có cả trăm đứa dạ rân.

Đương nhiên, nàng chẳng thèm nhìn mặt tôi. Nàng chỉ tiếp những khách đã được chọn lọc và lên lịch trước cả tuần. Ưu tiên số một là khách ngoại quốc, những Mỹ, Nhật, Pháp, Anh…những kẻ chẳng những vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa mà còn quen thói bốc rời, trăm nghìn đổ một trận cười như không. Những lúc ấy, ngộ nghĩnh thay mà cũng đau đớn thay, nàng õng ẹo như một mụ đĩ già để… xin tiền!

Tiền! Tiền!, giờ nàng chỉ biết có tiền!

Ngày xưa, bạn cũng đâu có ngờ phải không, nàng chính là người con gái đã nhiều phen làm bạn chết mê chết mệt đấy, có tên gọi dễ thương, là Sài Gòn! ( bỏ thành . . . ?)

Khuất Đẩu

* những chữ in nghiêng, mượn tạm của Nguyễn Du, ai cũng biết.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2023 lúc 5:41am

Phúc Hậu...

"Bà%20mẹ%20ma"%20Lâm%20Tâm%20Như%20dịu%20dàng%20mà...%20đáng%20sợ

Chẳng ai khen một người trẻ phúc hậu vì như thế từ xinh đẹp sẽ bị đào thải trong nhóm từ miêu tả nhan sắc. Người ta khen một cô gái xinh đẹp và khen một bà lão phúc hậu là chuyện tự nhiên như người ta hít thở, nhưng tôi có suy nghĩ không được bình thường như mọi ngưởi nên từ bé tôi đã nghĩ bạn Thùy trong lớp tôi là người phúc hậu. Rất quê mùa người bạn học khi những bạn gái khác đã biết cắt tóc, uốn tóc cho giống tài tử này, nghệ sĩ nọ, diện những bộ quần áo đi học không hợp thời cả nước đói nghèo, toàn trường mụ mị – thì Thùy búi tóc củ hành như bà nội bà ngoại ở nhà, quần đen áo sơ mi chẳng kiểu cọ gì và đôi dép nhựa tái sinh đến lớp mỗi ngày. 

 

Lớp có tôi với Thùy là hai học sinh thường đi học sớm nhưng trái ngược nhau mọi chuyện. Tôi có thói quen dậy sớm từ nhỏ dù tối hôm trước đi ngủ sớm hay muộn thì sáng hôm sau vẫn dậy sớm, có lẽ do hồi nhỏ dậy sớm để đi bắt dế nên quen giấc từ nhỏ; tới lớn lên, tôi thích sương sớm mong manh như giấc mơ đêm qua còn vương lại, thích không gian chưa tỏ mặt người lúc sáng sớm, tôi thích con đường quen bỗng thấy rộng ra vì vắng người nên tôi thường đi học sớm. Nhưng khi chuông vào lớp reo lên thì tôi lại hay lặng lẽ phóng qua cửa sổ lớp học và biến mất vào rừng cây bạch đàn sau trường làng tôi. Tôi thích ngồi lặng yên ngắm nhìn nắng lên, lớp sương mỏng trên nhành cây ngọn cỏ vội tan, không gian chưa tỏ mặt người sẽ rõ mồn một vạn khổ với con đường quen thức giấc, tất bật mọi người lam lũ như nhau, và giấc mơ thăng thiên… Ngược lại Thùy đi học sớm để quét lớp. Bạn ấy vì học giỏi nên được làm phó lớp học tập, chẳng dính líu liên quan đến đoàn đội gì hết. Bạn ấy nhắc nhở và giúp đỡ tất cả bạn học trong lớp hoàn thành những bài tập ở nhà, chuẩn bị những gì cần thiết cho bài học mới. Cái lý do bạn ấy đi học sớm để quét lớp mỗi ngày vì bạn ấy nhắc nhở bất cứ bạn nào trong lớp, ngày mai bạn phải đi học sớm một chút vì tới phiên bạn quét lớp thì tất cả các bạn trong lớp hầu như có câu trả lời giống nhau là tao thức dậy cho đừng trễ học còn không nổi, làm sao đi học sớm được. Cuối cùng là cả lớp bị trách phạt vì rác rưởi trong lớp, bàn ghế không ngay hàng thẳng lối.

 

Vậy là có những buổi sáng ngoài sân trường còn vắng hoe, ngoài khung cửa sổ lớp học líu lo tiếng chim sâu, chim trảo, trong lớp học còn tờ mờ, tiếng muỗi còn vo ve góc phòng, dưới gầm bàn học; tiếng chổi chà của Thùy quét lớp như tiếng bà ngoại hay bà nội quét lá trên sân ở nhà; tôi kéo cái bàn học này cho ngay ngắn lại, sửa lại cái băng ghế ngồi kia cho đúng vị trí, tạo thành hai dãy bàn học ngay ngắn. Phòng học sạch sẽ, sáng sủa, khang trang nhờ công lao của Thùy, tôi chỉ góp một bàn tay với người bạn tôi quý mến chứ tôi chả thiết tha gì với việc học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, nên khi bạn học vào lớp đông đủ thì tôi sẽ biến mất vào rừng bạch đàn.

 

Rồi mấy mùa mưa nắng ở ngôi trường chuồng bò vì mái tranh vách đất, mưa giột đều những giột mưa lên trang vở học trò, bữa tiệc chia tay nghèo nàn cuối cấp diễn ra. Nhiều bạn học từ đó không gặp lại như tôi chỉ nghe tin đám cưới Thùy qua một người bạn học khác khi gặp nhau trên phố. Hai thằng ghé quán cà phê gò mả ở lăng ông Bà Chiểu, tên bạn tôi luyên thuyên chuyện trường xưa bạn cũ một lát thì hắn ngủ ngồi để lấy sức đi làm đêm vì đêm mới có điện để làm việc và đêm mới có việc cho những thằng trốn nghĩa vụ quân sự như bọn tôi sau hoà bình. Tên bạn tôi ngủ ngồi như hoàng đế không ngai, nó ngủ ngon tới cất tiếng ngáy giữa ban ngày ban mặt. Tôi ngồi xem ông Bùi Giáng đang nói tiếng tây, ông cua bà bán gánh trái cây làm vui nhộn quán trưa đến trở thành một kỷ niệm về Sài gòn trong lòng người biệt xứ.

 

Tôi ngồi cà phê gò mả rất nhiều lần, nhưng lần đó tôi suy nghĩ về Thùy sau mấy năm học chung và cũng đã mấy năm không gặp từ khi ra trường. Không biết cà phê bắp rang thời ấy đã khơi nguồn sáng tạo hay chỉ quá khích tư duy vì sau khi nghe tin Thùy đã lấy chồng, tôi mừng cho bạn tôi vì tôi biết cả người chồng của bạn Thùy là một người bạn đá banh với tôi từ nhỏ. Mừng cho cả hai người bạn hiền lương và tốt bụng vì chồng của Thùy là thằng bạn tử tế nhất trong đám bạn đá banh bởi sau mọi buổi đá banh thì nó đều đem trái banh về nhà nó để chà rửa sình đất rồi phơi nắng cho đừng hư da, nếu bung chỉ khâu thì nó khâu vá lại trái banh để lần sau đá tiếp. Nhưng trong dòng suy nghĩ miên man về bạn cũ hôm ấy, tôi đã chọn Thùy là khuôn mẫu cho người bạn gái chưa có của tôi vì ký ức tuôn trào về những tờ mờ sáng chỉ có tôi với Thùy trong lớp học chưa có ma nào vào. Những lời khuyên nhủ cố gắng học hành của Thùy không giữ chân tôi lại lớp học được, những giúp đỡ thiết thực như bạn đưa tập cho tôi để tôi chép bài cho bạn chứ bạn trốn học hoài, những lời nữ tính thiết tha như tôi có củ khoai luộc trong cặp tôi đó, bạn ăn đi, sáng nay tôi không đói. Câu nhớ đời về Thùy làm sao quên được một sáng tinh mơ, Thùy bảo tôi, “Nè, ba tôi mới cho tôi chút tiền, tôi chia cho để mua đồ ăn sáng, đừng mua thuốc hút đó nha…” Lần đó tôi bật miệng nói tự đáy lòng với Thùy, “con cảm ơn ngoại.” Từ đó bạn bè lấy chuyện tôi với Thùy làm chuyện cười trong lớp, nhưng sao hầu hết mấy thằng con trai đều gọi Thùy là ngoại, tiếng ngoại nghe thật thà, trìu mến đến quên tiếng Thùy là tên bạn ấy. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất tự nhiên như “mày đưa bài tập làm văn này của tao cho ngoại dùm tao. Tao đi đá banh.” Thằng bạn bị nhờ cãi cự cũng tự nhiên như tôi gọi Thùy là ngoại, nó tự nhiên nói, nói rất tự nhiên, “Ngoại chửi tao đó. Tao nhận bài dùm mày là tiếp tay cho mày trốn học. Ngoại bị cô chủ nhiệm chửi vì mày nhiều lắm đó, mày biết không?” 

Biết thì sao không biết thì sao? Ngoại đi lấy chồng, không biết trong lòng ngoại có còn mấy thằng cháu trai chung lớp, thằng gây phiền toái cho ngoại nhiều nhất cũng là thằng thương mến ngoại nhất. Ngoại tôi không đẹp như tài tử xi nê vì gương mặt quê như củ khoai trong cặp táp, không nổi đình nổi đám như hoa khôi ngoài sân trường, nhưng ấm lòng du tử biết bao nhiêu…

 

Nhớ phương trời phiêu lãng đã quên, tôi nhủ lòng một hôm nào về nhà, cũng là về quê, tôi sẽ ghé thăm ngoại, chúc phúc cho hai người bạn hiền của thời đi học trường làng, nhưng duyên không đủ để gặp lại họ thì tôi lại đi, và đi; càng đi càng xa nhà đã đành, nhưng đi mãi mới biết càng đi càng xa mình, xa tới nay dường như đã không còn biết mình là ai nữa! Nhưng ngồi nhìn mấy tấm hình của thằng bạn trường làng năm xưa, nó lặn lội từ bên Úc về thăm quê một lần để khấu đầu tạ tội với mồ mả ông bà cha mẹ, nó tập hợp bạn cũ trường xưa gặp lại nhau một lần. Nó gởi cho tôi vài hình ảnh bạn xưa khi nó đã trở về Úc, người bạn đầu tiên tôi nhận ra trong ảnh chính là Thùy, một bà già tóc bạc như mây, hồi trẻ thuộc loại có da có thịt thì về già vẫn thế, đặc biệt gương mặt, nụ cười phúc hậu không thay đổi, thậm chí phúc hậu hơn xưa vì mái tóc bạc như mây quá đẹp lão. Tôi lại bật ra tiếng lòng, “con cảm ơn ngoại”, rồi tôi cười tôi một mình. Hồi xưa cảm ơn mấy đồng bạc nhỏ Thùy chia cho mà tiếng lòng bật khẩu, “con cảm ơn ngoại”. Ngoại dặn không được mua thuốc hút nên nhịn thèm từ sáng tới tối không mua thuốc lá, tưởng sao tới đi trực trường ban đêm thì lại hùn với mấy thằng bạn… đi mua chai rượu. Rượu đế quốc doanh hồi sau hoà bình đúng là nước mắt quê hương. Mấy thằng nhóc lần đầu uống rượu, uống vô, thằng nào cũng khóc. Khóc mày đi tao ở, biết chừng nào gặp lại! Chuyện vượt biên thời ấy giấu như mèo giấu cứt nhưng uống vài chung nước mắt quê hương thì khóc thương nhau mày đi tao ở như thằng bạn bên Úc nhắc tôi… “mày nhớ không? Bữa đó tao khóc quá trời, tại thương bạn bè quá. Cũng hên là mấy hôm sau, gia đình tao đi thoát chứ bị bắt thì ông già tao lột da tao cái tội uống vài chung… nước mắt quê hương.” 

Nhưng nay “con cảm ơn ngoại” khác xưa đã nhiều. Xưa cảm ơn ngoại mấy đồng bạc nhỏ mà tấm lòng chia chung quá lớn. Nay con cảm ơn ngoại củ khoai luộc trong cặp táp năm xưa vì tới giờ con hãy còn no. Cảm ơn trời phật luôn ban cho những kẻ đã đến đường cùng một người tử tế để vực dậy, để đứng lên, để biết ơn, mang ơn thì mới ban ơn được cho người khác.

 

Ngoại tôi phúc hậu trọn đời. Tôi đi tìm người phúc hậu như ngoại đã bạc cả đầu vẫn chưa đủ duyên để gặp. Âu cũng là số phần như Tiên Điền phán, bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao…./.


Phan
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2023 lúc 3:00pm
Làm%20con%20nên%20thấu%20hiểu%20nỗi%20lòng%20cha%20mẹ

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jun/2023 lúc 3:39pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2023 lúc 2:36pm

Nói Với Con Gái



1.

Con gái,      

Nhớ ngày nào trạc tuổi con, cha đã bước đường xa xứ, đã chợt ngập ngừng học ngôn ngữ thứ hai; đã gác bỏ mọi ước mơ một thời tuổi trẻ, làm đủ mọi nghề để dành cuộc sống cho con.

Con nhớ, con người không phải là loài nhai lại. Nếu cha có nhai hoài những quá khứ tủi buồn, cũng chỉ rút máu xương mình cho da thịt con tươi thắm ngày sau!

Cha nâng niu bàn tay con thơ dại, như trân trọng những gì có được hôm nay; và càng quý trọng hơn những gì mình đã mất trên mỗi bước đường để lai.

Con lớn lên, một đời không hề biết mặc cả. Nhưng con gái ơi, mỗi nụ cười con  là cha phải nghiền nát trái tim mình. Nơi con sinh ra, lớn lên và gọi quê hương với cha vẫn là xứ lạ, bởi một nơi xa, cha còn gửi mãi một trái tim. 

2.

Con gái,

            Phải xin lỗi con, cha đã không tạo cho con một dáng hình “nhan sắc chim sa”. Mà lo gì phải không, thời đại con dễ dàng “mua nhan sắc” bằng tiền – nhưng làm sao con mua được vẻ đẹp tâm hồn, điều duy nhất cha cho.

            Con ơi, đừng bao giờ như loài chim biết nói, cứ lập lại những điều cha dạy hôm qua. Hãy nói bằng tiếng nói của chính con, bằng đôi mắt và trái tim con trải nghiệm, bằng cuộc sống hôm nay và ước mơ ngày mai con có được.

            Đời sống đâu phải cứ theo mùa như lá, mỗi đầu mùa là sẽ trổ những chồi non. Con phải tự mình tìm kiếm những mầm non, để gieo hạt cho mùa sau những trái.

            Với cha, tình yêu là tất cả. Đừng sợ thiệt thòi và tận hưởng thú đau thương! Hãy yêu bằng tất cả trái tim, tất cả đam mê, tất cả những gì con có, để mai này con sẽ không nuối tiếc một đời trôi.

Nếu con thật sự yêu cha, hãy yêu người bên cạnh. Như cha một đời cứ yêu mãi người dưng. Tất cả mai này hạnh phúc đời con, chính là tình yêu lớn nhất từ con cha có.

            Cuộc sống tuyệt vời là điều không biết trước, không phải những điều cứ lập lại những hôm qua. Biết trước ngày mai là điều tồi tệ nhất, nên con gái cha, hãy luôn mở lòng đón nhận mọi rủi ro, vui buồn sẽ đến của ngày mai.

            Mỗi sáng soi gương, chuẩn bị một ngày mới, con đừng tưởng đã nhìn thấy mình thật sự trong gương. Đó chỉ là bóng hình, chỉ là ảo giác. Muốn thấy thật chính mình, hãy nhìn vào ánh mắt người khác, mỗi ngày con đối diện với tha nhân.

            Tuổi già không phải là số đếm của thời gian – 60, 70, 80 – mà là sự cằn cỗi trái tim con, ngay ở  tuổi thanh xuân. Hãy để trái tim luôn mở rộng, yêu người, yêu đời như thể không có tuổi già, dù đời người rồi sẽ phôi pha.

3.

Con gái,

            Không được chọn nơi ra đời, con hãy dũng cảm tự chọn cuộc đời mình sẽ sống. Thời đại mạng “toàn cầu hóa”, cho nhân loại gần lại nhau bởi cái nhích của một ngón tay. Nhưng sự thật và ước mơ vẫn còn vời vợi cách xa, giữa những bờ lục địa. Nên con gái, hãy tìm sự thật bằng chính bước chân đi và đôi mắt của mình, ở những góc chân trời con muốn đặt niềm tin.

            Đừng bao giờ ngồi nguyền rũa trong bóng tối, khi trên tay con luôn đang cầm sẵn hộp que diêm. Con gái, hãy thắp lên đốm lửa dù chung quanh là màn đêm và bão tố phủ vây. 

Nhân loại không cần thêm những trái tim thù hận. Con yêu, hãy sống với vòng tay độ lượng và cả trái tim nhân ái, vị tha!

Con sẽ hỏi cha, món quà gì cho “Ngày Lễ Của Cha”? Cha trả lời ngay, không ngần ngại:

- Quà cho cha, con gái, hãy ghi trong lòng con hai chữ “Việt Nam”, nơi một đời cha gửi trọn trái tim!

 

Durham, North Carolina

Nguyễn Vĩnh Long

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 21997
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2023 lúc 11:32am

Bánh cống!

Bánh%20cống%20Cần%20Thơ%20-%20TOP%208%20quán%20ăn%20ngon%20nức%20tiếng%20gần%20xa

Nhớ Mother’s Day hồi năm ngoái! Tội nghiệp con vợ tui quanh năm suốt tháng, đầu tắt, mặt tối. Hết nấu cơm, rửa chén, giặt đồ; nên tui kêu em nghỉ một ngày để tui vào bếp. Hậu quả là tối hôm đó, em yêu phải gấp gấp xách quần chạy vào nhà thương cấp cứu.

Tui dùng chữ ‘ngộ độc’ thực phẩm. Nhưng em yêu cứ khăng khăng là em bị tui ‘hạ độc’. Tui thuốc em chết phứt cho rồi để rước về một con ngựa bà khác!

Tui nghi là tại em coi phim bộ của Tàu nhiều quá chăng? Nên em nhìn đâu cũng thấy kẻ thù? Nhìn chồng, tức là tui, đầu ấp tay gối biết bao năm cũng là thích khách muốn ám toán em truất ngôi Võ hậu. Thiệt là oan ơi ông Ðịa! Thế nên Mother’s Day năm nay, em cách chức ‘tổng khậu’ một ngày của tui. Mới lò dò xuống bếp, coi em bữa nay cho ăn cái giống gì thì em đuổi tui như đuổi tà lên nhà trên để em đổ bánh cống.

Tui hỏi em yêu có biết tại sao người ta gọi là bánh cống không? Thì em đáp lại, chỉ một câu hỏi của tui, bằng một bài diễn văn.  Em nói cống hình trụ có quai cầm, dùng để đong rượu. Có một tên tướng VC, dân Giồng Trôm, ở ngoài đồng, không có ly hột mít, phải uống rượu bằng cống; nên y có tên là Ðồng Văn Cống đó! Tui cãi: cống dùng để thoát nước qua hương lộ. Tây bố, ổng chém vè dưới cống ngoài đồng, trốn lính Lê Dương ruồng; nên ổng mới có tên là Ðồng Văn Cống.

“Hỏi anh có nhớ Bãi Xàu. Bánh xầy chiên mỡ, bánh bao thịt bằm”. Hai bàn nạo, bạn em, dân xứ dừa Bến Tre nói: miệt Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau gọi bánh cống là bánh Xầy, bánh của người Tiều. Kêu là bánh cống vì nó đúc trong cái cống đong rượu, nước mắm, giấm sửu (xin đừng nói lái).

Ông Vương Hồng Sển có viết: “Bánh nhưn đậu xanh, chiên mỡ heo, trên mặt có kèm một con tép vàng cháy ngọt bùi, tép nhỏ thì mỗi bánh có hai con tép, bánh ấy, ở Sốc Trăng gọi “bánh xầy”, qua Châu Ðốc, Tri Tôn, gọi “bánh xà cón”: khi lên Chợ Lớn, Sài Gòn thì gọi bánh “giá” (?) (nhân giá đậu xanh) hoặc “bánh tôm khô chiên” (Ông Sển viết Sóc Trăng thành Sốc Trăng).


Theo ông Sển, Sốc Trăng là xứ tôm tép tươi còn nhảy xoi xói. Tôm tép nhiều nên giá nó rẻ. Pha một mớ cơm nguội trong lúc xay bột, thì bánh chiên mềm nhưng giòn.

Khi cắn, chiếc bánh trong miệng, nhai vừa giòn khướu vừa thơm thơm mùi tép và thơm mùi mỡ mới, khi nuốt vào khỏi cổ, bánh còn để lại một dư vị mặn mặn cay cay của chén nước mắm ớt rẻ tiền, khi bánh đã nuốt vô tới bụng tới bao tử mà chưa thấy no và còn muốn ăn nữa nhưng bánh đã thôi chiên, thì khi ấy dư vị kia thật là thần sầu quỷ khốc .

Bánh xầy không đâu ngon bằng làm tại chợ Sốc Trăng và tại chợ làng Ðại Tâm (Xoài-Cả-Nả cũ)”.

Phần tui, lúc còn đi học ở Sài Gòn, năm 1970, ở trọ nhà người ta trong hẻm 482 đường Phan Thanh Giản. Xế trưa bụng đói cồn cào; xe bánh ướt của chú Ba đẩy qua trước cửa, tui kêu một dĩa bánh ướt ăn để trừ cơm. Trên dĩa bánh có giá luộc, rau… cái bánh cống cắt bằng kéo, chan nước mắm ớt. Mồ hôi tươm ướt từng chưn tóc.

Nhưng miệt Mỹ Tho, Gò Công không có bánh cống đâu. Miệt đó có bánh vá. Có người nói cho thêm vài nhúm giá vô bánh, thế là có tên bánh giá (?!) Tui cho rằng nói vậy là nói tầm bậy nè. Giá đâu phải là cái chánh trong nhưn bánh đâu mà gọi là bánh giá? Ðóng vai phụ mà tên nguyên bảng hiệu nghe sao lọt cái lỗ tai? Phải gọi là bánh vá vì nó chiên bằng cái vá để múc canh, múc cháo. “Từ khi em gái lấy chồng, Anh ăn bánh vá Chợ Giồng với ai ?” Câu hỏi đặt ra là: Chợ Giồng nó ở đâu? Và bánh vá là bánh gì?

Chợ Giồng gần ngã tư Hòa Ðồng, thị trấn Vĩnh Bình trên quốc lộ 50, thời CS thuộc huyện Gò Công Tây.

Xứ Việt Nam mình thuộc nền Văn Minh lúa nước. Tây Úc, Mỹ nền văn minh lúa mì. Mình ăn cơm nấu bằng gạo. Ăn bánh làm bằng bột gạo. Tây, Úc, Mỹ không ăn cơm  nó ăn bánh mì. Ăn bánh làm bằng bột mì.

Đổi%20vị%20với%20món%20với%20đặc%20sản%20bánh%20giá%20chợ%20Giồng%20chuẩn%20vị%20miền%20Tây%20-%20Ẩm%20thực%20-%20%20Việt%20Giải%20Trí

Chợ Giồng thị trấn Vĩnh Bình – nguồn timkiemduongdi.com

Bánh vá Chợ Giồng làm bằng bột gạo, bột năng, bột đậu nành, trứng gà và nước. Ðánh cho mịn để không bị óc trâu (vón cục). Nhân bánh vá có gan heo xắt hột lựu, thịt nạc bằm nhuyễn, tôm bạc đất cắt bỏ râu. Tất cả ướp gia vị.

“Múc một muỗng bột tráng phần đáy của chiếc vá, sau đó cho thịt bằm, gan heo, giá sống vào giữa vá bột, rồi múc thêm một lớp bột phủ lên trên; cuối cùng cho tôm bạc đất và đậu phộng rang lên trên cùng. Nhúng vài chiếc vá vào chảo dầu hoặc mỡ đang sôi, chờ cho bột tách ra khỏi vá thì từ từ rút chiếc vá ra khỏi chảo dầu. Chỉ còn mấy chiếc bánh nổi lềnh bềnh trong dầu nóng. Người chiên bánh phải để lửa nhỏ, liên tục trở bánh cho chín vàng đều hai mặt để không bị khét. Khi bánh chín, vớt để lên một chiếc vỉ tre vắt ngang miệng chảo cho bánh ráo dầu. Bánh vá chợ Giồng gói trong lá chuối khô, rau thơm các loại và bịch nước mắm chua ngọt.

Kết luận: Em yêu dân Cần Thơ, bến Ninh Kiều, bánh cống. Người xưa dân Hòa Ðồng bánh vá. Em nào, tui cũng nhểu nước miếng hết trơn hè!

Quê người, tui nhớ bánh cống cuốn với cải xà lách, rau thơm chấm nước mắm nửa đêm về sáng tại đèn Ba Ngọn, bến Ninh Kiều, Cần Thơ sau năm 1975.  Nhớ những ngày đói cơm, rách áo, ăn cái gì cũng ngon.

Không đọ được với bánh xèo; vì bánh cống, bánh vá quê nghèo, buôn gánh bán bưng. Bánh xèo có tiệm đàng hoàng. Như bánh xèo Ðinh Công Tráng, Tân Ðịnh gần hẻm Cảnh sát, nhà ông Tùng Lâm.

Má tui đổ bánh xèo ngon bá chấy bù chét. Mỗi Chủ Nhựt khoảng năm 1968, Má bán bánh xèo đắt lắm (đắt là nhiều khách chớ không phải bán mắc đâu nhe) bên hông rạp hát Ðịnh Tường cuối đường Lý Thường Kiệt gặp đường Trưng Trắc Mỹ Tho để nuôi tui ăn học. Con nhớ bánh xèo! Con nhớ Má! Má ơi


Đoàn Xuân Thu


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Jun/2023 lúc 11:36am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 152 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.492 seconds.