Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jan/2023 lúc 1:39pm

Index%20of%20/vn/wp-content/uploads/2013/02



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jan/2023 lúc 1:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2023 lúc 1:32pm

Một câu chuyện tình yêu

Những%20câu%20nói%20hay%20nhất%20về%20tình%20yêu%20của%20mẹ%20và%20con%20gái%20|%20Báo%20Dân%20trí

Đây không phải là tình mẹ yêu con mà là tình yêu vượt ra ngoài mọi giới hạn -yêu những đứa bé tội nghiệp con riêng của chồng và cả người đàn bà đã làm đời mình dang dở. Câu chuyện cảm động đầy lòng nhân ái, xin mời các bạn cùng đọc và chia sẻ trong những ngày đầu năm. NS

Chuyện xảy ra vào những năm đầu thập niên 1950 trong căn apartment nhỏ bé của gia đình Taylors ở Waltham, M***achusetts. Edith cứ nghĩ rằng cô là người phụ nữ may mắn nhất trong khu chung cư này. Cô và Karl lấy nhau đã 23 năm và trái tim cô vẫn đập hụt một nhịp khi anh bước vô phòng. Về phần Karl, anh vẫn biểu lộ tình yêu đối với vợ. Vì công việc của hãng anh phải thường xuyên đi xa, song hằng đêm vẫn viết thư về cho vợ và khi có dịp ghé nơi nào anh đều có quà cho Edith.

Tháng hai năm 1950, Karl được điều đi Okinawa vài tháng để lập chi nhánh mới cho hãng. Thời gian xa nhau quá dài nhưng phải đành thôi. Lần này không có quà gởi về. Edith hiểu. Anh đang cố gắng để dành tiền cho ngôi nhà mà hai người từng mơ ước.

Những tháng cô đơn chậm chạp trôi qua. Mỗi khi Edith nhắn Karl về thì anh lại nói phải ở thêm “ba tuần nữa”, “một tháng” rồi “hai tháng nữa”. Và rồi một năm trôi qua, thư từ gởi về ngày một thưa. Không có quà thì cô hiểu được. Nhưng còn thư?

Một ngày cuối tuần sau nhiều tháng im lặng, cô nhận được một cái thư ngắn.

Edith yêu,

Anh ước mong phải chi có một cách nào tử tế hơn để nói với em rằng chúng mình không còn là vợ chồng nữa…

Edith đi tới cái sofa và ngồi xuống. Trước đó anh đã viết đơn qua Mexico để xin ly dị. Anh đã cưới Aiko, một cô gái Nhật Bản chuyên làm việc vặt cho hãng, mới mười chín tuổi. Còn Edith thì đã bốn mươi tám.

Ôi, nếu tôi hư cấu chuyện này thì tôi sẽ cho người đàn bà bị phụ bạc kiện chống lại cái đơn ly dị vội vàng kia. Cô sẽ thù ghét chồng cô và người đàn bà. Cô sẽ trả thù kẻ đã làm cuộc đời cô tan nát. Nhưng ở đây tôi chỉ kể chuyện thật đã xảy ra. Edith không thù ghét Karl. Có lẽ vì cô yêu anh quá lâu rồi nên không thể hết yêu.

Cô có thể mường tượng ra tình huống. Một người đàn ông lâu nay luôn có người bên cạnh bỗng dưng phải cô đơn. Nhưng cho dù vậy, Karl cũng không thể hành động dễ dãi và đáng chê trách như vậy. Anh có thể ly dị trước đã hơn là lợi dụng một cô giúp việc còn trẻ. Ðiều duy nhất Edith không thể nào tin là Karl hết yêu cô. Có thể một ngày nào đó anh sẽ trở về lại.

Giờ đây Edith làm lại cuộc đời mình dựa vào ý nghĩ này. Cô viết cho Karl bảo anh thường xuyên cho cô biết cuộc sống của anh. Và anh cho biết anh và Aiko chờ đứa con đầu lòng chào đời. Bé Maria sinh năm 1951, và năm 1953 Helen ra đời. Edith gởi quà mừng hai bé. Cô vẫn tiếp tục viết thư cho Karl và anh viết cho cô. Helen đã mọc răng, tiếng Anh của Aiko ngày một khá trong khi đó Karl đang bị sụt cân.


Và rồi sự khủng khiếp xảy đến. Karl đang vật vã với bệnh ung thư phổi. Lá thư cuối cùng của anh đầy giọng hốt hoảng. Không phải anh sợ cho anh mà lo cho Aiko và hai bé gái. Anh đã dành dụm tiền cho hai bé đi học ở Mỹ nhưng tiền viện phí đã nuốt hết những gì anh tích góp. Hai bé rồi ra sao đây.

Ðã tới lúc Edith nghĩ đến việc tặng anh món quà cuối cùng để giúp cho tâm hồn anh được yên tĩnh. Cô viết cho anh gợi ý nếu Aiko bằng lòng cô sẽ nhận hai đứa bé và nuôi dạy chúng ở ngay Waltham này. Nhưng nhiều tháng sau khi Karl qua đời, Aiko vẫn không để cho hai bé đi. Làm sao đây khi cuộc đời trước mặt ba mẹ con chỉ là nghèo đói, tuyệt vọng. Tháng 11 năm 1956, hai bé lên đường tới với “Dì Edith thân yêu”.

Edith cũng biết rằng thật là khó cho cô ở tuổi năm mươi bốn phải làm mẹ hai đứa năm tuổi và ba tuổi. Cô đã không nghĩ ra một sự thật là kể từ khi Karl qua đời, hai đứa bé quên dần mớ tiếng ít ỏi của chúng. Nhưng may thay Maria và Helen học rất nhanh. Nỗi sợ hãi không còn trong mắt các bé, khuôn mặt của chúng bụ bẫm dễ thương. Và Edith, lần đầu tiên từ sáu năm nay, lại tất bật từ sở về nhà. Bữa cơm trở lại vui vẻ như ngày nào. Chỉ buồn một nỗi là những bức thư do Aiko gởi về. “Thưa Dì, xin Dì cho biết tôi phải làm gì bây giờ. Mary và Helen có khóc không?” Qua thứ tiếng Anh lủng củng, Edith đọc được sự cô đơn quạnh vắng của cô gái vì Edith từng biết nỗi cô đơn ấy. Cô nghĩ thế nào rồi cũng sẽ mang mẹ của hai đứa bé tới đây thôi.

Xem thêm: Cánh én báo tin vui
Thế là Edith quyết định, nhưng kẹt nỗi Aiko vẫn còn mang quốc tịch Nhật, trong khi đó danh sách di dân tới Mỹ còn rất dài. Chính lúc ấy Edith Taylor viết cho tôi, hỏi tôi có giúp gì được không? Tôi trình bày hoàn cảnh ba mẹ con trong cột mục của tôi. Các báo khác cũng lên tiếng. Kết quả là vào tháng tám năm 1957, Aiko Taylor được phép tới Mỹ.

Khi máy bay tới phi trường quốc tế ở New York, Edith chợt có một lúc lo sợ. Phải làm sao nếu cô cảm thấy ghét người đàn bà đã làm Karl phải xa cô. Người cuối cùng rời máy bay là một người đàn bà nhỏ bé gầy yếu khiến Edith nghĩ rằng đó là một cô bé. Người đàn bà đứng bám vào lan can và Edith chợt nghĩ nếu hoàn cảnh làm cho mình lo sợ thì với cô gái kia đó là nỗi kinh hoàng.

Edith gọi tên Aiko và cô gái chạy xuống thang, buông mình vào vòng tay Edith. Khi hai người ôm chặt lấy nhau, Edith chợt có một ý nghĩ kỳ lạ: “Mình cầu nguyện cho Karl trở về. Giờ đây anh ấy đã trở về – trong hình hài hai đứa con gái nhỏ và người phụ nữ gầy yếu anh đã yêu. Chúa ơi, xin giúp con yêu cả người đàn bà ấy.”

                                                                                                                                                                                                  Như Sao

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Feb/2023 lúc 10:28am

Dòng Sông Êm Đềm 

Núi Đá Bia - Phú Yên

Tháp Nhạn - Tuy Hòa

Trại Pulau Bidong - Mã Lai


Người Việt sống ở hải ngoại được mục kích một “hiện tượng” rất sôi nổi, rầm rộ. Đó là hoạt động của các hội đoàn.

Thành phố nào có chừng vài trăm người Việt, thế nào cũng có vô số hội đoàn. Hội cựu học sinh các trường trung học, đại học, hội đồng hương các tỉnh thành Việt Nam từ Bắc chí Nam, hội cựu quân nhân các binh chủng QLVNCH. Ngoài ra còn có các hội đoàn tôn giáo, đảng phái chính trị. Hội đoàn giống như một cái cây được chăm sóc cẩn thận, càng ngày càng vươn cao, xum xuê cành lá.

Các hội đoàn có một hoạt động giống nhau là tương trợ, giúp đỡ hội viên trong cơn hoạn nạn, chia sẻ nhau những vui buồn mất mát. Thông tin cho nhau những tin tức sốt dẻo, lợi ích và hơn nữa yểm trợ cho những nhà bất đồng chính kiến bên Việt Nam. Có những điều trong nước không làm được nhưng hải ngoại làm được như vận động dư luận thế giới, quyên góp tài vật về giúp đỡ nạn nhân thiên tai bão lụt…

Các cuộc họp bạn đó còn hâm nóng những “truyền thống” có lẽ đã mất dần trong nước như vinh danh công ơn Thầy Cô, giúp đỡ các Thầy Cô hay bạn học cũ gặp hoàn cảnh khó khăn, vinh danh những thành đạt của con em thế hệ thứ hai, thứ ba.

Một điều hay nữa không thể bỏ qua là nhờ những buổi họp mặt mà bao nhiêu người ĐÃ TÌM LẠI ĐƯỢC người thân và bạn bè thời trẻ đã mất liên lạc hằng hơn nửa thế kỷ, để có dịp nói ra những điều bấy lâu còn giữ kín trong lòng “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy…” Người nói hả hê vì thấy trái tim mình nhẹ đi một chút, không còn ấm ức nữa. Người bị nghe cũng cảm thấy rất sung sướng hãnh diện vì bao lâu nay vẫn còncó người ngưỡng mộ mình cơ đấy!

Các hội đoàn hầu hết đều có “Trang Nhà” trên mạng để đưa lên tin tức, thông báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, nhờ vậy người Việt khắp nơi trên thế giới và cả ở Việt Nam nữa có dịp thưởng thức bao nhiêu tác phẩm giá trị cả trong và ngoài nước.

Đọc đến đây có vị chắc cũng nóng lòng, “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi…” Trong dịp họp mặt hội cựu học sinh, tôi đã tìm được người bạn XA CÁCH NHAU HƠN NỬA THẾ KỶ. Đây là câu chuyện bạn kể cho tôi nghe, tôi viết ra hầu cống hiến quý vị.

TUY HÒA nơi tôi ở cách nay gần 60 năm, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp.

Ai từng đi qua Tuy Hòa, nhìn lên Tháp Nhạn đứng hiên ngang trên đỉnh núi, soi mình bên giòng Đà Giang lững lờ trôi, đều ngậm ngùi cho nền văn minh một thời rất huy hoàng của nước Chiêm Thành. Cả một vương quốc đã mất hẳn dấu tích, chỉ còn lại vài cái tháp đứng trơ gan cùng tuế nguyệt!

Xa kia về phía nam là ngọn Thạch Bi Sơn (Núi Đá Bia) cao ngất quanh năm mây phủ, đánh dấu chiến công hiển hách của vua Lê Thánh Tôn một thời đại phá quân Chiêm Thành. Đó cũng là biên giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành thời Hậu Lê.

Tôi là một trong nhóm người BẮC DI CƯ nhỏ nhoi, được may mắn định cư và lớn lên trên vùng đất tự do ấm cúng Tuy Hòa, nơi mà người dân có tiếng là chất phác, đôn hậu và nhiệt tình.

Thời 54, chính quyền cho cất 1 xóm độ vài chục căn nhà tranh vách đất vâyquanh cái giếng nước trên 1 mảnh đất khá rộng, để đón dân Bắc Kỳ di cư. Tất cả sinh hoạt của trại đều xảy ra ở đó. Từ tắm rửa, giặt quần áo, xách nước về nhà để nấu ăn, chuyện gẫu, trai gái gặp gỡ làm quen. Đó đúng là 1 tụ điểm hội họp, giống như sân đập lúa ở mt làng quê, bởi vì chẳng có một thứ giải trí nào khác.

Trại di cư được tổ chức theo kiểu làng xã thời xưa: có một trưởng trại, vài vị trong ban hội đồng, họp nhau thường xuyên để cải thiện đời sống cư dân. Ngoài ra hội đồng trại còn lo việc phân phối thực phẩm và làm cái gạch nối giữa dân di cư và chính quyền thành phố. Hồi xưa chưa có điện thoại, nên tôi được chỉ định làm “thằng mõ” để thông báo tới từng gia đình những tin tức từ ban hội đồng trại đưa ra. 

Mỗi nhà đều có “Sổ Gia Đình”. Chính quyền tùy theo nhân khẩu mà cấp phát nhu yếu phẩm như dầu hôi để nấu ăn và thắp đèn, gạo, đường, đồ hộp, sữa bột, bột mì, bột bắp. Sữa thì pha với nước sôi để uống, ai không quen, Tào Tháo đuổi là chuyện thường. Bột mì và bột bắp chẳng biết làm gì, nấu chè mãi ăn cũng ngán bèn nhồi với đường thành hình những con thú như bò, gà, heo, rồi chiên lên ăn, cũng ngon ra phết!

Có cả quần áo nữa, những bộ quần áo rộng thùng thình tuy cũ nhưng còn rất tốt. Bà con tháo ra và sửa lại cho đúng khổ người mình. Sau này còn cấp heo con để nuôi làm giống. Những con heo Mỹ trắng bóc mắt xanh lè trông rất lạ mắt, mau lớn như thổi, to như một con bê, khác hẳn với mấy con heo đen thui, nhỏ xíu của xứ mình.

Hầu như xóm Bắc Kỳ di cư nhà nào cũng nuôi một vài con heo, heo nái cơ. Thỉnh thoảng có anh chàng nhà quê, dắt theo chú heo nọc nhỏ xíu, đi lang thang ngoài đường, tay cầm chiếc roi thật dài, để điều khiển heo như người ta chăn vịt vậy. Khi heo nái bắt đầu kêu la om xòm và phá phách trong chuồng, cứ gọi anh ta vào là vài tháng sau, chủ trại sẽ có một bầy heo con đẹp đẽ. Anh ta chẳng làm gì đâu, con heo của anh làm thôi. Thấy chú heo nọc nhỏ xíu đứng gần nàng heo nái to kềnh mà tội nghiệp. Tôi cũng tò mò đứng xem chú làm gì, mỗi lần như vậy, Nội lại đuổi đi chỗ khác chơi. Khi chàng heo nọc làm xong phận sự, được chủ nhân cho ăn một nồi cám to nấu với đậu xanh bảo là “để lấy lại sức”. À thì ra chú làm việc cũng vất vả lắm đấy.

Vài năm sau, khi những người di cư đã có thể tự lập, chế độ cấp phát thực phẩm cũng chấm dứt theo.

Đời sống trong trại di cư KHÁC THẬT XA với các trại của vùng kinh tế mới sau này. Đó là một đời sống tạm đầy đủ, êm đềm, tự do và tự tin cho tương lai của gia đình và đất nước. 

Trẻ con đều được đi học mà không phải trả bất cứ một khoản học phí nào. Tôi có những bạn cùng lớp đạp xe đi học từ những vùng thôn quê xa xôi. 

Bệnh viện đều miễn phí, rộng rãi và hợp vệ sinh. Xã hội có tôn ti trật tự và lễ nghĩa: kính trên nhường dưới. Cửa nhà không cần khóa hai ba lớp.Chẳng phải thời Nghiêu Thuấn, nhưng tương đối hạnh phúc yên bình cho tới khi những tai họa từ trên núi đổ xuống: Ám sát, chặn đường, pháo kích, súng nổ khắp nơi.

Ba tôi dạy học mãi ngoài Hội An, nên tôi ở lại Tuy Hòa với Ông Nội và 2 bà cô để tiện bề học hành và hầu hạ Ông. Tôi coi Ông giống như Cha, nhưng đôi khi cũng rất buồn, cô đơn và tủi thân. Bởi vì tuổi Ông già hơn Cha nhiều và khó gần gũi. Những lúc như vậy, hầu như tôi chỉ có bé Uyên là người thân thích nhất.

Uyên là “cô bé lọ lem” nhà hàng xóm, nhỏ hơn tôi 6, 7 tuổi gì đó. Ba Uyên là quân nhân, luôn vắng nhà. Mẹ Uyên thương tôi như con bà vậy. Tôi chỉ biết ai cũng gọi bà là CÔ BA NAM KỲ. Lúc rảnh rỗi tôi hay lại nhà em chơi.

Bé Uyên thường theo tôi đi nhà thờ. Đó là ngôi thánh đường nhỏ xíu, gần một giòng sông, có những hàng cây keo cao ngất mọc bên bờ, đầy gai và hoa trắng nõn, dày cơm, ngọt lịm. Chúng tôi hái hoa keo ăn chán chê, rồi ngồi trên bờ cát nhìn xuống dòng sông nhỏ bé lững lờ trôi, ngắm by chim chiền chiện đuổi nhau trên đám cỏ lau kêu ríu rít, quên cả vô nhà thờ cầu nguyện.

2 đứa chúng tôi sống bên nhau như 2 trẻ mồ côi lạc loài. Tất cả tình thương tôi đều dành cho Uyên, chiều chuộng em như chính em ruột của mình. Uyên cũng cảm nhận được điều đó nên luôn mè nheo tôi:

- Anh Hai, mấy con chim đó tên là gì dzậy?

- Người ta gọi là chim chiền chiện.

- Ai đặt tên cho nó dzậy?

- Anh hổng biết.

- Chắc má nó đặt tên cho nó phải hông?

- Chắc Ba nó đặt đó, giống như Ba đặt tên cho em dzậy.

- Ừ há. Bắt nó cho em đi, anh Hai.

- Nó chạy nhanh lắm, làm sao anh bắt được.

- Cẳng anh dài hơn cẳng nó mà.

- Nhưng nó có cánh.

- Thôi em hổng chơi dzới anh nữa đâu, anh lớn như dzầy mà hổng bắt được con chim nhỏ xíu đó.

- Để nó sống với ba má , bắt nó làm chi tội nghiệp, lỡ nó nhớ ba, buồn rồi bịnh chết mất sao.

- Anh Hai ơi, em nhớ Ba quá hà, bữa nào Ba dzìa, em nói Ba dẫn anh em mình đi ăn cơm gà xiu xiu nghe.

- Ừ phải đấy.

Tôi thấy mắt em đỏ hoe và quên mất chuyện đòi bắt chim chiền chiện. Tôi ôm em thật chặt, và hôn lên tóc em. Tôi thương em và thương tôi quá đỗi.

- Ngoan đi, anh còn một đồng đây, anh mua bánh rán cho em ăn nghe?

- Hổng chịu đâu.

- Chè đậu dzán dzậy?

- Hổng chịu.

- Kẹo kéo nhá, quay số trúng, chịu hông?

Nghe quay số mắt em sáng lên nhưng phụng phịu:

- Em chỉ muốn ăn kẹo bột thôi.

- Kẹo bột là kẹo gì dzậy trời?

- Kẹo đường đen rắc bột trắng đó.

- Trời đất, kẹo đường cứt trâu đó hả?

Em mở to mắt tròn xoe như hai viên bi thủy tinh và gật đầu lia lịa.

- Mở miệng ra coi, còn mấy cái răng mà đòi ăn kẹo bột. Em có biết là ăn nhiều đường sẽ bị sún răng không? Con gái mà sún răng trông xấu lắm mà còn bị bạn “lêu lêu” nữa đó.

- Thiệt hông? Anh xạo, em mét má cho coi.

- Sao hổng thiệt, em sờ dzô thì biết, coi chừng răng sún cắt đứt tay đó nghen.

Con bé có vẻ sợ thiệt, rơm rớm nước mắt. Tôi phải ôm Uyên dỗ dành. Có lẽ tôi thương em nhất trên đời. Em ở ngay bên tôi, an ủi tôi, cần tôi che chở, dẫn dắt, tất cả mọi thứ khác đều quá xa vời.

- Em thấy anh Hai khóc nè!

- Đâu có, cát bay dzô mắt anh đó.

- Anh Hai xạo quá, rõ ràng em thấy tóc em ướt mà.

- Chắc con chim chiền chiện bay ngang nó tè trên đầu em, vì em đòi bắt nó đó.

Em cười rũ rượi, và đấm trên ngực tôi liên hồi. Chúng tôi quên hết muộn phiền.

Muốn đến nhà thờ phải lội bộ ngang ga xe lửa rồi băng qua nhiều đồi cát, tôi vừa đi vừa kể chuyện cho Uyên nghe, đó là những chuyện tôi đọc được trong các trang báo thiếu nhi, hay những truyện nhi đồng như Bạch Tuyết Và Bẩy Chú Lùn, Cô Bé Lọ Lem, Cô Bé Quàng Khăn Đỏ, Thằng Người Gỗ... Nhiều khi vừa cõng em vừa kể chuyện, tới lúc cô bé đã ngủ gục trên vai tôi lúc nào không biết. Mỗi lần đi ngang ga xe lửa, mùi cơm gà xiu xiu từ gánh hàng rong của chú Ba lại làm bụng 2 đứa tôi cồn cào, nước miếng thi nhau chảy ra như mưa rào. Ôi những miếng thịt gà vàng ngậy, bóng lưỡng nằm trên đĩa cơm nấu bằng nước gà luộc rồi chiên với mỡ gà. Lần nào đi ngang qua hàng cơm gà Uyên cũng dán mắt vào đó, chân bước đi không nổi. Tôi chỉ có mỗi ước mơ nhỏ bé, một ngày nào đó sẽ mua cho Uyên một dĩa cơm gà xiu xiu! 

Có lần cô Ba mắc đi sanh em bé, Cô xin phép Nội cho tôi qua ngủ trông nhà và Uyên cho Cô. Cô phải vào nhà hộ sanh sớm kẻo tối có chuyện gì đi không kịp. Tỉnh nhỏ làm gì có phương tiện chuyên chở như bây giờ, đêm hôm chỉ có nước lội bộ thôi.

Tôi dắt Uyên về Nội ăn cơm rồi 2 đứa về nhà em ngủ. Dạo đó, tôi đang học đệ lục (ngang lớp 7 bây giờ), kể cũng đã lớn rồi. Uyên còn nhỏ lắm. Buổi tối em nhất định đòi tôi ngủ chung giường, Uyên nói:

- Em ngủ một mình sợ lắm, em vẫn ngủ chung với Má.

- Nhưng anh là con trai, em là con gái không ngủ chung được.

- Thế Ba với Má vẫn ngủ chung đó sao.

- Ba với Má thì khác, lớn lên em sẽ hiểu.

- Em thấy khác gì đâu, em hổng chịu đâu.

Giọng Nam Kỳ nhõng nhẽo, mếu máo, khiến tôi không thể làm phật ý em được. Đợi khi em ngủ say, tôi gỡ tay ra, trải chiếu, ngủ trên thềm nhà. Buổi sáng khi vừa mở mắt ra, đã thấy em nằm ngủ say sưa bên cạnh. Uyên ngây thơ và vô tư như thiên thần.

Từ ngày có em bé, Uyên không còn được Mẹ chăm sóc như xưa, em quanh quẩn bên tôi nhiều hơn, buổi tối thường ăn cơm chung với tôi và đòi chỉ em làm bài tập.

Cô tôi buôn bán cam. Một bà cô khác ở Saigon, cứ cách một ngày lại gởi hàng ra bằng xe lửa. Tôi chỉ việc ra lãnh mang về, Cô lo phân phối cho bạn hàng ngoài chợ.

Đường xe lửa xuyên Việt chạy ngang thành phố. Mỗi khi về tới, tiếng còi tàu “ò e…, ò e…” đánh thức cả thành phố đang ngái ngủ. Tôi vội mướn xe xích lô chạy ra nhà ga để lãnh nhận những cần xé cam nặng trĩu... Bao giờ tôi cũng giấu một hai trái để cho Uyên, em thích lắm. Đó là thứ quà rất xa xỉ thời đó.

Năm cuối cùng trung học đệ nhất cấp, tôi chuẩn bị đi Saigon học tiếp. Sẵn có tiền Nội cho, tôi dẫn Uyên đi ăn cơm gà xiu xiu, đó là bữa ăn ngon nhất trên đời tôi và em được ăn. Dù sau này đi khắp năm châu bốn bể, tôi cũng không thấy bữa ăn nào ngon như thế.

Lúc tôi lên đại học thì Uyên vừa vào trung học. Mỗi năm cứ vào dịp hè tôi lại đáp xe lửa về Tuy Hòa thăm Nội và Uyên. Tôi hay dẫn em leo núi Nhạn hái trái sim màu tím thẫm ngọt lịm hay trái dú dẻ màu vàng tươi, thơm ngát. Đó là những ngày hè vui nhất trong đời. Uyên càng lớn càng xinh đẹp hơn, không còn là cô bé lọ lem ngày nào. Chúng tôi vẫn leo lên mấy đồi cát đi về phía nhà thờ bên dòng sông thời thơ ấu, nhưng em không còn bắt tôi cõng và cũng không còn đòi ăn kẹo bột nữa.

Đôi khi chúng tôi ra ngồi ngoài bãi biển yên lặng nhìn mông lung về phía chân trời, mắt dõi theo những chiếc thuyền lững lờ trôi về nơi xa xăm. Sự tin yêu và thông cảm đã khiến chúng tôi hiểu lòng nhau mà không cần phải nói thành lời.

Chiến cuộc ngày càng khốc liệt hơn, đời tôi rồi cũng sẽ như những chiếc thuyền vô định trên biển cả mênh mông kia.

Những năm “học đại” thật vất vả, tôi vừa phải lo kiếm sống vừa phải vùi đầu vào đống sách vở cao ngất ngưởng, chẳng nên cơm cháo gì, được vài cái chứng chỉ vớ vẩn, vứt ra đường không ai thèm lượm.

Rồi vụ thảm sát Tết Mậu Thân xảy ra, thời hạn hoãn dịch vì học vấn không còn hiệu lực nữa. Tôi cầm Lệnh Gọi Nhập Ngũ mà lòng bâng khuâng khôn tả. Những ngày tháng mơ mộng của tuổi cắp sách đến trường đã chấm dứt. Cuộc đời tôi đi vào một ngõ rẽ, đầy chông gai, và tương lai thì rất mập mờ.

Tôi đã 23 tuổi và có đúng 1 tháng để gói ghém tuổi học trò cất vào ngăn tủ khóa lại kỹ càng trước khi bước vào quân ngũ.

Tôi trở lại Tuy Hòa thăm Nội và từ giã Uyên. Em vừa xong trung học đệ nhất cấp, chuẩn bị lên đệ tam (lớp 10). Uyên đã biết e lệ khi đi bên tôi, con mắt to đen láy có dáng tôi trong đó. Con đường đi lên đồi cát dẫn đến dòng sông tuổi nhỏ, chúng tôi đã đi qua biết bao nhiêu lần, nhưng lần này thật mới, xa lạ, ngập ngừng, e thẹn. Nắng sớm mai trải dài trên những đồi cát, chỗ sáng chỗ mờ, tạo thành những đợt sóng cát vô tận như những đợt sóng ngầm trong lòng 2 đứa.

Chúng tôi ngồi bên nhau bên bờ sông dưới hàng keo rậm rạp, nhìn cặp kỳ nhông đầy màu sắc rượt đuổi nhau trên bãi cát.

- Anh Hai kỳ ghê hà, sao nhìn em hoài dzậy?

- Anh muốn mang bé đi mãi mãi trong tim anh, dù có phiêu bạt tận chân trời góc biển nào đi nữa.

- Thôi hổng chịu đâu, anh Hai ở lại đây dzới em.

- Hổng được đâu, người ta nhốt anh trong tù thì sao?

- Em sẽ biến thành con muỗi, chui vô thăm anh mỗi ngày, chịu hông?

- Hổng chịu, muỗi chích đau lắm.

- Em thương anh hổng chích anh đâu mờ.

- Ý trời! Mấy con muỗi cái chích đau dữ lắm đó.

- Thôi làm con kiến dzậy, hổng được, con bươm bướm chịu hông?

- Chịu, người ta đưa anh lên rừng thì sao bướm bay cho nổi?

- Em sẽ hóa thành con chim bay theo anh.

- Người ta thảy anh xuống biển thì sao?

- Em sẽ hóa thành con cá lội theo anh. Thôi em hổng chơi dzới anh nữa đâu, tối ngày đòi đi này nọ, hổng chịu ở đây dzới em.

Em thật ngây thơ, chuyện đời đâu phải cứ muốn là được. Tôi cũng như chiếc lá lênh đênh trên dòng sông dưới kia, trôi hoài trôi mãi, cố vẫy vùng cũng không thoát khỏi số phận, cho đến ngày chịu nằm yên ngoài biển khơi.

Rồi cũng đến lúc tôi phải ra đi. Bước lên con tàu, nhìn Uyên ở lại sân ga, trong bộ quần jean áo trắng tôi mới mua cho em, hai vạt áo chemise cột chéo vào nhau, trẻ trung nhí nhảnh hết sức, đang sụt sùi lau mắt. Tiếng còi tàu thét lên, tim tôi như vỡ ra từng mảnh, con tàu từ từ lăn bánh.

Em ở lại ôm ấp mối tình ngây thơ, còn tôi ra đi mang theo hình bóng em trên con đường vô định.

Những năm tháng miệt mài với chiến trận, tôi theo đoàn quân mũ nâu, lội khắp các tỉnh miền Trung rồi lên cao nguyên Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột, Phú Bổn, Phú Túc, Đức lập, Dakto, Ben Het, Quốc lộ 14, nhiều lắm kể sao cho hết. Tôi đi đến đâu cũng mang theo bé Uyên trong tim. Em như thiên thần hộ mệnh, giúp tôi vượt qua bao gian nan, nguy hiểm, cho đến ngày Ban Mê Thuột thất thủ, tôi trở thành tù binh.

Những năm tháng tù đày hình ảnh em luôn ở bên cạnh tôi, có lúc là con muỗi, đậu ngoan ngoãn trên cánh tay tôi, có lúc là con chim hót líu lo trên cành cây giúp tôi quên đi những bó cây rừng nặng nề trên vai. Có lúc tôi thẫn thờ thấy em là con bướm đang chập chờn trước mặt, cười cợt, khiến lòng tôi quên đi bao nhiêu phiền não. Vâng, em đã giữ đúng lời hứa theo tôi từng bước chân lưu lạc tù đày. Tôi gọi tên em khe khẽ trong cơn sốt rét rừng lạnh run người, rồi nóng bỏng. Tôi thấy em mặc áo trắng toát, đuôi áo xòe ra tận chân trời. Tôi cầm tay em đi bên dòng sông tuổi nhỏ, những con kỳ nhông sặc sỡ bu đến bên em, rồi tất cả bay lên khỏi từng mây trong bầu trời nắng chan hòa, có những đàn chim chiền chiện nâng áo em như thể đang trong ngày cưới, ở một vùng trời thênh thang, xa hẳn cõi trần thế khổ đau.

Rồi tôi cũng được thả ra khỏi trại tập trung cải tạo của cộng sản. Nhưng khi trở lại Tuy Hòa, thành phố đã xa lạ, tan tác.

Chú Ba với gánh cơm gà xiu xiu đã phiêu bạt nơi nào. Nội tôi đã qua đời, cô tôi đã có chồng vẫn còn trong trại tù nào đó tận đâu ngoài Bắc. Căn nhà Uyên ở nay đã thuộc về người khác, có lẽ là cán bộ từ miền Bắc vào. Em ở đâu, gia đình tôi lưu lạc phương nào tôi chẳng biết. Đúng là cảnh nước mất nhà tan. Thành phố nay đã thay đổi, chẳng nhìn thấy một nụ cười, phố xá xơ xác điêu tàn.

Tôi tìm về dòng sông tuổi nhỏ, nơi tôi và em đã từng đến để sưởi ấm tâm hồn. Những con chim chiền chiện vẫn còn đó, những hàng cây keo cao ngất vẫn còn đây, những con kỳ nhông vẫn vô tư đuổi nhau trên bãi cát. Tôi tự hỏi đã có bao nhiêu thế hệ chiền chiện bay ở đây? Bao nhiêu lần lá keo thay đổi, nhưng dòng sông thời thơ ấu vẫn còn y nguyên, như tấm lòng của tôi đối với Uyên. Nước vẫn lững lờ trôi êm đềm, mang theo cả tuổi thơ của hai đứa tôi đi mất. Tôi muốn khóc, cho em, cho tôi, cho tất cả những người Việt Nam điêu linh, khốn khổ vì chiến tranh, vì hận thù. Nước mắt tôi đã cạn khô từ những ngày trong lao tù tủi nhục. Linh hồn tôi đã bay khỏi địa ngục trần gian, để lại một thân xác bơ vơ, rã rời.

Tôi thấy mình cô đơn hơn bao giờ hết, hơn cả những ngày còn rất bé bỏng, trong một làng quê hẻo lánh bên bờ sông quê nội thuộc “vùng Tề.”

Thời chiến tranh Việt - Pháp trước 1954, “vùng Tề” là cách gọi vùng đất bị người Pháp kiểm soát để phân biệt với “Vùng Tự Do” mà Việt Minh đã đặt được cơ sở. Thật ra đây là những vùng “xôi đậu” giống như ở một số nơi mất an ninh tại Miền Nam sau này. Ban đêm lính trong đồn có thể pháo bừa vào đó, ban ngày Việt Minh cũng làm như thế. Ngoài Bắc có câu “Ấm ớ hội tề”, chỉ mấy ông hội đồng làng tề ba hồi ngả bên này ba hồi ngả bên kia, tùy theo hoàn cảnh.

Tôi đã chứng kiến những ngày điêu linh tan tác ở đó.

Đó là một làng nhỏ, thuộc tỉnh Thái Bình, chỉ cần đi bộ vài cây số đến bến đò Tân Đệ, theo chuyến đò ngang, bên kia sông đã là thành phố Nam Định. Có lần tôi theo Nội qua Nam Định thăm người bà con, cả thành phố đóng cửa kín mít, vì đám Tây Lê Dương vừa đi hành quân về, nhiều đứa say rượu đập phá ngoài đường.

Nội có 5 người con, 3 trai 2 gái. Bác Cả hoạt động cho Quốc Dân Đảng tận ngoài miền Trung đã đổi tên đổi họ biệt tích giang hồ. Chú tôi theo Việt Minh, thỉnh thoảng về thăm nhà ban đêm, chốc lát rồi đi. Có lần Chú về và xin với Mẹ cho tôi theo Chú qua bên “Vùng Tự Do”.

Chú cõng tôi trên lưng, đi hằng chục cây số trong đêm tối, giữa những bờ ruộng, tiếng ễnh ương kêu vang bên tai. Tôi ngủ trên lưng Chú lúc nào không biết.

Sáng thức dậy, thấy mình nằm trên chiếc chõng tre trong căn nhà lá xa lạ. Tôi học những lớp vỡ lòng ở đó, trong 1 đình làng, trẻ con chơi nhiều học ít. Học nửa buổi, còn nửa buổi ra cánh đồng bắt sâu trên những ruộng lúa mới trổ bông hay hái rau muống mang ra chợ bán gây quỹ cho đội (thiếu nhi). Đêm đêm, xách “đèn chai” đi họp đội hay tập nhảy “son đố mì”.

Tôi còn nhớ được vài bài hát đại khái như “Bác ************ là mặt trời” hoặc “Đảng lao động Việt Nam, đảng của chúng ta, vì cơm áo tự do, ăn no nằm chết giữa đường...” Có cả những bài ca tụng LiênSô như “Dân Liên Sô, vui hát trên đồng xanh,đây bao la ánh nắng xuân chan hòa...”, bây giờ nhớ lại thấy vô duyên và kỳ cục.

Tôi ở với Chú được một thời gian, một hôm Mẹ sang đón tôi về. Chỉ vài ngày sau, Pháp đi càn (hành quân) qua bên đó, Chú bị chết ngạt dưới hầm bí mật. Nếu Mẹ qua trễ chắc tôi đã đi theo chú mất rồi.

Ba tôi ở Hà Nội nhưng hay về thăm Nội, đôi khi đi thăm Chú hoặc lang thang qua những làng lân cận thăm bạn bè. Một hôm, tay đồn trưởng đám dân quân tự vệ sai lính bắt Ba đánh cho một trận rất nặng, lớn lên tôi vẫn còn thấy những vết sẹo trên người ông, lúc thả ra ông về ở hẳn Hà Nội, không dám bén mảng về quê nữa, vì cả 2 bên đều nghi ngờ. Một thời gian sau, Việt Minh phục kích giết chết tay đồn trưởng trên đường ra bến đò Tân Đệ.

Trước hiệp định đình chiến năm 54, gia đình Nội lần lượt từng người bỏ trốn qua Nam Định. Tờ mờ sáng, Mẹ đội thúng như mang rau ra chợ bán, dắt tay tôi đi nhanh trên con đường làng dẫn ra bến đò. Có vài người chào hỏi nhưng Mẹ chỉ ậm ừ vài câu và vẫn rảo bước không ngừng.

Khoảng gần trưa, chúng tôi đến Nam Định, chiều hôm ấy, tất cả gia đình gặp nhau đầy đủ ở nhà một người bà con. Ban đêm, cả thành phố hoạt động rầm rộ trong bóng tối để chuẩn bị ra đi. Vài ngày sau chúng tôi theo họ lên mấy chiếc xe vận tải chờ sẵn trên con đường phía Bắc hướng đi Hà Nội.

Hà Nội những ngày chuẩn bị di cư, thật nhộn nhịp hối hả nhưng vẫn không mất đi vẻ đẹp đài các quyến rũ. Đồ đạc, bàn ghế, quần áo cũ bày bán đầy đường. Ban đêm trai gái Hà Thành thanh lịch vẫn dẫn nhau đi dạo bờ hồ, ăn kem, tình tứ trò chuyện, có lẽ như những tử tù cố gắng thưởng thức bữa ăn sang trọng cuối cùng.

Hà Nội trong mắt chú bé nhà quê, thật là đẹp, không thể tưởng tượng nổi, cái gì cũng mới lạ hơn hẳn Nam Định như chú từng thấy. Tôi còn nhớ lần đầu tiên Ba mua cho cây kem, tôi vừa cắn một miếng đã phun ra và quăng ngay xuống đất. Chú bé nhà quê, chưa từng được ăn cái gì lạnh như thế, giống như có con dao nhỏ giấu trong cây kem vừa đâm vào miệng, cũng có thể vì mấy cái răng sún nó nhát chú.

Tôi vẫn thích nhìn về phía bên kia bờ hồ, có những đèn xe ô tô ẩn hiện trong các lùm cây. Một món quà Ba cho tôi, quý lắm, tôi còn giữ rất lâu khi đã vào miền Nam, đó là cây viết cán bằng nhựa, trên cán có chỗ nhô hẳn ra, lộng vào đó là hình chiếc cầu rất nổi tiếng, cầu Long Biên. Nếu để đúng tầm nhìn, cây cầu sẽ hiện ra rõ ràng, như thật.

Ở Hà nội một thời gian ngắn, Ba tôi đưa cả đại gia đình đi Hải Phòng rồi lên “tàu há mồm” cập bến Nha Trang. Ba mẹ tôi đi Hội An còn tôi theo Nội và Bà Cô vào định cư ở Tuy Hòa từ đấy.

Tôi còn quá nhỏ để hiểu được những mất mát khi phải bỏ quê hương ra đi, hay những sợ hãi trốn tránh cả 2 bên Việt Minh và Tây, nhưng quá quen thuộc với những chuyến đi bất chợt, vi vã trong đêm tối. Tôi đã có thể đi một mình trong đêm hằng vài cây số trên những con đường quê hẻo lánh một mình không hề sợ hãi.

Trong biến cố di tản miền Trung thời 75, Ba Mẹ tôi may mắn thoát được về Saigon yên ổn, ở chung nhà Bà Cô. Tôi đoàn tụ với gia đình sau khi ra tù.

Từng bước chân, từng cánh tay cử động cũng có những con mắt theo dõi. Trong nhà phải nói chuyện thì thầm với nhau tưởng như trong vách kia có cả trăm lỗ tai đang nghe ngóng. Những bữa ăn vội vã, một mắt nhìn vào bàn ăn còn mắt kia phải canh chừng ngoài cửa, công an khu vực có thể vào nhà bất cứ lúc nào, đi từ trước ra sau không cần hỏi han một tiếng. Tôi chưa từng tưởng tượng ra được có một ngày mình phải ở trong một hoàn cảnh như thế và cũng chưa từng đọc được trong sách vở có một thiên đường hạnh phúc như thế trên thế gian này.

Tôi không thể sống trên quê hương giữa những người CÙNG MÁU MỦ ĐỒNG BÀO mà lòng đầy hận thù chia rẽ. Cuộc sống thật sự không có ngày mai cho những người bị gọi là NGỤY.

Sau 2 lần vượt biên thất bại,cuối cùng tôi cũng đến được Pulau Bidong Mã Lai trên con tàu bé tí teo, cùng với mấy chục con ma đói rách rưới, hôi hám, bẩn thỉu, không còn đủ sức lết ra khỏi thuyền.

Có những đêm cả trại chạy ồ ra cầu Jetty đón nhận thuyền nhân mới đến, xem có thân nhân bạn bè của mình không. Chẳng ai muốn hỏi hành trình của họ ra sao, có bị cướp biển hay không, dù có khốn khổ, nguy hiểm, tủi nhục ra sao thì đó cũng chỉ là sự lập lại của chính mình. Hàng ngàn con mắt nhìn đám tân thuyền nhân như nhìn chính mình cách đây chẳng bao lâu, đẫm lệ, thầm thì an ủi “Cám ơn Trời Phật,tất cả những khổ đau chẳng là chi nữa, HÃY LÀM LẠI TỪ ĐẦU, miễn sống sót và xa chốn địa ngục trần gian là tốt rồi!”

Có những đêm không ngủ được, nhớ Uyên, nhớ Nội, nhớ gia đình Ba Mẹ, bạn bè, chiến hữu đã từng cùng tôi vào sanh ra tử, tôi lần lên đồi tôn giáo, cầu nguyện. Nhìn xuống đám nhà thuyền nhân dưới kia, những cái được gọi là nhà đó chỉ là mấy nhánh cây rừng làm cột, lợp tôn mỏng, thùng giấy hoặc lá dừa. Hàng chục ngàn con tim đang thổn thức trong đó, có những người cố dỗ giấc ngủ như tôi, có những người đang khóc thầm vì mất vợ, mất chồng, mất con, mất cha mẹ, anh em. Có những người đang tự trách mình vì đã bỏ rơi bạn bè, chiến hữu trong lúc thập tử nhất sinh. Họ đang cố gắng quên đi những tủi nhục một đời, tù đày, ức hiếp, hăm dọa, đánh đập, chiếm đoạt tài sản, rồi bị săn đuổi như một loài thú hoang, còn chịu nạn hải tặc, cưỡng hiếp... Ngoài biển mênh mông kia, biết bao nhiêu oan hồn còn vất vưởng vì nỗi oan khiên chưa được giải, chưa biết tỏ cùng ai, không nỡ mang xuống tuyền đài. Biết đâu có Uyên trong đó.

Tim tôi quặn đau, nghẹt thở. Tôi cầu xin Trời Phật dù thế nào cũng dẫn em qua cầu khổ đau, tôi khấn nguyện ơn trên hãy mở tay cứu giúp các linh hồn còn vất vưởng ngoài biển khơi được về cõi vĩnh hằng. Tôi miên man nghĩ từng giả thiết về em, đã chết trên đường vượt biên ư? Không, không thể được, em là thiên thần có Chư Thiên phò hộ, không thể chết được. Cũng có thể em còn ở Việt Nam hay đã đến một trong những trại tỵ nạn nào đó, hoặc biết đâu, đã đến được bến bờ tự do. Tôi an ủi mình, có thể lắm chứ, em là Thiên Thần mà! Tôi điên rồi!

Cơn điên cứ miên man như thế trong nhiều giấc mơ, theo tôi vượt qua biển Đông, về tận Tuy Hòa, leo qua những đồi cát bên dòng sông tuổi nhỏ. Tôi thấy Uyên và tôi đang đùa giỡn bên nhau, rượt đuổi mấy con kỳ nhông, hay công kênh em trên vai để hái hoa keo hoặc vờ làm bẫy để bắt mấy con chim chiền chiện cho em. Tôi nghe tiếng em cười, tiếng em nhõng nhẽo đòi ăn kẹo bột. Tôi còn nước mắt để khóc không? Nhưng nghe nghèn nghẹn trong tim rồi rơi vào giấc ngủ mê. Tôi thấy em đang chơi vơi giữa đại dương, hai tay giơ lên giữa những cơn sóng phủ đầu. Tiếng kêu cứu của em bị át bởi tiếng gầm gừ của đại dương: “Anh Hai, cứu em, cứu em, cứu em…” 

Tôi giật mình tỉnh dậy, mồ hôi vã ra như tắm, đầu hâm hấp nóng. Trời đã khuya, tôi đọc kinh và thầm cu nguyện cho em. Bầu trời trong vắt đầy sao, có lẽ em đã là một vì sao lấp lánh trên kia. Tôi lặng lẽ trở về căn chòi lá mà lòng đầy nghi hoặc. Em đang ở đâu?

“Pulau Bidong có list thì dông” Tôi học được trên đảo như vậy và dông lẹ, bỏ lại bao nhiêu hệ lụy buồn vui, khắc khoải đời thuyền nhân. Từ giã những cặp tình nhân bất đắc dĩ với những mối tình vá víu tạm bợ.

Đầu thập niên 80, tôi đặt chân lên đất Mỹ, làm lại cuộc đời từ con số không. Kể như vẫn còn may mắn. Đời tôi luôn luôn gặp may mắn, tôi tin như vậy, cho nên tôi vẫn để ý tìm Uyên khắp nơi. Đi dự họp mặt của các hội đoàn đồng hương, cựu quân nhân, các hội cựu học sinh, sinh viên...

Tôi định cư tại thành phố Austin, thủ phủ của Texas. Ban đầu được một nhà thờ Công Giáo đỡ đầu do hội thiện nguyện USCC giới thiệu. Một người trong nhà thờ giúp tôi kiếm được việc làm trong kho hàng của siêu thị, việc làm bán thời gian ban đêm. Công việc tuy cực nhọc nhưng cũng chẳng thấm thía gì so với những tháng ngày còn lêu bêu bên ViệtNam. Austin có một trường đại học rất nổi tiếng, đó là trường UT to lớn vĩ đại.

Sau khi thi lấy bằng tương đương trung học, mấy người nhà thờ giúp tôi điền đơn xin học bổng và ghi danh học ở đó, có cả một ông councelor của trường cũng trong hội nhà thờ giúp tôi từng bước. Thật là mủi lòng, những người không cùng máu mủ với mình thì hết lòng giúp đỡ, còn đồng bào ruột thịt của mình thì xua đuổi mình như con chó dại. Vui mừng hết sức, thế là bao nhiêu năm bỏ quên sách vở lại được sờ mó, ôm ấp, hít thở mùi giấy mực. Thong dong một mình, không còn lo chiến tranh, trốn tránh, bắt bớ, tù đày nữa. Tôi lại sách đèn như xưa, lòng đầy hân hoan của một cậu bé mới lớn.

Nhiều năm qua đi. Ra trường rồi đi làm. Một hôm, theo người bạn cùng sở bay về Cali tham dự buổi họp mặt của một Hội Đồng Hương.

Tôi đã gặp lại Uyên!

Chúng tôi ôm nhau giữa đám đông khóc mùi mẫn, khóc thoải mái, khóc tự nhiên, khóc thật to cho mọi người cùng khóc. Trong đám đông đồng hương này có biết bao nhiêu người cũng đã từng khóc như chúng tôi. Khóc để trôi đi bao điều còn giữ kỹ trong lòng, không nói ra được. Khóc để nói với mọi người rằng chúng tôi đã tìm thấy báu vật đánh mất bao nhiêu năm trời.

Khóc đã đời, chúng tôi buông nhau ra. Nhìn mặt Uyên son phấn tèm lem như thời bé bỏng nghịch đất cát, tôi bật cười. Em hỏi sao tôi cười. Tôi nói tôi đã tìm lại được tuổi thơ của chúng ta, tôi vui lắm. Em muốn kể cho tôi nghe những gian truân, gia đình tan nát, đổ vỡ, chết chóc, nhưng tôi không muốn nghe. 

Tôi tìm thấy em là đủ rồi, những cái khác hãy quên đi, quên đi, quên đi…

 

Mến tặng MC và các bạn cựu học sinh Nguyễn Huệ Tuy Hòa, gia đình chiến sĩ Mũ Nâu.

Cám ơn các hội đoàn người Việt tại Hoa Kỳ bao năm qua vẫn không ngừng sinh hoạt, tạo ra biết bao họp mặt đầy ý nghĩa, cho những đồng hương lưu lạc có cơ hội gặp gỡ tìm lại được nhau.


Lê Nguyên Hằng & Nguyễn Thạch Hãn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Mar/2023 lúc 7:22am

Tôi Khoái Đi Chợ


Đi chợ là thú vui của tôi từ nhỏ đến giờ, nó vui giống như tôi được đi xem xi-nê hay xem cải lương thời tôi còn niên thiếu.

***

Sau khi ra đến hải ngoại, người ta thấy hình ảnh những đàn ông Việt Nam đi chợ mua thức ăn là chuyện bình thường, nó giống như thành ngữ, “chuyện thường ngày ở huyện” mà thôi. Hồi còn ở bên quê nhà, các “đấng mày râu” mà xách giỏ đi chợ hiếm lắm. Ai ở vào lứa tuổi học sinh hay thiếu niên mà xách giỏ đi chợ, sẽ được mọi người hiểu là tụi nó đi chợ cho mẹ hay cho chị. Riêng những thanh niên chững chạc, hay đàn ông có địa vị trong xã hội mà xách giỏ ra chợ mua thức ăn, chắc chắn thế nào thiên hạ cũng sẽ nhìn họ bằng cặp mắt “thương hại” bởi vì người ta cho rằng đây là những ông đang nuôi vợ đẻ, hoặc bị vợ đì mà thôi. Chính vì thế, đối với một số người Việt Nam, đàn ông mà đi chợ trông nó “nhược” làm sao ấy.


Bản thân tôi thì khác, thật sự tôi rất thích đi chợ mua thức ăn dù không được vợ nhờ hay “bị vợ đì”. Lúc tôi chưa về hưu, hằng ngày đi làm về, nếu không bị vợ réo về nhà gấp ăn tối với nàng và các con, tôi thường tạt ngang một chợ Việt hay Mỹ nào đó cũng được, để mua vài món thức ăn mang về bỏ trong tủ lạnh dù không được vợ sai hay vợ biểu. Được đi chợ ngắm món này, nhìn món kia, đối với tôi là một thú vui giống như người ta đi vào vườn hoa ngắm các cây kiểng. Tôi nói thật, không đùa.

Đi chợ mua thức ăn cho gia đình hay cho vợ con, chắc chắn không phải là nhược hay nhục theo cách suy nghĩ của một số đàn ông Việt Nam hay Á đông nói chung. Trái lại, theo tôi, đàn ông mà biết xách giỏ đi chợ là một hình ảnh đẹp của người chồng biết thương yêu vợ con nên muốn giúp đỡ vợ con.

Nhớ hồi nhỏ lúc tôi ở tuổi mới vào Trung Học, Dì Năm, em của Má tôi nhờ tôi cầm tiền ra chợ trao cho Dì Út đang mua bán ngoài chợ. Dì Năm cũng trao thêm cho tôi số tiền nhỏ để tôi mua vài món rau cải mang về cho dì ấy nấu nồi canh chua cho Ông Bà Ngoại và cả nhà ăn tối. Tôi nhớ thời đó, khoảng năm 1968, mấy bà nội trợ nấu nồi canh chua thật đầy đủ cá tôm cho khoảng năm bảy người ăn, không quá mười đồng. Thế mà nồi canh chua lần đó mấy bà dì của tôi phải tốn hơn mấy trăm đồng. Tức là tôi đã làm bay hết số tiền mà tôi có “sứ mạng” chuyển giao từ bà dì này qua tay bà dì kia. Lần đó tôi đã bị mấy người lớn sống bằng nghề cờ gian, bạc lận cám dỗ. Tôi đã thua sạch số tiền đó trong sòng tài-xỉu ở một đầu hẻm nhỏ gần chợ. Nhờ “nồi canh chua đắc giá” lần đó mà tôi nhớ đời, tôi nhớ đến bây giờ. Đó cũng là lần tôi dặn lòng mình là không bao giờ đặt chân đến hay bén mảng đến các chỗ cờ bạc, đỏ đen cho dù chỉ để mua vui vài mươi đồng hay vài mươi phút không đáng kể.

Thời niên thiếu tôi rất mong được người lớn sai đi chợ hay cầm cái tô cái chén đến tiệm tạp hóa gần nhà mua thêm những gia vị nấu ăn. Thường thường mấy dì hay nhờ tôi mua thêm tương, đường hay hành tỏi, nước mắm, nước tương, nhưng tôi khoái nhất là được nhờ đi mua đường. Loại đường nào tôi cũng được “hưởng” trước. Nếu là đường cát, thế nào tôi cũng tấp vô trong hẻm, quay mặt vô tường, mở gói đường ra le lưởi liếm một miếng. Nếu là đường mía, tôi không ngần ngại sử dụng ngón tay không mấy sạch của mình quẹt một miếng bỏ vào miệng và nuốt vội vào bụng để cho chất ngọt mang đến cảm giác đả thèm cho một thằng nhỏ thường thiếu thốn kẹo bánh như tôi. Phải nói rằng những lần “ăn chận” chất ngọt như thế nó sướng ơi là sướng, và ngon ơi là ngon đối với thằng nhóc thiếu chất ngọt như đã nói.

Lúc lớn khôn hơn một chút, tôi thường đem chuyện “ăn chận đường” kể cho mấy thằng bạn con nhà nghèo cùng xóm nghe và cả đám cười té ngữa bởi chúng nó từng làm điều đó trước tôi. Có thằng còn nói như là một thành tích rằng: “Tao đố cha thằng con nhà giàu nào có được cái thú giống như tụi mình”. Có thằng thì lành hơn chúng tôi, tức là nó không “ăn chận” mà chỉ mong được người lớn ra lệnh cầm chén đi mua đường mía mang về nhà và phần thưởng của nó là phần đường còn dính trong chén được mẹ hay chị nó đổ nước cơm sôi vào cho nó thưởng thức.

Viết đến đây tôi bổng nhớ đến những anh bạn của tôi thời niên thiếu. Tôi thật sự ngậm ngùi vì hình dung lại trong số bạn của tôi khi trưởng thành, nhiều anh đã hy sinh trong thời chiến chống VC xâm lược. Riêng tôi, bây giờ lưu lạc xứ người, tuổi đã cao, đời sống khá đầy đủ tiện nghi, trong nhà có đủ mọi loại thức ăn, kể cả mấy hủ đường đủ loại, nhưng tôi không bao giờ dám đụng đến chúng nó cho dù tôi chưa bị tiểu đường hay có lượng đường cao trong máu.

Trở lại chuyện đi chợ để khỏi lạc đề. Nếu chỉ nói trên phương diện đời sống bình thường của một con người bình thường, không nói chuyện thiêng liêng gì ở đây; xin thú thật, ngoài chuyện mê đọc sách báo và viết bài, tôi mê nhất là đi vào các chợ để mua vài món thức ăn như thịt cá hay rau cải mang về cho vợ. Đây là thú vui của tôi từ nhỏ đến giờ, nó vui giống như tôi được đi xem xi-nê hay xem cải lương thời tôi còn niên thiếu.

Sau khi ra hải ngoại, lúc chưa lập gia đình, lúc còn đi học và đi làm, công việc đi chợ không chỉ vì sở thích của tôi, mà thực tế, nếu tôi không tự đi chợ thì ai đi cho tôi? Tôi còn ý thức câu nói của người xưa “trai khôn tìm vợ chợ Đông” nên chợ là chỗ mà tôi nghĩ rằng con trai chưa vợ thỉnh thoảng cũng nên đến đó cho biết.

Tôi không gặp Nhà Tôi trong chợ như câu thành ngữ vừa nêu. Nhà Tôi là con gái lớn nhất trong một gia đình đông con. Ngày nay tôi và các con tôi được hưởng tất cả tài nấu nướng hay sự đảm đang mà nàng có lúc nàng còn là con gái lớn trong một gia đình đông con. Thực chất, Ba Má của Nhà Tôi có chủ trương hễ là con gái, ngoài chuyện học hành cũng phải biết chuyện nội trợ nữa.

Ông nào bị hay được vợ giao cho việc đi chợ cũng đều có kinh nghiệm giống nhau. Tức là hay bị mấy bà “rầy” một cách oan uổng. Khi tôi đi đâu, trước khi về nhà tôi có thói quen hay ghé vào chợ cho dù tôi chẳng có nhu cầu mua món gì cả. Vào chợ hễ thấy thức ăn nào mà tôi cho là ngon, tôi liền mua về cho gia đình thưởng thức. Nếu mọi người không thích, nhất là Nội Tướng của tôi mà không thích, tôi bị nàng cằn nhằn, “Ba cái thứ này, ba cái đồ yêu này ngon lành gì mà anh mua cho cố”. Nếu gặp loại ngon, tôi cũng bị “la” rằng, “Sao mà hà tiện quá vậy anh Hai, đồ ngon như thế này mà sao anh mua có ít xịu vậy?”. Nói chung, mua cách nào hay đường nào tôi cũng lãnh đủ hay “từ chết đến bị thương” với vợ con.

Tôi có chút bí quyết về vụ đi chợ, xin phép được chia sẻ với “phe ta”. Quý ông phải nhớ điều này: Vào chợ muốn chọn lựa đúng thức ăn ngon mang về nhà mà không bị vợ la, là khi vào chợ đừng vội mua. Găp lúc chợ đông người càng tốt. Hãy để ý mấy bà, mấy cô, nhất là mấy bác lớn tuổi lựa thức ăn. Hễ món nào họ cầm lên bỏ xuống lần thứ nhất, đừng chú ý. Nếu quý bà chọn món thứ nhì và quý bà cầm lên lật qua lật lại ngắm nghía vài giây, định bỏ vào giỏ nhưng lại thôi và chọn món khác hay cái khác. Xin phe ta hãy lấy món đó cho vào giỏ mình ngay là chắc ăn như bắp. Không ngon, không tươi, và không tốt, không lấy tiền. Tại sao tôi dám nói chắc nịch như thế? Lý do, quý bà đã chọn món nào lần thứ nhì, phần nhiều là tốt rồi, nhưng tại vì quý bà vẫn chưa hài lòng nên muốn tìm thêm cái khác. Vì tìm hoài nên có khi quý bà vớ nhằm cái tệ hơn mà thôi.

Trước khi kết luận bài viết này tôi xin phép kể một chuyện có thật liên quan đến việc “đẩy xe” thức ăn cho vợ đi chợ.

Tôi nhớ lâu lắm rồi, chắc khoảng năm 2005 gì đó, có lần vợ chồng chúng tôi đến chợ Việt Nam vào ngày cuối tuần để mua thức ăn cho cả nhà. Xin khai thiệt: Mỗi khi vào chợ tôi thường đẩy xe thức ăn “lót tót” theo sau gót chân vợ bởi vì tôi nghĩ rằng nàng có công nấu nướng, còn mình chỉ “giỏi ăn” nên có dịp là phải tìm cách giúp vợ hay nịnh vợ một chút cho vui cửa vui nhà. Lúc tôi đẩy xe thức ăn lòng vòng trong chợ, tôi gặp một “cao niên” Việt Nam. Ông là một cựu sĩ quan cao cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông qua Mỹ theo diện H.O. Vị này tôi từng hân hạnh quen biết trong sinh hoạt cộng đồng. Nghe đâu thời còn ở trong quân đội, ông là người từng chỉ huy cả tiểu đoàn và “hét ra lửa” nhưng trông ông rất hiền hậu. Lần gặp gỡ này ông cũng đẩy xe thức ăn cho vợ đi chợ giống như tôi. Sau mấy câu chào hỏi, ông lên tiếng trước rằng:

  • Qua Mỹ này đàn ông mình nhược quá anh Bình ơi.
  • Nhược cái gì thưa anh? Tôi hỏi.
  • Thì bọn đàn ông mình hay bị vợ sai vặt hoặc phải đẩy xe cho vợ đi chợ như anh thấy nè, chứ ở Việt Nam làm gì có chuyện này. Ông nói theo kiểu nửa đùa, nửa thật, và than thở.
  • Em nghĩ khác anh. Anh em mình mà được quý bà sai vặt, còn được đẩy xe thức ăn cho vợ đi chợ tức là anh em mình còn ngon đó chứ. Ông anh cứ tưởng tượng, nếu quý bà chẳng bao giờ nhờ anh em mình làm gì cả, hoặc khi quý bà đi chợ cũng không thèm nhờ anh em mình lái xe, hoặc đẩy xe thức ăn cho quý bà rảnh tay chọn lựa món này món kia, có phải anh em mình như thành phần bị phế thải, hoặc bị “vứt đi” hay sao?
    Nghe tôi nói xong, ông ấy cười vang và nói: “Gặp anh Bình, nghe anh nói khích lệ như thế khiến tôi lên tinh thần quá chừng. Thật là ấm lòng chiến sĩ”.
Kết Luận
Tôi viết bài này sau khi tôi đọc được bài “Đi Chợ Cho Vợ!” của tác giả K. Nguyên chứ tôi không có ý gửi gấm một điều gì thầm kín trong bài viết của mình. Quý độc giả có thể đọc bài viết ấy tại đây: https://aihuubienhoa.com/p122a1755/10/di-cho-cho-vo-k-nguyen

Hy vọng là bài viết này của tôi và của tác giả K. Nguyên sẽ phần nào an ủi những anh nào hay ông nào cảm thấy “xấu hổ” khi phải đi chợ cho vợ. Chồng mà được vợ nhờ là còn có phước đó. Đàn ông nào mà vợ không muốn nhờ hay không dám nhờ, thành phần đàn ông đó ngoài xã hội chắc chắn mọi người phải đành phải “bó tay” với họ mà thôi.

Hồi tôi còn nhỏ, lúc học tiểu học tôi hay bị ngoại la và mấy dì rầy. Sau khi lớn hơn tức là lúc học trung học tôi được về ở chung với gia đình, tôi tiếp tục bị má và chị mắng yêu rằng: Lớn lên mầy chỉ có nước làm mọi cho vợ chứ ai nhờ cậy được gì. Bây giờ khôn hơn, già hơn, và kinh nghiệm đời hơn, quả thật, tôi đang “làm mọi” cho vợ con mà vẫn “bị rầy” như ăn cơm bữa, chứ sá gì cái chuyện “đi chợ cho vợ” như tác giả K. Nguyên đã than.


Huỳnh Quốc Bình

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2023 lúc 6:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Mar/2023 lúc 10:16am

Giấc Mơ Của Mẹ


Mẹ tôi là nhân viên nấu ăn cho toà đại sứ Mỹ từ năm 1970. Trí nhớ tuổi thơ của tôi vẫn còn hình dung được với những người chủ Mỹ rất vui tính và thích trẻ con.

Có lần, lúc dộ 6, 7 tuổi, tôi bị một nhọt mủ lớn ở hông, cũng chính người chủ Mỹ tận tình đưa tôi đi vào quân y Mỹ chữa cho lành. Ba tôi rời bỏ gia đình từ khi tôi còn nhỏ, nên công việc làm ỡ toà đại sứ Mỹ đã cho những ngày tháng thật sung túc cho gia đình hai mẹ con tôi.

Ngay từ đầu tháng tư 1975, toà đại sứ đã cho phép gia đình tôi di tản sang Mỹ nhưng không biết vì một lý do gì, mẹ tôi từ chối không đi, để mà mãi cuối sau cho đến lúc bà mất đi, vẫn còn ray rứt không nguôi một niềm ân hận.

Miền Nam thất thủ, Saigon mất, Việt Nam thống nhất, vậy mà cả đất nước vẫn chìm đắm trong khổ đau, thống hận sau đó. Mẹ tôi mất ở tuổi 48, năm 1984 tại Saigon, sau khi nằm trên giường bệnh mê man hơn một năm trời với căn bệnh đứt mạch máu não. Bác sĩ bệnh viện Chợ Rẩy nói mẹ tôi chết vì những căng thẳng quá sức chịu đựng của bà trong đời sống. Làm sao bà chịu nổi sự căng thẳng của cái đất nước thống nhất, nhưng với ba bốn lần đổi tiền, tài sản dành dụm tiêu tan, với hội phụ nữ, rồi uỷ ban nhân dân, công an phường mỗi ngày vào nhà, doạ nạt, khuyên dụ, ép buộc hai mẹ con tôi phải đi kinh tế mới.

Ngày mẹ tôi mất đi, mưa đầy trời giông bão, trong cuộc đời lần đầu tiên tôi mới hay như thế nào là nỗi đau của sự vĩnh biệt. Tôi phải tự cố an ủi mình rằng, mẹ tôi đã được bước sang một thế giới mới, thế giới của sự vĩnh hằng, và nơi đó chắc chắn tốt đẹp hơn nhiều cái thế giới mà tôi đang sống.

Một mình còn lại sống trong căn nhà kỷ niệm để lại của mẹ, tôi lăn lộn ra đời làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Tình cờ gặp lại người bạn cũ ngày xưa, nhận được sự giúp đỡ tái sinh, tôi cùng gia đình người bạn rời khỏi Việt Nam từ kênh năm Rạch Giá, trên một chiếc ghe nhỏ mong manh với 40 người dân địa phương vào một đêm của tháng Tư 1988.

Cũng như hầu hết những chuyến vượt biên khác của cả triệu người Việt, tàu chúng tôi cũng đi lạc hướng, lênh đênh hơn 7 ngày trên biển, hết nước và lương thực. Tôi bị phỏng nặng do một tai nạn bất cẩn trên ghe lúc cố gắng làm lửa hiệu cầu cứu. Vừa bị phỏng toàn thân, vừa đói khát, tôi còn nhớ trong cơn nửa tỉnh nửa mê, tôi mơ thấy mẹ bưng đến cho một ly nước đá chanh, lúc vừa bưng lên miệng uống, thì bừng tỉnh, biết chỉ là mơ, lòng sao xót xa. Tôi còn nhơ ù nổi khát khao của những ngày lênh đênh trên đại dương ấy chỉ là một ly nước đá, mới hay ước mơ của con người cũng đổi thay theo mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Trải qua nhiều gian truân, kể cả được một tàu đánh cá Campuchia cứu và kéo vào một đảo nhỏ do bộ đội Việt Nam chiếm đóng trong vùng biển Campuchia. Tôi đứng ra thương lượng với viên sĩ quan trưởng đảo, đổi số vàng còn lại của đoàn người trên ghe với sự tự do được tiếp tục ra đi.
Ghe chúng tôi cặp vào giàn khoan dầu của Mỹ tại ngoài khơi vịnh Thailand buổi tối tháng tư 1988. Nhìn những nhân viên Mỹ tại giàn khoan, mặc đồng phục màu cam, chạy tràn xuống cứu cấp cho chiếc ghe tơi tả chúng tôi giữa biển đông của đêm ấy, như những thiên thần. Nhân viên Mỹ tại giàn khoan cấp tốc đưa tôi lên phòng cấp cứu, do vết phỏng lúc ấy đã bị nhiễm trùng nặng. Lần thứ hai trong đời, tôi xin gởi lời tri ân đến người Mỹ.
Tôi đến tiểu bang Texas Hoa Kỳ vào buổi chiều tháng sáu năm 1990, sau hơn hai năm trời nổi trôi tại các trại tỵ nạn Banthad, Panat tại Thailand.
Tưởng tượng nước Mỹ với bầu trời giá lạnh tuyết rơi, hoàn toàn ngược hẳn với hơi nóng kinh người hơn 100 độ F tạt vào mặt ngay khi tôi bước chân ra cổng phi trường Dallas Fort Worth

 với gia đình bạn thân của mẹ tôi nhận bảo trợ. Nước Mỹ đây rồi, nơi mà mẹ con tôi và hàng triệu triệu đồng bào Việt Nam khát khao được đến. Tôi mới nhận ra đây quả là một thiên đường đối với những người từng trải nhiều đau khổ.

Tôi cũng chợt nhận ra, cái quá khứ khổ đau của đời tôi nơi quê nhà, trên đường vượt biển…chính là món quà của thượng đế ban cho. Làm sao nhận chân được sự sung sướng, nếu chưa từng sống qua đau khổ" Bây giờ tôi mới hiểu tại sao tài tử Holywood Mỹ cuộc sống nổi tiếng giàu sang lại vẫn tự tử vì chán đời; có lẽ bỡi vì đời sống của họ quá sung sướng ngay từ lúc mới sinh ra, nên họ không thể nhận ra cái sung sướng của một đêm ngủ ngon giấc mà không sợ công an gõ cữa, họ không thể nhận ra cái sung sướng của đói bụng thì chạy ngay vào Mac Donald thì có ngay một cái hamburger để ăn, chứ không phải xếp hàng cả ngày, để mua được 9 kg gạo đầy thóc lúa, hay một miếng thịt đã bốc mùi tại một hợp tác xã.


Tôi còn nhớ, có lần ra Phan thiết năm 1982, gặp hai mẹ con bác nọ, đang lượm mót những củ khoai sùng còn rơi rớt sau mùa thu nhặt của một nông trường. Nói chuyện với hai mẹ con với khuôn mặt hằn sâu cuộc sống lầm than, vất vã này mới hay, gạo là thứ thực phẩm sang trọng, xa xí phẩm đối với gia đình bác, chỉ để dành ăn vào dịp tết, còn ngày thường thì chỉ được ăn khoai. Sang Mỹ, có lúc tôi làm bồi bàn cho một nhà hàng, nhìn thấy họ vứt bỏ vô số thức ăn còn ngon lành bán không hết mỗi đêm, mà thấy lòng quặn thắt, thương cho hai mẹ con bác ở Phan Thiết ngày xưa, thương cho dân mình.

Tôi còn nhớ, mẹ tôi có một quầy nhỏ bán trái cây trước nhà, mỗi buổi sáng sớm phải ra chợ đễ lấy hàng, có một lần hai tay xách nặng, đường trơn ướt, bà trợt chân té bật máu vào vũng sình chợ Trương Minh Giảng, hàng chục người đi chợ xung quanh cười ồ mà không một người nào đến để vực đỡ.

Tôi sang Mỹ vào học trường Texas A&M. Một buỗi chiều trong khuôn viên trường, đạp xe đạp vấp vào một mô đất, mặt té đập xuống mặt đường, bể nát cặp mắt kiếng, đau đến hôn mê vài phút, khi hồi tỉnh lại thấy mình đang nằm trên xe cứu thương, một học sinh nào đó đã gọi số cấp cứu cho tôi.

Hồi còn ở Việt Nam, tôi học tư lớp Hoá với thầy Nguyễn Dzực, thầy có bông đùa một câu mà tôi nhớ hoài "người Việt mình đi trước thời đại văn minh của thế giới, trai gái nắm tay đi ngoài đường thì mắc cỡ, nhưng chuột chết hay tiểu tiện thì đem ngay ra đường phố không ngại ngùng".

Sau tháng tư năm 1975, có lúc hai mẹ con tôi phải buôn bán than để mưu sinh. Chúng tôi phải gánh hàng chục bao than 100kg mỗi ngày đến tận nhà cho người mua. Một buổi tối, sau một ngày làm việc chân tay đau, thân thể đau rã rời, mẹ tôi bùi ngùi nói trong nước mắt "mẹ đã sai lầm không đem con sang Mỹ lúc được toà đại sứ cho đi". Sau đó không lâu, mẹ mất đi trong tủi buồn, uất ức, khổ đau.

Bốn năm sau, tôi mang giấc mơ của mẹ sang Mỹ để thấy nước Mỹ quả thật chẳng phải là một thiên đường tuyệt đối, người Mỹ chẳng phải là người rộng lượng, văn minh bậc nhất thế giới, nhưng nơi đây nên chính là cái mốc điểm, mà tôi mơ quê hương mình một ngày nào đó sẽ đến được.
Một người cha cuả bạn tôi, 65 tuổi, một sĩ quan cao cấp của chế độ cộng hoà, đến Mỹ qua chương trình HO, sau khi được "giáo dục" tại các trại cải tạo miền Bắc, miền Nam hơn 13 năm trời.

Tính vốn siêng năng, đến Mỹ ông lao ngay vào công việc làm cho những hãng điện tử trong vùng. Sau 8 năm định cư, ông dành dụm được số tiền khá lớn. Mặc dầu ông vẫn than phiền nước Mỹ là một nước bóc lột sức lao động, nhưng tôi vẫn tin rằng, không một nơi nào trên thế giới có thể cho ông một cơ hội kiếm sống như vậy. Có lẽ ông đã chóng quên, hay không được nhìn thấy một người lương thiện, hiền lành trong xóm tôi, đã bị tù hơn 3 năm vì tội "chây lười lao động", chỉ vì gia đình anh giàu có, nên anh không phải đi làm kiếm sống như những người khác.

Con người sinh ra để luôn nhận nhiều ưu phiền khổ đau hơn là hạnh phúc, nên chẳng có một nơi nào trên thế giới này là thiên đường. Nếu không được trang bị một hành trang của khổ đau, thì có khi tôi quên, để không nhận ra cái "được" mà nước Mỹ đã cho trong 10 năm qua.

Chúng tôi vừa có cháu gái đầu lòng, gần ngày cháu phỏng đoán được sinh, đột nhiên nhịp tim của vợ tôi giảm xuống trầm trọng đột ngột. Nửa đêm ở bệnh viện, nhìn hàng chục y tá, và 2 bác sĩ chạy tất bật đưa vợ tôi vào phòng mổ để giải phẩu cứu cháu bé ra, tôi chợt nghĩ, thêm một lần thứ ba, tôi và con phải tri ân người Mỹ, đất nước Mỹ.

Bốn đêm chúng tôi lưu lại bệnh viện, bối rối vì đứa con đầu lòng, thêm mẹ cháu bé chưa bình phục sau cuộc giải phẩu, tôi liên tục gọi các cô y tá vào để giúp, 12 giờ đêm hay 2, 3 giờ sáng, lúc nào các cô cũng tươi cười, nồng nhiệt giúp đỡ.

Dẩu hiễu rằng chi phí tại bệnh viện Mỹ rất cao, các cô y tá được trả lương hậu, nên có lẽ "lương bổng tương xứng, sinh phục vụ tận tình", hơn nữa, tôi tin rằng chúng ta vui lòng với cách phục vụ này, hơn là mỗi lần vào bệnh viện lại phải đút lót bác sĩ, y tá để được phục vụ tận tình hơn những bệnh nhân nghèo không có tiền để hối lộ khác.

Mẹ tôi còn một người cháu ruột ở Việt Nam, anh có cháu bé gái mới lên hai tuổi mới đây bị chó cắn. Đêm cháu trong bệnh viện lên cơn sốt dữ, phòng thuốc đóng cửa, cả bệnh viện không tìm ra một viên thuốc hạ sốt cho cháu, cha của em phải chạy xe khắp Saigon đến 6 giờ sáng mới tìm được thuốc cho con!

Bây giờ đã hơn 10 năm xa xứ, 16 năm mẹ mất đi, mặc dầu tôi đã quen với cái đời sống thật yên tỉnh của căn nhà trên nước Mỹ, nhưng vẫn rất nhớ cái tết của quê nha øvới hai mẹ con ngồi bên nồi bánh chưng đêm, nhớ bạn bè quen với ly chè thơm ngay ngoài phố, nhớ khu xóm lao động ồn ào nhưng ấm tình người… hiểu lẽ được-mất của cuộc đời, nên sống bình an và vui trên quê hương mới.

Tôi cũng nghĩ, không một ai muốn sống đời của tha phương. Ngày xưa, hầu như chỉ những ai vì một lý do gì đó, không thể sống ở làng quê nhà, mới phải mang thân đi tha phương. Ngày nay giấc mơ sang Mỹ của mẹ tôi và hàng triệu đồng bào Việt Nam có lẽ cũng vì chung một nỗi niềm như vậy.


Phan Kỳ Long
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Mar/2023 lúc 10:14am

Cánh Chim Mồ Côi

Giặc tràn về và băng qua con sông Mỹ-Chánh, dân tình ở làng trên xóm dưới vội vã di tản khỏi vùng đạn bom. Mấy chuyến xe đò liên tỉnh xuôi hướng về Nam chật kín người tản cư và hành lý mang theo. Biết bao chuyến xe đầy ắp đã lướt ngang nhưng không buồn ngừng lại. Gia đình Tuân cũng dạt trôi theo dòng người đi lánh nạn, khăn gói quả mướp men theo con đường quốc lộ. Buổi trưa tháng ba nắng đổ như thiêu như đốt, chiếc xe đò dừng lại bên đường một cách uể oải, nặng nề. Người ta hối hả chen chúc tìm cho mình một chỗ trước chuyến đi xa. Tuân bị đám đông xô đẩy khỏi vòng tay gia đình, một mình lạc bước trên chuyến xe định mệnh vừa lăn bánh. Ngó qua khung cửa kính, Tuân chỉ còn kịp thấy những giọt nước mắt của mạ và mấy cánh tay của anh chị giơ cao vẫy vẫy như tiễn đưa một tình thương vừa chấp cánh bay xa.

Đất lạ trời xa, nơi em đặt chân đến là miệt châu thổ sông Cửu-Long phù sa mênh mông, bát ngát. Tuân được bà con xóm giềng tốt bụng, cứu thoát khỏi tay tử thần từ một cơn bệnh thập tử nhứt sanh. Gia đình chú Ba chăn vịt tuy nghèo bạc tiền nhưng giàu lòng nhân ái đã cưu mang đùm bọc đứa trẻ lạc quê, xa xứ. Em đi chăn vịt, cày thuê cấy mướn để nuôi thân và mong góp một bàn tay cùng gia đình ân nhân vượt qua cơn khốn khó. Đất Mang-Thít bên dòng Cổ -Chiên quanh năm cây lành trái ngọt nhưng Tuân không sao quên được vùng đất Hải-Sơn héo gầy hai mùa nắng gió nằm dọc bờ sông Mỹ-Chánh. Cha miệt mài trong quân ngũ, mạ sớm hôm tảo tần lo cho đàn con chưa đủ lớn. Căn nhà lợp lá không lành lặn, tuy bé nhỏ nhưng chất chứa biết bao ngọt ngào kỷ niệm.

Đã hai lượt theo chú Ba về lại chốn xưa, tìm về mái nhà êm ấm cũ, chòm xóm cho biết gia đình Tuân đã không trở lại từ dạo đó, thuở xóm làng mịt mờ khói lửa. Ngày tháng thoi đưa, Tuân đã trở thành một thanh niên rắn rỏi và đem dạ thương thầm đứa con gái ở xóm trên. Con gái miệt vườn thiệt thà như đếm, cũng đem lòng mến thương nhưng tình riêng chưa dám ngỏ. Chú thím Ba nhờ mối mai đưa tiếng và đứng ra cưới vợ cho thằng con côi cút miền xa mà thương yêu hơn ruột thịt. Đám cưới nhà nghèo chỉ có con đò nhỏ rước dâu và mấy chung rượu lạt nhưng rộn rã ngập lòng. Hai đứa một lòng thương nhau không câu nệ hèn sang. Mấy đứa nhỏ khỏe mạnh cứ lần lượt ra đời trong hạnh phúc gia đình có đủ đầy mẹ cha.

Giờ đây, dẫu không giàu của lắm tiền nhưng Tuân cũng tạo dựng được mái nhà nho nhỏ trên mảnh đất mới qua bao năm tháng cần lao. Con cái được đến trường học dăm ba con chữ chứ không như đời cha của chúng, lạc cha xa mạ, cầu thực tha phương. Nhiều năm qua, Tuân đã bỏ biết bao công sức tìm kiếm mạ cha và gia đình qua báo chí cũng như trên đài truyền thanh, truyền hình. Tóc xanh đã phôi phai, gương mặt đã héo gầy nhưng nỗi nhớ mong vẫn đong đầy và âm thầm trải dài theo ngày tháng. Dù đã mỏi mệt nhưng Tuân vẫn nuôi hy vọng sẽ có ngày gia đình được trùng phùng bỏ xa những năm dài cách biệt. Cánh chim mồ côi vẫn thương cội, nhớ nhà dẫu đường về quê xưa đã từ lâu hiu hắt bóng chiều. Sông Tiền, sông Hậu đêm ngày xuôi ra biển Đông bát ngát nhưng trong lòng, Tuân vẫn mãi là một dòng chảy lạc loài, một nhánh sông lẻ loi không còn cửa biển.


Vưu Văn Tâm



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Mar/2023 lúc 10:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2023 lúc 8:17am

TÌNH NGƯỜI... VÔ GIÁ    <<<<<<

46+%5d%20Free%20Spring%20Bird%20Wallpaper%20-%20WallpaperSafari


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Mar/2023 lúc 8:17am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2023 lúc 10:31am

Đêm Đầu Trong Thành Phố

Silhouette%20of%20a%20couple%20holding%20hands%20Photos%20|%20Adobe%20Stock

Tôi tìm được cái xe đẩy hành lý không mấy khó khăn,tuy số người từ ba chuyến bay khác cùng đáp xuống thành phố trước sau chỉ một thời gian ngắn.

Chất cái va li nhẹ tênh lên xe đẩy,tôi đẩy thẳng đến dãy bàn có hàng chữ “luồng xanh”,nghĩa là không có hàng hoá gì để mà phải khai báo,khác với “luồng đỏ”.

Mọi thủ tục đã được giải quyết nhanh chóng cũng chỉ trong có đôi ba phút.

Tôi trở về thăm quê hương sau một thời gian thật dài xa cách,về thăm lại thành phố thân yêu mà tôi không bao giờ quên được,thành phố mà trước ngày tôi phải từ bỏ ra đi vì bị bách hại bởi những người “anh em”,đã từng là thủ đô tự do giàu đẹp của miền Nam được mọi người trên khắp hoàn cầu biết đến với một mỹ từ: Hòn Ngọc Viễn Đông!Tên được đặt bởi những nhà văn nhà báo nhà thơ từ miền Bắc đã rời bỏ quê hương vào miền Nam sinh sống ngày quê hương bị chia cắt.

Về thăm lại quê hương,tôi dự tính sẽ đi từ Nam ra Bắc và chắc chắn tôi sẽ phải đến hai nơi là thành phố Đà Lạt và huyện lỵ nhỏ bé Ninh Hoà-Dục Mỹ,nơi tôi đã từng có những tháng ngày qua lại trong những ngày sôi động thời lửa đạn chiến tranh mà,thời gian đó đã ghi lại thật nhiều kỷ niệm với những người bạn mà tôi sẽ không bao giờ có thể quên được.

Rời phòng quan thuế phi trường Tân Sơn Nhất vào lúc mười lăm giờ mười lăm phút,tôi đón chiếc taxi của hãng Airport để đi vào thành phố.Vừa qua khỏi cổng Phi Long cũ,người tài xế taxi trẻ tuổi với ánh mắt nhìn luôn đầy vẻ thân thiện hỏi tôi muốn về đâu,tôi cho anh biết là tôi muốn tạm trú ở khách sạn nào đó trên đường Phạm Ngũ Lão gần khu Tây ba lô.Người tài xế taxi đưa tôi đến khách sạn Bông Sen tọa lạc trên đường Phạm Ngũ Lão,cách cái khu mà tôi muốn khoảng gần trăm thước.

Sau khi nhận phòng,tôi tắm rửa qua loa rồi mười bảy giờ bốn mươi lăm phút tôi rời khách sạn để đi dạo phố phường mà từ lâu tôi đã không được thấy.Sau đó tôi sẽ tìm một nhà hàng nào chuyên bán những món ăn của quê hương để thưởng thức hương vị trên quê nhà.

Vừa ra khỏi khách sạn,tôi thấy có rất nhiều người đang đi trên đường phố mà trong tay họ có cầm hờ theo chiếc áo mưa.Thời tiết trong những ngày này cũng khá mát mẻ khi ánh mặt trời dần khuất dạng nhưng, nếu bất chợt có một cơn mưa đổ xuống thì sẽ hết thú vị với cảnh dạo phố về đêm.Tôi nhìn lên trời rồi quay trở lại phòng ngủ lấy hờ theo chiếc áo vest cầm tay,biết đâu khi đêm về trời trở lạnh có cái áo khoác vẫn còn hơn không.

Tôi đi ngang qua nơi mà trước kia là nhà ga xe lửa Sàigòn nhưng bây giờ đã được phá bỏ đi để thay vào đó là cái công viên thật rộng lớn.Kỷ niệm ngày thơ ấu bỗng trở về làm trái tim tôi nhói lên khi nhớ lại những ngày xa xưa,những ngày còn thơ ấu tôi vẫn thường được theo mẹ ra ga này thật sớm khi mặt trời vẫn còn ngủ để theo chuyến xe lửa về Lộc Ninh thăm người cha thân yêu đang là công nhân đồn điền cạo mũ cao su.Tất cả bây giờ đã qua hết,tất cả đã trở thành dĩ vãng khi nhớ lại những tháng ngày thuở ấu thơ thật êm đềm bên mái ấm gia đình luôn vang lên tiếng cười vui rộn rã của những người thân yêu ruột thịt.

Tôi bước vào công viên và nhìn quanh,công viên hiện không có đến một bóng người.Tôi tiếp tục bước thẳng qua bên chợ Sàigòn.Hình như chợ Sàigòn cũng không có nhiều thay đổi lắm ở phía bên ngoài,có lẽ đây là điều đúng khi nhà cầm quyền thành phố vẫn cho duy trì nguyên trạng ngôi chợ trong khi toàn thành phố đang thi nhau xây dựng những cao ốc chọc trời và những toà nhà khá đồ sộ.Vì trời tối nên các cửa ra vào bên trong chợ đã được đóng kín. Phía trước mặt tôi là công viên Quách Thị Trang nơi mà một thời tuổi trẻ tôi đã từng nông nỗi theo bạn bè tham dự những cuộc biểu tình chống chiến tranh.Một sai lầm đã làm tôi ân hận mãi đến tận bây giờ.

Bên kia đầu đường Lê Lợi, nơi mà ngày trước có cái bót cảnh sát Lê Văn Ken,nay đã được thay vào đó là cửa hàng mắt kiếng quốc doanh.

Bệnh viện Sàigòn vẫn còn đó và vẫn như ngày nào.Nhìn bệnh viện gợi nhớ lại kỷ niệm năm xưa. Ngày còn nhỏ tôi đã hơn một lần theo mẹ ra đây nhổ răng.Lúc đó bệnh viện không có, hoặc vì hiếm thuốc tê nên nha sĩ đã nhổ sống,mà lại nhổ răng hàm nữa nên rất đau đớn;một kỷ niệm mà tôi cũng sẽ không bao giờ quên được.

Tôi tiếp tục bước những bước ngắn để nhìn ngắm hàng quán hai bên đường cho đến khi tôi đi tới toà nhà Quốc hội trên đường Tự Do cũ mà bây giờ đã đổi làm nhà hát.Tất cả đã đổi thay nhiều,kể cả tên đường Tự Do mà nay là Đồng Khởi.Tôi vào một nhà hàng chuyên bán những món ăn Việt Nam mà trước ngày rời bỏ quê hương tôi vẫn thường cùng bạn bè vào đây ăn uống mỗi tuần.Nhà hàng có tên là Việt Nam.Nhà Hàng Việt Nam!Nhà hàng bây giờ cũng đã được thay đổi sang trọng hơn với những tiếp viên nam nữ thật lịch sự đón chào khách từ ngay cửa.

Vừa ngồi vào bàn,tôi nghe người phục vụ hỏi một người thiếu nữ ngồi ở cái bàn đặt trong một góc khuất không xa bàn của tôi lắm.

– Thưa cô đi mấy người?

– Một mình tôi thôi.- Người thiếu nữ trả lời.

Tôi hướng ánh mắt nhìn về phía người thiếu nữ.Tôi đoán cô nàng khoảng độ ba mươi lăm tuổi.Mái tóc dài được cô tém gọn lên hai bên để lộ ra đôi mắt to,sóng mũi cao và với cái miệng nhỏ…trông khuôn mặt cô thật sáng và quý phái.Người thiếu nữ mặc cái áo sơ mi màu tím hơi mỏng và được bỏ trong cái quần cũng màu tím làm lộ lên những đường cong tuyệt vời trên thân thể khá đầy đặn và cao nên trông người cô nàng cũng chẳng khác gì là người mẫu.“Có lẽ đôi giầy cô ta mang cũng màu tím.”- Tôi đoán vậy vì bàn chân phải của cô nàng gác lên gót chân trái và co lại dưới cái ghế mà cô đang ngồi.Ánh sáng trong nhà hàng thì không thể nào rọi tới dưới cái ghế đó được.

Cách ăn mặc của người thiếu nữ này mà những người đàn bà Việt Nam sinh sống bên quốc gia tôi đang tạm dung thường gọi là “mặc đúng tông”.

Tôi đứng lên bước đến trước mặt người thiếu nữ,nhìn thẳng vào đôi mắt to và đẹp của cô nàng,tôi nói:

– Chào cô,tôi được biết cô đi ăn có một mình,tôi cũng đi một mình.Tôi rất lấy làm vinh hạnh nếu cô cho phép tôi được ngồi cùng bàn với cô.

Người thiếu nữ ngước đôi mắt to và đẹp lên nhìn tôi ngạc nhiên,nhưng rồi cô nàng cũng đưa bàn tay ra dấu mời tôi ngồi vào cái ghế trống trước mặt:

– Vâng,xin mời anh cùng ngồi.

Tôi quay trở lại bàn cầm cái áo vest lên qua máng ra sau cái ghế trống mà tôi sẽ ngồi rồi tôi tự giới thiệu:

– Tôi tên Thà,tôi ở bên kia mới về.

Người thiếu nữ tròn đôi mắt hỏi lại:

–  Bên kia mới về? Bên kia là bên nào?

– À,xin lỗi cô tôi sống ở nước ngoài và mới về thành phố này chiều hôm nay.

– A ! Anh là Việt Kiều à?Tôi tên Lan.

– Hân hạnh được cô Lan cho phép ngồi cùng bàn.Tôi…tôi ở Hoà Lan.Người ta gọi chúng tôi là Việt Kiều nhưng tôi thì không nghĩ như vậy.

– Hòa Lan và Hà Lan là một có phải không anh?Nhà anh ở quận mấy? -Cô Lan hỏi với đôi mắt mở lớn trông thật đẹp.

– Trước kia chúng tôi gọi là Hòa Lan và bây giờ người trong nước gọi là Hà Lan.Tôi về đây và tạm trú ở khách sạn Bông Sen gần khu Tây ba lô.Tôi phải ở khách sạn vì tôi không còn một người thân nào sinh sống ở đây cả.

– Ở khu đó vui và có lẽ hợp với anh lắm phải vậy không anh?

– Có lẽ vậy,hai ngày nữa hai người bạn của tôi cũng về đây.Hai người bạn đó muốn chúng  tôi những ngày ở Sàigòn đến ở khu đó vì thành phố này tôi nghe nói là sau mười hai giờ đêm thì những chỗ vui chơi sẽ không còn một chỗ nào mở cửa nữa,chỉ ở khu đó là có những cái bar mở khuya. Như cô xem,bây giờ là bảy giờ mười phút tối mà bên nước tôi mới là một giờ mười phút chiều.Lát nữa đây khi thành phố vào đêm thì ở bên kia mới vào buổi tối.Có lẽ cũng phải mất đôi ba ngày mới quen được giờ giấc cô Lan à.

– Anh chọn nhà hàng này,theo tôi đoán có lẽ là vì anh muốn thưởng thức món ăn Việt Nam và hương vị chính tại quê hương có phải vậy không anh? Ở đây nấu ăn khá lắm !Năm năm trước,cứ mỗi tuần là tôi vào đây cũng hai hoặc ba lần.Để tôi gọi thức ăn cho anh thưởng thức nhé.

– Vâng,cám ơn cô Lan.

Sau khi cô Lan đặt những món ăn,tôi hỏi thăm cô về thành phố:

– Ở thành phố này có gì giải trí vui không cô Lan?

– Anh muốn giải trí thứ gì cũng có hết.Phía tay mặt của nhà hàng này,cũng gần đây thôi có vũ trường Maxim mà ban nhạc chơi rất hay.Năm năm trước,cứ vào những ngày cuối tuần không bao giờ vắng mặt tôi.

– Hay quá,vậy lát nữa đây tôi mời cô Lan cùng đến đó nhé. Đi đến bất cứ nơi nào mà có “thổ địa” hướng dẫn thì không gì bằng.

– Anh Thà dùng rượu mạnh hay rượu chát?

Tôi nhìn ly nước cam vắt trước mặt cô Lan nên tôi không muốn uống rượu mạnh đêm nay.

– Có lẽ tôi chỉ nên uống một hai ly bia là được rồi vì tôi có một cái tật là hễ uống vào một hai ly rượu mạnh rồi thì bất cứ người đàn bà nào mà tôi gặp,tôi đều thấy họ thật đẹp và thật đáng yêu cả.

– Cái tật đó của anh Thà…theo tôi thì không có gì đáng phải phàn nàn cả.Chỉ sợ…mấy ông ở đây mỗi khi có chút men vào trong người là quậy dữ lắm anh à.

Những món ăn lần lượt được đem ra.Trong lúc ăn,tôi kín đáo quan sát Lan,người thiếu nữ đẹp và quý phái đang ngồi trước mặt tôi đây ăn uống rất từ tốn và nhai rất kỹ trước khi nuốt.Nhìn cách cô Lan ăn và uống,tôi nghĩ Lan phải là người thùy mị và,dĩ nhiên là rất đáng yêu.Qua phong cách nói chuyện vừa rồi chứng tỏ Lan là người có học và thông minh.Tôi ao ước được làm bạn với Lan và tôi cũng không muốn thắc mắc vì sao Lan lại đi ăn tối có một mình,sau năm năm nàng không đến, như nàng vừa cho biết.

Dưới ánh đèn mờ nhìn Lan thật đẹp và thật dễ thương.Lan luôn gắp thức ăn cho tôi và mỗi lần như vậy Lan thường kèm theo một nụ cười mỉm thật xinh.

Tính ra tôi lớn hơn Lan đến mười tám tuổi,nếu nàng ba mươi lăm tuổi như tôi đoán.Hỏi tuổi Lan cho biết chính xác là điều tôi chẳng bao giờ ngu dại để phạm phải.Những món ăn mà Lan gọi ra đều là những món ăn “tủ” của tôi.Nào là bì cuốn,gỏi cuốn,nem nướng ,bánh xèo và có cả đầu cá lóc hấp nữa,toàn là những món ăn…chết người.

*

Lan và tôi rời Nhà Hàng Việt Nam vào lúc hai mươi giờ bốn mươi lăm phút và cùng sánh bước đến vũ trường Maxim.

Thời tiết lúc này hơi lành lạnh vì có nhiều gió nên Lan luôn xoa xoa hai bàn tay vào cánh tay.Thấy vậy tôi liền khoác chiếc áo vest của tôi lên người Lan và nói:

– Lan khoác tạm cái áo của tôi cho đỡ lạnh.Thời tiết này rất hợp với tôi và tôi chỉ thấy mát chứ không có gì là khó chịu cả.

Lan tiếp nhận cái áo vest của tôi cách rất chân tình và tỏ ra vui thích lắm.Lan không bao giờ hà tiện với tôi những nụ cười!

Có vài em bé chạy theo mời mua kẹo và thuốc lá.Tôi mua hai thỏi kẹo chewing gum.Một thỏi tôi để vào túi chiếc áo vest.Một thỏi tôi mở ra mời Lan một miếng.

Vũ trường Maxim đêm nay khá đông khách.Khi Lan và tôi vào hẳn bên trong thì cũng vừa lúc người trưởng ban nhạc bước lên sân khấu nói lời chào khách và tuyên bố buổi dạ vũ bắt đầu.Ban nhạc mở đầu với bản hòa tấu điệu Paso.Tôi đưa tay dìu Lan ra sàn nhảy.

Rất nhiều lần trong đời mà tôi đã đi vũ trường và nhảy với không biết bao nhiêu người phụ nữ, tuyệt nhiên tôi chưa thấy có một người phụ nữ nào nhảy nhẹ nhàng như Lan. Đưa Lan bước theo nhịp của tiếng nhạc mà tôi cứ tưởng như tôi nhảy có một mình.Tôi cũng không ngờ đêm nay những bước chân của tôi sao lại…điêu luyện đến như thế được.Tôi đưa Lan nhảy liên tục tất cả những vũ điệu mà ban nhạc đã và đang trình bày.Đến điệu slow,Lan ôm tôi thật sát vào ngực nàng.Mái tóc của nàng tỏa ra mùi hương gì đó thật lạ mà tôi chưa từng được thưởng thức hương thơm này một lần nào. Hai tay tôi ôm lấy lưng của Lan và tôi xoa nhè nhẹ lên đó.Lan tiếp nhận cử chỉ âu yếm của tôi bằng cách cũng siết mạnh tôi vào người nàng hơn.Ôm gọn thân xác người thiếu nữ đẹp và sang trọng trong vòng tay,tôi thật sự ao ước sao cho người ca sĩ cứ hát mãi bản slow này không ngừng nghỉ nhưng,sự đê mê của tôi phải dừng lại khi người ca sĩ cúi đầu chào khách để chuyển qua thể điệu cha cha cha.

*

Mười hai giờ đêm,Lan và tôi rời vũ trường khi các ngọn đèn trong phòng đã được mở sáng.

Bên ngoài trời lạnh hơn một chút.Lan đã mặc hẳn chiếc áo vest của tôi vào người.Nhìn Lan trong cái áo vest,tôi thấy nàng xinh đẹp và sang trọng quá.

Tôi đón một chiếc xe taxi và khi đã vào hẳn trong xe,tôi hỏi Lan có muốn ăn một chút gì trước khi về nhà không.Lan nhìn tôi lắc đầu đồng thời nàng cho biết cảm thấy trong người hơi lạnh nên muốn về nhà ngay.Tôi ôm Lan sát vào người tôi như muốn truyền hơi ấm sang cho nàng nhưng,tôi bỗng rùng mình khi cảm thấy thân mình của Lan quá lạnh,có lẽ Lan đã bị cảm lạnh thật rồi nên tôi hối người tài xế chạy nhanh hơn.

Người tài xế taxi chạy theo lời chỉ đường của Lan.Đến ngã ba chợ Hòa Hưng,xe rẽ trái vào đường Tô Hiến Thành xưa mà bây giờ vì quá tối nên tôi không biết đường có đổi tên gì mới không.Xe chạy qua khỏi “Đơn vị 3 quản trị” năm xưa khoảng hơn bốn trăm thước thì ngừng lại trước một cái hẻm rất lớn mà chiếc taxi có thể chạy vào dễ dàng nhưng Lan bảo xe ngừng phía ngay đầu hẻm.

Lan quay qua bắt tay tôi và nàng đưa mặt cho tôi hôn.Nắm bàn tay mềm mại và rất lạnh của Lan thật lâu,tôi xoa xoa đôi bàn tay của Lan như muốn truyền một chút hơi ấm qua cho nàng.Tôi nói lời cám ơn Lan và hứa sẽ quay lại đón Lan vào những đêm kế tiếp.

Lan cúi đầu không nói một lời nào và bước ra khỏi xe rồi đi thẳng vào con hẻm.

Trên đường trở về khách sạn,tôi sung sướng và mỉm cười khi nghĩ rằng không ngờ mình lại có một đêm đầu trong thành phố thật tuyệt vời như vậy.

*

Tôi đi tới đi lui từ đầu con hẻm đến cuối con hẻm này đã bốn lần từ lúc mười bảy giờ bốn mươi bảy phút và bây giờ đã là mười chín giờ rồi nhưng vẫn không tìm ra căn nhà của Lan.Tôi không thể lầm lẫn được với những cái hẻm khác vì ở đầu ngõ vào hẻm này có một cây cột đèn và một tấm bảng đề nhà bán mà tôi đã ghi rất kỹ vào trong đầu.

Tôi thật giận tôi vô cùng vì đã không hỏi địa chỉ của Lan trước khi chia tay.

Đây là con hẻm lớn với những căn nhà cũng cao tường và kín cổng.Mỗi khi tôi bấm chuông một nhà nào,những người trong nhà nhìn ra và khi thấy tôi là người lạ thì họ đi ra với vẻ miễn cưỡng và trên nét mặt họ lộ ra nét không vui làm tôi rất ngại mỗi khi phải bấm vào cái chuông của những căn nhà kế tiếp.

Tôi đang đứng gần đầu của con hẻm và chưa biết tính ra sao thì một người đàn ông từ trong một căn nhà gần đó bước đến bên tôi hỏi:

– Anh tìm nhà ai?

– Thưa…tôi tìm nhà cô Lan.

– Hình như…hình như anh ở xa đến đây?

– Vâng,tôi ở nước ngoài mới về ngày hôm qua và…

– Hèn gì anh không biết là phải rồi.

Chỉ tay về phía xa xa, người đàn ông nói tiếp :

– Căn nhà màu tím mà phía trước có trồng một cây Phượng đó,anh thấy chưa? Đó, đó là nhà của cô Lan đó.Đến đó anh hỏi bà Thảo là má của cô Lan thì anh sẽ rõ.

Tôi cám ơn người đàn ông và bước vội về phía căn nhà màu tím có cây Phượng phía trước.Nhìn vào trong nhà,tôi thấy một người đàn bà đã trọng tuổi nằm trên bộ salon và đang xem truyền hình.Tôi bấm chuông,người đàn bà ngồi dậy ngoái cổ lại nhìn tôi và hỏi vọng ra :

– Ông tìm ai ?

– Thưa bác,cho tôi hỏi có phải đây là nhà của cô Lan con bà Thảo không ạ?

Người đàn bà đứng lên và bước đi thật nhanh ra cổng:

– Ông là ai và hỏi con Lan có việc gì không?

Sợ bà Thảo nghi ngờ tôi có ý  không tốt với con gái của bà nên tôi vội nói :

– Thưa bà,tôi ở nước ngoài mới về đây chiều hôm qua.Cả buổi tối hôm qua tôi đi ăn với cô Lan cho đến tận khuya, sau đó tôi đưa cô Lan về đây và cô ấy còn giữ của tôi cái áo vest.

Bà Thảo hỏi lại tôi với giọng như rầt ngạc nhiên:

– Ông nói sao ? Ông nói ông đi chơi với cái Lan nhà tôi suốt cả đêm hôm qua à ?Như vậy là ông đến lầm địa chỉ rồi đó.

Sợ bà Thảo đi vào nhà nên tôi đành nói láo :

– Thưa bà,chính tôi đưa cô ấy về nhà này đêm hôm qua mà.

– Nhưng…nhưng…nhưng tôi nói cho ông biết là…là cái Lan nhà tôi qua đời đã năm năm nay rồi thì làm gì có chuyện ông đi chơi với nó suốt đêm hôm qua được.

Tôi vẫn nghĩ bà Thảo sợ tôi làm hại con gái bà nên tôi cố năn nỉ:

– Thưa bà,tôi là người đàng hoàng và tôi không hề có ý gì xấu với cô Lan cả,xin bà hãy tin tôi và cho tôi gặp Lan.

– Cái ông này thật…

Vừa lúc đó có tiếng người con gái từ sau nhà vọng ra hỏi mà tôi nhận ra đó không phải tiếng nói của Lan.

– Có chuyện gì vậy mẹ ?

– Con ra đây ngay.Có ông này nói là đêm hôm qua đã đi chơi với chị Lan mày nè.

Người con gái nghe nói đã chạy thật nhanh ra gặp tôi.Nhìn cô gái là tôi biết tôi đã đến đúng địa chỉ vì cô gái mới đi ra giống Lan như đúc một khuôn mặt.

Tôi kể lại câu chuyện mà tôi đã gặp Lan và đi chơi suốt buổi tối hôm qua rồi sau đó đưa Lan về đây.Người em của Lan lúc đầu khi nghe tôi nói thì cứ trố hai con mắt lên nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên xen lẫn vẻ kinh hoàng nhưng rồi sau đó bỗng cô phá lên cười như chưa được cười như vậy bao giờ.

– Anh ơi là anh ơi,chắc đêm qua anh say quá nên anh nhớ lầm rồi.Chị Lan của em đã mất cách nay năm năm rồi anh ạ và vì vậy không thể có chuyện anh đi chơi với chị ấy đêm hôm qua được.

– Thật là vô lý quá ! Thưa Bác và cô…cô…

– Em tên Yến.

– Dạ, thưa bác và cô Yến xin hãy tin tôi vì đêm hôm qua tôi hoàn toàn không say sưa gì cả.Tôi uống chỉ có hai chai bia thôi thì làm sao mà say được.Đây là phiếu tính tiền của nhà hàng đây.

Tôi lấy trong bóp ra cái phiếu tính tiền của nhà hàng và vừa nói vừa chỉ cho bà Thảo cùng cô Yến thấy những gì ghi trên phiếu:

– Phiếu tính tiền có ghi rất nhiều món ăn mà nếu chỉ một người ăn thì không ai lại gọi nhiều như vậy vì sẽ không thể nào ăn hết được.Ngoài ra trong phiếu còn ghi uống hai chai bia và hai ly nước cam vắt,tôi không thể vừa uống bia lại vừa uống cam vắt được.

Cô Yến nhìn tôi nói với vẻ mặt quả quyết cũng như van xin nên cô Yến đề nghị:

– Em lấy hình của chị Lan em ra cho anh xem có phải là…là Lan mà anh đã gặp và đi chơi đêm hôm qua không nhé?

Và,cô Yến quay người đi vào nhà trong.Tôi được bà Thảo mời vào ngồi trong phòng khách.Khi cô Yến trở ra với cuốn album trên tay và cô mở ra cho tôi thấy tấm hình của Lan.Tôi không kềm chế được nỗi vui mừng nên nói thật lớn:

– Đúng là Lan đây bác ạ.Chính Lan đã mặc bộ quần áo màu tím này đi chơi với tôi suốt đêm hôm qua đây bác ạ.

Bà Thảo và cô Yến hết nhìn vào tấm hình rồi lại nhìn tôi một lúc và rồi mắt của bà Thảo bắt đầu rưng rưng nước mắt khi nói về người con gái của bà:

– Thật không thể tin được ông à.Đúng là cái Lan nhà tôi rất thích mặc bộ đồ màu tím này mỗi khi ra đường dạo phố nên khi nó qua đời vì tai nạn giao thông sau một ngày làm việc từ cơ quan trở về nhà,chúng tôi thương nó vắn số quá nên vẫn còn giữ lại bộ đồ này. Để tôi đưa ông vào xem có phải bộ đồ mà ông đã thấy người nào đó mặc giống bộ đồ của cái Lan nhà tôi đêm hôm qua khi đi ăn với ông không nhé.

Bà Thảo và cô Yến đưa tôi vào phòng ngủ phía bên trong,nơi có một cái rương lớn đặt cạnh cái tủ quần áo.Khi cô Yến mở nắp rương ra thì toàn thân tôi gai ốc nổi đầy mình,hai chân của tôi bỗng run lên và như không còn đứng vững được nữa.Tôi quay đầu nhìn qua Bà Thảo và cô Yến,cả hai người đang há hốc cái miệng ra và mắt thì trợn trừng lên đầy vẻ kinh hoàng khi thấy cái cái áo vest của tôi đã được xếp thật ngay ngắn đặt nằm bên cạnh bộ đồ màu tím của Lan và,trên cái áo vest có một thỏi chewing gum vẫn còn nguyên vẹn./.

Topa



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Mar/2023 lúc 10:54am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22125
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2023 lúc 9:14am

Con Gái Của Người Ta


Tiệc rửa lon trung úy của tôi chung với tiệc đầy tháng của con gái tôi và “con gái của người ta”.

  Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành phố Nha Trang năm 1972. Mẹ của nó còn trẻ lắm nhưng lanh lợi sành đời. Cô ta sinh xong mạnh khỏe đi đứng bình thường chứ không nằm liệt như bà vợ tôi. Cô ta nói với vợ tôi cô ta là vợ của một Trung úy Biệt Kích. Anh ta ít khi về nhà và công tác ở đâu không bao giờ nói. Cô ta đi làm sở Mỹ ở Chu Lai vì sinh kế sao đó nên nhảy dù với Mỹ. Tai nạn có thai ngoài ý muốn nhưng không biết con của Chồng hay của Mỹ nên cứ sinh xong rồi tính. Con chồng thì để nuôi; con Mỹ thì cho.

  Nghe vợ nói lại, tôi sang phòng cô ta gõ cửa xin vào xem đứa nhỏ ra sao. Trong bóng đèn mờ của căn phòng, con bé nằm bó mình trong khăn lông; chỉ lòi cái mặt da trắng đỏ và cái miệng nhỏ xíu hai môi như chu ra làm tôi nghĩ ngay con bé nầy chắc sau nầy hỗn lắm! Tôi không nói gì với cô ta mà về phòng bảo bà vợ tôi:
 
- Mình xin Con Bé nuôi luôn nhen Em?
 
- Làm sau đủ sữa cho 2 đứa? Thiên hạ nói bậy bạ làm sau chịu nổi?
 
- Cho uống sữa bò; Anh mướn thêm người giúp việc nữa cho em.
 
- Tùy anh.

  Thế là thủ tục xin của tôi và đồng ý cho con do cô ta viết được đưa cho Cô Mụ; nhưng sáng hôm sau thì cô ta đã rời khỏi bệnh viện, bỏ con lại mà thủ tục chưa hoàn tất. Ban Xã hội Quân đội cũng dễ dàng hoàn tất nốt thủ tục nhận con nuôi mà làm khai sinh giống như thủ tục khai sinh của con gái của tôi. Đây có lẽ là trường hợp hy hữu một đứa trẻ Lai Mỹ mà khai sinh do hai vợ chồng là người miền Đông và Tây Nam Việt Nam coi như sinh ra. (rất tiếc trong cơn biến loạn di tản năm 75 tất cả hình ảnh đều mất hết. Trong tiệc đầy tháng; 2 đứa bé như cặp song sinh; nhưng một Việt một Mỹ đẹp như thiên thần!); nhưng mà khổ cho thân tôi! Hai đứa trẻ đứa nào cũng đòi bồng một lúc. Đứa trên lưng thì đứa kia phải bế trên tay. Lưng Tôi bị thoái hóa cột sống năm 2000 có lẽ cũng vì hai đứa con ngày một lớn dần mà cứ phải thay đổi đứa trên lưng đứa trên tay mấy năm.
 
Hình trên net
 
 Tháng Tư đen 1975, tôi bị rã ngũ. Tôi không thể về quê ngoại như ước muốn sống ở Rừng Dừa năm xưa vì nay B52 cày nát thành bình địa. Tôi muốn phá hoang trồng lại; nhưng phải trình diện vào tù cải tạo. Một tháng trôi qua, rồi một năm, rồi năm nữa..! Vợ không thấy đi thăm mà con cũng không bao giờ được gặp mặt. Mỗi tháng chỉ có Mẹ tôi được 15 phút thăm nuôi. Hỏi gì mẹ tôi cũng nói tất cả bình an; các con ngoan và khỏe mạnh. Tôi lúc nào cũng nhờ Mẹ lưu tâm cho Thùy An, tên đứa con lai Mỹ. Chắc là nó bị kỳ thị ở trường học và sống với mọi người sẽ rất khó khăn! Mẹ tôi nói con khỏi lo. Nó sống rất tốt học rất giỏi nên được Thầy Cô và bạn bè quí mến. Mẹ tôi lúc nào cũng né tránh khi tôi hỏi đến vợ và con gái của tôi, Thanh An. Tôi đoán có lẽ chuyện gì không tốt đã xảy ra nhưng đành bó tay không biết hỏi ai!

  Bốn năm sau tôi được ra tù. Con gái mang 2 dòng máu ôm tôi khóc như mưa; nhưng con gái và vợ tôi thì không thấy đâu nữa. Tôi đoán biết chuyện không hay nên cũng không hỏi mẹ. Cơm chiều xong, con gái xin tôi:

- Ba cho con ngủ chung với Ba đêm nay?

- Ngày thường con ngủ một mình?

- Không Con ngủ với Bà Nội.

- Ừ! nếu con muốn.

  Con bé thỏ thẻ kể hết cho tôi nghe. Ba đi rồi mấy tháng sau má dẫn Chị Hai đi với Má về thăm Ngoại mà không cho con đi và từ đó không về nữa. Con hỏi Nội Má con chừng nào về? Nội nói Nội không biết.

  Một năm trôi qua; tính ra tôi đi làm “lao động xã hội chủ nghĩa” có nghĩa “ăn cơm nhà làm lao động nặng không công” khoảng hơn 3 tháng. Đào kinh, đắp đường, gánh lúa thuê…v.v.. Cạnh đó là làm thuê, làm mướn đi lao động thay cho người trả tiền để khỏi đi. Tôi hết thời gian quản chế một năm, làm phó thường dân, rồi được đề cử làm Đại Đội trưởng Lao động; chuyên đi kêu người đi lao động. Ai thấy mặt tôi đến thăm là biết phải cơm gạo nhà đem đi làm không công mấy ngày hay nửa tháng.

  Thời chinh chiến; tiền lương của 3 đứa con cho Mẹ, mẹ tôi xài tiện tặn có dư, hễ đủ 1 chỉ thì mua 1 chỉ vàng y; đủ 10 chỉ thì đổi thành 1 lượng nhét kẹt giường, đào nền nhà, tủ làm 2 nóc để cất vàng. Con thất thế sa cơ Mẹ bán vàng nuôi con. Mẹ cho con vàng để vượt biên.

  Năm 1982, tôi và em gái tôi vượt biên. Con gái của tôi nhứt định Ba đâu con ở đó; con không sợ chết, con chỉ sợ phải xa Ba! Tôi lái tàu ra khơi lần cuối cùng để một là chết, hai là được thật sự tự do. Tôi thành công sang bến bờ tự do. Con gái tôi bắt đầu vào Trung học; có lẽ nhờ cái máu Mỹ của nó hay sao mà chỉ mấy tháng thì nó nói tiếng Mỹ như súng liên thanh; cứ có dịp là đeo bên tay Cha khi đi chợ hay đi ăn nhà hàng hay có đám tiệc…. Hình ảnh một ông già Việt Nam có một cô gái hoàn toàn Mỹ không thấy có gì lai đeo theo một bên và nhõng nhẽo thì chắc chưa có ai bằng. Tối ngày gặp mặt gọi Daddy; không thấy mặt thì daddy, Ba đâu rồi. Tôi vui với con gái của người ta và là nguồn an ủi cho tôi vui sống. Tôi làm công nhân cho hãng làm phụ tùng xe hơi, lương cũng dư sức nuôi con lên đại học và mua nhà trả góp. Phải mất 5 năm tôi mới trả hết nợ nhà. Năm 1995 con gái tôi thành y sĩ nhãn khoa và có việc làm ngay. Ngày làm lễ mãn khóa; cầm mảnh bằng trên tay, con gái ôm tôi khóc như chưa bao giờ khóc như thế. Tôi bảo:

- Con vui mừng sao lại khóc dữ thế?

- Cám ơn; Con cám ơn Daddy nhiều lắm; Con đang nghĩ không biết có bao nhiêu ngàn hay chục ngàn đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi mà có bằng Đại học như con. Con thương Daddy nhiều lắm.

- Daddy cũng cám ơn Con; nhờ có con mà cuộc sống của Ba mới có ý nghĩa mà vui sống tiếp bấy lâu nay.

Hai Cha Con dị chủng ôm nhau cùng khóc.

 Bạn bè của con biết thì không có gì lạ về sự khắng khích của hai cha con Việt Mỹ nầy; nhưng những người xa lạ thì hiếu kỳ nghĩ suy lung tung nhưng không thể nào ra được đáp án. Cha Việt sao con Mỹ mà không có chút gì là dáng vẻ Việt Nam.
 Tôi đi làm đem cơm theo ăn nay làm thêm phần cho con gái. Lương của con gái đưa hết cho tôi và chỉ lấy 100 bạc để đổ xăng và ăn quà vặt. Khi cần mua sắm gì thì nói xin. Tôi từ chối cách nào cũng không được nên mở một sổ bank riêng bỏ hết tiền của con gái đưa để khi nó cần đưa lại cho nó. Hai năm sau, em gái của tôi bán 2 cái nhà cũ để mua cái nhà lớn hơn, tôi bảo con gái vay tiền ngân hàng mua cả 2 cái. Vì không vay được một lúc gần nửa triệu bạc nên tôi dùng cái nhà tôi để thế chấp vay mua 2 cái nhà cho con gái đứng tên và cho mướn.

  20 năm trôi qua nhanh. Lưng của tôi bị thoái hóa cột sống nên đau càng ngày càng nhiều. Chân tôi bắt đầu bị tê. Lái xe lúc nào chân cũng phải nhịp nhịp thử coi còn hoạt động được hay không; nhỡ bị tê khi cần thắng mà không xử dụng được thì nguy to. Tinh thần tôi bị hoảng loạn khi nghĩ đến lúc không cử động được tay chân bởi dây thần kinh bị gai xương sống ép nên không hoạt động được. Mổ xương sống thì xác xuất rủi ro khá cao; nên khi còn gượng đi đừng được tôi không chịu mổ để cắt gai cột sống. Con gái thì đeo theo một bên ít đi chơi ít giao thiệp với bạn bè. Đi làm về là quanh quẩn bên Cha làm tôi thêm lo lắng.

- Sao Con không có bạn trai? Con lập gia đình cho ba yên tâm!

- Ai bảo Ba con không có bạn trai. Bạn trai của con đang ghi tên học tiếng Việt; bao giờ nói được tiếng Việt con sẽ đem về ra mắt Ba. Anh ta người Đức nhưng sinh trưởng ở đây và chịu điều kiện phải sống chung với Ba suốt đời; nhưng con thêm điều kiện phải nói được những câu thông dụng tiếng Việt Nam.

- Ba nói tiếng Anh cũng tạm hiểu được mà con.

 Nhưng con muốn con của con sau nầy phải nói được tiếng Việt, nên anh ta ghi tên học một năm tiếng Việt ở Đại học Victoria.

 Tuổi 60 cũng đúng lúc tôi được phép về hưu vì là cựu quân nhân nên sớm hơn dân sự 5 năm. Con gái thì hối thúc Ba nghỉ việc đi; tiền hưu Ba đủ sức tiêu dùng; nếu có cần mua gì hay đi đâu con lo cho ba được.

  Tôi xin nghỉ việc về hưu. Sáng nào 5.30AM cũng đi bơi để chữa trị bệnh đau lưng. Con gái cũng đi theo. Sáng nào hai cha con xe ai nấy lái đến hồ bơi. Con tập Gym, cha thì bơi. Con gái đem quần áo uniform thay đi làm luôn.

Một hôm con gái tôi nói:

- Ngày mai con không đi làm; Ba có muốn con chở Ba đi thăm Bác Hoàn không? Con nghe con gái của Bác nói Bác đã bị đưa vào Viện Dưỡng lão tuần rồi.

- Sau con lại dùng chữ “bị”? Chẳng lẽ Bác Hoàn không muốn vào Nursing home mà bị bắt buộc vào hay sao?

- Bác Hoàn bị stroke té; xe cấp cứu đem vào nhà thương; Bác bị méo mặt và miệng không nói được nên các con của Bác xin Bác sĩ cho vào Viện Dưỡng lão; vì nếu về nhà sau nầy xin vào thì Bộ Y tế sẽ check sức khỏe và trí nhớ khó khăn lắm mới được chấp nhận nên để nhà thương quyết định thì khỏi phải check gì hết!

- Bác chỉ hơn Ba có 2 tuổi và trí nhớ còn tốt lắm mà! Ừ! Ba với con đi thăm Bác kẻo tội nghiệp; hơn nữa mai mốt Ba có vào sẽ có người thăm lại ba.

- Không bao giờ có chuyện đó Ba đừng mơ; Con không bao giờ gởi Ba vô Viện Dưỡng Lão đâu. Con tập Gym để đủ sức bồng Ba khi Ba cần đến; Con cũng chọn chồng lớn con để phụ với Con. Ba xài Computer và Internet thường xuyên, trí nhớ của ba sẽ không bị Dementia hay Alzheimer.

- Cám ơn con; nhưng con còn công việc và cuộc sống của riêng con.

- Viện Mồ Côi không dành cho con thì Viện Dưỡng Lão cũng không dành cho ba.

- Con nhớ mua trái cây biếu Bác; nhớ đừng mua bánh ngọt vì Bác ấy cử ăn đường.

  Hai cha con tôi vào Viện Dưỡng Lão Cửu Long vừa sau giờ ăn sáng; nên gặp Bác Hoàn ngay phòng ăn. Mặt và miệng của Bác Hoàn trở lại gần bình thường và giọng nói tuy có biến giọng nhưng vẫn còn nghe rõ lắm. Bác bắt tay tôi coi vẻ mừng và cảm động lắm nhưng hai mắt lệ ứ tròng. Con gái tôi lúc nào đi với tôi đều là mục tiêu để nhiều người chú ý và tò mò muốn biết về Cha Con Viêt Mỹ nầy. Hơn nữa vẻ trìu mến và lúc nào cũng như nhõng nhẽo với cha từ lúc còn bé thành thói quen làm mọi người càng chú ý hơn. Thăm Bác Hoàn khoảng một tiếng sau hai cha con xin phép ra về. Con gái tôi lái xe ghé chợ và nói:

- Con đãi ba ăn bún bò Huế.

- Ừ! ăn thì ăn.

 Con gái mở cửa cho tôi và kéo ghế cho tôi ngồi; gần như ai cũng quay ngó chúng tôi. Cô bé chạy bàn thì quen quá với cha con tôi vì nhiều lần ăn ở quán nầy.

- 2 tô bún bò Huế phải không Chú?

- Ờ! Cháu cho Chú 2 tô.

Con gái mở cái xách tay của nó ra; mà nó đổi cái xách tay lớn hơn hồi nào tôi không để ý. Nó kéo ra một bịch nylon và kéo Rau kinh giới ra. Nó để rau kinh giới tím qua một bên và nói:

- Cái nầy của Daddy.

Rồi kéo mớ khác là kinh giới xanh và nói:

- Cái nầy của con.

Ông ngồi bàn gần kế bên quay sang

- Cô Tây nầy sau nói tiếng Việt rành quá và rành ăn bún bò Huế hơn cả người Việt Nam!

- Nó là người Việt Nam chứ không phải Tây. Nó chê rau kinh giới tím ăn nồng quá mà tôi thì thích kinh giới tím hơn nên nó hái riêng hai loại cho cha con chúng tôi.

- Cô ta là dâu của anh?

- Không. Nó là con gái của tôi.

- Hai tô bún bò Huế được bưng ra; cuộc đàm thoại ngưng tại đây và có lẽ ai cũng liếc mắt xem khi cô Tây 100% vắt chanh và ngắt từng cọng rau bỏ vào tô cho cha. Tôi hãnh diện là đã không lầm khi bỏ công bao năm cơ cực nuôi “con của người ta.”

Về tới nhà chưa kịp thay quần áo thì điện thoại reo. Bạn Hoàn, người tôi vừa đi thăm, phone cho tôi từ Viện Dưỡng Lão.

- Anh mới về tới nhà phải không? Hồi nãy tôi gọi không ai bốc phone. Sau khi anh về rồi có một bà trong Viện dưỡng lão này hỏi anh có phải Hải Quân hay không và đứa con gái Mỹ đi theo anh là con của anh? Bà ta nói là người quen của anh ở Nha Trang khi xưa; muốn xin số phone của anh, nên tôi hỏi anh trước. Có phải nhân tình cũ ngày xưa hay không? Nếu phải thì vào gặp gấp đi; dễ gì xa xứ gặp cố tri!

- Ừ! Thì Anh cứ cho; có sao đâu. Bốn mươi mấy năm rồi làm sao ai còn nhớ được ai!

Một ý nghĩ thoáng qua trong óc tôi: Không lẽ là mẹ ruột của con gái của tôi? Chứ nếu bà ta là người vợ bỏ tôi ngày nào thì chắc chúng tôi phải nhìn nhau, chứ chẳng lẽ tình chồng vợ sống với nhau 5 năm mà nhìn nhau không ra! Nhưng nếu là mẹ ruột của con gái của tôi, tôi phải làm sao đây, vì dù sao cũng là... “Con gái của người ta”.

Trần Thiện Phi Hùng
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 153 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.381 seconds.